Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Đường vào Thắng pháp

Tỳ khưu Chánh Minh

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


[1.3]

Bài 9.

Phân tích Người
(Puggalabheda).

 

180 - Hỏi. Người được hiểu như thế nào?

Đáp.  Puggala xuất nguyên từ ngữ căn Pun + gala.

Ngữ căn pun theo một số địa phương ngữ có nghĩa là “địa ngục”.

Ngài Buddhaghosa trong sách Thanh Tịnh Đạo cũng giải thích: “Pun ti vuccati nirayo, tasmiṃ galantīti puggalā: Địa ngục gọi là Pun, thêm gala, gọi là người” [1] .

“Người” là danh từ gọi chung cho  “danh sắc được sinh lên do  nghiệp chi phối”, đồng thời “mang tính chỉ định”. Như Đức Thế Tôn thuyết:

“Sace panāyaṃ, bhikkhave, puggalo ...: Này các Tỳkhưu, nếu người nào... [2]  

Puggala (người) được hiểu theo hai khía cạnh: Chế định và chân đế.

Theo nghĩa chế định (sammutisacca); người được hiểu là nhân loại (đồng nghĩa với manussa), là chúng sinh trung bình, không cao cấp cũng không thấp kém.

Những chúng sinh ở dạng cao được định danh là chư Thiên, Phạm thiên, những chúng sinh ở dạng thấp kém được định danh là “ma đói” (peta), thú, địa ngục, Atula (asura).

Theo nghĩa chân đế (paramatthasacca); người được hiểu là “danh sắc” hoặc “năm uẩn”.

Tức là theo Tạng Thắng Pháp “người” được nói đến theo pháp thực tính.

Tùy theo tâm tục sinh (paṭisandhiviññāṇa), người được phân ra 4 hạng: Người khổ, người lạc vô nhân, người nhị nhân, người tam nhân.Từ người Tam nhân phát sinh 8 Thánh.

Nói cách khác, có bốn hạng phàm nhân là: Người khổ, người lạc vô nhân, người nhị nhân.

*- Bốn người đạo là: Người Sơ đạo, người Nhị Đạo, người Tam Đạo, người Tứ đạo.

*- Bốn người quả là: Người Sơ quả, người Nhị quả, người Tam quả và người Tứ quả.

181 - Hỏi. Thế nào  là người khổ?

Đáp. Người khổ là hạng người không thể có sự tiến hóa.

Lại nữa, trong đời sống bình nhật luôn chịu những nổi khổ nhiều hơn là được hưởng sự an lạc.

Như chúng sinh cõi địa ngục đêm ngày luôn bị hành hạ, tra tấn bởi quỷ sứ (nirayapāla)...

Chúng sinh “ma đói” luôn bị thiêu đốt, bị khổ thân đêm ngày, nhẹ nhất là “bị đói khát” suốt kiếp sống.

Chúng sinh là loài thú, phải vất vả tìm sự sống, luôn sống trong lo sợ vì bị những tai họa do loài thú khác hay do loài người sát hại, ngay cả khi ở trong tổ ấm, trong hang, trong bọng cây cũng luôn bị đe dọa đến sự sinh tồn ...

Hay chúng sinh là Atula (asura).

Sở dĩ gọi là “người khổ”, vì;

- Những chúng sinh này sinh vào bốn cõi khổ là: Cõi địa ngục (nirayabhūmi), cõi súc sinh (tiracchānabhūmi), cõi ma đói (petabhūmi) và cõi Atula (asurabhūmi).

- Không có sự tiến hóa; ngay cả sự phát sinh tâm thiện cũng rất khó khăn, còn nói gì đến sự chứng đắc Thiền định hay Nípbàn.

Như có Pāli sau đây:

“Tāsu, nirayo, tiracchānayoni, pettivisayo, asurakāyo apāyabhūmi catubidhā hoti:

Có bốn cõi “bất hạnh (apāya)” là: Địa ngục, súc sinh, ma đói và Atula (thần quỷ) [3] .

Nói rõ hơn: Người khổ có bốn hạng là: Chúng sinh địa ngục, chúng sinh súc sinh, chúng sinh ma đói và chúng sinh Atula.

182 - Hỏi. Người khổ tục sinh bằng tâm gì? Trong đời sống bình nhật có bao nhiêu tâm khởi lên cho người khổ?

Người khổ tục sinh bằng tâm Quan sát xả thọ quả bất thiện.

Đây là quả khác thời kỳ (vipāka) của nghiệp bất thiện.

Nói cách khác, đó là quả của 11 tâm bất thiện (tâm si hợp Phóng dật không cho tâm quả làm việc tục sinh, nhưng trong đời sống bình nhật, tâm Si hợp phóng dật vẫn cho đủ 7 loại tâm quả bất thiện).

Mười một tâm bất thiện này, mỗi tâm tạo ra được 7 tâm quả bất thiện, trong đó tâm Quan sát thọ xả quả bất thiện có sức mạnh hơn cả nên làm việc tục sinh, cho tái sinh vào 1 trong bốn cõi khổ.

Có Pāli như sau: Ettha akusalakammaṃ uddhaccarahitaṃ apāyabhūmiyaṃ paṭisandhi janeti:

Ở đây, trừ tâm Si hợp phóng dật, các bất thiện nghiệp còn lại khiến tái sinh (paṭisandhi) vào cõi bất hạnh.

-“Pavattiyaṃ pana sabbampi dvādasavidhaṃ sattākusalapākāni sabbathā pi kāmaloke rūpaloke ca yatthārahaṃ vipaccati:

“Nhưng tất cả 12 bất thiện nghiệp phát sinh 7 tâm. Những tâm này có thể khởi tâm  ở Dục giới và ở Sắc giới, trong sự diễn tiến của tâm, tùy theo trường hợp” (HT. TMC dịch) [4] .

Nên hiểu đoạn Pāli trên như sau: Trong đời sống bình nhật 12 tâm bất thiện, mỗi tâm cho 7 tâm quả bất thiện.

Bảy tâm quả bất thiện này có đầy đủ trong cõi Dục giới, còn cõi Sắc giới không hề có 3 tâm quả bất thiện là: Tỷ thức quả bất thiện, Thiệt thức quả bất thiện và Thân thức quả bất thiện.

Trong đời sống bình nhật, người khổ có được 37 tâm là: 29 tâm vô tịnh hảo (trừ tâm Sinh tiếu) + 8 tâm đại thiện.

Như có Pāli sau: Duggatiyaṃ pana ñāṇavippayuttāni ca mahāvipātāni na labbhati:

“Chúng sinh ở khổ cảnh, tâm Đại quả không hợp với trí cũng không có” [5] .

182 - Hỏi. Vì sao trên cõi Sắc giới lại phát sinh Nhãn thức  quả bất thiện và Nhĩ thức quả bất thiện?

Đáp. Ở Phạm thiên giới không hề có cảnh sắc xấu, cũng không hề có ấm thanh xấu; nhưng lại có Nhãn thức quả bất thiện hay Nhĩ thức quả bất thiện, là do các vị Phạm thiên cõi Sắc giới chứng đạt được các Thắng trí (abhiññāṇa), như Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông.

Với Thiên nhãn thông thì các sắc thô hay tế, thù thắng hay thấp kém,  bên trong hay bên ngoài, xa hay gần; đều nhìn thấy được. Khi thấy những sắc xấu, tất nhiên Nhãn thức quả bất thiên sinh lên.

Vớ Thiên nhĩ thông, các  âm thanh thô hay tế, thù thắng hay hạ liệt, bên trong hay bên ngoài, xa hay gần, đều nghe được. Nghe được âm thanh xấu, tất nhiên Nhĩ thức quả bất thiện sinh lên.

184 - Hỏi. Có phải chúng sinh Asura đều là người khổ không?

Đáp. Atula (asura) có nhiều loại, tựu trung  có ba hạng: Deva asura (Atula thiên), peta asura (Atula ngạ quỷ) và niraya – asura (Atula địa ngục).

*- Atula chư thiên, là những chúng sinh có nhiều uy lực, sống ở đáy biển dưới chân núi Sinera (Tudi), hằng năm thường đánh nhau với chư thiên cõi Ba mươi ba (Tāvatiṃsa).

Vào ngày mùng 8 của mỗi nửa tháng [6] , các Đại thần của Tứ đại vương (Catutha mahārāja) đi tuần du bốn châu [7] , để ghi chép những người tạo nhiều thiện nghiệp như “hiếu kinh cha mẹ, cung kỉnh các Samôn, Bàlamôn, hành trì Bát quan giới...” [8]

Ngày 14 mỗi nửa tháng thì Hoàng tử của Tứ đại vương đi tuần du,  và ngày 15 mỗi nửa tháng Tứ đại vương đi tuần du.

Nếu nhân loại ít người làm việc lành, vào ngày hội chư thiên ở cõi Ba mươi ba, Tứ Đại vương báo lên vua Trời Đế Thích.

Vua Trời không hoan hỷ, nói rằng: “Thật vậy, thiên chúng bị tổn giảm, chúng Atula được sung mãn”.

Nếu nhân loại nhiều người làm việc lành, vua Trời hoan hỷ: “Thật vậy, thiên chúng sẽ sung mãn, chúng Atula bị tổn giảm” (sđd).

Có tất cả 6 nhóm Atula thiên, mỗi nhóm được gọi theo tên của chúa Atula là [9] :

- Nhóm Vepacitti – asura: Chúa của nhóm Atula này là Vepacitti [10] .

- Nhóm Subati – asura: Chúa của nhóm Atula này là Subati.

- Nhóm Rāhu – asura: Chúa của nhóm Atula này là Rāhu [11] .

- Nhóm Pahārāda – asura: Chúa của nhóm Atula này là Pahārāda [12] .

- Nhóm Samparatī – asura: Chúa của nhóm Atula này là Samparatī.

- Nhóm Vinipātika – asura: Chúa của nhóm Atula này là Vinipātika.

Trong 6 nhóm trên [13] , năm nhóm đầu chống lại chư thiên cõi Ba mươi ba.

Tuy gọi là Atula chứ kỳ thật họ là những vị chư thiên, sở dĩ  gọi là Atula vì “đời sống của họ không chói sáng, không đầy đủ lạc thú như những chư thiên”.

Đời sống của họ thường hay nóng nảy trong tâm; nam Atula rất xấu, trái lại nữ Atula rất xinh đẹp.

Chính vị thiên hậu thứ tư của vua Trời Đế Thích là con gái Atula vương Vepacitti, có tên là Sujātā [14] .

Nhóm Vinipātika (Atula đọa lạc) có chỗ ở bất định, sống phiêu bạt ở rừng núi, cây cối nơi địa cầu, nhóm này được xem là tùy chúng của chư thiên ở Địa cầu, do đó nhóm này cũng được xếp vào Atula chư thiên.

*- Atula ngạ quỷ. Nhóm này được phân ra ba hạng:

- Kāḷakañcikapeta: Hạng ngạ quỷ có thân hình mềm nhảo và đen.

- Vemānikapeta: Hạng ngạ quỷ ban đêm hưởng lạc như chư thiên cõi Đạo lợi, ban ngày khổ như ngạ quỷ. Diêm chúa cũng thuộc hạng Atula này.

Đây là hậu quả của việc “vừa làm thiện xong lại tạo ác ngay” hay “vừa làm ác lại tạo thiện nghiệp ngay”.

- Āvudhikapeta (Khí giới ngạ quỷ). Hạng Atula này trang bị vũ khí trên người, chúng đi tìm nhau để  đánh.

*- Atula địa ngục. Chỉ cho chúng sinh trong địa ngục không gian (lokantarika).

Nhóm Atula ngạ quỷ và Atula địa ngục được gọi là người khổ, riêng nhóm Vemānikapeta thì bất định.

185 -  Hỏi. Nguyên nhân nào tái sinh vào cảnh giới Atula?  [15] .

Đáp. Trong thế gian, có hạng người có quyền thế, có danh vọng, có nhiều tài sản... nhưng là người kém trí hiểu biết về nhân quả, có tâm không tốt.

Đối với người có giới hạnh, là bậc hiền trí đáng được tán thán, nhưng họ không tán thán, trái còn phỉ báng hay dùng quyền lực của mình để bức hại người đáng cung kỉnh, đáng tán thán.

Đối với kẻ ác giới không đáng tán thán, họ lại tán thán, giúp đở cho những người ấy.

Hoặc có hạng người tạo thiện nghiệp trong lúc tâm không hài lòng, như bố thí trong lúc “tâm khó chịu”, hay trì giới, tu thiền một cách miễn cưởng, hoặc cung kỉnh lơ là ...

Sau khi mệnh chung phải tái sinh vào cảnh giới Asura.

186 - Hỏi.Thế nào là người lạc vô nhân?

Đáp. Gọi là lạc vì tục sinh bằng tâm quả thiện, nhưng tâm quả thiện này không có nhân tương ưng, nên gọi là vô nhân.

Người lạc vô nhân và người khổ được gọi chung là “người vô nhân”. Vì tâm tục sinh của hai hạng người này không có nhân tương ưng (hetu saṃpayttaṃ).

Do nương theo tâm tục sinh này nên định danh là “người lạc vô nhân”.

Mặt khác, người lạc vô nhân là người có dị tật bẩm sinh.

187 - Hỏi. Người lạc vô nhân tục sinh bởi tâm nào? Trong đời sống bình nhật, người lạc vô nhân có được bao nhiêu tâm?

Đáp. Người lạc vô nhân là người tục sinh bởi tâm Quan sát thọ xả quả thiện.

Trong đời sống bình nhật, người lạc vô nhân có được 41 tâm là: 37 tâm như người khổ + 4  tâm đại quả  [16]  không có trí.

188 - Hỏi. Vì sao người lạc có thêm được bốn tâm đại quả ly trí?

Đáp. Trước tiên nên hiểu về cách cho quả của các tâm đại thiện như sau:

- Tâm đại thiện hợp trí có đầy đủ 3 sự “cố ý” [17] . Mỗi tâm tạo ra được 16 tâm quả = 8 tâm quả vô nhân + 8 tâm đại quả.

- Tâm đại thiện hợp trí thiếu 1 trong ba sự cố ý và tâm đại thiện ly trí đầy đủ 3 sự cố ý. Mỗi tâm cho được 12 tâm đại quả (trừ 4 đại quả hợp trí).

- Tâm thiện ly trí thiếu một trong ba “cố ý”, mỗi tâm cho được 8 tâm quả thiện vô nhân.

Một số Giáo thọ sư như Đại Đức Mahādhammarakkhita ở chùa Moravapi xứ Tích Lan [18] , cho rằng: “Những tâm Đại thiện vô trợ (asaṅkhārika) không thể cho tâm Đại quả hữu trợ, những tâm đại thiện hữu trợ (sasaṅkhārika) không thể cho tâm Đại quả vô trợ.

Như vậy mỗi tâm Đại thiện có trí đủ tam Tư chỉ cho 12 tâm đại quả.

Tức là: 2 tâm đại thiện có trí vô trợ, đủ 3 sự “cố ý”, cho 12 tâm đại quả = 8 tâm quả thiện vô nhân + 4 tâm đại quả vô trợ.

- 2 tâm đại thiện có trí hữu trợ, đủ ba sự “cố ý”, cho 12 tâm đại quả = 8 tâm quả thiện vô nhân + 4 đại quả hữu trợ.

Người lạc vô nhân tục sinh bằng tâm Quan sát thọ xả quả thiện; trong đời sống bình nhật chính tâm này làm việc hữu phần. Bốn tâm Đại quả ly trí gần với tâm Quan sát thọ xả quả thiện vì sinh ra tử “thiện ly trí” [19]

Khi cảnh có sức mạnh, bấy giờ một trong 4 Đại quả ly trí có thể sinh lên làm phận sự Na cảnh.

Trái lại, tâm hữu phần của người khổ là tâm Quan sát xả thọ quả bất thiện, nên người khổ không thể sinh khởi 4 tâm Đại quả ly trí để làm việc Na cảnh.

189 - Hỏi.Người lạc vô nhân có bao nhiêu hạng?

Đáp. Có 11 hạng người được gọi là người lạc vô nhân [20] . Đó là:

1- Người mù bẩm sinh (jaccandha). Khi sinh ra không có thần kinh nhãn, gọi là người mù bẩm sinh.

Nếu phân tích thì:

- Đối với chúng sinh thai sinh (gabbhaseyyaka) [21] . Kể từ khi tục sinh cho đến 11 tuần lễ (gần 3 tháng) sau, không có sắc thần kinh Nhãn sinh lên, gọi là “mù bẩm sinh”.

- Đối với chúng sinh hóa sinh (opapātika) và thấp sinh (samsedaja), ngay giây phút tục sinh không có sắc thần kinh Nhãn sinh lên, gọi là “mù bẩm sinh”.

Đó thật sự là “người lạc vô nhân”, trong kiếp sống người này không thể chứng đắc thiền định hay đạo quả.

*- Có hạng thai sinh, tục sinh bằng tâm quả Dục giới tam nhân, nhưng sau 3 tháng do một ác nghiệp chen vào trả quả, khiến bị mù mắt.

Cũng là hạng người “mù bẩm sinh”, nhưng vẫn có khả năng chứng thiền hay Đạo quả, tuy nhiên xác xuất này rất thấp.

2- Người điếc bẩm sinh (jaccabadhiraka). Là người khi sinh ra không có thần kinh Nhĩ, cách hiểu tương tự như người “mù bẩm sinh”.

3- Người không có thần kinh mũi bẩm sinh (jaccāghānaka). Là người khi sinh ra không có thần kinh mũi, cách hiểu tương tự như 2 hạng trên.

4- Người đần độn bẩm sinh (jaccajaḷaka). Là người khi sinh ra, đã ngớ ngẫn, chẳng có chút thông minh, thậm chí không thể đếm được từ 1 đến 10.

5- Người câm bẩm sinh (jaccamūgaka). Là người khi sinh ra đã bị câm.

6- Người điên bẩm sinh (jaccummattaka).

7- Người vô tính (paṇdaka). Là người không có bộ phận sinh dục nam hay sinh dục nữ.

8- Người lưỡng tính (ubhatobyañjanaka). Là người không có bộ phận sinh dục cố định.

Khi nam tính mạnh thì bộ phận sinh dục nam xuất hiện, khi nữ tính mạnh thì bộ phận sinh dục nữ hiển lộ.

Đây là kết quả của nghiệp tà dâm trong quá khứ.

Có hai loại người lưỡng tính: Nam lưỡng tính và nữ lưỡng tính.

Nam lưỡng tính, có thân hình như người nam, nhưng khi gặp người nam dục cảm phát sinh thì bộ phận sinh dục nữ xuất hiện.

Nữ lưỡng tính, có thân hình như người nữ, nhưng khi gặp nữ nhân phát sinh dục cảm thì bộ phận sinh dục nam xuất hiện.

Người nữ lưỡng tính có thể làm cho nữ nhân khác mang thai hoặc chính họ cũng mang thai.

Người nam lưỡng tính chỉ có thể làm cho người nữ khác mang thai, riêng họ thì không.

9- Người trung tính (napuṃsakapaṇḍaka). Tương tự như người vô tính [22] , hay là “người Vô tưởng”.

10- Người cà lăm bẩm sinh (mammaka).

11- Người phi hảo lạc Atula (vinipātikāsura). Là hạng Atula sống theo núi non, rừng rậm, sông rạch ... nhưng có thân hình quái dị.

Đời sống những chúng sinh này không khác với ngạ quỷ là mấy.

190 - Hỏi. Vì sao người Vô tưởng được xem là người lạc vô nhân?

Đáp. Bậc chứng đắc Ngũ thiền Sắc giới, nhưng chán nản tâm thức, cho rằng “vì có tâm thức mới có khổ”. Vị ấy nguyện “kiếp sau đừng có tâm thức”, do thiền lực nên sau khi mệnh chung, tái sinh về cõi Vô tưởng.

Làm việc tái sinh này là bọn sắc Mạng quyền.

Sắc Mạng quyền là sắc pháp, không có nhân tương ưng nên gọi là “vô nhân”.

