Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật
Vinayapitaka

Bộ Tập Yếu
Parivāra

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch
2004

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


TẠNG LUẬT – TẬP YẾU

--------

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri!

I. MƯỜI SÁU PHẦN CHÍNH
thuộc
PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU

[1] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika (bất cộng trụ) thứ nhất tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? Trong trường hợp ấy, có điều quy định (paññatti), có điều quy định thêm (anupaññatti), có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra (anuppannapaññatti) không? Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? Là điều quy định chung (sādhāraṇapaññatti) (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? Là sự hư hỏng (vipatti) nào trong bốn sự hư hỏng? Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? Sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Thuộc về sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp (tranh tụng)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Luật (ko vinayo)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Thắng Luật (ko abhivinayo)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha (adhipātimokkhaṃ)? Điều gì là sự phạm tội? Điều gì là sự thành tựu? Điều gì là sự thực hành? Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ nhất vì bao nhiêu lợi ích? Những ai học tập (điều ấy)? Những ai có sự học tập đã thực hành xong? (Điều ấy) được tồn tại ở đâu? Những ai duy trì (điều ấy)? Là lời dạy là của ai? Do ai truyền đạt lại?

[2] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika thứ nhất tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī (Xá Vệ).

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến Sudinna Kalandaputta (con trai của Kalanda).

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, Sudinna Kalandaputta đã thực hiện việc đôi lứa với người vợ cũ.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng?

– Là điều quy định chung.

Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)?

– Là điều quy định cho cả hai.

(Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha?

– Được gồm chung vào phần mở đầu (nidāna), được tính vào phần mở đầu.

Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào?

– Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ nhì.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng?

– Là sự hư hỏng về giới.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội?

– Thuộc về nhóm tội pārājika.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội?

– Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Điều ấy được giải quyết với hai cách dàn xếp: Hành xử Luật với sự hiện diện (sammukhāvinayena) và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận (paṭiññātakaraṇena).

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Thắng Luật?

– Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha?

– Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha.

Điều gì là sự phạm tội?

– Việc không tự kiềm chế (asaṃvaro) là sự phạm tội.

Điều gì là sự thành tựu?

– Việc tự kiềm chế (saṃvaro) là sự thành tựu.

Điều gì là sự thực hành?

– “Tôi sẽ không làm việc có hình thức như thế,” sau khi thọ trì vị ấy thực hành các điều học cho đến trọn đời, tận hơi thở vào cuối cùng.

Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ nhất vì bao nhiêu lợi ích?

– Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ nhất vì mười lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật.

Những ai học tập (điều ấy)?

– Các bậc Thánh hữu học và các thiện nhân phàm phu học tập (điều ấy).

Những ai có sự học tập đã thực hành xong?

– Các bậc A-la-hán có sự học tập đã thực hành xong.

(Điều ấy) được tồn tại ở đâu?

– Được tồn tại ở các vị có sự ưa thích việc học tập.

Những ai duy trì (điều ấy)?

– Những vị nào có phận sự thực hành, những vị ấy duy trì.

Là lời dạy là của ai?

– Là lời dạy của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Do ai truyền đạt lại?

– Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

 [3]

