Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Theravāda

CHÚ GIẢI LỊCH SỬ CHƯ PHẬT

Nguyên Tác: BUDDHAVAMSA
Bản Pāli Ngữ: BUDDHATTA THERA
Bản Dịch Anh Ngữ: I.B. HORNER
Bản Dịch Việt Ngữ: TỲ KHƯU THIỆN MINH

PL. 2551 - DL.2007

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


CHÚ GIẢI LỊCH SỬ CHƯ PHẬT

Kính lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri

*

XUẤT XỨ LỊCH SỬ CHƯ PHẬT

[1] Con kính lễ Ðức Phật trí tuệ vô tận, từ bi vô lượng, tịch tịnh cấu uế, chú tâm an tịnh và từ ái vô biên. Con kính lễ Phật Pháp quang vinh soi sáng chúng sanh. Con Kính lễ Tăng Ðoàn, kho tàng nhân đức và mô phạm quần sanh.

1

Vị Tướng quân Chánh Pháp (t.l. Sāriputta), với trí thông minh xuất sắc nhất trong số các đồ đệ của Ðức Phật, vị Chiến Thắng, đã đặt câu hỏi về (sử biên niên Chư Phật)trước sự hiện diện đông đủ những người bà con của Ðức Phật, tức Pháp Vương, vị đạo sư đã vượt qua bến bờ đại dương bên này mà đến được bến bờ bên kia đại dương, ngài là đấng vô tàn tích nhược điểm.

2

Tại đây, đức Như Lai đã công bố (Chú giải) tập sử biên niên Chư Phật, ngài thuộc dòng dõi Chư Phật tối cao, xuất thân từ dòng dõi tuyệt đối tinh tuyền, là vị lãnh đạo tuyệt hảo, thoát khỏi mọi nghiệp chướng tích lũy[1] và là người chỉ chăm chú nhập định[2] hoàn toàn.

3

Suốt cho tới ngày nay, các nam tử của đấng chăm lo hạnh phúc cho bá tánh đã truyền lại trong (tập Chú giải Lịch sử Chư Phật) chỉ những gì đã nghe, được ghi chép thành bản văn không gián đoạn và ý nghĩa bản văn cũng như toàn bộ những diễn tiến được kể lại.

4

Vì công việc Chú giải về thân thế Chư Phật, luôn luôn vẫn là một loại rượu tiên làm say mê tai người phàm, tạo ra niềm vui thanh thản và trí khôn ngoan tuyệt hảo cũng đã được truyền lại không gián đoạn cho hậu thế dân gian.

5

Và vì trong một thời gian dài ngài Buddhasīha[3], thoả thích nơi Giáo Pháp Tối Thượng và nơi ngài những việc đức hạnh và đạo đức phát triển liên tục, đã yêu cầu ta trong một thời gian rất dài, chính vì thế ta sẽ bắt đầu ghi lại tập Chú giải này.

6

[2] Vì đặc tính trường tồn nơi Giáo Pháp của vị Chiến Thắng luôn triệt phá điều bất thiện và điều ác, cũng nhắm phát triển và tu luyện công đức cho chính mình và nhằm tới niềm vui thanh thản cho mọi bá tánh.

7

Ta sẽ thực hiện biên soạn tập Chú giải Biên Niên Sử Chư Phật này, hoàn toàn vô tì vết và tinh túy vô biên. Ðặt cơ sở trên qui trình bản văn truyền thống đã để lại nơi Ðại Tự Viện (Mahāvihāra), và chứa đựng ngắn gọn những tư liệu căn bản.

8

Vì chẳng còn điều gì ở đây xứng áng được nghe khác hơn là việc thuật lại Biên Niên Sử Ðại Chư Phật giúp tạo ra niềm vui thanh thản cho những ai chuyên tâm tu tập các phẩm chất đức hạnh nơi Chư Phật và quét sạch toàn bộ tội lỗi khỏi tâm hồn mình.

9

Chính vì thế, nhà ngươi đã là người chuyên nhập định đúng lúc. Loại bỏ những gì là phân tâm tán loạn, với tâm trí chú tâm, lắng nghe và kính cẩn ghé tai nghe ta đang giải thích tập Chú giải này đã được biên soạn cẩn thận và hết sức uyên thâm.

10

Giờ đây, vì kể lại tập Chú giải này là điều hiếm xưa nay chưa từng thấy, thế nên phải chú tâm lắng nghe liên tục và liên hệ tới những người thông thái[4]. Dẹp sang một bên toàn bộ những hoạt động (công việc) thường ngày khác.

11

Ở đây, như đã nói ở trên (đoạn kệ 8 ở trên) “Ta sẽ thực hiện biên soạn tập Chú giải Biên niên sử Chư Phật này một cách ngắn gọn”. Chính vì thế trước tiên tập Chú giải Lịch sử Chư Phật cần phải được định nghĩa rõ ràng. Ðây là một cách định nghĩa. Kể từ đây trở đi tập Phật Tông nên được hiểu có nghĩa là một bài thuyết pháp chi tiết về dòng họ của hai mươi lăm vị Phật đã nổi lên trong suốt bốn A Tăng Kỳ, và một trăm ngàn đại kiếp theo như việc phân định việc xuất hiện theo đại kiếp v.v...

Như vậy đã có một sự phân định theo đại kiếp. Phân định theo tên tuổi, phân định theo bộ tộc. Phân định theo nguồn gốc gia đình. Phân định theo thành phố... theo cha... theo mẹ... theo cây Bồ Ðề theo việc chuyển Pháp Luân...theo việc thấu triệṭ[5] theo Tăng Ðoàn các đồ đệ...phân định tối thượng thinh văn.... phân định thị giả phân định theo tối thượng nữ thinh văn... phân định theo oàn tùy tùng các nhà sư... theo hào quang... theo chiều cao thân hình... theo các hành vi công đức...[6] đang khi còn là một vị Bồ Táṭ phân định theo lời thọ ký theo việc phấn đấu của vị Bồ Táṭ theo tuổi thọ, phân định việc chứng ắc Níp-bàn chung cuộc... theo hai mươi hai cách phân định này đã được truyền xuống trong bản văn Kinh Phật “công việc phân định” đã được định nghĩa một cách rõ ràng. Và còn có một số các đoạn không được gộp lại trong bản văn kinh phật cũng nên đem ra triển khai tại đây nữa: được định nghĩa. Các cách phân định theo kiểu này gồm có mười loại: phân định theo thời gian Bồ Tát trải qua cuộc sống thường nhật tại gia đình... phân định bằng ba toà lâu đài ngài cư ngụ trong thời gián đó... phân định theo số phụ nữ theo hầu cho ngài trong thời gian đó....vị phụ nữ chính... con trai... phương tiện xuất gia... [3] việc xuất gia... việc phấn ấu...[7] các thị giả người đời... phân định theo thiền viện[8] ngài trụ trì.

Sau khi đã vạch ra trong nhiều đoạn (mỗi đoạn)theo nơi vị trí riêng, chúng ta sẽ tiến tới[9] nơi này nơi khác theo một thứ tự nhất định.[10]

12

Và điều này được định nghĩa như sau đây:

Ðiều này do ai nói ra. Nói ra tại đâu và vì ai người ta đã nói ra những điều ở trên? nhằm mục đích gì. khi nào, và cho ai người ta đã đưa ra lời tuyên bố đó. Và ai là người đã truyền đạt lại?[11]

13

Trước tiên trình bày một cách tuần tự toàn bộ những điều này, sau đó ta sẽ thực hiện việc Chú giải về Phật Tông.

14

Về điểm này, “Ðiều này do ai công bố?” có nghĩa là ai đã nói ra bản Phật Tông này? Chính Ðấng với kiến thức bất biến[12] trong mọi hoàn cảnh đã tuyên bố bản Phật Tông này, chính vị Như Lai Thập Lực, do chính ngài đã đặt niềm trông cậy vào Tứ Vô sở uý, do vị Pháp Vương, do vị Chúa tể Phật Pháp, do vị Như Lai Toàn Tri, người đã chứng đắc Tự Giác Ngộ chung cuộc.

Ðã được công bố ở đâu?” Tập Chú giải này đã được công bố trong Ðại Tự Viện ngay tại công viên Hoàng Gia Nigrodha trong một thành phố Kapilavatthu, đang khi ngài du hành trong một nơi Bảo Du Hành, là một cảnh tượng tuyệt vời để chiêm ngưỡng, là trung tâm chú ý cho các thần linh lẫn bá tánh phàm nhân.

Và vì ai điều này được công bố? Ðiều này được công bố vì lợi ích cho tám mươi hai ngàn thân quyến và vô số hàng triệu chư thiên và nhân loại.

Và tập Chú giải được công bố nhằm đem lại lợi ích gì?” tập Chú giải được công bố nhằm giúp cho bá tánh vượt qua tứ bộc lưu.

“Ðược công bố khi nào?” có nghĩa là Ðức Phật không có một nơi cư trú nhất định trong vòng hai mươi năm sau khi chứng đắc Giác Ngộ.[13] Ngài đã đi tới bất kỳ nơi nào cảm thấy thoải mái. Và lưu lại tại đó. Ðiều đó xảy ra thế nào được? Sau khi đã Chuyển Pháp Luân ngay tại nơi Chư Thiên đọa xứ trong những ngày mùa mưa đầu tiên. Và tạo ra cho hàng triệu những người Bà la môn được thưởng thức thứ nước uống bất tử, ngài đã đến lưu lại trong vườn lộc giả tại nơi Chư Tiên đọa xứ gần thành phố Bārāṇasī; trong những ngày mùa mưa thứ nhì, ngài lưu lại trong Trúc Lâm ngay trong Ðại Thiền Viện gần thành phố Rājagaha. Và trong mùa mưa thứ ba và thứ tư cũng giống như vậy; mùa mưa thứ năm ngài đã lại tại sảnh đường Trong ngôi nhà có mái lợp lá dầu hồi (Gabled House) trong một cánh rừng lớn gần thành phố Vesālī; trong mùa mưa thứ sáu ngài lưu lại trên Núi Maṅkula[14]; trong mùa mưa thứ bảy trong một nơi trú ngụ của Tam Thập Tam Thiên; trong mùa mưa thứ tám ngài lưu lại trong cánh rừng Bhesakalā gần ngọn Ðồi Cá Sấu (trong đất nước) của nhà vua Bhagga; trong mùa mưa thứ chín ngài lưu lại tại Kosambī; mùa mưa thứ mười ngài lưu lại trong cánh rừng rậm gần thành phố Pārileyyaka[15]; trong mùa mưa thứ mười một ngài lưu lại trong một ngôi làng Bà-la-môn ở vùng Nālā; trong mùa mưa thứ mười hai tại thành phố Verañjā; trong mùa mưa thứ mười ba trên Núi Cāliya[16]; trong mùa mưa thứ mười bốn ngài lưu lại tại Ðại Thiền Viện trong cánh rừng Jeta; trong mùa mưa thứ mười lăm ngài lưu lại trong thành phố Kapilavatthu; mùa mưa thứ mười sáu sau khi đã thuần hoá được ḷavaka tạo cho tám mươi bốn ngàn bá tánh được thưởng thức thức uống bất tử. Ngài đã lưu lại tại thành ḷav; trong mùa mưa thứ mười bảy ngài lưu lại trong thành phố Rājagaha; mùa mưa thứ mười tám ngài lưu lại trên ngọn Núi Cāliya; Cũng giống vậy trong mùa mưa thứ mười chín; nhưng mùa mưa thứ hai mươi ngài lưu lại một lần nữa tại thành phố Rājagaha

[4] Chính vì thế người ta đã nói rằng: “Ðức Phật đã không có một nơi cư trú nào cố định trong suốt hai mươi năm đầu, sau khi ngài đã chứng đắc đến Giác Ngộ; ngài đã di chuyển đến bất kỳ nơi nào ngài cảm thấy thoải mái và ngài lưu lại đó.” Nhưng từ đó trở đi[17] ngài đã lưu lại gần thành phố Sāvatthi trong đại Thiền Viện ngay trong cánh rừng Jeta hay trong công viên ông Phương Tự vì tại đó đã có nguồn cung cấp các nhu cầu cần thiết[18]. Nhưng khi vị đạo sư đã chứng đắc Giác Ngộ và đã trải qua mùa mưa đầu tiên trong vườn lộc giả tại nơi Chư Tiên đọa xứ gần Bārāṇasī, Ngài đã thường xuyên lui tới vùng Uruvela khi mùa mưa kết thúc và tới nơi nào ngài “được mời đến”. Lưu lại tại đó trong vòng ba năm ngài đã thuần thục ba anh em vị ẩn sĩ tóc rối và hướng dẫn họ nghe lời “Mời Gọi Xuất Gia.” Ðã có tới một ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia vào ngày rằm tháng Phussa. Ngài lại đến thành phố Rājagaha và trải qua ở đó hai tháng nữa. Như vậy là năm tháng đã trôi qua kể từ khi ngài rời khỏi thành phố Bārāasī, toàn bộ mùa đông lạnh giá đã qua và bảy hay tám ngày cũng đã qua đi kể từ ngày vị Trưởng Lão Udāyin[19] xuất hiện tại đây vào tháng Phagguna,[20] ngài[21] suy nghĩ, “Mùa lạnh đã trôi qua, mùa xuân đã trở lại. Đây là thời điểm đức Như Lai đến thành phố Kapila.” Nghĩ rằng ngài phải trở lại thành phố của những người bà con thân thích của mình, ngài đã khen ngợi cuộc đi này với sáu đoạn kệ[22].

Rồi sau khi đã nghe những lời của ngài[23] và cảm thấy xao xuyến trong lòng, để tỏ rõ thiện chí của ngài với những người anh em ruột thịt của mình, Vị đạo Sư đã rời khỏi thành phố Rājagaha vây quanh ngài có khoảng mười ngàn cư dân thành phố Aṅga và Magadha và cũng có khoảng mười ngàn cư dân thành phố Kapilavatthu vây quanh ngài – cả thảy là hai mươi ngàn người họ là những người đã triệt phá hết các lậu hoặc của mình. Ðang khi ngài du hành khoảng độ một do tuần (yojana) một ngày, sau hai tháng ngài đã đặt chân đến thành phố Kapila[24], cách xa Rājagaha khoảng độ sáu mươi do tuần (yojana). Tại đó ngài đã thực hiện phép Song Thông[25] chính là để tỏ lòng kính lễ các người họ hàng của ngài. Thế rồi ngay sau đó tập Chú giải Lịch sử Chư Phật này được thuyết pháp kể từ ngày đó.

Lời phán ra đó là của ai?” Ðây chính là lời của đức Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác mà thôi, chớ chẳng do bất kỳ người đồ đệ nào chia sẻ hay chẳng do Chư Phật nào khác hoặc cũng chẳng phải vì chính họ nữa.

“Và nhờ ai mà tập Chú giải này được truyền đạt?” Tập Chú giải này được truyền đạt xuống do có sự liên tục không gián đoạn các vị trưởng lão. Ta nên hiểu điều này như sau: bắt đầu với trưởng lão Sāriputta. Bhaddaji Tissa. Kosiyaputta. Siggava., Moggaliputta, Sudatta. Dhammika. Dāsaka. Sonaka và Revata[26] và như vậy họ đã truyền đạt xuống liên tục cho đến thời Ðại Hội lần thứ ba. Và sau đó cũng được truyền đạt theo kiểu như vậy cho đến thời đại chúng ta đơn giản bằng sự kế tục của các đồ đệ của ngài.

Cũng chính vì có liên quan đến việc đó mà câu kệ trên đã được thốt lên:

Ai đã nói ra điều này, nói ở đâu và vì ai người đó lại nói ra? Vì điều gì. khi nào, và lời nói đó là của ai? Ai đã truyền lại điều đó?”

-ooOoo-
CHÚ GIẢI VỀ TIỀN THÂN

Tập Chú giải đã truyền đạt về điểm này như sau: Và bởi vì tập Chú giải này nhằm chỉ rõ ba vị tiền thân đó là: tiền thân xa[27], tiền thân không xa[28], tiền thân gần[29] được gọi là đã được giải thích, giải thích kỹ càng [5] và được thấu triệt, những người được nghe ngay từ lúc đầu đều am hiểu thấu đáo, vì thế cho nên chứng tỏ về các tiền thân này, chúng tôi xin giải thích như sau:

Đây, việc phân định tiền thân này phải được hiểu ngay từ lúc đầu. Về vấn đề này, đây là cách minh họa vấn đề một cách ngắn gọn. Sau khi vị Ðại Nhân đã thực hiện quyết tâm dưới chân đức Phật Dīpaṅkara đức Như Lai Thập Lực cho đến thời điểm ngài từ trần thân Vessantara và lại được tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Xuất. Quá trình hiện hữu được nói đến ở đây chính là vì tiền thân xa. Sau khi ngài đã từ trần và rời khỏi Cõi Trời Ðâu Xuất cho đến khi ngài chứng đắc Tự ngộ Toàn tri trên bồ đoàn dưới cây Bồ Ðề, qui trình hiện hữu được đề cập đến như là tiền thân xa của ngài. Khi điều này được nói ra: “Vào thời điểm Ðức Phật đang lưu lại trong công viên Anthapiṇḍika tại cánh rừng Jeta gần Sāvatthī và ngài lưu lại tại địa điểm làm nơi cho các con sóc ăn trong Trúc Lâm gần thành phố Rājagaha và “ngài đang lưu lại trong sảnh đường của nhà Gabled House trong cánh rừng gần thành Vesālī,” khoảng thời gian giữa thời điểm ngài chứng đắc trí toàn tri đang khi ngài ngồi thiền trên bồ đoàn dưới gốc cây Bồ Ðề cho tới thời điểm ngài đạt đến được Níp Bàn chung cuộc. Bất luận lúc nào Ðức Phật lưu lại, ta nên hiểu đó là một tiền thân gần. Trong trường hợp này, nhờ trình bày ngắn gọn việc Chú giải tiền thân ngoại vi được hoàn tất liên quan đến ba tiền thân: tiền thân xa, tiền thân không xa và tiền thân gần.

-ooOoo-

 

I. CHÚ GIẢI VỀ ÐỊA ÐIỂM DU HÀNH-CHÂU BÁU (JEWEL-WALK)

Và giờ đây bắt đầu tập Chú giải về tiền thân nội tại dựa trên phương pháp được bắt đầu như sau đây:

1 Vị Phạm Thiên Sahampati, thủ lãnh trần gian, hai tay chắp lại, đã yêu cầu đức Như Lai không ai trổi vượt hơn như sau: “Có những bá tánh nơi hậu thế này do bản chất không có bất kỳ bụi trần nào nơi mình; thuyết pháp Giáo Pháp do lòng từ bi mà thực hiện cho hậu sanh này”

Về điểm này[30], “Vào thời điểm đó Ðức Phật đang lưu lại nơi các con sóc đến kiếm ăn trong Trúc Lâm gần thành phố Rājagaha.” Cũng tương tự như những đoạn Kinh Phật bắt đầu như sau “Vào thời đó Ðức Phật đang lưu lại trong công viên hoàng gia Nigrodha gần thành phố Kapilavatthu là nơi có nhiều người bộ tộc Thích ca sinh sống. Thế rồi vị Trưởng lão Sāriputta tiến lại gặp Ðức Phật; sau khi đã tiến lại gần ngài. Trưởng lão đã đưa ra một câu hỏi có liên quan đến tập Phật Tông” không á động gì đến một tiền thân theo cách bắt đầu như sau. Tại sao một tiền thân có nghĩa là theo cách bắt đầu như sau:

“Vị Phạm Thiên Sahampati, thủ lãnh trần gian, hai tay chắp lại, đã đặt câu hỏi cho đức Như Lai rằng: “Ai là người không thể trổi vượt hơn?”

Ðây là điều được kể lại như sau: Khi Vị Phạm Thiên đang chất vấn Ðức Phật về cách thức thuyết pháp Giáo Pháp; câu hỏi đó nhằm mục đích cho thấy cách thức đích thực phải thuyết pháp Giáo Pháp như thế nào. Ngài đáp lại như sau:

“Khi nào vị Phạm Thiên đã yêu cầu vị Chiến thắng về việc thuyết giảng Giáo Pháp? Ðoạn kệ này đã được thốt ra do ai, khi nào, ở đâu?”[31] 16 (và đoạn kệ 17)

[6] Giờ đây vào ngày thứ tám sau khi Ðức Phật đã chứng đắc Giác Ngộ, vị Phạm Thiên đã đến đặt câu hỏi, và yêu cầu đạo sư thuyết giảng Phật Pháp. Ðây là tiến trình bài tường thuật được diễn tiến như sau:

Sau khi đã thực hiện quyết tâm, ngay trong ngày ngài thực hiện Cuộc Xuất Gia Vĩ đại, Vị Ðại Nhân đã chứng kiến những cung nữ ca múa đang ngồi và nằm hớ hênh[32] với điệu bộ thật ghê tởm, chẳng có chút quần áo che thân, hở hang khêu gợi, vị Ðại Nhân trong lòng cảm thấy vô cùng bối rối. Ngài đã nói với Channa, là người đã nắm giữ vị trí[33] đặc biệt, nói rằng. “Hãy đem lại con ngựa nòi vinh quang Kanthaka,[34] kẻ sát sanh quí tộc dành cho những người vinh quang[35] Ngài đã cưỡi lên con ngựa quang vinh vừa đem đến trình cho ngài và, có Channa làm người đồng hành, ngài đã lên đường thoát ra khỏi thành phố khi cổng thành đã được mở toang do một đám thần linh đang rảo thăm thành phố. Băng ngang qua ba vùng lãnh thổ trong suốt thời gian một đêm còn lại, con người toàn thiện[36] đó, đứng bên bờ sông Anomā đã thốt lên những lời sau đây với Channa[37], “Hỡi Channa, hãy giữ lấy Kanthaka, là con ngựa nòi quang vinh và toàn bộ những đồ trang sức của ta đây, là những đồ chẳng còn chút giá trị gì đối với ta nữa.[38] Hãy quay trở lại thành phố Kapila.” Sau khi đã để cho Channa rút lui, ngài liền dùng thanh kiếm sắc như nước cắt đứt phần tóc đen trên trán và chòm tóc trên đầu của ngài giống như cắt những chiếc hoa sen màu xanh và tung lên không trung. Thế rồi ngài nhận chiếc bình bát và áo cà sa do các chư Thiên đem lại, chính ngài đã xuất gia và đi tản bộ dần dần trên đường và vượt qua sông Hằng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào[39]. – Vì những cơn sóng thường nổi lên do sức gió đã bị ngài chế ngự – ngài đi vào một thành phố có tên là Rājagaha, nơi cư trú của nhà vua[40] toả sáng và rạng rỡ từ những tia sáng của một loạt các bảo ngọc. Tại đó, như thể đang cười nhạo[41] những chúng sanh đang quá tự hào do tính kiêu hãnh và quyền thế và như thể làm nổi lên nỗi mắc cỡ nơi một người đang mặc những bộ đồ vĩ đại. Và như gắn kết những tấm lòng các công dân với chính ngài bằng tính trẻ trung đáng yêu của ngài. Và như thể một trung tâm gây chú ý cho mọi con mắt của tất cả chúng sanh vì vẻ huy hoàng nơi dung nhan ngài toả sáng với ba mươi hai tướng quang vinh của một Vĩ Nhân. Như thể việc thu thập công đức thực hiện được qua dáng đi những bước chân đáng yêu của ngài, và những bước đi không gì ngăn cản nổi[42] ngài trông giống tựa một tảng đá lớn, nhưng các căn của ngài an tịnh, trí tuệ của ngài bình thản, hướng tầm nhìn về phía trước không quá xa hơn một luống cày. Khi ngài bước đi vào thành Rājagaha để khất thực và chỉ nhận đủ phần lương thực giúp cho chính ngài có thể tiếp tục lên đường đi ra khỏi thành phố. Ngồi thiền trong địa điểm hiu quạnh giữa thanh thiên bạch nhật trên một triền dốc có tên là Paṇdava[43] ngay trên một khoảnh đất cao có cả bóng mát lẫn nước. Ngài đã dùng đồ ăn trộn chung đủ thứ xin được trong tư thế sức mạnh và mặc niệm.

Vị đại vương vùng Magadha, tên là Bimbisāra, là người giỏi nhất vùng đồi núi Mandāra, cũng là người được tuyển chọn nơi các chúng sanh[44], liền tiến tới trước sự hiện diện của ngài Ðại Nhân. Khi được hỏi tên và công dân thuộc bộ tộc nào[45], nhà vua liền dâng cho ngài vương quốc của mình và vui vẻ trong lòng cất tiếng nói, “Xin ngài hãy nhận phần vương quốc của tôi.” “không thưa bệ hạ, ta không cần một vương quốc nào cả” ta đã từ bỏ vương quốc của ta và đang có ý định phấn đấu cho hạnh phúc trần gian.Ta muốn trở thành một Vị Phật, là người sẽ vén mở bức màn che khỏi trần gian[46] Khi ngài ra đi sau khi đã nói những lời như vậy, nhà vua liền nói. “Tốt lắm, khi nào ngài trở thành Vị Phật, ngài phải chứng thực điều đó trước tiên trong vương quốc của trẫm.” “được rồi” ngài nói, và khi ngài đã đưa ra lời bảo đảm ngài tiến tới Ālāra và Uddaka. Nhưng vì ngài không tìm thấy nơi họ nguồn căn bản việc thuyết pháp Giáo Pháp của ngài, ngài đã ra đi từ biệt họ; cho dù phải bận rộn tu tập khổ hạnh trong suốt sáu năm trời tại vùng Uruvelā, nhng vẫn không thể đạt đến bất tử, ngài liền làm tươi trẻ thân hình của ngài bằng cách dùng đồ ăn thô dành cho ngài.

[7] Gần thành Uruvelā thuộc thị trấn Senānis[47], có cô Sujātā, là con gái một điền chủ tên là Senāni,[48] một thiếu nữ trẻ đã đến tuổi khôn lớn, nàng đã thề nguyền trước cây đa rằng: “Nếu tôi trở về ngôi nhà thuộc bộ tộc của tôi, lại gặp người đàn ông nào cùng đẳng cấp với tôi đang mang thai con đầu lòng tôi sẽ thực hiện một cuộc dâng cúng.” Lời nguyền của nàng đã đạt được kết quả. Vào một ngày trăng rằm tháng Tư Visakha nàng suy nghĩ: “Tôi sẽ thực hiện dâng cúng vào ngày hôm nay” và vào sáng sớm tinh sương nàng đã dâng bữa cơm gồm cơm sữa rất nhuyễn[49] và lại ngọt ngào. Cùng ngày hôm đó có vị Bồ Tát, sau khi đã chăm chuốt thân hình thể xác xong, đang khi chờ đến giờ lên đường khất thực vào buổi sáng sớm, ngài đã tiến đến gốc cây đa và ngồi thiền ngay tại đó. Thế rồi một người nô bộc phụ nữ tên Puṇṇā, là bảo mẫu của cô gái, cũng đang tiến tới gốc cây để sửa soạn dâng của tế lễ, nàng đã nhìn thấy vị Bồ Tát, mặt trời chính là vị hiền triết đang ngồi thiền kế bên gốc cây quang vinh quay tầm quan sát về hướng đông. Vẻ huy hoàng thân xác ngài giống như màu vàng vinh quang chói chan với những tia sáng mặt trời rực rỡ đang ló rạng trên đỉnh ngọn núi, như đang chế nhạo bóng tối bao la và khiến cho bóng tối chiếu sáng lên giống như một đầm sen sáng rực khi mặt trời chiếu rọi đến tận khe tảng đá khổng lồ[50].

Và vì ánh sáng phát ra từ thân xác của ngài và nàng nhìn thấy toàn bộ cây đa phủ một màu vàng chói chang một điều xảy ra nơi nàng là, “Ngày hôm nay vị chư Thiên của chúng ta đã giáng lâm từ cây đó và đang ngồi thiền tại đó và đang nóng lòng muốn chính tay ngài sẽ nhận của lễ nàng dâng cúng.” Nhanh như chớp nàng chạy về gặp Sujātā thưa lại với nàng toàn bộ sự việc đã diễn ra.

Rồi tràn đầy niềm tin nàng Sujātā đã tự trang điểm với đủ thứ nữ trang lộng lẫy và đổ đầy cơm sữa cho đến miệng[51] một tô làm bằng vàng, đó là một thức uống rất ngọt. Nàng đã không đậy kín chiếc tô vàng đó và đặt lên đầu rồi ra đi hướng về phía cây a. Khi nàng còn đang trên đường đi, từ xa xa nàng đã nhìn thấy vị Bồ Tát đang ngồi đó giống như một Vị thọ thần, biến toàn bộ cây đa thành một màu vàng bằng ánh sáng phát ra từ thân xác của ngài, đẹp như một người tích luỹ được muôn vàn công đức. Coi ngài như là Vị Thọ Thần, Sujātā trong lòng trần ngập niềm vui và sung sướng. Tiến lại nơi đó lần đầu tiên nàng đã nhìn thấy ngài trong tư thế liên tục cúi gập mình về phía trước, nàng lấy chiếc tô bằng vàng xuống khỏi đầu và đặt vào đôi tay của vị Ðại Nhân. Nàng đã kính lễ ngài bằng cách thực hiện năm lần phủ phục[52] và nói rằng, “Vì ước muốn của con đã được toại nguyện, vì vậy chớ gì ý nguyện của ngài cũng được thể hiện nữa.” Rồi nàng ra đi.

Rồi sau đó vị Bồ Tát nhận lấy chiếc tô bằng vàng[53] và ra đi tới bờ sông Nerañjarā, đặt chiếc tô vàng xuống bờ sông ngay một nơi có thể vượt qua sông có tên gọi là Suppatiṭṭhita, và rồi ngài xuống sông tắm. Khi ngài đã ra khỏi nước lên bờ ngài đã làm thành bốn mươi chín vắt cơm và sau khi đã dùng bữa cơm sữa ngài suy nghĩ: “Nếu ta trở thành[54] một vị Phật ngay ngày hôm nay, thì cho chiếc bát này sẽ trôi ngược dòng sông.” Và rồi ngài liệng chiếc tô xuống dòng sông. Chiếc bát đó đã trôi ngược dòng sông. Tiến vào nơi cư trú của vua Nāga Long Vương có tên là Kāla và đẩy lên các bát nhỏ lớn của ba vị Phật trước đó. Chiếc bát đó đã đến đỗ lại bên dưới những chiếc bát nhỏ này.

Vị Ðại nhân đã tạm trải qua trong một khu rừng rậm gần đó. Vào buối tối ngài đã nhận được tám bó cỏ khô do người cắt cỏ tên là Sotthiya đang vận chuyển sau biết được tư cách của vị Ðại Nhân này. Ngài đã chấp nhận tám bó cỏ khô đó và bước lên chiếc bệ ngay dưới gốc cây Bồ Ðề và đứng hướng về phía nam. Nhưng địa điểm này rung lên giống như giọt nước rơi trên chiếc lá sen. Vị Bồ Tát[55] suy nghĩ: “Chỗ này không thể kham nổi ân đức đặc biệt của ta.” [8] Và ngài đã ra đi hướng về phía tây. Tại vị trí này đất cũng rung lên như lần trước. Ngài lại ra đi và tiến về hướng đông. Ðây là một nơi vững chắc hơn có kích cỡ thích hợp vừa đủ cho một người ngồi thiền ở vị thế kiết già. Vị Ðại Nhân đi đến kết luận là. “Nơi đây chính là vị trí để triệt phá hết mọi phiền não.” Ngài đã nhận lấy những bó cỏ khô đó ở một đầu và trải cỏ ra. Tự nhiên những bó cỏ tự trải ra tựa như có sức nặng từ phía một đầu. Vị Bồ Tát, suy nghĩ, “Ta sẽ không rời khỏi vị thế ngồi thiền kiết già này nếu chưa chứng đắc Giác Ngộ. Và ngài đã quyết tâm với tứ tinh tấn,[56] ngài ngồi kiết già hướng về phía đông, lưng tựa vào thân cây Bồ Ðề.

Ngay lúc đó Ma-vương, hiện ra trước mắt ngài toàn bộ trần gian, nhờ sức mạnh siêu phàm (Ma vương) đã tạo ra ngàn cánh tay, cưỡi[57] trên lưng một con voi quyền quí[58] có tên gọi là Girimekhala. Một con voi quang vinh có chiều cao khoảng một trăm năm mươi do tuần (yojana) và trông tựa như một ngọn núi. Vây quanh là một lực lượng vô cùng hùng hậu, đạo quân Ma-vương[59] dàn vũ khí ra khoảng chín do tuần (yojana) gồm cung tên, giáo mác, búa, mũi tên và kiếm, và như thể bủa vây chung quanh[60] toàn bộ ngọn núi dốc. Ma-vương đến gần vị Ðại Nhân xem ngài đã chứng đắc điều trọng đại chưa. Ðang khi mặt trời còn chiếu sáng, vị Ðại Nhân đã đánh tan tác đoàn quân Ma-vương biến chúng hoàn toàn thành rối loạn.

Như thể ngài được kính lễ với niềm hân hoan do các cành cây Bồ ề, giống như những điệu nhún nhảy cành cây trầm màu đỏ thật đáng yêu, đang rơi xuống trên y cà sa của ngài, giống như những cánh hoa “niềm vui chiến thắng”[61] đang nở rộ, và sau khi đã đạt đến Tục mạng minh nhớ về các tiền kiếp trong suốt canh nhất, tinh luyện được minh về thiên nhãn trong suốt canh hai và thấu triệt được hiểu biết y tương sinh trong suốt canh cuối cùng, suy gẫm về vòng luân hồi trường cửu[62] và trở thành một Vị Phật khi bình minh ló rạng. Ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng như sau:

“Tìm kiếm song không thấy kẻ xây dựng nhà cửa, ta đã giao du suốt biết bao nhiêu kiếp nơi vòng luân hồi, phải tái sanh luân hồi là điều đau khổ giằn vặt. Ôi người kiến dựng nhà cửa, giờ đây nhà ngươi đã được thấy; nhà ngươi sẽ chẳng xây nhà cửa trở lại nữa. Toàn bộ những cây đòn tay của nhà ngươi đã bị triệt phá hết, cả cây đòn dông nóc nhà cũng không còn nữa. Giờ đây tâm trí ta đã chứng đắc điều gọi là vô kiến trúc. Và đã đạt đến triệt phá mọi ái dục.”*

Và ngài đã trải qua bảy ngày trong niềm vui giải thoát vô biên. Thoát ra khỏi hiện trạng chứng đắc[63] đó vào ngày thứ tám, và biết được những nghi ngờ chư Thiên, ngài bay bổng lên không trung như để xua tan mọi nghi ngờ của bọn họ và, sau khi đã thực hiện Phép Song Thông và xua tan mọi nỗi nghi ngờ trong lòng họ, ngài đứng ngay phía bắc quay mặt hướng về phía đông là nơi ngài đã ngồi thiền trong tư thế kiết già. Ngài nghĩ “Quả thực, ta đã thấu triệt được toàn bộ trí toàn tri khi ta ngồi thiền trong tư thế kiết già như thế” và ngài đã lưu lại đó bảy ngày chiêm ngưỡng vị trí ngài ngồi thiền kiết già cũng như cây Bồ Ðề vì đó là vị trí ngài đạt đến Chánh Quả toàn giác,

* Như Dh 153-154, Thag 183-4, Ja I 76. liên quan đến UdA 208; được trích VA 17. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 16, KhA 12, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 18. xin đọc BD iv. phần giới thiệu tr. vii để tham khảo thêm.

là những gì ngài đã thực hiện trong suốt bốn A tăng kỳ và trong một trăm ngàn đại kiếp. Vị trí đó ngày nay có tên gọi là Animisacetiya[64] tức là “thánh điện của cái nhìn kiên định”

Thế rồi, giữa vị trí ngài đứng và ngồi thiền trong tư thế kiết già, ngài đã trải qua bảy ngày đi tới đi lui trong Nơi Du Hành Châu Báu, trải dài từ tây sang đông. Vị trí đó đã có tên gọi là Ratanacañkamanacetiya tc là “Ðiện Thờ Du Hành Châu.” [9] Bởi vậy các chư Thiên đã kiến tạo một “Ngôi Nhà Châu Báu” ngay phần phía tây. Ngồi thiền tại đó bảy ngày trong tư thế kiết già ngài đã nghĩ ra Tạng Vi Diệu Pháp đến từng chi tiết kể cả toàn bộ tập Paṭṭhāna cùng với những phương pháp tuyệt diệu. Vị trí đó đã nhận được tên gọi là Ratanagharacetiya “Ðiện Thờ Toà Nhà Châu Báu”.

Như vậy, sau khi đã trải qua chính xác bốn tuần lễ ngay gốc Cây Bồ Ðề, bước sang tuần lễ thứ năm ngài tiến lại gần gốc Cây đa (Banyan) của Ajapāla từ gốc cây Bồ Ðề của ngài. Tại đó ngài nghĩ ra được Phật Pháp và cũng đã cảm nghiệm được niềm vui giải thoát khôn tả, ngài đã trải qua bảy ngày ngay tại gốc cây đa (Banyan) của Ajappāla. Sau bảy ngày ngài ngồi thiền tại gốc cây Mucalinda. Ngay sau khi Ðức Thế Tôn đã kết thúc ngồi thiền tại đó, đã nổi lên một cơn mây giông rất mạnh che phủ toàn bộ phần bên trên ngọn núi (vây quanh trần gian[65]). Khi cơn giông đã nổi lên Mucalinda, vua Mãng Xà (Naga) nghĩ: “Cơn mây giông to lớn này nổi lên ngay vào thời điểm vị đạo sư đến thăm nơi cư trú của ta.

Ta phải cung cấp một phòng để cho ngài lưu lại trong đó[66] (sử dụng) đến bảy loại châu báu, hắn đã có thể tạo ra được một ngôi nhà thần linh, giống như nơi ở của các vị thần linh. Sau khi đã hoàn tất công việc hắn suy nghĩ: “Sẽ chẳng đem lại cho ta bất kỳ chánh quả nào trừ phi chính tay ta phải phục vụ cho ngài Như Lai Thập Lực.” Nghĩ vậy, sau khi đã tự biến thành một cá thể to lớn, hắn đứng đó cuốn thành bảy vòng bao quanh vị đạo sư và làm thành một chiếc mũ to lớn trên đầu ngài[67]. Rồi Ðức Thế Tôn ngồi thiền trong tư thế kiết già ngay trong sảnh đường làm bằng toàn châu báu đá quí bên trong một không gian rộng lớn có tường vây quanh, trong khi đó có một chiếc lọng ở phía trên liên tục đổ xuống những đóa hoa có hương thơm ngọt ngào, những đoá hoa đó cứ treo lơ lửng tại đó như trong Hương Phòng. Như vậy sau khi đã trải qua một tuần lễ tại đó, đức Thế Tôn còn ngồi thiền thêm một tuần lễ nữa ngay tại gốc cây Rājāyatana. Cả ở nơi đó ngài cũng cảm nghiệm được niềm vui giải thóat bao la. Cho đến nay ngài đã trải qua được bảy tuần lễ sau ngày Giác Ngộ. Đức Thế Tôn đã trải qua tại nơi đây giữa niềm vui bao la nhập thiền và cảm nghiệm được niềm vui chánh quả bao la.

Thế rồi khi bảy tuần lễ đã trôi qua, một ý tưởng nổi lên trong ngài: “Ta phải súc miệng”, Sakka, vua các thần linh, liền mang đến cho ngài một chút nước myrobalan tinh khiết rồi dâng cho ngài. Sau đó Sakka còn đưa cho ngài một chiếc tăm bằng gỗ lấy từ cây gỗ sắt và nước để súc miệng. Thế rồi sau khi đã nhai nát chiếc tăm gỗ sắt và súc miệng với nước lấy từ hồ Anottana, Ðức Thế Tôn liền ngồi thiền dưới gốc cây Rājāyatana. Ngay lúc đó có bốn thiên vương hộ trì trần gian đem đến dâng cho ngài một chiếc bát khất thực bằng pha lê rất đẹp, và sau khi ngài đã nhận và thọ dụng những chiếc bánh làm bằng gạo và những cục mật do chính tay các vị thương buôn Tapassu và Bhallika dâng tặng, ngài liền quay trở lại và ngồi thiền dưới gốc cây đa Ajapāla.

Ngay sau khi ngài ngồi thiền tại đó và xem xét lại bản chất sâu xa của Phật Pháp mà chính một mình bản thân ngài đã được chứng đắc, thế rồi nơi ngài lại nổi lên một lý luận chung cho toàn bộ Chư Phật ều đạt đến khi các ngài muốn ước ao thuyết pháp cho chúng sanh: “Phật Pháp này xuất hiện nơi ta thật là sâu xa, khó lòng phát hiện. khó lòng khám phá. Phật Pháp đem lại an tịnh. Tuyệt vời, với suy tư không mạch lạc thì khó lòng đạt tới, chỉ có các người khôn ngoan mới biết được mà thôi.”*

[10] Thế rồi vị Phạm Thiên Sahampati, với trí thông minh của mình đã khám phá được suy nghĩ trong tâm đức Như Lai Thập Lực, kêu lên rằng: “Thưa ngài, quả thật, trần gian này đã hư mất”** và vây quanh là một nhóm các vị Phạm Thiên từ cõi mười ngàn ta bà thế giới. Xuất hiện đi theo Sakha. Suyāma. Santusita và các chư Thiên tha hoá tự tại và họ đã xuất hiện truớc mặt đức Thế Tôn. Tạo hình thế gian làm hậu thuẫn cho chính mình đặt đầu gối bên phải trên bề mặt trái đất. Phạm Thiên vòng hai cánh tay lại toả sáng giống như các búp sen vô tỳ vết không hề thối rữa, mười ngón tay của họ chạm vào nhau[68] và giơ cao lên khỏi đầu, Phạm Thiên nói: “Thưa đức Thế Tôn đáng kính, chớ gì ngài thuyết giảng Phật Pháp, chớ gì vị Lo Tìm Hạnh Phúc cho chúng sanh hãy thuyết giảng Phật Pháp. Ðã có những chúng sanh, tự bản chất ít bụi trần (phiền não) và đang bị xa sút vì không được nghe Phật Pháp, nhưng họ sẽ trở thành những người học hỏi Phật Pháp.”

