Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Giải Thoát Bằng Năm Tập Hợp

The Five Aggregates:
Understanding Theravāda Psychology and Soteriology

Giáo sư Mathieu Boisvert
Như Nhiên dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Kết Luận

Tuy có nhiều học giả đề cập tới năm tập hợp trong các tác phẩm về đạo Phật của họ, nhưng không ai giải thích kỹ lưỡng nhiệm vụ của các tập hợp ấy cả. Bằng cách làm sáng tỏ tầm quan trọng của chủ đề không được bàn tới này, bài biên khảo này đã vạch định ý nghĩa, vai trò của từng tập hợp và thiết lập mối tương quan giữa các tập hợp và với một số khoen trong paṭiccasamuppāda.

Trong chương về rūpakkhandha, tôi lý luận rằng sự phân hạng tập hợp có thể được cô đọng lại và chia thành hai loại chính: những yếu tố thuộc các giác quan, và những yếu tố thuộc các đối tượng giác quan. Khi được tiếp cận theo hai loại này, rūpakkhandha ấy có thể liên hệ tới hai khoen trong paṭiccasamuppāda; đó là sáu cửa giác quan và xúc. Tãt cả các giác quan ngoại trừ ý (mano) đều thuộc về sáu cửa giác quan, trong khi các đối tượng giác quan cùng với ý thuộc về xúc (phassa). Khi các đối tượng giác quan thực sự được nhận biết, các đối tượng này cùng với giác quan và thức tạo thành xúc: một thứ kinh nghiệm giác quan thuần túy, không mang một xu hướng chủ quan nào. Xúc có tiềm năng trở thành cảm giác vedanā.

Tôi cũng đề nghị là không có khác biệt nào giữa vedanākkhandha và vedanā, một yếu tố của paṭiccasamuppāda. Bằng cách xét xem veda-nā, như rūpa, được phân loại như thế nào - tịnh (nirāmisā), thuộc người xuất gia (nekkhammasitā), bất tịnh (āmisā), thuộc người thế tục (gehasitā) - tôi kết luận rằng tùy theo cách tiếp cận vedanā có thể chuyển hóa chúng thành nirāmisā hay nekkhammasitā vedanā - có bản chất không gây khó chịu - trong khi phương cách tiếp cận khác có thể chuyển hóa chúng thành āmisā hay gehasitā vedanā - chứa đầy tính tiêu cực bởi vì loại cảm giác này có tác dụng như là chất xúc tác đem lại sự sanh khởi của tham ái và sân hận trong tương lai. Tôi đã dẫn chứng thuận với quan điểm cho rằng yếu tố chịu trách nhiệm cho phương cách tiếp cận vedanā thứ hai là tập hợp kế tiếp: saññā (nhận biết). Chính saññā chuyển hóa cảm giác thành nirāmisā (hay nekkhammasitā) - thành āmisā (hay gehasitā) sự chuyển hóa chịu trách nhiệm cho sự sanh khởi hay diệt tận tham ái.

Nhiệm vụ chính của saññākkhandha là nhận biết và giải thích cảm giác qua việc ấn định giá trị của từng loại. Nhưng không phải tất cả saññā đều thuộc saññākkhandha. Để làm rõ sự tinh tế này, cần chia saññā thành hai loại. Nói tóm lại, saññā thiện là sự nhận biết về ba đặc tính của kiếp sống. Các saññā thiện này không thuộc vào saññākkhandha vì chúng không nhận biết nimitta. Mặt khác, các saññā bất thiện giải thích thực tại qua các dấu hiệu chính. Loại saññā bất thiện không đưa đến tuệ giác; mà phát sanh ra vọng tưởng, và cốt yếu là tạo nên saññākkhandha. Từ việc nhận ra sự hiện hữu của saññākkhandha giữa hai khoen vedanā và tham ái, chức năng chính làm cho sự sanh khởi của tham ái và sân hận của tập hợp này trở nên rõ ràng: nếu khả năng nhận biết không được saññā thiện coi sóc, chắc chắn người ta sẽ tạo ra tham ái, bám níu và trở thành, tất cả đều thuộc vào tập hợp kế tiếp: saṅkhāra.

