Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ
THERAVĀDA

Tìm Hiểu và Chú Giải
CHUYỆN NGẠ QUỈ

Petavatthu-aṭṭhakathā

Nguyên tác: PARAMATTHADĪPANĪ NĀMA
Tác giả: DHAMMAPĀLA
Bản Anh ngữ : U BA KYAW
Hiệu đính- Giải thích: PETER MASEFIELD
Bản Việt ngữ : Tỳ khưu THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Chương II

PHẨM UBBARĪ
[Ubbarīvagga]

 

II.1 Chú giải chuyện ngạ quỉ LÝ LUÂN HỒI
[Samsāramocakapetavatthuvaṇṇanā]

[67] ‘Nhà ngươi lỏa lồ và có diện mạo kinh dị.’ Vị Đạo sư thuật lại chuyện kể này khi ngài đang lưu lại trong Khu Rừng Trúc liên quan đến một ngạ quỉ đang cư trú trong ngôi làng có tên là Iṭṭhakāvatī nằm trong vương quốc Magadha.

Người ta kể lại rằng trong vương quốc Magadha có hai ngôi làng, tên là Iṭṭhakāvatī và Dīgharāji, trong đó có rất nhiều các Đạo sĩ[1] Saṃsāramocaka đang cư trú. Trong một thời gian dài, khoảng năm trăm năm qua, có một phụ nữ nọ tái sanh trong một gia đình Saṃsāramocaka nằm ngay trong ngôi làng Dīgharāji và do có tà kiến nên nàng giết hại nhiều loại sâu bọ và châu chấu và rồi phải tái sanh nơi cõi Ngạ Quỉ trong đó nàng phải trải qua đói khát trong suốt năm trăm năm. Thế rồi khi Đức Thế Tôn giáng lâm xuống cõi trần gian và khởi động Chuyển Pháp Luân và đến đúng thời gian qui định ngài đã đến trú xứ trong khu Rừng Trúc, gần thành Rājagaha, rồi nàng lại tái sanh trong gia đình Saṃsāramocaka và cũng trong chính ngôi làng Dīgharāji. Rồi một ngày kia khi nàng lên bảy tám tuổi trong lúc đang chơi đùa với các bạn gái trên đường lộ chính, có trưởng lão Sāriputta, đang trụ trì thiền viện Aruṇavatī cũng đi trên con đường chính, gần tới cổng làng, đi theo ngài có mười hai vị tỳ khưu. Trong lúc đó có rất nhiều thiếu nữ trong làng đang rời khỏi làng ra chơi bên ngoài gần cổng làng, theo thói quen cha mẹ đã dạy, các thiếu nữ đã vội vã đến gặp các ngài với tâm đạo nhiệt thành và lễ bái theo năm tư thế phủ phục.[2] Tuy nhiên có một cô gái thuộc gia đình ngoại đạo[3] đã tỏ ra thất lễ và thiếu phong cách sử sự tốt của những người đức hạnh, do nàng không tích lũy được nhiều phước báu trong một thời gian dài, thế nên nàng đã đứng bất động giống như những kẻ thiếu văn hoá.[4] Trưởng lão thấu tỏ phẩm hạnh quá khứ của nàng và cả hoàn cảnh tái sanh hiện nay trong gia đình Saṃsāramocaka và tình trạng nàng chỉ đáng tái sanh nơi hoả ngục trong tương lai. Ngài nhận ra rằng nếu cô ta đến chào ngài ắt hẳn cô không phải tái sanh nơi hoả ngục và cho dù cô có phải tái sanh nơi cõi ngạ quỉ thì cô vẫn đạt được thù thắng qua ngài trưởng lão.[5] Với tấm lòng từ bi quảng đại dâng trào [68] ngài trưởng lão đã nói với các cô gái rằng, ‘Các cô đã đảnh lễ các tỳ khưu [6] nhưng cô gái này lại đứng yên như kẻ thất học.’ Thế rồi các thiếu nữ đã nắm lấy tay cô ta, kéo cô ta tiến về phía trước và dùng sức mạnh ép cô phải đảnh lễ phủ phục dưới chân vị trưởng lão. Đến thời điểm đã ấn định nàng đã kết hôn với một chàng trai trong một gia đình Saṃsāramocaka trong thành Dīgharāji[7]. Khi sắp đến ngày sanh con thì nàng qua đời và tái sanh nơi cõi Ngạ quỉ, lỏa lồ, với gương mặt kinh dị, trông thật dễ sợ; đi lang thang khắp nơi và nàng đã hiện nguyên hình với vị trưởng lão Sāriputta vào ban đêm và rồi đứng sang một bên. Khi ngài vừa nhìn thấy nàng, vị trưởng lão đã hỏi nàng với đoạn kệ sau:

1.      ‘Nhà ngươi loả lồ và có diện mạo gướm ghiếc, gầy gò với những đường gân[8] hiện rõ, nàng là người gầy gò ốm yếu, xương sườn lộ ra, giờ đây, ngươi là ai mà đứng trân người ra như vậy.

1. Ở đây với những đường gân hiện rõ (dhamanisanthatā): với tấm thân hình để lộ rõ cả một mạng lưới đường gân lộ rõ do thiếu thịt và máu. Với xương sườn lộ rõ (upphāsulike): với những chiếc xương sườn lộ ra. Nàng gầy còm ốm yếu (kisike): nàng có thân hình gầy gò ốm yếu; như đã đề cập đến ở trên là “gầy mòn[9]” các từ ‘nhà ngươi có thần hình gầy còm ốm yếu’[10] được nhắc lại nhằm mục đích cho thấy hiện trạng ‘vô cùng ốm yếu gầy còm[11]’ của nàng nơi thân xác chỉ gồm toàn da bọc xương và gân guốc nổi lên.

Khi nghe được như vậy, nữ Ngạ Quỉ đã thốt lên đoạn kệ sau đây để tỏ lộ chính mình:

2.      Thưa ngài, ta chỉ là một nữ ngạ quỉ đã tái sanh nơi hiện hữu khốn cùng nơi cõi Diêm Vương; sau khi đã thực hiện ác nghiệp ta đã phải tái sanh từ cõi chúng sanh sang cõi ngạ quỉ.’

Một lần nữa vị Trưởng lão đã hỏi nàng về ác nghiệp nàng đã thực hiện:

3.      ‘Giờ đây nhà ngươi đã thực hiện ác nghiệp nào vậy bằng thân, khẩu hay ý? Do kết quả ác nghiệp đó nhà ngươi đã phải tái sanh từ cõi chúng sanh xuống cõi ngạ quỉ?’

Nàng lại thốt lên ba đoạn kệ chứng tỏ cho thấy sau khi đã quá bủn xỉn, ích kỷ và thiếu giới đức trong bố thí nàng đã phải đầu thai[12] nơi cõi Ngạ quỉ và phải trải qua nhiều khổ sở đến như vậy:

4.      [69] Thưa ngài, ta chẳng còn cha mẹ lẫn anh em họ hàng nào, ngay cả chẳng còn ai thương xót đến ta, đã động viên ta nói rằng, “Hãy bố thí với tấm lòng thành kính cho các vị sa môn lẫn các vị bà la môn.”

5.      Từ nay trở đi trong suốt năm trăm năm ta phải lang thang khắp nơi với thân hình loả lồ như vậy, lại bị đói khát và thèm muốn làm hao mòn tiều tụy tấm thân – đây chính là hậu quả do ác nghiệp đem lại.

6.      Ta đảnh lễ ngài, đấng xứng được đảnh lễ với cả tấm lòng thành kính; xin hãy tỏ lòng thương xót đến ta, ôi đấng vĩ đại và giàu lòng cương quyết. Xin ngài bố thí cho ta đôi điều gì đó [13] và hồi hướng phước thí đó cho ta; hãy giải thoát ta khỏi hiện trạng khốn khổ này, thưa ngài.’

4. Về điểm này đấng giàu lòng thương xót (anukampakā): có lợi đối với hạnh phúc của nàng nơi cõi đời sau, bạch ngài (bhante): nàng đang thưa chuyện với ngài trưởng lão. Là kẻ cổ vũ động viên ta. (ye naṃ niyojeyyuṃ): ta chẳng còn mẹ cha hay những họ hàng thân thuộc thuộc loai này nọ là người hay dủ lòng thương xót đến ta, có thể động viên cổ vũ[14] ta nói rằng, ‘Với tấm lòng thành kính hãy thực hiện bố thí cho các vị sa mônvà các vị bà la môn – đây là cách chúng ta nên phân tích.

5. Kể từ này trong suốt năm trăm năm ta phải đi lang thang khắp nơi với thân hình lõa lồ như thế này (ito ahaṃ vassatāni pañcā yaṃ evarūpā vicarāmi naggā): sau khi nhớ lại kiếp tái sanh làm nữ ngạ quỉ nơi hai kiếp trước. Nữ ngạ quỉ nói lời này để xác định rằng giờ đây nàng đang phải lang thang khắp nơi trong tình trạng đó đã kéo dài trong năm trăm năm qua. Yaṃ (không được dịch) = yasmā (một dạng ngữ pháp hối chuyển); vì ta đã không thực hiện bất kỳ phước báu bố thí nào v.v... ta đã trở thành nữ ngạ quỉ, loã lồ như thế này, chính vì thế ta phải lang thang khắp nơi trong suốt năm trăm năm qua, đây là cách ta phải phân tích. Do tham lam thèm khát (taṇhāya): do khát nước. Đã bị hao mòn tiều tuỵ : khajjamānā[15] = khādiyamānā (một dạng ngữ pháp hồi chuyển), có nghĩa là phải buồn phiền khổ sở.

6. Với tấm lòng thành kính, ta đảnh lễ ngài, là bậc ứng cúng (vandāmi taṃ ayya pasannacittā): với tấm lòng thành kính ta đảnh lễ ngài, là bậc ứng cúng. Điều này chứng tỏ đến giờ phút này ta chỉ có thể thực hiện[16] được rất ít phước báu. Xin ngài hãy tỏ lòng xót thương ta (anukampa maṃ): [70] xin giúp đỡ ta, xin đối xử tốt lành với ta. Xin hãy bố thí chút vật thực và hồi hướng thí nghiệp đó cho ta (datvā ca me ādissa yaṃ hi kiñci): nàng nói lời khẳng định này đó là khi ngài thực hiện một số cúng dường và hồi hướng nghiệp thí đó cho nàng, từ đó nàng có thể được giải thoát khỏi cõi tái sanh ngạ quỉ. Vì lý do đó nàng nói, “thưa ngài, xin giải thoát ta khỏi hiện trạng khốn cùng này.’

Ba đoạn kệ này đã được các vị kiết tập Tam Tạng nhằm chứng tỏ cho thấy phương cách vị trưởng lão tiến hành hành động khi nữ ngạ quỉ nói như sau:

7.      ‘Tốt lắm’, trưởng lão Sāriputta đã đồng ý tỏ lòng thương xót, và đã đưa cho các tỳ khưu một vật thực, một miếng vải khoảng độ một gang tay và một tô nước và đã hồi hướng thí nghiệp này cho nàng.

8.      Ngay lập tức tỳ khưu này đã hồi hướng kết quả này cho chúng sanh, vật thực, vải vóc và thức uống là kết quả của phước thí này.

9.      Nhờ đó nàng trở nên thanh tịnh, mặc y phục sạch sẽ và tươi sáng hơn cả loại lụa Kasi và được trang điểm bằng nhiều y phục và trang sức lộng lẫy đa dạng, nàng đã tiến lại gặp Trưởng Lão Sāriputta.’

Về điểm này đến với các tỳ khưu (bhikkhūnaṃ): đến với một tỳ khưu; đây là cách nói bóp méo về con số. Một số người giải thích là ‘đưa cho tỳ khưu một vật thực’ (ālopaṃ bhikkhuno datvā). Một vật thực (ālopaṃ): một miếng[17] đồ ăn, có nghĩa là chỉ một miếng đồ ăn. Một khúc vải đo được khoảng một gang tay (pāṇimattāñ ca coḷakaṃ): có kích thước độ một gang tay, có nghĩa là một chút vải. Và một tô nước (thālakassa ca pānīyṃ) : chỉ độ một tô nước.

Những gì còn lại đã được đưa ra trong chuyện kể Ngốc Đầu Chuyện Ngạ quỉ [18]

Thế rồi khi Trưởng lão Sāriputta đã nhìn thấy nữ ngạ quỉ đã xuất hiện trước mặt ngài, đứng đó với các căn đã được tươi sáng, có nước da hoàn toàn thanh tịnh và được trang điểm bằng y phục và đồ trang sức chư thiên và làm toa sáng mọi thứ xung quanh nàng với chính tia sáng toát ra từ cơ thể nàng. Ngài trưởng lão đã thốt lên ba đoạn kệ, muốn nàng làm rõ kết quả phước báu được nàng giải thích từ chính cảm nghiệm nàng đã có được.

10.  Nàng đứng đó với vẻ kiều diễm vô song, ôi nàng chư thiên, toả sáng khắp tứ phương thiên hạ giống như một Vương Tinh.

11.  Vẻ kiều diễm đó xuất phát từ đâu?’Do đâu nàng đã đạt được những thành tựu này ngay tại nơi đây.[71] và liệu bất kỳ khoái cảm dục vọng nào nàng thường ưa thích có khởi sanh nữa hay chăng?’

12.  Ta hỏi nàng, ôi Devi đầy oai lực phước báu nào nàng đã thực hiện khi còn ở kiếp người? Do đâu mà oai lực toả sáng của nhà ngươi được như vậy và vẻ kiều diễm của nhà ngươi toả sáng khắp tứ phương như vậy?’[19]

10. Về điểm này tuyệt trần (abhikkantena): vô cùng khả ái, có nghĩa là rất xinh đẹp. Với vẻ kiều diễm (vaṇṇena) với làn da. Sáng toả khắp tứ phương (obhāsentī disā sabbā): chiếu sáng khắp tứ phương thiên hạ với một luồng sáng duy nhất. Bằng cách nào vậy? Ngài nói “giống như một Vương Tinh” vị sao này có tên gọi là Osadhi do bởi hào quang chói lọi (ussanna-) chứa đựng (dhīyati) trong đó hay vì ngôi sao đó đem lại một sức mạnh[20] cho dược liệu (osadhīnaṃ): giống như tinh tú toa ánh sáng khắp nơi. Ngay cả như vậy liệu nhà ngươi có toả sáng khắp mười phương chăng? Đó là ý nghĩa ở đây.

11. Do đâu mà có? (kena): từ ‘điều gì’ (kiṃ) là một dạng câu hỏi đây chính là thể nghi vấn hiểu theo nghĩa (hỏi về nguyên nhân) có nghĩa là do đâu hay do nguyên nhân nào? Của nhà ngươi: te=tāva (một dạng ngữ pháp chuyển đổi). Như vậy (etādiso [21]): ngài nói ra điều này có liên quan đến cách nào lại xuất hiện vào thời điểm này. Do điều gì nàng đã hoàn thành được ngay tại đây? (kena ta idha-m-ijjhati): do đâu đặc biệt là phước báu lại là kết quả nơi phẩm hạnh tốt giờ đây nàng đã nhận được đã hoàn tất được, tạo ra ở tại nơi đây ngay tại vị trí này? Rất có thể phải khởi sanh (uppajjanti): đã phải tái sanh nơi hiện hữu. Những khoái cảm (bhogā): những tài sản tuyệt trần và những phương tiện như thể y phục và đồ trang sức v.v... đã được đặt tên cho là “những khoái cảm” (bhogā) do rất thích hợp để được thưởng thức (paribhañjitabbattena): Bất kỳ điều gì (ye keci) có nghĩa là toàn bộ những khoái cảm được ấp ủ, được bao gồm không bỏ qua bất kỳ điều gì như trong từ bất kỳ điều gì (ye keci saṅkhārā). Lòng ngươi coi trọng (manaso piyā): khiến cho lòng ngươi thêm quí mến, có nghĩa là lòng ngươi hằng yêu mến.

12. Ta hỏi ngươi (pucchāni): ta đặt một câu hỏi. Có nghĩa là ta muốn biết. Nhà ngươi: taṃ=tvaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Devi (devi) vị chư Thiên: nàng là vị chư thiên do nàng đã được trang vị với vẻ kiều diễm đầy oai lực’ khi nàng còn là chúng sanh (manussabhūtā): khi nàng được sanh ra với hiện trạng chúng sanh. Ngài nói điều này phù hợp với một qui luật chung là chúng sanh thực hiện phước báu đang khi họ còn hiện hữu nơi kiếp người. Đây là ý nghĩa của các đoạn kệ này chỉ hiểu theo nghĩa ngắn gọn mà thôi. Tuy nhiên nên hiểu giống như đã được đưa ra chi tiết trong chú giải về Chú Giải Đại chức vật quỉ sự (một đoạn) trong phần giải thích ý nghĩa nội tại đích thực.

[72] Ngài Trưởng lão đã hỏi nữ ngạ quỉ, nàng liền thốt lên những đoạn kệ còn lại, làm rõ lý do tại sao nàng đã nhận được thù thắng của nàng:

13.  Vị Hiền triết đầy lòng thương xót cõi trần gian này đã nhìn thấy[22] ta phải tái sanh ơi hiện hữu khốn cực – vàng vọt[23]hao mòn tiều tụy, gầy ốm, đói khát, loả lồ, với làn da nhăn nheo.[24]

14.  Vị ấy đã cho tỳ khưu một miếng vật thực, một khúc vải đo được một gang tay và một bát nước và hồi hướng phước thí này cho ta.

15.  Hãy xem kết quả vật thực này. Trong vòng một ngàn năm ta sẽ được dùng vật thực chữa trị với rất nhiều hương vị. Thưởng thức tất cả những gì đem lại cho ta những thoả mãn ta hằng mong đợi.

16.  Hãy nhìn xem kết quả nào một miếng vải chỉ bằng một gang tay có thể đem lại; so với biết bao nhiêu y phục trong khắp cõi vương quốc Nanda.

17.  Hơn thế nữa, thưa ngài, so với những y phục và những đồ trải bằng lụa và bằng len vải lanh và vải sợi của ta.

18.  Cho dù có bao nhiêu và đắt tiền đến mấy - cho dù có được treo từ trời cao xuống và ta chỉ chọn mặc những thứ nào ta ưa thích [25].

19.  Hãy nhìn xem loại kết quả nào có được từ một tô nước, so với những hồ[26] sen khéo được bố trí từ ngoài và có bốn góc.

20.  So với loại nước trong tinh khiết và những bờ sông kiều diễm, mát lạnh và toả hương, được phủ đầy hoa sen và hoa súng, phủ đầy những nhụy sen thơm phức.

21.  Và ta đã tiêu khiển, đã thưởng ngoạn. Chẳng còn phải sợ nỗi gì đến từ khắp bốn phía. Thưa ngài, chính ta đã đến và đảnh lễ vị hiền triết đầy lòng nhân ái đối với cõi đời này.

13. Về điểm này vàng vọt (tuppaṇḍukiṃ): sau khi đã biến thành vàng vọt [27]. Bị bỏ đói (chātaṃ): muốn ăn, bị cơn đói hành hạ. Với làn da nhăn nheo (sampatitacchaviṃ): với làn da trên cơ thể bị nứt nẻ. Trước mắt thế gian (loke): Điều này chứng tỏ cho thấy phạm vi từ bi quảng đại của một người ở đây được cho là người có “đầy lòng từ bi nhân ái”. Ta (taṃ maṃ): ta trong điều kiện ấy, ta nơi hiện trạng đó chắc chắn phải kêu gọi đến lòng từ tâm của mọi người như đã nói đến ở trên. Đã đi tới khổ cảnh (duggataṃ): tiến tới hiện trạng khổ ải (đau khổ).

14. Người đã bố thí cho các tỳ khưu một miếng vật thực. (bhikkhūnaṃ ālopaṃ datvā): v.v... chỉ rõ cách thức trong đó vị Trưởng lão hành động vì lòng từ tâm quảng đại.

15. [73] Về điểm này vật thực (bhataṃ): cơm, có nghĩa là vật thực chư thiên. Hàng ngàn năm (vassataṃ dasa): mười lần một trăm năm được cho là một ngàn năm[28] đây là thể đối cách hiểu theo nghĩa trong một thời gian dài liên tục. Thêm nhiều hương vị, khi thọ hưởng những sảng khoái trước mọi ước muốn. (kāmākaminī anekarasavyañjanaṃ): ta sẽ ăn thứ vật thực tăng thêm nhiều hương vị. Được thêm vào với rất nhiều khoai cảm đáng trông đợi khác, đây là điều cần được phân tích.

16. Một miếng vải (colassa):điều này làm rõ phước báu bao gồm trong việc bố thí[29] với điều này là đối tượng dưới tiêu đề chung là những phước báu cúng dường . Hãy nhìn xem loại kết quả nào (vipākaṃ passa yādisaṃ): Hãy nhìn xem loại kết quả nào, loại kết quả được gọi là, có được từ vịêc bố thí miếng vải đó, thưa ngài, thuộc loại kết quả nào, thuộc dạng kết quả nào; trong trường hợp chúng ta phải đặt câu hỏi “Điều gì vậy?’, nữ ngạ quỉ lên tiếng,[30] so với biết bao nhiêu y phục có trong vương quốc nhà vua Nanda v.v...

Giờ đây về vấn đề này vị vua Nanda là ai vậy?

Người ta kể lại rằng đã lâu lắm rồi, khi thọ mệnh con người ta chỉ kéo dài khoảng mười ngàn năm, có một người đàn ông giàu có kia có một nơi trú xứ trong thành Bernares đã được chứng kiến vị Độc Giác Phật đang trong khu rừng hoang của ông ta, khi ngài đang đi dạo trong khu rừng đó. Vị Độc Giác Phật đang may một chiếc y cà sa tại đó nhưng lại gấp nó lại, và đem cất đi. Do thiếu vải.[31] Khi người đàn ông giàu có kia nhìn thấy điều này, ông ta bảo, “Thưa ngài, ngài đang làm gì vậy?” Cho dù chẳng ai nói gì về đức tính có yêu cầu rất ít của vị trưởng lão[32] người đàn ông giàu có cũng nhận ra là ngài đang thiếu một ít vải[33]. Ông ta liền đặt chiếc áo khoác của mình dưới chân Đức Phật Độc Giác và ra đi[34]. Ngài Độc giác phật cầm lấy miếng vải và may thêm vào những miếng vá, và mặc vào. Vào lúc sanh mạng của người đàn ông giàu có đã mãn, người đó đã qua đời và tái sanh[35] nơi cõi Trời Đâu Xuất (cõi tam thập tam). Người đó đã được thưởng ngoạn thù thắng chư thiên ở đó trong hết thời thọ mạng của mình sau khi diệt từ cõi đó và tái sanh trong một gia đình người cố vấn đặc biệt cho nhà vua phục vụ trong một ngôi làng nọ cách thành Bernares độ một do tuần (yojana). Vào thời điểm ngài đến tuổi khôn lớn, có một lễ hội tháng mới được công bố tổ chức trong ngôi làng đó. người đó thưa với mẹ mình, “thưa mẹ, xin cho con một chiếc áo khoác để con có thể tham gia vào buổi lễ hội tháng mới.’ Bà liền lấy ra một chiếc áo sạch và đưa cho cậu con. Cậu nói, thưa mẹ chiếc áo này thô quá. Bà ta lại lấy ra một chiếc áo khác và đưa cho cậu nhưng cậu ta cũng lại từ chối không nhận chiếc áo này. Lúc đó mẹ cậu nói với con rằng, ‘Con yêu từ thời cha sanh mẹ đẻ cho đến giờ trong ngôi nhà này chúng ta chưa có được diễm phúc nào có được những y phục tốt hơn những thứ này.’ ‘Thưa mẹ, con sẽ tới đó để lấy y phục đó thưa mẹ.’ ‘Con yêu, thế thì con cứ đi đi, mẹ cầu sao ngay ngày hôm nay con có thể chiếm được quyền thống trị của thành phố Bernares này.’ [74] ‘Tốt lắm thưa mẹ’ cậu ta trả lời, chào mẹ, đi vòng quanh mẹ về phía phải[36] và nói ‘Chào mẹ,’ ‘chào con trai yêu của ta.’ Người ta kể lại rằng bà mẹ có suy nghĩ[37] như sau: Con ta có thể đi đâu được? Con ta chỉ biết ngồi chỗ này chỗ nọ trong căn nhà này.’ Nhưng do các hành vi phước báu[38] thôi thúc, cậu ta đã rời khỏi ngôi làng và đi tới thành Bernares ở đó cậu ta nằm ngủ trên một cục đá có điềm may sau khi đã quấn thân mình kín từ đầu trở xuống. Giờ đây chính là ngày thứ bảy tiếp theo sau khi nhà vua thành Bernares băng hà. Khi các vị cố vấn đặc biệt của nhà vua và các vị tư tế chính đã thực hiện nghi lễ chôn cất, họ ngồi lại trong sân triều đình và bàn luận với nhau rằng, ‘Chỉ có một ông cháu nhà vua nhưng lại không có hoàng tử – một vương quốc thiếu vua không thể kéo dài lâu được. Chúng ta phải sai đi một chiếc xe hoa biểu tượng cho nhà vua[39]. Thế là họ thắng yên bốn con ngựa Sindh có màu lông trắng bông sen và rồi để vào trong xe năm biểu tượng[40] của nhà vua đi đầu la một chiếc lọng màu trắng. Thế rồi họ sai chiếc xe hoa đi và có âm nhạc nổi lên hai bên cạnh xe. Chiếc xe hoa rời cổng thành phía đông và hướng về phía công viên. Một số người cho rằng, ‘chiếc xe hoa hướng về công viên theo thói quen. Quay trở lại! nhưng các thầy tư tế lại nói, “Xin đừng quay trở lại làm gì. Chiếc xe hoa đi vòng quanh cậu nhỏ về phía phải và rồi dừng lại sẵn sàng để có người lên xe. Vị trưởng tư tế nâng một góc có tấm che, kiểm tra gót chân[41] của cậu và nói, ‘ mong rằng cậu con trai này là nơi nương tựa cho chúng ta. – vị ấy có thể tạo ra một vương quốc duy nhất thuộc bốn châu lục và hai ngàn hòn đảo vây quanh’ và rồi truyền lệnh trổi nhạc lên ba lần., nói rằng, ‘Hãy trổi nhạc lên, hãy trổi nhạc lên nữa đi!’[42] Cậu con trai sau đó gỡ tấm che mặt ra, nhìn quanh và nói, “Có việc gì vậy mà các ngươi tới đây, hỡi các bạn’ Tâu bệ hạ, vương quốc đã đến tay ngài.’ ‘vua của vương quốc nhà ngươi đâu?’ Ngài đã về chầu trời rồi, thưa ngài.’ ‘ Bao nhiêu ngày rồi?’ ‘Hôm này là ngày thứ bảy.’ ‘Thế nhà vua không có hoàng tử hay công chúa hay sao?’ ‘Tâu bệ hạ có một cô công chúa, nhưng không có hoàng tử.[43]’ ‘Thôi được rồi trong trường hợp này ta sẽ cai trị vương quốc.’ Họ cho xe quay thẳng về phía hoàng cung để xức dầu cho cậu, và trang điểm cô con gái nhà vua với toàn bộ những đồ trang sức, rồi dẫn nàng ra công viên hoàng gia và rồi xức dầu cho cậu ta. Khi cậu đã được xức dầu, họ đưa cho cậu những y phục đáng giá hàng trăm ngàn đồng vàng. ‘Điều gì đây, hỡi các bạn.’[44]Cậu hỏi. [75] ‘Thưa đó chính là những xiêm y của bệ hạ, tâu bệ hạ[45].’ Chẳng còn bất kỳ loại xiêm y nào quí hóa hơn[46] trong số những y phục người đàn ông đã xử dụng, tâu bệ hạ.’ ‘Thế nhà vua của các khanh cũng ăn mặc như vậy hay sao?’ ‘Vâng, tâu bệ hạ.’ ‘Ta không nghĩ rằng nhà vua của các khanh đã có phước báu để mặc những thứ y phục này, hãy mang đến cho ta bình nước bằng vàng và ta sẽ lấy một số y phục’ Họ mang đến một bình đựng nước bằng vàng. Cậu con trai đứng lên, rửa tay, rửa miệng và rồi lấy[47] một ít nước vào tay và rẩy về hướng đông, ngay lập tức có tám cây lời ước xuất hiện từ dưới mặt đất cứng mọc lên. Cậu lại lấy thêm một chút nước nữa và rẩy về hướng nam về hướng bắc và hướng tây. Và rẩy như vậy trên mỗi hướng, trong mỗi hướng như vậy cậu đã tạo ra được tám cây như vậy đã có tới ba mươi hai cây lời ban lời ước đã mọc lên. (tất cả) có một số cho rằng cứ mỗi hướng ngài đã tạo ra mười sáu cây, vị trí đã có tới sáu mươi tư cây ước mọc lên. (tất cả) Cậu ta đã mặc vào một bộ xiêm y chư thiên, lấy một chiếc che quanh thân mình, và nói. ‘Hãy để cho mọi người đánh trống lên và loan báo nơi vương quốc nhà vua Nanda không còn cần đến phụ nữ phải xe chỉ kéo sợi để dệt vải làm chi nữa.’ Cậu ra lệnh cho họ che một cây lọng. Rồi mặc xiêm y và trang điểm, rồi cỡi lên lưng một con voi vững vàng nhất, đi vào thành phố khi ngài tiến tới toà lâu đài của nhà vua và thưởng thức thắng thù tột đỉnh.

Thời gian thấm thoát trôi qua, cho đến một hôm hoàng hậu nhìn thấy vẻ vinh quang của nhà vua, liền biểu lộ lòng từ tâm nói rằng, ‘Chắc chắn bệ hạ cần thực hiện tiết chế nhiều hơn.’[48] Khi được hỏi, ‘Này ái khanh, hậu muốn ám chỉ gì vậy?’ Nàng liền nói, ‘Bệ hạ có được vinh quang tột đỉnh, có thời nào đó trong quá khứ, chắc bệ hạ đã thực hiện phứơc nghiệp, nhưng tại sao giờ đây bệ hạ không thực hiện việc thiện dành cho hạnh phúc tương lai của bệ hạ’ ‘Chúng ta phải thực hiện bố thí cho ai đây? Chẳng có những bậc giới đức ở vương quốc ta sao?’ ‘Tâu bệ hạ, “trong nước Ấn độ này”[49] chẳng thiếu gì những bậc A-la-hán, bệ hạ hãy cứ sửa soạn những vật thực bố thí và hậu sẽ thỉnh các bậc A-la-hán[50]’ hậu nói. Ngày hôm sau đức vua đã sửa soạn một cuộc bố thí lớn. Hoàng hậu ước ao. ‘Nếu có các vị A-la-hán đến từ hướng này, mong rằng họ sẽ tới đây và nhận của bố thí từ tay chúng ta.’ và hoàng hậu nằm sấp quay mặt về hướng bắc. Ngay khi vị hoàng hậu còn đang nằm thì vị Độc giác phật Paduma, là vị cao niên nhất trong số năm vị Độc giác phật là con trai của hoàng hậu Padumavati và họ đang cư ngụ trong dãy Himalaya, liền nói với các anh em của ngài, nói rằng, ‘Thưa chư tôn giả[51], nhà vua Nanda đang thỉnh các tôn giả – các vị phải nhận lời mời của nhà vua.’ Họ đồng ý và ngay lập tức họ đã lên đường, bay trên không và đáp xuống cổng phía bắc. [76] Dân chúng thông báo cho đức vua, nói rằng, ‘Tâu bệ hạ, đã có năm trăm vị Độc giác phật tới.’ Nhà vua cùng với hoàng hậu ra đón các ngài, nhận lấy bát khất thực và mời các vị Độc giác phật tiến về phía lâu đài hoàng gia. Ngài đã phân phát của bố thí cho họ. Khi bữa ăn đã kết thúc họ liền quì xuống,[52]nhà vua quì dưới chân vị niên trưởng trong đoàn còn hoàng hậu quì dưới chân của vị trẻ tuổi nhất trong đoàn,[53] nói rằng, ‘Các vị ứng cúng sẽ không phải thiếu thốn những vật thực thiết yếu; những việc phước của chúng ta sẽ không giảm sút. Xin cho chúng ta biết các ngài sẽ lưu lại đây?’ Sau khi đã khiến cho các vị đồng ý ở lại nhà vua đã cho xây những nơi cư trú trong công viên hoàng gia và hỗ trợ cuộc sống cho các vị Độc giác phật cho đến mãn đời. Khi họ chứng đắc vô dư níp bàn, nhà vua lại tổ chức những lễ thiêng[54] và tổ chức những nghi lễ an táng, bằng gỗ chiên đàn và nhiều thứ khác nữa và rồi lấy di cốt của các ngài và đặt trong các bảo tháp. Đầy xúc động khi nghĩ rằng, ‘Nếu cái chết cũng đã xẩy đến cho các ngài sa môn đầy oai lực này, thế điều gì có thể nói được đối với những kẻ như ta đây? Nhà vua đã thiết lập người con cả làm vua và chính ngài thì xuất gia sống cuộc sống vô gia cư của một vị sa môn. Còn hoàng hậu, kinh ngạc trước những gì hoàng hậu có thế làm giờ đây đức vua đã xuất gia, cũng xuất gia theo. Cả hai trú ngụ trong công viên hoàng gia, E cả hai đều luyện thiền jhanas[55] và vào cuối thời thọ mệnh, đã tái sanh nơi cõi Phạm Thiên. Người ta kể lại rằng vị trưởng lão Mahakassapa[56] một đại đồ đệ của Đức Phật, lại là vị vua Nanda và Bhadda kapillani[57] hoàng hậu nhiếp chính của ngài trong vòng mười ngàn năm nhà vua Nanda đã mặc các y phục chư thiên ngài đã khiến cho toàn bộ cõi vương quốc của ngài giống như Uttarakuru[58] may và đã phân phát y phục cho tất cả mọi người. Bấy giờ khi đề cập đến sự vinh quang của các y phục chư thiên này một vị nữ ngạ quỉ đã nói, ‘Có quá nhiều y phục như trong nước vị vua Nanda.’

Về điểm này, nơi cõi (vijitasmiṃ): trong vương quốc. Những y phục (paticchadā): những quần áo (vatthāni): những thứ được gọi là ‘y phục’ (paṭicchāda)[59] vì chính chúng sanh (paṭicchādenti) đã mặc các ý phục đó.

Giờ đây để cho thấy vinh quang của nàng còn lớn hơn cả vinh quang của nhà vua Nanda[60] nàng peti nói “Thưa ngài còn nhiều hơn thế nữa nhưng y phục và vải trải giường của con.”v.v...

17. Về điểm này Hơn thế nữa (tato): còn hơn thế nữa những y phục thuộc nhà vua Nanda so với y phục của ta, có nghĩa là, những y phục của ta. Y phục và những vải trải giường (vatthāni ‘cchādanāni): những áo khoác ngoài và những áo lót. [77] Làm bằng lụa và bằng len: koseyyakambalīyāni = koseyyāni c’eva kambalāni ca ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) Vải lanh và vải sợi (khomakappāsikāsikāsi) những y phục bằng vải lanh và bằng vải sợi bông.

18. Rất nhiều (vipula): nhiều và số lượng lớn theo chiều dài và chiều rộng. Đắt tiền (mahagghā): có giá trị lớn do rất đắt tiền. Rủ từ trời xuống (ākāse) treo từ trời xuống. bất cứ thứ gì con thích (yaṃ yaṃ hi manaso piyaṃ): và ta chỉ mặc những y phục nào hợp với trí tưởng tượng của ta mặc vào và quấn quanh mình. – đây là điều ta nên phân tích.

