Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Đường vào Thắng pháp

Tỳ khưu Chánh Minh

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 

 

MỤC LỤC

[1.1]

PHẦN I - Hợp đồng (saṅgaha).

Bài 1. Tâm và tâm sở hợp đồng (Cittacetasikasaṅgaha).

I- Tâm phối hợp với tâm sở.

A- Tâm Vô nhân phối hợp tâm sở.
B- Tâm Bất thiện phối hợp tâm sở.

a- Tâm Tham và tâm sở phối hợp: Bốn tâm Tham thọ hỷ, Bốn tâm Tham thọ xả.
b- Tâm Sân và tâm sở phối hợp.
c- Tâm Si và tâm sở phối hợp.

C- Tâm Tốt đẹp phối hợp tâm sở.

a- Tâm Dục giới tốt đẹp: Ba tâm sở Giới phần, Hai tâm sở Vô lượng phần, Tâm sở Trí.
b- Tâm Sắc giới và tâm sở phối hợp.
c- Tâm Vô sắc giới và tâm sở phối hợp.
d- Tâm Siêu thế và tâm sở phối hợp.

II- Tâm sở  phối hợp với tâm.

A- Tâm sở Tợ tha: Tâm sở Biến hành, Tâm sở Biệt cảnh.
B- Tâm sở Bất thiện phối hợp.
C- Tâm sở Tốt đẹp phối hợp.

Bài 2: Ba thời - Ba tánh - Bốn giống.
Bài 3: Thọ hợp đồng.
Bài 4: Nhân hợp đồng.

[1.2]

Bài 5: Sự hợp đồng.
Bài 6: Môn hợp đồng.
Bài 7: Cảnh hợp đồng.
Bài 8: Vật hợp đồng.

[1.3]

Bài 9: Phân tích người.
Bài 10: Cõi.

Bài 11: Nghiệp.

A- Nghiệp cho quả theo thời gian: Từ 1 đến 7 ngày, Từ 8 ngày trở đi.
B- Nghiệp cho quả theo phận sự.
C- Nghiệp cho quả theo sức mạnh.

 

[2.1]

PHẦN II - Tập hợp và phân chia theo Thắng Pháp.

Bài 12: Đại cương
A- Bất Thiện Tập Yếu (akusalasaṅhgaha).

Bài 13: Bốn Pháp ô nhiễm (cattāro āsavā).
Bài 14: Bốn giòng nước mạnh (cattāro oghā).
Bài 15: Bốn pháp cột cứng (cattāro yogā).
Bài 16: Bốn pháp cột chắc (cattāro ganthā).
Bài 17: Bốn pháp nắm giữ (Cattāro upādānā).

[2.2]

Bài 18: Sáu pháp chướng ngại (chanīvaraṇā)
Bài 19: Bảy pháp ngủ ngầm (satta anusayāni)
Bài 20: Mười sợi dây trói buộc (Dasa saṃyojanāni).
Bài 21: Mười pháp phiền não (dasa kilesāni).

B- Hỗn Hợp Tập Yếu (Missaka saṅgaha) - Đại cương.
Bài 22: Bảy chi thiền (satta jhānaṅgāni).

Bài 23: Mười hai chi đạo (Dvādasa maggagaṅgāni).
Bài 24: Hai mươi hai quyền (bāvīsatindriyāni).

[2.3]

Bài 25: Chín lực (navabalāni).
Bài 26: Bốn Trưởng (cattāro adhipati).

Bài 27 Bốn vật thực (cattāro ahāra).
C- Giác Phần Tập Yếu - Đại cương.

Bài 28: Bốn Niệm xứ (cattāro satipaṭṭhānā).
Bài 29: Bốn Chánh cần (cattāro sammappaddhānāḍ
Bài 30: Bốn căn bản thành tựu (cattāro iddhipādā).

Bài 31: Bảy Giác chi (satta bojjhaṅgāni).
D- Hàm Tận tập Yếu - Đại cương.

Bài 32: Năm uẩn (pañcakkhandhā).
Bài 33: Mười hai xứ (dvādasayatanāni).
Bài 34: Mười tám giới (aṭṭhārasadhātu).
Bài 35: Bốn Sự thật (cattārī sacca)

 

-ooOoo-

 

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Theo mẫu tự Pāli

A.  : Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ).
Abhs : Abhidhammatthasaṅgaha (Thắng pháp tập yếu luận).
Ats : Atthasālinī (Chú giải bộ pháp tụ).
Ja.  : Jākata – atthakathā (Chú giải kinh Bổn sanh).
D.  : Dīgha Nikāya (Kinh Trường bộ).
DA.  : Dīgha Nikāya – atthakathā (Chú giải Trường bộ kinh).
DhA.  : Dhammapāda – atthakathā (Chú giải kinh Pháp cú).
Dhp.  : Dhammapāda (kinh Pháp cú).
Pts.  : Paṭisambhidāmagga (Vô ngại giải đạo).
M.  : Majjhima Nikāya (Kinh Trung bộ).
Vsm.  : Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo).
S.  : Saṃyutta Nikāya (Kinh Tương ưng bộ).
Sn. :  Sutta nipāta (kinh Tập)
Dhs :  Dhammasaṅginī (Pháp tụ).
Vbh : Vibhaṅga (Phân tích).

-ooOoo-

 Lời nói đầu

Những người không yêu thích toán học sẽ cho toán học là “môn học khô khan”.

