BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Tăng Già: Hình thái kiểu mẫu của cộng đồng thế giới

Hòa thượng Prayudh Payutto
Tỳ Khưu Giác
Đẳng dịch


Sangha: The Ideal World Community

Ven. Prayudh Payutto

Tăng Già: Hình Thái Kiểu Mẫu Của Cộng Đồng Thế Giới

Tỳ Khưu Giác Đẳng dịch

A lecture delivered in January 2529/1986 at the Fourth International Congress of the World Buddhist Sangha Council, held at Buddha's Light Vihara, Bangkok.

-ooOoo-

- Bài nói chuyện Tháng Giêng 1986 - PL 2529 tại Hội Nghị Quốc Tế Kỳ VI của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới tổ chức tại Chùa Phật Quang - Bangkok.

-ooOoo-

As we all know well, two months after the Enlightenment, on the full moon of the eighth lunar month, the Buddha preached his First Sermon at the Deer Park in Isipatana. The First Sermon is called the Dhammacakkappavattana-Sutta or the Setting in Motion of the Wheel of the Dhamma. On hearing this, Kondañña, one of the five ascetics who had waited upon the Bodhisatta when he was practicing self-mortification, gained the Eye of Truth (Dhamma-cakkhu), or the Wisdom Eye, as a first glimpse of Nibbana. Kondañña asked the Buddha for ordination and was admitted as a Bhikkhu, becoming the first member of the Sangha, or the Buddhist Order of monks. He is thus generally known as the Buddha's First Disciple. As until that time there had appeared in the world only the Buddha and the Dhamma, this event marks the completion of the Triple Gem of the Buddha, the Dhamma and the Sangha. Hai tháng sau ngày thành đạo, vào ngày Rằm Tháng Sáu (tính theo lịch Trung Hoa), Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Giả ở Isipatana. Bài pháp nầy gọi là kinh Chuyển Pháp Luân hay Khởi Chuyển Bánh Xe Chân Lý. Nghe pháp thoại nầy, một trong năm vị đạo sĩ từng theo hầu đức Bồ Tát khi còn tu khổ hạnh là Kondanna (Kiều Trần Như) chứng đạt pháp nhãn, thấy rõ niết bàn lần đầu. Kondanna xin Đức Phật xuất gia và được nhận trở thành một tỳ khưu. Vị nầy là thành viên đầu tiên của Tăng già hay đoàn thể đệ tử xuất gia của Đức Phật. Trước đó trên thế gian nầy chỉ có Phật bảo và Pháp Bảo. Sự kiện nầy đánh dấu sự hiện hữu trọn vẹn của Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng.
What should be noted here is the arising of the Sangha. Strictly speaking, it was the arising of the first member of the Sangha. That is, Kondañña, who since then became known as Aññakondañña, was the first man to see the Truth after the Buddha and also the first to be admitted as a Bhikkhu. Điều cần ghi nhận ở đây là sự khởi dậy của Tăng già. Nói một cách nghiêm túc là sự xuất hiện đầu tiên của Tăng chúng. Vị ấy chính là Kondanna; từ đó về sau được gọi là Annakondanna, vị đệ tử Phật đầu tiên liễu ngộ chân lý và được chấp nhận là Tỳ Khưu.
Two Kinds of Sangha

The term Sangha means an assembly or a community. Here again, two kinds of Sangha should be distinguished, namely, the Savaka-Sangha, or the community of (noble) disciples, and the Bhikkhu-Sangha, or the community of Bhikkhus or monks. The former is also called the Ariya-Sangha, or the Noble Sangha (community of Noble or Truly-Civilized Ones), while the latter is also named the Sammati-Sangha, or the conventional Sangha. The Noble Sangha of truly civilized people is formed of four types of persons, who are at four different stages of development, or levels of insight into the Truth. The Conventional Sangha of Bhikkhus, on the other hand, simply consists of four or more monks.

Hai Hình Thái Tăng Già

Thuật ngữ Sangha âm là Tăng già có nghĩa là hội chúng hay cộng đồng. Ở đây có hai thứ Tăng già cần phân biệt. Thứ nhất là Savaka-sangha có nghĩa là hội chúng của bậc thinh văn đệ tử và Bhikkhu-sangha là hội chúng tỳ khưu. Hội chúng đầu tiên gọi là Ariya-sangha - thánh tăng (hội chúng của các thánh hay những bậc thật sự có chứng đắc giải thoát). Hội chúng thứ hai còn được gọi là Sammati Sangha - Tăng già qui ước. Hội chúng Thánh Tăng gồm những vị đã chứng đắc một trong bốn thánh quả. Hội chúng Qui Ước Tăng chỉ đơn giản gồm bốn vị tỳ khưu trở lên.

