Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật
Vinayapitaka

Bộ Tập Yếu
Parivāra

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch
2004

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


IV. (a) SỰ TRÙNG LẶP LIÊN TỤC

PHẦN CÂU HỎI BAO NHIÊU:

[841] Bao nhiêu loại tội vi phạm? Bao nhiêu nhóm tội? Bao nhiêu sự việc đã được rèn luyện? Bao nhiêu sự không kính trọng? Bao nhiêu sự kính trọng? Bao nhiêu sự việc đã được rèn luyện? Bao nhiêu sự hư hỏng? Bao nhiêu nguồn sanh tội? Bao nhiêu nguyên nhân tranh cãi? Bao nhiêu nguyên nhân khiển trách? Bao nhiêu pháp cần được ghi nhớ? Bao nhiêu sự việc gây ra chia rẽ? Bao nhiêu sự tranh tụng? Bao nhiêu cách dàn xếp?

[842] Năm loại tội. Năm nhóm tội. Năm sự việc đã được rèn luyện. Bảy loại tội. Bảy nhóm tội. Bảy sự việc đã được rèn luyện. Sáu sự không kính trọng. Sáu sự kính trọng. Sáu sự việc đã được rèn luyện. Bốn sự hư hỏng. Sáu nguồn sanh tội. Sáu nguyên nhân tranh cãi. Sáu nguyên nhân khiển trách. Sáu pháp cần được ghi nhớ. Mười tám sự việc gây ra chia rẽ. Bốn sự tranh tụng. Bảy cách dàn xếp.

[843] Ở đây, năm loại tội là gì?

– Tội pārājika, tội saṅghādisesa, tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, tội dukkaṭa. Đây là năm loại tội.

[844] Ở đây, năm nhóm tội là gì?

– Nhóm tội pārājika, nhóm tội saṅghādisesa, nhóm tội pācittiya, nhóm tội pāṭidesanīya, nhóm tội dukkaṭa. Đây là năm nhóm tội.

[845] Ở đây, năm sự việc đã được rèn luyện là gì?

- Sự hạn chế, sự khống chế, sự kềm chế, sự tránh xa, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự cắt đứt mối liên hệ với năm nhóm tội. Đây là năm sự việc đã được rèn luyện.

[846] Ở đây, bảy loại tội là gì?

– Tội pārājika, tội saṅghādisesa, tội thullaccaya, tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, tội dukkaṭa, tội dubbhāsita. Đây là bảy loại tội.

[847] Ở đây, bảy nhóm tội là gì?

– Nhóm tội pārājika, nhóm tội saṅghādisesa, nhóm tội thullaccaya, nhóm tội pācittiya, nhóm tội pāṭidesanīya, nhóm tội dukkaṭa, nhóm tội dubbhāsita. Đây là bảy nhóm tội.

[848] Ở đây, bảy sự việc đã được rèn luyện là gì?

- Sự hạn chế, sự khống chế, sự kềm chế, sự tránh xa, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự cắt đứt mối liên hệ với bảy nhóm tội. Đây là bảy sự việc đã được rèn luyện.

[849] Ở đây, sáu sự không kính trọng là gì?

- Sự không kính trọng đức Phật, sự không kính trọng Giáo Pháp, sự không kính trọng hội chúng, sự không kính trọng việc học tập, sự không kính trọng việc không biếng nhác, sự không kính trọng việc tiếp nhận (paṭisanthāraṃ). Đây là sáu sự không kính trọng.

[850] Ở đây, sáu sự kính trọng là gì?

- Sự kính trọng đức Phật, sự kính trọng Giáo Pháp, sự kính trọng hội chúng, sự kính trọng việc học tập, sự kính trọng việc không biếng nhác, sự kính trọng việc tiếp nhận. Đây là sáu sự kính trọng.

[851] Ở đây, sáu sự việc đã được rèn luyện là gì?

- Sự hạn chế, sự khống chế, sự kềm chế, sự tránh xa, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự cắt đứt mối liên hệ với sáu sự không kính trọng. Đây là sáu sự việc đã được rèn luyện.

[852] Ở đây, bốn sự hư hỏng là gì?

– Sự hư hỏng về giới, sự hư hỏng về hạnh kiểm, sự hư hỏng về tri kiến, sự hư hỏng về nuôi mạng. Đây là bốn sự hư hỏng.

[853] Ở đây, sáu nguồn sanh tội là gì?

– Có tội sanh lên do thân, không do khẩu không do ý. Có tội sanh lên do khẩu, không do thân không do ý. Có tội sanh lên do thân và do khẩu, không do ý. Có tội sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Có tội sanh lên do khẩu và do ý, không do thân. Có tội sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Đây là sáu nguồn sanh tội.

[854] Ở đây, sáu nguyên nhân tranh cãi là gì?

- Trong trường hợp này, vị tỳ khưu trở nên giận dữ có sự hằn học. [1] Vị tỳ khưu nào trở nên giận dữ, có sự hằn học, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng; vị ấy có sự thực hành không trọn vẹn sự học tập. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng, …(như trên)…, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự tranh cãi trong hội chúng. Đó là sự tranh cãi đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai.

Còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu trở nên đạo đức giả và dối trá, …(như trên)…, trở nên đố kỵ và bỏn xẻn, trở nên mưu mẹo và xảo trá, trở nên ác dục và tà kiến, trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi. Vị tỳ khưu nào trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng; vị ấy không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng, …(như trên)…, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự tranh cãi trong hội chúng. Đó là sự tranh cãi đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai. Đây là sáu nguyên nhân tranh cãi.

[855] Ở đây, sáu nguyên nhân khiển trách là gì?