Saṅkhārakkhandha cũng được phân tích theo loại khác nhau. Tôi đã kết luận rằng hẳn nhiên saṅkhārakkhandha là một saṅkhāra theo nghĩa hiện tượng do điều kiện tạo thành bởi vì nó được tạo nên và chịu điều kiện. Tuy nhiên, không phải tất cả saṅkhāra thuộc về saṅkhārakkhandha cả, bởi vì không phải tất cả saṅkhāra đều có khả năng tạo ra và phát sanh thêm các hiện tượng chịu điều kiện. Một hiện tượng chịu điều kiện chỉ có thể sanh ra các hiện tượng chịu điều kiện khác nếu nó phối hợp vận hành với viññāṇa, vedanā, saññā và rūpa; nói cách khác, hiển nhiên chỉ có saṅkhārakkhandha, vốn liên hệ mật thiết với bốn khandha kia, mới có thể tạo ra các hiện tượng chịu điều kiện. Điều này ngụ ý rằng, là một paccaya, saṅkhāra là saṅkhā-rakkhandha được nói khác đi. Cả hai danh từ này đều đề cập tới một lực tạo ra quả. Tuy nhiên, dù có là saṅkhata theo nghĩa nó được tạo thành, kết quả ấy không cần thiết phải thuộc loại paccaya hay saṅkhārakkhandha, vì có thể nó sẽ không tạo ra kết quả nào nữa. Tôi cũng đặt liên hệ giữa saṅkhārakkhandha với ba khoen của paṭicca-samuppāda: tham ái, bám níu và trở thành - ba khoen này chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của hiện hữu mới, một thức mới (viññāṇa). 

Ta đã thấy rằng viññāṇakkhandha được phiên dịch khác nhau. Nhiều học giả cho rằng nó có nghĩa là sự nhận biết thuần túy, có vị cho là nhận thức thuần túy, vị khác cho là nhận biết đến cái gì dễ chịu, khó chịu và trung tính. Tuy nhiên, vì viññāṇakkhandha chịu trách nhiệm nhận biết tất cả các hiện tượng này, nên không có giả thuyết nào hoàn toàn chính xác cả. Từ đó, danh từ này đã được định nghĩa là ‘chỉ là nhận thức’, dù cho nhận thức ấy có thuộc về rūpa, vedanā, hay saññā. Sự khác biệt giữa ý (mano) và viññāṇa cũng được xét tới, cả hai đều cần thiết cho sự nhận biết về các hiện tượng (dhamma), nhưng chỉ có viññāṇa mới cần cho hiểu biết về vật kích thích phát sanh từ bất cứ giác quan nào khác. Mối tương quan giữa khoen thứ ba của paṭicca-samuppāda là viññāṇanidāna và viññāṇakkhandha cũng được lập nên.

Bằng cách lập mối tương quan giữa năm tập hợp theo thứ tự sắp xếp từ trước,[1] với paṭiccasamuppāda, tôi đã tán đồng có dẫn chứng ý nghĩa danh mục của năm tập hợp này. Thứ tự sắp xếp lâu đời ấy hoàn toàn hòa hợp với paṭiccasamuppāda. Nếu thứ tự ấy có khác đi, sẽ có sự mâu thuẫn giữa hai học thuyết này. Sau khi đặt mối liên hệ giữa hai học thuyết này xong, tôi đã nhấn mạnh rằng, theo chu kỳ, viññāṇa, có thể tự biểu hiện là phần tử đầu tiên hay cuối cùng, cần cho sự sanh khởi của vật thể để từ đó qui định điều kiện cho cảm giác. Cảm giác cần cho sự nổi lên của saññā vốn dẫn đến saṅkhāra nếu saññā ấy bất thiện (và vì thế thuộc vào saññākkhandha) - hay đưa đến trí tuệ (paññā) nếu saññā ấy thiện. Nếu một saṅkhāra được tạo ra, thì nền tảng để viññāṇa sanh khởi đã được chuẩn bị sẵn. Như vậy chu trình đã hoàn tất: từ viññāṇa đến viññāṇa. Chúng sanh vĩnh viễn mắc kẹt trong luân hồi tưởng như không bao giờ dứt được.

