BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with VU Times font


 

KINH PHÁP CÚ
DHAMMAPADA

Tác giả: Nārada Mahāthera
Người dịch: Phạm Kim Khánh, 1971

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)

 

18. UẾ TRƯỢC, HAY Ô NHIỄM - MALA VAGGA

Cái chết đã gần kề con

1. Paṇḍupalāso' va' dāni'si - yamapurisā' pi ca tam upaṭṭhitā

Uyyogamukhe ca titthasi - pātheyyam pi ca te na vijjati.

1. Thân con hôm nay như chiếc lá héo tàn. Sứ giả của thần chết đang chờ con. Con đứng trên ngưỡng cửa của sự hoại vong. Sự nghiệp dự phòng cũng không còn gì cho con. 235.

Hãy tinh tấn chuyên cần

2. So karohi dīpam attano khippaṁ vāyama paṇḍito bhava

Niddhantamalo anaṅgaṇo dibbamṁariyabhūmim ehisi.

2. Hãy tự tạo cho mình một hòn đảo. Hãy nhanh chóng tinh cần, trở thành người trí tuệ. Hãy thanh lọc bợn nhơ và làm người không dục vọng. Con sẽ bước vào nhàn cảnh của chư Thánh 1. 236.

Ðời sống đã đến mức cùng tận

3. Upanītavayo va' dāni' si - sampayāto' si yamassa santike

Vāso' pi ca te natthi antarā - pātheyyam pi ca te na vijjati.

3. Ðời sống của con nay đã đến mức cùng. Con rõ ràng đã đứng trước cái chết. Trên đường đi, con không còn chỗ ngừng nghỉ. Sự nghiệp dự phòng cũng không còn gì cho con. 237.

Hãy dập tắt dục vọng

4. So karohi dīpam attano - khippam vāyama paṇḍito bhava

Niddhantamalo anaṅgaṇo na puna jātijaraṁ epehisi.

4. Hãy tự tạo cho mình một hòn đảo. Hãy gắp rút tinh cần, trở thành người trí tuệ. Hãy thanh lọc mọi bợn nhơ và thành người không dục vọng. Con sẽ không trở lại con đường sanh lão. 238.

Tích chuyện

Một ông cha vợ đã đến tuổi già mà chưa làm được việc thiện nào. Chú rể thỉnh Ðức Phật và chúng Tăng về nhà để cúng dường thay cha vợ. Ðức Phật dạy cụ già những lời trên.

Chú thích

1. Nhàn cảnh của chư Thánh - đó là cảnh giới Thanh Tịnh (Suddhāvāsa)

Hãy tự thanh lọc dần dần

5. Anupubbena medhāvī - thokathokaṁ khaṇe khaṇe

Kammāro rajatass' eva - niddhame malam attano.

5. Từng cấp bực, mỗi lần một chút, lần hồi, người trí tuệ phải tiêu trừ uế trược của mình, như thợ bạc lọc bợn nhơ của bạc. 239.

Tích chuyện

Một người có tâm đạo nhận thấy các vị Tỳ-khưu đấp y bề bộn phải qua lại trên một thửa đất có cỏ mọc cao bất tiện, nên bắt đầu xây dựng một dãy nhà trống trên đó. Trong khi lần hồi tiến hành công tác, thỉnh thoảng ông thỉnh Ðức Phật và chư Tăng về để cúng dường và luôn tiện trình bày sự tiến triển của công trình. Ðức Phật ngợi khen công đức của ông và thuyết về sự thanh lọc thân tâm dần dần.

Hành động ác làm suy sụp người hành ác

6. Ayasā va malaṁ samuṭṭhitaṁ taduṭṭhāya tam' eva khādati

Evaṁ atidhonacārinaṁ - sakakammāni nayanti duggatiṁ.

6. Như rỉ sét phát sanh từ sắt rồi ăn mòn dần sắt. Cùng thế ấy, chính hành động dẫn dắt phạm nhơn đến trạng thái khổ cùng. 240.

Tích chuyện

Một vị tăng sĩ trẻ tuổi bị trúng thực, chết với tâm luyến ái một bộ y mới rất mạnh mẽ. Nhơn dịp, Ðức Phật tiết lộ cho biết về số phần của ông. Ngài giảng luôn về hậu quả tai hại của tâm luyến ái.