Vì tái sinh vào cõi Vô tưởng, nên gọi là “lạc”; vì có sắc mạng quyền nên gọi là “người”.

191 - Hỏi. Thế nào là người nhị nhân(duhetuka)?Trong đời sống bình nhật người nhị nhân có được bao nhiêu tâm?

Đáp. Người nhị nhân là người tục sinh bằng một trong 4 tâm đại quả ly trí, đó là loại tâm quả có 2 nhân là nhân vô tham và nhân vô sân.

Do nương theo tâm tục sinh nên định danh là người nhị nhân; nói cách khác “người nhị nhân là người không có trí bẩm sinh trong cơ tánh (ám chỉ trong tâm hữu phần).

Trong đời sống bình nhật, người nhị nhân có được 41 tâm như người lạc vô nhân.

192 -  Hỏi. Thế nào là người tam nhân?

Đáp. Người tam nhân là người tục sinh bằng tâm quả có ba nhân là : Nhân vô tham, vô sân và vô si. Do nương theo tâm tục sinh nên định danh là người tam nhân (tihetuka).

Có 13 tâm làm việc tục sinh để trở thành người tam nhân, đó là: 4 tâm đại quả có trí + 9 tâm quả Đáo đại.

Người tam nhân là người có khả năng chứng đắc thiền định hay Đạ0, Quả Siêu thế trong kiếp sống ấy.

Bốn hạng người: Người khổ, người lạc vô nhân, người nhị nhân và người tam nhân, gọi chung là phàm nhân.

Trong đó ba hạng người trước, trong kiếp sống ấy không thể chứng được thiền định hay Đạo quả Siêu thế, vì sao? Vì ba hạng người này không có “trí bẩm sinh trong cơ tánh”.

Có Pāli như sau: Duhetukām’ahetukāmañca pan’ ettha kiriyājavanāni c’eva appanājavanāni ca na labhanti:

“Ở đây, đối với người nhị nhân và người vô nhân, đổng lực duy tác và đổng lực an chỉ (appanā) [23]  không hề có” [24]

193 - Hỏi. Trong đời sống bình nhật, người tam nhân có được bao nhiêu tâm?

Đáp. Trong đời sống bình nhật:

- Người tam nhân cõi dục. Là người tục sinh bằng một trong 4 tâm đại quả có trí.

Cơ bản người tam nhân này có được 45 tâm là: 41 tâm như người nhị nhân + 4 tâm đại quả có trí. Nếu chứng đắc thiền định thì tính thêm.

- Người tam nhân cõi Sắc giới hữu tưởng. Là người tục sinh bằng một trong 5 tâm quả Sắc giới.

Cơ bản trong đời sống bình nhật có được 30 tâm là: Tâm quả Sắc giới hữu phần + 1o tâm bất thiện (trừ 2 tâm sân) + 2 tâm nhãn thức + 2 tâm nhĩ thức + 2 tâm Tiếp thu + 3 tâm Quan sát + 2 tâm Hướng môn + 8 tâm Đại thiện. Nếu đắc thiền thì tính thêm.

- Người tam nhân cõi Vô sắc giới. Là người tục sinh bằng một trong bốn tâm quả Vô sắc giới.

Trong đời sống bình nhật, cơ bản có được 20 tâm là: 1 tâm quả Vô sắc giới (tâm hữu phần) +10 tâm bất thiện (trừ 2 tâm sân) + tâm Hướng ý môn + 8 tâm Đại thiện. Nếu đắc thiền tính thêm, cụ thể là:

*- Người tam nhân cõi Không vô biên xứ, có khả năng chứng đạt bốn từng thiền, như vậy có 24 tâm = 20 tâm cơ bản + 4 tâm thiện Vô sắc giới.

*- Người tam nhân cõi Thức vô biên xứ, có khả năng chứng đạt ba tầng thiền Vô sắc giới là: Thiền Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, như vậy có được 23 tâm = 20 tâm cơ bản + 3 tâm Thiện Vô sắc giới.

*- Người tam nhân cõi Vô sở hữu xứ, có khả năng chứng đạt 2 tầng thiền Vô sắc là thiền Vô sở hữu xứ và thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ, như vậy có 22 tâm = 20 tâm cơ bản + 2 tâm Thiện Vô sắc giới.

*- Người tam nhân cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chỉ có khả năng chứng đạt thiền Phi tương phi phi tưởng xứ, nên có được 21 tâm.

Nên nhớ: Đối với cõi Vô sắc, cõi cao không chứng thiền bậc thấp.

194 - Hỏi. Thế nào là người Đạo? Có bao nhiêu người đạo?

Đáp. Người Đạo là người chứng đắc Nípbàn đang sát trừ phiền não.

Nói cách khác, người đạo chỉ cho tâm Đạo siêu thế. Người đạo sống chỉ một sátna tâm.

Có tất cả bốn người Đạo là : Người Sơ Đạo, người Nhị Đạo, người Tam Đạo, người Tứ Đạo.

194 - Hỏi. Thế nào là người quả? Có bao nhiêu người Quả?

Đáp. Người Quả là người là người “đã sát trừ được phiền não”.

Có bốn hạng người quả là:

- Người Sơ quả. Là người đã chứng đạt Nípbàn lần thứ nhất, sát trừ 2 loại phiền não tà kiến và hoài nghi, hay đã diệt trừ được 3 sợi giây trói buộc (saṃyojana) là: Thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ.

Người Sơ quả được tính từ sátna Sơ quả Siêu thế thứ nhất trong lộ tâm đắc Sơ đạo cho đến sátna tâm Tiến bậc (vodanā) trong lộ chứng Nhị đạo.

Cho dù trải qua nhiều kiếp sống, nhiều kiếp trái đất vẫn được xem là người Sơ quả.

- Người Nhị Quả. Là người đã chứng đạt Nípbàn lần thứ hai, đã làm giảm nhiều 2 phiền não là sân và tham dục.

Người Nhị quả được tính kể từ tâm Nhị quả Siêu thế thứ nhất trong lộ tâm đắc Nhị Đạo cho đến khi xuất hiện sátna tâm Tiến bậc trong lộ tâm đắc Tam Đạo.

- Người Tam Quả. Là người đã chứng đạt Nípbàn lần thứ ba, đã sát trừ được 3 phiền não: Tà kiến, hoài nghi, sân, hay đã trừ diệt được năm sợi dây trói buộc vào cõi thấp (là dục giới) là: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, sân và tham dục.

Người Tam Quả được tính kể từ sátna Tam Quả Siêu thế thứ nhất trong lộ tâm chứng đắc Tam Đạo cho đến khi xuất hiện tâm Tiến bậc trong lộ tâm chứng đắc Tứ Đạo.

- Người Tứ quả. Là người đã chứng đạt Nípbàn lần thứ tư, sát trừ mọi phiềrn não, mọi ô nhiễm (āsava – lậu hoặc).

Người Tứ Quả ám chỉ bậc thánh Alahán, Đức Độc Giác Phật và Đức Phật Chánh Giác.

Người Tứ quả được kể từ sátna Tứ quả Siêu thế thứ nhất trong lộ tâm chứng đắc Tứ Đạo cho đến khi Ngài viên tịch (parinibbāna).

196 - Hỏi. Trong đời sống bình nhật, người Quả có được bao nhiêu tâm?

Đáp. Trong đời sống bình nhật:

1- Người Sơ quả.

*- Người Sơ quả ở 7 cõi vui Dục giới.

Có được 41 tâm là: Lấy 45 tâm phàm tam nhân cơ bản trừ đi (4 tâm tham hợp với tà kiến + tâm si hợp hoài nghi) + tâm Sơ quả.

Nếu đắc thiền thì tính thêm.

*- Người Sơ quả ở cõi Sắc giới hữu tưởng.

Có được 26 tâm là: Lấy 30 tâm cơ bản của phàm tam nhân trừ đi (4 tâm tham hợp với tà kiến + tâm si hợp hoài nghi) + tâm Sơ quả. Nếu đắc thiền thì tính thêm.

*- Người Sơ quả cõi Vô sắc. Có được 16 tâm là: Lấy 20 tâm cơ bản của phàm tam nhân trừ đi 5 tâm bị sát trừ + tâm Sơ quả.

2- Người Nhị quả. Tương tự như người Sơ quả.

3- Người Tam quả. Lấy 41 tâm của người Sơ quả ở 7 cõi vui Dục giới trừ đi (2 tâm sân + tâm Sơ quả)+ tâm Tam quả = 39 tâm. Nếu đắc thiền thì tính thêm.

Cần phân tích theo cõi như đã giải ở phần người Sơ quả.

4- Người Tứ quả. Lấy 39 tâm của người Tam quả trừ đi (5 tâm bất thiện còn lại + tâm Tam quả) + tâm Tứ Quả + tâm Sinh tiếu = 35 tâm.

Nếu đắc thiền thì tính thêm và cần phân tích theo cõi. 

197 - Hỏi. Mười hai hạng người được phân bố theo cõi như thế nào?

Đáp. Người khổ có trong bốn cõi khổ.

*- Người lạc vô nhân có trong ba cõi: Người, Tứ đại vương và cõi Vô tường.

*- Người nhị nhân có trong 7 cõi vui Dục giới.

*- Người tam nhân có trong 21 cõi là: 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi Sơ thiền, 3 cõi nhị thiến, 3 cõi tam thiền, cõi Quảng quả và 4 cõi Vô sắc giới.

*- Người Sơ đạo có trong 17 cõi là: Lấy 21 cõi của phàm tam nhân trừ thêm 4 cõi Vô sắc. Vì muốn chứng đắc Sơ đạo phải nương sắc pháp để minh quán.

*- Người nhị đạo và người Tam Đạo có trong 21 cõi như phàm tam nhân.

*- Người Tứ đạo có trong 26 cõi, là thêm 5 cõi tịnh cư (Suddhavāsā).

*- Người Sơ quả, người Nhị quả có trong 21 cõi như phàm tam nhân.

*- Người Tam quả và người Tứ quả có trong 26 cõi như người Tứ đạo.

Dứt 12 hạng người.

-ooOoo-

 

Bài 10.

Cõi
(Bhūmi).

 

198 - Hỏi. Cõi là gì? Có bao nhiêu cõi?

Đáp. Chữ bhūmi xuất nguyên từ ngữ căn bhū nghĩa là “nổi lên”.

Bhūmi là nơi có chúng sinh sinh sống. Như có Pāli giải thích:

“Bhavanti sattā etthāti bhūmi: Chúng sinh hiện khởi nơi nào, nơi đó gọi là cõi”.

Nói gọn có ba cõi là: Cõi Dục giới, cõi  Sắc giới và  cõi Vô sắc giới.

Nếu phân tích rộng thì có 31 cõi: Dục giới có 11 cõi, Sắc giới có 16 cõi, Vô sắc giới có 4 cõi.

199 - Hỏi. Hãy kể ra 11 cõi Dục?

Đáp. Mười một cõi Dục là: 4 cõi khổ + cõi người + 6 cõi trời Dục.

Có Pāli như sau: Tāsu, nirayo, tiracchānayoni, pettivisayo, asurakāyo apāyabhūmi catubidhā hoti:

Có bốn cõi “bất hạnh (apāya)” là: Địa ngục, thú (tiracchāna), ma đói (peta) và “thần quỷ (asura)”.

Manussā, cātummahārājikā, tāvatiṃsā, yāmā, tusitā, nimmānarati, paranimmitavasavattī c’āti kāmasugatibūmi sattavidhā hoti:

“Có 7 cõi vui Dục giới (kāmasugatibhūmi) là: Cõi người (manussa), cõi Tứ đại vương(catummahārājā), cõi Ba mươi ba (tāvatiṃsa), cõ iDạma (yāmā), cõi Hóa lạc thiên (nimmānarati), cõi Tha hóa tự tại (paranimmitavasavattī) ” [25] .

200 - Hỏi. Vì sao gọi là”cõi bất hạnh”( apāyabhūmi).

Đáp. Apāyabhūmi = apa (lìa bỏ, tách rời) + aya (công đức, công hạnh – kusalakamma) + bhūmi.

Pāli giải thích chữ aya (vacanattha) như sau:

“Tividhasampattiyo ayanti gacchanti pavattanti etenāti = ayo:

“Thành tựu được hạnh phúc nhân, thiên và Nípbàn, gọi là aya (công đức).

Ayati vaḍḍhātīti = ayo: Sự an lạc, gọi là aya (hạnh phúc).

Ayitabbo sāditabboti = ayo: Sự an lạc đáng hài lòng, gọi là aya.

Ayato apagato = apāyo: Lìa bỏ sự đi đến hạnh phúc, gọi là “bất hạnh – apāya”.

Apāyo eva būmi = apāyabhūmi: Nơi chúng sinh sống không có hạnh phúc, gọi là cõi bất hạnh [26] .

Cõi bất hạnh (apāyabhūmi) là chỉ chung cho bốn cõi khổ.

Chúng sinh sống trong bốn cõi này, tuy có tâm thiện khởi lên, nhưng rất khó.

Ngay cả chúng sinh cõi nhân loại tuy tâm thiện khởi lên dễ dàng, nhưng phần nhiều lại có khuynh hướng tạo ác nghiệp, còn nói chi đến chúng sinh đang sống nơi khổ cảnh. Đức Phật có dạy:

“Sududdasaṃ sunipuṇaṃ; yatthakāmanipātinaṃ

Cittaṃ rakkhetha medhavī; cittaṃ guttaṃ sukhāvahaṃ

“Khó nắm giữ, khinh động; theo các dục quay cuồng.

Lành thay, điều phục tâm; tâm điều an lạc đến” (HT. TMC dịch) [27] .

Hay:

“Abhittharetha kayāne; pāpā cittaṃ nivāraye.

Dandhaṃ hi karoto puññaṃ; pāpasmiṃ ramati mano.

“Hãy gấp làm điều lành; ngăn tâm làm điều ác.

Ai chậm làm điều lành, ý ưa thích việc ác” (HT. TMC dịch) [28] .

Một từ khác chỉ cho 4 cõi bất hạnh này là duggati.

Duggati theo nghĩa đen là “đi đến khổ”.

Có Pāli giải thích từ duggatibhūmi (cõi khổ) như sau:

*-Du (xấu, bất hạnh)+ gati (đi đến, nơi đến) + bhūmi = duggatibhūmi.

Dukkhassa gati paṭisaraṇanti = duggati:

Đi đến nơi khổ đề nương tựa, gọi là “khổ cảnh”.

*- Dukkhena gantabbāti = duggati:

Đã đi đến nơi khổ, gọi là “khổ cảnh”.

Có 3 trường hợp gọi là “đi đến khổ cảnh”:

Āgāriyapaṭipatti = duggati:

Đời sống ác hạnh của người cư sĩ, gọi là “đi đến khổ”.

Tức là người cư sĩ không giữ gìn 5 giới, hay tạo ác nghiệp do mãnh lực của phiền não.

- Anagāriyapaṭipatti = duggati:

“Đời sống tà vạy của người xuất gia, gọi là “đi đến khổ”.

Tức là bậc xuất gia nuôi mạng không chân chính, nuôi mạng theo 21 cách sống tà mạng được ghi trong tạng Luật, hay là người phá hoại niềm tin của Phật tử.

- Gatiduggati. Chỉ cho 4 cõi bất hạnh [29] .

201 - Hỏi. Cõi địa ngục (nirayabhūmi) ra sao?

Đáp. Chữ niraya phân tích thành: Ni (không có) + aya (an lạc).

Niraya (địa ngục) là nơi chúng sinh sống hoàn toàn không có sự an lạc, luôn bị sự khổ thiêu đốt thân tâm.

Chúng sinh sống trong địa ngục là loại chúng sinh hóa sinh, do đó cõi địa ngục cũng là sắc tế.

Theo bộ Sớ giải Người và cõi thì chúng sinh sống trong địa ngục có 3 hạng: Hạng tội nhân, hạng quỷ sứ (nirāyapāla) và Diêm vương (yamarāja).

*- Hạng tội nhân: Là những chúng sinh tạo ác nghiệp, khi mệnh chung phải sinh ra tại chính cảnh giới ấy.

*- Hạng quỷ sứ (nirayapāla). Đây là những chúng sinh không phải sinh ra tại cảnh giới địa ngục, vì tâm tục sinh của họ không phải là tâm Quan sát thọ xả quả bất thiện, mà là quả của tâm đại thiện thấp.

Hạng chúng sinh này là chư thiên tùy chúng của Tứ Đại vương, là những Rakkhasa (Lasát).

Trong địa ngục có những con kên kên, quạ, diều hâu ... đó chính là những Dạxoa có thân hình kỳ dị, chứ trong địa ngục không có súc sinh.

*- Diêm vương (yamarāja). Chính là vua của hạng ngạ quỷ vemānika, khi thì sống an lạc như chư thiên cõi Ba mươi ba, khi thì phải chịu khổ trong cảnh giới địa ngục.

Bồtát cũng có lần tái sinh làm Diêm vương  [30] .

Theo Sớ giải Tăng chi kinh, pháp 3 chi (Tikaṅguttara – atthakathā); Diêm vươnglà người lạc vô nhân cũng có, là người nhị nhân cũng có, là người tam nhân cũng có.

Khi còn là phàm nhân thì thọ hưởng như đã nói; khi chứng được Thánh quả thì không còn xuống địa ngục nữa, chỉ thọ hưởng quả an lạc như chư thiên mà thôi.

Cõi địa ngục bao gồm 8 đại địa ngục, nằm sâu trong lòng địa cầu, mỗi đại địa ngục cách nhau 15 ngàn do tuần (yojana), nằm chồng lên nhau theo thứ tự, mỗi đại địa ngục có 32 tiểu địa ngục hay “đa khổ địa ngục (ussada)”.

Diêm chúa là người cai quản tiểu địa ngục, mỗi đại địa ngục có 8 vị Diêm chúa, như vậy có tất cả là 256 Diêm chúa (xin xem  thêm Chú giải người và cõi do Đại Đức Thiện Phúc dịch, hay Chúng sinh và sinh thú do Đại Đức Giác Nguyên dịch).

2o2 - Hỏi. Do nhân nào tái sinh làm quỷ sứ (nirayapāla)?

Đáp. Đây là hạng chúng sinh khi là người, thích hành hạ chúng sinh khác, nhưng cũng biết tạo phước lành.

Nhờ phước lành ấy giúp họ sinh vào cõi Tứ đại vương, nhưng loại phước lành này có khuynh hướng (nikantitaṅhā) thích hành hạ người khác.

Chính bản tính hung dữ ấy khiến các Lasát (rakkhita) này xuống địa ngục hành hạ tội nhân để tiêu khiển, các quỷ sứ hành hạ tội nhân không biết chán, tội nhân càng nhiều đau khổ họ càng thích thú.

203 - Hỏi.  Hãy giải thích về cảnh giới thú (tiracchānabhūmi).

Đáp. Có Pāli giải thích từ tiracchāna như sau:

*- Tiro añjantīti = tiracchāna: Đi ngang hàng, gọi là thú”

Câu giải tự trên đây có 2 ý:

- Nhân loại hay các chúng sinh khác, khi đi thường đầu cao hơn thân mình và đầu ngẫng lên cao. Còn những chúng sinh nào, khi đi đầu cúi xuống ngang với thân mình, gọi là thú.

- Khi đã sinh vào sinh chủng này, cho dù là Bồtát Chánh giác cũng không có đủ trí để chứng đắc Đạo - quả. Thánh trí đã bị ngăn lại, chí đến thiền định cũng không chứng đắc, nên gọi là “ngang hàng”.

Loài thú rất đa dạng với nhiều hình thức và tên gọi khác nhau, nhưng tựu trung gom vào 4 loại:

*- Loài không chân (apadatiracchāna). Như cá, rắn, trùn (giun)... Cao nhất trong loài không chân là loài rồng (nāga).

Bồtát cũng có những kiếp làm Long vương, như Long vương Bhūridatta khi Ngài thực hành trì giới Balamật [31] .

*- Loài hai chân (dvipadatiracchāna): Như chim, gà, vịt...

