Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)

QUYỂN II

QUY Y TAM BẢO
(TISARAṆA)

Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


CHƯƠNG IV (b)

HƯỚNG DẪN PHÉP QUY Y TAM BẢO & NGŨ GIỚI

Phép quy y Tam Bảo và ngũ giới có 3 cách:

Cách thứ nhất: Hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi.
Cách thứ nhì
: Tiếng Pāḷi và có nghĩa tiếng Việt.
Cách thứ ba
: Hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt.

1- Cách thứ nhất: Hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi

Sau khi tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ làm lễ sám hối Tam Bảo và xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, tiếp theo vị Thầy hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi như sau:

Ngài Đại Trưởng Lão truyền dạy rằng:

NTL [1]: Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi [2]

(vadetha).

Tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh thưa rằng:

CSN [3]: Āma! Bhante.

(A-má phăn-tê)

Lễ bái Đức Phật

Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn đảnh lễ Đức Thế Tôn rằng:

NTL: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần)

Tất cả người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh lặp lại theo Ngài.

CSN: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần)
 (Ná-mô tắt-xá phá-gá-vóa-tô á-rá-há-tô xăm-ma-xăm-bút-thắt-xá)

Thọ phép quy y Tam Bảo

NTL: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí).

NTL: Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Đú-tí-giăm-pí Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Đú-tí-giăm-pí Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Đú-tí-giăm-pí Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Tá-tí-giăm-pí Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Tá-tí-giăm-pí Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Tá-tí-giăm-pí Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.

CSN: Āma! Bhante.
(A-má phăn-tê)

Thọ trì ngũ giới

Sau khi thọ phép quy y Tam Bảo xong, tiếp theo thọ trì ngũ giới:

NTL: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi
(Pa-na-tí-pa-ta vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi
(Á-đin-na-đa-na vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
(Ca-mê-xú-mít-cha-cha-ra vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Musāvādā veramaṇisikkhāpada samādiyāmi.

CSN: Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
(Mú-xa-voa-đa vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
(Xú-ra-mê-rá-giá-mắt-chắp-pá-ma-đát-tha-na vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma- đí-gia-mí)

NTL: Tisaranena saha pañcasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha.

CSN: Āma! Bhante.
(A-má phăn-tê)

NTL: Sīlena sugatiṃ yanti
Sīlena bhogasampadā
Sīlena nibbutiṃ yanti
Tasmā sīlaṃ visodhaye.

CSN: Sādhu! Sādhu!
(Xa-thu ! Xa-thu!)

Sau khi đã thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, tiếp theo cận sự nam, cận sự nữ nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy y nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo mà thôi, để làm cho tăng thêm đức tin như sau:

Bài kệ khẳng định quy y Tam Bảo

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
(Nắt-thí mê xá-rá-năng ăn-nhăng)

Buddho me saraṇaṃ varaṃ
(Bút-thô mê xá-rá-năng vóa-răng)

Etena saccavajjena
(Ê-tê-ná xắt-chá-voách-chê-ná)

Hotu me jayamaṅ galaṃ
(Hô-tú mê chá-giá-măn ghá-lăng)

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
(Nắt-thí mê xá-rá-năng ăn-nhăng)

Dhammo me saraṇaṃ varaṃ
(Thăm-mô mê xá-rá-năng vóa-răng)

Etena saccavajjena
(Ê-tê-ná xắt-chá-voách-chê-ná)

Hotu me jayamaṅ galaṃ.
(Hô-tú mê chá-giá-măn ghá-lăng)

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
(Nắt-thí mê xá-rá-năng ăn-nhăng)

Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ
(Xăng-khô mê xá-rá-năng vóa-răng)

Etena saccavajjena
(Ê-tê-ná xắt-chá-voách-chê-ná)

Hotu me jayamaṅ galaṃ. [4]
(Hô-tú mê chá-giá-măn ghá-lăng)

Hoàn thành xong lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới từng câu hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi.

Phép quy y Tam Bảo 3 câu cùng một lúc, hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi

Theo truyền thống của nước Myanmar (Miến Điện), Ngài Đại Trưởng Lão thường hướng dẫn thọ phép quy y Tam Bảo 3 câu: Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng cùng một lúc; và các cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh lặp lại cũng 3 câu cùng một lúc.

Sau khi tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ sám hối và cầu nguyện xong, tiếp theo xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi; tiếp theo Ngài Đại Trưởng Lão sẽ truyền dạy rằng:

NTL: Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi (vadetha).

Tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh thưa rằng:

CSN: Āma! Bhante.
 (A-má phăn-tê)

Lễ bái Đức Phật

Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn đảnh lễ Đức Thế Tôn rằng:

NTL: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa. (3 lần)

Tất cả người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh lặp lại theo Ngài.

CSN: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần)
(Ná-mô tắt-xá phá-gá-vóa-tô á-rá-há-tô xăm-ma-xăm-bút-thắt-xá)

Thọ phép quy y Tam Bảo

NTL: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí).

NTL: Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

 CSN: Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Đú-tí-giăm-pí Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Đú-tí-giăm-pí Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Đú-tí-giăm-pí Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Tá-tí-giăm-pí Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Tá-tí-giăm-pí Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Tá-tí-giăm-pí Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.

CSN: Āma! Bhante.
(A-má phăn-tê)

Thọ trì ngũ giới

Sau khi thọ phép quy y Tam Bảo xong, tiếp theo thọ trì ngũ giới:

NTL: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi
(Pa-na-tí-pa-ta vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi
(Á-đin-na-đa-na vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
(Ca-mê-xú-mít-cha-cha-ra vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Musāvādā veramaṇisikkhāpada samādiyāmi.

CSN: Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
(Mú-xa-voa-đa vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
(Xú-ra-mê-rá-giá-mắt-chắp-pá-ma-đát-tha-na vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma- đí-gia-mí)

NTL: Tisaranena saha pañcasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha.

CSN: Āma! Bhante
(A-má phăn-tê)

NTL: Sīlena sugatiṃ yanti
Sīlena bhogasampadā
Sīlena nibbutiṃ yanti
Tasmā sīlaṃ visodhaye.

CSN: Sādhu! Sādhu!
(Xa-thu ! Xa-thu!)

Sau khi đã thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, tiếp theo cận sự nam, cận sự nữ nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy y nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo mà thôi, để làm cho tăng thêm đức tin như sau:

Bài kệ khẳng định quy y Tam Bảo

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
(Nắt-thí mê xá-rá-năng ăn-nhăng)

Buddho me saraṇaṃ varaṃ
(Bút-thô mê xá-rá-năng vóa-răng)

Etena saccavajjena
(Ê-tê-ná xắt-chá-voách-chê-ná)

Hotu me jayamaṅ galaṃ.
(Hô-tú mê chá-giá-măn ghá-lăng)

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
(Nắt-thí mê xá-rá-năng ăn-nhăng)

Dhammo me saraṇaṃ varaṃ
(Thăm-mô mê xá-rá-năng vóa-răng)

Etena saccavajjena
(Ê-tê-ná xắt-chá-voách-chê-ná)

Hotu me jayamaṅ galaṃ.
(Hô-tú mê chá-giá-măn ghá-lăng)

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
(Nắt-thí mê xá-rá-năng ăn-nhăng)

Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ
(Xăng-khô mê xá-rá-năng vóa-răng)

Etena saccavajjena
(Ê-tê-ná xắt-chá-voách-chê-ná)

Hotu me jayamaṅ galaṃ.
(Hô-tú mê chá-giá-măn ghá-lăng)

Hoàn thành xong lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới từng câu hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi.

2- Cách thứ nhì: Tiếng Pāḷi có nghĩa tiếng Việt

Sám hối Tam Bảo

Bài kệ sám hối với Đức Phật Bảo

Uttamaṅgena vande haṃ
(Ut-tá-măn-ghê-ná voanh-đê-hăng)

Pādapaṃsuṃ varuttamaṃ
(Pa-đá-păng-xung vóa-rút-tá-măng)

Buddhe yo khalito doso
(Bút-thê dô khá-lí-tô đô-xô)

Buddho khamatu taṃ mamaṃ.
(Bút-thô khá-má-tú tăng má-măng).

Nghĩa:

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức Phật
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật Bảo,
Cúi xin Phật Bảo xá tội ấy cho con.

(đảnh lễ một lạy)

Bài kệ sám hối với Đức Pháp Bảo

Uttamaṅgena vande haṃ
(Ut-tá-măn-ghê-ná voanh-đê-hăng)

Dhammañca duvidhaṃ varaṃ
(Thăm-manh-chá đú-ví-thăng vóa-răng)

Dhamme yo khalito doso
(Thăm-mê dô khá-lí-tô đô-xô)

Dhammo khamatu taṃ mamaṃ.
(Thăm-mô khá-má-tú tăng má-măng).

Nghĩa:

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ
Hai hạng Pháp Bảo: pháp học và pháp hành
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp Bảo,
Cúi xin Pháp Bảo xá tội ấy cho con.
(đảnh lễ một lạy)

Bài kệ sám hối với Đức Tăng Bảo

Uttamaṅgena vande haṃ
(Ut-tá-măn-ghê-ná voanh-đê-hăng)

Saṃghañca duvidhuttamaṃ
(Xăng-khăng-chá đú-ví-thút-tá-măng)

Saṃghe yo khalito doso
(Xăng-khê dô khá-lí-tô đô-xô)

Saṃgho khamatu taṃ mamaṃ.
(Xăng-khô khá-má-tú tăng má-măng).

