BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode VU Times font |
THERAVĀDA VIBHAṄGA TẬP HAI Dịch giả: |
Xin lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn VU Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli. |
TRÍ PHÂN TÍCH (ÑĀṆAVIBHAṄGO) ÐẦU ÐỀ (Mātikā) MỘT LOẠI (Ekavidha) [795] TRÍ TÔNG THEO MỘT LOÀI LÀ: Ngũ thức là phi nhân, thành vô nhân, thành bất tương ưng nhân, thành hữu duyên, thành hữu vi, thành phi sắc, thành hiệp thế, thành cảnh lậu, thành cảnh triền, thành cảnh phược, thành cảnh bộc, thành cảnh phối, thành cảnh cái, thành cảnh khinh thị, thành cảnh thủ, thành cảnh phiền não, thành vô ký, thành hữu cảnh, thành phi sở hữu tâm, thành dị thục quả, thành do thủ cảnh thủ, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi hữu tầm hữu tứ, thành phi vô tầm hữu tứ, thành phi vô tầm vô tứ, thành phi câu hành hỷ, thành phi kiến đạo phi tiến đạo ưng trừ, thành phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt, thành phi hữu học phi vô học, thành hy thiểu, thành dục giới, thành phi sắc giới, thành phi vô sắc giới, thành hệ thuộc, thành phi vô hệ thuộc, thành phi cố định, thành phi dẫn xuất, thành sanh tồn, thành ý thức ứng tri, là vô thường, bị lão chi phối. Ngũ thức nương vật sinh tồn, biết cảnh sinh tồn, nương vật tiền sanh, biết cảnh tiền sanh, nương vật nội phần, biết cảnh ngoại phần, nương vật bất hoại, biết cảnh bất hoại, nương vật dị biệt, biết cảnh dị biệt, không hưởng cảnh lẫn nhau, sanh ra không phải nhiếp thâu, sanh ra không phải tác ý, sanh ra không phải không xen lẫn, sanh ra không phải không trước sau, sanh ra không phải liên tục với nhau. Ngũ thức không phải sự suy nghĩ, không phải do ngũ thức mà hiểu biết được mọi pháp; (thức) chỉ vịn vào một cảnh nào; từ sự liên quan năm thức cũng không hiểu biết được mọi pháp; không phải do ngũ thức mà điều mọi oai nghi được; từ sự liên tục năm thức cũng không điều mọi oai nghi được; không phải do ngũ thức mà thực hiện thân nghiệp, khẩu nghiệp được; từ sự liên tục năm thức cũng không thực hiện được thân nghiệp khẩu nghiệp; không phải do ngũ thức mà chấp trì pháp thiện pháp bất thiện được; từ sự liên tục năm thức cũng không chấp trì pháp thiện pháp bất thiện được; không nhập thiền không xuất thiền được do ngũ thức, cũng không nhập thiền không xuất thiền được từ sự liên tục năm thức; không tử không sanh bằng ngũ thức; cũng không tử không sanh được từ sự liên tục năm thức, không ngủ, không thức, không chiêm bao được do ngũ thức; cũng không ngủ, không thức, không chiêm bao được từ sự liên tục năm thức. Tuệ giải tùy theo căn vật. Trí tông theo một loại là như vậy. ÐẦU ÐỀ HAI LOẠI (Duvidha) [796] TRÍ TÔNG THEO HAI LOẠI LÀ: Tuệ hiệp thế và tuệ Siêu thế; tuệ có thức tri và tuệ không có thức tri; tuệ cảnh lậu và tuệ phi cảnh lậu; tuệ bất tương ưng lậu cảnh lậu và tuệ bất tương ưng lậu phi cảnh cảnh lậu; tuệ cảnh triền và tuệ phi cảnh triền; tuệ bất tương ưng triền cảnh triền và tuệ bất tương ưng triền phi cảnh triền; tuệ cảnh phược và tuệ phi cảnh phược; tuệ bất tương ưng phược cảnh phược và tuệ bất tương ưng phược phi cảnh phược; tuệ cảnh bộc và tuệ phi cảnh bộc; tuệ bất tương ưng bộc cảnh bộc và tuệ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc; tuệ cảnh phối và tuệ phi cảnh phối; tuệ bất tương ưng phối cảnh phối và tuệ bất tương ưng phối phi cảnh phối; tuệ cảnh cái và tuệ phi cảnh cái; tuệ bất tương ưng cái cảnh cái và tuệ bất tương ưng cái phi cảnh cái; tuệ cảnh khinh thị và tuệ phi cảnh khinh thị; tuệ bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị và tuệ bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị; tuệ cảnh thủ và tuệ phi cảnh thủ; tuệ bất tương ưng thủ cảnh thủ và tuệ bất tương ưng thủ phi cảnh thủ; tuệ phiền não và tuệ phi cảnh phiền não; tuệ bất tương ưng phiền não; cảnh phiền não và tuệ bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não tuệ hữu tầm và tuệ vô tầm; tuệ hữu tứ và tuệ vô tứ; tuệ hữu hỷ và tuệ vô hỷ; tuệ câu hành hỷ và tuệ phi câu hành hỷ; tuệ câu hành lạc và tuệ phi câu hành lạc; tuệ câu hành xả và tuệ phi câu hành xả; tuệ dục giới và tuệ phi dục giới; tuệ sắc giới và tuệ phi sắc giới; tuệ vô sắc giới và tuệ phi vô sắc giới; tuệ hệ thuộc và tuệ phi hệ thuộc; tuệ dẫn xuất và tuệ phi dẫn xuất; tuệ phần cố định và tuệ phần phi cố định; tuệ hữu thượng và tuệ vô thượng; tuệ sanh lợi và tuệ lợi sanh. Trí tông theo hai loại là như vậy. ÐẦU ÐỀ BA LOẠI (Tividha) [797] TRÍ TÔNG THEO BA LOẠI LÀ: Tuệ tư, tuệ văn và tuệ tu. Tuệ trí thành, tuệ giới thành và tuệ tu thành. Tuệ tăng thượng giới, tuệ tăng thượng tâm và tuệ tăng thượng trí. Thông thạo tiến hóa, thông thạo thối hóa, thông thạo phương chước. Tuệ dị thục, tuệ dị thục nhân và tuệ phi dị thục phi dị thục nhân. Tuệ thành do thủ cảnh thủ, tuệ phi thành do thủ cảnh thủ và tuệ phi thành do thủ phi cảnh thủ. Tuệ hữu tầm hữu tứ, tuệ vô tầm hữu tứ, tuệ vô tầm vô tứ. Tuệ câu hành hỷ, tuệ câu hành lạc và tuệ câu hành xả. Tuệ nhân tích tập, tuệ nhân tịch diệt và tuệ phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. Tuệ hữu học, tuệ vô học và tuệ phi hữu học phi vô học. Tuệ hy thiểu, tuệ đáo đại và tuệ vô lượng. Tuệ biết cảnh hy thiểu, tuệ biết cảnh đáo đại và tuệ biết cảnh vô lượng. Tuệ có đạo thành cảnh, tuệ có đạo thành nhân và tuệ có đạo thành trưởng. Tuệ sanh tồn, tuệ vị sinh tồn và tuệ chuẩn sanh. Tuệ quá khứ, tuệ vị lai và tuệ hiện tại. Tuệ biết cảnh quá khứ, tuệ biết cảnh vị lai và tuệ biết cảnh hiện tại. Tuệ nội phần, tuệ ngoại phần và tuệ nội ngoại phần. Tuệ biết cảnh nội phần, tuệ biết cảnh ngoại phần và tuệ biết cảnh nội ngoại phần. Tuệ hữu tầm hữu tứ thuộc dị thục, thuộc dị thục nhân và thuộc phi dị thục phi dị thục nhân. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc pháp thành do thủ cảnh thủ, thuộc phi thành do thủ cảnh thủ và thuộc phi thành do thủ phi cảnh thủ. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc câu hành hỷ, thuộc câu hành lạc và thuộc câu hành xả. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc nhân tích tập, thuộc nhân tịch diệt và thuộc phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc hữu học, thuộc vô học và thuộc phi hữu học phi vô học. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc hy thiểu, thuộc đáo đại và thuộc vô lượng. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc biết cảnh hy thiểu, thuộc biết cảnh đáo đại và biết cảnh vô lượng. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc sinh tồn, thuộc vị sanh tồn và thuộc chuẩn sanh. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc quá khứ, thuộc vị lai và thuộc hiện tại. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc biết cảnh quá khứ, thuộc biết cảnh vị lai và thuộc biết cảnh hiện tại. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc nội phần, thuộc ngoại phần và thuộc nội ngoại phần. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc biết cảnh nội phần, thuộc biết cảnh ngoại phần và thuộc biết cảnh nội ngoại phần. Tuệ vô tầm hữu tứ thuộc dị thục, thuộc dị thục nhân và thuộc phi dị thục phi dị thục nhân. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc thành do thủ cảnh thủ, thuộc phi thành do thủ cảnh thủ và thuộc phi thành do thủ phi cảnh thủ. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc nhân tích tập, thuộc nhân tịch diệt và thuộc phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc hữu học, thuộc vô học và thuộc phi hữu học phi vô học. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc sinh tồn, thuộc vị sanh tồn và thuộc chuẩn sanh. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc quá khứ, thuộc vị lai và thuộc hiện tại. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc nội phần, thuộc ngoại phần và thuộc nội ngoại phần. Tuệ vô tầm vô tứ thuộc dị thục, thuộc dị thục nhân và thuộc phi dị thục phi dị thục nhân. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc thành do thủ cảnh thủ, thuộc phi thành do thủ cảnh thủ và thuộc phi thành do thủ phi cảnh thủ. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc câu hành hỷ, thuộc câu hành lạc và thuộc câu hành xả. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc nhân tích tập, thuộc nhân tịch diệt và thuộc phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc hữu học, thuộc vô học và thuộc phi hữu học phi vô học. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc biết cảnh hy thiểu, thuộc biết cảnh đáo đại và thuộc biết cảnh vô lượng. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc có đạo thành cảnh, thuộc có đạo thành nhân và thuộc có đạo thành truởng. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc sanh tồn, thuộc vị sanh tồn và thuộc chuẩn sanh. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc quá khứ, thuộc vị lai và thuộc hiện tại. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc biết cảnh quá khứ, thuộc biết cảnh vị lai và thuộc biết cảnh hiện tại. