Buddhasasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Sống trong hiện tại

S. E. Lyn
Trần Minh Tài dịch


Tất cả chúng ta đều bắt đầu cuộc hành trình vào tâm linh, cuộc hành trình để khám phá và thám hiểm xem "ta là ai?, ta là gì?". Bước đầu tiên thật khó khăn trong nghững ngày đầu tiên hành thiền chúng ta thường dao động buồn ngủ chán nãn, lười biếng hoài nghi, và còn có lúc cảm thấy ân hận: tại sao ta lại đi hành thiền? Chuẩn bị và quyết định bỏ ra một thời gian để thanh lọc tâm không phải là chuyện dễ dàng, không ai có thể hành thiền thay cho ta. Chúng ta phải tự hành thiền lấy, hãy luôn luôn chánh niệm chú tâm vào những gì đang diễn ra, không có gì huyền bí cả, Việc hành thiền thật đơn giản, trực tiếp và thường đến mục tiêu nhưng phải bỏ công ra mới được. Ðó là ý nghĩa của thiền, bước đầu tiên thật khó, khám phá tâm linh là một công trình tìm hiểu hiếm hoi và quý giá. Hãy bình tâm và kiên nhẫn trong những bước đầu tiên khó khăn này, hãy tận dụng cơ hội hành thiền đừng bỏ phí thì giờ, đừng nghĩ rằng mình đã làm đủ.

Hạnh phúc cao nhất

Hạnh phúc cao nhất là hạnh phúc của sự quán chiếu nội tâm, thấy rõ diễn tiến của sự vật. Người nào với tâm đơn sơ mộc mạc, biết thưởng thức rằng mỗi một phút giây đều tươi mát đều mới mẽ, sẽ hưởng hạnh phúc lớn lao, niềm hỹ lạc to lớn trong hiện tại, sẽ đến từ một cái tâm đơn giản mộc mạc không điều kiện, nhận biết trực tiếp không xuyên qua sự suy nghĩ. Những ngày đầu tiên của một khoá thiền có vẻ khó khăn vì sự tập trung tâm ý chưa phát triển. Leo núi cần có sức mạnh thể chất. Nếu không đủ sức mạnh thì ngay từ lúc đầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi không thoải mái nhưng khi cơ thể bắt đầu mạnh hơn, việc leo núi sẽ dễ dàng hơn. Việc hành thiền cũng vậy, khi sự tập trung tâm ý ngày càng mạnh thì việc an trụ tâm sẽ bớt khó khăn hơn Thực hành và hiểu biết giáo pháp là một điều rất hiếm hoi và quý giá, ít người có được cơ hội này. Phần lớn chúng ta đang chạy quanh một vòng lẫn quẩn được lèo lái bởi si mê và tham ái, chúng ta không biết rằng chúng ta có đủ khả năng để thoát khỏi vòng luân hồi, ái dục và sân hận đó. Tham ái và ngũ dục làm cho tâm náo động và hổn loạn. Khi biết xã bỏ, tâm sẽ nhẹ nhàng không còn rối loạn căng thẳng, thoát khỏi mọi điều kiện không bị chìm đắm vào dục lạc ngũ trần.

Phát triển trí tuệ qua việc hành thiền là kinh nghiệm sự vô thường biến đổi trong chúng ta. Nhờ kinh nghiệm được sự vô thường, chúng ta có thể xã bỏ, không dính mắc vào các chuyển biến của thân và tâm. Có ai dám chắc rằng cơ hội hành thiền sẽ đến với mình lần nữa? Ðây là một dịp hi hữu, đây là chốn lý tưởng để chúng ta thám hiểm và khám phá chính mình, đừng bỏ lở cơ hội. Việc chúng ta đang làm là tự tìm hiểu mình. Ðây là một việc làm cao quý và thánh thiện, đây là việc loại trừ phiền não trong tâm, tham lam sân hận si mê. Ðây là việc khó khăn và hiếm hoi và đòi hỏi sự hoàn mỹ, hoàn mỹ là đào luyện tâm, tạo cho tâm có đặc tính luôn luôn tĩnh thức trong mọi lúc.

