BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Tâm lý học Phật giáo

Thích Tâm Thiện


MỤC LỤC

[01]

PHẦN I
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

I.1. CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP

I.1.1: Nhan Đề Và Giới Thiệu Đề Tài
I.1.2: Phạm Vi Đề Tài

I.2. CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

I.2.1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Tâm Lý Học
I.2.2: Các Vấn Đề Của Tâm Lý Học (Đối Tượng, Phương Pháp)
I.2.3: Những Lý Thuyết Ti
êu Biểu Về Tâm Lý Học Hiện Đại
I.2.4: Nhận Xét Chung

[02]

PHẦN II
TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

II.1. CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

II.1.1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Tâm Lý Học Phật Giáo
II.1.2: Các Hệ Thống Tiêu Biểu Về Tâm Lý Học Phật Giáo
II.1.3: Nhận Xét Chung

II.2. CHƯƠNG 2: ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

II.2.1: Giới Thiệu 30 Bài Duy Thức Học Của Vasudb3andhu
II.2.2: Nội Dung Của 30 Bài Tụng (Trích)

[03]

PHẦN III
GIẢNG LUẬN TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
QUA 30 BÀI TỤNG DUY THỨC

III.1. CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO QUA 30 BÀI DUY THỨC CỦA VASUDBHANDHU

III.1.1: Định Nghĩa Về Duy Thức Và Hệ Thống Tám Thức
III.1.2: Tàng Thức
III.1.3: Mạt-Na Thức
III.1.4: Ý Thức
III.1.5: Năm Thức Giác Quan

III.2. CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI QUAN TRIẾT HỌC DUY THỨC

III.2.1: Tàng Thức Và Gène Di Truyền
III.2.2: Vấn Đề Nhận Thức
III.2.3: Thực Tại Hiện Hữu V
à Thực Tại Ao
III.2.4: Năm Cấp Độ Thể Nhập Thực Tại Vô Ngã

[04]

PHẦN IV
DUY THỨC HỌC VÀ HỆ THỐNG TÂM LÝ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

IV.1. CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TÂM LÝ GIÁO DỤC

IV.1.1: Tổng Quan
IV.1.2: Định Hướng Và Mục Tiêu Của Tâm Lý Giáo Dục Phật Giáo
IV.1.3: Cơ Sở Và Đối Tượng Của Tâm Lý Giáo Dục Phật Giáo

IV.2. CHƯƠNG 2: TÂM LÝ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

IV.2.1: Sự Vận Hành Của Ý Thức
IV.2.2: Các Hình Thức Của Ý Thức
IV.2.3: Các Hình Thái Hoạt Động Của Ý' Thức
IV.2.4: Mối Li
ên Hệ Giữa Ý Thức Và Thực Tại
IV.2.5: Bản Chất Và Hiện Tượng Của Ý Thức
IV.2.6: Con Đường Giáo Dục Truyền Thống Của Phật Giáo

[05]

PHẦN V
KẾT LUẬN

Chú thích
Tham khảo

-ooOoo-

 

LỜI GIỚI THIỆU

Có thể nói rằng Duy thức học là một trong những môn học khó hiểu nhất trong các bộ môn Phật học. Vì đó chính là môn học đi sâu phần tâm thức hay còn gọi là tâm lý học. Trong ba Tạng thánh điển của Phật giáo, hầu hết đều đề cập đến các vấn đề tâm thức của con người. Tuy nhiên, trong luận Tạng, điểm đặc sắc của nó là trình bày các vấn đề thuộc tâm lý học một cách có hệ thống, và nổi bật nhất đó là Thắng pháp luận của Thượng tọa bộ, Câu xá luận của Nhất thiết hữu bộ và Duy thức của Đại thừa. Đây là ba hệ thống giải trình tâm lý học một cách độc lập như là một bộ môn tâm lý học đặc thù của Phật giáo.

Từ trước đến nay, các tác phẩm viết về Duy thức học khá nhiều, song khả năng truyền bá thường rất giới hạn; vì thứ nhất là cách trình bày nặng về phần "cổ điển", và thứ hai là thuật ngữ chưa được diễn dịch theo cách hiểu hiện đại. Phần lớn các thuật ngữ đều được giữ nguyên văn chữ Hán. Ví dụ, chủ thể nhận thức được gọi là Kiến phần, và đối tượng được nhận thức được gọi là Tướng Phần. Điều này làm cho người học khó hiểu. Và, càng đi sâu vào "rừng thuật ngữ" thì người học càng bị rối rắm. Trong khi đó, những gì được trình bày trong Duy thức học lại là những gì rất gần gũi quen thuộc, hay nói đúng hơn đó là những hiện tượng, diễn biến xảy ra hàng ngày trong đời sống tâm lý của con người. Và thực tế cho thấy rằng, người học Duy thức thường cảm thấy xa lạ với những danh từ và tên gọi của Duy thức chứ không xa lạ với các vấn đề, hiện tượng, sự kiện v.v... được trình bày trong Duy thức.

Tác phẩm "Tâm lý học Phật giáo" của tác giả Thích Tâm Thiện, có thể nói, là một trong những tác phẩm đầu tiên trình bày về Duy thức học theo ngôn ngữ hiện đại, với cách trình bày rõ ràng, cụ thể giúp người học có thể nắm bắt một cách chính xác các vấn đề tâm lý theo quan điểm Phật học.

Điểm đặc sắc của tác phẩm trước nhất là sự trình bày về quá trình hình thành tâm lý học Phật giáo như một ngành học đặc thù trong hệ thống giáo lý của Đức Phật, nó xuyên suốt từ thời kỳ Phật giáo nguyên thủy cho đến Phật giáo phát triển. Thứ hai, là sự nối kết các giáo thuyết về tâm lý học thông qua ba luận thư tiêu biểu của ba thời kỳ Phật giáo, đó là : Thắng pháp luận, Câu xá luận và Duy thức luận. Thứ ba, là sự đối chiếu, so sánh các đặc trưng của hệ thống tâm lý giáo dục phương Tây và Phật giáo. Và cuối cùng, là sự trình bày về con đường giáo dục truyền thống của Phật giáo.

Thông qua các điểm cơ bản trên tác phẩm đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn vừa đại cương và vừa nắm bắt cụ thể các vấn đề tâm lý theo quan điểm của Phật giáo, cũng như con đường tu tập thực tiễn để giải thoát mọi khổ não, bất an trong giòng tâm thức của con người theo giáo huấn của Đức Phật.

Thầy Thích Tâm Thiện là một tu sĩ trẻ đang hân hoan đi vào cửa Phật, và tác phẩm của thầy cũng để lại điều đó. Tôi hoan hỷ tán dương và xin trân trọng giới thiệu tác phẩm mới này cùng độc giả.

Mùa An cư  PL 2542, 1998
Hòa thượng Tiến sĩ THÍCH TRÍ QUẢNG
Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

Chân thành cám ơn Đại đức Thích Tâm Thiện đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 11-2001)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 02-02-2004