Nghĩa:

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ
Hai bậc Tăng Bảo: Thánh Tăng và phàm Tăng
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng Bảo,
Cúi xin Tăng Bảo xá tội ấy cho con.
(đảnh lễ một lạy
)

Bài kệ cầu nguyện

Iminā puññakammena
(Í-mí-na punh-nhá-kam-mê-ná)

Sabbe bhayā vinassantu
(Xặp-bê phá-gia wí-nát-xăn-tú)

Nibbānaṃ adhigantuṃ hi
(Níp-ba-năng á-thí-găn-tung-hí)

Sabbadukkhā pamuccāmi.
(Xặp-bá-đúc-kha pá-múc-cha-mí).

Nghĩa:

Do nhờ năng lực thiện tâm sám hối này
Cầu xin mọi tai họa hãy đều tiêu diệt
Mong chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả Niết Bàn
Con mong giải thoát mọi cảnh khổ tái sinh.

Xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới

Sau khi đọc 3 bài kệ sám hối Tam Bảo và bài kệ cầu nguyện xong, tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh đọc bài xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới như sau:

Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi
(á-hăng phăn-tê tí-xá-rá-nê-ná xá-há panh-chá-xi-lăng Thăm-măng gia-cha-mí)

 anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante.
(á-núc-ghá-hăng cắt-toa xi-lăng đê-thá mê phăn-tê).

Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi
(Đú-tí-giăm-pí á-hăng phăn-tê tí-xá-rá-nê-ná xá-há panh-chá-xi-lăng Thăm-măng gia-cha-mí

anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
(á-núc-ghá-hăng cắt-toa xi-lăng đê-thá mê phăn-tê).

Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi
 (Tá-tí-giăm-pí á-hăng phăn-tê tí-xá-rá-nê-ná xá-há panh-chá-xi-lăng Thăm-măng gia-cha-mí

anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
(á-núc-ghá-hăng cắt-toa xi-lăng đê-thá mê phăn-tê).

Nghĩa:

Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.

Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con.

Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.

Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ nhì.

Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.

Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ ba.

Phép quy y Tam Bảo và ngũ giới

Hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới bằng tiếng Pāḷi có nghĩa tiếng Việt như sau:

Ngài Đại Trưởng Lão truyền dạy rằng:

NTL: Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi (vadetha).

Sư hướng dẫn từng chữ từng câu như thế nào, con (các con) hãy nên lặp lại đúng từng chữ, từng câu như thế ấy”.

Tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh thưa rằng:

 CSN: Āma! Bhante.
(A-má phăn-tê)

Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.

Lễ bái Đức Phật

Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn đảnh lễ Đức Thế Tôn rằng:

NTL: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần)

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác (3 lần)

Tất cả người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh lặp lại theo Ngài.

CSN: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần)
 (Ná-mô tắt-xá phá-gá-vóa-tô á-rá-há-tô xăm-ma-xăm-bút-thắt-xá)

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác (3 lần)

Thọ phép quy y Tam Bảo

NTL: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.

NTL: Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.

NTL: Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí).

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.

NTL: Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Đú-tí-giăm-pí Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,
lần thứ nhì.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,
lần thứ nhì.

NTL: Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Đú-tí-giăm-pí Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,
lần thứ nhì.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,
lần thứ nhì.

NTL: Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Đú-tí-giăm-pí Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ nhì.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ nhì.

NTL: Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Tá-tí-giăm-pí Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, lần thứ ba.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, lần thứ ba.

NTL: Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Tá-tí-giăm-pí Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ ba.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ ba.

NTL: Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

CSN: Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
(Tá-tí-giăm-pí Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí)

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ ba.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ ba.

NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ. Phép quy y Tam Bảo trọn vẹn bấy nhiêu!

CSN: Āma! Bhante.
(A-má phăn-tê)

Dạ, xin vâng. Bạch Ngài.

Thọ trì ngũ giới

Sau khi thọ phép quy y Tam Bảo xong, tiếp theo thọ trì ngũ giới:

NTL: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
(Pa-na-tí-pa-ta vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sanh.

CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sanh.

NTL: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
(Á-đin-na-đa-na vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp.

CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp.

NTL: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
(Ca-mê-xú-mít-cha-cha-ra vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm.

CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm.

NTL: Musāvādā veramaṇisikkhāpada samādiyāmi.

CSN: Musāvādā veramaṇisikkhāpada samādiyāmi.
(Mú-xa-voa-đa vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí)

NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối.

CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối.

NTL: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

CSN: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
(Xú-ra-mê-rá-giá-mắt-chắp-pá-ma-đát-tha-na vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma- đí-gia-mí)

NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.

CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.

NTL: Tisaranena saha pañcasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamāden sampādetha. Phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong, rồi các con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch hoàn toàn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện pháp phát sinh.

CSN: Āma! Bhante.
(A-má phăn-tê)

Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.

NTL: Sīlena sugatiṃ yanti

Sīlena bhogasampadā
Sīlena nibbutiṃ yanti
Tasmā sīlaṃ visodhaye.

 Chúng sinh tái sinh cõi trời, nhờ giữ giới
Chúng sinh đầy đủ của cải, nhờ giữ giới
Chúng sinh giải thoát Niết Bàn, nhờ giữ giới
Vậy, các con giữ giới cho được trong sạch!

CSN: Sādhu! Sādhu!
(Xa-thu ! Xa-thu!)

Lành thay! Lành thay!

Sau khi đã thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, tiếp theo nên đọc bài kệ khẳng định không có quy y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy y nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo mà thôi, để làm cho tăng thêm đức tin như sau:

Bài kệ khẳng định quy y Tam Bảo

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
(Nắt-thí mê xá-rá-năng ăn-nhăng)

Buddho me saraṇaṃ varaṃ
(Bút-thô mê xá-rá-năng vóa-răng)

Etena saccavajjena
(Ê-tê-ná xắt-chá-voách-chê-ná)

Hotu me jayamaṅ galaṃ.
(Hô-tú mê chá-giá-măn ghá-lăng)

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ
Phật Bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.
Do nhờ năng lực của lời chân thật này
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
(Nắt-thí mê xá-rá-năng ăn-nhăng)

Dhammo me saraṇaṃ varaṃ
(Thăm-mô mê xá-rá-năng vóa-răng)

Etena saccavajjena
(Ê-tê-ná xắt-chá-voách-chê-ná)

Hotu me jayamaṅ galaṃ.
(Hô-tú mê chá-giá-măn ghá-lăng)

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ
Pháp Bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.
Do nhờ năng lực của lời chân thật này
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
(Nắt-thí mê xá-rá-năng ăn-nhăng)

Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ
(Xăng-khô mê xá-rá-năng vóa-răng)

Etena saccavajjena
(Ê-tê-ná xắt-chá-voách-chê-ná)

Hotu me jayamaṅ galaṃ.
(Hô-tú mê chá-giá-măn ghá-lăng)

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ
Tăng Bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.
Do nhờ năng lực của lời chân thật này
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Hoàn thành xong lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới bằng tiếng Pāḷi có nghĩa tiếng Việt.

3- Cách thứ ba: Hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt

Hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt.

Thật ra, điều quan trọng để thành tựu phép quy y Tam Bảo là cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng.

Khi đọc câu quy y Phật, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật.

Khi đọc câu quy y Pháp, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp.

Khi đọc câu quy y Tăng, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng.

Do đó, dù bằng tiếng Pāḷi hoặc nghĩa tiếng Việt cũng phải hiểu rõ đúng nghi lễ, biết cách thức thọ đúng theo phép quy y Tam Bảo, thì mới thành tựu được phép quy y Tam Bảo.

Nghi thức thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới bằng nghĩa tiếng Việt

Những người cận sự nam, cận sự nữ đảnh lễ Tam Bảo xong đều đồng thanh đọc bài sám hối Tam Bảo.

Sám hối Tam Bảo

Bài kệ sám hối Đức Phật Bảo

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức Phật
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật Bảo,
Cúi xin Phật Bảo xá tội ấy cho con.
(đảnh lễ một lạy)

Bài kệ sám hối Đức Pháp Bảo

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ
Hai hạng Pháp Bảo: Pháp học và Pháp hành
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp Bảo,
Cúi xin Pháp Bảo xá tội ấy cho con.
(đảnh lễ một lạy)

Bài kệ sám hối Đức Tăng Bảo

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ
Hai bậc Tăng Bảo: Thánh Tăng và phàm Tăng
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng Bảo,
Cúi xin Tăng Bảo xá tội ấy cho con.
 
(đảnh lễ một lạy)

Bài kệ cầu nguyện

Do nhờ năng lực thiện tâm sám hối này
Cầu xin mọi tai họa hãy đều tiêu diệt
Mong chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả Niết Bàn
Con mong sớm giải thoát mọi cảnh khổ sinh.

Sau khi đọc bài sám hối Tam Bảo xong, tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đều đồng thanh đọc bài xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới như sau:

Xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới

Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.

Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con.

Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.

Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ nhì.

Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.

Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ ba.

Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt như sau:

NTL: Này các con, Sư hướng dẫn từng câu như thế nào, thì các con hãy nên lặp lại đúng theo từng câu như thế ấy!

CSN: Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.

Lễ bái Đức Phật

NTL: Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác (3 lần)

CSN: Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác

(3 lần)

Thọ phép quy y Tam Bảo

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,lần thứ nhì.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,lần thứ nhì.

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,lần thứ nhì.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,lần thứ nhì.

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng,lần thứ nhì.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng,lần thứ nhì.

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,lần thứ ba.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,lần thứ ba.

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,lần thứ ba.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,lần thứ ba.

NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng,lần thứ ba.

CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng,lần thứ ba.

NTL: Phép quy y Tam Bảo trọn vẹn bấy nhiêu!

CSN: Dạ, xin vâng, kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão.

Thọ trì ngũ giới

NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sanh.

CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sanh.

NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp.

CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp.

NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm.

CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm.

NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối.

CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối.

NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.

CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.

