Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 33

BI va HỶ (Karuna, Mudita)

Bi (Karuna) và hỷ (Mudita), được liệt kê trong số sáu sở hữu tịnh hảo không xuất hiện cùng với tâm tịnh hảo. Hai sở hữu này chỉ đi kèm với tâm thiện khi có cơ hội thuận tiện. Cả hai được liệt kê vào số tứ vô lượng tâm.[181] Như chúng ta đã biết hai vô lượng tâm khác còn lại là từ tâm và xả[182]. Các vô lượng tâm này có tên là “vô lượng” (Appamannas) bởi vì khi ta tu luyện nơi thiền chỉ, tu tịnh như là những đề mục thiền chi phối khinh an và nhờ các vô lượng tâm này khi đạt đến thiền chúng ta có thể hướng tới vô số sanh linh trên cõi đời này.

Nói về tâm bi (Karuna) chúng ta đọc thấy trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga IX, 94) như sau:

Tâm bi là trạng thái thôi thúc khía cạnh giảm thiểu đau khổ. Có phận sự tập trung việc không gây đau khổ cho người khác, thành tựu nơi lòng hiền dịu không tàn bạo. Nguyên nhân sâu xa của bi tâm chính là nhận ra được tình trạng bất lực nơi những người bị đau khổ triền miên. Bi tâm chỉ thành công khi làm dịu đi đau khổ và tan biến ngay khi đau khổ nổi lên.

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì I cuốn I phần V chương XIII tr. 193) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự như vậy.

Tâm bi có một kẻ thù cận kề là “nỗi thương tiếc xảy ra trong gia đình” nỗi buồn khổ này là sầu do tham có liên quan đến cuộc sống phàm tục chi phối, tức là quá gắn bó với con người và của cải. Kẻ thù xa là lòng độc ác, theo Thanh Tinh Đạo chúng ta không thể tập luyện tâm bi đang khi chất chứa độc ác trong lòng.

Đề cập đến kẻ thù gần, tức là thương tiếc hay ác cảm, điều thực Sự là ác cảm  lại được coi như lòng từ tâm vậy. Khi chúng ta  thấy một người nào đó rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, thường có nhiều tâm khác nhau nổi lên, không chỉ có tâm thiện đối với tâm bi mà còn có cả tâm bất thiện nữa. Có nhiều sát-na tâm bi xuất hiện  khi chúng ta muốn giúp đỡ người khác để giảm thiểu đau khổ nơi họ. Cũng có những giây phút ta có ác cảm với đau khổ nữa. Tâm bi và ác cảm có thể nối lên kế tiếp nhau và rất khó nhận ra được những điểm khác biệt giữa hai sở hữu này. Chỉ nhờ vào chánh kiến chúng ta mới có thể phân biệt mà thôi.

Tâm bi khác với từ tâm. Từ tâm thực chất là sở hữu vô sân. Sở hữu này chỉ xuất hiện với các tâm tịnh hảo, nhưng khi sở hữu này mang đặc tính từ tâm, thì lại hướng về các sanh linh (vạn vật); theo Thanh Tịnh Đạo từ tâm “nhận ra sự đáng yêu nơi vận vật (sanh linh)” và cổ vũ cho mọi sanh linh được hạnh phúc. Khi có từ tâm thì mọi người đối với nhau như bạn hữu. Tâm bi muốn giảm thiểu đau khổ cho sanh linh. Như vậy, đối tượng của từ tâm và tâm bi lại khác nhau. Thí dụ, trong trường hợp đi thăm một bệnh nhân, có những giây phút từ tâm khi chúng ta tặng hoa hay chúc họ mau mạnh khoẻ trở lại, nhưng cũng có những giây phút tâm bi khi chúng ta nhận ra nỗi đau khổ nơi họ.

Chúng ta nghĩ vì tâm bi hướng chúng ta tới sanh linh đang phải đau khổ, không thể có thọ hỷ đi kèm được. Tuy nhiên, tâm bi có thể xuất hiện với thọ hỷ hay với cảm giác phi lạc phi khổ. Với niềm vui chúng ta có thể làm giảm nhẹ đau khổ của người khác.

