Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Chú giải CHUYỆN CHƯ THIÊN
Vimānavatthu-aṭṭhakathā

 Bản Pāli: ĀCARIYA DHAMMAPĀLA
Bản Anh dịch: PETER MASEFIELD
Bản Việt dịch: TỲ KHƯU THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 III

PHẨM PĀRICCHATTAKA
[PĀRICCHATTAKA VAGGA]

*

3. 1 Chú Giải THIÊN CUNG HUY HOÀNG
[Uḷāravimānavaṇṇanā]

“Danh thơm và dung sắc nàng tỏa sáng mười phương”. Ðây là Thiên Cung Huy Hoàng trong phẩm Pāricchattaka. Chuyện kể này[1] xuất phát ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn còn lưu lại trong thành Rājagaha, ngay tại bãi[2] Nuôi Sóc trong Khu Rừng Trúc. Vào thời điểm đó trong thành Rājagaha có một gia đình nọ đang cúng dường trưởng lão Mahāmoggallāna, gia đình đó có một thiếu nữ chuyên tâm lo việc bố thí, nàng luôn hoan hỷ và sẳn sàng rộng tay bố thí[3]. Bất kỳ[4] vật thực cứng và mềm[5] nào gia đình nhận được[6] vào buổi sáng, nàng liền

phân chia[7] làm hai phần[8]: một nửa (dùng để bố thí cho chúng sanh) nửa còn lại được sử dụng trong gia đình và chính nàng cũng chỉ sử dụng phần đó mà thôi. Nhưng nàng không ăn mà còn chia làm hai phần. Khi nào nàng không gặp ai xứng nhận bố thí, nàng cất sang một bên và bố thí khi nào có những hành khất đến xin. Thế rồi mẹ nàng vô cúng hoan hỷ với ý nghĩ con gái của bà luôn có ý định bố thí và luôn sẳn sàng rộng tay làm việc thiện khi gặp dịp3 thuận tiện, bà ta đã phân cho nàng số vật thực gấp đôi và làm như vậy để khi nàng sử dụng hết một phần thì nàng còn một phần nữa để bố thí cho người khác. Và nàng cũng rất đơn giản chia sẻ phần của mình như vậy. Thế rồi thời gian trôi qua và khi nàng đến tuổi trưởng thành[9] mẹ và cha nàng đã gả nàng làm vợ cho một chàng trai trong một gia đình trong cùng thành phố đó. Nhưng gia đình này lại có tà kiến và thiếu niềm tin và tịnh tín. [112] Thế rồi một ngày kia vị trưởng lão Mahāmoggallāna đang du hành khất thực trong thành Rājagaha, ngài đến đứng ngay trước cửa của gia đình cha chồng của nàng. Khi nhìn thấy vị trưởng lão, người con gái với lòng tịnh tín, liền mời ngài vào trong nhà nói rằng, “Bạch thầy, xin ngài vào nhà trong.” Nàng kính cẩn đảnh kễ ngài và do không thấy mẹ chồng[10] ở nhà nàng đã lấy chiếc bánh bà để dành với thâm tín vững chắc là sau khi nàng kể lại[11] sự việc cho mẹ chồng nghe, rất có thể bà sẽ ngưỡng mộ nàng[12] về điều nàng đã làm. Vị trưởng lão tỏ lòng cám ơn và ra đi[13]. Người con dâu liền đem câu chuyện kể với mẹ chồng của mình nói rằng, “Con đã bố thí chiếc bánh mẹ đã để dành cho trưởng lão Mahāmoggallāna. Khi nghe được điều này (bà gào lớn tiếng) “Con này hành động chi mà láo xược thế!” Mày đã đem cho vị trưởng lão Mahāmoggallāna chiếc bánh[14] dành cho ta mà không hỏi ta lấy một lời? Và rồi giọng bà lắp bắp vì đã bị cơn giận khống chế và chẳng suy nghĩ mình đang làm gì[15] phải trái ra sao, bà liền chụp lấy chiếc chầy đang dựng trước mặt và nện túi bụi vào vai nàng con dâu. Do sẳn có thể chất yếu đuối mỏng dòn và sanh mệnh của nàng đã gần đến lúc kết thúc nàng đã phải trải qua cơn đau ghê gớm do đã bị thương tích trầm trọng như vậy, nên vài ngày sau nàng đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Cho dù còn rất nhiều thiện nghiệp nàng đã thực hiện thì chính nghiệp bố thí cho vị trưởng lão là nổi bật nhất và đã trở thành tối thắng[16] hơn cả. Vị trưởng lão cũng nhập cõi Tam thập Tam theo cũng một cách như nàng và đến hỏi hàng với ba đoạn kệ sau.

“Danh thơm và sắc diện nhà ngươi thật huy hoàng biết bao; đã toả sáng khắp mười phương thiên hạ; những ngọc nữ trang điểm kỹ càng và những thiên tử (devaputtas) nhảy múa và hát xướng[17] tôn kính nàng.

Tiên chúng khiến nàng[18] hoan hỷ liên tục, họ vây quanh hầu cận đầy vinh quang, đây kìa thiên cung của nàng bằng vàng óng ánh, ôi thiên nữ, nàng xinh đẹp rạng rỡ biết nhường nào.

Ðám tiên nữ nàng làm bá chủ đã hưởng đủ mọi lạc thú tràn trề, đầy vẻ oai phong, dòng dõi quí tộc, nàng quả thật tuyệt vời biết bao. Ôi Thiên nữ khi được hỏi, hãy cho ta biết quả nghiệp nào đã đem lại cho nàng đây.”

Về điểm này:

1. [122] Danh thơm (yaso): đoàn tuỳ tùng đông đảo. Sắc diện nhà ngươi (vaṇṇo) vẻ rạng rỡ nơi diện mạo[19] nhà ngươi, ánh sáng toát ra từ thân thể nhà ngươi. Tuy nhiên cả hai thù thắng nơi đoàn tuỳ tùng và thù thắng nơi sắc diện của chư thiên đó đã được nói tới[20] và được coi là điều huy hoàng” và do những điều này, “sắc diện của nàng huy hoàng thế’ được nói một cách vắn tắt mà thôi; sau khi cho rằng thể chất của nàng tỏa sáng ra khắp mười phương, cho biết[21] chi tiết về thù thắng sắc diện của nàng ở mức độ, Những ngọc nữ... nhảy múa đàn ca’ v.v... cũng được nói tới để chứng tỏ chi tiết về đoàn tuỳ tùng của nàng theo cách nàng duy trì được đoàn tuỳ tùng đó. Về điểm này tỏa sáng khắp mười phương (sabbā abhāsate disā) tỏa ánh sáng chói chang chiếu rọi khắp tứ phía, hay nói cách khác chiếu sáng khắp mười phương, có nghĩa là dãi ánh sáng khắp nơi. Một số người cho rằng từ obhāsate (chiếu dãi ánh sáng) phải là obhasante (những thứ đó chiếu sáng) bằng cách làm biến dạng số[22]. Ðối với họ biến số này cần được thay đổi[23] để giải thích là vaṇṇena (với sắc diện của họ); và từ vaṇṇena lại ở công cụ cách (hiểu theo nghĩa) là một nguyên nhân có nghĩa là với sắc diện là nguyên nhân[24] gây tỏa sáng. Và toả sáng khắp tứ phương (sabbā disā): khi ta để ý đến đặc tính thống nhất các phương hướng[25] bằng cách lưu ý tới giống[26], ở đây không nhằm mục đích được sử dụng ngay cả như một cách biến đổi số[27]. Nữ nhân (nāriyo): trong tương quan này cũng nên lưu ý tới từ alaṅkatā (được trang điểm) cũng cần phải lưu ý và liên quan tới diện mạo nữa. Devaputtas (devaputtā):  đây từ ‘và’[28] được chỉ định như là một cách đọc lướt. Vì lý do đó ta nên hiểu với nghĩa liên từ như sau: nữ giới và chư thiên”.

2. Giúp cho tiêu khiển giải khuây cho nàng (modenti): khiến cho nàng vui sướng thoả thuê. Bằng cách tôn kính (pūjāya): họ khiêu vũ (và cả số ít nữa) nhằm mục đích tôn kính nàng, hay nói cách khác là để tôn kính nàng. Họ thuộc về nàng: tav’ imāni = tava imāni (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài).

3. Nàng được thoả mãn mọi ước muốn (sabbakāmasamidhinī): được phú bẩm cho năm bộ phận cảm khoái giác quan[29] hay với những gì nàng hằng mong mỏi, ước ao. được tạo ra một cách dồi dào (abhijātā): được tạo ra. Nàng tỏ ra tuyệt vời (mahantāsi): nàng thật tuyệt, oai lực to lớn. Nàng được vui sướng với đoàn tiên nữ đông đảo đến như vậy (dvakāye pamodasi): nàng được vui sướng thỏa thuê tột đỉnh mà lý do đem lại là từ những thù thắng thiên giới nơi đám chư thiên này.

Vị trưởng lão đã hỏi nàng như vậy. Ðược hỏi như vậy thiên nữ[30] đã trả lời như sau:

4[31]. “Khi ta còn sống nơi cõi chúng sanh, giữa thế nhân – nơi tiền kiếp nơi cõi chúng sanh[32] - ta đã làm dâu trong một gia đình giới đức kém cỏi. Ta đã phải sống giữa những hạng người thiếu đức tin keo kiệt và bủn xỉn[33].

5. Là người có niềm tin, được trang bị giới đức cao, ta luôn luôn rộng tay[34] bố thí. Ta đã bố thí một chiếc bánh ngọt[35] cho vị trưởng lão đang du hành khất thực khắp nơi.

6. [123] Vào thời điểm đó ta đã kể lại cho mẹ chồng ta, “Có vị ẩn sĩ đã tới đây; con đã tỏ tâm tịnh tín với ngài và chính tay con đã bố thí chiếc bánh ngọt của mẹ để dành cho ngài.’

7. Chính vì thế mẹ chồng ta đã sỉ nhục ta: “Ðồ vô kỷ luật![36] thứ con dâu[37] như nhà ngươi; ngươi chẳng muốn hỏi han ta rằng, ‘Con muốn bố thí cho vị ẩn sĩ”.

8. Do đó mẹ chồng ta đã nổi giận đùng đùng[38]và vớ lấy cái chầy đánh ta ngay vào vai; bà đã đánh gẫy xương sườn ta, đã tấn công[39] ta – khiến ta chẳng còn sống được bao lâu nữa.

9. Ngay khi thân xác[40] của ta bị đánh tơi bời ta đã được giải thoát; khi ta đã qua khỏi đời này từ kiếp sống đó, ta đã tái sanh được làm bầu bạn với các chư thiên nơi cõi Tam Thập Tam[41].

10. Do phước đức đó ta có diện mạo sáng ngời. Do phước đức đó mà mọi thứ đã xuất hiện cho ta. Ngay tại nơi đây và tại cõi đó những hoan lạc mà lòng ta hằng mong muốn.

11. Hỡi chư vị Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho nhà ngươi những gì ta đã thực hiện khi còn sống nơi cõi chúng sanh. Do đó ta có được oai lực sáng toả đến như vậy và diện mạo ta tỏa sáng khắp mười phương.”

Về điểm này:

4. Sống giữa hạng người thiếu niềm tin (assaddhesu)[42] nơi những kẻ không có niềm tin do họ không đặt niềm tin nơi Tam Bảo và cũng chẳng có niềm tin nơi quả nghiệp; nơi những hạng người như mẹ chồng ta v.v... [43] là hạng người bủn xỉn do thái độ vô cùng keo kiệt. Ta đã được phú bẩm niềm tin, giới đức - đây là điểm chúng ta cần phân tích kỹ.

5. Một chiếc bánh (apūvaṃ): một thứ bánh nướng. Te (không được dịch) chỉ là một tiểu từ.

6. Ta đã nói với mẹ chồng ta nhằm báo cho bà ta biết,[44] ‘ta đã lấy chiếc bánh đó nhằm mục đích được bà đồng ý – đây là ý nghĩa muốn diễn tả.

7. Như vậy (iti’ ssā): liên quan đến vấn đề này assa (không được dịch) chỉ là một tiểu từ[45]. Ta muốn bố thí cho vị ẩn sĩ (samaṇassa dadām’ ahaṃ): ta luôn ước ao bố thí một chiếc bánh ngọt[46] cho vị ẩn sĩ. Mẹ chồng ta đã xỉ vả ta nói rằng, “Hỡi con dâu[47] ta ơi, vì không muốn xin ta, ngươi là đồ vô kỷ luật”. Ðây là điều ta cần phải phân tích

8. ánh: pahāsi = pahari (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Bà đã đánh gẫy xương vai ta, bà đã tấn công ta (kūṭaṅgacchi avadhi maṃ): chóp’ (kūṭaṃ)  đây ‘xương bả vai’ (aṃsakūṭaṃ)[48]  đây đã được đọc lướt đi. Ðây chính là ‘xương bả vai’ (kūṭam). Vì chính vị trí này mẹ chồng đã đập ngay vào chỗ đó. Chính vì bà ta thuộc dạng keo kiệt bủn xỉn (chindati), bà đã đập gẫy xương bả vai ta’ (kūṭaṅgacchi). Do bị giận dữ khống chế bà ta đã tấn công ta, bà đã đập gẫy xương vai ta, có nghĩa là bà đã giết chết ta, vì ta đã qua đời sau vụ bà đã tấn công ta. Chính vì lý do đó nàng đã nói rằng, “Ta không còn sống được bao lâu nữa.”

9. [124] Ta được giải thoát (vippamuttā): ta đã thoát khỏi nỗi đau đớn đó.

Phần còn lại giống như những gì đã diễn giải  trên.

Phần Chú giải Thiên Cung Huy Hoàng kết thúc ở đây.

3.2 Chú Giải THIÊN CUNG DO CÚNG MÍA
[Ucchudāyikāvimānavaṇṇanā]

“Trái đất cùng chung với chư thiên được làm rạng rỡ thật vinh quang”. Ðây là Thiên Cung[49] do Cúng Mía. Chuyện kể này[50] xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Rājagahav.v... - Toàn bộ chi tiết diễn ra đều giống như những gì đã đề cập đến trong chuyện kể Cung Sự vừa nêu trên nhưng chi có một khác biệt ở những điểm sau: Ở đây nàng đã bố thí một khúc mía và mẹ chồng đã lấy chiếc ghế đẩu[51] đánh đập[52] nàng và nàng đã qua đời ngay tức khắc (và) đã khởi sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Ðêm hôm đó[53] nàng đã đến hầu hạ vị trưởng lão và, đang khi thắp sáng lên toàn bộ[54] ngọn núi Chim Kền Kền giống như mặt trăng và mặt trời. Nàng đã đảnh lễ vị trưởng lão và thực hiện năm cử điệu chào chấp tay lại và phủ phục xuống tận đất (anjali), và bước sang một bên tiếp tục lễ ngài. Thế rồi vị trưởng lão đã hỏi nàng với những câu kệ sau đây.

Giống như mặt trời và mặt trăng[55], sau khi đã làm rạng rỡ cả quả địa cầu cùng với các chư thiên. Nàng đã chiếu sáng (toàn bộ những gì còn lại) với ánh huy hoàng và sắc diện, rồi danh thơm, với vẻ mĩ quan Chư thiên đã thắp sáng cõi Trời Ðạo lợi cùng chúa tể[56] của họ.

Ta hỏi nhà ngươi đang đeo vòng hoa sen[57] tuyệt đẹp,

cùng với vòng bảo châu trên trán[58], sắc diện nàng tựa vàng ròng, ngươi được trang điểm và mặc xiêm y rực rỡ; hỡi chư thiên xinh đẹp mỹ miều, nhà ngươi là ai mà lại đảnh lễ ta.

Chính ngươi đã thực hiện phước đức gì nơi tiền kiếp, khi còn sống nơi cõi chúng sanh[59] giữa thế nhân? Nàng đã thực hiện bố thí vẹn toàn hay tuân giữ Ngũ Giới? Do quả nghiệp nào khiến nàng tái sanh vẻ vang nơi định mệnh hạnh phúc? Sau khi trưởng lão đã hỏi nàng như vậy, vị chư thiên đó đã nói rõ phước đức nào đã mang lại kết quả to lớn đến như vậy.”

Về điểm này:

1. [125] Sau khi đã làm rạng rỡ cả địa cầu cùng chư thiên (obhāsayitvā paṭhaviṃ sadevakaṃ): sau khi đã chiếu sáng địa cầu cùng với chư thiên, có nghĩa là một phần mặt đất ngài đã tiến tới cùng với chư thiên trong đó (sadevakaṃ = devehi saha)[60] do nhà ngươi chiếu sáng như vậy với ánh sáng chói chang như thế, xuất phát từ đỉnh ngọn núi Sineru[61] giống như hòa trộn các tia sáng xuất phát từ mặt trời và mặt trăng, có nghĩa là biến thành một khối ánh sáng duy nhất, một khối toả sáng lung linh, sau khi đã thắp sáng lên, giống như mặt trời và mặt trăng chiếu sáng trái đất[62] - đây là cách ta nên phân tích. Nhà ngươi giãi ánh sáng ra (atirocasi): nàng chiếu giãi[63] ánh sáng vô song. Nhưng việc chiếu giãi ánh sáng ra như thế giống gì vậy. Nhờ đâu hay bằng cách nào? Ngài nói rằng, “Với chính luồng sáng của nhà ngươi” v.v... Về điểm này với luồng sáng của nhà ngươi (siriyā): với sự lộng lẫy đặc biệt rất dễ thương v.v... Với tính chất ngời sáng của nhà ngươi (tejasā): bằng chính oai lực của ngươi.

2. Nàng đeo những vòng chuỗi (āveḷini): nàng có những vòng chuỗi kết hoa làm bằng châu báu và đá quí.

Vị trưởng lão đã hỏi như vậy, chư thiên đã trả lời với những đoạn kệ dưới đây:

Thưa ngài, bấy giờ từ chính ngôi làng này, ngài đã đến thăm ngôi nhà chúng ta[64] để khất thực ngay tại đó, con đã bố thí cho ngài một khúc mía với tâm thành tín, với lòng hân hoan khôn tả xiết.

Và rồi sau đó mẹ chồng của con[65] đã cho gọi con tới vì hành vi đó nói rằng, Giờ đây[66], hỡi nàng dâu[67] ta ơi, mi đã vứt khúc mía của ta đi đâu rồi?’ con đã đáp lại. “chẳng phải con vứt đi[68] và con cũng không ăn khúc mía đó; (mà là) con đã bố thí[69] cho vị Tỳ khưu đạt tịnh an.

Ôi – quyền này là của ta[70] hay của ngươi?” Như vậy mà mẹ chồng[71] con đã phỉ báng con; bà cầm chiếc ghế đẩu đập lên đầu con một cái.[72] Sau khi đã rời khỏi chốn đó con đã chết và trở thành[73] thiên nữ.

Và chính con được hưởng phước đức hạnh phúc đó – do chính việc thiện con đã thực hiện, con rất hài lòng với các tiên nữ trên thiên giới. Con đã được hưởng năm thù thắng giác quan.

Ðó chính là phước đức trước con đã thực hiện - chính nhờ phước đức đó con đã được chúa các thiên nữ bảo hộ và ban nguồn dục lạc đủ năm nguồn.

Phước quả con đã thực hiện quá ư to tát – việc cúng dường khúc mía quả lớn lao[74] thay được cùng tiên nữ hưởng lạc cùng thú vui chơi năm dục cõi trời.

Quả phước con đã thực hiện quá ư to tát – nhờ chỉ bố thí một khúc mía đã đem lại nguồn sáng vĩ đại.[75]

Và Thưa ngài, tôn giả đầy khôn ngoan xin hãy thương xót con, con đến đảnh lễ và hỏi xem ngài có khang an rồi con dâng ngài một khúc mía với tín tâm và lòng tràn ngập hoan hỷ.

4. Giờ đây (idāni): nàng nói tới ngày hôm trước đó, có nghĩa là chính lúc này đây (dhunā). Cùng ngôi làng đó (imam eva gāmaṃ): trong chính ngôi làng này; nàng ám chỉ đến thành Rājagaha vì người ta nói rằng một ngôi làng, một khu chợ cũng như một thành phố đơn giản được gọi là một ‘ngôi làng’ (gāma); và đây lại ở đối cách hiểu theo nghĩa vị trí cách. Ngài đã lên tới (upāgami): ngài đã lên tới đó. Vượt quá mọi so sánh (atulāya): không sánh kịp, hay nói cách khác không thể đo lường được.

5. Phải chăng ngươi dục đi (avākiri): phải chăng ngươi liệng bỏ đi, đã vứt ra ngoài, hay nói cách khác đã dấu đi[76]. Làm dịu đi (santassa): bậc thánh,[77] là người đã bình ổn[78] (dẹp yên) được hết các lậu hoặc, hay nói cách khác là người đã được giải thoát khỏi mỏi mệt[79] (gian khổ).

6. Của ngươi... này này (tuyhaṃ nu): liên quan đến vấn đề này từ nu (này này?) là một tiểu từ ám chỉ mối bất mãn không hài lòng; liên quan đến vấn đề này đây cũng là cách ta cần chọn và phân tích với từ “của ta”[80] như: của ta32- chăng? Uy quyền này (idam issariyaṃ): bà ta đề cập đến vấn đề này có ý ám chỉ đến uy quyền trong gia đình đó. đã qua đời khỏi (cõi) đó (tato cutā): sau khi đã từ giã khỏi cõi chúng sanh. Vì sau khi đã từ giã cõi đời này là nơi chúng ta đang trú ngụ cũng được gọi là “rời khỏi”. Chính vì thế “sau khi qua đời” được nói tới ở đây để phân biệt rõ cách thức người đó qua đi (chết). Và cho dù nàng đã chết nàng sẽ không phải tái sanh ở bất kỳ nơi nào; ngược lại nàng cho rằng, Ta là một thiên nữ” chỉ rõ cho thấy nàng đã chứng đắc bậc chư thiên.

7. [127] Cùng phước đức mà con đã thực hiện (tad eva kammaṃ kusalaṃ kataṃ kataṃ mayā): cùng một phước đức đó[81], chỉ một vật thí gồm một khúc mía; con đã thực hiện, có nghĩa là con không biết bất kỳ vật thí nào khác.[82] Và phước đức đó (sukhañ ca kammaṃ): và kết quả thiện của hành vi đó; vì kết quả của hành vi đó được gọi là “nghiệp”, nhờ cách đọc lướt từ cuối này, hay nói cách khác đây là cách mô tả ẩn dụ một nguyên nhân, như trong câu, “Hỡi chư vị Tỳ khưu, chính do nguyên nhân thực hiện những hành vi thiện, vì thế phước đức này đã gia tăng[83] như vậy” và trong câu, “Con đã được hưởng những phước đức của mình” v.v... b Hay nói cách khác “phước đức” (kammaṃ) lại ở thể đối cách nhưng hiểu theo nghĩa công cụ cách, có nghĩa là nhờ vào hành vi đó. Hay tái sanh nhờ vào nghiệp đích thực, phù hợp với phước đức[84] đó. Hay còn nữa chính do đó là một nghiệp (kammaṃ) nhờ đặc tính đáng mong ước trong đó (kametabbatāya) vì nghiệp đó quả là điều đáng mong ước (kamanīyaṃ) thực sự vì đó chính là điều đáng mong ước (kāmetabbaṃ) là vì hành vi đó đem lại hạnh phúc và còn hấp dẫn nữa. Chính ta (attana): chỉ có mình ta mà thôi, có nghĩa là chỉ nhờ chính con thôi, do con đã chế ngự được nghiệp đó, không phải phụ thuộc vào ai cả. Từ được đưa ra trước đó là attanā (nhờ chính ta) trong đoạn kệ[85] nên được phân tích là attanaṃ (chính ta) bằng cách biến đổi một tiếp ngữ nguyên nhân[86] như vậy: chính con rất hài lòng (attānaṃ)[87].

8. Chính Chúa tể chư thiên đã bảo vệ con (devindaguttā): chính Dạ Xoa đã bảo vệ con, do con có được một đoàn tùy tùng đông đảo. Con đã được cung cấp đầy đủ (samapitā): con đã được trang bị đầy đủ... (suṭṭhu appitā), con đã được phú bẩm cho.

9. Phải chăng đó là kết quả to lớn (mahāvipākā): quả là kết quả vĩ đại.

10. Phải chăng sáng chói rực rỡ (mahājutikā): tỏa sáng rực rỡ, có nghĩa là đầy vẻ oai lực to lớn.

11. Nhà ngươi: tuvaṃ = taṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). ầy lòng Ðại Bi (anukampakaṃ) giàu lòng thương xót. Khôn ngoan (viduṃ): với tuệ giác, có nghĩa là đạt đến đỉnh toàn thiện nơi một đồ đệ.[88] Phải chăng con đã tới gặp (upecca): con đã tới để gặp (upagantvā). Ðảnh lễ (vandiṃ): chào bằng năm cử bộ đầu cúi rạp xuống đất và hỏi ngài (pucchisaṃ = apucchiṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) là điều thiện, là sức khỏe; và con nhớ lại điều này đó là điều thiện to lớn không gì sánh kịp – đây chính là ý nghĩa.

iều còn lại giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Phần Chú giải Thiên Cung Do Cúng Mía kết thúc tại đây.

3. 3 Chú Giải THIÊN CUNG CÓ SÀNG TOẠ
[Pallaṅkavimānavaṇṇanā]

“Trên bảo tọa tô điểm ngọc vàng” Ðây chính là Thiên Cung Có Tọa Sàng. Chuyện kể về Thiên Cung này[89] xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong cánh Rừng Kỳ Viên. Và[90] vào thời điểm đó trong thành Sāvatthi có một thiếu nữ, là con gái một thiện nam kia, đã kết hôn với một chàng trai trong một gia đình tốt lành đạo đức trên cơ sở dòng tộc tốt v.v... trong cùng thành phố đó, cả hai gia ình cũng rất môn đăng hộ đối và nàng không hề sân hận6 lại có bản tánh tốt, giữ giới hạnh toàn vẹn, tôn trọng chồng mình như một chư thiên[91] và hành trì ngũ giới. Trong khi đó vào những ngày Bát quan trai giới nàng lại thọ trì Bát quan trai giới rất cẩn thận. Sau này nàng đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Theo cùng một cách thức như vậy vị trưởng lão Mahāmoggallāna cũng trẩy đến cõi đó như đã nói đến ở trên và đặt cho nàng một số câu hỏi với những đoạn kệ sau.

Trên bảo tọa sàng trang điểm bằng vàng ngọc đá quí[92], trên tọa sàng huy hoàng trải toàn hoa. Ôi thiên nữ đầy oai lực, ngươi đã nằm trên đó và biến hóa thần thông muôn hình vạn trạng, trong khi đó[93] những tiên nữ (là đoàn tùy tùng của ngươi đang nhảy múa hát xướng và tạo cho nàng an lạc thoải mái khắp quanh ngươi.

Nàng chứng đắc thần thông thiên chúng. Ôi nàng đầy oai lực vô song; Ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn sống nơi kiếp chúng sanh? Do oai lực nào oai lực của ngươi tỏa sáng đến như vậy và sắc diện của ngươi chiếu rọi khắp mười phương?”

Nàng đã giải thích cho ngài bằng những đoạn kệ sau:

“Khi còn là phàm nhân sống kiếp chúng sanh giữa thế nhân, con đã làm dâu trong một gia đình bề thế; không sân hận[94], tuân phục hết mực đức lang quân ta, con luôn chuyên cần nắm giữ Luật Bát quan trai giới[95].

Khi còn là phàm nhân, trẻ trung và ngây thơ. Với tâm tịnh tín con hết lòng yêu mến và làm hài lòng chồng mình, ngày đêm con luôn làm cho chàng say đắm yêu thương, trong quá khứ con luôn là người giới đức.

[129] Con kiêng cữ kiềm chế không sát sanh, không trộm cắp và không gian ác. Giữ thân tinh tuyền và tiết tịnh con không dùng đồ uống gây nghiện cũng không nói lời nguỵ ngôn, con là người luôn tuân thủ chu toàn giới luật toàn diện.

Vào những ngày mười bốn, ngày rằm và ngày tám trong hai tuần có trăng và cũng vào những ngày ngược lại trong hai tuần không trăng. Với tâm tịnh tín con luôn tu tập cho phù hợp với Giáo Pháp, với tâm hoan hỷ con chu tất Bát quan trai giới bao gồm bát thiền chi.

Và con thực hiện phước đức này ngay nơi cõi chúng sanh khi còn sống dẫn đến hạnh phúc, là bát chánh đạo[96] dẫn đến bát chánh đạo tột đỉnh, vị đạo sư lúc nào cũng yêu mến, và tuân giữ cả đời. Trước kia con đã là đồ đệ của ngài Sugata.

Sau khi đã thực hiện phước đức khi còn sống nơi cõi trần gian giữa thế nhân. Con được phần ưu thắng khác hơn người, đến khi thân hoại, nơi cõi đời sau, con chứng đắc thần thông thiên chúng, con đến được định mệnh phúc siêu phàm.

Nơi thiên cung tuyệt vời nhất trên đời, luôn thỏa trí và tự tỏa sáng, con được hưởng phước vây quanh một đoàn tiên nữ, gồm thiên chúng luôn đem hạnh phúc[97] cho con, vừa xuất hiện nơi thiên cung thiên giới con được hưởng định mệnh dài lâu.

Về điểm này:

1. Trên tọa sàng tuyệt diệu nhất (pallaṅkaseṭṭhe): trên chiếc chõng tuyệt vời hơn hẳn, trên chiếc giường tuyệt vời nhất. Người ta nói đến, ‘được trang điểm với châu báu cùng vàng vòng’ để làm rõ đặc tính ưu việt vượt trội hơn hẳn.[98] Trên chiếc tọa sàng tuyệt vời đó nơi con có thể nằm nghỉ (sayitabba-). Ðược nói đến bằng từ “tại đó” và trên một chiếc giường” được trang điểm với châu báu đá quí và vàng bạc chiếu tỏa khắp một mạng lưới tia sáng chói chang từ phía những đá quí đa dạng. Nhà ngươi (te): tất cả những gì liên quan đến nàng (tuyhaṃ), một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Nhưng xét đến từ[99] ‘mừng rỡ hân hoan’ (pamodayanti): biến tố của từ này được sửa đổi[100] từ thành taṃ (nhà ngươi). Hay nói cách khác hân hoan (pamodanyanti) : chính là nguyên nhân hân hoan mừng rỡ[101], có nghĩa là tạo ra mừng rỡ hân hoan nơi nhà ngươi (tuyhaṃ)[102].

4. Trẻ trung ngây thơ và trong trắng (daharā apāpikā): và hơn thế nữa nàng còn trẻ trung ngây thơ trong trắng. Hay nói cách khác cách giải thích chính là daharāsu ‘pāpikā’[103] (nhưng ý nghĩa vẫn y nguyên. Một số người còn giải thích là daharassāpapikā[104] (không xấu xa (apāpikā) với những người trẻ tuổi). [130] không trở nên xấu xa đối với người chồng trẻ. Có nghĩa là đáng kính trọng qua việc hầu hạ chàng rất cẩn thận và qua việc không ngoại tình[105] Vì lý do đó người ta nói rằng, ‘Với tâm tịnh tín’v.v... ta làm hài lòng (abhirādhayiṃ): ta đem lại vui sướng cho[106] (chàng). Vào ban đêm: ratto = rattiyaṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

5. Không trộm cắp (acorikā): không phạm tội trộm cắp, có nghĩa là làm chùn bước không lấy của người khác. Viratā ca coriyā (ta kiềm chế... và không trộm cắp) cũng là một cách giải thích, có nghĩa là kiềm chế không sát sanh và[107]không trộm cắp. Tinh tuyền nơi thân xác (samma-d-eva) thể xác trong sạch (suddhakāyā) do những hành vi thể chất luôn luôn trong sạch, từ đó nàng sống cuộc đời trong sạch, tinh tuyền qua việc duy trì cuộc sống trong sạch ngoại trừ đối với đức lang quân của nàng[108]. Chính vì thế có lời nói rằng:

“Và chúng ta không phạm phải những gì đi ngược lại người vợ cả vợ của chúng ta cũng không lỗi nghịch lại chúng ta.

Chúng ta sống cuộc sống tinh tuyền chỉ dành cho cuộc sống vợ chồng chính vì thế con cái của chúng ta không hề phải chết”a

Hay nói cách khác (ta nên coi điều này như là) một cuộc sống phạm thiên tinh tuyền (sucibrahmacārinī): chính là cuộc sống phạm thiên trịnh trọng bằng cách nắm giữ luật Bát quan trai giới đó là sạch sẽ, tinh tuyền và thánh thiện (brahmassa), tuyệt hảo. Hay bằng cách thực hiện những bước đầu vào cuộc sống phạm thiên (cuộc sống bậc thánh (cuộc sống bậc thánh (Brahmacariya) phù hợp với cuộc sống bậc thánh, đó là chính là chánh đạo[109].

6. Chính con là người tu tập phù hợp với Phật Pháp (anudhammacārinī): con tu tập những gì phù hợp với Phật Pháp[110] - với Phật Pháp của những bậc thánh.

7. Và ta tuân giữ nghiệp thiện này được đề cập đến ngay sau đó, (đó là điều thiện) hiểu theo nghĩa đem lại sức mạnh và hiểu theo nghĩa tinh trắng vô tỳ vết, giúp dẫn đến hạnh phúc nơi những gì lấy hạnh phúc làm kết quả và nơi những gì lấy hạnh phúc làm phước lành. Ðó chính là thánh nhân nơi điều kiện không còn thiếu sót (và) gồm tám yếu tố tối thượng đó chính là “bát chi thù thắng” (tám yếu tố tuyệt hảo)[111] hay thuộc tám yếu tố bậc thánh tột đỉnh lại chính là người bậc thánh thông qua những yếu tố đó cũng chính là điều bậc thánh. Ðây là điều chúng ta nên phân tích ở điểm này.

8. Con chiếm được phần ưu thắng hơn người (visesabhāginī): ta chiếm được phần ưu thắng đó chính là thù thắng thiên giới. Con tới được định mệnh hạnh phúc (sugatimhī āgatā): tới được, đạt tới được định mệnh hạnh phúc; hay nói cách khác ta chiếm được hạnh phúc chính là định mệnh của con vậy. (sugatimhi = sugatiyaṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) đó chính là thù thắng thiên giới[112]. Sugatiṃ hi āgatā cũng là một cách giải thích, liên quan đến vấn đề này hi chỉ là một tiểu từ, hay mang ý nghĩa giới đề ra nguyên nhân điều gì đó[113]: vì ta đang chiếm được định mệnh hạnh phúc chính vì thế ta chiếm được ưu thắng rõ ràng đó. – đây chính là cách cần được phân tích.

9. Nơi thiên cung vô cùng tuyệt hảo này (vimānapāsādavare): đây chính là thiên cung tuyệt hảo nhất nơi những thiên cung có được; [131] hay nói cách khác trong thiên cung này được gọi là thiên cung chính; hay còn nữa trong thiên cung tuyệt hảo này. Ðó chính là ‘vimāne’, vô song (vigata) không gì sánh bằng (māne), không gì sánh kịp[114], vĩ đại, tự tỏa sáng, chính con được thưởng thức vây quanh là một đoàn các tiên nữ; hay nói cách khác từ amhi (ta được) cần phải được cung cấp thêm và phân tích với đoạn ‘nơi thiên cung thù thắng tuyệt hảo nhất này)[115] Con là người được sống lâu dài (dīghāyukiṃ): oàn tiên nữ luôn hầu hạ tiêu khiển cho con[116] khi con tới được thiên cung thiên giới đã nó đến ở trên và lại được hưởng sanh mệnh lâu dài hơn là những thiên nữ thuộc hạ giới và do sanh mệnh dài đáng kể của những kẻ nào được tái sanh trong đó. – đây chính là cách ta nên phân tích.

Phần còn lại giống như những gì đã trình bày ở trên.

Phần diễn giải Thiên Cung Có Tọa Sàng đến đây là kết thúc.

3. 4 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA LATĀ
[Latāvimānavaṇṇanā]

“Thiên nữ Latā, thiên nữ Sajjā và Pavarā. Ðây chính là chuyện kể Thiên Cung của nàng Latā. Chuyện kể[117] này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, tại khu Rừng Kỳ Viên. Và[118] vào thời bấy giờ có người con gái của một thiện nam kia, là cư dân sống trong thành Sāvatthi, nàng tên là Latā, là một thiếu nữ có học thức, nhiều tài năng và thông minh, nàng đã về nhà chồng; nàng đối xử rất khả ái đối với chồng cũng như với cha mẹ chồng, nàng ăn nói dịu dàng và từ tốn đối với kẻ ăn người ở trong nhà, nàng rất đảm đang gánh vác[119] giang sơn nhà chồng, nàng cai quản tài sản và bất động sản với cương vị một chủ gia nhân tài ba, tánh tình hiền lành không sân hận[120] và giới đức và phẩm hạnh thiện, nhất là nàng đã rộng tay bố thí khi cần thiết, nàng liên tục chuyên tâm nắm giữ ngũ giới và siêng năng thọ trì Bát quan trai giới.

Nàng đã qua đời ít lâu sau đó và được tái sanh làm con gái Ðại Vương Vessavana[121] tên nàng vẫn được gọi là Latā[122]. Và ngoài nàng ra còn có năm chị em khác nữa là Sajjā, Pavarā. Accimatī[123] và Sutā. Cả năm chị em đều được Dạ Xoa Thiên Chủ bảo dưỡng, và đưa lên vị trí thị giả do tài năng ca múa của họ. Nhưng Latā là người được sủng ái hơn cả, do tài năng ca múa của nàng rất nổi bật. Mỗi khi tụ họp lại với nhau họ đều tranh luận về khả năng âm nhạc[124]. Và cả năm đã đến gặp Ðại Vương Vessavaṇa và hỏi ngài mà rằng, “Thưa cha, cha chọn đứa nào trong năm đứa chúng con trổi vượt nhất về xướng ca nhảy múa? Ðại Vương liền nói như sau. [132] Các con gái yêu quí của ta, các con phải đến và biểu diễn ca hát nhảy múa trong một cuộc thiên chúng tụ tập lại trên bờ hồ Anotatta[125] - chỉ như vậy thì các con mới thể hiện được phẩm chất độc đáo của từng người.” Cả năm nàng thực hiện y lời Thiên Chủ truyền. Ngay trong cuộc biểu diễn đó các thiên đồng không thể nào kiềm chế được khi khi Latā nhảy múa. Chư vị đó cười rộ lên vì tâm tràn ngập kỳ thú ngạc nhiên và họ vỗ tay tán thưởng liên tục. Họ hoan nghênh không hết lời và vẫy khăn liên tục gây huyên náo cả một vùng núi Hymalaya. Nhưng khi các cô gái khác cất tiếng hát thì họ đều nín thinh giống như con chim cu đang trải qua mùa đông rét buốt. Như vậy phẩm chất nổi vượt của nàng Latā liên quan đến tài năng ca hát đã thể hiện rõ tại đó.

Sau đó nàng thiên nữ Sutā[126] nổi lên suy nghĩ như sau, “Giờ đây do phước đức nào nàng Latā đã trổi vượt hơn hẳn chúng ta cả về sắc diện lẫn danh thơm? Quả ta muốn hỏi về hạnh nghiệp nàng Latā đã thực hiện?” Và rồi nàng Sutā đã lên tiếng hỏi Latā, nàng đã giải thích vấn đề này cho nàng biết. Toàn bộ vấn đề này ại Vương Vessavana đã nói lại với trưởng lão Mahāmoggallāna khi ngài đến cõi này trong chuyến thiên du. Ngài liền thông báo cho Ðức Thế Tôn nghe về vấn đề đó ngay từ đầu đến lúc câu hỏi được đặt ra, vị trưởng lão cho biết những lời tiếp theo sau đây là câu hỏi[127] Suta đã đặt ra.