NTL: Thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, các con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch hoàn toàn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện pháp phát sinh.

CSN: Dạ xin vâng. Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão.

NTL: Chúng sinh tái sinh cõi trời, nhờ giữ giới
Chúng sinh đầy đủ của cải, nhờ giữ giới
Chúng sinh giải thoát Niết Bàn, nhờ giữ giới
Vậy, các con giữ giới, cho được trong sạch!

CSN: Lành thay! Lành thay!

Sau khi đã thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, tiếp theo cận sự nam, cận sự nữ nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy y nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo mà thôi, để làm tăng đức tin cho càng thêm vững chắc như sau:

Bài kệ khẳng định quy y Tam Bảo

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Phật Bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Pháp Bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Tăng Bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Hoàn thành xong lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt.

Thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt, thì dễ dàng và phổ thông đến cho mọi người Việt Nam. Song không phổ thông đến cho những người cận sự nam, cận sự nữ từ các nước Phật giáo Theravāda trong một buổi lễ thuần túy Phật giáo.

Thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới (hoặc bát giới, hoặc cửu giới) hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi, đó là một trong những truyền thống từ xưa cho đến nay, được phổ thông đến cho tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ trong các nước Phật giáo Theravāda.

Trong một buổi lễ chung Phật giáo, gồm có các Phật tử từ những nước Phật giáo Theravāda đến tham dự; mặc dù mỗi nước có ngôn ngữ riêng của mình, khi Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới bằng tiếng Pāḷi, thì tất cả mọi người đều đồng thanh lặp lại theo Ngài đúng từng chữ từng câu, làm cho buổi lễ thật trang nghiêm, tạo nên bầu không khí hòa hợp thân mật giữa những người con Đức Phật, không còn phân biệt dân tộc. Bởi vì, tất cả mọi người Phật tử có chung một ngôn ngữ Pāḷi, ngôn ngữ của Đức Phật Đấng Từ Phụ Tối Thượng.

Mọi người Phật tử có bổn phận học tiếng Pāḷi để giữ gìn duy trì Phật giáo nguyên thủy. Bởi vì, Phật giáo là lời giáo huấn của Đức Phật, mà Đức Phật giáo huấn chúng sinh bằng tiếng Pāḷi, không phải thứ tiếng nào khác. Đức Phật thuyết pháp tế độ chúng sinh suốt 45 năm, kể từ khi đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác cho đến lúc Đức Phật tịch diệt Niết Bàn đã 2.548 năm qua. Giáo pháp của Đức Phật đã kết tập thành Tam Tạng và các bộ Chú giải bằng tiếng Pāḷi. Người Phật tử nào khả năng có trí nhớ, trí tuệ đặc biệt, học thuộc lòng Tam Tạng và Chú giải Pāḷi, thì vị ấy thật là đặc biệt, đáng tôn kính. Nếu không học thuộc lòng chánh pháp bằng tiếng Pāḷi được nhiều, thì ít nhất cũng nên học thuộc lòng, hiểu biết rõ được những pháp bằng tiếng Pāḷi như phép quy y Tam Bảongũ giới, hoặc bát giới, hoặc cửu giới... 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, những bài kinh tụng lễ bái Tam Bảo hằng ngày, những bài kinh Parittapāḷi... Để cho chính mình có nơi nương nhờ nơi Pháp học Phật giáo Nguyên thủy, làm duyên lành cho cả kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai, đồng thời giữ gìn duy trì pháp học Phật giáo... Chắc chắn đem lại sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa cao thượng, sự an lạc cao thượng cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai, cho đến kiếp chót chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

-ooOoo-

 

BẬC THIỆN TRÍ QUY Y TAM BẢO

Thành tựu phép quy y Tam Bảo chình là do nhờ người đệ tử hiểu biết rõ cách thức thành tựu phép quy y Tam Bảo.

Để trở thành người cận sự nam hoặc cận sự nữ là do nhờ đã thành tựu phép quy y Tam Bảo và có sự hiện diện của bậc thanh văn đệ tử của Đức Phật, kính xin ngài chứng minh và công nhận người ấy là cận sự nam (upāsaka) hoặc cận sự nữ (upāsikā) đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời trọn kiếp.

Bậc thiện trí có đức tin nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt, hiểu biết rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng; có nhận thức đúng đắn rằng: “Đức Phật cao thượng, Đức Pháp cao thượng, Đức Tăng cao thượng,” có ý nguyện muốn trở thành người cận sự nam (hoặc cận sự nữ) trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Bậc thiện trí ấy đến hầu Ngài Đại Trưởng Lão hoặc bậc thanh văn đệ tử nào như vị Đại đức, hoặc vị Tỳ khưu, vị Sadi, thậm chí người cận sự nam, cận sự nữ thiện trí trong Phật giáo; kính thỉnh quý Ngài chứng minh buổi lễ xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới của người thiện trí ấy, và tiếp theo sau đó, kính xin quý Ngài công nhận người thiện trí ấy trở thành người cận sự nam (hoặc cận sự nữ) đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời trọn kiếp.

Trường hợp đặc biệt, nếu bậc thiện trí ấy đã hiểu biết rõ cách thức thành tựu phép quy y Tam Bảo, thì bậc thiện trí ấy không kính thỉnh Ngài Trưởng lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo mà chỉ kính thỉnh Ngài chứng minh buổi lễ xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới của mình mà thôi. Bậc thiện trí tự mình làm đúng theo nghi thức xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới (hoặc bát giới, cửu giới,...) từ đầu đến cuối.

Nghi thức xin thọ phép quy y Tam Bảo

Bậc thiện trí ấy làm đúng theo nghi thức tuần tự như sau:

- Lễ bái Tam Bảo.

- Kính thỉnh Ngài Đại Trưởng Lão chứng minh buổi lễ.

- Bậc thiện trí đảnh lễ Ngài Đại Trưởng lão, rồi bạch rằng: Kính bạch (thưa) Ngài, kính xin Ngài chứng nhận những lời chân thành của con như sau:

Lễ sám hối Tam Bảo

Uttamaṅgena vande haṃ
Pādapaṃsuṃ varuttamaṃ
Buddhe yo khalito doso
Buddho khamatu taṃ mamaṃ.
Uttamaṅgena vande haṃ
Dhammañca duvidhaṃ varaṃ
Dhamme yo khalito doso
Dhammo khamatu taṃ mamaṃ.
Uttamaṅgena vande haṃ
Saṃghañca duvidhuttamaṃ
Saṃghe yo khalito doso
Saṃgho khamatu taṃ mamaṃ.

Bài kệ cầu nguyện

Iminā puññakammena
Sabbe bhayā vinassantu
Nibbānaṃ adhigantuṃ hi
Sabbadukkhā pamuccāmi.

Lễ bái Đức Phật.

Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần)

Thọ phép quy y Tam Bảo

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.

Thọ trì ngũ giới:

Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samā-diyāmi.
Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Tiếp theo đọc câu chót.

Kính xin Ngài công nhận

* Nếu là người nam, thì đọc câu chót:

“Upāsakaṃ maṃ bhavaṃ dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ”.

* Nếu là người nữ, thì đọc câu chót:

“Upāsikaṃ maṃ bhavaṃ dhāretu, ajjatagge pāṇupetā saraṇaṃ gatā”.

Kính bạch Ngài, kính xin Ngài công nhận con là người cận sự nam (upāsaka), hoặc người cận sự nữ (upāsikā) đã quy y Tam Bảo và ngũ giới, kể từ nay cho đến trọn đời trọn kiếp.

* Nếu có 2 người nam trở lên, thì câu chót là:

“Upāsake no bhavaṃ dhāretu, ajjatagge pāṇupete saraṇaṃ gate”.

* Nếu có 2 người nữ trở lên, thì câu chót là:

“Upāsikāyo no bhavaṃ dhāretu, ajjatagge pāṇupetā saraṇaṃ gatā”.

Kính bạch Ngài, kính xin Ngài công nhận chúng con là những người cận sự nam, hoặc những người cận sự nữ đã quy y Tam Bảo và ngũ giới, kể từ nay cho đến trọn đời trọn kiếp.

Lời khẳng định quy y Tam Bảo

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
Buddho me saraṇaṃ varaṃ
Etena saccavajjena
Hotu me jayamaṅgalaṃ.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
Dhammo me saraṇaṃ varaṃ
Etena saccavajjena
Hotu me jayamaṅgalaṃ.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ
Etena saccavajjena
Hotu me jayamaṅgalaṃ.

Như vậy, sau khi đã làm lễ đúng theo nghi thức thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, trước sự hiện diện của bậc thiện trí, kính thỉnh Ngài chứng minh và công nhận xong. Ngay khi ấy, người ấy chính thức trở thành người cận sự nam, hoặc cận sự nữ đã quy y Tam Bảo và ngũ giới trọn đời, trọn kiếp trong giáo pháp của Đức Phật Gotama, đồng thời trở thành vị thanh văn đệ tử là một hạng người trong tứ chúng: Tỳ khưu (bhikkhu), Tỳ khưu ni (bhikkhuni), cận sự nam (upāsaka), cận sự nữ (upāsikā) của Đức Phật Gotama.

Hương Tam quy và ngũ giới

Một hôm Ngài Đại đức Ānanda, sau khi làm phận sự thị giả phục vụ Đức Phật xong, trở về chỗ nghỉ của mình, Ngài tư duy rằng: Trong đời này, hương thơm có 3 loại [5]: Hương thơm của rễ cây, hương thơm của lõi cây, hương thơm của các loài hoa; những hương thơm này tỏa ra bay thuận theo chiều gió, không thể bay ngược chiều gió. Vậy có thứ hương thơm nào có thể tỏa ra bay ngược chiều gió hay không?

