Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

 

Chú Giải BỘ PHÁP T
(Atthasālinī)

Tác giả: BUDDHAGHOSA
Bản tiếng Anh: PE. MAUNG TIN, M.A
Biên tập:  RHYS DAVIDS

Bản tiếng Việt: TỲ-KHƯU THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 

MỤC LỤC

[00]

Lời nói đầu
KỆ NHẬP MÔN

[01]

Quyển I

PHẦN I - MẪU ÐỀ (MĀTIKĀ)
Chương I: MẪU ÐỀ TAM
Chương II: MẪU ÐỀ NHỊ
Chương III: NHỮNG BỘ KINH (SUTTAS)

PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC THUẬT NGỮ
Chương I: MẪU ÐỀ TAM VỀ THIỆN PHÁP

[02]

PHẦN III: PHÁP VỀ ‘MÔN’ (hoặc ‘CỔNG’)
Chương I: ‘MÔN’ CHÍNH LÀ THÂN NGHIỆP
Chương II: ‘MÔN’ THUỘC KHẨU NGHIỆP
Chương III: ‘MÔN’ THUỘC Ý NGHIỆP
Chương IV: NGHIỆP (KAMMA)
Chương V: BẤT THIỆN NGHIỆP ÐẠO
Chương VI: THIỆN NGHIỆP ÐẠO
Chương VII: KẾT LUẬN

[03]

PHẦN IV: KINH NGHIỆM TÂM THIỆN TRONG DỤC GIỚI
Chương I: BẢN TÓM TẮT TRẠNG THÁI TÂM
Chương II: BÀI PHÁP VỀ PHẦN CHÚ GIẢI
Chương III: PHẦN KẾT LUẬN
Chương IV: PHẦN NÓI VỀ TRỐNG RỖNG
Chương V: LOẠI TÂM THỨ HAI
Chương VI: LOẠI TÂM THỨ BA
Chương VII: LOẠI TÂM THỨ TƯ
Chương VIII: CÁC LOẠI TÂM THỨ NĂM, THỨ SÁU,  THỨ BẢY VÀ THỨ TÁM

[04]

PHẦN V: BÀI PHÁP TÂM THIỆN NƠI CÕI SẮC GIỚI
Chương I: HỆ THỐNG BỐN BẬC THIỀN
Chương II: ÐỆ NHỊ THIỀN .
Chương III: ÐỆ TAM THIỀN
Chương IV: ÐỆ TỨ THIỀN
Chương V:  ÐỆ  NGŨ THIỀN
Chương VI: BỐN ÐIỀU TIẾN HÀNH
Chương VII: BỐN ÐỐI TƯỢNG CỦA Ý
Chương VIII: MƯỜI SÁU ÐIỀU KẾT HỢP
Chương IX: ÐỀ MỤC HOÀN TỊNH (KASINA)
Chương X: NHỮNG ÐỀ MỤC KHÁC
Chương XI: BÀI PHÁP VỀ ÐỀ MỤC THẮNG XỨ
Chương XII: VỀ GIẢI THOÁT
Chương XIII: PHẠM TRÚ
Chương XIV: VỀ BẤT TỊNH

PHẦN VI: TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI

PHẦN VII: TÂM THIỆN NƠI BA CÕI KHÁC NHAU

[05]

PHẦN VIII: TÂM SIÊU THẾ (LOKUTTARA)
Chương I: SƠ ÐẠO
Chương II: NHỊ ÐẠO
Chương III: TAM ÐẠO VÀ TỨ ÐẠO

 PHẦN IX: PHÁP BẤT THIỆN
Chương I: PHÁP TÓM LƯỢC CÁC TRẠNG THÁI TÂM
Chương II: LOẠI TÂM BẤT THIỆN ÐẦU TIÊN
Chương III: LOẠI TÂM BẤT THIỆN THỨ NHÌ VÀ  CÁC LOẠI TÂM TIẾP THEO

[06]

PHẦN X: TÂM VÔ KÝ
Chương I: NHỊ NGUYÊN NHẬN THỨC TRÍ TUỆ
Chương II: QUẢ THIỆN DỤC GIỚI
Chương III: TÂM QUẢ SẮC GIỚI VÀ VÔ SẮC GIỚI
Chương IV: QUẢ SIÊU THẾ
Chương V: QUẢ BẤT THIỆN
Chương VI: TÂM TỐ  Ý THỨC GIỚI
Chương VII: KẾT LUẬN

[07]

Quyển II: NHỮNG ÐẶC TÍNH SẮC PHÁP (RŪPA)

PHẦN I:
Chương I: SẮC PHÁP LÀ VÔ KÝ
Chương II: SẮC TỨ ÐẠI HIỂN
Chương III: NHỮNG ÐẶC TÍNH CỦA SẮC Y SINH

[08]

PHẦN II: CHƯƠNG TOÁT YẾU (NIKKHEPA)
Chương I: TAM ÐỀ
Chương II: NHỮNG NHỊ ÐỀ VÀ CÁC NHÓM KHÁC

[09]

Quyển III: Chương Trích Yếu

-ooOoo-

Lời nói đầu

Tại Miến Ðiện, Atthasālinī[1] là một tác phẩm nổi tiếng nhất do ngài Buddhaghosa biên soạn. Các vị Tỳ-khưu đã học hỏi nghiên cứu rất sâu rộng và nhiều tác giả biên soạn các tác phẩm liên quan đến Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) thường xuyên trích dẫn. Cũng vậy đối với độc giả phương Tây, khi đọc qua bản dịch tiếng Anh tác phẩm này, hiện đã ra mắt độc giả, đôi chỗ cũng không tán thành cách đánh giá của ngài Buddhaghosa. Chính bản thân của tác phẩm cũng khiến cho nhiều người phải nghi ngờ với ngài, trong khi Tuệ giác về những học thuyết chính yếu của Ðức Phật và triết học Phật giáo là điều cần thiết đến nhường nào, nếu như ngài Buddhaghosa được đánh giá chính xác, và đối với ngài điều đó không thể thực hiện được trừ phi rõ ràng là ngài có cảm tình với tư tưởng Phật giáo. Trong tác phẩm hiện hành Buddhaghosa không nhắm mục tiêu quảng bá bất kỳ học thuyết đặc thù nào; ngài chỉ quan tâm đến việc giải thích ý nghĩa các từ xuất hiện trong cuốn Dhammasaṅganī. Thực hiện công việc này ngài Buddhaghosa thực sự đã gieo những viên ngọc quí thuộc hệ tư tưởng của ngài ở bất kỳ cơ hội thuận tiện nào và như vậy ngài đã nâng cao giá trị tác phẩm. Những định nghĩa các từ rất tẻ nhạt, (và đôi khi còn vô nghĩa) đối với một học giả Châu Âu lại vô cùng quan trọng đối với các sinh viên Phật học, họ phải hiểu được ý nghĩa các từ khái niệm trước khi có thể hiểu được chân lý tuyệt đối. Chính vì vậy chúng ta phải lướt qua định nghĩa các từ trong cuốn sách này, trước khi đi sâu vào hệ tư tưởng trong đó.

Các công trình nghiên cứu về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đã thực hiện bước đi như vậy kể từ khi Bà Rhys Davids lược dịch tác phẩm Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đầu tiên sang tiếng Anh, tức là cuốn Dhammasaṅganī vào năm 1900 - rất nhiều thuật ngữ tâm lý học được sử dụng trong bản dịch đó chính bà đã thay đổi đôi chút thông qua việc tham khảo với ngài S.Z Aung. Chính tôi cũng tận dụng được cách cải tiến này, và đã đưa các từ đó vào bản dịch Dhammasaṅganī như đã được các vị tiền bối phiên dịch tác phẩm Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) chấp thuận. Tôi đã ghi lại ở các chú giải cuối trang trong bản dịch này. Một số trường hợp chính tôi cũng đã đưa vào một vài ý nghĩa mới của tôi nữa.

Tôi chẳng phải thêm thắt điều gì vào những gì Bà Rhys David đã nói, trong cuốn Tâm lý Ðạo đức Phật giáo của bà. Về cuốn Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) gồm có thời điểm viết và tầm quan trọng của tác phẩm này. Nhưng tôi chỉ tận dụng cơ hội này để ghi lại sự việc đánh giá đúng đắn về Tuệ giác uyên bác đã khiến bà Rhys Davids cho dù không có bất kỳ trợ giúp nào từ phía tiếng Miến Ðiện, nhưng đã đúc kết được trong Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) những ghi chú cuối trang mang tính gợi ý của bà. Ðiều này chẳng phải là một thắng lợi nhỏ đối với Tuệ giác về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) mà dịch giả Anh ngữ dịch cuốn đầu tiên trong bộ Vi Diệu Pháp và các vị tiền bối đi tiên phong phương Tây về chủ đề này, sau một chuỗi thời gian nghiên cứu liên tục hai mươi năm nên biên tập lại và rà soát lại bản dịch hiện hành tập chú giải này.

Từ bản chất nội dung cuốn Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) là một cuốn sách rất khó dịch. Chính vì thế tôi đã phải cố gắng hết sức một cách phóng khoáng ngay cả đôi khi phải hy sinh cả lối hành văn chỉ nhằm làm rõ ý nghĩa mà thôi. Trong quá trình thực hiện bản dịch, tôi đã khám phá ra rất nhiều điểm sai và bỏ sót trong bản in đã được biên tập cho Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S) do giáo sư Edward Muller thực hin, Chính vì thế dựa trên căn bản bản dịch của tôi về hai cuốn sách bằng tiếng Miến Ðiện, một do Sāsanajotika Pitaka Press, Rangoon xuất bản vào năm 1913, và cuốn kia xuất bản trong loạt bài báo trong tạp chí nổi tiếng Pyigiy-Mandaing Press Series do ngài Saya Pye, Aggamahapandita thực hiện. Tôi cũng đã rút tỉa được khá nhiều trợ giúp từ hai bản dịch tiếng Miến Ðiện này về cuốn Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) cụ thể là cuốn Old Nissaya do MS. Bernard Free Library, Rangoon) do ngài Ariyālaṅkāra thực hiện vào nửa đầu thế kỷ 18, và cuốn New Nissaya mới (được in tại Kemmendine, Rangoon, vào năm 1905) do ngài Pyi Sadaw thực hiện vào nửa thế kỷ 19. Tôi cũng đã trích các tập chú giải Pāli hay và các tập chú giải phụ khác nữa mang tên tác phẩm Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) Sau đây:

- Phân đoạn (Tīkā) hay MulaTīkā do Ananda thực hiện tại Ceylon.

- Anutīka, một cuốn chú giải phụ về MulaTīkā, do ngài Hộ pháp Dhammapala thực hiện tại Ceylon.

- Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga) phân đoạn (Tīkā) (cũng được gọi là Paramatthamañjūsā phân đoạn (Tīkā) hay là Mahatika) do Hộ pháp Dhammapala thực hiện tại Ceylon.

- Saratthadipani, do Xá Lợi Phất (Sāriputta) thực hịên tại Ceylon.

- Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) Do tuần (yojana), do Sirimangala thực hiện tại Miến Ðiện vào thế kỷ 14.

- Abhidhana Phân đoạn (Tīkā) do một vị bộ trưởng Sirimahacaturangabala thực tại Miến Ðiện, thế kỷ thứ 4.

- Manidipa, một tập chú giải phụ về MulaTīkā do Ariyavamsa thực hiện tại Miến Ðiện vào thế kỷ 15.

- Vinayālaṅkāra, do Tipiṭakālaṅkāra thực hiện tại Miến điện vào thế kỷ 17.

- Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) Ganthi (pada) do Patamagyaw Aung Zan Hta Sayadaw thực hiện vào thế kỷ 18.

Chính bản MSS các tác phẩm này có thể được tra cứu tại thư viện Bernard Free, Rangoon. Sáu tập đầu tiên cũng đã được in tại Rangoon. Tôi không biết ba tập cuối đã được in chưa.

Những trích đoạn tôi đã thực hiện từ các tác phẩm này giúp rọi sáng một chút tác phẩm Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) cũng sẽ dùng để chứng tỏ tầm quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp các vị học giả phiên dịch một đoạn sách từ tiếng Pāli vào thời xa xưa. Ðó là giá trị lịch sử phát triển của bất kỳ điểm tín lý nào, kẻo chúng ta không để mất đi các đoạn trích khác chỉ mang tính tự điển học đã được chỉ định tỷ như trường hợp của bà Rhys Davids, thành một chú giải đem lại lợi ích lớn cho các sinh viên nghiên cứu tiếng Pāli.[2]

Tôi cũng phải chân thành cảm ơn Ông Shwe Zan Aung, B.A. người đã hết sức ưu ái đọc qua bản dịch nháp ngay khi tôi vừa kết thúc bản dịch bài “pháp” về ‘Môn’ (tr. 140). Và tôi cũng xin được gửi lời cám ơn rất nhiều đến bà Rhys Davids, người đầu tiên đã động viên tôi thực hiện công việc khó khăn này. Với một sự nhã nhặn hiếm thấy đã chỉ vẽ cho tôi thấy hàng loạt những từ cần thiết, kèm theo nhiều điều khuyên và lời nhắc, lời bình và nhiều đề nghị khác nữa.

Cuối cùng, tôi cũng phải cảm ơn một người bạn rất thân yêu của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc dịch các bài kệ tiếng Pāli.

Ðại học Rangoon
MAUNG TIN
Tháng 4, năm 1920

--ooOoo--

KỆ NHẬP MÔN

 Thành Kính Đảnh lễ Ðức Thế Tôn, bậc A-la-hán,
Chánh Đẳng Chánh Giác

Lòng thương xót tuôn đổ trên ngàn vạn sanh linh.
Tuệ Giác đấng Mâu Ni lan toả vạn vật tri giác.
Tâm ngài truyền toả tình thương tràn cõi giới
Sau Hiện Song Thông
[3], ngài ngự trên ngai
Tòa Tháp Bảo nơi cõi Tam Thập tam Thiên
.
[4]
Tựa Thái dương toả sáng đỉnh Du-Càn-Da-La
Trên đỉnh Pandukambala, ngai đá ngài toạ lạc.
Dưới gốc cây tên gọi Paricchattaka
Nhờ tuệ giác ngài ban thời pháp
Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) do chư thiên dẫn lối.
dẫn thân mẫu
[5] ngài tới từ muôn cõi nhân sinh.
vây quanh ngài từ muôn phương vạn hướng.
Tôi bái phục dưới chân Giác Giả vinh quang;
Tôi tôn kính Tăng Ðoàn cùng giáo pháp.
Chẳng điều ác nào khiến ngài phải khuất phục.
Trước Tam Bảo, Chúa Tể mọi chư thiên.
Rồi sau đó, Làm Lãnh Chúa mở miệng ngài giảng dạy,
Cho Chư thiên giáo lý
[6] cao siêu và súc tích.
Cho Xá-lợ
i-phất Trưởng Lão, đang khi ngài hầu hạ.
Ðấng Tuệ Giác trên bờ hồ Anotatta
[7].
Rồi những gì trưởng Lão đã nghe, và chứng kiến.
Cho Tăng Ðoàn khắp muôn cõi dân gian ngài giảng dạy.
Ðể hết thảy nhờ ngài truyền dạy mà ghi nhớ.
Rồi khi Ðại Hội nhóm họp qui tụ đông đủ.
Lại nhờ tới Quí Tử Tỳ-đề-ha
[8] (Videhi). nhắc lại.
Chính những lời giảng dạy ngài đã cùng diễn giảng.
Buddhaghosa
[9], Tỳ-khưu vô tỳ vết.
Ðầy đức độ, và đạt đến giác ngộ cao siêu.
Những gì Vi Diệu Pháp mang ý nghĩa từ lâu.
Ngài giải thích cho bá tánh bằng mọi phương cách.
Bản chú giải cổ xưa truyền “tụng niệm” tại Ðại Hội lần đầu,
Cho các vị chức sắc Cao tăng, Mahakassapo,
Sau này đến lượt các chư vị tiên tri hiền triết.
Ngài 
Mahīnda được đem sang rao giảng tại Ceylon .
Một hòn đảo duy nhất được diễm phúc đón nhận,
Cả bằng lời truyền dạy lẫn ghi vào sách vở
[10],
Bằng ngôn ngữ của chính dân bản xứ
[2] Lựơc bớt dần những điều truyền khẩu xa xưa ghi lá dừa-thốt nốt,
Ðã có thời Tambapanni rất thịnh hành, rồi lại truyền
Ghi lại bằng văn từ hoàn hảo trên lá cây (thốt nốt).
Tuân thủ mọi quy luật của nguyên bản kinh văn,
Soi sáng tư tưởng cho những ai đang cư ngụ
Trong Linh Tự Vĩ Ðại, không vướng mắc bất kỳ một tỳ vết,
Cũng không căn cứ trên pha tạp dị giáo
[11],
Mang ý nghĩa đích thực Vi Diệu Pháp truyền dạy ra.
Bằng ngôn từ đầy trí tuệ chọn lọc còn thuyết phục các vị thánh hiền.
Từ những lời chú giải Kinh tạng được truyền tụng
Tôi kể lại ý nghĩa trung thực Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga).
Gồm những điểm cần phải  tu tập.
Ðể đạt tới hành vi chánh trực, hiểu biết thâm sâu và giác ngộ.
Vì vậy ta tuyên bố từng điểm giáo pháp gộp trong Kinh tạng.
Hãy để tâm chú ý lắng nghe,
Khi ta  diễn giảng Vi Diệu Pháp
[12]
Gồm những điều khó hiểu và cực kỳ phức tạp.
Ðể có dịch được nghe và được hiểu trọn vẹn.

Trong tài liệu này, ‘Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) có nghĩa là gì? Chính là điều trổi vượt hơn và tách biệt khỏi Pháp (tức là các Kinh tạng). Tiếp đầu ngữ ‘Abhi’ cũng tương tự với ‘Ati’, được sử dụng theo nghĩa điều gì đó vượt trội hơn hẳn và độc đáo như trong các đoạn ta đọc thấy ‘Hỡi các vị, tôi phải chịu những nỗi đau cùng cực áp đảo (abhikkamantī); và xin đừng làm dịch bớt [13](những nỗi đau đó)’; và ‘bằng vẻ đẹp[14] kiều diễm kiệt xuất (abhikkantā)’. Còn nữa: ‘Do đó, khi những tấm màn che nắng và cờ xí được chăng lên, tấm màn che nắng nào trổi vượt hơn về kích cỡ và có mầu sắc và hình dáng đặc biệt nổi bậc thì được gọi là ‘atichattam’, (màn che nắng tuyệt vời nhất) và cờ xí nào với khổ rộng nhất và được trang điểm với nhiều hình vẽ và mầu sắc lộng lẫy nhất cũng được gọi là atidhaja, ‘tức là lá ưu việt hẳn.’ Và ngay cả khi các hoàng tử và các vị Chư thiên tụ họp lại với nhau, vị hoàng tử nào nổi bậc đặc biệt và vượt trội hơn hẳn với các vị khác về gốc gác thân tộc, về của cải tài sản, rồi dáng vẻ tráng lệ, rồi quyền thế và nhiều thành tích khác ta cũng gọi vị hoàng tử đó là atirājakumāra, ‘tức là Hoàng Tử thượng hạng’; và rồi một vị Chư Thiên nào đó cũng nổi bậc và vượt trội hơn hẳn những vị khác do tuổi tác, sắc đẹp, quyền uy, vẻ lẫm liệt oai phong cộng với những thành tích đa dạng khác nữa cũng được gọi là atideva hay abhideva, ‘vị chư thiên không ai sánh bằng. Cũng tương tự như vậy, một vị Phạm Thiên (Brahma) cũng được gọi với tên là Atibrahma (Ðấng Phạm Thiên ưu việt’). Ngay cả, ‘giáo pháp’ hay ‘chánh pháp’cũng như vậy và được gọi là Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), vì giáo pháp này trổi vượt và khác biệt do nhiều phẩm chất đa dạng hơn so với ‘giáo pháp’ bình thường khác. Trong Kinh tạng (Suttanta), thì Ngũ “Uẩn” chỉ được phân biệt một cách cục bộ chứ không mang tính triệt để. Trong tác phẩm Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), Ngũ Uẩn được phân biệt đầy đủ nhờ phương pháp phân biệt- thành chương Kinh tạng, phân biệt-Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) và cuối cùng là giáo lý. Cũng tương tự như vậy đối với 12 xứ, 18 giới, Tứ Diệu Ðế, hai mươi hai quyền và mười hai duyên khởi. [3] Chỉ duy nhất trong Quyền Phân biệt[15] (Indriya Vibhaṅga) là không có sự phân biệt- theo Kinh tạng, và trong Phân biệt về duyên khởi lại thiếu mất phương pháp giáo lý và trong Kinh tạng, Bốn niệm xứ (application of Mindfulness) được phân biệt theo từng phần, tuy nhiên không triệt để. Nhưng trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), chúng được phân biệt đến từng chi tiết theo ba phương pháp. Và tương tự như vậy đối với Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Thất Giác Chi, Bát Chánh Ðạo, Bốn Thiền (Jhāna), Bốn Vô Lượng, Ngũ Giới, Tứ Vô Ngại Giải. Trong số những thành tố này, chỉ duy Ðiều Học (Sikkhapada) Phân biệt, lại không có sự phân biệt-Kinh tạng trong đó. Trong Kinh tạng, Tuệ giác được phân biệt theo từng phần, tuy không triệt để. Và tương tự như vậy đối với những Phiền não (kilesa). Nhưng trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) còn tồn tại một cách phân biệt chi tiết về Tuệ giác theo bản mục lục đã được sắp đặt: ‘Theo phương pháp đơn nhất, nền tảng Tuệ giác là[16]’ v.v... Tương tự như vậy, những Phiền não được phân biệt theo nhiều cách thức, bắt đầu bằng phương pháp đơn nhất[17]. Trong Kinh tạng, nguồn gốc vũ trụ cũng được phân biệt thành từng phần, chớ không triệt để. Tuy nhiên nhờ ba phương pháp trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) mà vũ trụ được phân biệt một cách triệt để. Do đó, cần hiểu rằng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) vượt quá và khác biệt với giáo pháp hay chánh pháp là vậy.

