Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO

Nguyên tác: Supra-Mundane, Psychic Powers
Tác giả: Phorn Ratanasuwan
Dịch giả: Tỳ khưu Thiện Minh

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ

LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ

TÚC MẠNG THÔNG HAY NHỚ LẠI TIỀN KIẾP

- Đặc Tính Thiền Phải Có
- Tam Minh
- Tại Sao Và Bằng Cách Nào
- Những Vấn Nạn Thông Cảm Được
- Những Cõi Song Hành
- "Hóa Thạch" Nơi Cõi Hữu Tâm
- Những Sắc Thái Thanh Tịnh
- Chẳng Có Gì Phải Tan Biến Luôn
- Chẳng có gì phải vĩnh viễn biến mất cả
- Nghĩa Rộng Hơn Của Từ "Tinh tiến’ (Energy)
- Sống Mãi Sau Khi Chết
- Một Sự kiện Hai Yếu Tố
- Tận Dụng Những "Hóa Thạch"
- Gia Tăng Ý Thức Nơi Phương Tây
- Một Thái Độ Đáng Tiếc
- Lý Do và Phương Cách Nhớ Lại Tiền Kiếp
- Trí Nhớ Dai Và Không Thể Phai Mờ
- Nắm Được Nguồn Sinh Lực Cao Nhất
- Thôi Miên Có Vai Trò Gì Không
- Lý Do và Phương Cách đề Nhớ Lại Tiền Kiếp
- Tập hợp siêu phức tạp của Sinh Lực
- Tái Sanh Và Tái Tử

SANH TỬ THÔNG HAY THIÊN NHÃN THÔNG - Cutūpapātañāṇa (Dibbacakkhu)

- Đệ nhị Tuệ Giác
- Thiên Nhãn Thông
- Ánh sáng dành cho "Thiên Nhãn Thông"
- Một Quá Trình Phát Triển Tiệm Tiến
- Nhìn Thấy điều gì
- Những Yếu Tố Duy Trì Cuộc Sống
- Không Gì Vượt Khỏi Thiên Nhãn
- Tự chiếu sáng
- Nhân Duyên phát sinh đối lại nhân duyên tác thành dụng cụ
- Danh và Sắc đối lại các xứ hay căn
- Vấn Đề Di Truyền Nơi Lãnh Vực Của Thức
- Bản Chất Tự Nhiên
- Hành Thiền Chính Là Nguồn Sáng Siêu Nhiên
- Những Ích Lợi Do Tu Luyện Thiền Mà Ra
- Phẩm Chất Của Bộ Não
- ‘Bản chất tự nhiên’: đặc tính kèm theo
- Bàn Thêm Về Chất Lượng Của Não Bộ
- Những lợi ích vật chất do ánh sáng thiền đem lại
- Những Khía Cạnh Phi Vật Chất Chứ Không Phải Vô Sắc Nơi Thân Xác
- Cần Nhiều Cố Gắng và Thời Gian Đề Đạt Đến Thành Tựu Cao Hơn
- Thiên Nhãn Thông nơi Đức Phật

HÓA TÂM THÔNG(Manomayiddhi)

- Sự Mù Quáng Siêu Nhiên
- Một Giấc Mơ Trở Thành Hiện Thực Chăng
- Giấc Mộng Là Hiện Thực Khi Còn Đang Tiếp Diễn
- "Vùng Sáng Đan Xen Nhau"
- Chúng sanh Thuộc Hai Cõi
- Mục tiêu và ý nghĩa
- Thức Hay "tâm" thuyên chuyển
- Còn về di truyền thì sao?
- Siêu Hình Là Nguồn Hữu Hình
- Yếu Tố Song Hành Và Bổ Sung Cho Thức
- Di Truyền Sinh Học Sau Khi Chết
- Không Phải Là Một Bản "Sao Chụp"
- Tiến Bộ Về Mặt Kiến Thức
- Những Con Người Thuộc Về Hai Cõi

BIẾN HOÁ THÔNG (Iddhividhi)