“Ðã xuất hiện tại Magadha trước mặt ngài một thứ Pháp ô uế do những tâm hồn chứa đầy tỳ vết đem lại. Hãy mở ra cánh cửa bất tử cho họ thấy; để họ có thể nghe được Phật Pháp vô tỳ vết.

Vì chỉ khi ta đứng trên đỉnh ngọn núi, người ta mới có thể nhìn thấy chúng sanh khắp chung quanh. Ngay cả khi ngài cũng làm được như vậy, ôi vị Khôn Ngoan Tuyệt Vời, ôi vị đại hiền triết giữa toàn thể chúng sanh, đang khi ngài đứng trên cao chín tầng cửu trùng Phật Pháp, hãy nhìn xuống chúng sanh mà giải thoát họ khỏi mọi phiền muộn, chìm ngập trong bể khổ do sanh tử và lão áp bức.

Ôi vị anh hùng vĩ đại, vị chiến thắng bách trận hãy nổi lên, vị lãnh đạo đoàn người lữ hành, thoát khỏi mọi nợ nần, đang bước đi trên trần gian này. ớc mong đức Thế Tôn hãy thuyết giảng Phật Pháp cho họ. Chắc chắn sẽ có những chúng sanh hiểu được Phật Pháp đó, sẽ có những chúng sanh sẽ hiểu được Phật Pháp của ngài”[69]

Nghĩ rằng: “Giờ đây chẳng phải kẻ đã được ngài giúp chứng đắc Giác Ngộ đã thức tỉnh các chúng sanh khác chăng, những kẻ đã vượt qua bộc lưu lại không giúp kẻ khác cũng vượt thắng chăng, kẻ đã được giải thoát lại không giải thoát kẻ khác hay sao?”[70] ngài (Ðức Phật) lên tiếng như sau:

Có lợi lộc gì đang khi chẳng có ai hay biết đến ta là người đã thể hiện được Phật Pháp tại cõi đời này? Sau khi đã đạt đến trí toàn tri ta sẽ giúp thế gian cùng với các vị thần linh để vượt qua bộc lưu đó.[71]

* Vin, i. 4
** như trên.tr. 5

Ðang khi suy nghĩ trong tâm, “Ngài đã thể hiện được ớc vọng, hoàn tất được thập toàn và chứng ắc hiện trạng toàn tri” Phạm Thiên nói: “Nếu như ngài không thuyết giảng Phật Pháp thì ai sẽ thực hiện điều này, còn ai sẽ thuyết giảng Phật Pháp, ai sẽ trở thành nơi nương tựa, là nơi cậy nhờ, là mộc đỡ và là nơi an nghỉ cho trần gian này?” và ngài đã yêu cầu Ðức Thế Tôn thuyết giảng Phật Pháp theo nhiều cách bắt đầu bằng những phương cách như vậy. Vì thế cho nên người ta nói rằng: [11] Khi Ðức Thế Tôn đã đạt đến Giác Ngộ, vào tuần lễ thứ tám Phạm Thiên đã yêu cầu ngài thuyết giảng Phật Pháp.”[72]

Ðến giờ này, câu hỏi được nêu lên, “Ðoạn kệ này được thốt lên khi nào ở đâu và do ai?”[73] Cơ hội trả lời cho những câu hỏi nêu trên đã diễn ra. Trong tài liệu này, “Khi nào đoạn kệ này đã được nói lên?” Ðoạn kệ đã được nói lên trong Ðại Hội Lần Thứ Nhất. Ðại Hội lần thứ nhất này nên được hiểu theo như phương pháp đã được đề cập đến trong tác phẩm Khandhaka nói về Ðại Hội[74] này. Trong tài liệu này, “Ai là người đã công bố?” Ta nên hiểu rằng đoạn kệ này. “Vị Phạm Thiên, thủ lãnh trần gian này” (I i) đã được tuyên bố do trưởng lão Ānanda sau khi ngài đã được dành cho một chỗ theo Phật Pháp trong đại sảnh đường Ðại Hội, là con người sáng giá nhất được chiêm ngưỡng giống như một thiên thể cầu lửa mặt trăng vào ngày rằm, là điều sau ngày Ðức Phật đạt Níp Bàn chung cuộc đã do Ajātasattu thực hiện, ngài là vị đại vương Magadha, đã chiến thắng mọi chúng sanh, đối với việc tụng Phật Pháp gần lối vào hang động Sattapanna trên sườn núi Vebhara gần thành phố Rājagaha. Ðiều này có liên quan[75] đến đoạn kệ này. Chính vì ở đây đoạn kệ này cũng có ý nghĩa như đã công bố như sau:

Khi nào vị Phạm thiên đã yêu cầu vị Chiến Thắng thuyết giảng Phật Pháp? Ðoạn kệ này đã được thốt lên khi nào, ở đâu và do ai vậy?[76] (17) (và đoạn kệ 16)

Nhưng cho dù đoạn kệ đã được công bố nhờ có đặc tính liên quan này. Tôi sẽ đưa ra một cách giải thích cho các từ còn chưa rõ ràng.

I 1. Trong trường hợp này[77] Phạm Thiên có nghĩa là đấng đã tu luyện[78] thông qua rất nhiều phương tiện do rất nổi tiếng nơi nhiều phẩm chất đặc biệt đa dạng: là Ðấng Phạm Thiên. Và từ Brahma này được hiểu trong những văn cảnh như là Mahabrahma, người bà la môn (brahman). Đức Như Lai, là cha mẹ, người tuyệt hảo nhất, v.v... Thí dụ như trong văn cảnh, “một ngàn vị Brahma”* từ Brahma lại thay thế cho từ Vị Ðại Phạm Thiên (Mahabrahman). Về điểm này brahman được hiểu như sau:

“Là người đã xua tan bóng tối, là Phật Nhân, nhà tiên tri, người đã đi đến tận cùng thế gian, vượt trội hơn hẳn mọi chúng sanh, vô tỳ vết, lậu hoặc, xua tan hết mọi u buồn, ngài còn có tên gọi là chân đế, ngài là người tôi hằng theo dõi, ngài là đấng Phạm Thiên vậy (brahman)”**

Brahma, các Tỳ Khưu, là từ đồng nghĩa với đức Như Lai” *** -  đây chính là đức Như Lai. “Brahma cũng là cha mẹ có nơi gọi là đạo sư trưởng lão”**** Về điểm này Brahma là cha mẹ, “ngài quay Chuyển Pháp Luân”*****  đây Phạm Thiên được coi như là người tốt nhất. Nhưng trong đoạn văn này lại thay thế cho một vị Ðại Phạm Thiên (Mahābrahmā), là người đã tu tập được cách nhập thiền bậc nhất ở một mức độ cao nhất. Được tái sanh trong cõi thiền bậc nhất. Có tuổi thọ kéo dài khoảng độ một đại kiếp.

* M. iii. 101, được trích trong MA i. 34 trong đó xin đọc thên định nghĩa về Brahma ở trên. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến đọc từ dvisahasso trong khi đó trong Trung Bộ Kinh iii. 101 lại đọc là sahasso.
** Sn 1133
*** Xin đọc thêm A iv. 340
**** A i. 132
***** A ii. 9

I. Từ “và” có nghĩa là một giới từ,[79] vị Phạm Thiên và những vị khác trong 10 ngàn Thế Giới Ta Bà và một vị Phạm Thiên chính là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây. Từ này chỉ nhằm lấp kín một dòng chữ mà thôi.[80]

1. Vị Lãnh đạo thế giới có nghĩa là: Về điểm này từ thế giới có nghĩa là tam giới:[81] tức là pháp hành thế gian, chúng sanh thế gian, không gian thế gian. [12] Trong số những thế gian này, chúng sanh thế gian được hiểu ở đây. Thiên Chủ và lãnh đạo của thế giới này chính là vị “lãnh đạo thế giới”. Vị lãnh đạo một vùng lãnh thổ của thế giới cũng được gọi là “lãnh đạo thế giới” cũng giống như “vị thống lãnh các thần linh” “vị lãnh đạo con người”.

1. Sahampati có nghĩa là: người ta kể lại rằng trong thời kỳ Giáo Pháp của Ðức Phật Tổ Kassapa có một trưởng lão tên là Sahaka, sau khi đã đạt được thiền bậc nhất, và việc nhập thiền đó không bị mai một, vào lúc ngài từ trần và được tái sanh thành một vị Ðại Phạm Thiên trong cõi thiền bậc nhất. Ngài có tuổi thọ kéo dài một đại kiếp. Nhưng tại cõi đó chúng sanh biết đến ngài như là Phạm Thiên Sahampati. Thế nên ngài được gọi là Sahakapati, nhưng chúng sanh lại kêu ngài là Sahampati theo kiểu đọc giọng mũi[82] truyền thống thời đó.

1. Hai tay chắp lại có nghĩa là: ngài chắp hai tay lại với nhau. Ý nghĩa ở đây là vòng hai lòng bàn tay lại (rồi đưa lên cao khỏi đầu.)

1. Ngài là người không ai sánh nổi: không có người nào tuyệt đối vinh quang bằng ngài, hay trổi vượt hơn ngài: ngài là người không ai vượt qua nổi. Hay, chẳng có điều gì có thể sánh bằng ngài được: ngài là người không ai sánh nổi. Ý nghĩa ở đây là: tối thượng cao nhất. Ngài là người không ai sánh kịp.

1. Được yêu cầu có nghĩa là: sau khi đã yêu cầu[83], ngài đã yêu cầu. Giờ đây ngài yêu cầu Ðức Phật để ngài chỉ cho thấy ý nghĩa vấn đề được đề cập đến ngay từ lúc đầu. “Có rất nhiều chúng sanh ở đây.”

1. Trong trường hợp này Có (there are) có nghĩa là: tồn tại, là điều có thể lấy được, xuất hiện trong tầm nhìn (quan sát) của một vị đã chứng đắc Giác Ngộ.

1.  đây[84] (here) có nghĩa là: tiểu từ này là cách biệt theo vị trí. Ðôi khi cũng được nói đến liên quan đến Giáo Pháp này. Cũng như khi ngài nói: “Hỡi các tỳ khưu, ngay tại nơi đây có một vị Sa Môn  đây cũng có vị Sa Môn thứ nhì, ở đây vị thứ ba, đây vị thứ bốn. Thiếu vắng các vị Sa Môn chỉ là các quan điểm xa lạ khác (ý muốn nói đến các hệ thống giáo lý)”* Có đôi khi đối với một vị trí như khi ngài nói:

“Sống ngay chính ở đây như thể một người đã trở thành chư Thiên, tôi hoàn toàn chánh niệm được điều đó là tuổi thọ mới tôi đã có được. Hãy hiểu rõ điều này, thưa ngài”**

*. M. I 63. xin đọc MLS i. 85 để giải thích và tham khảo thêm
**. D ii. 285. xin được trích MA ii. 199, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 348

Ðôi khi[85] điều này chỉ nhằm làm đầy dòng chữ mà thôi. Như khi ngài nói: “Hỡi các vị Tỳ khưu, ở đây ta có thể ăn và được thỏa thuê no ủ” *** đôi khi lại ám chỉ thế gian, như khi ngài nói: “Tại đây một đức Như Lai đã xuất hiện trên thế gian nhằm đem lại hạnh phúc cho chúng sanh. Vì hạnh phúc cho nhiều người” **** Ở đây cũng vậy ta nên hiểu điều này được đề cập đến liên quan đến thế gian, chính vì thế ý nghĩa ở đây là “Nơi Chúng sanh thế gian”.

1. Bá tánh hay chúng sanh (beings) có nghĩa là những vật có hơi thở được gọi là nắm giữ, nắm chặt[86] giữ chặt lấy. Dính chặt lấy, bám chặt lấy, đạt tới được,[87] và nắm lấy được bằng tham dục[88] và chấp thủ với ngũ uẩn bắt đầu với sắc uẩn. Nhưng theo cách nói thông thường từ này được sử dụng một cách chung chung cũng được áp dụng với những ai không có tham lam.

1. Chút ít bụi (phiền não) có nghĩa là trong con mắt người khôn ngoan chút bụi tham lam, sân hận, si mê chỉ có một lượng nhỏ, một số ít; những thứ này và bản chất đặc biệt của những vật này chính là: do bản chất chỉ có một chút ít bụi bẩn (phiền não); những kẻ nào do bản chất đặc biệt chỉ có một chút ít bụi (phiền não) là những ai do bản chất chỉ có một chút bụi bậm (phiền não)”: “thuộc những ai do bản chất chỉ có một chút ít bụi bậm (phiền não)” [13] là một đám. Thực hiện một thay đổi. Tỷ như “thuyết giảng Phật Pháp” ý nghĩa ở đây nên được hiểu bằng cách liên quan đến điều này.

1. Thuyết giảng: đây là một thành ngữ để xưng; ý nghĩa là “thuyết Pháp, nói ra, chỉ vẽ cho”

1. Phật Pháp có nghĩa là[89]: về điểm này từ Dhamma có thể thấy trong các đoạn như: giáo lý[90], định, tuệ, bình thường, bản chất đặc biệt, trống rỗng, công đức, lỗi phạm, điều cần phải biết, tứ đế v.v... - Như ngài đã nói: “Hỡi các vị tỳ khưu, ở đây họ đã chế ngự được Phật Pháp: các bài thuyết pháp bằng văn vần, và văn thơ, những cách giải thích.... Những cách pha tạp”*5 - trong các đoạn như vậy ta phải hiểu rõ Phật. “Những bậc vua chúa này cũng chỉ là chất liệu chính sự hiện hữu của họ mà thôi (evaṃ-dhammā)*6 – trong các đoạn như vậy lại ám chỉ định.

“Do bất kỳ ai, cho dù có là vua khỉ, cũng như chính bệ hạ, đều phải thấu hiểu bốn điều[91] này đó là: chân đế, Phật Pháp[92], tính kiên định và tự hy sinh, - ngài đã vượt qua toàn bộ bốn điều này.” *

- Trong các đoạn liên quan đến trí tuệ. Có khả năng (dhamma) phải chịu sanh, lão và tử”*2 - Trong các đoạn liên quan đến những điều bình thường. “Các hiện trạng tài khéo tâm (dhammā), các hiện trạng thiếu tài khéo tâm, các hiện trạng vô hạn định”*3 trong các đoạn liên quan đến bản chất đặc biệt, “Giờ đây vào thời đó có các hiện trạng tâm (dhamma), ngũ uẩn nổi lên”*4 – Trong các đoạn liên quan đến trống rỗng hư vô, “Việc theo đuổi Phật Pháp sẽ đem lại hạnh phúc.” *5 Trong các đoạn sau liên quan đến việc công đức. “Hai quy luật bất định”*6 - Trong các đoạn liên quan đến những sai phạm “Toàn bộ sự vật (dhamma) ở mọi trạng thái đều xuất hiện trong phạm vi chánh đạo trí của Ðức Phật, Ðức Thế Tôn.”*7 – Trong các đoạn có liên quan đến những gì có thể biết được. “Sau khi đã nhận ra Phật Pháp (Dhamma), biết Phật Pháp (Dhamma), chứng đắc Phật Pháp (Dhamma)” *8 Trong các đoạn liên quan đến Tứ Diệu đế. Ở đây cũng vậy bốn chân đế cũng nên được hiểu như trên.

* M. i. 63, xin đọc MLS i. 85 để có được lời giải thích và tham khảo khác.
*2
D ii. 285, trích trong MA ii. 199. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 348
*3 M. i. 12
*4 Xin đọc M. i. 179, A. i. 22
*5 Trong e.g M. I 133. A iii. 177
*6
D ii. 10 54. xin đọc evam-dhammatā trong tác phẩm Vism 585, bản dịch Ppn 676 “trạng thái điều hoà không thể tránh khỏi” nhận định có thể được coi như là chất liệu của một vị Phật; tất cả tu tập đều đặn.
*7. Nd I 451. Cf. Sn 868. Chú giải Lịch sử Chư Phật tích lan đọc là nànapathe, Chú giải Lịch sử Chư Phật Miến Ðiện – mukhe giống như ở hội thánh điển Pàli ii 194.
*8. Tạng luật i 12, etc.

1. Xuất phát từ lòng từ tâm có nghĩa là: hãy tỏ lòng từ tâm, thương xót.

1. Điều này có nghĩa là: ngài muốn ám chỉ đến thế hệ.

1 Thế hệ có nghĩa là: chính là đời người vì đã được sanh ra: thế hệ đó.[93] Ý nghĩa  đây là: giải thoát hàng loạt các chúng sanh thoát khỏi đau buồn nơi vòng luân hồi. Nhưng một số người lại giải thích như sau:

Có một số đông đảo các vị Phạm Thiên, tay họ vòng lại, đã hỏi đức Thế Tôn, lãnh tụ thế gian. Là người cao trọng bậc nhất trong số các chúng sanh.”

Ở mức độ đoạn kệ này dưới mọi hình thức có ý nghĩa như chúng ta đã đề cập đến ở trên.

Rồi sau khi đức Thế Tôn đã nghe được những lời yêu cầu của vị Phạm Thiên Sahampati, lòng từ tâm thương xót bao la nổi lên nơi đức Như Lai Thập Lực, sức mạnh từ tâm nỗi lên do ngài đã tu tập trong một giai đoạn liên tục không gián đoạn. Lòng từ tâm nơi ngài trổi vượt hết thảy mọi chúng sanh về phương diện chăm lo cho hạnh phúc chúng sanh bằng cách tạo cho họ nhiều cơ hội.[94] Vào thời Ðại Hội Ðầu Tiên các vị duyệt xét lại đã thiết lập đoạn kệ này nhằm chứng tỏ cho thấy lòng từ tâm nổi lên nơi Ðức Thế Tôn có sức mạnh là như thế nào.

[14] I 2. Ngài đã chứng đắc Minh và chánh hạnh, là đấng kiên định, đấng mang ánh sáng đến cho trần thế, đấng đã mang lấy thân xác lần cuối cùng. Ngài là đức Như Lai, một con người thanh tịnh minh, là nơi nổi lên lòng từ bi với mọi chúng sanh.

2. Trong trường hợp này chứng đắc minh và chánh hạnh: ngài có được những phương tiện để chứng đắc ba tài sản hiểu theo nghĩa trở nên giàu có, được cấp cho, được ngọt ngào.[95] Về vấn đề này.

“Ta sở hữu những cánh đồng lúa được dẫn thủy nhập điền tốt,[96] nhưng lại xuất hiện những con vẹt Kosiya đang tàn phá mùa màng: ta tuyên bố cùng nhà ngươi, ta không thể nào dừng chúng lại được*1

*1 Jā i. 280, trích trong CpA 230.
*2 xin đọc Trung Bộ Kinh i. 162, A i. 147
*3 Dhs trong Matika, tr. 1 xin đọc Vin v. 120, 207
*4 Dhs 121 các hiện trạng này được đề cập đến để chứng tỏ đặc tính trống rỗng vì không có bản ngã trường cửu hay hiện hữu nhắm tới. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 155
*5 Sn. 182
*6 Vin iii. 187. Đối với Phật Pháp được coi như là giới luật xin đọc mục chi về BD iv. v. s.v. Luật (Phật Pháp); và coi như là phạm giới xin đọc Kkvt 17.
*7 Ndt 451 xin đọc Sn 868. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon đọc là ṇapathe, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến –mukhe giống như trong Pṭs ii. 194.
*8 Vin i. 12 v.v...

- Điều này được gọi là sở hữu tài sản tương tự như trở nên giàu có. “Ðược trang bị cách thu thúc Giới Bản, người đó được trang bị tốt. Xảy ra như vậy, xảy ra một cách tốt đẹp[97], sở hữu điều đó, được phú bẩm cho điều đó.”*2 - điều này được gọi là chiếm hữu bằng cách cung cấp cho lớp đất dưới cánh đồng rất phì nhiêu màu mỡ,[98] thưa ngài, cho dù có giống như một tảng ong mật hoàn hảo”*3 - điều này chính là sở hữu được đặc tính ngọt ngào. Ở đây ta nên phân tích là sở hữu được nhiều tài sản, trở thành giàu có cũng giống như có nhiều tài sản có nghĩa là sở hữu những gì dành cho mình.

2. Minh[99] có nghĩa là: minh hiểu theo nghĩa thấu triệt được các hiện trạng nguy hại tâm linh và hiểu theo nghĩa những điều gì được biết.  đây loại minh này lại có ba loại. Sáu loại và tám loại. Ba loại minh nên được hiểu đơn giản theo phương pháp đã được truyền đạt xuống cho ta trong bài thuyết pháp Bhayabherava *4 tám minh như đã được truyền đạt xuống cho ta trong bài Thuyết Pháp Ambaṭṭha*5 vì tám minh ề cập đến ở đây lại gồm có minh sát minh và hoá tâm minh cộng chung với sáu loại thắng trí.

2. Chánh Hạnh [100] có nghĩa là: mười lăm điều nên được hiểu như sau: thu thúc giới hạnh, hộ trì các căn môn, điều độ trong ăn uống, mãnh liệt tỉnh giác, có niềm tin[101] mãnh liệt, có tàm, hữu tàm, có a văn, thực thi tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ bốn cách nhập thiền sắc giới. Bởi vì vị thánh đệ tử tự[102] cư xử chính xác nhờ vào mười lăm điều đó, ngài chắc chắn sẽ đạt được lãnh vực bất tử. Chính vì thế điều này được gọi là chánh hạnh. Như ngài đã nói: “Về vấn đề này, Mahānamā, một vị thánh đệ tử có giới hạnh được coi như thuộc về giữa năm mươi.*6 Minh và chánh hạnh được gọi là minh cộng với chánh hạnh, sở hữu được, được phú bẩm cho, được phú bẩm cho minh cộng với chánh hạnh, có nghĩa là có được minh và chánh hạnh.

Và ý nghĩa của hai vấn đề này cần phải được phân tích như sau: “Kẻ nào sở hữu minh-và-chánh hạnh.”

2. Nơi những kẻ kiên định có nghĩa là: kiên định trong những điều thích và cả những gì không thích. Những người kiên định được ghi lại trong đoạn Kinh Mahāniddesa*7 trong đó có chép, “Người kiên định” được giải thích bằng những ân đức đặc biệt.” Ý muốn nói ở đây: kẻ nào kiên định, không để cho những điều mình ưa thích cũng như chán ghét Đảnh hưởng đến phẩm hạnh của mình.[103]

*1 Như trong Jā iv. 278
*2 Vbh 246, Vism 7
*3 Vin iii. 7
*4 M Sta 4
*5 D Sta 3; Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 268
*6 M. Stas 51-100.
*7 Ndl 459.

 [15] 2. Nơi người mang ánh sáng có nghĩa là nơi ánh sáng chói chang. Ý nghĩa ở đây là khối ánh sáng từ cơ thể của ngài phát ra còn chói sáng hơn cả mặt trời mọc tại Yugandhara[104]. Ta cũng có thể nói, “nơi người mang ánh sáng trí tuệ.” Về điều này người ta nói như sau:

“Có bốn nguồn sáng trên cõi đời này. Loại ánh sáng thứ năm không tồn tại: mặt trời chiếu sáng ban ngày, Mặt trăng toả sáng ban đêm. Thế rồi cả ban ngày lẫn ban đêm một ngọn lửa cũng tạo ra ánh sáng tại chỗ này chỗ nọ, lúc này lúc nọ; Ðấng tự Giác Ngộ, là thứ ánh sáng chiếu tuyệt hảo nhất – chẳng có thứ ánh sáng nào có thể nổi vượt hơn được...” *

Chính vì thế người mang khối lượng ánh sáng lớn lao như vậy ám chỉ cả ánh sáng thân lẫn ánh sáng tâm.

2. Người mang xác phàm này lần cuối có nghĩa là: người được mang toàn bộ thân xác (xác phàm) của mình một lần cuối. Ý nghĩa ở đây là: không tái sanh trở lại nữa.

2. Về Ðấng Như Lai có nghĩa là: về điểm này có tám lý do Ðức Phật được gọi là Như Lai[105] Tám lý đó là gì vậy? Ngài được gọi là đức Như Lai là vì ngài đã đến (āgata) như vậy (tātha). Ngài là đức Như Lai bởi vì ngài đã xuất gia (gata) như vậy (tātha). Ngài là đức Như Lai là vì ngài đã đạt đến đặc tướng cho chân đế (tātha). Ngài là đức Như Lai là vì ngài là đấng Tự Giác Ngộ chung cuộc đúng theo pháp như thực (tathadhamma). Ngài là đức Như Lai là vì ngài đã thấy ra Chân Ðế (tātha) Ngài là đức Như Lai là vì ngài đã nói như vậy (tātha) Ngài là đức Như Lai là vì ngài đã hành động như vậy (tātha). Ngài là đức Như Lai hiểu theo nghĩa ngài đã chế ngự được mọi sự.

Bằng cách nào Ðức Phật đã trở thành đức Như Lai khi Ngài đi như vậy? Theo những gì ngài đã quyết tâm,[106] ngài đã thực hiện tròn đủ bố thí Ba la mật Ngài đã thực hiện tròn đủ trì giới Ba la mật, ngài thực hiện tròn đủ xuất gia trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, từ tâm và xả (Ba la mật.) Ðây chính là mười pháp Ba la mật bờ kia, mười pháp Ba la mật bờ trên, mười pháp Ba la mật bờ cao thượng. Sau khi đã thực hiện được ba mươi[107] pháp Ba la mật, bằng cách hy sinh một chi phần tứ (cánh tay), hy sinh chính mạng sống mình, hy sinh tài sản, hy sinh vương quốc, hy sinh vợ con. – Năm điều hy sinh này thật là cao cả to lớn. Chính vì thế, khi vị Tự Giác Ngộ bắt đầu với đức Phật Vipassin đã đến như vậy. Chính vì thế Ðức Phật của chúng ta cũng phải đến như vậy. – Tức là trở thành Như Lai. Như người ta nói như sau:

“Chính vì trên thế gian này, bắt đầu là Vipassin. Các vị đại hiền triết đã trở thành các vị toàn tri. Chính vì thế, Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật cũng vậy, vì thế ngài đã được gọi là Ðấng Như Lai. Tức là một người có tầm nhìn sâu rộng”[108]

Bằng cách nào ngài đã trở thành đức Như Lai khi ngài đi như vậy? Ban đầu cùng với Vipassin, khi vừa Đản sanh khỏi lòng mẹ, ngài đã đứng thẳng trên hai chân của mình đạp mặt đất và hướng tầm nhìn về phương bắc, bước đi bảy bước,[109] chính vì ngài đã đi như vậy vì thế Ðức Phật của chúng ta đã đi như vậy tức là trở thành đức Như Lai. Theo như lời người ta nói như sau:

[16] Ngay lúc ngài mới Đản sanh giống như một con bò mọng ngạo mạng[110] ngài đã bước bảy bước với chính chân của mình. Ðức Phật Cồ Ðàm đã bước bảy bước dài bảy sải đang khi các vị chư Thiên che lọng trắng trên ngài.

*1 S i. 15, 47.

Sau khi đã thực hiện được bảy bước như vậy, Ðức Phật Cồ Ðàm đã quan sát toàn bộ vây quanh tứ phía. Giống như con sư tử đứng trên đỉnh ngọn núi, ngài đã thốt lên những lời đi kèm theo tám phẩm chất đặc biệt1*1

Bằng cách nào Ngài đã trở thành đức Như Lai khi Ngài đạt đến đặc tướng chân đế? Ngài đã thấu triệt tuyệt đối theo lãnh vực trí về những đặc tướng nơi toàn bộ những pháp thuộc về sắc cũng như phi sắc, đặc tướng của một Sa môn hạnh. Và nơi tứ Diệu Ðế không phải phi chân. Đạt được như những phẩm chất đặc biệt như vậy[111] thì quả thật chúng ta phải hiểu rằng người đó nhất thiết phải là đức Như Lai.

Bởi vì ngài đã đạt đến đặc tướng của tất cả Pháp, của bậc Sa môn chính mình, và đối với chính chân đế nữa. Thế nên ngài chính là vị đạo sư Như Lai vậy.[112]

Vì ngài chứng đắc Tự Giác Ngộ Chung cuộc úng theo những pháp chân thực như vậy bằng cách nào ngài đã trở thành đức Như Lai? Những pháp chân thực được gọi là Tứ Diệu Ðế. Như ngài đã nói, “Hỡi các vị Tỳ khưu có bốn pháp đó chính là pháp chân thực, không phải bất chân thực và không thể khác đi được. Bốn pháp gì vậy? “Ðó chính là nỗi thống khổ,” – Hỡi các vị Tỳ khưu, đây là một chân đế. Chẳng phải là điều bất chân thực. Và không thể khác được” *2 Và đức Phật đã tự Giác Ngộ trước những điều này, thế nên ngài được gọi là đức Như Lai vì ngài đã trở thành tự Giác Ngộ trước các chân đế vậy. Về điểm này từ “đạt đến” (gata) có nghĩa là tự Giác Ngộ chung cuộc.

Vị lãnh đạo Giác Ngộ chính mình hoàn toàn trước như chân lý[113] mà ta thường gọi là chân đế[114] Chính vì thế ngài là đức Như Lai là bởi vì ngài đã tự Giác Ngộ trước những sự thật[115] (có tên gọi là) chân đế[116].

Là đức Như Lai ngài đã thấy ra chân đế bằng cách nào vậy? Giờ đây, Ðức Phật lại cho biết, “Thông qua mọi trạng thái đức Như Lai có thể biết và nhận ra sự trợ giúp khách quan nơi mọi cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc và các cảnh pháp xuất hiện trong phạm vi nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn, và ý môn tương ứng với vô số chúng sanh trong vô lượng ta bà thế giới.[117] – Như vậy là đức Như Lai là bởi vì ngài nhận ra Chân Ðế. Hay, bất luận điều gì là chân đế trên thế gian này ngài đều thấy ra. Cũng chính vì thế nên Ðức Phật trở thành đức Như Lai. Về điểm này nguồn gốc từ Như Lai nên được hiểu theo nghĩa người thấy ra chân đế.

Bất luận kẻ nào nhận biết, chiêm ngưỡng những pháp này theo phương pháp Chân Ðế đều trở thành vị Tự Giác Ngộ. Chính vì thế người thấy ra chân đế, chính vì thế ngài là đấng Như Lai[118].

[17] Vì ngài đã nói như vậy, bằng cách nào ngài đã trở thành đức Như Lai? Trong khoảng thời gian kéo dài trong vòng bốn mươi năm giữa giai đoạn Tự Giác Ngộ và nhập Níp Bàn chung cuộc, có chín chi giáo pháp bắt đầu bằng các khế Kinh theo ng tụng, được đức Như Lai công bố. Toàn bộ những Giáo pháp đó được hiểu chỉnh thông qua một tiêu chuẩn đánh giá, đều là điều chân thật, chứ không phải là không chân thật. Chính vì điều đó mà người ta nói rằng: “Và, hỡi Cunda, kể từ đêm đức Như Lai.

*1 Các đoạn kệ này được gán cho Porāṇa, tức là các vị trưởng lão, trong tác phẩm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 61 MA i. 105
*2 S. v. 430. xin đọc Pts ii. 104

Đã hoàn toàn tỉnh thức trước khi đạt đến Tự Giác Ngộ hoàn toàn cho đến đêm ngài chứng đắc Vô Dư Níp Bàn với Níp Bàn giới không còn chấp thủ gì nữa. - Trong thời gian đó ngài đã nói[119], đã phán ra[120] đã minh chứng,[121] đều chỉ có nghĩa là như vậy chứ không thể khác được. “Chính vì thế ngài được gọi là đức Như Lai” * Nhưng, về điểm này, từ “đạt đến” (gata)[122] lại có ý nghĩa là nói ra như vậy ngài là đức Như Lai đã nói ra như vậy. Lời nói[123], câu chuyện[124] có nghĩa là lời phán ra. Như vậy đức Như Lai có nghĩa là lời nói của ngài (āgada) là đáng tin cậy, là rõ ràng. Ðiều này được nói ra sau khi đã biến mẫu từ da tượng trưng cho từ ta.

Bởi vì vị Chiến thắng đã nói như vậy là người biết rõ chân đế, và lời nói của ngài cũng chân thực, chính vì thế Ðấng Giác Ngộ cũng là đức Như Lai vậy[125]

Do hành động như vậy Ngài trở thành đức Như Lai bằng cách nào? đức Như Lai đã dùng thân xác của mình mà hành động đúng như lời ngài đã nói. Hành động thân xác của ngài hoàn toàn phù hợp với lời ngài nói ra, và lời nói của ngài cũng như vậy. Chính vì thế Ðức Phật nói rằng: “Hỡi các tỳ khưu, khi đức Như Lai nói như thế nào, ngài cũng hành động như thế ấy; khi ngài hành động giống hệt như lời ngài nói ra. Thế nên người ta đã gọi là đức Như Lai.”*1 Vì ngài đã đạt đến lời[126] nói của mình như thế nào, chính vì thế ngài cũng đạt đến thân xác của ngài như vậy, vì ngài đã đạt đến chính thân xác của mình như thế nên ngài cũng đạt đến lời nói của mình như vậy. Chính vì thế ngài là đức Như Lai do ngài đã một mực hành động như vậy.

Vì ngài đạt đến lời nói của mình như thế nào, thế nên ngài cũng đạt đến chính thân xác của ngài như vậy, Vì Ðấng Tự Giác Ngộ, vị đạo sư là người đã nói như vậy. Chính vì thế ngài là Ðấng Như Lai”*2

Bằng cách nào ngài trở thành đức Như Lai hiểu theo nghĩa ngài là vị Chiến Thắng? Ngài chinh phục được mọi chúng sanh vượt qua vô lượng ta bà thế giới cho đến hữu cao nhất phía trên và lấy ịa ngục A Tỳ làm bờ cõi phía dưới và do nhờ giới định, tuệ, giải thoát và tri kiến giải thoát. Ngài chẳng dùng tiêu chuẩn đánh giá hay cách đo lường nào cả. Chính vì thế chẳng ai có thể đánh giá được ngài, không ai có thể đo lường và chẳng có ai có thể vượt qua nổi ngài. Chính vì thế người ta nói. “Hỡi các vị tỳ khưu, trên trần gian này cũng như ở cõi các vị chư Thiên, đức Như Lai là người chiến thắng, không thể đánh bại, vị đại hiền triết tuyệt đối, tự chiến thắng được chính bản thân mình. Chính vì thế ngài được gọi là đức Như Lai”*3

Như vậy đây là nguồn gốc[127] các từ cần phải được am tường: agada[128] giống như từ agada. Là gì vậy? Là tính tao nhã nơi Giáo Pháp[129] cũng như nơi các việc công đức. Ngài đã chiến thắng cõi chư Thiên và tất cả những kẻ nắm giữ các giáo lý khác giống như vị bác sĩ quyền lực nhờ thần dược đã chiến thắng được rắn độc. Như vậy để chiến thắng toàn bộ thế gian ắt hẳn thuốc giải độc gộp trong tính thanh tao nơi Giáo Pháp của ngài vậy.

*1 D iii. 135, A ii. 24, It tr. 121-2, v.v...
*2 H đã qui điều này cho Porāṇaṭṭhakatha.
*3 D iii. 135, A ii 24.

[18] Và cũng gộp cả trong những công đức nữa. (Từ) Như lai nên được hiểu do cấu thành bằng vần da thay thế cho vần ta. Như vậy đức Như Lai hiểu theo nghĩa chiến thắng.[130]

Bất kỳ việc tự chiến thắng của vị đạo sư nào cũng giống như một chất giải độc chính xác, chính vì thế mà vị đạo sư lại chính là đức Như Lai.

2. Nơi một con người vô song có nghĩa là: nơi một con người không có kẻ nào sánh bằng hay địch lại được. Chẳng có bất kỳ con người nào khác hơn là một con người vô song, là một người có khả năng đưa ra một lời thừa nhận như sau: “Ta là một vị Phật”*: nơi con người vô song này.

2. Đã nổi lên có nghĩa là đã xuất hiện, được tác thành.

2. Lòng thương xót có nghĩa là một hiện trạng xót thương, lòng thương hại.

2. Toàn bộ Chúng sanh có nghĩa là: đây là cách biểu thị được gán cho những nhóm chúng sanh không loại trừ một ai. Ý nghĩa ở đây là: toàn bộ các nhóm chúng sanh...

Trong phạm vi đoạn kệ này cũng có ý nghĩa như đã được nói đến[131] ở trên.

Thế rồi khi vị Phạm Thiên yêu cầu Ðức Thế Tôn thuyết giảng Phật Pháp và trong ngài nổi lên lòng thương xót đối với mọi chúng sanh, ngài đã muốn thuyết giảng Phật Pháp thế nên ngài đã nói với vị Ðại Phạm Thiên với đoạn kệ sau đây:

“Cầu mong các cửa bất tử hãy mở ra cho họ. Cầu mong những ai có tai nghe hãy từ bỏ niềm tin (quá khứ). Hỡi vị Phạm Thiên hãy nghĩ đến công việc lao khổ vô dụng. Ta đã chẳng thuyết Phật Pháp tối thượng và tuyệt hảo cho các chúng sanh đâu” *1

Thế rồi Ngài Phạm Thiên Sahampati, hiểu ra rằng, “Thời cơ thuận tiện để Ðức Thế Tôn thuyết giảng Phật Pháp theo lời yêu cầu của ta đã đến.” Chấp mười ngón tay toả sáng lại với nhau đưa lên đầu trong tư thế kính lễ. Sau khi đã kính lễ Ðức Thế Tôn ngài lên đường có đoàn thể đông đảo các vị Phạm Thiên vây quanh ở phía bên phải ngài. Rồi sau khi đạo sư đã bảo đảm với vị Phạm Thiên, ngài suy nghĩ. “Trước tiên ta phải thuyết giảng Giáo Pháp cho ai đây?” nghĩ rằng, “Āḷra là người có học, ông ta sẽ nhanh chóng hiểu được Phật Pháp,” nhưng khi những tư tưởng đó nổi lên và xem xét trở lại ngài biết là ngài đã thể hiện thời gian nghiệp chướng một tuần lễ trước đó, còn Uddaka vừa mới nhập thời gian nghiệp chướng buổi tối hôm trước. Còn nữa, ngài lại nghĩ. “Nhóm năm vị tỳ khưu hiện đang ở đâu?” Và hướng tâm vào nhóm năm vị tỳ khưu. Ngài biết hiện thời họ đang ở gần thành phố Baranasi trong vườn lộc giả. Vào buổi sáng (ngày rằm[132]) tháng Asalha ngài đã lấy bát khất thực và y cà sa. Khi ngài đã đi được mười tám do tuần (yojana) dọc theo đường đi. Khi nhìn thấy một vị ẩn sĩ loã thể tên là Upaka trên đường đi, ngài giải thích cho vị đó chính hiện trạng của Ðức Phật, và khi tới nơi ở của Chư Tiên đoạ xứ vào buổi tối cùng ngày đó, ngài đã tỏ Phật tính của ngài cho nhóm năm vị tỳ khưu và nói với họ từ chỗ ngồi vinh quang được dọn sẵn cho ngài, ngài đã thuyết giảng một bài thuyết pháp về Chuyển Pháp Luân.*2

[19] Về những vấn đề này Trưởng Lão Añña-Koṇdañña đã đem phát sanh trí hợp với những lời dạy và hợp với kết luận của bài thuyết pháp và đã thiết lập Thánh quả Nhập Lưu cùng với mười tám ngàn vị Phạm Thiên. Vị đạo Sư đã trải qua mùa mưa tại đó, vào ngày hôm sau lại thiết lập Trưởng Lão Vappa Thánh quả Nhập lưu. Sau khi đã thiết lập Thánh quả Nhập lưu cho toàn bộ những người này bằng cách sử dụng cùng một phương cách giống như nhau, ngài đã qui tụ năm vị trưởng lão lại vào ngày mùng năm đầu tháng và thuyết giảng cho họ bài thuyết pháp về các tướng vô ngã.*3 Vào lúc kết thúc bài thuyết pháp thì năm vị Trưởng Lão được thiết lập A-la-hán.

*. A ii. 39
*1 Vin i. 7. Trung Bộ Kinh i. 169, S i. 138.
*2 Vin i. 10
*3. Nt. 13

Thế rồi sau khi nhận ra những phẩm chất của Yasa, một cậu trẻ tuổi trong gia đình và nhìn thấy cậu ta đã xuất gia và rời khỏi cuộc sống gia đình, đạo sư liền cho gọi cậu lại và nói rằng, “Hãy đến đây, hỡi Yasa”. Và trong đêm đó ngài đã thiết lập Thánh quả Nhập lưu cho Yasa. Và ngày hôm sau lại thiết lập A-la-hán cho cậu. Sau đó ngài đã rời bỏ năm mươi bốn người bạn của mình để xuất gia theo lệnh, (Thiện Lai Tỳ khưu) “Hỡi các vị Tỳ khưu. Hãy đến” (công thức xuất gia) ngài liền thiết lập A-la-hán cho họ. Như vậy sau khi đã an cư Kiết Hạ, và “sau khi đã tự tứ sáu mươi mốt vị A-la-hán còn hiện diện trên trần gian, bậc Ðạo sư nói với các vị tỳ khưu với những lời như sau:

Hỡi các vị tỳ khưu, hãy biến thế gian này làm nơi đem lại hạnh phúc cho chúng sanh cũng như cho chính các ngươi, đang khi còn đi trên đường đời này, hãy truyền bá Phật Pháp cho chúng sanh.