Chú thích

1. Phạm nhơn - Atidhonacāri, là người vi phạm luật pháp, chỉ thầy Tỳ-khưu sống không suy niệm về những vật dụng cần thiết của đời sống. Khi dùng tứ vật dụng là y, vật thực, thuốc uống và chỗ ở, thầy Tỳ-khưu được dạy phải suy niệm về lợi ích và tánh cách ô trược của các vật ấy. Nếu không làm đúng vậy thầy vi phạm một giới nhỏ.

Dhona có nghĩa là bốn món cần thiết.

Nguyên nhân của uế trược

7. Asajjhāyamalā mantā - anuṭṭhānamalā gharā

Malaṁ vaṇṇassa kosajjaṁ pamādo rakkhato malaṁ.

7. Không tụng niệm là rỉ sét của kinh sách 1. Không siêng năng là rỉ sét của nhà cửa 2. Dã dượi là bợn nhơ của sắc đẹp. Bất cẩn là sơ hở của người canh phòng. 241.

Tích chuyện

Một thầy Tỳ-khưu thấy hai vị đại đệ tử được tán dương về công đức truyền bá Giáo Pháp thì đem lòng ganh tỵ. Thầy tự phụ là có đầy đủ khả năng thuyết Pháp như hai Ngài đại đệ tử. Nhưng khi được thỉnh lên để chứng minh tài năng thì thầy không làm được. Nhơn đó Ðức Phật đọc câu kệ trên.

Chú thích

1. Kinh sách - Mantā, là giáo lý hay lý thuyết của một tôn giáo, một nghệ thuật, hay một ngành khoa học. Không tụng niệm kinh kệ và không thực hành nghệ thuật có khuynh hướng làm cho người ta quên nó.

2. Nhà cửa - Ghara, được hiểu là người chăm sóc nhà cửa, người nội trợ trong nhà.

Uế trược là điều ác vô minh là uế trược trọng đại nhứt

8. Mal' itthiyā duccaritaṁ - maccheraṁ dadato malaṁ

Malā ve pāpakā dhammā - asmiṁ loke paramhi ca.

9. Tato malā malataraṁ - avijjā paramaṁ malaṁ

Etaṁ malaṁ pahatvāna - nimmalā hotha bhikkhavo.

8. Tà hạnh là uế trược của người đàn bà. Bỏn xẻn là uế trược của người bố thí. Uế trược, quả thật vậy, là điều ác, ở cả hai, thế gian này, và thế gian kế. 242.

9. Vô minh là uế trược tệ hại hơn hai điều trên, là uế trược trọng đại nhứt. Hãy dứt bỏ uế trược ấy, này hỡi các Tỳ-khưu, hãy làm người không uế trược. 243.

Tích chuyện

Một chàng thanh niên mới cưới vợ lấy làm bất mãn với hạnh kiểm dâm ô của người vợ trẻ. Khi chàng đem câu chuyện bạch lại với Ðức Phật, Ngài nhơn cơ hội khuyên dạy luôn chúng Tăng.

Sống không biết hổ thẹn là dễ, sống đời khiêm tốn là khó

10. Sujīvaṁ ahirīkena - kākasūrena dhaṁsinā

Pakkhandinā pagabbhena samkiliṭṭhena jīvitaṁ.

11. Hirīmatā ca dujjīvaṁ - niccaṁ sucigavesinā

Alīnen' appagabbhena - suddhājīvena passata.

10. Sống đời của người không biết hổ thẹn, trơ trẽn như loài quạ, cắn trộm sau lưng, tự phụ kiêu căng, xấc xược ngã mạn, và ô nhiễm, là dễ. 244.

11. Sống đời của người khiêm tốn, luôn luôn tìm sự tinh khiết, có tâm dứt bỏ, nhún nhường, sống đời trong sạch và suy niệm, là khó.245.

Tích chuyện

Vị tăng sĩ nọ dâng đến vị khác một thức ăn hiếm có và hứa mỗi khi có nữa sẽ lại dâng thêm. Vị sau này nhận lãnh rồi ra đi, không một lời cảm tạ. Nghe thuật lại câu chuyện Ðức Phật khuyên dạy về đức lễ độ và tính thô kịch.

Người không nghiêm trì ngũ giới tự mình làm cho mình sụp đổ không nên tham lam và hành động sai lầm

12. Yo pāṇaṁ atipāteti - musāvādañ ca bhāsati

Loke adinnaṁ ādiyati - paradārañ ca gacchati.

13. Surāmerayapānañ ca - yo naro anuyuñjati

Idh' evam eso lokasmiṁ -mulāṁ khaṇati attano.