Ngay tại sát-na tâm bi nổi lên, thì cũng có sở (Passaddhi) xuất hiện. Tâm bi có thể được triển khai như một đề mục thiền đối với những người đã tích tụ được nhiều tâm bi để thực hiện điều này. Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga chương IX, 77-128) mô tả bằng cách nào tâm bi với danh nghĩa là Tứ vô lượng tâm có thể được tu luyện như một đề mục thiền dẫn tới đắc thiền chỉ[183], tâm bi được tu luyện vì mục đích tinh luyện tính độc ác. Khi thiền đã đạt đến tâm bi ta có thể vươn tới mọi sanh linh và tâm bi của ta trở thành vô hạn định.

Việc Đức Phật giảng dạy Phật pháp xuất từ tâm bi ngài mà ra, ngài đã động viên các Tỳ-khưu phải tỏ ra dễ thương và lòng trắc ẩn với mọi người. Tâm bi có thể và nên được tập luyện trong cuộc sống hàng ngày. Chính Đức Phật đã đi thăm người bệnh và yêu cầu các Tỳ-khưu cũng phải làm như vậy. Họ nên chăm sóc nhu cầu thân và tâm của người bệnh. Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh - Gradual Sayings (III,cuốn 5, chương XIII, điều 4) cách thức làm sao chúng ta chăm sóc người bệnh một cách đúng đắn và cách sai lệch:

Này chư Tỳ-khưu, có tới  năm đặc tính người nào muốn phục dịch bệnh nhân tốt và không muốn phục dịch bệnh nhân tốt. Năm điều đó là gì vậy?

Đó là người đó không biết chế thuốc; không thông thạo nghề y; cống hiến những gì nên hay không nên cho bệnh nhân; lại muốn săn sóc bệnh nhân, mà không do thiện chí, miễn cưỡng dọn dẹp phân tiểu, nôn mửa, mũi rãi; đôi khi lại không thể dùng Phật Pháp mà an ủi, khuấy động, và làm hài lòng bệnh nhân.

Này các Tỳ-khưu, những ai có những đức tính như vừa nêu không thích hợp để chăm sóc bệnh nhân. (chỉ có những đặc tính ngược lại mới thích hợp để giúp cho đỡ  bệnh nhân mà thôi).

Những lời Đức Phật vừa dạy là do tâm bi bao la của ngài thôi thúc. Bất cứ khi nào ngài đi thăm viếng bệnh nhân, ngài đều giảng Phật Pháp cho họ[184]

Chúng ta đọc thấy trong sách Tương Ưng Bộ Kinh - Gradual Sayings (III, cuốn 5 chương XXIV, điều 5. tỏ lòng thương) Đức Phật đã giải thích cho các Tỳ-khưu về những hành vi bi tâm khác nhau đối với các gia nhân như sau:

Này các Tỳ-khưu, nếu một Tỳ-khưu tuân thủ năm điều sau thì vị Tỳ-khưu đó đã tỏ tâm bi với các gia nhân, năm điều đó là gì vậy?

Khi vị Tỳ-khưu thôi thúc họ thêm lòng nhân đức, giúp họ sống theo gương Phật Pháp. Khi thăm bệnh nhân, ho khích động lòng từ tâm, điều này thật đáng thực hịên ngài nói.” Này các Tỳ-khưu, hãy làm dậy lên từ tâm, điều này thật ích lợi.” Khi có nhiều Tỳ-khưu tại một chùa đến động viên các gia nhân thực hiện việc thiện… và khi họ dâng cúng đồ ăn, cho dù tầm thường hay tuyển lưạ, các Tỳ-khưu cũng nên  tỏ ra vui vẻ, không tỏ vẻ thất vọng về của cúng Phật tử đó dâng cúng.

Thật vậy, này các Tỳ-khưu,... hãy tỏ lòng thương đến các gia nhân.

Khi gia nhân dâng cúng của bố thí cho vị Tỳ-khưu, bất kể “sang hèn gì” vị Tỳ-khưu phải chấp nhận phát xuất từ tâm bi mà ra. Để có thể giúp gia nhân tích lũy được sự toàn thiện.

Có nhiều cách thực thi tâm bi đối với người khác. Khi chúng ta hiểu được điều chúng ta không nên làm tổn thương và gây hại cho người khác, phát xuất từ tâm bi chúng ta nên kiềm chế tà ngữ cũng như thân ác hạnh. Chúng ta đọc thấy trong Trung Bộ Kinh (I số 27, bài thuyết pháp về dụ ngôn bước chân con voi.) nói về Đức Phật, đang khi còn lưu lại Savatthi, đã nói với Tỳ-khưu đang tu luyện để trở thành A-la-hán. Đề cập đến việc tuân giữ giới luật ngài đã nói  như sau:

Ai đang tiến hành và đã tham gia công việc tu luyện và đang muốn trở thành Tỳ-khưu nên từ bỏ công kích người khác, chỉ những ai đã kiêng không công kích bất kỳ ai, bỏ qua một bên gậy gộc, giáo mác, và sống cuộc đời nhân ái, thận trọng thân hữu và bi tâm với hết mọi người và mọi sanh vật....

