BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Duyên Khởi và Vô Ngã

Tương Ưng Bộ
Chương XII, Kinh số 11-20


Dưới đây là 10 bài kinh quan trọng Ðức Phật giảng về 4 loại thức ăn, luật Duyên Khởi, tính Vô Ngã, Trung Ðạo và con đường giải thoát khỏi sinh tử hoạn khổ.

 

SN XII.11-20 SN XII. 11-20

11. Các loại đồ ăn
(Tạp 15,9. Thực, Ðại 2, 101c) (S.ii,11)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Thắng Lâm) trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc ).

-- "Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh. Thế nào là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.

Và này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Bốn loại đồ ăn này do ái làm nhân, do ái tập khởi, do ái tác sanh, do ái làm hiện hữu.

Ái này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Ái do thọ làm nhân, do thọ tập khởi, do thọ tác sanh, do thọ làm cho hiện hữu.

Thọ này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Thọ do xúc làm nhân, do xúc tập khởi, do xúc tác sanh, do xúc làm cho hiện hữu.

Xúc này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Xúc do sáu xứ làm nhân, do sáu xứ tập khởi, do sáu xứ tác sanh, do sáu xứ làm cho hiện hữu.

Sáu xứ này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Sáu xứ do danh sắc làm nhân, do danh sắc tập khởi, do danh sắc tác sanh, do danh sắc làm cho hiện hữu.

Danh sắc này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Danh sắc do thức làm nhân, do thức tập khởi, do thức tác sanh, do thức làm cho hiện hữu.

Thức này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Thức do hành làm nhân, do hành tập khởi, do hành tác sanh, do hành làm cho hiện hữu.

Những hành này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Các hành này do vô minh làm nhân, do vô minh tập khởi, do vô minh tác sanh, do vô minh làm cho hiện hữu.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt."

11. Nutriment


Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's Park.

"Bhikkhus, there are these four kinds of nutriment for the maintenance of beings that have already come to be and for the assistance of those about to come to be. What four? The nutriment edible food, gross or subtle; second, contact; third, mental volition; fourth, consciousness. These are the four kinds of nutriment for the maintenance of beings that have already come to be and for the assistance of those about to come to be.

"Bhikkhus, these four kinds of nutriment have what as their source, what as their origin, from what are they born and produced? These four kinds of nutriment have craving as their source, craving as their origin; they are born and produced from craving.

"And this craving has what as its source, what as its origin, from what is it born and produced? This craving has feeling as its source, feeling as its origin; it is born and produced from feeling.

"And this feeling has what as its source, what as its origin, from what is it born and produced? Feeling has contact as its source, contact as its origin; it is born and produced from contact.

And this contact has what as its source, what as its origin, from what is it born and produced? Contact has the six sense bases as its source, six sense bases as its origin; it is born and produced from six sense bases.

And these six sense bases have what as their source, what as its origin, from what is it born and produced? The six sense bases have name-and-form as their source, name-and-form as its origin; it is born and produced from name-and-form.

And this name-and-form has what as its source, what as its origin, from what is it born and produced? Name-and-form has consciousness as its source, consciousness as its origin; it is born and produced from consciousness.

And this consciousness has what as its source, what as its origin, from what is it born and produced? Consciousness has volitional constructions as its source, volitional constructions as its origin; it is born and produced from volitional constructions.

And these volitional constructions have what as their source, what as their origin, from what are they born and produced? Volitional constructions have ignorance as their source, ignorance as their origin; they are born and produced from ignorance.

"Thus, bhikkhus, with ignorance as condition, volitional constructions come to be; with volitional constructions as condition, consciousness comes to be; .... Such is the origin of this whole mass of suffering.

But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional constructions; with the cessation of volitional constructions, cessation of consciousness.... Such is the cessation of this whole mass of suffering."

12. Moliya Phagguna
(Tạp 15,10. Ðại 2,102) (S.ii,12).

Trú tại Sàvatthi.

-- "Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh. Thế nào là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh."

Khi được nói vậy, Tôn giả Moliya-Phagguna bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ai ăn thức thực?

-- Câu hỏi ấy không thích hợp, Thế Tôn đáp. Ta không nói: "Có ai ăn". Nếu Ta nói: "Có kẻ ăn", thời câu hỏi: "Có ai ăn" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, thức thực là duyên cho gì?", thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: "Thức thực là duyên cho sự sanh thành, cho sự tái sanh trong tương lai. Khi cái ấy hiện hữu, có mặt thời sáu xứ có mặt. Do duyên sáu xứ, xúc có mặt".

-- Bạch Thế Tôn, ai cảm xúc ?

-- Câu hỏi ấy không thích hợp, Thế Tôn đáp. Ta không nói: "Có kẻ cảm xúc". Nếu Ta nói: "Có kẻ cảm xúc", thời câu hỏi: "Ai cảm xúc" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, xúc sanh khởi?", thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau: "Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi. Do duyên xúc, thọ sanh khởi".

