Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Chú giải CHUYỆN CHƯ THIÊN
Vimānavatthu-aṭṭhakathā

 Bản Pāli: ĀCARIYA DHAMMAPĀLA
Bản Anh dịch: PETER MASEFIELD
Bản Việt dịch: TỲ KHƯU THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


  II

PHẨM CITTALATĀ
[CITTALATĀ VAGGA]

*

2. 1 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NỮ TỲ
[Dāsivimānavaṇṇanā
[1]]

“Chẳng khác nào Dạ Xoa, Chúa Tể Chư Thiên”. Ðây chính là Thiên Cung của Nữ Tỳ được thuật lại trong Chương thứ hai. Chuyện kể[2] này có xuất xứ như thế nào?

Khi Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong cánh Rừng Kỳ Viên (Jeta) có một thiện nam kia, là cư dân sống trong thành Sāvatthi, vào buổi tối đã đi tới thiền viện kia cùng với các thiện nam tín nữ khác và khi đám người này xuất hiện tại thiền viện, họ đã tới gặp vị Thiện Thệ và nói. “Bạch Thế Tôn, kể từ nay trở đi, con sẽ cúng dường bốn xuất vật thực định kỳ cho Tăng Ðoàn”. Thế rồi Ðức Thế Tôn thuyết pháp thoại cho thiện nam đó hợp với hoàn cảnh thực tế và cho thiện nam đó về nhà. Ông ta thông báo Tỳ khưu được giao nhiệm vụ cung cấp vật thực cho tăng đoàn nói rằng, “Bạch thầy, con đã ấn định cúng dường bốn xuất vật thực vĩnh viễn cho Tăng Ðoàn, từ ngày mai trở đi, xin chư vị tôn giả cứ lại tịnh xá của con để lãnh vật thực cúng dường đó.” Thế rồi người đó trở về nhà và dặn nữ tỳ về thoả thuận đó nói rằng, “Con phải rất siêng năng chăm chỉ thực hiện cho ta công việc này.” “Thưa vâng, được lắm,” nàng đồng ý nhận lời. Tự bản chất nàng có niềm tin xâu xa, muốn thực hiện phước đức và có giới đức tốt; chính vì thế mỗi ngày nàng thức dậy rất sớm sửa soạn những vật thực và thức uống tuyển chọn nhất, dọn dẹp cẩn thận chỗ ngồi cho chư vị Tỳ khưu, lau chùi cẩn thận sàn nhà với nước hoa[3] và sửa soạn chỗ ngồi cho chư vị Tỳ khưu ấy. Khi chư vị Tỳ khưu tới nơi nàng liền dẫn chư vị tới ngồi vào vị trí đó, đảnh lễ chư vị ấy, cúng dường chư vị với hương nhang và đèn cầy và rồi lại hầu hạ Tỳ khưu rất cẩn thận. Thế rồi một ngày kia khi chư vị Tỳ khưu đã dùng bữa xong nàng liền tiến đến gặp chư vị đó nói rằng, “Bạch thầy bằng cách nào ta có thể thoát khỏi đau khổ tái sanh v.v...? Một số chư vị Tỳ khưu liền cho nàng thọ Tam Qui và Ngũ Giới giảng giải cẩn thận cho nàng về bản chất thật sự của thân[4], kích động cho nàng nhận ra những gớm ghiếc[5] thể xác, một số chư vị khác lại thuyết pháp thoại liên quan đến vô thường. Nắm giữ ngũ giới trong suốt mười sáu năm và thỉnh thoảng nàng còn tập trung thiền niệm cao độ. Một ngày nọ nàng đã được hưởng lộc rất lớn do lắng nghe Phật Pháp đem lại, nàng thực hành thiền Minh Sát lại nhờ tri kiến[6] của nàng đạt đến dị thục và nàng đã chứng đắc thánh quả Nhập Lưu.

Nàng qua đời không lâu sau đó[7] và tái sanh thành thiên nữ chuyên hầu hạ cho Dạ Xoa, Chúa Tể các Chư Thiên. Ðược tiêu khiển với sáu mươi ngàn nhạc cụ và có đoàn tuỳ tùng tiên nữ[8] vây quanh hầu hạ, nàng dạo quanh tiêu khiển an nhàn trong công viên hòa tấu nhạc khí tổ chức đại hội[9]. Cùng với đoàn tuỳ tùng, nàng hân hoan vui vẻ được hưởng thù thắng thiên giới to lớn. Trưởng Lão Mahāmoggallāna đã chứng kiến cảnh nàng được hưởng vui thú theo cách đã mô tả ở trên, [93] liền hỏi nàng như sau:

1.“Không khác gì Dạ Xoa, Chúa Tể các Thiên Nữ, nàng đang tản bộ khắp trong cánh rừng Cittalatā, được tán dương ca tụng từ khắp tứ phương[10] với những đám đông thiên nữ, toả sáng khắp mười phương với ánh sáng vinh quang trông giống như Dược Vương Tinh[11].

2. Do đâu nàng có sắc đẹp siêu phàm đến như vậy? Vì lý do gì nàng đã chu tất được sắc đẹp như vậy ngay tại cõi đời này và được tái sanh nơi cõi đó với bất kỳ lạc thú mà lòng nàng thường ấp ủ mong muốn?. Do đâu nàng có được hào quang tinh tuyền vượt trội hẳn các thiên nữ khác. Do đâu toàn bộ tứ chi nàng tỏa sáng khắp mười phương thiên hạ?

3. Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực, phước đức gì nhà ngươi đã thực hiện khi còn là người giữa thế nhân? Do đâu nàng có được oai lực to lớn và sắc đẹp nàng sáng chói khắp mười phương đến như vậy?

4. Khi Moggallāna hỏi thiên nữ đó, lòng nàng tràn ngập hạnh phúc và sung sướng, thiên nữ đó đã giải thích câu hỏi ngài đã đặt ra, về phước đức nào nàng đã thực hiện hầu đem lại phước quả to lớn đến như vậy.

Ðây là điều thiên nữ đã trả lời:

5. “Khi ta còn làm kiếp người giữa thế nhân, ta chỉ là một nữ tỳ, luôn phục vụ mọi người khác[12] trong gia đình.

6.Là đồ đệ[13] của Ðức Phật Cồ Ðàm đại hiển vinh, thành công nhờ nỗ lực xuất gia theo giáo pháp và nhờ nỗ lực liên tục [14].

7.Cho dù thân xác này có bị hủy hoại, sẽ không hề giảm sút sức chuyên tâm. Chánh đạo gồm Ngũ Giới tu tập đem lại hạnh phúc lớn, là con đường đẹp đẽ tốt đẹp thay.

8. Con đường đó không chông gai, không lưới bẫy thẳng tắp mọi người thành tâm đều am hiểu. – hãy nhìn ngắm kết quả những kẻ chuyên cần được hưởng dù chỉ là một phụ nữ tiểu thân cũng đạt đến được.

9. Nay con[15] được trở thành người bầu bạn với Dạ Xoa Thiên Chủ, người duy trì mọi quyền năng kiềm chế. Sáu mươi ngàn tiếng nhạc tơ đồng hoà tấu, nhằm thức tỉnh con khỏi bến mê.

10. Nào là Alamba[16], Gaggara[17], Bhīma, lại còn cả Sādhuvādin[18] và Saṃsaya, Pokkhara rồi Suphassa cùng với các Vīṇāmokhā cùng các phụ nữ khác.

11. Kể cả Nandā cũng như Sunandā, Soṇadinn[19] và Sucimhitā [20], Alambusā, Missakesī[21] và Puṇḍarīkā là các

nàng tiên khác[22].

12. [94] Eṇiphass[23], Suphassā và Subhaddā, Muduvādinī[24]- những vị này cùng nhiều nàng tiên khác nữa đều mang thân phận tiên nữ đáng kính yêu đã nhuần thấm giác ngộ.

13. Ðến đúng thời điểm, đúng thời gian các tiên nữ vẫn đến cùng ta và kính cẩn thưa gửi[25] nói rằng: để chúng em nhảy múa, ca hát đờn ca làm vui lòng cho chị!”

14. Kể cả nàng Nandana, đã thoát sầu khổ và tràn trề sướng khoái, Ðại Lạc Viên nơi cõi Tam Thập Tam, chỉ dành riêng cho những ai làm phước đức, còn những kẻ chây lười thì chẳng được gì.

15. Ðối với những hạng người không thực thi phước đức, cả trên đời này lẫn đời sau đều không hưởng hạnh phúc, ngược lại những ai đã kiên tâm thực thi phước đức sẽ được hưởng hạnh phúc ngay trên cõi đời này lẫn đời sau nữa.

16. Vậy những ai mong có được chúng bạn hiền giao kết hãy thực hiện dầu chỉ một thiện nghiệp nhỏ nhoi. Vì những kẻ chuyên cần thực hiện phước đức được vui sướng và hân hoan nơi thiên giới.”[26]

Về điểm này:

1. Còn sánh ngang bằng với Dạ Xoa, vua chư thiên nữ (api Sakko va devindo): từ “ngay cả” (api) là tỏ lòng tôn kính; từ ‘giống như’ (iva) được dùng sau vần đọc lướt là ‘i’[27] như là một cách so sánh, chính vì thế ý nghĩa ở đây đương nhiên là Dạ Xoa hùng mạnh, chúa tể chư thiên. Ðược sánh ngang bằng với Dạ xoa[28] được khẳng định ở đây để chứng tỏ cho thấy thù thắng của đoàn tuỳ tùng thuộc tiên nữ này3. Một số người cho rằng từ api ở đây chỉ là một tiểu từ. Trong cánh rừng Cittalatā (Cittalatāvane): trong khu vườn thượng uyển của chư thiên có tên gọi là cánh rừng Cittalatā vì cánh rừng xuất hiện là do oai lực của những phước đức của một tiên nữ có tên gọi là Cittā[29], hay nói cách khác[30] do tính chất sung mãn nơi những cây leo đầy màu sắc (cittānaṃ) v.v... đã đem lại nhiều loại hoa quả đầy màu sắc đặc biệt v.v... [31]

5. Sẳn sàng phục vụ hết mọi người (parapessiyā): luôn sẳn sàng phục vụ các thành viên khác trong gia đình liên quan đến công tác này công tác nọ. Có nghĩa là người đó sẳn sàng phục vụ[32] những thành viên khác.

6. Vì đối với ta, nàng đã trở thành gương từ bỏ theo giáo pháp phải thực hiện như vậy (tassā me nikkamo āsi sāsane tassa tādino): vì đối với nàng trong lúc là một nữ tỳ như vậy, ta đã trở thành đồ đệ của Đức Phật là người có phước do ngũ nhãn[33] của ngài đem lại, bằng cách nắm giữ ngũ giới và có tâm luôn gắn liền việc thực hành chủ đề thiền[34] trong suốt mười sáu năm qua, [95] đã (āsi = ahosi, một dạng ngữ pháp hoán chuyển), đã xuất hiện, đã khởi sanh với ta (me = mayham, một dạng ngữ pháp hoán chuyển), do cách thức gắn kết với tâm, gắn kết tâm cố định, đắm chìm trong chủ đề thiền – nơi chánh tinh tấn được gọi với tên “từ bỏ” hay ‘xuất ly” (nikkamo) do việc xuất gia đem laị (nikkhamanena) điều này liên quan đến hành vi loại bỏ các lậu hoặc - nơi giáo pháp ta gọi là, ba mươi bảy pháp giác ngộ xuất hiện, là người được hưởng thù thắng có liên quan đến những đặc tính như thoải mái thuộc Ðạo Sư chỉ vẽ cho.

7 - 8. Tuy nhiên để chứng tỏ cho thấy các thức góc độ của ‘hành vi từ bỏ’ diễn ra[35] như thế nào, có lời nói rằng, ‘Cầu mong sao cho thân xác này dẫu có bị tan rữa cũng sẽ từ đó không hề giảm sút chuyên tâm”, đây chính là ý nghĩa[36] cần được hiểu ở đây; ta luôn nhiệt tâm hành thiền Minh Sát, biến tâm luôn nhiệt tình với đủ loại tinh tấn. “Ước mong thân xác này cho dù có bị hủy hoại, ước mong nó tồn tại vĩnh viễn[37], ngay cả như vậy, không hề bận tâm chú ý cho dù là điều nhỏ mọn trong đó, ta luôn theo đuổi chủ đề thiền này, đơn giản không hề suy giảm, không được giảm nguôi[38] tập trung đầy đủ nghị lực. Thế rồi với lòng đầy nhiệt huyết thực hiện hành thiền minh sát theo cách đã nói ở trên nàng cho biết bằng đoạn kệ tiếp theo sau đây cho thấy lợi thế có được:

“Chánh đạo tu tập ngũ giới chỉ đem lại hạnh phúc, quả là điều tốt đẹp, không hề khó khăn chông gai, không hề có lưới bẫy, mà thẳng tắp đã được chư vị Thiện Thệ hướng cho biết – hãy nhìn xem quả từ bỏ người phụ nữ bình thường cũng chứng đắc được ra sao.

Ðây chính là ý nghĩa ngắn gọn: chánh đạo kết hợp với việc tu tập nắm giữ ngũ giới vì chánh đạo đó chỉ có thể chứng đắc như là điều hỗ trợ cho việc tu tập[39] ngũ giới mà ra, đó là năm phần tu tập được thực hiện bằng cách nắm giữ những giới luật đó một cách kiên trì và chỉ bằng cách chu toàn[40] được những điều đó đã xuất hiện nơi sanh mệnh chúng ta, khiến cho chúng ta được hạnh phúc, điều đó chỉ mang lại hạnh phúc (sotthiko), vì đây chính là điều gây ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc[41] ở mọi góc độ và vì nó đem lại cho ta trạng thái tốt lành[42], là điều vô cùng tốt lành vì không có những trạng thái tâm linh bị tàn phá giầy xéo cả và vi lý vì việc chứng đắc an tịnh tâm linh. [96] Không có chông gai cản trở do chẳng còn tham dục cản trở, cũng không còn cản trở do lậu hoặc đem lại, do tà kiến ảnh hưởng, và do tà hạnh đem lại. Thánh đạo đó hoàn toàn bằng phẳng do không còn những nguyên nhân đó khiến cho cong vòng, khó khăn và khúc khuỷu, và lại do chính các vị thiện thệ mách bảo vì chánh đạo này lại do chính các vị Sappurisas[43] như các Đức Phật v.v... - hãy nhìn ngắm qua những vị xuất ly, với tinh tấn đã đề cập đến ở trên, bằng cách đó lại trở thành những phương tiện nhờ đó một người phụ nữ bình thường chỉ bằng mưu kế là hai bàn tay[44] cũng có thể đạt đến chánh đạo đó – nàng đã nói với Dạ Xoa theo cách này.

9. Ta đặt hết niềm tin vào Thiên Vương, vào Dạ Xoa, vào đấng nắm quyền kiểm soát (āmatanikā rañño’ mhi Sakkassa vasavattino): ngài là đấng ‘nắm quyền kiểm soát’ (vasavattī)[45] qua việc duy trì (vattanato) nguyên trạng tự kiềm chế (sayaṃ vasībhāvena), hay nói cách khác vì ngài tạo ra quyền kiểm tra (vasaṃ), quyền năng của ngài, phải được nắm giữ (vattetti)3 nơi cả hai cõi Phạm Thiên[46]; đối với kẻ duy trì quyền kiểm soát, của Dạ Xoa vua chư thiên, ta rất vững niềm tin (āmantanikā), là người thích hợp để cho ta đối thoại, hay nói cách khác là người được mời (āmantetabbā) khi đến thời điểm tiêu khiển. Hãy nhìn xem kết quả xuất ly, kết quả chánh tinh tấn đã đề cập đến ở trên là như thế nào – đây chính là điều cần được phân tích - có năm loại nhạc cụ được tấu lên – có loại trống bịt da một đầu, loại trống bịt da cả hai đầu, v.v... [47] - nổi lên những âm thanh như một người có mười hai vốc tay đầy, tạo thành sáu mươi. Hơn thế nữa, liên quan đến những điều này, giờ đây đã lên tới hàng ngàn thứ nhạc cụ vây quanh hầu hạ và tỏ lòng kính trọng ta mà có lời nói rằng, “Có tới sáu mươi ngàn nhạc cụ thức tỉnh ta dậy” ở đây, thức tỉnh ta (paṭibobhaṃ): thức tỉnh với niềm hân hoan và hạnh phúc (nơi ta).

10. Ālamba (Ālambo) v.v... họ cho rằng đây chính là những tên đặt cho các devaputtas chơi những nhạc cụ, nhưng đây cũng là tên các nhạc cụ nữa[48]. Vīṇāmokkhā v.v... lại là tên các nữ chư thiên (devadhītās).

11. Sucimhitā (Sucimhitā): là vị tiên nữ có nụ cười thật tươi[49], hay nói cách khác đây[50] chính là một tên gọi.

12. Muduvādinī (Muduvādinī): nàng được gọi với tên là ‘Muduvadini’ (có giọng nói ngọt ngào) vì nàng ăn nói thật êm dịu khẽ khàng (mudunā ’va vadato), là người tự bản chất có tiếng nói nhẹ nhàng (mudukaṃ ativiya vādanasīlā)[51]; hay nói cách khác đây chính là một tên gọi. Vẫn đáng yêu hơn nữa seyyā = seyyatarā (ây là cách so sánh kép). Có các tiên nữ (accharānaṃ): là những tiên nữ đáng khâm phục, trong số đoàn hợp xướng. Là những người đã giác ngộ (pabodhikā): là những kẻ thực hiện công việc thức tỉnh[52] thiên hạ.

13. úng thời điểm (kālena): vào thời điểm thích hợp và đã được ấn định. Tuyên bố một cách trang trọng (abhibhāsanti): nói (bhāsanti) thẳng vào mặt ta (abhimukhā), hay cảm thấy khoái cảm trong đó (abhiratā hutvā). [53] để chứng tỏ cách thức họ nói như thế nào., “Nào, hãy đến đây khiêu vũ, hãy ca sướng; nào chúng ta hãy đến để giúp nàng tiêu khiển!’

