Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Chú giải CHUYỆN CHƯ THIÊN
Vimānavatthu-aṭṭhakathā

 Bản Pāli: ĀCARIYA DHAMMAPĀLA
Bản Anh dịch: PETER MASEFIELD
Bản Việt dịch: TỲ KHƯU THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


VI

PHẨM PĀYĀSI
[PĀYĀSI VAGGA]

6. 1 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA GIA CHỦ
[Agāriyavimānavaṇṇanā]

“Sáng rực như Dục Lạc Viên Cittalatā.” Ðây chính là thiên cung của Gia Chủ. Thiên cung này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, ngay trong cánh rừng Trúc. Vào thời điểm đó trong thành Rājagaha có một gia đình rất tịnh tín về cả hai phương diện:[1] giới đức và phẩm hạnh thiện[2], gia đình đó đã trở thành nguồn tài trợ cho chư vị Tỳ khưu và cả chư Tỳ khưu ni nữa. Cha mẹ đôi bên[3] suốt đời thực hiện nghiệp phước đức đặc biệt nhân danh Tam Bảo, họ đã rời khỏi chốn đời này[4] và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Lại có một thiên cung[5] bằng vàng dài tới mươi hai do tuần[6] dành riêng cho họ. Tại đó họ được hưởng thù thắng thiên giới. Thế rồi trưởng lão Mahāmoggallānav.v... - Ta nên hiểu vấn đề này theo cùng một cách như đã diễn giải ở trên. [287] Trưởng lão lên tiếng hỏi:

“Giống như Dục Lạc viên Cittala tỏa sáng[7] rực rỡ, là khu vườn đệ nhất cõi Tam Thập Tam. Thiên cung nàng lại toả sáng chói chang giữa không gian rực rỡ chói lòa.

Chàng thiên tử thọ đắc thần lực đại hùng mạnh; phước đức nào chàng đã thực hiện được khi còn sống kiếp con người giữa thế nhân? Do đâu chàng có oai lực rực rỡ với dung nhan kiểu diễm toả sáng khắp mười phương?”

Khi trưởng lão Moggallana đến hỏi, với tâm hoan hỷ thiên tử đó đã giải thích cặn kẽ cả câu hỏi: do phước đức nào đem phước quả huy hoàng thế này?

Chàng đã giải thích thù thắng của mình như sau:

Suốt thời gian con còn sống kiếp con người, con cùng hiền thê cư trú tại gia. Làm lợi cho chúng tăng với tâm tịnh tín, con bố thí vật thực thức uống thật siêng năng – của bố thí luôn tích trữ dồi dào.

Do đó diện mạo con kiều diễm như vậy. Do những gì con đã thực hiện tại nơi đây và bất kỳ lạc thú nào lòng con thường ưa thích cũng xuất hiện ngay tại chốn kia.

Bạch Tỳ khưu vĩ đại đầy oai lực, con công bố cho ngài biết phước đức nào con đã hoàn tất khi còn sống kiếp con người giữa thế nhân, do đó con được oai lực tỏa sáng huy hoàng và sắc diện con tỏa sáng khắp mười phương.”

Ngay cả trong các đoạn kệ trên cũng không có gì mới cả.

Phần Chú giải thiên cung của chủ gia nhân kết thúc tại đây.

6. 2 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA GIA CHỦ THỨ HAI
[Dutiya-agāriyavimānavaṇṇanā]

“Sáng rực như Dục Lạc Viên Cittalatā.” Ðây chính là thiên cung của Gia Chủ thứ hai. Thiên Cung này xuất xứ ra sao? Ở đây vấn đề nổi lên cũng giống hệt như những gì đã diễn giải trong chuyện kể trên[8].

“Giống như Dục Lạc viên Cittala tỏa sáng[9] rực rỡ, là khu vườn đệ nhất cõi Tam Thập Tam. Thiên cung của chàng toả sáng giữa không gian rực rỡ chói chan.

Chàng thọ đắc thần lực đại hùng mạnh; phước đức nào chàng đã thực hiện khi còn sống kiếp con người giữa thế nhân? Do đâu chàng được oai lực rực rỡ với dung nhan kiểu diễm toả sáng khắp mười phương?”

Khi trưởng lão Moggallana đến hỏi, với tâm hoan hỷ, thiên tử đó giải thích cặn kẽ câu hỏi do phước đức nào đem phước quả cho chàng huy hoàng đến như vậy?

[288] Chàng thiên tử đã giải thích thù thắng của chàng như sau:

Suốt thời gian còn sống kiếp con người, con đã cùng hiền thê cư trú tại gia đình. Làm lợi cho chúng tăng với tâm tịnh tín con bố thí vật thực thức uống thật siêng năng – của bố thí luôn tích trữ dồi dào.

Do phước đức đó con có diện mạo kiều diễm ...và sắc diện con toả sáng khắp mười phương.”

Ngay trong những đoạn kệ này cũng không có gì mới cả.

Phần diễn giải thiên cung của gia chủ thứ hai kết thúc tại đây.

6. 3 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NGƯỜI CÚNG TRÁI CÂY
[Phaladāyakavimānavaṇṇā]

“Thiên cung có trụ cao bằng ngọc bích”. Ðây chính là thiên cung của người cúng trái cây. Thiên cung này xuất hiện như thế nào.