Thiên nữ Latā Sajjā và Pavarā, rồi Accimatī[128] và Sutā, họ đều là đồ đệ của vị Ðại Vương đầy oai lực và tuyệt hảo; Con gái của Ðại Vương Vessavana lại toả sáng, được coi như sáng chói[129] nhất với nhiều phẩm chất Phật Pháp.

Cả năm thiên nữ đều lui tới đây tắm trong một khúc sông lạnh lẽo đầy bông sen và vô cùng khả ái; sau khi cả năm thiên nữ đã tắm xong họ đã nhảy múa ca hát khiến cho cả vùng hoan hỉ vui sướng[130]. Thiên nữ Sutā liền nói với Latā:

Em hỏi chị xem ai đang đeo vòng hoa sen, ai lai đội hạt chuỗi trên trán, chị có làn da trông tựa vàng ròng chói sáng. Với ánh mắt có màu đen đồng[131] và ai đang tỏa sáng giống[132] như bầu trời trên cao. Lại được hưởng trường thọ mệnh đến như vậy. Nhờ đâu chị được danh thơm tiếng tốt đến như vậy?

Do đâu chị được chồng sủng bái trổi vượt đến thế, lại có vẻ đẹp kiều diễm đến vậy, và có tài năng[133] nhảy múa ca hát và đờn ca? Hãy cho chúng em biết, chị là ai mà cả thần dân và chư thiên đều ca ngợi hết lời.’”

[133] Trong khi đó nàng trả lời như sau:

5. “ Khi chị còn sống nơi kiếp con người, giữa thế nhân, chị là con dâu trong một gia đình rất giàu có; không sân hận[134], tuân phục chồng mình, chị luôn luôn chuyên cần nắm giữ luật Bát quan trai giới[135].

6. Khi chị còn sống nơi kiếp con người, khi còn trẻ trung và ngây thơ trong trắng, với tâm tịnh tín, chị đã làm hài lòng đức lang quân cùng với người em chồng của chị, với cha mẹ chồng[136] cùng với kẻ ăn người ở trong gia đình. chị đã khiến cho mọi người hài lòng[137]; chính nhờ đó chị đã tạo được danh thơm tiếng tốt to lớn này.

7. Do phước đức đó chị đã đạt đến vẻ ưu tú đó bằng bốn cách[138]: nơi sanh mệnh dài lâu và sắc diện kiều diễm được hạnh phúc và sức mạnh to lớn. Chị còn được tiêu khiển và hoan hỷ đáng kể.

8. “Ngài có nghe chăng những gì thiên nữ Latā này nói ra[139] chăng? Nàng đã công bố những gì chúng ta đạt được đang lúc chúng ta tìm hiểu: người ta nói rằng những chúa tể đối với chúng ta gồm những nữ nhân có định mệnh[140] tuyệt hảo[141] và đối với họ lại là các thiên nữ [142] tuyệt hảo nhất.

9. ước mong tất cả chúng ta đều nắm giữ Phật Pháp đối với các chủ nhân của chúng ta, đối với họ thiên nữ này đã trở thành những người vợ chung thủy. Sau khi mọi người đã tuân giữ [143] Phật Pháp liên quan đến chủ nhân của chúng ta, chúng ta sẽ đạt được những điều thiên nữ Latā đề cập đến.

10. Giống như sư tử tìm mồi trên đỉnh núi, sau khi đã cư ngụ trên núi, đang nâng đỡ trái đất, sau khi đã dùng sức mạnh giết chết những đồng loại bốn chân. Nó đã trở thành một kẻ ăn thịt xé xác những động vật nhỏ hơn.

11. Cũng như vậy một đồ đệ nữ bậc thánh có tâm tịnh tín ở đây[144], tuy lệ thuộc vào người chồng của mình, trung thành với đức lang quân của mình, sau khi đã diệt sân hận. Sau khi đã khuất phục được tính bủn xỉn, người nào tu tập Phật Pháp sẽ tự mình được hưởng phước đức thiên giới.”

[134] Về điểm này:

1. Latā, Sajjā, Pavarā, Accimatī và Sutā là tên của chư thiên nữ . Từ “và” (ca) hiểu theo nghĩa liên từ. Thuộc về vị vua anh minh nhất (rājavarassa): thuộc chúa tể chư thiên một vị vua tuyệt diệu nhất, trổi vượt nhất trong số Tứ Ðại Vương; là các đồ đệ của Dạ Xoa[145] - đó chính là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây. Vị Vương (rañño): Vị đại vương . Chính vì lý do đó ngài cho biết, “Con gái của Vesavana - đây là cách ta cần phân tích một cách riêng rẽ liên quan đến từng thiên nữ trong số năm phụ nữ đó); hay nói cách khác ở đây có việc làm sai lệch số; có nghĩa là những cô gái (dhītāro) của Vessavana. Nàng vô cùng trổi vượt (rājī) vì nàng chiếu sáng, vì nàng toả sáng; nàng được coi như toả sáng[146] chói chang hơn hẳn. Ðây là khía cạnh đặc biệt nơi cả năm phụ nữ đó. Một số người cho rằng đây chỉ đơn giản là tên dành cho từng thiên nữ đó vì từ pavarā (tuyệt vời nhất) được mọi người nghĩ rằng đó là khía cạnh nổi bật nơi cả[147] năm phụ nữ đó. Cùng với những phẩm chất Phật Pháp (Dhammaguṇehi): với những phẩm chất thiện giống như Phật Pháp, không chút rời xa Phật Pháp, có nghĩa là với những phẩm chất phù hợp với cách thức thực tế nơi sự vật[148]. Tỏa sáng (sobhatha): chiếu sáng chói lọi.

2.  đây có năm phụ nữ (pañc’ ettha nāriyo):  đây năm phụ nữ này với tên gọi ta đã nói đến ở trên cư trú trong vùng Hymalaya này . Dòng nước sông mát mẻ, phủ đầy hoa sen, đầy triển vọng (sītokakaṃ upPāliniṃ vivaṃ nadiṃ): ngài đề cập đến cửa sông xuất phát từ hồ Anotatta. đã ca hát nhảy múa (naccitvā gayitvā) được đề cập đến liên quan đến việc ca hát nhảy múa được thực hiện, theo lời yêu cầu của người cha xin các nàng trình diễn trong cuộc tụ tập các chư thiên. Sutā đã nói với Latā[149](Sutā Lataṃ bravi): thiên nữ Sutā đã nói với người chị của mình là Latā. Một số người cũng[150] giải thích là Sutā Lataṃ bravaṃ (người được sanh ra nói với Latā), có nghĩa là người con (sutā), là con gái của vị Ðại Vương Vessavana đã nói với Latā.

3. Có mắt màu đồng đen tuyền (timīratambakkhi): mắt nàng có những đường sọc giống như tia sáng[151] của những sợi tóc loại cây nicula[152]. Nàng đang tỏa sáng giống như bầu trời (nabheva sobhane): đang chiếu ánh sáng[153] không như bầu trời, có nghĩa là chiếu rọi sáng nơi các chi cả lớn lẫn nhỏ của nàng, rất trinh trong, giống như bầu trời mùa thu trong sáng. Ðược thoát khỏi những lậu hoặc thuộc những đám mây giông và bão tuyệt v.v... [154]. Hay nói cách khac chính là và trong bầu trời trong xanh : nabheva = nabhe eva (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), từ eva mang ý nghĩa một giới từ, [135] có nghĩa là người đó đang chiếu sáng dưới mọi góc độ như vậy. – liên quan đến thiên cung đang ngự trên bầu trời và liên quan đến những vị trí liên quan đến[155] mặt đất như thể dẫy núi Hymalaya và ngọn núi Yugandhara[156] v.v... do những gì đã được tạo thành (kena kato): do loại phước đức nào đã xuất hiện[157]. Tiếng tăm lừng lẫy này (yaso): thù thắng nơi đoàn tùy tùng và danh tiếng này; và liên quan đến tiếng thơm của nàng những phẩm hạnh đó đã là nguyên nhân tạo ra danh thơm tiếng tốt như đã được liệt kê.

4. Là đức lang quân yêu mến nhất của ta. (patino piyatarā): người yêu quí, người ưa thích nhất của đức lang quân. Theo cách này nàng chỉ ra cho thấy tính chất hấp dẫn của nàng ra như thế nào. Nổi bật, đáng yêu nhất như vẻ kiều diễm cao sang (visiṭṭhakalayāṇitar’assu rūpato): vẻ kiều diễm nổi bật, tuyệt nhất có liên quan đến thù thắng kiều diễm; assu (không dược dịch) chỉ là một tiểu từ. Một số người cũng giải thích là visiṭṭhakalyāṇitarāsī [158] rūpato (nàng được nổi bật và vô cùng dễ thương do vẻ đẹp kiều diễm mang lại.) Có năng khiếu (pakakkhiṇā): khéo léo[159], tài giỏi bằng nhiều cách khác nhau hay theo cách đặc biệt nào đó. Trong nghệ thuật ca hát, nhảy múa và đờn ca (naccagītavādite): ở đây nacca[160] (nhảy múa) đã trải qua cách đọc lướt nơi hậu tố cách[161], có nghĩa là nacce (trong nhảy múa), ca hát và đàn ca.[162] Chư thiên nữ và các phụ nữ đã tìm hiểu với mục đích để biết vẻ kiều diễm của nàng và với mục đích được nàng biểu diễn nghệ thuật như sau: Latā đang ở đâu? nàng Latā đang làm gì?”

6. Vì nàng liên tục làm hài lòng (rameti) giống như một chư thiên (devo) thiếu liên kết thể chất, hay nói cách khác vì nàng chỉ toàn hảo[163] (varo) thuộc hạng thứ hai (dutiyo), chàng chỉ là anh rể (devaro), là người em trai của chồng (dutiyo) nàng. Chàng cùng với em chồng của nàng (sadevaraṃ)[164] vì chàng có người em trai (devarena)[165] đi kèm. Người mẹ chồng (sassu) và cha chồng gộp lại thành cha mẹ chồng của nàng (sasura)[166] Vì chàng đi kèm với cha mẹ chồng (sassasuram) của nàng đi kèm vì chàng được đi theo với cha mẹ chồng[167] (sasurehi) của nàng. Và chàng cùng với kẻ ăn người ở (sadasakaṃ) trong nhà vì chàng được kèm theo với (saha) những nô tỳ (dāsehi dāsihi) trai gái trong gia đình. “Chị luôn làm hài lòng Đức lang quân của chị” – đây chính là mối tương quan[168]. được tạo thành trong đó (tamhi kato): trong đó, trong gia đình đó, hay nói cách khác trong đó, vào thời điểm đó chị đang làm dâu, chị đã tạo được danh thơm tiếng tốt, do được tái sanh nơi tình trạng phước đức đã tạo được điều này[169]. Ðây là ý nghĩa muốn được nhấn mạnh đến ở đây. Của ta (mama): có liên quan đến các từ ‘được tạo ra” điều này phải được biến đổi thành “nhờ có ta’ (mayā).

7. Bằng bốn cách (catubbhi thānehi): bốn lý do. Hay nói cách khác có liên quan đến bốn nguyên nhân (thānesu) đã tạo thành những thuộc tính đó. Ta đã chứng đắc nét độc đáo (visesam ajjhagā): đã đạt được một cách vượt mực (so với người khác). Nơi sanh mạng trường thọ hơn nơi sắc diện kiều diểm hơn và nơi hạnh phúc quyền năng (āyuñ ca vaṇṇañ ca sukham balañ ca) là cách làm rõ sắc thái được đề cập đến như thế: “bằng bốn cách” Vì sanh mệnh trường thọ v.v.. chính là những điều nổi bật nhờ đó bản chất tự nhiên của nàng được phân biệt rõ ràng so với người khác và được nói tới[170] như là ‘một cách’ do đã trở thành nguyên nhân cho nàng[171] sau khi đã được nói tới với một cách như vậy thông qua lòng kính trọng[172] theo cách đó, nàng “đã chiếm được sự nổi bật”- thuộc loại nào thế? đó chính là thọ mệnh trường thọ, và sắc diện kiều diễm lại có hạnh phúc và sức mạnh – đây là điều ta nên phân tích ở đây.

8. [136] Nàng có được điều nàng Latā đã nói tới chăng (sutaṃ nu taṃ bhāsati yaṃ Latā): nàng đã hỏi[173] nàng về ba người em gái khác. “Giờ đây nàng có nghe hay không nghe[174] điều gì nàng Latā, người chị cả của chúng ta đã nói chăng?” Mối nghi ngờ của chúng ta về điều đó (yam no): mối nghi ngờ này của chúng ta về điều này; hay nói cách khác no chỉ là một tiểu từ. Còn nữa no hoặc có nghĩa là amhākaṃ (đối với chúng ta, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) hay nói cách khác để nhấn mạnh như trong câu “na no samam atthia v.v... [175], có nghĩa là theo cách đó đơn giản nàng được công bố như vậy, nàng được giải thích không trái ngược lại như vậy. Người ta nói rằng cá đức lang quân đối với chúng ta chính là định mệnh tuyệt hảo và đối với họ chúng ta là các thiên nữ tột đỉnh (patino kir’ amhākaṃ visiṭṭhanārinaṃ gatī ca tāsaṃ[176] pavarā ca devatā): các vị chúa tể, các đức lang quân[177]ối với chúng ta những phụ nữ, những người đàn bà, chính là định mệnh tột đỉnh nhất và chúng ta đối với họ[178] chính là chỗ dựa chính liên quan đến việc bảo vệ họ khỏi ám hại và đối với họ[179] thân phận phụ nữ, là thù thắng tuyệt đối. Là chư thiên tột đỉnh được coi như nơi nương tựa[180] có nghĩa là khi họ đã chiếm được một cách chính đáng những phụ nữ đó sẽ đem lại hạnh phúc và sung sướng[181] đến cho họ vào thời điểm đó cũng như trong cuộc sống tương lai.

9. Tất cả chúng ta hãy tuân giữ Phật Pháp liên quan đến đức lang quân của chúng ta (patīsu dhammaṃ pacarāma sabbhā): ước mong tất cả chúng ta hãy tuân thủ Phật Pháp để tu tập như thể thức dậy trước và vào giường sau cùng v.v... [182] so với đức lang quân của các ngươi, liên quan đến ông chủ của các ngươi. Trong đó (yattha): liên quan đến vấn đề này, hay liên quan đến những gì[183] người phụ nữ phải trở thanh những người vợ chung thuy khi họ chuyên tâm tu tập Phật Pháp liên quan đến ông chủ của họ. Chúng ta sẽ có được điều thiên nữ Latā này đã nói (lacchāmase bhāsati yaṃ ayaṃ Latā) : sau khi đã nắm giữ những điều Phật Pháp liên quan đến tôi chủ, chúng ta sẽ nắm được những thù thắng này, thù thắng có liên quan đến điều Latā đã nói như là điều nàng đã có được[184] cho đến lúc này.

10. Tìm kiếm con mồi trên ngọn núi (pabbatasānugocaro): đang sống trong cánh rừng rậm rạp. Sau khi đã cư ngụ trên một ngọn núi, trên đó trái đất được nâng lên (mahindharaṃ pabbataṃ avasitvā): sau khi cư trú, sau khi đã sống[185] yên ổn, trên một ngọn núi, trên một ngọn núi không thể di chuyển[186] đi đâu được, được đặt tên cho là “cái điều nâng đỡ trái đất[187](mahindharam) chính vì ngọn núi đó đã nâng (dhāreti)[188] trái đất (mahiṃ) có nghĩa là sống trên đó. Vì liên quan đến các từ ‘sau khi đã sống trên đó” đây chính là đối cách hiểu theo nghĩa vị trí cách. Với sức mạnh (pasayha): sau khi đã được trang bị với đầy đủ sức mạnh. Nhỏ hơn (khudde): kém hơn xét dưới góc độ sức mạnh, nhưng liên quan đến kích cỡ thì ngài có khả năng giết được ngay cả[189] những thú vật lớn. Ngay cả voi nữa.

11. Theo cùng một cách đó (tath’eva): đây là cách ý nghĩa nên được phân tích trong việc áp dụng ẩn dụ liên quan đến đoạn kệ này: Giống như con sư tử sống dựa vào ngọn núi đã trở thành nơi ở và việc săn mồi[190] nhằm chu tất mục tiêu nó mong muốn, [137] ngay cả như vậy người nữ đồ đệ bậc thánh với tâm tịnh tín [191] cũng sống phụ thuộc vào chồng của nàng (bhatthāraṃ)- (là người như vậy) do việc chồng hỗ trợ cho nàng (bharaṇato), chăm lo của ăn cho nàng, cung cấp cho nàng quần áo y phục và chăn gối v.v... dựa vào ông chủ, dựa vào đức lang quân của nàng, trung thành (anubbatā) với ông chủ dưới mọi khía cạnh bằng tính chất dịu dàng của nàng sẳn có (anukulatā)[192] với ông chủ của mình dưới mọi khía cạnh ngay cả với cái gọi là lời nguyền (vatena), sau khi đã khử trừ, sau khi đã từ bỏ, sân hận có thể nổi lên[193]liên quan đến các đầy tớ trong nhà v.v... sau khi đã thắng vượt (abhibhuyya = abhibhavitvā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) không để chi tính bủn xỉn ngóc dậy liên quan đến những đề tài như của cải, nàng tu tập Phật Pháp bằng cách tu tập xuyên suốt Phật Pháp thuộc bổn phận người vợ trung thành và Phật Pháp liên quan đến người tín nữ[194] mộ đạo, nàng được hưởng thù thắng thiên giới nơi cõi phạm thiên, và được gia nhập niềm hoan hỷ trường cửu muôn đời.

Phần còn lại[195] giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Phần diễn giải thiên cung của nàng Latā kết thúc tại đây.

3.5 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NÀNG GUTTILA.
[Guttilavimānavaṇṇanā]

“Thất huyền cầm ấy thật du dương[196]. Ðây chính là chuyện kể Thiên Cung của nàng Guttala. Chuyện kể này[197] có xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn còn lưu lại trong thành Rājagaha thì vị trưởng lão Mahāmoggallāna đang thực hiện chuyến du hành thiên giới theo cùng cách thức như đã nói đến ở trên, ngài đã tới cõi Tam Thập Tam; tại đó ngài đã lưu lại trong ba mươi sáu Thiên Cung liên tiếp, tôn giả đã được chứng kiến ba mươi sáu chư thiên nữ từng cá nhân một vây quanh là một đoàn tiên nữ lên tới một ngàn vị, đang lúc được hưởng thù thắng thiên giới to lớn, và ngài đã hỏi họ với ba đoạn kệ liên tiếp bắt đầu như sau, “(Nhà ngươi đứng đó) với sắc diện kiều diễm vô song” ngài cũng hỏi họ về những phước đức họ đã thực hiện trước đó. Và họ đã giải thích điều này cho vị tôn giả hiểu, tiếp ngay sau câu hỏi của ngài. Với nhiều đoạn kệ khác nhau, đoạn kệ đầu tiên trong đó (bắt đầu như sau), “người phụ nữ đó[198] đã dâng y đẹp tuyệt trần”. Thế rồi vị tôn giả đã từ đó quay trở lại cõi chúng sanh, ngài đã thông báo sự việc cho Ðức Thế Tôn. Khi nghe biết biến cố này Ðức Thế Tôn liền nói, “Này tôn giả Mahāmoggallāna, không phải các thiên nữ đó đã trả lời theo cách đó khi ngài đã hỏi họ theo cùng một cách trước đó khi ta đã hỏi họ nữa.” thế rồi vị trưởng lão thỉnh cầu Ðức Thế Tôn kể lại câu chuyện về Guttila[199] ngài đã biết được từ lâu lắm rồi. (xin đọc chuyện tiền thân Ðức Phật.)

Ngày xửa ngày xưa, khi ngài Brahmadatta còn đang cai trị trong thành Benares, thì vị bồ tát[200] đã tái sanh trong một gia đình có rất nhiều nhạc công và đã trở thành một bậc thầy rất được quen biết và nổi tiếng khắp nơi về nghệ thuật âm nhạc. Tương tự như ngài Timbaru và Nārada[201] là một chuyên gia nghệ thuật âm nhạc [138] ngài phải chăm sóc[202] cha mẹ già lại còn bị mù của mình. Nghe được khả năng toàn hảo về âm nhạc có tên là Mūsila[203], là cư dân thành phố Ujjeni[204], đến thăm ngài, chào ngài và đứng sang một bên. Khi được hỏi lý do tại sao ngài lại tới đây ngài cho biết, “Ðể lấy gọn[205] nghệ thuật âm nhạc ngay trước sự hiện diện của ngài.” Trưởng lão Guttila nhìn kỹ người đó và nhờ tính thông minh khôn khéo ngài đã nhận ra những tướng đặc biệt, ngài đã xác định được con người này phải là một kẻ quỷ quyệt thô bạo, khiếm nhã vô ơn và đã không hành động một cách mến khách và chính vì thế ngài đã không tạo cho người đó bất kỳ cơ hội nào để học được nghệ thuật nhạc này. Sau khi đã hầu hạ cha mẹ người đó đã nhờ họ cầu khẩn[206] dùm để xin ngài dạy cho hắn về nghệ thuật nhạc, thầy Guttila do cha mẹ thúc ép, nghĩ rằng, “Những lời nặng ký của cha mẹ chẳng soi sáng gì cho ngài cả; ngài cũng gượng dạy cho hắn chút ít kiến thức về nhạc. Do thiếu tính quảng đại và bản chất không có lòng đại bi, hắn không thể tiếp thu được cung cách của một nhạc trưởng[207] và ngài đã huấn luyện cho hắn về nghệ thuật nhạc[208] nhưng lại không truyền lại cho hắn bất kỳ điều gì cả. Do bản chất thông minh và cách tiếp cận[209] trước đó về nhạc và sẳn có tài[210] chẳng bao lâu sau hắn cũng đã trở thành một chuyên gia trong lãnh vực này và hắn nghĩ, “ Bernares này là một thành phố chính trong vương quốc Jambudīpa - chuyện gì xảy ra nếu ta biểu diễn nhạc trước một khán giả có cả nhà vua đến dự? Như vậy sẽ khiến mọi người sẽ biết đến ta trở nên nổi tiếng hơn cả thầy dạy của ta nữa.” Hắn đã thông báo cho thầy dạy của mình nói rằng, “Con muốn biểu diễn nghệ thuật nhạc trước mặt nhà vua; xin ngài giới thiệu con với nhà vua.” Vị Bồ tát suy nghĩ, “Ước mong có người nào đó sẽ hỗ trợ cho tên này đã học nhạc từ ta có một số người hậu thuẫn cho hắn” và tỏ lòng đại bi với hắn, vị bồ tát liền dẫn hắn đến gặp nhà vua mà rằng, “Tâu bệ hạ, hãy thưởng thức[211] tài năng âm nhạc của người học trò[212] của thần”. Nhà vua đồng ý[213] đáp lại, “thật tuyệt.” Và lắng nghe hắn chơi đàn vina và hoàn toàn thoả mãn[214], và nhủ hắn khi hắn sắp rời khỏi nhà vua. “Hãy ở lại đây[215] một mình trước mặt trẫm; trẫm sẽ ban thưởng cho một nửa phần thưởng trẫm đã ban tặng[216] cho thầy dạy của ngươi” Musila lên tiếng nói, “Thần đâu có thua kém thầy mình là bao; xin thưởng cho thần cũng bằng với thầy của thần”; và khi nhà vua nói, ‘Ðừng nói như vậy; thầy dạy của ngươi thật tuỵêt vời, trẫm chỉ thưởng cho nhà ngươi một nửa phần thưởng dành cho thầy dạy của ngươi thôi” Tên đó nói, “Bệ hạ phải cho thần cả phần của ta và phần của thầy ta nữa” rời khỏi hoàng cung hắn đi khắp nơi[217] và hô toáng lên, “Vào ngày thứ bảy kể từ bây giờ ta sẽ tổ chức một cuộc biểu diễn âm nhạc của ta về nhạc cụ của thầy Guttila trong sân ngự uyển những kẻ nào muốn thưởng thức thứ nhạc đó hãy đến mà thưởng thức!” [139] vị Ðại Nhân nghe thấy vậy nghĩ rằng, “Tên này thật tế nhị và có khả năng chịu đựng nhưng ta hiện đã già và yếu rồi - và nếu như ta bị hắn đánh bại thì thà chết đi còn hơn. Chính vì thế rồi ta sẽ đi vào rừng và treo cổ chết đi là xong.” Ngài đã đi vào rừng nhưng lại quay trở lại vì sợ chết. Một lần nữa ngài lại muốn chết song cũng lại một lần nữa ngài quay trở lại vì sợ chết. Vì ngài đi qua đi lại nơi đó trở thành nhẵn nhụi chẳng còn chút cỏ nào có thể mọc được. Thế rồi chúa tể chư thiên tiến đến gặp Ðại Nhân dừng trên không trung hiện rõ nguyên hình và nói như sau: “Hỡi Ðại Nhân, nhà ngươi làm gì vậy?” vị Ðại Nhân tỏ lộ nỗi khổ tâm của ngài nói rằng:

Thất huyền cầm thật êm tai, tuyệt vời, ta phải biểu diễn lại. Hắn đã mời ta lên biểu diễn trên sàn diễn, hỡi Kosiya xin hãy hỗ trợ cho ta!”

1. Ðây là ý nghĩa của đoạn kệ: Ôi Chúa tể Chư Thiên, hãy để cho người học trò của thần tên là Musila biểu diễn một mình (avāvayiṃ = vācesiṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) hãy bảo hắn lấy nhạc cụ, tự học lấy nghệ thuật âm nhạc – kể cả[218] cách thức phân loại các nốt nhạc v.v... ngay cả phải biểu diễn đờn bốn dây bắt đầu với dây chajja[219]v.v... đó chính là đờn thất huyền cầm và qua[220] bảy giây đờn hãy sáng tác[221] ra bài nhạc bảy nốt bắt đầu với nốt Chajja24, là nốt nhạc rất ngọt ngào tuyệt diệu (sumadharaṃ = sutthu madhuraṃ, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) đưa ra những tiết tấu[222] bằng cách gộp[223] lại một cách thích hợp cả hai mươi hai lại tiết tấu âm thanh[224], thật êm dịu vì những âm tiết quả làm cho tâm trí sảng khoái cho những người thưởng thức do kết hợp lại với nhau, từng tiết tấu âm thanh[225] và đàn vina trong sáng cộng với năm chục giọng ngâm nga trầm bổng đạt đến tột điểm, Musila chính là học trò cùng địa phương với ta, đã điều ta là thầy của hắn lên sân khấu, lên đấu trường – hắn đã thách thức ta một cách trơ trẽn để tham gia vào cuộc biểu diễn chính tài năng của hắn. Hắn lệnh cho ta phải đến và biểu diễn tài năng nghệ thuật của ta. [140] Hỡi Kosiya, chúa tể chư thiên, hãy trở thành nơi tôi nương tựa[226], hãy hỗ trợ ta.

Khi nghe được Vị Dạ Xoa, chúa tể chư thiên, nhìn thấy vấn đề ngài chẳng còn sợ gì và chính dạ xoa là chỗ nương thân của ngài, là nơi trú ngụ tuyệt hảo nhất cho ngài, đã nói rằng:

Ta trở thành chốn nương tựa cho nhà ngươi, ta vẫn luôn tôn trọng các bậc sư - đệ tử của nhà ngươi sẽ chẳng bao giờ thắng nổi nhà ngươi đâu; nhà ngươi là thầy sẽ thắng đệ tử của mình.

2. Người ta kể lại rằng vị Ðại Nhân này nơi kiếp trước là thầy dạy của Dạ Xoa, chúa tể chư thiên. Vì lý do đó Dạ Xoa lên tiếng mà rằng, Ta luôn là người biết kính trọng thầy của mình” ta là người luôn biết tôn sư trọng đạo chớ không phải là hạng người muốn chiếm phần hơn giống như tên Musila này đâu. Làm sao hắn có thể đánh bại người thầy của mình khi có một người học trò ruột giống như ta? Chính vì thế học trò của ngài chẳng thể nào đánh bại được ngài đâu – ngược lại, thưa thầy, chính thầy sẽ đánh bại[227] người học trò Musila của ngài và hắn sẽ đi đến chỗ phá sản. – đấy chính là ý nghĩa của đoạn kệ này. Và sau khi đã nói như vậy Dạ Xoa đã an ủi ngài mà rằng, “Ngài sẽ tới đấu trường biểu diễn vào ngày thứ bảy - ngài sẽ biểu diễn với lòng tự tin” thế rồi Dạ Xoa biến đi.

Và vào ngày thứ bảy, nhà vua cùng với đoàn tùy tùng hoàng gia đang ngồi trong công viên hoàng gia. Khi đại sư Guttila và Musila đã sẳn sàng cho buổi biểu diễn nghệ thuật âm nhạc của họ. Hai người tiến lại gặp nhà vua và đảnh lễ ngài. Họ ngồi vào nơi đã được chỉ định và cả hai đã biểu diễn đàn vina[228].Và chính Dạ Xoa cũng đến và ngự trên không trung. Chỉ có Ðại Nhân nhìn thấy ngài, ngược lại những kẻ khác chẳng ai nhìn thấy[229] ngài cả. Khán giả rất bình tâm lắng nghe cả hai người biểu diễn, Dạ Xoa liền nói với Guttila mà rằng, “Hãy làm đứt một dây đàn đi”. Ngay cả khi dây đờn đã bị đứt thì tiếng đàn vina[230] vẫn trổ lên những tiếng nhạc[231] êm dịu ngọt ngào khôn tả xiết. Chính vì thế Dạ Xoa lại bảo, “Hãy làm đứt dây thứ hai... dây thứ ba... dây thứ tư... dây thứ năm ... dây thứ sáu... dây thứ bảy” Ấy vậy ngay cả khi đàn vina[232] đã đứt hết cả bảy dây thì tiếng đờn ngọt ngào vẫn tấu lên cùng những âm thanh ngọt ngào như vậy. Khi đại sư nhìn thấy[233] tên Musila trở nên lúng túng như phải rơi từ ngọn núi cao xuống[234], với điệu bộ như kẻ thua trận, khán giả vui mừng vỗ tay và vẫy khăn[235] cầm trong tay, [141] xin biểu dương ngài Guttila. Nhà vua đuổi tên Musila ra khỏi sân khấu. Ðám đông dân chúng kéo đến ném đá đất và lấy gậy v.v... đập Musila túi bụi khiến cho hắn đã đến ngày tàn. Dạ Xoa, chúa tể chư thiên đã trao đổi những lời chào thân thiện[236]với đại nhân[237] và tiến thẳng lên cõi trời. Các thiên nữ liền hỏi Dạ Xoa, Ngài đi đâu vậy, thưa đại vương?” và khi nghe rõ được biến cố đó họ nói rằng, “Chúng ta phải đến gặp đại sư Guttila, thưa đại vương, xin hãy dẫn ngài tới đây và giới thiệu ngài cho chúng ta!” Khi Dạ Xoa nghe những lời này[238] ngài liền lệnh cho thiên nữ Mātali nói rằng, “Hãy ra đi và dẫn đại sư Guttila bằng chiếc xe Vejayanta[239], các thiên nữ rất ước muốn được gặp ngài.” Ngài đã lên đường và thực hiện y lời Dạ Xoa đã dặn, sau khi đã đảnh lễ thân tình với Ðại Sư, ngài đã nói như sau, “Xin hãy tấu đờn Vina thưa đại sư, vì các thiên nữ muốn nghe ngón đàn của ngài.” Chúng tôi sống nhờ vào[240] nghề biểu diễn nghệ thuật nhạc, chúng ta không biểu diễn nhạc mà không được trả thù lao”. “Nhưng ngài muốn được trả thù lao như thế nào?”. “Ta không yêu cầu một thứ thù lao nào khác - thù lao[241] của ta chỉ đơn giản là yêu cầu các thiên nữ hãy kể lại những phước đức các người đã thực hiện trước đó từng người một.” “Tốt lắm” họ đồng ý.

Thế rồi vị Ðại Nhân, bằng cách nghe họ nói về những thù thắng họ đã đạt được vào thời điểm đó, ngài đã hỏi từng chư thiên một với đoạn kệ bắt đầu như sau. “(nhà ngươi đứng đó) với diện mạo kiều diễm vô song”, đang khi đặt câu hỏi với họ giống như Trưởng lão Mahāmoggallāna đã làm về phẩm hạnh họ đã thực hiện nơi kiếp trước làm nguyên nhân thù thắng họ đang được hưởng. Và họ đã giải thích điều này cho họ nghe[242] bằng hàng loạt những đoạn kệ, đoạn đầu tiên trong đó bắt đầu như sau, “Con đã dâng y phục tuyệt trần,” theo cùng một cách như giờ đây họ đã trình bày cho vị trưởng lão. Vì lý do này có lời nói rằng, “ Thưa ngài Moggallāna, không những các chư thiên đã giải thích theo cùng một cách khi ngài đã hỏi – họ còn giải thích với cùng một cách trước đó ta đã hỏi nữa”. Người kể lại rằng những phụ nữ này đã được an trú nơi kiếp trước vào thời điểm Ðức Phật Toàn hảo Kassapa[243] đã tái sanh nơi kiếp con người, đã thực hiện phước đức này phước đức kia, và từng người một vây quanh là một đoàn tuỳ tùng cả ngàn tiên nữ, làm người hầu hạ cho Dạ Xoa, chúa tể các chư thiên nơi ba mươi sáu thiên cung toạ lạc nơi cõi Tam Thập Tam và được hưởng đại vinh quang chư thiên mà chẳng ai có thể định được giới hạn kể cả với kiến thức thâm túy của một Đức Phật[244]. Trong mối tương quan này, [142] có phụ nữ[245] dâng y, phụ nữ khác dâng vòng hoa Nhài (jasmine)[246], kẻ dâng hương nhang, kẻ dâng hoa trái huy hoàng, có kẻ chỉ dâng một khúc mía; có kẻ chỉ dâng năm găng tay hình dáng hương nhang trên điện thờ[247] của Ðức Thế Tôn có kẻ chỉ nắm giữ luật Bát quan trai giới, có kẻ dâng nước cho vị Tỳ khưu đang dùng bữa trên chiếc thuyền[248] đang tiến vào bờ. Có kẻ lại hầu hạ mà không sân hận[249] cha mẹ chồng, có kẻ lại hành động siêng năng cần cù với tư cách là một nữ tỳ. Có kẻ hầu hạ cháo sữa[250] cho chư vị Tỳ khưu đang du hành khất thực, có kẻ lại dâng mật đường, có kẻ dâng một khúc mía, có kẻ dâng một cây hoa timbarusaka[251] có kẻ lại dâng hoa kakkarika[252], kẻ khác dâng hoa elausaka[253]. Có kẻ lại dâng hoa quả hái từ cây dưa

leo[254], có kẻ lại dâng một hoa pharusaka[255], có kẻ lại dâng một chiếc nồi đất để đốt than hồng. Có kẻ chỉ dâng một muỗng dược thảo[256]. Kẻ khác lại dâng một nắm hoa nhỏ[257], có kẻ dâng một nắm rễ cây, kẻ khác dâng nắm lá cây nimb[258] có kẻ dâng một bát cháo hoa, có kẻ dâng một chiếc bánh làm bằng bột mè, có kẻ dâng một chiếc giây nịt lưng, có kể dâng một chiếc dây đeo[259] ở lưng, có kẻ lại dâng vải băng bó vết thương, co kẻ dâng một chiếc quạt, có kẻ dâng một cuống lá[260] thốt nốt, có kẻ dâng một bữa ăn ngọt, kẻ khác dâng chiếc quạt cánh[261] con công, có kẻ dâng một chiếc dù, có kẻ dâng một đôi dép, có kẻ dâng một chiếc bánh, có kẻ dâng một chiếc kẹo sakkhali[262]. Những phụ nữ này đã trở thành đồ đệ của Dạ Xoa, chúa tể chư thiên nơi cõi Tam Thập Tam, toả sáng với thần thông vĩ đại của một chư thiên[263] và bậc thầy Gullita đều đã đặt câu hỏi cho từng người một và tiếp theo sau đó[264] họ đã giải thích những phước đức từng người đã thực hiện với rất nhiều đoạn kệ[265]. Ðoạn kệ đầu tiên bắt đầu như sau: “người phụ nữ đó đã dâng y đẹp tuyệt trần.”

Nàng thiên nữ đang đứng với sắc đẹp siêu phàm, toả sáng khắp mười phương với ánh sáng vinh quang trông giống tựa như Dược Vương Tinh[266].

Do đâu nàng có được sắc đẹp siêu phàm đến như vậy? Vì lý do gì nàng đã chu tất được sắc đẹp như vậy ngay tại cõi đời này và được tái sanh nơi cõi đó với bất kỳ lạc thú mà lòng nàng thường ấp ủ mong muốn?

Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực, phước đức gì nhà ngươi đã làm được khi còn là ngươi nơi cõi thế nhân? [143] Do đâu nàng có được vẻ oai lực to lớn và sắc đẹp nàng sáng chói khắp mười phương đến như vậy?

Khi Moggallāna hỏi thiên nữ đó, lòng nàng tràn ngập hạnh phúc và sung sướng, thiên nữ đó đã giải thích câu hỏi ngài đã đặt ra, về phước đức nào nàng đã thực hiện hầu đem lại phước quả to lớn đến như vậy.

Người phụ nữ dâng y đẹp tuyệt trần là thiên nữ tuyệt hảo nhất trong số chúng sanh nam cũng như nữ[267].

Xin hãy nhìn ngắm thiên cung này – đây chính là thiên cung của ta! ta là một tiên nữ. Có khả năng biến hóa thành bất kỳ hình dáng nào ta muốn[268] trong số hàng ngàn tiên nữ đó ta là người xuất chúng nhất[269] hãy chiêm ngưỡng kết quả những phước đức ta đã thực hiện được.!

Do phước đức đó ta có diện mạo mỹ miều chói sáng đến như vậy. Do phước thí đó ta đã thực hiện được ngay tại cõi đời này và có được nơi thiên giới với đủ mọi khoái lạc như lòng hằng mong muốn.

Thưa chư vị Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện được khi còn sống nơi kiếp thế nhân[270]. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy, và diện mạo mỹ miều sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.”

Và trong toàn bộ những thiên cung dưới đây các đoạn kệ cần phải được triển khai theo cùng một cách như đã được triển sau ở đây.

[các đọan kệ 11-18. 19-26. 27-34, 35-42. là phần nhắc lại các đoạn kệ 3-10 bốn lần với những khác biệt nơi các đoạn kệ sau:]70

15a người phụ nữ dâng hoa đẹp tuyệt trần.

23a người phụ nữ dâng hương nhang tuyệt trần.

31a người phụ nữ dâng hoa quả ngôn tuyệt trần.

39a người phụ nữ dâng bánh kẹo cam lộ tuyệt trần.

[các đoạn kệ 43-46 là phần nhắc lại các đoạn kệ 3-6]

47. [144] “ con[271] đã in năm dấu ngón tay tẩm hương lên bảo tháp[272] thờ ngài thế tôn Ca diếp thời cổ xưa. Kẻ nào dâng cúng của thí dưới dạng tấm lòng như vậy, sau khi đã tái sanh vào nơi đó, sẽ chiếm được thiên cung sảng khoái nơi thiên giới.”

[các đoạn kệ 48- 50 là phần nhắc lại các đoạn kệ 8-10]

[Các đoạn kệ 51-58. 59-66, 67-74, 75-82 83-90 là phần nhắc lại các đoạn kệ 3-10 năm lần cả thẩy chỉ với một ngoại trừ các đoạn kệ sau:]

55. “Con[273]ã nhìn chư vị Tỳ khưu và Tỳ khưu ni đang trên đường đi thấy vị Tỳ khưu, con đã lắng nghe Phật Pháp từ miệng các vị ấy thuyết pháp và con đã nắm giữ luật Bát quan trai giới[274]

63. “Ðứng dưới nước, với tâm thanh thản con đã cúng nước cho vị Tỳ khưu. Người nào bố thí những vật có dạng gây cảm khoái như vậy nàng lại đó, chiếm hữu được thiên cung thiên giới dễ thương.”