Những loài này tuy có 2 chân như người, nhưng khi đi đầu chúi xuống, thân không đứng thẳng  gần như ngang hàng với đầu, nên xếp vào loài thú.

Cao nhất trong loài thú 2 chân là chim Kim xí điểu (garuda – Đại bàng).

*- Loài bốn chân (catuppadatiracchāna): Như, nai, cọp... Cao nhất trong loài bốn chân là sư tử và voi.

Bồtát cũng có lúc làm voi như voi Chaddanta có hiếu với mẹ, hay làm sư tử chúa... [32]

*- Loài nhiều chân (bahuppadatiracchāna): Như rết, châu chấu...

Loài thú có hai loại: Loại thấy được bằng mắt và loại quá nhỏ đến nổi mắt thường không thấy được.

Loài thú dưới nước nhiều hơn loài thú sống trên cạn.

Chỗ trú của loài thú ở khắp nơi, nhưng không lên đến cõi Tứ đại vương, tuổi thọ của chúng bất định.

204 - Hỏi. Hãy giải thích về cảnh giới “ma đói” (petabhūmi)?

Đáp.  Chữ Peta là hợp từ của pa + ita.

Theo nghĩa của ngữ nguyên thì peta là “những chúng sinh đã chết” hay “những chúng sinh không có hạnh phúc” [33] .

Chúng sinh “ma đói - peta” thuộc hạng hóa sinh, nên thân xác họ là sắc tế, mắt thường không thể thấy được.

Chỗ ở của hạng chúnng sinh này thì bất định, chúng ở cùng khắp như  rừng, núi, đảo, ven biển, vực thẳm, ở quanh nhà...

Trong dãy Hy mã lạp sơn, có khu rừng tên là Vijjhaṭavī, là thành phố của 12 loại ngạ quỷ [34] ; chúa của nhóm ngạ quỷ là loài ngạ quỷ Mahiddha.

Trong bộ Lokapaññatti (Thế gian chế định) có ghi nhận:

Yattha petanagare petamahiddhiko sabbapetānam issoyādhipaccaṃ karoti:

“Bất luận nơi nào là thành phố ngạ quỷ, ngạ quỷ Mahiddhika là chúa của tất cả ngạ quỷ ở nơi ấy”.

Nói gọn thì có bốn hạng ngạ quỷ:

*-Paradattupajīkapeta: Ngạ quỷ sống bằng thực phẩm của người khác.

*- Khuppipāsikapeta: Ngạ quỷ luôn luôn đói khát.

*- Nijjhāmataṅhikapeta: Ngạ quyên thường xuyên bị lửa đốt.

*- Kāḷakañcikapeta: Atula ngạ quỷ .

Bồtát khi được Đức Chánh giác thọ ký, chỉ có thể sinh làm ngạ quỷ Paradattupajīkapeta, không sinh vào 3 hạng ngạ quỷ kia.

Tuổi thọ của ngạ quỷ bất định, tùy thuộc vào ác quả nặng hay nhẹ tuổi thọ lâu dài hay ngắn hạn.

205 - Hỏi. Hãy giải thích về cõi “Atula” (asurabhūmi).

Đáp. Có Pāli định nghĩa về asura (atula) như sau:

“- Na suranti issariyakilaadihi na dibbhantīti = asurā:

“Chúng sinh nào không sáng chói về quyền lực, không hân hoan, gọi là Atula”.

- “Asurānaṃ kāyo = asurakāyo: Tập hợp những Atula, gọi là nhóm Atula”[35].

“Sáng chói”,  ở đây không mang ý nghĩa “hào quang sáng chói”, mà chỉ cho cuộc sống cơ cực. Như những người nghèo khổ, do kiếp trước có tâm bỏn xẻn không tạo phước bố thí, kiếp này may mắn sinh làm người nhưng nghèo khổ, cuộc sống vất vả.

Không hân hoan”, cho dù những người này có được vật thực để nuôi mạng sống, nhưng là loại vật thực kem cõi, đời sống luôn ưu tư về “chen cơm manh áo”, tâm trí không có sự hân hoan vui thích như những người có phước khác. Đức Phật có dạy:

- Người ví như  chúng sinh địa ngục. Là hạng người phạm quốc luật, bị giam cầm trong ngục...

- Người ví như loài thú. Là hạng nô lệ.

- Người ví như ngạ quỷ. Là hạng hành khất, cô lão... thường bị đói khát.

- Người ví như Atula. Là hạng người vất vả trong cuộc sống.

- Người ví như người. Là hạng người tâm trí hân hoan, vui thích trong cuộc sống.

- Người như chư thiên. Như vua, quan, Hoàng hậu...

Cảnh giới khổ Atula, ám chỉ cho nhóm Kāḷakañcikapeta (có giải thích ở trên). Chỗ ở của nhóm Atula (asurakāyo) này bất định.

Atula ngạ quỷ (petti asura) có 3 loại là:

- Kāḷakañcikapeta-asura. Là nhóm asura ngạ quỷ được trính bày ở trên.

- Vemānikapeta-asura.

- Āyuvaddhikapeti-asura. Là loại Atula trang bị vũ khí để tìm đánh nhau.

Tuổi thọ nhóm Atula này bất định tùy theo ác nghiệp nặng nhẹ mà tuổi thọ dài ngắn khác nhau. Có Pāli  như sau:

“Tesu catummaṃ apāyānaṃ manussāṃ vinipātikāsurānañ ca āyuppamāāgaṇanāya niyamo natthi:

“Không có cố định tuổi thọ đối với những chúng sinh trong khổ cảnh, Atula đọa lạc và người” [36] .

206 - Hỏi. Hãy giải thích 7 cõi vui Dục giới?

Đáp. Bảy cõi vui Dục giới là:

1- Cõi người (manussabhūmi).

Cõi người bao gồm những chúng sinh sống ở bốn châu là: Nam thiện bộ châu (Jampūdīpa), Bắc cưu lư châu (Uttarakurudīpa). Đông thắng thần châu (Pubbavidehadīpa) và Tây ngưu hóa châu (Aparagoyānadīpa).

Nhưng chữ Manussa (nhân loại) thường chỉ cho người ở Nam thiện bộ châu.

Có Pāli giải thích manussa như sau:

Mano ussannaṃ etesanti = mamussa:

“Có tâm chói sáng và dũng cảm, gọi là manussa (người)”.

Người Nam thiện bộ châu có tâm dũng cảm với 2 tính cách: Thiện và ác.

- Về thiện. Người Nam thiện bộ châu khi tu tiến,  có khả năng thành tựu được Chánh đẳng giác, Bích chi, Thượng thủ thinh văn, Đại thinh văn, bậc Alahán thường, thành tựu Thiền định, Thắng trí hay có bậc Chuyển luân vương xuất hiện.

- Về ác. Có thể phạm vào 5 tội đại nghịch : Giết cha, giết mẹ, giết vị Thánh Alahán, làm chảy máu Phật và chia rẻ Tăng chúng.

Người ba châu kia không có được tâm dũng mãnh cả tốt lẫn xấu như người Nam thiện bộ châu.

Tuổi thọ người Nam thiện bộ châu bất định, có khi sống rất lâu, có khi sống rất ngắn.

Như trong thời Đức Phật Vipassī, chúng sinh có tuổi thọ là 80.000 tuổi; trong thời Đức Phật Sikhī, tuổi thọ loài người là 70.000 tuổi, trong thời Đức Phật của chúng ta, tuổi thọ loài người là 100 tuổi [37] .

Người Đông thắng thần châu có tuổi thọ ổn định là 700 năm; người Tây ngưu hóa châu có tuổi thọ ổn định là 500 năm; người Bắc cưu lư châu có tuổi thọ ổn định là 1000 năm.

2- Cõi Tứ đại vương (Catummahārājabhūmi).

Cõi này có bốn vị chúa mỗi vị hộ trì một châu:

*- Thiên vương Dhataraṭṭha (Trì quốc thiên vương), ở hướng Đông, cai quản nhóm Hương thần (gandhabba – Cànthátbà), hộ trì Đông Thắng thần châu.

*- Thiên vương Viruḷhaka (Tăng trưởng thiên vương), ở hướng Nam, cai quản nhóm Kumbhaṇḍa (Thế quỷ - Cưubàntrà, là hạng chư thiên có bụng to), hộ trì Nam thiện Bộ châu.

*- Thiên vương Virūpakkha (Quảng mục thiên vương), ở hướng Tây, cai quản loài rồng, hộ trì Tây ngưu hóa châu.

*- Thiên vương Kuvera hay Vessavana (Đa văn thiên vương), ở hướng Bắc, cai quản nhóm Dạxoa (yakkha), hộ trì Bắc Cưu lư châu.

Một ngày đêm ở cõi Tứ đại vương bằng 100 năm cõi nhân loại.

Chư thiên cõi Tứ đại vương có tuổi thọ là 500 năm, tính theo nhân loại là 9 triệu năm [38] .

Cõi Tứ Đại vương ở nửa núi Tudi (Sineru), cách xa cõi nhân loại là 42 ngàn do tuần, cách xa cõi Đao lợi là 42 ngàn do tuần.

3- Cõi Ba mươi ba (Tāvatiṃsabhūmi).

Cõi này có 33 vị thiên chủ, đứng đầu là vua Trời Đế Thích (sakka). Cõi Ba mươi ba cách xa cõi Tứ Đại vương là 42 ngàn do tuần.

Từ cõi này trở lên là khoảng hư không; chư thiên cõi Ba mươi ba có 2 hạng là:

*- Địa cư thiên (bhummaṭṭhadevatā). Là những vị chư thiên có thiên cung trên mặt đất.

*- Không cư thiên (ākāsaṭṭhadevatā). Là những vị chư thiên có thiên cung lơ lửng giữa hư không.

Kể từ cõi này trở lên chỉ có một hạng chư thiên là “không cư thiên”.

Một ngày đêm cõi Ba mươi ba bằng 100 năm cõi nhân loại, tuổi thọ chư thiên cõi Ba mươi ba là 1.000 năm, tính theo nhân loại là 36 triệu năm (sđd).

4- Cõi Dạma (Yāmābhūmi).

Chữ yāma xuất nguyên từ ngữ căn YAṂ, nghĩa là “tiêu diệt”.

Yāma là “tiêu diệt nóng bức, khó chịu”.

Cõi này dành cho những người làm việc lành với tâm mát mẻ; chư thiên ở cõi này không có sự nóng bức.

Vị chúa cõi này có tên là Suyāma hay Yāma

Cõi Dạma cách cõi Ba mươi ba là 42 ngàn do tuần; một ngày đêm trên cõi này tương đương với 200 năm cõi nhân loại. Tuổi thọ chư thiên cõi Dạma là 2.000 năm, tương đương với 144 triệu năm cõi nhân loại (sđd).

5- Cõi Đẩu-suất (Tusitabhūmi).

Cõi này dành cho những người tạo phước thiện balamật (pāramī). Bồtát Chánh đẳng giác, Bồtát Bích chi (paccekabodhisatta) Bồtát Thượng thủ thinh văn, kiếp áp chót thường tái sinh về cõi này.

Chúa cõi này có tên là Santusiya, cõi này cách cõi Dạma là 42 ngàn do tuần, một ngày đêm cõi này bằng 400 năm cõi người; tuổi thọ chư thiên cõi này là 4.000 tuổi, tương đương với 516 triệu năm cõi nhân loại (sđd).

6- Cõi Hóa lạc (Nimmānarati).

Đây là quả của sự tu tập thiền tịnh còn non kém, nhưng cũng đạt đến chi hỷ của thiền.

Chúa cõi này có tên là Sunimmita, cõi này cách cõi Đẩu-suất là 42 ngàn do tuần.

Một ngày đêm ở cõi này bằng 800 năm cõi người, tuổi thọ chư thiên ở cõi này là 8.000 tuổi, tương đương với 2064 triệu năm cõi nhân loại (sđd).

7- Cõi Tha hóa tự tại (paranimmitavasavatti).

Đây là quả phước của sự tu tập thiền chỉ đạt đến cận định.

Chúa cõi này có tên là Paranimmita, cõi này cách cõi Hóa lạc 42 ngàn do tuần.

Một ngày đêm ở cõi này bằng 1.600 năm cõi nhân loại; tuổi thọ chư thiên ở cõi này là 1600 năm, tương đương với 8256 triệu năm cõi nhân loại (sđd).

207 - Hỏi. Cõi Sắc giới (rūpavacarabhūmi) ra sao?

Đáp. Cõi Sắc giới là chỗ nương trú của các vị Phạm thiên. Như Pāli  giải thích:

-“Rūpabrahmanaṃ avacarā bhūmi =  rūpavacarabhūmi:

“Nơi Phạm thiên nương trú, gọi là cõi Sắc giới”.

Phạm thiên là “người thành tựu ân đức thù diệu, như ân đức thiền...”

Có câu giải thích về Phạm thiên (brahmana) như sau:

“Brūhanti vaḍḍhanti adhipanītehi jhānādiguṇehīti = brahmāno:

“Những vị chứng đạt, phát triển các pháp tính ưu việt như ân đức thiền.., gọi là Phạm thiên”.

Nói cách khác, vị chứng đạt được thiền định, không bị hoại thiền, sau khi mệnh chung tái sinh về một cảnh giới tương ứng với tầng thiền chứng đạt, vị ấy được gọi là Phạm thiên.

208 - Hỏi. Có bao nhiêu cõi Sắc giới? Hãy kể ra.

Đáp. Có tất cả là 16 cõi Sắc giới, như sau:

*- Tầng Sơ thiền có 3 cõi là: Cõi Phạm chúng thiên (Brahmapārisajjabhūmi), cõi Phạm phụ thiên (Brahmapurohitabhūmi) và cõi Đại phạm thiên (Mahābrahmābhūmi).

Có Pāli như sau: Brahmapārisajjā, brahmapurohitā, mahābrahmanā c’āti pathamajjhābabhūmi:

“Cõi Sơ thiền là: Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên và Đại phạm thiên” [39] .

*- Tầng Nhị thiền có 3 cõi là: Cõi Thiểu quang thiên (Parittābhābhūmi), cõi Vô lượng quang thiên (Appamāṇābhābhūmi) và cõi Quang âm thiên (Ābhassarābhūmi).

Có Pāli như sau: Parittābhā, appamāṇābhā, ābhassarā c’āti dutiyajjhānabhūmi:

“Cõi Nhị thiền là: Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên và Quang âm thiên” (sđd).

*- Tầng Tam thiền có 3 cõi là: Cõi Thiểu tịnh thiên (Parittasubhābhūmi), cõi Vô lượng tịnh thiên (Appamāṇasubhābhūmi) và cõi Biến tịnh thiên (Subhākiṇṇābhūmi).

Có Pāli như sau:

“Parittasubhā, appamāṇasubhā, subhakiṇnā c’āti tatiyajjhānabhūmi:

“Cõi Tam thiền là: Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên và Biến tịnh thiên.”(sđd)”.

*- Tầng Tứ thiền có 7 cõi là: Cõi Quảng quả (Vehappalābhūmi), cõi Vô tưởng (Asaññasattabhūmi) và 5 cõi Tịnh cư (Suddhāvāsa). Có Pāli như sau:

-“Vehapphalā, asaññasattā, suddhāvāsā c’āti catutthajjhaanabhūmī’ti:

“Cõi Tứ thiền là: Quảng quả, Vô tưởng và Tịnh cư” (sđd).

Năm cõi Tịnh cư là nơi dành cho bậc Thánh Anahàm và bậc thánh Alahán.

Phàm nhân hay bậc Thánh Sơ quả, Nhị quả không thể tái sinh về nơi này, nên 5 cõi này còn được gọi là Thánh cư (ariyavāsa).

Đó là: Cõi Vô phiền (Avihābhūmi), cõi Vô nhiệt (Atappābhūmi), cõi Thiện kiến (Sudassābhūmi, cõi Thiện hiện (Sudassī bhūmi) và cõi Sắc cứu cánh (Akaniṭṭhabhūmi).

Có Pāli như sau: “Avihā, atappā, sudassī, sudassā, akaniṭṭhā c’āti suddhāvāsabhūmi pañcavidhā hoti:

Cõi Tịnh cư có năm là: Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện hiện, Thiện kiến và Sắc cứu cánh”.

“Puthujjhanā na labbhanti suddhāvāsesu sabbattā. Sotāpannā ca sakadāgāmino cāpi puggalā:

“Phàm nhân, bậc Dự lưu, bậc Nhất lai không sinh vào Tịnh cư thiên trong mọi trường hợp”(sđd).

209 - Hỏi. Ba cõi tầng Sơ thiền ra sao?

Đáp.Tầng Sơ thiền có 3 cõi là:

*- Cõi Phạm chúng thiên (Brahmapārisajjabhūmi).

Có Pāli như sau:Parisati bhavā = pārisajjā:

Trong nhóm đồ chúng, gọi là pārisajjā.

Tức là hạng Phạm thiên thông thường, không có quyền lực gì đáng kể.

Gọi là Phạm chúng thiên, nghĩa là Phạm thiên tùy tùng của Đại Phạm thiên. Ví như “dân chúng” trong một nước.

“Brahmānaṃ pārisajjā = brahmapārisajjā: Phạm thiên đồ chúng, gọi là “Phạm chúng thiên”.

Tên gọi “Phạm chúng thiên” là do nương theo chỗ trú của các Phạm thiên mà định danh như thế.

Như các Ngài dẫn ra:

“Brahmapārisajjānaṃ nibbātāti = brahmapārisajjā:

“Chỗ trú của Phạm thiên đồ chúng, gọi là Phạm chúng thiên”.

Vị Thánh Anahàm không đắc thiền, khi mệnh chung sinh về cõi này, do mãnh lực diệt trừ được tham dục và sân hận.

*- Cõi Phạm phụ thiên (Brahmapurohitabhūmi).

“Pure ucce tīhāne chanti tiṭṭhantīti = purohitā:

Người phụ giúp, có chức vụ cao, gọi làcố vấn”.

Hay: Brahmānaṃ purohita = brahmapurohitā:

“ Phạm thiên cố vấn, gọi là Phạm phụ thiên”.

Các vị Phạm phụ thiên ví như các quan đại thần trong quốc độ.

Chỗ nương trú của các Phạm phụ thiên, gọi là cõi Phạm phụ thiên.

Như có Pāli sau: Brahmapurohitānaṃ nibbattāti = brahmapurohitā:

“Chỗ trú của Phạm thiên cố vấn, gọi là Phạm phụ thiên.

*- Cõi Đại Phạm thiên (mahābrahmābhūmi).

“Mahanto brahmā = mahābrahmā: “Phạm thiên lớn nhất, gọi là Đại phạm thiên.”

Đại Phạm thiên là vị cai quản cõi Sơ thiền, giống như vua của một nước.

Khi vũ trụ này mới hình thành, vị Phạm thiên sinh ra trước nhất trong tầng Sơ thiền, vị ấy được gọi là Đại Phạm thiên [40] .

Như vậy, Đại Phạm thiên chỉ có một vị, điều này được tìm thấy qua đoạn Phật ngôn trong bộ Tương ưng kinh, phẫm ương ưng Phạm thiên (brahmasaṃyutta) như sau:

“Tatra sudaṃ bhikkhave brahmā (mahābrahmā) ca brahmaparisā ca brahmapārisajjā ca ujjhāyanti khīyanti...”

Theo đoạn Pāli trên, từ chỉ vị Đại Phạm thiên dùng số ít, còn từ chỉ Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên thì dùng số nhiều [41] .

Có 3 hạng Đại Phạm thiên:

*- Đại Phạm thiên có hào quang chói sáng cả 1.000 vũ trụ (cakkavāla), gọi là Sahassabrahma.

*- Đại Phạm thiên có hào quang chói sáng cả 2.000 vũ trụ, gọi là Dvisahassabrahma.

*- Đại Phạm thiên có hào quang chói sáng cả 3.000 vũ trụ, gọi là tisahassabrahma.

Tuy gọi là 3 cõi Sơ thiền, thật ra ba cõi này nằm ngang hàng nhau, cách cõi Tha hóa tự tại 5.508.000 do tuần.