When Kondañña gained the Eye of Truth, he became the first member of the Noble Sangha. When he was ordained a Bhikkhu, he became the first member of the Conventional Sangha. Thus, the event of the First Sermon marks the beginning both of the Noble Sangha of disciples and of the Conventional Sangha of monks. Khi ngài Kondanna chứng pháp nhãn, ngài trở thành thành viên đầu tiên của Hội chúng Thánh Tăng. Khi ngài được xuất gia trở thành tỳ khưu thì ngài là thành viên đầu tiên của Qui Ước Tăng Già. Chính vì vậy Kinh Chuyển Pháp Luân đánh dấu sự hình thành của cả hai đoàn thể Tăng Già.
The four types of persons who form the Noble Sangha are the Sotapanna or Stream-Enterers (those who have entered the stream leading to Nibbana), the Sakadagami or Once-Returners (those who will return only once more to the vicissitudes of this world), the Anagami or Non-Returners (those who will never come again to the dubious conditions of this world), and the Arahants or Worthy Ones (those who have achieved the ideal of perfection and attained to the goal of Nibbana). Bốn quả chứng của Hội Chúng Thánh Tăng là Sotapanna - nhập lưu (người đi vào dòng thánh vức dẫn đến niết bàn), Sakadagami - nhất lai (bậc chỉ còn luân hồi lại cõi dục giới một lần), Anagami - bất lai (bậc không còn sanh lại cõi dục giới) và Arahants - Ứng cúng vô sanh ( bậc hoàn toàn giải thoát).
The Sotapanna has achieved perfection in morality and has abandoned the three fetters of self-illusion, uncertainty and clinging to mere rules and ritual. The Sakadagami has in addition mitigated lust, hatred and delusion. The Anagami has achieved perfection in mental discipline and further eradicated the fetters of sensual lust and ill will. The Arahant has achieved perfection in wisdom and put an end to five more fetters, namely, attachment to fine-material existence, attachment to immaterial existence, conceit, restlessness and ignorance. Bậc Nhập lưu diệt ba kiết sử là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Bậc Nhất lai là giảm nhẹ dục ái và sân. Bậc Bất lai đoạn tận dục ái và sân. Bậc Ứng cúng vô sanh đoạn tận năm kiết sử còn lại là sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh.
The Monastic Sangha and the Creation of the Noble Sangha. Hàng Tăng Lữ Xuất Gia và sự Hình Thành Thánh Chúng Tăng Già.
Obviously, it is the purpose of the Buddha, in his conduct for the well-being of the world, to teach all people to progress along these lines of development to become Sotapanna, Sakadagami, Anagami and Arahants. In other words, he wants them to be members of the Noble Sangha. The ideal is surely to turn the world into a community of noble or truly civilized people. To achieve this, however, a sound concrete organization is needed, and it is for this reason that the Conventional Sangha of monks was founded. Truly, the Sangha of monks or Bhikkhu-Sangha has been vested with the main function of teaching all people, regardless of caste, class, sex and nationality, the Dhamma that will help them in their self-development to become Ariya or Arya (noble or truly civilized). The monks thus lead the people in creating the universal community of noble, enlightened and truly civilized people. Mục đích hoằng pháp của Đức Phật vì lợi lạc cho muôn loài rõ ràng nhằm giáo hoá chúng sanh thành đạt những quả vị thứ lớp dự lưu, nhất lai, bất lai và vô sanh ứng cúng. Nói một cách khác Ngài muốn chúng sanh trở nên thành viên của hội chúng thánh tăng. Lý tưởng nầy chắc chắn chuyển hoá thế giới thành một cộng đồng thật sự văn minh. Để đạt được điều nầy, một hội chúng tổ chức vững mạnh trở nên cần thiết, chính vì thế Tăng già qui ước được thiết lập. Quả thật vậy, hành tăng lữ xuất gia hay tỳ khưu tăng được trao truyền sứ mệnh chánh yếu là giáo hoá chúng sanh không phân biệt giai cấp, giòng tộc, giới tính, quốc độ. Chánh pháp giúp các vị nầy giải thoát tự thân trở thành những bậc Ariya (thánh nhân hay bậc thật sự được khai hoá). Những Tăng sĩ từ đó hướng dẫn nhân sinh tạo thành một thế giới đại đồng của những bậc thánh giác ngộ, giải thoát.
Even when the Bhikkhu-Sangha had been newly established, and it was then a very small community consisting of only sixty monks, the Buddha sent all of its members in all directions to propagate the Dhamma. The community was then only three months old. Here, the spirit of acting for the good of the people is strongly evident. The words of the Buddha in sending out his disciples at that time reflect very well the ideal of erecting the world Noble Sangha. In the Buddha's own words (Vin.I.21):

