Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 20

HÔN TRẦM, THỤY MIÊN, HOÀI NGHI

(Thina, Middha, Vicikiccha)

Hôn trầm và Thụy miên là hai sở hữu bất thiện luôn xuất hiện chung với nhau, và họp thành một cặp. Hôn trầm (Thina) được dịch sang tiếng Anh là “Sloth” có nghĩa là lười biếng chậm chạp (con lười là một con khỉ ở nam mỹ rất chậm chạp) hay “Stolidity” (tính thản nhiên, tính phớt lạnh) và thụy miên (Middha) được dịch sang tiếng Anh “Torpor” có nghĩa là lờ đờ uể oải  (trạng thái lờ đờ, uể oải) cũng còn là “Languor” (tình trạng bạc nhược về tinh thần, suy nhược về cơ thể) tiếng Phật gọi là Hôn trầm (Thina) và Thuỵ miên (Middha). Khi có hôn trầm và thụy miên (lười biếng chậm chạp bạc nhược hay suy nhược) chúng ta không còn nghị lực làm điều thiện. Để hiểu biết thêm về Hôn trầm và Thuỵ miên chúng ta nên nghiên cứu trạng thái, phận sự, thành tựu và nguyên nhân sâu xa của các sở hữu này và cũng nên biết rõ tâm nào đi kèm với ba sở hữu tâm này.

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì II, cuốn I, phần IX, chương II, 255) khẳng định rõ về hôn trầm và thuỵ miên như sau: Thiếu cố gắng, thiếu phấn đấu và khó khăn do thiếu khả năng. Đó là ý nghĩa của hai sở hữu đó. Chúng ta lại thấy định nghĩa sau đây:

Cặp từ “hôn trầm và thuỵ miên” chính là lười biếng chậm chạp cộng với lờ đờ uể oải. Trong khi đó hôn trầm là thiếu vắng hay đối nghịch với cố gắng là trạng thái, phá hoại nghị lực là phận sự và sa sút về trạng thái liên đới là sự thể hiện; còn hôn trầm thì có đặc tính  khó di chuyển là trạng thái khép kín cửa ý thức là phận sự và co lại và  lùi bước trước đối tượng hay tình trạng uể oải thẫn thờ là trạng thái và cả hai đều là tư duy thiếu phương pháp, không tự khuấy động lên khỏi bất mãn và lười biếng như là nguyên nhân sâu xa.

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng lại đưa ra một định nghĩa tương tự (XIV, 167). Pháp Tụ (Dhammasangani) lại gọi hôn trầm là miễn cưỡng, ác cảm và chậm chạp khó lay chuyển thuộc sở hữu (§1156) và thụy miên cũng lại là miễn cưỡng, ác cảm và chậm chạp khó lay chuyển thuộc sở hữu (§1157).[125] Khi nào có hôn trầm và thụy miên thì không có sự  vận dụng tâm linh là điều rất cần thiết để thực hiện điều thiện. Thay vào đó là tính không khoan nhượng và cứng cáp đối nghịch với ốm yếu và lười biếng tâm thần.

Như chúng ta đã thấy, Chú giải Bộ Pháp Tụ khẳng định rằng trạng thái của hôn trầm là đối nghịch lại với “cố gắng” với nghị lực. Cũng như tâm bất thiện được đi kèm với nghị lực hay tinh tấn, nhưng lại là tà tinh tấn cố gắng sai lạc; rất khác với chánh tinh tấn. Khi có hôn trầm và thụy miên thì không còn nghị lực, không còn sinh khí để thực hiện bố thí, tuân giữ giới luật, nghe theo Phật Pháp, nghiên cứu nghiệp và tu luyện tĩnh, không còn nghị lực để chánh niệm pháp xuất hiện vào lúc này. Điều này không có nghĩa là bất cứ khi nào thiếu ý thức thì hôn trầm và thụy miên xuất hiện đâu. Như chúng ta sẽ thấy cả cái sở hữu này không xuất hiện với tất cả các lại tâm bất thiện.

