Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 21

CÁC NHÓM PHIỀN NÃO (Kilesa)

Phần I

Chúng ta thường nghĩ đau khổ trong cuộc sống là do những nguyên nhân bên ngoài con người ta tạo ra, do những biến cố khó chịu hay do cách cư xử của người khác đem lại. Tuy nhiên nguyên nhân thực sự  mọi đau khổ của ta phát xuất từ bên trong chính thâm tâm chúng ta mà ra. Những phiền não của ta dẫn đến buồn khổ. Mục tiêu giáo lý Đức Phật là loại bỏ hay tận diệt mọi phiền não và điều này không thể đạt đến được trừ  khi có chánh kiến về những Pháp (thực tại hay sự  thật) đã được phát triển. Tam Tạng (Tipitaka), Tạng Luật (Vinaya), Tạng Kinh (Sutta) và Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đều được dạy để có thể động viên con người ta tu luyện những phương cách dẫn đến chấm dứt phiền não. Nếu chúng ta đang đọc những bản kinh đó, chúng ta có thể tận dụng để tu luyện nhờ việc nghiên cứu này.

Trong tạng Vi Diệu Pháp, Pháp (thực tại & sự thật) được phân loại thành nhiều loại, trong cuốn thứ ba bộ Pháp Tụ các pháp bất thiện được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau. Việc nghiên cứu những cách sắp loại sẽ giúp chúng ta nhận ra được điều bất thiện là nguy hiểm đến chừng nào. Tuy nhiên, để thực sự nhận biết được các phiền não của chính mình, chúng ta phải chánh niệm được các pháp đó khi chúng xuất hiện. Thí dụ, trên nguyên tắc chúng ta biết là có chấp thủ đối với cảnh sắc, với thinh, khí và vị, với cảnh xúc và với cảnh của ý, nhưng khi chánh niệm xuất hiện chúng ta nhận ra được ngay lúc này, chỉ sau một sát-na thấy hay lắng nghe, tham vẫn có thể xuất hiện và tham buộc phải xuất hiện trở lại hoài hoài. Phiền não không những chỉ là các phạm trù trừu tượng, chúng còn là các thực thể (sự  thật) có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và còn có nhiều duyên hệ để chúng xuất hiện mà chúng ta không thể nào ngờ tới được.

Mười bốn sở hữu bất thiện xuất hiện với các tâm bất thiện cộng với cách phối hợp khác nhau được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau. Từng mỗi phân loại lại cho thấy một khía cạnh đặc biệt và nhiệm vụ của các sở hữu bất thiện này. Một số sở hữu xảy ra trong nhiều nhóm này, và mỗi lần lại có một khía cạnh khác nhau được tỏ lộ ra. Tham lam xuất hiện nơi tất cả các nhóm này và điều này nhắc nhở chúng ta có rất nhiều cách chấp thủ với các loại đối tượng khác nhau.

Một trong số các nhóm phiền não là lậu hoặc (Asavas). Lậu hoặc có thể được dịch sang tiếng Anh là Canker, tức là nguyên nhân gây đồi bại, là thuốc độc, hay là chất độc hại. Có tới bốn loại lậu hoặc (Dhammasangani điều 1096-1100) :

Dục lậu (Kamasava.) 
Hữu Lậu (Bhavasava) 
Kiến Lậu (Ditthasava)
Vô minh lậu
(Avijjasava)