Các vị Luận sư vẫn thống nhất ý kiến cho rằng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) được chia thành 7 bộ, đó là: Bộ Pháp Tụ (Dhammasaganī), Bộ Phân Tích (Vibhaga), Bộ Chất Ngữ (Dhātukathā), Bộ Nhân Chế Ðịnh (Puggalapaññatti), Thuyết Luận Sự (Kathāvatthu), Bộ Song Ðối (Yamaka) và Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna).

Nhưng trường phái Vitanda cho rằng: ‘Tại sao lại đưa Thuyết Luận Sự (Kathavạtthu) vào Vi Diệu Pháp? Phải chăng Tissa, con trai của Moggali, 218 năm sau khi Ðức Phật nhập Niết Bàn (Parinibbana) đã phân biệt lại như vậy sao? Do đó, đây (chỉ) là lời các đệ tử Ðức Phật nói ra như vậy mà thôi. Hãy loại bỏ điều này sang một bên’. ‘Vậy thì phải chăng trong Vi Diệu Pháp chỉ có 6 bộ mà thôi sao?”. ‘Tôi chẳng nói như vậy’. ‘Vậy bạn nói gì không?’. ‘Có bảy bộ cả thảy’. ‘Bằng cách nào bạn có được 7 bộ?’. ‘Có một bộ được gọi là Mahadhammahadaya (trong Bài Bình Luận Vĩ Ðại), do đó, tôi đã có được 7 bộ. ‘Trong Mahadhammahadaya, chẳng có điều gì được nói đến trong bộ Dhammahadaya Vibhaṅga[18] (Phân biệt) cả. Và trong phần giáo lý còn lại, đặc biệt là bộ Mahadhammahadaya của bạn, tự nó không đủ dài để làm thành một luận thuyết riêng lẻ. Thế nên phải kể cả Thuyết Luận Sự (Kathāvatthu) thì mới đủ 7 bộ. ‘[4] Không, không phải vậy đối với Thuyết Luận Sự (Kathāvatthu) đâu, còn có Maha-Dhātukathā[19]; nếu kể cả bộ này, tôi có được con số 7 bộ cả thảy’. ‘Nhưng điều này cũng chẳng có gì mới mẻ cả[20]. Những kinh văn còn lại, đặc biệt là kinh văn trong Bộ vừa nêu trên không đủ dài để được coi như là một tiểu luận. Do đó, Thuyết Luận Sự (Kathāvatthu) được kể như là bộ thứ 7’. Khi Ðức Thế Tôn giảng dạy cho chúng ta bảy luận thuyết, khi dụng tới vấn đề trong Thuyết Luận Sự (Kathāvatthu), ngài bắt đầu dẫn nhập vào lý thuyết Bản Ngã (hoặc linh hồn) một yêu cầu đòi hỏi 8 mặt, trong bốn câu hỏi mỗi câu lại chia thành hai cách phân biệt[21] dài gấp 5 lần như vậy và được sắp xếp thành một bản danh mục trong đó mỗi kinh văn đều không đủ dài để có thể được coi như là một bài tường thuật, được thông qua trong tất cả những Bài Pháp: ‘Phải chăng chúng ta có nhận ra ý nghĩa một sự kiện thực sự và tuyệt đối không? Có đấây. Thế phải chăng bằng phương cách giống hệt như vậy chúng ta có nhận ra sự kiện thực tiễn và cơ bản đã nhận biết trước đó không? Ðiều này thì không, ta không thể làm thế được. Hãy thừa nhận lời phản bác đó đi. Phải chăng chúng ta hiểu được như vậy trong mọi trường hợp lý lẽ của sự thật cơ bản và tuyệt đối chăng? Hay không nhận ra được như vậy? Phải chăng con người ta luôn luôn nhận biết được sự thật cơ bản và tuyệt đối chăng? Hay chúng ta không làm được như vậy? Phải chăng chúng ta có hiểu được đủ mọi thứ theo nghĩa đó hay chúng ta không thể làm được như vậy[22]? Do đó, bằng cách chứng tỏ tám khía cạnh và những lời phản bác tương ứng, Ðức Phật đã sắp đặt[23] được một bản đề mục.

Giờ đây, khi sắp xếp bản đề mục, ngài đã thấy trước là: sau khi ngài viên tịch được 218 năm, thì Tissa, con trai Moggali, đang lúc ngồi thiền giữa một ngàn Tỳ-khưu, sẽ soạn thảo được bộ Kathāvatthu một cách kỹ lưỡng, trong phạm vi Trường bộ (Dīgha Nikāya), cùng gộp lại 500 câu chính thống và 500 câu phi chính thống.

Như vậy, Tissa, con trai của Moggali, đã chú giải tác phẩm này không dựa trên hiểu biết của chính bản thân, nhưng căn cứ vào bản đề mục đã được sắp đặt sẵn, Giống như phương pháp là Ðức Phật đã đưa ra. Do vậy[24], toàn bộ cuốn Thuyết Luận Sự trở thành lời của Ðức Phật. Căn cứ vào thông lệ nào vậy? Thưa theo thông lệ [5] Bộ Madhupindika[25] và những bộ khác[26] . Trong Bộ Suttanta, sau khi sắp xếp phần mở đầu một bài Pháp, Ðức Thế Tôn đã kết luận như sau: ‘Hỡi Chư vị Tỳ-khưu, nhờ những nhân duyên[27] này, những nhân tố kéo dài sự kiện tái sanh đang vây hãm con người ta[28]. Ở thời điểm này, nếu chẳng có gì khiến ta hài lòng cũng như, tự hào, hoặc để so sánh với, thì quả thật đây chính là điểm kết thúc của khuynh hướng dục vọng tiềm ẩn v.v... – rồi ngài đứng dậy và nhập thiền. Các Tỳ-khưu, đã đón nhận giáo lý của ngài, tiến lại gần Mahakaccana và hỏi ngài ý nghĩa của phần mở đầu Ðức Phật Toàn Tri đã sắp đặt. Vì không nhận được câu trả lời trực tiếp, vị Trưởng Lão đã lên tiếng bằng cách tỏ lòng tôn kính Ðức Phật như sau: ‘Thưa chư Tỳ-khưu, một người ước mơ và tìm kiếm sức sống sẽ ghi nhớ dụ ngôn này về sức sống – Ðức Phật giống như lõi một thân cây, các đệ tử của ngài là cành cây và lá cây xum xuê. Thưa chư Tỳ-khưu, đối với Ðức Phật, đấng hiểu thấu tất cả chúng sanh, ngài đã thấy rõ chúng sanh có khả năng nhận thức[29] được, ngài chính là con mắt trí tuệ[30] (hạ giới), là Ðấng Tuệ Giác[31] nhập thế, ngài giống tựa những thành tố trí tuệ[32] đối với hạ giới, tựa Ðạo Thánh Thiện [33](Ariyan Path) đối với hạ giới, là diễn giải và là người giác ngộ Tứ Diệu Ðế ngài chú giải ý nghĩa Tứ Diệu Ðế đó, người đem lại bất tử trường sinh, là bậc thầy giáo pháp, là Ðấng Như Lai. Sau khi ca ngợi Vị Ðạo sư (đức Phật), theo lời thỉnh cầu của chư vị Tỳ-khưu, Ngài đã diễn giải đến từng chi tiết ý nghĩa phần mở đầu bài Pháp ngài đã sắp đặt và sai các vị ra đi với lời dặn dò như sau: ‘Thưa chư vị, nếu chư vị muốn hãy cứ đến gặp Ðức Phật và hỏi ngài giải thích cho ý nghĩa những gì chưa hiểu rõ. Xin chư vị nên chấp nhận những lời giải thích của ngài, sao cho, nếu những giải thích đó phù hợp với sự toàn tri toàn thức, thì xin quí chư vị hãy tiếp nhận; bằng không, xin hãy cứ loại bỏ đi’. Họ đã quay lại với Ðức Phật và hỏi ngài. Ðạo sư (tức Ðức Phật), không viện dẫn đến bất cứ lời phát biểu không đúng đắn nào của Kaccana, đã ngẩng cổ lên cao, giống như chiếc trống bằng vàng và hít một hơi dài qua miệng cao quý của ngài, yêu kiều tao nhã như bông sen mới nở, ngài cất lên giọng Phạm Thiên[34] và nói: ‘Tuyệt vời! Tuyệt vời!’ Ngài dặn dò thêm Vị Trưởng Lão: ‘Nầy chư Tỳ-khưu, Mahakaccana thật uyên bác, Mahakaccana thật trí tuệ sâu sắc. Nếu chư vị hỏi ta thêm cùng một câu hỏi này, ta sẽ trả lời đúng như những gì ngài đã trả lời. Do đó, kể từ khi bậc Ðạo sư (đức Phật) đồng ý tán thành, thì toàn bộ trở thành lời của Ðức Phật. Và tương tự như vậy đối với các Bộ do ngài Ananda tôn giả diễn giải cũng như nhiều vị khác nữa.

Từ đó, đang khi giảng 7 bộ, lúc diễn giải tới bộ Thuyết Luận Sự (Kathāvatthu), Ðức Phật đã sắp xếp bản đề mục như đã nói đến ở trên. [6] Trong khi giảng, ngài đã thấy trước sau khi viên tịch được 218 năm, Tissa, con trai của Moggali, trong lúc ngồi thiền giữa một ngàn chư vị Tỳ-khưu, sẽ soạn thảo kỹ lưỡng bộ Thuyết Luận Sự (Kathāvatthu), như đã nói đến ở trên. Tissa, con trai Moggali, đã chú giải bộ không theo hiểu biết riêng của chính bản thân, nhưng căn cứ vào bản đề mục Ðức Phật đã sắp đặt trước, cũng như dựa phương pháp do chính Bậc Ðạo sư (tức Ðức Phật) đã đề ra. Do vậy, toàn bộ trở thành lời của Ðức Phật. Từ đó, Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) gồm đầy đủ 7 bộ, kể cả Thuyết Luận Sư ï(Kathāvatthu) .

Ðến đây, Bộ đầu tiên trong 7 bộ đó chính là Dhammasaṅganī, Bộ được phân thành bốn phần, gồm những phân biệt như sau: bàn về tâm (consciousness), về Sắc, bản tóm tắt và giải thích. Trong phần phân biệt theo tâm (consciousness), có tám loại Pháp thiện (trạng thái) nổi lên trong cõi Dục giới, mười hai loại trạng thái tâm bất thiện (trạng thái), mười sáu tâm quả thiện, bảy tâm quả bất thiện, mười một loại tâm tố[35]û(kiriya); năm loại tâm thiện nổi lên trong cõi Sắc, năm tâm quả từ đó mà ra, năm tâm tố; bốn loại tâm thiện nổi lên nơi cõi Vô sắc, bốn tâm quả từ đó mà ra, bốn loại tâm tố, bốn trạng thái tâm thiện siêu thế[36] (lokuttara), bốn tâm quả từ đó mà ra; tổng cộng có tất cả tám mươi chín loại tạo thành những phần sắp loại về tâm thức. Phần này cũng được gọi là Chương nói về trạng thái tâm thức. Thuộc phạm vi chuyện kể, phần này vượt quá sáu câu kệ[37], nhưng khi triển khai, đúng là phần này có thể bàn đến vô tận và vô lượng.

Tiếp đến, là phần phân biệt Sắc,[38] còn được biết đến là Chương bàn về Sắc, trong đó, Sắc được phân biệt và sắp loại đến từng chi tiết, theo bản đề mục đã được sắp xếp phương pháp đơn nhất, phương pháp đối ngẫu v.v... Về phạm vi văn nói, phần này vượt quá hai bài kệ, nhưng khi triển khai, đúng là phần này cũng có thể bàn đến vô tận và vô lượng.

Tiếp theo là phần tổng kết căn cứ vào những căn (nguyên), các uẩn (yếu hiệp), những ‘Môn’ (cửa), những thực trạng hiện hữu, hậu quả hay ý nghĩa, nguyên nhân hoặc chủ đề, danh xưng và giới tính.

Phần này tóm tắt căn (nguyên) và ngũ uẩn.
rọi các‘môn’các cõi hiện hữu, ý nghĩa và đề tài,
danh xưng, giới tính - và như vậy có tên gọi là Tổng Kết.

Phần này cũng còn được gọi là Chương bàn về tóm tắt sắc[39].

Về phạm vi văn nói, phần này vượt quá 3 bài kệ, nhưng khi triển khai thì cũng có thể kéo dài vô tận và vô lượng.

Kế đó, đến chương diễn giải, được kết thúc bằng hai câu kệ về tác hại (và phi tác hại), và giải thích ý nghĩa Tam tạng (Pitakas), tạo thành lời của Ðức Phật.[7] Chư vị Tỳ-khưu nào không thể nhớ được những chuỗi đánh số trong Cuốn Sách Vĩ Ðại, thì cần trích dẫn đến phần này. Về phạm vi văn nói, phần này vượt quá hai bài kệ, nhưng khi triển khai, phần này cũng có thể kéo dài vô tận và không thể lường được.

Do đó, về phạm vi văn nói, tổng thể bộ Dhammasaṅganī vượt quá 13 bài kệ, nhưng khi triển khai, phần này cũng có thể kéo dài vô tận và không thể lường được.

Những giới Danh và Sắc
cùng nội dung, chú giải xét toàn khối -
là toàn bộ hiểu biết sâu xa và tinh tuý
của Ðức Phật đã giảng dạy
.

Tiếp theo sau bộ Dhammasaṅganī là bộ Phân biệt (Vibhaṅga), gồm có 18 phần: phân biệt (Danh và Sắc), Ngũ Uẩn, các xứ, các giới, Chân đế, quyền, nguyên nhân duyên khởi, Niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Giác chi, Ðạo, Thiền (Jhāna), vô lượng điều học, vô ngại giải, Tuệ giác, các chủ đề thứ yếu, và Pháp tâm. Trong số này, các uẩn được phân biệt theo ba phương pháp: phân biệt-Bộ, phân biệt–Vi Diệu Pháp, và phân biệt theo học thuyết. thuộc phạm vi Kệ, phần này không vượt quá 5 bài kệ, nhưng khi triển khai, phần này cũng có thể kéo dài vô tận và không thể lường được.

Tiếp sau đây, là các xứ và những gì còn lại cũng được phân biệt theo ba phương pháp. Trong đó, phạm vi Kệ, phân biệt giác quan không vượt quá một bài Kệ. Phân biệt những giới chiếm hai bài Kệ. Tương tự như vậy liên quan đến Tứ Diệu Ðế. Trong việc phân biệt những quyền, không có phương pháp Kinh. Thuộc phạm vi Kệ, phần này vượt quá một Kệ, phân biệt những duyên khởi chiếm sáu bài Kệ, nhưng không có phần học thuyết (hay giáo lý). Việc phân biệt những niệm xứ vượt quá một bài Kệ. Tương tự như vậy đối với Tứ chánh cần, như ý túc, Giác chi và đạo. Việc phân biệt thiền (Jhāna) chiếm hai bài Kệ; việc phân biệt những vô lượng vượt quá một bài Kệ. Trong việc phân biệt các điều học, không áp dụng phương pháp Kinh; về phạm vi văn nói, phần này vượt quá một bài Kệ.[8] Tương tự như vậy đối với vô ngại giải. Việc phân biệt Tuệ giác được phân nhỏ ra thành mười phần. Về phạm vi văn nói, phần này chiếm ba bài Kệ. Việc phân biệt các chủ đề thứ yếu cũng được phân nhỏ thành mười phần. Về phạm vi văn nói, phần này chiếm ba bài Kệ. Việc phân biệt pháp tâm được phân nhỏ ra thành ba phần và thuộc phạm vi văn nói, phần này vượt quá hai bài tường thuật. Nhưng toàn bộ những phạm vi vừa kể trên có khả năng triển khai đến vô tận và vô lượng. Do đó, về phạm vi văn nói, bộ phân tích vượt quá 35 bài Kệ, nhưng khi được triển khai, quả thật là bao la vô tận và vô lượng được.

Tiếp theo, là bộ có tên là Bộ Chất Ngữ (Dhātukathā), gồm 14 phần: (1) phần yếu hiệp (grouped) và bất yếu hiệp (ungrouped). (2) phần bất yếu hiệp được do đặc tính bất yếu hiệp. (3) phần yếu hiệp lại do đặc tính bất yếu hiệp mà ra. (4) phần yếu hiệp do đặc tính yếu hiệp mà có. (5) phần bất yếu hiệp do đặc tính yếu hiệp mà ra. (6) phần tương ưng (associated) và phần bất tương ưng (disscociated). (7) phần bất tương ưng do tương ưng mà ra. (8) phần tương ưng do đặc tính bất tương ưng mà có. (9) phần tương ưng do tương ưng mà có. (10) phần bất tương ưng do đặc tính bất tương ưng mà ra. (11) phần tương ưng và bất tương ưng do đặc tính bất yếu hiệp mà ra. (12) phần yếu hiệp và bất yếu hiệp do đặc tính tương ưng mà có (13) phần tương ưng và bất tương ưng do đặc tính bất yếu hiệp mà ra và (14) phần yếu hiệp và bất yếu hiệp do đặc tính bất tương ưng và phi tập hợp mà có. Về phạm vi văn nói, phần này vượt quá sáu bài Kệ, nhưng khi triển khai, quả thật là bao la vô tận và vô lượng.

Kế đó, đến Bộ Nhân Chế Ðịnh (Puggalapaññatti) dưới sáu tiêu đề: những khái niệm về ngũ uẩn (hay tập hợp), về các xứ, về các giới, các đế, các quyền về cá nhân. Về phạm vi văn (lời) nói, phần này vượt quá năm bài Kệ, nhưng khi triển khai, quả thật là bao la vô tận và vô lượng.

Kế đó, đến bộ Thuyết Luận Sự (Kathāvatthu) cùng với 1000 Bộ: 500 Bộ chính thống và 500 Bộ không chính thống. Về phạm vi văn nói, như đã được nhắc (kể) lại trong các Ðại Hội và hiện nay bản thảo viết trên lá cọ không còn nữa, bộ này cũng dài tương tự như Truờng Bộ Kinh (DīghaNikāya), nhưng khi phát triển, quả thật là bao la vô tận và vô lượng.

Kế đó, đến Bộ Song Ðối (Yamaka), được chia thành mười phần: những uẩn (tập hợp), xứ, giới, chân đế, hành[40], tùy miên (Anusaya) tiềm tàng, tâm (hay ý thức), pháp, và các quyền. Thuộc phạm vi văn nói, phần này chiếm tới 120 bài Kệ, nhưng khi triển khai, quả thật là vô tận và vô lượng.

Kế đó, là Cuốn luận Vĩ Ðại, còn được gọi với tên khác là Paṭṭhāna – Vị trí, được chia thành 24 duyên, theo phương pháp liên quan, đó là: Nhân duyên, Cảnh duyên, Trưởng duyên, Vô gián duyên, Ðẳng vô gián duyên, Ðồng sanh duyên, Hổ tương duyên, Y chỉ duyên, Thân y duyên, Tiền sanh duyên, Hậu sanh duyên, Tập hành duyên, Nghiệp duyên, Quả duyên, Thực duyên, Quyền duyên, Thiền duyên, Ðạo duyên, tương ưng với duyên, Bất tương ưng duyên, Hiện hữu duyên, Vô hữu duyên, Ly duyên và Bất ly duyên.