[20] Hãy đến cư trú ở nơi yên tĩnh hiu quạnh, nơi triền dốc núi và trong rừng sâu. Hãy kiên trì truyền bá Phật Pháp đích thực của ta cho trần gian này.

[21] Hỡi các vị tỳ khưu, hãy công bố, giải thích thông điệp Phật Pháp. Có những việc tập luyện tốt nhằm đem lại hạnh phúc cho mọi chúng sanh. (Ðó là) lời ta đã nói ra.

[22] Hãy khép lại mọi cánh cửa dẫn đến khổ cảnh; vô lậu hoặc và bất bình đẳng, hãy mở ra cánh cửa chánh đạo giải thoát nơi thiên đàng.

[23] Phật Pháp cộng với những tu luyện là nơi cư trú cho những ân đức đặc biệt như lòng bi mẫn. Hãy gia tăng Giác Ngộ và niềm tin trên khắp trần gian này.

[24] Ðối với những chủ gia nhân, là những người hỗ trợ Phật Pháp do kiên trì bố thí của cải vật chất. Hãy thực hiện một hành vi phục vụ chúng sanh bằng cách bố thí Pháp.

[25] Khi các ngài đang thuyết giảng Phật Pháp đích thực, hãy giương cao ngọn cờ của các vị đại hiền triết. Với tất cả những gì thực hiện thì hãy thực hiện cho tốt. Hãy thực thi điều tốt cho mọi chúng sanh.[133]

Khi ngài đã nói những lời như vậy, Ðức Phật đã sai các vị tỳ khưu đó ra đi đến các thị trấn và khi chính ngài đã đi đến Uruvelā. Ngài đã đào tạo một nhóm gồm ba mươi người trẻ tuổi trên đường đi đến trong vùng rừng sâu Kappāsiya. Người nhỏ tuổi nhất trong nhóm họ cũng đã trở thành người Nhập Lưu. Và người tốt nhất trong số họ đã trở thành vị Bất Lai. Chẳng có người nào đạt đến bậc A-la-hán cũng như không có ai thuộc dạng phàm phu cả. Sau khi đã để cho tất cả những người này xuất gia theo mệnh lệnh, “Thiện lai, tỳ khưu” (là mệnh lệnh kêu gọi xuất gia) và sau khi chính ngài cũng đến được vùng Uruvelā ngài đã thực hiện được ba ngàn năm trăm thần thông và thuần hoá được người anh em đã trở thành các vị ẩn sĩ để tóc rối. Bắt đầu với Kassapa vùng Uruvelā, và các đồ đệ của ba vị với số người lên đến một ngàn vị ẩn sĩ để tóc rối. Sau khi đã cho phép họ xuất gia trong các hiện trạng đó (theo mệnh lệnh) “Thiên lai tỳ khưu,” [20] ngài đã đặt họ đứng đầu vùng Gayā và thiết lập họ nơi bậc A-la-hán bằng bài thuyết Pháp Thiêu đốt.*

Vây quanh là một ngàn các vị A-la-hán. Ðức Phật nghĩ “Ta sẽ giữ trọn lời bảo đảm của ta với nhà vua Bimbisāra.”[134] Sau đó ngài đi đến công viên hoàng gia Laṭṭhivana  vùng ngoại ô thành phố Rājagaha. Người bảo vệ công viên nói với nhà vua. Khi ngài nghe được sự việc như vậy Ðức Phật liền đến yết kiến đức vua được. Vây quanh là mười hai ngàn các vị chủ gia nhân người bà la môn. tiến lại gần

* Nt.34
*1Vin. i. 36, Ja vi.220

Đức Như Lai Thập Lực, là ánh mặt trời quang vinh của các vị đại hiền triết đang chiếu rọi xuyên qua cánh rừng[135], giống như mặt trời chiếu xuyên qua những kẽ hở dày đặc. Sau khi đã cúi đầu xuống, đang tỏa ra với hào quang bảo ngọc quí chiếu sáng từ đầu xuống đến chân đức Như Lai Thập Lực. Gót chân ngài được trang hoàng với những bánh xe và ánh sáng, các nụ[136] hoa sen tinh tuyền đang nở rộ, ngài ngồi xuống giữ một khoảng cách đầy kính trọng với đoàn thể các tỳ khưu.*1

Rồi có điều xảy đến với các vị chủ gia nhân người Bà La Môn, “Giờ đây, không hiểu vị đại Sa Môn sống Phạm hạnh với Kassapa Uruvelā hay Kassapa Uruvelā sống Phạm hạnh với vị đại Sa môn?” Thế rồi Ðức Phật với tâm của mình biết được lý do đang chất chứa trong tâm của họ, liền nói với vị Trưởng Lão[137] với các đoạn kệ sau:

Hỡi cư dân thành Uruvelā, các ngươi có thấy gì chăng, có phải các ngươi nổi tiếng vì bị hao mòn héo hon, hay đã từ bỏ ngọn lửa thánh chăng? Hỡi Kassapa, ta hỏi nhà ngươi về vấn đề này: phải chăng nhà ngươi đã từ bỏ các dụng cụ lửa chăng?*

Vị Trưởng Lão biết được ý nghĩ của Ðức Phật, liền thưa lại:

“Của lễ dâng cúng được nói đến chỉ thấy toàn là vật chất và âm thanh cũng như hương hoa, khoái cảm giác quan và còn có cả đàn bà nữa. Biết được những thứ đó chỉ là rác rưởi chấp thủ (thèm khát). Chính vì thế ta chẳng cảm thấy chút hứng thú sảng khoái nào về nghi lễ lẫn của dâng cúng cả.”*

Khi Trưởng Lão đã nói lên đoạn kệ này, để làm rõ hiện trạng cụ thể của mình là một đồ đệ ngài đã phủ phục xuống dưới chân đức Như Lai và nói. “Thưa ngài, đức Thế Tôn chính là vị đạo sư của tôi và tôi là đồ đệ của ngài.”* Sau khi đã nói những lời đó ngài đã bay lên khỏi mặt đất bảy lần, (lần một) cao bằng một cây dừa... (lần thứ bảy) cao bằng bảy cây dừa cộng lại, và sau khi đã thực hiện phép lạ này, ngài đáp xuống mặt đất và lại ngợi khen đức Thế Tôn rồi kính cẩn ngồi thiền giữ một khoảng cách xa xa ngài lại tôn vinh Ðức Phật.

Rồi sau khi dân chúng đã nhìn thấy phép màu ngài đã thực hiện, họ cất tiếng nói, “Quả thật, những ai được gọi là đấng Giác Ngộ thật vô cùng oai nghiêm; như vậy Kassapa Uruvelā, là người có tà kiến đã trở nên mạnh mẽ và tự cho mình là, “Ta là vị A-la-hán” và rồi triệt phá hết tà kiến của (trưởng lão)đức Như Lai thuần cảm hóa được ông”. Còn dân chúng thì bàn tán rất nhiều về những ân đức đặc biệt của đức Như Lai Thập Lực.*1 Khi vị đạo sư nghe thấy những lời bàn tán đó, ngài lên tiếng, “Không chỉ bây giờ ta mới thuần hóa được Kassapa Uruvelā, trong quá khứ ta cũng đã làm tương tự như vậy” Thế rồi dân chúng, đứng lên khỏi chỗ ngồi, kính lễ Ðức Thế Tôn và chấp tay đưa lên đầu rồi phủ phục trước ngài, họ cất tiếng nói rằng, “kính đức Thế Tôn, chúng tôi đã nhận ra giờ đây ngài trưởng lão đã được ngài cảm hóa. Nhưng bằng cách nào ngài đã cảm hóa ông ta trong quá khứ?” Thế rồi do đám đông yêu cầu, [21] đức Thế Tôn đã thốt lên Kinh Mahānāradakassapajātaka*2 Kinh này đã tiết lộ cho những chúng sanh biết tiền kiếp và ngài đã giải thích cho họ về tứ diệu đế.

Thế rồi, sau khi đã nghe bài thuyết pháp của vị Ðạo sư về Phật Pháp, vua Bimbisara cũng được thiết lập Thánh Quả Nhập Lưu cùng một đoàn người gồm khoảng mười một ngàn chủ hộ người Bà-la-môn. Sau khi nhà vua đã đến nương nhờ nơi cửa Phật, Ngài mời Ðức Phật cùng với Tăng Ðoàn các tỳ khưu dùng bữa vào ngày hôm sau, còn đang nhiễu vây quanh bên hữu đức Thế Tôn ba lần cùng với đoàn người đông đảo, Nhà vua đã kính lễ Ðức Phật và ra đi.

Vào ngày kế tiếp, vây quanh Ðức Phật là một ngàn các vị tỳ khưu, giống như một vị vua chư Thiên ngàn mắt, có một đám đông cả ngàn vị chư Thiên bao quanh (hay) giống như vị Ðại Phạm Thiên có một đoàn Phạm Thiên bao quanh. Đức Thế Tôn đã vào thành Rājagaha. Nhà vua đã tổ chức bố thí[138] cho

* Vin i. 36, Ja vi. 320
*1Ja vi. vi 220
*2 Jā vi. 220tt , No. 544

Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu cùng với vị Giác Ngộ (Ðức Phật) đứng đầu. Vào cuối bữa ăn nhà vua đã nói với Ðức Phật những lời sau đây, “Thưa đạo sư, trẫm không thể tiếp tục ra đi mà không có Tam Bảo; vào mùa rảnh rỗi hay bận bịu công việc trẫm muốn đến gặp Ðức Phật. Thành phố Laṭṭhivana lại quá xa xôi, nhưng khu rừng tre này là sở hữu của Trẫm, một công viên vui chơi giải trí không quá xa cũng như không quá gần (một ngôi làng) cũng không quá xa ngôi làng đó đối với những ai muốn được yên tĩnh. Rất thuận tiện để đi tới đi lui, hoàn toàn tách biệt khỏi đám đông. Một nơi yên tĩnh thật lý tưởng có bóng mát và nước đầy đủ, được trang điểm với những phiến đá lạnh mát và bằng phẳng, một thửa đất hoàn toàn tiện nghi, luôn lúc nào cũng toả mùi thơm hoa trái và cây cối hết sức kiêu sang[139] Có các căn nhà trải dài được trang điểm rất kỹ, có các phòng nội thất không mái che, chỗ ở[140], chỗ nghỉ, nhà mái cong[141], sảnh đường v.v... Xin Ðức Phật hãy nhận lấy từ nơi trẫm.” Và rồi nhà vua lấy chậu nước có màu trong như các viên ngọc quí và có hương thơm phức của muôn hoa phảng phất đâu đây, ngài đựng nước đó trong một chiếc bình thường dùng làm nghi lễ bằng vàng, như thể vừa mới được hâm nóng trên than hồng nhà vua đã tự tay mình đổ nước lên tay đức Như Lai Thập lực đang khi ngài dâng cúng công viên rừng tre. Ðang khi ngài chấp nhận công viên này, thì vị chư Thiên địa suy nghĩ, “Thế là gốc rễ giáo pháp của vị Giác Ngộ đã được trồng[142] tại đây.” Và nhảy mừng lên như thể a trẻ nít. Trong đất nước Ấn độ (Jambudipa), trừ tại Ðại Ðền Phật trong khu rừng tre, thì chẳng còn dịp nào đất lại rung chuyển vào dịp ngài nhận chỗ ở. Thế rồi sau khi nhận công viên rừng tre, đạo sư liền chúc phước cho nhà vua vì đã thực hiện thí này cho Tăng Ðoàn.

Cho dù có cả ngàn miệng lưỡi, ai là người có khả năng nói hết được thuận lợi của việc bố thí một chỗ ở cho Tăng Ðoàn, trừ các vị Giác Ngộ, là những người bảo hộ hộ trì thế gian này?

27

Cầu nguyện bất kể người nào dâng tặng thiền viện cho Tăng Ðoàn được sống lâu, được sắc đẹp hạnh phúc và sức khoẻ dồi dào. Người đó sẽ được gọi là kẻ đã ban tặng một ân huệ được khen ngợi một cách minh bạch nhãn tiền.

28

Người bố thí chỗ ở sẽ tránh được những hiểm nguy trong cuộc sống do lạnh nhạt đem lại và vì thế mà được bảo vệ trong suốt cuộc sống; chính vì thế người khôn ngoan khen ngợi họ có cuộc sống trường thọ.[143]

29

Chẳng có sức mạnh (khoẻ), sắc đẹp cũng như tính minh bạch rõ ràng đối với kẻ nào trú ngụ trong nơi ở quá ấm quá lạnh. Chính vì thế kẻ nào dâng cúng một thiền viện sẽ đem lại sức khoẻ và sắc đẹp và cả tính cách minh bạch rõ ràng.

30

Xuất phát từ việc được bảo vệ liên tục theo nhiều cách chống lại những đau buồn nổi dậy trên cõi đời này, khỏi sức lạnh, sức nóng. Các loài bò sát và giá rét và sức nóng mặt trời, người bố thí một thiền viện sẽ được hạnh phúc rất nhiều.

31

Khí lạnh, sức nóng, ngọn gió, mặt trời, chích đốt và mưa gió, các loại bò sát, súc sanh làm mồi, v.v... chỉ là đau khổ cả. Chính vì người bố thí một chỗ ở sẽ tránh được những thứ đó, thế nên người đó thường chăm sóc đến hạnh phúc của người khác.

32

Bất kỳ người nào có suy tư an bình, vui vẻ, bố thí một thiền viện, việc bố thí đó sẽ trở thành một niềm vui trong tái sanh, khiến tâm trí trở nên sảng khoái, được gọi là người bố thí toàn bộ những ân đức cao nhất bắt đầu với trì giới.

33

Thoát khỏi mọi vấn vương keo kiệt và tham lam, người bố thí một chỗ ở, một trú xứ của những ân đức đặc biệt. Khi một người được thổi ra khỏi[144] chỗ đó, vào thiên đàng vượt qua khỏi nơi người đó chắc chắn phải đầu thai vào một nơi không còn đau khổ nữa.

34

Nếu một người xây dựng một thiền viện xinh đẹp dễ thương hấp dẫn và kiêu sang để cho các vị tỳ khưu làm nơi cư trú trong đó. Người đó lại bố thí cho các ngài đồ ăn thức uống, y phục, tâm trí người đó luôn được bình an.

35

Chính vì thế, thưa ngài, trong niềm vui sướng tái sanh, trong sảng khoái liên tục cảm nghiệm được. Thông qua chánh quả của hành vi bố thí một thiền viện đem lại, người đó sẽ được an tịnh, hạnh phúc trên trần gian này và sau đó người đó tiếp tục thoát khỏi mọi sầu khổ.

36

Chính vì thế sau khi vị vua các vị hiền triết (Ðức Phật) đã cám ơn nhà vua Bimbisāra, là vua thiên hạ, vì đã bố thí một thiền viện như vậy, ngài liền bay lên khỏi chỗ ngồi bao quanh là một Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu. Với ánh sáng[145] toát ra từ chính thân hình thể xác của ngài trông hết sức dễ thương đã khiến cho các thành thị, rừng cây, nhà cửa v.v... trông giống như thể được rắc lên một lớp bụi bằng vàng.[146] Ngài tiến vào đại thiền viện tại cánh rừng tre đó với đặc ân không gì sánh kịp nơi một vị Giác Ngộ, cùng với ánh sáng vô tận nơi vị Giác Ngộ toả ra.

Trong thiền viện yên tĩnh nơi cánh rừng tre, là nơi tâm trí đức Như Lai được sảng khoái. Kẻ khôn ngoan cư trú tại nhiều thiền viện khác nhau đang chiêm ngưỡng cảnh những chúng sanh đang tận hưởng những lời chỉ giáo.

37

[23] Thế rồi đang khi Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại ở đó, nhà vua Suddhodana nghe thấy, “Con trai tôi đã tu luyện khổ hạnh đã được sáu năm và đã chứng đắc Tự Giác Ngộ Tột Ðỉnh cao nhất, và đã Chuyển Pháp Luân vinh quang; con trai tôi đã tới thành phố Rājagaha và đang lưu trú tại Ðại Thiền Viện trong cánh rừng tre”. Ngài liền sai quan tể tướng đến gặp ngài và nói, “Người bầy tôi trung thành của ta, hãy ra đi và khi nhà ngươi đã tới[147] thành phố Rājagaha đi kèm với một ngàn người tùy tùng, nhà ngươi sẽ thay ta mà nói với con trai ta rằng. Phụ vương của ngài, vua Suddhodana muốn gặp ngài”. Nhà ngươi hãy quay trở về mang theo con trai ta.” Quan tể tướng trả lời nhà vua đồng ý, nói rằng. “Tốt lắm, bẩm hoàng thượng.” Rồi lên đường đi theo lối con đường dài sáu mươi do tuần kèm theo là một ngàn người tùy tùng, ngài vào thiền viện ngay lúc đức Phật đang thuyết giảng Phật Pháp, ngài tể tướng nghĩ, “Mong rằng sứ điệp nhà vua gửi đến cho cậu con trai nhà vua được thể hiện.” Và ứng yên bao quanh là đoàn tùy tùng đi theo quan; đang khi nghe Ðức Phật thuyết giảng Phật Pháp, quan tể tướng đã chứng đắc A-la-hán khi ngài còn đang đứng yên đó cùng với một ngàn người đi theo. Quan tể tướng xin phép được xuất gia. Ðức Phật, nói, “Thiên lai tỳ khưu.” đang khi ngài giang tay ra chào đón. Ngay lúc đó do sức mạnh thần thông của ngài toàn bộ những người đó đã trở thành các vị tỳ khưu trong tay cầm bát khất thực và mặc y cà sa màu vàng và được trang điểm giống hệt như các vị trưởng lão đã đứng đó cả hàng trăm năm, tất cả họ bao vây quanh Ðức Phật.

Nhà vua suy nghĩ, “Chẳng có người nào quay trở lại cũng chẳng có thông điệp nào của con trai trẫm được phản hồi,” chín lần nhà vua đã sai các sứ giả theo cùng một cách. Nhưng không có lần nào chín ngàn người này nói gì với nhà vua hoặc có trao thông điệp của nhà vua tới tay Ðức Phật hay chưa: tất cả họ đã chứng đắc A-la-hán và đã xuất gia.” Thế rồi nhà vua suy nghĩ. “Ai sẽ thực hiện được mệnh lệnh của ta? và quan sát toàn bộ lực lượng hoàng cung, ngài bắt gặp Udāyin.[148] Người ta kể lại rằng ông là một quan tể tướng có nhiều Đảnh hưởng trước đức vua, một người bạn rất thân tín trong mọi lời nói đối với nhà vua, là người sanh ra cùng ngày với vị Bồ Tát,[149] là bạn đồng nổi khố và rất thân với vị Bồ tát từ hồi còn nhỏ. Thế rồi nhà vua nói với ông rằng, “Hỡi Udāyin thân mến, trẫm rất nôn nóng muốn gặp lại con trai, trẫm đã sai chín ngàn người ra đi, nhưng không có lấy một người nào quay trở về thông báo cho trẫm một tin tức gì cả. Thật vô cùng khó hiểu. Chẳng lẽ trẫm đã gần đến ngày mãn số chăng, nhà ngươi có thể làm cách nào cho ta gặp lại con trai đang khi trẫm còn sống trên đời này được chăng?” Thần có thể làm được điều đó, thưa bệ hạ, nếu thần cũng được phép xuất gia.” Nhà vua áp lại, “Bạn yêu, cho dù nhà ngươi có xuất gia đi chăng nữa hãy cho trẫm được gặp mặt con trai trẫm một lần.” Quan tể tướng nói, “Thôi được rồi, tâu bệ hạ.” Và ông đã nhận sứ điệp của nhà vua rồi ra đi.

Khi đến thành phố Rājagaha v tể tướng nghe lời thuyết pháp của Ðức Phật và cũng chứng đắc A-la-hán cùng với một ngàn người và đã trở thành vị tỳ khưu theo mệnh lệnh “Thiện lai tỳ khưu,” Vào ngày rằm tháng Phagguna, vị ấy nghĩ “mùa lạnh đã qua, mùa mưa lại đến, rừng đang đâm chồi nẩy lộc, và đường đi đã thuận lợi hơn nhiều, đã đến lúc dàn xếp một cuộc họp với các người thân họ hàng của đức Như Lai Thập Lực.” Ðang khi tiến gần lại với Ðức Phật, ngài tể tướng mở miệng khen ngợi Ðức Phật thành một bài kệ gần sáu mươi đoạn,[150] khiến cho Ðức Phật trở về lại với thành phố quê hương của ngài:

Giờ đây đã xuất hiện màu đỏ thắm rực rỡ trên ngọn cây thưa ngài đáng kính[151], đang che phủ tàn lá, đang truy tìm quả chín, giống như những ngọn lửa chiếu sáng. Thưa ngài đại anh hùng, đã đến giờ ngài đi gặp lại những người Thích Ca[152]*

[24] Trời không quá lạnh, cũng không quá nóng, cũng không thiếu thốn của bố thí nữa. ồng ruộng đã trở thành xanh biếc và mọc đầy cỏ: thưa ngài đại sư, đã đến lúc ngài về thăm lại quê nhà.*1

Thế rồi Ðức Phật nói với quan tể tướng, “Hỡi Udāyin tại sao nhà ngươi lại khen ngợi chuyến đi đến như vậy?”

“Thưa ngài kính mến, cha ngài, hoàng vương Suddhodana, rất muốn gặp mặt ngài, hãy thu xếp một cuộc gặp với những người họ hàng thân thuộc của ngài đi.”

“Thôi được rồi Udāyin, ta sẽ thu xếp một cuộc họp mặt với những người họ hàng thân thuộc của ta. Chính vì thế hãy truyền cho Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu để họ sửa soạn những việc cần phải tuân thủ cho một cuộc hành trình.”

Thật tuyệt vời, thưa ngài kính mến,” và vị trưởng lão truyền cho Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu, Vị đạo sư đã lên ường từ thành phố Rājagaha đi theo ngài có khoảng mười ngàn người trai trẻ thuộc các gia đình đang sinh sống tại Aṅga-Magadha và vào khoảng mười ngàn người đang sinh sống tại Kapilavatthu – cùng với khoảng hai mươi ngàn các vị tỳ khưu là những người đã triệt phá được hết mọi lậu hoặc. Các ngài đi bộ khoảng độ một do tuần (yojana) mỗi ngày. Ngài đã đến thành phố Kapilavatthu trong vòng hai tháng sau. Ngay sau khi Ðức Phật đến thành phố đó một số người Thích Ca nói: “Chúng ta sẽ gặp người họ hàng tuyệt vời của chúng ta.” Họ đi tìm nơi Ðức Phật sẽ lưu lại và quan sát thấy công viên hoàng gia Nigrodha là nơi ngài lưu lại và những người Thích Ca vô cùng sung sướng. Họ sửa soạn đủ loại đồ thiết yếu và rồi họ ra ngoài để gặp Ðức Phật, họ cầm trong tay hương hoa, toàn bộ trên tứ chi được trang điểm với đồ trang sức quí giá và kính lễ ngài với nước hoa, hoa và bộ hương trầm. Rồi sau khi đã kính lễ ngài, họ đi đến công viên Nigrodha, tại đó họ thấy Ðức Phật vây quanh là một đoàn tỳ tùng khoảng hơn hai mươi ngàn người, là những người đã triệt phá hết lậu hoặc, còn Ðức Phật ngài đang ngồi trên chiếc ghế đã được sửa soạn chỉ dành riêng cho ngài. Nhưng những người Thích Ca tự bản chất đã tỏ ra rất tự phụ, cứng lòng do tự phụ mà ra và đã suy nghĩ rằng.” Hoàng tử Siddhatta còn trẻ hơn chúng ta, ngài chỉ đáng là anh chúng ta, ngài chỉ bằng tuổi con trai chúng ta mà thôi, chỉ bằng tuổi đứa cháu chúng ta mà thôi.” Họ đã nói những điều đó cho biết bao nhiêu các vị hoàng tử trẻ tuổi. “Hãy tỏ ra kính lễ Ðức Phật chúng ta sẽ ngồi rất gần các ngài.”

* Thag 527. trích trong Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 359. 535.
*1 Ja i. 87, cả hai đoạn kệ trên.

Và họ đã ngồi như vậy còn Ðức Phật sau khi đã nhận ra được ý nghĩ trong tâm của họ, liền suy nghĩ, “Những người họ hàng này không kính lễ ta vì họ đã lớn lên một cách uổng công vô ích[153] họ cũng chẳng biết vị Phật thuộc hạng người nào. Cũng như không hay biết sức mạnh của một vị Phật là như thế nào. Cũng chẳng biết một vị Phật là loại người này và sức mạnh của vị Phật là như vậy. Nào ta hãy đến và chứng tỏ cho họ thấy chính sức mạnh của một vị Phật và sức mạnh khả năng Thần Thông của ngài là như thế nào, ta sẽ thực hiện một phép lạ. Tạo ra trên trời một nơi du ngoạn (Walk) bao gồm toàn bộ những thứ vàng bạc đá quí.[154] Nối liền toàn bộ thập vạn đại thiên ta bà thế giới. Ngài rảo bước lên xuống tại đó và nhận ra được ý nghĩ trong tâm dân chúng. Ta có thể thuyết giảng Phật Pháp cho họ. Do vậy những người duyệt lại có nói ra điều này nhằm chúng tỏ cách lý luận của Ðức Phật như sau:

I 3. Vì những chúng sanh cùng với chư Thiên không hay biết vị Phật này thuộc loai người nào, siêu phàm nơi con người, cũng như chẳng hay biết gì về sức mạnh thần thông của ngài thuộc loại nào, sức mạnh trí tuệ của vị Phật, ngài luôn tỏ lòng nhân từ với thế gian này.

[25] 4. Vì những chúng sanh này cùng với chư Thiên không hay biết ngài thuộc loại vị Phật nào, loại tối cao nơi các chúng sanh và loại sức mạnh của ngài là loại sức mạnh thần thông, sức mạnh trí tuệ loại sức mạnh của một vị Phật, có lòng nhân từ với trần gian này.

5. Hãy đến mà xem, ta sẽ trình diễn sức mạnh siêu vượt của một vị Phật: lên đến cực điểm ta sẽ tạo ra một nơi du hành được trang hoàng với muôn vàn châu báu.[155]

3. Trong trường hợp này vì những người này không[156] hay biết có nghĩa là vì những người này không hề hay biết. Vần na có nghĩa phủ định; vần hi là một tiểu từ cho biết nguyên nhân. Bởi vì các vị chư Thiên cũng như chúng sanh bắt đầu tương quan với ta song không biết gì về các sức mạnh của ta kể cả sức mạnh thần thông lẫn sức mạnh vị Phật chưa để lộ ra. Ðể biết được một vị Phật thuộc loại này loại nọ. Sức mạnh của vị Phật thuộc loại nào. Chính vì thế ta sẽ trình diễn sức mạnh vị Phật lẫn sức mạng thần thông của ta nữa. Ðó là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây.

3. Chúng sanh cũng như chư Thiên: về điểm này các chư Thiên muốn ám chỉ chư Thiên do tái sanh[157] với các chư Thiên có nghĩa là cùng với các chư Thiên. Họ là ai vậy? Các chúng sanh, là con người cùng với những ai thuộc về chư Thiên được hiểu là các chúng sanh cùng với các chư Thiên. Hay, một vị chư Thiên được gọi là chư Thiên theo qui ước.[158] Thí dụ nhà vua Suddhodana, chính vì điều đó, như ta nói rằng, “Với bệ hạ Suddodana” lại có nghĩa là “chúng sanh với các chư Thiên” là những con người có quan hệ họ hàng của ngài. Với các chư Thiên, chúng sanh với Suddhodana, chúng sanh với các chư Thiên, với các vua chúa. – Những người họ hàng của ta cũng không hay biết sức mạnh của ta là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây. Hơn thế nữa các vị chư Thiên còn lại[159] cũng được kể luôn trong đó. Vì toàn bộ các chư Thiên được gọi là chư Thiên do ý nghĩa của các chư Thiên đó, hưởng vui thú v.v... là mục tiêu trong điều kiện[160] tự nhiên của các vị chư Thiên. Hay, các chư Thiên cũng như con người chính là một loại chư Thiên và con người. Chúng sanh cùng với các vị chư Thiên chính là các con người cộng với các chư Thiên. Họ là những ai vậy? “Các cõi trần thế” nên được hiểu theo như cách diễn đạt còn lại.

3. Buddha[161] (vị Phật) có nghĩa là được Giác Ngộ,[162] Giác Ngộ hoàn toàn trước tứ diệu đế. Như người ta nói rằng:

Ta biết được hoàn toàn chính là điều cần phải được hiểu một cách thông suốt, và được phát triển điều cần phải được tu tập, thoát khỏi những điều cần được loại bỏ. Chính vì thế, một vị Bà la môn, chính ta là Buddha.*

Và ở đây xét theo cấu trúc ngữ pháp từ Buddha nên được coi là ở cách chủ động.[163] Tuy nhiên đức Thế Tôn là vị tự Giác Ngộ hoàn toàn, như vậy ngài được nhận ra và biết đến do các chư Thiên và con người. Là những người đã đạt đến được những chứng đắc kiệt xuất.[164] Về điểm này cấu trúc ngữ pháp của từ Buddha nên được hiểu ở thể thụ động:[165] ngài được Giác Ngộ hiểu theo nghĩa “Có đặc tính Giác Ngộ nơi người.” Có nghĩa ngài là người có được đặc tính Giác Ngộ. Toàn bộ những điều này nên được hiểu theo khoa học ngữ pháp.

3. Thuộc loại nào có nghĩa là: loại nào. Thuộc loại nào, ngang bằng với điều gì, màu nào, với hình thái thể chất nào, cao hay thấp?

3. Đấng Tối Thượng nơi con người có nghĩa là tuyệt trần nơi các chúng sanh, là những con người hay trong số những con người ấy ngài là đấng trổi vượt nhất, là đấng tốt nhất, đấng hoàn hảo nhất.

3. Có sức mạnh thần thông phi thường[166] có nghĩa là vấn đề này hiểu theo nghĩa thành công, là thần thông tạo ra, và thần thông hiểu theo nghĩa những thành tích. Hoặc giả, sức mạnh thần thông có nghĩa là các chúng sanh thành công. Như vậy họ là những người thành công, được phong phú hóa, là những người tuyệt vời. [26] Nó có mười loại như ta đã nói*1 có mười loại thần thông. Mười loại nào vậy? Sức mạnh thần thông cương quyết quyết tâm, sức mạnh thần thông biến hóa... do tâm tạo (thân).... nhờ có sự can thiệp của kiến thức... nhờ sự can thiệp của nhập định. Sức mạnh thần thông của các vị thánh, sức mạnh thần thông do kết quả nghiệp chướng. Sức mạnh thần thông do công đức mà có. Sức mạnh thần thông bao gồm chú thuật, sức mạnh thần thông hiểu theo nghĩa thành công nhờ nỗ lực chánh đáng (được áp dụng vào) nơi này nơi nọ.

Ðây là một khác biệt giữa những sức mạnh này: loại thông thường, chúng ta hướng tâm đến nhiều loại cùng một lúc; sau khi đã hướng về hàng trăm hàng ngàn thứ ta quyết tâm quyết định cộng với yếu tố trí tuệ: Ta thuộc dạng đủ thứ (đa dạng). Như vậy sức mạnh thần thông được nhận ra sau khi cho thấy (theo các yếu tố toát yếu kể trên) sức mạnh thần thông chính là quyết định cương quyết. Vì sức mạnh này được tạo ra nhờ đặc tính quyết định cương quyết.

Ðây là ý nghĩa sức mạnh thần thông: sau khi đã nhập thiền thứ tư, được coi như là việc hỗ trợ cho những thắng trí và sau khi đã xuất ra khỏi thiền đó, ta muốn trở thành người có hàng trăm sức mạnh, nói rằng: “Tôi có một trăm sức mạnh”; và thực hiện xong công việc bước đầu ta lại nhập tâm với công việc ban đầu một lần nữa trong lãnh vực dục giới, sau khi lại nhập thiền thứ tư trở lại coi như sự hỗ trợ cho những thắng trí và xuất ra khỏi bậc thiền đó rồi lại tập trung chú ý trở lại. Chúng ta cương quyết quyết định. Như vậy với cương quyết quyết định ta có khả năng sức mạnh được nhân lên hàng trăm hàng ngàn lần v.v... Đây chính là sự hỗ trợ. Trong trường hợp này khi thần thông (coi) nhập thiền như là một sự hỗ trợ, coi tướng làm hộ trợ khách quan hoặc một số hỗ trợ khách quan nào đó từ phía hàng ngàn sự hỗ trợ này và những sự hỗ trợ này lại tùy vào hình dạng xuất hiện, chứ không căn cứ vào cách miêu tả. Tâm quyết định cương quyết có hàng trăm sự hỗ trợ khách quan, nhưng cũng cùng tâm đó trong hiện trạng an chỉ định thì lại giống như một hiện trạng tâm,[167] thuộc về thiền thứ tư liên quan đến lãnh vực sắc giới, lập tức nổi lên làm một mà thôi.

Về điểm này sau khi đã loại bỏ được hình thái bình thường, vị tỳ khưu tự xuất hiện dưới hình dạng một đứa bé hay tự xuất hiện dưới hình dạng một mãng xà hay một con chim hay dưới dạng hàng ngàn binh lính. – Như vậy ta gọi đây là sức mạnh thần thông biến hóa vì đây là sức mạnh (khả năng) loại bỏ hay thay đổi hình dáng bình thường của mình.

Về điềm này, khi một tỳ khưu từ thân xác của mình có thể tạo ra thành một thân xác khác với hình dạng hữu hình, hay do tâm tạo. Hoàn hảo với tứ chi, không có bất kỳ khiếm khuyết về nơi khả năng giác quan.[168] Bằng cách này khả năng thần thông do tâm hay thân xác tạo ra cũng được gọi như vậy vì đây là khả năng xuất hiện như là sản phẩm của một thân xác do tâm tạo ra hoàn toàn khác với thân hình thể chất bên trong thân hình thể chất của ta.

Có một sự phân biệt đem lại do đạt đến trí  bậc A-la-hán là điều phải đắc thủ được hoặc là trước khi trí đã nổi lên hoặc sau hay ngay thời điểm được gọi là khả năng thần thông do trí chi phối (can thiệp) như trong trường hợp Trưởng lão Bakkula[169] hay trong trường hợp Trưởng lão Sankicca[170]. Và ta sẽ kể về câu chuyện của hai vị ngay sau đây.

Có một sự phân biệt diễn ra ngay lúc đạt đến tịnh chỉ trước hoặc sau sát na định cũng được gọi là sức mạnh thần thông do định chi phối. Ta cũng thấy có sức mạnh thần thông do định chi phối trong trường hợp Trưởng lão Sāriputta[171] trong trường hợp Trưởng lão Sañjīva[172] trong trường hợp Trưởng lão Khāṇukoṇdaña[173] lại cũng có cận sự nữ có tên là Uttarā[174] cận sự nữ tên là Sāmavatī[175]. Chuyện kể về các vị này cũng sẽ được kể lại dưới đây. Nhưng tôi không kể chi tiết nhằm bỏ qua những nhược điểm chi tiết trong cuốn sách này.

Sức mạnh thần thông của các vị thánh nhân là gì? Về vấn đề này, nếu một tỳ khưu muốn, “Cầu mong ta có thể quan sát được điều tốt lành nơi những điều ghê tởm,” [27] ngài tiếp tục chiêm ngưỡng điều tốt lành. Nếu ngài muốn, “Cầu mong ta có thể tiếp tục chiêm ngưỡng điều ghê tởm nơi điều tốt lành”. Ngài trú ngụ tại đó với xả, với niệm và ý thức rõ ràng.[176] Ðiều này được gọi là sức mạnh thần thông của bậc thánh chỉ xuất hiện nơi các vị thánh nhân đã đạt được chế ngự tâm mà thôi.

Sức mạnh thần thông do kết quả nghiệp chướng sanh ra là gì vậy? Bắt đầu với việc di chuyển trên không, sức mạnh thần thông nhờ kết quả nghiệp chướng chính là điều diễn ra nơi các loài chim, nơi các vị chư Thiên, và nơi một số con người thuộc thời đại kiếp bắt đầu và các chúng sanh đang phải sống trong cảnh đau khổ.[177]

Sức mạnh thần thông do công đức đem lại là gì? Một Chuyển Luân Vương bay bổng trên không cùng với đạo quân bốn yếu tố của ngài. Một núi bằng vàng cao tám mươi cubit được tạo ra dành cho người chủ nhà Jaṭilaka[178]; đây chỉ là những sức mạnh thần thông do công đức đem lại mà thôi. Việc tồn tại an toàn của người chủ gia nhân Ghosita khi người đó rơi vào bảy vị trí luôn muốn giết hại ông ta[179] chính là sức mạnh thần thông do công đức mà ra. Sự xuất hiện kỳ lạ của những con trừu trước người lái buôn tên là Meṇḍaka dưới dạng bảy viên ngọc quý tại một vị trí chỉ gồm một miếng đất nhỏ síu[180] cũng là sức mạnh thần thông do công đức lập được mà ra vậy.

Sức mạnh thần thông gồm nơi toàn bộ chú thuật là gì vậy? Khả năng thần thông bao gồm các chú thuật bắt đầu với những cách thức như sau đây: thành thạo về chú thuật (phù thuỷ) đọc được những câu thần chú. Di chuyển trên không và cho thấy một con voi xuất hiện trên không gian, không trung... và họ có thể chỉ ra một đạo quân đa dạng xuất hiện...[181]

Sau khi đã thực hiện được điều này điều nọ một khi được tái sanh theo nhiều dạng khác nhau chính là sức mạnh thần thông hiểu theo nghĩa thành công nhờ nỗ lực chánh đáng và điều này được gọi là sức mạnh thần thông hiểu theo nghĩa thành công nhờ nỗ lực đúng đắn. Khả năng về mười sức mạnh thần thông được gọi là khả năng sức mạnh thần thông. Ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây là họ không muốn biết đến khả năng sức mạnh thần thông của ta.

3. Khả năng trí tuệ có nghĩa là: mục đích ở đây muốn dành điều thuận lợi cho toàn bộ những ân đức cả hiệp thế lẫn siêu thế chính là khả năng trí tuệ về thánh đạo A-la-hán. Chẳng có chúng sanh nào biết được điều này. Một số người cho là khả năng trí tuệ ồng nghĩa với sáu loại trí không được Ðức Phật chia sẻ cho bất kỳ người nào khác.[182]

3. Khả năng một vị Phật:  đây khả năng của vị Giác Ngộ có nghĩa là sức mạnh của vị Giác Ngộ đó hay những trí của đức Như Lai Thập Lực.[183] Trong trường hợp này những trí của đức Như Lai Thập Lực có nghĩa là trí biết những gì là cơ hội và những gì không phải là một cơ hội gây hậu quả trí biết về kết quả liên quan những hành vi diễn ra ở quá khứ, tương lai và hiện tại, trí biết về những qui trình dẫn đến khắp mọi sanh thú,[184] trí biết về thế gian này dưới nhiều khía cạnh và hình thức khác nhau và đa dạng, trí biết về nhiều đặc tính đa dạng (nơi các chúng sanh) trí biết về các khuynh hướng và các xu hướng thiên về điều gì đó, trí biết hiện thực nơi ô nhiễm, nơi cách tinh luyện, trong việc xuất ly từ phía những thành tích nhập thiền, thành tích giải thoát và thành tích nhập định, trí biết về những tiền kiếp, trí biết về tử (từ đó) rồi lại sanh (ở nơi chốn khác của các chúng sanh, trí đoạn tận các lậu hoặc – có mười loại trí như vậy. Sức mạnh của một vị Phật ều đồng nghĩa với mười loại trí này.

4. Thuộc loại này có nghĩa là thuộc loại này[185], hay chính loại này là cách giải thích.

5. Đến là một tiểu từ ám chỉ sự bắt đầu (cho một dòng)[186]

5. Ta dùng để ám chỉ chính ta. Ðiều này muốn nói lên điều gì? Ðiều này muốn nói lên vì những người họ hàng của chính Ðức Phật không thể biết sức mạnh của một vị Phật cũng như không thể biết được những ân đức đặc biệt của vị Phật đó. [28] Và bởi vì họ lớn lên một cách uổng phí và do tính tự phụ họ đã không kính lễ ta là một nhân vật đáng kính nhất so với toàn bộ các chúng sanh trên trần gian này. Chính vì thế nơi họ ta thấy xuất hiện một hiện tượng tự phụ; sau khi hiểu được điều này người ta nói rằng sức mạnh của vị Phật có thể được chứng tỏ theo ý nghĩa này tức là do Hành vi Kính Lễ Chư Phật mà ra.

5. Ta sẽ phơi bày ra có nghĩa là ta có thể phơi bày ra[187]; Hay “ta sẽ phơi bày ra”[188] cũng là một cách giải thích; ý nghĩa ở đây cũng đều giống nhau.

5. Sức mạnh của một vị Phật có nghĩa là sức mạnh của một vị Giác Ngộ hay sự nổi tiếng nơi trí của một vị Giác Ngộ.

5. Vô địch có nghĩa là không ai có thể vượt qua nổi (qua mặt được)[189].

5. Một nơi du hành có nghĩa là một vị trí ta có thể đi bộ trong đó được.

5. Ta sẽ tạo ra được có nghĩa là ta có thể sáng chế ra[190] “ta đang tạo ra một nơi du hành” cũng là một cách giải thích; ý nghĩa vẫn hoàn toàn giống nhau.

5.  địa điểm cao nhất. Có nghĩa là ở trên trời cao.