14. [97] Nơi này (idaṃ): đây là nơi ta đã chiếm được. (là nơi) Thoát khỏi mọi sầu muộn (asokaṃ): không còn sầu khổ do xuất hiện[54] nhiều hình thái đem lại điều dễ chịu, dịu dàng, thân thiện và thích thú, từ đó ta biết đến vị trí này có tên là “Nandana”[55] do tính chất làm gia tăng niềm vui sướng[56] liên tục. Là cánh rừng vĩ đại thuộc cõi Tam Thập (Tidasānaṃ mahāvanaṃ) là một vườn thượng uyển vĩ đại và quang vinh thuộc các chư thiên và thuộc cõi Tam Thập Tam.

Sau khi đã khẳng định một cách đặc biệt thù thắng thiên giới thuộc loại như vậy có thể chứng đắc được do những phước đức chỉ mình nàng thực hiện trên cõi đời này, nàng đã thốt lên đoạn kệ (bắt đầu như sau:) “Ðối với những kẻ đã thực hiện phước đức được sung sướng đến như vậy.” chứng tỏ cho thấy điều này chỉ làm được khi còn ở cõi đời này. Thế rồi nàng lại thốt lên một đoạn kệ kết thúc như sau:) “Ước mong rất nhiều người có thể thực hiện được phước đức này) những kẻ nào muốn kết thân với nhau nơi chánh đạo này” diễn giải pháp thoại theo cách chung chung mọi người đều ước muốn có được vị trí trên thiên giới mà chính nàng đã chứng đắc.

16. Thuộc về họ (tesaṃ): thuộc về các thiên nữ nơi cõi Tam Thập Tam. ối với những kẻ ước được bầu bạn chung với nhau (sahavyakāmānaṃ): những kẻ nào muốn được ở cùng họ, vì đây thuộc sở hữu cách hiểu theo nghĩa mà một tác nhân[57]. Sahavo (?đi kèm theo) những kết quả từ (chữ) saha (với) và tiểu từ va; sahavyaṃ (hạn hữu) là một từ trừu tượng, cũng như ta cho là viriyaṃ (sức mạnh) cũng là từ trừu tượng của từ vīra (mạnh khoẻ) [58].

Như vậy khi vị thiên nữ đó đã làm rõ những phước đức của nàng thì trưởng lão đã thuyết pháp thoại với nàng cùng với đoàn tuỳ tùng các nàng[59] tiên nữ, đã quay trở lại từ thiên giới và ngài đã thông báo cho Ðức Thế Tôn về biến cố đó. Ðức Thiện Thệ coi đó như là một vấn đề nổi lên và thuyết pháp cho đám người tụ họp lại tại đó. Giáo Pháp này đã đem lại lợi ích cho cả những người trên cõi đời này và cả chư vị thiên nữ thuộc thiên cõi nữa.

Phần Chú giải Thiên Cung của Nữ Tỳ kết thúc tại đây.

2.2 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NÀNG LAKHUMĀ
[Lakhumāvimānavaṇṇanā]

“Với diện mạo xinh đẹp vô song”. Ðây chính là Thiên Cung của nàng Lakhumā. Chuyện kể[60] này có lai lịch nguồn gốc như thế nào?

Bấy giờ, Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Benares, ngay tại cổng dẫn vào thành này có một cổng tên là Ngư Phủ Môn. Một ngôi làng tọa lạc gần thành đó cũng có tên là Ngư Phủ Môn[98] trong ngôi làng đó có một thiếu phụ tên là Lakhumā, nổi tiếng là người có đức tin với tâm tịnh tín và được trời ban cho trí thông minh khác thường. Nàng nhìn thấy[61] một số chư vị Tỳ khưu đang tiến vào làng qua cổng thành đó, nàng đã đảnh lễ chư vị đó, dẫn các ngài về nhà mình và bố thí chư vị đó mỗi người một muỗng vật thực.[62] Và với niềm tin gia tăng do thực hiện nhiều lần cùng một việc bố thí như vậy nàng đã cho xây phạn xá[63] và giới thiệu cho chư vị Tỳ khưu vào đó để nghỉ ngơi và cung cấp nước uống và rửa chân tay cho mát mẻ. Và[64] bất luận cơm nước, bánh Kummāsa[65] và bánh xanh v.v... đều được tiếp đãi tại phạn xá này, sau này nàng còn dâng cúng cho chư vị Tỳ khưu phạn xá này nữa. Nàng đến nghe Pháp Thoại trước sự hiện diện[66] của chư vị Tỳ khưu, nàng đã được an trú tam qui và ngũ giới và nàng đã chuyên tâm tu tập các đề tài thiền quán, nàng đã học được. Chẳng bao lâu sau, do tạo được đủ mọi điều kiện cần thiết nàng đã an trú thánh quả Nhập Lưu.

Sau này nàng đã qua đời và được tái sanh nơi thiên cung lớn ngay cõi Tam Thập Tam. Và còn có một đoàn tuỳ tùng gồm cả ngàn tiên nữ. Ðầy hoan hỉ nàng đã ngao du khắp nơi thọ hưởng thù thắng thiên giới tại đó. Trong một chuyến chu du thiên giới ngài trưởng lão Mahāmoggallāna đã hỏi nàng bằng những đoạn kệ bắt đầu như sau: “Nàng là ai mà đứng với sắc diện xinh đẹp vô song đến thế. Mọi chi tiết đều giống như những gì đã được đề cập đến ở trên[67] vì lý do đó có lời nói[68] rằng:

Nàng thiên nữ với sắc diện xinh đẹp vô song đang đứng đó toả sáng khắp mười phương trông giống như vị Dược Vương Tinh[69]

Do đâu nàng có được sắc diện xinh đẹp đến thế? Do nàng đã làm thực hiện phước đức gì trên cõi đời này và ở cõi đó đã xuất hiện cho nàng bất kỳ điều vui thú nào lòng nàng hằng ấp ủ bấy lâu nay?

Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy tràn uy lực cao cả, nhà ngươi đã thực hiện nghiệp nào khi còn sống nơi cõi chúng sanh thế? Do phước đức gì nhà ngươi đã thực hiện khiến cho uy lực nhà ngươi chiếu sáng và diện mạo nhà ngươi tỏa sáng khắp mười phương?

Nàng thiên nữ ấy, lòng tràn đầy hoan hỷ chính trưởng lão Moggallāna hỏi nàng một câu, nàng đã giải thích khi được hỏi cho biết nàng đã thực hiện phước đức nào hầu đem lại kết quả to lớn đến như vậy.

“Ngay tại lối ra Ngư Phủ Môn là nơi cư ngụ của ta; chính chư vị đồ đệ, là chư vị Ðại Trưởng lão đã đi ngang qua.

Ta đã cúng dường chư vị đó nào là cơm, bánh kummāsa, đậu xanh và rau tươi, tương chua mặn với tâm thanh thản và lòng kính trọng chư vị chân chánh[70].

[99] Vào những ngày mười bốn[71], ngày rằm và ngày mồng tám trong hai tuần có trăng đặc biệt là những ngày trong nửa tháng không trăng, ta liên kết với bồ tát tu thân.

Ta nắm giữ Bát quan trai giới ; ta luôn kiềm chế theo ngũ giới - nhờ kiềm chế thân và luôn sẳn sàng mở rộng cánh tay cúng dường, thế nên ta đã được trú ngụ trong thiên cung[72] to lớn này.

Ta kiềm chế không sát sanh và không nói ngụy ngôn sằng bậy. Ta đã lánh xa không trộm cắp của ai. Không phạm phải bất kỳ sai phạm nào và không dùng đồ gây nghiện.

Với tâm hân hoan ta tuân giữ ngũ giới tu hành[73] thánh đế, ta đã nghiên cứu nghiền ngẫm thật thông; ta đã trở thành đồ đệ của Vị Cồ Ðàm danh tiếng, là vị chánh giác.

Do đó sắc diện ta xinh đẹp, do đó ta đã thực hiện được điều đó trên cõi đời này và bất kỳ điều vui thú lòng nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay đã xuất hiện cho ta nơi cõi đó.

Ta công bố cùng chư Tỳ khưu đầy uy lực, phước đức nào ta đã thực hiện khi còn sống nơi cõi chúng sanh, do đó ta đã được tỏa sáng đến như vậy và có diện mạo tỏa sáng khắp mười phương.

Và thưa ngài trưởng lão, chính ngài cũng phải nhân danh ta[74] mà đảnh lễ Ðức Thế Tôn đầu cúi tận gót chân ngài và thưa với ngài mà rằng, “Thưa đấng Thiện Thệ, tín nữ có tên là Lakhumā xin thành kính đảnh lễ ngài đầu cúi rạp xuống tận chân ngài’ và quả thực nếu như Ðức Thế Tôn có tuyên bố cho ta được an trú với sa môn quả nào đó thì điều đó cũng không là gì.”

Ðức Thế Tôn đã tuyên bố nàng an trú nơi thánh quả Bất Lai.

Về điểm này:

5. Ngay tại lối ra Ngư Phủ Môn (Kevaṭṭadvārā nikkhamma): ngay tại lối ra khỏi Ngư Phủ Môn.

6. ậu xanh (dākaṃ): đậu xanh để nêm nếm như thể là taṇḍuleyyaka[75] v.v... tương chua và mặn (loṇasovīrakaṃ): một loại nước chấm được pha chế với nhiều thành phần như trộn nhiều loại hạt v.v... ; ta cũng có thể coi đó như là loại nước để lên men với gạo.[76]

Vào lúc kết thúc những câu hỏi và câu trả lời nàng[77] đã chứng đắc thánh quả Bất Lai nhờ lắng nghe Giáo Pháp của vị trưởng lão.

Ðiều còn lại nên được hiểu chính xác giống như cùng một

cách đã đưa ra ở trên[78] như trong chuyện kể Thiên Cung của nàng Uttarā.

Phần Chú giải Thiên Cung của nàng Lakhumā kết thúc tại đây.

2. 3 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG NGƯỜI CÚNG DƯỜNG CƠM CHÁY
[Ācāmadāyikāvimānavaṇṇanā]

“Vì ngài còn đang du hành khất thực”. Ðây là chuyện kể về Thiên Cung[79] của người cúng dường cơm cháy. Chuyện kể Thiên Cung này[80] đã xuất hiện như thế nào?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Rājagaha, ngay tại vị trí cho Sóc Ăn trong Cánh Rừng Trúc. [100] Cũng vào thời điểm đó trong thành Rājagaha có một gia đình kia đã mắc phải bệnh dịch tả[81]. Toàn bộ các thành viên trong gia đình đã bị chết chỉ trừ một người phụ nữ sống sót. Vì sợ chết nàng đã từ bỏ tất cả tiền bạc lúa gạo và tất cả những gì liên quan đến gia đình đó[82] và bỏ chạy xuyên qua một kẽ nứt của bức tường. Do thiếu thốn đủ thứ, nàng đã đi tới nhà một người trong vùng và xin tá túc tại nhà bếp nằm phía sau nhà. Bấy giờ vì thương hại nàng nên những thành viên trong gia đình đó đã biếu cho nàng cháo gạo, cơm chín và cơm cháy v.v... là những thứ xót lại trong nồi và nhờ lòng rộng lượng của họ mà nàng đã có thể sống xót[83] tại đó.

Vào thời điểm đó có trưởng lão Mahākassapa đã nhập thiền diệt trong suốt bảy ngày liên tục và khi ngài khởi xuất định, ngài trưởng lão đã suy nghĩ xem, ngày hôm nay ngài có thể giúp đỡ ai bằng cách nhận của thí (từ tay họ) và (từ đó) có thể giải thoát họ khỏi cảnh sầu khổ”, ngài đã nhìn thấy người phụ nữ đó đang sắp sửa qua đời và nàng có ác nghiệp khiến nàng sẽ phải tái sanh nơi hoả ngục. Vị trưởng lão liền nắm lấy cơ hội nghĩ rằng, “Khi ta đến gần người phụ nữ này chắc nàng sẽ bố thí cho ta phần cơm cháy nàng đã nhận cho chính mình, nhờ hành vi bố thí đó nàng có thể tới được cõi Hóa Lạc Thiên. Khi ta đã giải thoát nàng khỏi tái sanh nơi hỏa ngục, nào ta hãy tới đó và tạo cho nàng được hưởng thù thắng thiên giới!” Và ngay buổi sáng sớm hôm đó trưởng lão đã ắp y cà sa và mang theo bát khất thực và rồi i tới nơi nàng đang tá túc.

Ngay lúc đó Dạ Xoa, Chúa tể chư thiên đã bầy ra trước mặt ngài với đủ mọi vật thực thiên giới và đủ thứ hương vị thơm ngon cùng những gia vị đặc sắc, trưởng lão đã nhận ra ý đồ của Dạ Xoa và từ chối không nhận những đồ cúng dường đó nói rằng, “Thưa ngài Kosiya, nhà ngươi thực hiện những phước đức đó làm gì thế, tại sao nhà ngươi lại hành động như vậy? Xin chớ làm hỏng dịp may của những kẻ đang phải chịu nỗi bất hạnh lớn lao.!”[84] Và rồi trưởng lão đứng ngay trước mặt người phụ nữ đó, “Vị trưởng lão này quả có rất nhiều oai lực, ở đây ta chẳng có vật thực[85] cứng cũng như mền xứng để cúng dường cho ngài. Ta không dám cúng dường cho ngài thứ này chỉ là thứ cơm cháy thừa nhạt nhẽo, lạnh lẽo và chẳng có hương vị gì cả lại đầy bụi bẩn và để trong chiếc tô lót cỏ khô bẩn thỉu như vậy”. [101] Và nói rằng, “Bạch tôn giả xin ngài tiến gần lại đây!” Trưởng Lão chỉ di chuyển có một bước và rồi dừng lại, những thành viên trong gia đình đó cũng dâng lên trưởng lão những thức ăn tuyệt hảo, song ngài đã khước từ không nhận. Người phụ nữ đang trong cảnh khốn khổ đó nhận ra rằng ngài trưởng lão đến đây là để giúp một mình nàng mà thôi và ngài ước muốn nhận một chút gì đó của chính nàng dâng cúng với lòng tịnh tín và đầy vẻ tôn kính nàng đã đổ mớ cơm cháy đó vào bát của ngài. Còn trưởng lão, để có thể gia tăng lòng tịnh tín cho nàng[86], đã ra hiệu[87] cho thấy ngài sẽ dùng của thí đó. Dân chúng đã sửa soạn cho ngài một chỗ ngồi, trưởng lão đã ngồi trên đó và ăn phần cơm cháy ngài đã nhận từ tay người phụ nữ khốn khổ, ngài còn uống thêm một chút nước[88], ặt bát khất thực xuống và tỏ lòng cám ơn[89], tiếp theo sau đó ngài nói với người phụ nữ đang phải trải qua kiếp sống khổ cực biết trong ba kiếp trước thì hai kiếp ngươi đã là mẹ của ta và thế rồi ngài ra đi. Và vì lý đó nàng đã tỏ lòng tịnh tín hết mức và kính trọng trưởng lão vô hạn và nàng đã qua đời ngay trong đêm đó và rồi xuất hiện làm bầu bạn với các chư thiên nơi cõi Hoá Lạc Thiên giới. Thế rồi Dạ Xoa, Chúa tể chư thiên, biết được nàng đã qua đời trong đêm hôm đó và được thoát khỏi nơi nàng đã phải tái sanh, đã không thể nào nhìn thấy nàng xuất hiện nơi cõi Tam Thập Tam, vào canh thứ nhất trong đêm đó đã tiến lại gặp trưởng lão Mahākassapa và thốt lên hai đoạn kệ tìm hiểu xem nàng đang xuất hiện nơi cõi nào, nói rằng:

Ðang trên đường du hành khất thực, ngài đứng yên lặng[90]. Lúc đó có một người phụ nữ nghèo hèn kia đang phải trải qua nỗi đau khổ rất lớn, sống nhờ trong nhà một người khác.

Người phụ nữ nghèo khổ đó, do có tâm tịnh tín, đã cúng dường cho ngài phần cơm cháy nàng đã nhận được bằng chính hai tay của nàng.–Khi nàng thoát khỏi kiếp con người, người phụ nữ đó đã đi đến nơi nào[91] vậy?

Về điểm này:

1. Kiếm đồ khất thực (piṇḍāya): nhằm mục đích kiếm vật thực. Ngài đang đứng yên lặng tại đó (tuṇhībhūtassa tiṭṭhato): điều này ám chỉ cách được chấp nhận khi ngài đang du hành khất thực. Có nghĩa là ngài đang đứng yên ra dấu[92] xin vật thực. Nghèo khổ (daliddā): đang phải trải qua kiếp sống khổ cực. Phải chịu đau khổ rất nhiều (kapaṇā): khốn khổ, rất bất hạnh[93]. Việc nàng mất hết của cải được làm rõ bằng từ “nghèo khổ” này, việc nàng mất hết tất cả người thân bằng cách dùng từ “Phải chịu đau khổ cùng cực này”[94]. Sống nhờ nhà của người khác (parāgaāraṃ apassitā): sống nhờ vào cuộc sống gia đình của người khác, cư trú nhờ dưới mái nhà bên ngoài và ở phía sau nhà[95] của người khác.

2. [102] Nàng đã được tái sanh nơi cõi nào (kaṃ nu sā disataṃ gatā): i về hướng nào, nàng đã được tái sanh ở cõi nào thuộc sáu cõi thiên sắc giới.

Dạ Xoa đã hỏi như vậy, sau khi đã nghi ngờ do Dạ Xoa không thể nhìn thấy nàng xuất hiện nơi hai cõi hạ thiên giới và nghĩ rằng, Con người đã được hưởng thù thắng to lớn là người trưởng lão đã giúp đỡ một cách như vậy, song ngài không thể nhìn thấy”. Thế rồi trưởng lão đã nói cho Dạ xoa biết về nơi chốn nàng đã xuất hiện, đưa ra câu trả lời theo cùng một cách Dạ Xoa đã đặt câu hỏi với ngài như sau:

Khi ta đang trên đường khất thực, đang còn đứng yên lặng. Lại xuất hiện một nàng phụ nữ rất khổ sở nọ, nàng đang phải sống tá túc trong ngôi nhà của người khác.

Với tâm đạo tín thành, nàng đã cúng dường cho ta phần cơm cháy bằng chính đôi tay của mình. – Khi nàng rời khỏi kiếp làm người, khi nàng được rời khõi cõi trần gian này, nàng đã được giải thoát.