-- Bạch Thế Tôn, ai cảm thọ?

-- Câu hỏi ấy không thích hợp, Thế Tôn đáp. Ta không nói: "Có người cảm thọ". Nếu ta có nói: "Có người cảm thọ", thời câu hỏi: "Ai cảm thọ?" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thọ sanh khởi?", thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau: "Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi".

-- Bạch Thế Tôn, ai khát ái ?

-- Câu hỏi ấy không thích hợp, Thế Tôn đáp. Ta không nói: "Có kẻ khát ái". Nếu Ta nói: "Có kẻ khát ái", thời câu hỏi: "Ai khát ái" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, ái sanh khởi", thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: "Do duyên thọ, ái sanh khởi. Do duyên ái, thủ sanh khởi".

--Bạch Thế Tôn, ai chấp thủ ?

-- Câu hỏi ấy không thích hợp, Thế Tôn đáp. Ta không nói: "Có kẻ chấp thủ". Nếu Ta nói: "Có kẻ chấp thủ", thời câu hỏi: "Ai chấp thủ" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thủ sanh khởi", thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: "Do duyên ái, thủ sanh khởi. Do duyên thủ, hữu sanh khởi ...". Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

Nhưng này Phagguna, do ly tham, đoạn diệt một cách hoàn toàn sáu xúc xứ nên xúc diệt. Do xúc diệt, nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

12. Moliyaphagguna


While dwelling at Savatthi.

"Bhikkhus, there are these four kinds of nutriment for the maintenance of beings that have already come to be and for the assistance of those about to come to be. What four? The nutriment edible food, gross or subtle; second, contact; third, mental volition; fourth, consciousness. These are the four kinds of nutriment for the maintenance of beings that have already come to be and for the assistance of those about to come to be."

When this was said, the Venerable Moliyaphagguna said to the Blessed One:

"Venerable sir, who consumes the nutriment consciousness?"

"Not a valid question," the Blessed One replied. "I do not say, 'One consumes.' If I should say, 'One consumes,' in that case this would be a valid question: 'Venerable sir, who consumes?' But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, 'Venerable sir, for what is the nutriment consciousness (a condition)?' this would be a valid question. To this the valid answer is: 'The nutriment consciousness is a condition for the production of future re-becoming. When that which has come into being exists, the six sense bases (come to be); with the six sense bases as condition, contact.'"

"Venerable sir, who makes contact?"

"Not a valid question," the Blessed One replied. "I do not say, 'One makes contact.' If I should say, 'One makes contact,' in that case this would be a valid question: 'Venerable sir, who makes contact?' But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, 'Venerable sir, with what as condition does contact (come to be)?' this would be a valid question. To this the valid answer is: 'With the six sense bases as condition, contact (comes to be); with contact as condition, feeling.'"

"Venerable sir, who feels?"

"Not a valid question," the Blessed One replied. "I do not say, 'One feels.' If I should say, 'One feels,' in that case this would be a valid question: 'Venerable sir, who feels?' But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, 'Venerable sir, with what as condition does feeling (come to be)?' this would be a valid question. To this the valid answer is: 'With contact as condition, feeling (comes to be); with feeling as condition, craving.'"

"Venerable sir, who craves?"

"Not a valid question," the Blessed One replied. "I do not say, 'One craves.' If I should say, 'One craves,' in that case this would be a valid question: 'Venerable sir, who craves?' But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, 'Venerable sir, with what as condition does craving (come to be)?' this would be a valid question. To this the valid answer is: 'With clinging as condition, craving (comes to be); with clinging as condition, becoming (comes to be) .... Such is the origin of this whole mass of suffering.'

"But, Phagguna, with the remainderles fading away and cessation of the six bases for contact comes cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the cessation of craving, cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of becoming; with the cessation of becoming, cessation of birth; with the cessation of birth, aging-and-death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering."

13. Sa-môn và Bà-la-môn (1)
(Tạp 14.10-11. Ðại 2,99a) (S.ii,13)

Trú ở Sàvatthi...

-- Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không biết rõ già, chết, không biết rõ già, chết tập khởi, không biết rõ già, chết đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt; không biết rõ sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... không biết rõ các hành, không biết rõ các hành tập khởi, không biết rõ các hành đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng không có thể với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay là Bà-la-môn nào biết rõ già chết, biết rõ già chết tập khởi, biết rõ già chết đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt... biết rõ sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... biết rõ các hành, biết rõ các hành tập khởi, biết rõ các hành đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt; các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại có thể với thắng trí tự mình giác ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn và mục đích Bà-la-môn hạnh.

13. Recluses and Brahmins (1)


While dwelling at Savatthi.

