Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

THERAVADA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN
Hậu Sớ Giải

Tỳ khưu Khải Minh

PL. 2551 – DL. 2008

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


[02]

Thích Giải Pāli điều thứ 13 rằng: "Kāmāvacarakusalampi ... tividhaṃ hoti". Từ: "Api" trong câu:

"Kāmāvacarakusalampi" này là từ "Vuttasamuccayanipāta" tức gom lại cho hiểu được ý nghĩa đã và đang trình bày cũng giống nhau. Việc gom ý nghĩa lại cho hiểu được bằng cách dùng từ "Api" tức không phải chỉ duy nhất bất thiện nghiệp có 3 loại mà ngay cả thiện dục giới cũng có 3 loại giống như vậy.

*

Trình bày thập thiện nghiệp dục giới

* 3 Thân Nghiệp:

1. Pāṇātipātavirati: Tránh xa sát sanh.

2. Adinnādānavirati: Tránh xa trộm cắp.

3. Kāmesumicchācāravirati: Tránh xa tà dâm.

* 4 Ngữ Nghiệp:

4. Musāvādavirati: Tránh xa nói dối.

5. Pisuṇavācāvirati: Tránh xa nói đâm thọc.

6. Pharusavācāvirati: Tránh xa nói thô tục.

7. Samphappalāpavirati: Tránh xa lời nói vô ích.

* 3 Ý Nghiệp:

8. Anabhijjhā: Thu thúc không cho tham ác sanh lên.

9. Abyāpāda: Thu thúc không cho sân ác sanh lên.

10. Sammādiṭṭhi: Quan kiến chính chắn (chánh kiến).

Thập thiện nghiệp dục giới như đã trình bày trên gọi là thập thiện nghiệp đạo hay thập thiện hạnh.

Nhóm thập thiện hạnh này nếu tính theo chi tiết có 30 hoặc 40 tức một hành động hội đủ 3 tư:

1- Pubbacetanā: Chủ tâm trước khi làm (tư tiền).

2- Muñcacetanā: Chủ tâm trong khi làm (tư hiện).

3- Aparacetanā: Chủ tâm sau khi làm (tư hậu).

Do đó, thập thiện hạnh nhân cho 3 tư thành 30 thiện hạnh. Tính theo 40 thì 1 hành động thiện hạnh phân ra thành 4 cách:

1- Sahatthikasucarita: Tự mình làm.

2- Āṇatthikasucarita: Xúi biểu người khác làm.

3- Vaṇṇabhāsanasucarita: Biểu thị lợi ích của việc làm thiện.

4- Samanuññāsucarita: Thỏa thích hoan hỷ trong việc làm thiện.

Trình bày chi pháp của thập thiện nghiệp dục giới

- 3 thân nghiệp hay 3 thân thiện hạnh chi pháp sở hữu chánh nghiệp và sở hữu chánh mạng.

- 4 ngữ nghiệp hay 4 ngữ thiện hạnh chi pháp sở hữu chánh ngữ và sở hữu chánh mạng.

- 3 ý nghiệp hay 3 ý thiện hạnh gồm có ly tham ác chi pháp sởhữu vô tham; ly sân ác chi pháp vô sân; chánh kiến sở hữu trí tuệ.

*

Trình bày nhân trong việc đặt tên Thân nghiệp & Ngữ nghiệp

Cả 3 nghiệp như tránh xa sát sanh… được gọi là 3 thân nghiệp; tránh xa nói dối… được gọi là 4 ngữ nghiệp. Các nhóm này thường khác nhau tên gọi với 3 thân ác hạnh và 4 ngữ ác hạnh. Nghĩa là ác hạnh mà được gọi là thân nghiệp do hầu như sanh lên bằng thân. Ác hạnh mà được gọi là ngữ nghiệp do phần nhiều sanh lên bằng ngữ. Riêng đối với thiện nghiệp được gọi là 3 thân nghiệp và 4 ngữ nghiệp, nhóm này hầu như thường sanh lên bằng tâm. Còn bằng thân và bằng ngữ phần nhiều thường không liên tục. Bởi vì chỉ để tâm suy nghĩ tránh xa 3 thân ác hạnh, 4 ngữ ác hạnh sanh lên duy nhất từ sở hữu tư, chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng được gọi là 3 thân thiện nghiệp, 4 ngữ thiện nghiệp. Chính do nhân này 3 thân thiện nghiệp, 4 ngữ thiện nghiệp nhóm này mới được gọi là phi sở sanh hành vi (akiriyasamuṭṭhāna). Tức thiện nghiệp sanh lên bằng tâm không phải nương vào thân, ngữ làm sở sanh.

Hỏi: 3 thân thiện nghiệp, 4 ngữ thiện nghiệp này không khởi hiện liên quan đến thân biểu tri, ngữ biểu tri hay sao?

Đáp: Không phải như vậy. Đôi khi cũng sanh lên liên quan đến thân biểu tri, ngữ biểu tri nhưng cũng không phải thường xuyên.

- Tránh xa sát sanh (Pāṇātipātavirati). Người thỉnh thoảng tự mình làm nội trợ. Trong lúc khởi sự nấu nướng đã bắt con cá để làm, khi thấy con cá vẫn còn sống thì không nỡ làm mà lại đem con cá đi thả xuống nước.

Như câu chuyện nàng Sujàtà lúc nàng tái sanh làm thân cò đã thọ trì 4 giới. Trong lúc mổ cá để ăn, thấy con cá còn sống thì không ăn mà đem thả xuống nước. Đây gọi là tránh xa sát sanh liên quan đến thân biểu tri.

- Tránh xa trộm cắp (Adninādānavirati). Người giúp việc thân tín nhìn thấy viên kim cương của ông chủ mình lơ đểnh làm rơi xuống đất, thì nhặt lấy đem lại chổ ban đầu cho ông chủ. Đây gọi là tránh xa trộm cắp liên quan đến thân biểu tri.

- Tránh xa tà dâm (Kāmesumicchācāravirati). Nữ nhân đã làm lễ đính hôn với một nam nhân nên giữa đôi bên đã có quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng khi vị hôn phu đến thăm tỏ chử chỉ âu yếm thì nữ nhân đó không chìu chuộng mơn trớn mà chỉ đối đãi thông thường theo xã giao đã từng quen biết mà thôi. Đây gọi là tránh xa tà dâm liên quan đến thân biểu tri.

Ba thân nghiệp như tránh xa sát sanh… sanh lên liên quan đến thân biểu tri như đã trình bày trên có chi pháp là sở hữu chánh nghiệp hoặc sở hữu chánh mạng theo tương ứng.

Bốn ngữ thiện nghiệp như người thường nói dối, nói đâm thọc, xúi giục hoặc chửi mắng người khác bằng lời thô tục… nói nhảm nhí vu vơ. Khi đã được giáo huấn tu tập trong Pháp Luật toàn hảo rồi, thì từ bỏ nói dối… mà mình thường nói từ trước được dứt hẳn nên được gọi là 4 ngữ thiện nghiệp như tránh xa nói dối… sanh lên liên quan đến ngữ biểu tri, chi pháp là sở hữu chánh ngữ hoặc sở hữu chánh mạng.

Tóm lại: Thiện nghiệp được gọi là 3 thân nghiệp, 4 ngữ nghiệp như đã trình bày trên đều sanh lên bằng ý, bằng thân, bằng ngữ. Nên nhận định từ chi pháp, nếu chi pháp thuần nhất là sở hữu tư thì thân thiện nghiệp, ngữ thiện nghiệp, sanh lên bằng ý. Nếu chi pháp là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thì thân thiện nghiệp, ngữ thiện nghiệp sanh lên bằng ngữ. Do nhân này, Ngài A xà lê Anuruddha đã trình bày trong bộ Nāmarūpapariccheda:

Taṃtaṃdvārikamevāhu
Taṃtaṃdvārikapāpato
Viramantassa viññatti
Vinā vā saha vā puna

Ngoại trừ các bất thiện hạnh sanh lên bằng thân và bằng ngữ, thì cho dù các thiện hạnh không liên quan đến sắc biểu tri hoặc có liên quan đến sắc biểu tri đi nữa đều được các Ngài A xà lê đề cập rằng: "Thuộc thân thiện nghiệp và ngữ thiện nghiệp được cả".

Trong việc gọi tên thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp thì hành động đó có 2 phương thức:

Phương thức 1: Trong thập phước nghiệp sự như bố thí… nếu thành tựu bằng hành động thân thì phước nghiệp sự đó được gọi là thân thiện nghiệp. Nếu thành tựu bằng việc phát ngôn thì được gọi là ngữ thiện nghiệp. Nếu không liên quan đến đổng lực nào mà chỉ chủ tâm bố thí, trì giới, tu tiến thì được gọi là ý thiện nghiệp. Do đó, thập phước nghiệp sự theo phương thức 1 mới có số lượng là 30:

Thân nghiệp thí như tự tay mình xả thí. Ngữ nghiệp thí như trong lúc huê trai tăng hoặc sắp xếp chuẩn bị chỉ bảo cho họ đem các vật thí đến cúng dường. Ý nghiệp thí như chủ tâm suy tính cúng dường.

Thân nghiệp trì giới như thu thúc thân. Ngữ nghiệp trì giới như thu thúc ngữ hoặc trong lúc đang xin thọ trì 5 giới, 8 giới, 10 giới. Ý nghiệp trì giới như cố ý ngăn ngừa theo điều học đó.

Thân nghiệp tu tiến như ngồi thính pháp hoặc đi, đứng, nằm, ngồi trong lúc tu tiến Chỉ Tịnh và Minh Sát. Ngữ nghiệp tu tiến như trong lúc đọc thuộc lòng Pháp Luật hoặc chú niệm trong việc tu tiến Chỉ Tịnh và Minh Sát.

Cung kỉnh… cho đến chấn chỉnh tri kiến cũng có 3 loại như vậy.

Phương thức 2: Thông thường trong tất cả chúng ta người có thân, ngữ, ý thanh tịnh hoặc bất tịnh cũng do việc thu thúc phòng hộ. Nếu không thu thúc phòng hộ thì thân, ngữ, ý sẽ bất tịnh. Do đó, lúc nào thân, ngữ, ý bất tịnh thì ác hạnh sanh lên nên cần phản tỉnh lại mình rằng: "Sự thu thúc thân, ngữ, ý của mình đã diệt mất". Rồi bắt đầu tinh cần trở lại để củng cố thiện tâm cho sanh khởi như thiện dục giới, thiện đáo đại hoặc thiện siêu thế để đoạn trừ ác bất thiện hạnh đã sanh lên.

Khi chủ tâm tạo một loại phước thiện nào thì lúc đó nếu thu thúc phòng hộ đặc biệt về phần thân thì thiện sanh lên gọi là thân thiện nghiệp hoặc thân thiện hạnh. Nếu thu thúc phòng hộ đặc biệt riêng về ngữ thì gọi là ngữ thiện nghiệp hoặc ngữ thiện hạnh. Còn việc tạo trữ những thiện pháp ngoài việc thu thúc phòng hộ đặc biệt về thân và ngữ thì các thiện pháp này sanh lên bằng thân cũng có, bằng ngữ cũng có, bằng ý cũng có. Nhưng dù thế nào đi nữa, việc tạo các thiện pháp này điều chỉ là thu thúc phòng hộ ý để tẩy sạch tâm cho thanh tịnh. Vì vậy, việc kiến tạo các thiện pháp như bố thí, trì giới, tu tiến… cho dù sanh lên bằng thân, ngữ, ý đi nữa mà không liên quan đến thu thúc thân, thu thúc ngữ thì các thiện pháp đó cũng gọi là ý thiện nghiệp hoặc ý thiện hạnh .

Việc đặt tên thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp trong việc làm thiện theo cả 2 phương thức này. Thì phương thức thứ 2 là phương thức quan trọng trong Phật Giáo và đúng theo tôn chỉ của Đức Phật. Bởi vì, việc tạo trữ bất cứ thiện pháp sai biệt trong Phật Giáo như: Bố thí, trì giới, tu tiến hoặc thiện dục giới, thiện đáo đại, thiện siêu thế nào cũng nhắm đến kỳ vọng duy nhất là làm cho tâm đoạn trừ bất thiện. Cho nên phương thức thứ 2 mới liệt vào cốt lõi trọng yếu nhất trong Phật Giáo.

*

Thích giải Pāli điềuthứ 14

"Tathā dānasīlabhāvanāvasena"

Theo điều Pāli này trình bày cho biết thiện nghiệp dục giới, nói về nghiệp môn có có 3 loại được gọi là thập thiện nghiệp đạo. Nói theo cách hành động cũng có 3 như:

1. Bố thí tài vật gọi là thiện thí.

2. Thúc liễm thân ngữ cho nghiêm túc gọi là thiện giới.

3. Trau dồi tâm cho có Định Tuệ gọi là thiện tu tiến.

Lại nữa, việc trình bày thiện dục giới mà thành tựu thiện nghiệp đạo chỉ là trình bày thập thiện hạnh như tránh xa sát sanh… cũng chưa đủ. Bởi thiện dục giới khác như bố thí, trì giới, tu tiến mà thành tựu nghiệp đạo vẫn còn nữa.

Do đó, Ngài A xà lê Anuruddha mới có ý định cho biết đến nhóm thiện pháp này, nên trình bày tiếp theo rằng: "Tathā dānasīlabhāvanāvasena". Vì vậy, thập thiện nghiệp đạo hoặc thập thiện hạnh đã trình bày, trong phần đầu nhân cho bố thí, trì giới, tu tiến thì thành số lượng 30.

Trường hợp khác nữa, ngoại trừ đổng lực thiện dục giới sanh lên từ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân (lộ ngũ môn), trong lúc gần lâm chung (lộ cận tử) trong lúc nằm mộng (lộ chiêm bao). Khi nhóm này diệt mất rồi, thì tất cả thiện nghiệp dục giới ngoài ra cho dù đủ chi hay không đủ chi đều là nghiệp đạo (kammapatha) trợ cho sanh vào nhàn cảnh.

Nhưng cho dù như vậy, việc cho quả trong thời tái tục cũng chưa được chắc chắn vì thiện nghiệp dục giới thuộc nghiệp đạo hỗ trợ cho sanh vào nhàn cảnh phải nhận được sự trợ giúp từ thiện nghiệp trong quá khứ mới hỗ trợ sức mạnh cho quả trong thời tái tục được. Nhưng dù thế nào đi nữa bố thí, trì giới, tu tiến, nhóm này đều là nghiệp đạo trợ sanh lên nhàn cảnh.

Do đó, Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày tiếp nữa rằng: "Tathā dānasīla bhāvanavasena" "Thiện dục giới có 3 loại nói theo bố thí, trì giới, tu tiến.

*

Thích giải pālī điều thứ 15

"Cittuppādasena Panetaṃ Aṭṭhavidhaṃ hoti"

Những hành động sai biệt bằng thân, ngữ, ý thiện lành trong mọi trường hợp của dân gian mà các bậc chân nhân nhìn nhận là thiện, vì không có mâu thuẩn đối nghịch lại với lời dạy của bậc Chánh Đẳng Giác. Hằng ngày những việc làm thiện mà dân gian đã kiến tạo diễn tiến trong cuộc sống đều là thiện dục giới cả. Các việc thiện đó khi diễn tả theo ngôn ngữ của dân gian thì có vô số trường hợp. Nhưng dù thế nào đi nữa, các nhóm thiện này không ngoài thập thiện nghiệp đạo và thập phước nghiệp sự.

Do đó, sự trình bày việc làm thiện thuộc thập thiện nghiệp đạo và thập phước nghiệp sự này là trình bày theo lối dân gian theo lý Kinh Tạng. Nhưng nếu trình bày việc làm thiện số lượng 20 theo lý thực tánh, thì chỉ có 8 tâm đại thiện. Lại nữa, hành động mà tất cả mọi người đang làm, nếu nói theo thực tánh pháp thì chỉ là danh và sắc. Tức thân và tâm là người hành động mà thôi. Như thân có phận sự thực hành, tâm có chức năng ra lệnh giống như người làm công và ông chủ. Hoặc giống như chiếc xe và người tài xế.

Do đó, người không hiểu về danh pháp (tâm) mà chỉ hiểu về sắc pháp tức chỉ đơn thuần là thân thể, thì khi tự mình tạo bất thiện hoặc thấy người khác tạo bất thiện không thể sửa đổi để trở thành thiện được; nếu được cũng chỉ sửa đổi sơ sài chút ít. Khi tự mình kiến tạo thiện pháp hoặc thấy người khác kiến tạo thiện pháp cũng không thể huân tập hỗ trợ cho thiện tăng trưởng lên được. Nếu được cũng chỉ được chút ít mà không thể sách tấn hỗ trợ để tác động sâu lắng thật sự vào tâm được. Như vậy việc sửa đổi huân tập, hỗ trợ của chúng ta là làm cho tâm được tốt đẹp hơn, còn sắc tức thân thể chỉ đơn thuần là vật chất bên ngoài.

Về phần người hiểu biết được tường tận về danh sắc. Nếu sửa đổi việc làm thuộc về thân, ngữ, ý bất thiện của chính mình hoặc của người khác thì sẽ đưa đến kết quả mỹ mãn. Khi có cơ hội thì việc làm thiện hỗ trợ cho thân, ngữ, ý của mình hoặc của người khác mới đưa đến tác động sâu lắng thật sự vào tâm được.

Việc diễn tiến như vậy, do liên quan đến tầm quan trọng của danh sắc. Thân và tâm có tầm quan trọng khác nhau. Như thân có nhiệm vụ làm theo lời chỉ thị của tâm; tâm có phận sự suy tính cân nhắc, sắp xếp cho thân, ngữ là sắc làm theo lời chỉ thị của mình .

Do đó, việc làm thiện thuộc thập thiện nghiệp đạo và thập phước nghiệp sự hiển lộ rõ ràng trong mỗi người, mỗi lời nói được vì nhân liên quan từ 8 tâm đại thiện là danh pháp. Nếu không có 8 tâm đại thiện này thì việc làm thiện như thập thiện nghiệp đạo và thập phước nghiệp sự vĩnh viễn không khởi hiện. Chỉ còn lại duy nhất hành động ác hạnh hiện hữu trong nhân giới liên quan bởi tâm bất thiện điều xử. Như vậy, thì nhân giới cũng không có gì khác với bàng sanh giới. Nếu nói ngắn gọn nữa, lúc nào 8 tâm đại thiện điều xử thân, ngữ làm việc thì lúc đó hành động của tất cả mọi người an trú trong thập thiện nghiệp đạo, thập phước nghiệp sự. Lúc nào 12 tâm bất thiện điều xử thì chính lúc đó sẽ là hành động ác hạnh.

Do đó, Ngài A xà lê Anuruddha muốn cho hiểu đến chi pháp nhân của hành động thập thiện nghiệp đạo và thập phước nghiệp sự tiếp theo bằng Pāli rằng: "Cittuppādavasena panetaṃ aṭṭhavidhaṃ hoti" "Sự khởi hiện của thiện nghiệp dục giới có 8 tâm".

*

Thích giải Pāli điều thứ 16 trình bày đến thập phước nghiệp sự

Từ: "Puññakiriyavatthu" này là ngôn ngữ Pāli tức việc thiện cần phải tạo vì là nhân cho quả an lạc.

Khi phân ra được làm 3 từ: Puñña + Kriya + Vatthu. Puñña: Hành động thiện để tẩy sạch sầu muộn nhiệt não. Kriya:

cần phải tạo. Vatthu: Nhân cho quả an lạc.

Như định nghĩa trình bày sau: "Attano santānaṃ punāti sadhetīti: Puññaṃ" "Hành động nào hằng tẩy rửa cơ tánh của chúng ta được trong sạch, hành động đó gọi là phước tức bố thí, trì giới, tu tiến…"

"Sappurisehi kātabbanti: Kriyaṃ" Hành động nào mà các bậc chân nhân kiến tạo, hành động đó gọi là Kriya tức bố thí, trì giới, tu tiến …"

"Tete anisaṃsā vatasanti tiṭṭhanti etthāti: Vatthu" "Quả báo sai biệt thường hiện diện trong hành động nào, hành động đó gọi là bố thí, trì giới,tu tiến …"

"Kriyaṃ puññaṃ: Puññakriyaṃ" "Việc thiện mà các bậc chân nhân cần phải kiến tạo gọi là Punñakriya".

"Puññakriyañca taṃ vatthucāti: Puññakriyatthu" "Hành động thiện mà các bậc chân nhân cần phải kiến tạo làm nền tảng cho quả an lạc, hành động đó gọi là Puññakriyatthu. Tức bố thí, trì giới, tu tiến …"

*

Thập phước nghiệp sự trình bày theo 2 Lý kinh & Thắng pháp

Trình bày theo lý Kinh thì thập phước nghiệp sự có số lượng 30 tức thân nghiệp thí, ngữ nghiệp thí, ý nghiệp thí…

Trình bày theo lý Thắng Pháp thì thập phước nghiệp sự có số lượng 11 hoặc 23:

- Bố thí có 1 là ý nghiệp thí thuộc ly tham ác (anabhijjā).

- Trì giới có 2 là thân nghiệp giới, ngữ nghiệp giới thuộc 3 thân nghiệp, 4 ngữ nghiệp.

- Tu tiến, cung kỉnh, phục vụ có 1 là ý nghiệp thuộc ly sân ác và chánh kiến.

- Tùy hỷ phước, hồi hướng phước mỗi pháp có 1 là ý nghiệp thuộc ly tham ác và chánh kiến.

- Thính pháp có 1 là ý nghiệp thuộc chánh kiến.

- Thuyết pháp có 1 là ý nghiệp thuộc ly tham ác, ly sân ác, chánh kiến.

- Chấn chỉnh tri kiến có 1 là ý nghiệp thuộc chánh kiến.

*

Trình bày định nghĩa về thập phước nghiệp sự cùng với lời Thích giải & Phân loại

1- Dāna: bố thí

- BỐ THÍ (dāna): Được trình bày định nghĩa như sau: "Dūyati etenāti: Dānaṃ". Người cho bằng chủ tâm (tư) nào, chủ tâm làm nhân cho việc cho đó gọi là Bố Thí.

Từ "bố thí" theo định nghĩa này tức chủ tâm làm nhân cho việc bố thí đã hoàn tất rồi.

Một lý khác nữa, "Dātabbanti: Dānaṃ". Vật phẩm nào mà người cho vật phẩm đó gọi là bố thí, tức vật thí (Dātabbavatthu hoặc Deyyadhamma).

Cả hai định nghĩa này là pháp cho biết bố thí có 2 loại là tư thí và vật thí. Trong 2 loại thí này thì tư thí có 3 nói theo thời như:

- Pubbacetanādāna: Chủ tâm trước khi cho kể từ khi suy tính sẽ tạo phước thí hoặc kể từ khi tìm kiếm vật phẩm để bố thí.

- Muñcacetanādāna: Chủ tâm trong lúc đang cho.

- Aparacetanādāna: Chủ tâm sau khi cho hoàn tất rồi vui thích hân hoan.

Cả 3 tư trên nếu có cơ hội sẽ có khả năng cho quả trong thời tái tục sanh làm người, trời, như trong Apadāna trình bày rằng:

Ekapupphaṃ yajitvāna Asītikappakoṭiyo

Duggatiṃ nābhiyānāmi Ekapupphassidaṃ phalaṃ

"Sự cúng dường một cành hoa làm cho tôi không từng biết sự sanh vào khổ cảnh như địa ngục… như thế nào, suốt 800 triệu thọ kiếp (āyukappa) hoặc 800 triệu kiếp sống".

Đây chính là quả báo nhận được từ việc cúng dường chỉ một cành hoa.

Theo Pāli trình bày trên không phải chỉ việc cho quả sanh làm người, trời liên tục nối tiếp nhau suốt 800 triệu kiếp sống mà chỉ là nhân trợ giúp cho sanh làm người, trời trong kiếp thứ 2. Khi được sanh làm trời, người trong kiếp thứ 2 rồi thì kiến tạo các thiện pháp mới nữa, thiện pháp mới trong kiếp thứ 2 sẽ trợ giúp cho sanh làm trời, người trong kiếp thứ 3. Khi sanh làm trời, người trong kiếp thứ 3 rồi thì kiến tạo các thiện pháp mới nữa, thiện pháp mới trong kiếp thứ 3 đó sẽ trợ giúp cho sanh làm người trong kiếp thứ 4. Tiếp theo như vậy mãi không dứt khoảng suốt 800 triệu kiếp sống.

Do đó, Ngài mới đề cập quả báo của sự cúng dường chỉ một cành hoa mà có thể thoát khỏi khổ cảnh suốt thời gian lâu dài.

Lại nữa, cả 3 tư thí như tư tiền… không phải thường xuyên trong một lúc có đủ cả 3 tư. Đôi khi có tư tiền nhưng lại không có tư hiện, tư hậu; đôi khi có tư hiện nhưng lại không có tư tiền, tư hậu; đôi khi có tư hậu lại không có tư tiền, tư hiện. Đôi khi có tư tiền và tư hiện nhưng lại không có tư hậu; đôi khi có tư hiện và tư hậu nhưng lại không có tư tiền; đôi khi có tư tiền và tư hậu nhưng lại không có tư hiện. Đôi khi cũng có đầy đủ cả 3 tư.

Trong cả 3 tư này, nếu nói theo việc sanh khởi dễ dàng hoặc khó khăn thì tư hiện dễ sanh khởi, tư hậu khó sanh khởi. Cho nên nếu tư sanh lên không đủ 3 thời như đã trình bày thì việc bố thí thường không có thù thắng. Vì vậy, nên tinh cần làm cho cả 3 thời hoàn hảo thì việc bố thí thường cho quả thù thắng.

Nếu nhận thức do nhân nào mà có sự khác biệt của 6 tầng trời dục giới và tất cả mọi người trên thế gian này cả quá khứ lẫn hiện tại về sanh chủng, dòng tộc, địa vị, tài sản và về thuộc hạ tùy tùng…Được hiện hữu như vậy cũng do nhân bố thí, trì giới, tu tiến đầy đủ tư hoặc không đủ tư trong cả 3 thời, thiếu đi 1 tư nào hay không có tư nào hết làm nhân. Do đó, Đức Thế Tôn mới chỉ dạy trong Tăng Chi Bộ Kinh pháp 6 chi ChalaṅguttaraPāli rằng:

Pubbeva sumano dānā Dadaṃ cittaṃ pasādaye

Datvā attamano hoti Esā puññassa sampadā

"Hãy hoan hỷ trước khi làm, hãy tịnh tín trong khi làm, khi đã làm xong rồi hãy thỏa thích. Sự diễn tiến của tâm trong cả 3 trạng thái như vậy thì việc tạo phước sẽ được viên mãn thù thắng làm cho ước muốn của mình được thành tựu.

Ngài A xà lê Mahābuddhaghosa đã trình bày trong sớ giải Tăng Chi Bộ Kinh pháp 7 chi rằng:

"Dānañhināma tisso cetanā paripuṇṇaṃ kātuṃ sakkontasseva mahapphalaṃ hoti"

"Sự san xẻ bố thí cần phải đầy đủ cả 3 thời. Người bố thí đượ viên mãn như vậy thì bố thí đó mới có quả vô lượng".

*

Vật thí có 4 loại

1- Cīvaradāna: Cúng dường y cho chư tỳ kheo, sa di hoặc bố thí quần áo cho người nghèo.

2- Piṇḍapātadāna: Để bát cúng dường hoặc bố thí vật thực cho người nghèo.

3- Senāsanādāna: Cúng dường trú xứ như xây cất cốc liêu, xây tịnh xá, xây giảng đường… hoặc bố thí phước xá cho người nghèo.

4- Bhesajjadāna: Cúng dường thuốc trị bệnh hoặc bố thí thuốc cho bệnh nhân.

Sự bố thí có nhiều loại nhưng chỉ trình bày vừa đủ cho thấy theo tóm tắt sau đây:

*

Bố thí nhóm 2 (dukadāna)

1. Āmisadāna: Bố thí các vật dụng…

2. Dhammadāna: Bố thí pháp như thuyết pháp, dạy pháp và ấn loát kinh sách để bố thí.

Trong 2 loại bố thí này thì bố thí pháp tối thắng hơn bố thí vật chất. Như có Pāli trình bày: "Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti" "Bố thí pháp thắng tất cả thí".

Bố thí vật chất cho quả được tài sản vật chất đầy đủ. Bố thí pháp cho quả phát sanh trí tuệ.

Một lý khác:

1. Sahatthikadāna: Tự mình bố thí.

2. Āṇattikadāna: Sai biểu người khác bố thí giùm.

Tự mình bố thí tối thắng hơn sai nhờ người khác bố thí giùm vì cho quả sanh làm người được sung túc tài sản, đầy đủ thuộc hạ tùy tùng. Còn sai biểu người khác bố thí giùm khi cho quả mặc dù có tài sản đầy đủ nhưng không có thuộc hạ tùy tùng.

Một lý khác:

1. Sampajānadāna: Tạo phước thí mà hiểu rõ quả báo của việc làm đó.

2. Asampajānadāna: Tạo phước mà không hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp.

Tạo phước thí mà hiểu rõ quả báo của việc làm khi cho quả thường làm người có đầy đủ tài sản và dồi dào trí tuệ.

Tạo phước thí mà không hiểu rõ về nghiệp và quả của nghiệp khi cho quả sanh làm người có đầy đủ tài sản nhưng thiếu trí tuệ.

Một lý khác:

1. Vaṭṭanissitadāna: Tạo phước thí mà mong muốn đầy đủ tài sản như ước nguyện giàu sang, làm phú hộ, đại phú hộ, đại trưởng giả và ước muốn được thành đạt sanh hữu như được sanh làm người, chư thiên, Phạm Thiên.

2. Vivaṭṭanissitadāna: Tạo phước thí nhưng không ước muốn đầy đủ tài sản và sanh hữu chỉ ước nguyện một loại nào về tuệ Toàn Giác Phật, Độc Giác Phật, Chí Thượng Thinh Văn Giác, Đại Thinh Văn Giác, Thinh Văn Giác thường.

- Vaṭṭanissitadāna (luân thí): Không gọi là bố thí Ba La Mật chỉ thuộc thiện thí thông thường cho quả an lạc nhân, thiên không thể trợ giúp cho đắc chứng Đạo, Quả, Níp Bàn được.

- Vivaṭṭanissitadāna (ly luân thí): Gọi là bố thí Ba La Mật cho quả được hưởng lạc nhân, thiên và có năng lực chứng đắc Đạo, Quả, Níp Bàn được nhanh chóng.

*

Bố thí nhóm 3 (tikadāna)

Trong bố thí nhóm 3 này có 3 cách như:

Hīnadāna, Majjhimadāna, Paṇītadāna.

Cách thứ 1:

Hīnadāna: Tạo phước bậc hạ như tạo phước thí mà mong muốn lợi lộc, danh xưng, địa vị, tán thán.

Majjhimadāna: Tạo phước bậc trung như tạo phước thí mà mong muốn nhân sản, thiên sản.

Paṇītadāna: Tạo phước thí bậc thượng như tạo phước thí theo đường lối của bậc Thánh và chư Bồ Tát chỉ ước nguyện Níp Bàn.

Cách thứ 2:

Hīnadāna: Tạo phước bậc hạ như tạo phước thí mà ước muốn nhân sản, thiên sản.

Majjhimadāna: Tạo phước bậc trung như tạo phước thí mà ước nguyện tuệ Thinh Văn Giác, tuệ Độc Giác Phật.

Paṇītadāna: Tạo phước bậc thượng như tạo phước thí mà hoài vọng tuệ Toàn Giác Phật.

Cách thứ 3:

Hīnadāna: Tạo phước bậc hạ như tạo phước thí câu hành với dục, cần, tâm, thẩm yếu kém do có sự thỏa thích am tường, nổ lực, quan tâm đến việc tạo phước đó chỉ chút ít.

Majjhimadāna: Tạo phước bậc trung như tạo phước thí câu hành với dục, cần, tâm, thẩm vừa chừng do có sự thỏa thích am tường, tinh cần, quan tâm đến việc tạo phước theo bản năng thường nhiên.

Paṇītadāna: Tạo phước bậc thượng như tạo phước thí câu hành với dục, cần, tâm, thẩm thù thắng do có sự thỏa thích, thấu đáo, chuyên cần, quan tâm đến việc tạo phước thiện đúng theo đường lối của các bậc chân nhân.

Một lý khác:

1. Dāsadāna: Tạo phước thí bằng vật dụng thấp kém hơn vật dụng mà mình xài.

2. Sahāyadāna: Tạo phước thí có giá trị ngang bằng với vật dụng mà mình đang xài.

3. Sāmīdāna: Tạo phước thí bằng vật dụng tốt hơn vật dụng mà mình đang xài.

Một lý khác:

1. Lokādhipateyyadāna: Bố thí phần nhiều lấy người đời làm trọng yếu. Như tự mình không muốn làm phước nhưng lại sợ người khác xem thường, chê bai nên mới miễn cưởng làm phước.

2. Attādhipateyyadāna: Bố thí phần nhiều lấy mình làm trọng yếu. Như suy nghĩ rằng: "Ta là người giàu có, nếu không bố thí tài sản để giúp đỡ cho công tác từ thiện thì thật xấu hổ không xứng đáng" cho nên mới làm phước.

3. Dhammādhipateyyadāna: Bố thí phần nhiều lấy pháp làm trọng yếu. Như quán xét rằng: "Việc bố thí là pháp mà các bậc chân nhân thường xuyên làm, ngay cả như Bồ Tát khi tạo phước Ba La Mật thì đã tạo phước thí Ba La Mật làm nền tảng trước tiên. Thậm chí cho đến chư Thinh Văn Giác của chư Phật Toàn Giác cũng thường xuyên kiến tạo bố thí giống như vậy". Khi quán xét thấy lợi ích như vậy rồi thì tìm cơ hội để kiến tạo.

Ghi chú: Việc trình bày đến bố thí có nhiều nhóm. Nhưng trong nơi đây trình bày không đủ hết nhóm 2 chỉ dẫn chứng trình bày tóm tắc vừa đủ. Vì đã trình bày trong cẩm nang kiến tạo thiện thí cho nên không cần thiết phải dẫn chứng trình bày trong nơi đây nữa.

*

Trình bày 5 cách thí của bậc chân nhân cùng với quả báo

Pañcimāni bhikkhave sappurisadānāni, katamāni pañca? Saddhāya dānaṃ deti, sakkaccaṃ dānaṃ deti, kālena dānaṃ deti, anuggahitacitto dānaṃ deti, attānañca parañca anupahacca dānaṃ deti.

1. Saddhāya kho pana bhikkhave dānaṃ datvā yattha yattha tassa dānassa vipāko nibbattati, aḍḍho ca hoti mahaddhano mahābhago, abhirūpo ca hoti dassanīyo pāsādiko paramāya vaṇṇapokkharatāya samannāgato.

2. Sakkaccaṃ kho pana bhikkhave dānaṃ datvā yattha yattha tassa dānassa vipāko nibbattati, aḍḍho ca hoti mahaddhano mahābhogo, yepissa te honti puttati vā dārati vā dāsāti vā pesāti vā kammakarāti vā. Tepi sussū santi sotaṃ odahanti aññā cittaṃ upaṭṭhapenti.

3. Kālena kho pana bhikkhave dānaṃ dātvā yattha yattha tassa dānassa vipāko nibbattati, aḍḍho ca hoti mahaddhano mahābhogo, kālāgatā cassa atthā pacurā honti.

4. Anuggahitacitto kho pana bhikkhave dānaṃ datvā yattha yattha tassa dānassa vipāko nibbattati, aḍḍho ca hoti mahaddhano mahābhogo, uḷāresu ca pañcasu kāmaguṇesu bhogāya cittaṃ namati.

5. Attanañca parañca anupahacca kho pana bhikkhave dānaṃ datvā yattha yattha tassa dānassa vipāko nibbattati, aḍḍho ca hoti mahaddhano mahābhogo, na cassa kutoci bhogānaṃ upaghato āgacchāti aggito vā udakato vā rājato vā corato vā appiyato vā dāyādato. Imāni kho bhikkhave pañca sappurisadānānīti (trong Tăng Chi Bộ Kinh pháp 5 chi).

Nghĩa là: Này các tỳ kheo! 5 cách thí của bậc chân nhân là thế nào?

1. Bố thí bằng đức tin, tin nghiệp và quả của nghiệp.

2. Bố thí bằng sự cung kính cả cách thí lẫn vật thí trong sạch, thanh tịnh.

3. Bố thí hợp thời.

4. Bố thí bằng sự dứt bỏ thật sự không chấp thủ hối tiếc vật thí.

5. Bố thí không gây ảnh hưởng tác hại đến mình và đến người.

1- Saddhādāna: Này các tỳ kheo! Người bố thí bằng đức tin, tin nghiệp và quả của nghiệp. Quả của loại bố thí này thường sanh lên trong kiếp sau làm người giàu sang có nhiều tài sản, được đầy đủ ngũ dục thù thắng. Như sắc tướng xinh đẹp đáng ngắm nhìn,đáng ưa chuộng, màu da hồng hào.

2- Sakkaccadāna: Này các tỳ kheo! Người bố thí bằng sự cung kính, cả cách thí lẫn vật thí thanh tịnh trong sạch. Quả của loại bố thí này sanh lên trong kiếp sau thường làm người giàu sang có nhiều tài sản, được đầy đủ ngũ dục thù thắng. Như con trai, vợ, chồng, thuộc hạ tùy tùng, người giúp việc, công nhân tuân thủ nghe theo lời không làm phật ý trong mọi công việc.

3- Kāladāna: Này các tỳ kheo! Người bố thí hợp thời. Quả của loại bố thí này sanh lên trong kiếp sau thường làm người giàu sang có nhiều tài sản, được ngũ dục viên mãn thù thắng. Như được phát đạt thạnh lợi kể từ thời niên thiếu cho đến khi thành niên được có lợi lộc tràn trề, dư thừa.

4- Anuggahitadāna: Này các tỳ kheo! Người bố thí bằng sự dứt bỏ thật sự không hối tiếc chấp thủ vật thí. Quả của loại bố thí này sanh lên trong đời vị lai thường làm người sang giàu dồi dào về tài sản, được viên mãn về ngũ dục. Như được thụ hưởng ngũ dục đầy đủ, sống hạnh phúc an lạc, không phải quán xuyến trông nom tài sản.

5- Anupahaccadāna: Này các tỳ kheo! Người bố thí không gây ảnh hưởng tác hại đến mình và người khác. Quả của loại bố thí này sanh lên trong kiếp sau thường được sung túc về tài sản được đầy đủ ngũ dục thù thắng. Như vàng bạc tài sản của mình thoát khỏi 5 điều hiểm họa như lửa đốt cháy, nước cuốn trôi, vua quan tịch biên, ăn cướp chiếm đoạt, con cháu bà con quyến thuộc là người thừa tự không xứng đáng.

Này các tỳ kheo! 5 cách bố thí này gọi là bố thí của bậc chân nhân (Sappurisadāna).

Ghi chú: Giới của bậc chân nhân và tu tiến của bậc chân nhân cũng có 5 cách giống như vậy, chỉ khác nhau là quả báo của giới nhận được an lạc thân tâm, quả báo của tu tiến làm cho tâm kiên định không rung động đối với thế gian pháp, có trí tuệ hoàn hảo.

*

Nếu tóm lại thì bố thí có 4 loại

1. Cetanādāna: Sở hữu tư câu sanh với tâm đại thiện làm nhân cho bố thí.

2. Vatthudāna: Tứ vật dụng là vật thí.

3. Alobhadāna: Sở hữu vô tham câu sanh với sở hữu tư làm nhân cho bố thí.

4. Viratidāna: 3 sở hữu giới phần có phận sự xa khỏi ác bất thiện hạnh là nhân cho tất cả chúng sanh không bị sợ hãi thuộc vô uý thí cả nội phần lẫn ngoại phần.

*

Dẫn chứng Pāli trình bày tóm tắt cả 4 thí như sau

1- Cetasiko dhammo dānanti? Āmantā (trong kệ bố thí của Sattamaggakathāvatthu). Sở hữu tư câu sanh với tâm đại thiện gọi là thí phải chăng? Đáp: Phải rồi!

2- Deyyadhammo dānanti ? Āmantā (trong kệ bố thṅ của Sattamaggakathāvatthu) Vật thí gọi là thí phải chăng?

Đáp: Phải rồi!

3- Taṃ sampayutto alobhopi dānaṃ nāma (trong Suttasaṅgahāṭṭhakathā vā Mūlaṭikā). Sở hữu vô tham câu sanh với các sở hữu là nhân cho việc san xẻ gọi là bố thí.

4- Abhayaṃ detīti āgataṭṭhāne virati dānaṃ (trong Kāthavatthu). Lời nói lên làm cho không sợ hãi gọi là vô uý thí (viratidāna).

5- Pāṇātipātā paṭivīrato bhikkhave ariyasāvako aparimāṇānaṃ sattānaṃ abhayaṃ deti ... Idaṃ bhikkhave pathamaṃ dānaṃ mahādānaṃ (trong Abhisandasutta phẩm bố thí pháp 8 chi của Tăng Chi Bộ Kinh).

Bậc Thánh Thinh Văn đã xa lìa hẳn sát sanh thường làm cho tất cả chúng sanh không sợ hãi không thể ước lượng được. Sự cho vô uý thí đối với tất cả các chúng sanh được gọi là điều đại thí (mahādāna) trước tiên.

*

Trình bày trạng thái phận sự…và pháp đối nghịch… của thiện thí

1). Pariccāgalakkhaṇaṃ: Có sự thỏa thích dứt bỏ là trạng thái.

2). Lobhaviddhaṃsanarasaṃ: Có sự hủy diệt tham là phận sự.

3). Bhavavibhavasampattipaccuppaṭṭhānaṃ: Được

đầy đủ vật chất trong kiếp sống và giải thoát khỏi sanh hữu là thành tựu.

4).Saddheyyapadaṭṭhānaṃ: Có đức tin tịnh tín trong điều đáng tịnh tín là nhân cận.

5). Paṭikkhepadhamma: Pháp bị loại trừ bởi thiện thí là tham.

6). Anuññātadhamma: Pháp nhận được sự hỗ trợ từ thiện thí khởi sanh là vô tham.

7). Uppādetabbadhamma: Pháp được thiện thí trợ sanh là 3 Đạo, 3 Quả thấp (ám chỉ đến mãnh lực trợ sanh ủng hộ (upathambhakasatti) của thiện thí.

Sau cùng sẽ nêu lên lời khuyến giáo về bố thí của Ngài A xà lê Mahābuddhaghosa đã trình bày trong sớ giải Kinh Đại Phẩm (suttantamahāvaggāttakatha) rằng:

Evaṃ nātimahantampi Puññaṃ āyatane kataṃ

Mahāvipākaṃ hotīti Kattabbaṃ taṃ vibhāvinā

Tức: Phước được kiến tạo đầy đủ bằng giới, định, tuệ với Tăng chơn đế và Tăng chế định. Nền tảng của việc gieo chủng tử phước này cho dù gieo chút ít chỉ bằng hạt giống bồ đề nhưng cũng nhận được quả vô lượng giống như cây đại thọ bồ đề. Chính do nhân này, các thiện nam tử, thiện nữ nhân có trí tuệ khôn khéo kết hợp với đức tin, hãy tác ý tạo phước bằng đức tin không thối chuyển.

*

2- Sīla: Trì giới

- TRÌ GIỚI (Sīla): Được trình bày định nghĩa như sau: "Sīlayati kāyavacīkammāni sammādahatīti: Sīlaṃ".

"Pháp chủng nào làm cho thân nghiệp và ngữ nghiệp an trú vào thiện hạnh pháp chủng đó gọi là Trì Giới". Tức sở hữu tư làm cho thân và ngữ tiếp bước theo thiện pháp không cho bất thiện pháp sanh lên.

Dānacetanā: Tư liên quan đến bố thí sīlacetanā tức tư liên quan đến trì giới. Nhóm này sanh lên với bậc A La Hán cũng có, nhưng nhóm tư này hiện hữu trong các tâm tố. Còn đối với tư thí, tư giới mà trình bày trong thập phước nghiệp sự, ám chỉ đến riêng biệt tư hiện hữu trong đại thiện mà thôi.

Thích giải: "Sīla" là hiện thân của tư dẫn dắt thúc đẩy cho thân, ngữ an trú vào hành vi thiện lẫn ngăn chặn không cho các bất thiện liên quan đến thân ác hạnh, ngữ ác hạnh sanh lên. Điều này trình bày cho biết: "Sīla" có bổn phận gìn giữ thân, ngữ không cho tiến bước theo các ác hạnh sanh lên từ các bất thiện pháp. Còn việc gìn giữ ý không cho ý ác hạnh… sanh lên là chức năng đặc biệt của tu tiến.

Một định nghĩa khác nữa: "Sīlayati kusaladhamme upadhāretīti: Sīlaṃ". Pháp chủng nào bảo tồn thiện pháp như Định, Tuệ và Giải Thoát… được chu toàn, pháp chủng đó gọi là giới.

Thích giải: Sīlacetana là gìn giữ điều học sai biệt như sát sanh… Nhóm này có thể hỗ trợ cho Định, Tuệ và Đạo, Quả sanh lên ví như mặt đất là nơi nương cho các pháp hữu mạng quyền lẫn vô mạng quyền. Nếu không có mặt đất để nương gá thì các pháp hữu mạng quyền lẫn vô mạng quyền cũng không sanh lên và phát triển được. Điều này ví dụ như thế nào thì Định, Tuệ và Đạo, Quả nương vào thiện giới mà sanh lên cũng như thế đó. Nếu không có thiện giới thì các pháp này không thể sanh lên được. Đức Thế Tôn mới thuyết giảng điều trọng yếu của giới trong việc thực hành để thoát khỏi khổ luân hồi rất gian nan khó khăn cả nội phần lẫn ngoại phần mới chứng đắc Níp Bàn được rằng:

Sīle patiṭṭhāya naro sapañño Cittaṃ paññañca bhāvayaṃ

Ātāpi nipako bhikkhu So imaṃ vijaṭaye jātaṃ

Người có tâm tái tục tam nhân do tích lũy nghiệp trí tuệ (kammajapaññā) an trú trong giới làm nền tảng cho Chỉ Tịnh, Minh Sát là người tinh cần thiêu đốt các bất thiện pháp mà làm cho tâm nhiệt não; có thể làm cho si mê được khô cạn. Là người có trí tuệ bảo hộ mình cho thoát khỏi si mê hoặc là người có chú niệm cảnh nghiệp xứ (danh sắc) cho hiển lộ rõ với mình làm cho Chỉ Tịnh và Minh Sát phát triển cùng tột lên theo tuần tự.

Người thấy sợ hãi trong khổ luân hồi và hội đủ cả 6 pháp tức giới, định, tuệ tái tục (patisandhipaññā), tuệ quán, tuệ ngăn ngừa phiền não (parihārikapaññā), chánh cần (sammappadhāna). Người đó có thể tháo gỡ được sự rối rắm của ái dục giống như tháo gỡ những cành tre già rậm rạp chằng chịt bao quanh thân cây.

*

Trình bày phân loại về giới

Giới có 4 loại:

- Giới tỳ kheo.
- Giới tỳ kheo ni.
- Giớisa di.
- Giới cư sĩ.

Trong 4 loại giới đó, thì 227 điều học trong giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa tỳ kheo (Bhikkhupāṭimokkha) gọi là giới tỳ kheo; 311 điều học trong giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa tỳ kheo ni (Bhikkhunīpāṭimokkha) gọi là giới tỳ kheo ni; 10 điều học như không sát sanh… cho đến không thọ lãnh cất giữ hoặc bảo kẻ khác thọ lãnh, cất giữ vàng bạc, châu báu, cảm xúc đến các vật ấy (jātarūparajatapaṭiggāhanā) là cuối cùng, và 75 ưng học pháp (sekkhiyasikkhāpada) nhóm này gọi là giới sa di; 5 điều học là ngũ giới của cư sĩ.

Trong 4 loại giới đó thì giới tỳ kheo và giới tỳ kheo ni không cần phải thọ giới riêng biệt. Sau khi đã tuyên ngôn đúng theo nghi thức bên trong ranh giới sìmà, thì các giới này cũng thành tựu. Còn đối với giới sa di cũng không cần phải thọ giới riêng biệt. Sau khi đọc Tam Quy đúng theo nghi thức của người truyền Tam Quy và người thọ Tam Quy thì các giới này được thành tựu.

Từ "Gahasatha" (cư sĩ). Nghĩa là còn quán xuyến cai quản gia đình. Như định nghĩa trình bày sau: "Gahe tiṭṭhatīti: Gahaṭṭho". Người nào còn sống tại gia, người đó gọi là cư sĩ. Riêng đối với giới cư sĩ phải thọ giới riêng biệt. Nếu thọ trì Tam Quy thì chưa gọi là người cư sĩ có giới, chỉ gọi là người có Tam Quy mà thôi.

*

Trình bày người trở thành hoại giới & vô tàm

Việc trở thành người hoại giới đối với tỳ kheo, tỳ kheo ni như sau: Vị tỳ kheo, tỳ kheo ni nào khi được tụng tuyên ngôn 4 bận trong ranh giới sìmà hoàn tất rồi thì tỳ kheo, tỳ kheo ni đó được gọi là người có 227 hoặc 311 học giới. Không cần phải thọ giới riêng biệt nữa, suốt cho đến khi chưa tuyên bố từ bỏ điều học hoặc trở thành người phạm tội bất cộng trụ (pàràjika) thì có thể nói rằng: Người đó vẫn tồn tại nghiêm chỉnh trong giới tỳ kheo, tỳ kheo ni. Nhưng khi từ bỏ điều học hay trở thành người phạm tội bất cộng trụ rồi thì giới tỳ kheo hay giới tỳ kheo ni đó cũng chấm dứt.

Do đó, vị tỳ kheo, tỳ kheo ni nếu chưa thay đổi hình tướng thành cư sĩ hoặc sa di, sa di ni vẫn còn tuyên bố mình là tỳ kheo hay tỳ kheo ni thì người đó gọi là người hoại giới.

Lại nữa, người được gọi là tỳ kheo, tỳ kheo ni nhưng không thành tựu thọ cụ túc giới (upasampada). Như lúc đang cử hành lễ thọ cụ túc giới mà có một điều hư hỏng trong 5 điều hiện hữu như sau:

1. Vatthuvipatti: Do upasampadāpekkha (ám chỉ người xuất gia chưa đủ 20 tuổi).

2. Simāvipatti: Do sīmā (ranh giới hành tăng sự) hỏng.

3. Parisavipatti: Do Chư Tăng vào cử hành lễ không đủ số lượng.

4. Ñattivipatti: Do tụng lời trình bạch (ĩatti) không đúng.

5. Kammavācāvipatti: Do tụng tuyên ngôn sai lệch.

Nếu không đầy đủ mà hư hỏng 1 trong 5 điều như đã trình bày trên. Thì vị tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni đó cho dù xuất gia 50 … 60 năm đi nữa cũng chỉ gọi là tỳ kheo hay tỳ kheo ni theo hình thức tên gọi mà thôi, chứ không thành tựu cựu túc giới theo Luật.

* Người thuộc loại vô tàm (alajjī) đối với tỳ kheo, tỳ kheo ni. Nếu vị tỳ kheo hay tỳ kheo ni nào cố tình vi phạm vào điều học khác ngoài tội bất cộng trụ như tăng tàng, ưng đối trị… cả việc chưa sám hối tội đó cho đúng theo Luật; tức nếu phạm tội tăng tàng nhưng chưa được làm cho trong sạch (vuṭṭhānakamma). Như còn đang biệt trú (parivāsa) và khiêm cung (mānatta) mà phạm tội khác nữa như ưng đối trị… mà chưa trình bày tội đó cho hiển lộ (desanākamma) với bạn đồng phạm hạnh. Thì có thể nói rằng người đó vô tàm (không hổ thẹn tội lỗi).

Trong cả hai người này thì người phạm giới có tội nặng hơn, còn người vô tàm có tội nhẹ hơn.

- Việc trở thành người hoại giới và vô tàm đối với sa di. Thật ra đối với sa di, nếu người truyền Tam Quy và người thọ trì Tam Quy hoàn tất hết 3 lần rồi, thì cho dù không có thọ 10 điều học như tránh xa sát sanh (pāṇātipātāveramaṇī)… đi nữa cũng coi như người thọ trì Tam Quy đó đã thành tựu sa di và viên mãn chín chắn giới sa di kể từ đó cho đến khi chưa thay đổi phẩm mạo. Hoặc chưa sai phạm 10 điều trục xuất trong Giáo Pháp cho đến lúc nào thì vẫn tồn tại trong giới phẩm sa di cho đến lúc đó. Do đó, việc trình bày 10 điều học như tránh xa sát sanh… cho đến cuối cùng là không thọ lãnh cất giữ hoặc bảo kẽ khác thọ lãnh cất giữ vàng bạc, châu báu hoặc cảm xúc đến các vật ấy. Sau khi đã thọ trì Tam Quy 3 lần rồi, chỉ để cho sa di biết trong điều mà mình nên thúc liễm ngăn ngừa tiếp theo mà thôi.

Thích hợp như Đức Thế Tôn Ngài thuyết trong "Sikkhāpadakathā" trong Luật Tạng Bộ Đại Phẩm rằng:

"Anujānāmi bhikkhave samaṇerānaṃ dasa sikkhāpadāni, tesu ca sāmaṇerehi sikkhituṃ pāṇātipātā veramaṇiṃ… jātarūparajatapaṭiggahanā veramaṇiṃ".

Trong 10 điều học, điều học mà sa di phạm vào trục xuất có 5 điều: Kể từ tránh xa sát sanh cho đến cuối cùng là uống rượu và các chất say. Còn 5 điều học còn lại, kể từ tránh xa sự ăn sái giờ cho đến cuối cùng là tránh xa sự thọ lãnh cất giữ hoặc bảo kẽ khác thọ lãnh cất giữ vàng bạc, châu báu hoặc cảm xúc đến các vật ấy chỉ phạm tội hành phạt mà thôi.