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, trong khu rừng Trúc. Vào thời điểm bấy giờ nhà vua Bimbisāra nẩy ra ý tưởng muốn ăn xoài trái mùa. Nhà vua liền truyền lệnh cho người canh vườn mà rằng, “Trong lòng trẫm nổi lên ý định muốn ăn xoài, trẫm truyền, hãy kiếm về đây cho trẫm mấy trái xoài; vậy nhà ngươi hãy đi kiếm và mang về cho trẫm một vài trái xoài”. “Tâu bệ hạ, chẳng tìm đâu ra xoài trong vườn vào mùa này cả. Tuy nhiên thần sẽ cố gắng hết sức, giá như bệ hạ có thể chờ đợi một thời gian[10], được như vậy chẳng bao lâu nữa chắc chắn cây xoài sẽ ra trái”. “Tốt lắm, ta truyền hãy hành xử như vậy.” Người canh vườn liền vào vườn xoài, anh ta bới một chút đất khỏi gốc cây xoài, rải đống đất đó ra và tưới nước cho cây xoài đó. Chẳng bao lâu sau cây xoài đã thay lá[11], thế rồi chàng liền bới thêm một đám đất đó[12], trải đều một lớp đất mới trộn với dung dịch làm sẽ có tên là phārusaka[13], rồi lại tưới nước đều khắp dưới gốc cây đó[14], sau đó không lâu[15] cây xoài đã đâm lộc, nhú mầm non[16], rồi trổ hoa. Từ đó cây xoài trổ hoa kết trái rất mềm mại.[17] Rồi số trái đậu rất nhiều. Trên những cây xoài đó có bốn trái chín trước những trái xoài bình thường khác, mang một màu đỏ vàng và phủ một lượt bột thạch tín và rồi toả hương thơm ngào ngạt. Người canh vườn hái bốn trái xoài đó. Khi chàng vào cung chủ bụng dâng lên nhà vua, trên đường đi hồi cung người canh vườn nhìn thấy trưởng lão Mahāmoggallāna đang du hành khất thực và nghĩ rằng, “Ta sẽ dâng những trái xoài này là hoa quả đầu mùa cho vị xứng nhận vật cúng dường này; [289] sẳn lòng để cho nhà vua có thể giết chết hay đuổi anh ta ra khỏi hoàng cung, vì quen thói nhà vua sẽ không nhận những hoa quả tầm thường, và ta có thể được khen ngợi trong trường hợp đặc biệt như thế này. Ngược lại bố thí cho người xứng nhận cúng duờng sẽ đem lại kết quả vô song[18] ngay trên cõi đời này và cả nơi cõi đời sau nữa.[19] Sau khi suy nghĩ như vậy người làm vườn đã bố thí quả xoài đó cho trưởng lão, rồi đến gặp nhà vua và thông báo cho ngài sự việc đã xảy ra. Khi nhà vua nghe được điều này, ngài liền truyền lệnh cho chư thần[20] nói rằng, “Trẫm truyền trước tiên hãy điều tra làm rõ những gì người canh vườn đã nói”. Tuy nhiên vị trưởng lão đã dâng những quả xoài này cho Ðức Thế Tôn và ngài lại ban một quả cho trưởng lão Sāriputta, một quả cho trưởng lão Mahāmoggallāna, một quả cho vị trưởng lão Mahākassapa và chính ngài lại ăn một quả. Nhà vua nghe vậy rất hài lòng về sự can đảm của người canh vườn nghĩ rằng, “Con người này quả là người đang theo uổi nghiệp phước đức, ngay cả phải thí mạng sống mình thật sự cũng quyết định như vậy; người đó đã cố gắng thực hiện một việc hướng tới cõi trời đúng đắn” và tâm nhà vua hoàn toàn thoả mãn, đã ban cho người canh vườn nguyên một ngôi làng là ân huệ cùng với xiêm y và đồ trang sức v.v... Rồi nhà vua truyền lệnh, “Trẫm truyền nghiệp phước đức nhà ngươi đã theo đuổi thông qua bố thí trái xoài đó – làm ơn hãy hồi hướng lợi ích[21] đó cho trẫm.” Người canh vườn nói rằng, “Tâu bệ hạ, thần đồng ý làm như vậy, xin cứ nhận lấy công phước đó như lòng bệ hạ hằng mong muốn.”

Sau đó ít lâu người canh vườn qua đời và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Tại đó đã xuất hiện cho người đó một thiên cung bằng vàng ròng dài tới mười sáu do tuần được trang điểm với bảy trăm căn nhà mái cong. Khi nhìn lại[22] người canh vườn, trưởng lão Mahāmoggallāna liền hỏi bằng những đoạn kệ sau đây:

Thiên cung có trụ cao bằng ngọc bích. Tứ bề dài khoảng mười sáu do tuần; có bảy trăm ngôi nhà mái cong trong đó thật huy hoàng tráng lệ với trụ cột toàn bằng châu báu bê-rin[23] tường trét với bột vụn vàng ròng[24] óng ánh thật kiều diễm.

Tại đó thiên tử ăn[25] uống cư trú lạc an và đàn tiên thiên giới trổ khúc du dương hấp dẫn[26]; trong đó tám tư lần tiên nữ đủ tài toàn sắc, rồi những vị đồng cư trú ngọc đường ở cõi Tam Thập Tam[27] oai nghi rực rỡ, múa ca hưởng lạc thú[28] khôn lường.

Thiên tử đã biết thần lực chư thiên, ôi đấng lẫm liệt oai phong; nghiệp phước đức nào chàng đã thực hiện khi còn sống nơi kiếp con người? Do âu chàng oai phong tỏa sáng rực rỡ đến như vậy và sắc diện chàng tỏa sáng khắp mười phương?”

[290] Và thiên tử giải thích cho trưởng lão như sau:

Khi trưởng lão Moggallana hỏi như vậy, với tâm hoan hỷ thiên tử đó đã giải thích cặn kẽ câu hỏi ngài đặt ra về phước đức nào đã đem quả đến như vậy:

Cúng dường quả[29] sẽ đem lại kết quả to lớn, cúng duờng với tâm tịnh tín cho những ai sống đời chánh hạnh[30], vì tự hưởng[31] lợi khi lên đạo thiên giới và nơi cõi Tam Thập Tam, thiên giới sẽ hưởng được kết quả dồi dào phước đức đó đem lại. Cùng[32] cách đó[33], Bạch thầy đại trí nhân, con mới dâng bốn trái cây đó.

Chính vì thế ai tìm hạnh phúc an bình trường cửu dù chỉ ước đạt hạnh phúc là thiên giới hay chỉ muốn lạc thú [34] cõi nhân gian.

7- 8. Do đó con có nước da... ....và sắc diện con tỏa sáng khắp mười phương.

Về điểm này:

2. Tám lần tám (aṭṭhaṭṭhakā): trong mỗi căn nhà có mái cong gồm tới tám lần tám căn, tổng số là sáu mươi tư căn. Có sắc diện kiều diễm (sādhurūpā): tự bản chất thật dễ thương hấp dẫn do thù thắng tuyệt vời, thù thắng trì giới và thiện hạnh rồi thù thắng tu tập. Trong khi đó các nữ tỳ thiên giới (dibbā cā kaññā): trong khi đó có các tiên nữ chư thiên. Những kẻ du hành nơi cõi Tam Thập Tam. (tidasacarā): được thoả thuê hạnh phúc[35], cư trú nơi hạnh phúc được hưởng hạnh phúc nơi cõi Tam Thập Tam. Hoành tráng (uḷārā): huy hoàng hoành tráng.

5. Kẻ nào bố thí trái cây (phaladāyi): chàng ám chỉ đến chính mình vì tự mình bố thí trái xoài chín. Kết quả (phalaṃ): kết quả của phước đức đó đem lại. Thật dồi dào (vipulaṃ) thật to lớn[36] chàng đã biết quả đó trong lúc an trú nơi cõi chúng sanh - đây là ý nghĩa muốn nói tới. Bố thí: dadam = dadanto (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), là kết quả do bố thí đem lại. Liên quan đến những ai đang sống đời chánh hạnh (ujugatesu): liên quan đến kẻ nào đang tu tập cách chính đáng. được lên cõi thiên giới (saggagato): lên cõi thiên giới bằng cách tái sanh[37]. Và cả nơi cõi đời sau nữa, nơi thiên giới Tam Thập Tam, nơi cõi Tam Thập Tam chàng sẽ hưởng kết quả to lớn dồi dào[38] do phước đức đó đem lại giống như ta đã làm, nghĩa là những kẻ khác[39] cũng vậy.

5. Chính vì thế (tasma): vì thù thắng thuộc dạng đó chỉ đạt đến được bằng cách bố thí bốn trái xoài [291] chính vì thế đã quá đủ, khá thích hợp. Lâu dài (ciccaṃ): lúc nào cũng vậy. đó chính là thiên giới (dibbani): những gì thuộc cõi thiên giới. Hạnh phúc trần tục (manussasobhaggataṃ): trạng thái hạnh phúc nơi chúng sanh.