Để giải đáp điều thắc mắc của mình, Ngài Đại đức Ānanda đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch hỏi Đức Thế Tôn rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, có loại hương thơm nào tỏa ra bay thuận chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được, loại hương thơm ấy có trong đời này hay không? Bạch Ngài.

- Này Ānanda, trong đời này có loại hương thơm tỏa ra bay thuận theo chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được.

Đại đức Ānanda bạch tiếp rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, loại hương thơm nào mà có thể tỏa ra bay thuận theo chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được? Bạch Ngài.

- Này Ānanda, trong đời này, người cận sự nam, cận sự nữ ở trong xóm, ở trong làng, trong tỉnh... nào, là người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo. Là người có tác ý thiện tâm tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp.

Là người có giới hạnh trong sạch và trọn vẹn, có thiện pháp phát triển, không có tâm keo kiệt bủn xỉn trong của cải của mình, có thiện tâm hoan hỷ trong việc làm phước thiện bố thí, với đôi bàn tay dịu dàng, đáp ứng đúng với nhu cầu của những người thọ thí.

Đối với người cận sự nam, cận sự nữ ấy được các Samôn, Bàlamôn khắp mọi nơi, mọi phương hướng, đều tán dương ca tụng giới đức của họ rằng:

“Người cận sự nam, cận sự nữ ở trong xóm, trong làng, là người quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo. Là người có tác ý thiện tâm tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp.

Là người có giới hạnh trong sạch và trọn vẹn, có thiện pháp phát triển, không có tâm keo kiệt bủn xỉn trong của cải của mình, có thiện tâm hoan hỷ trong việc làm phước thiện bố thí với đôi bàn tay dịu dàng, đáp ứng đúng với nhu cầu của những người thọ thí”.

Chư thiên khắp mọi nơi cũng đều tán dương ca tụng người cận sự nam, cận sự nữ ấy, như các Samôn, Bàlamôn đã tán dương ca tụng vậy.

Này Ānanda, đó là loại hương thơm có thể tỏa ra bay thuận theo chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được vậy.

Đức Phật thuyết dạy bài kệ rằng:

“Na pupphagandho paṭivātameti
 Na candanaṃ tagaramallikā vā
 Satañca gandho paṭivātameti
 Sabbā disā sappuriso pavāyati.

Candanaṃ tagaraṃ vāpi
 Uppalaṃ atha vassikī
 Etesaṃ gandhajātānaṃ
Sīlagandho anuttaro”.

Hương thơm các loài hoa
Tỏa ra thuận chiều gió
Không ngược chiều bao giờ!
Hương trầm, hương lõi khác
Cũng không bay ngược chiều,
Nhưng hương bậc thiện trí
Đức Phật, chư Thánh Tăng
Lan tỏa ra mọi nơi
Thuận chiều lẫn ngược chiều
Khắp bốn phương, tám hướng.
Hương trầm, hương lõi cây,
Hương sen, hương hoa lài,
Tất cả mọi mùi hương
Không sánh được hương giới
Hương của giới cao thượng
[6]
Hơn tất cả mọi hương.

-ooOoo-

 

Ân đức Thầy (Ācariyaguṇa)

Ân đức Phật vô lượng, Ân đức Pháp vô lượng, Ân đức Tăng vô lượng; để biết được Ân đức Tam Bảo vô lượng, người đệ tử cần phải đến nương nhờ vị tôn sư của mình để học hỏi, và vị tôn sư cũng tận tâm dạy dỗ, thì người đệ tử mới có được sự hiểu biết trở thành bậc đa văn túc trí. Cho nên, đối với người đệ tử Ân đức Thầy cũng là vô lượng, người đệ tử muốn đền đáp Ân đức của Thầy một cách xứng đáng, không phải là việc dễ làm.

Thật vậy, nên tìm hiểu qua đoạn kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta [7] và Chú giải được tóm lược như sau:

Mahāpajāpatigotamī là chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana cũng là bà dì ruột của Đức Phật.

Sau khi chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, lần đầu tiên Đức Phật ngự trở về kinh thành Kapilavatthu, theo lời thỉnh mời của Đức vua cha là Suddhodana. Đức Phật thuyết pháp tế độ Đức vua cha chứng đắc thành bậc Thánh Nhất Lai, và bà Mahāpajāpatigotamī chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, cùng thân quyến trong dòng Sakya chứng đắc thành bậc Thánh Nhân rất đông.

Mahāpajāpatigotamī là người dì ruột cũng là nhũ mẫu của Thái tử Siddhattha, sau khi Thái tử đản sanh được bảy ngày, thì bà Mahā-mayādevī, thân mẫu của Ngài quy thiên.

Mahāpajāpatigotamī được chọn làm nhũ mẫu của Thái tử, thì bà giao Hoàng tử Nanda (hạ sanh sau Thái tử Siddhattha 2-3 ngày) cho nhũ mẫu khác nuôi nấng dưỡng dục, còn bà làm bổn phận nhũ mẫu nuôi nấng dưỡng dục Thái tử Siddhattha khôn lớn.

Thái tử Siddhattha sống tại cung điện đến năm 29 tuổi mới xuất gia, năm 35 tuổi Ngài chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, một năm sau Đức Thế Tôn ngự trở về kinh thành Kapilavatthu.

Mahāpajāpatigotamī chiêm ngưỡng kim thân Đức Phật có 32 tướng tốt của bậc Đại Nhân và 80 tướng tốt phụ, phát sinh đức tin trong sạch và vô cùng hoan hỷ, rồi suy nghĩ rằng: “Ta muốn dâng y đến Đức Phật; trong kinh thành Rājagaha có rất nhiều thứ vải tốt mà ta không hài lòng, ta muốn tự tay kéo sợi dệt thành tấm vải, thì ta mới hài lòng hoan hỷ nhiều”.

Để thực hiện ý định của mình, bà đã dệt xong được hai tấm vải, bà đến chầu Đức vua Suddhodana, xin phép đem hai tấm vải đến kính dâng Đức Phật.

Đức Phật đang ngự tại ngôi chùa Nigrodhārāma gần kinh thành Kapilavatthu. Khi ấy bà Mahāpajāpatigotamī đội trên đầu một cái hộp có hai tấm vải quý giá đến hầu đảnh lễ Đức Phật xong, ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, hai tấm vải mới này, chính tự tay con đã kéo sợi dệt xong, con có tác ý thiện tâm kính dâng lên Đức Thế Tôn. Kính xin Đức Thế Tôn có tâm đại bi tế độ, thọ nhận hai tấm vải y mới này của con, bạch Ngài.

Nghe bà bạch như vậy, Đức Thế Tôn truyền dạy rằng:

“Saṃghe Gotami dehi, saṃghe te dinne ahañceva pūjito bhavissāmi saṃgho ca”.

(Này nhũ mẫu Gotami, hãy nên kính dâng đến chư Tăng, khi nhũ mẫu đã kính dâng đến chư Tăng rồi, sẽ là cúng dường đến Như Lai và cúng dường đến chư Tăng).

Mahāpajāpatigotamī bạch lặp lại như lần trước, đến lần thứ ba, và Đức Thế Tôn cũng truyền dạy bà đến lần thứ ba như trên.

Nghe Đức Thế Tôn truyền dạy như vậy, Ngài Đại đức Ānanda bèn bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, kính xin Ngài thọ nhận hai tấm vải của bá mẫu Mahāpajāpatigotamī.

Kính bạch Ngài, bá mẫu Mahāpajāpatigotamī là bà dì ruột của Ngài, bà có nhiều Ân đức đối với Ngài; khi Ngài đản sanh 7 ngày, thì Phật mẫu quy thiên, chính bà là nhũ mẫu đã hiến dâng đôi bầu sữa ngon lành, để nuôi nấng dưỡng dục Ngài đến khi lớn khôn.

Kính bạch Đức Thế Tôn, và Ngài cũng có nhiều Ân đức đối với bá mẫu Mahāpajāpatigotamī nữa.

Kính bạch Ngài, được nương nhờ nơi Ngài, bá mẫu Mahāpajāpatigotamī đã quy y Phật Bảo, quy y Pháp Bảo, quy y Tăng Bảo.

Kính bạch Ngài, được nương nhờ nơi Ngài, bá mẫu Mahāpajāpatigotamī có tác ý thiện tâm tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh dể duôi.

Kính bạch Ngài, được nương nhờ nơi Ngài, bá mẫu Mahāpajāpatigotamī có đức tin hoàn toàn trong sạch vững chắc không lay chuyển nơi Đức Thế Tôn; có đức tin hoàn toàn trong sạch vững chắc không lay chuyển nơi Đức Pháp, có đức tin hoàn toàn trong sạch vững chắc không lay chuyển nơi Đức Tăng, có đầy đủ trọn vẹn giới mà chư Thánh Nhân yêu quý.

Kính bạch Ngài, được nương nhờ nơi Ngài, bá mẫu Mahāpajāpatigotamī đã đoạn tuyệt được hoài nghi trong Khổ Đế, đã đoạn tuyệt được hoài nghi trong Nhân Sanh Khổ Đế, đã đoạn tuyệt được hoài nghi trong Niết Bàn Diệt Khổ Đế, đã đoạn tuyệt được hoài nghi trong Đạo Đế, pháp hành chứng ngộ Niết Bàn diệt Khổ Đế (chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu).

Đức Phật truyền dạy rằng:

- Này Ānanda, sự thật đúng như vậy!

Này Ānanda, người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, đã được đến quy y Phật Bảo, đã được đến quy y Pháp Bảo, đã được đến quy y Tăng Bảo.

