BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
Cư sĩ Lê Thị Lộc
(Cô Bảy Vĩnh Phúc)
1923-2007
Nén hương lòng C ô là dòng suối mát, cuốn trôi đi những ưu tư và phiền não của cuộc đời. Mỗi khi nghĩ đến Cô, như cảm thấy cả một bầu trời êm ái của tình thương và lòng vị tha.Đó là cô Lê Thị Lộc, pháp danh Định Tri, tên thường gọi là Cô Bảy Vĩnh Phúc. Cô sinh ngày 27 tháng 01 năm 1923, tại Vĩnh Long, trong một gia đình đủ song thân và 8 anh chị em (4 trai, 4 gái), Cô là người con thứ bảy. Ở trường, Cô là người học trò ngoan và giỏi. Ngay từ lúc còn nhỏ, Cô đã biết kính Thầy và thương bạn. Hết bậc trung học, Cô tiếp tục tiến thân bằng tài trí của mình và Cô đã toại nguyện, khi danh sách trúng tuyển của trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia đã có tên Cô. Qua mùa hè năm 1940, Cô từ giả song thân lên Sài Gòn, học chuyên ngành Nữ Hộ Sinh. Cuộc đời và sự nghiệp của Cô hầu như âm thầm tiến phát như dòng sông nhỏ chảy ra biển lớn. Sự nghiệp của Cô bắt đầu thành đạt vào năm 1956. Dù đường công danh của Cô đã vững chắc trên đỉnh cao, nhưng Cô không hề nghĩ tới một gia đình riêng cho chính mình. Cô luôn luôn hành trì trong thiện pháp, giúp đỡ mọi người. Từ anh em, con cháu, họ hàng gần xa đến người dưng kẻ lạ, Cô cũng đều mở rộng vòng tay ưu ái. Cô như là tàng cây lớn nơi mọi người nghĩ chân khi đi trên đường dài mệt mõi, là mái nhà che mưa, che nắng cho những ai côi cúc thiếu tình thương, và còn là đôi tay thầy thuốc cho những người bệnh hoạn. Nhờ có đạo tâm mạnh, nên Cô có phước duyên đến tu học với Ngài Hoà thượng Tịnh Sự, một vị chân tu đức độ, tài giỏi, giới hạnh trong sạch. Ngài Tịnh Sự dạy rất nhiều học trò, xuất thân từ nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau, cư sĩ lẫn tu sĩ. Cô là một trong những học trò thường xuyên đến học giáo lý với Ngài, nhất là về Vi Diệu Pháp. Cô tinh tấn nỗ lực theo học bên Ngài, với bản tính ân cần và khiêm tốn suốt gần 20 năm. Sau khi Ngài Tịnh Sự viên tịch, Cô luôn nhớ ơn Thầy. Hằng năm đến ngày giỗ Ngài, Cô thường nhắc: "Năm nay là giỗ lần thứ nhất, ..., giỗ lần thứ 17 của Ngài", chỉ cần nhớ giỗ lần thứ mấy cũng là một sự sâu sắc nói lên tấm lòng của Cô, luôn nhớ đến vị Thầy đã quá cố. Để trả ơn Thầy, Cô mở các khóa học Vi Diệu Pháp, hướng dẫn một số tu sĩ và cư sĩ Phật tử về môn giáo lý mà trước đó Ngài Tịnh Sự đã chỉ dạy cho Cô. Cô đã đào tạo rất nhiều thế hệ học viên trong suốt 30 năm. Theo dòng thời cuộc với những năm tháng khó khăn, Cô không chút nản lòng, vẫn thường xuyên lui tới chùa hộ trợ chư Tăng, từ thuốc men đến vật thực. Có khi Cô đi từ Sài Gòn đến các chùa ở Long Thành với phương tiện vận chuyển là chiếc xe chạy bằng than đốt, trong xe chỉ có một ít lương thực như: gạo, tương, đường, đậu, mắm, muối, nhưng với cả một tấm lòng thành kính của Cô và một số Phật tử thân tín. Ở Cô, lúc nào việc thân thiện, kính quý đầu tiên đối với chư Tăng là cái chấp tay cung kính cùng với nụ cười đầy lòng nhân ái, còn với đối Phật tử và người quen biết, ánh mắt, nụ cười của Cô là cả một tâm từ rộng mở. Suốt cuộc đời của Cô sinh ra, lớn lên và thành đạt hầu như chỉ để hộ Tăng và giúp đỡ mọi người. Lúc nào Cô cũng giản dị với chiếc áo bà ba trắng. Cô không hề có gì cho riêng mình, nhưng Cô đã bố thí, giúp đỡ cho người khác rất nhiều. Với với tâm từ mở rộng, Cô đã tích cực đóng góp từ tinh thần đến vật chất, từ lúc khó khăn đến lúc thành đạt, đến nhiều vị Tăng, Tu nữ, nhiều chùa, cũng như nhiều Phật tử cư sĩ. Khi nói đến Cô, hầu hết những người đã quen biết Cô đều có sự kính trọng, quý mến trong lòng. Chiều ngày 29 cuối năm Canh Thìn (2001), Cô ngã bệnh sau khi đã lo chu toàn vật thực cho buổi lễ Đặt Bát Chư Tăng vào sáng Mồng Một Tết. Sau 6 năm lâm trọng bệnh, Cô an nhiên tự tại nhắm mắt thanh thản ra đi vào sáng ngày Mồng Hai Tết, năm Đinh Hợi (2007), trong sự tiếc thương vô hạn của chư Tăng, Tu nữ và Phật tử cùng với thân bằng quyến thuộc và những người quen biết. K hông bút mực nào có thể diễn tả đầy đủ về cuộc đời của Cô. Xin thầm lặng trong thương kính, thắp nén hương lòng mãi mãi hướng về Cô.Nhớ về người Thầy, người Cô kính
yêu, -ooOoo- |
Last updated: 02-03-2024