Các ngài Upāli,
và ngài Dāsaka,
cũng vậy Soṇaka,
và ngài Siggava,
Moggallīputta
là vị đứng thứ năm,
các vị ấy truyền lại
ở Jambu huy hoàng.
Từ đó, Mahinda,
[1]
và ngài Iṭṭiya,
trưởng lão Uttiya,
và ngài Sambala,
bậc trí tên Bhadda,
các vị hàng đầu ấy
có trí tuệ vĩ đại
từ hòn đảo Jambu
đã đi đến nơi đây
và giảng dạy Tạng Luật
ở Tambapaṇṇi;
các vị còn giảng dạy
năm bộ Nikāya
và bảy bộ Diệu Pháp.
Rồi đến vị thông minh
là ngài Ariṭṭha,
và Tissadatta
là bậc có trí tuệ,
Kāḷasumana
vị có lòng tự tin,
trưởng lão tên Dīgha,
và bậc có trí tuệ
Dīghasumana.
Thêm nữa, là các ngài
Kāḷasumana,
và trưởng lão Nāga,
Buddharakkhita,
và trưởng lão Tissa
là vị có thông minh,
và trưởng lão Deva
là vị có trí tuệ.
Lại nữa Sumana
là vị có thông minh
và rành rẽ về Luật,
ngài Cūḷanāga
đa văn, khó công kích
giống như con voi vậy.    
Được tôn vinh trọng thể
ở xứ Rohaṇa
ngài Dhammapāli,
vị đệ tử của người
có tên là Khema
là vị đại trí tuệ
là vị thông Tam Tạng
sáng ngời ở trên đảo
như chúa các vì sao
là nhờ vào trí tuệ.
Ngài Upatissa
là vị có thông minh,
ngài Pussadeva
là vị đại Pháp sư,
thêm nữa Sumana
là vị có thông minh,
ngài có tên Puppha
là vị được nghe nhiều,
ngài Mahāsīva
là vị đại Pháp sư,
vị có sự rành rẽ
mọi vấn đề Tam Tạng.
Thêm nữa Upāli
là vị có thông minh
và rành rẽ về Luật,
ngài Mahānāga
là vị đại trí tuệ
vị có sự rành rẽ
truyền thống của Chánh Pháp.
Thêm nữa Abhaya
là vị có thông minh
vị có sự rành rẽ
mọi vấn đề Tam Tạng.
Và trưởng lão Tissa
là vị có thông minh
và rành rẽ về Luật,
vị đệ tử của người
có tên là Pussa
đại trí tuệ, đa văn,
đã thiết lập vững vàng
đã hộ trì Giáo Pháp
ở hòn đảo Jambu.
Và Cūḷābhaya
là vị có thông minh
và rành rẽ về Luật,
và trưởng lão Tissa
là vị có thông minh
vị có sự rành rẽ
truyền thống của Chánh Pháp.
Và Cūḷādeva
là vị có thông minh
và rành rẽ về Luật.
Và trưởng lão Sīva
là vị có thông minh
vị có sự rành rẽ
mọi vấn đề của Luật.
Những vị hàng đầu ấy
có được đại trí tuệ
là những vị thông Luật
rành rẽ về đường lối
đã phổ biến Tạng Luật
ở trên hòn đảo (này)
tên Tambapaṇṇi.

[4] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika thứ nhì tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha (Vương Xá).

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến Dhaniya, con trai người thợ gốm.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, Dhaniya con trai người thợ gốm đã lấy các cây gỗ của đức vua là vật chưa được cho.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[5] Điều pārājika thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã đoạt lấy mạng sống lẫn nhau.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[6] Điều pārājika thứ tư đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā đã khen ngợi về pháp thượng nhân của vị này vị nọ đến các cư sĩ.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

Dứt bốn điều pārājika.

Tóm lược phần này:

[7]

Bốn pārājika:
thực hiện việc đôi lứa,
lấy vật chưa được cho,
đoạt (mạng sống) của người,
pháp thượng nhân (chưa chứng),
là nhân đoạn lìa hẳn
chẳng có chút nghi ngờ.

*******

[8] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa (tăng tàng) đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? Sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Thuộc về sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp (tranh tụng)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Thắng Luật? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha? Điều gì là sự phạm tội? Điều gì là sự thành tựu? Điều gì là sự thực hành? Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ nhất vì bao nhiêu lợi ích? Những ai học tập (điều ấy)? Những ai có sự học tập đã thực hành xong? (Điều ấy) được tồn tại ở đâu? Những ai duy trì (điều ấy)? Là lời dạy là của ai? Do ai truyền đạt lại?

[9] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi (Xá Vệ).

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Seyyasaka.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Seyyasaka đã gắng sức bằng tay và làm xuất ra tinh dịch.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng?

– Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu).

Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)?

– Là điều quy định cho một (hội chúng tỳ khưu).

(Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha?

– Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào?

– Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng?

– Là sự hư hỏng về giới.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội?

– Thuộc về nhóm tội saṅghādisesa.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội?

– Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Điều ấy được giải quyết với hai cách dàn xếp: Hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Thắng Luật?

– Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha?

– Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha.

Điều gì là sự phạm tội?

– Việc không tự kiềm chế là sự phạm tội.

Điều gì là sự thành tựu?

– Việc tự kiềm chế là sự thành tựu.

Điều gì là sự thực hành?

– “Tôi sẽ không làm việc có hình thức như thế,” sau khi thọ trì vị ấy thực hành các điều học cho đến trọn đời, tận hơi thở vào cuối cùng.

Đức Thế Tôn quy định điều saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch vì bao nhiêu lợi ích?

– Đức Thế Tôn quy định điều saṅghādisesa đến vị đã gắng sức và làm xuất ra tinh dịch vì mười lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật.

Những ai học tập (điều ấy)?

– Các bậc Thánh hữu học và các thiện nhân phàm phu học tập (điều ấy).

Những ai có sự học tập đã thực hành xong?

– Các bậc A-la-hán có sự học tập đã thực hành xong.

(Điều ấy) được tồn tại ở đâu?

– Được tồn tại ở các vị có sự ưa thích việc học tập.

Những ai duy trì (điều ấy)?

– Những vị nào có phận sự thực hành, những vị ấy duy trì.

Là lời dạy là của ai?

– Là lời dạy của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Do ai truyền đạt lại?

– Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Các ngài Upāli,
và ngài Dāsaka,
cũng vậy Soṇaka,
và ngài Siggava,
Moggallīputta
là vị đứng thứ năm,
các vị ấy truyền lại
ở Jambu huy hoàng.
Từ đó, Mahinda,
và ngài Iṭṭiya,
trưởng lão Uttiya,
và ngài Sambala,
...(như trên)...
Những vị hàng đầu ấy
có được đại trí tuệ
là những vị thông Luật
rành rẽ về đường lối
đã phổ biến Tạng Luật
ở trên hòn đảo (này)
tên Tambapaṇṇi.

[10] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[11] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị nói với người nữ bằng những lời dâm dật tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã nói với người nữ bằng những lời dâm dật.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[12] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[13] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị tiến hành việc mai mối tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã tiến hành việc mai mối.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[14] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị tự mình xin (vật liệu) rồi cho xây dựng cốc liêu tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Āḷavī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī sau khi tự mình xin (vật liệu) rồi đã cho xây dựng cốc liêu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[15] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị cho xây dựng trú xá lớn tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Kosambī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Channa.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi cho dọn sạch khu đất của trú xá đã bảo người đốn ngã cội cây nọ vốn được dùng làm nơi thờ phượng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[16] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị bôi nhọ tỳ khưu với tội pārājika không có nguyên cớ tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta với tội pārājika không có nguyên cớ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[17] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ tỳ khưu về tội pārājika tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[18] Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu chia rẽ hội chúng và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến Devadatta.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, Devadatta đã ra sức cho việc chia rẽ hội chúng hợp nhất.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[19] Điều saṅghādisesa đến các vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo việc chia rẽ (hội chúng) và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo Devadatta đang ra sức cho việc chia rẽ hội chúng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[20] Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu khó dạy và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Kosambī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Channa.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi được các vị tỳ khưu nói đúng theo Pháp đã tỏ ra ương ngạnh.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[21] Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu làm hư hỏng các gia đình và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi đã chê bai các tỳ khưu là có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

Dứt mười ba điều saṅghādisesa.

Tóm lược phần này:

[22]

Việc xuất ra (tinh dịch),
xúc chạm phần thân thể,
nói những lời dâm dục                 
nhục dục cho bản thân
mai mối, và cốc liêu,
trú xá, không nguyên cớ,
điều nhỏ nhặt nào đó,
thêm vào việc chia rẽ,
những kẻ theo vị ấy,
và vị khó khuyên bảo,
làm hỏng các gia đình,
như thế mười ba điều
saṅghādisesā.