* Do đó, vị sa di nào phạm vào điều học trục xuất thì phải hoàn tục rời khỏi phẩm mạo sa di nếu như không muốn hoàn tục thì phải chịu xin Tam Quy mới lại. Nếu như phạm vào điều học hành phạt thì xin sám hối tội từ thầy tế độ hoặc thầy giáo thọ để cho mình được trong sạch tiếp tục.

Cho nên vị sa di nào sai phạm 1 trong 10 điều học trục xuất rồi mà không chịu hoàn tục rời khỏi phẩm mạo sa di, không chịu xin Tam Quy mới lại thì có thể nói rằng vị sa di đó là vị hoại giới. Còn nếu như vị sa di nào sai phạm vào 1 trong 10 điều học hành phạt, nhưng không chịu sám hối tội từ thầy tế độ hoặc thầy giáo thọ để cho mình được trong sạch, thì có thể nói rằng vị sa di đó là vị vô tàm.

*

Mười điều trục xuất

1. Paṇātipātā hoti: Sa di phạm vào sát sanh.

2. Adinnādāyī hoti: Sa di phạm vào trộm cắp.

3. Abrahmacārī hoti: Sa di phạm vào phi phạm hạnh.

4. Musāvadī hoti: Sa di phạm vào nói dối.

5. Surāmerayamajjapāyī hoti: Sa di phạm vào uống rượu và các chất say.

6. Buddhassa avaṇṇaṃ bhāsati: Sa di phạm vào hủy báng Phật.

7. Dhammassa avaṇṇaṃ bhāsati: Sa di phạm vào hủy báng Pháp.

8. Saṅghassa avaṇṇaṃ bhāsati: Sa di phạm vào hủy báng Tăng.

9. Micchādiṭṭhiko hoti: Sa di là người tà kiến như thường kiến…

10. Bhikkhunīdūsako hoti: Sa di phạm vào dâm vải tỳ kheo ni.

Nếu vị sa di nào phạm vào 1 trong 10 điều trục xuất này thì hoại đi giới phẩm sa di phải hoàn tục. Nếu như không muốn hoàn tục thì đối với việc phạm tội vào 1 trong 9 điều nào trục xuất (ngoại trừ tà kiến) mà vị sa di đó thú tội sai phạm của mình làm cho thầy tế độ hoặc thầy giáo thọ. Cùng nói lên lời hứa của mình để ngăn ngừa phòng hộ không cho tái phạm trong điều trục xuất đó nữa, rồi xin thọ Tam Quy mới lại. Như vậy sẽ trở thành vị sa di có giới phẩm đầy đủ như lúc chưa phạm tội.

Riêng đối với điều trục xuất thứ 9, nếu vị sa di nào đã phạm thì phải hoàn tục rời khỏi phẩm mạo sa di. Hoặc nếu không muốn hoàn tục thì phải chỉnh đốn lại tà kiến để trở thành người có chánh kiến trước, rồi đi đến trình bày tri kiến chín chắn của mình với Chư Tăng. Cùng với lời thú nhận rằng mình đã có tà kiến, hiện giờ đã chỉnh đốn lại tri kiến như vầy, kể từ đây trở đi sẽ tinh cần để không trở thành người tà kiến nữa.

Khi Chư Tăng cho sám hối tội rồi, thì phải xin Tam Quy mới lại. Như vậy, vị sa di đó mới trở lại thành vị sa di chơn chánh viên mãn được.

*

Mười điều hành phạt

1. Vikālabhojano hoti: Sa di phạm vào thọ dụng vật thực phi thời.

2. Naccagītavāditavisūkadassano hoti: Sa di phạm vào vui thích, múa hát nghe đờn kèn.

3.Mālāgandhavilepanadhāraṇamaṇḍanavibhūsa-no hoti: Sa di phạm vào vui thích trang điểm thân thể bằng các tràng hoa hoặc vật thơm.

4. Uccāsayanamahāsayano hoti: Sa di phạm vào vui thích nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

5. Jātarūparajatapaṭiggahano hoti: Sa di phạm vào vui thích thọ lãnh vàng bạc hoặc bảo kẽ khác thay thế thọ lãnh vàng bạc.

6. Bhikkhūnaṃ alābhāya parisakkati: Sa di phạm vào cố ý làm cho tỳ kheo mất lợi lộc.

7. Bhikkhūnaṃ avāsāya parisakkati: Sa di phạm vào cố ý làm cho tỳ kheo không có chổ ở.

8. Bhikkhūnaṃ anatthāya parisakkati: Sa di phạm vào cố ý làm cho tỳ kheo mất điều hữu ích.

9. Bhikkhūnaṃ akkasati paribhāsati: Sa di phạm vào mắng chửi và kích bác tỳ kheo.

10. Bhikkhū bhikkhūhi bhedeti: Sa di phạm vào đâm thọc làm cho tỳ kheo bất hòa cùng nhau.

Dù vị sa di nào đi nữa, khi sai phạm thì phải thọ nhận hành phạt từ thầy tế độ hoặc thầy giáo thọ tùy theo mức độ sai phạm.

Vẫn còn nhiều điều học hành phạt khác nữa chẳng hạn như 75 ưng học pháp và 14 pháp hành các điều này giống nhau. Nếu sa di không chịu gìn giữ và hành theo 1 điều nào trong những điều học và phận sự như đã trình bày trên thì phải nhận tội hành phạt, nếu không nhận tội thì được gọi là người vô tàm.

* Sự trở thành người hoại giới và vô tàm đối với cư sĩ có ngũ giới như tránh xa sự sát sanh… cho đến cuối cùng là tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say. Các điều học này là giới thường nhiên phổ thông với cư sĩ không phân biệt dòng giống, giai cấp, màu da, tôn giáo nào hết.

Do đó, nếu người nào thu thúc không sai phạm thì người đó được gọi là an trú trong giới cư sĩ. Nếu người nào không gìn giữ phạm vào 1 trong 5 điều hoặc cả 5 điều thì người đó có thể nói là người hoại giới.

* Đối với cư sĩ vô tàm tức người cư sĩ nào thích nói đâm thọc, nói thô tục, nói vô ích và thích suy tính tham muốn dòm ngó đến tài sản của người khác (tham ác). Suy tính não hại người khác (sân ác) và là người không thực hành đúng phận sự của mình theo lời giáo hóa của Đức Thế Tôn đã thuyết trong kinh giáo giới Thi Ca La Việt (Siṅgālasutta) của Suttantapathikavagga.

Như không làm theo bổn phận giữa cha mẹ đối với con, chồng đối với vợ, thầy đối với trò, chủ đối với tớ, bạn đối với bạn và giữa cư sĩ đối với bậc xuất gia.

Cho dù người cư sĩ đó là nam hay nữ thuộc dòng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo nào đi nữa, khi đã làm như vậy thì có thể nói rằng người đó vô tàm.

Nếu người cư sĩ nào không thích nói đâm thọc, nói thô tục, nói vô ích, không suy tính việc tham ác, sân ác. Cũng như hoan hỷ hành theo bổn phận giữa cha mẹ đối với con, giữa chồng đối với vợ, giữa thầy đối với trò, giữa chủ đối với tớ, giữa bạn đối với bạn, giữa cưsĩ đối với bậc xuất gia. Thì người cư sĩ đó gọi là người biết hỗ thẹn tội lỗi (có tàm).

*

Thích giải đặc biệt về sự thọ trì ngũ giới

Việc thọ trì 5 giới có hai cách

1- Thọ trì điều học chung với nhau.

2- Thọ trì điều học theo riêng biệt từng điều.

Việc thọ trì 5 điều học chung nhau như tuyên bố lên sự thọ trì rằng: "Pañcasikkhāpadaṃ samādiyāmi" hoặc "Pañcasīlaṃ samādiyāmi". Nghĩa là tôi xin thọ trì cả 5 điều học như tránh xa sự sát sanh… cho đến cuối cùng tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say".

Việc thọ trì 5 điều học theo riêng biệt từng điều như thọ trì rằng:

1. Pāṇātipātā veramaṇīsikkhāpadaṃ samādiyāmi (tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh)…

5. Surāmerayamajjapamādaṭṭhānā veramaṇīsikkhāpadaṃ samādiyāmi (tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say).

Ngay cả việc thọ trì bát quan trai giới cũng như vậy, nếu thọ trì 8 điều học chung nhau thì thọ trì như vầy: "Uposathasīlaṃ samādiyāmi" hoặc "Atthaṅgasīlaṃ samādiyāmi"(tôi xin thọ trì bát quan trai giới).

Việc thọ trì 8 điều học theo riêng biệt từng điều như thọ trì rằng:

1. Pāṇātipānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi (tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh)

2. ...

8. Uccāsayanamahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi (tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp).

Việc thọ trì cả hai loại ngũ giới và bát quan trai giới như đã trình bày trên. Nếu người thọ trì điều học chung với nhau mà phạm vào chỉ một điều học nào thì coi như việc việc giữ gìn ngũ giới hoặc bát quan trai giới của người đó đồng loạt đứt hết, phải thọ trì lại tất cả. Còn người thọ trì điều học theo riêng biệt từng điều, nếu phạm vào điều học nào thì coi như đứt riêng biệt điều đó. Còn điều khác vẫn có thể tồn tại như thường chỉ thọ trì lại riêng điều bị đứt mà thôi.

Lại nữa, việc thọ trì ngũ giới và bát quan trai giới này người thọ trì ấn định thời gian trong tâm. Chỉ thọ trì một lần thôi thì việc thọ trì của người này cũng được gọi là tồn tại suốt thời gian ấn định. Như người thọ trì 5 giới hoặc 8 giới ấn định thời gian 3 tháng, 1 tháng, nửa tháng, 1 tuần hoặc 1 ngày 1 đêm, thậm chí nửa ngày đi nữa thì việc thọ trì giới đó sẽ hoàn toàn tồn tại suốt thời gian ấn định. Khi hết thời gian ấn định rồi thì việc thọ trì giới đó cũng tự chấm dứt luôn.

Ngũ giới là giới thường nhiên của cư sĩ. Vì vậy cho dù người thọ trì cũng như không thọ trì cũng phải gìn giữ như thông lệ để bản thân mình là người có giới. Nếu như có người đến nói rằng: "Tôi không thọ giới cho nên không giữ giới thì không có tội". Lời nói như vậy chỉ để chứng tỏ cho người khác biết rằng mình không hiểu gì về ngũ giới của cư sĩ cả, mà ngược lại còn tự thể hiện mình là người ác giới (dusìla).

Đối với người thọ trì ngũ giới rồi giữ gìn thì được nhiều lợi ích khác nữa. Như ngoài việc thọ trì ngũ giới ra vẫn còn nhận được nhiều thiện pháp khác nữa. Do nhân này, hàng Phật tử mới vâng giữ thọ trì ngũ giới mãi cho đến bây giờ.

*

Thích giải đặc biệt về bát quan trai giới và người thọ trì gìn giữ

Uposathasīla tức bát quan trai giới là thường giới của cận sự nam, cận sự nữ (Paṇḍaraṇgapabbajita: Người xuất gia đắp vải trắng) và Tāpasa, tāpasinī (nam đạo sĩ, nữ đạo sĩ). Do đó, cận sự nam (upāsaka), cận sự nữ (upāsika) và đạo sĩ. Những người này bắt buộc phải giữ cho tròn vẹn. Trong việc thọ trì giới chỉ thọ một lần thôi cũng tồn tại được suốt thời gian còn đắp vải trắng. Nếu cận sự nam, cận sự nữ, đạo sĩ nào không giữ trọn vẹn chỉ giữ 5 giới hoặc giữ trì mạng giới (ājīvaṭṭhamakasīla) thì không xứng đáng với phẩm vị của cận sự nam, cận sự nữ, đạo sĩ là người xuất gia đắp vải trắng mà nên thay đổi tướng mạo thành cư sĩ. Nếu không thay đổi tướng mạo thành cư sĩ thì gọi cận sự nam, cận sự nữ, đạo sĩ đó là người hoại giới. Bát quan trai giới này đối với cư sĩ không phải là thường giới cho nên nếu cư sĩ thọ trì thì được lợi ích đặc thù hơn hoặc nếu không thọ trì cũng không có tội chi cả.

Trình bày giới đặc biệt của cư sĩ

Việc giữ gìn giới của cư sĩ ngoài 5 giới và 8 giới ra còn giới thọ trì khác nữa như:

1. Ājīvaṭṭhamakasīla (trì mạng giới): Tránh xa 3 thân ác hạnh, 4 ngữ ác hạnh và tà mạng.

2. Navaṇgasīla (cửu phần giới): Bát quan trai giới chỉ thêm "Yathā balaṃ mettā mahagatena cetasā sabbāvantaṃ lokaṃ pharitvā viharāmi" "Tôi xin nguyện rãi từ tâm đến cho tất cả chúng sanh (theo từng nhóm riêng biệt)".

3. Dasaṇgasīla (thập giới): 10 điều học mà sa di thọ trì.

*

Trình bày tên gọi của trì mạng giới & sự khác biệt giữa 5 giới và trì mạng giới

Trì mạng giới (ājīvaṭṭhamakasīla) trong sớ giải Thanh Tịnh Đạo Ngài gọi là Ādibrahmacariyakasīla là giới khởi đầu con đường phạm hạnh, ám chỉ trì mạng giới là nền tảng làm cho thành tựu Đạo Quả.

Lại nữa, cư sĩ thọ trì Trì Mạng Giới hoặc không thọ trì nếu phạm vào điều học nào thì vẫn có tội giống như phạm vào ngũ giới. Trong cả 2 loại giới này, nếu người nào thọ trì ngũ giới thường xuyên thì người đó được gọi là bậc chân nhân thông thường. Nếu thọ trì Trì Mạng Giới thường xuyên thì người đó được gọi là bậc chân nhân đặc thù.

*

Phân tích thường giới & phi thường giới

- Thường giới (Niccasīla) ám chỉ giới nào khi hành lễ xong rồi thì thành tựu đầy đủ mà không phải thường xuyên thọ trì riêng biệt lại nữa. Và người đó luôn luôn gìn giữ giới này nếu không thì có tội. Giới đó gọi là thường giới.

- Phi thường giới (Aniccasīla) ám chỉ giới nào mà không giữ thì không có tội. Nếu như muốn giữ thì phải xin thọ trì giới đó trước. Giới đó gọi là phi thường giới.

Thường giới 227 và 311 điều học mà Đức Thế Tôn Ngài thuyết giảng trong giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa tỳ kheo (bhikkhupatimokkha) và giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa tỳ kheo ni (bhikkhunīpatimokkha) là thường giới của tỳ kheo, tỳ kheo ni. Thập giới và 75 Ưng Học Pháp là thường giới của sa di. Bát quan trai giới là thường giới của paṇḍaraṇgapabbajita (cận sự nam, cận sự nữ đắp vải trắng, hoặc còn gọi là tu sĩ).

Phi thường giới là hạnh thọ đầu đà, trong 13 pháp đầu đà này là phi thường giới của tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di.

Hạnh thọ trì một pháp đầu đà nào và thập giới là phi thường giới của tu sĩ mặc vải trắng paịđaraịgapabbajita và các đạo sĩ.

Bát quan trai giới, cửu phần giới, thập giới và thọ trì đầu đà hạnh nhất tọa thực hoặc hạnh khất thực. Các pháp này là phi thường giới của cư sĩ .

*

Phân tích giới theo Tác trì giới & Ngăn trì giới

- Tác trì giới (carittasīla) ám chỉ không hành trì thì không có tội nếu hành trì thì có nhiều lợi ích, tức phi thường giới.

- Ngăn trừ giới (vārittasīla) ám chỉ giới đó phải hành trì thường xuyên nếu không hành trì thì có tội, tức thường giới.

*

Phương pháp thọ trì việc niệm hồng danh Phật, tam quy & điều học

Cách thọ trì 5 giới và 8 giới mọi người đã hiểu rõ vì vậy không cần phải trình bày lại nữa. Đối với cách thọ trì Trì Mạng Giới (ājīvaṭṭhamakasīla), Cửu Phần Giới, Thập giới được trình bày như sau:

Trì mạng giới: (Ājīvatṭhamakasīla).

1. Mayaṃ bhante tisaraṇena saha ājīvaṭṭhamakasīla dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me bhante, dutiyampi... tatiyampi... (Phần người thọ trì quy giới đọc).

2. Namo tassa bhagavato… (3 lần).

Con đem hết lòng thành kính làm lễ Đức Bhagavà đó… (3 lần).

3. Buddhaṃ saranaṃ gacchāmi…, dutiyampi…, tatiyampi…

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật…, lần thứ nhì…, lần thứ ba…

4. 1* Pānātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.

2* Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.

3* Kāmesumicchācāra veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà dâm.

4* Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ

samādiyāmi.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.

5* Pisuṇavācā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói đâm thọc.

6* Pharusavācā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói thô tục.

7* Samphappalāpā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói vô ích.

8* Micchājīvā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà mạng.

(Vị truyền quy giới đọc trước và người thọ trì quy

giới đọc theo sau mỗi điều)

Kết thúc: Tisaraṇena saha ājīvaṭṭhamakasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampadetha sīlena sugatiṃ yanti sīlena bhogasampadā sīlena nibbutiṃ yanti tasmā sīlaṃ visodhāye

(Phần vị truyền quy giới đọc)

Cữu phần giới: (Navaṇguposathasīla).

1. Mayaṃ bhante tisaraṇena saha navaṇgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me bhante, dutiyampi…, tatiyampi…,

(Phần người thọ trì quy giới đọc)

2. Namo… (3 lần).

Con đem hết lòng thành kính… (3 lần).

3. Buddhaṃ saranaṃ gacchāmi

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật…

4. 1* Paṇātipātā…

Con xin vâng giữ điều học là… sát sanh.

2* Adinnādānā

Con xin vâng giữ điều học là… trộm cắp.

3* Abrahmacariya

Con xin vâng giữ điều học là… hành dâm.

4* Musāvādā…

Con xin vâng giữ điều học là… nói dối.

5* Surāmerayamajjapamādaṭṭhānā...

Con xin vâng giữ điều học là… uống rượu và các chất say.

6* Vikālabhojanā…

Con xin vâng giữ điều học là… sự ăn sái giờ .

7* Naccagīta… mālāgandha…

Con xin vâng giữ điều học là… đeo tràng hoa.

8* Uccāsayanamahāsayanā…

Con xin vâng giữ điều học là… nơi quá cao và xinh đẹp.

9* Yathā balaṃ mettā sahagatena cetasā sabbāvantaṃ lokaṃ pharitvā viharāmi.

Tuỳ theo khả năng, con xin rãi lòng từ mẫn đến toàn thế gian.

Hoặc là: Mettā sahagatena cetasā sabbapaṇabhūtesu pharitvā viharaṇaṃ samādiyami.

Con xin thọ trì pháp phạm trú từ mẫn đến tất cả chúng sanh.

(Vị truyền quy giới đọc trước và người thọ trì quy

giới đọc theo sau mỗi điều)

Kết thúc: Tisaraṇena saha navaṇgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampadetha sīlena sugatiṃ yanti sīlena bhogasampadā sīlena nibbutiṃ yanti tasmā sīlaṃ visodhaye.

(Phần vị truyền quy giới đọc)

Thập giới: (Dasaṇgasīla).

1. Mayaṃ bhante tisaranena saha dasagahatthasīlaṃ dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me bhante, dutiyampi… tatiyampi…

(Phần người thọ trì quy giới đọc)

2. Namo… (3 lần).

3. Buddhaṃ saranaṃ gacchāmi...

4. 1* Paṇā…

2* Adinnā…

3* Abrahma…

4* Musāvādā…

5* Surāmerayamajja…

6* Vikālabhojanā…

7* Naccagītavāditavisūkadassanā…

Con xin vâng giữ điều học làcố ý tránh xa sự múa hát, thổi kèn đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn.

8* Mālāgandhavilepana…

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trang điểm thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.

9* Uccāsayana…

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

10* Jātarūparajatapaṭiggahanā…

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thọ lãnh cất giữ hoặc bảo kẽ khác thọ lãnh cất giữ vàng bạc, châu báu hay cảm xúc đến các vật ấy.

(Vị truyền quy giới đọc trước, người thọ quy

giới đọc theo sau mỗi điều)

Kết thúc: Tisaraṇena saha dasagahaṭṭhasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha sīlena sugatiṃ sīlena bhogasampadā sīlena nibbutiṃ yanti tasmā sīlaṃ visodhāye.

(Phần vị truyền quy giới đọc)

Ghi chú: Vị truyền quy giới nói rằng: "Yamahaṃ vadāmitaṃ vadetha". " Sau khi ta đọc lời nào, người đọc theo lời đó".

Người thọ trì nói rằng: "Āma bhante". "Dạ, xin vâng".

Và vị truyền quy giới nói rằng: "Tisaraṇagahanaṃ paripuṇṇaṃ". "Cách thọ phép Tam Quy đầy đủ chỉ có bấy nhiêu".

Người thọ giới nói rằng: "Āma bhante" " Dạ, xin vâng".

Các lời nói này là lời nói của các vị A xà lê tiền bối dùng để tôn kính được truyền thừa tiếp nối cho đến bây giờ. Vì vậy, không nên bỏ đi các điều tốt đẹp, đúng đắn này.

Trình bày dẫn chứng việc cư sĩ thọ trì thập giới

1. Niccasīlavasena pañcasikkhāpadāni, sati vā ussāhe dasa, uposathaṇgavasena aṭṭhāti idaṃ gahaṭṭhasīlaṃ (trong sớ giải Thanh Tịnh Đạo).

2. Dasāti sāmaṇerehi rakkhitabbasīlamāha (trong Hậu sớ giải Thanh Tịnh Đạo).

3. Sikkhāti upāsaka upāsikāhi sikkhitabbasikkhā, sā pi pañcasīladasasīlavasena vaṭṭati… (trong sḷ giải Sammohavinodanī).

4. Sīlavantoti upāsakatte patiṭṭhāya pañcahi dasahi sīlehi samannāgato (trong sḷ giải Sagāthāvaggasaṃyutta).

5. Gihinopi pañcasīlaṃ dasasīlaṃ paccavekkhantassa (trong sớ giải Sammohavinodanī).

6. Saraṇagamane kiñci niveseti tathāgato, kiñci pañcasu sīlesu, sīle dasavidhe param… (trong sớ giải Chánh giác Tông).

Dịch nghĩa theo nội dung tuần tự sau đây:

1- Cả 5 điều học là nói đến thường giới, 10 điều học cũng như 8 điều học (bát quan trai giới) nếu có khả năng thì thọ trì cũng được. 5 giới, 8 giới,10 giới như đã trình bày trên gọi là cư sĩ giới.

2- Từ "Dasasīla" là thập giới mà sa di đang thọ trì.

3- Từ "Sikkhā" là điều học mà cận sự nam, cận sự nữ nên thọ trì gìn giữ không trở ngại như 5 giới, 10 giới.

4- Người an trú trong phẩm hạnh cận sự nam, cận sự nữ bởi đầy đủ 5 giới, 10 giới nên gọi là người có giới (Sìlavanta).

5- Cư sĩ là người thực nghiệm 5 giới và 10 giới mà mình đã thọ trì.

6- Đức Thế Tôn Ngài tế độ và khuyến giáo cho thiện nam, tín nữ 1 số người an trú vào Tam Quy, 1 số người an trú vào ngũ giới và 1 số người an trú vào thập giới.

*

Trình bày trạng thái - phận sự - pháp đối nghịch …của thiện giới

1. Paṭiṭṭhāpanalakkhaṇaṃ: Trạng thái làm nền tảng cho các thiện pháp.

2. Dusisīlayaviddhaṃsanarasaṃ: Phận sự hủy diệt không cho trở thành người ác giới.

3. Soceyyapaccupaṭṭhānaṃ: Thành tựu thân tâm được thanh tịnh.

4. Hiriottappapadaṭṭhānam: Nhân cận: Tàm, quý.

5. Paṭikkhepadhamma: Pháp bị đoạn trừ bởi thiện giới là sân liên quan đến não hại.

6. Anuññatadhamma: Pháp được thiện giới hỗ trợ cho sanh lên là vô sân ly não hại.

7. Uppādetabbadhamma: Pháp được thiện giới trợ sanh là 3 Đạo và 3 Quả thấp (ám chỉ đến mãnh lực trợ sanh của thiện giới).

Thích hợp như Ngài A xà lê Buddhaghosa đã trình bày trong sớ giải Khandhavaggasaṃyutta rằng: "Dānasīlupanissayā hi tayo magge ca phalāni ca pāpenti, bhāvanupanissayo arahattaṃ pāpeti".

"Đại thiện bố thí, trì giới là cận y cho 3 Đạo và 3 Quả thấp. Đại thiện tu tiến là cận y cho A La Hán Đạo, A La Hán Quả".

*

3- Bhāvanā: Tu Tiến

- TU TIẾN (Bhāvanā): Được trình bày định nghĩa như sau: "Kusaladhamme bhāveti uppādeti vaḍḍhetīti: Bhāvanà". Pháp chủng nào làm cho thiện pháp ưu việt sanh lên lần đầu tiên rồi làm cho phát triển lên pháp chủng đó gọi là tu tiến.

Tức tâm đại thiện liên quan đến việc tu tiến Chỉ Tịnh và Minh Sát trong lúc còn là chuẩn bị tu tiến (parikammabhāvanā) và cận hành tu tiến (upacārabhāvanā).

Từ "Bhāvanā" gồm có ngữ căn + tiếp vĩ ngữ + biến cách.

Gom cả 3 lại với nhau thì ngữ căn là Bhù + tiếp vĩ ngữ là Ne + Yu + Ā, biến cách là Si (Bhū + Ne + Yu + Ā + Si).

Bhù biến cách thành Bhāva, bỏ Si ra thành (Bhāva + Ana + Ā) gom lại thành Bhāvanā.

Trong định nghĩa này phân ra thành 2 giai đoạn:

1. Kusaladhamme bhāveti uppādeti: Làm cho thiện pháp ưu việt sanh lên lần đầu tiên.

2. Kusaladhamme bhāveti vaḍḍheti: Làm cho thiện pháp ưu việt sanh lên phát triển nhiều gấp đôi .

Giai đoạn thứ nhất ám chỉ đến tâm thiện sanh lên lần đầu tiên của việc tu tiến. Giai đoạn thứ hai ám chỉ đến tâm đại thiện sanh lên nối tiếp theo sau việc tu tiến mà chưa đạt đến kiên cố định.

Lại nữa, từ "Bhāvanā" trong thập phước nghiệp sự Ngài đang trình bày đến vấn đề đại thiện cho nên chi pháp duy nhất là tâm đại thiện. Còn từ "Bhāvanā" trong nghiệp xứ yếu hiệp (Kammaṭhānasaṇgaha) chương 9 Ngài Giáo Thọ Sư trình bày đến vấn đề Chỉ Tịnh và Minh Sát cho nên chi pháp là tất cả thiện Hiệp Thế và Siêu Thế tùy theo trường hợp. Do đó, Ngài A xà lê Ṭīkā đề cập đến việc học và dạy cùng nghiệm suy trắc lượng các học pháp sai biệt cũng như việc học và dạy kiến thức sai biệt theo thế gian mà không có tội. Các việc này đều là tu tiến thuộc phước nghiệp sự cả.

*

Trình bày trạng thái - phận sự… & pháp đối nghịch của thiện tu tiến

1. Kusalavaḍḍhāpanalakkhaṇā: Trạng thái: Làm cho thiện pháp phát triển lên.

2. Akusalapahānarasā: Phận sự: Diệt trừ bất thiện.

3. Sattācārokkamanapaccuppaṭṭhānā: Thành tựu: Chứng đắc bằng phương pháp niệm danh sắc.

4. Yonisomanasikārapadaṭṭhāna: Nhân cận: Khéo tác ý vào cảnh do mãnh lực của nhân thích hợp.

5. Paṭikkhepadhamma: Pháp bị triệt tiêu bởi tu tiến là si mê.

6. Anuññatadhamma: Pháp được thiện tu tiến hỗ trợ cho sanh lên là vô si.

7- Uppādetabbadhamma: Pháp được thiện tu tiến trợ sanh là A La Hán Đạo, A La Hán Quả (nói theo lý đặc thù).

*

4- Apacāyana: CUNG KỈNH

- CUNG KỈNH (Apacāyana): Được trình bày định nghĩa như sau: "Apacāyanti etenāti: Apacāyanaṃ". "Người lễ độ kính trọng bằng tư thiện nào thì tư thiện đó làm nhân cho sự lễ độ kính trọng đó gọi là Cung Kỉnh.

Thích giải: Khi gặp cha, mẹ, ông bà nội, ngoại, thầy tổ, tỳ kheo, sa di thì chấp tay lên xá chào tôn kính hoặc đảnh lễ, cúi đầu quỳ gối. Hoặc đi đến tiếp rước bằng cách phục vụ mang đồ đạc cho các vị đó bằng tâm trong sạch không mưu cầu lợi lộc, danh tiếng, trọng vọng. Thì các việc này hoàn toàn là cung kỉnh cả. Nếu như mưu cầu lợi lộc, danh tiếng, trọng vọng, thì việc làm đó không gọi là cung kỉnh thật sự mà chỉ cung kỉnh pha trộn gian manh xảo trá.

Cung kỉnh có 2 loại:

1. Cung kỉnh thông thường: Biểu lộ cử chỉ lễ độ kính trọng với cha, mẹ, ông bà nội, ngoại, thầy tổ bởi nhận thức rằng: "Ta phải có bổn phận kính trọng lễ độ đối với các vị này vì các vị này là quyến thuộc, bậc trưởng thượng và là thầy tổ của ta". Như vậy được gọi là cung kỉnh thông thường.

2. Cung kỉnh đặc biệt: Biểu lộ cử chỉ lễ độ cung kính với Tam Bảo, nhận thức được ân đức như Ưng Cúng… bằng mãnh lực đại thiện câu sanh với đức tin, trí tuệ rồi tuyên bố rằng: "Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi" "Con xin đem hết lòng thành kình xin quy y Phật…". Như vậy được gọi là cung kỉnh đặc biệt.

Có 3 hạng người nên lễ độ cung kính:

1- Bậc thượng đức (Guṇavuḍhipuggala): Bậc trưởng thượng do oai lực của Giới Đức, Định Đức, Tuệ Đức.

2- Bậc cao niên (Vayavuḍhipuggala): Bậc trưởng thượng do oai lực tuổi thọ.

3- Bậc thượng sanh (Jàtivuđhipuggala): Bậc trưởng thượng do quyền uy của dòng tộc.

Trong 3 bậc trưởng thượng này thì sự lễ độ cung kính đối với bậc thượng đức và bậc cao niên mới là cung kính thật sự. Còn đối với cung kỉnh bậc thượng sanh nếu hành động do đổng lực của tâm tham, sân, si thì không phải là thiện pháp. Nếu hành động do động lực của tâm đại thiện thì cung kỉnh do phụng mệnh chấp hành theo phong tục lễ nghi chung mà thôi.

Cả 3 bậc trưởng thượng này thì một số vị đầy đủ cả 3 bậc như bậc Chánh Đẳng Giác… một số vị chỉ có 2 bậc là bậc thượng đức và bậc cao niên như chư Thánh Tăng trưởng lão mà dòng tộc tầm thường. Hoặc bậc thượng đức và bậc thượng sanh như Ngài Ràhula… Hoặc bậc cao niên và bậc thượng sanh như đức vua Thiện Giác (Suppabuddha)… Một số vị trưởng lão chỉ được 1 trong 3 loại đó thôi.

Lại nữa, bậc thượng đức là bậc có Giới, Định, Tuệ nếu diện kiến với bậc cao niên là người có tuổi thọ hơn mình hoặc bậc thượng sanh là người có dòng tộc cao sang hay địa vị cao hơn mình 1 thứ nào hoặc cả 2 thì không nên tôn kính đảnh lễ, mà chỉ chào hỏi cũng được. Cho dù người đó là cha mẹ, ông bà nội, ngoại, thầy tổ đi nữa. Nếu các vị đó là người tà kiến như vô hữu kiến… sở hành đê tiện hạ liệt thì không cần thiết phải tôn kính đảnh lễ, họa hoằng lắm chỉ chào hỏi mà thôi.

Sự việc như vậy, vì các bậc thượng đức là bậc có phận sự phải cung kính Giới, Định, Tuệ hiện hữu trong cơ tánh của mình bởi ân đức Pháp cao tột tối thượng hơn Ngài. Vì vậy, nếu Ngài bằng lòng chấp thuận theo sự đãnh lễ đó thì Ngài sẽ mang tội cả kiếp này lẫn kiếp sau bởi quy luật diễn tiến của pháp thường nhiên.

Điều này được hiển lộ rõ ràng trong câu chuyện Candakumāra rằng: Trong lúc Bồ Tát gặp vua cha ngoài quốc độ do bị dân chúng trục xuất, Bồ Tát cũng không đảnh lễ chi cả mà chỉ xá chào, cùng nói lên lời rằng: "Ciraṃ jīvatu". "Xin cho phụ vương được trường thọ". Chỉ bấy nhiêu đó thôi.

Kệ ngôn trình bày quả báo của sự cung kỉnh

Ye vuddhamapacāyanti Narādhammassa kovidā

Diṭṭhe dhamme ca pāsaṃsā Samparāye ca sugatiṃ

- (Trong kinh Pāṭhajātaka).

Nghĩa là: Người nào có sự hiểu biết khôn khéo thường cung kỉnh bậc thượng đức, cao niên. Người đó khi còn sanh tiền trong kiếp này đáng được tán thán, khi mệnh chung khỏi thế gian này được sanh vào nhàn cảnh.

Abhivādanasīlissa Niccaṃ vuḍḍhāpacāyino

Cattāro dhammā vaḍḍhanti Āyu vaṇṇo sukhaṃ balaṃ

- (Trong kinh Āṭānātiya).

Nghĩa là: Người nào đảnh lễ Tam Bảo, cha mẹ, thầy tổ và cung kỉnh bậc thượng đức, bậc cao niên người đó thường được tăng trưởng 4 ân đức Pháp kiết tường như: Trường thọ, màu da sắc tướng xinh đẹp, danh tiếng địa vị, an nhàn thân tâm, có thân thể khoẻ mạnh và trí tuệ.

*

5- Veyyāvacca: PHỤC VỤ

- PHỤC VỤ (veyyāvacca): Được trình bày định nghĩa như sau: "Visesena āvaranti ussakkaṃ āpajjantīti: Byāvaṭā". "Byāvaṭassa kammaṃ: Veyyāvaccaṃ". "Người nào chuyên cần quan tâm chăm nom được gọi là phục vụ tận tụy (byāvatā) tức người sắp xếp điều hành các công việc".

Công việc của người quan tâm chăm nom gọi là phục vụ, bao gồm sự giúp đỡ trong công việc liên quan đến việc học, hành (pháp), bố thí, đau yếu, trùng tu, quét dọn sạch sẽ chùa, tịnh xá, nơi thờ cúng.

Định nghĩa này là trình bày theo quan điểm nhân sinh (Puggalādhiṭṭhāna). Nhưng nếu trình bày theo quan điểm pháp nghĩa (Dhammādiṭṭhāna) thì như sau:

"Taṃ taṃ kiccakaraṇe byāvaṭassa bhāvo: Veyyāvaccaṃ" "Pháp nào làm nhân cho người quan tâm chăm sóc trong mọi công việc gọi là phục vụ". Tức tư câu sanh với tâm đại thiện hỗ trợ cho người chuyên cần quan tâm chăm nom trong mọi công việc.

Lại nữa, sự giúp đỡ làm các công việc vô tội cho cha mẹ, thầy tổ, bà con quyến thuộc, bạn hữu, đoàn thể gọi là phục vụ. Như con cái giúp đỡ cha mẹ trông nom của cải tài sản cho đến thay thế cha mẹ coi sóc việc nhà. Dù đó là việc làm theo thế gian nhưng cũng được liệt vào thiện phục vụ cả.

*

6- Pattidāna: HỒI HƯỚNG PHƯỚC

- HỒI HƯỚNG PHƯỚC (Pattidāna): Được trình bày định nghĩa như sau: "Pattabbāti: Patti". "Pattiyā dānaṃ: Pattidānaṃ". "Pháp chủng nào mà người đã kiến tạo được, pháp chủng đó gọi là phước báu (patti).

Tức bố thí, trì giới, tu tiến mà mình đã kiến tạo rồi cho phước của mình đến người khác gọi là Hồi Hướng Phước".

Như hồi hướng phước đến cho cha mẹ, thầy tổ, bà con quyến thuộc suốt cho đến những chúng sanh đã quá vãng. Định nghĩa này là trình bày theo quan điểm nhân sinh. Nhưng nếu trình bày theo quan điểm pháp nghĩa thì như sau: "Pattiṃ dadanti etenāti: Pattidānaṃ" "Người có tâm kiến tạo các việc phước thường cho phước của mình đến với người đã quá vãng hoặc người còn tại tiền bằng pháp chủng nào, pháp chủng đó gọi là hồi hướng phước. Tức tư câu sanh với tâm đại thiện trong lúc chú tâm hồi hướng phước."

Hỏi: Khi hồi hướng phước cho người khác như vậy thì phước đó có bị giảm thiểu xuống hay không?

Đáp: Không giảm thiểu, mà ngược lại còn được vun bồi thêm nữa. Sự việc như vậy, bởi vì việc tạo phước khác với việc cho tài vật. Như khi cho tài vật thì tài vật đó bị mất đi, nhưng việc hồi hướng phước thì trái ngược lại phước đó sẽ càng tăng trưởng vun bồi thêm lên. Như việc thắp một ngọn nến lên thì dù có đem hàng trăm, hàng ngàn cây nến khác đến mồi thì ánh sáng của ngọn nến đầu tiên không bị mất đi; ngược lại ánh sáng được nhân lên gấp bội phần từ sánh sáng của ngọn nến đầu tiên. Việc hồi hướng phước cho người khác thường hỗ trợ cho thiện pháp mà mình hồi hướng được tăng trưởng thêm lên sau mỗi lần ta hồi hướng.

*

7- Pattānumodāna: Tùy hỷ phước

- TÙY HỶ PHƯỚC (Pattānumodāna): Được trình bày định nghĩa như sau: "Pattiyā anumodānaṃ: Pattānumodānaṃ". "Hiểu được việc thiện, vui thích theo phước mà người khác hồi hướng gọi là Tùy Hỷ Phước.

Tức tùy hỷ nhận phước mà họ đã hồi hướng đến.

Từ "Patti" (phước báu) trong hồi hướng phước là bố thí, trì giới, tu tiến mà mình đã nổ lực kiến tạo rồi hồi hướng cho người khác. Còn từ "Patti" (phước báu) trong tùy hỷ phước là thiện pháp mà họ hồi hướng đến cho mình bằng lời nói hoặc viết giấy (thơ, sách). Vì vậy, mới trình bày định nghĩa khác như sau: "Pāpīyatīti: Patti". Thiện pháp mà người khác hồi hướng cho vì vậy gọi là phước báu (Patti).

"Pattiṃ anumodanti sādhukāraṃ dadanti etenāti: Pattānumodānaṃ" Người tùy hỷ phước thiện mà họ hồi hướng cho rồi nói lên lời "Sàdhu" bằng tư nào, tư đó gọi là tùy hỷ phước. Tức tư câu sanh với tâm đại thiện liên quan đến việc tùy hỷ phước. Khi nhận xét định nghĩa đã trình bày trên thì sẽ thấy được rằng: Tư trong một tâm đại thiện hỷ thọ nào thuộc loại tùy hỷ phước thì được viên mãn hoàn hảo, còn tư trong một tâm đại thiện xã thọ nào thuộc loại tùy hỷ phước thì không được hoàn toàn viên mãn. Bởi vì tâm trong lúc đó thiếu hoan hỷ đối với phước thiện mà họ hồi hướng cho. Chỉ tùy hỷ bằng hình thức rằng: Lành thay hay "tốt thay" theo lời nói thường quen, chứ không xuất phát từ thiện tâm. Do đó, việc tùy hỷ phước trở thành tùy hỷ phước viên mãn hoàn hảo được thì phải có tâm hoan hỷ. Nếu tùy hỷ bằng tâm tương ưng trí hỷ thọ thì sẽ trở thành tùy hỷ phước thù thắng.

Việc tùy hỷ không được gọi là tùy hỷ phước thật

Việc tùy hỷ không được gọi là tùy hỷ phước thật tức khi nhìn thấy người khác đang tạo phước như bố thí, trì giới, tu tiến. Hoặc nhìn thấy trên bảng ghi tên công đức của thí chủ đã kiến tạo cúng dường thì hoan hỷ các thiện pháp của người khác mà chỉ nói lên lời tùy hỷ rằng: "Lành thay" hay "Tốt thay". Hoặc không nói lên lời tùy hỷ đi nữa cũng không được gọi là tùy hỷ phước thật, chỉ là tùy hỷ thôi. Đối với việc tùy hỷ được gọi là tùy hỷ phước thật sự là phước thiện mà người nổ lực kiến tạo rồi đem hồi hướng cho như vậy mới được gọi là tùy hỷ phước thật.

Hồi hướng phước có 2 loại:

1- Uddissikapatti: Hồi hướng phước đích danh.

2- Anuddissikapatti: Hồi hướng phước không đích danh.

Nếu phân tích câu theo văn phạm Pāli như sau:

Uddissa + Ika + Patti = Uddissikapatti. Uddissa: Đích danh. Ika: Có. Patti: Hồi hướng phước. Khi gom 3 từ lại với nhau nghĩa là hồi hướng phước đích danh.

Na + Uddissa + Ika + Patti: Anuddissikapatti.

Na: Không. Uddissa: Đích danh. Ika: Có. Patti: Hồi hướng phước. Khi gom 4 từ lại lại với nhau là hồi hướng phước không đích danh.

Cả 2 cách hồi hướng phước này, người nhận được phước đích danh khi đã nói lên lời tùy hỷ " Lành thay" rồi thì nhận được quả phước ngay tức khắc. Như loại ngạ quỷ quyến thuộc của vua Bình Sa Vương (Bimbisāra) trong kiếp trước. Khi đức vua đã dâng cúng Trúc Lâm Tịnh Xá (Veḷuvanārāma) cho bậc Chánh Đẳng Giác rồi mà không hồi hướng phước đích danh cho nhóm ngạ quỷ này, đức vua chỉ hồi hướng chung chung mà thôi. Do đó, nhóm ngạ quỷ này mới cùng nhau kêu la than khóc van xin với đức vua. Vừa rạng sáng, đức vua ngự đến yết kiến bậc Chánh Đẳng Giác, khi đảnh lễ Ngài rồi liền bạch hỏi sự việc đã gặp đêm qua. Đức Thế Tôn dạy rằng tiếng kêu của nhóm ngạ quỷ quyến thuộc đến van xin phước vì đức vua đã không hồi hướng phước đích danh mà ngài đã tạo cho nhóm ngạ quỷ đó trong khi chúng đã cố công đợi chờ từ lâu lắm rồi. Do đó, vua Bình Sa Vương mới chuẩn bị sắp đặt việc cúng dường lần thứ hai, sau đó đức vua hồi hướng đích danh cho nhóm ngạ quỷ đó. Về phần nhóm ngạ quỷ nhận được phước hồi hướng đích danh từ vua Bình Sa Vương thì cùng nhau nói rằng "Lành thay" ngay trong lúc đó quả phước hiển lộ tức khắc chúng được thọ hưởng vật thực giảm đi sự đói khát khốn khổ từ lâu. Đây là quả báu nhận được hiển lộ từ việc hồi hướng phước đích danh.

Riêng đối với người nhận được phước hồi hướng không đích danh thì không được hiển lộ liền như người nhận được phước hồi hướng đích danh. Nhưng dù như thế nào đi nữa quả của việc tùy hỷ phước thuộc loại hồi hướng phước không đích danh của nhóm ngạ quỷ đó cũng không tiêu mất. Tức là khi nhận được phước thuộc loại hồi hướng phước đích danh thì ngay lúc đó việc tùy hỷ phước thuộc loại không đích danh cũng hỗ trợ thêm vào cho việc tùy hỷ phước đích danh được tăng trưởng mãnh liệt liền.

Theo như việc đã trình bày trên, ám chỉ đến người đã quá vãng, đã tái sanh làm loại ngạ quỷ Paradattupajīvika, Viṇipātikāsurā, ngạ quỷ Vemānika và một nhóm chư thiên bậc thấp khác nữa trong cõi Tứ Đại ThiênVương mà thôi. Riêng về nhóm nhân loại với nhau cũng có sự tùy hỷ phước thuộc loại hồi hướng phước đích danh hay hồi huớng phước không đích danh. Nhưng quả nhận được không phải là đồ đạc, vàng bạc, vật thực, trú xứ giống như loài ngạ quỷ nhận được mà chỉ nhận được sự hân hoan vừa lòng. Đối với người hồi hướng thì nhận được sự tôn sùng tán thán là người có tâm hào phóng, rộng rãi được mọi người thương mến và chính tâm mình cũng nhận được sự an lạc, sắc mặt tươi tỉnh trong sáng không mê muội.

* Cách hồi hướng phước thuộc loại đích danh như sau:

" Idaṃ me puññaṃ mātāpituācariyañatimittasamūhānaṃ demi".

- Xin hồi hướng phước bố thí, trì giới, tu tiến của tôi đến với cha mẹ, thầy tổ, quyến thuộc, bạn bè đã quá vãng hoặc đang tại tiền.

* Cách hồi hướng phước thuộc loại không đích danh như sau:

"Idaṃ me puññaṃ sabbasattānaṃ demi".

- Xin hồi hướng phước bố thí, trì giới, tu tiến của tôi đến với tất cả các chúng sanh.

*

8- Dhammadesanā: Thuyết pháp

- THUYẾT PHÁP (Dhammadesanā): Được trình bày định nghĩa như sau: "Dhammaṃ desenti etāyāti: Dhammadesanā". "Người hằng Thuyết Pháp giảng dạy bằng pháp chủng nào, pháp chủng làm nhân cho việc thuyết giảng chỉ chỉ dạy đó gọi là Thuyết Pháp. Tức tư trong tâm đại thiện câu sanh với như lý tác ý dẫn đầu".

Việc chỉ dạy và giảng giải về những nghề nuôi mạng vô tội. Như chỉ dạy về lãnh vực khoa học, sử học, y học, nông nghiệp chỉ dạy giảng thuyết về những nghề này cũng được liệt vào Thiện Thuyết Pháp. Do đó, Ngài A xà lê Vibhāvaniṭīkā mới trình bày rằng: "Nirajjavijjādi upadissanacetanāpi ettheva saṇgahaṃ gacchati". "Tư làm nhân cho việc giảng dạy những nghề vô tội cũng trợ duyên vào việc Thuyết Pháp được".

Có 3 loại nghề vô tội:

1. Sippāyatanavijā: Nghề cởi voi, cởi ngựa và lái xe.

2. Kammāyatanavijā: Nghề nông, thương mại, thủ công…

3. Vijjāṭhānavijā: Nghề khoa học, chiêm tinh, y học, huyền bí học.

Việc giảng dạy chỉ dẫn cả 3 nghề trên, chư tỳ kheo, sa di không được chỉ dạy. Nếu chỉ dạy thì có tội vì không phải là phận sự của Pháp Học (Ganthadhura) và phận sự của Pháp Hành (Vipassanādhura). Đây chỉ là nghề vô tội đối với cư sĩ. Do đó, tỳ kheo, sa di phải tránh xa việc chỉ dạy các nghề này.

*

Quả báo của sự thuyết pháp

Người Thuyết Pháp bằng tâm trong sạch thì được quả báo nhiều. Bởi không mong cầu đến lợi lộc, tán thán, địa vị, danh tiếng mà chỉ nhất mực mong cầu cho người nghe được lợi. Việc Thuyết Pháp này được liệt vào Thuyết Pháp chơn chánh và có nhiều quả báo. Còn người Thuyết Pháp bằng tâm không trong sạch thì ít quả báo. Bởi do mê muội mong cầu đến lợi lộc, tán thán, địa vị, danh tiếng và trong thâm tâm cũng suy tính làm cho người khác biết rằng: "Ta là pháp sư, thầy giáo thọ". Việc Thuyết Pháp này được liệt vào Thuyết Pháp không chơn chánh có quả báo nhỏ nhoi.

Lại nữa, người Thuyết Pháp bằng tâm không trong sạch nhưng

khi đang Thuyết Pháp nếu như sanh khởi tâm trong sạch tức không mong cầu đến lợi lộc, tán thán, địa vị, danh tiếng mà chỉ nhất mực muốn cho người nghe được sự lợi ích. Việc Thuyết Pháp trong lúc đó là Thuyết Pháp chơn chánh và được nhiều quả báo. Như Ngài A xà lê Mahābuddhaghosa đã trình bày trong sớ giải Aṭṭhasālinī rằng: "Eko evaṃ maṃ dhammakathikoti jānissantīti icchāya ṭhatvā lābhagaruko hutvā deseti, taṃ na mahapphalaṃ".

"Người Thuyết Pháp bằng tâm bất tịnh bởi do suy tính làm cho mọi người biết được mình là vị pháp sư lẫn mong cầu lợi lộc, thì việc Thuyết Pháp này có quả báo nhỏ nhoi không thù thắng"

"Eko attano paguṇaṃ dhamma apaccāsīsamāno vimuttāyatanasīsena paresaṃ deseti, idaṃ desanāmayaṃ puññakiriyāvatthu nāma".

"Người nào Thuyết Pháp làm cho quần chúng được am hiểu thông suốt mà không mưu tìm lợi lộc. Chỉ nhất tâm hướng đến làm cho chứng đạt A La Hán Quả thì việc Thuyết Pháp này được gọi là phước nghiệp sự thành tựu do Thuyết Pháp"

- Làbha: Ám chỉ đến phẩm vật mà họ sắp đặt cúng dường.

- Sakkāra: Ám chỉ được cung kỉnh tôn sùng.

- Yasa: Ám chỉ đến tùy chúng hoặc đệ tử.

- Siloka: Ám chỉ đến địa vị danh tiếng.

*

9- Dhammasavana: Thính pháp

- THÍNH PHÁP (Dhammasavana): Được trình bày định nghĩa như sau: "Dhammaṃ suṇanti etenāti: Dhammasavanaṃ". Người lắng nghe Pháp bằng pháp chủng nào, pháp chủng ấy làm nhân cho việc lắng nghe Pháp đó gọi là Thính Pháp.

Tức tư trong tâm đại thiện câu sanh với như lý tác ý dẫn đầu.

Người nghe giảng dạy về những kiến thức vô tội sai biệt của thế gian cũng được gọi là Thiện Thính Pháp. Do đó, Ngài A Sà Lê Vibhāvinīṭīkā mới trình bày rằng:

"Niravajjāvijjādisavanacetanāpi ettheva sangayhati"

"Sự chú tâm nghe giảng dạy những kiến thức vô tội sai biệt cũng hỗ trợ cho Thiện Thính Pháp".

Lại nữa, việc thính pháp này có 2 loại như thính pháp mà người nghe có suy nghĩ rằng: "Nếu ta thường xuyên Thính Pháp thì sẽ được mọi người khen ngợi, tán thán cho rằng ta là người có thiện tâm và đức tin chơn chánh". Việc Thính Pháp này thường cho quả thấp kém, được lợi ích nhỏ nhoi.

Còn đối với việc Thính Pháp mà nhận thức rằng: "Thính Pháp là điều tốt làm cho tâm nhu thuận, có trí tuệ ghi nhớ biết được tội, phước, thiện, ác, lợi ích, không lợi ích, làm cho tâm mát mẻ hân hoan thanh tịnh phát sanh Từ tâm, Bi tâm bởi được nghe vị pháp sư chỉ dạy cho từ bỏ thói quen tội lỗi tai hại".

Thính Pháp do nhận thức như vậy thì cho quả được thù thắng, lợi ích đặc thù được liệt vào Thiện Thính Pháp thật sự. Do đó, Ngài A xà lê Mahābuddhaghosa đã trình bày trong sớ giải Atṭhasālinī rằng: "Eko suṇanto iti maṃ saddhoti jānissantīti suṇāti, taṃ na mahapphalaṃ .Eko evaṃ me mahapphalaṃ bhavissatīti hitapharaṇena muducittena dhammaṃ suṇāti, idaṃ savanamayaṃ puññakiriyavatthu nāma".

"Người nào Thính Pháp bởi suy tính làm cho mọi người hiểu rằng: "Ta là người có đức tin chơn chánh mong cầu được Thính Pháp. Việc Thính Pháp mà suy tính như vậy thường cho quả thấp kém, được lợi ích nhỏ nhoi".

"Người nào Thính Pháp bởi nhận thức rằng: "Việc Thính Pháp sẽ cho quả thù thắng, được lợi ích cao thượng, đem lại an lạc quảng đại cho ta và tâm ta sẽ nhu thuận có từ tâm độ lượng bởi được nghe người Thuyết Pháp". Việc Thính Pháp mà nhận thức chu toàn nơi tâm như vậy, Thính Pháp loại này được gọi là phước nghiệp sự thuộc loại Thính Pháp chín chắn.

*

10- Diṭṭhi-ujukamma: Chấn chỉnh tri kiến

- CHẤN CHỈNH TRI KIẾN (Diṭṭhi-ujukamma): Được trình bày định nghĩa như sau: "Diṭṭhiyā ujukaraṇaṃ: Diṭṭhiujukammaṃ" "Làm cho tri kiến được chín chắn gọi là chấn chỉnh tri kiến".

Tức trí tuệ biết về nghiệp quả (kammassakatāñāṇa) câu sanh với tư thiện.

Chấn Chỉnh Tri Kiến là tên gọi của trí tuệ biết về nghiệp quả. Như Ngài trưởng lảo Ānanda đã trình bày trong Kamāvacarakusalapada của Mūlaṭīkā rằng: "Kammassakatāñāṇaṃ: Diṭṭhiujukammaṃ".