Các Phạm thiên có những phạm cung xinh đẹp (Kinh Phạm Võng), nằm lơ lửng, trôi nổi giữa hư không, nền bằng 7 loại ngọc báu, có vườn hoa, ao hồ...

Trong tầng Sơ thiền ấy có ranh giới để phân chia khu vực của 3 bậc Phạm thiên trong tầng ấy.

Các Phạm thiên tầng Sơ thiền tục sinh bằng tâm quả Sơ thiền Sắc giới.

Tuổi thọ của Phạm Chúng thiên là một phần ba kiếp trái đất, tuổi thọ của Phạm phụ thiên là nửa kiếp trái đất, tuổi thọ vị Đại Phạm thiên là một kiếp trái đất.

Đây là tính kể từ vũ trụ hình thành cho đến khi vũ trụ bị hoại, nếu vị Phạm thiên sinh lên vào lúc tuổi thọ trái đất là một nửa thì tuổi thọ ngắn lại. Vì khi vũ trụ bị hoại thì cả tầng Sơ thiền cũng bị hoại theo.

Có Pāli như sau: Tesu brahmapārisajjānaṃ devānaṃ kappassa[42] tatiyo bhāgo āyuppamāṇaṃ:

“Ở các cảnh giới này, thọ mạng của các chư thiên Phạm chúng thiên là một phần ba kiếp trái đất (kappa)”.

“Brahmapurohitānaṃ upaddakappo, mahābrahmānaṃ eko kappo:

Phạm phụ thiên là nửa kiếp, Đại Phạm thiên là 1 kiếp” [43] .

210 - Hỏi. Ba cõi tầng Nhị thiền ra sao?

Đáp. Tương tự như tầng Sơ thiền, tầng Nhị thiền cũng có 3 cõi và tên gọi do nương theo chỗ ngụ và tính chất của các vị Phạm thiên ấy.

*- Cõi Thiểu quang thiên (Parittasubhābhūmi).

Là những vị Phạm thiên có hào quang tỏa ra ít hơn so với những Phạm thiên cao hơn.

Có Pāli giải thích như sau:

Parittā ābhā etesanti = parittābhā:

Hào quang ít hơn, gọi là parittābhā (thiểu quang)”.

Parittābhāvaṃ nibbattāti = parittābhā:

Trú xứ của các Phạm thiên ít hào quang, gọi là Thiểu quang thiên.

Các Phạm thiên này giống dân chúng  trong “xứ nhị thiền”.

*- Cõi Vô lượng quang thiên (appamāṇābhūmi).

Là những vị Phạm thiên có hào quang tỏa ra nhiều vô số.

Có Pāli giải thích như sau:

Appamāṇā ābhā etesanti = appamāṇābhā:

“Hào quang nhiều vô số, gọi là vô lượng quang.

Appamāṇābhānaṃ nibbattāti = appamāṇābhā:

Trú xứ của Phạm thiên có hào quang tỏa ra vô số, gọi là cõi Vô lượng quang thiên.

Các vị Phạm thiên ở cõi này ví như các quan đại thần trong xứ “Nhị thiền”.

*- Quang âm thiên (ābhassarābhūmi).

Là những Phạm thiên có hào quang tỏa ra từ thân rất xinh đẹp.

Có Pāli giải thích như sau:

Sarati nissaratīti = sarā:

Hào quang có chỗ chiếu ra, gọi là sarā (tia sáng).”

Ābhāsarā etesanti = ābhassarā:

Phạm thiên có hào quang từ thân xẹt ra, gọi là “Quang âm ”.

Ābhassarā nibbattāti = ābhāsarā:

Trú xứ của các Phạm thiên Quang âm, gọi là Quang âm thiên.

Các Phạm thiên Thiểu quang có vai trò như Phạm chúng thiên tầng Sơ thiền.

Các Phạm thiên Vô lượng quang có vai trò như các Phạm phụ thiên ở tầng Sơ thiền.

Các Phạm thiên Quan âm có vai trò như Đại phạm thiên ở tầng Sơ thiền.

Theo kinh Khởi thế nhân bổn (Aggañña suttanta) trong Trường bộ kinh, thủy tổ loài người chính là những vị Phạm thiên cõi Quang âm này.

Các vị Phạm thiên Quang âm, có tâm tràn đầy hỷ lạc sung mãn rất tinh khiết, nên tạo ra sắc tâm tinh khiết, chính do sắc tâm này làm duyên cho sắc thời tiết sinh lên rồi hiển lộ thành hào quang rất xinh đẹp.

Các Phạm thiên ở tầng Nhị thiền tục sinh bằng tâm quả Nhị thiền Sắc giới và tâm quả Tam thiền Sắc giới.

Với tâm quả Nhị thiền Sắc giới làm việc, các vị Phạm thiên này là Phạm thiên Thiểu quang, hay Phạm thiên Vô lượng quang.

Với tâm quả Tam thiền Sắc giới làm việc tục sinh, các vị Phạm thiên này là Quang âm phạm thiên

Tầng Nhị thiền cách xa tầng Sơ thiền 5. 508.000 do tuần, cấu trúc tầng Nhị thiền giống như tầng Sơ thiền nhưng chói sáng hơn.

Tuổi thọ các vị Phạm thiên tầng Nhị thiền như sau:

- Tuổi thọ các vị Phạm thiên Thiểu quang thiên là 2 kiếp trái đất.

- Tuổi thọ các vị Phạm thiên Vô lượng quang là 4 kiếp trái đất.

- Tuổi thọ các vị Phạm thiên Quang âm là 8 kiếp trái đất.

Có pāli như sau:

Parittābhānaṃ dve kappāni; appamāṇābhānaṃ  cattāri kappāni; ābhassarānaṃ aṭṭha kappāni:

“Thiểu quang thiên có (tuổi thọ) 2 kiếp trái đất; Vô lượng quang thiên là 4 kiếp trái đất; Quang âm thiên là 8 kiếp trái đất” (sđd).

Sự hoại vũ trụ được ghi nhận là: 7 lần hoại do lửa có một lần hoại do nước.Khi vũ trụ bị hoại do nước sẽ hủy diệt hết cõi Nhị thiền.

Do đó số lượng tuổi thọ các vị Phạm thiên Quang âm là 8 kiếp trái đất.

Nhưng nếu các vị ấy sinh sau hơn thì tuổi thọ không đến 8 kiếp trái đất.

211 - Hỏi. Ba cõi tầng Tam thiền ra sao?

Đáp. Tương tự như tầng Sơ hay Nhị thiền, tầng Tam thiền cũng có ba cõi là:

*- Cõi Thiểu tịnh thiên (parittasubhābhūmi).

Là trú xứ của những vị Phạm thiên có hào quang kém xinh đẹp nhất trong tầng Tam thiền.

Tuy các Phạm thiên ở tầng Sơ thiền, Nhị thiền đều có hào quang chói sáng, nhưng không được xinh đẹp so với hào quang của những Phạm thiên tầng Tam thiền.

Có Pāli  giải thích như sau:

Parittā subhā etesanti = parittashubhā:

Hào quang kém xinh đẹp, gọi là thiểu tịnh.

Parittasubhānaṃ nibbattāti = parittasubhā:

Trú xứ của những Phạm thiên có hào quang kém xinh đẹp, gọi là Thiểu quang thiên”.

*- Cõi Vô lượng tịnh thiên (appamāṇasubhābhūmi).

Là trú xứ của những Phạm thiên có hào quang vô cùng xinh đẹp.

Có Pāli giải thích như sau:

Appamāṇā subhā etesanti = appamāṇasubhā:

Hào quang vô cùng xinh đẹp, gọi là vô lượng tịnh.

Appamāṇasubhānaṃ nibbattāti = appamāṇasubhā:

“Trú xứ của những vị Phạm thiên có hào quang vô cùng xinh đẹp, gọi là Vô lượng tịnh thiên.”

*- Cõi Biến tịnh thiên (subhakiṇṇābhūmi).

Là cõi của những vị Phạm thiên có hào quang rất xinh đẹp bọc quanh thân. Có Pāli giải thích như sau:

Subhāti ākiṇnāti = subhakiṇṇā (subhakiṇhā):

“Có hào quang xinh đẹp khắp châu thân, gọi là biến tịnh.

Subhakiṇṇānaṃ nibbattāti = subhakiṇṇā:

“-Trú xứ của các vị Phạm thiên Biến tịnh, gọi là Biến tịnh thiên.

Các phạm thiên Thiểu tịnh có vai trò như các Phạm chúng thiên.

Các phạm thiên Vô lượng tịnh có vai trò như các Phạm phụ thiên.

Các phạm thiên Biến tịnh có vai trò như Đại phạm thiên.

Tầng Tam thiền cách tầng Nhị thiền là 5.508.000 do tuần, cấu trúc giống như tầng Nhị thiền nhưng xinh đẹp hơn.

Các Phạm thiên tầng tam thiền tục sinh bằng tâm quả Tứ thiền Sắc giới. Tuổi thọ các vị Phạm thiên ở tầng này như sau:

- Phạm thiên Thiểu tịnh có tuổi thọ là 16 kiếp trái đất.

- Phạm thiên Vô lượng tịnh có tuổi thọ là 32 kiếp trái đất.

- Phạm thiên Biến tịnh có tuổi thọ là 64 kiếp trái đất.

Có Pāli như sau:

Parittasubhāṇaṃ soḷasa kappāni; appamāṇasubhānaṃ dvattiṃsa kappāni; subhakiṇhānaṃ catusaṭṭhi kappāni:

“Thiểu tịnh thiên có (tuổi thọ) là 16 kiếp trái đất; Vô lượng tịnh thiên là 32 kiếp trái đất; Biến tịnh thiên là 64 kiếp trái đất” (sđd).

Sở dĩ có số 64 kiếp trái đất là vì: Sau 7 lần vũ trụ bị hoại do nước, đến một lần hoại do gió; bấy giờ tầng Tam thiền cũng bị hoại theo.

Cách lý giải tương tự như trên.

212 - Hỏi. Bảy cõi tầng Tứ thiền ra sao?

Đáp. Tầng Tứ thiền có hai lãnh vực: Hữu tưởng và Vô tưởng.

Cõi Vô tưởng là nơi trú của những vị Phạm thiên không có tâm.

Trong lãnh vực hữu tưởng có cõi Quảng quả có cả phàm nhân lẫn bậc thánh.

Riêng 5 cõi Tịnh cư chỉ dành riêng cho bậc Thánh Anahàm và Thánh Alahán.

Tức là bậc Anahàm chứng đắc được ngũ thiền Sắc giới, có được một quyền (indriya) vượt trội so với 4 quyền kia, sẽ sinh về cõi tương ứng với quyền vượt trội. Tại một trong 5 cõi này vị Thánh chứng đắc Alahán rồi viên tịch.

Nếu 5 quyền ngang nhau thì vị ấy sinh về cõi Quảng quả và vị Thánh hữu học ấy sẽ viên tịch tại chính cõi này.

213 - Hỏi. Cõi Quảng quả và cõi Vô tưởng ra sao?

Đáp.*- Cõi Quảng quả (vehapphalabhūmi).

Là nơi trú của những vị Phạm thiên có quả phước vô cùng rộng lớn.

Sở dĩ gọi là Quảng quả vì không bị tiêu hoại bởi lửa, nước, gió như các tầng thiền bên dưới.

Trong các tâm thiền, tâm thiền xả thọ là tâm thiền thù thắng bất động so với các tâm thiền thọ hỷ, nên có quả phước vô cùng rộng lớn.

Có Pāli giải thích như sau:

Vipulaṃ phalaṃ etesanti = vehapphalā:

Có quả (phước) rộng lớn, gọi là quảng quả.

Vehapphalānaṃ nibbatīti = vehapphalā:

Trú xứ của Phạm thiên Quảng quả, gọi là Quảng quả thiên”.

Các Phạm thiên cõi Quảng quả tục sinh bằng tâm quả Ngũ thiền Sắc giới, có tuổi thọ là 500 kiếp trái đất.

Trong cõi Quảng quả có cả phàm nhân lẫn bậc Thánh.

* - Cõi Vô tưởng (asaññasattabhūmi).

Là cõi của những Phạm thiên không có tâm thức.

Có Pāli giải thích như sau:

Natthi saññā etesanti = asaññā:

Không có tưởng, gọi là vô tưởng.

Natthi saññāmukhena cattāro arūpakkhandhā etesanti = asaññā:

“Không có tưởng trong bốn vô sắc uẩn, gọi là vô tưởng”.

Asaññasattānaṃ  nibbattāti = asaññāsattā:

“Trú xứ của Phạm thiên Vô tưởng, gọi là cõi Vô tưởng”.

Tuy các Phạm thiên này không có tâm thức nhưng vẫn được gọi là “chúng sinh – satta”, vì có sắc Mạng quyền.

Các Phạm thiên này tục sinh bằng nhóm sắc Mạng quyền[44].

Đời sống các Phạm thiên Vô tưởng là 500 kiếp địa cầu.

Có Pāli như sau: Vehapphalānaṃ asaññasattānañ ca pañcakappasatāni:

“Phạm thiên cõi Quảng quả và cõi Vô tưởng có (tuổi htọ) là 500 kiếp trái đất”(sđd).

Hai cõi này nằm ngang nhau, Phạm thiên cõi Quảng quả có thể thấy Phạm thiên Vô tưởng, khác với các Phạm thiên ở 3 tầng thiềp thấp, các Phạm thiên thấp không thể thấy Phạm thiên bậc cao dù nằm ngang nhau. Như Phạm chúng thiên không thể thấy Phạm phụ thiên... chỉ có thể thấy được Phạm thiên bậc cao khi vị ấy hóa thân thô tướng.

214 - Hỏi. Năm cõi Tịnh cư (suddhāvāsā) ra sao?

Đáp. *- Năm cõi Tịnh cư.

Là cõi dành riêng cho Bậc Thánh Anahàm và Thánh Alahán.

Có Pāli như sau:

- Suddhānaṃ anāgāmi arahantānameva āvāsāti = suddhavāsā:

“Trú xứ thanh tịnh của bậc Anahàm và Alahán, gọi là tịnh cư”.

Không như những cõi của tầng thiền bên dưới nằng ngang nhau, các cõi Tịnh cư nằm xếp chồng lên nhau từ thấp đến cao.

1 - Cõi Vô phiền (avihābhūmi).

Vị Thánh Anahàm có tín quyền mạnh (saddhindrya), chứng đạt Ngũ thiền Sắc giới, sau khi mệnh chung tái sinh vể cõi này.

Gọi là cõi Vô phiền, vì các Phạm thiên Anahàm ở cõi này sống hết tuổi thọ của mình, không như những cõi Tịnh cư cao hơn.

Ở cõi Tịnh cư cao hơn, các Phạm thiên Anahàm không sống hết tuổi thọ có được nơi cõi ấy.

Đồng thời những thiên sản mà các Ngài có được cũng không hề bị tổn giảm bất cứ loại nào.

Các Giáo thọ sư có giải thích như sau:

Appakena kālena attano ṭhānaṃ na vijjahantīti = avihā

“Không lìa bỏ trú xứ của mình dù chỉ khoảnh khắc, gọi là Vô phiền.

Nghĩa là “không chết trước tuổi thọ có được trong cõi ấy”.

Hay “Attano sampattiyā na hāyantīti = avihā:

“Giữ nguyên sự thành đạt của mình, không bị hư hoại, gọi là vô phiền”.

Avihānaṃ nibbattāti = avihā:

“Trú xứ của Phạm thiên “không thất thoát”, gọi là Vô phiền thiên.

2- Cõi Vô nhiệt (atappābhūmi).

Vị Thánh Anahàm có tấn quyền (viriyindriya) vượt trội, chứng đạt Ngũ thiền Sắc giới, sau khi mệnh chung tái sinh về cõi này.

Gọi là “Vô nhiệt” vì các Ngài không có sự “nóng bức” ở nội tâm.

Nguyên nhân là do “các Ngài thường xuyên nhập “Quả định  - phalasamādhi”, nên các phiền não trong nội tâm khó có cơ hội dấy lên, nội tâm của các Ngài luôn an tịnh mát mẻ.

Có Pāli như sau:

Na tappantīti = atappā : Không có nóng bức, gọi là vô nhiệt”.

Atappānaṃ nibbattāti = atappā:

Trú xứ của các Phạm thiên không có nóng bức, gọi là Vô nhiệt thiên”.

*- Cõi Thiện kiến (sudassābhūmi).

Vị Thánh Anahàm có niệm quyền (satindriya) mạnh, chứng đạt Ngũ thiền Sắc giới, sau khi mệnh chung tái sinh về cõi này.

Gọi là “Thiện kiến” vì khi người khác nhìn thấy các vị Phạm thiên ở đây, đều phát sinh tâm hoan hỷ, do vì thân tướng của các Ngài rất xinh đẹp.

Có Pāli giải thích như sau:

Sukhena dissantīti = suddassā:

Nhìn thấy phát sinh an lạc, gọi là thiện kiến.

Và: “Parisuddhehi pasādadibbadhammapaññā cakkhūhi sam pannattā suṭṭhu passantīti = sudassā:

“Thấy mọi vật rất rõ ràng, do có nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn và tuệ nhãn thanh tịnh, gọi là thiện kiến”.

Nghĩa là các vị Phạm thiên ở cõi này có đủ bốn loại nhãn là: Mắt thịt (nhục nhãn), mắt chư thiên (thiên nhãn), mắt pháp (pháp nhãn) và mắt trí tuệ (tuệ nhãn), nên nhìn thấy mọi vật rất dễ dàng.

Sudassānaṃ nibbattāti = sudassā:

“Chỗ ở của Phạm thiên Thiện kiến, gọi là cõi Thiện kiến”.

*- Cõi Thiện hiện (sudassībhūmi).

Vị Thánh Anahàm có định quyền (samādhindriya) mạnh, chứng đắc Ngũ thiền Sắc giới, sau khi mệnh chung tái sinh về cõi này.

Gọi là cõi Thiện hiện vì các vị Phạm thiên ở đây khéo thấy trọn vẹn mọi vật hơn các Phạm thiên cõi Thiện hiện.

Các Phạm thiên ở cõi này tuy vẫn có 4 loại nhãn như Phạm thiên cõi Thiện hiện, nhưng  ba loại nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn và pháp nhãn thì vượt trội hơn, còn Pháp nhãn thì ngang nhau.

Có Pāli giải thích như sau:

Sukhena passantīti = sudassī:

“Nhìn thấy mọi vật dễ dàng, gọi là Thiện hiện”.

Sudassīnaṃ nibbattāti = sudassī:

“Chỗ trú của Phạm thiên Thiện hiện, gọi là Thiện hiện thiên”.

*- Cõi Sắc cứu cánh (akaniṭṭhābhūmi).

Vị Thánh Anahàm có tuệ quyền (paññidriya) mạnh, chứng đắc Ngũ thiền Sắc giới, sau khi mệnh chung tái sinh về cõi này.

Gọi là cõi Sắc Cứu cánh, vì đây là trú xứ của các vị Phạm thiên có ân đức Giới - định - tuệ cao nhất so với bất cứ vị Phạm thiên nào trong cõi Sắc, kể cả 4 cõi Tịnh cư thấp.

Vị Phạm thiên Anahàm cõi Sắc Cứu cánh sẽ viên tịch ngay chính chỗ ấy, tức là trong kiếp Phạm thiên ở Sắc cứu cánh vị ấy sẽ chứng quả Alahán.

Nơi cõi Sắc Cứu cánh có Bảo tháp Cūḷamanī tôn trí bộ vương phục cùng tóc của Bồtát Siddhattha (Sĩ-đạt-ta).

Khi Bồtát xuất gia, Đại Phạm thiên Ghaṭikāra từ cõi Sắc Cứu cánh xuống, dâng cho Bồtát 8 món y cụ của bậc xuất gia và mang bộ vương phục cùng tóc cắt bỏ của Bồtát mang về tôn trí trong Bảo tháp Cūḷamanī, Bảo tháp này cao 12 do tuần.