Còn thụy miên có trạng thái là chậm chạp khó di chuyển, phận sự của nó là khép lại  mọi cánh cửa ý thức. Nó cản trở thực hiện việc thiện, nó “đàn áp... gây phương hại bằng tính cách chậm chạp lười biếng.” Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì 378) giải thích như vậy. Hôn trầm thành tựu bằng cách “làm suy giảm các pháp tương ưng”, làm cho tâm và sở hữu đi kèm suy sụp. Còn thụy miên lại thành tựu bằng cách” chùn lại trong việc nắm bắt đối tượng” hay tỏ ra uể oải thẫn thờ. Dhammasangani (§1157) còn gọi thụy miên là “tình trạng uể oải lười biếng, buồn ngủ, lúc nào cũng ngủ được hay ở trong trạng thái ngái ngủ,” Atthasàlinì (378) còm thêm vào đặc tính uể oải nhắm mắt làm ngơ, v.v…” Vị A-la-hán đã tận diệt hôn trầm và thuỵ miên. Thì vẫn còn cảm thấy thân xác nặng nề và có thể buồn ngủ, nhưng không còn ảnh hưởng của hôn trầm và thụy miên.[126]

Chúng ta hay có khuynh hướng nghĩ là hôn trầm và thụy miên chỉ có thể xuất hiện khi có hiện tượng buồn ngủ, nhưng khi ta nghiên cứu các loại tâm có thể đi kèm với hôn trầm và thụy miên, chúng ta sẽ thấy chúng xuất hiện trong nhiều trường hợp ngay cả khi chúng ta không cảm thấy buồn ngủ.

Như chúng ta đã thấy, nguyên nhân sâu xa khiến hôn trầm và thụy miên hiện chính là “tư duy thiếu phương pháp, không tự thức tỉnh khỏi bất mãn và lười biếng.” Bất cứ khi nào hôn trầm và thụy miên xuất hiện tức khắc “tư duy thiếu phương pháp” cũng xuất hiện, có nghĩa là tập trung chú ý thiếu không ngoan (Ayoniso manasikarra) vào đối tượng được cảm nghiệm. Trong những sát-na như vậy chúng ta không thể nhận ra được cuộc sống thật ngắn ngủi và tu luyện điều thiện là công việc khẩn trương, đặc biệt là tu luyện chánh kiến về các thực tại hiện hữu (pháp). Chúng ta sẽ gặp những sát-na không tìm đâu ra đủ nghị lực để tụng kinh Phật hoặc nghiền ngẫm Phật Pháp, hay tự cho là chúng ta quá bận rộn. Tuy nhiên đôi khi chúng ta có thể nhận ra là ngay chỉ đọc đôi ba dòng kinh Phật cũng thật là hữu ích, điều này có thể nhắc nhớ chúng ta ý thức trước mọi thực tại hiện hữu đang diễn ra. Chúng ta nên nhớ là khi hôn trầm và thuỵ miên xuất hiện chúng ta không chỉ dừng chân tại chỗ trong việc tu luyện điều thiện mà chúng ta còn “sa sút” nữa là đàng khác, chúng ta đang “tụt dốc”, vì những giây phút đó khiến ta tích lũy nhiều điều bất thiện vậy. Nếu ta nhận ra cơ hội giúp phát triển chánh kiến trong giây phút hiện tại chỉ xuất hiện ngay tại giây phút hiện tại mà thôi, chứ không ở bất cứ lúc nào trong tương lai, thì chắc chắn chúng ta sẽ có điều kiện ý thức hơn và rồi chúng ta tu luyện được “tính thận trọng khôn ngoan hơn” thay vì thiếu khôn ngoan trong tập trung tư tưởng.”

