Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Chú giải CHUYỆN CHƯ THIÊN
Vimānavatthu-aṭṭhakathā

 Bản Pāli: ĀCARIYA DHAMMAPĀLA
Bản Anh dịch: PETER MASEFIELD
Bản Việt dịch: TỲ KHƯU THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 

Mục Lục

LỜI NÓI ÐẦU
LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ
CHỮ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH Ý NGHĨA NỘI TẠI TẬP CHÚ GIẢI CHUYỆN CHƯ THIÊN
Khởi đầu chuyện kể Chuyện Chư thiên

PHỤ NỮ THIÊN CUNG

Phẩm 1: Phẩm Tọa Sàng

1. Chú giải chuyện kể Thiên cung có tọa sàng
2. Chú giải Thiên cung có tọa sàng thứ hai
3. Chú giải Thiên cung có tọa sàng thứ ba
4. Chú giải Thiên cung có tọa sàng thứ tư
5. Chú giải Thiên cung Con Voi
6. Chú giải Thiên cung có Chiếc Thuyền
7. Chú giải Thiên cung có Chiếc Thuyền thứ hai
8. Chú giải Thiên cung có Chiếc Thuyền thứ ba
9. Chú giải Thiên cung có Ngọn Ðèn
10. Chú giải Thiên cung do Cúng Mè
11. Chú giải Thiên cung của Người Vợ Chung Thủy
12. Chú giải Thiên cung của Người Vợ Chung Thủy thứ hai
13. Chú giải Thiên cung của Con Dâu
14. Chú giải Thiên cung của con Dâu thứ hai
15. Chú giải Thiên cung của nàng Uttarā
16. Chú giải Thiên cung của nàng Sirimā
17. Chú giải Thiên cung của kesakārī

Phẩm 2: Phẩm Cittalatā

1. Chú giải Thiên cung của Nữ Tỳ
2. Chú giải Thiên cung của nàng Lakhumā
3. Chú giải Thiên cung Người Cúng Dường Cơm Cháy
4. Chú giảiThiên cung của nàng caṇḍālī
5. Chú giải Thiên cung của Phu Nhân Khả Ái
6. Chú giải Thiên cung của nàng Soṇadinnā
7. Chú giải Thiên cung của nàng Uposathā
8-9. Chú giải Thiên cung của nàng Niddī và nàng Suniddā
10. Chú giải Thiên cung của Nữ Thí Chủ
11. Chú giải Thiên cung của Nữ Thí Chủ thứ hai

Phẩm 3: Phẩm Pāricchattaka

1. Chú giải Thiên cung Huy Hoàng
2. Chú giải Thiên cung do Cúng Mía
3. Chú giải Thiên cung có Sàng toạ
4. Chú giải Thiên cung của Latā
5. Chú giải Thiên cung của nàng Guttila
6. Chú giải chuyện kể Thiên cung Rực Rở
7. Chú giải Thiên cung của nàng Sesavatī
8. Chú giải Thiên cung của nàng Malilikā
9. Chú giải Thiên cung của nàng Visālakkhi
10. Chú giải Thiên cung Pāricchattaka

Phẩm 4: Phẩm Ðỏ Sẫm

1. Chuyện kể Thiên cung Ðỏ Sẫm
2. Chuyện kể Thiên cung Sáng Chói
3. Chuyện kể Thiên cung Con Voi
4. Chuyện kể Thiên cung Alomā
5. Chuyện kể Thiên cung của Người Cúng Cháo Gạo
6. Chú giải Thiên cung tịnh Xá
7. Chú giải Thiên cung Bốn Nữ Nhân
8. Chú giải Thiên cung Vườn Xoài
9. Chú giải Thiên cung Hoàng Kim
10. Chú giải Thiên cung do Cúng Mía
11. Chú giải Thiên cung do Ðảnh Lễ
12. Chú giải Thiên cung Rajjumālā

CHUYỆN CHƯ THIÊN NAM GIỚI

Phẩm 5: Phẩm Ðại Xa

1. Chú giải Thiên cung Tiên Nhái
2. Chú giải Thiên cung của nàng Revatī
3. Chú giải Thiên cung Chattamāṇava
4. Chú giải Thiên cung của người Cúng Cháo Cua
5. Chú giải Thiên cung người Giữ Cửa
6. Thiên cung do Công Ðức Thiện Sự
7. Thiên cung thứ hai do Công Ðức Thiện Sự
8. Chú giải Thiên cung do cúng dường Cây Kim mà có
9. Thiên cung thứ hai do cúng dường Cây Kim mà có
10. Chú giải Thiên cung Con Voi
11. Chú giải Thiên cung Con Voi thứ hai
12. Chú giải Thiên cung Con Voi thứ ba
13. Thiên cung có Cỗ Xe Nhỏ
14. Thiên cung có Cỗ Xe Lớn

Phẩm 6: Phẩm Pāyāsi

1. Chú giải Thiên cung của Gia Chủ
2. Chú giải Thiên cung của Gia Chủ thứ hai
3. Chú giải Thiên cung của người cúng Trái Cây
4. Chú giải Thiên cung của người cúng Nơi Cư Trú
5. Chú giải Thiên cung của người cúng Nơi Cư Trú thứ hai
6. Chú giải Thiên cung của người cúng Món Khất Thực
7. Chú giải Thiên cung của người Giữ Lúa Mạch
8. Chú giải Thiên cung của Thiên tử ÐeoVòng Tai
9. Chú giải Thiên cung của Thiên tử ÐeoVòng Tay thứ hai
10. Chú giải Thiên cung của Uttara

Phẩm 7: Phẩm Sunikkhitta

1. Chú giải Thiên cung Cittalatā
2. Chú giải Thiên cung Nandana
3. Chú giải Thiên cung có Trụ Ngọc Bích
4. Chú giải Thiên cung Bằng Vàng
5. Chú giải Thiên cung Vườn Xoài
6. Chú giải Thiên cung của Người Chăn Bò
7. Chú giải Thiên cung Kanthaka
8. Chú giải Thiên cung có Muôn Vàn Màu Sắc
9. Chú giải Thiên cung của Thiên tử ÐeoVòng Tai Sáng Chói
10. Chú giải Thiên cung của Serissaka
11. Chú giải Thiên cung Sunikkhita

NHẬN ÐỊNH TỔNG KẾT

 -ooOoo-

 Lời nói đầu

Chúng ta cần lưu ý rằng toàn bộ những nhận định liên quan đến văn phong Chú giải của ngài Dhammapāla đã đưa ra trong phần giới thiệu về Ngạ Quỷ Sự cũng được áp dụng trong bản dịch này; và có thể duy trì văn phong này nơi bất kỳ vị trí nào trong bản dịch, nếu cần thiết tôi đã phải dùng đến cách dịch từng chữ, ngay cả khi phải trả giá để cho việc đọc được dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, khi cần giải thích đoạn kệ đó một cách đặc biệt tôi cũng duy trì tính chất tối nghĩa hiển nhiên nơi văn phong của ngài Dhammapāla. Một ví dụ điển hình là trong đoạn VvA 345 về Vv VII. 1036 ngài Dhammapāla đã đề cho chúng ta ba cách giải thích khả dĩ có thể chấp nhận được trong phần chú thích đoạn kệ này, điều này chứng tỏ tính quyết đoán chu đáo của ông; chúng ta có thể phỏng đoán ông đã cứu xét đến bất kỳ cách giải thích nào xét thấy cần thiết. Thêm vào đó tôi đã cố gắng tuân thủ nguyên tắc là rất có thể trong bản dịch tập Chú giải một phần nhiệm vụ là giải thích các từ xuất hiện trong bản văn Kinh Tạng bằng cách dùng những từ đồng nghĩa hay những cách diễn tả ngôn ngữ tương đương, chúng ta nên cố gắng tìm kiếm một từ tiếng Anh đặc thù cho bất kỳ từ Pāli nào lại sử dụng một từ khác. Và làm như thế tôi đoán chắc đôi lúc sẽ khiến cho độc giả căng thẳng khi phải kiên nhẫn khi phải lựa chọn giải thích, thí dụ từ ‘người chồng’(husband) trong mọi tình huống thay vì dùng từ ‘đức lang quâṇ’ và ‘phu quân’ được chấp nhận để phân biệt giữa từ pati và sami với từ bhattar, được giải thích rộng khắp là ‘người chồng.’ Vì không giống như tiếng Pāli đã chọn sử dụng tới ba từ riêng biệt chỉ để dịch một từ này mà thôi - ý nghĩa của những từ Pāli này xem ra có phần hơi khác nhau, từ samin nhấn mạnh đến góc độ gia chủ, bhattar (là người ‘kiếm cơm trong gia đình’) lại nhấn mạnh đến khía cạnh hỗ trợ (VvA 137) – và nếu từ ‘đức lang quân’ và ‘phu quân’ trong bối cảnh đó chứng tỏ hơi khó nghe một chút, điều này đơn giản là do hiện nay trong chiều hướng phụ nữ Tây Âu đã có được hiện trạng và mối quan hệ vợ chồng rất khác so với thời gian tập Chú giải này ra đời (xin đọc Chú giải VvA 139). Với những đắn đo suy tính nêu trên tôi không dám trình bày quan điểm của mình và chỉ cố gắng giữ lại rất nhiều cách giải thích đã được chấp nhận trong Ngạ Quỷ Sự, cho dù đã phải loại bỏ một số lớn các từ không được dịch, hoặc đơn giản là do không tìm được từ tiếng Anh tương đương[1], nếu không phải do thực chất là bất kỳ cách diễn tả duy nhất nào đều mang khuynh hướng sai lạc do không thể gợi lên nơi đọc giả một sự ngưỡng mộ phân nhánh các từ Pāli đối với người nghe, lấy ví dụ về điều vừa nêu chúng ta có thể trích dẫn ra đây những từ như devata, devaputta, devadhita[2], devaloka, Brahmacaria, iddhi[3] và đương nhiên cả từ vimāna,[4] là lâu đài hay thiên cung nữa; trong khi đó giả dụ như các từ[5] như Sotāpanna, Sotāpatti, arahant, sappurisa[6], sāvaka (saṅgha) và ariya (saṅgha) v.v... những từ này phần lớn đều đã được thảo luận mổ xẻ đây kia trong các chú thích; nhưng nếu việc sử dụng các từ Pāli có tạo ra cho độc giả tình cờ bắt gặp có thể càng nhiều càng tốt. Vì để giải thích một từ Pāli như từ ariyasāvaka như đã xảy ra trong nhiều trường hợp, là một “đồ đệ nổi tiếng” rất có thể chỉ tiếp tục làm cho vấn đề thêm mù mịt mà thôi, điểm chính đó là cá nhân đó chỉ là người đã ‘lắng nghe’ được “tiếng trống bất tử” mà thôi, do Ðức Phật[7] nhập thiền và nhờ đó có thể tiến hành tái sanh bậc thánh do kết quả việc chuyển hoá siêu nhiên nơi toàn bộ con người[8] của ngài; trong khi đó nếu như không dịch từ ariya ta sẽ nhận thấy rằng từ này luôn luôn là từ đồng nghĩa với từ lokuttara, hoặc là siêu thế, cho dù đó có thể là Tứ Diệu Ðế, hay Bát Chánh Ðạo, Thánh Tăng hay bất kỳ từ nào nữa, bất kỳ khó khăn nào gây ra cho độc giả thiết tưởng cũng cần phải lưu ý vậy.

Ðể sửa soạn dịch tác phẩm này có những ấn bản sau đây đã được sử dụng:

(1)          Bản tiếng Pāli do E Hardy ấn bản do Hội Thánh Ðiển Pāli xuất bản năm 1901 (liên quan đến bản văn trong các chú thích);

(2)          Bản tiếng Sinhale do Trưởng lão Madugalle Siri Siddhatta Nayaka và Trưởng lão Morotudutwe Dhammanda (lần cuối do Trưởng lão Mahagoda Siri Nanissare và Trưởng lão Kahawe Siri Sumangada Ratanasara ấn bản) xuất bản tại Colombo 1925 tập thứ XVII trong loạt bài Simon Hewavitarne Bequest series (liên quan đến các chú thích Be);

(3)          Bản tiếng Miến trong lần kết tập Tam tạng lần thứ 6 Chaṭṭhasangāyanana xuất bản tại Rangoon vào năm 1958 và cô Horner đã có nhã ý cho tôi mượn (liên quan đến các chú thích trong Chú giải Be)

Ngược lại trong ấn bản tôi có trong tay, lại liên quan đến các đoạn kệ Kinh Tạng Pāli, cũng đã được sử dụng:

(4)          Ấn bản của giáo sư Jayawickrama vừa được tái bản do Hội Thánh Ðiển Pāli năm 1977 (dành cho các Chú giải Vv.)

(5)          Ấn bản vừa rồi của Hội Thánh Ðiển Pāli do E. R. Gooneratne xuất bản năm 1886. và

(6)          Một ấn bản tiếng Thái do Trưởng lão Nanavarabharana Sucitta xuất bản tại Bangkok vào năm 1958 (để Chú giải bản văn Te trong các chú thích).

Ðối với Chuyện Ngạ Quỷ Sự tôi đã rập khuôn xuyên suốt bản dịch của ngài Hardy vì bản dịch này hầu như là bản duy nhất các độc giả sử dụng tiếng Anh có thể tận dụng được. Hơn nữa hiện nay, ấn bản của ngài Hardy rất có giá trị, cho dù ta thường gặp nhiều[9] lỗi về nghệ thuật in ấn thường đã được sửa lại trong Bản Chú giải Se và Be có gặp rất nhiều sai sót trong nhóm nghiên cứu luận án tiến sĩ trong Ban Nghiên Cứu Hiện Tượng Tôn Giáo tại Ðại Học Ðường Otago Dunedin, New Zealand, là nơi tác phẩm này được tiến hành nghiên cứu. Chính vì thế tôi rất mang ơn họ, và tôi cũng phải mang ơn các đồng nghiệp của tôi tại đó, đó là vị giáo sư cùng cộng tác với tôi là ngài A.C. Moore và Tiến sĩ Kosuke Koyama (hiện nay thuộc đại học Union Seminary New York) là người đã cố gắng hết sức tạo cho tôi thoải mái trong công việc. Nhưng công việc này đã được tiến hành tại New Zealand, một đất nước vô cùng xinh đẹp nhưng lại là một quốc gia bên lề trong vùng (Chú giải VvA 193), tôi đang có trong tay đã tạo ra một trở ngại kép để có thể hoàn thành công việc một cách tốt đẹp, ngoại trừ những tác phẩm tiếng Pāli và ngữ pháp có thể tận dụng được, không kể đến những gì có trong thư viện riêng của tôi và những cuốn sách có được trong đó; trong khi thực hiện bản dịch PvA, tôi còn tận dụng được những trợ giúp quí hóa đó. Ngược lại tôi cảm thấy thiếu sự động viên quí báu có thể có được từ những cuộc thảo luận với nhiều người khác trong cùng một lãnh vực. Như vậy hậu quả tất yếu từ nội dung các chú thích thiếu kiến thức ngữ pháp không thể lãnh hội được như mình mong muốn, trong khi đó bản dịch rất có thể đã trở nên nghèo nàn hơn tựa như một loại vay mượn, trong nhiều trường hợp, một bản CPD do ngài John Brockingtion thuộc phân viện Tiếng Phạn tại Ðại Học Edingburgh. Do đó, tôi đã không thể giải quyết ráo trọn một số lớn đề tài và vấn đề nổi lên. Nhưng những trở ngại trên đã được bù đắp tương xứng với những cố gắng vô tư về phía giáo sư N. A. Jayawickrama là người đã duyệt xét lại toàn bộ bản thảo đã được hoàn tất, tốc độ và xuyên suốt ngài đã tham gia công việc này thật vô cùng quí hóa và tôi vô cùng hối hận vì lý do thực tiễn[10] đã không thể phối hợp toàn bộ những đề nghị uyên bác của ngài vào giai đoạn cuối và đặc biệt những gì đặt cơ sở trên tập Eḷu-Vimānavastu-prakaraṇaya bằng tiếng Sihale xuất bản vào thế kỷ 17 trong đó ngài đã xử lý trong quá trình biên tập. Tuy nhiên có điều ta nên ghi nhớ trong đầu là với sự trợ giúp to lớn trong việc giải thích chính bản văn Pāli và sự cống hiến này, đa phần rất đáng trân trọng. Cuối cùng, tôi luôn phải ghi ơn rất nhiều Cô Horner do những nguồn cảm hứng liên tục cô đã dành cho tôi, thông qua thư từ trong suốt quá trình thực hiện tác phẩm này.

Peter Masefield
Sydney, tháng 10, 1980

-ooOoo-

  

Lời giới thiệu của dịch giả

Chuyện Chư thiên, Vimānavatthu, là bản văn Chú giải Kinh Tạng, giống như cuốn hệ luận tác phẩm này, cuốn Ngạ Quỷ Sự[11], dựa trên đó đã đề một mục tiêu chung nhấn mạnh đến nhu cầu cần thiết phải thực hiện phước đức và từ đó đưa ra phương pháp tạo phước đức. Tuy nhiên khi thực hiện điều này, bản văn Kinh Tạng không tìm cách giới thiệu bất kỳ việc tập luỵên tôn giáo nào cho các đạo hữu vào thời đó. Ngược lại, rõ ràng cả hai tác phẩm chỉ liên quan đến những người đã cải đạo bằng cách tạo ra phước đức. Tuy nhiên, như ngài Gonda[12] cho thấy khía cạnh hy tế Phệ Ðà đã tạo ra qua phước đức, (puñña, tiếng Phạn ghi là puṇya) chính là việc tạo hạnh phúc, hay liên quan đến phạm vi hạnh phúc, bao trùm toàn bộ các hoạt động của chúng sanh cả trên cõi đời[13] này và lẫn trong cuộc sống mai hậu nữa. Hy lễ đó – và từ đó phước đức được tạo ra – còn tuỳ thuộc chủ yếu qua trung gian Thần Lửa (Angi),[14] nhờ đó ta có thể cầu khẩn các sức mạnh thần linh khác dưới thiên thừa của ngài (thần lửa) những sức mạnh đó chuyển hoá để ta có thể tham gia vào – và như thế bảo đảm đem lại thành công cho - hy lễ giống như qua việc đổ xuống ân huệ trên thần lửa (Angi), lại chính ngọn lửa hy tế và là điểm tiếp xúc với các sức mạnh thần linh, những cúng dường như thế được chuyển sang cõi siêu nhiên. Tuy nhiên qua thời gian vai trò của những sức mạnh trung gian đó ngày càng được thừa nhận do vị bà la môn thừa tác, là người qua việc khổ hạnh nghi lễ thực hiện trước hành vi hy tế, giống như tự đặt mình tiếp xúc trực tiếp với thần linh, và như vậy hiểu theo nghĩa hội nhập vào những sức mạnh nhờ đó việc thành công tạo ra phước đức tùy thuộc vào các ngài. Ngọn lửa hy tế đương nhiên vẫn tồn tại – nhưng giờ đây lại chứng tỏ chỉ đem lại kết quả do việc tiếp xúc độc nhất với các sức mạnh thần linh chỉ có thể đem lại hiệu quả nhờ có mặt một vị bà la môn; trong khi đó vị trí nguồn gốc hiệu quả của hy lễ bên trong chúng sanh lại khiến nổi lên khả năng hy lễ đó có thể được ‘di chuyển’, có nghĩa là, đang khi hành vi hy lễ đó tiếp tục diễn ra– tuy nhiên ở một mức độ phức tạp ngày càng gia tăng – được tập trung vào ngọn lửa hy tế đó, ta có thể nhận ra chính vị bà la môn đó giống như một chiếc ghế hy tế di động như tính mến khách được tỏ ra đối với vị khách hành giả bà la môn (atithir) – nhập vào căn nhà đó như một ngọn lửa” (Kaṭha U 117 – xin đọc Chú giải RV 173 1 trong đó thần lửa được đề cập đến như là một vị khách trong nhà hy tế đó.) – được nhận ra tương tự như việc đổ vật cúng dường vào ngọn lửa hy tế vậy và cũng tương tự như việc tạo ra phước đức mong ước vậy.