*******

[23] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều aniyata (bất định) thứ nhất tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? Sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Thuộc về sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp (tranh tụng)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Thắng Luật? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha? Điều gì là sự phạm tội? Điều gì là sự thành tựu? Điều gì là sự thực hành? Đức Thế Tôn quy định điều aniyata thứ nhất vì bao nhiêu lợi ích? Những ai học tập (điều ấy)? Những ai có sự học tập đã thực hành xong? (Điều ấy) được tồn tại ở đâu? Những ai duy trì (điều ấy)? Là lời dạy là của ai? Do ai truyền đạt lại?

[24] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều aniyata thứ nhất tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng?

– Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu).

Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)?

– Là điều quy định cho một (hội chúng tỳ khưu).

Trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, (điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào?

– (Điều ấy) được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Vị thực hiện việc đọc tụng với phần đọc tụng nào?

– Vị thực hiện việc đọc tụng với phần đọc tụng thứ tư.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng?

– Có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội?

– Có thể thuộc về nhóm tội pārājika, có thể thuộc về nhóm tội saṅghādisesa, có thể thuộc về nhóm tội pācittiya.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội?

– Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Điều ấy được giải quyết với ba cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận; có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Thắng Luật?

– Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha?

– Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha.

Điều gì là sự phạm tội?

– Việc không tự kiềm chế là sự phạm tội.

Điều gì là sự thành tựu?

– Việc tự kiềm chế là sự thành tựu.

Điều gì là sự thực hành?

– “Tôi sẽ không làm việc có hình thức như thế,” sau khi thọ trì vị ấy thực hành các điều học cho đến trọn đời, tận hơi thở vào cuối cùng.

Đức Thế Tôn quy định điều aniyata thứ nhất vì bao nhiêu lợi ích?

– Đức Thế Tôn quy định điều aniyata thứ nhất vì mười lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật.

Những ai học tập (điều ấy)?

– Các bậc Thánh hữu học và các thiện nhân phàm phu học tập (điều ấy).

Những ai có sự học tập đã thực hành xong?

– Các bậc A-la-hán có sự học tập đã thực hành xong.

(Điều ấy) được tồn tại ở đâu?

– Được tồn tại ở các vị có sự ưa thích việc học tập.

Những ai duy trì (điều ấy)?

– Những vị nào có phận sự thực hành, những vị ấy duy trì.

Là lời dạy của ai?

– Là lời dạy của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Do ai truyền đạt lại?

– Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Các ngài Upāli,
và ngài Dāsaka,
cũng vậy Soṇaka,
và ngài Siggava,
Moggallīputta
là vị đứng thứ năm,
các vị ấy truyền lại
ở Jambu huy hoàng.
Từ đó, Mahinda,
và ngài Iṭṭiya,
trưởng lão Uttiya,
và ngài Sambala,
...(như trên)...
Những vị hàng đầu ấy
có được đại trí tuệ
là những vị thông Luật
rành rẽ về đường lối
đã phổ biến Tạng Luật
ở trên hòn đảo (này)
tên Tambapaṇṇi.

[25] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều aniyata thứ nhì tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng?

– Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu).

Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)?

– Là điều quy định cho một (hội chúng tỳ khưu).

Trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, (điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào?

– (Điều ấy) được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Vị thực hiện việc đọc tụng với phần đọc tụng nào?

– Vị thực hiện việc đọc tụng với phần đọc tụng thứ tư.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng?

– Có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội?

– Có thể thuộc về nhóm tội saṅghādisesa, có thể thuộc về nhóm tội pācittiya.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội?

– Điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Điều ấy được giải quyết với ba cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận; có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

Dứt hai điều aniyata.