Ðừng kiểm soát hay thúc ép hơi thở. Chỉ cần chú tâm ghi nhặn phồng xệp của bụng. Chỉ chú tâm vào chuyển động của bụng, Ðừng tưởng tượng, đừng tạo ra một hình ảnh nào trong tâm. Hãy ghi nhận một cách khách quan mọi diễn biến của chuyển động. Nếu vọng tâm phát khởi, hãy ghi nhận rồi nhẹ nhàng đưa tâm về. Dầu cho suốt giờ bạn chỉ làm công việc đưa tâm trở về đề mục chính mỗi khi nó đi ra ngoài thi bạn cũng đã sử dụng trọn vẹn thời giờ của mình. Sự phồng xẹp có thể đôi lúc dài, đôi lúc ngắn, đôi lúc rõ, đôi lúc mờ, đôi lúc sâu, đôi lúc cạn, dầu thế nào đi nữa thì hãy luôn luôn nhớ rằng đây không phải là việc tập thở mà là bắt đầu tập tĩnh thức. Ðiều quan trọng là phải đào luyện cho mình có sự tĩnh thức đều đặn trong mọi lúc, từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ. Vừa choàng dậy là tâm nằm ngay ở phồng xẹp, rồi tiếp tục chánh niệm các tác động khác, ngồi dậy, bước xuống giường, súc miệng, rửa mặt, ăn điểm tâm, trước khi đi ngủ hãy chú tâm vào phồng xẹp cho đến khi rơi vào giấc ngủ. Ðây là một loại chú tâm đem lại lợi ích lớn lao trong việc hành thiền.

Nếu nghĩ rằng chỉ có lúc ngồi và đi mới là hành thiền, còn lúc nghỉ thì không quan trọng, thì bạn đã làm cho việc hành thiền gián đoạn và mất trớn. Cần phải chánh niệm liên tục trong mọi tác động. Ðây là việc làm đem lại sự hổ trợ lớn lao trong việc duy trì định tâm. Ðây là loại tâm kiên định và quân bình đưa đến giác ngộ.

Khi ăn phải luôn luôn chú tâm: thấy - thấy, muốn - muốn, di chuyển - di chuyển, đụng - đụng, dỡ - dỡ, mở - mở, đưa vào - đưa vào, ngậm - ngậm, cảm giác - cảm giác, nhai - nhai, nuốt - nuốt. Chánh niệm liên tục vào tất cả mọi tác động. Chẳng có ai núp đàng sau những tác động này. Không có ai ăn, chỉ có một loại cảm giác tác động nối đuôi nhau, ý định chuyển động ý thức mùi vị cảm giác xúc chạm. Khi chú tâm chánh niệm vào các diễn biến của thân - tâm thì cái "ta" biến mất. Bất kỳ lúc nào và ở đâu cũng có thể hành thiền, chẳng có hoàn cảnh nào không thích hợp cho việc tĩnh thức. Thoát nhiên đại ngộ có thể đến với bạn bất kỳ lúc nào khi các yếu tố giác ngộ chín mùi và quân bình.

Lúc ở Ấn-độ, tôi sống trên một căn gác. Hằng ngày tôi lên xuống cầu thang nhiều lần, mỗi lần như thế tôi khám phá ra bộ máy hoạt động của mỗi bước đi đầu gối chuyển động ra sao, sức nặng chuyển biến như thế nào, v.v. Sự chú tâm vào các tiến trình chuyển động này đem lại nhiều lợi ích và thích thú. Trong mọi tác động đều hàm chứa các lợi ích như vậy. Hãy nhìn, hãy khám phá xem sự vật diễn ra như thế nào. Chúng ta thường thất niệm trong khi ăn. Hương vị đến và đi thật nhanh. Vì tham muốn thưởng thức liên tục nên trong khi miệng còn đang ngậm thức ăn mà tay đã gắp miếng khác, chúng ta chẳng biết đến tiến trình của sự ăn. Hãy nuốt hết thức ăn trong miệng trước khi gắp miếng khác, làm như thế chúng ta sẽ trở nên nhạy bén với cơ thể mình và biết được số lượng thực phẩm cần dùng cho cơ thể chúng ta sẽ không bị ăn quá độ nếu biết ăn trong chánh niệm. Chánh niệm ngay cả lúc ăn uống giúp chúng ta duy trì chánh niệm liên tục suốt ngày không chừa một khoảng hở nào khiến phiền não có thể xen vào. Chẳng biết lúc nào đám mây si mê che mờ tâm trí tan biến, chẳng biết lúc nào sự giác ngộ sẽ đến với bạn, sự giác ngộ có thể tới bất kỳ lúc nào, ngay cả lúc bạn đang nằm xuống ngủ. Vậy phải chánh niệm mỗi phút giây đều phải được theo dõi, luôn luôn tĩnh thức trước những gì đang xảy ra. Thiền sẽ chín mùi nhờ liên tục chánh niệm.