Thế rồi, trong phạm vi phật giáo xuất hiện các phật tử đạt đến mức độ quyết định trong hy tế bà la môn đó dưới hai cách. Trước tiên, đây là điểm tột đỉnh theo các hình thức mang tính hy tế quyết định tập trung vào ngọn lửa hy tế do mối lo sợ cảm thấy ngay chính điểm vô cảm không cần thiết và hoàn toàn vô ích trong việc giết một số súc sanh (D ii 325tt; S I 75tt; Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 42tt; Chú giải PS 29312. Hơn thế nữa chúng thách thức lời công bố của một vị bà la môn được hiện thân vào những sức mạnh thần linh nhờ đó mà cả hai hình thức hy lễ tuỳ thuộc vào hiệu quả đem lại. Vì ta cảm thấy rằng đạo hạnh của vị bà la môn trong một ngày hầu như không hợp với lý tưởng trước đó, ít nhất theo quan niệm của các Phật Tử, các vị ẩn sĩ Phệ đà và chính vì thế rõ ràng họ đã tin tưởng bất kỳ lời tuyên bố nào đã tiếp xúc với sức mạnh thần linh:

“Hỡi Ambaṭṭha, vì những vị ẩn sĩ Bà Là Môn cổ xưa, vừa là soạn giả lẫn người xứng thần chú, các vị Bà la môn hiện nay vẫn tụng, vẫn xướng lên, rồi soạn lại từ những thần chú cổ xưa đó; còn xướng lên rồi nhẩm lại và tụng chính xác - là các vị, Aṭṭhaka, Vāmaka, Vāmadeva và Vessāmitta. Yamataggi, Aṅgirasa, Bhāradvāja, Vasettha, Kassapa và Bhagu - dù có lời tuyên bố: “Ta và Ðạo Sư đã thuộc lòng các đoạn kệ, do vậy là ẩn sĩ, hay ngài đã chứng đắc thực trạng đó. – nhân duyên đó quả đã không thể hiển nhiên! vậy ngươi nghĩ gì, hỡi Ambattha?

Ngài đã nghe gì khi còn là Bà la môn, cổ xưa và nhiều năm gắn bó với đạo sư riêng mình hay các vị bà la môn đó chẳng đã noi, chẳng phải thần chú của họ nhà ngươi đã từng tụng niệm. Rồi liên tục nhắc lại, phô bày cho những phường ăn mặc chỉnh tề, xức dầu thơm, cắt tỉa râu tóc, trang điểm với vòng hoa và ngọc quí. Phủ thân mình với y phục trắng toát, chiếm đoạt và tận hưởng ngũ dục lạc giác quan, như nhà người và đạo sư của ngươi giờ đây thường làm sao?

Hay họ sống nhờ vật thực là loại cơm trắng hảo hạng, Không tìm đâu ra vết bẩn phải phát hiện và loại bỏ, và nêm nếm với đủ loại sốt cà ri hảo hạng. Rồi ngài, cùng đạo sư đang lúc này đang thưởng thức? hay có các phụ nữ đầy trang sức và váy ngắn vuốt ve chiều chuộng. Như ngài và các đạo sư đang tận hưởng”

Hay họ cưỡi xe ngựa cái kéo, cầm đuôi bện trò ảo thuật. Cầm trượng trong tay, như nhà ngươi và đạo sư đang tận hưởng? Rồi nơi lầu xanh được canh phòng cẩn mật, hào vây quanh và rào chắn trước cổng thành, có lính canh gươm giáo dài sáng loáng, như nhà ngươi và đạo sĩ của ngươi đang tận hưởng? (D i 104tt, sau phần giản lược do bà Rhys Davids thực hiện trong tập Dial i 129; Chú giải S v 4 cũng thực hiện giống như vậy).

Ít nhất trong ở mức độ các Phật Tử quan tâm các vị ẩn sĩ cổ xưa không giống như vị Bà la môn cùng thời với họ:

“Các vị ẩn sĩ cổ xưa, khổ hạnh và kiềm chế bản thân, họ giũ sạch ngũ dục lạc, rồi tuân theo mục tiêu ấn định. Không sở hữu gia súc vàng bạc hay ngô bắp. Lấy tri tuệ làm tài sản quí giá, rồi canh giữ như kho báu quí giá[15] Gặp của thí họ để chung ngay cửa nhà thí chủ. Sửa soạn tín tâm, và nhiệt tình với những ai tìm kiếm, và kẻ giàu sang trên đời này tôn kính họ.Cúng dường tọa sàng, y phục và ruộng đất bao la. Rồi họ trở thành các vị bà la môn bất khả xâm phạm. Bất chiến bại với nghiệp chướng chuyên trách...

Không giao du với phường hạ cấp hay mua bán vợ con của họ; nhưng chung sống trọn tình và hoà thuận chung thuỷ. Trừ khi gần thời điểm vào mùa an cư kiêng chế, họ chẳng bao giờ ăn nằm với vợ mình. Và chỉ một mực đề cao níp bàn[16]

Rồi thay đổi diễn ra, đây kia họ tìm kiếm. Nào vị ngọt, rồi cả sức hấp dẫn các mỹ nhân;Cả xa mã mỹ miều do ngựa nòi kéo, phủ trên lưng vải lụa quí giá; rồi trú xứ khang trang họ tìm kiếm. Nào tịnh xá ngăn vách; chia tư, với phòng ngủ nhỏ;rồi kiếm cả bò béo và cả đám mỹ nữ xinh đẹp. Họ thèm thuồng tài sản giàu sang của tha nhân. Họ đến với Akkaka với tiếng ca lời hát.

“Ôi ngài thật dồi dào, Ôi của cải ngài thật phong phú; hãy may mắn dâng tiến hy lễ ngài nhiều của cải vật chất. Hay may mắn dâng tiến ngài nhiều giàu sang phú quí. Do đó vị vương tước... cho các vị bà la môn dâng cúng của cải: nào bò, nào sàng toạ nằm ngủ và y phục, mỹ nữ và xe ngựa duyên dáng.

Thắng ách với ngựa thuần chủng phủ lưng xinh xắn, với tịnh xá ngăn phòng rộng rãi mỹ miều. Tích luỹ được tài sản giàu sang, họ hướng lòng về tích trữ của cải; Khi thèm khát được thoả mãn, lòng tham của họ lại tăng trưởng thêm.” (Sn 284-306; cũng như Woven Cadence tr. 44-46).

Tuy nhiên có một đoạn văn chỉ rõ vào thời Ðức Phật có năm phẩm chất tốt thường bắt gặp nơi con khuyển hơn là nơi vị bà la môn đương thời. (Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 221tt).

Nếu như tiếp xúc với các sức mạnh bảo đảm tạo ra hiệu quả cho hy lễ sát tế đã bị mất (tuy nhiên rất có thể ta không bao giờ có được hiệu quả đó) do những kẻ cơ hội như vậy bất kỳ việc thực hiện hy tế nào thông qua họ, cho dù dưới dạng hết sức công phu tập trung vào ngọn lửa hy tế hay chỉ liên quan đến lòng mến khách đơn giản thực hiện đối với một người khách vãng lai nào đó đều vô hiệu:

“Rồi cũng có người xưa đầy bậc thánh, những vị bà la môn luôn suy niệm qui luật xưa kia.Mọi giác quan họ canh phòng cẩn mật. Rồi chế ngự được tính phẫn nộ cùng cực.Họ lại thích nhập thiền cùng tu tập Phật Pháp. Những qui luật cổ xưa họ nhớ lại. Nhưng “ta hãy tụng” là ý định nơi người tái phạm.

Do kiêu hãnh dòng tộc, họ đã lạc bước chánh đạo. Bị chế ngự do phẫn nộ cùng bạo loạn cực chế ngự. “Cả yếu hèn lẫn mạnh khoẻ” đều hư mất. Thật vô dụng dầu người buông thả có hối lỗi. Lòng trống rỗng như kho tàng trong giấc mộng.

(S iv 117tt). Tuy nhiên, chúng ta thấy trong tập Pv II – 86 (Chú giải PvA 109) chuyện kể về Culasetthi ngạ quỷ bị buộc phải trở về hầu như trắng tay. Tiếp theo sau việc bố thí của con gái ông cho các vị bà là môn ác hạnh và như vậy không xứng nhận phước thí. Hay chúng ta có thể trích ra tương tự như vậy trường hợp ngạ quỷ Aṅkura. Cho dù có thực hiện bố thí hết sức quảng đại, trong thời tiền Phật Giáo (PvA 136) vẫn cứ tiếp tục than vãn khóc lóc:

“Cúng dường có lợi gì cho ta? Nếu không có phước điền lãnh nhận . . . Tựa như hạt giống được gieo nhiều xuống đất cằn. Chẳng đem lại hoa trái dồi dào là bao, giống như đất phụ lòng người gieo cấy. Ngay cả khi thực hiện bố thí được thật nhiều, cho những kẻ nơi ác hạnh an trú, Sẽ chẳng đem lại hoa trái bội thu, cả niềm vui thí chủ không nhận được.” (Pv II 967-70). Xét theo quan điểm Phật Giáo thì chư vị bà la môn là nguồn phước đức như vậy xem ra hơi lãng công vô ích.

Một yếu tố góp phần đem lại tình trạng này – và là yếu tố chính khiến cho chư vị bà la môn có thể chấp nhận[17] - đó chính là sự bất lực của họ trong việc khám phá ra bất kỳ điều thay thế nào cho một cây Soma đã bị mất từ lâu. Tức là nguồn đem lại điều vô luận (amṛtaṃ) nơi chư vị ẩn sĩ Phệ đà. Việc tìm kiếm này vẫn còn được tiến hành từ thời Đức Phật đã rõ từ trích đoạn liên quan đến việc gặp gỡ các vị (bà la môn) Sāriputta và Moggallāna và ngài Assaji vừa mới trở lại đạo trong đó có một điều thật đối với Sāriputta đó là Assaji đã gặp gỡ bất tử[18] (amataṃ) là điều ngài Sāriputta và Moggallāna đang tìm kiếm (Vin i 39tt).

Tuy nhiên ngài Sāriputta đã không lầm lẫn, vì việc tiếp xúc trở lại với bất tử đã được chính Ðức Phật an trú vào đêm ngài chứng đắc Giác Ngộ, đó là phải giúp tha nhân cũng thực hiện được việc tiếp xúc ngài đã phải trải qua trước khi du hành đến Công viên Con Nai để bắt đầu gióng lên tiếng trong bất tử (Vin I 8; Trung Bộ Kinh (M) I 171) - và khi ngài thực hiện như vậy thì Koṇḍañña (và một chút thời gian sau đó) chính Assaji cũng tiếp xúc được với điều bất tử và từ đó họ đã trở thành đồ đệ đầu tiên của Ðức Phật, hiểu theo nghĩa đen đó là ‘kẻ lắng nghe Phật Pháp” nhưng hiểu theo nghĩa đặc biệt đó là kẻ đã nghe được tiếng trống bất tử nhờ có Đức Phật. Vì nhờ quyết định diễn giải Phật Pháp là điều chính ngài đã khám phá ra các cửa bất tử, ít nhất đối với những người giống như Koṇḍañña có khả năng lắng nghe tiếng trống đó, đã mở tung được các môn đó (Vin i 7) và giờ đây nhiệm vụ của Ðức Phật là trì hoãn chứng đắc vô dư níp bàn cho đến khi toàn bộ chúng sanh có thể trở thành đồ đệ của ngài (D ii 113) đó là xứ mệnh đã được bắt đầu với việc ngài Koṇḍañña đã hoàn đạo và đạt đến tột đỉnh là việc cải đạo của ngài Subhada, là đồ đệ cuối cùng Ðức Phật đã cải hóa được (D ii 153).

Những phương tiện thông thường nhất được xử dụng trong những trường hợp như vậy – và chúng ta thường xuyên ám chỉ đến trong các bản văn này (PvA 38, 66, 90, 140 168, 195, 266. 279; VvA 50. 53. 66, 69. 197., 242. 330) – đó chính là sau khi đã nhận ra người có khả năng trở thành đồ đệ, chính Đức Phật đã diễn giải tiếp theo sau đó với bài diễn giải về bố thí, về thói quen giới đức và về thiên giới về những hiểm nguy dục lạc giác quan và về những lợi điểm từ bỏ những điều vừa kể trên. Trong qui trình từ bỏ như vậy chúng ta được hướng dẫn chiếm được tâm trạng sẳn sàng, dễ sai khiến, thoát khỏi mọi trở ngại đồng thời dễ hướng thượng và được tịnh tín. Ðến điểm này và chỉ khi đạt đến điểm này Đức Phật mới tỏ lộ Tứ Diệu Ðế cho họ; nhưng khi công bố điều này Ngài không chỉ công bố một loạt những chân lý triết học; hơn là Ngài đối diện với con người đó chính cảm nghiệm trực tiếp và cụ thể về những chân đế này. Ngài công bố (1) bản chất cõi đời này là vô thường thì dẫn tới đau khổ và (2) nguồn gốc đau khổ; (3) rồi sau đó Ngài lại tỏ lộ cách diệt khổ, có nghĩa là, cõi bất tử, níp bàn tồn tại thực sự (VvA 85), sau khi cõi đời này là cõi tái sanh là người sanh và tử không còn được đề cập tới nữa, cụ thể là bát chánh đạo, chánh đạo này đã được thấy trước (VvA 84). Như Sirimā đã nói:

“ Ðức Phật, vị ẩn sĩ thống soái, vị dẫn đường, đã dạy ta đặc tính vô thường, sanh tử và đau khổ, cả về cõi vô vi và diệt khổ là chân đế bất diệt là chánh đạo không khúc khuỷu, thẳng tắp và tốt lành. Khi đã xác định tiếng trống bất tử, cõi vô vi cùng giáo pháp, thông qua Ðấng Như Lai, vô song khôn ví, Ta đã kiềm chế bằng ngũ giới, và vững vàng an trú nơi Chánh pháp

Do chính Đức Phật, vị tuyệt hảo vô song diễn giải. Khi nghe biết vị trí tinh tuyền, là cõi vô vi. Do chính vị Như Lai, người tuyệt hảo diễn giải. Ngay tại đó ta tiếp xúc cận thiền định an tịnh, Ðó chính là bảo đảm tuyệt hảo nhất cho ta. Khi đã đạt đến vị trí bất tử,

Chắc chắn ta phân biệt với biện phân rõ ràng... Do vậy ta trở thành Thiên Nữ được chứng kiến bất tử, là đồ đệ của Như Lai, đấng tuyệt hảo vô song. Ta lại nhận ra Chánh Pháp và an trú thánh quả Nhập Lưu. Do vậy mà thoát khỏi cảnh bất hạnh muôn đời.” (Vv I 67-11)

Việc phát hiện ra Tứ Diệu Ðế (đôi khi được đề cập đến như là việc chứng đắc Pháp Nhãn (Dhammacakkhu) mang lại hiệu quả thiêu rụi hầu như toàn bộ nghiệp chướng đã tích lũy từ xưa đến giờ. Ðó chính là khối lượng thời gian luân hồi vẫn còn nổi bật nơi con người đó sau đó không vượt quá bảy lần tái sanh (S ii 133tt; V 457tt) – và vào những lần tái sanh đó chỉ diễn ra nơi những chúng sanh cũng như các chư thiên. Vì những mảnh vụn nghiệp chướng không được thiêu rụi hết luôn trở thành tác nhân loại bỏ bất kỳ tái sanh nào thêm nữa nơi những định mệnh đau khổ, nơi hoả ngục, nơi những ngạ quỷ hay phải tái sanh thành súc sanh. Thêm vào đó, việc nhận ra Tứ Chân Ðế này cũng chính là chứng đắc Chánh Kiến (D ii 312) đó chính là bậc thang đầu tiên nơi Bát chánh đạo, nơi Tứ chân đế và hơn thế nữa đó là chánh đạo giúp ta thoát khỏi tạo ra nghiệp chướng tiếp theo (S iv 133); và cũng còn giúp giải thoát khỏi hai loại nghiệp chướng cũ và mới, cũng như giải thoát khỏi nhân duyên nghiệp chướng tái sanh nơi cõi trần gian là điều không thể tưởng tượng nổi. Tuy nhiên, một chút nghiệp chướng cũ vẫn tồn tại và chính điều này lại quyết định loại đồ đệ nào trong số bốn loại chúng ta được tham gia, có nghĩa là nếu như tàn dư nghiệp chướng đó thuộc bản chất phải được đền bù ngay tại cuộc sống trên trần gian này, thì chúng ta tiếp tục thông qua chánh đạo đạt đến bậc A-la-hán, ngược lại nếu như nó thuộc bản chất cần phải yêu cầu nhiều lần tái sanh tiếp theo, thì cũng thông qua chánh đạo đó chúng ta trở thành hoặc là vị Bất Lai (anāgāmin), vị Nhất Lai (sakadāgāmin) và vị Nhập Lưu (sotāpanna), tùy thuộc vào mức độ thời gian luân hồi do chính lượng nghiệp chướng còn xót lại đó; và chính vì thế mỗi bậc chứng đắc này đều được thấy nơi một mục tiêu khác nhau và cũng giá trị như vậy đối với từng loại nơi chánh đạo đó. Chính vì thế lý do việc đa dạng nơi bản chất những điều còn xót lại chính yếu nơi từng đạo hữu khác nhau, chấp nhận bốn khía cạnh, tức là “tứ chánh đạo” tột đỉnh nơi thánh quả A-la-hán, thánh quả Bất Lai, thánh quả Nhất Lai và thánh quả[19] Nhập Lưu vậy. “Những kẻ nào nhờ lắng nghe Phật Pháp liên tục mà chứng đắc Tứ Diệu Ðế và việc lắng nghe tiếng trống Bất Tử, luôn được nhắc tới (eg Vin I 12), do kết quả đem lại sẽ trở thành những kẻ đã nhận ra chánh pháp (có nghĩa là níp bàn VvA 233) chứng đắc chánh pháp, hiểu biết chánh pháp và lao vào chánh pháp. Việc cảm nghiệm sâu sắc như vậy sẽ đem lại hậu quả là loại bỏ vĩnh viễn con người khỏi cõi phàm tục (tức là bất kỳ ai chưa nhận ra Tứ Diệu Ðế) và an trú người đó nơi cõi siêu thế bậc thánh. Ðó chinh là tái sanh siêu nhiên, một cuộc tái sanh cuả bậc thánh[20] chỉ diễn ra bằng cách lắng nghe Phật Pháp (tức là bất tử) qua chính Đức Phật (VvA 81, 195) do kết quả đó chúng ta trở thành một vị thánh và một đứa con hợp pháp của Ðức Thế Tôn, được sanh ra từ miệng[21] ngài, tức là tái sanh nhờ Pháp, được pháp tác tạo và được thừa hưởng chánh pháp đó (e.g D iii 84):

“Và khi ngài nhận ta với tâm vô ngại và tịnh tín, kết hợp với tâm được tinh luyện. Vị Như Lai đem lợi cho toàn cõi trần gian đã chỉ dẫn ta: Ðây là khổ đế”, Ngài nói với ta. “Ðây là nhân duyên khổ, nguyên nhân diệt khổ và chánh đạo ngay thẳng, chánh trực giúp ta lao vào bất tử’. Ta sẽ đứng vững với lời động viên của vị khôn ngoan, với tâm đại bi quảng đại; ta sẽ chứng đắc bất tử, an tịnh Níp bàn và đến được trú xứ bền vững.

Ta sẽ được củng cố vững vàng, không giao động nơi thị kiến đó; qua niềm tin bám rễ sâu nơi tâm ta, mà trở thành công chúa hợp pháp của Ðức Phật vậy.” (Vv IV 129-22; Chú giải VvA 68).

Những kẻ nào thực hiện tái sanh bậc thánh này và từ đó trở thành đồ đệ bậc thánh của Đức Phật cùng nhau tạo thành một Tăng Ðoàn thánh, cũng được gọi là Tăng Ðoàn của Ðức Phật, họ tập hợp lại thông qua việc tiếp xúc được, đổi mới với đấng bất tử. Giờ đây chính họ và chỉ có họ mới có thể đem lại điểm tiếp xúc với những sức mạnh thần linh và như vậy một lần nữa có thể tạo hiệu quả cho việc sát tế:

“Tăng đoàn thánh của Ðức Thế Tôn gồm kẻ đức hạnh. Tăng toàn của Ðức Thế Tôn gồm kẻ có phẩm hạnh ngay thẳng chính trực.

