Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Theravāda

CHÚ GIẢI LỊCH SỬ CHƯ PHẬT

Nguyên Tác: BUDDHAVAMSA
Bản Pāli Ngữ: BUDDHATTA THERA
Bản Dịch Anh Ngữ: I.B. HORNER
Bản Dịch Việt Ngữ: TỲ KHƯU THIỆN MINH

PL. 2551 - DL.2007

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


XX. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ VIPASSIN

Tiếp theo Ðức Phật Phussa khi đại kiếp đó cộng với đại kiếp[1] xen kẽ đã qua đi, cách đây chín mươi mốt đại kiếp có một vị đạo sư tên là Vipassin[2] xuất hiện trên thế gian này, ngài là người đã có suy tư về toàn bộ những gì đã được biết đến, ý định của ngài là nhắm tới hạnh phúc cho toàn thể chúng sanh trên thế gian này, ngài là người đã minh sát (vipassin) mọi sự diễn ra trên đời này.[3] Khi đã chu tất các Pháp Ba la mật ngài đã tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Suất.– Là nơi cư trú được chiếu sáng với vô vàn vô số đá quí. Viên tịch khỏi cõi đó, ngài được giáng trần ầu thai trong lòng mẹ ngài là bà Bandhumatī, hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua tên là Bandhumā, trong thành phố Bandhumati. Nhà vua là người rất giàu có với muôn vàn họ hàng thân thiết (bandhumant). Sau mười tháng trong lòng mẹ ngài đã Đản sanh trong vườn Lộc Uyển tại thành phố Khema, trông giống như mặt trăng rằm chiếu sáng không gì cản trở nổi. Vào ngày lễ đặt tên cho ngài, những hoàng thân quốc thích gồm nhiều người có khả năng xem tướng, [236] đã đặt tên cho ngài là Vipassin, nói rằng: “Cả ngày lẫn đêm ngài chỉ chứng kiến thấy những điều tinh tuyền.”[4] Chẳng có bóng đêm nào có thể làm lu mờ được.[5] và ngài luôn quan sát với cặp mắt mở to.[6] Hoặc họ còn nói, “Vipassin có nghĩa là: ngài liên tục điều tra nghiên cứu đang khi Ngài ngắm nhìn sự vật.[7] Ngài đã sống trong hậu cung trong vòng tám ngàn năm. Ba toà lâu đài của ngài có tên là Nanda, Sunanda, Sirimā. Lại có đến một trăm hai mươi ngàn phụ nữ trong hậu cung hầu hạ ngài với hoàng hậu Sudassanā dẫn đầu. Hoàng hậu Sudassanā còn có tên là Sutanū.

Tám ngàn năm sau, khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và cậu con trai[8] của ngài tên là Samavattakkhandha đã được sinh ra cho hoàng hậu Sutanū, ngài đã lên đường thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại trên một chiếc xe có ngựa thuần chủng kéo. Ngài đã xuất gia. Theo gương ngài có tám mươi tư ngàn người đã xuất gia cùng với ngài. Khi những người cùng xuất gia vây quanh ngài, họ đã hạ quyết tâm thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong suốt tám tháng và vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã dùng một bữa ăn cơm sữa ngọt, do con gái một vị thương gia tên là Sudassana dâng cúng. Ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng Sala, ngay lúc cây cối trong cánh rừng đang đâm chồi nẩy lộc xum xuê.

Sau khi đã nhận tám bó cỏ khô do Sujāta, người canh giữ cánh đồng bắp dâng tặng và nhận ra cây Bồ Ðề[9] Pṭal được trang hoàng lộng lẫy, ngài đã tiến lại gần cây Bồ Ðề, đi về phía bên phải. Ngày hôm đó, thân cây[10] Pāṭalī đã cao thêm tám ratanas và cành cây cũng toả rộng thêm khoảng năm ratanas và cao thêm một trăm ratanas. Cùng ngày hôm đó cây Pāṭalī đã che kín từ gốc đến ngọn với đủ loại hoa có hương thơm ngào ngạt như thể được cột vào một thứ vỏ cây có hương thơm, một loại hương vị chư Thiên thoảng đưa toả ra khắp vùng. Không chỉ có cây Pāṭalī mới toả hương ngào ngạt như vậy. Toàn bộ các cây Pāṭalī [11] khắp mười ngàn ta bà Thế Giới cũng đều toả hương, cả các cây có cành[12]cũng như dây leo cũng vậy và nước đại dương trở nên mát lạnh và ngọt ngào. Có đầy hoa sen ngũ sắc và các bông huệ nước che phủ mặt nước. Toàn bộ không gian giữa mười ngàn ta bà Thế Giới được giăng cờ, biểu ngữ và vòng hoa. Những bó hoa và những cây có chồi rủ xuống trải khắp nhiều vùng và toàn bộ bề mặt thế giới được một đám khói hương bột nhang thơm ngát che phủ. Sau khi đã tiến gần tới cây Bồ Ðề và tám bó cỏ khô được rải trên một khoảng đất rộng tới mười ba cubit, ngài đã ngồi kiết già và quyết tâm nỗ lực để đạt đến Tứ chánh cần. Ngài đã ngồi với lời nguyền: “Ta sẽ không đứng lên cho tới khi trở thành một đức Phật.” Ðang khi ngồi thiền như vậy, ngài đã cảm thắng được những đạo quân Ma Vương cùng với chính Ma Vương dẫn đầu đạo quân đó nữa.

Khi ngài đã dần dần thuần thục Thánh đạo,[13] Thánh đạo tứ trí, ngay sau khi Thánh Ðạo và bốn trí Thánh quả, bốn tuệ phân tích, trí phân định, bốn trạng thái tái sanh, trí phân định năm ranh giới, bốn trí vô sở úy, sáu trí không thể chia xẻ với người khác và toàn bộ những ân đức đặc biệt nơi Chư Phật, thì ý định của ngài được hoàn tất. Ngồi ở tư thế kiết già đạt được Chánh Ðẳng Giác ngài phán những lời long trọng như sau:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...
Ta đã chứng đắc đoạn tận mọi ái dục.”*

Giống như ranh giới tia lửa toé ra từ chiếc xe, rồi từ từ tàn lụi đi, và không thể biết được, chính vì thế chẳng có ranh giới nào được vạch ra cho những người nào được giải thoát một cách chính đáng, thông qua trí tuệ, và họ đã vượt qua được triền phược và dục bộc lưu để đạt đến hạnh phúc vĩnh viễn*

[237] Sau khi đã trải qua bảy tuần gần cây Bồ Ðề, ngài đã chấp thuận lời thỉnh cầu vị Phạm Thiên và nhận ra những chứng đắc các ân đức của hoàng tử Khaṇḍa,[14] là em rể của ngài và con trai Tissa2 là con trai của thầy tu, ngài đã đi trên không và đáp xuống trên vườn Lộc uyển tại thành phố Khema.[15] Khi ngài yêu cầu người canh gác nơi vui chơi giải trí điều cả hai người đến gặp ngài, ngài Chuyển Pháp Luân[16] ngay trước sự hiện diện của hai người này cùng với đoàn tuỳ tùng của họ. Thế rồi tại đây đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội với vô số các chư Thiên tham gia, do vậy mà có lời nói rằng:

XX

Và sau Ðức Phật Phussa, Ðấng Chánh Ðẳng Giác, Ðức Phật Vipassin, là người tối ưu nơi các chúng sanh, một người có mắt, đã xuất hiện trên thế gian này.

Khi ngài đã diệt trừ vô minh và đạt đến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Ngài đã quyết định Chuyển Pháp Luân trong thành phố ngài đang cư ngụ có tên là Bandhumatī.

Khi vị Lãnh đạo thế gian đã Chuyển Pháp Luân, ngài đã tỉnh thức cả hai người. Ðây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ nhất, tham dự là rất đông các chúng sanh không thể đếm được.

2. Trong trường hợp này đã diệt trừ có nghĩa là đập tan ra thành từng mảnh. Ý nghĩa ở đây là: ngài đã đập tan tối tăm vô minh. Ngài “đã Chuyển Pháp Luân trong một thiền viện.” Cũng là một cách giải thích. “Trong Thiền viện đó” có nghĩa là trong vườn Lộc uyển tại Khema.

*. Xin đọc bản văn tr. 133.

2. Ngài đã thức tỉnh cả hai có nghĩa là ngài đã thức tỉnh cả người em cùng cha khác mẹ, là Khaṇḍa, con trai nhà vua, và Tissa, là con trai của vị tu hành.

3. Không thể kể đến bằng con số có nghĩa là: vô giới hạn không thể nào đếm xuể các chư Thiên có mặt trong cuộc thấu triệt Phật Pháp đó.

Thời gian tiếp theo ngài đã khiến cho Khaṇḍa, con trai của nhà vua, và Tissa, con trai của vị thầy tu, và khoảng tám mươi tư ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia theo gương của ngài được nếm hương vị Phật Pháp. Ðó là cuộc thấu triệt pháp hội thứ hai. Do vậy có lời nói rằng:

XX.

4. Sau này, nhờ tiếng tăm vượt bực ngài đã diễn giải Giáo Pháp tại đó. Cuộc thấu triệt thứ hai đã diễn ra khoảng tám mươi tư ngàn người.

3. Trong trường hợp này tại đó có nghĩa là tại vườn Lộc uyển trong thành phố Khema.

4. Tám mươi tư ngàn người đã xuất gia theo gương của đấng Chánh Ðẳng Giác có nghĩa là: về vấn đề này, coi như chính những người này mà con số lên đến tám mươi tư ngàn người, đều là những tùy tùng cho Hoàng Tử Vipassin,.

Vào buổi sáng sớm khi họ đã lên đường[17] để chăm sóc cho hoàng tử Vipassin, và đã không gặp được ngài. Họ đã đi khỏi nơi đó để dùng bữa sáng và trở lại sau khi đã hỏi ra nơi cư trú của vị Hoàng Tử. Nghe tin hoàng tử đang ở đó, họ đã di chuyển đến nơi vui chơi giải trí, nói rằng, họ đang muốn tìm kiếm ngài. Khi họ vừa lên đường, thì cỗ xe của ngài đang quay trở lại. Ngài cho họ biết là vị hoàng tử đã xuất gia. Ngay tại nơi họ nghe được điều này, dẹp bỏ trở lại tất cả những đồ quý giá, chính họ [238] đã khoác vào chiếc y cà sa màu vàng ngay tại một cửa tiệm tạp hóa, và xuống tóc cạo râu, họ đã xuất gia. Sau khi đã làm như vậy, họ tiến lại gặp Ðại Nhân và vây quanh ngài. Rồi vị Bồ Tát Vipassin suy nghĩ: “Nếu như đang khi thực hiện phấn đấu khổ hạnh là lại lưu lại ngay giữa đám đông thực không thích hợp chút nào. Vì trước đó những chủ gia nhân này đã di chuyển đến đây và vây quanh ta, chính vì thế giờ đây họ cũng làm như vậy. Ta phải làm gì với đám đông này đây?” Cảm thấy không hài lòng vì đám ông tụ họp lại quá đông, ngài nghĩ, “chính ngày hôm nay ta sẽ rời khỏi đây.” Nhưng nghĩ lại, “ Hôm nay không phải là ngày tốt để ta rời khỏi đây, rất có thể họ sẽ phát hiện ra ta, ngày mai ta sẽ lên đường.” Và ngày hôm đó dân chúng sống trong một ngôi làng giống như làng Uruvelā đã mời vị Ðại Nhân cùng với đoàn tuỳ tùng của ngài đến cư ngụ tại đó cho đến ngày hôm sau. Họ đã sửa soạn một bữa ăn cơm sữa ngọt cho vị Ðại Nhân và khoảng hơn tám mươi tư ngàn người. Rồi vào ngày hôm sau, ngày rằm tháng Visakha, sau khi vị Ðại Nhân Vipassin đã dùng bữa trong ngôi làng đó cùng với toàn bộ những cư dân trong làng đều xuất gia. Và đến nơi họ đang cư trú, tại đó những người nào xuất gia, đã hành động giống như vị Ðại Nhân đã làm[18], mỗi người chuyển đến một chỗ dành riêng cho họ để qua đêm hoặc qua ngày hôm sau. Và sau khi vị Bồ Tát đã vào một căn chòi lợp lá và khi ngài đang ngồi, nghĩ rằng: “Ðây là thời điểm thuận lợi để ra đi”. Sau khi đã lên đường và đóng cánh của căn chòi lá lại, ngài đã ra đi về phía bồ đoàn quanh Cây Bồ ề.

Họ cho biết những vị nào xuất gia, sẽ quay trở lại vào buổi tối để chăm sóc cho vị Bồ Tát và ngồi thiền vây quanh chiếc chòi lá của ngài. Nhận thấy trời đã quá về khuya, họ liền mở cửa căn lều lá nhưng không nhìn thấy ngài ở trong đó, họ liền nói với nhau: “Nào vị Ðại Nhân đi đâu mất rồi?” Nhưng họ đã không ra đi tìm ngài vì họ nghĩ. “ Hình như vị Ðại Nhân đã mệt mỏi vì đám đông và đang muốn ở một mình chăng? Nhưng thực sự chúng ta chỉ muốn nhìn thấy ngài trở thành một Ðức Phật mà thôi.” Và họ đã lên đường đi về phía trong đại lục Jambudīpa Diêm Phù đề. Thế rồi, khi nghe tin Vipassin đã chứng đắc quả Phật và đã Chuyển Pháp Luân, toàn bộ những người đã xuất gia cùng với ngài liền tụ tập lại đúng lúc tại vườn Lộc uyển trong thành phố Khema, có Bandhumatī làm thủ đô. Bởi vậy Ðức Phật Tổ đã diễn giải Giáo Pháp cho họ. Rồi ngay sau đó đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng tám mươi tư ngàn vị tỳ khưu có mặt. Ðó là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba. Do vậy có lời kể lại rằng:

XX.

Khi họ đã đến ngôi chùa, vị có mắt đã diễn giải Giáo pháp cho tám mươi tư ngàn người xuất gia theo gương bậc Chánh Ðẳng Giác.

Khi đã tiến lại gần và lắng nghe ngài diễn giải Giáo Pháp vào lúc ngài đang trình bày về mọi vấn đề, thì tất cả họ đều chứng đắc Pháp nhãn; đây là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba

5. Trong trường hợp này tám mươi tư ngàn người đã xuất gia theo gương sáng (anupabbajum) của Bậc Chánh Ðẳng Giác ở đây ta nên hiểu điều này có nghĩa là, “bậc Chánh Ðẳng Giác” được dùng ở đối cách vì có tiếp đầu ngữ anu. Ý nghĩa ở đây là họ đã xuất gia theo ngài. Luật ngữ pháp này nên được hiểu rõ.[19] “vừa tới ngôi chùa tại đó[20] cũng là một cách giải thích.

6. Khi ngài còn đang thuyết có nghĩa là khi ngài đang thốt ra những lời diễn giảng.

[239] 6. Sau khi đã tiến lại gần có nghĩa là khi họ đã đi đến gần ngài, khi Pháp thí đã được phân phát.

Cả họ nữa cũng có nghĩa là cả họ cũng vậy. Coi như tám mươi tư ngàn người đã xuất gia và đã trở thành tùy tùng cho ngài Vipassin.

6. đi tới được (đạt đến) có nghĩa là nhận biết Giáo Pháp. Cuộc thấu triệt thứ ba diễn ra như vậy nơi những người này.

Và trong vườn Lộc uyển tại thành phố Khema, đang khi Ðức Phật Tổ Vipassin còn ngồi giữa sáu mươi tám trăm ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia theo gương của hai tối thượng nam thinh văn, dưới sự lãnh đạo của Ðức Phật Tổ Vipassin, bậc Chánh Ðẳng Giác đã tụng Giới Bổn mà rằng:

Kiên nhẫn, chịu đựng [21] là việc khổ hạnh tối thượng, Níp Bàn (trong mọi trường hợp[22]) cũng đều là tối thượng, Chư Phật đã dạy như vậy. Vì người nào làm hại người khác thì chẳng phải là người “xuất gia” cũng sẽ chẳng trở thành vị Sa môn nếu như kẻ nào làm hại người khác.

Không làm bất kỳ điều gì ác xấu, chu toàn toàn bộ những điều thiện, rửa sạch tâm tư của mình[23]: đây cũng là giáo lý của Chư Phật.

Không lạm dụng[24] kẻ khác, không gây hại[25] người khác và thu thúc theo đúng Giới Bổn[26], ăn uống có điều độ, chỗ nằm và chỗ ngồi vắng vẻ và chuyên tu tăng thượng tâm[27]: đây cũng là giáo lý của Chư Phật.

Và ta nên hiểu rằng đây là những đoạn kệ tụng Giới Bổn của toàn bộ Chư Phật. Ðây là tăng đoàn đầu tiên.

Còn nữa, tăng đoàn thứ hai diễn ra sau khi có khoảng một trăm ngàn các vị tỳ khưu đã xuất gia và được chứng kiến Song thông và khi hai người em cùng cha khác mẹ của ngài Vipassin đã dẹp yên được những cuộc nổi dậy ở vùng biên cương và đã chiếm lại được những châu báu, họ dùng để trợ giúp Ðức Phật tổ. Hai anh em đã dẫn Ðức Phật Tổ trở lại thành phố của họ. Sau khi đã nghe ngài diễn giải Giáo Pháp và đã chăm sóc ngài Vipassin, cả hai đều xuất gia. Ngồi giữa đám đông khoảng độ tám mươi ngàn người trong vườn Lộc uyển tại thành phố Khema. Ðức Phật Tổ đã tụng Giới Bổn. Đây là Tăng Ðoàn thứ ba. Do vậy đã có lời giải thích như sau:

XX.

Vipassin, vị Ðại ẩn sĩ, đã có được ba nhóm Tăng Ðoàn, gồm toàn những người trung kiên đã đoạn tận lậu hoặc, đã được thanh tịnh và an tịnh tâm.

Nhóm Tăng Ðoàn đầu tiên gồm sáu mươi tám[28] trăm ngàn người. Nhóm thứ hai gồm một trăm ngàn vị tỳ khưu.

Nhóm thứ ba gồm tám mươi ngàn vị tỳ khưu. Chánh Ðẳng Giác đã toả sáng tại đó giữa những đoàn các vị tỳ khưu tụ họp lại vây quanh ngài.

8. Trong trường hợp này sáu mươi tám trăm ngàn vị tỳ khưu có nghĩa là: một trăm ngàn vị tỳ khưu cộng với sáu mươi tám ngàn vị tỳ khưu đi theo.

[240] 9. Tại đó có nghĩa là tại vườn Lộc uyển  thành phố Khema.

9. Giữa đoàn các vị tỳ khưu tụ họp lại có nghĩa là giữa Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu[29]. “Giữa Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu” cũng là một cách giải thích; ý nghĩa ở đây là: giữa Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu tụ họp lại.

Vị Bồ Tát của chúng ta lúc đó là một Long vương tên là Atula, có sức mạnh thần thông phi thường và có vẻ mặt oai nghiêm lạ lùng. Bao quanh gồm cả trăm cả ngàn những Nagas không kể siết. Ðể tỏ lòng Kính Lễ Ngài Như Lai Thập Lực, có sức mạnh giới đức khôn ví, có tâm dịu mát do lòng từ bi bao la, và đối với đoàn tuỳ tùng, ngài dành nguyên sảnh đường thuộc quyền sở hữu của ngài[30] sảnh đường này được xây dựng để dâng kính ngài, có hình dáng giống như hình cầu thiên thể[31] mặt trăng được làm bằng các đá quý và ai cũng phải cho là đẹp đẽ và vô cùng kiệt xuất.[32] Ðang khi thỉnh ngài còn ngồi tại đó, vị bồ tát đã tổ chức một cuộc đại thí bảy ngày, gồm toàn những của cải thần linh. Và ngài đã dọn cho Ðức Phật Tổ một chiếc ghế được trang hoàng rất đẹp[33] với đủ thứ ngọc quý vô cùng đắt tiền. Chiếc ghế đó được làm bằng vàng, toả sáng liên tục do ánh sáng rực rỡ xuất phát từ những viên đá quý đó. Bởi vậy khi Ðức Phật Tổ đã chúc phước cho việc bố thí chiếc ghế đó. Ngài đã thọ ký: “Chín mươi mốt đại kiếp sau kể từ bây giờ vị này sẽ là một đức Phật”. Do vậy có lời giải thích như sau:

XX.

Vào thời đó ta là một Long vương tên là Atula, người có sức mạnh thần thông vô song, là người tạo được rất nhiều công đức, là người mang ánh sáng.

Khi ta đã đến được với người trọng vọng nhất trên thế gian này, lúc đó đang chơi các nhạc cụ chư Thiên, vậy quanh ngài (Phật tổ) là vô số các vị Long vương.

Sau khi đã tiến tới gặp Vipassin. Vị Chánh Ðẳng Giác là lãnh đạo thế gian và khi đã mời ngài, ta đã dành sẵn cho vị Pháp vương một chiếc ghế bằng vàng, được cẩn ngọc quí và đá quí và được làm đẹp với đủ thứ đồ trang sức.

Khi còn ngồi giữa Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu, đức Phật cũng đã thọ ký về ta như sau: “Chín mươi mốt đại kiếp kể từ nay người này sẽ trở thành một đức Phật.

Sau khi đã rời khỏi thành phố tươi ẹp Kapila, Ngài sẽ trở thành một đức Như Lai. Khi ngài đã quyết tâm thực hiện phấn đấu khổ hạnh và thi hành những điều khắc khổ.

Sau khi ngồi dưới gốc cây Ajapāla và nhận một bữa cơm sữa tại đó, đức Như Lai sẽ lên đường đến Nerañjarā.[34]

Và vị Chiến Thắng sẽ dùng bữa ăn cơm sữa ngay trên bờ sông Nerañjarā và tiến đến gần gốc cây Bồ Ðề bằng con đường quang vinh đã được sửa soạn.

Rồi, đi vòng quanh Bồ đoàn đó, vượt trội hẳn các vị nổi tiếng nhất, Ngài sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác ngay dưới gốc cây Assattha.

Mẹ ngài sẽ có tên là Mayā, cha ngài, Suddhodana; ngài sẽ được gọi là Ðức Phật Cồ Ðàm.

[241] 19. Kolita và Upatissa, là người ly tham, an tịnh sẽ trở thành hai tối thượng nam thinh văn của Ngài.

20. Một người có tên là nanda sẽ là thị giả cho vị Chiến Thắng này,[35] Khemā và Uppalavaṇṇ là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài.

Vô lậu, ly tham, an tịnh tâm và nhập định là những ân đức đặc biệt của ngài. Cây Bồ Ðề của Phật Tổ đó là cây Assattha.”[36]

Khi ta đã nghe tiếng ngài nói như vậy, ta càng ngày càng xác định được khuynh hướng trong tâm. Ta đã quyết định tu tập nhiều hơn nhằm chu tất được mười pháp Ba la mật.

10. Trong trường hợp này công đức có nghĩa là có công đức, công quả.[37] Ý nghĩa ở đây là: tích luỹ được công đức, được thu gom chất đống lại.

10. Người mang ánh sáng có nghĩa là được trang bị với ánh sáng rực rỡ.

11. Với vô số các Long vương Nagas có nghĩa là với các Nagas[38] đông vô số kể. Sở hữu cách ở đây là nên được hiểu theo nghĩa sử dụng cách.

11. đang vây quanh có nghĩa là đang vây quanh vị Phật tổ.

11. Ta ám chỉ chính người đó.

11. đang chơi có nghĩa là đang phát ra tiếng, đang gẩy (đờn, nhạc cụ)

12. Ðược cẩn với ngọc và đá quý. Có nghĩa là dàn xếp, sắp xếp với các viên ngọc và v.v... và nhiều loại viên ngọc quý.

12. Được làm đẹp với đủ thứ trang sức. Có nghĩa là được làm đẹp với những trang sức làm bằng ngọc quí cẩn trên ghế, với những cách dàn dựng[39] bằng cây trầm v.v...

12. Một chiếc ghế bằng vàng có nghĩa là chiếc ghế làm bằng vàng.

12. Ta đã bố thí có nghĩa là ta đã cho.[40]

Và tên thành phố của Ðức Phật Vipassin là Bandhumati, cha của Ðức Phật Tổ tên là Bandhumā và mẹ ngài tên là Bandhumati; Khaṇḍa và Tissa là những tối thượng nam thinh văn của ngài, vị thị giả cho ngài có tên là Asoka, Canda và Candamitta là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của ngài tên là Pātali. Thân hình của ngài cao tám mươi Cubit. Nguồn sáng toả ra nơi thân xác ngài luôn toả sáng liên tục trong khoảng bảy do tuần (yojana), tuổi thọ của ngài là tám ngươi ngàn năm. Vợ của ngài có tên là Sutanū. Con trai của ngài tên là Samavattakkhandha; ngài đã xuất gia trên một chiếc xe có ngựa thuần chủng kéo, do vậy đã có lời giải thích như sau:

XX.

Bandhumatī là tên của thành phố của ngài. Bandhumā là tên vị Quí Tộc Sát Ðế Lị, Bandhumatī là tên của mẹ ngài Vipassin, một vị Ðại Hiền triết.

[242] 28. Khanda và Tissa là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Asoka là tên người thị giả của Vipassin. Vị Ðại Hiền Triết

29. Candā và Candmittā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ đó chính là cây được nói là Pṭal.

31. Vipassin, lãnh đạo thế gian có thân hình cao đến tám mươi cubit. Hào quang quanh ngài toả xa tới bảy do tuần (yojana).

32. Tuổi thọ của đức Phật đó đạt đến tám mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho nhiều người vượt qua được bộc lưu.

33. Ngài đã giải thoát khỏi triền phược cho biết bao nhiêu chư Thiên và chúng sanh[41]. Còn đối với nhiều người bình thường ngài đã vạch ra cho họ biết đâu là Chánh Ðạo đâu là tà đạo.

34. Khi ngài đã toả sáng và diễn giải hiện trạng bất tử, ngài chiếu sáng tựa như một đám lửa rồi lại viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

35. Sức mạnh thần thông quang vinh của ngài cộng với những công đức vinh quang và những đặc tướng đang đâm bông kết trái[42] đã biến mất hoàn toàn. Chẳng phải toàn bộ pháp hành đều trống rỗng cả hay sao?

33. Trong trường hợp này thoát khỏi những triền phược có nghĩa là ngài đã giải thoát các chư Thiên cũng như chúng sanh thoát khỏi những dục ái kiết sử v.v...; nghĩa là ngài đã chiếu sáng cho họ.[43]

33. Và ngài đã chỉ ra âu là chánh đạo đâu là Tà đạo nghĩa là ngài nói rằng: “Ðây là con đường dẫn đến chứng ắc bất tử. Chánh đạo là Trung đạo được thoát khỏi các đoạn kiến và thường kiến. Chánh đạo này không dành cho những mệt mỏi thân xác v.v...” ý nghĩa ở đây là: Ngài đã chỉ ra cho thấy sự an nghỉ cho những người bình thường.

34. Khi ngài đã toả ra luồng sáng có nghĩa là: khi ngài đã trình diễn ánh sáng trí về Thánh đạo.

35. Và những đặc tướng đang nở rộ có nghĩa là thân hình của Ðức Phật Tổ được trang điểm và nở rộ với những tướng bánh xe v.v...

Tất cả những gì còn lại trong các đoạn kệ đó đã quá rõ ràng.

Ðến đây kết thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự đức Phật Tổ Vipassin.

Cũng kết thúc Biên Niên Ký sự của Ðức Phật Tổ thứ hai mươi.

-ooOoo-

XXI. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ SIKHIN

[243] Tiếp theo Ðức Phật Vipassin và khi đại kiếp đó đã biến mất, trong vòng năm mươi chín đại kiếp tiếp theo không có bất kỳ đức Phật nào xuất hiện trên thế gian này. Hào quang của Chư Phật đã biến mất.[44] Chỉ còn tồn tại duy nhất vương quốc phiền não, là các thiên tử Ma và Ma-Vương, là không có gì ngăn cản nổi. Nhưng khoảng ba mươi mốt đại kiếp từ đó trở lại đây có hai vịa, là vị vua đã có rất nhiều ân đức tốt lành (gunavata). Sau mười tháng thọ thai, ngài Đản sanh khỏi lòng mẹ tại nơi vui chơi giải trí Nisabha. Và khi đó có những thầy tiên tri có mặt trong lễ đặt tên cho ngài và họ hàng đã đặt tên cho ngài là Sikhin vì cái khăn bịt đầu của ngài (Unhisa) đã đứng dựng lên như một ngọn lửa (sikhā).[45] Ngài đã lưu lại trong hậu cung khoảng bảy ngàn năm. Ba toà lâu đài của ngài có tên là: Sucandakasiri. Giriyasa, Nārivasabha[46]. Có tới hai mươi tư ngàn cung nữ sống trong hậu cung để hầu hạ ngài với Hoàng Hậu Sabbakāmā đứng đầu.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và con trai của ngài tên là Atula, có rất nhiều ân đức vô địch (gunaganatula) đã được hoàng hậu Sabbakāmā hạ sanh, ngài đã xuất phát trong một chuyến xuất gia vĩ đại ngồi trên lưng voi. Ngài đã xuất gia. Bảy mươi trăm ngàn chúng sanh cũng xuất gia theo gương của ngài. Vây quanh với đám người đông đảo đó ngài đã quyết tâm thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong tám tháng. Vào ngày rằm tháng Visākha, sau khi đã từ bỏ nhóm người đông đảo đó ngài đã tham gia một bữa cơm sữa ngọt do Sudassana, con gái một lái buôn tên là Piyadassi, dâng cúng cho ngài ngay trên một thị trấn và ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng non Acacias.

Sau khi đã nhận[47] tám bó cỏ khô do một vị ẩn sĩ có tên là Anomadassin dâng cúng, ngài đã tiến lại gần cây Bồ Ðề Puṇḍarka.[48] Người ta kể lại rằng cây Bồ Ðề Puṇḍarka cũng có cùng kích thước với cây Bồ Ðề Pṭal.[49] Vào chính ngày đó thân cây cao năm mươi ratanas, cành cây cũng trải rộng khoảng năm mươi Ratanas. Cây được che phủ với hoa có hương thơm như chư Thiên. Và không những chỉ có hoa mà thôi, còn có quả[50] phủ kín đầy cả cây. Một phía cây có quả xanh, phía khác thì quả với kích cỡ trung bình và phía khác lại có đầy quả chín trên đó. Hương thơm, mùi vị và màu sắc giống như thể chúng được ngấm với tinh chất bổ dưỡng chư Thiên. Giống hệt như mười ngàn ta bà Thế Giới: những cây trổ hoa được làm đẹp với hoa và có rất nhiều hoa đã đậu trái trên cây.

Khi ngài đã rải những nắm cỏ khô trên một khoảng đất rộng độ hai mươi bốn Cubit ngài đã ngồi trong tư thế kiết già nhất quyết bốn chi tinh tấn. Ngồi như vậy, ngài đã cảm thắng ma vương và những đạo quân Ma - Vương trên một khoảng không gian khoảng độ ba mươi sáu do tuần (yojana), ngài đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác. Ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng như sau:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi... ta đã chứng đắc đoạn tận mọi ái dục.”

Ngài đã trải qua bảy tuần lễ gần cây Bồ Ðề. Sau khi ngài đã nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên, và nhận ra rằng có bảy mươi trăm ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia cùng với ngài cũng đã đạt được những ân đức, ngài đã đi bằng con đường chư Thiên và ngự xuống trong khu vui chơi giải trí Migācira[51] gần thủ đô Aruṇavat, thành phố này có rất nhiều tường thành vây quanh (avaraṇavati). Vây quanh là đoàn người các vị hiền triết, ngài đã Chuyển Pháp Luân ở giữa đoàn người này. Thế rồi đây là cuộc thấu triệt Phật hội thứ nhất có tới một trăm ngàn mười triệu người tham dự. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

[244] XXI

Sau Ðức Phật Vipassin là Ngài Chánh Ðẳng Giác hồng danh là Ðức Phật Sikhin[52] người tối thượng so với mọi chúng sanh, vị chiến thắng, vô song, không gì sánh bằng.

Sau khi đã cảm thắng đạo quân Ma-vương không còn một mảnh giáp[53]. Ngài chứng đắc[54] vô thượng Chánh Ðẳng Giác, ngài đã Chuyển Pháp Luân xuất phát từ lòng từ bi của ngài đối với chúng sanh sanh linh.

Khi đức Phật Sikhin, bậc ngưu Nhân[55] đang khi Chuyển Pháp Luân, lúc đó diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên có khoảng một trăm ngàn mười triệu người hiện diện.

Và còn nữa, khi ngài đang đến gần thủ đô Aruṇavat và đã diễn giải Giáo Pháp cho hoàng tử Abhibhū[56] và Sambhava cùng với hai đoàn tuỳ tùng của hai vị, ngài đã khiến cho chín mươi ngàn mười triệu người được uống rượu thần Giáo Pháp. Ðó là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai. Do vậy về điều này có lời kể lại rằng:

XXI

Và sau đó một thời gian, một người tốt nhất trong toàn bộ chúng sanh, vị tối thượng trong muôn người, đang diễn giải Giáo Pháp, liền diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai có chín mươi ngàn mười triệu chúng sanh tham dự.

Và khi tại cổng vào thành phố Suriyavati ngay gốc cây Champak[57] vị Phật tổ đang thực hiện Song thông để thu phục các ngoại giáo và để giải thoát toàn bộ chúng sanh khỏi triền phược và ngài diễn giải Giáo Pháp, lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho tám mươi ngàn mười triệu người. Do vậy có lời kể về vấn đề này như sau:

XXI.

Và đang khi ngài thực hiện Song thông cho thế gian với các vị thần linh chứng kiến đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng tám mươi ngàn mười triệu người.

Ðức Phật Tổ đã tụng Giới Bổn giữa một trăm ngàn vị A-la-hán là những người đã xuất gia cùng với Abhibhū và Sambhava, là hai hoàng tử của nhà vua. Ðó là Tăng Ðoàn đầu tiên. Ngài đã tụng Giới Bổn giữa tăng đoàn, là những người họ hàng ruột thịt của mình trong thành phố Aruṇavat ở giữa khoảng tám mươi ngàn các vị tỳ khưu cũng đã xuất gia. Ðó lại là Tăng Ðoàn thứ hai. Ngài cũng đã tụng Giới Bổn” trong thành phố Dhanañjaya vào thời điểm ngài được “dẫn ra” ngoài gia chủ Dhanapālaka[58] ngay chính giữa bảy mươi ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia.[59] Ðó là Tăng Ðoàn thứ ba. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXI

6. Cả Ðức Phật Sikhin, vị đại ẩn sĩ, cũng có ba tăng đoàn gồm những người trung kiên họ đã đoạn tận các lậu hoặc, là những người vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

7. Tăng Ðoàn đầu tiên qui tụ được một trăm ngàn các vị tỳ khưu; Tăng Ðoàn thứ hai gồm tám mươi ngàn vị tỳ khưu.

[245] 8. Tăng Ðoàn thứ ba gồm bảy mươi ngàn vị tỳ khưu; giống như hoa sen mọc dưới nước mà không bị hôi tanh mùi bùn.[60]

8. Trong trường hợp này không hôi tanh mùi bùn có nghĩa: Giống như một bông sen, được sanh ra dưới nước, mọc lên trong nước, lại không bị hoen ố do nước. Cũng vậy Tăng oàn các vị tỳ khưu, cho dù có được sanh ra trong thế gian này cũng không hề bị hoen ố do các điều ô uế nơi thế gian này.

Họ nói rằng Vị Bồ Tát lúc đó là một vị vua tên là Arindama cai trị trong thành phố Paribhutta nhưng lại xa lánh đám đông, khi đạo sư sikhī với oàn tuỳ tùng của ngài tiến lại gần thành phố Paribhutta. Sau khi ra khỏi hoàng cung để gặp ngài, thì trái tim, con mắt và tai của ngài tràn đầy niềm vui. Và cùng với đoàn tuỳ tùng sau khi ngài đã cúi rạp đầu xuống đất với hai đoá sen ngài kính lễ đức Như Lai Thập Lực[61] lúc đó ngài còn đang đi trên đường, ngài đã mời đức Như Lai Thập lực đến thăm hoàng cung. Nhà vua đã tổ chức một cuộc đại thí kéo dài trong bảy ngày theo niềm tin và tài sản như là một qui luật của hoàng gia và ngài đã mở cửa kho vải, ngài đã ban tặng những bộ y ắt tiền cho Tăng Già các vị tỳ khưu có Ðức Phật Tổ lãnh đạo. Và nhà vua còn ban tặng cả con voi của mình, tương tự như con voi Ervaṇa[62] là con voi quí nhất trong đám voi hoàng gia, rất mãnh lực và có tốc độ rất nhanh và được trang hoàng với vòng hoa kết lưới bằng vàng nơi chiếc đuôi, cặp ngà rất đẹp, áo khoác cho voi và chiếc đuôi toả sáng giống như vàng ròng bóng láng. Hai tai cử động nhịp nhàng sáng bóng như ánh trăng lung linh. Ngài cũng ban tặng thêm đồ đạc đáng giá bằng chính con voi nữa. Vị đạo Sư cũng đã thọ ký về ngài: “ba mươi mốt đại kiếp nữa kể từ nay ngài sẽ trở thành một đức Phật”. Do vậy có lời giải thích về điều này như sau:

XXI

Vào thời đó ta là một Quí Tộc Sát Ðế Lị tên là Arindama. Ta cúng dường với đồ ăn thức uống tươi mát cho Tăng Ðoàn có Ðức Phật Chánh Ðẳng Giác ứng đầu.

Sau khi đã bố thí biết bao nhiêu bộ y cà sa – không dưới mười triệu bộ y – ta đã ban tặng cho Ðức Phật Chánh Ðẳng Giác một con voi được phủ đầy đồ trang sức.

Kích thước tương đương với giá trị con voi ta cũng đã ban tặng số tài sản giá trị như vậy, ta đã hoàn tất được mục tiêu ta luôn hiện hữu và chắc chắn.

Và đức Phật Sikhin, vị lãnh đạo thế gian tối thượng cũng đã thọ ký về ta như sau: “Ba mươi mốt đại kiếp từ đây trở về sau ta sẽ trở thành một đức Phật.”

Sau khi xuất gia rời khỏi thành phố tuyệt vời tên là Kapila[63]... ” Chúng ta sẽ được diện kiến với đức Phật này.”

Khi ta nghe được lời ngài phán như vậy, ta càng tỏ rõ quyết tâm cao trong lòng. Ta nhất quyết tu tập nhiều hơn nữa để chu tất mười Pháp Ba la mật.

Và Thành Phố của Ðức Thế Tôn đó có tên là Aruṇavat, vua cha của ngài tên là Aruṇav, mẹ ngài có tên là Pabhāvatī. Abhibhū và Sambhava là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Thị giả cho ngài tên là Khemaṅkara, hai tối thượng nữ thinh văn của ngài tên là Makhilā[64] và Padumā. Cây Bồ Ðề của ngài có tên là Cây Puṇḍarka. Và thân hình của ngài cao bảy mươi cubit; hào quang phát ra từ thân thể ngài toả ra liên tục khoảng độ ba do tuần (yojana) [246] tuổi thọ của ngài kéo dài bảy mươi ngàn năm. Người vợ chính của ngài có tên là Sabbakāmā. Con trai tên là Atula. Do vậy có lời giải thích những sự kiện này như sau:

XXI.

15. Aruṇavat là tên thành phố. Aruṇav[65] là tên vị Quí Tộc Sát Ðế Lị và Pabhāvatī là tên của mẹ Ðức Phật Sikhin, cũng là một vị đại ẩn sĩ.

Abhibhū và Sambhava là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Khemaṅkara là tên vị Thị giả cho Ðức Phật Sikhin, vị đại ẩn sĩ.

Makhila[66] và Paduma là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ đó có tên là Punḍarka.

Sirivaḍḍha và Canda[67] là hai tối thượng cận sự nam, Cittā và Sugattā là hai tối thượng cận sự nữ.

Vị Phật Tổ đó cao bảy mươi cubit. Ngài có đến ba mươi hai tướng giống như một cột trụ bằng vàng được trang hoàng kỹ càng.

Hào quang phát ra độ một sải, là một luồng sáng toả ra từ thân xác ngài liên tục cả ngày lẫn đêm không lúc nào tắt [68] khoảng độ ba do tuần (yojana) trên khắp mọi nơi.

 Tuổi thọ của vị đại ẩn sĩ này vào khoảng bảy mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã tạo cho biết bao nhiêu chúng sanh vượt qua được (bộc lưu)

Ngài đã làm cho mây Giáo Pháp mưa xuống làm tươi mát thế gian với các vị chư Thiên. Chứng đắc an tịnh cho chính mình, ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

Các tướng phụ rõ nét có được khi được phú bẩm ba mươi hai đặc tướng vinh quang trên mình cũng biến mất. Phải chăng toàn bộ các pháp hành trên thế gian này cũng chỉ là trống rỗng mà thôi?

Trong trường hợp này kích thước đo được có nghĩa là kích thước của con voi đó.

Giá trị nghĩa là những tài sản nầy có giá trị là những đồ dùng đắc giá cho các vị tỳ khưu thọ dụng

11. Ta đã hoàn tất mục tiêu của ta nghĩa là do phỉ lạc của Bố thí, ta đã hoàn tất ý định của ta và làm cho hân hoan sâu kín phát sanh trong ta.