- Trong trường hợp này, vị tỳ khưu trở nên giận dữ có sự hằn học. Vị tỳ khưu nào trở nên giận dữ, có sự hằn học, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng; vị ấy không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng, …(như trên)…, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự khiển trách trong hội chúng. Đó là sự khiển trách đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai.

Còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu trở nên đạo đức giả và dối trá, …(như trên)…, trở nên đố kỵ và bỏn xẻn, trở nên mưu mẹo và xảo trá, trở nên ác dục và tà kiến, trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi. Vị tỳ khưu nào trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng; vị ấy không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng, …(như trên)…, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự khiển trách trong hội chúng. Đó là sự khiển trách đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai. Đây là sáu nguyên nhân khiển trách.

[856] Ở đây, sáu pháp cần được ghi nhớ là gì?

- Trong trường hợp này, sự thân thiện của vị tỳ khưu qua thân nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh được thể hiện một cách công khai hoặc kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể.

Còn có điều khác nữa, sự thân thiện của vị tỳ khưu qua khẩu nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh được thể hiện một cách công khai hoặc kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể.

Còn có điều khác nữa, sự thân thiện của vị tỳ khưu qua ý nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh được thể hiện một cách công khai hoặc kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể.

Còn có điều khác nữa, những lợi lộc nào đúng pháp, đạt được hợp pháp, ngay cả vật được đặt vào trong bình bát, vị tỳ khưu có sự hoan hỷ chia xẻ đồng đều các lợi lộc có hình thức như thế, có sự hoan hỷ trong việc dùng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể.

Còn có điều khác nữa, những giới nào không bị bể vỡ, không bị sứt mẻ, không lấm nhơ, không khuyết điểm, được tự tại, được các bậc trí ngợi khen, không hoen ố, đưa đến thiền định, vị tỳ khưu cùng với các vị đồng Phạm hạnh sống thực hành về giới theo các giới có hình thức như thế một cách công khai hoặc kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể.

Còn có điều khác nữa, tri kiến nào thuộc bậc Thánh, đưa đến giải thoát, đưa đến sự hoàn toàn diệt tận khổ đau cho người thực hành theo điều ấy, vị tỳ khưu cùng với các vị đồng Phạm hạnh sống thực hành về tri kiến theo tri kiến có hình thức như thế một cách công khai hoặc kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể. Đây là sáu pháp cần được ghi nhớ.

[857] Ở đây, mười tám sự việc gây ra chia rẽ là gì?

- Trường hợp vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp;”[2] tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp;” tuyên bố phi Luật là: “Luật;” tuyên bố Luật là: “Phi Luật;” tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai;” tuyên bố phạm tội là: “Vô tội;” tuyên bố vô tội là: “Phạm tội;” tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nặng;” tuyên bố tội nặng là: “Tội nhẹ;” tuyên bố tội còn dư sót được là: “Tội không còn dư sót;” tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội còn dư sót;” tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa;” tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.” Đây là mười tám sự việc gây ra chia rẽ.

[858] Ở đây, bốn sự tranh tụng là gì?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Đây là bốn sự tranh tụng.

[859] Ở đây, bảy cách dàn xếp là gì?

- Hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, thuận theo số đông, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp. Đây là bảy cách dàn xếp.

Dứt phần Câu Hỏi Bao Nhiêu.

Tóm lược phần này:

[860]

Tội vi phạm, nhóm tội,
việc đã được rèn luyện,
lại nhóm bảy (về tội),
việc đã được rèn luyện,
và sự không kính trọng,
kính trọng, và nguyên nhân,
lại nữa được rèn luyện,
hư hỏng, nguồn sanh tội,
sự tranh cãi, khiển trách,
cần ghi nhớ, chia rẽ,
sự tranh tụng, dàn xếp
bảy cách đã nói đến;
đây là mười bảy câu.

*******

HAI MƯƠI PHẦN:

[861] Do nguồn sanh tội thứ nhất,[3] có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Không thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Không thể.”

[862] Do nguồn sanh tội thứ nhì, có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Không thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Không thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Không thể.”

[863] Do nguồn sanh tội thứ ba, có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Không thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Không thể.”

[864] Do nguồn sanh tội thứ tư, có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Không thể.”

[865] Do nguồn sanh tội thứ năm, có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Không thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Có thể.”

[866] Do nguồn sanh tội thứ sáu, có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Không thể.”

Dứt phần Sáu Nguồn Sanh Tội là phần thứ nhất.

