BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode VU-Times font


THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

NHỰT HÀNH
CỦA NGƯỜI TẠI GIA TU PHẬT

Bhikkhu VAṂSARAKKHITA
Tỳ khưu HỘ TÔNG

Ấn bản 2006 (PL. 2550)

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


  

Phần II

LUẬT CƯ SĨ TÓM TẮT
GIHIVINAYA SAṄKHEPA

PHÉP TU BƯỚC ĐẦU
(Pubbabhāgapaṭipatti)

Những người có lòng tin tưởng đến ân đức Tam Bảo và muốn Quy y làm cận sự nam (Upāsaka) hoặc cận sự nữ (Upāsika) là phép tu bước đầu cho đặng chính chắn theo bổn phận người cư sĩ, trước tiên phải tỏ lòng sám hối giữa Tam Bảo, trước một, hai, ba vị Tỳ-khưu hoặc trước mặt Tăng chúng, là từ bốn vị Tỳ-khưu trở lên, mà sám hối cũng được, rồi sau mới thọ Tam Quy mới đúng theo luật tại gia cư sĩ, xong rồi phải xin thọ trì Ngũ Giới cho đến trọn đời. Nếu có lòng tín thành sốt sắng hơn, nên thọ trì Bát Quan Trai Giới theo ngày đã định thì càng quí.

Nếu chỉ có một người nam hoặc một người nữ sám hối thì phải đọc như vầy:

Accayo maṃ bhante accagamā yathā bālaṃ yathā mūlhaṃ yathā akusalaṃ.

Yo (yā) haṃ bhante kāyena vā vācāya vā manasā vā bhagavato buddhassa vā dhammassa vā saṅghassa vā agāravaṃ akāsiṃ tassa (tassā) me bhante Bhagavā (ayyo, ayyā, saṅgho) accayaṃ accayato patiggaṇhātu (patiggaṇhantu) āyatiṃ saṃvarāya.

Bạch Đức Thế Tôn (Ngài, các Ngài, Đại Đức Tăng).
Vì tôi là người thiểu trí, lầm lạc và không minh mẫn, nên đã phạm các tội lỗi.

Bạch Đức Thế Tôn (Ngài, các Ngài, Đại Đức Tăng).
Sợ e tôi đã dễ duôi, không đem lòng thành kính, mà phạm đến Phật Pháp Tăng.

Cầu xin Đức Thế Tôn (Ngài, các Ngài. Đại Đức Tăng).
Xá tội lỗi ấy cho tôi, bởi các tội lỗi ấy là quấy thật, đặng cho tôi làm những việc lành từ nay về sau.

Xong rồi, thầy Tỳ-khưu hoặc chư Tăng chứng minh nơi ấy phải nhận bằng tiếng "Sādhu" nghĩa là: "Phải rồi, đúng rồi".

Nếu có nhiều Thiện tín, từ hai người trở lên, đồng xin sám hối một lượt thì đọc:

(Nghĩa như trước, chỉ khác nhau là đổi "tôi" ra "chúng tôi").

Accayo no bhante accagamā yathā bāle (bālā) yathā mūlhe (mūlhā) yathā akusale (akusalā).

Ye (yā) mayaṃ bhante kāyena vā vācāya vā manasā vā Bhagavato Buddhassa vā dhammassa vā saṅghassa vā agāravaṃ akarimhā tesaṃ (tāsaṃ) no bhante Bhagavā (ayyo, ayyā, saṅgho) accayaṃ accayato patiggaṇhātu (patiggaṇhantu) āyatiṃ saṃvarāya.

Khi đã sám hối giữa Tam Bảo rồi, nên xin thọ trì Tam Quy (Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng) mới đúng theo phép tu của cận sự nam hoặc cận sự nữ trong Phật Pháp.

Phép Quy y trước mặt 1, 2, 3 thầy Tỳ-khưu hoặc giữa Tăng chúng đều được cả. Nếu chỉ có một người nam hoặc một người nữ làm phép Quy y trước mặt thầy Tỳ-khưu hoặc giữa Tăng chúng thì phải đọc như sau:

Esāhaṃ bhante suciraparinibbutampi taṃ Bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca.

Upāsakaṃ (upāsikaṃ) maṃ ayyo (ayyā, saṅgho) dhāretu (dhārentu) ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ.

Bạch Ngài (Các Ngài, Đại Đức Tăng).
Tôi cầu xin thọ phép quy y Phật đã nhập Niết-Bàn, cầu xin thọ phép quy y Pháp, cầu xin thọ phép quy y Tăng.

Xin Ngài (Các Ngài, Đại Đức Tăng)
Nhận biết cho tôi là cận sự nam (cận sự nữ) đã quy y Tam Bảo kể từ ngày nay cho đến trọn đời.

Xong rồi thầy Tỳ-khưu hoặc Tăng chúng phải nhận bằng tiếng "Sādhu".

Nếu có nhiều Thiện tín, từ hai người trở lên, đồng xin thọ phép quy y thì đọc:

Ete (etā) mayaṃ bhante sucira-parinibbutampi taṃ bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāma dhammañca bhikhusaṅghañca.

Upāsake (upāsikāyo) no ayyo (ayyā, saṅgho) dhāretu (dhārentu) ajjatagge pāṇupete (pāṇupetā) saranaṃ gate (gatā).

Nghĩa như trước chỉ khác nhau là đổi "tôi" ra "chúng tôi".

Nếu chỉ có một người nam hoặc một người nữ đối trước tượng Phật, hoặc trước tháp thờ Xá-Lợi mà làm phép quy y thì đọc:

Esāhaṃ bhante suciraparinibbutampi taṃ Bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca.

Upāsakaṃ (upāsikaṃ) maṃ Bhagavā dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ.

Nghĩa như trên chỉ khác nhau chỗ gọi: Bạch Ngài, các Ngài Đại Đức Tăng, thì đọc: Bạch Đức Thế Tôn.

DỨT PHẦN "PHÉP TU BƯỚC ĐẦU"

*

THIỆN NAM TÍN NỮ CHÚC NGƯỜI MỚI QUY Y

Ngưỡng cầu Đức Phật ban ơn,
Độ người chánh kiến tầm chơn đạo thiền.
Ngưỡng cầu Đức Pháp vô biên,
Độ người hữu chí cần chuyên đạo hành.
Ngưỡng cầu hai bậc Tăng lành,
Độ người mộ đạo tâm thành quy y.
Cầu xin Thiên chúng hộ trì,
Giúp người giới luật luôn khi giữ tròn.
Chúc cho bạn mới lòng son,
Tu hành tinh tấn dạ mong Niết Bàn.
Thiện nam Tín nữ lưỡng ban,
Xin cùng đồng đạo bạn vàng nhận thâu.
Phước lành đào tạo bấy lâu,
Đồng xin hồi hướng nguyện cầu quả cao.
Đạo mầu gắng chí giồi trau,
Thoát đường tội lỗi trần lao dứt lần.
Tìm người trí thức xa gần,
Gặp người đạo đức ân cần hỏi han.
Ngày đêm tu tập đoan trang,
Công phu hành đạo tìm đường siêu sanh.
Dọn thân khẩu ý trọn lành,
Kịp thời thoát tục thực hành đạo cao.
Tìm đường Bát chánh lần vào,
Siêu phàm nhập Thánh tiêu dao Niết Bàn.

PHÉP THỌ NGŨ GIỚI

Những người đã thọ phép Tam Quy rồi nếu muốn thọ Ngũ giới, phải xin thọ nơi thầy Tỳ-khưu hoặc Sa-di.

Trước hết phải đọc "Bài lễ bái Tam Bảo" tưởng đến ân đức Phật, Pháp, Tăng rồi mới nên đối trước mặt thầy Tỳ-khưu hoặc Sa-di mà xin thọ Ngũ giới bằng lời sau nầy:

Ukāsa, Ahaṃ (Mayaṃ) bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi (ma).

Bạch Ngài, Tôi (Chúng tôi) xin thọ trì Tam Quy và Ngũ Giới, nơi Tam Bảo, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích.

Dutiyampi Ahaṃ (Mayaṃ) bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi (ma).

Bạch Ngài, Tôi (Chúng tôi) xin thọ trì Tam Quy và Ngũ Giới, nơi Tam Bảo, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ nhì.

Tatiyampi Ahaṃ (Mayaṃ) bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi (ma).

Bạch Ngài, Tôi (Chúng tôi) xin thọ trì Tam Quy và Ngũ Giới, nơi Tam Bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ ba.

Xong rồi ông Thầy chứng minh nơi ấy phải đọc bài nầy ba lần:

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa".

Tôi xin hết lòng thành kính làm lễ Đức Bhagavā đó, Ngài là bậc Arahaṃ cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy."

Ông thầy đọc tiếp bài Quy y Tam Bảo, người thọ giới cũng phải đọc theo:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi đem hết lòng thành kính xin Quy y Phật.

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi đem hết lòng thành kính xin Quy y Pháp.

Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi đem hết lòng thành kính xin Quy y Tăng.

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi đem hết lòng thành kính xin Quy y Phật, lần thứ nhì.

Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi đem hết lòng thành kính xin Quy y Pháp, lần thứ nhì.

Dutiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi đem hết lòng thành kính xin Quy y Tăng, lần thứ nhì.

Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi đem hết lòng thành kính xin Quy y Phật, lần thứ ba.

Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi đem hết lòng thành kính xin Quy y Pháp, lần thứ ba.

Tatiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tôi đem hết lòng thành kính xin Quy y Tăng, lần thứ ba.

Ông Thầy đọc:

"Tisaraṇaggahanaṃ paripuṇṇam": "Phép Quy y Tam Bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu".

Người thọ Tam Quy đọc lời sau nầy:

"Āma bhante". "Dạ, vâng"

Ông thầy đọc: (Người thọ trì Ngũ giới phải đọc theo).

1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

1- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ SÁT SANH.

2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

2- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ TRỘM CẮP.

3. Kāmesu micchācārā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

3- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ TÀ DÂM.

4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

4- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ NÓI DỐI.

5. Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

5- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CÁC CHẤT SAY.

Ông thầy đọc:

"Imāni pañca sikkhāpadāni sādhukaṃ katvā appamādena niccakālaṃ sammārakkhitabbaṃ".

"Thiện tín (hoặc chư Thiện tín) nên thọ trì Ngũ Giới nầy cho được trong sạch, phải vâng giữ hành theo cho đến trọn đời, chẳng nên dễ duôi".

Người thọ giới đọc: "Āma bhante - Dạ, xin vâng".

Ông thầy giải về quả báo trong việc trì giới.

Sīlena sugatiṃ yanti,
Sīlena bhogasampadā,
Sīlena nibbutiṃ yanti,
Tasmā sīlaṃ visodhaye.

Các chúng sanh được sanh về cõi Trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giải thoát nhập Niết-Bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên Thiện tín (hoặc chư Thiện tín) phải ráng thọ trì giới luật cho trong sạch, đừng để lấm nhơ.

Người thọ giới trả lời "Sādhu - Lành thay".

*

PHÉP THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI

Những người Thiện tín cầu xin thọ giới Bát Quan Trai, trước ngày hạn kỳ thọ giới, phải sắp đặt cho xong xuôi công việc của mình làm trong ngày thường, đặng sáng ra xin thọ giới cho được trong sạch, khỏi bị việc trần ràng buộc.

Đến kỳ, sáng phải thức cho sớm, dọn mình cho sạch sẽ rồi mới đến thọ giới, nếu đi được trong lúc rạng đông thì tốt, bằng không thì phải đối trước Kim Thân, mà phát nguyện như sau:

Ajja Uposatho imañca rattiṃ imañca divasaṃ uposathiko (kā) bhavissāmi.

Ngày nay phải thọ trì giới Bát Quan Trai, tôi là người thọ trì giới Bát Quan Trai, trọn ngày nay và đêm nay.

Nếu không thuộc tiếng Pāli thì phát nguyện bằng tiếng Việt cũng được.

Sau khi đã nguyện phải giữ một lòng không nên phạm điều học mà mình phải đã thọ trì. Nếu tiện thì phải đi xin thọ giới nơi thầy Tỳ-khưu hoặc Sa-di, dầu khi mặt trời đã lên cao rồi mà mình mới đi thọ giới, thì cũng gọi rằng được thọ trọn một ngày một đêm, bởi mình đã có phát nguyện rồi, phước báu cũng bằng nhau.

Khi đối trước mặt thầy Tỳ-khưu hoặc Sa-di, mà xin thọ giới Bát Quan Trai, trước hết phải đọc bài Lễ Tam Bảo, sau mới xin thọ giới.

Xin thọ giới Bát Quan Trai phải đọc như vầy:

Ukāsa ahaṃ (mayam) bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha aṭṭhaṅga-samannāgataṃ uposathaṃ yācāmi (ma).

Bạch Ngài, (tôi, chúng tôi) xin thọ trì Tam quy và Bát Quan Trai giới, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích .

Dutiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha aṭṭhaṅga- samannāgataṃ uposathaṃ yācāmi (ma).