Trí tuệ biết rằng tất cả chúng sanh được thành đạt bởi hành động thiện lẫn bất thiện của mình. Còn tài sản, vàng bạc, cha, mẹ, chồng, vợ, con cái không thật sự làm cho tất cả chúng sanh thành đạt được vì không dính liền theo chúng sanh trong đời vị lai; chỉ được thành đạt hiện hữu trong kiếp này nhưng không chắc chắn vì còn các hiểm họa khác đe dọa chiếm đoạt đi mất. Sự thấy như vậy được gọi là Chấn Chỉnh Tri Kiến.

Nhưng trong Kammacatukka (nhóm 4 nghiệp) đã trình bày đến tư sai biệt là hiện thân của nghiệp. Cho nên sở hữu tư câu sanh với trí tuệ về nghiệp quả cũng được gọi là chấn chỉnh tri kiến. Thật vậy, trí tuệ biết về nghiệp quả sanh lên mà loại trừ sở hữu tư thường không có. Do đó, khi đã trình bày đến trí tuệ biết về nghiệp quả là hiện thân của chấn chỉnh tri kiến thì coi như đã đề cập đến sở hữu tư. Đây là trình bày đến trường hợp không ngoại lệ (avinàbhàvanaya).

Định nghĩa từ "Kammassakatāñāṇa" (trí tuệ biết về nghiệp quả). "Kammaṃ sakaṃ yesanti: Kammassakā". "Tất cả chúng sanh được thành đạt do nghiệp. Vì vậy, mới gọi nghiệp là sở thuộc của tất cả chúng sanh".

"Kammassakānaṃ bhāvo: Kammassakatā". "Sự sanh tồn của tất cả chúng sanh được hình thành do nghiệp, nên gọi là nghiệp sở thuộc. Trí biết về nghiệp quả sanh tồn của tất cả chúng sanh gọi là nghiệp sở thuộc trí, tức sở hữu trí tuệ.

Trình bày định nghĩa theo cách khác nữa: "Attano paccayehi ujuṃ karīyatīti: Ujukammaṃ". "Diṭṭhi eva ujukammaṃ: Diṭṭhiujukammaṃ". "Pháp chủng nào làm duyên cho mình hành động chơn chánh, pháp chủng đó gọi là Chấn Chỉnh Tri Kiến".

"Tri kiến được chính trí tuệ làm cho chín chắn, gọi là Chấn Chỉnh Tri Kiến".

Từ "Kiến" (diṭṭhi) trong nơi đây ám chỉ đến trí tuệ là pháp chủng biết chín chắn đúng sự thật, tức nghiệp sở thuộc trí "Kammassakatāñāṇa".

"Attano paccayehi". Pháp làm duyên cho mình, ám chỉ pháp làm duyên cho nghiệp sở thuộc trí.

Pháp làm duyên cho nghiệp sở thuộc trí có 3 loại:

1. Trí văn (Sutamayapaññā): Tuệ phát sanh do học tập hỗ trợ cho nghiệp sở thuộc trí sanh lên.

2. Trí tư (Cintamayapaññā): Tuệ do suy nghiệm trắc lượng đời sống của tất cả chúng sanh hữu bệnh, vô bệnh, thông minh, ngu dốt, an lạc, khổ đau, trường thọ, yểu thọ, giàu sang, nghèo hèn… Các việc này trợ duyên cho nghiệp sở thuộc trí sanh lên.

3. Trí tu (Bhāvanāmayapaññā): Tuệ do tu thiền quán hỗ trợ cho nghiệp sở thuộc trí sanh khởi.

Trong định nghĩa thứ 2 này thì trí tuệ được phân thành 2 loại:

1- Tuệ thuộc về nhân: Là 3 tuệ đã trình bày phía trên.

2- Tuệ thuộc về quả: Là nghiệp sở thuộc trí.

"Kammassakatāñāṇa".

Do nhân này, cho dù tất cả chúng sanh chưa loại trừ thân kiến (còn chấp thủ 5 uẩn là ta). Nhưng khi hiểu đúng về Cụ Túc Chánh Kiến (Dasavatthukasammādiṭṭhi) thì được gọi là có nghiệp sở thuộc trí trợ cho thành tựu Chấn Chỉnh Tri Kiến.

*

Cụ túc chánh kiến (Dasavatthukasammādiṭṭhi)

1. Atthi dinnaṃ: Thấy rằng các việc làm phước nhận được quả an lạc.

2. Atthi yiṭṭhaṃ: Thấy rằng các sự cúng dường cũng nhận được quả an lạc.

3. Atthi hutaṃ: Thấy rằng các việc cung kỉnh tiếp đải cũng nhận được quả an lạc .

4. Atthi sukatadukkatānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko: Thấy rằng các hành động thiện, bất thiện phải gặt quả trực tiếp hoặc gián tiếp.

5. Atthi ayaư loko: Thấy rằng có kiếp này, như người đang sống hiển hiện trong hiện tại có cùng quan điểm với nhau là: "Có kiếp này và kiếp sau bởi vì còn tái sanh tiếp tục".

6. Atthi paro loko: Thấy rằng có kiếp sau, như kiếp vị lai vì trong kiếp hiện tại khi mệnh chung rồi thì còn tái sanh lại nữa.

7. Atthi mātā: Thấy rằng đối xử tốt hay xấu với mẹ thì phải gặt quả trong tương lai.

8. Atthi pitā: Thấy rằng đối xử tốt hay xấu với cha thì phải gặt quả trong tương lai.

9. Atthi sattā opapātikā: Thấy rằng các loài hữu tình hóa sanh khi sanh lên thì to lớn tức khắc là có thật, như chúng sanh địa ngục, ngạ quỷ, chư thiên, Phạm Thiên.

10. Atthi loke samaṇabrahmaṇā samaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedenti: Thấy rằng có sa môn, bà la môn tự mình biết rõ đời này đời sau. Có khả năng giải thích chỉ dạy cho hiểu được. Và có sa môn, Bà la môn thực hành chân chánh, đúng đắn đạt đến nhất hướng. (Ám chỉ người tu tiến Chỉ Tịnh, Minh Sát mà đắc thiền, Đạo Quả và người xuất gia thực hành chân chánh hoàn toàn là lời nói thật chứ không phải tu hành chỉ để nuôi mạng).

Cụ túc chánh kiến như đã trình bày trên ví như cục đá mài dùng để mài thử xem các chất vàng thật hay giả. Hoặc dùng nước acid nhiểu vào thử xem bạc, vàng y, vàng tây là thật hay không thật; thì cụ túc chánh kiến cũng như thế đó. Chính cụ túc chánh kiến là dụng cụ đo lường, trắc lượng tri kiến của mình xem có thật đúng đắn viên mãn chưa. Nếu thấy tri kiến đúng đắn viên mãn theo quy định cụ túc chánh kiến như đã trình bày trên thì nên hiểu rằng: Tri kiến loại này là tri kiến chính chắn thuộc chấn chỉnh tri kiến.

Nếu như tri kiến chưa được viên mãn cả 10 chi phần chánh kiến mà chỉ được 2 hoặc 3 điều thì chưa được liệt vào chấn chỉnh tri kiến. Bởi vì phần nhiều con người không có sự suy xét thâm sâu tinh tế. Nếu như tri kiến có chín chắn thì cũng chỉ có giới hạn trong điều 1, 2, 3 thuộc loại tri kiến hời hợt thô sơ. Kể từ điều thứ 4 trở đi thường có sự suy xét không thấu đáo nỗi.

Trong điều thứ 1, 2, 3 cho dù là tri kiến chín chắn nhưng chỉ là tri kiến cho thấy việc làm phước, cúng dường, cung kỉnh,tiếp đãi được quả lợi ích. Bởi vì làm cho mình được hãnh diện, thương mến, tôn trọng, tán thán trong đoàn thể xã hội. Đồng thời cũng là nhân hỗ trợ cho kế sanh nhai của mình được thuận lợi thoải mái. Vì thế, chỉ thuộc quả nhận được trong kiếp này (hiện báo quả Ditthidhammavedanīyaphala). Còn đối với quả sẽ nhận được trong kiếp sau (sanh báo quả Uppajjavedanīyaphala) và quả nhận được kể từ kiếp thứ 3 trở đi cho đến khi Níp Bàn (hậu báo quả Aparāpariyadanìyaphala) cũng không thể suy nghĩ đến nỗi nói chi đến điều khác nữa. Cho rằng có tri kiến chín chắn trong điều 1, 2, 3 và cũng có làm đúng theo quy định của cụ túc chánh kiến thật sự thì cũng chỉ đúng một phần thôi. Bởi vì những người này không có trí văn, trí tư thành tựu từ việc học tập về Pháp Học, cũng không có trí tu thành tựu từ việc tu tiến Minh Sát Nghiệp Xứ về Pháp Hành chín chắn. Vì vậy, hàng cư sĩ hoặc xuất gia mà có biết hay không có biết về kiến thức thế gian đi nữa. Nhưng nếu tri kiến mình chưa chín chắn theo quy định của cụ túc chánh kiến thì nên nỗ lực chuyên cần trau dồi học tập về Pháp Học hay Pháp Hành cho nghiêm túc. Nhằm chỉnh đốn bổ sung cho vẹn toàn tri kiến của mình theo quy định của cụ túc chánh kiến. Kết quả của việc làm sẽ hữu ích như khi được sanh làm người sẽ gặp Phật Giáo và còn xứng đáng được gọi là phật tử thật sự đúng nghĩa. Đây cũng là thành quả thắng lợi ưu việt và cũng là cứ điểm để tự hào vững tâm trong kiếp lai sinh của mình.

Lại nữa, người có tri kiến hoàn hảo đúng theo quy định của cụ túc chánh kiến trong mọi trường hợp. Thì coi như nghiệp sở thuộc trí đã nghiễm nhiên hiện hữu nơi người đó. Do đó, việc bố thí, trì giới, tu tiến của người đó hằng được quả phước vô lượng không có gì có thể so sánh được, giống như hạt giống bồ đề mọc lên thành cây đại thọ bồ đề. Ngược lại việc bố thí, trì giới, tu tiến của người không có nghiệp sở thuộc trí thì quả phước đương nhiên nhỏ nhoi, giống như cây đại thọ bồ đề chỉ mọc ra trái là hạt giống.

Vì vậy, Ngài A xà lê Mahābuddhaghosa mới diễn giải lợi ích của nghiệp sở thuộc trí trong Catukkaniddesavaṇṇanā sớ giải Sammohavinodanī rằng:

"Imasmiṃ kammassakatāñāṇe ṭhatvā bāhuṃ danaṃ datvā sīlaṃ puretvā uposathaṃ samādiyitvā sukhena sukhaṃ sampattiyā sampattiṃ anubhavitvā nibbānaṃ pattānaṃ gaṇanaparicchedo natthi".

"Người hằng kiến tạo phước nhiều lần bởi an trú vững chắc trong nghiệp sở thuộc trí, thúc liễm không làm cho hoại ngũ giới hay bát quan trai giới thì không thể xác định được số lượng người Níp Bàn sau khi nhập vào lạc trú định theo tuần tự nối tiếp nhau".

Trình bày chi pháp chấn chỉnh tri kiến về 3 lúc chủ tâm

1. Chấn chỉnh tri kiến trước lúc chủ tâm, gồm có 8 tâm đại thiện.

2. Chấn chỉnh tri kiến trong lúc đang chủ tâm, gồm có 4 tâm đại thện tương ưng trí.

3. Chấn chỉnh tri kiến sau lúc chủ tâm, gồm có 8 tâm đại thiện.

Thích giải: Người chưa có tri kiến chín chắn theo Phật Giáo thì trong các vấn đề mệnh chung và tái sanh, khổ cảnh như địa ngục - ngạ quỷ - a tu la - nhàn cảnh như 6 tầng trời dục giới. Nhân loại mệnh chung rồi tái sanh làm bàng sanh, làm người cũng có. Bàng sanh chết rồi tái sanh lại làm người, làm bàng sanh cũng có. Khi suy xét như vậy thấy rằng tri kiến của mình chưa chín chắn cho nên mới học tập về sự diễn biến của thân tâm ngỏ hầu chỉnh đốn tri kiến của mình cho hoàn chỉnh đúng theo Phật Giáo. Việc suy xét chỉnh đốn tri kiến đó gọi là chấn chỉnh tri kiến trước lúc chủ tâm (tư tiền).

Khi suy xét tỏ tường như vậy rồi thì bắt đầu học tập riêng biệt về vấn đề căn bản diễn biến của pháp hữu mạng quyền và pháp vô mạng quyền. Sự học tập này làm cho tâm dần dần hoàn hảo, tri kiến nhận thức cũng tiến bộ theo tuần tự. Khi tri kiến nhận thức rõ ràng về vấn đề mệnh chung, tái sanh, địa ngục, thiên đàng… thì chính tri kiến sáng tỏ này là chấn chỉnh tri kiến trong lúc đang chủ tâm (tư hiện).

Sau khi gặt hái được tri kiến hoàn chỉnh đúng đắn từ việc học tập mới suy xét đến quá trình đời sống của mình rằng: "Lúc trước ta có nhiều tà kiến, giờ đây ta đã chỉnh đốn tri kiến được chín chắn hoàn hảo theo lời dạy trong Phật Giáo rồi". Chính việc suy xét như vậy, là chấn chỉnh tri kiến sau khi chủ tâm (tư hậu).

Do đó, Ngài A xà lê Māhabuddhaghosa mới trình bày kệ ngôn phước nghiệp sự trong sớ giải Aṭṭhasālinī rằng:

1- "Diṭṭhiṃ ujukaṃ karissamīti cintentopi tesaṃ yeva aṭṭhānaṃ aññatarena cinteti". "Người suy xét chỉnh đốn tri kiến của mình được chín chắn đúng theo căn bản của Phật Giáo, thì sự suy xét này bằng 1 trong 8 tâm đại thiện (chấn chỉnh tri kiến trước lúc chủ tâm).

2- "Diṭṭhiṃ ujukaṃ karonti pana catunnaṃ ñāṇasampayuttānaṃ aññatarena karoti". "Người chỉnh đốn tri kiến của mình được chín chắn bằng Pháp Học hoặc Pháp Hành thì việc chỉnh đốn này bằng 1 trong 4 tâm đại thiện tương ưng trí (chấn chỉnh tri kiến trong lúc đang chủ tâm)."

3- "Diṭṭhiṃ me ujukā katāti paccavekkhanto aṭṭhānaṃ aññatarena paccavekkhati". "Người thẩm xét tri kiến của mình rằng: Ta đã chỉnh đốn chín chắn hoàn hảo rồi, thì việc thẩm xét này bằng 1 trong 8 tâm đại thiện (chấn chỉnh tri kiến sau khi chủ tâm).

*

Tóm lược thập phước nghiệp sự theo bố thí - trì giới - tu tiến cùng lời thích giải

Trong thập phước nghiệp sự thì hồi hướng phước và tùy hỷ phước được gom vào thiện thí gọi là phước thuộc về bố thí (Dānamaya). Cung kỉnh và phục vụ được gom vào thiện giới gọi là phước thuộc về trì giới (Sīlamaya). Thính Pháp, Thuyết Pháp và chấn chỉnh tri kiến được gom vào thiện tu tiến gọi là phước thuộc về tu tiến (bhāvanāmaya).

Thập phước nghiệp sự được gom thành 3 loại như vậy.

Thích giải: Trong tất cả thập phước nghiệp sự này thì thiện thí đối trị lại với ganh tỵ. Như không hoan hỷ trong việc thành đạt hoặc lợi ích tốt đẹp của người khác và đối trị lại với bỏn xẻn như luyến tiếc tài sản hoặc lợi lộc của mình. Vì vậy, người bố thí bắt buộc phải chiến thắng ganh tỵ và bỏn xẻn thì việc bố thí mới thành tựu được. Trình bày như vậy, bởi vì nếu còn ganh tỵ và bỏn xẻn lúc nào thì lúc đó sẽ không hoan hỷ do nghĩ về tài sản của mình bị tiêu hao vô ích. Chính vì thế việc bố thí là pháp đối trị lại với ganh tỵ và bỏn xẻn. Do đó, khi bố thí hoàn thành trong lúc nào thì lúc đó ganh tỵ, bỏn xẻn cũng được triệt tiêu trong cùng một lúc.

Còn việc hồi hướng phước và tùy hỷ phước này cũng giống như thiện thí. Nghĩa là pháp ganh tỵ hiện hữu trong người nào thì người đó sẽ không bao giờ hoan hỷ khi người khác nhận được phước của mình để được hạnh phúc an lạc thoát khỏi khổ đau. Còn chất chứa pháp bỏn xẻn thì không hoan hỷ hồi hướng phước của mình cho người khác. Chính vì thế nên việc hồi hướng phước không thể thành tựu được. Như vậy việc hồi hướng phước được thành tựu trong lúc nào thì lúc đó ganh tỵ và bỏn xẻn đồng bị tiêu diệt.

Giữa tùy hỷ phước với ganh tỵ và bỏn xẻn cũng giống như vậy, nghĩa là còn tư tưởng ganh tỵ thì sẽ không hoan hỷ trong việc bố thí, trì giới, tu tiến của người khác, trái lại còn bất mãn cho rằng việc làm thiện của người khác mang tính chất khoe khoang. Tư tưởng ấy làm cho ta không thể chấp nhận phước của họ hồi hướng cho. Nếu bị bỏn xẻn chiếm ngự thì chỉ có luyến tiếc tài sản của mình chắc chắn không thể noi gương người hồi hướng phước để hành theo. Từ đó họ không sẵn lòng nhận phước phát sanh của sự bố thí mà người khác hồi huớng cho. Còn như việc hồi hướng phước đó liên quan đến trì giới, tu tiến thì chính mình cũng thản nhiên bỏ mặc không tùy hỷ và cũng không vui thích thiện pháp đó. Như thế đương nhiên việc trì giới, tu tiến họ cũng không hành theo như vậy được. Chính do nhân này, mới không hoan hỷ với việc hồi hướng phước đó. Vì vậy, khi việc tùy hỷ phước thành tựu trong lúc nào thì lúc đó vắng mặt ganh tỵ và bỏn xẻn.

Tóm lại: Việc hồi hướng phước và tùy hỷ phước đều có tính chất giống như thiện thí vì đối trị lại với ganh tỵ và bỏn xẻn. Nương vào nguyên nhân này, Ngài mới liệt hồi hướng phước và tùy hỷ phước vào phước thuộc về thiện thí (kusaladānamaya).

Lại nữa, trong việc hồi hướng phước thì người hồi hướng phước tạo đủ cả 3 loại thiện, 2 loại thiện và 1 loại thiện cũng có. Nhưng việc hồi hướng phước liên quan đến loại thiện đó, đối với người tùy hỷ phước từ người cho thì chỉ nhận được duy nhất là phước thiện thuộc về bố thí (dānamaya) mặc dù người hồi hướng cho đủ cả 3 loại thiện, 2 loại thiện, 1 loại thiện đi chăng nữa.

Thích giải:

1- Người bố thí, trì giới, tu tiến rồi hồi hướng phước. Hoặc trì giới, tu tiến rồi hồi hướng phước thì hồi hướng đó đó được cả 3 loại thiện là phước thuộc về thiện thí (dānamayakusala), phước thuộc về thiện giới (sīlamayakusala) và phước thuộc về thiện tu tiến (bhāvanāmayakusala).

2- Người bố thí, trì giới rồi hồi hướng phước. Hoặc người trì giới rồi hồi hường phước thì được 2 loại thiện là phước thuộc về thiện thí (dānamayakusala) và phước thuộc về thiện giới (sīlamayakusala).

3- Người bố thí, tu tiến rồi hồi hướng phước. Hoặc tu tiến rồi hồi hướng phước thì được 2 loại thiện là phước thuộc về thiện thí và phước thuộc về thiện tu tiến.

4- Người bố thí rồi hồi hướng phước chỉ duy nhất phước thuộc về thiện thí.

Sự việc như vậy bởi do việc hồi hướng phước cũng như tùy hỷ phước được hợp nhất gom vào phước thuộc về thiện thí.

Cung kỉnh và phục vụ này thuộc tác trì giới (càrìttasìla), tức thái độ cư sĩ đối với bậc xuất gia, mà các bậc chân hằng tán thán là hành vi tốt đẹp trong Phật Giáo. Do đó, mới liệt vào phước thuộc về thiện giới.

Thính Pháp, Thuyết Pháp và Chấn Chỉnh Tri Kiến là việc làm hỗ trợ cho thiện pháp tăng trưởng lên giống như tu tiến Chỉ Tịnh, Minh Sát. Vì vậy, Ngài mới liệt vào phước thuộc về thiện tu tiến .

*

Sự nhiếp thuyết pháp - chấn chỉnh tri kiến thành một lý khác theo sớ giải Phật ngôn

Việc Thuyết Pháp, dạy đạo nhóm này được nhiếp vào trong phước thuộc về thiện thì cũng được. Như Đức Phật Ngài thuyết rằng: "Sabbadānaṃ dammadanaṃ jināti". "Thí pháp thù thắng hơn tất cả thí".

Còn chấn chỉnh tri kiến thì Ngài A xà lê Mahābuddhaghosa đã trình bày trong Kinh Saṃgīti của sớ giải Pathikavagga rằng: "Diṭṭhiujukammaṃ sabbesaṃ niyamalakkhanaṃ" "Chấn chỉnh tri kiến là biểu hiện viên mãn của tất cả phước nghiệp sự". Tức chấn chỉnh tri kiến nhiếp vào trong phước thuộc về bố thí, phước thuộc về trì giới và phước thuộc về tu tiến đều được hết.

Ngài trình bày như vậy, bởi vì chấn chỉnh tri kiến giống như người cầm bánh lái ngồi rẽ lái con tàu cho đi đúng hướng, nếu như không có người điều khiển thì chắc chắn con tàu sẽ đi lạc hướng. Điều này như thế nào thì người bố thí, trì giới, tu tiến nếu không có chấn chỉnh tri kiến (Diṭṭhiujukamma) kết hợp thì các việc này sẽ không được viên mãn như ý muốn của mình. Như khi được sanh làm người, chư thiên thì chỉ là người hay chư thiên bậc thấp có thân thể khiếm khuyết. Nếu như có được thân thể vẹn toàn thì cũng sẽ là người tối dạ, ngu dốt và luôn bị nhiệt não không an lạc về vấn đề tài sản vật chất. Tâm thiện của nhóm người này, nói theo chi pháp là tâm thiện nhị nhân bậc hạ. (Dvihetukakusalaomaka).

Đối với thiện của người kết hợp với chấn chỉnh tri kiến thì làm cho quả thù thắng theo như ý muốn của mình. Như khi được sanh làm người, chư thiên thì có thân thể hoàn hảo, kiện toàn xinh đẹp, có trí nhớ thông minh xuất chúng, thân tâm luôn thoải mái an lạc về vấn đề tài sản. Tâm thiện của nhóm người này, nói theo chi pháp là tâm thiện bậc thượng hoặc thấp hơn cũng là tâm thiện tam nhân bậc hạ (tihetukakusalaomaka).

*

Trình bày thiện pháp tích tập tức tài sản nên tích lũy trong cơ tánh của mình để chứng đạt Níp bàn

Tài sản nên tích lũy trong cơ tánh của mình để làm tư lương chứng đạt Níp Bàn được gọi là Upanidhibhaịđa có:

90 pháp = 30 thiện hạnh + 30 phước nghiệp sự + 30 pháp Ba La Mật.

* 30 thiện hạnh và 30 phước nghiệp sự đã trình bày trong phần đầu rồi.

* 30 pháp Ba La Mật = 10 pháp Ba La Mật bậc hạ (hīnapāramī) + 10 pháp Ba La Mật bậc trung (majjhimapāramī) + 10 pháp Ba La Mật bậc thượng (paṇītapāramī).

Trong 30 pháp này, pháp Ba La Mật được thành tựu bằng dục, cần, tâm, trí tuệ có mãnh lực yếu thì thuộc về Ba La Mật bậc hạ. Ba La Mật được thành tựu bằng dục, cần, tâm, trí tuệ vừa đủ thì thuộc về Ba La Mật bậc trung. Ba La Mật được thành tựu bằng mãnh lực dũng mãnh cùng tột thì thuộc về Ba La Mật bậc thượng (vì vậy 30 pháp Ba La Mật này mới không ám chỉ đến 10 pháp Ba La Mật đáo bỉ ngạn (pāramī); 10 pháp Ba La Mật thượng bỉ ngạn (upapāramī); 10 pháp Ba La Mật đáo siêu bỉ ngạn (paramatthapāramī).

90 thiện pháp tích tập này đã trìmh bày trong Ekanipātajātakaṭīkā rằng: "Samatiṃsa samatiṃsāni sucarittadhamma puññakiriyāvatthu pāramī yoti ime navutidhammā nibbānatthāya upanidhibhaṇḍa nāma". "Thiện pháp tích tập (upanidhibhaṇḍa) là tài sản tích lũy trong cơ tánh của mình để chứng đạt Níp Bàn có 90 pháp. Tức thiện hạnh, phước nghiệp sự, Ba La Mật mỗi pháp có 30. Tổng cộng là 90 pháp"

Thích giải Pāli điều thứ 17 rằng: "Taṃ panetaṃ vīsatividhampi … saṇkhaṃ gacchati".

Theo điều Pāli này trình bày đến nghiệp dục giới rằng sở hữu tư trong 12 tâm bất thiện và 8 tâm đại thiện đều là nghiệp dục giới. Vì vậy, khi gom nghiệp dục giới thí có 20 là nói theo chi pháp nhưng nói theo môn thì có 3:

- Sanh lên bằng thân thiện và bất thiện .

- Sanh lên bằng ngữ thiện và bất thiện .

- Sanh lên bằng ý thiện và bất thiện .

Nói theo việc làm có 30:

* 10 việc làm bất thiện thuộc thập ác hạnh .

* 20 việc làm thiện gồm có thập thiện nghiệp đạo (thập thiện hạnh) và thập phước nghiệp sự .

Kết thúc nghiệp dục giới.

*

Trình bày 5 thiện nghiệp sắc giới

Thích giải Pāli điều 18 rằng: "Rūpāvacarakusalaṃ pana manokammameva… jhānaṇgabhedena".

Thích giải: Việc khởi hiện của thiện nghiệp sắc giới khác nhau với thiện nghiệp dục giới. Như thiện nghiệp dục giới sanh lên bằng thân, bằng ngữ, bằng ý cũng được. Vì vậy nói theo nghiệp thì có 3 loại là thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp. Còn về thiện nghiệp sắc giới không sanh lên bằng thân và ngữ mà chỉ khởi hiện bằng ý mà thôi. Cho nên nếu nói theo nghiệp thì chỉ thuần nhất được ý nghiệp. Thiện nghiệp sắc giới không liên quan đến thắng trí, không có chức năng làm cho 2 sắc biểu tri khởi hiện. Nghĩa là không thể thi triển thần thông bằng thân và ngữ xuất phát từ thiện sắc giới được mà phải bắt nguồn từ Thắng Trí (abhiĩĩà).

Do đó, Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày rằng: "Manokammameva" thuần nhất bằng ý nghiệp.

Một lý khác nữa, việc khởi hiện của thiện nghiệp dục giới thường sanh lên bằng nhiều cách như sanh lên từ việc bố thí gọi là phước do bố thí (dānamaya), sanh lên từ việc trì giới gọi là phước do trì giới (sīlamaya), sanh lên từ việc tu tiến Chỉ Tịnh và Minh Sát nghiệp xứ gọi là phước do tu tiến (bhāvanāmaya). Còn việc khởi hiện của thiện sắc giới chỉ sanh lên duy nhất có 1 cách là tu tiến Chỉ Tịnh nghiệp xứ về 1 trong 30 đề mục nghiệp xứ gọi là phước do tu tiến.

Do đó, Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày rằng: "Tañca bhāvanāmayaṃ" "Thiện nghiệp sắc giới luôn thành tựu bằng phước do tu tiến".

Một khía cạnh khác nữa, thiện nghiệp dục giới cho dù có loại tu tiến bằng ý nghiệp do thành tựu nương vào việc tu tiến bằng tâm đi nữa, nhưng không có thể chứng đắc kiên cố định (thiền chứng) được mà chỉ đạt đến chuẩn bị định (parikammasamādhi) và cận định (upacarasamādhi) thuộc giai đoạn đầu của kiên cố định mà thôi. Còn về thiện nghiệp sắc giới thì đạt đến chứng đắc kiên cố định được, như việc tu tiến Chỉ Tịnh nghiệp xứ của thiền giả nếu chưa đắc thiền thì thiện sắc giới chưa hiện khởi. Còn như thiện sắc giới khởi hiện thì đồng nghĩa là thiền giả đã đắc thiền.

Vì vậy, Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày rằng: "Appanāpattaṃ".

Một trường hợp khác nữa, việc khởi hiện của thiện nghiệp dục giới có 8 tâm do phân tích theo thọ, trí và tác trợ (saịkhàra). (Đã trình bày rõ trong giáo trình Tiểu Học Thắng Pháp bậc sơ cấp). Còn việc khởi hiện của thiện nghiệp sắc giới thì phân tích theo chi pháp căn bản nên phân ra thành 5 loại, bằng cách tính theo chi thiền câu sanh như:

- Thiền sắc giới có 5 chi thiền tầm, tứ, hỷ, lạc, định câu sanh, có 1 tâm.

- Thiền sắc giới có 4 chi thiền tứ, hỷ, lạc, định câu sanh, có 1 tâm.

- Thiền sắc giới có 3 chi thiền hỷ, lạc, định câu sanh, có 1 tâm.

- Thiền sắc giới có 2 chi thiền lạc, định câu sanh, có 1 tâm.

- Thiền sắc giới có 2 chi thiền xã, định câu sanh, có 1 tâm.

Tổng cộng có 5 tâm thiền sắc giới tính theo chi thiền câu sanh như đã trình bày trên.

Do đó, Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày rằng: "Jhānaṇgabhedena pañcavidhaṃ hoti". "Nói theo chi thiền có 5 loai".

*

Trình bày 4 thiện nghiệp vô sắc giới

Thích giải Pāli điều thứ 19 rằng: "Tathā ārupāvacarakusalañca maṇokammaṃ… ārammaṇabhedena caṭubhidhaṃ hoti"

Thích giải: Việc sanh lên của thiện nghiệp vô sắc giới, nói theo môn thì khởi hiện bằng ý môn, nói theo việc làm trợ cho chứng đắc chỉ duy nhất bằng cách tu tiến, nói theo định thì phải đạt đến kiên cố định giống như việc khởi hiện của thiện nghiệp sắc giới.

Do đó, Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày rằng: "Tathā arūpavacarakusalañca manokammaṃ tampi bhāvanāmayaṃ appanāpattaṃ".

Nói về phân tích thiện nghiệp vô sắc giới thì phân ra thành 4 tâm khác với việc phân tích thiện nghiệp sắc giới, tức thiện nghiệp sắc giới nương vào chi thiền để phân tích. Còn 4 thiện nghiệp vô sắc giới, nhóm này không phân tích theo chi thiền được vì chỉ có 2 chi thiền xã và định đồng nhau. Sở dĩ phân ra thành 4 tâm bởi liên quan đến cảnh nghiệp xứ của nhóm tâm này. Như thiện tâm sanh lên do có hư không chế định làm cảnh thì gọi là tâm thiện không vô biên xứ; thiện tâm sanh lên do có tâm thiện không vô biên xứ làm cảnh thì gọi là tâm thiện thức vô biên xứ; thiện tâm sanh lên do có vô hữu chế định (natthibhavapaññatti) làm cảnh thì gọi là tâm thiện vô sở hữu xứ; thiện tâm sanh lên do có tâm thiện vô sở hữu xứ làm cảnh thì gọi là tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Do nhân này, Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày rằng: "Ārammaṇabhedena caṭubbiddhaṃ hoti".

Tóm lược: Câu "Bhāvanāmayaṃ appanāpattaṃ" là trình bày cho hiểu rằng cả 9 thiện đáo đại, nhóm này sanh lên được do nương vào tu tiến Chỉ Tịnh nghiệp xứ, như chú niệm cảnh biến xứ (kasiṇa)… cho nên chỉ duy nhất do tu tiến mà không có bố thí và trì giới.

Nếu có câu hỏi phản bác trong Vô Ngại Giải Đạo trình bày rằng, thiện nghiệp đáo đại cũng được xếp vào thiện giới, như có Pāli hiển lộ rằng: "Paṭhamajjhānena nivaraṇānaṃ, dutiyena vitakkavicārānaṃ, tatiyena pītiyā, catutthena sukhadukhānaṃ pahānaṃ sīlaṃ veramaṇī cetanā sīlaṃ saṃvaro sīlaṃ avītikkamo sīlaṃ".

"Diệt triền cái bằng sơ thiền, diệt tầm tứ bằng nhị thiền, diệt hỷ bằng tam thiền, diệt khổ lạc bằng tứ thiền. Các sự diệt này được liệt vào diệt do giới, như phòng ngự giới (veramanisīla), tác ý giới (cetanāsīla), thu thúc giới (saṃvarasīla), tịnh giới (avitikkamasīla).

Thích giải: Có Pāli trình bày thật nhưng chỉ trình bày bằng cách gián tiếp, không phải trình bày bằng cách trực tiếp. Bởi vì thiện nghiệp đáo đại sanh lên được không phải do nương vào trì giới mà chỉ nương vào thuần nhất tu tiến Chỉ Tịnh nghiệp xứ. Cũng như có lời nói rằng: Đức Phật đã làm cho Đề Bà Đạt Đa khởi tâm mưu tính đối kháng với Ngài vì thế mới bị rơi vào địa ngục. Nhưng thật ra không đúng như vậy, mà chính do sở hành của Đề Bà Đạt Đa dẫn dắt làm cho rơi vào địa ngục. Đức Phật chỉ là nhân tố kết hợp làm cho Đề Bà Đạt Đa thỏa mãn tạo thành tựu ác nghiệp mà thôi.

Lại nữa kể từ Pāli điều thứ 5… điều thứ 19 trình bày rằng: "Tattha akusalaṃ kāyakammaṃ vacīkammaṃ manokammañceti kammadvāravasena tividhaṃ hoti"… cho đến "Tathā arūpāvacarakusalañca manokammaṃ tampi bhāvanāmayaṃ appanāpattaṃ ārammaṇabhedena catubbidhaṃ hoti".

Ngài A xà lê Anuruddha trình bày cho hiểu rằng chỉ có 4 loại nghiệp như bất thiện… chưa trình bày đến cơ sở hệ quả (Pākaṭṭhāna) tức cõi là cứ điểm mà cả 4 nghiệp đó cho quả.

Kể từ Pāli điều 20 như sau: "Etthākusalakammamuddhaccarahitaṃ"… cho đến điều 26 rằng: "Tesaư dvàdasa pàkàni"… Ngài A xà lê Anuruddha trình bày cho đến cơ sở hệ quả, tức cõi mà cả 4 nghiệp cho quả theo tuần tự được trình bày giải thích theo chi tiết sau đây:

Thích giải Pāli điều thứ 20 rằng: "Etthākusalakammamuddhaccarahitaṃ"… cho đến "Yathārakaṃ vipaccati". Pāli điều này trình bày đến cõi mà bất thiện nghiệp cho quả, 11 nghiệp bất thiện (trừ tư câu sanh với tâm phóng dật) cho quả tái tục trong 4 cõi khổ.

Như người tái sanh vào 4 cõi khổ bởi do 1 tâm nào trong 11 bất thiện nghiệp làm nhân. Còn tư câu sanh trong tâm phóng dật không có chức năng cho quả tái tục, vì người tái sanh vào 4 cõi khổ không nương vào tư câu sanh trong tâm phóng dật làm nhân. Thời bình nhật là thời gian sau khi tái tục cho đến khi chết, thì cả 12 nghiệp bất thiện cho quả được. Tức 7 tâm dị thục quả bất thiện như thấy cảnh xấu, nghe cảnh xấu… sanh lên trong 11 cõi dục giới và 15 cõi sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng).

Tóm lược: Pāliđiều này rằng:

Cơ sở hệ quả của bất thiện nghiệp nói về thời tái tục được 4 cõi khổ.

Nói về thời bình nhật được 11 cõi dục giới và 15 cõi sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng).

*

Trình bày nguyên nhân sở hữu tư câu sanh trong tâm phóng dật không có khả năng cho quả thời tái tục

Mặc dù người được gọi là người tháo vác đảm đang, nhưng nếu làm việc trọng đại thiết yếu mà chỉ đơn độc một mình thì cũng không thể làm cho việc đó thành tựu được. Như vị tư lệnh quân đội là người có tài thao lược và dũng cảm nhưng nếu chỉ đơn độc một mình lìa khỏi đoàn quân để chiến đấu, thì không thể nào tiêu diệt được địch quân để giành lấy chiến thắng được. Mà phải có binh sĩ tháp tùng thành đoàn quân hỗ trợ nhau mới có thể đánh bại được địch quân. Ngay cả các công việc khác cũng vậy, người có trình độ hiểu biết có thể thực hiện các công trình. Nhưng nếu chỉ có mỗi một mình mà không có người trợ thủ thì các công trình của mình cũng không thành tựu được.

Cũng vậy, trong tất cả 52 sở hữu thì sở hữu tư được gọi là có sức mạnh dũng mãnh đặc biệt hơn các sở hữu khác. Trong bất cứ việc làm nào cho dù là thực hiện bằng thân, khẩu hay ý đi nữa, thì sở hữu tư hướng đạo sắp xếp và chịu trách nhiệm sai đúng theo chức năng của vai trò là "nghiệp". Và nó còn có phận sự cho quả trong thời tái tục lẫn thởi bình nhật trong tương lai nữa.

Trong việc cho quả cả 2 thời tái tục và bình nhật này, thì việc cho quả trong thời tái tục là vấn đề trọng yếu vì phải làm phận sự khởi đầu cho kiếp sống hiện bày thành nhân loại, chư thiên hay bàng sanh trong cõi tương ứng. Chính do nhân này, sở hữu tư là hiện thân của nghiệp phải có sở hữu khác nữa có sức mạnh vào trợ giúp mới có thể khởi đầu kiếp sống cho hiển lộ lên được để cho quả trong thời tái tục. Nếu không như vậy, thì không có thể cho quả trong thời tái tục được, chỉ cho quả trong thời bình nhật mà việc cho quả trong thời bình nhật không phải là vấn đề trọng yếu.

Do đó, khi nhận xét đến quá trình của sở hữu tư câu sanh trong tâm phóng dật thì có sức mạnh cho quả trong thời tái tục được hay không? - Sẽ thấy được rằng: tâm phóng dật không có sở hữu bất thiện khác có sức mạnh đặc biệt như sở hữu tham, sân, tà kiến, ngã mạn, tật, lận, hối, hoài nghi vào hỗ trợ để hoàn thành chức năng của mình. Chỉ có sở hữu si phần là sở hữu bất thiện biến hành câu sanh cùng khắp với những hành động bất thiện. Do đó, mới khẳng định rằng: Tư câu sanh trong tâm phóng dật không có khả năng cho quả trong thời tái tục được, chỉ cho quả trong thời bình nhật mà thôi.

Vì vậy, Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày rằng: "Etthākusalakammamuddhaccaritaṃ… yathārahaṃ vipaccati".

Một lý khác nữa, lời thích giải về bất thiện nghiệp trong sớ giải Aṭṭhasālinī trình bày do tư trong tâm tương ưng hoài nghi không câu sanh với sở hữu thắng giải nên có thể cho quả trong thời tái tục được. Nhưng tại sao tư trong tâm tương ưng phóng dật có sở hữu thắng giải câu sanh mà không có khả năng cho quả trong thời tái tục được, điều này nên hiểu như thế nào? Trong sớ giải Aṭṭhasālinī giải rằng: Vì tư tương ưng trong tâm phóng dật không bị triệt tiêu bởi Sơ Đạo. Trong cách đáp này hàm ý rằng: Nếu tư tương ưng trong tâm phóng dật có khả năng cho quả trong thời tái tục được thì phải cho quả rơi vào 4 cõi khổ. Nếu lý giải như vậy, thì bậc đã chứng đắc Tu Đà Hườn cũng phải bị rơi vào 4 cõi khổ vì chưa triệt tiêu được tâm phóng dật. Như vậy sẽ phải phản bác lại Pāli rằng: "Catūhāpāyehi ca vippamutto". "Bậc Tu Đà Hườn đã triệt tiêu hoàn toàn 4 khổ cảnh", mà Phật ngôn thì không bao giờ có sự sai lệch. Do đó, mới khẳng quyết rằng tư tương ưng trong tâm phóng dật cho dù câu sanh với sở hữu thắng giải đi nữa, cũng không có khả năng cho quả trong thời tái tục được.

Vấn đề này vẫn còn có thể hoài nghi rằng tư câu sanh trong tâm phóng dật cho dù không nằm trong nhóm bất thiện pháp bị sát tuyệt bởi Sơ Đạo nhưng cũng nằm trong nhóm bất thiện pháp bị sát tuyệt bởi Tứ Đạo. Do đó, sự kiện đề cập đến tư tương ưng trong tâm phóng dật không có khả năng cho quả trong thời tái tục, vì không nằm trong nhóm bất thiện pháp bị sát tuyệt bởi Sơ Đạo. Lý giải trên vẫn còn cảm thấy rườm rà quanh co, xin hãy dẫn chứng trình bày để cho hiểu thêm phần nào được nữa hay không?

Đáp: Được. Như được hiển lộ trong bộ Đại Xứ (Paṭṭhāna) trình bày đến vấn đề vị thời nghiệp duyên (nānakkhaṇikakammapaccaya), Đức Phật Ngài thuyết gom các sở hữu tư có khả năng cho quả được nằm trọn vẹn trong duyên này. Tức Ngài thuyết phân tích tam đề theo 24 duyên. Khi Ngài thuyết đến dị thời nghiệp duyên, thì Ngài thuyết riêng biệt đến pháp bị Sơ Đạo sát tuyệt cùng với pháp bị sát tuyệt bởi Đạo cao và đạo thấp lẫn lộn nhau. Ngài không thuyết riêng biệt đến pháp bị sát tuyệt bởi Đạo cao, như được trình bày hiển lộ rằng: "Nānakkhaṇikā dassanena pahātabbā cetanā vipākānaṃ khandhānaṃ kaṭattā ca rūpānaṃ kammapacceyena paccayo". "Tư bất thiện bị sát tuyệt bởi Sơ Đạo sanh lên khác sát na, khác thời gian làm duyên trợ giúp ủng hộ cho 4 danh uẩn tái tục và sắc nghiệp tái tục bằng mãnh lực nghiệp duyên".

Trong việc thuyết riêng biệt đến pháp bị sát tuyệt bởi Sơ Đạo thì tư tương ưng trong tâm phóng dật không nằm trong nơi đây. Vì vậy, mới hiểu được rằng bậc Tu Đà Hườn cũng vẫn còn tư tương ưng phóng dật, nhưng bậc Tu Đà Hườn không rơi vào khổ cảnh nữa. Do đó, mới khẳng định tư tương ưng trong tâm phóng dật không có khả năng cho quả trong thời tái tục.

Lại nữa, tư tương ưng trong tâm phóng dật là pháp bị sát tuyệt bởi Tứ Đạo, nhưng đề cập trong phần đầu Đức Phật Ngài không thuyết riêng biệt đến bất thiện pháp bị sát trừ bởi Đạo cao trong dị thời nghiệp duyên. Do đó, có thể nói rằng: "Được hoặc không, tư tương ưng trong tâm phóng dật này, ngay cả trong thời bình nhật cũng không có khả năng cho quả?

Đáp: Không nên nói như vậy. Cho dù không được Ngài thuyết trong dị thời nghiệp duyên nhưng cũng được Ngài thuyết trong bộ Phân Tích thứ 2 phẩm Vô Ngại Giải của Tạng Thắng Pháp rằng: "Yasmiṃ samaye akusalaṃ cittaṃ uppannaṃ hoti… upekkhāsahagataṃ uddhaccasampayuttaṃ rūpārammanaṃ vā… dhammārammaṇaṃ, yaṃ yaṃ vā panārabbha, tasmiṃ samaye phasso hoti… avikkhepo hoti, ime dhammā akusalā, imesu dhammesu ñāṇaṃ dhammapaṭisambhidā. Tesaṃ vipāke ñāṇaṃ atthapaṭisambhidā".

Trong Pāli trên chỉ đề cập riêng biệt đến điều: "Tesaṃ vipāke ñāṇaṃ atthapaṭisambhidā" "Tuệ hiểu biết về dị thục quả của tâm tương ưng phóng dật gọi là nghĩa vô ngại giải". Do đó, mới khẳng quyết rằng: "Tư tương ưng trong tâm phóng dật này cho quả được trong thời bình nhật".

*

Quan điểm của trưởn lão buddhadatta về vấn đề tư tương ưng trong tâm phóng dật và lời luận giải

Trong vấn đề này Ngài có quan điểm rằng tư tương ưng trong tâm phóng dật nếu sanh lên trong cơ tánh của phàm nhân thì có khả năng cho quả trong thời tái tục lẫn thời bình nhật. Riêng về các Ngài A xà lê Anuṭīka, A xà lê Paramatthadīpaṇīṭīkā, A xà lê Bhāsaṭīkā đều phản bác quan điểm của trưởng lão Buddhadatta bằng lý do giống như đã trình bày trên. Tức việc không cho quả được trong thời tái tục cũng hiện hữu rõ ràng trong dị thời nghiệp duyên. Còn việc cho quả trong thời bình nhật cũng đã hiễn lộ trong bộ Phân Tích phẩm Vô Ngại Giải (Paṭisambhida). Do đó, việc cho quả trong thời bình nhật mới được tất cả 12 tư bất thiện, cho nên Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày rằng: "Pavattiyaṃ pana sabbampi dvādasavidhaṃ sattākusalapākāni vipaccati" "Trong thời bình nhật cả 12 bất thiện nghiệp cho 7 tâm quả dị thục sanh lên nên được liệt vào cách trình bày chuẩn xác".

Câu: "Sattakusalapākāni sabatthāpi kāmaloke rūpaloke ca yathāraṃ vipaccati" "Cho 7 dị thục quả bất thiện sanh lên trong 11 cõi dục giới và 15 cõi sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng) theo tương ứng". Trong nơi đây từ Pāli "Sabbatthāpi" liên kết với từ "Kāmaloke" nghĩa là cho dù trong tất cả dục giới (11 cõi dục giới) ám chỉ việc cho quả của nhóm bất thiện nghiệp này trong thời tái tục dù chỉ cho quả trong 4 cõi khổ. Nhưng trong thời bình nhật thì cho quả trong khắp 11 cõi dục giới cả cõi vui lẫn cõi khổ.

Từ "Yathārahaṃ": Nghĩa là theo tương ứng như theo tương ứng với môn và cảnh.

Thích giải: Trong 11 cõi dục giới có đủ 5 môn cho nên cả 7 tâm dị thục quả bất thiện khởi hiện được. Còn ở cõi sắc giới chỉ có nhãn môn và nhĩ môn không có tỷ môn, thiệt môn và thân môn cho nên dị thục quả bất thiện nhãn thức, nhĩ thức, tiếp thâu, quan sát bắt cảnh sắc xấu, cảnh thinh xấu sanh lên được; còn dị thục quả bất thiện tỷ thức, thiệt thức, thân thức bắt cảnh khí, cảnh vị và cảnh xúc xấu không khởi lên được, cho nên mới dùng từ "Yatthārahaṃ vipaccati".

Thích giải Pāli điều thứ 21 rằng: "Kāmāvacarakusalampi kāmasugatiyameva" … cho đến "Yathāraham vipaccati". Trong Pāli điều này trình bày đến cõi mà thiện nghiệp dục giới cho quả.

Thích giải: 8 đại thiện sanh lên do thập phước nghiệp sự làm nền tảng. Các tâm này cho 8 tâm đại quả và 1 tâm quan sát thọ xã quả thiện, sắc nghiệp sanh lên trong thời tái tục trong phạm vi cõi vui dục giới. Trong 9 tâm tái tục này, thì 8 tâm đại quả cho quả tái tục sanh lên trong khắp 7 cõi vui dục giới; Còn tâm quan sát thọ xã quả thiện cho quả tái tục sanh lên được chỉ riêng cõi nhân loại và cõi Tứ Đại Thiên Vương. Nghĩa là người tái sanh làm nhân loại hay chư thiên được đều do năng lực của 1 trong 8 đại thiện nghiệp liên quan đến thập phước nghiệp sự. Nhưng nhóm nhân loại và chư thiên này thì có một số nhân loại sanh lên không toàn vẹn, như bị dị hình khuyến tật, điên khùng, câm, đui, điếc, ngu đần… Một số thì sanh lên được vẹn toàn. Và đời sống của chư thiên tầng Tứ Đại Thiên Vương thì có một số nhóm thực trạng không vẹn toàn như trong vấn đề vật thực và trú xứ, cả hình tướng cũng ghê sợ như nhóm ngạ quỷ. Một nhóm khác có tánh tình hung hản, một số nhóm thì có thực trạng vẹn toàn như hình tướng xinh đẹp. Còn chư thiên trên 5 tầng trời cao thì thực trạng viên mãn cả đời sống lẫn hình tướng.

Sự khác biệt của nhân loại và chư thiên như đã trình bày trên đều liên quan đến tâm tái tục. Như nhân loại và chư thiên bậc thấp có thực trạng không viên mãn bởi vì có tâm quan sát thọ xã quả thiện làm việc tái tục, còn gọi là tâm tái tục vô nhân trong cõi vui. Còn nhân loại và chư thiên có thực trạng vẹn toàn chỉ khác nhau đôi chút về ân đức cụ túc (guṇasampatti) về ngũ quyền, như tín, tấn quyền… Bởi vì có 1 trong 8 tâm đại quả thuộc tương ưng trí hoặc bất tương ưng trí làm việc tái tục, gọi là tâm tái tục hữu nhân.

Đối với quả nhận được trong thời bình nhật từ 8 nghiệp đại thiện, có 2 loại:

1. Quả hữu nhân, gồm có 8 tâm đại quả.

2. Quả vô nhân, gồm có 8 tâm quả thiện vô nhân.

Trong cả 2 loại quả này thì 8 tâm đại quả là quả nhận được chỉ riêng biệt trong 7 cõi vui dục giới; có chức năng làm việc hộ kiếp và na cảnh. Còn 8 tâm đại quả thiện vô nhân là quả nhận được trong 11 cõi dục giới và 15 cõi sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng) theo tương ứng với môn và cảnh. Tức trong cõi có đủ môn thì bắt được đủ cảnh nên tâm quả thiện vô nhân sanh lên được cả 8 tâm. Nếu trong cõi hoặc người không đủ môn thì bắt không đủ cảnh do tâm quả thiện vô nhân sanh lên được tùy theo môn hiện hữu và chức năng của tâm quả thiện vô nhân là được thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm…trong cảnh tốt. Điều này trình bày cho thấy không phải chỉ riêng nhân loại, chư thiên, Phạm Thiên mới có sự thấy, sự nghe cảnh tốt… mà ngay cả chúng sanh trong 4 cõi khổ cũng có cơ hội được thấy, nghe… cảnh tốt được cả. Đây cũng do mãnh lực của thiện hậu báo nghiệp. Như có một số nhóm bàng sanh có đời sống an lạc sung sướng, được thấy, nghe, thọ dụng… trong các pháp thù thắng và có cả hình tướng xinh đẹp. Các pháp này là quả thiện vô nhân và sắc nghiệp, sắc quý tiết do nghiệp tạo thuộc quả thiện hiển lộ trong thời bình nhật của nhóm người trong cõi vui dục giới và Phạm Thiên sắc giới. Do đó, Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày rằng: "Tathā pavattiyañca mahāvipākāni, ahetukavipākāni pana aṭṭhapi sabbatthāpi kāmaloke rūpaloke ca yathārahaṃ vipaccati".

Trong câu: "Tathā pavattiyañca mahāvipākāni" này nếu trình bày đầy đủ thì phải trình bày rằng: "Kāmāvacarakusalaṃ pavattiyañca mahāvipākāni kāmasugatiyameva janeti" "Nghiệp thiện dục giới cho 8 tâm đại quả sanh lên trong thời bình nhật chỉ trong 7 cõi vui dục giới". Vì từ "Tathà" là bất biến phân từ dùng để chỉ cho biết ý nghĩa của từ "Kàmasugatiyameva" và "Janeti". Từ "Yathàrahaư" trong Pāli điều này cũng đuợc giải thích giống như từ "Yathàrahaư" trong Pāliđiều 20.

Thích giải Pāli điều thứ 22 - 23 - 24 rằng: "Tatthāpi tihetukamukkaṭṭhaṃ kusalaṃ… pavatte ca ahetukavipākāneva vipaccati".

Trong cả 3 điều Pāli này trình bày đến việc phân loại nghiệp đại thiện theo khác biệt nhau, như tam nhân bậc thượng… và trình bày riêng biệt đến quả của nhóm thiện nghiệp này cả trong thời tái tục lẫn thời bình nhật.

Nghiệp đại thiện đã trình bày trên, khi phân tích theo nhân thì có 2 loại:

1 - Thiện tam nhân: Khi tạo các việc làm như bố thí, trì giới, tu tiến… bằng thân, bằng ngữ hoặc bằng ý mà tâm thiện của người tạo trữ câu hành với nghiệp sở thuộc trí (kammassakatāñāṇa) hoặc tuệ quán (vipassanāñāṇa) thì loại thiện này được gọi là thiện tam nhân. Tức thiện câu sanh với nhân vô tham, vô sân, vô si.

Chi pháp: 4 tâm đại thiện tương ưng trí.