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  I phần I chương II, 48)  giải thích rằng lậu hoặc tuôn trào từ các căn trần và ý. Nơi tất cả các cõi có danh pháp xuất hiện thì lậu hoặc cũng diễn ra, ngay cả ở cõi hiện thực cao nhất đó là cõi Phạm thiên vô sắc (Arupa-brahma plane) thứ tư. Lậu hoặc giống như một loại rượu mạnh được ủ men trong một thời gian dài, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì) giải thích như vậy. Lậu hoặc giống như liều thuốc độc và các chất gây say. Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga XXII, 56) khẳng định lậu hoặc đang rỉ ra khỏi “các căn môn không được canh phòng” giống như nước rỉ theo các vết nứt của chiếc bình, có nghĩa là nước sẽ rò rỉ liên tục.” Lậu hoặc luôn tuôn trào ngay từ lúc sinh cho đến khi diệt. Tromg lúc này lậu hoặc cũng vẫn đang tuôn trào. Chúng ta không chấp thủ với những gì chúng ta đang thấy hay sao?  Rồi lại xuất hiện một dục lậu. Nhãn thức cảm nghiệm được cảnh sắc, và ngay sau khi diệt đa phần thời gian đều thấy xuất hiện các tâm bất thiện có căn nơi tham lam, ác cảm và vô minh (ngu dốt). Khi đối tượng thuộc dạng sảng khoái hình như  liền có chấp thủ với đối tượng đó vì chúng ta đã tích lũy quá nhiều tham lam. Chúng ta chấp thủ với cảnh sắc, với cảnh thinh, với khí với vị và cảnh xúc. Chúng ta như bị say đắm trước những đối tượng dễ chịu ta cảm nhận được qua căn trần và chúng ta muốn tiếp tục cảm nghiệm những đối tượng đó. Chính do lòng tham điên dại của chúng ta đối với những điều thực sự  chỉ là “vô thường” nên chúng ta phải tiếp tục nằm trong cái vòng luân hồi sinh tử. Chúng ta liên tục phải tái sanh cho đến khi các lậu hoặc đó bị dập tắt. Vị thánh A-la-hán đã tận diệt hết các lậu hoặc đó, nên Ngài sẽ không còn bị tái sanh trở lại nữa.

Rất có thể chúng ta không hiểu được sanh là khổ ra làm sao, nhưng khi chánh kiến đã được tu luyện chúng ta sẽ nhận thấy tất cả những gì mang đặc tính “vô thường” đều là khổ cả. Chúng ta quá chấp thủ với tất cả những gì chúng ta cảm nghiệm được qua căn trần, ta chấp thủ với cuộc sống. Thủ đã được tích luỹ quá nhiều nơi ta; ngay cả các tâm đổng lực đầu tiên của cuốc sống chúng ta  tức là các tâm đổng lực (Javana-cittas) lại là các tâm tham căn, tức là các tâm có căn nơi tham lam, và đây lại là trường hợp thường gặp thấy nơi hết thảy các chúng sinh.

Hữu lậu (Bhavasava), lại là một lậu hoặc (Asavas) khác nữa. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì II, cuốn II chương II, 370) giải thích rằng “lậu hoặc này xuất hiện bằng cách khao khát tái sanh nơi cõi sắc giới và vô sắc giới (Arupa) hình thành nên cuộc sống.” Ngay cả quả thánh A-na-hàm là người đã tận diệt  được hết mọi chấp thủ (Upadana) dục trần, cũng vẫn còn có chấp thủ với tái sanh chính là kết quả thiền (Jhana) mà ra. Cho đến khi nào vẫn còn thủ hay chấp thủ đối với bất kỳ kiểu tái sanh nào, chúng ta vẫn tiếp tục luẩn quẩn nơi vòng luân hồi sinh tử.

Tà kiến lậu (Ditthasava), theo Pháp Tụ bao gồm việc nhận thức toàn bộ những nguyên lý suy luận như: Thường kiến (Eternalism) đoạn kiến (Annihilationism), các nguồn gốc về thế gian, linh hồn và thể xác. Cho đến khi nào chưa đạt đến giác ngộ chúng ta thường có khuynh hướng chấp thủ với khái niệm “bản ngã” và điều này đã bám rễ sâu nơi ta đến nỗi tận diệt được khái niệm này quả là điều hết sức khó khăn.

Vô minh lậu (Avijjasava) là một sở hữu si (Cetasikas-moha). Sở hữu này là si hay vô minh về Tứ diệu đế, vô minh về quá khứ, tương lai hay cả hai và vô minh về cả Thập nhị nhân duyên (Dhammasangani §1100) chúng ta có hằng hà sa số sát-na vô minh, vô minh thật nguy hiểm, ngay sát-na nó xuất hiện chúng ta không thể nhận ra có vô minh xuất hiện.

Lậu hoặc luôn chiến thắng chúng ta liên tục. Thật khó có thể nhận ra được mối nguy của lậu hoặc. Chúng ta không thể chấp thủ các cảnh trần chúng ta cảm nghiệm được qua các căn. Làm sao có thể tự phòng ngừa khỏi đem lòng yêu thích những cảnh trần dễ chịu? Đức Phật đã cảnh giác chúng ta về mối nguy đối với các dục lạc. Chúng ta đọc trong kinh Trung Bộ (Middle Length Sayings I, số 22, dụ ngôn con rắn nước) thấy Đức Phật đã giải thích về tất cả những gì đã làm “vật chướng ngại” đối với vị Tỳ-khưu Arittha, người đã có tà kiến về Phật Pháp. Đức Phật khẳng định về dục lạc như sau:

... Như lai cho là dục lạc có rất ít sảng khoái, nhiều phiền muộn, nhiều khổ não và có nhiều hiểm họa trong đó. Như lai cho rằng dục lạc giống như bộ xương...như một cục thịt....như một cây đuốc bằng cỏ khô... như một hố đầy than hồng rực rỡ...giống như một giấc mơ... như điều gì phải vay mượn...giống như quả cây...như nhà giết mổ.... như cái cọc trói tử tội.... dục lạc giống như đầu con rắn, gây nhiều đau khổ, nhiều hiểm họa trong đó có hiểm hoạ phải hư mất nữa....

Khi chúng ta vẫn còn bị mê hoặc trong dục lạc, chúng ta khó lòng hiểu được những lời trên đây. Rất có thể chúng ta không thích nghe tại sao dục lạc lại gây đau khổ và nguy hiểm như những gì Đức Phật đã so sánh ở trên. Ngay sát-na lòng tham đối tượng cảm nghiệm được tỏ ra quá sảng khoái như vậy và chúng ta không thể nhận ra lòng tham đó đang mê hoặc chúng ta. Chính tuệ mới nhận ra mối nguy hiểm do dục lạc gây ra.

Bậc thánh A-na-hàm và bậc thánh A-la-hán mới am hiểu đầy đủ mối nguy dục lạc; họ không còn duyên hệ nào khiến cho dục lậu (Kamasava) có thể xuất hiện, chính vì các ngài đã tận diệt được các dục lạc đó. Khi hiểu biết về các thực tại (pháp) bắt đầu phát triển, hiểu biết này chưa có được vô tham trước dục lạc. Một số người lại có khuynh hướng suy nghĩ  trước hết họ phải đạt đến vô tham, rồi mới có thể phát triển chánh kiến danh pháp và sắc pháp. Tuy nhiên, đây không phải là cách  giới thiệu chánh kiến trước bất kỳ thực tại nào đang diễn ra, ngay cả thực tại đó là tham cũng phải được tu luyện trước. Chỉ có tuệ mới biết danh pháp và sắc pháp đích thực và cuối cùng mới có thể đem lại vô tham cho bá tánh.

Thanh Tịnh Đạo lại khẳng định lậu hoặc liên tục “rỉ ra khỏi các căn môn không được canh phòng cẩn mật.” Các căn môn được “canh phòng” qua tu luyện Niệm Xứ. Chúng ta đọc trong Tương Ưng Bộ Kinh -  Gradual Sayings (cuốn III, chương II §16, Tiến Trình Vững Chắc: A Sure Course) một vị Tỳ-khưu nọ đã đạt được ba đức tính tốt rất “hiệu quả trong việc hướng dẫn tiến trình tập luyện vững chắc (Sure Course)” và vị Tỳ-khưu này lại có được những cơ sở vững vàng để triệt phá lậu hoặc”. Ba đức tính đó là: điều độ trong ăn uống, thu thúc cẩn thận sáu “môn” và luôn tỉnh thức. Liên quan đến thu thúc sáu “môn” chúng ta đọc thấy như sau:

Và làm thế nào vị Tỳ-khưu đó thu thúc các căn môn?

Về điểm này, có một vị Tỳ-khưu nọ, đang khi tận mắt thấy một cảnh sắc, vị Tỳ-khưu đã không nắm bắt (lưu ý đến) những khía cạnh chung cũng như những chi tiết riêng của cảnh sắc đó. Chính thèm muốn và buồn chán, điều ác và những hoàn cảnh không thích hợp có thể tràn ngập người nào dừng lại với nhãn căn không được kiền chế. Vị Tỳ-khưu đã chuyên tâm kiềm chế nhãn căn, thiết lập ngay cách bảo vệ cho nhãn căn mình và từ đó ngài đã kiềm chế được con nhãn căn...