Bạch Ngài, (tôi, chúng tôi) xin thọ trì Tam quy và Bát Quan Trai giới, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ nhì.

Tatiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha aṭṭhaṅga- samannāgataṃ uposathaṃ yācāmi (ma).

Bạch Ngài, (tôi, chúng tôi) xin thọ trì Tam quy và Bát Quan Trai giới, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ ba.

(Xong rồi ông thầy truyền giới đọc bài Namo ba lần và Tam Quy, mình phải đọc theo y như trong "phép thọ Ngũ Giới" đã có giải).

*

BÁT QUAN TRAI GIỚI

1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

1- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ SÁT SANH.

2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

2- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ TRỘM CẮP.

3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

3- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ THÔNG DÂM.

4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

4- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ NÓI DỐI.

5. Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

5- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CÁC CHẤT SAY.

6. Vikālabhojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

6- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ ĂN SÁI GIỜ.

7. Naccagītavāditavisūkadassanamālāgandha -vilepanadhāraṇamaṇḍanavibhūsanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

7- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa SỰ MÚA HÁT, THỔI KÈN, ĐỜN, XEM MÚA HÁT, NGHE ĐỜN KÈN, TRANG ĐIỂM, THOA VẬT THƠM, DỒI PHẤN VÀ ĐEO TRÀNG HOA.

8. Uccāsayanamahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

8- Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa CHỖ NẰM NGỒI NƠI QUÁ CAO VÀ XINH ĐẸP.

Xong rồi, người xin thọ giới đọc:

Imaṃ aṭṭhaṅgasamannāgataṃ buddhap-paññattaṃ uposathaṃ imañca rattiṃ imañca divasaṃ sammadeva abhirakkhituṃ samādiyāmi.

Tôi xin thọ trì Bát Quan Trai giới trọn đủ tám điều của Đức Phật đã giáo truyền, hầu để vâng giữ hành theo cho được trong sạch trọn ngày nay và đêm nay, mong cầu gieo được giống lành để thấy rõ Niết-Bàn trong ngày vị lai.

Xong rồi ông thầy truyền giới đọc bằng lời sau này để nhắc nhở cho mình ghi nhớ:

Imāni aṭṭha sikkhāpadāni uposathasīla-vasena imañca rattiṃ imañca divasaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sammārakkhitabbaṃ.

Chư Thiện tín nên thọ trì Bát Quan Trai giới cho trong sạch trọn ngày nay và đêm nay không nên dễ duôi.

Người thọ giới đọc: "Āma bhante - Dạ, xin vâng".

Xong rồi, ông thầy giải về quả báo trì giới:

Sīlena sugatiṃ yanti,
Sīlena bhogasampadā,
Sīlena nibbutiṃ yanti,
Tasmā sīlaṃ visodhaye.

Nghĩa như trước

Người thọ giới đọc: "Sādhu - Lành thay".

DỨT PHẦN THỌ BÁT QUAN TRAI

*

CHI CỦA NGŨ GIỚI

GIỚI SÁT SANH CÓ 5 CHI:

1- Chúng sanh có thức tánh (Pāṇo).
2- Biết chúng sanh có thức tánh (Pāṇasaññitā).
3- Tính giết (Vadhakacittaṃ).
4- Ráng sức giết (Upakkamo).
5- Chúng sanh chết bởi sự ráng sức ấy (Tena maranaṃ).

GIỚI TRỘM CẮP CÓ 5 CHI:

1- Vật có chủ gìn giữ (Parapariggahitaṃ).
2- Biết rằng vật có chủ gìn giữ (Para-pariggahitasaññitā).
3- Tính trộm cắp (Theyyacittaṃ).
4- Ráng sức trộm cắp (Upakkamo).
5- Trộm cắp được bởi ráng sức ấy (Tena haranaṃ).

GIỚI TÀ DÂM CÓ 4 CHI:

1- Người nữ không nên tà dâm, nghĩa là gái có người gìn giữ (Agamanīyaṭṭhānaṃ).
2- Tính tà dâm với gái đó (Tasmiṃ sevanācittaṃ).
3- Ráng sức tà dâm (Upakkamo).
4 - Đã tà dâm (Maggena maggappaṭipādanaṃ).

GIỚI NÓI DỐI CÓ 4 CHI:

1- Điều không thật (Atathaṃ vatthu).
2- Tính nói dối (Visaṃvādanacittaṃ).
3- Ráng sức nói dối (Tajjo vāyāmo).
4- Đã làm cho người tin chắc lời nói dối ấy (Parassa tadatthavijānanaṃ).

GIỚI ẨM TỬU CÓ 4 CHI:

1- Rượu (Majjanīyavatthu).
2- Tính uống (Pātukamyatācittaṃ).
3- Ráng sức uống rượu ấy (Tajjo vāyāmo).
4- Đã uống rượu ấy khỏi cổ (Tassa pānaṃ).

*

CHI CỦA GIỚI BÁT QUAN TRAI

Các chi trong giới sát sanh, trộm cắp, nói dối, uống rượu đều giống trong Ngũ Giới.

GIỚI HÀNH DÂM CÓ 4 CHI:

1- Trong 30 khiếu [1] (Bhedanavatthu).
2- Tính hành dâm (Sevanācittaṃ).
3- Ráng sức hành dâm (Tajjo vāyāmo).
4- Đã hành dâm (Maggena maggappaṭipādanaṃ).

GIỚI ĂN SÁI GIỜ CÓ 3 CHI:

1- Sái giờ (là từ chinh xế đến mặt trời mọc) (Vikālo).
2- Vật thực được phép ăn trong giờ (Yāvakālikaṃ). (từ mặt trời mọc đến đứng bóng).
3- Đã ăn khỏi cổ (Ajjhoharaṇaṃ).

GIỚI MÚA HÁT, ĐỜN, KÈN, XEM MÚA HÁT, NGHE ĐỜN KÈN, ĐIỂM TRANG NHAN SẮC, NHỨT LÀ XỨC DẦU THƠM, DỒI PHẤN, ĐEO TRÀNG HOA CÓ 6 CHI:

1- Múa hát, đờn kèn (Naccagītādi).
2- Tính làm (Kattukamyatācittaṃ).
3- Đi nghe hoặc xem và đã nghe hoặc đã xem (Sutadassanatthāya gamanaṃ).
4- Vật để trang điểm nhất là tràng hoa (Mālādi).
5- Cố ý dùng đồ trang điểm nhan sắc (Dhāraṇacchandatā).
6- Đã dùng đồ trang điểm mà trang sức (Tassa dhāraṇaṃ).

GIỚI NẰM NGỒI CHỖ QUÁ CAO VÀ XINH ĐẸP CÓ 3 CHI:

1- Nơi nằm ngồi quá cao và xinh đẹp (Uccāsayanamahāsayanaṃ).
2- Tính nằm hoặc ngồi (Paribhogacittaṃ).
3- Đã nằm hoặc đã ngồi (Paribhogakaraṇaṃ).

Khi thiện tín đã phạm đều đủ chi trong mỗi giới gọi là đứt giới, bằng phạm chưa đủ chi, chỉ gọi là giới bất tịnh.

*

HẠN KỲ TRONG PHÉP THỌ GIỚI BÁT QUAN TRAI

Nếu luận về ngày kỳ, thì Giới Bát quan trai chia ra làm hai cách:

1) Phép Bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm (Pakati uposatha).
2) Phép Bát quan trai thọ trì thêm ngày rước và ngày đưa (Pāṭijāgara uposatha).

Bát quan trai thọ trì trong một ngày, một đêm có 8 ngày trong mỗi tháng: ngày 5, 8, 14,15, 20, 23, 29, 30, tháng thiếu thì ngày 28 và 29.

Bát quan trai thọ thêm ngày rước và ngày đưa, có 12 ngày trong mỗi tháng: ngày 1, 4, 6, 7, 9, 13, 16, 19, 21, 22, 24, 28 tháng (thiếu ngày 27): trong 12 ngày ấy đều là ngày trước và sau liên tiếp 8 ngày bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm.

GIẢI TÓM TẮT VỀ HAI CÁCH THỌ TRÌ

BÁT QUAN TRAI

Trong Bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm ấy, Thiện tín phải đối trước mặt thầy Tỳ-khưu hoặc Sa-di, mà xin thọ giới mỗi khi đến ngày kỳ.

Trong Bát quan trai thọ trì thêm ngày đưa và ngày rước, Thiện tín phải trau giồi đức tánh, tưởng nhớ tám điều học, trong 12 ngày đưa rước, chỉ phải giữ mình, lánh xa ngũ trần để chờ ngày đặng xin thọ trì Bát quan trai 1 ngày, 1 đêm cho thêm sự tinh khiết, không buộc phải đi thọ giới nơi thầy Tỳ-khưu hoặc Sa-di.

Phép Bát quan trai thọ trì 1 ngày 1 đêm dạy phải đối trước mặt thầy Tỳ-khưu hoặc Sa-di mà xin thọ trì Tám điều học; đến khi mãn một ngày một đêm ấy, chỉ phải giữ gìn không cho phạm đến Tám điều học, nhưng không buộc phải xin thọ giới.

Khi Phật còn tại thế có truyền phép Bát quan trai 6 ngày trong mỗi tháng, là ngày 8, 14, 15, 29, 30, (tháng thiếu thì 28, 29).

Sau khi Phật tịch diệt được 4 tháng, có cuộc đại hội nhóm 500 vị A La Hán. Đại Đức Ma ha Ca Diếp làm tọa chủ để kết tập Kinh Luật, thấy còn cách khoảng (từ 15 đến 23, từ 30 tới mùng 8), các Ngài định thêm ngày 5 và 20 để làm phép Bát quan trai trong mỗi tháng có Tám ngày.

VIỆC NÊN LÀM

Thiện nam, Tín nữ đã xin thọ giới Bát quan trai 1 ngày 1 đêm, trong mỗi kỳ, nếu muốn được trọn phước thì phải giữ gìn thân và khẩu cho trong sạch, y như lời Phật đã truyền răn.

Muốn cho thân được tinh khiết phải tránh xa các nghiệp nghệ trong ngày ấy, nhứt là nghề ruộng rẫy, mua bán, vì là việc làm cho giới bất tịnh.

Muốn cho khẩu được trọn lành, phải ngăn ngừa những lời nói vô ích, nói đến thế sự; nhứt là biện luận về cơm, gạo, tốt, hay xấu, xứ này xứ kia có nước đục hay trong, y phục dày hay mỏng, nam nữ nhiều hay ít, v.v....; phải nói về điều lành là bàn luận về phép thọ Ngũ giới, Bát quan trai giới, và món quả báo của sự trì giới, tham thiền, trí tuệ và nghe thuyết Pháp. Trước khi niệm Phật tham thiền phải suy nghĩ về các tội của ngũ dục bằng cách sau này: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, năm món trần ấy, đều làm cho mình mắc phải nhiều sự phiền não luôn luôn.

Hoặc suy gẫm về cái thân ngũ uẩn, cho thấy rõ là vô thường, khổ não, vô ngã; nó sẽ tan rã do nhiều duyên cớ, nhứt là bị thời tiết; nó chỉ làm cho mình phải lao khổ, nó sẽ tan rã tự nhiên, nó chẳng có chi là quí trọng cả; thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng đều là vô thường, khổ não, vô ngã như sắc uẩn vậy.

Lại suy gẫm thêm về phép động tâm:

Tất cả chúng sanh trong vũ trụ, chẳng có một ai mà mình nương nhờ được dầu là cha mẹ, vợ chồng, con trai, con gái, bầu bạn hoặc gia tài cũng đều là khổ, đều là không phải là chổ nương nhờ, không có một ai chia sự vui, sự buồn hoặc thay thế cái đau, cái chết cho mình được .

Nếu mình đã tạo nhân dữ, thì mình phải mang quả khổ; bằng làm lành thì được hưởng quả vui, cái khổ hoặc cái vui nó chỉ đến cho một mình ta: dầu có của cải bao nhiêu cũng không thể đem theo được, nếu suy gẫm như thế đó, thì sẽ thấy cả trong vũ trụ đều không có chỗ nương nhờ; chỉ có ân đức Phật, Pháp, Tăng; chỉ có phép Bố thí, Trì giới, Tham thiền, trí tuệ, là đáng cho mình nương theo thì mình sẽ được tiếp dẫn trong kiếp vị lai chẳng sai vậy.

Nếu đã suy gẫm như vậy, rồi ắt sẽ được tỏ ngộ, cảm mến đến ân đức Tam Bảo, dùng 10 hiệu của Phật để niệm tưởng.

Đức Phật có dạy cách niệm như sau này: phải tìm nơi thanh vắng ngồi kiết già hoặc bán già cho ngay thẳng, thong thả, cho thanh tịnh mà niệm.

PHÉP NIỆM PHẬT CÓ BA CÁCH

1- Phải tưởng "Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho..." cho đến "Bhagavā" rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối, cho đủ 10 hiệu Phật. Tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 lần hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt, tùy sức của mình (xem hiệu Phật nơi chương Ân Đức Phật Bảo).