Tóm lược phần này:

[26]

Thuận tiện việc hành động
chính là như thế ấy,
và không như thế ấy,
đức Phật vị đứng đầu
khéo quy định như thế
về (hai) điều bất định.

*******

[27] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị) đến vị vượt quá mười ngày về (việc cất giữ) y phụ trội tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã sử dụng y phụ trội.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[28] Điều nissaggiya pācittiya đến vị xa lìa ba y một đêm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi giao y tận tay của các tỳ khưu rồi đã ra đi du hành trong xứ sở với y nội và y vai trái.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[29] Điều nissaggiya pācittiya đến vị sau khi thọ lãnh y ngoài hạn kỳ rồi (cất giữ) vượt quá một tháng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi thọ lãnh y ngoài hạn kỳ rồi đã (cất giữ) vượt quá một tháng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[30] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt y cũ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt y cũ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[31] Điều nissaggiya pācittiya đến vị thọ lãnh y từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi thọ lãnh y từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[32] Điều nissaggiya pācittiya đến vị yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya (Thích Ca).

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã yêu cầu người con trai nhà đại phú không phải là thân quyến về y.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[33] Điều nissaggiya pācittiya đến vị yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y vượt quá số lượng cho phép đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã không biết chừng mực và yêu cầu nhiều y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[34] Điều nissaggiya pācittiya đến vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya khi chưa được thỉnh cầu trước đã đi đến gặp gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[35] Điều nissaggiya pācittiya đến vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp các gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya khi chưa được thỉnh cầu trước đã đi đến gặp các gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[36] Điều nissaggiya pācittiya đến vị đạt được y bằng lời nhắc nhở quá ba lần và bằng hành động đứng (im lặng) quá sáu lần đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya khi được nam cư sĩ nói rằng: “Thưa ngài, xin hãy chờ đợi đến ngày mai” đã không chờ đợi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Kaṭhina là phần thứ nhất.

Tóm lược phần này:

[37]

Sự vượt quá, một đêm,
ngoại thời, giặt y cũ,
thọ lãnh là thứ năm,
và có sự yêu cầu,
(nhận) quá mức quy định,
vị chưa được thỉnh ý
là có hai (trường hợp),
và nhắc nhở ba lần.

*******

[38] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo làm tấm trải nằm (ngọa cụ) có trộn lẫn tơ tằm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Āḷavī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi đến gặp các người thợ dệt tơ tằm và nói như vầy: “Này các đạo hữu, hãy nấu nhiều kén tằm rồi bố thí đến chúng tôi; chúng tôi cũng muốn làm tấm trải nằm có trộn lẫn tơ tằm.”

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[39] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo làm tấm trải nằm bằng lông cừu thuần màu đen đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã bảo làm tấm trải nằm bằng lông cừu thuần màu đen.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[40] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo làm tấm trải nằm mới mà không lấy một phần lông cừu màu trắng và một phần lông cừu màu nâu đỏ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã để vào một chút ít màu trắng ở viền và chính vì như thế đã bảo làm tấm trải nằm bằng lông cừu thuần màu đen.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[41] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo làm tấm trải nằm mỗi năm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã bảo làm tấm trải nằm mỗi năm.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[42] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo làm tấm lót ngồi (tọa cụ) mới mà không lấy ở phần xung quanh của tấm lót cũ một gang tay của đức Thiện thệ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã quăng bỏ các tấm trải nằm và thọ trì pháp (đầu đà) của vị ở trong rừng, pháp (đầu đà) của vị đi khất thực, pháp (đầu đà) của vị sử dụng y paṃsukūla.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[43] Điều nissaggiya pācittiya đến vị thọ lãnh các lông cừu và đem đi quá ba do tuần đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ sau khi thọ lãnh các lông cừu đã đem đi quá ba do tuần.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[44] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt các lông cừu đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Sakka.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã bảo các tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt các lông cừu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[45] Điều nissaggiya pācittiya đến vị nhận lãnh vàng bạc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã nhận lãnh vàng bạc.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[46] Điều nissaggiya pācittiya đến vị tiến hành việc trao đổi vàng bạc dưới nhiều hình thức đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã tiến hành việc trao đổi vàng bạc dưới nhiều hình thức.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[47] Điều nissaggiya pācittiya đến vị tiến hành việc mua bán dưới nhiều hình thức đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã tiến hành việc mua bán với du sĩ ngoại đạo.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Tơ Tằm là phần thứ nhì.