Này Ānanda, Như Lai không thuyết dạy rằng: Sự đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy bằng sự lễ bái, đón rước, chắp tay, cung kính cúng dường bằng y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh của người đệ tử đối với vị Thầy ấy.

Này Ānanda, người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, có được tác ý thiện tâm tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh dể duôi.

Này Ānanda, Như Lai không thuyết dạy rằng: Sự đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy bằng sự lễ bái, đón rước, chắp tay, cung kính cúng dường bằng y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh của người đệ tử đối với vị Thầy ấy.

Này Ānanda, người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, có đức tin hoàn toàn trong sạch vững chắc nơi Đức Phật, nơi Đức Pháp, nơi Đức Tăng, không lay chuyển; có đầy đủ trọn vẹn giới mà chư Thánh Nhân yêu quý.

Này Ānanda, Như Lai không thuyết dạy rằng: Sự đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy bằng sự lễ bái, đón rước, chắp tay, cung kính cúng dường bằng y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh của người đệ tử đối với vị Thầy ấy.

Này Ānanda, người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, đã diệt được hoài nghi trong Khổ Đế, đã diệt được hoài nghi trong Nhân Sanh Khổ Đế, đã diệt được hoài nghi trong Niết Bàn Diệt Khổ Đế, đã diệt được hoài nghi trong Đạo Đế, pháp hành chứng ngộ Niết Bàn diệt Khổ Đế.

Này Ānanda, Như Lai không thuyết dạy rằng: Sự đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy bằng sự lễ bái, đón rước, chắp tay, cung kính cúng dường bằng y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh của người đệ tử đối với vị Thầy ấy.

Qua đoạn kinh trên và phần Chú giải tóm lược:

Mahāpajāpatigotamī chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn có 32 tướng tốt của bậc Đại nhân và 80 tướng tốt phụ. Bà vô cùng hoan hỷ, phát sinh tác ý thiện tâm muốn dâng y đến Đức Phật. Tấm vải y không phải do người khác dệt, mà phải chính tự tay của bà dệt, thì mà mới hài lòng hoan hỷ nhiều. Bà đã thực hiện đúng theo nguyện vọng của mình, bà đã dệt được hai tấm vải mới thật là tốt đẹp, vô giá, rồi bà đặt hai tấm vải ấy vào trong cái hộp ướp nước hoa thơm xong, bà đến chầu Đức vua và tâu rằng:

Mayhaṃ puttassa cīvarasāṭakaṃ gahetvā gamissāmi”.

(Tâu Hoàng thượng! Thần thiếp sẽ đem vải y này, kính dâng đến vị Quý tử của chúng ta).

Đức vua truyền lệnh sửa sang trang hoàng con đường từ cung điện đến ngôi chùa Nigrodhārāma rất đẹp đẽ, rồi cho một đoàn tùy tùng hộ giá bà chánh cung Hoàng hậu Mahāpajāpatigotamī đến ngôi chùa Nigrodhārāma.

Mahāpajāpatigotamī đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, hai tấm vải mới này, chính tự tay con đã kéo sợi dệt xong, con có tác ý thiện tâm kính dâng lên Đức Thế Tôn. Kính xin Ngài có tâm đại bi tế độ thọ nhận hai tấm vải mới này của con. Bạch Ngài.

Nghe bà bạch như vậy, Đức Thế Tôn truyền dạy rằng:

“Này nhũ mẫu Gotami, hãy nên kính dâng đến chư Tăng, khi nhũ mẫu đã kính dâng đến chư Tăng rồi, sẽ là cúng dường đến Như Lai và cúng dường đến chư Tăng...”.

Thật ra bà Mahāpajāpatigotamī có tác ý thiện tâm kính dâng hai tấm vải mới đến Đức Phật, không chỉ tỏ lòng tôn kính tri ân Đức Phật, mà còn ẩn chứa một tình mẫu tử thiêng liêng và sâu sắc nữa. Cho nên, bà khẩn khoản bạch với Đức Thế Tôn rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, con sẽ lấy những tấm vải y từ trong kho kính cúng dường đến hằng trăm Tỳ Khưu, hằng ngàn Tỳ Khưu, hằng trăm ngàn Tỳ Khưu Tăng. Nhưng còn hai tấm vải y mới này, chính tự tay con đã kéo sợi dệt thành, con có tác ý thiện tâm kính dâng lên Đức Thế Tôn; kính xin Ngài có tâm đại bi tế độ thọ nhận hai tấm vải y nơi này của con. Bạch Ngài.

Dù bà Mahāpajāpatigotamī tha thiết khẩn khoản, nhưng Đức Thế Tôn vẫn khuyên dạy bà nên kính dâng hai tấm vải y mới đến chư Tăng, bởi những lý do chính như sau:

* Đức Phật muốn tế độ nhũ mẫu tăng trưởng phước thiện (mātari anukampāya)

Đức Phật tuyên dạy bà Mahāpajāpatigotamī:

Saṃghe Gotami dehi”.

(Này nhũ mẫu Gotami, hãy nên kính dâng đến chư Tỳ Khưu Tăng).

Đức Phật biết rõ rằng: Tác ý thiện tâm 3 thời: (pubbacetanā: tác ý trước khi cúng dường; muñcacetanā: tác ý đang khi cúng dường; paracetanā: tác ý sau khi cúng dường) của nhũ mẫu phát sinh, hướng tâm cúng dường đến Như Lai rồi, nay cộng thêm tác ý thiện tâm 3 thời của nhũ mẫu phát sinh, hướng tâm cúng dường đến chư Tỳ Khưu Tăng nữa; như vậy, tất cả 6 tác ý thiện tâm của nhũ mẫu phát sinh, hướng tâm cúng dường đến Như Lai và chư Tỳ Khưu Tăng là đối tượng cùng một lúc, sẽ được tăng trưởng phước thiện, sẽ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài đến cho nhũ mẫu.

Thật ra, những bậc xứng đáng được cúng dường hơn Đức Phật không co, cả trong thế giới này, lẫn toàn thể thế giới khác, vì Đức Phật là Bậc cao thượng nhất trong toàn thế giới chúng sinh. Người thí chủ có đức tin trong sạch cúng dường đến Đức Phật, chắc chắn được phước thiện cao thượng, có quả báu cao thượng.

Trong trường hợp bà Mahāpajāpatigotamī, Đức Phật muốn cho bà tăng trưởng phước thiện, nên truyền dạy bà dâng cúng dường đến chư Tỳ Khưu Tăng có Đức Phật chủ trì; đó là sự cúng dường đến Đức Phật cùng chư Tỳ Khưu Tăng, như Đức Phật dạy: “Khi nhũ mẫu đã kính cúng dường đến chư Tăng rồi, sẽ là cúng dường đến Như Lai và cúng dường đến chư Tăng”. Như vậy bà sẽ được tăng trưởng phước thiện, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

* Đức Phật muốn tế độ chư Tỳ Khưu Tăng

Đức Phật tuyên dạy bà Mahāpajāpatigotamī rằng:

Saṃghe Gotami dehi”.

(Này nhũ mẫu Gotami, hãy nên kính dâng đến chư Tỳ Khưu Tăng).

Đức Phật muốn tế độ chư Tỳ Khưu Tăng, Ngài muốn cho tất cả mọi chúng sinh nói chung, mọi người nói riêng, cả trong thời hiện tại lẫn trong thời vị lai có đức tin trong sạch, có lòng tôn kính đến chư Tỳ Khưu Tăng. Đức Phật biết rõ rằng: Ngài sẽ tịch diệt Niết Bàn, Phật giáo sẽ tồn tại và được gìn giữ duy trì do nhờ nơi chư Tỳ Khưu Tăng, mà chư Tỳ Khưu Tăng tồn tại lâu dài được là nhờ những người cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch, có lòng tôn kính đến chư Tỳ Khưu Tăng. Những người cận sự nam, cận sự nữ ấy là thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường những thứ vật dụng cần thiết đến chư Tỳ Khưu Tăng như y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh..., để chư Tỳ Khưu Tăng duy trì sinh mạng, cố gắng tinh tấn học pháp học Phật giáo, hành pháp hành Phật giáo, và duy trì pháp thành Phật giáo được trường tồn đến 5.000 năm trên thế gian này, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài đến tất cả chúng sinh, nhất là chư thiên và nhân loại. Do đó, Đức Phật có tâm đại bi tế độ chư Tỳ Khưu Tăng.

Ngài Đại đức Ānanda không hiểu được ý nghĩ của Đức Phật, Ngài chỉ có nhận thức rằng: Đức Phật là Bậc Tối Thượng xứng đáng thọ nhận những lễ vật cúng dường của chúng sinh không một ai sánh được. Cho nên, Ngài thỉnh cầu Đức Phật thọ nhận hai tấm vải mới của bà Mahāpajāpatigotamī, để cho bà có được nhiều phước thiện cao thượng, sẽ có được nhiều quả báu cao thượng, sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài phát sinh đến cho bà.

Đức Phật biết rõ bà Mahāpajāpatigotamī có tác ý thiện tâm cúng dường đến cho Ngài rồi, nay cộng thêm tác ý thiện tâm cúng dường đến chư Tỳ Khưu Tăng nữa, thì phước thiện bố thí của bà càng tăng trưởng gấp bội phần, sẽ phát sinh sự lợi ích, sự tiến hóa, dự an lạc lâu dài đến cho bà.

-ooOoo-

 

Ân đức Thầy vô lượng

Người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, được thọ phép quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, (bát giới, cửu giới...) có đức tin trong sạch vững chắc nơi Đức Phật, nơi Đức Pháp, nơi Đức Tăng không lay chuyển, được chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn.

Đức Phật dạy rằng: “Na suppaṭikāraṃ vadāmi ti paccupakāraṃ na sukaraṃ vadāmi”.