Tăng đoàn của Ðức Thế Tôn gồm toàn những kẻ có đức hạnh khôn ngoan.

Tăng đoàn của Ðức Thế Tôn gồm toàn những nguời có tâm nhiệt tình trong bổn phận.

Có nghĩa là bốn ôi, tám hạng bậc thánh[22].Là tăng đoàn các đồ đệ của Đức Phật, Gồm là những người xứng nhận cúng dường. Xứng được tiếp đón, xứng nhận vật thí. Xứng được kính trọng. Ðó chính là phước điền vô song trên cõi đời này.” (D iii 227; Trung Bộ Kinh (M) I 37l; S ii 69tt; Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 222 v.v... ; xin cũng đọc It 88 để biết thêm vẻ trịch thượng của Tăng Ðoàn bậc thánh trổi vượt trên toàn bộ các tăng đoàn khác. – kể cả tăng đoàn các vị ni sư – là điều cũng được nhấn mạnh).

Như ngài Roy Clayton Amore đã chỉ cho thấy,[23] mỗi tính ngữ xứng đáng này trước đó đã được ám chỉ cho các vị Bà la môn; và giờ đây được áp dụng cho Tăng Ðoàn bậc thánh các phật tử đang tìm cách áp dụng những cúng duờng hy tế đó cho chính mình từ đó họ đại diện cho cho vị bà la môn. Trong qui trình hy tế chính thức tập trung vào ngọn lửa hy tế được biến đổi thành việc bố thí chính thức do tăng đoàn được mời tham dự, thường thường có Đức Phật dẫn đầu. Trong khi đó lòng mến khách từ đó xuất hiện đối với một vị khách bà la môn giờ đây được hướng tới từng một vị đồ đệ hành giả đơn lẻ. - việc kêu mời trong Vv i 15 – vị đồ đệ đó, nhờ việc nhập thân vào sức mạnh thần linh giờ đây cũng được coi như là một vị bà la môn đích thực (Dhp 383-423). Và như vậy trong khi cách thức và việc nhấn mạnh đến hy lễ trải qua biến đổi. Ðây không phải là trường hợp nhằm mục đích duy trì việc tạo ra người dâng hy lễ. Qua công đức được tạo ra nơi lãnh vực hạnh phúc bao trùm cuộc sống cả trên cõi ời này lẫn cõi đời sau. (Chú giải PvA 9, 130. 277. 283; Pv III. 120= Vv II 115; VvA 149).

Thực chất ít nhất có ba[24] tiêu chuẩn chi phối hiệu quả của hy lễ đó là: chứng đắc thành công phước điền. Ý tâm thành kính và các phương tiện sử dụng. Ðiều cơ bản nhất trong ba điều trên hình như là việc chứng đắc thành công những cách thức áp dụng, được giải thích trong VvA 30 như việc bố thí do chính tay mình thực hiện, còn trong VvA 246 giải thích việc thí chủ uỷ thác việc phân phát của bố thí cho người giữ nhà thực hiện; tuy nhiên được tái sanh nơi cõi diêm vương, là cách tái sanh cao hơn so với người canh cửa chỉ được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam; trong khi đó Aṅkura, cho dù việc chỉ trích người thương nhân giàu có lại thực hiện một cách phân phát bố thí khác (PvA 125 về Pv ii 930) sau này lại rơi vào cùng một tật xấu (Pv ii 950-54) và vẫn được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Ðiều quan trọng hơn cả chính là chứng đắc thành công nơi tấm lòng thành kính, là tấm lòng thành kính bằng cách tin tưởng nơi thực hiện phước đức và nơi quả nghiệp[25] (VvA 24; Chú giải PvA 133) hay bằng cách đặt niềm tin nơi quả phước đức và nơi Tam Bảo (VvA 30) Nhưng một điều quan trọng hơn nhiều đó là chứng đắc thành công nơi phước điền, có nghĩa là một phước điền vô song dành cho cõi đời này được các thành viên của tăng đoàn đem lại, tuy nhiên chính họ đã được tiếp xúc với bất tử, đã tinh luyện đựơc việc bố thí và bảo đảm rằng của thí đó sẽ em lại kết quả dồi dào. (Trung Bộ Kinh (M) iii 255; VvA 195) Và vì những chuyện kể này đã nhắc lại liên tục cho chúng ta, khi ta đặt đến phứơc điền, khi ta bố thí cho một vị đồ đệ, mức độ của bố thí chúng ta trở thành ít quan trọng; ‘ngay cả chỉ một muỗng cơm, một miếng vải nhỏ, chỉ bằng đầu ngọn cỏ, hay chiếc lá, hay ngay cả chỉ một chút nước dược liệu, khi đã được an trú với một tấm lòng thành kính nơi một người xứng nhận cúng dường, cũng đem lại một phước thí to lớn đặc biệt, có vẻ sáng chói vĩ đại và lan toả khắp’ (VvA 5; Chú giải VvA 3, 48, 108, 202; Vv III 622-26) Ðiểm này đã được minh chứng rõ ràng bằng thực chất thấy nơi Aṅkura, cho dù với lòng từ tâm quảng đại phi thường nơi những ngày tiền Phật Giáo, lại được hưởng thù thắng thiên giới ít hơn là Indaka mà của thí của hắn chỉ có một muỗng đồ ăn, thông qua việc bố thí cho vị A-la-hán Anurudha, ‘đã nhập phước điền’ (PvA 136). Hay như Aṅkura đã nói đến vấn đề này như sau:

“Thưa Ðức Thế Tôn, ta đã bố thí rất nhiều đồ cúng duờng trong một thời gian dài và cho dù có duy trì việc bố thí to lớn đó, do thiếu bất kỳ chứng đắc thành công nơi những kẻ xứng nhận phước thí, điều đó giống như hạt giống gieo xuống cánh đồng cằn cỗi, không đem lại kết quả to lớn nào từ đó. Nhưng Indaka cho dù chỉ bố thí có một muỗng vật thực, do chứng đắc thành công nơi kẻ xứng nhận phước thí, đã sản sanh ra giống như một hạt giống được gieo xuống nơi cánh đồng phì nhiêu, đem lại kết quả vô cùng mỹ mãn. (PvA 137; Chú giải đoạn kệ Pv II 967-72)

Như vậy trong khi thí chủ, hay người trồng tỉa, và phước thí, hay hạt giống (Pv i 11) đều có phần việc phải thực hiện, nhưng trước tiên phẩm chất của người nhận, hay là phước điền mới là quan trọng. Trong đó vật thí hay hạt giống được gieo lại là điều quyết định mức độ kết quả[26]. Và như vậy kết quả xuất hiện ngay tức khắc sau khi vật thí được thực hiện (VvA 19, 23, 50 v.v... ) và rồi hình như được áp dụng một sức hấp dẫn (VvA 314) mạnh mẽ đến nỗi cá nhân có liên quan được yêu cầu phải chết ngay sau đó để có thể hưởng được phuớc thí đó – hay nếu như đó là một ác nghiệp để có thể chịu đau khổ do ác nghiệp đó, ngoại lệ cho qui luật này và là một ngoại lệ đã được chứng minh chính là trường hợp trong đó có một thiên cung được hoàn tất với một ngàn tiên nữ xuất hiện trước Nandiya như là một của thí nhưng ai là người tiếp tục sống trong một thời gian dài đến thế để các tiên nữ có thể trở nên bồn chồn đối với oàn người của mình và thôi thúc Moggallāna, trong chuyến du hành chư thiên, để thông báo cho Nandiya về điều ngài bị mất (VvA 221).

Thế rồi, chúng ta có thể nói chính việc dội xuống vật thí hy tế trên thần lửa, thì việc hy tiếp lửa đó đã đem lại kết quả cho vật cúng dường đó được chuyển giao qua trung gian thần lửa. Ðối với cõi chư thiên, chính vì thế việc thay thế bằng của thí trong Tăng đoàn thánh giờ đây kết quả đó đã xuất hiện nơi các vật thí đó – hoặc giả phía đối tác thần linh – nơi cõi chư thiên đối với việc xử dụng của chúng ta ngay sau khi chết. Nhưng phước điền chỉ đem lại kết quả sau khi đã tạo ra hoa trái khi người trồng tỉa đã gieo hạt trên đó mà thôi và thất bại trong việc bố thí hay bố thí trên mảnh đất cằn cỗi thuộc những kẻ không xứng nhận phước thí - thì kết quả nổi lên trên cõi thần linh sau khi chết cũng chẳng có tích lũy được gì để trợ giúp cho chúng ta sau này, có nghĩa là chúng ta trở thành một ngạ quỷ:

“Chính vì thể quả thật xin đừng ban than vãn người đã chết, sau khi qua đời họ phải an trú nơi cõi diêm vương; những kẻ nào đã biết và chiếm đoạt sự giàu sang nhưng lại không xử dụng đến, cũng như không thực hiện được những phước đức vậy.

Những kẻ đó sẽ phải trải qua đói khát; những ngạ quỷ đó sẽ bị thiêu đốt, phải cháy xém trong một khoảng thời gian lâu dài.” (Pv I. 119-10)

Thiếu lòng quảng đại thực hiện cúng dường chính là nguyên nhân tạo ra hoàn cảnh khó khăn lớn lao trong việc tái sanh thành ngạ quỷ (PvA 103) và bằng cách hoàn toàn không thực hiện bố thí thì đương nhiên chúng ta bị gạt khỏi hạnh phúc nơi cõi đời sau. (PvA 131) - Chính vì thế việc than khóc liên tục các ngạ quỷ nghĩ rằng việc cúng duờng đang trong tầm tay thì chúng sanh sẽ không tìm được nơi nương tựa (tức là những phước đức – PvA 87) cho chính họ (Pv II. 318 = 711 = III. 19 = IV. 1010 = 153; Chú giải IV. 64-5).

Tuy nhiên một hoàn cảnh khó khăn đến như vậy có thể được sửa chữa lại và một trong những mục tiêu Ngạ Quỷ Sự đó là nói cho chúng ta biết cách sửa chữa đó như thế nào. Chỉ đơn giản, và như nhiều chuyện kể trong ngạ quỷ sự đã chứng tỏ, chỉ cần yêu cầu những người họ hàng kiếp trước, bạn bè hay người quen thuộc (Pv I. 59) – tuy nhiên một số người nào đó trên cõi đời này liên kết với ngạ quỷ và chỉ đơn giản cảm thấy thương tâm đối với ngạ quỷ (e.g. Pv III. 13-4) – bố thí cho Tăng Ðoàn Bậc thánh, từ đó chúng ta tạo ra được một phước báu tinh thần của những vật thí đó và rồi hồi hướng phước thí đó cho ngạ quỷ có liên quan thì ngạ quỷ sẽ được thoát khỏi nỗi khốn khổ đang phải trải qua. (PvA 8) và bắt đầu được hưởng hạnh phúc, người đó đã thực hiện chính bằng cách bố thí của lễ phẩm đó nơi kiếp trước với tư cách là một chúng sanh. Trong nhiều trường hợp thì nỗi đau khổ ngạ quỷ được giải thoát khỏi đói và khát. Tuy nhiên đôi khi cũng có một số thiếu thốn khác như thiếu y phục để mặc. (Pv I. 102-10) v.v... và nhìn chung chúng ta có thể nói việc hồi hướng này cho đối tác thần linh có hiệu quả, cho phép người nhận được chia sẻ bất kỳ khía cạnh nào trên cõi đời này để vượt qua kiếp ngạ quỷ đó nhưng đã bị từ chối. Và với điều này ta có thể thẩm định được song hành với truyền thống đã xảy ra trước đó. Vì trong lúc người ta cho rằng trong giải đoạn kệ Phệ Ðà (Vedic) cho rằng, những người quá cố sau khi đã bị mất thân xác trước kia trên giàn thiêu hoả táng có thể gia nhập cõi Diêm Vương và với các tổ tiên nơi cõi thiên giới tột đỉnh ngay tại đó họ có thể tụ tập lại với nhau trong ánh hào quang với một thân hình mới (RV X 14 8) – và thường xuyên chúng ta có thể lưu ý rằng với sự trợ giúp của thần lửa (RV X 16 5; X 15 14) – trong kiếp chư thiên, quan điểm đó đã trở thành nổi bật cho rằng những người quá cố, tiếp theo sau việc hỏa táng phải trải qua một năm (nhưng đã rút lại theo nghi thức tượng trưng một năm chỉ còn mười hai ngày) trong tình trạng[27] hồn lìa khỏi xác giống như tình trạng ngạ quỷ trước khi được đoàn tụ với các tổ tiên - một khi chính họ cũng là tổ tiên (pitṛ) – nơi thiên giới:

“Chẳng phải trường hợp, như trong cuộc hành trình Rgvedic, thân xác hoàn toàn mới chờ đợi người quá cố trên thiên giới. Ngài yêu cầu chính xác sự trợ giúp của chúng sanh ể có thể định cư khỏi cõi đời này đến một cõi cao hơn, để có thể trải qua từ điều kiện nguy hiểm tình trạng hồn lìa khỏi xác đến một chức vụ an toàn hơn nơi các tổ tiên trong đó chính hiện trạng pitaraḥ của mình[28].”

Việc trợ giúp của người sống dưới dạng thực hiện các nghi lễ srāddha[29] trong các nghi lễ đó ngạ quỷ được “ban cho toàn bộ vinh dự thờ cúng[30]: như hương nhang, hoa nến, một ngọn đèn đốt bằng dầu thục tô và những sợi chỉ trắng tượng trưng cho y phục.[31] Với kết quả là ngạ quỷ dần dần chiếm được một thân xác mới dành cho giai đoạn vượt qua hiện trạng pitṛs. Như trong ngày thứ mười của việc cúng lễ, ngạ quỷ nhận được sức mạnh tiêu hủy những đau khổ do đói khát; giờ đây thân xác được ‘nuôi dưỡng bằng thức ăn’ đang phải trải qua cảm nghiệm đựơc tạo ra đúng lúc có thể được giảm bớt do việc cúng lễ liên tục các piṇḍas[32]và nước từ phía những người còn sống[33].” Và như Knipe chỉ rõ[34] cho thấy thân xác mới này cho dù chỉ mang tính chất tạm thời và trung gian, chính là kết quả của hy lễ

đem lại. Hơn thế nữa, “Chỉ đến lúc này với việc tinh luyện chiếm lại được vào ngày thứ mười một, nghi lễ ekoddiṣṭa đầu tiên (nghi lễ dành cho người quá cố), với những đồ thiết yếu nuôi dưỡng của các vị brahmanas được mời, là người đại diện cho toàn thể các vị tổ tiên mới có thể diễn ra[35].” Trong khi đó vào ngày thứ mười hai – là tột đỉnh nghi lễ dành cho ngạ quỷ - thì ngạ quỷ được chuyển đến cõi các tổ tiên. Người ta tạo ra bốn lễ phẩm cúng duờng Piṇḍa - một dành cho ngạ quỷ, một nghi lễ dành cho cha, ông và ông cố[36] (tức là tổ tiên của ngạ quỷ). Thoạt tiên ngạ quỷ piṇḍa bị chặt thành ba khúc và mỗi khúc lại được gộp lại thành tổ tiên của ngạ quỷ piṇḍas; thế rồi:

“Cuối cùng, cả ba được gộp lại thành một. Và vào giai đoạn đó người quá cố đã phải trải qua từ hiện trạng ngạ quỷ tiến tới hiện trạng pitṛ và như vậy gia nhập vào đoàn thể tổ tiên[37] đáng kính trọng”

Thoạt nhìn hình như ta thấy có sự khác biệt giữa Phật Giáo với các khái niệm bà la môn về ngạ quỷ hơn là chỉ bị ảnh hưởng do những đặc điểm tương đồng này. Ðặc biệt ta cũng có thể tranh luận rằng Phật Giáo không có quan niệm cho rằng ngạ quỷ là một giai đoạn chuyển tiếp giữa trạng thái hồn lìa khỏi xác sau khi chết và khi được gia nhập vào đoàn thể tổ tiên vì họ không phân biệt rạch ròi các biến cố xảy ra sau khi chết theo cách thức đó; và (b) khái niệm về tổ tiên được hưởng hiện hữu, tương đối[38] trường cửu lại đi ngược lại với niềm tin tái sanh liên tục của Phật Giáo, có nghĩa là khái niệm bà la môn về pitṛ hình như không tìm thấy chỗ đứng theo quan điểm Phật Giáo hậu sanh mệnh của chúng sanh để có thể nhận định rõ ràng hơn qui mô nào việc phản đối đầu tiên này có giá trị đến mức độ nào đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn tới hình ảnh ngạ quỷ theo quan điểm Phật Giáo và trạng trái bao la của ngạ quỷ như đã được vạch ra trong Ngã quỷ Sự. Trong Kinh Bộ Pāli (Pāli Nikāya) ngay lúc chết có thể xảy ra tái sanh ở một trong số năm định mệnh sau đây: tái sanh nơi cõi (1) chư thiên; (2) tái sanh nơi cõi chúng sanh; (3) tái sanh nơi cõi ngạ quỷ; (4) tái sanh nơi cõi súc sanh; và (5) tái sanh nơi hoả ngục[39]. Nhưng những cõi như vậy chỉ là định mệnh hiểu theo nghĩa mỗi cá nhân đương sự tìm thấy cho mình một định mệnh này hay định mệnh khác cho chính mình – đây không phải là những định mệnh hiểu theo nghĩa một phần rõ ràng, điều này trở nên rõ ràng ngay tức khắc do thực chất là cõi chúng sanh và cõi súc sanh, trong đa số trường hợp có phần giống nhau đôi chút. – chúng sanh và súc sanh cư trú trong cùng một cõi. Nhưng điều này cũng đúng ở một vài khía cạnh thấp hơn thuộc cõi thiên giới – cõi Tứ đại thiên vương – trải dài từ mặt đất đỉnh ngọn núi Meru[40] và rất nhiều cư dân của cõi này như các chư thiên địa cầu (PvA 5, 112) cư ngụ trên cây (PvA 42, 112) một số cư dân khác tương tự như vậy (PvA 217) phải được công nhận. Ít nhất với một số ý nghĩa nào đó, là những sanh vật cộng sanh với con người. Tuy nhiên điều này không lọt vào trường hợp đối với các cõi thiên giới cao hơn, cũng như đối với các cõi địa ngục mà theo truyền thống người ta tin rằng phải được tọa lạc bên dưới bề mặt trái đất[41]. Nhưng xét cho cùng cõi ngạ quỷ tọa lạc ở đâu? Trưởng lão Dhammapāla đã không thể đưa ra được thông tin gì nhiều về vấn đề quan trọng này: trong PvA 33 ngài đã khẳng định cõi ngạ quỷ được biết đến với tên là “cõi Diêm Vương” vì được gộp lại trên cõi đó, như trong PvA 59 ngài cho chúng ta biết những kẻ đó cư trú nơi cõi ngạ quỷ hiện đang sống trong trú xứ Diêm Vương, ý muốn nói ở đây là nơi cõi diêm vương. Giờ đây Diêm Vương[42] chính là lãnh chúa các hoả ngục (Trung Bộ Kinh (M) iii 179tt) nhưng đó không phải là trường hợp ngạ quỷ này. Qua việc thuộc về cõi Diêm vương chính vì thế đó là địa ngục. Ðiều này khó lòng hòa hợp với thực tế là hoả ngục và cõi ngạ quỷ là hai định mệnh khác biệt nhau rõ ràng và có thể khiến ta khó hiểu trong những trường hợp các ngạ quỷ sau khi đã khởi sanh làm ngạ quỷ sau một thời gian trong hỏa ngục (PvA 10, 14. 21 v.v... ) hay, ngược lại phải tái sanh nơi hoả ngục khi phải tái sanh thành ngạ quỷ vào thời điểm cuối cùng (PvA II. 72-15 v.v... ). Hơn thế nữa, điều Dhammapāla hiểu ở đây tách biệt ra như vậy có thể thấy được nơi cách giải thích trong PvA 214 cho rằng cõi ngạ quỷ giống như hỏa ngục do trong đó có đau khổ gay gắt. Hay còn nữa từ việc phân biệt được tiến hành trong Pv IV. 122-23 đó là những kẻ nào thực hiện ác nghiệp nhằm mua vui phải tái sanh nơi cõi ngạ quỷ. Ngược lại những kẻ nào thực hiện ác nghiệp không nhằm mục đích mua vui lại phải xuống hoả ngục.