- Các Phép lạ (thần thông) Nơi Phật giáo
- Ví dụ đầu tiên: Ven. Cūlapanthaka
- Những Chi Tiết Thiếu Nhất Quán
- Ví Dụ Thứ Hai: Từ Một Tạo Ra Nhiều Vật, Và Ngược Lại
- Phép lạ (thần thông) Ngược Lại
- Đức Phật Đến Thăm Cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa)
- Trưởng Lão Mogallan Đã Tiến Vào Lòng Đất Như Thế Nào
- Đức Phật Từ Cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa) Bước Xuống Trái Đất
- Phép lạ thứ tư: Tirobhāva: Biến bóng tối trở nên sáng chói và che khỏi tầm nhìn những gì đang phơi ra trước ánh sáng
- Liên Quan Đến Trưởng Lão Yasa
- Trưởng lão Đại Đức Mahā Kappina
- Biến Không Khí Thành Những Vật Rắn Chắc
- Một Phép lạ (thần thông) Khác Về Dấu Không Cho Nhìn Thấy
- Chuyện Kể Về Trưởng lão Mahaka
- Tạo Ra Lửa
- Đức Phật Cảm Thắng Phạm Thiên Baka
- Những Điểm Cần Cân Nhắc
- Đức Phật di chuyển Vào cõi Phạm Thiên với thân xác của ngài
- Tirokuḍḍādigamanāpātihāriya (Đi Xuyên Qua Tường v.v…)
- Paṭhavi-ummujjanimmuja pāṭihāriya (phép lạ (thần thông) nhào vào lòng đất rồi lại trồi lên.)
- Abhijjamānodakagamana Pāṭihāriya (Đi Bộ Trên Nước Không Làm Xáo Trộn Mặt Nước)
- Nguyên do cơ bản
- Trưởng lão Pilindavaccha chuyển đổi vật chất cơ bản thành vàng
- Lời Tuyên Bố của Trưởng lão Xá lợi Phất (Sāriputta)
- Lời công bố của Đức Phật
- Những Nghi Ngờ Tiếp Theo
- Đức Phật có thể biến cả một ngọn núi đá vững chắc trở thành một núi vàng
- Ākāse Pallaṇkekamapāṭihāriya (Bay bổng lên trời trong tư thế ngồi thiền)
- Đức Phật đi trên không
- Candimasuriyaparāmāsana Pāṭihāriya (Đụng chạm tới được mặt trăng và mặt trời)
- Trưởng lão Moggallāna trong trận chiến tay đôi đầy dũng mãnh chống lại long vương Nandopananda
- Phép lạ (thần thông) đụng tới mặt trời và mặt trăng và sờ vào được như là một loại ảo giác
- Kāyena Vasavattana Pāṭihāriya - Phép lạ (thần thông) lên cõi Phạm Thiên bằng thân xác thô thiển hay bằng thân xác cõi trời)
- Bằng cách nào có thể biến một nơi xa thành gần Và một nơi gần lại biến thành xa
- Giải thích việc chiêm ngưỡng một chúng sanh Phạm Thiên bằng Thiên Nhãn Thông
- Giải thích về việc hướng tâm tới bản chất tự nhiên của thân xác
- Những giải thích về Tri giác hạnh phúc và phấn khởi
- Những giải thích hướng thân xác về những sức mạnh tâm
- Lời dạy của Đức Phật
- Những lời giải thích của ngài Trưởng lão Xá-lợi Phất (Sārīputta)
- Đạt đến lạc tưởng và khinh tưởng là điều vô cùng thiết yếu

PHÉP LẠ (THẦN THÔNG) BIẾN ĐỔI THÂN (Vikubbana iddhi)