Có Pāli  giải thích như sau:

Natthi kaṇiṭṭho etesanti = akaniṭṭhā:

“Không có nhỏ nhoi, dù chút ít, akaniṭṭhā”.

Natthi rūpīnaṃ sattānaṃ majjhe kenaci guṇena kaniṭṭhabhāvo etesanti = akaniṭthā:

“Ân đức pháp tánh không nhỏ nhoi, dù chút ít so với những chúng sinh bình thường, gọi là akaniṭṭhā (sắc Cứu cánh)”.

Akaniṭṭhānaṃ  nibbattāti = akaniṭṭhā:

“Trú xứ của Phạm thiên Sắc cứu cánh, gọi là Sắc Cứu cánh thiên.

Tuổi thọ các Phạm thiên cõi Tịnh cư.

Các Phạm thiên cõi Tịnh cư đều tục sinh bằng tâm quả Ngũ thiền Sắc giới.

- Chư Phạm thiên cõ Vô phiền có tuổi thọ là 1.000 kiếp trái đất.

- Chư Phạm thiên cõi Vô nhiệt có tuổi thọ là 2.000 kiếp trái đất.

- Chư Phạm thiên cõi Thiện kiến có tuổi thọ là 4.000 kiếp trái đất.

- Chư Phạm thiên cõi Thiện hiện có tuổi thọ là 8.000 kiếp trái đất.

- Chư Phạm thiên cõi Sắc Cứu cánh có tuổi thọ là 16.000 kiếp trái đất.

Có Pāli như sau:

- Avihānaṃ kappasahassāni:(Cõi) Vô phiền là 1.ooo kiếp trái đất.

- Atappānaṃ dve kappasahassāni:(Cõi) Vô nhiệt là 2.000 kiếp trái đất.

- Sudassānaṃ cattāri kappasahassāni: (Cõi) Thiện kiến là 4.000 kiếp trái đất.

- Sudassīnaṃ aṭṭhakappasahassāni: (Cõi) Thiện hiện là 8.000 kiếp trái đất.

- Akaniṭṭhānaṃ soḷasa kappasahassāni āyupamāṇaṃ: (Cõi) Sắc Cứu cánh là 16.000 kiếp trái đất” [45]

215 - Hỏi. Bốn cõi Vô sắc ra sao?

Đáp. Bốn cõi Vô sắc tuy gọi là cõi, nhưng không hiện rõ bất luận với dạng thức nào, vì chỉ khoảng “chân không” bao la.

Vị Phạm thiên Vô sắc chỉ có bốn danh uẩn: Thọ, tưởng, hành và thức uẩn.

Các Ngài không có sắc pháp, nên chỗ trú của các Ngài cũng không có sắc pháp.

Sở dĩ gọi là cõi, vì có “lời nói sai” rằng: “Chúng sinh có danh, nhưng không có sắc thì không gọi là cõi”.

Để xóa bỏ quan điểm sai lầm này, Ngài Anuruddha nêu lên “cõi Không vô biên xứ (Ākāsānañcāyatanabhūmi)...”.

Lại có quan điểm sai lầm khác là: “Vị Phạm thiên Vô sắc cũng có thiên cung, ao hồ ...”.

Thật ra, các Phạm thiên Vô sắc là những vị tu tiến thiền chỉ tịnh (samādhijhāna), có ý lìa bỏ sắc pháp, do mãnh lực thiền khi mệnh chung vị ấy tái sinh trở thành chúng sinh vô sắc [46] , Thiên cung, ao hồ, vườn tược ... là sắc pháp, làm sao có thể có trên cõi Vô sắc.

Lại nữa, nếu có thiên cung, ao hồ... thì làm sao gọi là “cõi Vô sắc” được.

Có Pāli như sau:

Arūpabrahmānaṃ avacarā bhūmi = arūpavacarabhūmi:

“Cõi lui tới của Phạm thiên Vô sắc, gọi là cõi Vô sắc .”

Vô sắc giới có bốn cõi là:

*- Cõi Không vô biên xứ (ākāsānañcāyatanabhūmi).

Là trú xứ của vị Phạm thiên thành tựu thiền Vô sắc với đề mục “không vô biên xứ”, khi mệnh chung sinh về cõi này.

Vị Phạm thiênKhông vô biên xứ tục sinh bằng tâm quả Không vô biên xứ.

*- Cõi Thức vô biên xứ (viññāṇañcāyatanabhūmi).

Là trú xứ của vị Phạm thiên thành tựu thiền vô sắc với đề mục “thức vô biên xứ”, khi mệnh chung tái sinh về cõi này.

Vị Phạm thiên cõi Thức vô biên xứ tục sinh bằng tâm quả Thức vô biên xứ.

*- Cõi Vô sở hữu xứ (ākiñcāyatanabhūmi).

Là trú xứ của vị Phậm thiên thành tựu thiền vô sắc với đề mục “Vô sở hữu xứ”. Khi mệnh chung, tái sinh về cõi này.

Vị Phạm thiên Vô sở hữu xứ tục sinh bằng tâm quả Vô sở hữu xứ.

*- Cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasaññānāsaññāyatana bhūmi).

Là trú xứ của vị Phạm thiên thành tựu thiền Vô sắc với đề mục “phi tưởng phi phi tưởng xứ”, khi mệnh chung tái sinh về cõi này,

Vị Phạm thiên phi tưởng phi phi tưởng xứ tục sinh bằng tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Tuổi thọ của các vị Phạm thiên ấy như sau:

- Phạm thiên cõi Không vô biến xứ có tuổi thọ là 20.000 kiếp trái đất.

- Phạm thiên cõi Thức vô biên xứ có tuổi thọ là 40.000 kiếp trái đất.

- Phạm thiên cõi Vô sở hữu xứ có tuổi thọ là 60.000 kiếp trái đất.

- Phạm thiên cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ có tuổi thọ là 84.000 kiếp trái đất.

Như có Pāli sau:

“Tesu pama ākāsānañcāyatanūpagānaṃ devānaṃ vīsati kappasahassaani āyuppamāṇaṃ:

Trong các cảnh giới này, tuổi thọ những vị Không bô biên xứ là 20.000 kiếp trái đất.

Viññānañcāyatanūpagānaṃ devānaṃ cattāḷisakappasahassāni:

Các vị Thức vô biên xứ là 40.000 kiếp trái đất.

Ākiñcaññāyatanūpaganaṃ devānaṃ saṭṭhikappasahassasāni.

Các vị Vô sở hữu xứ là 60.000 kiếp trái đất.

Nevasañānāsaññāyatanūpagānaṃ devānaṃ caturāsītikappasahassāni āyuppamānaṃ:

Các vị Phi tưởng phi tưởng xứ là 84.000 kiếp trái đất” (sđd).

Phụ chú.

- Khoảng cách từ Địa ngục Vô gián đến cõi nhân loại là 120 ngàn do tuần.

- Nhân loại cách cõi Tha hóa tự tại là 252 ngàn do tuần.

- Nhân loại cách cõi Phi tưởng phi tưởng xứ là 71 triệu 856 ngàn do tuần.

-Địa ngục Vô gián cách cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ là 71 triệu 876 ngàn do tần.

216 - Hỏi. Người được phân bố theo cõi như thế nào? Có bao nhiêu hạng người tính theo cõi?

Đáp. Người được phân bố theo cõi như sau.

*- Bốn cõi khổ, mỗi cõi chỉ có 1 hạng người khổ => có 4 hạng người khổ.

*- Cõi nhân loại  và cõi  Tứ đại vương, mỗi cõi  có 11 hạng người (trừ người khổ) => 22 hạng người.

*- Năm cõi trời Dục giới (từ cõi Ba mươi ba đến cõi Tha hóa tự tại), mỗi cõi có 10 hạng người (trừ người khổ và người lạc vô nhân) =>  5 cõi x 1o hạng người = 55 hạng người.

*- Ba cỏi Sơ thiền, ba cõi Nhị thiền, ba cõi Tam thiền và cõi Quảng quả; mỗi cõi có 9 hạng người (trừ người khổ, người lạc vô nhân và người nhị nhân) =>  10 cõi x 9 hạng người = 90 hạng người.

* Cõi Vô tưởng, chỉ có người Lạc vô nhân.

*- Năm cõi Tịnh cư, mỗi cõi có ba hạng người: Người Tam quả, người Tứ đạo và người Tứ quả => 5 cõi x 3 hạng người = 15 hạng người.

*- Bốn cõi Vô sắc, mỗi cõi có 8 hạng người là: Phàm Tam nhân, 3 người Đạo (trừ người Sơ đạo) và 4 người Quả => 4 cõi x 8 hạng người = 32 hạng người. Như vậy tổng cộng có 218 hạng người (tính theo cõi).

217 - Hỏi. Mỗi cõi có được bao nhiêu tâm?  

Đáp. *- Bốn cõi khổ mỗi cõi có được 37 tâm.

*- Bảy cõi vui Dục giới, mỗi cõi có 112 tâm là: 54 tâm Dục giới +18 tâm thiền hiệp thế [47]  + 40 tâm Siêu thế.

*- Ba cõi Sơ thiền Sắc giới, mỗi cõi có 97 tâm là: Tâm quả Sơ thiền (tâm hữu phần) + 38 tâm Dục giới [48]  + 18 tâm thiền Đáo đại hiệp thế + 40 tâm Siêu thế.

*- Ba cõi Nhị thiền, mỗi cõi có 93 tâm là: Tâm quả Nhị thiền (tâm hữu phần) + tâm quả Tam thiền + 38 tâm Dục giới + 18 đổng lực Đáo đại + 35 tâm Siêu thế (trừ 4 tâm Đạo Sơ thiền và tâm Tứ quả Sơ thiền) [49] .

*- Ba cõi Tam thiền, mỗi cõi có 82 tâm là: Tâm quả Tứ thiền (hữu phần) + 38 tâm Dục giới + 18 đổng lực Đáo đại + 25 tâm Siêu thế  [50] .

*- Cõi Quảng quả có được 77 tâm là: Tâm quả Ngũ thiền (tâm hữu phần) + 38 tâm Dục giới + 18 đổng lực Đáo đại + 20 tâm Siêu thế [51] .

*- Cõi Vô tưởng không có tâm nào cả.

*- Năm Cõi Tịnh cư, mỗi cõi có được 55 tâm là: Tâm quả Ngũ thiền (tâm hữu phần) +33 tâm Dục giới [52]  + 18 tâm đổng lực Đáo đại+ tâm Tam quả Ngũ thiền + tâm Tứ đạo ngũ thiền và tâm Tứ quả Ngũ thiền.

*- Cõi Không vô biên xứ có được 43 tâm là: Tâm quả Không vô biên xứ (tâm hữu phần), 10 tâm bất thiện (trừ 2 tâm sân) + tâm Hướng ý môn + 8 đại thiện + 8 Đại tố + 8 tâm đổng lực thiền Vô sắc +7 tâm Siêu thế Ngũ thiền (trừ tâm Sơ Đạo ngũ thiền).

*- Cõi Thức vô biên xứ có được 41 tâm là: Lấy 43 tâm ở cõi Không vô biên xứ trừ đi 3 tâm Không vô biên xứ,  rồi cộng thêm tâm quả Thức vô biên xứ ( tâm hữu phần).

* -  Cõi Vô sở hữu xứ có được 39 tâm là: Lấy 41 tâm ở cõi Thức vô biên xứ trừ đi 3 tâm thức vô biên xứ , rồi cộng thêm tâm quả Vô sở hữu xứ (tâm hữu phần).

*- Cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ có được 37 tâm là: Lấy 39 tâm ở cõi Vô sở hữu xứ trừ đi ba tâm Vô sở hữu xứ, rồi cộng thêm tâm quả Phi tưởng phi phi tưởng xứ (tâm hữu phần). 

218 - Hỏi. Tâm sinh được trong mấy cõi?

Đáp. *- Bốn tâm quả Vô sắc, mỗi tâm chỉ cho trong một cõi.

*-Tâm quả Sơ thiền chỉ có trong 3 cõi Sơ thiền.

*- Tâm quả Nhị thiền, tâm quả tam thiền chỉ có trong cõi Nhị thiền.

*- Tâm quả Tứ thiền chỉ có trong cõi tam thiền.

*- Tâm quả Ngũ thiền có trong 6 cõi: Cõi Quảng quả và 5 cõi Tịnh cư.

*- Tâm Đạo và tâm Quả Siêu thế không thiền [53]  chỉ có trong 7 cõi vui Dục giới.

*- Ba đôi thức (tỷ, thiệt, thân thức) + 2 tâm sân có trong 11 cõi Dục giới.

*- Bốn tâm Đạo Sơ thiền + tâm Tứ quả Sơ thiền có trong 10 cõi là : 7 cõi vui Dục giới + 3 cõi Sơ thiền.

*- Bốn tâm Đạo Nhị thiền + 4 tâm Đạo Tam thiền + tâm Tứ quả Nhị thiền + tâm Tứ quả Tam thiền, có trong 13 cõi là: 7 cõi vui Dục giới + 3 cõi Nhị thiền + 3 cõi Tam thiền.

*- Bốn tâm Đạo Tứ thiền + tâm Tứ quả Tứ thiền, có trong 16 cõi là: & cõi vui Dục giới + 3 cõi Sơ thiền + 3 cõi Nhị thiền + 3 cõi Tam thiền.

*- Tâm Sơ đạo Ngũ thiền, có trong 17 cõi là: 7 cõi vui Dục giới + 10 cõi Sắc giới phàm hữu tưởng (3 cõi Sơ thiền + 3 cõi Nhị thiền + 3 cõi Tam thiền = cõi Quảng quả).

*- Năm tâm Sơ quả ngũ thiền, 5 tâm Nhị quả ngũ thiền , tâm Nhị đạo ngũ thiền , tâm Tam Đạo ngũ thiền, có trong 21 cõi là: 7 cõi vui Dục giới + 10 cõi Sắc giới phàm hữu tâm + 4 cõi Vô sắc.

*- Năm tâm thiền thiện Sắc giới, năm tâm thiền Duy tác Sắc giới, tâm Sinh tiếu, có trong 22 cõi vui ngũ uẩn là: 7 cõi vui Dục giới+ 15 cõi Sắc giới hữu tưởng.

*- Tâm thiện Không vô biên xứ, tâm Duy tác Không vô biên xứ, có trong 23 cõi là : 22 cõi vui ngũ uần + cõi Không vô biên xứ.

*- Tâm thiện Thức vô biên xứ, tâm Duy tác Thức vô biên xứ, có trong 24 cõi là: 22 cõi vui ngũ uẩn + cõi Không vô biên xứ + cõi Thức vô biên xứ.

*- Tâm thiện Vô sở hữu xứ, tâm Duy tác Vô sở hữu xứ, có trong 25 cõi là: 22 cõi vui ngũ uần + cõi Không vô biên xứ, cõi Thức Vô biên xứ, cõi Vô sở hữu xứ.

*- Tâm thiện Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tâm duy tác phi tưởng phi phi tưiởng xứ, có trong 26 cõi là: 22 cõi vui ngũ uẩn + 4 cõi Vô sắc.

*- Bốn tâm tham hợp tà kiến + tâm si hợp hoài nghi, có trong 25 cõi phàm hữu tâm là: 31 cõi trử (5 cõi Tịnh cư + cõi Vô tưởng).

*- Bốn tâm ly tà + tâm si hợp phóng dật, có trong, tâm Hướng ý môn, 8 tâm đại thiện, có trong 30 cõi hữu tâm.

*- Hai tâm nhãn thức, 2 tâm nhĩ thức, tâm Hướng ngũ môn, 2 tâm Tiếp thu, 3 tâm Quan sát, có trong 26 cõi ngũ uẩn = 11 cõi Dục giới + 15 cõi Sắc giới hữu tưởng.

*- Tám tâm đại tố, 5 tâm Tam quả Siêu thế (có thiền), 2 đổng lực Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tâm Tứ đạo ngũ thiền, tâm Tứ quả ngũ thiền, có trong 26 cõi vui hữu tâm = 7 cõi vui Dục giới + 15 cõi Sắc giới hữu tưởng + 4 cõi Vô sắc.

219 -  Hỏi. Các bậc Thánh Hữu học đối với các cõi như thế nào?

Đáp. Theo quy luật, bậc Thánh Hữu học không bao giờ tái sinh vào cõi thấp hơn cõi mà vị ấy đang sống, vị Thánh hữu học chỉ tái sinh lại ngay chính cõi ấy hoặc cõi cao hơn.

Vị Thánh hữu học ở cõi Dục, chứng đắc thiền chỉ tịnh (samādhi), xem như trở thành bậc Bất lai, vì các Ngài không còn trở lại cõi Dục cho dù vị ấy là Thánh Sơ quả.

Đối với các cõi vui phàm thì như vậy, riêng bậc Thánh ở cõi 4 Tịnh cư thấp không còn tái sinh lại chính cõi cũ, mà tái sinh lên cõi cao hơn theo từng cấp, như vị Thánh Anahàm cõi Vô phiền, khi mệnh chung sẽ tái sinh lên cõi Vô nhiệt... cho đến cõi Sắc Cứu cánh thì kiếp ấy sẽ viên tịch ngay tại cõi ấy.

220 - Hỏi. Các vị Thánh hữu học nơi cõi Quảng quả và cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì như thế nào?

Đáp. Trong 31 cõi, có 3 cõi được gọi “kết thúc (bhavagga)” đối với bậc Thánh hữu học, đó là cõi Quảng quả, cõi Sắc Cứu cánh và cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Vị Thánh Anahàm chắc chắn sẽ viên tịch ở cõi Sắc Cứu cánh trong kiếp ấy.

Riêng vị Thánh hữu học ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng, nếu chưa chứng quả Alahán thì chỉ tái sinh lại cõi ấy cho đến khi viên tịch.

Vị Thánh hữu học ở cõi Quảng quả cũng như thế ấy, cho dù vị ấy có chứng thiền Vô sắc giới, khi mệnh chung vẫn phải tái sinh lại cõi Quảng quả, cho đến khi vị ấy viên tịch.

Dứt 31 cõi.

-ooOoo-

 

Bài 11.

Nghiệp
(Kamma)

 

221 -  Hỏi. Nghiệp là gì? Chi pháp của nghiệp ra sao?

Đáp. Theo nghĩa đen, chữ kamma (nghiệp) là “hành động, việc làm”.

Hành động” hay “việc làm” xuất phát từ “ý muốn làm”, nên định ngĩa chính xác về nghiệp là “cố ý làm”. Như có Phật ngôn:

“Cetanāhaṃ, bhikkhave, kammaṃ vadāmi:

Này các Tỳkhưu, Như Lai dạy “cố ý là nghiệp [54] .

Cetanā có thể dịch là “ suy tư”, đọc tắt là vì xuất phát từ ngữ căn cit là “suy gẫm”

Chính tâm sở Tư  (cetanā cetasika) là tác nhân tạo ra nghiệp, như Đức Phật dạy:

“Cetayitvā kammaṃ karoti – kāyena vācāya manasā:

“Sau khi “suy tư” tạo ra hành động (kamma) về thân, về ngữ, về ý”(sđd).

Có Pāli giải thích như sau:

“Karanaṃ = kammaṃ: Thực hiện, gọi là hành động (nghiệp).

Hoặc: Karanti  etenāti = kammaṃ: Hành động, gọi là nghiệp [55] .

Như vậy, chi pháp của nghiệp là tâm sở Tư.

Trong bộ Paṭṭhāna của tạng Diệu pháp về Nghiệp duyên (kammapaccaya), trong Tam đề thiện có ghi:

“Kusalo dhammo kusalassa dhammassa sahājātakammapaccayena paccayo:

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng  đồng sinh nghiệp duyên”.

Chi pháp năng duyên là tâm sở Tư.

Chi pháp sở duyên là các danh pháp đồng sinh với tâm sở Tư.

Điều này cho thấy: “Nghiệp do tâm sở Tư tạo”, các danh uẩn đồng sinh khác chỉ trợ duyên.