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc nội phần, thuộc ngoại phần và thuộc nội ngoại phần. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc biết cảnh nội phần, thuộc biết cảnh ngoại phần và thuộc biết cảnh nội ngoại phần. Tuệ câu hành hỷ tuệ câu hành lạc thuộc dị thục, thuộc dị thục nhân, thuộc phi dị thục phi dị thục nhân. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc thành do thủ cảnh thủ, thuộc phi thành do thủ cảnh thủ và thuộc phi thành do thủ phi cảnh thủ. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc hữu tầm hữu tứ, thuộc vô tầm hữu tứ, thuộc vô tầm vô tứ. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc nhân tích tập, thuộc nhân tịch diệt và thuộc phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc hữu học, thuộc vô học và thuộc phi hữu học phi vô học. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc hy thiểu, thuộc đáo đại và thuộc vô lượng. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc biết cảnh hy thiểu, thuộc biết cảnh đáo đại và thuộc biết cảnh vô lượng. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc có đạo thành cảnh, thuộc có đạo thành nhân và thuộc có đạo thành truởng. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc sinh tồn, thuộc vị sinh tồn và thuộc chuẩn sanh. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc quá khứ, thuộc vị lai và thuộc hiện tại. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc biết cảnh quá khứ, thuộc biết cảnh vị lai và thuộc biết cảnh hiện tại. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc nội phần, thuộc ngoại phần và thuộc nội ngoại phần. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc biết cảnh nội phần, thuộc biết cảnh ngoại phần và thuộc biết cảnh nội ngoại phần. (Tuệ câu hành xả) thuộc dị thục, thuộc dị thục nhân, thuộc phi dị thục phi dị thục nhân. (Tuệ câu hành xả) thuộc thành do thủ cảnh thủ, thuộc phi thành do thủ cảnh thủ và thuộc phi thành do thủ phi cảnh thủ. (Tuệ câu hành xả) thuộc nhân tích tập, thuộc nhân tịch diệt và thuộc phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. (Tuệ câu hành xả) thuộc hữu học, thuộc vô học và thuộc phi hữu học phi vô học. (Tuệ câu hành xả) thuộc hy thiểu, thuộc đáo đại và thuộc vô lượng. (Tuệ câu hành xả) thuộc có đạo thành cảnh, thuộc có đạo thành nhân và thuộc có đạo thành truởng. (Tuệ câu hành xả) thuộc sinh tồn, thuộc vị sinh tồn và thuộc chuẩn sanh. (Tuệ câu hành xả) thuộc quá khứ, thuộc vị lai và thuộc hiện tại. (Tuệ câu hành xả) thuộc biết cảnh quá khứ, thuộc biết cảnh vị lai và thuộc biết cảnh hiện tại. (Tuệ câu hành xả) thuộc nội phần, thuộc ngoại phần và thuộc nội ngoại phần. (Tuệ câu hành xả) thuộc biết cảnh nội phần, thuộc biết cảnh ngoại phần và thuộc biết cảnh nội ngoại phần. Trí tông theo ba loại là như vậy. ÐẦU ÐỀ BỐN LOẠI (Catubbidha). [798] TRÍ TÔNG THEO BỐN LOẠI LÀ: Trí nghiệp sở, trí đế tùy thuận, trí thành đạo và trí thành quả. Trí biết khổ, trí biết khổ tập, trí biết khổ diệt và trí biết khổ diệt đạo hành. Tuệ dục giới, tuệ sắc giới, tuệ vô sắc giới và tuệ vô sở thuộc. Trí pháp, trí loại, trí biến hành và trí giả định. Có tuệ đưa đến tích tập không đưa đến tịch diệt, có tuệ đưa đến tịch diệt không đưa đến tích tập, có tuệ vừa đưa đến tích tập vừa đưa đến tịch diệt, có tuệ không đưa đến tích tập không đưa đến tịch diệt. Có tuệ đưa đến yểm ly không đưa đến triệt ngộ, có tuệ đưa đến triệt ngộ không đưa đến yểm ly, có tuệ vừa đưa đến yểm ly vừa đưa đến triệt ngộ, có tuệ không đưa đến yểm ly không đưa đến triệt ngộ. Tuệ thối phần, tuệ trụ phần, tuệ thù thắng phần và tuệ quyết trạch phần. Bốn đạt thông. Bốn tiến hành. Bốn cảnh. Trí biết lão tử, trí biết lão tử tập khởi, trí biết lão tử đoạn diệt và trí biết lão tử đoạn diệt đạo hành. Trí biết sanh... (trùng)... trí biết hữu... (trùng)... trí biết thủ... (trùng)... trí biết ái... (trùng)... trí biết thọ... (trùng)... trí biết xúc... (trùng)... trí biết lục nhập... (trùng)... trí biết danh sắc... (trùng)... trí biết thức... (trùng)... trí biết các hành, trí biết các hành tập khởi, trí biết diệt hành, trí biết diệt hành hành lộ. Trí tông theo bốn loại là như vậy. ÐẦU ÐỀ NHIỀU LOẠI (Anekavidha). [799] TRÍ TÔNG THEO NĂM LOẠI LÀ: Năm chi phần chánh định, tức chánh định ngũ trí, Trí tông theo năm loại là như vậy. TRÍ TÔNG THEO SÁU LOẠI LÀ: Trí trong lục thông. Trí tông theo sáu loại là như vậy. TRÍ TÔNG THEO BẢY LOẠI LÀ: Trí tông bảy mươi bảy thứ (mười một nhóm bảy trí). Trí tông theo bảy loại là như vậy. TRÍ TÔNG THEO TÁM LOẠI LÀ: Tuệ trong bốn đạo và tuệ trong bốn quả. Trí tông theo tám loại là như vậy. TRÍ TÔNG THEO CHÍN LOẠI LÀ: Tuệ trong chín thứ đệ nhập thiền trú. Trí tông theo chín loại là như vậy. ÐẦU ÐỀ MƯỜI LOẠI (Dasavidha). [800] TRÍ TÔNG THEO MƯỜI LOẠI LÀ: Thập Như Lai lực của Ðức Như Lai. Ðức Như Lai hội đủ sức mạnh Ngài mới tự nhận địa vị Ngưu vương, mới rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, mới vận chuyển Pháp Luân. Mười sức mạnh là thế nào? Ở đây Ðức Như Lai như thật liểu tri nguyên lý là nguyên lý, phi nguyên lý là phi nguyên lý; sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri nguyên lý là nguyên lý, phi nguyên lý là phi nguyên lý chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa hội chúng, vận chuyển Pháp Luân. Một điều nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri quả dị thục của các nghiệp thọ trì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại theo nguyên nhân. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri quả dị thục của các nghiệp thọ trì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại theo nguyên nhân; chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này, Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa hội chúng, vận chuyển Pháp Luân. Một điều nữa, Ðức Như Lai thật liểu tri hành lộ dẫn đến mọi sanh thú. Sự hiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri hành lộ dẫn đến mọi sanh thú, chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh ấy, Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống Sư tử giữa hội chúng, vận chuyển Pháp Luân. Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri thế gian đa dạng bản chất, dị biệt bản chất, sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri thế gian đa dạng bản chất, dị biệt bản chất; chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa hội chúng, vận chuyển Pháp Luân. Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri khuynh hướng dị biệt của chúng sanh. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri khuynh hướng dị biệt của chúng sanh, chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa hội chúng, vận chuyển Pháp Luân. Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri thượng hạ căn của chúng sanh khác, của người khác. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri thượng hạ căn của người khác, của chúng sanh khác, chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, vận chuyển Pháp Luân. Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri sự ô nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất ly của thiền, giải thoát định và nhập định; sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri sự ô nhiễm sự thanh tịnh, sự xuất ly của thiền giải thoát, định và nhập định chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, vận chuyển Pháp Luân. Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri túc mạng ký ức. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri túc mạng ký ức; chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, vận chuyển Pháp Luân. Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri việc sanh tử của các chúng sanh. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri việc sanh tử của các chúng sanh, chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, vận chuyển Pháp Luân. Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri sự đoạn tận các lậu hoặc. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri sự đoạn tận các lậu hoặc; chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, vận chuyển Pháp Luân. Trí tông phân theo mười loại là như vậy. DỨT PHẦN ÐẦU ÐỀ PHẦN XIỂN MINH ÐỀ MỘT LOẠI (Ekaniddesa) [801] NGŨ THỨC đều là phi nhân, đều là vô nhân, đều là bất tương ưng nhân, đều là hữu duyên, đều là hữu vi, đều là phi sắc, đều là hiệp thế, đều là cảnh lậu, đều là cảnh triền, đều là cảnh phược, đều là cảnh bộc, đều là cảnh phối, đều là cảnh cái, đều là cảnh khinh thị, đều là cảnh thủ, đều là cảnh phiền não, đều là vô ký, đều là hữu cảnh, đều là phi sở hữu tâm, đều là dị thục quả, đều là thành do thủ cảnh thủ, đều là phi phiền toái cảnh phiền não, đều là phi hữu tầm hữu tứ, đều là phi vô tầm hữu tứ, đều là vô tầm vô tứ, đều là phi câu hành hỷ, đều là phi kiến đạo ưng trừ, đều là phi hữu nhân kiến đạo tiến đạo ưng trừ, đều là phi nhân tích tập, đều là phi nhân tịch diệt, đều là phi hữu học phi vô học, đều là hy thiểu, đều là dục giới, đều là phi sắc giới, đều là phi vô sắc giới, đều là hệ thuộc, đều là phi vô hệ thuộc, đều là phi cố định, đều là phi dẫn xuất, đều là sinh tồn, đều là ý thức ứng tri, đều là vô thường, đều là lão chi phối. [802] NÓI RẰNG: "NGŨ THỨC NƯƠNG VẬT SINH TỒN [1] biết cảnh sinh tồn [2]" tức là sanh lên khi vật đang sanh khi cảnh đang sanh. NÓI RẰNG "THỨC NƯƠNG VẬT TIỀN SANH, BIẾT CẢNH TIỀN SANH" tức là thức sanh ra trong khi vật sanh trước trong cảnh sanh trước. NÓI RẰNG "THỨC NƯƠNG VẬT NỘI PHẦN, BIẾT CẢNH NGOẠI PHẦN" nghĩa là vật nương của ngũ thức thuộc nội phần, cảnh của thức thuộc ngoại phần. NÓI RẰNG "THỨC NƯƠNG VẬT BẤT HOẠI BIẾT CẢNH BẤT HOẠI" tức là thức sanh ra trong khi vật chưa diệt mất, trong khi cảnh chưa diệt mất. NÓI RẰNG "THỨC NƯƠNG VẬT DỊ BIỆT, BIẾT CẢNH DỊ BIỆT" tức là vật và cảnh của nhãn thức là khác, vật và cảnh của nhĩ thức là khác, vật và cảnh của tỷ thức là khác, vật và cảnh của thiệt thức là khác, vật và cảnh của thân thức là khác. NÓI RẰNG "THỨC KHÔNG HƯỞNG CẢNH LẪN NHAU", cảnh vức của nhãn thức, nhĩ thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của nhĩ thức, nhãn thức không hưởng được; cảnh vức của nhãn thức, tỷ thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của tỷ thức, nhãn thức không hưởng được; cảnh vức của nhãn thức, thiệt thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của thiệt thức, nhãn thức không hưởng được; cảnh vức của nhãn thức, thân thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của thân thức, nhãn thức không biết được. Cảnh vức của nhĩ thức... (trùng)... cảnh vức của tỷ thức... (trùng)... cảnh vức của thiệt thức... (trùng)... cảnh vức của thân thức; nhãn thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của nhãn thức, thân thức không hưởng được; cảnh vức của thân thức, nhĩ thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của nhĩ thức, thân thức không hưởng được; cảnh vức của thân thức, tỷ thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của tỷ thức, thân thức không hưởng được; cảnh vức của thân thức, thiệt thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của thiệt thức, thân thức không hưởng được. NÓI RẰNG "THỨC SANH RA KHÔNG PHẢI KHÔNG NHIẾP THÂU" tức là thức sanh ra để thu nhiếp. NÓI RẰNG "THỨC SANH RA KHÔNG PHẢI KHÔNG TÁC Ý" tức là thức sanh lên để tác ý cảnh. NÓI RẰNG "THỨC SANH RA KHÔNG PHẢI KHÔNG XEN LẪN" tức là thức không sanh lên trật tự. NÓI RẰNG "THỨC SANH RA KHÔNG PHẢI KHÔNG TRƯỚC KHÔNG SAU" tức là thức không sanh ra trong cùng một sát na. NÓI RẰNG "THỨC SANH RA KHÔNG PHẢI LIÊN TỤC VỚI NHAU" tức là tiếp theo nhãn thức sanh nhĩ thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo nhĩ thức sanh nhãn thức không sanh lên, tiếp theo nhãn thức sanh tỷ thức không sanh lên; ngược lại tiếp theo tỷ thức sanh nhãn thức không sanh lên; tiếp theo nhãn thức sanh thiệt thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo thiệt thức sanh nhãn thức không sanh lên; tiếp theo nhãn thức sanh thân thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo thân thức sanh nhãn thức không sanh lên. Tiếp theo nhĩ thức sanh... (trùng)... tiếp theo tỷ thức sanh... (trùng)... tiếp theo thiệt thức sanh... (trùng)... tiếp theo thân thức sanh nhãn thức không sanh lên; ngược lại tiếp theo nhãn thức sanh thân thức không sanh lên; tiếp theo thân thức sanh nhĩ thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo nhĩ thức sanh thân thức không sanh lên; tiếp theo thân thức sanh tỷ thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo tỷ thức sanh thân thức không sanh lên; tiếp theo thân thức sanh thiệt thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo thiệt thức sanh thân thức không sanh lên; NÓI RẰNG "NĂM THỨC KHÔNG PHẢI SỰ SUY NGHĨ" tức là năm thức chẳng có khai môn hay tư niệm hay chuyên niệm hay tác ý. NÓI RẰNG "KHÔNG PHẢI DO NGŨ THỨC MÀ HIỂU BIẾT ÐƯỢC MỌI PHÁP" tức là không phải hiểu được mọi pháp bằng ngũ thức. NÓI RẰNG "(THỨC) CHỈ VỊN VÀO MỘT CẢNH NÀO" tức là chỉ có giới hạn trong một cảnh nào đó. NÓI RẰNG "TỪ SỰ LIÊN TỤC NĂM THỨC CŨNG KHÔNG HIỂU BIẾT ÐƯỢC MỌI PHÁP" tức là không thể hiểu biết được mọi pháp bằng ý giới tiếp nối ngũ thức. NÓI RẰNG "KHÔNG PHẢI DO NGŨ THỨC MÀ ÐIỀU MỌI OAI NGHI ÐƯỢC" tức là với năm thức không thể hành oai nghi như đi hoặc đứng, hoặc nằm hoặc ngồi. NÓI RẰNG "TỪ SỰ LIÊN TỤC CỦA NĂM THỨC CŨNG KHÔNG ÐIỀU MỌI OAI NGHI ÐƯỢC" tức là không thể hành oai nghi đi đứng nằm ngồi bằng ý giới nối tiếp ngũ thức. NÓI RẰNG "KHÔNG PHẢI DO NGŨ THỨC MÀ THỰC HIỆN THÂN NGHIỆP KHẨU NGHIỆP ÐƯỢC" tức là không thể tạo thành thân nghiệp khẩu nghiệp bằng ngũ thức được. NÓI RẰNG "KHÔNG PHẢI DO NGŨ THỨC MÀ CHẤP TRÌ PHÁP THIỆN, BẤT THIỆN ÐƯỢC", tức là không thể chấp hành pháp thiện hay bất thiện bằng ngũ thức được. NÓI RẰNG "TỪ SỰ LIÊN TỤC NGŨ THỨC CŨNG KHÔNG CHẤP TRÌ ÐƯỢC PHÁP THIỆN HAY BẤT THIỆN" tức là không thể chấp hành được pháp thiện hay bất thiện bằng ý giới tiếp nối ngũ thức. NÓI RẰNG "KHÔNG NHẬP THIỀN KHÔNG XUẤT THIỀN ÐƯỢC DO NGŨ THỨC" tức là với ngũ thức không thể nhập thiền không thể xuất thiền. NÓI RẰNG "CŨNG KHÔNG NHẬP THIỀN KHÔNG XUẤT THIỀN ÐƯỢC TỪ SỰ LIÊN TỤC NGŨ THỨC" tức là với ý giới nối tiếp ngũ thức không thể nhập thiền không thể xuất thiền. NÓI RẰNG "KHÔNG TỬ KHÔNG SANH BẰNG NGŨ THỨC" tức là với ngũ thức không chết được, không tái sanh được. NÓI RẰNG "CŨNG KHÔNG TỬ KHÔNG SANH ÐƯỢC TỪ SỰ LIÊN TỤC NĂM THỨC" tức là không thể chết không thể tái sanh bằng ý giới nối tiếp năm thức. NÓI RẰNG "KHÔNG NGỦ KHÔNG THỨC KHÔNG CHIÊM BAO ÐƯỢC DO NGŨ THỨC" tức là với năm thức không thể ngủ, không thể thức, không thể chiêm bao. NÓI RẰNG "CŨNG KHÔNG NGỦ KHÔNG THỨC, KHÔNG CHIÊM BAO TỪ SỰ LIÊN TỤC NĂM THỨC" tức là với ý giới tiếp nối ngũ thức không thể ngủ; không thể thức, không thể chiêm bao được tuệ giải theo căn nguyên đích xác là như vậy. Như vầy là phần trí Tông phân theo một loại. XIỂN MINH ÐỀ HAI LOẠI (Dukaniddesa) [803] TUỆ THIỆN và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ hiệp thế; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ siêu thế. Tất cả tuệ đều gọi là tuệ có thức tri và không có thức tri. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh lậu; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh lậu. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng lậu cảnh lậu; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng lậu phi cảnh lậu. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh triền; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh triền. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng triền cảnh triền; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng triền phi cảnh triền. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh phược; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phược. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng phược cảnh phược; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phược phi cảnh phược. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh bộc; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh bộc. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng bộc cảnh bộc; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh phối; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phối. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng phối cảnh phối; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phối phi cảnh phối. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh cái; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh cái. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng cái cảnh cái; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng cái phi cảnh cái. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh khinh; thị tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh khinh thị. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị. Tuệ trong quả ba cõi gọi là thành do thủ; tuệ thuộc thiện ba cõi, thuộc vô ký tố trong ba cõi, trong bốn đạo và trong bốn quả gọi là tuệ phi thành do thủ. Tuệ thuộc thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh thủ; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh thủ. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng thủ cảnh thủ; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng thủ phi cảnh thủ. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh phiền não; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phiền não. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng phiền não cảnh phiền não; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não. Tuệ tương ưng tầm gọi là tuệ hữu tầm; tuệ bất tương ưng tầm gọi là tuệ vô tầm. Tuệ tương ưng tứ gọi là tuệ hữu tứ; tuệ bất tương ưng tứ gọi là tuệ vô tứ. Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ hữu hỷ; tuệ bất tương ưng hỷ gọi là tuệ vô hỷ. Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ câu hành hỷ; tuệ bất tương ưng hỷ gọi là tuệ phi câu hành hỷ. Tuệ tương ưng lạc gọi là tuệ câu hành lạc; tuệ bất tương ưng lạc gọi là tuệ phi câu hành lạc. Tuệ tương ưng xả gọi là tuệ câu hành xả; tuệ bất tương ưng xả gọi là tuệ phi câu hành xả. Tuệ trong thiện và vô ký dục giới gọi là tuệ dục giới; tuệ sắc giới, tuệ vô sắc giới và tuệ bất hệ thuộc gọi là tuệ phi dục giới. Tuệ trong thiện và vô ký sắc giới gọi là tuệ sắc giới; tuệ dục giới, tuệ vô sắc giới và tuệ bất hệ thuộc gọi là tuệ phi sắc giới. Tuệ trong thiện và vô ký phi sắc giới gọi là tuệ vô sắc giới; tuệ dục giới, tuệ sắc giới và tuệ bất hệ thuộc gọi là tuệ phi vô sắc giới. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi là tuệ hệ thuộc; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất hệ thuộc. Tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ dẫn xuất; tuệ thiện trong ba cõi, dị thục quả trong ba cõi, thuộc vô ký tố trong ba cõi gọi là tuệ phi dẫn xuất. Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ cố định (cho quả); tuệ thuộc thiện ba cõi, thuộc vô ký tố ba cõi là tuệ phi cố định. Tuệ thuộc thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ hữu thượng; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ vô thượng. Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TUỆ SANH LỢI? Về mặt thiện trong bốn vức (bhūmi), tuệ vô ký tố của bậc A-la-hán trợ sanh ra thông, trợ sanh ra thiền nhập, gọi là tuệ sanh lợi (atthajāpika). Về mặt dị thục quả trong bốn vức tuệ vô ký tố của bậc A-la-hán nhờ vào thông sanh khởi, nhờ vào thiền nhập sanh khởi, gọi là tuệ lợi sanh (jāpitatthā). Trí tông theo hai loại là như vậy. XIỂN MINH ÐỀ BA LOẠI (TIKANIDDESA) [804] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TUỆ TƯ? Trí đạt được mà không nhờ nghe người khác, tức là trong sự sắp xếp mọi công việc, hay sắp xếp mọi nghề nghiệp, hay sắp xếp mọi tài nghề, hay đế thuận, hay hiểu sắc là vô thường, hay hiểu thọ là vô thường, hay hiểu tưởng là vô thường; hay hiểu hành là vô thường, hay hiểu thức là vô thường, hằng có sự nhẫn nại chính đáng thuận lý, có tri kiến. Xác quyết, cảm nhận quan sát kiên nhẫn nghiệm pháp. Ðây được gọi là tuệ tư. Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TUỆ VĂN? Trí đạt được nhờ nghe người khác, tức là trong sự sắp xếp mọi công việc, hay sắp xếp mọi nghề nghiệp, hay sắp xếp mọi tài nghề, hay đế thuận, hay hiểu sắc là vô thường, hay hiểu thọ là vô thường, hay hiểu tưởng là vô thường; hay hiểu hành là vô thường, hay hiểu thức là vô thường; hằng có sự nhẫn nại chính đáng thuận lý, có tri kiến xác quyết cảm nhận, quan sát, kiên nhẫn nghiệm pháp. Ðây được gọi là tuệ văn. Tất cả tuệ của bậc nhập thiền gọi là tuệ tu. [805] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TUỆ THÍ THÀNH? Người bố thí nhờ vào sự thí mà trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến phát sanh. Ðây gọi là tuệ thí thành. Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TUỆ GIỚI THÀNH? Người trì giới nhờ vào giới mà trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si trạch pháp, chánh kiến phát sanh. Ðây gọi là tuệ giới thành. Còn tất cả tuệ của bậc nhập thiền gọi là tuệ tu thành. [806] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TĂNG THƯỢNG GIỚI? Trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến mà phát sanh cho bậc thúc liễm trong biệt biệt giải thoát thu thúc giới. Ðây gọi là tuệ tăng thượng giới. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TĂNG THƯỢNG TÂM? Trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến mà phát sanh cho bậc nhập thiền Sắc giới và Vô sắc giới. Ðây gọi là tuệ tăng thượng tâm. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TĂNG THƯỢNG TRÍ? Tuệ trong bốn đạo bốn quả. Ðây gọi là tuệ tăng thượng trí [807] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SỰ THÔNG THẠO TIẾN HÓA? Chi là trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến, hiểu rằng do tác ý những pháp này nên các bất thiện pháp chưa sanh không sanh khởi và các bất thiện pháp đã sanh được đoạn tận; lại do tác ý những pháp này nên các thiện pháp chưa sanh được sanh khởi và các thiện pháp đã sanh được sung mãn, tăng trưởng, lớn mạnh, phát triển. Ðây gọi là sự thông thạo tiến hóa. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SỰ THÔNG THẠO THỐI HÓA? Ðiều đó, cái chi là trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến, hiểu rằng do tác ý những pháp này nên các thiện pháp chưa sanh không sanh khởi, và các thiện pháp đã sanh bị diệt mất. Lại do tác ý những pháp này mà các bất thiện pháp chưa sanh được sanh khởi và các bất thiện pháp đã sanh được tăng trưởng lớn mạnh. Ðây gọi là sự thông thạo thối hóa. Còn tất cả tuệ rành cách thức trong mọi việc, gọi là sự thông thạo phương chước. [808] Tuệ trong quả bốn vức gọi là tuệ dị thục; tuệ trong thiện bốn vức gọi là tuệ dị thục nhân; tuệ trong vô ký tố ba cõi gọi là tuệ phi dị thục phi dị thục nhân. [809] Tuệ trong quả ba cõi gọi là tuệ thành do thủ cảnh thủ; tuệ thuộc thiện trong ba cõi và thuộc vô ký tố trong ba cõi gọi là tuệ phi thành do thủ cảnh thủ; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi thành do thủ phi cảnh thủ. [810] Tuệ tương ưng tầm tứ gọi là tuệ hữu tầm hữu tứ; tuệ bất tương ưng tầm mà tương ưng tứ gọi là tuệ vô tầm hữu tứ; tuệ bất tương ưng tầm tứ gọi là tuệ vô tầm vô tứ. [811] Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ câu hành hỷ; tuệ tương ưng lạc gọi là tuệ câu hành lạc; tuệ tương ưng xả gọi là tuệ câu hành xả. [812] Tuệ thuộc thiện trong ba cõi gọi là tuệ thành nhân tích tập; tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ thành nhân tịch diệt; tuệ thuộc quả bốn vức và tuệ thuộc vô ký tố trong ba cõi gọi là tuệ phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. [813] Tuệ trong bốn đạo và ba quả gọi là tuệ hữu học; tuệ trong A-la-hán quả cao tột là tuệ vô học; tuệ thuộc thiện trong ba cõi, thuộc quả trong ba cõi và thuộc vô ký tố trong ba cõi là tuệ phi hữu học phi vô học. [814] Tuệ thiện và vô ký dục giới gọi là tuệ hy thiểu; tuệ thiện và vô ký sắc giới cùng vô sắc giới gọi là tuệ đáo đại; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ vô lượng. [815] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH HY THIỂU? Tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp hy thiểu. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh hy thiểu. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH ÐÁO ÐẠI? Tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp đáo đại. Ðây được gọi là tuệ đáo đại. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH VÔ LƯỢNG? Tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp vô lượng. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh vô lượng. [816] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ CÓ ÐẠO THÀNH CẢNH? Tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy Thánh Ðạo (làm cảnh). Ðây được gọi là tuệ có đạo thành cảnh. Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ có đạo thành nhân. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ CÓ ÐẠO THÀNH TRƯỞNG? Tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy Thánh đạo làm cảnh trưởng. Ðây được gọi là tuệ có đạo thành trưởng. [817] Tuệ thuộc quả trong bốn vức có thể là tuệ sinh tồn, có thể là tuệ chuẩn sanh, nhưng không nên nói là tuệ vị sanh tồn. Tuệ thuộc thiện trong bốn vức và thuộc vô ký tố trong ba cõi có thể là tuệ sanh tồn, có thể là vị sanh tồn, nhưng không nên nói là tuệ chuẩn sanh. [818] Tất cả tuệ có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại. [819] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH QUÁ KHỨ? Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp quá khứ. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh quá khứ. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH VỊ LAI? Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp vị lai. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh vị lai. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH HIỆN TẠI? Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp hiện tại. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh hiện tại. [820] Tất cả tuệ đều có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần. [821] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH NỘI PHẦN? Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp nội phần. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh nội phần. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH NGOẠI PHẦN? Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp ngoại phần. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh ngoại phần. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH NỘI NGOẠI PHẦN? Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp nội ngoại phần. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh nội ngoại phần. Trí tông theo ba loại là như vậy. XIỂN MINH ÐỀ BỐN LOẠI (Catukkaniddesa) [822] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ NGHIỆP SỞ? Tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô tri, trạch pháp, chánh kiến hiểu như sau: có quả bố thí, có quả cúng dường, có quả tế tự, có dị thục quả của các nghiệp tốt xấu, có đời này có đời sau, có ân mẹ, có ân cha, có loài hữu tình hóa sanh, có các sa môn bà la môn trong đời đi đúng, thực hành đúng đã tự mình chứng ngộ thắng trí rồi tuyên bố về đời này và đời khác. Ðây được gọi là trí nghiệp sở. Ngoại trừ trí đế tùy thuận, còn lại tất cả tuệ thiện cảnh lậu đều là trí nghiệp sở. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ ÐẾ TÙY THUẬN? Trí mà thuận lý thành sự kham nhẫn, tri kiến, xác quyết, cảm nhận, quan sát, kiên trì nghiệm pháp như vầy: Sắc uẩn là vô thường hay thọ uẩn là vô thường hay tưởng uẩn là vô thường hay hành uẩn là vô thường hay thức uẩn là vô thường. Ðây được gọi là trí tuệ tùy thuận. Tuệ trong bốn đạo gọi là trí thành đạo. Tuệ trong bốn quả gọi là trí thành quả. [823] Trí thành đạo là trí hiểu đối với khổ, trí hiểu đối với khổ tập, trí hiểu đối với khổ diệt, trí hiểu đối với khổ diệt đạo hành. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ ÐỐI VỚI KHỔ? Tuệ mà sanh ra là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến, bắt lấy khổ (làm cảnh). Ðây được gọi là trí đối với khổ... (trùng)... bắt lấy khổ tập (làm cảnh)... (trùng)... bắt lấy khổ diệt (làm cảnh). Tuệ mà sanh ra là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến bắt lấy khổ diệt đạo hành (làm cảnh). Ðây được gọi là trí đối với khổ diệt đạo hành. [824] Tuệ trong thiện và vô ký dục giới gọi là tuệ dục giới; tuệ trong thiện và vô ký sắc giới gọi là tuệ sắc giới; tuệ trong thiện và vô ký vô sắc giới gọi là tuệ vô sắc giới; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất hệ thuộc. [825] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ PHÁP (Dhammañānaṃ)? Tuệ trong bốn đạo quả gọi là trí pháp. Một vị suy nghiệm về quá khứ và vị lai nhờ trí pháp này, nhờ thấy, nhờ đắc, nhờ hiểu, nhờ thâm nhập; có tuệ là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến như vầy "bất cứ những Sa môn hay Bà la môn nào trong thời quá khứ đã thắng tri khổ, thắng tri khổ tập, thắng tri khổ diệt, thắng tri khổ diệt đạo hành thì những vị ấy thật sự đã thắng tri khổ tập này, những vị ấy đã thật sự thắng tri khổ diệt này, những vị ấy đã thật sự thắng tri khổ diệt đạo hành này; bất cứ những Sa môn hay Bà la môn nào trong thời vị lai sẽ thắng tri khổ, thắng tri khổ tập, thắng tri khổ diệt, thắng tri khổ diệt đạo hành thì những vị ấy chắc chắn sẽ thắng tri khổ này, những vị ấy chắc chắn sẽ thắng tri khổ tập này, những vị ấy chắc chắn sẽ thắng tri khổ diệt này, những vị ấy chắc chắn sẽ tháng tri khổ diệt đạo hành này". Ðây được gọi là trí loại (anvayenāna). Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ BIẾN HÀNH (Paricceñānaṃ)? Ở đây, vị tỳ khưu với nội tâm chú ý hiểu biết tâm của chúng sanh khác, của người khác; tâm hữu tham biết rõ là tâm hữu tham, tâm ly tham biết rõ là tâm ly tham, tâm hữu sân biết rõ là tâm hữu sân, tâm ly sân biết rõ là tâm ly sân, tâm hữu si biết rõ là tâm hữu si, tâm ly si biết rõ là tâm ly si, hay tâm hôn trầm biết rõ tâm hôn trầm, tâm phóng dật biết rõ là tâm phóng dật, tâm đáo đại biết rõ là tâm đáo đại, tâm phi đáo đại biết rõ là tâm phi đáo đại, tâm hữu thượng biết rõ là tâm hữu thượng, tâm vô thượng biết rõ là tâm vô thượng, tâm định tỉnh biết rõ là tâm định tỉnh, tâm bất định tỉnh biết rõ là tâm bất định tỉnh, hay tâm giải thoát biết rõ là tâm giải thoát, tâm phi giải thoát biết rõ là tâm phi giải thoát. Ở đây, có tuệ tri, hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến như vậy. Ðây gọi là trí biến hành. Ngoài trừ trí pháp, trí loại, trí biến hành, tuệ còn lại là trí giả định. [826] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ ÐƯA ÐẾN TÍCH TẬP KHÔNG ÐƯA ÐẾN TỊCH DIỆT? Tuệ trong thiện dục giới là tuệ đưa đến tích tập không đưa đến tịch diệt. Tuệ trong bốn đạo là tuệ đưa đến tịch diệt không đưa đến tích tập. Tuệ trong thiện sắc giới và vô sắc giới là tuệ đưa đến tích tập cũng đưa đến tịch diệt. Tuệ còn lại là tuệ không đưa đến tích tập không đưa đến tịch diệt. [827] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ ÐƯA ÐẾN YỂM LY KHÔNG ÐƯA ÐẾN TRIỆT NGỘ? Sự ly tham trong các dục bằng tuệ mà không thắng tri không thấu triệt Tứ Ðế. Ðây gọi là tuệ đưa đến yểm ly không đưa đến triệt ngộ. Vị ấy có ly tham- thắng tri trong các dục bằng tuệ nhưng không thấu triệt Tứ Ðế. Ðây được gọi là tuệ triệt ngộ nhưng không yểm ly. Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ đưa đến yểm ly đưa đến triệt ngộ. Tuệ còn lại là tuệ không đưa đến yểm ly cũng không đưa đến triệt ngộ. [828] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ THỐI PHẦN? Những tác ý tưởng câu hành dục chi phối bậc đắc sơ thiền, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm thuộc khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng phi câu hành tầm diễn ra, gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hiệp trợ với ly tham diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần. Các tác ý tưởng câu hành tầm chi phối bậc đắc Nhị thiền, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm thuộc khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành xả diễn ra gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hiệp trợ với ly tham diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần. Các tác ý tưởng câu hành hỷ chi phối bậc đắc Tam thiền, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm theo khuynh hướng ấy được an lập gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành phi khổ phi lạc thọ được diễn ra gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hiệp trợ với ly tham được diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần. Các tác ý tưởng câu hành lạc chi phối bậc đắc Tứ thiền, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm thuộc khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành không vô biên xứ được diễn ra, gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hợp trợ với ly tham được diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần. Các tác ý tưởng câu hành sắc pháp chi phối bậc đắc thiền Không vô biên xứ, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm thuộc khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành thức vô biên xứ được diễn ra, gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hợp trợ với ly tham được diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần. Các tác ý tưởng câu hành không vô biên xứ chi phối bậc đắc thiền Thức vô biên xứ, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm thuộc khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành vô sở hữu xứ được diễn ra, gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hợp trợ với ly tham được diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần. Các tác ý tưởng câu hành thức vô biên xứ chi phối bậc đắc thiền Vô sở hữu xứ, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm theo khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành phi tưởng phi phi tưởng xứ được diễn ra, gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hiệp trợ với ly tham được diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần. [829] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BỐN TUỆ ÐẠT THÔNG? Tức là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và biện đạt thông. Nghĩa đạt thông là sự hiểu thông trong nghĩa lý; Pháp đạt thông là sự hiểu thông trong pháp; Ngữ đạt thông là sự hiểu thông trong lối nói ngữ pháp ở mọi trường hợp; Biện đạt thông là sự hiểu thông về trí tuệ. Ðây gọi là bốn đạt thông. [830] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BỐN TIẾN HÀNH? Tức là tuệ hành nan đắc trì, tuệ hành nan đắc cấp, tuệ hành dị đắc trì, tuệ hành dị đắc cấp. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HÀNH NAN ÐẮC TRÌ? Tức là trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi đối với vị đắc định một cách khó khăn khổ sở và thắng tri sự kiện ấy một cách chậm trễ. Ðây được gọi là tuệ hành nan đắc trì. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HÀNH NAN ÐẮC CẤP? Tức là trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi đối với vị đắc định một cách khó khăn, khốn khổ nhưng thắng tri sự kiện ấy một cách nhanh chóng. Ðây được gọi là tuệ hành nan đắc cấp. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HÀNH DỊ ÐẮC TRÌ? Tức là trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi đối với vị đắc định một cách dễ dàng không khó khăn, nhưng thắng tri sự kiện ấy một cách chậm chạp. Ðây được gọi là tuệ hành dị đắc trì. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HÀNH DỊ ÐẮC CẤP? Tức là trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi đối với vị đắc định một cách dễ dàng không khó khăn và thắng tri sự kiện ấy một cách nhanh chóng. Ðây được gọi là tuệ hành dị đắc cấp. Ðây tức là bốn đạt thông. [831] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BỐN CẢNH? Tức là tuệ hy thiểu cảnh hy thiểu, tuệ hy thiểu cảnh vô lượng, tuệ vô lượng cảnh hy thiểu, tuệ vô lượng cảnh vô lượng. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HY THIỂU CẢNH HY THIỂU? Tức là trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi cho bậc không phải dễ dàng đắc định và ít biến mãn đối tượng. Ðây được gọi là tuệ hy thiểu cảnh hy thiểu. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HY THIỂU CẢNH VÔ LƯỢNG? Tức là trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi cho bậc không phải dễ dàng đắc định nhưng biến mãn đối tượng một cách rộng rãi. Ðây được gọi là tuệ hy thiểu cảnh vô lượng. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ VÔ LƯỢNG CẢNH HY THIỂU? Tức là trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi cho bậc dễ dàng đắc định nhưng ít biến mãn đối tượng. Ðây được gọi là tuệ vô lượng cảnh hy thiểu. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ VÔ LƯỢNG CẢNH VÔ LƯỢNG? Tức là trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi cho bậc dễ dàng đắc định và biến mãn đối tượng một cách rộng rãi. Ðây được gọi là tuệ vô lượng cảnh vô lượng. Ðây là bốn cảnh. [832] TRÍ THÀNH ÐẠO tức là trí biết lão tử, trí biết lão tử tập khởi, trí biết lão tử đoạn diệt, trí biết lão tử đoạn diệt đạo hành. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ BIẾT LÃO TỬ? Tức trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi bắt lấy cảnh già chết. Ðây được gọi là trí biết lão tử... (trùng)... bắt lấy sự tập khởi của già chết (làm cảnh)... (trùng)... bắt lấy sự đoạn diệt của già chết (làm cảnh). Trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi bắt lấy cảnh là đường lối dẫn đến đoạn diệt già chết. Ðây được gọi là trí hiểu lão tử đoạn diệt đạo hành. Trí thành đạo như là trí sanh... (trùng)... trí hữu... (trùng)... trí thủ... (trùng)... trí ái... (trùng)... trí thọ... (trùng)... trí xúc... (trùng)... trí lục nhập... (trùng)... trí danh sắc... (trùng)... trí thức... (trùng)... trí biết các hành, trí biết hành tập khởi, trí biết hành đoạn diệt, trí biết hành diệt đạo lộ. Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ BIẾT CÁC HÀNH? Tức trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi bắt lấy các hành (làm cảnh). ...(trùng)... bắt lấy sự tập khởi của các hành (làm cảnh). ...(trùng)... bắt lấy sự đoạn diệt của các hành (làm cảnh). Trí tuệ, sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi bắt lấy cảnh là đường lối dẫn đến đoạn diệt các hành. Ðây được gọi là trí hành diệt đạo lộ. Trí tông phân theo bốn loại là như vậy. XIỂN MINH ÐỀ NĂM LOẠI (Pañcakaniddesa) [833] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CHÁNH ÐỊNH NĂM CHI PHẦN? Tức là hỷ biến mãn, lạc biến mãn, tâm biến mãn, quang biến mãn, phản kháng tướng. Tuệ trong hai thiền gọi là tuệ hỷ biến mãn; tuệ trong ba thiền gọi là tuệ lạc biến mãn; tuệ hiểu tâm người khác gọi là tuệ tâm biến mãn; thiên nhãn gọi là quang biến mãn; trí phản kháng của vị vừa xuất định ấy gọi là phản kháng tướng. Ðây được gọi là chánh định năm chi phần. [834] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CHÁNH ÐỊNH NĂM TRÍ? Tự mình trí phát sanh rằng: Ðịnh này đạt hiện tại, tưởng lai có quả lạc. Tự mình trí phát sanh rằng: Ðịnh này là thánh thiện ly vật chất. Tự mình trí phát sanh rằng: Ðịnh này hạng tiện nhân không hành được. Tự mình trí phát sanh rằng: Ðịnh này thanh tịnh, tinh lương, thành vắng lặng, đạt đến nhất hướng tâm và không do tâm hữu trợ chế ngăn phiền não. Tự mình trí phát sanh rằng: Ta đây cũng có nhập định này và cũng có xuất định này. Ðây gọi là chánh định năm trí. Trí tông theo năm loại là như vậy. XIỂN MINH ÐỀ SÁU LOẠI (Chakkaniddesa) [835] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TRONG LỤC THÔNG? Tức là thần thông trí, nhĩ giới tịnh trí, tha tâm trí, túc mạng trí, chúng sanh tử trí và lậu tận trí. Ðây là tuệ lục thông. Trí tông theo sáu loại là như vậy. XIỂN MINH ÐỀ BẢY LOẠI (Sattakaniddesa) [836] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẢY MƯƠI BẢY TRÍ TÔNG? Trí hiểu rằng: Lão tử do duyên sanh. Trí hiểu rằng: không có sanh thời không có lão tử. Trí hiểu rằng: trong thời quá khứ cũng có lão tử do duyên sanh. Trí hiểu rằng: (quá khứ) không có sanh thời không có lão tử. Trí hiểu rằng: trong thời vị lai cũng có lão tử do duyên sanh. Trí hiểu rằng: (Vị lai) không có sanh thời không có lão tử. Trí hiểu rằng: có trí pháp trụ thời trí ấy hiển nhiên hoại, hiển nhiên biến, hiển nhiên lìa, hiển nhiên diệt. Trí hiểu rằng: Sanh do duyên hữu... (trùng)... Trí hiểu rằng: Hữu do duyên thủ... (trùng)... Trí hiểu rằng: Thủ do duyên ái... (trùng)... Trí hiểu rằng: Ái do duyên thọ... (trùng)... Trí hiểu rằng: Thọ do duyên xúc... (trùng)... Trí hiểu rằng: Xúc do duyên lục nhập... (trùng)... Trí hiểu rằng: Lục nhập do duyên danh sắc... (trùng)... Trí hiểu rằng: Danh sắc do duyên thức... (trùng)... Trí hiểu rằng: Thức do duyên hành... (trùng)... Trí hiểu rằng: Hành do duyên vô minh; trí hiểu rằng: không có vô minh thời không có hành; trí hiểu rằng: trong thời quá khứ cũng có hành do duyên vô minh; trí hiểu rằng: (quá khứ) không có vô minh thí không có hành; trí hiểu rằng: trong thời vị lai cũng không có hành do duyên vô minh; trí hiểu rằng: (vị lai) không có vô minh thì không có hành; trí hiểu rằng: có trí pháp trụ thời trí ấy hiển nhiên hoại, hiển nhiên biến, hiển nhiên lìa, hiển nhiên diệt. Ðây là bảy mươi bảy trí tông. Trí tông theo bảy loại là như vậy. XIỂN MINH ÐỀ TÁM LOẠI (Aṭṭhakaniddesa) [837] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TRONG BỐN ÐẠO BỐN QUẢ? Tức là tuệ Dự lưu đạo, tuệ Dự lưu quả, tuệ Nhất lai đạo, tuệ Nhất lai quả, tuệ Bất lai đạo, tuệ Bất lai quả, tuệ Ưng cúng đạo, tuệ Ưng cúng quả. Ðây là tuệ trong bốn đạo bốn quả. Trí tông theo tám loại là như vậy. XIỂN MINH ÐỀ CHÍN LOẠI (Navakaniddesa) [838] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TRONG CHÍN THỨ ÐỆ NHẬP THIỀN TRÚ? Tức là tuệ nhập định Sơ thiền, tuệ nhập định Nhị thiền, tuệ nhập định Tam thiền, tuệ nhập định Tứ thiền, tuệ nhập định Không vô biên xứ, tuệ nhập định Thức vô biên xứ, tuệ nhập định Vô sở hữu xứ, tuệ nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, phản kháng trí của bậc xuất diệt thọ tưởng định. Ðây là tuệ trong chín thứ đệ thập thiền trú. Trí tông theo chín loại là như vậy. XIỂN MINH ÐỀ THEO MƯỜI LOẠI (Dasakaniddesa) [839] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI BIẾT NGUYÊN LÝ LÀ NGUYÊN LÝ, PHI NGUYÊN LÝ LÀ PHI NGUYÊN LÝ? Ở đây một điều phi lý vô duyên cớ như điều nói hạng kiến cụ túc có chấp hữu vi pháp là trường tồn; Ðức Như Lai biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà hạng phàm phu cố chấp hữu vi pháp là trường tồn, thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều phi lý vô duyên cớ như điều nói hạng kiến cụ túc cố chấp hữu vi pháp là an lạc; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà hạng phàm phu cố chấp hữu vi pháp là an lạc; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói hạng kiến cụ túc cố chấp mọi pháp là hữu ngã; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà hạng phàm phu cố chấp mọi pháp hữu vi là hữu ngã; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói hạng kiến cụ túc có thể giết mẹ; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà hạng phàm phu có thể giết mẹ, thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói hạng kiến cụ túc có thể giết cha... (trùng)... có thể giết vị A-la-hán... (trùng)... có thể trích máu Ðức Như Lai bằng tâm sân... (trùng)... có thể chia rẽ Tăng... (trùng)... có thể y chỉ đạo sư khác... (trùng)... có thể sanh kiếp thứ tám; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà hạng phàm phu có thể sanh kiếp thứ tám; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cứ như điều nói trong một thế giới có hai vị A-la-hán Chánh Ðẳng Giác xuất hiện cùng một lúc; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà trong một thế giới chỉ có thể có một vị A-la-hán Chánh Ðẳng Giác xuất hiện; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cứ như điều nói trong một thế giới có thể có hai vị Chuyển Luân vương xuất hiện cùng một lúc; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà trong một thế giới chỉ có thể có một vị Chuyển Luân vương xuất hiện; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói nữ nhân có thể là bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà nam nhân có thể thành bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói nữ nhân có thể thành bậc Chuyển Luân vương; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà nam nhân có thể thành vị Chuyển Luân vương; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói nữ nhân có thể làm Ðế Thích, có thể làm Thiên ma, có thể làm