Sự hiện hữu của nghiệp đại thiện câu hành với nghiệp sở thuộc trí. Như người có trí hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp rằng: "Hành động thiện nhận được quả an vui, hành động ác gặt quả đau khổ, tất cả chúng sanh trên thế gian này có nghiệp là trọng đại, có nghiệp điều hành xếp đặt, khi hành động rồi thì phải gặt quả của hành động chắc chắn chỉ lâu hay mau mà thôi". Ví như ta lấy hòn đá liệng xuống hồ nước thì sẽ thấy rõ nước tách ra dợn sóng thành mỗi vòng tròn lan rộng ra cho tới cuối bờ hồ, rồi quay trở lại đúng ngay chổ ta đã liệng hòn đá xuống. Nếu hòn đá nhỏ thì mỗi dợn sóng sẽ đi và quay trở lại lâu hơn; còn hòn đá to sức nặng của hòn đá nhiều thì mỗi dợn sóng lan tỏa ra và lập tức quày trở lại nhanh chóng. Điều so sánh này cho thấy hành động dù tốt hoặc xấu của tất cả chúng sanh khi đã làm rồi thì không thể mất đi đâu được cả. Chắc chắn phải gặt quả không sớm thì muộn tựa như những dợn sóng lan ra rồi quày về chổ cũ.

Đối với việc gặt quả nhanh hay chậm cũng do chủ tâm (tư) nổ lực của người hành động và đức độ hay phẩm hạnh hoặc thực hành pháp của người nhận lãnh hành động. Người hiểu biết về vấn đề như vừa trình bày trên được gọi là người có sở nghiệp thuộc trí. Do đó, việc tạo trữ thiện pháp sai biệt của nhóm người này mới được liệt vào thiện tam nhân.

Sự hiện hữu của nghiệp đại thiện câu hành với tuệ quán như người có trí hiểu rằng: "Tất cả pháp thế gian này dù hữu thức hay vô thức cũng chỉ là danh sắc mà thôi. Danh sắc này là pháp luôn sanh diệt chúng nằm trong định luật vô thường, khổ, vô ngã. Do đó người bố thí cũng như người thọ thí chỉ là danh sắc có thực tính sanh diệt chi phối bởi vô thường, khổ, vô ngã. Vật thí cũng chỉ là sắc pháp có thực tánh sanh diệt vô thường, khổ, vô ngã. Thiện tâm sanh lên nơi ta cũng là danh pháp có thực trạng vô thường, khổ, vô ngã. Nhưng lại có điều khác là cho dù thiện tâm sanh diệt mỗi sát na. Nhưng mãnh lực của thiện tâm đó không tiêu mất mà tiềm tàng dính theo cơ tánh của người tạo phước, khi có cơ hội thì cho quả hiển lộ ngay kiếp này lẫn kiếp sau. Thiện tâm sanh lên thường làm cho người đó minh mẫn, an vui không nhiệt não.

Tựa như người chịu tốn tiền để mua nước tắm, trong lúc tắm nuớc ướt cả mình rồi chảy thấm hết xuống đất. Tuy biết nước đó không tồn tại sau khi tắm, nhưng để tẩy rửa sự nhơ nhớt và làm cho thân thể có trạng thái tươi tỉnh mát mẻ họ vẫn bằng lòng mua nước để tắm hằng ngày. Điều này như thế nào thì mãnh lực của thiện tâm sanh lên rồi diệt đi theo mỗi sát na cũng như thế đó. Người hiểu biết sự việc như đã đề cập trên được gọi là người có tuệ quán và việc làm sai biệt của nhóm người này được liệt vào thiện tam nhân.

Việc kiến tạo các thiện pháp câu hành với tuệ quán (Vipassanāñāṇa) được liệt vào thiện pháp tối thắng. Hàng Phật Giáo đồ thuộc cư sĩ hay xuất gia nên luôn tinh cần làm cho việc phước của mình câu hành với tuệ quán hoặc nghiệp sở thuộc trí để nhận được quả quảng đại vô lượng cả trong kiếp này lẫn kiếp vị lai.

2 - Thiện nhị nhân: Khi tạo các thiện pháp như bố thí, trì giới, tu tiến… bằng thân, ngữ hoặc ý mà thiện tâm của người đó không câu hành với nghiệp sở thuộc trí hoặc tuệ quán. Loại thiện này được gọi là thiện nhị nhân. Tức thiện câu sanh với nhân vô tham, vô sân thiếu nhân vô si.

Chi pháp: 4 tâm đại thiện bất tương ưng trí.

Sự hiện hữu của loại đại thiện này, không chỉ có riêng biệt trong hàng Phật Giáo đồ mà ngay cả trong các tôn giáo khác hoặc một vài nhóm dân tộc lạc hậu, bàng sanh cũng vẫn có thiện tâm đó sanh lên. Bởi thiện pháp bao gồm hành động, lời nói, suy nghĩ thiện. Thiện pháp của người tạo tác như đã trình bày trên, không có quán xét về nghiệp sở thuộc trí hoặc tuệ quán chi cả. Chỉ làm để được lợi ích trước mắt hoặc làm theo bổn phận, phong tục tập quán hay bị người ép buộc phải làm. Như trẻ con chưa biết gì về vấn đề nhân quả của việc làm phước, khi người lớn sai biểu đặt bát cúng dường, đảnh lễ chư Tăng thì chỉ vâng lời làm theo mà thôi.

Lại nữa, việc làm thiện của người không phải là trẻ con nhưng lại là người cố chấp trong Phật Giáo. Vì thế thiện tâm của họ sanh lên tầm thường thuộc thiện nhị nhân. Bởi họ thiếu hiểu biết về Phật Giáo. Đặc biệt nhất là về Thắng Pháp và chính họ cũng không sẵn lòng quan tâm chuyên cần học hỏi để hiểu về Thắng Pháp. Ngay trong lúc bố thí, xuất gia tỳ kheo, tu nữ cũng như lúc tu tiến Chỉ Tịnh hoặc Minh Sát nghiệp xứ thì thực trạng hiện hữu của nhóm người này gần như dính liền với ái, mạn, kiến. Cho dù có thái độ chỉnh tề, trang nghiêm đi nữa cũng chỉ đẩy đưa theo thực trạng bên ngoài. Nói theo phương diện Kinh Tạng thì có thể là được xem là hoàn chỉnh. Nhưng nói theo phương diện Thắng Pháp thì coi như không hoàn chỉnh vì là người có tâm vẫn đục bợn nhơ do động lực của ái, mạn, kiến. Vì vậy, việc làm thiện của nhóm người này mới được liệt vào thiện nhị nhân.

*

Phân tích thiện tam nhân nhị nhân theo bậc thượng & hạ

Thiện tam nhân và thiện nhị nhân như đã đề cập được phân tích ra thành 2 loại:

1. Thiện tam nhân bậc thượng - Thiện nhị nhân bậc thượng.

2. Thiện tam nhân bậc hạ - Thiện nhị nhân bậc hạ.

* Sự hiện hữu của thiện tam nhân và thiện nhị nhân bậc thượng như khi người tạo trữ các việc phước về bố thí, trì giới, tu tiến… trước khi làm cũng như sau khi làm thành tựu rồi mà tâm của người đó không chen lẫn bất thiện. Như trước khi khởi sự làm người đó chủ tâm và sẳn lòng làm việc không thối chí mặc dù đang hoặc sẽ phải đối mặt với khó khăn, nhọc nhằn, vất vả. Như vậy gọi là tư tiền của người đó được thanh tịnh.

Khi đã làm các việc thiện thành tựu hoàn tất rồi thì hân hoan vui thích không nghĩ đến khó khăn vất vả hoặc tốn kém mà chỉ thỏa thích trong công việc của mình đã làm. Như vậy, gọi là tư hậu của người đó được thanh tịnh. Do nhân này, thiện thí, thiện giới hoặc thiện tu tiến sanh lên dù là thiện tam nhân hay thiện nhị nhân đi nữa cũng được liệt vào thiện bậc thượng (ukkaṭṭhakusala).

* Người tạo các việc phước như bố thí, trì giới, tu tiến… trước khi làm cũng như sau khi làm thành tựu rồi mà tâm có bất thiện chen lẫn vào. Như trước khi khởi sự làm người đó không chủ tâm sẵn lòng chỉ làm bằng sự gượng ép bắt buộc. Hoặc do mưu cầu lợi ích, danh dự trong xã hội nên tranh nhau làm. Như vậy, gọi là tư tiền của người đó không thanh tịnh.

Khi người đó làm các việc thiện thành tựu hoàn tất rồi, thì không hoan hỷ ngược lại còn bực bội sầu muộn bởi nghĩ đến sự mệt nhọc và hối tiếc tiền của đã chi tiêu vào việc phước. Hoặc nếu mưu cầu lợi lộc trong xã hội được thành tựu như ý muốn thì hoan hỷ vừa lòng, bằng ngược lại không như ý muốn thì thất vọng buồn phiền. Các việc này gọi là tư hậu không thanh tịnh. Do nhân này, thiện thí, thiện giới hoặc thiện tu tiến sanh lên, dù là thiện tam nhân hay thiện nhị nhân đi nữa cũng được liệt vào là thiện bậc hạ (omakakusala).

Trong 2 loại tư này (tư tiền và tư hậu) là điều kiện để khẳng định thiện bậc thượng hoặc bậc hạ. Tư hậu quan trọng hơn tư tiền bởi vì tư hậu là tư sanh lên sau khi làm việc thiện hoàn tất. Vì vậy, cho dù tư tiền không thanh tịnh nhưng tư hậu thanh tịnh thì được liệt vào thiện bậc thượng. Hay cho dù tư tiền thanh tịnh nhưng nếu tư hậu không thanh tịnh thì cũng được liệt vào thiện bậc hạ .

*

Phân tích thiện bậc thượng thiện bậc hạ theo tư hậu hậu

Từ "Aparāparacetanā" "tư hậu hậu" ám chỉ đến tư thiện hoặc bất thiện sanh lên sau khi tư hậu đã diệt trong thời gian một ngày hoặc một tháng… Các tư này được liệt vào là tư hậu hậu. Nếu là thiện khi suy nghĩ đến bố thí, trì giới, tu tiến của mình đã tạo qua nhiều ngày, nhiều tháng mà vẫn còn hoan hỷ. Như tin tưởng vững chắc vào thiện pháp của mình và có trí tuệ thấy được lợi ích thiện pháp của mình sanh khởi thường xuyên, thì như vậy chính tư hậu hậu thiện này được liệt vào thiện bậc thượng. Nếu như tư hậu hậu thiện khi nhớ đến bố thí, trì giới, tu tiến của mình làm trong thời gian tiếp theo sau mà không vừa lòng, hối tiếc, thất vọng hoặc hoan hỷ thỏa thích dính mắc do ái hoặc tự mãn trong tâm rằng: "Ta tạo phước nhiều hơn người khác". Đó là hiện thân của ngã mạn, thì như vậy chính tư hậu hậu thiện này được liệt vào thiện bậc hạ.

Vì vậy, thiện tam nhân bậc thượng và bậc hạ; thiện nhị nhân bậc thượng và bậc hạ. Cả 4 loại này, khi phân tích theo tư hậu hậu thì có 4:

1- Thiện tam nhân bậc thượng thượng. Thiện nhị nhân bậc thượng thượng.

2- Thiện tam nhân bậc thượng hạ. Thiện nhị nhân bậc thượng hạ.

3- Thiện tam nhân bậc hạ thượng. Thiện nhị nhân bậc hạ thượng.

4- Thiện tam nhân bậc hạ hạ. Thiện nhị nhân bậc hạ hạ.

Sự diễn tiến của 4 tâm thiện tam nhân và 4 tâm thiện nhị nhân như sau:

* Vào sát na tư tạo phước câu sanh với 3 nhân khởi hiện, gọi là thiện tam nhân.

- Vào sát na tư hậu thiện và tư hậu hậu cũng thiện khởi hiện diễn tiến thanh tịnh không chen lẫn bất thiện, gọi là bậc thượng thượng.

- Vào sát na tư hậu thiện mà tư hậu hậu bất thiện khởi hiện, gọi là bậc thượng hạ.

- Vào sát na tư hậu bất thiện mà tư hậu hậu thiện khởi hiện, gọi là bậc hạ thượng.

- Vào sát na tư hậu bất thiện và tư hậu hậu cũng bất thiện khởi hiện, gọi là bậc hạ hạ.

* Vào sát na tư tạo phước câu sanh với 2 nhân khởi hiện thiếu nhân vô si, gọi là thiện nhị nhân.

- Vào sát na tư hậu thiện và tư hậu hậu cũng thiện khởi hiện diễn tiến thanh tịnh không chen lẫn bất thiện, gọi là bậc thượng thượng.

- Vào sát na tư hậu thiện mà tư hậu hậu bất thiện khởi hiện, gọi là bậc thượng hạ.

- Vào sát na tư hậu bất thiện mà tư hậu hậu thiện khởi hiện, gọi là bậc hạ thượng.

- Vào sát na tư hậu bất thiện và tư hậu hậu cũng bất thiện khởi hiện, gọi là bậc hạ hạ.

*

Trình bày việc cho quả của thiện tam nhân bậc thượng

- Việc cho quả của thiện tam nhân bậc thượng trong thời tái tục được 4 tâm đại quả tương ưng trí, làm việc tái tục tam nhân. Ám chỉ cho quả sanh làm nhân loại hoặc chư thiên bậc thượng. Còn trong thời bình nhật cho 8 tâm quả thiện vô nhân và 8 tâm đại quả. Tổng cộng 16 tâm quả này muốn nói đến, khi được sanh làm nhân loại hoặc chư thiên bậc cao thì thường nhận được các cảnh tốt, như thấy, nghe… như ý.

- Việc cho quả của thiện tam nhân bậc thượng thượng và thiện tam nhân bậc thượng hạ. Khi nói theo quan điểm pháp nghĩa (Dhammādhiṭṭhāna) cho quả giống như thiện tam nhân bậc thượng, cả trong thời tái tục lẫn thời bình nhật. Nhưng nói theo quan điểm nhân sinh (puggalàdhiỉỉhàna) thì khác nhau đôi chút. Như quả nhận được từ thiện tam nhân bậc thượng thượng thù thắng hơn quả của thiện tam nhân bậc thượng. Còn quả nhận được từ thiện tam nhân bậc thượng hạ thì thấp kém hơn quả của thiện tam nhân bậc thượng.

- Việc cho quả của thiện tam nhân bậc hạ và thiện nhị nhân bậc thượng. Cả 2 trong thời tái tục cho được 4 tâm đại quả bất tương ưng trí làm việc tái tục nhị nhân. Ám chỉ đến cho quả sanh lên làm nhân loại hoặc chư thiên bậc trung. Còn trong thời bình nhật cho được 8 quả thiện vô nhân và 4 tâm đại quả bất tương ưng trí. Tổng cộng 12 tâm quả này muốn nói đến khi được sanh làm nhân loại hoặc chư thiên bậc trung thì thường nhận được cảnh tốt trung bình như thấy, nghe …

- Việc cho quả của thiện tam nhân bậc hạ thượng, thiện tam nhân bậc hạ hạ, thiện nhị nhân bậc thượng thượng và thiện nhị nhân bậc thượng hạ. Cả 4 khi nói theo quan điểm pháp nghĩa thì cho quả giống như thiện tam nhân bậc hạ và thiện nhị nhân bậc thượng, cả trong thời tái tục lẫn thời bình nhật. Nhưng khi nói theo quan điểm nhân sinh thì khác nhau đôi chút. Như quả nhận được từ thiện tam nhân bậc hạ thượng và thiện nhị nhân bậc thượng thượng cả 2 thường thù thắng hơn quả nhận được từ thiện tam nhân bậc hạ hạ và thiện nhị nhân bậc thượng hạ. Còn quả nhận được từ thiện tam nhân bậc hạ hạ và thiện nhị nhân bậc thượng hạ, cả 2 thường cho quả thấp kém hơn nhận được từ thiện tam nhân bậc hạ và thiện nhị nhân bậc thượng.

- Việc cho quả của thiện nhị nhân bậc hạ trong thời tái tục cho được tâm quan sát quả thiện vô nhân làm việc tái tục vô nhân. Ám chỉ cho quả sanh làm nhân loại hoặc chư thiên bậc thấp. Như cho quả sanh làm nhân loại khuyết tật: đui, điếc, câm, điên khùng… hoặc cho quả sanh làm chư thiên đoạ lạc (vinipātikāsurā) được liệt vào nhóm chư thiên A Tu La. Còn trong thời bình nhật cho được 8 quả thiện vô nhân nên chỉ nhận được các cảnh tốt thường mà thôi, như được thấy, nghe…

- Việc cho quả của thiện nhị nhân bậc hạ thượng và thiện nhị nhân bậc hạ hạ. Cả 2 khi nói theo quan điểm pháp nghĩa thì cho quả giống như thiện nhị nhân bậc hạ, cả trong thời tái tục lẫn thời bìmh nhật. Nhưng khi nói theo quan điểm nhân sinh thì cho quả khác nhau đôi chút. Như việc nhận được quả từ thiện nhị nhân bậc hạ thượng thì tốt hơn quả của thiện nhị nhân bậc hạ. Quả nhận được từ thiện nhị nhân bậc hạ hạ thì thấp kém hơn quả của thiện nhị nhân bậc hạ.

Lại nữa, tất cả tâm thiện như thiện tam nhân bậc thượng… như đã trình bày trên, nếu câu sanh với dục, cần, tâm, trí tuệ thì pháp nào là trưởng thì thiện đó cho quả đặc thù hơn loại thông thường. Ám chỉ đến địa vị, quyền thế, tùy tùng đầy đủ, màu da xinh đẹp, trường thọ, sức khỏe, trí nhớ, trí tuệ viên mãn theo thích ứng với loại thiện đó.

Thích giải trong kệ ngôn Pāli điều thứ 25 - 26 trình bày đến quan điểm của một số vị A xà lê rằng:

"Asaṇkhāraṃ sasaṇkhāraṃ… cho đến "Yathāsambhavamuddise".

Việc cho quả của thiện dục giới như thiện tam nhân bậc thượng… như đã trình bày trên thuộc Samànavàda tức quan điểm đồng nhất của các vị A xà lê hiểu biết thông thạo về pháp thực tánh như Ngài A xà lê Anuruddha…

Đối với Kecivāda tức quan điểm của một số vị A xà lê như trưởng lão Mahādatta trú ngụ tại Moravapī trong xứ Laṅka (Tích Lan) đề cập rằng:

"Nghiệp thiện vô trợ không cho quả hữu trợ và nghiệp thiện hữu trợ cũng không cho quả vô trợ".

Do đó, nếu tính số lượng dị thục quả của thiện dục giới theo Kecivāda thì có như sau:

1* . 2 tâm thiện tam nhân bậc thượng vô trợ cho 12 quả là 8 tâm quả thiện vô nhân và 4 tâm đại quả vô trợ.

2* . 2 tâm thiện tam nhân bậc thượng hữu trợ cho 12 quả là 8 tâm quả thiện vô nhân và 4 tâm đại quả hữu trợ.

3* . 2 tâm thiện tam nhân bậc hạ vô trợ và 2 tâm thiện nhị nhân bậc thượng vô trợ cho 10 quả là 8 tâm quả thiện vô nhân và 2 tâm đại quả bất tương ưng trí vô trợ.

4* . 2 tâm thiện tam nhân bậc hạ hữu trợ và 2 tâm thiện nhị nhân bậc thượng hữu trợ cho 10 quả là 8 tâm quả thiện vô nhân và 2 tâm đại quả bất tương ưng trí hữu trợ.

5* . 2 tâm thiện nhị nhân bậc hạ vô trợ và 2 tâm thiện nhị nhân bậc thượng hữu trợ cho 8 tâm quả thiện vô nhân.

(Đối với quả thiện vô nhân thì không tính vào tâm vô trợ hoặc tâm hữu trợ. Do đó, mới là quả của tất cả tâm thiện được).

Trình bày số lượng dị thục quả của thiện dục giới theo Samānavāda Kecivāda như sau:

THIỆN DỤC GIỚI Số lượng dị thục quả theo Samāvāda Số lượng dị thục quả theo Kecivāda
Tam nhân bậc thượng:

- 2 Vô trợ
- 2 Hữu trợ

16 12
Tam nhân bậc hạ và Nhị nhân bậc thượng:

- 4 Vô trợ
- 4 Hữu trợ

12 10
Nhị nhân bậc hạ:

- 2 Vô trợ
- 2 Hữu trợ

8 8

Trình bày luận điểm của Kecivāda

Trong sự việc dị thục quả vô trợ hoặc hữu trợ cũng liên quan đến nghiệp làm nhân. Như nghiệp vô trợ thì dị thục quả nhận được trong kiếp sau trở đi là vô trợ. Nếu nghiệp hữu trợ thì dị thục quả nhận được trong kiếp sau trở đi là hữu trợ.

Ví như ta lấy gương soi mặt, gương mặt trong gương là phản ảnh khuôn mặt của chính ta. Khi ta lay động thì bóng trong gương cũng lay động.

Chính do nhân này, nghiệp thiện vô trợ mới không cho quả hữu trợ mà chỉ cho quả vô trợ. Ngược lại nghiệp hữu trợ cũng sẽ không cho quả vô trợ mà chỉ cho quả hữu trợ.

*

Trình bày việc luận giải về Kecivāda

Theo quan điểm của trưởng lão Mahādatta thuộc quan điểm của một số vị A xà lê Keci thì các vị A xà lê như Ngài Anuruddha… không tán thành. Bởi các tâm quả này khi nói theo phận sự thì làm phận sự tái tục, hữu phần, tử, na cảnh và sự thấy… cho đến quan sát. Lúc làm phận sự tái tục, hữu phần, tử thì có 1 trong 3 pháp nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng làm cảnh. Nếu cảnh nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng sanh lên không nương vào hành vi của chính mình hoặc của người khác thì tâm tái tục, hữu phần, tử thuộc tâm vô trợ. Do đó, cho dù tâm tái tục, hữu phần, tử là dị thục quả của nghiệp quá khứ. Nhưng việc trở thành vô trợ hoặc hữu trợ của tâm quả không liên quan đến nghiệp quá khứ, chỉ liên quan đến hành vi của mình hoặc của người khác mà thôi.

Còn việc trở thành vô trợ hay hữu trợ của tâm quả làm phận sự na cảnh, thì Ngài A xà lê Mūlaṭīkā đã trình bày trong "Vipākapadavaṇṇanā" rằng: "Hầu như diễn tiến do liên quan đến đổng lực sanh trước", tức đổng lực sanh lên thuộc vô trợ thì tâm na cảnh cũng thuộc vô trợ. Nếu đổng lực khởi hiện thuộc hữu trợ thì tâm na cảnh cũng thuộc hữu trợ. Do đó, dù cho tâm na cảnh là quả của nghiệp quá khứ, nhưng việc trở thành vô trợ hoặc hữu trợ thì không liên quan đến nghiệp quá khứ mà phần nhiều liên quan đến tâm đổng lực sanh trước.

Đối với tâm nhãn thức,… cho dù là quả của nghiệp quá khứ nhưng điều trọng yếu khi sanh lên phải nương vào nhân tiên quyết. Như tâm nhãn thức sanh lên được phải nương vào 4 nhân như: Nhãn thanh triệt, cảnh sắc, ánh sáng, tác ý. Nếu đủ cả 4 nhân này thì tâm nhãn thức tự động sanh lên mà không một ai có thể cưỡng ép ngăn cản không cho khởi hiện được. Nhưng nếu không đủ 4 nhân thì dù cho có ai đến cưỡng bức tâm nhãn thức cũng không khởi hiện được. Do đó, nên không thể nói được rằng: "Tâm nhãn thức,… thuộc vô trợ hay hữu trợ được.

Còn tâm tiếp thâu, tâm quansát bắt buộc phải sanh lên theo sau tâm nhãn thức diễn tiến theo quy luật thực tánh cố nhiên của tâm (Cittaniyāma). Vì vậy, nên không thể nói rằng: "tâm tiếp thâu và tâm quan sát thuộc vô trợ hay hữu trợ". Do đó, các Ngài A Xà Lê Anuruddha… mới đặt tên cho quan điểm của Ngài trưởng lão MahādattaKecivāda (lời nói chưa thể chấp nhận làm chuẩn mực được).

Thích giải Pāli điều 27 … điều 35 trình bày đến việc cho quả của thiện nghiệp sắc giới.

Việc trình bày đến cơ sở hệ quả của thiện nghiệp sắc giới cần phải hiểu theo Thắng Pháp Tập Yếu Luận (abhidhammatthasaṇgaha) đã trình bày trong phần đầu. Còn việc diễn tiến theo hy thiểu (paritta), trung bình (majjhima), vô lượng (paṇīta) của thiện nghiệp sắc giới thường diễn tiến do mãnh lực của 2 pháp:

1. Bốn trưởng: Việc hình thành thiền hy thiểu, trung bình, vô lượng liên quan đến pháp trưởng. Như thông thường người tu tiến Chỉ Tịnh cho đến khi đắc thiền thì dục, cần, tâm, trí tuệ của người đó phải đạt đến lớn mạnh (trưởng), khi sát na đắc thiền sanh lên phải có 1 trong 4 pháp trưởng câu sanh. Nếu các pháp trưởng này hiện hữu thuộc loại tầm thường thì thiền khởi lên thuộc loại thiền hy thiểu (parittajhāna) có mãnh lực yếu kém. Nếu 1 trong 4 pháp trưởng có sức mạnh vừa đủ thì thiền khởi hiện thuộc loại thiền trung bình (majjhimajhāna) có mãnh lực trung bình. Nếu 1 trong 4 pháp trưởng có sức mạnh mãnh liệt thì thiền khởi hiện thuộc loại thiền vô lượng (paṇitājhāna) có mãnh lực cao tột. Cho nên thiền giả khi được sanh lên cõi sắc giới thì sẽ sanh vào cõi tương ứng với thiền của mình đã đắc chứng với mãnh lực của thiền đó.

2. Nhập thiền: Việc hình thành thiền hy thiểu, trung bình, vô lượng liên quan đến nhập thiền. Như thiền giả sau khi đắc thiền nếu không thường xuyên nhập thiền mà thỉnh thoảng mới nhập thiền một lần thì thiền đã đắc được liệt vào loại hy thiểu (paritta), nếu nhập thiền vừa chừng thì thiền đó thuộc loại trung bình (majjhima), nếu nhập thiền thường xuyên cho đến khi thuần thục thì thiền đó thuộc loại vô lượng (paṇīta).

Việc hình thành thiền hy thiểu, thiền trung bình, thiền vô lượng theo 2 lý đã trình bày trên. Lý thứ nhất liên quan đến pháp trưởng là điểm chánh yếu để khẳng định trong việc hành giả sanh lên cõi sắc giới. Như người đắc sơ thiền loại hy thiểu thì sanh vào cõi Phạm Chúng Thiên; đắc thiền loại trung bình thì sanh vào cõi Phạm Phụ Thiên; đắc thiền loại vô lượng thì sanh vào cõi Đại Phạm Thiên.

Còn lý thứ hai liên quan đến việc nhập thiền để làm nền tảng cho thiền giả tu tiến chứng đắc thiền bậc cao. Như thiền giả đắc chứng sơ thiền muốn đắc chứng nhị thiền phải nhập sơ thiền mà mình đã chứng đắc cho thuần thục đến khi đạt được 5 pháp tự tại (vàsi) thì mới có thể chứng đắc nhị thiền được. Nếu không thường xuyên nhập sơ thiền mà mình chứng đắc, thì sơ thiền đó được liệt vào loại hy thiểu không làm nền tảng cho chứng đắc nhị thiền được. Nếu thiền giả đắc sơ thiền mà thường xuyên nhập sơ thiền, nhưng chưa thuần thục 5 pháp tự tại thì sơ thiền đó được liệt vào loại trung bình cũng không làm nền tảng chứng đắc nhị thiền được. Nếu thiền giả đắc sơ thiền mà thường xuyên nhập sơ thiền cho đến khi thuần thục 5 pháp tự tại thì sơ thiền đó được liệt vào loại vô lượng, có thể làm nền tảng để chứng đắc nhị thiền được. Trong các thiền chứng tiếp theo cũng diễn tiến như vậy.

Lại nữa, nhị thiền và tam thiền cho quả sanh lên cõi nhị thiền đã có giải thích nội dung trong phần "paṭisandhicatukka" trong Pāli điều thứ 12: "Tathādutiyajjhāna vipākaṃ tatiyajjhānavipākañca dutiyajjhānabhūmiyaṃ".

Trong Pāli điều thứ 36 đề cập "Pañcamajjhānaṃ bhāvetvā vehapphalesu" "Khi đã đắc ngũ thiền thì cho quả sanh lên cõi Quãng Quả", dù thiền giả đắc chứng ngũ thiền loại hy thiểu, trung bình, vô lượng đi nữa thì chỉ duy nhất sanh vào cõi Quãng Quả và có tuổi thọ bằng với 500 đại kiếp.

Thích giải: Quả của 3 loại ngũ thiền này nếu nói về cõi và tuổi thọ thì giống nhau nhưng quả thì khác nhau. Như nói về oai lực và thiên sản thì bậc chứng đắc ngũ thiền loại vô lượng luôn có oai lực và thiên sản cao tột thù thắng hơn loại trung bình và hy thiểu. Bậc chứng đắc ngũ thiền loại trung bình thì có oai lực và thiên sản thù thắng hơn loại hy thiểu. Còn bậc chứng đắc ngũ thiền loại hy thiểu thì có oai lực và thiên sản thuộc loại bình thường.

Trong Pāli điều thứ 37 đề cập: "Tadeva saññāviragaṃ bhāvetvā asaññasattesu" "Chính do chứng đắc ngũ thiền ly tưởng (danh pháp) thì cho quả sanh vào cõi Vô Tưởng".

Điều này có nghĩa là nhân loại và chư thiên thuộc hạng phàm nhân. Sau khi đắc chứng tứ thiền quán xét thấy tội lỗi của danh pháp rằng: "Khổ sai biệt như nhiệt não, phiền muộn, mê muội, bất an… cũng do nương sanh từ danh pháp. Danh pháp này tựa như vết thương, như cơn bệnh trầm kha. Người nào thoát khỏi khổ này thì có thể nói người đó đã hưởng được Níp Bàn hiện tại (diṭṭhadhammanibbāna)". Khi thiền giả có quan niệm như vậy, thì quán xét đến tội lỗi của tâm thức rằng: "Saññāgaṇdo saññārogo" "Danh pháp này tựa như vết thương, như cơn bệnh trầm kha". Sau khi suy xét xong, thiền giả đắc tứ thiền mới ước nguyện sanh hữu ly danh pháp. Từ đó bắt đầu tu tiến chú niệm biến xứ gió để chứng đắc ngũ thiền.

Việc tu tiến ly danh pháp này, cho dù thiền giả đã chứng đắc tứ thiền bằng chú niệm vào bất cứ biến xứ nào đi nữa. Nhưng khi ước nguyện sanh hữu ly danh pháp thì phải chứng đắc ngũ thiền từ việc tu tiến thường xuyên chú niệm vào án xứ gió. Có một số vị A xà lê nói rằng: "Chứng đắc ngũ thiền từ sự chú niệm biến xứ (kasiṇa) hư không cũng được thành tựu lợi ích như vậy".

Khi chứng đắc ngũ thiền thì tâm ngũ thiền sanh lên gọi là tu tiến ly ái tưởng (saññāvirāgabhāvanā). Khi mệnh chung từ cõi này thì sanh vào cõi Vô Tưởng bằng sắc tái tục. Còn trong thời bình nhật thì chính bọn sắc mạng quyền này gìn giữ kiếp sống và khi mệnh chung thì bọn sắc mạng quyền cũng làm phận sự tử. Riêng đối với Phạm Thể của các vị Phạm Thiên Vô Tưởng này thì có oai nghi khác nhau, tùy theo lúc mệnh chung mà thiền giả đắc ngũ thiền ly ái tưởng (saññāvirāga). Chết trong oai nghi nào thì sanh lên cõi Phạm Thiên Vô Tưởng với oai nghi đó. Nếu ngồi chết thì sanh lên làm Phạm Thiên Vô Tưởng có oai nghi ngồi; nếu đứng chết thì sanh lên có oai nghi đứng; nếu nằm chết thì sanh lên có oai nghi nằm.

Thích giải Pāli điều thứ 38 rằng: "Anāgāmino pana suddhāvāsesu upajjanti" "Bậc A Na Hàm đắc chứng ngũ thiền thường sanh vào cõi Ngũ Tịnh Cư".

Khi nhận xét riêng trong điều Pāli này sẽ làm cho hiểu được 2 khía cạnh: "Bậc chứng A Na Hàm khi mệnh chung từ cõi này thì sanh vào cõi Ngũ Tịnh Cư . Hoặc bậc chứng A Na Hàm đắc chứng thiền bất cứ là bậc nào khi mệnh chung thì cũng sanh vào cõi Ngũ Tịnh Cư". Nhưng trong nơi đây, phải nhận xét về khía cạnh trình bày đến vấn đề thiền và cõi theo tuần tự như đã trình bày trong phần đầu:

- Cõi mà tâm sơ thiền cho quả là 3 cõi sơ thiền.

- Cõi mà tâm nhị thiền và tâm tam thiền cho quả là 3 cõi nhị thiền.

- Cõi mà tâm tứ thiền cho quả là 3 cõi tam thiền.

- Cõi mà tâm ngũ thiền cho quả là 7 cõi tứ thiền.

Nhưng trong 7 cõi tứ thiền là quả của ngũ thiền có đặc tánh không bằng nhau, được phân ra thành 3 loại. Như bậc đắc chứng ngũ thiền loại thông thường thì sanh vào cõi Quảng Quả không giới hạn người. Tức phàm tam nhân hoặc 3 Thánh Quả hữu học cũng được. Bậc đắc ngũ thiền ly ái tưởng (saññāvirāgabhāvanā) thì sanh vào cõi Vô Tưởng. Nhưng chỉ thuần túy là phàm tam nhân bởi vì thường nhiên các bậc Thánh không bao giờ tu thiền ly ái tưởng. 5 cõi thiền còn lại là cõi Ngũ Tịnh Cư cho dù cũng là quả của ngũ thiền, nhưng nếu nói về bậc mà sanh vào cõi Ngũ Tịnh Cư thì phải giới hạn. Tức phải là bậc A Na Hàm còn người ngoài ra thì không sanh vào cõi Ngũ Tịnh Cư được. Do đó, Ngài A xà lê Anuruddha mới trình bày rằng: "Anāgāmino pana suddhāvāsesu uppajjanti" và điều Pāli này nếu trình bày cho đầy đủ thì phải trình bày rằng: "Anāgāmino pana pañcamajjhānaṃ bhāvetvā suddhāvāsesu uppajjanti" "Chỉ khi nào bậc A Na Hàm chứng đắc ngũ thiền mới sanh vào cõi Ngũ Tịnh Cư".

Trong sự kiện này có điều giới hạn rằng: Bậc sanh vào trong cõi Tịnh Cư được phải hội đủ ân đức . Như phải là bậc A Na Hàm chứng đắc ngũ thiền và phải có 1 trong 5 pháp quyền đặc biệt trội hơn mới sanh vào trong cõi Ngũ Tịnh Cư được. Nếu bậc A Na Hàm chứng đắc ngũ thiền, nhưng ngũ quyền thuộc loại thông thường thì các bậc A Na Hàm này sanh vào cõi Quảng Quả mà không sanh vào cõi Ngũ Tịnh Cư . Bởi vì trong cõi Ngũ Tịnh cư được viên mãn chắc chắn 4 đặc ân như:

1. Bậc sanh vào 1 trong 5 cõi Ngũ Tịnh Cư, thì không sanh vào cõi sắc giới hoặc vô sắc giới khác nữa.

2. Không tái sanh lại cõi mà mình đã cư ngụ.

3. Khi mệnh chung từ cõi Tịnh Cư mà mình đã cư ngụ rồi thì không sanh vào cõi thấp hơn, mà phải sanh vào cõi cao hơn.

4. Phải chứng đắc A La Hán ngay trong cõi Tịnh Cư.

Riêng trong cõi Sắc Cứu Cánh có một ân đức khác nữa là bậc A Na Hàm mà cư ngụ trong cõi Sắc Cứu Cánh phải chứng đắc A La Hán trong cõi đó.

Lại nữa, việc sanh vào cõi Tịnh Cư của bậc A Na Hàm đắc ngũ thiền thì có quy định rằng:"Nếu bậc A Na Hàm có tín quyền đặc thù hơn các quyền khác thì sanh vào cõi Vô Phiền Thiên; nếu có tấn quyền đặc thù hơn các quyền khác thì sanh vào cõi Vô Nhiệt Thiên; nếu có niệm quyền đặc thù hơn các quyền khác thì sanh vào cõi Thiện Kiến Thiên; nếu có định quyền đặc thù hơn các quyền khác thì sanh vào cõi Thiện Hiện Thiên; nếu có tuệ quyền đặc thù hơn các quyền khác thì sanh vào cõi Sắc Cứu Cánh".

Bậc chứng đắc a na hàm không sanh vào cõi phạm thiên có hay chăng?

Bậc chứng đắc A Na Hàm rồi thì sanh vào cõi Phạm Thiên dù cho bậc A Na Hàm đó là bậc lạc quán (sukkhavipassaka) không có đắc thiền trước đi nữa. Nhưng khi gần mệnh chung thì thiền tự động sanh lên do nương vào mãnh lực của định. Vì thông thường thiền khởi hiện được bởi do sức mạnh trọng yếu của định. Mà kẻ thù của định là dục dục cái, còn các bậc A Na Hàm thì đã sát tuyệt tham ái nên không còn dục dục cái nữa. Do đó, định của bậc A Na Hàm có sức mạnh dũng mãnh đặc biệt có thể làm cho định sanh lên cấp kỳ.

Hỏi: Bậc A Na Hàm lạc quán bị giết trong trong lúc đang ngủ, thì bậc A Na Hàm đó có thiền sanh lên hay không?

Đáp: Thiền vẫn sanh lên được bởi bậc A Na Hàm hằng luôn có định. Loại định này có sức mạnh đạt đến cận định (upacārasamādhi).

Lại nữa, bậc không còn ái dục thì tâm thường nhàm chán cõi còn liên quan đến ngũ dục. Tâm vị ấy hằng luôn hướng đến cõi ly ngũ dục. Vì vậy, cho dù bậc A Na Hàm có bất ngờ chấm dứt sanh mạng (bất đắc kỳ tử) nhưng trước khi tâm tử sanh lên thì tâm tương ưng thiền hiện khởi trước rồi mới mệnh chung. Khi mệnh chung thì sanh lên cõi Phạm Thiên tương ứng liên quan đến thiền chứng. Nếu sơ thiền hiện khởi thì sanh vào cõi sơ thiền, nếu nhị thiền hay tam thiền khởi hiện thì sanh lên cõi nhị thiện…

Lại nữa, chư thiên cõi cao kể từ tầng Đạo Lợi… nếu chứng đắc A Na Hàm thì nhàm chán cõi mình đang cư ngụ vì có đầy đủ ngũ dục vây quanh. Nếu tuổi thọ của mình còn dài thì chú nguyện Như Ý Tử (Adhimuttikālaṃkiriyā) như chú nguyện rằng: "Xin cho danh uẩn quả và sắc nghiệp của tôi đừng sanh lên tiếp tục nữa". Thì hơi thở chấm dứt ngay mệnh chung sanh vào cõi Phạm Thiên là nơi an tịnh vắng lặng xa lìa ngũ dục. Khi gần mệnh chung thì tâm thiền làm việc tử khởi hiện cho bậc A Na Hàm lạc quán này, gọi là Đạo tương ưng thiền (maggasiddhijhāna).

Thích giải Pāli điều thứ 39 trình bày đến việc cho quả của 4 thiện nghiệp vô sắc giới.

Trong 4 thiện nghiệp vô sắc giới thì thiện nghiệp không vô biên xứ cho quả dị thục không vô biên xứ sanh vào cõi không vô biên xứ.

Thiện nghiệp thức vô biên xứ cho quả dị thục thức vô biên xứ sanh vào cõi thức vô biên xứ.

Thiện nghiệp vô sở hữu xứ cho quả dị thục vô sở hữu xứ sanh vào cõi vô sở hữu xứ.

Thiện nghiệp phi tưởng phi phi tưởng xứ cho quả dị thục phi tưởng phi phi tưởng xứ sanh vào cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Đây là việc thích giải dị thục quả sanh lên từ 4 thiện nghiệp vô sắc giới theo tuần tự, như Pāli trình bày rằng:

"Yathākkāmaṃ uppajjati".

*

Người sanh lên cõi tứ thiền bằng mãnh lực cho quả tái tục của thông thiện được hay chăng?

Giải rằng: Thông thiện không cho quả tái tục được, bởi vì thông thiện khởi hiện được phải sau khi đã đắc ngũ thiền, cho nên mới hiện hữu trong vai trò là quả của ngũ thiền.

Lại nữa, trong việc thị hiện thần thông (abhiññā) sai biệt, như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông,… Các thông này là quả của thông thiện là loại quả được thành tựu hiển lộ. Chính 2 nguyên nhân này trình bày cho thấy thông thiện không cho quả tái tục được.

Ngài A xà lê Anuruddha đã trình bày đến 1 loại nhân về vấn đề này trong bộ Nāmarūpapariccheda rằng:

Samānāsevane laddhe Vijjamāne mahabbale

Aladdhā tādisaṃ hetuṃ Abhiññā na vipaceati

Thiện đáo đại có sức mạnh nhiều khi nhận được sự trợ giúp từ Tập Hành Duyên (asevanāpaccaya) rồi mới cho quả. Còn thông thiện thì không cho quả vì không có nhân trợ giúp từ Tập Hành Duyên.

Việc trình bày nhân của Ngài A xà lê Anuruddha đến vấn đề thông thiện không có khả năng cho quả tái tục. Vì không đủ sức mạnh do không nhận được sự trợ giúp ủng hộ từ Tập Hành Duyên thì chưa chuẩn xác. Bởi vì sự kiện mà thông thiện không nhận được trợ giúp ủng hộ bằng mãnh lực Tập Hành Duyên cũng không phải là nhân trọng yếu về sức mạnh cho quả tái tục. Thông thường trong lộ hiện thông thì thông thiện chỉ sanh lên duy nhất 1 lần. Nhưng trong sát na đó cũng có thể hiện thông sai biệt được. Việc sanh lên của lộ hiện thông như sau: Hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khai ý môn, chuẩn bị, cận hành, thuận thứ, chuyển tộc, thông, hộ kiếp tiếp tục. Giống như việc khởi hiện của tâm thiền trong lộ đắc thiền (adhikammikajhānavithī) là: Hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khai ý môn, chuẩn bị, cận hành, thuận thứ, chuyển tộc, thiền, hộ kiếp tiếp tục. Trong lộ này thì chuẩn bị… cho đến chuyển tộc không là Tập Hành Duyên cho tâm thiền được. Nhưng tâm thiền này cũng đủ sức mạnh cho quả tái tục dù không nhận được sự trợ giúp ủng hộ bằng mãnh lực Tập Hành Duyên cũng vẫn có sức mạnh đặc biệt trong vai trò trọng nghiệp. Chúng ta thấy rằng, bậc A Na Hàm lạc quán khi cận tử thì thiền sanh lên và tâm thiền này chỉ khởi hiện 1 lần giống như lộ đắc thiền. Do đó, tâm thiền này cũng không nhận được sự trợ giúp ủng hộ từ Tập Hành Duyên, nhưng cũng vẫn có đủ sức mạnh cho quả để bậc A Na Hàm sanh lên cõi sắc giới được.

*

Nữ nhân đắc thiền khi mệnh chung sẽ được sanh làm nhóm phạm thiên nào?

Đời sống trong cõi Phạm Thiên kể từ sơ thiền,… cho đến một cõi nào trong cõi Ngũ Tịnh Cư đều có 3 nhóm Phạm Thiên. Như nhóm Phạm Thiên cõi sơ thiền cũng có 3 là Phạm chúng thiên, Phạm Phụ Thiên, Đại Phạm Thiên. Trong 3 nhóm Phạm Thiên này thì Phạm Chúng Thiên và Phạm Phụ Thiên là 2 nhóm tùy chúng của Đại Phạm Thiên. Nữ nhân đắc sơ thiền thuộc phàm hoặc Thánh khi sanh vào một cõi nào trong cõi Phạm Thiên sơ thiền thì sẽ không thành Đại Phạm Thiên được mà chỉ là Phạm Chúng Thiên hay Phạm Phụ Thiên mà thôi. Nữ nhân đắc 8 hoặc 9 thiền chứng thuộc Phàm hoặc Thánh khi sanh vào một cõi nào tương ứng với thiền trong cõi Phạm Thiên thì cũng làm Phạm Thiên thuộc loại tùy tùng mà thôi. Cũng như nữ nhân sanh làm chư thiên cũng không làm chư thiên thủ lãnh, như không sanh làm Đức Trời Đế Thích hoặc Ma Vương được.

Như Ngài A xà lê sớ giải trình bày trong (Sammohavinodanī) và sớ giải Tương Ưng Bộ Kinh rằng: "Itthiyopi pana ariyā vā anariyā api aṭṭasamāpattilābhiniyo brahmaparisajjesuyeva nibbattanti". "Dù cho nữ nhân đắc 8 thiền chứng thuộc Thánh hay Phàm cũng sanh làm Phạm Thiên thuộc hạ tùy chúng của Đại Phạm Thiên mà thôi’.

"Yaṃ itthiṃ sakkattaṃ kareyya mārattaṃ kareyya brahmattaṃ kareyya, netaṃ ṭhānaṃ vijjati, brahmattanti mahābrahmattaṃ adhippetaṃ"

"Nương vào nhân nào để nữ nhân được sanh làm thiên chủ Đế Thích, Ma Vương hoặc Phạm Thiên, nhân đó thường không có".

Nói đến Phạm Thiên ám chỉ Đại Phạm Thiên.

Từ "Brahmaparisajjesu" trong Pāli điều thứ 1 thì Phạm Phụ Thiên cũng được xếp vào trong điều này, bởi vì Phạm Phụ Thiên cũng là tùy chúng của Đại Phạm Thiên. Ngay cả Đức Phật cũng từng gọi Phạm Phụ Thiên là "Brahmaparisā".

Riêng trong Netti, Ngài đã thuyết rõ rằng: "Itthī mahābrahmā siya, netaṃ ṭhānaṃ vijjati" "Nương vào nhân nào mà nữ nhân đắc thiền sanh làm Đại Phạm Thiên nhân đó thường không có". Trong điều Pāli này chỉ rõ rằng: "Nữ nhân đắc thiền không sanh làm Đại Phạm Thiên được". Điều này trình bày cho thấy nữ nhân chỉ sanh làm 2 nhóm Phạm Thiên còn lại.

Lại nữa, trong sự kiện mà nữ nhân không sanh làm Đại Phạm Thiên được. Bởi vì tứ trưởng của nữ nhân sanh khởi thường không có sức mạnh dũng mãnh như tứ trưởng của nam nhân. Do đó, mới khẳng định rằng thiền khởi lên với nữ nhân bất cứ là thiền nào đi nữa chỉ là thiền hy thiểu hoặc trung bình, không đạt đến thiền vô lượng được.

Một lý khác nữa, giới tánh nữ được liệt vào giới tánh thấp kém hơn so với giới tánh nam cho nên mới không sanh làm Đại Phạm Thiên được, dù bất cứ trong cõi nào.

*

Trình bày việc sanh vào cõi mà thiền giả ước nguyện diễn tiến theo năng lực của ái trước và khuynh hướng

Trong điều Pāli đã trình bày ở phần đầu: "Pathamajjhānaṃ parittaṃ bhāvetvā brahmaparisajjesu upbajjanti"...: "Khi tu tiến sơ thiền bậc thấp thì cho quả sanh vào cõi Phạm Chúng Thiên"… Việc trình bày như vậy, là ám chỉ đến việc diễn tiến thông thường của thiền chứng. Nhưng nếu thiền giả có ái trước (nikantitaṇhā) hoặc khuynh hướng (cetopaṇidhi) thì việc sanh vào cõi tương ứng với thiền chứng cũng không nhất địmh bởi do ái trước và khuynh hướng của mình.

Từ "Nikantitaṇhā" (ái trước) ám chỉ đến sự ái luyến trong cõi mà mình đã từng tái sanh vào hằng nhiều kiếp.

Từ "Cetopaṇidhi" (khuynh hướng) ám chỉ cho tâm ước muốn trong cõi đó, diễn tiến bỡi do năng lực của dục (chanda).

h Như thiền giả là phàm nhân vào lúc cận tử có ái trước trong một cõi chư thiên nào khởi lên thì thiền chứng cũng hoại đi. Cho tới khi mệnh chung thì sanh vào cõi chư thiên đó, mà không sanh vào cõi Phạm Thiên được.

h Nhân loại, chư thiên chứng đắc Tu Đà Hườn hoặc Tư Đà Hàm khi đắc thiền thường không còn ái trước hoặc khuynh hướng liên quan đến cõi vui dục giới. Bởi vì thiền chứng của các bậc Thánh kiên định hơn thiền chứng của phàm nhân. Vì vậy, thiền chứng của các Ngài không hoại được. Nên các Ngài sau khi mệnh chung sanh vào 1 trong những cõi Phạm Thiên từ thiền chứng của mình (trừ cõi Vô Tưởng và cõi Ngũ Tịnh Cư). Khi đã sanh làm Phạm Thiên cho dù chưa chứng đắc A Na Hàm cũng không sanh trở lại cõi vui dục giới nữa. Cho nên thiền 2 bậc Thánh Phạm Thiên này mới được gọi là thiền A Na Hàm.

h Phàm nhân hoặc Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm thuộc nhân loại, chư thiên đã đắc 8 hoặc 9 thiền chứng. Nếu có khuynh hướng 1 trong những cõi Phạm Thiên nào ngoại trừ cõi Vô Tưởng và Cõi Tịnh Cư, thì khi mệnh chung sẽ sanh vào cõi Phạm Thiên mà mình ước muốn.

h Nhân loại, chư thiên đắc chứng A Na Hàm và đắc chứng 8 hoặc 9 thiền chứng. Nếu có khuynh hướng trong một cõi Phạm Thiên nào ngoại trừ cõi Vô Tưởng. Khi mệnh chung thì sanh vào cõi Phạm Thiên mà mình ước muốn được như ý nguyện. Như bậc A Na Hàm nếu ước muốn sanh vào sơ thiền, cõi Tịnh Cư hoặc cõi vô sắc, thì sẽ sanh vào cõi mà mình ước muốn. Do đó, Đức Thế Tôn mới phán dạy rằng: "Ijjhati bhikkhave sīlavato cetopaṇīdhi visuddhatto" "Này các tỳ kheo! sự ước muốn của người có giới thường được thành tựu, vì là sự ước muốn của người có tâm thanh tịnh".

h Đối với bậc Thánh Phạm Thiên Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm các bậc này đừng nói chi chỉ sanh vào cõi vui dục giới thôi cho dù cõi Phạm Thiên thấp hơn thiền chứng của mình cũng vẫn không sanh vào.

h Bậc A Na Hàm sanh vào cõi Ngũ Tịnh Cư thì không sanh vào cõi Tịnh Cư thấp hơn. Không tái sanh trở lại trong cõi mà mình cư ngụ. Khi chưa chứng đắc A La Hán thì thường sanh lên cõi cao hơn theo tuần tự. Nếu chứng đắc A La Hán trong cõi nào thì Níp Bàn trong cõi đó. Đối với bậc A Na Hàm sanh vào cõi Sắc Cứu Cánh thì không sanh vào cõi khác nữa, và cũng không tái sanh lại cõi Sắc Cứu Cánh mà phải nhất định Níp Bàn trong cõi này.

h Bậc Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm khi sanh vào cõi Quảng Quả và cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, nếu chưa chứng đắc A La Hán thì không sanh vào cõi khác mà phải sanh trở lại trong cõi đó cho đến khi đắc chứng A La Hán. Do đó, Ngài A xà lê Ṭīkā mới trình bày rằng:

1. Vehapphale akaniṭṭhe Bhavagge ca patiṭṭhitā

Na punāññattha jāyanti Sabbe ariyapuggalā

2. Na puna tattha jāyanti Sabbepi suddhavāsikā

Brahmalokagatā heṭṭhā Ariyā noppajjareti

1- Các bậc Thánh mà sanh vào cõi Quảng Quả, cõi Sắc Cứu Cánh và cõi cao tột Phi Tưởng Phi Phi Tưởng thì không sanh vào cõi khác nữa.

2- Chư Phạm Thiên cõi Tịnh Cư không sanh trở lại trong cõi mà mình cư ngụ nữa. Các bậc Thánh sanh vào các cõi Phạm Thiên thì không sanh trở lại cõi thấp hơn.

Thích giải kệ ngôn kết thúc như: "Itthaṃ mahaggataṃ paññaṃ…"

Kệ ngôn này là câu kết thúc trong việc trình bày đến cơ sở hệ quả (pākatthāna) tức cõi là nơi mà 4 nghiệp cho quả như bất thiện nghiệp, thiện nghiệp dục giới, thiện nghiệp sắc giới, thiện nghiệp vô sắc giới. Và đề cập rằng: "Yathābhūmivavatthitaṃ,janeti sadisaṃ pākaṃ" "Cho quả theo tương ứng thiện của mình". Như:

- Thiện sơ thiền cho quả dị thục sơ thiền sanh lên cõi sơ thiền.

- Thiện nhị thiền cho quả dị thục nhị thiền sanh lên cõi nhị thiền.

- Thiện tam thiền cho quả dị thục tam thiền sanh lên cõi nhị thiền.

- Thiện tứ thiền cho quả dị thục tứ thiền sanh lên cõi tam thiền.

- Thiện ngũ thiền cho quả dị thục ngũ thiền sanh lên cõi tứ thiền.

- Thiện không vô biên xứ cho quả dị thục không vô biên xứ sanh lên cõi không vô biên xứ.

- Thiện thức vô biên xứ cho quả dị thục thức vô biên xứ sanh lên cõi thức vô biên xứ.

- Thiện vô sở hữu xứ cho quả dị thục vô sở hữu xứ sanh lên cõi vô sở hữu xứ.

- Thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ cho quả dị thục phi tưởng phi phi tưởng xứ sanh lên cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Kệ ngôn như đã trình bày trên là kệ ngôn kết thúc việc thích giải về 4 cơ sở hệ quả (pākaṭṭhānacatukka).

*

Thích giải đặc biệt về việc cho quả của Thiện nhị thiền - Thiện tam thiền

Khi nhận xét về cõi mà thiện nhị thiền và thiện tam thiền cho quả, thì cho quả chỉ cùng 1 cõi nhị thiền. Do đó, nếu nói theo qui luật thì người đắc nhị thiền loại vô lượng khi mệnh chung thì sanh vào cõi Biến Quang Thiên (Ābhassarābhūmi), người đắc tam thiền loại hy thiểu khi mệnh chung thì chỉ sanh vào cõi Thiểu Quang Thiên (Parittabhābhūmi), Như vậy, cũng còn hoài nghi rằng: "Tại sao người đắc tam thiền là thiền cao hơn nhị thiền mà lại nhận được quả thấp hơn nhị thiền, do nhân nào?"

Giải rằng: Mãnh lực ân đức của thiện nhị thiền và thiện tam thiền đều ngang nhau cả về việc sanh lên và diệt chi thiền. Như thiền khởi hiện lần thứ 2 gọi là nhị thiền diệt Tầm; thiền khởi hiện lần thứ 3 gọi là tam thiền diệt Tứ. Sự khác biệt nhau như đã trình bày trên cũng do liên quan đến người chứ không phải khác nhau về ân đức. Như thiền giả là người độn căn (mandapuggala) thì việc hiện khởi của thiền chứng diệt chi thiền sẽ phân thành 2 như thiền vừa đề cập trên. Nếu thiền giả là bậc lợi căn (tikkhapuggala) thì thiền sanh khởi lên diệt chi thiền không phân ra thành 2 lần. Tức thiền khởi hiện lần thứ 2 gọi là nhị thiền có phận sự diệt Tầm Tứ. Thiền khởi hiện lần thứ 3 gọi là tam thiền có phận sự diệt hỷ. Thiền sanh lên lần thứ 4 gọi là tứ thiền có phận sự diệt lạc. Cho nên gọi là thiền sắc giới 4 bậc.

Do nhân này, mãnh lực ân đức của nhị thiền và tam thiền mới có sự khác nhau. Nhưng nếu thiền giả là người độn căn như nhau thì người đắc nhị thiền loại vô lượng và đắc tam thiền loại vô lượng cho quả sanh vào cõi Biến Quang Thiên như nhau.

Vì vậy, các học viên nên hiểu theo lời trình bày trên.

Kết thúc việc trình bày nhóm 4 nghiệp trong chương 5.

-ooOoo-

BỐN NGUYÊN NHÂN TỬ
(MARAṆUPPATTICATUKKA)

Trình bày 4 cách chết theo Thắng Pháp Tập Yếu Luận & lời dịch

1 - Āyukkhayena kammakkhayena ubhayakkhayena upacchedakakammunā ceti catudhā maraṇuppatti nāma.

4 nguyên nhân làm hiển lộ sự chết, gọi là maraịuppatti.

1- Āyukkhayamaraṇa: Chết do hết tuổi thọ.

2-Kammakkhayamaraṇa: Chết do hết hết nghiệp.

3- Ubhayakkhayamaraṇa: Chết do hết tuổi thọ và hết nghiệp.

4- Uppacchedakamaraṇa: Chết do nghiệp chen vào cắt đứt (bất đắc kỳ tử).

*

Trình bày ấn tướng hiển lộ khi Cận tử

2 - Tathā ca maranatānaṃ pana maraṇakāle yathārahaṃ abhimukhībhūtaṃ bhavantare paṭisandhijanakaṃ kammaṃ vā, taṃkammakaraṇakāle rūpādikamupaladdhapubbamupakaraṇabhūtañca kammanimittaṃ vā, anantaramuppajjamānabhave upalabhitabbamupabhogabhūtañca gatinimittaṃ vā kammabalena channaṃ dvārānaṃ aññatarasmiṃ paccupaṭṭhāti.

Đối với người chết liên quan đến 1 trong 4 nguyên nhân. Lúc cận tử thì thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp đưa đi tái tục trong kiếp sau diễn tiến như hiện rõ cho mình ngay trước mặt.

Nếu nghiệp tướng tức cảnh nghiệp như cảnh sắc, cảnh thinh… đã từng được thấy, được nghe… liên quan đến việc làm của mình làm duyên hỗ trợ cho thành tựu hành động của mình trong lúc tạo nghiệp.

Nếu như thú tướng tức cảnh sẽ nhận được và sẽ được cảm thọ lạc khổ trong kiếp sau sẽ khởi hiện vào 1 trong 6 môn do mãnh lực của nghiệp tương ứng với chúng sanh sẽ dẫn đến cõi vui hoặc cõi khổ.

*

Tiến trình của dòng tâm thức lúc cận tử

3 - Tato paraṃ tameva tathopaṭṭhitaṃ ārammaṇaṃ ārabbha vipaccamānakakammānurūpaṃ parisuddhaṃ upakkiliṭṭhaṃ vā upalabhittabhavānurūpaṃ tatthoṇataṃva cittāsantānaṃ abhiṇhaṃ pavattati bāhullena.

Tiếp nối cảnh nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng đã hiện khởi chính nương vào cảnh đó mà dòng tâm thức trở nên thanh tịnh hay cấu uế. Tùy theo nghiệp sẽ cho quả và có trạng thái giống như hướng đến sanh hữu phải tái sanh rồi tùy thuận sanh hữu ấy mà tái tục.

*

Trình bày theo lý khác nữa về việc hiển lộ cảnh nghiệp

4 - Tameva pana janakabhūtaṃ kammaṃ abhinavakaraṇavasena dvārappattaṃ hoti.

Thiện nghiệp, bất thiện nghiệp làm cho tâm tái tục sanh lên hiển lộ trong tâm bằng mãnh lực làm cho mình giống như đang tái sanh.

*

Trình bày lộ cận tử

5 - Paccāsannamaraṇassa tassa vīthicittāvasāne bhavaṇgakkhaye vā cavanavasena paccuppannabhavapariyosānabhūtaṃ cuticittaṃ uppajjitvā nirujjhati.

Tâm tử là tâm cuối cùng của kiếp hiện tại khởi hiện với người sắp mệnh chung vào giai đoạn cuối cùng của lộ tâm. Hoặc khi tâm hộ kiếp cuối cùng diệt đi do mãnh lực làm phận sự chuyển đổi kiếp sống cũ.

*

Trình bày việc sanh lên của tâm tái tục trong kiếp sống mới

6 - Tasmiṃ niruddhāvasāne tassānantarameva tathāgahitaṃ ārammaṇaṃ ārabbha savatthukaṃ avatthukameva vā yathārakaṃ avijjānusayaparikkhittena tañhānusayamūlekena saṅkhārena janiyamānaṃ sampayuttehi pariggayhamānaṃ sahajātānamadhiṭṭhānabhāvena pubbaṇgabhūtaṃ bhavantarapaṭisandhānavasena paṭisandhisaṇkhātaṃ mānasaṃ uppajjamānameva patiṭṭhāti bhavantare.

Sau khi tâm tử diệt đi. Tâm tuần tự nối tiếp không gián đoạn theo tâm tử gọi là tâm tái tục nối liền hai kiếp sống mới và kiếp sống cũ. Có 1 trong 3 loại hành (saṇkhāra) được vô minh tiềm tàng cai quản và tham tiềm miên làm căn gốc. Được sắp xếp tùy theo các hành thiện và bất thiện cho sanh lên bám lấy cảnh nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng mà 6 môn trong đổng lực cận tử nhận lấy tùy theo ấn tướng hiện vào 1 trong 6 môn cho dù có nương vật hay không nương vật. Thì các pháp tương ưng tâm như xúc, thọ… tháp tùng dẫn đầu cho sở hữu và sắc nghiệp câu sanh với mình hiện diện trong kiếp sống mới ngay khi tái sanh.

*

Trình bày cảnh của tâm tái tục Dục giới

7 - Maraṇāsannavīthiyaṃ panettha mandappavattāni pañceva javanāni paṭikaṇkhitabbāni, tasmā yadi paccuppannārammaṇesu āpāthagatesu āpāthagatesu dharanteveva maraṇaṃ hoti.

Thích giải: Trong vấn đề tử rồi tái tục này. Đối với lộ cận tử thì sức mạnh của đổng lực yếu dần nên chỉ khởi hiện lên 5 sát na mà thôi. Chính việc các tâm đổng lực này giảm sức mạnh xuống cho nên khi vừa mệnh chung thì cảnh hiện tại hiển lộ ngay trước mặt.

8 - Tadā paṭisandhibhavaṇgānampi paccuppannārammaṇatā labbhatīti kavtā kāmāvacarapaṭisandhiyā chadvāraggahitaṃ kammanimittaṃ gatinimittañca paccupannamatītārammaṇaṃ upalabbhati.

Vào lúc đó cảnh của tâm tái tục và tâm hữu phần sanh lên nối tiếp nhau (nhiều nhất 6 sát na) cũng là cảnh hiện tại. Bởi vì cảnh nghiệp tướng và cảnh thú tướng tái tục trong cõi dục giới mà đổng lực cận tử nhận được bằng 6 môn là cảnh hiện tại cũng được hoặc cảnh quá khứ cũng được.

9 - Kammaṃ pana atītameva tañca manodvāraggahitaṃ, tāni pana sabbānipi parittadhammabhūtārammaṇāni.

Riêng cảnh nghiệp của tâm tái tục dục giới phải thuần nhất là cảnh quá khứ và phải nhận được bởi động lực cận tử ý môn. Nếu nói theo pháp thì cảnh nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng của tâm tái tục dục giới thuộc cảnh pháp dục giới.

*

Trình bày cảnh của tâm tái tục sắc giới &vô sắc giới

10 - Rūpāvacarapaṭisandhiyā pana paññattibhūtaṃ kammanimittamevārammaṇaṃ hoti.

Cảnh của tâm tái tục sắc giới chỉ thuần nhất là nghiệp tướng chế định.

11 - Tathā arūpapaṭisandhiyā ca mahaggatābhūtaṃ paññattibhūtañca kammanimittameva yathārahamārammaṇaṃ hoti.

Cảnh của tâm tái tục vô sắc giới là nghiệp tướng đáo đại và chế định làm cảnh tùy theo thiền chứng.

12 - Asaññasattānaṃ pana jīvitanavakameva paṭisandhibhāvena, patiṭṭhāti, tasmā te rūpapaṭisandhikā nāma.

Còn việc tái tục của nhóm Phạm Thiên Vô Tưởng thì sắc mạng quyền bảo tồn lúc tái tục. Do đó, nhóm Phạm Thiên Vô Tưởng này mới gọi là bậc có sắc tái tục.

13 - Arūpā arūpapaṭisandhikā ... Sesā rūpārūpapatisandhikā.

Chư Phạm Thiên Vô Sắc là nhóm có danh tái tục, người dục giới và Phạm Thiên sắc giới còn lại (trừ Phạm Thiên Vô Tưởng và Phạm Thiên Vô Sắc) là nhóm có cả danh và sắc tái tục.

*

Trình bày tâm tái tục sanh lean sau tâm tử

14 - Heṭṭhimāruppavajjitā

Āruppacutiyā honti

Paramāruppasandhī ca

Tathā kāmatihetukā

Rūpāvacaracutiyā

Aheturahitā siyuṃ

Sabbā kāmatihetuṃhā

Kāmeveva panetarā

Sau 4 tâm tử vô sắc giới thì 4 tâm tái tục vô sắc giới (trừ tâm tái tục vô sắc giới thấp) và 4 tâm tái tục tam nhân dục giới hiện khởi lên được.

Sau 5 tâm tử sắc giới thì 17 tâm tái tục (trừ 2 tâm tái tục vô nhân) sanh lên được.

Sau 4 tâm tử tam nhân dục giới thì tất cả tâm tái tục, tức 19 tâm tái tục và sắc nghiệp tái tục sanh khởi lên được.

Và sau những tâm tử còn lại, tức 2 tâm tử vô nhân và 4 tâm tử nhị nhân dục giới thì 10 tâm tái tục dục giới sanh vào 11 cõi dục giới mà thôi.

Ayamettha cutipatisandhikkamo…

Lời thích giải đã trình bày trên đề cập đến việc tuần tự khởi hiện của tâm tử và tâm tái tục của lộ tâm chủ quan yếu hiệp (vithīmuttasaṇgaha).

*

Sự khởi hiện tâm Hộ kiếp & Tâm tử

15 - Iccevaṃ gahitapaṭisandhikānaṃ pana paṭisandhinirodhānantarato pabhūti tamevārammaṇamārabbhatadeva cittaṃ yāva cuticittuppādā asati vīthicittuppāde bhavassa aṇgabhāvena bhavaṇgasantatisaṇkhātaṃ mānasaṃ abbocchinnaṃ nadīsoto viya pavattati. Pariyosāne ca cavanavasena cuticittaṃ hutvā nirujjhati.

Sau khi tâm tái tục diệt thì dòng tâm của người tái tục chấp thủ vào kiếp sống mới trôi đi không gián đoạn. Khi tâm lộ chưa hiện khởi thì chính tâm tái tục bắt lấy cảnh vừa sanh lên trong kiếp sống mới trở thành tâm hộ kiếp là chi phần của kiếp sống sanh lên vô gián cho đến khi tâm tử hiện khởi. Tương tự như dòng nước của dòng sông luôn trôi trôi không ngừng nghỉ.

Và vào thời điểm cuối cùng của một kiếp sống hiện tại, cũng do chính tâm hộ kiếp này trở thành tâm tử bởi mãnh lực của việc chuyển đổi kiếp sống cũ rồi cũng diệt đi.

*

Sự luân chuyển trong vòng luân hồi

16 - Tato parañca paṭisandhādayo rathacakkamiva yathākkamaṃ eva parivattantā pavattanti.

Sau khi tâm tử diệt thì các tâm như tâm tái tục… sanh lên nối tiếp nhau luân chuyển trong kiếp sống mới theo phận sự tuần tự tái tục, hộ kiếp, tử, tựa như bánh xe xoay vòng.

*

Kệ ngôn trình bày tóm lược sự luân chuyển trong vòng luân hồi

17 -Patisandhibhavaṇgavīthiyo

Caticeha tathā bhavantare

Punasandhi bhavaṇgamiccayaṃ

Parivattati cittasantati

Trong kiếp hiện tại này, thì tâm tái tục, tâm hộ kiếp, tâm lộ và tâm tử sanh lên nối tiếp nhau như thế nào. Thì trong kiếp vị lai dòng tâm như tâm tái tục, tâm hộ kiếp… cũng sanh lên luân chuyển nối tiếp nhau cũng như thế đó.

*

Kệ ngôn trình bày việc chỉ dẫn phương pháp cắt đứt vòng luân hồi

18 -Paṭisaṇkhāya panetamaddhuvaṃ

Adhigantvā padamaccutaṃ budhā

Susamucchinnasinehabandhanā

Samamessanti cirāya subbatā .

Phương pháp thực hành thoát ly khỏi luân hồi của người có tuệ tái tục tam nhân. Thực hành đúng theo chánh pháp như trì giới, hành đầu đà, tu tiến Chỉ Tịnh, Minh Sát thời gian dài quán thấy rõ sự diễn tiến của tâm và sở hữu là vô thường, chứng đạt bất tử Níp Bàn bằng Đạo Tuệ, Quả Tuệ chặt đứt các pháp hành, nhổ bỏ ái dục trói buộc, rồi an tịnh viên tịch Níp Bàn.

Iti abhidhammatthasaṇgahe vīthimuttasaṇgahavibhāgo nāma pañcamo paricchedo.

Chương 5 phần tâm lộ chủ quan yếu hiệp (vithimuttasaṇgahavibhāgo) trong Thắng Pháp Tập Yếu Luận chỉ bấy nhiêu .

Kết thúc Thắng Pháp Tập Yếu Luận và lời dịch

*

Thích giải về 4 nguyên nhân chết tuần tự theo Thắng Pháp Tập Yếu Luận

Thích giải Pāli điều thứ 1 trình bày đến 4 nguyên nhân chết (maraṇuppatticatukka).

Từ maraṇuppatticatukka nếu phân ra được 3 từ:

Maraṇa + Uppatti + Catukka.

Maraṇa: Sự chết; Uppatti: Khởi hiện; Catukka: Có 4. Gom lại thành maraṇuppatticatukka: Sự chết khởi hiện có 4 cách, ám chỉ đến nhân làm cho chết có 4 cách. Như trình bày định nghĩa sau: "Maraṇassa uppatti: Maraṇuppatti" Diễn tiến khởi hiện sự chết gọi là maraṇuppatti.

Nhân làm cho sự chết hiện bày có 4 cách:

1 – Āyukkhaya: Do hết tuổi thọ.

2 – Kammakkhaya: Do hết nghiệp.

3 – Ubhayakkhay: Do hết tuổi thọ lẫn nghiệp.

4 – Upacchedaka: Do tai họa nhưng tuổi thọ và nghiệp vẫn chưa hết.

Ví dụ so sánh sự chết của chúng sanh giống như một ngọn đèn. Ngọn đèn tắt do 1 trong 4 nguyên nhân:

1 . Tắt do hết tim.

2 . Tắt do hết dầu.

3 . Tắt do hết cả tim lẫn dầu.

4 . Tắt do bị gió thổi hoặc do bị thổi cho tắt.

Ngọn đèn ví như mạng sống của tất cả chúng sanh, sự tắt ngọn đèn ví như chấm dứt mạng sống trong mỗi kiếp sống. Vì vậy, người mạng tận do hết tuổi thọ cũng như ngọn đèn tắt tuy hết tim nhưng vẫn còn dầu. Người mạng tận do hết nghiệp cũng như ngọn đèn tắt tuy hết dầu nhưng vẫn còn tim. Người mạng tận do hết tuổi thọ lẫn nghiệp cũng như ngọn đèn tắt do hết tim lẫn dầu. Người mạng tận do các tai họa cũng như ngọn đèn tắt do bị gió thổi hoặc bị thổi cho tắt nhưng vẫn còn tim lẫn dầu.

1- "Āyukkhayamaraṇa": Được trình bày định nghĩa như sau: "Āyūno khayaṃ: Āyukkhayaṃ" Chấm dứt tuổi thọ gọi là thọ tận (āyukkhaya).

"Āyukkhayena maraṇaṃ: Āyukkhayamaraṇaṃ" Chết do hết tuổi thọ gọi là thọ tận tử (āyukkhayamaraṇa).

Từ "Āyu" nếu nói theo cách trực tiếp là sắc mạng quyền. Nhưng trong nơi đây "Āyu" ám chỉ cho thọ tận là hạn định tồn tại của sắc mạng quyền, đây là nói theo cách gián tiếp. Như nhóm Phạm Thiên, chư thiên cũng có hạn định thọ tận của mình tùy theo cõi mà mình nương trú. Đối với nhân loại trong cõi Diêm Phù Đề hạn định thọ tận lên xuống bất định. Lúc thì tăng lên đến A Tăng Kỳ tuổi, lúc thì xuống cho đến 10 tuổi là thọ tận. Như đã có trình bày chi tiết trong paṭisandhicatukka (nhóm 4 tái tục). Riêng trong thời hiện tại này thì hạn định 75 tuổi là thọ tận. Cho nên tất cả chúng sanh trong cõi này dù phần nhiều mãnh lực nghiệp vẫn còn, nhưng khi tròn đủ thọ tận thì mệnh chung. Người trường thọ hơn hạn định thọ tận cũng có nhưng rất hiếm, các người đó phải có nghiệp quá khứ không sát sanh mới có thế hỗ trợ cho mạng quyền để bảo tồn thân thể cho được lâu dài. Hoặc không như thế thì mãnh lực của sanh nghiệp vẫn còn sức mạnh và hiện tại tạo thiện nghiệp như thọ trì ngũ giới được trong sạch và có sự chú ý gìn giữ sức khoẻ thật tốt. Chính do các nhân này giúp cho người đó được trường thọ hơn thọ mạng. Như trong thời hiện tại vẫn có người thọ hơn 90 tuổi Trong thời kỳ Đức Phật hạn định tuổi thọ là 100 tuổi, nhưng vẫn có nhiều người có tuổi thọ dài hơn. Như Ngài Ānanda, Ngài Mahākassapa, bà Visākhā các vị này thọ được 120 tuổi. Ngài trưởng lão Bākula thọ được 160 tuổi. Nhưng dù thế nào đi nữa, không sống gấp đôi thọ mạng mà hạn định trong thời kỳ đó.

2-"Kammakkhayamaraṇa": Được trình bày định nghĩa như sau: "Kammassa khayo:Kammakkhayo". Chấm dứt nghiệp gọi là nghiệp tận (kammakkhaya).

"Kammakkhayena maraṇaṃ: Kammakkhayamaraṇaṃ" Chết do chấm dứt nghiệp gọi là nghiệp tận tử (kammakkhayamaraṇaṃ).

Từ "nghiệp" trong nơi đây ám chỉ đến sanh nghiệp có chức năng cho quả tái tục; và trì nghiệp có chức năng trợ giúp ủng hộ cho danh sắc sanh lên từ sanh nghiệp được tồn tại trong cõi đó. Chấm dứt cả 2 nghiệp như đã đề cập trên gọi là nghiệp tận. Cho nên mới có người sanh lên mà mãnh lực của 2 nghiệp này được tồn tại chỉ 1 tháng, 1 năm, 5 năm, 10 năm… cũng có. Nhưng không tồn tại đến hết thọ mạng của người đó. Các sự chết này có thể nói là chết do hết nghiệp, được gọi là nghiệp tận tử . Ví như ngọn đèn hết dầu dù cho tim vẫn còn nhưng ngọn đèn cũng phải bị tắt.

Lại nữa, việc trình bày đến nhóm chư thiên và Phạm Thiên chết do hết phước (puĩnàkkhamaraịa phước tận tử) cũng ám chỉ đến nghiệp tận tử đó.

3- "Ubbayakkhayamaraṇa": Được trình bày định nghĩa sau: "Ubhayesaṃ khayo: Ubhayakkhayo". Chấm dứt tuổi thọ lẫn nghiệp gọi là lưỡng tận (ubhayakkhaya).

"Ubhayakkhayena maraṇaṃ: Ubhayakkhayamaraṇaṃ". Chết do chấm dứt tuổi thọ lẫn nghiệp gọi là lưỡng tận tử (ubbayakkhayamaraṇa).

Sự chết loại này cũng ám chỉ đến người chết có tuổi thọ dài cho đến hết thọ tận. Và mãnh lực của thiện sanh nghiệp hoặc bất thiện sanh nghiệp cũng vừa thích hợp cùng với việc chầm dứt tuổi thọ, ví như ngọn đèn tắt do tim lẫn dầu cùng hết.

Như có người sanh vào thời thời kỳ hạn định tuổi thọ 75 năm thọ mạng và mãnh lực thiện sanh nghiệp cũng được 75 năm. Khi người đó đến 75 tuổi thì chết thì nên được gọi là lưỡng tận tử. Ngay cả nhóm chúng sanh khổ cảnh sanh lên do mãnh lực bất thiện nghiệp cũng giống như vậy. Như thọ mạng của con chó được quy định là 10 năm… 12 năm khi do mãnh lực bất thiện sanh nghiệp 10 hoặc 12 năm nếu con chó này chết trong phạm vi hạn định đó thì có thể nói rằng sự chết này là lưỡng tận tử.

4 - Upacchedakamarana: (đoạn tận tử): Được trình bày định nghĩa như sau: "Upacchindatīti: Upacchedakaṃ". Nghiệp nào cắt đứt di thục quả và sắc nghiệp sanh lên từ sanh nghiệp, nghiệp đó gọi là đoạn tận (upacchedaka) tức 12 nghiệp bất thiện, 8 nghiệp đại thiện và 1 nghiệp Tứ Đạo.

"Upacchedakammunā maraṇaṃ: Upacchedakamaraṇaṃ". Chết do nghiệp vào cắt đứt dị thục quả và sắc nghiệp gọi là đoạn tận tử.

Người có tuổi thọ chưa đến hạn định thọ tận và mãnh lực của sanh nghiệp cũng chưa hết. Nhưng do mãnh lực của bất thiện nghiệp hoặc thiện nghiệp trong kiếp trước hoặc kiếp này chen vào cắt đứt làm cho chết trước. Giống như ngọn đèn tim vẫn còn, dầu chưa cạn nhưng bị tắt do các nguyên nhân khác như bị thổi tắt, nước tạt, bị vật khác ngã đè lên… gọi là đoạn tận tử.

Cả 4 sự chết như đã trình bày trên, người chết do thọ tận tử, nghiệp tận tử, lưỡng tận tử cả 3 sự chết này gọi là thời tử (kàlamaraịa) bởi vì sự chết này đến thời rồi. Còn người chết do đoạn tận tử gọi là phi thời tử (akàlamaraịa) bởi vì sự chết chưa đến thời.

Sự chết loại phi thời tử có nhiều loại như sau:

1. Jighacchāya pipāsāya Ahidaṭṭhā visena ca

Aggi uddhaka sattīhi Akāle tattha mīyati.

2. Vāta pittehi semhena Sannipāta utūhi ca

Visamopakkama kammehi Akāle tattha mīyati.

1 . Chết vào lúc chưa đến thời như chết đói, chết khát, bị rắn cắn, bị thuốc độc, bị cháy thiêu, bị chết chìm, bị vũ khí.

2 . Chết vào lúc chưa đến thời như trúng gió, viêm túi mật, nghẹn đàm, bệnh do liên quan đến cả 2 hoặc 3 loại trên hoành hành, bệnh do liên quan đến thời tiết, hoặc đoạn nghiệp làm cho không điều hòa sức hhỏe hay do việc nổ lực của chính mình và của người khác.

Cho dù nương vào nhân sai biệt làm cho chết trong lúc chưa đến thời như đã đề cập trên. Nhưng khi thẩm xét lại thì các sự chết này không ngoài ra nghiệp quá khứ được. Tức phải có nghiệp quá khứ ủng hộ và có nhân hiện tại sắp đặt. Như Đức Thế Tôn Ngài thuyết trong Tương Ưng Bộ Kinh rằng:

"Idha mahārājo yo pubbe pare jighacchāya māreti, so bahūni vassasatasahassāni jighacchāya pilito chāto… chighacchāyeva marati daharopi majjhimopi mahallakopī".

"Này Đại vương! trên thế gian này người nào từng hành hạ làm cho người khác chết đói. Thì người đó cho dù còn trong lứa tuổi thiếu niên, thanh niên hay lão niên đi nữa thường gặp phải sự nhiễu hại bằng cách bị bỏ đói và chết bởi sự đói khát như vậy suốt 100 ngàn kiếp". Và người quen hành hạ cho người khác chết khát, cho rắn cắn, lấy lửa đốt, dìm xuống nước, giết bằng khí giới… Thì người đó cũng bị chết khát, rắn cắn, bị bỏ thuốc độc, lửa cháy thiêu, bị nhận chìm bị giết bằng vũ khí giống như vậy.

Sự trình bày cho thấy rằng, nhóm phi thời tử đó không ngoài ra nghiệp quá khứ được. Do đó, các Ngài A xà lê đức độ đã cùng nhau nhận định rằng: "Các sự chết do phi thời tử là chết do đoạn nghiệp".

Bệnh liên quan đến gió, mật, đàm cả 2 hoặc 3 loại này có tình

trạng này thất thường nên gọi là rogasannipāta. Bệnh do thời tiết gọi là bệnh trở trời; bệnh do vật thực gọi là bệnh trúng thực; bệnh do tâm gọi là bệnh tâm thần; bệnh do nghiệp gọi là bệnh nghiệp chướng. Các bệnh này phải có triệu chứng hư hỏng nhóm gió, mật, đàm xen lẫn vāo, nhṃng không gọi lā bệnh rogasannipāta. Đối với bệnh không liên quan đến thời tiết, vật thực, tâm hoặc nghiệp thì chỉ là triệu chứng hư hỏng nhóm gió, mật, đàm có khi 1 loại hoặc 2 loại hay 3 loại . Các bệnh này cũng có thể gọi là bệnh trúng gió, viêm túi mật, nghẹt đàm.

Từ "Visamopakkama" trong kệ ngôn thứ 2 này là từ gom chung lại với nhau, tức "Visama upakkama". Từ "visama": Sự không vận động điều hòa bị ảnh hưởng đến sức khỏe "Upakkama": Sự nổ lực của chính mình và của người khác làm cho mình. Sự không vận động đều hòa bị ảnh hưởng đến sức khỏe gọi là "Visama". Các bậc tiền bối nói rằng: "Người có trí tuệ là người biết bảo tồn sanh mạng". Nhưng cũng có những người không có trí tuệ mà vẫn biết bảo tồn thân thể cho điều hòa sanh mạng được trường tồn cho đến suốt thọ mạng. Sự kiện mà các chúng sanh có sức khỏe tốt, trường thọ do nương vào nghiệp quá khứ. Nhưng không phải chỉ đơn thuần chỉ là nghiệp quá khứ mà phải có sự kết hợp cách nuôi dưởng bảo tồn bằng vật thực và thuốc men cùng với sự vận động các oai nghi cho đều hòa. Nhờ vào các sự kết hợp nhịp nhàng tương đối như vậy, sức khỏe mới tốt được trường thọ cho đến suốt thọ mạng. Bởi vì chúng sanh có nghiệp là căn gốc tức nghiệp tác tạo một sức mạnh kiên cố mà không có một pháp nào có thể hủy diệt sanh mạng cho chết khi chưa đến thọ tận. Mặc dù cũng có một vài trường hợp nhưng rất ít, chỉ bằng một phần trăm nghìn, hay một phần triệu mà thôi. Do đó, sự chết của mọi người nói chung cho đến lúc thọ tận cũng do việc nuôi dưỡng bảo tồn thân thể, không vận động đại oai nghi cho điều hòa mà cứ để mặc tùy theo duyên nghiệp bởi mãnh lực của phiền não. Như vừa lòng hay không vừa lòng cũng có; không hiểu biết hay do không suy nghĩ đến cũng có; sự chết hiện hữu phần nhiều hoàn toàn là như vậy.

Sự nỗ lực của chính mình hoặc của người khác gọi là "Upakkama. Đối với sự nỗ lực của chính mình như treo cổ, tự bắn, nhịn đói, uống thuốc độc, nhảy sông tự tử. Đối với sự nổ lực của người khác như bị kẻ thù giết, bị người hành hạ cho đến chết, bị bắt ăn thịt đôi khi cũng bị chư thiên trừng phạt cho đến chết cũng có. Nghĩa là thân xác của mọi người, trú xứ nương ngụ như cội cây, rừng, núi suốt cho đến thôn xóm, tỉnh lỵ, thành phố các nơi này đều có chư thiên gìn giữ hộ trì cho an lạc trong mọi lúc. Vì vậy, khi mọi người không hồi hướng phước, rải tâm từ đến các chư thiên và cả chính mình cũng thường xuyên gây ác hạnh. Khi các chư thiên đó không hoan hỷ, thì không hộ trì bảo vệ để mặc cho loài quỷ dử được dịp vào quấy nhiễu sanh mạng, tài sản của các người này cho tiêu tan bằng nhiều trường hợp. Hoặc chính chư thiên hộ trì người và trú xứ đó trừng phạt cho đến điêu tàn.

Nếu mọi người có hồi hướng phước, rãi tâm từ cho các vị đó, và chính mình cũng tạo trữ thiệp pháp như thường xuyên trì giới làm cho chư thiên thương mến hoan hỷ với mình. Các chư thiên đó sẽ cùng nhau thường luôn che chở hộ trì cho các người đó được an lạc không hiểm họa kinh hãi nào vào nhiễu hại được.

Trong 2 loại này, những hiểm họa nhiễu hại sanh lên do chư thiên không che chở hộ trì diễn tiến như sau:

* Bất cứ người, thôn xóm, tỉnh lỵ … nào mà chư thiên bỏ mặc không che chở hộ trì thì ác chư thiên khác có cơ hội vào bắt ăn thịt được như ý mà không e sợ bất cứ điều gì. Và chư thiên có tâm oan trái từ kiếp trước cũng có cơ hội tháp tùng vào nhiễu hại thêm. Riêng về dạ xoa thuộc loại hung bạo ngụ trên sông, biển, đại dương khi nhìn thấy thuyền, bè lớn nhỏ di chuyển qua lại bị chìm thì cùng nhau hóa thành kình ngư, cá sấu, Long Vương đến bắt các người đó ăn thịt. Nhóm dạ xoa ngụ nơi hồ sen trong rừng sâu và dạ xoa ngự nơi bóng cây cổ thụ được Tứ Đại Thiên Vương cho phép bắt chúng sanh nào đi xuống hồ sen hoặc xâm phạm vào khu vực dưới bóng cây cổ thụ của mình thì được quyền bắt ăn thịt. Nhóm dạ xoa đó cũng được dịp lừa người không có chư thiên che chở bảo hộ vào bên trong khu vực của mình để bắt ăn thịt được dễ dàng.

* Nhóm ác chư thiên thứ 2 khác là nhóm Cưu Bàn Trà (kumbhandadevatā) ngụ ở tầng thứ 3 của núi Tu Di cũng như Long Vương (nàgadevatà) ngụ dưới mặt đất và dưới biển. Ngoài ra vẫn còn nhóm dạ xoa khác nữa phần nhiều đều là nhóm chực chờ cơ hội để tìm cách bắt người không có chư thiên che chở bảo hộ để ăn thịt. Và loại Càn Thát Bà (gandhabhadevatā) ngụ trong vỏ cây cũng được dịp quấy nhiễu doạ nhát bằng nhiều cách làm cho kinh hãi, khiếp đảm cho đến khi trở thành người điên loạn. Người nào chết do bị chư thiên, dạ xoa, Càn Thát Bà, Long Vương thuộc loại chư thiên và quỷ dữ… vào nhiễu hại bắt ăn thịt như đã trình bày trên, là sự chết liên quan đến việc nỗ lực của người khác.

Đối với người an trú trong thiện hạnh chỉ suy nghĩ về việc kiến tạo phước thiện, hồi hướng phước bằng cách rải tâm từ cho chư thiên. Thì nhóm chư thiên đó sẽ có tâm thương mến che chở hộ trì không cho ác chư thiên hay loài quỷ dữ khác vào quấy nhiễu làm tổn hại được. Khi có hiểm họa thông thường hoặc có người ác rắp tâm làm hại thì các vị che chở hộ trì cho thoát qua tai biến thật đáng kinh ngạc và kỳ diệu!

Nếu người cai trị quốc độ hoặc người có quyền lực ép bức làm khó đối với người mà chư thiên hộ trì. Thì chắc chắn phải bị chư thiên bảo hộ trừng phạt làm cho điêu tàn tức khắc, có khi còn liên lụy đến cả nhà, cả đoàn thể, cả thành phố, cả quốc độ nữa. Người không được chư thiên thương mến, che chở, bảo hộ thì bị ác chư thiên và các loài quỷ dữ làm tổn hại. Ngược lại khi được chư thiên hộ trì, che chở, yêu mến thì thoát khỏi các hiểm họa thông thường và tránh khỏi người ác tâm làm hại. Nếu bị người cai trị quốc độ hay người có quyền hạn bức ép, ức hiếp thì lập tức chư thiên hộ trì không để yên cho người ác tâm bức hại có khi cả quốc độ, đoàn thể đó cũng bị hoại tiêu. Tất cả các điều này được trình bày trong Phật Ngôn và sớ giải Bổn Sanh…

Do đó, khi nhận xét đến sự chết của người trong lúc hiện tại rồi thì sẽ thấy được sự chết do nỗ lực của chính mình và nỗ lực của người khác, như chư thiên… Nhưng người chết và người sống về sau không biết được nguyên nhân thật sự sanh khởi 2 sự chết bởi trường hợp nào. Cho nên khi tự sát hoặc thấy người khác tự sát thường suy nghĩ và chỉ hiểu rằng do người chồng hung bạo, do người vợ hiểm ác, buôn bán thất bại, bệnh tật hạnh hạ, tình hình đất nước nguy khốn. Nhưng sự thật những người tự sát này đều liên quan đến nghiệp hiện tại, như hành động của mình trong kiếp này thuần nhất do phiền não sanh lên chi phối mà không có ngũ quyền (indriya) và ngũ lực (bala) vào hỗ trợ. Nếu như tâm có tín, tấn, niệm, định, tuệ, cả 5 pháp này là hiện thân của ngũ quyền và ngũ lực đạt đến già mạnh vào chế ngự phiền não thì không hiện khởi việc tự sát mà ngược lại trở thành người thọ trì Pháp Học hoặc Pháp Hành, tu sĩ … được an lạc cao quí cho mình, cũng là nơi làm cho người khác kính trọng tôn sùng nữa. Phần nhiều người ta khi bị hiểm họa sanh khởi cho mình hoặc thấy người khác bị hoạn nạn cũng không suy xét gì đến nghiệp hiện tại xuất phát từ hành vi của mình hay hành vi của người bị hại xảy đến bởi ác hạnh nào. Mà ngược lại chỉ hiểu theo bề ngoài là bị hiểm họa như trộm cắp, chiếm đoạt, nước cuốn trôi, lửa thiêu cháy, vua quan tịch biên gia sản, người không xứng đáng được thừa hưởng tài sản lại được thừa tự tài sản, hiểm họa do loài thú dữ gây ra như rắn, cọp, voi … Sở dĩ như vậy, bởi do không được thọ trì Pháp Học hoặc Pháp Hành của bậc Chánh Đẳng Giác.

*

Luận giải thêm về vấn đề đoạn tận tử mà Ngài A xà lê Vibhāvanīṭīkā trình bày

Idaṃ pana nerayikānaṃ uttarakuruvāsīnaṃ kesañci devānañca na hoti (trong Vibhāvanīṭīkā).

Sự chết do đoạn tận tử thường không có với chúng sanh sanh vào địa ngục, Bắc Cưu Lưu Châu và một vài nhóm chư thiên ngoài chư thiên địa cầu ra.

Ngài A xà lê Vibhàvanìỉìkà đề cập như vậy cũng chỉ nhắm vào Bắc Cưu Lưu Châu mà thôi. Đối với cõi địa ngục và một vài nhóm chư thiên ngoài chư thiên địa cầu ra, thì đoạn tận tử vẫn có được như dẫn chứng sau:

- Đoạn tận tử trong cõi địa ngục: Khi các chúng sanh địa ngục bị Diêm Dương xét hỏi để trợ duyên cho nhớ lại được thiện pháp mà mình đã từng kiến tạo khi còn là nhân loại, thì chết liền tức khắc, rồi tái sanh làm nhân loại hoặc chư thiên tiếp tục. Đây là sự chết do thiện đoạn tận tử là thiện nghiệp cắt đứt danh sắc từ bất thiện nghiệp cho mệnh chung.

- Đoạn tận tử trong cõi chư thiên: Chư thiên địa cầu còn thơ ấu ngụ nơi cội cây mà vị tỳ kheo chặt cây đã chém trúng đứa bé (chư thiên địa cầu) đó chết. Đây là câu chuyện được trình bày trong Bhūtagāmasikkhāpada của Luật Tạng. Do đó, Ngài A xà lê Vibhāvanīṭīkā ám chỉ đến vấn đề này rồi thì đề cập rằng: "Kesañci" không đề cập đến tất cả chư thiên, tức có sự ngoại trừ của Ngài A xà lê Vibhāvanīṭīkā này muốn ám chỉ riêng chư thiên địa cầu như vừa đề cập chưa hoàn chỉnh. Bởi vì còn chư thiên khác nữa chết do đoạn tận tử. Như một số chư thiên say mê vui thú đến nỗi quên thọ thực, khi cảm thấy đói mới vội vàng thọ thực nhưng không còn kịp nữa. Bởi lửa làm cho tiêu hoá thức ăn (pācākatejo) thiêu đốt bao tử cho đến ruột già, ruột non… tiêu hoại hết. Chư thiên chết do say mê vui thú như vậy gọi là "Khiddāpadosika".

Một vị thiên tử chết do tâm sân hận thiêu đốt bởi nghịch ý với chư thiên cùng nhóm với nhau gọi là "Manopadosika". Và trong Subrahmasaṃyuttāṭṭhakathā đã trình bày 500 thiên nữ là tùy chúng của thiên tử Subrahma đang hái hoa trên cây thì mệnh chung, do mãnh lực của bất thiện đoạn nghiệp.

Sự chết do say mê vui thú, sân hận nghịch ý, cả hai trường hợp này hiện hữu trong 6 cõi chư thiên được. Việc sanh vào thiên giới và Phạm Thiên giới không cần phải sống cho hết tuổi thọ bởi không kiến tạo pháp độ được. Nếu muốn thì chú nguyện cho mình mệnh chung giống như việc tự sát bằng nguyện lực rằng: "Xin cho sanh mạng của tôi chấm dứt ngay bây giờ". Sự chết của Bồ Tát này gọi là như ý tử (adhimuttikālaṇkiriya) thì sanh mạng chấm dứt do sự chú nguyện.

*

Thích giải ý nghĩa từ "Kesañci devānaṃ"

Từ "Kesañci devānaṃ" này làm cho hiểu được rằng: Tất cả chư thiên không chết do đoạn tận tử mà chỉ có một số vị chết do đoạn tận tử. Cho nên mới trình bày đến bàng sanh và nhân loại thêm vào, như: "Kesañci tiracchānañca kesañci manussañca kesañca devānañca na hoti". Bởi vì cũng có một số bàng sanh và một số nhân loại không chết do đoạn tận tử. Mà cho dù có chết do đoạn tận tử đi nữa thì từ "Kesañci" là thuộc từ của "Devānaṃ"cũng không làm cho đơn giản. Ngược lại còn làm cho ý nghĩa thêm phức tạp hơn.

Lại nữa, khi nói đến lợi ích từ "Kesañci devānaṃ" cũng chẳng phải do khâm phục và tin tưởng trí tuệ của Ngài A xà lê Vibhāvanīṭīkā. Bởi vì việc làm cho hiểu biết đến đời sống của chư thiên, bàng sanh và nhân loại có sự khác biệt nhau. Như việc sanh lên, hiện hữu và chết của bàng sanh và nhân loại thì mọi người cũng đã hiểu với nhau rồi không cần phải đem ra trình bày nữa. Còn đối với sự sanh lên, hiện hữu và chết của chư thiên thì ngoại trừ vị đắc thiền (jhānalabhī), vị đắc thông (abhiññālabhī) và người có kiến thức đặc biệt trong thế gian thì không có người nào hiểu được. Mà ngược lại còn làm cho sự hoài nghi về sự chết của chư thiên tăng trưởng thêm lên. Chính như vậy, nên Ngài A xà lê Vibhāvanīṭīkā chỉ trình bày "Kesañci devāṇaṃ na hoti". Một số vị chư thiên không chết do đoạn tận tử.

*

Thích giải điều Pāli thứ 2: trình bày ấn tướng xuất hiện lúc cận tử

Tatha ca marantānaṃ pana... aññatarasmiṃ paccupatthāti.

Điều Pāli này trình bày ấn tướng xuất hiện lúc cận tử. Thông thường tất cả chúng sanh chưa chứng đắc A La Hán thì cho dù là chúng sanh địa ngục, ngạ quỉ, a tu la, bàng sanh, nhân loại, chư thiên, Phạm Thiên đi nữa cũng mệnh chung bởi 1 trong 4 nhân như thọ tận… và 1 trong 3 loại ấn tướng luôn hiển lộ ngay trước mặt vào trong 6 môn.

Do đó, Ngài A xà lê mới trình bày rằng: "Tathā ca marantānaṃ pana maraṇakāle kammaṃ vā, kammanimittaṃ vā, gatinimittaṃ vā, channaṃ dvārānaṃ aññatarasmim paccupatthāti".

Tathà ca, từ "Tathā" giải rằng: "Tehi catūhi pakārehi", từ "Ca" thay đổi thành từ "Eva" nếu gom lại thành "Tathā eva" tức "Tehi catūhi pakārehi eva" (người chết) do 4 nhân như thọ tận… là trình bày cho hiểu rằng sự chết không ngoài ra 4 nhân. Maraṇakāle từ "maraṇakāle" là thời tử tức lúc gần mệnh chung kể từ 1 phút hoặc 1 giờ… chứ không phải là sát na sanh lên của tâm tử.

Nói theo cách ẩn dụ (samīpayūpacaranaya) là nêu sát na tâm tử lên trong lúc cận tử thành thời cận tử là gọi theo cách liên tưởng (upacàranaya) mà bậc Chánh Đẳng Giác thuyết giáo. Ngài A xà lê sớ giải (atthakathā) và hậu sớ giải (ṭīka) trình bày đề tài này theo cách liên tưởng có trong Pāli, sớ giải và hậu sớ giải nhiều vô số. Do đó, khi nghiên cứu để hiểu được pháp trong Phật Giáo cho uyên thâm chuẩn xác được thì phải học cho hiểu được thuần nhất về Pāli chớ không có phương pháp nào khác để hiểu được cho thấu đáo và sâu sắc. Bắt buộc phải học Tam Tạng, sớ giải, hậu sớ giải và được nghe lời giảng giải từ Ngài A xà lê có trình độ đa văn chuẩn xác mới làm cho sự hiểu biết của mình được chín chắn. Sỡ dĩ như vậy, vì Pāli chỉ trình bày căn bản trọng yếu mà chưa được giải rộng. Còn sớ giải thì trình bày giải rộng về căn bản trọng yếu của Pāli. Và Ngài A xà lê hậu sớ giải thì giải thích rộng pháp trong sớ giải mà chưa được rõ ràng để được tỏ tường quảng bác hơn nữa.

Lại nữa, cả hai nhóm A xà lê sớ giải và hậu sớ giải này nếu nói về khía cạnh trình độ cũng như khía cạnh sở hành và bản tánh hằng ngày thì không giống như chúng ta. Nghĩa là các Ngài hiểu biết lão thông về Luật Tạng, Kinh Tạng, Thắng Pháp Tạng và văn phạm Pāli. Sở hành về thân, ngữ cũng an trú nghiêm túc trong điều học là bậc Thiện Hạnh (suppatipanna), bậc Trực Hạnh (ujupatipanna), bậc Như Lý Hạnh (ñāyapatipanna), bậc Chánh Hạnh (samīcippatipanna), là bậc đáng kính trọng, đáng tôn sùng, đáng tịnh tín, đáng tán thán cho cùng khắp hàng Phật Giáo đồ. Bản tánh cũng cao thượng không hạ liệt dưới quyền lực của ái, mạn, kiến, tật, lận. Bởi một số Ngài là bậc Thánh, một số Ngài là bậc Thánh đắc thiền lẫn Thắng Trí (abhiññā). Còn một số Ngài cho dù không phải là bậc Thánh lẫn không đắc thiền và Thắng Trí thật nhưng tâm các Ngài thuần nhất an trú trong Giới, Định, Tuệ và Pháp Học không màng đến vấn đề thế sự và ngũ dục.

Vì vậy, các bộ sớ giải và hậu sớ giải mới có nội dung đáng tin tưởng tôn sùng. Có thể mạnh dạn hiểu đó là pháp tột đỉnh, không có điều khoản cần phải sữa đổi bởi gần như không có khuyết điểm. Và lại càng không thể đem so sánh với sách vở của thế gian tuy đang được ưa chuộng tin cậy nhưng vẫn phải sữa đổi, bổ sung thêm hoài, từ các giáo sư khác nhau nghiên cứu và phát minh ra.

Yathārahaṃ, từ "yathārahaṃ" là tùy theo tương ứng.

"Từ" tùy theo tương ứng này có 2 loại:

1- " Yathārahaṃ kammaṃ vā, kammanimittaṃ vā gatinimittaṃ vā, paccupatthāti". Nghĩa là vào thời cận tử thì 3 ấn tướng này không xuất hiện cùng một lúc với nhau mà chỉ có 1 trong 3 loại này xuất hiện. Tức nếu nghiệp có cơ hội thì cảnh nghiệp sẽ hiện bày; nếu nghiệp tướng có cơ hội thì cảnh nghiệp tướng sẽ hiện bày; nếu thú tướng có cơ hội thì cảnh thú tướng sẽ hiện bày.

2- "Yathārahanti sugatiduggati gāmīnaṃ arahānurūpaṃ paccupaṭṭhāti". Tức 1 trong 3 ấn tướng này xuất hiện theo tương ứng với người sẽ sanh vào cõi vui hay cõi khổ.

*

Thích giải điều thứ 1

- Nghiệp có cơ hội: Việc sắp xếp thôi thúc điều tốt hoặc xấu là hiện thân của tư thiện, tư bất thiện là pháp thực tánh hoàn toàn không phải là màu sắc, âm thanh, mùi hơi, vị nếm, lạnh, nóng, mềm, cứng, dùn, căng. Vì vậy, mới không hiện bày trong một bộ phận nào của thân thể mà chỉ hiện bày thuần nhất bằng tâm.

Cho nên người có sự tốt hay xấu hầu như chỉ khởi lên từ bên trong tâm mà không hiện ra bằng thân, ngữ mãi cho đến lúc cận tử hành động tốt, xấu do thân, ngữ cũng vẫn chưa hiện bày. Chính vì như thế nên cảnh nghiệp luôn có cơ hội.

Một lý khác nữa, một số người trước khi khởi sự bố thí, trì giới, tu tiến, Học Pháp cũng như tà mạng ác hạnh trước khi làm thường suy tính đắn đo trong thời gian dài rồi mới khởi sự làm. Nhóm người này nếu không có cơ hội tạo được điều nào bằng thân hay ngữ cho đến lúc cận tử, thì cảnh nghiệp thường có cơ hội giống như trên.

- Nghiệp tướng có cơ hội: 6 cảnh được chứng kiến liên quan đến hành động thân, ngữ, ý của mình trở thành cảnh nghiệp tướng: Cảnh nghiệp tướng này xuất hiện được cả bằng mắt, tai, mũi, lưởi, thân, tâm.

Cho nên người hành động bằng thân, ngữ, ý về bố thí, trì giới, tu tiến hoặc sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu thường xuyên sẽ trở thành nền tảng mà không thể ngờ trước được đó sẽ là nghiệp tướng. Bởi trong lúc nói năng, hành động sẽ trở thành hậu quả về sau mà mình chứng kiến. Nhóm người này đến khi cận tử cho dù không tạo nghiệp về thân, ngữ, ý đi nữa, nhưng nghiệp tướng vẫn có cơ hội xuất hiện được.

- Thú tướng có cơ hội: 6 cảnh sẽ được chứng kiến và cảm giác trong kiếp sau thuộc cảnh thú tướng, cảnh thú tướng này hiện bày được trong 6 môn. Vì vậy người có tư thiện hoặc tư bất thiện mãnh liệt trong lúc đang tạo thiện phước hay ác nghiệp nếu thuộc tư thiện thì các pháp tháp tùng của tư thiện. Còn như là tư bất thiện thì các pháp tháp tùng theo của tư bất thiện cũng mạnh mẽ giống như vậy. Tức lúc đang tạo phước như bố thí, trì giới, tu tiến thì tín, tấn, niệm, định, tuệ… hiện bày nổi bậc lên. Hoặc trong lúc đang tạo ác hạnh tà mạng như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, … Thì ái, mạn, kiến, sân, si, tật, lận,… cũng hiện bày rõ ràng giống như vậy. Do đó, nhóm người này vào lúc cận tử thì thú tướng có cơ hội xuất hiện được.

Hoặc trong lúc tạo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp có tư tiền và tư hậu sanh lên không ngơi ngớt. Nếu tạo thiện nghiệp mà suy nghĩ về việc phước đó mường tượng ra hình ảnh, cử chỉ, hành động, lời nói của mình và của người khác, luôn cả các vật dụng… của bố thí, trì giới, tu tiến phải sắp đặt như thế này, thế kia… Khi đã làm xong thì nhớ lại các thiện sự đó làm tâm hoan hỷ, phấn chấn và cảnh tượng đó hiện lên ngay trong tâm không phai mờ.

Nếu tạo bất thiện nghiệp thì cũng như trước khi hành sự trộm cắp, lừa đảo, gian lận… thì hạng người này cũng phải lo toan, mưu tính tìm kế chước về việc làm ấy. Suy tính điều nghiệm ra cử chỉ những cảnh phải hành động làm điệu bộ như thế này, thế kia. Và lời nói thì phải trao chuốt cho tinh vi của mình đối với người khác. Khi đã làm xong thì nhớ lại sự việc ấy luôn cả những đồ vật dùng trong việc làm ấy với sự thoả mãn, thích thú càng nghĩ đến hình ảnh càng hiện rõ in đậm trong tâm không phai lạt.

Cho nên cả hai tiến trình của tư tiền và tư hậu như đã đề cập trên, vào lúc cận tử đều có thể xuất hiện cảnh thú tướng được như nhau.

Trường hợp khác thuộc về thiện nghiệp, trước hoặc sau khi làm thì một số người ước muốn nghĩ đến nhân sản, thiên sản… vô số thứ. Nhóm người này khi cận tử thì thú tướng thường có cơ hội hiện bày lên.

*

Thích giải điều thứ 2

Gọi rằng: 1 trong 3 loại ấn tướng xuất hiện theo tương ứng với người sanh vào cõi vui hay cõi khổ. Đối với các bậc A La Hán lúc gần viên tịch thì không có 1 loại ấn tướng nào vào hiện bày. Sỡ dĩ như vậy, vì các Ngài không còn tái sanh tiếp tục nữa.

Đối với chúng sanh đoạ xứ, nhân loại, chư thiên, Phạm Thiên thuộc phàm nhân và Thánh hữu học lúc cận tử thì 1 trong 3 loại ấn tướng này thường xuất hiện. Bởi vì nhóm người này vẫn còn phải tái sanh vào cõi vui hay cõi khổ. Còn trình bày cho hiểu tiếp nữa rằng, sự hiện bày của 3 loại ấn tướng này có trạng thái không giống nhau vì còn tùy theo người sanh vào cõi vui hay cõi khổ. Như người sanh vào cõi vui thì thường có nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng thuộc về thiện vào xuất hiện. Người sanh vào cõi khổ thì thường có nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng thuộc về bất thiện vào hiện bày. Trạng thái của loại ấn tướng thiện và bất thiện như thế nào sẽ trình bày trong phần sau.