Có nhiều chư thiên đại thần thông. Có tên gọi là Nimmānaratīs – tại nơi đó người phụ nữ đã trở thành thí chủ phần cơm cháy được hưởng muôn vàn[96] vui thú nơi thiên cõi.”

Về điểm này:

4. Nàng được giải thoát (vippamuttā): nàng đã được tự do, nàng đã từ giã khỏi kiếp con người đầy bất hạnh thông qua việc tu tập lòng từ tâm cao độ.

5. Người thí chủ phần cơm cháy đó là ai mà được hưởng (modat’ ācā-madāyikā): là thí chủ phần cơm cháy dành riêng cho mình khỏi chết đói - ngay cả như vậy nàng cũng được hưởng niềm hoan hỷ giữa những thù thắng thiên cung nơi đệ ngũ cõi trời thuộc cõi giác quan. Ngài chỉ ra cho thấy: hãy nhìn xem mức độ kết quả chứng đắc thành công phước điền đã đem lại.

Khi Dạ xoa nghe biết thánh qua to lớn và lợi thế vĩ đại việc bố thí phần cơm cháy của nàng, dạ xoa lại lên tiếng nói[97] một lần nữa, tỏ lòng ngợi khen điều nàng đã thực hiện như sau:

“Ôi phước thí kẻ ăn mày cúng dường[98] cho vị trưởng lão Ðại Ca diếp; vật thí đó chỉ bằng cách cúng dường từ thực phẩm xin được từ người khác đã đem lại kết quả to lớn biết nhường nào.

Kể cả là nữ hoàng có thể hành động[99] cho vị Chuyển Luân Vương, dẫu có là người phụ nữ toàn thân mỹ miều đáng yêu kiều diễm[100]ối với người chồng của nàng. – cũng chẳng sánh bằng một phần mười sáu vật thực cúng dường bằng cơm cháy nàng bố thí.

[103] Một trăm con ngựa, một trăm ký[101] vàng, một trăm xe có lừa kéo, mọt trăm ngàn nữ tỳ trang điểm với ngọc ngà châu báu cũng chẳng sảnh kịp[102] dầu chỉ một phần mười sáu của thí bằng phần cơm cháy của nàng.

Kể cả một trăm vương tượng sống trên miền Hymalaya sương tuyết, có ngà trông tựa cột nhà, hay càng xe thật dũng cường. Vương tượng oai hùng mang trên mình áo giáp[103] bằng vàng với cân đai[104] bằng ngọc quí cũng không xứng bằng một phần mười sáu những vật thí chỉ là phần cơm cháy đó đâu [105]. Cho dù người có đủ oai quyền nắm đủ quyền năng khắp bốn đại lục, cũng không xứng bằng một phần mười sáu của thí phần cơm cháy nàng đã cúng dường.”

Về điểm này:

6. Ối chà chà! (aho) là một tiểu từ hiểu theo nghĩa ngạc nhiên[106]. Người phụ nữ khốn khổ cùng cực kia (varākiyā): người phụ nữ đang phải chịu muôn vàn cùng khổ. được nuôi dưỡng nhờ vào người khác (parābhatena): được đem về nuôi nơi một gia đình khác, có nghĩa là được nhận về nuôi bằng những thứ lượm lặt dư thừa trong nhà. Nhờ việc cúng dường của thí (dānena): bằng một của cúng dường chỉ là phần cơm cháy được bố thí. Của thí đó quả thật đã đem lại kết quả to lớn (tijjhittha vata dakkhiṇā): Ối chà chà! Vật bố thí đó, những vật cúng dường đó[107], đã tạo được kết quả, có nghĩa là chà chà! Quả thật kết quả to lớn, sáng chói chang lan toả khắp mọi nơi.[108]

Thế rồi để chứng tỏ rằng, ngay cả một phụ nữ được trang điểm với muôn vàn châu báu quí giá v.v... [109] ngài chỉ biết: Cũng không thể sánh bằng một phần trăm sở dĩ một phần ngàn của thí ‘nàng có thể hành động như một hoàng hậu nhiếp chính trong triều”.

Về điểm này:

7. Khắp tứ chi dễ thương (sabbaṅgakalyāṇī): rất dễ thương, chói lọi rực rỡ, xinh xắn, nơi toàn tứ chi nàng, cả lớn lẫn nhỏ. Hay nói cách khác vì lý do đó toàn thể các chi của nàng được cho là như vậy: “Không quá dài, không quá

ngắn, không quá gầy, không đen đủi[110] không tái mét[111], nàng có vẻ mặt vượt hẳn mọi sắc đẹp trần thế, nhưng vẫn chưa đạt đến được vẻ đẹp chư thiên”[112] và có vẻ đẹp kiều diễm trước mặt người chồng” (bhattu cānomadassikā): không quá xấu xí, hoàn toàn dễ thương và hấp dẫn, đối với người chồng. Không sánh bằng chỉ một phần mười sáu vật thí là phần cơm cháy dành cho nàng sống qua ngày. (etassācāmadānassa kalaṃ nāgghati soḷasiṃ): khi kết quả của vật thí chỉ là phần cơm cháy nàng đã bố thí được chia ra thành mười sáu phần và khi một phần như vậy lại được chia ra thành mười sáu phần nữa, [104] Thế nên ngay cả hiện trạng được làm vợ của vị Chuyển Luân Vương trang điểm bằng đá quí cũng không thể sánh bằng chỉ một phần như vậy.

8. Người ta nói rằng một đồng nikkha giá trị bằng mười sáu đồng vàng dharaṇas[113], bằng một trăm đồng dharaṇas.

9. Hymalaya (Hemavatā): được sanh ra trong vùng Hymalaya, hay nói cách khác thuộc những người đang sống trong vùng Hymalaya; vì được trang bị với đặc tính cứng cáp khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. Có ngà giống như những càng xe (isādantā): có cặp ngà to bằng hai chiếc càng xe. Có nghĩa là có những chiếc ngà hơi nghiêng. Vì lý do đó có thể ngăn cản được chúng khỏi những cặp ngà quá khổ[114]. Lực lưỡng vạm vỡ (urūḷhavā): ứng giàn trận[115] vững vàng, nhanh nhẹn và cương quyết, có nghĩa là có khả năng tỏ rất điêu luyện trong trận chiến. eo những chuỗi hạt vàng óng ánh (suvaṇṇakacchā)[116] eo những vòng kiềng chuỗi hạt được làm bằng vàng[117]. Vì ngài đề cập đến bất kỳ điều gì có thể trang điểm cho vương tượng[118] dưới tiêu đề những chuỗi hạt đeo. Ðược khoác những đồ trang sức bằng vàng (hemakappanavaāsasā): với những đồ cột vào cho vương tượng những đồ trang sức như thể tấm vải trải trên lưng và những chiếc vòng[119] v.v... được khảm dát bằng vàng.

10. Ngay cả như đã tỏ rõ oai lực trên bốn đại lục. (catunnam api dīpānaṃ issaraṃ): có quyền lực được thi thố trên bốn đại lục Jambudīpa. v.v... được bao bọc bằng hai ngàn hải đảo[120] nhỏ hơn. Bằng cách này ngài đề cập đến toàn bộ vẻ huy hoàng của Chuyển Luân Vương đã chiếu sáng rực rỡ với bảy loại châu báu.[121]

Những gì không được đề cập đến ở đây cũng nên hiểu chính xác giống như cách đã trình bày ở trên.

Thế rồi vị trưởng lão Mahākassapa đã trình lên Ðức Phật toàn bộ những gì ngài đã nói với Dạ xoa, chúa tể các chư thiên. Ðức Thế Tôn liền coi đó như là vấn đề nổi lên và thuyết pháp thoại chi tiết cho đoàn người tụ tập lại tại đó. Giáp Pháp đó đã đem lợi lại cho toàn bộ chúng sanh tụ tập tại đó.

Việc diễn giải chuyện kể Thiên Cung của người Cúng Dường Cơm Cháy kết thúc tại đây.

2.4 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CỦA NÀNG CAṆḌLĪ
[Caṇḍālīvimānavaṇṇanā]

“Hỡi Caṇḍālī[122], hãy đảnh lễ phủ phục tận chân Ðức Phật.” Ðây là chuyện kể Thiên Cung của nàng Caṇḍālī. Chuyện kể thiên cung này xuất xứ ra sao?

[105] Bấy giờ Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Rājagaha, ngài đã nhập định đại bi[123] cho đến lúc mặt trời mọc, là thói quen tu tập của các vị Phật, ngay sau đó ngài đã xuất định và đưa mắt quan sát[124] thế gian, ngài đã nhìn thấy một người dân Caṇḍalī tuổi cao đang cư ngụ trong cùng một thành phố[125], người này sắp sửa qua đời và có một ác nghiệp khiến cho bà ta phải tái sanh nơi hoả ngục.

Với tâm đại bi ngài nghĩ rằng[126], “Ta sẽ khiến cho bà ta thực hiện được một thiện nghiệp khiến cho bà được tái sanh nơi thiên giới[127] nhờ đó ta sẽ có thể ngăn cản bà khỏi bị tái sanh nơi hỏa ngục[128] ta sẽ khiến cho bà được an trú nơi thiên giới.” Ngài đã vào thành Rājagaha để khất thực cùng với một Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu[129]. Bấy giờ người phụ nữ Caṇḍalī đang chống gậy ra khỏi thành phố, bà đã nhìn thấy Ðức Thế Tôn đang tiến lại gần và khi bà đã ối diện với Ngài, thì bà dừng lại. Ðức Thế Tôn cũng dừng lại trước mặt bà như thể ngăn không cho bà tiến tới. Thế rồi trưởng lão Mahāmoggallāna, hiểu được ý Đức Phật và thọ mệnh của nàng cũng sắp mãn, đã thốt lên hai đoạn kệ thúc dục bà ta đảnh lễ Đức Phật như sau:

Hỡi Caṇḍalī[130], hãy phủ phục xuống chân vị Cồ Ðàm danh tiếng lẫy lừng mà đảnh lễ ngài; ngài quả là vị ẩn sĩ tối thượng đã dừng lại vì lòng thương xót nhà ngươi mà thôi.

Hãy khiến cho lòng nàng đầy dẫy tịnh tín và tỏ lòng kính trọng Ðấng A-la-hán, hãy mau mau đảnh lễ[131] ngài với hai tay chụm lại vì sanh mệnh của ngươi đã gần đến lúc kết thúc rồi.

Về điểm này:

1. Hỡi Caṇḍalī (Caṇḍalī): ngài nói với nàng với đích danh đã được truyền lại từ trong giai cấp của nàng. Hãy đảnh lễ (vanda): hãy chào ngài. Chân ngài (pādāni): chân ngài chính là Tam Qui cho cõi đời này cùng với các chư thiên[132] nữa. Chỉ tỏ lòng thương xót đến ngươi mà thôi. (tam eva anukampāya): chỉ nhắm đến giúp đỡ mình nhà ngươi mà thôi. Vì mục tiêu tạo cho nhà ngươi được tái sanh nơi thiên giới sau khi ngăn cản nhà ngươi khỏi rơi vào cõi trầm luân hư mất[133]. – Ðây chính là ý nghĩa muốn nói đến ở đây. Ðã dừng lại (aṭṭhasi): đang dừng lại không tiếp tục tiến vào[134] thành phố. Vị ẩn sĩ tối thượng (isisattamo): vị tối cao. Người đáng được tôn vinh, nơi chư vị ẩn sĩ, cho dù là người phàm, sekhas[135] asekhas[136] hay các Ðộc Giác Phật; hay nói cách khác, Vị ẩn sĩ thứ bảy (isisattamo): vị thứ bảy trong số các Đức Phật ẩn sĩ bắt đầu với ngài Vipassin[137]

2. Hãy biến tâm dứt khoát tịnh tín (abhippasādehi manaṃ): hãy biến lòng mình được tịnh tín với suy tư rằng, “Ðức Thiện Thệ chính là vị Đức Phật thiện hảo”. Hãy tỏ lòng kính trọng vị A-la-hán, với thiện tâm làm sao cho phải lẽ (arahantamhi tādini): [106] Có lòng thành kính đối với vị A-la-hán (ngài đáng được như vậy) do ngài đã tránh xa các lậu hoặc (ārakattā) [138] do ngài đã triệt phá (hatattā) được các kẻ thù (āranaṃ); cũng như vì ngài đã triệt phá được (hatattā) hết các gậy thọc bánh xe luân hồi; do ngài đã xứng đáng (arahatā) nhận những của bố thí cần thiết cho nhu cầu cuộc sống; và do ngài không còn giữ kín cho mình liên quan đến việc thực hiện ác nghiệp (rahābhāvā)[139]; ối với nhân vật như vậy[140] do ngài đã chứng đắc đặc tính có liên quan đến những gì là thoải mái v.v... [141] Ðảnh lễ ngài với đầu tay chạm tới mặt đất (khippaṃ pañjakikā vanda): hãy nhanh chóng đảnh lễ ngài với cử điệu phủ phục tới đất ngay gần chân ngài. Trong trường hợp nàng còn nghi ngờ “tại sao?” (ngài nói thêm) sanh mệnh của ngươi sắp sửa kết thúc (parittaṃ tava jīvitaṃ): có giới hạn, rất ngắn ngủi. Do đặc tính sanh mệnh đó sẽ phải bị suy yếu[142] đi ngay lúc này.

Chính vì thế, ngài trưởng lão, đang khi khen[143] ngợi những phẩm chất thiện của đức Thiện Thệ với hai đoạn kệ này, ngài đã đứng thẳng người lên với vẻ oai nghiêm và khiến cho nàng rung động giải thích rằng sanh mệnh của nàng sắp đi đến kết thúc[144], đã thôi thúc nàng đảnh lễ vị Ðạo sư. Khi nghe được điều này nàng vô cùng bối rối và tâm vô cùng tịnh tín lại thêm lòng kính trọng đối với Ðạo sư, nàng đảnh lễ ngài với năm cử điệu đầu phủ phục sát đất và rồi đứng yên kính vái ngài, nàng nhất tâm hoan hỷ nơi Đức Phật. Vị Thiện Thệ lên tiếng, “Ðiều đó quả đã đủ cho nàng được hưởng phước thiên giới[145] và rồi ngài đi vào thành phố cùng với đoàn tùy tùng đông đảo chư vị Tỳ khưu theo ngài. Thế rồi ngay tức khắc có một con bò một năm tuổi đang lao nhanh tới đàng trước và đang chạy tán loạn khắp nơi liền húc vào nàng với cặp sừng ghê sợ và đã lấy mạng nàng ngay tức khắc.[146]

Ðể làm rõ biến cố này các vị Kiết Tập Kinh Tạng (Phật Pháp) đã thốt lên hai đoạn kệ như sau:

Ðược lời thôi thúc của vị chân nhân, là bậc mang thân xác cuối cùng, Caṇḍālī đã đảnh lễ vị Cồ Ðàm danh tiếng lẫy lừng, đầu cúi xuống tận chân ngài đảnh lễ ngài.

4. Có con bò cái đã húc[147] phải Caṇḍālī, đang đứng thực hiện đảnh lễ vị Thế
Tôn, vái chào Đức Phật đang toả ánh hào quang
[148] giữa bóng đêm tối.”

Về điểm này:

4. Nàng đang đứng đảnh lễ đức Thiện Thệ với đủ năm điệu đảnh lễ đầu chạm đất ngay chỗ chân ngài đang đứng (pañjaliṃ ṭhitaṃ namassamānaṃ sambhuddhaṃ) : nàng đang đứng đó tập trung thiền định với niềm hoan hỷ nơi Ðức Phật, và vái chào ngài với năm cử điệu phủ phục[149] xuống tận đất dưới chân ngài, như thể được đối mặt với ngài, ngay cả như vậy Đức Thế Tôn tiếp tục[150] đi. Giữa bóng đêm đen tối (andhakāre): giữa cõi trần gian tràn ngập bóng đen đêm vô minh và với toàn bộ bóng đen lậu hoặc. Kẻ tỏa ánh hào quang chói lọi (pabhaṅkaraṃ): người tạo ra ánh sáng kiến thức.

[107] Bấy giờ khi nàng đã lìa khỏi cõi đời này từ đó[151]nàng đã tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Và có đoàn tùy tùng khoảng độ một trăm ngàn[152] tiên nữ đang ở với nàng. Và chính trong ngày hôm đó nàng[153] đã tới thiên cung của mình và rồi tới gặp Trưởng Lão Mahamoggallāna và nàng đã đảnh lễ ngài. Thiên nữ đã thốt lên đoạn kệ này để chứng minh sự kiện này:

“Ta đã đạt đến thần thông chư thiên đã tiến tới và đảnh lễ ngài, ôi người hùng với oai lực vô song[154]ngài chính là đấng mọi lậu hoặc đã bị triệt phá hết, ngài là đấng vô tỳ vết, an nhiên, đang ngồi thiền thanh tịnh trong cánh rừng thiêng.”

Vị trưởng lão hỏi nàng:

Ôi nàng thiên nữ có sắc diện như vàng, tỏa sáng chói chang, danh tiếng lẫy lừng, nhà ngươi đã rời khỏi thiên cung, được trang hoàng với vô số đồ trang sức, vây quanh là một đoàn tiên nữ đông đảo. Ngươi là ai, hỡi thiên nữ xinh đẹp vô song, lại đang đảnh lễ ta thế kia?”

Về điểm này:

6. Tỏa sáng chói chang. (jalitā): chiếu sáng, tỏa ánh sáng chói chang, là những tia sáng toát ra từ thân xác của nàng và với ánh sáng nơi xiêm y rực rỡ và những đồ trang sức tuyệt hảo[155]. Với danh thơm tiếng tốt lẫy lừng (mahāyasā): với một đoàn tuỳ tùng đông đảo. Ngươi đã xuống khỏi thiên cung đó (vimāna – m - oruyha): nhà ngươi đã xuống khỏi thiên cung của mình. ợc trang điểm rực rỡ vô song (anekacittā): được trang điểm với đủ những vật liệu trang trí[156] xinh đẹp tráng lệ: có những phẩm chất thiện xinh đẹp. Me: mamaṃ = maṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

Sau khi trưởng lão đã hỏi nàng những sự việc như vậy, nàng lại thốt lên bốn đoạn kệ như sau:

“Thưa ngài, con là kẻ khốn cùng, được ngài là vị anh hùng[157] thôi thúc; con đã đảnh lễ vị A-la-hán đến phủ phục dưới chân ngài, vị Cồ Ðàm danh tiếng lừng lẫy muôn phương.