71. “Không chút ghen tương[275]. Con đã hầu hạ cha mẹ chồng[276] hay nổi nóng, sân hận thô lỗ và cọc cằn, con chỉ biết chuyên cần thực hiện giới đức.”

79. Con chỉ biết phục dịch[277] tha nhân, là nữ nô tỳ chuyên cần thực hiện nhiệm vụ mình, không sân hận[278] cũng chẳng oán ghét[279]; con luôn mở rộng tay bố thí chính phần ăn của mình.”

87. “Con đã cúng phần cháo sữa cho vị Tỳ khưu đang du hành khất thực; sau khi đã thực hiện phước đức đó và đã được tái sanh[280] nơi thiện thú con được hân hoan hưởng trọn.[281]

[Cùng một cách thức như trước trong tám đoạn kệ nêu trên, tức là 91-98. 99-106. 107-114 v.v... cũng được nhắc lại tới hai mươi lần với đoạn kệ thứ năm, tức là 95. 103. 111 v.v... trong từng đoạn kệ kể trên xuất hiện từ thứ ba tức là của thí được viết ra như sau:]

“Con đã cúng... ..cho vị Tỳ khưu đang du hành khất thực; sau khi đã thực hiện phước đức đó và sau khi đã được tái sanh nơi cõi hạnh phúc, con đã hưởng trọn niềm vui đó.”

[Các từ tiếp theo sau đây sẽ được sử dụng để lấp đầy chỗ trống trong các đoạn kệ trên như vậy ta nên liệt kê các từ đó như sau:]

95. [145] Con dâng mật mía...

103. Con dâng một khúc mía nhỏ[282]
111. Con dâng quả Timbaru...
119. Con dâng quả dưa hấu
[283]...
127. Con dâng quả dưa bở...
135. Con dâng quả dưa leo
[284]
142. Con dâng hoa Pharusaka...
151. Con dâng lò sưởi tay
[285]
159. Con dâng một năm rau xanh
[286]
167. Con dâng một bó hoa nhỏ...
175. Con dâng một bó củ sen
[287]
183. Con dâng một nắm lá thuốc...
191. Con dâng một chén cháo xoài...
199. Con dâng một chiếc bánh mè...
207. Con dâng một dây thắt lưng...
215. Con dâng một dây đeo ở vai...
223. Con dâng tấm vải băng vết thương... .
231. Con dâng một cây quạṭ
239. Con dâng một chiếc quạt lá dừa... .
247. Con dâng một chiếc phất ruồi bằng lông công...
255. Con dâng một cây dù che nắng... .
263. Con dâng một đôi dép
271. Con dâng một chiếc bánh dẻo...
279. Con dâng một chút mức kẹo...

[Ðoạn kệ cuối cùng trong số hai mươi đoạn kệ tạo thành đoạn thứ ba mươi sáu, và là đoạn cuối cùng, trọn bộ các đoạn kệ này có thế được viết thành như sau đây:

283. “Nàng thiên nữ đang đứng với sắc đẹp siêu phàm, toả sáng khắp mười phương với ánh sáng vinh quang trông giống tựa như Dược Vương Tinh,

284. Do đâu nàng có được sắc đẹp siêu phàm đến như vậy? Vì lý do gì nàng đã chu tất được sắc đẹp như vậy ngay tại cõi đời này và được tái sanh nơi cõi đó với bất kỳ lạc thú mà lòng nàng thường ấp ủ mong muốn?

Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực, phước đức gì nhà ngươi đã làm được khi còn là ngươi nơi cõi thế nhân? Do đâu nàng có được vẻ oai lực to lớn và sắc đẹp nàng sáng chói khắp mười phương[288] đến như vậy?

Khi Moggallāna hỏi thiên nữ đó, lòng nàng tràn ngập hạnh phúc và sung sướng, thiên nữ đó đã giải thích câu hỏi ngài đã đặt ra, về phước đức nào nàng đã thực hiện hầu đem lại phước quả to lớn đến như vậy.

Ta đã dâng một chiếc bánh Sakkhali cho vị Tỳ khưu đang du hành khất thực; sau khi đã thực hiện phước đức như vậy, và sau khi được khởi sanh nơi định mệnh hạnh phúc, ta được hưởng trọn niềm vui đó.

Hãy ngắm nhìn thiên cung này – thiên cung đó đã thuộc ta sở hữu! Ta chính là tiên nữ, có khả năng biến hóa thỏa lòng; với cả ngàn tiên nữ khác theo hầu ắt hẳn ta trổi vượt hơn hẳn - hãy ngắm kỹ kết quả phước đức đã đem lại!

Do phước đức đó ta có diện mạo mỹ miều chói sáng đến như vậy. Do phước thí đó ta đã thực hiện được ngay tại cõi đời này và có được nơi thiên giới với đủ mọi khoái lạc như lòng hằng mong muốn.

Thưa chư vị Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện được khi còn sống nơi kiếp thế nhân. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy, và diện mạo mỹ miều sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.”

Như vậy khi các thiên nữ đã giải thích thiện hạnh họ đã thực hiện cho vị Ðại Nhân, lòng vị đó tràn ngập thoả mãn, trong khi trao đổi lời chào đảnh lễ với các thiên nữ và ngài cho họ biết ý định của đại nhân, biến tư thế của mình thực hiện thiện hạnh, ngài liền lên tiếng nói rằng:[289]

Quả thật đây cách chào đón ta, ngày hôm nay đã bắt đầu thật tốt, đã khởi sự với nhiều điều tốt đẹp. Vì ta đã được chứng kiến[290] các thiên nữ. Họ có khả năng biến hoá tuỳ thích[291].

Sau khi ta đã nghe[292] Phật Pháp giữa các tiên nữ đó - ta dốc lòng thực hiện phước đức – thông qua bố thí, ngay cả phẩm hạnh, kiềm chế và thuần thục chính ta sẽ thực hiện đến chốn[293] là nơi họ đã đến mà không phải hối tiếc”.

Về điểm này:

7. Kẻ nào đã bố thí y phục tuyệt trần (vatthuttamadāyikā): y phục tuyệt vời nhất, tốt nhất, hay nói cách khác thứ y phục tốt nhất, tốt hơn cả, tuyệt vời hơn hết - nơi những gì hữu hạn[294] - thứ y phục đã được tuyển chọn trong số rất nhiều thứ y phục; kẻ nào bố thí những thứ y phục này. Cùng một phương pháp như trên cũng được áp dụng trong trường hợp “kẻ bố thí những đóa hoa tuyệt vời.” Cũng như vậy v.v... Kẻ nào dâng bất kỳ dạng bố thí tuyệt diệu nào như thế (piyarūpadāyikā) : kẻ nào dâng cúng những món đồ sẳn bản chất tuyệt vời như thế và thuộc loại dễ chịu như vậy. Dễ chịu (manāpaṃ): khiến tâm phấn khởi. Siêu phàm (dibbaṃ) do mang tính chất thần linh (divi bhavattā)[295]. Ðạt đến được thiên cung : upecca = upagantvā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) sau khi đã cân nhắc điều đó[296], có nghĩa là sau khi đã hoạch định với ý định mình (nàng) có thế chứng đắc được (vị trí đó). vị trí (ṭhānaṃ): vị trí như thể một thiên cung cỡ đó v.v... , hay nói cách khác đó là oai lực[297]. Một cách giải thích khác đó là mandapa (được thoả lòng, toại nguyện)[298]có nghĩa là khiến tâm phấn trấn[299].

8. Hãy nhìn ngắm kết quả phước đức đem lại (passa puññanānaṃ vipākaṃ): cho đó là thù thắng chính nàng đã đạt được nàng cho biết, “Quả thật hãy ngắm kết quả dưới dạng dâng y phục tuyệt trần đó.”

15. Con dâng những đóa hoa tuyệt vời (pupphuttamadāyikā): kẻ nào dâng những đóa hoa tuyệt trần nhằm kính lễ “Tam Bảo”. Kẻ nào dâng hương nhang tuyệt trần” cũng được coi như vậy. [147] Trong mối tương quan này những đóa hoa tuyệt trần nên được hiểu như là loại hoa nhài v.v... , những loại hương nhang tuyệt vời chính là hương trầm v.v... những hoa quả tuyệt vời chính là quả dưa hấu[300]v.v... trong khi đó những loại mất kẹo tuyệt vời ta phải kể đến những loại sản phẩm được làm từ sữa bò như thục tô v.v... [301]

47. Năm dấu ngón tay tẩm hương nhang (gandhapañcaṅgulikaṃ): của thí gồm năm dấu ngón tay tẩm nhang. Nơi điện thờ của Ðức Thế Tôn Ca Diếp (Kassapassa bhagavato thupasmiṃ[302]): trên đỉnh bảo tháp vàng cao tới hàng do tuần dâng ngài Thiện Thệ Ca Diếp.

55. Kẻ nào đang theo đuổi chánh đạo (panthapatipanne): đang bước theo Bát Chánh Ðạo. Một buổi Bát quan trai giới (ekūposathaṃ) một cuộc tu tập Bát quan trai giới kéo dài trong một ngày.

63. Con đã dâng nước (udakaṃ adāsiṃ): con dâng nước, là thứ nước uống nhằm mục đích rửa ráy mặt mũi và uống cho đã khát.

71. Mau nổi nóng: caṇḍike = caṇḍe, một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Không ghen tương (anussūyikā): là người không mang tính ghen tỵ[303]

79. Một người luôn thực hiện nhiệm vụ đối với người khác (parakammakāri): người đó chỉ biết phục dịch[304] người khác. Nhiệm vụ của nàng (atthena): trách nhiệm của nàng là làm những gì được giao. Con sẳn sàng mở rộng vòng tay bố thí bằng chính phần ăn của mình (saṃvibhāgīnī sakassa bhāgassa): sẳn bản chất chia sẻ với người thiếu thốn chính phần ăn[305] của mình nhận được.

87. Cháo sữa (khīrodanaṃ): là loại cháo trộn chung với sữa. Hay nói cách khác[306] món cơm kèm theo với sữa.

111. Loại quả timbarūsaka (timbarūsakaṃ) : một thứ quả tinduka. Người ta cho rằng quả timbarusa chính là một loại quả dưa leo giống như loại cây dưa leo tipusa và timbarusaka chính là quả của thứ cây đó.[307]

119. Loại quả kakkarika (kakkārikaṃ): một loại quả elaluka, và người ta gọi đó là một loại quả của cây dưa leo tipusa.

151. Một lò sưởi ấm tay (hatthappatāpakaṃ): một chiếc quạt than đang cháy trong lò[308]

191. Một chén cháo nấu với quả xoài (ambakañjikaṃ): một loại canh chua (ambilakajikaṃ).

199. Một chiếc bánh làm bằng bột mè (doṇinimmajjaniṃ): một loại bánh làm bằng dầu hạt mè.

131. Một chiếc quạt (vidhūpanaṃ): một chiếc quạt hình chữ nhật.

239. Một chiếc quạt đan bằng lá thốt nốt (tālavaṇtaṃ): một loại quạt hình tròn đan bằng lá thốt nốt.

247. Một chiếc quạt đuổi ruồi (moratthaṃ) một chiếc quạt muỗi làm bằng lông đuôi chim công.

291. [148] Quả thật điều này dành để chào đón ta (svāgataṃ vata me): ta tới đây quả là tuyệt vời, thật sự tốt lành (su = sundaraṂ). Trời đã sáng, mặt trời đã mọc (ajja suppabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ): ngày hôm nay trời đã sáng (đối với tôi) trời đã ngả sáng; và mọi người đã thức dậy. (suhuṭṭhitaṃ = suṭṭhu uṭṭhinaṃ, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) đây cũng là lúc thức dậy ra khỏi giường[309]. Do điều gì vậy[310]? ngài cho biết, “vì tôi đã được chứng kiến chư vị thiên nữ.” v.v...

292. Sau khi đã lắng nghe Phật Pháp (dhamma sutvā): sau khi đã nghe thuyết pháp, phước đức nhà ngươi đã thực hiện bằng cách trước tiên trao tay thực hiện để đem lại quả nghiệp đó. Sẽ thực hiện: kāhāmi = karissāmi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Thông qua ngay cả hạnh phước. (samacarriyāya)[311] nhờ việc tu tập phước hạnh như thể thân thiện hạnh[312]. Thông qua việc kiềm chế (saṃyamena): thông qua kiềm chế thực thi giới đức[313]. Thông qua việc thuần tính (damena): thông qua việc thuần hóa giác quan và giác quan thứ sáu lại là tâm[314]. Thế rồi để chứng tỏ thực chất phước đức là điều kiện cần thiết cho chính mình và cho việc biến hóa thế giới ngài nói, “Chính ta sẽ tới đó là nơi ta đã ra đi sau khi đã ra đi thì họ sẽ không còn phải sầu khổ nữa.”

Chính vì lẽ đó cho dù cách diễn giải này, chỉ là một tập hợp ba mươi sáu thiên cung với người (phụ nữ) cúng y tuyệt vời nhất” được chèn thêm vào phần kiết tập này đơn giản là Thiên Cung của Guttila”[315] vì chuyện kể này diễn tiến bằng cách giải thích cho Trưởng Nhạc Guttila, như thể ngài là trưởng lão Mahāmoggallāna, các thiên cung này vẫn gộp lại trong phẩm thiên cung của người phụ nữ” vì chuyện kể này có liên quan đến những phụ nữ. Và những phụ nữ đó, đang khi phấn đấu[316] trên cõi trời xuất phát từ kiếp hiện hữu trên trần gian này trở đi trong một một phật kỳ[317] nhờ vào ý định liên tục nổi lên vào thời vị Như Lai Thập Lực[318] Ca Diếp (Kassapa), liên quan đến việc tu tập đã nói tới ở trên, phù hợp với Phật Pháp[319] cũng đã xuất hiện trong cùng[320] một cõi Tam Thập Tam cũng như vào thời điểm Đức Phật xuất hiện, đó là điều trưởng lão Moggallāna đã hỏi và được trả lời về mối liên quan giữa nghiệp với quả của nghiệp đó mang lại như vào thời điểm những vấn đề nhạc trưởng Guttila đã nêu ra với chư vị thiên nữ - đây là điều ta cần phải quan tâm.

Phần Chú giải thiên cung Guttila kết thúc tại đây.

3. 6 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG RỰC RỠ
[Daddhallavimānavaṇṇanā
[321]]

[149] “Chói lọi dung nhan đẹp rỡ ràng”. Ðây là chuyện kể thiên cung rực rỡ”. Thiên Cung này[322] xuất xứ như thế nào?”

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, ngay tại khu Rừng Kỳ Viên. Bấy giờ vào thời điểm đó có một thiện nam nọ rất giàu có đang cư trú trong ngôi làng nhỏ có tên là Nālaka[323], thiện nam này đã tình nguyện phục dưỡng trưởng lão Revata[324] ông ta có hai người con gái. Một[325] nàng tên là Bhaddā, còn nàng kia tên là Subhaddā.

Trong hai người con đó, nàng Bhaddā đã lập gia đình và đã dọn về nhà chồng sớm, nàng có đủ tín tâm, tịnh tín[326] và thông tuệ, nhưng nàng lại bị[327] hiếm muộn. Nàng đã thưa với đức lang quân của mình rằng, “Em còn người em gái tên là Subhadā, chàng cứ việc cưới em gái của em về làm thiếp cho chàng và nếu nàng sanh cho chàng một đứa con trai thì đấy chính là con trai của thiếp nữa và dòng tộc của mình sẽ không bị tuyệt tự.” Chồng bảo nàng: “Ðược lắm”, chàng đồng ý và thực hiện y như lời nàng đã nói. Thế rồi nàng Bhaddā liền động viên em mình là Subhaddā nói rằng, “Subhaddā em yêu, hãy chú tâm rộng tay thực hiện bố thí, và hãy chuyên tâm sống theo Phật Pháp, như vậy em sẽ chiếm được nhiều lợi lộc to lớn cả trên đời này lẫn ở đời sau”. Thế rồi một ngày nọ theo lời khuyen của chị và thực hiện điều chị đã bảo, Subhaddā đã mời chính trưởng lão Revata và bảy vị khác (làm thành một nhóm tám người) đến nhà nàng dùng bữa. Trưởng lão vì quá say mê muốn cho nàng Subhaddā tích lũy được nhiều công đức đã cùng đi với bảy Tỳ khưu khác làm đại diện cho Tăng Ðoàn đến nhà nàng. Sẳn tâm tịnh tín, chính tay nàng đã phục dịch cho vị trưởng lão[328] Revata và bảy chư vị Tỳ khưu cùng đi với ngài với những thứ đồ ăn tuyển lựa nhất. Vị trưởng lão tỏ vẻ hài lòng dùng bữa xong rồi lên đường[329] lại thiền viện.

Chẳng bao lâu sau nàng đã qua đời và được tái sanh vào hội chúng trời Hoá Lạc Thiên. Nhưng còn Bhaddā, do chỉ bố thí cho các cá nhân chư vị Tỳ khưu, thế nên nàng chỉ[330] tái sanh thành thị nữ Dạ Xoa Thiên chủ. Bấy giờ nàng Sudhaddā, nhân lúc suy tư lại chính thành quả phước đức của chính mình, liền tự hỏi: ‘Vì công đức gì nàng đã thực hiện mà nay nàng đã hóa sanh tại đây?' Suy nghĩ lại câu hỏi tự đặt ra cho chính mình nàng nghĩ. “Mình đạt đến thù thắng này là do việc bố thí cho Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu khi nghe theo lời khuyên của chị Bhaddā; giờ đây người chị Bhaddā của ta đang ở đâu?”[331] Nàng đã nhận thấy chị mình đã tái sanh thành thị nữ của Dạ Xoa và thương hại chị mình, nàng đã bước vào thiên cung của chị mình, thế rồi Bhaddā liền hỏi nàng [150] với hai đoạn kệ sau đây;

Với Dung nhan kiều diễm chói lọi rực rỡ và được tiếng tăm lẫy lừng, sắc diện ngươi toả sáng vượt hẳn biết bao thiên nữ nơi cõi Tam Thập Tam.

Em chẳng hình dung ra đã gặp được chị – Ðây chính là lần đầu tiên em đã diện kiến được dung nhan chị – xin mạn phép cho ta biết tên ngươi”

Nàng đã giải thích hai đoạn kệ trên để làm rõ[332] cho nàng nhận ra:

Hỡi chị Bhaddā yêu quí, em chính là Subhaddā của chị đây và nơi kiếp trước em đã là người vợ chung chồng với chị và chính là em gái yêu của chị đây[333].

Và khi đến lúc thân[334] hoại mạng chung em đã được giải thoát khỏi cõi hồng trần và được sống chung cùng với chư thiên nữ nơi trời hoá lạc thiên[335] vui thú đến tột cùng.”

Về điểm này:

1. Với sắc diện của ngươi (vaṇṇena): với vẻ thù thắng tuyệt trần nơi sắc diện kiều diễm của nhà ngươi v.v...

2. Em không nhớ ra đã diện kiến gặp được chị (dassanaṃ nābhijānāmi): em đã không nhận ra đã gặp được chị trước đó bao giờ, có nghĩa là em chưa gặp chị trước đó. Vì lý do đó nàng nói rằng, “Ðây là lần đầu tiên gặp được chị”. Từ cõi nào nơi cõi thiên chúng em đã tới đây – xin làm ơn cho chị biết đích danh em xem nào” (kasmā kāya nu āgamma nāmema bhāsase mamaṃ): nhà ngươi thuộc hạng chư thiên nào đến đây vậy? Xin làm ơn hãy nói cho chị biết tên Bhaddā.

3. Hỡi Bhaddā, em (ahaṃ Bhadde): ở đây “Bhaddā đang nói với nàng. Em chính là Subhaddā (Subhaddasiṃ): ta chính là (asiṃ-ahosiṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) em gái[336] của chị đây và tên em là Subhaddā; em đã từ cõi chúng sanh[337] được tái sanh tại nơi đây. Tại nơi đó em đã chung sống với chị (te = taya[338], một dạng ngữ pháp hoán chuyển) là người vợ chung chồng với chị đó, cũng là người vợ, làm vợ với chính một người chồng, là vợ với chính đức lang quân của chị đó mà - đây chính là ý nghĩa ở đây.

Một lần nữa Bhaddā đã hỏi nàng với ba đoạn kệ sau đây:

Những chúng sanh nào thường thực hiện nhiều phước đức an lành sẽ đi đến tái sanh nơi cõi trời cao. Hỡi Subhaddā em đã được tái sanh nơi cõi đó, hãy nói cho rõ ràng phân minh nơi em đã được tái sanh .

Nhưng làm thế nào[339] qua Pháp môn nào, hay ai đã dạy dỗ em. Bằng cách bố thí ra sao em đã hành thiện nghiệp kiểu nào lại khiến em sáng chói đến như vậy?

[151] Làm thế nào em đã đạt được[340] tiếng tăm lẫy lừng đến thế. Em đã chứng đắc vinh quang xuất chúng đến như vậy. Khi nàng thiên nữ đã được hỏi hỡi thiên nữ, xin hãy nói phước đức nào đã đem lại phước quả đến như vậy”.

Một lần nữa Subhadda lại giải thích cho chị:

Chính xác với tám phần vật thực em đã cúng dường với tâm tịnh tín, do chính bàn tay em đã dâng cho Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu là phước điền đang nhận mọi của thí.

Do chính công đức đó em có được diện mạo mỹ miều xinh đẹp đến như vậy do chính những phước đức đó em đã thực hiện được khi còn ở cõi trần giữa thế nhân và được sắc đẹp như vậy ngay tại cõi đời này và được tái sanh nơi cõi đó với bất kỳ lạc thú mà lòng em thường ấp ủ mong muốn?

Thưa chư vị tiên nữ đầy oai lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện được khi còn sống nơi kiếp thế nhân. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy, và diện mạo mỹ miều sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.”

Về điểm này:

5. Những kẻ nào đã thực hiện thiện nghiệp an lành được tái sanh nơi cõi chư thiên. (pahūtakatalyāṇa te deve yanti): những sanh vật[341] và chúng sanh, đã thực hiện được những phước đức an lành, lại tích lũy được nhiều công đức, sẽ được tái sanh nơi cõi chư thiên, đối với họ, những nimmanarati[342], chư thiên nơi giữa trời hóa lạc thiên. Hỡi Subhaddā em hãy kể lại, hãy nói ra chính việc tái sanh của ngươi. – đây là cách ta phải phân tích.

6. Do dấu hiệu nào (kena vaṇṇena): vì lý do gì. Bằng pháp môn nào (kīdisen’eva[343]): từ eva (và) mang nghĩa giới tự, ý nghĩa và thông qua pháp môn nào (kīdisena ca) hay nói cách khác điều này là cách duy nhất mang ý nghĩa. Bằng cách nào: subbatena = sundarena vatena (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), ý nghĩa ở đây là nhờ vào tịnh giới đức

8. Chính nhờ vào tám (phần bố thí) (aṭṭh’ eva piṇḍapātāni) : nàng đề cập đến những phần bố thí nàng đã dâng cho chư vị Tỳ khưu. Em đã cúng : adadaṃ = adasiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

Khi nàng Subhaddā đã nói như vậy thì một lần nữa Bhaddā lại hỏi nàng:

“Chính tự tay mình, cùng với tín tâm đầy đủ, chị cũng đã dâng cúng vật thực và đồ uống cho rất nhiều chư vị Tỳ khưu phạm hạnh[344], tự kiềm chế sau khi đã dâng cúng còn nhiều hơn cả em đã thực hiện khi còn là người thuộc hạ giới.

Sau khi đã bố thí nhiều hơn như thế chị lại phải đến thiên giới hạ tầng sao em thời ấy chỉ bố thí ít đến như vậy mà lại nhận được vinh quang lẫy lừng đến như vậy? Hỡi thiên nữ với điều vừa được hỏi như vậy, hãy cho chị biết nghiệp nào đã đem lại phước quả đến như vậy.

[152] về điểm này:

11. Hơn em (tāya): đây là công cụ cách hiểu theo nghĩa công cụ cách.

Nàng Subhaddā một lần nữa lại nói tới phước đức chính nàng đã thực hiện:

Trong quá khứ em đã gặp một vị Tỳ khưu, ngài là bậc thầy, khiến[345] em khởi sanh thành tín[346] đó chính là vị trưởng lão Revata, cùng đi với ngài là bảy vị Tỳ khưu nữa, chính em đã mời ngài dùng bữa ăn.

Trưởng lão Revata do giàu lòng đại bi, trước tiên chỉ nhằm đem lại hạnh phúc cho em đã nói. Em nên bố thí nhân danh Tang Ðoàn”. Và em cứ y lời ngài mà thực hiện .

Của thí đó đã hướng về Tăng Ðoàn đã trú an trong quả lớn vô ngàn[347](ngược lại) của thí chỉ dâng cúng cho từng cá nhân một sẽ chẳng đem lại đại quả cho chị được đến như vậy.”

Về điểm này:

13. Làm khởi tín thành nơi tâm em (manobhāvaniyo): tạo ra cho tâm trí em phấn khởi. Ðáng mong ước vì có được những phẩm chất huy hoàng. Kẻ nào đang tìm kiếm (sandiṭṭho): là người ý thức được, là nguời được thông báo cho biết, bằng cách gửi tới một lời mời, Chính vì lý do đó nàng nói rằng: Em đã thỉnh chính ngài trưởng lão là người thứ tám để tham dự buổi tiệc nơi nhà em (tāhaṃ bhattena nimantesiṃ Revataṃ atta-n-aṭṭhamaṃ[348]): em đã mời ngài,[349] là vị trưởng lão Revata, chính ngài là người thứ tám[350] đã khiến cho tâm em được tín thành.

14. Chính ngài, đã đặt hạnh phúc của em lên trên hết (so me atthapurekkhāro): trởng lão Revata vị xứng nhận của thí, trước tiên chỉ nhắm đem lại hạnh phúc cho em, lại phán đấu cho hạnh phúc đó, bằng cách tạo cho của bố thí của em đem lại hậu quả to lớn. đã nói với em “Con nên bố thí cho Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu” (saṅghe dehī ti maṃ ’voca): ngài đã nói với em mà rằng, “Hỡi Subhadda, cho dù con có ý định bố thí cho tám chư vị Tỳ khưu, vì việc bố thí cho đến được với Tăng đoàn thì đem lại kết quả to lớn hơn là của thí dành cho một cá nhân vị Tỳ khưu nào đó. Chính vì thế con nen hướng của thí đến với Tăng Ðoàn thì hơn, con nên bố thí chỉ định rõ của thí đó cho Tăng Ðoàn”.

15. Của bố thí đó (taṃ):

Khi người em Subhaddā đã nói như thế với chị mình là Bhaddā, nàng đã thốt lên đoạn kệ này tỏ ra đồng ý với em về cách thực hiện bố thí như thế và ước ao tiến hành việc bố thí theo cách thức này như sau:

“Chỉ giờ đây ta mới biết được việc cúng dường dành cho Tăng Ðoàn sẽ đem lại kết quả to lớn biết nhường nào. Khi nào trở lại kiếp người, chị sẽ chuyên tâm siêng năng từ bỏ tính keo kiệt bủn xỉn và sẽ liên tiếp thực hiện cúng dường đến Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu.”

Và Subhaddā liền quay trở lại thiên giới của mình.

[153] Thế rồi, sau khi đã nhìn thấy thiên nữ Subhaddā sáng chói nhờ có hào quang thân xác của nàng vượt hơn hẳn các Thiên chúng nơi cõi Tam Thập Tam, và sau khi nghe được cuộc đối thoại giữa hai chị em thiên nữ như thế. Dạ Xoa chúa tể các chư thiên liền hỏi thiên nữ Subhā[351] điều này, ngay sau khi Subhaddā đã khuất dạng, cho dù ngài không biết nàng là ai:

“Hỡi Bhaddā[352], nàng tiên nữ đó là ai vậy, mà lại khuyên nhủ nàng những lời nết na như vậy, nàng còn có sắc diện vượt trội hơn hẳn các tiên nữ khác nơi cõi Tam Thập Tam?

Và nàng Bhaddā đã thông báo cho trưởng lão nói rằng:

Thưa chúa tể chư thiên, khi còn ở kiếp con người sống giữa thế nhân, nàng đã là người vợ chung chồng với con và cũng là người em gái thân yêu của con. Sau khi đã bố thí đến với Tăng Ðoàn thì nàng là người đã thực hiện hành vi phước đức đó đã toả sáng chói chang khắp tứ phương.”

Tiếp theo đó Dạ Xoa đã thuyết pháp thoại, chỉ rõ cho nàng thấy kết quả to lớn việc bố thí cho tăng đoàn đem lại là như thế nào. Vì lý do đó có lời nói rằng:

Trước kia khi còn sống kiếp làm người nàng đã là em gái[353] của thiếp, nàng đã chiếu sáng rực rỡ ngang bằng với ngài do nàng đã được an trú[354] nơi thiện pháp thực hiện của bố thí đến tăng đoàn chư vị Tỳ khưu.

Trước kia trên đỉnh thiếu linh sơn[355], thiếp đã đặt câu hỏi với chính Đức Phật về kết quả to lớn do rộng tay bố thí điều gì sẽ đem lại kết quả vô lường như thế này:

“Ðối với phàm nhân chúng sanh hữu tình, lại thực hiện bố thí chỉ mong đem lại phước đức cho chính mình, thì bố thí vào nơi nào[356]sẽ đem lại nhiều phước quả. – đem lại cho người đó vào lúc tái sanh?

22. Vị Đức Phật trước đó đã hiểu rất tinh tường phước thí đem lại do bố thí chỉ dành cho cá nhân riêng rẽ – đã giải thích rõ cho con được am tường. Về kết quả do việc mở rộng vòng tay thực hiện bố thí cách nào sẽ đem lại kết quả[357] to lớn đến như sau:

23. Có bốn người đang tiến bước trên đường và cả bốn đã được an trú nơi thánh quả - thì đó chính là Tăng đoàn là người chân chánh và chuyên chú thực hành giới, định tụê tinh cần.

Còn đối với chúng sanh hữu tình đang thực hiện bố thí, những thế nhân đang chú tâm tạo công đức cho mình, mà dâng nhiều lễ vật lên Tăng Chúng chắc sẽ đem lại nhiều công phước lúc tái sanh.

25.[154] Vì Tăng đoàn thì rộng lớn mênh mông, lại sâu thẳm khôn lường giống đại dương. Chính là bậc đồ ệ anh hùng nơi dương gian, là người tối thắng giữa chúng sanh; chư vị đó đều phát tán ánh hào quang Phật Pháp.[358]

26. Những kẻ nào thực hiện bố thí mà đặc biệt nhắm đến ngài dành cho Tăng chúng đó - thì lễ vật cúng dường đó thật chánh chân, là việc bố thí hy hiến hợp chánh pháp an trú cúng dường lên Tăng Chúng, sẽ đem lại kết quả to lớn khôn lường sẽ được các Phật đà tán dương[359] luôn mãi.

Việc tích đức nhằm đúng phước điền, những kẻ nào lòng tràn ngập hỷ hoan, rao quanh khắp dương gian thu thập phước thí như vậy[360], lại loại bỏ được hết mọi vết nhơ bụi bẩn. nơi tính bủn xỉn keo kiệt cùng tiệt diệt đến tận gốc rễ, thoát mọi lầm lẫn đến chốn thanh thiên.”

Về điểm này:

19-21. Chính vì (dhammena); với mục tiêu đích thực.[361] Hay nói cách khác theo đúng hệ thống[362] thực hiện bố thí. Hơn chị (tāya): đây chính là công cụ cách hiểu theo tặng cách. Ðược sử dụng để ám chỉ đúng nguyên nhân của việc vừa nói “chính vì” ‘trong đó nàng đã an trú một vật thí cho tăng chúng vô lường” được nói tới. Khôn lường (appameyye): không thể đo lường được do những phẩm chất thiện đầy oai lực và vẻ chói chang nơi thánh quả phước thí được thực hiện liên quan đến điều đó và ngài cho biết, “Vì trên đỉnh ngọn núi chim Kền Kền người ta đã hỏi Đức Phật” và chính vì thế bằng cách chỉ ra cho thấy đây chính là điều ta đã nghe được khi đối diện trực tiếp với Ðức Thế Tôn và nhận được đôi điều gì đó khi đối diện với ngài. Vì đối với chúng sanh còn muốn thực hiện việc công đức (puññapekhana pāṇinaṃ) đây chỉ là cách đọc lướt theo giọng mũi; đối với những chúng sanh ước ao nhận được thánh quả phước đức mình thực hiện. Tạo sanh y (opadhikaṃ): ‘sanh y’ là tên để ám chỉ các ‘uẩn’ (khandhas)[363]. Các uẩn này thuộc dạng tạo ra sanh y vì sẳn đặc tính tạo ra sanh y (upadhissa karaṇasilaṃ), hay nói cách khác vì tạo sanh y chính là công việc họ nhắm tới; tạo ra tái sanh tiếp theo, tạo ra kết quả xuất hiện dưới dạng tái sanh.

22. Biết được thánh quả phước đức dành cho từng người riêng rẽ (jayānaṃ kammaphalaṃ sakaṃ): biết đến nhiều đương sự cá nhân riêng biệt, những phước đức và thánh qua của những hành vi phước đức đó như ngài có thể biết được myrobalan trong lòng bàn tay. Hay nói cách khác từ sakaṃ được nói tới sau khi đã thay thế mẫu tự ka với mẫu tự ya, có nghĩa là (nhờ chính ngài)[364] do chính ngài.

23. Đang tiến bước trên đường: paṭipannā = paṭipajjamānā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), có nghĩa là kẻ đó đang an trú nơi chánh đạo[365]

[155] điều đó quả là chánh đáng (ujubhūto): đó là điều đã đạt đến hiện trạng chánh trực thông qua tu luyện chính đáng, điều đó đã trở thành xứng nhận vật thí. Bảo gồm giới đức và tuệ tinh cần: paññāsīlasamāhito = paññāya sīlena ca samāhito (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) được trang bị với chánh kiến và giới đức. Có được chánh kiến là bậc thánh[366] và giới đức cũng thuộc bậc thánh[367]. Theo cách này ngài cũng giải thích rằng chính Tăng chúng hiểu theo nghĩa[368] tuyệt đối, vì[369] cũng chính Tăng chúng này vì các thành viên trong Tăng chúng đó kết hợp lại (saṅghaṭitattā)[370] vì mọi thành viên trong tăng chúng đó đều thuộc hạng người có giới đức và chánh kiến. Hay nói cách khác ‘bao gồm’ (samahitam) có nghĩa là thiền định (samadhi): bao gồm tuệ quán, giới đức và tính điềm tĩnh[371] . Theo cách này ngài giải thích cho thấy chính vị thủ lãnh của những kẻ xứng nhận của thí thông qua được trang bị cho mình với ba cách phân loại Phật Pháp về giới đức v.v... [372]

25. Vì tăng chúng rộng lớn bao la (vipulo mahaggato)[373] chính là chạy tới những điều tuyệt vời vì đây chính là đã chạy tới điều vĩ đại thông qua những phẩm chất thiện của chư vị trong tăng chúng. Từ đó sẽ được dồi dào thông qua đó là nhân duyên sự sung túc thánh quả của những việc phục vụ được thực hiện liên quan đến Tăng chúng đó. Giống như đến với đại dương và biển cả bao la (udadhiva sagaro) có nghĩa là giống như đại dương lại có được tên gọi là ‘biển cả’ (udadhi) do nước tích tụ trong đó (udakaṃ) tích lũy trong đó được cho là bao la vô bờ bến được coi như nguồn nước đó nhiều tới vô số alhakas[374] nước mà kể v.v... cũng như vậy[375] những phẩm chất thiện nơi tăng đoàn cũng được coi như vô vàn vô số vậy. Những điều này quả là (ete hi): từ ‘quả vậy” (hi) dùng để nhấn mạnh, có nghĩa chỉ những phẩm chất này quả là tuyệt hảo, tốt nhất. Vì đây chính là điều người ta nói rằng: “Hỡi chư vị Tỳ khưu, cho dù có biết bao nhiêu tăng chúng hay những nhóm chư vị Tỳ khưu này, thì tăng đoàn các đồ đệ của vị Như Lai[376] được coi như là đứng đầu trong số Tăng chúng đó.”aCác vị đệ tử của vị anh hùng nơi chúng sanh (naravīrasavakā): những đồ đệ của con người anh hùng này[377] được phú cho đặc tính anh hùng (viriya-)[378]. Những người tạo ra ánh sáng hào quang (pabhankarā): những người đem lại ánh sáng cho cõi trần gian này chính là kiến thức. Truyền bá Phật Pháp (dhammam udīrayanti): chứng tỏ Phật Pháp. Tại sao thế?[379] Vì việc Phật Pháp khai sáng trần gian được chính Ðức Phật đặt vào tay tăng chúng bậc thánh của ngài.[380]

26. Những kẻ đó dâng cúng dường đặc biệt dành cho Tăng đoàn này (ye sangham uddhissa dadanti danam). Những kẻ nào dâng cúng dường đặc biệt dành cho tăng đoàn bậc thánh ngay cả liên quan đến từng cá nhân trong tăng đoàn qui ước đó là những người thuộc tông gia đó[381]. Việc bố thí này quả là tốt đẹp, được sẳn sàng mở rộng tay bố thí, được bố thí một cách chính đáng, được bố thí bằng của lễ đồ cúng và bằng lòng mến khách[382] và cũng được dâng cúng trọn vẹn, được sát tế xuất phát từ Ðại Hy Tế[383]. Tại sao thế? Vì của cúng dường đó đã được an trú, đã được dâng cho Tăng Ðoàn, sẽ đem lại phước lớn; được vị cai trị trần gian này ca ngợi (sā dakkhiṇā saṅghagata patiṭṭhitā mahapphalā lokavidūna vaṇṇitā) [156] có nghĩa là chính các vị cai quản cõi trần gian này, các vị Đức Phật toàn hảo đã ca ngợi, khen ngợi và tôn vinh thánh quả to lớn đó theo cách như sau: “Hỡi nanda[384], ta không cho rằng một chút nào một vật cúng dường[385] lại dành cho các cá nhân[386] lại to lớn hơn là dành cho Tăng đoàn một chút nào.”b, “Ðối với kẻ nào hăm hở thiết tha thực hiện Phước đức, những kẻ nào dâng hy lễ, thì Tăng Ðoàn được xếp vào bậc tột đỉnh”c và Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu được xếp vào hạng phước điền vô song bậc nhất trên cõi đời này.”d v.v...

27. Việc thu thập tích đức (dành cho phước điền đó) (etādisaṃ yaññaṃ anussarantā): việc thu thập những của thí do chính họ thực hiện được dành riêng cho tăng đoàn như vậy. Tâm tràn đầy hoan hỷ (vedajātā)[387]: có nghĩa là tràn đầy thỏa mãn. Sau khi đã loại bỏ hết vết nhơ bủn xỉn tới tận gốc rễ .(vineyya maccheramalaṃ samūlaṃ) chính là vết nhơ bủn xỉn vì đó chính là sản phẩm tạo ra hiện trạng bẩn thỉu nơi tâm lại chính là tính ích kỷ bủn xỉn; hay nói cách khác (từ ghép này nên được giải quyết thành) tính ích kỷ bủn xỉn và những vết nhơ bụi bậm’ vì chính do tính ích kỷ và các vết nhơ ghen tương khác[388], thèm khát tham lam và ác tâm v.v... và sau khi đã rời bỏ được (vineyya[389] = vinayitvā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) sau khi đã xác định được[390] điều này cùng với gốc rễ của nó, vì nó còn được đi kèm theo với căn vô minh, nghi ngờ và méo mó[391] v.v... không còn lầm lẫn nơi chốn thiên giới. đây chính là điều ta nên phân tích cho kỹ.

