BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Tìm hiểu Ðạo Phật
Maha Thongkham Medivongs


Chương 16

Pháp Bảo

Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Ðức Thế Tôn để lại cho đời một kho tàng quý báu, đó là Pháp Bảo, là lời giảng dạy của Ngài. Pháp bảo ấy chia ra ba phần. Ta thuờng gọi là Tam-tạng. Phạn ngữ gọi là Tipitaka, có nghĩa là ba nơi chứa đựng.

Tam tạng pháp bảo ấy có ba phần khác nhau gọi là Kinh, Luật, Luận.

Kinh: Phần này thường dạy về phương pháp kềm hãm Tâm không cho Tâm vọng móng hay ưa muốn trong trần dục, hoặc giận dữ hay Si mê.

Luật: Phần này chuyên dạy về Thân Khẩu, khép thân khẩu vào trong một khuôn khổ; không cho Thân khẩu làm tội lỗi.

Luận: Phần này dạy thật chu đáo và dạy về những Pháp rất vi tế thuộc về thành phần của Tâm, ý, Danh sắc và Niết Bàn. Những Pháp ấy rất là cao siêu.

Sự thật khi Ðức Thế Tôn còn tại thế, Phật tử chỉ có nghe hai tiếng là Kinh và Luật. Nhưng sau khi Ðức Thế Tôn nhập diệt ba tháng, chư Thánh tăng hợp lại làm lễ Kết lập Tam tạng, có 5 trăm vị Ðại A-la-hán toàn là những hạng đắc Thần Thông. Có Ðại đức Ca diếp là tọa chủ. Ngài vấn nạn Ðại đức U-ba-li về Luật, có 21 ngàn Pháp môn, Ðại đức Ubali được Ðức Thế Tôn ca tụng là người thông hiểu Luật nhứt. Còn Ðại đức Ananda, bị vấn về Kinh (và Luận) có 63 ngàn Pháp môn. Ngài là người được Ðức Thế Tôn ca tụng là hạng thông suốt Tam tạng. Ngài là kho tàng Pháp bảo.

Sau khi Kết lập Tam tạng xong, chư Thánh tăng có mặt trong lúc ấy đồng ý là chia ra làm ba tạng là Kinh, Luật, Luận (như đã kể trên) để cho Phật tử sau này học và nghiên cứu. Chẳng những vậy các Ngài chọn những bài kinh nào dài để lại với nhau gọi là Trường A-hàm v.v.... Thật là rất có thứ tự.

Sutta, Kinh

Trong ba tạng ấy, Tạng kinh có 63 ngàn Pháp môn, chia ra làm năm bộ là.

1. Digha-Nikaya, có nghĩa là những bài Kinh dài, ta dịch là Trường-na-hàm. Trong bộ này có 34 bài Kinh, bài thứ nhứt gọi là Brahmajala-sutta, ta dịch là Phạm Võng. Ðây giải về Tà- kiến. Theo Phạn ngữ dịch là Lưới Phạm Thiên.

Bộ này chia ra làm từng Vagga (phần), có ba Vagga là:

a. Silakhandha-vagga có 13 bài kinh.
b. Maha-vagga, có 10 bài kinh.
c. Pathika-vagga, có 11 bài kinh.

Tổng cộng là 34 bài kinh, có 3000 pháp môn, có 64 Bhana vara, có 16000 Gatha, có 6000 Gandha, 50 muôn 20 ngàn chữ.

2. Majjhima-Nikaya, có nghĩa là những bài kinh dài trung bình, ta dịch là Trung A-hàm. Bộ này có 152 bài kinh. Bài thứ nhứt là Mulapariyaya-Sutta.

Bộ này chia ra làm ba Pannasa.

A. Mula-pannasa có 50 bài kinh; chia ra làm năm Vagga (phần) khác nhau là:

I. Mulapariyaya-vagga có 10 bài kinh.
II. Sihanada-vagga có 10 bài kinh.
III. Opama-vagga có 10 bài kinh.
IV. Mahayamaka-vagga có 10 bài kinh.
V. Culayamaka-vagga có 10 bài kinh.