PHÉP HÓA TÂM THÔNG

- Hiện Trạng Của "Thân Xác Cõi Trời" Ra Sao
- Làm quyết tâm thông qua tuệ giác
- Phẩm Chất không thể thiếu một người làm phép lạ (thần thông) cần phải đạt được
- Tám Thiền Chứng (samāpatti) và Tám Đề Mục (kasiṇa)
- Giải thích mười bốn bước
- Mười Phép Thần Thông (inddividhi)
- Trưởng Lão Bākula
- Trưởng lão Sañkicca
- Cậu Bé Tên Là Bhùtapāla
- Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta.)
- Trưởng Lão Sañjiva
- Sức Mạnh Bảo Vệ Thiền Định Về Phía Trưởng Lão Khāṇukoṇḍañña
- Trưởng Lão Khāṇukoṇḍañña
- Bà Uttarā và Sức Mạnh Bảo Vệ Thiền Định Bà
- Chuyện kể về cuộc đời của bà Uttarā
- Trưởng Lão Xá-Lợi Phất đến trợ giúp Puṇṇa
- Vợ của Puṇṇa dâng của Bố Thí cho Trưởng Lão Sārīputta
- Việc bố thí của hai vợ chồng Puṇṇa đã đem lại kết quả ngay hôm đó
- Puṇṇa được chỉ định làm nhà triệu phú thành phố
- Con Gái Puṇṇa cưới con trai Sumana làm chồng
- Uttarà có cơ hội thực hiện các việc công đức
- Sirimā xin lỗi Uttarā
- Sirimā xin lỗi Đức Phật
- Sức mạnh thiền định bảo vệ cho hoàng hậu Samāvatī
- Phép thần thông bậc thánh (Ariya) thần thông (iddhi)
- Năm nhân vật thực hiện công đức siêu phàm
- Mười Đáo Bỉ Ngạn (pāramī) hay mười pháp Ba la mật
- Tại sao Nhớ Lại Tiền Kiếp lại xuất hiện đầu tiên?
- Các phép lạ (thần thông) được gọi là THẦN TÚC THÔNG (IDDHIVIDHI)

Sri Satya Sai Baba

-ooOoo-

LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ

Nghiên cứu những văn bản Kinh Phật, chúng ta biết rằng có sáu loại phép Thần Thông (abhiññā) hay là những sức mạnh tâm linh siêu thế, tức là:

Iddhividhi: Biến hoá thông.
Dibbasota: Thiên nhĩ thông.
Cetopariyañāa: Tha tâm thông.
Pubbenivāsānussatiñāa: Túc mạng thông
Cutūpapātañāa: Thiên nhãn thông
Āsavakkhayañāa: Lậu tận thông

Đây là danh sách được mô tả trong các bản văn Kinh Phật. Tuy nhiên trong các trang dịch tiếp theo sau đây thứ tự danh sách trên không được tuân theo một cách triệt để. Tác giả nghĩ rằng Thần thông đầu tiên tỏ ra thích hợp và liên quan nhiều đến hoàn cảnh thực tế ngày nay lại là thần thông thứ tư, tức là hồi tưởng lại tiền kiếp của (chính chúng ta). Tiếp theo sau là thần thông thứ năm, tức là Thiên nhãn thông hay là tri giác hiện tượng diệt sanh của chúng sanh tức là biết được tiền kiếp của họ. Lý do nằm phía sau điều này chính là những dữ liệu thu thập được trong chuyến đi thăm đầu tiên tôi thực hiện đến các ngôi đền Phật Giáo tại Ấn Độ vào năm Phật Lịch 2522. Những dữ liệu này đã chiếu luồng sáng mới nơi hiểu biết về những nguồn sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật, đem lại cho tôi một ấn tượng không thể phai mờ và một niềm tin không hề lay chuyển về những gì đã mô tả lại nơi các bản văn Kinh Phật, cả trong những tác phẩm Kinh Phật viết bằng tiếng Pali và các tập Chú Giải nữa. Những vị học giả hiện đại thường coi những hiện tượng đó là không tự nhiên, tức là đi ngược lại với luật tự nhiên mà hiện nay, thẳng thắn mà nói, có một số các vị học giả Phật Giáo cũng không công nhận. Ta có thể thông cảm điều này vì họ chưa đụng chạm đến bất kỳ một hiện tượng điển hình nào trong cuộc sống thực tế, tức là chẳng có bất kỳ người đương thời với các vị đó có thể thực hiện được những việc kỳ lạ đó có thể nhắc lại và được kiểm định một cách thoả đáng. Những ví dụ cụ thể ta có được chỉ là những bản báo cáo do người khác kể lại, hoặc từ những bản văn Kinh Phật hay là do những lời đồn đại và những tin tức mang tính chất cảm xúc mạnh, rất nhiều những bản tường trình đó không đáng tin cậy và không thể tin được.