19. Hãy nhìn xem loại kết quả nào có được từ một tô nước (thālakassa ca pāniyaṃ vipākaṃ passa yādisaṃ) hãy nhìn xem loại kết quả và kết quả đó to lớn đến nhường nào, chỉ có một tô nước được bố thí đã được khen ngợi đến như vậy. Làm rõ điều nàng nói “sâu thẳm, bốn góc v.v... ở đây sâu (gambhīrā): có nghĩa là khó dò. Có Bốn Góc (caturassā): có hình chữ nhật. Những đầm sen: pokkharañño = pokkharaṇiyo (một dạng ngữ pháp hóan chuyển) Khéo hiện ra (sunimmitā): khéo hiện ra theo đúng nghiệp của nàng.

20. Có nước trong: setodakā=seta-udakā [61](thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài): và[62] đã được trải bằng cát trắng. Với những bờ hồ xinh đẹp (supatitthā): với những bãi tắm xinh đẹp. Mát (sita):với nước mát. Thơm ngát (appaṭi-gandhiyā): với hương thơm làm mê mẩn[63] không có mùi hôi khó chịu nào. Mặt nước đầy những nhụy sen (vārikiñjakkhapūritā): nước được phủ bằng những nhụy sen lăn tăn và những bông súng màu xanh v.v...

21. ta : sāham=sā ahaṃ ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Vui chơi tiêu khiển (ramāmi): thấy cảm khoái. Chơi (kīlāmi): làm thỏa mãn[64] các căn. Cảm khoái (modāmi): vui thích với vinh quang ái lạc của mình. Chẳng có gì phải sợ đến từ bất kỳ nơi nào (akutobhayā) ta sống thoải mái và thoả thích theo ý mình[65] chẳng có gì phải sợ đến từ bất kỳ nơi nào. Bạch ngài con đến để đảnh lễ ngài (bhante vanditum āgatā) Thưa ngài con đến có nghĩa là: con tiến đến gặp ngài để chào ngài vì ngài chính là những phương cách giúp con đạt đến những thù thắng chư thiên.

Những gì không được phân tích kỹ về ý nghĩa ở đây cũng đã được nêu lên ở nơi khác. Khi nữ peti đã nói ra những điều này, vị trưởng lão Sāriputta đã kể lại chi tiết chuyện kể cho chúng sanh nghe – những cư dân thuộc hai ngôi làng Itthakavati và Digharaji, là những người đã hiện diện trước mặt ngài khiến cho họ xúc động và đã giải thoát họ khỏi những tà kiến Saṃsāramocaka của họ[66] và rồi tế độ họ thành những thiện tín. [78] Vấn đề này đã được các vị tỳ khưu biết đến và họ đã nêu lên cho Đức Phật nghe, Đức Phật đã coi vấn đề này là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đoàn người tụ họp lại tại đó. Việc diễn giải Phật Pháp này đã đem lại lợi ích cho toàn bộ chúng sanh.

 

II.2 Chú giải chuyện ngạ quỉ MẸ XÁ LỢI PHẤT
[Sāriputtattheramātupetivatthuvaṇṇanā]
[67]

‘‘Nhà ngươi loả lồ và có diện mạo kinh dị.’ Đạo sư thuật lại chuyện kể này khi ngài còn đang lưu lại trong Khu Rừng Trúc liên quan đến một nữ ngạ quỉ đã từng làm mẹ Trưởng lão Sāriputta bốn kiếp trước.

Một hôm Trưởng lão Sāriputta, trưởng lão Mahāmoggallāna, trưởng lão Anuruddha và trưởng lão Kappina còn đang lưu lại trong một cánh rừng hoang không xa thành Rājagaha là bao. Lúc bấy giờ trong hành Bernares có một vị Bà la môn rất giàu, có rất nhiều của cải, vàng bạc chất đầy kho. Ông ta hay bố thí vật thực, thức uống, y phục và giường chiếu v.v... cho các vị sa môn, các vị Bà la môn, những người nghèo khổ, những kẻ lang thang[68], những người đi đường xa, và những kẻ ăn xin, giống như một cái giếng lúc nào cũng sẵn nước. Ông ta bố thí cho các đạo giới A-la-hán theo đúng nhu cầu[69] của các ngài, dự trữ một số lượng vật thí bao gồm đủ mọi thứ cần thiết để bố thí chẳng hạn như nước rửa chân, dầu xức để thoa chân v.v... [70]cũng như để phục vụ và hộ độ các tỳ khưu hết mức với đồ ăn thức uống v.v... trong bữa ăn sáng. Khi phải đi đến các vùng xa, ông thường bảo vợ rằng, “Em yêu, hãy tiếp tục thực hiện chăm sóc chu đáo dưới dạng bố thí này như ta đã sắp xếp, không được để công việc đình trệ.’ ‘Vâng ạ’ nàng đồng ý[71] nhưng khi ông đã ra khỏi nhà nàng chấm dứt công việc bố thí ông đã dàn xếp cho các tỳ khưu. Nàng đã chỉ cho những kẻ đi đường xa đến để xin nơi tạm trú một cái láng cũ kỹ đã bị bỏ[72] hoang lâu ngày ở đàng sau nhà, nói rằng, ‘Các ngài có thể lưu lại ở đây’, trong khi những khách bộ hành đến gặp bà để xin đồ ăn thức uống v.v... bà nói với họ, ‘hãy ăn phẩn, uống nước đái và máu; hãy lấy óc não mẹ các ngươi mà ăn!’ và nguyền rủa họ bằng bất kỳ những lời nhơ nhuốc và ghê tởm.

Đến đúng thời gian đã ấn định, bà ta qua đời và sức mạnh những hành vi bà đã thực hiện đã kéo bà đi và tái sanh nơi cõi ngạ quỉ. chịu những thống khổ khốn nạn tương ứng với những ác hạnh bà đã làm qua khẩu. [79] Khi nhớ lại những tương quan nơi kiếp trước và ước ao đến trước sự hiện diện của trưởng lão Sāriputta, ngạ quỉ đã đến một thiền viện[73] nhưng vị thần chư thiên canh cổng đã từ chối không cho nàng vào thiền viện. Người ta kể lại rằng nữ ngạ quỉ là mẹ của trưởng lão Sāriputta bốn kiếp trước. Chính vì thế bà ta nói rằng, ‘Trong bốn kiếp trước ta đã làm mẹ của ngài trưởng lão Sāriputta, làm ơn cho ta đi qua cổng để đến gặp vị trưởng lão.’ Khi họ nghe điều này, các chư thiên canh gác liền chấp nhận cho bà vào. Khi bà vào được bên trong, bà dừng lại ngay cuối lối đi[74] và hiện nguyên hình cho vị trưởng lão. Khi vị trưởng lão nhìn thấy bà, tâm can trưởng lão rộ lên lòng bi mẫn và đã chất vấn bà bằng đoạn kệ sau:

1.      ‘Nhà ngươi loả lồ và có diện mạo gướm giếc, gầy gò với những đường gân hiện rõ, bà là người gầy gò ốm yếu, xương sườn hiện ra, giờ đây, bà là ai mà đứng trân người ra như vậy.

Khi trưởng lão hỏi như vậy, bà liền trả lời bằng cách thốt lên năm đoạn kệ như sau:

2.      ‘Ta đã là mẹ nhà ngươi nơi các kiếp trước nhưng giờ đây ta đã phải tái sanh nơi cõi Ngạ Quỉ. Phải chịu đói chịu khát.

3.      Những thứ bỏ đi, nhữug đồ nôn nhổ ra, nước miếng nước mũi, đờm, mỡ nơi những xác chết bị thiêu và máu những người đàn bà đẻ.

4.      Và máu mủ từ những vết thương và những thứ chảy ra từ mũi và đầu những bẻ bị xử trảm - do bị đói ta đã phải ăn cả những gì dính dấp đến đàn ông hay đàn bà nữa.

5.      Ta ăn cả máu mủ của đoàn gia súc[75] và thân mình chẳng có gì che thân và không có nhà cửa[76]và phải nằm trên chiếc giường than đen thui thủi.

6.      Này con yêu, hãy bố thí cho mẹ một vật thí và khi con đã bố thí vật đó xin hồi hướng thí phước đó cho mẹ - chắc chắn mẹ sẽ được giải thoát khỏi cảnh phải uống máu ăn mủ nữa.

2. Về điểm này Ta chính là mẹ của nhà ngươi (ahan te sakiyā mātā): ta chính là mẹ của ngươi đã sanh con ra trên cõi đời này. Nơi các kiếp trước (pubbe aññasu jātisu): cho dù là mẹ của ngươi, ta không phải thuộc kiếp này nhưng ở những kiếp trước, trong kiếp trước cách đây bốn kiếp. – đây là cách ta nên hiểu. Nhưng hiện nay ta phải đầu thai nơi cõi Ngạ quỉ (uppannā pettivisayaṃ): nhưng hiện nay ta đã xuất hiện nơi cõi ngạ quỉ thông qua tái sanh. [80] Chịu đói chịu khát (khuppipāsāmappitā): bị hành hạ do đói khát, có nghĩa là bị đói khát hành hạ do ước muốn được ăn uống khôn nguôi.

3. Đồ bị vứt bỏ (chaḍḍitaṃ): thứ bị thải ra, có nghĩa là những thứ được nôn mửa ra.[77] Đồ khác nhổ ra (khipitaṃ): những thứ ô uế từ miệng thoát ra bằng khạc nhổ. Nước miếng (khelaṃ): nước miếng. Nước mũi (siṅghāṇikaṃ): những thứ ô uế từ mũi thải ra sau khi đã chảy từ não xuống. Đờm: silesumaṃ=semhaṃ (dạng ngữ pháp chuyển đổi)[78]. Mỡ những xác chết bị thiêu trên dàn thiêu (vasañ ca dayhamānānām) những mỡ và dầu của những xác chết được thiêu trên giàn thiêu hoả táng. Và máu mủ từ những phụ nữ chuyển dạ. (vijātānañ c lohitaṃ): và máu của các phụ nữ chuyển dạ sanh con; những thứ ô uế từ tử cung gồm cả từ ‘và’.

4. Từ những vết thương (vaṇitānaṃ): từ những vết thương toát ra. Thứ đó (yaṃ): máu – đây là từ có liên quan đến máu. Từ những chiếc đầu và mũi bị cắt. (ghānasīsacchinnā,) ta phải uống máu từ những chiếc đầu và mũi bị chặt, đây là điều phải phân tích ra sao. ‘Từ những chiếc đầu và mũi bị cắt’ chính là một tiêu đề để giải thích thêm nữa. Vì ta cũng phải uống máu từ những tay chân v.v... máu[79] từ những chỗ này cũng có thể được coi như gồm trong cách diễn tả “từ những vết thương”. Phải giày vò vì đói khát (khudāparetā): bị giày vò do ước muốn được ăn. Những điều gắn với đàn ông và đàn bà (itthipurisanissitaṃ): điều này cho thấy bà phải ăn cả những gì gắn kết với thân xác của đàn ông và đàn bà. Như đã nói đến ở trên và nhiều điều khác[80] nữa như thể da, thịt, gân và mủ v.v...

5. Của cả súc vật (pasūnam): như dê, bò, trâu v.v... [81] Không có nơi trú thân (alenā): không có nơi nương tựa. Không có nhà (anagārā). Không có một nơi ở. Nằm nghỉ trên đống than (nīlamañcapārayanā): nằm trên giường đầy những ô uế. Đã bị vứt bỏ[82] nơi nghĩa trang. Với tro và than hồng. Hay nói cách khác ‘đen’ (nīla) ám chỉ bãi tha ma với tro và than, có nghĩa là nằm trên những thứ đó mà lại cho là giường.

6. Hãy hồi hướng đến cho mẹ (anvādisāhi me): xin cho của thí và rồi hồi hướng cho mẹ làm như vậy thì phứơc thí đã được bố thí sẽ đem lại lợi ích cho mẹ[83] Chắc chắn rằng mẹ sẽ được giải thoát khỏi phải ăn máu mủ (app’eva nāmā munceyyaṃ pubbalohitabbojanā): chắc chắn mẹ sẽ được giải thoát khỏi cuộc sống này như là một ngạ quỉ phải uống máu mủ nhờ vào của thí con đã thực hiện.

Khi Trưởng lão nghe điều này, ngay ngày hôm sau trưởng lão Sāriputta liền bàn bạc với ba truởng lão khác, có nghĩa là trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) v.v... và cùng đi với họ [81] đến thành Rajahala để khất thực, và vào nơi ở của nhà vua Bimbisara. Khi nhà vua nhìn thấy vị trưởng lão, nhà vua đã đảnh lễ ngài và hỏi xem vì lý do gì ngài đến thăm, nói rằng, ‘Ngài đến thăm trẫm nhằm mục đích gì, thưa trưởng lão?’ Trưỏng lão Mahāmoggallāna thông báo cho nhà vua biết biến cố vừa xảy ra, nhà vua bảo,“Trẫm cho phép các ngài đó.’ Rồi tiễn các ngài trưởng lão. Nhà vua cho điều vị thừa tướng phụ trách mọi việc và ra lệnh, ‘ Hãy cho dựng bốn cái cốc gần thành phố trong khu rừng có bóng mát và nước.’ Nhà vua phân đám thợ nội thành[84] làm ba nhóm theo đúng ngành nghề chuyên môn của họ truyền cho lợp mái bốn cốc[85] và chính mình lại nơi đó thực hiện nốt những gì cần làm. Khi các cốc đã hoàn tất, nhà vua truyền thu gom vật thực[86] sửa soạn toàn bộ những đồ thiết yếu[87] như vật thực, đồ ăn thức uống và y phục v.v... sẵn sàng dành để bố thí cho các tăng đoàn các tỳ khưu với Đức Phật dẫn đầu và rồi chuyển toàn bộ những thứ đó đến tay vị trưởng lão Sāriputta vị trưởng lão đã bố thí tất cả những thứ đó nhân danh nữ ngạ quỉ cho tăng đoàn các tỳ khưu từ khắp tứ phương[88] tới có Đức Phật đứng đầu. Vị nữ ngạ quỉ tỏ lòng ngưỡng mộ đối với vị ấy và được tái sanh nơi Cõi Phạm Thiên, có đầy đủ những gì nàng khao khát. Vào ngày hôm sau nàng đến gặp vị trưởng lão cao niên là Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana), đảnh lễ ngài và rồi lưu lại một lúc, Trưởng lão hỏi nàng và nàng đã trả lời ngài chi tiết làm thế nào nàng đã phải tái sanh thành ngạ quỉ và trở thành devi như thế nào. Vì lý do đó có lời nói rằng:

7.      Khi ngài đã nghe được điều mẹ mình nói, Upatissa[89] đầy lòng thương xót, liền tham khảo với Moggallana, Anuruddha và Kappina.

8.      Nhà vua đã truyền cho xây bốn cốc[90] và đã giao cốc đó cùng với vật thực và đồ uống cho Tăng Đoàn từ khắp tứ phương. Và rồi hồi hướng của thí đó cho mẹ ngài.

9.      Ngay sau khi hồi hướng của thí đó thì kết quả đã xuất hiện gồm vật thực, thức uống và y phục từ kết quả việc bố thí đó mà ra.

10.  Ngay sau đó nàng đã trở nên thanh tịnh, mặc những y phục sáng láng, còn sạch sẽ hơn cả vải lựa dành cho Kasi và còn được trang sức với nhiều y phục khác nhau và đồ trang sức, nàng tiến lại gặp trương lão Kolita.’[91]

Về điểm này vị ấy đã cho các tăng đoàn khắp tứ phương qui tụ lại (saṅghe cātuddhise adā=cātuddissa saṅghassa adāsi (thể ngữ pháp hồi chuyển), có nghĩa là ngài chuyển xuống cho họ.

[82] Điều còn lại giống như ý nghĩa đã được khẳng định ở trên. Thế rồi vị trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) liền hỏi nữ ngạ quỉ;

11.  Hỡi devata, ngươi là ai lại đang đứng đó với sắc đẹp tuyệt trần đến vậy, chiếu sáng khắp tứ phương giống như Dược Vương tinh vậy,

12.  Do đâu nàng có được sắc đẹp kiều diễm đến thế? Do đâu nàng đã đạt đến được những thành tựu như vậy và làm sao nàng đã đạt được những cảm khoái như lòng nàng hằng mơ ước.

13.  Hỡi devi đầy uy lực, ta hỏi ngươi do phước báu nào nhà ngươi đã thực hiện khi còn đang lưu lại tại kiếp người? Do đâu mà oai lực của nàng toả sáng như vậy và vẻ kiều diễm của nàng chiếu toả khắp tứ phương thiên hạ?

Thế rồi nàng trả lời, nói rằng, ‘ Ta chính là mẹ của Trưởng lão Sāriputta[92] v.v...

Những điều còn lại cũng có ý nghĩa như đã được khẳng định ở trên.

Thế rồi vị trưởng lão Mahāmoggallāna đã nêu vấn đề này với Đức Phật, ngài liền coi vấn đề này như là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đám đông đang tụ tập tại đó. Việc giảng giải Phật Pháp đã đem lại lợi ích cho toàn thể những người đó.

 

II.3 Chú giải chuyện ngạ quỉ KHÔNG CON MATTĀ
 [Mattāpetivatthuvaṇṇanā]

‘Nhà ngươi lỏa lồ và có diện mạo kinh dị.’Chính Đức Phật đã kể lại câu chuyện này khi ngài còn lưu lại trong khu rừng Jeta liên quan đến một nữ ngạ quỉ có tên là Mattā.

Người ta kể lại rằng trong thành Sāvatthī có một người đàn ông giàu có kia có đức tin và lòng thành tín. Vợ của ông ta, là một phụ nữ có tên là Mattā, lại chẳng có đức tin lẫn lòng thành tín và nàng hay tức bực và bị hiếm muộn. Giờ đây người phú hộ lo sợ sẽ không có con cái nối dõi tông đường, nên ông ta đã cưới một nàng dâu mới tên là Tissa cũng xuất thân trong cùng một bộ tộc. Nàng có niềm tin và có lòng thành tín khả ái và rất hấp dẫn với chồng. Chẳng bao lâu sau nàng đã có thai và sau mười tháng nàng đã sanh hạ được một cậu con trai. Tên của cậu là Bhuta. Nàng đã trở thành nữ chủ gia và hỗ trợ cho bốn tỳ khưu bằng cách chăm sóc đúng mức. Người vợ hiếm muộn sanh lòng ghen tị[93] với nàng. Một ngày kia cả hai người đang gội đầu và đang đứng phơi tóc cho khô. Người phú họ đem lòng yêu thương Tissa do nàng có nhiều phẩm chất thiện và thường xuyên đứng nói chuỵên với nàng một cách thoải mái. Vì không thể chịu nổi điều này và do ghen tương Mattā đã quét nhà va đổ toàn bộ rác rến nàng gom được lên đầu Tissa. Đến thời giờ qui định nàng đã qua đời và đầu thai nơi cõi ngạ quỉ phải trải qua đau khổ do nghiệp lực nàng đã thực hiện, nàng đã phải chịu cực khổ lên đến năm lần. [83] sự thống khổ của nàng được biết đến trong bản kinh. Thế rồi một ngày kia khi buổi chiều[94] đã chìm xuống nàng đã hiện nguyên hình với Tissa khi nàng còn đang tắm ở sau nhà. Khi trông thấy nàng Tissa liền hỏi nàng với đoạn kệ như sau:

1.      ‘Nhà ngươi loả lồ và có diện mạo gơm ghiếc, gầy gò với những đường gân hiện rõ, nàng là người gầy gò ốm yếu, xương sườn hiện ra, giờ đây, ngươi là ai mà đứng trân người ra như vậy.

Ngạ quỉ kia trả lời với đoạn kệ sau:

2.      “Ta chính là Mattā, nhà ngươi là Tissa. Ta chính là người vợ chung chồng của nhà ngươi trong quá khứ. Sau khi đã thực hiện những ác nghiệp xấu xa ta đã phải đầu thai từ đây vào cõi ngạ quỉ,

2. Về điểm này, ta chính la Mattā, nhà ngươi là Tissa (ahaṃ Mattā tuvaṃ Tissā). Nhà ngươi tên là Tissa trong khi đó Ta tên[95] là Mattā. Trong quá khứ (pure)[96]. Nơi kiếp hiện hữu trước đây. Ta đã là: ahuṃ=ahosiṃ của ngươi: te[97]=tuyhaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) người vợ cùng chồng với ngươi.

Tissa hỏi nàng một lần nữa về hành vi nàng đã thực hiện với đoạn kệ sau:

3.      ‘Giờ đây chị đã thực hiện ác nghiệp xấu xa gì qua thân, khẩu hay ý? Do kết quả ác nghiệp chị đã làm chị phải đầu thai từ đây (trên cõi đời này) xuống cõi các ngạ quỉ?

Người phụ nữ kia giải thích hành vi nàng đã thực hiện bằng đoạn kệ sau:

4. ‘Ta đã hay nóng tánh và thô bạo. Ta hay ghen tị. Bần tiện hèn hạ và xảo trá. Sau khi đã nói những lời ác về nàng ta đã phải đầu thai từ đây xuống cõi ngạ quỉ.’

4.      Vể điểm này hay nóng tánh (caṇḍi) :thường tỏ thái độ nóng nẩy. Thô lỗ (pharusā): nói lời lỗ mãng. Ta đã là: āsiṃ=taṃ ahaṃ (dạng ngữ pháp hoán chuyển). Đối với em ta: tāham=taṃ ahaṃ ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Những lời thô lỗ (duruttaṃ): lời nói ác ý, câu chuyện tầm phào.

Kể từ đây trở đi họ tiếp tục trao đổi cuộc đối thoại bằng những đoạn kệ sau:

5.      Cả em nữa, em cũng biết điều này, làm sao chị đã nóng nảy ra làm sao; nhưng vẫn còn một vài điều nữa em muốn hỏi chị: tại sao chị lại phải phủ đầy một lớp bụi bẩn?’

6.      ‘Em đã gội đầu và mặc quần áo sạch sẽ và trang điểm lộng lẫy; còn chị thì còn muốn hơn thế nữa cơ, ngay cả còn được trang điểm nhiều hơn em nữa.

7.      Trong khi chị nhìn thấy em trò chuyện [98] với người chồng của chúng ta. Nhân đó đã tạo cho chị mối ghen tỵ và bực tức nổi lên trong chị.

8.      [84] Ngay lúc đó chị đã lấy bụi bẩn (quét nhà) và đổ lên đầu em. Chính do kết quả của hành vi đó mà chị đã phải bị phủ một lớp bụi bẩn.

9.      Cả em cũng biết điều đó (làm thế nào) chị có thể đổ bụi bẩn lên em được; nhưng chắc vẫn còn điều gì em muốn hỏi chị: tại sao chị lại phải hao mòn vì bệnh ghẻ.?’

10.  Cả hai chúng ta đều đã đi đến bìa rừng để kiếm dược thảo. Em mang về nhà được dược thảo còn chị chỉ mang về loại cây kapikacchu[99]

11.  Thế rồi nhằm lúc em không để ý chị đã rải cây đó lên giường em ngủ. Chính do kết quả của ác nghiệp đó mà chị đã phải hao mòn thân xác vì bệnh ghẻ.

12.  Điều đó em cũng đã biết. (làm thế nào) chị rải được cây đó lên giường của em; nhưng vẫn còn điều gì đó mà em muốn hỏi chị: tại sao chị lại phải loả lồ như vậy?

13.  Có một cuộc tụ tập các bạn bè, một cuộc vui chơi cùng với nhau,[100] các họ hàng của chúng ta đã diễn ra, em thì được dẫn đi tham dự còn chị thì không.

14.  Thế là khi em không để ý chị đã gỡ bỏ hết quần áo của em. Chính do kết quả của hành vi đó mà chị đã phải loả lồ như vậy.

15.  Điều đó em cũng đã biết, (làm thế nào) chị đã gỡ bỏ được quần áo của em. Nhưng chắc hẳn vẫn còn điều gì đó em muốn hỏi: tại sao chị lại xông ra những mùi hôi thối như phẩn vậy?’

16.  ‘Chị đã ném những vật thơm, những vòng hoa và những đồ trang sức đắt tiền của em vào nhà xí - chính chị đã thực hiện hành vi xấu xa đó. Chính do kết quả của hành vi đó mà chị đã phải toát ra mùi hôi thối của phẩn.

17.  Em cũng biết rõ điều này, (lý do tại sao) chị lại thực hiện hành vi xấu xa này; nhưng vẫn còn điều gì đó em muốn hỏi chị; Tại sao chị phải trải qua kiếp sống đau khổ đó.

18.  Bất kỳ tài sản nào trong nhà đều thuộc quyền sở hữu của cả hai ta. Tuy nhiên những vật cúng dường nằm trong tầm tay của chị song chị lại không hồi hướng cho chính mình. Chính do kết quả của hành vi đó mà chị đã phải trải qua kiếp sống đau khổ đó.

19.  Ngay cả khi chị nói với em, “em đang theo đuổi những hành vi bất thiện; chắc chắn không phải do những hành vi bất thiện đó mà hiện trạng hạnh phúc có thể dễ dàng đạt đến được.

20.  Em đã tiến đến gặp chị từ một góc độ sai lầm[101] và còn điều gì khác khiến chị ghen tức với em nữa không. Hãy nhìn kỹ xem loại kết quả nào xuất phát từ những hành vi xấu xa đó.

21.  [85] Em có một căn nhà, có đầy tớ, có những đồ trang sức, giờ đây thì người khác đang hưởng[102] - của cải chẳng tồn tại lâu dài đâu.

22.  Cha của Bhuta đang đi chợ về. Có lẽ ông ta sẽ đưa cho em điều gì đó. Xin đừng đi ra khỏi đây.

23.  ‘Chị phải loả lồ và có diện mạo gướm ghiếc, gầy gò với những đường gân hiện rõ, Đây là điều đáng sấu hổ đối với phụ nữ. Xin đừng để cho cha của Bhuta nhìn thấy chị.

24.  Thôi được rồi em có thể cho chị được gì hay em có thể làm gì cho chị đây để chị có thể được sung sướng và được tất cả những gì chị mong muốn?’

25.  “Bốn tỳ khưu làm thành một tăng đoàn và bốn cũng là các cá nhân.[103] Hãy cho họ ăn và hồi tưởng của bố thí cho chị; thế thì chị sẽ được sung sướng. Và có đầy đủ những gì chị mong muốn.

26.  ‘Được rồi’ nàng đồng ý, nàng đã cúng duờng tám tỳ khưu, cho họ mặc đầy đủ và rồi hồi hướng phước thí đó cho nàng.

27.  Ngay lập tức nàng sau khi nàng hồi hướng điều này kết quả đã diễn ra: vật thực, y phục và thức uống đã xuất hiện do kết quả của phước thí này.

28.  Kể từ đó nàng trở nên thanh tịnh, mặc y phục sạch sẽ với những thứ còn tốt hơn cả lụa Kasi và được trang sức với đủ loại y phục và đồ trang sức, nàng tiến lại gặp người vợ cùng chồng với nàng.

29.  “Hỡi Devata, chị là người có sắc đẹp kiều diễm toả sáng khắp bốn phương trời giống như Dược Vương Tinh.

30.  Vẻ đẹp kiều diễm của chị từ đâu mà có? Do điều gì mà chị đã chu tất được và có thế xuất hiện được đủ loại cảm khoái theo như lòng chị mong ước?

31.  Em hỏi chị, hỡi devi đầy uy lực, hành vi công đức nào chị đã thực hiện khi còn ở kiếp người? do đâu mà oai lực của chị lại chiếu sáng như vậy. và vẻ đẹp kiều diễm của chị lại toả sáng khắp tứ phương như vậy?

32.  ‘Chị Là Mattā, em là Tissa. Chị là vợ chung chồng với em trong quá khứ. Sau khi đã thực hiện những việc xấu xa. Chị đã phải tái sanh từ đây xuống cõi các ngạ quỉ. Nhưng giờ đây nhừ có của thí của em đã thực hiện chị có thể hưởng, chẳng còn gì phải sợ ở bất kỳ nơi nào trên trần gian này.

33.  Mong rằng em được sống lâu. Với toàn thể họ hàng ruột thịt của em và mong rằng em có thể đạt đến thế giới các vị Vasavattis, là nơi thoát khỏi mọi sầu khổ và phiền muộn ô nhiễm.

34.  Hãy xử sự trên cõi đời này theo đúng Phật Pháp và thực hiện bố thí, hỡi nguời em xinh đẹp của chị; hãy gỡ bỏ dấu bẩn bún xỉn cùng với mọi cội rễ của chúng và rồi hãy đi thẳng đến cõi chư thiên là chốn vô tàm.

5. [86] Về điểm này, em cũng vậy, em biết rõ vấn đề này, chị rất nóng tính làm sao (sabbaṃ ahaṃ pijānami yathā tvaṃ caṇḍikā ahu): điều này ‘chị đã quá nóng tính và nói lời thô thiển, em cũng đã biết rõ. – chị nóng tính hay tức giận, có nói lời thô thiển và hay ghen tị bủn xỉn và xảo quyệt. Nhưng vẫn còn điều gì đó em muốn hỏi chị (aññañ ca kho taṃ pucchāmi): nhưng giờ đây em vẫn còn điều gì đó muốn hỏi chị. Tại sao chị lại bị phủ một lớp bụi bẩn? (kenāsi paṃsuguṇthitā): do hành vi xấu xa nào mà chị đã phải phủ một lớp bụi bẩn. Và rắc rến, có nghĩa là (do hành vi nào ) mà bụi bẩn và rác rến lại được đổ lên toàn bộ thân mình chị như vậy?

6. Em đã gội đầu (sīsaṃ nahātā): em đã tắm từ đầu trở xuống. Còn hơn thế (abhimattāṃ) nhiều hơn vô chừng. Được trang điểm còn nhiều hơn nữa. (samalaṅkatarā): được trang điểm hoàn toàn và lộng lẫy. Một cách giải thích khác là vô cùng (adhimattā): say đắm cực kỳ, say đắm xảo trá ngã mạn có nghĩa là nói xiên nói xỏ. Hơn em (tayā): hơn cô, cô em ạ.

7. Em đã đàm tiếu với chồng của chúng ta (sāmikena samantayi): em nói chuyện với chồng chúng ta, hai người nói qua nói lại với nhau.

9. Bị bệnh ghẻ làm cho hao mòn. (khajjāsi kacchuyā): bị gặm do bị bệnh ngứa.[104] Nghĩa là bị bệnh ghẻ hoành hành.

10. Để hái dược thảo: bhesajjahārī= bhesajjahāriniyo (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); tìm kiếm thuốc[105], cả hai chúng ta (ubhayo): hai chúng ta. Có nghĩa là em và tôi. Đến cuối cánh rừng (vanantaṃ): đi vào rừng. Em mang về dược thảo (tvañ ca bhesajjaṃ āhari): em mang về dược thảo có lợi cho em như các thầy lang đã ghi toa. Trong khi đó chị chỉ mang về kapikacchu (ahañn ca kapikacchuno): ngược lại chị chỉ mang về mấy quả kapikacchu, những quả đó sờ vào thì rất khó chịu. Quả kapikacchu còn có tên gọi khác là ‘sayaṃ guttā’[106] trong trường hợp này có nghĩa là chị mang về toàn là lá và quả sayaṃ guttā.

11. Chị đã rải trên giường của em (seyyaṃ ty āhaṃ samokiriṃ): chị đã rải trên giường của em với toàn là lá và quả kapikacchu.

13. Của những bạn bè. (sahāyānaṃ): thuộc bạn bè. Một cuộc hội họp (samayo): cuộc họp. Các nguời anh em họ hàng (ñatīnaṃ): họ hàng ruột thịt. Tụ họp lại với nhau (samitī): cuộc họp mặt. Được yêu cầu (āmantitā): được mời tham dự lễ hội. Đi chung với người chồng chúng ta (sasāminī): cùng đi với chồng, có nghĩa là đi chung với người hỗ trợ chúng ta. Nhưng chị thì không (no ca kho haṃ) nhưng chị lại không được mời đi đây là điều được phân tích.

14. Chị... quần áo của em: dussaṃ ty āhaṃ=dussaṃ te ahaṃ ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Cởi ra (apānudiṃ): chiếm lấy, lấy cắp.

16. [87] Đắt tiền (paccagghaṃ): tốt, rất đắt tiền. Chị đã ném đi (athāresiṃ): ném ra ngoài. Toả ra mùi hôi thối của phẩn (gūthagandhinī): ngửi thấy mùi phẩn, bốc lên mùi phân.

18. Bất kỳ tài sản nào có trong nhà chúng ta (yaṃ gehe vijjite dhanaṃ): bất kỳ tài sản nào thấy có trong nhà chúng ta đều thuộc quyền sở hữu của cả hai chúng ta là anh em họ hàng, của chị và của em. Bằng nhau và ngang nhau. Nằm trong tầm tay (santesu):được biết đến. Chỗ nương thân (dīpaṃ): hỗ trợ; nàng nói tới những hành vi công đức.

19. Khi nữ peti đã giải thích những điểm Tissa đã hỏi. Cô ta đã nói thêm một lần nữa, nói rằng, ‘Ngay cả chị đã nói cho em, v.v... thú nhận lỗi lầm nàng cảm thấy đã không nghe lời cô em. Về điểm này ngay cả sau đó (tad eva): ngay cả[107] sau đó cùng thời gian đó khi chị vẫn còn nguyên hình con người. Một cách giải thích khác theo cùng một cách’ (tath’eva) có nghĩa là sự việc giờ đây đã xảy ra đã được thực hiện theo chính cách đó. (như chị đã nói cho em biết). Đối với chị (maṃ): nàng ám chỉ chính mình. Em (tvam): Tissa. Đã nói ra (avaca). Đã nói. (chị đã theo đuổi những hành vi xấu xa’ v.v... đã được nói tới để cho thấy cách thức nàng đã nói. Trong bài kinh có đoạn ‘những ác nghiệp’. Chị đang thực hiện chỉ những ác nghiệp’ – mà một kiếp sống hạnh phúc không dễ gì đạt được bởi những ác nghiệp đó. Nàng nói rằng điều đó giờ đây đã xảy ra đúng như cách mà trước đó người bạn chung chồng với nàng đã động viên nàng.

Khi nghe qua điều này, Tissa đã thốt lên ba đoạn kệ bắt đầu với “Nàng đã tiến lại gặp ta từ phía bên trái.”

20. Về điểm này Nàng đến với tôi từ phía bên trái (vāmato maṃ tvaṃ paccesi): chị đã có suy nghĩ sai về tôi – cho dù em rất ước ao hạnh phúc của chị, chị đã coi tôi hành động một cách thù nghịch. Chị đã ghen tương với em: maṃ usuyyasi=mayhaṃ usuyyasi (một kiểu ngữ pháp chuyển đổi): chị đã ghen ghét em. Hãy nhìn xem kìa kết quả nào đã đem lại từ những ác nghiệp đó. (passa pāpānaṃ kammānaṃ vipāko hoti yādiso): nàng nói. “hãy tự mình nhìn xem lại kết quả nào đã xảy ra từ những ác nghiệp và kết quả đó khủng khiếp đến mức độ nào.

21. Giờ đây nhưng người khác đã hưởng những thứ đó (te aññe paricārenti): những ngôi nhà này, các đầy tớ và những đồ trang sức trước kia thuộc quyền sở hữu của chị giờ đây những người khác đang hưởng cả, đang sử dụng. Những thứ này (ime) được nêu lên theo cách méo mó về giống.[108] Những của cải chẳng tồn tại vĩnh cửu (na bhogā honti sassatā): những của cải này chẳng tồn tại vĩnh cửu đâu, không bền vững, ( chỉ kéo dài) bao lâu ta còn trong thời gian hiện hữu và phải dẹp sang một bên khi ta phải qua đi (sang một hiện hữu khác).[109] Chính vì thế liên quan đến vấn đề này ghen ghét và ích kỷ chẳng nên được nuôi dưỡng ở đây. Đó là ý nghĩa.