14. Evaṁ bho purisa jānāhi - pāpadhammā asaññatā

Mātaṁ lobho adhammo ca - ciraṁ dukkhāya randhayuṁ.

12.13. Kẻ nào sát sanh, vọng ngữ, lấy của người mà không được cho, lân la vợ người, và dễ duôi dùng chất say, kẻ ấy đào lỗ tự chôn gốc rễ trên thế gian này 1. 246. 247.

14. Này hỡi con người tốt, nên biết như vầy: Tự chế phục để tránh làm điều ác không phải dễ. Không nên để tham ái và tội lỗi 2 lôi cuốn vào cảnh khổ triền miên. 248.

Tích chuyện

Nhiều thiện tín than phiền rằng thật là khó giữ tròn năm giới, vì mỗi người có một hay hai giới không giữ được. Nghe câu chuyện, Ðức Phật giảng về tánh cách khó giữ tròn năm giới trọn vẹn, nhưng không dạy giới nào kém quan trọng.

Chú thích

1. Ðào lỗ tự chôn gốc rễ - là chôn sâu gốc rễ, bám chặt vào thế gian này, tức không bao giờ thoát ra khỏi thế gian đau khổ, hay vòng luân hồi.

2. Tội lỗi - Adhammo, nghịch nghĩa với chánh hạnh, dhammo, là không theo giáo pháp, ở đây được dùng trong nghĩa sân hận. Căn nguyên của điều ác là tham ái và sân hận.

Người có tâm đố kỵ không an tịnh người không đố kỵ được an tịnh

15. Dadāti ve yathāsaddhaṁ - yathāpasādanaṁ jano

Tattha yo manku bhavati - paresaṁ pānabhojane

Na so divā vā rattiṁ vā - samādhiṁ adhigacchati.

16. Yassa c' etam samucchinnaṁ mūlaghaccaṁ samūhataṁ

Sa ve divā vā rattiṁ vā - samādhiṁ adhigacchati.

15. Người ta bố thí do niềm tin và tâm hoan hỉ. Kẻ sanh lòng đố kị vì vật thực và thức uống được dâng đến người khác ngày đêm không an tịnh. 249.

16. Nhưng người đã cắt đứt, đã nhổ tận gốc rễ và tận diệt tâm ganh tị ấy, ngày đêm sẽ được an tịnh. 250.

Tích chuyện

Một ông Sa-di, con của người gác cửa, nói xấu về tâm bố thí của tất cả các thiện tín đến chùa, ngoại trừ những người có họ hàng với ông. Vài vị sư khác muốn tìm hiểu, điều tra và khám phá sự thật. Khi các vị này bạch lại với Ðức Phật về tác phong thấp hèn của ông Sa-di, Ðức Phật giảng về thái độ tinh thần của người ham muốn và người không ham muốn.

Chú thích

1. An tịnh - danh từ dùng trong nguyên tác Pāli Samādhi, tức tâm định, và tâm định đây có thể tại thế hay siêu thế.

Không có sông nào như ái dục

17. Natthi rāgasamo aggi - natthi dosasamo gaho

Natthi mohasamaṁ jālaṁ natthi taṇhāsamā nadi.

17. Không có lửa nào như tham ái, không có kềm kẹp nào như sân hận, không có lưới nào như si mê, không có sông rạch nào như ái dục. 251.

Tích chuyện

Một lần nọ Ðức Phật thuyết Pháp cho sáu người nghe, chỉ có một người chăm chú nghe, còn năm người kia thì lơ đểnh, không để ý đến lời khuyên dạy của Ngài. Ðức Phật giảng rằng sở dĩ như vậy là do những khuynh hướng của họ đã có từ nhiều kiếp quá khứ (tiền khiên tật). Khi Ðại đức A Nan Ðà (Ānanda) bạch hỏi rõ lý do, Ðức Phật giải thích thêm rằng đó là do bốn nguồn cội, Tham, Sân, Si, và Ái dục và trong năm người kia, người có một người có hai căn.

Thấy lỗi của người thì dễ

18. Sudassaṁ vajjaṁ aññesaṁ attano pana duddasaṁ

Paresaṁ hi so vajjānṁ - opuṇāti yathā bhusam

Attano pana chādeti - kaliṁ' va kitavā saṭho.