Luôn hiện hữu và chắc chắn: ý nghĩa là. ý nghĩ ‘ta sẽ luôn luôn thực hiện bố thí” vì ý định thực hiện bố thí luôn lúc nào cũng hiện hữu và chắc chắn

[247] 21. Cây Puṇḍarika: nghĩa là một cây soài trắng[69]

24. Hào quang rộng ba do tuần (yojana): ý nghĩa ở đây là, hào quang toả ra khoảng độ ba do tuần (yojana)

26. Cơn mây Giáo Pháp có nghĩa là đám mây mưa Giáo Pháp. Một cơn mây của Ðức Phật chính là cơn mây mưa xuống Giáo Pháp.

26. Làm tươi mát: nghĩa là, làm ẩm. Rải nước thuộc bài thuyết giảng về Giáo Pháp.

26. Thế gian với các chư Thiên Có nghĩa là mọi chúng sanh cộng với cả chư Thiên.

26. An tịnh đó có nghĩa là an tịnh, Níp Bàn.

27. Những tướng phụ ngài đã được trang hoàng với: ý nghĩa ở đây là thân thể của Ðức Phật tổ được trang hoàng với tám mươi tướng phụ,[70] bắt đầu với móng tay màu đồng, móng tay dài, móng tay bóng loáng. Ngón tay tròn trịa, v.v... và được làm đẹp với ba mươi hai tướng của một vị Ðại Nhân.

Và Sikhī, đấng Chánh Ðẳng Giác. Đã viên tịch đi tại ngôi chùa tên là Assa[71] trong thành phố Sīlavatī.

Sikhin đương nhiên đã toả sáng chói trên thế gian này.

Sikhin đương nhiên ầm vang trên đám mây đang bay tới.

Sikhin, là vị đại ẩn sĩ, đã từ bỏ được ánh lửa[72] (tái sanh)

Sikhin, đương nhiên đã ra đi, Thiện Thệ, và đạt đến an tịnh

Người ta kể lại rằng xá lợi của Ðức Phật Tổ được duy trì nguyên vẹn; và không bị phân tán. Nhưng những người sống trên toàn cõi Diêm Phù Ðề đã cho xây dựng một tháp cao ba do tuần (yojana) xây bằng bảy loại đá quý và toả sáng trắng bóng như một núi phủ đầy tuyết.

Ý Nghĩa những gì còn lại trong các đoạn kệ coi như đã quá rõ ràng.

Ðến Ðây Kết Thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Ðức Phật Tổ Sikhin.

Cũng kết thúc Biên Niên ký về Ðức Phật tổ thứ hai mươi mốt.

-ooOoo-

XXII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ VESSABHŪ

Và tiếp sau Ðức Phật Sikhin vào thời điểm Giáo Pháp của ngài biến mất, tuổi thọ của chúng sanh trong một giai đoạn dài đến bảy mươi ngàn năm, đến giờ lại giảm xuống chỉ còn mười năm. Tuổi thọ lại tăng thêm trở lại rồi đến đúng thời điểm một lần nữa lại giảm xuống chỉ còn sáu mươi ngàn năm. Thế rồi Ðức Phật Vessabhu xuất hiện, Tâm của ngài đã chiến thắng và chiếm lãnh toàn cõi thế gian, ngài đã tự xuất hiện[73] trên thế gian này và sau khi đã hoàn tất các pháp Ba la mật, ngài đã tái sanh nơi Cõi Trời Ðâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó, ngài đã giáng trần tái sinh trong lòng Yasavatī đức độ (sīlavatī). là người vợ chính của nhà vua được kính mộ hết mực có tên là Suppatīta đang trị vì trong thành phố Anupama.[74] Sau mười tháng thọ thai trong lòng mẹ, ngài Đản sanh ngay trong nơi vui chơi giải trí Anupama. Ngay sau khi được sanh ra ngài đã làm cho chúng sanh hoan hỷ bằng một tiếng bò [75]rống. Chính vì thế trong ngày lễ đặt tên cho ngài họ đã đặt tên cho ngài là Vessabhū là do ngài đã rống lên tiếng bò rống.[76] [248] Ngài đã lưu lại trong hậu cung trong suốt sáu ngàn năm. Ba tòa lâu đài của ngài có tên là Ruci, Suruci và Rativaḍḍhana.[77] Có đến ba mươi ngàn cung nữ hầu hạ ngài trong hậu cung với hoàng hậu Sucittā đứng đầu.

Khi ngài đã nhìn thấy bốn hiện tượng và một vị hoàng tử được sanh ra có tên là Suppabuddha cho hoàng hậu Sucittā, ngài đã ra đi trên một chiếc kiệu bằng vàng để đến xem khu vui chơi giải trí và, đang khi nhận y cà sa màu vàng do các vị chư Thiên trao tặng, ngài đã xuất gia. Có đến ba mươi bảy ngàn người đã xuất gia theo gương của ngài. Vây quanh với những chúng sanh này ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng sáu tháng. Vào ngày rằm tháng Visākha ngay trên thị trấn Sucitta ngài đã thọ cơm sữa ngọt do nàng Sirivaddhanā dâng cúng cho ngài, nàng là một phụ nữ có hình dáng rất đẹp.

Sau khi đã trải qua một ngày tạm trú trong khu rừng sala. Vào ban chiều ngài đã nhận tám bó bỏ khô do Narinda dâng tặng cho ngài, Narinda là một Long vương, và ngài đã tiến lại gần cây Bồ Ðề Sala[78] đi vòng quanh cây đó, kích cỡ của cây Sala đó cũng có cùng kích cỡ với cây Pṭal.[79] Một điều ta cũng cần phải hiểu là cây đó cũng đang trổ đầy hoa quả rất dễ thương. Sau khi đã tiến lại gần cây Sala, ngài đã rải cỏ khô biến thành bồ đoàn rộng vào khoảng bốn mươi cubit. Ngồi trong tư thế kiết già. Ngài đã chứng ắc vô chướng ngại trí[80]. Toàn bộ những vật trở ngại đều đã tan biến hết[81].

Khi ngài đã thốt lên tuyên bố long trọng như vậy và đã trải qua bảy ngày tại đó, đang khi nhận ra việc đạt được các ân đức do chính những người em của ngài là hoàng tử Soṇa và Uttara, ngài đã đi bằng con đường chư Thiên và đáp xuống trong khu vui chơi giải trí Aruṇa gần thành phố Anupama. Khi ngài đã nhờ người canh giữ công viên mời các hoàng tử đến, ngài đã Chuyển Pháp Luân trước mặt họ cùng với đoàn tùy tùng của hai người. Thế rồi đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên có tám mươi ngàn mười triệu người tham gia.

Còn nữa, đang khi Ðức Thế Tôn đi dạo một vòng trong khắp vương quốc diễn giải Giáo Pháp tại nơi đó và đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai có bảy mươi ngàn mười triệu người tham dự. Ðó là cuộc thấu triệt pháp hội lần thứ nhì. Trong thành phố Anupama. Ngài đập tan mạng lưới tà kiến, dẹp bỏ được các khẩu hiệu của các người chủ trương ly giáo, dẹp bỏ tính kiêu mạn và tính hão huyền, nổi lên đề cao Phật Pháp ngài đã thực hiện Phép Song thông trước sự chứng kiến của biết bao nhiêu người đi theo, kể cả chúng sanh lẫn các chư Thiên. Ngài đã làm tươi trẻ lại sáu mươi mười triệu người với rượu thần Giáo Pháp. Ðó là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba, do vậy có lời giải thích điều đó như sau:

XXII

Trong cùng một đại kiếp Maṇḍa, một vị lãnh đạo[82] có hồng danh là Vessabhū, là người vô song, không gì địch nổi, đã xuất hiện trên thế gian này.

Nhận ra đó là một ngọn lửa cháy rực với lửa tham ái và thuộc chính lãnh vực ái dục thế rồi,[83] Ngài đã chứng đắc vô thượng Chánh Ðẳng Giác giống như một con voi phá bỏ được các xiềng xích vậy.

Khi Ðức Phật Vessabhū, vị lãnh đạo thế gian, đang Chuyển Pháp Luân, đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ nhất có khoảng tám mươi ngàn mười triệu chúng sanh tham gia.

[249] 4. Khi vị trưởng thượng[84] thế gian, một người có sức mạnh vô song, đang thực hiện chuyến du hành vào cõi chư Thiên, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai có khoảng bảy mươi ngàn mười triệu người tham dự.

Ngài đã thực hiện Song thông đẩy lùi tà kiến cho cả các chư Thiên lẫn loài người gồm khoảng mười ngàn ta bà Thế Giới có cả các chư Thiên lẫn con người tụ họp lại.

Khi được chứng kiến những điều kỳ lạ to lớn đến như vâỵ. Khiến cho sáu mươi mười triệu con người lẫn chư Thiên phải kinh ngạc và sửng sốt. Và họ đã đạt đến Giác Ngộ.

2. Trong trường hợp này ngọn lửa cháy rực có nghĩa là toàn bộ Tam giới đều bị nổi lửa thiêu rụi.

2. Lửa tham ái có nghĩa là do tham ái.

2. Lãnh vực ái dục: ý nghĩa ở đây là, biết như vậy đây là các lãnh vực và cơ hội cần được khắc phục.

2. Giống một con voi phá bỏ được các xiềng xích có nghĩa là: giống như con voi phá bỏ được các gông cùm yếu ớt cây dây leo. Ngài chứng đắc, ngài đạt đến Chánh Ðẳng Giác.

5. Có tới mười ngàn có nghĩa là thực sự là mười ngàn.[85]

Loài người với các chư Thiên. có nghĩa là nơi thế giới loài người với các chư Thiên.

Giác Ngộ có nghĩa là họ Giác Ngộ.[86]

Vào ngày rằm tháng Māgha ngài đã tụng Giới Bổn[87] trước sự hiện diện của tám mươi ngàn vị A-la-hán là những người đã xuất gia trong một lần tụ họp với hai tối thượng nam thinh văn của ngài, là Soṇa và Uttara. Ðó là tăng đoàn đầu tiên. Và khi các vị tỳ khưu, lên tới ba mươi bảy ngàn, đã xuất gia cùng với Vessabhū, vị chúa tể trên toàn thể các thế giới, đã lên đường bỏ lại đám đông đàng sau, họ nghe biết rằng Pháp Luân đã được Vessabhū vận chuyển, ngài là bậc Chánh Ðẳng Giác. Khi đến thành phố tên là Soreyya họ nhìn thấy Ðức Phật Tổ. Ngài diễn giải Giáo Pháp cho họ. Và cho toàn bộ họ được xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia, “Thiện lai tỳ khưu”, ngài đã tụng Giới Bổn trong một Tăng đoàn tròn đủ bốn chi phần.[88] Ðó lại là Tăng đoàn thứ hai. Và khi con trai của nhà vua tên là Upasanta[89] đang trị vì tại thành phố Nārivāhana, vị Phật Tổ cũng đến đó do lòng từ bi đối với con trai của nhà vua. Khi cậu ta nghe được tin Ðức Phật tổ đến thăm, cậu ta đi ra cùng với đoàn tùy tùng của ngài để đón vị Phật tổ. Sau khi đã mời ngài. Tổ chức cho ngài một cuộc Ðại thí và nghe giáo pháp của ngài. Cậu ta đã xuất gia, vì tín tâm của mình. Hội chúng gồm tới sáu mươi ngàn người cũng xuất gia theo gương cậu ta. Cùng với cậu ta toàn bộ những người đó đã chứng đắc A-la-hán. Vây quanh với những người này vị Phật Tổ Vessabhū đã tụng Giới Bổn. Ðó là tăng đoàn thứ ba. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXII

Vessabhu, vị đại ẩn sĩ, có ba Tăng oàn gồm những người kiên định đã đoạn tận lậu hoặc, vô tỳ vết, và an tịnh trong tâm.

Tăng Ðoàn đầu tiên gồm tám mươi ngàn các vị tỳ khưu; tăng đoàn thứ hai gồm tới ba mươi bảy ngàn người[90].

[250]. 9. Tăng oàn thứ ba gồm tới sáu mươi ngàn vị tỳ khưu là những người đã vượt qua được sợ hãi

về già[91] v.v...là các vị đại ẩn sĩ,[92] là chính các người con trai [93]của Ðức Phật tổ.

Lúc đó Vị Bồ Tát là vị vua tên là Sudassana, vô cùng dễ thương (paramapiyadassana) trị vì trong thành phố Sarabhavatī. Khi Ðức Phật Vessabhu, lãnh đạo thế gian, đã đến thành phố Sarabha và vị Bồ Tát đã lắng nghe Giáo Pháp của ngài. Rồi trong lòng đã tin tưởng Giáo Pháp đó. Ngài đã chắp tay lại toả sáng trông giống như hai búp bông sen vô tỳ vết. Mười ngón tay chạm vào nhau[94] và đưa lên đầu. Sau khi vị Bồ Tát đã tổ chức cho ngài một cuộc đại thí gồm y cà sa cho Tăng Ðoàn Ðức Phật lãnh đạo. Ngài còn cho xây một hương phòng[95] tại đó làm nơi cư trú cho Ðức Phật Tổ. Bao quanh hương phòng đó là một ngàn thiền viện (vihara) và vị bồ tát đã cúng dường cho ngài toàn bộ những tài sản để diễn giải Giáo Pháp của ngài. Rồi nhà vua cũng đã xuất gia trước sự hiện diện của ngài Phật Tổ. Tròn đủ những ân đức tu tập đích thực, giống như mười ba hạnh Ðầu đà. Thích thú trong việc tìm kiếm những điều giúp đạt đến Giác Ngộ. Ngài đã thoải mái duy trì giáo pháp của Ðấng Giác Ngộ. Và vị Phật tổ cũng đã thọ ký về ngài, “Trong tương lai khoảng độ ba mươi mốt đại kiếp từ đây trở về sau ngài sẽ trở thành một vị Phật Tổ có hồng danh là Cồ Ðàm”. Do vậy người ta nói về điều này như sau:

XXII.

 Pháp luân đã được đức Phật tổ đó vận Chuyển oai hùng không gì sánh nổi. Ta vui mừng khi xuất gia nghe theo Giáo Pháp tuyệt vời của ngài.

Vào thời đó ta là một Quí Tộc Sát Ðế Lị tên là Sudassana. Sau khi đã thỉnh vị đại anh hùng và tổ chức một cuộc đại thí rất giá trị[96] cho ngài Phật tổ. Ta đã kính lễ vị Chiến Thắng và Tăng oàn của ngài với đồ ăn thức uống và y cà sa.

Sau khi đã cúng dường Ðại thí cả ngày lẫn đêm không hề suy giảm. Ta đã xuất gia trước sự hiện diện của Ðức Phật Tổ Chiến Thắng và đã được tròn đủ với các ân đức đặc biệt.

ược tròn đủ những ân đức đặc bịêt tu tập chính đáng, gồm những bổn phận và giới đức, tìm kiếm trí toàn tri, ta cảm thấy hoan hỷ trong Giáo Pháp của bậc Chiến Thắng.

Sau khi đã đạt đến niềm tin và phỉ lạc, ta Đảnh lễ xuống tận chân vị đạo sư[97].. Phỉ lạc dâng trào trong ta vì mục tiêu Giác Ngộ của ta.

Biết rằng ta không có tâm thối chuyển[98] vị Chánh Ðẳng Giác đã thọ ký về ta như sau, “Ba mươi mốt đại kiếp kể từ đây người này sẽ trở thành một đức Phật”.

Sau khi đã xuất gia rời khỏi thành phố đầy thú vị Kapila....”

Khi ta nghe lời ngài thọ ký, ta càng cảm thấy có khuynh hướng trong lòng. Ta đã nhất quyết tu tập nhiều hơn để chu tất mười Pháp Ba la mật.

[251] Và thành phố vị Phật Tổ đó cư trú có tên là Anupama, tên của vị Quí Tộc Sát Ðế Lị, cha của ngài là Suppatīta. Mẹ của ngài có tên là Yasavatī. Soṇa và Uttara là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Upasanta là tên của vị thị giả cho ngài. Dāmā và Samālā là hai tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Ðề là cây Sāla. Thân hình của ngài cao sáu mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài sáu mươi ngàn năm. Vợ của ngài tên là Sucittā, con trai của ngài tên là Suppabuddha. Ngài xuất gia trên một cái kiệu bằng vàng. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXII

Anupama[99] là tên thành phố, Suppatīta[100] là tên của Quí Tộc Sát Ðế Lị, Yasavatī là tên của mẹ ngài Vessabhū, vị đại ẩn sĩ.

Sonā và Uttara là tối thượng nam thinh văn của ngài. Upasanta là tên của vị thị giả cho ngài Vessabhū, vị đại ẩn sĩ.

Dāmā[101] và Samālā là tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ này là cây Sāla[102]

Sotthika và Ramma là hai tối thượng cận sự nam; Kāligotamī và Sirimā[103] là hai tối thượng cận sự nữ cho ngài

Ngài có chiều cao khoảng sáu mươi ratanas. Ngài trông giống như cột sát tế bằng vàng. các hào quang phát ra từ thân xác ngài giống lửa vào ban đêm trên đỉnh một ngọn núi.

Tuổi thọ của vị đại ẩn sĩ kéo dài[104] sáu mươi ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã khiến cho nhiều người vượt qua được bộc lưu.

Sau khi khiến cho Giáo Pháp nổi tiếng của mình được phổ biến rộng rãi đến như vậy, sau khi đã phân loại đại chúng, và sau khi đã cung cấp con thuyền Giáo Pháp cho chúng sanh, ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

Toàn bộ những chúng sanh duyên dáng,[105] những cách thức cuộc sống và những cách thức cư xử[106] đã biến mất. Chẳng phải toàn bộ pháp hành ều rổng không cả hay sao?

10. Trong trường hợp này Pháp Luân đã được có nghĩa là ngài đã Chuyển Pháp Luân.

10. Giáo Pháp tuyệt vời có nghĩa là Pháp dành cho các bậc cao nhân[107]

12. Việc xuất gia đã được tròn đủ với những ân đức đặc biệt có nghĩa là: biết được, tôi đã xuất gia.

13. Bao gồm các bổn phận và giới đức có nghĩa là gồm trong bổn phận và trong những giới đức[108]; ý nghĩa ở đây là:chu tất được mỗi loại công việc bao gồm trong đó.

13. Tôi cảm thấy hoan hỷ có nghĩa là tôi thấy thích thú trong lòng vô cùng.

[252] 14. niềm tin và phỉ lạc có nghĩa là: đạt đến được niềm tin và phỉ lạc.[109]

14. Tôi Đảnh lễ có nghĩa là tôi đã kính lễ một cách nhiệt tình. Thì hiện tại nên được hiểu theo nghĩa quá khứ.

14. Thuộc về đạo sư có nghĩa là: thuộc về vị Ðạo sư [110]ó.

15. Không có tâm thối chuyển có nghĩa là ý tưởng trong tâm không sút giảm.

26. Giống như một cây cột trụ sát tế bằng vàng[111], có nghĩa là: giống như một cây cột trụ bằng vàng[112]

26 Toả sáng ra có nghĩa là tủa ra từ phía này phía kia.

Hào quang có nghĩa là những tia sáng từ chính bản chất[113] của ngài.

26. Giống như ngọn lửa vào ban đêm trên đỉnh núi có nghĩa là những hào quang rực rỡ của thân xác ngài trông giống như ngọn lửa trên đỉnh ngọn núi vào ban đêm[114]

28. Sau khi đã phân loại có nghĩa là sau khi đã phân loại có liên quan đến tinh tấn v.v... và liên quan đến nhập lưu v.v...

28. Con thuyền Giáo Pháp có nghĩa là: Sau khi đã cung cấp con thuyền Giáo Pháp được biết đến như là Bát Chánh Ðạo vì lợi ích vượt qua được tứ bộc lưu.[115]

29. Duyên dáng dễ thương có nghĩa là đẹp đẽ dễ thương.

29 Toàn bộ chúng sanh có nghĩa là toàn bộ những con người[116] ý nghĩa ở đây là: vị Chánh Ðẳng Giác với Tăng oàn các đồ đệ của ngài.

29. Cách thức cuộc sống có nghĩa là cách sống[117] ở mọi nơi. Đối cách được hiểu theo nghĩa chủ cách.

Người ta nói rằng Ðức Phật Tổ Vessabhū đã viên tịch Níp Bàn ngay tại vườn Lộc uyển Khema trong thành phố Usabhavatī và xá lợi của ngài đã được phân tán đi khắp nơi.

Trong một thành phố oai nghi Usabhavatī Ðức Phật Tổ Vessabhū, vị chiến thắng mạnh mẽ.

Ðã đến không còn chấp thủ tái sanh đã lưu lại trong một thiền viện đầy thú vị

Mọi điều còn lại trong các đoạn kệ đã rõ ràng.

Ðến Ðây Kết Thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Ðức Phật Tổ Vessabhū.

Cũng kết thúc phần Biên niên ký sự đức Phật Tổ thứ hai mươi hai.

-ooOoo-

XXIII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ KAKUSANDHA

Nhưng khi sau đại kiếp trong đó Ðức Phật Vessabh, vị tự hiện hữu, đã Níp-bàn viên tịch, các mặt trời chiến thắng đã không xuất hiện trong vòng hai mươi chín đại kiếp. Trong Hiền kiếp này lại có bốn Chư Phật xuất hiện. Bốn vị nào vậy? Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa đức Phật của chúng ta. Và Ðức Phật Tổ Metteyya sẽ xuất hiện. Như vậy đại kiếp này, được Ðức Phật Tổ khen ngợi. Được gọi là Hiền kiếp do bởi đại kiếp này được mỹ miều hoá rất nhiều bằng sự xuất hiện của năm đức Phật.

Về vấn đề này, Ðức Phật Tổ có hồng danh là Kakusandha, sau khi đã hoàn tất các pháp Ba la mật được tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Suất. [253] Sau khi đã tịch diệt khỏi cõi đó, ngài đã tái sanh trong lòng một nữ Bà-la-môn tên là Visākhā, là vợ chính thức của một thầy tu tên là Aggidatta, ngài là một huấn luyện viên cả về lý thuyết lẫn thực hành[118] cho nhà vua tên là Khemaṅkara trị vì trong thành phố Khemavatī.

Và khi các vị vua chúa kính lễ, quí trọng, sùng bái, khen ngợi những người bà-la-môn thì các vị Bồ Tát được sanh ra trong giai cấp Bà-la-môn. và khi các vị Bà-la-môn kính lễ, quí trọng, sùng bái, khen ngợi những Quí Tộc Sát Ðế Lị thì những vị ấy lại xuất hiện trong một giai cấp Quí Tộc Sát Ðế Lị.[119] Người ta nói rằng các vị Bà-la-môn được kính lễ, quí trọng, sùng bái, ngợi khen do các Quí Tộc Sát Ðế Lị; chính vì thế Vị Bồ Tát, là một vị Ðại Nhân. Kakusandha, là người bảo lãnh chân đế (saccasandha) đã khiến cho mười ngàn ta bà Thế Giới trở thành vang dội và rung động, cũng đã xuất hiện trong một gia đình bà-la-môn đó là một gia nh vô địch xuất phát từ giàu sang và thịnh vượng. Ðã có những điều lạ xuất hiện theo như những gì đã trình bày ở trên.[120] Sau mười tháng trong lòng người mẹ, ngài đã Đản sanh trong nơi vui chơi giải trí tên là Khema giống như một vừng lửa sáng loé lên giống như một ánh chớp. Ngài đã sống trong hậu cung trong khoảng thời gian là bốn ngàn năm. Người ta nói rằng ba toà lâu ài của ngài có tên là Suci. Surici và Rativaḍḍhana[121]. Có ba mươi ngàn cung nữ hầu hạ ngài trong hậu cung với nữ Bà-la-môn tên là Rocanī đứng đầu.

Khi ngài đã nhìn thấy bốn hiện tượng và khi hoàng tử vô song Uttara được nữ Bà-la-môn Rocanī[122] hạ sanh, trong lúc ra đi bằng cách thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại trên một chiếc xe có những con ngựa thuần chủng kéo, ngài đã xuất gia. Có đến bốn chục ngàn người cũng xuất gia theo gương của ngài. Vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt do con gái của một người bà la môn Vajirindha dâng tặng cho ngài ngay trên thị trấn Sucirindha và ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong một cánh rừng Acacia.

Vào buổi tối, đang khi nhận tám bó cỏ khô, Subhadda đem đến cho ngài, ông là một người canh giữ cánh đồng trồng bắp, ngài đã đi đến một cây Bồ Ðề có tên là cây Sirisa, có kích cỡ bằng một cây Pṭalī đã nói đến ở trên.[123] thoang thoảng phát ra những hương thơm khắp nơi. Sau khi đã rải cỏ khô trong một diện tích rộng khoảng ba mươi tư cubit, ngài ngồi trong tư thế kiết già. Khi ngài đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác và đã thốt lên lời tuyên bố long trọng, ngài đã trải qua bảy tuần lễ tại đó. Nhìn thấy bốn mươi ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia với ngài đã có thể thấu triệt được các chân đế, chỉ trong một ngày ngài đã tiến vào vườn Lộc uyển trong nơi cư trú của các vị Ðại ẩn sĩ tọa lạc gần thành phố Makhilā. Ngài đã Chuyển Pháp Luân ngay giữa họ. Thế rồi đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên, có khoảng bốn mươi ngàn người tham dự. Còn nữa, khi ngài đã thực hiện Song thông ngay gốc cây đại Sāla ngay cổng vào thành phố Kaṇṇakujja, ngài đã khiến cho Pháp nhãn phát sanh trong số ba mươi ngàn mười triệu người. Ðó là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai.

Và không xa thành phố Khemavatī này trong một nơi cư trú dành cho các vị chư Thiên,[124] có một Dạ xoa yakkha tên là Nadeva. Coi như một chư Thiên nhân[125]. Hình dáng của nó giống như con người[126], đang cư trú trong một nơi hoang địa gần một hồ phát ra những hương thơm ngào ngạt làm say mê lòng người.[127] Nước hồ rất ngọt và lạnh, nước lạnh của hồ đã đem lại rất nhiều loại hoa sen hoa huệ nước và phới phới các chúng sanh với những chùm hoa sen, hoa huệ nước luôn sẵn sàng, khiến cho con yêu quái có thể dễ dàng ngấu nghiến loài người đi ngang qua đó. [254] Khi con yêu tinh đang di chuyển trong một lối đi được nguỵ trang kín. Tách biệt khỏi đám người qua lại là yêu tinh liền lôi họ vào cành rừng rộng rồi cắn xé họ và ăn ngấu nghiến. Con ường vắng vẻ đó rất nổi tiếng t người qua lại. Họ nói rằng có một đám đông rất lớn tụ tập lại hai bên hoang địa chờ đợi đi ngang qua vùng đó.

Và rồi một ngày nọ vào buổi sáng tinh sương Kakusandha, không còn bị triền phược sanh hữu,[128] xuất khởi Ðịnh Ðại Bi, quan sát thế giới. Và nhìn thấy cả dạ xoa Naradeva và đám đông chúng sanh xuất hiện võng trí của ngài. Nhìn thấy điều này, vị Phật Tổ liền đi trên không trung và thực hiện rất nhiều thần thông khiến cho đám đông chúng sanh có thể chứng kiến. Ngài đã đáp xuống ngay nơi cư trú của dạ xoa yakkha Naradeva và ngồi ngay trên tấm thảm của yêu quái. Thế rồi tên ăn thịt người nhìn thấy ánh Thái dương các vị hiền triết đã đến theo một con đường mòn và đã phát ra hào quang sáu màu giống như mặt trời bao quanh là một cầu vồng, nghĩ trong tâm, “Ngài ắt hẳn phải là đức Như Lai Thập Lực đến đây do lòng từ bi đối với ta.” Tin tưởng là như vậy hắn đã đến với đoàn tuỳ tùng gồm các Dạ-xoa (Yakkha) tới vùng Hy mã-lạp-sơn, là nơi nổi tiếng có nhiều hoang thú. Khi nó đã tụ tập được những cánh hoa rực rỡ nhất có rất nhiều màu sắc và hương vị đang mọc trên mặt nước và cả trên đất liền nữa, hắn tỏ lòng kính lễ Kakusandha là người vô tỳ vết,[129] là lãnh tụ thế gian, với vòng hoa, hương thơm và thuốc cao dán. Khi ngài còn ngồi trên chỗ ngồi của yêu quái. Cất tiếng hát những bài khen ngợi, Dạ xoa đứng đó tỏ lòng kính lễ Ðức Phật Tổ. Hai tay chắp lại, đưa lên đầu. Bởi vậy dân chúng, nhìn thấy điều kỳ diệu này, liền tụ tập lại tin tưởng. Tụ tập lại chung quanh vị Phật Tổ với đầy niềm tin tưởng trong tâm và đứng vây quanh vị Phật Tổ tỏ lòng kính lễ ngài. Thế rồi Ðức Phật tổ Kakusandha bậc vô sanh[130], sau khi đã kích thích Dạ xoa Naradeva đang kính lễ ngài. Với tầm nhìn thoát khỏi mọi triền phược do quả nghiệp chướng và sau khi đã báo động cho Dạ xoa với một bài thuyết pháp về ịa Ngục, ngài đã diễn giải về tứ diệu đế cho Dạ xoa. Rồi có một cuộc thấu triệt Pháp hội diễn ra với một đám đông chúng sanh nhiều vô kể. Ðây là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba diễn ra. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXIII

Sau Ðức Phật Tổ Vessabhū, vị Chánh Ðẳng Giác hồng danh là Kakusandha, là người tối thượng nơi con người, không gì sánh bằng. Khó lòng mà tấn công ngài.

Sau khi đã diệt toàn bộ hiện hữu. ngài đã đạt đến các pháp Ba la mật thông qua chánh hạnh. Giống như con sư tử phá tan được chiếc lồng, ngài đã đạt đến vô thượng Chánh Ðẳng Giác.

Khi Kakusandha, lãnh đạo thế gian, đang Chuyển Pháp Luân. Đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho bốn mươi ngàn bá tánh có mặt.

Khi ngài bay trên không, lơ lửng trên trời, thực hiện Song thông[131] ngài đã thức tỉnh được ba mươi ngàn người lẫn thần linh.,

[255] 5. Khi ngài đang diễn giải Tứ Ðiệu Ðế cho Dạ xoa Neradeva. Những người chứng đắc thấu triệt Pháp hội đông vô số kể [132] không làm sao ước tính được.

Trong trường hợp này sau khi đã diệt có nghĩa là diệt trừ được hết.

2. Toàn bộ hiện hữu có nghĩa là toàn bộ chín loại hiện hữu. hành vi nghiệp chướng là một dấu hiệu của quả hiện hữu[133]

2. Đạt đến các pháp Ba la mật thông qua chánh hạnh có nghĩa là: sau khi đã đạt đến các Pháp Ba la mật nhờ việc chu tất được toàn bộ các pháp Ba la mật.

2. Giống như con sư tử phá tan được chiếc lồng có nghĩa là: giống như con sư tử phá tan chiếc cũi giam hãm, chính vì thế con voi mãnh lực hiền triết cũng phá tan được chiếc cũi hiện hữu của mình.

Kakusandha, với những hữu phược[134] đã diệt trừ, chỉ còn có một tập đoàn Tăng già duy nhất. Vào ngày rằm tháng Māgha Ðức Phật Tổ đã tụng Bổn Giới trong vườn Lộc uyển trước nơi ở của các vị đại ẩn sĩ gần thành phố Kaṇṇakujja có khoảng bốn mươi ngàn vị A-la-hán xuất hiện là những người đã xuất gia với ngài. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXIII

6. Ðức Phật Tổ Kakusandha tụ tập ợc một Tăng oàn gồm những người trung kiên đã đoạn tận được các lậu hoặc, vô tỳ vết, và an tịnh trong lòng.

7. Cuộc tụ họp gồm khoảng bốn mươi ngàn người đã chứng đắc giai đoạn thuần hoá bằng cách đoạn tận đoàn kẻ thù lậu hoặc.[135]

Vị Bồ Tát lúc đó là một vị vua tên là Khema. Sau khi đã tổ chức một cuộc đại thí với bát khất thực và những vải vật liệu dùng để may y cà sa cho Tăng Ðoàn có Ðức Phật Tổ lãnh đạo. Ngài đã xức dầu vào mắt v.v...với rất nhiều dược liệu khác.[136] Khi ngài đã cúng dường các đồ cần dùng cho nhu cầu cần thiết khác cho các vị sa môn và nghe Ðức Phật tổ diễn giải Giáo Pháp. Có niềm tin trong tâm Ngài xuất gia trước sự hiện diện của đức Phật Tổ. Và vị đạo sư đó đã thọ ký, ‘Trong tương lai, trong cùng đại kiếp này, Ngài sẽ trở thành một đức Phật.’ Do vậy có lơì giải thích về vấn đề này như sau:

XXIII

Vào thời đó ta là một vị Quí Tộc Sát Ðế Lị tên[137] là Khema. Sau khi đã tổ chức một cuộc đại Thí cho đức Như Lai và[138] cho các cậu con trai của ngài chiến thắng.

Sau khi đã cúng dường cho ngài bát khất thực và vật liệu vải để may y cà sa. dầu xức[139] (dùng cho mắt), cam thảo hoang dại5 - ta đã ban tặng toàn bộ điều này, vô cùng vinh quang như ngài muốn.

Và vị đại hiền triết Kakusandha, lãnh đạo thế gian[140] cũng đã thọ ký về ta như sau, “Trong Hiền kiếp này người này sẽ là một đức Phật.

Sau khi đã xuất gia ra khỏi thành phố Kapila đầy thú vị đó....”

Khi ta đã nghe ngài phán như vậy....để chu tất mười pháp Ba la mật.

Khemavatī là tên thành phố. Theo đó ta cũng có tên là Khema. Ði tìm trí toàn tri ta đã xuất gia trước sự hiện diện của ngài.

[256] 9. Trong trường hợp này dầu xức (mắt) có nghĩa là chỉ dành cho những người thân quen trong gia đình mà thôi.[141]

9. Cam thảo dại có nghĩa là một loại que cảm thảo lấy ở trong rừng[142]

9. Điều này có nghĩa là điều này.[143]

9. Như Ngài mong muốn có nghĩa là như điều Ngài ớc ao.

9. Ta ban tặng có nghĩa là: ta cho (nói rằng) “ta có thể tặng cho chứ?”

9. Vô cùng quang vinh có nghĩa là Tốt nhất.. khi ngài muốn điều đó[144] cũng là cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là: Ta ban tặng cho ngài tất cả những gì ngài mong muốn điều này xem ra chính xác hơn.

Tên thành phố Ðức Phật Tổ Kakusandha cư trú không phải là gì thấp kém[145] có tên là Khema. Aggidatta là tên của một bà la môn cha Ngài, Visākhāla là tên của nữ bà la môn là mẹ Ngài.[146] Vidhura và Sañjiva là hai tối thượng nam thinh văn của ngài[147]. Buddhija là tên của vị thị giả[148] cho ngài. Sāmā và Campā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của ngài tên là cây đại cổ thụ Sirīsa. Thân thể của ngài cao bốn mươi cubit. Hào quang phát ra từ thân xác ngài toả sáng ra chung quanh độ mười do tuần (yojana). Tuổi thọ của ngài kéo dài khoảng bốn mươi ngàn năm. Và vợ của ngài là nữ bà la môn có tên là Rocanī, con trai của ngài tên là Uttara. Ngài xuất gia trên một chiếc xe có ngựa thuần chủng kéo. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXIII

14 Và tên người cha của Ðức Phật Tổ là bà la môn tên là Aggidatta. Visākhā là tên của mẹ ngài Kakusandha, vị đại ẩn sĩ[149].

15.Bậc Chánh Ðẳng Giác trú[150] trong thành phố Khema, là một bộ tộc to lớn, ngài là người quang vinh nhất và tuyệt vời trong số những người cư ngụ trong thành phố đó. là người dòng dõi danh giá và rất nổi tiếng.

Vidhura[151] và Sañjiva là tối thượng nam thinh văn của ngài, Buddhija là tên của vị thị giả cho ngài Kakusandha, là vị đạo sư.

Sāmā và Campā là tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ này người ta gọi là cây Sirīsa.

Vị Ðại Hiền Triết đó có thân hình cao khoảng bốn mươi ratana. Hào quang vàng xuất ra[152] từ thân xác ngài tỏa rộng khoảng mười do tuần (yojana) khắp chung quanh ngài.

Tuổi thọ của vị đại hiền triết này kéo dài khoảng bốn mươi ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã khiến cho biết bao nhiêu bá tánh có thể vượt qua được bộc lưu

[257] 25. Sau khi đã bày ra cửa tiệm Giáo Pháp[153] cho thế giới nam và nữ cùng với thần linh ngài rống lên tiếng rống sư tử. Ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

26. Cùng với tiếng nói đạt tám đặc tính[154] đó cùng với những điều vô tỳ vết tất cả đã biến mất đời đời. Thế thì phải chăng toàn bộ các pháp hành là rổng không hay sao?

15. Trong trường hợp này tại thành phố Khema là nơi ngài trú: ta nên hiểu đoạn kệ này được đề cập đến để ám chỉ thành phố là nơi Ðức Phật Kakusandha sanh ra.

15. Một bộ tộc vĩ đại có nghĩa là giai cấp của người cha đức Thế Tôn là một giai cấp thật cao siêu.

15. Là người vinh quang và tuyệt vời nhất trên đời này có nghĩa là vinh quang nhất là người tốt nhất hơn hết thảy mọi người nếu xét theo khía cạnh nguồn gốc gia đình.

15. Dòng dõi danh giá có nghĩa là dòng dõi cao sang. Dòng dõi oai hùng.

15. Vô cùng nổi tiếng có nghĩa là được vô cùng kính trọng[155]. Gia tộc vĩ đại của vị Phật Tổ này là gia tộc nào vậy? Ngài trứ tại thành phố Khema được coi như là một đoạn nối kết giữa đoạn kệ đó.

23. (Toả ra) mười do tuần (yojana) xung quanh có nghĩa là: từ thân thể ngài xuất ra một hào quang màu vàng toả sáng liên tục rộng khắp mười do tuần (yojana).

25. Cửa tiệm Giáo pháp có nghĩa là một tiệm lớn coi như là Giáo Pháp.

25. Sau khi bày ra bên ngoài: có nghĩa là bày biện ra đầy hàng hoá nhằm mục tiêu bán hàng hoá trong đó.

25. Đối với cả nam lẫn nữ: có nghĩa là nhằm mục tiêu dành cho[156] bá tánh nam cũng như nữ. Họ là những người được dẫn ra khỏi mọi lỗi lầm. Trong một cửa hiệu tuyệt vời[157] các châu báu về thiền, thiền chứng, Thánh đạo và Thánh quả.

25. Giống như tiếng sư tử rống có nghĩa là giống như[158] tiếng rống của sư tử. Rống lên một tiếng rống không sợ hãi gì cả.

26. Tiếng nói của đấng đã đạt được tám đặc tính có nghĩa là vị đạo sư có giọng nói được phú cho tám đặc tính tuyệt hảo.

26. Những điều vô tỳ vết có nghĩa là không có những vết nhơ[159] tội lỗi v.v... là những giới đức, điều hoàn hảo, vô tỳ vết không có nhược điểm” * hoặc giả (cũng có nghĩa là) hoàn hảo, không có mối bất hoà[160] giữa cặp đồ đệ của Ðức Phật tổ v.v....

26. đời đời có nghĩa là mãi mãi, luôn mãi.

26. Toàn bộ đều biến mất. Có nghĩa là vị đạo sư và các cặp thinh văn của ngài,v.v... Sau khi đã đạt đến được toàn bộ hiện trạng của một đại hiền triết như vậy.[161] Bây giờ đã đạt đến vô vi.

Vị Phật Tổ Kakunsandha đã thoát khỏi mọi triền phược.[162]

Sức trí tuệ nhạy bén.[163] Toàn bộ tội lỗi đều biến mất.

Là người bảo lãnh tam giới[164] thực sự là một người bảo lãnh chân đế.[165]

Ðã tìm thấy nơi cư trú trong khu rừng Khema.[166]

Mọi vấn đề trong đoạn kệ còn lại đều đã quá rõ ràng

* M i. 322

Ðến đây kết thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự đức Phật Tổ Kakusandha.

Kết thúc phần bình luận biên niên ký sự về vị Phật tổ thứ hai mươi ba.

-ooOoo-

XXIV. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ KONAGAMANA [167]

Và tiếp sau Ðức Phật Kakusandha và khi giáo pháp của ngài tan biến mất hết là khi bá tánh đã sanh vào thời điểm tuổi thọ chỉ còn vào khoảng ba mươi ngàn năm, vị đạo Sư Koṇāgamana, người luôn hướng[168] về hạnh phúc các bá tánh, đã xuất hiện trên thế gian này[169]. Nhưng trong trường hợp này ta phải hiểu rằng cho dù tuổi thọ đang ở trong một giai đoạn giảm xuống từ từ, việc tuổi thọ giảm xuống không phải như vậy. Vì tuổi thọ gia tăng lên rồi giảm xuống trở lại. Việc này xảy ra thế nào được? Trong cùng một đại kiếp Ðức Thế Tôn có hồng danh là Kakusandha được tái sanh vào thời điểm tuổi thọ chỉ kéo dài có bốn ngàn năm. Nhưng đã có thời tuổi thọ đã giảm xuống chỉ còn có mười năm; còn nữa, tuổi thọ đó cũng tăng kéo dài một A Tăng kỳ, nhưng từ đó giảm dần xuống, tuổi thọ lâu trong một thời gian khoảng ba mươi ngàn năm, Ta phải hiểu rằng đó chính là thời điểm Ðức Phật Tổ Koṇāgamana xuất hiện trên đời này.