Rồi Đức Phật đã đề cập đến giới phần đối với các loại nghiệp bất thiện khác. Nếu như chúng ta tâm bi đem lại lợi ích như thế nào, đó chính là điều kiện để phát triển tâm bi trong cuộc sống hàng ngày. Bất cứ khi nào có cơ hội để làm như vậy. Đôi khi có cơ hội giảm nhẹ đau khổ vật chất và tinh thần cho bất kỳ người nào khác. Khi có người nào đối xử với ta cách bất công do tà ngữ, hay thân ác hạnh, nhưng khi chúng ta suy nghĩ đến việc người đó sẽ nhận lãnh hậu quả do chính hành động của mình, thì tâm bi có thể nổi lên thay vì sân hận, hiểu được nghiệp chướng và quả báo có thể chi phối đến lòng bi tâm của ta.

Hành động đầy tâm bi vĩ đại nhất của Đức Phật chính là giảng Phật Pháp vì  trong hoàn cảnh  đau khổ cùng cực nhất của sanh linh, đau khổ trong vòng luân hồi, có thể vượt qua được. do tâm bi vĩ đại của Đức Phật mà ngày nay chúng ta có thể tu luyện được cách thức dẫn đến kết thúc đau khổ.

Tâm bi cũng còn có nhiều mức độ khác nhau. Tâm bi có có thể xuất hiện với chánh kiến hay không còn tuỳ; trong trường hợp chánh kiến được tu luyện, tất cả các đức tính tốt và như vậy cả tâm bi nữa cũng được phát triển. Tâm bi có thể kèm tới tám loại tâm đại thiện, nhưng lại không luôn xuất hiện với các tâm này, vì ta không luôn có cơ hội để thực thi tâm bi. Tâm bi không đi kèm với tâm đại quả, vì những tâm này là hậu quả do nghiệp thiện nơi cõi dục mà ra. Vì tâm bi có đối tượng là các sanh linh. Tâm bi có thể kèm với đại tâm tố nơi  A-la-hán.

Liên quan đến tâm sắc giới, tâm bi có thể đi kèm theo với các tâm sắc giới thuộc giai đoạn thiền thứ nhất, thứ nhì và thứ ba thuộc hệ thống bốn giai đoạn (và giai đoạn thiền thứ tư nơi hệ thống năm giai đoạn) nhưng không kèm theo với các giai đoạn thiền cao nhất.[185]

Tâm bi không đi kèm với tâm vô sắc giới cũng như tâm  tâm siêu thế , vì đối tượng của tâm siêu thế chính là Níp-bàn.

Tâm Hỷ (Mudita), chính là sự đánh giá đúng đắn  hạnh phúc của người nào đó. Chúng ta có thể coi tâm hỉ như là một thọ hỷ. Nhưng tâm hỷ không phải là thọ. Để hiểu được bản chất của nó chúng ta nên nghiên cứu những gì Thanh Tịnh Đạo (IX, 95) đã khẳng định về về tâm hỷ ra sao mà ở đây chúng tôi tạm dịch là niềm hân hoan:

Niềm hân hoan có trạng thái là vui mừng trước sự thành công của người khác. Phận sự của nó thể hiện ở chỗ không ghen tỵ hiềm khích. Niềm hân hoan thành tựu ở việc loại bỏ ác cảm (điều khó chịu). Nguyên nhân sâu xa của hân hoan là nhận ra sự thành công của người khác. Thành không khi khuất phục được ác cảm, và thất bại khi tạo ra niềm vui hớn hở.