Khi con đã đảnh lễ ngài phục xuống tận chân, con đã rời khỏi cảnh khổ khốn cùng và xuất hiện trong một thiên cung vô cùng diễm lệ dưới mọi khía cạnh nơi cõi Nandana.

Có hàng trăm ngàn[158] tiên nữ vây quanh luôn chúc tụng con[159] - trong số họ con là người có diện mạo trổi vượt nhất, với danh thơm và sanh mệnh tột đỉnh nhất.

[108] Sau khi đã thực hiện phước đức vô cùng quí giá, với tâm tịnh tín và nhập tịnh liên hỷ, thưa ngài, con đã đến đảnh lễ ngài, ấng Ðại Hiền Trí giàu lòng đại bi đối với cõi trần thế.

Về điểm này:

7. Bị thôi thúc (pesitā): bị kích động đến đảnh lễ ngài quì lạy sát đến chân bằng cách, “Hỡi kẻ nghèo hèn đầy khốn khổ, hãy đến đảnh lễ ngài phủ phục tới tận chân.” v.v... nàng lên tiếng mà rằng, “Sau khi đã thực hiện phước đức vô cùng quí hóa.” Vì ngay cả phước đức đó chỉ bao gồm việc đảnh lễ lại bị giới hạn chỉ xuất hiện trong một giây phút ngắn ngủi. Nhưng lại tỏ ra là một phước đức vô cùng to lớn[160] do tính chất vĩ đại nơi phước điền là nơi thực hiện và do thánh quả vĩ đại nó đem lại. Cũng giống như vậy nàng nói tiếp, “An tịnh và thanh thản” liên quan đến tính chất tâm trong sáng lại do tuệ và định của nàng tập trung ngay vào lúc diễn ra sự kiện đó với hoan hỷ[161] tâp trung vào chính Ðức Phật.

Ðoạn kệ này[162] các vị Kiết Tập Kinh Tạng2 đã được chèn thêm vào đây.

Sau khi đã nói như vậy với người phụ nữ khốn khổ đó, với tâm tri ân và công nhận những phước đức đang được thực hiện, nàng đã đảnh lễ phủ phục đầu xuống tận chân vị Thiện Thệ cũng là vị A-la-hán và rồi biến mất[163].

Về điểm này:

11. Người phụ nữ khốn khổ tột cùng (caṇḍālī) coi như trước đó đã là một phụ nữ khốn cùng tột đỉnh. Và[164] đây là cách tu tập quen thuộc nơi cõi thiên giới. Ðó chính là thói quen để dùng một cách biểu thị rất thông dụng nơi cõi chúng sanh.

Ðiều còn lại giống hệt như những gì đã diễn giải ở trên.

Và vị trưởng lão Mahāmoggallāna đã thông báo sự việc cho Đức Thế Tôn nghe. Ngài đã coi đó như là vấn đề nổi lên và thuyết giảng pháp thoại cho đoàn người tụ tập tại đó. Giáo Pháp[165] đo đã đem lại lợi ích cho những người đó.

Việc Chú giải Thiên Cung Caṇḍālī kết thúc tại đây.

2. 5 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA PHU NHÂN KHẢ ÁI
[Bhadditthivimānavaṇṇanā]

“Sắc xanh dương và xanh lá[166], sắc vàng và đen.” Ðây chính là chuyện kể Thiên Cung của Phu Nhân Khả Ái. Chuyện kể[167] xuất xứ như thế nào?

[109] Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, tại tịnh xá của thiện nam Anāthapiṇḍika trong cánh rừng Kỳ Viên. Bấy giờ vào thời điểm đó[168] trong thành Kimbilā có người con trai của một gia chủ giàu có kia tên là Rohaka[169], là người rất mộ đạo và có tín tâm, có giới đức và phẩm hạnh gương mẫu, đồng thời lại tuân thủ giới luật hoàn toàn. Và cũng trong thành phố đó trong một gia đình cũng giàu có[170] tương tự với gia đình nam tử đó có một người con gái mộ đạo, thành tín được đặt tên là Bhaddā do bản chất tốt đẹp[171] của nàng. Bấy giờ cha mẹ của nam tử Rohaka đã cầu hôn người con gái[172] đó làm vợ cho con trai của mình, khi đến ngày lành tháng tốt[173] họ rước người con gái đó về nhà và cử hành nghi lễ thành hôn cho hai trẻ. Cả hai sống chung rất hoà thuận. Nàng trở nên nổi tiếng và người vợ trở thành Phu Nhân Khả Ái trong thành phố do có đức hạnh hoàn hảo. Và[174] vào thời điểm đó xảy ra là có hai chư vị đồ đệ đang du hành khất thực khắp vương quốc. Mỗi vị lại có một đoàn tùy tùng năm trăm chư vị Tỳ khưu[175] đi theo, cả hai đã tới thành Kimbila. Khi nghe tin các vị trưởng lão tới thăm thành phố, trong lòng đầy hoan hỉ Rohaka đã tiến đến gặp chư vị trưởng lão, đảnh lễ các ngài và mời họ dùng bữa trong nhà vào ngày hôm sau. Và vào ngày hôm sau ông đã thiết đãi[176] họ cùng đoàn tùy tùng với những vật thực tuyển chọn nhất gồm cả vật thực cứng lẫn mềm. Cùng với vợ và con cái[177] chàng đã lắng nghe giáo pháp với Phật Pháp các ngài diễn giải và sau khi được các ngài động viên, chàng đã thọ Tam Qui và nguyện tuân giữ Ngũ Giới. Tuy nhiên vợ chàng cũng đã tuân giữ Bát quan trai giới vào những ngày tám, mười bốn và mười lăm v.v... trong những ngày có trăng và cả những ngày ngược lại trong hai tuần[178] không trăng và trở thành người có giới và phẩm hạnh đặc biệt; nàng[179]ã được chư thiên tỏ lòng thương và giải cứu nàng khỏi một lời vu cáo[180] xảy đến cho nàng do đó giới Đức và phẩm hạnh tinh tuyền của nàng được lan truyền khắp trần thế. Vì nàng đang lưu lại trong thành Kimbila; trong khi đó chồng nàng lại lưu lại trong thành Kakkasilā[181] để buôn bán.[182] Vào một ngày lễ hội kia được bạn bè động viên khích lệ và khi cao hứng vui chơi nhân dịp lễ hội, nàng đã đến với chàng do uy lực của vị thần gia giữ nàng ở lại trong thành Kakkasilā. [110] Nàng được dẫn tới đó và lưu lại với chồng. Trong chính cuộc hội ngộ đó nàng đã có thai; thế rồi thần gia[183] lại đưa nàng trở lại Kimbilā và đến đúng thời gian qui định khi tình trạng thai nghén của nàng đã lộ rõ thì người mẹ chồng và nhiều người khác đã nghi ngờ[184] nàng phạm phải tội ngoại tình. Nhưng nhờ oai lực của chính thần gia vào thời điểm đó lại xảy ra[185] một trận lụt lớn trên sông Hằng và ngập lụt cả thành phố Kimbilā, đã khiến cho trận lụt trên sông Hằng đó cùng với sóng to do sức gió[186] thổi mạnh đã làm cho sự ô nhục[187] đổ lên đầu nàng phải thối lui do uy lực của một lời tuyên thệ nghiêm túc đi kèm với quyết tâm chứng thực lòng trinh tiết của nàng. Chẳng khác nào trận đại lụt cùng với những đợt sóng hỗn loạn từ từ hạ dần xuống. Tuy nhiên[188] ngay cả khi nàng gặp lại chồng thì chàng cũng tỏ ra hoài nghi nàng cũng giống như trước đó mẹ chồng cùng những người trong gia đình đã làm như vậy. Nhưng nàng đã hóa giải được mối nghi ngờ đó bằng cách trưng ra các kỷ vật và chiếc nhẫn làm tin mang tên chàng[189] chính chàng đã tặng nàng tại thành Takkasilā và chồng nàng và tất cả những người trong gia đình lại yêu mến nàng trở lại như xưa. Vì lý do đó có lời nói rằng, ‘Do có giới và phẩm hạnh tốt[190] nên lòng đoan chính toàn vẹn của nàng được lan truyền khắp mọi miền trên cõi chúng sanh.’

Sau đó ít lâu nàng đã qua đời và được tái sanh[191] nơi cõi Tam Thập Tam. Thế rồi khi Ðức Thế Tôn đã từ thành Sāvatthi đến cõi Tam Thập Tam, và ngồi trên tảng đá Paṇḍukambala ngay dưới gốc cây san hô[192] và khi thiên chúng tại đó tiến đến gặp Ðức Thế Tôn, đảnh lễ ngài và ngồi sang một bên thì người phụ nữ đạo hạnh đó cũng đến gặp ngài, đảnh lễ[193] và rồi đứng sang một bên. Thế rồi Ðức Thế Tôn, ngự giữa đám đông chư thiên và chư vị Phạm thiên đã tề tựu từ khắp muôn cõi trần thế, ngài đã thốt lên ba đoạn kệ hỏi về hạnh nghiệp nàng thiên nữ[194] đó đã thực hiện được:

1-2. “Nàng đeo vòng hoa Mandārava được phủ trên những dây tơ mịn có đủ màu sắc rực rỡ: xanh dương-xanh lam và vàng, đen và hồng tía[195]cũng như đỏ – ta chẳng tìm kiếm đâu ra những cây rực rỡ như vậy nơi bất kỳ người nào, ôi nàng thiên nữ thông tuệ kính yêu.

3. Do phước đức gì nàng đã thực hiện ể được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam này, hỡi Thiên Nữ? Khi được hỏi như vậy, xin trả lời cho ta biết nghiệp gì đã mang đến kết quả to lớn đến như vậy.”

Về điểm này:

1-2. [111] Sắc xanh, vàng, đen, tía cũng như sắc đỏ. (nīlā pītā ca kālā ca mañjeṭṭhā atha lohitā):  đây[196] từ “và” (ca) được đưa ra hiểu theo nghĩa giới tự là điều cần được phân tích với từng một từ như sau: sắc xanh và vàng và... v.v... . Cũng như (atha) là một tiểu từ hiểu theo nghĩa cũng như các (màu) khác; theo cách này những màu còn lại bao gồm cả những màu khác không được nhắc tới như màu trắng v.v... Từ “như thế” (iti) nên được hiểu như là một cách đọc lướt đi. Hay nói cách khác từ “và” (ca) không được hiểu theo nghĩa giới tự (và) atha là một tiểu từ với ý nghĩa của từ iti. Với màu sắc thắm và lợt (uccāvacānaṃ vaṇṇānaṃ): liên quan đến vấn đề này uccāvacānaṃ (đậm và lợt) nên được coi như là một cách không đọc lướt trong trường hợp là tiếp ngữ, có nghĩa là uccāvacavaṇṇānaṃ (có màu sắc đậm và lợt), thuộc đủ loại màu sắc. Hay nói cách khác có các màu sắc (vaṇṇānaṃ). Có sắc đẹp mỹ miều (vaṇṇavantānaṃ). Có nhiều sợi tơ che phủ: kiñjakkhaparivāritā = kiñjakkhehi parivāritānaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài dưới dạng ngữ pháp hoán chuyển), vì các từ này được dùng ở danh cách hiểu theo nghĩa sở hữu. Ðiều này được nói tới như sau: Hỡi Chư Thiên, nhà người đội trên đầu một vòng hoa được kết bằng những đóa hoa kiểu đó một vòng hoa kết với hoa mandāravas vì người ta hái hoa này ở cây mandārava và phủ trên đó là những sợi dây tơ thuộc dạng có màu đậm lợt tuỳ theo màu những hoa đó là: có sắc xanh vàng đen, đỏ tía và đỏ thẫm cũng như cả những màu khác nữa như trắng v.v... và những hoa đó có sắc đẹp theo như cách đậm và lợt như đã nói đến ở trên. Vì những hoa này chỉ được hái từ những cây đó mà thôi và có lời nói rằng, “Những cây này chẳng tìm đâu ra nơi các cõi khác, ôi tiên nữ đầy thông tuệ kính yêu.” Ðể làm rõ một thực chất là sắc hoa này không thông dụng nơi các cây khác là do sắc diện đặc biệt của chúng. Về điểm này những cây hoa này (ime): những cây có hoa được trang bị với những màu đã nói đến ở trên v.v... không tìm thấy nơi bất kỳ cây nào khác. Ðây chính là cách cần được phân tích. Nơi những đoàn tiên nữ (kāyesu): nơi những đoàn thể (nikayesu) tiên nữ. Ôi tiên nữ đầy thông tuệ kính yêu (sumedhase): Ôi tiên nữ với tuệ giác tuyệt vời. Trong mối tương quan này sắc xanh (pīlā): với ánh sáng xanh do các châu báu và ngọc quí như đá indanīla- và đá sa-phia mahanila-v.v... sắc vàng (pītā) : với ánh sáng màu vàng do các châu báu và ngọc quí như topaz, quartz và pulaka v.v... [197] do có liên quan đến vàng singi. Sắc đen (kālā) với ánh sáng đục do các châu báu và ngọc quí như thể asmaka và upalaka v.v... [198] màu đỏ tía. (mañjeṭṭha): có thứ ánh sáng màu đỏ tía do các châu báu và ngọc quí như thể ngọc

jotirasa[199] ngọc gomuttaka và ngọc gomedaka[200] v.v... Sắc đỏ (lohitā): [112] với thứ ánh sáng đỏ do các châu báu và đá quí như thể padumarāga- và đá Ru-by lohitaṅka-[201] và san hô v.v... Tuy nhiên có một số người lại phân tích màu “xanh xanh” v.v... với “những cây” và nói rằng “cây xanh xanh” v.v... vì những cây này do được phủ với những loại hoa có màu sắc xanh xanh v.v... thì cúng có màu sắc giống như những đóa hoa có màu biểu tượng mau xanh xanh như thế. v.v... do có liên kết với những màu sắc xanh xanh như vậy v.v... việc phân tích cũng ảnh hưởng do các bông hoa[202] đó: những bông hoa màu xanh... màu đỏ... - những loại cây này chẳng kiếm đâu ra nơi các cõi khác. Ôi thiên nữ đầy thông tuệ kính yêu[203] những cây nhà ngươi đeo một vòng hoa mandārava lấy từ những cây đó được che phủ bằng những sợi tơ có đủ thứ màu đậm lạt’ theo cách này thì phương pháp phân tích các đoạn kệ này có mục đích ám chỉ bản chất đặc biệt của những loại cây khác với những thứ cây khác[204]. Sau khi đã khen ngợi những bông hoa có trên cây đó với màu sắc đặc biệt như ta thực sự được chiêm ngưỡng; cách phân tích thứ hai các đoạn kệ này lại nhằm ám chỉ bản chất những loại hoa đặc biệt bằng cách ám chỉ loại cây khác thường so với các cây khác. Theo phương pháp thứ nhất thì màu sắc hoa v.v... được thấy trong chính những đóa hoa đó, theo phương pháp thứ hai bằng cách dựa vào những cây hoa nở trên đó. Ðây là sự khác biệt thấy nơi những bông hoa đó.

3. Do phước đức nào (kena): do nghiệp hạnh nào; nơi cõi Tam Thập Tam - đây là cách chúng ta cần phân tích. Khi được hỏi nàng đã cho biết (pucchitācikkha): do được hỏi nàng đã cho biết, nói về (loại nghiệp hạnh đó).

Sau khi Ðức Thế Tôn đã hỏi như vậy, thiên nữ đó đã giải thích với những đoạn kệ này:

4. “Trong thành Kimbilā dân chúng biết đến[205] ta với tên là “Phu Nhân Khả Ái”[206] một thiện nữ thành tín, có đầy đủ giới đức, luôn luôn hân hoan thực hiện bố thí với bàn tay rộng mở.

5. Ta đã rộng rãi bố thí y phục, thức uống, thức ăn, sàng toạ, nơi cư trú và đủ thứ thắp sáng trong đêm tối, với tâm tín và thanh thản với lòng kính trọng những kẻ có lòng chân thành.

6 Vào ngày mười bốn[207] và ngày rằm rồi ngày tám trong tuần có trăng, rồi trong những ngày ngược lại trong tuần không trăng, liên quan đến bố tát giới tu thân.

7. Con hành trì giới bát quan trai; con luôn luôn kiềm chế theo ngũ giới - nhờ kiềm chế và rộng tay bố thí con được an trú nơi thiên cung[208] này.

8. Con đã kiềm chế không sát sanh và kiềm chế nói nguỵ ngôn; con luôn tránh xa trộm cắp, sai phạm và không uống những thứ gây nghiện.

9. Con hoan hỷ tu hành[209] ngũ giới. Con đã chuyên tâm tu học thánh đế tinh thông. Con đã trở thành đồ đệ của Ðấng có nhãn quang tinh thông, khi còn sống con chuyên cần siêng năng tu tập. [113] Nhờ những cơ duyên xưa con đã tạo dựng được[210] sau khi đã thực hiện thiện nghiệp, con đã từ giã cõi trần[211], con đã du hành vào vườn hoan lạc Nanda với ánh hào quang tỏa ra từ chính thân xác này.

10. Và xưa con đã cúng dường bao đồ ăn thức uống cho chư vị Tỳ khưu đầy công đức, cho hai vị ẩn sĩ trí hiền đức, nhờ những cơ duyên xưa con đã tạo dựng được1 sau khi đã thực hiện được thiện nghiệp, con đã từ giã cõi trần2, con đã du hành vào vườn hoan lạc Nanda với ánh hào quang tỏa ra từ chính thân xác này.

11.Vì xưa con đã thọ trì giới bát quan trai liên tục đem lại hạnh phúc bất tận, nhờ những cơ duyên xưa con đã tạo dựng được1 sau khi đã thực hiện được thiện nghiệp, con đã từ giã cõi trần2, con đã du hành vào vườn hoan lạc Nanda với ánh hào quang toả ra từ chính thân xác này.”

