Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 28

VÔ THAM (Alobha)

Vô tham (Alobha) là một trong số ba nhân tịnh hảo (Sobhana hetus), tức là các tịnh hảo hữu nhân. Căn hay là nhân (Hetus or mula) sẽ trợ giúp vững chắc cho các tâm và các sở hữu (Cetasikas) đi kèm theo. Tất cả các tâm tịnh hảo đều có căn nơi vô tham cũng như vô sân, tức là không ác cảm, và tất cả các tâm này có thể hoặc không có căn nơi huệ. Như vậy vô tham phải đi kèm với tất cả các tâm tịnh hảo.

Có rất nhiều sát-na lòng tham chế ngự chúng ta nhiều hơn vô tham và chúng ta thường quen sống với tham đến nỗi khó lòng nhận ra tham là điều bất thiện. Một người nào đó đang sống cuộc đời phàm phu thường tự coi việc chấp thủ với người hay của cải là điều bình thường. Chúng ta thường suy nghĩ là lòng tham đó không có gì  nguy hiểm cả, với điều kiện ta không gây hại cho ai cả nhưng mọi điều tham đều dẫn đến buồn khổ cả. Lòng tham  lúc nào cũng xuất hiện và như vậy ngày qua ngày chúng ta tích tụ lòng tham càng nhiều. Khi chúng ta đứng dậy, di chuyển đây đó, lấy điều này điều kia, ăn uống hay ngủ nghỉ, đa phần những lúc như vậy chúng ta chỉ muốn có điều tốt nhất cho mình mà thôi và như vậy là tâm căn tham có mòi xuất hiện. Hầu như chúng ta luôn chỉ nghĩ đến mình mà thôi, chúng ta cố gắng đạt được những điều sảng khoái cho chính và chỉ muốn người khác đối xử thoái mái đối với chúng ta mà thôi. Ngay cả khi chúng ta tưởng mình như đang chuyên tâm vào làm điều thiện, thí dụ như khi chúng ta lắng nghe Phật Pháp hay giảng giải Phật Pháp, hình như có nhiều sát-na lòng tham cũng nổi lên tiếp theo sau các tâm thiện. Rất có thể chúng ta tỏ lòng tham với “điều thiện” của ta. Chúng ta thường có khuynh hướng thích nghĩ rằng người khôn ngoan và tốt bụng phải là chúng ta, Chúng ta cảm thấy mình là người quan trọng.

Nếu chúng ta hiểu chính xác hơn tâm xuất hiện ngay sát-na hiện tại, chúng ta sẽ nhận ra là những sát-na keo kiệt đó hoàn toàn khác với những sát-na không ích kỷ và vô tư. Thường thì không có lòng tham đi kèm với tâm thiện nhưng điều này không thể tồn tại lâu. Trong cuộc sống chúng ta thường thấy tâm bất thiện lại nhiều hơn tâm thiện.

Vô tham có nhiều mức độ và nhiều hình thái khác nhau. Vô tham có thể được mô tả như là lòng vị tha, tính hào phóng và lòng rộng lượng quảng đại. Vô tham xuất hiện khi ta có những suy nghĩ hy sinh và chia sẻ với người khác. Khi có diệt dục và thiếu vắng dục vọng.[156]

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì I, cuốn I, phần IV chương I, 127) đưa ra một định nghĩa về vô tham như sau:

Thiếu vắng lòng tham hay là vô tham có trạng thái là tuệ được thoát khỏi máu tham lam cả cảnh lẫn tư tưởng và ngay cả tình trạng diệt dục nữa. Giống như một giọt nước đọng trên lá sen có phận sự là không chiếm đoạt, như một vị Tỳ-khưu được giải thoát, và thành tựu của lòng tham, giống như một người bị rơi vào một nơi ghê tởm.

Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga XIV, 143) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự như thế[157].

