Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

THERAVĀDA
Phật giáo Nguyên Thủy

CHÚ GIẢI NGƯỜI VÀ CÕI

PARAMATTHAJOTIKA
MAHĀ ABHIDHAMMAMATTHA
SAṆGAHAṬĪKĀ
Chương IV & V

Dịch giả:
BHIKKHU KUSALAPUÑÑO
Tỳ khưu Thiện Phúc

PL. 2543 - DL. 1990

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Chương V: Quyển II

TRÌNH BÀY LIÊN QUAN ĐẾN SÁU CÕI TRỜI
THEO AṬṬHAKATHĀ VÀ ṬĪKĀ

Định nghĩa từ Deva:

Pañcahi kāmeguṇehi dibbanti kiḷantīti = Deva.

Người vui chơi với 5 dục Trưởng dưỡng, Gọi là Deva.

Deva có 3 loại là:

1- Sammutideva (chế định Chư Thiên): là Đức vua, Hoàng hậu, Thái tử, công chúa.
2- Uppattideva: là tất cả Chư Thiên và Phạm Thiên.
3- Visuddhideva (tịnh Chư Thiên): là các bậc A-La-Hán.

Trong định nghĩa này, chỉ đế cập đến Uppattideva là người ở trong 6 cõi trời mà thôi.

I- CÕI TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG

1- Định nghĩa: Cattāro mahārājāno = Cātumahārājaṃ .

Bốn vị trời chúa tể, Gọi là Tứ Đại Thiên Vương. Bốn vị Thiên vương ấy là:

1- Đức Dhataraṭṭha (Trì Quốc Thiên Vương) ở hướng Đông núi Tu Di, là người cai quản Càn Thát Bà (Gandhabba).
2- Đức Viruḷhaka (Tăng Trưởng Thiên Vương), ở hướng Nam Núi Tu Di, là người cai quản nhóm Kumbhaṇḍa (Chư Thiên bụng to).
3- Đức Virūpakkha (Quãng Mục Thiên Vương), ở hướng Tây núi Sinera, là ngườicai quản loài Rồng (Nāga).
4- Đức Kuvera hay Đức Vessuvaṇṇa (Đa Văn Thiên Vương), ở hướng Bắc núi Tu Di, là người cai quản nhóm Dạ xoa (Yakkha).

Như trong Mahāvagga suttanta và Paramatthadīpanī mahāṭīkā có nêu rằng:

Purimaṃdisaṃ dhataraṭṭho
Dakkhinena viruḷhako
Pacchimema virūpakkho
Kuvero uttaraṃ disaṃ
Cattāro te mahārājā
Samantā caturo disā. (Mahāvagga suttanta)

Nghĩa là: Đức Dhataraṭṭha ở hướng Đông núi Tu Di.

Đức Viruḷhaka ở hướng Nam núi Tu Di.

Đức Vīrūpakkha ở hướng Tây núi Tu Di.

Đức Kuvera ở hướng Bắc núi Tu Di.

Trú xứ của 4 vị Trời này ở khoảng giữa núi Tu Di, ngang bằng với đỉnh núi Yugandhara.

Bốn vị Thiên vương ấy ngự ở bốn hướng của núi Sineru.

Tattha dhataraṭṭho gandhabbānaṃ rājā hoti Viruḷhako kumbhaṇḍānaṃ Virūpakkho nāgānaṃ kuvero yakkhānaṃ . (Paramatthadīpanī mahāṭīkā)

Nghĩa là: Ở đây, Đức Dhataraṭṭha là chúa tất cả Gandhabba. Đức Viruḷhaka là chúa tất cả Kuṃbhaṇḍa. Đức Vīrūpakkha là chúa tất cả loài Rồng. Đức Kuvera là chúa tất cả loài Dạ xoa. Bốn vị Thiên vương này cũng là bậc hộ trì nhân giới cho nên được Gọi là CatulokApāla - Tứ hô thế. Như trong Aṭṭhakathā có ghi rằng:

1- Lokaṃ Pālentīti = Lokapālà cattāro mahārājāno.

Chư Thiên hộ trì nhân giới, nên Gọi là Chư Thiên hộ thế, chính là Tứ Đại Thiên Vương.

Đối với bậc trí có sự hiểu biết về thế gian, gọi bốn vị hộ thế này là Inda, Yama, Varuna, Kuvera. Như trong Netti aṭṭhakathā có nêu rằng:

Lokiyā pana indayamavarunakuvera lokapālāti vadanti.

Đối với người hiểu biết trong thế gian, gọi 4 vị Chư Thiên hộ thế này là Inda, Yama, Varuna và Kuvera.

2- Catūsa Mahārājesu bhatti ettesanti = Catumahārājikā.

Tất cả Chư Thiên nơi được Gọi là Cātumahārājika, vì có nhiệm vụ phục vụ cho Tứ Đại Thiên Vương.

Giải rằng: Tất cả Chư Thiên trong cõi Tứ Thiên Vương này, đều là tùy tùng, dưới quyền lực của Tứ Đại Thiên Vương, do đó các vị Thiên nhân này mới Gọi là Cātumahārājika.

Một định nghĩa nữa là: Cātumahārājebhavāti = Cātumahārājikā.

Tất cả Chư Thiên nơi gọi là Cātumahārājika, vì rằng sanh lên tại chỗ trú của Tứ Thiên Vương cai quản.

Giải rằng: chỗ Tứ Thiên Vương cai quản nằm khoảng giữa núi Sineru ngang đỉnh Yugandhara trở xuống Đại châu, nơi trú của nhân loại. Và phạm vi mà cao bằng núi Yugandhara ấy, lan rộng cho đến Cakkavāḷa và núi Sattapabba, cùng khắp cả Đại dương. Phạm vi mà Tứ Đại Thiên Vương cai quản đó, Gọi là cõi Tứ Đại Thiên Vương. Như có định nghĩa rằng:

Cātumahārājikānaṃ nivāsāti = Cātumahārājikā.

Trú xứ của Tứ Đại Thiên Vương cùng với tùy tùng, Gọi là cõi Tứ Đại Thiên Vương (Cātumahārājikabhūmi).

Chư Thiên tùy tùng của Tứ Đại Thiên Vương là:

1- Pabbataṭṭhadevatā: Chư Thiên ngự ở núi.
2- Ākāsaṭṭhadevatā: Chư Thiên ngự trên hư không.
3- Khiḍḍāpadosikadevatā: Chư Thiên ở nơi say mê dục lạc, quên dùng vật thực rồi chết.
4- Manopadosikadevatā: Chư Thiên chỗ chết do sự sân hận.
5- Sītavalāhakadevatā: Chư Thiên làm mưa.
6- Uṇhavakāhakadevatā: Chư Thiên làm trời nóng.
7- Candimadevaputtadevatā: Chư Thiên trú trong mặt trăng.
8- Suriyadevaputtadevatā: Chư Thiên trú trong mặt trời.

Như trong Sammohavinodāni aṭṭhakathā có ghi rằng:

Cātumahārājikā nāma sinerupabbatassa vemajjhe honti pabbataṭṭhāpi ākāsaṭṭhāpi tesaṃ paramparā cakkavāḷapabbataṃ pattā khiḍḍāpadosikā manopadosikā sītavalāhaka uṇhavalāhakā candīmadevaputto suriyadevaputtoti ete sabbepi cātumahārājika devalokaṭṭhakā eva.

Nghĩa là: Trú xứ của Tứ Đại Thiên Vương ấy, nằm giữa khoảng núi Tu Di, từ khoảng giữa núi Tu Di trở xuống cõi người ấy, có hai hạng Chư Thiên là: Chư Thiên trên núi và Chư Thiên ở hư không, trú xứ các vị Chư Thiên này nối tiếp nhau cho đến núi Cakkavāḷa. Chư Thiên tầng Tứ Đại Thiên Vương này có nhiều hạng:

Khiḍḍāpadosikadevatā, Manopadosikadevatā, Sītavalāhakadevatā, Uṇhavakāhakadevatā, candimadevaputtā, suriyadevaputta.

Các vị Chư Thiên này được xếp vào nhóm Cātimahārājikābhūmi.

Ba hạng Chư Thiên ở cõi Tứ Đại Thiên Vương là:

1- Bhummaṭṭhadevatā: Chư Thiên ở địa cầu.
2- Rukkhaṭṭhadevatā: Chư Thiên ở trên cây.
3- Ākāsataṭṭhadevatā: Chư Thiên ngự nơi hư không.

Bhummaṭṭhadevata là Chư Thiên nương ngụ theo các nơi khác nhau như núi, sông, Đại dương, dưới đất, nhà, tháp, đền, miếu, ngọ môn...

Còn Tứ Đại Thiên Vương và một số Chư Thiên ở quanh khoảng giữa núi Sineru, có Thiên cung riêng. Chư Thiên địa cầu mà không có Thiên cung riêng, nếu vị ấy nương ngụ ở chùa, nhà, núi... cũng chấp rằng nơi ấy là cung điện của mình.

Rukkhaṭṭhadevatā có hai hạng là:

- Hạng có Thiên cung ở trên cây.
- Hạng ở trên cây, nhưng không có Thiên cung.

Như trong Sāratthadīpanīṭīkā có nêu rằng:

Rukkhadippavimāneti ca sākhaṭṭhakavimānaṃ. Sandhāya vuttaṃ rukkhassa upari nibbataṃ hi vimānarukkhapaṭipandhitā rukkhavimānanti vuccati sākhaṭṭhakavimānaṃ pana sabbasākhasannissitaṃ hutvā titthati.

Nghĩa là: Gọi là Mộc Thiên cung nghĩa là cung điện hiện khởi trên ngọn cây ấy, gọi là Rukkhavimāna, vì được gắn liền với cây còn sākhaṭṭhavimāna ấy là chỗ cung điện nương an lập trên các cành cây.

Ākāsaṭṭhadevatā: hạng Chư Thiên này có Thiên cung riêng của mình như mặt trời, mặt trăng và tất cả những vì sao mà chúng ta thấy, chính là Thiên cung của các Ākāsaṭṭhadevata. Cả trong lẫn ngoài Thiên cung ấy đều có liên hệ với bảy loại báu, phát sanh lên do mãnh lực của hạnh nghiệp. Bảy loại báu là: ngọc bích, ngọc trai, san hô, ngọc manī, ngọc lưu ly, bạc và vàng. Tùy theo Thiên hạnh của vị ấy, Thiên cung liên hệ với hai báu, hoặc ba báu, hoặc bốn, năm, sáu hay cả bảy báu. Các Thiên cung này thường vần quanh núi Sineru.

Chư Thiên cõi Tứ Đại Thiên Vương mà là Rukkhaṭṭhadevatā có thể được xếp vào bhummaṭṭhadevatā. Như trong Dhammapāda aṭṭhakathā, Buddhavaṃsa aṭṭhakathā và Sagāthāvaggasamyutta aṭṭhakathā và Tīkā có ghi rằng:

1- Bhūmitale rukkhagacchapabbatādīsu bhummaṭṭhādevatā. (Dhammapāda aṭṭhakathā)
2- Bhūmāti bhūmaṭṭhapāsāṇapabbatāvana rukkhādisu thitā. (Buddhavaṃsa aṭṭhakathā)
3- Bhūmāti bhūmavāsino. (Sagāathāvaggasamyutta aṭṭhakathā)
4- Bhūmavāsinoti bhūmipatiladdhavuttino etena rukkhapabbatanivāsinopi gahitā honti. (Sagāthāvaggasamyutta ṭīkā)

Chư Thiên Tứ Đại Thiên Vương có tâm hung dữ, có 4 loại là:

1- Yakkho, yakkhinī: Dạ xoa nam, Dạ xoa nữ.
2- Gandhabbo, gandhabbī: Nam Càn Thát Bà, nữ Càn Thát Bà.
3- Kumbhaṇḍo, kumbhaṇḍī: Nam cưu bàn trà, nữ cưu bàn trà.
4- Nāgo, nāgī là Long vương nam và Long vương nữ.

1- Dạ xoa: Có hai loại là Chư Thiên Dạ xoa và bàng sanh Dạ xoa. Chư Thiên Dạ xoa là hạng có thân hình xinh đẹp và có hào quang, là loại chúng sanh không phải người. Bàng sanh Dạ xoa là loại Dạ xoa có thân hình thô xấu, khả ố không có hào quang.

Chư Thiên Dạ xoa đôi lúc cũng có tâm bức hại chúng sanh, khi có tâm vui thích trong sự não hại chúng sanh khi nào, khi ấy liền hóa thành Quỉ sứ đi xuống hành tội chúng sanh địa ngục theo sở thích của mình, hoặc khi khởi tâm muốn ăn thịt chúng sanh địa ngục, liền hóa thành kên kên Dạ xoa, quạ Dạ xoa, chó Dạ xoa đến bắt chúng sanh địa ngục ăn thịt.

Chư Thiên Dạ doa ở dưới quyền cai quản của Đức Kuvera hay Vessuvaṇṇa (Đa Văn Thiên Vương).

2- Càn thát bà: Là Chư Thiên sanh ra ở trong cây có mùi hương và nương ngụ tại nơi ấy, chí đến cây ấy bị hư mục hay bị người đến mang về làm nhà, làm tàu... cũng mặc, Càn Thát Bà ấy vẫn không chịu rời bỏ trú sứ ấy, vẫn nương mãi cây ấy. Vì thế, nhà nào hay ghe thuyền nào có Gandhabba nương ngụ, thường có sự quấy phá hoặc hiện hình ra cho người sống thấy mang đến sự tai hại cho những người sống nơi ấy, như gây bệnh, gây tổn hại tài sản của những người ấy... như có định nghĩa rằng:

Patisandhivasena gandharukkhesu appenti upagacchatīti gandhabbā: Chư Thiên được Gọi là Gandhabba, do sinh ra và ngụ tại cây có mùi thơm.

Có 10 hạng Gandhabba sanh ra từ cây có mùi hương là:

1- Mūlagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong rễ cây.
2- Kandagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong gốc cây.
3- Sāragandhabba: Càn Thát Bà sanh trong lõi cây.
4- Pheggugandhabba: Càn Thát Bà sanh trong giác cây.
5- Tacagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong vỏ cây.
6- Papatikagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong vỏ ngoài .
7- Saragandhabba: Càn Thát Bà sanh trong nước thơm.
8- Dannagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong lá cây.
9- Pupphagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong hoa, bông.
10- Phalagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong quả, trái cây.

Cả 10 hạng Chư Thiên Càn Thát Bà này gọi là Katthayakkha.

Sự khác biệt giữa chỗ nương ngụ của Gandhabba và Rukkhattha:

Chư Thiên Rukkhattha có sự nương ngụ nơi cây giống như Chư Thiên Gandhabba, nhưng khác nhau trong việc nương tức là:

Chư Thiên Rukkhattha tuy nương ngụ nơi cây, nhưng nếu cây ấy bị gió thổi ngã, hay bị đốn đi, thì Rukkhattha Chư Thiên sẽ dời đi nơi khác, còn Chư Thiên Gandhabba thì sẽ không bỏ trú xứ như đã trình bày.

Hạng Gandhabba sanh lên trong thân nhân loại

Cá hạng nữ Càn Thát Bà, thường tạo nghiệp bất thiện trong quá khứ, nên tái sanh trong thân người nữ. Hạng nữ Gandhabba này, trong kinh Phệ Đà Gọi là Yoginī. Người nữ là nơi ngụ của Gandhabba ấy, cũng được Gọi là Yoginī, mà người đời Gọi là ma nhập (hay đồng cốt).