[867] Do nguồn sanh tội thứ nhất vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ nhất vi phạm năm loại tội: Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, rồi tự xin (vật liệu) và xây dựng cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, rồi thọ dụng vật thực vào lúc sái thời phạm tội pācittiya. Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, tự tay nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, rồi thọ dụng phạm tội pāṭidesanīya. Do nguồn sanh tội thứ nhất vi phạm năm loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, không do khẩu không do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[868] Do nguồn sanh tội thứ nhì vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ nhì vi phạm bốn loại tội: Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, rồi chỉ thị rằng: “Các người hãy xây dựng cốc liêu cho tôi.” Họ xây dựng cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành (vị tỳ khưu) phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, rồi dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu phạm tội pācittiya. Do nguồn sanh tội thứ nhì vi phạm bốn loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu, không do thân không do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[869] Do nguồn sanh tội thứ ba vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ ba vi phạm năm loại tội: Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, rồi sắp xếp và xây dựng cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân, rồi thọ dụng phạm tội pācittiya. Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, không ngăn cản vị tỳ khưu ni đang hướng dẫn sự phục vụ, rồi thọ thực phạm tội pāṭidesanīya. Do nguồn sanh tội thứ ba vi phạm năm loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do khẩu, không do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[870] Do nguồn sanh tội thứ tư vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ tư vi phạm sáu loại tội: Vị tỳ khưu thực hiện việc đôi lứa phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi tự xin (vật liệu) và xây dựng cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi thọ dụng vật thực vào lúc sái thời phạm tội pācittiya. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, tự tay nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, rồi thọ dụng phạm tội pāṭidesanīya. Do nguồn sanh tội thứ tư vi phạm sáu loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sáu nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[871] Do nguồn sanh tội thứ năm vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ năm vi phạm sáu loại tội: Vị tỳ khưu có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi chỉ thị rằng: “Các người hãy xây dựng cốc liêu cho tôi.” Họ xây dựng cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành (vị tỳ khưu) phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu phạm tội pācittiya. Vị không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn rồi nói vị thấp kém theo sự thấp kém phạm tội dubbhāsita. Do nguồn sanh tội thứ năm vi phạm sáu loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sáu nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa, có thể là nhóm tội dubbhāsita. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[872] Do nguồn sanh tội thứ sáu vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ sáu vi phạm sáu loại tội: Vị tỳ khưu tính toán rồi lấy trộm gói đồ phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi sắp xếp và xây dựng cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân, và thọ dụng phạm tội pācittiya. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi không ngăn cản vị tỳ khưu ni đang hướng dẫn sự phục vụ, và thọ thực phạm tội pāṭidesanīya. Do nguồn sanh tội thứ sáu vi phạm sáu loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sáu nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Bao Nhiêu Tội do Sáu Nguồn Sanh Tội là phần thứ nhì.

[873]

Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ đến thân.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ đến thân.
Tôi đáp: “Có năm tội
sanh lên vì nhân ấy
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”
Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ đến khẩu.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ đến khẩu.
Tôi đáp: “Có bốn tội
sanh lên vì nhân ấy,
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”
Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ thân khẩu.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ thân khẩu.
Tôi đáp: “Có năm tội
sanh lên vì nhân ấy,
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”
Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ thân ý.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ thân ý.
Tôi đáp: “Có sáu tội
sanh lên vì nhân ấy
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”
Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ khẩu ý.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ khẩu ý.
Này vị rành Phân Tích,
Tôi đáp: “Có sáu tội
sanh lên vì nhân ấy
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”
Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
liên hệ thân khẩu ý.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
liên hệ thân khẩu ý.
Tôi đáp: “Có sáu tội
sanh lên vì nhân ấy
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”

Dứt Bài Kệ về Nguồn Sanh Tội là phần thứ ba.

[874] Do duyên hư hỏng về giới vi phạm bao nhiêu loại tội?

– Do duyên hư hỏng về giới vi phạm bốn loại tội: Vị tỳ khưu ni biết mà che giấu tội pārājika (của tỳ khưu ni khác) phạm tội pārājika. Có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya. Vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa phạm tội pācittiya. Vị che giấu tội xấu xa của bản thân phạm tội dukkaṭa. Do duyên hư hỏng về giới vi phạm bốn loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[875] Do duyên hư hỏng về hạnh kiểm vi phạm bao nhiêu loại tội?

– Do duyên hư hỏng về hạnh kiểm vi phạm một loại tội: Vị che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên hư hỏng về hạnh kiểm vi phạm một loại tội này.

Tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[876] Do duyên hư hỏng về tri kiến vi phạm bao nhiêu loại tội?

– Do duyên hư hỏng về tri kiến vi phạm hai loại tội: Vị không dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội dukkaṭa. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pācittiya. Do duyên hư hỏng về tri kiến vi phạm hai loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[877] Do duyên hư hỏng về nuôi mạng vi phạm bao nhiêu loại tội?

– Do duyên hư hỏng về nuôi mạng vi phạm sáu loại tội: Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị (tỳ khưu) có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika. Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị thực hành việc mai mối phạm tội saṅghādisesa. Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị nói rằng: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán; (người nghe) hiểu được phạm tội thullaccaya. Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị tỳ khưu yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng phạm tội pācittiya. Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị tỳ khưu ni yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng phạm tội pāṭidesanīya. Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị tỳ khưu không bị bệnh yêu cầu xúp và cơm cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng phạm tội dukkaṭa. Do duyên hư hỏng về nuôi mạng vi phạm sáu loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sáu nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do sáu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Do Duyên Hư Hỏng là phần thứ tư.

[878] Do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm bao nhiêu tội?

– Do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội: Vị mắng nhiếc vị đã tu lên bậc trên phạm tội pācittiya. Vị mắng nhiếc người chưa tu lên bậc trên phạm tội dukkaṭa. Do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[879] Do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm bao nhiêu tội?

– Do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội: Vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ phạm tội saṅghādisesa. Vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ phạm tội pācittiya. Vị bôi nhọ vị tỳ khưu với sự hư hỏng về hạnh kiểm không có nguyên cớ phạm tội dukkaṭa. Do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[880] Do duyên tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bao nhiêu tội?

– Do duyên tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bốn tội: Vị tỳ khưu ni biết mà che giấu tội pārājika (của tỳ khưu ni khác) phạm tội pārājika. Có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya. Vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa (của vị tỳ khưu khác) phạm tội pācittiya. Vị che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bốn tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[881] Do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm bao nhiêu tội? Do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo kẻ bị phạt án treo không chịu dứt bỏ với lời nhắc nhở đến lần thứ ba, do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pārājika. Các tỳ khưu là những người xu hướng theo kẻ chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với lời nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội saṅghādisesa. Vị không chịu dứt bỏ tà kiến ác với lời nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội pācittiya. Do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm năm tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[882] Trừ ra bảy loại tội và bảy nhóm tội, các tội còn lại được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Trừ ra bảy loại tội và bảy nhóm tội, các tội còn lại không được phân chia theo sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng, không được quy tụ vào nhóm tội nào trong bảy nhóm tội, không được sanh lên do nguồn sanh tội nào trong sáu nguồn sanh tội, không là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, không được giải quyết với cách dàn xếp nào trong bảy cách dàn xếp.