"Bhikkhus, those recluses or brahmins who do not understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who do not understand birth ... becoming ... clinging ... craving ... feeling ... contact ... the six sense bases ... name-and-form ... consciousness ... volitional constructions, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation: these I do not consider to be recluses among recluses or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of recluseship or the goal of brahminhood.

"But, bhikkhus, those recluses and brahmins who understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who understand birth ... volitional constructions, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation: these I consider to be recluses among recluses and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of recluseship and the goal of brahminhood."

14. Sa-môn và Bà-la-môn (2)

Trú ở Sàvatthi.

-- Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay là Bà-la-môn nào không biết rõ những pháp này, không biết rõ những pháp này tập khởi, không biết rõ những pháp này đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.

Những pháp gì họ không được biết rõ? Những pháp gì họ không được biết rõ tập khởi? Những pháp gì họ không được biết rõ đoạn diệt? Những pháp gì họ không được biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt?

Họ không biết rõ già chết. Họ không biết rõ già chết tập khởi. Họ không biết rõ già chết đoạn diệt. Họ không biết rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt. Họ không biết rõ sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... Họ không biết rõ các hành. Không biết rõ các pháp này. Họ không biết rõ những pháp này tập khởi. Họ không biết rõ pháp này đoạn diệt. Họ không biết rõ con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, cũng không có thể với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết rõ được những pháp này, biết rõ được những pháp này tập khởi, biết rõ được những pháp này đoạn diệt, biết rõ được con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.

Họ biết rõ pháp gì? Họ biết rõ những pháp gì tập khởi? Họ biết rõ những pháp gì đoạn diệt? Họ biết rõ con đường đưa đến những pháp gì đoạn diệt?

Họ biết rõ già chết. Họ biết rõ già chết tập khởi. Họ biết rõ già chết đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt... sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... Họ biết rõ các hành. Họ biết rõ các hành tập khởi. Họ biết rõ các hành đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt. Họ biết rõ những pháp này. Họ biết rõ những pháp này tập khởi. Họ biết rõ những pháp này đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến của những pháp này đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, với thắng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

14. Recluses and Brahmins (2)


While dwelling at Savatthi.

"Bhikkhus, as to those recluses and brahmins who do not understand these things, the origin of these things, the cessation of these things, and the way leading to the cessation of these things: what are those things that they do not understand, whose origin they do not understand, whose cessation they do not understand, and the way leading to whose cessation they do not understand?

"They do not understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. They do not understand birth ... becoming ... clinging ... craving ... feeling ... contact ... the six sense bases ... name-and-form ... consciousness ... volitional constructions, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation. These are the things that they do not understand, whose origin they do not understand, whose cessation they do not understand, and the way leading to whose cessation they do not understand.

"These I do not consider to be recluses among recluses or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of recluseship or the goal of brahminhood.

"But, bhikkhus, as to those recluses and brahmins who understand these things, the origin of these things, the cessation of these things, and the way leading to the cessation of these things: what are those things that they understand, whose origin they understand, whose cessation they understand, and the way leading to whose cessation they understand?

"They understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. They understand birth ... volitional constructions, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation. These are the things that they understand, whose origin they understand, whose cessation they understand, and the way leading to those cessation they understand.

"These I consider to be recluses among recluses and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of recluseship and the goal of brahminhood."

15. Kaccanagotta (Ca-chiên-diên Thị)
(Tạp 12.19 Ðại 2,85c) (S.ii,15)

Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ). Rồi Tôn giả Kaccànagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kaccanagotta bạch Thế Tôn:

-- "Chánh kiến, chánh kiến", bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là chánh kiến?

-- Này Kaccana, thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: có và không có.

Này Kaccana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có. Này Kaccana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có.

Này Kaccana, chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn thế giới này là vậy. Và ai với tâm không trú trước, chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ: "Ðây là tự ngã của tôi". Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy, này Kaccana là chánh tri kiến.

"Tất cả là có", này Kaccana, là một cực đoan. "Tất cả là không có" là cực đoan thứ hai.

Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccana, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo: Vô minh duyên hành. Hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

15. Kaccanagotta


While dwelling at Savatthi. Then the Venerable Kaccanagotta approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

"Venerable sir, it is said, 'right view, right view.' In what way, venerable sir, is there right view?'"

"This world, Kaccana, for the most part depends upon a duality: upon the idea of existence and the idea of non-existence.

"But for one who sees the origin of the world as it really is with correct wisdom, there is no such idea of non-existence in regard to the world. And for one who sees the cessation of the world as it really is with correct wisdom, there is no such idea of existence in regard to the world.

"This world, Kaccana, is for the most part shackled by engagement, clinging, and adherence. But this one (with right view) does not become engaged and cling through that engagement and clinging, mental standpoint, adherence, underlying tendency; he does not take a stand about 'my self.' He has no perplexity or doubt that what arises is only suffering arising, what ceases is only suffering ceasing. His knowledge about this is independent of others. It is in this way, Kaccana, that there is right view.