22. [88] Cha của Bhuta’giờ đây đã (idāni Bhūtassa pitā): Hỡi Bhuta, con trai của người phú hộ, giờ đây đã. Từ chợ về: āpaṇā=āpaṇato (một dạng ngữ pháp chuyển đổi): đã tới, đã quay trở về với căn nhà này. Rất có thể ông ta sẽ cho nàng điều gì đó (app’eva te dade kiñcī): khi người phú hộ quay trở về nhà có lẽ người đó sẽ cho em điều gì thích hợp để biếu cho người cúng dường . Xin đừng đi khỏi nơi đây (mā su tāva ito agā): nàng nói lên từ lòng từ bi quảng đại của nàng. “Xin đừng đi khỏi đây, khỏi sân đàng sau ngôi nhà., cho đến khi...

23. Khi nàng nghe được điều này, peti liền thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘‘Chị phải loả lồ và có diện mạo gướm giếc’ để cho thấy nàng đã cảm thấy trắc ẩn trong lòng. Về điểm này, đây là điều thật xấu hổ cho những người phụ nữ (kopīnam etam itthīnaṃ): tình trạng loả lồ và xấu xí như vậy v.v... quả là đáng xấu hổ [110]cho những người phụ nữ, và phải được tránh xa,[111] do cần phải được che đậy lại. Xin đừng để cho cha Bhuta nhìn thấy chị (mā maṃ Bhūtapitāddasa): ‘Chính vì thế xin đừng để cho cha của Bhuta, người phú hộ, có thể nhìn thấy chị trong tình trạng này,’ nàng nói một cách hổ thẹn.

24. Khi nàng nghe được điều này Tissa tràn ngập trong lòng ước muốn giúp đỡ và thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘thôi được, em có thể giúp chị được điều gì đây? Về điểm này được rồi (handa) là một tiểu từ đặt ở đây theo nghĩa cú câu (metri causa). Em có thể làm cho chị được điều gì?: kin t’āhaṃ dammi=kin ta ahaṃ dammi ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); liệu em có phải cho chị y phục hay vật thực? Hay em có thể làm gì được cho chị? (kiṃ vā ca te karom’ahaṃ): hay dịch vụ nào khác em có thể làm được cho chị ngay tại đây vào lúc này?

25. Khi nàng nghe được điều này, nữ ngạ quỉ lại thốt lên câu kệ bắt đầu như sau: “Bốn tỳ khưu làm thành một tăng đoàn’ Về điểm này bốn tỳ khưu thuộc một tăng đoàn và bốn vị đều là những cá nhân (cattāro bhikkhū saṅnghato cattāro pana puggale): Bốn tỳ khưu cùng một tăng đoàn các tỳ khưu [112] tượng trưng cho một tăng đoàn và bốn vị tỳ khưu lại là những cá nhân. - xin hãy nuôi ăn cả tám tỳ khưu làm thế nào cho họ được thoải mái và hồi hướng phước thí này cho chị. Xin hãy cho chị một của bố thí đã được hồi hướng. Thế rồi chị sẽ được hạnh phúc (tadāhaṃ sukhitā hessaṃ) có nghĩa là khi em đã hồi hướng[113] của thí đó cho chị chị sẽ được hạnh phúc. Sẽ chứng đắc hạnh phúc và sẽ được dồi dào tất cả những gì chị ước muốn.

Khi nghe nàng nói như vậy, Tissa đã thông báo cho chồng nàng biết về vấn đề này và vào ngày hôm sau chàng đã bố thí cho tám tỳ khưu và hồi hướng phước thí cho nàng. Ngay tức khắc nàng đã đạt được thù thắng chư thiên. Và một lần nữa lại tiến lại gặp Tissa. Để chứng tỏ điều này những vị duyệt xét lại bản văn Kinh Phật lại chèn thêm ba đoạn kệ bắt đầu như sau; “tốt lắm’ ‘nàng đồng ý’ khi nàng còn đứng đó sau khi đã tiến lại gần. Tissa đã hỏi nàng[114] với ba đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘(chị còn đứng đó’)’ với vẻ kiều diễm tuyệt trần’ [89] nàng liền tỏ rõ chân tướng của mình bằng bắt đầu: “chị chính là Mattā” và bày tỏ sự tuỳ hỷ của nàng với đoạn kệ bắt đầu với: mong rằng em sống lâu’ sau đó lại khích lệ Tissa với đoạn kệ bắt đầu như sau: hãy hành động làm sao ở đây cho hợp với Phật Pháp.’

32. Về diểm này được nàng ban cho: tava dinnena=tayā dinnena (một dạng ngữ pháp hồi chuyển).

33. Một nơi không còn sầu khổ hay ô nhiễm (asokaṃ virajaṃ thānam): đó là chính là cõi trời là nơi chẳng còn sầu khổ do thiếu vắng sầu khổ và thoát khỏi ô nhiễm do chẳng có mồ hôi và bụi bẩn – nàng nói toàn bộ những điều này có liên quan đến cõi Chư Thiên. (devaloka). Nơi cư trú (āvāsaṃ): là nơi[115] trú xứ của các bậc Vasavattis (Vasavattinaṃ): đối với những kẻ nào vận dụng năng lực sức mạnh của mình (vasaṃ) bằng quyền lực[116] chư thiên.

34. Cùng với cội nguồn của nó (samūlaṃ): cùng với bợn nhơ thèm khát, cùng với bợn nhơ tham lam đó chính là cội rễ ích kỷ. Không thể chê trách được (vô tàm) (aninditā)” không thể khiển trách được, đáng khen ngợi. Hãy tiến tới nơi chư thiên. (saggam upehi thānaṃ) mong rằng em sẽ tiến tới nơi chư thiên, có nghĩa là mong rằng em đạt được thiên giới (saggaṃ)[117] vì thiên giới là nơi tối thượng (suṭṭhu-aggattā) trong phạm vi các dục trần như thể những vật hữu hình v.v... điều còn lại đều đã rõ ràng.[118]

Thế rồi Tissa nêu vấn đề cho người phú hộ. Người phú hộ lại nêu vấn đề cho các tỳ khưu và các tỳ khưu liền bạch cho Đức Phật. Đức Phật coi là vấn đề đo chính là nhu cầu nổi lên và ngài liền diễn giải Phật Pháp cho đám người đang tụ họp lại ở đó. Khi họ nghe những điều này, họ thấy dao động tâm linh, họ đã loại bỏ hết những vết bẩn ích kỷ v.v... và hướng về giới đức bố thí v.v... và đã được tái sanh nơi cõi hạnh phúc.

 

II. 4 Chú giải chuyện ngạ quỉ NỮ KEO KIỆT NANDĀ
[Nandāpetavatthuvaṇṇanā]

‘Ngươi có diện mạo đen đủi và xấu xa kinh dị” Chính Đức Phật đã thuật lại chuyện kể này khi ngài đang lưu lại trong cánh rừng Jeta liên quan đến một nữ Ngạ Quỉ tên là Nanda.

Người ta kể lại rằng trong một ngôi làng nọ không cách xa thành Sāvatthī là bao, có một thiện nam tên là Nandasena có đức tin và có lòng tịnh tín. Tuy nhiên vợ của ông tên là Nanda, lại chẳng có đức tin cũng như lòng tịnh tín chút nào và là hạng người keo kiệt, nóng tánh và ăn nói thô lỗ; nàng thiếu lòng kính trọng và không tôn trọng chồng mình và còn lăng mạ và chửi mắng mẹ chồng oang oang như cái trống chầu. Đến kỳ hạn đã định nàng qua đời và tái sanh nơi cõi Ngạ Quỉ không cách xa ngôi làng đó là bao [90] Một hôm nàng đã xuất hiện nguyên hình không cách xa vị thiện nam Nandasena là mấy khi ông đang lìa khỏi ngôi làng. Khi nhìn thấy nàng ông liền nói với nàng bằng đoạn kệ sau:

1.      Ngươi có diện mạo đen đủi và xấu xa kinh dị, trông xấu xí và dữ dằn khủng khiếp. Có mắt đỏ lừ và răng dài hô dài ra. Ta không nghĩ rằng nàng là một con người được nữa.

1. Về điểm này đen đủi (kālī): có nước da đen đủi; nước da nàng giống như những cục than cháy dở. Thô xấu (pharusā): thô kệch. Trông thật dữ dằn (bhārudassanā): trông thật khủng khiếp, dễ sợ. Một cách giải thích khác là bhārudassanā,[119]trông đen đủi[120], nghĩa là khó coi[121] do nàng quá xấu xí đen đủi v.v... Đỏ (piṅgalā): mắt đỏ lừ. Dài, hô chìa ra (kalārā): có răng dài và hô lồi ra. Ta không thể tưởng tưởng tượng đây lại là một con người (na taṃ maññāmi mānusiṃ): ta không nghĩ nàng là con người, ta nghĩ nàng chỉ là một nữ Ngạ Quỉ [122]. – đây chính là ý nghĩa.

Khi nàng nghe thấy những lời này, nữ ngạ quỉ đã thốt lên đoạn kệ sau giải thích nàng là ai:

2.      Ta chính là Nanda, hỡi Nandasena. Ta là vợ của ngươi trong quá khứ. Sau khi đã thực hiện ác nghiệp ta đã phải di chuyển hết nơi này đến nơi khác trong cõi ngạ quỉ.

2. Về điểm này ta chính là Nanda, hỡi Nandasena (ahaṃ Nandā Nandasena): Thưa đức lang quân [123] Nandasena, ta tên là Nandā. Ta đã là[124] vợ của ngươi trong quá khứ (bhariyā te pure ahuṃ): nơi kiếp trước ta đã là vợ của nhà ngươi.

Sau đó là câu hỏi của vị thiện nam:

3.      Giờ đây nàng đã thực hiện ác nghiệp nào bằng thân khẩu hay ý? Do kết quả của ác nghiệp nào nàng lại phải lang thang khắp nơi này nơi kia trong cõi ngạ quỉ thế?’

Thế rồi nàng trả lời, nói rằng:

4.      “Tánh tình ta quá[125] nóng nẩy và lỗ mãng và ta cũng thiếu kính trọng nhà ngươi. Sau khi đã nói những lời ác ý ta đã phải đi lang thang từ nơi này đến nơi khác trong cõi Ngạ quỉ.’

Ông ta lại nói thêm một lần nữa:

5.      ‘Đây, ta sẽ ban cho ngươi áo khoác ngoài của ta: hãy mặc vào đi. khi nhà ngươi mặc chiếc áo này vào thì hãy đến và ta sẽ đưa nhà ngươi về nhà.

6.      [91] Nhà ngươi sẽ được quần áo đó ăn và nước uống khi nào nhà ngươi về đến nhà. Và nhà ngươi sẽ nhìn thấy các con trai của nhà ngươi và cả các con dâu[126] nữa.

Thế rồi nàng liền thốt lên hai đoạn kệ này cho chàng:

7-8.     ‘những gì được bố thí từ tay chàng sang tay ta thì chẳng lợi lộc gì cho ta đâu. Nhưng hãy lấy đồ ăn thức uống mà làm thoả mãn các tỳ khưu là những người có giới đức, thoát khỏi mọi tham dục và là những người đã lắng nghe nhiều[127] và rồi hồi hướng phước thí đó cho ta - thời ta sẽ được sung sướng hạnh phúc và có được toàn bộ những gì ta ước ao.’

Ba đoạn kệ đã được các vị kiết tập Tam Tạng công bố:

9. “Tốt lắm”, vị ấy đồng ý và sẽ phân phát rất nhiều của bố thí – vật thực, đồ uống, vật thực cứng, y phục[128] và chỗ ở dù, lọng che nắng và hương nhang và vòng hoa và nhiều loại sandals khác nhau. – cho các tỳ khưu là những người có giới đức, thoát khỏi mọi tham dục và là người đã lắng nghe rất nhiều. Sau khi đã thoả mãn cho các vị tỳ khưu với vật thực và thức uống vị ấy đã hồi hướng nghiệp thí đó cho nàng.

10.  Ngay khi vị ấy hồi hướng phước thí này thì kết quả đã xuất hiện ngay lập tức, vật thực, thức uống và y phục trở thành kết quả của cuộc bố thí này.

11.  Từ đó trở đi nàng trở nên thanh tịnh, được mặc những y phục sạch sẽ và tươi sáng, mang những loại y phục còn tốt hơn cả những thứ lụa là Kasi và được trang điểm bằng những loại y phục và những đồ trang sức đa dạng, và nàng đã tiến lại gặp chồng nàng.

Từ đây trở đi là những đoạn kệ về việc trao đổi đàm thoại giữa thiện nam và nữ ngạ quỉ.

12.  Hỡi Devata, nàng là người đang đứng đó với vẻ kiều diễm tuyệt trần, toả sáng khắp tứ phương thiên hạ giống như Dược Vương Tinh vậy.

13.  Do đâu mà nàng có được vẻ đẹp kiều diễm đến như vậy? Do đâu nàng đã đạt đến được những thành tựu như vậy và làm sao nàng đã đạt được những cảm khoái như lòng nàng hằng mơ ước?

14.  Hỡi devi đầy uy lực, ta hỏi ngươi do phước báu nào nhà ngươi đã thực hiện khi còn đang lưu lại tại kiếp người. Do đâu mà oai lực của nàng toả sáng như vậy[129] và vẻ kiều diễm của nàng chiếu toả khắp tứ phương thiên hạ?

15.  Hỡi Nandasena, chính ta là Nanda, ta là vợ của ngươi trong kiếp trước. Sau khi đã thực hiện một ác nghiệp ta đã phải đi lang thang từ nơi này sang nơi khác trong cõi ngạ quỉ; nhưng giờ đây, nhờ vào của thí nhà ngươi đã thực hiện, ta có thể thưởng thức, chẳng còn phải sợ hãi điều gì từ bất kỳ cõi nào nữa.

16.  Mong rằng nhà ngươi được sống lâu hỡi thiện nam. Với toàn bộ bà con thân thuộc ruột thịt [92] và mong rằng nhà ngươi đạt được trú xứ Vasavattis. Là nơi được thoát khỏi mọi sầu khổ và ô nhiễm

17.  Hãy hành động phù hợp với Phật Pháp và thực hiện bố thí, hỡi gia chủ, hãy đoạn tuyệt với bợn nhơ ích kỷ, cùng với những cội nguồn của nó. Và tiến về thiên giới mà không mang theo bắt kỳ lỗi lầm nào.’

9. Về điểm này hãy phân phát bố thí dồi dào (dānaṃ vipulam ākiri): hãy mở những cuộc bố thí to lớn như thể nhà ngươi gieo hạt giống phước thí trên thửa ruộng của những kẻ nào xứng nhận phước thí.

Những gì còn lại giống như trong chuyện kể tiếp theo ngay sau đây.

Khi nàng đã giải thích như vậy cho Nandasena về vinh quang thần tiên và lý do tại sao nàng đã đi tới trú xứ đó. Thiện nam lại nêu vấn đề với các tỳ khưu và các tỳ khưu lại nêu vấn đề này với Đức Phật. Đức Thế Tôn coi vấn đề này như là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đoàn người tụ tập ở đó. Việc diễn giải Phật Pháp đó đã đem lại ích lợi cho chúng sanh.

 

II.5 Chú giải chuyện ngạ quỉ ĐEO BÔNG TAI
[Maṭṭakuṇḍalipetavatthuvaṇṇanā]

“Được trang điểm và đeo bông tai sáng loáng.’ Đức Phật đã thuật lại chuyện kể này khi ngài lưu lại trong khu rừng Jeta liên quan đến Devaputta Mattākundalin[130] Về điểm này những gì được thuật lại giống như phần chú giải Mattākundalin Thiên Cung Sự trong phần chú giải các chuyện kể[131] về Thiên Cung Sự trích trong đoạn Giải Thích Ý Nghĩa Nội Tại và chính vì thế ta nên hiểu theo những gì đã trình bày trong đó.

Trong trường hợp này đây chính là chuyện kể về Devaputta Mattākundalin từ khi nàng trở thành một Devata Thiên Cung trở đi[132]. Cha nàng là vị Bà La môn Adinnapubbaka do quá sầu khổ vì mất người con trai đã đi đến bãi tha ma và đi lang thang quanh các dàn thiêu hoả táng khóc lóc than vãn khi con trai của ông cũng là devaputta, nhằm xua tan[133] nỗi sầu khổ trong lòng, ông đã loại bỏ lốt devaputta của mình và hiện hình thành một Ngạ Quỉ đầy khổ sở và với hai cánh tay chắp lại trong nỗi sầu khổ khắc khoải ông đã than khóc thảm thiết rằng, “Ôi mặt trăng, ôi mặt trời của ta ơi!”[134] Cho dù chuyện kể này đã được ghi lại trong bản Kinh Thiên Cung Sự nhưng cũng được ghi lại cả trong bản Kinh Chuyện Ngạ quỉ nữa vì lý do bất kỳ kẻ nào trút bỏ kiếp sống làm người rất có thể cũng được đề cập đến với tên gọi là “Ngạ Quỉ[135]” vậy.

 

II. 6 Chú giải chuyện ngạ quỉ VUA KANHA
[Kaṇhapetavatthuvaṇṇanā]

[93] ‘Thưa ngài Kanha, hãy ngồi dậy đi nào, tại sao ngài còn nằm đó?’ Vị Đạo sư đã thuật lại chuyện kể này khi ngài đang lưu lại trong cánh rừng Jeta, chuyện kể này liên quan đến một vị thiện nam có đứa con trai đã qua đời.

Người ta kể lại rằng trong thành Sāvatthī có một cậu con trai của một vị thiện nam nọ đã qua đời. Do mũi tên sầu muộn xuyên thủng cõi lòng vị thiện nam này chẳng màng chi đến việc tắm rửa, ăn uống, công ăn việc làm ăn, ông cũng bỏ bê luôn việc đến và hầu hạ Đức Phật nữa. Ông chỉ lảm nhảm, nói rằng, “Con trai yêu của ta ơi, con đang ở đâu? Con đã vội vã đi đâu mà bỏ cha lại một mình?’v.v... Đang khi quan sát cõi trần gian vào buổi sáng, Đức Phật đã nhận ra khả năng của ông có thể chứng đắc thánh quả nhập lưu và vào ngày hôm sau ngài đã đến thành Sāvatthī để khất thực, đi theo ngài là tăng đoàn đông đảo các tỳ khưu. Khi ngài đã dùng xong bữa trưa, ngài giải tán các tỳ khưu và đi cùng với người hầu của mình là trưởng lão Ānanda, tới cửa nhà vị thiện nam đó. Các đầy tớ thông báo cho thiện nam biết có Đức Phật đến thăm, rồi họ mời ngài ngồi vào nơi đã sửa soạn trước. Sau đó họ đi tìm vị thiện nam và dẫn ông tới trình diện Đức Phật. Khi thấy ông ta ngồi sang một bên, ngài liền hỏi, ‘Hỡi Thiện nam, có chuyện gì thế, có phải nhà ngươi đang than khóc đó chăng?’ Khi vị đó đáp lại, “Vâng ạ, thưa Đức Thế Tôn.” ngài lên tiếng, “Này thiện nam, các vị thông thái ngày xưa đã nghe một chuyện kể từ các vị trí tuệ và không than khóc người con trai đã qua đời,” và khi thiện nam đó yêu cầu Đức Phật thuật lại chuyện kể này, ngài đã thuật lại câu chuyện xưa đó như sau:

Người ta kể lại rằng ngày xưa trong thành Dvaravti có mười vị hoàng tử – tên là Vasudeva, Baladeva, Candadva,Aggideva, Varunadeva, Ajjuna Ghatapandita và Ankura. Trong số họ, vị hoàng tử con vua Ghatapandita chẳng may qua đời. Nhà vua vô cùng đau khổ trước sự kiện này; ngài đã chểnh mảng bỏ bê toàn bộ công việc triều đình, chỉ tối ngày phủ phục trước giường[136] rồi nằm xuống đó miệng nói lảm nhảm. Lúc đó Ghatapandita có suy nghĩ, ‘Ngoại trừ ta ra, chẳng còn ai có thể làm nguôi nỗi thống khổ cho anh ta được, ta sẽ xua tan nỗi sầu khổ bằng một mẹo vặt[137]. Thế rồi ngài giả dạng thành một người mất trí, nói rằng, ‘Hãy đưa cho ta con thỏ,[138] hãy đưa cho ta con thỏ nào!’ và toàn thành đã rúng động khi nghe tin hoàng thân Ghatapandita đã phát điên. Vào lúc đó có vị cận thận của nhà vua, tên là Rohineyya đến gặp nhà vua Vasudeva [94] và thốt lên đoạn kệ này, bắt đầu cuộc đối thoại với nhà vua như sau:

1.      Thưa ngài Kanha, hãy chỗi dậy đi nào, tại sao ngài còn nằm đó? Mơ mộng đem lại cho ngài điều gì tốt đẹp nào?[139] Thưa hoàng thân Kesava, bào đệ của ngài, là tấm lòng và con mắt phải của ngài, đã phải gió [140] thổi kia kìa – hoàng thân đang khao khát có được một con thỏ [141].”

1. Về điểm này, Kanha (Kaṇha): hoàng thân nói với Vasudeva bằng tên gọi trong hoàng tộc. Mơ tưởng đem lại lợi lộc gì cho ngài? (ko attho supinena te): quả thật mơ mộng có lợi ích gì cho anh chăng? Chính người em (sako bhātā): người em do cùng mẹ sanh ra. Trái tim và mắt phải của ngài (hadayaṃ cakkhuñ ca dakkhiṇaṃ) có nghĩa là ngài giống như trái tim và con mắt phải của ngài vậy. Ngài đang bị những trận gió áp đảo (tassa vātā balīyanti): những cuồng phong điên cuồng tiếp tục nổi lên trong ngươi và đang mạnh dần, tăng thêm và áp đảo vị ấy. Vị ấy đang khao khát (jappari): vị hoàng thân đang nói lảm nhảm, rằng, “Đưa cho ta một con thỏ!’ Kesava (Kesava): người ta kể lại rằng ngài có tên gọi là ‘Kesava’ là do ngài có mái tóc thật đẹp; hoàng thân đang gọi ngài bằng tên thật của ngài.

Thế rồi vị Đạo sư, người đã trở thành Đức phật Toàn Hảo, đã thốt lên đoạn kệ này để làm rõ bằng cách nào vị hoàng thân đã ngồi dậy khỏi giường khi ngài nghe những lời này.

2.      “Khi ngài nghe những lời của Rohineyya, Kesava đã vội vã đứng lên, quá đau buồn vì sầu khổ trước cái chết của người em.’

Nhà vua đã ngồi dậy và nhanh chóng bước xuống hoàng cung và rồi đến trước mặt Ghatapandita, ôm chầm lấy người em bằng cả hai tay và nói với em bằng những đoạn kệ sau:

3.      Tại sao em lại nói lảm nhảm ‘Thỏ này, thỏ này!’ như người mất trí vậy, quanh khắp cả vùng Dvāraka này? Em muốn anh cho loại thỏ nào?

4.      Một con thỏ bằng vàng chăng? Một chú thỏ bằng châu báu chăng? Một con thỏ bằng đồng chăng? Hay một con thỏ bằng đá quí? (Không thành vấn đề) anh sẽ sai người kiếm con thỏ đó cho em.

5.      Cũng còn có các con thỏ nhỏ khác đang chạy tung tăng trong những khu rừng. – ta sẽ cho bắt về cho em nữa, em muốn có loại thỏ nào?’

3. [95] Về điểm này Giống như kẻ điên (ummattārūpo): giống như một kẻ khùng. Toàn bộ (kevalaṃ): khắp cõi Dvaraka (Dvārakaṃ): chạy lang thang khắp nơi trong thành Dvāravatī, nói làm nhảm ‘con thỏ, con thỏ!’(saso saso ti lapati); Nói lẩm bẩm ‘thỏ! thỏ!’

4. Con thỏ bằng vàng: sovaṇṇanyaṃ=suvaṇṇamayaṃ (dạng ngữ pháp chuyển đổi) con thỏ bằng đồng (lohamayaṃ): con thỏ làm bằng đồng. Con thỏ bằng bạc (rūpiyamayaṃ: con thỏ làm bằng những đồng tiền bạc.

5. Vị ấy dỗ ngọt Ghatapandita với con thỏ với ý định khám phá ra ý định về con thỏ, nói rằng, ‘Hãy cho anh biết em muốn thứ gì, tại sao em lại sầu muộn đến như vậy? Cũng còn có nhiều con thỏ nhỏ xíu đang chạy tung tăng trong rừng – anh sẽ đem về cho em hết tất cả, chỉ cần em nói cho anh biết, em yêu quí ơi,[142] đó là loại thỏ nào vậy?’

Khi nghe thấy những lời này Ghatapandita thốt lên đoạn kệ này:

6.      ‘Em chẳng cần những loại thỏ đó, những loại thỏ cư trú trên cõi đời này, em muốn những con thỏ trên cung trăng cơ, anh Kesava yêu, hãy đem thứ thỏ đó lại cho em!’

6. Về điểm này, đem xuống cho em: ohara = ohārehi (một dạng ngữ pháp chuyển đổi). Khi nhà vua nghe thấy như vậy ngài trở nên thất vọng, nghĩ rằng, Chẳng còn nghi ngờ gì nữa người em của trẫm đã phát rồ thật rồi.và rồi thốt lên đoạn kệ này:

7. “Giờ đây,[143] hỡi người em yêu quí ơi, chắc hẳn em đã đánh mất cuộc sống ngọt ngào của em rồi, em đã chờ mong những thứ không thể nào có được[144] khi em đòi có được con thỏ lấy xuống từ mặt trăng.’

7. Về điểm này người quyến thuộc yêu quí của anh ơi (nāti): nhà vua nói với người em trai của mình. Đây là ý nghĩa: ‘Hỡi người quyến thuộc yêu quí của ta, ta nghĩ rằng em đã đánh mất cuộc sống vô cùng ngọt ngào của em rồi’.

Khi Ghatapaṇḍita nghe thấy điều nhà vua vừa nói, ngài đã đứng như trồng tại đó, nói rằng, ‘Anh ơi, anh nhận ra quả là một mất mát cuộc sống của kẻ nào mong có được con thỏ từ mặt trăng, là điều không thể có được, tại sao anh lại than vãn thương tiếc một người con trai đã chết[145] mà anh chẳng thể lấy lại được?’ và ngài đã thốt lên đoạn kể làm rõ điểm này như sau:

8.[96] Hỡi Kanha, giả như anh biết rõ cách thức khuyên nhủ kẻ khác, thế tại sao ngay cả ngày hôm nay[146] anh lại khóc lóc thương tiếc người con trai đã chết trong quá khứ?’

8. Về điểm này, hỡi Kanha nếu anh biết như vậy (evañ ce Kaṇha jānāsi): anh yêu, nếu như anh biết rõ, thưa đại vương Kanha, là một điều gì đó không thể lấy được thì không thể nào mong mỏi được, cách thức trong đó (anh đã khuyên) người khác (yath’ aññaṃ): và cho dù có biết như vậy, mà anh lại không hành động giống như cách anh đã khuyên can người khác. Tại sao anh lại khóc lóc thương tiếc đứa con trai của anh đã qua đời trong quá khứ? (kasma pure mataṃ puttaṃ) có nghĩa là tại sao, ngay cả ngày hôm nay, anh lại khóc lóc thương tiếc đưa con trai đã qua đời trong quá khứ lâu rồi. Ngài nói, ‘ Ít nhất ta chỉ mong chờ điều gì có thể nhìn thấy được, ngược lại anh sầu khổ vì kẻ nào không còn nhìn thấy được nữa.’ và rồi ngài thốt lên hai đoạn kệ diễn giải Phật Pháp cho nhà vua như sau:

9. ‘Những điều này không thể đạt đến được, ngay cả con người hay siêu nhân nữa. Đó là “ một người con trai ta sanh ra sẽ không phải chết” ta có thể kiếm được cái không thể kiếm được ở đâu đây?’

10. Chẳng phải do một câu thần chú, hay những dược thảo, hay dược liệu cũng chẳng do tiền bạc có thể làm sống lại Ngạ Quỉ anh đang thương tiếc khóc lóc đó hay sao, Kanha?’

9. Về điểm này, điều mà (yam) có nghĩa là những điều mà anh hằng mong ước; đó là ‘người con trai anh sanh ra không phải chết’, lai không thể lấy lại được, không có cách nào lấy lại được người em của ta, kể cả con người hay chư Thiên cũng không thể chẳng làm gì được. Như vậy từ đâu ta có được điều này, vì điều này không thể lấy được cũng không thể nào có được đâu.

10. Bằng câu thần chú (mantā): bằng cách dùng câu thần chú. Bằng rễ cây thảo dược: mūlabhsajjā = mūlabhesajjena (một dạng ngữ pháp chuyển đổi). Bằng dược liệu (osadhehi) bằng nhiều loại dược liệu khác nhau. Cũng chẳng bằng tiền của (dhanena vā): cũng chẳng bằng tài sản chất cao hàng trăm kotis. Đó là điều được cho là: “không thể lấy được, bằng một câu thần chú v.v... ngạ quỉ mà anh đang than vãn khóc lóc.’

Thế rồi để chứng tỏ cho vua anh của mình thấy rằng ta không thể ngăn chận được điều ta gọi là ‘cái chết’, hoặc giả bằng tài sản, hay bằng tái sanh hay bằng kiến thức hiểu biết bằng giới đức hay nhập thiền[147], Ghatapaṇḍita [97] đã diễn giải Phật Pháp cho vua anh mình với năm đoạn kệ sau đây:

11. “Những kẻ nào có tài sản lớn, có nhiều của cải. Ngay cả những vị Sát đế lỵ có rất nhiều vương quốc – ngay cả các vị này, có được nhiều của cải và ngũ cốc dồi dào cũng không thể thoát khỏi lão và tử.

12. Các vị Sát đế Lỵ, các vị bà la môn, các vị Vệ sá, các vị Thủ Đà, các vị Chiên Đà la và các vị pukkusas – ngay cả các vị này và nhiều người khác nữa cũng không thể, qua tái sanh, mà thoát khỏi lão và tử.

13. Những kẻ đó có đọc thần chú bao gồm sáu chương do các vị Phạm Thiên phân loại – ngay cả các vị này và những kẻ khác thông qua kiến thức vẫn không thể được giải thoát khỏi lão và tử.

14. Và ngay cả các thầy ẩn sĩ, các vị đạo sĩ đã đuợc an tịnh và đã kiềm chế được bản thân mình –ngay cả các vị sa môn này vẫn phải loại bỏ thân xác của mình khi thời gian qui định đã điểm.

15.Các vị giới đức A-la-hán [148], là những vị đã đạt tu tiến, họ đã thực hiện những gì phải thực hiện và đã thoát khỏi mọi lậu hoặc - ngay cả họ nữa cũng phải rời bỏ thân xác này khi các nghiệp thiện và bất thiện đã cạn kiệt.

11. Về điểm này những kẻ nào có tài sản lớn lao (mahaddhanā): thật là giàu có do có nhieu tiền của họ đã tích lũy được. Những kẻ nào có nhiều của cải (mahābhogā): có được thù thắng lớn nơi của cải như các vị chư thiên có được. Sở hữu rất nhiều vương quốc (raṭṭhavanto): có được toàn bộ các vương quốc. Có nhiều tiền bạc (của cải) và ngũ cốc. (pahūtadhanadhaññāse): họ có vô số của cải và ngũ cốc họ đã cất giữ để dùng hàng ngày sau khi đã bỏ ra đủ để trang trải những nhu cầu hàng ngày trong vòng ba bốn năm. Ngay cả những người này cũng không thể thoát khỏi lão và tử (te pi no ajarāmarā): ngay cả các vị Sát Đế Lỵ có rất nhiều của cải như Mahāmadhātu[149] và Mahāsudassana[150]v.v... cũng không thể thoát khỏi lão và tử, có nghĩa là họ chắc chắn phải đi vào miệng thần chết.

12. Các vị này (ete): các vị Sát đế lỵ v.v... Các vị khác (aññe): những người thuộc dòng dõi trực tiếp như thể Ambaṭṭha v.v... ,[151] thông qua dòng dõi của họ (jātiyā) có nghĩa là họ thoát khỏi lão và tử do họ thuộc dòng dõi đó.

13. Những câu thần chú (mantaṃ): những bộ kinh phệ đà. Được tụng (parivattenti): tụng hay ngâm nga; hay nói cách khác tụng niệm (parivattenti): niệm lâm râm đang khi thực hiện những nghi lễ cúng tế (anuparavittentā). Gồm sáu bộ kinh (chalangaṃ): liên quan đến sáu phần được liệt kê như là: Âm ngữ học, những qui luật mô tả về nghi lễ cúng tế, từ nguyên học, ngữ pháp, thiên văn và làm thơ... ... ... ... Do các vị Phạm Thiên soạn ra (brahmcintitaṃ): do các vị Phạm thiên nghĩ ra, nói ra nhằm đem lại lợi ích cho các vị Bà la môn. [98] Thông qua kiến thức đó (vijjaya) có nghĩa là họ thoát khỏi lão và tử. Ngay cả khi được phú bẩm những trí tương tự trí của vị Phạm Thiên.

14. Các vị đạo sĩ (isayo): họ là các vị đạo sĩ (isayo) vì lý do họ cố gắng thu thúc và tự kiểm soát bản thân v.v... [152] An tịnh (santa): có bản chất an tịnh nơi thân và khẩu. Họ là những người đã tự tiết chế (saññatatta): họ là những người thu thúc được tâm bằng cách tiết chế tham dục v.v... [153] Các vị sa môn (tapassino): họ thực hiện pháp chế ngự (tapo) bao gồm thân khổ hạnh (tapana). Còn nữa các sa môn (tapassino): những người thực hiện pháp chế ngự.[154] Điều này chứng tỏ rằng họ đã trở thành những người dựa vào việc tu tập khổ hạnh theo cách này và có ước ao đạt đến giải thoát thông qua thân (cũng cần rời bỏ thân này) những kẻ nào thực hiện pháp chế ngự19v.v... đơn giản cũng phải từ bỏ thân nữa. Hay nói cách khác, các đạo sĩ (isayo): họ là các đạo sĩ (isayo) do họ đang cố gắng đạt được giới cao thượng v.v... 17 theo nghĩa này họ được an tịnh bằng cách diệt hiện trạng bất thiện đối nghịch lại điều khổ hạnh đó. Họ thực hiện tự thu thúc bằng cách chú tâm vào một đối tượng duy nhất.[155] là những đạo sĩ do tinh tấn thiêu đốt họ áp dụng để đạt đến tứ thần túc.[156] Họ cũng còn là các sa môn do thiêu rụi hết tham dục v.v... họ áp dụng vào bốn pháp chánh cần.[157] – đây chính là cách ta phải phân tích.

15 Những kẻ nào tự tu tiến (bhāvitatta): những kẻ nào có tâm được tu luyện bằng pháp thiền quán[158] về tứ diệu đế được coi như là đề mục thiền.[159]

Khi nghe qua pháp thoại này do Ghatapaṇḍita thực hiện, tựa như người ta rút ra mũi tên sầu khổ khỏi tâm trí va với lòng tịnh tín Đức Phật liền thốt lên những lời khen ngợi Ghatapaṇḍita bằng những đoạn kệ sau đây:

16.Quả thật ta đang bị cháy bỏng, giống như ngọn lửa được tiếp thêm; nhưng giờ đây toàn bộ nỗi sầu của ta đã được dập tắt, như thể người ta đã lấy nước rẩy trên ta.

17.Thật vậy, mũi tên sầu khổ, đã xuyên thủng tim ta đã được rút ra ngài đã xua tan nỗi sầu khổ đó, nỗi sầu khổ (vì) con trai ta chết, đã tràn ngập tâm ta.

18.Với mũi tên đã được rút ra ta trở thành an tịnh và mát mẻ; vì nghe những lời của ngươi ta không còn sầu khổ không khóc lóc nữa.