Về điểm này:

4-10. Trong thành Kimbila dân chúng đều biết con như là Phu Nhân Khả Ái, một đồ đệ của Đức Phật (Bhaddhitthikā ti maṃ aññiṃsu Kimbalāyaṃ upāsikā): do tin chắc rằng, qua cách quay trở lại[212] với một trận lụt lớn với hành vi tin tưởng do kính trọng thù thắng phẩm hạnh tốt, con đã là người trì ngũ giới liên tục mà các cư dân thành Kimbilā đã được biết về con. “Ngươi phụ nữ [213] này quả oai phong và (bhadā), kiều diễm vô song – chính vì thế nàng là một Phu Nhân Khả Ái, một đồ đệ trung thành”, với tâm tín, được trang bị với giới đức thiện (saddhā sīlena sampannā) v.v... : ý nghĩa ở đây thật quá hiển nhiên theo cách đã được đưa ra ở trên. Hơn thế nữa, kho báu niềm tin được chứng tỏ cho thấy bằng cách này, “Với tâm tín”; kho báu đại bi bằng cách (hoan hỷ mở rộng tay bố thí, ta đã cúng dường y phục, vật thực, nơi cư trú và những sự vật thắp sáng như đèn nến với tâm thanh thản tỏ lòng tôn kính đối với chư vị chân thực”; kho báu giới đức, tiết độ và sợ phải khiển trách bằng cách, “Ðược trang bị với giới đức, vào những ngày mười bốn ... ta hoan hỷ thọ trì ngũ giới tu tập’; và khi lắng nghe Pháp Thoại và tuệ trí xuất phát từ đó bằng cách này, “Ðã trở thành đồ đệ của Ðấng Chánh Giác.” Nàng giải thích việc nàng tu tập bảy châu báu[214]. Và bằng cách, “Con đã trở thành đồ đệ của Ðấng có nhãn quan tinh thông... con đã du hành vào vườn hoan lạc Nanda” lợi thế liên quan đến những nguyên nhân nhãn tiền này và nơi kiếp sau[215] về điểm này ‘Là người đã tạo dựng được những cơ duyên (katāvakāsā)[216]; là người đã tạo được nguyên nhân thực hiện phạm hạnh thiện1 Vì một hạnh nghiệp tạo được phạm hạnh được gọi là “cuộc sống hạnh phúc.’ (sukhavihārassa āvāso) hiểu theo nghĩa đó và vì phước đức tạo nguyên nhân cho cuộc sống hạnh phúc như vậy trong tương lai, chính vì lý do đó nàng nói rằng, “Kẻ đã thực hiện những nghiệp thiện’ sau khi đã đề cập đến trước đó về những phước đức bao gồm việc cúng dường ta đã không đem ra suy xét đến tính chất nổi tiếng của phước điền [114] (Và con đã nuôi sống) chư vị Tỳ khưu’ v.v... được đề cập đến vào lúc này để chỉ rõ nàng đã tiến tới cõi đích thực[217]. Về điểm này chư vị Tỳ khưu (bhikkhū): họ là chư vị Tỳ khưu vì họ đã triệt phá được hết các lậu hoặc hoàn toàn không bỏ qua bất kỳ điều gì[218]. Các ngài đã tu tập đại bi hầu đem lại lợi ích cao nhất (paramahitānukampake): Các vị đó đã giúp ích rất nhiều, đã đem lại lợi ích cao nhất liên quan đến những nguyên nhân điển hình v.v... Nuôi sống (abhojayiṃ): cung cấp cho chư vị đó vật thực tuyển chọn nhất. Hai vị ẩn sĩ (tapassiyugaṃ): một cặp những kẻ đã tu tập cuộc sống ẩn sĩ (tapassi-) vì họ gồm những người đã huỷ hoại được hết, (tāpetvā), sau khi đã triệt hạ đến tận gốc rễ, toàn bộ bè phái[219] lậu hoặc, bằng sự khắc khổ cao nhất (tapasa[220]). Vị Ðai Hiền trí (mahāmuniṃ): chính vì lý do đó kẻ đó sẽ trở thành vị đại ẩn sĩ; hay nói cách khác ngài là vị Ðại Hiền Trí (mahāmuniṃ) do nhận thức khôn ngoan ngài có được (munanato), do xác định được, do kiến thức to lớn (mahantena), thuộc một phạm vi vô cùng (mahato) rộng rãi. Toàn bộ những điều này được đề cập về hai vị đồ đệ chính của Ðức Phật.

11. Đem lại hạnh phúc vô song (aparimitaṃ sukhāvahaṃ): điều này được đề cập đến loại bỏ cách đọc lướt theo giọng mũi. Ðây là điều tạo ra hạnh phúc không hạn chế. Tiếp theo xa hơn ngay cả trong những gì Ðức Thế Tôn đã nói, “Hỡi Chư vị Tỳ khưu, ngay cả[221] khi nào điều này không dễ gì để nhận ra được bằng cách mô tả hạnh phú thiên giới to tát đến nhường nào”a. Hay nói cách khác (được) trở thành người đem lại hạnh phúc vô tận[222] do chính oai lực của ta đem lại. Liên tục (satataṃ): lúc nào cũng vậy, ta không bỏ qua bất kỳ ngày nọ ngày kia mà không nắm giữ luật Bát quan trai. Hay nói cách khác liên tục hết ngày nọ sang ngày kia con đã tuân giữ ngũ giới, hầu đem lại hạnh phúc cho đời con – đây chính là cách ta cần phân tích.

Điều còn lại giống như những gì đã phân tích ở trên.

Thế rồi sau khi đã diễn giải Luật Tạng cho tam vị Tỳ khưu thuộc các đoàn chư thiên và Phạm Thiên thuộc Thập Vạn Cõi Thiên Giới có Mātudevaputta dẫn đầu[223], Ðức Thế Tôn đã quay trở lại cõi chúng sanh và diễn giải giáo pháp Thiên Cung của Phu Nhân Khả Ái cho chư vị Tỳ khưu. Giáo pháp này đã đem lại lợi ích cho đám dân tụ tập lại tại đó.

Phần Chú giải Thiên Cung của Phu Nhân Khả Ái kết thúc tại đây.

2.6 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CỦA NÀNG SOṆADINNĀ
[Sonadinnāvimānavaṇṇanā]

Với sắc diện kiều diễm vô song”. Ðây là chuyện kể Thiên Cung của nàng Soṇadinnā. Chuyện kể[224] này xuất xứ ra làm sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong Khu Rừng Kỳ Viên. Và[225] vào thời điểm đó trong thành Nālandā có một nữ đồ đệ tên là Soṇadinnā là một người mộ đạo, có tín tâm, [115] thường xuyên giữ đức hạnh và đoan chính trang nghiêm, ân cần phụng sự[226] chư vị Tỳ khưu với bốn vật dụng cho nhu cầu[227] cần thiết, cùng[228] hành trình Bát quan trai giới. Nàng còn được hưởng lợi do lắng nghe Phật Pháp và tạo được đầy đủ điều kiện nhân duyên, nàng đã chứng đắc thánh qua Nhập Lưu đang lúc còn thực hiện nhập thiền quán của nàng là Tứ Ðiệu Ðế. Thế rồi sau khi mắc phải một vài chứng bệnh nàng đã qua đời và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Trưởng Lão Mahāmoggallāna đã hỏi nàng bằng ba[229] đoạn kệ[230] sau đây:

“ Hỡi thiên nữ, nhà ngươi là ai mà có diện mạo xinh xắn vô song đến vậy, chiếu sáng khắp mười phương trông tựa Dược Vương Tinh

Do đâu nhà ngươi có được diện mạo kiều diễm đến vậy? Vì lý do gì nàng đã chu tất được sắc đẹp như vậy ngay tại cõi đời này và được tái sanh nơi cõi đó với bất kỳ lạc thú mà lòng nàng thường ấp ủ mong muốn?

Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực, phước đức gì nhà ngươi đa thực hiện khi còn là ngươi nơi cõi chúng sanh giữa thế nhân? Do đâu nàng có được vẻ oai lực to lớn và sắc đẹp nàng sáng chói khắp mười phương đến như vậy?

Khi Moggallāna hỏi thiên nữ đó, lòng nàng tràn ngập hạnh phúc và sung sướng, nàng đã giải thích câu hỏi ngài đã đặt ra, về phước đức nào nàng đã thực hiện hầu đem lại phước quả to lớn đến như vậy.

Vị Thiên nữ đó đã giải thích như sau:

“Trong Thành Nalanda dân chúng đều biết[231] ta tên là Soṇadinnā, là nữ đồ đệ với tâm tịnh tín, có giới đức, và luôn hoan hỷ rộng tay bố thí.

Ta đã bố thí y phục và vật thực, nhà cửa và những đồ dùng thiết yếu để thắp sáng với tâm thanh thản có lòng tôn kính chư vị chân chính.

Vào ngày mười bốn, mười lăm và ngày thứ tám hai tuần trăng và cũng từng ngày đó trong hai tuần trăng khuất luôn liên kết với bố tát giới tu thân.

Ta luôn hành trì giới Bát Quan Trai; ta luôn kiềm chế theo ngũ giới – qua việc kiềm chế bản thân và mở rộng vòng tay phân phát bố thí, nên ta đã được an trú nơi thiên cung[232] này.

Ta luôn kiềm chế không sát sanh và không nói ngụy ngôn. Ta luôn xa lánh trộm cắp, sai phạm và dùng những thứ gây nghiện.

Trong hoan hỷ Ta tu hành ngũ giới và chuyên tâm tu tập chánh đế tối đa – ta đã trở thành nữ đồ đệ của vị Cồ Ðàm, là bậc nhãn quang danh tiếng lẫy lừng.

Chính vì thế con có được sắc diện xinh đẹp kiều diễm như vậy. Vì lý do gì nàng đã chu tất được sắc đẹp như vậy ngay tại cõi đời này và được tái sanh nơi cõi đó với bất kỳ lạc thú lòng nàng thường ấp ủ mong muốn?

Thưa vị Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện được khi còn sống nơi kiếp thế nhân. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy, và diện mạo sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.”

Toàn bộ những gì vừa nêu trên giống những điều đã diễn giải truớc đó.

Phần Chú giải Thiên Cung của nàng Soṇadinnā kết thúc tại đây.

2.7 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CỦA NÀNG UPOSATHĀ [Uposathāvimānavaṇṇanā]

Với sắc diện kiều diễm siêu phàm”. Ðây là chuyện kể Thiên Cung[233] của nàng Uposathā.

Ở đây có duy nhất sự khác biệt này là – vấn đề nổi lên ở đây là trong thành phố Sāketa có một nữ đồ đệ tên là Uposathā. Những gì còn lại giống như điều diễn ra trong chuyện kể Thiên Cung trước đó. Vì lý do đó có lời nói rằng[234]:

1-3. “(Nhà ngươi đứng đó)” Có sắc diện kiều diễm siêu phàm ... tỏa sáng khắp mười phương đến như vậy?

4. Thiên nữ đó, có tâm hoan hỷ... ... do nghiệp nào tạo ra quả siêu đẳng đến vậy:

Thiên nữ đã giải thích như sau:

5-10. “Trong thành Sāketa mọi người đều biết[235] đến ta với tên là Uposathā, là nữ đồ đệ... của vị Cồ Ðàm với danh tiếng lẫy lừng, (đấng có nhãn quan siêu phàm).

11-12. “nhờ phước đức đó ta có được sắc diện kiều diễm siêu phàm...và sắc diện đó toả sáng khắp mười phương.”

Nàng lại nói thêm hai đoạn kệ chỉ ra cho thấy nỗi thiếu xót của nàng như sau:

13. “Xưa con đã liên tục lắng nghe về Hỷ Lạc Viên khiến trong con luôn nổi lên dục vọng triền miên, tâm con luôn hướng về niềm mơ ước đó khiến con phải tái sanh nơi cõi Hỷ Lạc Viên.

14. Con đã không lắng nghe lời Ðạo Sư giảng dạy, của vị Giác Ngộ của vị trông tựa mặt trời. Con luôn hướng tâm về những điều hạ giới khiến sau đó phải ân hận cho đến tận bây giờ.”

Về điểm này:

5. Họ biết rõ tên ta là Uposathā (Uposathā tī maṃ aññiṃsu): Chúng sanh đều biết rõ ta với tên gọi là Uposathā. Trong thành Sāketa (Sāketāyaṃ): trong thành phố Sāketa là nơi ta cư trú.

13. [116] Liên tục: abhikkhaṇaṃ = abhiṇhaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Nghe biết về Hỷ Lạc Viên (Nandanaṃ sutvā): nghe biết nhiều loại thù thắng thiên giới tại đó như vậy: “Khu rừng Hỷ Lạc Viên nơi cõi Tam Thập Tam quả thật thuộc loại này loại nọ.” luôn khao khát ước mơ (chando): khao khát những điều thiện[236], trở thành nhân duyên cho phước đức thiện đó tạo ra điều này[237]; hay nói cách khác lòng khát vọng dưới dạng thèm khát[238], trở thành ước muốn tái sanh tại đó. Nổi lên (khởi sanh) : upapajjatha-uppajjittha (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Từ đó (tattha): từ cõi Tam Thập Tam, vì nàng ám chỉ trên cõi thiên giới đó cũng chính là cách biểu thị “hỷ lạc viên”. Ta đã tái sanh nơi đó: upanann’ amhi = uppannā[239] amhi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài dưới dạng ngữ pháp hoán chuyển) ta đã tái sanh tại đó.

14. Con đã không lắng nghe lời Ðạo sư (nākāsiṃ Satthuvacanam): con đã chẳng chú tâm lắng nghe những lời Ðạo Sư đã phán ra như sau, Thưa Chư vị Tỳ khưu kính mến, ta không hề ca ngợi tái sanh dù cho chỉ một số lượng[240] nhỏ nhất”a v.v... có nghĩa là ta đã không từ bỏ khao khát tham dục có liên quan đến tái sanh. Của Vị Giác Ngộ, là đấng liên quan đến mặt trời (buddhassādiccabandhuto) điều được đề cập đến ở đây có liên quan đến cùng một chủng tánh. Trong đó mặt trời (ādicca) lại thuộc về chủng tánh Cồ Ðàm[241] cũng được gọi là Ðức Thế Tôn thuộc chủng tánh Cồ Ðàm. Hay nói cách khác Ðức Thế Tôn có họ hàng thân thuộc với mặt trời: ādiccabandhu[242] = ādiccassa bandhu (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) – Ðức Thế Tôn là người họ hàng với mặt trời vì liên quan đến việc ngài được tái sanh bằng thụ thai bậc thánh; hay giả mặt trời chính là người thân với ngài là do ngài là người con trai ruột thịt với mặt trời.

Thí dụ như có lời nói rằng:

“Thiên thể hình cầu Verocana[243] với sức nóng vô song, ngài quả là người tạo ánh sáng nơi chốn mù loà, giữa nơi tối tăm. – Hỡi Rāhu! Xin đừng có nuốt mất mặt trời, vị du hành trong bầu trời! hỡi Rāhu! Xin hãy giải thoát hậu duệ của ta.”b

Ðối với hạ giới[244] (thine): đối với cảnh ti tiện; nàng nói ề cập đến việc liên quan đến lạc thú nơi chốn tái sanh. Con đang ở đó : Sāmhi = sā amhi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài)

Ðang khi thiên nữ đó đã cho biết về lương tâm bất ổn của nàng đã nổi lên[245] liên quan đến những lạc thú trước đó nàng đã khám phá thấy nơi cõi tái sanh, vị trưởng lão, qua việc giải thích tính chất giới hạn của sanh mệnh nội bên trong việc tái sanh, đã thốt lên hai đoạn kệ để giải khuây nàng: khi phải an trú nơi điều kiện kiếp người trong tương lai, chuyển trong vòng luân hồi đau khổ rất có thể là một nhiệm vụ dễ dàng và dưới mọi khía cạnh hiện trạng của kẻ nào trong mình các lậu, hoặc đã bị triệt phá hết đó là phước lành to lớn.

15. “Nàng đã cư trú[246] trong Thiên Cung đó trong bao lâu[247], hỡi Uposathā? Khi được hỏi như vậy thiên nữ đã nói liệu ngài có ý thức được sanh mạng[248] của ngài kéo dài bao lâu chăng”.

Một lần nữa nàng lại lên tiếng [117] giải thích:

16. “Sau khi đã lưu lại đây sáu mươi ngàn năm và ba mươi triệu năm, thưa vị đại hiền trí, con sẽ rời khỏi đây và đến kết thân với thế nhân.”

Một lần nữa vị trưởng lão lại khiến nàng hăng say bằng đoạn kệ này:

17. Này hỡi Uposathā xin đừng sợ Đức Phật đã công bố với nhà ngươi... song ngài xác định nhà ngươi[249] là nhập lưu, và đoạ xứ vĩnh viễn rời khỏi ngươi.”

Về điểm này:

15. Trong bao lâu (kīva ciraṃ): Trong khoảng thời gian dài bao lâu[250]. Tại nơi đây (idha): nơi cõi thiên giới này, hay nói cách khác ở đây ngay tại thiên cung của nhà ngươi này, sanh mạng của ngươi : āyu no = āyuṃ[251] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); no (không dịch) chỉ là một tiểu từ. Hay nói cách khác chính sanh mệnh của nhà ngươi (āyuno)[252]; sanh mệnh của nhà ngươi dài hay ngắn[253]; hay còn nữa ý nghĩa ở đây có thể là liệu nhà ngươi có biết sanh mệnh của nhà ngươi ra sao.

16. Thưa vị Ðại Hiền trí (mahamuni): nàng đang thưa chuyện với vị Trưởng lão.

17. Xin đừng sợ hãi. Hỡi Uposatha (mā tvaṃ Uposathe bhāyi): xin đừng sợ hãi chi cả, hỡi nàng Uposatha, ôi nàng xuất chúng yêu quí của ta ơi. Tại sao vậy?[254] Chính vì Đức Phật[255] đã công bố nhà ngươi chứng đắc Nhập Lưu. Chính ngài đã xác định[256] nhà ngươi đã đạt được danh hiẹu này[257] nữa – chính nhà ngươi đã chứng đắc[258], đã đạt đến[259] danh hiệu cao cả được coi giống như thánh quả nhập lưu và chính vì thế mà mọi đọa xứ cũng[260] đã rời khỏi nhà ngươi.

Những gì còn lại đều giống với những điều đã giải thích ở trên.