Sau khi đã chu tất các Pháp Ba la mật ngài tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó ngài được giáng trần tái sanh trong thành phố Sobhavatī[170] trong lòng một nữ Bà-la-môn có tên là Uttarā, là người đàn bà không ai sánh kịp (anuttara) về phẩm chất sắc đẹp, v.v... và là vợ của một Bà – la - môn có tên là Yaññadatta. Sau mười tháng ngài đã đản sanh khỏi lòng mẹ ngài trong nơi vui chơi giải trí Subhagavatī. Khi ngài Đản sanh thì cõi trời chư Thiên đã làm mưa xuống một trận mưa vàng ròng trên toàn cõi Diêm phù đề (Jambudipa). Chính vì nhằm cơ hội có vàng ròng rơi xuống như vậy, họ đã đặt cho ngài cái hồng danh là Kanakāgamana[171]. Nhưng dần dà hồng danh này đã được sửa đổi lại thành Koṇāgamana. Ngài đã trải qua cuộc sống tại gia vào khoảng ba ngàn năm. Và ba tòa lâu đài của ngài có tên là Tusita, Santusita. Santuṭṭha. Đã có tới sáu mươi ngàn phụ nữ cùng với nữ Bà-la-môn Rucigattā đứng đầu phục vụ ngài trong thời gian lưu lại tại gia.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng, và người con trai của ngài tên là Satthavāha đã được nữ Bà-la-môn Rucigattā hạ sanh. Ngài liền lên đường thực hiện Ðại (xuất gia) trên lưng một con voi quang vinh và lên đường xuất gia. Theo gương ngài có Ba mươi ngàn bá tánh đã xuất gia. Vây quanh với những người này, ngài đã quyết định thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng sáu tháng. Vào ngày trăng rằm tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt do con gái một người Bà-la-môn tên là Aggisona dâng tặng.

Sau khi đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng Acacia. Vào ban tối ngài đã nhận tám bó cỏ khô từ tay Tinduka dâng lên cho ngài, ông này là một người bảo vệ vườn ngô, và ông đã tiến gần ngài từ phía bên phải cây Bồ Ðề Udumbara. Kích thước của cây này cũng giống như các cây Bồ Ðề Puṇḍarīka đã đề cập đến ở trên.[172] trên cây có một số lượng quả rất lớn. Ngài đã rải những bó cỏ khô trên một khoảng đất rộng đến hai mươi cubit. Rồi ngài ngồi trên đó trong tư thế kiết già. Ngài đã cảm thắng đạo quân Ma-vương. Đạt được trí của đức Như Lai Thập Lực và ngài thốt lên lời tuyên bố long trọng. Khi đã trải qua bảy tuần lễ tại đó và nhận ra có tới ba mươi ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia với ngài cũng đã đạt được những ân đức cao quí, ngài đã đi theo một lộ trình lên cõi trời[173] (bay trên không) và đáp xuống vườn Lộc uyển[174] tại nơi trú ngụ của các vị đại ẩn sĩ gần thành phố Sudassana, Ngài đã Chuyển Pháp Luân trước sự hiện diện của họ. Thế rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng ba mươi ngàn bá tánh tham gia.

Còn nữa, khi ngài đã thực hiện được Song Thông dưới gốc cây Sāla ngay cổng vào thành phố Sundara, ngài đã khiến cho hai mươi ngàn bá tánh được nếm hương vị Giáo Pháp. Ðó là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai. [259] Khi vị Phật Tổ đang diễn giải Tạng Vi Diệu Pháp cho đám đông các vị chư Thiên trong mười ngàn cõi ta bà Thế Giới, sau khi đã khiến cho chính mẹ của ngài là bà Uttara trở thành một người tuyệt vời nhất. Lại đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba có khoảng mười ngàn người tham dự. Do vậy có lời nói về những điều này mà rằng:

XXIV.

Sau Ðức Phật Kakusandha đã xuất hiện đấng Chánh Ðẳng Giác hồng danh là Koṇāgamana, là người tối thượng nơi con người, là vị Chiến Thắng, là người trưởng thượng nhất trên thế gian này và là người có sức mạnh phi thường vào bậc nhất nơi các bá tánh.

Khi đã chu tất mười pháp, ngài đã vượt qua hoang địa. Tẩy sạch hết các cấu uế. Ngài đã chứng đắc vô thượng Chánh Ðẳng Giác.

Khi ngài lãnh tụ Koṇāgamana đang Chuyển Pháp Luân, đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ nhất có khoảng ba mươi ngàn bá tánh tham dự.

Và khi ngài đang thực hiện các thần thông nhằm thu phục những học thuyết của ngoại giáo khác, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai cho khoảng hai chục ngàn người tham dự.

Thế rồi sau khi đã thực hiện thay đổi song thông[175] vị Chiến Thắng đã đi đến thành phố các thần linh. Ngài Chánh Ðẳng Giác đã lưu lại đó suốt mùa mưa diễn giải bảy bộ Vi Diệu Pháp. Lại có cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba diễn ra cho khoảng mười ngàn người.

2. Trong trường hợp này khi ngài đã hoàn tất được mười Pháp có nghĩa là: khi ngài đã chu tất được mười pháp Ba la mật.

2. Ngài đã vượt qua hoang địa: có nghĩa là ngài đã vượt qua được hoang địa tái sanh.

2. Tẩy sạch hết có nghĩa là đã tẩy sạch đi.[176]

2. Toàn bộ các cấu uế có nghĩa là ba cấu uế tham lam v.v...

4. Và khi ngài đang thực hiện những thần thông nhằm thu phục những học thuyết của ngoại giáo khác, có nghĩa là khi Ðức Phật Tổ đã thực hiện những thần thông.

5. Việc thay đổi có nghĩa là việc thay đổi sức mạnh thần thông. sau khi ngài đã thưc hiện Song thông ngay tại cổng thành Sundara. Ngài đã tiến vào thành phố các Thần Linh và lưu lại đó trên một tảng đá được trang hoàng lộng lẫy. Tại sao ngài lại lưu lại đó[177]?

6. Diễn giải bảy bộ Vi Diệu Pháp có nghĩa là ngài lưu lại đó và đã diễn giải cho các thần linh tạng Vi Diệu Pháp coi như đó là bảy bộ luận.

Ðang khi đức Thế Tôn đang diễn giải Vi Diệu Pháp như vậy đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng mười ngàn người, Koṇāgamana, đã xuất hiện để chu tất toàn bộ các pháp Ba la mật tinh tuyền.[178] Ngài chỉ có duy nhất một Tăng Ðoàn các thinh văn.[179] Ðang khi ngài lưu lại tại nơi vui chơi giải trí Suridavatī gần thành phố Suridavati ngài đã diễn giải Giáo Pháp cho vị hoàng tử Bhīyasa và hòang tử Uttara và cho hai đoàn tuỳ tùng của hai vị gồm khoảng ba chục ngàn người. Sau khi đã để cho toàn bộ những người này được xuất gia theo khẩu hiệu “Thiện lai Tỳ khưu”, ngài đã tụng Giới Bổn giữa họ vào ngày rằm tháng Māgha.[180] Do vậy có lời nói về vấn đề này như sau:

XXIV

7. Vị thần linh các thần linh đó chỉ có một Tăng Ðoàn gồm những người trung kiên nhất đã đoạn tận các lậu hoặc, được vô tỳ vết và được an tịnh trong tâm.

8. Đó là một Tăng Ðoàn vào khoảng ba vạn các vị tỳ khưu là những người đã vượt qua được bộc lưu[181] và là những người đã phá tan thần.

8. Trong trường hợp này Những bộc lưu có nghĩa: đây là một từ đồng nghĩa để gọi tứ bộc lưu: Dục bộc lưu v.v... Và trong bất kỳ bộc lưu nào cũng có thể dìm sâu hắn xuống vực thẳm[182], khiến cho hắn chết chìm, chính vì hắn mà các bộc lưu này đã tồn tại. “Về các bộc lưu này”; sở hữu cách[183] ở đây nên hiểu theo nghĩa đối cách. Nghĩa ở đây là: vượt qua được tứ bộc lưu[184]

8. Phá tan:  đây cũng vậy cũng được hiểu theo cùng một phương pháp như trên.

8. Tử thần: có nghĩa là sự tử vong[185].

Vị Bồ Tát của chúng ta lúc đó là vị vua tên là Pabbata trị vì trong thành phố Mithila. Thế rồi, sau khi đã nghe Ðức Phật Koṇāgamana xuất hiện nhằm đem lại nơi nương tựa cho mọi chúng sanh.[186] Ngài đã đến thành phố Mithila sau khi đã ra ngoài cùng với đoàn tuỳ tùng để gặp Ngài, nhà vua đã thỉnh ngài Như Lai thập lực, dâng cúng cho ngài một cuộc Ðại thí. Và ngài đã yêu cầu đức Thế Tôn lưu lại mùa mưa tại đó. Để được chăm sóc cho vị đạo Sư và Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu của ngài trong vòng ba tháng. Vị Bồ Tát đã dâng cúng cho các Ngài lụa Pattuṇṇa Trung quốc, vải len, lụa Kasi, vải bông hảo hạng,v.v...cũng còn dâng cúng y cà sa rất đắt tiền, dép bằng vàng và nhiều vật dụng cần thiết khác nữa. Đức Thế Tôn đó cũng đã thọ ký về ngài. “Trong cùng Hiền kiếp này người này sẽ trở thành một Ðức Phật.” Thế rồi Ðại Nhân.” Nghe lời thọ ký của đức Thế Tôn. Vị Bồ Tát liền từ bỏ vương quốc, và xuất gia trước sự chứng kiến của chính Ðức Thế Tôn. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXIV

Vào thời đó ta là một vị Quí Tộc Sát Ðế Lị tên là Pabbata, ta có biết bao nhiêu bạn hữu, cố vấn, các lực lượng đáng kể và kỵ mã.[187]

Ta đã đến để thấy Bậc Chánh Ðẳng Giác và nghe Giáo Pháp vô thượng của ngài... ta đã mời Tăng Ðoàn cùng với vị Chiến Thắng và dâng cúng cho ngài của bố thí khiến cho lòng ta mãn nguyện[188]

Ta đã dâng cúng cho đạo sư và các đồ đệ của ngài lụa Pattuṇṇa,[189] lụa Trung quốc và lụa Kasi. Cả vải len và cả dép xăng đan bằng vàng.

Và vị đại hiền triết đó ngồi ngay chính giữa Tăng Ðoàn, ngài cũng đã thọ ký về ta như sau: “ Trong Hiền kiếp này người này sẽ trở thành một đức Phật.”

Sau khi đã xuất gia rời khỏi thành phố đầy vui thú Kapila...” “...ta sẽ gặp chính diện người này”[190]

[261] 14. khi Ta[191] đã nghe lời ngài ta càng có khuynh hướng trong lòng. Ta đã quyết định tu tập nhiều hơn để chu tất mười pháp Ba la mật.

15. Tìm kiếm trí toàn tri, ban phát của bố thí cho vị tối thượng trong số các con người. Sau khi đã từ bỏ vương quốc vĩ đại, ta đã xuất gia trước sự chứng kiến của vị Chiến Thắng.[192]

9. Trong trường hợp này các lực lượng đáng kể và nhiều Kỵ mã có nghĩa là đoàn quân của ta nhiều vô số kể, có cả kỵ binh gồm có ngựa và voi.

10. Để thấy Ðấng Chánh Ðẳng Giác có nghĩa là nhằm mục tiêu diện kiến Ðấng Chánh Ðẳng Giác.

10. Cho lòng ta mãn nguyện có nghĩa là cũng đúng như ta hàng mong muốn[193] Ý nghĩa ở đây là khi Tăng Ðoàn có đức Thế Tôn đứng đầu đã thoả mãn với bốn loại thực phẩm[194], nói rằng. ‘đủ rồi, đủ rồi” với cử chỉ bằng tay họ cho biết bữa ăn kết thúc.[195]

11. Vị đạo Sư và các đồ đệ có nghĩa là: Ta đã dâng cúng cho vị đạo sư cũng như cho các đồ đệ[196] của ngài.

15. Đối với vị tối thượng trong số các con người có nghĩa là đối với đấng tối thượng trong số những người còn lại[197].

15. Sau khi đã từ bỏ có nghĩa là sau khi ta đã rời khỏi. [198]

Thành phố của Ðức Phật Koṇāgamana có tên là Sobhavatī, cha ngài là một người bà-la-môn có tên là Yaññadatta, một nữ Bà-la-môn là mẹ của ngài có tên là Uttarā.[199] Bhīyyasa[200] và Uttara là hai tối thượng nam thinh văn của ngài[201] Sotthija là tên của vị thị giả cho ngài.[202] Samuddā và Uttarā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của ngài là cây Udumbara[203] Thân thể của ngài cao ba mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài ba mươi ngàn năm. Và vợ của ngài là một nữ Bà-la-môn tên là Rucigattā. Con trai của ngài tên là Satthavāha. Ngài xuất gia cưỡi trên lưng voi. Do vậy người ta kể về những điều này như sau:

XXIV.

Sobhavatī là tên thành phố. Sobha là tên vị Quí Tộc Sát Ðế Lị. Gia Tộc vĩ đại của ngài Chánh Ðẳng Giác tọa lạc giữa thành phố này.

Và Cha của Ðức Thế Tôn là một người Bà la môn tên là Yaññadatta. Uttarā là tên của mẹ ngài Koṇāgamana, vị Ðạo sư.

Bhīyyasa[204] và Uttara là hai tối thượng nam thinh văn. Sotthija là tên vị thị giả cho ngài Koṇāgamana, vị đạo sư.

Sumuddā và[205] Uttarā là hai tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ đó ợc cho là[206] cây Udumbara.

[262] 25. Vị Phật Tổ đó cao ba mươi cubit. Giống như có một vòng trang điểm trên đầu trong lò nung là cách ngài được trang điểm như vậy bằng những tia sáng.

26. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài đến ba mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho nhiều bá tánh vượt qua được bộc lưu.

27. Sau khi đã ưa ra lối đi có vòm che Giáo Pháp được trang điểm với trào lưu Phật Pháp, sau khi đã tạo ra được bó hoa Giáo Pháp ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của ngài.

28. đồ chúng của ngài, đại ân đức, và sau khi đã phổ biến Giáo Pháp chói loà đó, ngài cùng với toàn bộ bá tánh tất cả đều biến mất. Phải chăng toàn bộ những pháp hành đều trống rỗng cả hay sao?

25. Trong trường hợp này trong lò nung có nghĩa là trong chiếc lò của người thợ bạc.

25. Giống như một trang điểm trên đầu[207] có nghĩa là giống như một đồ trang sức[208] bằng vàng.

25. Được trang điểm bằng những tia sáng có nghĩa là được tô điểm, trang điểm như vậy bằng những tia sáng phát ra.

27. Sau khi đã ưa ra lối đi có vòm che Giáo Pháp [209] có nghĩa là sau khi đã thiết lập được chánh điện (ceitya)[210] gồm có ba mươi bảy Pháp giúp cho việc Giác Ngộ

27. Trang điểm bằng trào lưu Giáo Pháp[211] có nghĩa là được trang điểm bằng biểu ngữ Tứ Diệu Ðế.

27. Sau khi đã tạo ra được bó hoa Giáo Pháp có nghĩa là tạo ra một bó gồm những vòng hoa và nhiều loại hoa bao gồm Giáo Pháp trong đó.[212] Sau khi đã xây được toà tháp Giáo Pháp[213] để cho bá tánh tôn kính vì họ đang đứng quanh Bồ đoàn Bảo tháp tuệ giác[214] vị đạo sư đã Níp Bàn viên tịch với tăng đoàn các đồ đệ của ngài.

28. Ðại ân đức Giáo Pháp có nghĩa là chứng đắc ân đức đại thần thông.

28. Của ngài có nghĩa là thuộc về Ngài Phật Tổ.

28. đồ chúng có nghĩa là những người môn đệ của ngài.

28. Phổ biến Giáo Pháp chói lòa: ý nghĩa ở đây là, giống như Ðức Phật Tổ, việc phổ biến những pháp siêu thế[215] đều biến mất.

Thật là hạnh phúc, ôi Koṇāgamana, đấng đoạn tận mọi lậu hoặc.

Vị đại ẩn sĩ, xuất hiện để biến chúng sanh thành vô tham[216]

Ngài xuất hiện từ dòng dõi10 tinh tuyền vô song,

Ngài đã lưu lại nơi cánh rừng xa săm, mọi bá tánh biết đến ngài chói loà ánh sáng.[217]

Mọi sự còn lại trong các đoạn kể khác đều đã quá rõ ràng

Ðến đây kết thúc Phần Chú giải biên niên Ký Sự đức Phật Tổ Koṇāgamana

Kết thúc Biên niên Ký Sự về Ðức Phật tổ thứ hai mươi bốn.

-ooOoo-

XXV. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ KASSAPA

[263]. Tiếp theo Ðức Phật Koṇāgamana khi Giáo Pháp của ngài đã biến mất lúc đó tuổi thọ các chúng sanh đang kéo dài khoảng ba mươi ngàn năm đã dần dần giảm xuống chỉ còn mười năm, rồi lại tăng dần trở lại lên đến vô hạn định; tuổi thọ lại giảm xuống nửa, khi chúng sanh sanh ra với tuổi thọ hai mươi ngàn năm thì có vị đạo sư tên là Kassapa xuất hiện trên thế gian này, ngài là người bảo hộ cho vô vàn vô số con người.[218] Sau khi đã chu tất các pháp Ba la mật, ngài đã tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó, ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng một nữ Bà-la-môn tên là Dhanavatī[219] là người đã có vô số ân đức đặc biệt (vipulaguṇavatī), bà là vợ của một người Bà-la-môn tên là Brahmadatta2 đang cư trú trong thành Bārāṇas. Sau mười tháng thọ thai trong lòng mẹ, ngài đã Đản sanh trong vườn Lộc uyển ngay nơi cư trú của các bậc Ðại ẩn sĩ.

Người ta đã đặt tên cho ngài là Cậu Bé Trai Kassapa[220] đúng theo truyền thống của gia tộc[221] ngài. Ngài sống tại gia một thời gian kéo dài hai ngàn năm. Ngài có ba toà lâu đài tên là Haṃsavā, Yasavā và Sirīnanda[222]. Có khoảng bốn mươi tám ngàn phụ nữ hầu hạ chăm sóc cho ngài đứng đầu là nữ người Bà-la-môn tên là Sunandā.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và một người con trai tên là Vijitasena được nữ người Bà-la-môn Sunandā hạ sanh, ngay tức khắc trong lòng ngài đã nổi lên một điều thôi thúc, ngài nghĩ, “Ta sẽ thực hiện một chuyến xuất gia vĩ đại” thế rồi, ngay sau suy nghĩ đó, một trong ba toà lâu đài của ngài bắt đầu quay vòng tròn như chiếc bàn quay của người thợ gốm, rồi toà lâu đài đó bay vọt lên bầu trời, vây quanh là hàng trăm ngàn bá tánh giống như mặt trăng[223] vô cùng kiều diễm vây quanh với các vì sao toả sáng, như thể trang điểm cho bầu trời tựa như làm sáng tỏ sức mạnh công đức của ngài. Và như thể kéo khỏi con mắt ngắm nhìn của các bá tánh và chính ngài mong mỏi đến được đỉnh ngọn cây đang di chuyển theo rồi tới đậu xuống mặt đất với cây Bồ Ðề ở chính giữa.

Rồi vị Ðại Nhân Bồ Tát đã quyết định dừng lại trên mặt đất, mặc biểu ngữ của các vị A-la-hán do các thần linh trao cho, và rồi ngài đã xuất gia. Các vũ nữ bước xuống khỏi toà lâu đài và đi bộ một đoạn đường khoảng độ một nửa gavuta, ngồi xuống với đoàn tuỳ tùng rồi dựng trại tại đó.[224] Sau đó tất cả những người đi theo ngài, ngoại trừ đám phụ nữ, đều xuất gia theo gương của ngài. Họ cho biết Vị Ðại Nhân có các bá tánh đông đảo vây quanh đã quyết tâm thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng bảy ngày, vào ngày rằm trong tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt do một nữ người Bà-la-môn tên là Sunandā dâng cúng và ngài đã trải qua một ngày tạm trú ngay trong cánh rừng Acacia. Vào buổi tối hôm đó ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Soma đem đến dâng cúng cho ngài, ông là người canh giữ vườn ngô và đang khi tiến đến gần cây Bồ Ðề Nigrodha ngài đã rải những bó cỏ khô trên một khoảng đất rộng đến mười lăm cubit. Ngồi tại đó ngài đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác. Ngài đã thốt lên lời tuyên bố long trọng như sau: Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi... ta đã chứng đắc đoạn tận mọi ái dục.” Và ngài đã trải qua bảy tuần lễ tại đó. Khi ngài thấy đám đông các vị tỳ khưu khoảng mười triệu người đã cùng xuất gia với ngài đã đạt được những ân đức đặc biệt, ngài liền bay lên không trung và đáp xuống vườn Lộc uyển gần nơi cư trú của các vị Ðại ẩn sĩ, gần thành phố Bārāṇasi và các vị tỳ khưu đã vây quanh ngài ngay lúc đó ngài đã Chuyển Pháp Luân tại đó. [264] Thế rồi cuộc thấu triệt Pháp hội lần đầu tiên đã diễn ra có tới hai mươi ngàn người có mặt. Do vậy đã có lời kể về sự việc này như sau:

XXV.

Tiếp theo sau ngài Phật Tổ Koṇāgamana đã xuất hiện một Ðấng Chánh Ðẳng Giác có tên là Kassapa,[225] tối thượng giữa loài người, là Ðế Vương Giáo Pháp, là người mang ánh sáng.

Sau khi đã từ bỏ một bên những tài sản trong gia đình: ngài đã thực hiện bố thí và phân phát của cải cho những người ăn xin rất nhiều thực phẩm, (kể cả) đồ uống và những thực phẩm nhẹ[226] và sau khi đã đạt được mục tiêu của mình, ngài xuất gia giống như một con bò mộng phá tan cây cột buộc bò và ngài đã chứng đắc vô thượng Chánh Ðẳng Giác.

Khi Ðức Phật Kassapa, lãnh tụ thế gian đang Chuyển Pháp Luân, liền diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ nhất có khoảng hai mươi ngàn người tham dự.

2. Trong trường hợp này từ bỏ một bên có nghĩa là, bỏ lại đàng sau. quẳng đi, từ bỏ.

2. Tài sản của gia đình có nghĩa là nhà cửa của gia đình. Ý ở đây muốn nói là: từ bở (quẳng đi), giống như đồ rác rến. Ðây là điều vô cùng khó khăn mới có thể bỏ đi được: vô số là tài sản, những kho tích trữ hàng ngàn hàng vạn của cải tài sản thật hấp dẫn trước con mắt của hàng ngàn con người.

2. Cho những người ăn xin có nghĩa là bố thí cho những người ăn xin.[227]

2. Cây cột bò có nghĩa là chuồng bò. Giống như con bò mộng phá tan chuồng, cũng như vậy vị Ðại Nhân, phá bỏ được gông cùm ràng buộc mình cùng với gia đình nhà cửa ngài hàng yêu thích, vào chính lúc ngài muốn ngài đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

Còn nữa, khi vị đạo sư đang du hóa tại một vùng nông thôn trong vòng bốn tháng, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai cho khoảng mười ngàn người tham dự. Và ngay tại cổng vào thành phố Sundara, ngài đã thực hiện Song thông ngay tại gốc cây có tên là Asana, ngài đã diễn giải Giáo Pháp tại đó. Thế rồi lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho năm ngàn bá tánh tham dự. Còn nữa, sau khi đã thực hiện được Song thông, có một vị Thiên tử tên là Sudhammā đang cư trú trong cỏi Tam Thập Tam, một nơi cư trú mà đoàn quân kẻ thù các thần linh khó lòng chinh phục được – ngài đã ngồi tại đó và diễn giải bảy bộ về Tạng Vi Diệu Pháp cho các vị thần linh thuộc mười ngàn ta bà Thế Giới có thể học tập lại có mặt của chính mẹ ngài, đó là người phụ nữ có tên là Dhanavatī dẫn đầu. Ngài đã khiến cho ba ngàn vị thần linh được uống rượu thần Giáo Pháp. Do vậy, có lời kể về các chi tiết này như sau:

XXV

Trong bốn tháng khi vị Phật Tổ đang du hóa khắp thế gian, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng mười ngàn người tham dự. Ðó là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai.

Sau khi ngài thực hiện Song thông[228] và đã long trọng tuyên bố[229] Giới trí, lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng năm ngàn người tham dự.

 Ngài đã diễn giảng Giáo Pháp tại đó ngay trong sảnh đường Sudhammā trong thành phố cực lạc của các vị thần linh. Vị Chiến Thắng đã khiến cho ba ngàn vị thần linh chứng đắc Giác Ngộ.

[265] 7. Sau này, vào buổi diễn giải Giáo Pháp cho Dạ Xoa yakkha Naradeva. Thì cuộc thấu triệt này đã diễn ra cho biết bao nhiêu chư vị thần linh không thể kể siết.

4. Trong trường hợp này trong vòng bốn tháng có nghĩa là trong bốn tháng[230] hay đây chỉ là một cách giải thích.

Ðang du hóa có nghĩa là đang đi du hành.

Khi ngài đang thực hiện việc thay đổi Song thông có nghĩa là khi ngài đã thực hiện được Song thông

5. Giới trí có nghĩa là bản chất trí toàn tri; ta cũng có thể nói được đây là yếu tố toàn tri.

5. Tuyên bố có nghĩa là diễn giải cho công chúng biết.

6. Sudhamma có nghĩa là trong nơi cư trú của Cõi Tam thập Tam có một sảnh đường tên là Subdhamma; ngồi tại đó là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây.

Giáo Pháp có nghĩa là Vi Diệu Pháp

Họ nói rằng hồi đó có một Dạ Xoa (yakkha) tên là Naradeva, một bán thần linh, nhờ vẻ oai nghiêm của Ðức Phật Tổ, uy quyền[231] rất lớn ngài đã cảm thắng vị bán thần linh, Dạ Xoa (yakkha) này có sức mạnh tâm linh rất mạnh giống như Dạ Xoa Naradeva đã nói ở trên[232]. Trong bất kỳ thành phố nào thuộc Diêm phù đề (Jambudīpa), nếu có vị vua nào với thân xác thuộc tầm cỡ như vậy, vì là kẻ ăn thịt người chưa được thoả mãn, Dạ Xoa đó đã tạo ra một âm thanh và dáng vẻ bề ngoài giống hệt như vị vua đó, Dạ Xoa liền giết chết và xé xác vị vua đó, rồi chiếm lấy vương quốc cùng với các cung phi trong đó. Và người ta nói rằng Dạ Xoa đó là tên côn đồ đối với đàn bà. Những khi những người phụ nữ tài ba thông minh này khám phá ra, “Ðây không phải là nhà vua của chúng ta, đây không phải là một con người”, rồi Dạ Xoa đó cảm thấy mắc cỡ (khi bị phát hiện ra) đã xé xác họ hết thảy rồi lại đi đến một thành phố khác. Bằng cách này Dạ Xoa Naradeva luôn chạy trốn khỏi đám đông loài người. Nhưng khi hắn đi về phía thành phố của Sunanda và các cư dân trong thành phố đó nhận ra hắn, họ khiếp sợ sẽ bị giết, thế nên đã rời bỏ thành phố và chạy trốn khắp mọi nơi. Thế rồi ngài Kassapa, đức Như Lai Thập Lực nhìn thấy bá tánh đang chạy trốn như vậy, liền dừng bước trước Dạ Xoa (yakkha). Naradeva liền rống lên một tiếng rống khủng khiếp, một tiếng quát khiến cho các thần linh cũng phải đứng yên tại chỗ. Nhưng vì Dạ Xoa không thể khuấy động khiếp sợ nơi đức Phật, hắn liền chạy lại tìm nơi nương tựa nơi ngài và đưa ra một câu hỏi. Khi ngài đã trả lời câu hỏi của Dạ Xoa và thuần hoá được nó và đang khi ngài diễn giải Giáo Pháp cho Dạ Xoa đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho cả con người lẫn thần linh đang hiện diện trước mặt ngài đông không thể ước tính nổi. Do vậy, ngay từ lúc đầu (của đoạn kệ này) đã có lời nói rằng:

7. Sau đó, ngay lúc đang diễn giải Giáo Pháp có nghĩa là sau này, vào lúc đang diễn giải Giáo Pháp [233]

7. Do những bá tánh này có nghĩa là do những người này[234] hay đây chính là một cách giải thích.

Và Ðức Phật Kassapa chỉ tập họp được một tăng đoàn các đồ đệ duy nhất.[235] Tissa là con trai của một vị thầy tu đang cư trú trong thành phố Bārāṇas[236] Khi vị ấy thấy những tướng tốt trên thân hình của Kassapa, khi ngài còn là một vị Bồ Tát và đã nghe cha của mình đang nói về họ. Vị ấy suy nghĩ. “Không còn nghi ngờ gì nữa, ra đi trong một chuyến xuất gia vĩ đại, ngài sẽ trở thành một đức Phật. Sau khi xuất gia trước sự hiện diện của ngài, ta sẽ được giải thoát khỏi nỗi đau khổ của kiếp luân hồi.” Chính vì thế, sau khi đã đi đến Himavant là nơi có rất đông các vị đại hiền triết với niềm tin, ngài đã ra đi thực hiện một chuyến xuất gia làm đạo sĩ. Ðã có đến hai mươi ngàn đạo sĩ vây quanh vị ấy trong chuyến xuất gia này. [266] Sau này, khi vị ấy đã nghe thấy rằng Kassapakumāra đã ra đi thực hiện chuyến xuất gia và đã đạt đến Chánh Ðẳng Giác. Vị ấy đã đến với đoàn tuỳ tùng của mình và cùng với họ xuất gia trước sự hiện diện của Ðức Phật Kassapa theo khẩu hiệu. “Thiện lai Tỳ khưu” và vị ấy đã đạt đến bậc A-la-hán. Ðức Phật Kassapa đã tụng Giới Bổn giữa tăng đoàn qui tụ lại vào ngày rằm tháng Māgha. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXV

Vị thần linh các thần linh đó chỉ qui tụ được một tăng đoàn duy nhất gồm những người kiên định, đoạn tận các lậu hoặc, vô tỳ vết, và có tâm an tịnh.

Ðây là một đoàn thể có đến hai mươi ngàn vị tỳ khưu, gồm toàn những người trung kiên, nhờ tâm và giới đức những vị ấy đã vượt trội hơn những người khác còn đang mắc phải tham ái[237].

9. Trong trường hợp này những vị đã vượt trội hơn những người khác vẫn còn có trong mình đầy tham ái: ý nghĩa ở đây là toàn bộ những vị ấy đã đoạn tận mọi lậu hoặc những vị ấy đã vượt xa những người bình thường. những bậc nhập lưu v.v...

9. Những người kiên định nhờ tâm và giới đức[238] có nghĩa là những người giống như vậy họ đã nhờ vào hổ thẹn và giới đức[239] (mà vượt xa...)

Vị Bồ Tát của chúng ta lúc bấy giờ là một người bà la môn tên là Jotipāla[240], ngài đã thông suốt ba Phệ Ðà, quen biết với việc thám sát cả mặt đất lẫn trời cao. Vị ấy còn là bạn thân với Ghatīkāra, một người thợ gốm. Tiến lại gặp vị đạo sư cùng với ngài, vị ấy nghe bài thuyết pháp của Ðức Phật Kassapa và cũng xuất gia trước sự hiện diện của ngài. Ðã đầu tư cố gắng. Vị ấy đã thông suốt được Tam Tạng. Và thông qua việc hành trì giới, đã được Giáo Pháp của vị Phật Tổ khai sáng. Và rồi chính vị đạo sư cũng đã thọ ký về ngài. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XXV

10. Trước đây ta đã là một người Bà-la-môn[241] tên là Jotipāla, một người đọc tụng nổi tiếng[242] rất sành giải thần chú, thông thạo ba Phệ Ðà.

Ta đã đạt đến hoàn hảo về khoa học giải các đặc tướng. Theo truyền thống truyền thuyết và các bổn phận của một người bà la môn. Ta rất thành thạo trong việc giải thích những dấu chỉ xảy ra trên trời[243] dưới đất, là một nhà thầy phù thuỷ[244] có nhiều kinh nghiệm[245].

Ghatīkāra là cận sự nam cho Ðức Phật Kassapa, là người đáng kính lễ, đáng cung kính,[246] ông đã biến mất nơi Thánh quả[247] thứ ba.

Ghatīkāra, đã dẫn ta với ông, tiến lại gần Ðức Phật Kassapa, vị Chiến Thắng. Khi ta nghe Giáo Pháp của ngài, ta đã xuất gia trước sự hiện diện của vị chiến hắng.

Là người đã dùng hết cố gắng của mình. thành thạo mọi việc tuân thủ giới luật. Ta đã không vi phạm bất kỳ giới luật nào; ta đã chu tất mọi điều trong giáo pháp của vị chiến thắng.

[267] 15. Sau khi đã học hỏi nghiên cứu thấu đáo toàn bộ Giáo Pháp Chín chi của vị Chiến Thắng[248] ở một mức độ nào đó đức Phật Tổ đã truyền đạt lại. ta đã được Giáo Pháp của vị chiến thắng khai sáng.

16. Khi ngài đã nhận ra được điều kỳ diệu của ta mà chính Ðức Phật Kassapa cũng đã thọ ký. “Trong Hiền kiếp này người này sẽ trở thành một đức Phật.”

17. Sau khi đã xuất gia rời khỏi thành Phố Pakila đầy thú vị,...”

31. Khi ta đã nghe được lời ngài, vô cùng sung sướng, tâm trí[249] phấn chấn. Ta đã nhất quyết thực hiện tu tập nhiều hơn nữa để hoàn tất mười Pháp Ba la mật.

32. Như vậy, sau khi đã lánh xa khỏi tái sanh luân hồi, tránh xa được tà hạnh đã tham gia vào những việc khổ hạnh chỉ vì muốn tự chính mình Giác Ngộ[250] mà thôi.

11. Trong trường hợp này thành thạo giải Thích Các tướng trên trời dưới đất có nghĩa là thành thạo trong việc quan sát về trái đất cũng như toàn bộ Thiên văn như ngôi sao di luân.[251]

12. Cân sự nam có nghĩa là người phục vụ.[252]

12. Cung kính có nghĩa là tôn kính[253]

Biến mất có nghĩa là suy tàn đi[254] (đưa ra khỏi hay tràn ra)

12. Nơi Thánh quả thứ ba: định sở cách (nhằm ám chỉ) nguyên nhân hay lý do;[255] ý nghĩa ở đây là Biến mất là do đã đạt đến đệ tam Thánh quả.

Dẫn đến có nghĩa là đã được dẫn đến.

14. Trong mọi cách tuân thủ giới luật có nghĩa là: tuân giữ cả những giới luật nhỏ nhất. Cho đến những giới luật chính.[256]

14. Thành thạo có nghĩa là có tài khéo: tài khéo trong việc thọ trì giới luật.

14. Chẳng vi phạm điều gì có nghĩa là ngài đã giải thích ngài chẳng vi phạm ở bất kỳ nơi đâu hay ở bất kỳ nơi nào. Từ những giới đến định, thiền chứng v.v... Nói rằng: “ta chẳng bao giờ bỏ qua điều gì ta đã thực hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào.” Ta chẳng vi phạm điều gì”[257] cũng là một cách giải thích. Có cùng một ý nghĩa.

14. đến một chừng mực nào đó[258] đây là cách diễn tả việc phân định ranh giới; ý nghĩ cũng giống như là nhiều đến nỗi[259]

15. Chính Ðức Phật Tổ đã truyền đạt có nghĩa là đây là lời của Ðức Phật Tổ.

15. Được Khai sáng[260] có nghĩa là ta đã được làm sáng tỏ3 ta đã giải thích dẫn giải.

16. Điều kỳ diệu của ta. Có nghĩa là việc tu tập chính đáng của ta. Ý nghĩa ở đây là khi Ðức Phật Kassapa đã nhìn thầy điều kỳ diệu đáng kinh ngạc bất kỳ người khác nào cũng không thể chia sẻ được.

32. Lánh xa khỏi có nghĩa là lánh xa khỏi (tái sanh) kiếp luân hồi

32. Tà hạnh: ý nghĩa ở đây là tà hạnh không được thực hiện[261], đây là điều không thích hợp[262].

Thành phố là nơi sanh của Ðức Phật Tổ Kassapa có tên là Bārāṇas. Cha của ngài là một người Bà-la-môn tên là Brahmadatta, mẹ ngài cũng là một nữ Bà-la-môn có tên là Dhanavatī là một phụ nữ có phẩm hạnh tốt nhất. (pamaguṇavatī) Tissa và Bhāradvāja là hai tối thượng nam thinh văn[263] của ngài, [168] Sabbamitta là tên một vị thị giả[264] cho ngài Phật tổ. Anulā và Uruvelā là hai tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Ðề là cây Nigrodha. Thân hình của ngài cao hai mươi cubit, tuổi thọ của ngài kéo dài hai mươi ngàn năm. Vợ của ngài và là người hầu chính có tên là Nandā, con trai của ngài tên là Vijitasena. Ngài xuất gia qua phương tiện toà lâu đài bay lên không trung do vậy có lời kể về điều này như sau:

XXV.

33. Bārāṇas là tên thành phố ngài sanh ra. Kikī là tên của vị Quí Tộc Sát Ðế Lị, gia tộc vĩ đại của vị Tự Giác Ngộ đang sinh sống trong thành phố đó.

34. Và Cha của Ðức Phật Kassapa là một người Bà-la-môn tên là Brahmadatta. Dhanavatī là tên của mẹ[265] ngài, là đại ẩn sĩ.

           Tissa và Bhāradvāja là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Sabbamitta là vị thị giả cho ngài Kassapa. vị đại ẩn sĩ.

40. Anulā và Uruvelā [266]là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ đó có tên gọi là Nigrodha.

42.Vị Phật Tổ đó có thân hình cao khoảng hai mươi ratanas. Ngài giống như một tia chớp. Giống như mặt trăng có các thiên thể vây quanh.

43. Tuổi thọ của vị Ðức Phật Kassapa kéo dài trong hai mươi ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã khiến cho rất nhiều bá tánh vượt qua được bộc lưu.

44. Sau khi đã tạo ra Hồ Giáo Pháp, ưa ra giới hạnh như một loại dầu thơm, ngài đã khoác vào chiếc y trào Lưu Giáo Pháp,[267] ngài kết[268] một vòng hoa Giáo Pháp

 Khi ngài đã đặt chiếc gương Giáo Pháp vô tỳ vết trước đại chúng, ngài lên tiếng. “ “Chớ gì những ai ước ao níp-bàn hãy nhận ra những đồ trang sức của ta.”

Ðưa ra áo giáp [269] là giới hạnh, khoác vào mình chiếc áo giáp thiền định. Sau khi đã mặc lấy làn da Giáo Pháp và được ban tặng áo giáp[270] tối thượng.

Sau khi được ban tặng chiếc mộc Chánh niệm, cây giáo sắc bén trí tuệ. Ðược ban tặng cây gươm sáng chói Giáo Pháp và giới hạnh để tiêu diệt mối liên kết sai trái.

Sau khi được trang bị với đồ trang sức Tam minh. Tứ Thánh quả như một vòng hoa đeo trước trán. Sau khi được ban tặng đồ trang sức sáu thắng trí và hoa Giáo Pháp đeo trên mình.

[269] 49. Sau khi được ban cho chiếc dù màu trắng Diệu Pháp để tránh khỏi ác Pháp, tạo ra bông hoa vô úy[271] ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

50. Và vị Phật Tổ Chánh Ðẳng Giác, không ai có thể sánh kịp, khó bề tấn công nổi. Và Pháp Bảo này, được khéo thuyết giảng[272] Pháp đến để mà thấy.

Và Tăng bảo chánh hạnh không gì sánh kịp. Toàn bộ đều biến mất. Phải Chăng tất cả pháp hành đều trống rỗng cả hay sao?

42. Trong trường hợp này giống như một tia chớp có nghĩa là giống như một tia chớp nằm[273] trong đám mây giông tố.

42. Như mặt trăng vây quanh là các thiên thể có nghĩa là trăng rằm vây quanh là một vòng[274] các chòm thiên thể.

44. Sau khi đã tạo ra hồ Giáo Pháp có nghĩa là tự mình đã tạo ra được hồ Giáo Pháp [275]

44. Sau khi được ban tặng giới hạnh như là một loại dầu thơm tho có nghĩa là: sau khi đã ban dầu thơm nhằm trang điểm cho tâm dưới dạng Tứ Thanh Tịnh giới.[276]

44. Được khoác y trào lưu Giáo Pháp[277] có nghĩa là: khi được khoác cặp áo choàng ngoài gọi là tàm và úy.[278]

44. Ngài đã kết vòng hoa có nghĩa là: sau khi đã sắp xếp, đã hoạch định được vòng hoa gồm ba mươi bảy Pháp nhằm giúp cho Giác Ngộ.