Chú ý đơn thuần

Chú ý đơn thuần có nghĩa là quan sát sự vật một cách khách quan đúng theo thực trạng của nó, không chọn lựa, không so sánh, không đánh giá, không kỳ vọng hoặc tính toán can thiệp vào chuyện đang xảy ra. Hãy đơn thuần chánh niệm. Một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn phản ứng dính mắc vào lạc thú chán ghét khổ đau, nắm giữ cái ưa thích, xua đuổi cái ghét bỏ, phản ứng với chuyện xảy ra qua tham ái và sân hận. Ðó là một cái tâm bất quân bình mỏi mệt. Khi sự quan sát đơn thuần được phát triển, dần dần chúng ta phải đối diện với tư tưởng và cảm giác của mình, với hoàn cảnh và với tha nhân một cách khách quan, không bị tham ái và sân hận chi phối. Chúng ta sẽ bắt đầu có được sự bình an và quân bình khi đối diện với những gì đang xảy ra, không phải chỉ những giờ ngồi thiền sáng, tối mới áp dụng sự quan sát đơn thuần và tĩnh thức, cho rằng chỉ có lúc ngồi thiền mới cần tĩnh thức, những lúc khác không cần chánh niệm. Ðó là ý nghĩ sai lầm, chôn vùi cuộc sống chúng ta và làm cho sự hiểu biết không phát triển. Phải luôn luôn áp dụng chánh niệm trong mọi lúc mọi nơi, dù bạn đang ngồi, đang đứng đang nằm, đang nói hay đang ăn, phải đào luyện để luôn luôn có sự chú ý đơn thuần trên mọi đối tượng, mọi trạng thái hay phản ứng của tâm và mọi hoàn cảnh, mỗi phút giây phải được sống trọn vẹn với tất cả tâm hồn.

Trong thời gian hành thiền, mọi tác động đều phải làm chậm lại để chúng ta có cơ hội quan sát thấu đáo những gì đang xảy ra. Khi chánh niệm đã được vun bồi phát triển, bạn có thể làm nhanh hơn, nhưng bây giờ là lúc bạn đang thực tập. Vì vậy đừng vội vã, làm việc một cách chậm rãi trong yên lặng và tĩnh thức ngay từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ. Bạn phải tĩnh thức trong mọi lúc, lúc nào cũng hành thiền. Mọi tác động đều làm chậm lại sẽ dẫn đến những lợi ích lớn lao, không vội vã không có nơi để đi, không có việc để làm, chỉ cần trở về với thực tại.

Tinh tấn nhưng thư thái

Tinh tấn nổ lực với ý nghĩa là tiếp tục và không dừng nghỉ. Nổ lực tinh tấn, nhưng phải làm với sự cân bằng và thanh thản, hãy kiên trì dầy nổ lực nhưng thật thoải mái và quân bình. Hãy thoát ra khỏi hang tăm tối đến nơi sáng sủa tự do và an bình. Mỗi người đều có một cách thăng tiến riêng, cách nào cũng được, chỉ cần chọn đúng hướng đi. Việc làm của chúng ta là tiếp tục hành trình, dầu phải trải qua một năm, sáu mươi năm, hay năm mười kiếp sống. Bao lâu chúng ta còn hướng về sự giải thoát là được rồi. Tĩnh thức sẽ được khai triển trọn vẹn nếu đối diện với sự vật và quan sát nó với tâm tĩnh lặng, không qua sự suy nghĩ hay khái niệm nào.