Nguyên nhân của điều ấy là gì?

- Trừ ra bảy loại tội và bảy nhóm tội, các tội khác không có.

Dứt phần Do Duyên Tranh Tụng là phần thứ năm.

Dứt Sự Trùng Lặp Liên Tục.

Tóm lược phần này:

[883]

Câu hỏi về bao nhiêu
các nguồn gốc sanh tội,
và cũng y như thế
bao nhiêu tội vi phạm,
(kệ)các nguồn sanh tội,
và các điều hư hỏng,
cũng tương tợ như thế
về các sự tranh tụng.

*******

IV. (b) PHÂN TÍCH CÁCH DÀN XẾP:

[884] Điều gì là phần đi trước (pubbaṅgamaṃ) của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi? Có bao nhiêu cơ sở (ṭhānaṃ)? Có bao nhiêu sự việc (vatthu)? Có bao nhiêu nền tảng (bhūmi)? Có bao nhiêu nhân tố (hetu)? Có bao nhiêu nguyên nhân (mūlaṃ)? Vị tranh cãi theo bao nhiêu cách thức? Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách? Có bao nhiêu cơ sở? Có bao nhiêu sự việc? Có bao nhiêu nền tảng? Có bao nhiêu nhân tố? Có bao nhiêu nguyên nhân? Vị khiển trách theo bao nhiêu cách thức? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến tội? Có bao nhiêu cơ sở? Có bao nhiêu sự việc? Có bao nhiêu nền tảng? Có bao nhiêu nhân tố? Có bao nhiêu nguyên nhân? Vị vi phạm tội theo bao nhiêu cách thức? Sự tranh tụng liên quan đến tội được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ? Có bao nhiêu cơ sở? Có bao nhiêu sự việc? Có bao nhiêu nền tảng? Có bao nhiêu nhân tố? Có bao nhiêu nguyên nhân? Nhiệm vụ sanh lên theo bao nhiêu cách thức? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

[885] Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi? - Tham là phần đi trước, sân là phần đi trước, si là phần đi trước, vô tham là phần đi trước, vô sân là phần đi trước, vô si là phần đi trước. Có bao nhiêu cơ sở? - Có mười tám cơ sở gây ra chia rẽ.[4] Có bao nhiêu sự việc? - Có mười tám sự việc gây ra chia rẽ. Có bao nhiêu nền tảng? - Có mười tám nền tảng gây ra chia rẽ. Có bao nhiêu nhân tố? - Có chín nhân tố: ba nhân tố tốt đẹp, ba nhân tố không tốt đẹp, ba nhân tố không xác định. Có bao nhiêu nguyên nhân? - Có mười hai nguyên nhân.[5] Vị tranh cãi theo bao nhiêu cách thức? - Vị tranh cãi theo hai cách thức: hoặc là có tri kiến đúng Pháp hoặc là có tri kiến sai Pháp. Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? - Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được lắng dịu với hai cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông.

[886] Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách? - Tham là phần đi trước, sân là phần đi trước, si là phần đi trước, vô tham là phần đi trước, vô sân là phần đi trước, vô si là phần đi trước. Có bao nhiêu cơ sở? - Bốn sự hư hỏng là cơ sở. Có bao nhiêu sự việc? - Bốn sự hư hỏng là sự việc. Có bao nhiêu nền tảng? - Bốn sự hư hỏng là nền tảng. Có bao nhiêu nhân tố? - Có chín nhân tố: ba nhân tố tốt đẹp, ba nhân tố không tốt đẹp, ba nhân tố không xác định. Có bao nhiêu nguyên nhân? - Có mười bốn nguyên nhân.[6] Vị khiển trách theo bao nhiêu cách thức? - Vị khiển trách theo hai cách thức: từ sự việc hoặc từ tội vi phạm. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? - Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

[887] Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến tội? - Tham là phần đi trước, sân là phần đi trước, si là phần đi trước, vô tham là phần đi trước, vô sân là phần đi trước, vô si là phần đi trước. Có bao nhiêu cơ sở? - Bảy nhóm tội là cơ sở. Có bao nhiêu sự việc? - Bảy nhóm tội là sự việc. Có bao nhiêu nền tảng? - Bảy nhóm tội là nền tảng. Có bao nhiêu nhân tố? - Có chín nhân tố: ba nhân tố tốt đẹp, ba nhân tố không tốt đẹp, ba nhân tố không xác định. Có bao nhiêu nguyên nhân? - Sáu nguồn sanh tội là nguyên nhân. Vị vi phạm tội theo bao nhiêu cách thức? - Vị vi phạm tội theo sáu cách thức: sự không xấu hổ, sự không biết, bản chất không hối hận, sự lầm tưởng là được phép đối với việc không được phép, sự lầm tưởng là không được phép đối với việc được phép, lầm lẫn về sự ghi nhớ. Sự tranh tụng liên quan đến tội được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? - Sự tranh tụng liên quan đến tội được lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

[888] Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ? - Tham là phần đi trước, sân là phần đi trước, si là phần đi trước, vô tham là phần đi trước, vô sân là phần đi trước, vô si là phần đi trước. Có bao nhiêu cơ sở? - Bốn hành sự là các cơ sở.[7] Có bao nhiêu sự việc? - Bốn hành sự là các sự việc. Có bao nhiêu nền tảng? - Bốn hành sự là các nền tảng. Có bao nhiêu nhân tố? - Có chín nhân tố: ba nhân tố tốt đẹp, ba nhân tố không tốt đẹp, ba nhân tố không xác định. Có bao nhiêu nguyên nhân? - Có một nguyên nhân là hội chúng. Nhiệm vụ sanh lên theo bao nhiêu cách thức? - Nhiệm vụ sanh lên theo hai cách thức: từ lời đề nghị hoặc từ lời công bố. Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? - Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được lắng dịu với một cách dàn xếp là hành xử Luật với sự hiện diện.