- Nhóm bị Gandhabba đến nương nhập khi còn trong thai mẹ.

- Nhóm bị Gandhabba đến nương nhập khi phát sanh sự bất bình với người nào đó, khi có dịp thích hợp sẽ nhập vào. Người nữ bị nhập vào đã lớn, trưởng thành rồi, người này có thể khiến Gandhabba đang nương nơi thân mình, đi hảm hại người thù của mình khi có cơ hội thuận lợi.

Người nữ bị Gandhabba nhập vào lúc bình thường thì khác, nhưng nếu nhập vào lúc ngày trăng rằm, do mãnh lực Gandhabba nhập trong thân, nữ nhân ấy nữa đêm đi tìm vật thực, trong lúc đi tìm vật thực, cũng có ánh sáng phát ra từ thân, do thần lực của Gandhabba. Vì thế, hạng này có tên là Junhā. Nghĩa là: Chư Thiên có ánh sáng. Như có câu định nghĩa rằng:

Jusanti dibbantīti = Junhā.

Gandhabba được Gọi là Junhā, vì khiến phát ra ánh sáng.

Từ Yoginī, Junhā, ma nhập. Cả ba từ này đều có nghĩa giống nhau, tất cả Càn Thát Bà nói trên đều ở dưới quyền cai quản của Đức Dhataraṭṭha (Trì Quốc Thiện Vương).

3- Kumbhaṇḍadevatā:

Đây là hạng Chư Thiên có bụng to, mắt đỏ lộ to. Chư Thiên Kumbhaṇḍa có hai trú xứ là cõi người và cõi địa ngục.

Kumbhaṇḍadevatā ở cõi người có nhiệm vụ bảo vệ rừng, núi, cây cối, ao hồ, sông, tháp Phật, ngọc báu, cây thuốc quṅ, cây có mùi hương như núi Vepulla có ngọc Māṇi, cây xoài chỗ có tên Abhantara.

Nơi được Kumbhaṇḍa bảo vệ, nếu có ai xâm nhập vào khu vực được Tứ Thiên Vương cho phép, thì Kumbhaṇḍa được quyền bắt lấy ăn thịt mà vô tội. Như có định nghĩa rằng:

Ratanādīni sakkhitvā asantī bhakkhantīti = Rakkhasā.

Chư Thiên bảo hộ các báu vật như ngọc Māṇi ... nếu có ai đến lấy thường bắt lấy người ăn thịt, Gọi là ác quỉ.

Hạng Kumbhaṇḍa ở địa ngục, chính là quỉ sứ cai ngục (NirayApāla), ác quỉ quạ, ác quỉ chó, ác quỉ kên kên, có nhiệm vụ hành tội chúng sanh địa ngục và bắt chúng ăn thịt.

Lại nữa, các Dạ xoa cai ngục, Dạ xoa quạ, Dạ xoa chó, Dạ xoa kên kên, các Dạ xoa này là hạng Chư Thiên Dạ xoa.

Chư Thiên Kumbhaṇḍa ở dưới sự cai quản của Đức Viruḷhaka (Tăng Trưởng Thiên Vương).

4- Nāgadevatā:

Có hai loại sanh chủng là: Sanh chủng Vasunadhara và sanh chủng Bhummadeva.

Chư Thiên này cũng có hai trú xứ là: Ở dưới đất và ở dưới núi. Nāgadevatā nương hai trú xứ này, có tên là Pathavīdevatā.

Các Nāgadevatā này, đôi lúc cũng có sự hân hoan, vui thích với các trò chơi, và trong lúc Nāgadevatā đang đùa giỡn, có khi làm rung chuyễn địa cầu. Nhưng không phải quả địa cầu rung động là đều do sự chơi giỡn của Long vương, vì có nhiều nguyên nhân khiến quả địa cầu rung chuyễn.

Nāgadevatā này có khoa liên hệ với các kệ chú thuật của Phệ Đà. Trong kinh Brahmajāla có nêu tên các bài chú thuật Phệ Đà này là Vatthuvijā hoặc Bhūmivijā. Các Nāgadevatā này khi du hành trong cõi người, có khi đi nguyên hình Rồng, có khi hóa thân thành người, thành chó, thành cọp, thành sư tử.

Hạng Nāgadevatā cũng có loại thích hành hạ tội nhân như nhóm Yakkhadevatā và Kumbhaṇḍadevatā, khi đi xuống địa ngục để hành tội chúng sanh địa ngục, Nāgadevatā cũng hiện thành kên kên, quạ, chó rồi bắt chúng ăn thịt.

Nāgadevatā ở dưới sự cai quản của Đức Virūpakkha (Quãng Mục Thiên Vương).

Chư Thiên Tứ Đại Thiên Vương có tâm hung dữ, có bốn hạng như đã trình bày. Hạng này, chẳng phải chỉ não hại chúng sanh khác, chí đến đồng loại cũng có sự bức hại lẫn nhau, vì thế Tứ Thiên Vương mới sắp xếp người cầm đầu, để ngăn chặn không cho não hại chúng sanh khác và tranh cãi lẫn nhau.

Đôi khi trong cõi người, có sự chết do bệnh dịch quá nhiều nếu người sắp đặt tế lễ cúng dường đến Tứ Thiên Vương, thì nơi có tai họa ấy cũng từ từ giảm xuống, như trong Petavatthu có ghi rằng:

Cattāro ca mahārāje
Lokapālī yassasine.
Kuveraraṃ dhataraṭṭañca
Vīrūpakkaṃ viruḷhakaṃ .
Te ceva pūjitā honti
Dāyakā ca anipphalā.

Nghĩa là: Tứ Đại Thiên Vương là Đức Kuvera, Dhataraṭṭha, Vīrūpakkha, Viruḷhaka này có danh tiếng và tùy tùng nhiều, là người hộ trì nhân loại, người nào cúng dường người ấy sẽ được quả an lạc.

Tóm lại, Chư Thiêntrong cõi Tứ Thiên Vương có nhiều loại, có nhóm có thân hình xinh đẹp, có nhóm thì thân hình thô xấu,có nhóm có Đức tin với Phật-giáo, có nhóm thì không, có nhóm thích bức hại chúng sanh khác,có nhóm lại hộ trì người, hộ trì Phật- giáo, hộ trì thế gian, gìn giữ các chỗ, gìn giữ báu vật...

Việc trình bày diễn tiến của Chư Thiên cõi Tứ Thiên Vương này có nêu trong Abhidhamma aṭṭhakathā và ṭīkā, Dīghānikāya aṭṭhakatīhā, Jātaka aṭṭhakatīhā, Vedapakaraṇa.

Dứt phần trình bày Chư Thiên cõi Tứ Thiên Vương.

-ooOoo-

II- CÕI ĐAO LỢI

Định nghĩa: Tettiṃ sajanā nibbattanti etthāti = Tetiṃsā: Sanh vào cõi của chúng 33 do đó được gọi là Tettiṃsa.

Tettiṃsa eva niruttinayena = Tāvatiṃsā:

Do phần từ ngữ nêu Tettimsa, được gọi là Tāvatiṃsa.

Giải về hai định nghĩa trên, cõi trời thứ hai, nơi gọi là Tettiṃsa ấy, có nghĩa là: Chỗ sanh lên của 33 người.

Nguyên nhân khiến phát sanh lên cõi trời ấy là Tāvatiṃsa, có câu chuyện được tóm lược như sau:

Thuở quá khứ có 1 khu làng tên là Macalagāma, trong làng này có nhóm người, tên là Garasahapuññakārī: Nhóm cùng tạo phước, nhóm này gồm 33 thanh niên, có thanh niên Māgha là trưởng nhóm. Ba mươi ba người này cùng nhau tạo con đường tốt đẹp trong khuôn viên làng ấy, và khi con đường bị hư hoại, họ cùng nhau sửa, đắp lại cho tốt đẹp, mang lại sự thoải mái, an lạc cho những người qua lại, cất một ngôi nhà, chứa đầy nước trong lu để người đi đường có nơi trú, có nước để giải khác, tắm rửa ... cất một Sālā tại ngã tư đường lớn cho những người lở đường trú ngụ qua đêm. Về sau, cả 33 chàng lại kiến tạo một phước xá bố thí vật thực đến những người hành khất, kẻ nghèo khó... khi mệnh chung, cả 33 người đều thọ sanh lên tầng trời thứ hai, thanh niên Māgha ấy trở thành Đức Đế Thích, 32 cháng trai trở thành 32 vị Thiên chủ có Đại uy lực, tên là Pajāpati, Varuna, Esāna... Do nhân đó, cõi trời này mới có tên là Tettiṃsa.

Sở dĩ Gọi là Tāvatiṃsa, do chuyễn thể từ ngữ Tettiṃsa theo văn phạm Pāli như sau:

TE đổi thành TĀVA, xóa T; giữ nguyên Tiṃsa. Gom lại thành ra Tāvatiṃsa.

Hoặc là đổi E thành Ā, T giữ nguyên, T thứ hai đổi thành VA, Tiṃsa giữ nguyên. Gom lại là Tāvatiṃsa.

Hỏi rằng: Trong Cakkavāḷa khác, ngoài Cakkavāḷa mà ta đang ngụ đây, có cõi trời thứ hai như thế, vậy cõi trời thứ hai trong Cakkavāḷa đó cũng có tên là Tāvatiṃsa như thế sao?

Giải rằng: Cõi trời thứ hai trong Cakkavāḷa khác cũng có tên là Tāvatiṃsa, nhưng là Janitaruḷhīsaññā, nghĩa là mượn tên cõi trời thứ hai trong Cakkavāḷa của chúng ta mà đặt tên.

Định nghĩa và lời giải khác trong từ Tāvatiṃsa:

Tāvapatīhanaṃ tinsati Pātubhavatīti = Tāvatiṃsa.

Địa Đại nào hiện ra trước các Địa đại khác, do vậy, địa Đại ấy có tên Gọi là Tāvatiṃsa.

Giải rằng: Khi thế gian này bị hoại diệt, sau đó lại bắt đầu hình thành một thế gian mới với cơn mưa lớn rơi xuống. Mưa ấy tràn ngập khắp thế gian nơi đã bị hoại diệt, ban đầu nước mưa ấy tinh khiết, sau đó một thời gian dài, nước mưa từ từ phát sanh cặn bụi, dần dần trở thành đất, rồi nước ấy từ từ rút xuống cạn khô, cho đến khi mặt đất đầu tiên hiện ra, chính là đỉnh núi Sineru, và cũng là trú xứ xủa Chư Thiên tầng thứ hai. Do đó, phần đất này Gọi là Tāvatiṃsa, nghĩa là phần đất hiện khởi đầu tiên.

Từ đỉnh Sineru, là cõi Đạo-lợi này, đo thẳng xuống đến tầng Tứ Thiên vương thì được là 42000 do tuần, từ tầng Tứ Thiên Vương xuống đến cõi nhân loại cũng là 42000 do tuần. Tổng cộng chiều cao từ đỉnh núi xuống đến nhân giới là 84000 do tuần.

Khoảng cách từ Đạo-lợi đến cung Dạ Ma Thiên, từ Dạ Ma Thiên đến Đẩu Suất Thiên, từ Đẩu Suất Thiên đến Hóa Lạc Thiên, từ Hóa Lạc Thiên đến Tha Hóa Tự Tại Thiên. Cả 5 tầng này có khoảng cách như nhau là 42000 do tuần.

Trên đỉnh núi Sineru có hình tròn, rộng 84000 do tuần bằng với chiều cao núi, chính giữa đỉnh núi là kinh thành Sudassana (Thiện-kiến), rộng 10.000 do tuần, bốn phía được bao bọc bởi tường thành, mỗi hướng có 250 cửa thành. Tổng cộng có 1000 cửa thành.

Phần đất trên đỉnh núi Tu Di sơn thành tựu với bảy loại ngọc báu, còn bốn mặt của núi Tu Di, hướng Đông là bạc, hướng Bắc là vàng, tây là ngọc pha lê, hướng Nam là ngọc bích. Cho nên Chư Thiên ở tầng này chân không hề chạm đất.

Màu nước trong Đại dương của 4 Đại châu, màu mây bầu trời, màu là cây của Đại châu đó sẽ có màu nương từ ánh sáng nơi triền núi Tu Di, tức là do ánh sáng của vật báu nơi hướng núi Tu Di ấy, khiến ảnh hưởng màu đến Đại châu đó. Nam Thiện Bộ châu nằm theo hướng Nam của núi Tu Di, triền núi là ngọc bích, nên màu nước Đại dương, màu lá cây, bầu trời, do ảnh hưởng ánh sáng ngọc bích này chiếu rọi xuống nên hiện thành màu xanh.

Bắc Câu Lưu châu thì nước trong Đại dương, màu lá cây, màu bầu trời có màu vàng, vì triền núi hướng Bắc của Sineru bằng vàng.

Đông Thắng Thần châu, màu nước Đại dương, màu bầu trời, màu lá cây là trắng, vì triền núi hướng Đông Tu Di sơn bằng bạc.

Tây Ngưu Hóa châu, màu nước Đại dương, màu bầu trời, màu lá cây có màu ngọc pha lê, vì triền núi hướng Tây Sineru là ngọc pha lê.

Chư Thiên Đạo-lợi có hai hạng là: Bhummaṭṭhadevatā và Ākāsaṭṭhadevatā.

- Bhummaṭṭhadevatā là Đức Đế Thích, 32 vị Đại Thiên chủ cùng Thiên chúng tùy tùng trên đỉnh Sineru.

Năm hạng Deva asura ở dưới núi Tu Di cũng được xếp vào Bhummaṭṭhadevatā.

- Ākāsaṭṭhadevatā là Chư Thiên ở trong Thiên cung trôi giữa hư không, kể từ đỉnh núi Tu Di suốt đến ranh giới Cakkavāḷa, có một số Thiên cung còn trống Chưa có vị Thiên tử nào ngự.

Ở giữa kinh thành Sudassana có cung điện Vejayanta (chiến thắng điện), là trú xứ của Đức Đế thích. Hướng Đông thành phố là vườn hoa Nanda, rộng 100 do tuần, trong vườn có hai hồ nước là Mahānandā và Cūḷanandā. Quanh khuôn viên và ranh bờ hồ được lót đá, đá lót quanh khuôn viên và bờ hồ nào, đá ấy được gọi tên theo tên hồ ấy.

Hướng Tây thành phố Sudassana có vườn Cittalatā rộng 500 do tuần, có hai hồ nước là Vicittā và Cūḷacittā.

Hướng Nam có khu vườn tên là Phārusaka rộng 700 do tuần, có hai hồ nước là Bhaddhā và Subhaddā.

Cả bốn khu vườn này là nơi vui chơi khả ý của tất cả Chư Thiên trong tầng Đạo-lợi này.

Cạnh phía trên hướng Đông thành phố Sudassana, có hai khu vườn là Puṇḍarika không rộng lắm, khu vườn kia là Mahāvana rộng 700 do tuần. Vườn Puṇḍarika có cây Pāricchattaka (hoa tán lọng) với tān cây rộng 50 do tuần. Khi đến mùa trổ hoa, hương thơm tỏa ra đến 100 do tuần. Dưới cây Pāricchattaka là bảo tọa Paṇḍu kambala, bảo tọa này dài 60 do tuần, rộng 50 do tuần, cao 15 do tuần, có màu đỏ giống như hoa hồng (Japā), có trạng thái co giản, tức là xọp xuống khi Đức Đế Thích ngự lên, là phồng lên khi Đức Đế Thích đứng dậy. Cạnh gần đó là giảng đường Sudhammā, là nơi Chư Thiên tụ hội nghe giảng Pháp. Có một Bảo tháp tên là Cūḷamaṇi cao 100 do tuần, trong tháp có tôn trí thờ chiếc răng nhọn bên phải của Đức Thế Tôn, và tóc mà Ngài cắt bỏ lúc xuất gia.