Ngoài những vấn đề này, vẫn còn một trở ngại lớn khiến ta chấp nhận những hiện tượng đó là đáng tin cậy hay ít nhất là hiện thực. Đó chính là thiếu tính chất ‘bằng cách nào ta biết được" có thể dùng một thành ngữ hiện đại để mô tả. Điều này ngụ ý cho thấy hiểu rõ lý do hay chính xác hơn, hiểu rõ chiều sâu luật tự nhiên ẩn dưới những kỳ công hình như không hợp với luật tự nhiên đó. Có một thực tế là cho dù các học giả có khả năng dịch toàn bộ những đoạn văn Kinh Phật Pali này sang tiếng bản xứ của họ một cách chính xác, liên quan đến ý nghĩa từng từ một. Hoàn cảnh này có thể so sánh với một người có học vị cử nhân, tiến sĩ khoa học xã hội nhân văn, thì chắc chắn không thể hiểu được các sách giáo khoa viết về ngành y hay ngành kỹ sư chế tạo máy được. Toàn bộ những yếu tố này khiến ta đặt kiến thức và tầm quan trọng abhiññā hay sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật vào góc bóng tối. Những bản tường trình như vậy đã được xử lý rất nhiều lần với ý khinh miệt về khía cạnh này nơi kiến thức Phật Giáo giống như một con nhện ghê tởm luôn nhả tơ để nhử những "côn trùng" mắc vào bẫy của chúng.

Chính vì thế công trình được trình bầy ở đây là kết quả của một nghiên cứu thấu đáo các bản văn Kinh Phật và là một niềm tin vững chắc vào khả năng và chân lý nơi những biến cố ghi lại được nơi các tập kinh cổ xưa. Thực vậy, có một số các bài tường thuật trong các tập Kinh Phật đó, đặc biệt là các tập chú giải, có khuynh hướng phóng đại, cường điệu hóa khiến cho những bản tường trình đó trở thành ‘kỳ cục.’ Như vậy rất cần phải có một số chú giải về vấn đề này.

Mong muốn của tôi là có một số học giả Phật Giáo và những nhà nghiên cứu tập trung vào những nguyên lý Phật Giáo chủ yếu và căn bản. Chính trong lời dạy của Đức Phật nói về luật nhân quả hay nhân duyên (paticcasamuppāda), đó là ‘có tâm thức, thì xuất hiện Danh và Sắc" và khía cạnh ngược lại, có Danh và Sắc thì cũng xuất hiện tâm thức." Điểm ta cần lưu ý đến ở đây là đa số chúng ta đều có khuynh hướng không tin, và rồi sanh ra nghi ngờ chính những lời dạy này của Đức Phật, cho dù thực chất đây là những điều căn bản, hay là điều cốt lõi nơi giáo lý của ngài. Hay nói cách khác, đây là một bản tóm tắt (summum bonum) luật nhân quả của ngài, tôi đã đề cập rất dài dòng đến đề tài này nơi một trong những cuốn sách tôi đã biên soạn mang tựa đề là Buddhavidyaa hay theo từ tiếng Anh là Buddhology tạm dịch là Phật Học cũng đã được sẵn sàng cho quí vị xử dụng.