Hôn trầm và thụy miên xuất hiện với các tâm bất thiện “bị thôi thúc” tức là tâm hỗ trợ và một số tâm loại này lại được xúi giục hoặc xui khiến” việc xúi bảo này có thể do người khác hay chính chúng ta thực hiện. Các tâm bị thôi thúc như vậy theo Visuddihmagga (XIV. 91) lại chính là “tính chậm chạp hay bị thôi thúc” như vậy thì hôn trầm và thụy miên chính là tính chậm chạp và lười biếng có liên quan trực tiếp đến việc hình thành điều thiện chỉ xuất hiện với các tâm bất thiện bị thôi thúc mà thôi.[127] Các tâm này có thể xuất hiện với bốn loại tâm tham căn chính là tâm hỗ trợ và với một loại tâm căn sân, tức một loại tâm hỗ trợ[128]. Điều này không có nghĩa là chúng xuất hiện mỗi khi tâm bất thiện được “thôi thúc”; chúng có thể hoặc không xuất hiện với năm loại tâm bất thiện này. Hai loại tâm si không bị “thôi thúc”  thì không thể kèm với hôn trầm và thuỵ miên.

Hôn trầm và thuỵ miên có thể cùng xuất hiện với tà kiến và trong trường hợp này chúng đi kèm với tâm tham căn liên kết với tà kiến và lại bị thôi thúc. Hôn trầm và thụy miên có thể xuất hiện cùng với tính tự kiêu, tức là danh pháp và trong trường hợp này chúng đi kèm với tâm tham căn không có tà kiến và cũng phải thôi thúc.[129] Hôn trầm và thuỵ miên lại có thể đi kèm với thọ hỷ hay thọ xả.

Hôn trầm và thụy miên có thể cùng xuất hiện với ganh tỵ, xan tham hay hối hận từng lúc một và có thể đi kèm với tâm căn sân và trong trường hợp này tâm căn sân bị thôi thúc và cảm giác đi kèm là cảm giác khó chịu.

Hôn trầm và thụy miên rất khó tận diệt. Ngay cả thánh Nhập lưu, bậc thánh Nhất lai và quả thánh A-na-hàm cũng còn có hôn trầm và thụy miên. Chỉ có vị A-la-hán là đã tận diệt nổi hoàn toàn. Hình như chúng ta có quá nhiều giây phút hôn trầm và thụy miên xuất hiện, nhưng không dễ gì nhận ra được khi nào chúng xuất hiện. Chúng ta phải nhớ là khi có phiền não như thể là tà kiến, kiêu căng, ganh tỵ keo kiệt hay hối hận, thì hôn trầm và thụy miên có thể cũng xuất hiện luôn như thế nếu tâm chúng đi kèm bị thôi thúc. Hôn trầm và thụy miên tạo ra tính chậm chạp khó di chuyển, khó chịu tâm thần và cả bệnh tật nữa, và như vậy không còn sinh lực, nghị lực để làm điều thiện. hôn trầm và thụy miên rất có hại, chúng có mặt trong số các “trêìn cái” ngăn cản chúng ta thực hiện bố thí, tuân thủ giới luật và chuyên tâm vào việc phát triển tâm linh.

Đức Phật đã dạy:  Tỳ-khưu là hãy điều độ trong ăn uống và cảnh cáo họ không được quá chấp thủ với “dễ dãi tiện nghi” khi ngủ. Vì sự  tham lam đó làm cho hôn trầm và thụy miên xuất hiện. Và chúng lại là căn bệnh tâm thần và phá huỷ ý chí làm điều thiện. Chúng ta đọc thấy trong kinh Trung Bộ (Middle Length Sayings I, số 16. bài diễn giải về tính cằn cỗi tâm linh) khi Đức Phật ngự gần Savatthi, tại vườn Jatavana đã nói về những cách làm cằn cỗi tâm linh và các cảnh tù túng tâm linh. Một trong số các tù túng tâm linh đó chính là tham ăn uống và ngủ nghỉ. Chúng ta đọc thấy Đức Phật dạy là:

Này chư Tỳ-khưu, lại nữa, khi một vị Tỳ-khưu ăn uống quá độ, có chủ định nằm ngủ thoải mái trên giường, hay chủ tâm tìm đến giấc ngủ an nhàn. Bất kể vị Tỳ-khưu nào ăn uống quá độ, nằm ngủ an nhàn thì tâm của họ sẽ không còn hướng về nhiệt tâm nữa, không còn chuyên tâm liên tục nữa, không còn bền đỗ và không cố gắng...

Một điều thật bổ ích không chỉ dành cho các vị Tỳ-khưu nhưng còn cho cả phàm nhân là luôn lưu tâm đến duyên hệ lười biếng làm việc thiện.