Phần Chú giải chuyện kể thiên cung của Uposathā kết thúc tại đây.

2. 8,9 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NÀNG NIDDĪ VÀ NÀNG SUNIDDĀ.
[Niddā-Suniddāvimānavaṇṇanā]

Chuyện kể Thiên Cung thứ tám và thứ chín bắt nguồn từ thành Rājagaha.

Liên quan đến vấn đề nổi lên hai chuyện kể này được tiến hành theo đúng thứ tự như sau: “(Bấy giờ vào thời điểm đó tại thành Rājagaha) có một nữ đồ đệ tên là Niddācủa đức Cồ đàm danh tiếng lừng lẫy, (là vị có nhãn quan lẫy lừng). Do điều đó nàng có sắc diện kiều diễm xinh đẹp... ) (bấy giờ vào thời điểm đó trong thành Rājagaha có một nữ đồ đệ tên là Suniddā

Phần còn lại giống như những gì đã trình bày ở trên; ngay cả trong các đoạn kệ không có gì mới – tuy nhiên trong một số sách các đoạn kệ này đã bị bỏ qua do đã được nhắc lại trong bản văn[261] vì lý do đó có lời nói rằng:

1-3. “(Nhà người đứng đó) với sắc diện xinh đẹp vô song... toả sáng khắp mười phương.”

Thiên nữ đó có tâm hoan hỷ... nghiệp nào đã đem lại cho nàng kết quả đến như vậy?

5-10. “Trong thành Rājagaha chúng sanh biết ta[262] với tên ta là Niddā, một nữ đồ đệcủa Ðức Cồ Ðàm nổi danh lừng lẫy, là đấng có nhãn quan và tiếng thơm lẫy lừng.)

11-12. Do đó ta có diện mạo xinh đẹp kiều diễm... .và sắc diện ta toả sáng khắp mười phương.”[263]

1-3, [118] (nhà ngươi đứng đó) với sắc diện kiều diễm vô song... toả sáng rực rỡ khắp mười phương.”

4-10. Thiên nữ đó, có tâm hoan hỷ”Trong thành Rājagaha mọi người biết[264] ta là Suniddā, nữ đồ đệcủa vị Cồ Ðàm nổi danh lẫy lừng, đấng có nhãn quan và danh thơm lừng lẫy.)

11-12. Do đó ta có diện mạo kiều diễm xinh đẹp... và sắc diện ta toả sáng khắp mười phương thiên hạ.

Phần Chú giải Chuyện kể Thiên Cung của nàng Niddā và Suniddā kết thúc[265] tại đây.

2.10 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CỦA NỮ THÍ CHỦ
Bhikkhādāyikāvimānavaṇṇanā]

“Với sắc diện kiều diễm siêu phàm”. Ðây là chuyện kể Thiên Cung Nữ Thí Chủ[266]. Câu chuyện kể này xuất xứ như thế nào?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong Khu Rừng Kỳ Viên[267]. Vào thời điểm đó tại[268] vùng phía Bắc[269] Madhura có một người phụ nữ nọ[270] thọ mạng đã đến lúc kết thúc và phải tái sanh nơi đọa xứ. Vào lúc rạng đông Ðức Thế Tôn vừa xuất khỏi thiền định Ðại Bi và đưa mắt quan sát cõi trần gian, ngài đã nhìn thấy nữ nhân phải tái sanh nơi đọa xứ đó. Tâm ngài rực lên đại bi và muốn an trú nữ nhân đó nơi cõi hạnh phúc, một mình ngài đã đi đến thành phố Mudhura, không có bất kỳ ai đi kèm. Khi đã tới đó ngài đắp y vào buổi sáng sớm lấy bát khất thực và đi vào khu ngoại ô thành phố[271] để khất thực. Ngay lúc đó[272] người phụ nữ5 đang sửa soạn một chút đồ ăn để dùng trong nhà và đã sẳn sàng dọn sang một bên; nàng đã lấy chiếc bình đựng nước và đến giếng nước, tắm rửa mình mẩy và sau khi đã kín một chút nước thì trên đường mang nước về nhà nàng đã nhìn thấy Ðức Thế Tôn. Nàng lên tiếng hỏi, “Bạch thầy, ngài đã kiếm được chút vật thực nào chưa?” khi Ðức Thế Tôn bảo, “Chúng ta sẽ nhận được ngay đây thôi.” Nàng nhận ra rằng ngài chưa nhận được gì cả. Nàng liền đặt ghè nước trên đầu xuống tiến đến gặp Ðức Phật, đảnh lễ ngài và thưa, “Bạch thầy, con sẽ cúng dường cho ngài vật thực, nếu ngài đồng ý.” Và Ðức Thế Tôn đã giữ im lặng tỏ sự đồng ý. Khi biết được ngài đã đồng ý nàng liền về trước và sửa soạn một tọa sàng ngay tại một điểm đã được rẩy nước và quét dọn sạch sẽ và rồi nàng đứng yên tại đó chờ Ðức Thế Tôn tiến vào nhà mình. Ðức Thế Tôn bước vào nhà và đến ngồi trên tọa sàng đã được dọn sẳn cho ngài. Thế rồi nàng cúng dường[273] ngài với thức ăn đã dọn sẳn. Khi đã dùng bữa xong Ðức Thế Tôn rút tay khỏi bát khất thực[274] nói lời chúc tụng công đức nàng đã thực hiện rồi ra đi[275]. Vừa cảm nghiệm[276] được niềm hoan hỷ trong lòng và thỏa mãn khi nghe ngài thốt lên những lời chúc lành như vậy [119] nàng vẫn đứng trân người tỏ lòng kính lễ cho đến khi Ðức Thế Tôn đi khuất dạng.[277]

Chỉ ít ngày sau nàng đã qua đời và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Và có một đoàn tuỳ tùng lên tới cả ngàn tiên nữ[278] phục dịch nàng. Thế rồi[279] vị trưởng lão Mahāmoggallāna đang du hành giữa thiên chúng đã nhìn thấy tiên nữ đó có đại thần thông và đại oai lực của một vị thiên nữ[280], đang được hưởng vinh quang thiên giới mà ngay cả tri kiến của một bậc Giác Ngộ cũng không thể xác định được hạn lượng của cảnh đó và vị trưởng lão liền thốt lên những vần kệ[281] hỏi xem nàng đã thực hiện nghiệp nào như sau:

“Hỡi Thiên nữ, nàng là ai lại đứng với sắc diện kiều diễm vô song đến thế, lại toả sáng với ánh hào quang tỏa khắp mười phương trông tựa như Dược Vương Tinh[282] vậy,

Do đâu nàng có sắc đẹp kiều diễm đến như vậy? Vì lý do gì nàng đã chu tất được sắc đẹp như vậy ngay tại cõi đời này và được tái sanh nơi cõi đó với bất kỳ lạc thú mà lòng nàng thường ấp ủ mong muốn?

Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực, phước đức gì nhà ngươi đã làm được khi còn là người nơi cõi thế nhân? Do đâu mà nàng có được vẻ oai lực to lớn và sắc đẹp nàng sáng chói khắp mười phương đến như vậy?

Khi Moggallāna hỏi thiên nữ đó, lòng nàng tràn ngập hạnh phúc và sung sướng, thiên nữ đó đã giải thích câu hỏi ngài đã đặt ra, về phước đức nào nàng đã thực hiện hầu đem lại quả phước to lớn đến như vậy.

Thiên nữ đã giải thích như sau:

Khi ta còn sống kiếp con người giữa thế nhân –ta đã nhìn thấy vị Giác Ngộ, không chút bợn nhơ, có tâm thanh thản và chẳng hề xao xuyến thân tâm; với tâm tịnh với chính tay ta đã cúng dường ngài của thí có trong tay.

Do đó ta có sắc đẹp diện mạo chói sáng đến như vậy. Do phước thí đó ta đã thực hiện được ngay tại cõi đời này và đã có được nơi thiên giới với đủ mọi khoái lạc như lòng hằng mong muốn.

Thưa vị Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện được khi còn sống nơi kiếp con người giữa thế nhân. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy, và diện mạo sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.”

Toàn bộ những gì còn lại đã quá rõ ràng vì đã được trình bày theo cùng một cách thức như đã đưa ra ở trên.

Phần Chú giải chuyện kể Thiên Cung của Nữ Thí Chủ kết thúc tại đây.

2.11 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CỦA NỮ THÍ CHỦ THỨ HAI.
[Dutiyabhikhādāyikāvimānavaṇṇanā]

“Với sắc diện kiều diễm siêu phàm”. Ðây là chuyện kể thiên cung của nữ thí chủ thứ hai[283]. Chuyện kể này có xuất xứ như thế nào?[284]

Bấy giờ Đức Thế Tôn đang còn lưu lại trong thành Rājagaha, [120] có một người phụ nữ nọ[285] có tâm thành tín và tịnh tín đã nhìn thấy một vị trưởng lão nọ nơi ngài mọi lậu hoặc đã được triệt hạ hết[286], đang du hành khắp nơi để khất thực; nàng đã thỉnh ngài vào thăm viếng nhà mình và cúng dường vật thực cho ngài. Sau này nàng đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Ðiều còn lại giống hệt như chuyện kể thiên cung đã trình bày trước đó.

3. “(Nhà ngươi là ai lại đang đứng) với sắc diện kiều diễm vô song... .tỏa sáng khắp mười phương”.

4. Vị Thiên nữ đó, có lòng đầy hoan hỷ... ... .do nghiệp nào đã đem lại quả to lớn đến vậy:

5-7. “Khi ta đang còn sống ở kiếp làm người giữa thế nhân... tỏa sáng khắp mười phương thiên hạ.”

Phần Chú giải thiên cung của thí chủ thứ hai kết thúc tại đây.

Như vậy phần Chú giải ý nghĩa Phẩm thứ hai là phẩm Cittalatā đã được tô điểm với mười một chuyện kể trong chuyện Chư thiên đã được ghi lại trong phần Chú giải Tiểu Bộ Kinh, phần diễn giải ý nghĩa nội tại kết thúc tại đây[287].

-ooOoo-


[1]. Chú giải Be Vv cũng giải thích giống như vậy còn bản văn Se Be ghi là kā.

[2]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[3]. suparibhaṇḍakaṃ; SOM 41 lại hiểu điều này khác đi, theo EVvP 73; suvañda piribaḍa lā (NAJ).

[4]. Kāyassa sabhāvaṃ pakāsenā; Ở đây Chú giải Se Be giải thích là kāyasabhāvaṃ pakāsetvā nhưng tôi nghĩ bản văn của chúng ta chính xác hơn vì đã làm rõ bản chất thực sự của thể xác như là một cách khuyến kích chứ không phải là một hành động tiền kiếp.

[5]. Xin đọc VvA 87 để biết thêm những chi tiết tương tự như vậy.

[6]. āṇassa.

[7]. Chú giải Se Be giải thích là sā aparena samayena, ến đúng thời điểm.

[8]. Chú giải Se Be giải thích là paricariyamānā accharāsatasahassaparivutā còn bản văn ghi là pārivāriyamānā.

[9]. Bản văn ghi thêm Ca vào đây; Chú giải Be Se lại bỏ qua.

[10]. Samanta; điểm này có thể hiểu như sau: “nhà ngươi đi tản bộ khắp nơi trong cảnh rừng Cittalata đầy lạc thú, được đám đông các phụ nữ tán dương ca tụng”.

[11]. Chú giải Se Be Te Vv và PvA giải thích là osadhī còn bản văn ghi là osadhi.

[12]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là parapessiyā còn bản văn ghi là parapesiyā.

[13]. Kể từ đây trở đi tôi theo cách phân bổ các đoạn kệ được ghi trong Chú giải Se Be Te.

[14]. Tādino; về từ thường gây tranh cãi này xin đọc EV i 131 về Thag 41, BHSD sv tāyin và Childers sv tādi.

[15]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là rañño còn bản văn ghi là raññ’ amhi; xin đọc Chú giải tập Chú giải dưới đây trong đó từ này được giải thích với từ devarañño.

[16]. Về các tên này xin đọc SOM 422

[17]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là Gaggaro còn bản văn gho là Bhaggaro; xin đọc SOM 424

[18]. Chú giải Be Vv giải thích là Sādhuvādī còn bản văn ghi là Sādhuvādi.

[19]. Chú giải Se Be Te Vv cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là Sokatiṇṇā; xin đọc Chú giải SOM 432

[20]. Chú giải SOM 433 và Vv tr. 2212

[21]. Xin đọc Chú giải SOM 434

[22]. Bản văn có thay đổi chút ít ở đây; Chú giải Se Vv giải thích là Puṇḍarīkātidāruṇī, Chú giải Be Te giải thích là Puṇḍarīkāti Dāruṇī. Còn bản văn ghi là Puṇḍarīkā ti dāruṇī.

[23]. Chú giải Be giải thích là Enīphassā. Chú giải Te giải thích là Eniphassā.

[24]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy ( Chú giải Te giải thích là Mudukāvadī) còn bản văn ghi là Mudukā Carī; xin đọc SOM 437 và được sửa chữa đôi chút trong Chú giải dưới đây.

[25]. Abhibhāsanti. Không được liệt kê trong PED.

[26]. Các đoạn kệ 13-15 =Pv III 119-21; xin đọc PvA 177 dưới đây.

[27]. Chú giải Se Be giải thích là I-kaāralopaṃ còn bản văn ghi là I-kāraṃ lopaṃ.

[28]. Chú giải Be giải thích là Sakkasamabhāvo tissā cỏn bản văn ghi là Sakkasamabhāv’ etissā. Chú giải Se giải thích là Sakkūpamā nām’ etissā.

[29]. Là một trong số các người vợ của Dạ Xoa trong kiếp trước – xin ọc Chú giải DhpA i 271-5 (BL i 318-21)

[30]. Chú giải Se Be giải thích là cittānaṃ vā còn bản văn ghi là cittānaṃ.

[31]. Cây cittālatā (?một loại cây leo có màu) là một loại cây có tên khoa học là Rubia Munjista; theo các nguồn tiếng Phạn thì cánh rừng được biết đến với tên gọi Caitrarathavana theo tên của người coi rừng (vườn), là Gandharva Citraratha, đã chăm sóc vườn thay cho người chủ, là Kuvera.

[32]. Veyyāvaccakārī, rất có thể là một nữ tỳ.

[33]. Xin đọc VvA 60.

[34]. Xin đọc CvA 87; ở đây chủ đề thiền không còn nghi ngờ gì nữa là một trong mười giai đoạn về việc thối rữa của xác chết.

[35]. Chú giải Se Be giải thích là pavattākāraṃ còn bản văn ghi là pavattitākāraṃ.

[36]. Chú giải Se Be giải thích là tass’ attho còn bản văn ghi là tassāttho.

[37]. Chú giải Se Be giải thích là vinassatu còn bản văn ghi là vinassatū ti.

[38]. Chú giải Se Be giải thích là sithilikarānaṃ còn bản văn ghi là sītalikaraṇaṃ .

[39]. Chú giải Se Be giải thích là sikkhaāpadaānaṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[40]. Chú giải Se Be giải thích là paripūritattā còn bản văn ghi là pāripūritattā.

[41]. Chú giải Se Be giải thích là sotthibhāvasampādanato còn bản văn ghi là sotthibhā-vasampādanabhāvato.

[42]. Chú giải Be giải thích là sundaratthabhāvato còn bản văn ghi là sundarattabhavato.

[43]. MA I 21 đã định nghĩa sappurisa là một vị Ðộc Giác Phật hay là một đồ đệ của vị Như Lai; từ này hầu như đồng nghĩa với từ savaka đôi khi hai từ này đi liền với nhau - xin đọc td. Trung Bộ Kinh (M) i 1

[44]. Chú giải Se Be giải thích là dvaṅgulabahalabuddhikā còn bản văn ghi là dvaṅgulabhuddhikā

[45]. Chú giải Se Be giải thích là vatteti ti vā savavatti còn bản văn ghi là vatteti.

[46]. Có lẽ đây là những cõi thuộc Tứ đại thiên vương và cõi Tam Thập Tam; xin đọc Tiểu Bộ Kinh và Người diễn giải (Illustrator) 1795

[47]. Chú giải Se Be giải thích là ātatavitatādibhedena còn bản văn ghi là ātadibhedena; xin đọc Chú giải VvA 37 để biết thêm về những nhạc cụ này.

[48]. Xin đọc chú thích của Hardy trong VvA 372 tt trong đó ngài biện luận là Dhammapāla sai về điểm này và tên những nhạc công devaputta nam chính là từ Viṇāmokkhā trở đi; xin cũng đọc SOM 423 ở đó ngài Dhammapāla có thể hiểu là các devaputtas được đặt tên theo những nhạc cụ họ đang sử dụng.

[49]. Chú giải Se Be giải thích là suddhamihitā còn bản văn ghi là visuddhāsitā; Sucimbitā và suddhamihitā, hiểu theo nghĩa đen là người có nụ cười tinh tuyền (hay trắng tinh), rất có thể là do có răng trắng.

[50]. Chú giải Se Be giải thích là etaṃ còn bản văn ghi là esā.

[51]. Chú giải Se Be giải thích là Muduvādinī ti mudumā ’va vadatī ti muduvādinī; mudukaṃ ativiya vādanasilā còn bản văn ghi là mudukā ativiya vādanasīla. Chú giải Se lại ghi thêm một chú thích nữa hình như muốn đề nghị rằng mudunāva có thể là mudubhāvaṃ; nhưng hình như hợp lý hơn nếu ta ghi là mudunā (là trạng từ công cụ cách của từ mudu) + eva.

[52]. Chú giải Se Be giải thích là pabodhanakarā còn bản văn ghi là paboghanaṃ viya karā

[53]. Chú giải Se Be ghi là giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua.

[54]. Chú giải Se Be ghi là sambhavato còn bản văn ghi là sabhāvato.

[55]. Xin đọc Chú giải PS 20113

[56]. Chú giải Se Be ghi là pamodasaṃvaddhanato còn bản văn ghi là pamodasampannato.

[57]. Kuttu-at the; cách sử dụng kattu- là một từ ngữ pháp không được liệt kê trong PED nhưng xin đọc Childers sv kattaā.