Đối với các “căn môn” khác cũng giống hệt như vậy. Cả sáu “môn” cần phải được canh phòng cẩn mật. Làm thế nào khi chúng ta thấy các cảnh sắc bằng nhãn căn mà “không lưu ý đến các khía cạnh chung và những chi tiết riêng của cảnh sắc đó?” Chỉ bằng cách chánh niệm đến thực tại đang xuất hiện mà thôi. Đây chính là cách chánh niệm các thực tại đích thưc, là coi những thực tại đó chỉ là “vô thường” là đau khổ (dukkha) và “vô ngã” mà thôi. Tuy nhiên, ngay cả vị thánh Nhập lưu, là người đã tận diệt được kiến lậu (Ditthasava) vẫn còn chấp thủ đối với các cảnh dục trần. Ngay cả một số người đã nhận ra sinh và diệt của cảnh sắc xuất hiện. Cảnh thinh xuất hiện cũng vẫn chấp thủ lấy các đối tượng đó. Chấp thủ (upadana) đã tích luỹ ngay từ cõi sống này sang đến các cõi sống khác. Làm sao chúng ta có thể loại bỏ ngay được?

Có bốn giai đoạn giác ngộ, và ở mỗi giai đoạn các phiền não được tận diệt cách tiệm tiến. Trí tuệ phải phát triển ngày một khôn ngoan hơn để có thể tận diệt được các phiền não đó. Tâm đạo siêu thế, ngay tại giai đoạn giác ngộ (của vị thánh Nhập lưu) đầu tiên cảm nghiệm được Níp-bàn, chỉ có thể tận diệt được kiến lậu mà thôi. Vị thánh Nhập lưu vẫn còn dục lậu. Hữu lậu và vô minh lậu. Vị đó vẫn còn tham muốn, nhưng tham muốn đã bớt thô hơn tham muốn của người chưa đạt đến bậc thánh là người “phàm phu” (Puthujjana). Tâm đạo của bậc thánh Nhất lai (là người đã đạt đến bậc giác ngộ thứ hai) vẫn chưa tận diệt được tham muốn, nhưng ước muốn đã hơn suy yếu hơn. Tâm đạo nơi bậc thánh A-na-hàm.

(Anagami là người đã đạt đến bậc giác ngộ thứ ba) lại tận diệt được dục lậu (Kamasava.) nhưng vẫn còn hữu lậu (Bhavasava) và vô minh lậu (Avijjasava). Tâm đạo của bậc thánh A-la-hán tận diệt hữu lậu (Bhavasava) và vô minh lậu (Avijjasava). Bậc thánh A-la-hán đã được giải thoát khỏi “mọi lậu hoặc”.

Nhóm phiền não khác có tên là nhóm “Lụt” hay là Bộc Lưu (Oghas) (Dhammasangani §1154). Có bốn loại bộc lưu gồm những phiền não có cùng đặc tính giống như các lậu hoặc  khác, nhưng cách phân loại dưới dạng những bộc lưu lại cho thấy một khía cạnh khác. Các bộc lưu đó là:

Dục bộc lưu (Kamogha)
Hữu bộc lưu (Bhavoga)
Kiến bộc lưu (Ditthoga)
Vô minh bộc (Avijjogha) 

Chúng ta đọc thấy trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  I phần I chương II, 49) là những Bộc lưu đã biết bao nhiêu lần nhận chìm con người trong vòng luân hồi.

Visuddhimagga (XXII, 56) lại khẳng định:

Những bộc lưu sở dĩ được gọi như vậy, có nghĩa  là bộc lưu quét vào đại dương tái sanh và với một nghĩa khác nữa là khó lòng vượt qua nổi.

Cách phân loại các phiền não dưới khía cạnh các bộc lưu nhắc nhớ chúng ta về mối nguy hiểm, lụt lội thật là nguy hiểm và có thể khiến ta chết đuối.

Trong kinh Vòng Luân Hồi được so sánh với đại dương đầy hiểm nguy, phải vượt qua. Chúng ta đọc thấy trong kinh Tương Ưng Bộ- Kindred Sayings (IV Salayatana-vagga thứ 54, chương 3 §187,) viết về đại dương) như sau:

Ôi đại dương! Ôi đại dương!  Này chư Tỳ-khưu, người vô minh, phàm nhân kêu lên. Nhưng, hỡi  này chư Tỳ-khưu, đó chẳng phải là đại dương trong giới luật chỉ dành cho bậc thánh. Đại dương của người phàm phu đó là một khối nước vĩ đại, một cơn lụt (bộc lưu) lớn nước nổi  lênh láng.

Này chư Tỳ-khưu, con mắt người ta được ví như đại dương, mãnh lực của con mắt lại là những cảnh sắc ta thấy. Bất kỳ ai chịu đựng được các mãnh lực đối tượng đó tạo ra – người đó ví như  người đã vượt biển chót lọt. Đại dương đó còn được ví như là con mắt với sóng vỗ và nước xoáy, với cá mập và ma hồn, người Brahmin đã vượt đại dương và băng qua mà chân vẫn còn ráo nước.....