Khi có sát-na vô tham xuất hiện, cùng lúc đó sẽ không thể có tham diễn ra. Vô tham có trạng thái không bám kết với nhau giống như một giọt nước trên lá sen. Cây sen sống trong nước nhưng không thể làm ướt lá sen được, đó là bản chất của cây sen. Một giọt nước trượt khỏi lá sen mà không gây ảnh hưởng gì đến lá sen cả. Cũng vậy vô thâm mang đặc tính đó. Vô tham không gắn kết với đối tượng nó cảm nghiệm được, vô tham không bị ảnh hưởng gì cả. Đó là đặc tính của vô tham. Đôi khi có điều kiện để vô tham xuất hiện nhưng ngay sau đó chúng ta lại bị  đối tượng đó ảnh hưởng. Thông qua chánh kiến chúng ta ít bị ảnh hưởng hơn. Chúng ta đọc trong kinh Nipata (Khuddaka Nikaya, nhóm những bài tường trình, vs 811-813)[158] thấy như sau:

...Không lệ thuộc vào bất kỳ điều gì, người khôn không cho bất kỳ điều gì là sảng khái hay đáng ghét cả. Than vãn và keo kiệt không đeo bám được người đó, như nước không dính trên lá (sen) được.

Giống như giọt nước không bắm vào la sen, như nước không bám vào cây sen, người khôn không dính bén tới điều họ thấy họ nghe và họ suy nghĩ.

Chính vì vậy người trong sạch không cho là lòng tinh khiết  do những gì họ thấy, nghe được và suy nghĩ hoặc không ước ao chiếm được điều không tinh khiết gì bằng bát kỳ giá nào.[159] Người khôn không say mê nhưng cũng không bao giờ thiên vị cả.

Phận sự của vô tham như chúng ta đã thấy, đó là “không chiếm đoạt điều gì làm của riêng, giống như một vị Tỳ-khưu hoàn toàn thanh thản thoải mái.” Một vị Tỳ-khưu đạt đến bậc A-la-hán không giữ cho mình bất kỳ cảnh nào tượng trưng cho “bản ngã” của mình; người đó không bị nô dịch nhưng hoàn toàn không chấp thủ và như vậy người đó được tự do và giải thoát hoàn toàn.

Tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì) khẳng định vô tham thành tựu ở tính vô tư giống như một người rơi xuống một nơi hôi hám bẩn thỉu. Người nào đó rơi vào một hầm chứa phân dứt khoát không coi đó là nơi cư ngụ của mình được; người đó nhận ra  đó là mối nguy đó đáng ghét, và như vậy người đó muốn thoát khỏi chỗ đó càng sớm càng tốt. Điều này giống hệt như trường hợp vô tham, người không cậy nhờ vào điều gì nguy hiểm cả. Chấp thủ với đối tượng được cảm nghiệm là nguy hiểm vì chấp thủ dẫn đến đủ loại hành vi xấu xa có thể dẫn đến tái sanh khổ cảnh; bất kỳ loại chấp thủ nào ngay cả như rất tinh tế cũng rất nguy hiểm vì một khi chấp thủ không được tận diệt chúng ta dễ bị rơi vào tái sanh và chấp thủ với tuổi già bệnh tật và chết cũng vậy.

Không dễ gì biết được trạng thái vô tham, vì những sát-na vô tham thật là hiếm hoi, chúng ta quá lười biếng cố gắng thực hiện đôi điều gì tốt cho người khác; chúng ta hay ngã theo những điều dễ dàng và tiện nghi cho chính mình, hoặc gia tìm kiếm một vài lời bào chữa cho những gì không thực hiện như: Thời tiết quá oi bức quá hay quá lạnh để có thể giúp đỡ người nào đó. Tuy nhiên, khi có điều kiện để cho vô tham xuất hiện, chúng ta không để ý đến mệt mỏi và bất tiện, chúng ta không nghĩ đến bản chất nhưng nhận ra lợi ích trong việc giúp đỡ người khác. Qua kinh nghiệm chúng ta nhận ra vô tham rất hữu ích cho chính mình và cho người khác. Ngay sát-na vô tham chúng ta từ bỏ chính niềm vui của chúng ta và rồi chúng ta có được bình an trong tâm hồn. Rất có thể nơi một sát-na đặc biệt nào đó. Sự lựa chọn giữa điều thiện và điều bất thiện có thể thực hiện được, nhưng không phải “bản ngã” đã thực hiện sự lựa chọn đó; mỗi sát-na tâm xuất hiện lại có rất nhiều yếu tố chi phối. Không phải bản ngã của ta, nhưng chính sở hữu vô tham đã thực hiện phận sự diệt dục đó. Chúng ta không tự ép mình từ bỏ những thú vui dục lạc, nhưng chúng ta có thể nhận ra được qua phân biệt được điều thiện và điều bất thiện khi chúng xuất hiện. Như vậy dần dà chúng ta sẽ thấy được điều thiện đem lại lợi ích cho ta đến nhường nào và điều bất thiện đã không mang lại lợi ích gì mà còn gây hại nữa là đàng khác.