Rất có thể, điểm gần gũi nhất và ngạ quỷ sự đi đến thực hiện công bố rõ ràng nhất về vấn đề này được tìm thấy nơi hành vi của thương nhân giàu có trong Ngạ Quỷ Sự Ambasakkhara, một người được cho là phải tái sanh thành chư thiên địa cầu (terrestrial) với hương thơm chư thiên toát ra từ thân xác của ngài, nhưng lại bị loả thể do hành vi đã giấu quần áo của người bạn mình (PvA 215tt) đã được đề cập đến tiếp theo như là một sức mạnh thần thông mạnh mẽ (PvA 217) điều này hình như ám chỉ rằng ít nhất ngạ quỷ đó đã tái sanh nơi cõi các chư thiên địa cầu – cho dù không nhất thiết phải được tái sanh thành Chư thiên địa cầu - đến lượt mình lại thuộc cõi Tứ đại thiên vương và điều đó không làm ta ngạc nhiên, vì đối với toàn bộ các cõi khác nhau, kể cả thiên giới hay những cõi khác, hiểu theo quan điểm vũ trụ học Phật Giáo thì cõi Tứ đại thiên vương là cõi chắc chắn mang tính chất vũ trụ liên quan đến các cư dân nơi cõi đó. Trong khi đó nơi cư trú của Tứ đại thiên vương nói theo ngữ nghĩa, tức là, bốn bị vua Kuveva, Dhataraṭṭha, Virūpakkha và Virūḷhaka (xin đọc Chú giải Pv i 42) là bốn vị chúa tể bốn cõi trái đất, được giao nhiệm vụ giữ trật tự cho bốn bờ cõi trái đất, có các đoàn quân Dạ Xoa, Càn thát bà (gandhabbas), long vương (nagas) và Cưu Bàn Trà (kumbhaṇḍas), tương ứng trợ giúp các ngài. Hơn thế nữa, thêm vào bốn loại chúng sanh siêu thế này[43] có các chư thiên địa cầu, thần cây, các thần linh canh giữ các hồ nước v.v... các chư thiên gia chủ và một số các yếu tố lành mạnh, như thể các Ðạm Tinh quỷ (pisāca) và Dạ xoa (Pv III.52 vf một số thần linh gây rối khác (bhūta – xin đọc VvA 8 n 47) v.v... Vì các Phật Tử đã chỉ định chính cõi này thêm vào cho các chư thiên khả ái, là toàn bộ các chúng sanh siêu thế bất hạnh được biết tới mang tính chất địa phương trong tiểu lục địa Ấn Ðộ cũng như bắt gặp sau này xuyên suốt quá trình phát triển tới miền trung tâm và vùng đông nam Châu Á. Và nhân vật ngạ quỷ chư Thiên đó đã được gán cho Tứ đại thiên vương do đặc tính cố hữu của ngạ quỷ thường xuyên được coi như là hạng người gây ra phiền toái, “trong điều kiện nguy khốn thấy nơi một hồn ma[44] đã lìa khỏi xác” tiến hành tàn phá để có thể gây chú ý cho bà con thân thuộc trên cõi đời này trong cảnh tuyệt vọng[45] thuộc ngạ quỷ đó.

Nơi ở tiện nghi của ngạ quỷ nơi cõi Tứ Ðại Vương, như chúng ta đã thấy, đều có cùng không gian giống như trên cõi chúng sanh điều này làm rõ cho thấy tại sao hầu hết các ngạ quỷ bắt gặp trong các chuyện kể này đều sống cùng với con người – ngay tại nhà xí tại thiền viện, ngay tại ngã tư đường phố và ngay tại cổng thành (Pv I. 51) trong một chiến hào (PvA 278), trong cánh rừng Viñjha (PvA 43, 192, 244), tất cả đều cố gắng uống nước sông Hằng (PvA 142) hay bị phơi xác nơi bãi tha ma (PvA 80) - hay nơi các thần thổ địa.[46] Một ví dụ iển hình đặc biệt về điểm vừa nêu là chuyện kể về Ngạ Quỷ Tượng ( I. 11) trong đó có kể lại, khi toàn bộ một gia đình bị nhà sập đè chết, hai người con trai và một cô gái đã phải tái sanh thành chư thiên địa, còn cha mẹ chúng phải tái sanh thành kiep súc sanh, tuy nhiên có sự khác biệt rõ ràng như vậy nhưng cả năm người đều vẫn sống chung với nhau[47], và cùng nhau duy chuyển thành một nhóm:

“Kẻ tiến bước trước bạch tượng, người đi giữa xe lừ kéo, trong khi đó có nô tỳ sát bên trong chiếc cáng vàng.Tỏa sáng khắp mười phương thiên hạ. Nhưng nhà ngươi, với chiếc búa trong tay, với bộ mặt thiểu não thân hình thiểu não và tan nát. Ngươi đã làm ác nghiệp gì khi còn sống giữa thế nhân.

Do quả đó ngươi phải uống máu lẫn nhau như vậy? Kẻ tiến bước trước cỗ tượng, cưỡi trên lưng bạch tuợng là thú bốn chân. Lại chính là con trai trưởng trên cõi đời này.

Sau khi đã cúng dường giờ được hoan hỷ hạnh phúc lớn.Kẻ ngồi trong xe lừa kéo phi nước đại. Ðó lại là con trai thứ hai của họ. Không bủn xỉn lại mở rộng bàn tay bố thí. Giờ con ta đang tỏa sáng chói chang khắp mười phương.Nàng đi cạnh nằm trên cáng vàng quí giá.

Là cô gái út của ta yêu quí. Thỏa trí chia sẻ phần ăn ít ỏi, Giờ nàng thoả chí sung sướng và hoan hỷ . Trong quá khứ cả ba đều thực hiện cúng dường với tâm tín và an tính cho chư vị ẩn sĩ Bà la môn. Giờ đây con cái ta được toại nguyện với tâm hỷ. Còn chúng ta phải trắng tay giống cây sậy cắt phơi khô.” (Pv I. 111-6)

Chính vì thế, ngạ quỷ và chư thiên địa cầu sống chung với nhau trong cùng một cõi, cụ thể là cõi Tứ Ðại Thiên Vương. Sự khác biệt giữa ngạ quỷ và thiên nữ (devatā) là do phước đức họ đã thực hiện được ở kiếp trước, khiến họ có khả năng tham gia vào toàn bộ những dục lạc nơi cõi đó ngược lại các ngạ quỷ, do thiếu phước đức lại không thể làm như vậy; và chính do những đau khổ khởi sanh mà ngạ quỷ là thành viên thuộc cõi Diêm Vương. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể nói xa hơn một chút, đó là ngạ quỷ tự mình cũng chính là một thiên nữ (devatā) nhưng chỉ là một chư thiên vẫn chưa hoàn tất[48] được kiếp sống của mình sau khi sanh mệnh kết thúc.

“Tuy nhiên sau khi đã theo đuổi ác nghiệp chỉ nhằm để tiêu khiển Dạ Xoa đó phải đau khổ cùng cực, cho dù việc tiêu khiển đó chưa hoàn tất. Dạ xoa đó trải qua buổi niên thiếu ngây thơ như trẻ nít, nhưng tình trạng loả thể lại chính là số mệnh của chàng - Giờ đây, hỡi Dạ Xoa, có điều chi khổ sở hơn thế đó?” (Pv IV. 150).

Khi ngạ quỷ tự xem mình là một thiên nữ (devatā) nhưng vẫn chưa hoàn tất niềm vui của mình, điều đó đã trở nên dễ dàng hơn để nghinh tiếp những kẻ thuộc đường biên đầy bóng tối nơi những kẻ chưa đạt đến hiện trạng ngạ quả cũng như chư thiên đầy đủ. Rất có thể điều đáng lưu ý ở đây là ngạ quỷ này lại là Thiên Cung Ngạ Quỷ, xét tổng quát có hơi khác với các chư thiên có thiên cung như trong tập Chuyện Chư thiên, chỉ trừ một điểm là hạnh phúc thiên giới của ngạ quỷ bị ngắt quãng ở một số thời gian nhất định và hay do thiếu nơi một số cách nhỏ. Ít gây ảnh hưởng trong vấn đề này đó là các thiên cung ngạ quỷ trong Pv II, 11. IV. 11. giống như chư thiên địa cầu trong Pv I. 1 phải chịu đau khổ phải giảm bớt hạnh phúc thiên giới mà họ được hưởng qua cái chết của họ tưởng rằng mình bị nhơ bẩn do cảm thọ yêu đương với một phụ nữ. Một số Thiên Cung Ngạ Quỷ lại kém may mắn hơn – thí dụ như Kaṇṇamuṇḍa, là nữ thiên cung ngạ quỷ được hưởng một thiên cung giống như bất kỳ chư thiên nào trong Chuyện Chư thiên nhưng qua lời nguyện không trung thực lại phải cư ngụ trong đó mà không có bóng dáng người đàn ông nào đi kèm ( Chú giải Pv III. 3) và đều đặn bị con chó hung dữ xé xác (Pv II. 12); một thiên cung ngạ quỷ trong Pv III. 9 lại được hưởng một thiên cung có mười ngàn nữ tỳ hầu hạ, nhưng ngạ quỷ này do một lời tuyên bố và vu khống sai trái trước đó đã phải xé thịt lưng chính mình để ăn; hay các thiên cung ngạ quỷ trong Pv III. 7, 8 đã được hưởng dục lạc ngũ sắc vào ban đêm, nhưng lại không được hưởng gì do ông ta đã đi săn vào ban ngày và đã phải chịu những con chó săn hung dữ tấn công vào ban ngày. Với những thiên cung ngạ quỷ vừa nêu ta có thể so sánh, cho dù được gọi là ngạ quỷ, nhưng hình như lại tương đương với bán chư thiên; ngạ quỷ loả thể trong Pv IV. 1, là người thợ săn trước kia trong Pv III. 1 có nửa thân mình phía trước giống như một devupatta không thuộc những kẻ phải tái sanh nơi cõi ngạ quỷ. (PvA 169); hay ngạ quỷ trong Pv i. 2,3 cả hai đều có thân hình bằng vàng tương xứng nhưng lại có bộ mặt lợn lòi và một làn da thiên giới nhưng lại có miệng toát ra mùi hôi thối do dòi bọ rúc rỉa. Những ngạ quỷ đó, cho dù mối hạnh phúc biến đổi đôi chút, nhưng vẫn còn may mắn hơn những nữ ngạ quỷ mà mối hạnh phúc duy nhất chỉ còn sở hữu được một bộ tóc xinh đẹp mà thôi (PvA 142) và thường xuyên bộ mặt của ngạ quỷ đang phải chịu đau khổ cùng cực (e.g. Pv III. 4 và ở khắp tác phẩm); và chúng ta có thể cho rằng bằng chứng của các câu chuyện này chính là chúng ta có các devata và các ngạ quỷ duy chỉ là hai thái cực của toàn bộ lĩnh vực chúng sanh rất khác biệt, sự khác biệt nơi mức độ mỗi người có khả năng thưởng thức được cảm khoái trên cõi đời này.

Ðể có thể hiểu rõ một cách cặn kẽ vấn đề cần thiết ở điểm này là nhận rõ rằng chúng sanh có thể biến thành ngạ quỷ vì hai lý do khá rõ ràng như sau: hoặc do trong quá khứ họ không thể thực hiện được phước đức – và như vậy không tích lũy được nguồn trợ giúp cho đời sau; hay do kết quả những ác nghiệp xuất phát từ những hành vi bất thiện họ đã phạm phải trước kia - trong trường hợp này việc tái sanh thành ngạ quỷ có thể xảy ra sau đó hoặc ngay tức khắc sau khi chết của từng cá nhân liên quan (e.g. Pv I. 6, 7; IV. 8, 9) hoặc là do kết quả trước đó của cùng hành vi khiến cho họ phải ày xuống hoả ngục (Pv IV. 16; PvA 263 = 178)[49] Tuy nhiên, thường thì chúng ta thấy ngạ quỷ đã phạm phải cả hai khía cạnh này - điều này không khiến ta khỏi ngạc nhiên.

Thí dụ, những kẻ nào đã ngăn cản việc bố thí của người khác mà chính họ cũng là những thí chủ - trong trường hợp như vậy có ba số phận khác nhau đang chờ đợi họ: - (1) Tái sanh nơi hoả ngục đối với kẻ nào thực hiện ác nghiệp, tiếp theo sau đó là tái sanh thành ngạ quỷ do kết quả di chú đem lại (PvA 263) hay đơn giản do thiếu thốn phước đức (Pv IV. 3); (2) Tái sanh thành ngạ quỷ, tiếp theo sau là tái sanh nơi hoả ngục do những ác nghiệp người đó đã làm (PvA 100tt); hay rất có thể là điều thường xảy ra nhất; (3) tái sanh thành ngạ quỷ do thiếu công đức nhưng cộng thêm với nhiều đau khổ phản ánh bản chất đặc biệt của ác nghiệp đó (PvA 82tt).

Thứ ba, chúng ta cũng gặp một loại ngạ quỷ đã theo đuổi thực hiện cả phước đức lẫn các nghiệp đối với họ cả bốn định mệnh đã được ghi lại: (1) tái sanh nơi hỏa ngục tiếp theo sau đó là tái sanh thành một ngạ quỷ nhưng với những đau khổ nơi một cõi hạn chế do có được phẩm hạnh thiện trước đó. (PvA 10, 14tt): (2) tái sanh thành ngạ quỷ nhưng với đau khổ được hạn chế đôi chút (PvA, 142tt. 168tt); (3) tái sanh thành ngạ quỷ thiên cung với việc được thưởng thức khoái cảm thần linh nhưng chỉ bị cắt bớt đôi chút nhưng lại với khả năng có thể tái sanh nơi hoả ngục trong tương lai để chuộc lại những ác nghiệp đó. (PvA 47tt. 244); (4) hay chỉ đơn giản được tái sanh thành thiên cung ngạ quỷ với việc thưởng thức các khoái cảm thần linh bị giảm bớt tới mức độ phản ảnh rõ những ác nghiệp họ đã phạm phải với cõi đời này (PvA 145tt = 271tt; 151tt; 186tt; 204tt = 208tt; 209tt). Chính vì thế chúng ta đi đến cách phân loại theo hệ thống cấp bậc ở trang bên. Một hệ thống cấp bậc liên quan kẻ phải tái sanh thành ngạ quỷ giải thích những mức độ đau khổ khác nhau chúng sanh phải cảm nghiệm nơi cõi ngạ quỷ thuộc cõi Tứ Ðại Thiên Vương.

THỨ BẬC

1

2

3

4

Vô công đức

> ngạ quỷ

 

 

 

Ác nghiệp

> hoả ngục

 

> ngạ quỷ

 

> ngạ quỷ

 

 

- Vô công đức cộng ác nghiệp

 

 

- kết quả cư trú

 

> ngạ quỷ

> ngạ quỷ

 

> ngạ quỷ

 

> hoả ngục

 

> hoả ngục

Cộng đau khổ ngoại lệ

 

 

> ngạ quỷ

 

 

 

- Phước đức cộng ác nghiệp

 

 

Ít đau khổ hơn

Ít đau khổ hơn

> thiên cung ngạ quỷ

> thiên cung ngạ quỷ

> hoả ngục

> ngạ quỷ

> ngạ quỷ

> hoả ngục

Ít khoái cảm

 

 

 

 

 

 

 

 Nếu không có những khác biệt như vậy nơi các ngạ quỷ ta khó lòng có thể giải thích được bằng cách nào trong số 51 chuyện kể ngạ quỷ sự – một tác phẩm nhằm chỉ rõ cách giảm nhẹ buồn khổ nơi các ngạ quỷ có thể đạt được thông qua bố thí nhân danh các ngạ quỷ đó - không dưới hai mươi[50] chuyện kể không thấy việc trợ giúp như vậy được ghi lại. Trong số mười hai[51] chuyện kể thì việc trợ giúp này không thể áp dụng được vì nhiều lý do. Và ít nhất một[52] chuyện kể việc trợ giúp này lại không xảy ra giống như vậy. Nhưng giờ đây ta có thể nói rằng nếu như đau buồn đó là do thiếu phước đức, có nghĩa là, nếu như đau khổ xảy ra là do thiếu bất kỳ đối tác thần linh nào thực hiện các việc cúng duờng hy lễ, nếu trường hợp đó xảy ra, thì có thể trong những trường hợp như vậy, sẽ được giảm nhẹ do việc bố thí được hồi hướng; ngược lại nếu do – hay bị phức tạp hoá do các ác nghiệp xuất hiện, thì việc giảm nhẹ chắc chắn sẽ được dời lại cho đến khi những ác nghiệp đó bị cạn kiệt. Chính vì thế khi một số thương nhân cố thử đổ nước vào cổ họng của ngạ quỷ Dhanapāla để có thể làm giảm cơn khát cho ngạ quỷ. Nước đó không thể lọt vào cổ họng ngạ quỷ được do hậu quả ác nghiệp vẫn còn tồn tại; và khi được hỏi làm sao có thể làm nguôi cơn khát cho ngạ quỷ, ngài đã giải thích là, “khi ác nghiệp này đã bị cạn kiệt và thực hiện bố thí cho một vị Như Lai hay các đồ đệ của vị Như Lai và phước thí đó được hồi hướng cho ta, lúc đó ta sẽ được giải thoát khỏi cõi ngạ quỷ” (PvA 104tt). Việc làm cạn kiệt các ác nghiệp là cả một công việc dài lâu - trong PvA 21tt có một số kẻ ngăn cản bố thí, sau khi đã phải tái sanh nơi hỏa ngục trong khoảng chín mươi hai đại kiếp, vẫn còn phải chịu đựng đói khát như là một ngạ quỷ trong vòng một Phật kỷ truớc khi tìm thấy được việc trợ giúp qua việc bố thí của Bimbisāra. Và lý do tại sao các ngạ quỷ vẫn phải tiếp tục đau khổ lâu như vậy là do kết quả của các hành vi ác nghiệp đem lại thông qua một khoảng thời gian dài đến như vậy không có ai nhớ đến họ (Pv I. 52) với kết quả là không có ai thực hiện cúng duờng nhân danh họ cả.

Thế rồi, các ngạ quỷ đó, bất kỳ mức độ đau khổ nào họ phải chịu lại rơi vào hai loại: đó là những kẻ nào ít nhất trong giai đoạn hiện nay, đã do nghiệp chướng ngăn cản, vì không tìm thấy được bất kỳ sự trợ giúp nào và những ngạ quỷ có nỗi buồn khổ được giảm thiểu;[53] và chúng ta có thể giả sử rằng trong các chuyện kể đó khi một ngạ quỷ chiếm được sự trợ giúp khỏi những ác nghiệp của mình, nếu như hành vi ác nghiệp đó đã đi đến kết thúc. (e.g. Pv II.3)

Qui trình ngạ quỷ được hưởng giải thoát khỏi nỗi khốn khổ được biết đến như là một cách chuyển nhượng công đức, một cách sai lạc. Chắc chắn rằng, và một số chuyện kể này đã chứng tỏ, không thể nào một ngạ quỷ chỉ nhờ vào của bố thí đặc biệt nào đó mà nỗi sầu khổ đó được chữa trị hết. Nữ Ngạ quỷ lõa lồ trong Pv I. 10 không thể nào tận dụng được chỉ đơn giản thông qua việc chấp nhận chiếc áo choàng của thương nhân giàu có; do có nơi cư trú thuộc cõi Tứ đại thiên vương nàng có thể cư trú nơi một cõi cộng sanh với cõi chúng sanh, nhưng tuy thế nàng lại thuộc một chiều kích khác và bất kỳ việc dâng cúng y phục nào cũng chỉ được tuôn xuống qua chỉ một đồ đệ duy nhất có khả năng tiếp xúc được với cả hai cõi[54].