2- Phải tưởng "So Bhagavā itipi Arahaṃ, so Bhagavā itipi Sammāsambuddho..." cho đến "So Bhagavā itipi Bhagavā..." rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối cho đủ 10 hiệu của Phật; tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 lần hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt, tùy sức của mình.

3- Phải tưởng một hiệu Arahaṃ, hoặc Sammā- sambuddho, hoặc Buddho, hoặc Bhagavā trong 10 hiệu, niệm hiệu nào cũng được, nghĩa là chỉ tưởng một hiệu mà thôi, tưởng được nhiều càng thêm tốt tùy sức mình, song niệm thì phải hiểu nghĩa mỗi hiệu mới được (xem chương Ân đức Phật Bảo).

Niệm đặng thanh tịnh thì sẽ thấy 5 pīti (phỉ lạc, vui sướng, no lòng không biết đói khát) phát sanh ra trong mình như sau này:

1- Cách no vui, da và lông đều nổi ốc (Khuddakāpīti).
2- Cách no vui, như thấy trời chớp (Khaṇikāpīti).
3- Cách no vui, hiển hiện như lượng sóng dội nhằm mình (Okkantikāpīti).
4- Cách no vui nhiều, có thể làm cho thân bay bổng trên hư không (Ubbeṅgāpīti).
5- Cách no vui, làm cho mát mẻ thân tâm (Pharaṇāpīti).

Nếu có một trong 5 cách no vui phát sanh thì được kết quả gần vào bậc sơ định.

Phép niệm Phật không có mãnh lực cho kết quả đến bậc Sơ Định, bởi ân đức của Phật là vô lượng vô biên, khó thấu cho cùng tột được. Người thường năng niệm Phật thì tham, sân, si, không phát khởi lên đặng, năm phép chướng ngại (tham, sân, nghi nan, buồn ngủ, phóng tâm) cũng đều yên lặng. Người niệm Phật phải hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi của mình, như có Phật hằng ở trước mắt mình vậy.

Cho nên dầu ít căn lành, cũng được sự hạnh phúc sẽ sanh làm người phú túc, cao sang, hoặc làm bậc trời trong kiếp vị lai; vì thế, các bậc thiện trí thức không nên khinh rẻ phép niệm Phật; phép này có nhiều phước báu, y theo lý đạo đã giải trên.

*

THẬP ÁC NGHIỆP

1. THÂN CÓ 3 NGHIỆP:

1- Sát sanh (Pāṇātipāto).
2- Trộm cắp (Adinnādānaṃ).
3- Tà dâm (Kāmesu micchācāro).

2. KHẨU CÓ 4 NGHIỆP:

1- Nói dối (Musāvādo).
2- Nói hai lưỡi (Pisuṇāvācā).
3- Nói độc ác (Pharusavācā).
4- Nói vô ích (Samphappalāpo).

3. Ý CÓ 3 NGHIỆP:

1- Tham muốn (Abhijjhā).
2- Thù oán (Byāpādo).
3- Thấy lầm (Micchādiṭṭhi).

Các chi của nghiệp: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối đã có giải ở chương Ngũ giới và Bát quan trai rồi.

NGHIỆP NÓI HAI LƯỠI CÓ 4 CHI:

1- Người mà ta đâm thọc (Bhinditabbo paro).
2- Cố ý nói đâm thọc người ấy (Bhedanapurekkhāratā).
3- Rán sức nói đâm thọc người ấy (Tajjovāyāmo).
4- Làm cho người ấy biết rõ cách đâm thọc đó (Tassa tadatthavijānanaṃ).

NGHIỆP NÓI ĐỘC ÁC CÓ 3 CHI:

1- Người mà ta đã mắng chưởi (Akkositabbo paro).
2- Lòng nóng giận (Kuppitacittaṃ).
3- Đã mắng chưởi (Akkosanā).

NGHIỆP NÓI VÔ ÍCH CÓ 2 CHI:

1- Lời nói vô ích, nhứt là nói về việc đánh giặc của vua Mahābhārata và nói về chuyện Rāma cướp nàng Sitā (Bhāratayuddhasitaharaṇādiniratthakathā).
2- Đã nói lời vô ích có trạng thái như thế ấy (Tathā rūpīkathākathanaṃ).

Ý THAM MUỐN CÓ HAI CHI:

1- Tài vật của người (Parabhaṇḍaṃ).
2- Tính muốn đem về làm của mình (Attano pariṇāmanaṃ).

Ý THÙ OÁN CÓ 2 CHI:

1- Người khác (ngoài mình ra) (Parasatto).
2- Tính chờ làm hại người ấy (Tassa taṃ vināsacintā).

Ý THẤY LẦM CÓ 2 CHI:

1- Ý biến đổi theo điều lầm lạc, nhứt là không tin Tam Bảo (Vatthuno ca gahitākaraviparītatā).
2- Ý thấy lầm lạc ấy hiểu lầm cách nào và chấp theo sự hiểu lầm ấy cho là phải (Yathā ca naṃ gaṇhāti tathābhāvena tassūpaṭṭhānaṃ).

Trong 10 nghiệp dữ đã giải, khi đã phạm đều đủ chi trong mỗi nghiệp, thì người phạm tội phải mang quả khổ trong đời này và đời sau. Nếu trong đời hiện tại mà chưa bị hành phạt, là bởi cái quả dữ ấy chưa đến kỳ, qua đời vị lai sẽ bị hành phạt chẳng sai.

THẬP THIỆN NGHIỆP

1. THÂN CÓ 3 NGHIỆP:

1- Không sát sanh.
2- Không trộm cắp
3- Không tà dâm.

2- KHẨU CÓ 4 NGHIỆP:

1. hông nói dối
2.Không nói hai lưỡi.
3. Không nói độc ác.
4. Không nói vô ích.

3- Ý CÓ 3 NGHIỆP:

1. Không có ý muốn được tài vật của người về làm của mình.
2. Không có thù oán mong làm hại người.
3. Thấy chánh rồi càng thêm tin lẽ chánh ấy.

Người nào hành theo 10 nghiệp lành đã giải trên, thì sẽ được hưởng quả vui trong đời hiện tại và vị lai chẳng sai.

TỨ THẬP NGHIỆP (KAMMAPATHA)

GIẾT LOÀI ĐỘNG VẬT

1. Mình giết loài động vật.
2. Bảo kẻ khác giết loài động vật.
3. Vui trong sự giết loài động vật.
4. Khen sự giết loài động vật.

TRỘM CẮP

5. Mình trộm lấy của người.
6. Bảo kẻ khác trộm lấy của người.
7. Vui trong sự trộm lấy của người.
8. Khen sự trộm lấy của người.

TÀ DÂM

9. Mình làm sự tà dâm.
10. Bảo kẻ khác làm sự tà dâm.
11. Vui trong sự tà dâm.
12. Khen sự tà dâm.

NÓI DỐI

13. Mình nói dối
14. Bảo kẻ khác nói dối.
15. Vui trong lời nói dối.
16. Khen lời nói dối.

NÓI ĐÂM THỌC

17. Mình nói lời đâm thọc.
18. Bảo kẻ khác nói lời đâm thọc.
19. Vui trong lời đâm thọc.
20. Khen lời nói đâm thọc.

NÓI DỮ

21. Mình nói lời nói dữ.
22. Bảo kẻ khác nói lời dữ.
23. Vui trong lời nói dữ.
24. Khen lời nói dữ.

NÓI LỜI VÔ ÍCH

25. Mình nói lời vô ích.
26. Bảo kẻ khác nói lời vô ích.
27. Vui trong lời nói vô ích.
28. Khen lời nói vô ích.

THAM MUỐN CỦA NGƯỜI

29. Lòng mình tham muốn của người về làm của mình.
30. Bảo kẻ khác tham muốn của người.
31. Vui trong việc tham muốn của người.
32. Khen việc tham muốn của người.

THÙ OÁN

33. Lòng mình thù oán mong hại người.
34. Bảo kẻ khác thù oán hại người.
35. Vui trong việc thù oán hại người.
36. Khen việc thù oán hại người.

THẤY QUẤY

37. Mình thấy quấy (giả cho là thiệt, tà cho là chánh).
38. Bảo kẻ khác thấy quấy.
39. Vui trong việc thấy quấy.
40. Khen việc thấy quấy.

Trong 40 nghiệp này, nếu phạm vào một nghiệp nào, thì gọi là nghiệp ác.

*

GIẢI VỀ 14 PHÉP DÂNG CÚNG VẬT THỰC

* Nếu Thiện nam, Tín nữ có lòng tín thành sốt sắng, muốn dâng cúng vật thực đến Tăng chúng hoặc Tỳ-khưu, Sa-di, thì nên làm theo 14 phép sau này:

1. Phép dâng cúng thực phẩm đến Tăng chúng (Saṅghabhattaṃ).

2. Phép dâng cúng thực phẩm đến 1, 2 hoặc 3 thầy Tỳ-khưu (Uddesabhattaṃ).

3. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ-khưu mà mình thỉnh đến (Nimantanabhattaṃ).

4. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ-khưu mà mình bắt thăm (Salākabhattam).

5. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ-khưu, Tăng, trong một ngày nào không nhất định, trong thượng huyền hoặc trong hạ huyền (Pakkhikabhattaṃ).

6. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ-khưu, Tăng, trong một ngày Bát quan trai (Uposathikabhattaṃ).

7. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ-khưu, Tăng, trong một ngày mùng 1 hoặc ngày 16 (Pāṭipadikabhattaṃ).

8. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ-khưu, Tăng, ở xa mới đến (Āgantukabhattaṃ).

9. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ-khưu, Tăng có việc phải đi nơi khác (Gamikabhattaṃ).

10. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ-khưu, Tăng có bịnh (Gilānabhattaṃ).

11. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ- khưu, Tăng, dưỡng bịnh cho Tỳ-khưu, Tăng cùng nhau (Gilānupaṭṭhākabhattaṃ).

12. Phép dâng cúng thực phẩm thường thường đến thầy Tỳ-khưu, Tăng (Niccabhattaṃ).

13. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ-khưu, Tăng, tại chỗ ở, nhứt là tại thất (Kuṭikabhattaṃ).

14. Phép dâng cúng thực phẩm đến thầy Tỳ-khưu, Tăng theo phiên mà mình đã hứa chịu cúng (Vārakabhattaṃ).

Trong 14 phép dâng cúng thực phẩm này, nếu thí chủ muốn dâng cúng theo phép nào, thì phải nêu cái hiệu phép ấy bằng tiếng Pāli và nghĩa vào chỗ dấu (...) móc đầu câu, mà đọc, để dâng cúng:

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (đọc ba lần)

Ayaṃ no bhante piṇḍapāto dhammiko dhammaladdho dhammeneva uppādito mātāpitu- ādike guṇavante uddissa imaṃ (...) saparikkhāraṃ buddhappamukkhassa saṅghassa dema te guṇavantādayo imaṃ (...) attano santakaṃ viya maññamānā anumodantu anumoditvāna yathicchitasampattīhi samijjhantu sabbadukkhā pamuñcantu iminā nissandena.

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng được rõ: những thực phẩm này của chúng tôi làm, hiệp theo lẽ đạo, được cũng hiệp theo lẽ đạo, chúng tôi xin hồi hướng cho các vị ân nhân của chúng tôi, nhứt là cha mẹ chúng tôi, chúng tôi dâng những thực phẩm này gọi là lễ (... tên cái lễ) có cả món ăn phụ tùng, dâng cúng đến Chư Tăng, xin Phật chứng minh, Xin cho các vị ân nhân của chúng tôi, nhứt là cha mẹ chúng tôi hay biết rằng: phước báu của lễ (... tên cái lễ) này về phần các vị đó và xin các vị đó được phép thọ hưởng tùy ý. Khi thọ hưởng rồi, thì được thoát khỏi những điều lao khổ và được kết quả làm ngưôi, quả trời cùng quả Niết-Bàn, và cho được như ý muốn của các vị ân nhân của chúng tôi nhứt là cha mẹ chúng tôi, do theo phước báu chảy vào không dứt.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

*

* Nếu dâng cúng Bốn món vật dụng đến Chư Tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante ime cattāro paccaye idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho ime cattāro paccaye paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng, chúng tôi xin kính dâng bốn món vật dụng này đến Chư Tăng.

Cầu xin Đại Đức Tăng nhận lãnh bốn món vật dụng này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

*

* Nếu dâng Bốn món vật dụng đến thầy Tỳ-khưu thì đọc:

Mayaṃ bhante ime cattāro paccaye idhānetvā āyasmato dema sādhu bhante āyasmā ime paccaye paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Bạch Ngài, chúng tôi đem bốn món vật dụng này đến đây, để dâng cúng đến Ngài. Cầu xin Ngài nhận lãnh các vật dụng này, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

*

CÁCH DÂNG Y KAṬHINA:

Imaṃ dussaṃ Kaṭhinacīvaraṃ bhikkhu-saṅghassa dema.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Chúng tôi xin dâng y này để làm lễ Kaṭhina đến Tỳ-khưu Tăng (bhikkhusaṅgha).