5. Được trang điểm với toàn bộ những bảo vật có nghĩa là được trang điểm, trang hoàng hiểu theo nghĩa tạo ra sảng khoái với toàn bộ mười loại đá quí. Với ngọc trai, đá quí, lục ngọc thạch, viên ngọc mẹ, đá thạch anh, san hô,[191] bạc, vàng, ngọc mắt mèo, đá đỏ ru-bi[192]. Có nghĩa là: được trang điểm với đủ thứ đá quí. Một số người lại giải thích. “Ở nơi cao nhất được trang điểm với đủ loại đá quí.”[193] Thế rồi vì Ðức Thế Tôn được cân nhắc đến như vậy, các chư vị chư Thiên trên trần gian này v.v... Đang sống nơi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế giới đều vui mừng trong lòng và đã tán đồng ngài.

Ðiều này nên được hiểu là ngay lúc khởi đầu bài kệ này đã được các nhà duyệt xét làm rõ mọi vấn đề này.

I. 6. Các chư Thiên thuộc địa cầu này, những kẻ nào đó và các vị đại Thiên Vương, thuộc Nhóm Tam Thập Tam, Các chư Thiên Dạ Ma (Yama) và những người được hưởng hạnh phúc, những Hóa lạc Thiên, cũng như những Tha hóa tự tại thiên, và những ai thuộc đoàn tùy tùng của các vị Phạm Thiên, sung sướng vô tận, tạo ra những tiếng la hét vang xa.[194]

6. Trong trường hợp này (các chư Thiên) trên ịa cầu này có nghĩa là những kẻ nào đang sống trên trần gian này, họ sống trong lâu đài[195] nhà vua, trên sườn núi dốc cao. Trong rừng rú sâu thẳm hay trên những ngọn cây cheo leo.

6. Những người thuộc về các vị Ðại Thiên Vương nghĩa là có liên kết với với Các Vị Ðại Thiên Vương[196]. Các vị chư Thiên đang bay trên không trung. Sau khi đã nghe thấy tiếng các vị chư Thiên trên mặt đất. Rồi các vị thần mây sấm[197], các vị thần mây nóng bức. Rồi đến các vị thần mây lạnh, các vị thần mưa, thần gió, rồi đến bốn vị Ðại Thiên Vương, đến vị Tam thập Tam, các vị chư Thiên Dạ Ma (Yama), rồi đến những chư Thiên Ðấu Xuất Ðà, đến các vị thần Hóa lạc thiên, rồi các vị thần Tha hóa tự tại thiên, các vị trong đoàn tuỳ tùng của vị Phạm Thiên, các vị Phạm Phụ thiên. rồi đến các vị đại Phạm Thiên, các vị Thiểu quang thiên, rồi đến các vị Vô lượng quang thiên. Các vị Quang âm thiên, các vị Thiểu Tịnh Thiên, vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên các vị Vehapphala Quảng quả[198], các vị thần Aviha vô phiền. Các vị Atappa vô nhiệt Sudassa. Thiện kiến Sudassi, Thiện hiện rồi đến các vị Akanittha sắc cứu cánh sau khi đã nghe thấy tiếng động đó, cũng tạo ra một âm thanh to lớn. Ý nghĩa ở đây là ngoại trừ những gì không có tâm thức và các chúng sanh thuộc các cõi vô sắc giới. toàn bộ chư Thiên, con người, long vương v.v... Nơi những địa điểm có thể nghe thấy tiếng động phát ra tiếng khen ngợi, thì lòng trí họ được tràn đầy nhuệ khí.

6. Hạnh phúc sung sướng có nghĩa là được vui sướng trong lòng. Tràn đậy nhuệ khí và hạnh phúc.

6. Vang xa có nghĩa là lan rộng ra khắp nơi.

Rồi ngay sau khi ngài đã suy tính đắn đo, vị đạo sư đã nhập chứng đắc thành tích Kasina màu trắng[199], quyết tâm quyết định, “Chớ gì ánh sáng xuất hiện nơi cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới” [29] Thông qua quyết tâm quyết định trong tâm thì ánh sáng đã xuất hiện ngay lập tức trên mặt đất cho tới nơi cư trú của Akanittha sắc cứu cánh, do vậy người ta nói rằng:

I 7. Chiếu sáng cùng khắp mặt đất. Cùng với các cõi chư Thiên và vô số khoảng không vô tận nơi các cõi đó, và rồi bóng tối dầy đặc đã tan biến hết khi họ được chứng kiến điều kỳ diệu tuyệt vời đó.

7. Trong trường hợp này được chiếu sáng có nghĩa là biến thành rõ ràng. 7. Mặt đất có nghĩa là: về điểm này mặt đất gồm bốn đặc tính:[200] mặt đất có những đặc tướng, mặt đất với những thành tố cấu tạo, mặt đất như là các ấn chứng nhập thiền, mặt đất được gọi như vậy. Khi người ta nói trong những văn cảnh như. “Thưa ngài, ịa đại nội tại là gì vậy? Bất luận điều gì được coi là nội tại, thích hợp cho một cá nhân, cứng, và rắn chắc.”* Ðây là mặt đất với những đặc tướng. “Bất kỳ vị tỳ khưu nào cũng nên đào đất hay cho đào mặt đất.”*1 Có nghĩa là mặt đất với các thành phần cấu tạo thành; và tóc trên đầu v.v... Và hai mươi phần sắt và đồng v.v... Đó là mặt đất bên ngoài và mặt đất cùng với các thành phần cấu thành về màu sắc v.v... Được gọi là mặt đất cộng với các thành phần cấu thành. “Chúng ta hiểu được ề mục kasina đất” *2 Có nghĩa là mặt đất như là ấn chứng nhập thiền và mặt đất như là việc hỗ trợ khách quan cho việc nhập thiền. Kẻ nào chứng đắc cách nhập thiền thông qua ề mục thiền kasina đất, được tái sanh trong cõi chư Thiên, khi quay trở lại thì lấy tên là một chư Thiên mặt đất; như vậy người ta nói rằng: các thần thủy và thần thổ”*3 – Trong số các chư Thiên này: là trái đất được gọi với tên như vậy. Và điều được gọi là mặt đất nên được hiểu như là một cách mô tả. Nhưng ở đây ý định lại muốn coi trái đất với những yếu tố cấu thành của nó.

7. Các cõi chư Thiên (sadevakā) có nghĩa là các cõi có các chư Thiên cư trú. “Với các chư Thiên” (sadevatā) cũng là một cách giải thích nếu như cách này tốt hơn. Ý nghĩa ở đây là thế giới loài người cùng với thế giới các chư Thiên được chiếu sáng lên.

7. Rất đông người (puthu) có nghĩa là có rất nhiều người (bahu)[201].

7. Khoảng không chính giữa các thế giới đó có nghĩa đây là một từ đồng nghĩa với từ Nirayas (địa ngục) và các cõi A-tu-la và khoảng không ở giữa ba cõi ta bà thế giới là một khoảng không ở giữa các thế giới này. Giống như khoảng không ở giữa ba bánh xe của một chiếc xe ngựa khi chúng đang đứng yên va chạm vào nhau. Mỗi khoảng không ở giữa các cõi này đo được tám ngàn do tuần (yojana).[202]

7. Không có căn cứ (cơ sở) không có sự nâng đỡ từ phía dưới1.

7. Và tính ảm đạm có nghĩa là bóng tối.

7. Dầy đặc có nghĩa là rậm rạp, cứng cỏi. Thường xuyên tối om vì thiếu ánh sáng mặt trời và mặt trăng chiếu sáng.

7. Bị tiêu mòn có nghĩa bị triệt phá.

7. Khi có nghĩa là khi Ðức Phật do lòng thương xót của ngài đối với các chúng sanh ngài đã chiếu dãi ánh sáng để thực hiện điều kỳ diệu. Thế rồi bóng tối dầy đặc trong khoảng không giữa các cõi đó đã biến mất và bị triệt phá.

7. Tuyệt vời có nghĩa là xứng đáng được vỗ tay khen thưởng. Xứng áng được vỗ tay tán thưởng kèm theo kinh ngạc.

7. Điều kỳ diệu (pāṭihīra) có nghĩa là điều kỳ diệu do ngài loại bỏ được đối thủ, hay một điều kỳ diệu chúng ta thực hiện (paṭiharati), nghĩ rằng những tâm của các chúng sanh [30] đã bị các tà kiến và lòng tự phụ chiến thắng, hoặc giả đây là một điều kỳ diệu chúng ta làm chống lại (pati-āharati) điềm tĩnh nơi các chúng sanh yếu lòng tin. Paṭihera cũng là một cách giải thích; ý nghĩa này cũng giống như trên. Về điểm này đây là một từ đồng nghĩa với đặc tính tuyệt hảo của ánh sáng được tạo ra.

7. Khi họ nhìn thấy điều kỳ diệu ngoạn mục: về điểm này ta nên hiểu ý nghĩa bằng cách đưa vào đoạn văn sau: các chư Thiên, con người và các chúng sanh, nổi lên trên khoảng không giữa các cõi thế giới. Sau khi đã nhìn thấy điều kỳ diệu Ðức Thế Tôn đã thực hiện, đã trở nên đầy nhiệt tình và hài lòng. Bằng không chẳng có cứu cánh nào thích hợp với khởi điểm hoặc khởi điểm và cùng đích cả. Giờ đây không những chỉ có ánh sáng chiếu rọi nơi các cõi thế giới con người và thế giới chư Thiên, nhưng ánh sáng hiện hữu ở khắp mọi nơi ba thế gian, được coi như là pháp hành thế gian, chúng sanh thế gian và hư không thế gian.[203] Ðiều này chứng tỏ cho thấy ý nghĩa đoạn kệ này được thốt lên như sau:

I. 8. Nơi các vị chư Thiên, các nhạc công thiên đình, con người trên trần thế, dạ xoa, có một luồng sáng lan toả khắp nơi xuất hiện cả trên trần gian này và vượt qua khắp mọi nơi. Bên dưới trên cao, vượt quá và xung quanh.

8. Trong trường hợp này các chư Thiên có nghĩa là chư Thiên gọi theo quy ước. Chư Thiên do tái sanh. Chư Thiên do tinh luyện.[204] Tất cả các vị chư Thiên này được gộp chung lại ở đây là các chư Thiên và các nhạc công thiên đình và con người cũng như các Dạ xoa ều là được gọi chung là devas. Nhạc công thiên đình, con người và dạ xoa cùng với (saha) devas. Nhạc công thiên đình, con người, Dạ xoa có nghĩa là với (sa[205]) devas, nhạc công thiên đình, con người và Dạ xoa. Nhưng cõi đó là cõi nào vậy? Trong cõi có các (sa) devas. Nhạc công thiên đình, con người, và Dạ xoa.

8. Ánh sáng rực rỡ có nghĩa là ánh sáng.

8. Nguy nga lộng lẫy  đây có nghĩa là trần gian này thật là nguy nga tráng lệ xuất hiện trong những đoạn như ngọt ngào, tốt nhất, trải rộng khắp nơi.[206] Chính vì thế thế giới này xuất hiện một cách ngọt ngào trong các đoạn như “Họ ăn và tham gia một bữa tiệc nặng (uḷārāni) thịnh soạn và một bữa ăn nhẹ (ulārāni) thịnh soạn”* và rõ nhất trong các đoạn như “vị Vacchāyana áng kính khen ngợi Ðức Phật Cồ Ðàm với những lời khen ngợi cao quý (ulārāya) *1 và lan toả khắp nơi như trong các đoạn như “đặc tính sáng ngời ngoạn mục vô song vượt xa đặc tính nơi các chư Thiên.” * điều này nên được hiểu ở đây là ý nghĩa tốt nhất.

8. Tỏa ra khắp nơi, có nghĩa là vô tận.

8. Xuất hiện có nghĩa là khởi xuất, nổi lên, được tạo ra.

8. Trên cõi đời này và cả ở cõi đời sau nữa có nghĩa là trên cõi trần gian loài người và ở cả cõi bên kia thuộc các vị chư Thiên.

8. Nơi cả hai có nghĩa là trên cả hai cõi vừa nói đến ở trên. Ta cũng nên hiểu điều này như thể là cả nơi cõi nội tâm và cõi ngoài đời nữa.

8.  bên dưới có nghĩa là nơi các tầng địa ngục (Nirayas) bắt đầu với ịa ngục A Tỳ (Avīci).

8. Và cả ở bên trên có nghĩa là từ cõi trời cao tái sanh vào trên cõi trời cao.

8. Vượt qua: có nghĩa là trải qua cả mười ngàn ta bà thế giới.

Và xung quanh: ý nghĩa ở đây là sau khi đã đẩy lùi được bóng tối bao trùm khắp nơi. [31] Một tia ánh sáng xuất hiện tràn ngập cõi trần gian và các vùng theo cách đã nói ở trên. Hay ý nghĩa muốn nói ở đây là tia sáng đó vẫn tồn tại sau khi đã toả sáng cả một vùng rộng lớn bao trùm khắp thế gian.

Thế rồi khi đức Thế Tôn đã chiếu toả ánh sáng khắp Thập Vạn Ðại Thiên tà ba Thế Giới, ngài nhập thiền thứ tư dựa trên cơ sở những thắng trí. Xuất ra khỏi đó và hướng tâm thông qua một hành vi tâm linh kiên quyết quyết định. Ngài đã bay lên không trung và thực hiện một điều kỳ diệu giữa một đám đông to lớn các chư Thiên và con người. Như thế ngài làm mưa bụi bẩn chân ngài đổ lên đầu những người họ hàng (của ngài).

Từ bản văn ta nên hiểu điều này như sau:

Trí của đức Như Lai liên quan đến Song thông là gì? Ðức Như Lai thực hiện Song thông[207] liên quan đến vấn điều này: đó là các vị đồ đệ của ngài không thể thực hiện được những gì ngài đã làm: xuất phát từ phần cơ thể phía trên có một ngọn lửa phát ra, lại có một tia nước chảy ra từ phần dưới cơ thể của ngài; từ phần dưới cơ thể cũng có một ngọn lửa toát ra; từ phần trên cơ thể lại có một tia nước chảy ra; từ phần phía trước của cơ thể... từ phía sau phần cơ thể... phía sau lưng... phía trước mặt của ngài... từ phía mắt phải, từ phía mắt trái... từ phía mắt trái, từ phía mắt phải; từ phía tai phải, từ phía tai trái... từ tai trái, từ tai phải...; từ phía lỗ mũi phải, từ phía lỗ mũi trái... từ lỗ mũi trái, từ lỗ mũi phải...; từ vai phải, từ vai trái... từ vai trái, sang vai phải... từ tay phải, sang vai trái... từ tay trái sang tay phải... từ cạnh sườn phải, sang cạnh sườn trái... từ phía bên trái, sang phía bên phải...’từ phía chân phải, sang phía chân trái... từ phía chân trái sang phía chân phải...; từ mỗi ngón tay, từ khoảng trống giữa các ngón tay, từ mỗi ngón tay, từ những khoảng trống giữa các ngón tay, từ mỗi ngón tay...; từ lỗ chân lông trên da toàn thân một ngọn lửa toát ra nơi từng chiếc lông, trên khắp thân xác ngài lại có một tia nước chảy ra; những tia sáng sáu màu tỏa ra gồm màu xanh lơ, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, màu đỏ thẫm và màu mờ đục khác thường.

* D. ii. 12. M. iii. 120

Khi Ðức Phật đi lên đi xuống, thì Hóa thân (của ngài) lại đứng yên hay ngồi xuống hay nằm. Khi Ðức Phật đứng lên thì, hóa thân của ngài lại đi lên đi xuống hoặc ngồi hoặc nằm xuống. Khi Ðức Phật ngồi, hóa thân của ngài lại đi lên đi xuống hoặc ngồi hay nằm xuống. Khi Ðức Phật nằm xuống, hóa thân của ngài lại đi lên đi xuống hoặc ngồi hay nằm xuống. Khi hóa thân của ngài đi lên đi xuống, thì Ðức Phật lại ứng yên, hay ngồi hoặc nằm xuống. Khi hóa thân của ngài đứng yên, thì Ðức Phật lại đi lên đi xuống hoặc ngồi hay nằm xuống. Khi hóa thân của ngài ngồi, thì Ðức Phật lại đi lên đi xuống, hay đứng yên, hay nằm xuống. Hóa thân của ngài nằm xuống, thì Ðức Phật lại đi lên đi xuống hay đứng yên hoặc ngồi xuống. Ðây là điều ta nên hiểu về trí Song thông của đức Phật Như Lai.

Do Ðức Phật đã chứng đắc thiền ề mục Kasina lửa (heat kasina) có một ngọn lửa xuất ra từ phần trên cơ thể của ngài. Vì ngài chứng đắc thiền ề mục Kasina nước (water kasina) thế nên có một làn nước tuôn ra từ phần dưới cơ thể của ngài. Các từ “xuất phát từ phần trên cơ thể của ngài một ngọn lửa toát lên và từ phần dưới cơ thể của ngài một làn nước chảy ra” nên được hiểu nhằm chứng tỏ từ phần cơ thể mà có một làn nước chảy ra, từ phần cơ thể đó có một tia lửa phát ra; và từ phần cơ thể đó có một tia lửa phát ra. Từ phần cơ thể đó cũng có một làn nước chảy ra. Ðây cũng chính là phương pháp đối với các từ ngữ khác, nhưng tia lửa không thể trộn lẫn với làn nước, cũng như làn nước không thể pha trộn với tia lửa được. Nhưng đối với các tia sáng thì từng tia sáng thứ hai đều phát ra cùng một lúc với tia sáng thứ nhất như thể chúng là một cặp với nhau. Ấy vậy chẳng có bất kỳ qui trình hay hành vi tâm nào lại xảy ra trong cùng một lúc. Vì đặc tính khinh an hữu phần của từng vị Phật thế nên các tia sáng này hình như được toát ra theo năm cách trong cùng một lúc từ mỗi con người do các hành vi tâm của họ. Nhưng hành vi hướng tâm, việc sửa soạn, lòng quyết tâm quyết liệt nhằm tạo ra những tia sáng này thì hoàn toàn tách biệt nhau. Như vậy đối với tia sáng màu xanh [32] là lúc Ðức Phật đạt đến thiền ề mục Kasina màu xanh, còn đối với tia sáng màu vàng v.v... chính là thời điểm ngài đạt đến thiền ề mục kasina màu vàng v.v... chính vì như vậy, đang khi Ðức Phật thực hiện Song thông, thì đó là thời điểm toàn bộ mười ngàn ta bà thế giới cũng được trang hoàng rực rỡ. Vì vậy người ta đã nói rằng:

I 9. Siêu nhân, không gì sánh bằng, người dẫn đường, đạo sư được cả các chư Thiên lẫn con người kính lễ; một con người toàn năng, với dẫu chỉ hàng trăm công đức toát ra, ngài đã thực hiện được điều kỳ diệu tuyệt vời nhất.

9. Trong trường hợp này Siêu nhân[208] có nghĩa là oai hùng, quang vinh, người hoàn hảo nhất trong số các chúng sanh do chính các ân đức giới hạnh của mình. v.v... Điều này có nghĩa là siêu nhân. Hoặc, một siêu nhân là con người oai hùng nơi các chúng sanh, chính là một tên dành cho tâm thức.[209] Tuyệt hảo nhất, oai hùng nhất, vì là một chúng sanh sở hữu thập lực, Tứ vô sở úy, và những trí không ai có thể chia sẻ được. (ngay cả các đồ đệ của mình) do vậy ngài là một siêu nhân.1 Bởi vì trong ngài hiện hữu “một đồ chứa”[210] một con người[211] oai hùng,4 một siêu nhân.1 Nếu đây là một con người oai hùng[212] ta phải coi cách giải thích từ oai hùng[213] là phần thứ nhất của từ kép; Ðây không phải là một khiếm khuyết đâu.[214] Do xuất phát từ việc thiếu một trật tự cố định và từ chỗ có một số cách diễn giải khác, thế nên ta nên hiểu ý nghĩa như các từ này giống như một siêu nhân,[215] một cá nhân oai hùng, một con người vinh quang, v.v... và cả ở đây cũng vậy nếu từ thứ nhất trong từ ghép đó trở thành oai hùng,[216] tỷ như, là một con người oai hùng[217] theo như cách giải thích nơi từ đầu tiên trong từ ghép có nghĩa là một bậc thầy tâm linh, một bậc thầy có tài ăn nói.[218]- Như người ta đã đề cập đến ở đây; đây không phải là một khiếm khuyết. Hoặc giả, xuất phát từ những thuộc tính của hai từ này, thì cách giải thích thứ nhất nên được hiểu phải coi như là (một con người) “rực lên ngọn lửa.”[219]

9. Người dẫn ra khỏi[220] (người giải thoát) có nghĩa là dẫn ra khỏi những gì ngài thu thúc[221] và thuần hoá các chúng sanh liên quan đến nhiều cách tu luyện kỷ luật sai lầm.[222]

9. Ðạo sư có nghĩa là bậc thầy thể hiện nơi những điều ngài giảng giải cho chúng sanh một cách thích hợp và thích đáng liên quan đến những hiện trạng tại đây và vào lúc này cũng như liên quan đến hiện trạng tương lai.

9. Ðược[223] có nghĩa là được (kính lễ)

9. (được) các thần linh và con người[224] kính lễ có nghĩa là các thần linh tự cảm thấy thích thú và thưởng thức năm loại khoái lạc thần linh; con người cũng vậy do đạt đến sự viên mãn trong tâm; các thần linh và con người chính là thần linh và con người. Ðược các thần linh và con người kính lễ có nghĩa là các thần linh và con người[225] kính lễ ngài. Ngài được kính lễ bằng cách dâng hoa v.v... và ngài cũng được kính lễ bằng của bố thí gồm những đồ thiết yếu cho cuộc sống; ý nghĩa ở đây là ngài được “quý trọng”. Nhưng tại sao đấy là sự lựa chọn do các thần linh và con người thực hiện? Phải chăng Ðức Thế Tôn cũng được cả các bàng sanh như thể Long Vương ravāla*, Kāla*1, Apalāla*, Dhanapāla*2, Pārileyyaka*3 và các long vương khác nữa kính lễ; và cả Sātāgiri*4 ḷavaka, Hemavata*5 Sūciloma*6 Khara*6 và một số Dạ xoa (Yakkhas) đã phá vỡ cả giới hạn của họ? Ðiều này có thực, ta phải hiểu điều này như đã được đề cập đến trong mục phân định toàn diện[226] và là một phân định từng cá nhân có khả năng[227] (chứng đắc các thành tích cao hơn)

9. Có sức mạnh phi thường có nghĩa là có sức mạnh của một vị Phật.

9. iềm báo hàng trăm việc công đức có nghĩa là trong các cõi thế giới bất tận toàn bộ chúng sanh từng người một có thể thực hiện một hành vị công đức đến cả hàng trăm lần. Vị bồ Tát được tái sanh sau khi chính ngài đã thực hiện được hàng trăm việc mà toàn bộ các chúng sanh khác cũng đã thực hiện.

* Tham khảo toàn bộ những nagas này (rắn hay voi) được ghi trong DPPN.
*1. Liệu đây có phải là Kākahatthi?
*2 Một phần câu chuyện về con voi này được kể với tên là Nālāgiri được kể lại trong sách Vin ii. tr.194 tt
*3 Câu chuyện của con voi này được kể trong Vin i. 352tt. Ud 41
*4 Xin đọc Sn 153-180, DPPN. Tường trình về các yakkha này. và những tham chiếu khác.
*5 D ii. 256, iii 204.
*6 S I 207 và Sn. tr. 47tt. Khara được gọi là Kharaloma trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến (BvAB)

Chính vì thế ngài được gọi là có điềm báo hàng trăm việc công đức.[228] Nhưng một số người lại cho rằng đối với mỗi việc công đức thực hiện đến hàng trăm lần, các điềm báo lại xuất hiện nơi từng việc một. Ðiều này cho phép “bất kỳ ai cũng có thể trở thành vị Phật” là điều tất cả các tập Chú giải đều đã bác bỏ[229].

[33] 9 (Ngài) đã biểu diễn có nghĩa là ngài đã thực hiện Song thông trước sự ngạc nhiên của toàn bộ các vị chư Thiên và các con người v.v...

Khi vị đạo Sư đã thực hiện Song thông trên trời và đã nhìn kỹ đặc tính thần thông của con người. Vì khao khát muốn thuyết giảng Giáo Pháp thích hợp cho họ đang lúc ngài đi tới đi lui. Ngài đã tạo ra một Nơi Du Hành Châu Báu bao gồm toàn bộ những châu báu và trải dài cho tới Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới bao la. Vì vậy mà người ta đã nói như sau:

I 10. Do vị chư Thiên quang vinh yêu cầu, với tầm nhìn tuyệt hảo vượt trội hơn hẳn mọi con người ngài là vị lãnh đạo trần gian. Suy nghĩ về vấn đề này, ngài tạo ra một nơi du hành được trang trí hoàn hảo với đủ loại châu báu.

10. Trong trường hợp này ngài có nghĩa là Vị đạo Sư.

10. Được yêu cầu: ý nghĩa ở đây là ngài được yêu cầu thuyết giảng Phật Pháp vào chính ngày đầu tiên trong tuần lễ thứ tám.

10. Do các vị chư Thiên quan vinh có nghĩa là vị Phạm Thiên Sahampati.

10. Người có tầm nhìn: về điểm này ý nghĩa chính là người đó ưa thích; ngay cả những điều trơn hay không trơn tru cũng đều được sử dụng cả.[230] Nhưng tầm nhìn này có hai đặc loại: một là trí nhãn và hai là nhục nhãn. Trong trường hợp này trí nhãn lại có năm loại: Phật nhãn, Pháp nhãn, thông hiểu mọi sự, thiên nhãn, tuệ nhãn.[231] Trong số này thì Phật Nhãn được gọi là trí hiểu biết về những khuynh hướng của người khác và các ớc muốn được nhấn mạnh. Cũng như trí hiểu biết về các hiện trạng cao hơn hoặc thấp hơn về các quyền của người khác; điều này được kể lại trong đoạn sau đây: “ngài quan sát thế gian bằng Phật Nhãn.”*.

Người ta gọi Pháp nhãn là ba đạo thấp và ba thánh quả. Như được truyền đạt lại trong câu: “Ðã nổi lên Pháp nhãn, tinh tuyền và vô tì vết”*1

Người trông thấy mọi sự có nghĩa là điều gì được truyền đạt trong câu sau Ôi vị khôn ngoan tài khéo, quan sát thấy mọi sự, bước lên toàn bộ các đỉnh cao bao gồm cả Phật Pháp” *2

Thiên nhãn[232] có nghĩa là một hiểu biết siêu việt, nổi lên bằng cách thêm nhiều ánh sáng[233], trí liên kết với tâm thức như đã được truyền đạt xuống trong câu, “Thông qua thiên nhãn được tinh luyện”*3

Tuệ nhãn[234] có nghĩa là “nhãn khởi xuất, trí khởi xuất”*4 như đã được truyền đạt xuống trong câu “Tuệ nhãn chính là trí về những tiền thần v.v..”

* Vin. I 6
*1. Vin. I 11 16, D i. 110. ii. 288, S iv. 47. A iv. 186, v.v...
*2. Như trong bản văn tr. 10
*3. M. I 183, v.v...
*4. Vin i. 11. v.v...
*5 M. I 111, v.v...

Nhục nhãn được gọi như vậy “là do con mắt và hình dáng thể chất của nó”*5  đây ta gọi là nhục nhãn[235]. Nhưng lại gồm hai loại: nhãn kèm với những điều phụ thuộc và nhãn được coi như là thần kinh. Ở nơi nào nhúm thịt này bị che khuất khỏi tầm nhìn của con mắt trong hốc mắt thì có bốn yếu tố là màu sắc, khí, vị, chất dinh dưỡng[236] tạo ra mạng quyền, trạng thái, và thần kinh nhãn. [34] Và thần kinh thân: ngắn gọn. Có đến mười ba điều phụ thuộc. Theo chi tiết – khi chúng sanh xuất khởi có bốn sở sanh, ba mươi sáu tính nhạy cảm với mạng quyền. Trạng thái, thần kinh nhãn và thần kinh thân và bốn điều này do nghiệp sở sanh làm thành bốn mươi điều phụ thuộc. Ðiều này được gọi là nhãn cộng với các điều phụ thuộc.[237] Nhưng lại được gọi là nhãn với chức danh là thần kinh khi gồm có tính nhạy cảm, có khả năng nhận ra được cảnh sắc, được ấn định trong vòng nhận thức được bao gồm một vòng màu đen bằng cách xác định được vòng màu trắng. Nhưng toàn bộ những điều này được coi như chỉ có một đặc tính vô thường, như thể pháp hữu vi; có hai đặc điểm đi kèm với lậu hoặc hay không, và khi là hiệp thế hay siêu thế;’ ba đặc tính khi thuộc về cõi như thể ba đặc tính chấp thủ;[238] bốn đặc tính giống như sự hỗ trợ nhập thiền khách quan không được xác định liên quan đến những gì hy thiểu và vô lượng, năm đặc tính liên quan đến sắc thái bên ngoài. Níp bàn, vô sắc thái và toàn bộ những gì đóng vai trò hỗ trợ hay không đóng vai trò hỗ trợ nhập thiền khách quan; có sáu đặc tính liên quan đến Phật nhãn v.v... chính vì vậy đây là những đoạn trích liên quan đến Phật nhãn. Ðức Phật được cho là đồng nhất với trí nhãn.

10. Suy ngẫm về sắc giới có nghĩa là ý định ở đây sau khi đã tạo ra được nơi Du Hành bảo ngọc, lại là đặc tướng cho việc thuyết giảng Phật Pháp. Sau khi đã trạch pháp và cân nhắc về hạnh phúc và những điều tốt lành cho cả chư Thiên lẫn nhân loại.

10 (Ngài) đã tạo nên (māpayi) có nghĩa là ngài đã tạo thành (māpesi).

10. V Lãnh đạo trần thế có nghĩa là một lãnh tụ trong việc dẫn dắt trần thế đến giải thoát và về tới thiên đường.

10. Được trang trí lộng lẫy có nghĩa là kết thúc có hậu[239], hoàn tất tốt.

10. Với toàn bộ châu báu có nghĩa là bao gồm mười loại châu báu.[240]

Giờ đây nhằm chứng tỏ cho thấy đức Thế Tôn thành công đến mức độ nào trong việc thực hiện ba điều kỳ diệu này người ta nói như sau:

I 11. Ðức Thế Tôn đã chế ngự được cả ba loại thần thông đó là: Biến hóa thần thông, tha tâm thông, và giáo hóa thần thông.[241] Vị Lãnh đạo trần thế đã tạo nên một nơi du hành được trang trí lộng lẫy với đủ loại châu báu.

11. Về điểm này biến hóa thần thông có nghĩa là các loại khả năng thần thông là điều kỳ công thuộc sức mạnh thần thông như sau khi đã xuất hiện lại biến thành nhiều người và sau khi đã biến thành nhiều người lại có thể biến thành một người. Như đã được diễn ta trong các đoạn văn ở trên.

11. Tha tâm thông có nghĩa là biết được trạng thái tâm của người khác; diễn giảng được những bài thuyết pháp thích hợp là một điều kỳ diệu xảy ra liên tục nơi các đồ đệ cũng như nơi Chư Phật trong việc thuyết giảng Phật Pháp.

11. Giáo hóa thần thông có nghĩa là việc truyền đạt giáo huấn chính là một điều kỳ diệu hiểu theo nghĩa nó động viên điều gì đó thích hợp với tính tình của người nọ người kia. Có ba loại thần thông.

 đây giáo hóa thần thông nhờ kỳ công do biến hóa thần thông rất quen thuộc đối với Mahā Moggallāna, Giáo hóa thần thông do khả năng tha tâm thông thích hợp cũng rất quen thuộc đối với Tướng quân chánh pháp.[242] Nhưng giáo hóa thần thông lại chính là việc kiên trì giảng thuyết Phật Pháp nơi Chư Phật vậy.

[35] 11. Liên quan đến ba loại thần thông nêu trên: ý nghĩa ở đây là, trong số ba điều kỳ diệu đó.

11. Đức thế tôn là một từ ám chỉ kính trọng và tôn kính (dành cho ai đó) được coi là một Ðại Nhân và biểu lộ toàn bộ những ân đức đặc biệt[243] và đây là điều các vị Trưởng Lão đã nói:

“Ðức Thế Tôn” là một từ thích hợp nhất. “Ðức Thế Tôn” là một từ cao siêu nhất. Người nào xứng áng được kính trọng và tôn kính ta gọi họ là Ðức Thế Tôn.”

11. Việc chế ngự: ý nghĩa ở đây là ngài đã thành công tự tại được ba loại thần thông này, đạt đến thuần thục. Việc tự tại này lại có năm đặc tính như sau: hướng tâm, chứng đắc, quyết tâm quyết định, xuất khởi và duyệt xét lại (hồi tưởng)[244] lại. Ở đây ngài hướng tâm (chú ý) tới bất kỳ chủ đề hành thiền nào (ngài đã lựa chọn) ở đâu, khi nào và kéo dài bao lâu tuỳ ý ngài muốn; ngài cũng không gặp khó khăn trong hướng tâm; khả năng hướng tâm nhanh chóng ta gọi là tự tại hướng tâm. Cũng giống vậy ngài đạt đến được bất kỳ cách ắc thiền tùy ý ngài lựa chọn tại đâu... tùy ý; ngài không gặp khó khăn gì trong việc ắc chứng đó cả. Khả năng đắc chứng nhanh chóng gọi là tự tại đắc chứng. Khả năng lưu lại (nhập thiền) trong một thời gian dài được gọi là tự tại quyết tâm quyết định. Khả năng xuất khởi một cách sinh động giống như vậy được gọi là tự tại nơi nhập thiền. Nhưng việc duyệt xét lại những thôi thúc chỉ đơn giản là tự tại trong duyệt xét mà thôi. Nếu chúng nổi lên ngay sau hướng tâm ta cũng có thể gọi đây là tự tại trong hướng tâm. Cách tự tại được như vậy người ta gọi là ta đã chứng ắc năm tự tại này. Chính vì thế người ta nói rằng: “Ðức Thế Tôn chính là người tự tại được ba loại thần thông.”

Đến đây, để chứng tỏ bằng cách nào nơi Du Hành Châu Báu đã được sẵn sàng ra sao, có các đoạn kệ được bắt đầu như sau:

I. 12. Trong thập vạn đại thiên ta bà thế giới ngài đã biểu diễn giống như một loạt các trụ cột được trồng trên mỗi ngọn núi Suneru siêu phàm. Là những nơi Du Hành làm bằng đủ loại châu báu.

12. Trong trường hợp này trong Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới có nghĩa là trong số mười ngàn cõi thế gian.

12., Trên mỗi ngọn núi Sineru siêu phàm có nghĩa là trên ngọn núi có tên gọi là Ngọn Ðại Meru Tu Di[245].

12. Giống như những chiếc cột trụ có nghĩa là những ngọn núi Sineru đó đứng sững trong thập vạn đại thiên ta bà thế giới trông giống như một loạt các cột trụ bằng vàng và là địa điểm nơi du hành được tạo ra, đó là cách ngài mô tả nơi du hành châu báu.

12. Được làm bằng đủ loại châu báu có nghĩa là đủ mọi loại châu báu.[246]

13. Trải rộng trên thập vạn cõi ta bà thế giới có nghĩa là: khi Ðức Thế Tôn tạo ra Nơi Du Hành Châu Báu, ngài đã tạo thành một đầu trải rộng trên vành cõi phía đông còn đầu kia trải trên vành cõi phía tây. Chính vì thế mà người ta đã nói rằng:

I 13. Vị Chiến thắng đã tác tạo một Nơi Du Hành trải rộng khắp Thập Vạn đại thiên ta bà thế giới; toàn bộ làm bằng vàng ròng châu báu là những cảnh trên cõi du hành đó được làm bằng đủ mọi loại châu báu đa dạng.

13. Trong trường hợp này vị Chiến Thắng có nghĩa là nhờ chiến thắng các kẻ thù là những phiền não.

13. Toàn bộ gồm những phong cảnh bằng ngọc ngà châu báu có nghĩa là nơi du hành được hình thành như vậy [36] làm bằng vàng từ cả hai phía. Những ranh giới vô cùng trang nhã và hấp dẫn. Ý muốn nói đến ở đây là ở giữa nơi du hành được trang hoàng với đủ mọi loại châu báu.

14. Mối liên kết từng cặp ánh sáng nên được hiểu là các tia sáng được lập thành từng cặp một gồm đủ loại châu báu đa dạng.

14. Một cách cân đối[247] có nghĩa là vô cùng thích hợp.

14. Sàn nhà lát ván được phủ thêm một lớp vàng nghĩa là được phủ các miếng vàng thẻ.[248] Bên trên các mối liên kết tia sáng được bọc bằng các lát ván vàng ròng.

14. Toàn bộ hàng rào được làm bằng vàng có nghĩa là cả những hàng rào chắn cũng toàn bằng vàng[249], chính vì thế hàng rào bao quanh nơi du ngoạn không pha tạp với bất kỳ loại châu báu nào khác.

14. Được tạo thành rất đẹp ở cả hai phía có nghĩa là được tạo thành kỹ càng ở cả hai phía.[250] Vần da  đây nhằm liên kết hai chữ lại với nhau.

15. Được rắc cát trên đó (gồm) toàn là châu báu và ngọc ngà. Có nghĩa là được rắc cát trên đó gồm rất nhiều châu báu và ngọc bích. Hay, “châu báu và ngọc và cát” có nghĩa là châu báu và ngọc ngà và cát. – Những thứ này được rắc trên đó và được rải ra với châu báu, ngọc ngà và cát.

15. Được tạo thành có nghĩa là được tạo nên. Ðược thực hiện bằng những cách này.

15. Được làm bằng châu báu có nghĩa là chỗ du hành bao gồm đủ mọi thứ châu báu.

15. Được chiếu sáng khắp bốn phương, ánh sáng này chiếu soi khắp toàn bộ mười phương hướng.

15 Giống như đức Như Lai có một trăm ánh sáng. Có nghĩa là giống như đức Như Lai với một ngàn loại tia sáng. Giống như mặt trời.

15. Khi ngài đã nổi lên[251] có nghĩa là nổi lên trên cao[252]; vì ngài có được cả hàng loạt tia sáng. Khi ngài đã xuất hiện trên cao. Ngài liền chiếu sáng khắp cả mười phương hướng. Cũng giống như vậy ngay cả chỉ có một nơi du hành gồm toàn bộ những châu báu chiếu sáng.

16. Nhưng giờ đây khi nơi du hành đã hoàn tất, để có thể cho thấy qui trình Ðức Phật thực hiện tại đó. Có đoạn kệ bắt đầu kể lại như sau, “trong đó ngài, vị khôn ngoan, đi lên đi xuống”

16. Trong trường hợp này đấng khôn ngoan có nghĩa là đề cập đến đức Thế Tôn (khôn ngoan).

16. Đức Như Lai có ba mươi hai tướng quang vinh. Có nghĩa là ngài có được ba mươi hai tướng (dấu chỉ) của một Ðại Nhân.[253] với những bước chân cao ráo và gót chân được hiện những bánh xe, v.v...

17. Giống như chư Thiên có nghĩa là được tái sanh, được sanh ra nơi cõi chư Thiên.

17. Những bông hoa Trầm (Coral) có nghĩa là trong số các vị chư Thiên thuộc cõi ba mươi ba thì cây Trầm (Coral) là loại cây đáng quí nhất, To khoảng một trăm do tuần (yojana) được tạo thành nhờ kết quả cây Koviḷāra[254]. Khi cây này trổ bông thì toàn cõi chư Thiên chờ đợi để thưởng thức từng giai đoạn phát hương hoa. Các nơi cư trú trong cõi chư Thiên người ta rắc phấn hoa khắp nơi lấy từ những cánh Hoa cây Trầm sặc sỡ được goị là cây Hoa Trầm (Coral).

17. (Những cánh hoa đó) mưa xuống trên nơi du hành có nghĩa là đổ xuống trên cõi du hành châu báu đó đầy hoa và kính lễ Ðức Thế Tôn với các chùm hoa đó như thể ngài đang đi dạo trên nơi du hành đó theo cách đã được mô tả.

17. Toàn bộ các vị chư Thiên có nghĩa là các vị chư Thiên thuộc cõi dục giới v.v...

[37] 18. Hàng đoàn các vị chư Thiên nhìn thấy ngài có nghĩa như người ta đã nói: ngay từ nơi cư trú tại hạ giới họ cũng đã nhìn thấy Ðức Thế Tôn khi ngài đang du hành tại nơi du hành châu báu đó.

18. Nơi Thập Vạn ta bà thế giới là chủ cách hiểu theo nghĩa định sở cách. Các đoàn thể chư Thiên cõi thập vạn ta bà thế giới đã nhìn thấy ngài chính là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây.

18. Vui mừng[255] có nghĩa là vui mừng hoan hỷ1

18. Họ đang qui tụ lại có nghĩa là họ đã qui tụ lại với nhau.

18. Phấn khởi hân hoan, hớn hở. Có nghĩa là phấn khởi, hớn hở với lòng nhiệt tình.

18. Vui mừng[256]: Giờ đây ta phải làm rõ mối liên quan giữa điều đã được đề cập đến và các vị chư Thiên nơi cõi Tam Thập Tam v.v... bằng không chúng ta không thể nào thoát khỏi khiếm khuyết dư thừa không cần thiết.[257] Bằng không ý nghĩa ở đây là: vui mừng, họ chiêm ngưỡng đức Thế Tôn; trong phấn khởi hân hoan vui mừng họ qui tụ lại với nhau tại nơi này nơi nọ.