Lại nữa, vườn Mahāvana là nơi ngự hoan hỷ, khả ý của vua trời Sakka, ở đây có hồ nước rộng 1 do tuần, tên là Sunandā và có đến 100 Thiên cung.

Khả Ái Trong Cõi Tam thập tam Thiên

Chư Thiên nào sanh vào cõi Tam thập tam, là người được hưởng quả an lạc do tạo được trong đời quá khứ, vì thế các cảnh trong cõi Tam thập tam này đều là các cảnh khả ái, nam Chư Thiên thì có sắc thân trong lứa tuổi 20 cho đến trọn kiếp sống ấy, còn Thiên nữ thì có sắc tướng như lứa tuổi 16.

Sự già, tóc bạc, răng long, mắt mờ, tai lãng, da nhăn, bệnh hoạn. Những thứ này không hề có cho Chư Thiên ấy, chỉ có sự xinh đẹp như trai tơ, gái lứa mà thôi.

Sự bệnh hoạn, đau đớn về thân cũng không có. Sự thọ hưởng vật thực, đều là thượng vị tịnh thực. Do vậy, sự đại tiện, tiểu tiện cũng không có nơi cõi này. Thiên nữ không có kinh nguyệt, không có thai bào. Riêng địa cự Thiên (ở địa cầu hay cõi Tứ Thiên Vương) có một số vị thì giống như người, tức là giống như nữ nhân loại, cũng có kinh nguyệt, thai nghén.

Thông thường thì Thiên nam hay Thiên nữ trong Thiên giới, con trai hay gái được sanh ra như nhân loại thì không có. Gọi là con của vị Thiên tử ấy, do sanh từ nơi bắp vế của vị ấy. Thiên nữ nào tái sanh làm vợ vị Thiên tử nào đó, sẽ sanh lên nơi ngủ, Gọi là túc hạnh thê. Chư Thiên phục vụ cho việc trang điểm thì sanh lên trong phòng ngủ, nếu là người phục vụ thì sanh trong Thiên cung. Như trong Sakkapañhasuttanta aṭṭhakathā và Mūlapaṇṇāsa aṭṭhakathā có ghi rằng:

Devānaṃ dhīnaṃ ca puttā ca aṅke nibbattanti Pādaparicārikā itthiyo sayane nibbattanti tāsaṃ maṇḍanapasādhanakārikā devatā sayanaṃ parivāretvā nibbattanti veyyāvaccakarā antovimāne nibbattanti.

Khi vị Thiên tử sanh lên trong bất luận Thiên cung của vị Thiên chủ nào, thì Thiên nam, Thiên nữ ấy xem như tùy tùng của Thiên cung chủ ấy, những Thiên cung chủ khác không thể tranh giành được. Nếu vị tân Thiên tử sanh lên giữa ranh giới hai Thiên cung, thì các Thiên cung chủ sẽ khởi lên sự tranh luận để giành lấy vị tân Thiên tử ấy, làm sở hữu cho riêng mình. Nếu vấn đề không giải quyết được, hai (hay ba) Thiên cung chủ sẽ mang vị tân Thiên nhân mới sanh cùng nhau đi đến Đức Đế Thích, nhờ Ngài phân xử. Bây giờ, tân Thiên nhân ấy ở gần cung nào thì thuộc về vị Thiên chủ cung ấy. Nếu khoảng cách ranh giới đến Thiên cung bằng nhau, thì vị Thiên nhân mới sanh hướng về cung nào, sẽ thuộc về Thiên cung ấy. Nếu vị tân Thiên nhân không hướng về Thiên cung nào cả, mà ngó lên trời, Đức Kosiya sẽ phán quyết rằng: đó là của Ngài, để cắt đứt sự tranh chấp của các Chư Thiên.

Một số nam Chư Thiên có đến 500-700-1000 Thiên nữ xinh đẹp là vợ (túc hạnh thê).

Như thế, cho thấy rằng: có nhiều Thiên nhân cũng không có biệt cung, và trong Thiên giới cũng tương tự nhân giới, tức là cũng có sự tranh chấp lẫn nhau và cũng có người phán xử vụ tranh chấp ấy.

Chư Thiên nam, nữ trong cõi này cũng có sự đi tìm tình yêu lẫn nhau, giống như trong cõi người. Biết được từ vị Thiên tử Pañcasikha (ngũ kế đồng tử). Vị Thiên tử này đánh đàn rất hay, cây đàn có tên là Beluva, ca rất hay. Chàng thương yêu nàng Thiên nữ Suriyavacchasā, ái nữ của vị Đại tiên là Timbaru.

Một hôm, Thiên tử Pañcasikha đến tìm Thiên nữ Suriyavacchasā và vừa đánh đàn vừa hát có ý nghĩa như vầy:

Yaṃ me atthi kataṃ puññaṃ
Arahantesu tādisu
Taṃ me sabbaṅgakaḷyāṇī
Tayā saddhiṃ vi paccataṃ.

Nghĩa là: Những phước báu nào mà tôi tạo được chân chánh nơi bậc Ứng-cúng có Đại ân Đức. Xin cho những phước báu ấy thành tựu quả đến tôi cùng với nàng Thiên nữ kiều diễm Suriyavacchasā.

Nhưng Thiên nữ Suriyavacchasā ấy đã thương yêu Thiên tử Sikhanti, là con trai của Thiên tử Mātali. Và khi Thiên tử Pañcasikha giúp đở Thiên vương Sakka đến yết kiến Đức Thế Tôn, được Đức Thế Tôn đoạn nghị, Đức Kosiya đắc quả Dự-lưu, Ngài nghĩ rằng: "Thiên tử Pañcasikha là người tốt với ta, đã chân chánh tạo nhiều lợi ích đến ta". Ngài quyết định đưa nàng Suriyavacchasā đến cho Thiên tử Pañcasikha.

Một số Thiên nữ, mặc dù có Thiên cung riêng, nhưng bạn đời đã mất, khiến phát sanh sự chán nản trong cuộc đời của mình, không có sự hân hoan và tươi vui như những Thiên nữ có đôi bạn. Còn những Thiên nữ có đôi bạn, thường rủ nhau đi tìm khoái lạc trong bốn khu vườn cùng với tùy tùng của mình.

Lại nữa, tùy tùng, Thiên cung, các cảnh sắc mà là tài sản riêng của những Thiên nhân ấy, cũng có sự sai biệt, xinh đẹp, thù thắng, hơn kém nhau tùy theo phước báu đã tạo trữ. Vì thế, hào quang phát ra từ thân, từ trang phục, từ vật trang điểm luôn cả từ Thiên cung của các Thiên nhân ấy cũng khác nhau. Có vị hào quang chiếu được 12 do tuần, có vị hào quang sáng rực cả 100 do tuần do có nhiều phước báu. Như trong Suttanta mahāvagga aṭṭhakathā có nêu rằng:

Yā sā sabbadevatānaṃ vatthālaṅkāravimānasarīrānaṃ pabhādvà dasayojanāni pharati mahāpuññānaṃ pana sarīrabbabhā yojanasataṃ pharati".

Hỏi rằng: Trong sáu cõi trời này, Chư Thiên có nhìn thấy nhau chăng?

Đáp rằng: Chư Thiên tầng cao thấy được Chư Thiên tầng dưới, Chư Thiên tầng dưới không thấy được Chư Thiên tầng trên. Thông thường Chư Thiên tầng cao thì có thân sắc tế hơn Chư Thiên tầng dưới. Ngoại trừ khi Chư Thiên tầng trên hóa thân thành thô xấu lại thì Chư Thiên tầng thấp mới thấy được, và điều này được diễn tiến theo thứ tự mỗi tầng. Như trong Suttanta mahāvagga aṭṭhakathā có ghi rằng:

"Heṭṭhā heṭṭhā hi devatā uparùpariDevānaṃ oḷāsikaṃ katvā māpitameva attabhāvaṃ passituṃ sakkonti".

Giữa nhân loại và Chư Thiên cũng vậy, tức là: Nhân loại không thể thấy được Chư Thiên vì Chư Thiên có sắc thân vi tế, ngoại trừ vị Thiên nhân ấy hóa thân thành sắc thô thì nhân loại mới có thể thấy được.

Lại nữa, như đã nói ở đoạn trước rằng: Các cảnh sắc sai biệt trong cõi Tam thập tam này, đều là những cảnh khả ái, mà tất cả Thiên chúng nam hay nữ thọ hưởng đó, là những Thiên sản. Tức là chỉ thọ hưởng Thiên lạc, trang phục, trang sức đều là tịnh sắc, chí đến thân thể cũng là Thiên sắc, tức là không hề có vật uế trược, hôi thúi chảy ra từ chín cửa như người nhân loại. Như vậy, khi Chư Thiên ngữi mùi nhân loại, có cảm giác như thế nào?

Đáp rằng: Tất cả Chư Thiên Tam thập tam khi ngữi mùi hôi từ thân nhân loại, dù ở cách xa trăm do tuần trong thời nào, khi ấy có cảm giác như là đang ngữi mùi chó sình đeo trước ngực, dù đó là Chuyễn Luân Vương mà trong ngày đã tắm hai lần, thay giày ba bận, thoa sức khắp thân thể với vật thơm thượng hạng đi nữa, khi nhận được mùi ấy Chư Thiên vẫn có cảm giác như là mùi vật chết đã sình thúi đang đeo trên ngực vậy. Như trong Suttanta mahāvagga aṭṭhakathā có ghi rằng:

Divasassa davikkhatuṃ nahatvā vattāni tikkhattuṃ parivattetvā alaṅkatapaṭimaṇḍitānaṃ cakkavatti ādīnampi manussānaṃ gandho yojanasate tīhitānaṃ devatānaṃ kaṇ tīhe āsattakuṇapaṃ viya bādhatī ...

Sự xinh đẹp đa dạng và sự an lạc thuộc Thiên sản trong cõi Tam thập tam này, không thể kể cho hết được, các tài sản trong nhân giới, dù là tài sản của vua Chuyễn Luân Vương, hoặc vua chúa, Trưởng giả, gia chủ ... không thể so sánh với tài sản Chư Thiên được. Các cảnh khả ái trong cõi Tam thập tam, như cảnh khả ái trong vườn Nanda là cảnh tuyệt diệu hơn hẳn các cảnh đẹp khác trong cõi Tam thập tam. Vì rằng: Khi vị Thiên nhân nào phát sanh sự sầu muộn do thấy được 5 hiện tượng báo tử phát sanh đến mình, vị Thiên nhân ấy đi vào vườn Nanda, sự ưu bi về cái chếp sắp đến không còn nữa. Vì thế, nhân loại hay Thiên nhân nào Chưa đi đến vườn Nanda, thì người ấy được xem như Chưa biết lạc tối thắng trong cõi Tam thập tam. Như trong Sagāthava samyutta có nêu rằng:

Na te sukhaṃ pajānanti
Ye na passanti mandanaṃ
Yāvāsaṃ naraDevānaṃ
Tidasānaṃ yassasinaṃ .

Nghĩa là: những người nào Chưa từng đi đến vườn Nanda, là nơi giải trí của tất cả Thiên nam và Thiên nữ, dù là những người có phước, có sự xinh đẹp, có tùy tùng nhiều trong cõi Tam thập tam này, người ấy được Gọi là người Chưa tròn đủ với sự hưởng lạc trong ngũ dục, có trong cõi trời này.

Lại nữa, vườn Nanda này không phải chỉ ở cõi Tam thập tam mới có, mà ở cõi khác cũng có như thế. Và sở dĩ vườn ấy có tên là Nanda, vì rằng chỗ ấy khả hỷ như trong Suttanta mahāvagga aṭṭhakathā có nêu rằng:

Sabbe devalokesu hi dannavanaṃ atthiyeva.

Trong Sāratthadīpanīṭīkā có ghi rằng:

"Sáu khu vườn trong cõi Tam thập tam này đều có Thiên mộc. Mỗi khu vườn có 1000 Thiên mộc. Như trong Pāli có ghi rằng:

Taṃ paha dibbarukkhasahassapaṭimaṇḍitaṃ tathā nandavanaṃ phārusavannañca".

Trong vườn Cittalatā có dây leo tên là Āsāvatī, 1000 năm cõi Tam thập tam mới có trái 1 lần, bên trong là nước, Gọi là Thiên thủy hay rượu trời của cõi Tam thập tam. Vị Chư Thiên nào uống nước ấy sẽ khiến cho say sưa, thần lực của loại nước ấy làm cho ngủ suốt thời gian là 4 tháng mới hết say. Như trong Jātaka và Apadāna Pāli có ghi rằng:

Āsāvati nāma latā
Jātā cittalatāvane
Tassa vassasahassena
Ekaṃ nibbattate phalaṃ .

Nghĩa là: Dây leo trời Gọi là Āsāvati này có trong vườn Cittalatā, loại dây leo trời này, một ngàn năm mới có trái một lần. Bông của dây leo này cũng là Thiên hoa.

Chuyện Đế Thích Có Danh Hiệu Là Sakka

Định nghĩa:

Sakkañca dānaṃ dadātīti = Sakko.

Gọi là Sakka do bố thí với tâm cung kỉnh.

Hoặc là: Asure jetuṃ sakkunātīti = Sakko.

Gọi là Sakka do có khả năng chiến thắng asura.

Đức Thiên vương Sakka, hay Gọi là Đức Kosiya, Amriṇḍa này là vị cai quản Chư Thiên cõi Tam thập tam và Chư Thiên cõi Tứ Thiên Vương. Trong hai cõi trời này, Đức Kosiya amriṇḍa trú nơi Đạo-lợi Thiên, trong tòa Thiên cung bằng vàng tên là Vejayanta. Chung quanh cung Vejayanta có cờ dựng, được trang Hoàng bằng bảy loại ngọc báu, cao ba trăm do tuần, có vương xa dành cho Thiên vương Kosiya, cũng mang tên là Vejayanta. Phía trước vương xa là chỗ ngồi của Thiên tử xa phu Mātalī, chỗ ngồi này dài 50 do tuần, phần giữa là nơi ngự của Thiên chúa cũng dài 50 do tuần, phần cuối cũng dài 50 do tuần. Tổng cộng chiều dài của Vương xa Vejayanta là 150 do tuần, chiều rộng vương xa là 50 do tuần, chu vi vương xa là 400 do tuần. ngai báu bên trong Vương xa làm bằng bảy loại ngọc báu, cao 100 do tuần, rộng 10 do tuần được che với lộng trắng cao 300 do tuần. Vương xa được kéo đi bởi 1000 con ngựa Sindhava, ngựa Sindhava này không phải là loài bàng sanh mà chính là Chư Thiên Tam thập Thiên hóa thân.

Đôi khi Thiên vương Sakka đi bằng voi, voi này chính là Thiên tử Erāvaṇa hóa thân thành. Như trong Sāratthādīpanīṭīkā có ghi rằng:

Sakkassa pana erāvaṇo nāma hatthi diyaḍḍhayo janasatiko sopi devaputto yeva na hi devalokasmiṃ tiracchānagatā honti.