Có điều là rất nhiều người thường có khuynh hướng không tin toàn bộ sự thật về thần thông (abhiññā) của Đức Phật, là vì họ không hiểu luật Nhân Quả (paticcasamuppāda) không có hiểu biết tương ứng với sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật, không hề mảy may đi ngược lại với định luật tự nhiên. Có điều chắc chắn là abhiññā vượt quá luật tự nhiên như ta biết được và chấp nhận do những người đời bình thường với tầm "hiểu biết" giới hạn chỉ thông qua các giác quan kém phát triển của mình. Tuy nhiên đó vẫn là một luật tự nhiên. - trên một bình diện khác, cao hơn ta nên hiểu rằng định luật vật chất tự nhiên luôn luôn thích ứng với đối tác siêu nhiên, quyết định được ở giới hạn mức độ nào bản chất vật chất hay vật lý có thể hoạt động và vận hành. Nếu như và khi nào bản chất vật lý đó cũng phát triển đến mức độ có thể tự nổi lên vượt hẳn với giới hạn tri thức bình thường thì sẽ xẩy ra một sức mạnh hay một khả năng vượt trội hơn với góc độ những trí tuệ đó. Ta có thể gọi đây là một phép lạ hay bằng một từ nào khác, nhưng đó cũng chỉ là một hiện thực hay là một bản chất tự nhiên mà thôi.

Những việc kỳ diệu như: đi trên nước giống như đi trên mặt đất, bay lên hoặc di chuyển trên không trung giống như con chim bay, nhớ lại những biến cố xảy ra nơi tiền kiếp như thể chúng được ghi lại trong máy quay phim hay trong hệ thống máy tính, để nhìn (bằng con mắt tâm linh) điều ở xa và rất nhỏ, con mắt trần và bình thường không thể nhìn thấy cũng có thể thực hiện được đối với một tâm trí phát triển và được luyện tập đặc biệt nhằm vào mục đích đó. Những gì không thể thực hiện được và được coi như chống lại luật tự nhiên và vượt khỏi khả năng đã được luật tự nhiên xác định và giới hạn tới một mức độ nào đó. Câu nói "Thiên Chúa tạo dựng lên thế giới và muôn vật trong đó" nơi Ky Tô Giáo và "trí tuệ vượt trội hơn hẳn vạn vật vì toàn bộ những vật đó đều do trí tuệ mà ra." nơi Phật Giáo mang cùng một ý nghĩa. Từ Phật Pháp (Dhamma) trong câu nói trên của Đức Phật có ba ý nghĩa tức là, trước tiên những gì là vật chất, cả sanh vật lẫn thực vật, ta gọi là Rūpa hay Sắc, điều thứ hai được gọi là Nāma hay những gì thể gọi là "danh" hay là tên, ám chỉ những gì là phẩm chất hay cách thể hiện tâm linh tức là Vedanā là cảm thọ hay cảm giác, là Sañña hay tuởng, Sankhāra là hành và Viññana hay thức. Thứ ba là từ ám chỉ luật tự nhiên liên quan đến cả sanh vật lẫn thực vật.

Ngoại trừ việc thiếu kiến thức hiểu biết về luật nhân quả hay paticcasamuppāda, vẫn còn có một yếu tố khác nữa cũng góp phần cơ bản khiến cho người người hiện đại không tin vào thần thông (abhiññā) của Đức Phật. Thẳng thắn mà nói, đây chính là cách phóng đại tìm thấy nơi một số chi tiết trong những bài tường trình về một số phép lạ đó. Những bài tường trình này đặc biệt trong các tập chú giải Kinh Phật, một số chi tiết hình như rất kỳ cục và hầu như không nhất thiết phải có thật. Một ví dụ điển hình là Đức Phật chỉ cần bước có ba bước từ đỉnh ba ngọn núi trên trái đất để bước vào cõi thiên giới Tavatimsa. Theo như tập chú giải cho biết đó là vì ba ngọn núi này cũng di chuyển về phía trước khiến cho ngọn núi dùng làm bệ chân hay là hòn đá Đức Phật bước chân lên. Sau đó thì ba ngọn núi lại trở lại hiện trạng nguyên thuỷ. Rõ ràng là điều ngày khó lòng được chấp nhận là có thực theo nghĩa đen ngay cả đối với những ai sẵn sàng chấp nhận sự thật đó theo nghĩa có sức mạnh thần linh nơi chúng. Tuy nhiên, trong một ví dụ khác kể lại là Đức Phật đã trồng một cây soài từ một hạt soài và khiến cho cây soài mọc tươi tốt chỉ trong giây lát. Điều này có thể được vì tôi cũng đã được trực tiếp chứng kiến hiện tượng này. Nói chung, có thể có hai lý do về điều này. Trước tiên, đây có thể là một ảo giác hay là một ảo ảnh được thể hiện do sức mạnh thôi miên. Thứ hai là, đây rất có thể là một cây đã mọc lên thực sự có thể được đụng chạm tới, và được coi như là một quả hay một cây soài thực thụ. Tôi thường giữ kỹ những trái soài và lá cây soài như vậy trong một thời gian dài, trong thời gian đó vẫn được giữ nguyên vẹn và không tiêu tan di trong không khí.