Giờ đây, để chứng tỏ cho thấy những người đã nhìn thấy và những ai đã qui tụ lại với nhau tại đó cũng chỉ là một mà thôi, đoạn kệ bắt đầu như sau:

[ I 19] “Cõi Tam thập Tam4 và Dạ Ma[258] (Yama) các chư Thiên” đã nói như sau:

19. Trong trường hợp này tâm trí họ phấn khởi có nghĩa là tâm trí của họ phấn khởi hoan hỷ với lòng nhiệt tình và niềm hạnh phúc to lớn.

19. Hạnh phúc có nghĩa là hiện trạng tâm linh phấn khởi hân hoan, được hạnh phúc.

20. Động lòng trắc ẩn đến hạnh phúc trên cõi đời này có nghĩa là động lòng bi mẫn thương xót đến thế gian và vì hạnh phúc những chúng sanh trên thế gian này. Hay, động lòng bi mẫn thương xót vì muốn đem lại hạnh phúc cho trần gian. Ðộng lòng bi mẫn thương xót vì hạnh phúc[259] chúng sanh trên trần gian này.

20. Giống như[260] mặt trăng rằm chiếu sáng trên tột đỉnh trời cao: ý nghĩa ở đây là họ nhìn thấy một vị lãnh tụ, một người đem lại niềm vui sướng tột đỉnh. Chiếu sáng rực với ánh sáng của một Chư Phật tỏa ra giống như mặt trăng rằm mùa thu mới nổi lên trên bầu trời, tràn đầy, thoát khỏi mọi đố kỵ[261].

21. (Các chư Thiên) ánh sáng[262] ở đây ta nói đến một cách phân định về đặc tính ưu tú. Chính vì thế các vị chư Thiên Thiểu quang thiên và vô lượng quang thiên. Các vị chư Thiên có tỏa ánh sáng nên được hiểu theo cách phân chia thành có giới hạn trung bình và vô giới hạn, v.v...; toàn bộ mọi người, nếu tái sanh thông qua kinh nghiệm nhập thiền thứ hai, đều được gộp lại ở đây.

21. Tịnh (các chư Thiên): ở đây cũng được nói đến như một sự phân định về tuyệt mỹ hay ưu tú. Vì thế các vị chư Thiên Thiểu tịnh thiên, vô lượng tịnh thiên, Tịnh (thiên) nên hiểu theo cách phân chia thành giới hạn,... Tất cả chúng sanh, nếu tái sanh thông qua kinh nghiệm nhập thiền thứ ba, đều được gộp lại ở đây.

21. (Các vị chư Thiên) Vehapphala: Quảng quả Vehapphala có nghĩa là rất dồi dào kết quả.[263] Các vị thần này được tái sanh nhờ cảm nghiệm nhập thiền thứ tư. Họ là những cư dân nơi cõi các loài chúng sanh vô tưởng. Như đã thấy ở trên họ thuộc đoàn tuỳ tùng[264] của Vị Phạm Thiên, được tái sanh nhờ cảm nghiệm được thiền thứ nhất. Chính vì thế họ cần làm rõ ở đây; họ không được cho thấy ở đây do thuộc loại chúng sanh vô sắc giới và chúng sanh vô tưởng do thiếu mắt và thiếu tai.

Và các vị chư Thiên Akaniṭṭha  đây ta cũng gọi họ như vậy do cách phân định về đặc tính ưu tú. Chính vì thế ta nên hiểu có năm cõi tịnh cư đó là Avihā vô phiền thiên, Atappā vô nhiệt thiên, Sudassā thiện kiến thiên, Sudassi thiện hiện thiên và Akaniṭṭha sắc cứu cánh thiên[265] cũng được gộp lại ở đây.

21. Quần áo và y phục rất tinh tuyền và sáng láng có nghĩa là cực kỳ tinh tuyền và đẹp đẽ, rất đẹp, trong sáng trắng toát; các bộ quần áo họ bận[266] và mặc vào3 người vô cùng tinh tuyền và sáng láng; [38] ý nghĩa ở đây là những thứ quần áo và y phục họ mặc gồm toàn màu trắng[267] vô cùng tinh tuyền. “Những bộ y phục rất tinh tuyền và sáng láng.” Cũng là một cách giải thích.

21. Hai tay chắp lại đan vào nhau có nghĩa là hai tay chắp lại giống như những chiếc nụ sen. Họ ng yên hay tay chắp lại để trên đầu.

22. Họ để cho rơi xuống có nghĩa là họ đổ xuống trên.

22. Và cả hoa[268] có nghĩa là cả các chồi cây, hoặc “các hoa” cũng là một cách giải thích. Ta nên hiểu đây là cách thay đổi kiểu diễn tả nhưng ý nghĩa vẫn hoàn toàn giống nhau.

22. Có năm màu có nghĩa là có năm màu sắc. Năm màu tương ứng với màu xanh lá, màu vàng, màu đỏ, màu trắng và màu đỏ xẫm.

22. Hoà lẫn với bột trầm hương có nghĩa là trộn lẫn với bột hương trầm.

22. Họ mặc y phục có thêu có nghĩa là y phục họ mặc có thêu thùa hoa văn.

22. Ôi, vị Chiến Thắng, quá bi tâm với hạnh phúc trần thế có nghĩa là, Ôi, vị Chiến Thắng, rất thân thiện với trần thế, và Ôi, (ngài là Ðấng) thương xót trần gian. Ôi, đấng từ bi hay thương xót; và đang khi tụng những lời ca tụng như vậy, họ rải hoa xuống trên những y phục đang mặc có thêu thùa hoa văn.

Để chứng tỏ cho thấy ý nghĩa các từ khen ngợi với những cử điệu kể trên ta thấy có đoạn kệ nói như sau:

I 23. Ôi vị đạo sư cờ sí và biểu ngữ bay rợp trời, và là nơi hy tế cho các chúng sanh. một nơi an nghỉ, là nguồn hỗ trợ, là ánh đèn (và quần đảo), là người siêu phàm nơi chúng sanh[269].

23. Ở đây Ðạo sư có nghĩa là ngài giảng thuyết vì hạnh phúc và lợi ích cho trần gian này và cho cả cõi đời sau nữa.

23. Cờ sí có nghĩa là giống như một lá cờ hiểu theo nghĩa ta nên tôn kính các lá cờ đó; một lá cờ.

23. Nhà ngươi, là ngọn cờ có nghĩa là Ngài là ngọn cờ giống như ngọn cờ của Indra[270] hiểu theo nghĩa có được một hình thể[271] (hoàn chỉnh) và theo nghĩa thân hình đó dễ coi. Hoặc, giống như khi chúng ta nhìn thấy trên trần gian này một ngọn cờ của bất kỳ ai, cho dù ngọn cờ này minh chứng cho bất kỳ ai là ngọn cờ của người này người nọ đang sở hữu. Ngay cả khi Ðức Phật tượng trưng cho việc chứng đắc tuệ giác; và Níp Bàn, chỉ cần nhìn thấy đức Thế Tôn là việc đạt đến Níp Bàn là điều hiển nhiên. Chính vì điểm này mà người ta gọi ngài là ngọn cờ và điểm hy tế. Ý nghĩa ở đây là: Ngài là một điểm hy tế, là nghệ thuật được dựng nên làm hy tế cho mọi hành vi hy tế. Bắt đầu bằng việc dâng hiến đỉnh cao về trí đoạn tận các phiền não như ta thấy trong những lời Kinh Kṭadanta[272] đã nêu rõ.

23. Vị trí an dưỡng có nghĩa là chỗ dựa chính.

23. Nơi nương tựa có nghĩa là một khi trái đất vĩ đại là nơi nương tựa và là nền tảng cho mọi chúng sanh chính vì ngài là điều chống đỡ cho họ. Thế nên Ngài cũng là một nơi nương tựa.

23. Và là ngọn đèn có nghĩa là một nguồn sáng. Giống như trong bốn thứ bóng tối mù mịt[273] có một nguồn sáng được dấy lên chiếu soi mọi hình dáng của các chúng sanh tồn tại. Cũng vậy trong bóng tối vô minh ngài là nguồn sáng chiếu rọi chân đế siêu việt cho mọi chúng sanh. Hoặc giả, như một hòn đảo[274] giữa biển khơi chính là nơi nương tựa cho các chúng sanh đang đắm chìm trong biển đại dương. [39] chính vì thế ngài giống như một hòn đảo cho mọi chúng sanh đang chìm ngập trong biển đại dương nơi vòng luân hồi trong đó chẳng tìm đâu ra[275] nguồn trợ giúp hay nơi nương tựa nào cả.

23. Siêu việt nơi mọi chúng sanh[276] có nghĩa là người tuyệt hảo hơn mọi chúng sanh,[277] quyền lực nhất trong số các chúng sanh trên trần gian này. Nhưng ở đây, vì không có một ý nghĩa dành riêng[278] nào, ta chẳng thấy có trở ngại[279] gì trong việc sử dụng một từ kép ở sở hữu cách[280] cả. Tuy nhiên chính vì vậy cấu trúc của một từ kép ở sở hữu cách được hiểu theo nghĩa dành riêng. Và Ðấng Chánh Ðẳng Giác là một người siêu phàm nơi những vật bò sát, có hai chân, bốn chân, hay có nhiều chân, nơi các vật hữu hình hoặc vô hình, hữu tưởng hay vô tưởng, phi tưởng phi phi tưởng. Nhưng tại sao ngài lại được đề cập đến ở đây như là người siêu phàm trong số những chúng sanh có hai chân? Vì ngài là một nhân vật tuyệt hảo nhất.[281] Nhưng một người tuyệt hảo nhất khi xuất hiện trên thế gian này, lại không phải tái sanh thành loài không có chân, nơi những loài bốn chân hay loài nhiều chân, nhưng chỉ xuất hiện trong số những loài có hai chân mà thôi. Nhưng trong loài hai chân nào vậy? Chỉ xuất khởi trong số loài người và loài chư Thiên mà thôi, xuất khởi trong số các chúng sanh loài người, ngài được tái sanh thành một vị Phật có khả năng khuất phục được cả tam thập vạn hay hàng ngàn đại ta bà thế giới[282]. Xuất khởi nơi các chư Thiên, ngài được tái sanh thành vị Ðại Phạm Thiên là người điều khiển toàn bộ hệ thống Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới. Vị Phạm Thiên đó trở thành người cung cấp hợp pháp (các nhu cầu[283] vật chất cho một vị tỳ khưu) hoặc cho người trợ lý tu trì cho ngài (tức là vị Phật). Cũng chính vì vậy ngài được gọi là người siêu việt trong số những chúng sanh có hai chân vì ngài là một nhân vật tuyệt vời nhất trên trần gian này.

24. Thuộc Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới có nghĩa là những ta bà đại thế giới trong số mười ngàn ta bà (thế giới).

24. Với khả năng thần thông tuyệt vời có nghĩa là ngài có vẻ oai nghi lẫm liệt đi đôi với khả năng thần thông to lớn.

24. đang được phục vụ chăm sóc có nghĩa là vây quanh Ðức Thế Tôn gồm toàn những người hầu hạ ngài.

26. đang tin tưởng có nghĩa là họ có niềm tin vững vàng.

25. Người thống lãnh (bull of men) có nghĩa là người lãnh đạo mọi chúng sanh.

27. Ôi, tuyệt vời biết bao, đây có nghĩa là chẳng có gì là thường xuyên giống như một người lúng túng leo lên một ngọn núi – thật là điều tuyệt vời; hoặc giả có điều gì đó vô cùng tuyệt vời liên tục diễn ra không ngừng: “Ôi, thật là một điều ngạc nhiên” - Ý nghĩa ở đây liên quan đến việc búng tay[284] khen ngợi.

27. Đầy kinh ngạc có nghĩa là điều chưa từng xảy ra; điều gì chưa từng xảy ra làm cho người ta kinh ngạc. Ðây là một thành ngữ diễn tả cả ngạc nhiên lẫn kinh hoàng.[285]

27. đầy sửng sốt[286] có nghĩa là khiến cho tóc gáy dựng đứng lên.

27. Điều (như vậy) trước đó chưa từng xảy ra có nghĩa là nếu được trích thành một đoạn văn ta nên coi như là, Tôi chưa hề chứng kiến một sự kiện kinh ngạc như vậy trước đó bao giờ.”

27. Điều kỳ diệu có nghĩa là điều tuyệt vời[287]

28. Mỗi người có nơi cư trú riêng có nghĩa là mỗi người có một nơi ở riêng[288] để cư trú.

28. Lưu lại có nghĩa là trú ngụ trong đó.

28. Các chư Thiên nam cũng như nữ. Câu này nên được hiểu theo nghĩa bao gồm các chư Thiên[289] cả nam lẫn nữ[290].

28. Họ cười (vui vẻ) có nghĩa là các vị chư Thiên này đã cất tiếng cười sang sảng. Họ cười rộ lên, không chỉ có mỉm cười, vì lòng họ tràn ngập niềm vui thú sảng khoái.

28. Nơi tột đỉnh có nghĩa là trên bầu trời cao.

29. Trên bầu trời cao có nghĩa là trong nhà hoặc nơi trú ngụ v.v... trên trời; đây cũng là một phương pháp suy luận cho những ai ở trên trần gian này.

[40] 29. Những cư dân sống trên cỏ hay trên đường đi có nghĩa là những cư dân sống bám vào các lá cỏ và trên đường đi.

30. Đem lại công đức có nghĩa là có công đức rất lớn.

30. Có khả năng sức mạnh thần thông tuyệt vời. Có nghĩa là oai nghiêm lẫm liệt.

31. Họ nảy ra những bài Kinh Tụng có nghĩa là họ tỏa ra những bài Kinh Tụng dành cho các vị chư Thiên ca múa[291] sử dụng để kính lễ đức Như Lai.

31. Trên không trung có nghĩa là trên trời cao.[292]

31. Bước xuống những con đường trên sườn núi cao (anilañjase) có nghĩa là: trên đường xuống khỏi sườn núi cheo leo. Vì (từ) “khoảng không’ (ambara) có nhiều ý nghĩa[293] khác nhau nên từ anilañjase được sử dụng. Từ này chỉ là một từ đồng nghĩa với từ trước đó.

31. Những chiếc trống có nghĩa là được bọc bằng da[294] hay chính đây chỉ là cách giải thích; ý nghĩa ở đây là những chiếc trống[295] các chư Thiên sử dụng.

31. Họ đã chơi (trống) có nghĩa là họ đã tạo ra âm thanh[296] (tiếng trống).

32. Tù và[297] (làm bằng vỏ ốc) có nghĩa là nhạc cụ dùng để thổi.

32. Xanh ban5 một loại nhạc cụ đặc biệt, ở giữa hơi gồ lên.

32. Trống con5 cũng được gọi là trống tam-tam, trống nhỏ.

32. Họ đã chơi (trống) có nghĩa là họ đã tạo ra âm thanh [298] (tiếng trống).

33. Chắc chắn là một người đầy kinh nghiệm có nghĩa là chắc chắn là người tuyệt vời.

33. Đã nổi lên có nghĩa là đã khởi xuất.

33. Đầy sửng sốt có nghĩa là khiến cho tóc gáy dựng đứng lên.

33. Kiên trì có nghĩa là vì đây là một điều gây kinh ngạc đó là việc vị Ðạo sư này xuất khởi trên thế gian này. Chính vì thế chúng ta đạt đến được mục tiêu của mình đó là chúng ta đã tỏ ra luôn luôn[299] lúc nào cũng kiên trì.

33. Chúng ta sắp nắm được có nghĩa là chúng ta sẽ đạt đến được.

33. Giây phút có nghĩa là ngoài tám giai đoạn thì giai đoạn thứ chín cũng được ám chỉ[300] đến ở đây.

33. Đối với chúng ta có nghĩa là dành cho chúng ta[301].

33. Ðã xảy ra có nghĩa là nắm được.

34. Nghe thấy họ nói, “Một vị Phật” có nghĩa là nghe thấy có người nói “một vị Phật” thì điều thú vị nổi lên nơi các vị chư Thiên đó lại có đến năm loại.[302]

34. Ngay lập tức có nghĩa là vào thời điểm đó.

35. Tiếng hoan hô cổ vũ[303] có nghĩa là vào lúc này điều khiến họ vui sướng, họ tạo ra âm thanh v.v... với những âm thanh.

35. Tiếng vỗ tay hoan hô có nghĩa là họ tung lời khen ngợi bằng cách vỗ tay.

35. Lời tán tụng có nghĩa là những âm thanh khen ngợi và những âm thanh hò reo vui vẻ.

35. Các chúng sanh[304] ý muốn ám chỉ ở đây chính là các chư vị chư Thiên v.v... Một số người lại giải thích họ đang trương biểu ngữ cờ sí[305] trên thiên cung.

36. Họ hát có nghĩa là họ hát những bài ca liên quan đến những ân đức đặc biệt của Ðức Phật.

36. Họ hét lên một cách phấn khởi có nghĩa là họ tạo ra những âm thanh vui mừng phấn khởi kêu lớn tiếng trong miệng.

[41] 36. Họ chơi có nghĩa là họ chơi hay sử dụng những nhạc cụ và đàn luýt[306] như đờn mahatī[307], ờn vipañcikā[308] ờn makaramukha[309], để tỏ lòng kính lễ đức Như Lai.

36. Họ vỗ tay nghĩa là họ vỗ hai tay[310] vào nhau. Ta nên hiểu đây là một cách thay đổi thuộc từ.[311]

36. Và họ đã nhảy nhót có nghĩa là những người khác đang nhảy và chính họ cũng đã nhảy theo.

37. Thưa Ngài Ðại Anh Hùng, bởi vì ngài đặt tướng bánh xe dưới chân ngài, ở đây bởi vì có nghĩa là theo cách này: Vị Ðại Anh Hùng[312] liên quan đến cố gắng lớn lao[313]. Tướng bánh xe xuất hiện dưới chân ngài có nghĩa là tướng bánh xe trang điểm cả hai bàn chân của ngài hoàn hảo đến từng chi tiết gồm cả ngàn cánh hoa trên cả trục và vỏ xe. Nhưng từ bánh xe cũng có thể hiểu là một sự tiến bộ, một bộ phận của chiếc xe, một tư thế, của bố thí, châu báu, Phật Pháp, ngực, tướng bánh xe v.v...[314] trong các đoạn như, “Hỡi các vị tỳ khưu, có tới bốn loại bánh xe, các chư Thiên cũng như chúng sanh có thể chiếm hữu được.”* Tức sự tiến bộ ta cần nhận ra ở đây. Trong các đoạn như, “như bánh xe theo chân do súc vật kéo”*1 đây là một bộ phận của một chiếc xe. “Bốn bánh xe, chín cửa”*2 đây là một tư thế. “Hãy cho đi và hãy tích cực tham gia và đừng có tỏ ra chây lười” Chuyển Pháp Luân đã quay bánh cho toàn bộ các chúng sanh trên đời này” *3 – Ở đây là một cuộc bố thí. “Thiên Bảo luân xa đã xuất hiện”*4 -  đây là một kho báu. “Ta đã được quay Chuyển bánh xe đó*5 – Tuy nhiên ở chính là Chuyển Pháp Luân. “Bánh xe quay quanh trên đầu một người không thoả mãn được thói tham lam”*6. Ở đây muốn ám chỉ bánh xe trên ngực[315] một bánh xe va chạm[316] “Lại có bánh xe trong hai lòng bàn chân”*7 -  đây là một đặc tướng; về điểm này ta nên hiểu bánh xe như là một đặc tướng.

* A ii. 32, được trích trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 58, VbhA 399, xin đọc thêm D iii. 276, GS ii 35 n.1
*1 Dh i. Rất có thể đây chỉ là một bánh xe gỗ được nhắc đến trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 1058.
*2 S. I 16, 63. Điều này ám chỉ bốn loại đi đứng nơi cơ thể. Và chín lỗ trên thân xác về điều này xin đọc Thag 1150-52 xin cũng đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 1058. SA I 58
*3 Xin đọc thêm Ja iii. 412
*4 Xin đọc thêm D ii 172, iii 61. Trung Bộ Kinh iii. 172 theo Ja iv. 232 khởi sanh trong Cakkadaha.
*5. Sn 557. Trung Bộ Kinh Sta 92.
*6 Ja i. 414. Được trích trong VbhA 372
*7 D iii. 143 148. M. ii 136.

37. Cờ xí biểu ngữ, sấm sét với những đồ trang sức bằng vaddhamāma[317] và móc voi. Có nghĩa là tướng bánh xe trên chân được phủ khắp, được trang hoàng và vây quanh là cờ xí, biểu ngữ sấm sét, vaddhamāna (một loại bột thơm để tắm) và cái móc voi. Khi tướng bánh xe được chấp nhận thì những tướng bánh xe khác cũng được chấp nhận. Cũng tương tự như vậy còn có tám mươi nét đặc trưng khác ít quan trọng hơn và một hào quang tỏa sáng đo được độ một sải tay. Chính vì thế thân xác đức Thế Tôn được trang điểm với ba mươi hai Tướng của một vị Ðại Nhân, cùng với tám mươi tướng phụ và một hào quang toả sáng nên giống như một đầm sen nở rộ, như thể được trang điểm bằng muôn vàn châu báu ngọc ngà; tương tự như một cánh cổng bằng vàng vô tỳ vết đang tỏa sáng như đêm sáng sao; và đang khi ngài phát toả ra những hào quang sáu màu thân xác đó trở nên vô cùng rạng rỡ cuồn cuộn di chuyển tứ phía trên bầu trời.

Giờ đây nhằm chứng tỏ tính ưu việt của Ðức Thế Tôn thể hiện nơi thân hình sắc thái và Pháp thân,[318] người ta kể lại, bắt đầu như sau:

I 38. Chính vì thế phải chăng duy nhất chỉ có mình ngài với sắc thân, giới, định và tuệ ngang bằng với người vô song nơi siêu thoát, nơi nhiệm vụ chuyển Pháp Luân.

38. Trong trường hợp nơi sắc thân (sắc) nên được xem xét kỹ càng nơi ngũ uẩn, nơi hiện hữu,[319] nơi tướng[320] và nguyên nhân, [42] nơi thể hình (sắc thân), nơi xuất hiện, nơi hình dạng cấu thành, v.v... [321] Như người ta thường nói, “Bất kỳ sắc thân nào trong quá khứ, hiện tại và tương lai” * -  đây ta thấy sắc dưới dạng sắc uẩn. “Ngài tu luyện Chánh Ðạo bằng cách thức tỉnh sắc giới” *1 Về điểm này giống như sắc hữu. “nhận biết được vô sắc giới nội tại. Ngài nhận ra được các sắc bên ngoài hiện hữu.*2 Ở đây được thể hiện dưới dạng tướng trạng đề mục thiền Kasina. “Hỡi các vị tỳ khưu, các hiện trạng bất thiện và vụng về phát sanh cùng với sắc giới cũng như vô sắc giới.”*3 Ở đây được coi như là nguyên nhân. “Một khoảng không được rào chắn vây quanh lại được coi như là một hình thái sắc thân”*4 – Về điểm này được coi như là một thể hình sắc thân. “Vì con mắt và cảnh sắc khởi xuất nhãn thức.”*5 - Về điểm này được coi như là sắc xuất hiện. “Ngài là một nhân vật đo lường được với hình thái sắc giới và thỏa mãn được với các hình thái sắc giới đó”*6 - đây chính là hình dạng. Về điểm này ta nên hiểu đơn giản như là hình dạng mà thôi.

* Trung Bộ Kinh i. 38, Vism 607. v.v..
*1 Dhs 160, Vbh 171 263tt. 299; xin đọc thêm Vism 557
*2 A i. 40. Dhs 204tt; xin đọc thêm D ii. 110. iii. 260
*3 A i. 83
*4 Trung Bộ Kinh i. 190
*5 Trung Bộ Kinh i. 111, S iv. 32
*6 A ii. 71, Pug 53.

38. Trong giới hạnh có nghĩa đơn giản là trong bốn loại giới.[322]

38. Trong định có nghĩa đơn giản là trong ba loại định[323].

38. Độc nhất có nghĩa là vô địch,[324] không ai có thể sánh nổi.

38. Với trí tuệ có nghĩa là với trí tuệ siêu thế.

38. Với giải thoát có nghĩa là đối với việc giải thoát khỏi các hậu quả[325].

38. Ngang bằng với những điều không gì sánh nổi có nghĩa là chẳng có gì sánh nổi với các vị Phật tiền kiếp. Ngang bằng trong đạo đức v.v... với những vị Phật không gì sánh nổi có nghĩa là “ngang bằng với kẻ vô địch” trong phạm vi này đặc tính ưu việt của Ðức Thế Tôn thể hiện nơi sắc thân và nơi Pháp Thân của ngài.

Giờ đây, để chứng tỏ sức mạnh thể lý của Ðức Phật v.v... người ta nói rằng:

I. 39. Sức mạnh thân xác tự nhiên của ngài tương đương với sức mạnh mười con voi khoẻ mạnh; còn đối với sức mạnh thần thông trong việc chuyển Pháp Luân thì chẳng có ai sánh kịp.

39. Trong trường hợp này sức mạnh của mười chú voi hợp lại có nghĩa là sức mạnh của mười con voi đã có ngà. Sức mạnh của đức Như Lai có hai đặc tính: sức mạnh sắc thân và sức mạnh trí tuệ. Ở đây sức mạnh sắc thân nên được hiểu theo sức mạnh thuộc gia đình nhà voi. Bằng cách nào đây?

Voi Kālāvaka và voi Gaṅgeyya. Voi Paṇḍara, Tamba, Piṅgala. Gandha. Maṅgala. Hema, Uposatha và voi Chaddanta – cả thảy là mười con.[326]

Những chú voi này nên hiểu là tên của mười gia đình họ nhà voi. Kālāvaka là gia đình họ nhà voi bình thường. Sức mạnh của mỗi chú voi Kālāvaka ngang vi sức mạnh của mười người đàn ông cộng lại. Sức mạnh của mỗi chú voi Gaṇgeyya lại bằng sức mạnh của mười chú voi Kālāvaka cộng lại, cứ theo cách luỹ tiến này mà tính ngược lên cho tới chú voi Chaddantas[327]. Sức mạnh sắc thân của một đức Như Lai mạnh gấp mười lần voi Chaddantas. Chính vì điều này mà ta gọi là sức mạnh tia sáng.[328] Sức mạnh kim cương. Ðây là sức mạnh của một ngàn con voi cộng lại. Tính theo sức mạnh của con người [43] thì tương đương với sức mạnh của mười ngàn mười triệu người. Đây chính là sức mạnh sắc thân của một đức Như Lai. Nhưng sức mạnh trí của ngài thì lại là sức mạnh vô song của một vị Như Lai Thập Lực,[329] trí tuệ của tứ vô sở úy,[330] trí khiến người không run sợ trước tám đạo quân hùng mạnh[331] trí được phân định bằng bốn phương cách tái sanh,[332] trí được phân định bằng năm lần ranh giới[333], là mười bốn loại trí của một vị Phật[334]. Ðây là điều ta gọi là sức mạnh trí của một đức Như Lai. Nhưng chính sức mạnh sắc thân ta muốn ám chỉ ở đây.

39. Sức mạnh sắc thân tự nhiên của ngài: ý nghĩa ở đây là: sức mạnh tự nhiên của thân xác ngài chính là sức mạnh (của mười con voi cộng lại). Chính vì thế sức mạnh của mười con voi cộng lại mang ý nghĩa sức mạnh của mười con voi đã có ngà. Ðến đây, nhằm chứng tỏ sức mạnh trí của đức Như Lai , người ta lại nói, chẳng có ai có thể sánh bằng với ngài về sức mạnh thần thông cả trong việc chuyển Pháp Luân. Trong trường hợp này không có kẻ nào có thể sánh kịp, về sức mạnh thần thông không gì sánh nổi có nghĩa là không gì sánh bằng, là độc nhất, không gì sánh nổi trong việc so sánh các hình thái khác nhau, quyết định cương quyết v.v... thông qua sức mạnh thần thông của ngài.

39.Trong việc chuyển Pháp Luân có nghĩa là không có gì sánh bằng trí của ngài về giảng thuyết Phật Pháp. Ðến đây, vị đạo sư đó có được những ân đức cổ xưa[335] đặc biệt như vậy lại chính là vị lãnh đạo duy nhất trên toàn thể cõi thế gian này. Hãy kính lễ vị đạo sư này đi. Ðể có thể tỏ cho thấy việc tuân phục đức Như Lai là việc làm thật thích hợp, theo như người ta nói rằng:

I 40. Hãy kính lễ vị đại hiền triết này. Một con người có lòng thương người, là người che chở cho khắp cõi thế gian, là người được trang bị với đủ mọi ân đức đặc biệt, được phú bẩm cho toàn bộ các chi phần trên thế gian này.[336]

40. Trong trường hợp này như vậy chỉ là một tiểu từ minh chứng cho điều đã được đề cập đến.

40. Được trang bị với đủ mọi ân đức đặc biệt: toàn bộ” có nghĩa đây là một từ dùng để gom tóm lại tất cả, ân đức đặc biệt (guṇa) có nghĩa là từ “ân đức đặc biệt” này toát ra nhiều ý nghĩa. Như thể là: “Hỡi các vị tỳ khưu. Ta cho phép các ngươi, một khi y phục vẫn còn sạch sẽ có thể mặc tới hai (di-guṇa) chiếc áo khoác ngoài” * -  đây ý muốn nói đến việc che thân bằng y phục.

Thời gian trôi qua, ngày tháng đang vội vã qua đi, các giai đoạn cuộc sống (vayo-guṇa) cũng dần dần tan biến.*1

-  đây hiểu theo nghĩa số lượng. “Người ta hy vọng rằng bố thí sẽ đem lại lợi ích gấp trăm lần (sata-guṇa)”*2 – Ở đây hiểu theo nghĩa đem lại ích lợi.[337] “Ruột già (anto-guna)*3 “Chúng ta có thể thực hiện rất nhiều vòng hoa (mālā-guṇa)”*4  đây ý nghĩa nên hiểu là nối kết lại với nhau.[338] “Ta chiếm được sức mạnh bằng thắng trí có được với tám ân đức đặc biệt.[339](guṇa)*5 - Ở đây ý nghĩa nên hiểu là sự thịnh vượng. Ở đây cũng vậy thịnh vượng nên hiểu như là ý nghĩa muốn nói đến ở đây. Chính vì thế ý nghĩa là: được trang bị, đắc thủ được toàn bộ những ân đức đặc biệt cả hiệp thế lẫn siêu thế với tất cả mọi sự thịnh vượng.

* Vin i. 290, trích trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 403
*1 S i. 3. Ja iv. 487, trích trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 403
*2. Trung Bộ Kinh iii. 255, trích lại trong bản văn tr. 76 và Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) v. 71 và A iii. 42
*3 S ii. 270. Kh 2
*4 Dh 53
*5 Phật Tông iiA 30. trích trong Ja i. 6

40. Được phú cho toàn bộ những chi phần trên thế gian này, có nghĩa là được phú bẩm cho, đắc thủ được tất cả những ân đức đặc biệt của một vị Phật cùng với những chi phần ân đức đặc biệt đó.

40. Đối với vị đại hiền triết: vị đại hiền triết có nghĩa là một người khôn ngoan trổi vượt với đặc tính vĩ đại hơn hẳn các vị hiền triết khác. Bắt ầu với Chư Phật do họ và vì chính họ nữa.

[44] 40. Người có lòng từ bi có nghĩa là một người có từ tâm do có tương quan với ân đức đặc biệt là lòng từ bi hỉ xả.

40. Người bảo trợ cho trần thế có nghĩa là vị bảo trợ duy nhất cho toàn bộ trần thế và cho tất cả các cõi khác. Ý nghĩa ở đây là điều cần mong đợi ngài sẽ là một người đánh lại, ngài là người ánh sát lá cà với những tra tấn và sầu khổ của chúng ta.

Giờ đây để chứng tỏ rằng ngài là đức Như Lai Thập Lực xứng với toàn bộ lòng khiêm tốn. Các đoạn kệ sau đây được bắt đầu:

I. 41. Ngài xứng đáng nhận mọi kính trọng, tán dương, tôn kính và khen ngợi, kính lễ và lòng tôn kính.

41. Trong trường hợp này kính trọng có nghĩa là tỏ lòng kính trọng của chính mình đối với người khác.

41. Tán dương có nghĩa là khen ngợi khi người đó vắng mặt.

41. Tôn Kính có nghĩa là tỏ lòng kính phục

41. Khen ngợi có nghĩa là ca tụng khi người đó vắng mặt.

41. Kính lễ có nghĩa là chấp hai tay lại đang khi chào hay tỏ lòng kính lễ trong lòng.

41. Tôn kính có nghĩa là tỏ lòng kính lễ với vòng hoa, thuốc thơm, thuốc cao v.v...

41. Tất cả có nghĩa là toàn bộ; đây là một từ ám chỉ tính chất bao quát, bao gồm.

41. Ngài đáng được ý nghĩa ở đây là: ngài là người xứng đáng được như vậy.

42. Những người đó nên được kính lễ trên thế gian này có nghĩa là những người đó đang sống trên trần gian này cần được kính lễ, phải được kính trọng, thật xứng được như vậy. Những kẻ đó có nghĩa là những người trên thế gian này xứng đáng được kính trọng; đây là một từ đồng nghĩa với từ thứ nhất mà thôi.

42. Người tốt nhất trong toàn bộ có nghĩa là: ngài là người tốt nhất, cao trọng nhất trong toàn bộ những người này, vị anh hùng vĩ đại. Chẳng có ai tồn tại trên thế gian này được giống như ngài.

Thế rồi sau khi Ðức Thế Tôn đã biểu diễn Song thông và đã tạo ra được nơi du Hành Châu Báu. Và đang đi lên đi xuống trên đó, thì vị trưởng lão Sāriputta đang lưu lại tại thành Rājagaha trên đỉnh ngọn núi Chim Kên Kên bao quanh là năm trăm vị tỳ khưu. Sau khi nhìn rảo quanh tìm kiếm Ðức Thế Tôn, vị trưởng lão đã nhìn thấy ngài đang bay trên thành phố Kapilapura đi lên đi xuống trong nơi Du Hành Châu Báu. Vì vậy người ta đã đề kệ rằng:

I. 43. Ngay cả khi ngài đang đứng trên đỉnh núi Kên Kên. Với đại trí thông minh tuyệt trần, thành thạo định và thiền hết mực, ngài Trưởng lão Sāriputta đã nhìn thấy vị lãnh tụ thế gian.

43. Trong trường hợp này Sāriputta có nghĩa là con trai của người đàn bà người Bà La Môn Rūpasārī: là con trai của Sāri.

43. Đại Trí thông minh uyên bác có nghĩa là đắc thủ được trí thông minh[340] uyên bác gấp mười sáu lần bình thường.

43. Thành thạo định và thiền: về điểm này định có nghĩa là ngài trải rộng trí tuệ bình thản và gắn kết vào những trợ giúp nhập thiền khách quan. Có ba cách định: định hữu Tầm hữu Tứ. Định vô Tầm hữu Tứ và định phi Tầm phi Tứ[341]. Thiền có nghĩa là thiền bậc nhất, bậc nhì, bậc ba, bậc bốn; [45] gồm trong đó: có thiền bậc nhất v.v... thiền về từ tâm v.v... Thiền cũng có hai cách:[342] chiêm ngắm tưởng. Chiêm ngắm hỗ trợ nhập thiền khách quan[343]. Trong trường hợp này, giả dụ như “ngài nghiền ngẫm (suy niệm) về tuởng vô thường v.v...” được gọi là suy ngẫm tưởng đó cũng là tuệ quán và trí. Nhưng liên quan đến thiền bậc nhất v.v... lại được gọi là thiền (jhana) vì việc thắp sáng lên (suy nhiệm, upanijjhana) việc trợ giúp thiền khách quan và vì đã đốt cháy lên (jhapana) các pháp nghịch.[344] Thành thạo về định và thiền có nghĩa là thành thạo trong việc định và thiền, thuần thục trong việc định và thiền.

43. Trên ngọn núi Chim Kên Kên có nghĩa là khi ngài đang đứng trên đỉnh ngọn núi tên là như vậy.

43. Đã nhìn thấy có nghĩa là ngài đã nhìn thấy[345]

44. Giống như vua cây sala đang trổ bông có nghĩa là: vì ngay tại lúc cây sala vương đế đang phủ đầy lộc non[346, thân cây tròn trịa[347], cành lá được trang điểm với một lượng hoa quả dồi dào. Cành non, chồi vì thế ngài nhìn thấy đức Như Lai Thập Lực, “vị vương đế cây Sala” như thể đang có căn nguyên giới đức, thân cây định, cành cây trí tuệ. Hoa thắng trí. Trái giải thoát: như vậy đây là cách liên quan với từ “đang nhìn tới”.[348]

44. Giống như mặt trăng trên bầu trời có nghĩa là giống như mặt trăng[349] rằm mùa thu vây quanh là một đoàn các vì sao, hoàn toàn thoát khỏi cơn mây dầy đặc. Mây tuyết, khói và bụi và thoát khỏi Rabu[350] tấn công. Chính vì thế ngài nhìn mặt trăng quang vinh. Nhà hiền triết, Là người đã triệt phá hết mọi phiền não cho đoàn người đông đảo trong bóng tối và khiến cho đám người này nở rộ giống như đám hoa sen màu trắng nở rộ trên đầm lầy. Giống như (yathā) ở đây chỉ là một tiểu từ mà thôi.

44. Giống như mặt trời giữa ngọ có nghĩa là chiếu sáng rực rỡ như mặt trời[351] vào lúc giữa trưa được trang trí bằng những tia sáng chói chan và sáng ngời.

44. Con bò đực của chúng sanh (narāsabha) có nghĩa là người bò đực (naravasabha)[352]

45. Rực sáng có nghĩa là rực rỡ, quang vinh. Ðẹp đẽ và dễ thương giống như trăng rằm mùa thu. Cũng vậy vẻ oai nghi tột bậc của Ðức Phật cũng chiếu sáng sắc thân quang vinh của ngài được trang điểm với các tướng và những đặc tính thứ yếu như vậy.

45. Giống như một giá để đèn có nghĩa là một cái cột trên đó người ta đặt[353] những ngọn đèn nhằm soi cho cả nhà.

45. Giống như mặt trời mới mọc có nghĩa là rực sáng với vẻ đáng yêu giống như mặt trời[354] vừa mới ló rạng. Và giai đoạn trai trẻ của một con người cũng được gọi như vậy vì luôn tiến tới phía trước.[355] Và không giống như mặt trăng khi tròn khi khuyết.

45. Được chiếu sáng do một vầng hào quang trải dài nhiều sải có nghĩa là được tô điểm màu sắc bằng một hào quang trải dài nhiều sải.

45. Ngài đã nhận ra vị khôn ngoan, là vị lãnh đạo có nghĩa là ngài đã nhận ra người khôn ngoan duy nhất, là lãnh tụ của toàn thể thế gian.

Thế rồi vị Tướng quân Chánh Pháp đáng kính đang đứng trên ngọn núi, nơi có nhiều nguồn nước đen ngòm đang chiếm cứ và chảy xuống. Trên ngọn núi đó có đủ loại hoa toả mùi[356] thơm ngát. Trên ngọn núi làm cho lòng người thoả thuê thích thú. Trên đỉnh ngọn núi Chim Kên Kên, ngài nhìn thấy Ðức Thế Tôn, có hàng ngàn các chư Thiên vây quanh và các vị Phạm Thiên đã xuất hiện trên ngọn núi đó. Ðang đi lên đi xuống trên [46] địa điểm Du Hành được trang bị bằng đủ mọi thứ châu báu và vẻ oai nghi tuyệt đối của vị Phật, với hồng phước vô song của vị Phật và ngài có suy nghĩ như. Nhìn kìa, đang khi tiến lại gần đó, ta sẽ khẩn nài ngài thực hiện việc giải thích những ân đức đặc biệt của Chư Phật, và phần Chú giải về Buddhavamsa Phật Tông” và ngài đã qui tụ lại khoảng năm trăm vị tỳ khưu đang đứng gần đó vì vậy người đã đọc lên các đoạn kệ bắt đầu như sau:

I. 46. Chỉ trong giây lát ngài đã tụ tập được năm trăm vị tỳ khưu, đã thực hiện được nhiệm vụ của mình, là những vị rất kiên định, đã đoạn tận mọi lậu hoặc và là người vô tỳ vết.

46. Trong trường hợp này năm trăm vị tỳ khưu[357] được dùng sở hữu cách nên phải hiểu theo nghĩa đối cách: có nghĩa là năm trăm vị tỳ khưu.[358]

46. Đã chu tất mọi nhiệm vụ có nghĩa là mười sáu bổn phận đã kết thúc (liên quan đến) bốn nhiệm vụ chính (mỗi nhiệm vụ này) lại liên quan đến bốn đạo nhờ lý do am hiểu, diệt trừ, thực chứng và tu tập[359].

46. Các lậu hoặc đã đoạn tận có nghĩa là bốn loại lậu hoặc đã bị triệt phá hoàn toàn.

46. Vô tỳ vết có nghĩa là không còn tỳ vết gì vì đang trong tình trạng vô tỳ vết, hay trong tình trạng liên tục vô tỳ vết, được thanh tịnh cao độ và hoàn toàn.

46. Trong giây lát có nghĩa là ngay trong chính giây phút đó.

46. Ngài đã tụ tập lại được có nghĩa là ngài đã qui tụ lại được

Giờ đây, để cho thấy lý do việc qui tụ các vị tỳ khưu lại và họ đã có mặt người đã nói:

I 47. Ngài đã thực hiện thần thông được gọi là: Biến Cõi Thế Gian Thành Chói lọi (và nói) “Cả chúng ta nữa, nào hãy đến đó. Chúng ta sẽ đến kính lễ vị Chiến Thắng.