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì I, cuốn I phần V, chương XIII, 193) đủa ra một định nghĩa tương tự như thế. Phận sự của tâm hỷ là không ghen tỵ. Khi người khác nhận được của bố thí hoặc khi họ được khen ngợi thì ghen tỵ có thể nổi lên. Nguyên nhân sâu xa của cả ghen tỵ hiềm khích và tâm hỉ: đó là niềm hạnh phúc của người khác. Ghen tương nổi lên với tâm bất thiện đặt căn nơi ác cảm, tức là tâm căn sân, theo như Thanh Tịnh Đạo (IX, 100) kẻ thù xa của tâm hỷ tức là ác cảm (Sự khó chịu) nếu ta có như lý tác ý thì tâm hỉ có thể nổi lên thay vì là ghen ghét. Kẻ thù gần của tâm hỉ lại chính là “niềm vui trong cuộc sống gia đình” (vis IX,100). Đây chính là niềm vui có liên quan đến “cuộc sống phàm trần” chấp thủ với các trần cảnh dục lạc. Như chúng ta đọc thấy trong sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), “tâm hỷ gây ra thất bại khi tạo ra vui vẻ”, có nghĩa là hạnh phúc có liên quan với tham. Nếu không có chánh kiến biết rõ khi nào tâm là tâm thiện và khi nào là tâm bất thiện chúng ta có thể coi tâm hỷ  thực sự chỉ là niềm vui nhưng lại à điều bất thiện. Khi chúng ta nói với người nào đó: “Ôi ông bạn có cái vườn tuyệt đẹp” thì tâm hỷ xuất hiện, khi ta tán thành hạnh phúc đích thực của người bạn ta, nhưng chúng có thể có cả những sát-na tham đi kèm với đối tượng dễ chịu. Tâm bất thiện và tâm thiện đều xuất hiện vào những sát-na khác nhau. Vì tâm xuất hiện và tan biến rất nhanh rất khó nhận ra trạng thái khác biệt nơi cả hai sở hữu này. Nhưng chánh kiến về những trạng thái này cũng có thể phát triển.

Vào những sát-na tâm hỷ xuất hiện thì cũng có tịch tĩnh với tâm thiện đi kèm. Những ai đã tích luỹ được tâm hỷ đề phát triển tịnh tĩnh có thể tu luyện tâm hỷ như là một đề mục thiền rất tốt. Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga  IX, 84-124) mô tả các Tứ vô lượng tâm thuộc tâm hỷ được phát triển thành một đề mục thiền chỉ để giúp ta đạt được thiền[186]. Tâm hỷ được tu luyện với mực đích là giải thoát con người ta khỏi ác cảm. Khi ta đã đạt được đến thiền, tâm hỷ có thể được mở rộng đến với một số sanh linh vô tận. Chúng ta đọc thấy sự phát triển tứ vô lượng tâm  trong tác phẩm Digha Nikaya (những cuộc đối thoại của Đức Phật III, số 33, bài tường thuật, 223, 224):

Hỡi các chư Tỳ Kheo, “Tứ vô lượng tâm” (Appomannas), nghĩa là: - về điêm này, một vị Tỳ-khưu để cho tâm mình tràn ngập một phần thế giới với những tâm từ... tâm bi,... tâm hỷ... xả (Upekkha), và cũng như vậy, phần tư thứ hai và thứ ba và thứ tư, nghĩa là vị Tỳ-khưu đã mang lại tứ vô lượng tâm tràn ngập khắp thế giới. Trên, dưới, ngang dọc và khắp mọi nơi vị Tỳ-khưu vẫn tiếp tục gieo rắc tù tâm... nhìn xa trông rộng, quảng đại, và vượt mọi giới hạn, giải thoát mọi sanh linh khỏi giận dữ và sân hận.

Tâm hỷ có thể được tu luyện trong cuộc sống hàng ngày. Có những cơ hội để phát triển tâm hỷ khi chúng ta nhận ra vận may của người nào đó. Nếu chúng ta nhận ra những thất lợi do ghen tương  thì ta có cơ hội để đánh giá cao khi nhận ra rằng người khác có sức khoẻ tốt, thành công trong cuộc sống và nhận được danh giá và vinh dự. Chúng ta đọc thấy trong kinh Digha Nikaya (các bài đàm thoại với Đức Phật III, số 31, kinh Sigalovada) thấy rằng Đức Phật đã đưa ra lời khuyên cho Sigala được thực hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày. Ngài nói với ông về những đặc tính nơi bạn bè xấu liên quan đến bạn bè tốt cảm thông ta, phải coi như đó là người có tâm địa trong sáng dựa trên bốn cơ sở (§87. §25)

... người đó không vui mừng vì nỗi bất hạnh của bạn, vui mừng vì bạn thịnh vượng, kiềm chế bất kỳ ai nói xấu bạn, và khen ngợi bất kỳ ai đang tán dương bạn.