"'All exists': Kaccana, this is one extreme. 'All does not exist': this is the second extreme. Without veering towards either of these extremes, the Tathagata teaches the Dhamma by the middle: 'With ignorance as condition, volitional constructions (come to be); with volitional constructions as condition, consciousness.... Such is the origin of this whole mass of suffering. But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional constructions; with the cessation of volitional constructions, cessation of consciousness.... Such is the cessation of this whole mass of suffering."

16. Vị thuyết pháp
(Tạp 14.23-4. Thuyết Pháp, Ðại 2,100c) (S.ii,16)

Trú tại Sàvatthi. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- "Thuyết pháp, thuyết pháp", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến.

-- Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già và chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.

Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.

Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt già chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.

Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... hành... (như trên)... Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.

Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.

Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.

16. A Speaker on the Dhamma


While dwelling at Savatthi. Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

"Venerable sir, it is said, 'a speaker on the Dhamma, a speaker on the Dhamma.' In what way, venerable sir, is one a speaker on the Dhamma?"

"Bhikkhu, if one teaches the Dhamma for the purpose of disenchantment with aging-and-death, for its fading away and cessation, one is fit to be called a bhikkhu who is a speaker on the Dhamma.

"If one is practising for the purpose of disenchantment with aging-and-death, for its fading away and cessation, one is fit to be called a bhikkhu who is practising in accordance with the Dhamma.

"If, through disenchantment with aging-and-death, through its fading away and cessation, one is liberated by non-clinging, one is fit to be called a bhikkhu who has attained Nibbana in this very life.

"Bhikkhu, if one teaches the Dhamma for the purpose of disenchantment with birth ... for the purpose of disenchantment with ignorance, for its fading away and cessation, one is fit to be called a bhikkhu who is a speaker on the Dhamma.

"If one is practising for the purpose of disenchantment with ignorance, for its fading away and cessation, one is fit to be called a bhikkhu who is practising in accordance with the Dhamma.

"If, through disenchantment with ignorance, through its fading away and cessation, one is liberated by non-clinging, one is fit to be called a bhikkhu who has attained Nibbana in this very life."

17. Lõa thể Kassapa
(Tạp 12.20, Ðại 2,86a Ðại 14,768) (S.ii,17)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Ràjagaha để khất thực.

Lõa thể Kassapa thấy Thế Tôn từ xa đi đến. Sau khi thấy, lõa thể Kassapa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền đứng một bên. Ðứng một bên, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

-- Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một vấn đề. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ hỏi câu hỏi.

-- Này Kassapa, nay không phải thời để hỏi. Chúng ta đã vào trong làng.

Lần thứ hai, ... Lần thứ ba, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

-- Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một vấn đề. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ hỏi câu hỏi.

-- Này Kassapa, nay không phải thời để hỏi. Chúng ta đã vào trong làng.

Khi được nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

-- Nhưng không phải chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama nhiều chuyện.

-- Vậy hãy hỏi đi, này Kassapa, như Ông muốn.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do tự mình làm ra?

-- Không phải vậy, này Kassapa.Thế Tôn đáp.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do người khác làm ra?

-- Không phải vậy, này Kassapa. Thế Tôn đáp.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do mình làm ra và do người khác làm ra?

-- Không phải vậy, này Kassapa. Thế Tôn đáp.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?

-- Không phải vậy, này Kassapa. Thế Tôn đáp.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?

-- Này Kassapa, không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa.

-- Như vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy khổ.

-- Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ.

-- Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải tự mình làm ra", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?", Ngài trả lời: "Không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa". Ðược hỏi: "Như vậy Tôn giả Gotama, không biết, không thấy khổ?", Ngài trả lời: "Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ". Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên cho con về khổ, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho con về khổ.

-- Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu "khổ do tự mình làm ra", như vậy có nghĩa là thường kiến.

Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: "Khổ do người khác làm ra", như vậy có nghĩa là đoạn kiến.

Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo: Vô minh duyên hành, hành duyên thức... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham và đoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

Khi được nghe nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, con xin xuất gia với Thế Tôn, con xin thọ đại giới.

-- Này Kassapa, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, nếu chúng Tăng đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy cá tánh con người sai biệt nhau.

-- Bạch Thế Tôn, nếu những người xưa kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm nếu chúng Tăng đồng ý, mong chúng Tăng cho con xuất gia, cho con thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo.

Và lõa thể Kassapa được xuất gia với Thế Tôn và được thọ đại giới.

Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa ở một mình, an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến; đó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong đời sống hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị này chứng tri: "Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".

Và Tôn giả Kassapa trở thành một vị A-la-hán nữa.

17. The Naked Ascetic Kassapa


Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rajagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Then, in the morning, the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, entered Rajagaha for alms.