48. Nào, tất cả chúng ta hãy lên đường, chúng ta sẽ đặt câu hỏi với vị Chiến Thắng. Khi chúng ta đã gặp được vị lãnh đạo thế gian, mọi nghi ngờ nơi chúng ta sẽ được xua tan.”

47. Trong trường hợp này được yêu cầu biến thế gian thành chói lọi có nghĩa là ngài thực hiện thần thông được gọi là biến thế giới trở thành chói lọi.[360] Vì việc làm cho thế giới trở nên chói lọi. “Sẽ làm cho thế giới hài lòng”[361] cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là thần thông của ngài đã hé mở bức màn che thế giới[362] vì sau khi đã chiếu ánh sáng từ nơi cư trú của Akaniṭṭha  phía bên trên đến khoảng giữa ịa ngục A tỳ Acīvi ở phía dưới. Người ta gọi đó là cơ bản của mọi chúng sanh có thể nhìn thấy nhau trong khoảng cách này.

47. Ngài biểu diễn có nghĩa là ngài biểu thị[363]

47. Cả chúng ta nữa có nghĩa là chúng ta cũng vậy[364]

47. Tại đó có nghĩa là đến đó là nơi đức Thế Tôn đang lưu lại.

47. Chúng ta sẽ kính lễ có nghĩa là chúng ta sẽ phủ phục ầu chạm đất dưới chân Ðức Thế Tôn” và (còn nữa) ở đây chúng ta3 muốn ám chỉ mối liên lạc giữa hai từ này nên được hiểu rõ: từ đầu tiên là hành vi đi đến gặp, và từ thứ hai là hành vi kính lễ; bằng không sẽ không tránh khỏi Đảnh hưởng dư thừa.[365]

48. Chạy lại có nghĩa là đi đến[366]

[47] 48. chúng ta sẽ xua tan mọi nghi ngờ có nghĩa là: vì những kẻ nào đã đoạn tận hết lậu hoặc sẽ không còn nghi ngờ gì nữa. Tại sao vị Trưởng Lão lại nói như vậy? Ngài nói như vậy, giống như việc diệt tận gốc rễ lậu hoặc của những ai đi theo chánh đạo đầu tiên để đến với Chân Ðế: “Có bao nhiêu Pháp cần phải đoạn trừ thông qua tri kiến? Có bốn loại tâm xuất khởi phải trông cậy vào các tà kiến, là loại tâm xuất khởi đi kèm với phóng dật, tham lam, sân hận, si mê, tự phụ dẫn đến các khổ cảnh và các phiền não đi kèm với từng hiện trạng này.”[367] Nhưng những hiện trạng này không được coi như là những hiện trạng phóng dật và nghi ngờ. Như vậy không phải là cách mô tả si mê sao? Chúng ta nên hiểu rằng khi vị Trưởng Lão áy náy đặt câu hỏi với Ðức Thế Tôn về tác phẩm Phật Tông cũng như phạm vi Chư Phật,[368] nhưng không phải về điều gì thuộc chính Chư Phật đó cũng như về các đồ đệ của họ chính vì thế ngài đã nói như vậy mà không đề cập đến vấn đề mức độ (range?).

48. Chúng ta sẽ xua tan có nghĩa là chúng ta sẽ làm tan biến[369] đi.

Khi các vị tỳ khưu này từng người một đã nghe mệnh lệnh của vị Trưởng Lão, họ đã lấy bát khất thực mặc y cà sa như thể thắng chiến bào vào người cẩn thận, triệt phá được hết các đại mãng xà và các phiền não, cắt đứt mọi ách phược, một chút ước muốn, hài lòng, cách biệt và tách biệt với nhau. Họ được trang bị với giới, định, tuệ, giải thoát, tri kiến giải thoát. Họ đã nhanh chóng tụ tập lại. Bởi vậy người ta nói rằng:

49. ồng ý với nhau, những người này nói rằng, “Thật là tuyệt vời”; cẩn thận, chế ngự các căn, lấy bát khất thực mặc y cà sa vào. Họ đã ra đi và nhanh chóng đến gặp ngài.

49. Trong trường hợp này “thật là tuyệt vời[370] có nghĩa là từ ‘tuyệt vời’này (sādhu) xuất hiện trong các đoạn văn cảnh như, việc cầu khẩn, nhận được, đồng ý và tốt lành. Như trong câu: Kính thưa ngài, thật là tuyệt vời nếu như Ðức Thế Tôn thuyết giảng Phật Pháp cho tôi một cách ngắn gọn”* - trong các văn cảnh như vậy, ta thấy có lời cầu khẩn. “tỷ như, ‘thật là tuyệt, thưa ngài đáng kính,’ vị tỳ khưu đó thật sung sướng và vui mừng vì những lời của Ðức Thế Tôn phán ra” *1 trong các văn cảnh này điều này diễn tả việc nhận được. “Thật là tuyệt vời, thật là tuyệt, Ôi ngài Sāriputta.*2 Trong các văn cảnh như vậy thì đây là việc chấp thuận.

“Thật là tuyệt vời vì nhà vua đã tỏ ra thích thú đối với Phật Pháp, thật là tuyệt vời thấy rằng chúng sanh cũng hiểu được như vậy. Thật là tuyệt vời vì không xảy ra lừa dối nơi các bạn bè; thật hạnh phúc biết bao vì không xảy ra việc làm xấu.”*3.

*. Td. S iii. 35
*1. S.ii 49. v. 221
*2  M. iii. 16. S iii. 100, A ii. 178
*3. Ja. v. 222

- Trong các đoạn văn cảnh như vậy đây là điều tốt. Ở đây là chấp nhận, chính vì thế ý nghĩa chính là điều họ đã nói. “Thật là tuyệt vời, thật là tốt đẹp” khi họ nhận được mệnh lệnh của vị Trưởng Lão.

49. Cẩn thận có nghĩa là tài giỏi, thông minh.

49. Chế ngự được các căn có nghĩa là các môn căn đã được canh phòng cẩn mật. Chế ngự được các căn.

48. Họ đã ra đi đến gặp có nghĩa là họ tiến lại gần vị Trưởng Lão.

[48] 50. Giờ đây để chứng tỏ cho thấy vị Tướng quân Chánh Pháp đã tiến lên phía trước các vị duyệt xét lại văn kiện đã phát biểu bằng các đọạn kệ bắt đầu như sau: “Những kẻ nào đã đoạn tận được hết phiền não, và trở nên vô tỳ vết.”

50. Trong trường hợp này với người đã được thuần hoá có nghĩa là đã được thuần hóa nơi thân cũng như trong tâm.

50 Trong việc thuần hoá tối thượng có nghĩa là đã trở thành các vị A-la-hán. Ðặc điểm cách ở đây nên được hiểu như là một thuộc tính.

51. Nhờ những vị tỳ khưu này có nghĩa là nhờ năm trăm vị tỳ khưu này.

51. Dẫn đầu một Tăng Ðoàn đông đảo có nghĩa là ngài đã có một đoàn người đông đảo cả nơi giới đức và v.v... và liên quan đến con số: dẫn đầu một đoàn người đông đảo. Liên quan đến các từ khác một đoàn thể đông đảo có các ân đức đặc biệt về giớiv.v... chính là một đoàn người đông đảo. Ngài muốn nói: lãnh đạo một đoàn người đông đảo.

51. Sáng chói[371]tương tự như các chư Thiên trên thiên đường có nghĩa là, giống như vị chư Thiên nguy nga lộng lẫy[372] đến nhường nào với ánh hào quang do sức mạnh thần thông toát ra, ngài đã tiến lại gần Ðức Thế Tôn trên bầu trời thiên đường.

52. Giờ đây những vị tỳ khưu này, được như vậy, đã tiến đến gần có nghĩa là để có thể chứng tỏ cho thấy phương pháp họ áp dụng để tiến đến gằng hắng giọng và bắt đầu đọc lên đoạn kệ bắt đầu với.

52. [373] nhỉ mũi có nghĩa là có giọng nhỉ mũi.

52. Cẩn thận xa lánh có nghĩa là ý định là xa tránh. Không thực hiện hai điều kể trên.

52. Với lòng kính lễ có nghĩa là với các ân đức khổ hạnh không vương vấn tỳ vết.

52. Với lòng tôn kính có nghĩa là chính họ mang trong mình tính khiêm tốn.

53. Tự Tạo thành[374] có nghĩa là đã chu tất được Ba la mật do chính bản thân mình thực hiện không có ai chỉ bảo cho cả, ngài đã đạt đến được thân phận một vị Phật.

53. trên cao có nghĩa là vừa mới xuất hiện trên cao.

53. Giống như mặt trăng có nghĩa là giống như mặt trăng trên cao tột đỉnh. Họ nhìn thấy đức Thế Tôn sáng chói trên cao tại thiên đường giống như mặt trăng. Như vậy sự liên quan nơi các từ nên được hiểu như vậy. Ở đây cũng vậy từ “giống như” (yathā) chỉ đơn thuần là một tiểu từ mà thôi.

54. Giống như tia chớp[375] có nghĩa là giống như một âm lượng các ánh chớp[376]. Nếu như tia chớp có tồn tại được lâu thì ngài cũng toả sáng lâu được như vậy. Ðó là ý nghĩa muốn nói đến ở đây.

54. (Giống như) trên thiên đường có nghĩa là giống như ở trên trời. Ở đây cũng vậy từ “giống như” nơi những vị trí như vậy được coi như là một tiểu từ đơn thuần mà thôi.

55. Giống như (iva) một chiếc đầm trong vắt có nghĩa là không bị xáo trộn và trong sáng như (viya) giống như một chiếc hồ rộng lớn rất sâu và rất rộng.

55. Giống như (yathā) một bông sen nở rộ[377] trên mặt nước có nghĩa là ý nghĩa ở đây được coi như là: giống như một đầm sen[378] đang nở rộ trên mặt hồ; “Giống như một đoá hoa sen nở rộ” cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là do tính dễ thương ngài trở nên (giống như) một cánh rừng hoa sen[379] đang nở rộ.

Thế rồi sau khi đã đưa tay chấp lại đặt trên đầu, các vị tỳ khưu này do vị Tướng quân Chánh Pháp đã cúi người xuống dưới chân đức Như Lai Thập Lực, gót chân ngài được trang điểm với nhiều bánh xe. Ðó là ý nghĩa. Do vậy người ta bắt đầu nói như sau:

56. Giơ hai tay lên chấp lại để trên đầu, hân hoan, hớn hở và vui mừng, họ đã phủ phục xuống đó, có nghĩa là họ đã phủ phục xuống,[380] họ đã kính lễ ngài.

[49] 56. Đối với Tướng bánh xe (định sở cách) có nghĩa là bánh xe là tướng (đối cách); trên chân ngài có Tướng Bánh xe được đề cập đến như là: chân ngài có Tướng Bánh xe ngay từ lúc lọt lòng mẹ.

Dưới (chân) vị đạo sư có nghĩa là họ phủ phục dưới gót chân của ngài, chân đó đã được trang điểm với các bánh xe.

57. Giờ đây đến các đoạn kệ Sāriputta, với trí thông minh kiệt xuất giống và tương tự như một koraṇḍa[381] (một chiếc hoa) được đề cập đến để giải thích đích danh một số các vị Trưởng Lão. Trong đó giống và tương tự như một đoá hoa koraṇḍa có nghĩa là màu sắc da của họ giống và tương tự như đoá hoa koraṇḍa. Chính vì thế, nếu được hiểu theo nghĩa này thì: hoặc là giống như (sama) một đóa hoa koraṇḍa hoặc tương tự như đóa hoa koraṇḍa. Hai đặc tính giống như và tương tự với, được đề cập đến ở đây là gì vậy? Ðây không phải là một thiếu xót. Ðặc tính giống với đóa hoa koraṇḍa đó chính là do đặc tính tương tự với đóa hoa koraṇḍa.

57. Khéo léo trong định và thiền:  đây từ “tài khéo” (kusala)[382] cần phải được hiểu ở một văn cảnh khác. Ðó là không chê vào đâu được, tài giỏi, thuộc kết quả hạnh phúc. Ðiều này phải được hiểu là sức khoẻ tốt trong các văn cảnh như sau: tôi hy vọng ngài đáng kính được mạnh khoẻ.(kusala) Tôi hy vọng đấng áng kính trọng được mạnh khoẻ.”* Trong văn cảnh như vậy thì ý nghĩa từ không chê vào đâu được: “Thưa ngài, những hành vi thân là gì mà ta lại gọi là có tài khéo (kusala)? Bất luận hành vi thân nào cũng không thể chê trách vào đâu được sao, thưa ngài?”*1. là tài giỏi trong các đoạn văn cảnh sau đây: “Ngài đã biết được tất cả các chi tiết của một chiếc xe”*2 Trong các đoạn văn cảnh khác lại mang ý nghĩa là tạo ra kết quả hạnh phúc: “Thông qua hành vi thực hiện, thông qua hành vi tích lũy nghiệp chướng thiện” *3 Nhưng  đây ý nghĩa lại được coi như là tài giỏi (cheka).

* J iv. 427
*1. M ii 115
*2. M I 395
*3 Dhs 432
*4. A I 23

57. Ngài kính lễ có nghĩa là ngài đã thực hiện việc kính lễ.

58. Tiếng sấm sét có nghĩa là: hắn la lối, nạt nộ. Có nghĩa là tiếng sấm sét[383].

58. Giống như một đám mây giông đen ngòm có nghĩa là tiếng sấm giống như một đám mây mang theo nhiều nước xanh đen ngòm. Ý định ở đây là thuộc phạm vi sức mạnh thần thông.

58. Giống như và tương tự một đóa hoa sen màu xanh đậm có nghĩa là màu sắc tương tự như một đóa huệ nước màu xanh đen. Ý nghĩa ở đây cũng cần được hiểu theo như phương pháp đã nói đến ở trên.

58. Moggallāna có nghĩa là Kolita, được gọi như vậy là do ông ta thuộc bộ tộc của ngài.

58. Và Kassapa vĩ đại nữa: so sánh với Uruvelā Kassapa, Nadī-Kassapa, Gayā-Kassapa. Kassapa trai t. Các vị Trưởng Lão nhỏ và thứ yếu hơn, vị này thật là vĩ đại; chính vì thế ngài được gọi là Kassapa vĩ đại và cũng hiểu theo nghĩa như là một giới từ thuộc tiểu từ (pi ca).

59. Giống như vàng được nấu chảy có nghĩa là màu da của ngài giống như màu vàng rực rỡ.

59. Ân đức khổ hạnh  đây có nghĩa là bằng cách giũ sạch các phiền não[384] thì hiện trạng được coi như là hiện trạng khổ hạnh, cũng lại có tên là ân đức khổ hạnh[385]. Và hiện trạng khổ hạnh là gì vậy? Rất thiểu vọng, tri túc, phục tùng, diệt dục, điều khiển được ước muốn có năm hiện trạng này đi chung với cố ý để tu luyện khổ hạnh, được gọi là hiện trạng khổ hạnh[386] xuất phát từ cách diễn tả như sau: Chính do thiểu dục,[387] hay bằng cách giũ sạch hết mọi phiền não thì việc giũ sạch các phiền não đó được gọi là trí: trong đó có ân đức khổ hạnh vậy.

[50] 59. Được tuyên bố là tối thượng có nghĩa là được cất nhắc làm tối thượng, là người tốt nhất, là người cao nhất với các từ diễn tả như sau: “Hỡi các vị tỳ khưu, đây là vị tối thượng các đồ đệ của ta là các vị tỳ khưu những người đang Thuyết Pháp công việc tu trì khổ hạnh, có nghĩa là Kassapa vĩ đại” * ý nghĩa ở đây là ngài được cất nhắc lên địa vị đó.

Và từ tối thượng này[388](agga) được tìm thấy trong các văn cảnh như sau: Khởi đầu, chóp đỉnh, phần ăn, tốt nhất. Như vậy: “Kể từ ngày hôm nay, hỡi kẻ canh cổng tốt lành, ta sẽ ngăn cản cửa ra vào đối với đàn ông và đàn bà người Jain.” *1 - trong đoạn văn cảnh trên đây ta nên hiểu đây là việc khởi đầu (ādi). Trong các đoạn văn cảnh có thể là chóp đỉnh: “Ðược rồi tốt, nhà ngươi nên chúi đầu (agga)ngón tay đó với đầu ngón tay khác.” *2 “Ðầu một cây mía đường”[389] đầu một cây tre1”*3 trong các văn cảnh như sau lại là một phần ăn: “Hỡi các vị tỳ khưu, ta cho phép các ngươi, hãy phân phát một phần ăn (agga) có vị chua và vị ngọt với một phần ăn của một ngôi chùa hay với phần ăn của một căn phòng riêng.”*4 Trong văn cảnh như sau lại là người tốt nhất: “Hỡi các vị tỳ khưu, so sánh với các chúng sanh, các loài không có chân, các loài có hai chân...trong số này thì đức Như Lai được chỉ định là tối thượng.”*5 Ở đây ta nên hiểu như là người tốt nhất (seṭṭha) và cũng là người tột đỉnh (koti). Vì vị trưởng lão là người tốt nhất và cũng là người có địa vị cao nhất ngay chính nơi ở của họ.

Người ta nói rằng: “Ðược cất nhắc làm tối thượng.” Ý nghĩa là ngài được đề bạt làm tối thượng, là người tốt nhất, là người tột đỉnh.[390]

*. M i. 380
*1. Xin đọc Kvu 315
*2 Không tìm thấy
*3 Xin đọc Vin ii 167
*4. A ii 34, v. 21
*5 S ii 197-8 được trích trong Miln 389, ThagA iii 135
*
6 A i. 23

59. Ðược tán dương có nghĩa là được chư Thiên và nhân loại v.v... vỗ tay tán thưởng.

59. Được đạo sư khen ngợi có nghĩa là được khen thưởng, được đạo sư khen ngợi. Tỷ như: “Hỡi các vị tỳ khưu, Kassapa giống như mặt trăng, đã tiến lại gặp các gia đình họ hàng một cách khiêm tốn quay lại cả thân lẫn tâm, ngay cả còn không phô trương trong số các gia đình đó.” *5 Khen ngượi và tán dương như vậy bằng nhiều cách trong các kinh Phật: cả ngài nữa cũng kính lễ Ðức Thế Tôn.

59. Nơi những người có thiên nhãn: nghĩa là: đối với những ai là các vị tỳ khưu lại có thiên nhãn là tối thượng là người tốt nhất. Vì vậy người ta nói rằng: “Hỡi các vị tỳ khưu, ngài là tối thượng các đồ đệ của ta, là những vị tỳ khưu có thiên nhãn đó là Anuruddha. **”Vị trưởng lão Anuruddha là con trai cậu Ðức Phật tên là Amitodana, một người mang Họ Thích Ca; ngài là em trai của Māhānāma và là người có công đức rất lớn, vô cùng ưu việt và đáng yêu.[391] Cùng với sáu người khác ngài đã xuất gia[392] và được ghi lại trong Khandhaka về phái ly giáo trong Tăng Ðoàn[393].

60. Gần có nghĩa là trước sự hiện diện của Ðức Thế Tôn.

61. Lỗi phạm và không lỗi phạm điều gì có nghĩa là tài khéo trong việc biết được điều gì là lỗi phạm điều gì là không.

61. Điều gì thì sửa chữa được[394]: ý nghĩa ở đây: có điều là liều thuốc chữa trị lại có điều thì không. Trong đó loại lỗi phạm có thể sửa chữa được lại có sáu loại: Lỗi phạm không có thuốc chữa trị là lỗi phạm có liên quan đến triệt hạ.[395] Cách giải thích như sau: tài khéo biết được điều gì là lỗi phạm điều gì là không, lỗi phạm nào có thể sửa chữa được – và đó là ý nghĩa.

[51] 61. Trong Luật Tạng có nghĩa là trong Luật Tạng.

61. Được công bố làm tối thượng có nghĩa là: tỷ như. “Này các vị tỳ khưu, ngài là tối thượng các đồ đệ của ta đó là những vị tỳ khưu thông thạo Luật ý muốn nói đến Upāli”. Ý muốn nói đến ở đây ngài được cất nhắc lên địa vị tối thượng.

61. Upāli đó chính là Trưởng Lão Upāli.

61. Được vị đạo sư khen ngợi ý nghĩa là được vị đạo sư khen ngợi, tán dương. Sau khi đã học thông suốt Luật Tạng trước sự hiện diện của đức Như Lai, Vị Trưởng Lão đã đưa ra ba quyết định, kết hợp họ lại cùng với nhau nhờ trí toàn tri, quyết định đối với các vị tỳ khưu tại Bharukaccha[396], quyết định về Ajjuka[397] quyết định đối với Kassapa nam nhi[398]. Chính vì thế, tỷ như: “Vị Trưởng Lão là tối thượng của các vị thông Luật Tạng.”* Người ta nói rằng ngài được vị đạo sư khen ngợi theo cách bắt đầu như vậy

62. Thấu triệt được ý nghĩa tinh tế và tế nhị có nghĩa là: một ý nghĩa được coi như là tinh tế và tế nhị đã được thấu triệt. Ý nghĩa đó là khó nhận ra và khó thấu triệt được.

62. Vô cùng quang vinh trong số những Vị thuyết giảng. Có nghĩa là người thuyết giảng tốt nhất về Phật Pháp. Tỷ như: “Hỡi các vị tỳ khưu, ngài là tối thượng các đồ đệ của ta, là các vị tỳ khưu cũng như những vị thuyết giảng Phật Pháp đó là Puṇṇa, con trai của ngài Mantānī.” * Ngài là người được cất nhắc lên địa vị tối thượng. Chính vì thế ngài được gọi là vô cùng quang vinh trong số các vị thuyết giảng.

62. Có một người đồ đệ có nghĩa là với một Tăng đoàn, người ta nói rằng có năm trăm thanh niên thuộc các gia đình ngài đã xuất gia trước sự hiện diện của vị Trưởng Lão và tất cả họ đều là người bản xứ nơi thị trấn[399] của đức Như Lai Thập Lực. Những cư dân trong cùng một lãnh thổ. Mọi phiền não nơi họ đã được đoạn tận. Toàn bộ họ đã đắc thủ được mười chủ đề tốt trong bài thuyết pháp[400]. Chính vì thế người ta nói rằng ngài đã có được “nhiều người đồ đệ”

62. Nổi tiếng khắp vùng có nghĩa là nổi tiếng khắp nơi do những phẩm chất đặc biệt và họ có rất ít ước muốn v.v...

62. Ẩn sĩ nghĩa là một vị ẩn sĩ tìm kiếm, tầm cầu những Pháp Thiện.

62. Con của Mantānī nghĩa Ngài là con của Nữ bà la môn Mantān, Puṇṇa là tên của Ngài.

62. Danh tiếng từ xa nghĩa là được nổi tiếng từ xa do những ân đức đặc biệt của Ngài như thiểu dục, v.v...

Giờ đây, sau khi vị đạo Sư đã chứng đắc Chánh ẳng Giác, ngài đã Chuyển Pháp Luân quang vinh, vị Trưởng Lão Aññakoṇḍañña tiếp tục lên đường dần dần và đang lưu lại tại thành phố Rājagaha. Rồi sau đó ngài đến thành phố Kapilavatthu và để cho người cháu của ngài là chàng trai Bà-la-môn tên là Puṇṇa xuất gia. Sau khi đã kính lễ Ðức Thế Tôn và xin phép người cậu đến hồ Chaddanta và lưu lại tại đó. Nhưng Puṇṇa lại đi theo cùng với vị Trưởng Lão đến gặp đức Thế Tôn, nghĩ rằng, “Giờ đây tôi đã thực hiện những bổn phận của người xuất gia, tôi sẽ đến gặp đức Như Lai Thập Lực” [401] Chính vì vậy, sau khi đã rời khỏi Kapilapura và từ đó đưa ra lý do tập trung chú ý, chẳng bao lâu sau ngài đã chứng đắc A-la-hán và tiến lại gặp đức Thế Tôn. Và sau khi đã vào thành Kapilapura vào ngày họ hàng của đức Thế Tôn tụ tập lại tại đó, hai vị Trưởng Lão Anuruddha và Trưởng Lão Upāli đã xuất hiện như những người đã xuất gia. Ðiều này đã không khớp với bản văn Khandhaka mà cũng chẳng ăn nhập gì với tập Chú giải và chỉ nên được chấp nhận sau khi đã duyệt xét lại mà thôi. Thế rồi sau đó sau khi đã biết rõ tâm địa của năm trăm các vị tỳ khưu do vị trưởng lão Sāriputta lãnh đạo, vị đạo Sư đã bắt đầu nói về những ân đức đặc biệt của chính ngài.

I 63. Biết rõ tâm địa của những người này. Vị hiền triết tài khéo kể lại các chuyện ẩn dụ, người triệt phá hết nghi ngờ, vị đại anh hùng, đã nói về chính các ân đức đặc biệt của ngài.

63. Người có tài khéo trong các chuyện ẩn dụ (opammakusalo) có nghĩa là tài khéo trong việc kể lại các ẩn dụ (upamaya kusalo).

63. Người triệt phá các nghi ngờ có nghĩa là người cắt bỏ được tình trạng không chắc chắn nơi mọi chúng sanh. Giờ đây, để nói về những ân đức ăc biệt ngài đã chứng tỏ cho thấy những ân đức đặc biệt đó nơi chính ngài, người ta kể lại rằng:

I 64. Có tất cả bốn vô số lượng (A-tăng-kỳ) trong đó qui mô không được biết rõ đó là: tập hợp các chúng sanh, khoảng không gian, các cõi thế giới vô tận và trí vô hạn nơi một vị Phật – Ðây chính là những gì ta không thể biết chắc được.[402]

64. Bốn có nghĩa là phân định ranh giới bằng cách ước lượng.

64. Những (vô số lượng) này có nghĩa là cho đến đây ngài vạch rõ cho thấy vật chất cần phải được đề cập đến.

64. Những A Tăng Kỳ có nghĩa là do không thể đếm được; ý nghĩa được hiểu là bốn điều này không thể đếm được, vượt quá sức ước lượng.

64. Qui mô có nghĩa là mức khởi đầu hay tận cùng hoặc phân định ranh giới.

64. Trong đó có nghĩa là nói về bốn A Tăng Kỳ này.

64. Ta không thể biết được có nghĩa là không thể thấy rõ được. Giờ đây, những điều này theo như cách nói về cặn kẽ bốn A Tăng Kỳ.

64. Tập hợp các Chúng sanh được nói đến trước tiên. Tập hợp các chúng sanh có nghĩa là một đám đông các chúng sanh, đám đông các chúng sanh có đặc tính bất tận, vô số kể và vô hạn. Cũng vậy đối với khoảng không gian, vì chẳng có bất kỳ giới hạn nào đối với khoảng không gian vô tận cả. Cũng giống như vậy đối với các cõi thế giới vô tận.

64. Trí (hiểu biết của một vị Phật) có nghĩa là trí toàn tri.

64. Không thể biết chắc được (bốn) điều này có nghĩa là: do bởi bốn điều này là vô tận, thế nên ta không thể quả quyết được. (biết chắc)

Đến đây, để biểu thị rõ sức mạnh thần thông của mình vị đạo Sư nói, “Nói về những điều kỳ diệu và những kỳ công xuất khởi trước mắt các vị chư Thiên và con người v.v... Ðiều kỳ diệu này được gọi là gì? Có một điều kỳ diệu, một kỳ công vượt trội hơn cả điều này. Do vậy hãy lắng tai nghe ta nói đây”. Tăng thêm việc thuyết giảng Phật Pháp ngài bắt đầu nói như sau:

I 65. Điều kỳ diệu trên cõi đời này trong đó bao gồm việc ta biểu lộ sức mạnh thần thông là gì vậy? Còn có nhiều kỳ công khác nữa cũng đáng kinh ngạc và kinh hoàng không kém.

65. Về điểm này điềulà một cách biểu lộ (hàm chứa) điều khẳng định trái ngược lại.

65. Điều này có nghĩa là ngài đề cập đến việc biểu lộ này.

65 điều đó: từ “điều đó” (yaṃ) được cho thấy ở thể bổ cách trong các đoạn như: “Ðiều (yaṃ) chúng ta hỏi nhà ngươi đã được công bố rồi. Ta hỏi nhà ngươi một vấn đề khác nữa. Làm ơn nói cho ta biết điều này.” * [53] “Hỡi các vị tỳ khưu, đây là điều không thể nào xảy ra đó (yaṃ) là hai vị A-la-hán, hai vị Chánh Ðẳng Giác lại có thể xuất hiện cùng một lúc trong một cõi Ta bà thế giới mà thôi” *1 – Ở đây ta dùng sử dụng cách. “Trong đại kiếp đó (yaṃ) khi Ðức Phật Tổ Vipassī xuất hiện” *2 - Trong trường hợp này lại là định sở cách. Thưa các vị tỳ khưu kính mến, điều gì (yaṃ) ta đã nhận được, trước sự hiện diện của Tam Thập Tam Thiên, ta sẽ kể lại cho Ðức Thế Tôn nghe.” *4. Trong các đoạn như vậy ta lại dùng chủ cách. Cả ở đây cũng vậy ta nên hiểu ý nghĩa chủ cách.

Ngài đã chỉ ra, nói rằng, “Ta còn có nhiều kỳ công khác nữa, cũng đáng kinh ngạc và kinh hoàng không kém.”

Ðến đây, nhằm giải thích những kỳ công đáng kinh ngạc này ngài bắt đầu cho biết thêm:

I 66. Khi ta còn đang lưu lại trong nhóm chư thiên nơi Cõi Trời Ðâu Suất, ta có tên gọi là Santusita vào lúc đó, sau khi đã qui tụ lại đông đủ, các cư dân thuộc cõi Thập Vạn tà bà thế giới chấp tay lại phủ phục dưới chân ta, đã yêu cầu ta như sau:

66. Trong trường hợp này khi có nghĩa là vào thời điểm đó.

66. Ta từ này dùng để giải thích chính mình.

66. Trong nhóm Cõi Trời Ðâu Suất có nghĩa là trong nhóm các chư vị chư Thiên có tên gọi là Tusita (tức là hạnh phúc). Khi ta đã hoàn thành được ba mươi pháp Balamật[403] đã thực hiện năm phép đại thí[404] và vì phẩm hạnh lợi ích cho những người anh em họ hàng của ta trên trần gian. Ta đã đạt đến tột đỉnh nhiều hành vi công đức khác nhau. – Kể cả trí tuệ[405], ta đã tổ chức một cuộc bố thí rất lớn cho khoảng một trăm ngàn chúng sanh trong vòng một tuần lễ.[406] Và mặt đất đã rung chuyển đến bảy lần[407], ta đã từ trần từ cá nhân Vessantara, và được tái sanh lần thứ hai vào Cõi Trời Ðâu Suất. Cũng tại đó ta đã trở thành vị Thiên vương lấy vương hiệu là Santusita.

*. Sn 1052
*1. M iii.65, A i. 27 Vbh 336, Miln 236
*2. Dii. 11
*3. D ii 220

66. (Các cư dân) thuộc cõi Thập vạn (ta bà thế giới). Ðang qui tụ lại đông đủ. Ý nghĩa câu này như sau: các vị chư Thiên thuộc cõi Thập Vạn ta bà thế Giới đã qui tụ lại đông đủ.

66. Hai tay chụm lại để trên đầu, hỏi ta một vài điều có nghĩa là: sau khi đã tiến lại gần ta, họ đã hỏi ta một vài điều, nói rằng: “Thưa Ngài, do bởi ngài đã thực hiện hoàn tất mười pháp Ba la mật và không màng gì đến vẻ hào nhoáng Sakka hay vẻ vinh quang của Ma-vương, vị Phạm Thiên, hay vị quốc vương hoàn vũ, nhưng chỉ vì muốn giúp cho chúng sanh[408] vượt qua bộc lưu, thế nên ngài đã mong mỏi đạt đến quả vị Phật. Thưa ngài, đã đến thời cơ để ngài đạt được quả vị Phật rồi đó.” * Vì vậy người ta nói rằng:

I 67 đây là thời điểm dành cho ngài;[409] ôi vị anh hùng vĩ đại, hãy nổi lên thọ thai trong lòng mẹ, nhằm giúp cho nhân loại cũng như các vị chư Thiên[410] vượt qua (bộc lưu). Chớ gì ngài tỉnh giác nơi hiện trạng bất tử.[411]

67. Trong trường hợp này thời điểm dành cho ngài có nghĩa là: thời điểm[412] của ngài hoặc đây chỉ là một cách giải thích mà thôi.

67. Xuất khởi (nổi lên) có nghĩa là: tái đầu thai; “giáng trần” trở lại cũng là một cách giải thích.

67. Cho nhân loại cũng như các chư vị chư Thiên có nghĩa là cõi trần (có các chúng sanh) cùng với các chư vị chư Thiên.

67. Giúp vượt qua: về điểm này, chu tất được các pháp Ba la mật thì được gọi là: giúp vượt qua, và chứng đắc thập toàn ở mức độ đỉnh cao cũng được gọi là: giúp vượt qua. [54] Sau khi đã từ trần từ cá nhân giống như Vessantara, sau khi đã tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Suất và lưu lại đó trong khoảng thời gian là sáu trăm ngàn năm và năm vạn bảy ngàn năm thì cũng được gọi là giúp vượt qua. Vào ngày mà Rāhula, là mối ràng buộc được sanh ra, ngài đã cưỡi trên lưng Kanthaka, và ra đi cùng với Channa, vượt qua ba vùng lãnh thổ và “xuất gia” bên bờ sông Anomā cũng được gọi là: Giúp vượt qua. Thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng sáu năm liền. Ngài đã ngồi thiền trên bồ đoàn dưới gốc cây Bồ Ðề vào ngày rằm tháng Visāka sau khi đã đánh tan tác đạo quân Ma-vương, sau khi đã nhớ lại tiền kiếp trong suốt canh nhất, tinh luyện được thiên nhãn suốt canh hai, và trong suốt canh ba đã quán xét về thập chi chi y tương sinh theo thứ tự xuôi và ngược. Thấu suốt được chánh đạo chứng đắc nhập lưu cũng được gọi là giúp vượt qua. Vào sát na chứng ắc Thánh quả nhập lưu... và vào sát na thánh đạo nhất lai và vào sát na Thánh quả nhất lai và vào sát na Thánh quả bất lai và vào sát na Thánh quả bất lai.v.v... cũng được gọi là: giúp vượt qua. Khi ngài ban thức uống bất tử cho một nhóm năm vị tỳ khưu cùng với tám mươi ngàn các vị chư Thiên, kể từ đó trở đi người ta nói rằng: Ngài đã giúp vượt qua được (bộc lưu) vì vậy người ta nói rằng: Việc giúp đỡ nhân loại cũng như chư Thiên vượt qua, (bộc lưu) chớ gì ngài tỉnh giác khỏi hiện trạng bất tử.

Rồi vị Ðại Nhân, sau khi chư vị chư Thiên đã yêu cầu, song ngài không bảo đảm gì cho họ cả, sau khi đã tra cứu năm điều thẩm sát vĩ đại[413] theo sự phân định thời gian, đại lục, xứ sở nguồn gốc gia đình và bề dầy tuổi thọ của người mẹ.

Về vấn đề này, trước tiên ngài đã tra cứu về thời gian: “Ðúng thời hay không úng thời?” Chẳng còn phải là thời gian nếu như chiều dài thời gian tuổi thọ vượt quá một trăm ngàn năm. Tại sao vậy? Khi vòng luân hồi sanh lão bệnh tử v.v...chưa chín mùi và chưa xuất hiện Chư Phật thuyết pháp, Phật Pháp nhằm giải thoát khỏi ba tướng đặc biệt.

*. Xin đọc Ja i. 48

Chính vì thế khi họ đề cập đến vô thường; khổ và vô ngã thì những kẻ, vì thiếu niềm tin, liền nói: “Ôi họ đang nói về bất luận điều gì vậy?” Kết quả là họ đã không chứng đắc thấu triệt pháp. Ðiều này đã diễn ra như vậy đây không phải là một loại giáo pháp không giúp dẫn ta đến giải thoát.[414] Chính vì thế đây không phải là thời gian thuận tiện. Cũng chẳng phải là thời gian thuận tiện khi chiều dài tuổi thọ ngắn hơn một trăm năm. Tại sao vậy? Lúc đó các chúng sanh còn đang vướng mắc nhiều phiền não. Lời khuyên nhủ dành cho những kẻ nào còn đang có đầy dẫy phiền não đã không thể tồn tại được sau cơ hội khuyên nhủ đó. Chính vì thế cả lúc này cũng chưa phải là thời gian thuận tiện. Thời gian thuận tiện là vào khoảng chiều dài tuổi thọ ít hơn một trăm ngàn năm và nhiều hơn một trăm năm. Nghĩ rằng, “Các chúng sanh hiện có tuổi thọ vào khoảng một trăm năm.” Thế nên vị Bồ Tát đã nhìn thấy đây là thời gian ngài nên giáng trần.

Rồi đến phần tra cứu (trạch pháp) về đại lục, ngài nghĩ, “Chư Phật chỉ được xuất hiện tại đại lục Jambudīpa Nam Thiện Bộ châu mà thôi”, và ngài đã nhận thấy đại lục vì đại lục rộng[415] khoảng mười ngàn do tuần (yojana) nên ngài suy nghĩ “Ngài được tái sanh trong xứ sở nào vậy?” Tra cứu (trạch pháp) về xứ sở ngài đã nhìn thấy một xứ sở trung tâm.

Tiếp theo, trạch pháp về nguồn gốc gia đình ngài nghĩ rằng: “Chư Phật chỉ tái sanh trong một gia đình có địa vị cao trên cõi đời này. Giai cấp Sát Ðế Lỵ hiện nay đang nắm giữ vị thế cao trên cõi đời này, ta sẽ tái sanh trong gia đình giai cấp đó. Vị quốc vương tên là Suddhodana sẽ là thân phụ ta” và ngài cũng đã nhận ra được gia thế của ngài.

Tiếp theo, trạch pháp về mẹ ngài, ngài nghĩ rằng. “Mẹ của đức Phật sẽ không thuộc hạng bướng ngạnh và say sưa rượu chè. Năm giới hạnh của người mẹ phải còn nguyên vẹn và hoàng hậu này có tên là Mahāmāyā chính là con người này. Bà sẽ trở thành mẹ của ta. Còn phạm vi tuổi thọ của bà kéo dài bao lâu?” Và chính vì thế ngài suy tính, và nhận thấy ngài sẽ nằm trong lòng mẹ trong vòng mười tháng bảy ngày.

Chính vì thế sau khi ngài đã tra cứu năm điều trạch pháp theo cách này, ngài nói, “Thưa quý vị, đã đến thời điểm để ta chứng đắc Phật quả.” Và sau khi đã đưa ra lời bảo đảm cho chư vị chư Thiên và sau khi đã lưu lại tại đó[416] trong suốt thời gian tuổi thọ tồn tại, [55] ngài đã giáng trần trong thai hoàng hậu Māyā trong một gia đình thuộc quốc vương Thích Ca. Bởi vậy người ta đã kể lại như sau:

I 68. Khi ta từ trần khỏi Cõi Trời Ðâu Suất và hạ giới xuống trong thai người mẹ, lúc đó trái đất và thập vạn thiên ta bà đại thế giới rung chuyển.

68. Trong đó ta Giáng Trần có nghĩa là ta được sanh hạ, ta nhập vào.

68. Vào trong thai có nghĩa là vào trong thai người mẹ.

68. Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới rung chuyển có nghĩa là: Giờ đây vị Bồ Tát chú tâm và ý thức rõ ràng, đã nhập vào thai người mẹ, tái sanh vào ngày rằm tháng sāḷha, dưới chòm sao Uttarāsāḷha và trong số mười chín tâm[417] tái sanh lòng từ tâm dưới sự Đảnh hưởng lớn mạnh của sát na tâm thiện tương ưng trí, câu hành hỷ và của một sát na tâm vô dẩn....[418] Chính vì thế cõi Thập Vạn đại thiên ta bà thế giới rung chuyển, động đất diễn ra, và đất rung động dữ dội.

68. Trái đất (dharāṇti) có nghĩa là vật chống đỡ (dharani) trái đất (pathavi) chống đỡ mọi vật có nghĩa là gồm cả những vật bất chuyển động và chuyển động.[419]

69. Với ý thức rõ ràng, khi ta đã được hạ sanh (trên cõi đời này) có nghĩa là ở đây: khi ta hoàn toàn quan tâm và ý thức rõ ràng, ta đã được sanh ra khỏi lòng mẹ ta, từ nơi Pháp tọa, giống như người thuyết giảng Phật Pháp, giống như một người bước xuống khỏi bậc thang; đang giang rộng hai tay và chân ra, đứng thẳng người khi ta thoát ra khỏi lòng mẹ không vương vấn một chút bụi trần kể từ khi ta được thọ thai[420] trong lòng mẹ.

69. Được chấp thuận có nghĩa là được sự đồng ý[421].

69. Được sai đi có nghĩa là chính họ đã được sai đi, họ đã đồng ý.

69. Đã rung chuyển có nghĩa là chuyển động. Khi ngài giáng trần và Đản sanh khỏi lòng mẹ thì lúc đó Cõi Tam Thập đại thiên ta bà thế giới rung chuyển. Và khi Ðức Thế Tôn vừa mới ngự xuống trong cõi lòng mẹ ngài, không nhận ra được bất kỳ cuộc giáng hạ nào có thể sánh bằng với chính việc hạ sanh của ngài. Ngài đã thốt lên đoạn kệ để chứng tỏ cho thấy chính điều kỳ diệu của ngài (I. 70) “Chẳng có việc giáng trần nào có thể sánh bằng với cuộc giáng trần của ta cả.”

70. Về điểm này việc giáng trần có nghĩa là việc thọ thai trong lòng người mẹ. Chủ cách ở đây hiểu theo nghĩa định sở cách (được sử dụng) trong câu “đang khi tái sanh...”