[889] Có bao nhiêu cách dàn xếp?

– Có bảy cách dàn xếp: Hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, thuận theo số đông, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp. Đây là bảy cách dàn xếp.

Có thể bảy cách dàn xếp này trở thành mười cách dàn xếp, mười cách dàn xếp trở thành bảy cách dàn xếp tùy theo phương thức trình bày liên quan đến sự việc hay không?

- Có thể.

Có thể bằng cách nào?

- Hai cách dàn xếp của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, bốn cách dàn xếp của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, ba cách dàn xếp của sự tranh tụng liên quan đến tội, và một cách dàn xếp của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như thế, bảy cách dàn xếp này trở thành mười cách dàn xếp, mười cách dàn xếp trở thành bảy cách dàn xếp tùy theo phương thức trình bày liên quan đến sự việc.

Dứt phần Phương Thức Trình Bày là phần thứ sáu.

[890] Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có bao nhiêu cách dàn xếp là có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có bao nhiêu cách dàn xếp là không có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bao nhiêu cách dàn xếp là có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bao nhiêu cách dàn xếp là không có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bao nhiêu cách dàn xếp là có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bao nhiêu cách dàn xếp là không có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có bao nhiêu cách dàn xếp là có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có bao nhiêu cách dàn xếp là không có liên quan?

- Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có hai cách dàn xếp là có liên quan: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông. Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có năm cách dàn xếp là không có liên quan: hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bốn cách dàn xếp là có liên quan: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, theo tội của vị ấy. Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có ba cách dàn xếp là không có liên quan: thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, cách dùng cỏ che lấp.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có ba cách dàn xếp là có liên quan: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, cách dùng cỏ che lấp. Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bốn cách dàn xếp là không có liên quan: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, theo tội của vị ấy.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có một cách dàn xếp là có liên quan: hành xử Luật với sự hiện diện. Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có sáu cách dàn xếp là không có liên quan: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Có Liên Quan là phần thứ bảy.

[891] Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có bao nhiêu cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có bao nhiêu cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt? Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bao nhiêu cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bao nhiêu cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bao nhiêu cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bao nhiêu cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt? Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có bao nhiêu cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có bao nhiêu cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt?

- Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có hai cách dàn xếp là có cùng quan hệ: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông. Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có năm cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt: hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bốn cách dàn xếp là có cùng quan hệ: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, theo tội của vị ấy. Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có ba cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt: thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, cách dùng cỏ che lấp.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có ba cách dàn xếp là có cùng quan hệ: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, cách dùng cỏ che lấp. Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bốn cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, theo tội của vị ấy.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có một cách dàn xếp là có cùng quan hệ: hành xử Luật với sự hiện diện. Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có sáu cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Có Cùng Quan Hệ là phần thứ tám.

[892] Đối với (một) cách dàn xếp, có các cách dàn xếp là có liên quan? Đối với (một) cách dàn xếp, có các cách dàn xếp là không có liên quan?

- Đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có liên quan. Đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là không có liên quan.

Thế nào là đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có liên quan? Thế nào là đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là không có liên quan?

- Thuận theo số đông là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp.

Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông.

Hành xử Luật khi không điên cuồng là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng.

Theo tội của vị ấy là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Cách dùng cỏ che lấp là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy.

Như vậy, đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có liên quan. Như vậy, đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là không có liên quan.

Dứt phần
Các Cách Dàn Xếp Có Liên Quan Đối Với Cách Dàn Xếp
là phần thứ chín.

[893] Đối với (một) cách dàn xếp, có các cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Đối với (một) cách dàn xếp, có các cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt?

- Đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có cùng quan hệ. Đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt.

Thế nào là đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Thế nào là đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt?

- Thuận theo số đông là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp.

Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông.

Hành xử Luật khi không điên cuồng là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng.

Theo tội của vị ấy là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Cách dùng cỏ che lấp là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy.

Như vậy, đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có cùng quan hệ. Như vậy, đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt.

Dứt phần
Các Cách Dàn Xếp Có Cùng Quan Hệ Đối Với Cách Dàn Xếp
là phần thứ mười.

[894] (Có phải) cách dàn xếp là hành xử Luật với sự hiện diện (và) hành xử Luật với sự hiện diện là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là thuận theo số đông (và) thuận theo số đông là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ (và) hành xử Luật bằng sự ghi nhớ là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là hành xử Luật khi không điên cuồng (và) hành xử Luật khi không điên cuồng là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận (và) việc phán xử theo tội đã được thừa nhận là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là theo tội của vị ấy (và) theo tội của vị ấy là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là cách dùng cỏ che lấp (và) cách dùng cỏ che lấp là cách dàn xếp?

- Thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là hành xử Luật với sự hiện diện. Hành xử Luật với sự hiện diện vừa là cách dàn xếp vừa là hành xử Luật với sự hiện diện.

Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp, hành xử Luật với sự hiện diện, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là thuận theo số đông. Thuận theo số đông vừa là cách dàn xếp vừa là thuận theo số đông.

Hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp, hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ vừa là cách dàn xếp vừa là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp, hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là hành xử Luật khi không điên cuồng. Hành xử Luật khi không điên cuồng vừa là cách dàn xếp vừa là hành xử Luật khi không điên cuồng.

Theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp, hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận vừa là cách dàn xếp vừa là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Cách dùng cỏ che lấp, hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là theo tội của vị ấy. Theo tội của vị ấy vừa là cách dàn xếp vừa là theo tội của vị ấy.

Hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là cách dùng cỏ che lấp. Cách dùng cỏ che lấp vừa là cách dàn xếp vừa là theo tội của vị ấy.

Dứt phần
Cách Dàn Xếp Và Hành Xử Luật Với Sự Hiện Diện
là phần thứ mười một.

[895] (Có phải) cách hành xử là hành xử Luật với sự hiện diện (và) hành xử Luật với sự hiện diện là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là thuận theo số đông (và) thuận theo số đông là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ (và) hành xử Luật bằng sự ghi nhớ là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là hành xử Luật khi không điên cuồng (và) hành xử Luật khi không điên cuồng là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận (và) việc phán xử theo tội đã được thừa nhận là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là theo tội của vị ấy (và) theo tội của vị ấy là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là cách dùng cỏ che lấp (và) cách dùng cỏ che lấp là cách hành xử?

[896] - Cách hành xử có thể là hành xử Luật với sự hiện diện, có thể không phải là hành xử Luật với sự hiện diện. Hành xử Luật với sự hiện diện vừa là cách hành xử vừa là hành xử Luật với sự hiện diện.

Cách hành xử có thể là thuận theo số đông, có thể không phải là thuận theo số đông. Thuận theo số đông vừa là cách hành xử vừa là thuận theo số đông.

Cách hành xử có thể là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, có thể không phải là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ vừa là cách hành xử vừa là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Cách hành xử có thể là hành xử Luật khi không điên cuồng, có thể không phải là hành xử Luật khi không điên cuồng. Hành xử Luật khi không điên cuồng vừa là cách hành xử vừa là hành xử Luật khi không điên cuồng.

Cách hành xử có thể là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể không phải là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận vừa là cách hành xử vừa là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Cách hành xử có thể là theo tội của vị ấy, có thể không phải là theo tội của vị ấy. Theo tội của vị ấy vừa là cách hành xử vừa là theo tội của vị ấy.

Cách hành xử có thể là cách dùng cỏ che lấp, có thể không phải là cách dùng cỏ che lấp. Cách dùng cỏ che lấp vừa là cách hành xử vừa là cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Cách Hành Xử là phần thứ mười hai.

[897] Hành xử Luật với sự hiện diện là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Thuận theo số đông là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Hành xử Luật khi không điên cuồng là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Theo tội của vị ấy là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Cách dùng cỏ che lấp là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định?

- Hành xử Luật với sự hiện diện có thể là tốt đẹp, có thể là không xác định, không có hành xử Luật với sự hiện diện là không tốt đẹp. Thuận theo số đông có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Hành xử Luật khi không điên cuồng có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Theo tội của vị ấy có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Cách dùng cỏ che lấp có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định.

[898] Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Sự tranh tụng liên quan đến tội là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Sự tranh tụng liên quan đến tội có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định, không có sự tranh tụng liên quan đến tội là tốt đẹp. Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định.

Dứt phần Tốt Đẹp là phần thứ mười ba.

[899] Nơi nào thuận theo số đông được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy thuận theo số đông được áp dụng, (thì) nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng.

Nơi nào hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được áp dụng, (thì) nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng.

Nơi nào hành xử Luật khi không điên cuồng được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng được áp dụng, (thì) nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng.

Nơi nào việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được áp dụng, (thì) nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng.

Nơi nào theo tội của vị ấy được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy theo tội của vị ấy được áp dụng, (thì) nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng.

Nơi nào cách dùng cỏ che lấp được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy cách dùng cỏ che lấp được áp dụng, (thì) nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng.

[900] Nơi nào có thuận theo số đông, nơi ấy (cũng) có hành xử Luật với sự hiện diện. Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, (nếu) nơi ấy có thuận theo số đông, (thì) nơi ấy không có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, nơi ấy không có hành xử Luật khi không điên cuồng, nơi ấy không có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, nơi ấy không có theo tội của vị ấy, nơi ấy không có cách dùng cỏ che lấp.

Nơi nào có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, nơi ấy (cũng) có hành xử Luật với sự hiện diện. Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, (nếu) nơi ấy có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, (thì) nơi ấy không có hành xử Luật khi không điên cuồng, nơi ấy không có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, nơi ấy không có theo tội của vị ấy, nơi ấy không có cách dùng cỏ che lấp, nơi ấy không có thuận theo số đông.

(Đã dùng hành xử Luật với sự hiện diện làm phần căn bản) ...(như trên)...

Nơi nào có cách dùng cỏ che lấp, nơi ấy (cũng) có hành xử Luật với sự hiện diện. Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, (nếu) nơi ấy có cách dùng cỏ che lấp, (thì) nơi ấy không có thuận theo số đông, nơi ấy không có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, nơi ấy không có hành xử Luật khi không điên cuồng, nơi ấy không có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, nơi ấy không có theo tội của vị ấy.

Sự lặp lại theo vòng tròn.
Dứt phần Nơi Nào là phần thứ mười bốn.

[901] Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông: Nơi nào thuận theo số đông được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy thuận theo số đông được áp dụng, (thì) nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng.

Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và hành xử Luật bằng sự ghi nhớ: Nơi nào hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được áp dụng, (thì) nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng.

Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và hành xử Luật khi không điên cuồng: Nơi nào hành xử Luật khi không điên cuồng được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng được áp dụng, (thì) nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng.

Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận: Nơi nào việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được áp dụng, (thì) nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng.

Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và theo tội của vị ấy: Nơi nào theo tội của vị ấy được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy theo tội của vị ấy được áp dụng, (thì) nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng.

Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp: Nơi nào cách dùng cỏ che lấp được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy cách dùng cỏ che lấp được áp dụng, (thì) nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng.

Dứt phần Trong Trường Hợp là phần thứ mười lăm.

[902] “Sự tranh tụng” hay là “cách dàn xếp,” các pháp này liên kết hay không liên kết? Và có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này?

­-Sự tranh tụng” hay là “cách dàn xếp,” các pháp này liên kết, không phải không liên kết. Và có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này.

Vị ấy nên được nói rằng:

– Chớ có như thế! “Sự tranh tụng” hay là “cách dàn xếp,” các pháp này liên kết, không phải không liên kết. Và không thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này.

Lý do của điều ấy là gì?

- Không phải đức Thế Tôn đã nói rằng: “Này các tỳ khưu, đây là bốn sự tranh tụng và bảy cách dàn xếp. Các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp, các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng; các pháp này liên kết như thế, không phải không liên kết. Không thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này.”

Dứt phần Liên Kết là phần thứ mười sáu.

[903] Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy. Sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp. Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với một cách dàn xếp là hành xử Luật với sự hiện diện.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với sáu cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến tội và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tội và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bảy cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với sáu cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bảy cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Được Làm Lắng Dịu là phần thứ mười bảy.

[904] Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến tội ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông. Không được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy. Không được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp. Không được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy,

Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với một cách dàn xếp là hành xử Luật với sự hiện diện. Không được làm lắng dịu với sáu cách dàn xếp: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy. Không được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp. Không được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông. Không được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với sáu cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp. Không được làm lắng dịu với một cách dàn xếp là thuận theo số đông.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy. Không được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tội và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tội và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp. Không được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bảy cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy. Không được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với sáu cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp. Không được làm lắng dịu với một cách dàn xếp là thuận theo số đông.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bảy cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Được Làm Lắng Dịu - Không Được Làm Lắng Dịu
là phần thứ mười tám.

[905] (Có phải) các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp? (Có phải) các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng? (Có phải) các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp? (Có phải) các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng?

- Có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp. Có thể có các cách dàn xếp không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp. Có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng. Có thể có các cách dàn xếp không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng. Có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp. Có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp. Có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng. Có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng.

[906] Thế nào là có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp? Thế nào là có thể có các cách dàn xếp không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp?

- Thuận theo số đông được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật khi không điên cuồng, không được làm lắng dịu bởi việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, không được làm lắng dịu bởi theo tội của vị ấy, không được làm lắng dịu bởi cách dùng cỏ che lấp.

Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật khi không điên cuồng, không được làm lắng dịu bởi việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, không được làm lắng dịu bởi theo tội của vị ấy, không được làm lắng dịu bởi cách dùng cỏ che lấp, không được làm lắng dịu bởi thuận theo số đông.

Hành xử Luật khi không điên cuồng được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, không được làm lắng dịu bởi theo tội của vị ấy, không được làm lắng dịu bởi cách dùng cỏ che lấp, không được làm lắng dịu bởi thuận theo số đông, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi theo tội của vị ấy, không được làm lắng dịu bởi cách dùng cỏ che lấp, không được làm lắng dịu bởi thuận theo số đông, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật khi không điên cuồng.

Theo tội của vị ấy được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi cách dùng cỏ che lấp, không được làm lắng dịu bởi thuận theo số đông, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật khi không điên cuồng, không được làm lắng dịu bởi việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Cách dùng cỏ che lấp được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi thuận theo số đông, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật khi không điên cuồng, không được làm lắng dịu bởi việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, không được làm lắng dịu bởi theo tội của vị ấy.

Như vậy, có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp là như thế. Như vậy, có thể có các cách dàn xếp không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp.

[907] Thế nào là có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng? Thế nào là có thể có các cách dàn xếp không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng?

- Hành xử Luật với sự hiện diện không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Thuận theo số đông không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Hành xử Luật khi không điên cuồng không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

 Theo tội của vị ấy không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Cách dùng cỏ che lấp không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Như vậy, có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng. Như vậy, có thể có các cách dàn xếp có thể không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng.

[908] Thế nào là có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp? Thế nào là có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông, không được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy, không được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp, không được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Như vậy, có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp. Như vậy, có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp.

[909] Thế nào là có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng? Thế nào là có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Sự tranh tụng liên quan đến tội không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Như vậy, có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng. Như vậy, có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng.

[910] Cả sáu cách dàn xếp và bốn sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện. Hành xử Luật với sự hiện diện không được làm lắng dịu bởi bất cứ điều nào.

Dứt phần Cách Dàn Xếp và Sự Tranh Tụng là phần thứ mười chín.

[911] Sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi?

- Không có sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi; tuy nhiên, do duyên của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

Như thế là thế nào?

- Trong trường hợp này, các tỳ khưu tranh cãi rằng: “Đây là Pháp,” hoặc là “Đây không phải là Pháp,” hoặc là “Đây là Luật,” hoặc là “Đây không phải là Luật,” hoặc là “Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ thuyết giảng và nói đến,” hoặc là “Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ thuyết giảng và nói đến,” hoặc là “Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ thực hành,” hoặc là “Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ thực hành,” hoặc là “Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ quy định,” hoặc là “Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ quy định,” hoặc là “Điều ấy là phạm tội,” hoặc là “Điều ấy là không phạm tội,” hoặc là “Điều ấy là tội nhẹ,” hoặc là “Điều ấy là tội nặng,” hoặc là “Tội còn dư sót,” hoặc là “Tội không còn dư sót,” hoặc là “Tội xấu xa,” hoặc là “Tội không xấu xa.” Ở đây, việc nào là sự xung đột, sự gây gỗ, sự tranh luận, sự tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, cãi vã là thói thường của sự nóng nảy (vipaccatāya vohāro medhagaṃ), việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.[8] Trong sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như vậy do duyên của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

[912] Sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách?