Ta cần lưu ý đến những điểm sau đây trong bộ Paṭṭhāna – Vị trí: những đoạn Mẫu đề tam về ‘thiện pháp’, v.v..., có tới 22 đoạn. ‘Các pháp (hoặc thuộc tính tâm lý) là những nguyên nhân duyên hay không, có hại hoặc vô hại’; có cả thảy 100 mẫu đề nhị theo kiểu này. Từ ‘các pháp liên quan đến trí hay không gì liên quan đến trí’, đến ‘Thiền quán ‘diệt’ và Thiền quán ‘phi căn nguyên’: những gì còn lại gồm 42 đoạn Mẫu đề nhị. Trong số 22 mẫu đề tam và 100 mẫu đề nhị do Ðức Thế Tôn Toàn Tri pháp, thì toàn bộ đều là những lời trực tiếp của Ðấng Chinh Phục và đã tạo thành bản đề mục cho bảy bộ luận này.

Thế rồi 42 mẫu đề nhị khác xuất phát từ đâu mà có? Chúng được ai sắp đặt và thuyết pháp? Thưa rằng chúng xuất phát cùng với Xá-lợi-phất (Sāriputta), tướng quân Chánh Pháp, đã được chính ngài sắp đặt và thuyết pháp. Nhưng ngài không sắp đặt điều đó theo Tuệ giác-tự tạo riêng của mình. Chúng đã được thu tập từ kinh Eka-Nipata Duka-Nipata từ Tăng Chi Bộ (Anguttara), từ những Ðại Hội (Sangiti) Phật giáo tiên khởi và từ những kinh Dasuttarasuttantas trong bộ Dīgha Nikāya (Trường bộ kinh), nhằm giúp đỡ các đệ tử nghiên cứu Vi Diệu Pháp, trong việc tham khảo Suttantas (Kinh) của họ. Những mẫu đề tam và mẫu đề nhị này đều được bố trí trong một chương tóm tắt. Trong những chương còn lại, Vi-Diệu-Pháp đã được chú giải (cách đặc biệt), cho đến khi ta hiểu thấu đáo được mẫu đề nhị về ‘tác hại’ (và phi tác hại).

Ðức Thế Tôn giảng vị trí mẫu đề tam Tīkā-Paṭṭhāna theo cách thức nối tiếp liên tục chính xác, dựa trên 22 mẫu đề tam, và bộ vị trí mẫu đề nhị Duka- Paṭṭhāna, dựa trên 100 mẫu đề nhị. Sau đó, ngài giảng Duka-Tīkā-Paṭṭhāna, bằng cách lấy 22 mẫu đề tam và đưa vào 100 mẫu đề nhị. Thế rồi một lần nữa, ngài lại giảng TikaDuka-Paṭṭhāna, bằng cách lấy 100 mẫu đề nhị[41] và đưa vào 22 mẫu đề tam. [10] Và bằng cách đưa những mẫu đề tam vào những mẫu đề tam, ngài đã giảng Tīkā -Tīkā- Paṭṭhāna. Và bằng cách đưa những mẫu đề nhị vào những mẫu đề nhị, ngài đã giảng Duka- duka- Paṭṭhāna. Có kinh văn cho rằng: ‘Các bộ Tika, Duka, Dukatika, Tikaduka TikaTika Dukaduka thật đáng ca ngợi và ước ao. Sáu phương pháp này thật sâu xa theo phương cách liên tiếp liên tục chính xác. Trong cuộc đàm đạo bộ Paṭṭhāna cũng như bộ Tīkā- Paṭṭhāna cả hai đều dựa trên 22 mẫu đề tam.

Bộ Duka-Paṭṭhāna dựa trên 100 mẫu đề nhị. Ðức Phật đã giảng DukaTīkā- Paṭṭhāna bằng cách đưa 22 mẫu đề tam vào 100 mẫu đề nhị; Ðức Phật giảng Tīkāduka- Paṭṭhāna bằng cách đưa 100 mẫu đề nhị vào 22 mẫu đề tam; Ðức Phật giảng TīkāTīkā-Paṭṭhāna bằng cách đưa các mẫu đề tam trong số các mẫu đề tam đó; Ðức Phật giảng Dukaduka-Paṭṭhāna bằng cách đưa các mẫu đề nhị vào các mẫu đề nhị. Do đó, theo thứ tự ngược lại, Bộ Paṭṭhāna được chú giải theo 6 phương thức. Vì thế, bài tường thuật nói rằng: ‘Các Bộ Tīkā, Duka, DukaTīkā Tīkā Tīkā Dukaduka thật đáng ca ngợi. Sáu phương pháp này (được hiểu là thuộc về phương pháp hoán vị) theo thứ tự ngược lại quả thật là sâu xa’. Rồi một lần nữa, trong phối hợp phương pháp liên tiếp chính xác và phương pháp thứ tự đảo ngược, cũng chính do Bộ Dukaduka-Paṭṭhāna mà 6 phương thức đó đã được triển khai. Do đó, có kinh văn tường thuật nói rằng: ‘Các Bộ Tīkā, Duka, DukaTīkā, Tīkāduka, TīkāTīkā Dukaduka thật đáng ca ngợi và kính phục. Sáu cách thức phối hợp phương pháp liên tiếp chính xác và phương pháp thứ tự đảo ngược quả thật là sâu xa’. Ngay tức khắc sau bài tường thuật này, Ðức Phật đã pháp việc áp dụng cùng 6 phương thức phối hợp với phương pháp thứ tự đảo ngược và phương pháp liên tiếp chính xác. Chính vì lý do đó đoạn văn cho rằng: ‘Các bộ Tīkā, Duka, DukaTīkā, Tīkāduka, TīkāTīkā DukaTīkā thật đáng ca ngợi và kính phục. Sáu phương pháp này (được hiểu là thuộc phương pháp hoán vị) theo phương pháp thứ tự ngược lại và tiếp diễn chính xác quả là sâu sắc’. Do đó, 6 phương thức liên tiếp chính xác, 6 phương thức thứ tự ngược lại, 6 phương thức phối hợp liên tiếp chính xác và theo thứ tự ngược lại, 6 phương thức phối hợp thứ tự ngược lại và phương pháp liên tiếp đúng đắn – gộp lại thành 24 duyên hệ phổ quát do Bộ Paṭṭhāna nhằm tạo nên Bộ Vị Trí này.

Giờ đây để hiểu hết chiều sâu Bộ Vi-Diệu-Pháp, ta cần phải hiểu rằng có cả thảy bốn đại dương đó là: đại dương tái sanh, đại dương sông nước, đại dương phương pháp và đại dương Tuệ giác. Trong đó:

“Samsara” Luân hồi chính là tên gọi - một đường nét liên tục nơi các căn, nơi thành tố kể cả nơi ngũ uẩn. Ðây chính là đại dương tái sanh. Chính vì điểm khởi đầu nhập thể tuyệt đối nơi mọi hữu thể xem ra vẫn chưa rõ ràng – Cho dù giây phút khởi đầu này đã khởi sự rất có thể một trăm năm qua [11] hoặc giả một ngàn năm, một trăm ngàn năm, hoặc giả cả một trăm, một ngàn hoặc giả một trăm ngàn kỷ nguyên vũ trụ mà trước đó các chúng sanh này chưa hề tồn tại hoặc đã được sinh ra cùng thời với một vị vua hoặc giả cùng thời với đức Phật nào đó - trước đó họ không hề tồn tại và cũng không thể lập ra một hạn mức nào cả. ‘Nầy chư Tỳ-khưu, chưa ai phát hiện ra khởi điểm tột đỉnh vô minh trước đó chúng sanh chưa tồn tại, nhưng sau thời điểm đó chúng sanh xuất hiện cũng chưa được hé mở.’[42] Bằng cách này, đại dương tái sanh chính là một bước khởi đầu chưa được biết đến.

Và cũng đã tồn tại một đại dương bao la được biết đến là đại dương chứa đầy nước. Ðại dương này sâu 84 do tuần (do tuần (yojana). Không thể đo được giòng nước là một trăm, một ngàn, mười ngàn, hoặc giả một trăm ngàn thùng. Ta không thể tính toán hay đo lường được đại dương này. Quả thật, ta chỉ có thể cho rằng đó là một khối nước không hơn không kém. Ðây chính là đại dương sông nước bao la.

Thế còn đại dương Tuệ giác thì thuộc loại nào? Thưa đó là Tam tạng, là lời Ðức Phật phán ra. Là bởi vì chỉ cần nghiền ngẫm hai Bộ Tạng, đã đủ cho niềm vui sướng vô tận bừng lên nơi tâm hồn những chàng trai tráng là thành viên các thị tộc đã tỏ ra tin tưởng, tin tưởng vô hạn và đã được phú cho Tuệ giác cao siêu. Hai Bộ Tạng đó là gì vậy? Thưa đó là Luật Tạng và Vi Diệu Pháp. Niềm sung sướng mê ly bất tận đó đã bừng lên nơi chư vị Tỳ-khưu đó, họ là những người đã nghiên cứu và học hỏi kinh văn Luật Tạng và nghiền ngẫm cho rằng đó là lãnh vực các Ðức Phật cần phải làm, chứ không phải là những phàm nhân khác. Ðể có thể tuyên bố qui luật cho mỗi trường hợp sai phạm hoặc phạm phải lỗi lầm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng nơi sai phạm đó.

Niềm vui sướng khôn tả cũng bừng lên nơi các đạo hữu, khi họ nhập thiền về những ý nghĩa các việc siêu thế mang đầy màu sắc và tư cách thiện pháp[43].

Còn nữa, chư vị Tỳ-khưu, là những người nghiên cứu Vi Diệu Pháp, qua được niềm vui sướng tột đỉnh bất tận trong khi nhập thiền định. Như thể vô số các ngôi sao trên bầu trời nhóm họp lại thành những chùm sao. Bậc Ðạo sư (đức Phật) đã thuyết pháp cho chúng sanh kể cả các danh và Sắc, phân chia ra thành nhiều phần tử và định lượng khác nhau – rồi thành các hữu thể tinh túy và sâu sắc, chẳng hạn nội dung duy nhất[44] của các uẩn, xứ, giới, quyền, lực, giác chi, nghiệp (kamma) và kết quả của nó, và sự phân biệt giữa danh và sắc. Ta hãy xem xét câu chuyện nói về kinh nghiệm này. Vị Trưởng Lão Mahagatigamiyatissa [12] băng qua bờ biển đối diện Ấn Ðộ, với ý định tỏ lòng tôn kính Cây Bồ-đề. Trong khi ngồi trên boong tàu, Vị Trưởng Lão nhìn vào đại dương bao la, nhưng cả bờ biển bên này lẫn bờ bên kia đều không xuất hiện trong tầm nhìn của vị Trưởng lão này. Chỉ thấy xuất hiện đại dương bao la, phủ đầy bọt sóng bạc do những đợt sóng cuồn cuộn tạo ra, tựa như một lớp bạc tỏa ra từ một luống hoa nhài. Vị Trưởng Lão tự nhủ: Cái gì đặc biệt hơn – những đợt sóng nhấp nhô đại dương, hoặc cơ sở phương pháp 24 phương thức phân chia trong Bộ Vị Trí? Sau đó, những ranh giới đại dương vĩ đại bắt đầu tỏ hiện ra với chư vị Trưởng Lão. Thật vậy, chư vị Trưởng Lão đã tự nhủ: Ðại dương này bị giới hạn, bên dưới là mặt đất, bên trên là bầu trời, một bên là rặng núi bao quanh cõi trần, còn bên kia là bờ biển. Nhưng những giới hạn vũ trụ Paṭṭhāna không rõ ràng. Và trạng thái sung sướng trào dâng trong tâm hồn vị Trưởng Lão, khi vị Trưởng Lão nhập thiền định, thiền Ðịnh về giáo pháp tinh tế và sâu sắc. Trong khi kìm chế trạng thái sung sướng và gia tăng tầm nhìn của mình ngay cả trong lúc đang ngồi thiền, Vị Trưởng Lão đã loại bỏ được tất cả những sự Phiền não, và trong khi củng cố sự hoan hỷ tuyệt đỉnh là quả vị A-la-hán, Chư vị Trưởng Lão đã tán tụng trong bài kệ nói về sự sung sướng:

Kẻ nào[45] là đệ tử đích thực của Ðấng Như Lai,
tựa như viên ngọc quý trong bàn tay của mình, Ngài nhìn rõ
những Nguyên Nhân duyên khới, từ đó vạn vật nổi lên.
truyền thuyết sâu xa và khó nhận biết, mà Ðấng Như Lai Vĩ Ðại
đã nhìn thấy được, và tất cả
[46] đều đã được giảng pháp[47] tuần tự.
Ðây là phương pháp (chiêm ngắm) đại dương.

Thế còn đại dương Tuệ giác là gì? Thưa đó là Toàn tri. Không thể phân biệt được các đại dương tái sanh, đại dương sông nước bao la, đại dương phương pháp, ngoại trừ có được ‘toàn tri.’ Do đó, Toàn tri chính là đại dương Tuệ giác. Trong số bốn đại dương vừa nêu, đại dương phương pháp được nói đến ở đây; bởi vì chính Ðức Phật, Ðấng Toàn Tri, đã thâm nhập được đại dương[48] này. Và Ðức Thế Tôn, ngồi thiền dưới gốc Cây Bồ-đề, đã thâm nhập được đại dương này và suy nghĩ rằng: ‘Tầm nhìn của ta xuyên thấu qua đại dương này! Hãy nhìn kìa, ngay cả đối với giáo pháp ta đã đạt thấu, ta đã đi tìm kiếm và hỏi han trong hơn một trăm ngàn đại kiếp, trong hơn bốn A tăng kỳ không kể xiết được, ta ngồi thiền trong tư thế xếp bằng (giống như ngồi thiền trên ngai tòa), ta đã đẩy lùi mọi phiền não’. Và ngài còn ngồi thiền trên ‘ngai” trong vòng bảy ngày nữa, nhập thiền định về giáo pháp ngài đã giác ngộ. Thế rồi sau bảy ngày, ngài rời khỏi ngai tòa và đứng nhìn chăm chú vào chiếc ngai không chớp mắt, ngài suy nghĩ: ‘Quả thật ta đã đạt đến giác ngộ từ trên ngai này’. Do đó, chính chư thiên cũng nổi lên mối nghi ngờ nói rằng: ‘Chắc hẳn là hôm nay, Siddattha vẫn còn phải hoàn tất một số công việc, bởi vì ngài vẫn chưa thể rời khỏi ngai.’ Biết được mối nghi ngờ đó, để trấn át nó, ngay tức khắc, Vị Ðạo sư (tức Ðức Phật) liền bay lên trời và Hiện Song Thông. Phép lạ được diễn ra ngay tại ngai, dưới Cây Bồ-đề, và được thực hiện ngay giữa đám đông đạo hữu Pataliputta[49] đang nghe ngài hoàn toàn giống như Hiện Song Thông được thực hiện dưới gốc cây Bồ-đề trinh trắng trong vườn Kanda. Như vậy, sau khi đã thực hiện Hiện Song Thông, ngài ngự xuống tuần trời cao và ngài đã đi lại giữa ngai và nơi ngài đã lưu lại trong vòng bảy ngày liền.

Bấy giờ chẳng có một ngày nào trong suốt một quãng thời gian hai mươi mốt ngày, thân xác Ðức Phật phát quang, và toả ra từ thân xác vị Ðạo sư (đức Phật). Trong tuần lễ thứ tư, ngài ngồi thiền trong một ngôi nhà xây bằng đá quí toạ lạc ở vùng đông bắc. Ngôi nhà đá quí đó không có nghĩa là ngôi nhà được xây bằng bảy viên ngọc quí, nhưng là nơi ngài chiêm nghiệm về bảy bộ Vi Diệu Pháp. Và trong khi ngài ngồi thiền về những nội dung trong bộ Dhammasaṅganī, thân thể của ngài không tỏa ra hào quang; tương tự như vậy đối với việc hành thiền năm bộ kế tiếp. Nhưng khi ngài thiền đến Bộ Vị Trí, ngài bắt đầu chiêm ngưỡng tư tưởng hai mươi tư mối tương quan nhân quả phổ quát, về nguyên nhân và sự thể hiện v.v..., chắc hẳn đây là dễ dàng ngài đạt đến giác ngộ ngay tại đó. Bởi vì giống như con kình ngư Timiratipingala chỉ tìm được chỗ dưới độ sâu tám mươi tư ngàn do tuần dưới dòng đại dương, cũng vậy, ngài thực sự đạt đến giác ngộ chỉ trong Bộ Vị Trí này. Những hào quang sáu màu– xanh, vàng, đỏ, trắng, hung hung và sáng chói – được toả ra từ thân thể của vị Ðạo sư (đức Phật), nhờ việc giác ngộ ngài đã tìm ra, ngài nhập thiền định về giáo pháp tinh tế và sâu sắc. Những hào quang màu chàm tỏa ra từ mái tóc của ngài và những phần màu xanh dương từ ánh mắt ngài. Nhờ những hào quang này, mà nguyên bề mặt bầu trời lộ ra như thể đã được rải đầy bột thuốc nhỏ mắt, hoặc được bao phủ bằng lớp vải lanh và những bông hoa sen, hay giống như một chiếc quạt quý phe phẩy, hay một miếng vải màu sậm trải rộng ra. Những hào quang màu vàng tỏa ra từ lớp da của ngài và những phần màu vàng của đôi mắt ngài. [14] Nhờ những hào quang này, mà những vùng khác trên địa cầu chiếu sáng như thể được phủ đầy một số chất lỏng màu vàng, hoặc dát bằng những phiến đá mầu vàng, hoặc được rải đầy bột củ nghệ tây và hoa-Bauhinia. Những hào quang màu đỏ tỏa ra từ thịt và máu của ngài và những phần màu đỏ trên đôi mắt ngài. Nhờ những hào quang này, những khu vực địa cầu mang đầy màu sắc, như thể được tô điểm bằng bột chì màu đỏ, hoặc được phủ đầy chất lỏng cánh kiến được nấu chảy, hoặc được bọc bằng những tấm chăn màu đỏ, hoặc được rải đầy hoa-hài, san hô-biển và những bông hoa bandhujivaka. Những hào quang màu trắng tỏa ra từ những bộ xương và những chiếc răng của ngài và những phần màu trắng đôi mắt. Nhờ những hào quang này, những khu vực địa cầu được tỏa sáng như thể đang chảy đầy tràn những giòng sữa được đổ ra từ những lọ bạc, hoặc phủ đầy bằng một chiếc màn được làm bằng những đĩa bạc, hoặc giống như một chiếc quạt bằng bạc phe phẩy, hoặc như thể được bao phủ bằng những bông hoa như hoa nhài dại, hoa huệ-nước, bông hoa tao nhã, hoa nhài và hoa cà phê. Những hào quang màu hung hung và sáng chói tỏa ra từ những phần khác nhau của thân thể ngài. Do đó, những hào quang sáu màu lộ ra và đã thu hút được một khối lượng khổng lồ địa cầu. Ðịa cầu khổng lồ, với bề dày là 240. 000 Do tuần (yojana), xuất hiện tựa như một khối vàng được đánh bóng lộng lẫy. Những hào quang xâm nhập trái đất và xuyên thấu tới giòng nước bên dưới. Giòng nước nuôi dưỡng trái đất và có độ sâu 480. 000 Do tuần (do tuần (yojana)), xuất hiện tựa như lớp bụi vàng được đổ ra từ những chiếc bình vàng. Chúng xuyên thấu giòng nước và thu hút bầu khí quyển với bề dày là 960.000, xuất hiện tựa như những cột bằng vàng dương lên thật cao. Trong khi xâm nhập bầu khí quyển, những hào quang này tỏa ra khoảng không gian bao la bên dưới. Trong khi tỏa lên phía trên, chúng xuyên thấu tới nơi ở của cõi tứ Thiên Vương của thế giới. Lúc xâm nhập vào những chỗ này, chúng thu hút cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa), và từ đó, đến Dạ-ma (Yama), Cõi Trời Ðâu Xuất (Tusita), Hóa Lạc Thiên (Nimmarasati), cõi Tha Hóa Tự tại Thiên (Paranimmita-vāsavatti), từ đó, đến chín cõi Phạm Thiên, Quảng Quả Thiên (Vehapphala), rồi đến năm cõi Ngũ tịnh cư và đến bốn cõi trời Vô sắc (Aruppa). Khi đã thâm nhập được cõi cuối cùng này, những hào quang này tỏa ra khoảng không gian bao la xuyên tới tận những hệ cõi trời vô biên. Nơi nhiều cõi đó, không hề có ánh sáng trên mặt trăng, mặt trời, chùm sao, không nơi nào có ánh sáng rực rỡ, ngay cả ở trong công viên, nơi các tòa nhà, nơi cây Như ý (wish-yielding-tree) của các vị chư thiên, ngay trên thân thể và những trang phục vua chúa chư thiên cũng không có thứ ánh sáng đó. Ngay cả Ðấng Phạm Thiên Vĩ Ðại, có khả năng khuyếch tán ánh sáng xuyên qua hàng tỉ cõi trần, [15] cũng trở nên giống như một con đom đóm-tỏa sáng vào lúc bình minh toả sáng. Chỉ thấy xuất hiện đường nét mặt trăng, mặt trời, chùm sao, các công viên, các tòa nhà, và thân cây như ý (wish-yielding-tree) của chư thiên. Như vậy, có quá nhiều khoảng không gian được chan hòa hào quang của Ðức Phật. Sức mạnh này không phải là phép thần thông, cũng không phải là sức mạnh tu chứng. Nhưng là giòng máu Vị Chúa Tể càn khôn trở nên bừng sáng khi ngài nghiền ngẫm suy tư giáo pháp tinh tế và sâu sắc. Tương tự như vậy cơ sở tư tưởng tự nhiên và vẻ bề ngoài của ngài. Yếu tố màu sắc, do trật tự chất năng lượng ra, do tư tưởng phát sinh ra, tự kiên định củng cố vững vàng nơi một bán kính lên tới dăm ba mét (80 cubit). Bằng hiện trạng như vậy ngài đã hành thiền suốt cả một tuần lễ liền.