[58]. Ở nơi khác virīyam được giải thích là “tinh tấn” vira là “anh hùng” hay ‘uy lực” nhưng tôi lại hơi trệch hướng một chút ở đây vì theo quan điểm của ngài Dhammapāla cho rằng những từ trừu tượng được tạo thành bằng cách thêm tiếp vĩ ngữ –ya vào tính tự; như thế có thể so sánh với tiếp vĩ ngữ tiếng Anh –th cũng có ý nghĩa như vậy. như trong từ strong/ strength, true/truth broad/breath. v.v…Tuy nhiên vì sahavo hình như không xuất hiện ở nơi nào khác nữa rất có thể đây là điều ngài Dhammapāla đã vắt óc nghĩ ra như là một tĩnh từ mang tính cách giả thuyết từ từ sahaviaṃ theo cách này suy ra.

[59]. Chú giải Se Be giải thích là saparivārivārāya dhammaṃ còn bản văn ghi là saparivāradhammaṃ.

[60]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[61]. Chú giải Be giải thích là disvā; bản văn Se lại bỏ qua.

[62]. Xin đọc Chú giải PS 146120

[63]. āsanasālaṃ, hiểu theo nghĩa đen là một đại sảnh có kê ghế ngồi.

[64]. Bản văn ghi thêm tatra ở đây còn Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[65]. Xin đọc Chú giải VvA 62.

[66]. Bản văn ghi thêm ’va vào đây; còn bản văn Se Be lại bỏ qua.

[67]. Chú giải Se Be giải thích là pucchī ti sabbaṃ vuttanayam eva còn bản văn Se Be ghi là pucchi.

[68]. Chú giải Be ghi là tena vuttaṃ; còn bản văn Se lại bỏ qua.

[69]. Chú giải Se Be Te Vv ghi osadhī còn bản văn ghi là osadhi.

[70]. Ujubhūtesu, một tính từ ám chỉ người đồ đệ của Ðức Phật (sāvaka) – Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 37 v.v…

[71]. Chú giải Be Se Te Vv giải thích là cātuddasiṃ còn bản văn ghi là catuddasiṃ.

[72]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là saññamā samvibhāgā ca vimānaṃ āvasām’ dhaṃ (Chú giải It 157  trên); bản văn bỏ qua. việc bỏ qua này đã khiến cho thứ tự của các đoạn kệ không còn chính xác trong bản văn nữa.

[73]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là pañcasikkhāpade còn bản văn ghi là pañca sikkhāpade.

[74]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là mama còn bản văn ghi là mamañ.

[75]. Tên khoa học ghi là Amaranthus polygonoides.

[76]. Chú giải Se Be giải thích là ācāmakañjikaloṇūdakaṃ còn bản văn ghi là -loṇudakaṃ; còn từ về ý nghĩa của từ ācāma- xin đọc SOM 451

[77]. Chú giải Se Be giải thích là sa; bản văn bỏ qua.

[78]. Chú giải Se Be giải thích là vuttanayānusārena eva veditabbaṃ còn bản văn ghi là vuttanayam eva.

[79]. Ðể biết thêm cuộc thảo về từ ācāma- xin đọc Chú giải SOM 451

[80]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[81]. Ahivātarogena, đôi khi được giải thích là “dịch tả” (SOM 45) hay là bệnh sốt rét (B Disc iv 98); Kinh Bản Sanh ii 55) hay là bệnh đường ruột (BL i 266), nhưng đây có thể là một trận dịch (NAJ) theo Chú giải DhpA i 187 bệnh dịch do những con ruồi và một số côn trùng khác truyền sang cho một số động vật như gia súc và cuối cùng thì lại bao trùm lên cả con người. Tuy nhiên bệnh có thể tránh được bằng cách đập tường nhà ra và bỏ trốn; xin đọc Chú giải VA 1003 để biết thêm một số phương pháp phòng tránh thứ bệnh truyền nhiễm này. Ðể biết thêm cuộc thảo luận xin đọc B Disc iv 984; Kinh Bản sanh ii 551; bách khoa tự điển Phật giáo i 293tt; và đặc biệt là Tiểu Bộ Kinh và Người Minh Hoạ 1754 (Illustrator)

[82]. Chú giải Se Be giải thích là gahagataṃ.

[83]. Chú giải Se Be giải thích là jīvikaṃ còn bản văn ghi là jīvitaṃ. Tuy nhiên Chú giải Be giải thích là sā taṃ bhuñjitvā jīvikaṃ kappeti, và có nghĩa là nàng đã cố gắng duy trì cuộc sống bằng cách ăn những thứ đó ơ đây.

[84]. Xin đọc Ud 29tt DhpA ii 427tt về những cố gắng tương tự như vậy mà Dạ Xoa đã có được phước đức nhờ những người khác về tên của Dạ xoa là Kosiya xin đọc các đoạn kệ Uplift 355 và DPPN ii 700 để có được những tham khảo thêm nữa.

[85]. Chú giải Se Be giải thích là khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā idha n’atthi còn bản văn ghi là idha bhojanīyaṃ vā khādanīyaṃ vā natthi.

[86]. Chú giải Se Be giải thích là pasādasaṃvaddhanatthaṃ còn bản văn ghi là pasādajananatthaṃ

[87]. Chú giải Se Be giải thích là dassesi còn bản văn ghi là dasseti.

[88]. Xin đọc Chú giải SOM 451

[89]. Chú giải Se Be giải thích là anumodanaṃ katvā còn bản văn ghi là anumoditvā.

[90]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là tuṇhībhūtassa còn bản văn ghi là tuṇhibhūtassa; PED sv lại bỏ qua số các đoạn kệ.

[91]. Chú giải Be Vv giải thích là sā disataṃ và việc sửa lại của ngài Hardy trong VvA 373 còn đối với bản văn Se Te ghi là saādisataṃ; xin đọc Chú giải Pv II. 921

[92]. Xin đọc thêm PvA 146 và các chú thích trong PS 157 về cách ngài đi khất thực

[93]. Chú giải Se Be giải thích là varākī còn bản văn ghi là varākā.

[94]. kapaṇā, ở đây ta giải thích là “phải trải qua đau khổ to lớn” cũng xuất phát từ √kṛp, than vãn và như vậy có thể hiểu theo nghĩa đen là “thẳm thương, ai oán” “đáng thương” v.v… Trong xã hội Ấn độ bất kỳ người phụ nữ nào mất hết họ hàng thân thuộc – và như vậy phương tiện nàng được hỗ trợ lại là bị coi thường, coi khinh vì chẳng bao lâu sau nàng sẽ trở thành thiếu thốn nghèo túng và phải trải qua khốn khổ, như người phụ nữ trong chuyện kể này.

[95]. Chú giải (Se) Be giải thích là bathipiṭṭhi(c) chadanaṃ còn bản văn ghi là bahi piṭṭhi chādanaṃ; đây rất có thể là mái hiên che ở phía sau nhà (NAJ)

[96]. Chú giải Se Be Vv giải thích là modat’ ācāmadāyikā còn bản văn Te ghi là moditacāmadāyikā.

[97]. Bản văn Se ghi thêm aho dānan ti ādiṃ; Chú giải Be lại bỏ qua.

[98]. Chú giải Be Vv giải thích là suppatiṭṭhitaṃ còn bản văn Se Te ghi là suppatiṭṭhitaṃ.

[99]. Chú giải Se Be Vv giải thích là giải thích là kāreyya còn bản văn Te ghi là kareyya.

[100]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là cānomadassikā còn bản văn ghi là cānumadassikā.

[101]. Xin đọc Chú giải SOM 472; theo đề nghị của ngài Stede thì chúng là những vương tượng (theo như Chú giải trong B Disc 218) hình như thích hơn với văn cảnh ở đây hơn là cách giải thích của ngài Dhammapāla tập Chú giải dưới đây.

[102]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là nāggahanti còn bản văn ghi là nāgghati.

[103]. Tự điển PED đã đưa ra mục từ sv kacchā1 một cách sai lầm khi đưa ra làm tham khảo trong Vv 219., EVvP về IV. 59 lại giải thích kacchā nón bằng ngà (NAJ) không ăn khớp với tập Chú giải dưới đây cũng chẳng ăn khớp với J iv 395 (được trích trong PED sv kacchā )

[104]. Chú giải Se Be Vv giải thích là hemakappanavāsasā, còn bản văn Te ghi là hemakappanivāsasā

[105]. Ðoạn kệ này xuất hiện không được đặt số thứ tự trong bản văn.

[106]. Chú giải Se Be giải thích là acchariyatthe còn bản văn ghi là acchariyatthena.

[107]. Chú giải Se Be giải thích là dakkhiṇā dānaṃ còn bản văn ghi là dakkhiṇādānaṃ.

[108] . Xin đọc Chú giải VvA 5

[109]. Chú giải Se Be giải thích là itthiratanādīni còn bản văn ghi là itthiratanādīkā; người phụ nữ được trang điểm với châu báu là một trong bảy kho báu do chuyển luân vương sở hữu – xin đọc td. Trung Bộ Kinh (M) iii 172tt để biết thêm chi tiết.

[110]. Chú giải Se Be Trung Bộ Kinh (M) iii 175 giải thích là nātikāli còn bản văn ghi là nātikāḷikā.

[111]. Chú giải Se Be giải thích là nāccodātā còn bản văn ghi là naccodātā

[112]. Ðây chính là cách mô tả địa vị của một phụ nữ trang điểm với châu báu như trong td. Trung Bộ Kinh (M) iii 174tt.

[113]. Một cách đo lường với nhiều định lượng khác nhau – xin đọc SED sv. EVvP IV. 58 cho rằng 1 nikkha = 5 kalanda cân bằng vàng.

[114]. Chú giải Se Be giải thích là visālakadāṭhībhāvaṃ còn bản văn ghi là visālatādibhāvaṃ.

[115]. Byūhanto; ý nghĩa ở đây không mấy rõ ràng – xin ọc PED sv vyūhati.

[116]. Bản văn ghi thêm từ maātaṅgaā; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[117]. Hemamayakādiyuttā; Chú giải Se Be giải thích ở đây là hemamayagīveyyakāpaṭimūkkā.

[118]. Chú giải Se Be giải thích là hatthiyoggaṃ còn bản văn ghi là hattiyuttaṃ.

[119]. Chú giải Se Be giải thích là -kaṅkanā- còn bản văn ghi là -kaṅkaṭā-

[120]. Xin đọc Chú giải VvA 19.

[121]. Xin đọc Chú giải N 31 ở trên.

[122]. Chú giải Se giải thích là caṇḍalī (Be caṇḍāli) còn bản văn ghi là candāli; một caṇḍalī là một nữ Chiên đà, việc tạo ra một Thủ đà la nam(s’udra) và một vị bà la môn, một Sát đế lợi (kṣatriya) hay là một nữ Xá phệ (vais’ya) và đó là “người nam cơ bản nhất” – xin đọc Manu x 12.

 [123]. Xin đọc Chú giải PvA 61

[124]. Volokento; Ở đây Chú giải Se Be giải thích là olokento

[125]. Chú giải Se Be giải thích là caṇḍālāvasathe còn bản văn ghi là caṇḍālagāme; rất có thể đây là một căn nhà tập thể. (NAJ).

[126]. Theo cách chấm câu ở trên trong Chú giải Be; bản văn chỉ mở dấu ngoặc kép tại “ta sẽ tạo ra…” và điều này tiếp theo sau trong SOM 48 nhưng điều này không đúng vì ám chỉ rằng ngài đã khiến cho nàng thực hiện phước đức trước khi ngài đã có ý nghĩ đó.

[127]. Chú giải Se Be giải thích là saggasaṃvattanikaṃ kammaṃ còn bản văn ghi là saggasaṃvattanikakammaṃ.

[128]. Chú giải Se Be giải thích là nirayūpapattiṃ còn bản văn ghi là nirayupapattiṃ.

[129]. Mahatā bhikkhusaṅghena; hình như đôi khi từ này được sử dụng để chỉ rõ một nhóm chư vị Tỳ khưu hơn là toàn bộ một Tăng Ðoàn.

[130]. Chú giải Se Vv giải thích là caṇḍālī (Be Te caṇḍāli) còn bản văn ghi là candālī.

[131]. Chú giải Se Be Vv giải thích là tādini còn bản văn ghi là tādine; oạn kệ này giống hệt như trog Thag 1173.

[132]. Sự im lặng của ngài Dhammapāla ở đây về câu hỏi về cú (pāda) có ảnh hưởng ở đây như là giống trung hòa số nhiều, quả thật hơi kỳ lạ. Và chúng ta phải ngạc nhiên không hiểu có phải là từ pādāni, là số nhiều của từ padaṃ, hay là được kéo dài thư cú (metri causa) từ padaṃ lại chấp nhận có rất nhiều ý nghĩa – td. Ngón chân, một phần tư đoạn kệ. Ngay cả là thành phần cấu thành từ sīkkhāpadaṃ, như đã ghi trong Chú giải VvA 73 ở trên. Padāni rất có thể lại có nghĩa là “dấu chân” ở đây, đó là nơi trú ẩn (tam qui) và phẩm hạnh Ðức Phật đã để lại; nhưng mặt khác caraṇāni có thể tự mình có nghĩa là “ngón chân” (xin đọc Chú giải Vin iv 212 và SED sv) và ở đây lại có thể là từ đồng nghĩa với pādāni hiểu theo nghĩa này. - chân, có nghĩa là đến (caraṇāni), có nghĩa là Tam Qui.

[133]. Chú giải Be giải thích là apāyūpapattito còn bản văn ghi là apāyupapattito, Se apāyuppattito.

[134]. Toàn bộ các bản văn đều giải thích giống như vậy cho dù vấn đề nổi lên ở trên lại gợi cho thấy ý nghĩa ngược lại. Trong khi đó VvA 106 dưới đây lại hỗ trợ quan điểm cho rằng ngài chưa vào trong thành phố; bản văn lại đưa va vl pavisitvā, đã vào ở điểm này.

[135]. Vị Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai.

[136]. Vị A-la-hán.

[137]. Chú giải Be giải thích là atha vā buddha-isīnaṃ Vipassi-ādinaṃ sattamo ti isiattamo (Se attha vā bhuddha-isīnaṃ Vipassī-ādīnaṃ sattamo ti isisattamo) còn bản văn ghi là bhuddha-isīnaṃ Vipassī-ādīnaṃ sattamo ti vā isisattamo; xin ọc Chú giải EV I 294 về Thag 1240 và về một chú thích và bảy vị Ðức Phật này, PS 33

[138]. Ca; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[139]. Xin đọc Chú giải PvA 7 và DA 146 để biết thêm các chi tiết tương tự; DA 146 đã in sai từ ghép này là rāha-bhāvā trong khi đó trong PS 9 tôi cũng đưa ra một cách giải thích sai thành arahābhāvā (= từ rahābhāvā của ngài Hardy) ngược lại tôi lại phải chấp nhận cách giải thích là rahābhāvā như được thấy trong cả hai Chú giải Se và Be.

[140]. Bản văn lại ghi thêm Ca vào đây; Chú giải Be Se lại bỏ qua.

[141]. Xin đọc Chú giải VvA 95.

[142]. Bhijjanasabhāvattā, rất có thể chỉ “do bản chất dễ hư hỏng” của nó, tuy nhiên cái chết sắp xẩy đến của nàng lại gợi cho thấy đây chỉ là việc hủy hoại thân xác, tức là kāyassa bhedā, là điều muốn nhắm tới ở đây.

[143]. saṃkittento – bản văn Se cũng ghi giống như vậy còn bản văn Be ghi là pakittento; từ này không thấy liệt kê trong tự điển PED.

[144]. Chú giải Se Be giải thích là khīnāyukatāvibhāvanena còn bản văn ghi là khīṇāyuka-vibhāvanena.

[145]. Chú giải Se Be giải thích là etissā saggūpapattiyā còn bản văn ghi là etissāya saggasampattiyā; xin đọc Chú giải VvA 323

[146]. Hình như đây là số phận chung của những ai Ðức Phật đã trợ giúp – xin đọc e.g. Trung Bộ Kinh (M) iii 247; Ud 8, 49 v.v…

[147]. Chú giải Se Be Vv giải thích là avadhī; bản văn Te lại ghi là avadhi.

[148]. Xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 52; 52; cảnh mù lòa chính là cõi Ma Vương.

[149]. Chú giải Se Be giải thích là paggayha; còn bản văn lại bỏ qua.

[150]. Chú giải Se Be giải thích là gate pi Bhagavati còn bản văn ghi là mahesiṃ Bhagavantaṃ.

[151]. Chú giải Se Be giải thích là tato cutā; còn bản văn lại bỏ qua.

[152]. Chú giải Se Be giải thích là satasahassaṃ còn bản văn ghi là satasahassāni.

[153]. Chú giải Se Be giải thích là sā còn bản văn ghi là devatā.

[154]. Chú giải Se Be giải thích là mahānubhāvan ti còn bản văn Vv ghi là mahānubhāvi ti. Chú giải Te giải thích là bharanubhāvā.

[155]. Chú giải Se Be giải thích là vatthābharaṇādinaṃ còn bản văn ghi là vatthābharaṇabhāvā.

[156]. Chú giải Se Be giải thích là anekavidhacittatāyuttā còn bản văn ghi là anekavidharaṇānaṃ

[157]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là vīrena còn bản văn ghi là therena.

[158]. Chú giải Se Be Vv giải thích là satasahassaṃ còn bản văn ghi là satasahassā, Chú giải Te giải thích là sahanissāni.

[159]. Chú giải Se Be Vv giải thích là purakkhatvāna tiṭṭhati còn bản văn ghi là purakkhatvā maṃ titthanti. Te purakkhitvā maṃ tiṭṭhanti.

[160]. Chú giải Se Be giải thích là ativiya mahantaṃ còn bản văn ghi là ativiyamahantaṃ.

[161]. Chú giải Se Be giải thích là pītiyā pavattikkhaṇe còn bản văn ghi là pitipavattikkhaṇe.

[162]. Chú giải Se Be giải thích là gāthā saṅgītikārehi còn bản văn ghi là gāthāsaṅgītikārehi

[163]. Chú giải Se Be Vv giải thích là antaradhāyatha còn bản văn Te ghi là antaradhāyati.