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

CÁCH DÂNG THỨ NHÌ:

Imaṃ mayaṃ [2] bhante vatthūni bhikkhu- saṅghassa niyyādema [3].

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng chúng tôi xin dâng những vật này đến Tỳ-khưu Tăng.

Lại nữa cũng có một cách dâng Kaṭhina chung với vật phụ tùng, một lần rất tiện lợi theo Pāli như vầy:

Imaṃ bhante saparivāraṃ kaṭhina-cīvaradussaṃ bhikkhusaṅghassa onojayāma sādhu no bhante bhikkhusaṅgho imaṃ saparivāraṃ kaṭhinacīvaradussaṃ paṭiggaṇhātu paṭiggahetvā ca iminā dussena kaṭhinaṃ attharatu amhākaṃ dīgharattaṃ hitāya sukhāya.

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng, chúng tôi xin thành kính dâng y cùng với những vật phụ tùng này đến Tỳ-khưu Tăng. Bạch Đại Đức Tăng, cầu xin Tỳ-khưu Tăng nhận lãnh và thọ dụng y Kaṭhina cùng với những vật phụ tùng này, cho chúng tôi sự lợi ích, sự yên vui lâu dài. (lạy)

Mười thứ y mà Đức Thế Tôn đã cho phép các vị Sa Môn dùng là:

1. Tam y (này): Imaṃ ticīvaraṃ.
2. Y tắm (này):Imaṃ vassikasāṭikaṃ.
3. Tọa y (này): Imaṃ nisīdanaṃ.
4. Ngọa y (này): Imaṃ paccattharaṇaṃ.
5. Vải rịt ghẻ (này): Imaṃ gaṇḍuppaṭicchādiṃ.
6. Khăn lau mặt (này): Imaṃ mukhapuñchanacoḷaṃ.
7. Y phụ tùng (này): Imaṃ parikkhāracoḷam.
8. Vải lược nước (này): Imaṃ parissāvanaṃ.
9. Y tắm mưa (này): Imaṃ vassavāsikaṃ.
10. Tất cả y dâng cúng gấp (này): Imaṃ accekacīvaraṃ.

Mười thứ y này, nếu thí chủ muốn dâng cúng một thứ nào đến Chư Tăng, phải để hiệu y ấy bằng tiếng Pāli và nghĩa thêm vào chỗ dấu (...) móc hai đầu câu mà đọc:

Mayaṃ bhante imaṃ (...) idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imaṃ (...) paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng, chúng tôi xin thành kính dâng y (...) (kể rõ tên y ra) đến Chư Tăng, cầu xin Chư Tăng nhận lãnh (...) cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

Trong mười thứ y ấy, nếu thí chủ muốn dâng cúng thứ nào đến Chư Tăng, nếu y ấy có nhiều thứ thì phải đọc hiệu y ấy bằng tiếng Pāli và nghĩa như sau nầy:

1. Tất cả tam y (này): Imāni ticīvarāni.
2. Tất cả y tắm (này): Imāni vassikasāṭikāyo.
3. Tất cả tọa y (này): Imāni nisīdanāni.
4. Tất cả ngọa y (này): Imāni paccattharaṇāni.
5. Tất cả vải rịt ghẻ (này): Imāni gaṇḍuppaṭicchādīni.
6. Tất cả khăn lau mặt (này): Imāni mukhapuñchanacoḷāni.
7. Tất cả y phụ tùng (này): Imāni parikkhāracoḷāni.
8. Tất cả vải lược nước (này): Imāni parissāvanāni.
9. Tất cả y tắm mưa (này): Imāni vassavāsikāyo.
10. Tất cả y dâng cúng gấp (này): Imāni accekacīvarāni (Là y dâng từ ngày 05 tháng 9 đến Rằm tháng 9, ngoài lễ Kaṭhina).

Trong 10 thứ y ấy, nếu thí chủ muốn dâng cúng một thứ nào, phải để hiệu y ấy bằng tiếng Pāli và nghĩa thêm vào chỗ dấu (...) móc hai đầu câu mà đọc.

* Nếu dâng cúng Y tắm mưa đến chư Tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante imāni (vassikasāṭikāyo) idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni (vassikasāṭikāyo) paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng, chúng tôi xin thành kính dâng các Y tắm mưa này đến Chư Tăng. Cầu xin Đại Đức Tăng nhận lãnh các Y tắm mưa nầy cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

* Nếu dâng cúng Thực phẩm đến Chư Tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante imāni khādanīya-bhojanīyādīni sajjetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni khādanīyabhojanīyādīni paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng, chúng tôi xin thành kính dâng những thực phẩm này đến Chư Tăng. Cầu xin Đại Đức Tăng nhận lãnh, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

* Nếu dâng cúng Thực phẩm, đến một vị thầy Tỳ-khưu thì đọc:

Mayaṃ bhante imāni khādanīya-bhojanīyādīni sajjetvā sīlavato dema sādhu bhante sīlavā imāni khādanīyabhojanīyādīni paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Bạch Ngài, chúng tôi xin thành kính dâng những thực phẩm này đến Ngài là người có giới hạnh trang nghiêm, xin Ngài thọ lãnh, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

* Nếu dâng cúng Gạo đến Chư Tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante imāni taṇḍulāni idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni taṇḍulāni paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi....

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng, chúng tôi đem gạo này, đến đây, để dâng cúng đến Chư Tăng. Cầu xin Đại Đức Tăng nhận lãnh gạo này cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

* Nếu dâng cúng Các thứ trái cây đến Chư Tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante imāni nānā phalāni idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni nānā phalāni paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng, chúng tôi đem các thứ trái cây này đến đây, để dâng cúng đến Chư Tăng. Cầu xin Đại Đức Tăng nhận lãnh các thứ trái cây này cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

* Nếu dâng cúng Tịnh Xá (Chùa) thì đọc:

Mayaṃ bhante imaṃ (uposathāgāraṃ) kāretvā uposathaparivāraṃ ādisaṅghakamma- karaṇatthāya cātuddisassa bhikkhu saṅghassa dema sādhu bhante bhikhu saṅgho imaṃ (uposathāgāraṃ) paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng, chúng tôi xin thành kính dâng Tịnh Xá này, đến Tỳ-khưu Tăng để hành đạo nhứt là để làm lễ Phát lồ và phép Cấm phòng. Cầu xin Đại Đức Tăng nhận lãnh Tịnh Xá này cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

* Nếu dâng cúng Nhà mát, trường học đạo thì đọc "Imaṃ sālaṃ"

Dâng cúng Tài sản đến Chư Tăng thì đọc:

Mayaṃ bhante imaṃ garubhaṇḍaṃ idhānetvā bhikkhusaṅghassa dema sādhu bhante bhikkhusaṅgho imaṃ garubhaṇḍaṃ paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng, chúng tôi xin thành kính dâng "Tài sản này" đến Chư Tăng. Cầu xin Đại Đức Tăng nhận lãnh "Tài sản này" cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

* Nếu dâng cúng Mật ong thì đọc:

Mayaṃ bhante imām madhuṃ idhānetvā bhikkhusaṅghassa dema sādhu bhante bhikkhu- saṅgho imaṃ (madhuṃ) paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Dutiyampi... Tatiyampi...

Nghĩa:

Bạch Đại Đức Tăng, chúng tôi xin thành kính dâng mật ong này đến Chư Tăng. Cầu xin Đại Đức Tăng nhận lãnh mật ong này cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự yên vui lâu dài.

Lần thứ nhì, lần thứ ba. (lạy)

Nếu dâng cúng Dầu thì đọc: (Imaṃ telaṃ).

Nếu dâng cúng Nước mía thì đọc: (Imaṃ phāṇitaṃ).

Nếu dâng cúng Nước Thốt nốt thì đọc: (Imaṃ tālodakaṃ).

Nếu dâng cúng Thuốc chữa bịnh thì đọc: (Imaṃ gilānabhesajjaṃ).

*

PHƯƠNG PHÁP DÂNG CÚNG VẬT DỤNG

Những người Thiện tín, nếu có lòng thành kính đem lễ vật dâng cúng đến Chư Tăng, trước phải thông hiểu theo phép ấy, và vâng giữ làm y theo, mới được trọn phước.

Trong Luật này có dạy Thầy Tỳ-khưu, nếu thọ lãnh vật dụng của Thiện nam, Tín nữ đem dâng cúng phải hiệp theo 5 lẽ sau này:

1. Những vật dụng của Thiện tín bố thí, nếu Thầy Tỳ-khưu muốn cần dùng, chỉ được phép thọ lãnh nhiều lắm là đủ sức cho người bực trung gánh vác nổi thôi.

2. Thí chủ phải vào quì dâng cách xa thầy Tỳ-khưu một hắc, hoặc 1 hắc 1 gang.

3. Trong lúc dâng cúng, thí chủ phải nghiêng mình cung kính.

4. Những kẻ thí chủ là Trời, hoặc người, chẳng phải là thú.

5. Thầy Tỳ-khưu tự mình thọ lãnh, bằng tay hoặc dùng khăn, hoặc y tắm đưa ra để thọ lãnh.

Những thực phẩm sắm để bố thí đến Chư Tăng để dâng qua ngày sau, chẳng nên dâng cúng đến tay Tăng, nhưng được phép giao cho người coi tài vật cho Tăng dâng cúng thế cho mình, mình cũng được phước vậy.

Về cách thọ trái cây, Đức Phật có cho phép các Thầy Tỳ-khưu dùng trái cây của thí chủ dâng theo năm cách sau này:

1. Trái cây đã đốt, nướng, hoặc nhúng vào nước sôi, nước nóng: là trái cây có hột, như ớt, rau dừa, rau muống, v.v....

2. Trái cây đã gọt, bấm, xâm bằng cây nhọn (trái trâm).

3. Trái cây mà hột không có thể gieo được (trái tươi).

4. Trái cây đã chặt, gọt, xẻ (ổi, lựu, tầm ruột, xoài, v.v...).

5. Trái cây còn gieo được thì phải lấy hột .

Lời chú giải:

Nếu trái cây nhỏ nhiều thì phải ngắt bỏ đầu đuôi ít trái để trên mặt rồi dâng cúng cũng được, hay là ngắt ngọn hết càng tốt.

*

BÀI THỈNH PHÁP SƯ
DHAMMADESANĀYĀCANAGĀTHĀ

Brahmā ca lokādhipatī sahampatī,
Katañjalī andhivaraṃ ayācatha,
Santīdha sattāpparajakkhajātikā,
Desetu dhammaṃ anukampimaṃ pajaṃ.
Saddhammabheriṃ vinayañca kāyaṃ,
Suttañca bandhaṃ abhidhammacammaṃ,
Ākoṭayanto catusaccadaṇḍaṃ,
Pabodha neyye parisāya majjhe.
Evaṃ sahampatī brahmā,
Bhagavantaṃ ayācatha,
Tuṇhībhavena taṃ buddho,
Kāruññenādhivāsaya.
Taṇhā vuṭṭhāya pādena,
Migadāyaṃ tato gato,
Pañcavagyādayo neyye,
Amaṃ pāyesi dhammato.
Tato pabhūti sambuddho,
Anūnā dhammadesanaṃ,
Māghavassāni desesi,
Sattānaṃ atthasiddhakaṃ.
Tena sādhu ayyo bhante,
Desetu dhammadesanaṃ,
Sabbāyidha parisāya,
Anukampampi kātave.

*

THỈNH PHÁP SƯ

Thuở Phật mới đạt thành quả vị,
Có Xá-ham-bá-tí Phạm thiên,
Cả trong thế giới các miền,
Thanh cao quán chúng cần chuyên đạo mầu.
Hiện trước Phật đê đầu đảnh lễ,
Bạch xin Ngài tế thế độ nhơn,
Chúng sanh trong khắp cõi trần,
Tối mê điên đảo không phân tội tình.
Cầu Phật Tổ cao minh ái truất,
Hiển oai linh tỉnh thức dắt dìu,
Hoằng khai đạo pháp cao siêu,
Tu hành theo đặng kết nhiều thiện duyên.
Thế Tôn được mãn viên đạo quí,
Tôi hết lòng hoan hỉ tán dương,
Nhưng vì hoàn cảnh đáng thương,
Không đành bỏ mặc, lạc đường làm thinh.
Chúng sanh vốn đa tình lắm bậc,
Không thông đâu chơn thật giả tà,
Vô thường, Khổ não, chấp Ta,
Ngày nay sơ ngộ thiết tha nhờ Ngài.
Xin mở lượng cao dày răn dạy,
Chuyển Pháp Luân diễn giải diệu ngôn,
Chúng sanh nghe đặng pháp môn,
Thoát vòng khổ não dập dồn bấy lâu.
Giải thoát những nguồn sầu câu thúc,
Diệt tham lam, ái dục bao vòng,
Tối tăm sẽ được sáng trong,
Phát sanh trí tuệ hiểu thông tinh tường.
Thông thấu lẽ vô thường vắn dỏi,
Ba tướng trong ba cõi mỏng manh,
Vô minh quả của nhân Hành,
Cội căn dắt dẫn chúng sanh luân hồi.
Biển trần khổ nổi trôi chìm đắm,
Bị Ngũ Ma vày nắm chuyển di,
Vậy nên cầu đấng Từ Bi,
Tạo thuyền Bát nhã trải đi vớt người.
Đưa qua chốn tốt tươi yên tịnh,
Bờ Niết-Bàn chẳng dính trần ai,
Như đèn rọi suốt trong ngoài,
Chiếu tia sáng khắp các loài hân hoan.
Pháp ví trống khải hoàn rầm rộ,
Luật ví như đại cổ hoằng dương,
Kinh như dây buộc trên rường,
Luận như mặt trống vẹt đường vô minh.
Tứ Diệu Đế có hình dùi trống,
Gióng khua tan giấc mộng trần gian,
Chúng sanh tất cả bốn hàng,
Như sen trong nước minh quang luống chờ.
Trời ló mọc đặng nhờ ánh sáng,
Trổ hoa lành rải tản mùi hương,
Pháp mầu ánh sáng phi thường,
Chiếu khắp ba cõi rõ đường an vui.