The naked ascetic Kassapa saw the Blessed One coming in the distance. Having seen him, he approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he stood to one side and said to him:

"We would like to ask Master Gotama about a certain point, if he would grant us the favour of answering our question."

"This is not the right time for a question, Kassapa. We have entered among the houses."

A second time ... A third time the naked ascetic Kassapa said to the Blessed One: "We would like to ask Master Gotama about a certain point, if he would grant us the favour of answering our question."

"This is not the right time for a question, Kassapa. We have entered among the houses."

Then the naked ascetic Kassapa said to the Blessed One:

"We do not wish to ask Master Gotama much."

"Then ask what you want, Kassapa."

"How is it, Master Gotama, is suffering created by oneself?"

"Not so, Kassapa," the Blessed One said.

"Then, Master Gotama, is suffering created by another?"

"Not so, Kassapa," the Blessed One said.

"How is it then, Master Gotama, is suffering created both by oneself and by another?"

"Not so, Kassapa," the Blessed One said.

"Then, Master Gotama, has suffering arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another?"

"Not so, Kassapa," the Blessed One said.

"How is it then, Master Gotama, is there no suffering?"

"It is not that there is no suffering, Kassapa; there is suffering."

"Then is it that Master Gotama does not know and see suffering?"

"It is not that I do not know and see suffering, Kassapa. I know suffering, I see suffering."

"When you are asked: 'How is it, Master Gotama, is suffering created by oneself?' you say: 'Not so, Kassapa.' When you are asked: 'Then, Master Gotama, is suffering created by another?'... 'Is suffering created both by oneself and by another?'... 'Has suffering arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another?' you say: 'Not so, Kassapa.' When you are asked: 'How is it then, Master Gotama, is there no suffering?' you say: 'It is not that there is no suffering, Kassapa; there is suffering.' When asked: 'Then is it that Master Gotama does not know and see suffering?' you say: 'It is not that I do not know and see suffering, Kassapa. I know suffering, I see suffering.' Venerable sir, let the Blessed One explain suffering to me. Let the Blessed One teach me about suffering."

"Kassapa, (if one thinks,) 'The one who acts is the same as the one who experiences (the result),' (then one asserts) with reference to one existing from the beginning: 'Suffering is created by oneself.' When one asserts thus, this amounts to eternalism. But, Kassapa, (if one thinks,) 'The one who acts is one, the one who experiences (the result) is another,' (then one asserts) with reference to one stricken by feeling: 'Suffering is created by another.' When one asserts thus, this amounts to annihilationism. Without veering towards either of these extremes, the Tathagata teaches the Dhamma by the middle: 'With ignorance as condition, volitional constructions (come to be); with volitional constructions as condition, consciousness.... Such is the origin of this whole mass of suffering. But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional constructions; with the cessation of volitional constructions, cessation of consciousness.... Such is the cessation of this whole mass of suffering."

When this was said, the naked ascetic Kassapa said to the Blessed One:

"Magnificent, venerable sir! Magnificent, venerable sir! The Dhamma has been made clear in many ways by the Blessed One, as though he were turning upright what had been turned upside down, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms. I go for refuge to the Blessed One, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Sangha. May I receive the going forth under the Blessed One, may I receive the higher ordination?"

"Kassapa, one who formerly belonged to another sect and desires the going forth and the higher ordination in this Dhamma and Discipline lives on probation for four months. At the end of four months, if the bhikkhus are satisfied with him, they give him the going forth and the higher ordination to the state of a bhikkhu. But individual differences are recognized by me."

"If, venerable sir, one who formerly belonged to another sect and desires the going forth and the higher ordination in this Dhamma and Discipline lives on probation for four months, and if at the end of the four months the bhikkhus, being satisfied with him, give him the going forth and the higher ordination to the state of a bhikkhu, then I will live on probation for four years. At the end of the four years, if the bhikkhus are satisfied with me, let them give me the going forth and the higher ordination to the state of a bhikkhu."

Then the naked ascetic Kassapa received the going forth under the Blessed One, and he received the higher ordination. And soon, not long after his higher ordination, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the Venerable Kassapa, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life entered and dwelt in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness. He directly knew: "Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world."

And the Venerable Kassapa became one of the arahants.

18. Timbaruka
(Tạp 12.21 Ðại 2, 86b) (S.ii,18)

Trú ở Sàvatthi. Rồi du sĩ Timbaruka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Timbaruka bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ tự mình làm ra?

-- Không phải vậy, này Timbaruka. Thế Tôn đáp.

-- Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải lạc khổ do người khác làm ra?

-- Không phải vậy, này Timbaruka. Thế Tôn đáp.

-- Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải lạc khổ do tự mình làm ra và do người khác làm ra?

-- Không phải vậy, này Timbaruka. Thế Tôn đáp.