Voi Erāvaṇa này có thân to 150 do tuần, có 33 ngà lớn, mỗi ngà lớn có 7 ngà nhỏ, thành ra có 231 ngà. Mỗi ngà nhỏ dài 50 do tuần, mỗi ngà có 7 hồ nước bằng 1.617 hồ nước, mỗi hồ nước có 7 cụm sen bằng 11.319 cụm sen, mỗi cụm sen có 7 đóa hoa sen bằng 792.33 đóa hoa sen, mỗi đóa hoa sen có 7 cánh sen bằng 554.631 cánh sen, mỗi cánh sen có 7 nàng tiên nữ đang múa hát bằng 3.882.417 nàng tiên nữ. Tất cả đều đang múa hát dâng lên Đức Đế Thích ngự lãm.

Trên đỉnh đầu voi Erāvaṇa, nơi chính giữa là ngā Sudassana có Thiên kiệu Maṇḍapa cao 12 do tuần, bên trong Thiên kiệu là bảo tọa bằng ngọc maṇī rộng 1 do tuần, dành riêng cho Đức Kosiya ngồi. Maṇḍapa này rộng 30 do tuần, chung quanh có cặm cờ, mỗi lá cờ dài 1 do tuần, có chuông lá bồ đề treo ở chuôi cờ, khi có gió những chuông này phát ra âm thanh vi diệu như tiếng đàn.

Đức Thiên vương Sakka này tuy có mắt giống như mắt Chư Thiên nhưng mắt của vị ấy có khả năng nhìn thấy được các vật ở rất xa tương đương với 1000 con mắt, nên có danh hiệu là Sahassayana. Như trong Sarabhaṅgajātaka aṭṭhakathā có nêu:

"Sahassanettānaṃ Devānaṃ dassanupacārātikkamanasamatthoti sahassanettoti".

Lại nữa, người muốn trở thành Đế Thích, phải hội đủ 7 pháp:

1- Nuôi dưỡng cha mẹ.
2- Tôn kính bậc Trưởng thượng trong gia tộc.
3- Nói lời dịu ngọt.
4- Không nói lời đâm thọc.
5- Không bỏn xẻn.
6- Có sự chân thật.
7- Chế ngự được tâm sân hận.

Như trong Ekani Pātajātaka aṭṭhakathā có ghi rằng:

Mātāpettibharam jātuṃ
Kule jetthāpacāyinaṃ
Saṇhaṃ sakhilasambhāsaṃ
Pesuneyyappahāyinaṃ
Maccheravinaye yuttaṃ
Saccaṃ kodhābhibhuṃ naraṃ
Taṃ ve Devā tāvatiṃ sā
Āhu sappuriso iti.

Ai hiếu dưỡng cha mẹ
Kính trọng bậc gia Trưởng
Nói những lời nhu hòa
Là người nói chân thật
Chế ngự lòng bỏn xẻn
Từ bỏ lời đâm thọc
Nhiếp phục được phẩn nộ
Với con người như vậy
Chư Thiên Tam thập tam
Gọi là bậc tịnh sĩ.

-ooOoo-

Chuyện Liên Quan Với Thiện pháp đường

Như phần trước có nêu, cõi Tam thập tam này, nhiều chỗ có đạp kỳ diệu khác nhau, như thành Sudassana. Bốn khu vườn phổ thông ở bốn nơi, và hai khu vườn đặc biệt nữa là vườn Puṇḍarika và vườn Mahāvana. Vườn Mahāvana là nơi nghĩ khả ý của Thiên vương Sakka, những nơi này được xem như sự hổ trợ cho khoái lạc hạnh phúc thuộc hiệp thế mà thôi. Riêng vườn Puṇḍarika tuy nhỏ nhưng là khu vườn đặc biệt, có tầm quan trọng hơn các khu vườn khác, vì là nơi tọa lạc của chỗ đáng cúng dường, như có Bảo tháp Cūḷamaṇī, có bảo tọa Paṇḍukambala dưới gốc cây Pāricchattaka (hoa tán lộng), là nơi an tọa của Đức Chánh-đẳng-giác ngự thuyết giảng 7 bộ Diệu-pháp. Và có giảng đường Sudhammā là nơi Chư Thiên hội lại nghe pháp.

Sudhammā là nơi tất cả Thiên nam lẫn Thiên nữ có tâm hướng về pháp, cùng nhau đi đến hội tụ lại nghe pháp thoại hay Đàm luận Pháp với Thiên đế Amarinda khi Ngài là vị chủ tọa.

Sudhammā này được làm bằng 7 loại ngọc báu, cao 500 do tuần, rộng 300 do tuần, dài 300 do tuần, chu vi giảng đường được 500 do tuần. Nền giảng đường được làm bằng ngọc pha lê, cột bằng vàng, những kèo, rui, mè, đòn tay... được hình thành bằng 7 loại ngọc báu. Nóc lợp bằng ngọc Indanila - Xa-phia xanh.

Trần nhà và cột dọc (đứng) được trang Hoàng với nhiều hình thức mỹ thuật xinh đẹp, bằng ngọc san hô. Chóp của đỉnh được hình thành bằng bạc, bên trong giảng đường, ngay chính giữa đặt một pháp tòa dành để thuyết pháp, cao 1 do tuần, làm bằng 7 loại ngọc báu, che phía trên là cây lọng trắng cao 3 do tuần. Cạnh pháp tòa là chỗ ngồi của Thiên vương Kosiya, kế tiếp là nơi ngồi của 32 vị Đại Thiên chủ Pajāpai, Varuṇa, Isāna... theo thứ lớp. Tiếp theo là chỗ ngồi các Đại Chư Thiên, rồi tiểu Chư Thiên tuần tự theo thứ lớp như thế. Thiện pháp đường này nằm cạnh cội hoa Pāricchattaka.

Cây Pāricchattaka (hoa tán lọng) này mỗi năm trổ hoa một lần. Khi sắp có hoa, lá cây sẽ có màu vàng úa, Chư Thiên nhìn thấy lá cây Pāricchattaka vàng úa, có sự vui mừng rằng: Không bao lâu nữa, cây Pāricchattaka sẽ trổ hoa, chúng ta sẽ được ngắm hoa Pāricchattaka. Rồi Chư Thiên năng tới lui Sudhammā để xem chừng. Đến lúc trổ hoa, tất cả lá đều rụng cuống, rớt xuống đất cả, chỉ có bông trổ đầy khắp cả cây. Bông hoa Tán-lọng có màu đỏ, ánh sáng thành tia chiếu sáng khắp chu vi rộng 500 do tuần. Bông hoa Tán-lọng này, không cần phải leo lên cây hái lấy, hay dùng cây hái, mà có một loại gió tên là Kantana-đoạn hoa phong- có phận sự thổi cho hoa ấy rụng xuống, khi hoa rơi xuống, không cần phải có đồ đựng như tráp... mà có một loại gió tên là Sampaṭicchana-tiếp thọ phong- có phận sự tiếp nhận hoa ấy không cho rụng xuống nền, kế có một loại gió tên là Pavesana có nhiệp vụ cuốn lấy hoa ấy đem vào Thiện pháp đường, rồi có một loại gió tên là Sammijjana có nhiệm vụ cuốn lấy hoa cũ ra và sau cùng là 1 loại gió tên là Santhaka có nhiệm vụ sắp xếp hoa ấy đàng hoàng cho để nhìn, không cho gom lại thành cụm, thành chùm.

Qui Ước Tụ Hội Nghe Pháp Trong Thiện pháp đường

Khi đến thời tụ hội nghe pháp. Đức Thiên vương Amarinda sẽ thổi tù và, tù và ấy có tên là Vijayuttara - Thượng thắng - tù và dài khoảng 120 hắc tay, tiếng vang dội khắp cả trong và ngoài thành Sudassana, mỗi lần thổi, tù và âm thanh vang suốt cả 4 tháng cõi nhân loại.

Thiên nam và Thiên nữ cõi Tam thập tam, khi nghe được tiếng tù và vang lên, mọi người cùng nhau đi đến giảng đường Sudhammā. Và hào quang từ thân, từ trang phục, từ vật trang điểm của Chư Thiên đã làm sáng rực SudhammaSālā.

Khi Thiên chúa thổi tù và xong, Thiên vương cùng với 4 vị Thiên hậu bèn rời khỏi lâu đài Vejayanta, ngự lên voi Erāvaṇa có khoảng 30 triệu Thiên chúng tùy tùng theo sau, cùng đi đến SudhammaSālā. Vị Pháp sư thường thuyết giảng Pháp nơi Sudhammā là Đại Phạm Thiên Sanaṅkumāra, nhưng đôi lúc đức Kosiya thuyết hoặc có vị Thiên tử nào là người trí tuệ, hiểu biết Pháp cũng trở thành Pháp sư khi ấy.

Lại nữa, Thiện pháp đường này không phải chỉ có riêng ở cõi Tam thập tam mà thôi, trong các tầng trời khác từ cõi Dạ-ma đến Tha-hóa-tự-tại cũng vẫn có Thiện pháp đường như thế.

Chuyện Đế Thích Tạo Phước Trong Phật Giáo

Đức Đế Thích hoặc Thiên vương Sakka là vị chúa tể của Chư Thiên trong hai cõi trời Tứ-Thiên-vương và Tam-thập-tam, trước thời kỳ giáo pháp của sa môn Gotama sanh khởi trong thế gian. Sự xinh đẹp, hào quang và Thiên cung cũng không tuyệt mỹ bằng 1 số tân Thiên tử mới thọ sanh sau này, Ngài chỉ có được duy nhất là quyền lực cao hơn mà thôi. Khi giáo pháp của Đức Thế Tôn Gotama hiện khởi thì sự xinh đẹp, hào quang cùng Thiên cung của Đức Đế Thích mới hoàn toàn tuyệt mỹ viên mãn. Điều này là do năng lực thiện nghiệp mà Đức Đế thích đã ngự xuống cúng dường Trưởng lão Mahā Kassapa như câu chuyện sau:

Thời Thiên vương thọ hưởng Thiên sản trong cõi Tam thập tam, Ngài nhìn thấy một số đại Thiên tử mới tái sanh lên, có hào quang, có Thiên cung mỹ lệ hơn mình nhiều, tuy Ngài vẫn là chúa của những vị ấy. Đức Thiên vương khởi sự suy nghĩ rằng: "Do nhân nào mà các tân Thiên tử này, có hào quang, Thiên cung xinh đẹp hơn ta như thế?". Đức Đế Thích biết được: "Sở dĩ có hiện tượng này, là vì những đại Thiên ấy đã tạo phước báu trong Phật giáo, khi Giáo pháp còn đang trụ, cho nên thiện nghiệp nào mà người đã tạo trong Phật giáo, sẽ có quả tối thắng". Đối với ta có hào quang kém, có Thiên cung không xinh đẹp bằng, do ta tạo phước trong thời không có Phật giáo vậy.

Sau khi biết được như thế, Đức Đế Thích cố gắng tìm dịp thuận lợi để tạo phước trong Phật giáo.

Vào một hôm, Đức Đế thích nhìn thấy Đức Mahā Kassapa vừa xuất Thiền diệt và định đang đi tế độ người nghèo tại một xóm nhà. Khi biết được như thế Đức Đế thích vô cùng hoan hỷ vì dịp may này đã chờ đợi từ lâu rồi. Ngài bèn rủ Thiên hậu Sujātā ngự xuống nhân giới, mang tịnh thực theo để cúng dường Trưởng lão.

Sau khi ngự xuống cõi người, hai vị hóa thân thành đôi vợ chồng Bà la môn nghèo khổ, đang dệt vải trong mái nhà tranh dột nát ở đầu xóm, trên đường mà Trưởng lão Mahā Kassapa sẽ ngự đến khất thực.

Riêng về Trưởng lão Mahā Kassapa sau khi xuất khỏi Thiền diệt, Ngài có tác ý là sẽ đi tế độ những người nghèo trong xóm nghèo ấy. Khi đến xóm nghèo, Ngài tuần tự khất thực, đứng yên lặng trước mái nhà đầu tiên. Thiên vương Đế Thích nhìn thấy Trưởng lão đang đứng trước cửa nhà mình, Ngài vội vả bước ra, bảo nàng Sujātā mang vật thực đến để Ngài đặt vào bát Trưởng lão. Nàng Sujātā liền lấy tịnh thực đã được chuẩn bị sẳn, đem đến cho chồng. Đế Thích nhận lấy tịnh thực ấy đặt vào bát của Trưởng lão.

Lúc đầu, Trưởng lão không biết rằng hai vợ chồng đặt bát này là Thiên Đế và Thiên hậu, Ngài cứ ngỡ là những người nghèo thông thường. Sau khi nhận vật thực, thì mùi thơm của tịnh thực tỏa ngát khắp xóm, Ngài biết được rằng: Đây không phải là loại vật thực của người nghèo. Vậy đôi vơ chồng này không phải là thường nhân, họ là ai nhỉ? Đức Mahā Kassapa dùng trí quán sát, biết được rằng: Chính là Thiên Đế và Thiên hậu trá hình. Trưởng lão Mahā Kassapa khi biết được như thế đã quở trách Thiên chúa Amarinda rằng:

- Này Kosiya, chính là ngươi ư? Mục đích của ta là đến tế độ người nghèo khổ nơi này, chứ chẳng phải là tế độ người có phước báu như Thiên chủ Đế Thích đâu.

- Bạch Ngài! Tôi cũng là người nghèo khổ, vì rằng: Tuy tôi là chúa cõi Tam-thập-tam, nhưng hào quang, Thiên cung của tôi vẫn kém xa một số vị đại Thiên, do vì tôi không có dịp tạo phước trong Phật giáo. Bây giờ, tôi được gặp Ngài, và có dịp may rồi, tôi mong muốn được tạo phước trong Phật giáo vậy, để hào quang và Thiên cung của tôi được trở nên thù diệu mỹ lệ, được sáng chói viên mãn. Chính do nhân này, tôi đã trá hình làm như thế.

Việc cúng dường đến bậc Lậu Tận vừa xuất Thiền diệt như Trưởng lão Mahā Kassapa, nên khi Đức Đế Thích sau khi trở về cõi Tam-thập-tam ấy, hào quang từ thân, từ Thiên cung cũng hiển lộ sáng chói, xinh đẹp, viên mãn thù diệu như vậy.

Đức Đế Thích Thành Bậc Dự Lưu Và Sẽ Là Vua Chuyển Luân Trong Nhân Loại

Đức Thiên đế Inda, sau thời pháp thoại được thuyết giảng bởi Đức Thế Tôn, nhằm đoạn nghi cho Đức Đế Thích. Vua trời Amarinda chứng đạt Dự-lưu quả và sống trong Thiên giới cho đến khi dứt tuổi thọ. Sau khi mạng chung từ cõi Tam-thập-tam sẽ được tái sanh vào nhân giới, là vị Chuyển-luân-vương và sẽ chứng đạt quả Nhất-lai. Sau khi mạng chung từ cõi nhân loại được sanh về cõi Tam-thập-tam và chứng quả Bất-lai tại nơi ấy. Từ cõi Tam-thập-tam, khi mệnh chung được tái sanh về cõi Tịnh-cư-vô-phiền, tuần tự sanh lên đến Sắc-cứu-cánh thiền và Níp- Bàn tại cõi ấy.

Câu chuyện được hiện khởi trong bài kinh Đế Thích sở vấn, trong Dīghānikaya.