Hãy theo dõi kỷ càng để biết tư tưởng phát sinh từ không rồi trở về không như thế nào. Hãy đi vào trong cơn đau, ở trong cơn đau để quan sát. Hãy huấn luyện tâm trong tinh thần thanh thản vô úy, không suy nghĩ mà chỉ yên lặng tỉnh giác quan sát. Nhiều lúc suốt buổi thiền, bạn chẳng thấy gì ngoài sự đau nhức, bất an, dao động và hoài nghi, nhưng thực ra mỗi giây phút tĩnh thức, mỗi giây phút chánh niệm sẽ làm suy yếu những mắt xích ái dục. Tất cả những điều chúng ta cần là quay mặt về hướng giải thoát. Ðừng đi ngược lại, cũng đừng đi về hướng đen tối hơn. Hãy dịu dàng với chinh mình, mặc dầu chưa thấy những biểu hiện rõ ràng nhưng một chuyển biến lớn lao đã diễn ra ở trong bạn như trái đang chín trên cây, dưới ánh nắng mặt trời trái sẽ chín dần mỗi ngày một ít, mặc dầu ta không thấy được tiến trình của nó. Cũng vậy, sự thay đổi và chín mùi trong tâm ta cũng đang tiếp diễn.

Hãy nhớ rằng Ðức Phật chỉ là người hướng đạo, mỗi người phải tự đi trên con đường của mình, không ai có thể đắc đạo thay cho kẻ khác. Tham lam sân hận và si mê nội tại trong tâm chúng ta, không ai đặt chúng vào đấy, không ai lấy chúng ra, chúng ta phải tự thanh lọc tâm mình. Một trong những trở ngại lớn lao trên đường giác ngộ là tâm hoài nghi. Chừng nào nhìn thấu suốt nó, tâm mới không còn hoài nghi bất động. Chúng ta luôn luôn hoài nghi, luôn luôn đặt câu hỏi: thế nào? tại sao? có nên không? có thể là vậy không? Hoặc là luôn luôn đặt câu hỏi, luôn luôn hoài nghi. Hoài nghi cản trở nổ lực truy tầm chân lý của chúng ta. Hoài nghi thường khởi dậy từ những nghi vấn: ta đang làm gì và khả năng để làm việc đó? Có lẻ vì bạn đã có mặt ở đây nên sự suy nghĩ đến hoài nghi là một trở ngại lớn lao trên đường giác ngộ. Nhận diện được phiền não là năng lực lớn lao và là phương cách hữu hiệu, phương cách hiệu nghiệm để vượt qua chướng ngại. Một trong những cách đương đầu với chướng ngại trên đường giác ngộ là trực diện chúng quan sát chúng thật kỷ càng trong từng khoảnh khắc. Nếu tham ái phát sinh, hãy ghi nhận và biết ngay rằng tâm đang dính mắc. Cố gắng nhận ra tức thì mỗi một chướng ngại khởi lên. Tham lam, sân hận, buồn ngủ, dao động, hoài nghi, tất cả đều phải được ghi nhận. Nhận diện hay nhận biết rõ những gì đang xảy ra dẫn đến chánh niệm. Hãy kham nhẫn với mọi người, nhưng trước hết phải kham nhẫn với chính mình, đừng phiền trách sự bất toàn sự khiếm khuyết của mình. Hãy luôn luôn mạnh dạn tự tin và khởi dậy một sự dũng cảm mới mẽ. Hãy tiếp tục bắt đầu tạo tinh tấn mới và đừng bao giờ nghĩ rằng mình đã làm đủ. Ðó là cách phát triển tâm linh một cách tốt đẹp.