70. Đối với (việc giáng trần) của ta có nghĩa là của ta (mayā).

70. Sánh kịp có nghĩa là chẳng có điều gì giống vậy cả.

70. Vào lúc chào đời: ở đây ý muốn nói là ngài được hạ sanh từ cõi lòng một người mẹ; người mẹ được gọi là người có công sanh thành, từ người mẹ, là ý nghĩa muốn nói đến ở đây.

70. Vào lúc lọt khỏi lòng mẹ: Ý nghĩa là sanh ra khỏi, việc đem ra khỏi lòng người mẹ.

70. Còn đối với Tự Giác Ngộ: về điểm này, được khen ngợi và dễ thương chính là Giác Ngộ, Chánh Ðẳng Giác. Và từ Giác Ngộ[422] này cần được hiểu theo các đoạn văn cảnh như cây Bồ Ðề, Thánh đạo, trí toàn tri. Trong các đoạn được truyền lại như: “Dưới gốc cây Bồ Ðề ngài vừa mới đạt đến Chánh Ðẳng Giác” * “Giữa cây Bồ Ðề và Gāyā, *1 Cây được đề cập đến như là sự Giác Ngộ. [56] Trong các đoạn được truyền lại như sau: “ Giác Ngộ được đề cập đến như là trí về bốn Thánh Ðạo” *2 Ðây chính là Thánh đạo. Trong các đoạn được truyền lại như sau: “Sau khi đã chứng đắc Giác Ngộ, bất tử, không tác thành.”*3 Ðây chính là Níp Bàn. Trong các đoạn được truyền đạt lại như sau: “Vinh quang và đáng kính trọng thay khả năng hiểu biết, nhờ đó ngài đã chứng ắc Giác Ngộ.”*4 đây chính là trí toàn tri. Nhưng ở đây trí của đức Thế Tôn về Thánh đạo dẫn đến bậc A-la-hán là điều muốn nhắm tới. Một số người khác lại cho là “trí toàn tri”. Ý nghĩa ở đây “liên quan đến Chánh đẳng Chánh giác, ta là người tốt nhất về vấn đề này.” Nhưng tại sao đức Thế Tôn lại tự khen mình liên quan đến việc Chánh Ðẳng giác như vậy? Vì ngài đã được ban tặng cho toàn bộ những ân đức đặc biệt và điều này đem lại trọn vẹn toàn bộ những ân đức đặc biệt của một vị Phật. Nhưng người khác thì không được như vậy. Ðối với một số ân đức của người khác đã được ban tặng Thánh Ðạo dẫn đến bậc A-la-hán, cũng như thánh quả A-la-hán. Nơi một số người lại được ban tặng cho Tam Minh; một số người khác lại được ban tặng cho những thắng trí; một số người khác lại được bốn tuệ giác phân tích; nơi một số người lại được ban tặng Trí về Ba la mật của Thinh Văn hay về trí của một vị Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác. Nhưng đối với Chư Phật được ban tặng cho chứng đắc toàn bộ các ân đức đặc biệt. Chính vì thế Ðức Thế Tôn vì đã được ban tặng cho toàn bộ những ân đức đặc biệt, nên ngài tự khen chính mình, nói rằng, “Ta là người tốt nhất trên đời này”. Hơn thế nữa, khi ngài đạt đến Chánh Ðẳng Giác thì mặt đất rung chuyển. Chính vì thế ngài nói rằng, “Ðối với những người Chánh Ðẳng Giác ta là người tuyệt vời nhất.”

*.Vin i. 1, Ud 2
*1Vin i. 8, M i. 170
*2 Nd1 456, Nd2 114
*3. Không dấu vết
*4 D. iii. 159

70. Đối với việc Chuyển Pháp Luân:[423] về điểm này, Chuyển Pháp Luân có hai đặc điểm: trí thấu triệt và trí thuyết pháp.[424] Ở đây trí thấu triệt đem lại thánh quả chính ngài đã được tuệ giác động viên cổ suý. Trí thuyết pháp đem lại thánh quả cho những đồ đệ lại do tâm hồn ngay thẳng, vô tầm vô tứ cổ súy. Trí thuyết pháp có thể là trí phàm tục, hay bất định và chẳng bao giờ có cùng một điểm tương đồng với người khác. Ở đây ý nghĩa nhắm tới chính là trí giảng thuyết.

Giờ đây khi Ðức Thế Tôn thọ thai trong lòng mẹ và đang khi họ nghe thấy mặt đất rung chuyển v.v... các vị chư Thiên liền nói lên các đoạn kệ sau dây:

I 71. “Ôi, điều kỳ diệu đã xảy ra trên trần gian này!” 71. Trong trường hợp này Các ân đức đặc biệt nơi Chư Phật vĩ đại biết là nhường nào có nghĩa là Ôi, các ân đức đặc biệt của Chư Phật vĩ đại biết bao. Ôi sức mạnh Chư Phật vĩ đại biết nhường nào!

71. Thập vạn ta bà thế giới rung chuyển theo sáu cách có nghĩa là trong số các cõi Thập Vạn Thiên Ðại ta bà Thế Giới thì trái đất vĩ đại của chúng ta đã chuyển động dữ dội và rung chuyển theo sáu cách. Bằng sáu cách nào vậy? Trái đất thụt xuống về hướng đông, uốn cong về hướng tây thụt xuống về hướng tây, uốn cong về hướng đông. Thụt xuống về hướng bắc, uốn cong về hướng nam, thụt xuống từ hướng nam, uốn cong về hướng bắc. Rướn lên về hướng trung tâm, phục xuống từ phía cạnh rướn lên từ hướng cạnh. Như vậy trong sáu cách giống như con tàu lay động do sức gió và bị va chạm do những cơn sóng gió tan biến vào mạn tàu. Trái đất vĩ đại của ta cũng rung chuyển lên như vậy, rộng[425] vào khoảng bốn vạn và hai trăm ngàn do tuần (yojana). Trái đất nhảy chồm lên trên mặt nước là nơi nâng đỡ. – Ngay cả như thể không hề nhận thức được cho dù có nhận thức. Rung chuyển như thể nhảy lên vì vui sướng.

[57] 72. Và rực rỡ thay những tia sáng[426] có nghĩa là tia sáng thật ngoạn mục, vượt trội hẳn mọi sức mạnh chư Thiên của các chư Thiên.

72. Kinh ngạc với điều kỳ diệu có nghĩa là có một điều kỳ diệu và một biến cố kinh ngạc.

72. Người cao niên nhất trên thế gian này có nghĩa là người tốt nhất trên thế gian.

73. Cùng với các vị thần linh[427] có nghĩa là nơi thế giới cùng với các chư Thiên. Đối cách nên được hiểu theo nghĩa sở hữu cách.

73. Biểu diễn có nghĩa là cho thấy một điều kỳ diệu.

73. Ngay cả khi ngài đang bước đi có nghĩa là đang khi trải rộng ra trên Thập Vạn ta bà thế Giới và đang khi ngài đứng trên nơi du hành trang điểm bằng đủ thứ châu báu. Ngài lại đàm thoại như thể ngài đang bước lên bước xuống ở nơi du hành đó.

73. Vị lãnh tụ cõi trần gian có nghĩa là: khi rống lên như tiếng sư tử. Rống lên tiếng rống sư tử xuất phát từ mặt trái đất bằng phẳng này, hoặc giống như đám mây mang theo dông bão đang đổ mưa xuống và giống như đang đem cả một con sông từ trời xuống.[428] Vị đạo sư thuyết giảng một bài Phật Pháp có liên quan đến Tứ diệu đế và sáng lạn với những phương pháp khác nhau và đánh dấu với ba tướng đặc biệt bằng một giọng trầm và hấp dẫn cùng với tám ân đức tốt đẹp. Rất êm tai nghe và vô cùng thú vị.

73. Trên đường đi ngài không quay lại như thể ngài đang di chuyển trên một nơi du hành rộng độ bốn cubit. Có nghĩa là: khi vị đạo sư đã tạo ra được nơi du ngoạn một đầu có vành ngoài ở bờ phía đông cõi thế giới. Còn ầu bên kia cũng có vành ngoài ở bờ phía tây cõi thế giới. Vị đạo sư đi lên đi xuống trên chỗ du ngoạn châu báu này rất kiên định như vậy, chỉ quay lại khi ngài tiến tới một hoặc tiến tới cả hai đầu, đang khi ngài còn đi lên đi xuống trong nơi du ngoạn như thể có khoảng cách chỉ độ bốn cubit, ngài đã nhanh chóng quay lại khi ngài đã tiến tới cả hai đầu. Ý nghĩa câu ngài đã chẳng quay trở lại trên đường đi là như vậy.

Nhưng làm cách nào Ðức Thế Tôn có thể thực hiện được một cuộc du hành ngắn đến như vậy đang khi khoảng cách đo được lên đến cả trăm ngàn thế giới ta bà? Hoặc giả ngài đã khuôn rập theo thành một cá tính riêng của một người vĩ đại? Ngài đã không làm như vậy. Ðặc tính oai nghi của vị Phật nơi Chư Phật thật không thể tưởng tượng nổi. Từ chỗ trú ngụ của các chư Thiên Akaniṭṭha cõi sắc cứu cánh có khoảng cách từ Avīci ịa ngục A Tỳ lại là một khoảng không gian rộng mở[429] và vượt qua Thập Vạn Thiên Ðại cõi ta bà thế giới cũng chỉ là một khoảng không gian mở rộng. Các chư Thiên và con người đều nhìn thấy như thể toàn bộ các chư Thiên và con người đều nhìn thấy nhau đang đi lên đi xuống bình thường. Như vậy họ đã nhìn thấy Ðức Thế Tôn đi lên đi xuống. Và đang khi Ðức Thế Tôn đang đi lên đi xuống như vậy thì ngài đã thuyết giảng Phật Pháp và cùng lúc đó ngài đã chứng đắc mọi Thiền chứng.

Thế rồi Trưởng lão Sāriputta suy nghĩ, “Ngài đã tô son điểm phấn cùng với ba mươi hai tướng vinh quang được tạo ra do sức mạnh vô tận và tài khéo chất đống cao như núi.” Và sau khi chiêm ngưỡng thấy thân xác quang vinh của Ðức Thế Tôn tỏa sáng với tám mươi tướng phụ giống như ánh trăng rằm mùa thu và giống như Cây Trầm đang trong mùa trổ lộc dồi dào cao hàng trăm do tuần (yojana) với quầng sáng của ngài trải dài cao đến mười tám ratana với đường viền quang vinh rực rỡ giống như một ngọn núi thánh đức bằng vàng nấu chảy. Di chuyển với ân phước không gì sánh nổi nơi một vị Phật và đi lên đi xuống với một đoàn tuỳ tùng các vị chư Thiên gồm tới cả hàng vạn chư Thiên, ngài nghĩ: “Toàn bộ Thập Vạn Ðại Thiên cõi ta bà thế giới đều phải tụ tập lại nơi đây để nghe bài thuyết pháp vĩ đại về Phật Pháp và một bài thuyết giảng do đức Thế Tôn thực hiện về đề tài Phật Tông xem ra rất hữu ích. Ðem lại rất nhiều thoả mãn cho chúng sanh. Giả sử giờ đây ta phải đặt câu hỏi với đức Như Lai Thập Lực [58] về Phật Tông xuất phát từ quyết tâm tiếp theo của ngài thì sao đây?” Sau khi đã quyết tâm về vấn đề này, ngài liền thu xếp y cà sa vắt lên vai, tiến lại gần Ðức Thế Tôn, hai tay chắp lại toả sáng giống như những búp sen vô tỳ vết không hư thối. Mười ngón tay của ngài chụm vào nhau và đưa cao lên đầu[430]. Ngài đã hỏi đức Thế Tôn bắt đầu như sau: “Thưa ngài anh hùng vĩ đại, quyết tâm tiếp theo của ngài là gì vậy?” Do vậy người ta nói rằng:

I 74. Hỡi Sāriputta, người đại trí thông minh tuyệt vời, thành thạo định và thiền, đã chứng ắc trí tuệ Ba la mật. Ðã hỏi lãnh tụ thế gian như sau:

75. Ôi vị anh hùng vĩ đại, tối cao nơi các chúng sanh. Quyết tâm tiếp theo của ngài thuộc loại nào đây? Vào thời điểm nào một người khôn ngoan đạt được vô thượng Chánh Ðẳng Giác, được ngài truyền khát vọng cho đây?[431]

Giờ đây, chuỗi ý nghĩa này là gì vậy? Ðây là một chuỗi ý nghĩa dựa trên một câu hỏi được đưa ra. Có ba chuỗi ý nghĩa[432] như sau: một chuỗi ý nghĩa được dựa trên câu hỏi đã được đưa ra, một chuỗi ý nghĩa được ra lệnh do khuynh hướng tâm của một người khác, một chuỗi ý nghĩa lại do quá trình diễn tiến Phật Pháp tự nhiên. Về điểm này. “Khi ta nói điều này, Nanda một người chăn bò đã nói với Ðức Thế Tôn như sau: “Vậy thì, thưa ngài đáng kính, đâu là bờ bên này, và đâu là bờ bên kia?” * - Một chuỗi ý nghĩa dựa trên một câu hỏi được đặt ra nên được hiểu như vậy liên quan đến một bài thuyết pháp do đức Thế Tôn thực hiện cho những người đã đặt câu hỏi với ngài. “Vậy đã nổi lên một lập luận trong tâm một số các vị tỳ khưu như sau: “Thưa ngài, người ta nói rằng sắc kia không phải là bản ngã, cảm thọ, tưởng, hành và cả thức nữa cũng chẳng phải là bản ngã. Thế thì đâu là bản ngã đã đem lại hậu quả cho điều do vô ngã thực hiện đây? Thế rồi, Ðức Thế Tôn như đọc được lý luận trong tâm vị tỳ khưu này, liền nói với các vị tỳ khưu nói rằng: ‘Hỡi các vị tỳ khưu, các ngươi nghĩ gì về điều gì vậy? Do thiếu hiểu biết, dốt nát, tâm địa lại bị ái dục kiềm tỏa, ở đây kẻ ngu xuẩn lại nghĩ rằng mình có thể bỏ qua những lời huấn dụ của đạo sư của mình hay sao? Như: “Thưa ngài người ta nói rằng sắc không phải là bản ngã... bản ngã thực hiện những hành vi Đảnh hưởng đến những gì đã làm có phải là vô ngã chăng? Các ngươi nghĩ gì về điều này, hỡi các tỳ khưu? Liệu sắc tồn tại vĩnh viễn hay chỉ là vô thường mà thôi?” * Một chuỗi ý nghĩa được lệnh do khuynh hướng tâm linh của người khác nên được hiểu như vậy liên quan đến một bài thuyết pháp do đức Thế Tôn thực hiện khi ngài biết được khuynh hướng tâm linh của họ. Do bất kỳ Phật Pháp nào một bài thuyết pháp đã được bắt đầu. Vì rằng Phật Pháp đó được coi như thích hợp với Phật Pháp vì đặc tính không đối kháng với Phật Pháp đó.[433] Trong số các bài thuyết pháp này một giáo lý khác đã xuất hiện, liên quan đến những điểm này một chuỗi ý nghĩa được lệnh do qui trình Phật Pháp tự nhiên nên được hiểu như vậy, liên quan đến điểm này người ta nói rằng: “Chuỗi ý nghĩa dựa trên một câu hỏi được nêu lên.”

74. Trong trường hợp này chứng ắc được trí tuệ Ba la mật có nghĩa là chứng đắc được trí tuệ Ba la mật của một tối thượng thinh văn.

75. Được hỏi có nghĩa là đã đặt câu hỏi.[434]

Trong trường hợp này một câu hỏi đặt ra có nghĩa là: một câu hỏi khai sáng điều gì chưa được thấy rõ, một câu hỏi có liên quan đến điều gì đã nhìn thấy. Một câu hỏi cắt bỏ được những hoài nghi phức tạp. Một câu hỏi suy luận. Một câu hỏi nhằm chờ đợi hỏi một điều ngược lại – điểm này có năm cách[435]. Câu hỏi Trưởng Lão đặt ra là gì? Bởi vì tác phẩm Phật Tông này không thuộc phạm vi chỉ dành riêng cho-và-vì -chính chư Phật mà thôi. [59] (cho dù) đã tích luỹ được những phụ kiện công đức trong suốt một A-tăng-kỳ và hơn một trăm ngàn đại kiếp, cũng chẳng phải do hai vị tối thượng thinh văn (cho dù) sau khi họ đã tích luỹ được những phụ kiện công đức trong một A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, cũng chẳng phải do những vị đại thinh văn khác (cho dù) sau khi họ đã tích lũy được những phụ kiện công đức trong một trăm ngàn đại kiếp. Nhưng vì Phật Tông chỉ thuộc phạm vi trí toàn tri của Chư Phật mà thôi, chính vì thế ta nên hiểu rằng câu hỏi của Trưởng Lão (đề ra cho) Chư Phật chỉ nhằm soi sáng cho điều chưa được sáng tỏ mà thôi.

75. Thuộc loại nào có nghĩa là đây là phương pháp đặt câu hỏi chính là một phương hỏi “điều gì?”

75. Của ngài có nghĩa là thuộc về ngài.[436]

75. Quyết tâm có nghĩa là chuyên tâm về Phật tính và nghĩ rằng. “Tôi sẽ không đứng lên mà không đạt được lời thọ ký của Ðức Phật”, đang nằm sau khi đã quyết định nhất quyết cố gắng.[437] Do vậy người ta đã nói rằng:

I 75. Ôi vị Ðại Anh hùng, người tối cao nơi mọi chúng sanh, quyết tâm của ngài thuộc loại nào vậy?

75. cao có nghĩa là mong muốn, chờ đợi, “vị Giác Ngộ nên tỉnh thức. Người nô lệ được giải thoát nên được tự do”. Nghĩ như vậy, ngài đặt câu hỏi khi ngài ước ao đạt đến Phật Tính của ngài được thực hiện.

75. Giác Ngộ có nghĩa là Tự Giác Ngộ Chánh Ðẳng Giác; đây là từ đồng nghĩa với trí thánh đạo dẫn đến bậc A-la-hán. Và đến trí toàn tri.

*. Xin đọc thêm S iv. 180f 
*1 Trung Bộ Kinh iii. 19

75. Vô thượng có nghĩa là điều được gọi là tối thượng là bởi vì đó là điều tốt nhất để cho một đồ đệ chứng đắc Giác Ngộ. Nguyên âm ‘m’ ở giữa hai từ (bodhi và uttama) làm gạch nối cho hai từ mà thôi. Giờ đây, hỏi về những gì tạo nên một Chư Phật ngài cho biết:

I 76. Bố thí, trì giới, xuất ly, trí tuệ và tinh tấn thuộc loại nào vậy? Còn nhẫn nại, chân thật, quyết định, từ tâm, và xả thuộc loại nào đây?

74. Ôi người thông thái, lãnh tụ thế gian, mười pháp Ba la mật bờ kia của nhà người thuộc loại nào vậy? Bằng cách nào ta có thể thực hiện được những pháp Ba la mật bờ trên, thực hiện được những pháp Ba la mật bờ cao thượng?

Trong trường hợp này, liên quan đến điều bố thí Ba la mật: vì hy sinh dâng những của cải bề ngoài của ta là một Ba la mật bờ kia; hy sinh dâng bất kỳ chi nào trong cơ thể là một Ba la mật bờ trên; còn hy sinh dâng chính mạng sống mình lại là một Ba la mật bờ cao thượng.[438] Ðây cũng là phương pháp đối với những pháp Ba la mật còn lại. Như vậy chính xác có đến ba mươi pháp Ba la mật: mười pháp Ba la mật bờ kia, mười pháp Ba la mật bờ trên và mười pháp Ba la mật bờ cao thượng.[439] Trong trường hợp này thực sự chẳng có thước nào đo được mức tròn đủ bố thí Ba la mật của một vị Bồ Tát đâu. Và chắc chắn theo như lời người ta kể lại câu chuyện Bổn Sanh của ngài Sasapaṇḍita như sau:

Khi ta nhìn thấy một người tiến lại gần xin ăn, ta đã hy sinh phần riêng của ta cho người đó. Chẳng ai sánh kịp ta trong việc bố thí đó cả. Ðây chính là bố thí Ba la mật của ta vậy.*

Như vậy, đang khi thực hiện hy sinh chính mạng sống mình theo cách này thì bố thí Ba la mật được xếp vào loại Ba la mật bờ cao thượng.

Cũng tương tự như vậy, chẳng có thước nào đo được việc thực hiện tròn đủ trì giới Ba la mật. Và chắc chắn theo như lời kể về chuyện Bổn sanh của Sakhapāla như sau:

[60] Cho dù có bị cọc xuyên thủng, cho dù có bị lấy dao róc thịt thành từng mảnh, ta cũng chẳng bực tức với bọn thợ săn – đây chính là trì giới Ba la mật của ta vậy*1.

Như vậy, đang khi hy sinh chính mạng sống mình thì Trì giới Ba la mật được xếp vào loại Ba la mật bờ cao thượng.

Tương tự như vậy, chẳng có thước nào đo được việc thực hiện tròn đủ xuất ly Ba la mật thông qua từ bỏ cả một vương quốc to lớn. Và chắc chắn theo như lời kể về chuyện Bổn sanh của ngài Cḷasutasoma như sau:

Vương quốc vĩ đại trẫm sở hữu, ta đã từ bỏ như thế đó chỉ là một đám nước miếng; không một chút vấn vương gì cả; hy sinh như vậy, không chút dính líu (tham lam) tới vương quốc đó – đây chính là xuất ly Ba la mật của trẫm.*1

Thật vậy sau khi đã từ bỏ cả một vương quốc vĩ đại không một chút vương vấn. Xuất ly Ba la mật khi rời khỏi vương quốc (xuất gia) ắt hẳn phải được xếp vào loại xuất ly Ba la mật bờ cao thượng.

Tương tự như vậy, dưới thời nhà thông thái Mahosadha[440] v.v... chẳng có thước nào đo được việc thực hiện tròn đủ trí tuệ Ba la mật cả. Và chắc chắn theo như lời kể về câu chuyện Bổn sanh của ngài Sattubhataka khi ta còn là nhà thông thái Senaka như sau:[441]

Sau khi nhờ trí tuệ mà nghiên cứu tìm tòi, ta đã thoát khỏi điều phiền muộn. Chẳng có trí tuệ của ai có thể sánh bằng ta cả - đây chính là Trí tuệ Ba la mật của ta vậy.*2

Trí tuệ Ba la mật khi ngài chứng tỏ được con rắn đã bò vào chiếc túi theo cách này được xếp vào loại Trí tuệ Ba la mật bờ cao thượng.

*. Ja no.524, Cp ii trích Ja i.45, ApA 50
*1 Ja, no. 525, trích Ja.i,46 ApA 50
*2 Ja, no 402.

Tương tự như vậy chẳng có thước nào đo được việc thực hiện tròn đủ tinh tấn Ba la mật cả. Và chắc chắn theo như lời kể về câu chuyện Bổn sanh của ngài Māhājanaka như sau:

Chắc hẳn ở giữa dòng đại dương mọi người sẽ chết mất, nếu không nhìn thấy được bến bờ bên kia. Chẳng có bất kỳ suy tư tương phản nào khác.[442] Ðây chính là tinh tấn Ba la mật của ta.*

Thực vậy đang khi ngài vượt đại dương thì tinh tấn Ba la mật của ngài ợc xếp vào Ba la mật bờ cao thượng.

Tương tự như vậy, trong chuyện Bổn sanh của ngài Khantivada như sau:

Ngay cả cho dù họ đã dùng cây kiếm sắc như nước để róc thịt ta ra, cho dù là cố ý. Ta vẫn chẳng nổi giận với nhà vua Kasi làm gì – đây chính là kiên nhẫn Ba la mật của ta đó.*1

Như vậy, đang khi cảm nghiệm được sức mạnh phi thường, ngay cả cho dù đang trong tình trạng không còn mạng sống, thì kiên nhẫn Ba la mật được xếp vào loại Ba la mật bờ cao thượng.

Như trong câu chuyện Bổn sanh của ngài Mahāsutasoma như sau:

Bảo vệ lời nói chân thật, cho dù có phải hy sinh cả mạng sống mình, ta vẫn giải thoát cho hàng trăm Quí tộc Sát Ðế Lị - đây chính là chân thật Ba la mật của ta vậy.*2

Thực vậy, sau khi đã hy sinh cả mạng sống để bảo vệ chân thật, chân thật Ba la mật đó đươc xếp vào loại Ba la mật bờ cao thượng vậy.

Như trong câu chuyện Bổn sanh của ngài Mūgapakkha như sau:

[61] Cha và mẹ đã không đồng ý với ta hay sao, cả đoàn tuỳ tùng to lớn của ta cũng bất đồng với ta chăng. Trí toàn tri thật quý báu đối với ta biết nhường nào, chính vì thế ta quyết định về chính điều đó vậy. *3

Thực vậy, sau khi đã hy sinh cả mạng sống mình khi phải cương quyết tự quyết định chính điều đó. Quyết định Ba la mật như vậy được xếp vào loại Bờ la mật bờ cao thượng vậy.

Như trong câu chuyện Bổn sanh về ngài Ekarāja như sau:

Chẳng ai có thể khiến ta sợ hãi, ta cũng chẳng khiếp sợ bất kỳ ai; được sức mạnh từ tâm nâng đỡ, ta sung sướng sống trong rừng rú rậm rạp.*4

Như vậy, không ngại hy sinh ngay cả mạng sống mình, để chứng tỏ lòng từ tâm chính là từ tâm Ba la mật được xếp vào loại Ba la mật bờ cao thượng.

Như trong câu chuyện Bổn sanh về ngài Lomahaṃsa như sau:

Ta đã nằm xuống trong nghĩa trang lưng tựa vào một bộ xương người; vây quanh là đám trẻ con thô kệch quê mùa tiến lại gần và biểu lộ rất nhiều hành vi ngạo mạn.*5

Như vậy một tâm bình thản không bị áp bức bao giờ cũng chẳng có hạnh phúc hay đau khổ có thể áp đảo được người đó khi những đứa trẻ thô kệch quê mùa nhổ nước miếng lên ngài v.v... cũng như khi những người khác dâng cho ngài vòng hoa và hương thơm quí giá, Xả Ba la mật được xếp vào loại Ba la mật bờ cao thượng. Ðây chính là cách trình bày ngắn gọn và nếu muốn biết thêm chi tiết xin đọc trong tác phẩm Cariypiṭaka. *6

*.Ja. No.539
*1 Ja. No 313
*2 Ja. no 537, xin đọc thêm Cp iii. 12 6
*3. Ja no 538, xin đọc III I 6; 3 10; 6 18
*4. Ja no 540. trong đó được gọi là Sāmajātaka và trong Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 51. xin đọc thêm Cp III 13 và III 14, đoạn đầu trong đó đoạn kệ này diễn ra. Và đoạn sau thì có Ekarājacariya giống như trong Ja i 47
*5 Ja no 94, đoạn kệ trong Cp III 15 I;p xin đọc M i. 79
*6 Cp III 15

Ðến đây, để chứng tỏ đức Thế Tôn trả lời như thế nào khi Trưởng Lão hỏi ngài về những vấn đề này. Ðây là những gì các vị duyệt xét đã ghi lại như sau:

I 78. Ðược vị Trưởng Lão đặt câu hỏi như vậy, với giọng nói ngọt ngào như tiếng chim karavīka câu trả lời của ngài đã làm dịu lòng người, biến cả thế gian cùng với các chư Thiên vui mừng.

79.Những gì được thuyết pháp, những gì được cử hành liên quan đến Chư Phật quá khứ, các vị Chiến Thắng đã qua là điều được coi như một bài tường trình truyền thống về giáo lý và các sinh hoạt ngài đã giải thích nhằm đem lại hạnh phúc cho thế gian cùng với các chư Thiên, xuất phát từ những nhận thức quay ngược trở lại đến các tiền kiếp của ngài.

78. Trong trường hợp này ngài trả lời khi vị Trưởng Lão đặt câu hỏi có nghĩa là: ngài Tướng quân Chánh Pháp đã đặt câu hỏi và ngài (Ðức Phật) đã trả lời về toàn bộ tác phẩm Phật Tông từ thời ngài đã quyết tâm phấn đấu cho đến khi đạt đến đỉnh cao Chánh Ðẳng Chánh Giác.

78. Giọng ngài ngọt ngào như tiếng chim Karavīka[443]: nghĩa là tiếng nói ngọt ngào giống như tiếng hót của loài chim Karavīka: ngài có giọng nói ngọt ngào tựa như tiếng chim karavīka đang hót; do đặc tính ngọt ngào nơi tiếng chim karavīka đang hót vang, [62] sau khi đã hút nước ngọt ngào từ một trái soài với chiếc vuốt sắc bén, sau khi đã uống cạn nước cốt chảy ra từ trái soài ngọt lịm chảy từng giọt, con chim đã đập cánh giống như một loài thú bốn chân điên cuồng giương móng vuốt cong lớn. Chúng bắt đầu cất tiếng hót. Và những đàn thú bốn chân quá chăm chú nghe (tiếng hót ngọt ngào) đó đã để rơi cả những cọng rác chúng đang tha trong miệng, nghe những tiếng hát ngọt ngào đó; Những con vật săn thú nhỏ đều dừng lại[444] giơ chân lên đứng yên giống như một bức tranh[445] và cả những thú vật đang bị săn đuổi và sợ chết cũng đứng yên và những loài chim bay trên bầu trời cũng giang cánh ra và đứng yên tại chỗ. Cả dưới nước những đàn cá, không cử động ngay cả được chiếc vây gần mang tai, khi nghe thấy tiếng hót đó. Ðó chính là tiếng hót ngọt ngào của loài chim Karavīka.

78. Làm nguôi lòng người có nghĩa là: dẫn tâm của tất cả chúng sanh đã bị lửa phiền não thiêu đốt trở về hiện trạng mát mẻ bằng cách am hiểu được lưu lượng thuyết giảng Phật Pháp chảy ra.

78. Vui mừng có nghĩa là phấn chấn.

78. Cùng với các chư Thiên có nghĩa là thế gian cùng với các chư Thiên nữa.

79. Liên quan đến Chư Phật quá khứ có nghĩa là trước quyết tâm của đức Thế Tôn của chúng ta, Chư Phật như: Taṇhaṅkara, Medhaṅkarā, Saraṇaṅkara và Dīpaṅkara[446] đã xuất hiện trong cùng một đại kiếp. Sau các vị này có đức Phật Koṇdañña và các vị khác nữa. Trong số toàn bộ hai mươi tư vị Phật kể cả Dīpankara và các vị khác nữa, ở đây ta gọi Các Ngài là Chư Phật quá khứ. Liên quan đến Chư Phật quá khứ này.

79. Liên quan đến các vị Chiến Thắng chỉ là một từ đồng nghĩa với điều đó mà thôi.

79. Thuyết giảng có nghĩa là bài thuyết pháp nói về 24 vị Phật, liên kết với Tứ Diệu Ðế.

79. Được tôn vinh (cử hành) có nghĩa là công việc của các vị này bắt đầu với việc phân định theo đại kiếp, nguồn gốc gia đình (sanh), chủng tộc, tuổi thọ, cây Bồ Ðề, đồ đệ nam, đồ đệ nữ, tăng đoàn, thị giả, cha mẹ, con trai, vợ, được gọi là được tôn vinh.

79 Bài tường trình truyền thống về giáo lý và hoạt động của các vị này là gì? Nghĩa là bài tường trình truyền thống về giáo lý và hoạt động của các vị này như đã được tôn vinh, được thuyết giảng kể từ Dpaṅkara, đức Như Lai Thập Lực cho tới Kassapa.

79. Xuất phát từ nhận thức rõ ràng của ngài quay trở lại tới những tiền kiếp trước kia: nghĩ rằng “một kiếp, hai kiếp” cho dù có đưa thêm chi tiết như vậy, như nơi các ngài đã cư trú trước đó, các ngài đã đến đó, trở lại với một nơi cư trú trước đó. Ðược coi như là một đặc tính liên tục nơi các uẩn. - Xuất phát từ những nhận thức rõ ràng quay trở lại tới tiền kiếp trước kia, thông qua túc mạng trí của Ngài.

79. Ngài đã trình bày chi tiết có nghĩa là ngài đã trả lời.

79. Hạnh phúc thế gian có nghĩa là Phật Tông nhằm đem lại hạnh phúc đến toàn cõi thế gian.

79. Cùng với các chư Thiên có nghĩa là chúng sanh cùng với các chư Thiên.

Thế rồi đức Thế Tôn, với trái tim của ngài đã được lòng từ tâm tôi luyện, đang động viên chúng sanh cùng với các chư Thiên lắng nghe, ngài bắt đầu nói như sau: “Tạo ra được phỉ lạc và hoan hỉ.”

80. Trong trường hợp này tạo ra được phỉ lạc và hoan hỷ có nghĩa là tạo ra phỉ lạc và vui vẻ. Thông qua phỉ lạc quá khứ ta có được hoan hỷ. Tạo ra được năm loại phỉ lạc[447].

80. Loại bỏ được những mũi tên buồn sầu thảm thiết. Có nghĩa là loại bỏ được, làm rối loạn những mũi tên được coi như là buồn sầu thảm thiết.

[63] 80. Chứng đắc toàn bộ những thành tích. Có nghĩa là nhờ điều này họ sở hữu được toàn bộ các thành tích v.v...của các chư Thiên cũng như chúng sanh: chiếm đoạt được toàn bộ các thành tích, ý nghĩa ở đây là việc thuyết giảng Phật Pháp về Phật Tông chính là việc chiếm đoạt được toàn bộ các thành tích.

80. Giữ trong lòng có nghĩa là giữ trong lòng[448] kính lễ việc suy ngẫm về Chư Phật.

80. Lắng nghe có nghĩa là nghe[449] chú tâm vào.

80. Vào ta có nghĩa là lắng tai nghe ta[450].

81. Triệt hạ được tính kiêu hãnh[451] có nghĩa là việc triệt phá toàn bộ tính kiêu căng bắt đầu với xuất xứ gia đình[452].

81. Triệt hạ hết sầu khổ ta thường gọi là việc tra tấn tâm linh do tình cảm qua mất mát người thân v.v...[453] xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào đều dẫn đến sầu khổ – khi xuất hiện một dấu hiệu suy tư nội tại về điều đó. Việc cân nhắc đắn đo với đặc tính như trên diễn ra trong tâm, thể hiện với nỗi thương tiếc nếu như người đó triệt hạ được nỗi sầu khổ thì đó chính là việc triệt hạ sầu khổ vậy.

81. Giải thoát hoàn toàn khỏi vòng luân hồi. Có nghĩa là tạo được hành vi giải thoát hoàn toàn khỏi những xiềng xích do vòng luân hồi đem lại. Việc thắng vượt được vòng luân hồi cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa chủ yếu ở đây là tạo ra được một cuộc vượt thắng khỏi vòng luân hồi.

81. Việc triệt phá hết mọi nỗi thống khổ có nghĩa là về điểm này từ nỗi thống khổ[454] phải được đọc trong các văn cảnh như: những thọ khổ, những khổ xứ (dành cho giác quan), những y chỉ nhập thiền đau đớn khách quan, những nguyên nhân đau khổ, những thể hiện đau đớn.

iều này chính là thoát khỏi nỗi thống khổ” * Trong các văn cảnh như trên thì các cảm thọ khổ được chứng tỏ rõ ràng. “Sanh là khổ và lão cũng là khổ” * - Trong các văn cảnh như vậy điều đó nằm trong khổ xứ dành cho giác quan. “Nhưng hỡi Mahali, do bởi các sắc chỉ gây đau khổ do đau khổ tấn công, và sản sanh ra au khổ.” *2 Trong các đoạn văn cảnh như vậy đây là y chỉ nhập thiền khách quan. “Việc tích lũy các điều bất thiện cũng tạo nên thống khổ.”*3 Trong các đoạn văn cảnh như trên đây là nguyên nhân tạo ra đau khổ. Nhưng, hỡi các vị Tỳ-kheo, không dễ gì mô tả đầy đủ được có biết bao nhiêu nỗi thống khổ trong tầng địa ngục” *4 – Trong các văn cảnh như vậy đây chỉ là cách thể hiện đau khổ. Nhưng ở đây đau khổ nên được hiểu như là khổ xứ (dành cho cảm giác) và nguyên nhân gây ra au khổ. Chính vì thế mà ý nghĩa phải được hiểu là: tạo ra được việc triệt phá mọi nỗi thống khổ bắt đầu với sanh.

81. Chánh Ðạo (đối cách...) có nghĩa là: về điểm này Chánh Ðạo được goị là giáo lý của Phật Tông vì chánh đạo đã được những người ước muốn điều gì là tài khéo săn lùng, hoặc họ đi theo để triệt phá hết các phiền não.[455] Giáo lý về Phật Tông này đã trở thành chánh đạo dẫn đến Níp Bàn vậy.

81. Một cách kính cẩn có nghĩa là giữ trong lòng một cách kính cẩn. Chủ tâm lưu ý tới.

81.Cùng đi chung với có nghĩa là: nhất quyết quyết định, lắng nghe. Hay, sau khi đã nghe giáo lý về Phật Tông này nhằm tạo ra hỉ và hân hoan, nhằm loại bỏ những mũi tên buồn sầu thảm thiết và là nguyên nhân chiếm đoạt được mọi chứng đắc. Nhằm đem lại những ân đức đặc biệt để triệt phá được tính kiêu hãnh, v.v... nhằm triệt phá hết mọi nỗi thống khổ và tạo ra được chánh đạo dẫn đến hiện trạng đức Phật, nổi lên cùng đi chung với, [64] ngài tạo ra sức mạnh ước ao đạt đến Phật Tính cho tất cả các chư Thiên cũng như các chúng sanh.

Như vậy đến đây việc Chú giải chương bàn về Nơi Du Hành Châu Báu, thuộc tác phẩm Làm Rõ Ý Nghĩa Ngọt Ngào, Tập Chú giải Lịch sử Chư Phật đến đây là kết thúc.

Cũng kết thúc toàn bộ các phương pháp Chú giải về Tiền Thân Nội Tại.

*. Xuất phát từ công thức nhập thiền thứ tư.
*1 Vin i. 10 *2. S. iii 70
 *3. Dh 117 *4 M. iii. 167

-ooOoo-


[1]. Hatāvakāsa nh ghi trong Dh. 97. Được giải thích trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) ii. 188 như là việc triệt phá mầm mống hành vi tài khéo và bất thiện điều này có nghĩa là chứng đắc bậc A-la-hán.

[2]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) ghi là samācitaṃsena, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến (BvAB) ghi là samādhivāsena.

[3]. Một học trò của Buddhadatta là người đã cống hiến Luật (Vinaya)-vinicchaya cho ngài

[4]. Xin đọc budhena, m.c thay cho buddhena, và cũng để có được ý nghĩa tốt hơn.

[5]. Abhisamaya, thấu triệt, đạt đến, chứng đắc được – Ở đây được hiểu là Phật Pháp. Có hai loại ghi trong Vism 216: điều bao gồm việc tu tập chánh đạo và điều thứ hai gồm việc thực chứng được níp bàn,

[6]. Adhikāra, cũng có nghĩa là kính lễ, hy sinh, tôn kính, và ám chỉ điều dâng cúng cho vị Bồ Tát cho bất kỳ vị Phật nào mà người đó đang thực hiện điều ước vọng.

[7]. Ðiều này có nghĩa là, giống như một vị Phật việc phấn đấu của vị Bồ tát đã được nhắc đến ở trên.

[8]. Xin đọc bản văn tr. 130

[9]. Gamissama, với v.l. kathessama

[10] Samāsato, theo nhóm, ở thể gộp lại; xin đọc KhA 228, Vism 82

[11]. Xin ọc Vin v. 1tt

[12] . Appaṭihatañṇacra; xin ọc UdA 28

[13]. AA ii.125; toàn bộ đoạn này diễn ra đầy đủ chi tiết hơn tại Jkm 29-35.

[14]. Không được xác định chính xác, xin đọc DPPN. Ðược gọi là Makula trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến và trong Jkm 33

[15]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến tiếng Pāli.

[16]. Hay là Cālikā. Jkm 34 ọc là Pāliym. Gần Rājagaha

[17]. Jkm 35, khi nói rằng “từ khi đó khoảng độ 25 năm” như vậy chính xác Phật Pháp đã được lan truyền trên 25 năm.

[18]. Paribhoga, sử dụng, những đồ đã sử dụng, bốn loại nhu cầu cần thiết trong Vism 43

[19]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến Phaggunapuṇṇamāsiyam, vào ngày rằm tháng Phagguna.

[20]. Có nghĩa là Udāyin

[21]. Chính vì thế Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến và Phật Tông Tr. x; Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon có khác biệt: nghĩ rằng, đầu tiên ngài khen ngợi những đoạn kệ này.

[22]. Các đoạn kệ của ngài Udāyin.

[23]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến Kapilavatthupura.

[24]. Xin đọc bản văn tr, 31

[25]. Xin đọc Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 32

[26]. Ja i. 2-27

[27]. Xin đọc Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 32

[28]. Nt. 47-77

[29]. Nt. 77-94

[30]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tattha với v.l ettha giống như trong BvAB.

[31]. Xin đọc bản văn tr. 11

[32]. Toàn bộ bài tường trình này được nhắc lại rất chi tiết trong bản văn tr. 281 tt

[33]. Pāṭekkadesāvacchanna, rõ ràng là một kiểu chơi chữ với tên của Channa, rất có thể được nhà biên soạn tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) bịa đặt ra. Câu chuyện này đã được dịch rất nhiều. Tôi đã chọn cách giải thích này vì Channa không chỉ là người đánh xe đặc biệt của vị Bồ Tát nhưng còn là người bạn thân của ngài.