Phần còn lại giống như những gì đã được diễn giải  trên.

Giờ đây Dạ Xoa Chúa Tể chư thiên nói cùng các vị Trưởng lão Mahāmoggallāna về toàn bộ biến cố này[392] bằng những đoạn kệ bắt đầu với câu. “Sắc diện kiều diễm rực rỡ[393] vị trưởng lão Mahāmoggallāna đã thông báo sự việc cho Ðức Thế Tôn, ngài coi đó như vấn đề nổi lên và thuyết pháp cho chúng sanh tụ tập lại tại đó. Giáo Pháp này đã đem lợi đến cho những kẻ tụ tập tại đó.

Phần Chú giải chuyện kể Thiên cung Rực rỡ kết thúc tại đây.

3.7 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CỦA NÀNG SESAVATĪ.
[Sesavatīmānāvaṇṇanā]

Với ánh sáng ngời tựa pha lê vàng bạc châu báu phủ khắp nơi”. Ðây chính là thiên cung của nàng Sesavatī[394]. Thiên Cung này[395] xuất xứ ra sao?

Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, ngay trong cánh Rừng Kỳ Viên. Vào thời đó[396] trong làng Nālaka thuộc vương quốc Magadhas có một gia đình người chủ hộ kia[397] có rất nhiều tài sản, lại có người con gái tên là Sesavatī đến làm dâu trong gia đình đó. Người ta kể lại rằng khi kim bảo tháp dài khoảng một do tuần của ngài trưởng lão Kassapa đang trong thời kỳ thi công, lúc đó cô dâu còn rất trẻ, nàng đã cùng mẹ mình thường đến chiêm ngưỡng thắng cảnh bảo tháp và nàng đã hỏi mẹ mình mà rằng, “Mẹ ơi, họ đang là gì thế kia hả mẹ?” “Họ đang đúc gạch vàng để xây điện thờ.” [157] Khi nghe điều này người con gái sẳn tâm tịnh tín, nói với mẹ mà rằng, “Mẹ ơi, trên cổ con có đồ trang sức nhỏ mọn làm bằng vàng[398] con muốn dâng cúng để góp phần xây dựng bảo tháp”. Mẹ nàng bảo rằng, “Tốt lắm, con có thể làm như vậy.” Nàng liền gỡ dây chuyền ra khỏi cổ và đặt vào tay người thợ rèn nói rằng, “con gái tôi muốn bố thí sợi dây chuyền này; xin ông cho đúc một viên gạch thêm sợi dây chuyền này vào trong viên gạch ông đang đúc nhé”. Người thợ rèn làm y lời của nàng. Sau đó ít lâu người con gái đó[399] qua đời và nhờ phước đức đó nàng được tái sanh nơi cõi Phạm Thiên, rồi liên tục được hưởng hết thiện thú này tới thiện thú khác cho đến khi nàng được tái sanh trở lại trong một ngôi làng có tên là Nālaka dưới thời Ðức Thế Tôn chúng ta. Ðến đúng thời điểm nàng được mười hai tuổi.

Một ngày kia người mẹ đã sai[400] nàng mang một số tiền đến cửa tiệm tạp hóa nọ để mua một ít dầu lạc. Bấy giờ tại đó người chủ cửa hàng là con trai của một thương gia rất giàu có, cậu ta đang đào lỗ để lấy lên một số lớn tiền bạc vàng vòng châu báu quí giá và đá quí[401] cha cậu đã chôn dấu. Thông qua uy lực hành vi[402] thần thông, lúc đó chàng trai nhìn thấy kho báu hiện ra dưới dạng toàn là đá cuội và sỏi đá. Chàng chất số châu báu đó[403] thành một đống và khám phá xem chúng có biến thành tiền và vàng v.v... nhờ ảnh hưởng việc công đức của mình chăng và cậu để sang một bên. Thế rồi người con gái nhìn thấy như vậy nàng liền nói, “Tại sao chàng lại bỏ sang một bên những châu báu kia[404] trong cửa hàng tạp hóa thế kia? Chắc hẳn kho báu đó phải được cất dấu cẩn thận mới phải.” Khi cậu chủ tiệm tạp hóa nghe thấy như vậy chàng liền suy nghĩ[405], “Quả thật người con gái này phải là người có phước đức to lớn. - thông qua ảnh hưởng oai lực của nàng toàn bộ số vàng bạc châu báu này đã biến thành vàng bạc tiền v.v... để chúng ta có thể sử dụng. Ta phải đối xử tử tế với nàng mới được.” Chàng liền đến gặp mẹ nàng và xin cưới nàng làm vợ nói rằng, “Xin ngài hãy ban cho tôi người con gái làm vợ cho con trai ta.”[406] Trong khi đó ông ta đã tặng cho bà rất nhiều tiền của và tổ chức đám cưới rất lình đình rồi dẫn nàng dâu về nhà mình. Thế rồi khi chàng trai biết được giới đức của người con gái và phẩm hạnh tốt của nàng chàng liền mở kho tàng châu báu ra và nói, “Nàng nhìn thấy gì trong đó nào?” Khi nàng nói, “Em chỉ nhìn thấy toàn là tiền, vàng và đá quí chất thành đống trong đó.” Chàng liền nói, “Toàn bộ những thứ đó đều biến mất do sức mạnh hành vi của chúng ta lại xuất hiện rất ngoạn mục thông qua thù thắng[407] của nàng một lần nữa[408]. Chính vì thế chỉ mình nàng được quản lý mọi sự trong nhà này [158] và chúng ta chỉ được sử dụng những gì nàng cho phép mà thôi.” Và từ ngày đó trở đi chàng đặt tên cho nàng là Sesavatī[409] (có nghĩa là Nữ Phú Gia).

Vào thời bấy giờ Trưởng Lão Tướng Quân Chánh Pháp[410], nhận ra rằng các hành nghiệp của đời mình đã chấm dứt hoàn toàn, nghĩ rằng, “Ta sẽ chứng đắc vô dư Níp-bàn sau khi ta đã bố thí cho mẹ ta, người phụ nữ bà la môn có tên là Rūpasārī, vật bảo để cho mẹ làm chỗ nương tựa nơi tuổi già.” Ngài tiến lại gặp Ðức Thế Tôn và được sự đồng ý của ngài[411] cho phép ttrưởng lão nhập vô dư níp bàn và theo lệnh của vị đạo sư ngài đã thực hiện một phép lạ đại thần thông[412]. Rồi nói lên hàng ngàn lời tán tụng và ra đi[413] mặt ngài liên tục hướng thẳng về phía Ðức Thế Tôn[414] và lùi dần cho đến khi không còn nhìn thấy gì nữa; khi đã khuất dạng vị trưởng lão còn đảnh lễ một lần nữa và được Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu vây quanh rồi ngài rời khỏi thiền viện. Ban lời khích lệ động viên cho Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu, an ủi ngài trưởng lão nanda[415] và ra lệnh cho Tứ Tăng chúng[416] quay trở về khi đi tiễn ngài. Vừa lúc quay trở lại ngôi làng Nālaka tại đó ngài đã an trú[417] thân mẫu tôn giả nơi thánh quả Dự Lưu và vào lúc bình minh ló rạng ngài đã nhập vô dư níp bàn ngay tại căn phòng ngài đã sanh ra. Và sau khi đã chứng đắc Vô dư níp bàn tất cả Chư Thiên và chúng sanh đều làm lễ cung kính cúng dường di hài của ngài kéo dài suốt bảy ngày. Họ cho dựng một tháp thiêu, cao tới một trăm cubits (45 mét) với chiên đàn[418] và hương liệu giáng hương đủ loại.

Khi Sesavatī nghe biết trưởng lão nhập vô dư níp bàn, nàng cũng lấy một chiếc giỏ[419] chứa đầy hoa bằng vàng và hương thơm đem đến đó nghĩ rằng, “Ta sẽ đến đó tôn kính vị trưởng lão[420] và vì ước ao ra đi nàng đã đến xin phép cha chồng của mình. Khi cha chồng[421] thấy nàng đang mang thai nặng nề, ông ngăn cản không cho nàng đi vì có quá đông người tụ tập tại đó, nàng cũng đã có mặt và dâng cúng hoa và hương nhang. Với tâm tịnh tín[422] nàng nghĩ. “Ngay cả có phải hy sanh tính mạng ta cũng sẽ đến đó và tôn kính đảnh lễ vị trưởng lão”, và vì không nghe theo lời[423] cha chồng nàng đã có mặt tại đó, cùng với đoàn tuỳ tùng của mình, kính lễ và đảnh lễ với hương nhang và hoa v.v... và rồi đứng đó cử hành đủ năm cử điệu chào phủ phục xuống tận đất.

Ngay lúc bấy giờ có một con voi[424] thuộc đoàn tuỳ tùng của nhà vua cũng đưa phải đoàn nhà vua đến đảnh lễ vị trưởng lão, lúc đó con voi tự nhiên trở nên hung dữ do đến thời điểm động dục[425]cũng chạy tới điểm đó[426] và đám đông[427] chen lấn nhau đã quật ngã Sesavatī. Sau khi nhìn thấy cảnh tượng đó đám đông vì sợ chết đã bỏ chạy tán loạn, nàng đã bị đám đông dẫm đạp và bị giết chết. Nàng qua đời mà trong lòng vẫn còn tịnh tín với niềm tin khi nàng đến tôn kính vị trưởng lão và tỏ lòng kính trọng ngài. [159] Và nàng đã tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam, vây quanh nàng là một đoàn tùy tùng gồm cả trăm ngàn tiên nữ vây hầu. Khi quan sát thành quả thù thắng của mình và suy luận ra nguyên nhân, nàng nghĩ rằng, “Giờ đây do loại phước đức nào ta đã thực hiện khi còn sống nơi cõi chúng sanh?”[428] Nàng đã nhận ra rằng do kính lễ và tỏ lòng tôn kính vị trưởng lão. Vây quanh là đoàn tuỳ tùng gồm cả ngàn tiên nữ và con người nàng được trang điểm tới sáu xe chở đầy đồ trang sức, và toả sáng khắp mười phương giống như mặt trời và mặt trăng cùng với phép thần thông vĩ đại nơi một tiên nữ[429]. Nàng đã di chuyển cùng với thiên cung của mình đến đảnh lễ đức Thiện Thệ với tâm tràn đầy tịnh tín với Tam Bảo. Nàng bước ra khỏi thiên cung của mình, đảnh lễ Ðức Thế Tôn và rồi đứng đó đảnh lễ theo năm cử điệu phủ phục xuống tận đất.

Bấy giờ vào thời điểm đó trưởng lão Vaṅgisa là người đang ngồi ngay bên cạnh Ðức Thế Tôn đã lên tiếng nói những lời sau đây với ngài, “Bạch thầy, con muốn hỏi thiên nữ kia về công đức phước nghiệp nàng đã thực hiện.” Ðức Thế Tôn bảo, “Hỡi Vaṅsiga, ngươi cứ việc làm y như thế.[430] Chính vì thế trưởng lão Vaṅsiga ước ao hỏi về phước đức thiên nữ đã làm liền lên tiếng, trước tiên tỏ lòng khen ngợi thiên cung của nàng trước như sau:

Thiên cung[431] đó phủ đầy[432] ánh sáng thuỷ tinh[433] bạc vàng che phủ khắp xung quanh tứ bề. Bề mặt được trang hoàng với đủ thứ trang sức[434] đa dạng. Ta thấy – một nơi cư trú quá diễm lệ[435] với đầy đủ cửa vòng cung chạm trổ diễm lệ có cát vàng trải khắp nơi quả vô cùng kiều diễm.

Và giống như mặt trời trên không trung toả ra muôn vàng tia sáng[436] chói chang, xua tan bóng tối [437] trong đêm thu, chiếu sáng rực khắp mười phương, thiên cung nhà ngươi chói lọi trên thiên đỉnh trời cao. Và giống như cột lửa bừng sáng trong đêm tăm tối.

Chẳng khác chi tia chớp loé trên bầu trời kiều diễm, khiến cho tâm hồn mê mẩn giữa thiên xa. Vang dội tiếng chũm choẹ giống như tiếng sấm[438] vang rền. Ðây quả là thiên cung nhà ngươi[439] trông tựa thành quách[440] Indra, tráng lệ, và vang dội tiếng chủm choẹ đàn kèn trống và tiếng cồng chiêng êm dịu du duơng[441].

Ðây đó xuất hiện hoa sen đỏ (paduma[442]) trắng (kumudas[443]) xanh (uppala[444]) rồi cả hoa kuvalayas[445]. Lại xuất hiện cả hoa nhài[446], hoa bandhukas[447] anojakas[448] [160]cây

salas[449] lúc nào hoa asokas[450] cũng nở rộ rồi cây đẹp tỏa hương khắp chốn đầy diệu kỳ.

Vây quanh có cây thông[451], cây mít[452] và cây salalas[453] chằng chịt dây hoa leo bám đầy nở rộ, treo lủng lẳng vào cây cọ dừa; nào bông súng, bông sen lừng danh tươi mát nở đầy hồ gây phấn chấn lòng người. Tương tự như bảo ngọc hồ sen tuyệt vời tựa châu ngọc.[454]

Rồi[455] bất luận loại hoa nào trồng nơi đầm nước và bất luận loại cây nào được sản sanh trên mảnh đất này, cho dù có thuộc cõi chúng sanh hay siêu nhân[456] hay cõi trời sâu thẳm, toàn bộ đều thấy xuất hiện tại nơi cư trú của nàng.

Ðây phải chăng do kết quả việc tu tập những điều phục thân chăng? Do quả của phước đức nào đã khởi sanh nơi đây và cũng vậy thiên cung của nàng đã đạt được? Hỡi nàng thiên nữ có làn mi[457] cong xinh xắn xin hãy nói cho thông từng chữ một[458]

Về điểm này:

1. Với ánh sáng thuỷ tinh bạc vàng che phủ khắp tứ bề xung quanh (phalikarajatahemajālacchanaṃ) che phủ tứ bề với châu báu thuỷ tinh sáng chói cùng với lớp vàng bạc che phủ khắp tứ phía ở trên cũng như ở dưới với những bức tường làm bằng châu báu thuỷ tinh toả sáng và với mạng

lưới làm bằng vàng bạc[459], trên bề mặt được trang hoàng[460] rất đa dạng ngay trên bề mặt khắp vùng[461] đó gồm toàn những thứ trang sức đầy màu sắc và những kết cấu trang trí tuyệt vời, ta nhìn thấy, ta được chứng kiến[462]. Vô cùng tươi mát: surammaṃ = suṭṭhu ramaṇiyaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Vì những gì ước ao được nghỉ ngơi tại đây là một thiên cung tuyệt mỹ[463] là một vị trí cư trú. Khởi sanh với cửa vòng cung (toraṇūpapannaṃ): được trang bị với cửa vòng cung trang trí với bảy loại ngọc quí châu báu[464]. Trang hoàng với đủ mọi sản phẩm vòng hoa v.v... Hay nói cách khác toraṇam là tên gọi một cấu trúc sân thượng[465] ngay tại cổng ra vào thiên cung. Thiên cung đó được trang điểm với cấu trúc này và vô số kiến trúc với vô vàn vô số kiểu dáng đa dạng khác nhau. được trải cát vàng (rucakupakiṇṇaṃ): với sân thượng uyển được rải đầy cát vàng óng ánh; vì rucā là tên gọi những mảnh vàng trông giống như cát và được gọi là rucaka cũng giống như ruca-. Rất mỹ miều (subhaṃ)[466] : tỏa sáng chói chang (sobhati); hay nói cách khác thiên cung quả rất kiều diễm (subhaṃ) vì chiếu sáng chói chang cả một vùng (suṭṭhu bhāti). Vimāna (vimānaṃ): thiên cung này thật kiệt xuất (visiṭṭha) vô song (manaṃ)[467], có nghĩa là có chiều kích rất lớn.

2. [161] Ánh sáng chiếu rực rỡ. (bhāti): tỏa sáng, phát ra ánh sáng chói chang. Giống như mặt trời chiếu sáng khắp bầu trời (nabhe va suriyo): giống như mặt trời trên bầu trời. Vào mùa thu (sarade): Ðang đẩy lùi bóng tối (tamonudo) xua tan bóng đêm. Cũng theo cách đó ánh sáng rực rỡ này (tathā tapati-m-idaṃ): Giống như mặt trời mùa thu tỏa ra hàng ngàn tia sáng chói, cũng như vậy Thiên Cung của nàng toả sáng, chiếu sáng[468]; các từ (tapati)(idam) là từ điền vào chỗ trống cho êm tai -m-. Tỏa sáng giống như cột lửa (jalam iva dhūmasikho): tỏa sáng giống như ngọn cờ lửa[469], vì đôi khi ngọn lửa còn được gọi như là một cột lửa vậy; và cột lửa đó có ngọn cờ chính là khói chính vì ta dư biết ngọn lửa luôn có khói xuất hiện ở phía trên. Vào lúc mặt trời lặn; nise = nisati[470] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Trên đỉnh không trung (nabhagge): nơi phần bầu trời đó, có nghĩa là ngay tại điểm đó trên bầu trời. Một cách giải thích khác cũng được sử dụng đó là nagagge (trên đỉnh núi), có nghĩa là trên đỉnh ngọn núi; đây là cách ta cần phân tích với “đây chính là thiên cung của nàng”[471]

3. Chẳng khác nào (tia chớp) làm loé mắt (musatīva nayanaṃ): chẳng khác nào mắt ta bị lóa không nhìn thấy bất kỳ sự gì, hai con mắt ta bị tia sáng chói loà tấn công, không để cho hai con mắt thực hiện nhiệm vụ nhìn ngắm sự vật. Chính vì lý do đó ngài nói rằng, giống như thần sấm (sateratā va) có nghĩa là giống như một tia chớp sáng loá mắt. Vang dội như với tiếng chủm chọe, tiếng đàn kèn trống (vināmurajasammatāḷaghuṭṭhaṃ): vang dội, phát ra tiếng động âm thanh vang dội. Với những tiếng âm thanh đa dạng[472] v.v... tiếng trống[473] như tiếng trống con, v.v... và tiếng cồng tay[474] và tiếng cồng làm bằng đồng. (Thiên cung đó) Tráng lệ (iddhaṃ): được trang hoàng lộng lẫy có các deveputtas, devadhitas và những thù thắng thiên giới. Giống như một pháo đài của thần Indra (Indapuraṃ yathā): giống như thành phố của Sudassana[475] .

Các từ Padumas và kumudas và uppalas và kuvalayas được gom lại thành một từ ghép duy nhất như sau: padumakumuduppalakuvalayaṃ. Lại còn có (atthi) cần được phân tích với từ này sau cách biến đổi số[476]. Liên quan đến vấn đề này bằng cách gom từ paduma thì từ cũng gom luôn cả từ pundarika[477] vào nữa, bằng cách gom từ kumuda thì cũng gom luôn từ kumudas với đủ loại màu trắng đỏ, bằng cách gom từ uppala có loại uppala màu đỏ. Hay nói cách khác toàn bộ những loại hoa sen, nhưng nếu gom từ kuvalaya thì chỉ có nói tới loại hoa sen uppala có màu xanh mà thôi. - đây là cách ta nên hiểu rõ. Có cả hoa nhài hoa bandhukas hoa anojakas (yodhikabandhuka ’nojakā ca santi): nguyên âm ca (không được dịch ở đây) chỉ đơn giản là một tiểu từ mà thôi, có nghĩa là còn có cả hoa nhài, hoa bandhujivaka- và cây anojaka nữa. Một số vị cho là cách giải thích là anojakā pi santi (còn có cả cây anojkas) và ý nghĩa  đây là ‘người ta cho là cũng còn có cả cây anojakas nữa’. Cây salas nở rộ những bông asoka đẹp đẽ (salakusumitapupphita asokā) ta nên phân tích là “cây salas đâm chồi nở rộ những bông asokas rực rỡ.’ Ðiều này được chứng minh bằng hương thơm toả ngát của đủ loại cây hoa chính trong vườn (vividhañumaggasuganhasevitaṃ idaṃ) [162] đây chính là ý nghĩa cần hiểu. Thiên cung của nàng được chăm sóc đặc biệt, được tràn khắp với những hương thơm ngát do đủ loại hoa thuộc đủ loại cây tuyệt hảo nhất đem lại.

5. (Thiên cung đó) vây quanh là cây mít, cây thông và bhujakas (salaḷalabujabhujakasaṃyuttā): vây quanh thiên cung đó có những loại cây thông, cây mít và bhujaka đứng xững bên bờ hồ; người ta cũng cho rằng có loại cây tỏa hương tên là bhujaka cũng thấy xuất hiện nơi cõi thiên giới[478] và cả nơi Gandhamadana[479] những cây đó không thấy mọc ở bất kỳ nơi nào khác. Có cả cây leo hoa nở rộ treo lơ lửng từ cành lá cây dừa cao vút rũ xuống (kusakasuphullitālatavalambinīhī) và cả những cây leo bám quanh có hoa nở rộ như những cây leo lan toả khắp nơi v.v... treo rủ xuống từ những loại thảo mộc[480] như cây thốt nốt và cây dừa thuộc loại thân dừa. – Ðây là cách ta nên phân tích. Giống như bảo ngọc toả sáng (maṇijālasadisā): có nước tỏa sáng giống như những viên ngọc châu báu[481]. Một số bản văn Kinh Tạng lại giải thích là maṇijalasadisā (giống như viên ngọc Maṇijala[482]), có nghĩa là thiên cung đó toả sáng giống như những loại đá quí châu báu. Ôi hỡi thiên nga tiếng tăm lừng lẫy (yasassini) nói tới thiên nữ đó. đã nổi lên (lộ rõ) cho nàng (upaṭṭhitā te): một hồ sen tuyệt mỹ đã xuất hiện với những đặc[483] tính tuyệt hảo như đã nói trên đã xuất hiện kế bên thiên cung của nàng.

6. Những gì mọc lên từ mặt nước (udakaruhā): ngài đề cập đến những cây sen padumas v.v... đã nói tới ở trên. Bất kỳ thứ gì xuất hiện ở đó: ye ’tthi=ye atthi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). được sanh ra trên mặt đất (thalajā): như những cây hoa nhài v.v... Và còn bất kỳ loại cây nào khác (ye ca santi): bất kỳ loại cây nào khác nữa, đã trổ bông đậu trái trong đó - những cây này cũng mọc gần thiên cung của nàng như vậy.

7. (Kết quả) do việc tu tập và điều phục tự thân nào đem lại (kissa samadamass’ ayam vīpāko): kết quả do việc tu tập kiềm chế bản thân liên quan đến việc kiềm chế thân xác v.v... [484] còn có loại điều phục[485] nào liên quan đến việc điều phục năm giác quan v.v... đã đem lại kết quả to lớn đến như vậy? Do điều gì mang lại cho nhà ngươi (kenāsi): những gì chúng ta được khi khởi sanh tại đó. Nói cách khác người khác đã đem lại vui sứơng thoả thuê hạnh phúc cho nàng, sau khi nói rằng: “Do kết quả nào đã khiến cho nhà ngươi được khởi sanh tại đây? Ngài còn nói thêm, “Và giống như thiên cung này nhà ngươi đã đạt tới được?’ Trong mối tương quan này: Do kết quả phước đức nào (kammaphalena) : kết quả phước đức nào đã đem lại dị thục[486] to lớn đến vậy – đây là những từ còn lại sau cùng; và đây cũng là công cụ cách ở thể phương thức[487]. Nên nói cho rõ từng từ một (tad anupadaṃ avacāsi): nàng nên nói rõ phước đức đó từng tiếng một, khiến cho lời của nàng phù hợp, ăn khớp với những gì ta đã đề[488] cập tới. Với làn lông mi dầy đặc, (lārapamhe): vi làn lông mi dầy, làn mi đầy đặn[489], giống như làn mi của một con bò – đây là ý nghĩa.

[163] Thế rồi vị chư thiên nói như sau:

Và thế là con đã được thiên cung này, có từng đàn công hạc trĩ[490] cùng di chuyển, cũng từng đàn vịt trời[491] và thiên nga hoàng cung cùng đi theo, với tiếng hót[492] hồng nga, ngỗng xám cùng chim chóc[493] đông đảo, cùng với đàn vịt[494] karandeva[495] và chim cu lánh lót tiếng ca.

Với đủ thứ hoa dây tỏa lan rộng khắp nơi nơi. Với hoa vô ưu, hoa đào đỏ và hoa kèn xanh? Và làm sao con đạt[496] được thiên cung đó? Bạch Tôn Giả, con muốn cho ngài được rõ[497], xin hãy lắng nghe.

“Bạch thầy, từ Phía Ðông Magadha đầy hưng thịnh, đã nổi lên ngôi làng Nālaka; trong quá khứ con đã làm dâu trong một gia đình tại đó, mọi người đã gọi con với tên Sescavati.

Với tâm hân hoan vui vẻ con đã rải[498] hoa trên ngài Upatissa[499] vĩ đại, là người đáng kính trọng và nhuần nhiễn với mục tiêu Phật Pháp[500] đấng cả thần dân chúng sanh lẫn chư thiên đều kính trọng, chính là phước điền tôn giả Xá lợi Phất vô song vừa xả bất thân.

Sau khi con kính lễ ngài về nơi tối thượng tầng vị đại giác giả mang thân cuối ấy. Con từ giã thể xác phàm trần; tái sanh đến cõi Tam Thập Tam con đến trú ngụ tại thiên cung này.

Về điểm này:

8.Có đàn công hạc trĩ cùng sánh bước (koñcamayūracakorasaṅghacaritaṃ): di chuyển hết nơi này đến nơi nọ cùng với đoàn hạc Ấn Ðộ, đàn công và đàn chim trĩ[501]. Cùng di chuyển với đàn vịt trời thiên giới và đoàn thiên nga hoàng cung (dibbapilavahaṃ sarājaciṇṇaṃ): di chuyển hết vị trí này tới vị trí khác trên mặt nước và với đàn chim nước có tên gọi là “đàn ‘vịt trời thiên giới’ (pilava) do chúng di chuyển khắp nơi sau khi đã bơi lội vui vẻ trên mặt nước[502]. (pilavitvā) cùng với cả đàn thiên nga hoàng cung. Tràn ngập tiếng chim kêu đàn líu, lánh lót gồm cả loại vịt kāraṇḍava và chim cu đất (dijakāraṇḍavakokilābhinaditaṃ): tràn ngập tiếng vịt karanda ngỗng kadamba. Chim cu đất và các loại chim khác.

9. Với đủ loại cây mang hoa trải dài khắp chốn (nānāsantānakapuppharukkhavividhā): với những cây hoa nở rộ với đủ loại lan tỏa khắp nơi thiên cung đó, có nghĩa là với những cây hoa đủ loại có nhiều loại hoa búp và cành xinh đẹp; [164] chính vì có đủ loại cây hoa với đủ thứ lan toả khắp nơi vì những loại hoa đó thật đa dạng, được trang hoàng kỹ lưỡng, được trang điểm rất đẹp, bằng những loại cây này[503], vì ở đâu người ta nói tới từ vividha thì từ vividham cũng nên nhắc tới. Do nhiều loại cây leo[504] (muốn ám chỉ đến) dàn nho đáng yêu, và ở đây cũng có[505] đủ loại cây có hoa đủ thứ; hay nói cách khác lan toả khắp nơi là đủ loại cây có hoa vì tính chất đa dạng này lại do những cây hoa này mang lại. Giờ đây còn có một số vị giải thích[506]nānāsantānakapuppharukkhavividhaṃ pāṭalijambhu-asokarukkha vantaṃ; các từ puppharukkhā santi cần phải được tìm kiếm và liên hệ với những gì kể trên.[507] Hay nói cách khác puppharukkha chính là cách biểu thị thiếu tiếp ngữ. Ta phải nói được ghi là puppharukkhaṃ.

10. Từ miền đông Magadha hưng thịnh: Magadhavarapuratthimena=Magadhavare puratthimena (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Ngay nơi vùng miền đông, trong vương quốc Magadha là một địa điểm linh thiêng tuyệt đối vì là nơi chính Đức Phật toàn hảo đã chứng đắc giác ngộ.[508] Trong quá khứ ta đã làm dâu trong gia đình tại đó (tattha ahosiṃ pure suṇisā): trước đó ta đã làm dâu (suṇisa = suṇhā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) trong một gia đình của một nữ chủ hộ trong ngôi làng Nalaka.

11. Ðó là (ta): Chính (ta) là người chuyên tâm nơi mục tiêu và chăm lo Phật Pháp : atthadhammakusalo = at the ca dhamme[509] cakusalo (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); Ðức Thế Tôn[510] ngài chính là người thường tỏ lòng tôn kính người chuyên cần chăm lo mục tiêu là Phật Pháp của mình là người được kính trọng, là vị tôn giả tướng quân chánh pháp – chính ngài. Hay nói cách khác điều đó được dùng (apacitaṃ)[511], chi phí phí tổn, níp bàn; chính vì thế người nào tỏ ra tài khéo nơi những mục tiêu còn lại và Phật Pháp; hay còn nữa, kẻ đó hoàn toàn chuyên cần nơi mục tiêu Phật Pháp, diệt chánh đạo[512], lại được kẻ khác kính trọng (apacite). Người đó xứng được tôn kính, người đó thật tuyệt vời do có được tấm lòng tuyệt vời. Có giới đức huy hoàng v.v... [513] với những chiếc nụ hoa (kusumehi): với những chiếc nụ hoa làm bằng châu báu và đá quí và với nhiều nụ hoa khác nữa.

12. Kẻ nào đã đạt đến nơi tối thượng tầng (paramagatigatam): là người đã chứng đắc Níp bàn có nghĩa là không sót lại bất kỳ tàn dư nào thuộc sanh y (đòi hỏi còn phải trãi qua tái sanh nữa)[514] mặc cảm tích luỹ được (samussayaṃ): tức là thân xác, tiến tới cõi Tam Thập Tam. (tidasagatā) [515] tiến lên cõi Tam Thập Tam; tái sanh nơi cõi thuộc nòi giống chư thiên (được biết đến là) cõi Tam Thập Tam.  đây (idha) nơi cõi thiên giới này. Ta cư trú nơi cõi thiên giới đó, ta cư trú trong thiên cung đó.

iều còn lại giống như những gì đã trình bày ở trên.

Ðức Thế Tôn coi đây là vấn đề nổi lên như ngài trưởng lão Vaṅgisa và thiên nữ đó đã đề cập tới[516] và ngài đã diễn giải pháp thoại [165] chi tiết cho toàn thể chúng sanh tụ tập lại tại đó. Giáo pháp ngài diễn giải đã đem lại lợi ích lớn cho chúng sanh qui tụ lại tại đó.

Phần diễn giải Thiên cung của nàng Sesavati kết thúc tại đây.

3.8 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CỦA NÀNG MALLIKĀ
[Mallikāvimānavaṇṇanā]

Thiên nữ khoác y phục cùng với cờ xí màu hoàng kim”. Ðây là chuyện kể thiên cung của nàng Mallikā. Thiên cung này[517] xuất phát như thế nào?

Vào đêm trăng rằm tháng Visakkha[518] (tháng tư, tháng năm) sau khi đã chứng đắc giác ngộ, từ thời chuyển pháp luân cho tới thời giáo hoá được du sĩ ngoại đạo Subhaddā. Ðức Phật[519] đã thực hiện được đầy đủ mọi việc từ lúc rạng đông ngài đã nhập vô dư níp bàn dưới dạng níp bàn không còn bất kỳ sanh y nào sót lại (cần đòi hỏi phải lập lại tái sanh một lần nữa) giữa đôi[520] Sala song thọ tại miền Upavattana trong cánh rừng sala trong vương quốc những người Malla[521] trong thành phố Kusinārā[522]. Ðức Thế Tôn đã viên tịch, là nơi nương tựa của trần gian này đã nhập vô dư níp bàn. Trong lúc kim thân của ngài còn đang được chư Thiên và chúng sanh cúng dường. Vào thời đó có một tín nữ là cư dân thành Kusinārā tên là Mallika, là công chúa dòng họ Malla và là vợ của ngài Bandhula[523], là một người rất mộ đạo và sẳn có tâm tịnh tín. Nàng lấy nước hương thơm rửa bộ nữ trang hình tấm mạng lớn (để phủ quanh thân) giống như bộ nữ trang của đại tín nữ Visakha[524], và lau chùi thật bóng với một miếng vải mịn và rồi đem theo nhiều đồ vật khác nữa như hương liệu và vòng hoa v.v... đến và đảnh lễ di hài[525] Ðức Phật. Ðây chỉ là phần sơ lược chuyện kể về Mallika[526] còn chuyện kể đầy đủ chi tiết trong bộ Chú giải Pháp Cú[527]. (Dh.A.III.119, Mallikàdevivatthu)

Ít lâu sau nàng qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Vì nàng đã thực hiện cúng dường lễ[528] vật như vậy nên nàng được hưởng thiên lạc vô lượng huy hoàng không giống bất kỳ người nào khác. Y phục, nữ trang và thiên cung của nàng tỏa sáng với thất bảo cùng với ánh sáng vàng ròng chói lọi tuyệt hảo, rực rỡ chiếu khắp mười phương với kim sắc như thể[529] rải rắc khắp mọi hướng với những tia sáng vàng ròng tinh chất. Bấy giờ Trưởng lão Nārada đang du hành giữa thiên chúng, ngài đã nhìn thấy nàng và tiến đến[530] gặp nàng. Khi nhìn thấy ngài, nàng liền đảnh lễ và rồi đứng yên chắp tay trong dáng điệu sùng kính. Vị trưởng lão lên tiếng hỏi[531] nàng:

Thiên nữ với y phục sáng vàng, với cờ quạt cũng một màu vàng óng ả, trang điểm đầy đủ ngọc báu kim hoàn vàng óng. Chỉ với xiêm y[532] sáng vàng rực rỡ, nàng vẫn chiếu sáng dầu chẳng cần trang điểm[533] chi cả.

Nàng là ai lại đeo đủ thứ vàng vòng muôn sắc, trên đầu đội mão trang điểm sáng ngời. Che phủ[534] thân mình với mạng vàng óng ả với đủ thứ vòng ngọc vòng hoa châu báu.

Bảo vật kết bằng vàng kim và[535] kết ngọc hồng[536] xen lẫn ngọc trai và ngọc hồng[537] xen lẫn. Cùng với minh châu mắt báo và hồng ngọc, cùng mắt bồ câu[538] ngọc trang điểm toàn thân.

Ở đây vang dội tiếng chim công diễm lệ. Rồi lẫn tiếng thiên nga cùng với tiếng cúc cu đầy quyến rũ; những tiếng chim hót hấp dẫn đầy quyến rũ. Vừa lọt nhĩ môn như năm nhạc cụ đồng tấu[539] khúc nhạc hay.

Và rồi chiếc xe nàng ngồi, ôi kiều diễm đáng yêu thay, được trang điểm với đủ thứ châu báu, toả sáng chiếu rọi hài hoà khắp muôn nơi.

Nàng là ai mà đứng bên xe ngọc[540] tỏa hào quang, thân xác nàng tựa bức tượng vàng, hỡi thiên nữ, khi ta hỏi nhà ngươi, hãy nói cho ta biết nàng đã thực hiện phước đức nào vậy?”

Về điểm này:

1. Nàng thiên nữ với y phục tỏa ánh hoàng kim (pītavatthe): nàng mặc y phục ngoài với ánh sáng vàng tỏa ra do phẩm chất chiếu sáng do vàng ròng camikara hoàn chỉnh. Cùng với nàng là cờ xí màu vàng được giương lên (pītadhaje): trong tay nàng là cờ xí với ánh sáng vàng do chiếc cờ to làm bằng vàng được dựng trên cánh cửa thiên cung và trên chiếc xe ngọc của nàng. Ðược trang điểm lộng lẫy với những đồ trang sức cũng bằng vàng ròng óng ả. (pītālaṅkārabhūsite): trang điểm với những đồ trang sức gồm toàn một ánh sáng màu vàng chói chang. Ðược trang hoàng với những đồ trang sức gồm ánh sáng vàng chói lung linh. Cho dù điều kiện đồ trang sức của nàng gồm toàn những thứ trang sức với châu báu đa dạng tỏa sáng như một mạng lưới thuộc nhiều thứ tia sáng chói chang. Những đồ trang sức của nàng tuy nhiên cũng có một lớp màu vàng tinh tế, khi chúng toát ra luồng sáng vàng ròng camikara[541] xuất hiện là do những phẩm chất thiện của nàng mà ra. Cùng với xiêm y hoàng kim của nàng (pītantarāhi): với chiếc áo khoác ngoài có màu vàng, từ antarā đã được truyền lại liên quan đến chiếc áo khoác như trong các đoạn “thế rồi nguyên liệu dành để may áo (antarā) và áo khoác ngoài[542] nên được chấp nhận tương xứng với nhà sư đó sử dụng”a v.v... nhưng ở đây nên được coi như là một chiếc áo khoác như cách diễn tả như vậy là antarāsaṭakab (áo khoác ngoài) v.v... antarā (y phục) uttariyaṃ (áo khoác), uttarāsaṅga (y cà sa khoác ngoài) và upasambyānaṃ[543] (miếng vải khoác bên ngoài) – những từ này đều là từ đồng nghĩa[544] (là y phục khoác ngoài). áng yêu (vaggūhi): toả sáng, mền mại. Nhà ngươi vẫn tỏa sáng cho dù chẳng có gì trang điểm thêm (apiḷandhaā ’va sobhasi): cho dù không được trang điểm thêm bất kỳ đồ trang sức nào, [167] nhà ngươi vẫn tỏa sáng cho dù đơn giản do thù thắng của chính sắc đẹp nhà ngươi có được. Hơn thế nữa toàn bộ những đồ trang điểm này chỉ toả sáng sau khi đã được tiếp xúc với thể xác của nàng – chính vì thế ngay cả không được trang điểm gì cả thì nhà ngươi vẫn như thể đã được trang điểm[545] vậy – đây chính là ý nghĩa muốn nói tới ở đây.

2. Nàng là ai mà đeo đủ thứ xuyến hay kiềng (kā kambukaā-yuradhare): nhà ngươi là ai, nhà ngươi thuộc[546] hạng chư Thiên nào? Nhà ngươi đeo vòng xuyến[547] bằng vàng hay nhà ngươi đeo vòng cổ tay làm bằng vàng? Giờ đây những đồ trang sức được chế đặc biệt để đeo ở tay ta gọi là kambu (vòng xuyến) và parihāraka (vòng vàng đeo ở tay) trong khi đó đồ trang sức được phục chế đặc biệt đeo ở cánh tay có tên gọi là kāyura[548] (vòng đeo tay); hay nói cách khác kambu làm bằng vàng trong trường hợp đó kambukā yuradhare có nghĩa là nhà ngươi đeo vòng vàng trang điểm cánh tay làm bằng vàng. Nàng còn được trang điểm với hạt chuỗi bằng vàng bóng loáng (kañcanāveḷabhūsite): được làm đẹp với đồ trang sức bằng chuỗi đeo cổ bằng vàng sáng chói. Toàn thân nàng được che phủ bằng mạng lưới vàng (hemajālakapacchanne): thân nàng được phủ bằng một mạng lưới làm bằng vàng và đính những hạt[549] đá quí. eo vòng hoa bằng nhiều loại châu báu khác nhau (nānāratanamālinī): ngài trưởng lão hỏi: nàng là ai lại đang đeo vòng hoa kết bằng đủ loại đá quí[550] với nhiều sâu đã quí kết lại[551] và đội trên đầu trông giống như chuỗi minh tinh trong bầu trời không có trăng?”