Chúng ta xem trong Tương Ưng Bộ Kinh (Gradual Sayings, quyển 5, chương VI §6)

Có một vị Tỳ-khưu nọ đến gặp Thầy  của mình và thưa:

Thưa ngài, thân thể con hình như đã bị đánh thuốc mê: con không thấy đến một phần tư con người con. Pháp[130] không còn tỏ tưởng với con nữa, hôn trầm và thụy miên đã tràn ngập con tim con và xâm chiếm lòng con; không còn vui thú gì cả; con sống cuộc sống thánh thiện, và nghi ngờ pháp chưa bao giờ xuất hiện trong con  nữa.

Những lời phàn nàn trên xem ra quá quen thuộc đối với chúng ta, chúng ta có thể nghĩ  như thể bị “bỏ bùa mê”. Nghi ngờ về pháp (thực tại) không thể được giải quyết trừ khi có chánh kiến được tu luyện. Luôn luôn xuất hiện danh pháp và sắc pháp, ta luôn nhìn thấy cảnh sắc, nghe thấy âm thanh, sân hận hoặc sân tham. Những đối tượng nhờ đó chánh kiến được phát triển thì có ngay trong tầm tay nhưng thường thì chúng ta không chánh niệm được. Chúng ta đọc thấy vị Tỳ-khưu này được dẫn đến Đức Phật để ngài động viên như sau:

Này chư Tỳ-khưu, chuyện luôn xảy đến như vậy đó! khi chúng ta ở lại nơi các “căn môn” không được canh chừng cẩn mật, không điều độ trong ăn uống, không tỉnh thức và không tìm kiếm điều chính trực, không thực hành ngày nọ qua ngày kia để tiến tới giác ngộ, rồi thì thân xác ta như bị bỏ mê, ta không nhận ra chính mình, pháp không còn rõ ràng, hôn trầm và thụy miên bao quanh trái tim và tồn tại trong đó,không còn vui vẻ, sống cuộc sống sùng đạo; và nghi ngờ đủ thứ luôn bám sát theo ta”.

Khi chúng ta đọc thấy Đức Phật dạy với vị Tỳ-khưu là phải canh giữ các “căn môn”, điều độ trong ăn uống, tỉnh thức và tu luyện các yếu tố dẫn đến giác ngộ. Vị Tỳ-khưu đã theo lời khuyên của Đức Phật, lời của ngài là điều kiện tốt cho vị Tỳ-khưu phát triển trực giác. Ngay cả đến mức độ vị Tỳ-khưu có thể đạt đến bậc A-la-hán. Và như vậy vị Tỳ-khưu không còn là nạn nhân của hôn trầm và thụy miên nữa.

Hôn trầm và thụy miên phá huỷ tinh tấn làm điều thiện. Khi nào có chánh tinh tấn thì không còn xuất hiện hôn trầm và thụy miên  nữa. Tuy nhiên, không có “bản ngã” nào có thể đem hết nghị lực ra để làm điều thiện, để nghiên cứu Phật Pháp hoặc để phát triển chánh kiến. Chúng ta sẽ chứng minh điều này khi nào thấy xuất hiện tính bơ phờ, lờ mờ và không còn nghị lực để làm điều thiện. Vào những sát-na như vậy chúng ta không thể tự ép mình phải quan tâm đến điều thiện được. Chánh tinh tấn cũng chỉ là một pháp hữu vi, là vô ngã. Có thể sẽ có một giai đoạn biếng nhác rất dài xảy ra. Nhưng lúc đó chắc sẽ có những duyên hệ giúp nhớ lại những lời dạy của Đức Phật giúp động viên chúng ta tu luyện và phát triển chánh kiến. Cả những biến cố buồn thảm xảy ra trong cuộc sống có thể giúp như là những lời nhắc nhở chúng ta về tính “vô thường” của các pháp hành và rồi chúng ta có được thôi thúc để cảnh giác mà “canh giữ các căn môn hay không”, nghĩa là chánh niệm được những thực tại (pháp) xuất hiện thông qua các “môn” khác nhau. Trong cuộc sống chúng ta đang sống trên cõi nhân loại này có vô số duyên hệ cho tất cả các loại điều thiện, cho việc nghiên cứu Phật Pháp và tu luyện chánh kiến. Mục tiêu chỉ được đạt đến khi nào tất cả các phiền não đã được tận diệt. Khi nào đạt đến được bậc thánh A-la-hán. Khi chúng ta thực hiện nhiệm vụ đang ở phía trước, chúng ta phải nhớ không được lãng phí thời giờ với những điều bất thiện. Khi nào có được khẩn trương đích thực để phát triển chánh kiến thì sẽ có ít duyên hệ hơn dành cho hôn trầm và thụy miên phát triển. Trong kinh Phật dạy sau đây chúng ta được nhắc nhớ về những gì chúng ta thất bại không chiến thắng được khi lười biếng hay biếng nhác xuất hiện là điều cần chiến thắng khi có được chánh tinh tấn, chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh (Kindred Sayings II, Didana-vagga, về nguyên nhân, §22) đó là Đức Phật đã động viên Tỳ-khưu hãy vận dụng nghị lực để đạt đến mục đích. Ngài nói như sau:

Này chư Tỳ-khưu, thật đáng buồn trong cuộc sống người lười biếng, tham gia vào các điều xấu xa, bỉ ổi. Phần vĩ đại biết bao người đó đã thất bại vượt thắng. Nhưng người đó đã được khuấy động lên nghị lực sống hạnh phúc, lánh xa điều xấu, xa lìa điều ác. Phần rỗi thật vĩ đại biết bao sẽ khiến họ trở nên hoàn hảo.

 Hoài nghi (vicikiccha)

Vicikiccha hay hoài nghi là một sở hữu khác nữa và sở hữu này chỉ có thể đi kèm với một tâm duy nhất, cụ thể đó là tâm si được gọi là moha-mula-citta vicikiccha sampayutta có nghĩa là tâm si có căn vô minh đi kèm với hoài nghi.

Thực chất hoài nghi không giống như điều chúng ta thường hiểu trong ngôn ngữ qui ước. Hoài nghi không phải là nghi ngờ về tên tuổi một người nào đó, hay như việc hoài nghi về thời tiết. Hoài nghi chính là hoài nghi về những chân đế (thực tại) về danh pháp và sắc pháp về nguyên nhân và hậu quả, về Tứ diệu đế, về Thập nhị nhân duyên”.

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì II phần IX, chương III,259)  định nghĩa hoài nghi (vicikiccha) như sau:

Trạng thái của nó là thay đổi, phận sự là ngập ngừng do dự tâm linh. Thành tựu nơi thiếu quả quyết, và không chắc chắn nắm được sư việc. Nguyên nhân sâu xa là suy tư thiếu phương pháp (phi như lý tác ý) và hoài nghi được coi như là một hiểm họa với mục tiêu đã đề ra.

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga XIV, 177) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự.

Khi có nghi ngờ hoài nghi chúng ta “giao động, nao núng”, chúng ta không biết chắc về sự thật hay những thực tại. Pháp Tụ (Dhammasangani §425) mô tả hoài nghi bằng nhiều cách và trong đó có đề cập đến “không nắm vững”, “thay đổi ý kiến”. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì II, 259, 260) giải thích đoạn này trong  Pháp Tụ (Dhammasangani) đã khẳng định:

“Sự  giao động” hay “thay đổi thất thường” chính là không có khả năng thiết lập được bất kỳ một phương thức nào cả. Vậy thì hiện trạng này có cố định hay là “vô thường”? Vì thiếu khả năng am hiểu sự việc thế nên “không chắc chắn nắm được vấn đề”...

Liên quan đến vấn đề “thay đổi thất thường” Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì) nhận xét là “thiếu linh động tâm linh” là thiếu khả năng đi đến quyết định về một điều gì đó. Chúng ta đọc thấy: “nó mang ý nghĩa “cứng ngắc” không uyển chuyển. Vì tình trạng lúng túng xuất hiện khiến cho tâm trở nên xơ cứng.