Phần còn lại cũng giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Phần Chú giải thiên cung do cúng quả kết thúc tại đây.

6. 4 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NGƯỜI CÚNG NƠI CƯ TRÚ [Upassayadāyakavimānavaṇṇanā]

Như mặt trăng trên đỉnh bầu trời quang đãng”. Ðây là thiên cung của người cúng nơi cư trú. Thiên cung này xuất xứ ra sao?

Bấy giớ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, ngay trong cánh rừng Trúc. Thời bấy giờ có một vị Tỳ khưu nọ, sau khi đã trải qua mùa An Cư Kiết Hạ trong ngôi làng kia và với tư cách là người đã trải qua mùa an cư kiết hạ, ngài đã cử hành nghi lễ Pavāranā, trong lúc lên đường tiến về thành Rājagaha để đảnh lễ đức Thế Tôn, một buổi tối kia ngài đã tiến vào ngôi làng trên đường đi và trong lúc tìm một chỗ trú thân qua đêm, ngài đã nhìn thấy một thiện nam và hỏi rằng, “Hỡi thiện nam, liệu trong làng có nơi nào thích hợp làm chỗ cư ngụ cho những kẻ xuất gia chăng?” Với tâm tịnh tín, thiện nam đã về nhà và hỏi vợ mình, tìm một nơi cư trú thích hợp cho vị trưởng lão. Thiện nam đó đã sửa soạn một chỗ ngồi tại đó, tạo một chỗ để chân và nước rửa chân và rồi mời Trưởng lão vào trong nhà; trong lúc ngài còn đang rửa chân, thiện nam liền thắp đèn, trải tấm trải giường và chỉ cho trưởng lão, trong lúc thiện nam mời ngài dùng bữa vào ngày hôm sau. Ngày hôm sau thiện nam đã dâng cúng đồ ăn cho trưởng lão rồi dâng ngài một nhúm đường thốt nốt cùng với đồ uống cho ngài và rồi, khi trưởng lão từ giã để tiếp tục lên đường đến thành Rājagaha, thiện nam đã tiễn ngài một quãng đường và rồi quay trở về nhà. Một thời gian sau thiện nam đó qua đời cùng với vợ mình và đã đến ở trong một thiên cung bàng vàng dài mười hai do tuần nơi cõi Tam Thập Tam. Trưởng lão Mahāmoggallāna đã hỏi thiện nam đó với hai đoạn kệ sau đây:

“Giống như mặt trăng trên đỉnh bầu trời quang đãng.” thoát khỏi mọi đám mây u ám. Di chuyển nhanh trên bầu trời tỏa sáng chói chang, cũng giống vậy thiên cung của chàng đứng giữa bầu trời tỏa sáng[40].

Chàng đã biết sức mạnh thần thông vĩ đại tựa chư thiên, Ôi vị đầy oai lực; phước đức nào ngươi đã thực hiện khi còn sống nơi kiếp người giữa thế nhân? Do đâu ngươi có oai lực và diện mạo toả sáng khắp mười phương?

[292] và thiên tử đó đã giải thích bằng hai đoạn kệ[41] sau:

Với tâm đầy hoan hỷ, thiên tử đó... phước đức nào đã đem lại kết quả:

“Trong kiếp làm người sống giữa thế nhân ta và người vợ đã cúng dường nơi cư trú cho vị A-la-hán [42]; với tâm tịnh tín chúng ta đã cúng dường đồ ăn thức uống rất chuyên cần – đồ dâng cúng quá dồi dào.

5– 6. Do phước đức đó ta có diện mạo kiều diễm... và sắc diện của ta tỏa sáng khắp mười phương.”

Về điểm này điều cần được khẳng định liên quan đến các đoạn kệ này giống y như điều đã diễn giải ở trên.

Phần diễn giải thiên cung của người cúng dường nơi cư trú kết thúc tại đây.

6. 5 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NGƯỜI CÚNG NƠI CƯ TRÚ THỨ HAI.
[Dutiya - upassayadāyakavimānavaṇṇanā]

Giống như mặt trời trên đỉnh đầu nơi bầu trời quang đãng”. Ðây là thiên cung của người cúng nơi cư trú thứ hai. Thiên cung này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, ngay trong cánh rừng Trúc. Vào thời bấy giờ có một số chư vị Tỳ khưu đang trên đường tiến về thành Rājagaha với mục đích đến gặp đức Thế Tôn sau khi đã trải qua mùa an cư kiết hạ trong một ngôi làng vào buổi tối họ đã đến một ngôi làng kia. Phần còn lại giống như những gì đã diễn giải trong thiên cung trên.

1-6. “Giống như mặt trời trên đỉnh đầu trong sáng quang mây... (những điều này cần được triển khai giống như trong thiên cung[43] ở trên)... ...và sắc diện của ta toả sáng khắp mười phương.”

Về điểm này ngay cả trong các đoạn kệ ở đây cũng chẳng có gì mới cả.

Phần diễn giải thiên cung người cúng nơi cư trú thứ hai đến đây là kết thúc.

6. 6 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NGƯỜI CÚNG MÓN KHẤT THỰC [Bhikkhādāyakavimānavaṇṇanā]

“Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích”. Ðây là thiên cung của người cúng duờng Món Khất Thực. Chuyện kể này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, ngay trong cánh rừng trúc. Vào thời điểm đó có vị Tỳ khưu đang đi trên đường xa lộ đến một ngôi làng kia để khất thực, ngài đang ứng trước cửa một trong số những ngôi nhà trong làng đó. Trong ngôi làng đó có một thiện nam kia đang rửa chân tay và đang ngồi sửa soạn dùng bữa, thiện nam đó đã nhìn thấy vị Tỳ khưu sau khi đồ ăn đã được dọn sẳn và đựng trong đĩa[44] thiện nam đó đơn giản đã trút toàn bộ bữa ăn đó vào bát khất thực của vị Tỳ khưu, sau khi được cho biết chỉ nên trút một phần đồ ăn cho vị Tỳ khưu mà thôi. [293] Sau khi vị Tỳ khưu thốt lên những lời cảm tạ và rồi ra đi[45]. Thiện nam đó cảm thấy hoan hỷ và hạnh phúc vô hạn do nghĩ rằng thực vật đó do chính ông ta cúng dường vị Tỳ khưu trước khi sử dụng cho dù chỉ một miếng nhỏ, vị Tỳ khưu đã ăn ngấu nghiến vì đói.[46] Sau này thiện nam đó qua đời và tái sanh trong thiên cung bằng vàng nơi cõi Tam Thập Tam. Ðang lúc thực hiện chuyến du hành thiên giới, trưởng lão Mahāmoggallāna đã nhìn thấy thiện nam tỏa sáng với oai lực thần thông chư thiên[47] và hỏi thiện nam đó với những đoạn kệ như sau:

Thiên cung này có cột cao bằng ngọc bích trải dài chung quanh mười hai do tuần; thiên cung có tới bảy trăm ngôi nhà mái cong thật huy hoàng tráng lệ có trụ bằng ngọc bích bê-ril[48], nền trát vàng[49] thật diễm lệ.

Ngươi đã biết thần thông chư thiên đại oai hùng... ..và có được sắc diện tỏa sáng khắp mười phương?