19.Cũng như Ghata đã giải thoát người anh trai khỏi sầu khổ - chính vì thế kẻ hiền sĩ cũng có lòng nhân hậu từ bi quảng đại.

20. [99] Cũng giống như Ghata đã tuân theo lời khuyên can tốt của người anh (cũng vậy) ngài cũng có được những vị cố vấn và những người hầu mà theo đuổi.

19. Về điểm này cũng giống như Ghata đã khuyên giải người anh của mình (Ghaṭo leṭṭhaṃ va bhātaraṃ) có nghĩa là chính Ghatapandita bằng những phương[160] tiện tinh xảo và bằng pháp thoại đã kiến cho anh mình đã bị sầu khổ do con trai qua đời, được nguôi khỏi nỗi sầu khổ do cái chết của con trai đem lại, cũng chính vì thế những kẻ khôn ngoan có lòng từ tâm cũng hành động để phục vụ cho bà con họ hàng là như vậy.

20. Những kẻ nào được như vậy (yassa etādisā honti): Đoạn kệ này xuất phát từ chính Đức Phật toàn hảo. Đây là ý nghĩa của đoạn kệ này. Cũng chính theo cách Ghatapandita đã tuân theo (anvesi = anudesu, một dạng ngữ pháp hóan chuyển) nhà vua Vāsudeva đã phải chịu sầu khổ khi con trai qua đời khuất phục, bằng những lời khuyên tốt nhằm mục đích xua tan nỗi sầu khổ đó. (Cũng vậy) bất kỳ kẻ nào có những vị cố vấn[161] khôn khéo như vậy để học hỏi theo. thì làm sao nỗi buồn khổ có thể khống chế được họ?

Những đoạn kệ còn lại cũng có cùng ý nghĩa[162] như đã nêu trên[163].

Khi Đức Phật đã thuật lại pháp thoại này ngài nói. ‘cũng như vậy, hỡi thiện nam người khôn ngoan thuở xưa xua tan nỗi buồn khổ do cái chết của con trai gây ra. Khi họ được nghe chuyện kể này từ phía những người hiền triết. Thế rồi ngài giải thích Tứ Diệu Đế và áp dụng bằng một chuyện bản sanh, cuối cùng thiện nam đó đã được an trú nơi thánh quả Nhập Lưu.

 

II.7 Chú giải chuyện ngạ quỉ GIỮ CỦA
[Dhanapālapetavatthuvaṇṇanā]

‘Nhà ngươi lỏa lồ và có diện mạo kinh dị.’ Chuyện kể này được thuật lại khi vị đạo sư đang lưu lại tại khu rừng Jeta liên quan đến ngạ quỉ Dhanapāla.

Người ta kể lại rằng trước thời Đức Phật xuất hiện trong thành phố Erakaccha trong vương quốc Dasaṇṇas[164] có một thương nhân giàu có tên là Dhanapālaka là nguời không có niềm tin cũng chẳng có tịnh tín và là người keo kiệt lại chấp theo tà kiến natthika[165]. Những hành vi của ông ta cũng được biết đến trong bản văn Kinh Tạng.[166] Khi qua đời ông đã phải tái sanh thành ngạ quỉ sống trong sa mạc hoang địa. Thân hình ông ta được sánh với thân cây thốt nốt[167] da của ông nổi u nhọt và thô nháp trông thật khủng khiếp, xấu xí và dị dạng không thể tả được. – một cảnh tượng thật khủng khiếp. Phải chịu đói khát và lưỡi của ông thè ra khỏi cổ họng khô cứng[168]. Ông ta phải đi lang thang khắp nơi này đến nơi khác trong vòng năm mươi lăm năm không kiếm ra được chút gì để ăn, dầu chỉ một hột cơm hay một giọt nước để uống. [100] Thế rồi khi Đức Phật xuất hiện trên cõi đời này và khởi động Chuyển Pháp Luân và đến đúng thời gian qui định ngài đang lưu lại tại thành Sāvatthi, có một số thương gia, là cư dân Sāvatthī, đã chất đầy năm trăm chiếc xe hàng, và di chuyển tới Uttarapatha[169], họ bán số hàng tại đó và lại chất đầy hàng lên số xe đó và quay trở về. Khi quay trở vào buổi tối họ đi tới một con sông cạn nước[170]. Tại đó họ tháo ách bò và cắm trại qua đêm. Khi ngạ quỉ đó vì quá khát liền tới đó tìm xem có thứ gì để uống vào bụng. Khi ngạ quỉ không thể kiếm được ngay chỉ một giọt nước tại đó, hắn nằm xấp xuống, thất vọng giống như thân cây thốt nốt khổng lồ bị chặt ngay tại gốc.[171] Khi nhìn thấy ngạ quỉ những người buôn bán liền hỏi với đoạn kệ sau:

1. ‘Nhà ngươi loả lồ và có diện mạo gướm ghiếc, gầy gò với những đường gân hiện rõ, chàng là người gầy gò ốm yếu, xương sườn hiện ra, giờ đây, ngươi là ai mà đứng trân người ra như vậy.

Nhân đó Ngạ Quỉ nói rõ gốc gác danh tánh của mình rằng.

2.‘Thưa ngài, ta là một Ngạ quỉ, ta đã phải tái sanh vào cảnh khốn khổ nơi cõi Diêm Vương; sau khi đã thực hiện ác nghiệp, ta đã phải lang thang từ nơi này tới cõi ngạ quỉ.

Họ lại hỏi ngạ quỉ thêm một lần nữa về hành vi chàng đã thực hiện:

3. ‘Giờ đây chàng đã thực hiện ác nghiệp bằng thân khẩu hoặc ý? Do kết quả của hành vi nào chàng đã phải đi lang thang từ đây sang cõi các ngạ quỉ?’

Ngạ quỉ liền thốt lên những đoạn kệ này kể lại những hoàn cảnh quá khứ hiện tại và tương lai từ địa điểm tái sanh đầu tiên trở đi, và cho họ một lời động viên như sau:

1.      ‘Có một thành phố thuộc vương quốc Dasanas, là thành phố nổi tiếng Erakaccha, trong quá khứ ta đã là một thương gia giàu có tại đó, và ta được biết đến với cái tên là Dhanapala (người giữ của)

2.      Ta có tám mươi xe chất đầy vàng, ta cũng còn một số vàng, ngọc trai và đá quí với số lượng rất lớn.

3.      Cho dù có số tài sản[172] kếch xù đến vậy, nhưng ta chẳng màng gì đến bố thí cả. Ta đóng cửa ngồi ăn trong nhà kẻo những kẻ ăn mày có thể nhìn thấy đang ăn.

4.      Ta chẳng có niềm tin và rất keo kiệt bủn xỉn và hay la mắng người khác. Ta lại có thói quen ngăn cản nhiều người khi họ bố thí và thực hiện việc thiện.

5.      [101] Nói rằng, “Bố thí chẳng đem lại kết quả gì cả’[173] ta đã phá bỏ các đầm sen và những nơi cung cấp nước uống khác, những khu công viên giải trí, những đường kênh dẫn nước bên đường và cả những cây cầu là nơi khó lòng có thể vượt qua được.

6.      Ta chẳng thực hiện việc thiện, Ta chỉ làm toàn những việc bất thiện. Khi ta phải rơi từ đây xuống đó và sanh trong cõi ngạ quỉ, ta bị đói khát hành hạ trong vòng năm mươi lăm năm kể từ khi ta qua đời.

7.      Ta chẳng ý thức được mình đã ăn đã uống thứ gì và cho rằng những kẻ nào thu thúc chỉ cốt đi đến huỷ hoại. Kẻ nào đi đến huỷ hoại chỉ vì thu thúc mà thôi. Người ta kể lại rằng ngạ quỉ biết rõ kẻ nào thu thúc chỉ cốt đi đến huỷ hoại.

8.      Trong quá khứ ta cũng đã bị cản trở như thế. Ta chẳng bố thí gì cả cho dù ta có rất nhiều tài sản dồi dào; cho dù việc cúng dường nằm trong tầm tay. Ta chẳng tìm bất kỳ nơi nương tựa nào cho chính mình.

9.      Sau này ta cảm thấy hối hận về chính những hành vi của mình (bắt đầu) cho kết quả.[174] chỉ bốn tháng sau ta đã phải qua đời.

10.  Và phải rơi xuống hỏa ngục khủng khiếp và ác liệt, có bốn góc với bốn cổng, được chia thành nhiều phần bằng nhau, vây quanh là những bức tưởng sắt và còn có mái sắt che ở trên.

11.  Nền hoả ngục nóng rực sáng làm bằng sắt đỏ rực. Hoả ngục trải rộng khắp một trăm du tuần, và tồn tại vững vàng đến như vậy.

12.  Ta đã phải trải qua biết bao nhiêu cảm thọ đau khổ trong một thời gian dài do kết quả của những ác nghiệp ta đã thực hiện. - chính vì lý do này mà ta đã phải vô cùng đau khổ.

13.  Chính vì thế ta nói với các ngài, “Ta xin chúc lành đến tất cả mọi người đã tụ tập lại nơi đây, xin đừng bao giờ phạm phải những hành vi bất thiện cho dù công khai hay kín đáo.

14.  Vì nếu như các ngài chỉ thực hiện hay muốn thực hiện những hành vi bất thiện thì các ngài sẽ không tránh khỏi đau khổ cho chính các ngài, ngay cả các ngài có thể bay lên trời[175] hay trốn xuống chỗ nào đi nữa.

15.  Xin hãy hiếu thảo với mẹ, hiếu thảo với cha; kính trọng các vị trưởng lão cao niên trong gia đình, (hãy kính trọng các vị sa môn và bà la môn. – bằng cách này các vị sẽ được tái sanh trên thiên đàng.’

4. Về điểm này thành phố thuộc dân Dasannas (Dasaṇṇāṃ): thuộc vương quốc những người Dasaṇṇas hay các vị vua có tên như vậy.[176] Erakaccha (Erakacchaṃ): chính là tên thành phố. Tại đó (tattha): trong thành phố đó. Trong quá khứ (pure): [102] trước kia, nơi kiếp trước. Ta được biết đến với tên gọi là Dhanapala (Dhanapālo ti maṃ vidu): họ biết đến ta như là một thương nhân giàu có tên là Dhanapala. Hắn ta đã thốt lên đoạn kệ bắt đầu với “tám mươi” cho thấy lý do tại sao cái tên đặc bịêt này được đặt cho ta vào thời điểm đó.[177]

5. Về điểm này Có tám mươi chiếc xe chất đầy hàng hoá (asiti sakaṭavāhānaṃ)[178] hai mươi khārī[179] lô hàng được coi như bằng một xe hàng. Thực chất Tám mươi xe chất đầy vàng và bằng với kahapanas[180] là của ta. – đây là điều cần được phân tích. Tôi có rất nhiều vàng (pahūtaṃ me jātarūpaṃ): rất nhiều vàng đo bằng vô số các bhārās[181] ở đây cũng có liên quan đến động từ ‘were’

6. Ta không thích bố thí (na me dātuṃ piyaṃ ahu): ta không thích thực hiện bố thí. Kẻo những tên ăn mày có thể nhìn thấy tôi (ma maṃ yācanakāddasuṃ): ta đóng cửa nhà lại trước khi ăn nghĩ rằng, ‘để bọn ăn mày không thể nhìn thấy ta.”

7. Keo kiệt (kadariyo): vô cùng bần tiện. Lăng mạ (paribhāsako): ông ta nhìn thấy ngươi bố thí ông ta dọa nạt[182] họ khiến họ phải sợ hãi. Trong khi họ thực hiện bố thí và thực hiện những hành vi thiện (dadantānaṃ karontānaṃ): đây là sở hữu cách hiểu theo nghĩa đối cách – khi họ thực hiện bố thí chính là họ thực hiện những phước báu. Rất nhiều người (bahujanaṃ): nhiều chúng sanh, đang khi họ bố thí và thực hiện phước báu ta lại có thói quen ngăn cản họ, cấm đoán nhiều người, một đám đông người không được thực hiện hành vi thiện đó.

8. “Bố thí không đem lại kết quả nào v.v... - đây là một lời khẳng định về những lý do của hắn để cản trở việc bố thí v.v... Về điểm này Bố thí không đem lại kết quả gì (vipāko n’atthi dānassa): tuy nhiên không có kết quả nào từ hành vi bố thí. Hắn làm rõ chỉ có phước báu mới đem lại công đức và bố thí chỉ là mất mát tài sản mà thôi. Về việc tự thu thúc. (saṃayamassa): việc thu thúc giới. Kết quả xuất hiện từ đâu? (kuto phalaṃ): tuy nhiên từ đâu ta đạt được kết quả? Nắm giữ luật giới là điều vô ích – đó là ý nghĩa. Những khu công viên giải trí (ārāmāni): những khu công viên giải trí và những cánh rừng. Những làng có nước uống bên đường (papāyo): những làng có nước uống. Tại những địa điểm khó vượt qua. (dugge): tại những địa điểm khó có thể tiến thêm được do có nhiều nước và đầm lầy. Những cây cầu (saṅkamanāni): những con đường đắp cao.

9. Khi ta diệt từ đó (tato cuto): khi ta qua đời khỏi cõi chúng sanh. Năm mươi lăm: pañcapaṇṇāsa=pañcapaññāsa (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Kể từ khi ta qua đời (yato kālaṅkato ahaṃ): kể từ khi ta qua đời trở đi.

10. Ta không ý thức (nābhijānāmi): vì lúc nào ta cũng không ý thức mình đã ăn gì hay uống bất kỳ điều gì. Kẻ nào tự kìm hãm sẽ đi đến chỗ diệt (yo saṃyamo so vināso): keo kiệt v.v... không bố thí cho bất kỳ ai. – [103] quả thật đó chính là diệt đối với những chúng sanh trong hoàn cảnh đó, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến khổ cảnh bi thảm như các ngạ quỉ nơi cõi đó vậy. Kẻ nào bị diệt chính là bị kiềm hãm (yo vināaso so saṃyamo): với điều này hắn noi đến điều chắc chắn sẽ xảy ra thực trạng đã nói đến ở trên. Quả thật người ta nói rằng các ngạ quỉ đều biết rõ ( petā hi kira jānanti): từ ‘quả thật’ ở đây được dùng để nhấn mạnh và các từ ‘người ta nói rằng’ (kira) chỉ rõ chính là lời đồn đại; ngăn cản, thiếu từ tâm hoan hỷ với việc cúng dường chính là nguyên nhân dẫn đến diệt. Người ta kể lại rằng chỉ có ngạ quỉ biết được điều này do chính tự bản thân chúng đã bị kiềm toả. Chẳng phải chúng sanh biết được như vậy, điều đó không thể được[183] vì ngay cả chúng sanh, giống như các ngạ quỉ, cũng được coi như bị đói và khát v.v... khống chế. Những ngạ quỉ thì biết rõ hơn về thực trạng này, vì chúng rất quen với những hành vi chúng đã thực hiện trong kiếp trước. Chính vì lý do đó chúng thốt lên đoạn kệ bắt đầu với, ‘trong quá khứ cũng đã bị kiềm chế như vậy.’

11.Về điểm này ta đã bị kiểm tỏa như vậy (saṃyamissaṃ): chính ta cũng đã tự keo kiệt, tự thu lại trong việc thực hiện phước báu như thể bố thí chẳng hạn v.v... cho dù có dồi dào tài sản (bahuke dhane): cho dù tài sản to lớn được biết tới.

16. Chính vì thế: tam = tasmā (dạng ngữ pháp hoán chuyển). Đối với ta: vo = tumhe (dạng ngữ pháp hoán chuyển). Những lời chúc phước đến cho bạn (bhaddaṃ vo): tôi chúc phước cho bạn, phước lành và may mắn đến cho bạn. - đây là những lời còn lại. Từng người các bạn tụ họp lại ở đây (yāvant’ ettha saṃāgatā): từng người các bạn cũng như nhiều người khác đã tụ họp ở đây, nên lắng nghe điều ta nói đây - đây chính là ý nghĩa. Công khai (āvi): công khai, những người khác đều biết cả. Kín đáo (raho) : che đậy, không nhìn thấy được. Đừng phạm vào, đừng thực hiện, bất kỳ hành vi xấu xa, ti tiện, bất thiện hoặc công khai hay kín đáo bằng thân khẩu hay ý, như sát sanh, nói dối v.v... hay nơi chỗ kín đáo như thể tham lam chẳng hạn v.v... [184]

17. Vì nếu... một hành vi xấu xa (sace tam pāpakaṃ kammaṃ): vì nếu nhà ngươi thực hiện hành vi xấu xa vào lúc này, hay trong tương lai, thì chắc chắn không có lối thoát, không thể giải thoát khỏi khổ cũng lại chính là kết quả của hành vi đó đem lại. Như thể tái sanh nơi bốn khổ cảnh[185] như là hỏa ngục v.v... hay nếu được tái sanh nơi cõi chúng sanh thì có sanh mệnh ngắn ngủi. Cho dù bạn có thể bay cao hay chạy trốn đi đâu (upaccā ’pi palāyitaṃ) có nghĩa là đơn giản bạn chẳng trốn đâu khỏi cho dù bạn có chạy đến đâu hay bay lên trời. Một số bản Kinh Phật cũng giải thích là chủ tâm (upecca): vì kết cục hậu quả đó cứ bám sát bạn cho dù bạn có chạy trốn đến đâu đi chăng nữa; chủ tâm hay cố ý, [104] có nghĩa là điều bạn sẽ phải gặt hái kết quả đó khi có liên quan đến các điều kiện cần thiết khác về nơi chốn địa điểm[186] thời gian v.v... thực chất này cũng được giải thích trong đoạn kệ này:

Chẳng phải trên trời cao hay giữa đại dương hay chui vào khe núi là nơi bạn có thể coi đó là vị trí an toàn, bạn có thể chạy trốn được kết quả của hành vi xấu xa.’[187]

18. Hãy thảo kính mẹ (matteyyā):[188] vì lợi ích cho mẹ mình. Hãy (hotha): hãy phục dưỡng các ngài v.v... Hãy thảo kính Cha (petteyyā): ta nên hiểu điều ngày giống như trên. Kính trọng người cao niên trong gia đình: kule jeṭṭhāpacāyikā = kule jeṭṭhākanaṃ apacāyantakarā (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Các vị sa môn (sāmaṇṇā): hãy kính trọng các vị sa môn. Cũng như vậy hãy kính trọng các vị bà la môn (brahmaṇṇā): có nghĩa là hãy kính trọng các vị đã đoạn tận hết các lậu hoặc[189] bằng cách này bạn sẽ đi đến cõi thiên giới (evaṃ saggaṃ gamissatha) có nghĩa là sau khi thực hiện những phước thiện theo cách thức đã khẳng định ở trên bạn sẽ được tái sanh nơi cõi chư thiên (devaloka)

Bất kỳ điều gì không có ý nghĩa được giải thích ở đây ta nên hiểu y hệt như những gì đã được đưa ra ở trên trong chuỵên kể về Ngốc Đầu Quỉ Sự.[190] v.v... Khi họ nghe được những gì phải được nói tới. Những thương nhân đó tâm đầy xúc động và thương xót ngạ quỉ đó. Liền lấy một tô nước, truyền cho ngạ quỉ nằm xuống và rẩy vào miệng hắn. Sau đó việc này được thực hiện nhiều lần nhưng nước bấy lâu nay ngạ quỉ ước ao chờ đợi đã không rơi vào cổ họng hắn.[191] Do kết quả những hành vi xấu xa ngạ quỉ đã làm. Làm thế nào có thể dập tắt được cơn khát của ngạ quỉ? Họ hỏi ngạ quỉ xem hắn có được chút khuây khoả [192] nào chăng? “Cho dù nhiều người đổ nước nhiều lần vào miệng tôi, nhưng vẫn không có lối thoát nào dẫn khỏi cõi ngạ quỉ.’hắn nói vậy. Khi các thương gia nghe thấy vậy họ rất kinh ngạc và nói. ‘Nhưng có nhiều cách để xua tan đi cơn khát chăng?’ [105] hắn lên tiếng, ‘Khi ác nghiệp này bị tàn lụi và bố thí được thực hiện cho vị Như Lai hay cho đồ đệ[193] của vị Như Lai và người ta hồi hướng phước thí đó cho ta, thì ta mới được giải thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỉ.[194] Khi họ nghe được điều này các thương nhân liền đến thành Sāvatthī đi đến gặp Đức Phật và nêu vấn đề này với ngài. Họ qui y Tam Bảo và thọ trì giới và trong vòng bảy ngày họ tổ chức một cuộc bố thí lớn cho tăng đoàn các vị tỳ khưu có Đức Phật dẫn đầu. Và hồi hướng phước thí này cho ngạ quỉ. Đức Phật coi vấn đề này như là nhu cầu nổi lên, và diễn giải Phật Pháp cho bon tăng đoàn và chúng sanh đã loại bỏ được vết nhơ ích kỷ bủn xỉn và thèm khát v.v... và lấy làm thoải mái thực hiện phước báu bố thí. v.v...

 

II.8 Chú giải chuyện ngạ quỉ TIỂU THƯƠNG
[Cūḷaseṭṭhipetavatthuvaṇṇanā]

‘Thưa ngài, ngài là vị xuất gia lỏa lồ và gầy yếu.’ Vị Đạo sư đã thuật lại chuyện kể này khi ngài lưu lại trong khu Rừng Trúc liên quan đến Ngạ quỉ Cūlasetthi.

Người ta kể lại rằng trong thành Bernares có một gia chủ tên là Cūlasetthi, là người chẳng có niềm tin cũng như không có tịnh tín lại là người keo kiệt và bủn xỉn không có lòng kính trọng đối với việc thực hiện nghiệp báu Khi gia chủ qua đời đã phải tái sanh nơi cõi Ngạ quỉ, đầu trọc, trần truồng không có quần áo và với thân hình không có thịt máu chỉ có xương, gân và da. (chỉ có da bọc xương). Tuy nhiên con gái chủ gia tên là Anulā, đang sống bên nhà chồng trong thành Andhakavinda[195] đã sửa soạn[196] một số của bố thí như cơm v.v... với ước muốn dâng cúng một số các vị bà la môn để cầu siêu cho cha mình. Khi nghe được điều này, ngạ quỉ đi lang thang đây kia với hy vọng bay lên trời để tới thành Rājagaha vào thời gian nhà vua Ajātasattu đang đi lên đi xuống lầu trong toà lâu đài hoàng gia, nhà vua không tài nào ngủ được vì lương tâm bất ổn và với những ác mộng do Devaputta xúi dục sau khi đã lấy mạng cha của mình. Khi nhìn thấy ngạ quỉ di chuyển trên không nhà vua hỏi [106] với đoạn kệ sau:

1.‘Thưa ngài, ngài là vị xuất gia loả lồ (lõa thể) và gầy yếu. Ban đêm ngài đi đâu và vì lý do gì? Xin nói cho trẫm biết - nếu có khả năng, chúng ta sẽ tặng cho ngài nhiều của theo ý ngài muốn.’

1. Về điểm này là người đã xuất gia (pabbajito): là vị sa môn. Người ta kể lại rằng nhà vua nói, ‘Ngài là vị xuất gia lỏa lồ và có thân hình gầy ốm’ v.v... nghĩ rằng ngài là vị sa môn lỏa lồ do thân hình lỏa lồ và đầu cạo trọc. Về điểm này vì lý do gì? (kissa hetu): vì lý do gì vậy? trẫm có thể tặng cho ngài của cải theo ý ngài muốn (sabbena vittaṃ paṭipādaye tuvaṃ): trẫm sẽ ban tặng cho ngài, trẫm có thể kiếm[197] cho ngài, theo ý ngài muốn, những của cải là những hỗ trợ để ngài sống thoải mái cùng với những vật dụng cần thiết, hay nói cách khác với những gì cần thiết. Chắc chắn[198] chúng ta có thể hành động theo cách này. Chính vì thế hãy nói cho chúng ta biết (ācikkha me taṃ) có nghĩa là giải thích cho trẫm lý do tại sao ngài phải xuất hiện ở đây.

Khi đức vua hỏi như vậy, ngạ quỉ liền thốt lên đoạn kệ giải thích hoàn cảnh của mình như sau:

2.Thành phố Bernares nổi tiếng khắp vùng; tôi là một gia nhân trong thánh phố đó, tôi giàu có nhưng lai keo kiệt bủn xỉn. tôi chẳng bố thí bao giờ và lại có lòng ham hưởng lạc. Do phẩm hạnh xấu xa đó nên tôi đã phải tái sanh nơi cõi Diêm Vương.

3. Do vậy tôi bị hao mòn giống như cây kim; chính vì lý do đó tôi phải đến anh em họ hàng nhằm kiếm chút gì để ăn cho no bụng nhưng họ lại thiếu từ bi và không tin rằng bố thí chẳng đem lại kết quả gì cho đời sau cả.

4. Tuy vậy, con gái tôi thường xuyên lẩm bẩm rằng, ‘ta sẽ bố thí nhân danh cha ta và ông nội ta.’ [107] Các vị bà la môn đã được cúng dường những gì con gái tôi sửa soạn tại đó và tôi đi đến thành Andhakavinda để ăn những thứ đó.[199]

2. Về điểm này nổi tiếng khắp nơi (dūraghuṭṭhaṃ): được tôn lên khắp nơi bằng cách khen ngợi do những phẩm chất thiện, có nghĩa là nổi tiếng và được biết đến khắp nơi. Thịnh vượng: aḍḍhako=aḍḍho (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), có nghĩa là rất thịnh vượng trù phú. Keo kiệt (dīno): tính bủn xỉn, trong tư thế không sẵn sàng bố thí. Vì lý do đó ngạ quỉ nói, ‘tôi đã không thực hiện bố thí.’ Tâm tôi luôn hướng về ái dục (gedhitamano āāmisasmiṃ): tâm tôi lúc nào cũng luôn nghĩ tới khoái lạc.[200] qua phẩm hạnh bất thiện đó tôi đã tái sanh nơi cõi Diêm Vương (dussīlena Yamavasayamhi patto): qua những ác hạnh đã làm, ta đã tái sanh nơi cõi Diêm vương, và cõi ngạ quỉ.

3. Ta đã bị kiệt quệ chỉ còn bằng cây kim (so sūcikāyo kilamito): tôi đã bị kiệt quệ. Tôi đã bị đâm chọc liên tục, do đói khát được gọi là là ‘cây kim’ tương tự như đặc tính đâm thọc của cây kim. Hay nói cách khác cách giải thích chính là hiện trạng ‘cạn kiệt’ (kilamatho). Do những điều này (tehi): vì lý do tôi đã thực hiện những hành vi xấu xa nói ở trên thế nên đã bị thất vọng hoàn toàn và chính vì thế nói theo cách này. Chính vì lý do này (ten’eva): chính vì lý do điều khổ sở đau khổ đói khát này. Ta đã đến với bà con thân thuộc của mình (ñātīsu yāmi): ta đi, ta lên đường tới trước sự hiện diện của bà con ruột thịt của ta. Nhằm kiếm được chút gì để vào bụng (āmisakiñcihetu) chỉ cốt kiếm được một chút đồ ăn, có nghĩa là mong chờ được một chút đồ ăn. Nhưng họ lại thiếu tinh thần từ bi quảng đại và không tin rằng bố thí chẳng đem lại kết quả nào dành cho đời sau (adānasīlā na va saddahanti, ‘dānaphalaṃ hoti paramhi loke): đối với ta, cũng giống như vậy những kẻ thiếu lòng từ và không tin tưởng rằng chắc chắn chẳng có nhân quả gì trong việc bố thí có thể giúp được cho đời sau, cũng giống như ta, vì lý do đó cả họ nữa cũng sẽ tái sanh thành ngạ quỉ và trải qua những khổ cực to lớn đó chính là ý nghĩa ở đây.

4. Lẩm bẩm (lapate): nói lảm nhảm. Kiên trì: abhikkhaṇaṃ = abhiṇhaṃ ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển) liên tục. Nàng lẩm bẩm điều gì vậy? Nàng nói, ‘Ta sẽ bố thí cho cha ông ta.’ Về điểm này dành cho cha ta (pitunnaṃ: dành cho cha mẹ ta hay dành cho cha mẹ em trai anh trai ta[201], Dành cho ông nội ta (pitāmahānaṃ): dành cho ông nội và ông cố nội.[202] Điều nàng đã sẵn sàng (upakkhaṭaṃ): những gì nàng đã sửa soạn. Đã được dâng cho (parivisayanti): được cho ăn. Tới thành Andhakavina (Andhakinvinda): thành phố với tên như vậy. Để ăn: bhotuṃ = bhuñjituṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển)

[108] Từ điểm này trở đi là những câu kệ do các vị kiết tập Kinh Tạng đề cập đến:

5.Nhà vua nói với ngạ quỉ, “Sau khi nhà ngươi đã sử dụng đồ ăn đó nhà người phải quay trở lại ngay; cả ta nữa cũng sẽ cúng dường cho ngươi. Hãy cho ta biết xem còn bất kỳ điều kiện gì vì chúng ta sẵn sàng lắng nghe thuyết giảng những điều kiện[203] đáng tin cậy.

6.“Chắc vậy rồi’ ngạ quỉ nói và ra đi. Nhưng những kẻ ăn thức ăn tại đó lại tỏ ra không xứng với của thí đó. Chính vì thế ngạ quỉ quay trở lại [204] thành Rājagaha một lần nữa và hiện hình trước vị chúa tể chúng sanh.

7.Nhận thấy, Ngạ Quỉ lại quay trở lại một lần nữa, nhà vua nói, ‘Ta phải cho nhà ngươi gì đây? Hãy nói cho hay có điều kiện gì chăng nhờ đó nhà ngươi có thể nhận được hạnh phúc một thời gian dài trong tương lai.’

8.‘Khi ngài cúng dường Đức Phật và tăng đoàn với vật thực, đồ uống hay y cà sa, tâu bệ hạ, rồi sau đó hồi hướng phước thí đó nhằm đem lại lợi ích cho ta. Bằng cách này ta có thể được hạnh phúc một thời gian dài trong tương lai.

9.Chính vì thế nhà vua đã ngồi xuống và chính tay nhà vua đã bố thí một cách rộng rãi cho tăng già; ngài đã tường trình công việc này cho vị Như Lai và hồi hướng phước thí cho ngạ quỉ đó.

10.Được tôn kính như vậy và với tướng mạo sáng láng vô ngần, ngạ quỉ đã hiện nguyên hình truớc mặt nhà vua và nói, ‘Giờ đây ta là một dạ xoa có sức mạnh thần thông tột đỉnh. Chẳng có chúng sanh nào sánh bằng hay ngang bằng với ta được.

11.Hãy nhìn xem vinh quang vô hạn lượng này của ta đã do đại vương[205] hồi hướng cho ta sau khi ngài đã bố thí vô số kể vật dụng cho Tăng Đoàn. [109] ta sẽ được thoả mãn liên tục và luôn mãi, với đầy đủ mọi thứ như vậy và ta sẽ luôn được hạnh phúc, ôi Chư thiên nơi cõi chúng sanh.

5. Về điểm này, đức vua nói với Ngạ Quỉ (tam avoca rājā): nhà vua Ajātasattu nói với Ngạ Quỉ đang đứng đó sau khi đã nói như vậy. Sau khi ngài đã tham gia vào điều đó (anubhaviyāna tam pi): sau khi ngài đã tham gia vào việc bố thí mà con gái nhà ngươi đã sửa soạn. Nhà vua nên hồi hướng (eyyāsi): nhà vua nên hồi hướng trở lại. Sẽ cúng dường : karissaṃ=karissāmi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Hãy cho ta biết còn có những điều kiện nào nữa chăng (ācikkha me taṃ yadi atthi hetu): hãy nói cho ta, hãy giải thích cho ta, nếu còn cách nào khác nữa chăng. Có thể tin tưởng được (saddhāyitaṃ): là điều cần được tin tưởng. Bất kỳ điều kiện nào khác (hetu vaco): bất kỳ tuyên bố nào liên quan đến, tuyên bố cùng với những cách thức (kèm theo) như là, ‘sẽ đem lại lợi ích cho ta khi của bố thí như vậy, như vậy ngay tại nơi này nơi nọ và theo cách này cách nọ.

6. ‘Mong rằng được như vậy,’ vị ấy nói (tathā ti vatvā): ‘Tốt lắm’, ngài nói. Tại đó (tattha)[206] trong thành Andhakavinda, là nơi vật thực được dọn sẵn. Nhưng những kẻ dùng vật thực đó lại không xứng với vật thí đó(bhuñjiṃsu [207] bhattaṃ na ca pana dakkhiṇārahā): những kẻ sử dụng vật thực từ các vị bà la môn có ác hạnh, nghĩa là những kẻ sử dụng vật thực đó không có giới đức và không xứng đáng nhận vật thí đó. Một lần nữa: punāparaṃ-puna aparaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) ngạ quỉ lại quay trở lại thành Rājagaha một lần nữa.

7. Ta phải bố thí cho nhà ngươi điều gì (kiṃ dadāmi): nhà vua hỏi Ngạ Quỉ ‘ta phải bố thí cho nhà ngươi loại vật thí nào? Qua đó nhà ngươi (ciratarraṃ): trong một thời gian lâu dài. Hạnh phúc (pīṇito): nhà ngươi có đồng ý không, nghĩa là làm ơn giải thích điều này.

8. Khi nhà ngươi đang dâng cúng (parivisāyani) :khi ta cho nhà ngươi ăn. Tâu bệ hạ. (rāja): ngài đang nói với Ajātasattu. Có lợi cho ta (ne hitāya): đem lại lợi ích cho ta, để ta được giải thoát khỏi cõi Ngạ quỉ.

9. Chính vì thế (tato): vì lý do đó, vì lời công bố đó; hay nói cách khác, Từ chỗ đó (tato): từ nơi lâu đài, ngài bước xuống (nipatitvā): đi ra ngoài. Ngay khi đó (tavā-d-eva): chính ngay sau đó, vào thời điểm mặt trời đang mọc. Nhà vua đã tổ chức bố thí ngay[208] buổi sáng hôm đó, lúc đó ngạ quỉ đã quay trở lại và hiện rõ nguyên hình người với nhà vua. [110] Bằng chính tay nhà vua: sahatthā = sahatthena (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Không gì sánh nổi (atulaṃ): vô song, tuyệt nhất[209], hoàn hảo nhất. Bố thí cho tăng đoàn: daditvā saṅghe = saṅghassa datvā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Ngài thuật lại sự việc cho vị Như lai (ārocayi pakatiṃ Tathāgatassa): ngài thuật lại sự việc đó cho Đức Phật nói rằng, ‘Thưa Đức Phật, vật thí này được thực hiện liên quan đến một ngạ quỉ nọ. Và khi ngài đã kể lại vấn đề này, ngài đã hồi hướng: (ādisittha = ādisi, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) của thí cho ngạ quỉ đó theo cùng một cách trong đó vật thí đó đem lại lợi ích cho hắn[210]

10. Hắn (so): ngạ quỉ, tôn kính (pūjito): tôn kính với vật thí đã được thực hiện. Toả sáng chói lọi (ativiya sobhamano): vô cùng chói lọi với ánh sáng chư thiên.[211] Ngài xuất hiện : pāturahosi = pātubhavi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); ngạ quỉ hiện nguyên hình trước nhà vua. Giờ đây ta là một dạ xoa (yakkho haṃ asmi): thoát khỏi[212] cõi ngạ qủi. Ta đã trở thành một dạ xoa, Ta đã đạt đến cảnh thiên giới (devata). Chẳng có chúng sanh nào sánh bằng hay ngang bằng với sức mạnh thần thông của ta (na mayham iddhisamasadiā manussā): chẳng có chúng sanh nào sánh bằng ta nơi ánh sáng chói chang[213] này.