Khi có nghi ngờ xuất hiện đâm ra chúng ta ngạc nhiên về các thực tại: “có phải là thế này thế nọ hay không.” Chúng ta lấy làm lạ, thí dụ như, không hiểu một thực tại là trường tồn hay chỉ là vô thường (thay đổi bất thường) hoặc giả không hiểu thực tại (sự  thật) chỉ là danh pháp hay là sắc pháp? Khi có nghi ngờ hoài nghi thì tâm trở nên xơ cứng. Không vận dụng được trí tuệ nữa là điều rất cần thiết để hiểu ra mọi thực tại. Hoài nghi được coi như là “mối  hiểm họa để đạt được điều gì đó.” Khi có hoài nghi ta không thể chuyên tâm vào việc phát triển tâm được nữa.

Hoài nghi hoàn toàn khác với ngu dốt (vô minh) hay là si tức là không biết được thực tại hay là sự  thật. Nhưng một khi có nghi ngờ thì cũng xuất hiện si thường đi kèm với tất cả mọi pháp bất thiện. Khi nghi ngờ hay hoài nghi đi kèm với tâm bất thiện, thì không thể có thắng giải có nhiệm vụ “nắm chắc đối tượng hiểu biết.” cũng không có dục tức là “ước muốn thực hiện” điều gì đó, làm nhiệm vụ “tìm kiếm đối tượng” và muốn có đối tượng đó.[131]

Nguyên nhân sâu xa của hoài nghi hay nghi ngờ chính là “phi như lý tác ý” vào đối tượng được cảm nhận ngay vào lúc này. Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh -  Gradual Sayings (cuốn I, chương II § 5) Đức Phật đã nói với các vị Tỳ-khưu của ngài như sau:

Này chư Tỳ-khưu, Thầy không biết bất kỳ điều gì khác ngoại trừ về một sức  mạnh như vậy đã khiến cho nghi ngờ và lưỡng lự xuất hiện, nếu chưa xuất hiện hoặc đã xuất hiện, mà lại tạo cho có điều kiện thích hợp và tăng triển thêm. Như là “tập trung chú ý thiếu phương pháp.”

Nơi họ nếu không thể tập trung chú ý có phương pháp, thì dứt khoát nghi ngờ và lưỡng lự sẽ xuất hiện., nếu chưa xuất hiện; hoặc giả, nếu đã xuất hiện thì sẽ có khả năng tạo duyên hệ thích hợp và tăng triển thêm nhiều.

Khi chúng ta thực hiện bố thí, tuân giữ giới luật (Sila) nghiên cứu Phật Pháp hay quan tâm đến danh pháp và sắc pháp, sẽ không còn duyên hệ nào để cho nghi ngờ xuất hiện cả, vì trong những sát-na như vậy “phi như lý tác ý” sẽ xuất hiện.

Chúng ta đọc thấy trong Kinh Đại Niệm Sứ (Satipatthana Sutta, Middle Length Sayings I, số 2 về nhất thiết lậu hoặc) khi Đức Phật đến thành Savatthi, vườn Jeta, ngài đã nói với các vị Tỳ-khưu  về “phi như lý tác ý” và về nhiều loại nghi ngờ hoài nghi xuất hiện trong quá khứ hiện tại và tương lai, và có thể xuất hiện khi nào không có “phi như lý tác ý.” Chúng ta đọc thấy như sau:

Đây là những cách người ta phi như lý tác ý:  nếu có người nào suy nghĩ, “hiện giờ, tôi đã ở trong quá khứ, hay hiện nay, tôi lại không biết quá khứ? Hiện giờ tôi đã làm gì trong quá khứ? Tôi đã hành xử ra sao trong quá khứ? Hiện giờ, tôi đã là gì, tôi đã trở thành thế nào trong quá khứ?...

Chúng ta cũng đọc được những điều tương tự như vậy liên quan đến hoài nghi trong hiện tại và trong tương lai.