Ðang khi hành thiền trong suốt bảy ngày bảy đêm như vậy, ngài đã thâm nhập được vào giáo pháp sâu rộng được bao nhiêu? Thưa chiều sâu đó quả là vô biên và không thể đo lường được. Tất nhiên, điều này ám chỉ Bài Pháp xuất ra từ tâm trí tư tưởng của ngài. Và không thể nói được rằng Ðạo sư (Ðức Phật) không thể kết thúc diễn giảng trong vòng một trăm năm, một ngàn năm hoặc hàng vạn năm theo quy Luật ngài đã thực hiện được về mặt tinh thần trong suốt một tuần lễ đó. Rồi sau đó, Ðấng Như Lai (Tathagata) ngồi thiền giữa các vị chư thiên qui tụ lại từ hàng ngàn, hàng vạn cõi tới, ngay tại bệ đá Pandukambala dưới gốc cây Paricchattakau nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa), có thân mẫu ngài chứng kiến, ngài đã giảng pháp định Luật đó từ chủ đề này sang chủ đề khác[50] với cả trăm, cả ngàn và hàng vạn phân đoạn khác nhau. Những bài chú giải đó quả thật vô biên và không thể đếm xuể, và được tiến hành liên tục trong ba tháng, với vận tốc ào ào như thác đổ, hoặc như dòng nước trong bình tưới khi ta lộn ngược bình xuống. Bởi vì Bài Pháp của Ðức Phật đang khi cám ơn đám đông đạo hữu vì lòng mến khách của họ, nếu được trau chuốt đôi chút, có thể đạt đến chiều dài một Bài Pháp ghi trong Trường Bộ Kinh hay Trung bộ kinh (Majjhima)Và Bài Pháp ngài ban sau bữa ăn do đám đông đạo hữu trai tăng ngài có thể dài bằng cả một Bài Pháp ghi trong hai Bộ Kinh vĩ đại là Tương Ưng Bộ (Samyutta) Tăng Chi Bộ (Anguttara). Tại sao thế? Bởi vì Ðức Phật chẳng bận tâm mấy tới việc duy trì cuộc sống, nên đôi môi của ngài khép lại, miệng ngài hơi[51] hé mở, lưỡi ngài mềm mại, giọng nói của ngài ngọt ngào, lời ngài nói thanh thoát[52] phát ra. Do đó, chỉ cần pháp trong một thời gian[53] ngắn ngủi như vậy, cả bộ giáo pháp đã được ấn định; trong khi ngài cần đến ba tháng để pháp, chắc hẳn là quy Luật đó đương nhiên phải là vô biên và không thể đo lường được.

Quả thật Trưởng Lão Ananda, một đệ tử Tam tạng, đã có kinh nghiệm rộng rãi, có thể học hỏi, tường thuật và pháp trong khi vẫn đứng, một ngàn năm trăm câu kệ hoặc giả có tới sáu mươi ngàn chân (feet) (thể loại thơ) một cách dễ dàng như thể ngài đang thu lượm một vài loại cây leo hay hái một vài bông hoa. Ðó là Bài Pháp duy nhất mà ngài Ananda đã thực hiện. Không một ai, ngoại trừ Ðức Phật, có khả năng pháp, hoặc phân tích được từng lời văn và cách thuyết pháp như Trưởng Lão Ananda đã thực hiện được. Ngay cả một vị đệ tử với niềm say mê đến như vậy, [16] với trí thông minh và lòng dũng cảm tuỵêt vời đến thế, vẫn sẽ không có khả năng hoàn tất được công việc học hỏi nghiên cứu những Bài Pháp đó của vị Ðạo sư (Ðức Phật) trong vòng một ngàn năm, là công việc Ðức Phật chỉ thực hiện trong vòng ba tháng theo như đã đề cập đến ở trên[54].

Nhưng làm thế nào Ðấng Như Lai (Tathagata) có thể duy trì được cuộc sống thể xác đang khi ngài pháp liên tục như vậy trong vòng ba tháng, thân xác đó vốn là sản phẩm của tham lam và luôn phải tùy thuộc vào của sắc vật thực? Thưa đó là nhờ sự bồi bổ thân xác bằng đồ ăn[55]. Thực tế mỗi khoảng khắc thời gian được Ðức Phật ghi dấu cẩn thận, được chia ra và tuân thủ nghiêm ngặt. Ðức Phật cho hay, khi ngài diễn giảng học thuyết nơi cõi con người, Ðức Thế Tôn đã tuân thủ thời gian một cách thích hợp. Ngài nhận thấy lúc này là thời điểm đi khất thực đây đó. Vì thế, ngài đã tự tạo ra đức Phật thứ hai theo hình ảnh của chính ngài và do đó, ngài đã xác định: ‘Hãy để cho Vị Phật đã được tạo ra này mặc áo cà sa, cầm bát khất thực, ăn nói và nhận của bố thí cho mình với dáng vẻ của một vị chân tu. Hãy để cho vị ấy pháp. Sau đó, Ðức Phật (đích thực) tự cầm lấy bát khất thực, mặc áo cà sa của ngài và đi tới Hồ Anotatta. Chư thiên đưa cho ngài một cây tăm lấy ra từ một cây leo Naga. Ngài đã sử dụng, tắm trong nước hồ, và đứng trên đỉnh tảng đá Manosila. Ngài mặc nội y vào và khoác vội chiếc áo cà sa đã được nhuộm kỹ, cầm bát khất thực làm bằng đá xanh, do Bốn Vị Chư Thiên của cõi dục giới đưa cho ngài, và ngài đi tới Uttarakuru. Từ đó, sau khi nhận của bố thí, ngài ngồi thiền tại bờ Hồ Anotatta, ngài dùng bữa và trong nửa ngày còn lại, ngài đi tới khu rừng gỗ đàn hương. Xá-lị-phất, Tướng Quân của giáo pháp, đã đi đến đó, phục vụ Ðức Phật và ngồi bên cạnh ngài. Vị Ðạo sư (Ðức Phật) đã dạy phương pháp cho chư vị này và phán rằng: ‘Hỡi Xá-Lợi-Phất, ta đã chỉ ra rất nhiều học thuyết’. Do đó, người đệ tử chính, người đã được phú cho Tuệ giác biết phân biệt, được ban cho phương pháp, như thể Ðức Phật đứng trên bờ biển và đưa bàn tay mở rộng của ngài chỉ ra đại dương. Ðức Thế Tôn cũng đã truyền đạt học thuyết cho Trưởng Lão, hàng trăm, hàng ngàn phương pháp đã trở nên rất rõ ràng. Vào thời điểm nào, sau khi đã nghỉ trưa, ngài đứng dậy (cầm lấy bát khất thực và mặc áo cà sa) đi tới cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa) để diễn giải giáo pháp đây? Ngài đã ra đi vào khoảng thời gian ngài sau khi đã chỉ vẽ giáo pháp cho các cư dân Sāvatthī, vì họ đã tề tựu đông đủ ở đó. Những vị (chư thiên) nào biết được ngài ra đi (khỏi cõi con người phàm tục) hay đến cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa) sau khi đã chỉ dạy giáo pháp, và kẻ nào không biết điều đó? Thưa rằng những chư thiên có sức mạnh to lớn hơn nhận biết được điều đó; còn những chư thiên nào ít sức mạnh hơn thì chẳng hề nhận ra điều đó. Tại sao những chư thiên này không hay biết gì về điều đó? Thưa bởi vì không hề có sự khác biệt giữa Ðức Thế Tôn và Ðức Phật đã được tạo ra, xét về mặt hào quang ngài phát ra, chất giọng hoặc lời nói của hai Vị này.

Bây giờ, sau khi học hỏi giáo pháp do Ðức Phật truyền dạy cho Sāriputta đã thuyết pháp lại cho năm trăm chư vị Tỳ-khưu cùng với các đệ tử của Ngài nữa. Ðiều tiếp theo sau đây có liên quan đến tiền kiếp của Ngài. [17] Ðược kể lại rằng họ đã tái sanh thành những con dơi dưới thời Ðức Phật tổ Ca Diếp (Kassapa). Ðang đeo bám trên nóc căn hầm, thì họ nghe giọng của hai vị Tỳ-khưu đang Kệ Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), và hiểu được một ý nghĩa tổng quát cho là theo luật, không thể phân biệt được thiện pháp và điều bất thiện. Họ đã chết chỉ với một ý tưởng chung chung như vậy được nghe thấy từ tiếng kệ của hai vị Tỳ-khưu đó và được tái sanh nơi cõi các vị chư thiên. Họ cư ngụ tại đó trong suốt quãng thời gian một vị Ðức Phật qua đi và một vị khác xuất hiện, và trong khoảng thời gian đức Phật này, họ đã được tái sanh thành người. Do được chứng kiến Phép song thông và được thuyết phục, họ đã từ bỏ cõi phàm trần trước sự chứng kiến của vị Trưởng Lão, ngài đã học giáo pháp do Ðức Phật diễn giảng cho, sau đó đã dạy lại cho chư vịï quy Luật đó. Họ đã hiểu được bảy bộ luận tạng, đồng thời với thời gian Ðức Phật kết thúc diễn giải Vi Diệu Pháp (Abhidhamma).

Thứ tự nguyên bản tác phẩm Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) do chính Xá-lợi-phất (Sāriputta) phát minh ra; chính ngài cũng đã xác định rõ hàng loạt những phân đoạn được đánh số trong Bộ Vị Trí này. Bằng cách này vị Trưởng Lão đã sắp đặt hàng loạt số thứ tự để giúp cho nhiều người dễ dàng học hỏi, nhớ được, nghiên cứu và giảng dạy giáo pháp mà không làm hại đến học thuyết duy nhất đó. Như vậy trong trường hợp đó, phải chăng Trưởng Lão đã là người đầu tiên hiểu được Bộ Vi Diệu Pháp (Abhidhamma)? Thưa không, vì chính Ðức Thếâ Tôn là người đầu tiên hiểu được toàn bộ Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Bởi vì khi ngồi thiền trên bệ đá dưới Cây Bồ-đề, ngài đã thâm nhập được ý nghĩa Vi Diệu Pháp, đã trở thành Vị Giác Ngộ và, khi ngồi thiền trên ngai suốt bảy ngày trong một tư thế duy nhất, ngài đã cảm hứng cất lên bài kệ sau đây:

Nhìn kìa! khi Pháp[56] đích thực nổi lên nơi vị thánh.
người nhiệt tình, và đầy suy tư, mọi nghi kỵ liền tan biến ngay;
ngài biết rõ nhân duyên tạo ra kiếp tái sanh.

Nhìn kìa! khi Pháp đích thực nổi lên nơi vị thánh
người nhiệt tình, và đầy suy tư, mọi nghi kỵ liền tan biến hết;
ngài biết cách huỷ hoại mọi nhân duyên.

Nhìn kìa! Pháp đích thực nổi lên nơi vị thánh.
người nhiệt tình và đầy suy tư, mọi nghi kỵ liền tan biến hết;
như luồng sáng chiếu dọi cõi nhân sinh,
ngài tiêu diệt Ma-vương một đám đông.
như thái dương soi chiếu sáng bầu trời

Cảnh tối tăm đêm tối[57] ngài xua tan.
Ðây là những lời đầu tiên của Ðức Phật.

[18] Những đệ tử nghiên cứu Bộ Pháp Cú (Dhammapada) lại cho rằng: những bài kệ sau đây mới chính là lời đầu tiên Ðức Phật thốt lên sau khi Ngài đạt đến giác ngộ:

lâu nay quanh quẩn kiếp luân hồi,
ta tìm ta kiếm một người thợ xây.
tái sanh ấy nỗi đau muôn thuở.
Xuất hiện ôi! kỹ sư xây nhà cửa!
lâu dài thành quách chẳng cần xây.
ruôi mè,, đòn dong hủy tiêu hoàn toàn.
ta nay cảnh Niết Bàn
[58] nhắm tới,
ước mơ thèm khát tiêu tan
[59] ngàn đời.

Những lời Ðức Phật phán khi ngài nhập Niết-bàn (Parinibbana), vào lúc Phật nằm giữa hai gốc cây Sala là những lời cuối cùng của ngài:

‘Nầy chư Tỳ-khưu, hãy lắng nghe đây, “Vạn vật hữu vi đều vô thường cả.” hãy chăm chú[60] lo phần giải thoát cho chính các ngươi mà thôi.

Chính Ðức Phật đã diễn giải Các pháp thiện hướng dẫn đến Bất Tử, ngài đã dạy dỗ các đệ tử của mình trong suốt bốn mươi lăm năm giữa hai biến cố này, như thể ngài đang sửa soạn một vòng muôn mầu, hay đang chế một chuỗi hột đá quí giá, tạo thành những lời dạy bảo vàng ngọc quí giá cho đời sau. Tất cả những lời dạy dỗ đã được viết thành Tam tạng, Ngũ Bộ Nikāyas, chín Bộ Angas, và tám mươi tư ngàn Uẩn (Khandhas). Bằng cách nào vậy? Theo Những gì ghi lại trong Tam tạng thì toàn bộ những lời của Ðức Phật được chia thành ba phần đó: Luật tạng, Kinh tạng và Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Ở đây, cả hai Biệt Giải thoát giới (Patimokkhas) (tức những qui luật dành cho cả chư vị Tỳ-khưu và Tỳ-khưu ni) và hai Bộ Bộ Phân tích (Vibhagas) (dành riêng cho chư vị Tỳ-khưu khác với các Tỳ-khưu ni) còn có hai mưoi hai Kiền độ (Khandhakas), mười sáu Phụ Tùy (Parivara) tạo thành tác phẩm Luật Tạng (Vinaya Pitaka.)

Một bộ sưu tập gồm có Ba mươi tư kinh bắt đầu với Phạm Võng kinh (Brahmajala) tạo nên Trường bộ kinh (Dīgha Nikāya); một bộ sưu tập với 152 kinh bắt đầu với kinh Mulapariyaya tạo nên Trung Bộ kinh (Majjhima Nikāya); một bộ sưu tập khác gồm 7.762 kinh bắt đầu với kinh Oghatarana tạo thành Tương Ưng Bộ kinh (Samyuttara Nikāya); lại còn có bộ sưu tập gồm 9.557 bộ bắt đầu với kinh Cittapariyadana tạo nên Tăng Chi Bộ kinh (Anguttara Nikāya). 15 bộ kinh[61] khác nữa đó là: Tiểu Tụng Bộ Kinh (Khuddakapatha), Pháp cú kinh (Dhammapada), Phật Tự Thuyết (Udana), Như thị thuyết Bộ (Itivuttaka), Kinh Tập (Suttanipata), Thiên Cung sự (vimanavatthu), Ngã Quỉ Sự (Petavatthu), Trưởng Lão Kệ (Theragatha)  -Trưởng Lão Ni Kệ (Therigatha), Kinh Bổn Sanh (Jataka), Niddesa, Vô ngại giải đạo (Patisambhidā) Thí Dụ Bộ (Apadana), Phật Tông (Buddhavamsa), và Hạnh Tạng Bộ Cariyapitaka tạo thành Tiểu Bộ kinh (Khuddaka Nikāyas). Tất cả các bộ này đã tạo thành Tam tạng.

Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma Pitaka) có bảy bộ bắt đầu bằng Bộ Dhammasaganī.

[19] Ở đây –
Bởi Luật tạng chỉ dạy giáo điều và nguyên lý,
điều phục được thân và khẩu
Chính do vậy mới có tên Luật Tạng.
Luật tạng được diễn giảng phổ quát

Trong đoạn kệ trên ta thấy dùng từ các ‘nguyên lý’ ở đây có nghĩa là những phương pháp do Tứ Thanh Tịnh Giới (four-fold Patimokkha) quy định, và bảy loại phạm giới bắt đầu với tội bất cộng trụ (parajika) của MaTīkā và của (Vibhaṅga). với các từ ‘Giới luật, có nghĩa là những phương pháp nơi các đạo luật bổ sung, mang lại kết quả do tăng cường hay hoặc thư giãn trong việc nắm giữ những qui định nguyên thuỷ tạo ra. Bộ này cũng giúp điều hòa thân xác và miệng lưỡi bằng những kiềm chế khỏi những lỗi phạm thuộc hai lãnh vực này, Do vậy, nhờ các nguyên tắc, những lời giáo huấn và các quy định trong bộ này liên quan đến thân và khẩu, nên bộ này được gọi là Luật tạng (Vinaya).

Vì thế, Bộ này được coi như giúp ta dễ dàng nghiên cứu học hỏi các định nghĩa của các từ:

Bởi Luật tạng chỉ dạy giáo điều và nguyên lý,
điều phục được thân và khẩu
Chính do vậy mới có tên Luật Tạng.
Luật tạng được diễn giảng phổ quát

Hơn nữa:

Kinh tạng đã trình bày, diễn giải và đem lại kết quả,
Còn tạo ra rồi bảo vệ thiện pháp.
một chuẩn mực vượt trên vượt trên bậc trí
vậy kinh tạng (Sutta) đích thực là tên gọi.

Bởi vì kinh tạng (sutta) vạch ra thiện pháp là gì cho chính bản thân mỗi người và cho cả tha nhân nữa. Kinh tạng (sutta) cũng được diễn tả một cách chính xác để phù hợp với những ước vọng của độc giả. Người ta nói rằng bộ này mang lại kết quả là Thiện pháp, giống như mùa màng mang lại hoa quả; bộ này sản sinh ra thiện pháp, giống như con bò cái tạo ra sữa; bộ này còn bao bọc và phòng vệ thiện pháp. Bộ này là thước đo cho trí tuệ, tương tự như cái thước chuẩn của bác thợ mộc vậy. Giống như những bông hoa được đính lại thành từng chuỗi với nhau sẽ không thể rơi rụng, cũng không bị tàn héo, cũng vậy, khi thiện pháp được kết hợp với kinh tạng (sutta) này, thiện pháp đó sẽ không bị tiêu diệt. Do đó, người ta nói rằng kinh tạng (sutta) dễ dàng cho việc nghiên cứu định nghĩa các từ ngữ vậy:

Kinh tạng đã trình bày, diễn giải và đem lại kết quả,
Còn tạo ra rồi bảo vệ thiện pháp.
một chuẩn mực vượt trên mọi trí tuệ
vậy kinh tạng (sutta) đích thực là tên gọi
.

Ðịnh nghĩa về từ Abhidhamma - Vi Diệu Pháp đã được giải thích. Nhưng sau đây là một bộ khác:

Quyển sách chỉ rỏ nguyên nhân sanh khổ
những thuộc tính đặc sắc và đáng trọng biết bao.
phân biệt rõ, có giá trị vượt trội,

lấy Vi Diệu Pháp làm tên cho bộ này.