Trái lại những ai yêu thích toán học sẽ say mê, vì nhận thấy “có biết bao nhiêu điều kỳ thú trong môn học này”, đồng thời toán học có “tính chính xác” không hề nhầm lẫn.

Cũng vậy, môn học Luận Atỳđàm (abhidhamma) sẽ “khô khan” cho những ai không ưa thích.

Những ai không ưa thích môn học này sẽ “xuyên tạc”, sẽ “bài bác” rằng: “Nào là không đưa đến giải thoát”, “nào là chỉ có chư Thiên mới hiểu được”...

Nhưng với người muốn “tìm hiểu chất vi diệu thâm sâu Giáo pháp của Đức Phật” thì Luận Atỳđàm là kho tàng cung ứng vật thực, nuôi dưỡng và làm tăng trưởng tri thức.

Nơi đây có rất nhiều chiếc “chìa khóa” để mở cửa “những kho tàng báu vật”.

Ba Tạng kinh điển, mỗi Tạng có sự thâm sâu riêng, mỗi Tạng đều có khả năng dẫn hành giả đến “bờ bên kia”.

Nhưng trong Tạng Luận, phân tích các pháp một cách rạch ròi, không thể nhầm lẫn, mang tính “chính xác cực cao”, đã đẩy lùi sự “hiểu sai giáo pháp” qua ngôn từ.

Như nói “con đường” (magga), Atỳđàm nêu lên chi pháp của 8 nhánh...

Và hành giả không còn nhầm lẫn “con đường nào cũng dẫn đến La mã”, hành giả hiểu chính xác rằng “chỉ có một con đường duy nhất”.

Ưu điểm của Luận Atỳđàm là thế, nhưng thâm nhập vào “vùng tuyệt vời” này không phải dễ dàng, cần phải nắm vững chi pháp của các pháp.

Như nói “niệm thân trong thân” phải biết chi pháp niệm thân là gì và “biến cách của niệm thân” ra sao...

Chúng tôi có may duyên giảng dạy những lớp Siêu lý căn bản tại các Tự viện như : Chùa Kỳ Viên, chùa Siêu Lý, chùa Phước Sơn.

Các học viên yêu cầu chúng tôi soạn lại bộ giáo trình “Vi Diệu pháp cơ bản”. Từ nhân duyên đó bộ “Đường vào Thắng pháp” được hình thành.

Đây chỉ là “giáo trình cơ bản” nên “ngôn bất tận ý”, tuy nhiên giáo trình này sẽ giúp cho những học viên hay những ai có tâm yêu thích “luận Atỳđàm”, nắm được cơ bản để đi sâu vào Tạng Abhidhamma.

Dĩ nhiên, các Học viên cần phải suy nghiệm và đào sâu thêm những gì được nêu trong tập sách này, nhằm mục đích “hiểu rộng và sâu Giáo pháp của Đức Phật”.

Không phải chỉ “đôi ba bài học”, hiểu về tâm – tâm sở - Sắc pháp là “am tường luận Atỳđàm”.

Trong soạn phẩm này, chúng tôi trình bày  theo dạng bài học, có hai phần:

Phần I: Nói về thành phần từng pháp, phần này có  11 bài.

Phần II: Nói về “gom các pháp chủ yếu có cùng tính chất”, có 24 bài.

Để tiện cho học viên nắm bắt, chúng tôi nêu lên dạng thức “hỏi – đáp”, để không làm phân tán tư tưởng của học viên.

Giáo trình này, không thuần chỉ là Luận Atỳđàm, còn có sự phối hợp của Kinh Tạng, Luật Tạng cùng các bộ Sớ giải và các soạn phẩm của các bậc Thầy Vi diệu Pháp như Đức Nārada, Đức Tịnh Sự, Đại Đức Giác Chánh....

Về cơ bản, chúng tôi dựa vào “khung” Abhidhammatthasaṅgaha (Thắng pháp tập yếu luận) của Luận sư Anuruddha qua 2 bản dịch:

- Bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

- Bản dịch của Ô. Phạm Kim Khánh từ Anh ngữ sang Việt ngữ (Đức Nārada dịch từ Pāli ngữ sang Anh ngữ).

Cho dù rất cố gắng nhưng vẫn không sao tránh khỏi sơ sót, biết làm sao hơn vì đây chỉ là “giáo trình”. Xin các bậc cao minh rộng lượng.

Chúng tôi cố gắng sưu tập những tư liệu trong khả năng có được để giúp học viên mở rộng kiến văn, ngoài ra còn rất nhiều tư liệu có liên quan đến vấn đề đang đề cập. Nhưng lại là khía cạnh khác, nên tạm thời chúng tôi gác lại, sơ e tư tưởng của học viên bị tản mác.

Đó là nhược điểm của tập giáo trình này.

Chúng tôi chỉ mong “mang chút ít hành trang gởi đến những ai yêu thích Luận Atỳđàm”, đang trên đường  thâm nhập vào “vùng trời Vi diệu pháp”.

Phước báu do soạn phẫm này mang lại, xin chia đều đến tất cả, nhất là những cộng sự viên giúp chúng tôi hoàn thành soạn phẩm này.

Lành thay – Lành thay.
Tỳkhưu Chánh Minh.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 2.1 | 2.2 | 2.3

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 2008).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-04-2009