Tóm lược phần này:

[48]

Trộn lẫn, và màu đen,
một phần, vào mỗi năm,
và tấm trải nằm cũ,
mang vác các lông cừu,
giặt giũ, và vàng bạc,
cả hai nhiều phương thức.

*******

[49] Điều nissaggiya pācittiya đến vị vượt quá mười ngày về (việc cất giữ) bình bát phụ trội đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã sử dụng bình bát phụ trội.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[50] Điều nissaggiya pācittiya đến vị với bình bát cũ chưa đủ năm miếng vá lại sắm bình bát mới đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Sakka.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư với (bình bát) bị bể chỉ chút ít, bị nứt chỉ chút ít, bị trầy chỉ chút ít đã yêu cầu nhiều bình bát.

– Có một điều quy định.

– Điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[51] Điều nissaggiya pācittiya đến vị thọ lãnh dược phẩm rồi (cất giữ) vượt quá bảy ngày đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi thọ lãnh dược phẩm đã (cất giữ) vượt quá bảy ngày.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như ở phần Kaṭhina).[2]

...(như trên)...

[52] Điều nissaggiya pācittiya đến vị tìm kiếm y choàng tắm mưa lúc mùa nắng còn hơn một tháng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tìm kiếm y choàng tắm mưa lúc mùa nắng còn hơn một tháng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[53] Điều nissaggiya pācittiya đến vị sau khi tự mình cho y đến vị tỳ khưu lại nổi giận, bất bình rồi giật lại đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya sau khi tự mình cho y đến vị tỳ khưu lại nổi giận, bất bình rồi đã giật lại.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[54] Điều nissaggiya pācittiya đến vị tự mình yêu cầu chỉ sợi rồi bảo các thợ dệt dệt thành y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã tự mình yêu cầu chỉ sợi rồi bảo các thợ dệt dệt thành y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[55] Điều nissaggiya pācittiya đến vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[56] Điều nissaggiya pācittiya đến vị sau khi thọ lãnh y đặc biệt rồi (cất giữ) vượt quá thời hạn về y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi thọ lãnh y đặc biệt rồi đã (cất giữ) vượt quá thời hạn về y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như ở phần Kaṭhina).

...(như trên)...

[57] Điều nissaggiya pācittiya đến vị sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà rồi xa lìa hơn sáu đêm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà rồi đã xa lìa hơn sáu đêm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như ở phần Kaṭhina).

...(như trên)...

[58] Điều nissaggiya pācittiya đến vị dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng đến hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho bản thân đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng đến hội chúng đã thuyết phục dâng cho bản thân.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Bình Bát là phần thứ ba.

Tóm lược phần này:

[59]

Bình bát được dư ra,
với chỗ vá chưa đủ,
dược phẩm và choàng tắm,
đoạt lại vì nổi giận,
thợ dệt hai trường hợp,
vói phần y đặc biệt,
sự xa rời sáu đêm,
việc bảo dâng cho mình.

Dứt ba mươi điều nissaggiya pācittiya.

*******


[1] Sau kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ ba (thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch), Ngài Mahinda và bốn vị được kể tên kế tiếp theo lệnh ngài Moggalliputtatissa từ Ấn Độ (Jambu) đã đi đến Tích Lan (Tambapaṇṇi) để hoằng khai Giáo Pháp.

[2] Có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01a | 01b | 01c | 01d | 02a | 02b | 03 | 04 | 05 |
06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 05-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 06-06-2005