Kiên nhẫn là ở trong tình trạng quân bình, chẳng cần để tâm đến những gì đang xảy ra, thanh thản thoải mái và tĩnh thức. Kiên nhẫn đừng để ái dục hướng dẫn hành động của mình. Nếu không đủ nghị lực để kiên nhẫn thì mỗi ái dục đến sẽ dẫn ta dến hành động và chúng ta sẽ lăn lộn mãi trong vòng tham ái. Không ai có thể kiên nhẫn thay cho bạn, không ai có thể giác ngộ thay cho kẻ khác. Ðức Phật chỉ là người chỉ đường. Chúng ta phải tự đi lấy. Ðừng chán nãn khi bị vọng tâm. Mỗi khi bị phóng tâm, hãy ghi nhận sự phóng tâm, rồi nhẹ nhàng đưa tâm trở về đề mục chính. Phóng tâm bao nhiêu lần không thành vấn đề, chỉ cần nhận ra sự phóng tâm rồi trở về đề mục chính là bạn đã hành thiền tốt đẹp. Ðừng xem sự suy nghĩ như một trở ngại hay phiền não. Suy nghĩ chỉ là một đề mục khác để chánh niệm, một đề mục khác để hành thiền. Ðừng để tâm trở nên lười biếng và lang bạt. Hãy nổ lực tinh tấn để quan sát cái gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại này.

Khi có sự suy nghĩ xảy ra, hãy đơn thuần ghi nhận và đừng nhảy vào trong sự suy nghĩ, đừng phân tích sự suy nghĩ và tìm hiểu tại sao lý do nó đến. Chỉ cần chánh niệm ghi nhận lúc sự suy nghĩ xảy ra, nên niệm thầm "suy nghĩ, suy nghĩ". Khi tâm suy nghĩ điều gì, chỉ thuần quan sát mà không phán đoán phản ứng thích hay không thích. Không xem sự suy nghĩ là tôi hay của tôi, không đồng hóa mình với sự suy nghĩ. Hãy cố gắng ghi nhận kịp thời mỗi khi có sự suy nghĩ phát sinh, đừng chậm trễ. Khi sự suy nghĩ được ghi nhân kịp thời và chính xác thì bạn không còn bị chúng quấy nhiễu nữa.

Trong khi ngồi thiền, hãy cố gắng ngồi yên đừng nhúc nhích cựa quậy vì thân tĩnh lặng giúp tâm tĩnh lặng. Một phương cách giúp tập trung tâm ý mạnh là lúc bắt đầu ngồi hãy tự hứa hay nguyện sẽ không thay đổi tư thế, không nhúc nhích không cựa quậy. Lúc mới hành thiền thì việc ngồi yên bất động hơi khó khăn đấy, nhưng nếu bạn có nguyện lực hay quyết tâm mạnh mẽ, bạn sẽ gặt hái kết quả tốt đẹp, và có thể bình tâm quan sát mọi diễn biến của thân và tâm. Dầu cho tâm bạn dao động, bất an, căng thẳng hay khó chịu vì đau nhức, bạn cũng hãy kiên trì chịu đựng và nguyện ngồi yên bất động. Chẳng bao lâu sau mọi chướng ngại trên sẽ dần dần tan biến.

Ðịnh tâm và tinh tấn là hai yếu tố quan trọng trong việc hành thiền bạn. Hãy kiên trì với ý chí và nghị lực. Chẳng bao lâu sau bạn sẽ dễ dàng giữ thân an tâm lạc. Việc hành thiền sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có nỗ lực cố gắng và kiên trì. Tinh tấn là gốc rễ của thành công, là nền tảng của mọi kết quả tốt đẹp. Hãy quyết định hay nguyện ngồi một giờ không nhúc nhích. Sự quyết định hay nguyện này giúp tâm mạnh mẽ và tinh tấn lực càng gia tăng. Khi thân an sẽ dẫn đến tâm an và định, huệ sẽ mạnh mẽ. Khi quyết định ngồi một giờ không nhúc nhích, chắc chắn chúng ta sẽ phải đương đầu với mọi chuyển biến và mọi cảm giác khó chịu đang xảy ra và thấy được mọi phản ứng của tâm đối kháng lại các biến chuyển khó chịu này.

Bất an và giao động

Hãy chánh niệm ghi nhận bất an và giao động. Quan sát tâm xem giao động đến và đi như thế nào. Dầu đang ở tư thế nào, đi, đứng, ngồi, nằm, nếu bất an đến hãy ghi nhận "bất an, bất an", và luôn luôn quan sát ghi nhận các sự bất an và giao động đó ./.

S. E Lyn
Trần Minh Tài dịch