18. Thấy lỗi của người thì dễ, nhưng lỗi của chính mình thì quả thật khó thấy. Lỗi của người thì ta sàng sảy để quan sát tỷ mỷ, nhưng của ta thì giấu kín như người đi bẫy chim ngụy trang 1 để núp trốn 2. 252.

Tích chuyện

Một ông trưởng giả nọ muốn đến yết kiến Ðức Phật nhưng có mấy vị đạo sĩ nói xấu Ðức Phật để thuyết phục ông ấy đừng đi. Nghe câu chuyện, Ðức Phật lưu ý các đệ tử rằng có người chỉ thấy lỗi kẻ khác - lắm khi là những lỗi không bao giờ có - mà không thấy lỗi của chính mình.

Chú thích

1. Ngụy trang - kitavā, đồng nghĩa với kitavāya, là dùng nhánh và lá cây để che giấu mình.

2. Núp trốn - kalim, đồng nghĩa với attabhāva, là thể xác. Người đánh bẫy chim núp trốn, hay tự giấu, mình, để chim đừng thấy mình.

Bên trong những người chỉ tìm lỗi của kẻ khác, ô nhiễm sanh thêm ô nhiễm

19. Paravajjānupassissa - niccaṁ ujjhānasaññino

Āsavā tassa vaḍḍhanti - ārā so āsavakkhayā.

19. Người thấy rõ lỗi của kẻ khác và luôn luôn bị cảm xúc hoặc lậu 1 của người ấy càng tăng trưởng. Người như thế còn cách xa mức độ mà hoặc lậu được tiêu trừ. 253.

Tích chuyện

Ðức Phật đọc câu kệ trên khi đề cập đến một vị Tỳ-khưu luôn luôn tìm lỗi kẻ khác.

Chú thích

1. Hoặc lậu - Xem Chú thích câu 226. Tiêu trừ hoặc lậu tức là đắc quả A-La-Hán.

Bên ngoài không có bậc thánh đã chứng Niết-bàn không có uẩn nào trường tồn

20. Ākāse padaṁ natthi - samaṇo natthi bāhire

Papañcābhiratā pajā - nippapañcā tathāgatā.

21. Ākāse padaṁ natthi - samaṇo natthi bāhire

Saṅkhārā sassatā natthi - natthi buddhānam iñjitaṁ.

20. Giữa không trung không có dấu vết. Bên ngoài 1 không có bậc Thánh 2 nhơn loại thỏa thích trong chướng ngại 3. Các đấng Như Lai đã vượt khỏi mọi chướng ngại. 254.

21. Giữa không trung không có dấu vết. Bên ngoài không có bậc Thánh. Không có vật hữu lậu 4 nào trường tồn. Không có sự bất ổn 5 trong chư Phật. 255.

Tích chuyện

Khi Ðức Phật sắp nhập Niết-bàn, một khất sĩ du phương tên Subhāda đến hầu Ngài và bạch hỏi về những đạo sĩ và giáo chủ thuộc các hệ thống tín ngưỡng khác. Ðể trả lời, Ðức Phật đọc câu kệ trên.

Chú thích

1. Bên ngoài - tức bên ngoài Giáo Sự (sāsana) của Ðức Phật.

2. Bậc Thánh - Ở đây danh từ samaṇa, Sa-môn, chỉ các bậc thánh đã chứng ngộ bốn Ðạo và bốn Quả. Các Ngài là những bậc Thánh (Ariya) đã thành đạo quả Niết-bàn.

3. Chướng ngại - như ái dục, ngã mạn v.v...

4. Hữu lậu - hay tùy thế (saṅkhāra) là vật hay hiện tượng phải có một hay nhiều nguyên nhân làm điều kiện để phát sanh. Vật hữu lậu ở đây chỉ ngũ uẩn.

5. Bất ổn - Chư Phật không còn một chướng ngại nhỏ nhen nào tương tợ như ái dục hay ngã mạn để, xuyên qua màn vô minh của những dục vọng ấy, thấy các vật hữu lậu là thường còn. Các Ngài đã vững vàng ổn định, không loạn động, nên thấy được chơn tướng của vạn Pháp là vô thường. Không có uẩn nào trường tồn.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26

Các bản kinh Pháp Cú khác

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh, Tỳ kheo Thiện Minh, và Bác Phạm Kim Khánh
đã gửi tặng bản vi tính và các tư liệu cần thiết để thực hiện ấn bản Internet này (Bình Anson, 01-2004).


[Trở về trang Thư Mục]

last updated: 08-01-2004