11. Hãy nhìn xem vẻ oai lực vô hạn của ta (passānubhāvaṃ aparimitaṃ mamayidaṃ): chứng tỏ thù thắng của mình cho nhà vua nói rằng, ‘Hãy nhìn xem ánh sáng chư thiên vô hạn của ta.’ Đựơc hồi hướng cho ta sau khi nhà vua đã bố thí vượt lên mọi sự cho tăng đoàn (tayānudiṭṭhaṃ atulaṃ daditvā saṅghe): sau khi nhà vua đã bố thí vật thí thượng hạng như vậy vượt qua mọi so sánh cho tăng đoàn thánh đức.[214] Họ được nhà ngươi hồi hướng do lòng từ bi quảng đại đối với ta. Ta sẽ được toại nguyện liên tục, mãi mãi không bao giờ gián đoạn và luôn mãi cho đến khi nào sanh mệnh vẫn còn tồn tại. Do việc ngài đã làm thỏa mãn Tăng Đoàn giới đức với nhiều của thí cúng dường như đồ ăn thức uống, y phục v.v... Ôi chư thiên (deva) ta sẽ hạnh phúc đi khắp nơi chúng sanh. (yāmi ahaṃ sukhito manussadeva): ngạ quỉ xin rút lui nói rằng, ‘Chính vì thế giờ đây ta luôn hạnh phúc, ôi Chư Thiên, ôi đại vương, và ta sẽ đi tới bất kỳ nơi đâu ta muốn.

[111] Khi ngạ quỉ đã ra đi sau khi xin phép Đức Phật như vậy, nhà vua Ajatasattu đã nêu vấn đề với các tỳ khưu. Các tỳ khưu đến gặp Đức Phật và nêu vấn đề đó với ngài. Đức Phật coi đó là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho dân chúng đang tụ tập lại ở đó. Khi nghe biết vấn đề này dân chúng đã từ bỏ hết mọi vẩn nhơ ích kỷ, bủn xỉn và thoả thích thực hiện các phước báu bố thí v.v...

 

II. 9 Chú giải chuyện ngạ quỉ ANKURA
[Aṅkurapetavatthuvaṇṇanā]

‘Chính vì mục đích đó chúng ta đã ra đi.’ Đạo sư thuật lại chuyện kể này đang khi ngài lưu lại trong thành Sāvatthī liên quan đến một ngạ quỉ tên là Aṅkura. Trong trường hợp này Aṅkura thật sung sướng không phải là một ngạ quỉ nhưng do những hành vi của ông có liên quan đến một ngạ quỉ chính vì thế ta gọi câu chuyện này là Aṅkura Chuyện Ngạ quỉ. Đây ta có chuyện kể tóm tắt như sau:

Trong thành[215] Asitañjana ở vùng Kaṃsabhoga thuộc vùng Uttarāpatha,[216]

Nhà vua Upasagara, hoàng tử[217] của vua Cha Mahāsāgara, thủ lãnh xứ Uttaramadhura[218] và hoàng hậu Devagabbhā, công chúa của vua Mahakamsaka đã sanh hạ được các vị hoàng tử và công nương như sau: một công chúa tên là Añjanadevi và mười em trai của cô là Vāsudeva, Baladeva, Candadeva, Suriyadeva, Aggideva, Varunadeva, Ajjuna, Pajjuna, Ghatapandita và Aṅkura – tất cả là mười một vị Sát Đế Lỵ. Bắt đầu với thành phố của Asitanna, Vasudeva và các em trai của công chúa, bằng một chiếc đĩa đã giết chết toàn bộ các vị vua trong sáu mươi ba ngàn thành phố trên toàn cõi Jambudīpa, kết thúc với Dvāravatī. Trong khi còn lưu lại Dvāravatī họ đã chia vương quốc thành mười phân. Tuy nhiên họ quên không chia phần cho chị Anjanadevi và, khi nhớ lại phần chia của chị, họ nói với nhau, ‘Chúng ta phải chia vương quốc thành mười một phần, nhưng em út Ankura nói rằng, ‘Các anh có thể lấy phần của em cho chị chúng ta, em sẽ kiếm sống bằng nghề buôn bán và các anh chỉ gởi cho em phần thu thuế trích từ các tỉnh thành các anh thu là được rồi.’ ‘Tốt lắm’, họ đồng ý và sau khi đã chia phần của người em út cho chị thì chín vị vua kia sống tại Dvāragatī[219] , tuy nhiên Ankura lại bận tâm vào nghề buôn bán và thường xuyên tổ chức những cuộc bố thí lớn. Bấy giờ cậu ta có một tên [112] đầy tớ giữ kho[220] và là người thật vui tính, với lòng tịnh tín Ankura kiếm được một người con gái trong một gia đình tốt và gả nàng cho cậu ta. Người đó qua đời ngay lúc vừa sanh con trai và ngay hôm đứa bé chào đời, Ankura đã ban cho rất nhiều đồ ăn và tiền công lẽ ra ngài phải trả cho cha đứa bé. Thế rồi khi đứa bé đến tuổi khôn lớn thì vấn đề nổi lên trong hoàng cung là không hiểu cậu ta là nô lệ hay là người tự do. Khi Anjanadevi nghe biết điều này nàng đã trích dẫn ví dụ một con bò và giải thoát cậu nhỏ khỏi cảnh nô lệ nói rằng, ‘Con trai của một người đàn bà tự do cũng chính là người tự do’. Nhưng cậu con trai, vì xấu hổ nên không thể sống nổi trong cung và đến thành Bheruva tại đó cậu lấy người con gái của một người thợ may làm vợ và kiếm sống bằng nghề may vá quần áo. Vào thời đó trong thành phố Bheruva có một thương gia giàu có tên là Asayhamahasetthi,[221] là người đã bố thí rất nhiều cho các vị sa môn và các vị bà la môn, những người nghèo khổ, những kẻ lang thang[222], những kẻ lữ hành[223] và những kẻ ăn mày. Người thợ may với tấm lòng đầy vui sướng và hạnh phúc thường đưa cánh tay phải lên và chỉ trú xứ của Asayhasetthi cho những kẻ nào không biết nhà của người lái buôn giàu có nói rằng, ‘Hãy đến đó và lấy bất kỳ điều gì các ngươi cần dùng.’ Những hành vi này của ông ta được ghi lại trong Kinh Tạng[224]. Đến thời gian qui định người này đã qua đời và tái sanh trong vùng sa mạc thành một thổ thần (terrestrial devata) sống trong một cây đa cổ thụ với một cánh tay phải luôn thi ân theo ước muốn. Bấy giờ trong cùng thành phố Bheruva lại có một người chuyên trông coi[225] của bố thí cho Asayhasetthi nhưng chính người đó chẳng có niềm tin lẫn lòng tịnh tín lại là người có tà kiến và thất lễ đối với việc thực hiện những nghiệp phước. Khi người đó chết phải tái sanh thành một ngạ quỉ sống không xa nơi ở của devaputta đó là bao. Những hành vi người đó làm đã được ghi lại trong Kinh Tạng. Tuy nhiên khi Asayhamahasetthi qua đời thì người đó đã đến sống chung với Sakka, vua các chư thiên, nơi cõi Tam Thập Tam.

Bấy giờ sau một thời gian Ankura đã chất của cải và hàng hoá của ông ta trên năm trăm chiếc xe, có một vị bà la môn khác cũng đã làm như vậy. Với một ngàn chiếc xe hai người đã lên đường đi trong hoang địa sa mạc và lạc lối. Sau khi đã đi lang thang trong nhiều ngày họ đã cạn kiệt cỏ, nước và thực phẩm. Ankura đã sai sứ giả cưỡi ngựa[226] tìm kiếm nước khắp tứ phương thiên hạ. Thế rồi Dạ xoa với cánh tay ban ơn nhìn thấy họ đã rời vào tình huống như vậy và [113] nhớ lại một số công việc Ankura đã làm cho dạ xoa trước kia liền nghĩ, ‘được rồi giờ đây ta phải giúp đỡ ông ta’ và dạ xoa đã chỉ cho ông đến cây đa dạ xoa đang sống trong đó. Người ta kể lại rằng cây đa có rất nhiều nhánh và cành lá xum xuê trải dài cả một do tuần (yojana), với nhiều bóng mát và hàng ngàn hàng vạn chồi non trải dài cả hàng do tuần và bề rộng bề cao cũng vậy. Ankura rất vui mừng nhìn thấy cây đa đó và đã cắm trại[227] ngay dưới gốc cây. Trước tiên Dạ xoa giương cánh tay phải lên và thoả mãn hết thẩy chúng sanh với nước uống, sau đó lại ban cho mỗi người bất kỳ điều gì họ muốn. Khi những người đó đã thoả thuê với đủ mọi đồ ăn thức uống đủ loại khác nhau v.v... theo họ ước ao và đã hết mỏi mệt trong một cuộc hành trình dài, người thương gia bà la môn đó lại suy luận một cách không thích hợp[228] nghĩ rằng, ‘Khi chúng ta rời khỏi đây đến thành phố Kamboja để thu thập tài sản, thì chúng ta sẽ phải làm gì đây? Nhưng nếu chúng ta bắt được dạ xoa này ngay từ bây giờ bằng cách dùng một mưu và chất hắn lên xe, chúng ta có thể trở lại thành phố của chúng ta một cách dễ dàng.’ Với suy nghĩ đó trong đầu ông ta đã thốt lên hai đoạn kệ qua đó Ankura biết mưu kế của vị thương gia.

1.Xét thấy rằng chúng ta đi đến Kamboja chỉ nhằm tìm kiếm của cải và muốn thoả mãn ước muốn đó chúng ta phải nhờ đến vị dạ xoa ban lời ước này. Vậy chúng ta nên bắt theo vị dạ xoa này thì hơn!

2.Khi chúng ta mang theo vị dạ xoa này hoặc do ngài đồng ý hay phải ép buộc ngài và nhốt ngài lên xe, chúng ta sẽ mau chóng tiến về thành Dvaraka.

1. Về điểm này, mục tiêu chúng ta nhắm tới (yassa atthāya) : lý do chúng ta chú tâm đến thành Kamboja (Kambojaṃ): đến vương quốc Kamboja. Là những người đi tìm của cải (dhanahārakā). Kiếm tiền của bằng cách bán hàng hoá. Ban phát ước mơ (kāmadado): ban phát bất kỳ điều gì ta ước muốn. Yakka (yakko): Dạ xoa devaputta. Chúng ta hãy bắt : nīyāmase = nayissāma (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

2. Với sự đồng lý của (dạ xoa) (sādhukena):bằng cách khẩn khoản dạ xoa. Bằng sức mạnh (pasayha): sau khi đã ra sức mạnh ép buộc. Chất lên xe (yānaṃ): chất lên một chiếc xe tiện nghi. Về Thành Dvaraka (Dvarakaṃ): tới thành phố Dvaravatī. Đây chính là ý nghĩa. chúng ta muốn đi từ đây tới Kamboja nhằm mục đích. Mục đích đó phải được thể hiện trong chuyến đi[229] có thể hoàn tất ngay tại đây. Đây là một dạ xoa có thể ban điều ước cho chúng ta.. [114] Chính vì thế chúng ta sẽ khẩn khoản yêu cầu dạ xoa này đi với chúng ta theo như ý ngài, bằng nếu không thuyết phục được thì chúng ta buộc phải dùng vũ lực mà chất ngài lên xe, trói ngài lại và đặt ở ngăn sau chiếc xe. Và rồi nhanh chóng cùng với dạ xoa hướng về thành phố Dvaravatī.

Tuy nhiên khi vị bà la môn đã nói kiểu đó Aṅkura là người kiên định về Phật Pháp của kẻ chân chính[230] đã thốt lên câu kệ này chống lại những gì họ đã nói.

3.Chúng ta chẳng nên bẻ gẫy cành cây trong khi chúng ta đã ngồi và nằm nghỉ dưới bóng cây đó. Vì gây hại cho một bạn hữu quả thực là một hành vi bất thiện vậy.

3. Về điểm này chúng ta chẳng nên bẻ gãy (na bhañeyya): chúng ta chẳng nên chặt đứt. Làm hại một người bạn: mittadubbho = mittesu dubbhanaṃ ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài): làm hại cho họ.Có thể trở thành một kẻ bất lương (papako): làm hại một người bạn tức là người bất lương. Một cây với bóng mát đã xua tan mệt mỏi của những ai đã bị kiệt sức do sức nóng – chúng ta chẳng thể có ý định bất chính đối với cây đó, thế thì đối với chúng sanh chẳng ai được làm như vậy. Bấy giờ devaputta này quả là người tốt đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều và có tâm tri ân rất lớn bằng cách làm giảm nỗi thống khổ[231] của chúng ta. Chúng ta chẳng bao giờ nên suy nghĩ làm bất kỳ điều gì hại người đó. Chắc chắn ta còn phải tôn kính người ấy thì mới phải. – đây là những gì ngài chỉ ra.

Khi nghe điều này, với tâm an trú tốt bằng cách loại bỏ hành vi đạo đức giả chính là căn mọi thành công, vị bà la môn này đã thốt lên đoạn kệ chống lại với Ankura như sau:

4.Ta có thể đốn hạ thân cây ngay cả dưới bóng mát cây đó chúng ta đã nằm hay ngồi nghỉ nếu chúng ta muốn.

4. Về điểm này nếu chúng ta muốn làm thế (attho ca tādico siyā) : nếu như chúng ta có nhu cầu cần một số cây, chúng ta có thể hạ cây, bất luận cây đó có cành lá sum xuê hữu ích như thế nào. Đó là ý nghĩa ở đây.

Khi vị bà la môn nói như vậy Ankura thốt lên đoạn kệ này đề cập đến Pháp của mình chỉ là thiện nhân mà thôi.

5.Chúng ta không nên gây hại cho lá cây dưới bóng mát cây đó chúng ta đã nằm và ngồi nghỉ, kẻ nào làm hại một người bạn có thể là kẻ bất lương.

5. [115] Về điểm này chúng ta chẳng nên gây thiệt hại đến lá (na tassa pattaṃ hiṃseyya): chúng ta chẳng nên gây hại dù chỉ một chiếc lá của cây đó phải rơi xuống, còn đối với cành cây thì chúng ta chẳng được làm gì hơn thế v.v... đây là ý nghĩa.

Một lần nữa vị bà la môn lại thốt lên đoạn kệ đề cao quan điểm của ông ta:

6.“Chúng ta có thể nhổ tung cây đó lên cùng với gốc[232] rễ một cây chúng ta đã nằm hay ngồi dưới bóng mát của cây đó, nếu điều đó là cần thiết.

6. Về điểm này chúng ta có thể nhổ cây cùng với cả rễ nữa (samūlaṃ pi taṃ abhuyha): chúng ta có thể nhổ bật rễ cây đó. Có nghĩa là nhổ bật cả rễ cây nếu cần.

Khi vị bà la môn đã nói như vậy Ankura lại thốt lên ba đoạn kệ mong rằng lời nói đó trở thành vô nghĩa.

7.‘Một người chẳng nên toan tính những hành vi bất thiện trong đầu chống lại người mà chúng ta đã tá túc trong nhà của họ cho dù chỉ trong một đêm và tại đó ta đã được phục vụ với đồ ăn thức uống – lòng biết ơn được những thiện nhân tán dương rất cao.

8. Người đó chẳng nên toan tính những hành vi bất thiện trong đầu chống lại người chúng ta đã tá túc trong nhà và chính ngưòi đó đã phục vụ chúng ta với đồ ăn thức uống – cánh tay không chiều theo điều bất thiện sẽ thiêu đốt kẻ nào làm hại đến một người bạn [233].

9.Người nào trước đó đã nhận được một hành vi đẹp được thực hiện cho chính mình và sau đó lại có ý định làm hại cho ân nhân của mình bằng một hành động bất thiện chính là kẻ đã làm hại người vô tội. – người đó chẳng bao giờ được may mắn cả.’

7. Về điểm này, của kẻ nào (yassa): kẻ nào đó. Dù chỉ trong một đêm, (ekarattim pi): kẻ nào dù chỉ lưu lại trong nhà người đó trong một thời gian ngắn ngủi ngay cả[234] chỉ có một đêm. Người đó đã được hầu hạ với đủ đồ ăn thức uống (yatth ’annapānaṃ puriso labhetha): trước sự hiện diện của bất kỳ ai đã được phục vụ với đồ ăn thức uống hay bất kỳ vật thực nào đó. [116] (Người đó) chẳng nên toan tính hành vi bất thiện nào (chống lại chủ nhà) ngay cả chỉ trong suy tính mà thôi (na tassa pāpaṃ manassā pi cetaye): người đó chẳng nên nghĩ ra, chẳng nên chờ đợi, điều bất hạnh đến cho người đó ngay cả chỉ trong suy nghĩ, đừng nói đến dùng thân và khẩu. Tại sao vậy? Lòng biết ơn được những thiện nhân tán dương (kataññuta sappurisehi vaṇṇitā): lòng biết ơn đã được chính Đức Phật ca ngợi, và hầu hết những thiện nhân cũng làm như vậy.

8. Đã được hầu hạ (upaṭṭhito): đã được thiết đãi với đồ ăn thức uống đã được chăm sóc với những lời, “Hãy nhận điều này, hãy ăn thứ nọ đi”. chẳng nên lấy tay đụng đến bất kỳ ai. (adubbhapāṇi): chẳng để cho bàn tay hại đến ai, bàn tay đã được kiềm chế. Đốt cháy kẻ nào gây hại đến bạn bè (dahate mittadubbiṃ): đốt cháy, triệt hạ, người nào làm hại bạn bè. Một lỗi phạm chống lại những người thiện chí và những người vô tội do người khác gây nên cũng sẽ tiêu huỷ y như vậy không loại trừ bất kỳ điều gì. Liên quan đến mặt thực tiễn quả thật người không có lỗi[235] sẽ đốt cháy kẻ khác. Vì lý do đó Đức Phật nói, ‘Kẻ nào làm hại kẻ vô tội một người thanh tịnh và không thể chê trách vào đâu được, thì điều ác ấy sẽ dội ngược lại chính kẻ ngu si ấy giống như bụi bẩn bay ngược chiều gió vậy.

9. Kẻ nào trước kia đã nhận được một hành vi khả ái (yo pubbe katakalyāṇo): kẻ nào đã nhận được một vài điều thiện cho mình, một số phục vụ người khác đem lại do bất kỳ người đức hạnh nào. Và kẻ nào sau này lại làm hại đến ân nhân của mình với ác nghiệp (pacchā pāpena hiṃsati) và kẻ nào trong tương lai giáng xuống hành động độc ác, điều xấu đến người thi ân cho mình. Người đó sẽ bị bàn tay tinh sạch tiêu diệt (allapāṇihato poso): kẻ đó sẽ bị tiêu diệt sẽ bị giáng xuống theo cách đã nói đến ở trên bởi chính việc thực hiện dịch vụ với một bàn tay tinh sạch, do kẻ nào ép buộc người đó phải thực hiện như vậy với một bàn tay sạch, với bàn tay đã được tẩy rửa. Hay nói cách khác chính bàn tay tinh sạch của người đó sẽ bị tiêu dịêt[236] vì đã tấn công chính người thi ân cho mình; kẻ đó quả là một tên vô ân, kẻ đó sẽ chẳng gặp được điều may mắn (na so bhadrāni passati): hạng người đã được khẳng định rõ ràng như vậy sẽ không nhìn thấy được, có nghĩa là, không tìm thấy được, không đạt đến được hạnh phúc ngay cả trên cõi đời này cũng như nơi cõi đời sau vậy.

[117] vị Bà La Môn đã bị Ankura đánh bại như vậy đã đề cao Phật Pháp của thiện nhân, không nói được điều gì hơn nữa và chỉ biết im lặng. Tuy nhiên Dạ Xoa nghe được cuộc trao đổi giữa hai người như vậy và rất bực tức với vị bà la môn, suy nghĩ rằng, ‘Cứ để như vậy vào lúc này đã, sau này ta sẽ quyết định sẽ phải làm gì với vị bà la môn ác nhân đó.’ Và rồi thốt lên đoạn kệ này chứng tỏ mức độ bất lực không thể thắng nổi bất kỳ ai khác:

10.Chẳng phải chư thiên nào, hay chúng sanh hay bất kỳ quyền lực nào khiến ta có thể bị khuất phục[237] - ta là Dạ Xoa đã đạt đến sức mạnh thần thông tột đỉnh, nhìn xa trông rộng và được phú cho vẻ kiều diễm và sức mạnh.’

10. Về điểm này do bởi deva (devana): do bởi bất kỳ vị chư thiên nào do chúng sanh nào (manussena vā): cũng được áp dụng ở đây như vậy. Cũng chẳng do thế lực thống trị nào (issariyena vā): cũng chẳng do quyền lực thống trị của chư thiên hay quyền lực thống trị của chúng sanh nào. Trong trường hợp này ‘quyền thống trị chư thiên có nghĩa là thế lực[238] thần linh thuộc tứ đại vương, Sakka Suyama[239] v.v... trong khi đó thế lực thống trị của chúng sanh’ có nghĩa là thế lực xuất hiện từ những hành vi thiện của một chuyển luân vương[240] v.v... Chính vì thế bằng cách ‘thống trị’ bao gồm cả những kẻ có oai lực to lớn nơi các chư thiên lẫn chúng sanh. Ngay cả các Chư Thiên với oai lực to lớn cũng không thể khuất phục được những kẻ nào được chánh quả các phước báu nâng đỡ họ và khi không còn bất kỳ thất bại nào nơi những phương cách đó[241] như vậy những kẻ khác có thể làm gì hơn được. Ham (không được dịch) chỉ là một tiểu từ chỉ rõ nỗi bất lực. Không dễ gì khuất phục được (na suppasayho): không thể tiêu diệt được. Ta là một Dạ Xoa đã đạt được năng lực thần thông tột đỉnh (yakkho ham asmi paramiddhipatto): bằng chính các phước báu của mình ta đã được tái sanh nơi kiếp dạ xoa. Chẳng còn ai có thể sánh bằng dạ xoa[242]. Hơn thế nữa ta đã đạt đến năng lực thần thông tột đỉnh, ta đã có được năng lực thần thông tột đỉnh, hoàn hảo nhất nơi một dạ xoa. Có sắc đẹp và sức mạnh (vannabalupapanno): được trang bị với[243], có được sắc đẹp kiều diễm và sức mạnh thể lực hoàn hảo. Thông qua[244] những câu thần chú ba từ ngài tỏ ra cho thấy khả năng bất chiến bại. Có sắc tướng hoàn hảo, ngài được mọi người kính phục, vì có sắc đẹp kiều diễm [118] ngài không thể bị lẫn lộn với bất kỳ ai ngay cả những người không bình thường. Việc ngài có được sắc đẹp kiều diễm đó được cho là[245] lý do bất chiến bại của ngài.

Từ đây trở đi là cuộc trao đổi trò chuyện trong mười lăm đoạn kệ giữa Ankura và chư Thiên đó (devaputta).

11.‘Bàn tay của ngài hoàn toàn màu vàng, là năm bộ chấp tri, và từ đó một ngọt chảy ra; cũng như nước cốt trái cây gồm nhiều hương vị cũng chảy ra từ đó – ta nghĩ chắc hẳn ngài phải là vị Purindada.

12.Ta chẳng phải là Deva cũng không phải gandhabba[246] hoặc ngay cả Dạ Xoa Purindada; là ngạ quỉ ắt hẳn ngài phải biết ta, hỡi Ankura, ta đến đây từ thành Bheruva.’

13.Phẩm hạnh và tính tình ngài ra sao, trước kia khi ngài còn lưu lại tại Bheruva? Điều phước đem lại chánh quả trong tay ngài là do loại phẩm hạnh nào đem lại?’

14.Trước kia ta chỉ là một thợ may trong thành Bheruva; vào thời điểm đó ta phải chịu khổ sở lớn lao và sống cuộc đời vô cùng cơ cực. Ta chẳng có sự gì khả dĩ để bố thí cả.

15.Nhưng tiệm may của ta lại rất gần ngài Asayha, là người có niềm tin vững mạnh và là bậc thầy trong việc bố thí, một người có lương tâm trong sáng luôn thực hiện phước báu.

16.Những kẻ ăn xin và những khách vãng lai thuộc nhiều bộ tộc khác nhau đã đến đây và họ đã hỏi ta nơi cư trú của ngài Asayha nói rằng, ‘Phước lành xuống trên ngài, chúng ta nên đi đâu, - của thí được phân phát ở đâu?’

17.Khi được hỏi như vậy ta thường giơ cao cánh tay phải và chỉ cho họ nơi cư trú của ngài Asayha nói rằng, “Phước lành xuống trên các ngài! Các vị nên đến kia – của thí được phân phát ở đó ngay tại nơi cư trú của ngài Asayha.”

18.Vì lý do đó cánh tay của ta được cho là cánh tay ban phát điều mong ước. Chính vì lý do đó cánh tay ta tuôn trào mật ong. Điều phước cho kết quả tuôn trào trong bàn tay này chính do loại phẩm hạnh đó mà ra.

19.‘Người ta kể lại rằng ngài chẳng bao giờ dùng chính bàn tay của ngài bố thí cho ai bao giờ nhưng lại hoan hỷ nơi cuộc bố thí kẻ khác thực hiện do ngài đã giơ cao cánh tay và chỉ đường.

20.Chính vì lý do đó cánh tay của ngài ban ước mơ, vì lý do này mà cánh tay của ngài tuôn trào mật ong. Điều phước cho kết quả tuôn trào trong bàn tay này chính do loại phẩm hạnh đó mà ra.

21.‘Thưa ngài, người mộ đạo là người đã bố thí bằng chính bàn tay của mình - khi người đó rời khỏi cõi trần gian này họ sẽ đi về đâu?’

22.‘Ta không rõ đường đi nước bước của vị Angirasa, là người chịu đựng quá mức những gì phải chịu đựng[247] [119] nhưng ta chỉ nghe nói trước mặt Vessanana[248] ngài Asayha đó đã được làm bầu bạn với Sakka.

23.‘Quả thật đầy đủ để thực hiện những nghiệp phước và bố thí những gì thích hợp. Sau khi được chứng kiến cánh tay ban phước, thì kẻ nào lại không muốn thực hiện phước báu?

24.Như vậy khi ta đã từ đây tiến về Dvaraka, ta sẽ thực hiện bố thí vật thực đem lại hạnh phúc cho ta.

25. Ta sẽ bố thí đồ ăn thức uống, y phục và trú xứ, những chỗ để nước dọc đường, lại có giếng và cầu nơi những vị trí khó vượt qua.’

11. Về điểm này bàn tay của ngài (pani te): Bàn tay phải của ngài, hoàn toàn bằng vàng (sabbasovaṇṇo): toàn bộ màu vàng. Năm bộ chấp tri (pañcadhāro): (người ta cho là) năm ‘bộ chấp tri’ vì với năm ngón tay là những chấp tri của những gì người khác mơ ước. Mật ong chảy ra (madhussavo): đang tuôn chảy[249] với những nước cốt ngọt lịm. Vì lý do đó ngài cho biết, những loại nước cốt có nhiều hương vị đang chảy ra (nānārā paggharanti), có nghĩa là nhiều loại nước cốt ngọt lịm, chua, hăng v.v... [250] - đang chảy[251] ra từ đó. Khi cánh tay dạ xoa phân phát ước mơ đang phân phát đủ loại thức ăn cứng có, mền có gồm đủ thứ hương vị như ngọt v.v... người ta cho rằng cánh tay đó ‘đang rỉ ra mật ong’. Ta thiết nghĩ ngài phải là Purindala (maññe han taṃ Purindadaṃ): ta thiết nghĩ ngài phải là dạ xoa Purindada, có nghĩa là ngài phải là một Sakka, vua các Chư Thiên, ngài có oai lực to lớn đến như vậy.

12. Ta chẳng phải vị Chư Thiên, (n’amhi devo) ta chẳng phải là chư thiên quen thuộc giống như Vassanana v.v... Cũng không phải gandhabba (na gandhabbo): ngay cả ta chẳng phải một chư thiên thuộc nhóm gandhabbas. Cũng chẳng phải Sakka Purindada (na pi Sakko Purindado): ta chẳng phải Sakka, vua các chư thiên, có tên là Purindada do trước đó (pure) đã cung cấp của thí (dānassa) trong kiếp[252] trước. Thế ngài[253] là gì? Ngài cho biết, với tư cách là ngạ quỉ ắt hẳn ngài phải biết ta là ai, hỡi Ankura (petam Ankura jānāhi): nhà ngươi phải biết ta người đã tái sanh thành ngạ quỉ, thưa ngài Ankura, ngài nên coi ta là một ngạ quỉ có thần lực dũng mãnh. Ta là ai đã từ Bheruva đến đây (Bheruvamhā idhāgataṃ): sau khi đã diệt khỏi thành phố Bheruna, ta đã xuất hiện tại đây ngay dưới gốc cây đa này giữa hoang địa sa mạc này, có nghĩa là ta đã tái đầu thai tại nơi đây.

13. Ngài có phẩm hạnh thuộc loại nào, có tánh nết ra sao khi ngài còn lưu lại Bheruna trước kia (kiṃsīlo kiṃsamācāro Bheruvasmiṃ pure tuvaṃ): trước kia, trong kiếp trước, khi ngài còn lưu lại trong thành phố Bheruva, [120] ngài có phẩm hạnh ra sao, tính tình thế nào? Sau khi chấp nhận[254] loại phẩm hạnh nào làm điểm đặc trưng cho lần ngài thoát khỏi[255] những hành vi bất thiện, do loại phẩm hạnh đó là điểm đặc trưng khiến ngài đi tới[256] thực hiện những phước báu, đó là loại phẩm hạnh nào, có nghĩa là loại phẩm hạnh nào đã khiến cho ngài theo đuổi phẩm hạnh thiện như ngài đã trưng ra v.v... ? Nhờ loại phẩm hạnh nào khiến điều phước đã tạo kết quả nơi chính bàn tay của ngài? (kena te brahmacariyena puññaṃ pāṇimhi ijjhati): bằng loại thù thắng phẩm hạnh nào khiến nảy sanh chánh quả phước báu mà giờ đây đã tạo dị thục và gây tác dụng ngay trong bàn tay của ngài. Có nghĩa là làm ơn xin ngài cho tôi biết điều này. Qua ‘hành vi công đức’ có nghĩa là chánh quả do phước báu đó tạo ra, là do cách đọc lướt từ thứ hai (trong từ ghép) đó. Vì có điều chắc chắn rằng ta gọi đây là phước báu ‘đây chính là việc chứng đắc các cảnh thiện bằng cách này, hỡi các tỳ khưu, mà ta khiến phước báu gia tăng’, v.v...

14. Người thợ may (nunnavāyo): người làm việc với kim chỉ. Ta đã theo đuổi cuộc sống tất bật: sukicchavutti= suṭṭhu kicchavuttiko (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); ta đã có cuộc sống hết sức cơ cực. Ta đã phải chịu cực khổ lớn lao (kapaṇo): ta nghèo khổ, có nghĩa là ta đã rơi vào cảnh cùng khổ. Ta chẳng có gì để bố thí (na me vijjati dātave): ta chẳng có gì đáng giá để bố thí, chẳng có gì để bố thí cho người nghèo khổ cho vị sa môn và cho các vị bà la môn, tuy nhiên ta vẫn hằng mơ tưởng đến bố thí – đây là ý nghĩa.

15. Xưởng may (āvesanaṃ): căn nhà, hay căn phòng làm việc may vá. Rất gần ngài Asayha (Asayhassa upantike): gần kề bên nhà thương gia Asayha giàu có. Là người có niềm tin (saddhassa): có niềm tin nơi thánh quả phước báu. Là bậc thầy trong việc thực hiện bố thí (dānapatino): liên quan đến việc bố thí ngài là bậc thầy do đã vượt thắng thèm khát và thông qua thù thắng lòng từ bi quảng đại được thực hiện liên tục không ngưng nghỉ.[257] Ngài đã thực hiện rất nhiều phước báu (katapuññassa): ngài đã thực hiện những việc thịên nơi phẩm hạnh kiếp trước. Một người có lương tri (lajjino): một con người với bản chất ghê sợ ác nghiệp.

16. Tại đó (tattha): từ xưởng may của tôi. Những kẻ ăn xin có thể đến được (yācanakā yanti): đám người ăn xin có thể tới đó với ý định xin những thứ cần thiết từ tay thương gia giàu có Asayhasetthi. Xuất thân từ nhiều bộ tộc khác nhau (nānāgotta): thuộc nhiều bộ tộc và nhiều vùng khác nhau. Những khách vãng lai (vanibbakā): những kẻ thường tỏ lòng khen ngợi chúng ta (vaṇṇadīpakā)[258] những người du hành khắp nơi công bố [259] nhu cầu chính đáng với một lời khen ngợi v.v... về những phẩm hạnh đó và về những kết quả, những phước báu v.v... của kẻ nào thực hiện bố thí. Và họ có thể yêu cầu ta (te ca maṃ tattha pucchanti): tattha (không được dịch) chỉ là một tiểu từ: những kẻ ăn xin v.v... có thể yêu cầu ta cho biết nơi ở của ngài Asayha, thương gia giàu có. Những người xác minh yêu cầu phải có hai bệnh nhân ở những vị trí[260] như vậy. [121]Xin chúc ngài mọi sự tốt lành! Chúng ta phải đi tới đâu – của bố thí được phân phát ở đâu? (kattha gacchāma bhaddhaṃ vo kattha dānaṃ padīyati): điều này chỉ rõ cách thức họ hỏi. Ý nghĩa ở đây như sau: Xin chúc ngài mọi sự tốt lành! Chúng tôi tới sau khi nghe biết chính ngài Asayha-setthi đang phân phát của thí tại đây. Người ta đang phân phát của bố thí ở đâu? Hay chúng ta phải tới đâu - bằng cách tới đâu chúng ta có thể nhận được của bố thí?

17. Được hỏi như vậy, tôi có thể chỉ cho họ (tesāhaṃ puṭṭho akkhāmi): khi các vị hành giả hỏi ta như vậy về nơi họ có thể nhận của thí ta đã trịnh trọng[261] giơ cánh tay mặt lên và chỉ cho họ biết nơi cư trú của ngài Asayhasetthi nghĩ rằng, ‘Trong qúa khứ không do thực hiện những phước báu giờ đây tôi không thể bố thí bất kỳ điều gì cho những hạng người này. Tuy nhiên ta có thể tạo ra rất nhiều phước chỉ bằng điều nhỏ mọn như thể vui vẻ[262] chỉ cho họ biết phương cách để nhận được của bố thí bằng cách chỉ cho họ căn nhà người ta đang phân phát của bố thí. Vì lý do này ngài nói, “ta đã giơ cánh tay phải của mình’ v.v...

18. Vì lý do đó cánh tay ban lời ước của ta (tena pāni kāmadado): liên quan đến việc cho biết vật thí của người khác, vì chỉ tỏ ra vui vẻ với niềm kính trọng đúng mức vào lúc phân phát bố thí cho người khác. Giờ đây cánh tay của ta ban tặng lời ước giống như một cây ban lời ước, giống như vây leo santana[263], là cây leo đã đem lại bất kỳ điều gì ta muốn. Chính vì lý do đó ngón tay ta đã tuôn trào mật ngọt (tena pāni madhussavo): bàn tay đã hiện rõ nhằm phân phát những điều kỳ diệu.

19. Người ta kể lại rằng ngài đã không thực hiện bố thí (na kira tvaṃ dānaṃ): ‘người ta kể lại’ (kira) chỉ là một tiểu từ làm rõ lời đồn đại. Người ta nói rằng ngài đâu có bỏ ra tài sản của chính mình, và ngài chẳng phân phát bất kỳ của bố thí nào cho ai cả bằng chính bàn tay của ngài, tự chính bàn tay của ngài cho dù có bố thí cho các vị sa mônhay các vị bà la môn. Nhưng nhờ lòng hoan hỷ với những của bố thí người khác thực hiện (parassa dānaṃ anumodamāno): nhưng khi bạn cảm thấy hoan hỷ với của thí người khác thực hiện dành cho kẻ khác nghĩ rằng, ‘Ôi, cuộc bố thí ngài đang thực hiện vĩ đại đến nhường nào!’