[20] Như đã trình bày ngay từ đầu, do tiếp đầu ngữ ‘abhi’ bao gồm sự phát triển, những thuộc tính riêng biệt, sự kính trọng, phân biệt rõ ràng và có giá trị trội vượt. Do đó, trong câu: ‘Chư vị Tỳ-khưu, thầy cảm nghiệm được đau đớn khủng khiếp đang gia tăng trong thân xác thầy[62]”. Những đau đớn gia tăng nơi tôi’, câu này diễn tả sự phát triển. Trong câu: ‘Ðó là những đêm tối khác thường[63] mang những đặc điểm rõ rệt[64], câu này diễn tả những thuộc tính xác thực. Trong câu: ‘Vua các vua[65], Ðấng Lãnh tụ và nhà chinh phục chúng sanh”, câu này diễn tả sự kính trọng. Trong câu: ‘Ngài có khả năng quán triệt Vi Diệu Pháp và Tạng[66] Luật’ câu này diễn tả sự phân biệt và có nghĩa là: ‘Ngài có đủ khả năng quán triệt Pháp và Luật, nhưng không lẫn lộn hai pháp này với nhau. Trong các đoạn văn: ‘Với nét đẹp vượt trội[67]’, những đoạn này diễn tả về giá trị. Trong câu: ‘Ngài tạo ra những điều kiện để được tái sanh nơi cõi Sắc Giới (Rupa-world)[68]; ngài sống nơi cõi phàm tục này bằng cách phổ biến tư tưởng tâm bi[69] yêu thương’, ngài ám chỉ những sinh linh có thể tấn tới và phát triển được. Trong những câu: ‘cảnh sắc, cảnh thinh’ đây muốn ám chỉ những sự vật đó có những thuộc tính hết sức cá biệt, bởi vì những vật đó đã được xác định hẳn hoi như là những đối tượng cụ thể (cảnh sắc...).Và ngài ám chỉ những sự vật đáng được kính trọng trong các câu sau: ‘Những đối tượng gắn liền với chư vị đệ tử, những đối tượng gắn liền với những người lão luyện và những đối tượng siêu thế” Trong những câu: ‘Ðây là xúc giác, kia là thọ v.v...’ ngài ám chỉ những sinh linh có thể phân biệt được về mặt bản chất. Và ngài ám chỉ những sự vật có giá trị vượt trội trong đoạn như: ‘Các pháp siêu thế, không thể đo lường được, không thể so sánh được’. Do đó, người ta nói rằng bộ này giúp ta dễ dàng nghiên cứu định nghĩa về từ ngữ đa dạng trong đó.

Do bởi bộ này cho thấy vạn vật đều trải qua phát triển .v.v...
Thuật ngữ ‘Tạng’ có ý nghĩa tổng quát như sau:
Từ Tạng (pitaka) mang ý nghĩa thật uyên bác [*]
là ‘việc học’ và ‘cái giỏ’ càn khôn.
Chỉ một từ mà hiểu được toàn bộ.
Kinh Tạng, Luật Tạng và Vi Diệu Pháp.

[*] Nghĩa là chỉ có một từ Pitaka ta có thể hiểu ba bộ trong đó có: Sutta, VinayaAbhidhamma.

Từ ‘Tạng’ được sử dụng theo nghĩa ‘nghiên cứu, học hỏi’ như trong câu: ‘Chúng ta đừng đánh giá các học thuyết thông qua việc thành thạo Tam Tạng’.

Và từ này được sử dụng theo nghĩa ‘cái giỏ’ trong câu: ‘Giống như một người phải cầm cái xẻng và cái giỏ rồi ra đi....’

Vì thế:

Từ ‘Tam Tạng’, mang ý nghĩa thật uyên bác
là ‘việc học’ và ‘cái giỏ’ càn khôn.
Chỉ một từ mà hiểu được toàn bộ.
Kinh tạng, Luật tạng và cả Vi Diệu Pháp.

Như vậy từ ‘Luật tạng (Vinaya)’ tạo thành sự phối hợp với ‘Tạng’ tạo thành hai ý nghĩa trong cùng một từ ghép đó là ‘Tam Tạng’ hay đơn giản là ‘Luật Tạng.’ Nhờ đặc tính đồng thời vừa là ‘học hỏi’ và ‘cái giỏ’ từ này còn mang ý nghĩa là nghiên cứu và chọn lọc. Cũng tương tự như vậy đối với ‘kinh tạng [21] và ‘Tạng Vi Diệu Pháp’.Và do đó, cần phải am hiểu hai từ này, để một lần nữa ta có thể hiểu được những khía cạnh khác nữa trong Tam Tạng.

Khi cần đến các Bộ vừa được kể,
có nghĩa là: bài giảng, giáo lý và pháp....
Những giáo pháp vô cùng xâu xa và phong phú.
khơi dạy tình thương miệt mài và thanh khiết.
Mỗi giáo pháp tạo nỗi đam mêvẫn chứa đựng.
để nghiên cứu Tam Tạng hầu chiến thắng
khi sa ngã, hãy cứ nhắc lại điều trên.

Ðể giải thích và làm sáng tỏ những điều nêu trên, ta cần bổ sung thêm như sau: Tam tạng được đề cập đến một cách riêng rẽ như là những lời pháp đầy quyền uy, về triết lý phổ quát và về những chân đếcõi vô sắc; hay là những hướng dẫn cụ thể trong cách ứng dụng thiện và bất thiện, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể và cả những trạng thái riêng tư; hay còn nữa, như những Bài Pháp dạy những điều kiềm chế tầm thường hay quan trọng trong cuộc sống. Mỗi Tạng khuyên ta bác bỏ những quan điểm tà kiến và phân biệt rạch ròi giữa những gì thuộc Danh và Sắc.

Từ những điểm vừa nêu trên, ta có thể nói rằng Luật-Tạng, đã được chính Ðức Thế Tôn, đầy quyền uy và xứng được kính trọng, đã diễn giải một cách tổng quát cho chúng ta; Kinh tạng (sutta) là một Bài Pháp của Ðức Thế Tôn, người có bề dầy kinh nghiệm về thiện pháp phổ quát, đã pháp một cách tổng quát những điều liên quan đến thiện pháp phổ quát đó, thế nên những Bài Pháp của ngài cũng đề cập đến thiện pháp phổ thông; và Tạng Vi Diệu Pháp, cũng đã được Ðức Thế Tôn, đấng giác ngộ nói về những chân đế tối thượng, pháp một cách tổng quát về những liên quan đến ý nghĩa tối thượng của hai bộ này, thế nên cách pháp của ngài cũng được gọi là cách pháp đề cập đến những chân đế tối thượng.

Cũng vậy, trong bộ đầu tiên, tức là Bộ Luật (vinaya), vạch ra cho những ai vi phạm những lỗi lầm trầm trọng, tùy theo những hành vi sai lầm tương ứng của họ, Bộ Luật cũng được gọi là lời chỉ dẫn được ban ra cho chúng ta liên quan đến việc này; bộ thứ hai, tức là Kinh Tạng (sutta pitaka), thích ứng với những ước muốn khác nhau, những khuynh hướng tiềm tàng, những nét đặc trưng, những cách giải quyết, và được gọi là lời chỉ dẫn phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể; và bộ thứ ba, tức là Bộ Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đề cập dựa trên các trạng thái những người tưởng tượng về bản thân mình trong ý nghĩa tối thượng theo thứ tự nơi các sự vật, bằng cách nói rằng: ‘Ðây là tôi; điều kia là của tôi’, được gọi là lời chỉ dẫn được ban ra tương ứng với các trạng thái.

Tương tự như vậy, bộ đầu tiên được gọi là Pháp về kiềm chế và tự chủ, bởi vì trong đó có những Bài Pháp nói về những việc kiềm chế quan trọng hay tầm thường, tương phản với những vi phạm . ‘Kiềm chế và tự chủ’ có nghĩa là việc kiềm chế lớn hay nhỏ; giống như những hành vi quan trọng hay tầm thường, những kết quả to lớn hay nhỏ nhoi[70]. Bộ thứ hai được gọi là Bài Pháp về bác bỏ những quan điểm tà kiến, bởi vì trong đó mở ra thành 62 tà kiến[71]. Bộ thứ ba được gọi là Bài Pháp về sự phân biệt giữa Danh và sắc, bởi vì trong đó có Bài Pháp về sự phân biệt trong mối tương quan đạo đức v.v...

Và trong cả Tam Tạng, cần nên hiểu về cách tu luyện, về giải thoát nhanh chóng và bốn tính thâm sâu đó là: nền thiện pháp được đề cập đến một cách đặc biệt trong Luật-Tạng chính là cách tu luyện duy nhất về mặt đức hạnh; Ðịnh tâm được đề cập đến một cách đặc biệt trong Kinh Tạng chính là cách tu luyện duy nhất xét về mặt tu luyện tâm lý cao hơn; là triết lý được đề cập đến một cách đặc biệt trong Tạng Vi Diệu Pháp chính là cách tu luyện duy nhất cho các Tuệ giác cao hơn hoặc các Tuệ giác cõi vô sắc.[22] Trong Luật- Tạng, việc giải thoát khỏi phạm vi do Phiền não gây ra thật đáng kể, bởi vì thiện pháp thì đối kháng lại với những vi phạm; trong Kinh tạng, việc giải thoát khỏi sự tàn bạo do những Phiền não gây ra thật đáng kể, bởi vì sự tập trung tư tưởng luôn đối nghịch với sự tàn bạo kiểu như vậy; trong Tạng Vi Diệu Pháp, việc giải thoát khỏi những khuynh hướng tiềm ẩn thật là đáng kể, bởi vì hiểu biết thì dứt khoát đối kháng với những khuynh hướng như vậy. Trong tạng đầu tiên, có một sự giải thoát tạm thời khỏi những Phiền não (thông qua nhiều yếu tố thiện pháp khác nhau); trong những bộ khác, nhờ Chính Ðạo, việc giải thoát các yếu tố này thuộc về bản chất của việc loại bỏ và diệt trừ. Trong tạng đầu tiên việc giải thoát chính là thoát khỏi những ô nhiễm do hạnh kiểm xấu đem lại; trong những bộ khác, việc giải thoát này lại chính là thoát khỏi những Phiền não do thèm khát và tà kiếm gây ra. Và trong mỗi bộ đó, có bốn điều sâu sắc rõ ràng nên được hiểu cặn kẽ đó là: giáo lý, ý nghĩa, cách trình bày, và hiểu biết qua trực giác.

Ở đây, ‘Giáo pháp (Dhamma) có nghĩa là kinh văn; ‘ý nghĩa’ (attha) là ý nghĩa của kinh văn; ‘chú giải’ (desana) có nghĩa là pháp nguyên văn của kinh văn đã có hiệu lực trong tâm trí; và ‘thấm nhuần’ (pativedha) tức là sự thông hiểu kinh văn và ý nghĩa của nó đúng theo chân lý. Và trong cả Tam tạng này, quả thật là khó khăn đối với người thiếu hiểu biết để nắm bắt và nhận thức thấu đáo hoặc có được cơ sở vững chắc về bốn vấn đề này – y hệt như khó khăn biết mấy đối với những con thỏ rừng hoặc những tạo vật nhỏ bé khác trong việc thâm nhập hoặc có được một chỗ đứng trong đại dương bao la – chính vì thế người ta cho rằng điều này thật là thâm sâu. Do đó, trong mỗi tạng, chúng ta nên hiểu rõ[72] tính thâm sâu của bốn vấn đề này. Một lần nữa: ‘Học thuyết’ có nghĩa là điều kiện-căn bản, bởi vì ta biết[73] rằng ‘Tuệ giác về căn nguyên hoặc nhân duyên là sự phân tích học thuyết [74] đó’. ‘Ý nghĩa’ là kết quả của một nhân duyên, bởi vì ta biết rằng hiểu biết kết quả của nhân duyên chính là sự phân tích ý nghĩa vậy. ‘Chú giải’ có nghĩa là lời tuyên bố* theo ý nghĩa nguyên văn từ ngữ của học thuyết đó, hoặc có nghĩa là một Bài Pháp được thực hiện theo phương cách liên tiếp chính xác hoặc theo thứ tự trái ngược, cách trừu tượng hoặc theo từng chi tiết v.v...

‘Thấm nhuần[75]” có nghĩa là nhận thức[76] thấu đáo. Ðiều này vừa mang tính trần tục, vừa mang tính siêu thế. Nhờ vào đối tượng và không có sự lẫn lộn, ta thấm nhuần vào các căn nguyên tùy theo những kết quả của chúng đem lại, hay thấm nhuần vào những kết quả tùy thuộc các căn nguyên của nó, thấm nhuần vào các khái niệm tùy theo hoàn cảnh đưa đến các ý niệm đó. Ðiều này cũng bao gồm tính cách không thay đổi được nơi những đặc điểm riêng của đối tượng này hoặc đối tượng kia (như Ngũ Uẩn và Niết Bàn), được diễn giải trong tạng này hoặc Tam tạng[77] kia. Ðến đây ý nghĩa của những nhân duyên như vậy và hậu quả của những sự vật được diễn giải dưới với nhiều khía cạnh khác nhau trong Tam tạng đã được trình bày trước hiểu biết của người nghe. Tiếp theo sau đó còn có việc chú giải làm sáng tỏ ý nghĩa các sự vật đã được diễn giải dưới các khía cạnh đó; thế rồi trực giác xuất hiện được gọi là hiểu biết nhất định về các sự vật được pháp trong đó, hoặc bản chất không thể thay đổi nơi những đặc điểm riêng của các sự vật đó. Toàn bộ những điều này thật không dễ dàng đối với những người ít hiểu biết, họ không có được nhiều giá trị tích lũy, để thấu hiểu hoặc đạt được cơ sở vững chắn, như đã nói đến ở trên. Do vậy, câu kệ [23] này sẽ giải thích cặn kẽ hiện trạng này:

Nên diễn giải thấu đáo mỗi khi cần,
Bài giảng, giáo lý, chân đế,
Chiều sâu giáo pháp chính là tâm niệm
Tình thương trong sáng là giáo điều.

Về điểm này cũng cần xem xét đến ba cách nghiên cứu Tam tạng: Hãy nghiên cứu theo như cách chúng ta bắt một con rắn vậy, hãy nghiên cứu nhằm mục đích để được giải thoát, và hãy nghiên cứu giống như công việc của người thủ qũy. Trong số những cách thức nghiên cứu này, việc nghiên cứu có được chỉ nhằm mục tiêu gây phiền hà đến cho người khác[78] v.v... thì công việc đó giống hệt như việc bắt rắn vậy. Liên quan đến vấn đề này chúng ta nghe nói: “Nầy chư Tỳ-khưu, tương tự như một người muốn bắt một con rắn, người đó liền ra ngoài đồng để tìm bắt. Khi người đó vừa nhìn thấy một con rắn to, hắn liền túm lấy thân con rắn, hoặc giả lại túm lấy đuôi rắn, Ngay tức khắc, rắn ta quay lại mổ ngay vào bàn tay, cánh tay, hoặc bất cứ bộ phận nào trên thân thể anh ta lớn cũng như nhỏ. Vì lý do đó, anh sẽ bị chết hoặc giả phải chịu đau đớn cho đến chết. Tại sao vậy? Nầy chư Tỳ-khưu, chính là do người đó không biết cách bắt rắn. Thế nên, này chư vị Tỳ-khưu, cũng tương tự như vậy, trong đạo giáo chúng ta, có một số người chẳng làm lợi cho ai, họ nghiên cứu nhiều ngành Phật Học khác nhau không đúng cách. Ðang khi tiến hành nghiên cứu Phật học họ lại không chú tâm cách thông minh đến ý nghĩa các kinh văn đó. Và cả ý nghĩa kinh văn họ cũng không am hiểu một cách thấu đáo, những học thuyết họ lãnh hội được không đem lại cho họ bất kỳ tri thức nào. Họ chỉ nghiên cứu giáo pháp nhằm mục tiêu gây phiền hà cho thiên hạ hay muốn thoát khỏi bị phê phán hay làm trò cười cho thiên hạ*. Ðối với bất kỳ thiện pháp nào người có lòng ngay thẳng nghiên cứu Phật học, những người chẳng làm lợi cho ai không cảm nghiệm được thiện pháp đó; và những học thuyết họ lãnh hội một cách cẩu thả như vậy đem cho họ nhiều thất lợi và đau khổ trong một thời gian dài. Vì sao vậy? Nầy chư Tỳ-khưu, do bởi họ lãnh hội[79] một cách cẩu thả như vậy. Nhưng việc nghiên cứu đó, được những người ước ao chu tất một khối lượng giáo pháp lãnh hội một cách đúng đắn v.v.... và không nhằm mục đích gây phiền hà cho thiên hạ, và chỉ nhằm mục tiêu giải thoát, ta có thể nói rằng: ‘Những học thuyết nào được lãnh hội một cách đúng đắn như vậy sẽ đem lại lợi ích và hạnh phúc lâu dài.’ Vì sao vậy? Hỡi chư vị Tỳ-khưu, chính do việc lãnh hội[80] đúng đắn như vậy mà ra. Cuối cùng, thánh nhân, là người đã lãnh hội được Tuệ giác hoàn hảo về ngũ uẩn, đã loại bỏ được những Phiền não, tu luyện được Ðạo, [24] thâm nhập vào thánh Quả A-la-hán, nhận chân được diệt đế, và dập tắt những lậu hoặc. Họ chỉ học hỏi nghiên cứu nhằm mục tiêu bảo vệ truyền thống, và để gìn giữ liên tục nền Phật học. Ðây chính là cách nghiên cứu của người Chủ Kho Bạc (người quản lý tốt).

Chư vị Tỳ-khưu nào, đã tu luyện đúng dắn Luật tạng, bằng cách chu toàn đầy đủ các Giáo điều, sẽ lãnh hội được ba loại Minh, như đã diễn giải đầy đủ ở trên. Chư vị Tỳ-khưu nào có Tuệ giác hoàn chỉnh về Kinh tạng, do đạt được tâm định (concentration) sẽ thành tựu lục thông, như đã được diễn giải đầy đủ ở trên. Chư vị Tỳ-khưu nào, đã chú tâm nghiên cứu Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), bằng cách đạt đến được thành tích am hiểu tứ vô ngại giải, như đã diễn giải đầy đủ ở trên. Như vậy Chư vị Tỳ-khưu này đã tu luyện đúng đắn Tam tạng, đến đúng thời điểm thuận tiện sẽ thành tựu được ba tuệ giác, lục thông và bốn phép phân tích. Nhưng Chư vị Tỳ-khưu nào lại tu luyện Luật tạng (Vinaya) một cách kém cỏi, cho rằng mình không sai phạm trong các cảm giác cấm kỵ vì loại xúc giác này giống ý hệt như đụng chạm đến chăn mền quần áo vậy. v.v... tạo ra cảm khoái và Ðức Phật cũng không cấm đoán. Và có lời nói[81] rằng: ‘Tôi am tường học thuyết Ðức Thế Tôn đã truyền dạy, cụ thể là, có một số điều gây tác hại cho việc tiến bộ, nhưng chúng không thể gây hại cho người sử dụng đến cách này cách khác.” Hậu quả là có chư vị Tỳ-khưu phạm phải những điều bất thiện đó. đó là Chư vị Tỳ-khưu nào tu luyện Kinh tạng một cách kém cỏi, có tư tưởng lệch lạc, không hiểu được ý nghĩa những đoạn kinh văn như: “Nầy chư Tỳ-khưu, như đã nói đến ở trên, có bốn hạng người[82] trên cõi đời này ‘Do những ý tưởng sai lầm[83] của mình, người này tố cáo chúng ta, tự làm hại chính bản thân và phạm nhiều khuyết điểm’. Hậu quả là vị Tỳ-khưu đó có những quan điểm sai trái”. Tỳ-khưu nào tu luyện Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) một cách kém cỏi, khiến cho tâm trí vượt xa những tư tưởng trừu tượng cõi vô sắc và chỉ suy nghĩ đến những điều không tưởng. Hậu quả là vị Tỳ-khưu đó bị lọan tâm. Bởi vì có lời nói rằng: ‘Nầy chư Tỳ-khưu, có bốn điều không thể tưởng tượng được, là những điều chẳng nên nghĩ đến. Tính ngu xuẩn hay bực bội sẽ là một phần người đó thực hiện’. Chính vì vậy chư vị Tỳ-khưu nào được tu luyện Tam Tạng một cách kém cỏi thì sớm muộn gì cũng gặp đủ thứ thất bại ê chề chẳng hạn như theo đuổi những nguyên lý bất thiện, tà kiến và những xáo trộn tâm thức.

Thậm chí có nội dung câu kệ như sau:

Mỗi chúng ta đạt được gì
nghiên cứu tam tạng, làm sao có thể thành đạt
Ta thất bại ở đâu, hãy giải thích cả những điều này.’

Như vậy nhờ thu thập Tuệ giác về Kinh tạng bằng nhiều cách khác nhau, hiểu biết những bộ bằng nhiều cách thức khác nhau, chúng ta nhận ra rằng Tam tạng chính là lời của Ðức Phật vậy.

[25] Năm bộ kinh Pāli, được phân nhóm lại như thế nào? Toàn bộ những lời dạy của Ðức Phật được chia thành Trường bộ kinh,(Dīgha Nikāya) Trung bộ kinh (Majjhima Nikāya), Tương Ưng bộ kinh (Samyutta), Tăng Chi Bộ (Anguttara) và Tiểu Bộ Kinh (KhuddakaNikāya).