45. Chiếc gương Giáo Pháp vô tỳ vết:[279] ý nghĩa ở đây là chiếc gương vô tỳ vết được gọi là Thánh đạo Nhập Lưu; sau khi đã đặt gương Giáo Pháp trên bờ hồ Giáo Pháp để cho bá tánh soi rõ các hiện trạng có tội, vô tội thiện và bất thiện của mình.

45. Trước đại chúng có nghĩa là đối với đại chúng[280].

45. Những ai mong ước Níp-bàn. Có nghĩa là họ bước đi trên thánh đạo vô tỳ vết trong khi nhập lưu nhằm diệt trừ mọi cấu uế bất thiện. Và chỉ ước mong được Níp Bàn bất tử, vô vi, vô khổ hoàn toàn an bình và bất biến. Ý nghĩa ở đây muốn nói đến, chớ gì tất cả những ai chiêm ngưỡng đồ trang sức do chính ta trình diễn theo cách đã ề cập đến ở trên, “chớ gì những người nào hết lòng mong muốn Níp Bàn sẽ nhận ra được đồ trang sức của ta.” (alaṅkarā) cũng là một cách giải thích. Có cùng ý nghĩa như vậy. Ðồ trang sức (alaṅkarā) được rút ngắn nguyên âm.[281]

46. Áo giáp giới hạnh có nghĩa là chiếc áo giáp gồm năm giới. Mười giới và Tứ[282] thanh tịnh giới.

46. Khoác vào chiếc áo giáp thiền định có nghĩa là mặc vào chiếc áo giáp thiền định chính là bốn bậc và năm bậc thiền.[283]

46. Sau khi đã khoác lên làn da Giáo Pháp có nghĩa là mặc vào một làn áo chính là chánh niệm và tâm trong sáng.

46. Sau khi được ban tặng cho áo giáp tối thượng có nghĩa là được ban tặng cho, tạo ra được một chiếc áp giáp tinh tấn tối thượng gồm bốn chi phần.[284]

47. Sau khi được ban tặng chiếc mộc chánh niệm có nghĩa là được bảo vệ do chiếc mộc bốn niệm xứ chống lại những tham lam, v.v...sân hận, kẻ thù và ác pháp.[285]

47. Cây giáo trí tuệ sắc bén. Có nghĩa là vì đặc tính có thể thấu triệt, đó chính là cây giáo trí tuệ sắc bén – ý nghĩa ở đây là cây giáo sắc bén quang vinh dành cho trí tuệ thiền; quán ý muốn nói là làm cho hao mòn sức mạnh của phiền não, điều này chỉ dành cho những người nào là đệ tử trung kiên hành giả[286]

[270] 47. Được ban tặng cho cây gươm Giáo Pháp sáng chói có nghĩa là được cây gươm quang vinh trí tuệ trong các Thánh đạo, một thứ vũ khí các đồ đệ hành giả đầy nhiệt huyết sẽ sử dụng. Xuất phát từ hòn đá mài tinh tấn.

47. Giới hạnh nhằm diệt trừ mối liên kết sai trái: có nghĩa là Giới đức siêu thế thánh vức nhằm mục đích diệt trừ mối liên kết với các phiền não, nhằm mục đích loại bỏ những phiền não.

48.Trang bị đồ trang sức Tam minh có nghĩa là được trang bị đồ trang sức gồm ba minh.

48. Tứ Thánh quả như là vòng hoa đeo trước trán[287] có nghĩa là biến Thánh quả trở thành đồ trang sức trên đầu[288]

48. đồ trang sức sáu thắng trí có nghĩa là sau khi được ban tặng cho sáu thắng trí nhằm làm đồ trang sức để trang điểm cho chính mình.

48. Những hoa Giáo Pháp eo trên mình. Có nghĩa là biến thành những vòng hoa được biết đến như là chín pháp siêu thế.

49. Được ban tặng chiếc dù màu trắng Diệu pháp để tránh khỏi ác pháp có nghĩa là đem lại lòng trinh trong tuyệt đối. Chiếc dù nhằm đạt đến giải thoát.[289] Nhằm tiêu diệt sức nóng bất thiện.

49. Tạo ra bông hoa vô úy: ý nghĩa ở đây là nhằm tạo ra bông hoa chính là bát chánh đạo dẫn đến thành trì vô úy.[290]

Người ta kể lại rằng Ðức Phật Kassapa Níp-bàn viên tịch trong nơi vui chơi giải trí Setavyā trong thành phố Setavyā thuộc vương quốc Kāsi. Cũng có lời kể lại rằng: xá lợi của ngài không được phân tán. Các bá tánh[291] cư trú trong toàn cõi Diêm phù đề Jambudīpa đã gom góp nhằm làm ra những viên gạch bằng vàng mỗi cây trị giá cả triệu đồng tiền cẩn trong đó bảo ngọc. Và bên trong viên gạch đó cũng cẩn mỗi viên ngọc trị giá nửa triệu đồng tiền. Thực hiện việc gắn với thạch tín (arsenic) màu đỏ và chất dính kết là dầu lạc. Họ đã xây dựng một bảo tháp cao khoảng một do tuần (yojana) [292]

Và Ðức Phật Kassapa sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ

Hành động duy chỉ nhằm tạo hạnh phúc cho bá tánh.

Trong vườn Lộc uyển thuộc thành phố quốc vương Kasi

Ngài đã sống hầu đem lại nguồn hạnh phúc bất tận cho thế gian.

Tất cả những điều còn lại trong các đoạn kệ coi như đã quá rõ ràng.

Ðến đây kết thúc[293] Chú giải Biên Niên Ký Sự Ðức Phật Kassapa.

Kết thúc ký sự niên đại Ðức Phật Tổ thứ hai mươi lăm.

-ooOoo-

XXVI. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT CỒ ÐÀM

Giờ đây chúng ta tiếp đến đúng phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Ðức Phật Cồ Ðàm. Về phần này: Vị Bồ Tát của chúng ta, đang thực hiện một hành vi công đức trước sự chứng kiến của hai mươi bốn đức Phật bắt đầu có Dīpaṅkara, đã quay trở lại sau bốn A-tăng-kỳ và thêm vào đó là khoảng một trăm ngàn đại kiếp. [271] Hiện thời sau[294] Ðức Phật Kassapa chẳng còn đức Phật nào khác ngoại trừ đấng Chánh Ðẳng Giác[295]. Như vậy vị Bồ Tát đã được công nhận trước sự hiện hữu của hai mươi tư đức Phật bắt đầu là đức Phật Dīpaṅkara. Và sau khi đã phối kiểm ta thấy có tám Pháp được xác quyết dưới chân đức Phật Dīpaṅkara như sau:

Sự hiện hữu nhân loại, nam tính, nguyên nhân, chứng kiến một vị đạo sư, xuất gia, chứng đắc các ân đức đặc biệt, hành vi công đức, lòng quyết tâm –khi ta phối kiểm tám Pháp nêu trên thì khát vọng của ta đạt đến kết quả [296]

“Giờ đây, ta sẽ quán xét xem những yếu tố tạo thành một đức Phật, nơi này nơi khác xem sao”[297]

Và nghĩ rằng:

“Sau khi đã quán xét kỹ lưỡng, ta nhận thấy Pháp Ba la mật đầu tiên chính là “Bố Thí”[298] và sau khi đã hoàn tất những pháp nầy, ta thấy, khi thành một Ðức Phật bắt đầu với Bố thí Ba la mật, ngài đã đi đến cá nhân giống như Vessantara. Và khi ngài đã có được điều đó thì những lợi thế quyết tâm mà vị Bồ Tát[299] đã thực hiện được tán dương [300]như sau:

Như vậy những ai được tròn đủ toàn bộ những nhân tố chắc chắn được Giác Ngộ ngay cả phải trải qua một cuộc hành trình trong vòng luân hồi dài cả hàng ngàn hàng mười triệu đại kiếp.

98

Họ không xuất hiện nơi ịa ngục A Tỳ cũng chẳng xuất hiện nơi không gian giữa các cõi thế giới; họ không trở thành những sanh linh ngạ quỷ[301] bị ái dục[302] liên tục tiêu huỷ, bị đói khát hành hạ liên tiếp

99

 Họ chẳng thuộc dạng những chúng sanh nhỏ nhoi nhất được khởi sanh nơi khổ cảnh. Khi họ phải tái sanh nơi cõi con người cũng không phải tái sanh nơi kiếp mù loà.

100

Họ cũng không bị khiếm thính, không bị câm hay bại liệt; họ không phải tái sanh thành phụ nữ cũng như không thuộc dạng ái nam ái nữ, hay bệnh hoạn. Những nam nhân chắc chắn bảo đảm được Giác Ngộ sẽ không thuộc những hạng người vừa nêu trên.

101

Ðược giải thoát khỏi những lỗi phạm đem lại hậu quả ngay tức thời; những nơi cư trú thích hợp dành cho họ đến thăm viếng[303] thì tinh tuyền dưới mọi khía cạnh. Được hưởng hậu quả nghiệp chướng họ không đi theo tà kiến.

102

Ngay cả khi đã cư ngụ nơi cõi thiên đường họ sẽ không phải tái sanh vào trạng thái vô tưởng; chẳng tồn tại nguyên nhân tái sanh giữa các thần linh trong những cõi Tịnh Cư.[304]

103

Những người tốt, phải xuất gia, được tách khỏi hiện hữu liên tục, đi rảo khắp nơi trên thế gian này hoàn tất toàn bộ các Pháp Ba la mật cho hạnh phúc trên cõi đời này.

104

[272] Ngài đến sau khi đã đạt được những lợi ch này, xuất hiện như vậy đang khi ngài vẫn còn tồn tại nơi cá nhân của Vessantara, ngài lên tiếng cho rằng: “Ðịa cầu này, cho dù không có tâm thức, không am hiểu được hạnh phúc và đau khổ tuy nhiên vẫn rung chuyển tới bảy lần trước sức mạnh bố thí của ta.[305]

105

Và sau khi đã thực hiện những việc công đức to lớn như vậy đến nỗi làm rung chuyển trái đất này như vậy, ngài đã lìa khỏi cõi đời[306] này sau khi đã hoàn tất tuổi thọ và được tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Suất (Tusita)

Và khi vị Bồ Tát đang cư ngụ nơi cõi Trời Ðâu Suất [307] liền nổi lên một sự náo động về Ðức Phật[308]. Vì có Ba sự náo động đã diễn ra trên thế gian này, đó là: náo động về đại kiếp, náo động về Chuyển Luân Vương, và sự náo động về Ðức Phật. Về mặt này “Sau một trăm ngàn năm xuất hiện ngày hoại kiếp”[309] điều này có nghĩa là các thần linh được biết đến với tên gọi là Lokabyūha, thuộc cõi dục giới, với đầu cạo trọc, hay để tóc rối, với bộ mặt thiểu não, lấy tay lau vội nước mắt, mặc bộ đồ toàn màu đỏ và mặc váy hết sức lộn xộn, di chuyển lên xuống nơi thường xuyên có người lui tới và loan báo những lời sau, “Hỡi các chư huynh. Sau một ngàn năm kể từ thời điểm này đến ngày tận thế, thế gian này sẽ bị tiêu diệt. Ngay các đại dương cũng sẽ khô cạn hết nước. Và trái đất vĩ đại này kể cả ngọn núi Sineru, là vua các núi cao, cũng sẽ bị lửa thiêu rụi và bị tiêu tan hết. Ngày tận diệt thế gian sẽ kéo dài cho tới cõi Phạm Thiên. Hỡi các Chư Huynh, hãy thực hiện từ, bi, hỷ, xả. Hỡi các chư huynh, hãy chăm sóc cha mẹ mình hãy kính lễ các vị cao niên trong gia tộc” điều này được gọi là Sự náo động về đại kiếp.

Các vị thần linh làm thổ địa canh giữ thế gian, nghĩ rằng, “Sau một ngàn năm Ðức Phật toàn tri sẽ xuất hiện trên thế gian này” các ngài đã ra đi công bố rằng, “Hỡi chư huynh, một ngàn năm sau sẽ có một đức Phật xuất hiện trên thế gian này.” Ðiều này được gọi là Sự náo động về Ðức Phật.

Các vị thần linh nghĩ rằng, “Một trăm năm sau sẽ có một Chuyển Luân Vương sẽ xuất hiện”, các Ngài ra đi và công bố rằng, “Các chư huynh thân mến, một trăm năm sau kể từ thời điểm này một vị Chuyển Luân Vương sẽ xuất hiện.” Ðiều này được gọi là sự náo động về Chuyên Luân vương.

Khi họ được nghe sự náo động về Ðức Phật được công bố như vậy, toàn thể các vị thần linh thuộc cả mười ngàn ta bà Thế Giới đều tụ tập lại với nhau, vì biết rằng có một chúng sanh có tên như vầy như vậy sẽ trở thành một đức Phật, họ liền tiến lại gần ngài và hỏi ngài một vấn đề; và khi họ đang yêu cầu ngài điều đó, họ đã yêu cầu là các điềm báo[310] của Ngài đã xuất hiện. Và rồi cũng vậy toàn bộ những người từ mỗi cõi ta bà thế giới sẽ tụ tập lại nơi cõi ta bà thế giới đó cùng với Tứ Ðại Thiên Vương, Sakka, Suyāma Santusita, Vasavatti và các vị đại Phạm Thiên, liền kéo nhau tới cõi Trời Ðâu Suất và trước sự hiện diện của vị Bồ tát có iềm báo trước về ngài đã xuất hiện rồi từ trần[311] và họ đã khẩn nài ngài, nói rằng, “Hỡi Hiền giả, ngài đã hoàn tất mười pháp Ba la mật. Ðang khi ngài hoàn tất mười pháp Ba la mật đó ngài đã không hoàn tất được bằng cách đắc thủ Sakka, Phạm Thiên và v.v... Nhưng ngài đã hoàn tất những pháp Ba la mật này để trở thành Phật Tánh ớc muốn được toàn giác vì ước muốn giúp đỡ cho bá tánh trên toàn cõi thế gian này:

[273] đây chính là thời điểm của ngài; hỡi người anh hùng vĩ đại, hãy giáng sanh trong lòng người mẹ.

Hãy giúp đỡ bá tánh cùng với các thần linh để cùng vượt qua (bộc lưu), chớ gì ngài Giác Ngộ Pháp bất tử.”[312]

Thế rồi vị đại Chúng sanh[313] được các vị thần linh yêu cầu như vậy. nhưng ngài không đưa ra cho họ bất kỳ điều bảo đảm nào cả. Chỉ đơn giản quan sát năm điều thẩm sát vĩ đại đó theo như cách phân định thời gian, châu lục, xứ sở, gia tộc, và tuổi thọ của người mẹ.

Liên quan đến vấn đề này,[314] trước tiên là quán xét về thời gian: “Ðã đến thời điểm đức Phật xuất hiện hay chưa?” Vì nếu tuổi thọ (life-continuum) tăng lên đến hơn một trăm ngàn năm, thì không phải là thời gian đức Phật xuất hiện đâu. Tại sao vậy? Vì khi đó sanh, lão và tử của chúng sanh sẽ không thể hiện được và chẳng có Giáo pháp của Chư Phật nào có khả năng giải thoát khỏi ba Pháp ấn. Chính vì thế khi họ còn đang bàn tán với nhau về đặc tính vô thường, đau khổ, và vô ngã, họ cho biết rằng, “Cho dù điều này có là gì chăng nữa, họ đang bàn tán về điều gì đó?” và họ nghĩ là điều này chưa được nghe thế nên chưa ai tin. Do đó sẽ không có ai quán triệt cả. Ðiều này là như vậy thì đây là Giáo Pháp không dẫn đến giải thoát. Chính vì thế đây không phải là thời gian thích hợp. Cũng chẳng phải là thời gian thích hợp nếu tuổi thọ (life-continuum) lại ngắn hơn một trăm năm. Tại sao vậy? Thế thì các chúng sanh lại phạm phải quá nhiều phiền não. Lời động viên của kẻ nào với quá nhiều phiền não sẽ không thể tồn tại sau khi đã động viên, nhưng nhanh chóng tiêu tan giống như làn chớp trên mặt nước. Chính vì đây cũng chẳng phải là thời gian thích hợp. Thời gian thích hợp phải có tuổi thọ ít hơn một trăm ngàn năm và dài hơn một trăm năm. Chính vì thế vị Ðại Nhân đã nhận ra rằng đó chính là thời điểm khi ngài phải tái sanh.

Rồi, quan xét về châu lục. Quán xét về bốn châu lục với các hòn đảo phụ cận và nghĩ rằng. “Còn có ba châu lục trong đó Ðức Phật không thể giáng trần, ngài chỉ còn tái sanh xuống châu lục Nam Thiện Bộ châu (Jambudīpa) mà thôi và ngài đã nhận ra được châu lục đó.

Tiếp theo đó, ngài lại nghĩ: “Lẽ đương nhiên Nam Thiện Bộ châu Jambudīpa là một châu lục rộng rãi bao la, trải dài cả mười ngàn yojanas. Thế thì ngài sẽ sanh ra nơi quốc độ nào đây?” Và đang khi quán xét về miền đất sẽ tái sanh ngài nhận ra vùng trung tâm Ấn độ và ngài đi đến kết luận như sau, “Chính tại đó thuộc thành phố Kapilavatthu, ta phải tái sanh giáng trần.”

Tiếp theo đó, ngài quán xét về gia tộc, ngài nghĩ, “Chư Phật không thể sanh ra trong một gia tộc phệ xá hay trong một gia tộc thuộc giai cấp nô bộc được, nhưng Chư Phật phải được sanh ra nơi giai cấp Quí Tộc Sát Ðế Lị hay trong một giai cấp Bà la môn cho dù có là một gia đình danh giá nổi tiếng đến cỡ nào trên cõi đời này. “Ta sẽ giáng trần trong gia đình đó. Một vị hoàng đế có tên là Suddhodana sẽ là người cha của ta” và ngài đã nhìn thấy gia tộc đó.

Tiếp theo sau đó, quán xét về người mẹ của đức Phật, ngài nghĩ: “Người mẹ của Ðức Phật sẽ không thể là một người đàn bà đỏng đảnh hay nghiện rượu được trái lại bà phải hoàn tất các pháp Ba la mật một trăm ngàn đại kiếp, cho đến khi ngài Đản sanh Bà sẽ không thể ứt ngũ giới. Và tên của vị hoàng hậu phải là Mahāmāyā một tên gọi như vậy là điều có một không hai. Bà sẽ trở thành người mẹ của ta.” Và rồi, nghĩ rằng tuổi thọ (life-continuum) của mẹ ngài có kéo dài được bao lâu đi chăng nữa. Ngài nhận ra là ngài sẽ  trong bụng mẹ đúng mười tháng bảy ngày.

Chính vì thế khi ngài đã hoàn tất Năm điều thẩm sát vĩ đại trên như vậy nói rằng, “Thưa quí ngài, đây chính là thời điểm dành cho Phật căn của ta” và sau khi bảo đảm với các thần linh ngài cho giải tán họ, nói rằng, “Quí vị có thể ra đi được rồi đó” và đi đến khu rừng Nandana tại thành phố nơi cõi trời âu Suất. Bao quanh là các vị thần linh nơi cõi trời âu Suất đó.

Toàn bộ các cõi thần linh đó đều có khu rừng giống như khu rừng Nandana vậy. Các vị thần linh tại đó nói với ngài. “Hãy từ bỏ nơi đây chớ gì ngài có thể tới được một vùng tốt hơn” và [274] họ ra đi sau khi nhắc nhở cho ngài biết là có một cơ hội ưu tiên khi ngài đã thực hiện được một Thiện Nghiệp. Chính vì thế hiện giờ, khi có biết bao nhiêu vị thần linh như vậy bao quanh ngài họ chỉ muốn tới đó để nhắc nhở cho ngài về điều thiện, Khi từ trần ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu Mahmy dưới chòm sao Uttarāsāḷhā.

Ngay vào giây phút Vị Ðại Nhân được thụ thai trong lòng mẹ thì toàn bộ mười ngàn ta bà Thế giới này đều rung chuyển với cùng một nhịp điệu và xuất hiện ba mươi hai điều kỳ diệu báo trước. Khi vị Bồ tát được thọ thai trong lòng mẹ như vậy có bốn vị Thiên tử (devaputta) với kiếm trong tay, đứng canh gác người mẹ của ngài để che chở cho bà khỏi bị hãm hại. Người mẹ của vị Bồ tát chẳng còn ý nghĩ gì lưu luyến đến người đàn ông nào khác, và đạt đến mức độ tiết hạnh cao nhất, bà rất hạnh phúc và không hề mỏi mệt. Và bà nhìn thấy vị Bồ tát trong lòng mình rõ ràng như thể người ta nhìn thấy một sợi chỉ trắng được cột vào một viên ngọc quí vậy. Nhưng vì trong lòng người mẹ vị Bồ tát trú ngụ trông giống như bên trong một cung điện đền thờ và không thể có bất kỳ người nào được sử dụng cũng như chiếm cứ nổi, chính vì thế sau khi người mẹ vị Bồ tát đã hoàn tất thời gian nghiệp chướng của mình, được tái sanh nơi thành phố ở Cõi Trời Ðâu Suất một tuần lễ sau khi đã sanh vị Bồ tát. Tuy nhiên, một số phụ nữ khác sanh trước, một số lại sanh sau mười tháng, có người thì sanh ngồi, lại có người sanh nằm. Người mẹ của vị Bồ tát thì không phải như vậy. Vì bà đã mang thai vị Bồ tát úng mười tháng, và sanh vị Bồ tát trong lúc bà đang đứng. Ðây là qui luật dành cho một bà mẹ của một vị Bồ tát.

Khi Hoàng hậu Mahāmāyā  đã mang thai đức Như Lai được mười tháng, bà cảm thấy thai nhi trong lòng đã trở nên nặng nề. Bà muốn trở về gia đình mình, bà đã trình sự việc với nhà vua Suddhodana: “Thưa Hoàng Thượng, em muốn trẩy đến thành phố Devadaha.” Nhà vua đồng ý nói rằng, “Theo như ý nàng xin” và từ Kapilapura đến tận thành phố Devadaha cũng khá xa. Nhà vua đã cho sửa chữa lại một con đường trực tiếp dẫn tới đó và cho trồng nhiều loại cây chuối, cho đặt nhiều bình nước dọc đường đi, và cắm đầy cờ sí và biểu ngữ. Cho hoàng hậu nằm trên một cái Kiệu lớn bằng vàng vô cùng tráng lệ, nhà vua đã cho hoàng hậu ra đi với một đoàn tuỳ tùng lớn.

Giữa hai thành phố và có nhiều cư dân cư ngụ ở cả hai bên đường lại có một khu rừng cây gọi là “Ðiềm lành” gồm các cây Sāla được gọi là Cánh Rừng Lumbinī. Vào thời đó, các cành cây Sāla đang trổ lộc từ gốc tới ngọn, toàn bộ cánh rừng chỉ là một khối lá cây có bóng mát tươi tốt. Nơi cành lá cũng như trong các đóa hoa chim chóc đang tung tăng bay nhảy quanh đó vô cùng sung sướng và hạnh phúc, đang đùa giỡn với nhau. Khi hoàng hậu nhìn thấy cánh rừng với cảnh đẹp giống hệt khu rừng Nandana, bà có ý định dừng lại tiêu khiển đôi chút trong cánh rừng Sāla này.

Ðược trang điểm cực kỳ lộng lẫy và cuốn hút các bạn trẻ tuổi
Giống người phụ nữ trang điểm với vòng hoa, đeo vòng vàng quý giá trên tay.
Những con ong nhỏ luôn bay lượn trông y hệt con mắt bọn trẻ.
Ấy vậy Lumbinī rực rỡ như sắc đẹp làm mê hoặc lòng người.

106

Các vị thừa tướng tâu lại hoàng thượng và để cho hoàng hậu vào nghỉ trong cánh rừng Lumbinī. Sau khi đi tới gốc cây “Ðiềm Lành” bà muốn nắm lấy một cành của thân cây thẳng tắp và tròn trịa được trang hoàng với đủ các loại hoa quả và búp lộc tươi. Ðó là một cây sāla, không quá yếu ớt, với tình yêu thương bá tánh trong lòng, cành cây liền cúi xuống theo như ý muốn cho tới khi cành cây chạm tới cánh tay của hoàng hậu. Và với niềm vui khôn siết Bà nắm lấy cành cây bằng tay phải sáng chói với những chiếc vòng vàng làm bằng vàng ròng mới tinh. Những ngón tay Bà tròn trĩnh như cánh lá sen, móng tay của Bà dài và có màu vàng đồng đóng ả. Khi hoàng hậu đã nắm chặt lấy cành cây sāla đó, đứng đó nàng toả sáng như mặt trăng lưỡi liềm đầu tháng đang xé toạc những vết nứt trong làn mây đen kịt, và giống như ánh sáng rực rỡ của một ánh lửa mới được thắp sáng, và giống như những nàng tiên nữ trong cánh rừng Nandana, Bà lập tức cảm thấy chuyển bụng. Rồi đông đảo đại chúng, đang đứng trước bà mẹ lâm bồn, họ liền che một chiếc màn quanh Bà rồi rút lui. Khi Bà còn đang đứng và tay bám lấy một cành cây Sāla và Bà đã Đản sanh một người con. Ngay lúc đó có bốn vị đại Phạm Thiên xuất hiện mang một chiếc lưới bằng vàng và nhận lấy vị Bồ tát trong chiếc lưới bằng vàng đó. Họ đứng xững trước bà mẹ và nói, “Hãy vui mừng lên, người đàn bà, nàng đã Đản sanh một đứa con trai khỏe mạnh.”

Và cho dù có nhiều thứ khác cũng xuất ra từ lòng người mẹ, làm vấy bẩn với những thứ không mấy dễ chịu và bẩn thỉu, điều này không xảy ra trong trường hợp vị Bồ tát đản sanh. Dang tay và chân ra Người đã ra khỏi lòng mẹ sáng láng giống như viên ngọc quí được đặt trên một miếng vải lụa tinh tuyền sạch sẽ không bị vẩn đục với bất kỳ thứ ô uế nào. Ấy vậy, ngay cả trường hợp đó cũng đã xảy ra như vậy. Có hai trận mưa từ trên trời dội xuống để tôn kính vị đức Phật và mẹ của người và đem lại mát mẻ cho thân vị Bồ tát lẫn người mẹ của ngài.

Rồi từ tay các vị Phạm Thiên đang đứng quanh đó, họ đỡ lấy vị Bồ tát trong chiếc lưới bằng vàng. Có Tứ Ðại Thiên vương đỡ lấy vị Bồ tát trong một miếng vải làm bằng da linh dương màu đen, và rất mịn màng, họ coi đó như là một điềm lành.[315] Từ tay các vị Tứ Ðại Thiên vương đó người ta đón nhận vị Bồ tát và bao bọc ngài bằng một miếng vải mịn. Vừa rời khỏi tay những người đó, vị Bồ tát ứng lên mặt đất quan sát vùng trời phía đông. Hàng ngàn hàng vạn cõi ta bà thế giới mở ra thành một khung trời mở rộng độc nhất. Các vị thần linh và nhân loại đứng chầu đó kính lễ vị Bồ tát với nước hoa và vòng hoa v.v...nói rằng, “Một Vĩ Nhân, không ai sánh nổi với ngài ở đây, còn có ai vĩ đại hơn chăng.” Sau khi đã quan sát mười hướng như vậy, không thấy bất kỳ ai giống như ngài, vị Bồ tát liền thực hiện bảy bước dài hướng về hướng bắc. Khi ngài còn đi bộ trên mặt ất như vậy, vị Bồ tát đã không đi xuyên qua bầu trời, ngài đi như là một vị ẩn sĩ không mặc quần áo, không giống bất kỳ ai mặc quần áo chỉnh tề. Và ngài đã ra đi giống như một cậu con trai không giống như một cậu bé mười sáu tuổi; nhưng đối với đại chúng thì hình như họ trông thấy ngài bước đi trên không và hình như ngài được trang điểm bằng những đồ trang sức được sửa soạn giống như một chàng trai mười sáu tuổi và rồi bước tới bước thứ bảy ngài dừng lại và đứng yên, ngay lập tức ngài thốt ra một giọng nói oanh vàng ngài rống lên như tiếng sư tử rống ầm vang. “Ta là người cao trọng nhất trên thế gian này.”

Trong ba đặc tính cá nhân của ngài Bồ Tát, một là ngay sau khi lọt lòng mẹ vị Bồ tát đã cất lên tiếng nói ngài: hai là đặc tính cá nhân của ngài giống như vị Mahosadha,[316] ba là đặc tính cá nhân của ngài cũng giống như ngài Bồ tát Vessantara[317] và nơi đặc tính cá nhân này.[318]

Họ cho biết rằng nơi cá nhân của ngài giống như Mahosadha, Thiên Chủ (Sakka), vua các vị thần linh, khi ngài vừa lọt khỏi lòng mẹ mình, trong tay ngài cầm lõi cây gỗ giáng hương ngào ngạt hương thơm và đã đứng lên đi được ngay những bước đầu tiên và vị Bồ tát của chúng ta cũng đã lọt khỏi lòng mẹ cầm trong bàn tay nắm chặt lại của mình một vật như vậy. Chính vì thế mà mẹ ngài liền hỏi, “Con yêu, con đang cầm trong tay điều gì thế?” Thưa mẹ đó là một cây thuốc” (dược liệu). Như vậy, vì ngài cầm trong tay một loại dược liệu (osadha), họ đã đặt tên cho ngài là Osadhakumara (đứa trẻ cầm cây dược liệu trong tay).[319]

[276] Và trong đặc tính cá nhân giống như vị Bồ tát Vessantara, khi ngài vừa lọt khỏi lòng mẹ lại dang cánh tay phải ra, nói rằng: “Có bất kỳ điều gì trong nhà này không, thưa mẹ? Con muốn thực hiện bố thí.” người mẹ trả lời, nói rằng: “Con yêu, con đã sanh ra trong một gia đình giàu có” và cầm lấy tay con trai đặt vào bàn tay của bà, người mẹ đã đặt trên đó một chiếc túi trong đó có đựng một ngàn đồng tiền vàng.[320]

Trong đặc tính cá nhân nầy ngài đã rống lên tiếng rống sư tử. Như vậy phải chăng vị Bồ tát đã thốt ra giọng nói của mình nơi cả ba đặc tính cá nhân ngay khi Ngài ra khỏi lòng mẹ mình và ngay trong giây phút đản sanh thì ba mươi hai điều kỳ diệu báo trước cũng đã xuất hiện. Ngay lúc vị Bồ tát đản sanh tại khu rừng cây Lumbinī, cũng có sanh một người nữ là mẹ của Rāhula, Channa, Kāḷudāyin, vị thừa tướng, jānīya vua tượng. Kanthaka là vua ngựa. Một cây Bồ Ðề vĩ đại, và bốn hầm châu báu có một hầm trong đó có kích cỡ bằng một gavuta, một hầm to bằng một nửa do tuần (yojana), một hầm bằng ba gavuta và một hầm lớn bằng do tuần (yojana). Đây được gọi là bảy loại ồng sanh.[321]

Những cư dân cư ngụ trong hai thành phố đã nhận lấy Ðại Vĩ Nhân và trẩy đến thành phố Kapilavatthu. Trong cùng ngày đó, có nhiều hội chúng các vị thần linh cư trú nơi cõi Tam Thập Tam vui mừng và phấn khởi cầm quần áo trong, v.v... tay vẫy liên tục vui vẻ nói rằng, “Con trai của nhà vua Suddhodana vĩ đại của thành phố Kapilavatthu đã được Đản sanh ngồi tại gốc cây Bồ Ðề. Ngài sẽ trở thành một đức Phật.”

Lúc đó có một vị đạo sĩ tên là Kāladevala[322], là người đã đạt đến tám thiền chứng, lại là một người bạn thâm tình của nhà vua Suddhodana vĩ đại. Sau khi đã dùng bữa xong và đã đi đến cư trú nơi cõi Tam Thập Tam dành cho ngài tạm cư ngụ tại đó và đến ngồi thiền trong ngày tạm trú, ngài đã nhìn thấy các vị thần linh nhảy mừng, phấn khởi trong tâm. Và ngài hỏi, “Tại sao các ngươi lại vui vẻ, phấn khởi trong tâm và hoan hỷ trong lòng vậy? Hãy nói cho ta biết lý do xem sao.” Những vị thần linh đó lên tiếng trả lời: “Thưa sư huynh, một thái tử đã Đản sanh cho nhà vua Suddhodana. Khi ngài đã ngồi trên bồ đoàn bao quanh cây Bồ Ðề. Và sẽ trở thành một Phật Nhân khi ngài sẽ Chuyển Pháp Luân. Chúng ta sẽ có thể chiêm ngưỡng sắc đẹp vô tận của ngài và ân đức của Ðức Phật nữa. Vì lý do này mà chúng tôi rất phấn khởi trong lòng.” Khi vị đạo sĩ nghe được những gì các vị thần linh nói ngài liền xuống khỏi thế giới thần linh. Một thế giới được trang điểm bằng đá quí chiêm ngắm thế giới đó là điều vô cùng vui sướng. Ngài quay trở lại nơi cư trú của chúa tể bá tánh và ngồi trên một chỗ được chỉ định. Và ngài đã tâu với nhà vua đang tiếp đón ngài một cách thân thiện như sau: Tâu Ðức Vua, họ nói là một thái tử đã Đản sanh cho bệ hạ, liệu chúng ta có cơ hội nhìn ngắm thái tử chăng?”

 Sau khi ra lệnh trang điểm cho thái tử rất cẩn thận, nhà vua truyền đưa thái tử đến kính lễ vị Ẩn Sĩ Devala. Nhưng chân của vị Ðại Nhân nhanh như tia chớp lóe sáng nơi kẻ hở của đám mây trên trời, và đến đặt trên mớ tóc rối của vị Ẩn Sĩ. Vì với đặc tính cá nhân nầy thì ngài (Ðức Phật) chẳng phải kính lễ bất kỳ người nào cả. Sau đó vị đạo sĩ liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi, giơ cao hai tay chắp lại hướng về phía vị đức Phật. Khi nhà vua nhìn thấy việc lạ lùng này, thì nhà vua lại kính lễ chính con trai của mình. Vị đạo sĩ vừa chứng kiến sự đạt được những đặc tướng của Bồ tát, và quán xét. “Liệu vị này sẽ trở thành một đức Phật hay chăng?” Ngài biết được là do chính trí về tương lai của mình không chút nghi ngờ Ngài sẽ trở thành một đức Phật, và ngài đã mỉm cười nghĩ rằng: “Ðây là một điều kỳ diệu xảy ra giữa con người.” Thế rồi vị ấy suy nghĩ rằng. “Không hiểu mình sẽ được diễm phúc có cơ hội nhìn thấy tận mắt vị nầy trở thành một đức Phật chăng?” Vị ấy nhận ra rằng điều đó không thể xảy ra được. Vì khi thời gian nghiệp chướng của vị ấy sẽ kết thúc trước đó; vị ấy sẽ được tái sanh nơi cõi vô sắc, thế nên ngay cả một ngàn đức Phật có xuất hiện thì vị ấy cũng không tài nào Giác Ngộ được.”; và [277] ngài đã bật khóc nức nở với suy nghĩ, “Chắc chắn rằng đây là mất mát to lớn cho ta nếu ta không có được cơ hội để chiêm ngưỡng tận mắt một điều kỳ diệu như vậy diễn ra nơi con người như thế này.” Và khi con người nhìn thấy điều này họ liền hỏi. “Ðạo sư của chúng ta, vừa mới cười nói vui vẻ sao giờ lại bắt đầu khóc thế. Có điều gì bất ổn thế, thưa ngài? Liệu có điều gì là làm trở ngại cho đạo sư trẻ tuổi của chúng ta hay sao? Vị đạo sĩ nói. “Chẳng có trở ngại cho ngài gì cả. Không nghi ngờ gì nữa ngài sẽ trở thành một đức Phật.” “Thế tại sao ngài lại khóc?” ngài trả lời, “ta sẽ không có cơ hội để nhìn thấy một điều kỳ diệu xảy ra giữa con người như điều vừa diễn ra ở đây nữa. Khi ngài sẽ trở thành đức Phật” Chắc chắn đây sẽ là một mất mát rất lớn cho ta. Thế nên ta khóc, buồn sầu cho chính mình.”

Rồi đến ngày thứ năm, sau khi đã gội đầu cho vị Bồ tát và kính lễ ngài. Họ nói: “Chúng ta sẽ chọn cho ngài một tên[323]: họ sức dầu thơm nơi cư trú hoàng gia với bốn loại hương thơm[324], rắc năm loại hoa để kính lễ với cơm nếp là loại hương thơm thứ năm và truyền cho sửa soạn cơm sữa ngọt nguyên chất với nước. Sau khi đã mời Bà la môn, đạo sư am hiểu Tam Phệ Ðà, và cho họ ngồi vào nơi cư ngụ hoàng gia, ngài phát cho các vị cơm sữa ngọt. Và tỏ lòng kính lễ các vị, nói rằng: “Giờ đây, thái tử sau này sẽ ra như thế nào?” và nhà vua yêu cầu các vị đọc các đặc tướng. Có tám vị Bà la môn trong số họ, bắt đầu với Rāma[325] là những chuyên gia xem tướng. Bảy trong số họ ưa hai ngón tay lên tuyên bố. “Ðược phú cho các đặc tướng này, Ngài sẽ là một Chuyển Luân Vương sống trong cuộc sống gia đình hay xuất gia, thì ngài cũng sẽ trở thành một đức Phật.” Nhưng có một cậu bé trong số họ, đó là Bà la môn tên là Koṇdañña thuộc bộ tộc đó nhận ra sự đạt được các đặc tướng quá vinh quang đó của Bồ tát. liền ưa một ngón tay lên cao và tuyên bố như sau: “Chẳng có lý do gì Ngài sẽ không cư ngụ trong nhà cả, Ngài chắc chắn sẽ trở thành một đức Phật sẽ lật bức rèm khỏi cõi đời này.” Và để chọn cho Thái tử một tên người ta đã quyết định chọn tên Siddhattha đặt cho Thái tử, tên này có liên quan đến việc hoàn tất được những thành tích chăm lo hạnh phúc cho bá tánh trên cõi đời này.[326]

Rồi các vị Bà la môn mỗi người đều quay trở về nhà mình, nói với các con trai của họ mà rằng: “Chúng ta đã già rồi, liệu chúng ta có được chứng kiến sự đạt đến toàn tri do con trai của hoàng thượng Suddhodana vĩ đại chăng? Liệu các con có đi theo ngài xuất gia và trú ngụ nơi giáo pháp của ngài sau khi ngài đã đạt đến toàn tri hay chăng?” Rồi sau khi đã hết tuổi thọ còn lại của mình, cả bảy người đều đã đi theo nghiệp chướng của mình. Vị Bà la môn trẻ tuổi tên Koṇḍañña vẫn còn khoẻ mạnh.

Rồi Hoàng Thượng hỏi các vị Phạm Thiên đó, “Sau khi nhìn thấy điều gì con trai của trẫm sẽ đi xuất gia, thưa các vị? “Sau khi đã nhận ra bốn iềm báo trước” và bốn điềm báo đó là gì vậy?” đó là “một người già, người bệnh, một người chết, và một người xuất gia” hãy để một lính canh ở mỗi gavuta nơi bốn cổng thành để ngăn không cho người già v.v... Đến gần tầm nhìn của Thái tử.

Ngày hôm đó, ngay tại nơi đó, ngay tại hội chúng đó có tám mươi gia đình có họ hàng với nhau, mỗi gia đình đã dâng cúng một đứa con trai nói rằng: “Dù cho vị này trở thành một đức Phật hay là một vị vua, mỗi người chúng ta sẽ hy sinh một người con trai nếu Ngài trở thành một đức Phật, thì chỉ có các vị Sa môn là các vị quí tộc sát đế lị vây quanh mà thôi, còn nếu Ngài trở thành Chuyển Luân Vương sẽ có các bá tánh trẻ tuổi là các vị Quí Tộc Sát Ðế Lị vây quanh mà thôi.”