Phạm Thiên vẫn ngậm ngùi khẩn khoản,
Phật nhậm lời nhưng chẳng dĩ hơi,
Quyết lòng mở đạo dạy đời,
Nhắm vườn Lộc Giả Ngài dời chơn sang.
Thuyết Pháp độ các hàng đệ tử,
Có năm Thầy thính dự Pháp từ,
Đó là nhóm Kiều Trần Như,
Được nếm hương vị Hữu dư Niết bàn.
Rồi từ đó mở mang Giáo Pháp,
Bốn mươi lăm hạ giáp vẹn toàn,
Một lòng chẳng thối không mòn,
Những điều lợi ích hằng còn lâu năm.
Cả tam giới thừa ân phổ cập,
Đám mưa lành rưới khắp thế gian,
Bởi nhân cớ, tích rõ ràng,
Thỉnh Ngài thuyết pháp noi đàng từ bi.
Chúng sanh ngồi khắp chốn ni,
Tối mê cầu được trí tri vẹn toàn. (lạy)

*

BÀI THỈNH TỲ-KHƯU TĂNG TỤNG KINH CẦU AN
ParittabhāsanāyācaNAGĀthā

Vipattipaṭibāhāya,
Sabbasampattisiddhiyā,
Sabbadukkhavināsāya,
Parittaṃ brūtha maṅgalaṃ.
Vipattipaṭibāhāya,
Sabbasampattisiddhiyā,
Sabbabhayavināsāya,
Parittaṃ brūtha maṅgalaṃ.
Vipattipaṭibāhāya,
Sabbasampattisiddhiyā,
Sabbarogavināsāya,
Parittaṃ brūtha maṅgalaṃ.

Cầu xin các Ngài tụng kinh cầu an để ngăn ngừa tránh khỏi các điều rủi ro tai hại, cho đặng thành tựu những hạnh phúc, khiến cho tất cả sự khổ não, kinh sợ và bịnh hoạn đều tiêu tan. (lạy)

*

PAṬIDĀNAGĀTHĀ
(KỆ HỒI HƯỚNG QUẢ BỐ THÍ ĐẾN CHƯ THIÊN)

Yā devatā santi vihāravāsinī,
Thūpe ghare bodhighare tahiṃ tahiṃ.

Tất cả chư Thiên hằng ngự nơi tịnh thất của chư Tăng nơi nền tháp hoặc dưới cội Bồ-đề trong vòng tịnh xá.

Tā dhammadānena bhavantu pūjitā.

Cầu cho tất cả chư Thiên mà chúng tôi đã dùng pháp thí cúng dường rồi.

Sotthiṃ karontedha vihāramaṇdale.

Xin hộ trì chư Tăng trong vòng tịnh xá ấy đều được hạnh phúc.

Therā ca majjhā navakā ca bhikkhavo,
Sārāmikā dānapatī upāsakā,
Gāmā ca desā nigāmā ca issarā,
Sappāṇabhūtā sukhitā bhavantute.

Xin cho sự an vui phát sanh đến những thầy Tỳ-khưu cao hạ, trung hạ hoặc mới xuất gia; những thiện tín là thí chủ, là người hộ trì Tam Bảo; những người trong thôn lân châu quận kiều cư hoặc đại nhơn. Tất cả chúng sanh đó hãy được điều hạnh phúc.

Jalābujā ye pica aṇḍasambhavā,
Saṃsedajātā athavopapātikā,
Niyyānikaṃ dhammavaraṃ paticcate,
Sabbepi dukkhassa karontu samkhayaṃ

Và xin cho tất cả chúng sanh trong bốn loài: noãn, thai, thấp, hóa, khi đã nương theo pháp giải thoát thì nên hành theo cho được dứt khổ.

Thātu ciraṃ sataṃ dhammo.

Xin cho pháp của các bậc thiện trí thức được hưng thạnh lâu dài.

Dhammaddharā ca puggalā.

Xin cho những người ủng hộ các pháp được an vui trường cửu.

Saṅgho hotu samaggo va,
Atthāya ca hitāya ca.

Xin cho chư Tăng được hòa hợp, tấn hóa và được kết quả lợi ích.

Amhe rakkhatu saddhammo,
Sabbepi dhammacārino.
Vuḍḍhiṃ sampāpuṇeyyāma,
Dhammāriyappavedite.

Cầu xin Pháp Bảo hộ trì chúng tôi và những người tu Phật, cho được tấn hóa trong Pháp mà các bậc Thánh nhơn đã giáo truyền.

*

MĀTĀPITUPAṆĀMAGĀTHĀ

Yadājāto cayo vāhaṃ,
Dukkhaṃ mātā pituhime,
Anubhuttaṃ navaṇṇituṃ,
Hatthaṃ pagayha vandito.
Dosaṃ khamathameyeva,
Tumhe dethābhayampi ca,
Ruditassevametumhe,
Sugitamuppagetha ve.
Nipajjāpetha maṃ amhaṃ,
Malamuttampi sakalaṃ,
Hatthena te gahetvā va,
Dhovitthāpi ca sabbaso.
Tuṃhe anagāte kāle,
Amma karuṇṇike have,
Puttadhitutta mātā ta,
Buddhāyeva bhaveyyā tha.

LỄ BÁI PHỤ MẪU KỆ

Kính thưa cha mẹ tường tri,
Nghĩ suy con sợ lỗi nghì ơn trên.
Từ con hình thể có nên,
Mẹ cha bảo dưỡng kề bên không rời.
Nặng nề cực nhọc lắm ôi!
Chăm nom con trẻ kể thôi sao cùng.
Con xin đảnh lễ cúc cung,
Nghiêng mình phủ phục mong dung tội rày.
Khi con la khóc rầy tai,
Từ bi mẹ hát thương thay não nùng.
Tân dịch, đại tiểu tiện cùng,
Các vật uế trược ung dung lau chùi.
Giặt rửa cha mẹ vẫn vui,
Chẳng hề nhờm gớm những mùi thúi tha.
Từ bi thay! Lòng mẹ cha,
Ơn tầy trời đất, khó mà đáp xong.
Cầu cho cha mẹ thảy đồng,
Đắc thành Phật quả thoát vòng tai ba.

*

BÀI SÁM HỐI

(Tụng đêm 14, Rằm và 30 trong mỗi tháng)

Cúi đầu lạy trước Bửu Đài,
Con xin sám hối từ rày ăn năn.
Xưa nay lỡ phạm điều răn,
Do thân, khẩu, ý bị màn vô minh.

Gây ra nghiệp dữ cho mình,
SÁT SANH hại vật chẳng tình xót thương.
Giết ăn hoặc bán không lường,
Vì lòng tham lợi quên đường thiện nhân.
Oan oan tương báo cõi trần,
Trầm luân biển tối chịu phần khổ lao.
Xét ra nhơn, vật khác nào,
Hại nhơn, nhơn hại mắc vào trả vay.

Lại thêm TRỘM SẢN cướp tài,
Công người cực nhọc hằng ngày làm ra.
Lòng tham tính bảy, lo ba,
Mưu kia, kế nọ, lấy mà nuôi thân.
Hoặc nuôi quyến thuộc xa gần,
Làm cho người phải lắm lần than van.

TÀ DÂM tội nặng muôn ngàn,
Liệu toan chước sách làm đàng chẳng ngay.
Vợ con người phải lầm tay,
Mất trinh thất tiết phải tai tiếng đời.
Xấu cha hổ mẹ nhiều lời,
Xa lìa chồng vợ rã rời lứa đôi.

VỌNG NGÔN giả dối ngoài môi,
Chuyện không nói có, có rồi nói không.
Dụng lời đâm thọc hai lòng,
Phân chia quyến thuộc, vợ chồng, anh em.
Mắng nhiếc chưởi rủa pha gièm,
Xóm làng cô bác chị em không chừa.
Nói lời vô ích dây dưa,
Phí giờ quí báu hết trưa đến chiều.

UỐNG RƯỢU sanh hại rất nhiều,
Ham ăn mê ngủ nói liều chẳng kiêng.
Say sưa ngã gió đi xiên,
Nằm bờ té bụi như điên khác nào.
Loạn tâm cuồng trí mòn hao,
Nhiều người vì rượu biết bao hư nhà.

XAN THAM những của người ta,
Mong sang đoạt được lòng tà mới ưng.
NẾT SÂN nóng giận không chừng,
Toan làm hại chúng bâng khuâng trong lòng.
SI MÊ tin chạ chẳng phòng,
Nghe đâu theo đó không thông chánh tà.
Chẳng tin Phật Pháp cao xa,
Thậm thâm vi diệu bao la trên đời.

Nếu con cố ý phạm lời,
Hoặc là vô ý lỗi thời điều răn.
Hoặc xúi kẻ khác bạo tàn,
Hoặc nghe thấy ác lòng hằng vui theo.
Phạm nhằm ngũ giới thập điều.
Vì chưng thân khẩu ý nhiều lần sai.
Lỗi từ kiếp trước lâu dài,
Đến kiếp hiện tại miệt mài lắm phen.
Hoặc vì tà kiến đã quen,
Khinh khi Tam Bảo lòng bèn chẳng tin.
Cho rằng người chết hết sinh,
Phạm vào đoạn kiến tội tình nặng thay.
Hoặc phạm thường kiến tội dày,
Sống sao đến thác, sanh lai như thường.
Tội nhiều kể cũng không lường,
Vì con ngu dốt không tường phân minh.
Dễ duôi Tam Bảo, hại mình,
Bởi chưng không thấu vô minh nghiệp tà.
Cho nên chơn tánh mới là,
Tối tăm chẳng rõ sai ngoa thuở đầu.
Hóa nên khờ dại đã lâu,
Để cho hoàn cảnh mặc dầu kéo xoay.
Khác nào bèo bị gió quay,
Linh đinh giữa biển dật dờ bờ sông.
Xét con tội nặng chập chồng,
Kiếp xưa cho đến hiện trong kiếp này.

Con xin sám hối từ đây,
Nguyện cầu Tam Bảo đức dày độ cho.
Tội xưa chẳng hạn nhỏ to,
Con nguyền dứt cả chẳng cho thêm vào.
Tâm lành dốc chí nâng cao,
Cải tà quy chánh chú vào Phật ngôn.
Cho con khỏi chốn mê hồn,
Đến nơi cõi Phật Thế Tôn gần kề.
Thoát vòng khổ não tối mê,
Hưởng miền Cực Lạc mọi bề thảnh thơi.
Ngày nay dứt bỏ việc đời,
Căn lành gieo giống chẳng rời công phu.
Mặc ai danh lợi bôn xu,
Con nguyền giữ hạnh người tu thoát trần.
Trước là độ lấy bổn thân,
Sau giúp quyến thuộc được phần tiêu diêu.
Sám hối tội lỗi đủ điều,
Duyên lành đều cũng ít nhiều kết xây.