Để giải thích tiến trình trói buộc chúng sanh vào saṁsāra, nhà Phật thường dùng paṭiccasamuppāda mười hai khoen theo chiều thuận (anuloma). Khi nhìn theo chiều nghịch (paṭiloma), vì ngụ ý chuỗi này có thể bị cắt đứt, tiến trình này được coi là dấu hiệu giải thoát khỏi khổ đau. Như vậy thuyết paṭiccasamuppāda đóng vai trò quyết định không thể đảo ngược trong đạo Phật: thuyết này không những giải rõ tiến trình trói buộc chúng sanh vào saṁsāra mà còn cần thiết cho sự chứng ngộ. Có lẽ vì thế kinh nói rằng ‘ai hiểu được paṭiccasamuppāda người ấy hiểu dhamma, và ai hiểu được dhamma, người ấy hiểu được paṭiccasamuppāda.’[2]

Trong khi thuyết paṭiccasamuppāda này có địa vị quan trọng như thế, năm tập hợp chưa bao giờ được nhấn mạnh là tiến trình đưa đến nibbāna. Hơn bao giờ hết, paṭiccasamuppāda là tiến trình xảy ra trong từng người, vì trong đạo Phật mỗi người được coi là do năm tập hợp tạo thành, năm tập hợp ấy phải soi rọi tiến trình do paṭiccasamuppāda gián tiếp đề cập tới. Tương tự, năm tập hợp phản ảnh sự phụ thuộc lẫn nhau cần có ấy phù hợp với paṭiccasamuppāda. Bằng cách lập mối tương quan giữa năm tập hợp với paṭiccasamuppāda, tôi đã một mặt chứng minh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai học thuyết, mặt khác, chỉ rõ là tiến trình trói buộc chúng sanh vào saṁsāra được phản ảnh qua năm tập hợp, như vậy, đặt lại sự thoát khổ của Phật Giáo trong khuôn khổ tâm lý Phật học cụ thể hơn.

-----*-----


[1] Với một ngoại lệ: viññāṇa vốn là thành phần cuối cùng nay được đặt vào vị trí thứ nhất vì lý do đã được giải thích ở trang 155 và tiếp sau.

[2] Yo paṭiccasamuppādaṁ passati so dhammaṁ passati, yo dhammaṁ passati so paṭiccasamuppādaṁ passati (M. i, 190-1).