Rồi nhà vua cắt cử những người bảo mẫu vô tỳ vết và có sắc đẹp tuyệt trần để săn sóc Ðại Nhân. Vị Bồ tát lớn lên trong vinh quang phú quý[327] với một đoàn tuỳ tùng nhiều vô số kể. Rồi một ngày kia diễn ra ngày lễ Hạ Ðiền do nhà vua tổ chức. Vào ngày đó [178] nhà vua cũng ra đồng cày cấy nhân lễ hạ điền với một đoàn tuỳ tùng lớn và tuyệt vời. Trên cánh đồng đó nhà vua cầm cày bằng vàng trong ngày đại lễ: các vị cố vấn v.v... cầm chiếc cày bằng bạc. Vào ngày đó có một ngàn chiếc cày được thắng ách và những người bảo mẫu đang vây quanh vị Bồ tát, đang khi họ ngồi vây quanh, lên tiếng nói rằng, “Chúng ta hãy coi lòng dũng cảm của nhà vua xem sao.” Và họ chạy ra ngoài bức màn che. Thế rồi vị Bồ tát nhìn quanh khắp tứ phía, nhưng chẳng thấy ai cả. Ngài đứng dậy rất nhanh và ngồi trong tư thế kiết già tự kiểm soát hơi thở ra và hít vào, ngài nhập Thiền Bậc nhất” các vị bảo mẫu hơi chậm trễ một chút và di chuyển qua lại với thực phẩm cứng có và mềm có. Bóng cây chiếu xuống liền di chuyển. Nhưng bóng của cây táo hồng vẫn đứng yên ngay chỗ cũ và quay vòng tròn. Và họ nhanh nhẹn vén màn lên và tìm vị Bồ tát, họ tìm thấy ngài kiết già bằng với một vị thế tuyệt vời và họ chạy ra ngoài kể lại điều kỳ diệu cho đức vua, nhà vua liền đi vội lại và kính lễ vị hoàng tử của mình. (con trai.) và nói rằng “Con yêu dấu, đây là lần thứ hai ta kính lễ con yêu đó.”

Như vậy, đúng thời gian qui định vị Ðại Nhân đã đến tuổi mười sáu. Nhà vua, xây ba tòa lâu đài cho vị Bồ tát, thích hợp cho ba mùa trong năm được gọi là Ramma, Suramma và Subha. Một lâu đài với chín tầng, một bảy tầng và một năm tầng. Nhưng cho dù các tầng lầu có khác nhau về số lượng thì cả ba toà lâu đài đều có chiều cao bằng nhau. Rồi nhà vua nghĩ rằng. “Thái tử đã đến tuổi cập kê. sau khi đã mở rộng bờ cõi[328] đất nước. Ta sẽ chứng kiến được thành công cho vương quốc ta.” Và nhà vua lên tiếng nói, “Con yêu, người nào đến tuổi đã gửi tin nhắm buồn khổ. ta sẽ bảo người đó thiết lập vương quốc. Hãy để cho các cô gái đến tuổi trưởng thành ở trong nhà đi vào căn nhà này” khi họ nghe thấy thông điệp của nhà vua họ[329] liền nói với nhau “Vị Hoàng tử, có thân hình rất đẹp trai chẳng biết được một nghề ngỗng gì; Hoàng tử không có khả năng để giữ được người vợ đâu; chúng ta không gả con gái cho hoàng tử.” Nhà vua, khi nghe thấy lời đồn thổi về điều này, liền đi đến gặp hoàng tử và kể cho hoàng tử nghe biến cố vừa diễn ra. Vị Bồ tát nói. Con phải trình diễn loại nghề nào đây?” Con yêu, con phải căng dây cung và có được sức mạnh của một ngàn người cộng lại.”[330] “Ðược rồi, hãy lấy cung đến đây cho con.” Nhà vua truyền cho lấy cây nỏ và đem đến cho hoàng tử. Vị Ðại Nhân buộc cây cung với sức mạnh của một ngàn người cộng lại. Lấy cây cung xuống với sức mạnh của một ngàn người cộng lại, và cho đem lại túi đựng tên và ngồi xuống như với tư thế kiết già xoay tròn dây cung bằng những ngón chân của mình, kéo cung ra và ngay cả buộc dây cung cũng bằng những ngón chân của mình. Giữ đầu nhọn bằng tay trái và kéo với tay phải và rồi kéo dây cung căng ra. Toàn thể thành phố đều chứng kiến điều đó và nổi lên nói rằng: “Tiếng động gì mà dữ dội vậy? Họ cho biết, “sấm đang vang trên trời” nhưng số khác lại cãi lại. “Ông không biết sao? Thần trời đâu có đổ sấm. Ðây là tiếng kêu của dây cung sau khi hoàng tử Angirasa đã kéo căng bằng sức lực của một ngàn người cộng lại. Ngay lập tức những người Thích Ca nghe vậy hết sức hài lòng và phấn khởi trong tâm.

Rồi vị Ðại Nhân lên tiếng. “Còn phải làm điều gì nữa đây, thưa phụ vương?” Với một mũi tên[331] con phải bắn xuyên qua được một miếng sắt dầy tới tám đốt ngón tay.”[279] Sau khi hoàng tử đã bắn xuyên thủng được miếng thép đó Ngài nói, Còn gì phải làm nữa đây?” Họ nói, “Hoàng tử phải bắn xuyên thủng một miếng ván bằng gỗ asana dầy tới bốn gang tay.’[332] Sau khi hoàng tử đã bắn xuyên thủng miếng ván đó Hoàng tử nói: Còn gì phải làm nữa không?” Họ nói “Hoàng tử phải bắn xuyên thủng một cây vải dầy tới mười hai ngón tay[333] khi Hoàng tử đã bắn xuyên thủng thân cây gỗ vải đó câụ nói. “Còn gì để phải làm nữa không?” Những người đó lại nói: “ Bắn xuyên thủng những toa xe chở đầy đất, vị Ðại Nhân của chúng ta cũng bắn xuyên thủng một toa chở đầy ất, một toa chở đầy rơm, hoàng tử còn bắn mũi tên[334] xuống nước với một độ sâu khoảng một Usabha và Ngài bắn vào đất khô với một khoảng cách độ tám usabha[335]. Rồi họ lại lên tiếng. “Phải xuyên thủng một sợi lông đuôi ngựa được chỉ định bằng cây cà. Ðược rồi, hãy để cây cà cột vào sợi dây và để cách xa một do tuần (yojana).” Khi hoàng tử nói những lời đó họ lấy một chiếc lông đuôi ngựa và cột làm dấu bằng một quả cà để cách xa một do tuần (yojana). Hoàng tử bắn một mũi tên quanh sáu hướng dưới một đám mây mưa bão trong đêm tối. Khi mũi tên đã vượt qua một khoảng cách độ một Do tuần (yojana) và đụng phải sợi lông đuôi ngựa và cắm xuống đất. Thực vậy, nhưng không phải toàn bộ những nghề mà vị Ðại Nhân trình diễn cho thế gian ngày hôm đó là gồm mọi lãnh vực đâu.

Rồi sau đó những người Thích Ca cho trang điểm con gái của họ và sai chúng xuống gặp hoàng tử. Có bốn mươi ngàn cung nữ. Và hoàng hậu mẹ của Rāhula là hoàng hậu nhiếp chính. Vị Ðại Nhân, giống như một hoàng tử thần linh vây quanh là các thần linh trẻ tuổi và tiêu khiển với đủ mọi thứ nhạc khí của đàn bà, hưởng những xa hoa phú quí và lưu lại nơi một trong những toà lâu đài đó theo bất luận mùa nào.

Rồi một ngày kia vị Bồ tát, muốn đi ra ngoài tiêu khiển. Liền lệnh cho người đánh xe. “Hãy thắng cho ta một cỗ xe. Ta sẽ ra ngoài để xem nơi tiêu khiển” người đánh xe trả lời, “Theo như ý nguyện của hoàng tử.” Sau khi người đánh xe cho trang hoàng một chiếc xe rất có giá trị, rất dễ thương để nhìn ngắm, giống như cỗ xe mặt trời, cây gọng thắng ngựa và chiếc cản sốc[336] thật lộng lẫy, đẹp tuyệt trần, vững vàng, căm bánh xe và trục rất chắc chắn, phần đằng trước càng xe láng bóng với vàng ròng, bạc, đá ngọc bích và đá quý. Phần bên cạnh căm bánh xe được sắp xếp bằng vàng ròng, bạc láng bóng, lộng lẫy với những sợi dây cuộn lại với nhau với nhiều loại hoa khác nhau, và sau khi ngài đã thắng xe với bốn con tuấn mã hoàng gia xuất phát từ vùng Sindh, thuộc giống ngựa thuần chủng, màu sắc lông giống như mặt trăng hoặc màu hoa sen trắng và chiếc xe chạy nhanh như gió hay với vận tốc đại bàng bay trên không, người đánh xe thông báo cho vị Bồ tát là xe đã sẵn sàng. Vị Bồ tát bước lên chiếc xe lộng lẫy đó như là nơi cư ngụ của các thần linh và lên đường hướng về nơi vui chơi tiêu khiển.

Và rồi các vị thần linh suy nghĩ, “Thời gian để cho hoàng tử Siddhattha chứng đắc Toàn Giác đã đến gần. Chúng ta sẽ chỉ cho ngài nhìn thấy những điềm báo trước.” Họ đã thực hiện như vậy bằng cách chỉ cho ngài thấy một (devaputta) vị thần linh hiện ra dưới một thân hình yếu đuối do tuổi già, răng rụng hết, tóc bạc phơ, chân tay khẳng khiu, chống gậy bước đi lảo đảo. Chỉ có vị Bồ tát và người đánh xe chứng kiến được người già đó. Rồi vị Bồ tát cất tiếng hỏi, theo như cách đã được truyền lại trong Kinh Mahāpanāda,[337] “Này anh đánh xe, người này tên là gì mà tóc tai trông không giống như những người khác vậy?” Nghe tiếng hoàng tử hỏi, anh đánh xe trả lời, “Thật đáng sấu hổ, từ khi sanh ra cho đến tuổi già nơi những người được sanh ra thì đã quá hiển nhiên vậy!” Và ngay tức khắc vị hoàng từ quay trở về hoàng cung, trong lòng áy náy suy nghĩ. Nhà vua hỏi, “Tại sao hoàng tử trở về sớm thế?” “Tâu hoàng thượng, vì chàng đã nhìn thấy một ông cụ già.” Do đó tâu bệ hạ, tâm trí hoàng tử thấy xáo trộn [280] Nhà vua liền cắt cử lính gác, cứ mỗi nửa do tuần (yojana) lai chốt một người trên suốt tuyến đường đi.

Còn nữa, một ngày kia khi vị Bồ tát đang trên đường đi tới nơi du hi và cũng các vị thần linh đó lại hiện ra một người bệnh xuất hiện trước mặt hoàng tử. Khi quay trở về hoàng cung, trong lòng thật áy náy. Khi nhà vua nghe[338] thấy điều này, ngài phái đến cho hòang tử rất nhiều cung nữ, nghĩ rằng “các cung nữ sẽ khiến hoàng tử chấm dứt[339] những cuộc dã ngoại[340] này.” Nhà vua tăng thêm số vệ sĩ được bố trí khắp nơi ở khoảng cách cứ mỗi ba gavuta một chốt.

Lại nữa[341], một ngày nọ khi vị Bồ tát lại lên đường đến nơi du hý, ngài nhìn thấy một người đã hết thời gian (nghiệp chướng), cũng vậy các vị thần linh lại hiện ra trước mắt vị Bồ tát. Sau khi đặt câu hỏi như những lần trước, ngài cảm thấy trong lòng xao xuyến, và lại quay trở lại hoàng cung, Khi nhà vua hỏi lý do tại sao ngài lại quay trở về, nhà vua lại tăng thêm lính gác khắp mọi nơi hoàng tử đi qua.

Lại nữa, một ngày kia khi vị Bồ tát lại đi đến nơi du hý và ngài nhìn thấy một người xuất gia, ăn mặc rất chỉnh tề,[342] ngài liền hỏi anh đánh xe, “Người kia tên là gì, hỡi anh đánh xe tốt lành?” Do không nhìn thấy bất kỳ dấu vết của một đức Phật[343] anh đánh xe không biết được ai là kẻ đã xuất gia hay những ân đức đặc biệt của một người xuất gia. Tuy nhiên, nhờ vào vẻ uy nghi của thần linh, anh lái xe liền thưa. “Thưa ngài, người này gọi là người xuất gia.” Và anh chàng khen ngợi những ân đức đặc biệt của một kẻ xuất gia. Ngay sau đó vị Bồ tát, thấy trong lòng nổi lên lòng ước muốn xuất gia. Lại đi đến nơi du hý vào ngày hôm đó.

Các vị Bồ tát có tuổi thọ dài đã chứng kiến người già v.v... từng người một vào cuối mỗi một trăm năm. Nhưng vì đức Như Lai của chúng ta đã xuất hiện vào một thời với cuộc tuổi thọ ngắn ngủi nên ngài đã lần lượt chứng kiến từng người một khi ngài đi đến nơi du hý cứ sau mỗi bốn tháng. Các vị kể trong Trường Bộ Kinh cho hay khi ngài đến chỗ du hý như vậy, ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng trong một ngày. Ðang khi chơi thể thao vào ban ngày, hưởng các vui thú tại nơi du hý, tắm trong hồ sen hoàng gia, khi mặt trời lặn ngài ngồi xuống trên một phiến đá lại muốn tự trang điểm cho mình, Rồi Vị Thiên Chủ (Sakka), thống chế các vị thần, nhìn thấy hiện trạng tâm của vị Bồ tát, Vissakamma, là một thần linh. Liền được lệnh tiến lại gần ngài, dưới hình dạng người hớt tóc cho vị Bồ tát, đã trang điểm cho ngài với những đồ trang sức của vị thần linh. Khi vị Bồ tát đã được trang điểm xong với đủ loại trang sức, và các vị phạm thiên mỗi người đều tỏ ra cho ngài thấy vẻ huy hoàng với các nhạc cụ trong tay, và khi ngài đã thốt lên rất nhiều lời, họ đã cho ngài nghe thấy, trong số những lời đầy hứa hẹn nghe được, những lời khen ngợi và những lời hứa hẹn được bắt đầu có các lời nói như sau, “Vị Chiến Thắng, hãy tận hưởng đi!” Ngài thượng một cỗ xe lộng lẫy được trang trí với những đồ trang sức quí báu vô số kể.

Vào lúc đó nhà vua Suddhodana được tin mẹ của Rāhula đã hạ sanh một người con trai và nhà vua đã gửi một thông điệp nói rằng. “Hãy chuyển[344] niềm vui của trẫm tới hoàng tử ta[345]. Khi vị Bồ tát nghe được tin này ngài nói, “Rāhula đã chào đời. Một ràng buộc đã được sanh ra.” Khi nhà vua hỏi xem hoàng tử nói gì và đã nghe được điều gì Bồ tát đã nói. Ngài nói. “Kể từ nay ta phong cho cháu trai ta làm Hoàng Tử Rāhula.”

Và vị Bồ tát thượng lên chiếc xe ngựa lộng lẫy đó, và tiến vào thành phố với một đoàn tùy tùng rất đông. Cộng với sức quyến rũ vượt trội và vẻ tráng lệ nguy nga. Vào thời đó có một đầy tớ nữ thuộc dòng Quí Tộc Sát Ðế Lị tên là Kisāgotamī, rất đẹp và không quá ốm yếu[346] đang cư ngụ ở lầu trên trong một cung điện lộng lẫy; nhìn thấy vẻ huy hoàng của vị Bồ Tát đang khi ngài tiến vào thành phố. Tràn đầy thích thú và hạnh phúc nàng thốt lên đoạn kệ long trọng này:

Bình thân[347] ôi người mẹ sanh ra ngài.
Bình thân ôi người cha sanh ra ngài.
Bình thân ôi người vợ thân yêu của ngài
Một người cao quí như vậy chính là một đức Phật.*

[281] “Vị Bồ Tát suy nghĩ khi nghe thấy lời nàng nói rằng, “Nàng đã cho ta nghe tiếng nói ngọt ngào đến chừng nào. Ta đang đi đây đó khắp nơi để tìm kiếm Níp Bàn[348], chính ngày hôm nay, từ bỏ cuộc sống hậu cung, một điều ta hằng quí mến, và lên đường xuất gia theo một chuyến ra đi vĩ đại để tìm kiếm Níp Bàn. Ðây phải là cái giá là thầy dạy của nàng.” Và gỡ từ cổ ra một chuỗi hạt ngọc vô cùng dễ thương đáng giá cả trăm ngàn đồng tiền và đưa lại cho Kisāgotami. Tràn đầy hạnh phúc, nàng nghĩ. “Hoàng tử Siddhattha chắc đã phải lòng ta nên đã gửi cho ta một món quà quí giá.” Nhưng sau khi đã vào một lâu đài quá tráng lệ với vẻ nguy nga huy hoàng, vị Bồ Tát lại nằm tựa trên long sàn. Ngay lúc đó có rất đông các cô thiếu nữ trẻ đẹp, với gương mặt sáng ngời và hài lòng, giống như ánh trăng rằm. Môi[349] của họ và ăn mặc đồ trang sức giống như quả của cây bimba[350], răng[351] của các nàng đều đặn, trơn tru, trắng tinh và không có một tỳ vết, mắt đen láy, tóc cài bím, lông mày đen xậm cong giống như cuống hoa sen. Bộ ngực đều đặn có hình dáng đẹp như con ngỗng đỏ tía. Vòng đai lưng nạm cẩn với vàng vòng tươi rói và vòng bạc và các đá quý lộng lẫy. Vòng mông vuông chắc và rắn chắc. ôi chân rộng trông giống như đùi voi[352] khiêu vũ rất giỏi, ca xướng và chơi đàn nhạc lộng lẫy như các vị tiên nữ. Các người phụ nữ lộng lẫy đó. – Với những lời nói êm dịu ngọt ngào họ cầm nhạc cụ lên, bao quanh vị Ðại Nhân và bắt đầu những điệu múa đầy quyến rũ. Ca nhạc và đàn hát. Nhưng trong tâm vị Bồ Tát đã tách ly khỏi những phiền não ngài không hứng thú tham gia nhảy múa và ca hát v.v...và lại thiếp ngủ đi một lúc.

*. Xin đọc td. trong Ja I 60. Pháp cú kinh (Dhammapada) I 85, Âp 65, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 34. Uj 127

Khi chứng kiến cảnh tượng ngài đại nhân đang trong tình trạng như vậy, họ kháo nhau: “Vì người đó chúng ta ca hát nhảy múa giờ đã ngủ thiếp đi rồi, chúng ta còn nhảy múa ca hát cho ai đây? Và cất các nhạc cụ họ đang cầm trong tay và nằm xuống sàn nhà và ngủ thiếp đi. Mùi thơm của ngọn đèn dầu đã cháy cạn. Khi vị Bồ Tát tỉnh giấc và đang ngồi kiết già trên long sàn, ngài nhìn thấy những người đàn bà đó đang ngủ giống như những xác chết nằm la liệt nơi nghĩa trang, các nhạc cụ của họ, đồ đạc của họ rải rác khắp nơi, một số sùi cả bọt mép ở miệng, má và tứ chi của họ ướt sũng với mồ hôi toát ra, một số còn nghiến răng, một số nói năng lảm nhảm một số miệng còn ngậm đầy đồ ăn thức uống. Một số với quần áo lố lăng. Những phần kín hở cả ra. tóc tai lòng thòng và rối bời. Khi vị Ðại Nhân nhìn thấy những thay đổi nơi bọn họ. Ngài càng cảm thấy tâm trí của mình không tìm đâu ra được cảm khoái nơi thú vui thể xác.

Nơi ngài trào dâng một sự ghê tởm khủng khiếp vì ngay cả toà lâu đài được trang hoàng và trang trí lộng lẫy nguy nga đã trở nên giống như một bãi tha ma với xác thối rữa tràn ngập, những xác chết bỏ phế và phân tro[353] hôi thối nồng nặc. Tam hữu nổi lên nơi ngài giống như một ngôi nhà đang bốc cháy. Và ngài thốt lên những lời ai oán. “Ôi ngột ngạt biết bao, ôi khủng khiếp đến thế.!” và tâm trí ngài chỉ miên man suy tính đến việc xuất gia mà thôi: “Chính ngày hôm nay ta phải thực hiện một chuyến xuất gia vĩ đại.” và đứng dậy khỏi long sàn ngài tiến lại gần cửa channa đang nằm bằng cách gối đầu của mình trên ngạch cửa hỏi “Ai đây?” Ngài lên tiếng nói rằng, “ Chính ta đây, đạo sư trẻ tuổi nầy Channa”. Hôm nay ta muốn thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại, hãy nhanh chóng thắng yên ngựa cho ta và không được nói điều đó với bất kỳ một ai”. Nói rằng, “Tuyệt vời thưa ngài.” Vị ấy lấy đồ trang bị cho ngựa, đi đến chuồng ngựa ở đó có những chiếc đèn dầu còn đang chiếu sáng. [282] Và ngài đã nhìn thấy con ngựa Kanthaka, một kẻ sát nhân[354] quí phái. Ðang đứng trên một miếng đất phía trên có chiếc lọng che làm bằng đủ mọi loại hoa jasmine. Vị ấy thắng yên ngựa cho Kanthaka, nghĩ rằng: “Ðây quả là một con ngựa thuần chũng hoàng gia được thắng yên dành cho vị đạo sư trẻ tuổi của ta lên đường xuất gia vào ngày hôm nay.” Ngay cả đang khi đó con ngựa cũng biết mình đang được thắng yên để làm gì.” Chiếc yên ngựa này đã cột rất chắc chắn; không giống như những lần thắng yên ngựa trong những ngày khác, vào những lần đi chơi thể thao nơi vui chơi giải trí. Có điều chắc chắn là người thầy trẻ tuổi của ta sắp sửa thực hiện một chuyến xuất gia vĩ đại vào ngày hôm nay.” Và với tâm phấn khởi vô hạn con ngựa hí vang những tiếng hý mạnh mẽ. Tiếng ngựa hí vang vọng trên toàn thành phố Kapilapura đã bị các thần linh cản trở và không để cho ai có thể nghe thấy.

Vị Bồ Tát suy nghĩ, “Ta chỉ muốn nhìn con trai của ta” ngài liền rời khỏi chỗ đang đứng tiến đến phòng ngủ của người mẹ Rāhula và mở cửa bước vào phòng. Ngay lúc đó một chiếc đèn dầu lạc còn đang cháy chiếu sáng căn phòng. Mẹ của Rāhula đang ngủ say trên một long sàn lộng lẫy rải rác khắp nơi vương vãi những cánh hoa Jasmine[355] và đang để tay gối đầu cho con trai của nàng. Dừng bước tại ngưỡng cửa vị Bồ Tát ngắm nhìn và suy nghĩ, “Nếu ta lật cánh tay hoàng hậu[356] ra và ẵm con trai của ta chắc hẳn hoàng hậu sẽ thức giấc. Và điều đó sẽ cản trở chuyến xuất gia của ta. Chỉ khi nào ta trở thành đức Phật thì ta sẽ quay trở lại nhìn mặt con trai ta.”

Bước xuống khỏi sân thượng lâu đài và đi tới chuồng ngựa ngài nói như sau, “Ôi Kanthaka tốt lành, liệu hôm nay nhà ngươi có chở ta đi suốt đêm nay hay không; khi nào đạt đến kết quả chứng đắc thành Phật ta sẽ giúp đỡ thế gian cùng với các thần linh để vượt qua tất cả.” Ngay sau đó. ngài thượng lên lưng ngựa Kanthaka. Con ngựa Kanthaka dài khoảng 18 cubit đo từ cổ xuống và có một chiều cao rất cân đối. Con ngựa rất đẹp, nhanh nhẹn và khoẻ mạnh. Màu lông ngựa trông giống như một chank sạch sẽ. Thế rồi vị Bồ tát ngồi trên lưng con ngựa lộng lẫy đó nói với Channa hãy nắm lấy đuôi ngựa và theo ngài. Tiến tới một cổng thành lớn vào nửa đêm. Nhưng lúc đó, vì muốn ngăn cản vị Bồ Tát ra đi, nhà vua đã bố trí hai cổng thành đóng kín và có cả ngàn lính canh túc trực và có rất nhiều người canh phòng cẩn mật. Người ta kể lại rằng, “Vị Bồ Tát có sức mạnh cả ngàn người cộng lại và cả trăm lần sức mạnh của một trăm con voi cộng lại.[357] Chính vì thế ngài nghĩ. “Có thể cổng thành sẽ không mở được ngày hôm nay. Rồi ngồi trên lưng ngựa Kanthaka có Channa bám vào đuôi ngựa. Ngài lấy đùi thúc ngựa Kanthaka. “Ta sẽ ra, bằng cách nhảy qua tường thành.” Nhưng ngựa Kanthaka và Channa đơn giản nghĩ rằng, “Chắc chắn các thần linh đang trú ngụ tại cổng thành sẽ mở cổng cho ngài.”

Ngay lúc đó Ác Ma-vương tiến tới, nghĩ rằng, “Ta sẽ khiến cho vị Ðại Nhân quay trở lại” và đang đứng trên vòm trời hắn lên tiếng nói

“Ðừng có lên đường, hỡi người hùng vĩ đại. trong vòng bảy ngày trở lại đây thì Thiên bảo luân xa chắc chắn sẽ xuất hiện với nhà ngươi.

107

Ngài sẽ cai trị các đại lục vĩ đại và hơn hai ngàn ảo nhỏ bao quanh các châu lục đó. hãy quay trở về đi, thưa ngài kính mến.” Vị Кại Nhân lên tiếng: “ngài là ai vậy?” “ta là Vasavattin” [283] người đó trả lời nói rằng:

“ Nầy Ma-vương, ta biết rõ bản chất Thiên luân xa[358]của ta. Ta không cần dùng đến vương quyền. Hãy cút đi, Ma-vương, đừng quay trở lại đây nữa

108

 Vì ta sẽ trở thành đức Phật, một người dẫn dắt toàn thể thế gian này, ta sẽ khiến cho toàn bộ mười ngàn ta bà Thế Giới này vang dội với niềm vui khôn xiết”

 109

Thế rồi Ma Vương biến mất.

Ở tuổi hai mươi chín, vị Ðại Nhân đã nắm trong tay vương quốc Chuyển Luân, ngài đã dẹp vương quốc đó sang một bên với lòng thản nhiên giống như đó chỉ là một bãi nước miếng, vào đêm rằm sāḷha úng thời điểm chòm sao Uttarāsāḷha đó rời khỏi nơi trú ngụ hoàng cùng với vẻ hào nhoáng vinh quang và huy hoàng của một Chuyển Luân Vương. Nhưng khi ngài vừa rời khỏi thành phố ngài muốn nhìn lại một lần. Ngay khi suy nghĩ đó xuất hiện trong tâm thì lập tức phần đất đó rung chuyển và quay vòng vòng như chiếc bàn xoay của người thợ gốm. Thậm chí nó chỉ dừng lại sau khi vị Ðại Nhân đã nhìn thấy thành phố Kapilapura và ngài đã chỉ chỗ xây dựng một điện thờ “là nơi con ngựa Kanthaka dừng chân lại” trên phần đất đó. Và khiến cho Kanthaka hướng mắt nhìn về phía sẽ phải nhắm tới để lên đường đi tới, ngài lên đường với vẻ huy hoàng tráng lệ và đầy ánh hào quang. Rồi khi vị Bồ Tát đang đi theo với các thần linh, trước mặt ngài là sáu mươi ngàn người cầm đuốc trong tay đi bên phải, cũng giống vậy phía sau có sáu mươi ngàn người cầm đuốc, rồi cả bên trái ngài cũng vậy. Có rất nhiều thần linh vây quanh ngài và cùng lên đường với ngài. Vây quanh ngài còn có nhiều thần linh đi theo họ kính lễ ngài trong tay cầm cành cây non. rễ cây, vòng hoa, gỗ giáng hương, hương thơm và mộc dược cùng với cờ xí và biểu ngữ giăng khắp nơi để vẫy chào ngài. Và rồi vô vàn vô số ca khúc thần linh đã trổi lên, cộng với các nhạc cụ được trình tấu.

Tiếp tục lên đường với vẻ hoành tráng và huy hoàng đó, chỉ trong một đêm vị Bồ Tát đã vượt qua ba vương quốc, với quãng đường dài ba mươi do tuần (yojana) và ngài đã tới bên bờ sông Anoma. Rồi sau khi đã dừng bên bờ sông, vị Bồ Tát lên tiếng hỏi Channa, “Con sông này tên là gì vậy?” “thưa ngài, đây là Sông Anoma.[359] Ngài nói, “Chớ gì tôi hoàn tất được chuyến đi[360] xuất gia này” Rồi ngài lấy tay thúc[361] con ngựa và lấy gót chân ra hiệu[362] cho con ngựa tiến tới. Phóng qua một dải đất rộng khoảng tám usabhas[363], con ngựa đứng yên bên bờ sông bên kia. Vị Bồ Tát xuống ngựa và đứng trên bờ sông đầy cát trông giống như một đám ngọc quí, ngài nói với Channa, rằng, “Hỡi Channa, nhà ngươi hãy ra đi nhận lấy toàn bộ những đồ trang sức ta mang theo kể cả con ngựa Kanthaka nữa. Ta sẽ xuất gia.” Channa thưa laị, “Thưa ngài xin cho tôi cũng xuất gia với ngài.”

Nhà ngươi không thể xuất gia được, mà phải quay trở về hoàng cung ngay.” Và rồi ngài từ chối Channa tới ba lần. Vị Bồ Tát đã trao toàn bộ đồ trang sức và cả con ngựa Kanthaka cho Channa nghĩ rằng, “Tóc của ta không thích hợp đối với một vị Sa môn. Ta sẽ cắt tóc với chiếc kiếm sắc bén này.” và cầm lấy lưỡi kiếm báu và rất bén ở tay phải và tay kia cầm túm tóc, cùng với vương miện bằng tay trái, ngài cắt đứt phăng tóc của ngài chỉ dài độ vài gang tay và quăn tít lại từ phía trái. Và bám chặt vào da ầu. Và trong suốt cuộc sống của ngài thì tóc luôn luôn là như vậy râu của ngài cũng có độ dài tương tự như vậy và không cần phải cắt tóc và râu kể từ đó.

Khi vị Bồ tát nắm chặt lấy túm tóc, cùng với vương miện, ngài nghĩ rằng: “Nếu ta trở thành một đức Phật thì cho các lọn tóc kia cứ lơ lửng trên không; bằng không, hãy khiến cho lọn tóc đó rơi xuống đất.”, [284] và rồi ngài tung lọn tóc đó lên trời. Chiếc mão được cột chung với lọn tóc cũng bay lên không trung. Cao khoảng độ một do tuần (yojana) và dừng lại ở đó. Rồi sau đó Thiên Chủ (Sakka) vua thần linh nhìn quanh với thiên nhãn đã tiếp nhận lấy lọn tóc và vương miện trong một chiễc tráp nhỏ làm bằng đá quý độ một do tuần (yojana) cao trên không và rồi sau đó thiết lập một đền thờ gọi là đền thờ Vương Miện (Cūḷmaṇi) ở tại nơi cư trú của cõi Tam Thập Tam. Như có lời nói rằng:

Sau khi cắt đi búi tóc huy hoàng, điều cao trọng nhất nơi những người đàn ông, tung lên trời. Vāsava[364], là vị thần ngàn mắt, đã bắt lấy túm tóc đó với lòng kính trọng cao độ và đựng trong một chiếc hộp nhỏ lộng lẫy bằng vàng.

Một lần nữa vị Bồ tát lại suy nghĩ. “Những bộ quần áo này làm bằng chất liệu từ vùng Kāsi [365] không mấy thích hợp với ta với tư cách là một vị Sa môn.” Rồi Ghatīkāra, một vị đại Phạm Thiên trước kia đã là bạn thân thiết với ngài dưới thời Ðức Phật Kassapa, do tình bằng hữu đã bị giảm sút trong một khoảng thời gian giữa Chư Phật, vị ấy suy nghĩ, “Bạn của ta ngày hôm nay đang thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại, ta sẽ đi theo ông ta và tìm kiếm những đồ cần thiết cho ông ta[366].

Ba chiếc y cà sa và một chiếc bình bát khất thực, dao cạo, kim, dây thắt lưng với đồ lọc nước – tám món đồ này đối với ý định của một vị tỳ khưu về những nỗ lực khẩn thiết.”

110

Và ngài đã cho đi tám vật dụng thiết yếu của một vị Sa môn mà ngài đã mang theo.

Sau khi tự mặc y lấy và khoác vào một chiếc biểu ngữ của một vị A-la-hán [367] và lại chọn mặc y cà sa của vị Sa môn là điều tối thượng đối với người xuất gia. Ðại Nhân đã cho Channa về nhà với những lời dặn dò như sau, “Hỡi Channa, nhân danh ta, hãy nói lại với cha mẹ ta là ta vẫn khoẻ mạnh” rồi sau đó Channa, đã kính lễ Ðại Nhân đi nhiễu quanh Ngài và giữ Ở bên phải, rồi ra đi. Nhưng còn Kanthaka, nghe thấy vị Bồ Tát nói những lời tạm biệt với Channa, liền nghĩ trong tâm, “Chẳng còn bao giờ tôi sẽ được gặp lại thầy mình nữa.” Và vừa đi khuất khỏi tầm nhìn, không thể chịu nổi cuộc chia lìa đau buồn con vật quật ngã xuống chết vì tan nát cõi lòng. Con ngựa được tái sanh thành một thần linh có tên gọi là Kanthaka tại một nơi cư trú với các thần linh rất dễ thương thuộc cõi Tam Thập Tam. Sự xuất hiện của vị ấy được trích trong Vimalatthavilāsinī, tức là tập Chú giải về Vimānavatthu[368]. Thoạt tiên sự buồn khổ của Channa chỉ có một nỗi duy nhất. Nhưng hiện giờ lại bị Đảnh hưởng do cái chết của Kanthaka, Channa còn buồn hơn gấp bội, khóc lóc và than vãn trong một thời gian rất dài.

Nhưng sau khi đã xuất gia, vị Bồ Tát hưởng bảy ngày trong hạnh phúc tột đỉnh do cuộc sống xuất gia trong một cánh rừng soài có tên gọi là Anupiya trong vùng đó đem lại. Rồi giữ lấy những chiếc y cà sa màu vàng như trăng rằm mùa thu giữ ánh sáng rực rỡ ban đêm đang chiếu sáng trên mây, ngay cả khi ngài chỉ ở có một mình, cũng chiếu sáng như thể ngài được nhiều người vây quanh. giống như của uống trường sinh dành cho các động vật và chim chóc đang cư ngụ trong cánh rừng đó, cũng sống một mình giống như con sư tử, sư tử của con người, đang bước đi với dáng đi của con voi. Chỉ trong một ngày ngài đi trên mặt đất này được ba mươi do tuần (yojana) và vượt cả sông Hằng mà không bị cản trở gì, vì ngài đã khống chế được[369] sóng gió nổi lên trên sông. [285] Ngài vào thành phố Rājagaha, là nơi ở lộng lẫy và đáng yêu của nhà vua với biết bao nhiêu kho báu chói lọi. Sau khi vào thành ngài đi khất thực theo một thứ tự[370] liên tục (không bỏ sót một nhà nào).

Và khi nhìn thấy vẻ đẹp thân hình của vị Bồ Tát, toàn thể thành phố rúng động cả lên giống như khi Dhanapāla nhập thành này hay giống như một thành phố các thần linh khi vị lãnh tụ các thần A-tu-la tiến vào thành vậy. Khi vị Ðại Nhân đi khất thực thì các cư dân thành phố, đầy phỉ lạc và hạnh phúc nhìn thấy hình dáng đẹp đẽ của ngài họ rất ngạc nhiên và bối rối trong lòng.[371] Khi nhìn thấy vị Bồ Tát một trong số những người này đã nói với người khác như sau, “Thưa ngài, đây chẳng phải là trăng rằm đã xuất hiện trên thế giới con người thì rực đỏ lên khi thoát khỏi hiểm nguy Rahu hay sao? Một người khác nói với hắn, “Ông bạn đang nói gì vậy? Khi bạn chưa bao giờ đã nhìn thấy bóng trăng xuất hiện nơi cõi con người. Ðây chẳng phải thần Kāma với chồi cây và biểu ngữ, đem lửa[372] đến để vui chơi với vị đại vương của chúng ta và thần dân của ngài hay sao? Người khác mỉm cười với ông ta, nói như sau, “Thưa ngài, giờ thì ngài không còn hiện hữu với tâm của Ngài nữa hay sao? Chắc chắn là Kāma giống như một hình thể bị thiêu cháy do ngọn lửa thịnh nộ của thần linh.[373] Chính là vị Sakka Ngàn Mắt, vua các thần linh, đã đến đây mà cứ nghĩ là Amarapura[374]. Rồi một người khác, cười nhẹ nhàng, nói rằng. “Thưa ngài, ngài đang nói gì vậy? Những khó khăn vừa được nói đến ở đây là: ông có nhìn thấy ngàn mắt của ông ta chưa, cây tầm sét của ông ta âu. Và cả Erāvana[375] hiện đang ở âu? Không nghi ngờ gì nữa đây chính là một vị Phạm Thiên, biết rõ tính lười biếng của dân Bà la môn, ông ta đến để kích động dân này (học hỏi) Vedas và Vedangas v.v...” Khi tất cả họ đang dèm pha về điều này thì có một trong số họ nói như sau: “Ðây chẳng phải là ánh trăng rằm cũng chẳng phải là Kāma, cũng chẳng phải là Sakka Ngàn Mắt và cũng chẳng phải là vị Phạm Thiên đâu mà đây chính là lãnh tụ thế gian này, là vị đạo sư, một người kỳ diệu nơi các con người mà ra.”[376]

Khi dân chúng còn đang bàn tán với nhau nhiều cách như vậy, các thần dân của nhà vua quay trở về và tường thuật biến cố đó cho nhà vua Bimbisāra mà rằng, “Tâu bệ hạ, hiện giờ xuất hiện một vị thần linh hay một nhạc công thiên đình hay một long vương hoặc một yakka đang đi khất thực khắp nơi trong thành phố chúng ta?” Sau khi đã nghe họ tường trình như vậy, nhà vua đứng trên sân thượng hoàng cung đã nhìn thấy vị Ðại Nhân và tâm ngài tràn đầy điều kỳ diệu và ngạc nhiên. Ngài liền ra lệnh cho thần dân, “Nào các ngươi hãy ra đi và điều tra xem có phải là thần linh hay không, nếu người đó là phi nhân thì khi rời thành phố người đó sẽ biến mất, còn nếu người đó là thiên tử (devata) thì sẽ bay mất lên trời, nếu là Long vương thì nó sẽ chui vào lòng đất mà biến đi; còn nếu là con người thì người đó sẽ sử dụng đồ ăn bố thí đã nhận được.”

Với khả năng các căn bình thản, tâm yên tĩnh, vị Ðại Nhân đã nhìn về phía trước không quá một luống cày. Và giống như một người thu hút sự chú ý của mọi người nơi con mắt của một người bình thường vì sắc đẹp thể hình của người đó, Ngài nhận ủ đồ ăn giúp cho mình tiếp tục đi. Ra khỏi thành phố theo lối cổng đã vào thành. Ngài ngồi hướng về phía đông trong rặng núi Pandava, quán tưởng về chất dinh dưỡng và kiên trì sử dụng thứ đồ ăn đã xin được[377]. Bởi vậy thần dân của nhà vua quay trở lại và tường thuật biến cố đó cho nhà vua.

Sau khi nghe những sứ giả nói, lãnh chúa vùng Magadha, không ai sánh bằng[378], người Meru và Mandara đã tuyển và cũng là người bá tánh đã tuyển chọn, đó là nhà vua Bimbisāra. Với những người quá ngu si đần độn đã nhanh chóng ra đi khỏi thành phố đầy tràn kích động vì nhìn thấy vị Bồ Tát có liên quan đến những ân đức cao cả của ngài. [286] Nhà vua đã đi đến núi Pandava, xuống khỏi xe, ngài đến gặp vị Bồ Tát. Ðược ngài cho phép[379], nhà vua ngồi xuống một phiến đá lạnh lẽo với mối quan hệ sẵn có giữa các người họ hàng[380], rất hài lòng với cử điệu của vị Bồ Tát, nhà vua đã dâng tặng cho ngài toàn bộ vương quốc ngài đang trị vì. Vị Bồ tát lên tiếng, Tâu hoàng thượng, tôi không làm gì phải ước ao có của cải hoặc ước ao có những phiền não, tôi đã xuất gia, thế nên tôi chỉ ước ao được vô thượng Chánh Ðẳng Giác mà thôi.” Mặc dù đã hỏi han rất nhiều điều nhưng nhà vua không tài nào khuất phục được ngài đồng ý, ngài nói. “Chắc chắn là ngài sẽ trở thành đức Phật, và sau khi ngài đã đạt được điều đó, ngài phải quay trở lại với vương quốc của trẫm trước tiên đấy.” Và rồi hoàng thượng quay trở về thành phố.

Thế rồi khi vị vua vinh quang các con người đã trẩy đến Rjagaha, là thành phố có nơi cư trú vinh quang của hoàng gia. Vị vua quang vinh của đồi núi[381] vị vua quang vinh của các vị hiền triết đã ra đi giống như vị chúa tể các loài thú, đã xuất gia và xuất gia một cách tuyệt vời.

111

Rồi vị Bồ Tát, đi quanh một vòng, dần dần ngài tiến đến gần Ālāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta. Nhưng khi ngài đã đạt được những thiền chứng của họ ngài suy nghĩ, “Ðây chẳng phải là Chánh Ðạo dẫn đến Giác Ngộ.” Và vì muốn cố gắng thực hiện phấn đấu khổ hạnh, ngài đi đến vùng Uruvelā nhưng vẫn chưa tìm thỏa mãn với cách tu tập các thiền chứng đó. Nghĩ rằng, “Ðây thực sự là một mảnh đất[382] rất tuyệt vời” và ngài thiết lập nơi cư trú tại đó ngài thực hiện một cuộc phấn đấu rất khắc khổ. Bốn người con trai của vị Bà la môn là những người rất rành xem tướng và vị Bà la môn Koṇdañña[383] là năm người đã xuất gia, đang đi khất thực xuyên qua nhiều làng mạc, các khu thị trấn và thủ đô nhiều thành phố trước khi họ đến gặp vị Bồ Tát tại đó và trong vòng sáu năm họ quyết tâm phấn đấu khổ hạnh liên tục họ đã tiếp cận và lắng nghe và phục dịch ngài với đủ thứ như quét phòng, dọn ăn v.v...Họ lại suy nghĩ rằng, “Giờ đây ngài đã trở thành đức Phật, giờ đây ngài sẽ trở thành đức Phật rồi.”