Tôi xin hồi hướng quả này,
Thấu đến quyến thuộc nơi đây cho tường.
Cùng là thân thích tha phương,
Hoặc đã quá vãng hoặc thường hiện nay.
Chúng sanh ba giới bốn loài,
Vô tưởng, hữu tưởng chẳng nài đâu đâu.
Nghe lời thành thật thỉnh cầu,
Xin mau tựu hội lãnh thâu quả này.
Bằng ai xa cách chưa hay,
Cầu xin Thiên chúng mách ngay với cùng.
Thảy đều thọ lãnh hưởng chung,
Dứt rồi tội lỗi thoát vòng nạn tai.
Nguyện nhiều Tăng chúng đức tài.
Đạt thành Thánh quả hoằng khai đạo lành.
Nguyện cho Phật Pháp thạnh hành.
Năm ngàn năm chẵn phước lành thế gian. (lạy)

*

SABBADISĀSU METTĀPHARAṆAṂ
KINH TỤNG RẢI TÂM BÁC ÁI ĐẾN TẤT CẢ CÁC HƯỚNG

Sabbe puratthimāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng đông, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe puratthimāya anudisāya sattā averā sukhī hontu.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng đông nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe dakkhiṇāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe dakkhiṇāya anudisāya sattā averā sukhī hontu.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng tây nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe pacchimāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng tây, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe pacchimāya anudisāya sattā averā sukhī hontu.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng tây bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe uttarāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe uttarāya anudisāya sattā averā sukhī hontu.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng đông, bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe uparimāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng trên, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe heṭṭhimāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng dưới, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Sabbe sattā averā hontu, sukhitā hontu, niddukkhā hontu, abyāpajjhā hontu, anīghā hontu, dīghāyukā hontu, arogā hontu, sampattīhi samijjhantu sukhī attānaṃ pariharantu, dukkhappattā ca niddukkhā, bhayappattā ca nibbhayā, sokappattā ca nissokā, hontu sabbepi pāṇino.

Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng, hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được sự yên vui. Tất cả chúng sanh đến khổ rồi, xin đừng cho có khổ, đến sự kinh sợ rồi, xin đừng cho kinh sợ, đến sự thương tiếc rồi, xin đừng cho thương tiếc.

(Khi có sự lo sợ hoặc tối trước giờ ngủ nên thường tụng bài này, để rải tâm bác ái đến tất cả chúng sanh, ắt sẽ hết lo sợ, được yên vui ).

*

KINH HỒI HƯỚNG

Yaṃ kiñci kusalakammaṃ,
Kattabbaṃ kiriyaṃ mama,
Kāyena vācāmanasā,
Tidase sugataṃ kataṃ,
Ye sattā saññino atthi,
Ye ca sattā asaññino,
Kataṃ puññaphalaṃ mayhaṃ,
Sabbe bhāgī bhavantu te,
Ye taṃ kataṃ suviditaṃ,
Dinnaṃ puññaphalaṃ mayā,
Ye ca tattha na jānanti,
Devā gantvā nivedayuṃ,
Sabbe lokamhi ye sattā,
Jīvantāhārahetukā,
Manuññaṃ bhojanaṃ sabbe,
Labhantu mama cetasāti.

Phước căn tôi đã tạo thành,
Do thân, khẩu, ý tu hành gieo nên.
Đều là phước báu vững bền,
Có thể tiếp chúng độ lên thiên đàng.
Cung trời Đạo Lợi thọ nhàn,
Chúng sanh hữu tưởng nhơn gian Ta bà.
Chư Thiên, Phạm Thiên cùng là,
Bậc trời Vô tưởng được mà hưởng an.
Phước tôi hồi hướng dâng ban,
Chúng sanh hay biết hoàn toàn lãnh thâu.
Bằng ai chưa rõ lời cầu,
Xin cùng Thiên chúng đến hầu mách ngay.
Có người làm phước được rày,
Lại đem hồi hướng hiện nay khắp cùng.
Chúng sanh hoan hỉ lãnh chung,
Hưởng được phước quí ung dung thanh nhàn.
Chúng sanh thế giới các hàng,
Bởi nhờ thọ thực sanh an mạng trường.
Xin thâu phước báu cúng dường,
Hóa thành thực phẩm mùi hương thỏa lòng. (lạy)

Sau khi làm xong việc tài thí hoặc pháp thí rồi cần phải đọc câu nguyện sau đây để dứt bỏ lòng ham muốn và mong cầu giải thoát khỏi Khổ sanh tử luân hồi:

Idaṃ vata me dānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu ānagate:

Xin cho sự phước thí mà tôi đã trong sạch làm đây, hãy là món duyên lành, để dứt khỏi những điều ô nhiễm, ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai.

*

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÊN SUY XÉT HẰNG NGÀY

Kinh Pháp Cú (Dhammapāda) có nói: "Thương yêu sanh ra lo, thương yêu sanh ra sợ. Không thương yêu thì không lo, không sợ. Ham muốn sanh ra lo, ham muốn sanh ra sợ. Không ham muốn thì không lo, không sợ". Mà lo sợ là khổ.

Bởi đâu có thương yêu ham muốn? Bởi vô minh.

Vô Minh (Avijjā) nghĩa là không biết, là không biết thiệt, không biết giả, thiệt nói là giả, giả nói là thiệt, như ba điều này:

1. Vạn vật trong tam giới đều không bền vững lâu dài; nay dời mai đổi (Aniccaṃ) mà mình lại cho là bền vững.

2. Nếu vạn vật không bền vững thì là khổ (Dukkhaṃ), mà mình cho là vui.

3. Chẳng có một vật gì là thật của ta [4] (Anattā) mà mình lại cho là của ta (vợ ta, con ta, của cải ta).

Bởi cái lầm tưởng ấy nên mình mới có lòng sa mê vào cảnh trần giả dối. Có sa mê mới có chịu khổ đến ngày nay vậy .

Chúng sanh trong sáu đường (Trời, người, a tu la, ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục) nào có ai được bền vững lâu dài đâu; nay còn mai mất; nay tạo mai diệt; nay dời, mai đổi; nay hiệp, mai tan. Xem coi cha mẹ ta, chồng ta, vợ ta, con ta, sanh ra rồi thì lật bật kế già, đau chết, nào có ai trẻ hoài mà không già, đến khi già thì lo sợ, lo sợ là khổ . Nào có ai sống hoài mà không chết, đến khi gần chết thì lo sợ, lo sợ là khổ. Nào có ai hiệp hoài mà không lìa, đến khi lìa thì lo sợ, lo sợ là khổ. Nào có ai thạnh hoài mà không suy, đến khi suy thì lo sợ, lo sợ là khổ. Thật vậy, chẳng có một ai tránh khỏi các sự khổ ở đời.

Bởi có vô minh mới có tưởng lầm, làm quấy, cho cái giả là thật, cho cái khổ là vui, mới có thương yêu ham muốn, sa mê theo ngũ trần dục lạc là:

1. Mắt hay tìm xem sắc tốt.
2. Tai hay tìm nghe tiếng hay.
3. Mũi hay tìm ngửi mùi thơm.
4. Lưỡi hay tìm nếm vị ngon.
5. Thân hay ưa sự rờ rẫm, vuốt ve rồi cho đó là thú vị tuyệt vời, ngoài ra chẳng còn một vật gì là khoái lạc hơn nữa.

Than ôi! Thiệt là lầm thay, ấy cũng vì mình sa đắm trong năm món trần đó, cho nên chơn tánh mới lu mờ, tinh thần mới ám muội, tạo nên nghiệp ác lâu dài, mắc phải trầm luân khổ hải, từ đời vô thủy nhẫn lại đây, chẳng biết bao nhiêu kiếp mà kể cho xiết.

Nếu muốn thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi thì phải trừ cái vô minh, nếu muốn trừ cái vô minh, thì phải dứt cái lòng ái dục (Taṇhā). Nếu muốn dứt cái lòng ái dục thì:

1. Mắt chẳng nên luyến theo sắc trần.
2. Tai chẳng nên luyến theo tiếng trần.
3. Mũi chẳng nên luyến theo mùi trần.
4. Lưỡi chẳng nên luyến theo vị trần.
5. Thân chẳng nên luyến theo xúc trần.

Phải hồi quang phản chiếu để xem xét câu niệm Phật, tham thiền về cái kiếp phù sanh chóng qua, vóc ảo chẳng chắc, đều phải hư hoại. Cái thân tứ đại giả hiệp, từ đầu chí chơn, ở trong đủ 32 vật trược.

Tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy xương, thận, tim, gan, bầy nhầy, bao tử, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, phẩn, óc, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ đặc, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nước nhớt, nước tiểu, toàn là những vật hôi tanh dơ bẩn.

Nếu căn không luyến theo trần và hồi quang phản chiếu được như vậy rồi thì đâu có sự tiếp xúc, lãnh chịu, đâu có thương yêu ham muốn, đâu có lo sợ, thì cái khổ do đâu mà sanh được?

Kinh Pháp Hoa cũng có nói: "Cái nhân trong các việc khổ, là gốc bởi lòng tham muốn bằng dứt lòng tham muốn thì cái khổ không chỗ sanh vậy".

Đức Tông Bổn nói: "Các nhơn giả thử xem người trên đời, ai chẳng yêu sắc dục, chẳng ưa rượu thịt, chẳng tham danh lợi, chẳng muốn giàu sang, ta biết các việc ấy là cội khổ, luân hồi, cho nên ta không lo cầu vậy".

Than ôi! Người đời chẳng biết sự khổ, hay làm nhiều điều rối rắm, chẳng ngay thẳng, chẳng nghĩa nhân, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ sang áp hèn, ỷ giàu khinh nghèo, theo vạy bỏ pháp, ỷ lớn hiếp nhỏ làm những việc quấy như vậy, nên mới nổi chìm trong biển khổ.

Các nhơn giả này! Phải biết cái đau, cái chết khi đến rồi, thì không ai thay thế cho mình đặng. Dầu ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, con cháu, cùng là công danh sự nghiệp, cũng đều không chỗ nhờ, chỉ phải gắng hết sức tu hành, thì mới mong thoát khỏi đặng. Huống chi thiều quang thắm thoát, ngày chẳng chờ người, cơn sống thác vô thường, cuộc phù sanh đâu chắc. Bởi vậy, lời Tiên Đức có nói rằng: "Thôi, thôi, thôi, kíp sớm tu, trời nắng chẳng chịu đi chờ mưa đến ướt đầu". Lời ấy rất phải lắm vậy.

Phật có nói: Thảm thay cho con người đã sanh ra rồi mà còn phải bị cái khổ GIA, không sao tránh khỏi.

Thảm thay cho con người, đã sanh ra rồi mà còn phải bị cái khổ ĐAU, không sao tránh khỏi.

Thảm thay cho con người đã sanh ra rồi mà còn phải bị cái khổ CHẾT, không sao tránh khỏi.

Bị ba cái khổ trọng đại ấy, mà con người không sớm tìm đàng thoát ra cho khỏi. Thảm thay, thảm thay! Ấy cũng vì chúng ta quá si mê, lầm tưởng cho chúng ta còn trẻ chưa già, còn mạnh chưa đau, còn sống lâu chưa chết, quên câu: Mạng bất khả diên, thời bất khả đãi. (Mạng chẳng khá chờ, giờ chẳng khá đợi). Lại có câu: Một hậu trầm luân, nhứt thất nhơn thân vạn kiếp bất phục. (Chết rồi đọa lạc, một thưở mất thân, muôn kiếp chẳng đặng lại), cho nên chúng ta phải sớm trưa thức tỉnh, chớ nên say mê theo ngũ trần dục lạc làm cho bổn tánh lu mờ, tinh thần điên đảo, gây nên nghiệp báo sâu dày, mắc phải trầm luân khổ ải, thì biết bao giờ, mới thoát khỏi đặng. Nếu chúng ta thường nhớ mà suy xét đến cái cảnh khổ già, đau, chết bằng cách này. Tất cả chúng sanh trai hoặc gái chẳng hạn, từ vua chí dân, đều phải mang ba cái khổ trọng đại đó, chẳng có một ai tránh khỏi được. Suy xét thường thường như vậy, thì chúng ta mới mau được tự tỉnh ăn năn, hồi tâm hướng thiện, Quy y Tam Bảo, mới có thể thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi đặng.

Đức Phật có giảng giải như vầy:

"Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở thân ngươi, nên chế phục thân ngươi, nên trừ tuyệt những điều tội lỗi ở thân ngươi và dùng thân ngươi để làm việc đạo đức.

Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở miệng ngươi, nên chế phục miệng ngươi, nên trừ tuyệt những điều tội lỗi ở miệng ngươi và dùng miệng ngươi để nói lời đạo đức.

Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở ý ngươi, nên chế phục ý ngươi, nên trừ tuyệt những điều tội lỗi ở ý ngươi và dùng ý ngươi để tưởng về đạo đức."

Bậc Thánh nhân nhờ tịnh được tam nghiệp (thân, khẩu, ý) nên Ngài mới làm chủ lấy Ngài. Lời nói chân thật là điều cần yếu thứ nhứt; lời nói hòa nhã là điều cần yếu thứ nhì; lời nói hiền lành là điều cần yếu thứ ba; lời nói hữu ích là điều cần yếu thứ tư.

Phải nhẫn nhục để trừ giận hờn;
Phải nhân từ để trừ hung dữ;
Phải chơn thật để trừ giả dối;
Phải bố thí để trừ tham lam.

*

KẾT LUẬN

Trước khi Phật nhập Niết-Bàn, đức A Nan và đức Ưu Bà Ly hỏi Phật như vầy: Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Ngài diệt độ, chúng tôi phải lấy ai làm thầy?

Phật dạy phải lấy Pháp Luật làm thầy. Theo lẽ ấy, nếu tu không trì Giới thì cũng như tu không thầy. Nếu đã tu không thầy thì không sao nên đặng.