Với tâm hoan hỷ thiên tử đã... .phước đức nào chàng đã thực hiện đã đem lại kết quả to lớn đến như vậy:

“Khi còn sống kiếp con người giữa thế nhân, con đã thấy vị Tỳ khưu đói lả rung rung người; con đã truyền dành một phần ăn cho ngài. Con đã dâng ngài ăn no bụng ngay lúc đó.

5– 6. Do phước đức đó con có diện mạo ... và sắc diện con toả sáng khắp mười phương.”

Về điểm này:

4. Con đã cúng dường một món khất thực (ekāhaṃ bhikkhaṃ): chỉ một món khất thực có nghĩa là chỉ cúng dường nguyên một bữa ăn. ói rung người: paṭipāyissaṃ = paṭipādesiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Ðã cúng duờng với đồ ăn dọn sẳn (samañgibhattena): cúng dường cho ngài toàn bộ phần ăn có nghĩa là ngài đã nhận phần ăn.

Khi thiên tử đó đã hiện rõ phước đức mình đã làm ại trưởng lão đã diễn giải Phật Pháp cho chàng cùng với đoàn tùy tùng đi theo và trong chuyến du hành về cõi trần. Ngài đã kể biến cố đó cho Ðức Phật toàn hảo, nhân cơ hội đó vị Ðạo sư đã coi đó như là vấn đề nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đám đông tụ họp lại tại đó. Giáo Pháp đó đã đem lợi lại cho toàn thể chúng sanh[50].

Phần diễn giải thiên cung của người cúng món khất thực kết thúc tại đây.

6. 7 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NGƯỜI GIỮ LÚA MẠCH
[Yavapālakavimānavaṇṇanā]

[294]“Thiên cung[51] này có trụ cao bằng ngọc bích”. Ðây chính là thiên cung của người Giữ Lúa Mạch. Chuyện kể này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, ngay trong cánh rừng Trúc. Vào thời bấy giờ trong thành Rājagaha có một cậu nhỏ nghèo khổ đang canh giữ lúa mạch. Một ngày nọ cậu ta nhận được một ít bánh kummasa để ăn sáng và đang lúc nghĩ rằng mình sẽ ra đồng canh lúa mạch và dùng bữa sáng tại đó, cậu ta mang theo một chút cháo và ra đồng lúa mạch rồi ngồi dưới một gốc cây. Ngay lúc đó có vị trưởng lão đã triệt phá hết mọi lậu hoặc cũng đang đi trên đường đi đến điểm đó gần ngay thời điểm bữa trưa và ngài đã tiến lại gốc cây nơi cậu bé canh lúa mạch đang ngồi. Cậu bé liền xem mấy giờ[52] và nói rằng, “Bạch thầy, ngài đã có gì bỏ bụng chưa?” Trưởng lão giữ im lặng. Nhận ra trưởng lão chưa ăn uống[53] gì chàng lên tiếng nói rằng, “Bạch thầy, đã gần đến giờ[54] dùng bữa rồi và thầy không thể du hành khất thực được đâu; xin ngài vì lòng đại bi mà dùng chiếc bánh kummasa của con đây.” Và chàng đã dâng bánh cho trưởng lão. Ðể tỏ lòng đại bi với cậu nhỏ, trưởng lão đã sử dụng chiếc bánh đó khi ngài nhìn kỹ và thốt lên những lời khen ngợi và rồi lại tiếp tục lên đường[55]. Với tâm tịnh tín như vậy cậu nghĩ rằng, “Quả thật mình đã làm một việc thiện khi cúng dường miếng bánh kummasa cho kẻ xứng đáng như vậy”. Chàng trai đã qua đời sau đó ít lâu và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam có một thiên cung giống như đã đề cập đến ở trên xuất hiện cho chàng. Trưởng lão Mahāmoggallāna đã hỏi chàng với những đoạn kệ sau:

1-2. “Thiên cung này có trụ cao làm bằng ngọc bích”... và do đâu diện mạo chàng tỏa sáng khắp mười phương như vậy?

Chàng đã giải thích phước đức đó cho trưởng lão với những đoạn kệ sau:

3. Với tâm tràn đầy hoan hỷ thiên tử đó đã... phước đức nào đã đem lại kết quả to lớn đến như vậy?”

4. “Khi con còn sống kiếp người giữa thế nhân, con đã là đứa trẻ canh lúa mạch; con đã nhìn thấy vị Tỳ khưu vô tỳ vết, thanh thản và không dao động.

5. Với tâm tịnh tín chính tay con đã cúng dường ngài phần ăn của mình. Sau khi đã cúng dường ngài một miếng bánh kummāsa con đã được huởng mọi vui thú trong Dục Lạc Viên.

6-7. Do phước đức đó diện mạo con kiều diễm... và sắc diện con toả sáng khắp mười phương.”

Về điểm này ngay cả trong những đoạn kệ này cũng không có chi tiết nào mới.

Phần diễn giải Thiên Cung Người Canh Lúa Mạch kết thúc tại đây.

6. 8 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA THIÊN TỬ ÐEO VÒNG TAI
[Kuṇḍalīvimānavaṇṇanā]

Y phục chỉnh tề, vòng hoa mang theo, đôi bông tai trang điểm rực rỡ.” Ðây chính là Thiên Cung Của Thiên Tử Ðeo Bông Tai. Thiên cung này xuất hiện ra sao[56]?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời điểm đó có hai[57] vị đồ đệ cùng hội chứng du hành với đoàn tùy tùng là dân Kasi[58] đã đến một thiền viện nọ vào lúc mặt trời lặn[59]. Khi biết tin này có một đệ tử tu tại gia trong ngôi làng đang chăm sóc đồng cỏ cho thiền viện đó đã đến gặp hai vị trưởng lão[60], chàng đảnh lễ chư vị đó rồi mang nước đến để hai vị rửa chân và xức dầu cho ho, rồi còn sửa soạn giường và sàng toạ[61] rải hoa trên sàn nhà và sửa soạn đèn thắp sáng; sau khi ngỏ lời mời hai vị dùng bữa vào ngày hôm sau, đúng ngày hôm sau chàng lại khởi công bố thí lớn. Chư vị trưởng lão đã thốt lên những lời ngưỡng mộ, cám ơn chàng và rồi ra đi. Một thời gian sau chàng đã qua đời và một thiên cung bằng vàng đã xuất hiện cho chàng với qui mô mười hai do tuần nơi cõi Tam Thập Tam. Trưởng lão Mahāmoggallāna đã hỏi chàng với những đoạn kệ sau:

“Y phục chỉnh tề, vòng hoa mang theo, đôi bông tai rực rỡ trang điểm, chải chuốt kỹ lưỡng tỉa râu tóc chỉnh tề khăn đội trên đầu với đủ thứ trang sức trên tay, chàng ngự nơi thiên cung giống như[62] ánh trăng rằm toả sáng.

Và khi đàn tiên trổi khúc du dương[63] có tới sáu mươi bốn nàng tiên tài sắc vẹn toàn cùng cư trú nơi cõi Tam Thập Tam[64] rực rỡ huy hàng, rồi trổi đờn hát ca múa hưởng lạc thú vui tươi khôn lường.

