Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
117. Kinh Nhu Nhuyến
118. Kinh Long Tượng
119. Kinh Thuyết Xứ
120. Kinh Thưyết Vô Thường
121. Kinh Thỉnh Thỉnh
122. Kinh Chiêm-Ba
123. Kinh Sa-Môn Nhị Thập Ức
124. Kinh Bát Nạn
125. Kinh Bần Cùng
126. Kinh Hành Dục
127. Kinh Phước Ðiền
128. Kinh Ưu-Bà-Tắc
129. Kinh Oán Gia
130. Kinh Giáo
131. Kinh Hàng Ma
132. Kinh Lại-Tra-Hòa-La
133. Kinh Ưu-Bà-Ly
134. Kinh Thích Vấn
135. Kinh Thiện Sanh
136. Kinh Thương Nhân Cầu Tài
137. Kinh Thế Gian
138. Kinh Phước
139. Kinh Tức Chỉ Ðạo
140. Kinh Chí Biên
141. Kinh Dụ
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

11. PHẨM ÐẠI
(Phần Ðầu)

139. KINH TỨC CHỈ ĐẠO[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo niên thiếu vừa mới thành tựu giới hãy thường xuyên đi đến một nghĩa địa[02] mà quán sát các tướng trạng tử thi: tướng xương, tướng xám xanh, tướng rữa nát, tướng bị thú ăn, tướng bộ xương khô. Vị ấy sau khi ghi nhận kỹ những tướng trạng tử thi này rồi trở về trụ xứ của mình, rửa sạch tay chân, trải ni-sư-đàn trên giường, ngồi kiết già và suy niệm về các tướng trạng này: tướng xương, tướng xám xanh, tướng rữa nát, tướng bị thú ăn, tướng những đốt xương dính liền. Vì sao vậy? Nếu Tỳ-kheo tu tập bằng các tướng trạng này sẽ đoạn trừ nhanh chóng những bệnh tham dục, sân nhuế trong tâm.”

Rồi Đức Thế Tôn nói bài tụng này:

Những niên thiếu Tỳ-kheo,
Chưa đạt thành niệm trụ[03]
Hãy đến bãi tha ma
Để trừ dâm dục ý.
Để tâm không hận thù,
Thương yêu cả chúng sanh,
Tràn đầy khắp mọi phương.
Hãy quán sát thân thể,
Quán sát tướng xám xanh
Và rữa nát, hư hoại;
Quán sâu, quạ rỉa thân,
Xương phơi bày từng đốt.
Tu tập những tướng này,
Rồi trở về trụ xứ,
Gội rửa sạch chân tay,
Trải giường ngồi ngay thẳng;
Hãy quán sát như chân,
Trong thân và ngoài thân,
Chứa đầy đại tiểu tiện;
Tim, thận, gan và phổi,
Nếu khi đi trì bình[04]
Đến nơi thôn ấp người,
Như tướng mang giáp trụ,
Hãy chánh niệm trước mắt.
Nếu thấy sắc khả ái
Tinh sạch, liên hệ dục;
Thấy vậy quán như chân,
Chánh niệm pháp luật Phật.
Trong đây không xương, gân,
Không thịt, cũng không máu;
Không thận, tim, gan, phổi;
Không đàm, giải, não, óc,
Địa đại thảy đều không;
Thủy đại cũng bất thực;
Hỏa đại cũng là không;
Phong đại cũng chẳng thực.
Nếu có cảm thọ nào,
Tinh sạch liên hệ dục,
Tất cả đều lắng tịnh;
Quán sát bằng thật tuệ.
Như vậy tinh cần hành.
Thường niệm bất tịnh tưởng;
Đoạn trừ dâm, nộ, si,
Vô minh cũng dứt tuyệt;
Hưng khởi thanh tịnh minh,
Tỳ-kheo vượt khổ tế.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tham chiếu Sn.(1.11) Vijiya-sutta và đối chiếu kinh số 98 trên.
[02] Tức chỉ đạo 息 止 道. Pāli: Sīvathikā.
[03] Nguyên Hán: ý chỉ 意 止. Pāli: satipaṭṭhāna.
[04] Phân vệ 分 衛, phiên âm. Pāli: piṇḍapāta.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]