Khi hoài nghi đã được tích tụ, thì có nghi ngờ về nhiều vấn đề xảy ra. Chúng ta đọc thấy trong Pháp Tụ (Dhammasangani §1004) là có nghi ngờ về Đức Phật xuất hiện, về Phật Pháp của ngài và về Tăng già, về giới luật, về quá khứ, về tương lai hay về Thập nhị nguyên nhân (paticca sammuppada)[132].

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì II, cuốn II, chương I, 354,355) giải thích hoài nghi về Đức Phật, hoài nghi về Phật Pháp và về Tăng già như sau: Chúng ta có thể hoài nghi về những ân đức của Đức Phật, hay về những trạng thái trong thân của ngài[133], chúng ta có thể hoài nghi liệu có thể đạt đến giác ngộ được hay không, có Níp-bàn hay không? Và có người nào đạt đến gíac ngộ hay không. Hoài  nghi về quá khứ và tương lai, loại hoài nghi này có liên quan đến “ngũ uẩn (Khandha)” về “các giới (Dhatus)”  và về mười hai xứ (Ayatanas) trong quá khứ và trong tương lai.

Chúng ta có nghi ngờ về tái sanh hay không? Chúng ta có thể hoài nghi tâm cuối cùng trong đời sống hiện nay có thể được kế tục bởi tâm đầu tiên trong cuộc sống mai hậu không? Chúng ta có thể hiểu được trên nguyên tắc mỗi tâm khi diệt được kế tục bởi một tâm tiếp theo, nhưng rất có thể vẫn còn những sát-na hoài nghi. Chúng ta có thể thường xuyên hoài nghi liệu có thể phát triển được chánh kiến hay không. Và liệu đây có phải là đường đi nước bước tiến tới giác ngộ hay không. Hoài nghi không bao giờ có thể được tận diệt trong tư tưởng. Khi chúng ta bắt đầu phát triển chánh kiến về danh pháp về sắc pháp rất có thể chúng ta lại hoài nghi không hiểu thực tại (sự thật) xuất hiện ngay vào sát-na này có phải là danh pháp hay sắc pháp hay không? Những trạng thái của nó rất khác biệt khiến chúng ta có thể nhầm lẫn. Chỉ có thể giảm bớt hoài nghi mà thôi nếu như chúng ta tiếp tục chánh niệm khi chúng xuất hiện từng loại một. Chỉ bằng cách này chúng ta mới tìm hiểu được, thí dụ như: tính cứng thì rất khác với biết về tính cứng. Và cảnh sắc cũng rất khác biệt với nhận biết về cảnh sắc. Thật ích lợi biết bao khi ta biết được hoài nghi là một điều bất thiện, nó cản trở thực hiện bố thí, ngăn cản tuân giữ giới luật và phát triển tâm. Tuy nhiên, hoài nghi có thể là đối tượng của chánh niệm. Khi chánh niệm đến các trạng thái của chánh kiến ta có thể nhận ra những trạng thái đó.

Những người nào chưa đạt đến bậc thánh, tức thuộc bậc phàm nhân, không thể nhận ra được Tứ diệu đế và họ vẫn còn nghi ngờ về các thực tại (sự thật). Còn thánh Nhập lưu nhận ra sự thật đích thực và tận diệt được hoài nghi. Chúng ta đọc trong kinh Phật thấy rằng bậc thánh Nhập lưu đã “vượt qua cửa ải hoài nghi”. Thí dụ, ta đọc thấy trong kinh Trung Bộ (Middle length sayings II, số 91, về Brahmayusutta) viết như sau:

Nhận rõ Phật Pháp, đạt đến Phật Pháp, biết rõ Phật Pháp, lao vào Phật Pháp, vượt qua cửa ải hoài nghi, trút bỏ được những điều không chắc chắn và đạt đến được toàn bộ tín nhiệm nơi những lời dạy dỗ của Đức Phật mà không cần đến sự trợ giúp của bất cứ người  nào khác.

Bậc thánh Nhập lưu vẫn còn phải tiếp thục tu luyện Đại niệm xứ nhưng cuối cùng vị đó có được một điều chắc chắn làsẽ được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, vị đó hoàn toàn tin tưởng vào Đức Phật, vào giáo Pháp và vào Tăng già. Niềm tin của ngài không lay chuyển và như vậy ngài không còn nghi ngờ gì về Đức Phật, giáo Pháp và Tăng già. Những ai không đạt được giác ngộ cần phải thường xuyên lắng nghe Phật Pháp  và hãy nhớ chánh niệm được sự thật (thực tại) để có thể tận diệt được hoài nghi.