- Không có sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách; tuy nhiên, do duyên của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

Như thế là thế nào?

- Trong trường hợp này, các tỳ khưu khiển trách vị tỳ khưu với sự hư hỏng về giới, hoặc với sự hư hỏng về hạnh kiểm, hoặc với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng. Ở đây, việc nào là sự khiển trách, sự xoi mói, sự buộc tội, sự chỉ trích, sự moi móc, sự xúi giục, sự khích động, việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như vậy do duyên của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

[913] Sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến tội?

- Không có sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến tội; tuy nhiên, do duyên của sự tranh tụng liên quan đến tội cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

Như thế là thế nào?

- Năm nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội, và bảy nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội; việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến tội. Trong sự tranh tụng liên quan đến tội, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như vậy do duyên của sự tranh tụng liên quan đến tội, cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

[914] Sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ?

- Không có sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; tuy nhiên, do duyên của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

Như thế là thế nào?

- Việc gì cần phải hoàn thành, cần phải thực thi, là hành sự với lời công bố, là hành sự với lời đề nghị, là hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, là hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư của hội chúng; việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Trong sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như vậy do duyên của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

Dứt phần Làm Sanh Khởi là phần thứ hai mươi.

[915] Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được phân chia theo sự tranh tụng nào? Nương tựa vào sự tranh tụng nào? Phụ thuộc vào sự tranh tụng nào? Được kết hợp với sự tranh tụng nào?

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được phân chia theo sự tranh tụng nào? Nương tựa vào sự tranh tụng nào? Phụ thuộc vào sự tranh tụng nào? Được kết hợp với sự tranh tụng nào?

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến tội được phân chia theo sự tranh tụng nào? Nương tựa vào sự tranh tụng nào? Phụ thuộc vào sự tranh tụng nào? Được kết hợp với sự tranh tụng nào?

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được phân chia theo sự tranh tụng nào? Nương tựa vào sự tranh tụng nào? Phụ thuộc vào sự tranh tụng nào? Được kết hợp với sự tranh tụng nào?

- Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được phân chia theo sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, nương tựa vào sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, phụ thuộc vào sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, được kết hợp với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được phân chia theo sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, nương tựa vào sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, phụ thuộc vào sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, được kết hợp với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến tội được phân chia theo sự tranh tụng liên quan đến tội, nương tựa vào sự tranh tụng liên quan đến tội, phụ thuộc vào sự tranh tụng liên quan đến tội, được kết hợp với sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được phân chia theo sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, nương tựa vào sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, phụ thuộc vào sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, được kết hợp với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

[916] Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được phân chia theo bao nhiêu cách dàn xếp? Nương tựa vào bao nhiêu cách dàn xếp? Phụ thuộc vào bao nhiêu cách dàn xếp? Được kết hợp với bao nhiêu cách dàn xếp? Được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ...(như trên)... sự tranh tụng liên quan đến tội ...(như trên)... sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được phân chia theo bao nhiêu cách dàn xếp? Nương tựa vào bao nhiêu cách dàn xếp? Phụ thuộc vào bao nhiêu cách dàn xếp? Được kết hợp với bao nhiêu cách dàn xếp? Được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được phân chia theo hai cách dàn xếp, nương tựa vào hai cách dàn xếp, phụ thuộc vào hai cách dàn xếp, được kết hợp với hai cách dàn xếp, được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp là: hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông.

Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được phân chia theo bốn cách dàn xếp, nương tựa vào bốn cách dàn xếp, phụ thuộc vào bốn cách dàn xếp, được kết hợp với bốn cách dàn xếp, được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp là: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến tội được phân chia theo ba cách dàn xếp, nương tựa vào ba cách dàn xếp, phụ thuộc vào ba cách dàn xếp, được kết hợp với ba cách dàn xếp, được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp là: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được phân chia theo một cách dàn xếp, nương tựa vào một cách dàn xếp, phụ thuộc vào một cách dàn xếp, được kết hợp với một cách dàn xếp, được làm lắng dịu với một cách dàn xếp là hành xử Luật với sự hiện diện.

Dứt phần Phân Tích Cách Dàn Xếp.

Tóm lược phần này:

[917]

Sự tranh tụng, phương thức,
liên quan, và quan hệ,
cách dàn xếp liên quan,
và có cùng quan hệ
đối với cách dàn xếp,
cách dàn xếp hiện diện,
cách hành xử, tốt đẹp,
nơi nào, trong trường hợp,
liên kết, làm lắng dịu,
và không làm lắng dịu,
dàn xếp và tranh tụng,
sanh khởi, chúng xếp vào.

*******


[1] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IV, [637].

[2] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương X, [252].

[3] Là sanh lên do thân, không do khẩu không do ý. Các nguồn sanh tội kế tiếp xin xem lại phần [853] ở trên.

[4] Xin xem lại phần [857] ở trên.

[5] Sáu nguyên nhân được trình bày ở [854] thêm vào ba nhân thiện và ba nhân bất thiện. Hoặc có thể xem ở Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IV, [637-640].

[6] 12 nguyên nhân thêm vào thân và khẩu (Sđd., [646, 647]).

[7] Hành sự với lời công bố, hành sự với lời đề nghị, hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư.

[8] Xin xem lại [633-636] (Sđd.) cho phần này và các phần kế.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01a | 01b | 01c | 01d | 02a | 02b | 03 | 04 | 05 |
06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 05-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 06-06-2005