[164]. Chú giải Be giải thích là ca còn bản văn Se ghi là vā; iều này là đúng như vậy và có thể được nhìn thấy thường xuyên chư thiên giữ lại tên gọi khi còn sống nơi kiếp người. – td. Anaāthapiṇḍika (Trung Bộ Kinh (M) iii 262) Tissa Brahmā (Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 332) Gopikā (D ii 271). Hatthaka (Tăng Chi Bộ Kinh (A) i 279) v.v… cũng như Dạ Xoa đôi khi cũng được gọi với tên thuộc kiếp trước là Maghava (Vv IV. 97-8.

[165]. Chú giải Se Be giải thích là desanā còn bản văn ghi là dhammadesanā.

[166]. Nīla; xin đọc Chú giải PS 16744.

[167]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[168]. Bản văn ghi thêm kho vào đây; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[169]. Chú giải Be giải thích là Kimilā xuyên suốt tác phẩm, có điều rất thú vị cần lưu ý là nữ ngạ quỉ Kaṇṇamuṇḍa trong tiền kiếp của nàng cũng đã là người vợ ngoại tình sống trong thành phố Kimbilā. (PvA 150tt

[170]. Chú giải Se Be giải thích là samānamahābhoge còn bản văn ghi là samānabhoge

[171]. Chú giải Se Be giải thích là pakatiyaā pi bhaddatāya còn bản văn ghi là samātubhadatāya.

[172]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ kumāriṃ còn bản văn ghi là Bhaddakumāriṃ.

[173]. Tādise, không chút nghi ngờ gì như trong lá số tử vi của họ.

[174]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua.

[175]. Chú giải Se Be ghi là pañcasatapañcasatabhikhuparivārā còn bản văn ghi là pañcasatabikkhuparivārā.

[176]. Chú giải Se Be giải thích là te còn bản văn ghi là there.

[177]. Chú giải Se Be giải thích là saputtadāro còn bản văn ghi là saha bhariyāya.

[178]. Chú giải Se giải thích là aṭṭhamīcātuddasīpaṇṇarasīpāṭihāriyapakkhesu (Be–pannarasī-) còn bản văn ghi là aṭṭhamī catuddasī pannarasī pāṭihārikapakkhesu.

[179]. Chú giải Se Be giải thích là ahosi devatāhi ca anukampitā, tāya còn bản văn ghi là ahosi. Sā devatāhi cā anukampitā. Tāya.

[180]. Chú giải Se Be giải thích là micchāpavādaṃ còn bản văn ghi là macchācāraṃ.

[181]. Là Thủ Phủ của vương quốc Gandhara và tương đồng với thành phố Taxila tại Hy lạp, về phía bắc thành phố đó hiện là Pakistan.

[182]. Chú giải Se Be giải thích là vaṇijjāvasena còn bản văn ghi là vānijjhāvasena.

[183]. Chú giải Se Be giải thích là devatāya còn bản văn ghi là devatāya naṃ.

[184]. Chú giải Se Be giải thích là āsaṅkitā còn bản văn ghi là āsaṇkite.

[185]. Chú giải Se Be giải thích là upaṭṭhapite còn bản văn ghi là upaṭṭhite.

[186]. Chú giải Be giải thích là vātavegasamuṭṭhitavīcijālaṃ (Se –samuddhuta-) còn bản văn ghi là vātavegena samuṭṭhitavīcijalaṃ.

[187]. āyasakyaṃ; Chú giải Be giải thích là āyassaṃ, Se āsaṅkaṃ.

[188]. Chú giải Se Be giải thích là Pi; còn bản văn lại bỏ qua.

[189]. Chú giải Be giải thích là nāmamudditaṃ còn bản văn ghi là nāma muddikaṃ; Chú giải Se sửa lại từ chữ nāmamudditaṃ thành từ nāmamuddhikaṃ.

[190]. Chú giải Se Be và ở trên giải thích là suvisuddhasīlācāratāya còn bản văn ghi là –sīlācara tāya.

[191]. Chú giải Se Be giải thích là uppannā còn bản văn ghi là upapannā

[192]. Xin đọc Chú giải PS 139 và các chú thích.

[193]. Chú giải Se Be giải thích là vanditvā; còn bản văn lại bỏ qua.

[194]. Chú giải Se Be giải thích là dasasahassilokadhātūsu (Se dasasahassīlokadhātusu) sannipatitāya devabrahmaparisāya majjhe tāya devatāya katapuññakammaṃ pucchanto āha còn bản văn ghi là tāya katakammaṃ pucchi.

[195]. Chú giải Se Vv giải thích ở đây và xuyên suốt tác phẩm là mañjetthā, còn bản văn ghi là mañjaṭṭhā, Chú giải Be Te giải thích là mañjiṭṭhā.

[196]. Chú giải Se Be giải thích là ettha; còn bản văn lại bỏ qua.

[197]. Chú giải Be giải thích là puppharāgakakketanapulakādī còn bản văn ghi là phussarāgakakke ratanaphuḷhakādī; Chú giải Se nguyên thuỷ giải thích là puppharāgakakketanasaphūlakādi; trước khi được sửa lại để giải thích là puppharagakakkhe ratanaphulakadi. Nhưng từ kakkhetana hình như là từ tiếng Phạn karkeṇaât/karketana= xin ọc Chú giải SED svv; từ pulaka hình như không được xác định ở đây.

[198]. Chú giải Se Be giải thích là asmaka-upalakādi còn bản văn ghi là amatabbākavimalayakādi. Hình như cả hai từ đều có nghĩa là “đá” “sỏi” – xin đọc Chú giải SED svv - nhưng lại không được xác định lại.

[199]. Xin đọc Chú giải VvA 51. 53; Vv I. 97 v.v…

[200]. Theo tự điển PED sv những loại đá quí này xuất phát từ núi Hymalaya và từ dòng sông Indus và có bốn loại đó là trắng, vàng nhạt, đỏ và xanh đậm. Gomedha là một loại đã khá phổ biến.

[201]. Cũng giống như cách sửa chữa của ngài Hardy trong VvA 373 theo đó Chú giải Se Be cũng chấp nhận.

[202]. Chú giải Be giải thích là tehi (Se te hi) còn bản văn ghi là te.

[203]. Chú giải Se Be ghi thêm là ti ở đây; còn bản văn lại bỏ qua. toàn bộ các bản văn đều chấm câu khác ở đây.

[204]. Chú giải Se Be giải thích là asādhāraṇabhāvadassanena còn bản văn ghi là asādhāraṇabhāvadassanatthaṃ.

[205]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là aññiṃsu còn bản văn Be ghi là aññaṃsu.

[206]. Chú giải Te Vv Be giải thích là Bhadditthikā còn bản văn ghi là Bhadditthiyā. Chú giải Se giải thích là Bhaddhitthī.

[207]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là cātuddasiṃ còn bản văn ghi là catuddasiṃ.

[208]. Chú giải Be giải thích là saññamā saṃvibhāgā ca vimānaṃ āvasāṃ’ aha (xin đọc Chú giải I. 157 ở trên); tất cả các bản văn khác đều bỏ qua. Việc bỏ qua này đã khiến cho các đoạn kệ này được đánh số sai trong bản văn.

[209]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là pañcasikkhāpade còn bản văn ghi là pañcasikkhāpade.

[210]. Katāvakāvā; Chú giải Te Vv và Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 40 cũng giải thích giống như vậy. Chú giải Se Be giải thích là katāvāsā cũng như AA iii 249. Chú giải Vv giải thích là katāvakānā  đây, hình như không chính xác.

[211]. Chú giải Be Te Vv giải thích là tato cutā (Se tato yuttā); bản văn bỏ qua hoàn toàn đoạn này.

[212]. Chú giải Se Be giải thích là ubbattamāna – còn bản văn ghi là uppattamāna-.

[213]. Chú giải Se Be giải thích là itthī còn bản văn ghi là itthi.

[214]. Xin đọc Chú giải D iii 251.

[215]. Bản văn cũng ghi giống như vậy; Chú giải Se Be giải thích là đã chấm câu có chút ít khác nhau.

[216]. Chú giải Se Be giải thích là katāvāsā và nipphāditausucaritāvaāsaā cũng tương ứng như vậy. Xin đọc Chú giải AA iii 249 đã “trích” là katāvakāsā giống như cách giải thích của từ katāvasā trong chú thích Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 40.

[217]. Chú giải Se Be giải thích là āyatanagatataṃ còn bản văn ghi là āyatanagataṃ.

[218]. Xin đọc VvA 29.

[219]. Chú giải Se giải thích là sabbasaṃkilesapakkhaṃ còn bản văn ghi là sabbaṃkilesakkhaṃ, Be giải thích là sabbakilesamlaṃ.

[220]. Xin đọc PvA 98, VvA 38.

[221]. Chú giải Se Be giải thích là Bhagavato pi vacanapathātītaparimāṇarahitasukhanibbattakaṃ còn bản văn ghi là Bhagavato vacanaṃ saddahitatāya aparimānaṃ hitasukhanibbattakaṃ

a. Trích đoạn này không rõ ràng về nguồn gốc; nhưng Chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 167 trong đó cũng nói về cùng một điều đó đau khổ trong hỏa ngục và đầu thai thành súc sanh, và Trung Bộ Kinh (M) iii 172 trong đó cũng nói rất nhiều về hạnh phúc thiên giới.

[222]. Chú giải Se Be giải thích là aparimitasukhāvahaṃ còn bản văn ghi là aparimitaṃ aukhāvahaṃ.

[223]. Chú giải Se (Be) giải thích là Mātudevaputta(p)pamukhānaṃ dasasahassīlikadhātu vāsinaṃ devabrahmasaṃghānaṃ tayo māne Abhidammapiṭakaṃ dessetvā; còn bản văn lại bỏ qua. Có điều không rõ ràng là Mātudevaputta có nghĩa là ai? Phải chăng có nghĩa là Thiên tử (devaputta) và cũng có thể là một cách ám chỉ đến mẹ Ðức Phật là người chúng ta biết chính Ðức Phật đã thuyết giảng Tặng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cho bà, hay là chính nàng Bhaddā vì nàng đã mang thai theo như cốt truyện ở trên; hay có thể là một người nào đó.

[224]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là ka\

ā.

[225]. Chú giải Se Be giải thích là Ca còn bản văn lại bỏ qua.

[226]. Chú giải Se Be giải thích là upaṭṭhahantī còn bản văn ghi là upaṭṭhahati.

[227]. Chú giải Se Be giải thích là suvisuddhaniccasīlā còn bản văn ghi là suvisuddhaṃ niccasīlaṃ

[228]. Chú giải Be giải thích là Pi; còn bản văn Se lại bỏ qua.

[229]. Chú giải Be giải thích là tīhi còn bản văn Se lại bỏ qua.

[230]. Xin đọc SOM 521; còn bản văn Se Be Te toàn bộ đều viết tắt tùy mức độ tôi chấp nhận cách giải thích của Chú giải Vv đã đưa ra đoạn kệ đầy đủ.

 [231]. Chú giải Se Te Vv giải thích là aññiṃsu còn bản văn Be lại ghi là aññaṃsu.

[232]. Chú giải II. 57. giải thích là saññamā saṃvibhāgā ca vimānaṃ āvasām’ ahaṃ; Chú giải Vv lại bỏ qua. Ðiều này ảnh hưởng đến cách đánh số các đoạn kệ này.

[233]. Chú giải Se Be giải thích là Uposathāvimānaṃ còn bản văn ghi là Uposathavimānaṃ.

[234]. Các đoạn kệ 1-12 giống hệt như những đoạn trong chuyện thiên cung ở trên; bản văn đã giản lược lại theo cách đã trình bầy ở đây.

[235]. Chú giải Se Te Vv giải thích là aññiṃsu còn bản văn Be ghi là aññaṃsu.

[236]. Chú giải Se Be giải thích là kusalacchando còn bản văn ghi là kusalachando.

[237]. Chú giải Se Be giải thích là tannibbattakapuññkammassa còn bản văn ghi là taṃ nibbanttapuññakammassa.

[238]. Chú giải Se Be giải thích là taṇhāchando còn bản văn ghi là taṇha chando.

[239]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là upapanna’ mhi.

[240] Chú giải Be Se Tăng Chi Bộ Kinh (A) i 35 giải thích là appamattakaṃ còn bản văn ghi là uppamattaṃ.

a. Tăng Chi Bộ Kinh (A) i 35

[241]. Xin đọc Chú giải Sn 423 trong đó người ta cho rằng Adicca là tên chủng tánh của những người Thích Ca; cũng như D ii 3 đã liệt kê các chủng tánh của nhiều vị Ðức Phật khác nhau. Xin đọc EV i 127, 144 về Thag 26, 91 về cách sử dụng từ chủng tánh này.

[242]. Ở đây bản văn lại ghi sai thành ādiccabhandhu.(Gia hệ mặt trời)

[243]. Có nghĩa là mặt trời là một đồ đệ của Ðức Phật – xin đọc SA i 109 trong đó người ta cho rằng mặt trời là một vị Nhập Lưu (sotapanna); cũng xin đọc thêm VvA 68 ở trên.

[244]. Tiếng Phạn ghi là Vairocana, hiểu theo nghĩa đen là một người tỏa sáng chói chang và là tên của mặt trời.

b. S i 51

[245]. Chú giải Se Be giải thích là uppannavippaṭisāre còn bản văn ghi là uppane vippaṭisare

[246]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là kiva còn bản văn lại ghi là kiṃva.

[247]. Ở đây Chú giải Be giải thích là vacchas’ còn bản văn Se Te Vv lại ghi là vassa’.

[248]. Chú giải Be Vv giải thích là āyuno còn bản văn ghi là āyu no; xin đọc tập Chú giải.

[249]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sambhuddhen’ āsi còn bản văn ghi là sambuddhenāpi.

[250]. Kittakaṃ addhānaṃ; PED sv kittaka lại đề ra ý nghĩa hơi kỳ lạ “một thời gian ngắn”

[251]. Chú giải Se Be giải thích ở đây là āyu.

[252]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là aāyu no.

[253]. Chú giải Se Be giải thích là cirācirabhāvaṃ còn bản văn ghi là cirabhāvaṃ.

[254]. Chú giải Se Be giải thích là kasmā; còn bản văn lại bỏ qua.

[255]. Chú giải Se Be giải thích là sambhudden’ āsi còn bản văn ghi là samūddenāpi.

[256]. Visesayi.

[257]. Visesaṃ.

[258]. Chú giải Se Be giải thích là yātā còn bản văn ghi là yato.

[259]. Chú giải Se Be giải thích là pi; bản văn lại bỏ qua.

[261]. pāḷipeyyālavasena ṭhapitā; có nghĩa là, bản văn tiếng Pali đã bị dẹp sang một bên (tṭhapitā); là một peyyāla, tức là một đoạn văn có thể được nhắc lại không được viết ra thường xuyên.(NAJ)

[262]. Chú giải Se Te Vv giải thích là maṃ aññiṃsu còn bản văn Be ghi là mamaṃ aññaṃsu. Trong Chú giải Te thì cả hai phụ nữ này đều có cùng một tên là Suniddā, trong khi đó trong Chú giải Se họ lại có tên tương ứng là Saddhā và Sunandā.

[263]. Bản văn lại chèn thêm Niddāvimānavaṇṇanā, Chú giải Se giải thích là Saddhāvimānavaṇṇā.

[264]. Chú giải Se Te Vv giải thích là aññiṃsu còn bản văn Be ghi là aññaṃsu.

[265]. Chú giải Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là Suniddāvimānavaṇṇanā, Se Sunandāvimānavaṇṇanā.

[266]. Chú giải Se Be giải thích là Bhikkhādāyikāvimaānaṃ còn bản văn ghi là –dāyika-

[267]. Chú giải Se Be giải thích là Jetavane; còn bản văn lại bỏ qua.

[268]. Chú giải Se Be giải thích là hoti; còn bản văn ghi là ahosi.

[269]. Uttara-Madhurā, theo tự điển DPPN ii 438 được gọi là vùng phía bắc Madhurā ể phân biệt với thành phố Madurai tại miền Nam Ấn Ðộ.

[270]. Chú giải Se Be giải thích là itthī còn bản văn ghi là itthi.

[271]. Chú giải Se Be giải thích là bahinagaraṃ còn bản văn lại ghi là bahi nagaraṃ.

[272]. Bản văn lại ghi thêm Ca vào đây. Còn Chú giải Be Se lại bỏ qua.

[273] . Chú giải Se Be giải thích là bhojesi còn bản văn ghi là Bhojetvā nisīdi.

[274]. Chú giải Se Be giải thích là onītapattapāṇī còn bản văn ghi là oṇītapattapanī.

[275]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami.

[276]. Chú giải Se Be giải thích là paṭisaṃvedentī còn bản văn ghi là paṭisamvedentī.

[277]. Chú giải Se Be giải thích là cakkhupathasamatikkamā còn bản văn ghi là cakkapathaṃ samatikkhamā.

[278]. Chú giải Se Be giải thích là Accharāsahassañ c’assā parivāro ahosi; còn bản văn lại bỏ qua.

[279]. Chú giải Be viết tóm tắt thành: tam āyasma Mahāmoggallāno… các đoạn kệ 1-3…gāthāhi pucchi; Chú giải Se tiếp tục ghi giống như từng bản văn một.

[280]. Chú giải ở đây giải thích là devatanubhāvena, có nghĩa là với oai lực to lớn của thiên nữ đó.

[281]. Bản văn Se Be đều giản lược lại toàn bộ; tôi chấp nhận toàn bộ bản văn Vv

[282]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là asadhī còn bản văn ghi là osadhi.

[283]. Chú giải Se Be giải thích là Dutiyabhikhādāyikāvimānaṃ còn bản văn ghi là –dāyika-

[284]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā uppati; bản văn lại bỏ qua. Bản văn còn ghi thêm ở đây imassa aṭṭhuppattiyaṃ; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[285]. Chú giải Se Be giải thích là itthī còn bản văn ghi là itthi.

[286]. Chú giải Se Be giải thích là khīṇāsavattheraṃ còn bản văn ghi là khīṇāsavaṃ theraṃ.

[287]. Chú giải Se Be giải thích là Iti Paramatthadīpaniyā Khuddakaṭṭhakathāya Vimānavatthusmiṃ ekādasavat thupaṭimaṇḍitassa dutiyassa Cittalatāvaggassa atthavaṇṇanā niṭṭhitā

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Thủ Đức, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-08-2007