“Ðiều gì chính tay nhà ngươi bố thí trực tiếp vào tay ta chẳng đem lại lợi ích gì cho ta cả. Nhưng ở đây việc bố thí đó chỉ có thể thực hiện được thông qua một thiện nam có đức tin và là đồ đệ của vị Thiện Thệ mà thôi;

Sau khi đã bố thí y phục cho ngài, và hồi hướng phước thí đó cho ta. Thì lúc đó ta sẽ được hạnh phúc và được cung cấp dồi dào những gì ta ước muốn;

Ngay khi họ thực hiện cúng duờng thì kết quả này xuất hiện vật thực, y phục và đồ uống là kết quả phước thí này đem lại. Chính vì thế nàng trở nên tinh tuyền, da dẻ tươi mát, y phục sạch sẽ. Mặc những y phục còn quí hơn cả lụa Kasi và rời khỏi thiên cung mỉm cười (ám chỉ), ‘đây là kết quả của phước thí nhà ngươi mang lại.” (Pv I. 104-8)

Trong những trường hợp như vậy ngạ quỷ hình như trở thành người tham dự thụ động, có lẽ khác hẳn với trước đó đã tập chú ý đến những biến đổi của chàng. Nhưng vào những lúc Dhammapāla khẳng định, có vẻ hơi kỳ cục, đó là khi chúng sanh thực hiện bố thí nhân danh ngạ quỷ là họ hàng thân thuộc của mình, “đây không phải là trường hợp được người đem lại thánh quả thực hiện, nhưng chỉ đơn giản là bố thí những gì nhân danh ngạ quỷ đó bằng cách này trở thành một nguyên nhân khiến cho những họ hàng thân thuộc của ngạ quỷ thực hiện thiện nghiệp. Chính vì thế chính thiện nghiệp này đã tạo ra kết quả dành cho họ ngay chính giây phút đó phù hợp với những gì họ đã bố thí” (PvA 26) trong khi đó trong trang tiếp theo (PvA 27) ngài đã khẳng định rằng một phước thí tạo ra kết quả ngay tức khắc khi đạt được ba yếu tố cần thiết: chứng đắc thành công thuộc những kẻ xứng nhận phuớc thí. Phước thí được một người nào đó bố thí và được các ngạ quỷ đánh giá cao. Từ đó hình như một hành vi xứng đáng nhận công đức do các ngạ quỷ mong đợi chính là cách chứng tỏ việc mong đợi này,[55] đôi khi ngạ quỷ yêu cầu thực hiện. (e.g. Pv 1.54, PvA 81). Mặt khác, trong PvA 69 Dhammapāla giải thích là việc đảnh lễ trưởng lão Sāriputta của nữ ngạ quỷ Saṃsāramocaka phải là một dấu hiệu cho thấy nàng đã thực hiện được quá ít việc công đức, ám chỉ rằng ngạ quỷ cũng có khả năng thực hiện nhiều loại phước đức khác nữa. Tuy nhiên việc ám thị các ngạ quỷ còn có khả năng thực hiện bất kỳ phước đức thiện hay hành vi công đức bất kỳ thuộc loại nào tuy có bị giới hạn, song lại là một việc mâu thuẫn trắng trợn với công bố cho rằng có tồn tại một cõi ngạ quỷ (trong số các cõi khác không thể thực hiện được những gì là thiện, không thực hiện được điều công đức (Trung Bộ Kinh (M) iii 169tt) - một thực chất rõ ràng làm nẩy sanh lời phàn nàn của người đàn bà trong PvA 272 cho rằng bao lâu nàng còn phải lưu lại ñi cõi thiên cung ngạ quỷ thì nàng không thể thực hiện được bất kỳ điều gì cho hạnh phúc của mình nơi cõi đời sau. Tuy nhiên, việc ám chỉ các ngạ quỷ có khả năng thực hiện phước đức ở nơi khác (VvA 19tt) chính ngài Dhammapāla đã loại bỏ cho rằng việc thực hiện các phước đức không thể thực hiện được ở bất kỳ cõi nào ngoại trừ  cõi chúng sanh mà thôi (Chú giải PvA 177); trong khi đó lời khẳng định trong PvA 26 cho rằng các ngạ quỷ không thể hưởng quả nghiệp của người khác rõ ràng là đi ngược lại với lời khẳng định về hiệu quả cho rằng, ‘khi việc bố thí được thực hiện do một người nào đó bố thí nhân danh ngạ quỷ, thì các quỷ được hưởng phước quả đó” (PvA 8; Chú giải PvA 29; của thí thực hiện ở trên đời này có thể sanh lợi cho ngạ quỷ, đổ dồn về cho các ngạ quỷ khi phước quả đó xuất hiện) – cho dù ta cũng phải sòng phẳng nói thêm rằng bố thí đem lợi lại cho họ ‘là do chứng đắc thành công nơi phước điền đã được đề cập đến ở trên, nơi việc trồng tỉa và nơi hạt giống và do ngạ quỷ tỏ ra ngưỡng mộ phước quả đó)” (loc cit). Rất có thể ta có thể kết luận từ những điểm khẳng định xem ra có vẻ mâu thuẫn này là đa số trường hợp trong khi ngạ quỷ đánh giá cao quả nghiệp được coi như là điều kiện cần thiết đem lợi lại cho ngạ quỷ thông qua việc bố thí được thực hiện nhân danh ngạ quỷ đó. Xét một cách toàn diện ngạ quỷ cho dù không còn khả năng thực hiện được bất kỳ phước đức nào và trong bất kỳ trường hợp nào, như các chuyện kể ngạ quỷ sự đã làm rõ, ngạ quỷ cũng không thể hưởng được quả nghiệp đó, - có nghĩa là nếu thiếu đối tác thần linh – tức là người khác thực hiện phước thí nhân danh họ. Nếu đúng là như vậy thì việc cúng dường bằng cách bố thí chẳng có mục đích nào giúp cho việc bố thí hay việc hồi hướng đó nhằm đem lại lợi ích cho ngạ quỷ; và đương nhiên chính thí chủ mới được hưởng lợi từ điều đó, chớ không phải ngạ quỷ có thể thực hiện được phước đức như vậy: “Còn đối với việc (thực sự) loại bỏ phước thí cúng dường nào, cũng như việc loại bỏ tiếp theo sau đó bất kỳ suy nghĩ nào mang danh nghĩa vật thí đó bằng cách loại bỏ việc hồi hướng chính việc bố thí như là một phước đức bao gồm trong việc bố thí đó.” (PvA 9) Có nghĩa là, chính vì chỉ nhờ vào quả nghiệp bố thí của thí chủ được chuyển giao cho ngạ quỷ thế nên thông qua nghiệp thiện tiếp theo sau đó bao gồm việc thực thi bác ái, mà chính thí chủ sẽ không phải uổng công (có nghĩa là) đem lại phước quả cho chính thí chủ đó (Pv. I. 55) - thí chủ đạt đến thiên giới do chính hành vi bác ái của mình dành cho ngạ quỷ đó chứ không phải qua chính việc bố thí[56] thuần túy đâu (PvA 9).

Như vậy chúng ta có thể nói cách diễn tả “việc chuyển giao phước đức” quả thật trong bối cảnh này xem ra dẫn đến sai lầm và cho rằng luôn luôn chỉ có đối tác thần linh thực hiện bố thí mới có khả năng hồi hướng phước thí cho ngạ quỷ mà thôi. Thực chất này hàm chứa một số tính chất quan trọng nhất định, vì khi phước thí được chuyển giao, chúng ta có thể dễ dàng kết luận sai lầm là từ đó ngạ quỷ phải tái sanh thành chư thiên. Nhưng quả thực không phải như vậy[57] và việc hồi hướng phước thí mang lại hiệu quả là ngạ quỷ – đã tái sanh nơi cõi chư thiên – bắt đầu được hưởng những khoái cảm nơi cõi chư thiên đó. Ðiều này mang lại kết quả là ngạ quỷ được giải thoát khỏi hiện trạng túng quẫn và có thể tham gia đầy đủ những gì nơi cõi đó – như chuyện kể về ngạ quỷ Cūḷaseṭṭhi có đề cập đến, “thoát khỏi hiện trạng ngạ quỷ ta đã trở thành một Dạ Xoa, và ta đã chứng đắc hiện trạng chư thiên (devatā).” (PvA 110) rốt cuộc điều này sửa chữa lại những khía cạnh trong đó sự giới cảnh ngạ quỷ đó chưa hoàn chỉnh được, giống như vật thực thể chất nơi ngạ quỷ Thiên, hiện trạng đói khát đã đi đến kết thúc, thông qua kết quả do nghi lễ sát tế đem lại, bằng cách có thêm sức mạnh giúp tiêu hoá những vật thực nêu trên, và như vậy giúp ngạ quỷ sẳn sàng nhận được hỗ trợ thích hợp nơi cõi đời sau. Và theo bối cảnh Phật Giáo, đang khi phải tái sanh làm ngạ quỷ, không giống như hiện trạng ngạ quỷ thiên, thì hiện trạng ngạ quỷ không ràng buộc mọi chúng sanh, tuy nhiên, một khi ta coi đây là một giai đoạn sau khi qua đời, trong đó kẻ chết không còn khả năng thực hiện được bất kỳ điều gì để chứng đắc niềm hạnh phúc sung sướng đặc thù nào đó nơi cõi đời sau, đại khái giống như hiện trạng ngạ quỷ được coi như là một hiện trạng chuyển tiếp diễn ra giữa cái chết và việc gặp lại tổ tiên tiếp theo sau đó.

Liên quan đến điều thứ hai trong hai thắc mắc ta đã nói đến ở trên - khái niệm “về với tổ tiên” để được hưởng hạnh phúc trường cửu nơi thiên giới có thể đi ngược lại với niềm tin Phật Giáo về khái niệm tái sanh – ta có thể nói thắc mắc này có thể cũng có cơ sở vững chắc theo bối cảnh chính truyền thống Phạm Thiên vậy. Vì như Knipe đã nhận định như sau:

“Nếu học thuyết căn bản Hindu về thuyết luân hồi (saṃsāra) đang có tác dụng (và văn chương Dharmasastras không bao giờ đề nghị loại bỏ), thì tái sanh nơi cõi địa cầu chính là một sự kiện xảy ra sau cùng với cái chếṭ

Nhưng nếu luân hồi... được bảo đảm như vậy, thì tại sao tổ tiên người quá cố vẫn còn hiện hữu nơi một cõi bên ngoài cõi địa cầu? Hơn thế nữa, nếu như qui luật nghiệp chướng không thể tránh được vẫn còn hiệu lực, làm thế nào các tổ tiên vẫn có thể tồn tại được bằng cách tiếp tục tuỳ thuộc vào các sinh hoạt nghi lễ của hậu duệ họ thực hiện?... Nghi lễ phù hợp với các tổ tiên chắc phải mang dấu ấn của một tình trạng cổ xưa nghiêm khắc. Họ hình như phải chịu đựng ngoài những tình cảm mới hơn về luân hồi và giải thoát (mokṣa)”[58]

Những nghi thức như vậy rất có thể và đã tồn tại nơi những niềm tin mới hơn có thể được am hiểu – cho dù điểm này hình như không xảy ra với Knipe - đó là những niềm tin mới này trong một thời gian dài do cố ý ngăn cản không cho đa số chúng sanh được tiếp cận. Chắc chắn những nghi thức đó được coi như là một bí mật được giữ kín nơi một số Upanisads (e.g. BU VI 3 12; SU VI 22; Maitri U VI 29) và chúng ta có thể thắc mắc chúng sanh đã biết tới mức độ nào dưới thời Phật Giáo cổ đại.

Như tôi đã đưa ra trước đó các Phật tử dường như đã thử hướng về với sāvaka, bằng một hình thức có thay đổi đôi chút, đó là một số nghi lễ hy tế đa dạng đã được tập trung nơi các vị bà la môn xưa. Làm như vậy thì kiểu dáng và tiêu cự các nghi lễ đó đã có một số biến đổi nhỏ được nhấn mạnh việc cải đạo (prosletysation = việc chiêu mộ nhập đạo) lại nhấn mạnh rằng những khát vọng thần học về vị dâng sát tế không những vẫn còn nguyên vẹn (không được đụng chạn tới) mà ngay cả còn được chú tâm đến rất nhiều. Ðể chỉ ra cho thấy, thêm vào đặc tính cằn cỗi già nua nơi nghi lễ sát tế của người bà la môn, cho rằng hạnh phúc thiên giới chúng ta hy vọng có thể đạt tới được thông qua việc thực hiện hy tế nhờ những tiêu chuẩn luân hồi, chỉ là một lợi lộc tạm thời ngắn hạn - và rất có thể lại là điều đem lại những hậu quả vô cùng khốc liệt.[59] – ta có thể cho rằng ít khi thất bại; và chính vì thế mà chúng ta không ngạc nhiên thấy rằng nơi các đoạn văn Phật Giáo đa phần đều khen ngợi nghi lễ bố thí mới dành cho vị đồ đệ. Mối hạnh phúc thiên giới đem lại được đề cập đến như muốn ám chỉ trong một thời gian kéo dài vô tận[60].

“Ðược kính trọng và toả sáng như vậy, ngài xuất hiện trước chúa tể chúng sanh và nói, ‘Giờ đây ta đã trở thành một dạ xoa với sức mạnh thần thông tột đỉnh. Sức mạnh thần thông đó chẳng người trần nào sánh kịp và được giống như vậy. Hãy chiêm ngưỡng vẻ tráng lệ vô tận nhà ngươi đã đem lại cho ta sau khi nhà ngươi đã bố thí cho tăng đoàn vô vàn vô số vật thí. Ta sẽ được toại nguyện, liên tục và mãi mãi với tràn đầy ánh hào quang đó và ta sẽ được hưởng niềm hạnh phúc vô cùng tận đó, Ôi Chư Thiên nơi chúng sanh.” (Pv II. 810-11)

Ðể đoan chắc như vậy tập Chú giải diễn giải từ “luôn luôn” có nghĩa là “bao lâu cuộc sống còn tồn tại tại đó” (PvA 110) nhưng chúng ta thắc mắc không hiểu đây có phải là tinh thần của đoạn kệ chăng. Tương tự như vậy, đang khi ta đưa ra khái niệm tái sanh hoàn toàn không tồn tại trong bản văn này rất có thể là điều hoàn toàn ngớ ngẩn, đặc biệt trong thực tế rất nhiều ngạ quỷ đang chờ đợi để thực hiện phước đức khi họ được tái sanh nơi cõi chúng sanh trở lại (e.g. Pv III. 1010) bất chấp điều này, luôn xuất hiện một khuynh hướng dành cho những kẻ bị lạc lối, nếu chỉ vì bỏ xót, mà cho rằng trong lúc tái sanh chỉ là một thực chất quá khứ thì điều này không ăn nhằm gì tới hạnh phúc nơi kiếp sau cả, vì vậy:

“Ta chính là Nandā, Nandasena, ta chính là thiếp của ngươi trong quá khứ. Do đã thực hiện ác nghiệp ta đã phải từ cõi chúng sanh, tái sanh nơi cõi ngạ quỷ; nhưng giờ đây nhờ của thí của ngươi, Ta được hưởng mọi sự, chẳng còn phải sợ hãi bất kỳ điều gì nữa.

Hỡi chủ gia nhân, ước mong nhà ngươi được sống lâu, cùng với họ hàng thân thuộc.Và ước mong nhà ngươi chứng đắc trú xứ Vasavattis, là nơi thoát khỏi mọi buồn sầu và ô nhiễm.

Hãy cư xử làm sao phù hợp với Phật Pháp. Hỡi chủ gia nhân, và hãy bố thí và loại bỏ hết vết nhơ bủn xỉn Cùng với cội rễ và tiến tới nơi cư trú vô tàm thiên giới. (Pv II. 415-17).

Cho dù họ hiểu được điều đó hay không, hạnh phúc tương lai chiếm được cũng chỉ là chuyện nhỏ nơi chuỗi vòng luân hồi kéo dài lê và mệt mỏi sớm muộn gì cũng buộc phải đi đến kết thúc và hơn nữa rất có thể phải nhượng bộ cho những hậu quả rất khốc liệt. Vì đang khi theo nguyên tắc chúng ta nhận ra mỗi cá nhân sau khi chết đều phải trải qua một trong năm định mệnh, thông qua tác phẩm Gatiyo Pañcakā Vagga (S v 474-477) chúng ta biết rằng thực tế những kẻ nào rơi vào một trong năm định mệnh này, ít ai được tái sanh nơi thiên giới hay nơi cõi chúng sanh – song rất nhiều người phải tái sanh nơi cõi ngạ quỷ, nơi cõi súc sanh hay nơi hỏa ngục, tỷ lệ này có thể so sánh với một chút gợn bẩn thấy nơi móng tay Đức Phật khi rời khỏi cõi dương thế đầy oai lực này. Chính vì thế khi chúng ta được tái sanh nơi cõi chư thiên hay nơi cõi chúng sanh sau khi qua đời, một lần nữa chúng ta tự thấy được tái sanh nơi bất kỳ một trong hai định mệnh (sugati) sảng khoái này, thay vào đó những cơ may phải tái sanh nơi một trong ba cõi đau khổ (duggati), đôi khi muốn ám chỉ đến các hiện trạng hư mất (apaya) hay sa sút (vinipāta) điều này có thể được chứng minh như sau[61], những đường nét đậm thường gặp nhất:

Cũng chẳng có nhiều hứng thú gì được tìm thấy nơi niềm tin cho rằng toàn bộ những kẻ nào phải tái sanh nơi định mệnh đau khổ phải chịu như vậy là do kết quả của một số ác hạnh đặc biệt nào đó. Vì có một số Kinh Phật trong Trường Bộ kinh (Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 126-130) nhấn mạnh rằng ngay cả những kẻ nào nhờ tu tập nhập tầng thiền hay Tứ Niệm Xứ lại có thể tái sanh nơi cõi Phạm Thiên để trở thành đối tác cho những tu tập này. Tuy nhiên sau khi đã từ giã cõi đó và tái sanh[62] thành ngã quỷ, thành súc sanh hay tái sanh nơi hỏa ngục, thì những lợi thế này tự bản chất lại tỏ ra rất nhàm chán. Nhưng tuy vậy viễn cảnh vẫn rất trống trải, vì đâu đó trong (Trung Bộ Kinh (M) iii 169tt) chúng ta được biết một khi được tái sanh nơi cảnh suy xụp, đạt đến bất kỳ thay đổi nào có được trong việc tái sanh trở lại nơi kiếp con người vẫn hoàn toàn có thể; ngay khi một con rùa bị mù, bơi cách này cách khác dưới sóng biển và chỉ nổi lên mặt nước sau một ngàn năm, lại xỏ cổ mình vào chiếc trong kéo lên khỏi mặt nước. Và hơn thế nữa, cũng như một người do thừa hưởng được những lợi thế như vậy để có thể tái sanh nơi cõi chúng sanh này, con người đó cũng sẽ hành động theo cách đó vào lúc qua đời mà thôi, và lại phải tái sanh nơi cõi suy sụp, giống như trong trò chơi may rủi, ngay lần thẩy súc sắc đầu tiên ta đã thua trắng tay và bị giam tù ngay tức khắc. Theo qui luật này thế nên Trưởng Lão Sanuvasin sau khi lần đầu tiên phải chịu đau khổ trong hoả ngục và rồi lại phải tái sanh thành ngạ quỷ vì đã chế nhạo vị Ðộc Giác Phật Sunetta, đã được tái sanh trong một gia đình ngư dân và nghề nghiệp của gia đình này đã khiến cho ngài trưởng lao vào lúc chết (cũng giống như các họ hàng thân thuộc của gia đình đó) đã bị tống giam vào hoả ngục và cõi hư mất (Pv III, 2); chính vì vậy nữ ngạ quỷ Saṃsāmocaka, sau khi chịu đói chịu khát vì đã sát sanh một số sâu bọ, côn trùng, lại phải tái sanh nơi cùng một gia đình của các vị mang tà kiến, Saṃsāramocaka phải chết để tái sanh nơi hoả ngục (PvA 67). Tuy nhiên, như trong PvA 175 đã chỉ rõ, chúng sanh phải tái sanh nơi cõi ngạ quỷ được tái sanh nơi cõi chúng sanh do kết quả còn dư lại của cùng hành vi đó, theo luật chung phải tái sanh nơi mức thấp hơn, tức tái sanh nơi những gia đình làm nghề thợ săn chẳng hạn (PvA 176) số phận tiếp theo sau đó phải tái sanh trở lại nơi cõi hư mất có thể dễ dàng xảy ra như ta đọc thấy trong Chú giải Pv III. 7 và 8. Nhưng có điểm ta không nên quên đó là ngay cả những trường hợp được tái sanh trở lại nơi cõi chúng sanh theo như Trung Bộ Kinh (M) III 169tt, hay khi đã phải tái sanh nơi cõi bất thiện vẫn có ngoại trừ xảy ra ở đây. Chính vì thế lời công bố trong AA III 124 và Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 127 ở trên cho là một người khi đã chứng đắc tái sanh như vậy hay trong vùng Phạm Thiên thông qua tu luyện Thiền, hay tu đề mục Tứ vô lượng tâm, khi vừa kết thúc sanh mệnh tại đó sẽ phải tái sanh nơi hỏa ngục chứ không phải tái sanh nơi cảnh hiện hữu tiếp theo sau đó.