Chính vì lý do đó tôi đã thử cố gắng đưa ra chính gợi ý hay quan điểm của mình liên quan đến một số việc kỳ công lạ lùng trong tác phẩm này, liên quan đến những nguồn văn bản rất thú vị, hầu có thể giải thích những liên quan nếu như muốn giải thích như vậy. Công trình hiện hành, như đã nói ở trên, chỉ có ý muốn trở thành một sự trung chuyển trung thực hay là một bản tường trình xuất phát từ cả hai nguồn Kinh Phật Pali và các tập chú giải. Việc phán quyết và quyết định cuối cùng cho dù có tin hay không tin và tin tưởng đến mức độ nào chắc chắn sẽ tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân.

Tôi đã hoàn tất dịch tác phẩm thần thông - abhiññā từ tiếng Thái, gồm có ba tập. Bản tiếng Anh lại thử và có thể bao gồm nhiều tập hơn là bản gốc tiếng Thái. Mục đích là để tránh mỗi tập không quá dầy khiến cho khó xử lý. Cuốn đầu tiên bằng tiếng Thái được dịch thành hai tập, tập đầu tiên đang nằm trong tay bạn đấy.

Phiên bản tiếng Anh là một cố gắng của Ngài Siri Buddhasukh, một giảng viên tiếng Anh thuộc Hội Đồng Giáo Dục Mahamakut, đại học Phật Giáo, Thái Lan. Phiên bản này quả thực không phải là bản dịch nguyên văn, được thực hiện bằng cách cố gắng nắm được ý nghĩa cơ bản và chi tiết bằng tiếng Thái và chuyển thành một phiên bản Anh ngữ có thể hiểu được. Trong trường hợp có nghi ngờ gì về ý nghĩa, dịch giả luôn luôn tra cứu với tác giả để được giải thích cho đến khi nắm được ý nghĩa rõ ràng. Ngài Siri Buddhasukh cũng là một người biên tập tạp chí WFB Review thuộc nhóm Ái Hữu Phật Giáo thế giới, thường dịch một số tác phẩm của tôi sang tiếng Thái, cụ thể là những cuốn cơ bản như là Buddhavidy hay "Phật Học" và tập "Hành Thiền Dựa Trên Niệm Hơi Thở". Ở đây nôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn chân trọng về sự đóng góp quảng đại của ngài.

Tôi hy vọng là khả năng, cũng như sự thật, về những việc kỳ công của Đức Phật trong tương lai gần sẽ được chấp nhận và được các học giả và các nhà tư tưởng công nhận, không những chỉ ở Thái Lan nhưng còn ở các quốc gia khác nữa. Vào lúc này, đang lúc các phép lạ của nhiều giáo lý thuộc các tôn giáo khác đều được gán cho "vị chúa" của các tôn giáo đó. Chắc chắn sẽ có ngày hiểu biết và chấp nhận nguồn tư liệu đó sẽ đựơc công nhận. Điều này đặc biệt đúng trong những lời Đức Giê-su Ki-tô có nói: "Anh em hãy tin thầy; thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin chính những việc (thầy đã thực hiện) vậy," (John 14, 11) và "Thầy và Cha Thầy chỉ là một" (John 10, 30) Đây chính là lời khẳng định ngài đã từ chối không rút lại lời đó và kết quả là lời tuyên bố đó đã khiến cho ngài phải chết trên Thập Tự giá.