3. “Những thứ làm bằng vàng” v.v... ám chỉ tới những vòng hoa đó kết bằng châu báu nhờ vậy ta nói thiên nữ đó đang đeo “đội trên đầu vòng hoa có đủ loại châu báu.’ về điểm này thứ đó làm bằng vàng (sovaṇṇamayā): những vòng hoa làm bằng vàng siṅgī. Làm bằng đá ru-buie (hồng ngọc) (lohitaṅkamayā): làm bằng đá quí ru-bi[552] màu hồng v.v... Mắt mèo (masāragallā): làm bằng đá mắt mèo. Cùng với đá ru-bi (sahalohitaṅkā[553]): kèm theo là những thứ làm bằng đá ru-bi, có nghĩa là làm bằng cả đá mắt mèo[554] và còn làm bằng cả đá hồng ngọc ru-bi, còn gọi là hồng ngọc. Chúng còn được trang điểm với đá qúi mắt chim câu (pārevatakkhīhi maṇīhi cittatā): những vòng hoa đá quí này gắn trên búi tóc bao gồm[555], và được trang điểm với, các loại châu báu tương tự như đá mắt bồ câu và với những châu báu đã đề cập đến ở trên – đây là ý nghĩa.

4. Có kẻ (koci koci): có kẻ (ekacco ekacco). Ở đây (ettha)[556]; trong số những vòng hoa được đan lại. Có tiếng chim công kêu líu lo (mayūsussaro): có vẻ đẹp (su = sundara, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) giống như tiếng chim công hót. Tiếng thiên nga khác nữa: haṃsassar’ añño = haṃsassaro añño (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Một tiếng hót khác nữa giống như tiếng kêu thiên nga. Tiếng chim cu dễ thương (karavīkassaro): là tiếng kêu dịu dàng (su = sobhan, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) giống như tiếng chim cu. Như thể có tiếng công kêu líu lo, có tiếng thiên nga hót ríu rít, có tiếng chim cu, chính vì thế những nhạc cụ gắn nơi vòng hoa này cũng phát là những âm thanh êm dịu như vậy. Có bản chất rất ngọt ngào vang đến tai ta. Như điều gì? [168] như thể tiếng nhạc của năm loại nhạc cụ tấu lên. Giống như năm loại nhạc cụ tấu lên do một nhạc công thành thạo[557]. Ngay cả khi ta nghe thấy âm thanh như vậy, có nghĩa là với bản chất âm thanh dịu ngọt đến như vậy. Vì đây chính là đối cách hiểu theo nghĩa vị trí cách.

5. Thuộc nhiều loại khác nhau (nānāvaṇṇāhi dhātūhi): nơi những thành tố cấu thành như thể trục xe, bánh xe, dí xe v.v... với nhiều hình dạng khác nhau. Tỏa sáng với dạng hài hòa khắp muôn nơi (subibhatto ’va sobhati): chiếc xe tỏa sáng rất hài hoà do có những chiều kích[558] thích hợp do những thành tố cấu thành món này với món khác và do thù thắng nơi việc phân chia các bộ phận chiếc xe đó; hay nói cách khác suvibhatto ’va[559] (rất hài hoà) có nghĩa là cho dù phụ thuộc hoàn toàn các phước đức của nàng, chiếc xe đó tỏa sáng hết sức hài hoà như thể nó được thiết kế do người thợ lành nghề vậy.

6. Xuất hiện như một quả cầu bằng vàng toả sáng chói chang (kañcanabimbavaṇṇe): trong chiếc xe này lại giống như quả cầu vàng toả sáng do nó toát ra thứ ánh sáng vàng quá dư thừa; hay nói cách khác kañcanabimbavaṇṇe (nàng xuất hiện như một quả cầu vàng toả sáng chính là nói về thiên nữ đó, có nghĩa là nàng trông tựa một hình ảnh bằng vàng tỏa sáng chói chang đã được đánh bóng bằng miếng vải rất mịn sau khi được rửa với nước tẩm hương thơm và rồi đánh bóng với tinh chất son đỏ chót[560] tinh khiết. Chiếu sáng rực cả một vùng (bhāsas’ imaṃ padesaṃ): tỏa sáng[561], chiếu rọi cả một khu vực[562] rộng lớn.

Và vị trưởng lão đã hỏi như vậy, thiên nữ đó liền giải thích với những đoạn kệ như sau:

Với tâm tịnh tín con đã cúng dường Ðức Phật Cồ Ðàm vô lượng, là phước điền đã viên tịch vô dư níp bàn, một mạng lưới vàng trang điểm với đủ thứ vàng vòng châu báu[563]phủ kín[564] với châu báu[565] hàng giàn.

Sau khi đã thực hiện phước đức đó chính Đức Phật đã khen ngợi ta, khiến ta phấn khởi trong lòng, con thọ hưởng thiên cung hạnh phúc vô sầu vô bệnh mãi khang an.

Về điểm này:

7. Một lưới vàng ròng (sovaṇṇajālaṃ): một tấm mạng làm bằng vàng có kích cỡ bằng một người. Trang điểm bằng châu báu vàng ròng (maṇisoṇṇacittitaṃ): trang điểm như thế ở những vị trí như trên đầu v.v... [566] bao gồm đủ loại châu báu và vàng ròng bằng cách thực hiện trang điểm từ đầu tới cổ v.v... [567] [169] bằng những chuỗi kim ngọc (muttācitaṃ): với hàng đống những chuỗi ngọc kết lại với nhau. Có một mạng bằng vàng che phủ kín thân (hemajālena channaṃ): có một mạng ánh sáng che phủ[568] hoàn toàn làm bằng vàng ròng. Vì mạng lưới này được làm bằng đủ mọi loại vàng ròng châu báu kim ngọc. Cũng còn cả đống những chuỗi ngọc và phủ khắp mình là một mạng ánh sáng hoàn toàn làm bằng vàng toả sáng chói chang qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, toả sáng như một nguồn sáng duy nhất giống như chiếc gương bằng vàng sáng chói. Là người đã nhập vô dư níp bàn (parinibbute): ngài đã chứng đắc vô dư níp bàn dưới dạng níp bàn không còn bất kỳ sanh y nào xót lại (đòi hỏi phải tái sanh thêm nữa) Vị Cồ Ðàm (Gotame) nàng ám chỉ Đức Phật bằng cách gọi đích danh thân tộc của ngài. Phước điền vô lượng (appameyye): không thể đo lường được do vẻ oai nghiêm các phẩm chất thiện của ngài. Sẳn tâm tịnh tín (pasannacittā) với tịnh tín trong lòng bằng niềm tin mang lại thánh quả của những phước đức ở mức độ tuyệt hảo và còn tập trung nơi chính Ðức Phật Cồ Ðàm. Ta đã gắn kết (ābhiropayiṃ): ặt vào, con đã gắn nơi thể xác Ðức Phật Cồ Ðàm bằng cách kính lễ cúng dường.

8. Sau khi con ... ... ..đã: tāham = tam ahaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Thiện hảo (kusalaṃ) thiện hảo hiểu theo nghĩa mọi điều ghê tởm(kucchita) đã bị loại bỏ[569] khỏi (salana) thân xác đó. Chính Đức Phật đã khen ngợi (Buddhavannitaṃ): Đức Phật đã khen ngợi bằng cách nói lên như sau, “Hỡi chư vị Tỳ khưu, so sánh với chúng sanh trần thế cho dù không có chân hay chỉ có hai chân.”c[570]. Chính ta đã loại bỏ hết sầu khổ (apetasokā): mọi sầu khổ đã diệt hết[571] không còn vấn vương năm loại mất mát về tài sản ... [572] cũng là nguyên nhân đem lại sầu khổ, bằng cách đó nàng cho biết nàng thoát khỏi mọi nỗi khổ tâm. Niềm hạnh phúc (sukhita): là người tràn đầy hạnh phúc, là người đã được thọ hưởng hạnh phúc. Bằng cách này nàng nói tới tình trạng thoát khỏi mọi đau khổ thể chất. Và niềm hân hoan của nàng là do không còn khổ tâm, có sức khỏe do không còn đau khổ thể chất nữa. Chính vì thế nàng đã thốt lên “ hoan hỷ... an khang”.

Ðiều còn lại cũng giống những gì đã trình bày ở trên.

Bấy giờ vị trưởng lão Nārada thông báo cho các vị kiết tập Phật Pháp vào thời điểm họ duyệt lại[573] vấn đề này bằng cùng một cách ngài đã thông báo và vào thời điểm đó thiên nữ đó và các ngài đã gộp[574] những điều đó vào công việc duyệt xét Kinh Tạng của các ngài.

Phần Chú giải Thiên Cung của nàng Mallikā kết thúc tại đây.

3.9 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CỦA NÀNG VISĀLAKKHI
[Visālakkhivimānavaṇṇanā
[575]]

Thiên nữ có cặp mắt huyền, Ngươi là ai vậy?” Ðây là thiên cung của cô gái có cặp mắt huyền (hay thiên cung của nàng Visālakkhi). Thiên cung này[576] xuất xứ ra sao?

[170] Khi Ðức Thế Tôn đã chứng đắc Vô Dư Níp bàn và nhà vua Ajatasattu[577] đã xây một Ðại Bảo Tháp tại thành Rājagaha và dâng cúng dường bảo tháp đó để trưng bày Phần Xá-lợi của Đức Phật, nhà vua đã nhận được và tổ chức lễ cúng dường. Có một người con gái của người thợ bán hoa tên là Sunandā, là một tín nữ, một đồ đệ thánh đã chứng đắc quả dự lưu và là cư dân sống trong thành Rājagaha, hàng ngày nàng đã gửi và đặt mua rất nhiều tràng hoa và hương thơm đến cúng dường bảo tháp; nhưng vào ngày Bát quan trai giới[578] chính bản thân nàng lại tới bảo tháp và cúng dường và lễ bái. Sau đó ít lâu do mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo, nàng đã chết và đã tái sanh[579] thành thị nữ của Dạ Xoa Thiên Chủ. Thế rồi một ngày kia, đi kèm Dạ Xoa thiên chủ, nàng đã đi vào lâm viên Cittalatā; và tại đó ánh hào quang của các chư thiên khác đã toả sáng muôn màu muôn vẻ với những đóa hoa nức hương v.v... nhưng ánh hào quang của nàng Sunandā vẫn không một chút bị ảnh hưởng và vẫn giữ nguyên bản chất của riêng mình. Khi nàng được chứng kiến Dạ Xoa Thiên Chủ vị trưởng lão đã hỏi nàng với những đoạn kệ này, do ước muốn biết rõ thiện hạnh nào nàng đã thực hiện mà rằng:

“Quả thật nàng là ai với cặp mắt huyền nhung như vậy? Nàng lại dạo quanh[580] trong lâm viên lạc Cittalatā dẫn đầu tiên chúng, vây quanh nàng tứ phía, là những thiên nữ theo hầu.[581]

Khi các chư thiên thuộc cõi Tam Thập Tam đã vào lạc viên này với đầy đủ xe có ngựa kéo, cùng với chiến xa với đầy đủ hào quang hội tụ đồng thời phóng tỏa lan khắp nơi nơi.

Ấy vậy chính nàng đã đến tận nơi đây khi nàng còn đang dạo bước nơi lạc viên vui thú này, trên thân xác không chiếu ra ánh sáng[582]. Do đâu mà sắc diện của nàng lại được như vậy? Hỡi thiên nữ khi nghe hỏi như vậy, xin hãy cho ta biết do kết quả phước đức nào đem lại.”

Về điểm này:

1. Quả thật ngươi là ai (kā nāma tvaṃ) : quả thật nhà ngươi thuộc hạng[583] người nào, nơi kiếp trước nhờ phước hạnh nào nàng đã thực hiện trong đó đem lại vẻ oai lực của nàng đến như vậy[584] và thù thắng nào nhà ngươi đã chiếm lãnh được. – đây chính là ý nghĩa ta nên hiểu. Nhà ngươi với cặp mắt huyền nhung sáng ngời: nhà ngươi với đôi mắt tinh tường đến như vậy.

2. Khi đó (yadā): vào thời điểm đó. Lâm viên hoan lạc này (imaṃ vanaṃ): lâm viên hoan lạc này có tên là Cittalatā[585]. Các thiên nữ đó đã tỏa sáng muôn màu (citra honti) đã chứng đắc trạng thái vô cùng khác biệt cho dù ánh sáng tồn tại nơi chính thân xác, nơi xiêm y và nơi đồ trang sức của họ v.v... có khác nhau, qua tiếp xúc với đủ loại ánh sáng tỏa ra trong lạc viên Cittalatā. Họ đã có những sắc diện hoàn toàn khác biệt. Vừa khi gia nhập vào lạc viên ở đây (idhāgatā): vừa khi tới đây, vừa khi tới đây, hay nói cách khác do vừa mới tới nơi đây[586]

3. Khi nhà ngươi đã tới nơi hoan hỷ này (idha pattaya): khi nàng đã tới, khi nàng vừa đến nơi này. [171] Do đâu nàng có sắc diện thuộc dạng kiều diễm đến như vậy (kena rupaṃ tav’ edisaṃ): vì do đâu, vì lý do gì nàng có được sắc diện thân xác, thuộc loại như vậy, có được hình dạng kiều diễm đến vậy. Lại không bị bất kỳ ánh sáng thân xác của thiên nữ nào khác áp đảo trong lạc viên Cittalatā. Ðây là ý nghĩa ta muốn nói tới.

Khi Dạ Xoa Thiên Chủ hỏi, nàng thiên nữ đó đã giải thích với những đoạn kệ sau đây:

Thưa Dạ Xoa Thiên chủ, phước đức do đó ta có sắc diện kiều diễm này, ta có được phước mệnh hạnh phúc và có được thần thông và oai lực này – xin hãy nghe đây hỡi Purindada.

Trong thành Rājagaha đầy vui thú kia. Ta là một tín nữ có tên là Sunandanā. Có tâm tịnh tín, được phú bẩm giới đức chân thành, luôn hoan hỷ rộng tay bố thí.

Ta đã luôn thực hiện dâng y và vật thực, cả nơi ở và những vật dụng thắp sáng trong đêm tối. Với tâm thanh thản với lòng kính trọng trước những bậc anh minh liêm khiết.

Vào ngày mười bốn[587], mươi lăm và ngày tám hai tuần có trăng và vào những ngày ngược lại vào hai tuần không trăng, liên quan đến bồ tát[588] giới tu thân.

Ta nắm giữ luật Bát quan trai giới , con lại luôn tuân giữ ngũ giới kiềm chế - thông qua kiềm chế và sẳn rộng mở cánh tay bố thí thế nên con cư trú trong thiên cung[589] này.

Con kiêng cữ tránh không sát sanh, và kiêng cữ không nói vọng ngôn ; con lại xa lánh không trộm cắp. Không sai phạm và không dùng đồ gây nghiện.

Ta luôn hoan hỷ nắm giữ ngũ giới tu hành[590] thánh đế con đã nghiên cứu thật thông – con là một tín nữ đồ đệ thánh của vị Cồ Ðàm giác ngộ, là người với nhãn quan lừng danh tứ phía.

Một nô tỳ của con luôn tìm kiếm vòng hoa từ phía gia đình[591] thân bằng quyến thuộc của ta. Con đã dâng cúng dường tất cả các vòng hoa đó nơi tháp thờ với hương hoa và dầu xức cho ngài.

Và vào những ngày Bát quan trai giới con đã tới đó, và tịnh tín con đã dâng cúng dường trên bảo tháp của ngài với chính tay con những vòng hoa hương nhang và dầu xức.

Vì con đã dâng cúng dường vòng hoa đó – do phước đức đó, thưa Thiên Chủ, mà sắc diện của con và cả sanh mệnh huy hoàng của con nữa, đã toát ra vẻ thần thông và oai nghi lạ thường.

Và vì có giới đức cao siêu, cho đến nay vẫn chưa đạt dị thục; nhưng con vẫn còn hy vọng, ôi chúa Chư Thiên sẽ chứng đắc Bất Lai.

Về điểm này:

4. ịnh mệnh của con (gatī): định mệnh chư thiên này, hay nói cách khác việc tái sanh này. Thần thông (iddhi): thần thông chư thiên. Hay nói cách khác đây chính là cách con hoàn tất được mục tiêu của mình. Oai lực (ānubhāvo) : nhân phẩm. Hỡi Purindadda (Purindada): nàng nói với Dạ Xoa Thiên Chủ; vì nàng có tên gọi là Purindada vì trong quá khứ (pure) nàng đã tổ chức bố thí (dānaṃ adāsi)[592]

11. Từ những người thân trong gia đình con (ñātikulā): nàng muốn ám chỉ đến ngôi nhà của cha nàng. Luôn luôn kiếm vòng hoa (sadā mālābhihārati) [172] luôn luôn, lúc nào cũng vậy, ngày này qua ngày khác nàng luôn tìm kiếm hoa[593] do những người thân thuộc trong gia đình làm nghề bán hoa, con liền sai các nô tỳ[594] của con làm việc này. Con đem dâng cúng dường tất cả (sabbaṃ evābhiropayiṃ) còn dâng cúng dường toàn bộ những vòng hoa và những thứ khác như hương nhang v.v... con có thể nhìn thấy[595] được từ ngôi nhà của cha con nhằm mục đích trang điểm cho con. Con dâng cúng dường bằng cách kính lễ bảo tháp thờ của ngài, con đã tôn kính, cúng dường, bảo tháp của Ðức Thế Tôn mà không để lại dùng cho mình.

12 Và vào ngày Bát quan trai giới con cũng đi (uposathe c’ahaṃ gantvā) và vào ngày Bát quan trai giới chính con cũng đến dâng cúng dường bảo tháp.

13. Chính vì con đã dâng cúng dường vòng hoa đó (yaṃ mālaṃ abhiropayiṃ): và công việc cúng dường vòng hoa và hương nhang được thực hiện vào thời điểm đó ngay tại bảo tháp của Ðức Thế Tôn, do phước đức đó – đó chính là cách ta nên phân tích.

14. Vì phước đức này mới vừa đạt dị thục (na taṃ tāva vipaccati): vì con đã thọ giới đức, phước đức đó đã duy trì được giới đức[596]; do bản chất uy lực nơi phước đức bao gồm việc cung kính, có thể duy trì được giới đức vẫn chưa chiếm được cơ hội, vẫn chưa đem lại dị thục[597] có nghĩa là kết quả của phước đức đó chỉ có thể diễn ra nơi kiếp sau. Nhưng đây chính là điều hy vọng của con, ôi thiên chủ, con có thể trở thành vị Bất Lai. (āsā ca pana me devinda sakadāgāminī siyaṃ): nhưng con hy vọng, ôi thiên chủ làm sao con có thể thọ Bất Lai cảnh nội bên trong phạm vi Phật Pháp của những vị bậc thánh. Không thuộc phạm vi những điều đặc biệt[598]. Tuy nhiên nàng[599] chỉ ra cho thấy vẫn còn thiếu chứng đức trong vấn đề này[600] giống như tinh chất thục tô[601] bị khuấy lên[602] từ cục sữa đông do kẻ nào thiếu tinh chất đó[603].

Phần còn lại giống như điều đã phân tích ở trên.

Tuy nhiên Dạ Xoa Thiên Chủ thông báo cho vị trưởng lão Vañgisa về vấn đề này theo cùng một cách thức ngài đã nói với vị thiên nữ đó. Trưởng lão Vañgisa cũng thông báo cho vị Ðại Trưởng Lão đang thực hiện kiết tập kinh tạng giáo pháp vào thời các ngài duyệt xét lại và những vị trưởng lão đó[604] đã gộp chuyện kể này[605] với cùng một hình thức họ đã duỵêt xét lại.

Phần diễn giải thiên cung Visalākkhi kết thúc tại đây.

3.10 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG PĀRICCHATTAKA (CÂY SAN HÔ)
[Pāricchattakavimānavaṇṇanā]

“Cùng với San Hô, các loại hoa, vườn tiên tuyệt mỹ đẹp lòng ta.” đây là thiên cung cây san hô. Thiên cung này[606] xuất xứ như thế nào?

[173] Bấy giờ Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời đó có một thiện nam nọ là cư dân đang sống trong thành đã tiến lại gặp Ðức Phật và mời ngài dùng bữa tại nhà mình vào ngày hôm sau. Thiện nam đó đã cho dọn sẳn một chiếc rạp lớn ngay bên cạnh lối dẫn vào nhà mình, vây quanh là một bức chắn. Cho dựng bên trên đó một chiếc lọng lớn. Rồi trang trí cờ xí và cờ đuôi nheo v.v... [607], ông còn cho treo trên đó nhiều miếng vải với nhiều màu sắc, tẩm hương thơm và giăng rất nhiều dây kết hoa rực rỡ, ông còn cho sửa soạn chỗ ngồi ngay trên một điểm đã được rưới nước và quét dọn kỹ càng[608] và rồi kính thỉnh Ðức Thế Tôn đến ông đã sẳn sàng đón tiếp ngài. Thế rồi Ðức Thế Tôn thức dậy rất sớm mặc y phục chỉnh tề, lấy bát khất thực và y cà sa và sau khi đã tiến vào căn rạp đó được trang trí và trang hoàng[609] giống như một thiên cung dành cho thiên nữ. Ngài đã ngồi ngay vào ghế dành riêng cho ngài chiếu sáng lên bên trên ngài như có hàng ngàn tia sáng[610] chiếu thẳng xuống trên đại dương. Thiện nam đó kính cẩn đảnh lễ Ðức Thế Tôn với hương hoa nhang và đèn thắp sáng.

Bấy giờ vào thời đó lại có một thiếu nữ kia[611], làm nghề lượm củi [612], đã nhìn thấy một cây Vô ưu (asoka) có hoa nở rộ trong khu rừng có tên là Hắc Lâm[613], nàng đã thu lượm rất nhiều hoa vô ưu cùng với lộc và cành hoa làm thành một chùm hoa[614], đang lúc dạo quanh đó nàng đã nhìn thấy Ðức Thế Tôn đang ngồi tại đó, sẳn tâm tịnh tín nàng đã kính cẩn đảnh lễ ngài, rải khắp những đóa hoa sẳn có trong tay làm thành một chiếc thảm hoa quanh chỗ ngồi của ngài, nàng đã đảnh lễ và đi vòng quanh ba vòng về phía bên phải. Thế rồi phủ phục lạy ngài rồi ra đi. Một thời gian sau đó nàng đã qua đời và nàng đã được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Như một kẻ thống lãnh vây quanh với đoàn tuỳ tùng gồm hàng ngàn tiên nữ theo hầu. Nàng được hưởng lễ hội[615], ca, múa, trổi nhạc và cột lại những chiếc hoa san hô lại thành từng xâu. Nàng được hưởng hoan lạc[616] trong hỷ lạc viên. Thế rồi lúc đó có ngài trưởng lão Mahāmoggallāna đang thực hiện chuyến du hành thiên giới[617] theo cách như đã nói ở trên và ngài đã nhập[618] cõi Tam Thập Tam, ngài đã nhìn thấy nàng và lên tiếng hỏi nàng về phước đức nàng đã thực hiện với những đoạn kệ sau:

Ðang lúc sâu tràng hoa, gồm hoa paricchattakas, là kivilara. Trong lạc viên khiến cho ta sảng khoái thoả mãn tâm linh - và thoả thê thưởng thức điệu ca tiếng hát.

[174] Khi nàng còn đang nhảy múa với toàn thân, tứ chi xoay tít cùng điệu múa âm nhạc thiên định vọng đến xa xa khiến cho tâm linh mê mẩn quả đáng thưởng thức.

Ðang khi nàng nhảy múa ca hát với toàn thân, tứ chi xoay tít cùng điệu múa, thì hương thơm thiên đình tỏa lan khắp khiến cho lòng tràn đầy hoan lạc.

Ðang lúc di chuyển thân hình nàng nhịp nhàng theo tiếng nhạc những đồ trang sức trên bím tóc[619] - âm vang giống tiếng tơ hòa tấu ngũ nhạc huyền cầm tiếng nhạc[620] ngân vang.

Vòng đeo tai[621] trước làn gió thổi đong đưa theo nhịp gió nhẹ thoảng qua, âm vang giống tiếng tơ hòa tấu ngũ nhạc huyền cầm vang tiếng nhạc.

Bất kỳ[622] vòng hoa nàng đội trên đầu đều tỏa hương sắc thơm ngát làm dịu lòng ngây ngất.Giống như cây Manjusaka với hương thơm lan toả khắp mười phương.

Nàng hít thở làn hương ngọt ngào quá, nàng nhìn ngắm vẻ đẹp thiên cung[623] ôi tuyệt mỹ. Hỡi nàng thiên nữ khi nghe hỏi, xin hãy kể ra phước quả do nghiệp nào đem lại.

Về điểm này:

1. Nào hoa paricchattakas, là kivilara. (pāricchattake koviḷāre): đang lúc nàng cột những chuỗi hoa thiên giới lấy hoa kivilara[624] có tên gọi là pāricchattakas[625] đây là cách ta nên phân tích. Vì điều thế giới bên ngoài gọi là pārijāta thì tiếng thổ ngữ[626] của người dân Magagha gọi là pāricchattaka. Và loài hoa kovilāra cũng được tìm thấy nơi thế giới chúng sanh[627] người ta thường nói tới bằng cách gọi đúng loài hoa đó. Hơn thế nữa vào thời điểm thiên nữ đó nhảy[628] múa ca hát, do những cử điệu[629] khua múa tay chân tuôn trào từ thân nàng và từ tiếng va chạm những đồ trang sức tạo ra những âm thanh vô cùng ngọt ngào, một làn hương thơm ngát mọi lúc lan tỏa khắp tứ phương[630] chính vì lý do ngài trưởng lão lên tiếng “đang khi nàng nhảy múa ca hát” v.v... Về điểm này:

2. Rất xứng đáng lắng nghe (savanīyā): rất thích hợp để lắng nghe; hay nói cách khác rất êm tai (savana), có nghĩa là rất dễ dàng lọt vào tai mọi người.

4. Do thân xác nàng nhảy múa lắc lư theo nhịp nhạc (vivattamānā kāyena) do thân xác nàng vặn vẹo uốn éo theo tiếng nhạc (kayena = sarīrena, là từ đồng nghĩa): và ở đây[631] được dùng theo công cụ cách. Những đồ trang sức gắn trên bím tóc (yā veṇisu paḷandhanā): những đồ trang sức này nhà ngươi gắn trên bím tóc; và ở đây ta coi điều này như là cách đọc lướt cách tiếp đầu ngữ[632], hay nói cách khác đây chính là cách làm méo mó giống.[633]

5. Những vòng đeo tai của nhà ngươi (vanṭamsakā) có nghĩa là vòng đeo tai chính là đồ trang sức gắn ở tai được làm bằng đá quí châu báu. ong đưa trước gió (vātadhutā): lắc lư[634] trước cơn gió nhẹ[635]. [175] Lung lay trước gió (vaṭaṃsakā vātadhutā[636] vātena sampakampitā) : ôi bông nàng đeo ở tai đang lay động cho dù có bị ngọn gió làm lắc lư hay không; ta cũng nghe thấy âm thanh này - đây là cách ta nên phân tích.

6. Những hương vị này lan tỏa khắp nơi (vāti gandho disā sabbā): hương thơm những vòng hoa thiên giới nàng đội trên đầu đã lan tỏa khắp tứ phương. Giống như điều gì? Giống như hương thơm cây hoa mañjūsaka[637] nở đầy hoa đang lan toả khắp tứ phương, lan toả ra một khoảng không hàng nhiều do tuần. Ngay cả như vậy[638] hương thơm những đồ trang sức và những vòng hoa gắn trên đầu nàng cũng lan tỏa trên không gian như vậy – đây chính là ý nghĩa muốn diễn tả ra đây. Người ta kể lại rằng cây hoa này được trồng giữa một khu vực có tường rào vây quanh[639] (được sử dụng) để tổ chức những nghi thức Bát quan trai giới do các vị ộc Giác Phật và các vị Gandhamadana[640] chủ trì và tuy nhiên có rất nhiều bông hoa nở rộ cả ở thiên cõi lẫn trên cõi đời này, có rất nhiều hoa xuất hiện dưới dạng những cành cây sum xuê hoa trái nở rộ. Chính vì lý do đó cả một vùng tràn đầy hương thơm ngào ngạt. Cũng chính vì lý do đó người ta nói rằng, ‘Giống như những cây Manjusaka tỏa hương thơm ngào ngạt’. Như thể, do những đặc tính thiên giới[641] đem lại trước sự đụng chạm của giác quan, cho nên trên cơ bản nhận thức giác quan chỉ mang lại bản chất cảm khoái hoan hỷ cho giác quan mà thôi. Tuy nhiên do có hương thơm và những đối tượng đặc biệt đó thế nên ta nói rằng, ‘Thiên nữ đó được hưởng hương thơm ngọt ngào và chiêm ngưỡng đối tượng siêu nhân đó.

Thế rồi thiên nữ đó giải thích với hai đoạn kệ như sau:

Thửa trước con đã dâng cúng Ðức Phật một vòng hoa asoka đỏ hồng rực sáng như màu lửa ngọt ngào thoang thoảng hương thơm lan tỏa khắp nơi.

Sau khi con đã thực hiện phước đức được chính Phật Ðà khen ngợi, con đã hoan hỷ[642] vì mọi buồn khổ đã lìa khỏi con, nay con được hưởng nhiều ơn phước vô bệnh, vô sầu mãi lạc an.

Về điểm này:

8. Nàng cho biết, “Toả sáng hồng rực như màu lửa” có liên quan đến một thực tế là nàng đã chăm sóc phục dưỡng[643] (Ðức Thế Tôn) vào thời đó với những bông hoa asoka giống như một bó hoa san hô[644] được lau chùi sạch sẽ tuyệt trần giống như những sợi tóc rất đẹp, giống như một mạng lưới gồm nhiều tia sáng đỏ hồng rực rỡ.

[176] Những gì còn lại giống như điều ta đã diễn giải ở trên.

Thế rồi sau khi vị thiên nữ đó đã nói về phước đức nơi phẩm chất thiện của nàng, vị truởng lão Mahāmoggallāna đã diễn giải Phật Pháp cho nàng cùng với đám tuỳ tùng của nàng, từ đó ngài quay trở lại cõi chúng sanh và thông báo biến cố đó cho Ðức Thế Tôn. Vị Thiện Thệ coi đó như dịp may nổi lên và diễn giải Pháp thoại cho tăng chúng tụ tập lại tại đó. Giáo Pháp đó đã đem lại lợi ích cho chúng sanh[645] đó.

Phần diễn giải thiên cung Pāricchattaka kết thúc tại đây.

Như vậy việc Chú giải ý nghĩa nội tại trong phẩm thứ ba, pāricchattaka phẩm này đựơc trang điểm với mười chuyện kể chuyện Chư thiên này trong tập Chú giải Tiểu Bộ Kinh, nhằm Chú giải ý nghĩa nội tại, kết thúc[646] tại đây.

-ooOoo-


[1]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[2]. Chú giải Se Be giải thích là kalandakanivāpe; còn bản văn lại bỏ qua.

[3]. Chú giải Se Be giải thích là dānasaṃvibhāgaratā còn bản căn ghi là piyadāna-saṃvibhāgā.

[4]. Chú giải Se Be giải thích là sā yaṃ còn bản văn ghi là sāyaṃ; tôi chấp nhận cách chấm câu của Chú giải Se Be ở đây đã ghi là sā yaṃ..deti yeva ược gom lại thành một câu. Như vậy khác xa với cách giải thích đưa ra trong SOM 57.

[5]. Chú giải (Se –yādiṃ) Be giải thích là khaādanīyabhojanīyaṃ còn bản văn ghi là –yādi.

[6]. Uppajjati.

[7]. Deti, hiểu theo nghĩa đen là bố thí nhưng với tư cách là kết luận cho thấy, bà ta không nhất thiết phải bỏ đi vào thời điểm đó.

[8]. Tattha.

[9]. Chú giải Se Be giải thích là vayappattaṃ còn bản văn ghi là vayappattiṃ.

[10]. Sassum; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[11]. Chú giải Se Be giải thích là katthetvā còn bản văn ghi là akathetvā; còn bản văn ở đây đã chấm câu sai và phải giải thích với Chú giải Be là “tassā kethetvā anumodāpessāmī ti còn bản văn ghi là tassā akathetvā “amumodāpessāmī ti.

[12]. Anumodāpessāmi, không thấy liệt kê trong tự điển Childers, PED hay CPD.

[13]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami.

[14]. Chú giải Se Be giải thích là ayaṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[15]. yuttāyuttaṃ. Hiểu theo nghĩa đen là điều gì là thích hợp điều gì không thích hợp.

[16]. Kết quả huy hoàng rất có thể hơi ngạc nhiên một chút được đưa ra trong sai phạm giới luật thứ hai. Không được lấy những gì không thuộc quyền tài phán của mình. Ý nghĩa chung nơi các chuyện kể này đó là bố thí không chỉ nhất thiết gồm những gì thuộc quyền sở hữu của mình.

[17]. Cách giải thích này, nếu được duy trì với tập Chú giải dưới đây. có khác đôi chút trong SOM 58.

[18]. Modenti; không thấy liệt kê trong tự điển PED hay Childers.

[19]. Chú giải Se Be giải thích là vaṇṇanibbā còn bản văn ghi là vaṇṇabibho; xin đọc Chú giải SA I 125 về S i 64, cũng như Trung Bộ Kinh (M) ii 14.

[20]. Chú giải Se Be giải thích là vuttā còn bản văn ghi là yuttā.

[21]. Chú giải Se Be giải thích là dassetuṃ còn bản văn ghi là dassento.

[22]. Vacanavipallāsena.

[23]. Chú giải Se Be giải thích là vipariṇāmetabbā còn bản văn ghi là pariṇāmetabbā.

[24]. Như vậy ý nghĩa của đoạn kệ này phải là: tiếng thơm của nhà ngươi thật lừng lẫy - với sắc diện các nữ nhân và thiên nữ được trang điểm diêm dúa đã tỏa sáng khắp mười phương khi họ nhẩy múa ca hát (đều làm vui lòng nàng).

[25]. Chú giải Se Be giải thích là disāsāmaññe còn bản văn ghi là disā sāmaññe.

[26]. Jātivasena.

[27]. Vacaṇavipallāsena, được giải thích theo cách “biến số” như ở trên.

[28]. Chú giải Se Be giải thích là ca-saddo còn bản văn ghi là ca saddo.

[29]. Chú giải Se Be giải thích là pañcahi kāmaguṇehi còn bản văn ghi là pañcakāmaguṇehi.

[30]. Chú giải Be giải thích là sā; còn bản văn Se lại bỏ qua.

[31]. Chú giải Se Vv lại chèn thêm những đoạn kệ ngoại lệ ở đây (= II. 102-4)

[32]. Chú giải Se Be Vv giải thích là purimāya jātiyā manussaloke; còn bản văn Te lại bỏ qua.

[33]. Chú giải Se Be Vv giải thích là assaddhesu kadariyesu ahaṃ cò bản văn (Te) ghi là asaddehsu (assaddhesu) kadariyesu.

[34]. Chú giải Se Be Vv giải thích là saṃvibhāgaratā sadā; còn bản văn Te lại bỏ qua.

[35]. Chú giải SOM giải thích vấn đề này là: “Khi ngài du hành khất thực ta đã bố thí cho ngài một chiếc bánh rán.” Hình như ngài đã giải thích te chính là tặng cách của tvaṃ; tuy nhiên Chú giải trong tập diễn giải lại giải thích te chỉ là một tiểu từ.

[36]. Chú giải Se Vv giải thích là avinītā tuvaṃ (Te avinītā tvaṃ) còn bản văn ghi là avīnītāsi tvaṃ.

[37]. Chú giải Be giải thích là vadhu còn bản văn Se Te Vv ghi là vadhū.

[38]. Chú giải Se Be Vv giải thích là kupitā còn bản văn ghi là kuppitā. Te kupītā.

[39]. Avidhi, hiểu theo nghĩa đen là giết chết.

[40]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sā ahaṃ kāyassa bhedā còn bản văn ghi là sāhaṃ kāyassa bhedāya. Te sāhaṃ kāyassa bhedā ca.

[41]. Chú giải Se Be Vv giải thích là devānaṃ Tavatiṃsānaṃ còn bản văn Te ghi là Tavatiṃsānaṃ devānaṃ.

[42]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là saddhā.

[43]. Chú giải Se Be giải thích là sassu-ādīsu còn bản văn ghi là sassu-adīsu.

[44]. –apana-; không thấy liệt kê do tự điểm PED nhưng xin đọc Chú giải Childers sv.

[45]. Chú giải SOM 583, Vv tr. 3614 để biết thêm một cách giải thích khác.

[46]. Chú giải Se Be giải thích là apūvaṃ còn bản văn ghi là pūvaṃ.

[47]. Vadhū. Chú giải Be Se giải thích là vadhu; xin đọc Chú giải n 37

[48]. Bản văn đã ghi sai là kūta- xuyên suốt cả bản văn.

[49]. Chú giải Se Be giải thích là Ucchudāyikāvimānaṃ còn bản văn ghi là – dāyika

[50]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[51]. Chú giải Se Be giải thích là pahaṭā còn bản văn ghi là pathatā.

[52]. piṭṭhaka; xin đọc VvA S – có điều không rõ ràng là không hiểu ở đây muốn ám chỉ loại pīṭha

[53]. Chú giải Se ở đây giải thích là tassaṃ yeva rattiyaṃ còn bản văn (Se) ghi là tassā yev (ca) rattiyā.

[54]. kevalakappaṃ; nghĩa này không thấy ghi trong tự điển PED sv hoặc là kevala hay là kappa nhưng Chú giải Childers sv kappo và phần giải thích trong KhpA 115tt.

[55]. Chú giải Se Be Vv giải thích là candimasūriyā còn bản văn Te ghi là candimasuriyā.

[56]. Xin đọc eg. D ii 200tt trong đó có ghi lại một ví dụ về hiện tượng này; xin cũng đọc Vv I. 174 ở trên.

[57]. Uppala, là hoàng liên, có màu xanh hay màu đỏ – xin đọc VvA 42 ở trên. cũng xin đọc PvA 216 trong đó lại là màu đỏ

[58]. Aveḷini; xin đọc Chú giải SOM 593.

[59]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là kiṃ tvaṃ pure kammaṃ akāsi attanā/manussabhūta purimāya jātiyā; còn bản văn lại bỏ qua.

[60]. Devehi sahā ti sadevakaṃ; xin đọc Chú giải DA 174 = MA ii 201: sadevakan ti saha devehi sa-devakaṃ, tiếp tục giải thích thêm họ là những chư thiên thuộc cõi đầu tiên trong số năm cõi dục giới (kamacavara); Tuy nhiên Chú giải Se Be giải thích là devena ākāsena sahā ti sadevakaṃ theo đó chúng ta nên hiểu là “với các chư thiên, với cõi trời” và cũng là một cách ám chỉ trong Chú giải D i 74; S i 104 v.v… trong đó (trời, deva) được cho là mưa. Tôi giữ lại cách giải thích của bản văn, đây là cách giải thích thông dụng hơn, cho dù cách giải thích trong Chú giải Se Be cần được sửa lại. Ðặc biệt là cách giải thích trong đó cho rằng ở đây không còn nghi ngờ gì nữa đó là nàng đã thắp sáng trái đất và bầu trời

[61]. Chú giải Se Be giải thích là Sinerupassaviniggatehi pabhāvisarehi vijjotiayamānatāya còn bản văn ghi là Sinerussa viniggatehi pabhāvisadehi vijjotiyamānatāya. Ðể biết thêm chi tiết về khái niệm Phật Giáo về mặt trời mọc xin đọc PS 147132

[62]. Chú giải Se giải thích là paṭhaviṃ candimasuriyā viya (Be –sūriyā) còn bản văn ghi là candimasuriyā.

[63]. Rocasi; ý nghĩa của từ rocati này không thấy ghi trong tự điển PED.