[34]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến viết là Kaṇtaka

[35]. Arinaravaramanthaka, một kiểu chơi chữ với tên Kanthaka. Xin đọc bản văn tr. 282. nếu như đây là nhiều từ ghép này có nghĩa là ‘người sát sanh”, ngươi đập, manthaka không nên hiểu theo nghĩa đen, nhưng phải hiểu là người triệt phá được các lậu hoặc, một nhiệm vụ mà Kanthaka đã xuất sắc thực hiện bằng cách đưa chủ của mình thoát khỏi cuộc sống hậu cung; xin cũng đọc thêm Vv no. 81 tr. 15tt. xin đọc M. Pālihawadana, một cách tiếp cận mới với cách giải thích Rgvedic Ari, tr. 88 trong cuốn Añjali, một tập khen ngợi do giáo sư O. H deA. Wijesekera, Peradeniya, 1970, là người đã để nghị từ ari có thể hiểu là “quí phái”, hoặc điều gì đó có thể so sánh được. Ngoài ý nghĩa “không thân thiện, kẻ thù” từ ari cũng còn là từ ghép dưới đây, bản văn các trang 8, 210,245,288.

[36]. Anomasatta

[37]. Xin đọc Ja i. 64.

[38]. BvAB ghi là asādhāraṇāni (không chia sẻ được), trong v. l ghi là asubharāni cũng giống như trong BvAC

[39]. Asaṅga. Chú thích kiểu chơi chữ: taraṅgabhaṅgaṃ asaṅgaṃ Gaṅgaṃ. Xin ọc thêm bản văn tr. 284-5

[40]. Bimbisāra

[41]. Parihāsayanto, BvAB parihāyento.

[42]. V. l. gamana hình như thích hợp với gagna trong bản văn.

[43]. Xin đọc Ja i. 66. Pháp cú kinh (Dhammapada) i. 85

[44]. Mandāragirisāna narasāra là các tính ngữ dành cho nhà vua Bimbisāra. Xin đọc bản văn tr. 285. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi là Pandavagirisārena.

[45]. Gotta có nghĩa là dòng dõi, tổ tiên

[46]. Vivittacchado; hoặc thoát khỏi những che phủ tâm linh và siêu nhiên trên thế gian này.

[47]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là Senānigame, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi là Senānigame với v.l như trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon.

[48]. BvAC ghi là Senānikuṭumbikassa, còn BvAB lại ghi là Senānigamaku-

[49]. Anāyāsa, tc là thoát khỏi mọi điều phiền muộn.

[50]. BvAC ghi là ghanavivaragatam, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến –vivaram upagatam với v.l. như trong BvAC.

[51]. Satasahassaghanika.

[52]. Pañcapatiṭṭhita, hình như đây là một cách diễn tả Chú giải (xin đọc Tự điển Pāli-Anh (PED) s.v. pañca) trên trán, thắt lưng, khuỷu tay, đầu gối và chân.

[53]. Xin đọc Ja I 70-71.

[54]. BvAC bhavāmi. BvAB ghi Bhavissāmi với v.l. giống như trong BvAC vậy.

[55]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là mahāpurisa với v.l giống như trong BvAC

[56]. Catuangaviriya, xin đọc MA i. 124. 257, theo như liên quan đến MAA với câu kāmaṃ taco ca nhāru ca aṭṭhi ca maṃsalohita ca avasissatu, nh trong Ja I 71; xin cũng đọc S ii. 28. A. i. 50.

[57]. BvAC ghi là āruyha, BvAB ghi là abhirūyha.

[58]. Girimekhala lại được gọi là arivāraṇa theo như trong bản văn tr. 288. và gajarāja, voi hoàng gia. Trong Mhbv 31, về ari, xin đọc bản văn tr. 6

[59] . BvAB có ghi thêm Mārabalena

[60]. BvAC ghi là Samantato. BvAB lại ghi Samanta. Với v.l như trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon..

[61]. Jayasumana, tên một loại cây; xin đọc thêm Vism 174

[62]. Vaṭṭavivaṭṭa, tiến triển và thoái hoá, phát triển và co rút lại.

[63]. Xin đọc VA 957 đối với đoạn sau cũng như bản văn dưới đây tr. 289tt

[64]. Xin cũng đọc Ja i. 71

[65]. Cakkhālagabbha

[66]. Vasāgāra

[67]. Xin đọc Vin i. 3, Ja I 80, UdA II. l, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 35. 100tt. xin cũng đọc cả MA i. 385

[68]. Xin đọc phần giới thiệu UJ tr. 85 và Ch. i. Đoạn 49. cách giải thích ở trên là: Jalajāmalāvikalakamalamakula (vi v. l. như trong BvAB cũng có ghi: jalajāmalāvikalakamalamakulasadisam) dasa nakhasamodhānasamujja lam añjalim sirasmim katvā. Xin cũng đọc bản văn tr. 147. 250

[69]. Vin i. 5. D ii. 39, Trung Bộ Kinh i. 168, S I 137.

[70]. Xin đọc bản văn tr. 90

[71]. Xin đọc IIA, 55, giải thích là Buddho hessam. Cũng như trong Ja i. 174, đối với từ tārayissam  trên và trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA), 466, MA ii. 176.

[72]. Xin đọc bản văn tr. 5tt

[73]. Xin đọc bản văn tr. 5

[74]. Vin ii. 284

[75]. Sambandha, được phân loại cùng với nhau.

[76]. Xin đọc đoạn văn tr. 5

[77]. Comy viết về các đoạn Phật Tông có thể được bắt đầu nói đến ở đây.

[78]. Brūhita, tăng thêm, tu tập, tập luyện

[79]. Sampindanattha như trong KhA 228

[80]. Padapūraṇmatta, xin đọc thêm nt. 219, từ “và”, ca. Được dùng ở đoạn kệ 1 giữa Brahma và từ kế tiếp, Vị lãnh đạo thế giới: lokāghipati.

[81]. Giống như trong SnA 442, và Vism 204 trong đó có giải thích chi tiết. Ba thế gian đó được nhắc lại trong bản văn tr. 94. ba thế gian khác được nhắc lại trong Netti. Tr. ll

[82]. Anussara; xin đọc các tr. 71, 164

[83]. BvAC có ghi āyācitvā, BvAB la ghi là āyācittha.

[84]. Xin đọc Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 348.

[85]. Idha, ở đây

[86]. Vism 310

[87]. Vism 310 ghi là lagitā, BvAB lại ghi là lagitā ti sattā

[88]. BvAC, Vism ghi là sampattā, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến (BvAB) lại ghi là sattā ti

[89]. Xin đọc đoạn tiếp theo với MA 21, MA i. 17, ItA i. 37, PtsA i. 18

[90]. Pariyatti. ba loại trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 21, MA ii. 107, Ask 23

[91]. Dhamma, Trong ja I 280 gọi là Guṇā, những ân đức đặc biệt.

[92]. Nt. giải thích như vicāraṇpañā, trí thông minh chú ý, thấu triệt.

[93]. Giống như trong Chú giải Tăng Chi Bộ i.287

[94]. Thực hiện việc công đức.

[95]. Cùng một cách giải thích như đã đưa ra trong MA i. 153 về “sở hữu được”, sampanna

[96]. Sālikedāra, xin tham khảo trong Kinh Bản Sinh với tên này (No. 484) trong đó có hai con vẹt đã tàn phá cánh đồng lúa.

[97]. BvAB lồng vào từ upāgato samupaāgato. Xin ọc thêm Vism 16, MA i. 153

[98]. Sampanna, đầy tràn.

[99]. Xin đọc thêm VA 116, Vism 202

[100]. Xin đọc VA 116, Vism 202

[101]. Xuất phát từ niềm tin có bảy điều tuyệt vời được thiết lập đối với trí tuệ ghi trong M i. 356, v.v...

[102]. Carati. Làm tốt, di chuyển, tiến tới.

[103]. Xin đọc Trung Bộ Kinh i. 299 tt.

[104]. BvAC và BvAB có hơi khác nhau đôi chút.

[105]. Từ đây cho đến cuối tập Chú giải nói về từ Như Lai xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA),I 59 tt.MA I 45 tt, Chú giải Tăng Chi Bộ I 103 tt, UdA 129tt.

[106]. Abhinihāra, ngài đã thực hiện quyết tâm dưới chân ngài Dipaṅkara, xin đọc tr. 5

[107]. Xin đọc bản văn tr. 59. ba mươi pháp Ba la mật hay Pháp Ðộ được bàn đến trong MA iii 22. DhA tr. 84.

[108]. H quy đoạn kinh kệ này cho vị Porāṇaṭṭhakathā, tc vị trưởng lão Comy.

[109]. Xin đọc D ii. M. iii. 123

[110]. Gavampati, chúa tể đoàn gia súc.

[111]. Xin đọc thêm D ii. 211, 227. Trung Bộ Kinh ii. 140 về tám phẩm chất đặc biệt.

[112]. BvAC ghi là va gato. BvAV lại ghi là patto v.l như trong BvAC

[113]. H cũng gán đoạn kệ này cho các vị Trưởng lão. Không ghi trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA), MA hoặc Chú giải Tăng Chi Bộ các tập Chú giải nầy đã thống nhất với nhau. nhưng cách trình bày lý do trở thành vị Như Lai có khác so với những gì ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA).

[114]. Saccāni

[115]. Tathanāmāni

[116]. Saccānaṃ

[117]. Tathānam

[118]. Phần Chú giải dài hơn ta thấy trong ItA ii 188tt. Do H. gán cho các vị Porāṇaṭṭhakathā

[119]. Bhāsati, ám chỉ về chín cách phân loại

[120]. Lapati – ý nghĩa thường thấy là tiếng thì thầm. Theo ItA ii 190 ở đây có nghĩa là vì lý do chứng minh hoặc chỉ ra cho thấy.

[121]. Theo ItA ii 190 ở đây có nghĩa là vì lý do chứng minh hoặc chỉ ra cho thấy.

[122]. Niddisati. Ngài chứng minh cho thấy bằng một bản tóm lược, uddissana.

[123]. Cách giải thích bản văn gadasadda có thể nên chữa lại thành gata-theo những cách giải thích Chú giải khác. td. MA i. 50. ItA ii. 190

[124]. Āgadānam āgado

[125]. H. lại gán điều này cho các vị trưởng lão Porāṇaṭṭhakathā

[126]. Yathā vācā gatā – theo y lời ngài nói.

[127]. Hay sự thiết lập, siddhi. Xin đọc thêm MA i. 51. ItA ii. 191

[128]. Agada cũng có nghĩa là một loại thuốc giải độc

[129]. Giống như trong Vism 524, 541.

[130]. Giống như trong A. i. 22, Chú giải Tăng Chi Bộ i. 116

[131]. Xin đọc bản văn tr. 11, 13

[132]. Ðiều này được chèn thêm, xin đọc bản văn tr. 291

[133]. Các đoạn UJ 133tt

[134]. Xin đọc bản văn tr. 6

[135]. Vana, ở đây rất có thể là taṇhā hiểu theo nghĩa trừu tượng; xin đọc thêm KhA 111

[136]. Xin đọc bản văn tr. 10

[137]. Trưởng lão, tên là Kassapa Uruvelā được ghi trong Vin i. 36

[138]. Từ này người Phương Tây hiểu theo nghĩa dâng cúng đồ ăn và quần áo v.v...

[139]. Taru. Như trong Mhvs. 15, 79 được giải thích trong Mhvs-t tr. 351 là bodhirukkha.

[140]. Xin đọc BD ii. 16 n. 5, 6

[141]. Xin đọc BD iv. 75, n. 4

[142]. Otiṇṇa, một từ hơi rắc rối, có nghĩa là rơi xuống, đặt xuống, ngự xuống.

[143]. Āyuppada.

[144]. BvAC ghi là nivāsa, còn BvAB lại ghi là vihāra.

[145]. Pabhā; có bốn loại ánh sáng như đã ghi trong A ii. 139

[146]. Ja i. 93

[147]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là gatva còn Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi là gantva.

[148]. Ðây chính là Kāḷudāyin xin cũng đọc ThagA 221, CpA 4, Âp 358, 538 để biết những bài tường trình nhà vua Suddhodana muốn gặp lại con trai mình.

[149]. Xin đọc dưới đây, bản văn tr. 131,276, 298.

[150]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại cho là chỉ có 64 đoạn, BvAC chỉ ghi có câu đầu và câu cuối.

[151]. Bhadante.

[152]. Cách giải thích ở trên, Bhagīrathānaṃ, đã được chấp nhận trong ThagA, ii. 223, đã giải thích Bhagīratha là vua của toàn dòng tộc Thích Ca Bhagiratha. Và Ðức Phật phải có nhiệm vụ thực hiện với họ. giải thích trong AvAB, Ja I 87 ThagA là bhagi rasanam. Xin đọc EV I, ghi chú v. 527.

[153]. Moghajiṇṇa như đã ghi trong Dh 260

[154]. Xin đọc Pháp cú kinh (Dhammapada) iii. 163

[155]. Ðược trích trong CpA 5.

[156]. Na h’ete...na hi ete

[157]. Hai loại chư thiên này. với loại thứ ba (không được đề cập đến ở đây nhưng xin đọc bản văn tr. 30) được giải thích ngắn gọn trong Vbh 422, KhA 123, VbhA 518.

[158]. Rất có thể ám chỉ loại chư thiên thứ ba. Xin đọc lưu ý ở trên.

[159]. Dhātu-attha, coi attha làm mục tiêu.

[160]. Loka có nghĩa là con người, loài người, xin đọc bản văn tr. 11tt.

[161]. Xin đọc tập Chú giải dài về Ðức Phật trong tập KhA tr. 14 tt.

[162]. Buddha. Vị Phật.

[163]. Kattukāraka, không thấy có trong Tự điển Anh-Pāli.

[164]. Td. Thánh quả Thánh đạo

[165]. Kammakāraka, không thấy có trong Tự điển Anh-Pāli

[166]. Iddhibala, iddhi được giải thích rất dài dòng trong Vism 378 tt.

[167]. Gotrabhū. Về ý nghĩa từ này xin đọc D Seyfort Ruegg, “Pāli gotta/gotra và từ gotrabhū thấy trong tạp chí Buddhist Studies in Honour of I B Horner, 1972, tr. 199tt.

[168]. D I 77

[169]. Câu chuyện được ghi lại trong Vism 379. MA iv. 190, ThagA ii. 83. BvAB lại đọc là Bakula.

[170]. Xin đọc Pháp cú kinh (Dhammapada) 240. ThagA ii 254, Vism 397, hai người này, Bakkula và Sankicca cùng với Bhutapala được nêu thành ví dụ trong Pts ii. 211

[171]. Xin đọc Ud 39

[172]. Trung Bộ Kinh, I 333

[173]. Xin đọc Pháp cú kinh (Dhammapada) ii. ii. 254

[174]. Chú giải Tăng Chi Bộ i. 451

[175]. Chú giải Tăng Chi Bộ i. 418, ItA 29. năm người này được coi là Td. Trong Pts ii 212 Vism 380.

[176]. Pts ii. 213, Vism 381-2

[177]. Pts ô 213, Vism 382.

[178]. Pháp cú kinh (Dhammapada) iv. 216, Vism 383 kể ra năm người công đức trong đó có ba người đã xuất hiện ở trên. Xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ i. 415

[179]. Pháp cú kinh (Dhammapada) i. 174, đọc là Ghosaka

[180]. Nt. iii. 364.

[181]. Pts ii. 213

[182]. Asādhāraṇaṇa, được đề cập đến trong SnA 605. Miln 285 Nāmarūpapariccheda 123. và dưới đây trong bản văn tr. 185

[183]. Xin đọc thêm M. I 169tt., A v. 32tt, trong đó đề cập chi tiết đến mười sức mạnh hơi khác một chút và chi tiết.

[184]. Có nghĩa là, với mọi mục đích.

[185]. Edisan ti idisam

[186]. Ja vi. 188; xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA). 237

[187]. Dassayissāmī ti dasseyyaṃ.

[188]. Dassessāmi

[189]. Anuttaran ti niruttaraṃ

[190]. Māpayissāmī ti māpeyyan ti.

[191]. ến đây giống như trong Miln 380

[192]. Xin đọc nhóm mười trong Vin. ii 238, cũng xin đọc Miln 267

[193]. Như trong các đoạn kệ. Hình như vị Chú giải có ý ám chỉ “với toàn bộ châu báu”

[194]. Ðược trích trong CpA 5.

[195]. Có lẽ pāsāda, chùa, hoàng cung, sân thượng, nên giải thích là pāsāda, vách đá. Đồi đá, như thấy trong VbhA 64 được so sánh theo kích thước với pabbata, triền núi. Ở đây là từ kế tiếp. Nhưng trong Vin v. 171 chúng ta thấy cả hai từ pāsāna và pāsāda

[196]. Rất nhiều các vị chư thiên này đã xuất hiện, với một số vị Chú giải. Trong VbhA 51tt xin cũng đọc trong Sta 120.

[197]. Với tiếng sấm này và bốn nhóm mây chư thiên kế tiếp xin đọc S. iii 254, DPPN s.v. Valāhakāyikādevā.

[198]. Chuyện kể của Francis. Chư thiên và vũ trụ (Gods and uninverse, do Hội Xuất bản Phật giáo xuất bản. Kandy, 1972, tr. 12-13, đã dịch đoạn này và năm loại kế tiếp. Coi các vị chư thiên này thuộc loại Phạm Thiên lần lượt được phần thưởng to lớn, bất biến, tươi tỉnh, xinh đẹp, rõ ràng, phạm thiên tuyệt trần.

[199]. Xin đọc A v. 46.

[200]. Xin đọc thêm MA. I 25

* M. i. 185          *1. Vin iv. 33      *2 M. ii. 14          *3. D ii. 259

[201]. Xin đọc Ndi 11 putthū kāme ti bahū kāme

[202]. Naraka, những danh sách các chốn địa ngục như ghi trong Divy 67, Mhvu 1.5

[203]. Xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 433, MA iv. 177.

[204]. Xin đọc bản văn tr. 11 tt

[205]. Xin đọc bản văn tr. 25

[206]. Dịch trong đoạn kệ “trong số” * M. i. 238    *1. M. i. 175

[207]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii 878. SA iii. 208. Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 10 –11 qui về ba ý nghĩa cho utala: to lớn, tuyệt vời, tốt nhất.

[208]. Sattuttamo.

[209]. Sattan ti viññṇassa (BvAB ṇassa) nāmaṃ, trong đó sattan, vô tính. Có thể được hiểu là cuộc sinh mệnh, nguyên lý sanh mệnh; xin đọc PvA 40 gatasattan vigatajivitam, nơi con bò được coi là chết.

[210]. Samānādhikaraṇavasena. Xin đọc MR& Ill 114 về ý nghĩa là adhikaraṇa trong KhA. 106, MA i. 9. ược cho là “địa điểm” Expos I 82 (Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 61) như trong adhikaraṇa cũng có ý nghĩa là Ðịnh sở cách.

[211]. Satto uttamo

[212]. Uttamasatto.

[213]. Uttama

[214]. BvAC ghi là dosa. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi là Bheda

[215]. Naruttama như trong trong I. 10

[216]. Sattan, lại là vô tính, xin đọc ở trên.

[217]. Sattuttamo.

[218]. Cittagū padvagū

[219]. Āhitaggi, là người đã đem lửa thánh đặt trên bàn thờ, một vị hy tế. M-W., nhưng ý nghĩa cũng có thể là ‘một ngọn lửa đốt cháy bằng nguyên liệu.”

[220]. Vināyaka, là ngời thực thi kỷ luật.

[221]. Vineti

[222]. Vinaya

[223] Ahūti ahosi

[224] BvAB và BvAC có khác biệt nơi một số khía cạnh trong đoạn này, đa số tôi theo cách Chú giải của BvAB.

[225] devananussehi pūjito devamanussapūjito

[226] Ukkṭṭhapariccheda giống như trong SnA 229, 231

[227] bhabbapuggala pariccheda. Tôi không tìm thấy bất kỳ tham khảo nào trong từ ghép này

[228]. Tham khảo trong Vism 211

[229]. BvAC giải thích là pakkhitta, được thêm vào; BvAB paṭikkhitta, bị loại bỏ.

[230]. Xin đọc thêm Vism 481 về cakkhati (thích thú) và vibhāti (ược sử dụng) Chú giải về cakkhu. Cakkhu là con mắt, thị lực, tầm nhìn, xin cũng đọc ItA ii. 26

[231]. Xin đọc thêm Nd2 235 MA ii. 179, Mhvs i. 158-60

[232]. Một trong số ba cakkhuni được đưa ra trong D iii. 219, It 52

[233]. Thiền Kasina ánh sáng.. ItA ii. 28

[234]. Xin đọc thêm Vism 20 - 444

[235]. Xin đọc thêm Vism 20 444

[236]. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 82 306

[237]. Xin đọc thêm nt 306-7

[238]. Sau nghiệp chướng sắc giới và nghiệp chướng vô sắc giới.

[239]. Suniṭṭhitan ti suṭṭhu niṭṭhitaṃ ược kết thúc có hậu

[240]. Xin đọc bản văn tr. 28

[241]. Như trong D i. 212tt., A i. 170tt

[242]. Sāriputta

[243]. Giống như trong Vism 209. xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 33, MA i. 10 cả hai đều liên quan đến Vism, và cũng đưa ra từ “toàn bộ”

[244]. Xin đọc thêm Pts tr. 99tt. Vism 154 tt

[245]. Theo như BvAB

[246]. Ratanāmaye ti ratanamaye

[247]. Anuvagga, hợp với, tương tự như (nhau)

[248]. Sovaṇṇaphalakatthatā ti sovaṇṇaphalakehi atthatā

[249]. Ta đếm vàng bằng một phần mười cà rá.

[250]. Dubhato passe sunimmitā

[251]. Uggata

[252]. Udita, nổi lên, trên cao

[253]. Xin đọc D Sta 30, Trung Bộ Kinh Sta 91

[254]. Navakanaka.

[255]. Pamoditāpamuditā

[256]. Pamoditā

[257]. Giống như trong bản văn tr. 28

[258]. Ðây chỉ là sự khác biệt trong cách cấu trúc câu trong tiếng Pāli ở đây mà thôi: lokahitena vā anukampakaṃ lokahitānukampakaṃ

[259]. Cách giải thích va với Phật Tông có đối nghịch lại với ca trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA)

[260]. Upaddava, tai nạn, buồn thảm, tình thương, hiểm nguy. Xin đọc thêm bốn upakkilesa “các vẩn đục” ảnh hưởng đến mặt trời và mặt trăng trong Vin ii. 295, A ii. 53, và bốn roga “bệnh hoạn”, rắc rối trong Miln 274.

[261]. Xin đọc bản văn tr.28 đối với các loại chư thiên này; cũng đọc thêm MA i. 35, Chú giải Tăng Chi Bộ iv. 27 tt

[262]. Ðược phần thưởng lớn

[263]. Phần thưởng lớn lao.

[264]. Bản văn tr. 28

[265]. Xin đọc D iii. 237

[266]. Ðối với nivāseti và pārupati xin đọc BD ii. 32, N.2, 3

[267]. Paṇḍara, trắng tinh

[268]. Pupphaṃ... pupphāni có nghĩa là, số ít và số nhiều

[269]. Ðoạn kệ này cũng thấy có trong Ap 20, đoạn 79, 422, đoạn 9

[270]. Một tham khảo duy nhất Tự điển Chú giải Pāli (CPD) được đưa ra dành cho indadhaja là đoạn này.

[271]. Samussaya, một thân xác.

[272]. D. i. 127 tt

[273]. Caturaṅge tamasi như trong SA I 170; xin đọc thêm Ndi 355. UdA 354 để có giải thích về caturaṅga andhakāra

[274]. Dīpa vừa là đảo và là ngọn đèn. Ở đây rõ ràng là một hòn đảo. Ngọn đèn làm bóng như ánh sáng, padipa, ngay phần đầu đoạn này.

[275]. Alabbhaneyya-patiṭṭhā; xin ọc MA i. 55, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 22

[276]. Dipaduttama, những vật hai cẳng tuyệt vời. Tôi nghĩ điều này có nghĩa như vậy tại đây, chứ không phải “trong số” như trong đoạn kệ trong CB. Ngoại trừ phần Chú giải tiếp theo, tôi đã dùng “con người” để chỉ “loài có hai chân” thấp kém hơn kể cả chim và một số chư thiên và cả con người nữa.

[277]. Dipadānam uttamo. Là loài có hai chân siêu phàm.

[278]. Niddhāraṇa, không thấy có trong tự điển Pāli-Anh nhưng lại có trong Childers. xin đọc thêm KhA 224.

[279]. Patisedha, cấm đoán, ngăn cản.

[280]. Chaṭṭhīsamāsa

[281]. Xin đọc thêm Nd 1, 356 để liệt kê các cõi thế giới từng cõi một. Cuối cùng có ba mươi ngàn cõi và một số lớn vạn nữa,

[282]. Kappiyakāra, - kāraka, một số người một vị tỳ khưu có thể hỏi một cách thích hợp là có bao nhiêu nhu cầu của cải vật chất cho phép hay được phép sử dụng. Xin đọc trong Vin I 206. iv. 90 cũng trong td. MA ii. 209. các vị tỳ khưu không được phép nhận bất kỳ điều gì từ những người hỗ trợ (dāyaka) bằng cách gợi ý hoặc nhắc khéo một cách kín đáo. Ngoại trừ yêu cầu họ một cách công khai. Ðiều cần là họ có thể được phép nhờ một người nào đó tin cẩn (hoặc đàn ông hay đàn bà) có thể được phép yêu cầu họ cung cấp cho các ngài nhu cầu cần thiết cho các ngài. Và dàn xếp với thí chủ để cung cấp cho các ngài bất kỳ điều cần thiết nào. Bao lâu những điều đó các vị tỳ khưu được phép nhận.

[283]. Xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 43, MA iii 2, Chú giải Tăng Chi Bộ I 113. UdA 127

[284]. Xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 43, MA iii. 3

[285]. “Khủng khiếp” có thể mới là cách dịch chính xác, còn sợ hãi tôi nghĩ không có ý nói đến ở đây.

[286]. Accheran ti acchariyam

[287]. Sakaṃ sakamhi bhavane ti attano attano bhavane

[288]. Devadhīta, deva-daughters

[289]. Devanāṭaka

[290]. Ambare ti ākāse

[291]. Devanāṭaka

[292]. Ambare ti ākāse

[293]. Ngoài antalikkha, aākaāsa, gagana. v.v...ta hiểu đây là quần áo.

[294]. BvAC ghi cammāvanaddhānī ti cammavinaddhāni; Bv, BvAB lại ghi là cammanadhāni. Vin i. 194

[295]. Dunubhiya

[296]. Vādentī ti vādayanti

[297]. Saṅkhā paṇavā deṇḍimā; xin đọc thêm D I 79

[298]. Vajjayantī (Bv vajjanti) ti vādayanti.

[299]. Avassaṃ như trong MA ii 67

[300]. Số chín được ghi trong D iii. 263, tám được ghi trong A iv. 235 thứ chín chính là đúng giờ, thuận tiện hay dịp tốt để thực hiện con đường phạm hạnh.

[301]. No ti amhākaṃ

[302]. Mỗi loại được định nghĩa trong Vism 143tt.

[303]. Phật Tông ghi là bhiṅkāra, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) lại ghi là hiṅ-

[304]. Pajā.

[305]. Paṭāka.

[306]. Vinā, là từ thường dùng để chỉ đờn luýt.

[307]. Trong Mhvu ii 159, iii. 407, Divy 108, d.4, trong một từ ghép dài. Tự điển Phật giáo tiếng Do thái- tiếng Phạn (BHSD) cho hay “Ðây là cây đàn luýt bảy dây của Narada Skt, id” Trong chuyện bản sinh Guttila (ii 252) cây đàn bảy dây của Guttila, sattatanti, duy chỉ có cây đờn được gọi là viṇā, xin cũng đọc VvA 139; tham khảo trong Chú giải Tăng Chi Bộ i. 28.

[308]. Mhvu ii. 159

[309]. Tôi không thể tìm đâu ra cách nói về từ này,cũng có thể đây là một loại đờn luýt. nghĩa đen là mặt hay đầu của một con cá mập.

[310]. Bhujani pothenti ti bhuje appothenti, gẩy vào phần trên cánh tay với hai bàn tay đưa lên cao. Apphothenti định nghĩa trong bản văn tr. 98.

[311]. Chuyển từ giống đực sang vô tính.

[312]. Vira

[313]. Viriya

[314]. Xin đọc thêm MA ii 27, Chú giải Tăng Chi Bộ I 120, iii. 9, PtsA 626

[315]. A kind of punishment or torture

[316]. VbhA 399 có nhiều nghĩa của từ cakka, bánh xe.

[317] Vaddhamāna, ý ngha đáng nghi ngờ, có lẽ là cuṇṇa, một loại bột thơm để tắm; xin đọc VA 75, Mhvs xxiii 33, Mhvs i. 304.

[318]. Dhammakāya giống như trong D iii 84, Miln 73, ThagA i. 205

[319]. Bhava; xin đọc thêm rūpabhava ược cho là đối nghịch với kāma-bhava và arūpabhava

[320]. Nimitta, xin đọc rūpanimitta trong Pts I 92.

[321]. Xin đọc thêm Chú giải Tăng Chi Bộ i. 21

[322]. Jā iii. 195, Vism 15, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 168; cũng như trong 243 (do luật thu thúc giới bổn, chế các căn. Tinh luyện trong cách sống, quán tưởng thọ dụng các vật dụng, paccaya).

[323]. D ii 219 (hai bộ), Trung Bộ Kinh iii 162, và xin đọc MLS iii 207, n. 1 để tham khảo thêm.

[324]. Asādiso ti asadiso

[325]. Có năm loại giải thoát vimutti. Trong MA iv. 168, xin cũng đọc trong Pts ii 143tt.

[326]. Ðoạn kệ này được gán cho các Lão trưởng Porāṇas là tác giả trong MA ii. 25. SA ii 43. PtsA iii 625, VbhA 397; đoạn kệ cũng thấy trong UdA 403 và các đoạn tiếp theo sao được so sánh với BvA.

[327]. Và cũng phải xét từng gia đình họ nhà voi một, trong MA ii. 26. SA ii 43tt. Pts A 625.

[328]. Nārāyana, xin đọc DPPN “ một số đo đạc về sức mạnh thể chấṭ tương đương với sức mạnh mười con voi Chaddanta”; và xin đọc tự điển phật giáo tiếng Do thái- tiếng Phạn (BHSD) s.v. từ Nārāyana,

[329]. Trung Bộ Kinh I 69 tt

[330]. Nt 71

[331]. Nt. 72

[332]. Nt. 73

[333]. Nt. 98

[334]. Ðược giải thích ngắn gọn trong bản văn tr. 185. Được tham khảo trong Miln 285. Về sáu trí vị Phật. không được chia sẻ với người khác. xin đọc MQ ii. 9, n. 6

[335]. Ādi, thoạt tiên, đầu tiên, nguyên thủy.

[336]. Xin đọc ThagA 1251 evaṃ sabbaṅgasampannaṃ muniṃ

[337]. Xin đọc bản văn tr.76.

[338]. Xin đọc SA I 23.

[339]. Trình bày chi tiết trong bản văn tr. 76.

[340] Xin đọc MA iv. 82-87, Chú giải Tăng Chi Bộ ii 81-86

[341]. Xin đọc bản văn tr. 42

[342]. Xin đọc thêm MA ii. 348

[343]. Jā v. 253, Pháp cú kinh (Dhammapada) I 230. Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 213

[344]. Pts o 49. Vism 150

[345]. Passati ti passi. Thì hiện tại được giải thích do thì bất định.

[346]. Sabbapāliphulla nh trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 40; sabbaphāli- trong Trung Bộ Kinh I 212, 218

[347]. Một cách ám chỉ bóng gió về người có 32 tướng của một Ðại Nhân.

[348]. Ulloka

[349]. Rajanikara, người làm về đêm.

[350]. Xin đọc thêm Vin ii 295, A ii 53, Miln 273 và xin đọc chú thích MA ii 94

[351]. Aṃsumālin người đeo vòng hoa ánh sáng và ánh mặt trời.

[352]. Xin đọc SnA 40 về usabha.

[353]. Xin đọc bản văn tr.129; xin cũng đọc Pháp cú kinh (Dhammapada) iv. 120

[354]. Ādicca

[355]. Udaya

[356]. Surabhi, xin đọc chú thích trong MQ ii. 219

[357]. Trong sở hữu cách.

[358]. Ðối cách

[359]. Ðây là những nhiệm vụ của các đồ đệ liên quan đến từng thánh đạo thuộc bốn thánh đạo hay tứ diệu đế từng thứ một. Xin đọc Vism 689 tt., cũng đọc thêm MQ ii. 184, n. 3

[360]. Lokappasādaka.

[361]. Lokappasādana. Cách giải thích trong Phật Tông

[362]. Lokavivaraṇa, chính là một thần thông. Xin đọc MQ ii. 204 về các tham khảo và thêm CpA 4

[363]. Nidassayī ti nidassasesi

[364]. Ambe pī ti mayam pi

[365]. Ethā ti āgacchatha.

[366]. Xin đọc Dhs 1011.

[367]. Buddhavisaya, xin đọc MQ ii 6, n. 7

[368]. Vinodayissāmā ti vinodessāma

[369]. Vinodayissāmā ti vinodessāma

[370]. Xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 171, MA I 18, SnA 176, để Chú giải sādhu. toàn bộ lại đưa ra một nghĩa nhiều hơn trong BvA

[371]. Jalanto: Phật Tông, Be lalanto, thể thao, ca nhạc

[372]. Vijalanto có nghĩa là cả hai đều sáng chói và chơi, đùa giỡn.

[373]. Từ ca được nhắc lại nhưng chỉ cần nhắc lại một lần mà thôi

[374]. Sayambhū, xin ọc Pts I 174. Nd1 143, KhA 14. Miln 214 227 236 Rất có thể nên tham khảo trở lại đoạn kệ 44

[375]. Vijju

[376]. Acirappabhā, ý nghĩa ở đây là tia chớp, chính vì vậy mà Abh.

[377]. Supphullapadumam.. Phật Tông supphullaṃ padumaṃ yathā cũng giống như cách giải thích khác được tham khảo ở đây.

[378]. Padumavana.

[379]. Kamalavana.

[380]. Nipatimsu, che đậy nipatanti; tại tr. 37 điều này được sannipatani che đậy.

[381]. Một bụi cây, cây amaranth màu vàng; một loại mang ý nghĩa một cây huyền thoại không bao giờ tàn lụi

[382]. Xin đọc Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 38

[383]. Gajjītā ti gajjatī ti gajjītā

[384]. Xin đọc Vism 61

[385]. Xin đọc Sn 385, SnA 373

[386]. Xin đọc Vism 81, Miln 348 tt

[387]. A iii. 219

[388]. Giống như trong VA 173, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 235-6, MA 136-7, AA i. 124. ii 114

[389]. Cả hai từ này đều thấy trong Vism 172 trong đề mục thiền hư không “Kasina”

[390]. Agga seṭṭho koṭibhūto.

[391]. Xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ I 189-90

[392]. Pabbajita, liên quan đến việc xuất gia đầu tiên

[393]. Vin ii 180-206

[394]. Giải thích là satekicchāya thay vì sati- thuộc tập Phật Tông

[395]. Xin đọc Vin v. 115

[396].Vin iii. 39

[397]. Nt 66

[398]. Ja o 148, Pháp cú kinh (Dhammapada) iii. 144, MA ii. 129, Chú giải Tăng Chi Bộ i. 284, và ThagA ii. 101 nói về ba quyết định này.

[399]. Jārabhummakā; xin ọc jātabhūmakā trong Trung Bộ Kinh i. 145, A iii. 366

[400]. Xin đọc Trung Bộ Kinh i. 145. iii. 113, A v. 67, 130, Miln 344, v.v... và xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ i. 203 đối với tiêu chuẩn các tựa đề cuộc nói chuyện về Phật Pháp

[401]. Về đoạn này xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ i. 202-3

[402]. Ðoạn kệ này xuất hiện trở lại, không có câu đầu tiên, trong bản văn tr. 135, xin cũng đọc Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 160 tt. trong đó bốn A Tăng kỳ này được giải thích.

[403]. Xin đọc bản văn tr. 59

[404]. Xin đọc DhA iii 441; bố thí người vợ, con, vương quốc,cuộc sống, chân tay

[405]. Ba loại “phẩm hạnh” này, cariya, cũng đọc trong DhA iii. 441, lokatthacariyā tatthacariyā buddhicariyā ti tisso cariyā. Cách giải thích ở trên là tatthacariyā lokatthacariyā buddhicariyānaṃ koṭim patvā. Về sáu loại cariya trong Vism 101 buddhicariya là loại thứ năm, loại còn lại chỉ khác nhau theo văn cảnh mà thôi.

[406]. Sattasatakamahādānāni. Bố thí lớn lao về lễ vật thực phẩm đặc biệt và đựơc biếu cho các vị tỳ khưu do người tại gia dâng Ðức Phật và các đồ đệ của ngài như là của bố thí công đức.

[407]. Xin đọc Miln 113tt.

[408]. Loka, trong đó người, sinh vật, chúng sanh chỉ là một trong số các nghĩa. Chuyển qua khỏi biển luân hồi.

[409]. Kālo yam te, Bv ghi là kālo deva.

[410]. Sadevakam.

[411]. Trích bản văn tr. 79, 142 273, DhA I 84, UdA 149, UJ 127

[412]. Kalo tava

[413]. Mahāvilikana; còn nữa trong bản văn tr. 273. không mấy quen thuộc trong Comy., đôi khi là tám. Tham khảo trong Miln 193. xin đọc MQ I 278, n. 1 để tham khảo

[414]. Anīyānika, thoát khỏi vòng luân hồi đến níp bàn.

[415]. Như trong SnA ii 437, UdA 300

[416]. Trong nơi cư trú Cõi Trời Ðâu Suất

[417]. Trong nơi cư trú Cõi Trời Ðâu Suất

[418]. Giải thích trong Vism. 437 tt, 545 tt

[419]. Thāvarā-jangame, như trong bản văn tr.120. Thāvara là đứng yên, kiên định, chắc chắn và thường liên quan đến các thế giới thực vật và khoáng vật. Jangama, là từ đối nghĩa không có trong td Anh-Pāli

[420]. Sambhavana, giống như trong tập Netti tr. 28tt. là nơi gọi là địa điểm giáng lâm

[421]. Sādhukāran ti sādhutāram

[422]. Bồ đề, xin đọc thêm BvA 145tt, VA I 139, MA i. 54, SA ii. 153, UdA 27, CpA 18

[423]. Xin đọc thêm MA ii. 28

[424]. Xin đọc thêm SA ii. 288

[425]. Giống như trong bản văn tr. 135, Ja i. 25 (iii. 42 cách đo đạc khác). Vism 205

[426]. Obhaāsa, xin ọc MLS iii. 202, n.2

[427]. Sadevakam, đối cách. Đoạn văn cảnh: chứng tỏ điều đó cho con người và chư thiên, nhưng ý nghĩa gần là: bằng cách là cho cả con người lẫn chư thiên nhận ra điều đó.

[428]. kāsagaṅgaṃ otārento, chuyện ngụ ngôn trong Ja I 95, DA iii. 972, MA iii. 25, SA. 306, AA. i. 165, UdA 419

[429]. Xin đọc thêm bản văn tr. 46, người rực sáng.

[430]. Xin đọc bản văn tr. 10.

[431]. Ðược trích trong bản văn tr. 65, CpA 6, DAT ii. 16

[432]. Xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 122-3, MA I 175; UdA 4 cho đến cuối đoạn này

[433]. Xin đọc là apaṭipakkha-

[434]. Pucchati ti āpucchi

[435]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 68, MA ii 334tt, Chú giải Tăng Chi Bộ i. 101tt. ItA 40tt, Asl 55tt

[436]. Te ti tava

[437]. Ðiều này liên quan đến vị Bồ Tát như Sumedha đang nằm trên đống bùn rác ngay dưới chân của Phật tổ Dipaṅkara. Xin ọc IIA, 52tt.

[438]. BvAB đưa ra cách giải thích đúng đắn và ta chấp nhận ở đây, xin đọc bản văn tr.113

[439]. Xin đọc thêm Ja I 25; cũng đọc thêm Pháp cú kinh (Dhammapada) i. 84

[440]. Ja no. 546. vị Bồ Tát được sanh hạ làm quan thừa tướng cho nhà vua Vedeha.

[441]. Ja no. 402, gọi là Kinh bản sanh Sattubhasta.

[442]. Cittassa aññatha, cùng một cách diễn tả như trong Cp i. 8 15 xin đọc Tự điển Chú giải Pāli (CPD) s.v. aññathā.

[443]. Xin đọc MA iii 382 tt, dành cho đoạn kế tiếp.

[444]. Anatikkamitvā. Anukkhipitvā trong MA hình nh là thích hợp nhất.

[445]. Cittakatā viya

[446]. Xin đọc CpA 12-13

[447]. Vism 143. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 115

[448]. Cittīkatvā ti citte katvā

[449]. Suṇothā ti suṇātha

[450]. Me ti mama

[451]. Madanimmadana như trong A ii 34. Vism 143

[452]. Ba loại trong A I 146, và xin đọc trong Tự điển Pāli-Anh (PED) s.v. mada

[453]. Năm loại vyasana, mất mát, bất hạnh. Trong Vin v. 129. D iii d235m, A iii 147 Miln 196, xin đọc thêm Vbh 99tt

[454]. Dukkha. Xin đọc thêm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 41 về đoạn này.

[455]. Xin đọc VbhA 114. Moha 34

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục & Giới thiệu | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Việt Nam, đã gửi tặng bản vi tính.

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-06-2007