Giới ví như mặt đất nếu không mặt đất thì tất cả vạn vật chẳng biết nương dựa vào đâu;

Giới ví như vách nhà, nếu nhà không vách thì lấy chi ngăn ngừa đạo tặc;

Giới cũng ví như chiếc thuyền để độ người qua biển, nếu không thuyền không sao qua biển đặng.

Cho nên các bậc tu Phật, nếu muốn cho chắc được khỏi khổ mà không giữ Giới, thì dầu có hết lòng thành tín đi nữa, cũng phải bị gió trần nhiễm ô, đã bị nhiễm ô thì tâm thần phải điên đảo, không thế nào hết khổ được.

Kinh Lăng Nghiêm có nói: Những người tu hành nếu không dứt đường dâm dục, sát sanh, trộm cắp, nói dối, mà muốn nên đạo Phật, thì chẳng khác nào nấu cát muốn thành cơm, nấu đến vô lượng kiếp cũng chẳng nên cơm đặng.

Trong kinh Ba La Đề Mộc Xoa, Đức Phật Thích Ca có làm bài kệ. Ngài gom cả tinh thần lý đạo, tôi xin diễn ra sau đây:

Giữ thân trong sạch hạnh phúc biết bao,
Giữ miệng trong sạch hạnh phúc biết bao,
Giữ ý trong sạch hạnh phúc biết bao,
Thân cùng khẩu ý trọn lành,
Xa rồi tội lỗi gắn cành hoa sen.
Ai mà thân khẩu ý rèn,
Giữ theo thiện nghiệp, thân bèn đặng an.
Ba nghiệp hằng đặng rảnh rang,
Thác thời nhập Thánh là đàng xưa nay.
Bị mắng chửi, lòng chẳng phai,
Với người tham lẫn, giận gay, chẳng sờn;
Giữ mình thanh tịnh là hơn,
Dầu ai gây dữ oán hờn mặc ai.

DỨT LUẬT CƯ SĨ

*

KỆ VÔ THƯỜNG - KHỔ NÃO - VÔ NGÃ

Biển trần khổ sóng bồng lai láng,
Kiếp phù sanh đáng chán biết bao,
Tấm thân chìm đắm dạt dào,
Mịt mờ chưa biết đời nào thoát ly.

Cõi giả tạm ích gì sự thế,
Uổng tâm tư tìm kế miên trường,
Tuần hoàn vạn vật Vô thường,
Khổ não, Vô ngã đầy đường chông gai.

Do báo nghiệp lưu lai từ trước,
Các Pháp Hành tạo được thân duyên,
Pháp Hành kế tục nhau liền,
Diệt sanh, sanh diệt triền miên không ngừng.

Người hay thú đồng chung số phận,
Hễ có thân Ngũ uẩn không bền,
Chịu điều biến đổi đảo điên,
Sanh, già, đau, chết không yên lúc nào.

Thể vật chất không sao giữ nổi,
Sức Vô thường phá mỗi sát na,
Xét cùng đâu phải thân ta,
Khó ngăn tóc bạc, không cầm răng long.

Lửa Ái dục đốt lòng từ phút,
Vấy ưu phiền, chẳng chút nào nguôi,
Dễ chi đặng tạm an vui,
Suy mòn vì nhuộm nặng mùi trần ai.

Chừng thân chết nảy hơi hôi hám,
Người, ai ai chẳng dám lại gần,
Gớm ghê dầu bậc chí thân,
Đều sợ xui lụy, hương lân cửa nhà.

Chọn một chốn rừng già hoang vắng,
Đem thây thi an táng cho xong,
Địa táng, hỏa táng chẳng đồng,
Tùy duyên, tùy tục vẫn không quản gì.

Đưa xác chết người đi đông đúc,
Kẻ thân nhân uất ức, khóc than,
Hình hài ba khúc rã tan,
Thanh danh tiêu diệt, họ hàng cách xa.

Khổ tử biệt thiết tha nung nấu,
Biệt gia tài, của báu, tình yêu,
Tấm thân Ngũ uẩn đã tiêu,
Đất, nước, gió, lửa về nhiều căn nguyên.

Thân đã chẳng thiên diên ngày tháng,
Buổi chia lìa ngao ngán đau thương,
Chúng sanh ba cõi Vô thường,
Nên vun cội phước, tìm đường siêu sanh.

Lựa các thứ nhân lành gieo giống,
Quả kết trong kiếp sống về sau,
Mở lòng Bố thí dồi dào,
Học Kinh, Trì Giới khá mau tu hành.

Kẻo rồi phải điêu linh, sa đọa,
Vào bốn đường ác đạo khó khăn,
Vô cùng khốn khổ thân tâm,
Đời đời kiếp kiếp trầm luân không về.

Thân, Khẩu, Ý giữ gìn trong sạch,
Dẫm trên đường thanh bạch mà đi,
Dầu cho chuyển kiếp đến kỳ,
Cũng còn trông ngóng thoát ly khổ sầu.

Ráng hối quá quay đầu hướng thiện,
Ác nghiệp trần đoạn tuyệt chớ gieo,
Tâm đừng xu hướng, vui theo,
Thiện duyên gầy dựng, trần lao dứt lần.

Các phương pháp, yên tâm định trí,
Chúng sanh cần tìm kiếm học hành,
Cho lòng chán nản phát sanh,
Cội nguồn tội khổ hiểu rành sâu xa.

Pháp chán nãn dạy ta suy xét,
Khổ cõi đời số cát sông Hằng,
Tám điều khổ não chi bằng,
Đây lần lượt giải, ngọn ngành như sau.

Cõi trần thế ra vào há dễ,
Luật tuần hoàn nào kể chi ai,
Thân ta chẳng lựa gái trai,
Cũng đều mắc phải đọa đày khổ sanh.

Khi nghiệp đến pháp hành cấu tạo,
Thác sanh vào lòng mẹ thành phôi,
Nguyên tố nhỏ nhít vô hồi,
Vốn là chất lỏng, giống dầu mà trong.

Giọt dầu ấy dính lông con thú,
Ta cầm lên rảy đủ bảy lần,
Chỉ còn chút ít dính gần,
Đó nguyên chất khởi nên thân con người.

Bảy ngày đầu còn tươi trong vắt,
Rồi lần lần biến sắc đổi màu,
Đến tuần thứ bảy về sau,
Biến thành một chất trông vào đáng ghê.

Đỏ dợt dợt, mỡ pha lẫn máu,
Bởi nguyên Hành cứ tạo thêm ra,
Lại đến bảy bữa thứ ba,
Hóa thành chất đặc, như là thịt dư.

Trong bụng mẹ an cư một chỗ,
Miếng thịt thừa tội khổ xiết chi,
Tuy hình hườn kết thế ni,
Nhưng mềm mại lắm, như chì rã tan.

Tưởng tượng đến trăm ngàn ghê sợ,
Phôi bây giờ tương tợ trứng gà,
Phôi này còn yếu chưa già,
Tuần tự thay đổi, bảy ngày thứ tư.

Bảy ngày nữa từ từ biến hóa,
Bắt đầu chia tất cả năm nhành,
Tuy hình chưa hẳn thật thành,
Nhưng đã có dạng đầu, mình, chơn, tay.

Pháp hành vẫn tạo hoài không dứt,
Tuần thứ năm thất nhựt vừa qua,
Nhỏ to hình dáng đẩy đà,
Ba lăm ngày ấy đã ra hình hài.

Ngoài ba tháng thành thai cứng cáp,
Thai loài người, nào khác thú đâu.
Cũng đều khổ não âu sầu,
Ở trong bụng mẹ co đầu, rút chơn.

Ngồi chồm hổm còn hơn ràng buộc,
Trên đồ ăn vừa được tiêu tan,
Hai tay nắm lại đỡ cằm,
Mặt day lưng mẹ, tối tăm mịt mờ.

Quanh mình vấy chất dơ, hôi thúi,
Đầu đội đồ, mẹ mới ăn vào,
Vừa dơ, vừa ngộp xiết bao,
Nên hằng giẫy giụa thân nào đặng yên.

Nếu mẹ chẳng cử kiêng ăn uống,
Mặc đói no, nuốt bướng nhai càn,
Nóng, cay, nguội lạnh, không màng,
Miễn vừa khẩu dục ngó ngàng chi con.

Vật thực trúng da non của trẻ,
Nóng giật mình, lạnh sẽ phát run,
Đau thương khổ não khôn cùng,
Như chim bị trận bão bùng mưa sa.

Lại giống khỉ trải qua mưa gió,
Nằm co ro, một xó rét run,
Kinh hoàng sợ sệt hết lòng,
Chẳng kham nỗi khổ, day tầm đôi bên.

Hoặc kiếm ở phía trên, hay dưới,
Hoặc là nơi mấy bụi gần đây,
Chừng nào tìm được bộng cây,
Chui vào ẩn náu thân này mới an.

Đủ mười tháng vẹn toàn thân thể,
Gần kỳ sanh lòng mẹ chẳng vui,
Lo âu dạ huống bùi ngùi,
Sợ sư tai hại trong hồi khai hoa.

Mãn toan tính đắn đo, cân nhắc,
Biển mênh mông chưa chắc đặng qua,
Quanh quẩn công chuyện trong nhà,
Dễ duôi nào dám đi xa bao giờ.

Kịp đến lúc ngồi chờ hoa nở,
Quyến thuộc vầy kẻ đỡ người nưng,
Chịu điều đau khổ từng cơn,
Dầu kiên gan mấy, cũng sờn nỗi đau.

Người cả thảy không sao tránh thoát,
Bỗng dường như bão tạt vào thai
Hài nhi như chớp, đã day,
Theo đường kinh huyết ra ngoài sản môn.

May được lúc lâm bồn yên tịnh,
Cả mẹ con khỏe mạnh vuông tròn,
Ấy nhờ hồng phúc nhà còn,
Chúng sanh kiếp trước gây nhiều thiện căn.

Nếu phước báu không bằng tội ác,
Khi sanh ra chịu các khó khăn,
Dẫu còn sống sót nữa chăng?
Dật dờ dường phải đôi lần dứt hơi!

Vì nhân ác đến hồi trả quả,
Chúng sanh này, thảm họa chết non,
Chết ngộp, hoặc chết mỏi mòn,
Chết ngoài bụng mẹ, hoặc còn trong thai.

Ngán ngẫm, kiếp sanh lai tức tưởi!
Từ thác sanh đến buổi lọt lòng,
Mạng căn nào biết chắc không,
Nhưng đều phải chịu trong vòng khổ lao.

Suy nghĩ chán xôn xao tấc dạ,
Xét khổ sanh buồn bã âu sầu,
Đây đà hết khổ đặng đâu,
Có thân còn phải lãnh thâu khổ già!

Sự khổ già thân ta hằng chịu,
Dầu gái trai tiều tuỵ như nhau,
Đổi thay chẳng trước thì sau,
Suy mòn từ lúc tốn hao từ giờ!

Buổi niên thiếu ngây thơ, đầy đặn,
Sắc xinh tươi đủ vẹn mười phân,
Dáng điệu đẹp đẽ tốt lành,
Dung dương đắc ý, tuổi xanh thường tình.

Độ trẻ trung vóc hình tráng kiện,
Hằng phô bày thể hiện đáng yêu,
Thế gian ai cũng ưa chìu,
Gái trai đều có tự kiêu thưở này.

Mê muội tưởng đẹp hoài không giảm,
Quá lạc lầm quí mến thân ta,
Sắm đồ trang sức, xa hoa,
Điểm tô cho đặng, đẹp ra tuyệt trần.

Dụng kính, lược, dự phần chải gỡ,
Giồi phấn son, sặc sỡ thêm duyên,
Chẳng vừa sở tạo tự nhiên,
Lấp mùi hám trược, ướp liền nước thơm.

Công trang điểm, sớm hôm không dứt,
Dáng bên ngoài đến cực kỳ xinh,
Đủ các tư cách gợi nhìn,
Thật ra nào khác như hình trái sung.

Xác ô uế, đều cùng nam nữ,
Túi đựng đầy những thứ đồ dơ,
Lại còn biến đổi dường mơ,
Chậm, mau, rồi cũng có ngày tiêu tan!

Hữu tình đến vội vàng tuổi hạc,
Mái tóc xanh trắng bạc như bông,
Dầu cho cạn trí hết lòng,
Cản ngăn nó cũng vẫn không nghe nào.

Tay chơn thảy mòn hao, gầy yếu,
Lần lần còn xương chịu lấy da,
Thôi thời tráng kiện đã qua,
Vô thường xua đuổi, tuổi già đến thay.

Mắt sáng suốt những ngày rực rỡ,
Chưa bao lâu đã trở nên mờ,
Trông xa các vật tờ mờ,
Nhãn quan suy kém, có chờ cho đâu.

Đồng thời phát khổ sầu tai điếc,
Lắng mà nghe chẳng thiệt tiếng tăm,
Nghe lầm, ắt nói lại lầm,
Nhĩ quan đã hẳn âm thầm hoại tiêu.