Khi tâm thiện xuất hiện thì cũng có vô tham đi kèm với tâm thiện đó. Vô tham xuất hiện  nơi các qui trình căn-môn cũng như ý môn. Nơi mỗi qui trình như vậy lại có tâm đổng lực xuất hiện (được dịch là “Sự thôi thúc”), trong trường hợp những người chưa đạt đến bậc A-la-hán đó chính là tâm thiện và tâm bất thiện. Khi tâm thiện xuất hiện đều có ý lý tác ý nơi đối tượng được cảm nghiệm, không có chấp thủ, ác cảm hay vô minh diễn ra. Vô tham đi kèm với tâm thiện lấy ví dụ, rất có thể xuât hiện nơi qui trình nhãn căn nếu tâm cảm nghiệm được cảnh sắc. Chúng ta thường chấp thủ với các cảnh sắc nhưng khi có điều kiện dành cho tâm thiện thì  vô tham với cảnh đó lại xuất hiện.

Khi chúng ta thực hiện công việc tốt, tức khắc vô tham cũng nổi lên nơi hành vi đó. Chúng ta không cần phải cố gắng tách biệt hay loại bỏ điều gì cả. Khi chúng ta thực hiện bố thí chúng ta loại bỏ những khuynh hướng ích kỷ của chúng ta và chỉ nghĩ đến lợi ích của người khác, ít nhất trong sát-na đó. Khi chúng ta kìm hãm không nói những lời thô bỉ, chúng ta cũng đã từ bỏ đôi điều gì đó. chúng ta từ bỏ những lời nói không hay qua đó ta muốn làm hại kẻ khác và làm hại cả chính chúng ta nữa. Khi có lòng từ bi, đó là sở hữu tâm vô sân dứt khoát lúc đó vô tham cũng xuất hiện cùng với diệt tính ích kỷ. Khi tình cảm ích kỷ với người khác xuất hiện, đồng thời không thể xuất hiện lòng từ bi được. Khi chúng ta đem lòng quyến luyến một người nào đó. lòng quyến luyến đó sẽ không gây hại cho họ gì cả. Chúng ta cần tìm ra khi nào thì cảm tình khoan khoái dễ chịu lại di kèm với tính ích kỷ và khi nào thì niền vui đi kèm theo với tâm thiện. Chúng ta quá chấp thủ với những tình cảm dễ chịu đến nỗi đôi khi chúng ta không phát hiện ra. khi đó là điều bất thiện và như vậy là vô ích. Ngay vào sát-na tình thương và lòng từ bi nhân hậu xuất hiện thì sự quan tâm đích thực đối với người khác cũng nổi lên và chúng ta quên đi trong sát-na cái “tôi” chúng ta thường coi như là trung tâm của vũ trụ vậy.

Có quá nhiều mức độ vô tham. Chánh kiến là điều kiện để đạt đến được mức độ vô tham cao hơn. Nếu có chánh kiến nhận ra được khi nào tâm bất thiện xuất hiện và khi nào tâm thiện có mặt, thì ta có thể phát triển được điềm tĩnh. Tĩnh phát triển được  nhờ các đề mục thiền như lòng từ bi, niệm tưởng các ân đức của Đức Phật, tính uế trượt của thân xác hoặc các đề mục khác. Tâm cộng với tĩnh được đi kèm với vô tham. Khi tĩnh đã được phát triển mạnh mẽ đạt tới mức độ thiền, các phiền não tạm thời được chế ngự, nhưng chúng chưa thể bị loại trừ đến tận gốc rễ. Tham đối với người nào đã đạt đến thiền có thể xuất hiện. Chỉ có tu luyện được thiền quán thì cuối cùng mới có thể dẫn đến diệt tham hoàn toàn khỏi mọi vật thể.

