MỤC LỤC |
|
Lời Nói Ðầu
Lời Tựa |
|
I. PHÁP CHÁNH
ÐỊNH |
[1.1] |
Giải về phép Chánh định
Thể của tâm
5 phép che lấp
Trừ tham muốn
Trừ oán giận
Trừ hôn trầm
Trừ phóng tâm
Trừ hoài nghi
Phàm định
Về cách học thiền định
Về cách trau giồi giới hạnh
10 điều quyến luyến
Bậc thiện trí thức
Sự phó thác tánh mạng cho thầy
6 pháp thỏa mãn
Ðề mục thiền định
Tính nết
10 cái thể |
[1.2] |
Giải về cái thể số 1
40 đề mục thiền định
10 đề mục Kasina
10 đề tử thi
10 đề niệm niệm
4 đề pháp đại nhơn
4 đề vô sắc
1 đề tưởng
1 đề phân biện
Giải về cái thể số 2
Giải về cái thể số 3
Giải về cái thể số 4
Giải về cái thể số 5
Giải về cái thể số 6
Giải về cái thể số 7
Giải về cái thể số 8
Giải về cái thể số 9
Giải về cái thể số 10
Cảnh không thuận với phép chánh định
Chỗ ở thuận với phép chánh định
Những điều quyến luyến nhỏ nhen v.v
Cách thức niệm 40 đề mục thiền định
Phương pháp gìn giữ triệu chứng
Phương pháp thông hiểu v.v
Ðề mục nước
Ðề mục lửa
Ðề mục gió
Ðề mục sắc xanh
Ðề mục ánh sáng
Ðề mục hư không |
[1.3] |
10 đề mục tử thi
Tử thi sình sắc xanh
Tử thi sình có mủ chảy bên trên, bên dưới
Tử thi mà người chặt đứt nửa thân mình
Tử thi có thú bươi, moi ăn
Tử thi bị người chặt đứt lìa từng đoạn rải rác
Tử thi bị người bằm nhiều dấu
Tử thi có máu chảy lắm lem
Tử thi có dòi ăn từ trong cữu khiếu bò ra
Tử thi chỉ còn xương không v.v
10 đề mục niệm niệm
Niệm niệm đức của Phật
Niệm niệm Pháp
Niệm niệm Tăng
Niệm niệm Giới
Niệm niệm sự thí
Niệm niệm đức tin của chư thiên
Niệm niệm sự chết
Niệm theo thân thể
10 phương pháp học nằm lòng
5 điều dơ nhớp
Ðề mục niệm hơi thở ra vô
Niệm pháp níp bàn
Phép niệm Từ
Phép niệm Bi
Phép niệm Xả |
[1.4] |
Tưởng thực phẩm là vật đáng gớm
Ðề mục vật thực ô trược tưởng
Ðề mục phân biện cái tướng của tứ đại
Tứ đại
4 Thiền vô sắc
Giải về định lực
5 phép thuần thục
Quả báu của thiền định
Giải về phép thần thông
5 thần thông trong cõi phàm |
|
II. SƯU TẬP PHÁP |
[2.1] |
16 tùy phiền não
Trích trong Tam tạng
3 phép tri túc
Phép tri túc nếu giải rộng có 50
15 phép tri túc về Pindapata
Ba tướng phân biện người có tri túc
Bốn tướng của người không dể duôi
11 tướng của người dể duôi
3 nhân làm cho hư thiền định
Thân cận với bậc thiện trí thức có 4 phước báo
Bậc minh tuệ có 4 chi
5 điều thu thúc trong luật
5 thứ phỉ lạc
5 pháp tưởng làm cho sự giải thoát
5 phép làm cho sự giải thoát mau được tiến hóa
6 đức tánh của bậc hướng đạo
Pháp nên nhớ thường thường
6 tướng của kẻ si mê
6 hạng xuất gia
Nên thân cận cùng bạn có đủ 7 chi
Bạn lành có 3 chi
Tỳ khưu có 7 pháp gọi là v.v
7 pháp hộ trợ thiền định