Phạm Thiên; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà nam nhân có thể làm Ðế Thích, có thể làm Thiên ma, có thể làm Phạm Thiên; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói rằng quả dị thục của thân ác hạnh có thể sanh lên tốt đẹp, khả hỷ, khả ý; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà quả dị thục của thân ác hạnh có thể sanh lên không tốt đẹp, không khả hỷ, không khả ý; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói rằng quả dị thục của khẩu ác hạnh, của ý ác hạnh có thể sanh lên tốt đẹp, khả hỷ, khả ý; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà quả dị thục của khẩu ác hạnh, của ý ác hạnh có thể sanh lên là không tốt đẹp, không khả hỷ, không khả ý; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói rằng quả dị thục của thân thiện hạnh có thể sanh lên là không tốt đẹp, không khả hỷ, không khả ý; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà quả dị thục của khẩu thiện hạnh, của ý thiện hạnh có thể sanh lên là tốt đẹp, khả hỷ, khả ý; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói người có thân ác hạnh, do nhân đó, do duyên ấy, khi thân hoại mệnh chung có thể sanh vào thiện thú, thiện giới; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà người có thân ác hạnh, do nhân ấy, do duyên ấy, khi thân hoại mệnh chung có thể sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói người có khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, do nhân ấy, do duyên ấy, khi thân hoại mệnh chung được sanh về thiện thú, thiện giới; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà người có khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, do nhân ấy, do duyên ấy, khi thân hoại mệnh chung có thể sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý ấy có xảy ra. Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói người có khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh, do nhân ấy, do duyên ấy, khi thân hoại mệnh chung bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà người có khẩu thiện hạnh, có ý thiện hạnh, do nhân đó, do duyên đó, khi thân hoại mệnh chung được sanh về thiện thú, thiện giới; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó xảy ra. Ở đây trí tuệ là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến biết rằng: Những pháp nào sanh ra có nhân có duyên của chúng thì những pháp ấy gọi là nguyên lý, những pháp nào sanh ra không có nhân, không có duyên của chúng thì những pháp ấy gọi là phi nguyên lý. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai biết nguyên lý là nguyên lý, phi nguyên lý là phi nguyên lý. [840] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU QUẢ DỊ THỤC CỦA CÁC NGHIỆP THỌ TRÌ THUỘC QUÁ KHỨ, VỊ LAI, HIỆN TẠI THEO NGUYÊN NHÂN? Ở đây, Ðức Như Lai biết rõ rằng: Có một số ác nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi sanh thú thuận lợi mà không trổ quả[3], có một số ác nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi sanh y thuận lợi mà không trổ quả; có một số ác nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi thời kỳ thuận lợi mà không trổ quả, có một số ác nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi hành vi thuận lợi mà không trổ quả; có một số ác nghiệp thọ trì khi gặp phải[4] Sanh thú bất lợi thì trổ quả, có một số ác nghiệp thọ trì khi gặp phải sanh y bất lợi thì trổ quả, có một số ác nghiệp thọ trì khi gặp phải thời kỳ bất lợi thì trổ quả; có một số ác nghiệp thọ trì khi gặp phải hành vi bất lợi thì trổ quả. Có một số thiện nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi sanh thú bất lợi mà không trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi sanh y bất lợi mà không trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi thời kỳ bất lợi mà không trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi hành vi bất lợi mà không trổ quả; có một số thiện nghiệp thọ trì khi gặp phải sanh thú thuận lợi thì trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì khi gặp phải sanh y thuận lợi thì trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì khi gặp phải thời kỳ thuận lợi thì trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì khi gặp phải hành vi thuận lợi thì trổ quả. Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong các nghiệp đó, đây là như thật trí của Ðức Như Lai hiểu quả dị thục của các nghiệp thọ trì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại theo nguyên nhân. [841] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU HÀNH LỘ DẪN ÐẾN MỌI SANH THÚ? Ở đây, Ðức Như Lai biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến địa ngục; biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến bàng sanh; biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến ngạ quỷ; biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến cõi người; biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến cõi trời; biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến Níp Bàn. Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong các hành lộ đó. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai biết hành lộ dẫn đến mọi sanh thú. [842] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU THẾ GIAN ÐA DẠNG BẢN CHẤT, DỊ BIỆT BẢN CHẤT? Ở đây, Ðức Như Lai biết rõ uẩn dị biệt, biết rõ xứ dị biệt, biết rõ giới dị biệt, biết rõ thế gian đa dạng bản chất, dị biệt bản chất. Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong sự dị biệt đó. Ðây gọi là như thật trí của Ðức Như Lai hiểu thế gian đa dạng bản chất, dị biệt bản chất. [843] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU KHUYNH HƯỚNG DỊ BIỆT CỦA CHÚNG SANH? Ở đây, Ðức Như Lai biết rõ có những chúng sanh khuynh hướng hạ liệt, có những chúng sanh khuynh hướng cao thượng; các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng. Trong thời quá khứ cũng thế, các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng. Trong thời vị lai cũng vậy, các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng. Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong các khuynh hướng đó. Ðây gọi là như thật trí của Ðức Như Lai hiểu khuynh hướng dị biệt của chúng sanh. [844] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU THƯỢNG HẠ CĂN[5] CỦA CHÚNG SANH KHÁC CỦA NGƯỜI KHÁC? Ở đây, Ðức Như Lai biết rõ sở chấp của chúng sanh; biết rõ tiềm miên; biết rõ sở hành; biết rõ khuynh hướng; biết rõ chúng sanh ít trần lao, nhiều trần lao, lợi căn, độn căn, thiện hành tướng, ác hành tướng, dị giáo hóa, nan giáo hóa, hữu phần, vô phần. SỞ CHẤP[6] CỦA CHÚNG SANH LÀ THẾ NÀO? Là các chúng sanh chấp theo hữu kiến (bhavadiṭṭhi) hoặc phi hữu kiến (vibhavaditthi) như vầy, cho rằng: "thế gian tồn tại" hay thế gian không tồn tại "thế gian hữu biên" hay "thế gian vô biên" hay "linh hồn là đó thể xác là đó" hay "linh hồn là khác thể xác là khác" hay "Như Lai[7] còn sau khi chết" hay "Như Lai không còn sau khi chết" hay "Như Lai còn cũng không còn sau khi chết" hoặc giả mà có được tín ngưỡng hợp lý hoặc có sự hiểu như thật về các pháp duyên khởi y tương sinh. Ðây gọi là sở chấp của chúng sanh. TIỀM MIÊN (ANUSAYA) CỦA CHÚNG SANH LÀ THẾ NÀO? Là bảy pháp tiềm miên như dục ái tiềm miên, phẩn uất tiềm miên, ngã mạn tiềm miên, tà kiến tiềm miên, hoài nghi tiềm miên, hữu ái tiềm miên, vô minh tiềm miên. Ở đời, chỗ mà sắc khả ái, sắc khả hỷ thì ở đây ái tiềm miên ngủ ngầm theo chúng sanh tại đấy. Ở đời, chỗ mà sắc bất khả ái, sắc bất khả hỷ thì ở đấy phẫn uất tiềm miên ngủ ngầm theo chúng sanh. Như thế thì vô minh xảy ra nơi hai pháp này; về ngã mạn, tà kiến và hoài nghi thì nên hiểu cũng là sanh chung với vô minh ấy. Ðây gọi là tiềm miên của chúng sanh. SỞ HÀNH (carita) CỦA CHÚNG SANH LÀ THẾ NÀO? Là phúc hành, phi phúc hành, bất động hành thuộc địa vức hy thiểu hay địa vức đáo đại. Ðây là sở hành của chúng sanh. KHUYNH HƯỚNG (adhimutta) CỦA CHÚNG SANH LÀ THẾ NÀO? Là có những chúng sanh khuynh hướng hạ liệt, có những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng; các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng. Trong thời quá khứ cũng thế, các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng. Trong thời vị lai cũng vậy, các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng. CÁC CHÚNG SANH NHIỀU TRẦN (mahārajakkha) LAO ẤY LÀ THẾ NÀO? Mười món phiền não như tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm và vô quý; đối với những chúng sanh nào có mười thứ phiền não này được cấu kết, được phát triển, được phát tấn, được phát huy. Ðây gọi là các chúng sanh ấy có nhiều trần lao. CÁC CHÚNG SANH ÍT TRẦN LAO (apparajakkha) ẤY LÀ THẾ NÀO? Ðối với những chúng sanh nào mà mười món phiền não này không được cấu kết, không được phát triển, không được phát tấn, không được phát huy. Ðây gọi là chúng sanh ấy ít trần lao. NHỮNG CHÚNG SANH ÐỘI CĂN (mudindriya) ẤY LÀ THẾ NÀO? Có năm quyền (indriya) là tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền và tuệ quyền; đối với những chúng sanh nào mà năm quyền này không được cấu kết, không được phát triển, không được phát tấn, không được phát huy. Ðây gọi là những chúng sanh ấy độn căn. NHỮNG CHÚNG SANH LỢI CĂN (Tikkhindriya) ẤY LÀ THẾ NÀO? Ðối với những chúng sanh nào mà năm quyền này được cấu kết, được phát triển, được phát tấn, được phát huy. Ðây gọi là những chúng sanh ấy lợi căn. CÁC CHÚNG SANH CÓ ÁC HÀNH TƯỚNG (dvākāra) ẤY LÀ THẾ NÀO? Phàm những chúng sanh nào có sở chấp xấu, tiềm miên xấu, sở hành xấu, khuynh hướng xấu, nhiều trần lao, độn căn. Ðây gọi là những chúng sanh có ác hành tướng. CÁC CHÚNG SANH CÓ THIỆN HÀNH TƯỚNG (dvākāra) ẤY LÀ THẾ NÀO? Phàm những chúng sanh nào có sở chấp tốt, sở hành tốt, khuynh hướng tốt, ít trần lao, lợi căn. Ðây gọi là những chúng sanh ấy có thiện hành tướng. CÁC CHÚNG SANH NAN GIÁO HÓA (dūvinnāpaya) ẤY LÀ THẾ NÀO? Phàm những chúng sanh nào có ác hành tướng thì những chúng sanh ấy nan giáo hóa. Còn những chúng sanh nào có thiện hành tướng, chính những chúng sanh ấy dị giáo hóa. CÁC CHÚNG SANH VÔ PHẦN (abhabba) ẤY LÀ THẾ NÀO? Phàm những chúng sanh nào bị nghiệp chướng, bị phiền não chướng, bị quả báo chướng, không có niềm tin, không có ước vọng, thiểu trí, không khả năng dự vào phần chánh cố định trong các thiện pháp. Ðây gọi là những chúng sanh ấy vô phần. CÁC CHÚNG SANH HỮU PHẦN (bhabba) ẤY LÀ THẾ NÀO? Phàm những chúng sanh nào không bị nghiệp chướng, không bị quả chướng, có đức tin, có ước vọng, có trí tuệ, có khả năng dự vào phần chánh cố định trong các thiện pháp. Ðây gọi là những chúng sanh ấy hữu phần. Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong các sự đó. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai biết thượng hạ căn của chúng sanh của người khác. [845] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU SỰ Ô NHIỄM, SỰ THANH TỊNH, SỰ XUẤT LY[8] CỦA THIỀN, GIẢI THOÁT, ÐỊNH VÀ NHẬP ÐỊNH? Nói rằng "thiền giả", có bốn hạng thiền giả như có số thiền giả nhận định khi có đắc cho rằng không đắc, có số thiền giả nhận định khi không đắc cho là có đắc, có số thiền giả nhận định khi có đắc cho là có đắc, có số thiền giả nhận định khi không đắc cho là không đắc. Ðây là bốn hạng thiền giả. Lại có bốn hạng thiền giả khác, như có số thiền giả thiện xảo tâm định[9] trong pháp định mà không thiện xảo nhập thiền[10] trong pháp định, có số thiền giả thiện xảo nhập thiền trong pháp định mà không thiện xảo tâm định trong pháp định, có số thiền giả thiện xảo định trong pháp định cũng thiện xảo nhập thiền trong pháp định, có số thiền giả thiện xảo tâm định trong pháp định cũng không thiện xảo nhập định trong pháp định. Ðây là bốn hạng thiền giả. Nói rằng "thiền", có bốn loại thiền là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Nói rằng "giải thoát", có tám sự giải thoát như là hành giả hữu sắc thấy rõ các sắc, đây là sự giải thoát thứ nhất; hành giả vô sắc tưởng nội phần thấy rõ các sắc ngoại phần, đây là sự giải thoát thứ hai; vị có khuynh hướng rằng tịnh hảo, đây là sự giải thoát thứ ba; do vượt qua hoàn toàn các sắc tưởng, dập tắt chướng ngại tưởng, không tác ý dị biệt tưởng, nhận rằng "hư không không cùng tột", vị ấy chứng và trú không vô biên xứ, đây là giải thoát thứ tư; sau khi vượt qua hoàn toàn không vô biên xứ, nhận rằng: "thức tâm không cùng tột", vị ấy chứng và trú thức vô biên xứ, đây là sự giải thoát thứ năm; sau khi hoàn toàn vượt qua thức vô biên xứ, nhận rằng "không có chi cả" vị ấy chứng và trú Vô sở hữu xứ, đây là sự giải thoát thứ sáu; sau khi vượt qua hoàn toàn Vô sở hữu xứ, vị ấy chứng và trú phi tưởng phi phi tưởng xứ, đây là sự giải thoát thứ bảy; sau khi vượt qua hoàn toàn phi tưởng phi phi tưởng xứ, vị ấy chứng và trú thiền diệt thọ tưởng; đây là sự giải thoát thứ tám. Nói rằng "định", có ba loại định tức là định hữu tầm hữu tứ, định vô tầm hữu tứ, định vô tầm vô tứ[11]. Nói rằng "nhập định", có chín thứ đệ trú nhập định tức là nhập định Sơ thiền, nhập định Nhị thiền, nhập định Tam thiền, nhập định Tứ thiền, nhập định Không vô biên xứ, nhập định Thức vô biên xứ, nhập định Vô sở hữu xứ, nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập định Diệt thọ tưởng. Nói rằng "sự ô nhiễm", tức là pháp thuộc phần thối thất. Nói rằng "sự thanh tịnh", tức là pháp thuộc phần thù thắng. Nói rằng "sự xuất ly", tức là sự trong sạch cũng gọi là xuất ly, mà sự xuất khỏi định nào đó cũng gọi là xuất ly. Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong mọi pháp đó. Ðây gọi là như thật trí của Ðức Như Lai biết sự ô nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất ly trong thiền, giải thoát, định và nhập định. [846] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI VỀ TÚC MẠNG KÝ ỨC[12]? Ở đây, Ðức Như Lai nhớ lại đa dạng tiền kiếp như sau: một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, bốn kiếp, năm kiếp, mười kiếp, hai mươi kiếp, ba mươi kiếp, bốn mươi kiếp, một trăm kiếp, một ngàn kiếp, trăm ngàn kiếp, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp, nhớ trong kiếp đó ta có tên như vậy, có họ như vậy, có dòng dõi như vậy, có vật thực như vậy, có cảm thọ lạc khổ như vậy, có giới hạn tuổi thọ như vậy; rồi từ kiếp ấy chết đã sanh lại chỗ kia, tại đấy ta có tên như vậy, có họ như vậy, có dòng dõi như vậy, có vật thực như vậy, có cảm thọ lạc khổ như vậy, có giới hạn tuổi thọ như vậy; và từ đó chết sanh lại ở đây... Ngài nhớ lại đa dạng tiền kiếp với nét đại cương và chi tiết như thế. Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong việc đó. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai về túc mạng ký ức. [847] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI VỀ SỰ SANH TỬ[13] CỦA CÁC CHÚNG SANH? Ở đây, Ðức Như Lai với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ngài thấy rõ các chúng sanh đang tử đang sanh, hiểu rõ các chúng sanh đạt đến hèn hạ, cao sang, đẹp sắc, xâu sắc, thiện thú, ác thú là tùy theo hạnh nghiệp, rằng: Những chúng sanh trưởng thành này hiệp thân ác hạnh, hiệp khẩu ác hạnh, hiệp ý ác hạnh, phỉ báng các Thánh Nhơn, có tà kiến, chấp hành nghiệp tà kiến, những chúng sanh ấy khi thân hoại mệnh chung hằng sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục; hoặc giả những chúng sanh trưởng thành này hiệp thân thiện hạnh, hiệp khẩu thiện hạnh, hiệp ý thiện hạnh, không phỉ báng các Thánh Nhơn, có chánh kiến, chấp hành nghiệp chánh kiến, thì những chúng sanh ấy khi thân hoại mệnh chung hằg sanh về thiện thú, thiên giới; Ðức Như Lai với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ngài thấy rõ chúng sanh đang tử đang sanh, Ngài hiểu rõ chúng sanh đạt đến hèn hạ, cao sang, đẹp sắc, xâu sắc, thiện thú, ác thú tùy theo hạnh nghiệp như thế. Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong sự kiện đó. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai về sự sanh tử của chúng sanh. [848] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI VỀ SỰ ÐOẠN TẬN CÁC LẬU HOẶC[14]? Ở đây, Ðức Như Lai do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình thắng tri Vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, sau khi chứng đạt Ngài an trú. Trí tuệ nào là sự hiểu biết... (trùng)... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong sự kiện đó. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai về sự đoạn tận các lậu hoặc. Trí tông theo mười loại là như vậy. TRỌN VẸN TRÍ PHÂN TÍCH [1] Thức nương vật sinh tồn (uppannavatthukā) tức là thức có sắc vật làm chỗ để nương sanh; hay là thức nương sắc vật là pháp sanh tồn. [2] Thức biết cảnh sinh tồn (Uppannārammanā) tức là thức có cảnh là chổ nương sanh; hay là thức biết đặng cảnh là pháp sinh tồn. [3] Vipacati: Chín muồi trổ quả. [4] Āgamma: đạt đến, gặp phải. [5] Indriyaparopariyatta. [6] Āsaya [7] Như Lai (Tathāgata) "đi đến giống như trước, người trước như thế nào thì người đến sau cũng thế ấy". Danh từ này chỉ cho hai nghĩa:
a) Ðức Phật (Bậc Toàn Giác như
bao nhiêu vị Toàn Giác quá khứ). [8] Ô nhiễm - Sankilesa, thanh tịnh - Vodana, xuất ly - Vutthāna. [9] Samādhikusalo: Thiện xảo tâm định. Hành giả rành mạch về chi thiền. [10] Samāpattikusalo: Thiện xảo nhập thiền. Hành giả thông thạo về cách thức nhập định. [11] Thiền tầng theo Vi diệu Pháp có năm là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền và Ngũ thiền Sắc giới, vô sắc giới. Ở đây, định hữu tầm hữu tứ (savitakka-savicāro samādhi) là chỉ cho định Sơ thiền; Ðịnh vô tầm hữu tứ (avitakkavicāramatto samādhi) là chỉ cho định Nhị thiền; Ðịnh vô tầm vô tứ (avitakka-avicāro samādhi) là loại định từ Tam thiền trở lên. [12] Cutūpapāta. [13] Pubbenivāsānussati. [14] Asavakkaya. -ooOoo- Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | Tập Một | Tập Hai |
Chân thành cám ơn đạo hữu Vasita TTL đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2003)
[Mục
lục Vi Diệu Pháp][Thư Mục chính]
updated: 15-09-2003