"Go forth, O Bhikkhus, for the good of the many,
for the happiness of the many, out of compassion for the world,
for the benefit, for the good, for the happiness of gods and men."

Ngay trong chính thời điểm phôi thai của hội chúng Tỳ khưu Tăng, bấy giờ chỉ là một đoàn thể nhỏ bé với sáu mươi tỳ khưu, Đức Phật đã gởi tất tăng sĩ đi khắp nơi để hoằng pháp. Một đoàn thể mới thành lập vỏn vẹn ba tháng. Tinh thần hành động vì lợi lạc nhân sinh đã rất cao. Lời kêu gọi của Đức Phật phản ánh lý tưởng kiến tạo cộng đồng thánh chúng. Lời kêu gọi của chính Đức Phật:

"Hãy ra đi vì sự tốt đẹp của muôn loài,
vì hạnh phúc của muôn loài, vì lòng đại bi cho đời,
Đi để mang lại lợi lạc, phúc lạc cho
nhân thiên."

In short, the Sangha of monks or Bhikkhu-Sangha has been set up, both as the instrument and as the starting point and the stronghold, for working out the idea of establishing the universal Sangha of Dhammically civilized people. The main function of this conventional Sangha is, as mentioned earlier, to expound the Dhamma and spread it far and wide, in such a way that the common people may understand and practice it, developing themselves in their progress along the path of being Ariya (noble or Dhammically civilized) and thus joining the Noble Sangha or civilized world community. In the meantime, however, the Sangha of monks also plays a number of significant roles, some central and some interim and peripheral, such as: Nói tóm lại, chư tỳ khưu tăng - bhikkhu sangha được thiết lập trở thành một cơ chế khởi đầu và là cứ điểm để xây dựng một cộng đồng thế giới văn minh trong chánh pháp. Vai trò chính của Tăng già, như đã nói trên, là tuyên lưu Phật pháp lan xa rộng lớn trong phương cách người thường có thể hiểu, thực hành, tự mình giác ngộ trở thành những bậc thánh và gia nhập thánh hội. Cùng lúc, Tỳ khưu Tăng có thể đóng những vai trò quan trọng, một số là chính yếu, một số tạm thời, một số vòng ngoài như là:
As, especially at the beginning, the conditions in the surrounding world are not favourable to the ideal life, the Bhikkhu-Sangha serves as the suitable setting in which zealous members can energetically live their chosen way of life and leading members can actively lead others. Khi hoàn cảnh thế giới bên ngoài không thuận hợp để sống đời phạm hạnh thì hội chúng Tăng già, đặc biệt là giai đoạn đầu, tạo nên hoàn cảnh lý tưởng cho những người nhiệt tâm tu tập và những thành viên lỗi lạc có thể hướng dẫn người khác
The Bhikkhu-Sangha serves as the core and leading part of the prospective Noble Sangha. By leading exemplary noble lives, the monks exercise their influence on the common people in treading the noble path towards the goal of joining the Noble Sangha. Hội chúng tỳ khưu Tăng đóng vai trò chủ đạo và hướng đạo dẫn đến hội chúng Thánh Tăng. Bằng cách nêu gương, chư tỳ khưu Tăng có thể tạo những ảnh hưởng tích cực đối với những người đang trình hướng đến sự gia nhập thánh chúng tăng già.
The Bhikkhu-Sangha also serves as the centre for training both those who join it and the common people, to turn them into members, or make them more prepared to be members, of the Noble Sangha. Chư Tỳ khưu Tăng đóng vai trò như những trung tâm đạo luyện cho cả hai giới xuất gia và tại gia trở thành phần tử hay chuẩn bị trở thành phần tử của thánh chúng tăng già.

Source: Chùa Pháp Luân, Texas, Hoa Kỳ, http://www.phapluan.com


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 12-11-2005