Nhưng vị Bồ tát lại nghĩ, “Ta sẽ theo đuổi những việc khổ hạnh đến cùng.[384] cho dù ngài phải tồn tại nhờ vào một hạt vừng hay một hạt gạo v.v...[385] và ngay cả phải nhịn đói hoàn toàn. Có một vị thần linh, đem đến cho ngài một chất bổ dưỡng truyền vào lỗ chân lông trên phần da, nhưng vì ngài đã không ăn uống lâu ngày nên thân xác của ngài trở nên cực kỳ gầy còm hốc hác, thân xác của ngài thường có màu sắc vàng đóng ả đã trở thành xám xịt và ba mươi hai tướng của một Ðại Nhân đã bị xóa sạch. Rồi sau khi vị Bồ Tát đã đạt đến khổ hạnh cùng cực[386] ngài liền nghĩ, “Nhưng đây vẫn chưa phải là Chánh Ðạo dẫn đến Giác Ngộ.” Rồi ngài đi khất thực đến các làng mạc phụ cận và cả các thị trấn để có thể kiếm được một thứ bổ dưỡng cho cơ thể để ăn. Và ngài đã nhận được thứ bổ dưỡng đó. Rồi ba mươi hai tướng tốt được phục hồi và thân xác của ngài đã trở lại được màu vàng đóng ánh như xưa.

Rồi một nhóm năm vị tỳ khưu lại suy nghĩ, “Cho dù ngài đã theo đuổi công việc khổ hạnh được sáu năm ngài vẫn chưa thấu triệt khả năng toàn tri. Giờ đây ngài lại phải đi khất thực qua các làng mạc, thị trấn, thủ đô các thành phố và kiếm được chất bổ dưỡng dinh dưỡng ngài sẽ làm được gì nào? Ngài lại đang sống trong cảnh dồi dào đồ ăn thức uống. Và lại dao động trong việc phấn đấu khổ hạnh, ngài còn là gì đối với chúng tôi nữa? Từ bỏ vị Ðại Nhân họ tìm đến nơi  của các vị ẩn sĩ gần thành Bārāṇas

Rồi vào ngày rằm tháng Visākha vị Bồ Tát đến một thị trấn tên là Senānī gần thành phố Uruvelā; tại nhà một người chủ đồn điền tại Senānī,[387] ở đó có một cô gái tên là Sujātā. [287] Sau khi đã nhận một bình bát bằng vàng và thọ một bữa cơm sữa ngọt với các chất bổ dưỡng giống như thần linh do nàng dâng cúng, cô gái này tràn đầy hạnh phúc và phấn khởi, từ bờ sông Nerañjarā ngài đã quẳng bình bát xuống thượng nguồn và làm thức giấc Long vương Kāla đang thiếp ngủ. Rồi sau một ngày tạm trú trong cánh rừng Sāla, êm tối đã đến gần, được trang hoàng rất đẹp với các lộc cây thơm phức, vào buổi tối vị Bồ Tát đã đi tới gần cây Bồ ề thông qua cách trang trí do các thần linh devatas, Devas, nagas, yakkha, siddhas[388] v.v trang trí... và họ đã đến kính lễ ngài với vòng hoa thuốc thơm và thuốc cao.

Vào thời điểm đó có một người Bà la môn tên là Sotthiya, làm nghề cắt cỏ, đã đến gặp ngài từ hướng đối diện mang theo cỏ khô; biết rõ diện mạo của vị Ðại Nhân, người này đã dâng cho ngài tám bó cỏ khô. Nhận lấy những bó cỏ đó vị Bồ Tát tiến lại gần cây Assattha là cây Bồ Ðề giống như một ngọn đồi cây thuốc nhỏ mắt màu đen, trông giống hệt như trái tim trong một chiếc lưới đen ngòm. Bóng cây lạnh lẽo như sự lạnh lẽo của lòng trắc ẩn. Không có những đoàn chim đông đảo đến đậu, giống như một màn khiêu vũ được trang trí với những cành cây đồ sộ, như thể những luồng gió nhẹ thoang thoảng thổi qua, khiến cho cảnh tượng được hồ khởi do những điều phỉ lạc em lại, lại giống như thể lộng lẫy trong số một đám cây[389], và có tới ba vòng Assattha, là hoàng đế cây rừng[390], bao quanh. Ðang ứng ở phía đông bắc đang cầm trong tay những bó cỏ đó và đang rải cỏ ra khắp nơi. Ngay lập tức có một Bồ đoàn rộng mười bốn cubit dùng để ngồi kiết già. Và những cọng cỏ đó được coi là những đường nét do một nghệ sĩ họa lên.

Chính vì Vị Bồ Tát đang ngồi thiền trên một đám đất được rải cỏ khô rộng tới mười bốn cubit, các lộc cây Bồ Ðề đang rơi xuống, toả sáng giống như cây hương trầm được bày biện trên một chiếc đĩa bằng vàng. Ðang khi Ðức Phật còn ngồi thiền trong tư thế đó, có một vị thần linh (deva-putta), tên là Vassavatimāra, nghĩ rằng, “Hoàng tử Siddhattha muốn vượt qua cả lãnh phận của ta, nhưng không đời nào ta đồng ý cho ngài vượt qua được đâu.” vị thần linh liền tâu vấn đề cho đạo quân Ma-vương. Và cùng lên đường với đạo quân Ma-vương đó. Người ta kể lại rằng đạo quân Ma-vương dàn binh rộng khoảng mười do tuần (yojana) dẫn đầu là Ma-vương.  bên tả hữu cũng giống như vậy. Nhưng ở phía sau, đúng ngay trên bờ những ngọn núi bao quanh trái đất cao tới chín do tuần (yojana). Và tiếng hò hét của đạo quân này vang dội xa tới cả hàng ngàn do tuần (yojana) tựa như tiếng động long trời lở đất.

Vào thời điểm đó Thiên Chủ (Sakka)[391], vua các thần linh đang đứng và thổi chiếc tù và tên là Vifayutlara. Người ta kể lại rằng chiếc tù và này dài vào khoảng một trăm hai mươi cubit. Pañcasikha, là một nhạc công thần linh (deva-putta) trên thiên cung, mang theo một chiếc đàn luýt[392] màu vàng làm bằng gỗ vilva dài khoảng độ ba gāvuta, đang đứng khẩy chiếc đàn đó và xướng lên những bài ca kể về những điềm lành. Suyāma, vua các thần linh đang cầm trong tay cây phất trần chiếu sáng chói lọi tựa mặt trăng, dài khoảng độ ba gavuta, và tự quạt cho mình một cách hết sức thoải mái. Và Phạm Thiên Sahampati đang cầm một chiếc lọng màu trắng rộng khoảng ba Do tuần (yojana) đứng che cho Ðức Thế Tôn, giống như một mặt trăng thứ hai. Kể cả Mahākāla, là Long vương, vây quanh là một đoàn bà con thân thuộc khoảng độ tám mươi ngàn gia quyến, đang đứng kính lễ Vị Ðại Nhân, hô vang hàng trăm hàng ngàn những lời tán tụng. Nơi khắp cả mười ngàn ta bà thế giới các thần linh cũng đang hô vang những lời tán tụng. Để tỏ lòng kính lễ ngài bằng vô vàn vô số những chồi cây non đầy hương thơm, với những vòng hoa, hương nhang, hương trầm và mộc dược v.v...

Rồi khi Ma-vương [288] là Thiên tử (deva-putta) đã thượng cỗ tượng Girimekhala, là con voi thần[393] cao độ một trăm năm mươi do tuần (yojana), giống như một ngọn núi, ngắm nhìn những cảnh này thật hết sức hùng vĩ, với những đồ trang trí lộng lẫy được khảm bằng đá quí, Ma vương đã biến ra hàng ngàn cánh tay và chỉ cần chộp một cái ngài đã thu về được hàng ngàn hàng vạn thứ vũ khí. Cả oàn quân cùng đi với Ma-vương, tay cầm đủ loại gươm đao, rìu, tên, dao găm, cung nỏ, gậy gộc, giáo mác,[394] cọc nhọn đầu, cây phi tiêu, cây thương, cây giáo và gạch đá, dùi cui, gậy tầy, xiên, giáo mác[395] bánh xe, các vật tròn hình đĩa (đang toát ra) những tiếng động giống như tiếng sư tử gầm, tiếng chim chóc. tiếng hưu nai sarabha, tiếng cọp, khỉ, rắn, mèo, tiếng cú, rồi lại phát ra những tiếng như tiếng trâu rống, nai vằn, ngựa hí, voi rống[396]v.v... rồi với những thân xác khủng khiếp, xấu xí ghê tởm, với những thân hình giống người, giống Dạ xoa, pisācas, chúng [397]tiến lại gần Ðại Nhân, vị Bồ Tát, vì ngài đang ngồi thiền ngoài trời ngay dưới gốc cây Bồ Ðề và bao quanh ngài, đang đứng hướng mắt nhìn về phía vùng phụ cận của Ma-vương. Rồi đạo quân Ma-vương đang tiến đến gần Bồ đoàn vây quanh cây Bồ Ðề chẳng có một mống nào thuộc loại họ – kể cả Sakka v.v... có thể bén mảng tới ở lại đó. Mỗi người ều chạy trốn theo mỗi hướng đạo quân đang hướng tới, và rồi cả Sakka, vua các thần linh trên đường tháo chạy cũng mang theo cả chiếc tù và trên vai và đứng xa xa ở vùng bìa núi bao quanh thế gian. Vị Ðại Phạm Thiên, đặt cây lọng màu trắng trên đỉnh những ngọn núi bao quanh thế gian và đơn giản bước vào thế giới Phạm Thiên. Kāla, là Long vương, ném trở lại toàn bộ những người thân, lao vào trong lòng đất và xuống cung Mañjerika là nơi trú ngụ của loại thuỷ tề rộng tới năm trăm do tuần (yojana) chỉ còn biết nằm xấp xuống đất lấy hai tay úp vào mặt. Chẳng còn lấy một vị thần linh nào có khả năng lưu lại đó. Vị Ðại Nhân ngồi thinh lặng chỉ có một mình giống như một vị Ðại Phạm Thiên trong một ngôi nhà trống vắng.[398] Ngài nghĩ, “Giờ thì Ma-vương sẽ xuất hiện” và lập tức xuất hiện những điềm gở dưới nhiều hình thức.

Vào thời điểm khi trận giao tranh diễn ra giữa những người bà con họ hàng bất cẩn với những người bà con tam giới đang tiến hành, những cây đuốc bao quanh khắp nơi và tứ phương thiên hạ tắt ngấm, bóng tối phủ đầy khói, thật là khủng khiếp

112

Cho dù trái đất này[399] không có tâm thức, nhưng dường như có thể nhận ra đại dương và nhiều thứ khác mà trái đất này đang chống đỡ đang rung chuyển đong đưa giống như thân cây leo trước gió, hoặc như người phụ nữ muốn rời khỏi ngay cả chủ nhân của mình.

113

 Ðại dương và biển cả rung chuyển, sông ngòi đổ nước ngược lại[400] các dòng thác, đỉnh núi đổ ập xuống đất khiến cho cây cối gẫy đổ tan tành.

114

Cơn gió hung dữ nổi lên khắp tứ phương thiên hạ. Tiếng động tàn phá ầm ĩ khắp nơi; một cảnh tối đen rùng rợn nổi lên cùng với mặt trời rảo quanh trên bầu trời trông giống như một xác chết không đầu.

115

Thật là vô cùng thất lợi, khó chịu và khủng khiếp cho đám chim chóc đang ẩn mình đâu đó. Ðã có rất nhiều điềm quái lạ xuất hiện vào thời điểm Ma-vương xuất hiện trên cõi đời này.

116

[289] Nhưng khi nhận ra vị ấy thực sự nhất định muốn tiêu diệt thần linh các thần linh đó thì toàn thể các vị thần linh cảm thấy thương xót và chỉ biết thốt lên những lời than thở, “Hơi ơi, hỡi ơi’ cùng với các nữ thần linh mà thôi.

117

Giống như con đại bàng giữa bày chim chóc, giống như sư tử chúa tể muôn thú, con người với tiếng tăm lẫy lừng khắp thiên hạ lại đang ngồi thiền giữa các đạo quân Ma-vương đầy sát khí đó, với lòng đầy tin tưởng và chẳng khiếp sợ bất kỳ điều gì.

118

Rồi Ma-vương chợt thoáng có ý nghĩ rằng, “Khi ta đã làm cho Siddhattha khiếp sợ, chắc hẳn ta sẽ khiến cho ngài phải tháo chạy.” Nhưng Ma Vương không thể khiến cho vị Bồ Tát bỏ chạy sau chín lần làm mưa đổ xuống như trút nước;[401] lại dùng đến cả mưa gió, mưa tên lửa, mưa á. Rồi[402] còn dùng đến cả than lửa, tro than đỏ lửa, bùn cát, và tiếp theo sau đó là bóng tối che phủ khắp nơi. – Ðùng đùng nổi cơn lôi đình Ma-vương ra lệnh cho đoàn quân của mình, mà rằng: “Tại sao các ngươi không động tĩnh gì cả? Hãy chứng tỏ cho ta thấy người đó không thể nào đạt đến thành tích đó được,[403] hãy tóm lấy hắn, xé xác hắn ra từng mảnh, gông cổ hắn lại, và hãy làm cho hắn phải trốn chạy” Rồi chính mình ngồi trên lưng voi Girimekhala, một tay quay nhanh mũi tên, hắn tiến lại gần vị Bồ Tát nói rằng. Thưa ngài Siddhattha tốt lành, hãy ứng dậy ra khỏi vị thế ngồi kiết già xem nào.” Và đoàn quân Ma Vương đã làm áp lực khủng khiếp với vị Ðại Nhân.

Nhưng với sức mạnh do Ba la mật Nhẫn nại, từ tâm, tinh tấn và trí tuệ v.v...đem lại, vị Ðại Nhân,... Đã cảm thắng những đạo quân Ma-vương cùng với Ma vương, Túc Mạng Minh  canh đầu (trong đêm), Thiên nhãn thanh tịnh trong suốt canh hai, vào tối ngài đã nhập kiến theo phương pháp duyên khởi mà tất cả Chư Phật[404] thường hay sử dụng. Nhờ vào hơi thở ra hít vào được sử dụng làm nền tảng, ngài đã chứng đắc bốn bậc Thiền, gia tăng tuệ giác, bằng cách theo đuổi Thánh Ðạo ngài đã khám phá ra, diệt trừ tất cả phiền não, nhờ Thánh đạo thứ tư, thấu triệt được toàn bộ các ân đức đặc biệt nơi một đức Phật, ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng thường thấy nơi mọi Phật Nhân đó là Thông qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục.” Sau khi đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng trên, Ðức Thế Tôn tiếp tục ngồi trong tư thế kiết già như cũ, và trước những gì đã diễn ra, ngài nói rằng, “Nhờ việc tu luyện ngồi thiền trong tư thế kiết già trong suốt hàng trăm ngàn đại kiếp và bốn A-tăng-kỳ qua, ta sẽ không rời bỏ tư thế đó đâu, đây chính tư thế ngồi thiền kiết già mà các vị anh hùng đã từng thực hiện, vì thế cho nên ta chẳng rời bỏ tư thế đó cho đến khi nào hoàn tất được mọi ý định của ta.” Ngài cứ tiếp tục ngồi thiền trong tư thế như vậy liên tục trong bảy ngày đêm và chứng đắc biết bao nhiêu thành tích lên đến hàng ngàn hàng vạn. Liên quan đến vấn ề này có lời nói rằng: “Thế rồi Ðức Phật đã ngồi thiền trong tư thế kiết già trong vòng bảy ngày và ngài hưởng được hạnh phúc giải thoát vô biên.”*

Rồi một số lại nổi lên một lập luận cho rằng, “Chắc hẳn giờ đây vẫn còn một điều ngài Siddhattha cần phải thực hiện trong ngày hôm nay, thế nên ngài vẫn chưa thể rời khỏi tư thế ngồi kiết già như vậy.” Thế rồi như biết được ý nghĩ trong tâm các vị đó và vì muốn làm dịu đi điều các thần linh còn đang suy tư, đạo Sư đã bay bổng lên khỏi mặt đất, và thực hiện Song thông. Như vậy sau khi đã làm dịu đi suy tư trong đầu các vị thần linh với Song thông, ngài úng nguyên vị trí hướng bắc, mặt hướng về phía đông là nơi ngài đang ngồi trong tư thế kiết già. Ngài suy nghĩ rằng, “Ðương nhiên, ta đã thông suốt trí toàn tri khi ta còn đang duy trì tư thế ngồi kiết già.” [290] Và ngài đã trải qua thêm bảy ngày đêm nữa kiên trì ngồi và quan sát vị trí tại đó ngài đã chứng đắc các pháp Ba la mật mà, ngài đã chu tất được trong suốt bốn A-tăng-kỳ và hàng trăm ngàn đại kiếp đã qua. Vị trí đó nay có tên là Animisacetiya, tức là “Ðiện Thờ Dáng Nhìn Kiên Ðịnh.” Thế rồi sau khi đã tạo ra một Nơi Du Hành trải dài từ tây sang đông giữa nơi ngài đứng tới tận nơi ngài ngồi trong tư thế kiết già, Ngài lại trải qua thêm bảy ngày nữa đi lên xuống tại Nơi Du Hành Châu Báu đó. Ðịa điểm đó ngày nay có tên gọi là Ratanacetiya tức là “Ðiện Thờ Châu Báu.”

* Vin i 1. cin đọc VA 957. UdA 51 tt

Vào tuần thứ tư các vị thần linh (devatas) lại tạo ra Ratanaghara tức là “Ngôi Nhà Châu Báu” ở về hướng tây bắc cây Bồ Ðề. Ngồi tại đó trong tư thế kiết già ngài đã trải qua bảy ngày nữa suy xét về Tạng Vi Diệu Pháp. Vị trí đó đã nhận được tên gọi là Ratanaghara cetiya, tức là “Ðiện Thờ Tòa Nhà Châu Báu.”

Như vậy, chính xác sau khi đã trải qua bốn tuần lễ gần cây Bồ Ðề, bước sang tuần lễ thứ năm ngài tiến đến gần cây Ða của người chăn dê Ajapāla xuất phát từ gốc cây Bồ Ðề. Ngài ngồi lại ngay tại địa điểm này và suy xét về Giáo Pháp (Dhamma) của ngài và hưởng hạnh phúc giải thoát vô tận.

Sau khi đã lưu lại nơi đó bảy ngày, ngài tiến lại gần gốc cây Mucalinda. Vì nhằm lúc trời đổ mưa tầm tã trong suốt bảy ngày, ngài đã trải qua một tuần lễ tại đó, hưởng hạnh phúc giải thoát vô tận. Long vương đã quấn quanh người tới bảy lần để bảo vệ cho ngài chống lại mưa gió rét mướt v.v...như thể ngài đang cư trú thoải mái trong Hương Phòng. Rồi ngài tiến lại gần cây Rājāyatana và trải qua tại gốc cây đó đúng một tuần lễ nữa. Cũng tại nơi đó ngài đã ngồi thiền trong vòng một tuần, hưởng hạnh phúc giải thoát tột độ. Cho đến giờ ngài đã kết thúc bảy tuần lễ. Trong khoảng thời gian đó, Ðức Thế Tôn chẳng cần phải rửa miệng, hay chăm sóc cơ thể hoặc tắm gì cả; ngài chỉ hưởng thời gian trong niềm hạnh phúc chánh quả. Rồi vào lúc kết thúc bảy tuần lễ đó và chính xác là vào ngày thứ bốn mươi chín, vị đạo Sư của chúng ta mới rửa miệng với cây tăm được làm bằng gỗ thiết mộc và nước do Thiên Chủ (Sakka), là chúa tể thần linh đem lại cho ngài lấy từ hồ Anotatta. Ngài lại ngồi ngay tại đó dưới gốc cây Rājāyatana.

Vào thời điểm đó có hai lái buôn, tên là Tapassu và Bhalluka đã được các thần linh, có tương quan họ hàng ruột thịt động viên hai người mang đồ ăn đến dâng Ðức Phật. Họ đã mang theo bánh làm bằng gạo trộn với mật ong làm thành viên. Hai người đã tiến lại gặp Ðức Phật, và đứng đó kính cẩn thưa ngài mà rằng, “Xin Ðức Thế Tôn vì lòng từ bi hãy nhận đồ ăn đầy chất dinh dưỡng này.” Vì bình bát khất thực các thần linh [405]ã đem lại cho ngài mỗi ngày thọ cơm sữa đã biến mất từ lâu. Ðức Phật nghĩ rằng, “Các đức Như Lai chẳng lấy tay nhận đồ ăn cho mình bao giờ cả. Thế thì giờ đây làm sao ta có thể nhận đồ ăn này đây? Thế rồi như biết được tâm Ðức Phật, Tứ Ðại Thiên vương liền từ bốn góc trời đã đem lại cho ngài bốn chiếc bát làm bằng đá sa-phia.[406] Ðức Phật từ chối không nhận những chiếc bát đó, chính vì thế họ lại mang đến cho ngài bốn chiếc bát làm bằng đá có màu quả đậu lửa. Sau khi đã nhận các bát này vì lòng bi mẫn của ngài đối với bốn Thiên tử (deva-puttas), ngài đã biến cả bốn chiếc thành một chiếc duy nhất, rồi nhận đồ ăn bổ dưỡng đựng trong chiếc bát vừa được làm bằng đá và ngài đã dùng đồ ăn đó, Ðức Phật đã chúc phước cho họ, cả hai người anh em người lái buôn này đã qui y Ðức Phật và Giáo Pháp của ngài, họ đã trở thành các cận sự nam theo qui y Nhị Bảo vậy.

Sau khi quay trở lại cây Ða của người chăn Dê Ajapāla, đạo Sư lại tiếp tục ngồi dưới gốc một cây a. Chẳng bao lâu sau, khi ngài đã đến ngồi tại đó và suy xét về những phẩm chất uyên thâm nơi Giáo Pháp ngài đã đạt đến theo tục lệ [291] của Chư Phật, ngài lại suy xét rằng, “Ðây chính là Giáo Pháp ta đã đạt được.[407] và lý do phát sanh lên nơi ngài là Ngài không muốn giảng dạy Giáo Pháp cho chúng sanh. Sau đó Phạm Thiên Sahampati, lên tiếng mà rằng “Thưa ngài, quả thực thế gian này sẽ tan biến đi,” trong mười ngàn ta bà Thế Giới có Thiên Chủ (Sakka), Suyāma, Santusita (Hóa Lạc Thiên, Tha hóa tự tại thiên, và các vị Ðại Phạm Thiên, đã xuất hiện trước sự hiện diện của vị đạo Sư và yêu cầu ngài giảng giải Giáo Pháp theo cách thức bắt đầu: “Thưa Ðức Phật kính mến, chớ gì Ðức Thế Tôn thuyết giảng Giáo Pháp của ngài.”

Rồi sau khi đã đưa ra lời bảo đảm cho vị Phạm Thiên đó, đạo Sư suy nghĩ rằng, “Ta phải bắt đầu thuyết pháp cho ai trước tiên đây?” Sau khi biết được Ālāra và Uddaka đã đạt đến thời viên mãn nghiệp chướng, ngài suy nghĩ rằng, “Một nhóm năm vị tỳ khưu thực sự rất hữu ích cho ta.” Và kết luận cẩn thận về nhóm năm vị tỳ khưu, ngài suy xét rằng, “Giờ đây, họ đang hiện diện ở nơi đâu?” và biết rằng, “Họ đang có mặt tại vườn Lộc uyển gần thành phố Bārāṇas. Ngài lại suy xét rằng. “Sau khi tới đó ta sẽ Chuyển Pháp Luân.” Nhưng sau khi ngài đã đến lưu lại tại đó trong vòng một vài ngày, đi khất thực trong vùng phụ cận với Bồ đoàn nơi gốc cây Bồ Ðề, ngài suy nghĩ, “Vào ngày rằm tháng sāḷha ta sẽ đi đến thành phố Bārāṇas, lấy bình bát khất thực và y cà sa ngài đã đi vượt qua quãng đường đúng mười tám do tuần (yojana) tới thành phố Bārāṇasi. Sau khi gặp một vị đạo sĩ thuộc phái loã thể rất hả hê tên là Upaka trên đường đi và sau khi ngài đã tỏ lộ ra cho thấy hiện trạng Phật Tánh của mình, ngài đã đến nơi Chư Tiên đọa xứ vào buổi chiều cùng ngày.

Nhưng vừa nhìn thấy đức Như Lai đang tiến lại từ xa xa, nhóm năm vị tỳ khưu liền thực hiện một giáo kết đem lại hiệu quả nói rằng, “Các chư huynh thân mến, đây chính là Sa môn Cồ Ðàm đang tiến lại gần chúng ta; vị này đã quay trở lại với cuộc sống sung túc, thân xác ngài đã trở nên tròn trịa, ngài rất vui sướng hoan hỷ trong lòng, da ngài vàng đóng như tơ, chúng ta sẽ không chào hỏi ngài làm gì, nhưng chỉ sửa soạn cho ngài một chỗ ngồi mà thôi.” Ðức Phật biết được ý nghĩ trong tâm của họ, ngài nhập định về lòng từ tâm có khả năng lấy lòng từ tâm đó mà biến mãn mọi chúng sanh nói chung và biến mãn năm vị tỳ khưu nói riêng. Do lòng từ tâm của Ðức Phật tràn ngập, năm vị tỳ khưu này không thể đồng ý với nhau về điều giao kết trên. Cả năm vị liền đến chào đức Như Lai khi ngài tiến lại gần và họ đã tự động thực hiện toàn bộ những bổn phận thích hợp. Đạo Sư đã ngồi xuống trên chỗ ngồi vinh quang đã được sửa soạn cho ngài. Trong khi đó chòm sao Uttarāsāḷha lại xuất hiện và vây quanh ngài là mười tám mười triệu các vị Bà la môn, truyền đạt với nhóm năm vị trưởng lão ngài đã giảng giải cho họ bài thuyết pháp đề cập đến Chuyển Pháp Luân.[408] Trong số những người đó có Aññkoṇḍaña đã sắp đặt trí của ngài theo đúng Giáo Pháp đó, vào cuối bài thuyết pháp tất cả những vị này cùng với mười tám ngàn thầy Bà la môn đã được thiết lập nơi Thánh Quả Nhập Lưu. Do vậy có lời nói rằng:

XXVI

Vào thời điểm hiện nay ta đã trở thành vị Toàn Giác[409] Cồ Ðàm, một người đã đem lại vinh quang cho dòng họ Thích Ca. Sau khi đã quyết tâm thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh, ta đã chứng đắc vô thượng Chánh Ðẳng Giác.

 Nhận lời các vị Phạm Thiên thỉnh cầu ta đã Chuyển Pháp luân. Cuộc thấu triệt Pháp hội ầu tiên gồm tới mười tám mười triệu người.

1. Về mặt này Ta, Tôi (I) chỉ rõ chính mình ngài (tôi, ta)

1. Vào thời điểm hiện nay có nghĩa là: ở vào thời điểm[410] này.

[292]. 1. Người đã đem lại vinh quang cho dòng họ Thích Ca[411] có nghĩa là người đó đã làm tăng thêm vinh dự cho dòng họ Thích Ca “Một Ðại Nhân4 Thích Ca”

1. Việc phấn đấu được gọi là Chánh hạnh.[412]

1. Khi ta đã phấn đấu khổ hạnh có nghĩa là khi ta đã tự tu tập bản thân mình, ráng sức mình, tham gia thực thi những việc khổ hạnh.

2. Mười tám mười triệu: ý nghĩa ở đây là ngay lúc diễn giải bài thuyết pháp Chuyển Pháp Luân tại Chư Tiên đọa xứ trong vườn Lộc uyển gần thành phố Bārāṇasi, Một cuộc Thấu Triệt Pháp hội đầu tiên đã diễn ra có tới mười tám mười triệu vị Bà la môn có mặt đứng đầu là Trưởng Lão Aññkoṇdañña.

Giờ đây liên quan đến quá khứ (tiền kiếp) ngài cũng đã đề cập đến những cuộc thấu triệt Pháp hội trong tương lai.:

XXVI.

3. Và sau đó khi ta thuyết pháp cho một hội chúng gồm cả con người lẫn thần linh[413] đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai không thể kể xiết.

3. Trong trường hợp này câu: trong hội chúng các con người và thần linh có nghĩa là vào thời điểm sau khi diễn ra cuộc tụ tập dành cho Mahāmaṇgala diễn ra giữa các thần linh và bá tánh trong mười ngàn ta bà thế giới, vào lúc kết thúc Kinh Ðiềm Lành (Maṅgala Sutta[414]) đã diễn ra (ahu) một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ nhì, ý nghĩa ở đây là “sẽ có” (hessati) rất nhiều các thần linh và bá tánh không thể kể xiết. Tuy vậy ta phải dùng thì tương lai, đã (nổi lên) ở đây được dùng ở thì quá khứ liên quan đến hiệu quả do tai[415] nghe hay do phải thay đổi thì. Và chính vì thế đối với các câu tương[416] tự như vậy thì phương pháp này nên được áp dụng. Còn nữa, vào lúc diễn giải bài Thuyết Pháp về Giáo giới Rāhula[417] đã có quá nhiều người nếm hương vị Thấu Triệt đây chính là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba. Phù hợp với những gì đã nói ở trên có lời nói rằng:

XXVI

4.  đây vào lúc này, sau khi Giáo Giới[418] con trai ta, lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba, ở đây không thể nói đến con số.

Người ta nói rằng Ðức Phật chỉ có một Tăng Ðoàn đồ đệ duy nhất. Ðó là một tăng đoàn gồm tới một ngàn hai trăm năm mươi đồ đệ trong số này: có một ngàn vị là Ðạo Sĩ búi tóc dưới sự lãnh đạo của Uruvela-Kassapa (và các em của ngài[419]) và còn hai trăm năm mươi đồ đệ dưới quyền lãnh đạo của hai tối thượng nam thinh văn.[420] Do vậy có lời nói rằng: XXVI

5. Ta chỉ có một Tăng Ðoàn duy nhất gồm các đồ đệ, các bậc đại ẩn sĩ; đó là một Tăng Ðoàn qui tụ tới một ngàn hai trăm năm mươi các vị tỳ khưu.

5. Trong trường hợp này ta có một có nghĩa là duy nhất ta chỉ có một[421]

5. Một ngàn hai trăm năm mươi có nghĩa là mười hai trăm và năm chục được thêm vào.

5. Gồm có các vị tỳ khưu có nghĩa là chỉ có các vị tỳ khưu.[422]

Và Ðức Phật đã tụng Giới Bổn trước sự hiện diện của Tăng Ðoàn này có bốn chi phần (yếu tố[423]): rồi sau khi vạch ra qui trình tiến hành của ngài, Ðức Phật bắt đầu nói với những lời sau đây:

XXVI

6. Toả sáng, vô tỳ vết, ở giữa Tăng Ðoàn, giống như một viên ngọc ớc[424] đáp ứng mọi nguyện vọng ta đã chứng đắc toàn bộ những gì đã hằng mong ước từ bấy lâu nay.

[293] 6. Trong trường hợp này toả sáng có nghĩa là sáng ngời lên với vẻ huy hoàng của một đức Phật.

6. Vô tỳ vết có nghĩa là không vấn vương bụi bậm tham ái v.v... và không vướng phải các phiền não

6. Giống như một viên ngọc ước đáp ứng mọi ước muốn (nguyện vọng) có nghĩa là ngài nói: Giống như viên ngọc như ý (cintāmani)[425] chính vì thế ta cũng là một người ban phát đủ mọi ước muốn; ta ban phát đủ loại hạnh phúc hiệp thế và siêu thế mà bá tánh hằng ao ước và khao khát có được.

Giờ đây để chỉ ra cho thấy ngài đáp ứng mọi khát vọng cho bá tánh ra sao ngài bắt đầu nói như sau:

XXVI

7. Ðối với những ai trông chờ Thánh Quả, những ai tìm cách diệt trừ hữu ái ta giải thích dẫn giải tứ chân đế xuất phát từ lòng từ bi đối với chúng sanh.

Trong trường hợp này Thánh quả có nghĩa là tứ Thánh quả bắt đầu với Thánh quả Nhập Lưu.

Ðối với những ai tìm cách diệt trừ hữu ái có nghĩa là: đối với những ai từ bỏ được khát ái tái sanh, đối với những kẻ nào phải xao xuyến từ bỏ khát ái tái sanh.

7. Nhờ lòng từ Bi có nghĩa là nhờ vào lòng thương xót.

Giờ đây, để vạch ra cho thấy việc thấu triệt đang khi giải thích rõ về tứ chân đế, ngài bắt đầu nói như sau “hàng mười ngàn và hai mươi ngàn”

Hàng mười ngàn và hai mươi ngàn có nghĩa là hàng mười ngàn và hai mươi ngàn.

Chỉ nhờ vài (một và hai) có nghĩa là bằng cách bắt đầu với một và hai như vậy

Ðoạn kệ thứ chín và thứ mười thì ý nghĩa cũng đã rõ ràng.

11,12 Trong đoạn kệ thứ mười một và thứ mười hai Giờ đây vào lúc này có nghĩa là cả hai câu (idāṅ’ etarahi), vì cả hai câu đều vay mượn lẫn nhau (điều này) vì cả hai chỉ có một ý nghĩa, được đề cập chung với nhau giống như cá nhân (purisapuggalā). Hay, giờ đây, có nghĩa là: vì ta đã xuất hiện; vào thời điểm này có nghĩa là: đang khi ta (đang) diễn giải Giáo Pháp.

11. Chưa chứng đắc mục tiêu nhắm đến. Có nghĩa là vẫn chưa đạt đến kết quả là bậc A-la-hán.

12. Thánh đạo trực tiếp có nghĩa là Bát chánh Ðạo.

12. Ham thích có nghĩa là hấp dẫn thích thú.

12. Sẽ tỉnh thức (Giác Ngộ) có nghĩa là: trong tương lai họ sẽ hiểu xuyên suốt, có nghĩa là họ sẽ tự hướng theo Giáo Pháp tứ diệu đế.

12. Dòng luân hồi có nghĩa là đại dương luân hồi.[426]

Giờ đây để vạch rõ cho thấy chính thành phố nơi ngài sanh ra, ngài bắt đầu nói như sau

13. Thành phố ta cư trú tên là Kapilavatthu, Thân phụ ta là nhà vua Suddhodana, người sanh ra ta là Mẹ ta là Hoàng Hậu Māyā.

Ta đã trải qua cuộc sống trong hoàng cung được hai mươi chín năm[427] có ba toà lâu đài cao sang dành cho ta tên là Ramma, Suramma, Sughaka[428]

Có tới bốn mươi ngàn phụ nữ được trang điểm xinh đẹp, người phụ nữ tên là Yasodhara là vợ ta. Rāhula là tên con trai ta.

[294] 16. Sau khi đã chứng kiến bốn hiện tượng ta xuất gia trên lưng ngựa. Trong vòng sáu năm ta chuyên tâm phấn đấu tu luyện khổ hạnh, đây quả thật là một thời gian khó khăn cam go.

17. Pháp Luân của vị Chiến Thắng được chuyển tại nơi chư Tiên đọa xứ gần thành Bārāṇas. Ta là Ðức Phật Cồ Ðàm, đấng Chánh Ðẳng Giác đã trở thành chốn nương nhờ cho toàn thể các chúng sanh.

18. Hai vị tỳ khưu tên là Kolita và Upatissa là tối thượng nam thinh văn của ta, và nanda là tên của vị thị giả của ta.

19. Các Ni sư Khemā và Uppalavaṇṇā là các tối thượng nữ thinh văn của ta. Còn Citta và Haṭṭhālavaka là tối thượng cận sự nam của ta.

20. Nandamātā và Uttarā là hai tối thượng cận sự nữ của ta. Ta chứng đắc vô thượng Chánh Ðẳng Giác tại gốc cây Assattha.

21. Ánh sáng rực rỡ nơi vầng hào quang của ta luôn luôn toả sáng cao mười sáu cubit. Giờ đây ở vào thời gian hiện nay tuổi thọ bình thường của ta kéo dài khoảng một trăm năm.

22. Ðược sống lâu như vậy ta đã tạo cho nhiều người thăng tiến, thiết lập được ánh đuốc Giáo Pháp làm cho nhiều người đạt đến Giác Ngộ.

Nhưng trong một thời gian không lâu cùng với Tăng Ðoàn các đồ đệ, ta sẽ tịch diệt hoàn toàn chính tại nơi đây giống như ngọn lửa đã tiêu hao hết nguồn nhiên liệu.

Và ba tòa lâu đài của ta tên là Ramma, Suramma. Subha, lần lượt có chín tầng, bảy tầng, năm tầng. Có tới bốn mươi ngàn cung nữ phục dịch ta trong hậu cung, Yasodharā là tên người vợ chính thức của ta. Khi được chứng kiến bốn hiện tượng ta đã lên đường xuất gia trong một cuộc Ðại Xuất Gia trên lưng ngựa. Rồi, sau khi đã phấn đấu khổ hạnh trong vòng sáu năm, vào ngày rằm tháng Visākha ta đã thọ cơm sữa ngọt do Sujātā dâng cúng cho ta, nàng là con gái đầy khả ái[429]của ngài Senānī, một điền chủ tại thị trấn Senānī gần thành phố Uruvelā. Sau một ngày vất vả du hành trong khu rừng Sāla, vào buổi tối ta đã nhận tám nắm cỏ khô do Sotthiya, là một người thợ cắt cỏ, dâng tặng cho ta, và sau đó ta tiến tới gốc cây Assattha, là cây Bồ Ðề. Tại đó ta đã cảm thắng các đạo quân Ma-vương, ta tuyên bố cho mọi người[430] biết, “Ta đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.”

Trong trường hợp này cùng với Tăng Ðoàn các đồ đệ nghĩa là cùng với đoàn đồ đệ trong Tăng Già.[431]

23. Ta sẽ tịch diệt hoàn toàn có nghĩa là ta sẽ tịch diệt hoàn toàn.[432]

23 Giống như ngọn lửa đang tiêu hao hết nhiên liệu có nghĩa là giống như ngọn lửa; khi ngọn lửa do sức cháy [433] tàn lụi đi [295] (tiêu hủy) vì hết nhiên liệu[434] chính vì thế ta cũng sẽ tịch diệt hoàn toàn do không có chấp thủ.[435]

24. Thân xác với những ân đức đặc biệt rực rỡ[436] có nghĩa là thân xác này với những ân đức đặc biệt[437]: tức là sáu trí không thể chia sẻ với người khác được.

Và những ai có sức nóng sáng vô song có nghĩa là những cặp tối thượng thinh văn v.v... Đặc tính nóng sáng của họ thì chỉ mình họ mới có được là độc nhất và vô song.

24. Và mười sức mạnh này có nghĩa là: và mười sức mạnh nơi hành dáng thể chất này.

25. Sẽ biến mất có nghĩa là: toàn bộ những điều này[438] được đề cập đến, được nói tới[439] ở trên sẽ tan biến hết. Sẽ mất hết.[440]

25. Chẳng phải tất cả các pháp hành ều trống rỗng cả hay sao có nghĩa là: về điểm này không phải chỉ là một tiểu từ có nghĩa tán thành đồng ý, trống rỗng có nghĩa là hư không. Trống không, thiếu bản chất (đặc tính) trường cửu, bản chất ổn định. “Ta được cấu thành nhờ vào toàn bộ những thứ đó.”[441] Tất cả những thứ đó đều có khả năng bị tiêu huỷ, tịch diệt, có khả năng chấm dứt đình chỉ chính là vô thường do đặc tính (bản chất) không tồn tại vĩnh viễn; điều này gây ra đau đớn, buồn khổ vì khó lòng có thể được khởi sanh v.v...Ðây chính là vô ngã do ta không thể chủ động được trong việc này.[442] Chính vì thế, sau khi đã chứng tỏ cho thấy Tam pháp ấn đang tồn tại trong mọi pháp hành, sau khi đã tăng thêm tuệ giác, ngài đạt đến được tình trạng bất tử, vô vi, bất động và Níp Bàn vậy. “Ðây chính là lời giáo huấn của ta vào lúc này. Giáo lý của chúng ta dành cho các ngươi đó là: hãy tiến tới phía trước với siêng năng cần mẫn.”[443]

Người ta kể lại rằng vào lúc kết thúc bài thuyết pháp tâm một ngàn mười triệu các thần linh được giải thoát khỏi mọi lậu hoặc chẳng còn chấp thủ và những vị nào được thiết lập nơi những thánh đạo và thánh quả còn lại thì nhiều vô số kể. Như vậy sau khi đã kể lại toàn bộ Tập Phật Tông được sắp xếp theo từng đại kiếp, hồng danh giai cấp v.v đang khi ngài đi lên xuống nơi Du Hành Châu Báu trên bầu trời, sau khi đã khiến cho các họ hàng thân thuộc kính lễ ngài, Ðức Thế Tôn[444] đáp xuống từ trên trời cao và ngự trên Phật ài vinh quang đã được dọn sẵn cho ngài. Và vì Ðức Phật, người bảo vệ thế gian. Đang ngự trên đài vinh quang đó, lại xuất hiện một đám đông những người thân thuộc của ngài, đã đạt đến hữu học.[445] Tất cả họ đều ngồi xuống, tập trung tâm vào nhất cảnh. Rồi có một cơn giông mạnh mưa xuống toàn là những bông sen.[446] Ngay lúc đó nước tuôn xuống ào ào. Nhưng chỉ làm ướt người nào muốn được ướt mà thôi. Và chẳng có giọt nước nào rơi trên mình người nào không muốn bị ướt như vậy. Tất cả mọi người nhìn thấy sự kiện này đều vô cùng kỳ diệu và ngạc nhiên và cất tiếng nói rằng: “Ôi thật kỳ diệu, ngạc nhiên biết bao.”[447] Khi ngài nghe thấy vậy vị Ðạo sư lên tiếng, “Không chỉ bây giờ mới có mưa hoa sen xuống trên đoàn người họ hàng tụ tập lại. Trời cũng đã đổ mưa xuống trên họ trong quá khứ nữa.” Ngài đề cập đến Kinh Bản Sinh Vessantara[448] vì có nhu cầu này xuất hiện.[449] Việc thuyết Giáo pháp cũng chỉ đến khi có nhu cầu xuất hiện. Rồi Ðức Phật đứng lên khỏi chỗ ngồi, và đi vào tịnh xá.