B. Majjhima-pannasa có 50 bài kinh:

I. Gahapati-vagga có 10 bài kinh.
II. Bhikkhu-vagga có 10 bài kinh.
III. Paribbajaka-vagga có 10 bài kinh.
IV. Raja-vagga có 10 bài kinh.
V. Brahmana-vagga có 10 bài kinh.

C. Upari-pannasa có 52 bài kinh:

I. Devadaha-vagga có 10 bài kinh.
II. Anupada-vagga có 10 bài kinh.
III. Sunnata-vagga có 10 bài kinh.
VI. Vibhanga-vagga có 12 bài kinh.
V. Salayatana-vagga có 10 bài kinh.

Bộ này có 3.000 Pháp môn, có 84 Gantha, có 21.000 Gãthã, có 672.000 chữ.

3. Samyutta-Nikãya (có nghĩa là gom góp lại): Bộ này có những bài kinh dạy về hạng người. Có 7762 bài kinh. Bài thứ nhứt tên là Oghatarana. Chia làm ba Vagga (phần) là:

I. Khuddaka-vagga.
II. Chalayatana-vagga.
III. Sagãthã-vagga.

Bộ này có 4000 Pháp môn, có một trăm Bhãnavãra, có 25.000 (hai mươi lăm ngàn) Gantha, có 2.500 Gãthã, có 800.000 chữ.

4. Anguttara-Nikãya (họp lại các pháp ngắn): có Pháp số từ Một chi đến Mười hai chi. Có cả thảy là 9.557 bài kinh. Bài thứ nhứt tên là Cittapariyãya. Có 12 Anguttara,nhứt là Ekakaka-nipata, có chót là Ekadasaka-nipata. Có 5.000 pháp môn. Có 127 Bhãnavãra. Có 31.750 Gantha. Có 31.750 Gãthã. Có 116.000 chữ.

5. Khuddaka-Nikãya. Các đoạn pháp ngắn. Chia ra làm mười lăm phần:

I. Khuddaka-pãtha.
II. Dhammapada.
III. Udãna.
IV. Itivuttaka.
V. Suttanipãta.
VI. Vimãnavatthu.
VII. Petavatthu.
VIII. Theragathã.
IX. Therĩgãthã.
X. Jãtaka.
XI. Niddesa
XII. Patisambhidã.
XIII Apadãna
XIV. Buddhavamsa.
XV. Cariya-pitaka.

Bộ này có 6000 pháp môn. Có 199.491 Bhãmavãra. Có 9 tỷ, 9 triệu 8 trăm ngàn, 7 muôn 2 ngàn 750 chữ Gantha.

Vinaya, Luật.

Tạng Luật có 5 bộ và tổng cộng là 21.000 pháp môn. Ðây là luật của các bực xuất gia.

1. Pãrãjika. Dạy về lý do răn cấm, có cả thảy là 19 điều học. Mười chín điều đó là: bốn pháp Bất cộng trụ, mười ba Pháp Tăng tàng, hai pháp Bất định. Có 4200 Pháp môn. Có 34 Bhãnavãra. Có 8 Gantha. Có 246.000 chữ.

2. Pãcittiya, ưng đối tri. Có 201 điều học. Nhứt là 30 pháp Ưng xã đối tri. Có 5.000 Pháp môn. Có 32 Bhãnavãna. Có 8.000 Gantha. Có 256.000 chữ.

3. Mahãvagga. Phần trọng đại dạy về Tăng sự, có những đoạn quan trọng chia ra làm Mười Khandhaka nhứt là Mahãkhandhaka. Có 5100 Pháp môn. Có 40 Bhãnavãra. Có 10.000 Gantha. Có 230.000 chữ.

4. Cũlavagga, Phần nhỏ. Dạy về những Tăng sự nhỏ của Tăng. Có 12 Khandhaka (phần), nhứt là Kammakhandhaka. Có 3200 Pháp môn. Có 40 Bhãnavãra. Có 10.000 Gantha.