-- Thưa Tôn giả Gotama, lạc khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra; vậy có phải lạc khổ do tự nhiên sanh?

-- Không phải vậy, này Timbaruka. Thế Tôn đáp.

-- Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải không có lạc khổ?

-- Này Timbaruka, không phải không có lạc khổ. Này Timbaruka, có lạc khổ.

-- Nếu vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy lạc khổ.

-- Này Timbaruka, không phải Ta không biết, không thấy lạc khổ. Này Timbaruka, Ta biết lạc khổ. Này Timbaruka, Ta thấy lạc khổ.

-- Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do tự mình làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: " Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do tự mình làm ra và do người khác làm ra?", Ngài đáp: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, không phải do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, có phải lạc khổ do tự nhiên sanh?", Ngài đáp: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ không có?", Ngài đáp: "Này Timbaruka, không phải không có lạc khổ, này Timbaruka, có lạc khổ". Ðược hỏi: "Như vậy Tôn giả Gotama không biết, không thấy lạc khổ?", Ngài đáp: "Này Timbaruka, không phải Ta không biết, không thấy lạc khổ. Này Timbaruka, Ta biết lạc khổ. Này Timbaruka, Ta thấy lạc khổ". Vậy Tôn giả Gotama hãy nói lên cho con về lạc khổ. Vậy Tôn giả Gotama hãy thuyết cho con về lạc khổ.

-- Sự cảm thọ và người cảm thọ là cùng một người. Này Timbaruka, như Ông nói ban đầu: "Lạc khổ do tự mình làm ra", Ta nói không phải vậy.

Cảm thọ và người cảm thọ là khác nhau, này Timbaruka, như vậy đối với người bị cảm thọ, "lạc khổ do người khác làm ra", Ta nói không phải vậy.

Này Timbaruka, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo: Vô minh duyên hành, hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Do ly tham, đoạn diệt hoàn toàn vô minh, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

Khi được nói vậy, du sĩ Timbaruka bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn... (như trên)... Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Xin Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

18. Timbaruka


While dwelling at Savatthi. Then the wanderer Timbaruka approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to him:

"How is it, Master Gotama, are pleasure and pain created by oneself?"

"Not so, Timbaruka," the Blessed One said.

"Then, Master Gotama, are pleasure and pain created by another?"

"Not so, Timbaruka," the Blessed One said.

"How is it then, Master Gotama, are pleasure and pain created both by oneself and by another?"

"Not so, Timbaruka," the Blessed One said.

"Then, Master Gotama, have pleasure and pain arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another?"

"Not so, Timbaruka," the Blessed One said.

"How is it then, Master Gotama, is there no pleasure and pain?"

"It is not that there is no pleasure and pain, Timbaruka; there is pleasure and pain."

"Then is it that Master Gotama does not know and see pleasure and pain?"

"It is not that I do not know and see pleasure and pain, Timbaruka. I know pleasure and pain, I see pleasure and pain."

"When you are asked: 'How is it, Master Gotama, are pleasure and pain created by oneself?' you say: 'Not so,Timbaruka.' When you are asked: 'Then, Master Gotama, are pleasure and pain created by another?'... 'Are pleasure and pain created both by oneself and by another?' ... 'Have pleasure and pain arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another?' you say: 'Not so, Timbaruka.' When you are asked: 'How is it then, Master Gotama, is there no pleasure and pain?' you say: 'It is not that there is no pleasure and pain, Timbaruka; there is pleasure and pain.' When asked: 'Then is it that Master Gotama does not know and see pleasure and pain?' you say: 'It is not that I do not know and see pleasure and pain, Timbaruka. I know pleasure and pain, I see pleasure and pain.' Venerable sir, let the Blessed One explain pleasure and pain to me. Let the Blessed One teach me about pleasure and pain."

"Timbaruka, (if one thinks,) 'The feeling and the one who feels it are the same,' (then one asserts) with reference to one existing from the beginning: 'Pleasure and pain are created by oneself.' I do not speak thus.

But, Timbaruka, (if one thinks,) 'The feeling is one, the one who feels it is another,' (then one asserts) with reference to one stricken by feeling: 'Pleasure and pain are created by another.' Neither do I speak thus.

Without veering towards either of these extremes, the Tathagata teaches the Dhamma by the middle: 'With ignorance as condition, volitional constructions (come to be); with volitional constructions as condition, consciousness.... Such is the origin of this whole mass of pleasure and pain. But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional constructions; with the cessation of volitional constructions, cessation of consciousness.... Such is the cessation of this whole mass of suffering."

When this was said, the naked ascetic Timbaruka said to the Blessed One: "Magnificent, Master Gotama!... I go for refuge to Master Gotama, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Sangha. From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone for refuge for life."

19. Bậc Hiền so sánh với kẻ Ngu
(Tạp 12.12, Ðại 2, 83c) (S.ii,19)

Trú tại Sàvatthi.