Ngươi đã biết thần thông chư thiên oai hùng... ..và sắc diện tỏa sáng khắp mười phương?

Chàng cũng giải thích cho ngài với đoạn kệ sau:

Với tâm hoan hỷ thiên tử đó... .kể về phước đức nào đã đem lại kết quả huy hoàng như vậy:

Khi còn sống kiếp người giữa thế nhân, con đã nhìn thấy chư vị Tỳ khưu đầy giới đức được trang bị với đủ thứ hiểu biết và thiện hạnh, ái diệt đa văn tăm tiếng lẫy lừng khắp chốn; [296] với tâm tịnh tín con đã cúng dường chư vị đó nào là đồ ăn thức uống rất cẩn thận – mọi lễ vật phong phú[65] trọn phần.

Do phước đức đó diện mạo con... và sắc diện tỏa sáng khắp mười phương.”

Về điểm này:

1. eo bông tai trang điểm kiều diễm (sukuṇḍalī): eo bông tai trang điểm rực rỡ. Sakhuṇḍali (đeo bông tai) ta gọi chàng đeo bông tai thế nên người ta gán cho chàng tên gọi là người đeo bông tai (sakuṇḍalī) eo môt bông tai, gồm một đôi, có nghĩa là đeo bông tai đồng đều như những người khác và mọi người cũng đeo giống như chàng. Râu tóc tỉa kỹ lưỡng (kappittakesamassu): ngài tỉa râu tóc rất kỹ lưỡng. Trên hai cánh tay cũng đeo đồ trang sức (ānuttahatthābharaṇ): có cả đồ trang sức trên tay giống như ngón tay v.v... được gắn trên đó.

5. Nơi ngài mọi lậu hoặc gian tham đã được triệt phá hết (taṇhakkhayūpapanne): ngài đã triệt phá hết tham lam,  đắc A-la-hán. Hay nói cách khác ắc chính níp bàn vậy, có nghĩa là thọ chứng đắc.

Phần còn lại giống như những gì đã giải thích ở trên.

Phần Chú giải thiên cung thiên tử đeo bông tai kết thúc tại đây.

6. 9. Chú Giải THIÊN CUNG THIÊN TỬ ÐEO VÒNG TAI THỨ HAI. [Dutiyakuṇḍalīvimānavaṇṇanā]

Y phục chỉnh tề, vòng hoa mang theo, đôi bông tai trang điểm rực rỡ.” Ðây chính là Thiên Cung Của Thiên Tử Ðeo Bông Tai. Thiên cung này xuất hiện ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời điểm đó có hai vị đồ đệ đang thực hiện chuyến du hành khất thực trong vùng quê nơi cư dân Kasis đang sinh sống... v.v... toàn bộ những chi tiết khác giống hoàn toàn chuyện kể vừa diễn giải ở trên. Trưởng lão lên tiếng hỏi.

“Y phục[66] chỉnh tề, vòng hoa[67] mang theo, đôi bông tai rực rõ trang điểm, chải chuốt kỹ lưỡng, râu tóc tỉa chỉnh tề khăn đội trên đầu với đủ thứ trang sức trên tay, chàng ngự nơi thiên cung giống như[68] ánh trăng rằm tỏa sáng.

Và khi đàn tiên trổi khúc du dương[69] có tới sáu mươi bốn nàng tiên tài sắc vẹn toàn cùng cư trú nơi cõi Tam Thập Tam[70] rực rỡ huy hàng, rồi đờn hát ca múa hưởng lạc khôn lường.

Ngươi đắc thần thông chư thiên đại oai hùng... ..và sắc diện của ngươi tỏa sáng khắp mười phương?

[297] Với tâm hoan hỷ chàng thiên tử đó... .kể lại phước đức nào đã đem lại kết quả huy hoàng như vậy:

Khi còn sống kiếp người giữa thế nhân, con đã nhìn thấy chư vị Tỳ khưu đầy giới đức được trang bị với đủ thứ hiểu biết và thiện hạnh, ái diệt đa văn tăm tiếng lẫy lừng khắp chốn; với tâm tịnh tín con đã cúng dường chư vị nào là đồ ăn thức uống rất cẩn thận – mọi lễ vật phong phú[71] trọn phần.

Do phước đức đó diện mạo con... và sắc diện con tỏa sáng khắp mười phương.”

Ngay cả trong những đoạn kệ này chẳng có chi tiết nào mới[72].

Phần diễn giải Thiên Cung Của Thiên Tử Ðeo Bông Tai thứ hai kết thúc tại đây.

6. 10 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA UTTARA.
[Uttaravimānavaṇṇā]

Như điện Thiên Vương, Thiẹn Pháp đường Sudhammā. Ðây chính là Thiên Cung của Uttara. Thiên cung này[73] xuất hiện như thế nào?

Khi Ðức Thế Tôn nhập Vô Dư Níp Bàn và người ta đã phân tán Xá Lợi của ngài đi khắp nơi, có rất nhiều Bảo Tháp được thiết lập khắp nơi và các vị Ðại trưởng có ngài Mahākassapa dẫn đầu đã tuyển chọn và triệu tập kiết Tạng Phật Pháp và giới luật, và đang lúc[74] chư vị trưởng lão[75] khác còn đang cư trú tản mác khắp nơi cho đến lúc nhập an cư kiết hạ, cùng với tăng chúng đi theo từng[76] vị, lúc đó trưởng lão Kumārakassapa đi kèm theo là năm trăm chư vị Tỳ khưu đã tới thành Setavyā và cư trú trong cánh rừng Simpasā. Bấy giờ vị tù trưởng Pāyāsi nghe biết trưởng lão đến cư trú ở đó, liền tiến đến gặp[77] ngài, đi với tù trưởng là một đoàn tùy tùng rất đông người[78], tù trưởng đã đảnh lễ rất thân hữu với trưởng lão và khi trưởng lão đã an vị ông ta liền tỏ rõ quan điểm xưa nay mình vẫn chủ trương. Thế rồi đang lúc diễn giải làm rõ thực tế là cõi đời[79] sau tồn tại đích thực bằng cách khiến cho mặt trời mặt trăng ngừng di chuyển v.v... , trưởng lão đã diễn giải cho ông Kinh Pāyāsi[80] với vô số nhân duyên và ẩn du[81] đã sắp xếp trước, vén mở cho ông trạng thái rối reng nơi tà kiến và kinh này cũng được tô điểm với vô vàn vô số phương pháp diễn giải và rồi trưởng lão đã an trú ông ta với đắc thành công chánh kiến[82].