Trường bộ kinh (Dīgha Nikāya) là Bộ nào trong số những bộ vừa kể trên? Thưa là bộ sưu tập gồm ba mươi bốn kinh bắt đầu với Phạm Võng Bộ (Brhamajala), tạo nên 3 phân đoạn.

Ba mươi bốn Kinh gộp trong ba chương-
Bộ đầu, bộ dài nhất tên là Trường bộ kinh
(Dīgha Nikāya)

Nhưng tại sao lại gọi là Trường bộ kinh (Dīgha Nikāya)? Thưa bởi vì đó là một Bộ kinh rất dài, nên được gọi là Nikāya. ‘Nầy chư Tỳ-khưu, ta chưa từng thấy bất kỳ một nhóm riêng lẻ nào lại đa dạng như một nhóm súc sanh[84]; ‘nơi cư ngụ của các vị hoàng tử Ponika, và các vị hoàng tử Cikkhalika[85]’. Ðây là những ví dụ cho thấy ý nghĩa của thuật ngữ này theo hai nghĩa tôn giáo và Phàm tục. Do đó, trong những Bộ Nikāya còn lại, định nghĩa này cũng nên được hiểu như vậy.

Trung bộ kinh (Majjhima Nikāya) là bộ nào? Thưa là bộ sưu tập gồm một trăm năm mươi hai kinh có độ dài trung bình bắt đầu là kinh Mulapariyaya, gộp lại thành 15 phân đoạn: Trung bộ kinh (Majjhima Nikāya) gồm 15 chương, gồm bảy cảnh và mười hai Kinh.

Tương Ưng bộ kinh (Samyutta Nikāya) là bộ nào? Thưa là bộ sưu tập gồm bảy ngàn bảy trăm sáu mươi hai kinh bắt đầu với kinh Oghatarana, và được xắp loại giống như Devatasamyutta v.v...

Tương Ưng bộ kinh (Samyutta Nikāya) gồm: Bảy ngàn bảy trăn sáu mươi hai Kinh.

Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikāya) là bộ nào? Thưa là bộ sưu tập gồm chín ngàn năm trăm năm mươi bảy kinh bắt đầu với kinh Cittapariyadana, được sắp xếp thành từng phần liên tiếp nhau.

Chín ngàn năm trăm năm mươi bảy kinh,
là con số Tăng Chi Bộ Kinh.

[26] Tiểu Bộ[86] (Khuddhaka Nikāya) là Bộ nào? Thưa là toàn bộ Luật Tạng, Vi Diệu Pháp Tạng và 15 phân đoạn như đã được vạch ra ở trên.- bắt đầu với Bộ Tiểu Tụng(Khuddakapatha), Pháp cú kinh (Dhammapada), toàn bộ những lời còn lại của Ðức Phật, ngoại trừ Bốn Bộ Nikāya.

Ngoại trừ Bộ Dīgha, và ba bộ Nikāya
lời còn lại của Ðức Phật là gộp trong Tiểu Bộ.
Như vậy Nik
āya có năm Bộ cả thảy
.

‘Chín phần’ gồm những phần nào vậy? Thưa đó là toàn bộ khế Kinh (sutta), Ứng tụng (Geyya), Ký Thuyết (Veyyakarana), phúng tụng (Gatha), Tự Thuyết (Udana), Phật thuyết như vậy (Itivuttaka), Bản Sinh (Jataka), Vị tằng hữu (Abbhuta), Phương Quảng (Vedalla)[87].

Về điểm này, hai Kinh- Bộ Phân tích (Vibhaṅga), Bộ Niddesa, Kiền Ðộ Bộ (Khandhakas) và Phụ Tùy (Parivara), Bộ Mangalasutta, Bộ Ratamasutta, Nalakasutta, Tuvatakasutta thuộc các Phân Ðoạn Bộ (Sutta-Nipata), và bất kỳ Lời Nói nào khác của Ðấng Như Lai Phật Tổ mang tên khế kinh (Sutta) nên được coi như là Bộ. Tất cả các Bộ ở thể kệ (verses) nên được hiểu là Ứng tụng (Geyya). Ðặc biệt, tất cả các chương viết ở thể kệ trong Tương Ưng bộ kinh (Samyutta-Nikāya) tạo nên Ứng tụng (Geyya). Toàn bộ Tạng Vi Diệu Pháp, các Kinh không ở thể kệ và bất cứ Lời nào khác của Ðức Phật bao gồm trong tám phần nên được hiểu như là Ký Thuyết Bộ (Veyyakarana)[88], hoặc là phần chú giải. Pháp cú kinh, Trưởng Lão Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, đó là những đoạn nằm trong các Phân đoạn Bộ (Sutta-Nipata) không được gọi là Khế kinh, và toàn bộ câu kệ đều nên được ghi nhận như là phụng tụng hay Kệ. Có Tám mươi hai khế kinh ở thể kệ lại diễn tả Tuệ giác và niềm vui nên được hiểu đó là Kinh Phật Tự Thuyết (Udana)

Một trăm mười hai Kinh đã được giảng bắt đầu theo cách này: ‘Chính vì vậy Ðức Thế Tôn[89] phán rằng,’Do đó, theo lời phán dạy của Ðức Thế Tôn v. v. ., nên được hiểu là Như Thị Thuyết Bộ (tức là ‘Ðức Thế Tôn phán rằng’). Có năm trăm năm mươi câu chuyện kể về việc tái sanh (Birth-Stories) kể về tái sanh bắt đầu với bộ Apannaka tạo thành các Kinh Bổn Sanh (Jataka). Tất cả các bộ Kinh liên quan đến những điều tuyệt vời và kỳ diệu đã được kể lại theo cách: ‘Nầy chư Tỳ-khưu, có bốn điều tuyệt vời và kỳ diệu nơi tôn giả A-nan-đa [90]’, nên được hiểu như là (Vị tằng hữu). Tất cả các Kinh dưới hình thức câu hỏi diễn tả việc đạt được niềm vui và hiểu biết lập đi lập lại, như các Bộ: (Cullavedala) , (Mahavedala), (Sammāditthi), Sakkapanha, Sankhārabhajania, Mahapunnama[91] v.v... nên được hiểu như là phương quảng. Ðó là toàn bộ chín phần trong Kinh tạng.

Còn Tám mươi bốn ngàn Pháp môn (đơn vị = Units) trong kinh văn là gì vậy?

[27]  Ðức Thế Tôn dạy, có Tám mươi hai ngàn Pháp môn,
Hai ngàn pháp môn do ngài Ngài Xá-lợi-phất
(Sāriputta)
Cả thảy Tôi học biết được Tám mươi bốn ngàn pháp môn
[92].

Như vậy toàn bộ Lời Ðức Phật bao gồm Tám mươi bốn ngàn Pháp môn (tức đơn vị) viết thành văn. Trong số này, bộ chứa đựng một chủ đề[93] tạo thành một pháp (hay một đơn vị) trong kinh văn. Nơi nào có bộ gồm hơn một chủ đề, thì những Pháp môn (đơn vị) trong kinh văn bộ này được xác định bằng số lượng những chủ đề chứa trong đó. Trong các câu kệ, mỗi câu gồm có những thắc mắc hoặc câu hỏi cũng tại thành một đơn vị (pháp), mỗi câu trả lời lại tạo ra pháp khác. Trong Bộ Vi Diệu Pháp, mỗi cách phân loại theo bộ ba hoặc bộ đôi, cũng như mỗi cách phân loại theo khoảng thời gian biết rõ, đều tạo thành một đơn vị trong kinh văn. Trong Luật tạng (Vinaya), cũng có các chủ đề, bản đề mục, cách phân loại có giới hạn, những vi phạm, trong trắng vô tội, các lỗi phạm tạm thời, và cách phân chia theo khổ thơ ba câu, trong đó, mỗi phần nên được hiểu như là một đơn vị trong kinh văn. Ðây là cách phân chia Giáo lý của Ðức Phật thành Tám mươi bốn ngàn đơn vị (pháp) trong kinh văn.

Như vậy vào thời điểm trùng tuyên Phật ngôn tại Ðại Hội Thứ Nhất (Rehearsal at the First Council) có năm trăm vị Tỳ-khưu tham dự. Ðây là một Hội Nghị tập họp tự kiểm điểm, chư vị đó duyệt lại (toàn bộ Pháp và Luật) dưới sự chủ trì của Ngài Ca-Diếp (Mahakassapa), sau khi đã xác định trước: ‘[Ðây là giáo lý của Ðức Phật, đây là Luật tạng (Vinaya)[94]], khẳng định chắc chắn đây là những lời đầu tiên, là những lời ở khoảng giữa, và là những lời cuối cùng của Ðức Phật; đây là bộ Tạng Luật- đây là tạng kinh, đây là Tạng Vi Diệu Pháp, đây là Trường bộ kinh (Dīgha Nikāya).... Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya); đây là chín chi phần, có nghĩa là toàn bộ các Kinh tạng v.v...; Ðây là tám mươi bốn ngàn Pháp môn (đơn vị) được ghi lại thành kinh văn’. Và không chỉ có bộ này: những gì cách thức văn chương khác xuất hiện trong Tam tạng, chẳng hạn như các danh sách đề mục (uddana), các chương (vagga), những phần đọc lướt (peyyala), những đoạn theo đề tài đơn, đôi (nipata) v.v..., những nhóm (samyutta), những nhóm 50 (pannasa) – tất cả bộ này đã được phân loại, duyệt lại trong vòng bảy tháng. Và đến phần kết thúc cuộc kết tập Tam tạng, cả trái đất rộng lớn đã rung chuyển (lên tới những đường ranh giới của mặt nước) một cách dữ dội, lập đi lập lại, với một chấn động theo chiều thẳng đứng ở khắp mọi nơi; và những điều kỳ diệu khác đã diễn ra, như thể những sự kiện đó một chúc mừng với cảm giác vui mừng phấn khởi trước suy nghĩ: ‘Nhờ Trưởng Lão Ðại Ca-Diếp (Mahakassapa), giáo pháp của Ðức Phật Thập Toàn đã được tồn tại kéo dài trong một thời kỳ là năm ngàn năm’.

Như vậy kết tập Tam tạng tại Ðại Hội thì Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) là một tạng căn cứ vào các phân loại -Tam Tạng, Tiểu Bộ (Khuddaka-Nikāya) theo cách phân biệt Nikāya [28] Ký Thuyết Bộ (Veyyakarana) theo cách phân biệt-từng Phần và tạo thành hai ngàn hoặc ba ngàn Pháp môn theo kinh văn phân loại pháp môn như trong kinh văn. Một lần kia, có một vị Tỳ-khưu, đã nghiên cứu kỹ lưỡng Bộ Vi Diệu Pháp, đang ngồi thiền giữa chư vị Tỳ-khưu khác, ngài biết rất rõ tất cả năm Nikāya[95] và trích dẫn kinh văn từ Bộ Vi Diệu Pháp, đã trình bày Học Thuyết như sau: ‘Tập họp (Uẩn) Sắc là vô ký; trong số bốn uẩn (Danh), một số là thiện, một số là bất thiện, một số là vô ký nữa. Trong số mười xứ là vô ký; hai xứ còn lại mang tính chất thiện, hay bất thiện hoặc vô ký. Có mười sáu giới là vô ký; hai thành giới (còn lại) có thể mang tính chất thiện, bất thiện hoặc vô ký. Mười Quyền lại vô ký; Ưu quyền là bất thiện; quyền (thúc giục và truyền cảm hứng cho chúng ta) cũng vậy – ‘Ta đến để hiểu rõ điều vô khả thức (unknown)’ – là thiện; bốn quyền có thể là thiện hoặc vô ký; sáu khả quyền có thể thiện, bất thiện hoặc vô ký[96]. Một Tỳ-khưu ngồi thiền tại đó lên tiếng hỏi: ‘Thưa Ngài Luận sư, ngài trích dẫn một kinh văn dài như thể sắp sửa đi vòng quanh Núi Sineru; vậy kinh văn đó là gì vậy?’. ‘Hỡi chư đệ, đó chính là Bộ Vi Diệu Pháp vậy. ‘Tại sao Ngài lại trích dẫn kinh văn Bộ Vi Diệu Pháp vậy? Phải chăng Chư Tỳ-khưu không có nhiệm vụ trích dẫn những kinh văn khác đã được Ðức Phật phán ra hay sao?’. (Luận sư) ‘Hỡi chư đệ, ai đã diễn giải Bộ Vi-Diệu-Pháp?’. ‘Dạ thưa Chư Tỳ-khưu, chẳng phải Ðức Phật đâu’. (Luận sư) ‘Nhưng, hỡi chư đệ, có phải chư đệ đã nghiên cứu Luật- Tạng không?’. ‘Dạ thưa Chư tăng không ạ’. (Luận sư) ‘Ta cho rằng bởi vì không nghiên cứu Luật- Tạng, nên chư đệ nói như vậy do bởi chư đệ không biết đó thôi’. ‘Dạ thưa Chư tăng, đã thực sự nghiên cứu một số Luật-Tạng’. (Luận sư) ‘Vậy thì chư đệ đã thâm nhập vào Bộ này quá ít đó, hẳn chư đệ đã ngồi ở cuối hội nghị và đang ngủ gật đó hay sao?’. Một người đã thoát tục do ảnh hưởng của Luận sư như chính chư đệ đã tuyên đọc (công thức?) Nơi Nương Tựa, hoặc giả một người đã tiếp nhận Ðại Thọ Giới đầy đủ trước sự chứng kiến của Tăng Ðoàn các Luận sư đông đảo như chính chư đệ, lại nghiên cứu Luật tạng (Vinaya) một cách cẩu thả như vậy, thì đã làm điều sai lầm thực sự. Tại sao vậy? Chính là do việc “nghiên cứu một số Luật tạng” không đúng cách mà ra. Bởi vì chính Ðức Phật đã phán[97]: “Nếu không có ý đồ xúc phạm đến Luật tạng mà ta lại muốn xui khiến người khác nói rằng, làm ơn hãy nghiên cứu Kinh tạng hoặc các Kệ hoặc giả cả Bộ Vi-Diệu-Pháp nữa, rồi sau đó đệ mới nghiên cứu Luật tạng (Vinaya), thì Chư đệ chẳng có lỗi lầm gì cả.” (Lại nữa, trong Tỳ-khưu ni Bộ Phân tích[98] nói rằng: “Chư vị Tỳ-khưu ni phạm một lỗi nhỏ), nếu vị đó đặt vấn đề về Bộ Vi-Diệu-Pháp hoặc Luật tạng sau khi đã được phép (đặt câu hỏi) về Kinh, hoặc về Kinh hay về Luật tạng nữa, sau khi đã được phép (đặt vấn đề) về Luật tạng.”. Nhưng thậm chí chư đệ đã không biết nhiều[99] về bộ đó’. Người theo tà kiến đã bác bỏ quá nhiều điều. Bộ Mahagosinga thậm chí lại còn có quyền uy mạnh mẽ hơn (để chứng tỏ rằng Vi-Diệu-Pháp chính là Lời của Ðức Phật). Vì từ bộ này, ngài Xá-lợi-phất (Sāriputta), Tướng quân Chánh pháp (Generalissimo) Luật tạng, đã tiến lại gặp vị Ðạo sư (đức Phật) để thông báo cho ngài biết những câu hỏi và câu trả lời qua lại xảy ra giữa Mahamoggallana và chính bản thân ông, và thuật lại những câu trả lời của Mahamoggallana, (Bậc Ðạo sư (đức Phật) nói rằng [29]: ‘Hỡi này Xá-lợi-phất (Sāriputta), trong câu chuyện về đạo giáo của hai vị Tỳ-khưu liên quan đến Vi-Diệu-Pháp, mỗi người hỏi và trả lời với nhau mà không một chút ngập ngừng, đều rất phù hợp với giáo pháp. Giờ đây, hỡi này Xá-lợi-phất (Sāriputta), một vị Tỳ-khưu có thể làm tăng vẻ đẹp Khu Rừng Gosinga Sala’[100]. Bậc Ðạo sư (đức Phật), vì không cho rằng các vị Tỳ-khưu, thông thạo Vi Diệu Pháp, lại không tham gia đạo giáo của ngài, ngài đã ngẩng cao cổ giống như cái trống, và hít một hơi dài, đầy sung sướng trọn vẹn như trăng rằm, ngài đã phát ra giọng nói oanh vàng khen ngợi Moggallana như sau: ‘Tốt lắm, tốt lắm, Hỡi Xá-lợi-phất (Sāriputta)! Các đệ tử nên trả lời chính xác như Moggallana đã làm; quả thật Moggallana là một vị Luận sư diễn giảng giáo pháp đại tài. Và theo truyền thống, chỉ có vị Tỳ-khưu nào am tường Vi-Diệu Pháp mới chính là những Luận sư diễn giảng giáo pháp đích thực mà thôi; những vị còn lại, cho dù có diễn giảng giáo pháp rất tốt, vẫn không phải là những Luận sư diễn giảng điều đó đâu. Tại sao vậy? Thưa rằng, đang nói diễn giải giáo pháp, các vị đó lẫn lộn những loại tác nghiệp (Kamma) khác nhau và ảnh hưởng các tác nghiệp đó đem lại, họ vẫn chưa phân biệt rạch ròi được giữa Danh và Sắc, và còn lẫn lộn nhiều trạng thái khác nhau nữa. Các thiền sinh nghiên cứu Vi-Diệu-Pháp không được nhầm lẫn như vậy; vì thế nên một vị Tỳ-khưu am hiểu Vi-Diệu-Pháp, cho dù có diễn giảng giáo pháp hay không, vẫn có khả năng trả lời được những câu hỏi đặt ra bất cứ lúc nào. Chính vì thế chỉ chư vị Tỳ-khưu đó mới là Luận sư diễn giảng giáo pháp đích thực mà thôi. Bậc Ðạo sư (đức Phật) ám chỉ đến điều này thì ngài tán thành nói rằng, “Quả thật Moggallana đã trả lời rất tốt những câu hỏi đó”. Kẻ nào ngăn cản việc thuyết pháp Vi-Diệu-Pháp tức là Pháp Luân Của Bậc Chiến Thắng (the Wheel of the Conqueror), phủ nhận khả năng toàn tri của ngài, phá hoại Tuệ giác đầy quyền uy của Bậc Ðạo sư (đức Phật), đánh lừa cử tọa, ngăn cản Thánh Ðạo của các Tôn Giả, tự tỏ mình là người ủng hộ cho một trong số mười tám nhân duyên bất đồng trong Tăng Ðoàn, dám thực hiện những hành vi khiến tác giả của hành vi đó đang bị trừng phạt, khiển trách hoặc bị khinh miệt (nơi Tăng Ðoàn), và bị loại khỏi Tăng Ðoàn, hay bị cảnh cáo[101] bằng những hành vi trừng phạt đặc biệt, bị khiển trách hoặc bị khinh miệt, và bị buộc phải sống bằng những thức ăn dư thừa.