Hiểu biết trực tiếp về danh pháp và sắc pháp sẽ dẫn chúng ta đến diệt tham hoàn toàn. Cho đến khi nào vẫn còn tà kiến về “bản ngã”, thì tham chưa thể được loại trừ đến tận gốc rễ. và chúng ta vẫn chấp thủ với “bản ngã” và chưa sẵn sàng chấp nhận chân lý đó là theo chân đế tuyệt đối chẳng có “con người” nào tồn tại cả. Nếu chánh kiến về các hiện thực được phát triển chúng ta sẽ nhận ra điều chúng ra thường coi là “con người” chỉ là những tâm, sở hữu và sắc pháp mà thôi và tất cả những thực thể này không tồn tại.

Thoạt tiên không dễ gì duy trì được chánh niệm thấy, cảnh sắc và các thực tại khác, vì chúng ta không nhận ra được kết quả ngay tức thời và đôi khi chúng ta  còn nghi ngờ không hiểu điều đó có thực sự mang lại lợi ích gì hay không. Công việc giúp đỡ người khác có ích lợi hơn là chánh niệm được cảnh sắc hiện đang xuất hiện hay không? Tất cả mức độ điều thiện đều rất ích lợi và chúng ta không nên sao nhãng bất kỳ điều gì. Nếu chúng ta giúp đỡ một người nào hay nghe họ với lòng nhân ái và với lòng trắc ẩn, tức khắc sẽ có những giây phút chúng ta loại bỏ được tính ích kỷ. Nhưng ngay sau khi tâm thiện diệt, lại xuất hiện chiều hướng các tâm bất thiện với chấp thủ với “điều thiện của ta” hoặc với tham đối với ngươi nào đó. Cũng vậy đang khi chúng ta giúp đỡ người khác cũng là lúc chánh niệm về những thực tại như là thấy cảnh sắc. Như vậy chúng ta sẽ thực sự thâm tín điều ta thấy đó chẳng phải là một “con người” mà chỉ là một thực tại thấy bằng mắt mà thôi. Đến đây ta thấy xuất hiện một mức độ vô tham nhất định nào đó tuy nhiên vẫn còn yếu. Một khi ta chánh niệm được các cảnh sắc và hiểu được đó chỉ là một ‘thực tại” chư không phải là “một nguời” hay “một vật” nào đó. Thoạt đầu hiểu biết như vậy vẫn còn yếu, nhưng chúng ta phải tin tưởng rằng hiểu biết đó có thể phát triển được qua chánh niệm về bất kỳ thực tại nào xuất hiện qua sáu “môn”. Và như vậy thì chấp thủ với “bản ngã” hay bất kỳ sanh linh nào có thể giảm dần.

Thánh Nhập lưu (Sotapanna) đã tận diệt được tận gốc rễ chấp thủ về khái niệm “bản ngã”. Nhưng các ngài vẫn còn chấp thủ với các dục lạc. Thánh Nhất lai (Sakadagami) ít chấp thủ với với các dục lạc hơn, vị ấy chưa tận diệt chấp thủ. Thánh Bất lai đã đoạn diệt chấp thủ dục lạc nhưng ngài vẫn còn chấp thủ với tái sanh và vẫn còn tâm căn tham thường đi kèm với tính tự cao tự đại (tự phụ). Vị thánh A-la-hán đã tận diệt được các hình thức chấp thủ và điều này cho thấy: tận điệt hết thủ chấp không phải là chuyện dễ dàng. Rất có thể chúng nghĩ rằng: thiếu tham lam chúng ta sẽ không còn hạnh phúc, nhưng “diệt tham” hoàn toàn chính là hạnh phúc cao cả nhất, đó là giải thoát khỏi mọi điều buồn sầu đau khổ.