Danh từ Pāli-Việt

ajjhatta bên trong
ākāsa khoảng trống
āmisā tinh khiết (chay tịnh)
anāgāmin bậc không trở lại (bất hoàn)
anāpānasati quán hơi thở
anatta không phải là ngã, tính vô ngã
anuloma (paṭiccasamuppāda) theo chiều thuận
anupādisesa không còn tàn dư (nibbāna)
apāya bốn cảnh giới khổ
āpodhātu nước, yếu tố nước
appaṭighaṁ không đối kháng
arahant người đã được giải thoát, a la hán
arahattaphalasamāpatti chứng quả arahant
arūpāvacara cõi vô sắc giới
asaṅkhata không chịu điều kiện (vô vi)
asaṅkhatadhamma hiện tượng không chịu điều kiện, theo Theravāda, nibbāna chỉ là một hiện tượng
āsava thành kiến
āvacara cảnh giới
āyatana căn xứ, các giác quan
bahiddhā bên ngoài
bala sức (năm lực)
bhava trở thành
bhikkhu tỳ kheo
cetanā ý muốn, cố ý
cetasika tâm phụ tùy (tâm sở)
citta tâm
cittavṛttinirodha sự diệt tận của các hoạt động tâm thức
cuticitta cận tử thức
dhamma hiện tượng của kiếp sống, giáo pháp
dhammāyatana các đối tượng của tâm ý (pháp giới)
dhātu yếu tố
diṭṭhi quan điểm sai lạc (tà kiến)
diṭṭhisaññā nhận thức có từ quan điểm (tưởng kiến)
dūre xa
dukkha không hoàn hảo, không toại ý, khổ
gehasitā thuộc về người cư sĩ
gotrabhū chuyển tánh
hadayavatthu tâm căn
hetu nguyên nhân
indriya giác quan (căn)
itthindriya tánh nữ
jhāna các tầng thiền
kāmāvacara cõi dục giới
kammabhava tiến trình tạo kamma
kammavipāka quả của kamma
khandha tập hợp (uẩn)
khandhaparinibbāna năm tập hợp hoàn toàn tận diệt
khaya hủy diệt
kusala thiện
lobha tham lam
lokuttara cõi siêu thế
maggaphala các tầng chứng ngộ
mahābhūta các yếu tố chính (4) (tứ đại)
mano ý căn
manussaloka cõi người
nāmarūpa tâm thức và vật chất (danh sắc)
navalokuttaradhammā chín tầng (yếu tố) siêu thế
nekkhamasitā những người xuất tục
nidāna khoen trong chuỗi paṭiccasamuppāda
nimitta biểu tượng, dấu hiệu
nirāmisā không tinh khiết (không chay tịnh)
nirodha đoạn diệt
nirupādisesa nibbāna nibbāna không còn tàn dư (vô dư y niết bàn)
oḷārika thô
pañcakkhandhā năm tập hợp (năm uẩn)
paññā trí tuệ
papañca ám ảnh, vọng tưởng (hí luận)
paramatthasacca sự thật tối hậu, chân đế
paṭhavīdhātu đất, yếu tố đất
paṭiccasamuppāda sanh khởi do tùy thuộc (duyên khởi)
paṭiloma theo chiều nghịch
paṭisandhiviññāṇa kết sanh thức
phassa xúc chạm
phoṭṭhabbāyatana thế giới vật thể nhận biết được nhờ xúc chạm với thân
puthujjana người phàm tục
rūpa vật thể (sắc)
rūpāvacara cõi sắc giới
saḷāyatanā sáu cửa giác quan (lục nhập)
sabhāvadhamma hiện tượng tự nó hiện hữu
sagga sáu cảnh trời dục giới
sakādāgāmin bậc trở lại một lần (nhất hoàn)
sakkāyadiṭṭhi quan điểm cho thân hiện hữu [trường tồn]
samādhi định
samāpatti chứng đắc bốn tầng thiền vô sắc giới
samatha định
sammutisacca sự thực đúng theo quy ước, tục đế
saṁsāra chu kỳ sanh, tử, và tái sanh (cõi ta bà, luân hồi)
saṅkhāra hành vi tạo quả [hiện tượng do điều kiện tạo thành] (hành)
saṅkhata chịu điều kiện (hữu vi)
saṅkhāradhamma hiện tượng chịu điều kiện (pháp hữu vi)
saññā nhận thức (tưởng)
saññākkhandha tập hợp nhận thức (tưởng uẩn)
saññāvedayitanirodha sự diệt tận nhận thức và cảm thọ (diệt thọ tưởng)
santike gần
sappaṭighaṁ chống lại, đối kháng
sīla giới luật
sopādisesa còn tàn dư (nibbāna)
sotāpanna bậc nhập giòng, Dự Lưu
sukhuma vi tế
sutta phẩm kinh
taṇhā khao khát
tejodhātu lửa, yếu tố lửa
ucchedadiṭṭhi quan điểm hư vô, chết là hết
upādāna bám níu (thủ)
upādānakhandha tập hợp làm đối tượng cho sự bám níu (thủ uẩn)
upādānarūpa vật thể phụ thuộc, được tạo ra từ các yếu tố chính (sở tạo sắc do chấp thủ)
uppattibhava tiến trình tái sanh
vāyadhātu gió, yếu tố gió
vedanā cảm giác, thọ
vedanākkhaya tình trạng diệt tận cảm giác
vimutti giải thoát
viññāṇa thức
vipassanā quán thực tánh (pháp môn thiền của theravāda) tuệ giác biện biệt
visaya đối tượng của giác quan
vitakka nghĩ về (tầm)
voharasacca sự thực đúng theo quy ước, tục đế

 Sách tham khảo

A Dictionary of Pāli I, Margaret Cone, PTS, 2001
Anagārika Dharmapala, A Biographical Sketch, Bhikshu Sangharak-shita, BPS 1952
Buddhist Meditation in Theory & Practice, Paravahera Vajirañāna Mahāthera, 1962
The Connected Discourses of the Buddha, Bhikkhu Bodhi, Wisdom Publications, Boston 2000
Dictionary of the Pali Language, R. C. Childers, London, 1875
Encyclopæ dia of Buddhism, Government of Ceylon, 1961
The Heart of Buddhist Meditation, Nyanaponika Thera, BPS 1962
The Long Discourses of the Buddha, Maurice Walshe, Wisdom Publications, Boston 1995
The Magic of the Mind, Bhikkhu Nānananda, BPS, 1974
The Middle Length Discourses of the Buddha, Bhikkhu Nāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, Wisdom Publications, Boston 1995
Pāli English Dictionary, Rhys Davids and Stede, PTS, 1921
The Path of Discrimination (bản dịch cuả Paṭisambhidāmagga), A. K. Warder, PTS, 1982
The Power of Mindfulness, Nyanaponika Thera, BPS, 1968
Radical Buddhism, Leonard Price (hay Bhikkhu Nyanasobhano), BPS 1982
The Udāna & The Itivuttaka, John D. Ireland, BPS, 1997

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08

 

Chân thành cám ơn đạo hữu Như Nhiên đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 04-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 23-04-2004