[64]. Chú giải Se Be Vv giải thích là amhaka còn bản văn Te ghi là amhakaṃ.

[65]. Bản văn Se Te giải thích là sassū. Be Vv giải thích là sassu.

[66]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là nu còn bản văn ghi là me.

[67]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là vadhuke còn bản văn ghi là vadhu te.

[68]. Chú giải Se Vv giải thích là cchaḍḍitaṃ còn bản văn Te Be ghi là chaḍḍitaṃ.

[69]. Chú giải Se Be Vv giải thích là adās’ ahaṃ (Te adāsi’ haṃ) còn bản văn ghi là dadāṃ’ ahaṃ.

[70]. Chú giải Se Be Vv giải thích là mama còn bản văn Te ghi là mamaṃ; chỉ có bản văn giải thích dòng này vơi đoạn kệ 5.

[71]. Be Te Vv giải thích là sassu còn bản văn Se ghi là sassū.

[72]. Chú giải Se Be Vv Te giải thích là pahāraṃ còn bản văn ghi là paharaṃ.

[73]. Chú giải Se Be Vv giải thích là kālakat’ āmhi còn bản văn Te ghi là kālakat’ amhi.

[74]. Bản văn Be Te giải thích là mahājutikā, Se Vv giải thích là mahājutikā.

[75]. Ðây là một tính từ dành để gọi Dạ Xoa.

[76]. Vinasesi. Hiểu theo nghĩa đen là phải chăng đó là nguyên nhân phải hư mất, hay bị triệt hạ

[77]. sādhurūpassa

[78]. Chú giải Se giải thích là santakilesaganassa còn bản văn Be ghi là santākilessa

[79]. Chú giải Se Be giải thích là parissamamappattasa còn bản văn ghi là parissamappattassa.

[80]. Chú giải Se Be và đoạn kệ này giải thích là mama còn bản văn ghi là mamaṃ.

[81]. Chú giải Se Be giải thích là kasulaṃ kammaṃ còn bản văn ghi là kusalakammaṃ.

[82] Chú giải Se Be giải thích là aññaṃ còn bản văn ghi là aññe.

a. D iii 58.

[83]. Xin đọc Chú giải VvA 74

b. Vv I. 1510

[84]. Kamme vaā bhavaṃ kammaṃ, yatthaā kamman ti;  đây hình như bhavaṃ chính là hiện tại phân từ danh cách số ít giống đực của √bhū (NAJ)

[85]. Chú giải Be giải thích là purimagāthāya còn bản văn Se ghi là purimāya gāthāya; điều này không có nghĩa là ‘trước đó trong đoạn kệ” như tôi cảm thấy bắt buộc phải giải thích ở đây- nhưng ‘trong đoạn kệ trước đó, là một điều không bình thường rất khó giải thích.

[86]. Chú giải Se Be giải thích là vibhattivipariṇāmena còn bản văn ghi là vibhattipariṇāmena.

[87]. Có điều không rõ ràng liệu đây có phải là cách giải thích khác cho từ attana hay thay vào đó đây chỉ là cách chỉ rõ attana nên được phân tích với cả hai “ta trải qua” và “ta hài lòng” theo những cách đã khẳng định ở trên.

[88]. Xin đọc VvA 2. 38. có điều không rõ ràng những đồ đệ này bao gồm những ai.

[89]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[90]. Chú giải Se Be giải thích là ca; bản văn lại bỏ qua.

[91]. Patidevatā.

[92]. Chú giải Se Be Vv giải thích là maṇsoṇṇacitte còn bản văn Te ghi là maṇisovaṇṇacitte.

[93]. Các Bản văn đều không thống nhất về cách đánh số các đoạn kệ; tôi theo Chú giải Vv liên quan đến các đoạn 1-2 và Se Vv đối với các đoạn còn lại.

[94]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là akkhodhanā còn bản văn ghi là akodhanā

[95]. Tất cả các bản văn không thống nhất về điểm này: Bản văn Te giải thích là appamattā uposathe. Vv appamattā uposatthe [ahosiṃ]. Se ahosiṃ appamattā uposathe và Chú giải Be uposatthe appamattā ahosiṃ. Nhưng hai dòng này hình như chỉ nhắc lại đoạn Vv I. 155 – uposathe nicc’ aham appamattā – tôi theo cách giải thích này.

[96]. Chú giải Se giải thích là imañcaāriyaṭṭhaṅga - Vv giải thích là imaṃ caāriyaṭṭhaṅga- còn bản văn Be Te ghi là imañ ca ariyaṃ aṭṭhaṅga- (NAJ chấp nhận cách giải thích sau này trong Pv IV. 177 = PS 245 đoạn kệ 78)

[97]. Chú giải Se Be Vv giải thích là ramenti còn bản văn Te ghi là ramanti.

[98]. Seṭṭhataṃ, hiểu theo nghĩa đen là ‘đặc tính tốt nhất’

[99]. Chú giải Se Be giải thích là padaṃ pana còn bản văn ghi là parapadaṃ.

[100]. Cpseb vipariṇāmetabbā còn bản văn ghi là pariṇāmetabbā.

[101]. Chú giải Be giải thích là pamodanam còn bản văn Se ghi là pamodaṃ.

[102]. Chú giải SOM 611. hiểu biết rõ ràng nhất ở đây là nên theo trong Chú giải SOM 61: Và những nàng tiên nữ (te) nhẩy múa, ca hát và giúp nàng tiêu khiển. Nhưng thoạt đầu Dhammapāla lại liên kết te với samantato, tất cả những gì liên quan đến nhà ngươi. Rồi, sau khi phát hiện ra pamodayanti, vui mừng hân hoan, lại cần đến một bổ ngữ, lại thay vào đó gợi ý cho là te thực sự chỉ là taṃ, ối cách số ít, cuối cùng được thêm pamodayanti có nghĩa là tạo hân hoan vui vẻ cho, hay với tuyhaṃ trong trường hợp đó te = tuyhaṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển. Như vậy việc lựa chọn “hân hoan vui mừng” với hay cho vừa có thể là ngoại động tự hay nội động từ đối với từ pamodayanti. Ðiều này ảnh hưởng đến cách giải thích ở nhiều vị trí khác nhau td. I. 112, I. 121 v.v…

[103]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là daharā yuvā pāpikā; pāpikā rõ ràng lại là pāpikā (xin đọc Chú giải CPD sv apāpika còn cách giải thích nguyên thuỷ rõ ràng là daharā yuvāpāpikā rất có thể lại hiểu sai là daharāsuvāpapikā.

[104]. Chú giải Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn Se ghi là daharassa pāpikā; pāpikā ở đây cũng giống như pāpikā Be đã xác định.

[105]. Chú giải Se Be giải thích là anaticariyāya còn bản văn ghi là anaticariyā.

[106]. Chú giải Se Be giải thích là ārādhesiṃ còn bản văn ghi là abhirādhesiṃ.

[107]. Chú giải Se Be giải thích là Ca; bản văn lại bỏ qua.

[108]. Ðộc thân không buộc các đệ tử phải tuân giữ như được thấy trong ví dụ nói về Vị Nhất Lai Isidatta vẫn tiếp tục có quan hệ tình dục với vợ của ngài. – Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 347tt.

a. J iv 53

[109]. Cuộc sống bậc thánh (Brahmacariya) là từ đồng nghĩa với Bát chánh đạo – S v. 7 tt.

[110]. Chú giải Se Be giải thích là anudhammaṃ caranasīlā còn bản văn ghi là anudhammacaranasīlā.

[111]. Chú giải Be giải thích là aṭṭhaṅgavarehī ti còn bản văn ghi là aṭṭhaṅgavareh’ ti, Be ghi là aṭṭhaṅgavarehi.

[112]. Hay rất có thể, ta được hưởng thù thắng thiên giới nơi định mệnh hạnh phúc.

[113]. Có nghĩa là, có thể giải thích là “Vì (hi) ta tái sanh nơi định mệnh hạnh phúc.’

[114]. Xin đọc Chú giải VvA, Itt, 160

[115]. Chẳng phải “ta được hưởng” cũng chẳng phải ‘ta khởi sanh” xuất hiện trong đoạn kệ nào như vậy; cách giải thích trước được thêm vào trong bản dịch trên từ tập Chú giải ở đây. Nhưng đoạn kệ lại có thể được giải thích là ‘tự toả sáng’ (ta ) vây quanh là một đoàn tiên nữ.

[116]. Chú giải Se Be giải thích là ramenti còn bản văn ghi là ramanti.

[117]. Chú giải Se Be giải thích là tassa ka còn bản văn ghi là kā.

[118]. Chú giải Be giải thích là Ca còn bản văn Se lại bỏ qua.

[119]. Chú giải Se Be giải thích là nittharaṇasamāttha còn bản văn ghi là niddharaṇasamathā.

[120]. Chú giải Se Be giải thích là akkodhanā còn bản văn ghi là akodhanā.

[121]. Một trong số bốn Ðại Vương đang cai quản cõi Phạm Thiên trải dài từ mặt đất đến đỉnh núi Meru. Trên đó có cõi Ma vương Tam Thập Tam. Ngài còn có tên là Kubera (Skt Kuvera), là thần giàu có, và cai trị từ phần phía bắc là thủ lãnh đạo quân Dạ Xoa.

[122]. Chú giải Se Be giải thích là nāmena. Bản văn ở đây ghi là nāmaṃ ahosi; xin đọc Chú giải VvA 108 về tên các chư thiên (devas).

[123]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là Acchimatī; xin đọc Chú giải n 12 dưới đây.

[124]. Chú giải Se Be giải thích là saṅgītanepuññaṃ còn bản văn ghi là saṅgīten’ eva puññaṃ.

[125]. Là một trong bảy chiếc hồ lớn trên núi Hymalaya – xin ọc Chú giải PS 1656

[126]. Chú giải Se Be ở đây lại ghi thêm devadhītānaṃ.

[127]. Chú giải Se Be giải thích là Sutāya Sutāya pucchāLatāya vissajjanan ti āha còn bản văn ghi là Latā Sutāya pucchitā (tr. 133).

[128]. Chú giải Be Vv giải thích là Accimati còn bản văn ghi là Acchimatī; Chú giải Se ở đây giải thích là Accimukhī nhưng lại chính là Accimatī  trên, Chú giải Te ghi là Accimuti, ta gặp thấy có tên một Accimukhi trong J vi 190, 195. 219; xin đọc Chú giải DPPN i 27.

[129]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là rājīmatī còn bản văn ghi là rājimatī.

[130]. Chú giải Se Vv giải thích là rametva (Be rametvā) còn bản văn Te ghi là ramitvā.

[131]. Chú giải Se Vv giải thích là tmīratambakkhi còn bản văn Be ghi là timiratambakkhi, Chú giải Te giải thích là pītarattāmabakkhi

[132]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sobhane còn bản văn Te ghi là sobheṇe.

[133]. Padakkhinā; xin ọc Chú giải VvA 56, cũng xin đọc n 43 dưới đây hiểu theo nghĩa đen là (pa) khéo léo nhất (dakkhiṇā) (NAJ).

[134]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là akkodhanā còn bản văn ghi là akodhanā.

[135]. Xin đọc III. 3, n 7.

[136]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sassasuraṃ (Te sassuraṃ) coøn baûn vaên ghi laø sasassusasuraṃ.

[137]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là abhirādhayiṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[138]. Chú giải Se Be Vv giải thích là ṭhānehi còn bản văn Te ghi là ṭhānesu; xin đọc Pv II. 959-60 về những vấn đề này.

[139]. Chú giải Se Be Vv giải thích là akittayī còn bản văn Te ghi là akittayi.

[140]. Chú giải Be giải thích là visīṭṭha nārīnaṃ. Chú giải Te giải thích là visiṭṭha nārinaṃ. Còn bản văn Se Vv ghi là visiṭṭhārinaṃ

[141]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là gati còn bản văn ghi là gatiṃ.

[142]. Xin đọc Chú giải SOM 632

[143]. Chú giải Be Se Vv giải thích là pacaritva còn bản văn ghi là pacaritvāna. Chú giải Te giải thích là paricarama.

[144]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là saddhā idha còn bản văn ghi là saddhīdha.

[145]. Dạ Xoa là Chúa tể cõi trời ở phía trên cõi đất thuộc quyền Tứ đại thiên vương – Vessaṇa, Dhataraṭṭha, Virūpakkha và Virūḷhaka – và các thủ lãnh của các ngài.

[146]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là rājimatī.

[147]. Có nghĩa là, ngược lại ngài Dhammapāla lại coi Pavarā là tên của một trong số các thiên nữ và rājimatī chỉ là một thuộc ngữ. Một số khác lại coi pavarā như là một thuộc ngữ và Rājimatī là một tên riêng.

[148]. Yathābhuccaguṇehi; trong Chú giải PS 32tt tôi giải thích điều này là “những phẩm chất nguyên thuỷ’ có nghĩa là, theo tôi nghĩ rằng những phẩm chất của họ như chúng ta hy vọng có thể nhận ra được các pháp dưới đặc tính đích thực của nó. (yathābhūtaṃ) hơn là sự vật thường thường xuất hiện thông qua những phù phép của ma vương xin đọc Chú giải ThigA về Thig 159 (trích trong EV ii 91). Chỉ có các đức Phật và các đồ đệ của các ngài mới có thể nhận ra các pháp với đặc tích đích thực; xin đọc Chú giải sự hiện hữu của ariyasāvikā trong đoạn kệ 11.

[149]. Chú giải Se Be giải thích là Lataṃ attano bhaginiṃ còn bản văn ghi là ekaṃ attano bhaginiṃ Lataṃ.

[150]. Chú giải Be giải thích là pi còn bản văn ghi là vā, Se ca.

[151]. –bhāsa-, không thấy liệt kê trong tự điển PED nhưng Chú giải Childers sv bhāsā, SED sv bhāsa/bhāsas.

[152]. Barringtonia acutangula.

[153]. Chú giải Be giải thích là virājamane còn bản văn Se ghi là virājamānā.

[154]. Chú giải Se Be giải thích là abhamahikādi- còn bản văn ghi là abbhā mahikādi-; một cách ám chỉ ở đây tới Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 53=Vin ii 295- Miln 273 trong đó có bốn lậu hoặc coi như có thể làm lu tối mặt trời và mặt trăng đó là: các đám mây dông, tuyết, khói và bụi bậm, cuối cùng là Rāhu. Tôi chọn giải thích mahika là tuyết, hơn là sương mù (PED sv và GS ii 62) dựa trên cơ sở Chú giải AA iii 92 và VA 1297 (xin đọc B Disc. v 4093) Rāhu chính là loài A-tu-la (asura) làm cho mặt trời bị nhật thực và mặt trăng bị nguyệt thực bằng cách tạm thời nuốt mất cả hai (S I 50tt)

[155]. Chú giải Se Be giải thích là –patibaddha- còn bản văn ghi là -paṭibhandha-

[156]. Xin đọc PS 147132

[157]. Chú giải Se Be giải thích là nibbattito còn bản văn ghi là nibbatto.

[158]. Chú giải Se Be cũng giải thích là giống như vậy còn bản văn ghi là visiṭṭhakalyāṇatarāsi.

[159]. dakkhiṇā, từ này có nghĩa chính xác song hành với từ tiếng Anh là ‘khéo léo’ khéo tay; xin đọc Chú giải VvA 56, cũng xin đọc PS 8356, từ padakkhiṇa- cũng liên quan đến bản chất tốt đẹp thuận tay phải.

[160]. Ở đây cũng như trong đoạn kệ, Chú giải Se Be giải thích là naccana.

[161]. Phải ghi là nacce, có nghĩa là ở vị trí cách số ít; ngài Dhammapāla hình như coi từ nacca là một từ riêng rẽ (=nacce, vị trí cách số ít) hơn là phần đầu trong từ naccagītavādite giống như hiện giờ ta thấy xuất hiện nơi các bản văn.

[162]. Chú giải Be giải thích là ca vādite còn bản văn Se ghi là gītavādite.

[163]. Hay rất có thể là ‘người cầu hôn (varo) từ chữ vāreti, nài nỉ ai đó. (NAJ)

[164]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy, còn bản văn ghi là sadevaro.

[165]. Chú giải Se Be giải thích là sahadevarena sassasusasurā.

[166].Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như thế là sassasusasurā.

[167]. Chú giải Se Be giải thích là saha sasurehī ti sassasusasurā còn bản văn ghi là saâh sassusasurehi ti sasassusasuraṃ.

[168]. Chú giải Se Be giải thích là sambandho còn bản văn ghi là yojanā.

[169]. Chú giải Be giải thích là tannibbattakapuññassa (Se taṃ nibbattakapuññassa) còn bản văn ghi là taṃ nibbattakaṃ puññaṃ.

[170]. Chú giải Se Be giải thích là vuttaṃ còn bản văn ghi là vuttā.

[171]. Chú giải Se Be giải thích là tassā tathā còn bản văn ghi là tato tassā.

[172]. Chú giải Se Be giải thích là sambhāvanā- còn bản văn ghi là sambhavana-

[173]. Chú giải Se Be giải thích là pucchati còn bản văn ghi là pucchi.

[174]. Chú giải Be giải thích là kiṃ asutaṃ còn bản văn ghi là kiṃ asutā, Se taṃ kiṃ assutvā.

a. Khp VI3 = Sn 224

[175]. Hình như ngài Dhammapāla đã bị quan điểm cho rằng na no samam atthi có nghĩa là, ‘chẳng có ai trong chúng ta sánh ngang với vị Như Lai’ ‘hay quả thật chẳng có ai ngang bằng với vị Như Lai’ lôi cuốn Chú giải KhpA 170 đã không chấp nhận đặc tính khó hiểu này và chỉ đưa ra cách giải thích sau này – xin đọc Chú giải tiểu bộ kinh và Người diễn giải 18516 để bàn luận. Tuy nhiên đây có trong cách giải thích điều xuất hiện trong cùng một hàng trong đoạn kệ đó.

[176]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là gatiñ ca nesaṃ.

[177]. Chú giải Se Be giải thích là sāmikā còn bản văn ghi là sāmiko.

[178]. Chú giải Se Be giải thích là gati ca tāsaṃ còn bản văn ghi là gatiñ ca nesaṃ.

[179]. Chú giải Se Be giải thích là taāsaṃ còn bản văn ghi là nesaṃ.

[180]. Saranato, hình như hiểu theo nghĩa trần tục đây chính là nơi cư trú và nương tựa (bảo vệ).

[181]. Chú giải Se Be giải thích là hitasukhāvahā còn bản văn ghi là hitasukhāvahatthā.

[182]. Chú giải Se Be giải thích là pubbuṭṭhānādikaṃ caritabbadhammaṃ còn bản văn ghi là pubbuṭṭhānādikacaritabbadhammaṃ.

[183]. Chú giải Se Be giải thích là yasmiṃ còn bản văn ghi là yesu.

[184]. Chú giải Se Be giải thích là labhati còn bản văn ghi là labhantī.

[185]. Chú giải Se Be giải thích là adhivasitvā còn bản văn ghi là ti adhivāsitvā; PED lại liệt kê từ ajjhāvasati lại không liệt kê từ adhivasati nhưng xin đọc Chú giải Childers CPD sv.

[186]. acalaṃ, là từ có thể sử dụng để ám chỉ một ngọn núi; ý nghĩa này không thấy liệt kê trong tự điển PED nhưng trong tự điển PED xin đọc Chú giải Childers, CPD sv.

[187]. Chú giải Se giải thích là mahindharāparanāmakaṃ còn bản văn Be ghi là Mahindharanāmakaṃ.

[188]. Hay kiềm chế”; xin đọc Chú giải PS 5021 trong đó một ngọn núi hình như được gọi là ‘người kết thúc chuyển động của trái đất”

[189]. Chú giải Se Be giải thích là pi; còn bản văn lại bỏ qua.

[190]. Chú giải Se Be giải thích là nivāsagocaraṭṭhānabhūtaṃ còn bản văn ghi là nivāsagocaraṭṭhānaṃ.

[191]. Chú giải Se Be giải thích là sā saddhā còn bản văn ghi là saddhāsampannā .

[192]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là anukūla.

[193]. Chú giải Se Be giải thích là uppajjanakaṃ kodhaṃ còn bản văn ghi là uppajjanakakodhaṃ.

[194]. Chú giải Se (Be) giải thích là patibbatādhammassa (ca) upāsikādhammassa ca còn bản văn ghi là patibbatā dhammassa upāsikā dhammassa ca.

[195]. Bản văn ghi thêm sabbattha  đây, dưới mọi hình thức. Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[196]. sumadhuraṃ; madhuraṃ, là ngọt ngào, hiểu theo nghĩa đen là ‘ngọt ngào’ có nghĩa là âm nhạc trong cùng một lúc lại tạo ra sức lôi cuốn và gây hại nữa – xin đọc Chú giải PS 1655

[197]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[198]. Chú giải Be và đoạn kệ dưới đây giải thích là nāri còn bản văn ghi là aham; Chú giải Se lại bỏ qua.

[199]. Xin đọc trong Truyện Bản Sanh (Jat 243)

[200]. Chú giải Se Be Jat. giải thích là Bodhisatto còn bản văn ghi là mahāsatto.

[201]. Chú giải Se Be giải thích là Timbarunāradasadío còn bản văn ghi là timbarnādasadiso. Timbaru (tiếng phạn ghi là Tumburu) và Nārada thành viên lỗi lạc của những gandharvas (kiện đà la), là những nhạc công thiên giới chuyên tiêu khiển cho các chư thiên – xin đọc td E Washburn-Hopkins Epic Mythology, Delhi 1974, tr 59, 143, 153tt (trong đó ngài gợi ý cho biết nhân vật trước đó Tambaru, ngay cả còn được nhân cách hóa từ chiếc trống) và trong tr 163 (trong đó Tamburu và Narada cũng xuất hiện thành một cặp tương tự như vậy, ta cũng còn bắt gặp Timburu trong D ii 258. 265=268 DA 701 khẳng định là vua chư thiên gandhabba được ám chỉ ở đây. Từ Pali ở đây được giải thích là “nhạc công” đương nhiên chỉ là gandhabba. Còn về chiếc sáo của Narada xin đọc Chú giải VvA 281166.

[202]. Chú giải Be giải thích là posesi còn bản văn Se ghi là poseti.

[203]. Chú giải Be giải thích là Musila xuyên suốt tác phẩm.

[204]. Là Thủ đô của vương quốc Avanti. Rất có thể là thành phố Ujjain hiện đại ngày nay.

[205]. Chú giải Se Be giải thích là uggaṇhitauṃ còn bản văn ghi là uggahetuṃ.

[206]. Từ yācāpesi, không thấy liệt kê trong tự điển PED hay tự điển Childers. Mūsila yêu cầu cha mẹ Guttila nhờ họ xin Guttila dạy nhạc cho cậu. Có điều gì đó hình như thiếu trong bản tường trình này, biến cố này được kể lại đầy đủ trong Kinh Bản Sanh.

[207]. ācariyamuṭṭhiṃ akatvā, có nghĩa là chẳng giữ lại bất kỳ điều gì cả. xin đọc Chú giải D ii 100; S v 153; J ii 221, 250; Miln 144.

[208]. Chú giải Se Be giải thích là sippaṃ. Còn bản văn ghi là sikkhaṃ.

[209]. Chú giải Se Be giải thích là kataparicayatāya còn bản văn ghi là kataparicitatāya.

[210]. Tám căn dẫn đến thiếu vắng điều này xin đọc D iii 255tt, Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 332.

[211]. Chú giải Se Be giải thích là passatha còn bản văn ghi là passa.

[212]. Chú giải Se Be giải thích là imassa còn bản văn ghi là idha.

[213]. Chú giải Be giải thích là patissuṇitvā còn bản văn Se ghi là paṭisuṇitvā

[214]. Từ parituṭṭho, không thấy liệt kê trong tự điển PED.

[215]. Chú giải Se Be giải thích là vasa còn bản văn ghi là vasāhi.

[216]. Chú giải Be giải thích là dinnakoṭṭhāsato còn bản văn ghi là dinnāyasato, Chú giải Se giải thích là dinnayasato.

[217]. Tự điển PED sv āhiṇḍati đã đưa ra cách tham khảo giống như Chú giải VvA 238.

[218]. Ahāpetvaā, hiểu theo nghĩa đen là không bỏ qua.

[219]. Chú giải Se Be giải thích là chajjādi- còn bản văn ghi là chejjadi-: chajja (Skt ṣadja) là nốt nhạc đầu tiên trong bảy nốt nơi bất kỳ thang âm nhạc nào – tức là: (1) chajja (ṣaḍja); (2) usabha (rṣabha); (3) gandhāra (gāndhāra); (4) majjhima (madhyama); (5) pañcama (pañcama); (6) dhevata (dhaivata); và (7) nisāda (niṣada), những nốt nhạc này được chỉ rõ bằng những nguyên âm đầu của tên nốt nhạc đó: ṣa, r, ga.ma. pa, dha, ni – và tương ứng chính xác với các nốt nhạc của chúng ta là do-re-mi-fa-so-la-si, các nốt nhạc này cũng tương ứng giống như tiếng kêu của con công, con bò đực, con cừu, chim mỏ nhát, con diệc, chim koin, ngựa và voi (xin đọc Chú giải SED sv svara).

[220]. Chú giải Se Be giải thích là atthitāya còn bản văn ghi là āvāditāya.

[221]. Dīpanato; không thấy liệt kê trong Tự điển Childers, PED. xin đọc chú thích số 23 ở trên.

[222]. Theo tự điển SED sv vīṇā đây thường được coi như là hai quãng tám.

[223]. Ahāpanato; không thấy liệt kê trong tự điển Childers, PED hay CPD, xin đọc Chú giải n . 23 ở trên

[224]. Suti (Skt ṣruti); ‘là cách phân chia đặc biệt trong một quãng tám, thành một phần tư gam, gam trường, hay là một quãng (hai mươi hai nốt được liệt kê ở đây, có bốn nốt tạo thành gam trường, ba nót tạo thành gam thứ, và hai nốt có nửa tông, các nốt này được nhân cách hóa thành những tiên nữ)” SED sv ṣruti.

[225]. Sarassa. Hay là một nốt như trong chú thích số. 24 ở trên.

[226]. Chú giải Se Be và trong đoạn kệ giải thích là saraṇaṃ; bản văn lại bỏ qua.

[227]. Chú giải Be giải thích là parājito o còn bản văn ghi là parājayabhūto pi. Chú giải Se giải thích là parābhūto, sau khi bị phá sản, và rồi tiếp tục với nidhanaṃ pāpunissati, sẽ dẫn đến cái chết. Còn bản văn ghi là vināsaṃ pāpuṇissati, sẽ phá sản. Từ nidhanaṃ không thấy liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc Childers sv.

[228]. Chú giải Se Be giải thích là vīṇā còn bản văn ghi là vīnaṃ.

[229]. Chú giải Se (Be) giải thích là itare (pana) na passanti còn bản văn ghi là ghi là itaro pana na passati, có nghĩa là Mūsila không thể nhìn thấy ngài nhưng lại để ngỏ vấn đề không hiểu những người hiện diện có nhìn thấy ngài chăng.

[230]. Chú giải Se Be giải thích là chinnāya (Se chinditāya) tantiyā còn bản văn ghi là chindāya pi vīṇāya.

[231]. Chú giải Se Be giải thích là –nigghosā còn bản văn ghi là –nigghoso.

[232]. Chú giải Se Be giải thích là chinnāsu pi vīnā còn bản văn ghi là chndāsu pi vināya.

[233]. Chú giải Se Be giải thích là disvā còn bản văn ghi là sutvā.

[234]. Pattakkhando, theo nghĩa đen vai xệ xuống như chiếc lá héo; xin đọc PED sv.

[235]. Chú giải Se Be giải thích là celukkhepe ( Chú giải VvA 132) còn bản văn ghi là celukkhepe.

[236]. Chú giải Se Be giải thích là sammodanīyaṃ.

[237]. Mahāpurisena; ba mươi hai sắc tướng thể lý của một vị Ðại Nhân được liệt kê trong D ii 17tt. iii 142tt; Trung Bộ Kinh (M) ii 133tt; tám suy tư của vị Ðại Nhân được liệt kê trong iii 287; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 229; trong khi đó chính từ đó cũng được đưa ra một số nội dung như trong S v 158 và Sn 1040tt. đoạn văn hiện hữu được giải thích trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 399tt, xin cũng đọc Dhp 352 Miln 10. việc nghiên cứu lịch sử về những nguồn gốc tiền Phật giáo về khái niệm Ðại Nhân, đề cập đến trong 1899(Dial I 1102) hình như vẫn không có sẵn để vận dụng.

[238]. Chú giải Be giải thích là devanaṃ,  đây ta nên hiểu về các chư thiên.

[239]. Một chiếc xe, dài một trăm năm mươi do tuần và có một ngàn con ngựa kéo. Mātali là người đánh xe. Chuyện Bản Sanh Sudhābhojana (Dial v 408tt) ã kể lại câu chuyện này và được sử dụng cả trong trận chiến chống lại các A-tu-la (td. S i 224tt) và cũng để vận chuyển con người sang cõi phạm thiên – xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) ii 79tt; S i 221, 234-6 v.v…

[240]. Chú giải Se Be giải thích là sippūpajīvina còn bản văn ghi là sippupajīvino.

[241]. Chú giải Se Be giải thích là me; còn bản văn lại bỏ qua.

[242]. Chú giải Se Be giải thích là tassa còn bản văn ghi là ev’ assa.

[243]. Là vị Ðức Phật tiền thân trực tiếp với chính Ðức Phật Cồ Ðàm của chúng ta.

[244]. Chú giải Se giải thích là tṭhatvā tāni tāni puññāni katvā Tavatiṃsabhavane paccekaṃ accharāsahassaparivārā Sakkassa devarañō paricārikā hutvā paṭipaīyā ṭhiesu chattiṃsa devavimanesu nibbautvā buddhañṇena pi paricchinditum asakkuṇeyyaṃ mahatiṃ devavibhūtim anubhavanti còn bản văn Be ghi là ṭhitā taṃ taṃ pññaṃ akamsu; xin đọc Chú giải VvA 119 ở trên.

[245]. Chú giải Se Be giải thích là itthī còn bản văn ghi là itthi.

[246]. Sumanā, là bông hoa màu trắng có bốn cánh có mùi thơm rất ngào ngạt; vì có đường kính ít hơn một inch thế nên rất khác biệt so với loại hoa vừng lớn hơn, hoa chỉ nở một năm một lần và không có hương thơm thực sự và tự điển PED đã xác định sai là hoa sumana (NAJ) xin cũng đọc Chú giải VvA 197 số 16 duới đây để biết thêm về nguồn góc tiếng Anh cho tên cây vừng”.

[247]. Hình tướng năm ngón tay, hay hình bàn tay hay hình bàn tay xoè ra, in trên vật gì đó sau khi đã tẩm vào một loại hương liệu thường thì là một dung dịch cây trầm; trong các nghi lễ hy tế Hindu vết tay này được đặt lên trên con vat sát tế sau khi đã nhúng tay vào máu. Xin đọc Chú giải PED sv pañcaṅgulika. B Disc v 170tt, kinh bản sinh ii 721 ể rõ về phần thảo luận và những tham khảo thêm.

[248]. Chú giải Se Be J ii 256 giải thích là velāya nāvāya; velāya  đây có nghĩa là ‘cột trụ’ chứ không phải là ‘giờ ăn’ như SOM 64 đã đưa ra. Ðiều này giải thích tại sao trong đoạn kệ dưới đây thế nên ta giải thích là người phụ nữ đứng trong nước.

[249]. Chú giải Se Be giải thích là akkodhanā còn bản văn ghi là akhodhanā.

[250]. khīrabhattaṃ, không thấy liệt kê trong tự điển PED, xin đọc Chú giải Sinhalese kiri-bat.

[251]. Quả Timbaru này và bốn loại quả tiếp theo. Tất cả đều có chung một nguồn gốc được liệt vào số những thứ thường được sử dụng như là món rau sống như trái dưa leo, bầu, bí và bí ngô v.v…trái timbaru (tiếng Sinhale là tiṃbiri, EVvP) theo tập Chú giải tinduka, là loại trái của cây leo tương tự như dưa leo tipusa (tiếng Phạn là trapusa) không thể là loại trái đậu khấu tiếng khoa học là Diospyros embriopteris (mà tự điển PED và SED đã xác định là tinduka và PED cũng cho là timbaru/timbarusaka từ đó người ta tinh chiết được dầu mã tiền (là một chất độc) tiếng Sinhale gọi là kaduru thường tìm thấy nơi các bãi đầm lầy rừng đước. Cũng không giống như một loại quả có sơ hình dạng giống như một trái banh tennis, thường được so sánh với vú người phụ nữ. (timbarutthaniṃ) trong Chú giải Sn 110 và J vi 457 (NAJ)

[252]. Trái kakkārika (tiếng Sinhale là kākiri, EVvP; xin đọc Chú giải Hindi kakri, Skt karkarūka) là một loại dưa chuột – tên khoa học là Beninkasa Cerifera (xin cũng đọc PED sv) – có thể nấu chính là một món rau hay để chín cây, được sử dụng như là một loại quả. (NAJ) tập Chú giải tuy nhiên lại cho là đay là trái elaluka còn gọi là trái dưa leo tipusa ngược lại theo NAJ trái elāluka nên hiểu là một loại bí ngô tiếng Sinhale gọi là alu-puhul.

[253]. Theo Chú giải EVvP trái tiyambara, trong khi đó SED sv ervaruka lại cho là một loại trái có tên khoa học là Cucumis Utilissmus; tuy nhiên cũng cần đọc chú thích trên.

[254]. valliphalaṃ (= tiếng Sinhale vāla-pala, NAJ và rất có thể là một loại bí ngô); SED sv valli lại cho là nhằm mục đích chữa bệnh.

[255]. Theo Chú giải EVvP loại quả này được thấy trong boraḷu-damaṇu-pala Sinhanle (NAJ) – là một loại quả Eugenia - nhưng cũng xin đọc Chú giải VvA 288 số 4 trong đó NAJ hiểu đây chính là hoa ugurāssa. Một loại nước uống lạnh được chế biến từ những quả chín mọng, loại nước uống này là một trong tám loại nước chư vị Tỳ khưu được phép sử dụng (Vin i 146; xin đọc B Disc iv 3396 tiếp theo với bản văn giới luật – cũng xin đọc SED sv parūṣa – ược xác định chung với Grewia Asiatica).

[256]. Chú giải Se Be và đoạn kệ dưới đây giải thích là sākamuṭṭhiṃ còn bản văn ghi là sālūkamuṭṭhiṃ một nắm ngó sen và từ đó họ chế một loại thức uống chư vị Tỳ khưu cũng được phép sử dụng – xin ọc B Disc iv 3395.

[257]. Chú giải Be và đoạn kệ dưới đây giải thích là pupphakamuṭṭhiṃ còn bản văn ghi là pupphita- Chú giải Se giải thích à phūhuka; EVvP coi đó là pulun, là bông vải – NAJ.

[258]. Chú giải Be và đoạn kệ dưới đây giải thích là nimbapalāsamuṭṭhiṃ còn bản văn ghi là nimbapalāsamuṭṭiṃ; ây chính là một loại quả margosa, hay là cây Azadirachta Indica, có quả rất đắng (loại quả này dùng để nhai đặc biệt trong đám tang) (trầu cau).

[259]. Aṃsabandhanaṃ, dây đeo vai, Be ghi là -bandhakaṃ, Se -vaṭṭakaṃ; cũng như trong đoạn kệ dưới đây trong đó Te = Be. Vv = Se, những thay đổi như vậy xem ra khá phổ biến. Dây đeo này được dùng để đeo túi sách v.v…và trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của vị Tỳ khưu – xin đọc Disc iv 2768

[260]. Chú giải Se Be giải thích là tālavaṇtaṃ còn bản văn ghi là talapaṇṇaṃ (nhưng lại ghi là tālapaṇṇaṃ trong đoạn lệ dưới đây trong đó ta thấy Vv = Se = Be. Te = bản văn) cho dù người ta cho rằng tập chú giải rất có thể đem lại nhiều hỗ trợ hơn đối với từ vừa nêu; tuy nhiên xin đọc. Chú giải tiếng Phạn tālavṛanta. Chiếc quạt thường được làm bằng phần cuống và lá talipot, hay là lá dừa, tên khoa học là Borassus flabelliformis.

[261]. morahaṭṭhaṃ; xin đọc tập giải dưới đây.

[262]. Sakkhalim; ở đây Chú giải Se Be giải thích là sakkhalikaṃ, cũng như Chú giải Be trong đoạn kệ. Theo tự điển SED sv ṣaṣkuli giải thích là một chiếu bánh tròn to làm bằng bột gạo, đường và hạt vừng và chiên bằng dầu. Tuy nhiên NAJ lại giải thích thêm tiếng Sinhale lại gọi thứ bánh này là aggalā, ược làm bằng cơm giã nát chộn chung với đường thốt nốt, muối và một số thành tố khác (ngoại trừ lila. hay hạt mè) và nặn thành cục có đường kính khoảng độ một inch đến một inch rưỡi, bánh này cũng có thể làm bằng hạt mè thay vì cơm nhưng lại không được gọi là aggalā trộn chung với thịt. Trong Chú giải GS iii 63 ngài Hare lại đưa ra cách giải thích là ‘kẹo nổ’(!).

[263]. Chú giải Se Be giải thích là mahatiyā deviddhiyā virājamānā; còn bản văn lại bỏ qua.

[264]. Chú giải Se Be giải thích là paṭipāṭiyā; còn bản văn lại bỏ qua.

[265]. Toàn bộ bản văn đều giản lược đi khá nhiều. Tôi chọn theo các đoạn kệ ghi trong Chú giải Vv và số lượng các đoạn kệ ghi trong đó. Ðoạn mẫu này nói chung phù hợp, tuy nhiên không rõ ràng ngay tức khắc với đạng giản lược nơi các đoạn kệ như đã được truyền lại nơi nhiều ấn bản khác nhau.

[266]. Chú giải Se Be Te Vv và PvA giải thích là osadhī còn bản văn ghi là osadhi.

[267]. Chú giải Vv giải thích là nārisu còn bản văn Se Be Te Vv giải thích là nārīsu.

[268]. PED sv kāmavaṇṇin lại đề nghị tham khảo Chú giải Vv 33191

[269]. Cách giải thích từ pavarā tương tự như từ thứ nhất hàng thứ tư trong Chú giải Se Be Vv chứ không phải từ cuối cùng dòng thứ ba như trong bản văn Te.

[270]. Chú giải Be Vv cũng giải thích giống như vậy; bản văn bỏ qua trong khi đó từ này lại nằm trong đoạn tinh giản trong bản văn Se Te.

[271]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là ahaṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[272]. Chú giải Be giải thích là thūpamhi còn bản văn Se Te Vv ghi là thūpasmiṃ.

[273]. Chú giải Be giải thích là ca ahaṃ. Chú giải Te giải thích là cahaṃ còn bản văn Se Vv ghi là ahaṃ.

[274]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là ekūposathaṃ còn bản văn ghi là ekuposathaṃ.

[275]. Chú giải Se Vv giải thích là anussūyikā còn bản văn Te ghi là anussuyyikā, Be giải thích là anusūyikā.

[276]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sassuñ cāhaṃ còn bản văn ghi là sassuṃ cāhaṃ.

[277]. Chú giải Se Be giải thích là –karī. Bản văn Vv ghi là – kāri. Te –kārinī.

[278]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là akkodhanā còn bản văn ghi là akodhanā.

[279]. Chú giải Se Te Vv giải thích là anatimānī còn bản văn ghi là nātimāninī. Be ’natimānīmī.

[280]. Chú giải Se Be giải thích là upapajja còn bản văn Vv ghi là uppajja; bản văn Te lại bỏ qua nửa câu thơ này trong đoạn kệ trên.