20. Vì lý do đó bàn tay ban phước của ngài (tena pāni kāmadado): vì lý do đó cánh tay ban phước của ngài bằng cách này. Ôi, quả thật kỳ diệu thay những phước thiện đó!’ đây là ý nghĩa đoạn trên.

21. Thưa ngài, con người đức hạnh này đã ban phát của bố thí bằng chính bàn tay của ngài (yo so dānaṃ adā bhante pasanno sakapāṇīhi): bằng lòng kính trọng ngài đã thưa chuyện với vị Devaputta bằng, ‘thưa ngài’. [122] Vì chỉ[264] bằng cách hoan hỉ với những của bố thí do người khác thực hiện, thưa ngài, mà thánh quả như vậy, oai lực như vậy đã đến với ngài. Nhưng lại chính Asayha, là thương gia giàu có[265] đã thực hiện bố thí vĩ đại và cũng là người đã có tịnh tín trong lòng vào thời điểm ngài phân phát bố thí vĩ đại đó bằng chính bàn tay của mình. Khi ngài từ bỏ thân xác của mình (so hitvā mānusaṃ dehaṃ): khi ngài đã từ bỏ thân nhân loại của mình tại đây. Tiến tới (kiṃ): tiến tới điều gì. Nu so (không được dịch): nu chỉ là một tiểu từ. Vị ấy đã đi tới vùng đất nào? (disataṃ gato): (theo ) hướng nào, (tới vị trí nào) ngài đã ra đi; ngài hỏi đến định mệnh của ngài Asayhasetthi nơi cõi tương lai nói rằng, ‘ ngài đã kết thúc cuộc sống với sanh thú nào?’

22. Kẻ phải chịu những gì quá sức chịu đựng (asayhasāhino): ngài là người phải chịu đựng những gì quá sức chịu đựng của mình. Về trách nhiệm[266] của các vị xứng đáng liên quan đến những vấn đề từ bi[267] quảng đại mà thôi v.v... lại không thể chịu đựng nổi, hay do người khác có tính bần tiện hay do tham lam khống chế. Do Angirasa (Angirasassa): do kẻ có các chi tỏa sáng, rasa[268] là thuat ngữ ẩn dụ có nghĩa là ‘ánh sáng rực rỡ’. Người ta kể lại rằng khi ngài nhìn thấy những người hành khất xuất hiện thì niềm vui cao độ và niềm hạnh phúc nổi lên trong ngài và nước da của ngài trở nên sáng bóng. Ngài nói theo cách này sau khi chính ngài[269] đã chứng kiến. Việc đi tới đi lui (gatiṃ āgariṃ va): tôi không rõ việc đi tới[270], có nghĩa là, ngài đã đi từ đây với vị trí đó, cũng như không phải việc tới đó, có nghĩa là, ngài đã tới đây từ vị trí đó vào thời điểm này thời điểm nọ – điều này nằm ngoài khả năng phán đoán của tôi. Nhưng tôi đã được biết trước sự hiện diện của Vessavanasa (sutañ ca me Vessavanassa santike): tuy nhiên ta đã nghe biết điều này trước sự hiện diện của Đại Vương Vessavana, trong khi đang phục vụ ngài. Đó là Asayha đã đi đến kết bạn thân với Sakka (Sakkassa sahavyataṃ gato Asayho): đó là Asayhasetthi đã kết thân với Sakka, là thống lãnh[271] các chư thiên, có nghĩa là ngài đã tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam.

23. Làm điều thiện quả là điều phải lẽ (alam eva kātuṃ kalyāṇaṃ): là điều thích hợp và phải lẽ để làm bất kỳ điều gì là khả ái, là thiện và là phước. Tuy nhiên để chứng tỏ trong mối tương quan này vẫn có điều gì đó dễ dàng mở ra cho hết thảy mọi người. Người ta nói rằng ‘và bố thí là điều hoàn toàn thích hợp’ và thật là phải lẽ để ta bố thí hợp với khả năng và những phương tiện ta có. Thế rồi ngài cho biết lý do: sau khi đã nhận ra bàn tay ban điều ước này (pāṇikāmadadaṃ disvā): bởi vì không những chỉ cho biết lối dẫn đến nơi cư ngụ của bậc thầy thực hiện việc bố thí sau khi đã thấy sung sướng trước những phước báu kẻ khác đã làm trước đó mà cánh tay ban điều ước này đã được nhận ra. Sau khi đã nhận ra điều này thử hỏi [123] ai là người lại không muốn thực hiện phước báu? (ko puññaṃ na karissati): ai là người giống như ta lại không thực hiện phước báu sẽ trở thành sự hỗ trợ cho mình (nơi kiếp sau)? Sau khi đã chỉ rõ cho thấy việc thực hiện phước báu được ngài đánh giá cao một cách mơ hồ như vậy, giờ đây ngài liền thốt lên hai đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘Khi ta (đã từ đây ra đi) chứng tỏ lòng cam kết của ngài là như thế nào.

24. Về điểm này Ta: so = so ahaṃ ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Hi (không được dịch) là một tiểu từ nhấn mạnh. Như vậy (nuna)[272] là một tiểu từ suy quán. Khi ta đã từ đây ra đi (ito gantvā): khi ta đã rời khỏi vùng sa mạc này. Và đã quay trở lại Dvaraka (anuppatvāna Dvārakaṃ): và đã quay trở lại thành phố Dvaravatī. Ta sẽ cung cấp (paṭṭhapayissāmi): ta sẽ ban phát ra.

Dạ xoa quá vui mừng sung sướng khi nghe Ankura đã tự nguyền rằng ngài sẽ thực hiện bố thí và động viên ngài thực hiện việc từ thiện nói rằng, ‘Thưa ngài, ngài nên tự nguyện bố thí, ta sẽ trợ giúp[273] ngài bằng cách giàn xếp mọi sự theo cách thức việc cúng dường của ngài sẽ không thể cạn kiệt được (quay lại nhìn vị bà la môn ngài nói tiếp) ‘Hỡi thương gia bà la môn, trong khi nhà ngươi không biết được khả năng của chính mình khi ngài nói rằng ngài muốn dùng vũ lực để loại bỏ một người như ta.’ và sau khi đã khiến cho của cải của thương gia đó biến mất, dọa nạt ông ta và đe doạ hãm hại ông ta bằng cách dùng một dạ xoa[274] để tấn công. Ankura đã nài nỉ vị ấy bằng nhiều cách và trấn an ông bằng cách bảo vị bà la môn xin lỗi và nhờ đó mà mọi của cải của vị bà la môn được hoàn trả trở lại. Khi đêm xuống, vị ấy đã để cho dạ xoa ra đi và, đang khi tiếp tục lên đường, vị bà la môn ấy đã nhìn thấy một ngạ quỉ xuất hiện trước mặt mình, trông thật khủng khiếp. Vị bà la môn đã thốt lên đoạn kệ này để dò hỏi về hành vi ông ta đã làm:

26.Vì lý do gì mà các chi[275] của ngài bị méo mó dị dạng và mặt mũi ngài lại nhăn nhó thảm đến như vậy; và vì lý do gì mà mắt ngài lệ rơi thành giọt? Nhà ngươi đã thực hiện ác nghiệp gì vậy?

26. Về điểm này méo mó (kuna): khòm, cong queo, không được thẳng thắn. Nhăn nhó (kuṇalīkataṃ): xấu xí méo mó dị dạng[276]. Chảy ròng (paggharanti): chảy ra những thứ dơ bẩn [277]. (ô uế)

Thế rồi Ngạ Quỉ lại thốt lên ba đoạn kệ như sau:

27[124].Ta được giao canh giữ đồ bố thí trong phước xá của ngài Angirasa, là một gia chủ hết mực yêu cuộc sống gia đình và có niềm tin vững chắc.

28.Khi ta thấy có nhiều hành khất đến đó đang trong cơn quẫn bách cần vật thực ta đã bước sang một bên với vẻ mặt nhăn nhó.

29. Vì lý do đó các chi của ta bị méo vẹo và mặt ta nhăm nhó. Đó chính là lý do tại sao mắt ta lúc nào cũng chảy ra những thứ dơ bẩn – đây quả là ác nghiệp ta đã thực hiện.

27. Về điểm này Angirasa (Angīrasassa) v.v... :ngài đã dùng những thuộc tính này để khen ngợi Anseyhasetthi. Yêu cuộc sống gia đình (gharaṃ esino): một người luôn ở nhà, chủ trì trong gia đình. Trong Phước Xá (dānavissagge): trong căn nhà người ta tổ chức phân phát của bố thí, tại vị trí phát chẩn. Ta được giao canh giữ đồ bố thí (dāne adhikato ahum): ta được cắt đặt quản lý công việc bố thí, phân phát đồ cúng dường .

28. Ta đã bước sang một bên (ekamantaṃ apakkamma): Khi ngạ quỉ nhìn thấy những hành khất đến nhà có nhu cầu nhận vật thực người cai quản các đồ bố thí không nên rời khỏi nơi phát những của bố thí đó. Người đó phải ở lại ngay vị trí đó và với vẻ mặt hân hoan và hạnh phúc và da dẻ tươi sáng, để ban phát của bố thí bằng chính bàn tay của mình hay nhờ người khác phân phát một cách thích hợp. Tuy nhiên, ta không làm như vậy – khi từ xa ta nhìn thấy hành khất đang tiến lại ta liền bước sang một bên và biến mất. Sau khi đã bước sang một bên thì khuôn mặt của ta trở nên méo mó, vặn vẹo và cau mặt khó chịu.

29. Vì lý do đó (tena): Vì vào thời điểm ông chủ cắt cử ta quản lý việc bố thí. Ta đã trở nên sầu khổ do tính keo kiệt bủn xỉn khi đến giờ phân phát của bố thí và đã rời khỏi nhà khi phân phát của bố thí, thế nên bàn chân ta đã bị[278] cong vẹo; vì ta đã bỏ không phân phát những gì phải làm[279] mặt mũi ta đã bị méo xẹo. (Đang khi ta không thể) quan sát kỹ với ánh mắt đầy yêu thương đối với những ai ta phải quan tâm tới, ta đã khiến cho[280] cái nhìn đen tối xuất hiện. Chính vì thế ngón tay [125] ngón chân của ta đã bị cong vòng và biến dạng, mặt mũi ta trở nên méo mó, vẻ mặt[281] ta trở nên khó coi và nhăn nhó, mắt ta luôn chảy ròng đủ thứ nhơ bẩn, xông mùi hôi thối và đổ lệ dơ dáy[282]. Đây là ý nghĩa.

Vì lý do đó ngạ quỉ nói:

30.“Vì lý do đó các chi của ta bị méo vẹo và mặt mũi ta nhăn nhó.; (vì thế cho nên) mắt ta luôn chảy giòng những thứ ô uế. – đây chính là ác nghiệp ta đã làm.

Khi ngài nghe thấy như vậy, Ankura thốt lên đoạn kệ để rầy ngạ quỉ như sau:

31.Này tên xấu xa khốn khổ, nghiệp chướng đã xử ngươi thích đáng khiến cho bộ mặt ngươi trở nên méo mó và mắt ngươi luôn chảy ròng đủ thứ ô uế. Vì nhà ngươi đã nhăn mặt ngay lúc bố thí cho kẻ khác.

31. Về điểm này Nghiệp chướng đã xử ngươi thích đáng (dhammena): thật nguyên nhân[283] đó hoàn toàn thích hợp với nhà ngươi. Nhà ngươi: te = eva (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Hỡi kẻ khốn khổ (kāpurisa): hỡi kẻ đáng khinh. Vì: yaṃ-yasmā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Ngay lúc bố thí cho kẻ khác: parassa dānassa = parassa dānasmiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), hay nói cách khác đây là cách giải thích duy nhất.

Một lần nữa Aṅkura lại thốt lên một đoạn kệ la rầy thương gia giàu có. Vị thầy trong việc thực hiện bố thí như sau:

32.Làm sao người ta lại dựa vào một người khác như vậy khi thực hiện bố thí vật thực và đồ uống, vật thực cứng, y phục và chỗ ở?

33. Đây là ý nghĩa:khi thực hiện bố thí làm sao ta có thể dựa vào một người khác có thái độ như vậy, để thực hiện và ảnh hưởng đến người khác? Chính người đó phải đích thân thực hiện bố thí đó và phải đích tay người đó ban phát mà thôi. Chính người đó phải là người trông nom công việc bố thí đó. Bằng không phước thí có thể trở thành phá sản tại những vị trí[284] không thích hợp, trong khi đó những người xứng đáng nhận cúng dường có thể bị lảng phí do đói khát.[285]

[126] Khi vị đó quở trách thương gia giàu có như vậy, ông đã thốt lên hai đoạn kệ cho thấy[286] cách hành động của mình trong tương lai như sau:

33.‘Khi ta rời khỏi chỗ này, và rồi quay trở lại thành Dvaraka ta sẽ cung cấp của thí hầu đem lại hạnh phúc cho ta.

34.Ta sẽ bố thí vật thực, đồ uống y phục và nơi cư trú, tạo những nơi đặt nước uống bên đường, đào giếng, cất cầu tại những nơi khó vượt qua.’

Ý nghĩa giống như đã đưa ra ở trên.

Bốn câu kệ này sau đó các vị kiết tập đã chèn vào bản văn Kinh Tạng để chứng tỏ Ankura đã hành động như thế nào:

35.Khi Ankura quay trở lại khỏi nơi đó và quay trở lại thành Dvaraka Ankura đã cung cấp của bố thí hầu đem lại hạnh phúc cho thương gia.

36.Ngài đã bố thí vật thực và đồ uống, y phục và chỗ ở, đặt nước uống tại những địa điểm dọc đường, đào giếng và xây cầu tại những nơi khó qua.

37.“Ai bị đói? Và kẻ nào bị thiêu đốt? Ai sẽ mặc[287] những y phục này vào người? Những con bò của ai bị kiệt quệ? – thay thế những con bò đó ta có thể thắng vào những con bò thiến. Kẻ nào muốn núp bóng cây? Và ai muốn dầu thơm? Và kẻ nào muốn nhận hoa? Ai muốn có dày dép?

38.Cả những người thợ cạo, những đầu bếp và những kẻ bán hoa[288] họ luôn miệng kêu la, từ sáng đến chiều, tại nơi cư trú của Ankura.’

35. Về điểm này Từ đó (tato): từ trong hoang địa sa mạc đó. Khi ngài quay trở về (vivattitvā): khi ông quay trở lại. Và trở lại thành Dvaraka (anuppatvāna Dvārakaṃ): và quay trở lại thành phố Dvaravatī. Ankura đã cung cấp của thí (dānaṃ paṭṭhayi Aṅkuro): Ankura đã an trú một cuộc bố thí rất lớn gồm đủ mọi thứ cần thiết để đi trên đường từ một nhà kho chứa toàn bộ do dạ xoa nắm giữ. Việc làm đó sẽ đem lại hạnh phúc cho ngài (yaṃ taṃ assa sukhāvahaṃ): sẽ tạo ra hạnh phúc cho ngài cả trong hiện tại[289] lẫn trong tương lai.

37. Kẻ nào phải đói? (ko chāto): bất kỳ kẻ nào muốn ăn hãy đến và ăn điều gì họ muốn đây là ý nghĩa và cũng phải được áp dụng cho những gì còn lại nữa, khát (tasito): [127] khát. Sẽ mặc vào (paridahissati) có nghĩa là sẽ mặc vào và mặc[290]. Đã bị kiệt sức (santāni): đang trong tình trạng mệt mỏi. Những con bò mộng (yoggāni): xe được những con bò này kéo khi được thắng ách vào.[291] Họ có thể thắng ách cho những con bò thiến (to yojentu vāhanaṃ): họ có thể chọn bất kỳ con bò đực nào họ muốn từ đàn bò ở đây và thắng ách cho chúng. Kẻ nào muốn nấp bóng râm? (ko chatt’ icchati): hãy để bất kỳ ai muốn hưởng bóng mát bất kể loại nào được làm từ những cây bấc v.v... hãy cầm lấy đây là ý nghĩa và phải được áp dụng cho cả những gì còn lại nữa. Nước thơm (gandhaṃ): nước thơm được chế từ bốn thành tố dược thảo.[292] Hoa (malaṃ): hoa thuộc dạng đã được cột lại và cả những loại chưa bó lại thành chùm.[293] Một số dày dép (upāhantaṃ): dày dép thuộc loại che cả gót chân v.v... [294]

38. Chính vì thế (iti su): su (không được dịch) chỉ là một tiểu từ. (họ kêu toáng lên) giống như vậy. Có nghĩa là: “Ai đói không? Và có ai khát không?’ v.v... thợ cạo (kappakā): những người phụ tắm[295]. Đầu bếp (sūdā): những kẻ dọn bữa ăn. Những kẻ bán hoa (Māgadhā): những kẻ bán các loại nhang trầm. Luôn luôn (sadā): lúc nào cũng vậy, vào ban ngày, vào ban đêm, cả ban sáng lẫn ban chiều , họ đều kêu gào, mời gọi, tại đó ngay nơi Ankura cư trú – đây là điều phải được phân tích.

Thời gian trôi qua với cuộc bố thí vĩ đại này đã được phân phát như vậy tại căn nhà trong đó công việc bố thí được thực hiện đã trở thành thưa thớt[296] và ít khi lắm mới có các vị hành giả viếng thăm do họ đã được toại nguyện. Khi Ankura nhận ra điều này ngài đã không vừa ý do ý định lớn của ngài là bố thí và ngài cho điều chàng trai trẻ tên là Sindhaka đến, chàng đã được cắt cử phụ trách[297] công việc bố thí, và cậu ta đã thốt lên hai đoạn kệ sau đây.

39.Ankura ngủ rất dễ dàng,’ – chính vì thế chúng sanh tin tưởng nơi ta; ta ngủ không dễ dàng, hỡi Sindhaka, vì ta không thấy bất kỳ kẻ khó nào tới.

40.Ankura ngủ rất dễ dàng, - chính vì thế mà chúng sanh tin tưởng ở ta; (nhưng) hỡi Sindhata, ta khó lòng ngủ được, thế nên những kẻ vãng lai cũng rất ít.’

39. ‘Ankura ngủ dễ dàng’ - những chúng sanh tin vào ta cũng vậy (sukhaṃ supati Aṅkuro iti jānāti maṃ jano): “công tử [298] Ankura, là người có nhiều danh vọng và của cải, là bậc thầy trong việc thực hiện bố thí, do đã đạt được nhiều của cải và bố thí thành công nên ngài ngủ ngon, vị ấy ngủ rất dễ dàng, [128] ngài ngủ rất dễ dàng và thức dậy cũng vậy.’ – chúng sanh đánh giá ta như vậy. Này Sindhka, ta ngủ rất khó khăn (dukkhaṃ supāmi Sindhaka): nhưng ta lại rất khó ngủ, hỡi Sindhaka. Tại sao vậy? Vì ta không thấy những hành khất (yaṃ na passāmi yācake): Vì ta không nhìn thấy nhiều kẻ hành khất nhận những vật thí của ta như ta hằng mong ước, ý nghĩa ở đây chính vì điều này.

40. Có quá ít những người đi đường (apake su vanibbake): những người đi đường quá ít thế nên ta khó ngủ. - đây là cách cần được phân tích. Su (không được dịch) chỉ là một tiểu từ, ý nghĩa ở đây là khi có quá ít những kẻ đi đường.

Khi nghe thấy Sindhaka muốn làm rõ ước muốn to lớn của vị ấy là thực hiện bố thí, đã thốt lên đoạn kệ này:

‘Nếu Sakka, chúa tể cõi Tam Thập Tam và toàn cõi thế gian này, ban cho ngươi một đặc ân, khi phải chọn nhà ngươi sẽ chọn đặc ân nào?’

41. Đây là ý nghĩa đoạn kệ nếu Sakka, chúa tể các chư thiên[299] thuộc cõi Tam Thập Tam và toàn cõi trần gian ban cho ngươi một đặc ân nói rằng ‘Hãy chọn bất kỳ đặc ân nào lòng ngươi hằng ấp ủ, hỡi Ankura’ khi chọn, khi ấp ủ[300] thì đặc ân nào, loại đặc ân nào nhà ngươi sẽ chọn?

Thế rồi sau đó Ankura đã thốt lên hai đoạn kệ thực sự công bố ý định của mình như sau:

42-43. “Nếu Sakka, chúa tể cõi Tam Thập Tam, ban cho ta một đặc ân ta sẽ chọn đặc ân từ tay Sakka như sau: khi ta thức dậy vào lúc mặt trời mọc liền xuất hiện vật thực chư thiên và những người hành khất giới đức, để cho ta đang khi thực hiện bố thí vật thực và các vị hành khất đó sẽ không bao giờ cạn kiệt, sau khi ta đã bố thí ta chẳng phải hối hận. Và tâm trí ta luôn đựơc tịnh tín để bố thí.

42-43. Về điểm này khi ta thức dậy (kāhuṭṭhitassa me sato): khi ta thức dậy vào buổi sáng có đầy nghị lực và hăng hái để cúng dường và hầu hạ những kẻ xứng được nhận vật thí và thực sự có nhu cầu đó. [129] Vào lúc mặt trời mọc (suriyuggamanaṃ pati): vào lúc mặt trời xuất hiện trên bầu trời phía đông. Mong rằng những vật thực Chư Thiên sẽ xuất hiện (dībbā bhakkhā pānubhaveyyuṃ): Sẽ xuất hiện vật thực thuộc cõi Chư Thiên (devaloka). Và những hành khất giới đức (sīlavanto ca yacakā): và những hành khất giới đức cũng sẽ xuất hiện mà tính chất dễ thương của họ cũng lộ rõ. Trong khi ta bố thí thì vật thí và hành khất sẽ không bị cạn kịêt (dadato me na khīyetha): đang lúc ta bố thí cho tất cả những người có mặt những của bố thí cần thiết thì nguồn vật thí không bị cạn kiệt, không bao giờ hết. Sau khi ta đã bố thí cho họ ta không cảm thấy hối tiếc (datvā nānutappeyyāhaṃ): sau khi ta đã thực hiện bố thí là điều ta cần phải làm thì ta sẽ không cảm thấy hối tiếc. Khi ta phát hiện ra có những kẻ không xứng đáng nhận những vật thí đó). Tâm trí ta sẽ tràn đầy tịnh tín vì đã thực hiện bố thí (dadaṃ cittaṃ pasādeyyaṃ): tâm trí ta sẽ tràn đầy tịnh tín đang lúc ta thực hiện bố thí. Ta sẽ chỉ bố thí khi trong lòng tràn đầy tịnh tín. Ta sẽ chọn đặc ân như vậy từ phía Sakka (evaṃ Sakkavaraṃ vare): ta sẽ chọn năm đặc ân đó từ phía Sakka, vua các Chư Thiên như sau: Được phước sức khỏe tốt, được phước có vật cúng dường dồi dào, phước có được những người nhận vật thí giới đức, được phước có vật thí bất tận và trở thành thí chủ của họ. Liên quan đế vấn đề này khi nói ‘khi ta thức dậy’ (có nghĩa là) được chúc phước có sức khoẻ tốt; khi nói ‘sẽ có vật thí chư thiên xuất hiện’ đó là chúc phước có vật thí dồi dào; và ‘những hành khất giới đức’ đó là chúc phước có những kẻ xứng đáng hưởng những của thí đó; bằng cách nói rằng, ‘đang khi ta thực hiện bố thí vì vật thí sẽ không bao giờ cặn kiệt’ đó là lời chúc có vật thí bất tận. Và ‘sau khi ta đã bố thí ta sẽ cảm thấy không hối hận và tâm trí ta tràn đầy tịnh tín để thực hiện bố thí’, là chúc phước được trở nên thí chủ cho họ. Ngài đã cầu mong được năm điều ước này liên quan đến những đặc ân[301] được hứa ban cho. Ngắn gọn ta nên hiểu[302] năm đặc ân này như sau, nhằm mục đích có được những phước báu đó bao gồm trong việc thực hiện nhiều cuộc bố thí rộng lượng.

Khi Ankura tuyên bố những ý định như vậy, lại xuất hiện một người tên là Sonaka, đang ngồi bên cạnh đó và là người rất tinh thông phệ đà về phẩm hạnh thiện, thốt lên hai đoạn kệ sau có ý ngăn cản vị ấy đừng bố thí quá lố:

44. ‘Chúng ta chẳng nên phân phát toàn bộ của cải chúng ta có cho người khác; chúng ta nên vừa thực hiện bố thí mà cũng bảo vệ tài sản của chúng ta. [130] Chính vì thế có của cải thì tốt hơn là bố thí. – có nhiều gia đình phải biến mất vì bố thí thái quá.

45.  Người ta chẳng khen ngợi ta không bố thí thành công cũng như không bố thí thái quá. Chính vì thế mà tài sản vẫn quí hơn là bố thí.; chúng ta phải tiến hành bố thí không thái quá. – đây chính là cách thể hiện của một kẻ cương quyết.

Muốn thử thách[303] ngài một chút, sau đó một lần nữa[304] Sindhaka đã thốt lên những đoạn kệ bắt đầu như sau: chúng ta chẳng nên phân phát toàn bộ tài sản chúng ta có được.’

44. Về điểm này toàn bộ tài sản chúng ta có được (sabbavittāni):[305] toàn bộ của cải và những phương tiện gồm cả động sản lẫn bất động sản, có nghĩa là những vật phẩm tài sản của chúng ta. Cho người khác: pare = paramhi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) có nghĩa là nhằm đem lại lợi ích cho người khác (parassa). Chúng ta không nên phân phát (na pavecche): chúng ta không nên bố thí lại nghĩ rằng, ‘Những kẻ đó xứng được nhận vật thí và không giữ lại bất kỳ thứ gì hết, có nghĩa là chúng ta không nên hy sanh toàn bộ tài sản của ta. Chúng ta nên vừa bố thí (daleyya dānañ ca) : chúng ta không nên biến tất cả những gì ta có thành vật thí; hơn thế nữa, chúng ta nên bố thí phù hợp với khả năng của chúng ta sau khi đã cân nhắc thu nhập và chi tiêu của chúng ta. Và chúng ta nên bảo vệ của cải chúng ta (dānañ ca rakkhe): chúng ta phải chăm sóc tài sản chúng ta có được bằng cách chiếm được những gì chưa thể có được, bằng cách gìn giữ những gì đã đạt được và bảo đảm những gì phải bảo vệ; hay nói cách khác chúng ta nên giữ gìn tài sản của chúng ta theo cách thức đó. Đây chính là căn bản để chúng ta thực hiện bố thí.

Chúng ta nên hưởng một phần tư tài sản của chúng ta có được; chúng ta nên đầu tư vào công việc hai phần tư tài sản chúng ta có; trong khi đó chúng ta phải để sang một bên một phần tư tài sản có được bằng không chúng ta sẽ gặp rắc rối to.’[306]

Quả thật ba đường lối này ta phải theo cộng với những linh động cần thiết, đó là những gì các nhà làm luật đã cho biết. Chính vì thế (tasmā): vì khi chúng ta bảo vệ tài sản của mình và khi thực hiện bố thí chúng ta hành động vì lợi ích của chúng ta nơi cả hai cõi[307] và vì việc bố thí phần lớn dựa trên của cải chúng ta có được. Chính vì thế của cải thì tốt hơn, cao hơn là bố thí, và ta chẳng nên bố thí thái quá. - đây là ý nghĩa. Vì lý do đó ngài đã nói. Nhiều gia đình đã bị diệt do bố thí thái quá (atippadānena kulā na honti): nhiều gia đình sẽ diệt vong, không còn tồn tại được nữa, có nghĩa là đã bị tiêu diệt, do gắn kết thái quá với việc bố thí khi chúng ta không nhận ra được tầm cỡ mức độ tài sản chúng ta có được dựa vào đó chúng ta thực hiện bố thí. Giờ đây ta an trú thực tế là vấn đề này các vị khôn ngoan[308] đã hết lòng khen ngợi.[131] ngài đã thốt lên đoạn bệ bắt đầu như sau: ‘Đừng ngưng bố thí cũng như đừng bố thí thái quá.’

45. Về điểm này, đừng ngưng bố thí mà cũng đừng bố thí thái quá (adānam atidānañ ca): cũng đừng không bố thí bất kỳ điều gì ngay cả chỉ một miếng cơm hay chỉ một thìa vật thực và cũng chẳng nên bố thí thái quá. Cái gọi là lòng quảng đại vượt quá giới hạn, là điều các vị khôn ngoan khen ngợi động viên, họ là những người sẵn có tuệ giác và khôn ngoan đã xuất hiện nơi họ. Bằng cách loại bỏ bố thí hoàn toàn chúng ta bị loại khỏi hạnh phúc ở đời sau. Trong khi đó bố thí thái quá thì gia đình chúng ta sẽ không tồn tại được ngay trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta nên tiến hành một cách điều độ (samena vatteyya): chúng ta phải theo đuổi sự khôn ngoan thế gian này, để khỏi phải bị khiển trách[309], trung dung chi đạo loại bỏ cả hai thái cực[310]. Đây chính là cách sống của những người cương quyết (sa dhīradhammo): Liên quan đến vấn đề đã nói ở trên[311] về bố thí thái quá và không thực hiện bố thí đây là cách sống của những người cương quyết, của những kẻ được phú bẩm tính kiên định và những kẻ có phẩm hạnh thiện và hạnh kiểm tốt. ngài đã làm rõ rằng đây chính là cách sống họ đã theo đuổi.

Khi ngài nghe qua điều này, Ankura liền công bố đường hướng hành động ngài sẽ chọn bằng bốn đoạn kệ khiến cho ngài thay đổi ý định.

46.‘Thưa ngài, quả thực ta chỉ muốn tiếp tục bố thí và những người trung thực và xứng đáng nên liên kết với ta – như cơn mưa lấp đầy nơi trũng bằng nước thì ta cũng muốn làm thoả mãn tất cả những kẻ đang trên đường du hành.

47. Khi chúng ta nhìn thấy những người hành khất thì da dẻ chúng ta trở nên sáng láng và khi chúng ta bố thí thì lòng ta sẽ phấn khởi đây là hạnh phúc của những kẻ nào còn sống trong gia đình.

48.Khi chúng ta nhìn thấy những người hành khất thì bộ mặt chúng ta sáng lên và khi chúng ta thực hiện bố thí thì lòng trí chúng ta sảng khoái – đây chính là việc thực hiện thành công một nghi lễ.[312]

49.Ngay trước lúc bố thí chúng ta nên hoan hỷ, khi đang bố thí lòng trí chúng ta nên tịnh tín, đang khi chúng ta thực hiện bố thí thì chúng ta được cảm khoái, đây chính là thực hiện thành công một nghi lễ vậy.

46. Về điểm này ta muốn hơn (aho vata): quả thật đây là điều tốt. Ngài (re) ở đây là một cách xưng hô. Rằng ta sẽ vẫn tiếp tục thực hiện bố thí: ahaṃ eva dajjaṃ = ahaṃ dajjaṃ eva ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Ở đây là cách giải thích ngắn gọn: [132] như họ nói, ngay cả đây là quan điểm[313] của những kẻ nào biết rõ về tình trạng tài sản của mình, đó là tài sản quí hơn là bố thí, ta vẫn chọn bố thí hơn, ta vẫn chọn được bố thí hơn. Và những người trung thực và xứng đáng nên liên kết với ta (santo ca maṃ sappurisā bhajeyyuṃ): và trong những dịp ta bố thí thì những người trung thực, an tịnh và có giới đức có phẩm hạnh tốt nơi thân khẩu và ý nên liên kết với ta, nên tiến lại gặp ta. Giống như một đám mây mưa đổ đầy nước xuống những chỗ đất trũng (megho [314] va ninnaṃ paripūrayanto): và quả thực ta vẫn thích hơn làm thoả mãn những nhu cầu của họ, hoàn tất[315] những ước muốn tất cả những vị hành khất giống như môt cơn giông mưa lớn đổ đầy nước xuống những chỗ đất trũng, nơi những chỗ thấp.

47. Khi chúng ta nhìn thấy những kẻ hành khất (yassa yācanaka disvā): ngài nhìn thấy những vị hành khất thì diện mạo của người yêu mến công việc gia đình sáng rực lên và niềm tin nổi lên khi nghĩ rằng, ‘Hầu hạ họ vào những giờ phút sớm nhất chính là một phước điền của ta vậy.’Trong khi ngài còn đang thực hiện bố thí cho họ phù hợp với những điều kiện của mình thì ngài được cảm khoái, trong lòng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Điều này (tam):[316] việc nhìn thấy những vị hành khất xuất hiện ở đây, tịnh tín trong lòng khi vừa nhìn thấy họ và điều này đem lại cảm khoái sau khi việc bố thí đã được hoàn tất phù hợp với điều kiện của chính ngài.

48. Đây chính là việc thực hiện thành công nghi lễ (esā yaññassu sampadā): đây chính là lúc kết thúc, lúc hoàn thành, có nghĩa là hoàn tất[317] nghi lễ vậy.

49. Ngay trước khi thực hiện bố thí chúng ta nên sung sướng (pubbe va dānā sumano): trước khi bố thí, ngay từ lúc sửa soạn vật thực để bố thí, chúng ta nên hân hoan, chúng ta nên trở thành tràn ngập sung sướng ngay lúc ý định được đưa ra[318] thực hiện (bố thí) nghĩ rằng, ‘ta sẽ tạo ra điều có giá trị ngay từ những vật chẳng có chút giá trị nào’ và điều này sẽ theo đuổi ta làm nền móng thù thắng nơi cõi đời sau[319]. Khi thực hiện bố thí cõi lòng chúng ta nên tịnh tín (dādaṃ cittaṃ pasādaye): khi ta bố thí, khi ta đặt cúng dường vào tay những kẻ xứng được hưởng phước thí đó,[320] cõi lòng ta nên tịnh tín nghĩ rằng, ‘Từ những của cải chẳng có chút giá trị nào, ta đang thực hiện của thí rất có giá trị.’ Đang khi chúng ta thực hiện bố thí, chúng ta sẽ được sảng khoái (datvā attamano hoti): trong khi chúng ta bố thí vật cúng dường cho những kẻ xứng đáng nhận phước thí đó, chúng ta cảm thấy sảng khoái, cảm thấy hân hoan, đây vui vẻ và hạnh phúc khi nghĩ rằng, ‘Ta đã thực hiện điều mà kẻ khôn ngoan yêu cầu. Ôi quả thật là điều tốt lành, đây quả là thù thắng!’ Đây quả là việc thực hiện thành công nghi lễ (esā yaññassa sampadā): [133] đây chính là việc chu tất được ba ý định mang lại hạnh phúc, hoàn thành được do niềm tin[321] nơi kết quả của phước báu đó. – đó là ý định trước trong và sau khi thực hiện bố thí. – đây chính là việc thực hiện thành công việc chu tất được nghi lễ; ý nghĩa ở đây sẽ không thể khác được.