Trong kinh Phật chúng ta đọc thấy rằng: Chấp thủ là căn mọi đau khổ, nhưng chúng ta hay có khuynh hướng quên điều này. Thí dụ, trong Trung Bộ Kinh (Middle Length Sayings II, số 87, các bài thuyết pháp về “Khai sinh ra tình yêu”) chúng ta đọc thấy Đức Phật giải thích cho người chủ gia kia đã mất người con trai duy nhất, ngài cho biết: “Buồn sầu thương tiếc, buồn khổ, đau khổ, than khóc và thất vọng được sinh ra do tình yêu, xuất xứ từ tình yêu”. Tuy nhiên, người chủ gia không chấp nhận chân lý này. Chúng ta đọc thấy nhà vua Pasenadi nói về đề tài này này với hoàng hậu Mallika. Khi hoàng hậu nói rằng bà đồng ý với những gì Đức Phật đã nói, nhà vua không hài lòng. Sau đó chúng ta lại đọc thấy hoàng hậu đã cố gắng diễn giải chân lý Đức Phật đã giảng cho nhà vua cộng với những ví dụ cụ thể từ cuộc sống hàng ngày. Hoàng hậu nói:

“Bệ hạ nghĩ gì về điều đó? Công chúa Vajri có đáng yêu trước mặt hoàng thượng hay không?”

“Có chứ, hoàng hậu Mallịka yêu. Con gái tôi thật đáng yêu.”

“Thế theo hoàng thượng ngài nghĩ gì về điều này? Xuất phát từ biến đổi và khác biệt nơi công chúa Vajiri. Như vậy, hoàng thượng có thấy  đau khổ, đau buồn, khổ cực, than vãn, thất vọng hay không?”

Hoàng hậu Mallika thân yêu, từ đổi thay và khác biệt nơi công chúa con gái trẫm, rất có thể sẽ gây biến đổi nơi trẫm, ngay cả trong cuộc đời của trẫm nữa. Tại sao lại không gây ra cho trẫm, đau khổ, đau buồn, khổ cực, than vãn, thất vọng?

Here “Chính vì vấn đề này, tâu hoàng thượng, đó là điều được Đấng Chí Tôn,, đấng thông biết, đấng nhìn tỏ mọi sự, đấng hoàn hảo, đầy ý thức rõ ràng đã phán: “đau khổ, đau buồn, khổ cực, than vãn, thất vọng lại xuất phát ra từ tình dục vọng mà ra. Tất cả đều xuất phát từ dục vọng đó cả.”

Hoàng hậu lại tâu hoàng thượng cùng một câu nghi vấn như vậy đề cập đến cung phi Vasabha, một phụ nữ quí phái, là phi của hoàng thượng, cũng cùng một nghi vấn như thế về vị tướng Vidudabha, hoàng tử của nhà vua và Vasabha, cùng những người khác như Kasi và Kosala. Thế rồi nhà vua hiểu ra chân để đó nơi những lời đức Phật dạy và ngay sau đó hoàng thượng rất kính trọng Đức Phật và thốt lên những lời ngợi khen sự thông thái của Đức Phật.

Chúng ta hay quên mất chân lý này là đau khổ có căn trong tham ái. Đa phần sau khi thấy, nghe được hay những kinh nghiệm các căn trong cuộc sống thì lòng tham lam nổi lên. Chúng ta phải đọc đi đọc lại kinh Phật nhiều lần và nghiềm ngẫm những lời của Đức Phật cho thấu đáo. Giáo lý của ngài như của ăn cho tâm trí chúng ta. Nếu chúng ta nhận ra lòng tham là căn nguyên mọi đau khổ buồn chán chúng ta sẽ phát triển chánh kiến, và cuối cùng chúng ta diệt tham và được giải thoát khỏi mọi phiền muộn trong cuộc sống.

Câu hỏi:

  1. Mọi điều thiện có giúp chúng ta giảm bớt ích kỷ không?
  2. Tại sao tu luyện tĩnh trí nơi thiền chỉ, tu tịnh lại không tận diệt được tham?
  3. Tại sao tu luyện thiền quan là phương thế duy nhất để diệt mọi tham lam?
  4. Tại sao chỉ có vị Thánh A-la-hán mới tận diệt hoàn toàn tham lam?

[156] Xin đọc “Roots of Good and Evil, tr. 9 do Thượng tọa Nyanaponika viết, và tạp chí The wheel số 251-253 B.P.S. Kandy.

[157] Xin xem  Pháp tụ (Dhammasangani), điều 52.

[158] Tôi đang Tỳ-khưủ dụng P.T,S. bản dịch K.R. Norman.

[159] Bằng bất kỳ điều gì ngoài Bát chánh đạo theo như lời nhà bình luận. Xem đọc bộ sưu tập các bài giảng giải. Nhà xuất bản Wheel số 92. B.P. S. Kandy.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004