Từ những đoạn nêu trên có điều rõ ràng là: chỉ xa lánh ác hạnh không thôi thì chưa đủ bảo đảm được giải thoát khỏi phải kết thúc tái sanh nơi cõi bất thiện. Một trường hợp rất hy hữu đó là thường dân Sāvatthi (S. I 91tt) người này đã:

- Ðã bố thí cho vị Ðộc Giác Phật;

- Nhưng sau này lại hối hận về điều đã làm; mong muốn có được những người nô lệ và người làm công;

- Và lại giết chết người con trai duy nhất của người anh mình vì lợi ích giàu sang.

Do kết quả hình vi trong khoản người đó đã phải chịu cơn hấp hối kéo dài trong nhiều ngàn năm đau khổ khôn xiết. Sau đó do kết quả hành vi ở khoản (a), người đó được hưởng bảy lần tái sanh hạnh phúc nơi thiên giới và rồi, giống như người giàu có trong thành Sāvatthi. Tuy nhiên do kết quả theo khoản (b) người đó không được hưởng tài sản giàu sang[63] của mình và thêm vào đó do kết quả còn xót lại ở khoản (c) người đó phải chịu đau khổ trong lần tái sanh thứ bảy do nhà vua đã tịch thâu tài sản của ông. Nhưng điều đau xót hơn hết chúng ta thấy đó là ngay sau khi kết thúc lần tái sanh thứ bảy, kẻ đó lại phải xuống hoả ngục trở lại và phải lưu lại tại đó cho đến ngày hôm nay, do công đức quá khứ của người đó đã bị cạn kiệt và người đó chưa tích lũy được bất kỳ phước đức[64] nào bổ xung thêm trong thời gian đó.

Ðiều này chứng tỏ cho thấy chúng ta có thể tái sanh trở lại thành ngã quỷ do ác nghiệp cá biệt thấy nơi ác hạnh của ta hay đơn giản do thiếu nghiệp công đức đem lại. Chính vì thế đối với hai lý do phải tái sanh nơi hoả ngục có thể xảy ra sau đó, trường hợp đầu tiên luôn có khả năng xảy ra vì rằng một khi hành vi bất thiện đã được đền bù chắc vẫn còn một số công đức được tạo ra và vì không được đền bù do đó tái sanh nơi thiên cõi và nơi cõi chúng sanh cũng được tái chứng đắc. Ðây chính là trường hợp thường dân Sāvatthi sau khi đã chuộc lỗi việc giết chết người cậu, lại được tiếp tục hưởng tổng cộng tới mười bốn lần tái sanh nữa do việc cúng dường người đó đã thực hiện cho vị ộc Giác Phật; và cũng chính những cư dân trong hoả ngục đã trở nên giống như bụi bẩn trong móng tay[65] của Đức Phật . Tuy nhiên trong trường hợp sau, khả năng này theo lý thuyết đã bị loại bỏ – do thiếu phước nghiệp người đó phải xuống hoả ngục ngay sau khi qua đời và do thiếu phương cách cậy vào đó có thể thoát khỏi chốn hỏa ngục. Chính các cá nhân như vậy đã được áp dụng vào ẩn dụ con rùa bị mù, như đoạn văn này tiếp tục giải thích, vì lý do tại sao những chúng sanh như vậy không thể thoát khỏi cõi bất thiện là vì họ chẳng thực hiện được bất kỳ điều gì khả dĩ được coi là phước đức, ngay cả làm việc công đức (Trung Bộ Kinh (M) iii 169tt). Chính do thiếu công đức, khi qua đời họ phải tái sanh vào cõi trong đó việc tái tạo ra việc không hề được biết tới. Nói tóm lại, họ đã bị dính kết vào cõi đó và do đó những kẻ nào khởi sanh nơi cõi đó từ cõi Phạm Thiên đều thực hiện liên tục như vậy.

Chính vì thế lời công bố, được lặp đi lặp lại xuyên suốt trong tác phẩm Ngạ Quỷ Sự và Chuyện Chư thiên, đều cho rằng phước đức chính là nơi trú ẩn, là niềm hỗ trợ, sẽ trở thành cơ sở cho niềm sung sướng và hạnh phúc trên trần gian này và cả ở cõi đời sau nữa (e.g. PvA 60, 87, 174) và cũng chính vì thế việc khiển trách của nhà vua Nanda rằng cho dù ngài phải thực hiện phước đức trong quá khứ giờ đây ngài đã không thực hiện thêm bất kỳ phước thiện nào dành cho hạnh phúc tương lai của mình (PvA 75). Chúng ta không thể coi nhẹ vòng luân hồi nhưng lại chính là một vực thẳm nguy hiểm khiến ta luôn rơi vào trạng thái nguy hiểm nếu như ta trượt chân xuống cảnh đầy ải muôn kiếp trong hỏa ngục, chỉ có một điều có thể kiềm chế được mối nguy hiểm này đó là hành vi công đức. Chỉ có phước đức mới khiến chúng ta khỏi phải lặn hụp trong vòng luân hồi mà thôi.

Kể từ đây chúng ta có thể bắt đầu đánh giá đúng đắn nhu cầu cấp bách là mỗi người chúng ta đều phải thực hiện phước đức (hành vi công đức), đã được nhấn mạnh đến rất nhiều cả trong Ngạ Quỷ Sự lẫn trong Chuyện Chư thiên theo cách khác nhau. Tuy nhiên một số suy xét tiếp theo sau đây, lại khẳng định nhu cầu này vẫn còn rất khẩn trương hơn ta tưởng tượng rất nhiều. Vì trong lúc cách tạo ra phước đức (hành vi công đức) là một nét đặc trưng dành riêng cho cõi chúng sanh, sẽ có một thời khi mà ngay cả nếu được tái sanh nơi cõi chúng sanh cũng khó có thể thực hiện được do có quá nhiều khó khăn to lớn diễn ra và do thiếu thốn những lợi thế để làm như vậy. Vì việc công đức chỉ có thể thực hiện được trên cõi đời này khi có được nguồn cung cấp cho ta phước điền vô song dưới dạng tăng oàn các đồ đệ (Savakasangha) mà sự xuất hiện và hiện hữu với tiêu chuẩn luân hồi, chính là một hiện tượng trôi nổi. Bắt đầu với việc an trú do từng đức Phật thành công và kiên định, một cách cốt yếu cho đến khi sự chết của vị đồ đệ cuối cùng của vị Đức Phật đó - trong trường hợp chính Đức Phật Cồ Ðàm của chúng ta rất có thể và chỉ diễn ra một hay vài cách tạo thành như vậy,[66] được tái sanh thành kiếp con người trong khoảng thời gian không có sự hiện diện của tăng đoàn các vị thánh tăng (Sāvakasaṅgha) (xin đọc Chú giải trường hợp của ngạ quỷ Aṅkura ở trên), hay khi ở vùng biên giới không có các thành viên Tăng Ðoàn này đi tới lại diễn ra một thắng lợi trống rỗng và được coi như là một cuộc tái sanh không hợp thời (VvA 193). Ðể có thể tận dụng được việc tái sanh nơi kiếp con người, đòi hỏi chúng ta phải tái sanh vào khi có sự hiện hữu một Tăng Ðoàn kể cả thời không gian và thời gian thích hợp. Và ngay cả trong trường hợp như vậy thì vẫn không có gì bảo đảm được chúng ta sẽ được đủ diễm phúc nhìn thấy, ngoài sự trợ giúp của việc bố thí, để nhìn thấy một thành viên của Tăng Ðoàn đó. Vì ngay cả trong trường hợp chính Đức Phật Cồ Ðàm của chúng ta, không những chỉ có một số không nhiều lắm các thành viên tăng đoàn của ngài so với vùng địa lý rộng bao la các ngài phải tản mác ra - các ngài cũng chọn cách sống chủ yếu là đơn độc, hay bán đơn độc, để hành thiền trong rừng rậm (Vv IV 1214) loại bỏ khỏi những gì thuộc tiêu chuẩn cuộc sống hiện đại, ta gọi là vùng văn minh; và bắt gặp một vị đồ đệ ít khi được lặp lại một lần thứ hai trong cả đời người. Việc gặp vị đồ đệ cũng hiếm như được chứng kiến một bông hoa undumbara nở vậy (Vv IV. 1216) và như vậy đó là một cơ hội không thể bỏ qua được, cho dù có phải chịu đau đớn cho đến chết (VvA 308). Ðơn giản là chúng ta chẳng còn có cơ hội thứ hai đâu (VvA 308). Chính vì thế người vợ của Puṇṇa đã hân hoan nhận ra được niềm may mắn của nàng nói rằng, “Vào những điểm khi có sẳn của cúng duờng trong tay, ta đã không kiếm đâu ra bất kỳ nhân vật nào xứng đáng nhận của cúng dường đó cả, ngược lại trong khi vào những dịp ta nhìn thấy một vị xứng đáng nhận của cúng dường thì ta lại chẳng có gì trong tay cả. Nhưng hôm nay ta đã nhận ra một vị xứng nhận của cúng dường và cũng có sẳn trong tay vật thí nữa.” (VvA 64) Và chính vì thế toàn bộ những điều sầu khổ, những nỗi than vãn của rất nhiều ngạ quỷ khi nghĩ rằng, khi còn là con người, cho dù đã sẳn gặp các vị đồ đệ lẫn sẳn có cả vật cúng dường trong tay, thế mà họ đã không tự mình biến thành nơi ẩn trú cho chính mình. (e.g. PV III. 19-10., IV 64).

Tuy nhiên rất hiếm khi có cơ hội chúng ta có thể bắt gặp, trong vô vàn trường hợp, ta gọi là việc can thiệp ân huệ do Ðức Phật ban cho. (VvA 54, 105, 118. 322); hay do một trong số các đồ đệ chính của ngài. (Sāriputta PvA 67tt, Chú giải VvA 63) Mahākassapa VvA 100; Mahāmoggallāna PvA 5) với mục đích đề ra một cá nhân phải ày xuống hoả ngục, lại có cơ may nào vào phút chót để có thể thực hiện phước đức. Và vì thế thay vì được tái sanh trên thiên giới ta lại phải trôi nổi trong vòng luân hồi vậy. Các đoạn văn như vậy phù hợp với mục tiêu trong PvA 233 đem đến hiệu quả là kẻ nào đó đã thực hiện ác nghiệp có thể dẫn đến tái sanh nơi hoả ngục lại có thể thoát khỏi số mệnh thông qua thực hiện những phước đức to lớn[67], hàm chứa kết quả của phước đức đó được thực hiện cho các vị đồ đệ[68] cũng có sức mạnh tạo được quyền ưu tiên vượt trội trên tất cả mọi sự (xin đọc Chú giải VvA 172 về III. 914; cũng xin đọc thêm VvA 314 n. 40).

Tuy nhiên hiện tượng phi thường này khiến chúng ta quay trở lại vấn đề là liệu cách thoát khỏi như vậy có trường tồn hay chỉ là một cách trì hoãn hành hình tạm thời mà thôi. Vì trong PvA 103tt (xin đọc Chú giải PvA 286) đã công bố rất rõ ràng là một ác nghiệp được thực hiện “không tìm đâu lối thoát và không thoát khỏi đau khổ là kết quả ác nghiệp, như phải tái sanh nơi bốn cõi bất thiện như hoả ngục v.v... ”. trích dẫn sự hỗ trợ Kinh Phật trong Dhp 127, điều này gợi ý cho thấy rằng cho dù những người này có thể tránh khỏi tái sanh ngay lập tức trong hoả ngục tuy nhiên lại phải đến vì ác nghiệp đó trong tương lai và rất có thể ngay khi họ thực hiện phước đức cho dù to tát đến chừng nào thì phước quả đó cũng đã trở thành cạn kiệt. Một cách khiến cho điều này không xảy ra như vậy – và chúng ta có thể tìm thấy bằng chứng ở một mức độ nào đó trong các chuyện kể này (VvA 157 tt. 259tt) – có thể nằm trong thực chất là hiệu quả tối hậu của phước đức như vậy, tiếp theo sau việc tái sanh nơi thiên giới, lại được tái đầu thai nơi cõi chúng sanh trong phật kỷ tiếp theo, nếu ta thực hiện phước đức mới và sau đó lại có thể tái sanh trở lại trên thiên giới. Phước đức trước đó như vậy được coi như một phần kết quả, là hiệu quả lót đường cho việc thực hiện những phước đức tiếp theo sau đó. Ðến lượt, các phước đức được thực hiện tiếp sau đó có thể hồi lại một cách thành công và bất tận tính chất cần thiết phải trải qua những hậu quả do ác nghiệp tiền kiếp đem lại.

Tuy nhiên, ngài Dhammapāla lại chọn đến quan điểm[69] không thấy xuất hiện nơi Kinh Bộ Pāli cho rằng, do có sự hiện hữu của phước đức như vậy, thì ác nghiệp có thể trở thành nghiệp vô hiệu (ahosi), trong trường hợp như vậy không nhất thiết phải đền bù gì nữa, hay nói cách khác chúng ta cần cảm nghiệm rằng, “Ở nơi nào khác, hay dưới dạng nào đó” nhưng chỉ khi nào “vòng luân hồi tiếp tục xoay chuyển” đối với con người đó (PvA 242). Giờ đây chỉ có một cách ta nhận ra vòng luân hồi ngừng không chuyển động nữa đối với bất kỳ người nào nếu người đó đã trở thành một đồ ệ, như chúng ta đã thấy, tiếp sau đó tối đa là bảy vòng tái sanh nữa. – nhưng hình như chẳng ai hy vọng đạt đến điều này vì toàn bộ những lần tái sanh đó đều là tái sanh nơi thiên giới hay nơi cõi chúng sanh[70] mà thôi. Chính vì thế, nếu một hành vi như vậy, trong vòng luân hồi, để có cơ hội không phải cảm nghiệm trong hoả ngục, hay đã được ấn định ở “nơi nào khác” – có nghĩa là, nơi thiên giới hay nơi cõi chúng sanh – hơn thế nữa “dưới dạng nào khác” thí dụ như trong trường hợp Aṅgulimāla ngay sau khi trở thành A-la-hán, đã phải chịu sầu khổ với ba cú đánh lên đầu do kết quả việc ngài đã gây đổ máu trước đó, theo Ðức Phật kết quả của các nghiệp đó có thể khiến bất kỳ ai đều phải bị tra tấn trong hoả ngục kéo dài nhiều ngàn năm (Trung Bộ Kinh (M) ii 104).

Như vậy chúng ta có thể nói rằng những kẻ nào đã được trù định phải tái sanh nơi cõi bất thiện – cho dù chỉ do một ác nghiệp hay đơn giản qua việc thiếu công đức – giống như phải lưu lại vĩnh viễn, cũng như vậy khi họ thoát khỏi số phận này giống như những cá nhân được cung cấp cho những phương tiện để đình chỉ lại một cách vĩnh viễn; trong khi đó, thay vì[71] những kẻ đó đã trở thành các vị đồ đệ lại tự động được miễn khỏi bất kỳ việc tái sanh nào nơi cõi khốn khổ do bất kỳ hành vi nào đó yêu cầu. Như những hành vi đã phải trải qua nếu toàn bộ những hành vi đó thuộc dạng giảm thiểu đáng kể nào đó.

Trong số những phương án khác nhau này thì phương án cuối cùng rõ ràng là được ưa thích hơn vì trong phương án trước đó cá nhân, cho dù được cứu thoát – ít nhất là tạm thời khỏi phải tái sanh nơi cõi khốn khổ, tuy nhiên vẫn tồn tại, không giống như một đồ đệ, lại phải vấn vương nơi vòng luân hồi. Chúng ta có thể thắc mắc, với việc can thiệp tốt lành khả ái của ngài, tại sao Đức Phật lại trợ giúp người đó ít ỏi đến thế, thay vì tạo cho hắn trở thành một vị đồ đệ và như vậy có thể được giải thoát tuyệt đối khỏi vòng luân hồi? Trong vấn đề khá rắc rối này các bản văn đã giữ im lặng và chúng ta chỉ có thể suy luận rằng những con người như vậy không thể trở thành đồ đệ được qua việc họ thiếu khả năng cần thiết. Vì để trở thành đồ đệ hình như cần đòi hỏi người có liên quan đó (a) phải tham gia vào việc tái sanh nơi cõi thiên giới hay cõi chúng sanh[72] vào thời điểm có vị Đức Phật xuất hiện; (b) và phải có khả năng trở thành một đồ đệ. Lý do đầu tiên rõ ràng là một hậu quả của một phước thiện người đó đã thực hiện. Trong khi đó DhpA I 26 cũng khiến chúng ta phải hiểu là đây cũng là điều xảy ra trong trường hợp sau cùng này, đó là khả năng cải đạo tuỳ thuộc vào dị thục công đức đã thực hiện trước đó cộng với lời ước nguyện được thực hiện đem lại kết quả dưới thời một Đức Phật trước đó. Khả năng này chính là kết quả của việc công đức đã được gợi ý trong VvA 2 nhưng đã được lưu ý ngay cả (n 7) khi có được khả năng đó cũng không giúp gì được nếu không được Ðức Phật công nhận khả năng này và can thiệp một cách tinh tế và kích hoạt khả năng này. Nhưng sự can thiệp này chỉ có thể được hiện thực khi cá nhân đó sở hữu – do kết quả của công đức trước đó và như vậy ngoài phạm vi can thiệp của Ðức Phật – lại có khả năng hưởng lợi được từ khả năng này.

Nói tóm lại: Ðức Phật trợ giúp tất cả mọi người nào có thể. Ngài an trú họ trở thành đồ đệ tất cả những ai có tiềm năng cần thiết và làm như vậy ngài đưa vào Tăng Ðoàn cùng với ngài qua cách tiếp xúc được cải tiến với sức mạnh tâm linh được ban cho những ai thiếu tiềm năng đó là nguồn công đức vô tận, nhờ đó họ không còn phải trôi dạt trong vòng luân hồi nữa, nhưng nơi một số trường hợp, chính họ sẽ trở thành đồ đệ dưới thời một Đức Phật tương lai nào đó. Thật đáng tiếc có điều đã trở thành mốt thời đại, cho rằng theo đuổi việc thực hiện phước đức. Chỉ là một cách nhượng bộ đối với người phàm tục không quan tâm gì cứu rỗi chung cuộc và tầm nhìn của họ lại không vượt quá ước muốn được an toàn nơi những lạc thú tham dục thiên giới. Tiếp theo sau tái sanh điều này chứng tỏ cho thấy họ thất bại trong việc đánh giá nhiệm vụ trung tâm, tuy nhiên lại rất căn bản nơi phước đức hàm chứa trong kế hoạch cứu rỗi theo quan điểm Phật giáo. Ðể tránh điều chắc chắn khiến ta trượt khỏi khả năng trở thành nô lệ nơi cõi bất thiện nếu làm khác đi, thay vào đó lại tồn tại trôi nổi trong vòng luân hồi cho đến khi có Đức Phật khác xuất hiện trên cõi đời này, để được tái sanh thành một chúng sanh hay một chư thiên vào thời điểm đó, hơn thế nữa, lại có khả năng trở thành một đồ đệ một người đã loại bỏ được những hiểm nguy nơi vòng luân hồi, một lần và vĩnh viễn ngài đã vượt qua– toàn bộ sự việc này, không loại trừ một ai, điều lệ thuộc vào phước đức và nhờ vào những phước đức đã thực hiện được ngay vào lúc này[73], khi còn là người sống giữa thế nhân, trước sự hiện hữu của một Tăng Ðoàn đồ đệ tuyệt vời và thánh thiện. Và vượt trên tất cả đó là một cách diễn tả cho thấy nhu cầu cần thiết và cơ hội lướt qua vào lúc này73 trước những con người hai tác phẩm Ngạ Quỷ Sự và Chuyện Chư Thiên đang có liên quan tới dưới đây.