5. Parivãra, Phần linh tinh. Dạy về sự hội họp của các Khandhaka. Bộ này gồm các đoạn phụ thuộc làm cho rõ rệt những điều học trước. Có cả thảy Mahãvãra. Có 3500 Pháp môn. Có 25 Mahãbra. Có 6250 Gantha. Có 200.000 chữ.

Abhidhamma, Luận.

Abhidhamma có nghĩa là Vi Diệu Pháp, hay Pháp Huyền Diệu, ý nói pháp Vi tế cần phải dùng Trí tuệ quan sát mới thông hiểu được.

Tạng này chia ra làm bảy bộ có 42.000 Pháp môn:

1. Dhammasanganĩ. Có hai Pada. Có 4 Kanda. Có 2.300 Pháp môn. Có 22 Bhãnavãra. Có 5.500 Gantha. Có 177.000 chữ. Ðức Phật thuyết 16 ngày.

2. Vibhanga (nghĩa thành phần khác nhau). Có 18 Vibhanga, nhứt là Khandhavibhanga (thành phần của uẩn). Có 8.500 Gandha. Có 6.500 Pháp môn. Có 34 Bhãnavãra. Có 272.00 chữ. Ðức Phật thuyết 12 ngày.

3. Dhãtukathã (giải về Dhãtu, chất). Có 5 Mãtikã. Có 7000 Pháp môn. Có 2.750 Gandha. Có 88.000 chữ. Ðức Phật thuyết 6 ngày.

4. Puggalapannatti (Tên của nhân vật). Có 6 Pannatti. Có 5.660 Pháp môn. Có 88.000 chữ. Có 11 Bhãnavãra. Có 275 Gantha. Ðức Phật thuyết 6 ngày.

5. Kathãvatthu (Nói về vật sanh lên do sự nghi ngờ). Ðức Thế Tôn dùng thần thông hóa ra hai vị, một vị vấn, và một vị đáp. Vị vấn, vấn 500 câu. Và vị đáp cũng đáp 500 câu. Có 7.100 Pháp môn. Có 34 Bhãnavãra. Có 8.500 Gatha. Có 270.00 chữ. Ðức Phật thuyết 13 ngày.

6. Mahãpatthãna (nói về sự rộng lớn). Có 24 Paccaya. Có 8.400 Pháp môn. Có 182 Bhãnavãra. Có 45.500 Gantha. Có 139 muôn, 56 ngàn chữ. Ðức Phật thuyết 23 ngày.

7. Yamaka (nghĩa là Pháp có đôi). Có 10 Yamaka. Có 5100 Pháp môn. Có 12 Bhãnavãra. Có 30.000 Gantha. Có 960.000 chữ. Ðức Thế Tôn thuyết 13 ngày.

Trong bộ chú giải Sumangalavilãsinĩ, Ngài Ðại đức Budhaghosã có ghi lại lời nói Ðại đức Ananda nói sau khi kết lập Tam tạng kỳ nhứt xong như vầy:

Dvãvisati Duddhato Ganhim.
Dve Sahassãni Bhikkhuto
Caturãsĩti Sahassãni.
Ye ye Dhamgã Pavantito.

Những pháp nào ngự trong tâm tôi và do nơi khẩu tôi thuyết ra. Những Pháp ấy có Tám muôn bốn ngàn Pháp môn. Tôi đã được học hỏi ngay với Ðức Thế Tôn chỉ có Tám muôn ngàn Pháp Môn. Học hỏi với các vị Tỳ-khưu, nhứt là Ngài Ðại đức Xá-lợi Phất Hai ngàn Pháp môn.

Xin lưu ý: Những lời của chư A-la-hán thuyết, được Ðức Thế Tôn nhìn nhận là đúng. Nhưng những lời ấy chỉ có trong Tạng Kinh, bộ Khuttakanikãya chớ không có trong Tạng Luật.

- Hết -

[Chương trước][Mục Lục]


Chân thành cám ơn anh HDC đã có thiện tâm giúp tổ chức đánh máy vi tính (Bình Anson, tháng 6, 2000).


[Trở về trang Thư Mục]