Khi nào không còn chấp thủ con mắt cũng như các cảnh khác, hay tất cả các thực tại khác, kể như  chúng ta “đã vượt qua” đại dương. Tuy nhiên chúng ta còn đọc thấy Đức Phật dạy thêm bằng mấy câu kệ sau:

Kẻ nào đã vượt qua đại dương bảo bùng hung dữ,.

Đầy sóng gió bão táp với hiểm nguy kinh hoàng,

“thông thạo mọi hiểu biết”, “lại sống đời nhân đức”

được gọi là “Đến cùng đích” và “vượt thắng đại dương”

A-la-hán đã vượt qua đại dương vòng luân hồi, đã đi đến tận cùng thế giới, và đã  “thắng vượt tất cả”.

Mối hiểm nguy chết đuối là có thật, chúng ta hay say đắm trước cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí và tất cả những cảnh khác ta cảm nghiệm được qua sáu “môn”. Mỗi lần chúng ta thích những cảnh dục trần đó, chúng ta lại chìm ngụp trong dục bộc lưu, chúng ta không thể nhận ra được mối hiểm hoạ bộc lưu ngầm chứa trong đại dương đó. Chúng ta đã quên đi tất cả. Đã nhiều lần chúng ta quên mất và không còn muốn quan tâm đến điều gì hết. Đức Phật đã nhắc nhớ chúng sinh là cảnh đẹp không tồn tại và chúng ta ai cũng phải trải qua tuổi già, bệnh tật và cái chết. Nếu chúng ta nghe lời Đức Phật mà không tu luyện được chánh kiến, chúng ta không hiểu thật sự  lời dạy của đức Phật ám chỉ điều gì. Nếu ta tu luyện (phát triển) chánh kiến về vạn vật xuất hiện quanh ta, chúng ta sẽ hiểu được rõ ràng khi nào chấp thủ xuất hiện nơi các cảnh trần ta đang cảm nghiệm và chúng ta sẽ nhận ra mối nguy hiểm chấp thủ gây ra. Bộc lưu chỉ tận diệt được qua nhiều giai đoạn giác ngộ khác nhau và mỗi giai đoạn như thế lại giống như những lậu hoặc tương ứng cho từng giai đoạn một.

Các phối hay là các ách lại là một nhóm phiền não khác nữa. Nhóm này bao gồm  cùng những phiền não giống như những lậu hoặc và các bộc lưu khác. Chúng ta đọc thấy trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  I chương II, 49) là: Các “phối” hay là “ách” ràng buộc con người chúng ta vào cái vòng luân hồi sanh tử.

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga  (XXII, 56) lại khẳng định về Yogas (ở đây dịch là những dây đai trói buộc) như sau:

Gọi là những “dây đai” trói buộc là vì  những sợi dây này không cho phép ta được giải thoát khỏi những ràng buộc với cảnh vật và khỏi “đau khổ” (Dukkha).

Có bốn sợi “dây đai” ràng buộc như sau:

Dục phối (Kamayogha)
Hữu phối (Bhavayoka)
Tà kiến phối (Ditthiyogha)
Vô minh phối (Avijjayogha)

Như vậy, các phối chính là những nhóm phiền não giống nhau như các lậu hoặc và các bộc lưu, nhưng cách phân loại ra theo các “phối” “ách” hay là các “dây đai” ràng buộc còn nhằm đề nhắc nhở ta là vòng tái sanh tử đã và đang trói buộc chúng ta vậy. Các “phối” hay “dây đai” ràng buộc chỉ bị tận diệt khi đạt đến các giai đoạn giác ngộ tương ứng với các giai đoạn các lậu hoặc và các bộc lưu xuất hiện.

  

Câu hỏi:

  1. Phân loại các sở hữu (cetasikas) cùng đặc tính thành lậu hoặc, bộc lưu (oghas) và phối (yogas) dùng để làm gì?
  2. Trước tiên chúng ta phải “diệt dục” rồi mới tu luyện tuệ có phải không?
  3. Rất có thể ai cũng đồng ý cho là dục lạc thì nguy hiểm, nhưng chấp thủ với chúng vẫn nổi lên. Bằng cách nào nhận ra được mối nguy hiểm đó?

 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004