Chuyện Asurindarāhu:

Trong cõi Tam-thập-tam thiên, có vị Chư Thiên tên là Asurindarāhu. Vị này có thân cao lớn nhất trong cõi trời dục. Thân của Asurindarāhu cao 4800 do tuần, khoảng giữa hai sườn vai là 112 do tuần, vòng tròn thân là 600 do tuần, bān tay bān chân to 300 do tuần, miệng to 300 do tuần, mỗi ngón tay dài 50 do tuần, vầng trán rộng 300 do tuần, đầu to 900 do tuần, trán rộng 300 do tuần, khoảng giữa hai chân mày là 50 do tuần. Sự cao lớn của Asurindarāhu này nếu đi xuống chỗ sâu của Đại dương nước của Đại dương chỉ ngập đến đầu gối, như trong Suttantamahāvagga aṭṭhakathā có ghi rằng:

"Rāhu asurindopana Pādantato yāvakesantā yojanānaṃ cattāri sahassāni attha ca satāni honti tassa dvinnaṃ bāhānaṃ antaraṃ dvàdasayojanasatikaṃ bahalatthena chayojanasatikaṃ tathāmukhaṃ, ekekaṃ aṅgulipabbaṃ paññāsayojanaṃ, tathā bhamukantaraṃ nalātaṃ tiyojanasattikaṃ sīnaṃ navayojanasatikaṃ tassa mahāsamuddaṃ otiṇṇassa gambhīraṃ udakaṃ jānupamānaṃ hoti".

Câu chuyện về sự cao lớn của Asurindarāhu và thần lực của Đức Thế Tôn như vầy:

Thiên tử Asurindarāhu được thọ hưởng ngôi vị thứ vương trong cõi Asura, ở dưới chân núi Tu Di. Khi được nghe danh truyền tốt đẹp về Đức Thế Tôn, là đấng Đại bi Chánh-đẳng-giác tại trú xứ của các Chư Thiên, vị ấy được thấy Chư Thiên rủ nhau đi đến yết kiến bậc Đạo-sư và nghe pháp từ nơi Ngài. Asurindarāhu có sự suy nghĩa rằng:

- Ta đây có thân cao lớn, nếu đi đến nơi ngụ của sa môn Gotama, là người có thân nhỏ bé, ta phải khom người xuống để xem Ngài. Điều này ta không làm được vậy.

Sau khi suy nghĩ như thế nên Asurindarāhu không đi đến nơi ngự của Đức Thế Tôn. Cho đến một lần nọ, Asurindarāhu được nghe Chư Thiên tán thán uy lực của Đức Thế Tôn, là uy lực quảng Đại vô lượng vô biên của đấng Chánh-giác, bèn suy nghĩa rằng: "Vị sa môn ấy thù thắng như thế nào mà Thiên nhân tán thán quá chừng như vậy? Ta cũng phải cố gắng đi xem 1 lần cho biết, nhưng ta sẽ phải khom lưng như thế nào đây để chiêm ngưỡng vị ấy, mới nhìn thấy được sa môn Gotama?".

Suy nghĩ như thế rồi, Asurindarāhu cũng đi đến nơi ngụ của Đức Thế Tôn.

Bây giờ, với Phật-nhãn, Đức Thế Tôn biết được ý nghĩ của Asurindarāhu, Ngài suy nghĩ rằng:

- Lần này Rāhu đến chỗ của Như-lai, Như-lai sẽ dùng oai nghi nào? Oai nghi đứng, oai nghi ngồi hay oai nghi đi hoặc oai nghi nằm?

Ngài lại suy nghĩ tiếp:

- Lẽ thường, người đi, đứng hay ngồi dù thấp cũng hiện bày giống như cao. Do đó, ta nên dùng oai nghi nằm đến Rāhu, cho Rāhu thấy Như-lai trong oai nghi nằm, bởi vì với ba oai nghi kia, Rāhu sẽ không thể thấy được Như-lai.

Khi suy nghĩ như thế xong rồi, Đức Thế Tôn phán dạy Trưởng lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Ngươi hãy mang giường của Như-lai, đặt cạnh Hương thất này đi, Như-lai sẽ nằm tại chỗ ấy.

Trưởng lão Ānanda sau khi nhận lời Đức Thế Tôn đã mang giường đặt cạnh Hương thất, rồi chính tại nơi ấy, Đức Thế Tôn an ngự trong oai nghi nằm với dáng nằm con sư tử.

Về phần Asurindarāhu, khi đến nơi ngự của đấng Chánh-giác y đã phải ngước mặt lên nhìn Ngài, ví như trẻ con ngước mặt nhìn mặt trăng vậy. Đấng Thế-y đã phán hỏi Asurindarāhu rằng:

- Này Asurindarāhu! Ngươi đến chiêm ngưỡng Như-lai, ngươi thấy thế nào?.

- Bạch Đức Thế Tôn! Con không thể thấy và hiểu biết được rằng:

Đức Thế Tôn có Đại uy lực như thế, có uy Đức Thù diệu như thế.

Con cứ ngỡ rằng: Ta sẽ phải khom lưng xuống để chiêm bái Đức Thế Tôn. Do nghĩ thế nên con đã lơ là, không đi đến nơi ngự của Ngài.

- Này Asurindarāhu! Như-lai khi tạo Pháp độ, Như-lai không hề có sự cúi mặt xuống, thậm chí trong việc tích trữ pháp độ ấy mà Như-lai luôn ngẫng mặt lên để thực hành Pāramī. Do lẽ ấy, người nào chiêm ngưỡng đấng Như-lai mà phải cúi mặt xuống nhìn, sự kiện ấy sẽ không xảy ra.

Sau khi nói như thế rồi, Đức Thế Tôn đã thuyết pháp thoại đến Rāhu. Dứt thời pháp Rāhu đã xin quy y nơi Đức Thế Tôn.

Dứt Cõi Tam thập tam.

-ooOoo-

III- NÓI Về CÕI DẠ MA

Định nghĩa:

Dukkhato yātā apagatāti = Yāmā.

Yāma được phân tích là: Ngữ căn YA + tiếp ngữ MA.

Chư Thiên được Gọi là Yāma vì đã viễn ly sự nóng bức.

Hoặc là: Dibbasukhaṃ yātā payātā sampattati = Yāmā.

Những Thiên nhân nào đã đến, đi đến, đạt đến Thiên lạc, những vị ấy Gọi là Chư Thiên Yāma - Dạ-ma vậy.

Cả hai định nghĩa này muốn ám chỉ đến Chư Thiên ở trong cõi trời Dạ-ma này, nếu ám chỉ đến cõi Dạ-ma thì có định nghĩa:

Yamānaṃ nivāsā = Yāma (Nivàsa taddhita).

Cõi tức chỗ ở của những Chư Thiên đã xả ly sự khổ, đã đến Thiên lạc. Do vậy, cõi ấy Gọi là cõi Dạ-ma.

Cả ba định nghĩa trên là trình bày theo từ ngữ Pāli. Cho nên, từ Yāma này ám chỉ cho tất cả Chư Thiên ở tầng trời thứ ba, vì những Chư Thiên này có sự xả ly khổ nóng bức và có Thiên lạc. Do vậy, những Chư Thiên này Gọi là Dạ-ma.

Chỗ ở của những Chư Thiên Gọi là Dạ-ma ấy, được gọi theo chính tên của Chư Thiên.

Lại nữa, chức vị Thiên vương, vị chúa tể cai quản tất cả Chư Thiên ấy không phải chỉ có trong cõi Tam-thập-tam mà thôi, trong cõi khác cũng vẫn có vị Thiên chúa ấy. Vị Thiên chúa cõi Dạ-ma này có tên là Suyāma hoặc Yāma.

Vị Thiên chúa ở cõi Đẩu-suất tên là Santusiya. Vị Thiên chúa ở cõi Hóa-lạc là Sunimmita hay Nimmita. Vị Thiên chúa cõi Tha-hóa-tự-tại tên là Paranimmita.

Vì vậy, cõi trời thứ ba ấy, Gọi là Yāma là do gọi theo tên của chúa Yāma. Như có định nghĩa trình bày rằng:

Yāmanāmakassa devarājassa nibbattoti = Yāma.

Cõi của Thiên vương có tên là Yāma, do vậy cõi ấy Gọi là Yāma.

Cõi Yāma này nằm trong hư không, nên không có nhóm Bhummaṭṭhadevatā - Địa cư Thiên - mà chỉ có Ākāsaṭṭhadevatā là duy nhất. Thiên cung, Thiên sản, Thiên sắc thân của Chư Thiên cõi này vi tế hơn Chư Thiên cõi Tam-thập-tam, và tuổi thọ cũng lâu hơn nhiều.

Chu vi cõi Dạ-ma này trãi rộng ra bằng với bức tường Cakkavāḷa, và Thiên cung của các Chư Thiên ở cõi này đầy khắp.

Dứt Phần Trình Bày Cõi Dạ Ma

-ooOoo-

IV- NÓI VỀ CÕI ĐẨU SUẤT

Định nghĩa:

Niccaṃ tusanti ettha nibbattā Devāti = Tusitā.

Gọi là cõi Đẩu-suất, vì các Thiên nhân nơi cõi này thường có sự hoan hỷ và tươi vui.

Giải rằng: Cõi trời tầng thứ tư này là chỗ xả ly sự nhiệt não, mà chỉ mang lại sự hoan hỷ và sự hân hoan cho những người ở trong cõi ấy. Nên cõi này được gọi là cõi thù thắng.

Lại nữa, Chư vị Bồ-tát, trước khi hạ sanh về nhân giới để thành đạt quả vị vô thượng Chánh-đẳng-giác-tuệ, là sanh hữu cuối cùng, thường tái sanh về cõi Đẩu-suất này. Như đấng Chánh-đẳng-giác trong vị lai là Bồ-tát Mettreyya cùng với bậc Thượng Thinh Văn cùng thọ hưởng Thiên lạc nơi cõi Đẩu-suất này. Đến khi tuổi thọ của nhân loại là 100000 năm, Ngài sẽ cùng bậc Thượng Thinh Văn mạng chung từ cõi Đẩu-suất, hạ sanh về nhân giới, và sẽ đắc vô thượng Chánh-đẳng-giác-tuệ. Điều này cũng là nhân nói rằng: Cõi Đẩu-suất này thù thắng hơn những cõi trời khác. (trích trong Anāgatavaṃsa aṭṭhakathā)

Một định nghĩa khác của từ Tusita là:

Attano sirìsampattiyā tusaṃ pītiṃ itā gatāti = Tusitā.

Những Chư Thiên nào đã đến cùng với sự hoan hỷ và vui tươi trong Sirīsampatti của mình. Do vậy, những Thiên nhân ấy gọi là Tusitā.

Trong định nghĩa này, từ Tusitā ám chỉ tên của Chư Thiên mà thôi. Hoặc là:

Tusitānaṃ nivāsā = Tusitā.

Chỗ ở của Chư Thiên đã đến cùng với sự hoan hỷ và tươi vui trong Sirīsampatti của mình. Do vậy, chỗ ấy Gọi là Tusitā.

Định nghĩa này ám chỉ đến cõi.

Cõi Đẩu-suất này cách xa cõi Dạ-ma 42.000 do tuần, Chư Thiên ở trong cõi này chỉ có một nhóm duy nhất là Ākāsaṭṭhadevatā. Thiên cung, Thiên sản và Thiên sắc thân của Chư Thiên cõi này cũng vi tế thù diệu hơn Chư Thiên cõi Dạ-ma, tuổi thọ cũng lâu dài hơn.

Dứt phần nói về Chư Thiên cõi đẩu suất

-ooOoo-

V- NÓI VỀ CHƯ THIÊN CÕI HÓA LẠC

Định nghĩa:

Yathā rucite bhoge sayameva nimminitvà nimminitvā ramati etthāti = Nimmānarati.

Những Chư Thiên sanh trong cõi này tự hóa ngũ dục theo ý thích của mình, rồi hân hoan thỏa thích trong các cảnh ấy. Do vậy, cõi ấy Gọi là Nimmānarati.

Có định nghĩa nữa là:

Nimmārati etesanti = Nimmānaratino.

Chư Thiên được Gọi là Nimmānarati ấy, do sự hoan hỷ thỏa thích trong ngũ dục mà tự mình đã hóa tạo.

Nimmānaratīnaṃ nivāsā = Nimmānaratī.

Cõi của Chư Thiên thọ hưởng ngũ dục mà tự mình hóa tạo. Do vậy, cõi ấy Gọi là Nimmānaratī.

Giải rằng: Trong Thiên giới từ cõi Tứ-Thiên-vương, Tam-thập-tam, Dạ-ma, Đẩu-suất, cả 4 cõi này tất cả Chư Thiên đều có tình nhân. Nhưng trong cõi Hóa-lạc và cõi Tha-hóa-tự-tại thì không có tình nhân. Thiên nam, Thiên nữ trong cõi này, khi nào muốn hưởng dục thì tự hóa hiện ra tình nhân. Ở cõi Hóa-lạc này cách xa cõi Đẩu-suất là 42.000 do tuần, chỉ có duy nhất một loại Chư Thiên là Ākāsaṭṭhadevatā. Sự vi tế, xinh đẹp của Thiên cung và sắc thân của Chư Thiên ấy thì thù thắng hơn Chư Thiên cõi Đẩu-suất, tuổi thọ cũng dài hơn.

Dứt Phần Nói Về Cõi Hóa Lạc

-ooOoo-

VI- NÓI VỀ CÕI THA HÓA TỰ TẠI

Định nghĩa:

Attano ruciṃ ñatvā parehi nimmitesu bhogesu vasaṃ vatthanti etthāti = Paranimmitavasavatti.

Tất cả Chư Thiên sanh trong cõi này thọ hưởng ngũ dục từ nơi Chư Thiên khác biết được ý muốn, đã hóa tạo cho. Do vậy, cõi này có tên là Tha-hóa-tự-tại.

Hoặc là: Paranimmittesu bhogesu vasaṃ vattentīti = Paranimmitavasavattino.

Những Chư Thiên Gọi là Tha-hóa-tự-tại, do thọ hưởng dục lạc từ nơi Chư Thiên khác hóa tạo cho.

Paranimmitavasavattīnaṃ nivāsā = Paranimmitavasavatti.

Cõi của Chư Thiên hưởng ngũ dục từ nơi Chư Thiên khác hóa tạo cho. Do vậy, nơi ấy Gọi là Tha-hóa-tự-tại.

Giải rằng: Thiên nam, Thiên nữ trong cõi Tha-hóa-tự-tại này, khi muốn thọ hưởng năm dục khi ấy có Chư Thiên phục vụ, biết được ý sẽ hóa hiện theo như ý. Vì thế, tất cả Chư Thiên trong cõi Tha-hóa-tự-tại không có tình nhân riêng của mình, giống như cõi Hóa-lạc vậy.

Cõi Tha-hóa-tự-tại này ở cách xa cõi Hóa-lạc 42.000 do tuần. Chư Thiên trong cõi này chỉ là duy nhất Ākāsaṭṭhadevatā. Sự xinh đẹp, sự thù diệu của Thiên cung, Thiên sản và Thiên sắc thân cũng vi tế hơn Chư Thiên cõi Hóa-lạc. Và tuổi thọ cũng lâu hơn.