-- Ðối với kẻ ngu, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau: Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này. Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng, hoặc một trong hai, người ngu cảm thọ lạc khổ.

Ðối với bậc Hiền, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị phạm ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau: Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này. Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng, hoặc một trong hai, người Hiền cảm thọ lạc khổ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có gì phân biệt, có gì sai khác, có gì dị biệt giữa bậc Hiền và kẻ ngu?

-- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ y chỉ. Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho chúng con ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

-- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy và bị tham ái hệ phược, thân này của người ngu được sanh khởi. Vô minh ấy, người ngu không đoạn tận. Tham ái ấy, người ngu không tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ngu sống Phạm hạnh không phải vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy người ngu, khi thân hoại mạng chung, đi đến một thân khác. Do đi đến một thân khác, người ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Người ấy không thoát khỏi đau khổ".

Và này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân người Hiền trí được sanh khởi. Vô minh ấy, người Hiền trí đoạn tận. Tham ái ấy, người Hiền trí tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người Hiền trí sống Phạm hạnh, vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy, người Hiền trí, khi thân hoại mạng chung, không đi đến một thân khác. Do không đi đến một thân khác, vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Vị ấy thoát khỏi đau khổ".

Này các Tỷ-kheo, đây là sự phân biệt, đây là sự sai khác, đây là sự dị biệt giữa bậc Hiền trí và người ngu.

19. The Wise Man and the Fool


While dwelling at Savatthi.

"Bhikkhus, for the fool, hindered by ignorance and fettered by craving, this body has thereby originated. So there is this body and external name-and-form: thus this dyad. Dependent on the dyad there is contact. There are just six sense bases, contacted through which - or through a certain one among them - the fool experiences pleasure and pain.

"Bhikkhus, for the wise man, hindered by ignorance and fettered by craving, this body has thereby originated. So there is this body and external name-and-form: thus this dyad. Dependent on the dyad there is contact. There are just six sense bases, contacted through which - or through a certain one among them - the wise man experiences pleasure and pain. What, bhikkhus, is the distinction here, what is the disparity, what is the difference between the wise man and the fool?"

"Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement. Having heard it from him, the bhikkhus will remember it."

"Then listen and attend carefully, bhikkhus, I will speak."

"Yes, venerable sir," the bhikkhus replied. The Blessed One said this:

"Bhikkhus, for the fool, hindered by ignorance and fettered by craving, this body has originated. For the fool that ignorance has not been abandoned and that craving has not been utterly destroyed. For what reason? Because the fool has not lived the holy life for the complete destruction of suffering. Therefore, with the breakup of the body, the fool fares on to (another) body. Faring on to (another) body, he is not freed from birth, from aging-and-death, from sorrow, from lamentation, from pain, from displeasure, from despair; he is not freed from suffering, I say.

"Bhikkhus, for the wise man, hindered by ignorance and fettered by craving, this body has originated. For the wise man that ignorance has been abandoned and that craving has been utterly destroyed. For what reason? Because the wise man has lived the holy life for the complete destruction of suffering. Therefore, with the breakup of the body, the wise man does not fare on to (another) body. Not faring on to (another) body, he is freed from birth, from aging-and-death, from sorrow, from lamentation, from pain, from displeasure, from despair; he is freed from suffering, I say.

"This, bhikkhus, is the distinction, the disparity, the difference between the wise man and the fool, that is, the living of the holy life."

20. Duyên
(Tạp 12.14, Ðại 2, 84b) (S.ii,20)

Trú ở Sàvatthi.

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông lý duyên khởi và các pháp duyên sanh. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, già, chết khởi lên. Dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.

Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, nên có già, chết. Do duyên hữu, này các Tỷ-kheo, nên có sanh. Do duyên thủ, này các Tỷ-kheo, nên có hữu. Do duyên ái, này các Tỷ-kheo, nên có thủ. Do duyên thọ, này các Tỷ-kheo, nên có ái. Do duyên xúc, này các Tỷ-kheo, nên có thọ. Do duyên sáu xứ, này các Tỷ-kheo, nên có xúc. Do duyên danh sắc, này các Tỷ-kheo, nên có sáu xứ. Do duyên thức, này các Tỷ-kheo, nên có danh sắc. Do duyên các hành, này các Tỷ-kheo, nên có thức. Do duyên vô minh, này các Tỷ-kheo, nên có hành. Dầu cho Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt tánh ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.

Do duyên vô minh, này các Tỷ-kheo, có các hành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây là như tánh, bất hư vọng tánh, bất dị như tánh, y duyên tánh ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lý duyên khởi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là duyên sanh pháp? Già, chết, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.

Sanh, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.

Hữu, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.