Tỳ khưu có 7 chi là v.v
8 điều vui của Sa môn
8 nguyên nhân làm cho phát sanhv.v
8 nhân của người lười biếng
8 pháp nương lẫn nhau
8 nhân siêng năng
Phương pháp dứt trừ sự lười biếng v.v
10 pháp nương
Người không chứng được A-la-hán quả vì không
diệt trừ 10 pháp
10 điều buộc trói
Tà tư duy
Phổ thông tướng |
[2.2] |
Giải về Phật tuyên ngôn
Giải về 10 kệ ngôn chỉ rõ cái tội của ái dục
Giải về tiếng "Bậc xuất gia và sa môn"
Giải về tiếng Sa môn
Pháp làm cho trở nên Sa môn
Phương tiện cho phát sanh pháp của bậc xuất gia
hoặc sa môn
Tội của bậc xuất gia tu hành không chơn chánh
Phương pháp dẫn bậc xuất gia v.v
Giải về pháp nhẫn nại
Phương tiện dập tắt lòng nóng giận
Phước báo của Adhivasanakhanti (Thiêu pháp )
Giải về pháp nhẫn nại là thiêu pháp
Phương pháp làm cho phát sanh Adhivanakhanti
Thắng cái sân bằng cái không sân
Tích nàng Uttarà
Tội của sự giận
5 phước báo của nhẫn nại
Giải về tiếng ganh ghét
Phước báo lạ thường của sự nhẩn nại
Tích Dìghàvukumàra |
[2.3] |
Giải về pháp thứ 8 của bậc xuất gia
và Sa môn
Giải về pháp thứ 9 của bậc xuất gia và Sa môn
Giải về pháp nương ngụ trong nơi thanh vắng
Năm chi của rừng lớn
Giải về hành giả ngụ trong rừng, sanh lòng còn
dục vọng
Tích Ðại đức Meghiya
Giải về pháp tu tâm cao cấp
Nguyên nhân sanh 5 pháp cái
Pháp trừ 5 pháp cái
Thí dụ 5 pháp cái với 5 thứ nước
Thiền hữu sắc
Phần lành phần dữ
Bốn thiền vô sắc
Phân biện thiền hữu sắc với thiền vô sắc
Giải về trí tuệ
10 pháp mà bậc xuất gia phải quán tưởng |
|
Lời Thí Chủ |
-ooOoo-
LỜI NÓI ÐẦU
Ðạo Phật là một phương
pháp hay một con đường - ekamagga,
đưa đến sự An tịnh giải thoát phiền não- kilesa.
Con đường này đã được Bồ Tát Sĩ Ðạt Ta khám phá và
chứng đạt dưới cội Bồ đề cách nay hơn 2545 năm bằng
phương pháp thiền định- jhāna.
Chỉ có thiền định mới có khả năng đưa chúng sanh thoát
khỏi vòng sanh tử, vượt biển trầm luân- đến nơi giải
thoát- thiền định là một lối tu, mà qua đó chúng ta mới
thật sự mang lại sự bình an, thanh tịnh, xả ly mọi chấp
ngã của thế gian pháp.
Ngày nay với nhịp sống sôi động của thời
đại công nghiệp phát triển như vũ bão. Do đó, không ít
nhiều đã làm tâm chúng ta quay cuồng theo nhịp sống cám
dỗ của vật chất mãnh liệt. Nên chúng ta khó làm chủ
được thân tâm mình.
Thiền định dạy cho chúng ta cách điều
phục, nhiếp tâm, giúp cho tâm chúng ta thấu hiểu được
hiện tượng sanh diệt của các pháp hữu vi. Nhờ đó tâm
chúng ta dần dà xả ly những chấp ngã. Nhờ quán triệt
được sự sanh diệt ngã chấp đó nên tâm chúng ta trở nên
thanh tịnh, thấy được bản chất của pháp hữu vi.