Dứt Phần Nói Về Cõi Tha Hóa Tự Tại

-ooOoo-

Người Cai Quản Cả Sáu Cõi Trời:

Vị có Đại quyền lực, thù thắng hơn tất cả Chư Thiên trong sáu cõi trời dục là Thiên tử Vasavattīmāra, ở cõi Tha-hóa-tự-tại. Thiên tử Māra này là vị tà Chư Thiên, không có tâm tịnh tín với Phật-giáo, thường gây trở Ngại cho đấng Chánh-giác. Từ khi Bồ-tát rời bỏ Hoàng cung đi xuất gia cho đến khi Ngài viên tịch rồi, sau 300 năm, vào thời Hoàng đế Dhammāsoka là Đức vua cai trị vương Quốc có kinh đô là Pātaliputta. Đức vua có tâm tịnh tín với Phật-giáo, Ngài đã cho xây tháp và Đại tự với số lượng mỗi loại là 84.000 để cúng dường Pháp-bảo, bởi Pháp-bảo có số lượng là 84.000. Đức vua cho kiến tạo ngôi Đại tháp tôn trí Xá-lợi Phật, để làm nơi lễ bái cúng dường.

Sau khi xây dựng xong, Đức vua đã tổ chức Đại lễ khánh thành các ngôi Bảo-tháp và Đại tự với thời gian là 7 tháng, 7 ngày. Trong lúc hành lễ, Thiên tử Māra này đã đến quấy rầy với nhiều cách do thần lực của mình. Nhưng sự quấy rầy của Māra ấy không thành, vì Trưởng lão Upagutta đã ngăn chận và nhiếp phục được Māra, khiến cho vị ấy từ bỏ sự ương Ngạnh. Cuối cùng Māra đã từ bỏ tà kiến, trở lại tịnh tín với Phật-giáo và sẽ thành vị Chánh-đẳng-giác trong tương lai.

Việc Thọ Hưởng Dục Lạc Của Chư Thiên Trong Sáu Cõi Trời

Vấn đề này có hai luận thuyết là:

1- Luận thuyết của một số giáo thọ sư:

Các vị này cho rằng: Việc hưởng dục của Chư Thiên cõi Tứ-Thiên-vương và Đạo-lợi Thiên, hai nhóm Chư Thiên này khi hành sự giống như người vậy.

Chư Thiên cõi Dạ-ma hưởng dục bằng cách ôm hôn và xúc chạm thân lẫn nhau mà thôi.

Chư Thiên cõi Đẩu-suất hưởng dục chỉ cần chạm tay là xong việc.

Chư Thiên cõi Hóa-lạc khi hưởng dục là chỉ cần nhìn và mĩm cười với nhau, coi như xong việc.

Chư Thiên cõi Tha-hóa-tự-tại khi hưởng dục, chỉ cần dùng ánh mắt chạm nhau thì coi như là xong việc.

2- Luận thuyết của chú giải sư:

Các Ngài cho rằng: Việc hưởng dục lạc của Chư Thiên trong sáu cõi đều cùng hành sự theo một cách, không có gì sai khác nhau. Như trong Saṅgīti aṭṭhakathā có nêu rằng:

"Channampi kāmāvacarānaṃ kāmā pakātikā eva".

"Việc hưởng dục của Chư Thiên trong sáu cõi trời cũng diễn tiến bình thường y như cõi nhân loại".

Và Ngài cũng nói rõ rằng: Theo luận thuyết của một số giáo thọ sư thì diễn tiến hành sự ấy, sẽ không thể hiện trong thế gian này đâu. Bởi vì, theo lẽ thường sự hưởng dục nếu không có sự xúc chạm thân lẫn nhau, thì sự hưởng dục ấy không thành tựu được. Như trong Suttantapāthikavagga aṭṭhakathā, có ghi rằng: "Etaṃ pana natthīti paṭikkhittaṃ na hi kāyena aphussantassa phottabbaṃ kāmakiccaṃ sādheti".

Nghĩa là: Đại chú giải sư đã đồng ý bát bỏ luận thuyết của một số Chư giáo thọ sư, vì quả thật việc hưởng dục trong sự xúc chạm cảnh này, không thể làm cho thành tựu đến người không có sự xúc chạm thân lẫn nhau.

Giáo thọ sư Tirasakaṇḍavinayaṭīkā đã chấp nhận luận thuyết của chú giải sư với câu Pāli trình bày rằng:

"Manussā viya hi te dvāyaṃ dvāyaṃ sammāpattivaseneva methunaṃ pativesandhi".

"Thật vậy, Chư Thiên trong sáu cõi dục, hành dâm với mãnh lực- khả năng của sự thành tựu đôi cặp y như nhân loại".

Trong bộ Kāthavatthu aṭṭhakathā có nêu rằng:

Tesaṃ Devānaṃ sukkavisaṭṭhi nāma natthi.

Sự xuất tinh không có đối với các Chư Thiên ấy.

Trong bộ Vinayaterasakaṇḍaṭīkā có nêu rằng:

"Khīṇāsavāsaṃ pana brāhmānañca sambhavo natthīti ācariyadhammapālattherena vuttaṃ ".

Trưởng lão giáo thọ sư Dhamāpāla nói rằng: Sự xuất tinh thời không có với bậc Lậu-tận và Chư Phạm-Thiên.

Việc thọ dụng dâm pháp chỉ có ở cõi dục mà thôi, nhưng khi nói theo người thì không phải diễn tiến hết, tức là ngoại trừ bậc A-la-hán và bậc Bất-lai, vì những bậc này đã loại trừ việc thọ dụng phi diệu pháp (Asaddhamma), nhóm chúng sanh địa ngục và nhóm Ngạ quỉ Nijjhāmataṇhika cũng không thọ dụng dâm pháp, vì hai loại chúng sanh này thọ khổ bởi lửa thiêu đốt suốt, cho nên mới không có dịp để nghĩ đến điều này đâu.

Còn chúng sanh khác ngoài ra đó, thọ dụng hết tất cả, có kệ ngôn trình bày lời giáo giới trong vấn đề hưởng dục này như sau:

Piteyya sukhasamyuttaṃ
PiPāsachātapīḷitaṃ
Dutiya sādhakaṃ kānaṃ
Jeguccheyyuṃ na kiṃ buddhā.

"Tại sao bậc thiện trí không chán ghét việc thọ hưởng dục mà liên hệ với đôi cặp được, vì bị sự khao khát với điều này luôn bức bách và sự lạc thú chỗ nhận từ việc thọ hưởng này cũng giống như sự lạc thú của nhóm Ngạ quỉ vậy.

Cõi Người Và Cõi Trời, Cõi Nào Nhiều Bậc Thánh Hơn?

Đáp rằng: Trong Thiên giới, bậc Thánh nhiều hơn.

Vì rằng: Trong thời Đức Phật, những cư sĩ và bậc xuất gia ở trong thành Sāvatthī và thành Rājagaha, thành Vesalī, Kosambi, Kapilavatthu ... những người này sau khi nghe pháp thoại của Đức Thế Tôn, chứng đạt Dự-lưu cũng có, Nhất-lai cũng có, mỗi xứ đôi khi có đến nhiều Koṭi- 10 triệu. Sau khi mệnh chung, những vị này thọ sanh về Thiên giới, một trong sáu cõi trời.

Riêng về Chư Thiên trong sáu cõi trời, khi có dịp nghe Pháp thoại của Đức Thế Tôn, như nghe 7 bộ Diệu-pháp. Kinh Chuyển-pháp-luân, kinh Mahāsamaya. Kinh Đại-niệm-xứ, kinh Vô-ngã-tướng, kinh Samacitta... cũng được chứng quả Dự-lưu, Nhất-lai với số lượng nhiều vô số kể. Vì thế, bậc Thánh trong 6 sõi trời không thể ước lược được là bao nhiêu.

Đối với bậc Bất-lai và bậc A-la-hán thì không tính vào trong số lượng này. Vì bậc Bất-lai không còn tái sanh vào Dục-giới, bậc A-la-hán thì viên tịch Níp- Bàn, cho nên bậc Thánh này có trong cõi người cũng không định được rằng số lượng ít hay nhiều hơn cõi trời được.

Sở dĩ bậc Thánh trong cõi người ít hơn trong cõi trời, là vì người tín thành Phật-giáo trong cõi người này ít quan tâm trong việc thực hành Minh-sát tuệ. Và muốn trở thành bậc Thánh, chuyển từ phàm tộc sang Thánh tộc, phải hội đủ 7 điều kiện là:

1- Phải là người Tam-nhân.
2- Từng tạo Ba la mật liên hệ với Pháp quán từ quá khứ.
3- Phải có sự tinh cần trong hiện tại.
4- Cách tu tiến quán phải đúng theo Chánh tạng và chú giải.
5- Có được trú xứ thích hợp với việc thực hành Minh-sát.
6- Không có 10 điều ràng buộc.
7- Phải được vật thực hợp thời.

Chính vì ít người quan tâm trong phận sự Minh-sát, nên khó tìm người hội đủ 7 pháp trên, và có người lại nghĩ sai rằng:

- Nếu tu tiến quán sẽ làm cho ta có danh tiếng tốt.

- Sẽ là chỗ tôn kính và tin tưởng cho mọi người, và sẽ làm cho cuộc sống của ta sẽ tiến triển dễ dàng.

Sự hiểu sai ấy chẳng phải ám chỉ cho tất cả mọi người, nơi đây chỉ muốn nói phần nhiều là thế. Do nhân ấy mới nói rằng: Bậc Thánh ở cõi người ít hơn cõi trời.

Có Phật ngôn khẳng định 5 chi căn bản, Gọi là Padhāniyaṅga dùng làm mực thước để tự khẳng định rằng: "Kiếp này ta có thể trở thành bậc Thánh được chăng? Năm chi ấy là:

1- Phải có tâm tịnh tín với Phật-Pháp-Tăng và vị thầy dạy thiền quán.
2- Phải có thân thể khỏa mạnh, vô bệnh.
3- Không có tâm man trá với thầy hoặc với bạn đồng tu.
4- Phải có sự tinh cần nhiệt tâm rằng: Dù máu và thịt của ta đây có khô cạn, chỉ còn da, gân, xương, ta quyết không từ bỏ sự tinh cần.
5- Hành giả phải tinh cần đạt được tuệ sanh diệt.

Phật ngôn làm căn bản để tự khẳng định mình là theo 5 chi trên. Khi người tự xét thấy rằng: Ta hội đủ năm chi ấy, nên an tâm rằng: Chắc chắn ta sẽ chứng ngộ Đạo quả trong kiếp này, còn như thiếu sót 1 trong 5 điều thì xem như không có hy vọng chứng Đạo quả trong kiếp này.

Sự Tiến Triển Phật Giáo Trong Cõi Người Và Cõi Trời

Khi nói đến sự tiến triển của Phật-giáo trong cõi người và cõi trời, thì có thể khẳng định rằng: Phật-giáo trong cõi trời tiến triển và sáng chói hơn cõi người. Vì đối với Phật-giáo muốn được tiến triển lan rộng, điều quan trọng là phải dựa vào Phật-giáo đồ. Nơi nào Phật-giáo đồ đông, nơi ấy Phật-giáo Tăng thịnh. Và khi bậc Thánh trong cõi trời nhiều hơn cõi người, điều này cho thấy rằng: Phật-giáo trong cõi trời hưng thịnh hơn nhiều, chính là vì có bậc Thánh nhiều.

Còn trong cõi người, quả thật Phật-giáo có rất ít. Nhưng nơi đây lại có điều đặc biệt hơn cõi trời là: Trong cõi người có Pháp-học, tức là việc dạy, học Tam-tạng, thuyết pháp, thính pháp. Cả bốn điều này có đầy đủ, còn cõi trời chỉ có hai điều là thuyết pháp và thính pháp.

Lại nữa, cõi trời không có Chư Tăng, chỉ có cõi người mới có Chư Tăng thôi.

-ooOoo-

TUẦN TỰ NÓI VỀ 16 CÕI SẮC GIỚI

16 cõi trời Sắc-giới này là trú xứ Chư Phạm Thiên, vậy từ Brahma này có ý nghĩa ra sao? Và hạng người nào? Từ Phạm Thiên Brahma, nghĩa là người tu tiến với ân Đức đặc biệt như thiền định chẳng hạn. Gọi là Brahma tức là Chư Thiên ở trong cõi Phạm Thiên. Có định nghĩa rằng:

Brūhanti vaḍḍhanti atipanītehi jhānādigunehīti = Brahmāno.

Những Chư Thiên phát triển tu tiến pháp thù thắng đặc biệt như thiền... Do vậy, những Chư Thiên ấy được Gọi là Phạm Thiên.

Giải rằng: Sự phát triển có hai: Là sự phát triển theo đời và sự phát triển theo Đạo pháp.

- Sự phát triển theo đời, là việc đầy đủ tài sản, danh vọng, tùy tùng, chỗ ở, chỗ nương, các vật thọ dụng, có trình độ và kiến thức về nghệ thuật thế gian, có tuổi thọ dài, có màu da xinh đẹp, có sự an lạc thân tâm, có sức mạnh. Những điều này, gọi là có sự phát triển theo đời.

- Sự phát triển theo Đạo pháp, là việc phát triển theo các loại thiện pháp như: Giới, Định, Tuệ hoặc Thiền, Thắng trí, Đạo-quả, Níp- Bàn. Hay làm Tăng Trưởng Pháp học, Pháp hành, Pháp thành. Những điều này gọi là có sự phát triển theo Đạo pháp.

Đối với người được gọi là Phạm Thiên, thường có sự phát triển cả đời lẫn Đạo. Sự phát triển theo đời của vị Phạm Thiên ấy là việc có tuổi thọ lâu dài, màu da xinh đẹp, thanh khiết có sự an lạc thù thắng, có thần lực mạnh mẽ, có Thiên cung rực rỡ xinh đẹp, có vườn hoa ngoại cảnh, có đồ chúng thích hợp. Các tài sản của hàng Phạm Thiên thù thắng đặc biệt hơn Chư Thiên cõi dục.

Sự tăng trưởng Đạo pháp của vị Phạm Thiên là: Việc có giới, định, tuệ hoặc Thiền chứng, thắng trí và phạm trú pháp. Việc phát triển các pháp có ân Đức đặc biệt như Thiền... cho nên mới Gọi là Phạm Thiên.

-ooOoo-

NÓI VỀ BA CÕI SƠ THIỀN

1- Phạm Chúng Thiên:

Định nghĩa: Parisati bhavā = Pārijjā. Hạng ở trong đồ chúng Gọi là Pārisajja, tức là hạng thông thường, không có quyền lực gì đặc biệt.

Brahmānaṃ Pārisajjā = BrahmApārisajjā.

Hạng Phạm Thiên đồ chúng của Đại Phạm Thiên, Gọi là Phạm Chúng Thiên, nghĩa là hạng Phạm Chúng Thiên này là tùy tùng của Đại Phạm Thiên.

Trong bốn cõi sắc là: Cõi Sơ-thiền, cõi Nhị-thiền, cõi Tam-thiền, cõi Tứ-thiền (ngoại trừ cõi chúng sanh Vô-tưởng). Cả 4 cõi, mỗi cõi đều chia Phạm Thiên ra thành ba bậc:

1- Phạm Thiên làm tùy tùng phục vụ cho Phạm Thiên thủ lãnh, gọi là Phạm Chúng Thiên.
2- Phạm Thiên là cố vấn giúp việc cho Phạm Thiên thủ lãnh, gọi là Phạm Phụ Thiên.
3- Phạm Thiên là thủ lãnh, gọi là Đại Phạm Thiên.