Nhưng nếu như kẻ Dị giáo nói rằng, phải chăng Ðức Phật đã chẳng diễn giải Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) ắt hẳn phải có một phần dẫn nhập mở đầu cho bộ đó, giống như trong hàng ngàn, hàng vạn các bộ khác vẫn có phần dẫn nhập như, ‘Ngày kia, Ðức Thế Tôn đang có mặt tại Vương xá (Rājagaha)’ v.v...chắc hẳn đã có người cãi lại ngài như thế này: ‘Kinh Bổn Sanh (Jataka) Bộ Nipata, Pháp cú kinh (Dhammapada) v.v... không hề có phần giới thiệu, tuy nhiên, Ðức Phật[102] cũng đã diễn giải các bộ đó”. Ngoài ra, ngài còn nói thêm rằng: ‘Ôi bậc trí tuệ, Bộ Vi-diệu-pháp chính là phạm vi hoạt động của chư Phật, chớ chẳng phải là lãnh địa của những người khác đâu; từ đó giòng dõi của chư Phật, thân thế của họ. Thành tích đạt đến đỉnh trí tuệ trọn lành của họ, việc xoay chuyển Bánh Xe pháp, việc thực hiện Hiện Song Thông, việc thăm viếng chư Thiên, giảng pháp trong thế giới- chư Thiên[103], và dòng dõi của các vị ấy, tất cả đều đã được từ đó thể hiện. Không thể lý giải được việc đánh cắp cỗ Tượng Quí (voi hoàng gia), hoặc con tuấn mã của Chúa tể vũ trụ, và thắng cương vào cỗ xe kéo rồi đánh xe đi rảo khắp nơi, hoặc đánh cắp Bánh Xe-Bảo Vật, rồi gắn chặt vào một cỗ xe chở cỏ khô và đánh đi chu du khắp nơi, hoặc sử dụng Bảo Ngọc quí giá có khả năng phát sáng xa hàng Do-tuần (yojana), lại đặt trong một chiếc giỏ bông – tại sao thế? Thưa bởi vì tất cả đều là tài sản hoàng gia. Ngay cả như vậy chăng nữa, Bộ Vi-điệu-pháp cũng chẳng phải lãnh địa của những kẻ khác đâu; bộ này chỉ là lãnh địa của các Ðức Phật mà thôi. Tương tự như một Bài Pháp, chỉ duy nhất chỉ có các vị đó mới có thể diễn giải Vi Diệu-Pháp; bởi vì nguồn gốc các chư vị đó đã được chứng tỏ ... giống như cuộc trở về của chư vị đó từ thế giới. Ôi bậc trí tuệ, không nhất thiết phải có phần dẫn nhập đối với Vi Diệu Pháp đâu’. Khi phát biểu câu nói này như vậy, thì đối thủ không chính thống chẳng tìm đâu ra được những dẫn chứng minh họa để hỗ trợ cho lý lẽ của họ,

Trưởng Lão Tissabhuti, là cư dân tại Công Viên Trung Tâm, muốn chứng tỏ rằng vị trí Ðại Giác Ngộ[104] Vĩ Ðại của Ðức Phật chính với mong muốn chứng tỏ rằng địa điểm Giác Ngộ Vĩ Ðại (của Ðức Phật) chính là phần dẫn nhập cho Bộ Vi-Diệu-Pháp, như đã trích dẫn Bộ Padesavihara – ‘Nầy chư Tỳ-khưu, bất cứ lối sống nào ta đã trải qua, sau khi đã đạt được giác ngộ, ta đã tận hưởng lối sống đó (trong hai tuần nay)’. Vị Trưởng Lão đã phát triển điều này: Có cả thảy mười vị trí đó là: Các Uẩn, các xứ, các giới, các Chân đế, các quyền, các duyên khởi, những Niệm xứ (Application of Sati), Thiền, tâm và các pháp. Trong số các vị trí này, khi ngồi thiền tại gốc Cây Bồ-đề vĩ đại, Ðức Phật đã nhận ra được đầy đủ Ngũ Uẩn hoàn hảo; trong suốt ba tháng, ngài chỉ sống bằng thọ uẩn[105] đó. Ngài đã trực giác được đầy đủ mười hai xứ và đầy đủ mười tám giới; trong suốt ba tháng, ngài chỉ sống bằng cảm giác mà thôi, trong xứ và trong giới những biểu hiện Danh là thôi. Ngài đã chứng ngộ được Tứ Diệu Ðế; trong ba tháng ngài chỉ sống trong cảm thọ mà thôi. Ngài đã chứng ngộ được hoàn toàn hai mươi hai quyền; trong suốt ba tháng, ngài chỉ sống nhờ vào Ngũ Căn (indriyas)[106]. Ngài đã chứng ngộ đầy đủ chuỗi[107] duyên khởi; trong suốt ba tháng, ngài chỉ sống bằng cảm thọ lấy xúc giác làm nguyên nhân. Ngài chứng ngộ đầy đủ được Tứ Niệm Xứ (application of Mindfulness); Trong ba tháng ngài đã sống chỉ nhờ vào cảm thọ căn cứ vào đó ngài áp dụng thiền định.[31] Ngài cũng đã chứng ngộ được hoàn toàn bốn cách nhập thiền Jhāna; trong vòng ba tháng ngài chỉ sống hoàn toàn dựa trên những chi thiền đó mà thôi. Ngài đã chứng ngộ được hoàn toàn tâm; trong vòng ba tháng ngài chỉ sống nhờ cảm thọ tâm mà thôi. Ngài cũng đã chứng ngộ hoàn toàn được các pháp khác nữa; trong suốt ba tháng, ngài chỉ sống nhờ vào (một hoặc hai) mẫu đề tam thọ đó[108]. Như vậy Trưởng lão đã đề ra phần giới thiệu Vi Diệu Pháp bằng cách viện dẫn đến Bộ Padesavihara.

Trưởng Lão Sumanadeva, sinh sống trong một ngôi làng nọ, đang khi chuyển ngữ tam tạng[109] Trong khi phiên dịch các Tam tạng tại tầng trệt tòa lâu đài Brazen, ngài suy nghĩ rằng: ‘Ðạo hữu không chính thống này, do không biết gì về phần dẫn nhập (nidana) Bộ Vi Diệu Pháp, nên chỉ giống như một người đang than khóc (không được trợ giúp) trong rừng rậm hai tay đưa lên trời, hoặc giống như một người đã bố trí một vụ kiện mà không có nhân chứng’.[110] Và để chứng tỏ có phần giới thiệu này, Vị Trưởng Lão nói rằng: ‘Có một lần kia, Ðức Thế Tôn có mặt giữa chư thiên trên ngọn đồi, Pandukambala, dưới gốc cây Paricchattaka nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa). Sau đó, Ðức Thế Tôn đã diễn giải Bộ Vi Diệu Pháp cho các chư thiên nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa) như sau: “Những trạng thái tâm có thiện, bất thiện, vô ký v.v...” [111].

Nhưng ngược lại, trong các Bài Pháp về Kinh tạng, chỉ có một phần giới thiệu duy nhất được thực hiện, còn trong Bài Pháp về Vi Diệu Pháp lại cần đến hai phần giới thiệu: một là về Sự Nghiệp và Mục Tiêu của tác phẩm này, và hai là giới thiệu về học thuyết chứa đựng trong đó. Trong đó, phần thứ nhất trình bày về những sự kiện từ thời đức Phật Dipankara cho đến thời Ðức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây Bồ-đề; phần thứ hai bao gồm các sự kiện xảy ra giữa thời kể trên và thời đức Phật Thích ca chuyển Pháp luân (Wheel of the Dhamma). Như vậy được thành thạo trong việc giới thiệu (dẫn nhập) Bộ Vi Diệu Pháp, gồm cả hai phần giới thiệu trên, những vấn đề sau đây được nêu lên.: 1. Bộ Vi Diệu Pháp xuất phát từ đâu?, 2. Bộ này được hoàn thiện ở đâu? 3. Bộ này được quán triệt đến đâu?, 4. Bộ này được quán triệt khi nào? 5. Ai quán triệt được bộ này? 6. Bộ này được nghiên cứu ở đâu?, 7. Bộ này được nghiên cứu khi nào?, 8. Ai nghiên cứu bộ này?, 9. Bộ này được thuyết ở đâu?, 10. Bộ này được thuyết vì ích lợi của ai?, 11. Bộ này được thuyết vì mục đích gì,? 12. Bộ này được ai đón nhận?, 13. Ai đang nghiên cứu bộ này? 14. Ai đã nghiên cứu bộ này?, 15. Ai học thuộc lòng bộ này?, 16. Bộ này là lời của ai?, 17. Ai truyền đạt lại bộ này?

Câu trả lời cho các câu hỏi trên là: 1. Nguồn gốc Bộ Vi Diệu Pháp chính là lòng tin do việc giác ngộ thôi thúc. 2. Bộ này được hoàn thiện với 550 Kinh Bổn Sanh (Jataka). 3. Bộ này được quán triệt tại gốc cây Bồ-đề. 4. Bộ này được quán triệt nhân ngày rằm tháng sáu (Visakha) 5. Bộ này được Ðức Phật toàn giác quán triệt. 6. Bộ này được liễu ngộ tại gốc cây Bồ-đề. [32], 7. Bộ này được liễu ngộ trong suốt 7 ngày tại toà nhà Bảo ngọc, 8. Bộ này được Ðức Phật toàn giác liễu ngộ. 9. Bộ này được giảng cho chư thiên cõi Tam Thập Tam Thiên. 10. Bộ này được thuyết vì lợi ích cho Chư Thiên. 11. Bộ này được thuyết để giải thoát khỏi Tứ Bộc Lưu. 12. Bộ này được Chư Thiên đón nhận. 13. Những người đang bị quản chế và những người thiện tâm trên cõi phàm tục nghiên cứu bộ này. 14. Những bậc thánh đã thoát khỏi những lậu hoặc, 15. Những người đang ấp ủ bộ Vi Diệu Pháp đã học thuộc lòng bộ này, 16. Bộ này là lời của Ðức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng chánh giác. 17. các vị Luận sư thay phiên nhau truyền đạt bộ này. Bộ Vi Diệu Pháp đã được truyền đạt do các vị Trưởng Lão ngược lên cho tới thời Ðại Hội thứ ba đó là: Trường Lão Sāriputta, Bhaddaji, Sobhita, Piyajāli, Piyapāla, Piyadassī, Kosiyaputta, Siggava, Sandeha, Moggalīputta, Visudatta, Dhammiya[112], Dāsaka, Sonaka, Revata và các vị Trưởng Lão khác nữa. Sau đó, Bộ Vi Diệu Pháp đã được các đệ tử kế vị các Trưởng Lão truyền đạt lại hậu thế. Như vậy bộ này đã được các bậc Luận sư không gián đoạn chuyền tải xuống tại Ấn Ðộ. Và sau đó từ đảo quốc Tích Lan, bộ này được lan truyền đến cho các vị Mahīnda, Iddhiya[113], Uttiya[114], Bhaddanāma và Sambala. Từ Ấn Ðộ, những bậc Trưởng Lão trí tuệ vĩ đại đó đã đem Bộ Vi Diệu Pháp đến hòn đảo này, và kể từ đó cho đến nay, bộ này đã được truyền lại cho hàng Luận sư là các đệ tử của các vị đó. Ðược truyền tải như vậy, phần giới thiệu về Sự Nghiệp và Mục Tiêu của tác phẩm Vi Diệu Pháp, từ thời đức Phật Dipankara cho đến thời phật Thích Ca đạt đạo dưới gốc cây Bồ-đề, các sự kiện xảy ra giữa thời kể trên và thời ngài chuyển pháp luân (Wheel of the Dhamma) và phần giới thiệu học thuyết cho tới khi việc xoay chuyển Bánh Xe pháp từ truyền thống sẽ trở thành rõ ràng:

(Tiếp theo sau đây là câu chuyện Dūrenidāna trong tập Chú Giải Kinh Bổn Sanh (Jataka). do Fausboll xuất bản tập i. tr. 2-47 do bà Rhys Davids dịch trong câu chuyện tiền thân của đức Phật, tr. 2-58)

Tại nơi Trời Ðâu Xuất (Tusita), ngài vượt trội hẳn chư thiên với 10 thuộc tính; ngài vui hưởng niềm vui thiên giới, cho đến mãn cuộc đời [33] kéo dài suốt năm mươi bảy kotis và sáu mươi ngàn năm, theo kiểu tính toán hạ giới. Chư thiên được báo cho biết[115] đã đến lúc ngài phải kết liễu cuộc đời đang sống giữa Chư thiên trong vòng bảy ngày, vì đã xuất hiện năm điềm báo cụ thể là - quần áo của ngài bị vấy bẩn, những bông hoa bị tàn phai[116], mồ hôi từ hai nách toát ra, cơ thể mất hết hào quang, Chư thiên không thể tề tựu nơi chỗ ngồi dành riêng cho ngài nữa – ngài đã dao động trước suy nghĩ: ‘Các tầng trời trở thành trống rỗng! Họ biết rằng Ðấng Hiện Hữu Vĩ Ðại đã hoàn tất những thiện pháp, và họ nghĩ rằng: ‘Nếu giờ đây ngài có được Thành Phật bằng tái sanh nơi cõi trần thế, thì những ai thực hiện được những việc công đức ắt hẳn sẽ phải qua đi, và thay vì đi vào cõi chư thiên khác, Chư thiên sẽ tràn ngập cõi đời này vậy.

Vì thế cho nên Ðức Phật đã dạy với Xá-lợi-phất (Sāriputta):
Khi ta ngự nơi Cõi Trời Ðâu Xuất,
từ vô vàn cõi thế Santusita đã yêu cầu đến ta.
Họ đến với ta với đôi bàn tay cầu khẩn,
Họ thưa rằng: Ôi người Anh Hùng Vĩ Ðại,
Giờ đã điểm ngài hạ giới tái sanh
Cùng giác ngộ chính Ðạo Bất Tử,
Cả chư thiên lẫn chúng sinh được giải thoát.

Do đó, khi được yêu cầu trở thành Phật như vậy, Ðức Phật liền quan sát rất cẩn thận năm điều liên quan đến Thân Mẫu (tương lai) của ngài về tuổi tác, tư cách, địa vị, dòng họ, gia đình và tuổi thọ của người mẹ tương lai. Sau khi đã quyết định, ngài đã rời khỏi Cõi Trời Ðâu Suất và tái sanh trong một gia đình vương giả Thích Ca, và tại gia đình đó, đến đúng thời ấn định, ngài đã đạt đến tuổi thanh xuân cuộc đời, không hề giảm sút tận hưởng niềm vui trọn vẹn trong vinh quang phú quí cuộc đời.

Những chi tiết về cuộc đời của ngài trong quãng thời gian này, cũng như những lời chú giải về các chi tiết đó được gộp lại trong đoạn văn sau đây: ‘Này Ananda, đấng đầy lòng quan tâm và thông suốt mọi sự, ngài (Ðức Phật) đã rời khõi cõi trời Ðâu Xuất (Tusita) và tái sanh trong lòng thân mẫu của ngài’[117], v.v... Trong khi vui hưởng vinh quang phú quí của hàng vua chúa đế vương, được sánh ngang với vinh quang các vị chư thiên nơi ba cung điện thích hợp với ba mùa tương ứng trong năm, một ngày kia, đang khi ra ngoài thư giãn thưởng ngoạn phong cảnh vườn thượng uyển, ngài đã nhìn thấy ba vị Chư thiên sứ giả, lần lượt người này đi theo sau người kia, dưới dạng một người già nua, một người bệnh tật và một người chết. Ngài vô cùng xúc động và liền quay trở lại hoàng cung ngay tức khắc. Nhưng người thứ tư ngài chứng kiến lại là một nhà sư, và do quí chuộng lối sống của vị chân tu ẩn sĩ, ngài suy nghĩ rằng: ‘Trở thành một nhà sư chân tu thật tuyệt vời biết bao’. Thế rồi ngài tiếp tục ra đi thưởng ngoạn ngoài vườn thượng yển và lưu lại ở đó suốt cả ngày; và đang khi ngài ngồi bên bờ một đầm sen may mắn và có Chư thiên Vissakamma đến đàm đạo với ngài, Chư thiên xuất hiện giả dạng một người thợ hớt tóc [34], ngài nghe biết thông tin thái tử Rahula-Bhadda của ngài đã chào đời. Ngài tỏ ra vô cùng yêu mến đứa con trai của mình bằng một tình phụ tử lớn lao. Nhưng ngài lại suy nghĩ: ta nên cắt đứt mối tương quan này trước khi nó trở nên mạnh mẽ không thể kiềm chế nổi rồi vào lúc chập choạng tối, ngài đã trở lại thành phố:

‘Phải chăng người mẹ đó chẳng có được trí tỉnh lặng?
 Phải chăng người cha đó chẳng có được tâm hồn yên tĩnh?
Phải chăng người vợ đó chẳng phải là chúa tể của lòng ngài?’

Vừa nghe thấy Kisagotami, con gái bạn dì của ngài, ngâm lên đoạn kệ đó, ngài (Ðức Phật) đã gỡ khỏi cổ ngài một chuỗi ngọc quí đáng giá một trăm ngàn đồng tiền, và đưa gửi chuỗi ngọc quí đó cho cô em họ và nói rằng: ‘Cô em đã tỏ bày cho ta thấy đạo tĩnh lặng’ Ngài quay trở vào lâu đài của mình, và ngồi trên chiếc trường kỷ lộng lẫy xa hoa, ngài cảm thấy thân xác rạo rực ngài biến đổi trước các vũ nữ đang say mê trong giấc ngủ. Trong lòng đầy chán nản, ngài đánh thức Channa, truyền đem tuấn mã Kanthaka đến cho ngài thượng yên ngựa, cùng với người hầu Channa bao quanh ngài là vô vàn vô số  chư thiên thuộc muôn vàn cõi cùng lên được và chứng kiến cuộc Ly xuất Vĩ đại của ngài (Ðức Phật). Suốt thời gian còn lại trong đêm hôm đó, ngài đã vượt qua ba vương quốc[118] rộng lớn, ngay trên bờ sông Anoma ngài đã trở thành một nhà sư và ngài đã có mặt tại Rājagaha đúng lúc. Sau khi ngài đã rảo bộ khất thực quanh vùng đó, rồi quay trở lại ngồi thiền tại một hang động trên Núi Pandava, vua nước Magadha đã dâng vương quốc của mình cho ngài, nhưng ngài đã khước từ. Tuy nhiên ngài hứa với nhà vua sẽ thăm vương quốc của ngài, sau khi ngài đạt được Giác Ngộ. Kế đó, ngài tiến đến đạo sĩ Ālāra và Kālāma-Uddaka. Do không thỏa mãn với những Tuệ giác đặc biệt ngài muốn đạt được từ nơi họ, nên ngài đã tập luyện khổ hạnh phi thường trong suốt sáu năm liền. Vào ngày Rằm tháng Tư, ngay buổi sáng sớm, ngài dùng bữa ăn do Sujātā ở ngôi làng Senani, thuộc khu ngoại ô dâng lên ngài, sau khi đã thả trôi bình bát khất thực bằng vàng xuống giòng sông Neranjarā, ngài đã qua một ngày với nhiều thành quả ngài đã thu lượm được trong Khu Rừng Rậm Ðại Lâm bên bờ sông, và khi trời tối, sau khi đã nhận tám nắm cỏ khô do người chăn dê tên là Sotthiya dâng tặng, ngài thượng lên ngai được dâng cúng, kê ngay dưới gốc cây Bồ-đề, trong khi đó Kāla, vua Nāga, xướng lên những bài ca khen ngợi ngài và rải những nắm cỏ làm chỗ cho ngài ngồi thiền, ngài quyết định: ‘Khi nào tâm trí của ta chưa được giải thoát khỏi những thứ mê hoặc, do bởi thèm khát tham lam, thì ta sẽ không thay đổi thế ngồi. Và sau khi ngồi thiền quay về hướng Ðông, trước lúc mặt trời lặn, ngài đã xua tan sức mạnh Ma Vương (Mara). Vào Canh thứ nhất Ðức Phật đã đạt đến và nhận ra được những tiền kiếp trong quá khứ, đến giữa canh nhất ngài thấu hiểu được những lẽ sanh và tử, và đến cuối canh ba, ngài đã chứng ngộ được quả toàn giác (omniscience), ngài đã đạt được toàn bộ những phẩm chất của chư Phật, chẳng hạn như Thập lực, Tứ chánh cần, [35] và ngài đã thông hiểu Pháp vi diệu.

Nên coi điều này như là phần giới thiệu Bộ Vi-Diệu-Pháp, kể về Sự Nghiệp và Mục Tiêu của tác phẩm này.

Do đó, sau khi nắm rõ được nội dung Bộ Vi Diệu Pháp, ngài đã ngồi thiền trong một tư thế duy nhất trong suốt bảy ngày; rồi ngài hành thiền trong bảy ngày liên tục quán tuởng về đỉnh cao của trí tuệ, mà không hề chớp mắt; Ngài đã thiền hành trong bảy ngày nữa; và đến tuần lễ thứ tư, trong sự trầm tư mặc tưởng ngài đã thấu đạt được (giác ngộ) Vi Diệu Pháp[119]. Ngài còn trải qua thêm ba tuần nữa dưới gốc cây đa[120] của người chăn dê, rồi tại gốc cây Mucalinda và cây Rājāyatana. Nguyên suốt tuần lễ thứ tám, ngài đã ngồi thiền tại gốc cây đa của nguời chăn dê. Ðang khi trầm tư mặc tưởng về tính uyên thâm của Các pháp, ngài không muốn truyền bá chánh pháp; nhưng khi Phạm thiên (Sahampati) cùng đi với một đoàn tùy tùng của các vị Ðại Phạm Thiên từ vô số cõi chư thiên đến gặp ngài và van khẩn ngài giảng pháp cho họ, ngài liền nhìn cõi trần gian này bằng “Phật Nhãn’; và chiều theo ý nguyện của Ðấng Ðại Phạm Thiên yêu cầu ngài thu thập các đệ tử, ngài liền tự nhủ: ‘Ta sẽ giảng các pháp lần đầu tiên cho ai đây?’. Ngài nhận ra rằng các vị Ālāra và Uddaka đều đã viên tịch, nhưng khi nhớ đến những việc phục vụ lớn lao của nhóm năm nhà sư, ngài liền rời khỏi chỗ ngồi thiền và đi tới thành phố Kāsi. Trên đường đi, tình cờ ngài đã gặp và nói chuyện với Hành Giả Upaka, và vào một ngày rằm tháng sáu nọ, ngài đi đến nơi cư ngụ của năm nhà sư tại Công Viên Con Nai ở thành phố Isipatana. Ngài đã thuyết phục cho các vị sư này (sự giác ngộ của ngài), họ đã dùng một thuật ngữ trong bài nói chuyện[121] không phù hợp với vị trí mới của Ðức Phật, rồi đang khi xoay chuyển Bánh Xe Các pháp, ngài đã ban cho họ, đứng đầu trong số họ là Trưởng Lão Annakondanna, và cùng với họ là một đoàn đông đảo gồm tới mười tám nghìn Phạm Thiên, ngài giảng về sự bất tử. Như vậy chúng ta nên hiểu giới thiệu Bộ Vi Diệu Pháp về Học Thuyết này nên hiểu là cách dẫn tới việc chuyển pháp luân vậy.