Tâm sở Tư có nhân gần là 3 danh uẩn: Thọ, tưởng và thức uẩn.

Nên hiểu ý nghĩa này là: “Ba danh uẩn tạo ra tâm sở Tư, tâm sở Tư tạo nghiệp”.

Ví như hạt giống tạo ra cây, cây cho quả; hạt giống không cho quả.

Thông thường khi nói đến nghiệp là chỉ cho tâm sở Tư, các danh uẩn trong nhóm hành uẩn là trợ duyên cho nghiệp. Như có Phật ngôn:

“Tīṇimāni bhikkhave, nidānāni kammānaṃ samudayāya. Katamāni?

“Này các Tỳkhưu, có ba tập khởi (samudaya), khiến các nghiệp khởi lên. Thế nào là ba?

Lobho nidānaṃ kammānaṃ samudayāya: Tham là tập khởi (samudāya) khiến các nghiệp khởi lên.

Doso nidānaṃ kammānaṃ samudayāya: Sân là tập khởi khiến các nghiệp khởi lên.

Moho nidānaṃ kammānaṃ samudayāya: Si là tập khởi khiến các nghiệp khởi lên.

Alobho nidānaṃ kammānaṃ samudayāya: Không tham là tập khởi khiến các nghiệp khởi lên.

Adoso nidānaṃ kammānaṃ samudayāya: Không sân là tập khởi khiến các nghiệp khởi lên.

Amoho nidānaṃ kammānaṃ samudayāya: Không si là tập khởi khiến các nghiệp khởi lên” [56] .

Rõ ràng: Tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si không phải là nghiệp mà là “tập khởi” khiến các nghiệp khởi lên.

Ví như Đức vua sắp đi du hành, các quan quân hộ giá Đức vua phải tập hợp lại, sau đó Đức vua đi du hành, sự tập hợp các quan quân hộ giá “để bảo vệ Đức vua là chính”, “đi du hành” chỉ là phụ. Còn Đức vua “đi du hành” là chính.

Cũng vậy, khi nói đến nghiệp, thì tâm sở Tư là chính, các pháp hổ trợ khác như, tín, niệm, tà kiến, ngã mạn... chỉ là phụ.

Như vậy, nghiệp là bao gồm những gì được biểu hiện qua thân - ngữ, ý.

Thân biểu hiện qua những việc làm, gọi là thân nghiệp (kāyakammaṃ), ngữ biểu hiện qua lời nói là ngữ nghiệp (vācākammaṃ), ý suy nghĩ gọi là ý nghiệp (manokammaṃ).

Trong ba loại nghiệp này, ý nghiệp là quan trọng hơn cả, như Đức Phật dạy: “Imesaṃ ahaṃ Tapassi tiṇṇaṃ kammānaṃ evaṃpaṭivibhattānaṃ  evaṃ paṭivisiṭṭhānaṃ manokammaṃ mahāsāvajjataraṃ ...”

“Này Tapassa. Trong ba loại nghiệp này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy. Ta chủ trương ý nghiệp là tối trọng...” [57]

Mặt khác, chính nghiệp lại tạo ra tâm quả. Như :

- Một trong bốn nhân sinh tâm là “do nghiệp quá khứ” [58] .Hay “Hành duyên cho thức”.

Chính nghiệp tạo ra tâm quả, từ tâm quả “tạo ra danh - sắc”, như Phật ngôn:

“Viññāṇa paccayā nāmarūpaṃ: Thức duyên cho danh-sắc”.

“Danh - sắc” chính là “chúng sinh”, nên Đức Phật có dạy:

“Sattā kammadāyadā kammayoni...

“Chúng sinh là người thừa tự nghiệp, có nghiệp là thai tạng... [59] .

222 - Hỏi. Nghiệp được phân thành mấy loại?

Đáp.*- Nghiệp có 1 là “Sự cố ý là nghiệp”.

*- Nghiệp có 2 là: Nghiệp thiện và nghiệp bất thiện.

- Nghiệp có 3 là: Thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp.

Nghiệp có 3 loại khác là:

- Nghiệp thiện. Là tâm sở Tư trong 37 tâm thiện [60] .

- Nghiệp bất thiện. Là tâm sở Tư trong 12 tâm bất thiện.

- Nghiệp vô ký. Là tâm sở Tư trong 72 tâm vô ký.

Nghiệp có 3 loại khác là:

- Nghiệp đồng sinh (sahajātakamma).

- Nghiệp dị thời (nānakkhaṇikakamma).

- Nghiệp không gián đoạn (anantarakamma).

*- Nghiệp đồng sinh. “loại nghiệp cho quả ngay chính thời gian tâm sở Tư tồn tại, khi tâm sở Tư diệt thì quả ấy cũng diệt”.

Nên hiểu tâm sở Tư khi tạo tác thì lưu lại kết quả, nhưng quả ấy cùng diệt với tâm sở Tư trong tâm ấy, gọi là “nghiệp đồng sinh”.

Các vị Thánh Alahán khi tu tập thiền định, giảng pháp,... Các Ngài không lưu lại “hạt giống - bīja” để cho quả khác thời gian, đây chính là “nghiệp đồng sinh”.

Ví như con chim tìm vật thực, sau khi ăn no thì bay đi, không mang theo vật thực dư tàn

*- Nghiệp khác thời gian. Là “loại nghiệp, cho quả khác thời gian”, dù chỉ một sát na.

Như  trong lộ tâm đắc đạo, khi tâm Đạo diệt đi tâm Quả Siêu thế sinh lên; tâm quả Siêu thế là quả khác thời gian của tâm Đạo.

Do tâm sở Tư trong tâm Đạo tạo ra tâm quả khác thời gian, nên loại nghiệp này gọi là “nghiệp khác thời gian”, và tâm quả này được gọi là “dị thục quả - quả chín muồi khác thời gian (vipāka)”.

Và cũng chính vì thế, tâm Đạo được xếp vào “tính thiện” vì cho “quả khác thời gian”.

Ví như người khách  đến dự lễ giổ, sau khi dùng vật thực đầy đủ rồi, lại mang quà của gia chủ tặng về nhà.

Một số Giáo thọ Sư cho rằng: “Tâm Đạo Siêu thế không phải là nghiệp, vì tâm Đạo có khuynh hướng diệt nghiệp”, do các Ngài y cứ vào Phật ngôn như sau:

“Atthi, bhikkhave, kammaṃ kaṇhaṃ kaṇhavipākaṃ: Này các Tỳkhưu, có nghiệp đen cho quả đen.

Atthi, bhikkhave, kammaṃ sukkaṃ sukkavipākaṃ: Này các tỳkhưu, có nghiệp trắng cho quả trắng

Atthi, bhikkhave, kammaṃ kaṇhasukkaṃ kaṇhasukkavipākaṃ: Này các Tỳkhưu, có nghiệp đen trắng quả đen trắng.

Atthi, bhikkhave, kammaṃ akaṇha-asukkaṃ, akaṇha-asukkavipākaṃ : Này các Tỳkhưu, có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng.

Kammakkhayāya saṃvattati: Nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt. [61]

Và Đức Thế Tôn có dạy:

“Ngiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt, chính là Bát thánh Đạo” [62]

Ý nghĩa “nghiệp đoạn diệt” trong Phật ngôn này là:

- Trước tiên, tâm Quả Siêu thế không làm việc tái sinh, chỉ vì tâm Đạo diệt nghiệp dẫn đi tục sinh.

- “Nghiệp đoạn diệt nghiệp”, là  “diệt nghiệp dẫn đến tái sinh”. Như tâm Sơ đạo diệt “nghiệp dẫn tái sinh vào 4 cõi khổ”.

Tâm Nhị Đạo diệt phần lớn nghiệp dẫn tái sinh vào cõi Dục, chỉ còn tái sinh vào cõi dục có một lần.

Tâm Tam Đạo “diệt nghiệp dẫn tái sinh vào Dục giới”.

Tâm Tứ Đạo “diệt nghiệp tái sinh” vào tam giới.

Chính tâm sở Tư trong 2 sátna tâm Quả Siêu thế, sinh sau tâm Đạo trong lộ đắc đạo, hoàn tất công đoạn cuối cùng này.

Ví như  có “đống lữa cháy, có người mang thùng nước dội vào đống lửa, lửa tắt nhưng hơi nóng vẫn còn, người ấy mang thêm 2 thùng nước đến dội vào đống lửa, hơi nóng hoàn toàn nguội lạnh.

- “Nghiệp đoạn diệt nghiệp”. Chỉ cho tâm sở Tư trong “nghiệp cắt đứt”, loại nghiệp này có sức mạnh cắt đứt nghiệp cũ, để chen vào trả quả. Như có người đang giàu sang phút chốc trở thành nghèo khó, hay đang nghèo khó phút chốc trở thành giàu sang.

Như Phật ngôn sau:

“Tatra, bhikkhave, yamidaṃ kammaṃ kaṇhaṃ kaṇhavipākaṃ tassa pahānāya yā cetanā.

“Tại đấy, này các Tỳ khưu, phàm có tâm sở Tư nào để đoạn tận nghiệp đen quả đen này;

Yamidaṃ kammaṃ sukkaṃ sukkavipākaṃ tassa pahānāya yā cetanā.

“Phàm có tâm sở Tư nào để đoạn tận nghiệp trắng quả trắng.

Yamidaṃ kammaṃ kaṇhasukkaṃ kaṇhasukkavipākaṃ tassa pahānāya yā cetanā.

“Phàm có tâm sở Tư nào để đoạn tận nghiệp đen trắng quả đen trắng.

Idaṃ vuccati, bhikkhave kammaṃ akaṇha-asukkaṃ akaṇha-asukkavipaakaṃ kammakkhayāya saṃvattati”.

“Này các Tỳkhưu, đây được gọi là “nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến “nghiệp đoạn diệt” (HT. TMC dịch) [63] .

Và “tâm sở Tư “ trong tâm Đạo là “nghiệp diệt nghiệp”, tâm Đạo còn cho “tâm quả khác thời kỳ”, nên tâm Đạo được xem là pháp thiện thuần túy, là “nghiệp trắng quả trắng”.

Còn tâm sở Tư trong tâm Quả Siêu thế là “nghiệp không đen trắng quả không đen trắng, là nghiệp dẫn đến đoạn diệt nghiệp”.

Và “tạo ra một nghiệp để diệt nghiệp”, không có nghĩa là “không tạo nghiệp”.

Ví như dùng lửa thiêu hủy nhiên liệu, khi nhiên liệu hết thì lửa tắt, không thể nói là “không có lửa”.

*- Nghiệp không gián đoạn (anantarakamma). Là tâm sở Tư trong tâm trước trợ giúp cho tâm sở Tư trong tâm sau sinh lên bằng “Vô gián duyên”.   

- Nghiệp có 4  loại là:

*- Nghiệp đen cho quả đen.

*- Nghiệp trắng cho quả trắng.

*- Nghiệp đen trắng quả đen trắng.

*- Nghiệp không đen trắng quả không đen trắng.

Nghiệp có 4 loại khác là:

a-Nghiệp trả quả theo thời gian.

Là quả được thành tựu từ nghiệp, diễn tiến theo thời gian.

Có bốn loại nghiệp:

- Hiện nghiệp (Diṭṭhadhammavedanīyakamma).

- Sinh báo nghiệp (upajjavedanīyakamma) (nghiệp cho quả ngay kiếp sau).

- Hậu báo nghiệp (anapāpariyavedanīyakamma) (nghiệp cho quả về sau sau).

- Vô hiệu nghiệp (ahosikamma).

b- Nghiệp trả quả theo phận sự.

Là quả được thành tựu từ nghiệp, diễn tiến theo phận sự. Có 4 loại nghiệp:

- Nghiệp sinh khởi (janakakamma).

- Nghiệp nuôi dưỡng (upatthambhakakamma).

- Nghiệp cản trở (upapīlakakamma).

- Nghiệp cắt đứt (upaghātakakamma).

c-Nghiệp trả quả theo sức mạnh.

Là quả được thành tựu của nghiệp, diễn tiến theo sức mạnh. Có bốn loại nghiệp:

- Nghiệp nặng (garukamma).

- Nghiệp cận tử (āsannakamma).

- Nghiệp thường làm (āciṇṇakamma).

- Nghiệp vô tình (katattākamma).

Nghiệp có 5 là:

- Nghiệp bất thiện. Là tâm sở Tư có trong 12 tâm bất thiện.

- Nghiệp thiện Dục giới. Là tâm sở Tư có trong 8 tâm Đại thiện.

- Nghiệp thiện Sắc giới. Là tâm sở Tư có trong 5 tâm thiện Sắc giới.

- Nghiệp thiện Vô sắc giới. Là tâm sở Tư có trong 4 tâm thiện Vô sắc giới.

- Nghiệp thiện Siêu thế. Là tâm sở Tư có trong 4 (hay 20) tâm Đạo.

223 -  Hỏi. Thế nào là nghiệp đen cho quả đen?

Đáp. Gọi là “nghiệp đen cho quả đen”, là những nghiệp được tạo ra từ thân hành ác, ngữ hành ác và ý hành ác có tổn hại.

Những loại nghiệp này dẫn tái sinh xuống khổ cảnh (duggati), chỉ có một loại thọ là thuần khổ [64] .

Nói rõ hơn là những nghiệp đi chung với tâm sở tham, tâm sở sân, tâm sở tà kiến, tâm sở hoài nghi một cách khắn khít, đó là “nghiệp đen cho quả đen”, hay nói cách khác: Nghiệp trong 11 tâm bất thện (trừ tâm Si hợp Phóng dật) là “nghiệp đen cho quả đen” [65] .

Chi pháp là tâm sở Tư trong tâm tham, tâm sân, tâm si hợp hoài nghi. .

224 - Hỏi.Thế nào là nghiệp trắng cho quả trắng?

Đáp. “Nghiệp trắng cho quả trắng” là những nghiệp được tạo ra từ thân hành thiện, ngữ hành thiện, ý hành thiện không có tổn hại.

Đó là những nghiệp dẫn tái sinh về 5 cõi chư thiên Dục giới, hay Phạm thiên giới.

Nói rõ hơn là những tâm sở Tư đi chung với tâm sở vô tham, tâm sở vô sân và tâm sở vô si một cách khắn khít, trong những tâm đại thiện và các tâm thiền hiệp thế, cùng với hỷ lạc sung mãn, chỉ có một loại thọ lạc thuần nhứt như Phạm thiên ở Biến tịnh thiên, hay tâm sở Tư trong tâm Đạo(sđd).

225 -  Hỏi. Thế nào là nghiệp đen trắng có quả đen trắng?

Đáp. “Nghiệp đen trắng có quả đen trắng” là loại nghiệp khi thực hiện bắng thân -  ngữ - ý có tổn hại lẫn không tổn hại.

Loại nghiệp này dẫn tái sinh về cõi ngạ quỷ vemānika cũng có, cõi Atula thiên (asuradevabhūmi) cũng có, cõi người (manussabhūmi) cũng có, cõi Tứ đại vương  cũng có.

Nếu tái sinh làm người sẽ là người không may mắn, như Phật ngôn:

“Idha, bhikkhave, ekaccassa dānamayaṃ puññakiriyavatthu parittaṃ kataṃ hoti,

“Này các Tỳkhưu, ở đây, có hạng người căn bản làm phước do bố thí trên một quy mô nhỏ,

sīlamayaṃ puññakiriyavatthu parittaṃ kataṃ hoti,

căn bản làm phước do giới đức trên một quy mô nhỏ,

bhāvanāmayaṃ puññakiriyavatthuṃ nābhisambhoti.

căn bản làm phước do tu tập trên một quy mô nhỏ.

So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā manussadobhagyaṃ upapajjati:

Người ấy, sau khi thân hoại mệnh chung được sinh làm người không may mắn (manussaddobhaggam.)” [66]   

“Sự tổn hại (sabyābhajja)” ở đây chỉ cho “có hại cho mình, hại cho người, có hại cho cả hai”.

“Không tổn hại (asabyābhajja)”, chỉ cho “có lợi cho mình, có lợi cho người, có lợi cho cả hai”.

“Có tổn hại lẫn không tổn hại” , chỉ cho “có lợi cho người, có hại cho mình”.

Như Phật ngôn: “Có hạng người:

Parahitāya paṭipanno no attahitāya: Hướng đến lợi người, không lợi mình [67] .

“Hạng người sách tấn, chỉ dạy, khích lệ người khác tu tập, nhưng bản thân mình không tu tập”. Đó là hạng người “lợi người, không lợi mình”.

226 - Hỏi. Thế nào là ác nghiệp? Thế nào là bất thiện nghiệp?

Đáp. “Ác” hay “bất thiện” là chỉ cho sức mạnh của tâm sở Tư.

Khi có “sự cố ý “mãnh liệt” thì việc làm tội lỗi ấy trở thành ác, khi sự “cố ý” không mãnh liệt thì trở thành bất thiện.Ví như màu đỏ với màu hồng.

Ác nghiệp cho quả khổ, còn bất thiện nghiệp cho quả xấu, quả không an lạc.

Ác nghiệp là tâm sở Tư có trong tâm tham, tâm sân khi thực hiện những hành động ác qua ba cửa thân, ngữ, ý một cách mãnh liệt.

Có quả phải tái sinh vào khổ cảnh.

Về thân môn có 3 là:Sát sinh, trộm cắp, làm sái quấy trong dục một cách thuần thục.

Về ngữ môn có 4 là: Nói dối, nói chia rẽ, nói hung dữ, nói nhãm nhí.

Về ý môn có 3 là: Tham ác, sân ác và tà kiến ác.

Có Pāli như sau:

“Abhijjā, byāpādo, micchādiṭṭhi ceti aññatarāpi viññātiyā manasmiṃ yeav bāhullavuttito manokammaṃ nāma:

“Tham, sân, các tà kiến gọi là ý nghiệp vì chúng phần lớn làm bởi ý (HT. TMC dịch) [68] .

Thật ra, khi hoài nghi về ân Đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng... cũng có khả năng rơi vào khổ cảnh, bấy giờ trở thành ác nghiệp.

Ngoài ra, còn có một số nghiệp bất thiện trở thành ác nghiệp, nếu làm thuần thục loại nghiệp ấy, như “uống rượu” [69] .

227 - Hỏi. Những việc làm nào được gọi là thiện nghiệp?

Đáp. Trước tiên có 10 thiện nghiệp mang lại lợi ích cho chính người thực hiện, đó là:

- Về thân có 3 là : Không sát sinh, không trộm cắp, không làm sái quấy trong dục lạc.

- Về ngữ có 4 là: Không nói dối, không nói chia rẽ, không nói hung dữ, không nói nhãm nhí.

- Về ý có  3 là : Không tham ác, không sân ác và không có kiến ác.

Ngoài ra có 10 điều tạo ra hạnh phúc ( gọi là thập hạnh phúc tông) là: Bố thí (dāna), giữ giới (sīla), tu tiến (bhāvanā), cung kỉnh (apacāyana), phục vụ (veyyā) , hồi hướng công đức (vaccapattidāna), tùy hỷ công đức (pattānumodana), nghe pháp (dhammassavana), thuyết pháp (dhamma-desanā) và “làmtri kiến trở nên đúng đắn”(diṭṭhijjukamma- micceva).

Như vậy, thiện nghiệp ở dục giới có 20.

Những thiện nghiệp này được thực hiện qua 3 cửa: Thân, ngữ, ý.

Riêng những thiện nghiệp ở Sắc giới, Vô sắc giới và Siêu thế chỉ có ở ý môn.

A- Nghiệp cho quả theo thời gian.

228 - Hỏi.  Thế nào là “hiệnnghiệp” (diṭṭhadhamma-vedanīyakamma)? Chi pháp là gì?.

Đáp. Chữ diṭṭhadammavedanīyakamma = diṭṭha + dhamma +vedanā + iya + kamma.

Diṭṭhadhamma, theo nghĩa đen là “pháp được thấy, pháp hiện hại.”

Diṭṭhadhammavedanīyakamma là “nghiệp nhận lãnh trong hiện tại”.

Hiện nghiệp là loại nghiệp cho quả ngay trong kiếp sống ấy.