Trong lúc thực hiện bố thí cho chư vị ẩn sĩ và chư vị bà la môn, những kẻ nghèo khổ bần cùng và những người lang thang v.v... [83], giống như một kẻ đã tinh luyện tà kiến của mình [298] Với bản chất tính khí thiếu tinh tế khí của mình, tù trưởng chỉ bố thí cỏ khô và những đồ che phủ tồi tệ – cháo hoa bằng gạo hẩm kèm theo tương chua[84]và y phục tồi tàn làm bằng vải gai dầu[85]. Hơn thế nữa đang lúc thực hiện bố thí như vậy với thái độ thiếu ân cần cẩn thận.[86] Vào lúc sanh tàn thân diệt tù trưởng đã phải tái sanh chung với những kẻ thuộc giới Tứ Ðại Vương, ngược lại chàng trai bà la môn Uttara đã chu tất toàn bộ những gì phải làm liên quan đến rất nhiều nhiệm vụ của mình và đã tài phán cuộc bố thí và phân phát bố thí rất cẩn thận,[87] cậu ta được tái sanh[88] nơi cõi Tam Thập Tam. Lại đã xuất hiện cho chàng một thiên cung mười hai do tuần. Như là cách tri ân những gì chàng đã thực hiện, Tiến lại gặp trưởng lão Kumārakassapa cùng với thiên cung của mình, chàng xuống khỏi thiên cung đó, đảnh lễ với năm cử điệu kính lễ và rồi đứng lên thực hiện đảnh lễ kiểu anjali. Trưởng lão đã hỏi chàng với những đoạn kệ bắt đầu với: “ Như thiên vương”[89].

Giống như điện thiện pháp Sudhammā trong đó chư thiên cùng nhau an trú an bình, cũng giống vậy thiên cung này hiện lên trên không trung tỏa sáng khắp mười phương.

[90]. Vì đâu chàng có oai lực thần thông, ôi đấng oai lực vô song... .chàng có diện mạo tỏa sáng khắp mười phương?”

Với tâm tịnh tín vị thiên tử đó... phước nghiệp nào đã đem lại kết quả đến thế.

Thiên tử đó đã giải thích cho trưởng lão với các đoạn kệ sau đây:

“Khi còn sống kiếp con người giữa thế nhân, ta đã nhìn thấy[91] chàng trai bà la môn trẻ tuổi[92] của nhà vua Payasi; ta đã sẳn sàng rộng tay bố thí với tài sản của ta và rất quí trọng như một kẻ giới đức, với tâm tịnh tín ta đã bố thí vật thực và thức uống với lòng nhiệt tình cẩn thận - mọi lễ vật phong phú[93] trọn phần.

5-6. Do phước đức đó diện mạo ta... và sắc diện ta tỏa sáng khắp mười phương.”

Về điểm này:

1. Ðiện thiên vương (devarajassa): của dạ xoa. iện đường Sudhamma (sabbā Sudhammā): sảnh đường hội họp có tên như vậy. Tại nơi đó (yattha): nơi sảnh đường đó: Chàng đã cư trú (acchati): tại vị trong đó. Thiên chúng chư thiên (devasaṅgho): thiên chúng chư thiên nơi cõi Tam Thập Tam[94]. Rất hòa khí với nhau (samaggo): đoàn kết một lòng, đến với nhau.

4. [299] Con chính là chàng trai bà la môn Payasi (Pāyāsissa ahosiṃ māṇavo): con là[95] chàng thanh niên bà la môn, do còn trẻ tuổi. Ðã thực hiện nhiều nhiệm vụ[96] của một tù trưởng người Payasi, hơn nữa tên con được đặt là Uttara. Con đã rộng tay bố thí. (saṃvibhāgaṃ akāsiṃ): con đã rộng tay[97] hành động bằng cách bố thí tài sản con đã nhận được mà không sử dụng đến. “Bố thí đồ ăn thức uống” là những từ cuối cùng trong đoạn kệ này. Hay nói cách khác, “Con đã thực hiện bố thí rất dồi dào.” Bằng cách nào? - Rất cẩn thận, loại của thí nào vậy? – Thực vật và ẩm vật; đây chính là cách ta nên phân tích.

Phần diễn giải thiên cung của chàng Uttara (Pāyāsi) kết thúc[98] tại đây.

Như vậy Phần diễn giải ý nghĩa phẩm thứ sáu, là phẩm Pāyāsi được trang điểm với mười chuyện kể trong Chuyện Chư thiên ghi trong Tiểu Bộ, tức là phần Diễn Giải Ý Nghĩa Nội Tại cũng kết thúc ở đây.[99]

-ooOoo-


[1]. Chú giải Se Be giải thích là ubhatopasannaṃ còn bản văn ghi là upabhogasampannaṃ. ược niềm hoan hỷ to lớn; có nghĩa là hình như từ phía cha mẹ đôi bên của chàng.

[2]. Bản văn ghi thêm ca vào đây; còn Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[3]. Chú giải Se Be giải thích là dve jayampatikā còn bản văn ghi là jāyampatikā.

[4]. Chú giải Se Be giải thích là tato còn bản vănghi là ito.

[5]. Chú giải Be giải thích là dvādasayojanikaṃ. Còn bản văn Se ghi là dasayojanikaṃ. (Thiên cung) dài mười do tuần.

[6] Chú giải Be giải thích là kanakavimānaṃ (Se kaṇakavimānaṃ) còn bản văn ghi là vimanaṃ.

[7] . Chú giải Se Be Te Vv giải thích là pabhāsati còn bản văn ghi là pakasāti.

[8]. Chú giải Se Be giải thích là anantarasadisā ’va còn bản văn ghi là anantarasadisā, tuy nhiên chúng ta cũng thắc mắc không hiểu điều này có luôn diễn ra như vậy chăng. Vì điều này chẳng giải thích cũng như không thanh minh cho việc xác nhập một chuyện kể hoàn toàn đồng nhất trong mọi góc độ với chuyện kể trước đó. vì theo cách thức này toàn bộ những chuyện kể ở đây đều có thể được lặp lại y chang như nhau. và chúng ta có thể nghi ngờ vào thời ngài Dhammapāla một vấn đề khác nổi lên rất có thể đã biến mất hay đã bị quên lãng.

[9] . Chú giải Se Be Te Vv giải thích là pabhāsati còn bản văn ghi là pakasāti.

[10]. Chú giải Se Be giải thích là kiṅci kalaṃ còn bản văn ghi là kaṅci kalaṃ.

[11]. Sañchinnapattā; một cây đang rụng lá. Sañchinna (=samsīna), vào mùa thu, những lộc non và nụ hoa xuất hiện vào mùa xuân, những nhận định trong tự điển PED sv Sañchinna không chính xác mấy (NAJ)

[12]. Chú giải Se Be giải thích là naṃ còn bản văn ghi là taṃ.

[13]. Chú giải Be giải thích là phārusakakasaṭamissakaṃ (Se phārusakakasaṭaparimissakaṃ) còn bản văn ghi là phārukakasaṭamissakaṃ; xin đọc Chú giải VvA 142. Trái Ramontchi, hay pharusaka thường được biết đến là trái mận và tiếng Sinhale gọi là ugurāssa. Thường có hương vị làm se ngay cả quả đã chín; trái tròn mọng đen có nhiều hột và cây có gai.

[14]. Chú giải Se Be giải thích là sādhukaṃ udakaṃ adāsi còn bản văn ghi là madhura-udakaṃ adāsi.

[15]. Chú giải Se Be giải thích là na ciren’eva còn bản văn ghi là na cirass’ eva.

[16]. Chú giải Se Be giải thích là pallavitā kuḍumakakajātā còn bản văn ghi là sapallavitā.