[281]. Chú giải Se Be Vv cũng giải thích tương tự như vậy; bản văn lại giải thích nửa câu thơ này với đoạn kệ trên. Trong khi đó Chú giải Te bỏ qua toàn bộ. SOM 66 lại theo sát bản văn.

[282]. Ucchukhaṇdikaṃ. Bản văn Be Te cũng ghi như vậy (Se -khaṇḍakaṃ); ở đây Chú giải Vv giải thích là -kkaṇḍakaṃ.

[283]. Chú giải Se Be Vv và đoạn thơ ở trên giải thích là kakkārikaṃ còn bản văn Te ghi là kakkārukaṃ.

[284]. Chú giải Be Vv giải thích là valliphalaṃ (Se vallīphalaṃ) còn bản văn ghi là vallipakkaṃ (Te ghi là vallipakkaṃ)

[285]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là hatthappatāpakaṃ còn bản văn ghi là hatthapatāpakaṃ.

[286]. Bản văn Kinh Tạng ghi thêm bhikkhuno panthapaṭipannassa, ở đây có liên quan đến vị Tỳ khưu đang tu tập chánh đạo

[287]. mūlakaṃ (= Sinhalese mūla-palā, EVvP); SOM 67  đây lại cho là “một nắm ngò sen”

[288]. Chú giải Se Be Vv và đoạn thơ ở trên giải thích là ayogapattaṃ, Chú giải Te giải thích là ayogapattaṃ.

[289]. Evaṃ mahāsatto tāhi devatāhi katasucarite vyākate (Be byaā-) tuṭṭhamānatto sammodanaṃ karonto attano ca sucaritacaraṇe yuttapayattataṃ vivaṭṭajjhāsayatañ ca pavedento āha; Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy. Tuy nhiên bản văn cũng ghi giống như đoạn kệ trên trong tập Chú giải về đoạn 291 (VvA 147ff)

[290]. Chú giải Se Te Vv giải thích là addasaṃ còn bản văn ghi là addasāsiṃ. Te addasāmi.

[291]. Chú giải Be Te giải thích là kāmavaṇṇiniyo còn bản văn Se Ve ghi là kāmavaṇṇiyo.

[292]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sutvā còn bản văn Te ghi là sutvāna.

[293]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là tattha gamissami còn bản văn ghi là tatth’ eva gacchāmi.

[294]. Chú giải Se Be giải thích là ukkaṃsagataṃ pavaraṃ koṭibhūtaṃ còn bản văn ghi là ukkaṃsagatavarakoṭibhūtaṃ.

[295]. Nguyên từ tương đương, divi là từ trừu tượng của từ divya nhằm mục đích này – PED; nhưng hình như divi lại ở vị trí cách √dyu và như vậy có nghĩa là “trên không trung” (NAJ). Chú giải KhpA 227 và PvA 14 cũng đưa ra ý nghĩa giống như vậy.

[296]. Cetetvā; bản văn Kinh Tạng lại ghi thêm vā vào đây, Chú giải Be Se lại bỏ qua.

[297]. ṭhānaṃ. Là một vị trí cũng có thể gọi là một ‘trạng thái’ tức là, nàng đã chiếm được hiện trạng thiên giới (với đầy đủ quyền uy).

[298]. Ở đây mô tả rõ về thiên nữ hơn là thiên cung chư thiên, tức là nàng rất cảm khoái sau khi đã tái sanh nơi đó thiên nữ đã chiếm được thiên cung thiên giới.

[299]. Chú giải Se Be giải thích là manavaḍḍhanakā còn bản văn ghi là -vaḍḍhakā

[300]. Tên khoa học là Artocarpus incisa.

[301]. Năm thứ như vậy thường được liệt kê là: sữa, kem, kem bơ, bơ và thục tô - td. Vin i 244 trong đó cho biết những thứ này chư vị Tỳ khưu được phép sử dụng.

[302]. Chú giải Se và đoạn kệ đó cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là thūpe; Chú giải Be giải thích là thūpamhi ể phù hợp với cách giải thích trong đoạn kệ – xin đọc Chú giải số 77.

[303]. Chú giải Se Be giải thích là usūyā rahitā còn bản văn ghi là ussayyarahitā.

[304]. Xin đọc VvA 94.

[305]. Chú giải Se Be giải thích là saṃvibhajanasīlā còn bản văn ghi là vibhajanasīlā.

[306]. Chú giải Se Be giải thích là vā; còn bản văn lại bỏ qua.

[307]. Chú giải Be giải thích là timbarusaṃ, tassa phalaṃ timbarūsakan ti vadanti còn bản văn ghi là timbarūsakan ti ca vadanti; Se= tương tự như bản văn Kinh Tạng nhưng lại bỏ qua ca.

[308]. Chú giải Se Be giải thích là mandāmukhiṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là mandamukhī; xin đọc Chú giải Vin i 32.

[309]. Sayanato; hay ‘chỗi dậy’ hay “ra khỏi giường”.

[310]. Bản văn Kinh Tạng ghi thêm ca vào đây, còn Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[311]. Ở điểm này bản văn Kinh Tạng ghi sai thành samacārilyāya.

[312]. Chú giải Se Be giải thích là kāyamācārikassa còn bản văn Kinh Tạng ghi là kāyasamacāri-kassa.

[313]. Chú giải về năm cách kiềm chế trong DhsA 351 – kiềm chế bằng cách thực hiện trì giới (sīla), nhập niệm (sati), tu tập kiến thức (ñaṇa), tu tập nhẫn (khanti) và tu tập tinh tấn (viriya).

[314]. Có nghĩa là năm giác quan, cộng thêm giác quan thứ sáu đó là tâm.

[315]. Chú giải Se Be giải thích là Guttilavimanan tvetva còn bản văn kinh tạng ghi là Guttilavimāna tveva.

[316]. Saṃsarantiyo, là hình thái động từ samsara (luân hồi). Di chuyển từ cõi này sang cõi khác.

[317]. Xin đọc Chú giải Ps 338

[318]. Ta tìm thấy chi tiết trong Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 69tt; xin đọc Chú giải S ii 27tt.

[319]. Chú giải Se Be giải thích là yathāvuttadhammacaraṇe còn bản văn Kinh Tạng ghi là -caraṇena; ta nên hiểu điều này có liên quan đến “việc tu tập Phật Pháp đã đề cập đến ở trên.”

[320]. Chú giải Se Be giải thích là yeva; bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[321]. Chú giải Be Se Te Vv giải thích daddalla- còn xuyên suốt bản văn ghi là daddalla-

[322]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[323]. Một làng Bà La môn gần thành Rājagaha trong đó trưởng lão Sāriputta đã sanh ra và sau này ngài cũng qua đời tại đó – xin ọc VvA 158 dưới đây, cũng xin đọc S v 161.

[324]. Người em trai của Sāriputta và được Ðức Phật công bố làm đồ đệ trưởng chư vị Tỳ khưu sống trong rừng – Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 24.

[325]. Bản văn Se ghi thêm tāsu, ở đây có nghĩa là thuộc những vị này; còn Chú giải Be lại bỏ qua.

[326]. Chú giải Se Be giải thích là saddhā pasannā còn bản văn ghi là saddhāsampannā.

[327]. Chú giải Se Be giải thích là ahosi; còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[328]. Chú giải Se giải thích là Revatattheraṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi la Revataṃ.

[329]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn Kinh Tạng pakkami.

[330]. Ðể thảo luận về đặc tính nổi trội giữa đồ cúng dường cho các cá nhân riêng biệt và cho Tăng Ðoàn nói chung xin đọc thêm Chú giải dưới đây. PS 8822’; cách sử dụng từ “cá nhân” (puggala) trong bối cảnh đó không hiến thấy như trong SOM 682 ã gợi ý.

[331]. Chú giải Be cũng giải thích tương tự như vậy; bản văn Kinh Tạng đã chấm câu khác đi. Việc mở dấu ngoặc kép chỉ dùng ngay từ Bhadda. Trong khi đó Chú giải Be lại không dùng dấu ngoặc kép nào cả.

[332]. āvikarontī. Chú giải Be lại bỏ qua.

[333]. Chú giải Be Vv giải thích là kaniṭṭhikā còn bản văn Kinh Tạng Se Te ghi là kaniṭṭhakā.

[334]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là sā ahaṃ kāyassa bhedā còn bản văn Kinh Tạng Te Vv ghi là sāhaṃ kāyassa bhedāya.

[335]. Chú giải Vv giải thích là Nimmānaratidevānaṃ, Chú giải Te giải thích là Nimmānaratīdevānaṃ.

[336]. Chú giải bản văn Kinh Tạng Be giải thích là kaniṭṭhikā còn Se ghi là kaniṭṭhakā; xin đọc Chú giải số 13

[337]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là mānusake còn bản văn Kinh Tạng Be ghi là atha.

[338]. Bản văn Kinh Tạng đã chèn sai một dấu chấm hết vào điểm này.

[339]. Chú giải Se Te Vv giải thích là kathaṃ còn bản văn Kinh Tạng Be ghi là atha.

[340]. Chú giải Vv giải thích là ajjahatā. Hình như không chính xác, còn bản văn Kinh Tạng Se Be Te ghi là ajjhagā.

[341]. bản văn Kinh Tạng đã ghi sai một dấu chấm hết vào trước từ pāṇino.

[342]. Chú giải Se Be giải thích là nimmānaratino còn bản văn Kinh Tạng ghi là nimmānaratī.

[343]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn Kinh Tạng ghi là vā.

[344]. Chú giải Se Te Vv giải thích là brahmacārino còn bản văn Kinh Tạng Be ghi là brahmacārayo; xin ọc tham khảo của Hardy (tr. 373) đối với một đoạn song hành với Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 42 hình như là điều không xác thực.

[345]. Chú giải Se Vv giải thích là manobhāvaniyo m.c., còn bản văn Kinh Tạng Be Te ghi là manobhāvaniyo.

[346]. sandiṭṭho; xin đọc Chú giải dưới đây.

[347]. Xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 255tt trong đó các vật cúng dường dành cho Tăng Ðoàn (nhưng trước đó chỉ dành cho các đồ đệ) cũng được đề cập đến là vô song. Thành ngữ “dâng cúng cho Tăng Ðoàn” hiểu theo nghĩa đen là “đi tới Tăng Ðoàn” có thể so sánh với ‘chứng đắc thành công nơi phước điền” (VvA 30. 32, 102; PvA 198) và thành ngữ, ‘dành cho phước điền” (PvA 136. 191.) thành ngữ sau này không nên hiểu là “trở thành phước điền” như tự điển PED đã gợi ý với sv khettagata nhưng tốt hơn là nên hiểu “đạt đến phước điền”, là phước điền vô song nơi cõi trần gian này được Tăng Ðoàn chư vị đồ đệ đem lại; xin đọc Chú giải dưới đây.

[348]. Chú giải Vv cũng giải thích tương tự như vậy, còn bản văn Kinh Tạng ghi là attan’ aṭṭhamaṃ.

[349]. Chú giải Se Be giải thích là nimantesiṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là nimantesi.

[350]. Chú giải Se Be giải thích là attaṭṭhamaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là attan’ aṭṭhamaṃ.

[351]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ; còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[352]. Chú giải Vv giải thích là bhadde còn bản văn Kinh Tạng ghi là Bhadde cả ở đây và trong đoạn kệ 3, 19 rất có thể do không biết rõ từ này là một tên riêng.

[353]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là pubbe bhaginī còn bản văn Kinh Tạng ghi là pubbabhanginī.

[354]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là patiṭṭhāpesi còn bản văn Kinh Tạng ghi là patiṭṭhapesi.

[355]. Một trong những ngọn đồi vây quanh thành Rājagaha và khung cảnh nhiều Kinh Tạng (chủ yếu là các kinh Bắc Tông). Tình tiết Dạ Xoa nhớ lại ở đây có thể tìm thấy trong S i 233. Các đoạn kệ 21, 23, 24 cũng đã diễn ra trong S i 233, các đoạn kệ 23 24 trong S i 233. (xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 293) và các đọan kệ 21, 23, 27-27 trong Kvu xvii 9 (xin đọc những điểm gây tranh luận 320tt.)

[356]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là yattha còn bản văn Kinh Tạng S i 233 ghi là kattha.

[357]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là kammaphalaṃ và cước chú trong tập Chú giải dưới đây, còn bản văn Kinh Tạng ghi là kammapphalaṃ.

[358]. Chú giải Se Be Vv giải thích là dhammam udīrayanti còn bản văn Kinh Tạng ghi là yattha dhammaṃ uddisanti, Chú giải Te giải thích là dhammakatthaṃ udīrayanti.

[359]. Chú giải Se Be Vv giải thích là lokavidūna còn bản văn Kinh Tạng Te ghi là lokavidūhi.

[360]. Chú giải Se Be Vv giải thích là yaññaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là puññaṃ.

[361]. kāreṇena; xin đọc PvA 125, 286 để biết thêm những chi tiết tương tự.

[362]. Nāyena; ể phù hợp với cách thức trần gian và sự việc v.v…hay nại tới.

[363]. Ðó chính là ngũ “uẩn” mỗi cá nhân đương sự bao gồm: sắc (rūpa) thọ (vedanā) tuởng (sañña) hành (saṅkhārā) và thức (viññāna).

[364]. Trong trường hợp này đoạn kệ có nghĩa là “am tường được chính quả phước nơi nghiệp của chính mình)

[365]. Maggaṭṭhā, đó là chánh đạo Nhập Lưu, thánh đạo Nhất Lai, thánh đạo Bất Lai và A-la-hán mà tột đỉnh nơi những thánh quả tái sanh tương ứng với một đấng Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, và A-la-hán. Tuy nhiên trong từng trường hợp, thánh đạo vẫn giống nhau – đó chính là Bát Chánh Ðạo – và bốn chánh qủa thực chất nên được hiểu là bốn kết quả tương ứng và duy nhất qua lại nơi bát chánh đạo; xin đọc phần giới thiệu.

[366]. Ðó chính là chánh kiến siêu thế bao gồm nhận ra được bốn chân đế (td D ii 312) và nấc thang nơi bát chánh đạo trong Trung Bộ Kinh (M) iii 71tt đã phân biệt rõ thành chánh kiến trần tục, bao gồm niềm tin về hiệu quả bố thí v.v…

[367]. Ðây chính là bốn Nhập Lưu Ưng Gà (chi phận), đặc biệt đối với các vị đồ đệ thánh, sở hữu được giới đức rất quí báu đối với chư vị thánh nhân theo đuổi nhập định hay nhập niệm – xin đọc td. S v 343tt.

[368]. Paramattha-, hay ‘ý nghĩa nội tại” được giải thích theo tựa đề tác phẩm này. Tăng chúng chư vị đồ đệ, ở đây bao gồm cả người phàm tục lẫn chư thiên và chỉ có một số chư vị Tỳ khưu. Ðây không phải một tăng đoàn tồn tại nơi một Tăng chúng. Chúng không phải cách phân loại một Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu, hay tăng đoàn chư vị Tỳ khưu, cũng không phải là tăng đoàn trong một tăng đoàn nào khác, nhưng là một Tăng Ðoàn kiểu mẫu lý tưởng.

[369]. Chú giải Se Be giải thích là hi còn bản văn Kinh Tạng ghi là ti.

[370]. Chú giải Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là saṅghaṭhitattā; xin đọc VvA 233 dưới đây để biết thêm chi tiết giống nhau.

[371]. Chú giải Se Be giải thích là samādhi, pañña sīlaṃ samāhitañ ca còn bản văn Kinh Tạng samādhipaññāsīliasamāhitañ ca.

[372]. Chú giải Se Be giải thích là sīladi-ñhammakhanhattayasampannatāya còn bản văn Kinh Tạng ghi là sīlādi-dhammakkhandhattayasampannatāya. Phần còn lại là tuệ và thiền định – xin đọc Chú giải D I 206; It 51. Tuy nhiên ở đây được đề cập đến với ba đặc tính quả thật ta cũng có thể chấp nhận là uẩn thứ tư. đó là từ bỏ – xin đọc td. D ii 122tt, iii 229. những chi tiết này xem ra hơi khác với 84.000 Pháp uẩn (Dhammakkhandha) được đề cập đến trong VvA 4.

[373]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn Kinh Tạng ghi là Vipulo ti vipulo. Mahaggato.

[374]. Ālhaka (skt āḍhaka) là một đơn vị đo chất lỏng ta không biết rõ số lượng là bao nhiêu ngoại trừ một chi tiết là 16 pasata = 4 pattha- 1 alhaka-1/4 dona= 1/16 manika= 1/64 khari, 20 khari bằng 1 vaha – CPD, SED sv lại giải thích là trọng lượng không khi đó một đơn vị đo hạt khô, là 71b 11oz nhưng lại giải thích thêm tại Bengal tương đương với 2 mans hay 164 cân anh; trong khi đó i: lại có đôi chút khác với những trọng lương tương đương như trên. Ðơn vị đo lường hình như tương đối nhỏ mà thôi theo như trong Vin iii 62. cho hay một vị Tỳ khưu có thể dùng một alhaka thục tô, không kẻ đến những thứ đồ ăn khác trong một lần du hành khất thực. Xin cũng đọc thêm chi tiết rất hấp dẫn trong phần thảo luận về từ này trong tập B Disc i 1031. ta cũng tìm thấy một vài dụng cụ đo lường được nói tới trong Chú giải PvA – e.g. đó là doṇa (Pv IV. 333) và khāri (PvA 102).

[375]. Ðó chính là Tăng Ðoàn.

[376]. Chú giải Se Be It 88 giải thích là Tathāgatasāvakasaṃgho còn bản văn Kinh Tạng Tathāgatassa sāvakasaṃgho.

a. It 88

[377]. Chú giải Se Be giải thích là narassa còn bản văn Kinh Tạng naravīrassa.

[378]. Như trong VvA 97 chỉ rõ từ này xuất phát từ vīra. Trong bối cảnh này ta nên hiểu là “người anh hùng”

[379]. Chú giải Se Be giải thích là dhammaṃ udīrayantī ti dhammaṃ uddisanti. Kathaṃ? Còn bản văn Kinh Tăng ghi là yattha dhammam uddisanti.

[380]. Từ Dhamma ý nghĩa ở đây xem ra không rõ ràng. Trong S iii 66 Ðức Phật đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa Tuệ Giải thoát (paññāvimutta) của vị A-la-hán (và là thành viên Tăng Ðoàn thánh) và chính mình chính là người đó kiến khởi sanh nơi tha nhân chánh đạo cho đến giờ phút này vẫn chư khởi sanh ngược lại các đồ đệ chỉ đơn giản là người tu luyện chánh đạo (xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 15). Có nghĩa là chỉ có mình Ðức Phật mới có thể an trú chánh đạo cho tha nhân bằng cách tiết lộ Phật Pháp dưới dạng nhãn quan tứ diệu đế. Ðiều này cho thấy Phật Pháp ở đây chỉ mang ý nghĩa phàm tục mà thôi.

[381]. Gotrabhū, một từ khó hiểu trong bốn Kinh Tạng và có rất ít phân tích chi tiết. Hình như nôm na là từ đồng nghĩa với từ savaka thuộc dòng dõi bậc thánh, có kẻ thuộc dòng dõi thánh theo bẩm sanh, vấn đề ở đây khiến cho Revata là một vị A-la-hán và như vậy cũng thuộc dòng dõi bậc thánh. Lại là một Tỳ khưu cũng thuộc một tăng đoàn qui ước, hình như thuộc một bikkhusaṅgha và khi nhận được cúng dường, với tư cách là một vị Tỳ khưu và một thành viên cá nhân trong Tăng Ðoàn bậc thánh, đương nhiên ngài đem lại chánh quả cũng dồn về cho mỗi đương sự và mọi thành viên trong tăng đoàn vì vật cúng dường này dành cho họ với tư cách là một Tăng Ðoàn duy nhất. như vậy ta có thể so sánh với cách thức bố thí của người Sinhale hiện đại cho chư vị Tỳ khưu nhân danh tăng đoàn bậc thánh lại có thể đem lại lợi ích trở lại cho tới chư vi đại trưởng lão như Sāriputta và Moggallāna v.v…

[382]. Āhunapāhunavasena; người ta cho rằng Savakasaṅghe xứng nhận lễ cúng dường (ahuneyyo) và xứng đáng nhận được việc tiếp đãi nồng hậu (pāhuneyyo) v.v… xin đọc td. Trung Bộ Kinh (M) i 37. những tính từ này chỉ là những từ chuyên môn được sử dụng có liên quan đến nghi lễ sát tế Phệ đà và Phạm Thiên, Các Phật tử đã chuyển hoá hy tế này thành của bố thí. Xin đặc biệt đọc R, Clayton Amore. The Concept And Practice of Doing Merit in Early Therevada Buddhist, Ann Arbor, Michigan 1971. NAJ lại đưa ra một đề nghị rất hấp dẫn hình như không liên quan gì đến Childers, PED hay CPD cho rằng theo truyền thống Phật giáo thì có nghĩa là “người xứng được mời”.

[383]. Xin đọc Chú giải được thảo luận trong PS 146112

[384]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như thế và Chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 256 còn bản văn Kinh Tạng ghi là Gotami.

[385]. Chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 256 giải thích là dānaṃ còn tất cả các bản văn Kinh Tạng đều ghi là dakkhinaṃ.

[386]. Chú giải Se Be và Trung Bộ Kinh (M) iii 256 giải thích là pāṭipuggalikaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là puggalagataṃ.

Trung Bộ Kinh (M) iii 256.

Sn 569= Vin i 246= Trung Bộ Kinh (M)-92.

d . Dòng dõi gia đình – eg Trung Bộ Kinh (M) ii 37.

[387]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn Kinh Tạng ghi là vedajātā.

[388]. Chú giải Se Be cũng giải thích là tương tự như vậy còn bản văn Kinh Tạng ghi là aññañ ca.

[389]. Chú giải Se Be cũng giải thích là tương tự như vậy; còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[390]. Chú giải Se Be giải thích là vikkhambhetvā còn bản văn Kinh Tạng ghi là vikkhambhitvā; xin đọc PED sv. từ này theo nghĩa đen là vật chống đỡ. Ðể gỡ bỏ một chiếc cột chống đỡ phía dưới.

[391]. Ðể nhận thức, xem xét và nhìn ra điều vĩnh cửu nơi những gì là vô thường. Ðau khổ nơi những gì là phi khổ, bản ngã nơi những gì là vô ngã và điều đáng yêu nơi những gì đần độn – Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 52.

[392] Chú giải Se Be ghi là imaṃ còn bản văn kinh tạng ghi là idaṃ.

[393]. Chú giải Se Be giải thích là vaṇṇena; bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[394]. Chú giải Se Te Vv đều nêu tên nàng xuyên suốt tập Chú giải là Sesavati. bản văn Kinh Tạng Be ghi là Pesavati. xin đọc phần thảo luận trong Chú giải VvA 373. các phiên bản khác thuộc các biến cố này có thể được tìm thấy trong DA 549tt và SA iii 213tt, cho dù trong Chú giải SA iii 220 lại đưa ra tên nàng là Revatī. DPPN không đưa ra bất kỳ từ mục nào ngoài từ Revatī và lại ám chỉ đến SA iii 177tt; trong khi chú thích trong SA iii 213 lại ám chỉ cho chúng ta thấy Chú giải PvA 158 rõ ràng có ý muốn cho là đây là cách tham khảo cho đoạn này. xin đọc VvA 158.

[395]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn Kinh Tạng ghi là kā.

[396]. Chú giải Se Be giải thích là tena samayena còn bản văn Kinh Tạng ghi là tena kho pana samayena.

[397]. Chú giải Se Be giải thích là gahapatimahāsārakule còn bản văn Kinh Tạng ghi là gahapatikule.

[398]. Chú giải Se Be giải thích là sovaṇṇamayaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là me suvaṇṇamayaṃ.

[399]. Chú giải Se Be giải thích là se; còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[400]. Pesitā; Chú giải Se Be giải thích là pesitaṃ  đây.

[401]. Chú giải Se Be giải thích là hiraññasuvaṇṇaṃ muttāmaṇiratanāni còn bản văn kinh tạng ghi là hiraññañ ca suvaṇṇamuttamaṇiratanāni.

[402]. Chú giải Se Be giải thích là kammabalena còn bản văn Kinh Tạng ghi là kammaphalena; có điều không rõ ràng là phước nghiêp bao gồm điều gì.

[403]. Tato ekadesaṃ; bản văn Kinh Tạng đã sai lầm mở trích đoạn tại đây với từ tato nhưng chúng ta nên giải thích với trích đoạn trong Chú giải Be sau từ ekadesaṃ thì hơn. Ekadesaṃ không thấy liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải Childers cùng từ mục đó.

[404]. Chú giải Se Be giải thích là āpaṇe ratanāni còn bản văn Kinh Tạng ghi là kahāpaṇarātanāni.

[405]. Chú giải Se Be giải thích là cintetvā; còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[406]. Chú giải Se Be giải thích là puttassatthāya còn bản văn Kinh Tạng ghi là puttassa atthāya.

[407]. Visesa; xin đọc Chú giải VvA 373 trong đó được chỉ rõ cả hai ý nghĩa này có thể được nhận ra trong cùng một tên Sesavatī, cũng như trong chú thích chỉ một chú thích tiếp theo ngay sau đó.

[408]. Chú giải Se Be giải thích là puna còn bản văn Kinh Tạng lại ghi là pana.

[409]. Trừ phi là cách giản lược dành cho Visesavatī (vị tột đỉnh) tên Sesavati hình như có nghĩa là (nữ phú gia) rất có thể khiến cho ta liên tưởng đến tính chất giàu có trong gia đình. Pesavatī có nghĩa là người có nhiều nô tỳ (kẻ hầu). Theo văn cảnh ở đây lại gợi ý cho rằng nàng được giao nhiệm vụ giám sát (vicārehi) việc phân phát tài sản còn lại trong gia đình nếu như điều này thay vì ám chỉ việc giám sát cách chung chung, kể cả việc kiểm soát các nô tỳ. Thì việc giải thích về Pesavati vẫn có thể hiểu được.

[410]. Sāriputta, theo nghĩa đen có nghĩa là con trai của Sari; xin đọc Chú giải dưới đây.

[411]. Trong tập Chú giải SOM 723 người ta cho rằng anujānāpetvā không có nghĩa là được phép nhập Vô Dư Níp Bàn vì vô dư níp bàn tùy thuộc vào nghiệp chướng của mỗi bản thân chúng ta và chẳng có bất kỳ ai có thể qui định được. Từ này được giải thích ở đó là ‘được thông báo’. Trong khi đó ở một mức độ nào đó điều này có một chút sự thực trong đó, chúng ta không nên quên một đoạn rất quan trọng trong đó Ðức Phật đã chỉ rõ cho Trưởng lão Ananda là bất kỳ ai đã chứng đắc được tứ Thần túc thông, nếu như người đó lựa chọn như vậy, có thể lưu lại trong một niên kỷ nữa. Ðiều này chính Ðức Phật đã thực hiện được và chính Ananda đã cầu khẩn Ðức Phật cho mình cũng làm được như vậy (D o 102tt=S v 259tt= Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 308tt = Ud 62tt) và chúng ta có thể giả dụ rằng ngài Sāriputta là người được ban cho ân huệ đó có thể dễ dàng hoãn lại thời gian nhập Vô Dư Níp Bàn của mình. Hơn thế nữa vì với tư cách là một vị A-la-hán, là phước điền vô song trên cõi đời này. Rất có thể do được ưu đãi có thể khiến cho ngài xin phép Ðức Phật để có thể thực hiện điều cho là sự ra đi trước thời hạn không nhất thiết như vậy. Về hiện tượng hấp dẫn này xin đọc Padmanabh S Jaini. “về việc kéo dài cuộc sống của Ðức Phật” trong BSOAS, tập 21 1958, tr.546-552.

[412]. Ngài đã chủ mưu diễn giải Pháp thoại bằng cách nổi lên trên không trung ở độ cao mộṭhai…ba… bảy cây dừa thốt nốt, đã đáp xuống và đảnh lễ phủ phục xuống tận chân vị Như Lai Thập Lực. Ngài đã thuyết pháp thoại với một thân xác hiển thị, vô hình, chỉ với một nửa phần trên hay phần dưới thân xác ngài, ngài khiến mặt trăng, mặt trời và những ngọn núi và đại dương xuất hiện; ngài đã trở thành chuyển luân vương, đại vương Vessavana, Dạ Xoa, chúa tể chư thiên, là vị Ðại Phạm Thiên - chỉ trong thời gian ngài diễn giải pháp thoại.

[413]. Bản văn Kinh Tạng chèn thêm vào đây từ pakkami; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[414]. Theo như Chú giải SOM 731 ngài đã bước lùi lại đàng sau.

[415]. Hình như trong DA Va SA thiếu đoạn này; nhưng ngài trưởng lão Ananda thường xuyên được mô tả là nguời rất cần đến lời an ủi như vậy- xin đọc e.g. D ii 143 trong đó ngài đã khóc ngay lúc Ðức Phật sắp sửa biến mất, một biến cố thường được miêu tả trong nghệ thuật Phật Giáo.

[416]. Bốn tăng chúng (chư vị Tỳ khưu, chư vị Tỳ khưu ni,Thiện nam, Tín nữ phật tử.) họ đã tụ tập lại tiếp theo sau sự ra đi của ngài Sāriputta và đi theo sau ngài, họ đã đuổi kịp ngài nhưng họ lại bỏ đi (SA iii 216) Chỉ có năm trăm chư vị Tỳ khưu tiếp tục đi theo ngài, DA 550)

[417]. Chú giải Se Be giải thích là patiṭṭhāpetvā còn bản văn Kinh Tạng ghi là patiṭṭhapetvā.

[418]. Agalu, Aquilaria Agallochum; Chú giải Se Be ở đây giải thích là agaru.

[419]. Chú giải Be giải thích là caṅkoṭakāni còn bản văn Kinh Tạng ghi là caṅgoṭakāni.

[420]. Chú giải Be giải thích là “gantvā pūjessāmi” ti còn bản văn Kinh Tạng ghi là gantvaā “pūjessamī ti.

[421]. Chú giải Be giải thích là “tvaṃ…hohi” còn bản văn Kinh Tạng ghi là “tena tvaṃ … hoti.”

[422]. Chú giải Se Be giải thích là saddhājatā còn bản văn Kinh Tạng ghi là saddhā jātā.

[423]. Chú giải Be giải thích là aggahetvā còn bản văn Kinh Tạng Be ghi là agahetvā.

[424]. Chú giải Be giải thích là hatthī còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là hatthi.

[425]. Matto, có nghĩa là phải; trong bản đính chính Chú giải Se có sửa lại để giải thích là bhanto, chúng ta nên hiểu là “chuyển hướng”, “ tham danh vọng” v.v…

[426]. Chú giải Se Be giải thích là upagaṅchi còn bản văn Kinh Tạng ghi là upagacchi.

[427]. Manussesu, không nhất thiết phải là nam giới.

[428]. Chú giải Se Be giải thích là Tāvatiṃsabhavane nibbatti accharāsahassañ c’assā parivāro ahosi. Sā tāva-d-eva attano dibbasampattiṃ oloketvaā “kidisena nu kho puññena mayā esā laddhā ti còn bản văn Kinh Tạng ghi là Tavatiṃsesu nibbattā attano sampattiṃ oloketvā.

[429]. Chú giải Se Be giải thích là accharāsahassaparivutā saṭṭhisakaṭabhārālaṅkārapaṭimaṇ-ditatābhāvā sumahatiyā dividdhiyā cando viya ca suriyo viya ca dasa disā obhāsayamānā; còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[430]. Chú giải Se Be giải thích là paṭibhātu còn bản văn Kinh Tạng ghi là pāṭibhātu; xin đọc đoạn văn tương tự như vậy trong VvA 78 ở trên.

[431]. Có nghĩa là “vô lượng” “vô song”; xin đọc tập Chú giải.

[432]. Chú giải Be –channaṃ (theo số đo thì sai) còn bản văn Se Te Vv –cchannaṃ

[433]. Chú giải Vv giải thích là phaḷika- còn bản Te Se Vv ghi là phalika-

[434]. Chú giải Te Vv Se giải thích là vividhavicitralaṃ còn bản văn Kinh Tạng Be ghi là vividhacitralaṃ.

[435]. vyamhaṃ (Skt ves’man), hiểu theo nghĩa đen là “trú xứ” nhưng đây lại là Thiên Cung; tôi không có ý ám chỉ nàng là một nàng tiên.

[436]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sahassaraṃsī còn bản văn Kinh Tạng ghi là sahassaraṃsi.

[437]. Chú giải Se Be Vv giải thích là tamonudo còn bản văn Te ghi là tamanudo.

[438]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sateratā còn bản văn Te ghi là sateritā; sateratā (Skt satahradā) theo nghĩa đen có nghĩa là có một trăm âm thanh, và như vậy chính là tiếng sấm, PED sv lại đưa ra tham khảo trong Vv 333.

[439]. Chú giải Se Be Vv giải thích là tavedaṃ còn bản văn Te ghi là tava yidaṃ.

[440]. Indapuraṃ; pura- (thành được xây công thự chiến đấu) vẫn còn tồn tại nơi nhiều tên thành phố hiện đại tại Ấn Ðộ. Td. Jaipur. Nagpur, Hastinapur (tiếng Pāli ghi là Hitthinapura) - và rất có thể được nhận ra với từ tiếng anh của chúng ta là “borough/thị xã – burgh/ thị trấn” (xin đọc từ tiếng Ðức burg, lâu đài) xuất xứ từ tiếng tổ Teutonic là bergan, có nghĩa là cư trú. Hình như nguyên thuỷ có nghĩa là một thành phố được xây thành bảo vệ xung quanh…

[441]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sammataḷaghuṭṭhaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là sammatāḷasaṃghuṭṭhaṃ. EV i 250 về Thag 893 nhắc nhở chúng ta “Edgerton chỉ rõ (BHSD sv samya) hình như tự điển PED lại ghi sai thành samma-tala như là một dụng cụ duy nhất” SED sv samyātālā lại đồng ý với PED tôi chấp nhận theo Chú giải EV và giải thích là chủm choẹ và cồng “ trong khi đó SOM 74 lại cho là “tiếng vỗ lão bạt”

[442]. Màu đỏ (NAJ) đôi khi lại có màu trắng (PED) hoa sen, tên khoa học là Nelumbium speciosum

[443]. Bông súng màu trắng (NAJ) nhưng xin đọc Chú giải dưới đây.

[444]. Là loại bông sen màu xanh (NAJ). Hay đôi khi còn có màu đỏ hay màu trắng (PED; xin đọc tập Chú giải )

[445]. Hoa bông súng màu xanh (NAJ)

[446]. Chú giải Be Vv (Se yū-) giải thích là yodhikabandhuka ’nojakā còn bản văn Kinh Tạng ghi là yodhikagaṇḍhikanojakā. (Te –ikā-); yodhika có tên khoa học là Jasmunum auriculatam.

[447].Cây hoa bandhujīvaka - xin đọc Chú giải VvA 43 trong đó NAJ lại đánh đồng loại hoa này với Hibiscus, cũng như Chú giải SOM 744 (viết sai thành bandhujīvalkā), cũng như PS 115. Ở đây NAJ lại lưu ý rằng đây chính là cây bañduvata theo tiếng Sinhale, vada chính là cây Hibiscus, tự điển PED có từ mục lại cho là loại cây Pentapetes PHoenicea. Trong khi đó tự điển Sinhale - Anh lại xác định đó là cây bandhuka-kusumaya. cây bandhujīvakakusumaya với loại hoa có tên gọi là hoa giầy (sapattumala hay vadamala) cây bandhuraya có hoa giầy (vadamala). Còn cây bandhuliya có hoa Hibiscus Pentapetes phoenicea (vadamala), trong khi đó chính cây vadamala vói hoa giầy, Hibiscus (sapattumala).

[448]. Theo tự điển CPD có từ mục hình như có tên là cây táo, tên khoa học là Anona squamosa; Tuy nhiên NAJ lại cho là đây là một bụi hoa.

[449]. Tên khoa học là Shorea robusta.

[450]. Jonesia Asoka hay là pinnata (Saraca Indica): cả hai một thức có hoa màu đỏ, loại còn lại có hoa màu vàng. (NAJ)

[451]. Chú giải Se Be Vv giải thích là saḷala còn bản văn kinh tạng Te ghi là sataḷa. ta tìm thấy loại hoa thứ hai trong Trung Bộ Kinh (M) ii 152. 184; đây là một cây có hoa thơm dịu, rất có thể là cây Pinus Devadara (MLS ii 3445) hay cây có tên khoa học là Dipterocarpus Indicus (SOM 746). BvA lại cho là cay sarala (Pinus longifolia)

[452]. Không phải là cây có tên khoa học là Artocarpus lacucha hay incisa như tự điển PED đã gợi ý. Labuja là cây ăn trái thường gọi là mang trái gọi là “bánh mì” là loại cây hoang dại mọc ở Ấn Ðộ hay Ceylon tên khoa học là Artocarpus Nobilis. Quả “bánh mì” giờ cư dân ở đó vẫn còn ăn, Cây Artocarpus heterophyllus được lấy từ các hải đảo thuộc vùng biển phía nam vào thế kỷ thứ 17. Artocarpus chính là một cái bình, tiếng Pāli ghi là panasa (NAJ)

[453]. Một loại cây có hương thơm theo tự điển PED, rất có thể đây là cây lá trầu. Bhuja-laṭṭhi – nhưng không phải như vậy (NAJ)

[454]. SOM 74 xuất hiện là để tự ý thêm từ vào tập Chú giải ở đây (rất có thể không chính xác – xin đọc Chú giải số 88)

[455]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là udakaruhā ca còn bản văn Kinh Tạng ghi là udakarūha.

[456]. Chú giải Se Vv giải thích là amānussakā còn bản văn Kinh Tạng ghi là mānusakāmānusā.

[457]. Chú giải Se giải thích là ’lārapakhume, Te āḷārapakhume. Vv ’lārapakhume còn bản văn Kinh Tạng Be ghi là ’lārapambe.

[458]. Xin đọc SOM 7411

[459]. Jāla không thể có nghĩa là “sánh sáng rực rỡ” ở đây như trong SOM 74 đã gợi ý. như đã vạch ra trong tự điển BHSD từ mục hemajala, hiểu theo nghĩa đen là lưới bằng vàng. Hình như lại mang ý nghĩa đặc biệt không mấy rõ ràng. Tự điển trên còn trích Mv i 196 trong đó các cổng thành Dipavati được phủ đầy một lớp hoa hemajāla một lớp bằng vàng còn lớp kia bằng bạc, lớp hoa bằng vàng lại được gắn thêm những chiếc chuông bạc còn lớp hoa bằng bạc lại được gắn chuông vàng. Trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 393 người ta cho rằng đây cũng là một loại trang sức cho những cỗ tượng (voi) và những chiếc xe nhưng AA lại không mô tả chi tiết; cũng trong Chú giải D ii 187. S iii 145 cũng cho là đồ trang sức cho những cỗ tượng (voi) ngựa và xe chở hàng, DA, SA lại không thấy lên tiếng.

[460]. Chú giải Be và đoạn kệ giải thích là vividhavicætatalaṃ còn bản văn ghi là citratalaṃ. Be vividhacitratalaṃ.

[461]. Bhūmītaṃ.

[462]. Chú giải Se Be giải thích là passiṃ còn bản văn Kinh Tạng passi.

[463]. Viharitukāmā vasanti etthā ti vyamhaṃ, văn phong của ngài Dhammapāla khi đưa ra một (từ nguyên tương đương, thường thường dưới dạng một trò chơi chữ, nhưng không rõ ràng ở đây.

[464]. Rất có thể là vàng, bạc, ngọc quí, đã quí, ngọc bê-rin, kim cương và dáng hương – xin ọc PED và Childers từ mục ratana. Rất có thể đây là ý nghĩa ghi lại trong Chú giải PvA 66 – xin đọc Chú giải PS 7021. một loạt từ khác nữa cũng thấy xuất hiện trong tự điển BHSD từ mục ratna. Loạt từ này cũng thấy xuất hiện trong Miln 267.