Theo Luận Atỳđàm (abhidhamma), sátna đổng lực thứ 1 trong lộ đổng lực sẽ cho quả trong hiện tại.

Nghiệp hiện tại có 2 loại là thiện nghiệp và ác nghiệp.

Cách thức cho quả trong hiện tại có 2 là:

- Từ 1 đến 7 ngày sau khi thực hiện.

- Từ ngày thứ 8 trở đi cho đến khi dứt kiếp sống ấy.

a- Từ 1 đến 7 ngày.

*- Về thiện nghiệp. Như Bàlamôn Cūlekasātaka [70] , người cày ruộng Punna [71] ...

Thiện nghiệp trổ quả an lạc trong vòng 7 ngày phải gồm có 3 điều kiện:

*- Đối tượng cúng dường phải là bậc có ân đức vừa xuất khỏi thiền diệt.

*- Có tâm hoan hỷ, tịnh tín với bậc ấy.

*- Có vật cúng dường trong sạch hợp pháp.

Đây là nói về bậc Thánh Alahán hay bậc Độc giác Phật vừa xuất khỏi thiền diệt.

Riêng Đức Phật thì không cần phải xuất thiền diệt, như trường hợp bà Mallikā, cúng dường đến Đức Thế Tôn bánh đậu vào buổi gần trưa, buổi chiều được làm Hoàng hậu của vua Pasenadi (Batưnặc) [72] ,  hay như người thợ làm vòng hoa Sumana, vào buổi sáng cúng dường đến Đức Thế Tôn tám vòng hoa, buổi chiều trở thành vị trưởng giả [73] .

Ác nghiệp trổ quả dữ trong vòng 7 ngày cũng vậy, là do xúc phạm đến bậc có ân đức cao trọng, như vua Suppabuddha (Thiện giác) chận đường không cho Đức Phật đi khất thực, 7 ngày sau bị đất rút ở chân cầu thang [74] , hay như Dạxoa Nanda đánh chùy vào đầu Đức Sāriputta khi Ngài vừa xuất thiền diệt, bị đất rút ngay sau đó.

Hoặc như gả thợ săn vô cớ xâm phạm vị Tỳkhưu có giới hạnh, y bị đàn chó của mình cắn chết [75] ...

b- Từ ngày thứ 8 trở đi.

Như kẻ sát nhân, vài năm sau bị bắt và bị xử tội ...

Chi pháp của hiện nghiệp là tâm sở Tư có trong 12 tâm bất thiện hoặc trong 8 tâm đại thiện ở sátna 1 trong lộ đổng lực.

229 - Hỏi. Thế nào là “sanh báo nghiệp” (upajjavedanīyakamma) ? Chi pháp là gì?.

Đáp. Chữ upapajjavedanīyakamma = upapajja + vedanā + iya + kamma.

Theo nghĩa đen là “sinh lên thọ lãnh nghiệp”.

Sanh báo nghiệp hay “nghiệp kiếp sau”; là loại nghiệp cho quả ngay kiếp sau.

Như người tạo thiện nghiệp, kiếp sau được sinh lên nhàn cảnh; hoặc tạo ác nghiệp kiếp sau sẽ sinh vào khổ cảnh.

Ngoài ra, với bất thiện nghiệp đã tạo trong kiếp này, kiếp sau may mắn sinh làm người, ác quả theo trả, cũng được gọi là “nghiệp kiếp sau”.

Như quả của nghiệp sát sinh, kiếp sau được làm người sẽ là người yểu tử; quả của nghiệp tà dâm, kiếp sau nếu may mắn làm người, sẽ là người “có nhiều người thù oán”; quả của uống rượu, nếu may mắn được làm người sẽ là người “điên loạn"... [76]

Ngược lại, với thiện nghiệp tuy không được tái sinh về cõi chư thiên, phải tái sinh làm người, thiện nghiệp ấy sẽ cho quả an lạc, nhiều tài sản...

Chi pháp sanh báo nghiệplà tâm sở Tư có trong 12 tâm bất thiện + 8 tâm đại thiện, ở sátna thứ 7 trong lộ đổng lực.

230 - Hỏi. Thế nào là “hậu báo nghiệp” (anapā-pariyavedanīya kamma)? Chi pháp là gì?

Đáp. Hậu báo nghiệp còn được gọi là “nghiệp vô hạn định thời gian”.

Tức là từ kiếp thứ ba (kể từ kiếp này) trở đi cho đến khi viên tịch (parinibbāna), khi có cơ hội thì nghiệp này sẽ trả quả.

Đức Phật và các vị Thánh Alahán cũng phải chịu loại nghiệp này trả quả, các Ngài vẫn hưởng quả lành hay quả khổ của thiện nghiệp hoặc ác nghiệp trong những kiếp quá khứ.

Như Ngài Sīvali trong tiền kiếp cúng dường mật ong hợp thời, kiếp này Ngài không hề bị đói khát.

Nhưng trong một kiếp khác, tiền thân của Ngài là vị vua đã vây chúng dân trong thành 7 năm, 7 tháng và 7 ngày, nên Ngài phải nằm trong bụng mẹ [77]trọn 7 năm, 7 tháng và 7 ngày [78] .

Đức Phật phải chịu nhức đầu vì trong tiền kiếp hoan hỷ với việc làm ác của gia tộc...

Chi pháp hậu báo nghiệp  là tâm sở Tư trong 12 tâm bất thiện hay 8 tâm đại thiện, có trong sátna đổng lực thứ 2 đến sátna đổng lực thứ 6 trong lộ đổng lực.

231 - Hỏi. Thế nào là “nghiệp vô hiệu” (ahosikamma)?

Đáp. Vô hiệu nghiệp không phải là loại nghiệp riêng biệt, mà chính là “các loại nghiệp không còn khả năng cho quả”.

Có những trường hợp như sau:

- Hiện nghiệp không có cơ hội trả quả trong hiện tại, sẽ trở thành vô hiệu nghiệp.

- Sinh báo nghiệp nếu không có cơ hội trả quả trong kiếp sau, sẽ trở thành vô hiệu nghiệp.

Như trường hợp Devadatta đã chứng Thiền cùng ngũ thông phàm, nhưng vì khởi tâm “muốn thống lĩnh Tăng đoàn” nên bị hoại thiền cùng 5 pháp thần thông, sau đó ông lại phạm vào 2 ác trọng nghiệp là “làm chảy máu Phật”,” chia rẽ Tăng”, phải rơi vào địa ngục Vô gián.

Thiện nghiệp Sắc giới không thể cho quả ở kiếp sau, chúng trở thành vô hiệu nghiệp.

Tương tự như thế với người chứng đắc thiền rồi bị hoại thiền.

- Những nghiệp đã cho quả rồi, không còn cơ hội cho quả nữa.

- Với vị Thánh Sơ quả, những nghiệp dẫn xuống khổ cảnh trở thành vô hiệu đối với vị ấy.

- Với vị Thánh Tam quả, những nghiệp cho tái sinh về Dục giới trở thành vô hiệu với vị ấy.

Khi vị Thánh Tam quả tái sinh vào Phạm thiên giới, những nghiệp cho quả trong dục giới trở thành vô hiệu nghiệp.

Ngài chỉ còn phước báu balamật đã tạo được nơi dục giới mà thôi.

- Với vị Thánh Tứ quả, những nghiệp dẫn tái sinh vào sinh hữu trở thành vô hiệu với vị ấy.

B- Nghiệp cho quả theo phận sự.

231 - Hỏi. Thế nào là “sanh nghiệp” (janakakamma)? Chi pháp là gì?

Đáp. Sinh nghiệp là những hành động thiện hoặc bất thiện, có khả năng tạo tác ra tâm quả và sắc nghiệp.

Như Phật ngôn: Saṅkhāra paccayā viññānaṃ: Hành duyên thức.

Viññāṇa paccayā nāmarūpaṃ: Thức duyên danh sắc.

Pāli có giải thích:

“Vipākakhandha kammajarūpaṃ janetīti = janakaṃ:

“Uẩn quả, sắc nghiệp sinh lên, gọi là sinh”.

Sinh nghiệp có 2 thời điểm:

- Thời tục sinh. Nghiệp thiện hay bất thiện tạo ra sư tục sinh,  để hình thành một chúng sinh mới.

Đối với cõi 5 uẩn thì nghiệp này làm sanh khởi danh lẫn sắc, tức là “15 tâm quả tục sinh vào cõi 5 uẩn”.

Đối với cõi Vô tưởng, nghiệp này tạo ra “nhóm sắc Mạng quyền” làm việc tục sinh.

Đối với cõi tứ uẩn, nghiệp này tao ra “danh pháp” làm việc tục sinh, tức là “4 tâm quả Vô sắc”.

- Thời bình nhật. Nghiệp này vẫn có thể tạo ra danh pháp lẫn sắc pháp. với hai trường hợp:

*- Chuyển người nam trở thành người nữ, như trường hợp công tử Soreyya có ý xúc phạm đến Ngài Mahā Kaccāna, đang từ nam nhân chuyển thành nữ nhân.

Sau đó Soreyya sám hối với Ngài Mahā Kaccāna, đang từ thân nữ chuyển thành nam [79] .

Hai sự kiện trên, là sinh nghiệp trong thời bình nhật.

Hay: “Trong Tạng Luật, có một số Tỳ khưu chuyển thành nữ, một số Tỳkhưu ni chuyển thành nam” [80] .

Đây cũng là sinh nghiệp trong thời bình nhật.

*- Một số tâm quả sinh lên để làm việc Nacảnh, những tâm quả này cũng tạo ra sắc nghiệp, nhưng quá yếu, và không duy trì được lâu.

Chi pháp của sinh nghiệp là:

- Tâm sở Tư có trong 12 tâm bất thiện + 8 đại thiện, tạo ra sinh nghiệp dẫn tái sinh vào cõi Dục giới.

- Tâm sở Tư có trong 5 tâm thiện Sắc giới, tạo ra sinh nghiệp dẫn tái sinh vào cõi Sắc giới.

- Tâm sở Tư có trong 4 tâm thiện Vô sắc giới, tạo ra sinh nghiệp dẫn tái sinh vào cõi Vô sắc giới.

- Tâm sở Tư có tring tâm Ngũ thiền Sắc giới, tạo ra sinh nghiệp dẫn tái sinh về cõi Vô tưởng.     

232 - Hỏi. Nghiệp nào trở thành sinh nghiệp?

Đáp. Bất cứ nghiệp nào cũng có thể trở thành sinh nghiệp khi có điều kiện thuận lợi.

Nhưng nổi bật hơn cả là trọng nghiệp (garukamma); khi không có trọng nghiệp thì nghiệp thường làm (āciṇṇakamma) sẽ là sinh nghiệp vào thời điểm tục sinh.

Nếu hai loại nghiệp: “Trọng nghiệp”, “nghiệp thường làm” chưa thể cho quả thì một nghiệp vô ý sẽ chen vào cho quả.

Như câu chuyện Long vương Erakapatta [81]  (đứt cỏ lát), trong tiền kiếp là vị Tỳkhưu, một hôm đi thuyền, vô ý làm đứt cọng cỏ lát, khi sắp mệnh chung, nghiệp vô ý này tạo duyên, khiến vị ấy “bứt rứt” và một loại cận tử nghiệp hình thành, khiến vị ấy phải tái sinh làm long vương có tên là Erakapatta [82] . Đây là nói đến “thời cận tử”.

Trong thời bình nhật, một “nghiệp vô ý” vẫn có thể sinh lên, nếu không có “nghiệp nặng” hay “nghiệp thường làm” cho quả.

Như trường hợp Bồtát trong quá khứ là vị vua “vô ý” bắn  chết con sâu nằm trong đóa hoa.

Về sau, trong kiếp là Bồtát Savaṇṇa tu tập hạnh tâm từ, Ngài cũng bị con sâu khi đó là vị vua có tên là Yakkha vô tình bắn trúng Ngài [83]

233 - Hỏi. Thế nào là “nghiệp nuôi dưỡng” (upatthambhaka-kamma)? Chi pháp là gì?

Đáp. Nghiệp nuôi dưỡng còn gọi là “trì nghiệp”, lả loại nghiệp bám theo “nghiệp đang trổ quả” để giúp đở “quả nghiệp” ấy lớn mạnh, tăng trưởng.

Nghiệp nuôi dưỡng ví như nước, phân giúp cho cây lớn mạnh.

Có Pāli giải thích như sau:

- “Kammantaraṃ vā kammanibhattakhandhasatānaṃ vā upatthambhetīti = upatthambhakakammaṃ:

“Nghiệp nào trợ giúp các nghiệp khác, gìn giữ sự nối tiếp các uẩn, gọi là “nghiệp nuôi dưỡng” [84] .

Đối với sinh nghiệp là quả của thiện nghiệp, thì nghiệp nuôi dưỡng này có thể làm cho chúng sinh khỏe mạnh, an lạc, hạnh phúc và “nghiệp nuôi dưỡng “ này cũng là thiện nhiệp.

Nếu sinh nghiệp là quả của bất thiện nghiệp, thì nghiệp nuôi dưỡng này có thể khiến cho chúng sinh ấy bịnh hoạn, đau khổ... Và “nghiệp nuôi dưỡng” này cũng là nghiệp bất thiện.

Nghiệp nuôi dưỡng có hai cách trợ giúp:

*- Nuôi dưỡng sinh nghiệp sau thời điểm tục sinh.

Là gìn giữ sinh nghiệp này cho đến khi chúng sinh ấy mệnh chung.

*- Trong thời bình nhật. Khi quả thiện hay bất thiện sinh lên, nghiệp nuôi dưỡng này sẽ làm tăng trưởng quả tốt hay quả xấu.

Như khi quả thiện trổ, nghiệp nuôi dưỡng này làm tăng trưởng tài sản, an lạc, danh tiếng...

Khi quả xấu trổ thì làm bịnh tăng trưởng, thân càng lúc càng suy nhược, phát sinh nhiều tai hại...

Như trường hợp Ngài Cakkhupāla, khi ác quả “bị mù mắt” sinh lên, Ngài chớm bịnh mắt, nghiệp nuôi dưỡng này sinh lên, làm cho bịnh đau mắt trở thành trầm trọng và sau cùng Ngài bị mù mắt.

Nghiệp nuôi dưỡng này chấm dứt khi:

- “Quả của nghiệp” đang được nuôi dưỡng chấm dứt.

Như khi quả của sinh nghiệp chấm dứt hay thiện quả, ác quả đang trả chấm dứt, thì “nghiệp cấp dưỡng” cũng chấm dứt.

Ví như người nhũ mẫu đang nuôi dưỡng hài tử, khi hài tử không còn thì không còn người nhũ mẫu.

- Bị một nghiệp khác cắt đứt.

Là khi nghiệp đang trả quả bị một nghiệp khác cắt đứt, khi ấy nghiệp nuôi dưỡng này chấm dứt.

Như nàng Công chúa Rohinī trong tiền kiếp đố kỵ với người vũ nữ trong hoàng cung, bà dùng loại thuốc ngứa rắc vào nơi nằm, ngồi.. của nàng vũ nữ, khiến nàng ấy bị ngứa lở khắp người.

Trong thời hiện tại, nàng sinh làm công chúa Rohinī em của Ngài Auruddha, nghiệp ấy trổ quả khiến nàng bị bịnh ghẻ lở khắp mình, đầu tiên chỉ là những mụn nhỏ ngứa ngáy, nàng gải nên những mục nhỏ dần dần trở thành ghẻ ngứa (do nghiệp nuôi dưỡng trợ giúp).

Nhờ nghe lời Đức Anuruddha nàng xây cất một giảng đường cúng dường đến Đức Phật và chư Tăng, nghiệp cũ chấm dứt [85]

Chi pháp của nghiệp nuôi dưỡng là: Tâm sở Tư có trong 12 tâm bất thiện+ 8 tâm Đại thiện ở cõi Dục giới.

Tâm sở Tư có trong 9 tâm thiện Đáo Đại ở cõi Đáo đại.

Vì rằng: Các vị Phạm thiên tục sinh bằng tâm quả thiền, đời sống của các vị Phạm thiên được duy trì bởi nghiệp nuôi dưỡng, nghiệp nuôi dưỡng ấy chính là tâm sở Tư trong các tâm thiện thiền.

Cho dù vị Phạm thiên cõi Vô tưởng tục sinh bằng nhóm sắc Mạng quyền [86] , nuôi dưỡng nhóm sắc Mạng quyền này được tồn tại 500 kiếp trái đấtcũng phải là nghiệp thiền thiện.

234 - Hỏi. Thế nào là “nghiệp cản trở” (upadīlakakamma)? Chi pháp là gì?

Đáp. “Nghiệp cản trở (upadīlaka)”, là loại nghiệp có chức năng “ngăn cản, không cho sinh nghiệp phát triển”.

Như được sinh làm người, đó là quả của “sinh nghiệp thiện”, nhưng người này thường bịnh hoạn... đó là do công năng của “nghiệp cản trở” khiến cho “sinh nghiệp” không phát triển trọn vẹn.

Hay như chúng sinh là thú, đó là do “sinh nghiệp” bất thiện trổ quả, nhưng nhờ có “nghiệp cản trở ác quả”, nên chúng có thể có kiếp sống tiện nghi như “được chủ nâng niu, được ăn uống những vật thực tốt...”

Trong đời sống bình nhật, khi có ác quả đang trổ quả, nghiệp cản trở này sinh lên để làm giảm sức mạnh của ác quả. Tương tự như vậy với thiện nghiệp đang trổ quả lành.

Có Pāli giải thích như sau:

Kammantaraṃ vā kammanibbhattakhandhasatānaṃ vā upapūlatāti = upadīlakaṃ:

Nghiệp lấn át nghiệp khác hay cản trở sự sinh lên nối tiếp của các uẩn quả, gọi là “nghiệp cản trở” [87] .

Chi pháp “nghiệp cản trở” là: Tâm sở Tư trong 12 tâm bất thiện + 8 tâm Đại thiện.

Nghiệp cản trở không có trong cõi Sắc hay cõi Vô sắc.

235 - Hỏi. Thế nào là “nghiệp cắt đứt” (upaghātakakamma)? Chi pháp là gì?

Đáp. “Nghiệp cắt đứt”, là loại nghiệp có sức mạnh cắt đứt “sinh nghiệp”, luôn cả “nghiệp nuôi dưỡng”.

Như mũi tên đang lao đi, bị một sức mạnh lớn hơn cản lại và mũi tên rơi xuống.

Khác với “nghiệp cản trở”, “nghiệp cản trở” chỉ làm cho quả của thiện nghiệp hay quả của ác nghiệp giảm đi sức mạnh, riêng “nghiệp cắt đứt” thì tiêu diệt luôn cả quả thiện hay quả ác.

Như có người đang nghèo đột nhiên trở thành giàu có, tài sản sung mãn; trái lại có người đang giàu sang, chỉ trong phút chốc trở nên nghèo khổ.

Sách Abhidhammatthasaṅgaha của Luận sư Anuruddha có nêu ví dụ điển hình cho bốn loại nghiệp trên là đời sống của Devadatta, như sau:

- Nhờ thiện nghiệp trong quá khứ nên Devadatta sinh vào dòng Hoàng tộc Thích Ca, đó là “sinh nghiệp tốt”.

- Nhờ “nghiệp nuôi dưỡng”, Devadatta có thời gian dài sống trong an lạc, hạnh phúc.

- Vì “nghiệp cản trở”, Devadatta bị mất danh tiếng, bị nhục nhã, bị tẩn xuất khỏi Tăng đoàn.

- Vì “nghiệp cắt đứt”, nên Devadatta bị đất rút, chấm dứt mạng sống.

Qua ví dụ trên cho chúng ta thấy, “nghiệp cản trở” hay “nghiệp cắt đứt” thường chính là nghiệp thiện hoặc nghiệp ác được tạo ra ngay trong chính kiếp sống ấy và “nghiệp cắt đứt” là một loại nghiệp nặng.