Khi Ankura đã công bố phương châm hành động như vậy ngài đã phải dành cả ngày cả đêm để duy trì cuộc bố thí vĩ đại, ý định bố thí của ngài tăng thêm rõ rệt. Vì toàn bộ vương quốc này vào thời điểm đó đều dẹp công việc sang một bên để tổ chức lễ hội.[322] Khi cuộc đại bố thí đang được tiến hành chúng sanh đã nhận được toàn bộ những phương tiện cần thiết để tồn tại đã được loại bỏ những công việc làm ăn và đang du hành khắp nơi một cách an nhàn. Vì lý do đó ngân khố của hoàng gia đã bị trống rống và từ đó nhà vua đã sai một sứ giả đến gặp Ankura nói rằng, “Vì lý do nhà ngươi thực hiện bố thí, thưa ngài, thì nền kinh tế của vương quốc đã đi đến chỗ phá sản. Và các kho bạc của chúng ta trở nên trống rỗng.’ Nhà ngươi phải biết tiết độ trong việc thực hiện bố thí)’

Khi ngài nghe biết điều này Ankura liền đi đến thành Dakkhinapatha[323] và nằm trong vùng Tamil và cho xây những thí xá to lớn tại một địa điểm không xa với biển là bao. Duy trì công việc bố thí tại đó, và lưu lại ở đó cho đến hết sanh mệnh còn lại. Khi thân hoại mệnh chung ông đã tái sanh vào cõi Tam Thập Tam. Các vị kiết tập kinh tạng đã thốt lên những đoạn kệ sau đây cho thấy vinh quang việc bố thí củ ông và việc ông được tái sanh nơi cõi chư thiên.:

50.  ‘Sáu mươi xe chất đầy vật thực được bố thí liên tục cho chúng sanh ngay tại nơi cư trú của ngài Ankura người đã ghé mắt nhìn đến những hành vi công đức.

51.  Ba ngàn đầu bếp [324]được trang điểm với vòng tai châu báu, là những người đã trông coi công việc bố thí như là nghi lễ dâng hiến chính cả sanh mạng cho Ankura.

52.  Sáu mươi ngàn người đàn ông, thanh niên, được trang điểm với vòng tai châu báu, chẻ củi đun trong cuộc bố thí do Ankura thực hiện.

53.  [134] Mười Sáu ngàn phụ nữ, toàn bộ được trang điểm có nạm châu báu đã sử soạn[325] rất nhiều loại phụ gia trong cuộc bố thí vĩ đại của Ankura.

54.  Mười sáu ngàn phụ nữ, được trang điểm với nhiều châu báu, đang đứng chờ sẵn sàng cầm thìa trong tay để thực hiện cuộc bố thí vĩ đại của Ankura.

55.  Vị Sát đế ly đã bố thí rất nhiều cho nhiều người. Ngài đã thực hiện bố thí trong một thời gian dài. Xuyên suốt với sự quan tâm chu đáo và với chính tay ngài đã liên tục ban phước.

56.  Ankura đã duy trì cuộc bo thí vĩ đại trong một thời gian dài, trong nhiều tuần lễ, nhiều tháng trong nhiều mùa và nhiều năm.

57.  Sau khi Ankura đã thực hiện bố thí và nghi lễ như vậy trong vòng một thời gian dài dài đã thoát khỏi thân nhân loại và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam.’

50. Về điểm này sáu chục ngàn cỗ xe: saṭṭhivahassāni = vāhānaṃ saṭṭhisassāni (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài): đồ ăn, sáu chục ngàn cỗ xe chất đầy gạo thơm v.v... được đưa ra thường xuyên đến dân chúng, đến nhóm chúng sanh hết ngày này qua ngày khác ngay tại nơi cư trú của Ankura luôn để ý đến những việc thiện, ngài luôn có ý định bố thí, luôn hướng về thực hiện bố thí, - đây là cách ta nên phân tích.

51. Ba ngàn đầu bếp (tisahassāni sūdā hi): có tới ba ngàn đầu bếp đang sửa soạn bữa ăn. Và ở đây chỉ nói đến bếp trưởng mà thôi. - ta cũng nên hiểu là mỗi đầu bếp trưởng còn có vô số những người khác làm theo lời chỉ dẫn của họ. Ở đây một số người giải thích là tisahassāni sūdānaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Được trang điểm với vòng tai châu báu (āmuttamaṇikuṇḍalā): đeo một số vòng tai châu báu đa dạng và đồ trang sức khác. Nhưng đây chỉ là ví dụ họ còn được trang điểm, đeo xuyến ở tay và vòng cổ v.v... họ duy trì cuộc sống nhờ vào Ankura (Aṅkuraṃ upajīvanti): họ sống nhờ vào ngài. Có nghĩa là họ lệ thuộc vào Ankura để sống. Họ trông coi những của bố thí dành cho nghi lễ (dāne yaññassa vyāvaṭā): [135] họ tham gia tích cực vào việc trông coi của bố thí, trông coi nghi lễ, trông coi cái gọi là Đại Nghi lễ.[326]

52. Những thanh niên chẻ củi (kaṭṭaṃ phālenti māṇava): những chàng thanh niên cũng được mặc đồ và trang điểm để bổ củi, chẻ củi để nấu đủ thứ đồ ăn cần thiết cả đồ ăn cứng lẫn đồ ăn mềm v.v...

53. Nhiều loại gia vị khác nhau (vidhā): những đồ gia vị đó được yêu cầu thích hợp với từng loại đồ ăn. Được sửa soạn (piṇḍenti): pha trộn bằng cách xay nhỏ ra.

54. Với chiếc môi trong tay (dabbigāhā): với chiếc thìa cầm trong tay. Đứng sẵn (upaṭṭhitā): họ tới và đứng ngay tại chỗ bữa ăn được phục vụ.

55. Rất nhiều (bahuṃ): một số rất nhiều, dồi dào. Dành cho nhiều người (bāhūnaṃ): dành cho một số đông.Cho (padasi) bố thí bằng nhiều cách khác nhau. Trong một thời gian dài (ciraṃ): một thời gian dài; vị ấy tái sanh khi mệnh thọ kéo dài hai mươi ngàn năm[327]bố thí rất nhiều cho nhiều người trong một thời gian lâu. Để cho thấy cách thức ngài bố thí ‘rất chu đáo’ v.v... được nói tới. Về điểm này “rất chu đáo”(sakkaccaṃ): với lòng kính trọng,[328] với những gì họ yêu cầu[329] và không suy tính. Bằng chính tay của ngài: sahatthā = sahatthena ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển); không chỉ bằng mệnh lệnh mà thôi. Cẩn thận (cittaṃ katvā):[330] ngài đã kính trọng họ với ý nghĩ tỏ ra kính trọng và đánh giá cao. Luôn luôn (punappuanaṃ): nhiều lần; ngài không làm điều đó chỉ có một lần hay ở một số cơ hội. Ngài đã bố thí trong rất nhiều cơ hội khác nhau – đây là điều ta nên phân tích. Giờ đây để làm rõ điều gì ngài đã làm liên tục họ thốt lên những đoạn kệ bắt đầu với ( Ankura đã duy trì liên tục một cuộc bố thí vĩ đại trong một thời gian dài.) kéo dài (nhiều tuần lễ) nhiều tháng trời.’

56. Về điểm này trong vòng nhiều tháng (balumāse): trong nhiều tháng vô số kể, bắt đầu với tháng Citta[331]. Những nửa tháng (pakke)[332], trong rất nhiều nửa tháng, những nửa tháng có trăng và nửa tháng không có trăng. Trong nhiều mùa và nhiều năm (utusaṃvacchurāti ca): trong nhiều mùa như mùa xuân và mùa hè v.v... và nhiều năm, mỗi năm đều bắt đầu bằng tháng Citta; điều này thông qua đối cách hiểu theo nghĩa một thời gian dài liên tục. [136] đây chính là cách ta nên hiểu ở đây.

57. Như vậy (evaṃ): theo cách được khẳng định ở trên. Đã bố thí và đã thực hiện nghi lễ. (datvā yajitvā ca): đây cũng chỉ là một và có cùng ý nghĩa;[333] đã bố thí bằng cách bố thí những vật thí cho những kẻ nào xứng được nhận phước thí. Và còn nữa thực hiện nghi lễ bằng cách tổ chức những đại nghi lễ. Bố thí cho tất cả những kẻ nào có nhu cầu bao nhiêu theo như họ mong ước. Như đã được khẳng định ở trên đó là vị Sát đế lỵ bố thí một cách dồi dào cho nhiều người khác nhau.’ Ngài rời khỏi thân phận con người và đầu thai nơi cõi Tam Thập Tam (so hitvā mānusaṃ dehaṃ Tāvatiṃsupago ahu): vào cuối đời Ankura đã từ bỏ thân con người và tái sanh vào nhóm chư thiên trong cõi Tam Thập Tam bằng cách tái sanh. Trong khi đó ngài thưởng thức thù thắng chư thiên sau khi đã tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Trong thời Đức Phật có một cậu thanh niên tên là Indaka có lòng tịnh tín, đã bố thí một muỗng đồ ăn[334]cho trưởng lão Anurudha khi ngài đang du hành để tìm của khất thực. Đến thời điểm nhất định cậu ta đã qua đời và cậu ta đã nơi cõi trời ba mươi ba được coi như là devaputta có oai lực phi thường và có phép thần thông rất mạnh. Chiếu sáng và vượt trội cả devaputta Ankura với mười thuộc tính diện mạo chư thiên. Vì lý đó có lời nói rằng:

58.  ‘Sau khi đã bố thí cho Anurudha một muỗng đồ ăn Indika đã rời khỏi kiếp người và đạt đến nhóm Tam Thập.

59.  Indaka đã chói sáng hơn hẳn Ankura bằng mười cách: gương mặt, tiếng nói, vị giác, hương vị và xúc giác sờ mó đến toàn bộ những gì khoải cảm nơi tâm.

60.  Có cuộc sống lâu và danh giá nổi bật, nơi nước da, hạnh phúc và quyền lực. Như vậy Indaka sáng chói hơn cả Ankura’.

59. Về điểm này Diện mạo (rupe): liên quan đến diện mạo. Có nghĩa là liên quan đến thù thắng diện mạo. Thù thắng tiếng nói (sadde) v.v... những gì còn lại cũng được áp dụng giống như vậy.

60. Có cuộc sống lâu dài (āyunā): nhưng thọ mệnh không dài bằng của chư thiên[335] được cho là kéo dài vô tận sao? Điều này có thực nhưng chỉ theo qui luật chung, tuy nhiên tử xuất hiện nơi một số chư thiên trưởng thành[336] do thiếu phương cách[337] v.v... Tuy nhiên Indaka sẽ hoàn tất được thêm ba kotis và sáu mươi ngàn năm thêm. Vì lý do đó có lời nói rằng ngài đã chiếu sáng nơi sanh mệnh kéo dài.[338] Có danh giá (yasasā): [137] nơi thù thắng có một đoàn tuỳ tùng rất lớn[339]. Có da mặt (vaṇṇena): nơi thù thắng hành thể chất. Phước lành điều kiện diện mạo có thể cho thấy bằng diện mạo trong đoạn kệ tiếp theo sau)

Đang khi Ankura và Indaka đang hương thù thắng chư thiên sau khi tái sanh như vậy nơi cõi Tam Thập Tam thì Đức Thế Tôn, vào năm thứ bảy sau khi ngài chứng đắc Đại Giác Ngộ, ngài đã thực hiện Song Thông (Phép Lạ Kép[340]) vào một đêm trăng rằm tháng Asalhi[341] ngay dưới gốc cây Gandamba gần cổng thành Sāvatthī. Vào đúng thời gian qui định ngài đã thực hiện ba bước[342] vào cõi Tam Thập Tam và ngồi trên tảng đá Pandukambala[343] ngay dưới gốc cây San Hô (Coral)[344] để diễn giải Kinh Vi Diệu Pháp[345] ngài tỏa sáng giống như mặt trời mới mọc trên đỉnh ngọn núi Yugandhata[346] ngài toả sáng với chính tia sáng từ thân xác ngài ánh sáng vượt trội ánh sáng các chư thiên và các vị Phạm thiên đang tụ tập lại đó từ thập vạn thế giới[347]. Ngài nhìn thấy Indaka ngồi gần đó và Ankura ngồi cách xa mười hai do thuần và ngài thốt lên đoạn kệ này nhằm mục đích giải thích .

‘Hỡi Ankura, nhà ngươi đã thực hiện một cuộc bố thí vĩ đại, trong suốt một thời gian dài. Nhà ngươi đã ngồi cách ta quá xa[348] – nào hãy đến trước sự hiện diện của ta.

Khi ngài nghe những lời kệ này Ankura lên tiếng, “Thưa Đức Thế Tôn, con đã thực hiện biết bao nhiêu việc cúng dường trong một khoảng thời gian dài và cho dù con đã duy trì một cuộc bố thí vĩ đại. Vì do thiếu bất kỳ thành tích thành công nào nơi những kẻ xứng đáng nhận phước thí, giống như hạt giống được gieo nơi cánh đồng đất cằn cỗi, chẳng có thể cho quả dồi dào. Nhưng đối với Indaka, cho dù chỉ bố thí có một muỗng vật thí, vì thành tích thành công nơi kẻ xứng phước thí, giống như hạt giống được gieo trên cánh đồng phì nhiêu đã tạo ra được quả vô cùng phong phú’ Các nhà kiết tập Kinh Tạng đã nói lên đoạn kệ này nhằm làm rõ điểm này.

61.  Khi Đức Phật, bậc cao quí nhất thiên hạ, đang lưu lại trên tảng đá Pandukambala ngay dưới gốc cây San hô nơi cõi Tam Thập Tam.

62.  Các vị Chư Thiên đã tụ tập lại nơi Thập vạn Thế giới và đã đến đảnh lễ Đức Phật khi ngài đang du hành lên đỉnh ngọn núi.

63.  Chẳng có vị Chư Thiên nào toả sáng trước nhan sắc Đức Phật – ngài đã vượt trội hơn hẳn các vị Chư Thiên đó chỉ mình ngài tỏa sáng rực rỡ.

64.  [138] Vào thời điểm đó Ankura ngồi cách xa ngài mười hai do tuần trong khi đó Indaka, tỏa sáng hơn ngài, lại ngồi gần kề Đức Phật.

65.  Đức Phật đã ghé mắt từ bi nhìn cả hai vị Ankura và Indaka, đã thốt lên những từ tỏ lòng kính lễ[349]những kẻ xứng nhận phước thí.

66.  ‘Hỡi Ankura, nhà ngươi đã thực hiện một cuộc bố thí vĩ đại trong suốt một thời gian dài, Nhà ngươi lại ngồi cách ta quá xa – hãy đến gần trước dung nhan ta.’

67.  Được thôi thúc do vị tự tu chứng Ankura đã đáp lại nói rằng, ‘Những cuộc bố thí của con có đem lại lợi ích gì cho con nào? Chẳng có kẻ nào xứng nhận phước thí đó.’

68.  Ngược lại ngạ quỉ Indaka chỉ bố thí một lượng của thí bé nhỏ và lại chiếu sáng chúng ta như ánh mặt trăng và các chòm sao.

69.  Giống như hạt giống được gieo xuống trên cánh đồng khô cằn[350]chẳng đem lại kết quả dồi dào cũng như không thể làm hài lòng người gieo cấy.

70.  Ngay cả có thực hiện nhiều hành vi bố thí, khi ta an trú giữa những kẻ với phẩm hạnh bất thiện, thì không thể đem lại kết quả dồi dào và cũng không làm hài lòng thí chủ.

71.  Cũng giống như một ít hạt giống được gieo trên đám ruộng[351] màu mỡ và thích hợp[352] đồng thời có những đám mưa đúng lúc, thì kết qua sẽ làm hài lòng người gieo trồng vậy.

72.  Ngay cả như vậy cũng sẽ đem lại kết quả to lớn ngay cả chỉ có một phước báu nhỏ được thực hiện cho những kẻ với bản chất như trên tức là cho những người có giới đức và phẩm hạnh thiện.

61. Về điểm này nơi cõi Tam Thập Tam (Tāvatiṃse): nơi cõi Tam Thập Tam. Trên đỉnh tảng đá Pandukambala (silayāṃ paṇḍukambale): khi Đức Phật, bậc cao quí nhất thiên hạ, đang lưu lại trên ngai có tên gọi là Pandukambala đây là cách ta nên phân tích.

62. Các vị Chư Thiên tụ tập lại nơi cõi Thập Vạn Thế Giới (dasasu lokadhātūsu sammipatitvāna devatā): Các chư thiên nơi cõi dục và các chư thiên nơi cõi Phạm Thiên đã tụ tập lại với nhau nơi cõi thập vạn cakkavalas, gọi là cõi tái sanh, để tỏ lòng thành kính Đức Phật, Đức Thế Tôn với mục đích lắng nghe Phật Pháp. Vì lý do đó có lời nói rằng; ‘và sau khi đã đảnh lễ Đức Phật sau khi ngài đã lưu lại trên đỉnh ngọn núi’ có nghĩa là đỉnh ngọn núi Sineru.

64. [139] Cùng lúc đó Ankura cách xa ngài mười hai do tuần (yojanani dasa dve ca Ankura ’yam tada ahu): vào thời điểm đó, vào lúc ngài diện kiến với Đức Phật, Ankura với phẩm hạnh như đã nói đến ở trên lại cách xa ngài mười hai do tuần. Có nghĩa là ông ngồi tại một vị trí cách xa vị đạo sư mười hai do tuần.

67. Do vị tu chứng thúc đẩy (codito bhāvitattena): do chính Đức Phật toàn hảo thôi thúc, do bậc tu tập thánh đạo và tu luyện ba la mật.[353] Đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘những vật thí đó đem lại lợi ích gì cho ta? Ankura đã lên tiếng để trả lời Đức Phật. Về điểm này chẳng có kẻ nào xứng nhận phước thí đó (dakkhiṇeyyena suññataṃ): Vì những vật thí của ta vào thời điểm đó không có, trống rỗng thiếu những người xứng được phước thí đó, chính vì thế những cuộc bố thí đó đem lại ích gì cho ta?’ Ankura nói, tỏ vẻ coi thường chính những cuộc bố thí chính mình đã thực hiện.

68. Yakka (yakko) dạ xoa devaputta. Đã bố thí: dajjā=datvā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Chiếu sáng chúng ta (atirocati amhe hi): ngài đã chiếu sáng vượt trội những kẻ giống như ta; hi (không dịch) chỉ là một tiểu từ. Có nghĩa là ngài chiếu sáng chói chang, toả sáng vượt trội hơn hẳn mọi người chúng ta. Vị ấy nói gì vậy? Giống như mặt trăng toả sáng vượt trội hơn hẳn các vì sao.

69. Mảnh đất khô cằn (ujjaṅgale): là miếng đất vô cùng cằn cõi; một số lại cho là ‘đất nhiễm phèn’. Được trồng (ropitaṃ): được gieo; hay được gieo, đào lên và trồng lại. Chẳng làm hài lòng (na pi toseti): không tạo sảng khoái. Hay ở đây chẳng tạo ra được niềm vui nào do kết quả tốt đem lại.

70. Ngay cả như vậy (tath’ eva) có nghĩa là chính vì vậy, ngay cả khi có rất nhiều hạt giống được gieo trồng trên miếng đất khô cằn đó cũng chẳng đem lại được bất kỳ kết quả dồi dào nào, chẳng đem lại kết quả phong phú, có thể làm hài lòng người gieo cấy, ngay cả như vậy dù có thực hiện biết bao nhiêu cuộc bố thí, khi được thực hiện[354] nơi những vị ác hạnh đó, trong số những kẻ thiếu giới đức, sẽ không có được kết quả phong phú, chẳng đem lại phước báu to lớn, cũng chẳng khiến cho thí chủ hài lòng.

71. Và chính vì, (chỉ có một chút hạt giống, ngay cả khi được gieo trên thửa ruộng phì nhiêu (yathā pi bhaddake): ý nghĩa ở đây nên được phân tích ngược lại với những gì đã được đề cập đến trong hai đoạn kệ trước đó. – đây chính là cách chúng ta nên hiểu. Về điểm này và những đám mưa thích hợp rơi xuống (sammādhāraṃ pavecchante): và những trận mưa đúng lúc rơi xuống, có nghĩa là khi thần mưa dội nước xuống mỗi năm, mười hay mười lăm ngày.

72. Khi ta có những phẩm chất thiện (guṇavantesu): như tự áp dụng vào chính những phẩm chất thiện như nhập tầng thiền v.v... đối với những kẻ có bản chất như vậy (tādisu) [140] đối với những ai chứng đắc các phẩm chất như vậy v.v... hành động (kāraṃ): được đưa ra méo mó về giới tính.[355] Có nghĩa là một dịch vụ, họ nói về loại dịch vụ nào vậy? Loại phước báu vậy.

Những đoạn kệ dưới đây do các vị kiết tập Kinh Tạng chèn thêm vào.

73.  Những vật thí được thực hiện kèm theo biện phân – thì những gì được bố thí đó sẽ đem lại kết quả to lớn. Khi vật thí được thực hiện với biện phân thì thí chủ sẽ được vào thiên giới.

74.  Bố thí kèm với biện phân đã được Sugato[356] khen ngợi hết mình đó chính là những gì được bố thí cho những bậc xứng nhận phước thí ngay tại nơi đây trên cõi đời này với kết quả to lớn. Giống như hạt giống được gieo trên mảnh đất phì nhiêu vậy.’

73. Về điểm này (bố thí) kèm với biện phân: viceyya = vicinitvā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); khi chúng ta lấy tuệ giác mà xác định rằng (kẻ nhận vật thí) chính là phước điền. Điều còn lại hoàn toàn rõ ràng.

Bắt đầu với (đoạn kệ:) ‘nhà ngươi đã thực hiện một cuộc bố thí vĩ đại’ chuyện kể Ankura quỉ sự đã được Đức Phật[357] nêu lên nơi cõi Tam Thập Tam trước các vị Chư Thiên nơi cõi thập vạn thế giới cakkavalas với mục đích giải thích vấn đề quan trọng nơi những thành tích thành công của những kẻ nào xứng nhận phước thí. Khi ngài diễn giải Kinh Vi Diệu Pháp tại đó cho những kẻ xứng nhận phước thí nhằm đem lại lợi ích cho nghi lễ Mahapavarana[358] cho các vị chư thiên[359] đã diệt xuống cõi đó, vây quanh là đạo quân các chư thiên[360] đến thành phố Sankassa.[361] Đến thời điểm đã định Đức Phật đã tới thành Sāvatthī và khi ngài còn lưu lại trong khu rừng Jeta, ngài đã diễn giải chi tiết trước sự hiện diện của bốn tăng đoàn với mục đích giải thích vấn đề quan trọng về thành tích thành công của những kẻ nào xứng nhận phước thí, bắt đầu với “Vì mục đích đó chúng ta đã xuất gia[362] và đem giáo lý này đến tột đỉnh với bài diễn giải về Tứ Diệu Đế. Vào lúc kết thúc thời pháp đó[363] tuệ giác về diệu pháp đã khởi sanh biết bao nhiêu kotis chúng sanh.

 

II.10 Chú giải chuyện ngạ quỉ MẸ UTTARA
[Uttaramātupetavatthuvaṇṇanā]

“ Một tỳ khưu đã đi nghỉ trưa’ Đây là chuyện kể về Uất Đa La Chuyện Ngạ quỉ. Đây là phần giải thích[364] ý nghĩa chuyện kể này.

Khi Đại hội Kiết Tập Tam Tạng đã được tổ chức ngay tại nơi Đức Phật nhập vô dư níp bàn, trưởng lão Maha-kaccayana [141] đang lưu lại cùng với mười hai tỳ khưu trong một khu rừng nọ không xa thành Kosambi là bao. Bấy giờ vào thời đó có một vị cố vấn đặc biệt cho nhà vua Udena đã qua đời, vị này trước đó đã coi việc trong thành phố. Chính vì thế nhà vua đã sai hoàng tử của mình, một thanh niên tên là Uttara và cắt cử hoàng tử vào chức vụ điều hành nói rằng, ‘Giờ đây con phải trông coi công việc trước kia cha đã phải thực hiện.’ ‘Tốt lắm,’ hoàng tử đồng ý.[365] Một ngày kia hoàng tử đã vào rừng mang theo một số thợ mộc để kiếm cây đem về chỉnh trang lại thành phố. Ngay tại khu rừng đó[366] hoàng tử đã tới nơi cư trú của trưởng lão Maha-Kaccayana và nhìn thấy trưởng lão đang ngồi thiền một mình tại đó, chỉ mặc áo cà sa làm bằng giẻ rách lấy từ đống rác gần đó. Đầy lòng tịnh tín khi nhìn thấy vị trưởng lão trầm tư một mình, hoàng tử đã đảnh lễ ngài và nói lời chào thân thiện và rồi ngồi xuống bên cạnh ngài. Trưởng lão giải thích Phật Pháp cho hoàng tử nghe. Khi hoàng tử nghe diễn giải Phật Pháp cậu đã đầy tịnh tín với Tam Bảo[367] và sau khi đã an trú Qui Y Tam Bảo,[368] hoàng tử đã mời Trưởng lão nói rằng, ‘Thưa ngài, xin dủ lòng từ bi nhân hậu xin trưởng lão và các tỳ khưu hãy nhận lời mời của con đến dùng bữa với hoàng gia vào ngày hôm sau.’ Vị trưởng lão nhận lời trong thinh lặng. Thế rồi hoàng tử rời chỗ đó trở về thành và thông báo cho dân chúng biết, nói rằng, ‘Ta đã mời trưởng lão đến đây vào ngày mai. Các ngươi cũng nên tới chỗ ta ở, tại đó ta sẽ tổ chức một cuộc bố thí.’ Sáng sớm hôm sau ngài đã cho sửa soạn những đồ ăn chọn lựa nhất gồm đồ ăn cứng và mềm rồi thông báo rằng, “Đã đến giờ” rồi ngài ra ngoài để đón trưởng lão đang đi đến hoàng cung cùng với mười hai tỳ khưu đồng thời mời họ vào trong nhà trước mặt ngài. Khi trưởng lão và các tỳ khưu đã an toạ trên chỗ ngồi được bọc bằng vải che thích hợp và đắt tiền nhất, hoàng tử đã kính lễ trưởng lão với hương, hoa, nhang đèn, rồi ngài cúng dường họ với những vật thực tuyệt nhất. Đầy lòng tịnh tín với hai tay xếp lại theo kiểu chào anjali[369] hoàng tử đã lắng nghe những lời khen ngợi của họ. Khi trưởng lão đã ra về ngài đã ngỏ lời khen ngợi vì bữa ăn quá thịnh soạn dành cho ngài[370] hoàng tử đã lấy bát khất thực và tiễn trưởng lão rời khỏi thành phố. Sau khi bảo ngài quay trở lại hoàng tử khẩn khoản xin, ‘Thưa ngài, xin hãy thường xuyên đến thăm chúng tôi trong hoàng cung,’ và hoàng tử quay trở lại hoàng cung sau khi được biết trưởng lão đã nhận lời. Như vậy hoàng tử đã chăm sóc trưởng lão và đã được an tịnh với những lời động viên khích lệ nơi trưởng lão.[142] và rồi sau khi đã chứng đắc thánh quả Nhập Lưu, hoàng tử đã cho xây thiền viện và khiến cho toàn thể bà con họ hàng của ngài được an tịnh nơi niềm tin vào giáo lý của Đức Phật. Tuy nhiên mẹ ngài lại có lòng bị bợn nhơ keo kiệt chiếm lãnh, bà đã chửi mắng hoàng tử rằng, ‘Mong rằng những đồ ăn thức uống con đã bố thí cho vị sa môn ngoài ý của mẹ sẽ trở thành máu nơi kiếp sau cho con!’ Tuy nhiên bà cũng đồng ý bỏ ra một cành hoa bằng lông chim công vào ngày đại lễ khánh thành thiền viện. Khi bà qua đời bà đã phải đầu thai vào cõi ngạ quỉ và do quả phước vật thí bằng cái hoa làm bằng lông chim công nên tóc bà trở nên đen và mượt xoắn ở một đầu và mịn và dài. Khi bà xuống tắm trong sông Hằng nghĩ rằng, ‘ Ta sẽ uống’ thế là nước sông trở thành đầy máu. Trong suốt năm mươi lăm năm bà đi lang thang khắp nơi bị đói khát hành hạ. Thế rồi một ngày kia bà nhìn thấy trưởng lão Kankharevata[371] đang ngồi bên bờ sông Hằng nghỉ trưa nàng tiến lại gặp ngài sau khi đã lấy tóc che thân và cầu khẩn ngài [372] một chút nước. Liên quan đến điều này có mấy đoạn kệ sau đây được thốt lên, hai đoạn kệ này đã được các vị kiết tập Kinh Tạng chèn vào bản kinh như sau:

1.      Nữ ngạ quỉ đó trông thật ghê tởm và khủng khiếp đã tiến lại gặp tỳ khưu đang nghỉ trưa bên bờ sông Hằng.

2.      Tóc nàng dài rất dài và xoã xuống chạm đất, nàng lấy tóc che thân đến nói với vị sa môn như sau’

1. Về điểm này trông thật khủng khiếp (bhīudassanā): trông thật kinh dị, ra vẻ rất giận dữ. Một cách giải thích khác ‘trông giống như Rudra’ (ruddadassanā[373]) có nghĩa là trong thật khủng khiếp và thê thảm.

2. Chạm xuống tới đất: yāva bhummāvalambare = yāva bhūmi tāva olambanti (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài bằng một dạng ngữ pháp hoán chuyển), trước tiên là ‘vị tỳ khưu’ và sau đó là ‘ẩn sĩ’ cả hai cách được nói tới liên quan đến vị trưởng lão Kandharevata.

Nữ ngạ quỉ tiến lại gặp Trưởng lão và xin ngài cho nước uống. Thốt lên đoạn kệ sau:

3. ‘Kể từ năm mươi lăm năm từ khi ta qua đời [143] ta chưa bao giờ biết mình đã ăn uống một thứ đồ ăn thức uống nào. Làm ơn ban cho ta chút nước, thưa ngài – ta đã bị khát khô cổ vì thiếu nước.’

3. Về điểm này Ta chưa bao giờ được biết mình đã ăn (nābhijānāmi bhuttaṃ vā): suốt quãng thời gian dài đến như vậy ta chưa hề biết tới ăn và đã uống thứ gì, có nghĩa là ta chưa được ăn uống thứ gì vào bụng. Phải khát khô cổ (tasitā): khát nước. Vì thiếu nước (pāniyāya): ‘Thưa ngài, làm ơn cho ta một chút nước, vì ta đã đi lang thang khắp nơi tìm kiếm nước uống.’ – đây là cách ta phải phân tích.

Từ đây trở đi là những đoạn kệ về cuộc đối thoại giữa trưởng lão và nữ ngạ quỉ:

4.      ‘Nước lạnh chảy từ Himalaya xuống – nhà ngươi cứ lấy mà uống. Tại sao lại phải xin ta?’

5.      ‘Thưa ngài, nếu ta tự lấy nước từ Sông Hằng thì nước sẽ biến thành máu. Chính vì thế ta cầu xin ngài cho ta một chút nước.’

6.      Thế thì nhà ngươi đã làm ác nghiệp gì xấu xa[374]qua thân khẩu hay ý nào? Do kết quả ác nghiệp đó, nước sông Hằng đã biến thành máu đối với nhà ngươi?’

7.      ‘Thưa ngài, Uttara, là con trai ta đã có niềm tin và là chủ gia nhân; nó đã bố thí cho các vị sa mônnào là áo cà sa và vật thực, những nhu cầu thiết yếu và nơi cư trú trái ý ta.

8.      Nhưng, do lòng bủn xỉn ích kỷ khởi lên ta đã la mắng con ta nói rằng, ‘Mong rằng y cà sa và đồ khất thực, đồ thiết yếu và nơi cư trú con đã tặng cho các sa môn trái ý mẹ.

9.      Kiếp sau sẽ biến thành máu đối với con, hỡi Uttara!’ Chính do kết quả ác nghiệp đó mà nước sông hằng đã biến thành máu đối với ta.’

4. Về điểm này Từ núi Himalaya chảy xuống (Himavantato): Từ vua các dãy núi có tên là “Himalaya’[375] do ngọn núi có quá nhiều tuyết che phủ (himassa). Chảy xuống (sandati): từ đó chảy xuống. Từ đây (etto): từ đây, từ sông Hằng vĩ đại này. Tại sao? (kim): ngài chỉ ra, “Vì lý do gì nhà ngươi lại cầu cạnh ta cho nhà ngươi nước uống?’[376] Hãy xuống sông Hằng mà uống bao nhiêu tuỳ hỷ.’

5. [144] Đối với ta nước sông biến thành máu (lohitaṃ me parivattati): Vì[377] ác nghiệp ta đã làm mà nước đang chảy đã biến thành máu đối với ta, biến thành, thay đổi thành máu. Nước biến thành máu ngay khi nàng múc nước.

7. Chống lại ý ta (mayhaṃ akāmāya): ngược lại với ý ta, trái ý ta. Ban tặng cho (pavecchati): cho. Những đồ dùng thiết yếu (paccayaṃ): những thứ thiết yếu cho người bệnh.

9. Những thứ này (etaṃ): ‘Mong rằng những đồ dùng thiết yếu này, như y cà sa, v.v... con đã ban tặng cho, con đã cúng dường cho các sa môn- mong rằng những thứ đó sẽ biến thành máu đối với con nơi kiếp sau, hỡi Uttara!’ Đó chính là kết quả của điều này, là hành vi bất thiện ta đã làm bằng lời nguyền rủa này[378] - Ta nên phân tích theo cách này.

Thế rồi Trưởng lão Revata đã ban một chút nước cho Tăng đoàn các tỳ khưu nhân danh nữ ngạ quỉ, họ đang đi khất thực và cũng ban vật thực ngài đã gôm được cho các vị tỳ khưu. Ngài cũng gôm lại những miếng giẻ rách nơi đống rác v.v... giặt sạch và làm thành nệm thiền và thảm trải nền nhà[379] - ta nên phân tích theo cách này.

Thế rồi vị Trưởng lão Revata đã ban cho Tăng đoàn một chút nước nhân danh nữ Ngạ Quỉ , họ đang đi khất thực và ngài cũng ban vật thực cho các vị tỳ khưu. Ngài đã gom những miếng giẻ rách v.v... giặt giũ sạch sẽ và làm thành những tấm nệm và thảm trái nền nhà[380]

Và dâng cúng cho các vị tỳ khưu. Và theo cách như vậy nữ ngạ quỉ đã tái sanh nơi Chư Thiên. Nàng đã hiện nguyên hình trước mặt trưởng lão và cho trưởng lão thấy hình tướng chư thiên nàng đã được. Còn trưởng lão giải thích vấn đề cho bốn đám đông tụ họp lại quanh ngài, và diễn giảng Phật Pháp cho họ. Tràn ngập xúc động, từ đó chúng sanh đã được giải thoát khỏi vết nhơ bủn xỉn ích kỷ, và chỉ biết hoan hỷ làm việc thiện theo đúng giới đức như thực hiện bố thí chẳng hạn.

Chuyện kể về Chuyện Ngạ quỉ này coi như đã được gôm lại trong bản sưu tập ngay tại Đại Hội lần thứ hai.

 

II.11 Chú giải chuyện ngạ quỉ CUỘN CHỈ
[Suttapetavatthuvaṇṇanā]

‘Trong quá khứ ta đã bố thí cho một vị tỳ khưu, là người đã xuất gia.’ Đây chính là chuỵên kể về Chuyện Ngạ quỉ Cuốn chỉ. Chuyện kể đã khởi sự ra sao?