Nghiên cứu các loại tâm bất thiện và các sở hữu đi kèm là điều rất hữu ích.[134] Điều đó sẽ giúp chúng ta nhận ra pháp bất thiện xuất hiện là vì có những duyên hệ thích hợp, tâm và các sở hữu cùng xuất hiện với nhau đều chi phối lẫn nhau. Việc đó cũng nhắc nhở chúng ta, do nghiên cứu pháp chân đế mà biết được pháp bất thiện không phải là nhân vị, không thuộc một bản ngã nào cả. Tuy nhiên, chúng ta không nên hài lòng với trí tuệ lý thuyết thuần tuý về thực tại đó mà phải tiếp tục tu luyện chánh kiến về thực tại xuất hiện qua sáu “căn môn”. Pháp bất thiện không thể bị tận diệt ngay lập tức. Trước tiên chúng ta nên học cách nhận ra chính các pháp đó: như những danh pháp hữu vi (conditioned nama), chứ không phải “ngã”. Thông qua chánh kiến về thực tại hoài nghi, tà kiến và tất các pháp bất thiện có thể bị tận diệt.

 

Câu hỏi:

  1. Tại sao hôn trầm và thụy miên lại là bệnh tâm thần?
  2. Tại sao người ta nói hôn trầm lại đối kháng lại với tinh tấn?
  3. Tự phụ có xuất hiện khi hôn trầm và thụy miên xuất hiện hay không?
  4. Hôn trầm và thụy miên có thể xuất hiện với tà kiến hay không?
  5. “Prompted” tâm hữu trợ có nghĩa là gì?
  6. Tại sao Đức Phật lại cảnh giác Tỳ-khưu không được chấp thủ với an nhàn khi ngủ và ăn uống?
  7. Quả thánh A-na-hàm không chấp thủ với tiện nghi khi ngài ngủ và ăn uống. Ngài còn có hôn trầm và thụy miên hay không?
  8. Phương cách chữa trị hôn trầm và thụy miên hữu hiệu nhất là gì?
  9. Những loại thọ nào có thể đi kèm với hôn trầm và thụy miên?
  10. Ai có thể tận diệt được hoài nghi.?
  11. Hoài nghi chính là nghi ngờ về pháp (sự thật) đâu là những pháp (hiện thực) chúng ta có thể hoài nghi?

[125] Xem vibhanga điều 547 và Chú giải bộ Pháp Tụ II cuốn II phần II ch.II, 377.

[126] Xem Atthasàlinì  II, cuốn II phần II chương II, 378.

[127] Đại đức Narada giải thích trong cuốn Manual of abhidhamma chính vì hôn trầm và thụy miên không thể xuất hiện với các tâm không bị thôi thúc, là các tâm “sắc sảo và hoạt bát”.

[128] Có 8 loại tâm tham căn trong đó bốn loại phải thôi thúc còn bốn loại thì không có, hai loại tâm sân trong đó một loại phải thúc dục còn một thì không, xem Abhidhammain Daily life chương 4 và 6.

[129] Bốn trong số tám loại tâm tham căn (Lobha-mula-citta) liên kết với tà kiến, và bốn loại thì không tự phụ có thể đi kèm theo tâm tham căn không có tà kiến, nhưng không luôn là như vậy.

[130] Pháp (dhammas) Bản Chú Giải “Manorathapurrani” giải thích: Thiền chỉ, tu tịnh (Samatha) và thiền quán, thiền Quán (Vipassana) không xuất hiện được với vị Tỳ-khưu này,

[131] Xem chương IX và chương 12, cuốn Vi Diệu Pháp trong đời thường, cùng tác giả.

[132] Xem sách Analysis chương 17 điều 915.

[133] Đức Phật có đến 32 tướng tốt, xem Dialogue of the Buddha III, số 30.

[134] Xem phụ trương 7.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004