Peter Masefield
Katmandu, Tháng tư năm 1980.

-ooOoo-

 Chữ Viết Tắt

Ee: Bản văn tiếng Anh Hội Thánh Ðiển Pāli (PTS ) F. L Woodward,xb. 1925

Ce: Bản văn Tiếng Sinhale, xuất bản tại, Colombo. 1928

Be: Bản văn tiếng Miến Chaṭṭhasaṅgāyana, xuất bản tại. Rangoon. 1958

Se: Bản văn Tiếng Thái, xuất bản tại Bangkok, 1922

*

A: Aṅguttaranikāya, Tăng Chi Bộ

AA: Cty on A, Chú giải Tăng Chi Bộ

Abhp: Abhidhānappadīpikā

Ap: Apadāna, Thí Dụ Kinh

Ap-a: Cty on Ap, Chú giải Thí dụ Kinh

Asl: Cty on Dhs, Chú giải Bộ Pháp Tụ.

B: Disc Book of the Discipline, Luật Tạng

BL: Buddhist Legends, Chuyện kể Phật Giáo

Bu: Bṛhadāraṇaka Upanisad

Bv: Buddhavaṃsa, Lịch sử Chư Phật

Bv-a: Cty on Bv, Chú giải Lịch sử Chư Phật

Cp: Compare, So sánh

CU: Chāndogya Upanisad

D: Dīghanikāya, Trường Bộ

DA: Cty on D, Chú giải Trường Bộ

Dhp: Dhammapada, Pháp Cú Kinh

Dhp-a: Cty on Ahp, Chú giải Pháp Cú Kinh

Dhs: Dhammasaṅgaṇī ,Bộ pháp tụ

Dial: Dialogues of the Buddha, Pháp thoại của Đức Phật (Trường Bộ)

Dpvs: Dīpavaṃsa, Đảo sử

Expos: Exposion (Dhs A), Chú giải Bộ Pháp tụ

EV: Elders’ Verses, Trưởng lão kệ

EvvP: Elu-Vimānavastu prakaraṇaya

GS: Books of Gradual Sayings, Tăng Chi Bộ

Gv: Gandhavaṃsa

It: Itivuttaka, Bản Sự Kinh

It-a: Cty on It, Chú giải Bản sự Kinh

J: Jātaka, Kinh Bản Sinh

Khp-a: Khuddakapāṭha cty, C/g Tiểu Tụng

Kvu: Kathāvatthu, Thuyết Sự Luận

M: Majjhimanikaya, Trung Bộ

MA: Cty on M, Chú giải Trung Bộ

Mhv: Mahāvastu, Phật bản hạnh tập kinh

Miln: Milindapañha, Những câu hỏi của Vua Milinda.

Nd1: Mahāniddesa, Đại Xiển Minh

Nd2: Cullaniddesa, Tiểu Xiển Minh

Nett: Nettipakaraṇaṃ

Pe: Peṭakopadesa

Pm: Visuddhimagga-ṭika, Phụ giải Thanh Tịnh Ðạo

Pṭs: Paṭisambhidāmagga, Vô Ngại Giải Ðạo

Pugg-a: Puggalapaññatti cty, Chú giải Nhân thi thuyết

Pv: Petavatthu, Ngạ quỷ sự

Pv-a: Cty on Pv, Chú giải Ngạ quỷ Sự

S: Saṃyuttaranikāya, Tương Ưng Bộ

SA: Cty on Pv, Chú giải Tương Ưng Bộ

Sn: Suttanipāta; Kinh Tập

Sn-a: Cty on Sn, Chú giải về Kinh Tập

Sp-ṭ: Sāratthadīnanī

Sv-pṭ: Dīgha-tīka, Phụ giải Trường Bộ

Thag: Theragāthā, Trưởng Lão Kệ

Thag-a: Cty on Thag, Chú giải Trưởng Lão Kệ

Thīg: Therīgāthā, Trưởng lão ni kệ

Ud: Udāna, Phật tự thuyết Kinh

Ud-a: Cty on Ud, Chú giải Phật tự thuyết

Vibh: Vibhaṅga, Bộ Phân tích

Vibh-a: Cty on Vibh, Chú giải Bộ Phân tích

Vin: Vinayapiṭaka, Luật Tạng

Vin-a: Cty on Vin, Chú giải Luật Tạng

Vism: Visuddhimagga, Thanh Tịnh Ðạo

Vv: Vimānavatthu, Chuyện Chư thiên

Vv-a: Cty on Vv, Chú giải Chuyện Chư thiên

Các Bản Dịch:

AIWS: As It Was Said (= bản dịch tập It = Bản sự kinh)

BA: Tập Phân Tích (= bản dịch Vibh, Phân Biệt Luận)

B Disc: Tập các đồ đệ (bản dịch cuốn Vin, Luật Tạng)

Brethren: Tập vịnh các Ðồ Ðệ (= C.A.F bản dịch tập Trưởng Lão Kệ của bà Rhys David

BL: Các truyền thuyết Phật Giáo (= một phần bản dịch tập Chú giải Pháp Cú Kinh).

Compendium: Tóm lược triết học (= bản dịch tập Abhidhammatthasangaha)

CSM: Người diễn giải ý nghĩa ngọt ngào (= bản dịch tập Chú giải Lịch sử Chư Phật)

DD: Xua Tan Si (= bản dịch tập Chú giải bộ phân tích)

Dial: Pháp thoại của Ðức Phật (bản dịch tập Trường Bộ)

Evi: Trưởng Lão Kệ (Thi Tụng) I (= K.R bản dịch tập Trưởng Lão Kệ của Norman)

Evii: Trưởng Lão Kệ (thi tụng) II (= K.R bản dịch tập Trưởng Lão Ni kệ của Norman)

Expos: Chú giải Kinh (= bản dịch C/g Bộ Pháp Tụ (Asl)

GD: Nhóm các bài thuyết pháp II (K.R bản dịch tập Kinh của Norman.)

GS: Tập Kinh Gradual Sayings (bản dịch tập Tăng Chi Bộ)

Guide: Tập hướng dẫn (= bản dịch tập Kinh Nettipakaraṇaṃ)

Inception: Khởi đầu tập Luật tạng (bản dịch tập Luật Tông (Vinaya) nidana)

Ireland: Phật Tự Thuyết (Udāna) (bản dịch tập Phật tự Thuyết của Ireland)

KS: Tập Kindred Sayings (bản dịch cuốn Tương Ưng Bộ)

MLS: Middle Length Sayings (bản dịch tập Trung Bộ)

MQ: Câu hỏi của Vua Milinda (bản dịch Câu hỏi của Vua Milinda)

MR&I: Tiểu bộ Kinh & Chú giải (bản dịch tập Chú giải Tiểu Tụng)

P Contr: Những điểm Tranh Luận (bản dịch tập Thuyết luận sự)

PD: Vô ngại giải (bản dịch tập Paṭisambhidāmagga)

Pp: Thanh Tịnh Ðạo (bản dịch tập Thanh Tịnh Ðạo của Pe Maung tin)

Ppn: Thanh tịnh đạo (Bản dịch Thanh Tịnh Ðạo của Nānamoli)

PS: Truyện Ma đói (bản dịch tập Chú giải Ngạ quỷ sự)

Sisters: Thơ vịnh tu nữ (bản dịch Trưởng lão ni kệ của bà Rhys Davids)

SOM: Truyện kể về Mansion (bản dịch Ngạ quỷ sự của Horner)

VofU: bản dịch Phật Tự Thuyết (Udāna) của Woodward

VS: bản dịch Chú giải Chuyện Chư thiên

Các cuốn tự điển:

BHSD: Tự điển Phật Giáo-Do thái-Phạn

BSOAS: Tạp chí nghiên cứu Ðông Phương và Phi châu.

Buddhist Dic: Tự điển Phật Giáo (Nyanatiloka)

Childers: Tự điển ngôn ngữ Pāli

CPD: Tự điển Chú giải Pāli

DPPN: Tự điển Tên Riêng Pāli

Ency. Buddhism: Bách khoa tự điển Phật Giáo.

JPTS: Tạp chí Hôi Bản Văn Pāli

PED: Tự điển Pāli-Anh

SED: Tự điển Phạn-Anh (Monier Williams)

-ooOoo-


[1]. Ðiều này đương nhiên cũng áp dụng vào trường hợp những cây cối v.v…nhìn chung các tên tiếng Anh không tồn tại, một ngoại lệ trong qui trình này đó là bông sen có nhiều loại đã được đề cập đến: nhưng nơi nào văn cảnh cho phép tất cả đều được giải thích đơn giản là ‘bông sen’; nhưng khi nào có nhiều loại sen được liệt kê, hay sự đa dạng này có phần quan trọng, thì việc sử dụng một tên Pāli xem ra là cần thiết.

[2]. Xin đọc Chú giải VvA 21 chú thích 159.

[3]. Ta giải thích là ‘sức mạnh thần thông’ như trong Chú giải PS 230 và ‘oai lực’ trong cp PS 123.

[4].Tôi cảm thấy, đây là điều vô cùng quan trọng từ này, như với từ Peta, đã không được dịch ra tiếng Anh để cho ý nghĩa đối với các tác giả tác phẩm này cũng như tập Chú giải tác phẩm không bị hạn chế. Tuy nhiên nhìn chung, một Thiên Cung hay lâu đài là một toà nhà trong đó một chư thiên (deva) cư trú - và vì chức năng chính của một đền thờ Hindu là dành cho một vị thần cư trú trong đó, chúng ta có thể giả dụ rằng kiến trúc đền thờ này ở một qui mô nào đó đều phản ánh mọt cách đa dạng khái niệm vương cung sự đã được cưu mang trong nhiều thế kỷ. Chúng ta có thể lưu ý tới mối tương quan giữa các “đền thờ trên xe” có bánh xe (như Konarak) hay đền thờ do các con vật kéo (như trong Mahabalipuram) và các thiên cung dưới dạng chiến xa do ngựa kéo và trong khi đó hầu hết các thiên cung trong tác phẩm này đều không có sức mạnh có thể bay được. Tuy nhiên có một điều vô cùng thú vị là đó là từ thiên cung lại được những người Ấn Ðộ hiện đại gọi là Máy Bay - điều này được chứng minh rõ ràng là hãng hàng không quốc gia Bangladesh được đặt tên là Bangladesh Biman.

[5]. Rất nhiều từ thuộc dạng này đã được thảo luận chi tiết trong cuốn Devine Revelation trong Tam Tạng’ do Allen và Unwin xuất bản. Long don 1986.

[6]. Ðược giải thích là lạc lối trong PS 121tt, 123. 127. 135, 246 là một kẻ ‘xứng nhận phước thí’ hơn kèm đồng nghĩa với từ savaka (đồ đệ).

[7]. Xin đọc phần Introduction.

[8]. Xin đọc phần Introduction.

[9]. Và còn hơn thế nữa trong PvA.

[10]. Tuy dầu Giáo sư Jayawick đã bỏ ra nhiều thời gian để thảo luận rất nhiều vấn đề với tôi khi lưu lại tại Sri Lanka. Chính vì thế ta có thể hiểu được những đề xuất của ông không thể đề cập đến mọi vấn đề; và trong một số trường hợp đôi lúc hoặc do hiểu lầm hay không nắm được ý nghĩa đầy đủ các nhận xét được viết thảo bằng tay của ông.

[11]. Xin đọc Chuyện kể về Ngạ Quỉ, bản dịch tập Chú giải Ngạ Quỉ Sự, do Hội Thánh Ðiển Pāli xuất bản, London 1980.

[12]. Tác giả Gonda, Loka: World and Heaven in the Veda. (Cõi giới, Cõi Chúng Sanh và Thiên Giới theo quan niệm Phệ Ðà)

[13]. Xin đọc S iv 322tt, trong đó để trả lời về lời chỉ trích xuất phát từ những người Jainas cho rằng ngài không nên đi khất thực vào thời đói kém xẩy ra, Ðức Phật chỉ rõ rằng hoa lợi mùa màng của chúng ta tuỳ thuộc rất nhiều vào (công đức chiếm được do) bố thí mà ra.

[14]. Ðược biết rõ với tên gọi là Ngọn lửa hy tế nhưng thực chất người ta tin rằng đay là điều diễn ra ở cả ba bậc thuộc ba hệ thống trần gian này – đó là trên trời (hay thiên giới) như thể mặt trời, trong bầu khí quyển (hay trên không trung) như sấm sét và trên mặt đất như là lửa, mỗi hiện hữu này đều liên quan mật thiết với hai hệ thống còn lại thông qua Thiên Thừa (devayāna). Agni (hoả thần) là ngọn lửa hy tế, như vậy tượng trưng cho mặt trời, cùng với tất cả những phúc lợi đem lại trên cõi đời này và do đó cùng lúc mặt trời can dự vào ngọn lửa hy tế cũng chính là can dự vào những sức mạnh thần linh liên kết với mặt trời.

[15]. Brahmaṃ nidhiṃ apālayuṃ;  đây nidhi, đối nghịch lại với Hare, hình như là một tính ngữ ám chỉ Brhama ở đây như được thấy trong các nguồn tư liệu tiếng Phạn ngoài Phật giáo đó là: Kho châu báu họ nắm giữ cẩn thận lại chính là Brhama / hay là Vị Phạm Thiên).

[16]. Brhamacariyaṃ (phạm hạnh)

[17]. Văn Chương Brahmanas thường xuyên liên quan đến việc tìm kiếm ra điều thay thế cho Soma đã bị thất lạc.

[18]. Tôi giữ lại cách giải thích amataṃ (tiếng Phạn là amṛtaṃ), ược chấp nhận và sử dụng trong bản dịch PvA và trong tác phẩm của tôi Divine Revelation in Pali Buddhism (Mạc khải thần linh nơi Phật Giáo Pali), trong tác phẩm này vì từ này rất thường được gặp trong các bản dịch khác thuộc PTS. Tuy nhiên một điều cực kỳ khó khăn để tìm ra được một từ tiếng Anh tương đương bao gồm được toàn bộ ý nghĩa của từ này, ta phải thừa nhận rằng vượt trên cõi hiện tượng (trần gian) tái sanh, hay vòng luân hồi, trong đó chúng sanh được sanh và tử, là một lãnh vực hay một cõi trong đó chẳng ai biết tới sanh và tử và, theo vũ trụ học Phệ Ðà, được coi như là một chiếc neo và là nguồn gốc tuyệt đối toàn bộ mọi sáng tạo, cũng như là nguồn mạch tuyệt đối bất tử liên quan đến chất Soma người ta tin rằng đây là một chất lỏng xuất phát từ mặt trời, là cửa Thần Chết (Maitri U VI 35; Chú giải BU 15 i. 3=Isa U 15-17). Có một suy đoán hình như vẫn tồn tại nơi các nguồn tư liệu Phật Giáo, vì Udana 80 cho chúng ta hay, có vị bất sanh bất tử (amataṃ) và nếu thiếu vị này sự việc không thể thoát khỏi sanh và tử quả là điều hiển nhiên. Bất tử – hay có lẽ tốt hơn ta nên gọi là được giải thoát khỏi sự chết – lại có ý nghĩa là một vị trí, padaṃ (Vv I. 168) và hơn thế nữa, một vị trí có thể nghe biết được như trong bài thuyết pháp đầu tiên trong đó Ðức Phật đã hoàn tất được ý định dóng lên Tiếng Trống Bất Tử, vượt hơn hẳn tiếng rống vô tận. Ðương nhiên từ này đồng nghĩa với từ Níp Bàn (nibbāna).

[19]. Trong mọi trường hợp hai bản văn này điều có liên quan đến Chánh Quả Nhập Lưu (e.g. PvA 38, 66, 99. 168; VvA 50, 53 v.v…) trong trong VvA 332 ta cũng bắt gặp một Thiện Nam có khả năng đạt đến Bậc A-la-hán.

[20]. Và như vậy cũng tương đương với nghi lễ upanayana

[21] Theo Puruṣa-sūkta (RV X 90) các vị phạm thiên được sanh ra từ cửa miệng của vị Prājāpati (= vị Phạm Thiên/Brahma)

[22] . Bát chánh đạo này, đương nhiên là những gì đã liệt kê ở trên đó là Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán. Tương ứng với những chánh quả được an trú trong đó; xin đọc phần giải thích trong VvA 194tt.

[23]. Roy Clayton Amore. The Concept and Practice of Doing Merit in Early Theravada Buddhism, Michigan, 1971. Tuy nhiên ngài Amore hình như lại suy luận rằng Tăng Ðoàn các Ðồ Ðệ (savakasaṅgha) lại đồng nhất với Tăng đoàn khất sĩ (bhikkhusaṅgha) ngược lại thực chất thì hai tăng đoàn này hoàn toàn khác nhau vì tăng đoàn thứ nhất gồm các ồ đệ người phàm và chư thiên – như những chuyện kể này thường xuyên chứng tỏ.

[24]. Một số yếu tố khác, ít thiết yếu hơn, đôi khi được đề cập đến – td. Một vật thí được thực hiện không đếm xỉa gì đến giá trị (VvA 24); với cẩn thận đúng mức và không gây hại, xuyên suốt và vào đúng thời điểm thích hợp và đó cũng là điều cần thiết (VvA 30). Niềm tin chính thống coi đó chính là tác ý nằm đàng sau tác nghiệp - hơn là chính tác nghiệp đó, có trách nhiệm tạo ra kết quả thu được. Ta có thể nói thêm, hình như dựa trên chỉ một đoạn duy nhất và có vẻ mơ hồ trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 415 (cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi) hình như được coi như là (toàn bộ) nghiệp chướng chính là tác ý hay có lẽ do tác ý lại là một loại nghiệp chướng khác nữa – nổi lên trong PvA 8 (Chú giải PvA 133) theo cách không mấy thuyết phục nhưng nơi khác lại bị bác bỏ – td. Trong PvA 68 trong đó một cô gái Saṃsāramocaka buộc đi ngược lại với tác ý của nàng, để thực hiện cách chào Phủ Phục (añjali) ấy vậy vẫn có thể hưởng lợi từ hành vi đó; hay còn nữa trong VvA 202 trong đó Devata chỉ rõ cho thấy nếu nàng thực hiện điều ý đó với đầy đủ tác ý thì kết quả đem lại sẽ rất to lớn.

[25]. Cách ám chỉ đối với chánh kiến trần tục của người phàm tục (puthujjana) rốt cuộc lại đặt niềm tin nơi bất kỳ tà kiến đã loại bỏ, tức là, chẳng có tác nghiệp, tác nghiệp chẳng đem lại kết quả nào, chẳng còn cõi nào tồn tại sau cõi đời này, và chẳng có kẻ nào được giải thoát v.v… xin đọc PS 1122. tuy nhiên có điều họ phân biệt rõ ràng giữa chánh kiến siêu thế của một vị đồ đệ liên quan đến Tứ Diệu Ðế như đã được khẳng định ở trên.

[26]. Cũng cần lưu ý rằng kết ác nghiệp tạo ra, khi thực hiện chống lại các thành viên tăng đoàn bậc thánh (Savakasaṅgha), cũng rất dồi dào tương tự như vậy. Có nghĩa là trầm trọng hơn nhiều so với những ác nghiệp, chúng lại là người phàm tục xin hãy so sánh xem trường hợp con trai nhà vua Kitava giật lấy và đập bể tô khất thực của vị Ðộc Giác Sunetta. Hoàng tử phải tái sanh ngay nơi hỏa ngục (PvA 178) một định mệnh không dáng xuống trên Ambasakkhara có cùng một hành vi như vậy liên quan đến các vị ẩn sĩ và các vị bà la môn.