Phorn Ratanasuwan.
Tháng chín 4, PL. 2522

-ooOoo-

LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ

Phiên bản tiếng Anh cuốn sách của ngài Phorn Ratanasuwan mang tựa đề Thần thông - Abhiññā (Những sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật) là cuốn thứ ba trong số các tác phẩm quan trọng của ngài cho đến lúc này, tôi đã cố gắng chuyển ngữ sang tiếng Anh. Hai cuốn tôi vừa hoàn thành trước đó và giờ đây đang phục vụ đông đảo các độc giả là cuốn BUDDHAVIDYĀ , hay mang tựa đề tiếng Anh là BUDDHOLOGY, (Phật Học) và cuốn thứ thứ hai là ĀNĀPĀNĀSATISAMĀDHI, mang tựa đề tiếng Anh là ‘Meditation Based on Minhdfulness of Breaths’ (Hành Thiền Dựa trên Niệm Hơi Thở). Tác phẩm hiện các bạn có trong tay được viết bằng tiếng Thái gồm ba tập rất đồ sộ, đề cập đến toàn bộ sáu Abhiññā (phép thần thông) có nghĩa là những sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật. Tuy nhiên, dịch giả cảm thấy nên chia mỗi tập nguyên bản thành hai phần hay hai tiết đoạn (tập). Với mục đích không để cho quần chúng độc giả tiếng Anh, phải chờ đợi cho đến khi hoàn tất toàn bộ tác phẩm nguyên bản tiếng Thái, rất có thể sẽ còn mất một thời gian dài nữa mới có thể thực hiện được. Với một tập nhỏ hơn như tập tôi trình bầy quí vị độc giả ở đây, quí vị độc giả sẽ cảm thấy không mất quá nhiều thì giờ để có thể đọc hết cuốn sách. Ngoài ra, trong lúc đó dịch giả cũng rất bận rộn thực hiện nhiều tác phẩm khác không thể dành trọn thời gian để chuyển dịch tập sách này. Như vậy, quả thật liên quan đến hoàn cảnh hiện nay, vấn đề chính là "có còn hơn không".

Có điều không may là vào thời đại chúng ta những Abhiññā (Phép Thần Thông) này, ngoại trừ phép thần thông cuối cùng hầu hết đã bị giảm giá trị và đã bị bỏ qua ngoại trừ phép thần thông cuối cùng. Tuy nhiên, giá trị của phép thần thông cuối cùng tức là Āsavakkhayañanā: Lậu tận thông vẫn không bị nghi ngờ và bị xem thường, mặt khác vẫn còn được tán thành và thừa nhận. Phép thần thông này vẫn còn là cột mốc hy vọng dành cho những Phật Tử chân chính và nhiệt tâm thuộc hầu hết các trường phái và các môn phái khác nhau, tuy nhiên phương pháp và phương cách tu luyện có khác nhau tuỳ thuộc vào những sở thích và cách giải thích của từng nhóm và của từng giáo phái. Nhìn chung đối với các Phật Tử có khát vọng lương thiện đi theo những mục tiêu, thì thành tích của họ được gọi là Sukkhavipassaka, có thể nói, là những kẻ đã chứng đắc những yêu cầu tối thiểu để đạt đến A-la-hán. Họ không chờ đợi chứng đắc những phép thần thông còn lại, tức năm Abhiññā đã đề cập đến ở trên, đó chính là việc lựa chọn và quyết định chính đáng của họ; không ai có thể khiển trách họ vì đã làm như vậy. Và đối với họ thế đã là đủ lắm rồi.