XXVII. 1 Vô số đại kiếp qua đã xuất hiện bốn vị dẫn lối có nghĩa là mười tám đoạn kệ bắt đầu như vậy[450] do các vị duyệt xét các văn bản đã đưa ra như vậy và nên được hiểu như là những đoạn Kệ Ðặc Phái. Những gì còn lại trong bất kỳ đoạn kệ nào cũng đã rõ ràng.

Phần Chú giải Biên niên Ký Sự Ðức Phật Cồ Ðàm.

Ðến đây cũng kết thúc Phật Tông của hai mươi lăm Chư Phật tại đây.

-ooOoo-

DIỄN GIẢI VỀ NHỮNG KHÁC BIỆT NƠI CHƯ PHẬT

[296] Và giờ đây ta thấy có tám điều khác biệt[451] nơi hai mươi lăm đức Phật là những vị đã được chỉ rõ trong toàn bộ Bản Biên Niên Ký Sự về Chư Phật đã được đề cập đến ở trên. Tám[452] điều đó là gì vậy? Khác biệt về độ dài tuổi thọ, khác biệt về chiều cao, khác biệt về gia cảnh, khác biệt về thời gian cần thiết để phấn đấu khổ hạnh, khác biệt nơi mức độ hào quang, khác biệt về phương tiện xuất gia. Khác biệt về Cây Bồ Ðề, khác biệt về chiều cao Bồ đoàn cho tư thế ngồi kiết già.

Trong trường hợp khác biệt về độ dài tuổi thọ, có nghĩa là một số Chư Phật có tuổi thọ dài, một số có tuổi thọ ngắn hơn. Chính vì thế, về khía cạnh này có chín đức Phật sau đây có tuổi thọ một trăm ngàn năm đó là: Dīpaṅkara. Koṇḍañña, Anomadassin, Paduma. Padumuttara, Atthadassin, Dhammadassin, Siddhattha, Tissa. Tám vị sau đây có tuổi thọ vào khoảng chín mươi ngàn năm: Maṅgala. Sumana, Sobhita, Nārada. Sumedha, Sujāta. Piyadassin, Phussa và có hai đức Phật sau đây có tuổi thọ kéo dài vào khoảng sáu mươi ngàn năm đó là: Revata, Vessabhū. Đức Phật Vipassin có tuổi thọ tám mươi ngàn năm. Bốn Ðức Phật có tuổi thọ khoảng bảy mươi, bốn mươi, ba mươi và hai mươi ngàn năm lần lượt như sau: Sikhin, Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa. Đức Phật của chúng ta có tuổi thọ khoảng một trăm năm. Ngay cả trong số Chư Phật đã thu thập được nhiều công đức và đã tạo cho mình nhiều loại nghiệp dẫn đến tuổi thọ dài hơn. Liên quan đến thời gian nơi cõi thế gian này thì độ dài tuổi thọ không thể đo lường được. Ðiều này được gọi là khác biệt [453]về tuổi thọ nơi hai mươi lăm đức Phật[454].

Khác biệt về chiều cao thân hình có nghĩa là, một số đức Phật có thân hình cao, một số thì thấp. Chính vì thế, về khía cạnh này chiều cao thân hình của các đức Phật: Dīpaṅkara, Revata, Piyadassiṇ Athhadassiṇ Dhammadassiṇ Vīpassin cao khoảng tám mươi cubit. Thân hình ngài Koṇḍañña, Maṅgala, Nārada, Sumedha cao khoảng tám mươi tám cubit. Thân hình ngài Sumana cao khỏang chín mươi cubit. Thân hình đức Phật Sobhita, Anomadassin. Paduma. Padumuttara. Phussa o được khoảng năm mươi tám cubit. Thân hình của đức Phật Sujāta cao khoảng năm mươi cubit. Siddhattha. Tissa và Vessabhū cao khoảng sáu mươi cubit. Đức Phật Sikhin cao khoảng bảy mươi cubit. Đức Phật Kakusandha. Koṇgamaṇa. Kassapa lần lượt cao khoảng bốn mươi cubit. Ðây là những gì chúng ta gọi là khác biệt về chiều cao nơi hai mươi lăm đức Phật.

Khác biệt về gia cảnh.(hay thân thế gia đình) có nghĩa là có đức Phật sanh trong gia đình quí tộc Sát Ðế Lị, một số được sinh ra trong các gia đình Bà-la-môn. Đức Phật Chánh Ðẳng Giác Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa được sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn, hai mươi hai vị Chánh Ðẳng Giác được sinh ra trong gia đình Quí Tộc Sát Ðế Li. Ta gọi điều này là khác biệt về thân thế gia đình nơi hai mươi lăm đức Phật.

Khác biệt về thời gian cần thiết để các ngài phấn đấu khổ hạnh có nghĩa là các ngài thực hiện phấn đấu khổ hạnh như sau: các vị Dīpaṅkara. Koṇḍañña, Sumana, Anomadassin, Sujta[455] Siddhattha. Kakusandha[456] thời gian phấn đấu khổ hạnh kéo dài khoảng mười tháng. Còn các vị Maṅgala. Sumedha, Tissa, Sikhin khoảng tám tháng. Nơi Ðức Phật Revata là bảy tháng, Ðức Phật Sobhita là bốn tháng,[457] Ðức Phật Paduma, Atthadassin, Vipassin là một tháng rưỡi. Ðức Phật Nārada, Padhumuttara, Dhammadasin, Kassapa [297] có thời gian phấn đấu khổ hạnh chỉ kéo dài trong vòng bảy ngày. Còn đức Phật Piyadassin. Phussa, Vessabhū, Koṇgamana lại kéo dài trong sáu tháng. Thời gian Ðức Phật của chúng ta phấn đấu khổ hạnh kéo dài suốt sáu năm. Ðây chính là sự khác biệt về thời gian phấn đấu khổ hạnh nơi Chư Phật.

Khác Biệt nơi mức độ hào quang có nghĩa là: người ta nói rằng các hào quang nơi thân hình Ðức Phật Maṅgala, đấng Chánh Ðẳng Giác, được toả sáng tới khắp mười ngàn ta bà Thế Giới. Mức độ hào quang nơi Ðức Phật Padumuttara chiếu sáng vào khoảng mười hai do tuần (yojana). Mức hào quang nơi Ðức Phật Vipassin vào khoảng bảy do tuần (yojana) của Ðức Phật Sikhī khoảng 3 do tuần, nơi Ðức Phật Kakusandha là mười do tuần (yojana) còn về phần Ðức Phật của chúng ta chỉ là một sải tay chung quanh người. Các vị còn lại vẫn chưa thể xác nh được chính xác. Sự khác biệt nơi mức độ hào quang được coi như phụ thuộc vào khuynh hướng của từng vị – vẻ đẹp lộng lẫy nơi thân hình của các ngài được lan tỏa tùy theo như ý muốn. Nhưng không có sự khác biệt nào diễn ra nơi bất kỳ đức Phật về những ân đức đặc biệt các ngài lãnh hội được. Ðiều này được gọi là khác biệt nơi mức độ hào quang.

Khác biệt về phương tiện xuất gia có nghĩa là một số vị xuất gia cưỡi trên lưng voi. Ða số Chư Phật khác xuất gia cưỡi trên lưng ngựa, đi trên xe ngựa, đi bộ, lâu đài, đi kiệu. Liên quan đến vấn đề này ta thấy Chư Phật Dīpaṅkara, Sumana, Sumedha. Phussa, Sikhin, Koṇgamana đã xuất gia cưỡi trên lưng voi. Và đức Phật Koṇḍañña, Revata, Paduma, Piyadassiṇ Vipassiṇ Kakusandha lại dùng xe ngựa để lên đường xuất gia. Ðức Phật Maṅgala, Sujāta, Atthadassiṇ Tissa, Gotama thì lại cưỡi trên lưng ngựa. Ðức Phật Anomadassiṇ, Siddhattha, Vessabhū lại dùng kiệu. Nārada đi chân. Ðức Phật Sobhita, Padumuttara, Dhammadassin, Kassapa xuất gia ngay tại tòa lâu đài của ngài. Ðây là điều ta gọi là khác biệt về phương tiện xuất gia.

Khác biệt về Cây Bồ Ðề, có nghĩa là cây Bồ Ðề của Ðức Phật Dīpaṅkarā, ngài chứng đắc Chánh Ðẳng Giác dưới gốc cây Kapitthana.[458] Cây Bồ Ðề của Ðức Phật Koṇḍañña chính là cây Sāla rất dễ thương. Cây Bồ Ðề của Chư Phật Maṅgala. Revata, Sobhita, chính là cây Nāga. Cây Bồ Ðề của đức Phật Anomadassin chính là cây Ajjuna. Cây Bồ Ðề của đức Phật Paduma, Nārada chính là cây cổ thụ Soṇa. Cây Bồ Ðề của đức Phật Padumuttara là cây Salaḷa. Cây Bồ Ðề của đức Phật Sumedha là cây Nīpa. Của đức Phật Sujāta là cây Veḷu. Cây của đức phật Piyadassin là cây Kakudha. Của đức Phật Atthadassin là cây Campaka. Cây của đức Phật Dhammadassin là cây Kuravaka.[459] Cây Bồ Ðề của đức Phật Siddhattha là cây Kanikāra. Cây Bồ Ðề của đức Phật Tissa là cây Asana. Cây của Ðức Phật Phussa là cây lamaka. Cây của Ðức Phật Vipasi là cây Pātalī. Cây của đức Phật Sikhin là cây Puṇdarīka. Cây của đức Phật Vessabhū là cây Sāla. Cây của đức Phật Kakusandha là cây Sirīsa. Cây của đức Phật Koṇāgamana là cây Udumbara. Còn cây của Ðức Phật Kassapa là cây Nigrodha. Cây Bồ Ðề của Ðức Phật Cồ Ðàm là cây Assattha. Ðiều này được gọi là sự khác biệt về các cây Bồ Ðề của Chư Phật.

Khác biệt về kích cỡ Bồ đoàn để[460] ngồi trong tư thế kiết già có nghĩa là, đối với Chư Phật Dīpaṅkara, Revata. Piyadassin, Atthadassin, Dhammadassiṇ Vipassin Bồ đoàn để ngồi kiết già là vào khoảng năm mươi ba cubit.[461] Ðối với Chư Phật Koṇdañña, Maṅgala, Nārada, Sumedā, Bồ đoàn để ngồi kiết già vào khoảng năm mươi bảy cubit.[462] Ðối với đức Phật Sumana (kích cỡ Bồ đoàn để ngồi kiết già là sáu mươi cubit.[463] Ðối với đức Phật Sobhita[464], Anomadassin, Paduma, Padumuttara, Phussa là ba mươi tám cubit. Ðối với đức Phật Sujāta là vào khoảng ba mươi hai cubit[465]. Ðối với các vị Siddhattha, Tissa, Vessabhū là bốn mươi cubit. Ðối với đức Phật Sikhin là ba mươi hai cubit[466]. Ðối với đức Phật Kakusandha là hai mươi sáu cubit[467]. Ðối với đức Phật Koṇāgamana là hai mươi cubit. Ðối với Kassapa là mười lăm Cubit. Ðối với Ðức Phật Cồ Ðàm kích cỡ Bồ đoàn để ngồi kiết già là mười bốn cubit. Ðiều này được gọi là khác biệt về kích cỡ Bồ đoàn để ngồi trong tư thế kiết già.

Và đối với tất cả Chư Phật, có bốn địa điểm không thể thay đổi được (cố định)[468]: [298] địa điểm cố định đối với tất cả Chư Phật là tư thế ngồi kiết già. Ðối với việc Giác Ngộ chỉ một địa điểm duy nhất mà thôi; việc Chuyển Pháp Luân chỉ ở nơi Chư Thiên đọa xứ. Vườn Lộc uyển cũng là một địa điểm cố định; việc đặt bước chân đầu tiên tại cổng thành Saṅkassa vào thời điểm giáng trần từ cõi thần tiên cũng không thay đổi. Ðịa điểm đặt bốn chân giường trong Hương Phòng tại Jetavana cũng được cố định. Và tịnh xá cho dù nhỏ hay lớn cũng không thể thay đổi được chỉ trừ khi thành phố di dời đi chỗ khác mà thôi.[469]

Chúng ta đã chứng tỏ cho thấy việc phân định ranh giới của những người sinh ra đồng thời với Ðức Thế Tôn của chúng ta và việc phân định ranh giới nơi các chòm sao.[470] Người ta nói rằng bảy vị này được sanh ra đồng thời với vị Bồ Tát Toàn Tri của chúng ta (và dưới cùng một chòm sao) đó là: Thân mẫu của Rāhula, Trởng Lão nanda[471], Channa, Kanthaka, các hầm châu báu, [472] Cây đại cổ thụ Bồ đoàn. Kāḷudāyin. Đây chính là việc phân định ranh giới do việc sanh ra đồng thời với nhau.

Và dưới chòm sao Uttarāsāḷha thì đại Nhân đã giáng trần nhập thai trong lòng mẹ, đã thực hiện chuyến xuất gia vĩ đại, Chuyển Pháp Luân, thực hiện Song thông. Dưới chòm sao Visākha ngài đã Đản sanh, chứng đắc Chánh Ðẳng Giác và Níp Bàn. Dưới chòm sao Māgha có một tăng hội xuất hiện gồm các đồ đệ của ngài và từ bỏ thọ hành. Và dưới chòm sao Assayuja là việc ngài giáng xuống cõi các vị thần tiên. Ðây là cách phân định ranh giới theo các chòm sao.

Giờ đây chúng ta sẽ giải thích đâu là qui luật dành cho toàn bộ Chư Phật nhưng lại không được chia sẻ với những người khác. Cái gọi là qui luật dành cho các vị Chánh Ðẳng Giác gồm chính xác ba mươi điều. Có thể nói: (1) Khi giáng trần nhập thai trong lòng mẹ vị Bồ Tát ý thức rằng đây là sanh hữu hiện cuối cùng của ngài trên đời này.(2) Ngài ở tư thế ngồi kiết già trong lòng mẹ mặt hướng ra ngoài. (3) Mẹ vị Bồ Tát Đản sanh ra ngài. (4) Ngài chỉ được Đản sanh trong rừng mà thôi. (5) Chân ngài được đặt trên miếng vải, và bước bảy bước hướng về phía Bắc. Nhìn bốn phương thiên hạ, rống lên một tiếng sư tử rống. (6) Cuộc xuất gia vĩ đại của các Ðại Nhân sau khi các ngài đã được chứng kiến bốn hiện tượng và một đứa con trai được sinh ra cho ngài. (7) Ngài mặc biểu tượng của vị A-la-hán.[473] Vào lúc xuất gia và rồi thực hiện một thời gian phấn ấu khổ hạnh t nhất trong bảy ngày theo cách phân định ranh giới đã được nói tới ở trên.[474] (8) Vào ngày chứng đắc Chánh Ðẳng Giác thì toàn bộ các Ngài ều thọ cơm sữa. (9) Chứng đắc trí toàn tri đang khi ngồi trên Bồ đoàn. (10) Việc sửa soạn thực tập nhập thiền hơi thở hít vào thở ra (11) cảm thắng các đạo quân Ma-vương; (12) Ðang khi vẫn còn trong tư thế ngồi thiền kiết già Giác Ngộ. Bắt đầu với Tam minh, đắc thủ những ân đức đặc biệt bắt đầu với những trí không chia sẻ với bất kỳ người nào khác; (13) Ngài trải qua bảy tuần lễ gắn liền với chính cây Bồ Ðề. (14) được vị Ðại Phạm Thiên thỉnh cầu giảng giải Giáo Pháp. (15) Chuyển Pháp Luân tại nơi Chư Tiên đọa xứ, trong vườn Lộc uyển. (16) Vào ngày rằm tháng Sáu (Māgha) tụng Giới Bổn nơi Tăng Ðoàn gồm bốn yếu tố. (17) Thường xuyên cư trú trong khu rừng Jetavana; (18) Việc thực hiện Song thông ngay tại cổng thành phố Sāvatthī; (19) Việc giảng thuyết Tạng Vi Diệu Pháp ở nơi cư trú cõi Tam Thập Tam.(20) Việc xuống cõi thần linh tại cổng thành phố Saṅkassa; (21) Kiên định đắc thủ những thánh quả; (22) Quán xét bá tánh là những người có thể hướng dẫn khởi xuất trong hai loại thiền; (23) Ðưa ra một giới luật tu tập khi có vấn đề nổi lên; (24) kể các Kinh Bản Sinh khi có nhu cầu nổi lên[475]; (25) kể về biên niên ký Sự Chư Phật trong cuộc tụ tập các người bà con họ hàng; (26) Thân thiện tiếp đón các vị tỳ khưu mới đến; (27) Trải qua mùa mưa ở nơi nào được mời tới và không rời khỏi nơi đó mà không xin phép trước; (28) Mỗi ngày đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình trước mỗi bữa ăn, sau bữa ăn, ở các canh đầu canh giữa và canh cuối của đêm; (29) Thọ dụng thịt chất lượng vào ngày nhập Níp Bàn[476] viên tịch; (30) tịch diệt (nípbàn) sau khi đã nhập hai mươi tư trăm ngàn mười triệu thiền chứng [299] Ðây là ba mươi tục lệ chính xác dành cho toàn bộ Chư Phật.

Liên quan đến khía cạnh này, toàn bộ Chư Phật không ai có thể cản trở cho việc dâng cúng bốn nhu cầu thiết yếu, được bố thí đặc biệt (cho bất kỳ vị nào trong số các Ngài) không ai có khả năng ngăn cản kéo dài tuổi thọ. Do vậy người ta nói rằng: “không thể nào thực hiện việc sát hạ một đức Như Lai bằng những hành động gây hấn” * Không ai có thể ngăn cản ba mươi hai tướng tốt của một Ðại Nhân (hay) tám mươi tướng phụ. Không ai có thể ngăn cản những luồng hào quang toả ra từ các chư Phật. Ðây là những gì được gọi bốn điều không thể tạo ra ngăn cản[477] được.

Như vậy (nghĩa đen là ở góc độ này, đến đây) hoàn tất việc diễn giải về tập Biên Niên Ký Sự Chư Phật được trang hoàng với nhiều phương pháp đa dạng được giải thích thông qua nhiều từ thích hợp.

119

Phần Chú giải về tác phẩm Phật Tông ta đã thực hiện thực sự đã theo những cách các tập Chú giải cổ điển đã làm rõ ý nghĩa các bản văn Pāli.

120

Tránh làm tăng thêm, làm rõ ý nghĩa ngọt ngào bằng đủ mọi cách _ chính vì thế tên của tác phẩm này được gọi là “Người Làm Rõ Ý Nghĩa Ngọt Ngào.”[478]

121

Trên lãnh vực tinh luyện do nguồn nước Kāvīra chảy qua, nơi cảng sảng khoái vùng Kāvīra có rất đông đảo đàn ông và phụ nữ tụ tập lại đông đủ.

122

Trong tịnh xá với biết bao nhiêu bức tường vẽ xinh đẹp hấp dẫn và các cổng do các vị nhiệt tâm Kaṇhadāsa [479] kiến thiết với các dòng chữ thanh tao.

123

Trong nơi vui chơi giải trí Godhāsalilasampāta.[480] Kẻ ác chẳng gây ra được phiền toái nào cả, là nơi đầy sung sướng và là nơi niềm vui tĩnh mịch ngự trị.

124

Cư trú trong nơi toà nhà ở phía đông. Rất lạnh lẽo là phần Chú giải về Biên Niên Ký Sự Chư Phật do tôi thực hiện.

125

*. Vin. ii 19

Vì bản diễn giải này đã đến chỗ kết thúc thành công tốt đẹp mà không gặp bất kỳ điều gì cản trở. Chớ gì những khát vọng đạo đức của bá tánh cũng đạt đến kết cục thành công mỹ mãn mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào trên đường đi[481]

126

Bất kỳ khối lượng việc công đức nào tôi hằng ước ao trong khi thực hiện Chú giải Biên Niên Ký Sự Chư Phật này nhờ vào sức mạnh của những điều này mà thế gian có thế chứng đắc mục đích tối thượng (có nghĩa là Níp Bàn), vững chắc trường cửu và an tịnh.

127

Chính vì thế tác phẩm Chú giải về Biên Niên Ký Sự Chư Phật gọi là “Người Khai Sáng Ý Nghĩa Ngọt Ngào”[482] kết thúc tại đây.

Vị Trưởng lão nổi tiếng có tên la Buddadatta được các đạo sư của ngài công bố, đã thực hiện tập diễn giải “Người Làm Sáng Tỏ Ý Nghĩa Ngọt Ngào.”

128

[300] Và để lại cuốn sách này (tập bản thảo chép tay) rất ích lợi cho nhiều thành phần các đạo sư liên tiếp nhau, than ôi đã vào tay sức mạnh tử thần vì do tính chất ngắn ngủi nhất thời này.

 

Như vậy liên quan đến những phần dành để tụng[483] còn có 26 phần có thể tụng được; liên quan đến các phần[484] này lại có tới 6.500 phần, liên quan đến các chữ[485] thì có tới 203.000 chữ.

-ooOoo-


[1]. Sāntarakappa. Người ta nói rằng mỗi một đại kiếp được chia thành sáu mươi tư chi phần xin đọc Tự điển Chú giải Pāli (CPD) xem từ antarakappa

[2]. Xin đọc thêm Mahāpadāna Sta. (oạn xiv) đã trình bày cuộc đời và giáo lý của Vipassī rất chi tiết. Ngài là Ðức Phật đầu tiên trong sáu vị trước Ðức Phật Cồ Ðàm được công nhận trong đó. toàn bộ những điều này được đề cập đến trong Divy tr. 333

[3]. Xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) tr. 411. Mhbv. Tr. 11

[4]. Visuddhaṃ passati.

[5]. Nimesa, làm lu mờ, che mắt; Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến giải thích là nimmita.

[6]. Vivaṭehi ca akkhīhi passati.

[7]. Viceyya passati

[8]. Tanaya, có nghĩa là hậu duệ.

[9]. Xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA), 415

[10]. Xin đọc D ii. 4

[11]. Ðược đưa ra trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến, nhưng không có trong BvAB

[12]. Sākhā trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 415, rambhā, là cây mã đề trong BvAB

[13]. Hatthagate katvā, nắm trong tay, có sở hữu được, ôm nhau.

[14]. Xin đọc D iii 4. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 416, 437

[15]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 471 nói rằng vào thời đó nơi vui chơi giải trí Khema mà một nơi cư trú của các vị tiên tri. Isipatanta.

[16]. Chú giải Tăng Chi Bộ i. 165 nói rằng ngài đã thuyết giảng Giáo Pháp bảy năm một lần. Tôi tin là đây không phải là chuyện lười biếng, nhưng là vì chỉ cần có vậy thôi. Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 236 lại cho là ngài thực hiện Bố Tát bảy năm một lần và việc động viên ngài thực hiện chỉ trong một ngày cũng đủ cho bảy năm. Ðức Phật Sikhī và Ðức Phật Vessabhū thực hiện Bố Tát sáu năm một lần. Về vị thế hay những gì khác liên quan đến những điều hạnh phúc Phạm Thiên xin đọc BA 190

[17]. Về đoạn tiếp theo xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 457

[18]. Mahāpurisassa vattam dassetvā

[19]. Xin đọc bản văn tr. 175

[20]. Hình như tattha thay cho tesaṃ trong oạn kệ 5: tesaṃ (tattha) ārāmappattānaṃ

[21]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 478 cho là hai từ này đồng nghĩa. Ba đoạn kệ này thấy có trong D ii 49, Dh 184, 183. 185 được trích trong Pháp cú kinh (Dhammapada). Iii 237, VA 186, đoạn cuối cùng cũng được trích trong Ud 43. dòng đầu tiên trong Vism 295. trong tác phẩm “Pātimokkha” bản dịch của hoà thượng ṇamoli, Bangkok 1966. tṛ 5 còn được gọi là Ovāda Pātimokkha ược gán cho Ðức Thế Tôn Vipassin.”

[22]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 478 Chú giải ở đây bằng sabbākārena

[23]. Sacittapariyodapana Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 478 và Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 237. cho dù không giống trong bất kỳ tình huống nào. lại giống như trong cách giải thích sa- bằng từ attano

[24]. Với lời nói. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 479, UdA 253

[25]. Với thân xác giống như trên.

[26]. Không phạm phải bảy loại tội. UdA 253.

[27]. Ám chỉ tám loại thiền chứng

[28]. Phật Tông đã bỏ qua.

[29]. Bikkhugaṇamajjhe ti bhikkugaṇassa majjhe

[30]. Maṇḍapa

[31]. Maṇḍala

[32]. Maṇḍa

[33]. Maṇḍita.

[34]. Ðoạn này được bỏ qua trong BvAC

[35]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) Ananda naāma naāmena upaṭṭhissati taṃ jinaṃ; Bv ghi là Anando nām uppaṭṭhaāko upaṭṭhissat imam jinaṃ

[36]. Xin đọc đoạn kệ 14-21 với IIA 62- 69

[37]. Puññavanto ti puññav

[38]. Nekānam nāgakoṭīnan ti anekehi naāgakoṭihi. Sở hữu cách và sử dụng cách.

[39]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là pavāḷarūpa. BvAB ghi là vāḷarūpa, họp thành những loại động vật hoang dã.

[40]. Adās ahan ti adāsim ahaṃ

[41]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) bāhu deve manusse ca. Bv ghi là bahudevamanussānaṃ

[42]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) ghi ca kusumitaṃ, Phật Tông ghi là catubhūmikaṃ các bản văn khác có ghi hơi khác một chút.

[43]. Vikāseti, khiến toả sáng, làm đâm chồi nẩy lộc.

[44]. Bỏ qua, trong BvAC như đã được lưu ý trong BvAB

[45]. Xin đọc thêm Mhvu iii. 246.

[46]. Phật Tông ghi là Sucando Giri Vahano.

[47]. Các từ thường được đi kèm với là “vào buổi tối” không thấy được ghi ở đây

[48]. Xin đọc D ii. 4

[49]. Không còn nghi ngờ gì nữa điều này ám chỉ cây Bồ đề của Ðức Phật Vipassin, xin đọc bản văn tr. 236, cũng như Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 416

[50]. BvAC ghi là sahito như đã được lưu ý trong BvAB giải thích là sañchanno

[51]. BvAB ghi là migājinā, lưu ý đây là cách giải thích của BvAC

[52]. Be, BvAB ghi là Sikhivhayo āsi, Bv ghi Sikhisavhayo nāma.

[53]. BvAC ghi là Pabhinditvā. Bv ghi pamadditvā.

[54]. BvAC ghi là patvā, Bv ghi patto

[55]. Puṅgava nh trong Vism 78. Nhvu iii 249.

[56]. Xin đọc DPPN s.v. I Abhibhū, ám chỉ đến trong A I 227, Kvu 203, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 416 cả hai đã được nói đến trong S I 155tt

[57]. Michelia Champaka.

[58]. Không có thông tin nào về ngài khả dĩ biết được

[59]. Theo như Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 236 ngài đã tụng giới bổn cứ mỗi sáu năm một lần; xin đọc VA 191

[60]. Xin đọc A ii 39

[61]. BvAB giải thích là dasabalassa amalacaraṇakamalayugalesu. BvAC ghi dasabalacaraṇakamalayugale. Rất có thể không có tham khảo nào về đoạn kệ 8 tuy nhiên có từ paduma là từ được dùng cho từ hoa sen.

[62]. Xin đọc bản văn tr. 210

[63]. Xin đọc xx 14

[64]. Xin đọc chú thích đoạn kệ 21 dưới đây

[65]. Xin đọc BvAC. S i. 155, Jkm 18; Bv, Be BvAB ghi là Aruna

[66]. Như trong BvAC , Be, Ja I 41; Akhilā trong Phật Tông; Sakhilā trong BvAB

[67]. Be, BvAC ghi là Nanda.

[68]. BvAC ghi là tassa vyāmappabhā kāyā rattindivaṃ atanditā; Bv ghi tūssaāpi byāmappabhā kāyā divā rattiṃ nirantaraṃ

[69]. Setambanrukkha như trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 416

[70]. Ðược liệt kê trong Muln-t tr. 17

[71]. Assārāma trong Be, BvAC nhưng Dussārāma trong Bv Thūp 16 Jkm 18, có lẽ ám chỉ đoạn kệ 10 ở trên trong đó vị Bồ tát Ban cho Ðức Phật y cà sa

[72]. Indhana là nhiên liệu, củi như trong tr. 166-219

[73]. Vitamanobhū sabbalokābhibhū sayambhū Vessabhū

[74]. BvAB ghi là Anonma.

[75]. Vasabha. Giải thích ba loại bò mộng: vasabha, usabha. Nisabha được đưa ra trong SnA. 40

[76]. Mhvn iii. 246 lại đưa ra một lý do khác về hồng danh của ngài và Mhvn-t I 63 lại còn đưa ra một hồng danh khác nữa.

[77]. Vaḍḍhana ghi trong Bv xxii 19

[78]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là sālabodhi, BvAC ghi sālavane bodhiṃ

[79]. Xin đọc bản văn tr. 236 và tr. 245 trong đó cho biết kích cỡ của cây Puṇḍarīka cũng bằng với cây Pāṭalī

[80]. Ðược định nghĩa trong Pts. I 131 tt

[81]. Một kiểu chơi chữ vigatanīvaraṇam sabbamatāvaraṇam anāvaraṇaṇaṃ trong từ ghép thứ hai mata có thể hiểu là chết.

[82]. Nāyako, Bv giải thích là so jino như đựơc lưu ý trong Be, BvAB

[83]. Be, BvCB ghi là tadā, Bv sadā

[84]. Bv. Be jeṭṭha; BvAC như đã được lưu ý trong Be, BvAB là seṭṭha, có nghĩa là tốt nhất.

[85]. Dassahassī ti dassahassiyaṃ

[86]. Bujjhare ti bujjhiṃsu

[87]. Người ta cho là Vessabhū làm lễ Bồ Tát cứ sáu năm một lần, Pháp cú kinh (Dhammapada) iii. 236; xin cũng đọc trong Vin iii 7tt

[88]. Xin đọc bản văn tr. 126, 163, 204, 292, 298

[89]. Xin đọc D ii. 6, Upasannaka, là một vị tỳ khưu

[90]. Có một số lẫn lộn ở đây, Bv Be BvAB ghi là sattatibhikkhusahassa. 70.000 vị tỳ khưu, trong một đoạn kệ: nhưng Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon trong đoạn kệ và BvACB ghi trong văn suôi lại ghi là sattatiṃsasahassa, 37.000

[91]. BvAC ghi là jarādibhayātītānam; Bv-bhayacittānaṃ; Be –bhayabhītānaṃ; BvAB ghi -bhayatītānaṃ

[92]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là mahesino, Phật Tông ghi là mahesinam

[93]. “Tinh thần” có nghĩa là bổn phận làm trai

[94]. Xin đọc bản văn tr.10 một trong các từ ghép dài ở trên Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích là – vikalakuvalayā - và Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại giải thích là –vikalakamala-

[95]. Tham khảo trong Divy tr. 333

[96]. Bv omits this line

[97]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là vattitaṃ, Phật Tông ghi là vattayiṃ

[98]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là sutvā, Phật Tông ghi là Sutvāna.

[99]. Phật Tông, Be, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Anoma.

[100]. Phật Tông ghi là Supatīta, Jkm 18 Pupphavatika

[101]. Be, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Rāmā

[102]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là sālo iti pavuccati, Bv, Be, BvAB ghi là mahāsalo ti vuccati.

[103]. BvAC ghi Kāligotamī Sirimā. Như đã được lưu ý trong Be, BvAB giải thích là Gotamī Sirimā c’eva; Bv Gotamī ca Sirimā.

[104]. Be, BvACB āyu tassa mahesino; Bv āyu vijjati tāvade, tuổi thọ bình thường kéo dài

[105]. Be, BvACB ghi là sabbajana, Bv mahājana.

[106] Iriyāpatha, và trong bản văn tr. 108, thường có nghĩa là bốn oai nghi đứng, đi ngồi và nằm.

[107]. Uttarimanussadhamma, đựơc định nghĩa trong Vin iii. 91

[108]. Vattasīlasamāhito ti vattesu ca silesu ca samāhito.

[109]. Saddhāpitin ti saddhaca pti ca upagantv

[110]. Sattharī ti sattharaṃ

[111]. Hema...suvaṇṇa.

[112]. Không được tạo thành do các tận, nhưng xuất hiện từ cơ thể; như vậy theo Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon thì sabhāvarasmi thì thích hp hơn là Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là pabhārasmi, hào quang rực rỡ, vẻ đẹp huy hoàng và hào quang hay tia sáng rực rỡ huy hoàng.

[113]. Rattiṃ va pabbate sikhī ti rattiyaṃ pabbatamatthake aggi viya raṃsi vijjotitā tassa kāye

[114]. Xin đọc thêm bản văn tr. 91

[115]. Dassaneyyan ti dassaneyyo

[116]. Sabbajanan ti sabbo jano

[117]. Vihāran ti vihāro

[118]. Atthadhamma, không hiểu theo nghĩa Phật Giáo ở đây.

[119]. Xin đọc Mhvu iii. 247 tt

[120]. Xin đọc bản văn tr. 96 tt.

[121]. Phật Tông Vaḍḍhana, Be, BvAB gọi họ là Kāma Kāmavaṇṇa Kāmasuddhi

[122]. Bv. Xxiii 17 Virocamānā, Be Rocinī

[123]. Xin đọc bản văn tr 236 và xin đọc tr 243, 248

[124]. Devāyatana

[125]. Abhimatanaradeva

[126]. BvAB ghi là dissamānamanussasarīra. BvAC lại ghi bỏ qua –chỉ ghi là –manussa-

[127]. BvAB ghi là sabbajanasurabhiramassa. BvAC – durabhisarassa.

[128]. Vigatabhavabandha, một cách chơi chữ về hồng danh của ngài.

[129]. Vigatarandha, một cách chơi chữ khác của từ Kakusandha.

[130]. Appaṭisandha, một cách chơi chữ khác về hồng danh của ngài

[131]. Song thông trong bản văn tr. 253. yamaka vikubbana, thay đổi hai lần., là cách biến thể, một cách thể hiện tuyệt vời chỉ được thực hiện nhờ sức mạnh thần thông. của một Ðức Phật hay các vị A-la-hán., rất có thể chỉ có nghĩa là Song thông trong toàn bộ cách thay đổi thể hiện.

[132]. BvAC ghi là asaṅkhiya, Bv lại ghi là asaṅkheyyo.

[133]. Bhavuppatti, xin đọc Vbh 137 với từ uppattibhava lại đưa ra chín loại bhava, hiện hữu hay tái sanh, xin đọc Vism 571t

[134]. Bhavabandha, lại một kiểu chơi chữ nữa về hồng danh của ngài.

[135]. Āsavāri trong Be, BvACB, nhng kẻ thù là những lậu hoặc. Bv āsavādi,

[136]. Chính vì thế không phải là sắc đẹp thể xác. Xin đọc CB phần giới thiệu xlviii

[137]. BvAC ghi là nāma, còn Bv ghi là nāmāsi ều có nghĩa là tên.

[138]. Phật Tông bỏ chữ ca.

[139]. Añjana madhulaṭṭhika

[140]. Bv, Be, BvAB vināyaka, hướng dẫn đi, BvAC lokanāyaka.

[141]. Añjana và năm loại dầu khác được phép sử dụng như ghi trong Vin I 203 để cắt cơn đau mắt.

[142]. Madhulaṭṭhikan ti yaṭṭhimadhukaṃ. Tôi không thể phân biệt được ý nghĩa của từ đôi này. từ sau cũng xuất hiện trong Mhvs. Tr. 32-46

[143]. Ime tan ti imam etam.

[144]. Yadā taṃ patthitam thay cho ime taṃ p- trong Phật Tông, và Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon

[145]. Adandha, một cách chơi chữ khác về hồng danh. Hình như có nghĩa là thay đổi trong chứng đắc tuệ giác. xin đọc đoạn kết trong tập Chú giải Biên Niên Ký Sự.

[146]. D ii 7

[147]. Xin đọc D ii 4. Trung Bộ Kinh i. 533 S ii. 191

[148]. D ii 6

[149]. Phật Tông, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là mahesino. Be. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là satthuno, là Ðạo sư.

[150]. Phật Tông ghi là vasi, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon vasati

[151]. Chính vì thế trong Phật Tông, BvACB, M. I 333, S ii 191 MA, ii 417. Vidhūra trong D ii 4 Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 417. Ja I 42, A Sañjīva được tham khảo trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 26

[152]. Phật Tông ghi là dvādasā, mời hai.

[153]. Xin đọc tám cửa tiệm của Ðức Phật Cồ Ðàm trong Miln 332 t.

[154]. Xin đọc D ii 211, Trung Bộ Kinh ii 140

[155]. Xin đọc bản văn tr. 152, 160

[156]. Adhigama. xin đọc cuốn hướng dẫn (Ñṇamoli) tr. 120, n. có năm loại trong Chú giải Tăng Chi Bộ I 87; Thánh đạo, Thánh quả, tuệ phân tích, tam minh, sáu thắng trí.

[157]. Visesādhigama theo cuốn tự điển Anh-Pāli là “chứng đắc đặc biệt” nhưng visesa cũng có nghĩa là, tuyệt hảo, tráng lệ, lộng lẫy, huy hoàng.

[158]. Ở đây ghi là va, nhưng chính là va được ghi trong đoạn kệ

[159]. Viya

[160]. Chidda là một cái lỗ, hố, thuê, xé tan. Và như vậy là hình dung một thiếu sót

[161]. Avivara, vivara là một kẻ nứt, vết nứt, chỗ đứt. Ý nghĩa ở đây là, không có vết như thì chẳng có bất chính.

[162]. Taṃ sabbaṃ munibhāvaṃ upagantvā

[163]. Apetabandha, xin đọc bản văn tr. 254

[164]. Tilokasandha, Sandha, bondsman, tin tưởng được không có cùng một ý nghĩa như bandha. Triền phược. Cái cùm.

[165]. Saccasandha, như trong bản văn tr. 253, và rất có thể ý nghĩa với Chú giải Tăng Chi Bộ ii 326 đó là ngài tham gia vào chân đế không bao giờ nói láo trong đo.

[166]. Vāsam akappayittha, một câu có lẽ tương đương từ nibbuto như trong đoạn kết thúc Phật Tông của tập biên niên sử này: khemārāmamhi nibbuto và như vậy có thể so sánh với parinibbāyi và atthamgato,đó là về nhà hay nổi lên giống như mặt trời

[167]. BvAC ghi Kona - trong suốt các đoạn kệ trừ đoạn kết.

[168]. BvAC ghi là ponāgamana. BvAB poṇā-; một cách chơi chữ với hồng danh của Ðức Phật

[169]. BvAB ở đây lại thêm vào một đoạn kệ, không thấy ghi trong BvAC đưa ra một số giải thích về hồng danh của ngài. Nhưng BvAC lại đưa ra giải thích đủ ngay dưới đây.

[170]. Xin đọc D ii. 7

[171]. “Có vàng xuất hiện”

[172]. Bản văn tr. 243. xin đọc thêm tr. 248

[173]. BvAB ghi là gaganapatha. Một lối đi trên cõi trời; BvAC lại ghi là pavanapatha. Là một lối đi trong rừng. Cách diễn đạt này đã xuất hiện trong bản văn tr. 254. có lẽ BvAB là cách giải thích tốt nhất, có nhiều tương đồng hơn với devapatha, bản văn tr. 248. và surapatha, bản văn tr.243; cũng vậy với từ thường đựơc dùng nhiều hơn là ākāsena, bản văn tr. 161, 167, 198, 203, 208, 215, 227 232, 237, và từ anilapatha, con đường hư không. Bản văn tr. 178, 192, 224, và gaganatala, bản văn tr. 254, 263. Động từ được dùng để chỉ việc đến được tới nơi hằng mong ước luôn là ocarivā, có nghĩa là đáp xuống.