Thủ, này các Tỷ-kheo... ái, này các Tỷ-kheo... Thọ, này các Tỷ-kheo... Xúc, này các Tỷ-kheo... Sáu xứ, này các Tỷ-kheo... Danh sắc, này các Tỷ-kheo... Thức, này các Tỷ-kheo... Các hành, này các Tỷ-kheo...

Vô minh, này các Tỷ-kheo, là vô thường hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là duyên sanh pháp.

Do vì, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ lý duyên khởi này và các pháp duyên sanh này, nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá khứ (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong quá khứ? Ta không có mặt không quá khứ? Ta là gì trong quá khứ? Ta có mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay trong quá khứ ta là gì?"

Hay không chạy theo tương lai (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong tương lai? Ta không có mặt trong tương lai? Ta sẽ làm gì trong tương lai? Ta có mặt như thế nào trong tương lai? Hay trước ta là gì, và nay trong tương lai ta sẽ là gì?"

Hay nay các vị ấy sẽ khởi lên những nghi ngờ về tự mình trong hiện tại như sau: "Ta hiện có mặt? Ta hiện không có mặt? Ta hiện là gì? Ta hiện có mặt như thế nào?" Sự kiện như vậy không xảy ra.

Vì sao? Vì rằng vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đã khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ, định lý duyên khởi này với các pháp duyên sanh này.

20. Conditions


While dwelling at Savatthi.

"Bhikkhus, I will teach you dependent origination and dependently arisen phenomena. Listen and attend carefully, I will speak."

"Yes, venerable sir," those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

"And what, bhikkhus, is dependent origination? 'With birth as condition, aging-and-death (comes to be)': whether there is an arising of Tathagatas or no arising of Tathagatas, that element still persists, the persistent nature of phenomena, the fixed nature of phenomena, specific conditionality. A Tathagata awakens to this and breaks through to it. Having done so, he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it, analyses it, elucidates it.

"And he says: 'See! With birth as condition, bhikkhus, aging-and-death.' 'With becoming as condition, birth' ... 'With clinging as condition, becoming' ... 'With craving as condition, clinging' ... 'With feeling as condition, craving' ... 'With contact as condition, feeling' ... 'With the six sense bases as condition, contact' ... 'With name-and-form as condition, the six sense bases' ... 'With consciousness as condition, name-and-form' ... 'With volitional constructions as condition, consciousness' ... 'With ignorance as condition, volitional constructions': whether there is an arising of Tathagatas or no arising of Tathagatas, that element still persists, the persistent nature of phenomena, the fixed nature of phenomena, specific conditionality. A Tathagata awakens to this and breaks through to it. Having done so, he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it, analyses it, elucidates it.

"And he says: 'See! With ignorance as condition, bhikkhus, volitional constructions.' Thus, bhikkhus, the actuality in this, the inerrancy, the non-otherwiseness, specific conditionality: this is called dependent origination.

"And what, bhikkhus, are the dependently arisen phenomena? Aging-and-death, bhikkhus, is impermanent, constructed, dependently arisen, subject to destruction, subject to vanishing, subject to fading away, subject to cessation.

Birth is impermanent, constructed, dependently arisen, subject to destruction, subject to vanishing, subject to fading away, subject to cessation.

Becoming is impermanent, constructed, dependently arisen, subject to destruction, subject to vanishing, subject to fading away, subject to cessation.

Clinging is impermanent ... Craving is impermanent ... Feeling is impermanent ... Contact is impermanent ... The six sense bases are impermanent ... Name-and-form is impermanent ... Consciousness is impermanent ... Volitional constructions are impermanent ...

Ignorance is impermanent, constructed, dependently arisen, subject to destruction, subject to vanishing, subject to fading away, subject to cessation. These, bhikkhus, are called the dependently arisen phenomena.

"When, bhikkhus, a noble disciple has clearly seen with correct wisdom as it really is this dependent origination and these dependently arisen phenomena, it is impossible that he will run back into the past, thinking: 'Did I exist in the past? Did I not exist in the past? What was I in the past? How was I in the past? Having been what, what did I become in the past?'

Or that he will run forward into the future, thinking: 'Will I exist in the future? Will I not exist in the future? What will I be in the future? How will I be in the future? Having been what, what will I become in the future?'

Or that he will now be inwardly confused about the present thus: 'Do I exist? Do I not exist? What am I? How am I? This being - where has it come from? Where will it go?'

"For what reason (is this impossible)? Because, bhikkhus, the noble disciple has clearly seen with correct wisdom as it really is this dependent origination and these dependently arisen phenomena."

HT Thích Minh Châu dịch Việt English translation by Bhikkhu Bodhi

 


Chân thành cám ơn nhóm chủ trương trang nhà LotusNet, http://www.lotuspro.net , đã có thiện tâm gửi tặng toàn bộ Tương Ưng Kinh dạng điện tử.


[Trở về trang Thư Mục]