Nhưng đối với Đức Phật, vị Toàn Giác thì điều đó không đủ. Sự giáng lâm của ngài là để thiết lập Pháp Vương trên trần gian này giữa muôn vàn bất đồng nơi những giáo lý thuộc tôn giáo khác nhau do rất nhiều cách và rất nhiều vị thuyết giảng ở mọi thời đại. Với duy nhất những thuộc tính là chứng đắc cho được những thuộc tính của một vị A-la-hán về phạm trù Sukkhavipassaka đã đề cập đến ở trên, ngài có thể rơi vào hiện trạng tốt nhất, tuy nhiên cho dù có tuyệt hảo với những phẩm chất cơ bản của nó, vẫn chỉ là một tiếng kêu yếu ớt của một con ve sầu giữa những tiếng rống của một đoàn voi và giữa những tiếng gầm kiêu hãnh của những con sư tử nơi cánh rừng dầy đặc gai góc nơi những quan điểm hiện hữu.

Đây chính là trường hợp, là điều một số Phật Tử nên chờ đợi không chỉ chứng đắc được bậc A-la-hán nơi phạm trù Sukkhavipassaka được trang bị với yêu cầu tối thiểu chỉ để "vượt qua việc sát hạch" như thế. Nhưng lại còn là điều khác nữa – và cũng là một điều khá nguy hiểm đó là họ còn đánh giá xấu hay tệ hơn nữa là từ chối không chấp nhận sự thật và khả năng, Đức Phật có thể thực hiện được những Abhiññā đó. đây cũng giống như một sinh viên trung bình hay yếu kém nhưng lại nhất mực khăng khăng chống lại chân lý và những khả năng có những sinh viên khác trổi vượt hơn họ về điểm số, về thứ bậc và về những nét độc đáo.

Điểm cần tranh luận, hay nói cách khác nguyên nhân bất hoà liên quan đến năm Abhiññā, đó chính là khả năng phi thường lại đi ngược lại với bản chất con người hay, chính xác hơn, chống lại những định luật khoa học. Nhưng sòng phẳng mà nói, một người hiện đại đã biết rõ bản chất con người và cái gọi là luật khoa học được bao nhiêu, nếu thực chất không muốn nói là quá ít ỏi? Một số kha khá các nhà khoa học cởi mở và không có thành kiến đã công bố những gì chúng ta biết được về bản chất nhân loại chỉ là một "cái chóp nhỏ nhô lên nơi tảng băng chìm" và cho rằng kiến thức khoa học của chúng ta đã có được, cho đến giờ phút này vẫn còn xa mới đạt tới hoàn thiện, hoàn hảo và chung cuộc. Những kiến thức đó luôn trải qua nhiều thay đổi, sửa chữa và thêm thắt vào. Để đánh giá sự việc chỉ qua cách quan sát vào "chóp đầu của tẳng băng chìm’ và thiên về những điều chưa hoàn chỉnh và chưa đạt đến mức hoàn hảo chung cuộc ít nhất ta cũng có thể nói là điều không đáng khích lệ. Dẫn tới kết quả tồi tệ nhất có thể xẩy ra đó là làm điều đó quả là điều điên rồ và nguy hiểm.

Dịch giả hy vọng các độc giả sẽ đọc với một tấm lòng cởi mở những bài tường thuật được kể lại trong tác phẩm hiện hành. Quả thực, có một số câu truyện quả là kỳ cục và không thể kiếm cách chấp nhận theo nguyên từ được. Nhưng lại có những chuỵên kể khác – rất nhiều là đàng khác đáng để ta suy nghĩ kỹ càng trước khi quét sạch đi với nhãn mác là phản lại định lụât tư nhiên và thiếu khoa học. Chính vì thế đây là điều phải được dựa trên phân tích khôn ngoan của nhà tư tưởng là người tìm kiếm chân lý chân chính để tự định đoạt vấn đề này. Tác giả và dịch giả chỉ là những lực lượng phối hợp để trình bầy một cách trung thực những chuỵện kể này trước toà án phán xét của các học giả. Đây là nơi chúng ta kết thúc cố gắng này và cố gắng của các vị đó được bắt đầu.

Siri Buddhasukh
Giảng viên tiếng Anh, tại hội đồng Giáo dục Mahamakut,
Viện Đại học Phật Giáo, Thái lan.
Tháng mười, P.L 2535

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 18-03-2007