[17]. salāṭu; một giai đoạn quả nhỏ xíu trước khi phát triển đầy đủ. Thường gọi là gāta ở tiếng Sinhale; EVvP có ghi từ mālasi (vl mālaki. Cả hai từ có nghĩa không rõ ràng. (NAJ)

[18]. Chú giải Se Be giải thích là aparimātaṃ phalaṃ còn bản văn ghi là aparimāṇaphalaṃ.

[19]. Chú giải Se Be giải thích là diṭṭhadhammikam pi samparāyikam pi còn bản văn ghi là diṭṭhadhammikasamparāyikam pi.

[20]. Chú giải Se Be giải thích là rājapurise còn bản văn ghi là purise.

[21]. pattiṃ dehi; xin đọc Chú giải pattidānaṃ, là vật cúng dường được hồi hướng. Xin đọc VvA 188, 190 ở trên, làm thế ngài cho phép ngươì khác tham gia vào thù thắng thiên giới xuất hiện do kết quả chính nghiệp phước đức em lại – xin đọc Chú giải PS p vii

[22]. Chú giải Se Be giải thích là disva; bản văn lại bỏ qua.

[23]. Chú giải Se Be Vv giải thích là veḷuriyatthambhā còn bản văn Be ghi là veḷuriyathambhā.

[24]. Chú giải Se Be Vv giải thích là rucakatthatā còn bản văn Te ghi là ruciratthatā.

[25]. Chú giải Be Te giải thích là khādasi còn bản văn Se Vv ghi là khādasī.

[26]. Chú giải Be giải thích là vagguṃ, Se Te Vv vaggū. Còn bản văn ghi là vaggu.

[27]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là tidasacarā còn bản văn ghi là tidasavarā; xin đọc Chú giải VvA tr vii1 trong đó ngài Hardy loại bỏ cách giải thích này.

[28]. Ca Be Vv cũng giải thích giống như một đoạn kệ; bản văn lại coi đó là hai đoạn trong khi đó Chú giải Se cho đó là một đoạn song lại giải thích hàng cuối cùng với đoạn kệ tiếp theo.

[29]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là phaladāyī còn bản văn ghi là phaladāyi.

[30]. Chú giải Se Vv giải thích là ujjugatesu còn bản văn Be Te ghi là ujugatesu.

[31]. Chú giải Be giải thích là pamodati còn bản văn Se Te Vv ghi là modati.

[32]. Chú giải Be xử lý dòng này thành một đoạn kệ riêng; trong khi đó có điều không rõ ràng là Chú giải Se lại coi đó là một phần của những đoạn kệ khác.

[33]. Chú giải Be giải thích là tav’evāhaṃ, đối với chính nhà ngươi thì ta. còn bản văn Se Te Vv ghi là that’ evāhaṃ.

[34]. Chú giải Se Be Vv giải thích là - sobhaggataṃ còn bản văn ghi là –sobhagyataṃ. Te - sobhāgyataṃ.

[35]. Chú giải Se Be giải thích là sukhācārā còn bản văn ghi là varā.

[36]. Bản văn ghi thêm phalaṃ ở đây; Chú giải Be Se lại bỏ qua.

[37]. Chú giải Se Be giải thích là uppajjanavasena còn bản văn ghi là upapajjanavasena.

[38]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là vipulaṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[39]. Chú giải Se Be giải thích là añño còn bản văn ghi là aññe.

[40]. Chú giải Vv ở đây đã in sai thành obhāsayaṃ.

[41]. Như ngài Hardy đã lưu ý trong Chú giải VvA 2921 đương nhiên, các từ này không thích hợp”. Tuy nhiên Chú giải Se Be đều đồng ý với bản văn. Cả ở đây lẫn ở chỗ khác, trong cách giàn xếp này.

[42]. Trong vấn đề nổi lên người ta cho rằng ngài chỉ là ‘vị Tỳ khưu nào đó’ và sau này ‘một vị trưởng lão’ trong lúc đó lại có điều không nhất quán đáng kể giữa những đồ bố thí dồi dào trong đoạn kệ này và của bố thí thực sự đã được dâng cúng - chỉ rõ cho thấy chúng ta cần đến bình luận chút ít ở đây - và chúng ta nên bắt đầu tìm cho ra trong tập Chú giải của ngài Dhammapāla thay vì vội vàng loại bỏ nhưng thiên cung này điều này xem ra cần kiên nhẫn rất nhiều.

[43]. Chú giải Be giải thích là purimavimānaṃ còn bản văn Se Te ghi là heṭṭhaā vimaānaṃ; Chú giải Vv lại đưa ra toàn bộ đầy đủ những đoạn kệ trong thiên cùng này.

[44]. Chú giải Se Be giải thích là pātiyā còn bản văn ghi là bhājane.

[45]. Chú giải Se Be giải thích là pakkhāmi còn bản văn ghi là pakkami.

[46]. Chātajjhattassa – không phải chāta + ajjhatta (tiếng Phạn ghi là adhyātaman ‘adhi+atman) như tự điển PED đã gợi ý sv chāta nhưng là chāta + jhata (xuất phát từ √kṣi) - NAJ

[47]. Chú giải Se Be giải thích là devacārikaṃ cānto mahatiyā devidhiyā virocamānaṃ disva; còn bản văn lại bỏ qua.

[48]. Chú giải Se Te Vv giải thích là veḷuriyatthambhā còn bản văn Be ghi là veḷuriya-thambhā.

[49]. Chú giải Se Be Vv giải thích là rucakatthambhā còn bản văn Se ghi là veḷuriyathambhā.

[50]. Chú giải Se Be giải thích là evaṃ mahāthero tena devaputtena attano sucarittakamme pakāsite saparivārassa tassa dhammaṃ desetvā manussalikam āgato taṃ pavattiṃ sammāsambhuddhassa kathesi. Satthā taṃ aṭṭhuppattiṃ katvā sampattamahājanassa kethesi. Satthā taṃ desanā mahājanassa sātthikā ahosi ti; còn bản văn ghi là sesaṃ vutanayam eva.

[51]. Chú giải Be và đoạn kệ giải thích là vimānaṃ còn bản văn Se lại bỏ qua.

[52]. Chú giải Se Be giải thích là velaṃ oloketvā còn bản văn ghi là theraṃ olokento, tức là đứng nhìn vị trưởng lão.

[53]. Chú giải Be giải thích là aladdhabhāvaṃ, chàng chẳng dùng thứ gì hết, còn bản văn Se ghi là abhuttabhāvaṃ.

[54]. Chú giải Se Be giải thích là upakatthā vela còn bản văn ghi là upakaṭṭhāya velāya.

[55]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami.

[56]. Chú giải Se Be giải thích là ka còn bản văn ghi là tassa.

[57]. Trưởng lão Sāriputta và Mahāmoggallāna.

[58]. Chú giải Be giải thích pāpuṇimsu còn bản văn Se ghi là sampāpuṇiṃsu.

[59]. Chú giải Be giải thích là sūriyatthaṅgamanavelāyaṃ còn bản văn Se ghi là suriyatthaṅgamanavelāya.

[60]. Chú giải Se Be giải thích là there; còn bản văn lại bỏ qua.

[61]. Xin đọc Chú giải VvA 8tt, 220

[62]. Chú giải Be giải thích là yathā pī. Te yathā pī còn bản văn Se Vv ghi là yathāsi.