Sự kiện các bậc A La Hán gần viên tịch mà không có 1 loại ấn tướng nào vào xuất hiện bởi do hành động của Ngài không tác thành thiện nghiệp, bất thiện nghiệp. Các Ngài chỉ hành động theo lãnh vực thường nhiên của thân tâm đang hiện hữu trong thế gian mà không có dị thục quả nào sanh lên trong tương lai, nên gọi là duy tác (kiriya). Còn đối với vấn đề kiếp sống sẽ diễn tiến tiếp tục trong tương lai là vấn đề của thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Do vậy, khi Ngài không có thiện nghiệp và bất thiện nghiệp thì cảnh nghiệp mới không vào hiện bày. Khi cảnh nghiệp không vào hiện bày thì cảnh… mà câu sanh với hành động thân, ngữ, ý gọi là nghiệp tướng cũng không thể xuất hiện được. Bởi vì cảnh… mà câu sanh với hành động của bậc A La Hán không phải là nghiệp tướng mà chỉ là duy tác tướng (kiriyānimitta). Còn cảnh thú tướng là cảnh phải được chứng kiến cảm thọ trong kiếp sau. Nhưng đối với các bậc A La Hán thì không có kiếp vị lai, cho nên cảnh thú tướng mới không vào hiện bày.

Do sự kiện như vậy, nên mới có câu hỏi rằng: "Nếu 1 trong 3 loại ấn tướng không vào hiện bày, thì lúc gần nhập diệt tâm của các bậc A La Hán không có cảnh giống như vậy chăng?"

Đáp: Có, là 6 cảnh thuộc danh sắc và chế định mà Ngài thường lưu tâm quán xét thuộc duy tác tướng (kiriyānimitta).

Thích giải: Bậc A La Hán lạc quán cũng như bậc A La Hán đắc thiền nhưng không nhập thiền vào lúc gần nhập diệt thì có 6 cảnh thuộc danh sắc hoặc chế định mà các Ngài thường lưu tâm quán xét, chính là cảnh của đổng lực cận tử.

Đối với một số vị A La Hán đắc thiền rồi viên tịch Níp Bàn sau khi nhập thiền thì cảnh của thiền nhập như đề mục biến xứ (kasiṇapaññatti) hay đề mục hơi thở hoặc đề mục chúng sanh chế định… Chính cảnh đó là cảnh của đổng lực cận tử và đổng lực cận tử này là tâm thiền.

Nếu viên tịch Níp Bàn sau tâm lộ phản khán như quán xét chi thiền 5 - 4 - 3 - 2 … thì chính cảnh đó là cảnh của đổng lực cận tử. Và đổng lực cận tử này là đổng lực phản khán thuộc đổng lực đại tố (mahākiriyā).

Nếu viên tịch Níp Bàn sau lộ tâm hiện thông mà thị hiện thần thông với thân thể có 32 thể trược hóa hiện thành thân thể lớn nhỏ. Thì chính nhóm này là cảnh của đổng lực cận tử, và đổng lực cận tử này là chuẩn bị, cận hành, thuận thứ, chuyển tộc, thông, thuộc tâm đại tố và tâm tố ngũ thiền sắc giới.

Còn lộ tột mạng của bậc A La Hán tức bậc viên tịch Níp Bàn sau khi lộ phản khán sanh lên nối tiếp sau lộ đắc Tứ Đạo vừa diệt. Thì Đạo, Quả, Níp Bàn, phiền não chính một trong các pháp này làm cảnh cho đổng lực cận tử. Và đổng lực cận tử này là đổng lực phản khán thuộc đổng lực đại tố. Do đó, nên các cảnh sai biệt gọi là nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng mới không xuất hiện vào trong đổng lực cận tử của các bậc A La Hán.

Còn đối với tâm viên tịch Níp Bàn là hiện thân của tâm tử có cảnh cùng loại với tâm tái tục và tâm hộ kiếp bắt cảnh từ đổng lực cận tử trong kiếp trước, khi cận tử làm cảnh đã đề cập trong nhóm 4 tái tục như sau:

Paṭisandhi bhavaṇgañca Tathā cavanamānasaṃ

Ekameva tatheveka Visayañcekajātiyaṃ

*

Quan điểm của một số ngài giáo thọ sư luận giải đến cảnh của tâm viên tịch níp bàn của bậc chánh đẳng giác

Một số Ngài giáo thọ sư đề cập rằng: "Tâm viên tịch Níp Bàn của bậc Chánh Đẳng Giác có Níp Bàn làm cảnh". Cùng nêu lên dẫn chứng trong kinh Đại Bát Níp Bàn của Trường Bộ Kinh kết hợp dẫn chứng Pāli như sau:

"Anejo santimārabbha yaṃ kālamakarī muni"

Theo điều Pāli này, từ "santimārabbha" Ngài giáo thọ sư sớ giải giải rằng: "Anupādisesaṃ nibbānaṃ ārabbha paṭicca sandhāya". Do ý định Vô Dư Y Níp Bàn (Níp Bàn không còn dư sót lại ngũ uẩn). Về phần một số Ngài A xà lê không xem xét lời đề cập của Ngài giáo thọ sư sớ giải đã giải thích trong sớ giải Kinh Đại Bát Níp Bàn nên mới lầm rằng: "Santiṃ ārammanaṃ katvā" lấy Níp Bàn làm cảnh. Do đó, khi dịch thì phải dịch là bậc ái tận Tối Thượng Mâu Ni Ngài có ý muốn hướng đến Vô Dư Y Níp Bàn rồi viên tịch. Chứng tỏ cho thấy rằng, trước khi viên tịch Níp Bàn thì phải có tâm hướng đến Níp Bàn ly phiền não uẩn (kilesakhandha) rồi mới viên tịch Níp Bàn. Mà không trình bày sự viên tịch Níp Bàn của bậc Chánh Đẳng Giác có Níp Bàn làm cảnh bởi trường hợp nào.

Còn trong sớ giải Trưởng Lão Tăng Kệ cho dù giải từ "santimārabbha""Santiṃ anupādisesaṃ nibbānaṃ ārammanaṃ katvā". Cho dù lấy Vô Dư Y Níp Bàn làm cảnh nhưng vẫn ám chỉ lấy thời gian trước khi Ngài nhập thiền gần lúc viên tịch Níp Bàn, Ngài có tâm hướng đến Níp Bàn. Sau đó, Ngài nhập thiền với đề mục biến xứ (kasiṇapaññatti) và pháp đáo đại… làm cảnh. Khi xuất thiền thì chính chi thiền đó làm cảnh mà thôi.

Lại nữa, một số Ngài A xà lê so sánh sai lệch ý nghĩa Pāli bởi vì không suy xét đến tam đề cảnh hy thiểu (parittārammaṇatika) trình bày rằng:

"Katame dhammā parittārammaṇa? Sabbo kāmāvacaravipāko kriyāmanodhātu kriyahetukamanoviññānadhātusomanassasahagatā ime dhammā parittārammaṇati" (chương sớ giải của bộ Pháp Tụ).

Nhóm pháp nào có pháp dục giới làm cảnh? 23 tâm dị thục quả dục giới (15 tâm quả vô nhân, 8 tâm đại quả), 1 tâm khai ngũ môn, 1 tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, nhóm pháp này có pháp dục giới làm cảnh.

Pháp dục giới làm cảnh cho 25 tâm này bao gồm 54 tâm dục giới, 52 sở hữu, 28 sắc pháp được xếp vào 6 cảnh, còn Níp Bàn là pháp siêu thế. Trong 25 tâm này thì tâm viên tịch Níp Bàn của bậc Chánh Đẳng Giác cũng gom chung vào. Vì tâm viên tịch Níp Bàn của bậc Chánh Đẳng Giác cũng là một tâm đại quả, mà thường nhiên tiến trình của pháp thực tánh này hoàn toàn diễn tiến theo thực tánh vô ngã. Chẳng phải khi sanh làm nhân loại, chư thiên bậc thấp hoặc phàm nhân thì mới có pháp dục giới làm cảnh và cũng chẳng phải sanh làm nhân loại, chư thiên bậc cao hoặc Thánh Nhân mới có pháp đáo đại, siêu thế, chế định làm cảnh. Mà bất luận ai được sanh làm người thì trong sát na làm phận sự tái tục, hộ kiếp, tử, na cảnh… cũng chỉ thuần nhất pháp dục giới làm cảnh mà thôi. Cho nên mới thấy được rằng sự viên tịch Níp Bàn của bậc Chánh Đẳng Giác mà có Níp Bàn làm cảnh thường không thể có được.

"Abhimūkhībhūtaṃ bhavantare paṭisandhijanakaṃ kammaṃ vā paccupaṭṭhāti".

"Thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp làm cho tái tục trong kiếp sau diễn tiến hiện bày nổi bật ngay trước mặt".

Lẽ thường nhiên chúng sanh đã từng tạo tội, phước bằng thân, ngữ, ý nhiều vô số không thể diễn tả cho hết được. Cho nên trong cơ tánh của chúng sanh mới có thiện nghiệp, bất thiện nghiệp gọi là nghiệp tiềm miên không gián đoạn (bhavantare paṭisandhijanakaṃ kammaṃ). Trong các loại thiện nghiệp, bất thiện nghiệp này thì cả hai đều có phận sự sắp xếp cho sanh lên trong kiếp thứ hai. Có 2 loại là sanh báo nghiệp trong kiếp này và hậu báo nghiệp trong kiếp trước nữa. Trong 2 loại này thì sanh báo nghiệp cũng như hậu báo nghiệp nói theo lộ tâm, cảnh, môn, phận sự, thời gian, oai nghi thì hiện hữu trong cơ tánh của mỗi người nhiều vô số không thể ước lượng được.

Nói theo lộ tâm thì trong mỗi lộ ý môn có 1 loại thiện, bất thiện sanh báo nghiệp; có 5 loại thiện, bất thiện hậu báo nghiệp.

Nói theo cảnh thì cả 2 loại thiện nghiệp, bất thiện nghiệp này sanh lên nương vào cảnh sắc, cảnh thinh… cảnh pháp cũng có.

Nói theo môn thì làm cho thành tựu hành động thiện nghiệp, bất thiện nghiệp sanh lên bằng thân, bằng ngữ, bằng ý cũng có.

Nói theo phận sự thì cả hai loại thiện nghiệp, bất thiện nghiệp này kiến tạo bố thí, trì giới, tu tiến cũng có hay hành động sát sanh, trộm cắp… cũng có.

Nói theo thời gian thì cả 2 loại thiện nghiệp, bất thiện nghiệp sanh lên vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối cũng có.

Nói theo oai nghi thì cả 2 loại thiện nghiệp, bất thiện nghiệp sanh lên trong lúc đi, lúc đứng, lúc nằm, lúc ngồi cũng có.

Do đó, mới có thể khẳng định điều hiện hữu vô số trong cơ tánh của mỗi người.

Trong các loại thiện nghiệp, bất thiện nghiệp mà sanh lên nhiều loại như đã đề cập trên. Thì nghiệp nào có cơ hội dẫn đi tái tục trong kiếp thứ hai, nghiệp đó sẽ hiện bày nổi bật lên trong tâm của người lúc cận tử. Chính thiện nghiệp, bất thiện nghiệp đó gọi là hiện tiền nghiệp (abhimukhībhūtaṃ).

Điều này được ví như hàng vạn vạn người mua vé số cùng xổ trong 1 ngày, khi mua số ai cũng mong rằng mình sẽ trúng độc đắc… thậm chí cho đến số đuôi. Nhưng đến khi số xổ rồi thì đâu phải vé số nào cũng được trúng thưởng mà chỉ có một số vé được trúng thưởng mà thôi. Điều này như thế nào thì thiện, bất thiện chỉ duy nhất một loại làm sanh báo nghiệp hay hậu báo nghiệp hiện bày nổi bật trong tâm mới gọi là hiện tiền nghiệp (abhimukhībhūtaṃ).

"Taṃ kammakaraṇakāle... kammanimittaṃ". Điều Pāli này đã trình bày cho cho hiểu đến hiện thân của nghiệp tướng. Nghiệp tướng là cảnh làm nhân tái hiện của hành động, như định nghĩa sau: "Kammassa nimittaṃ: kammanimittaṃ". Cảnh làm nhân tái hiện hành động gọi là nghiệp tướng.

Nghiệp tướng có 6 loại: Sắc, thinh. khí, vị, lạnh, nóng, mềm, cứng, căng, dùn, thực tánh danh sắc và chế định. Như Ngài giáo thọ sư Anuruddha trình bày rằng: "Rūpādikaṃ". Có cảnh sắc… 6 cảnh như đã đề cập trên không lấy bao quát, mà chỉ lấy riêng 6 cảnh liên quan đến hành động của mỗi người mà thôi.

Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha đã trình bày rằng: "Taṃ kammakaraṇakāle". Trong lúc mình hành động bằng thân, ngữ, ý. Và còn trình bày Pāli tiếp tục nữa "Upaladdhapubbaṃ" và " Upakaraṇabhūtaṃ".

6 cảnh thuộc nghiệp tướng này có 2 loại:

1 - Upaladdhakammanimitta (Nghiệp tướng phát sinh).

2 - Upakaraṇakammanimitta (Nghiệp tướng trợ lực).

- Nghiệp tướng phát sanh: 6 cảnh trưởng mà mình được chứng kiến trong lúc hành động.

- Nghiệp tướng trợ lực: 6 cảnh mà mình được chứng kiến nhưng không làm trưởng mà chỉ hỗ trợ kết hợp trong lúc hành động.

Vì vậy, mới phân tích ra 6 cảnh mà mình được chứng kiến trong lúc hành động gọi là upaladdhakammanimitta và 6 cảnh không làm trưởng gọi là upakaraṇakammanimitta như sau:

A - Thuộc về thiện:

Bố thí: Hộ độ Chư Tăng, đặt bát, dâng y, xây giảng đường, chùa, tịnh xá, dâng vật thực tráng miệng cho tỳ kheo, sa di thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Kim thân Phật, bông hoa, nhang, đèn, chiếu thãm, tọa cụ, bàn ghế, cùng với người phụ giúp soạn rửa thau, mâm… thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Đồ vật cúng dường đến tỳ kheo, sa di là người thọ thí thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Việc trang hoàng sắp đặt nhạc cụ, nhạc công và nhân công thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Giảng đường dạy học, nơi làm lễ phát lộ thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Vật liệu xây dựng, thợ mộc, thợ hồ cho đến người phụ giúp trong công việc xây dựng thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Giới: Tỳ kheo, sa di truyền giới, lời phát nguyện thọ trì của mình thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Sự cung kính đảnh lễ cho đến người và trú xứ thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Nếu là người xuất gia thì 8 món tư cụ (aṭṭhaparikkhāra), chư tỳ kheo Tăng trên chánh điện tuyên ngôn, ngồi tụng kinh thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Vật dụng ngoài ra 8 món tư cụ, vật thí… cho đến người phục vụ âm nhạc cho cuộc lễ, nhiểu Phật. Các việc này thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Tu tiến: Nếu tu tiến Chỉ Tịnh thì những đề mục nghiệp xứ như đề mục biến xứ (kasiịa)… cho đến oai nghi ngồi và việc chuẩn bị tu tiến, thủ trì tướng (uggahanimitta), tương tự tướng (paṭibhāganimitta), đắc thiền (kiên cố), thầy giáo thọ (thiền sư) thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Người, trú xứ và các việc khác nữa liên quan đến việc tu tiến Chỉ Tịnh thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Nếu tu tiến Minh sát thì danh sắc, đại oai nghi, tiểu oai nghi, chánh niệm, thầy giáo thọ (thiền sư) thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Trú xứ vật dụng… cho đến hành giả liên quan đến việc tu tiến Minh Sát thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Sự học Pháp, sách vở, thầy giáo thọ, sự tụng đọc cho đến lời giảng giải thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Giảng đường nơi học viên học, dụng cụ… liên quan đến việc học tập thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

B - Thuộc về bất thiện:

Sát sanh: Chúng sanh bị giết, bị đánh bởi hành vi của mình thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Nơi chốn, dụng cụ liên quan đến sát sanh, da, xương, thịt… thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Trộm cắp: Đồ đạc, của cãi… hành vi của mình lúc trộm cắp thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Nơi chốn, đồ nghề, dụng cụ thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Tà dâm: Người mà mình tà dâm và hành vi giao hợp của mình thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Nơi chốn, nói thành lời thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Nói dối: Lời nói không thật và đồ vật cũng không thật thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Người nghe tin theo thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Uống rượu: Chất say cùng với thái độ say sưa thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Chai rượu và đồ nhắm, bè bạn, địa diểm cho đến đồ dùng khác nữa thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

Tóm lại: Trong 2 loại nghiệp tướng này, thì tất cả đối tượng hữu thức và vô thức liên quan đến hành động thiện, bất thiện trực tiếp thì thuộc về nghiệp tướng phát sinh.

Đồ dùng… làm điều kiện hỗ trợ kết hợp cho hành động thiện, bất thiện thì thuộc về nghiệp tướng trợ lực.

"Anantaramuppajjamānabhave... gatinimittaṃ"

Điều Pāli này trình bày cho hiểu đến hiện thân của thú tướng. Nghĩa là cảnh của sanh hữu phải tái sanh vào tức cảnh được gặp được cảm thọ vào kiếp sống thứ hai. Có định nghĩa như sau: "Gatiyà nimittaư: gatinimittaư". Cảnh của kiếp sống nương trú gọi là thú tướng, thú tướng này được 6 cảnh. Sáu cảnh ấy không phải là cảnh liên quan trong kiếp này mà chỉ riêng biệt 6 cảnh phải được gặp, được thấy và được cảm thọ duy nhất trong kiếp sau.

Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày rằng: "Anantaramuppajjamànabhave". Trong kiếp sống phải sanh lên tiếp nối nhau không gián đoạn.

Pāli đề cập rằng: "Upalabhitabbamupabhogabhūtañca". Được trình bày cho hiểu rằng:

Thú tướng có 2 loại:

1 - Upalabhitabbagatinimitta (Thú tướng chứng kiến).

2 - Upabhogabhūtagatinimitta (Thú tướng cảm thọ).

Từ "Bhūta" trong câu này không có giải thích nào đặc biệt vì từ Pāli này là hợp từ cho nên khi phân từ ra thì được 2 từ:

- Upalabhitabbaṃ

- Upabhogabhūtaṃ

- Thú tướng chứng kiến: 6 cảnh của kiếp sống sẽ được chứng kiến.

- Thú tướng cảm thọ: 6 cảnh của kiếp sống sẽ được cảm thọ.

Cho nên khi gom từ của Ngài giáo thọ sư Anuruddha lại thì có Pāli như sau:

" Anantaraṃ uppajjamānabhave upalabhitabbaṃ upabhogabhūtañca gatinimittaṃ".

"Sáu cảnh của kiếp sống sẽ được chứng kiến và được cảm thọ duy nhất trong kiếp sau nối tiếp nhau không gián đoạn".

Câu Pāli này có liên quan như sau: Anantaraư gom vào với uppajjamànabhave, uppajjamànabhave gom vào với upalabhitabbaṃ upabhogatabhūtaṃ, upalabhitabbaṃ upabhogatabhūtaṃ gom vào với gatinimittaṃ, còn gatinimittaṃ gom vào với paccupaṭṭāti thì trở thành câu động từ.

Do đó, khi phân tích nhóm thú tướng này theo upalabhitabba và upabhoga thì sẽ được như sau:

Người sẽ sanh vào cõi Phạm Thiên không có cả 2 thú tướng này, mà chỉ có nghiệp tướng chế định và nghiệp tướng đáo đại. Nếu sẽ sanh lên cõi chư thiên thì thấy thiên xa, thiên cung, thiên tử, thiên nữ, đồ trang sức, vườn hoa, hồ sen. Đây thuộc về thú tướng chứng kiến.

Nếu có cảm giác như chính mình được ngồi trên thiên xa cũng như đang dạo chơi hoan hỷ vui thú trong các nơi, thọ dụng tịnh thực chung với thiên tử, thiên nữ, mặc thiên y. Đây thuộc về thú tướng cảm thọ.

Nếu sanh làm nhân loại thì thấy thai bào người mẹ, nhà cửa, buồng ngủ, đồ dùng, thành phố, làng xã, thôn xóm, dân chúng. Đây thuộc về thú tướng chứng kiến.

Nếu có cảm giác như mình đang đi trong các nơi đó hoặc đang sống trong các nơi đó, cũng như đang nói chuyện với một người nào hay đang làm việc gì hoặc giống như mình đang sanh vào thai bào. Đây gọi là thú tướng cảm thọ.

Nếu sanh làm bàng sanh thì thấy các loài vật như heo, chim, cá, bò, trâu… Và những nơi mà loài bàng sanh ở như cây cối, rừng núi… Đây thuộc về thú tướng chứng kiến.

Nếu có cảm giác như mình là một loại bàng sanh nào hoặc đang chơi đùa với loài thú đó. Đây thuộc về thú tướng cảm thọ.

Nếu sanh làm ngạ quỷ và a tu la thì thấy rừng, hố sâu, vực thẫm, biển, sông, đồi núi vắng tanh lạnh lẽo là nơi đáng kinh hãi, hay nhóm ngạ quỷ, a tu la. Đây thuộc về thú tướng chứng kiến.

Nếu có cảm giác như mình đang sợ hãi hoặc đang đói khát không có vật thực thọ dụng, đang tìm kiếm nước và vật thực do đói khát cùng cực. Đây thuộc về thú tướng cảm thọ.

Nếu như sanh vào địa ngục thì thấy vật hành hình, chó, quạ, kên kên đáng kinh hãi, Diêm Vương, quỷ sứ, chúng sanh địa ngục và các nơi trong địa ngục. Đây thuộc về thú tướng chứng kiến.

Nếu có cảm giác như mình đang bị lôi kéo, đánh đập, bị chó cắn xé, bị giam cầm trói buộc bằng xiềng xích, cũng như đi vào trong các nơi có người đang bị xiềng xích gông cùm đầy dẫy kinh hãi. Hoặc giống như đang bị tra tấn thân thể đau đớn cùng tột hơn là bị trọng bệnh. Đây thuộc về thú tướng cảm thọ.

*

Trình bày thú tướng chứng kiến & Thú tướng cảm thọ trong paramattadīpanīmahaṭīkā

Trong Paramatthadīpanīmahāṭīkā trình bày cả 2 thú tướng này theo 2 cách:

Cách thứ 1: Trình bày thú tướng chứng kiến thuộc về khổ thú tướng, thú tướng cảm thọ thuộc về lạc thú tướng.

Trong hai loại này, cảnh… liên quan đến 4 cõi khổ là khổ thú tướng, cảnh… liên quan đến cõi nhân loại, cõi chư thiên là lạc thú tướng.

Cách thứ 2: Trình bày cảnh liên quan đến thân thuộc về thú tướng chứng kiến, cảnh không liên quan đến thân mà chỉ cảm giác lạc, khổ thuộc về thú tướng cảm thọ.

Cảnh liên quan đến thân ám chỉ chổ ở… đồ trang sức, y phục và vật dụng thường dùng liên quan đến thân thuộc về thiện lẫn bất thiện.

Cảnh không liên quan đến thân chỉ là cảm thọ lạc, khổ ám chỉ vật chất chung quanh như thọ thực, tùy chúng, bông hoa, mùi thơm, âm nhạc, bến nước, nơi cúng dường, tụng kinh, đảnh lễ Chư Tăng, học Pháp, thính Pháp. Hoặc kẻ thù, vật tra tấn hành hình, chúa ngục, chó, quạ, chúng sanh địa ngục, ngạ quỷ, a tu la, bàng sanh, tiếng la hét dọa dẫm, cãi vã, đâm chém, rên rĩ, mùi thối, ngọn lửa, vật thực thiu hôi, lửa cháy, đánh đập, chết chìm, rơi từ trên cao xuống.

*

Người bệnh nặng có trạng thái giống như ngất xỉu trong khi đó có thú tướng xuất hiện

Một số người bệnh nặng có trạng thái giống như ngất xỉu trong giây lát, đôi khi có thú tướng vào hiện bày. Trong lúc đó cảm giác như chiêm bao thấy mình đang đi trong cảnh giới sinh hoạt đọa xứ như địa ngục, ngạ quỷ… hoặc cảnh giới sinh hoạt của nhân loại, chư thiên. Như thấy được chúng sanh địa ngục đang bị hành hình, nơi hành hình cùng với quỷ xứ, Diêm Vương; thấy được nơi cô tịch vắng lạnh rất khiếp đảm; thấy dảy nhà lớn có lò lửa đang nấu chảo nước sôi có một người to lớn hung bạo đang quăng đứa bé vào trong chảo; thấy đám người đặc nghẹt chen lấn trong các hố sâu to kềnh. Hoặc không như thế thì thấy rừng rậm âm u đồi núi trập trùng thành hai dãy dài; thấy thung lũng sâu hoắm có cổ thụ cành lá xoè rộng che phủ tối đen mịt mù; thấy nhiều loại chúng sanh đáng kinh hồn mất vía, như một số nhóm có thân hình cao khều, một số nhóm có thân hình to béo, một số nhóm có thân hình đen đúa đầu lớn, một số nhóm chỉ có thịt mà không có xương hoặc chỉ có xương không có thịt và tự mình men theo sườn núi ẩn núp rình rập các loài thú dữ sống trong núi đang mệt lả đi tìm nước uống. Nếu có được cơ hội liền vồ ngay bất kỳ loại thú nào làm cho thiệt mạng, rồi tiếp tục ẩn núp lên cây. Hoặc không như thế thì được thấy thành phố, xóm làng, tỉnh lỵ hay đang đi tìm quyến thuộc, bạn bè ở khắp mọi nơi được nhà nhà ân cần tiếp đón chuyện vãn với nhau. Hoặc thấy được vương xa, thiên cung, thiên nữ và chính mình đang dạo chơi trong các nơi đó; thấy vườn hoa, ao sen, giảng đường, nơi lễ bái, thiên cung… như một số thiên cung có thiên tử, thiên nữ đang ngụ, một số thiên cung trống không hỏi ra thì được trả lời đó là thiên cung của người còn sống nơi cõi nhân loại chờ đợi khi người đó mệnh chung sanh lên thụ hưởng thiên sản trên thiên giới này.

Tiến trình của thú tướng hiện bày giống như giấc chiêm bao. Người bệnh mà có trạng thái như ngất xỉu như đã đề cập đây, có một số người thấy giống như đang sống trong trú xứ của mình; một số người thì thấy có người đến lôi kéo quyến rủ; một số người thấy chính mình đang đơn độc dạo chơi. Sự kiện diễn tiến… này tồn tại khoảng thời gian 2 - 3 phút, 2 - 3 tiếng, 1 - 2 ngày cũng có. Như dân gian thường nói với nhau rằng: "Mình chết đi rồi sống lại".

"Kammabalena". Bởi mãnh lực của nghiệp, mà Thắng Pháp Tập Yếu Luận đề cập rằng: "Kammabalena". Sự hiện bày một loại ấn tướng là qui luật tất nhiên mà không cần phải tìm hiểu suy nghĩ sanh lên do nhân nào. Nhưng nếu diễn tiến bởi mãnh lực nghiệp được cơ hội cho quả tái tục trong kiếp thứ hai thường là thường nghiệp, cận tử nghiệp, hay khinh tác nghiệp. Hoặc tự mình nhớ lại được hay có người đến nhắc nhở cho nhớ lại.

Do đó, nghiệp sai biệt mà mình đã từng làm từ lâu mới vào hiện bày cho thấy rằng mình đang làm, cho đến việc nói nhảm thành những câu chuyện hoặc biểu lộ cử chỉ thuộc cảnh nghiệp cũng có. Đôi khi cũng hiện bày thành hình ảnh có trạng thái như mình đã hành động thuộc cảnh nghiệp tướng. Nhưng đôi khi việc nói nhảm hay biểu lộ cử chỉ, cả việc hiện bày thành hình ảnh cho thấy cũng không có.

Tất cả sự việc trên đều tùy thuộc theo 1 trong 3 loại nghiệp này. Còn mãnh lực nghiệp lúc ấy, thì làm cho tiến trình dòng tâm của người lúc cận tử mê muội, nóng nảy, vẫn đục không tươi tỉnh sáng suốt cho nên được liệt vào cảnh nghiệp.

"Channam dvārānaṃ aññatarasmiṃ". Trong 1 môn nào của 6 môn do việc hiện bày của 3 ấn tướng (nimitta) này thường hiện bày một loại nào đó bằng đường mắt, tai, mủi, lưởi, thân, tâm. Như ấn tướng của cảnh nghiệp thì hiện bày bằng đường tâm. Ấn tướng thuộc nghiệp tướng và thú tướng đều phải tùy theo thực tánh của ấn tướng đó. Nghĩa là nếu là cảnh sắc hiện tại thì sẽ hiển lộ qua đường mắt và tâm, nếu là cảnh sắc quá khứ thì sẽ hiện bày qua đường tâm. Còn cảnh thinh… cảnh xúc cũng giống như vậy. Riêng ấn tướng cảnh pháp chỉ hiện bày duy nhất qua đường tâm.

Lại nữa, cho dù thực tánh của thú tướng được 6 cảnh nhưng phần nhiều là cảnh sắc và cảnh pháp chế định liên quan đến cảnh sắc đó. Cho nên trong cả 6 môn này thì thú tướng hầu như thường hiển lộ bằng mắt và bằng tâm.

Câu Pāli: "Kammabalena channaṃ dvārānaṃ aññatarasmiṃ paccupaṭṭhāti" này có nội dung liên quan nhau như sau:

Kammabalena là tác nhân (hetu) của paccupaṭṭhāti, paccupaṭṭhāti là hệ quả (phala). Channaṃ là chỉ thị tính từ (vissana) của dvārānaṃ, dvārānaṃ là định tính (visesana). Channaṃ dvārānaṃ là sở thuộc túc từ (niddhārana) của aññatarasmiṃ, aññatarasmiṃ là chủ ngữ (niddhāraniya). Aññatarasmim lā ḍối tác (ādhāra) của paccupaṭṭhāti, paccupaṭṭhāti là động từ (kiriya) của câu.

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 3: Trình bày đến tiến trình của dòng tâm lúc cận tử

"Tato paraṃ tameva tathopaṭṭhitaṃ... abhiñhaṃ pavattati bāhullena". Điều Pāli này trình bày đến tiến trình của dòng tâm lúc cận tử được giải thích riêng biệt thêm như sau:

"Tato paraṃ tameva tathopaṭṭhitaṃ ārammanaṃ ārabbha cittasantānaṃ abhiñhaṃ pavattati".

Theo sau cảnh nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng vào hiện bày thì dòng tâm thức sanh lên vô gián nương vào cảnh hiện bày bám theo hiện tượng đó.

Sự kiện này nếu ví dụ thì giống như dòng tâm của người đang xem ti vi chăm chú nhìn vào màn ảnh trước mặt mà không nghĩ đến vấn đề khác. Cho dù có người đến hỏi, nói hoặc sai biểu cũng không quan tâm, chỉ trả lời gọn lõn: "Nói đi! Làm sao cũng được!" Nhưng tâm thì không để ý theo chỉ chăm chú theo dõi màn hình mà mình đang xem mà thôi. Cũng vậy, dòng tâm của người lúc cận tử cho dù thân thể có bị đau nhức do bệnh tật hành hạ. Nếu có người đến vấn an, chăm nom, hầu hạ bằng mọi cách đi nữa, thì thỉnh thoảng chỉ nói chút ít. Riêng về dòng tâm thì bám lấy ấn tướng vào hiển lộ trong giai đoạn đó.

"Vipaccamānakakammanurūpaṃ parisuddhaṃ upakkiliṭṭhaṃ vā cittasantānaṃ abhiñhaṃ pavattati". "Dòng tâm thanh tịnh hoặc cấu uế tùy theo quả của nghiệp sanh lên vô gián".

Thích giải: Quả của nghiệp làm cho tái tục nếu là thiện thì dòng tâm sẽ thanh tịnh, trong sáng và tươi tỉnh nếu là bất thiện thì dòng tâm sẽ vẫn đục, cấu uế hay nóng nảy, tiến trình của dòng tâm như vậy luôn trôi chảy không ngừng. Do đó, từ "vô gián" ám chỉ khi dòng tâm của người cận tử mà thanh tịnh thì cho dù thân thể có bệnh hoạn, đau nhức dày vò đi nữa hoặc cho dù có những điều nghe thấy trái tai gai mắt thì tâm của người đó chỉ thoáng thấy bất an sau đó trở lại trong sáng, an tịnh như lúc ban đầu. Nhưng nếu dòng tâm cấu uế rồi thì cho dù không có bệnh hoạn hành hạ, con cháu quyến thuộc phụng dưỡng chu đáo, cảnh quanh mình cũng yên ắng thích nghi. Tất cả những việc đó chỉ làm cho tâm tỉnh táo an lạc được trong chốc lát sau đó thì tâm cũng trở lại vẩn đục, ủ dột như lúc ban đầu.

Lại nữa, cả 2 đoạn Pāli như: "Tato paraṃ tameva"... vā "Vipaccamānakakammānurūpaṃ" có nguyên nhân theo trình tự như sau: Khi nghiệp sẽ cho quả tái tục trong kiếp thứ 2 thuộc về thiện thì cả 3 ấn tướng sẽ là ấn tướng tốt, nếu ấn tướng tốt thì dòng tâm bắt lấy ấn tướng đó thanh tịnh tươi tỉnh.

Khi nghiệp sẽ cho quả tái tục trong kiếp thứ 2 thuộc về bất thiện nghiệp thì dòng tâm bắt lấy ấn tướng đó vẩn đục cấu uế.

Dòng tâm thanh tịnh hay cấu uế nương vào ấn tướng tốt hay xấu vào hiện bày, có câu chuyện như sau:

Cận sự nam Dhammika và đức vua Duṭṭhagāminī lúc cận tử có thú tướng vào xuất hiện. Như được thấy sáu chiếc vương xa đến từ sáu tầng trời dục giới đang hiện ra trước mặt giữa hư không, được nghe tiếng thỉnh mời giành nhau lên thiên xa của mình và được ngửi mùi thơm của vật trang hoàng trên thiên xa.

Sự việc diễn tiến như vậy bởi do thiện nghiệp dắt dẫn tái tục vào thiên giới. Cho nên dòng tâm đang bắt lấy thú tướng tốt mới có sự thanh tịnh trong sáng. Khi mệnh chung rồi thì cận sự nam Dhammika cũng như đức vua Duṭṭhagāminī được tái sanh làm thiên tử ngồi trong thiên xa đến từ cõi Đẩu Suất. Còn các thiên xa đến từ cõi khác cũng từ từ biến mất.

Đức vua Dhammāsoka là vị vua ủng hộ Phật Giáo đã hỗ trợ cho cuộc kết tập Tam tạng lần thứ 3, Phật lịch 305 là vị đại hộ Pháp trong Phật Giáo. Kể từ khi bắt đầu lâm bệnh cho đến khi băng hà đức vua luôn có tâm trong sáng thanh tịnh do bắt lấy ấn tướng tốt. Nhưng đến khi thật sự gần băng hà thì trở lại khởi lên tâm bất mãn buồn phiền rằng: "Cho đến vị đại đế như ta thống lãnh cõi Diêm Phù Đề nhưng đến bây giờ chỉ còn quyền hạn bằng trái cà na mà thôi !!!". Dòng tâm bị cấu uế do sân thuộc cảnh nghiệp được hiển lộ trong lúc bằng hà liền bị sanh làm ngạ quỷ trăn. Cho đến khi hoàng nhi Mahinda là bậc trưởng lão A La Hán phải trợ duyên bằng phương pháp làm cho nhớ lại khi còn là nhân loại ông đã từng ủng hộ cho việc kết tập Tam Tạng. Khi nhớ lại được thì mới thoát khỏi kiếp ngạ quỷ trăn được sanh lên thiên giới. Sau cùng được chứng đắc A La Hán như đã trình bày trong bộ Mahāvaṃsa.

Lại nữa, người sắp mệnh chung mà tâm cấu uế nhiệt não do ấn tướng xấu vào hiện bày. Nếu người kế cận thấy được kịp thời và biết được phương pháp hoán chuyển thì có thể sẽ thay đổi ấn tướng xấu trở thành trở thành tốt được. Như bậc A La Hán trưởng lão Soịa ngụ trên núi Soịagiri có người cha lúc sanh tiền sức khoẻ còn tráng kiện thích sinh kế bằng nghề săn thú. Cho dù trưởng lão khuyên nhủ ngăn cản như thế nào cũng không chịu từ bỏ. Về sau khi đã già mới đến xuất gia với con trai mình . Đến lúc lâm trọng bệnh chắc chắn phải chết thì thú tướng xấu liền hiện bày. Như thấy con chó to lớn đến từ chân núi vào cắn xé mới kêu la vang dậy cầu cứu con trai mình tế độ cho. Về phần trưởng lão hiểu được rằng:

"Đây là thú tướng liên quan đến cõi địa ngục vào hiện bày với thân phụ ta". Mới cho sa di đi hái hoa đến trang hoàng đặt trước Kim Thân Phật rồi khiêng thân phụ vào tại nơi đó chỉ dạy rằng:

- Hương hoa này để cúng dường Đức Phật, xin cha hãy hướng tâm đến cúng dường ân Đức Phật.

Thân phụ ưng thuận làm theo. Trong lúc đó thú tướng liên quan đến cõi địa ngục cũng biến mất, thú tướng liên quan đến thiên giới như thiên nữ hiển lộ thay thế.

Thân phụ hoan hỷ kêu lên với trưởng lão rằng:

- Thiên nữ đến hãy tránh đường cho họ vào.

Khi tâm phấn chấn do hoan hỷ khởi lên như vậy rồi mệnh chung thì được sanh lên thiên giới.

*

Điều hoài nghi và lời thích giải trong vấn đề này

Vào lúc nhìn thấy nàng thiên nữ đó thì sự hoan hỷ là hiện thân của tham được sanh lên. Như dẫn chứng cho thấy được từ lời nói rằng: "Thiên nữ đến hãy tránh đường cho họ vào". Khi mệnh chung thì được sanh lên thiên giới, cho nên điều đề cập rằng: "Vipaccamānakakammānurūpaṃ parisuddhaṃ upakkiliṭṭhaṃ vā" Thiện nghiệp có cơ hội cho quả thì dòng tâm của người cận tử sẽ thanh tịnh, nếu bất thiện có cơ hội cho quả thì dòng tâm của cận tử sẽ cấu uế. Nếu sự việc như vậy thì dòng tâm của thân phụ trưởng lão có sự hoan hỷ đối với thiên nữ cũng là cấu uế, nhưng tại sao lại sanh lên thiên giới được ?

Thích giải: Nếu bất thiện nghiệp có cơ hội cho quả thì dòng tâm của người cận tử sẽ cấu uế, ám chỉ đến cấu uế nhiệt não bởi phiền não… thuộc thời gian dài nhiều phút nhiều giờ như vậy mới được gọi là "upakkiliṭṭhaṃ". Nhưng dòng tâm của thân phụ trưởng lão có tâm trong sáng thanh tịnh nương vào hành động thiện sanh lên trước lúc cận tử thời gian nhiều phút. Còn dòng tâm có sự hoan hỷ đối với thiên nữ đó chỉ khởi lên trong chốc lát thì mệnh chung. Cho nên sự hoan hỷ là hiện thân của tham không hiện bày được để chấp thủ mà chỉ là ái dục thoáng sanh lên. Do đó, mới trở lại tạo cơ hội cho thiện giới nương sanh từ việc xuất gia, thiện thí nương sanh từ việc cúng dường hương hoa, thiện tu tiến nương sanh từ việc hướng tâm đến ân đức Phật cùng với việc khai mở thiên giới là cõi cho quả của nhóm thiện nghiệp đó được vững chắc hơn nữa. Như trình bày trong Vô Ngại Giải Đạo (paṭisambhidāmagga) rằng: "Gatisampattiyā ñānasampayutteaṭṭhannaṃ hetūnaṃ paccayā uppatti hoti". Tái tục tương ưng trí thường sanh vào sanh hữu cụ túc (gatisampatti), như nhân loại, chư thiên, Phạm Thiên vì nhận được sự trợ giúp từ 8 nhân.

Thích giải: Người sanh làm nhân loại, chư thiên, Phạm Thiên bằng tâm tái tục tam nhân vì nương từ 8 nhân làm duyên hỗ trợ cho sanh lên trong lúc bố thí, trì giới, tu tiến câu hành với nghiệp sở thuộc trí (kammassakatāñāṇa) hoặc tuệ quán được 3 nhân tịnh hảo. Còn sự hân hoan vui thích trong việc bố thí, trì giới, tu tiến của mình thì được 2 nhân vô tham, vô si. Khi tái tục bằng tâm tam nhân là quả của các việc thiện này được cả 3 nhân tịnh hảo. Tất cả gom lại thành 8 nhân.

Lại nữa, sự việc mà thân phụ của trưởng lão hoan hỷ với thiên nữ nhưng cũng được sanh lên thiên giới, điều này trái nghịch đối với Phật Ngôn. Bởi vì Đức Thế Tôn Ngài thuyết trong kinh Ādittapariyāya rằng: "Nimittassādagathitaṃ vā bhikkhave viññāṇaṃ tiṭṭhamānaṃ tiṭṭheyya anubyañjanassādagathitaṃ vā, tasmiṃ ce samaye kālaṃ kareyya, thānametaṃ vijjati, yaṃ dvinnaṃ gatinaṃ aññattaraṃ gatiṃ gaccheyya nirayaṃ vā tiracchānayoniṃ vā"

"Này các tỳ kheo! Dòng tâm mà hài lòng thích thú về thân thể của mình và của người khác khởi lên rồi dính mắc về thân tướng. Hoặc dòng tâm mà hài lòng thích thú các chi thể lớn nhỏ trong thân thể của mình và của người khác khởi lên rồi dính mắc về tướng riêng (anubyañjana). Này các tỳ kheo! Nếu người đó mệnh chung trong lúc có ái dục thì phải rơi vào 1 trong 2 sanh thú là địa ngục, bàng sanh sự kiện này thường xảy ra".

Phật Ngôn này không đối nghịch lại với trường hợp đó. Bởi vì lúc thật sự gần mệnh chung thì đổng lực thiện có sự tịnh tín về ân đức Tam Bảo và việc cúng dường các hương hoa sanh khởi riêng biệt. Còn việc hoan hỷ đối với thiên nữ thì sanh lên trước khi sẽ mệnh chung. Vả lại, việc hoan hỷ đối với cảnh đáng ưa thích hay ưu buồn đối với cảnh đáng ghét đáng ghê sợ là thường nhiên hiện hữu với mọi người. Chỉ ngoại trừ bậc đặc thù như hành giả đang tu tiến Minh Sát có quyền già mạnh và bậc A Na Hàm với bậc A La Hán mà thôi. Do đó, cảnh đáng ưa thích đáng hài lòng hoặc đáng ghét, đáng ghê sợ vào hiện bày trước mặt mà sự hoan hỷ hay ưu buồn không khởi lên, luôn cả mình không phải là bậc đặc thù thì đối tượng đó được gọi là hình nộm rồi.

Lại nữa, nếu như mọi người còn hoan hỷ, ưu buồn thì mọi người sẽ cùng nhau rơi vào đoạ xứ hết, khi mệnh chung rồi cũng không còn ai sanh làm nhân loại và chư thiên được. Nếu thế thì trong cõi nhân loại và cõi chư thiên dần dần chẳng còn bao nhiêu nữa. Nhưng sự kiện như vậy không thể diễn tiến được.

Vì thế mới trình bày cho thấy được rằng sự hoan hỷ, ưu buồn hiện diện có 2 loại. Tức hoan hỷ, ưu buồn có mãnh lực cho quả đưa đến cõi khổ cảnh cũng có, không có mãnh lực cho quả đưa đến khổ cảnh cũng có. Có mãnh lực cho quả đưa đến khổ cảnh thì phải làm cho thân, ngữ, ý thành tựu ác hạnh, tà mạng. Còn đối với Phật Ngôn ám chỉ lấy sự chết thông thường hoặc chết do gặp tai nạn. Nếu dòng tâm của người trước khi chết có sự hoan hỷ, ưu buồn khởi lên cho đến khi hành động làm cho thân, ngữ, ý trở thành ác hạnh, tà mạng. Thì cho dù có khởi lên thiện tâm do có người đến nhắc nhở cho nhớ lại phước thiện mà mình đã từng kiến tạo hoặc cho nhớ đến ân đức Tam Bảo đi nữa thì dòng tâm có sự hoan hỷ, ưu buồn như đã trình bày vẫn sanh lên nữa. Bởi vì thiện tâm chỉ sanh lên được chốc lát thì không thể hủy diệt được sự cấu uế của dòng tâm cho giảm bớt xuống được, cho nên khi mệnh chung phải rơi vào một cõi khổ nào.

"Upalabhitabbabhavānurūpaṃ tatthoṇataṃva cittasantānam abhiṇhaṃ pavattati".

"Dòng tâm thường sanh lên vô gián có trạng thái diễn tiến, tùy theo sanh hữu sẽ sanh lên mà hướng đến".

Thích giải: Tâm của người lúc cận tử cho dù sẽ bắt lấy một loại ấn tướng nào vào hiện bày đi nữa, thì dòng tâm đó cũng không gián đoạn mà vẫn hướng đến sanh hữu sẽ sanh lên. Như nếu sẽ sanh vào thiên giới thì hướng đến thiên giới; nếu sẽ sanh vào làm người thì hướng đến nhân loại; nếu sẽ sanh vào một cõi đọa xứ nào thì hướng đến cõi đó. Ví như người đi trên con đường đến các quốc gia hoặc tỉnh lỵ khác nhau cho dù thân, ngữ đang bận rộn bởi các công việc. Nhưng dòng tâm cũng vẫn luôn hướng đến quốc gia, tỉnh lỵ nơi mà mình sẽ đến. Còn đối với bậc A La Hán khi gần viên tịch Níp Bàn cho dù tâm có cảnh hiệp thế, siêu thế hoặc chế định đi nữa nhưng dòng tâm của Ngài luôn thuần nhất hướng đến Níp Bàn. Sự kiện như vậy, vì Ngài không còn sanh hữu phải tái sanh tiếp tục nữa. Trong kinh Đại Bát Níp Bàn (Mahāparinibbāna) có trình bày đến tiến trình dòng tâm của bậc Chánh Đẳng Giác khi gần viên tịch Níp Bàn rằng: "Anejo santimārabbha, yam kālamakarī muni". " Bậc ái tận tối thượng Muni Ngài dự định hướng đến Vô Dư Y Níp Bàn rồi đến thời Ngài viên tịch Níp Bàn".

"Cittasantānaṃ abhiṇhaṃ pavattati bāhullena"

" Phần nhiều dòng tâm sanh lên vô gián"

Từ "Bāhullena": "Phần nhiều" nghĩa là dòng tâm diễn tiến… do sự thanh tịnh hoặc cấu uế và hướng đến sanh hữu sẽ sanh lên chỉ là phần nhiều mà không phải là bao quát. Tức muốn nói đến dòng tâm của người khi mệnh chung trong tình trạng bệnh thời gian nhiều phút, nhiều giờ, nhiều ngày mà thôi. Còn đối với người mệnh chung bởi trường hợp bất ngờ trong nháy mắt (bất đắc kỳ tử) như xe lửa cán, mìn nổ, nhà sập đè, bị bắn trong lúc ngủ, bị chặt đứt cổ lúc lơ đểnh thì dòng tâm không diễn tiến như đã đề cập trong phần đầu. Cho nên từ "Bāhullena" là loại trừ ra dòng tâm của người mệnh chung trong tình trạng như đã đề cập trên. Dòng tâm của loại người này diễn tiến như sau: Lộ ý môn sanh lên bắt lấy 1 trong 3 loại ấn tướng rồi diệt đi. Nối tiếp là lộ ngũ môn sanh lên bắt lấy cảnh xúc đau đớn rồi diệt đi. Theo sau đó lộ ý tiền trần (atītaggahanamanodvāravithī) cũng sanh lên bắt lấy cảnh xúc rồi diệt đi. Kế tiếp là lộ ý môn cận tử có 1 trong 3 loại ấn tướng sanh lên lần cuối cùng.

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 4 trình bày việc hiện bày cảnh nghiệp theo lý khác nữa

"Tameva vā pana janakabhūtaṃ kammaṃ abhinavakaranavasena dvārapattaṃ hoti". Điều Pāli này trình bày việc hiện bày cảnh nghiệp theo lý khác nữa.

Việc hiện bày cảnh nghiệp có 2 lý chánh yếu khác nhau như:

- Lý thứ 1 trình bày rằng: "Abhimukhībhūtaṃ bhavantare patisandhijanakaṃ kammaṃ manodvāre paccupaṭṭhāti".

"Thiện và bất thiện nghiệp cho quả tái tục sanh lên trong kiếp sau diễn tiến hiện bày rõ ràng trước mặt trong lộ ý môn".

- Lý thứ 2 trình bày rằng: "Tameva vā pana janakabhūtaṃ kammaṃ abhinavakaraṇavasena dvārappattaṃ hoti".

"Thiện và bất thiện nghiệp làm cho việc tái tục sanh lên luôn hiện bày trong tâm bằng mãnh lực làm cho mình như vừa tái sanh".

Do đó, điểm đặc biệt khác nhau giữa 2 lý này cũng hiện diện trực tiếp như: "Abhimukhībhūtaṃ" "Hiện bày rõ ràng trước mặt" và "Abhinavakaraṇavasena" "Làm cho mình giống nhưvừa tái sanh".

* Việc hiện bày cảnh nghiệp theo lý thứ 1: "Abhimukhībhūtaṃ" là hiện bày do mãnh lực của "pubbekatasaññā". Tức tưởng nhớ lại trong nội tâm việc đã qua trong quá khứ. Như từng hoan hỷ trong lúc bố thí, trì giới, tu tiến đã qua 10 - 15 năm mà từ đó đến nay vẫn còn luôn nhớ đến. Hoặc đã từng đau khồ uất ức trong lúc bị lửa đốt cháy, bị lừa gạt đã qua 10 - 20 năm, hoặc từng hận thù với một người nào trước. Những sự việc như trên đến lúc cận tử thì nhớ lại rồi phiền muộn đau khổ hoặc uất ức. Điều này ví như một người đứng tuổi suy xét rồi đem so sánh tâm của mình trong hiện tại với tâm khi còn lứa tuổi thanh xuân thì có sự hớn hở thích thú một hành động nào đó mà vẫn còn nhớ lại được sự vui mừng thích thú như trong lúc đó. Sự hiện bày cảnh nghiệp do nhớ lại hành động lúc trước là hồi tưởng nghiệp.

Do đó, người vào lúc cận tử mà nhớ lại sinh hoạt bên ngoài như cử chỉ, đồ dùng của mình và cảnh vật chung quanh… được. Các việc này gọi là cảnh nghiệp tướng.

* Việc hiện bày cảnh nghiệp theo lý thứ 2: "Abhinavakaraṇavasena" là việc hiện bày do mãnh lực "sampatikasaññā". Tức tưởng nhớ lại trong nội tâm diễn tiến giống như đang làm trong lúc đó. Như mình từng hoan hỷ trong lúc bố thí, trì giới, tu tiến hoặc từng đau khổ khi bị lửa đốt cháy bị lừa gạt, hoặc từng căm giận một người nào đã trôi qua hằng nhiều tháng nhiều năm. Cho đến lúc cận tử thì nội tâm khởi lên sự hoan hỷ, bức xúc, căm giận… cũng diễn tiến y như sự việc trên đang xảy ra. Điều này ví như sự vui thú nơi tâm của người đang ngủ trong đêm khuya chiêm bao thấy mình đang vui chơi, đi xem phim, xem ca kịch, thể thao từ xế chiều .

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 5 trình bày lộ cận tử

"Paccāsannamaraṇassa tassa vīthicittāvasāne ... cuticittaṃ uppajjitvā nirujjhati"

Điều Pāli này trình bày đến sự hiện khởi của lộ đổng lực cận tử. Tức sự sanh lên tiếp nối của tâm thành từng thời điểm lúc cận tử.

Từ: "Paccāsannamaraṇassa" (cận tử thời điểm tận cùng) này ám chỉ đến người sẽ mệnh chung vào giai đoạn cận tử thời điểm tận cùng. Còn người sẽ chết trong giai đoạn 1 - 2 phút hoặc 1 - 2 giờ… thì không phải là người sẽ mệnh chung vào giai đoạn cận tử thời điểm tận cùng (paccāsannamaranapuggala) mà chỉ là người cận tử thông thường.

Từ: "Paccāsannaṃ" trong câu này là hợp từ, nếu phân ra được 2 từ, tức từ "Pati": Tận cùng, "Āsanna": Gần. Gom lại thành "Paccāsanna" gần tận cùng. Cho nên người sẽ mệnh chung trong giai đoạn 1 - 2 phút hoặc 1 - 2 giờ… không gọi là người sẽ mệnh chung vào giai đoạn cận tử thời điểm tận cùng, chỉ được gọi là người cận tử mà thôi. Do đó, việc trình bày lộ cận tử trong điều Pāli này ám chỉ lấy tâm lộ cận tử thời điểm tận cùng (paccāsannamaraṇavithi).

*

Sự sanh tồn & chấm dứt của kiếp hiện tại

Sự sanh lên tiếp nối không gián đoạn của tâm hộ kiếp và sắc nghiệp trong một kiếp sống gọi là kiếp hiện tại. Khi tâm hộ kiếp thay đổi chức năng thành tâm tử và sắc nghiệp cũng sanh lên lần cuối cùng thì gọi là sự sanh tồn của kiếp hiện tại được chấm dứt.

Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày tâm tử rằng: "Paccuppannabhavapariyosānabhūtaṃ". Tâm tử là tâm cuối cùng của kiếp hiện tại. Và sự sanh lên của tâm tử cũng có 2 trường hợp như: Sanh lên cuối lộ tâm và sanh lên có tâm hộ kiếp rồi tử.

Vì vậy, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Vīthicittāvasāne bhavangakkhaye và". Trong cuối lộ tâm hoặc có tâm hộ kiếp rồi tử.

- Trong 2 trường hợp này tâm tử sanh lên cuối lộ tâm có 2:

1) - 5 sát na đổng lực, 2 sát na na cảnh rồi tâm tử sanh lên.

2) - 5 sát na đổng lực rồi tâm tử sanh lên.

- Tâm tử sanh lên khi có tâm hộ kiếp kế cận rồi diệt đi.

3) - 5 sát na đổng lực, 2 sát na na cảnh, 1 - 2 - 3 sát na hộ kiếp rồi tâm tử sanh lên.

4) - 5 sát na đổng lực, 1 - 2 - 3 sát na hộ kiếp rồi tâm tử sanh lên.

Do đó, lộ tâm cận tử cao điểm tận cùng (paccāsannamaraṇavīthi) mới có 4 loại:

C – C – C – C – C – N – N -- M

C – C – C – C – C – M

C – C – C – C – C – N – N -- H --…-- M

C – C – C – C – C – H – …-- M

Trình bày: 1 - 2 - 3 sát na tâm hộ kiếp sanh lên tức có 1 sát na tâm hộ kiếp rồi tử sanh lên, hoặc 2 sát na tâm hộ kiếp rồi tâm tử sanh lên, hay 3 sát na tâm hộ kiếp rồi tâm tử sanh lên cũng có. Sự kiện diễn tiến này bởi nương vào sắc nghiệp sanh lên lần cuối, do sắc nghiệp phải đồng diệt với tâm quả. Tâm quả sẽ diệt do sắc nghiệp không còn hiện hữu, hoặc nói cách khác là sắc nghiệp diệt hết do tâm quả không còn hiện hữu. Bởi vì trong lần đầu tiên thiện nghiệp, bất thiện nghiệp tác tạo sanh hữu sanh lên thì tâm quả và sắc nghiệp đồng sanh với nhau. Cho nên khi chấm dứt sanh hữu thì tâm quả và sắc nghiệp cũng phải đồng diệt với nhau. Đây là tiến trình theo luật cố nhiên của pháp (dhammaniyāma) giống như ngọn đèn và ánh sáng có tánh chất đồng sanh diệt với nhau.

Cả 4 loại tâm lộ này người mệnh chung trong cõi dục giới rồi sanh vào cõi dục giới nữa thì được cả 4 tâm lộ. Còn nếu người mệnh chung trong cõi dục giới rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, hoặc mệnh chung trong cõi Phạm Thiên rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, hoặc mệnh chung trong cõi Phạm Thiên rồi sanh vào cõi dục giới đi nữa, thì cả 3 nhóm này chỉ có 2 lộ tâm chót đổng lực mà thôi. Còn 2 tâm lộ chót na cảnh thì không sanh lên được. Sự kiện mà 2 tâm lộ chót na cảnh không sanh lên với 3 nhóm người đó vì quy luật khi na cảnh sanh lên phải hội đủ 3 yếu tố: Đổng lực dục giới, người dục giới, cảnh dục giới. Khi hội đủ 3 yếu tố này thì na cảnh mới hiện khởi được.

Như trong Pāli Thắng Pháp Tập Yếu Luận đã trình bày:

Kāme javanasattālam Banānaṃ niyama sati

Vibhūtetimahante ca Tadārammaṇamīritaṃ.

Nếu hội đủ 3 chi phần là đổng lực dục giới, người dục giới, cảnh dục giới mà các bậc A xà lê đã đề cập trong cảnh rất lớn và cảnh rất rõ thì cả 2 tâm lộ này mới có na cảnh. Vì vậy, ba nhóm người như đã đề cập trên không hội đủ 3 chi phần nên cả 2 tâm lộ mới không có na cảnh khởi hiện.

Như người chết trong cõi dục giới rồi sanh vào cõi Phạm Thiên chỉ được 2 chi phần: Đổng lực dục giới, người dục giới. Còn cảnh thì thuộc cảnh chế định hoặc đáo đại liên quan đến nghiệp xứ.

Người mệnh chung trong cõi Phạm Thiên rồi sanh vào cõi Phạm Thiên chỉ được một chi phần là đổng lực dục giới.

Người mệnh chung trong cõi Phạm Thiên rồi sẽ sanh vào cõi dục giới được 2 chi phần: Cảnh dục giới, người dục giới.

Còn người chết trong cõi dục giới rồi sanh vào cõi dục giới thì hội đủ 3 chi phần.

Cho nên cả 2 tâm lộ na cảnh mới khởi hiện lên được.

*

Thích giải điều Pāli thứ 6 trình bày việc sanh lên của tâm tái tục trong kiếp sống mới

Trong điều Pāli này có đoạn trọng yếu: "Tasmiṃ niruddhāvasāne tassānantarameva... paṭisandhisaṇkhataṃ mānasaṃ uppajjamānameva patiṭṭhāti bhavantare". Còn Pāli đoạn giữa kể từ: "Tathāgahitaṃ ārammaṇaṃ... cho đến bhavantarapaṭisandhānavasena" thì trình bày tiến trình… của tâm tái tục, như bắt cảnh nương vào nghiệp làm cho sanh lên tùy thuộc theo phận sự.

Đoạn Pāli trọng yếu này được dịch: Khi tâm tử diệt rồi, thì chính sự tuần tự của tâm tử diệt đi vô gián đó làm duyên cho tâm tái tục sanh lên hiện hữu trong kiếp sống mới liền tức khắc.

Từ: "Tassānantarameva" "Chính sự tuần tự của tâm tử diệt đi vô gián đó". Từ này là từ bác bỏ Trung Hữu Kiến (antarabhavadiỉỉhi) của người có luận thuyết trung hữu "Antarabhavadiṭṭhi" (antara + bhava + diṭṭhi) thuyết trung hữu có quan kiến cho rằng giữa tử và tái tục hoặc giữa kiếp sống cũ với kiếp sống mới có 1 cõi trung gian "Antarabhavavādī" (luận thuyết trung hữu) (antara + bhava + vādī". Người có luận thuyết trung hữu cho rằng có sự gián đoạn giữa tử và tái tục hoặc kiếp sống cũ với kiếp sống mới có 1 cõi trung gian. Vì luận thuyết trung hữu quan niệm rằng khi chúng sanh chết rồi thì không sanh lên trong kiếp sống mới liền mà phải dừng nghỉ tạm thời trong cõi trung gian (antarabhava), chờ đợi người mẹ có kinh nguyệt và sự giao hợp của cha với mẹ khoảng thời gian thích hợp cho việc thụ thai (7 ngày, hơn 7 ngày, ít hơn 7 ngày tính từ ngày người mẹ vừa dứt kinh kỳ). Trong lúc dừng nghỉ tạm thời trong cõi này thì có thể thấy, nghe và đi trong khắp mọi nơi hiện hình rõ ràng hay không hiện hình cũng được, giống như người có thần thông. Quan niệm và luận điểm của người có luận thuyết trung hữu này sai lệch sự thật cả. Thật ra khi tâm tử diệt đi rồi thì khởi sanh tâm tái tục tức khắc, vì chúng sanh chết rồi tái tục vào cõi mới ngay lập tức không gián đoạn.

Do đó, Ngài Giáo Thọ Sư Anuruddha mới dùng từ "Eva"kết hợp với từ "Antara" rằng "Tassānantarameva" "Chính sự tuần tự của tâm tử diệt đi vô gián đó".

"Tathāgahitaṃ ārammaṇaṃ ārabbha paṭisandhisankhātaṃ mānasaṃ" lā câu liên hệ ḍến ḍoạn văn Pāli nhṃ: "Tathātena channaṃ dvāranaṃ aññatarasmiṃ paccupaṭṭhitākārena chadvārikajavanenagahitaṃ kamma kammanimitta gatinimittta sammattaṃ ārammaṇaṃ ārabbha patisandhisaṇkhātaṃ mānasaṃ".

"Tâm tái tục bắt lấy cảnh nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng mà đổng lực cận tử 6 môn bắt lấy tùy theo trường hợp hiện bày vào trong 1 môn nào của 6 môn".

Thích giải: Tâm tái tục là tâm sanh lên trong kiếp sống mới luôn có cùng một loại cảnh với cảnh của đổng lực cận tử trong kiếp sống trước. Vì vậy, nếu cảnh của đổng lực cận tử là cảnh nghiệp thì cảnh của tâm tái tục cũng là cảnh nghiệp. Nếu là cảnh nghiệp tướng hoặc thú tướng thì cảnh của tâm tái tục cũng là cảnh nghiệp tướng hoặc thú tướng. Còn đối với tâm tử của kiếp sống cũ mà sanh lên theo đổng lực cận tử của kiếp sống cũ cũng có cùng một loại cảnh với cảnh của tâm tái tục trong kiếp sống cũ. Do đó, việc thay đổi cảnh của 3 ấn tướng trong giữa kiếp sống cũ với kiếp sống mới chỉ thay đổi nhau ngay tâm tái tục.

"Savatthukaṃ avathukameva vā paṭisandhisaṇkhātaṃ mānasaṃ". "Cho dù tâm tái tục có nương vật hay không nương vật đi nữa".

Từ: "Savatthukaṃ" Tâm tái tục sanh vào cõi ngũ uẩn vì trong cõi ngũ uẩn có sắc ý vật nương sanh.

Từ: "Avatthukaṃ" Tâm tái tục sanh vào cõi tứ uẩn vì trong cõi tứ uẩn không có sắc ý vật nương sanh.

"Avijjānusayaparikkhittena taṇhānusayamūlakena saṇkhārena janiyamānaṃ paṭisandhisaṇkhātaṃ mānasaṃ".

"Khi tái tục thì 1 trong 3 loại hành có vô minh tiềm miên cai quản và ái dục tiềm miên làm căn cội sắp đặt cho sanh lên. Như "Avijjànusayaparikkhitena saịkhàrena" "1 trong 3 loại hành có vô minh tiềm miên cai quản". Hành động bằng thân, ngữ, ý của chúng sanh mà thành tựu việc phước, tội làm hành trang cho tái tục sanh lên trong kiếp sống mới được phải dính líu đến vô minh hiện hữu. Nếu người hành động tạo tác… mà không có vô minh hiện hữu thì hành động đó cũng không thành tựu tội, phước mà chỉ là hành động duy tác (kiriya), vì làm cho hoàn thành ngay hiện tại mà thôi. Ví như nữ nhân trong thời kỳ còn kinh nguyệt khi giao hợp với chồng thì sự giao hợp này thường có con được, nhưng khi tắt kinh nguyệt thì việc giao hợp này không làm cho có con được. Cũng vậy hành động thân, ngữ, ý của người còn vô minh tiềm miên làm cho thành tựu phước, tội. Còn hành động của người không còn vô minh tiềm miên thì không thể thành tựu phước, tội được.

Việc cai quản pháp hành của vô minh tiềm miên có 2 trường hợp là bằng thường cận y duyên và câu sanh duyên. Nghĩa là nếu hành thiện thì vô minh tiềm miên cai quản theo thường cận y duyên. Nếu hành bất thiện thì vô minh cai quản theo câu sanh duyên. Cho nên mới nói rằng vô minh làm duyên trợ giúp ủng hộ cho hành thiện bằng mãnh lực thường cận y duyên; và làm duyên trợ giúp ủng hộ cho hành bất thiện bằng mãnh lực câu sanh duyên. Việc trợ giúp ủng hộ cho hành thiện vẫn còn là tiềm miên, còn sự trợ giúp ủng hộ cho hành bất thiện không phải là tiềm miên mà chỉ là hiện thân của vô minh sanh lên.

Do đó, sự việc mà Ngài giáo thọ sư Anuruddha trình bày rằng: "Avijjānusayaparikkhittenaṃ". Nếu ở khía cạnh thiện hành là trình bày theo gián tiếp nếu ở khía cạnh bất thiện hành là trình bày theo cách trực tiếp. Nói theo cách tương tự (sadisūpacāra) tức vô minh hiện khởi cũng có thực tánh giống như vô minh tiềm miên vậy.

"Tañhānusayamūlakena saṇkhārena" "1 trong 3 loại hành có ái dục làm căn cội" tức hành động bằng thân, ngữ, ý của tất cả chúng sanh trên thế gian này. Bất cứ dù là việc thiện như bố thí, trì giới, tu tiến hoặc bất thiện như sát sanh trộm cắp… đi nữa, hầu như luôn mong mỏi được quả bù đắp bởi mãnh lực của ái dục. Cho nên nếu nói bộc bạch thì tất cả mọi người trên thế gian này nếu không mong mỏi được quả bù đắp (hiện thân của ái dục) thì việc làm… thuộc cá nhân hay tập thể và việc làm về Đạo Pháp còn liên quan đến đời mà con người đang tiến hành phát triển sẽ phải dừng lại. Bởi vì không có ái dục nuôi dưởng mà chỉ còn lại công việc theo Đạo Pháp không liên quan đến thế gian. Như việc tu tiến Minh Sát của một số phàm nhân, tu tiến Minh Sát của bậc Thánh, việc phản khán Đạo, Quả, Níp Bàn, phiền não, việc nhập thiền quả, nhập thiền diệt. Khi đã như vậy, thì thế gian sẽ vắng lặng khô khan, buồn tênh không nhộn nhịp.

Như thông thường thiên nhiên có gió khắp mười phương, đột nhiên ngừng lại như mất hẳn. Chỉ còn lại khoảng không gian trống rổng chừng 1 giờ đồng hồ. Bấy nhiêu đó thôi chúng sanh cũng sẽ chết hết, chỉ có chúng sanh sống dưới đất và dưới nước là còn sống sót. Điều này trình bày cho thấy rằng mãnh lực của ái dục trải rộng bao la biết chừng nào. Do đó, nếu mãnh lực ái dục của mỗi người có đủ khả năng ước lượng trong khuôn phép ấn định thì ái dục sẽ đem lại lợi ích lớn lao trọng đại. Ngược lại, nếu như ái dục của mỗi người cuồng nhiệt không biết độ lượng, hành động vượt quá khuôn phép ấn định thì chỉ tạo rối ren điêu tàn đem đến nhiệt não thiệt hại cho cá nhân lẫn đoàn thể, dòng giống, quốc gia, tôn giáo... Chính do nhân này, vua trời Đế Thích mới bạch hỏi sự rối ren của ái dục với bậc Chánh Đẳng Giác rằng:

Antojatā bahiyaṭā Jāṭāya jaṭitā pajā

Taṃ taṃ gotama pucchāmi Ko inaṃ vijaṭaye jaṭaṃ

"Bạch sa môn Gotam, ái dục giống như lưới cá có tánh chất làm rối ren tất cả chúng sanh cả nội tâm lẫn ngoại cảnh. Chúng sanh đang bị rối ren cũng do ái dục. Vì vậy, bạch Ngài ai sẽ tháo gở được rối ren (ái dục) này?"

Do đó, hành động tốt và hành động xấu của mọi người đều nương vào vô minh làm nhân mà không thể loại trừ ái dục ra được.

Cho nên Ngài giáo thọ sư Anuruddha đã đề cập rằng: "Tañhānusayamūlakena saṇkhārena". "Ba hành có ái dục làm căn cội".

Ái dục làm căn cội của hành có 2 trường hợp: Bằng thường cận y duyên và câu sanh duyên. Nếu hành là sân căn, si căn, thiện hiệp thế làm căn cội thì bằng thường cận y duyên. Nếu hành là tham căn làm cội rễ thì bằng câu sanh duyên. Do đó, có thể nói được rằng ái dục làm duyên trợ giúp ủng hộ cho căn sân, căn si, thiện hiệp thế bằng mãnh lực thường cận y duyên, và làm duyên trợ giúp ủng hộ cho căn tham bằng mãnh lực câu sanh duyên. Việc làm duyên trợ giúp ủng hộ cho căn sân, căn si, thiện hiệp thế vẫn còn là tiềm miên. Còn làm duyên trợ giúp ủng hộ cho căn tham không phải là tiềm miên mà chỉ là hiện thân của tham sanh lên.

Do đó, sự việc mà Ngài giáo thọ sư Anuruddha trình bày rằng: Tañhānusayamūlena". Nếu nói theo khía cạnh căn sân, căn si, thiện hiệp thế là trình bày theo gián tiếp. Nếu nói theo khía cạnh căn tham là trình bày theo trực tiếp. Nói theo cách tương tự tức ái dục sanh khởi cũng có thực tánh giống như ái dục tiềm miên vậy.

"Yathārahaṃ" "Tùy theo tương ướng với thiện hành và bất thiện hành".

Thích giải: Ba hành sắp xếp làm cho tái tục có 2 giai đoạn:

1 -Thiện hành, bất thện hành sanh khởi lúc hành động tốt, hành động xấu trong thường ngày.

2 -Thện hành, bất thiện hành sanh lên trong đổng lực cận tử dục giới có 5 sát na (cả 2 trường hợp này vào lúc cận tử có 5 sát na đổng lực cận tử sanh lên không phải chỉ duy nhất một lộ tâm sanh lên lần cuối cùng mà sanh lên hàng nhiều chục lộ tâm trước cho đến lộ tâm cuối cùng). Trong cả 2 giai đoạn này thiện hành, bất thiện hành trong giai đoạn đầu sắp xếp cho tái tục trong kiếp sống mới bằng mãnh lực trợ sanh (janakasatti) hiện hữu trong vai trò thường cận y duyên đặc biệt. Trong giai đoạn sau sắp xếp bằng cách đơn thuần (khìpanaka) bằng mãnh lực ủng hộ (upatthambhakasatti) hiện hữu trong vai trò thường cận y duyên thông thường.

Việc trình bày vô minh tiềm miên cai quản và ái dục làm căn cội tùy theo tương ứng thiện hành, bất thiện hành. Việc cai quản và làm căn cội của vô minh cùng ái dục trong thiện hành và bất thiện hành cả 2 giai đoạn này không giống nhau. Như sẽ trình bày việc cai quản và làm căn cội của vô minh và ái dục trong thiện hành, bất thiện hành vào giai đoạn tiếp theo sau. Còn đối với việc cai quản và làm căn cội của vô minh và ái dục trong thiện hành, bất thiện hành giai đoạn đầu đã được trình bày diễn giải ý nghĩa trong điều Pāli như: "Avijjānusayaparikkhittena taṇhānusayamūlakena saṇkhārena janiyamānaṃ paṭisandhisaṇkhātaṃ mānasaṃ".

Avijjā taṇhā saṇkhāra Sahajehi apāyinaṃ

Visayādīnavacchādaṃ Nāmanaṃ khipanaṃ pica

Appahīnehi sesanaṃ Chādanaṃ nāmanaṃ pica

Khipakapana saṇkhārā Kusalāva bhavantiha

Thích giải: Vô minh, ái dục, hành, câu sanh với đổng lực cận tử của người sẽ sanh vào đọa xứ thường diễn tiến được 3 trường hợp:

1- Che đậy tội lổi của tướng cảnh (nimittārammaṇa) như nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng.

2- Làm cho thức tái tục hướng đến tướng cảnh, như nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng.

3- Lưu lại thức tái tục trong tướng cảnh, như nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng.

Người sẽ sanh vào cõi vui mà vô minh và ái dục tiềm miên chưa đoạn trừ thường diễn được 2 trường hợp:

1- Che dậy tội lổi của tướng cảnh, như nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng.

2 - Làm cho thức tái tục hướng đến tướng cảnh, như nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng.

Đối với người sẽ sanh vào cõi vui thì hành (saṇkhāra) lưu lại thức tái tục trong tướng cảnh, như nghiệp… chỉ thuần nhất có thiện hành mà thôi.

Trong cả 2 kệ ngôn này, thì kệ ngôn thứ 1 như: "Avijjā taṇhā... cho ḍến nāmanaṃ khipanaṃ pica". Trình bày đến vô minh ái dục tiềm miên và bất thiện hành câu sanh với đổng lực cận tử làm duyên trợ giúp ủng hộ cho thức tái tục của người sanh vào đọa xứ.

Thích giải: Vô minh tiềm miên che đậy tội lổi của tướng cảnh, như nghiệp… Nói theo nhân quả thì vô minh là thường cận y năng duyên, thức tái tục là sở duyên. Còn đối với ái dục tiềm miên có thực tánh thường nhiên là hướng đến cảnh cho nên mới làm cho thức tái tục liên quan với mình tháp tùng theo hướng đến một loại tướng cảnh nào vào hiện bày. Nói theo nhân quả thì ái dục là thường cận y năng duyên, thức tái tục là sở duyên. Bất thiện hành lưu lại thức tái tục trong cảnh tức làm cho bắt lấy một loại tướng cảnh nào vào hiện bày. Nói theo nhân quả thì bất thiện hành là thường cận y năng duyên, thức tái tục là sở duyên.

Ví như một người đang bị ba kẻ thù vây hãm làm hại. Người thứ nhất thì bịt mắt, người thứ hai cưỡng bức đưa tay lên rồi bảo rằng nắm lấy vật hiện có trước mặt, người thứ ba xô đẩy đi. Điều này như thế nào thì sự trợ giúp ủng hộ giữa vô minh, ái dục, bất thiện hành với thức tái tục cũng như thế đó.

Đối với việc cai quản của vô minh và việc làm căn cội của ái dục luôn cả bất thiện hành trong đổng lực cận tử này. Nếu đổng lực cận tử thuộc tham căn thì vô minh và ái dục làm duyên trợ giúp ủng hộ cho bất thiện hành bằng mãnh lực câu sanh năng duyên. Nếu đổng lực thuộc sân căn, si căn thì vô minh làm duyên trợ giúp ủng hộ cho bất thiện hành bằng mãnh lực câu sanh năng duyên. Còn ái dục làm duyên trợ giúp ủng hộ cho bất thiện hành bằng mãnh lực thường cận y năng duyên.

Kệ ngôn thứ 2 như: "Appahīnehi... cho đến kusalāva bhavantiha" được trình bày đến vô minh, ái dục tiềm miên và thiện hành làm duyên trợ giúp ủng hộ cho thức tái tục sẽ sanh về cõi vui.

Thích giải: Vô minh tiềm miên che đậy tội lổi của tướng cảnh, như nghiệp… nói theo nhân quả thì vô minh là thường cận y năng duyên, thức tái tục là sở duyên. Còn ái dục tiềm miên có thực tánh thường nhiên là hướng đến cảnh cho nên mới làm cho thức tái tục liên quan với mình tháp tùng theo hướng đến một loại tướng cảnh nào vào hiện bày. Nói theo nhân quả thì ái dục là thường cận y năng duyên, thức tái tục là sở duyên. Thiện hành lưu lại thức tái tục trong cảnh tức làm cho bắt lấy một loại cảnh nào vào hiện bày. Nói theo nhân quả thì thiện hành là thường cận y năng duyên, thức tái tục là sở duyên. Điều này cũng giống như ví dụ đã đề cập rồi.

Đối với việc cai quản của vô minh và việc làm căn cội của ái dục luôn cả thiện hành trong đổng lực cận tử này, thì vô minh và ái dục làm duyên trợ giúp ủng hộ cho thiện hành bằng mãnh lực thường cận y năng duyên. Chính việc cai quản và làm căn cội của vô minh và ái dục trong thiện hành, bất thiện hành này vào giai đoạn sau.

Cho nên Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày rằng: "Yathārahaṃ" "Tùy theo tương ứng với thiện hành và bất thiện hành".

"Sampayuttehi pariggayhamānaṃ" "Tâm tương ưng với các pháp như xúc, thọ… tháp tùng theo".

Thích giải: Tâm tái tục sanh lên chẳng phải chỉ có một tâm duy nhất mà phải có sở hữu tháp tùng theo đồng sanh bằng mãnh lực câu sanh duyên, hỗ tương duyên diễn tiến tùy theo tương ứng với tâm tái tục đó.

"Sahajātānamadhiṭṭhānabhāvena pubbaṇgamabhūtaṃ"

"Dẫn đầu bởi vì là cứ điểm cho sở hữu và sắc nghiệp đồng sanh với mình".

Thích giải: Việc sanh lên trong kiếp sống mới của tâm tái tục, sở hữu, sắc nghiệp cho dù cả 3 đồng sanh với nhau không pháp nào sanh lên trước hoặc sanh lên sau. Nhưng tâm tái tục được định vị trong vai trò câu sanh y duyên, là nơi nương cho pháp câu sanh như sở hữu, sắc nghiệp. Vì vậy, Ngài mới thuyết là pháp dẫn đầu .

Cả 2 đoạn Pāli như: "Sampayuttehi pariggayhamānam" vā "sahajātānamadiṭṭhāna bhāvena pubbaṇgamabhūtaṃ" này được trình bày cho hiểu đến tầm quan trọng của đặc tánh thức tri (vijānanalakkhaṇā) tức biết cảnh đặc biệt. Vì tâm tái tục cũng có đặc tánh thức tri giống như tâm khác. Còn đặc tánh của 52 sở hữu như xúc… có đặc tánh không bằng với đặc tánh thức tri. Bởi vì nếu loại bỏ thức tri ra thì xúc… cũng không sanh lên được. Ví như bậc đại nhân, như Chuyển Luân Vương sanh lên trong thế gian này thì phải có vật hữu thức đặc thù như tướng quân báu, nữ báu, voi báu, ngựa báu, gia chủ báu và vật vô thức như trú xứ, chổ ngụ, vật trang sức, cây cối là vật phụ thuộc kỳ diệu đồng sanh lên như thế nào. Thì việc sanh lên của tâm tái tục cũng phải có sở hữu… câu sanh và sắc nghiệp như sắc ý vật… làm nơi nương phụ thuộc đồng sanh với mình cũng như thế đó.

"Bhavantarapaṭisandhānavasena paṭisandhisaṇkhātaṃ mānasaṃ" "Gọi là tâm tái tục vì là mối nối giữa hai kiếp sống mới và kiếp sống cũ lại với nhau".

Pāli đoạn này trình bày đến nhân được gọi là tâm tái tục (nāmalābha) hoặc trình bày nhân diễn tiến của tâm tái tục (pavattinimitta).

Thích giải: Khi chấm dứt kiếp sống cũ rồi mà không có thức hoặc bọn sắc mạng quyền sanh lên tiếp tục thì không thể có kiếp sống mới. Chỉ có bậc A La Hán mới không còn thức tái tục hoặc bọn sắc mạng quyền. Ngoài ra cho dù người đó thuộc nhân loại, chư thiên, Phạm Thiên, phàm nhân, thánh hữu học đi nữa cũng không thể không có thức tái tục được. Do đó, khi mệnh chung thì tâm quả luôn sanh lên làm phận sự ráp nối kiếp sống cũ với kiếp sống mới lại với nhau, cho nên mới gọi là tâm tái tục.

Như định nghĩa được trình bày sau: "Bhavantaraṃ paṭisandahatīti: Paṭisandhi" "Tâm quả nào làm phận sự nối tiếp kiếp sống mới, tâm quả đó gọi là tâm tái tục". "Uppajjamānameva patiṭṭhāti bhavantare" "Hiện diện tức khắc trong sát na sanh của kiếp sống mới".

Từ: "eva" trong "uppajjamānaeva" này trình bày cho hiểu đến sát na sanh của tâm tái tục trong kiếp sống mới. Chính sát na sanh của tâm tái tục hiện khởi kiếp sống mới chứ chẳng phải sát na sanh của tâm tái tục kiếp sống cũ làm việc đó. Kế đó là sát na trụ của tâm tái tục trong kiếp sống mới. Nhưng trái lại người đời lại hiểu rằng khi chúng sanh mệnh chung rồi vẫn chưa sanh vào kiếp sống mới liền tức khắc mà vẫn còn tìm kiếm cõi để tái tục là hiểu sai lệch sự thật. Sự kiện diễn tiến như vậy, bởi vì nhóm người này không được học hỏi đến vấn đề tiến trình sanh, trụ, diệt của danh sắc (ngũ uẩn) cho chín chắn. Nên khi họ chứng kiến sự việc bên ngoài làm cho tâm hiểu lệch lạc. Từ đó đưa đến khẳng quyết sai lầm rằng chúng sanh mệnh chung rồi không tái sanh liền.

Nguyên nhân hiện khởi bên ngoài làm cho hiểu sai lệch có 2 trường hợp:

1 - Một vài người khi chết rồi có thể hiện hình cho người khác thấy được hình dáng, cử chỉ cho đến đồ trang sức hiện hữu giống như lúc còn sanh tiền.

2 - Từ "sambhavesī" trong quyển kinh tụng thứ 7 dịch rằng: "Chúng sanh đang đi lang thang tìm kiếm nơi tái sanh". Lời dịch này cho dù người biết Pāli hay không biết Pāli đi nữa, khi đã đọc rồi cũng vẫn hiểu lầm cho rằng: Chúng sanh khi mệnh chung rồi vẫn còn tìm kiếm sanh hữu mới nên chưa tái sanh được. Chúng sanh đó gọi là người đang đi tìm nơi thọ sanh (sambhavesī).

Hai trường hợp này sự thật hiện hữu như sau:

1 - Người chết rồi hiện hình cho người khác thấy được không phải là chưa tái sanh mà hoàn toàn đã tái sanh vào kiếp sống mới. Nhưng việc tái sanh của họ không sanh ra bình thường như chúng ta mà sanh ra thì lớn lên liền tức khắc gọi là hóa sanh. Lẽ thường nhiên loài hóa sanh vẫn còn nhận thức nhớ được rõ sinh hoạt trong kiếp sống cũ. Do đó, khi sanh làm ngạ quỷ trong xóm làng hoặc chư thiên đọa lạc (vinipātikadevatā), bởi là chư thiên bậc thấp nên có ba thủ như dục thủ, kiến thủ, ngã chấp thủ. Sự chấp thủ đời sống của kiếp sống cũ hiện rõ liền tức khắc mới đến hiện hình cho người khác thấy. Nếu là ngạ quỷ thì hiện hình cho thấy khiếp đảm. Nếu là chư thiên đọa lạc thì khi còn là nhân loại có đời sống như thế nào thì hiện hình cho thấy như thế đó. Nhưng nếu người đó sanh làm chúng sanh địa ngục, a tu la giống như ngạ quỷ (asurapeta) mà ở cách xa nhân loại. Thì cho dù họ có chấp thủ đời sống liên quan đến kiếp sống cũ đi nữa cũng không có cơ hội đến hiện hình cho người khác thấy được. Nếu là chư thiên bậc thấp mà đầy đủ sự an lạc thì không chầp thủ đời sống liên quan đến kiếp sống cũ mà họ chỉ tiếp tục chấp thủ đời sống mới.

2 - Chúng sanh gọi là "sambhavesi" (người đang còn tìm nơi thọ sanh) tức 4 người phàm và 3 bậc Thánh hữu học. Vì nhóm người này chưa chấm dứt sự tái sanh còn phải luân chuyển vào sanh hữu tiếp tục nữa.

Từ "sambhavesī" là từ song hành với từ "bhùta" có trình bày trong Kinh Từ Tâm (Mettāsutta) mà Đức Phật Ngài thuyết:

Diṭṭhā vā yeva adiṭṭhā Yeva dūre vasanti avidīre Bhūtā va sambhavesī va Sabbasattā bhavantu sukhitattā

Nghĩa là: Dù cho chúng sanh nào mà ta đã từng gặp (diṭṭhā vā) hay không từng gặp (adiṭṭhā vā) và chúng sanh nào ngụ trong nơi xa (dūre vā) hoặc gần ta (avidūre và) đi nữa. Hay chúng sanh xa lìa phiền não mà ta đã từng gặp trong các sanh hữu hoặc phàm nhân và 3 bậc Thánh hữu học vẫn còn phải tái sanh trong sanh hữu tiếp tục nữa. Xin cho tất cả chúng sanh này được sự an lạc hạnh phúc.

*

Quan niệm thường kiến - đoạn kiến - chánh kiến về việc tái sanh trong kiếp sống mới của tất cả chúng sanh

Cho dù học viên hay người không được học đi nữa, khi đọc hoặc được nghe về sự tái sanh trong kiếp sống mới của chúng sanh, như trình bày rằng:

"Tassā nantarameva paṭisandhisaṇkhātaṃ mānasaṃ uppajjamānameva patiṭṭhā bhavantare".

"Chính sự tuần tự không gián đoạn của tâm tử làm duyên cho tâm tái tục hiện hữu trong kiếp sống mới liền tức khắc ngay sát na sanh".

Sự kiện như vậy, nên thường kiến hoặc đoạn kiến thường sanh lên trong tâm mà mình không biết. Sở dĩ như vậy, bởi vì nhóm người này vẫn còn thân kiến chấp thủ kiên cố trong danh sắc là thân ta.

Thường kiến khởi lên do được đọc hoặc nghe về vấn đề tái sanh trong kiếp sống mới của chúng sanh. Bèn có quan niệm thân, tâm trong kiếp sống mới cũng chỉ là thân, tâm của đời sống trong kiếp sống cũ. Quan niệm này được gọi là thường kiến. Tức quan kiến cho rằng chúng sanh chết rồi nhưng danh sắc của chúng sanh đó vẫn sanh lên trong kiếp sống mới nối tiếp nhau vô gián.

Còn đối với đoạn kiến được khởi lên do quan niệm rằng thân, tâm sanh lên trong kiếp sống mới không dính dấp với thân, tâm trong kiếp sống cũ mà chỉ nhờ vào cha mẹ sanh ra. Quan niệm này được gọi đoạn kiến, tức quan kiến cho rằng danh sắc trong kiếp sống mới không liên quan đến danh sắc trong kiếp sống cũ.

Riêng đối với người không còn thân kiến như các bậc Thánh và người vẫn còn thân kiến nhưng hiểu biết được tiến trình diễn hoạt của danh sắc. Khi được đọc hoặc nghe vấn đề tái sanh trong kiếp sống mới của chúng sanh thì có quan niệm thuộc về chánh kiến là hiện thân của trí tuệ hiện khởi. Vì các vị ấy hiểu rằng danh sắc bên trong chúng sanh được tồn tại bởi mạng quyền. Nếu sanh lên trong nơi nào, sát na nào thì cũng diệt đi trong nơi đó, sát na đó. Không có trường hợp xê dịch chuyển đổi sanh lên trong nơi này mà diệt đi trong nơi khác được. Do đó, khi chúng sanh mệnh chung rồi thì danh sắc trong kiếp sống cũ diệt đi trong kiếp sống cũ không sanh lên nối tiếp liên quan đến kiếp sống mới được nữa. Cho dù danh sắc sanh lên trong kiếp sống mới không phải là danh sắc trong kiếp sống cũ sanh lên nối tiếp nhau. Nhưng sự sanh lên của danh sắc trong kiếp sống mới này cũng liên quan mật thiết từ kiếp sống cũ. Như trong đoạn Pāli trình bày rằng: "Avijānusayaparikkhittena taṇhānusayamūlakena saṇkhārena" "Thức tái tục sanh lên trong kiếp sống mới liên quan đến nhân trong kiếp sống cũ là vô minh, ái dục, hành". Do đó, khi so sánh thì sẽ thấy giống như tiếng dội, ngọn lửa đèn cầy mồi với nhau hoặc khuôn dấu mộc.

Thích giải: Tiếng dội không phải là tiếng của người kêu gọi trực tiếp mà chỉ liên quan từ tiếng kêu gọi vang dội lại. Ngọn đèn cầy mồi với nhau thì ngọn lửa cũ không di chuyển qua ngọn lửa mới chỉ là sự chuyển tiếp liên quan từ ngọn lửa cũ. Khuôn dấu mộc cũng giống như vậy, tức chẳng phải khi đóng dấu xuống giấy mà khuôn dấu ấn dính vào nơi đóng dấu, mà dấu mộc ấy chỉ là sự chuyển tiếp liên quan từ khuôn dấu mà thôi.

*

Lời phản bác & điểm luận giải

Như đã đề cập danh pháp sanh lên trong sát na nào thì diệt trong sát na đó. Vấn đề này nếu chỉ có danh pháp thì không có điều gì đáng thắc mắc vì danh pháp có thực tánh chỉ sanh lên riêng biệt trong đối tượng hữu thức. Mà đối tượng hữu thức thì chẳng phải là sắc pháp. Nhưng đối với sắc pháp thì vẫn còn hoài nghi chưa thể chấp nhận được. Bởi vì vẫn còn thấy được sắc pháp và cả hình ảnh lẫn âm thanh của mọi người lẫn đồ vật… vào xuất hiện trong tivi được.

Thích giải: Cả 5 cảnh như cảnh sắc… của đối tượng hữu thức và vô thức mà xuất hiện trong tivi thường là cảnh thừa kế hiện bày lên tiếp nối từ cảnh gốc. Nhưng trong 5 cảnh này thì loại cảnh sắc có ánh sáng, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh xúc. Cả 4 cảnh này khi đã hiện bày thường có cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh xúc thừa kế hiện khởi tiếp nối từ cảnh đó chắc chắn. Riêng về cảnh sắc không có ánh sáng và cảnh vị thì khi có, khi không có cảnh thừa kế hiện khởi nối tiếp theo. Nhưng có điều cảnh thừa kế hiện khởi tiếp nối theo cảnh ban đầu có trạng thái rất vi tế hơn cảnh ban đầu hàng trăm lần. Vì vậy, mắt, tai, mũi, lưởi, thân của người bình thường mới không có thể tiếp nhận được (cảnh thừa kế). Chỉ có mắt, tai, mũi, lưởi, thân của chư thiên bậc cao mới nhận được. Sau này việc lưu trử cảnh thừa kế bằng cách chụp hình, phóng đại ra cùng kết hợp một số kỹ thuật khoa học hiện đại vào cảnh đó nữa. Như ánh sáng của bầu trời… thì con người mới có thể tiếp nhận được cảnh thừa kế. Ngoài ra còn có thể truyền nó đi xa hơn cho nên ta mới thấy được hình… xuất hiện trên tivi. Nhưng đó không phải là cảnh gốc mà chỉ là cảnh thừa kế, còn cảnh gốc đó sanh lên nơi nào thì đã diệt đi nơi ấy rồi.

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 7 - 8 - 9 trình bày cảnh của Tâm tái tục dục giới

Điều Pāli này trình bày đến cảnh của tâm tái tục dục giới đồng sanh với đổng lực cận tử. Riêng về nội dung của câu khác nữa trong điều Pāli này như sau:

"Maraṇāsannavīthiyaṃ trong maraṇasannavīthi". Nói về lộ cận tử chẳng phải duy nhất một lộ sanh lên lúc cuối cùng (mệnh chung), bởi vì câu "Maraṇāsannavīthi" là lộ cận tử. Do đó, nếu nói về số lượng thì có hàng chục hàng trăm lộ, và các lộ tâm này cũng được gọi là lộ cận tử. Khi đã trình bày định nghĩa thì phải trình bày rằng: "Maraṇassa āsannaṃ: Maraṇāsannaṃ" "Gần mệnh chung gọi là cận tử".

"Maraṇāsanne pavattāvīthi: Maraṇāsannavīthi, tissaṃ maranāsannavīthiyaṃ" "Tâm lộ sanh lên lúc cận tử gọi là lộ cận tử". Trong lộ cận tử đó thì từ "Tissaṃ maraṇāsannavīthiyaṃ" là chủ đề muốn nói trong lộ cận tử.

"Mandappavattāni". Bởi vì đổng lực tâm sanh lên giảm sức mạnh xuống (trong lúc cận tử), có định nghĩa như sau:

"Mandaṃ hutvā pavatti: Mandappavattaṃ". Sự sanh lên đã yếu sức mạnh gọi là mandappavatti (diễn tiến muội lược) tức tâm đổng lực (tāni mandappavattāni) sanh lên khi đã giảm sức mạnh xuống. Bởi vì lúc đó dòng tâm yếu đuối lẫn sắc ý vật là nơi nương sanh của tâm, sở hữu cũng yếu xuống theo. Sự việc mà dòng tâm yếu đuối cũng như sắc ý vật là nơi nương sanh của tâm, sở hữu cũng yếu đi. Nếu truy tìm nguồn gốc thì không cần phải tìm đâu cho xa mà tìm ngay nhân gần nhất, chính là lúc cận tử.

Việc đề cập về dòng tâm yếu xuống không liên quan đến tuổi thọ (sanh, trụ, diệt) vì vấn đề này có thể hiểu rằng: Sanh, trụ, diệt của tâm, sở hữu trong lúc cận tử sanh diệt nhanh hơn khác với sanh, trụ, diệt trong lúc bình thường nên mới làm cho dòng tâm yếu xuống. Nếu hiểu như vậy thì sai, bởi vì thường nhiên tuổi thọ của tâm, sở hữu (sanh, trụ, diệt) cho dù cả 3 sát na này ở trong thời tái tục, thời bình nhật, thời tử cũng luôn giống nhau không nhanh, không chậm hơn nhau. Vì vậy, mà dòng tâm có tình trạng yếu xuống mới không liên quan đến tuổi thọ mà chỉ liên quan đến thời gian và sắc ý vật.

- Liên quan đến thời gian: Lúc bình thường ngoài ra lúc cận tử, lúc sơ thời (atitaruṇakāla), lúc bất tỉnh (visaññibhūtakāla), lúc hôn mê (mucchākāla) thì sự sanh lên của dòng tâm lúc đó mạnh mẽ. Còn lúc cận tử… thì giống như sức nóng của mặt trời mọc lên vào lúc bình minh và lặn xuống vào lúc chiều tà.

- Liên quan đến sắc ý vật: Như đứa bé nằm trong thai bào lúc chi thể chưa đầy đủ gọi là lúc sơ thời. Cũng như lúc cận tử hoặc có một nguyên nhân nào hoành hành tim như bệnh tim nặng hay tiêm thuốc mà ngất đi thì sắc ý vật lúc đó thường yếu xuống. Khi sắc ý vật yếu xuống như vậy thì tâm, sở hữu mà nương vào sắc ý vật cũng tháp tùng theo yếu xuống, giống như đoàn xe lửa đang chạy trên con đường rầy bị hỏng.

Nguyên nhân sắc ý vật yếu xuống

Trong lúc sơ thời (atitaruṇakāla) sắc ý vật yếu sức mạnh bởi vì lúc đó còn là ấu thơ. Ám chỉ đứa bé còn nằm trong thai bào mà các chi thể chưa được đầy đủ. Lúc đó cơ thể có trạng thái yếu đuối cho nên sắc ý vật mới yếu sức mạnh. Sắc ý vật yếu đi trong lúc bệnh tim nặng hoành hành hay bị bỏ thuốc mê bởi chính do sự hoành hành và thuốc mê làm nguyên nhân. Sắc ý vật yếu đi trong lúc cận tử bởi do chính lúc cận tử làm nguyên nhân. Ám chỉ thường nhiên sắc nghiệp hằng sanh lên trong mỗi sát na tâm. Nhưng lúc cận tử sẽ không đồng sanh trong mỗi sát na tâm cho đến lúc mệnh chung, vì phải đồng diệt cùng với tâm tử mà không phân biệt bất cứ người nào. Vì vậy, việc sanh lên của sắc nghiệp lúc cận tử còn lại thì ít nhưng diệt đi thì nhiều nên sắc ý vật mới yếu xuống.

Khi sắc ý vật yếu xuống liên quan đến các nhân sai biệt như đã đề cập, thì tâm, sở hữu nương sanh vào sắc ý vật cũng tháp tùng theo mà yếu đi. Giống như người sau khi đã mổ mắt mà nhìn thì không thể thấy rõ. Bởi vì lúc đó các phân tử nhãn quan không sanh khởi đầy đủ (bọn nhãn thập sắc sanh lên không đầy đủ), khác với sự thấy của người có mắt bình thường.

Mandappavattāni lā Hetumantavisesanapada.

Từ "mandappavattāni" có 2 nghĩa, là định tính (visesana) và nhân tố (hetu).

Mandappavattāni (hiện trạng muội lược) yếu sức mạnh. Câu dịch này là trình bày theo ý nghĩa hình dung (visesattha).

Mandappavattāni vì có sức mạnh giảm xuống. Câu dịch này là trình bày theo ý nghĩa yếu tố (hetavattha).

Khi nói đến sự liên hệ thì mandappavattāni dịch là hình dung từ (visesattha), gom vào với đổng lực (javanāni) thì trở thành chỉ thị tính từ và định tính (visesana-visesaya) dịch theo nghĩa yếu tố (hetavattha), gom vào với paṭikaṇkhitabbāni theo nhân quả.

Sự việc dịch như vậy bởi vì từ "hiện trạng muội lược" (mandappavattāni) này là câu chỉ định có nhân tố (hetumantavisesanapada) là câu đặc biệt có nhân bên trong nên mới dịch thành 2 lý.

Lại nữa, "hetumantavisesanapada" này cũng hiện hữu dù trong câu nói của mọi người. Như thầy giáo nói với cậu bé Vīra: "Hãy đem cái ghế to kia lại đây". Cậu bé đáp: "Em bê không nổi". Nếu thầy giáo hỏi rằng: "Tại sao bê không nổi?". Cậu bé đáp rằng: "Cái ghế to quá, còn em thì nhỏ".

Trong câu nói của thầy giáo thì "cậu bé" là định tính (visesana) của Vīra, "to" là định tính (visesana) của cái ghế. Còn trong câu nói của cậu bé thì từ "to" cũng như "nhỏ" dẫn đến đáp án "không nổi" là nhân quả.

"Pañceva javanāni paṭikankhitabbāni" "Đổng lực chỉ sanh lên 5 sát na mà thôi". Đổng lực chỉ sanh lên 5 sát na vì là lúc cận tử, ám chỉ thuần nhất đổng lực dục giới, còn đổng lực kiên cố thì không liên quan.

Thông thường đổng lực mà hoàn thành việc cho quả từ hành động, lời nói, tư duy được thường phải sanh khởi 7 sát na. Đôi khi ngoại trừ bậc có trí tuệ ba la mật chỉ sanh khởi 6 sát na đổng lực thì việc làm cũng hoàn thành được. Riêng đối với bậc Chánh Đẳng Giác và bậc Thượng Thủ Thinh Văn thì chỉ sanh lên 4 hay 5 sát na đổng lực thì việc làm cũng hoàn thành được. Đề cập như vậy, không phải nói bao quát mọi việc mà chỉ nói riêng biệt đến việc làm đặc thù phải có niệm tuệ làm trọng yếu mà thôi. Điều này ám chỉ việc làm được thành tựu từ 6 sát na đổng lực bất thiện, có niệm tuệ làm duyên hỗ trợ cho 6 sát na đổng lực thiện, 4 - 5 sát na đổng lực đại tố có niệm tuệ làm trọng yếu. Do đó, đối với người lúc cận tử mà đổng lực chỉ sanh lên 5 sát na thì đừng nói chi đến sự chuyển động bằng thân, ngữ mà ngay cả ý suy nghĩ cũng không có, tức hoàn toàn mất cảm giác.

"Tasmā yadi paccuppannārammaṇesu āpātamāgatesu dharantesveva maraṇaṃ hoti".

"Do vậy, nếu mệnh chung trong khi cảnh hiện tại xuất hiện trước mặt vẫn còn tồn tại".

Nội dung phần này có sự ước đoán về vấn đề sự chết để cho hiểu đến cảnh của tâm tái tục và tâm hộ kiếp sanh khởi nối tiếp nhau. Đề cập rằng cảnh hiện tại xuất hiện trước mặt vẫn còn tồn tại. Lời đề cập này ám chỉ cảnh sắc pháp gồm có sắc, thinh, khí, vị, xúc mà không ám chỉ đến cảnh danh pháp như sự hân hoan, ưu buồn, đức tin, hiểu biết… Vì cảnh danh pháp hiện tại thuộc bên ngoài. Tức sự hân hoan, ưu buồn, đức tin, hiểu biết… sanh khởi bên trong của người khác. Cho dù sẽ làm cảnh cho đổng lực cận tử được nhưng cũng không thể tồn tại cho đến khi tâm tử diệt mất. Còn đối với cảnh pháp hiện tại sanh lên trong cơ tánh của mình cũng không thể là cảnh của đổng lực cận tử được mà chỉ là danh pháp quá khứ mà thôi.

Lại nữa, chỉ được riêng biệt cảnh sắc pháp hiện tại bởi vì liên quan từ tuổi thọ của cảnh sắc pháp dài hơn cảnh danh pháp. Tức trong khoảng thời gian tâm, sở hữu sanh, trụ, diệt theo tuần tự cho đến đủ 17 sát na thì trong khoảng thời gian đó bằng với sanh, trụ, diệt của mỗi sắc pháp. Vì vậy:

* Nếu là cảnh rất lớn (atimahantārammaṇa) thì lộ tâm có na cảnh và tâm tái tục có cảnh hiện tại bằng chừng đó. Nếu không có na cảnh thì tâm tái tục cùng với 2 tâm hộ kiếp nữa có cảnh hiện tại.

- Nếu là cảnh lớn (mahantārammaṇa) thì tâm tái tục với tâm hộ kiếp thứ 1 chỉ chừng ấy có cảnh hiện tại.

- Còn lộ ý môn cận tử cảnh rất rõ (ativibhūtārammaṇa) thì tâm lộ có na cảnh và tâm tái tục nhiều lắm là 4 tâm hộ kiếp có cảnh hiện tại. Nếu không có na cảnh thì tâm tái tục và nhiều lắm là 6 tâm hộ kiếp có cảnh hiện tại.

- Nếu là cảnh rõ (vibhūtārammaṇa) thì tâm tái tục và nhiều lắm là 6 tâm hộ kiếp có cảnh hiện tại giống như vậy.

Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày tiếp theo rằng: "Tadā paṭisandhibhavaṇgānampi paccuppannārammaṇatā labhāti" " Vào thời điểm đó ngay cả cảnh của tâm tái tục và tâm hộ kiếp sanh lên nối tiếp nhau (nhiều lắm là 6 sát na) cũng bắt cảnh hiện tại giống nhau".

Còn đối với tâm hộ kiếp sanh lên suốt trong kiếp sống mới ngoài 6 tâm hộ kiếp cùng với tâm tử sanh lên lần cuối cùng trong kiếp sống mới đều có cảnh quá khứ mà không có cảnh hiện tại được.

"Iti katvā kāmāvacarapaṭisandhiyā"... cho ḍến "Tāni pana sabbānipi parittadhammabhūtānevārammaṇāni".

Cả 2 đoạn Pāli này trình bày tóm tắc ý nghĩa trong nội dung chính của Pāli rằng: "Maraṇāsannavīthiyaṃ panettha"... cho đến "Paccuppannārammaṇatā labbhati" Đối với câu Pāli trong đoạn này dịch như sau: "Vì vậy, nên cảnh nghiệp tướng và cảnh thú tướng của tâm tái tục dục giới mà đổng lực cận tử bắt lấy qua 6 môn là cảnh hiện tại hay là cảnh vị lai cũng được. Riêng đối với cảnh nghiệp của tâm tái tục dục giới thì phải thuần nhất là cảnh quá khứ và phải bắt lấy từ đổng lực cận tử ý môn. Nếu nói theo Pháp thì cảnh nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng của các tâm dục giới này đều là cảnh pháp dục giới cả".

Việc trình bày tóm tắt nội dung trong 2 đoạn Pāli này rằng:

Trong cả 3 ấn tướng (nimitta) là cảnh của tâm tái tục dục giới thì cả 2 nghiệp tướng và thú tướng. Nếu nói theo cảnh, môn, thời thì được cả 6 cảnh, 6 môn, 2 thời là thời hiện tại và quá khứ mà không có thời vị lai và ngoại thời. Nghĩa là nếu nghiệp tướng hoặc thú tướng là một loại nào trong 5 cảnh của đổng lực thì bắt lấy một loại nào trong 5 môn và ý môn. Còn đối với thời nếu còn tồn tại cho đến khi tâm tử diệt đi thì thuộc cảnh hiện tại. Nếu diệt trước tâm tử hoặc đồng diệt với tâm tử thì thuộc cảnh quá khứ. Nếu là cảnh pháp thì chỉ thuần nhất bắt lấy bằng ý môn, còn thời thì thuộc thời hiện tại hay thời quá khứ .

Cảnh sắc pháp nghiệp tướng, thú tướng ám chỉ lấy nước, sắc thanh triệt, sắc tánh, sắc ý vật, sắc mạng quyền, sắc vật thực một loại nào thuộc nội phần, ngoại phần. Như người tu tiến Chỉ Tịnh nghiệp xứ hoặc Minh Quán nghiệp xứ hay Phạm Thiên sẽ sanh xuống cõi dục giới (lúc cận tử) quán xét chi thể lớn nhỏ hay cả tứ đại, thì cảnh pháp nghiệp tướng sanh lên. Còn đối với người sẽ sanh vào khổ cảnh thì suy nghĩ đến các chi thể lớn nhỏ của mình và của người khác do tham, sân thì cảnh pháp nghiệp tướng sanh lên.

Còn cảnh sắc pháp thú tướng của người cận tử mà suy nghĩ đến chi thể lớn nhỏ hoặc cả tứ đại của đối tượng hữu thức là thú tướng đang xuất hiện trước mặt. Thì nếu các cảnh sắc pháp này còn tồn tại cho đến khi tâm tử diệt đi thì tâm tái tục dục giới cũng có cảnh pháp hiện tại làm cảnh. Nếu diệt trước tâm tử hoặc đồng diệt với tâm tử thì tâm tái tục dục giới có cảnh pháp quá khứ làm cảnh.

Danh pháp nghiệp tướng và thú tướng là một loại nào về khổ, lạc, hỷ, ưu, khờ khạo, thông minh, tin tưởng, hoài nghi. Như người lúc cận tử mà có danh pháp nghiệp tướng xuất hiện thì trong lúc đó cũng có sự bận tâm lo âu một loại nào về vấn đề khổ lạc… thì mệnh chung. Còn danh pháp thú tướng thì người lúc cận tử suy nghĩ đến sự khổ, lạc… liên quan đến mình và người khác mà có hiện trạng trở thành thú tướng vào xuất hiện trước mặt rồi mệnh chung thì tâm tái tục dục giới của hạng người này có danh pháp nghiệp tướng thuần nhất quá khứ làm cảnh.