[27]. Có một số văn sĩ suy đoán rằng hình như các Phật tử cũng quan niệm rằng ngạ quỉ phải lìa khỏi xác: “trong văn chương Phật Giáo ta thấy linh hồn bất hạnh của người quá cố không thể tái sanh được dưới dạng chúng sanh, từ này được ám chỉ bằng một từ cổ tiếng ấn là preta (tiếng Pali là peta)” – T. O Ling, trong A Dictionary of Comparative Religion, ed. S.G.F. Brandon, London 1970, tr. 224; tương tự như vậy: “Ngạ quỉ Sự đề cập đến vận mệnh của những quá cố được tái sanh hạnh phúc, cho dù hiện hữu ngoài thân xác; còn Chuyện Chư thiên mô tả lại trú xứ thiên cung của các chư thiên được tái sanh hạnh phúc đó cho dù vẫn không được nhập vào với thân xác, do nghiệp thiện trước đó.” cũng đọc ibid. tr. 493. những lời tuyên bố như vậy gây ngạc nhiên cho cả độc giả tình cờ nhất đọc hai tác phẩm này, vì có điều rất rõ ràng là trong cả hai tác phẩm đó đều cho rằng toàn bộ những petas cũng như những devatas đó đều có thân xác trong tác phẩm đầu đều đề cập đến các hình dạng thân xác xấu xa ghê tởm, ngược lại tác phẩm sau lại nói vẻ đẹp vô song. Hơn thế nữa vì năm mươi chuyện kể của Chuyện Chư thiên trong số tám mươi lăm chuyện kể đều liên quan đến các devatas là nữ giới. chính vì thế đoạn đầu tiên của Chuyện Chư thiên mang tựa đề là Thiên Cung của các phụ nữ. Ðộc giả cũng bị bối rối với một lời tuyên bố của cùng tác giả cho rằng: “một khía cạnh nổi bật thấy nơi các chư thiên Thiên Giới đó chính là không thấy sự hiện hữu của phụ nữ; những kẻ tái sanh nơi thiên giới đều là những nam giới mà thôi.” (cùng một tác phẩm tr. 210).

[28]. David M. Kipe “Sapiṇdīkaraṇa: Nghi lễ Hindu để gia nhập Thiên Giới” trong cuốn Encounters with Death, ed. Frank E Reynodds và Earle H. Waugh, Pennsylvania, 1977, tr. 114.

[29]. Xin đọc PvA 27tt= Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 269-271.

[30]. Xin đọc PvA 8 trong đó việc tôn kính các ngạ quỉ được giải thích là giải thoát các ngạ quỉ khỏi nỗi sầu khổ họ đang phải chịu bằng cách thực hiện bố thí nhân danh họ; xin đọc Pv I. 55-12.

[31]. Xin đọc op cit, tr. 115.

[32]. Một miếng vật thực nhỏ.

[33]. Xin đọc op cit, tr. 115.

[34]. Xin đọc op cit, tr. 115

[35]. Xin đọc op cit, tr. 116

[36]. Xin đọc Chú giải Pv II. 84; những vị tổ tiên này cũng được nâng đỡ bằng của lể phẩm cúng duờng định kỳ.

[37]. Xin đọc op cit, tr. 121.

[38]. Thực chất là một cảnh giới khác nữa, tuy có mơ hồ, vượt khỏi cảnh giới các pitrs phải đối mặt và khi các preta gia nhập vào với các vị tổ tiên ngạ quỉ đó nhận lãnh vị thế trước đó người cha của ngạ quỉ đã nắm giữ, người cha thì chiếm lãnh vị thế của ông nội, và ông nội chiếm lãnh vị thế của ông cố trải qua cõi chết xa xôi như thể là một Viṣvedevāh – xin đọc Knipe, op cit. tr. 121.

[39]. E.g. D iii 234. Ðôi khi chỉ có bốn định mệnh như vậy được liệt kê ( Trung Bộ Kinh (M) iii 163tt). khi đó luôn luôn định mệnh của ngạ quỉ bị bỏ qua, điều này gợi ý cho thấy rất có thể định mệnh của ngạ quỉ mới được thêm vào sau này. Tuy nhiên rất ít khi danh sách này được diễn rộng ra thành sáu qua việc thêm vào một định mệnh của các vị A-tu-la. – td. D iii 264, 287; xin đọc It 92t.

[40]. Ðể biết thêm chi tiết xin đọc chú thích của tôi về PS 147132

[41]. Theo hiểu biết của tôi thì chẳng tồn một tuyên bố kinh điển rõ ràng nào về hậu quả này.

[42].Vị Thần Diêm Vương phệ đà mà người quá cố phải hợp nhất với ngài – xin đọc ở trên – hình như trong bối cảnh Phật Giáo, hình như đã được tiến hoá thành hai nhân vật rõ ràng; như là vị Diêm Vương (chúa tể hoả ngục) và là Suyama, là chúa tể cõi trời Dạ ma, cõi này được nói tới trong VvA 146. xin đọc Chú giải DPPN ii 680 tt.

[43]. Tôi xử dụng từ này đơn giản là do tiện dụng; nói một cách chính xác theo quan điểm Phật Giáo thì sanh vật này là những cư dân dưới cùng một vũ trụ, bình thường như là con người xúc vật và các chư thiên v.v…

[44]. Xin đọc Knipe, op cit tr. 114.

[45]. Tuy nhiên trong trường hợp thấy trong PvA 22, 261, 280; xin đọc Helmuth von Ghasenapp. Bất tử và cứu rỗi nơi các tôn giáo Ấn độ. (Immortality and Salvation in Indian Religions, Calcutta, 1963, tr. 36 trong đó người ta cho rằng các peta đi tiểu ra khắp nhà v.v…và na ná giống như người Tây phương thường gọi là Yêu tinh.

[46]. Ðiều này cũng giúp giải thích, mặc dù khó lòng làm rõ được, cách xử dụng thường thường không mấy rõ ràng về từ như là ngạ quỉ, dạ xoa, devata và devaputta – hãy so sánh trong PvA 112, thì người thợ may tái sanh thành một devata địa cầu ngay tại một gốc cây đa trong xa mạc. Tiếp theo sau đó lại được gọi là một devaputta và tuy nhiên trong Pv II. 912 lại tự cho mình là một ngạ quỉ. Tuy nhiên có đôi khi các ngạ quỉ cũng được gọi là các Dạ Xoa như trong (td. Pv IV, 150) nhưng lại không được gộp trong số những kẻ VvA 333 khẳng định có thể được gọi là Dạ xoa - nếu như họ không được cho là thuộc vào đoàn thể các vị Vessavana, được nhắc đến trong D iii 197tt lại khẳng định là các ngạ quỉ thuộc khu vực phía nam vương quốc kumbhaṇḍa Virūḷhaka (DA 964 điều này hình như là lầm lẫn vấn đề do giải thích Ngạ Quỉ Sự như là kālakatā, hay người quá cố)

[47]. Hãy so sánh xem bằng cách nào người điều hành công việc bố thí của Asayhaseṭṭhi đã phải tái sanh thành ngạ quỉ không cách xa cây đa devata địa cầu đang chỉ đường cho những người đến nhận của bố thí (PvA 112) nhưng, như đã được nói đến trong chú thích trước đó lại tự ám chỉ mình là một ngạ quỉ (Pv II. 912)

[48]. Hãy so sánh xem. Cho đến khi nhận được khả năng tiêu hóa vào ngày thứ mười, sự hiện hữu của (Peta) ngạ quỉ lại vẫn chưa hoàn tất và kết quả là vẫn phải chịu đói khát.

[49]. Trong PS 2761 tôi đã khẳng định một cách sai lầm rằng, việc tái sanh thành ngạ quỉ như vậy không đựơc ghi lại trong PvA 178.

[50]. I. 1, 3, 4; II. 9; III. 1, 4, 7, 8, 9, 10; IV. 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 14,16.

[51]. I. 1, 8, 12; II. 6, 11, 12, 13; III. 3, 5; IV. 2, 13, 15.

[52].IV. 5; hình như lúc nào ngạ quỉ cũng có thể sử dụng cây mía để ăn nhưng ngạ quỉ đã không hiểu làm thế nào lấy được. Cho dù của bố thí được dâng cúng nhân danh ngạ quỉ II.5, PvA 105 đã không thể rát có thể cố ý không chính những nhận định của ngạ quỉ, để khẳng định xem ngạ quỉ có tận dụng được hay không.

[53]. Rất có thể đây chính là hai loại ngạ quỉ này đã được nghĩ tới trong PvA 28. Tuy nhiên rất có thể đây là hai ngạ quỉ chư thiên pitr và preta tương ứng đặc biệt là việc lầm lẫn trong bản văn về hai từ petti/pitti - Chú giải PS 3560

[54]. Hình như những vật thí từ ngạ quỉ dâng cúng cho Ðức Phật yêu cầu một sự chuyển giao thông qua một đệ tam nhân vật (td. PvA 46, 260). Các khía cạnh khác trong mối tương quan qua lại giữa người và chúng sanh nơi cõi thần linh ở đây chúng ta không bàn tới; trong PvA 154 người thợ rừng không thể thưởng thức thù thắng thiên giới với những người phụ nữ trong thiên cung của nữ ngạ quỉ Kaṇṇamuṇḍa vì người đó thiếu công đức, chính vì trong PvA 145 vimānapeta ã có người hứa hôn trước đó thực hiện được những việc công đức cho phép nàng được hưởng thiên cung của chàng (Chú giải PvA 190). Ðoạn văn đó đã xác định rằng không có mối truyền đạt trực tiếp giữa hai cõi ngoại trừ những gì do vị đồ đệ và trong đa số trường hợp chúng ta phải được chuyển dịch tới một cõi khác thông qua phước đức đã được thực hiện có liên quan đến một thành viên của một tăng đoàn đồ đệ. (savakasangha) Hình như những ngoại lệ với qui định này chính là việc thần cây bắt được người con gái trong PvA 6 và do vimanapeta trong PvA 272; nhà vua trong PvA 244 có thể ăn bánh ngọt của Nandaka lại là một thực chất đối tác chính là con gái cảu Nandaka đã dâng cúng nhân danh ngài; và rất có thể biến cố rất hy hữu đó là nhà vua đã giết chết con chó của nữ ngạ quỉ Kannamunda. (PvA 155) con chó này quả thật là một cư dân cư trú tại đó.

[55]. Anumodanaṃ, theo nghĩa đen là vui mừng hoan hỷ chung với/ phù hợp với, nhưng ở đây hình như thiếu một từ tiếng Anh diễn tả điều này hay ít nhất thiếu từ giúp ta có thể hiểu được ý tưởng chỉ bằng một cách diễn tả duy nhất. Hình như tiếp theo sau việc bố thí thì người nhận phước thí thường trước khi rời khỏi nơi đó, lại diễn đạt tình cảm nơi thí chủ bằng cách thuyết pháp nhấn mạnh đến những lợi ích xuất phát từ việc thực hiện bố thí mà ra. ( Chú giải PvA 17) hay đơn giản diễn tả một lời ước để cho thí chủ có thể nhận được những kết quả của phước thí đó đem lại, ta có thể tìm thấy một ví dụ nói về trường hợp này trong DhpA iv 200; icchitaṃ patthitaṃ tuyhaṃ khippameva samijjhatu sabbe pūrentu attaṃkappā cando paṇṇarāsi yathā ( ước mong điều thí chủ làm hay mong mỏi được thể hiện; ước mong mọi ước vọng của thí chủ được trở thành hiện thực như mặt trăng tròn vào ngày rằm vậy) điều này cho thấy, theo Richard Gombrich ( giới luật và thực hành) Oxford, 1971. tr. 219) vẫn được sử dụng ở Ceylon ngày nay kèm theo với những lời công bố dài dòng (xin đọc như trên trong 226-243) một bài tường trình tương tự như vậy cũng thấy trong tác phẩm của cùng tác giả , “cách chuyển giao công đức” trong Phật Giáo Sinhale…Lý do có thể xẩy ra giống như ngài Moggallana đã gán cho kết quả vật thí của ngài về một khúc mía để có thể đem lợi cho ngạ quỉ hay đơn giản chỉ là lý do được gợi ý trong n 42 ở trên.

[56]. Tuy nhiên PvA 18 khẳng định rằng những kẻ nào bố thí nhân danh người khác “cũng giống như cùng chia xẻ kết quả của chính việc bố thí của mình điều này hình như trái ngược không những PvA 9 ở trên nhưng cũng như điểm trước đó không thuộc trường hợp một phước đức được làm để ban phước cho người khác. Cũng nên lưu ý là trong VvA 188. 289 kết quả việc bố thí được dành cho những bạn hữu thân tình; chỉ có trường hợp đầu ta thấy có được sự đánh giá cao. Chú giải PvA 17 về Pv I. 41 trong đó có đề cập đến phước thí được dành cho cả các vị chư thiên lẫn chúng sanh.

[57]. Việc tái sanh của ngạ quỉ trong PvA 81, 260 rất có thể chỉ là những trường hợp tái sanh đơn giản ở nơi nào đó ngạ quỉ được tái đầu thai thành kiếp con người (PvA 67) hay phải trừng phạt trong hỏa ngục. (Pv I. 1012)

[58]. Knipe, op cit tr. 112.

[59]. Ðiều này sẽ được làm rõ trong Chú giải dưới đây.

[60]. Ðiều này được áp dụng không những trong trường hợp Pv và Vv nhưng cũng với các đoạn văn đề cập đến những lợi ích do bố thí đem lại trong đó truờng bộ kinh đã giải thích rất kỹ. Một điều rất quan trọng cần nhớ lại là giả sử trong giai đoạn thiếu sách vở chúng ta quan tâm thì kiến thức đã được truyền lại bằng miệng. Thêm vào đó, vào những ngày Ðức Phật còn sống, khi đó những lời thuyết pháp của ngài chưa được sưu tập lại chính là do Ðức Phật và thông qua các đồ đệ của ngài. Và như tôi đã gợi ý kiến thức về Tứ diệu đế - và chân lý vô thường và chính cả Bát chánh đạo nữa hình như cũng đã được duyệt xét lại do những bài thuyết pháp của các đồ đệ, kiến thức của những kẻ có khả năng trở thành các đồ đệ. Kiến thức mang bản chất luân hồi rất có thể chẳng ai có thể đạt đuợc cũng chẳng sử dụng được đối với tuyệt đại đa số chúng sanh.

[61]. Tôi tách biệt cõi thiên giới và cõi ngạ quỉ theo cách này vì đây là hai định mệnh rõ rệt. Tuy nhiên có thể phân biệt rõ ràng phân định rõ bằng các hình dưới đây.

Trong những trường hợp đặc biệt ngạ quỉ có thể được tái sanh nơi thiên giới, nhưng điều này hoàn toàn tách biệt với những trường hợp một đối tác thần linh trong trường hợp ngạ quỉ thiếu việc công đức, chỉ có thể thưởng ngoạn được những khoái cảm nơi cõi ngạ quỉ đó đã là thành viên.

[62]. Nếu họ chỉ là những người phàm và như vậy, không giống như những đồ đệ vẫn còn trên đường thực hiện việc công đức.

[63]. Xin đọc Chú giải PvA 129 việc thiếu bất kỳ lời hối tiếc nào được gán cho một người có được năm lời chúc phúc yêu cầu được nhận lãnh những ân huệ từ phía dạ xoa.

[64]. Chúng ta có thể suy luận vì lý do này những kẻ nào phải xa xuống từ cõi phạm thiên, sau khi đã cạn kiệt hết việc công đức đã khiến cho họ được tái sanh nơi cõi đó, và phải kết thúc hỏa ngục.

[65]. Tuy nhiên, ẩn dụ này cũng được áp dụng với trường hợp các chúng sanh được tái sanh nơi thiên giới hay cũng đuợc áp dụng cho cả những chúng sanh phải rơi vào từ bốn định mệnh khác nữa.

[66]. Lời tuyên bố này cần một số khả năng chuyên môn để hiểu và độc giả được huớng dẫn đọc thêm tác phẩm của tôi Divine Revelation in Pali Buddhism, London, 1986 trang 136-144, 163tt. ở đây ta có thể đề cập đến vấn đề này một cách ngắn gọn như sau: vì toàn bộ những ai đã trở thành đồ đệ đều làm như vậy trong suốt cuộc sống của Ðức Phật (Chú giải biến cố Subhadda là người cuối cùng đã qui y truớc lúc Ðức Phật nhập Vô dư Níp bàn.) một tăng đoàn đồ đệ (savakasangha) không thể kéo dài lâu vượt quá cái chết của chính Ðức Phật đó, hay ít nhất toàn bộ thành viên của tăng đoàn đó đã trở thành A-la-hán. Nhưng nếu trong tăng đoàn đó vẫn còn có các vị Nhập Lưu, các vị Nhất Lai thì họ vẫn còn phải trải qua một lần tái sanh nữa và trong một số trường hợp sau khi đã trải qua tái sanh nơi cõi thiên giới trong đó thọ mệnh của họ kéo dài vô tận. Việc họ biến mất hoàn toàn có thể xuất hiện rất trễ sau này. Thêm vào đó việc thực hiện trưng bày xá lợi của một Ðức Phật và đồ đệ của ngài nơi các bảo tháp có thể bảo đảm rằng cho dù các cá nhân đó trong một khoảng thời gian rất lâu sau khi chết vẫn tồn tại thông qua di cốt (xá lợi) thì việc tiếp xúc với các sức mạnh thần linh cần thiết để tạo ra được công đức mà chính họ đã một thời được hiện hữu và kính lễ trước những di cốt đó cũng tương tự như những của thí được thực hiện cho các đồ đệ khi vẫn còn sống (Chú giải Vv IV, 911-12)

[67]. Tuy nhiên, là do phước điền.

[68]. Ðây không phải là trường hợp áp dụng cho thường dân thành Savatthi bị buộc phải đền tội do đã giết hại người cậu của mình trước khi có thể được hưởng thí quả dâng cúng cho vị Ðộc Giác Phật. Không có giải thích nào được đưa ra nhưng lại dẫy lên khả năng cho là tội giết người, đặc biệt là giết chết một người họ hàng ruột thịt (xin đọc Chú giải tội sát hại cha mẹ trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) III 146) lại là một ngoại lệ đối với qui định chung này.

[69]. Ðược thảo luận chi tiết trong PS 252120.

[70]. Về việc thoát khỏi vòng luân hồi xin đọc Chú giải VvA 68 n.69; đối với vị đồ đệ thì vòng luân hồi chỉ gồm cõi chúng sanh đến thiên giới và ngược lại. Trong khi các chư thiên hình như không có khả năng thực hiện công đức, tuy nhiên đối với một đồ đệ nếu tuân thủ cuộc sống Phạm Thiên đã đựơc giảng dạy nhằm đem lại hạnh phúc cho cả chúng sanh lẫn các chư thiên. ( Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 24, 37).

[71]. Ðương nhiên rất có khả năng những kẻ nào chỉ cần gác lại những hậu quả của một ác nghiệp thì chính họ cũng có thể trở thành vị đồ đệ bậc thánh dưới thời một vị Ðức Phật trong tương lai, trong quá trình gác lại ác nghiệp đó, xin đọc chi tiết dưới đây.

[72]. Xin đọc Chú giải một ví dụ điển hình trong VvA 53 trong đó devata và toàn bộ đoàn tuỳ tùng của nàng đã trở thành các vị Nhập lưu. Việc các tiên nữ chư thiên tạo thành đoàn tuỳ tùng của nữ chư thiên cũng trở thành các vị Nhập lưu - và như vậy được hoàn toàn thoát khỏi vòng luân hồi sau ít nhất bảy lần tái sanh nữa. – và thực chất ghi lại trong Vv II. 49 người ta cho rằng devata được đề cập đến ở đây đã vượt trội hơn đoàn tuỳ tùng của nàng về sanh mệnh cho thấy rằng, ngược lại với gợi ý trong SOM xviii, thì cuộc hành trình của các tiên nữ kia nơi cõi trời cũng không kém phần trường cửu so với cuộc hành trình của chính các vị chư thiên; tuy nhiên. theo Vv II. 49 đôi khi còn hơn thế nữa.

[73]. Ðó là vào thời các bản văn này được biên soạn và vào thời điểm thông điệp đưa ra xem như thích hợp nhất. Trong khi nhu cầu thực hiện phước đức đã quá rõ ràng ngay cả ở thời đại chúng ta ngày nay, ngoài ra những phương tiện khiến cho Tăng Ðoàn đồ đệ, là phước đức vô song trên cõi đời này, phải biến mất, hầu như không tồn tại.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Thủ Đức, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-08-2007