(Như Lai dạy:Người đệ tử muốn đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy của mình, không phải là việc dễ làm”).

Như vậy, dù người đệ tử có hành vi cử chỉ phục vụ tận tình đối với vị Thầy của mình đến đâu đi nữa như:

Abhivādana: Khi gặp vị Thầy, người đệ tử cung kính đảnh lễ Thầy; khi biết vị Thầy đang ở hướng nào, người đệ tử quay mặt về hướng ấy cung kính đảnh lễ Thầy trước khi đi, đứng, ngồi, nằm ...; khi nằm luôn luôn quay đầu về hướng vị Thầy của mình đang ở.

Paccuṭṭhāna: Khi nhìn thấy vị Thầy từ xa đến, người đệ tử đứng dậy, đi đến đón rước Thầy; nếu vị Thầy có đem theo vật gì nặng, thì người đệ tử mang hộ vật ấy cho Thầy; lấy nước rửa chân cho Thầy, lau chân xong thỉnh Thầy ngồi một nơi cao quý, rồi cung kính đảnh lễ Thầy, phục vụ Thầy một cách chu đáo.

Añjalikamma: Khi gặp vị Thầy, người đệ tử cung kính đưa hai tay chắp lên trán lễ bái Thầy, khi Thầy khuyên dạy, người đệ tử chắp hai tay để ngang ngực, cung kính lắng nghe lời giáo huấn của Thầy. Khi biết vị Thầy đang ở hướng nào, người đệ tử quay mặt về hướng ấy cung kính chắp hai tay lên trán lễ bái Thầy trước khi đi, đứng, ngồi, nằm; khi nằm luôn luôn quay đầu về hướng vị Thầy của mình đang ở.

Sāmicikamma: Người đệ tử hộ độ cúng dường đến cho Thầy những thứ vật dụng cần thiết như y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh, thuốc trị bệnh...

Dù người đệ tử cúng dường y phục quý giá, vật thực ngon lành, chỗ ở sang trọng, thuốc ngừa bệnh, thuốc trị bệnh hảo hạng... với những thứ vật dụng ấy nhiều đến nổi tràn đầy khắp toàn cõi thế giới này, chất chồng cao đến đỉnh núi Sineru (Tu Di Sơn), cũng vẫn chưa có thể gọi là đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy.

* Tại sao?

Bởi vì, Ân đức Thầy vô lượng. Cho nên, người đệ tử không thể nào đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy, như Chú giải dạy:

Paccupakāraṃ na sukaraṃ vadāmi”.

(Như Lai dạy: Người đệ tử muốn đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy của mình không phải là việc dễ làm).

Tám dòng phước thiện

Phép quy y Tam Bảo và ngũ giới không những là nơi quy y nương nhờ cao thượng và giới bảo vệ an toàn cho những người cận sự nam, cận sự nữ, mà còn là tám dòng phước thiện cao quý đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho mình và cho tất cả chúng sinh.

Tám dòng phước thiện ấy được Đức Phật thuyết dạy trong bài kinh Abhisandasutta [8] ý nghĩa như sau:

- Này chư Tỳ Khưu, tám dòng phước thiện này sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Tám dòng phước thiện ấy là thế nào?

1) Này chư Tỳ Khưu, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã đến kính xin quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo.

Này chư Tỳ Khưu, đó là dòng phước, dòng thiện thứ nhất ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

2) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã đến kính xin quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo.

Này chư Tỳ Khưu, đó là dòng phước, dòng thiện thứ nhì ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

3) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã đến kính xin quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo.

Này chư Tỳ Khưu, đó là dòng phước, dòng thiện thứ ba ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Này chư Tỳ Khưu, năm loại bố thí gọi là đại thí cao quý mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Năm loại đại thí ấy là thế nào?

4) Này chư Tỳ Khưu, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự sát sanh, hoàn toàn tránh xa sự sát sanh.

Này chư Tỳ Khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự sát sanh, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (sinh mạng của tất cả chúng sinh), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình.

Này chư Tỳ Khưu, đó là sự bố thí thứ nhất gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Này chư Tỳ Khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tư ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

5) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự trộm cắp, hoàn toàn tránh xa sự trộm cắp.

Này chư Tỳ Khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự trộm cắp, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (của cải người khác), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình.

Này chư Tỳ Khưu, đó là sự bố thí thứ nhì gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Này chư Tỳ Khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ năm ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

6) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự tà dâm, hoàn toàn tránh xa sự tà dâm.

Này chư Tỳ Khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự tà dâm, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (vợ, chồng, con cái của người khác), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi người vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình

Này chư Tỳ Khưu, đó là sự bố thí thứ ba gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Này chư Tỳ Khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ sáu ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

7) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự nói dối, hoàn toàn tránh xa sự nói dối.

Này chư Tỳ Khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự nói dối, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (không gây thiệt hại), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình.

Này chư Tỳ Khưu, đó là sự bố thí thứ tư gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ, được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Này chư Tỳ Khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ bảy ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

8) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự uống rượu và các chất say là nhân sanh dể duôi trong mọi thiện pháp, hoàn toàn tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sanh dể duôi trong mọi thiện pháp.

Này chư Tỳ Khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sanh dể duôi trong mọi thiện pháp, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (không gây ra tai hại) bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình.

Này chư Tỳ Khưu, đó là sự bố thí thứ năm gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ, được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Này chư Tỳ Khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tám ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Này chư Tỳ Khưu, đó là tám dòng phước, dòng thiện này sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc, đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Trong bài kinh này, Đức Phật thuyết giảng phép quy y Tam Bảo và ngũ giới gọi là tám dòng phước, dòng thiện như sau:

Aṭṭhime bhikkhave puññābhisandā kusalābhisandā...”.

(Này chư Tỳ Khưu, tám dòng phước, dòng thiện...).

Abhisanda: dòng; dòng là một danh từ cụ thể, diễn tả sự trôi chảy không ngừng. Trong bài kinh này, Đức Phật đã cụ thể hóa phép quy y Tam Bảo và ngũ giới gọi là tám dòng phước (puññābhisandā), dòng thiện (kusalābhisandā) thuộc về đại thiện tâm sinh rồi diệt, trôi chảy từ kiếp hiện tại đến vô lượng kiếp vị lai. Trong mỗi kiếp, dù sắc thân (thuộc sắc pháp) có thay đổi thế nào đi nữa, còn phần tâm (thuộc danh pháp) vẫn sinh rồi diệt không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, thì tám dòng phước, dòng thiện này vẫn có khả năng cho quả an lạc tùy theo kiếp tái sinh và cõi tái sinh.

Như chúng ta đã từng thấy các con gia súc như con voi báu, con ngựa báuđược nuôi nấng tử tế, có đồ trang sức lộng lẫy, để Đức vua sử dụng làm phương tiện đi lại, hoặc những con chó, con mèo được nuôi nấng chăm sóc đàng hoàng tử tế vv... Đó chính là quả của dòng phước dòng thiện của những con gia súc ấy. Chúng đã từng tạo phước thiện từ kiếp quá khứ, nay kiếp hiện tại, dù chúng là loài súc sanh, vẫn hưởng được quả của phước thiện mà chúng đã tạo từ những kiếp trước.

Như vậy, tám dòng phước, dòng thiện này trôi chảy từ kiếp hiện tại sang vô lượng kiếp vị lai, cho đến kiếp trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, khi ấy mới ngừng chảy; bởi vì bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, đồng thời chấm dứt khổ tái sinh kiếp sau, nghĩa là chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

-ooOoo-

 

ĐOẠN KẾT

Trong kinh Tam Bảo (Ratanasutta), Đức Phật dạy câu kệ rằng:

“Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
 Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
 Na no samaṃ atthi Tathāgatena
 Idampi Buddhe ratamaṃ paṇītaṃ
 Etena saccena suvatthi hotu”.

Châu báu vô giá nào trong cõi người,
Cõi Long vương, cõi dục giới, sắc giới
Tất cả mọi châu báu vô giá ấy
Không thể sánh bằng Đức Phật cao thượng,
Phật Bảo này là châu báu vô thượng
Do năng lực của lời chân thật này
Cầu mong toàn chúng sinh được an lạc.

Trong bài kinh Pubbaṇhasutta, có 3 câu kệ: Câu thứ nhất giống câu trên, còn câu nhì và câu ba là:

Câu thứ nhì:

“Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
 Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
 Na no samaṃ atthi Tathāgatena
 Idampi Dhamme ratamaṃ paṇītaṃ
 Etena saccena suvatthi hotu”.

Châu báu vô giá nào trong cõi người,
Cõi Long vương, cõi dục giới, sắc giới
Tất cả mọi châu báu vô giá ấy
Không thể sánh bằng Đức Pháp cao thượng,
Pháp Bảo này là châu báu vô thượng
Do năng lực của lời chân thật này
Cầu mong toàn chúng sinh được an lạc.

Câu thứ ba:

“Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
 Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
 Na no samaṃ atthi Tathāgatena
 Idampi Saṃghe ratamaṃ paṇītaṃ
 Etena saccena suvatthi hotu”.

Châu báu vô giá nào trong cõi người,
Cõi Long vương, cõi dục giới, sắc giới
Tất cả mọi châu báu vô giá ấy,
Không thể sánh bằng Đức Tăng cao thượng,
Tăng Bảo này là châu báu vô thượng.
 Do năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong toàn chúng sinh được an lạc.

Trong ba câu kệ trên danh từ “Tathāgatena” ý nghĩa theo từng mỗi câu kệ.