[174]. BvAC đã bỏ qua không ghi lại chi tiết này.

[175]. Xin đọc xxiii. 4

[176]. Pavāhiyā ti pavāhetvā

[177]. Ðoạn kệ giải thích là vasati tattha sambuddho silāyaṃ paṇḍukambale: BvA lại giải thích là tattha paṇḍukambalasilāyaṃ vasi

[178]. Parisuddhapāramipūraṇāgamana. một kiểu chơi chữ.

[179]. Xin đọc D ii 6

[180]. Người ta cho rằng ngài đã tuân giữ Bồ tát một năm một lần, Pháp cú kinh (Dhammapada) iii. 236. xin cũng đọc Vin iii 7 tt.

[181]. Be, BvACB ghi là oghānam atikkantānaṃ; Bv ghi atikkanta-catur-oghānaṃ.

[182]. Ohananti

[183]. Oghānaṃ, sở hữu cách số nhiều,

[184]. Catubbhidhe oghe, đối cách số nhiều

[185]. Maccuyā

[186]. Saraṇagatasabbapāṇāgamana. một kiểu chơi chữ nữa về hồng danh của ngài.

[187]. Bv, Be. BvAB ghi là anantabalavāhano. BvAC ghi balavāhanam anappakaṃ

[188]. Bv ghi là yathicchakaṃ, BvAC lại ghi yadicchakam

[189]. BvACB giải thích là Pattuṇṇa, Bv ghi Paṭṭunna, xin ọc thêm Thup. 17

[190]. Xin dọc xx 14

[191]. BvAC ghi là tassāhaṃ. Bv tassāpi

[192]. Phật Tông ghi là tassa santike như đã được lưu ý trong Be với BvACB, lại giải thích là jinasantike

[193]. Yadicchakan ti yāvadicchakaṇ mặc dù tập vị Chú giải giải thích điều này như là điều tham khảo cho những người nhận. Cách giải thích ở trên đối với tôi hình như cũng chấp nhận được.

[194]. Rất có thể ám chỉ đến đến điều có thể ăn, uống, nhai, nuốt asita pīta khāyita sāyita

[195]. Pidahāpetvā. Pidahati thường có nghĩa là đóng, che phủ, khép lại. Có thể ý nghĩa ở đây là các vị tỳ khưu đã dùng tay ra hiệu là bữa ăn đã kết thúc hoặc họ lấy tay đậy bát khất thực lại để cho biết là bữa ăn đã mãn.

[196]. Satthu sāvake ti satthuno c’eva sāvakāna ca adsiṃ

[197]. Naruttame ti naruttamassa.

[198]. Ohāyā ti chāyitvā

[199]. D ii. 7

[200]. Phật Tông ghi là Bhīyyoso, Be, BvAB ghi Bhiyyasa. v. 1 Bhīyosa; D īi 4, S ii. 191 Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 417 Bhiyyosa; Ja I 43. Bhiyyosa v.1 - yasa

[201]. D ii. 4, S ii 191.

[202]. D ii. 6

[203]. D ii. 4

[204]. Xin đọc chú thích ở trên.

[205]. BvAC ghi là pavuccati, Bv ghilà vuccati.

[206]. BvAC ghi là yu vijjati tāvade, Bv ghi yu buddhassa tāvade, xin ọc CB, phần giới thiệu xxxiii

[207]. Kambu giống như trong Ja iv. 18. 130, Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 167

[208]. Suvaṇṇanekkha. Xin ọc M iii. 102. xin xem MlS iii 141, n 2 để tham khảo thêm

[209]. Dhammaceti, trong đó ceti hình như có nghĩa là vòm cung, lối đi có hình vòm, thông qua đó người ta đi vào, ở đây là thích hợp với ý nghĩa của đoạn văn.

[210]. Cetiya, điện thờ, Tháp, rất có thể ceti chỉ là từ viết tắt. Cùng lúc đó ta nên nhớ là dhammacetiya trong M ii 124tt lại có nghĩa là làm nhân chứng cho hay là từ dùng Tôn kính trong Giáo Pháp xin đọc MLS ii 307. n. 1

[211]. Dhammadussa. Vải vóc được coi là một chiếc cờ đuôi nheo.

[212]. Xin đọc tiệm hoa của Ðức Phật Miln 332

[213]. Dhammacetiya.

[214]. Vipassanā-cetiyaṅgama, bản dịch coi như rất không dứt khoát.

[215]. Lokuttaradhamma, cũng có thể ý nghĩa là Pháp siêu thế

[216]. Hai kiểu chơi chữ nữa đối với hồng danh của ngài. vīkāmapāṇāgamano. Visuddhavaṃsāgamano.

[217]. Sirināmadheyya

[218]. Anekamanussapo. Một cách chơi chữ về hồng danh Ðức Phật Kassapa. ý nghĩa ở đây là –po có hơi khó hiểu, một phần là vì chúng ta không biết cách dịch chính xác tên của ngài Kassa-pa. Hay ngay cả nếu như có thể chia ra như vậy được chăng: tộc rất có thể là Kassapa-gotta; xin cũng đọc trong DPPB ii 477, n. 4. tuy nhiên cũng có thể coi từ ghép trên như là một từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn –Pri, có nghĩa là lấp đầy; thoả mãn, tràn đầy, tươi mát, dấu yêu, nuôi dưỡng; bảo vệ và cũng có lẽ chính vì thế đây là từ viết tắt của từ pāla, tức là người canh giữ. Người bảo vệ, người giữ gìn. Xin đọc tự điển Childers, từ bhūmipālā, có nghĩa là nhà vua.

[219]. D ii 7

[220]. Kassapakumāra. Kumāra không phải là “hoàng tử” ở đây vì ngài là một thầy Bà la môn.

[221]. Gottavasena. Xin cũng đọc SnA 285tt. ở đó Tissa gọi Kassapa bằng tên bộ tộc của ngài là gottena ālapati.

[222]. Bv ghi là Haṃsa Yasa Sirinanda; BvAC ghi là Sirinandana

[223]. Kāranikara.

[224]. BvAC senānivesa. BvAB senāsannivesa.

[225]. Ðược nói đến trong KhA 203, PvA 21 tiếp theo câu chuyện kể về Ðức Phật Phussa. Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 236 nói rằng ngài làm lễ Bồ tát sáu tháng một lần. Xin cũng đọc Vin iii 7 tt

[226]. Be, BvAC ghi là bahv’ annapānabhojanaṃ; Bv ghi bahunaṃ pānabhojanaṃ

[227]. Yācake ti yācakānaṃ datvā.

[228]. Xin đọc xxiii 4. xxiv 5

[229]. Bv, Be, BvAB pakittayi, BvAC pakāsayi.

[230]. Catumāsan ti cātumāse

[231]. Mahesakkha. Xin đọc Cp II 8 1 trong đó cách giải thích từ mahesakkho được giải thích trong CpA 161 do mahāparivāra, oàn tuỳ tùng đông đảo, cũng giống như trong AA iii 183. nhưng chẳng có gì được nói về điều này ở trên cả.

[232]. Có lẽ ở trong bản văn tr. 253tt

[233]. Apare dhammadesane ti aparasmim. Dhammadesane.

[234]. Etesānan ti etesaṃ. Có liên quan đến con người lẫn các chư thiên vừa được nói đến ở trên.

[235]. Xin đọc D ii 6, Ja I 43.

[236]. Ðược nói đến trong SnA i 280 đã được sanh ra trong cùng một ngày với Kassapa và là một người bạn chí cốt kể từ khi còn nhỏ. Xin đọc toàn bộ đoạn SnA này Chú giải về đoạn kệ mở đầu., Sn 239 về Kinh magandha; trong đó người ta kể về câu chuyện trên rất chi tiết.

[237]. BvAC ghi là atikkantarāgavantānaṃ Be, BvAB atikantabhavantānam, Bv thì ghi abhikkantabhagavantānaṃ

[238]. Hirisīlena.

[239]. Hiriyā ca sīlena ca

[240]. Xin đọc Trung Bộ Kinh ii 46tt, S I 34tt., Ja I 43, Ap I 301, Miln 221, UdA 265, bản dịch Mhvu 1. 265 tt

[241]. BvAC ghi là ahaṃ tena samayena, Bv, Be, BvAB ahaṃ tadā māṇavako.

[242]. Ở đây và đoạn kệ tiếp theo, xin đọc A ii 6

[243]. Xin đọc D I 9

[244]. Katavijja, có nghĩa là “hiểu biết (hay bùa mê, phép yêu ma) có được hay kẻ nào có được hiểu biết khoa học, triết học.

[245]. Bv ghi là anāvayo, Be ghi là anavayo lưu ý BvAC lại ghi là anāmayo có nghĩa là “táo bạo, chịu đựng được” tôi chấp nhận ý nghĩa của Be. xin đọc trong Tự điển Chú giải Pāli (CPD) từ anavaya.

[246]. Jotipāla, coi như là Bồ Tát. Mặt khác lại tỏ ra thô lỗ với Ðức Phật Kassapa xin đọc Trung Bộ Kinh Sta. 81. chính vì thế khi vị sau này trở thành Bồ Tát Cồ Ðàm ngài đã phải trải qua đến sáu năm thực hiện những điều khổ hạnh trước khi đạt đến được Giác Ngộ.

[247]. Xin đọc thêm Trung Bộ Kinh ii 52

[248]. BvAC jinasāsana, Bv satthasā-, của vị thiền sư.

[249]. BvAC haṭṭho. Samviggamānaso, nh trong td. bản văn tr 170, 176, tiếp theo như ở trên. Bv Be BvAB bhiyyo cittam pasādayiṃ. Ta càng cảm thấy mình bị thôi thúc trong lòng hơn nữa.

[250]. Xin đọc thêm xxii 14

[251]. Joticakkācāre jotivijjāya

[252]. Upaṭṭhāko ti upaṭṭhāyako. Xin đọc Divy 426 để biết thêm ý nghĩa của từ upasṭhāyaka

[253]. Sappatisso ti sappatissayo

[254]. Vissuta không thấy có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) ý nghĩa của người nổi tiếng hay danh tiếng ở đây, vì ở đây hình như đây là từ đồng nghĩa với nibbuta. Ðây có thể là một từ Pāli Phạn vi-sruta từ chữ vi-sru. Có nghĩa là chảy tới, chảy qua, chảy nhỏ giọt; hoặc có thể là khô ráo hết nước. (có liên quan đến từ kilesas)

[255]. Nimittasattamī. Xin phần giới thiệu tr. xxxiii tt

[256]. Ðược cho là khoảng 80 mahāvatta trong MA iii 30. cũng còn có những bổn phận hay những qui luật của người đồ đệ đối với người thầy dạy của mình.

[257]. Viết là na koci thay vì na kvaci.

[258]. Yāvatā

[259].Yāvatakaṃ iều này có cùng ý nghĩa với yāvatā

[260]. Sobhayim ...sobhesim (nguyên nhân)

[261]. Akattabbaṃ

[262]. Akaraṇīya, cũng có nghĩa là “không được thực hiện” “không nên thực hiện”

[263]. Xin đọc D ii 5

[264]. Nt. tr. 6

[265]. Bv, Be, BvAB Dhanavatī nāma janikā, BvAC mātā Bhanavatī nāma.

[266]. Phật Tông ghi là Anuḷā Uruvelā

[267]. Xin đọc xxiv 27

[268]. BvAC vibhajjiya, Phật Tông virājiya xin ọc thêm Trung Bộ Kinh I 364 virājeti, S ii 255 vighajeti

[269]. Kañcuka

[270]. Sannāha

[271]. BvAC ghi là māpayitv’ abhayaṃ. Bv māpetvā abhayaṃ

[272]. BvAC ghi là svākkhāto, Bv ghi svaākhyāto.

[273]. Saṇṭhita, sa chữa hay thiết lập

[274]. Parivesa xin đọc M-W- s.v parivesha, một vòng tròn, một vòng khuyên, vòng hoa, triều thiên; vòng quanh vòng tròn; vòng trời hoặc mặt trăng

[275]. Pariyatti có hai nghĩa một là chế ngự được và hai là kinh thi. Trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 21. MA ii 107 Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 23 lại có ba ý nghĩa

[276]. Catupārisuddhisīla. Nh trong td. A ii. 194 tt., Ja iii 291, Pháp cú kinh (Dhammapada) iv iii. Chú giải Tăng Chi Bộ I 87, ii 66 91, 133 (thu thúc) nhờ giới bổn là giới luật và rồi lại có chế ngự về các căn, tinh tuyền tuyệt đối trong cuộc sống. và về những gì đặt cơ sở trên những đồ thiết yếu trong cuộc sống. xin đọc Miln 336. Khác vơi Chú giải Tăng Chi Bộ iv 57, 60. hình như tinh khiết hoàn hảo nơi thân, khẩu, ý và cách sống được coi như là điều chính yếu nhất.

[277]. Xinđọc xxiv 27

[278]. Ðựơc định nghĩa trong Dhs 30, 31

[279]. Xin đọc D ii. 93, S v 357

[280]. Mahājane ti mahājanassa

[281]. Bình thường ghi là alaṅkāra

[282]. Xin đọc ở trên, lưu ý đoạn 44. và xin đọc bản văn tr. 123

[283]. Tham khảo về bốn bậc thiền Jhana đôi khi được mở rộng thành năm

[284]. Xin đọc bản văn tr. 8 83, 133 142, 161 172, 177, 236 243

[285]. Từ ghép này cũng có thể được dịch thành: để bảo vệ khỏi điều xấu và kẻ thù là tham lam sân hận v.v...

[286]. BvAC kilesabalanidhanakaraṃ yogāvacaraṃ. BvAB - karasamatthaṃ vā yogāvacarayodhavaraṃ

[287]. vela

[288]. Vataṃsaka

[289]. Vimuttisesacchatta; coi sesa như là một ý nghĩa theo tiếng phạn là sesha.

[290]. Abhayapura, tương đương với nibbāna

[291]. Như ghi trong Thup. 17; xin đọc thêm bản văn tr. 141

[292]. MA iii 122tt có nói lên sự khác biệt ý kiến nơi bá tánh về sự khác biệt về kích thước của bảo tháp và về vật liệu được dùng để xây cất. Cuối cùng là đã đi đến quyết định là bảo tháp phải có hình tứ giác và một vị vua, vị hoàng tử, một vị tướng và một người lái buôn mỗi người đều có trách nhiệm xây một mặt bảo tháp đó. Những tiền bạc lại thiếu. Một cận sự nam có tên là Sorata, một vị bất lai đã đi khắp vùng Jambudīpa để lạc quyên dân chúng và gửi tiền thu được về xây dựng bảo tháp. Tháp này đã được hoàn tất nhưng Sorata trên đường về để đảnh lễ bảo tháp, đã bị các tên cướp giết chết trong rừng được gọi là Andhavana, tức là rừng người mù, vì chúng không thể nào tin được ngài không có tiền trong túi.

[293]. BvAC samattā, BvAB niṭṭhitā

[294]. Orābhage, về phía gần nhất

[295]. Tức là Ðức Phật Cồ Ðàm

[296]. Như ghi trong IIA 53; xin đọc thêm CpA 16

[297]. IIA, 116

[298]. IA, 117

[299]. Không thấy trong tác phẩm BvAC, nhưng lại xuất hiện trong tác phẩm BvAB và Jā I 44

[300]. Jā. I 44tṭ, CpA 330, Jkm 20 nơi các đoạn kệ tiếp theo sau.

[301]. Kālakajaka, một loại A-tu-la (asura), không phải là chư thiên; xin đọc D. ii 259, iii. 7, DA. 510, 789. 820.

[302]. Nijjhāmataṇhā khuppipāsa; xin đọc Miln 294, KhA 214

[303]. Gocara; ý nghĩa trong Nd i?t74 cũng là bốn niệm xứ Satipaṭṭhāna

[304]. Trú xứ nơi cư trú tinh tuyền đó chẳng phải trở lại tái sinh trong những cõi Tịnh cư nầy, (suddhavasa) có thể là những Cõi Tịnh cư tốt hơn. Ðây là hiện trạng chúng sanh duy nhất trong đó vị Bồ tát của chúng ta đã không nghĩ tới phải tái sanh trong đó. M. I 82; hình như chỉ có các vị Bất Lai mới được tái sanh ở đó. xin đọc MR và III. Tr. 131, n. 16. rất có thể tôi cũng được phép nói thêm là ngay sau cái chết phi thời giáo sư K.N. Jayatileke đã cho tôi biết ngài hy vọng có thể làm rõ được sự liên đới giữa Nơi Tịnh cư và khái niệm vùng đất tinh tuyền trong trong triết lý Phật Giáo.

[305]. Xin đọc Kinh Bản Sinh Vessantara (No. 547) và Miln 113 tt

[306]. Tái sanh làm Vessantara

[307]. Nơi đây bắt đầu với nguyên nhân không xa Avidure-nidāna. Ja I 47tt. tôi đã rút ra một cách đáng kể từ bản dịch của bà RhD, về Kinh Bản Sinh, Luân đôn 1880, tr. 58 tt về những tư liệu vừa nêu trên.

[308]. Tham khảo trong bản văn này tr. 141.

[309]. Kappuṭṭthāna. Kể từ đây tới khi kết thúc thì lời nói của các vị chư thiên dưới đây, cũng như trong Vism 415

[310]. Xin đọc tr. 95tt.

[311]. Uppannacutinimittassa; MSS khác lại ghi là –cuticittassa.

[312]. Ðoạn kệ này trích trong i. 67. xin đọc ở trên, đoạn văn tr. 53.

[313]. Xin đọc đoạn tr. 54 liên quan đến năm điều thẩm sát.

[314]. Xin đọc đoạn tiếp theo sau đây với bản văn ở trang 54.

[315] Kinh Ðiềm Lành (Maṅgala-sammata) xin đọc A.B. Keith, relig và triết học Phệ Ðà và Unpanishads tr. 301tt: “việc mặc áo làm bằng da linh dương màu đèn là một việc thường được thực hiện để đặc biệt ra lệnh cấm một đồ đệ Bà-la-môn và là điều tự nhiên nhìn thấy trong đó có sự liên quan đặc biệt với sức mạnh xuất phát từ việc được mặc loại da đó... việc lựa chọn màu da đen cũng gợi ý cho thấy tư tưởng các quỷ xứ không thể nhìn thấy người nào mặc thứ vải đó. Có liên quan đến việc dùng vải da linh dương để che dấu những đồ đệ có được điều kiện đặc biệt được giao lưu tôn giáo với các vị chư thiên.’

[316]. Ja. No 346

[317]. Ja. No. 347

[318]. Xin đọc thên Ja vi 485

[319]. Ja vi 331tt

[320]. Xin đọc Ja. vi. 485

[321]. Danh sách này cho thấy một số đặc tính không nhất quán nơi các tên so sánh với các danh sách nơi các bản văn khác tr. 131, 298 và RhD. Nhưng câu chuỵên kể về Bổn Sanh của Ðức Phật tr. 68 n. hầm châu không được kể như là một mục trong đó. Ajānīya hatthirājā ược đề cập đến ở đây nhưng trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) và hình như thế chỗ cho vị nanda, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến trong một lời chú thích ghi lại rằng Ajānīya ược đề cập đến trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon nhưng lại bỏ qua hatthirājā. Xin đọc lời giới thiệu tr. xliv tt.

[322]. Xin đọc Sn 679 tt SnA ii 483 tt. tiếp theo cũng xin đọc Mhvu ii 30tt

[323]. Tiếp theo Ja I 55 ghi là gunhissāma

[324]. Xin đọc bản văn tr. 64.

[325]. Là tên đựơc đưa ra trong Ja I 56, đọan 270

[326]. Sabbalokatthasiddhikarattā

[327]. Girisamudaya

[328]. Nghĩa đen là được tạo ra nibbattesi

[329]. Hình như cái lọng có để che mặt trời. là một phần của regalia hoàng gia.

[330]. Xin đọc Ja vi 38

[331]. Kaṇḍa ở đây

[332]. Ðối với những ngón điêu luyện về cung tên xin đọc Sarabhaṅga-jātaka. Jā v 131

[333]. Ở đây là vidatthi, một gang tay (vào khoảng mười hai ngón tay); trên từ đó là từ aṅgula

[334]. Kaṇḍa.

[335]. Một đơn vị đo chiều dài = 140 cubit

[336]. Varūtha, không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) “một loại gờ bằng hay là chắn sốc gắn quanh một chiếc xe nhằm chống lại va chạm” M-W- và tự điển Childers.

[337]. Mahāpanāda-jātaka, trong Jaā 331. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon cũng giải thích là Mahāpanāda. BvAB và Jā I 59 Mahāpadāna, xin đọc D ii 21 tt ức Phật Vipassin

[338]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là sutvā Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là pucchitvā

[339]. Bhinnam karissanti

[340]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là pabbajjam. Còn Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là pabbajāya mānasam

[341]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon đã bỏ qua “điềm báo” này

[342]. Sunivattha, ăn mặc chỉnh tề cả y trong lẫn y ngoài; và cả y supāruta, mặc y chỉnh tề coi như là y khoác ngoài.

[343]. Buddhappāda

[344]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là pavedatha, còn Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là nivedetha.

[345]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon bỏ qua

[346]. Akisā, cho dù có là tên của cô ta đi nữa thì có nghĩa là Kiều đàm gầy yếu

[347]. Nibbuta. Viên tịch, bình an, an tịnh và hạnh phúc

[348]. Ja I 61 Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 66 cho phép ta hiểu là níp bàn chính là dập tắt ngọn lửa tình dục v.v... và các phiền não ngã mạn. tà kiến, v.v...

[349]. Dasana, tự điển Anh Pāli cho là răng, ở đây có nghĩa là môi. Môi ỏ là một tướng sắc đẹp phụ nữ.

[350]. Momordica monadelpha một loại hoa không tàn. Màu vàng hay màu đỏ.

[351]. Dasana

[352]. Karikarasannibhoruyugalā

[353]. Kuṇapa, giống như xác chết chỉ có thể đồng nghĩa với mata-sarīra “xác chết” tư tưởng liên quan đến āmakasusāna. “bãi tha ma có đầy xác chết thối rữa. Ngoài điều khác ra còn có mùi hôi thối. Xin đọc IIA 21, 23 để biết kunapa là xác chết thối rữa.

[354]. Arimanthaka. Xin dọc bản văn tr. 6

[355]. Nghĩa đen, với ít nhất một thước đo ammana dầu hoa nhài. Hoa nhài Á rập. v.v...

[356]. Devī. Có nghĩa là hoàng hậu, quí bà, nữ chư thiên

[357]. Xin đọc bản văn tr. 42

[358]. Tôi theo a v. 1 thay vì Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon jānām’ahaṃ mahārāja mayham dibbācakkassa sambhavaṃ trong đó vị Bồ Tát thưa với Ma vương là Mahārāja. Vị đại vương

[359]. Xin đọc tr. 6, 54

[360]. Anoma. Không ai sánh bằng. Hoàn hảo, nổi tiếng

[361]. Ghaṭento ngha đen là gắn con ngựa với gót chân

[362]. Saññaṃ adsi nh trong Ja vi. 302

[363]. Thước đo chiều dài.

[364]. Một trong số các tên của Sakka

[365]. Kāsi hay là Bārāṇasī. Hiện thời rất nổi tiếng về lụa, vải mút su lin và vải tốt rất đẹp.

[366]. Xin đọc SnA ii 382, Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 314

[367]. Chiếc y cà sa màu vàng của một vị tỳ khưu.

[368]. Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 314

[369]. Uttuṅgataraṅgabhaṅgaṃ asaṅgaṃ Gaṅgaṃ. Xin ọc bản văn tr 9. 56, Uttuṅga không thấy có trong Tự điển Anh Pāli nhưng xin dọc M-W-

[370]. Sapadānam có nghĩa là, không bỏ xót một nhà nào cả hay chỉ chọn những nhà có vẻ kha hơn vì đối với góc độ các nhà thì phải thực hiện khất thực theo một thứ tự nhất định không gián đoạn xin đọc Vin iv 191 tt trong Sekhiya 33.

[371]. Ðây hình như là ý nghĩa của từ ghép dassanāvajjitahadayā

[372]. Vesantaram ādāya. Ngha từ vesantara xem ra có vẻ nghi ngờ. Vesanta chính là lửa hay đây có thể là cách giải thích trật đi về từ vasantam. Vasanta là quan tổng chỉ huy của Kāma?

[373]. Chuyện kể lại là Siva, chúa các chư thiên, có một lần bị một mũi tên của Kāma bắn xuyên thủng. Ðiều này vừa có nghĩa là làm dấy lên tình yêu và cũng làm gián đoạn việc nhập thiền của ngài. Một ánh chớp tức giận đã làm con mắt thứ ba hay là con mắt giữa nổ tung... và thân xác Kāma, trông rất hấp dẫn đã biến thành tro” trích trong H Zimmer. Triết học ấn độ

[374]. Là thành phố của Thiên Chủ (Sakka). trong Mhvs 80 5 lại gọi là Amarāvatī

[375]. Hai thuộc tính của Siva; Erāvaṇa là con voi của ngài.

[376]. Hoặc giả đây là một người tuyệt vời. Acchariya-manussa. Nói về vị Như Lai trong A I 22 về Chư Phật trong Ja I 277. xin đọc acchariya-purisa ở trên. bản văn tr 276tt

[377]. Jā i. 66 cho biết ngài bụng bị sôi lên, làm như thể ngài muốn nôn ra miệng. Tôi có cảm nhận như vậy, nhưng không kiếm được bằng chứng hỗ trợ, điều này cho đến cuối đời Ðức Phật cảm thấy đồ ăn khó ăn, thô và không thoải mái chút nào nữa. nhưng ngài vẫn cứ kiên trì ăn. Vì ngài cảm thấy đói. Thì không thể nào dẫn đến giác ngộ được. xin đọc dưới đây trong bản văn tr. 286. cũng trong bản văn tr 6 ở trên.

[378]. Duranusāra, khó có thể chiều theo được(?) từ này cùng với hai từ tiếp theo sau Merumandārasāro sattasāro, là cách chơi chữ với tên nhà vua Bimbisāra. Xin ọc bản văn trang 6 để biết thêm những tính ngữ khác và tương tự như vậy và về từ para này một cách chung.

[379]. Katānuñño

[380]. Bandhujanasinehasītala. Gotama và Bimbisāra tất cả đều là người dòng sát đế lỵ. Họ đã là bạn hữu thân tình từ lúc còn nhỏ. Cha của hai người cũng là bạn với nhau. Mhvs-t 137

[381]. Girirājavara, Rājagaha lại có một tên khác là Giribbaja. Ở đây cách giải thích tốt hơn có thể là Giribbajavare, trong nơi Giribbaja vinh quang

[382]. Như trong Trung Bộ Kinh i. 167

[383]. Xin đọc bản văn tr. 277

[384]. Koṭippatta, cho ến cuối cùng. Có nghĩa là, níp bàn, được đạt đến. Rất có thể từ này có nghĩa giống như Koṭigata xin ọc Nd2 436 thay vì “cuối cùng” như trong Tự điển Pāli-Anh (PED) trong một đoạn tương tự như trong Ja i. 67

[385]. Rất có thể có nghĩa là hàng ngày

[386]. Ở đây là anta

[387]. BvAB giải thích là Sena

[388]. Một nhóm hoàn thiện. xin đọc MQ i. 168 (Miln 120) trong đó tất cả các thần linh này xuất hiện như là một đoán chắc chân đế

[389]. Tara

[390]. Duma

[391]. Xin đọc Mhvs xxxi 78, 82 tt nói về các chư thiên trong đoạn này.

[392]. Sakka đưa lại cho Pañcasikha, SnA 394; cũng xin đọc Vism 392

[393]. Xin đọc bản văn tr 8 được ghi là arivāraṇa varavāraṇa rất có thể đây là cách giải thích đúng từ arivāraṇavāraṇa  trên.

[394]. BvAC ghi là hali. BvAB ghi là phāla; xin ọc Tự điển Pāli-Anh (PED) s v phāla

[395]. Kappaṇa. M-W- s v karpaṇā một loại giáo, kiếm

[396]. Dirada, xin đọc bản văn 210

[397]. Có nghĩa là đạo quân Ma Vương

[398]. D. i 17

[399]. Trái đất

[400]. Vahiṃsu. Quẳng đi (?)

[401]. Danh sách này giống hệt trong SnA 224 và Ja i. 73. nhưng ở trên, thì từ kép đầu tiên vātavassaṃ, phải được coi như là hai thứ trút xuống (gió và mưa) xin đọc vātavassāhi trong PvA 55 chính vì thế để có được tổng số là chín, và không phải chỉ một trút xuống cho dù có hai từ ghép tiếp theo, paharaṇvassaṃ và psṇavassaṃ mỗi từ lại ám chỉ một điều rơi xuống. Còn chín kiểu trút xuống, có hơi khác một chút, diễn ra trong bản văn tr. 199

[402]. Puna

[403]. Siddhatthamasiddhattam. Xin đọc thêm asiddhatt trong Vism 509

[404]. Paccayākāra, ám chỉ đến “chuỗi” duyên khởi

[405] Ðiều này phải có liên quan đến chiếc bình bát bằng vàng của Sujātā mà nàng đã đem đến cho thọ thần nhưng lại dâng cho vị Bồ Tát xin đọc td bản văn tr 7, 287

[406]. Indanilamaṇimaya như trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 244

[407]. Ðoạn tiếp theo xin đọc Vin i 4tt

[408]. Vin i 10

[409]. Be, BvAC ghi là sambuddha. Bv ghilà buddha.

[410]. Etarahī ti asmiṃ kle. Ý nghĩa của etarahi là rõ ràng không giống như idāni và từ này không nên dịch như là hiện giờ’ hơn nữa nó đối nghịch lại với atīte, ở quá khứ. xin đọc bản văn tr 293, Chú giải đoạn kệ 11, 12

[411]. Sakyavaddhano... Sakyapuṅgavo. Nghĩa đen puṅgava là một con bò mộng

[412]. Nhưng xin đọc định nghĩa trong bản văn tr 78, 94, 139

[413]. BvAC ghi là desente naramarūnaṃ samāgame; Be BvAB ghi là desente naradevatasamgame; Bv desento naradevasamgamo

[414]. Xin đọc bản văn tr 136

[415]. Xin đọc sotapatitatt

[416]. Hay, các thì, vacana

[417]. Rất có thể là Cūla-Rāhulovādasutta. M Sta 147

[418] BvAC sử dụng thì tương lai. Bv Be BvAB lại dùng thì bất định

[419]. Vin i 24

[420]. Nt 42

[421]. Eko ’sī ti eko va āsi. Phật Tông giải thích là eko va

[422]. Bhikkhūn’ sī ti bhikkhūnaṃ si.

[423]. Xin đọc bản văn tr 126, 163. 169. 204 298

[424]. Một viên đá quý huyền thoại được cho là sẽ đem lại cho chủ sở hưũ toàn bộ lời ước. Một viên đá của vị triết học. Trong Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu tṛ 32 một hành vi công đức giống như viên ngọc quí này cũng như cây ước kapparukkha. Cần phải phân biệt giữa cintāmanī với vijjā (thần thoại và khoa học)

[425]. BvAB ghi là Saṃsārasaritan ti saṃsārasāgaraṃ Bv Saṃsārasarit nar Be Saṃsrasaritaṃ gatā

[426]. Dòng này thay đổi trong Phật Tông và Be

[427]. Phật Tông ghi là Rāma Surāma Subhata BvAC ghi là Sucandaka Kokanada Koñcaya; Jkm 27 giải thích là Canda Kokanuda Koñca.

[428]. Phật Tông ghi là Bhaddakaccā. Be. BvAC Jkm 17 Bhaddakaccānā; Jkm cũng gọi là ngài Rāhulamātā và Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon Yasodharā trong văn vần theo các đoạn kệ. Xin đọc DPPN

[429]. BvAC ghi là jinacakkaṃ pavattitaṃ, Phật Tông Be ghi là cakkaṃ pavattitaṃ mayā.

[430]. Sampasdajta cũng có nghĩa là đáng tin cậy,

[431]. Sabbaṃ Vyksi cũng có thể có nghĩa là “ta tuyên bố tất cả điều đó)

[432]. Saddhiṃ (bỏ qua trong Be BvAC) sāvakasaṅghato ti saddhiṃ sāvakasaṅghena.

[433]. Parinibbissan ti parinibbyissmi

[434]. Indhanakkhayena

[435]. Nirūpādāna có nghĩa là cả hai đều thiếu nguyên liệu và chấp thủ. Ý nghĩa ở đây là không có chấp thủ đặc biệt là sau bhava, hiện hữu. không còn nguyên liệu còn lại cho tái sanh mới. Không chấp thủ điều đó không gắn bó với điều đó. xin đọc bản văn tr 166, 219

[436]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là guṅdharavaradeho; Phật Tông ghi là guṇavaradeho; Be, BvAB ghi là guṇadhraṇo deho trong đó cách giải thích có lẽ do sự thu hút của các từ tiếp theo, asadhraṇañṇni.

[437]. Guṇadharo, hay mang theo những ân đức đặc biệt.

[438]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là etāhi, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon vuttāni

[439]. Có nghĩa là, trong đoạn kệ 24

[440]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon nassissanti, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến vinass-

[441]. Sabbam me saṅkhatam, xin đọc Trung Bộ Kinh I 500 S ii. 26

[442]. Avasavattana, xin đọc MA I 73. UdA 236

[443]. D ii 156

[444]. Xin đọc bản văn tr. 24 tt kể từ đây gần đến cuối đoạn cũng là một phần giới thiệu trong Vessantara-jtaka (số 547, tập vi, 4790 ngắn hơn rất nhiều trong Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 163

[445]. BvABC ghi là sikkhāppatto. Như được lưu ý trong Ja vi. 479 giải thích là sikkha-

[446]. Xin đọc Ja I 88m KhA 164 trong đó pokkharavassa cũng có đặc tính là chỉ làm ướt những kẻ nào muốn được ướt mà thôi nhưng không làm ướt kẻ nào muốn khô. Từ này cũng xuất hiện cả trong Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 163

[447]. Xin tham khảo Phật Tông I 27

[448]. Ja số 547

[449]. Aṭṭhuppati, xin ọc bản văn tr. 64

[450]. Các đoạn kệ này xuất hiện trong số xxvii. “Pha trộn giữa Chư Phật” theo như Biên Niên Ký Sự của Ðức Phật Cồ Ðàm, gồm có hai mươi đoạn kệ. Vào cuối đoạn thứ 18 thì Morris nhận định là “đến đây Phật Tông đã kết thúc chính xác” không chỉ có hai đoạn kệ được thêm vào trong xxvii, nhưng toàn bộ số xxviii trong việc phân phát các xá lợi. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) không Chú giải bất kỳ điều gì về điểm này. thay vào đó trong đoạn tiếp theo lại thuật lại những khác biệt giữa Chư Phật.

[451]. Xin đọc thêm đoạn năm trong bản văn tr. 150

[452]. Cũng có tám nữa nhưng đôi khi lại ghi khác đi như trong SnA 407 tt

[453]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là vemattatā xuyên suốt, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là vemattaṃ

[454]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến thêm vào pañcavsatiya buddhānaṃ tại đây và đối với hai trường hợp tiếp theo trong đó Các Ðức Phật khác bịêt nhau.

[455]. Phật Tông xiii 23; chín tháng

[456]. Phật Tông xxiii 18; tám tháng

[457]. Phật Tông. Vii 19; bảy ngày

[458]. Vì thế cho nên Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon; kapītana trong BvAB Feronia elephantum. Cây của ngài được ghi là pipphali trong IIB 214. xin đọc bản văn tr. 129, pipphalī ti pilakkhakapitthanarukkha. Đối với các cây này xin đọc trong CB. Ðoạn giới thiệu tr. x1i tt và EC tr. 13 tt, ghi chú.

[459]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là rattakarūvaka.

[460]. Xin đọc danh sách chiều cao Chư Phật được đưa ra trong bản văn tr. 296

[461]. Chín mươi đối với Dīpaṅkara. Bản văn tr. 83

[462]. Năm mươi tám, năm mươi tám, năm mươi tám, hai mươi theo thứ tự như trong bản văn tr. 133, 142, 183, 197

[463]. Ba mươi như được đưa ra trong bản văn tr. 153

[464]. Không có Bồ đoàn để ngồi tư thế kiết già được đề cập đến trong tập Chú giải về Sobhita

[465]. Ba mươi ba như trong bản văn tr. 203

[466]. Như vậy cũng giống như Bồ đoàn của Sujāta. Bản văn trong 243 lại đưa ra là hai mươi tư

[467]. Ba mươi tư ghi trong bản văn tr. 253

[468]. Xin đọc bản văn tr 131

[469]. Vijahati. Biến đổi, hay bỏ qua vị trí nơi để chân giường. Rõ ràng là. thiền viện ở đâu thì chân gường cũng phải ở đó thế nên không thể thay đổi hay di chuyển đi đâu được. nhưng thành phố cho dù luôn gắn kết với thiền viện có thể toạ lạc ở nhiều địa điểm khác nhau trên bản đồ bắc nam đông hay tây của thiền viện. (thành phố thì có thể thay đổi theo kích cỡ chứ không thay đổi vị trí.) và chiếc giường cũng như vậy. tôi theo cách giải thích ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến; vihāro na vijahati yeva nagaram para vijahati.

[470]. Xin đọc bản văn tr. 131

[471]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon đã không ghi

[472]. Ở đây là nidhikumbho, - bhā trong bản văn.

[473]. Có nghĩa là, y cà sa màu vàng như trong bản văn tr. 284

[474]. Bản văn tr. 296

[475]. Aṭṭhuppatti, xin xem bản văn tr 64

[476]. Ðiều này hình như nếu từ sūkaramaddava, trong đó gồm bữa cuối cùng của Ðức Phật Cồ Ðàm có thịt lợn lòi đực. Thịt heo, thay với “nấm” như đôi khi ta thấy gợi ý như vậy.

[477] . Xin đọc Miln 157 trong đó có bốn cản trở ta không thể thực hiện được đối với việc nhận bố thí của Ðức Thế Tôn được làm đặc biệt dành cho ngài. Ðối với ánh hào quang của ngài, trí toàn tri, và nguyên lý sanh mệnh. jivita

[478]. Madhuratthappakāsinī. Bản văn tr. 64

[479]. Tiếng Phạn ghi là Kṛsadāsa.

[480]. Rất có thể đây là một tên tại địa phương đã được Pāli hoá. Xin đọc tên các ngôi làng Siṃhala Attanagalla. Pāli hoá viết là Hatthavanagalla.

[481]. Cách giải thích câu kệ này trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon và Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến có hơi khác nhau. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích là:

Yathā Vaṇṇan’ yaṃ gat sdhu siddhiṃ

Vinā antaryaṃ tathā dhammayuttā

jannaṃ vitakkā vinā c’antarā va.

‘ntarāyena siddhiṃ gamissantu sādhu

Còn Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại giải thích như sau:

Yathā Buddhavaṃsassa saṃvaṇṇanā ‘yaṃ

Gatā sādhu siddhiṃ vinā antarāyaṃ

Tath dhammayutt janānaṃ vitakkā

Vināvantarāyena siddhiṃ vajantu.

[482]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại chèn đoạn kệ này vào mỗi phần cuối, và lại có đến hai đoạn kệ ở đây, không thấy ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon, như sau đây.

vinassantu rogā manussesu sabbā

pavassantu devā pi vassantakāle

sukhaṃ hotu niccaṃ paraṃ nārakā pi

visākhāpāyātā vipasā bhavantu

surā accharānaṃ gaṇadīhi saddhaṃ’

ciraṃ devaloke sukhaṃ cnubhontu

ciraṃ thātu dhammo munindassa loke

sukhaṃ lokapālā mahiṃ playantu

[483]. Một bhāṇavāra gồm có 8000 âm tiết.

[484]. Một gantha gồm có 32 âm tiết.

[485]. Akkhara (tiết âm): đơn vị phát âm của một nguyên âm đi một mình, hay một nguyên âm cộng với một phụ âm. Ngài Buddhappiya cho rằng akkhara (tiết âm) không ngừng tồn tại (nakkharanti ti akkhar, Rūpasiddhi, ed. Paññsekhara, Colombo 1933 tr. 2) bằng cách sử dụng các tiết âm này để viết. Chính vì thế mà ta gọi là akkharas. Ý nghĩa thường rất dễ hiểu với từ akkhara. (Attho akkharasañato, Kaccna eḍ Revata Colombo 1923 tr. 1). Nhịp kệ (chanda) là một trật tự du dương êm tai của các tiết âm (akkharas) (akkharaniyamo chandam Bālāvar, ed Dharmārāma, Kālaniya 1948. tr. 8

Nhịp điệu tác phẩm văn chương:

Tám tiết âm  = “câu” một phần tư đoạn kệ hay là một câu

4 “Câu” hay một phần tư đoạn hay 32 tiết âm = đoạn kệ hay là một phần.

250 phần = phần để tụng có nghĩa là, 8000 tiết âm.

Tôi vô cùng biết ơn Ngài Thượng Toạ tiến sĩ H Saddhatissa về ba câu chú thích ở trên và nhịp điệu tác phẩm văn chương.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục & Giới thiệu | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Việt Nam, đã gửi tặng bản vi tính.

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-06-2007