Cuộc biến đổi rất nhiều cơ sở,
Đây trưng ra mấy cớ thật gần,
Như răng phải rụng lần lần,
Đó là triệu chứng tấm thân đã già.

Tham luyến sống, cũng là phải chết,
Thân hữu hình, chưa hết bao lâu,
Thế rằng: "Sanh tử quan đầu".

Ta nên lấy đó làm câu răn mình,
Cũng có kẻ quá tin sức khỏe,
Tâm trẻ con, thân thể đã già,
Có ai kêu thử, ÔNG BÀ,
Dầu không oán giận, cũng là không vui.

Nghe tiếng gọi ngậm ngùi không dĩ,
Trái lại kêu bằng CHỊ hay ANH,
Tưởng mình đương độ xuân xanh,
Vui mừng thỏa mãn, làm lành thêm lên.

Hạng người thế không nên ái truất,
Người chẳng thông kinh luật khuyên răn,
Hạng này hay có làm xằng,
Ai thân cận lắm, ắt hằng nhơ lây.

Nghĩ chính chắn thân này ắt hoại,
Đã nhớp nhơ mà lại không bền,
Khổ già đeo đuổi một bên,
Khổ Đau, liên tiếp cho thêm não nề.

Ôi! Thảm khốc, nhắc về Bịnh khổ,
Một cơn đau phát lộ đến ta,
Do nhiều bịnh chứng hà sa,
Toàn thân rũ riệt thiết tha lắm hồi.

Bệnh suyễn, mệt, nói thôi không xiết,
Bịnh ho, lao, bịnh kiết, ung thư,
Ghẻ chốc, tê bại, cốt hư,
Đàn ông cũng phải chịu như đàn bà.

Bịnh cùi, lác, thúi da, lầy lụa,
Những lang ben ăn túa châu thân,
Nhức đầu, xổ mũi, rút gân,
Phù thủng sưng khắp tay chân, mặt mày.

Lưng gối mỏi, thiên thời, gió rét,
Bịnh đau răng, mũi ngẹt, trái ban,
Sưng phổi, cạn mật, héo gan,
Những bịnh hư, thiệt, nhiệt, hàn cũng lo.

Cử đôi bịnh, nghiệm cho ra lẽ,
Dầu bịnh cơ nặng nhẹ khác nhau,
Nhưng mà đã phải vương đau,
Khổ thân chẳng biết tả sao cho cùng.

Đời hay nói: "Đau chân hả miệng",
Ngoài thuốc thang còn chuyện dị đoan,
Nhờ thầy bố trận, lập đàn,
Ông này, bà nọ cầu an đêm ngày.

Sợ có sự nạn tai dồn dập,
Cầu hỏi cho đặng gặp cơ duyên,
Hết lòng khấn vái chư Thiên,
Hộ căn bịnh ấy, giảm thuyên từ rày.

Vong cha mẹ trên mây, ngoài gió,
Hoặc ông bà, mà có hiển linh,
Xin về độ bịnh mạnh lành,
Sửa sang tế vật, lòng thành dâng cho.

Bởi lầm lạc chẳng lo kinh kệ,
Mãi chuyên cần, tế lễ cầu xin,
Bịnh do nghiệp chướng của mình,
Há vì cúng quảy bịnh tình thoát sao.

Thân đã có, nguồn đau phải có,
Mãi tối tăm chẳng rõ hiệp tan,
Chúng sanh trong cõi thế gian,
Nặng nhẹ đều phải vương mang bịnh trần.

Chỉ tránh khỏi có phần LA HÁN,
Cảnh NIẾT-BÀN dứt nạn khổ đau,
Còn trong ba cõi trần lao,
Những sự chết, sống ốm đau là thường.

Thấy bịnh hoạn cảm thương thân thế,
Cũng toan lo, tìm kế giải sầu,
Khổ đau càng thấm càng lâu,
Rồi đến khổ CHẾT bắt đầu vấn theo.

Khi khổ CHẾT đã gieo mầm dữ,
Thân chúng sanh mất sự thăng bằng,
Trẻ già đều phải hãi hùng,
Nhưng gần đến chết thì lòng hay quên.

Cơn hấp hối, run lên không dứt,
Khắp thân mình, thịt giựt, gân thun,
Tay chơn chuyển động vẫy vùng,
Ruột, gan, dao cắt vô cùng đớn đau.

Ngày tận số, lâu, mau đã tới,
Cái THỨC THẦN lìa với xác dơ,
Rồi thân ba khúc nằm trơ,
Toàn thây lạnh buốt, cứng rờ như cây.

Quyến thuộc vẫn trông thây than tiếc,
Người chết rồi còn biết là chi,
Thân kia đã gọi thây thi,
Con người ấy gọi là đi qua đời.

Khi đã chết không nhờ của cải,
Cùng vợ chồng, con cái, mẹ cha,
Anh em, quyến thuộc, gần xa,
Khó trông dìu dắt, cõi ma một mình.

Thậm chí đến, đồng trinh cắc bạc,
Để trong môi, người thác theo lề,
Cũng không đem được dựa kề,
Cõi trần để lại, ra về HỒN không!

Quỷ VÔ THƯỜNG, vô song quyền thế,
Giết chúng sanh bất kể gái trai,
Giết người chẳng lựa cho hay,
Dầu CHƯ THIÊN cũng bị tay vày vò.

Đời sanh sống làm cho tiêu diệt,
Sát sanh linh chẳng biết xót than!
Chỉ trừ một cõi NIẾT-BÀN,
VÔ THƯỜNG chẳng dám lộn hàng đến đây.

Bởi chưng ở cảnh này tịch tịch,
Đầy yên vui chẳng dính bụi trần,
Phước báu to lớn muôn phần,
Chẳng hư, chẳng hoại là thân vàng ròng.

Tưởng chết sống, sanh lòng phiền não,
Muốn khỏi thì ráng tạo phước duyên,
Cố công TRÌ GIỚI, THAM THIỀN,
Đặng có kết quả, về miền AN VUI.

Chớ hờ hững dê duôi sự ác,
Đừng để cho lầm lạc càng tăng,
Tỉnh liền, vun tưới thiện căn,
Nghiệp theo chẳng kịp, khi thăng NIẾT BÀN.

Nếu lần lựa, muộn màng sanh hại,
Cũng đừng nên ỷ lại vào ai,
Bút-thô (Buddho) một tiếng Tăng bày,
Trong cơn hấp hối, niệm sai, lạc đường.

Ta nên nhớ VÔ THƯỜNG, KHỔ NÃO,
Đừng để cho nghiệp báo đến nơi,
Đọa đày vừa lúc tắt hơi,
Bốn đường ác đạo đời đời khó ra.

Sự khổ chết, nguyên là nghiệp dữ,
Luật luân hồi, tử tử sanh sanh,
Còn khổ quả báo sẵn dành,
Chính ta gây kết đã thành từ lâu.

Vô minh đã gieo sâu nhân ác,
Nhân đến hồi kết các quả sầu,
Do câu "THIỆN ÁC ĐÁO ĐẦU"
Về sau phải chịu, vui rầu chẳng sai.

Vì lầm lạc giữ hoài tâm ác,
Cõi trần này giết thác sanh linh,
Mà không một chút niệm tình,
Cứ làm việc dữ, tự mình không lo.

Vật có chủ, không cho cũng cắp,
Vợ con người, mê hoặc tà dâm,
Tính toan mưu kế âm thầm,
Chẳng kiêng luật pháp, tối tăm làm liều.

Nói dối cũng một điều rất dữ,
Lòng phát ra miệng cứ nói đùa,
Có người uống rượu say sưa,
Dầu ai thức tỉnh, không chừa thói quen.

Cõi hiện tại, nhúm nhen, ngũ nghiệp,
Tánh xấu xa chẳng kịp đổi thay,
Chết rồi phải chịu đọa đày,
Xuống nơi ĐỊA NGỤC chịu hoài nạn tai.

Các tội ác không sai một bước,
Bóng theo hình, cái trước, cái sau,
Nhân nào quả nấy, liền nhau,
Mình gây mình chịu, ai nào giúp ta.

Bị quỷ sứ hành hà đánh đập,
Kéo lôi bừa, bầm dập, chẳng thương,
Lửa phiền thiêu đốt thịt xương,
Chết sống, sống chết luôn luôn không ngừng.

Sự khổ cực bởi chưng ác báo,
Gái hay trai, đã tạo phải mang,
Cảnh này ác quả đã tan,
Sanh làm NGẠ QUỈ nhẹ nhàng đôi phân.

Giống ngạ quỉ toàn thân ghê tởm,
Đói khát khao, hôm sớm nhe nanh,
Ăn ròng máu mủ hôi tanh,
Hết kiếp ngạ quỉ tái sanh lên đời.

Loài súc vật trên bờ dưới nước,
Lớn nhỏ, vì từ trước dễ duôi,
Đành cam số phận hẩm hiu,
Làm những vật thực để nuôi mạng người.

Bắt giết hại mấy mươi chẳng tiếc,
Tàn sát cho đáng nghiệp hồi xưa,
Hành hình thảm khốc mới vừa,
Đó là QUẢ BÁO có chừa chi ai.

Cũng có kẻ đầu thai THẦN QUỈ
A TU LA, NGẠ QUỈ khác chi,
Cũng đều đói khát nhiều khi ,
Chịu chẳng biết mấy TĂNG KỲ [5] kiếp lâu.

Kiếp quá khứ rất giàu tội khổ,
Tội khổ này chẳng bỏ sót ai,
Chúng sanh khắp hết bốn loài,
Thấp hóa không hạn, Noản thai chẳng trừ.

Nhân ác đã gieo từ vô thỉ,
Quả xấu xa trực chỉ theo mình,
Làm cho tất cả chúng sanh,
Mỗi kiếp phải chịu khổ hình như trên.

Cõi giả tạm dường tên thắm thoát,
Kiếp này qua, kiếp khác đến thay,
Rồi trong những kiếp vị lai,
Cũng là khổ não, nạn tai dẫy đầy.

Sự khổ não bao vây liền sát,
Khiến chúng sanh lầm lạc thêm hoài,
Vì chưa thoát khổ trần ai,
Nên những nghiệp dữ không ngày nào xa.

Đây ta thử xét qua hiện tại,
Chẳng khổ nào sánh lại khổ ăn,
Vì chưng đói khát, khó khăn,
Muốn cho no đủ, nên hằng phải lo.

Nghèo sạch đất, giàu to cũng thế,
Nhọc ưu tư, nào kể ngày đêm,
Có rồi lại muốn có thêm,
Bằng người chưa có cũng tìm cho ra.

Nếu biếng nhác ở nhà thong thả,
Ăn không lo, lỡ cả núi sông,
Mối ăn nặng cánh bên lòng,
Mãn nuôi mạng sống, dày công liệu lường.

Già chí trẻ vẫn thường làm lụng,
Làm kiếm ăn phải dụng tấm thân,
Xác thịt lẫn với tinh thần,
Khó khăn cũng chịu, nhọc nhằn cũng cam.

Bịnh đói khát hằng làm vất vả,
Thuốc dầu hay, chẳng đã tật này,
Không được ăn uống, ốm gầy,
Càng lâu ắt phải bỏ thây cõi trần.

Ăn hay gấp mấy lần diệu dược,
Có ăn rồi, bịnh được giảm thuyên,
Chúng sanh dầu biếng cũng siêng,
Không sao tránh khỏi phải quyền sanh nhai.

Có kẻ ráng cấy cày, đào, cuốc,
Luống chuyên cần, rẫy bái ruộng nương,
Kẻ thì làm mướn, bán buôn,
Biết bao khổ cực, luôn luôn một đời.

Người giàu có, thảnh thơi đôi chút,
Bởi từ xưa quả phúc vo tròn,
Cõi trần, hái trái ngọt ngon,
Khỏe thân, nhưng cũng vẩn còn khổ tâm.

Những khổ não đã lần lượt giải,
Vắn tắt đây, đại khái tám điều,
Chúng ta lấy đó làm nêu,
Gái trai cũng phải chịu nhiều khổ lao.

Biết rõ khổ, ta mau thức tỉnh
Ráng tu hành, Giới Định làm căn,
Mong cầu giải thoát trói trăn,
Trần khổ xa tách nhẹ thăng Niết Bàn.


Chú thích:

[1] Xem trong Luật Xuất Gia, quyển nhất, chỗ "hành dâm" (điều học Bất Cộng Trụ thứ nhất).
[2] Nếu 1 người thì đọc ahaṃ, thế cho mayaṃ.
[3] Nếu 1 người thì đọc niyyādemi, thế cho niyyādema.
[4] Nghĩa là tất cả vạn vật đều không ở dưới quyền lực của ta.
[5] Nói cho đủ là A Tăng Kỳ, nghĩa là vô số.

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | Mục lục


Chân thành cám ơn đạo hữu Huyền Thanh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 04-2006)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 27-04-2006