[465]. Chú giải Se Be giải thích là anekabhūmakena còn bản văn kinh tạng ghi là anekabhūmibhāgena. Ngài Dhammapāla hình như lại suy nghĩ đến một vài điều gì đó giống như gopuram trong các ngôi chùa miền nam Ấn Ðộ. Rất có thể chính ngài là một người Tamil. Cách giải thích khác này hình như lại hỗ trợ cho khả năng đó là toraṇa- hình như có liên hệ với từ Latin là turris và như vậy “ngôi tháp”, hay “tháp nhỏ” (tiếng Irish là castle = lâu đài) Toraṇa thường có nghĩa là cổng chào vòng cung được dựng ngay lối vào một ngôi chùa dưới dạng một quỉ sứ biển thần thoại hơi giống một con cá sấu.

[466]. Chú giải Be giải thích là subhan ti; còn bản văn Kinh Tạng Se lại bỏ qua.

[467]. Chú giải VvA l

[468]. Chú giải Be giải thích là dibbati còn bản văn Kinh Tạng ghi là dippati.

[469]. Aggi, Skt agni. Dhūmasikha, ngọn núi có sương mù che phủ và Dhūmaketu, người cầm ngọn cờ là khói. Cả hai đều là tính từ thêm nghĩa cho thần Phệ Ðà Agni đã hiện rõ ra dưới dạng lửa, trong khí quyển giống như tia chớp và dưới dạng thiên giới như là mặt trời. Chúng ta có thể dịch là “loé sáng giống như Agni. Vì Agni chính là….”

[470]. Bản văn Se Be cũng ghi như vậy; tuy nhiên trong Chú giải VvA 373 ngài Hardy lại sửa lại là nisati để giải thích là nisi. Ở đây nisi rất có thể là từ ở thế trung tính vị trí cách số ít m.c. vì nisi thường là giống cái trong khi đó nisi thường lại ở vị trí cách số ít của nis’ (NAJ).

[471]. Ðưa ra một thực chất là mặt trời quay quanh trái đất ngay trên đỉnh núi Yugandhara (xin đọc Chú giải PS 147132) rất có thể người ta thường chọn cách giải thích này là “đỉnh núi phủ kín sương mù” có nghĩa là Agni là mặt trời. như vậy: “…thiên cung của nhà ngươi tỏa sáng khi mặt trời lặn tỏa sáng giống như đỉnh ngọn núi phủ đầy sương mù (= trên đỉnh núi”)

[472]. Chú giải Se Be giải thích là mahatī còn bản văn kinh tạng ghi là mahati.

[473]. Chú giải Se Be giải thích là paṭathānaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là pahatanam; DhsA 319 ghi lại có hai loại trống con, là bheri, riêng bịêt; đó là maha, maha là to. Trống con và trống con pataha (PED)

[474]. Hatthatāla, hay có lẽ là “người vỗ tay”; xin đọc Chú giải Tamil kaitālaṃ (kai= tay) là một loại chủm choẹ nhỏ (NAJ). Tāla, ta thường giải thích là “chiêng” theo nghĩa đen là “nhịp đánh” – so sánh việc dùng tala như là một nhạc cụ giữ nhịp.

[475]. Là tên của thành phố Indra.

[476]. Rất có thể đây là ngôi thứ ba số nhiều; cho dù câu này rất thông dụng trong tất cả các bản văn, tuy nhiên chúng ta chẳng thấy nói gì đến từ atthi trong đoạn kệ cả.

[477]. Một loại sen trắng khác nữa theo đó Kinh Bông Sen đã đặt tên cho loại sen này.

[478]. Chú giải Se Be giải thích là devaloke ca còn bản văn Kinh Tạng ghi là devaloke.

[479]. Một trong năm rặng núi vây quanh hồ Anotta và là trú xứ của một số vị Ðộc Giác Phật; hình như cũng là nơi các vị Ðộc Giác Phật thường tới đó để nhập vô dư níp bàn. xin đọc DPPN i 746tt

[480]. tiṇajātīhi, theo nghĩa đen đó là một loại cỏ; xin đọc Chú giải PED từ mục tṛṇa trong đó lại ghi là tṛṇadruma. Nghĩa đen là “thân cỏ” ám chỉ cây dừa; việc phân loại thực vật học này cho ta nhớ lại, thí dụ đã từ lâu người ta coi cây tre thuộc loại cây cỏ - và ở một mức độ nào đó thì cây tre thông thường lại giống như cây dừa. Về loại cây dừa xin đọc Chú giải SOM 749

[481]. Chú giải Se Be giải thích là maṇjālasadisajalā còn bản văn Kinh Tạng ghi là maṇjālasadisānalā.

[482]. Nghĩa đen “nước tinh khiết như ngọc” nhưng theo Chú giải SED từ mục trong kinh Mahābhārata đây là tên một con sông.

[483]. Chú giải Be giải thích là yathāvuttaguṇā ramaṇīyā (Se yathāvuttaguṇā rāmaṇeyyā) còn bản văn Kinh Tạng ghi là yathā vuttaguṇaramaṇīyā.

[484]. Chú giải Se Be giải thích là kāyasaṃyamādīsu còn bản văn Kinh Tạng kāya saṃyamādīsu.

[485]. Chú giải Se Be giải thích là damassa còn bản văn Kinh Tạng damanassa.

[486]. Chú giải Se Be giải thích là vipaccituṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là vipacituṃ.

[487]. Có nghĩa là tặng cách; xin đọc Chú giải PvA 150 để biết thêm chi tiết tương tự.

[488]. Chú giải Be giải thích là vuttapadassa còn bản văn Kinh Tạng ghi là vutassa padassa; Chú giải Se ở đây giải thích là yathāvuttapadadassa

[489]. Chú giải Se Be giải thích là -saṃhata-còn bản văn kinh tạng ghi là -saṃyata-

[490]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là –cakora- còn bản văn Kinh Tạng ghi là -caṅkoarā-; ây là loại chim trĩ Hy Lạp, tên khoa học là Perdix rufa.

[491]. Dibba-; Chú giải Be Te giải thích là dibya.

[492]. Chú giải Se Be Vv giải thích là -ābhinaditaṃ còn bản văn Kinh Tạng Te -ābhināditaṃ.

[493]. Dija-; Chú giải dvija- hiểu theo nghĩa đen ‘tái sanh hai lần” vì chim sanh ra tới hai lần; trước tiên khi được sanh ra bằng trứng và rồi một lần nữa khi từ trứng ấp nở ra.

[494]. Xin đọc SOM 752

[495]. Chú giải Se Be Te Vv và Chú giải ở trên giải thích là adhigataṃ còn bản văn ghi là ‘dhigataṃ’.

[496]. Chú giải Se giải thích là pavadissāmi. Be pavedayāmi còn bản văn Kinh Tạng Te Vv ghi là pavedissāmi.

[497]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là ahosiṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là ahosi.

[498]. Chú giải Se Be Te giải thích là abhokiriṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là abbhokiri, Be giải thích là abbhukiriṃ.

[499]. Tên riêng của ngài trưởng lão Sāriputta; xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 150.

[500]. atthadhammakusalaṃ; ý nghĩa chính xác của các từ attha và dhamma trong những bối văn cảnh như vậy đã trở thành vấn đề gây tranh cãi. – xin đọc td, A. K Coomaraswamy. Một số từ Pāli” trong tập HJAS, IV 1939, trang 124tt, 171tt tôi chấp nhận cách giải thích trong MLS i 47, cho dù rất có thể vì những lý do khác nhau, vì tôi tin rằng ở đây attha có nghĩa là mục tiêu của chánh đạo còn dhamma chính là phương tiện để đạt đến chánh đạo, có nghĩa là. attha có thể trở thành chân đế thứ ba trong Tứ Diệu Ðế, là diệt khổ đế, và dhamma là chánh đạo thứ tư, tức là Bát Chánh Ðạo, cách giải thích như vậy rất phù hợp với các đoạn trích trong Coomaraswamy cho dù không phù hợp với đoạn kết của ngài. xin đọc Chú giải dưới đây.

[501]. kumbhakārakukkuṭa; tự điển PED hình như lại coi như từ kumbhakāra và kukkuta là hai loại chim khác nhau, ngược lại tự điển SED lại cho rằng cả hai từ cùng với từ ghép trên, tất cả đều có nghĩa là một loại gà hoang dã, tiếng khoa học là Phasianus gallus. Chỉ có một loại được ám chỉ ở đây từ một thực tế là chúng ta hy vọng cả ba loại chim trong cước chú làm rõ bằng ba loại trong tập Chú giải.

[502]. Một điều không rõ ràng là bằng cách nào ta biết được đây là cách sanh hoạt chung của loại chim nước như ngài Dhammapāla đã gợi ý để phân biệt rõ những loại đặc biệt này. Pilavati cũng có nghĩa là “trời đổ mưa” và theo như tự điển PED, là ‘đong đưa qua lại” và chính ngài Dhammapāla cũng chọn một trong những ý nghĩa này, hình thức ở đây là chim bay lượn tới lượn lui, lên xuống lờn vờn trên mặt nước.

[503]. Chú giải Se Be giải thích là tehi còn bản văn Kinh Tạng ghi là te hi.

[504]. Chú giải Be giải thích là santānakā ti còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là nānāsantānakā ti; những giàn nho dễ thương (kāmavalliyo) xin đọc Chú giải một loại cây leo Ghoriosa superba.

[505]. Chú giải Se Be giải thích là santi, tehi còn bản văn Kinh Tạng ghi là santike hi.

[506]. Chú giải Se Be giải thích là ca keci pathanti còn bản văn Kinh Tạng ghi là keci vadanti.

[507]. Chú giải Se Be giải thích là tehi; còn bản văn Kinh Tạng ghi là te hi.

[508]. bản văn Kinh Tạng ghi thêm atha va ở đây; Chú giải Be Se lại bỏ qua.

[509]. Chú giải Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bàn văn Se ghi là atthesu ca dhammesu. Nói đúng ra đây không phải là một cước chú trích từ đoạn kệ vì ở đây từ này được đưa ra ở danh cách trong khi đó trong đoạn kệ lại ở bổ cách. Tôi coi đây là một cước chú do đặc tính phù hợp với văn phong mà thôi.

[510] Chú giải Se Be giải thích là Bhagavā, Apacito atthadhammakusalo còn bản văn Kinh Tạng ghi là Bhagavā-apacito-atthadhammakusalo.

[511] Apacita là quá khứ phân từ của cả động tự apacāyati, là tôn kính, sùng kính, như đã gợi ý trong phần giải thích thứ nhất và apacināti, dùng đến cạn kiệt, giảm sút, làm giảm thiểu (thường có liên quan đến nghiệp chướng và tái sanh – Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 280 = Vin ii 258), và giờ đây được gợi ý ở đây.

[512] Chú giải Se Be giải thích là nirodhe magge còn bản văn Kinh Tạng ghi là nirodhamagge.

[513]. Xin đọc VvA 155.

[514]. Chú giải Se Be giải thích là anupādisesanibbānaṃ pattaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là anupādisesanibbānapattaṃ; về vấn đề anupāsesanibbāna nêu lên xin đọc cuốn “Ðiểm tranh luận về Níp bàn và Vô Dư níp bàn trong tôn giáo

[515]. Chú giải Se Be và một đoạn kệ cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn Kinh Tạng ghi là tidasagatī.

[516]. Một Vl của bản văn Kinh Tạng giải thích là kathitam atthaṃ, còn bản văn Se ghi là kathitakathā-mattaṃ, Be kathitakathāmaggaṃ.

[517]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn Kinh Tạng ghi là kā.

[518]. Chú giải Be giải thích là visākhapuṇṇmāyaṃ còn bản văn Se giải thích là visākhapuṇṇamāya: Visākhā/Vesākha (tiếng Sinhale là Vesak hay Wesak) là tháng tư tháng năm âm lịch nhằm mừng ngày Ðản sanh, ngày chứng đắc giác ngộ và ngày nhập vô dư níp bàn của Ðức Phật.

[519]. Khi ngài bị Ma Vương cám dỗ, ngay sau khi ngài chứng đắc giác ngộ để chứng đắc vô dư níp bàn nơi này nơi kia, Ðức Phật đã chống lại, thề nguyền ngài sẽ không viên tịch níp bàn cho đến khi nào toàn bộ chư vị Tỳ khưu tăng ni, thiện nam, tín nữ của ngài đã trở thành đồ đệ (D ii 112tt) Sứ mệnh này ngài thực hiện khi, vừa khởi động chuyển pháp luân trước tiên cho ngài Koṇḍañña, và rồi ít lâu sau đó là những người còn lại nơi bốn người nữa trong nhóm năm người, tất cả đã trở thành đồ đệ (Vin i 11tt) và lời nguyền đã hoàn tất khi ngài đã cải hóa được Subhadda, là đồ đệ cuối cùng do chính ức Phật đã cảm hoá. (D ii 153).

[520]. Tên khoa học là Shorea robusta.

[521]. Lãnh thổ cộng hoà Mallas là một trong những bang thuộc liên bang Vijjan, những tiểu bảng này công nhận quyền bá chủ thống trị của vương quốc Kosala và dưới thời Ðức Phật lại bị chia cắt thành hai phần có thủ đô tương ứng là Pāvā và Kusinārā. Cả những thần dân Jainas và những người Phật giáo đều được hưởng hỗ trợ của nhà vua Mallas, Mahāvira, là người đã cải tổ lại vương quốc Janais, ngài đã băng hà tại Pava (D iii 210; Trung Bộ Kinh (M) ii 243tt; Chú giải Trung Bộ Kinh (M) I 387 và MLS ii 541) trong khi đó, sau khi Ðức Phật đã dùng bữa cuối cùng tại nhà Cuñda tại thủ đô Pava (D ii 126tt) ngài đã di chuyển đến thành Kusināra và ngài đã viên tịch tại thành phố đó.

[522]. Chú giải Se Be giải thích là Kusinārāyaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là Kusinārāya. Trong Chú giải D ii 169 ngài Ananda đã cầu khẩn Ðức Phật đừng viên tịch ngay tại một vị trí vô ý nghĩa như vậy. sau đó Ðức Phật đã kể lại vinh quang quá khứ của vị trí này đã có thời là thành phố rất phát đạt thịnh vượng tên là Kusāvatī. Cánh rừng cây Sala có tên là Upavattana cũng tọa lạc bên ngoài thành phố về phía tây nam (UdA 238)

[523]. Chú giải Se Be giải thích là Bandhulamallassa còn bản văn Kinh Tạng ghi là Bandhulassa; ngài là tướng quân thuộc quân lực vương quốc Pasenadi. Khi người ta chứng minh là Mallika bị hiếm muộn tướng quan tử đã ra lệnh cho nàng trở về nhà cha mẹ mình, nhưng ngay sau khi đã rời khỏi Ðức Phật chỉ sau đó ít lâu trước lúc nàng lên đường Ðức Phật đã cho nàng biết là nên ở lại với Bandhula. Sau này nàng đã thọ thai và sanh cho chàng tới mười sáu cặp song sanh toàn là con trai. Sau đó khá lâu, có một số quan toà đã đầu độc tâm trí Pasenadi chống lại Bandhula. Nhà vua Pasenadi đã sai Bandhula và các con trai của ông đi dẹp loạn tại vùng biên giới. sau khi đã cho giết hết họ trên đường chiến thắng trở về nhà. (DhpA i 350ttl BL ii 39tt) vào thời biến cố này xẩy ra thì Mallika đã là một người góa bụa.

[524]. Xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) i 26 Visākhā đã đắc Nhập Lưu ở tuổi lên bảy và sau đó đã cưới con trai của Migāra, là một thiện nam người Jainas nhưng sau này chính ông cũng đắc Nhập Lưu khi Visakha đã dâng cúng dường cho Ðức Phật. Là một phần của hồi môn cha nàng đã chỗi cây leo thật lớn (mahālatāpassādhanaṃ). Ông đã phải làm trong bốn tháng mới hoàn thành và để làm món đồ hồi môn này ông đã sử dụng tới bốn bình kim cương, mười một bình ngọc trai. Hai mươi bình trầm hương, ba mươi bình hồng ngọc ru-bi; cùng với những thứ đoc cộng thêm bảy loại châu báu khác nữa, chiếc parure đã được hoàn thành. Chỉ bình thường không được sử dụng mà dùng toàn bộ bằng chỉ sợi bạc. Chiếc màng parure được treo rủ tư đầu xuống tới chân. Ở nhiều vị trí khác nhau những sợi vàng và khuôn bạc được gắn vào để giữ chặt lấy tai, cổ trên mỗi đầu gối…

[525]. Chú giải Se Be giải thích là sarīraṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là sarīradhātuṃ; xin đọc Chú giải ở trên.

[526]. Chú giải Be giải thích la Mallikāvatthu (Se Mallikāvatthuṃ) còn bản văn Kinh Tạng ghi là mallikavatthuṃ.

[527]. Ðây không phải là DhpA iii 119 như Chú giải SOM 762 và như ngài Burlingame chỉ ra cho thấy (BL ii 3401), chuyện kể này quả thật cũng không thấy xuất hiện trong tập Chú giải DhpA.

[528]. Chú giải Se Be giải thích là tena pūjānubhāvena còn bản văn Kinh Tạng ghi là ratanapūjānubhāvena.

[529]. Chú giải Se Be giải thích là ’va; bản văn lại bỏ qua.

[530]. Chú giải Se Be giải thích là upagañchi còn bản văn Kinh Tạng ghi là upagacchi.

[531]. Bản văn Kinh Tạng ghi thêm ở đây là Pītavatthe ti ādinā; Chú giải Be Se lại bỏ qua.

[532]. Tự điển PED từ mục antara đã trích dẫn sai Chú giải VvA 116

[533]. Tự điển PED từ mục apiḷandha khẳng định nên được giải thích là apiladdha. “ược trang điểm bằng” trong lúc khẳng định rằng Chú giải dưới đây, giải thích là “không được trang điểm” đã sai lầm do từ tiếp đầu ngữ “a” có ý nghĩa phủ định”, nhưng làm thế là bỏ qua một chi tiết quả thực rất nổi tiếng với ngài Dhammapāla, đó là nàng ước ao được xuất hiện được trang điểm lộng lẫy, trong khi thực chất nàng đã không được trang điểm ( Chú giải số 8 ở trên).

[534]. Chú giải Se Ve giải thích là –pacchanne còn bản văn Kinh Tạng Be Te ghi là –sañchanne.

[535]. Ca; chỉ có mình Chú giải Vv là bỏ qua, rất có thể đây là một sai lỗi.

[536]. Chú giải Be giải thích là lohitaṅga-còn bản văn Se Te Vv ghi là lohitaṅka.

[537]. Chú giải Se Te Vv giải thích là veluriyāmayā còn bản văn Kinh tạng Be ghi là veluriyamayā.

[538]. Chú giải Se giải thích là pārāvaṭakkhīhi còn bản văn Be Te Vv ghi là pārevatakkhīhi

[539]. Pavāditaṃ; không thấy liệt kê trong tự điển PED và Childers.

[540]. Bimba-, thường được sử dụng để ám chỉ mặt trời và có thể ở đây cũng vậy. Tuy nhiên ý nghĩa này không thấy liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải Childers, SED từ mục này.

[541]. Chú giải Be giải thích là –cāmīkara- còn bản văn ghi là –cāmikara- Chú giải Be giải thích là –vāmīkara-.

[542]. Chú giải Se Be và Vin iii 214 giải thích là santaruttaraparamaṃ tena còn bản văn Kinh Tạng ghi là santaruttaraparamaṃ; còn về santaruttara- xin đọc B Disc ii 121. Y phục đúng tiêu chuẩn dành cho một vị Tỳ khưu bao gồm hai áo khoác dài, một chiếc dùng như áo choàng trong (gần giống như áo dhiti hiện nay) chiếc còn lại là áo khoác ngoài.

a. Vin iii 214

b. không thể truy ra tông tích.

[543]. Chú giải Se cũng giải thích tương tự như vậy (Be upasaṃbyānaṃ) còn bản văn Kinh Tạng ghi là upasavyānaṃ; xin ọc Childers từ mục sv và cũng xin đọc SED từ mục upasaṃvyāna tuy nhiên từ này lại có nghĩa là “áo khoác ngoài”

[544]. Pariyāya-saddā; ý nghĩa của từ pariyāya không thấy liệt kê trong Tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải Childers.

[545]. Chú giải Se Be giải thích là alaṇkatasadisī còn bản văn ghi là alaṅkārasadisī.

[546]. Chú giải Se Be giải thích là kataradevanikāyapariyāpannā còn bản văn ghi là kataradevanikāyaparisāya pariyāpannā.

[547]. Chú giải Se Be giải thích là –parihāraka- còn bản văn ghi là – pariharaka-.

[548]. Chú giải Se Be giải thích là –keyūra- còn bản văn ghi là kāyura.

[549]. Chú giải Be giải thích là –parisibbitena còn bản văn ghi là-patisibbitena.

[550]. Bản văn đã chèn lần vào đây một dấu chấm sau từ nānāratanamālinī; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[551]. Chú giải Se Be giải thích là paṭimukkāhi còn bản văn ghi là –patisibbitena.

[552]. Padumarāga- hiểu theo nghĩa đen là với màu sắc của hoa sen paduma.

[553]. Chú giải Se (Be sahalohitaṅgā) và đoạn kệ cũng giải thích tương tự như vậy; ở đây bản văn đã trích dẫn sai từ lohitaṅkā.

[554]. Kabaramaṇi, cũng là ngọc lục bảo.

[555]. Chú giải Se Be giải thích là saṅkhata- còn bản văn ghi là saṃghāta-; bản văn đã chèn sai thêm một dấu chấm sau từ này.

[556]. Chú giải Se Be giải thích là etthā ti còn bản văn ghi là ettha.

[557]. Chú giải Be giải thích là kusalena, do người tài khéo, còn Chú giải Se giải thích là pavīṇena.

[558]. Chú giải Se Be giải thích là yuttappamaāṇatāya còn bản văn ghi là yuttapamāṇatāya

[559]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy, còn bản văn lại bỏ qua.

[560]. Xin đọc UdA 415

[561]. Chú giải Se Be giải thích là bhāsayasi còn bản văn ghi là bhāsasi; không thấy liệt kê trong tự điển PED.

[562]. Chú giải Be giải thích là bhūmipadesaṃ còn bản văn ghi là bhūmippadesaṃ.

[563]. Chú giải Se Te Vv giải thích là maṇisoṇṇacittaṃ (Be -soṇṇacittitaṃ) còn bản văn ghi là -sovaṇṇacittitaṃ.

[564]. muttācitaṃ, theo nghĩa đen là chất thành một đống châu báu đá quí.

[565]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là channaṃ còn bản văn ghi là sañchannaṃ.

[566]. Bản văn Se ghi thêm pi vào đây. Be lại bỏ qua.

[567]. Rất có thể đây là tham khảo về parure, tuy nhiên đây không phải là một lưới.

[568]. Chú giải Se Be Te giải thích là channaṃ còn bản văn ghi là sañchannaṃ.

[569]. Hay rất có thể được che đậy lại; xin đọc Chú giải SED từ mục salate.

c. Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 34 = Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 35 = It 87.

[570]. Ðoạn văn này tiếp tục khẳng định rằng, “những kẻ nào có lòng tịnh tín với Ðức Phật thì cũng tỏ lòng tịnh tín với những điều cao siêu. Và hơn thế nữa những kẻ nào có lòng tịnh tín đối với những điều tuyệt hảo được hưởng hết cả tuyệt hảo nhất.

[571]. Chú giải Se Be giải thích là apagatasokā còn bản văn ghi là apetasokā.

[572]. Năm cảnh hư mất như vậy thường cũng được nêu lên là những họ hàng thân thuộc, sức khoẻ, trì giới và chánh kiến - xin đọc thêm D iii 235; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 147; và Chú giải Vin iv 277, mất mát hai điều cuối cùng đều dẫn đến tái sanh nơi hỏa ngục và những cảnh giới không hề mong muốn.

[573]. Rất có thể vào đại hội lần thứ nhất, hay duyệt xét lại Phật Pháp được tổ chức tại thành Rājagaha vào mùa mưa bắt đầu chỉ hai tháng sau ngày Ðức Phật viên tịch (Sp i 8) điều này ám chỉ cho thấy Mallika viên tịch được nói tới ở trên đã diễn ra “sau đó”, quả thật rất sớm sau khi nàng đã thực hiện phước đức cúng dường đối với di hài của Ðức Phật.

[574]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ còn bản văn ghi là naṃ.

[575]. Chú giải Se Be Te Vv cũng giải thích tương tự như vậy, còn bản văn ghi là Visālakkhī-

[576]. Chú giải Be giải thích là tassa kā còn Chú giải Se ghi là kā.

[577]. Vua Ajātasattu lên nối ngôi vua cha là Bimbisārā, ông ã bị vua con giết chết để đoạt ngai vàng. Tội giết vua cha, do Devadatta xúi dục, thường xuyên ngăn cản vua con không thể ngủ ngon giấc. (PvA 105) và đặc bịêt sau khi nghe biết đến chính sanh mệnh của Devadatta cũng đã phải kết thúc thảm thương (J i 508). Cũng chính dưới sự tài trợ của nhà vua Ajātasattu mà Ðại Hội thứ nhất đã được tổ chức ngay tại thủ đô vương quốc của ngài. Trong tập Chú giải D i 85tt người ta kể lại rằng nhà vua rất có thể trở thành vị đồ đệ thánh nếu như ngài không phạm tội giết cha mình và chính vì thế giờ đây nhà vua bị giam cầm trong hoả ngục Iron Cauldron (được mô tả trong Chú giải PvA 281) nhưng tuy nhiên trong tương lai ngài sẽ trở thành một vị Ðộc Giác Phật có tên là Viditavisessa (DA 237tt)

[578]. Chú giải Se Be giải thích là pitu còn bản văn ghi là pituno.

[579]. Chú giải Se Be giải thích là nibbatti còn bản văn ghi là nibbattā.

[580]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là anupariyāsi còn bản văn Kinh Tạng ghi là anupāriyāsi.

[581]. Chú giải Vv giải thích là narī- còn bản văn Se Be Te Vv ghi là nārī- rất có thể đây là một sự lầm lẫn.

[582]. Chú giải Se Be giải thích là kāye na dissati còn bản văn Te Vv ghi là kāyena dissati.

[583]. Chú giải Se Be giải thích là kīdisī còn bản văn ghi là kīdisā.

[584]. Chú giải Se Be giải thích là īdisī còn bản văn ghi là īdisā.

[585]. Chú giải Se Be giải thích là Cittalatānāmakaṃ còn bản văn ghi là Cittalatāvanamakaṃ.

[586]. Có nghĩa là coi idhāgatā không là danh cách số nhiều như đã giải thích trước đó, nhưng ở cách số ít.

[587]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là cātuddassiṃ còn bản văn ghi là catuddasiṃ.

[588]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là aṭṭhaṅgasusamāgataṃ còn bản văn ghi là aṭṭhaṅgaṃ susamāgataṃ.

[589]. Chú giải Be giải thích là saññamā saṃvibhāgā ca vimānaṃ āvasāṃ ahaṃ. - Chú giải I. 157; còn bản văn Se Te Vv lại bỏ quả.

[590]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là pañcasikkhāpade còn bản văn ghi là pañca sikkhāpade.

[591]. Chú giải Se Be Vv giải thích là tassā me ñātikulā dāsī sādā mālābhihārati còn bản văn Te ghi là tassā me ñātikulaṃ āsi sadā mālābhiharati (Te –hārati) CPD sv abhiharīyati chú thích rằng bản văn ghi là mālābhiharati rất có thể là sai theo thất luật thơ và đề nghị rằng cách giải thích của Se Be lại là một lỗi cũ đối với từ abhihirati. Nhưng điều này chỉ là bỏ sót các từ trước đó trong Chú giải Be Se ta thấy từ dāsī rõ ràng là ở danh cách đòi hỏi phải có một động từ trực tiếp; xin đọc Chú giải bằng cách nào trong Chú giải (Se Be) dưới đây từ abhihārati lại giải thích ở thể bị động là abhiharīyati với dāsī được biến đổi thành dạng công cụ dāsiyā. Abhihārati như vậy tốt hơn nên được hiểu là abhiharati, theo đúng luật vần thơ.

[592]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vâỵ, còn bản văn ghi là dādati; xin đọc Chú giải PvA 119. lại có một cách giải thích khác nữa về tên được đưa ra trong Chú giải S i 229; xin cũng đọc Chú giải phần tranh luận trong MLS ii 525

[593]. Chú giải Se Be giải thích là abhiharīyati còn bản văn ghi là abhihariyati; xin đọc Chú giải số 17.

[594]. Chú giải Se Be giải thích là dāsiyā còn bản văn ghi là pitugehato; xin đọc Chú giải số 17.

[595]. Chú giải Se Be giải thích là āhaṭaṃ còn bản văn ở đây lại ghi la ābhataṃ nhưng ý nghĩa có tác dụng rất ít.

[596]. sīlarakkhaṇaṃ. hiểu theo nghĩa đen, là nắm giữ ngũ giới. nhưng cách giải thích đó không thể duy trì xuyên suốt bản văn được. Bản văn đã chèn thêm một dấu chấm vào đây nhưng không đúng;
Se Be lại bỏ qua.

[597]. Bản văn đã chèn thêm một dấu chấm vào đây nhưng không đúng; Se Be lại bỏ qua.

[598]. Chú giải Be giải thích là ariyadhammavisayā ’va, na pana bhavavisesayā còn bản văn Se ghi là ariyadhammavisaya. Na panabhavavisesavisayā. Giáo pháp của các vị Bậc thánh dứt khoát phải thuộc về những người trong Tăng chư bậc thánh (Trung Bộ Kinh (M) i 7tt) chỉ mình họ là đang tiến bước trên chánh đạo siêu thế để tiến tới giải thoát khỏi tái sanh. Tuy nhiên sự tiến tới của nàng nơi cõi đời này lại gây trở ngại do nhu cầu chuộc lại những công đức đã chiếm được thông qua phước đức nàng đã kính lễ xá lợi của Ðức Phật.

[599]. Chú giải Se Be giải thích là sa còn bản văn cũng ghi giống như vậy.

[600]. Chú giải Se Be giải thích là anipphādinī còn bản văn ghi là anuppādī.

[601]. sappimaṇḍaṃ, là phần tốt nhất, giống như kem trong sữa vậy.

[602]. mathitaṃ - bản văn Se cũng ghi như vậy.; Chú giải Be giải thích là pacitaṃ, nấu lên, đun sôi lên và rất có thể là thích hợp.

[603]. Chú giải Se Be giải thích là icchato còn bản văn ghi là icchanto.

[604]. Therā; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[605]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ còn bản văn ghi là naṃ.

[606]. Chú giải Be giải thích là tassa kā còn bản văn Se ghi là kā.

[607]. Chú giải Be giải thích là dhajapaṭākādayo (Se dhajapatākādayo) còn bản văn ghi là dhajapatākāyo.

[608]. Chú giải Se Be giải thích là sittasammaṭṭhe cò bản văn ghi là udakapositasammaṭṭhe.

[609]. Chú giải Se Be giải thích là alaṅkatapaṭiyattaṃ maṇdapaṃ còn bản văn ghi là alaṅkatamaṇḍapaṃ; xin đọc Chú giải VvA 31.

[610].Chú giải Se Be giải thích là sahassaraṃsi viya aṇṇavakucchiṃ abhaāsayamāno; bản văn lại bỏ qua, cái ta gọi là vật toả ra ngàn tia sáng chói chan tức là mặt trời – xin đọc Chú giải VvA 161

[611]. Chú giải Se Be giải thích là itthi còn bản văn ghi là itthi.

[612]. Hình như đây là công việc bị khinh miệt.

[613]. Cái ta gọi là biến cố tiếp theo trong đó kể lại một người đang thu tiền để xây dựng Bảo tháp dành cho đức Phật Kassapa đã bị móc mắt và những tên cướp đã giết chết ngay tại đó. Ngay tức khắc những tên trộm đó cũng bị mù không còn nhìn thấy gì nữa, và bị mù mắt như vậy bọn chung đi lang thang trong cánh rừng; xin đọc DPPN i 111tt để biết thêm nhiều chi tiết.

[614]. Chú giải Se Be giải thích là piṇḍīkatāni còn bản văn Kinh Tạng piṇḍikatāni; các búp chồi cây (aṅkura-) lộc (pallava-) và các chùy hoa (piṇḍi-), nếu ta thấy có rất nhiều tham khảo liên quan đến cây hoa asoka (xin đọc Chú giải CPD sv asoka) nếu có bất kỳ điều gì cần phải để ý tới. Ðiểm đặc trưng của loại cây này cũng thấy ở loại cây có tên là pallavadru, là lộc cây, tiếng phạn (SED). Hoa asoka thường nở thành từng chùm (NAJ)

[615]. chaṇa; Chú giải Be giải thích là sukhaṃ ở đây.

[616]. Chú giải Se Be giải thích là pamodamānā caranto; còn bản văn lại bỏ qua.

[617]. Chú giải Se Be giải thích là devacarikam caranto; còn bản văn lại bỏ qua.

[618]. Chú giải Se Be giải thích là gantvā còn bản văn kinh tạng ghi là gato.

[619]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là veṇīsu còn bản văn ghi là veṇisu

[620]. Nigghoso; Chú giải Se giải thích là niggheso, Vv nighaso, ở đây hình như cả hai đều ghi sai.

[621]. Chú giải Vv giải thích là vaṭasamkā, còn bản văn Be Se Te giải thích là vaṭamsakā.

[622]. Chú giải Se Be Vv giải thích là yā pi (Te yā pī) còn bản văn Kinh Tạng ghi là tassā.

[623]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là amanusaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là ’manusaṃ.

[624]. Theo tự điển PED sv thì đây chính là cây Bauhinia variegata; SnA 354 lại so sánh các hoa của cây này giống như những cánh tay của người bị bệnh phong, gỗ cứng của loại cây này được dùng làm cọc để cot các phạm nhân tử tội. (NAJ)

[625]. PED sv đã khẳng định không chính xác là vấn đề này là Erythmia Indica; phải giải thích là Erythrina Indica.

[626]. Các vị Chú giải truyền thống như là Buddhaghosa và Dhammapāla lại giữ lại từ Pali này để chỉ rõ các bản văn Kinh Tạng đối nghịch lại với các tập Chú giải và loại văn chương vừa kể, như được biên soạn theo cách đó, theo các ngài được biên soạn bằng thổ ngữ Māgadhī. ể biết thêm chi tiết về cuộc thảo luận này xin đọc K.R, Norman, “Ngôn ngữ Ðức Phật sử dụng để thuyết pháp.” trong cuốn Buddhism và Janism, Council of Cultural Growth and Cultural Relation xuất bản, Cuttack, Orissa. 1976, tr. 15-23.

[627]. Chú giải Be chèn thêm từ devaloke pi và sau này cũng còn chèn thêm nơi thiên giới.

[628]. Chú giải Se Be giải thích là naccanakale còn bản văn Kinh Tạng ghi là naccakāle.

[629]. Chú giải Se Be giải thích là aṅgabhāravasena còn bản văn Kinh Tạng ghi là paccaṅgabhāravasena; cả tự điển Childers, PED lẫn CPD đều không có bất kỳ từ mục nào dành cho aṅgabhāra hay paccaṅgabhāra và cả từ này hình như cũng không có nghĩa ở đây. chính vì thế tôi xin sửa lại là aṅgahāravasena thích hợp với bản văn kinh tạng và hình như là cách giải thích đích thực lại đưa ra sự lầm lẫn có thực giữa ‘bh’ và ‘h’ trong cả hai cách viết theo tiếng Sinhale và tiếng Miến.

[630]. Chú giải Se Be giải thích là sadā pi còn bản văn Kinh Tạng ghi là sadā pi sabbā disā.

[631]. Chú giải Se Be giải thích là c’ etaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là etaṃ; xin đọc Chú giải VvA 162 ở trên.

[632]. Có nghĩa là, phải ghi là piḷandhanāni (trung tính)

[633]. Có nghĩa là, giống cái hơn là trung tính.

[634]. Chú giải Se giải thích là dhūyamāna còn bản văn Be ghi là dhūpayamānā; dhūyati không thấy liệt kê trong tự điển PED hay Childers nhưng tôi chọn thể thụ động của động từ dhunāti – xin đọc Skt dhūyate. Thụ động cách của dhūnoti.

[635]. Chú giải Se giải thích là mārutena còn bản văn Be ghi là mlutena; chỉ có bản văn Kinh Tạng chèn thêm từ vāyanā, nhờ sức gió, sau từ malutena.

[636]. Dựa trên cơ sở bản Chú giải tiếp theo hình như chúng ta phải giải thích ở đây không phải là vātadhutā nhưng là ’vātadhutā.

[637]. Chú giải Be giải thích là vāyati sabbā disā. Yathā kiṃ? Rukkho mañjūsako yathā ti còn bản văn ghi là yathā ti, Chú giải Se giải thích là vāti sabbā disā vāyati. Yathā kiṃ? Rukkho mañjjussako yathā ti.

[638]. Bản văn Kinh Tạng thêm vào sabbā disā vāyati, thổi khắp tứ phía; Chú giải Be lại bỏ qua.

[639]. Chú giải Se giải thích là -maṇḍalaka- (Be -maṇḍalamāḷaka-) còn bản văn kinh tạng ghi là –mamṇḍalamāla- ý nghĩa từ mandamalaka không mấy chắc chắn – thường được giải thích là ‘sảnh đường’ (td, Dial I 2, 68; MLS ii 334 xin xem chú thích trong đó; Woven Cadences 85) nhưng theo nhận định của Geiger thì mālaka là một “khoảng trống được chỉ rõ và thường là sân thượng, trong đó các nghi lễ thánh được tổ chức. Trong Tứ đại niệm xứ (mahāvihara) (Tissārāma) trong Chú giải Anuradhapura thì có tới 32 mālakas. Chú giải Dpvs xiv 78; Mhvs xv 192. thì Cây Bồ Ðề thánh được vây quanh với một mālaka (bản dịch māhāvaṃsa 994) quả thật là điều thú vị vì ý nghĩa ở đây là malakā lại gồm cả những cây cối có trong đó, như ở đây lại có khoảng không trên bầu trời. xin đọc Chú giải Sinhale māluva. Là sân gần với những toà nhà trong tu viện. (NAJ)

[640]. Xin đọc Chú giải VvA 162.

[641]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là saggassa còn bản văn ghi là sugandhassa.

[642]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sampamodaṃ anāmayā còn bản văn ghi là sampamodāmi ’nāmayā

[643]. Chú giải Se Be giải thích là upaṭṭhitataṃ còn bản văn ghi là upaṭṭhitaṃ, taṃ.

[644]. Pavāla; điều này cũng có nghĩa là một chồi non hay lộc, nhưng ở đây thì không có nghĩa như vậy.

[645]. Chú giải Se Be giải thích là athāyasmā Mahāmoggallāno tāya devatāya attano sucaritakamme kathite saparivārāya tassā dhammaṃ desetvā tato manussalokaṃ āgantvā sampattamahājanassa dhammaṃ desesi. Sā desanā mahājanassa sātthikā ahosi ti; còn bản văn lại bỏ qua.

[646]. Chú giải Be giải thích là Iti Paramatthadīpaniya Khuddakaṭṭhakathāya Vimānavatthusmiṃ dasavatthupaṭimaṇḍitassa tatiyassa Pāricchattakavaggassa atthavaṇṇanā niṭṭhitā còn bản văn Kinh Tạng ghi là niṭṭhitā ca tatiyavaggavaṇṇanā. Chú giải Se giải thích là tatiyavaggavaṇṇanā niṭṭhitā.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Thủ Đức, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-08-2007