Một người bạn tri kỷ không ghen tương nhưng vui mừng vì bạn mình được hạnh phúc. Chúng ta có thể tự kiểm tra xem mình đã thực Sự tốt lành với người khác không. Nếu ta ghen ghét thì tức khắc ta không trung thực trong tình bạn bè đâu.

Nếu chúng ta có xu hướng ngả theo ghen tương thì khó lòng có thể tu luyện được tâm hỷ, vì ghen tương được tích tụ thì sẽ có cơ hội để bùng phát lên. Khi chúng ta thấy có người nào đó nhận được lời khen hay những đối tượng dễ chịu. Nếu ta nhận ra được những sát-na ghen tương như thế thì thật là ích lợi biết bao. Ngay cả khi những sát-na đó không rõ ràng nhưng lại tiềm tàng. Nếu ta tu luyện được chánh kiến, chúng ta sẽ nhận ra thành công của người khác không tùy thuộc vào “con người” đó, mà đó chỉ là quả báo (vipaka) do nghiệp (kamma) chi phối mà thôi. Như vậy, ghen tương thực tế không có  căn cứ chi cả. Khi chánh kiến nhận ra rằng chẳng có “con người” nào, chẳng có “đồ vật” gì tồn tại, mà chỉ là danh pháp sắc pháp xuất hiện rồi lại biến mất. Dần dà ta sẽ giảm thiểu được những cơ hội ghen tương. Ghen tương là một trong số các hạ phần kiết sử chỉ được tận diệt do thánh Nhập lưu (Sotapanna) mà thôi. Khi không còn ghen tương thì có lúc sẽ có nhiều cơ hội để phát triển tâm hỷ, dần dà tâm hỷ sẽ trở thành bản chất của chúng ta. Vị thánh Nhập Lưu chính là người bạn chân tình đã thông cảm và có lòng trong sáng dựa trên tứ vô lượng tâm.

Tâm hỷ có thể xuất hiện với tám loại (Maha-kusalacittas) tâm đại thiện và không luôn xuất hiện với những loại tâm này vì không lúc nào cũng có đủ điều kiện. Vì thế, tâm hỷ có thể đi kèm với tâm đại thiện  tương ứng (Sampayutta) với thọ hỷ cũng như những gì tương ưng với cảm thọ phi lạc phi khổ. Chúng ta nên nhớ rằng tâm hỷ thì khác xa so với thọ hỷ. Cách phiên dịch mudita là tâm hỷ hay niềm hân hoan có thể khiến ta lầm lẫn. Chúng ta cũng có thể đánh giá cao thành công của người khác với cảm thọ phi khổ phi lạc.

Tâm hỷ không đi kèm với tâm đại quả (Maha-vipakacittas) vì tâm hỷ thì có đối tượng chỉ là sanh linh mà thôi. (vis, IV, 181). Tâm hỷ có thể đi kèm với tâm đại tố. Cũng vậy  A-la-han có thể mở rộng tâm hỷ đến mọi sanh linh. Họ đã tận diệt hết được các điều bất thiện và có được các đức tính tốt giúp họ đạt đến hoàn thiện. Tâm hỷ có thể di kèm với tâm thiền sắc pháp[187]. Tâm hỷ không đi kèm với tâm siêu thế vì chúng chỉ có Níp-bàn làm đối tượng mà thôi.

Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh - Gradual Sayings (V cuốn 11 chương II điều 5. những điều thuận lợi) viết về các kết quả của việc tu luyện vô lượng tâm, từ tâm, nhưng thực chất các vô lượng tâm lại rất khác tâm bi, tâm hỷ và xả chúng đem lại cho chúng ta những kết quả tương tự như vậy. (vis,IX,83,87.90). Đây là những lợi ích được nêu ra dưới đây:

người nào đi ngủ mà trong lòng sung sướng  thì cũng thức dậy với lòng sung sướng, khoẻ khoắn, và không có ác mộng; mọi người mọi vật đều yêu mến người đó; được các chư Thiên (Devas) hộ trì; lửa, độc dược hoặc gơm đao không hại được người đó lại còn tập trung tâm trí nhanh chóng; dáng vẻ bên ngoài hoàn toàn thanh thản; không bối rối; và nếu có tiến xa thêm hơn nữa trên đường trọn hành, thì khi chết người đó sẽ sanh vào cõi Phạm thiên...