Câu kệ thứ nhất: Tathāgatena có ý nghĩa là Đức Phật Bảo cao thượng hơn tất cả các loại châu báu vô giá trong cõi người, cõi Long vương, cõi trời dục giới và cõi trời sắc giới.

Câu kệ thứ nhì: Tathāgatena có ý nghĩa là Đức Pháp Bảo đó là pháp học và 9 pháp Siêu tam giới cao thượng hơn tất cả các loại châu báu vô giá trong cõi người, cõi Long vương, cõi trời dục giới và cõi trời sắc giới.

Câu kệ thứ ba: Tathāgatena có ý nghĩa là Đức Tăng Bảo đó là chư Thánh Tăng và phàm Tăng cao thượng hơn tất cả các loại châu báu vô giá trong cõi người, cõi Long vương, cõi trời dục giới và cõi trời sắc giới.

Như vậy, người nào có duyên lành, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt đến thọ phép quy y Tam Bảo, nương nhờ nơi Tam Bảo , thì người ấy sẽ trở thành người cận sự nam, hoặc cận sự nữ được gần gũi thân cận với Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, Tam Bảo cao thượng , được sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa trong mọi thiện pháp từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp, cho đến Siêu tam giới thiện pháp cao thượng, sự an lạc cao thượng cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai, cho đến kiếp cuối cùng chứng đắc 4 Thánh Đạo, thành tựu được phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, chứng đắc 4 Thánh Quả và Niết Bàn trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng, hết tuổi thọ sẽ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Patthanā

Iminā puññakammena
Sukhī bhavāma sabbadā
Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo
Loke sattā sumaṅgalā
Vietnam raṭṭhikā sabbe
Janā pappontu sāsane
Vuḍḍhiṃ viruḷhivepullaṃ
Patthayāmi nirantaraṃ.

Do nhờ phước thiện thanh cao này,
Cho chúng con thường được an lạc
Cầu mong chánh pháp được trường tồn
Tất cả chúng sinh được hạnh phúc.
Dân tộc Việt Nam được phát triển,
Tiến hóa hưng thịnh trong Phật giáo,
Bần sư cầu nguyện với tâm thành,
Ngày đêm, đêm ngày không ngừng nghỉ.

Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo lokasmiṃ
Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo VietNamraṭṭhasmiṃ.

Nguyện cầu chánh pháp được trường tồn trên thế gian,
Nguyện cầu chánh pháp được trường tồn trên Tổ quốc Việt nam thân yêu.

Tỳ khưu Hộ Pháp
Mùa an cư nhập hạ PL: 2548/2004
Thiền viện Viên Không
Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành
Bà Rịa-Vũng Tàu

-ooOoo-

 

PHẦN PHỤ LỤC

CÁCH PHÁT ÂM MẪU TỰ PĀḶI

Tiếng Pāḷi gồm có 41 mẫu tự, chia làm 2 loại:

I- Nguyên âm gồm có 8 mẫu tự: a, ā, i, ī, u, ū, e, o.

* 8 nguyên âm này chia làm hai loại:

1) 3 nguyên âm đọc giọng ngắn, thời gian 1 lần nháy mắt.

Nguyên âm Pāḷi

a

i

u

Cách phát âm

á

í

ú

2) 5 nguyên âm đọc giọng dài gấp đôi, thời gian 2 lần nháy mắt:

Nguyên âm Pāḷi

ā

ī

ū

e

o

Cách phát âm

a-a

i-i

u-u

ê-ê

ô-ô

 

II- Phụ âm gồm có 33 phụ âm, chia thành nhóm như sau:

1

ka

kha

ga

gha

Phát âm ở cổ

khá

ghá

ngá

2

ca

cha

ja

jha

ña

Phát âm ở đóc họng

chá

schá

chá

schá

nha

3

ṭa

ṭha

ḍa

ḍha

ṇa

Phát âm cong đầu lưỡi trên hàm ếch

thá

đá

thá

4

ta

tha

da

dha

na

Phát âm đặt đầu lưỡi vào 2 đầu răng

ta

thá

đá

thá

5

pa

pha

ba

bha

ma

Phát âm ở hai đầu môi

phá

phá

 

ya

ra

la

va

sa

ha

ḷa

giá

vóa

ân

 

Thực ra, 33 phụ âm này được phiên âm cách phát âm rất khó chuẩn. Nên học tập cách phát âm trực tiếp với thầy dạy.

Cách phát âm

41 mẫu tự Pāḷi chia làm 6 cách phát âm:

1) Những nguyên âm và phụ âm phát âm ở cổ, có 8 âm: a, ā, ka, kha, ga, gha, ṅ, ha.

2) Những nguyên âm và phụ âm phát âm ở đóc họng, có 8 âm: i, ī, ca, cha, ja, jha, ña, ya.

3) Những phụ âm phát âm bằng cách cong đầu lưỡi ở hàm ếch, khi phát âm đánh đầu lưỡi ra ngoài, có 7 phụ âm: ṭa, ṭha, ḍa, ḍha, ṇa, ra, ḷa.

4) Những phụ âm phát âm bằng cách đặt đầu lưỡi ở 2 đầu răng, khi phát âm đồng thời hở 2 đầu răng, có 7 phụ âm là: ta, tha, da, dha, na, la, sa.

5) Những nguyên âm và phụ âm phát âm ở 2 đầu môi (miệng ngậm lại), khi phát âm đồng thời hở đầu môi, có 7 âm: u, ū, pa, pha, ba, bha, ma.

6) Phụ âm (ṃ) m có dấu chấm ở bên dưới phát âm nơi lỗ mũi, khi phát âm 2 đầu môi ngậm lại. Phụ âm này thường theo sau 3 nguyên âm là: aṃ, iṃ, uṃ.

Những nguyên âm phụ âm phát sinh 2 nơi:

- Nguyên âm “ê phát âm nơi cổ và đóc họng.

- Nguyên âm “ô phát âm nơi cổ và môi.

Phụ âm “vaphát âm nơi răng và môi.

Cách đọc tiếng Pāḷi

Tiếng Pāḷi có một thứ tiếng, mà mỗi chữ có nhiều mẫu tự. Cách phát âm ghép đọc theo mỗi mẫu tự: có danh từ nguyên âm đứng đầu mỗi chữ; có danh từ phụ âm đứng đầu mỗi chữ.

- Khi nguyên âm đứng đầu riêng biệt, không ghép với phụ âm sau.

Ví dụ: a-kata (á-ká-tá): không làm, ā-kāsa (a-ka-xa): hư không...

- Khi nguyên âm đứng đầu ghép với phụ âm đứng sau

Ví dụ: akka (ăc-cá): mặt trời, icchā (íc-cha): mong muốn...

- Khi phụ âm đơn đứng đầu ghép với nguyên âm sau.

Ví dụ: ka kā ki kī ku kū ke ko (cá) (ca) (cí) (ci) (cú) (cu) (cê) (cô)

Ví dụ: kaṭa (cá-tá): chiếc chiếu, gata (gá-tá): đã đi...

- Khi phụ âm ghép với nguyên âm trước.

Ví dụ: gacchati (gắt-chá-tí): đi, Cakkhu (chắc-khú): mắt...

Cách phát âm một danh từ Pāḷi có hai cách:

- Phụ âm đơn ghép với nguyên âm:

Ví dụ: Karoti(ca-rô-tí): làm, hành động, Kāyasucarita (ca-giá-xú-chá-rí-tá): thân hành thiện

- Hai phụ âm ghép vào nhau, thì nguyên âm của phụ âm trước bị xóa, còn lại phụ âm ấy ghép vào nguyên âm của phụ âm trước.

Ví dụ: ka + ka = kka trong danh từ cakka (chắc-cá) bánh xe...

Nếu trường hợp còn lại phụ âm ấy mà không có nguyên âm trước, thì phụ âm ấy ghép chung vào phụ âm sau.

Ví dụ: da + ra = dra trong danh từ Indriya (in-drí-giá) chủ, căn...

Hai phụ âm ghép vào nhau phải đúng theo quy tắc mới thành danh từ Pāḷi và có ý nghĩa.

-ooOoo-

 

Bảng ghép hai phụ âm Pài

 

Phụ âm ghép

Ví dụ

Cách phát âm

Ý nghĩa

ka+ka = kka

Cakka

Chắc- cá

Bánh xe

ka+kha = kkha

dukkha

Đúc-khá

khổ

ka+ya = kya

Sakya

Xắc-kgiá

Dòng họ Skya

ka+ri = kri

Kriyā

Kri-giá

Hành động

ka+la = kla

klesa

Klê-xá

Phiền não

ka+va = kva

Kvattho?