Cả ba hạng Phạm Thiên này đều có trong 4 cõi sắc. Từ Phạm Chúng Thiên này là tên của một hạng Phạm Thiên sanh trong cõi Sơ-thiền, và những chỗ sanh, chỗ nương của hạng Phạm Thiên này, cũng gọi là phạm chúng Thiên. Ở đây, lấy tên của người ở trong chỗ ấy và đặt tên cho chỗ ấy. Và ở đây đặt tên theo Tīhānayùpacāranaya, tức là đặt tên theo lối đa diện chứ không phải đặt tên theo lối trực diện.

Định nghĩa của từ Phạm Chúng Thiên cũng là tên của cõi như vầy:

BrahmApārisajjānaṃ nibbattāti = BrahmApārisajjā.

Tầng nào là chỗ sanh, chỗ nương của hạng Phạm Chúng Thiên, tầng ấy cũng là tầng Phạm Chúng Thiên.

2- Phạm Phụ Thiên:

Định nghĩa: Pure ucce tīhāne chanti tiṭṭhantīti = Purohitā.

Người có chức vị cao, có vị trí là người chỉ dẫn trong mọi công việc của Đại Phạm Thiên, Gọi là Purohitā - Cố vấn. Hoặc:

"Pure ucce dhīyate thapiyatehi = Purohito".

Người được sắp đặt trong chức vị là người dẫn dắt, Gọi là Purohita.

Hai định nghĩa này là người có chức vị Purohita.

Brahmānaṃ purohitā = Brahmapurohitā.

Hạng Phạm Thiên làm cố vấn cho Đại Phạm Thiên, gọi là Phạm Phụ Thiên.

Từ Phạm Phụ Thiên này cũng là tên của hạng Phạm Thiên sanh trong cõi Sơ-thiền. Những chỗ sanh, chỗ nương của hạng Phạm Thiên này cũng có tên là Phạm Phụ Thiên, do lấy tên của người nương trong chỗ ấy mà đặt tên cho chỗ ấy.

Định nghĩa của từ Phạm Phụ Thiên cũng là tên của cõi như vầy:

"Brahmapurohitānaṃ nibbattāti = Brahmapurohitā".

Tầng nào là chỗ sanh, chỗ nương của hạng Phạm Thiên cố vấn, tầng ấy Gọi là Phạm Phụ Thiên.

3- Đại Phạm Thiên:

Định nghĩa: Brūhati parivaddhatīti = Brahmā.

Người có sự phát triển với ân Đức đặc biệt như Thiền... Gọi là Phạm Thiên, tức người có sự phát triển trong thiền, thắng trí và tuổi thọ, dung sắc, an lạc, sức lực nhiều hơn nhân loại, cùng với tất cả Chư Thiên Dục-giới.

Mahanto brahmā = Mahābrahmā.

Vị Phạm Thiên lớn hơn cả (trưởng), Gọi là Đại Phạm Thiên, tức vị Phạm Thiên thù thắng, to trọng hơn cả Phạm Chúng Thiên và Phạm Phụ Thiên.

Đại Phạm Thiên có ba hạng là:

1- Đại Phạm Thiên có hào quang phát ra xa 1000 Cakkavāḷa, gọi là Sahassabrahma.
2- Đại Phạm Thiên có hào quang phát ra xa 2000 Cakkavāḷa, gọi là Dvisahassabrahma.
3- Đại Phạm Thiên có hào quang phát ra xa 3000 Cakkavāḷa, gọi là Tisahassabrahma.

Mahābrahmānaṃ nibbattāti = Mahābrahmā.

Chỗ sanh, chỗ nương của các vị Đại Phạm Thiên, gọi là tầng Đại Phạm Thiên.

Từ Đại Phạm Thiên ấy cũng là tên của hạng Phạm Thiên thù thắng vĩ Đại trong cõi Sơ-thiền, và chỗ của hạng Phạm Thiên này cũng Gọi là Đại Phạm Thiên, bởi lấy tên của người nương trong chỗ ấy và đặt tên cho chỗ ấy, giống như hai tầng đã trình bày trên.

Vị trí của bậc Sơ-thiền này không phải nằm theo thứ tự tầng bậc. Thật vậy, ba cõi Sơ-thiền này cùng nằm trong 1 lãnh vực như nhau, giống như lãnh vực của nhân loại. Lãnh vực này nằm giữa hư không, cách xa cõi Tha-hóa-tự-tại là 5.508.000 do tuần, đầy khắp Phạm cung, vườn hoa, hồ nước, được an lập trên nền hình thành bởi 7 loại báu, có hào quang vô cùng xinh đẹp. Trong ba cõi Sơ-thiền được chia ranh giới ra thành từng phần, một phần là trú xứ của Đại Phạm Thiên, một phần là trú xứ của Phạm Thiên, một phần là trú xứ của Phạm Chúng Thiên.

Tất cả đều cùng ở trong một lãnh vực với nhau. Nhưng sở dĩ gọi tên theo thứ tự tầng bậc, không phải mục đích lấy cõi, mà chỉ nương gọi theo chức vụ của Chư Phạm Thiên trong cõi Sơ-thiền này, như trong Dhammahadaya vibhaṅga aṭṭhakathā có nêu rằng: Ime tayopi janā pathamajjhānabhūmiyaṃ ekatale vasanti.

Cả ba hạng Phạm Thiên này ở trong cùng một lãnh vực của cõi Sơ-thiền. Có vị Đại Phạm Thiên là bậc cao trọng trong cõi Sơ-thiền. Sở dĩ biết được như thế cũng do nương vào ý nghĩa mà Đức Thế Tôn thuyết trong kinh Brahmajāla rằng:

"Khi thế gian bị diệt bằng lửa, bằng nước, bằng gió thì cõi Sơ-thiền này đều bị hủy hoại đi mỗi lần, và khi bắt đầu hình thành thế gian mới, trong cõi Sơ-thiền cũng có một vị Đại Phạm Thiên sanh lên trước, còn Phạm Phụ Thiên và Phạm Chúng Thiên, hai hạng này sanh đến sau".

Lại nữa, Ngài đã thuyết trong kinh Brahmasamyutta rằng:

"Tatra sudaṃ bhikkhave brahmā (mahābrahmā) ca brahmaparisā ca brahmapārisajjā da ujjhāyanti khīyanti ..."

Theo đoạn Pāli trên, sau khi xét theo văn phạm thì thấy rằng:

"Từ chỉ một vị Phạm Thiên là số ít, còn từ chỉ Phạm Phụ Thiên và Phạm Chúng Thiên thì dùng số nhiều. Do nhân này mới kết luận rằng: Chỉ có một vị Đại Phạm Thiên trong cõi Sơ-thiền.

-ooOoo-

NÓI VỀ BA CÕI NHỊ THIỀN

1- Cõi Thiểu Quang Thiên:

Định nghĩa: Parittā ābhā etesanti = Parittābhā.

Phạm Thiên có hào quang ít hơn Phạm Thiên ở phía trên, gọi là Thiểu Quang.

Parittānbhānaṃ nibbattāti = Parittābhā.

Chỗ sanh của Phạm Thiên Thiểu Quang, Gọi là Thiểu Quang.

2- Cõi Vô Lượng Quang Thiên:

Định nghĩa: Appamāṇā ābhā etesanti = Appamāṇābhā.

Phạm Thiên có hào quang Vô Lượng, Gọi là Vô Lượng Quang Thiên.

Appamāṇābhānaṃ nibbattāti = Appamāṇābhā.

Chỗ sanh của hạng Vô Lượng Quang Thiên, Gọi là Vô Lượng Quang.

3- Cõi Biến Quang (Quang Âm Thiên):

Định Nghĩa: Sarati nissaratīti = Sarā.

Hào quang có chỗ chiếu phát Gọi là Sarā.

Ābhāsarā etesanti = Ābhassarā.

Phạm Thiên có hào quang chiếu phát từ thân, Gọi là Ābhasarā.

Hoặc: "Ābhā saranti niccharanti etesūti = Ābhasarā.

Hào quang chiếu phát từ thân của hạng Phạm Thiên nào, do vậy hạng Phạm Thiên ấy gọi là Ābhasarā.

Các Phạm Thiên Quang âm này, có sự sung mãn hỷ ở trong thiền của mình và được diễn tiến do mãnh lực của hỷ thường xuyên. Chính vì vậy, mới là cho tâm trạng của hạng Phạm Thiên này rất tinh khiết, khi tâm được tinh khiết rồi thì sắc tâm cũng được tinh khiết theo, và chính do mãnh lực của tâm thanh khiết là nhân cho thấy sắc quý tiết, tức sắc hiện khởi cho thành ánh hào quang cũng được tinh khiết. Vì thế, sở dĩ hạng Quang Âm Thiên có hào quang biến mãn khắp thân này là do mãnh lực của sắc quṅ tiết nương vào sắc tâm sanh, gọi là Cittapaccaya utujarūpa mà có sự thanh khiết hiện khởi.

Ābhassarā nibbattāti = Ābhasarā.

Chỗ sanh của hàng Quang Âm Thiên, gọi là Quang Âm.

Từ Thiểu Quang, Vô Lượng Quang và Quang Âm. Cả ba tên này chính là tên của Chư Phạm Thiên, dùng tên cõi để đặt tên cho các hạng Phạm Thiên trong cõi ấy. Nơi đây, gọi tên theo Tīhānayūpacāranaya, giống như nhóm Phạm Thiên cõi Sơ-thiền vậy.

Cị trí ba cõi Nhị-thiền này nằm giữa hư không cách cõi Sơ-thiền 5.508.000 do tuần, phần nền của ba cõi này nằm trong lãnh vực, hình thành bằng 7 loại ngọc báu, đầy đủ với Thiên cung, vườn hoa, ao hồ và cây kiểng.

Ba cõi Nhị-thiền nằm giữa hư không ví như chiếc tàu lớn bồng bềnh giữa Đại dương. Và tất cả Chư Thiên trong ba cõi Nhị-thiền này:

- Hạng Thiểu Quang Thiên có chức vị như Phạm Chúng Thiên.

- Vô Lượng Quang Thiên có chức vụ như Phạm Phụ Thiên.

- Quang Âm Thiên có chức vị như Đại Phạm Thiên.

-ooOoo-

NÓI VỀ BA CÕI TAM THIỀN

1- Cõi Thiểu Tịnh

Định nghĩa: Parittā subhā etesanti = Parittasubhā.

Phạm Thiên có hào quang xinh đẹp, nhưng ít hơn ở phía trên, Gọi là Thiểu Tịnh.

Parittasubhānaṃ nibbattāti = Parittasubhā.

Cõi sanh của các Thiểu Tịnh Thiên, Gọi là Thiểu Tịnh.

2- Cõi Vô Lượng Tịnh

Định nghĩa: Appamāṇa subhā etesanti = Appamāṇasubhā.

Phạm Thiên có hào quang xinh đẹp vô lượng, gọi là Vô Lượng Tịnh Thiên.

Appamāṇāsubhānaṃ nibbattāti = Appamāṇasubhā.

Cõi sanh của các Vô Lượng Tịnh Thiên, Gọi là Vô Lượng Tịnh.

3- Cõi Biến Tịnh

Định nghĩa: Subhāki ākiṇṇāti = Subhākiṇṇā. Phạm Thiên có hào quang xinh đẹp biến mãn khắp thân, gọi là Biến Tịnh.

Subhākiṇṇānaṃ nibbattāti = Subhākiṇṇā.

Cõi sanh của các Phạm Thiên Biến Tịnh, Gọi là Biến Tịnh.

Từ Subhā nơi đây ám chỉ đến sự xinh đẹp của hào quang phát ra từ thân của hàng Phạm Thiên ở cõi Tam-thiền này.

Hào quang như thế nào mới gọi là hào quang xinh đẹp.

Giải rằng: Hào quang xinh đẹp của các Phạm Thiên này có tướng trạng giống như hào quang của mặt trăng, tức ánh sáng hào quang ấy gom lại thành vòng tròn, không có sự rời rạc, chính vì vậy mới Gọi là Subhā, tức là hào quang xinh đẹp.

Từ Subhākiṇṇā này gọi là Subhakiṇhā cũng được, điều này diễn tiến theo văn phạm Pāli, tức là đổi Ā thành A, chữ ṇ thứ hai thành H, gom lại thành Subhakiṇhā. Hoặc muốn gọi là Subhakiṇṇā cũng được, không sai văn phạm. Như định nghĩa sau:

Subhena Kiṇṇāti = Subhakiṇṇā.

Phạm Thiên có hào quang xinh đẹp biến mãn khắp thân, gọi là Biến Tịnh. Như trong Mūlaṭīkā có nêu rằng:

Sobhaṇapabhāya kiṇṇā subhākiṇṇāti vattabbe ākārassa rassattaṃ antimaṇakārassa hakārañca katvà subhakiṇhāti vuttā atha pana subhena kiṇṇā subhakiṇṇā.

Từ Parittasubhā, appamāṇasubhā, subhakiṇhā. Cả ba từ này là tên của Phạm Thiên, nhưng sở dĩ cùng được gọi là tên của cõi như thế vì lấy tên của người ở trong chỗ ấy đặt tên cho chỗ ở ấy. Ba cõi Tam-thiền này nằm giữa hư không, cách cõi Nhị-thiền là 5.508.000 do tuần. Phần nền của ba cõi này nằm trong 1 lãnh vực, hình thành với 7 loại báu, đầy đủ với Thiên cung, vườn, ao hồ và cây kiểng.

Tất cả Phạm Thiên ở ba cõi Tam-thiền này:

- Thiểu Tịnh Thiên có chức vụ như Phạm Chúng Thiên.
- Vô Lượng Tịnh Thiên có chức vụ như Phạm Phụ Thiên.
- Biến Tịnh Thiên có chức vụ như Đại Phạm Thiên.

-ooOoo-

NÓI VỀ 7 CÕI TỨ THIỀN

1- Cõi Quãng Quả

Định nghĩa: Vipulaṃ phalaṃ etesanti = Vehapphalā.

Phạm Thiên có quả rộng lớn gọi là Quãng Quả.

Nơi đây từ Quãng Quả dịch từ chữ Nipphanna ấy, nếu theo định nghĩa, đáng lẽ sẽ là Vipulaphalā. Nhưng sở dĩ không diễn tiến theo từ này cũng vì ảnh hưởng của văn phạm, diễn tiến ấy như vầy: Vipula thành Veha, Pha thành Paya (Asadisa theo Dvābhāva). Vehapphalānaṃ nibbattāti = Vehapphalā. Cõi sanh của các Phạm Thiên Quãng Quả, Gọi là Quãng Quả.

Hoặc "Jhānānurūpaṃ visesena thitaṃ aneñjitaṃ puññaphalaṃ ettha atthīti vehapphalā".

Quả phước rộng lớn bất động (do nổ lực) đặc biệt theo thiền có trong cõi nào thì cõi ấy gọi là Quãng Quả.

Giải rằng: Quả phước hiện khởi trong ba cõi Sơ-thiền, ba cõi Nhị-thiền, ba cõi Tam-thiền. Cả 9 cõi này không Gọi là Quãng Quả, vì rằng, khi thế gian này bị diệt bằng nước thì ba cõi Nhị-thiền bị hoại, khi thế gian bị hoại bằng gió thì ba cõi Tam-thiền bị hoại. Tất cả Phạm Thiên nương trú trong các cõi này đều phải mạng chung, Thiên cung và Thiên sản của các vị ấy cũng bị hủy diệt theo.