Như trường hợp nông dân Annabhāra (tiền thân của Ngài Anuruddha), cúng dường vật thực đến Đức Phật Độc giác Upariṭṭha vừa xuất thiền diệt.

Quả của thiện nghiệp này trở thành “nghiệp cắt đứt” quả nghèo khổ, khiến nông dân Annabhāra trở nên giàu có chỉ một này sau đó [88] .

Còn ác nghiệp trở thành “nghiệp cắt đứt”, như trường hợp nàng Ciñcā vu không Đức Thế Tôn v..v.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp quả dư sót còn lại trong quá khứ trả quả, trở thành nghiệp “cắt đứt”, như trường hợp cận sự nam Mahākāla[89]

Mặt khác, “nghiệp cắt đứt sinh nghiệp” có thể không phải là một “ác hay thiện trọng nghiệp”, mà do “sinh nghiệp” đã chấm dứt”.

Trong trường hợp này, “nghiệp cắt đứt” không là thiện nghiệp cũng không là bất thiện nghiệp.

Chi pháp của “nghiệp cắt đứt” là tâm sở Tư trong 8 tâm tham + 2 tâm sân + 8 đại thiện; ngoài ra thì bất định.

C- Nghiệp cho quả theo sức mạnh.

236 - Hỏi. Thế nào là “nghiệp nặng” (garukakamma)? Chi pháp là gì?

Đáp. Là loại nghiệp thiện hay bất thiện nghiêm trọng, loại nghiệp này có khả năng cho quả ngay trong kiếp hiện tại hoặc trong kiếp sau.

“Thiện nghiệp nặng”.

Là những tầng thiền chứng đắc được, chắc chắn chúng sinh này sẽ sinh về Phạm thiên giới (nếu như không bị hoại thiền).

Ác nghiệp nặng”.

Là năm tội đại nghịch: Giết mẹ, giết cha, giết vị Thánh Alahán, chia rẽ Tăng chúng và làm chảy máu Đức Phật.

Phạm vào 1 trong 5 tội đại nghịch trên, chúng sinh này chắc chắn rơi vào địa ngục trong kiếp sau.

Ngoài ra, tuy chưa phạm vào 1 trong năm tội trên, nhưng với ác ý mạnh xúc phạm vào Tăng chúng hoặc gây thương tích cho vị Thánh Alahán vẫn rơi vào địa ngục, như chàng thanh niên Nanda hành động tà vạy với Bà Uppalavaṇnā, dạ xoa Nanda đánh chùy vào đầu Ngài Sāriputta (Xálợiphất), hay ác ma Dūsī  [90] ...

Pāli có giải thích như sau:

Garuṃ karotīti = garuṃ: Làm rất mạnh, gọi là “nặng”.

“Kammantarehi pātibāhituṃ asakkuneyyuttā garukaṃ kammati = garukakammaṃ:

“Các nghiệp khác không có khả năng ngăn chận được, gọi là “nghiệp nặng” [91] .

Chi pháp của “nghiệp nặng” là: Tâm sở Tư trong 4 tâm tham hợp tà kiến nhất định + 2 tâm sân liên hệ với năm tội đại nghịch + 9 tâm thiện Đáo đại.

237 - Hỏi.Thế nào là “nghiệp cận tử” (āsannakamma)? Chi pháp là gì?

Đáp. Chữ āsanna nghĩa đen là “gần”.

Ở đây āsanna là thuật ngữ chỉ cho “lúc gần chết”.

“Nghiệp cận tử” là nghiệp khởi lên vào lúc “gần chết”, nghiệp này có thể là thiện hoặc bất thiện. Như có Phật ngôn:

“... micchādiṭṭhi samattā samādinnā. Tena so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati”.

“... trong khi mệnh chung, một tà kiến được được chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mệnh chung, sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”.

“...sammādiṭṭhi samattā samādinnā. Tena so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati”.

“... trong khi thân hoại mệnh chung, một chánh kiến được chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mệnh chung, sinh vào nhàn cảnh” [92] .

Thông thường, nghiệp cận tử này là “một nghiệp nặng (garukamma) đã tạo, nhất là ngũ nghịch đại tội” hay “nghiệp thiền thiện”.

Nếu không có “nghiệp nặng” thì “nghiệp cận tử” là loại “nghiệp thường làm” ; như người đồ tể Cunda giết heo suốt 55 năm dài [93] .

Nếu không có “nghiệp thường làm” xuất hiện trong lúc sắp mệnh chung thì “nghiệp vô ý” đảm nhận.

Tuy không phải là “nghiệp nặng”, hay “nghiệp thường làm”nhưng “nghiệp vô ý”, xuất hiện vào thời điểm này, có sức mạnh như một “nghiệp nặng”, chúng có khả năng dẫn chúng sinh ấy sinh lên nhàn cành hay rơi vào khổ cảnh.

Cảnh của nghiệp nặng trong lúc lâm chung ra sao?

Vì rằng “chắc chắn” chúng sinh ấy sẽ rơi vào địa ngục hay sinh lên Phạm thiên giới, bấy giờ cảnh xuất hiện trong tâm chúng sinh ấy là “dấu hiệu cảnh giới sẽ tái sinh, gọi là “cảnh thú tướng” (gatinimittārammaṇa).

Cảnh của nghiệp thường làm trong lúc cận tử là gì?

Cảnh của nghiệp thường làm trong lúc cận tử là một trong ab cảnh: “cảnh nghiệp” (kammārammaṇa), cảnh “dấu hiệu của nghiệp” (kamma nimitta). Hai cảnh này là biểu thị của nghiệp.

Và có cả cảnh “dấu hiệu cảnh giới sẽ đi đến”. Như trường hợp chúng sinh sinh lên cảnh giới chư thiên hoặc rơi vào địa ngục, ngạ quỷ giới...

Chi pháp của nghiệp cận tử là: tâm sở Tư trong 11 tâm bất thiện + 8 tâm đại thiện.

Sở dĩ không có tâm si hợp phóng dật, vì tâm si hợp phóng dật không cho quả làm việc tục sinh.

Và nơi đây chỉ cho lộ cận tử cuối cùng, tiếp theo là lộ tâm tục sinh.

238 - Hỏi. Thế nào là “nghiệp thường làm” (āciṇṇakamma)? Chi pháp là gì?

Đáp. Là những thiện nghiệp hay ác nghiệp thường làm, hoặc điều thiện hay điều ác thường nhớ mãi trong tâm.

Như vua Dutthagāmi xứ Tích lan, thường cúng dường vật thực đến chư Tăng trước khi dùng cơm, thiện nghiệp này giúp vua hoan hỷ khi sắp chết và được tái sinh vào cõi Tusita (Đẩuxuất).

Một bà lão khi sắp lâm chung, bà thấy lửa địa ngục (cảnh thú tướng – gatinimitta), bà chợt nhớ đến bộ y vàng bà đã cúng dường đến vị Sư.

Thay vì rơi vào địa ngục, bà tái sinh lên thiên giới.

Ngoài ra, cận tử nghiệp có thể xuất hiện do một nghiệp mới vừa khởi lên vào lúc sắp lâm chung.

Như trường hợp Công tử maṭṭhakuṇḍali khởi lên tín tâm nơi Đức Phật vào lúc  sắp lâm chung, mệnh chung Maṭṭhakuṇḍali tái sinh lên cõi Ba mươi ba (Tāvatiṃsa) [94]

Có Pāli giải thích như sau:

- “Āciṇṇati punappunaṃ kāriyatīti = āciṇṇakammaṃ:

“Việc làm thường lập đi lập lại, gọi là “nghiệp thường làm”.

Chi pháp là : Tâm sở Tư trong 12 tâm bất thiện + 8 tâm đại thiện.

239 - Hỏi. Thế nào là “nghiệp vô tình” (katattākamma)? Chi pháp là gì?

Đáp. Chữ Katattā nghĩa đen là “vì đã làm”. Nghĩa bóng là “tích lũy”, nó như cái kho hay cái thùng mà người ta ném những gì không cần dùng vào đó.

Cũng vậy, có những loại nghiệp ngoài 3 nghiệp trên (không phải là nghiệp nặng, nghiệp thường làm và nghiệp làm vào lúc cận tử) được thực hiện không trực tiếp vào đối tượng.

Như trường hợp một hành giả đi kinh hành vô ý dẫm chết côn trùng...

Hay như  Đức Bồtát vô tình bắn chết con sâu nằm trong nụ hoa.

Nghiệp vô ý này, thường không có kết quả. Nghiệp vô ý chỉ có quả với 2 trường hợp:

- Chúng sinh bị chết do “nghiệp vô tình”, cột oan trái với người sát hại.

Như con sâu cột oan trái với Bồtát, về sau con sâu trở thành vua có tên là Yakkha, Bồtát là Ngài Suvaṇṇa tu tập hạnh tâm Từ, vua Yakkha không cố ý bắn Bồtát nhưng mũi tên lại trúng vào Ngài.

- Trong thời bình nhật, khi không có “nghiệp nặng” hay “nghiệp thường làm” cho quả, bấy giờ “nghiệp vô ý” này mới cho quả.

Có pāli giải thích:

- Katattā eva kammate = katattākammaṃ:

“Hành động đã làm, nhưng không nhớ, gọi là “nghiệp vô tình”.

Đây là nói về “nghiệp vô tình bất thiện”, nghiệp vô tình thiện cũng tương tự.

Chi pháp là tâm sở Tư trong 12 tâm bất thiện + 8 tâm đại thiện.

Dứt Nghiệp.

Dứt Phần I.

-ooOoo-


 [1] Vsm. Chương  IX; Giải thích tu tập tâm Từ (mettābhāvanākathā),  số 256.

 [2] - A.i, 197. Chương ba pháp, kinh Các vấn đề được nói đến (kathāvatthusuttaṃ).

 [3] - Abhs. Chương V, Bốn cảnh giới (bhūmi catukka).

 [4] - Abhs. Chương V, bốn loại nghiệp (kammacatuka).

) [5] - Abhs. Chương IV, phần 3.

 [6] - Lịch của người Ấn cổ, mỗi tháng có 30 ngày, chia làm 2 thời: Là Bạch nguyệt, và Hắc nguyệt. Nửa tháng đầu là hắc nguyệt, vì mặt trăng từ sáng đi vào tối (tương đương với nửa tháng cuối  theo lịch của chúng ta), nửa tháng sau là bạch nguyệt, vì trăng đi từ tối đến sáng (tương đương với nửa tháng đầu theo lịch của chúng ta).

 [7] - Là Nam thiện bộ châu, Bắc cưu lư châu, Đông thắng thần châu và Tây ngưu hóa châu.

 [8] - Xem A.i. 142; pháp ba chi, kinh Sứ thần thiên tử (Devadūtasuttaṃ)

 [9] - Xem: Đại Đức Giác Nguyên (dịch); Chúng sinh và sinh thú. 

 [10] - S.i; 50. Tương ưng thiên tử (Devatāsaṃyuttaṃ), kinh Candima (candimasasuttaṃ)

 [11] - S.i, 50 . Tương ưng thiên tử (Devatāsaṃyuttaṃ); kinh Candima (candimasasuttaṃ)

 [12] - A.iv, pháp 8 chi; kinh Atula Pahārāda (Pahārādasuttaṃ)

 [13] - Sáu nhóm này, chúng tôi tạm dịch là “thần quỷ” để phân biệt với nhóm Atula ngạ quỷ (ma đói).

 [14] - DhpA. Câu số 30.

 [15] - Xem: Đại Đức Giác Nguyên(dịch); Chúng sinh và Sinh thú..

 [16] -  Tâm Đại quả (mahāvipākacitta), là chỉ cho 8 tâm quả Dục giới hữu nhân.

 [17] - Cố ý trước khi làm, cố ý trong khi làm và cố ý sau khi làm. Ba sự cố ý này gọi là “tam Tư”; Tư ở đây chỉ cho tâm sở Cetanā.

 [18] - HT. Thích Minh Châu (dịch); Thắng pháp tập yếu luận (xb năm 1973), tr. 131

 [19] - Tâm Đại quả ly trí phát sinh từ 2 nguồn: Thiện ly trí và Thiện Dục giới có tri. Ở đây chỉ cho loại Đại quả sinh ra từ tâm thiện ly trí. 

 [20] - Xem: Đại Đức Giác Nguyên (d); Chúng sinh và sinh thú.

 [21] - Chư thiên cũng có hạng thai sinh, như Bồtát có kiếp làm con của Dạxoa Mặt ngựa.

 [22] - Có sách ghi nhận là “người Vô tưởng”.

 [23] - Chỉ cho đổng lực Thiền hay, đổng lực Đạo - quả Siêu thế.

 [24] - Abhs. Chương IV, phần 3.

 [25] - Abhs. Chương V, Bhūmi catukka (bốn cảnh giới).

 [26] - Xem: Đại Đức Thiện Phúc (dịch); Chú giải người và cõi.

 [27] - Dhp, câu số 35.

 [28] - Dhp, câu 116.

 [29] - Đại Đức Giác Nguyên (dịch); Chúng sinh và sinh thú.

 [30] - Xem M.iii, kinh Thiên sứ.

 [31] - Đức Hộ Tông (soạn) - Thập Độ ; Trì giới balamật.

 [32] - JA.

 [33] - Đại trưởng lão Nārada; Ô. Phạm Kim Khánh (dịch); Vi diệu pháp toát yếu; tr.283.

 [34] - Về 12 hạng ngạ quỷ này, xin xem Chú giải người và cõi do ĐĐ Thiện Phúc dịch.

 [35] - Đại Đức Thiện Phúc (dịch); Chú giải Người và Cõi.

 [36] - Abhs. ChươngV, phần 2.

 [37] - D.iii, kinh Đại bổn ( Mahāpadānasuttaṃ).

 [38] ‑ A.i, 205, pháp 3 chi, kinh  Ngày trai giới (Uposathasuttaṃ)

 [39] - Abhs. ChươngV,  bốn cảnh giới (bhūmi – cattukka).

 [40] - D.i, kinh Phạm Võng (Brahmajālasuttaṃ)

 [41] - TRich dẫn trong “Chúng sinh và sinh thú” do ĐD Giác Nguyên dịch. Cũng cần nên nghiên cứu lại vấn đề này, hình như ở đây chữ brahma đang dùng số nhiều - Ns.

 [42] - Kappa (kiếp), ở đây chỉ cho kiếp địa cầu.

 [43] - Abhs. Chương V, phần thọ mạng trên Sắc giới thiên.

 [44] - Gồm 9 sắc: 8 sắc bất ly + sắc Mạng quyền.

 [45] - Abhs. Chương V, phẩm I.

 [46] - Tương tự như vị tu thiền có tác ý “lìa bỏ danh”, khi mệnh chung do mãnh lực thiền tái sinh thành người Vô tưởng.

 [47] - 9 tâm thiền thiện Đáo đại + 9 tâm thiền Duy tác đáo đại.

 [48] - 54 tâm dục giới trừ  (3 đôi thức Tỷ, thiệt, thân + 2 tâm sân + 8 tâm Đại quả).

 [49] - Theo quy luật, tầng thiền cao không chứng Đạo - quả tầng thiền thấp. Tuy không có tâm Sơ đạo Sơ thiền, nhưng có tâm Sơ quả Sơ thiền là vì: Ở cõi Dục giới hay cõi Sơ thiền, vị ấy chứng đạt Sơ đạo Sơ thiền, nên có khả năng nhập thiền quả . Tại cõi Nhị thiền, vị Thánh Sơ quả ấy nhập trở lại Sơ quả Sơ thiền. Riêng tâm Tứ đạo Sơ thiền không có trên cõi Nhị thiền nên không có tâm Tứ quả Sơ thiền.

 [50] - 40 tâm Siêu thế trừ (12 tâm Đạo Sơ, nhị, Tam thiền + 3 tâm Tứ quả  Sơ, nhị, Tam thiền). 

 [51]  -40 tâm Siêu thế trừ (16 tâm Đạo Sơ, nhị, tam, tứ thiền + 4 tâm Tứ quả Sơ, nhị, tam, tứ thiền).

 [52] -  Lấy 38 tâm Dục giới ở trên trừ  thêm 5 tâm là 4 tâm tham hợp tà kiến + tâm Si hợp hoài nghi.

 [53]  Là những vị lạc quán (sukhavipassanā), chứng  đạt Đạo quả trước khi chứng thiền, trừ trường hợp thiền cùng sinh lên với Đạo, như trường hợp Ngài Sāriputta...

 [54] - A.iii, 410; pháp sáu chi, kinh Một pháp môn quyết trạch (Nibbedhikasuttaṃ).

 [55] - Đức Tịnh Sự (soạn); Siêu lý Sơ học.

 [56] - A.iii, 338. Pháp sáu chi, Phẩm Chư Thiên (Devatāvaggo), kinh Nhân duyên (Nidānasuttaṃ).

 [57] - M.ii, kinh Upāli (Upālisuttaṃ).

 [58] - Xem Tỳkhưu Chánh Minh; Tâm sở vấn đáp (1 và 2).

 [59] - M.iii, kinh Tiểu nghiệp phân biệt (Cūlakammavibhaṅgasuttaṃ)

 [60] - 8 tâm Đại thiện + 9 tâm thiện Đáo đại + 20 tâm Đạo Siêu thế.

 [61] -A.ii, 230. Pháp bốn chi; phẫm Nghiệp, kinh Tóm tắt (saṃkhittasuttam.).

 [62] - A.ii, 235, pháp bốn chi, phẩm Nghiệp, kinh Thánh Đạo (Ariyamaggasuttaṃ).

 [63] - A.ii, 230, pháp bốn chi, kinh Chi tiết (vitthārasuttaṃ).

 [64] - Xem A.ii, 230, kinh Chi tiết.

 [65] - Nghiệp trong tâm Si hợp Phóng dật, không cho qả Tục sinh.

 [66] - A.iv, 241, pháp 8 chi, kinh Phước nghiệp sự (Punnakiriyavatthusuttaṃ)

 [67] - A.ii, 95; pháp bốn chi, kinh que lửa (Chavālātasuttaṃ).

 [68] - Abhs. Chương V.

 [69] -A.iv, 217, pháp 8 chi, kinh Rất là nhẹ.

 [70] - DhpA. Câu số 116.

 [71] - DhpA. Câu số 223.

 [72] -Chú giải kinh Hạnh phúc.

 [73] - DhpA. Câu số 68.

 [74] - DhpA. Câu số 128.

 [75] - DhpA. Câu số 125.

 [76] - A.iv, 247. Pháp 8 chi; Kinh Rất là nhẹ

 [77] - Mẹ của Ngài là bà Suppavāsā

 [78] - DhpA. Câu số 98  và 412.

 [79] - DhpA. Câu số 43.

 [80] - Luật Đại phẩm. Phẩm Xuất gia.

 [81] - Eraka là loại cỏ lót giường để nằm, có` thể là cỏ lát, cỏ cói dùng làm chiếu. Ở đây dịch là cỏ lát

 [82] - DhpA. Câu số 182. 

 [83] - Đại trưởng lão Hộ Tông (soạn); Thập độ, tích Bồtát Suvaṇṇa tu tập hạnh tâm từ.

 [84] - Đại Đức Giác Chánh (soạn); Vi diệu pháp nhập môn. 

 [85] - DhpA. Câu số 221.

 [86] - Nhóm sắc Mạng quyền gồm 9 sắc là: Tứ đại + sắc cảnh sắc + sắc cảnh mùi + sắc cảnh vị + sắc vật thực”.

 [87] - Đại trưởng lão Tịnh Sự (soạn); Siêu lý tiểu học.

 [88] - DhpA. Câu số 382.

 [89] - DhpA. Câu số 161.

 [90] - M.i, kinh Hàng ma (māratajjaniyasuttaṃ).

 [91] - Đại trưởng lão Tịnh Sự (soạn); Siêu lý Sơ học.

 [92] - M.iii, kinh Đại nghiệp phân biệt (Mahākammavibāṅga suttaṃ).

 [93] - DhpA. Câu số 15.

 [94] - DhpA. Câu số 2.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 2.1 | 2.2 | 2.3

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 2008).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-04-2009