Trường hợp khác nữa, trong lúc cận tử mà 6 cảnh liên quan đến đời sống trong kiếp trước vẫn xuất hiện được nữa giống như vậy. Nếu các cảnh này vào hiện bày thì tâm tái tục dục giới có nghiệp tướng làm cảnh.

Còn đối với cảnh nghiệp thuộc tư thiện, bất thiện đã từng sanh trong cơ tánh của người sắp mệnh chung trong kiếp này hoặc kiếp trước. Nếu các tư thiện, bất thiện này xuất hiện trong lúc cận tử thì thuộc cảnh pháp hiện khởi trong tâm và chỉ thuần nhất là quá khứ mà không có loại nào khác, giống như nghiệp tướng và thú tướng.

Lại nữa, trong Thắng Pháp Tập Yếu Luận đề cập rằng:

"Tāni pana sabbānipī parittādhammabhūtānevarammaṇāni". Ám chỉ cảnh của tâm tái tục dục giới như đã trình bày trên, bất cứ là loại ấn tướng (nimitta) nào cũng phải là pháp dục giới cả. Tức sắc, thinh, khí, vị, xúc và thực tánh pháp thuộc pháp dục giới. Còn lộ tâm sanh lên trước lúc cận tử có 7 sát na đổng lực thì được cả pháp dục giới lẫn pháp chế định (paññattidhamma). Nhưng dù thế nào đi nữa, chỉ riêng biệt cảnh nghiệp tướng và cảnh thú tướng mà thôi. Còn đối với pháp dục giới của cảnh nghiệp thì hiện bày rõ ràng nên không có điều chi đáng ngờ vực là thuộc pháp chế định hay pháp đáo đại.

Theo nội dung đã trình bày trên chỉ dẫn cho hiểu được rằng: Lộ cận tử và chỉ số ít lộ tâm sanh lên trước lộ cận tử có 5 sát na đổng lực thuộc danh, sắc dục giới mà người sẽ sanh vào các cõi dục giới này thuần nhất có pháp dục giới làm cảnh mà không là pháp chế định.

Lại nữa, nội dung chính liên quan đến cảnh của tâm tái tục dục giới cũng như cảnh của lộ cận tử và số ít tâm lộ sanh lên trước lộ cận tử thuần nhất thuộc dục giới cũng chứng minh hoàn tất điều Pāli: "Tāni pana sabbānipi..."

Chính điều giống nhau đó giải thích cho hiểu được cảnh trực tiếp và gián tiếp. Nghĩa là:

- Cảnh của tâm tái tục dục giới thuần nhất là pháp dục giới cho hiểu được là trực tiếp.

- Cảnh của lộ cận tử và số ít lộ tâm sanh lên trước lộ cận tử cho hiểu được là gián tiếp.

Bởi vì, thông thường tâm tái tục dục giới bắt lấy cảnh từ đổng lực cận tử trong kiếp trước lúc cận tử.

*

Luận giải nghiệp tướng hiện tại là Thật hoặc giả

Về ý nghĩa đã được hiểu với nhau rằng: Đổng lực cận tử và tâm tái tục dục giới đôi khi có nghiệp tướng quá khứ, đôi khi có nghiệp tướng hiện tại làm cảnh. Trong 2 trường hợp này, nếu đổng lực cận tử và tâm tái tục dục giới có nghiệp tướng quá khứ làm cảnh thì không cần phải xem xét lại vì chỉ thuần nhất là thật. Nhưng nếu có cảnh nghiệp tướng hiện tại làm cảnh thì phải xem xét lại. Gọi nghiệp tuớng hiện tại là thật hay giả bởi vì từ "kammanimitta" nghĩa là cảnh nghiệp mà người làm cho tâm tái tục sanh lên tức thiện nghiệp, bất thiện nghiệp sanh lên trước lúc cận tử hoặc nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Còn đối với thiện nghiệp, bất thiện nghiệp trong đổng lực cận tử thì không thể làm cho tâm tái tục sanh lên được. Cho nên việc đề cập rằng tâm tái dục giới và nhiều nhất 6 sát na tâm hộ kiếp có nghiệp tướng hiện tại làm cảnh mới thuần nhất là giả. Tức cảnh nghiệp tướng thật đã diệt rồi, mà chỉ còn lại cảnh cùng loại với cảnh nghiệp tướng thật còn tồn tại mà thôi. Vì vậy, đổng lực cận tử, tâm tái tục và tâm hộ kiếp mới có cảnh hiện tại. Và chính cảnh này được gọi là nghiệp tướng hiện tại diễn tiến ở khía cạnh thừa kế hiện tại tồn tại bằng sự tiếp nối (santatipaccupanna) mà không diễn tiến ở khía cạnh sát na hiện tại (khaṇapaccupanna). Như sẽ trình bày cho hiểu được sau đây:

Người có đức tin về sự chết rồi tái sanh cùng hiểu được phương pháp giúp cho người sắp mệnh chung không rơi vào khổ cảnh. Khi biết được bệnh nhân không còn hy vọng sống sót nên mới sắp đặt lễ vật cúng dường đặt ngay trước mặt và chỉ bảo cho người bệnh hướng tâm đến, rồi hướng dẫn tác bạch cúng dường Tam Bảo. Người bệnh cũng hướng tâm cúng dường đến Tam Bảo do họ chỉ dẫn, rồi chấp tay lên hướng đến đảnh lễ Tam Bảo cùng với các lễ vật cúng dường đó bằng cách cung kỉnh tịnh tín vài phút. Lúc hướng tâm chấp tay lên đảnh lễ cúng dường với các lễ vật bằng thiện tâm, gọi là thiện làm cho khởi sanh lần đầu rồi sanh lên nối tiếp nhau (kataupacitakusala). Xong rồi thì hoan hỷ đối với việc làm đó tthì dòng tâm của mình diễn tiến như người có niềm tin về tội phước. Thiện sanh khởi do sự đảnh lễ cúng dường Tam Bảo bằng chính bông hoa, nhang, đèn là thiện có năng lực sắp đặt cho tâm tái tục của người mệnh chung sanh lên trong kiếp sống mới. Vì thiện pháp này hiện diện trong vai trò nghiệp cận tử. Còn bông hoa, nhang, đèn mà lộ nhãn môn, lộ tỷ môn, lộ ý môn của người mệnh chung bắt lấy trong lúc cúng dường là nghiệp tướng hiện tại thật. Sau đó, tình trạng bệnh càng trầm trọng thêm thì sự cảm giác… trong thân theo tuần tự cũng yếu dần. Nhưng mắt, mũi, tâm vẫn còn bắt cảnh bông hoa, nhang, đèn vẫn như hiện hữu trước mặt. Tuần tự tâm lộ cận tử cũng sanh lên bắt cảnh bông hoa, nhang, đèn rồi mệnh chung. Thì tâm tái tục trong kiếp sống mới cũng bắt lấy tiếp nối cảnh sắc hiện tại hoặc cảnh khí hiện tại mà đổng lực cận tử bắt lấy. Chính cảnh sắc hoặc cảnh khí này là nghiệp tướng hiện tại giả tức hiện tại của cảnh thật nhưng gọi nghiệp tướng đó là giả. Đây là gọi theo cách tương tự (sadisùpàcàranaya) là gọi nương theo sự diễn tiến giống nhau với nghiệp tướng thật.

Nếu người cận tử được thính Pháp, đọc Kinh hoặc quán sự căng thẳng, nóng bức đang hoành hành trong thân của mình hay quán chi thể lớn nhỏ trong thân thể cử động… suy yếu rã rời bằng vô thường, khổ, vô ngã. Từ đó đổng lực cận tử, tâm tái tục và tâm hộ kiếp cũng bắt lấy cảnh thinh hiện tại là tiếng thuyết Pháp, tiếng đọc Kinh; cảnh xúc hiện tại là sự căng thẳng, nóng bức; cảnh pháp hiện tại là chi thể lớn nhỏ cử động… mà diễn tiến tùy theo cảnh… Các cảnh này chỉ diễn tiến tương tự giống nhau.

Còn sự diễn tiến của bất thiện cận tử nghiệp và nghiệp tướng hiện tại như sau:

Người đang vui thú thỏa thích bởi sự nhìn, sự nghe, sự chơi bời thụ hưởng, trong lúc đó một tai nạn nào xảy đến thì mệnh chung. Hoặc người đang ấu đả, đâm chém, bắn nhau cho đến chết.

Sự vui thú thỏa thích cũng như phẩn nộ, các việc này đều là nghiệp cận tử tạo cho người đó sanh vào kiếp thứ 2. Còn đối với 6 cảnh, như màu da của người, trú xứ, đồ trang sức, vật dụng, ca hát, tiếng nhạc, mùi sai biệt, vị ngon ngọt, sự lạnh nóng và cử chỉ thái độ trong lúc đang vui thú thỏa thích đó cũng như người đang ấu đả nhau bằng cây, dao, súng, tiếng cãi vã, chửi thề thách thức… và hành vi đấm đá. Các việc này là cảnh nghiệp tướng thật mà đổng lực cận tử sanh lên bắt lấy một loại nào trong 6 cảnh thì tâm tái tục, hộ kiếp trong kiếp sống mới cũng bắt lấy một loại nào trong 6 cảnh tiếp nối từ đổng lực cận tử. Vì vậy, mới nói rằng tâm tái tục, hộ kiếp có nghiệp tướng hiện tại làm cảnh, cảnh hiện tại đó là thật nhưng gọi là nghiệp tướng giả.

*

Tâm tái tục - hộ kiếp có nghiệp tướng hiện tại làm cảnh thuần nhất nương từ nghiệp cận tử

Như đã đề cập, sự kiện mà 6 môn của đổng lực cận tử có nghiệp tướng hiện tại làm cảnh cũng như tâm tái tục trong kiếp sống mới và nhiều nhất 6 tâm hộ kiếp có nghiệp tướng hiện tại làm cảnh. Các pháp này thuần nhất nương từ thiện, bất thiện cận tử nghiệp nào mà không liên quan đến trọng nghiệp, thường nghiệp, khinh tác nghiệp. Nghĩa là tâm tái tục sanh lên trong kiếp sống mới nếu là quả của thiện, bất thiện cận tử nghiệp thì có cảnh nghiệp tướng hiện tại làm cảnh. Nhưng nếu là một loại nào quả của trọng nghiệp, thường nghiệp, khinh tác nghiệp thì tâm tái tục sẽ không có nghiệp tướng hiện tại làm cảnh. Còn đối với tâm tái tục trong kiếp sống mới có nghiệp tướng quá khứ làm cảnh thì tâm tái tục là quả của cả 4 nghiệp được.

Như Ngài trưởng lão giáo thọ sư Ānanda trình bày trong bộ Phân Tích về thập nhị duyên khởi (paṭiccasamupādavibhaṇga) của mūlaṭīkā rằng:

"Pañcadvāre ca āpātama āgacchantaṃ paccupannakammanimittaṃ āsannakammārammaṇasantatiyaṃ uppannaṃ taṃsadisaṃ ca diṭṭhabbaṃ".

"Nên hiểu nghiệp tướng hiện tại xuất hiện ngay trước mặt trong 5 môn mà diễn tiến tiếp nối của cảnh nghiệp đã hành động gần kề trong lộ cận tử thì sự tiếp nối cảnh của nghiệp cận tử diễn tiến giống với nghiệp tướng thật".

Ghi chú: Trong nơi đây mặc dù Ngài giáothọ sư Mùlaỉìkà chỉ trình bày đến sự diễn tiến trong 5 môn. Nhưng các vị giáo thọ sư khác đã đồng nhất với nhau và cho rằng cũng diễn tiến trong lộ ý môn được nữa. Ngài giáo thọ sư Mùlatikà chỉ đề cập đến ngũ môn vì sự diễn tiến của nghiệp tướng ngũ môn hiện tại thường nhận thức được rõ ràng hơn ý môn.

*

Tư trong đổng lực cận tử 6 môn không trở thành sanh nghiệp được

Thiện, bất thiện làm cho thành tựu sanh nghiệp tức làm cho tái sanh thành chúng sanh khổ cảnh, nhân loại, chư thiên, Phạm Thiên cho đến chi thể lớn nhỏ, sự thấy, sự nghe được rõ hay không rõ… Đức Phật Ngài thuyết đến nhân của nhóm thiện nghiệp, bất thiện nghiệp này rằng: "Katattā upacittā" thường dịch là: "Bởi vì hành động thiện, bất thiện làm cho sanh khởi và tăng trưởng. Tức thiện nghiệp, bất thiện nghiệp sanh khởi nối tiếp nhau". Ám chỉ thiện, bất thiện sanh lên lần đầu gọi là thiện, bất thiện tiền nghiệp (katakamma). Thiện, bất thiện sanh lên nối tiếp nhau gọi là thiện, bất thiện hậu nghiệp (upacitakamma). Thông thường thiện, bất thiện thuộc tiền nghiệp (ngoại trừ nghiệp đáo đại) không đủ sức mạnh cho quả trong thời tái tục lẫn thời bình nhật được. Mà chỉ có thiện, bất thiện trở thành hậu nghiệp mới đủ sức mạnh cho quả trong thời tái tục lẫn thời bình nhật. Nếu có sự hoan hỷ thỏa thích nhiều hình thành bởi ái dục sanh lên trước thiện, bất thiện tiền nghiệp. Thì chắc chắn thiện, bất thiện hậu nghiệp sẽ có mãnh lực hơn và nhất định sẽ cho quả trong thời tái tục lẫn thời bình nhật.

Còn đối với tư thiện, bất thiện trong đổng lực cận tử 6 môn tuy là tiền nghiệp sanh lên thật, nhưng không trở thành hậu nghiệp được vì thiếu cảnh của ái dục. Tức không khởi lên sự hoan hỷ thỏa thích trước thiện, bất thiện nghiệp. Sự kiện như vậy, bởi vì khi lộ cận tử chấm dứt thì tâm tử cũng sanh lên. Cho nên tư thiện, bất thiện trong đổng lực cận tử 6 môn không thể là sanh nghiệp được.

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 10 như "Rūpavacarapaṭisandhiyā pana"… mà trình bày đến cảnh của tâm tái tục sắc giới

Tâm tái tục sắc giới hiện hữu có 6 loại là 5 danh tái tục tức 5 tâm quả sắc giới, sở hữu hợp và 1 sắc tái tục (bọn mạng quyền cửu sắc). Tâm tái tục sắc giới trong nơi đây ám chỉ riêng biệt 5 danh tái tục mà thôi. Năm tâm tái tục sắc giới thường sanh vào 15 cõi sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng) trong thời tái tục, và là quả của 5 tâm thiện sắc giới (trừ thông thiện). Vì vậy, 5 tâm tái tục sắc giới nếu có một loại ấn tướng (nimitta) nào làm cảnh thì cũng phải tùy thuộc theo 5 tâm thiện sắc giới (trừ thông thiện).

Việc cho quả của 5 tâm thiện thiền sắc giới khác với việc cho quả của bất thiện nghiệp và đại thiện nghiệp. Nói về sự tái tục thì bất thiện nghiệp cho quả sanh vào khổ cảnh, đại thiện nghiệp cho quả sanh vào cõi vui dục giới. Nhưng lại không cho quả chắc chắn và ấn định cảnh theo thứ bậc giống như 5 tâm thiện thiền sắc giới. Cho nên tâm tái tục dục giới mới có thú tướng làm cảnh.

Lại nữa, sự kiện mà 5 tâm thiện thiền sắc giới cho quả tái tục nhất định trong cõi sắc giới theo trình tự thứ bậc. Bởi vì 5 tâm thiện thiền sắc giới này là trọng nghiệp có kiên cố định làm trưởng luôn cả cảnh trợ sanh cũng phải là cảnh đặc biệt tức nghiệp xứ chế định (paññattikammaṭṭhāna). Trái ngược với sự sanh lên của bất thiện nghiệp và đại thiện nghiệp có cảnh không giới hạn tùy theo không khéo tác ý (ayoniso) hoặc khéo tác ý (yoniso).

Cho nên người không đắc thiền vào lúc cận tử thì bất thiện nghiệp và đại thiện nghiệp đã từng tạo khi trước luôn hiện rõ ràng trong tâm làm cho dòng tâm nhiệt não, sầu muộn, mê muội hoặc trong sáng tươi tỉnh.

Đối với người đắc thiền vào lúc cận tử thì bất thiện nghiệp và đại thiện nghiệp đã từng tạo khi trước không thể hiện khởi trong tâm được. Chỉ có nghiệp xứ chế định mà mình đã tu tiến xuất hiện mà thôi. Và nghiệp xứ chế định này cũng không phải là cảnh nghiệp mà chỉ thuần nhất là cảnh pháp nghiệp tướng (kammanimittadhammārammaṇa). Cho nên 5 tâm tái tục sắc giới mới không có nghiệp làm cảnh mà chỉ có nghiệp tướng thuần nhất là cảnh pháp chế định.

Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Paññattibhūtaṃ kammanimittamevārammaṇaṃ hoti" "Thuần nhất có nghiệp tướng chế định". Nghiệp tướng chế định này gồm có 10 đề mục biến xứ (kasiṇapaññatti), 10 đề mục bất tịnh (asubhapaññatti), 1 đề mục thể trược (koṭṭhāsapaññatti), 4 đề mục vô lượng tâm (sattavapaññatti), tổng cộng 26 đề mục. Đề mục chế định này làm cảnh cho 5 tâm tái tục sắc giới được phải tùy thuộc theo 5 tâm thiện thiền sắc giới.

Như đã trình bày trên cũng có thể hiểu được rằng lộ cận tử của nhân loại, chư thiên sẽ sanh vào cõi sắc giới và lộ cận tử của Phạm Thiên sẽ tái sanh vào cõi sắc giới nữa. Các lộ này không có nhiều loại tướng cảnh được chỉ thuần nhất có một loại nghiệp tướng thuộc cảnh pháp chế định nhất định, còn thời cũng hiển lộ rõ ràng thuộc ngoại thời. Ngược lại lộ cận tử của người dục giới sẽ tái sanh lại vào cõi dục giới và lộ cận tử của Phạm Thiên sắc giới sẽ tái sanh vào cõi dục giới thì tướng cảnh không không giới hạn.

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 11 như "Tathā arūpapaṭisandhiyā ca"… trình bày đến cảnh của tâm tái tục Vô sắc giới

Tâm tái tục vô sắc giới hiện hữu có 4 loại, tức 4 tâm quả vô sắc giới. Từ "tathā" trong nơi đây dịch là "giống nhau" là bất biến từ thuộc loại so sánh làm cho sáng tỏ, tức từ trình bày đến sự giống nhau. Ám chỉ rằng không phải riêng biệt tâm tái tục sắc giới có nghiệp tướng làm cảnh mà ngay cả tâm tái tục vô sắc giới cũng có nghiệp tướng làm cảnh được. Và tâm tái tục sắc giới cùng với tâm tái tục vô sắc giới đều không có nghiệp làm cảnh hay thú tướng làm cảnh được. Việc phân định đến nhân diễn tiến như vậy, cũng giống như việc phân định về cảnh của tâm tái tục sắc giới.

Nghiệp tướng của tâm tái tục vô sắc giới có 2 loại:

- Nghiệp tướng đáo đại gồm có tâm thiện thiền thức vô biên xứ và tâm thiện thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ đã từng sanh trong cơ tánh của mình trong kiếp trước.

- Nghiệp tướng chế định gồm có hư không chế định do nương từ 9 đề mục biến xứ (kasiṇa) ngoài đề mục hư không ra, và vô hữu chế định (natthibhavapaññatti). Tức không có thiền không vô biên xứ làm cảnh cho thiền thức vô biên xứ.

Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Mahaggatabhūtaṃ paññattibhūtañca".

Từ "Yathàrahaư" nghĩa là theo tương ứng với thiền. Như đã trình bày 4 tâm tái tục vô sắc có nghiệp tướng đáo đại và chế định làm cảnh. Nhưng chẳng phải 4 tâm tái tục vô sắc này đôi khi có pháp đáo đại làm cảnh trợ sanh lên. Đôi khi có pháp chế định làm cảnh trợ sanh lên mà chỉ nhắm đến sự diễn tiến khác nhau theo lãnh vực riêng biệt của mình. Tức tâm quả không vô biên xứ có hư không chế định làm cảnh trợ sanh lên, tâm quả thức vô biên xứ có tâm thiện thiền không vô biên xứ làm cảnh trợ sanh lên, tâm quả vô sở hữu xứ có đề mục vô hữu chế định (natthibhavapaññatti) làm cảnh trợ sanh lên, tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ có tâm thiện thiền vô sở hữu xứ làm cảnh trợ sanh lên.

Vì vậy, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Yathārahaṃ" "Theo tương ứng với thiền".

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 13 như "Asaññatānaṃ pana"… trình bày đến tâm tái tục của nhóm Phạm thiên vô tưởng

Người đắc ngũ thiền bằng sự tu tiến 10 đề mục biến xứ, hay đề mục nhập xuất tức niệm hoặc đề mục xã vô lượng tâm (upekkhābrahmavihāra). Nếu nội tâm của người tu tiến đó không hoan hỷ hài lòng về tư duy nhận thức (danh pháp) thì gọi thiền này là ngũ thiền thành tựu do năng lực tu tiến ly ái tưởng (saññāvirāgabhāvanā). Vì vậy, khi thiền giả mệnh chung thì sanh lên cõi Vô Tưởng chỉ duy nhất có sắc tái tục là bọn mạng quyền cửu sắc mà không có danh tái tục.

Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Jūvitanavakameva paṭisandhibhāvena patiṭṭhāti".

Lại nữa, trong lộ cận tử của người sẽ sanh vào cõi Vô Tưởng thì cảnh pháp nghiệp tướng chế định cũng xuất hiện. Nhưng đến khi sanh vào cõi Vô Tưởng rồi thì cảnh này cũng không còn xuất hiện vì không có danh tái tục.

Câu: "Tasmā te rūpapaṭisandhikā nāma" cũng như "Āruppā arūpapaṭisandhikā" "Sesā rūpārupapaṭisandhikā". Trong điều Pāli thứ 13 là trình bày phân tích tâm tái tục theo danh sắc. Tức Phạm Thiên Vô Tưởng có sắc pháp làm việc tái tục và nếu xếp theo uẩn thì duy nhất có sắc uẩn cho nên cõi Vô Tưởng mới gọi là cõi nhất uẩn. Còn Phạm Thiên Vô Sắc có danh pháp làm việc tái tục, nếu xếp theo uẩn thì được 4 danh uẩn cho nên cõi Vô Sắc mới gọi là cõi tứ uẩn. Người sanh trong 26 cõi ngoài ra có danh sắc làm việc tái tục, nếu xếp theo uẩn thì được 5 uẩn cho nên 4 cõi khổ, 7 cõi vui dục giới, 15 cõi sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng) mới gọi là cõi ngũ uẩn.

*

Thích giải điều Pāli thứ 14 như "Āruppacutiyā honti"… trình bày đến tâm tái tục sanh lên kế tiếp sau tâm tử

Kệ ngôn thứ 1 như: "Āruppacutiyā honti"... cho đến "Tathā kāmatihetukā". Chư Phạm Thiên vô sắc khi mệnh chung thì tái sanh làm Phạm Thiên vô sắc nữa cũng được. Nếu không như vậy, thì sanh làm nhân loại hoặc chư thiên tái tục bằng tâm tam nhân. Đây là đề cập theo quan điểm nhân sinh (puggalādhiṭṭhāna), còn theo lời dịch là đề cập theo quan điểm pháp nghĩa (dhammādhiṭṭhāna) như đã trình bày trên.

Câu "Heṭṭhimāruppa vajjitā" trừ tâm tái tục vô sắc bậc thấp ra. Vì thông thường người sẽ sanh làm Phạm Thiên vô sắc phải nương vào ngũ thiền sắc giới làm nền tảng ban đầu. Nhưng khi đã sanh làm Phạm Thiên không vô biên xứ thì tất cả thiền sắc giới cùng với cảnh của thiền đó cũng hoại đi. Nếu muốn sanh làm Phạm Thiên thức vô biên xứ thì phải nương vào thiền không vô biên xứ làm nền tảng ban đầu. Khi đã sanh làm Phạm Thiên thức vô biên xứ thì thiền không vô biên xứ cùng cảnh của thiền đó cũng hoại đi. Diễn tiến như vậy hoài cho đến khi thành Phạm Thiên phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vì vậy, khi thiền bậc thấp đã không còn hiện hữu trong tâm thì không thể sanh vào cõi thấp hơn được.

Như Phạm Thiên không vô biên xứ khi đã mệnh chung thì sanh làm Phạm Thiên không vô biên xứ nữa cũng được hoặc sanh làm Phạm Thiên ở 3 cõi cao hơn cũng được tùy theo thiền đang có. Nếu không có một loại thiền vô sắc nào thì phải sanh làm nhân loại hoặc chư thiên mà không sanh làm Phạm Thiên sắc giới được vì không có thiền sắc giới và cảnh của thiền sắc giới.

Phạm Thiên phi tưởng phi phi tưởng xứ khi mệnh chung rồi thì sanh trở lại làm Phạm Thiên phi tưởng phi phi tưởng xứ nữa cũng được nếu thiền đó vẫn còn hiện hữu. Còn nếu như thiền đó không còn thì phải sanh xuống làm nhân loại hoặc chư thiên chớ không sanh làm phạm Thiên vô sắc bậc thấp được vì không có thiền vô sắc và cảnh của thiền vô sắc bậc thấp.

Cho nên Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Heṭṭhimāruppa vajjitā".

Lại nữa, đề cập rằng: "Kāmatihetukā honti" "Thường 4 tâm tái tục dục giới tam nhân sanh lên". Nghĩa là nếu sanh vào cõi vui dục giới thì sẽ không sanh làm người vô nhân hoặc nhị nhân được chỉ duy nhất sanh làm người tam nhân mà thôi. Bởi vì đại thiện cận định (upacārabhāvanāmahākusala) sanh lên trước tâm thiền vô sắc là đại thiện tam nhân bậc thượng (tihetukaukkaṭṭhamahākusala). Trong cơ tánh của người đó không có đại thiện nào khác sanh lên trước thiền vô sắc như tâm đại thiện tam nhân bậc thượng và cũng không có đại thiện nào khác thù thắng cao quí bằng đại thiện cận định.

Do đó, Ngài A xà lê Ṭīka mới đề cập rằng:

Uparūpariāruppā Na āyuhanti heṭṭhimaṃ

Balittācupacārassa Tihetukāva yoniyo.

Chư Phạm Thiên vô sắc sanh vào cõi cao thì không nổ lực tu tiến thiền bậc thấp (vì vậy mới không sanh vào cõi thấp), và tâm tái tục dục giới tam nhân thường sanh lên (không có tâm tái tục vô nhân và nhị nhân sanh lên) bởi vì đại thiện cận định có nhiều sức mạnh.

Kệ ngôn thứ 2 như "Rūpāvacaracutiyā"...Trong phần ý chính có 3 đoạn:

* Đoạn thứ 1 đề cập rằng: "Rūpāvacaracutiyā aheturahitā siyuṃ" Khi chư Phạm Thiên sắc giới mệnh chung rồi tái sanh trở lại cõi đó cũng được hoặc sẽ sanh vào cõi thấp hay cao hơn hoặc trong cõi vô sắc cũng được tùy theo thiền đang có. Nếu như không có thiền sắc giới hoặc thiền vô sắc giới thì sẽ sanh làm nhân loại hoặc chư thiên nhị nhân hay tam nhân. Nhưng không sanh vào địa ngục, bàng sanh hoặc người hay chư thiên tái tục bằng tâm vô nhân. Đây là đề cập theo quan điểm nhân sinh của lời dịch, còn theo quan điểm pháp nghĩa thì đã trình bày rồi.

Sự kiện trừ tâm tái tục vô nhân ra vì thông thường chư Phạm Thiên sắc giới cho dù không đắc thiền sắc giới, thiền vô sắc giới đi nữa, thì cũng không có triền cái sanh lên mà chỉ có thiện thân nghiệp, ngữ nghiệp. Vì vậy, bất thiện nghiệp và thiện nghiệp trước kia sẽ không có cơ hội dẫn dắt tâm tái tục vô nhân cho quả được mà chỉ có thiện nghiệp tam nhân và nhị nhân bậc thượng trước kia và hiện tại có cơ hội cho quả tái tục tam nhân và nhị nhân.

Cho nên Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Aheturahitā siyuṃ".

Lại nữa, việc trình bày tâm tái tục sanh lên kế tiếp sau tâm tử sắc giới của Thắng Pháp Tập Yếu Luận này, không trình bày tâm tái tục sanh lên kế tiếp sau sự tử của Phạm Thiên Vô Tưởng. Vì Pháp Thiên Vô Tưởng chỉ có sắc pháp nên không thể có thiền chứng. Do đó, khi mệnh chung chắc chắn phải sanh xuống cõi dục giới. Như vậy, sự sanh lên của tâm tái tục trong cõi dục giới của Phạm Thiên Vô Tưởng chẳng khác gì Phạm Thiên hữu tưởng khác sanh vào cõi dục giới. Cho nên Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới không dẫn chứng trình bày đến tâm tái tục sanh lên kế tiếp sau sự tử của Phạm Thiên Vô Tưởng. Vì sự tử của Phạm Thiên Vô Tưởng tức sự diệt lần cuối cùng của bọn sắc mạng quyền cũng chính là 8 tâm đại quả.

Như đã trình bày chư Phạm Thiên sắc giới và Phạm Thiên vô sắc giới nếu không đắc thiền khi mệnh chung sẽ sanh vào cõi dục giới, ám chỉ riêng biệt Phạm Thiên phàm mà thôi. Còn đối với chư Thánh Phạm Thiên cho dù bậc Tu Đà Hườn cũng không sanh trở lại cõi dục giới vì chắc chắn phải đắc thiền được gọi là thiền chứng A Na Hàm. Và chư Thánh Phạm Thiên trong cõi sắc giới này khi đã sanh lên cõi cao thì không sanh xuống cõi sắc giới thấp hơn nữa. Bởi vì chư Thánh Phạm Thiên không bao giờ hoại thiền cao chỉ duy nhất đắc thiền cao tiếp tục. Đời sống của bậc Thánh trong cõi Phạm Thiên như đã đề cập trên, nên hiểu theo 2 kệ ngôn được trình bày như sau:

1.Vehapphale akaniṭṭhe Bhavagge ca patiṭṭhitā

Na punāññattha jāyanti Sabbe ariyapuggalā

2. Na puna tattha jāyanti Sabbepi saddhavāsikā

Brahmalokagatā heṭṭhā Ariyā nopapajjareti

1 - Các bậc Thánh sanh vào 3 cõi tột đỉnh như: Cõi Quảng Quả, cõi Sắc Cứu Cánh, cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ thường không sanh vào cõi khác nữa.

2 - Chư Phạm Thiên Ngũ Tịnh Cư cũng không sanh trở lại cõi của mình nương trú. Chư Thánh sanh vào cõi Phạm Thiên thì không sanh vào cõi thấp hơn.

- Đoạn thứ 2 đề cập rằng: "Sabbākāmatihetumhā siyuṃ" này không trình bày theo quan điểm nhân sinh. Nghĩa là khi nhân loại, chư thiên tái tục bằng tâm tam nhân mệnh chung. Nếu đắc thiền thì sanh vào 20 cõi Phạm Thiên có danh tái tục, sắc tái tục từ thiền chứng và tùy thuộc vào phàm nhân hoặc Thánh nhân. Nếu không đắc thiền thì sẽ sanh vào 11 cõi dục giới trở thành chư thiên, nhân loại hoặc trở thành chúng sanh địa ngục, ngạ quỷ, a tu la, bàng sanh bằng tâm tái tục tam nhân, nhị nhân hoặc vô nhân tùy theo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp mà mình đã tạo có cơ hội cho quả.

Nói tóm lại là nhân loại, chư thiên có tâm tái tục tam nhân khi mệnh chung có thể sanh trong khắp các cõi không loại trừ cõi nào bằng tâm tái tục tương ứng theo cõi đó (được cả 20 cõi Phạm Thiên).

Sự kiện như vậy, bởi vì hạng người này nếu tu tiến Minh Sát thì sẽ trở thành Thánh Nhân. Nếu tu tiến Chỉ Tịnh thì sẽ trở thành bậc đắc thiền, đắc thông. Nếu như chỉ tạo phước bố thí, trì giới, tu tiến bình thường thì sẽ trở thành nhân loại bậc thượng, bậc trung, bậc hạ. Còn tạo ác nghiệp thì sẽ trở thành chúng sanh địa ngục, ngạ quỷ, a tu la, bàng sanh tùy theo khuynh hướng tâm dắt dẫn theo sở nguyện, dòng giống, chủng loại hoặc bị sự răn đe.

- Đoạn thứ 3 đề cập rằng: "Kāmesveva panetarā siyuṃ" này trình bày theo quan điểm nhân sinh. Tức nhân loại chư thiên tái tục bằng tâm nhị nhân hoặc vô nhân hay chúng sanh địa ngục, ngạ quỷ, a tu la, bàng sanh mà tái tục bằng tâm vô nhân, khi mệnh chung chỉ sanh lên riêng biệt trong 11 cõi dục giới. Và trở thành nhân loại, chư thiên bậc thượng, bậc trung, bậc hạ hoặc trở thành chúng sanh đọa xứ bằng tâm tái tục tam nhân, nhị nhân hoặc vô nhân tùy theo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp mà mình đã tạo có cơ hội cho quả.

Sự kiện mà hạng người này chỉ sanh trong 11 cõi dục giới vì nhóm người này dù cho có là nhân loại, chư thiên có cơ hội được thực hành tu tiến Chỉ Tịnh, Minh Sát thật. Nhưng nhóm người này không thể tác chứng thành Thánh Nhân, bậc đắc thiền, đắc thông được mà chỉ là phàm nhân như ban đầu cho đến khi mệnh chung. Còn đối với chúng sanh khổ cảnh thì không đủ niệm tuệ để thực hành tu tiến Minh Sát, Chỉ Tịnh được. Do đó, khi mệnh chung chỉ sanh vào 11 cõi dục giới mà thôi.

Cho nên Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới dùng từ "evaư" kết hợp vào từ "kāmesu" rồi trình bày rằng: "kāmesveva".

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 14 như "Iccevaṃ gahitapaṭisandhikānaṃ pana"… trình bày đến sự sanh lên của tâm hộ kiếp & tâm tử trong giữa mỗi kiếp sống sau tâm tái tục

Trong điều Pāli này điểm trọng yếu của nội dung được trình bày như sau: "Tamevārammaṇamārabbha tadevacittaṃ bhavaṇgasantatisaṇkhataṃ mānasaṃ (hutvā) pavattati cuticittam hutvā nirujjhati" " Chính tâm tái tục đó bắt lấy cảnh của tâm tái tục tái sanh trong kiếp sống mới, rồi trở lại thành tâm hộ kiếp và tâm tử rồi diệt đi".

Từ "Tadevacittaṃ" tức Tam + Eva + Cittaṃ "Chính tâm tái tục đó" là từ mà Ngài giáo thọ sư Anuruddha đề cập theo cách tương tự (sadisūpacāranaya) nương vào sự diễn tiến giống nhau. Bởi vì tâm sanh lên kế tiếp sau khi tâm tái tục đã diệt thì tâm hộ kiếp luôn sanh lên tiếp nối nhau, 15 hoặc 16 sát na. Nhưng tâm hộ kiếp sanh lên nếu nói theo cõi, giống, tương ưng, thọ, trợ thì trong mọi trường hợp đều giống như tâm tái tục. Tức nếu tâm tái tục là dục giới thì tâm hộ kiếp cũng thuộc dục giới. Là dị thục quả hữu nhân hoặc vô nhân thì tâm hộ kiếp cũng thuộc dị thục quả hữu nhân hoặc vô nhân. Là tương ưng trí thì tâm hộ kiếp cũng thuộc tương ưng trí. Nếu câu sanh hỷ thọ hoặc xã thọ thì tâm hộ kiếp cũng câu sanh hỷ thọ hoặc xã thọ. Nếu là vô trợ thì tâm hộ kiếp cũng thuộc vô trợ.

Do đó, trong sát na tâm hộ kiếp sanh lên thì cho dù tâm tâm tái tục đã diệt đi nhưng tâm hộ kiếp cũng diễn tiến giống như tâm tái tục trong mọi trường hợp.

Cho nên Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Tadevacittaṃ" "Chính tâm (tái tục) đó". Nên hiểu theo điều so sánh như sau:

" Hãy lấy thuốc bổ đã dùng ngày hôm qua đem lại đây".

Điều này so sánh tương tự thuốc bổ đã dùng ngày hôm qua và thuốc bổ lấy đem lại thì cũng cùng một loại thuốc giống như nhau.

Từ "Tamevārammaṇamārabbha" tức Taṃ + Eva + Ārammaṇaṃ + Ārabbha". Nếu tâm tái tục có thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp là cảnh thì tâm hộ kiếp đang hiện khởi suốt kiếp sống và tâm tử cũng có thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp làm cảnh. Nếu cảnh sắc hoặc cảnh thinh nghiệp tướng làm cảnh thì tâm hộ kiếp đang hiện khởi suốt kiếp sống và tâm tử cũng có cảnh sắc hoặc cảnh thinh nghiệp tướng làm cảnh. Nếu có cảnh sắc hoặc cảnh thinh thú tướng làm cảnh thì tâm hộ kiếp đang hiện khởi suốt kiếp sống và tâm tử cũng có cảnh sắc hoặc cảnh thinh thú tướng làm cảnh.

Việc diễn tiến của tâm hộ kiếp cũng bắt cảnh giống như tâm tái tục kể từ tâm tái tục của người sanh vào kiếp sống mới diệt đi cho đến khi tâm tử sanh lên.

Cho nên Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Gahitapaṭisandhikānaṃ paṭisandhinirodhānantarato pabhuti yāva cuticittuppàdà" "Kể từ khi tâm tái tục trong kiếp sống mới diệt đi thì tâm bắt lấy cảnh của tâm tái tục đó sanh khởi vô gián suốt cho đến khi tâm tử sanh lên".

Từ "Bhavaṇgasantatisaṇkhātaṃ mānasaṃ hutvā pavattati" "Sanh lên trở thành dòng tâm hộ kiếp". Tức sự sanh lên tiếp nối nhau của tâm quả dị thục và sắc nghiệp trong suốt mỗi kiếp sống. Đó chính là đầu mối hình thành trong mỗi kiếp tái sanh của tất cả chúng sanh.

Do đó, khi tâm quả dị thục sanh lên hoàn chỉnh trở thành tâm tái tục trong mỗi kiếp sống rồi thì không dừng lại. Chỉ chừng ấy mà vẫn phải sanh lên biến đổi tiếp tục thành tâm hộ kiếp. Khi biến đổi thành tâm hộ kiếp rồi thì sự sanh lên của tâm tái tục chỉ diễn tiến được vào lúc lộ tâm chưa sanh lên mà thôi. Khi lộ tâm đã sanh lên rồi thì tâm hộ kiếp đình chỉ ngay.

Vì vậy, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Asati vīthicittuppāde bhavassa aṇgabhāvena" "Lúc lộ tâm chưa hiện khởi thì dòng hộ kiếp sanh lên".

Lại nữa, sự sanh lên của tâm hộ kiếp trong lúc lộ tâm chưa sanh lên không phải chỉ sanh lên 1 hay 2 sát na mà sanh lên liên tiếp vô số sát na tựa như dòng nước.

Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới đề cập rằng: "Abbocchinnaṃ nadīsato viyapavattati" "Sanh lên không dứt giống như nước của dòng sông chảy liên tục ".

*

Tiến trình trong lúc Lộ tâm & tâm hộ kiếp sanh khởi

Thường nhiên khi tất cả mọi người cảm giác được sự thấy, sự nghe… cho đến sự suy nghĩ thì trong lúc đó hoàn toàn do lộ tâm sanh lên. Tức chính lộ tâm là người thấy, người nghe cho đến người suy nghĩ, chứ chẳng phải là tâm hộ kiếp là người thấy, người nghe… người suy nghĩ. Mặc dù trong lúc đang thấy, đang nghe, đang đọc, đang suy nghĩ là do lộ tâm sanh lên. Nhưng trong lúc đó, tâm hộ kiếp cũng vẫn sanh lên xen kẽ trong giữa mỗi lộ tâm với nhau mà không chỉ thuần nhất có một lộ tâm sanh lên. Bởi vì lộ tâm liên quan đến sự thấy, sự nghe, sự suy nghĩ có đổng lực hạn chế sanh lên chỉ được chốc lát rồi cũng phải có hộ kiếp là hiện thân của ý môn sanh lên xen kẽ nhau. Chớ không thể chỉ có lộ tâm sanh lên nối tiếp nhau không dứt dòng giống như lộ tâm nhập định (samāpattivithī) được. Do đó, mới suy đoán được rằng lộ tâm có đổng lực hạn chế và tâm hộ kiếp xen kẽ vào tạo cho sự cảm giác khởi lên theo sự diễn hoạt nhân sinh. Còn lộ nhập định là lộ tâm không có số lượng đổng lực hạn chế và không có hộ kiếp xen kẽ vào không tạo cho sự cảm giác sanh khởi theo diễn hoạt nhân sinh được. Sự việc suy đoán này nêu nguyên nhân để trình bày cho hiểu được lộ tâm đổng lực dục giới có sự cảm giác theo diễn hoạt nhân sinh. Nhưng lộ nhập định thì không có sự cảm giác theo diễn hoạt nhân sinh được.

Lại nữa, lúc tâm hộ kiếp sanh lên thì không có sự cảm giác… liên quan đến sự thấy, sự nghe cho đến sự suy nghĩ. Vì thông thường khi con người đang ngủ mê thì lộ tâm không sanh lên mà chỉ duy nhất có tâm hộ kiếp sanh khởi. Và tâm hộ kiếp này bắt lấy cảnh cũ của kiếp trước chớ không bắt cảnh mới trong kiếp hiện tại. Cho nên khi đã ngủ mê nếu như không để ý theo dõi lúc trước ngũ và sau khi thức dậy thì cho dù chỉ thiếp đi chừng 5 phút cũng ngỡ rằng đã ngủ hàng giờ hoặc chỉ chộp mắt trong chốc lát. Bởi chính tâm hộ kiếp đã biểu hiện rõ ràng rằng mình không biết được việc gì liên quan đến kiếp hiện tại cả.

Từ "Cuticittaṃ hutvā nirujjhati" "Khi tâm tử đã diệt". Tức chính tâm có thực tánh giống như tâm tái tục vào giai đoạn cuối cùng của kiếp hiện tại thì trở thành tâm tử, vì lìa bỏ kiếp sống mình đang sống.

Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày rằng: "Pariyosāne ca cavanavasena" "Vào giai đoạn cuối cùng của kiếp sống hiện tại do mãnh lực chuyển đổi khỏi kiếp sống cũ" (đã mệnh chung). Đây là trình bày cho biết rằng trong mỗi kiếp sống của tất cả chúng sanh thì tâm tái tục sanh vào giai đoạn đầu của kiếp sống, tâm hộ kiếp sanh vào giai đoạn giữa của kiếp sống và tâm tử sanh lên vào giai đoạn cuối của kiếp sống. Cả 3 giai đoạn này có đặc tánh giống nhau hay nói cách khác là cùng một tâm với nhau cũng được.

Nội dung trùng hợp với việc trình bày trong nhóm 4 tái tục (paỉisandhicatukka) rằng:

Paṭisandhi bhavaṇgañca Tathā cavanamānasaṃ

Ekameva tatheveka Visayañcekajātiyaṃ

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 16 như "Tato parañca"… trình bày đến sự luân chuyển trong vòng luân hồi

Điều Pāli này nói đến tiến trình danh pháp của phàm nhân và chư Thánh hữu học sau khi tâm tử đã diệt (còn luân chuyển trong vòng luân hồi). Còn các bậc A La Hán sau khi tâm tử diệt thì tiến trình danh pháp không còn trở thành tâm tái tục, hộ kiếp, tử nữa mà diệt đi giống như ngọn lửa bị tắt lịm.

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 17 như "Paṭisandhibhavaṇgavīthiyo"… là Kệ ngôn trình bày tóm lược sự Luân chuyển trong vòng luân hồi

Trong điều Pāli thứ 17 là kệ ngôn trình bày tóm lược ý nghĩa cả 2 chương là chương 4 và chương 5. Gọi là kệ tóm lược do trình bày kết luận chương 4 và 5 vì ý nghĩa sau cùng trong chương 4 trình bày rằng: "Iccevaṃ chadvārikacittappavatti yathāsambhavaṃbhavaṇgantaritā yāvatāyukamabbocchinnā pavattati" "Theo nội dung chính đã trình bày thì tiến trình của tâm sanh lên trong 6 môn thường sanh lên không đứt đoạn bởi tâm hộ kiếp xen vào cho đến suốt đời sống tùy theo tương ứng mà sanh lên theo môn đó". Ý nghĩa sau cùng trong chương 5 trình bày rằng: "Tato parañca paṭisandhādayo rathacakkamiva yathākkamaṃ eva parivattantā pavattanti" "Sau khi tâm tử diệt đi thì tất cả tâm như tâm tái tục… vẫn sanh lên nối tiếp nhau luân chuyển khởi đầu mọi kiếp sống trong mỗi cõi theo tuần tự phận sự tái tục, hộ kiếp, tử của vòng luân hồi. Việc tóm lược nội dung thông thường gọi là "Cuṇṇiya" "Ý nghĩa có từng phần chưa gom lại cho nối tiếp nhau". Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha đem cả 2 nội dung này gom lại với nhau sáng tác thành kệ ngôn sau cùng của chương 5 này lại một lần nữa.

Còn nội dung trong kệ tóm lược thì ám chỉ đến phàm nhân và chư Thánh hữu học vẫn còn phải luân chuyển trong 31 cõi giống như điều Pāli thứ 16. Bởi vì bậc đã viên tịch Níp Bàn thì danh pháp không còn diễn tiến thành lộ tâm chủ quan (vīthimuttacitta) và lộ tâm (vīthicitta).

*

Thích giải trong điều Pāli thứ 18 như "Patisaṇkhāya panetamaddhuvaṃ"… là kệ ngôn trình bày đạo lộ đoạn tận luân hồi

Kệ ngôn này gọi là "aparantikāgāthā" tức kệ ngôn có nội dung khác ngoài nội dung của chương 5 ra. Khi đã nhận xét nội dung trong kệ ngôn này thì có thể biết rõ được trí tuệ đặc thù cùng với từ tâm, bi tâm, hỷ tâm của Ngài giáo thọ sư Anuruddha đối với mọi người. Thật đáng tôn kính khâm phục Ngài vô cùng cả về từ ngữ kết hợp với ý nghĩa đầy đủ lẫn văn cú tuyệt vời, làm cho độc giả cảm giác giống như Ngài giáo thọ sư Anuruddha đang thuyết cho chính mình. Ngoài ra còn là lời khuyến nhủ sách tấn làm cho mọi người tịnh tín hành theo Tam Học chẳng phải chỉ thuần nhất để ghi nhớ mà thôi. Trong kệ ngôn sau cùng này có 3 từ quan trọng là Budhā, Samaṃ, Essanti.

Người có tuệ là người tái tục bằng tâm tam nhân sẽ chứng đạt tịch tịnh Níp Bàn xa lìa hữu vi pháp, Budhā là năng động thể (vuttakattupada), Samaṃ là thụ động thể (avuttakammapada), Essanti là động từ năng động thể (ākhayātakiriyā kattuvacaka). Trong nơi đây người có tuệ tái tục gọi là "budhā". Còn người có tuệ bình nhật cho dù cũng được gọi là "budhā" nhưng trong nơi đây không được ám chỉ đến.

Lại nữa, người có tuệ tái tục sẽ chứng đạt tịch tịnh Níp Bàn xa lìa hữu vi pháp chẳng phải đề cập bao quát hết tất cả, mà chỉ riêng biệt người thực hành đúng Chánh Pháp mới có thể triệt tiêu ái dục chứng đạt Níp Bàn được mà thôi. Do đó, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày rằng: "Subbatā susamucchinna sinehabandhanā" Người có tuệ tái tục thực hành đúng Chánh Pháp như trì giới, thọ trì đầu đà, tu thiền mà nhổ bỏ ái dục trói buộc rồi sẽ chứng đạt Níp Bàn xa lìa hữu vi pháp.

Vấn: Tất cả người có tuệ tái tục thực hành đúng pháp như trì giới … chỉ thực hành bình thường chút ít thời gian trì giới, tu thiền thì có đủ sức làm cho tuệ quán sanh lên được hay không?

Đáp: Không được.

Chính vì vậy mà Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày đến động từ đặc biệt ở phía trước là "Ciràya" "Phải thực hành thời gian lâu dài". Đối với người có tuệ tái tục chứng đạt Níp Bàn cũng phải liên quan từ việc nhổ bỏ ái dục trói buộc làm nhân. Sự việc người có tuệ tái tục thực hành trì giới, tu thiền thời gian lâu dài cho đến khi nhổ bỏ được ái dục. Do nương vào nhân nào mới đạt được như vậy? Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày rằng: "Adhigantvā padamaccutaṃ (adhigantvā padaṃ accutaṃ) "Vì chứng đạt bất tử pháp Níp Bàn bằng Đạo tuệ, Quả tuệ". Nghĩa là việc nhổ bỏ ái dục được bởi liên quan từ sự chứng đạt Níp Bàn bằng Đạo tuệ, Quả tuệ làm nhân.

Nếu sự kiện như vậy, thì có câu hỏi tiếp tục nữa rằng: "Tất cả người có tuệ tái tục an trú trong giới, thiền định thời gian lâu dài mà chứng đạt Níp Bàn bằng Đạo tuệ, Quả tuệ nhổ bỏ đi ái dục liên quan bởi nhân nào?". Cho nên, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày đến nguyên nhân của câu này rằng: "Paṭisankhāya panetamaddhuvaṃ (paṭisaṇkhāya pana etaṃ addhuvaṃ)" "Quán thấy rõ tiến trình của tâm và sở hữu là vô thường". Tức sự chứng đạt Níp Bàn bằng Đạo tuệ, Quả tuệ là thành quả, do nương vào tuệ quán thấy rõ tiến trình của tâm và sở hữu là pháp vô thường làm nhân.

Tóm lược: Kệ ngôn sau cùng này ám chỉ tất cả người có tuệ tái tục thực hành đúng Chánh Pháp an trú trong giới, thiền định thời gian lâu dài, phát triển tuệ quán cho đến trạch sát tuệ (paṭisaṇkhāñāṇa). Để thấy được tâm và sở hữu là pháp vô thường chứng đắc Níp Bàn bằng Đạo tuệ, Quả tuệ theo tuần tự nhổ bỏ được ái dục tận cùng trong kiếp hiện tại hằng thể nhập tịch tịnh Níp Bàn xa lìa các pháp hữu vi.

Việc Diễn Giảng Nội Dung Trong Nhóm 4 Sanh Tử (Maranuppatticatukka) Chấm Dứt Chỉ Bấy Nhiêu.

Ngày 29 tháng 12 Phật Lịch 2506.

Paramatthajotikanāmabhāsāṭīkāyaṃ

Vīthimuttasaṇgahassātthavaṇṇanā Niṭṭhitā

Việc diễn giảng nội dung của lộ tâm chủ quan yếu hiệp chương 5 trong thuật ngữ hậu sớ giải paramatthajotika kết thúc hoàn tất chỉ bấy nhiêu

-ooOoo-

KỆ TÓM LƯỢC

Ettāvatāca dhammācariyotiladdhalañchakena saddhammajotikanāmena mayā raghanghositārāma kārāpite abhidhammamahāvidyālaye padhānācariyagaṇapāmokkha bhāvena sattavidhāni vācana racana muddana pañhābyākāpayana pakāsaniyapaṇṇadāna desantarābhidhammika abhidhammakathikapesana vidyālayapapañcanādisāsanakiccāni vinā rājūpatthambhanā katāni ceva vahitāni ca imasmiṃ soḷasamavassike sampati chādhikapañcasatadvāsahasse samvacchare pana māgasiramāsajuṇhapakkhacuddasamadivase suriyavāre imaṃ vīthimuttasangahassa atthavaṇṇanaṃ ṭīkākaraṃ sabbhākārena niṭṭhāpitaṃ.

Theo nội dung đã trình bày tuần tự trên, tôi giáo thọ sư Saddhammajotika cương vị giáo sư trưởng đoàn tại trường đại học Thắng Pháp toạ lạc tại chùa Raghanghositārāma tỉnh Dhonburi để điều hành 7 công tác của giáo hội như giảng dạy, soạn thảo Kinh sách, ấn loát, thi cử, phát văn bằng, đề cử giáo viên đi dạy khắp nơi, mở mang trường lớp mà không nhờ vào chính phủ trợ cấp khoảng nào.

Vào Phật Lịch 2506 là năm thứ 16, tôi đã soạn thảo nội dung cuốn " Tâm Lộ Chủ Quan Yếu Hiệp" (vithīmuttasaṇgaha) là thuật ngữ hậu sớ giải (cuốn thứ 21) đã hoàn tất viên mãn vào ngày chủ nhật 14 tháng 12 năm Mão .

-ooOoo-

LỜI PHÁT NGUYỆN

IDAṂ ME PUÑÑAṂ SABBAÑÑUTAÑÑĀṆASSA PACCAYO HOTU .

"Xin cho các thiện phước mà tôi đã kiến tạo hoàn chỉnh này, hãy làm duyên tác thành tuệ Toàn Giác".

Tịnh Thất Mít Nài, ngày 13-08-2000
(Mồng 12 Tháng 07, Canh Thìn)

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02

 

Chân thành cám ơn đạo hữu Huyền Thanh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 2008).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-04-2009