Ðây chỉ là bản tóm tắt. Một bản tường trình chi tiết nên được nghiên cứu và am tường dựa trên các kinh Ariyapariyesanā và Bộ Pabbajjā cùng với những tập chú giải cho từng tác phẩm một.

Những phần giới thiệu Vi Diệu Pháp về Sự Nghiệp và Học Thuyết có thể được chia thành ba giai đoạn, tùy thuộc vào khoảng cách các sự kiện cổ đại, cận cổ đại và cận đại. Trong số đó chúng ta nên hiểu phần giới thiệu giai đoạn cổ đại bắt đầu với các sự kiện đức phật Dipankara cho đến nơi ở tại cõi trời Ðâu Xuất (Tusita), còn từ các hiện tượng xảy ra tại nơi ở tại cõi trời Trời Ðâu Xuất (Tusita) đến sự kiện Giác Ngộ diễn ra tại gốc cây Bồ-đề là phần cận đại. Một phần giới thiệu theo nguyên kinh văn là: ‘Một lần kia, Ðức Thế Tôn đang hiện diện giữa chư thiên ngay trên ngọn núi đá Pandukambala, dưới gốc cây Pāricchattaka. Tại đó, Ðức Thế Tôn đã tường thuật lại Bài Pháp về Vi Diệu Pháp cho cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa)’ – đó là phần giới thiệu Cận Ðại.

Ðây là Bài Giới Thiệu Bộ Vi Diệu Pháp

-ooOoo-


[1] Các học giả Miến Ðiện vẫn thường viết là Aṭṭhasālinī

[2] Một bản ghi chú chung đầy đủ sẽ được in chung với cuốn hai (và đang đi đến chố kết thúc biên soạn)

[3] Xin đọc Vô Ngại Giải Ðạo (Patisambhidāmagga), i. 125 tt,; Kinh Bản Sinh (Jataka) , 1. 77,88,193.

[4] Tidasalaye. nghĩa đen. nơi ở của ngài ở cõi Tam Thập Tam Thiên. Tiđasa, thường xuyên được thay thế, trong văn vần cho Tam Thập Tam Thiên (tivatimsa) (thí dụ như Therig. ver. 181; và trong văn suôi, Mil, 291) Phân đoạn (Tīkā) Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đã diễn giải như một dạng tĩnh lược của ti-tidasa=Tam thập tam thiên (tavatimsa). Tác phẩm này còn có một cách giải thích khác nữa trong những đoạn dasa-avattha, cụ thể là về, cuộc sống: sanh, phát triển và diệt. hay là theo như Abhidhanappadipikasuci – chúng sanh (satta), rồi diệt (vinasa) dasa được kể như parimana (ba cách tái sanh) – Tr.

[5] Bản Dịch tiếng Miến Ðiện cho là mẹ ngài tái sanh thành nữ thiên Santussita. Ðoạn văn Pālimantaram pamukham katvà dòng thứ 11 cũng có thể được phân tích với vị ngũ, sampavattauyi, như sau: ngài mở miệng thuyết pháp về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cho một nhóm đông đảo các Chư thiên, Chủ yếu ngài pháp cho chính mẹ ngài nghe.

[6] Desetva nayato, cũng còn có nghĩa là ‘bằng cách chỉ vẽ ra phương pháp giảng dạy’ - Tr

[7] Theo truyền thống kể lại đây là một chiếc hồ lớn ở dãy núi Hy-mã-lạp –sơn. chúng tôi không tìm thấy đoạn này trong bất kỳ tác phẩm khác. Xin đọc Kinh văn Luật tạng, I 124- Ed (NXB).

[8] Hay còn gọi là, nhà hiền triết trí tuệ và dũng lực” tức Trưởng lão Ananda. Kindred Sayings.

[9] Ðây không phải là vị Hoà Thượng tác giả của tác phẩm này – Tr.

[10] Theo các nhà chú giải Miến điện, khoảng độ 450 năm sau khi Ðức Phật nhập Niết bàn còn theo sự ước tính hiện hành tại Phương tây thì vào khoảng 230 năm sau khi Ðức Phật nhập Níp bàn.

[11] Nikāyantaraladīhi = nikāya, đây là một “nhóm” chư tăng theo + phái Antara. Nhóm chư tăng theo pháp laddhihi. cùng với quan điểm riêng của chư vị. Theo như Manidipa cho rằng hai nhóm giáo phái khác đó là Abhayagirivasi và Jetavanavasi, là chư tặng cư ngụ tại thiền viện Abhayagiri, và thiền viện Jetavanna – một số người lại Dịch sai nghĩa đi cho là ‘những quan điểm cực đoan nằm trong Nikāyas - Tr.  

[12] Abhidhammakatham là chữ viết tắt của từ Abidhamma-Atthakatham - Tr

[13] Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta), iv. 120

[14] nt. i. 1 v.v...

[15] nt Vibh. tr. 122 tt

[16] nt. tr. 306 tt

[17] Vibh. 345 tt

[18] Vibh. 345 tt

[19] Một cuốn sách khác nữa được biên soạn tại Ceylon. vì thể không nằm trong hệ thống Kinh Phật. thật hơi khó hiểu trong đoạn đối thoại này – Ed (NXB) ý nghĩa ở đây không mấy rõ ràng là bao.- Tr

[20] Ðược nhắc lại ở cuối mỗi đoạn gồm DhammahadayaVibhaṅga, Mahadhammahadaya, Dhātukathā, và DhatuVibhaṅga (Majjh, iii 237)

[21] Xin đọc Points of Controversy. tr. 8-12

[22] ib. 1 tt

[23] Phân tích thapita với sa pan’esa trong đoạn 8

[24] Iti=tasma Manidipa

[25] Trung Bộ (Majjhima), I 108 tt., do Kaccana diễn giảng

[26] Như trong kinh Subhasutta, Dỵgha, I 204 tt. do ngài Ananda diễn giải, và Kinh Sangitisutta nt iii. 207 tt do các vị tham dự Hội Viên Hội đồng diễn giải

[27] Nidanam được dùng ở số nhiều có nghĩa là karana (tác nghiệp)

[28] Tham dục, ngã mạn, và tà kiến là ba nguyên lý kéo dài qui trình tiến hoá của một chúng sanh.

[29] Janam passam có thể được hiểu bằng hai cách,(a) như là phân từ thụ động tương lai – Janitabbam passitabbam như được Dịch ra ở đây và (b) là hiện tại phân từ – jananto passanto, hiểu theo nghĩa bằng cách thông hiểu tất cả những gì ngài biết, bằng nhìn thấy tất cả những gì ngài quan sát được – Tr.

[30] Hay là con mắt trí tuệ’

[31] Hay là trí tuệ thông minh nhập thể’

[32] Dhamma=bodhipakkhiyadhamma xin đọc Compendium 179, n.1

[33] Brhama =ariya magga. Phân đoạn (Tīkā)

[34] Xin đọc Dialogues ò the Buddha. ii 265

[35] Kiriya

[36] lokuttara

[37] Kinh để tụng (bhanavara) thường gồm có 250 câu ba mươi hai vần, mỗi câu gồn bốn âm tiết tám vần- Tr

[38] trong B.P.E. ‘SẮC’ form’

[39] Nikkhepa. Trong B.P.E “elimination”

[40] Có nghĩa là thuộc về thân xác, lời nói và tư tưởng, Hơi thở được gọi là Hành (sankhāra) vì hơi thở được thân xác thực hiện và hoàn tất; những ứng dụng tuệ giác tiên khởi và kéo dài cũng được gọi là Hành (sankhāra) vì chúng do lời nói kết thúc; và những hệ số (hay chỉ số) Danh còn lại được gọi là Tâm Hành (citta-Hành (sankhāra)) Tr. xin đọc thêm. Trung Bộ Kinh (Majjhima), i. 301 (Vedella-sutta) Ed (NXB)

[41] Phối hợp 22 mẫu đề nhị một cách tách biệt với mỗi đoạn Mẫu đề nhị – Tr.

[42] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) , v. 113. xin đọc Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya)

[43] Xin đọc Uttarimanussadhammasikkhapadam. Sukkavisatthi sikkhapadam, và Sancaritasikkhapadm. Vin, iii 92. 113, 139- Tr.

[44] ‘Antaram’ ở đây chỉ có thể hiểu là ‘độc nhất’ phân đoạn (Tīkā). xin đọc Tự điển trẻ em. s.v. ‘tính chất riêng’ v.v...- Tr.

[45] xin đọc attheva= atthi eva.

[46] Nikhilena. nếu coi như là một tĩnh từ dùng thêm nghĩa cho vị Mâu-ni từ này có nghĩa là giải thoát khỏi năm khilas – Tr.

[47] đây là bản Dịch theo Phân đoạn (Tīkā).Những cách khác Dịch khác như sau: ‘có một ước ao (Paṭṭhāna) sâu xa và khó hiểu được vị đại Mâu ni pháp vào đúng lúc để giải khoảt khỏi năm ‘thứ gai góc’ sau khi đã được biết qua trực quan các mối tương quan nhân quả nơi vạn vật. và có một đồ đệ đã hiểu được điều đó ngay cả khi người đó nhìn thấy một vật thể trên cành lá dừa trên tay – Pyỵ sadaw. “Vị đại thánh Mâu-ni nhờ trực giác đã truyền dạy toàn bộ những điều đó trong tương quan nhân quả, và đã có một ước ao phổ quá, sâu xa và rất khó hiểu. vị đệ tử hiểu ra điều đó dễ dàng như thể ta nhìn một vật trên cành lá vừa trên tay vậy. – manidipa

‘Vẫn có những tương quan nhân quả được pháp một cách hoàn chính do đức Ðại Thánh Mâu Ni đúng lúc nhờ vào tuệ giác của ngài. những tương quan nhân quả này nơi những chúng sanh hiện hành. rất sâu xa và khó hiểu, đệ tử của Ðức Phật nhìn thấy quá dễ dàng như là một vật trên cành lá dừa ngay trên tay ngài. – Ganthipada.

[48] Savaka’s (các đệ tử hay là ‘kẻ lắng nghe’) chỉ biết được điều đó nhờ Ðức Phật giảng dạy cho.- Tr.

[49] Ganthipada đọc thành Padhiyaputta. Chính vì phép là được thực hiện nhằm chinh phục vị Ẩn Sĩ này ngay trước một đám đông đạo hữu gồm có công dân nước Pataliputta. bài đọc khác cũng đúng y như vậy.- tr.

[50] Hay là ‘những chủ đề đặc biệt hay độc nhất vô nhị’ xin đọc tr. 14, n.2

[51] Hay ‘thích nghi tốt’ Mukhadanam=mukhavivaranam. Phân đoạn (Tỵkā).

[52] nói ra được 128 từ cho một người phàm tục.

[53] có nghĩa là tương đương với Dīgha và Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāyas)

[54] xin đọc Pss of the brethren, tr. 354

[55] Hay ‘bằng cách thư giãn bắp thịt căng thẳng và như vậy làm cân bằng được bốn tư thế bách bộ, đứng ngồi và nằm’ Ariyalankarra’s Nissaya.

[56] Dhamma. đây có thể được hiểu là Tứ Diệu Ðế, sự thật là 37 yếu tố giác ngộ, Pháp Cú Kinh (Dhammapada) , chú giải về Phật Tự Thuyết (Udana)

[57] Kinh văn Luật Tạng, i., 18; cũng được Dịch trong cuốn P of C. 118. Xin đọc Comp. tr. 170

[58] Visankhāra

[59] Dhp. đoạn 154. Pss of the Brethren đoạn 184. lại kết thúc có khác một chút. Trong bài giới thiệu các câu chuyện Kinh Bản Sinh (Jataka) thì lại cho là nhiều vị Phật đã thốt lên những câu kệ đó khi họ đạt đến được Giáo pháp giác ngộ (Toàn Tri) dưới gốc cây bồ đề. Xin đọc Rhys Davids, Buddhist Birth stories, 103.- Ed (NXB)

[60] Dialogues, ii. 173

[61] xin đọc tr. 32

[62] xin đọc tr. 3

[63] Abhinnata

[64] Abhikkhita.

[65] Rajabhiraja. SuttaNikya đoạn 553

[66] Luật tạng (Vinaya), i. 64.

[67] Abhikkantena, Xin đọc Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta) i. 1 v.v...

[68] A, i . 189

[69] Dỵgha i. 250 v.v...

[70] Những kiềm chế to lớn kể cả tội Parajika và tội Sanghadisesa ở Luật tạng (Cuốn iii.) những tội còn lại là tội nhẹ – tr.

[71] Xin đọc Dialogues., khế Kinh thứ nhất.

[72] AnuTỵkā phụ hoạ thêm ‘Pháp’ chính là việc dàn xếp chính thống các từ (saddappabandho) phải được nghiên cứu và am hiểu với sự trợ giúp của nhiều ý nghĩa gán vào đó.; và ‘desanā’ pháp chính là việc diễn giảng tiếp theo của các từ này để hiểu được các từ khác.

[73] (Bộ phân tích (Vibhaṅga) 293

[74] Abhilapo

[75] nghĩa rộng của từ Pativedha- Ed (NXB)

[76] Abhisamayo. Xin đọc Sum vil. I 32

[77] Ý nghĩa thứ nhất, Pativedha được hiểu theo nghĩa chủ động, còn ở đây là ở thể thọ động.

[78] Itivaddappamokkha

[79] Alagaddhupama-sutta. Trung Bộ Kinh (Majjhima), i. 133 tt

[80] Nt., tr. 134.

[81] Trung Bộ Kinh (Majjhima) , i. 130 Ariyālankāra kể lại rằng Arittha là một người Dị giáo, tại một địa điểm vắng vẻ kia đã tự lùi bước trước những nuông chiều xác thịt và không điểm xỉa gì đến Luật tạng (Vinaya) ông cho rằng một người đạo hữu bình thường cũng trở thành đấng Nhập Lưu, Tư-Ðà-Hàm (Sakadagami) hay Quả Bất Lai (anagami) và các vị A-la-hán cũng có thể nương chiều những thú vui xác thịt.

[82] Một loại chỉ biết đến điều lợi của chính mình mà thôi, có kẻ biết sống vì điều lợi cho tha nhân, có kẻ chẳng biết điều lợi cho bản thân mà cũng không biết đến điều tốt cho tha nhân nữa, còn loại thú tư sống chì điều lợi cho chính bản thân và cho cả người khâc nữa. D. iii. 232; M. i. 341; A. ii 205. đây chính là lời Ðức Phật đã nói về chân đế qui ước được bàn thảo trong tác phẩm P of C. tr. 16 – Ed (NXB)

[83] Hay ‘do chính bản chất sai lầm hay hạnh kiểm của người đó, như ta đọc thấy trong Saratthadipani. cũng đọc thấy trong Duggahitena dhammena

[84] Tương Ưng Bộ (Samyutta), iii. 152

[85] Không lần ra xuất xứ ở đâu cả.

[86] Xin đọc tr. 23

[87] Học thuyết là văn chương biên soạn (nếu không phải là văn viết) được liệt kê ra như trên trong Tam tạng (Pitakas) td. Trung BộKinh (Majjhima).- Ed (NXB)  

[88] vì Ký thuyết là khế kinh viết ở thể kệ còn Ký Thuyết Kinh (Veyyakarana) viết ở thể văn vần hình như không nhất thiết phải có một phần riêng biệt loại kinh như vậy. Thật tế thì, Ký Thuyết Kinh (Veyyakarana) được áp dụng vào các khế kinh gồm có câu hỏi và câu trả lời. – Tr.

[89] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) ii. 132.

[90] Trung Bộ Kinh (Majjhima) i. 299, 292; 46; Dỵgha ii. 263; Majjhma iii 99; 15.

[91] như trên

[92] Câu kệ Ananda nói về Gopaka Moggaliana. xin xem Trung Bộ Kinh (Majjhima) iii. 7 tt

[93] Anusandhika. Anusandhika là môt phối hợp lô-gĩ giữa các chủ đề

[94] không có trong bản Dịch của Hội thánh điển pāli – Ed (NXB)

[95] như vậy Phân đoạn (Tīkā) giải thích Sabbasamayikaparrisaya, ‘ ngài đã có mặt tham dự đạo hộu bốn’ theo như Ganthipađa kể lại.

[96] (Bộ Phân Tích (Vibhaṅga), 62; 73; 90’ 112; 125

[97] Vin. iv. 144

[98] Vin. iv. 344.

[99] Tương tự như vậy, Luận sư ám chỉ, tôi cũng chẳng cảm thấy bị xúc phạm gì khi tôi nói chu đệ đã sai làm khi được nhận đại thọ giới. - Tr.

[100] Trung Bộ Kinh (Majjhima) , i. 218.

[101] Bhedakāravatthu, viz.:chỉ cho thấy điều đức Phật đã nói dường như không nói. 18 được đặt ra trong luật tạng III.266, 2.- tr. Xin đọc Vin. ii. 7 (Luật tạng (Vinaya) iii, 343; Nissayakamma xử lý về  phạm tội Seyyasaka.

[102] phủ nhận kép na... na khớp với bài đọc trong Kinh Manidīpa. một số người đọc là ‘atthi, na catani’ v.v.... ‘chắc hẳn họ đã có lời dẫn nhập và Ðức Phật đã không nói điều đó ra.

[103] xin đọc là tidivokkam. như đã được giải thích như vậy trong do tuần xin đọc tập chú giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada). iii. 216.

[104] AnuTīkā lại cho là ‘Mahabhidhinidano’ (đại giác) chính là “pativedhabhumi’(cõi) là nơi Thiền định, và là Do tuần tức cây Bồ-đề.

[105] Ngài S.Z. Aung bình luận về điều này như sau: có nghĩa là Ðức Phật đã tiếp tục sống trong suy tư riêng của ngài Ngài cảm nhận được ngài đông nhất với chính mình. theo ngôn từ của M. Bergson thì Ðức Phật đã chứng ngộ được nhân cách của mình, thực tại đã được nhìn dưới góc độ các uẩn. các xứ. v.v... và thực sự ngài đã cảm nghiệm được điều gì ngài đã chứng ngộ được. – Tr.

[106] (Bộ Phân Tích (Vibhaṅga), 123

[107] xin đọc Vattam. - Tr

[108] (Cảm giác) thiện, bất thiện, vô ký ‘Cần lưu ý rằng cảm giác nhờ đó Ðức Phật sống tư duy của ngài chỉ là một phần nhỏ (padesa) thuộc toàn bộ đối tượng cảm nhận trong mỗi trường hợp như vậy’ S.Z. Aung.

[109] Có nghĩa là Vi Diệu Pháp và các tập chú giải. So Pyī (đọc từ Pari- thành Pavattento) Ariyakankarra giải thích rằng: kệ Vi diệu pháp tức là tụng Giới (Sila) vậy v.v...

[110] thay vì áp dụng vào cho chúng ta, là người có được nhân chứng về Vi diệu pháp nên chúng ta có được dẫn nhập .- Tr.

[111] Dhs. bản đề mục

[112] còn có tên là Dhammika - Pyī

[113] Hay là Ittiya- Pyī

[114] Hay là Uttiya - Pyī

[115] Pyī cung cấp thêm ‘vattabbe’ tiếp theo sau ‘papunissati.’

[116] Họ có được quần áo và hoa để dành cho ngày tái sanh do hậu quả nghiệp chướng họ phải chịu. – Do tuần (yojana)

[117] Trung Bộ Kinh (Majjhima), iii, 119

[118] Tức là vương quốc Kapilavatthu, Devadaha, Koliya – theo Ariyālankāra

[119] Tức là triết lý có được thông qua giác ngộ.- Tr

[120] Một loại cây thuộc công viên hoàng gia, được gọi như vậy có lẽ trên cây đó là nơi cư trú của một vị vua các tiên nữ.

[121] Avuso

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 12-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-04-2006