Chúng ta đọc thấy trong Thanh Tịnh Đạo đề cập đến tứ vô lượng tâm là từ tâm được tu luyện để tránh sân hận, tâm bi tránh ác tâm, tâm hỷ tránh ác cảm và xả tránh tham lam và oán giận. Tuy nhiên, chúng ta nên nhận ra là các phiền não không thể bị tận diệt trừ phi bản chất thực sự của phải được nhận ra. Tất cả những pháp hành, ngay cả các đức tính tuyệt hảo nhất, cũng chỉ là vô thường, đau khổ và vô ngã mà thôi. Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh - Gradual Sayings (V, cuốn 11. chương II đoạn 6, 345) về một vị Tỳ-khưu đã tu luyện được tứ vô lượng tâm như sau:

Thế rồi vị Tỳ-khưu cân nhắc như sau: Tâm người này đã được giải thoát do tâm từ... tâm bi... tâm hỷ... và xả...giống như một sản phẩm cao cấp; do suy tư cao cấp mà ra. Rồi vị Tỳ-khưu đó nhận ra: ngay cả lúc này thành quả cao nhất, do suy tư mà ra cũng chỉ là vô thương, từ bản chất các thành quả này  không tồn tại. Chọn ý tưởng đó vị Tỳ-khưu đó đã  phá huỷ được mọi vô minh lậu (Avijjasava); bằng không do lòng đam mê Phật Pháp, vui sướng nơi Phật Pháp, dứt khoát chấm dứt năm hạ phần kiết sử (Samyojanas) trên trần thế này. Vị Tỳ-khưu tự nhiên sẽ được tái sanh. Và khi hiện trạng đó đã qua đi, sẽ không bao giờ phải tái sanh trở lại thế gian này nữa.

 

Câu hỏi:

  1. Khi bị xúc phạm, chúng ta thường có thọ ưu. Tâm bi có thể nổi lên trong những tình huống như vậy không?
  2. Tâm bi (karuna) được đi kèm với những thọ nào?
  3. Chúng ta có thể thực hịên được từ tâm và tâm bi cùng một lúc không?
  4. Nguyên nhân sâu xa của tâm hỷ là gì?
  5. Tại sao ta lại cho là phận sự của tâm hỷ là không ghen ghét?
  6. Tại sao từ tâm, tâm bi, tâm hỷ và xả lại được gọi là tứ vô lượng tâm (Appamannas)?

[181] Xem  Pháp tụ (Dhammasangani)  điều 258-261.

[182] Xả (Upekkha), trong tường hợp này, không thay thế cho thọ xả nhưng thay cho hành xả.

[183] Với tâm bi làm đề mục thiền thì nhiều giai đoạn thiền sắc pháp có để đạt đến được. nhưng không phải là giai đoạn cao nhất, vì tâm thiền ở vào giai đoạn thiền sắc pháp cao nhất được đi kèm theo với thọ xả. Tâm bi có thể đi kèm theo bằng thọ hỷ hay thọ xả và như vậy nó không là đối tượng của tâm thiền ở vào giai đoạn cao nhất.

[184]  Thí dụ như trongTương Ưng Bộ Kinh-- Kindred Sayings V, Maha-vagga, cuốn XI, nói về Streamwinning, điều 3 Dighavu

[185] Như vậy, tâm bi có thể đi kèm theo với mười hai loại tâm sắc giới Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), XIV, 157, 181. xem phụ trương 8).

[186] với để mục thiền này thì nhiều giai đoạn thiền sắc pháp (rupa-jhana) có thể đạt được, nhưng không phải là giai đoạn cao nhất. Tâm hỷ có thể được đi kèm Với thọ hỷ hay thọ xả. Đây không phải là một đề mục thiền thuộc tâm thiền ở giai đoạn cao nhất có thể được kèm theo với thọ xả.

[187] Nó chỉ đi kèm theo tâm sắc giới (Rupa vacara cittas) ở vào giai đoạn thiền đầu tiên thứ nhì và thứ ba thuộc hệ thống gồm bốn giai đoạn,(và ở vào giai đoạn thứ tư nếu theo phương pháp thiền năm giai đoạn.) nhưng không thể xuât hiện ở giai đoạn cao nhất.. vì thế cho nên, tâm hỷ có thể đi kèm theo với mười hai loại tâm sắc giới tất cả. (vis, IX, 111, và XIV, 157, 182 xem phụ chương 8).


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004