Hiện nay pháp môn thiền định ngày càng được
phát triển khắp nơi trên thế giới. Vừa qua chúng tôi được
hữu duyên đến tham quan các chùa chiền ở thủ đô Bangkok
- Thái Lan. Chúng tôi có đến viếng trung tâm thiền định Dhammakayā
ở Thái
lan. Thật vô cùng hoan hỷ. Ở trung tâm Dhammakayā
này đi đến đâu cũng thấy chư
Tăng và Nam Nữ cư sĩ rất đông thực hành thiền định.
Thật là một quang cảnh vô cùng an tịnh! Ðức Phật dạy:
Người thông hiểu giáo pháp của đức Như Lai, mà không
thực hành thiền định thì chẳng khác chi cái vá nằm trong
tô canh, chẳng hưởng được hương vị của canh.
Nhận thấy quyển "PHÁP CHÁNH ÐỊNH"
do cố đại lão Hòa thượng Hộ Tông dịch, là quyển sách
quý hiếm, chỉ dạy về phương pháp thiền định,mở ra con
đường vào thiền học. Duyên may, nay được cô tu nữ
Diệu Linh- Ðổ Thị Lưu phát tâm ấn tống quyển sách này
để làm pháp thí, tưởng nhớ đến ân giáo dưỡng mà
thầy tổ đã dày công chỉ dạy.
Nơi đây, tôi viết đôi lời tán dương công
đức pháp thí đến cô tu nữ Diệu Linh. Với quả phước này
nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ phước lành đến Cô và
gia đình.
Thiền Quang Tự,
Mùa xuân, Nhâm ngọ-2002
Tỳ khưu Thiện Pháp
-ooOoo-
LỜI TỰA
Chánh định là một phương
pháp tu tâm trọng yếu, khiến cho giới được trong sạch,
cho tuệ được thanh cao.
Sự trì giới rất cần thiết cho thân và
khẩu, để lánh xa nghiệp dữ: song, nếu không nhờ năng
lực thiền định thì phẩm hạnh phải bợn nhơ, trí tuệ cũng
không sao phát triển được.
Cớ đó, phép tu định rất cần yếu để thu
thúc vọng tâm, làm cho nó trở nên chơn chánh, hầu chủ trì
thân, khẩu trong đường ngay thẳng, cho trí tuệ được cao
siêu, mới có thể thấy rõ chơn lý, hiệp theo Phật ngôn
rằng:
"Samādhī bhikkhave samāhito pajānāti sanjānāti
passati
Này các tỳ khưu, các ngươi hãy
tham thiền đi, vì ngươi có tâm thiền định hằng thấy rõ,
nhớ chắc và hiểu mọi việc đúng theo chơn lý được".
Quyển "PHÁP CHÁNH ÐỊNH" tóm tắt và
quyển "SƯU TẬP PHÁP" này được xuất bản do lòng
thành tín và sự yêu cầu của các thí chủ.
Những lời lẽ trong sách này đều trích dịch
trong Tam Tạng và chú giải Phạn ngữ Pāli.
Mong cho quả phúc phát sanh, do sự ấn tống sách
này được thành tựu đầy đủ đến các vị thí chủ và
hàng độc giả.
Dịch giả xin hồi hướng pháp thí này đến
chư thiên, nhơn loại và các bực ân nhân, nhất là thân
phụ (còn hiện tại), cùng thân mẫu (đã quá vãng), cầu
xin cho tất cả những bực đó hoan hỉ thọ lãnh phần phước
này và sẽ được chứng quả Niết Bàn, thoát khỏi vòng
sanh tử luân hồi.
Tỳ Khưu HỘ TÔNG
Bhikkhu VAṄSARAKKHITA
-ooOoo-
Ðầu
trang | Mục lục
| 1.1 | 1.2 | 1.3
| 1.4 | 2.1 | 2.2
| 2.3 |