[63]. Chú giải Be giải thích là vagguṃ. Chú giải Te Vv giải thích là vaggū; còn bản văn Se ghi là vaggu.

[64]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là tidasacarā còn bản văn ghi là tidasavarā.

[65]. Bản văn Se cho đây là hai đoạn kệ. Còn Chú giải Be Vv lại cho là một đoạn.

[66]. Chú giải Se Be Te Vv và VI. 8 giải thích là malydharo

[67]. Chú giải Be Te Vv và VI.8 giải thích là suvattho còn bản văn Se ghi là suvāseso.

[68]. Chú giải Be giải thích là yathā pī. Te yathā pī còn bản văn Se Vv ghi là yathāsi.

[69]. Chú giải Be giải thích là vagguṃ. Chú giải Te Vv giải thích là vaggū; còn bản văn Se ghi là vaggu.

[70]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là tidasacarā còn bản văn ghi là tidasavarā.

[71]. Bản văn Se cho đây là hai đoạn kệ. Còn Chú giải Be Vv lại cho là một đoạn.

[72]. Cho dù đoạn kệ 5 trong thiên cung này có khác đôi chút so với thiên cung trước và không thấy khẳng định trong SOM 132 - có điều rõ ràng là từ “mới” ở đây có nghĩa là cần được diễn giải, và chẳng nhận được lời diễn giải nào cả.

[73]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[74]. Chú giải Be giải thích là Ca; còn bản văn lại bỏ qua.

[75]. Chú giải Se Be giải thích là theresu còn bản văn ghi là mahātheresu.

[76]. Chú giải Se Be giải thích là attano attano còn bản văn ghi là attano.

[77]. Bản văn ghi thêm ’va ở đây; còn bản văn Se Be lại bỏ qua.

[78]. Chú giải Be giải thích là mahatā janakāyena còn bản văn Se ghi là mahājanakāyena.

[79]. Việc từ chối một thế giới như vậy tồn tại tạo nên một phần tà kiến của Pāyāsi và cũng tạo thành điểm đặc trưng cơ bản tà kiến nêu trên.

a. D ii 316-358.

[80]. Chú giải Se giải thích là candimasuriyūdāharaṇādhīhi (Be –sūriyū-) còn bản văn ghi là –suriyu-; ví dụ coi mặt trời mặt trăng làm bằng chứng cho sự hiện hữu cõi đời sau được thấy đề cập đến trong D ii 319.

[81]. Chú giải Se Be giải thích là -hetūpamaālaṅkataṃ còn bản văn ghi là -hetusamalaṅkataṃ.

[82]. Chú giải Se Be giải thích là diṭṭhisampadāyaṃ patiṭṭhāpesi còn bản văn ghi là diṭṭhisampadāya patiṭṭhapesi; Tuy nhiên chánh kiến đó chỉ là trần tục mà thôi và ngựơc lại với chánh kiến siêu thế của vị đồ đệ (sāvaka) đó chính là thị kiến Tứ Diệu Ðế – xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 72.

[83]. Chú giải Se Be giải thích là –kapaṇaddhikādīnaṃ còn băn văn ghi là -kapaṇiddhikādīnaṃ.

[84]. Chú giải Se Be giải thích là bilaṅgadutiyaṃ còn bản văn ghi là -kapaniddhikādīnaṃ.

[85]. Chú giải Be giải thích là sāṇani còn bản văn Se thokāni; D ii 354 giải thích là therakāni kèm theo nhiều Chú giải khác vll xem ra tất cả đều không rõ ràng, và DA 814 giải thích là thūlāni, có nghĩa là thô, ráp, thô lỗ v.v…

[86]. Chú giải Be giải thích là asakkaccadānaṃ còn bản văn Se ghi là asakkacca dānaṃ

[87]. Chú giải Be giải thích là sakkaccadānaṃ còn bản văn Se ghi là sakkaccanaṃ dānaṃ.

[88]. Chú giải Se Be giải thích là upapanno còn bản văn ghi là uppanno.

[89]. Yā devarājassā ti ādi; Chú giải Be lại bỏ qua.

[90]. Chú giải Vv chèn thêm một đoạn kệ phụ nữa (= VI. 91) vào vị trí này. Chú giải Se Be Te SOM lại bỏ qua.

[91]. Chú giải Se Be Vv giải thích là ahosiṃ còn bản văn Te ghi là ahosi.

[92]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là māṇavo còn bản văn ghi là mānavo.

[93]. Bản văn Se cho đây là hai đoạn kệ. Còn Chú giải Be Vv lại cho là một đoạn.

[94]. Tāvitiṃsadevakāyo; ta có thể giải thích điều này là “một bộ phận chư thiên đang cư trú tại cõi Tam Thập Tam’. Theo tôi hiểu chẳng có bản văn Kinh Phật hay Chú giải giải nào giải thích chư thiên nào khác hơn là những kẻ dưới quyền dạ xoa. Hơn thế nữa có điều rất rõ ràng là từ các chuyện kể này chỉ có cõi Tam Thập Tam mới chứa đựng được nhiều người hơn là những chúng sanh hiện ở trong cõi này. Chuyện kể thiên cung của Guttila cũng chỉ nói tới ba mươi sáu nơi cư trú chư thiên devadhitas trong đó mỗi người lại kèm theo đoàn tuỳ tùng riêng của mình gồm cả ngàn tiên nữ – và khả năng là chư thiên niên trưởng thuộc cõi Tam Thập Tam sẽ cai quản những chúng sanh này nơi cõi đó. Không hiểu toàn bộ chúng sanh nơi cõi này, hay chỉ đơn giản các chư thiên niên trưởng tụ nơi Pháp đường này lại không được khẳng định. Nhưng thực chất vị Phạm Thiên Sanamkumara đã tự biến thân tới ba mươi ba lần đang lúc nói chuyện với chư thiên niên trưởng này (D ii 211) đương nhiên đã không bị loại ra khỏi khả năng có thể diễn ra. và như ta đã lưu ý ở trên trong VvA 257 thì tứ đại thiên vương hình như thường hay xuất hiện kèm theo với chính những đoàn chư thiên này khi họ ngồi tại đó.

[95]. Chú giải Be giải thích là ahosiṃ còn bản văn Se lại ghi là ahosi.

[96]. Chú giải Se Be giải thích là kiccākiccakaro còn bản văn ghi là kiccakaro.

[97]. Chú giải Be giải thích là saṃvibhājanaṃ còn bản văn Se ghi là saṃvibhāgaṃ.

[98]. Chú giải Be giải thích là Uttara(pāyāsi)vimānavaṇṇanā niṭṭhitā còn bản văn Se ghi là Uttaravimānavaṇṇanā; xin đọc Chú giải Vv tr. 1101-5

[99]. Chú giải Be giải thích là Iti Paramatthadīpaniyā Khuddakaṭṭhakatāya Vimānavatthusmiṃ dasavatthu paṭimaṇditassa chaṭṭhassa Pāysivaggassa atthavaṇṇanā niṭṭhitā còn bản văn ghi là niṭṭhitā ca chaṭṭhavaggavaṇṇanā. Chú giải Se giải thích là chaṭṭhavaggavaṇṇā niṭṭhitā.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Thủ Đức, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-08-2007