Quắt-thô

Có lợi ích gì ?

kha+ya = khya

ākhyāta

a-khgia-tá

Động từ

kha+va = khva

Ahaṃkhvajja

Ahăng kh-wắt chá

Ngày hôm nay, tôi

ga+ga = gga

magga

Mắc-gá

Đạo, đường

ga+gha = ggha

aggha

ắc-ghá

Giá cả

ga+ya = gya

ārogya

a-rô-ggiá

Sức khỏe

ga+ra = gra

graha

Grá- há

Chê trách

ṅ+ka = ṅka

Paṅka

Panh-cá

Bùn lầy, dơ bẩn

ṅ+kha = ṅkha

Saṅkhata

Xăn-khá-tá

Được cấu tạo

ṅ+ga = ṅga

Saṅgaha

Xăn-gá-há

Gom góp

ṅ+gha = ṅgha

Saṅgha

Xăn-ghá

chư Tăng

ca+ca = cca

Sacca

Xắt-chá

Sự thật, chân lý

ca+cha = ccha

gacchati

Gắt-chá-tí

Đi

ja+ja = jja

ajja

ắt-chá

Hôm nay

ja+jha = jjha

upajjhāya

ú-pắt-cha-giá

Thầy tế độ

ña+ña = ñña

paññā

Panh-nha

Trí tuệ

ña+ca = ñca

Pañca

Panh-chá

Số 5

ña+cha = ñcha

Uñchati

Un-chá-ti

Đi kiếm ăn

ña+ja = ñja

Añjalī

ăn-cha-li

Chắp tay cung kính

ña+jha = ñjha

Vañjhā

Văn-cha

Đàn bà vô sinh

ña+ha = ñha

pañhā

Panh-ha

Câu hỏi

ṭa+ṭa = ṭṭa

vaṭṭa

Voát-tá

Vòng, luân hồi

ṭa+ṭha = ṭṭha

vuṭṭha

wút-thá

Mưa ướt

ḍa+ḍa = ḍḍa

aḍḍa

ăt-đá

Sự phán xét

 ḍa+ḍha = ḍḍha

vuḍḍha

wút-thá

Gìa, trưởng lão

ṇa+ṭa = ṇṭa

kaṇṭaka

Căn-tá-cá

Cái gai nhọn

ṇa+ṭha = ṇṭha

Gaṇṭhi

Găn-thí

Cái gút

ṇa+ḍa = ṇḍa

Paṇḍita

Panh-đí-tá

Bậc thiện trí

ṇa+ḍha = ṇḍha

Kaṇḍha

Căn-thá

Cổ

ṇa+ṇa = ṇṇa

Vaṇṇa

Voanh-ná

Sắc đẹp, màu sắc

ṇa+ha = ṇha

Gaṇhati

Găn-há-tí

Mang

ta+ta = tta

Attā

ắt-ta

Ta, ngã

ta+tha = ttha

Attha

ắt-tha

Sự lợi ích

ta+va = tva

Katvā

Cắt-toa

Đã làm rồi

ta+ya = tya

Cetyāni

Chê-tgia-ní

Các ngôi Tháp Bảo

ta+ra = tra

Atra

át-trá

Tại đây

da+da = dda

Upaddava

ú-pắt-đá-vóa

Tai nạn

da+dha = ddha

Buddha

Bút-thá

Đức Phật

da+ya = dya

Adya

A-đgiá

Hôm nay

da+ra = dra

Indriya

In-dri-giá

Chủ, căn

da+va = dva

Dvāra

Dvoa-rá

Cửa, môn

dha+ya = dhya

Madhya

Ma-dhgiá

Ơ giữa

dha+va = dhva

Madhvāsapa

Ma-dhvoa-xá-pá

 

na+ta = nta

Anta

ăn-tá

Cuối cùng

na+tva = ntva

Gantvā

Găn-tvoa

Đã đi rồi

na+tha = ntha

Santhara

Xăn-thá-rá

Tấm vải trải giường

na+da = nda

Canda

Chăn-đá

Mặt trăng

na+dra = ndra

Indriya

In-đri-giá

Chủ, căn

na+dha = ndha

Andha

ăn-thá

Mù quáng

na+na = nna

Anna

ăn-na

Vật thực, cơm

na+ya = nya

Nyāsa

Ngià-xá

Cầm đồ, nợ

na+ha = nha

Nhāru

Nha-rú

Gân

pa+pa = ppa

Appa

Ap-pá

Ít

pa+pha = ppha

Puppha

Pụp-phá

Bông hoa

pa+ya = pya

Lipya

Li-pgiá

Viết chữ

pa+la = pla

Pariplava

Pá-rí-plá-voa

Hiện rõ ra

ba+ba = bba

Sabba

Xắp-bá

Tất cả

ba+bha = bbha

Abbha

Ap-phá

Hư không

ba+ya = bya

Byāpada

Bgia-pá-đá

Lòng sân hận

ba+ra = bra

Brahanta

Bra-han-tá

Rộng lớn

ma+pa = mpa

Campā

Cham-pa

xứ Cam pà

ma+pha = mpha

Samphassa

Xăm-phặt-xá

Tiếp xúc

ma+ba = mba

Ambaphala

Ăm -bá-phá-lá

Trái xoài

ma+bha = mbha

Gambhīra

Găm-phi-rá

Sâu sắc

ma+ma = mma

Dhamma

Thăm-má

Pháp

ma+ya = mya

Myāyaṃ

Mgià-giăng

Cái này của tôi

ma+ha = mha

Amhākaṃ

Ăm-ha-kăng

Của chúng ta

ya+ya = yya

Seyya

Xê-giá

Cao thượng

ya+va = yva

Yvāhaṃ

Giavoa-hăng

Tôi nào

ya+ha = yha

Tuyha

Tuy-há

Anh, Ngài

la+la = lla

Salla

Xan-lá

Mũi tên

la+ya = lya

Kalyāṇa

Can-gia-ná

Tốt, đẹp

va+ya = vya

Vyāpāda

Vgia-pa-đá

Sân hận

va+ha = vha

Avhā

A-vha

Tháng 6 âm lịch

sa+ta = sta

Uttasta

Út-tátch-ta

Nhiều bệnh

sa+tra = stra

Bhastrā

Phátch-tra

Balamôn

sa+na = sna

Sneha

Xnê-há

Tôi này

sa+ya = sya

Nisya

Nít-xya

Tại sao ?

sa+sa = ssa

Assa

ắt-xá

Con ngựa

sa+ma = sma

Tasmā

Tátch-ma

Bộ sách dịch nghĩa

sa+va = sva

Svāhaṃ

Xvoa-hăng

Keo sơn

ha+ma = hma

Brahmaṇa

Brah-má-ná

Bao bằng da

ha+va = hva

Bahvābādha

Bá-hvoa-ba-tha

Sợ hãi

ḷa+ha = ḷha

Āsāḷhamāsa

a-xan-ha-ma-xa

Tên

Và vân vân... còn nhiều từ nữa.

Thật ra, tiếng Pāḷi phiên âm ra tiếng Việt vô cùng khó. Bởi vì tiếng Pāḷi có 6 nơi phát âm, có 6 nhân phát âm, phát âm giọng yếu, giọng mạnh, giọng ngắn, giọng dài v.v... mà tiếng Việt thì lại không có, do đó khó có thể phiên âm cho chuẩn được. Muốn đọc, phát âm cho chuẩn cần phải học tập cách phát âm trực tiếp với Thầy dạy tiếng Pāḷi.

Sau đây là một vài ví dụ cách tập đọc:

Đảnh lễ Đức Thế Tôn

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Cách đọc:

Namo: ná-mô
Tassa: tắt-xá
Bhagavato: phá-gá-vóa-tô
Arahato: á-rá-há-tô
Sammāsambuddhassa: xăm-ma-xăm-bút thắt-xa

Phép quy y Tam Bảo

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí

Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Xăng-hkăng xá-rá-năng gắt-cha-mí

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Đú-tí-giăm-pí bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí

Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Đú-tí-giăm-pí thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí

Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Đú-tí-giăm-pí xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí

Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tá-tí-giăm-pí bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí

Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tá-tí-giăm-pí thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí

Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tá-tí-giăm-pí xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí

Thọ trì ngũ giới:

Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Pa-na-tí-pa-ta vuê-rá-ma-ní-síc-kha-pá-đăng sá-ma-đí-gia-mí

Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Á-din-na-da-na vuê-rá-ma-ní-síc-kha-pá-đăng sá-ma-đí gia-mí

Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Ca-mê-xú-mít cha-cha-ra vuê-rá-ma-ní-síc-kha-pá-đăng sá-ma-đí-gia-mí.

Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Mú-xa-voa-đa vuê-rá-ma-ní-síc-kha-pá-đăng sá-ma-đí-gia-mí

Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Sú-ra-mê-rá-giá-mắt-chắp-pá-ma-đát-tha-na
vuê-rá-ma-ní-síc-kha-pá-đăng sá-ma-đí-gia-mí.

v.v...

-ooOoo-

 

SÁCH THAM KHẢO CHÍNH VÀ TRÍCH DẪN

- Vinayapiṭakapāḷi Aṭṭhakathāpāpi.

- Suttantapiṭakāpāḷi Aṭṭhakathāpāḷi.

- Abhidhammapiṭakapāḷi Aṭṭhakathāpāḷi.

- Bộ Abhidhammatthasaṅgaha. Ngài Đại Trưởng Lão Anuruddha.

- Toàn bộ Mahābuddhavaṃsa của Ngài Đại Trưởng Lão Vicittasārābhivaṃsa.

- Bộ Jinakālamali.

- Tài liệu Tipiṭakadhara của Bộ Tôn Giáo Myanmar.

v.v...

-ooOoo-


[1] NTL: Là Ngài Trưởng Lão.

[2] Nếu chỉ có một người thì dùng chữ vadehi, nếu có 2 người trở lên thì dùng chữ vadetha.

[3] CSN: Là cận sự nam, cận sự nữ.

[4] Ba bài kệ này trong quyển “Nhật Hành Cư Sĩ” của Sư Tổ Hộ Tông.

[5] Aṅguttaranikāya Tikanipāta, Kinh Gandhasutta và Chú giải Dhammapadaṭṭhakathā.

[6] Hương của giới: Hương có nghĩa là đức, gọi là giới hương, giới đức. Chúng sinh có thể biết được hương của giới, hoặc đức của giới; bởi vì, hương hoặc đức này được biểu lộ ra ở thân và khẩu, còn các đức khác ở trong tâm, khó mà biết được dễ dàng.

[7] M. Uparīpaṇṇāsa, kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta vā Chú giải.

[8] Aṅguttaranikāya, phần Aṭṭhakanipāta, kinh Abhisandasutta.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 3.1 | 3.2 | 4.1 | 4.2

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Hộ Pháp đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 10-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
23-10-2005