Cả 9 cõi này, Phạm Thiên sanh trong tầng Biến Tịnh Thiên có tuổi thọ lâu nhất. Thọ lượng của Phạm Thiên Biến Tịnh này lâu đến 64 Đại kiếp, nhưng Phạm Thiên Biến Tịnh có thọ lượng tròn đủ 64 Đại kiếp đó, phải sinh cùng thời với thế gian khi mới tạo lập, còn những vị Phạm Thiên sanh lên về sau, không tròn đủ mà phải giảm theo tuần tự, vì rằng: Trong số 64 Đại kiếp ấy, ba cõi Tam-thiền này sẽ bị hủy diệt 1 lần bởi gió.

Còn cõi Quãng Quả được thoát khỏi nạn hủy diệt, cho nên những vị Phạm Thiên sanh trong cõi này, dù sanh lên trong thời nào vẫn có thọ lượng là 500 Đại kiếp. Chính do nhân này, quả phước dẫn cho tái tục vào cõi này, được gọi là Quãng Quả, được sanh từ mãnh lực thiện ngũ thiền Sắc-giới tương ưng xả thọ. còn Phạm Thiên sanh lên trong ba cõi Sơ-thiền, là do mãnh lực thiện Sơ-thiền. Do mãnh lực thiện Nhị-thiền và Tam-thiền, sanh về cõi Nhị-thiền. Do mãnh lực thiện Tứ-thiền sanh về cõi Tam-thiền, đó là những tâm thiền tương ứng hỷ thọ.

Thông thường Thiền thiện tương ưng xả thọ là loại Thiền thù thắng bất động, cao hơn thiền Thiện tương ưng hỷ thọ. Cho nên, quả sanh từ Thiền thiện tương ưng xả thọ mới là quả thù thắng diễn tiến theo nhân.

Còn quả sanh từ Thiền thiện hỷ thọ thời không thù thắng và không kiên cố, cũng diễn tiến theo nhân như nhau.

2- Cõi Vô Tưởng

Định nghĩa: Natthi saññā etesanti = Asaññā.

Sở hữu tưởng không có với Phạm Thiên nào, hạng Phạm Thiên ấy Gọi là Vô-tưởng.

Ở đây, từ Vô-tưởng được trình bày bằng cách đưa sở hữu tưởng lên làm chủ, nhưng thật sự tâm và các sở hữu khác thuộc tứ danh uẩn cũng không có phần trình bày này, chỉ trình bày theo Upalakkhaṇa nidassana.

Hoặc: Natthi saññāmukhena cattāro arūpakkhandhā etesanti = Asaññā: Sở hữu tưởng làm trưởng trong tứ danh uẩn không có với vị Phạm Thiên nào. Do vậy, Phạm Thiên ấy Gọi là Vô-tưởng.

Asaññā ca te sattā cāti = Asaññāsattā.

Phạm Thiên không có tứ danh uẩn, do sở hữu tưởng là trưởng, nhưng Phạm Thiên này cũng gọi là chúng sanh, do vậy mới gọi là chúng sanh Vô-tưởng.

Phần đông mọi người đều hiểu rằng: Những vật nào không có danh uẩn, những vật ấy không gọi là chúng sanh, sự hiểu như thế không được đúng hoàn toàn, tức là chỉ đúng trong cõi dục, nhưng đối với cõi sắc thì không hoàn toàn là vậy. Có những vị Phạm Thiên sanh lên do mãnh lực ngũ thiền và có tưởng ly tham là căn bản, hạng Phạm Thiên này không có danh uẩn, chỉ có sắc uẩn duy nhất, nhưng vẫn xếp vào loại chúng sanh, vì có sắc mạng quyền gìn giữ. Cho nên Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày rằng:

Chúng sanh liên hệ với Vô-tưởng, gọi là chúng sanh Vô-tưởng.

Asaññasattānaṃ nibbattāti asaññāsattā.

Cõi sanh của hāng Phạm Thiên Vô-tưởng, Gọi là chúng sanh Vô-tưởng. Chỗ gọi của cõi Quãng Quả và cõi Vô-tưởng là do lấy tên của người ở trong các cõi ấy đặt tên cho chính cõi ấy.

Hai cõi Tứ-thiền này nằm giữa hư không cách cõi Tam-thiền 5.508.000 do tuần. Phần nền của hai cõi này trong cùng một lãnh vực, được hình thành bằng 7 báu, đầy đủ với vườn hoa, ao hồ và cây kiểng.

Phạm Thiên trong cõi Quãng Quả và chúng sanh Vô-tưởng cũng được chia thành ba bậc chính, do liên quan từ sự khác nhau của thiện Ngũ-thiền, tức là nếu thiện Ngũ-thiền bậc hạ thì sanh vào trong chức vụ như Phạm Chúng Thiên, nếu là bậc trung thì sanh vào chức vụ như Phạm Phụ Thiên và nếu là bậc thượng thì sanh vào chức vụ như Đại Phạm Thiên.

Sở dĩ, Ngài giáo thọ sư không chia tên của chứ Phạm Thiên cõi Quãng Quả và cõi Vô-tưởng ra thành ba bậc giống như các Phạm Thiên ở những cõi thấp, vì các Phạm Thiên sanh ra trong hai cõi này đều có thọ lượng như nhau, và Phạm Thiên cõi Quãng Quả có khả năng nhìn thấy Phạm Thiên cõi Vô-tưởng. Riêng các Phạm Thiên ở cõi Sơ-thiền, Nhị-thiền, Tam-thiền thì không thể nhìn thấy nhau được. Do nhân này, Ngài chú giải sư mới gom Phạm Thiên cõi Quãng Quả và Vô-tưởng vào gọi chung, không chia thành nhóm bậc.

Năm Cõi Tịnh Cư

Cõi Tịnh Cư này là cõi của bậc Bất-lai và bậc A-la-hán, tức là những bậc có sự thanh tịnh, còn những người khác ngoài ra, dù chứng Ngũ-thiền, nhưng vẫn không sanh vào được. Như câu định nghĩa: "Suddhānaṃ anāgāmi arahantānaneva āvāsāti = Suddhāvāsā". Cõi trú thanh tịnh của bậc Bất-lai và bậc A-la-hán, do vậy cõi này gọi là cõi Tịnh Cư.

Năm cõi Tịnh Cư, cõi Quãng Quả và cõi Vô-tưởng, gọi chung là cõi Tứ-thiền, vì sanh từ thiện Tứ-thiền (nói theo phần bốn) hoặc thiện Ngũ-thiền (theo phần năm).

Năm cõi Tịnh Cư này nằm giữa hư không và nằm thành từng bậc theo thứ tự cõi, không phải nằm trong cùng một lãnh vực như các cõi khác, cách cõi Quãng Quả và Vô-tưởng là 5.508.000 do tuần, mỗi cõi Tịnh Cư lại cách nhau 5.508.000 do tuần.

1) Cõi Vô Phiền

Định nghĩa: Appakena kālena attano tīhānaṃ na vijahantīti = Avihā. Các Phạm Thiên nào không rời bỏ trú xứ của mình, dù chỉ trong khoảnh khắc, các Phạm Thiên ấy gọi là Aviha. Hoặc:

Attano sampattiyā na hāyantīti = Avihā. Các Phạm Thiên nào không rời bỏ trú xứ của mình, dù chỉ trong khoảnh khắc Phạm Thiên ấy gọi là Aviha. Các Phạm Thiên nào với tài sản của mình không bị tổn giảm, các Phạm Thiên ấy Gọi là Avihā.

Nơi đây giải rằng: Phạm Thiên sanh trong cõi Vô-phiền, không rời bỏ trú xứ của mình, tức không chết trước khi hết tuổi thọ. đối với Phạm Thiên trong 4 cõi còn lại là Atappā, Sudassā, Sudassī, Akaniṭṭhā ấy dù chưa tròn đủ tuổi thọ, cũng có thể chết trước đi.

Hoặc những Thiên sản của những vị Phạm Thiên này vẫn tròn đủ suốt thọ lượng, không hề thay đổi bất luận 1 loại nào. Do nhân đó mới Gọi là Aviha.

Avihānaṃ nibbattāti = Avihā.

Cõi sanh của những Phạm Thiên Vô-phiền, Gọi là Aviha.

Từ Aviha này chính là tên của Phạm Thiên ấy, còn tên của cõi sở dĩ cũng gọi giống như thế, là do lấy tên của Phạm Thiên ấy. Đặt tên cho cõi, và bốn cõi còn lại cũng diễn tiến như vậy.

2) Cõi Vô Nhiệt

Định nghĩa: Na tappantīti = AtapPā.

Phạm Thiên không có sự nhiệt não, Phạm Thiên ấy Gọi là Vô-nhiệt.

Giải rằng: Tất cả Phạm Thiên Vô-nhiệt thường nhập Thiền, hoặc nhập Thiền quả, các phiền não là nhân khiến cho sanh nhiệt não ấy, không có cơ hội sanh khởi, nên tâm của nhóm Phạm Thiên này chỉ có sự an tịnh mát mẽ, không có loại nhiệt não nào cả.

Atappānaṃ nibbattāti = Atappā.

Cõi sanh của các Phạm Thiên Vô-nhiệt, Gọi là Vô-nhiệt.

3) Cõi Thiện Hiện

Định nghĩa: Sukhena dissantīti = Sudassā.

Phạm Thiên khi người khác nhìn thấy được sự an lạc, do vậy, Phạm Thiên ấy Gọi là Thiện Hiện.

Lại nữa: "Parisuddhehi pasādadibbadhammapaññā cakkhūhi sam pannattā suṭṭhu passantīti = Sudassā".

Những Phạm Thiên nhìn thấy vật rất rõ ràng, do nhục nhãn hoặc Thiên nhãn, pháp nhãn, tuệ nhãn thanh tịnh, Gọi là Thiện-hiện.

Giải rằng: Phạm Thiên ở cõi Thiện-hiện này có thân rất xinh đẹp, nên bất luận người được nhìn thấy sẽ phát sanh an lạc. Bởi lẽ ấy, nhóm Phạm Thiên này có tên là Thiện-hiện.

Lại nữa, Phạm Thiên Thiện-hiện này đầy đủ với 4 loại nhãn là nhục nhãn, Thiên nhãn, pháp nhãn và tuệ nhãn.

Trong 4 loại nhãn này, mắt thường Gọi là nhục nhãn, Thiên nhãn thông Gọi là Thiên nhãn, hoặc mắt thường của Thiên nhân cũng được Gọi là Thiên nhãn, vì thông thường những vị Thiên nhân có mãnh lực nhìn thấy các vật ở xa hay vật nhỏ bé được dễ dàng. Ba trí Đạo thấp là Pháp nhãn. Minh sát tuệ, phản khán tuệ và các thắng trí Gọi là tuệ nhãn.

Sudassānaṃ nibbattāti = Sudassā.

Cõi sanh của Phạm Thiên Thiện-hiện, Gọi là Thiện-hiện.

4) Cõi Thiện Kiến

Định nghĩa: Sukhena passantīti = Sudassī.

Phạm Thiên nhìn thấy các vật khác bằng sự thoải mái, Gọi là Thiện-kiến.

Lại nữa: "Tato atisayena suṭṭhu dassanabhāvena samannāgatāti= Sudassī".

Phạm Thiên khéo đầy đủ trong việc thấy mà thù thắng hơn nhóm Thiện-hiện, nên Gọi là Thiện-kiến.

Giải rằng: Phạm Thiên Thiện-kiến này, nói về 4 loại nhãn thì nhục nhãn, Thiên nhãn và tuệ nhãn, cả ba loại nhãn này thù thắng hơn Phạm Thiên Thiện-hiện, còn pháp nhãn thì bằng nhau.

Sudassīnaṃ nibbattāti = Sudassī.

Cõi sanh của Phạm Thiên Thiện-kiến, Gọi là Thiện-kiến.

5) Cõi Akaṇṇitthā

Định nghĩa: Natthi kaniṭṭho etesanti = Akaniṭṭhā.

Thiên sản và an lạc có không ít đối với các Phạm Thiên này. Do vậy, các Phạm Thiên này được Gọi là Akaniṭṭha.

Lại nữa: "Natthi rūpīnaṃ sattānaṃ majjhe kenaci guṇena kaniṭṭhabhāvo etesanti = Akaniṭṭhā.

Trạng thái chút ít với bất luận một Guṇasampatti nào giữa các chúng sanh hữu sắc, thời không có với các Phạm Thiên này. Do vậy, các Phạm Thiên này mới Gọi là Akaniṭṭha.

Akaniṭṭhānaṃ nibbattāti = Akaniṭṭhā.

Cõi sanh của các Phạm Thiên Sắc Cứu Cánh gọi là Akaniṭṭhā.

Giải rằng: Phạm Thiên ở tầng thứ năm của cõi Tịnh-cư này, là Phạm Thiên có Guṇasampatti thù thắng hơn tất cả Phạm Thiên hữu sắc, vì Phạm Thiên ở tầng thứ 1-2-3-4 của cõi Tịnh-cư này, tức là Vô-phiền Thiên, Vô-nhiệt Thiên, Thiện-hiện Thiên, Thiện-kiến Thiên. Khi Chưa chứng quả A-la-hán, phải tuần tự sanh lên cõi Tịnh-cư trên, không sanh lại cõi cũ hoặc cõi thấp hơn. Riêng Phạm Thiên Sắc Cứu Cánh sẽ không sanh lại nữa. Tức Níp- Bàn tại chính cõi ấy, điều này cho thấy rằng: Phạm Thiên Sắc Cứu Cánh có ân Đức thù thắng về giới, định, tuệ hơn các Phạm Thiên hữu sắc.

Trong 5 cõi Tịnh-cư, không chia thành từng bậc như cõi Sơ-thiền, Nhị-thiền... cõi Vô-phiền chỉ có duy nhất là Phạm Thiên Vô-phiền, các cõi Vô-nhiệt, Thiện-hiện, Thiện-kiến, Sắc Cứu Cánh cũng y như vậy. Vì rằng: Thọ lượng của Chư Phạm Thiên mỗi cõi đều như nhau, đều có khả năng thấy nhau được. Do nhân này, mới không chia mỗi cõi ra thành 2 hoặc 3 hạng. Người sanh vào cõi Tịnh-cư này phải là bậc Bất-lai, dù đó là người, Chư Thiên hay Phạm Thiên cũng vậy, và phải chứng đắc Ngũ-thiền.

Sở dĩ Ngũ-tịnh-cư có 5 cõi, là do mãnh lực của 5 quyền:

- Vị có Tín quyền mạnh hơn 4 quyền kia, sẽ sanh về cõi Vô-phiền.
- Vị có Tấn quyền trội hơn, sẽ sanh về cõi Vô-nhiệt.
- Vị có Niệm quyền mạnh hơn cả, sẽ sanh về cõi Thiện-hiện.
- Vị có Định quyền mạnh hơn cả, sẽ sanh về cõi Thiện-kiến.
- Vị có Tuệ quyền mạnh hơn cả, sẽ sanh về cõi Sắc Cứu Cánh

Điều này được trình bày trong aṅgaha aṭṭhakathā và Vibhāvanīṭīkā như sau:

"Anāgāmino para suddhāvāsesu uppajjanti (Saṅgaha aṭṭhakathā)".

- Saddhādi indriya vemattānukkamena pañcasu suddhāvāsesu uppajjhanti (Vibhāvanīṭīkā).

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2006).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 28-04-2006