Người ta kể lại rằng hơn bảy trăm năm trước khi Đạo sư của chúng ta xuất hiện tại một ngôi làng nọ không cách xa thành Sāvatthī là bao, có một chàng thanh niên trẻ tuổi đã hỗ trợ Đức phật Độc giác. Khi chàng thanh niên đến tuổi trưởng thành, mẹ cậu đã kiếm cho cậu cô gái nọ thuộc gia đình tốt của bộ tộc rất môn đăng hộ đối với chàng trai. Nhưng chính vào ngày kết hôn, thì cậu ta đã đi tắm với một số bạn bè đồng trang lứa và đã bị rắn cắn chết. Người ta thường cho là cậu bị yakka nhập.[381] [145] Cho dù chàng trai trẻ đã làm rất nhiều phước báu liên quan đến việc cậu đã hỗ trợ[382] Đức phật độc giác ấy. Vậy do cậu quá luyến ái với cô gái đó thế nên chàng trai đã tái sanh thành một Thiên Cung Ngạ quỉ nhưng lại có nhiều sức mạnh và oai lực, ước ao được đem cô gái vào cung của mình, chàng đã suy tính, ‘Giờ đây bằng cách nào nàng có thể thực hiện được một hành vi để cảm nghiệm chính cuộc sống[383] và hưởng thụ khoái cảm tình yêu với ta trong căn nhà này? Đang khi còn đang suy tính xem bằng cách nào nàng có thể cảm nghiệm được thù thắng cảm khoái chư thiên thì chàng trai nhìn thấy một Đức phật độc giác đang may y cà sa. Chàng hiện nguyên hình thành người và đảnh lễ trưởng lão rồi hỏi, ‘ Thưa ngài, ngài có cần chỉ không?’ Hỡi thiện nam, chúng ta đang may y cà sa (ngài đáp lại). Chàng chỉ cho trưởng lão căn nhà của cô gái, nói rằng, ‘thôi được rồi, ngài hãy đi và xin nàng một ít chỉ ngay tại vị trí như ta đã chỉ cho ngài.’ Vị Độc giác phật đi tới đó và đứng bên ngoài cửa ngôi nhà. Khi nàng nhìn thấy vị Độc giác phật đứng đó, nàng nhận ra ngài là người đáng nhận phước thí có được một chút chỉ nàng biếu tặng. Và với lòng tịnh tín nàng đã đưa cho ngài một cuộn chỉ. Thế rồi vị Chư Thiên đội lốt người đã đi tới ngôi nhà của người con gái đó, yêu cầu mẹ nàng đồng ý cho chàng lưu lại trong căn nhà đó với nàng trong một ít ngày. Để giúp mẹ nàng chàng đã đổ đầy những bình gốm trong nhà với tiền và vàng và rồi ghi trên đó tên chàng nói rằng, ‘Tài sản này do các chư thiên ban tặng chẳng ai có quyền xâm phạm’ và thế rồi chàng đã dẫn cô gái đi theo chàng về nhà mình. Mẹ nàng sau khi đã chiếm được số tài sản dồi dào đó đã phân phát cho họ hàng ruột thịt và cho những người nghèo khổ và những người vô gia cư v.v... [384] và chính bà cũng sử dụng. Khi bà qua đời bà còn dặn những người họ hàng thân thuộc rằng, ‘Nếu con gái ta trở về nhà hãy chỉ cho nó số tài sản này; và rồi bà qua đời.

Thế rồi bảy trăm năm sau khi Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian này và đã khởi động chuyển pháp luân tứ diệu đế và đến đúng thơi hạn ngài đã đến thành Sāvatthī, sự bất mãn đã nổi lên với người đàn bà đang phải sinh sống với một chư thiên. Nàng đã nói với chàng rằng, ‘Thưa đức lang quân, xin đưa em về nhà đi’ và rồi thốt lên những đoạn kệ như sau:

1.      ‘Trong quá khứ em đã bố thí [385] cho tỳ khưu, là kẻ xuất gia, một cuộn chỉ vì đó mà ngài đã tìm đến em. [146] do kết quả phước báu đó [386] em đã nhận được phước báu dồi dào và nhiều kotis y phục đã xuất hiện trước ta.

2.      Cung điện của chàng được trải hoa, trông vô cùng hấp dẫn và khoái cảm; có vô số bức hoạ và có rất nhiều người đàn ông đàn bà hầu hạ. Em đã sử dụng mọi thứ trong đó và ấy vậy những của cải dồi dào đó chẳng bao giờ cạn kiệt.

3.      Do đó, vì kết quả của chính hành vi thiện đó hạnh phúc và sung sướng em đã nhận được tại đó. Khi một lần nữa em được tái sanh nơi kiếp con người em quyết thực hiện rất nhiều phước thiện. Xin hãy đem em đi theo thưa đức lang quân.

1. Về điểm này cho một tỳ khưu, là người đã xuất gia (pabbajitassa bhikkhuno): điều này muốn ám chỉ đến Đức phật độc giác, ngài đã xuất gia[387] hiểu theo nghĩa tuyệt đối liên quan đến vấn đề ngài đã loại bỏ được các vết nhơ tham dục v.v... trong lòng mình, loại bỏ không bỏ qua bất kỳ điều gì, ngài là người xứng nhận phước báu và được gọi là ‘tỳ khưu’ (bikkhu) do ngài đã triệt phá hết các lậu hoặc (bhinnakilesattā). Cuốn chỉ (suttaṃ): cuốn chỉ bông. Ngài đã tới (upagamma): ngài đã tới nhà em. Yêu cầu em (yācitā): ngài đã xin em bằng cách đi khất thực sử dụng chính dáng điệu thể chất được nhận thấy rõ để gợi ý cho thấy rằng, ‘cách đứng của bậc thánh nhân chỉ rõ[388] – đây chính là cách xin[389] của một vị thánh. Của cải đó (tassa): của thí một cuốn chỉ đó. Do kết quả dồi dào em đã nhận được (vipāko vipulaphal’ ūpalabbhati): do kết quả đã đem lại nhiều kết quả dồi dào tuyệt hảo nhất, giờ đây đã nhận được, giờ đây em đã cảm nghiệm được. Nhiều (bahu): vô số kể. Kotis y phục: vatthakoṭiyo=vatthanaṃ kotiyo ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) có nghĩa là vô số, hàng trăm, hàng ngàn các loại y phục khác nhau.

2. [147] Có vô số tranh vẽ (anekacittaṃ): có rất nhiều loại tác phẩm vẽ[390] được trang hoàng với vô số châu báu như ngọc, đá quí v.v... có rất nhiều đàn ông, đàn bà hầu hạ. (naranārisevitaṃ): có những người đàn ông và đàn bà hầu hạ.[391] Em đã sử dụng thiên cung đó (sāhaṃ bhuñjāmi): ta đã hưởng ngôi nhà đó. Mặc y phục vào (pārupāmi): mặc quần áo. Của cải phong phú (pahūtavittā): có nhiều của cải cần thiết cho cuộc sống, có tài sản rất lớn và rất nhiều tài sản. Không bị cạn kiệt (na ca tāva khīyati): ấy vậy mọi của cải đó không bị cạn kiệt. Không giảm sút, không cạn kiệt.

3. Vì vậy, do kết quả của chính hành vi đó (tass’eva kammassa vipākaṃ anvayā): vì vậy, bằng cách, vì lý do chỉ một mình hành vi công đức đó là bố thí một cuộn chỉ, mà hạnh phúc và hoan hỷ đã nảy sanh bao gồm điều sảng khoái và ngọt ngào tựa như mật ong em đã nhận được trong thiên cung đó. Đã trở lại kiếp người một lần nữa (gantvā puna-m-eva mānusaṃ) đã trở lại kiếp người một lần nữa. Em quyết thực hiện những phước báu (kāhāmi puññāni): Em sẽ thực hiện phước báu hầu đem lại hạnh phúc đặc biệt cho chính mình, hay những gì xuất phát từ thù thắng em đã đạt được. – đây là ý nghĩa. Xin hãy đưa em đi, thưa đức lang quân, tới kiếp con người (nay’ayyaputta maṃ) có nghĩa là hãy đưa em trở lại (naya = nehi, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) với kiếp con người, hỡi đức lang quân của em ơi.

Khi ngài nghe được điều này, do không muốn ra đi do lòng luyến ái với nàng và cả lòng gắn bó với nàng, vị phi nhân ấy đã thốt lên đoạn kệ này:

4.      Đã bảy trăm năm, kể từ khi em đến đây, em sẽ già đi và luống tuổi tại đó và toàn bộ họ hàng ruột thịt của em đã qua đời hết cả. Em sẽ làm gì được khi em quay lại kiếp người từ chốn này?’

4. Về điểm này, bảy (satta): đây chỉ là một thuộc từ bỏ qua biến tố, hay là một cách diễn tả đặc biệtt[392] ở thể công cụ. Trăm năm:vassatā = vassasatato (một dạng ngữ pháp hoán chuyển): đã hơn bảy trăm năm trở về trước khi nàng đến đây, khi nàng đến cung thự này, có nghĩa là đã bảy trăm năm từ khi nàng đến đây. [148] Nàng đã trở nên già cả và có tuổi tại đó (jiṇṇa ca vuḍḍhā ca tahiṃ bhavissasi): nàng đã giữ lại vẻ mặt thanh xuân của nàng tại đây trong suốt thời gian đó nhờ oai lực phước báu nàng đã lưu lại nơi đây với vật thực chư thiên và khí hậu[393] trong lành. Nhưng khi nàng từ bỏ nơi đây mà đi, do phước báu đó đã cạn kiệt và do vật thực và nhiệt độ kiếp người, em sẽ già cỗi đi và luống tuổi ngay tại kiếp con người. Và toàn bộ họ hàng thân thuộc của em đã qua đời (sabbe ca te kālakatā ’va ñātakā): trong kiếp đó một khoảng thời gian dài đến như vậy đã trôi qua và do toàn bộ họ hàng thân thuộc của em đã chết hết. Chính vì thế em sẽ làm gì khi đi tới nơi cõi con người, từ nơi đây, từ cõi chư thiên này? Hãy ở lại đây, hãy dành cuộc đời còn lại của em tại đây. Đây là ý nghĩa.

Khi vị ấy nói như vậy không tin những gì chàng đã nói, nàng nói thêm và thốt lên đoạn kệ như sau:

5.      Chính vì đã bảy năm kể từ khi em tới đây đã được hưởng hạnh phúc thần tiên. Khi em đã quay trở lại kiếp sống con người thêm một lần nữa, em nhất quyết sẽ làm rất nhiều phước báu. Hỡi vị lang quân hãy đưa em ra khỏi đây.

5. Về điểm này Chính vì đã bảy năm em đến đây (satt’ eva vassāni idhāgatāya me): hỡi vị lang quân, hình như với em đó mới chỉ có bảy năm đã trôi qua do đã được thưởng thức hạnh phúc chư thiên được bảy trăm năm, khi nàng đã nói như vậy ngạ quỉ thiên cung đã khuyên nàng bằng một số cách, ‘Em sẽ chẳng sống ở đó được bảy ngày nữa kể từ giờ. Có một số tài sản ta đã ban cho em và mẹ em đã bỏ sang một bên. Hãy bố thí cho các sa môn và các vị bà la môn với ước mong là em sẽ được tái sanh trở lại ngay tại đây.[394] Khi chàng đã nói ra điều đó chàng liền nắm tay nàng và đặt nàng ngay giữa ngôi làng.[395] Nói cho nàng biết nàng nên động viên những người khác cũng đến đây để thực hiện các nghiệp phước theo đúng khả năng của họ cho phép, và rồi chàng rời khỏi nàng, vì lý do đó có lời nói rằng:

6.      [149] Chàng đã nắm chặt cánh tay nàng và dẫn nàng trở lại, ra vẻ già nua và yếu đuối, nói rằng, ‘Nàng phải nói cho nhiều người đến đây, “Hãy thực hiện những hành vi công đức và họ sẽ nhận được hạnh phúc.”

6. Về điểm này Chàng (so): là ngạ quỉ thiên cung. Của nàng (tam): người phụ nữ. Nắm chắc lấy cánh tay nàng (gahetvāna pasayha bāhāyaṃ): cầm lấy cánh tay như thể dùng sức mạnh. Dẫn nàng trở lại (paccānayitvāna): dẫn nàng trở lại ngôi làng một lần nữa trong ngôi làng đó nàng đã sanh ra và lớn lên. Yếu đuối (theriṃ): giống như một phụ nữ [396] yếu đuối có nghĩa là yếu đuối vì cao tuổi và dáng vẻ lụ khụ của nàng. Người ta kể lại rằng ngay sau khi nàng rời khỏi thiên cung đó nàng đã trở thành già cả, cao tuổi, do năm tháng chi phối, nàng đã trải qua tuổi thọ và đã đến lúc kết thúc sanh mệnh[397]. Em phải báo cho: vajjesi = vādeyyāsi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Để làm rõ những gì nàng phải nói, ‘chúng sanh khác cũng phải v.v... được nói cho biết. Đây là ý nghĩa: ‘Em yêu, em nên thực hiện những phước báu và em cũng nên nói cho, em cũng nên động viên người khác cũng đến đây gặp em nói rằng, ‘Thưa các chư huynh đáng kính,[398] ngay cả như dầu và y phục[399] của các bạn đã bị cháy sáng[400] thì các bạn cũng nên bỏ qua điều này và thực hiện những phước báu như thể các việc giới đức. Bố thí v.v... vì khi ta thực hiện những phước báu thì hạnh phúc chính là kết quả của những nghiệp đó chắc chắn bạn sẽ nhận được[401]. Đây là điều không còn gì phải nghi ngờ!’

Khi chàng đã nói như vậy và rời khỏi đó. Người đàn bà đi tới nơi các họ hàng thân thuộc của nàng cư ngụ và rồi hiện nguyên hình trứơc mặt họ. Nàng đem của cải chàng đã giao cho nàng và bố thí cho các sa môn và các vị Ba la môn. Động viên tất cả những người đến gặp nàng với đoạn kệ sau:

7.      Ta đều nhìn thấy các ngạ quỉ cũng như chúng sanh, khi họ phải buồn khổ vì đã không thực hiện phước báu, [150] ta cũng thấy cả các chư thiên và con người nữa, là giống nòi muốn an trú trong hạnh phúc. Sau khi đã thực hiện phước báu mà quả là sẽ được hưởng hạnh phúc.

7. Về điểm này do không thực hiện (akatena): do không tạo ra được, do tự mình đã không tích luỹ được. Những hành vi thiện (sādhunā): những hành vi thiện. Đây là công cụ cách với dấu chỉ biến tố[402]. Khi họ phải trải qua sầu khổ (vihaññanti): khi họ gặp phải cảnh khốn cùng. Mà kết quả được hưởng phải là hạnh phúc (sukhavedanīyaṃ): những phước báu đem lại kết quả nơi hạnh phúc. Vững vàng trong hạnh phúc (sukhe ṭhitā): được an tịnh nơi hạnh phúc; một cách giải thích khác nữa là “được nuôi dưỡng trong hạnh phúc’ (sukhedhitā),[403] có nghĩa là họ tiến tới và phát triển[404] liên kết với hạnh phúc. Đây là ý nghĩa; cũng giống như các ngạ quỉ, và chúng sanh cũng vậy ta đều nhìn thấy họ lâm vào cảnh khốn khổ, gặp phải cảnh khốn cùng do đói khát v.v... và phải trải qua khốn khổ to lớn do không thực hiện những điều thiện và do đã làm những điều bất thiện (cũng chính vì thế) ta nhận ra nòi giống này thuộc hạng chư thiên[405] và con người đã muốn an trú trong hạnh phúc sau khi đã thực hiện những phước báu mà kết quả đem lại là hạnh phúc. – thông qua thực hiện những phước thiện và thông qua không thực hiện những hành vi bất thiện. Chính ta cũng nhận ra điều này bằng chính mắt mình. Chính vì thế hãy cố gắng thực hiện phước báu, hãy tránh xa việc xấu xa vậy.

Sau khi đã động viên họ, nàng đã tổ chức một cuộc bố thí lớn dành cho các sa môn và các vị bà la môn kéo dài trong bảy ngày, vào ngày thứ bảy nàng đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Các tỳ khưu đã nêu vấn đề này cho Đức Phật biết, ngài đã nhân cơ hội này coi vấn đề này như là nhu cầu nổi lên và đã diễn giải Phật Pháp[406] cho đám đông tụ họp lại tại đó. Ngài đã giải thích một cách đặc biệt về lợi ích to lớn và kết quả vĩ đại công cuộc bố thí được bắt đầu liên quan đến Vị Độc giác Phật. Khi họ nghe điều này chúng sanh được giải thoát khỏi mọi vết nhơ ích kỷ và được hoan hỷ nơi những phước báu như bố thí v.v...

 

II.12 Chú giải chuyện ngạ quỉ TRÚ Ở AO HỒ
[Kaṇṇamuṇḍapetavatthuvaṇṇanā]

‘Những bậc thang thiên cung làm bằng vàng[407].’ Chuyện kể này được thuật lại khi Đạo sư đang lưu lại tại thành Sāvatthī liên quan đến nữ ngạ quỉ Kannamunda.

Người ta kể lại rằng, lâu lắm rồi, [151] vào thời Đức phật Kassapa, trong thành phố Kimbila có một thiện nam nọ, đã trở thành vị Nhập Lưu và là người có niềm tin cùng với năm trăm các thiện nam khác. Chàng luôn theo đuổi phước báu như trồng cây trong khu rừng khả ái, đắp đê và xây cầu v.v... và trong khi còn lưu lại tại đó chàng đã xây một thiền viện và dâng cho Tăng Đoàn, thỉnh thoảng chàng cũng đến thiền viện đó với tăng đoàn các tỳ khưu. Những bà vợ của họ cũng là những tín nữ và thỉnh thoảng cũng đi đến thiền viện chung với nhau và kèm theo là nước hoa, vòng hoa và dầu xức v.v... trong tay. Trên đường đi họ đã nghỉ lại nơi những nhà nghỉ trong khu rừng khả ái trước khi tiếp tục lên đường. Thế rồi một ngày kia có một số tên lừa đảo đang ngồi nghỉ trong các nhà nghỉ đó, đã nhận ra vẻ kiều diễm của các cô gái đó và khi các nàng rời khỏi sau khi đã nghỉ lại trong đó, chúng đem lòng luyến ái các nữ nhân đó. Khi chúng nhận ra rằng các nữ nhân ấy là những người có giới đức, chúng bắt đầu bàn tán với nhau xem ‘kẻ nào có thể làm rạn nứt giới đức của bất kỳ cô thiếu nữ nào trong số họ?’ ‘Tôi có thể làm được’, một kẻ trong bọn lên tiếng. Họ cá với nhau nói rằng, ‘Chúng ta đánh cược một ngàn đồng, nếu ông bạn làm được điều đó, chúng ta sẽ trả cho anh một ngàn đồng nhưng nếu anh thua thì cũng phải trả cho chúng ta một ngàn đồng.’

Hắn thử[408] bằng vô số cách, do lòng tham (tiền) và sợ (thua cuộc) chàng ta đã gẩy đàn bảy giây vina[409] tạo ra những nốt nhạc ngọt ngào, khi họ trở lại nhà nghỉ, có khi lại hát những bản nhạc khiêu dâm[410] với giọng hát ngọt ngào bằng tiếng hát của chàng trai[411] đó, chàng đã khiến cho một vài phụ nữ trong đó phải rạn nứt giới đức, chàng ta đã phạm tội ngoại tình với nàng và đã thắng một ngàn đồng tiền vàng từ tay những tên lừa đảo khác. Những tên bị thua cuộc một ngàn đồng cho hắn đã thuật lại vấn đề cho chồng nàng nghe. Không tin tưởng những tên đó người chồng hỏi nàng, ‘Em có làm như những tên này nói chăng?’ ‘Em chẳng biết chút gì về điều đó cả’, nàng cãi lại. Khi nàng thấy người chồng không tin mình, nàng đã chỉ vào con chó đang đứng gần đó và thề rằng, ‘Nếu như em làm hành vi xấu xa đó, mong rằng con chó đen đứt tai kia xé xác em bất kỳ nơi nào em sanh ra!’[152] Cho dù năm trăm phụ nữ khác biết rõ người đàn bà này là kẻ ngoại tình, khi được hỏi, “Phải chăng nàng đã hay không đã phạm phải hành vi xấu xa đại loại như thế chăng?’ Họ liền nói dối rằng, ‘Chúng em chẳng biết điều gì như vậy cả.’ và thề rằng, ‘Nếu chúng em biết điều đó, mong rằng chúng em trở thành nô lệ cho nàng trong suốt thời gian hiện hữu tương lai của chúng em!’

Bấy giờ người đàn bà ngoại tình kia trở nên gầy mòn ốm yếu do tâm trí nàng đã bị dày vò do bởi lương tâm bất an và không lâu sau nàng đã qua đời. Nàng đã tái sanh thành ngạ quỉ thiên cung trên bờ hồ Kannamunda, một trong số bảy đại hồ[412] trên núi Himalaya, vua các dẫy núi và vây quanh bốn bề thiên cung của nàng lại nổi lên một đầm sen thích hợp để cho nàng cảm nhận được kết quả của những ác nghiệp[413] nàng đã gây ra. Khi năm trăm phụ nữ còn lại cũng qua đời họ tái sanh thành nô lệ cho nàng do lời thề họ đã thực hiện. Nhờ kết quả những phước báu nàng đã thực hiện trước đó, nàng được hưởng thù thắng tại đó vào ban ngày nhưng còn ban đêm, bị thôi thúc do sức mạnh ác nghiệp nàng đã làm, nàng trổi dậy khỏi giường và đi ra bờ đầm sen. Khi nàng đã ra tới đó thì một con chó đen to lớn cỡ một con voi con, với diện mạo[414] khủng khiếp, tai bị cắt (cụt), răng nhọn nhọn và chìa ra, sắc như dao trông rất dữ tợn, hai mắt mở to giống như những cục than gỗ acacia[415] cháy đỏ, lưỡi thè ra trông như những tia chớp[416] phát sáng liên tục, với những chiếc vuốt nhọn hoắt trông rất dữ tợn, với bộ lông dài bờm xờm rất dị hợm, ngay sau đó con chó đến vật nàng xuống đất, hùng hổ xé xác nàng giống như một kẻ đói quá mức. Khi con chó ăn thịt nàng chỉ chừa lại bộ xương, nó dùng nanh tha nàng đi và ném xuống hồ sen rồi bỏ đi. Vừa khi bị ném xuống hồ ngay lập tức nàng trở lại hình tượng bình thường như cũ và sau khi trèo lên cung điện của mình, nàng đã nằm vật lên giường. Tuy nhiên những cô gái khác vẫn phải chịu cảnh nô lệ khổ cực cho nàng. Họ tiếp tục sống như vậy cho đến khi năm trăm năm mươi năm trôi qua và rồi họ chán ngấy cảnh sống như vậy khi phải tiếp tục sống cảnh thù thắng chư thiên mà thiếu vắng bóng người nam. Bấy giờ ở đó có một con sông chảy ra từ hồ Kannamunda và chảy vào sông Hằng sau khi chảy ngang qua vách núi đá. [153] Gần nơi các thiếu nữ đó cư trú có một cánh rừng giống như khu vườn khả ái. Có rất nhiều trái cây chư thiên trang điểm cho khu vườn đó, gồm những cây xoài và cây mít[417] v.v... Những cô gái đó suy nghĩ rằng, ‘Nếu như giờ đây chúng ta ném những quả xoài đó xuống sông chắc chắn sẽ có một số đàn ông nhìn thấy và sẽ xuất hiện ở đây vì muốn ăn trái xoài đó và chúng ta sẽ có thể tiêu khiển với bọn họ.[418] Và họ đã thực hiện y như vậy. Có một số sa mônđã lượm được những quả xoài, họ ném xuống sông, một số khác do các thợ rừng vớt được và một số lại trôi dạt vào bờ. Tuy nhiên có một quả trôi theo dòng nước sông Hằng và đúng lúc đó đã trôi tới thành Bernares. Lúc bấy giờ nhà vua cai trị thành Bernares đang tắm trong sông Hằng tại ngay địa điểm bên trong vòng đai lưới đồng và trái xoài đó, chảy theo dòng nước sông đúng lúc đã trôi dạt vào vòng đai lưới đồng đó. Khi những vị cận thần nhà vua nhìn thấy quả xoài chư thiên to tướng với đủ thứ màu sắc mùi thơm và hương vị ngọt ngào và dâng cho nhà vua. Đức vua dùng một phần nhỏ và để thử thứ quả đó, nhà vua liền đưa cho một tên cướp, đang bị giam trong tù chờ ngày xử trảm,[419] ăn trái xoài đó. Khi tên cướp đã ăn hết trái xoài hắn nói: ‘Tâu bệ hạ, tôi chưa hề được ăn một thứ quả như thế bao giờ; tôi nghĩ đây phải là một trái xoài chư thiên.’ Nhà vua lại đưa cho hắn một lát xoài nữa, và khi hắn ăn hết miếng xoài đó thì bộ tóc bạc và những vết nhăn trên mặt tên cướp biến mất hết và hình dáng anh ta trở nên vô cùng hấp dẫn trông giống như một người đang trong độ tuổi thanh xuân. Khi đức vua chứng kiến điều này ngài vô cùng kinh ngạc và rất tò mò chỉ ăn một trái xoài và thân hình lại trở nên thanh lịch đến như vậy. Nhà vua liền hỏi những quân hầu của mình rằng, ‘Các ngươi đã kiếm thấy trái xoài đó ở đâu?” Những người hầu cận thưa rằng, ‘Tâu bệ hạ, người ta bảo ở trên đỉnh núi Himalaya, vua các ngọn núi’ và khi được hỏi ‘liệu các ngươi có thể lấy cho trẫm những trái xoài đó chăng?’ họ trả lời, “Tâu bệ hạ, những tên thợ rừng có thể lấy được, xin hãy nói cho họ biết vấn đề đó và xin ý kiến của họ xem sao.’ Nhà vua truyền tìm kiếm những tên thợ rừng và bảo cho họ biết về vấn đề đó. Nhà vua còn cho một ngàn kahananas cho một tay thợ rừng đang trong tình trạng nghèo khổ và sai hắn đi nói rằng [154] “Hãy mau ra đi và kiếm đem về cho trẫm trái xoài này.”

Hắn ta trao một ngàn đồng kahapannas cho vợ và các con, sửa soạn đồ dự trữ lương thực cho chuyến đi và ngược dòng sông Hằng theo hướng hồ Kannamunda. Khi hắn đã đi hết những con đường người ta xử dụng, hắn nhìn thấy một sa môn ngay tại một điểm sáu mươi do tuần phía dưới hồ Kannamunda. Hắn đi theo lối sa mônđã mô tả cho và hắn lại gặp một sa mônnữa ngay tại một điểm cách xa khoảng ba mươi do tuần nữa. Hắn đi tiếp theo lối sa môn đó chỉ cho, hắn lại bắt gặp một sa môn nữa ngay một nơi cách xa mười lăm do tuần và hắn nói cho sa môn biết lý do cuộc hành trình hắn đang thực hiện. Sa môn liền khuyên hắn nói rằng, ‘Từ đây tới đó nhà ngươi phải vượt sông Hằng hung dữ và đi ngược dòng con sông nhỏ này cho đến khi nhà ngươi nhìn thấy một vách núi khi đó nhà ngươi phải lấy một ngọn đuốc bằng một khúc cây cháy dở và vào đó vào ban đêm. Vì dòng sông này không chảy xiết vào ban đêm chính vì thế đây là thời gian thích hợp để nhà ngươi tiến tới. Khi nhà ngươi đã đi được một ít do tuần thì nhà ngươi sẽ nhìn thấy những quả xoài.’ Người thợ rừng làm y hệt lời sa môndặn và vào lúc mặt trời mọc hắn đã tới được khu rừng xoài vô cùng hấp dẫn đó tại đó hắn nghe thấy vang vọng những tiếng chim hót[420] rất đa dạng và được trang điểm bằng những lùm cây[421] với cành lá xum xuê nặng trữu[422] những trái xoài ngọt mọng. Quang cảnh trông thật lộng lẫy với những chùm tia sáng toát ra từ nhiều loại châu báu đa dạng. Khi từ xa xa những phụ nữ phi nhân này trông thấy hắn tới gần. Họ đến gặp hắn nói rằng, ‘Người này thuộc chúng ta! người này thuộc chúng ta!’ Tuy nhiên, ngay sau khi hắn nhìn thấy những thiếu nữ phi nhân này[423] hắn trở nên hoảng hốt vì hắn không phải là người đã thực hiện được những phước báu để được hưởng thụ thù thắng chư thiên với nhưng phụ nữ phi nhân này và đang khi hắn kêu gào thảm thiết hắn chạy khỏi đó và tường trình biến cố đó cho nhà vua khi hắn quay trở về đến thành Bernares. Khi nhà vua nghe được sự việc này nhà vua tràn đầy ước muốn gặp các phụ nữ phi nhân đó và được ăn những quả xoài nữa, thế rồi nhà vua trao vương quốc cho những vị cố vấn đặc biệt của mình, và giả bộ tiến hành một cuộc đi săn xa, nhà vua cho trang bị vũ khí với cung và bao đựng tên, sỏ kiếm vào bao và ngài đã lên đường lần theo con đường tên thợ rừng đã chỉ cho, đi theo nhà vua là một đoàn tùy tùng nhỏ những người tháp tùng. Ngài cho đóng trại những người đi theo ngay tại một vị trí cách xa đó một vài do tuần và tiếp tục lên đường ngay khi người thợ rừng và đoàn người của nhà vua quay trở về tường trình sự việc [155] và nhà vua đã đi vào khu rừng xoài khi mặt trời vừa mọc. Khi các phụ nữ nhìn thấy nhà vua như một devaputta vừa mới tái sanh họ đã muốn ra gặp ngài. Khi các phụ nữ phi nhân này phát hiện ra ngài là vua họ đã tỏ lòng rộn ràng tình cảm và kính trọng ngài. Họ đã tắm cho nhà vua hết sức cẩn thận và trang điểm cho ngài thật lộng lẫy với y phục chư thiên, kèm theo là đồ trang sức, vòng hoa, hương thơm và dầu xức chân và dẫn nhà vua vào thiên cung tại đó họ đã cho nhà vua ăn uống vật thực chư thiên với hương vị hảo hạng và săn sóc nhà vua theo như ý ngài muốn.

Thế rồi một trăm năm mươi năm trôi qua vào nửa đêm nhà vua thức dậy và, khi còn đang ngồi, ngài đã nhìn thấy nữ ngạ quỉ bị nghiệp tà dâm ấy đi ra bờ hồ sen. Nhà vua liền theo dõi nàng, muốn khám phá xem nàng đi đâu vào giờ này (ban đêm), và đã bị con chó xé xác khi nàng tới đó. Nhà vua cân nhắc vấn đề trong ba ngày mà không hiểu được toàn bộ vấn đề đó là gì. Nhà vua quyết định chắc hẳn con chó đó phải là kẻ thù của nàng và lấy mạng con chó đó, ngay lúc đó ngài bắn con vật bằng một mũi tên nhọn hoắt. Thế rồi nhà vua nhận chìm[424] nữ ngạ quỉ xuống hồ sen và khi nhà vua nhận ra rằng nàng đã hiện nguyên hình trước kia của nàng, nhà vua liền hỏi nàng về biến cố với những đoạn kệ sau đây:

1.      Những bậc thang của nàng được làm bằng vàng, và trên đó được rải cát màu vàng óng[425]. Ngay ở đó lại có những bông súng[426] màu trắng đầy khả ái, với hương thơm dịu dàng, và khiến cho tâm hồn[427] sảng khoái.

2.      Có nhiều loại cây đa dạng che mát và lan tỏa nhiều loại hương thơm thơm ngát; mặt hồ che phủ với nhiều loại hoa sen[428] đa dạng lại có nhiều bông sen trắng[429] lan toả đầy[430] mặt nước.

3.      Đầy mê ly, những bông hoa thoảng đưa mùi thơm khả ái quanh khắp vùng, có làn gió quạt nhẹ[431]vang vọng xa xa là tiếng kêu thiên nga[432] và vang vọng là tiếng ngỗng hồng[433] kêu quang quoác.

4.      Có nhiều đàn chim xúm quanh và phát ra những tiếng hót đa dạng từ những bầy chim đó. Những khóm cây mang[434] đầy quả đủ loại và cánh rừng trổ đủ loại hoa[435] muôn sắc.

5.      [156] Ta chẳng tìm đâu ra một thành phố giống kiểu này nơi cõi con người và lại còn có rất nhiều lâu đài bằng vàng bằng bạc[436]; (6) trông thật loé mắt. Những lâu đài đó chiếu sáng khắp tứ phía.

6.      Đây phải chăng là những nàng hầu của nàng, có tới năm trăm nô lệ cũng của nàng. (7) họ được đeo vòng tay và kiền đeo cổ và còn được trang điểm trên đầu bằng nhiều sợi dây bằng vàng[437].

7.      Nhà ngươi cũng có vô số giường nằm, làm bằng vàng bạc (8) và được trải với tấm trải bằng da non sơn dương được trang hoàng khéo léo và trải với những tấm vải len cừu[438] dài.

8.      Khi nằm nghỉ trên đó nhà người được thoả mãn mọi ước mơ mong muốn,(9) tuy nhiên vào lúc nửa đêm nàng thức dậy và ra đi.

9.      Nhà ngươi đi tới vùng đất khoái lạc và (10) đứng trên đám cỏ xanh mướt bao quanh toàn thể chiếc đầm sen đó.

10.  Rồi sao đó xuất hiện con chó cụt hai tai,[439] đã xé xác nhà ngươi hết chi này đến chi khác. (11) và khi con vật đã xé xác nhà ngươi chỉ còn lại một bộ xương, thế rồi quăng nàng xuống đầm sen và thân hình nhà ngươi lại trở lại nguyên hình như trước.

11.  (12) Thế rồi với tứ chi được phục hồi, trong thật kiều diễm và dễ thương, nàng mặc bộ xiêm y và quay trở lại gặp ta.

12.  (13) Giờ đây ác nghiệp nào nhà người đã thực hiện bằng thân, khẩu hay ý? mà kết quả của hành vi đó đã khiến cho con chó mất tai đã xé xác nàng ra như vậy?’

1. Về điểm này, những bậc thang của nàng bằng vàng (savaṇṇasopānaphalakā): những bậc thang của nàng được làm bằng vàng và được trải quanh bằng cát vàng óng (sovaṇṇavāhukasanathatā): và được trải[440] quanh bằng cát vàng óng ánh. Tại đó (tattha): trên chiếc đầm sen. Những bông súng màu trắng: sogandhiyā = sogandhikā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Dễ thương (vaggū): đẹp kiều diễm, xinh đẹp, lấp lánh. Hương thơm ngọt ngào (sucigandhā): với hương thơm khả ái.

2. Đủ thứ hương thơm[441] lan toả khắp nơi (nāgāgandhasamīritā): lan toả khắp nơi với luồng gió đủ loại hương thơm say đắm. [157) Đủ loại hồng sen che phủ khắp mặt hồ. (nānāpadumasañchannā): rất nhiều và đủ loại hoa sen[442] che phủ khắp mặt nước hồ. Trải trên mặt hồ với những bông sen trắng (puṇḍarikasamotāta): những bông sen[443] trắng phủ khắp mặt hồ.

3. Say đắm, những bông sen đó toả hương thơm khắp vùng (surabhi sampavāyanti): toàn bộ đầm sen toả ra[444] khắp nơi hương thơm khả ải – đây là ý nghĩa. Những tiếng kêu của loại thiên nga và diệc vang dội khắp nơi (haṃsakoñcābhirudā): tràn ngập với tiếng thiên nga và diệc vang dội khắp nơi.

4. Những đàn chim đủ loại kéo đến đông nghịt (nānādijagaṇakiṇṇā): tràn đầy những đàn chim đủ loại kéo đến. Và những tiếng hót líu lo của những đàn chim đó vang vọng khắp nơi. (nānāsaragaṇayutā): tràn ngâp với tiếng vang vọng của nhiều đàn chim hòa trộn với nhau. Cây cối trổ đủ loại quả (nānāphaladharā): cây cối mang[445] đủ loại quả, những cành cây nặng quằn[446] xuống liên tục do sức nặng đủ mọi loại quả và những cánh rừng nở rộ đủ mọi loại hoa (nānāpupphadharā vanā): có nghĩa là những cánh rừng trổ đầy những loại hoa tràn ngập hương thơm quyến rũ; những ‘cánh rừng’ đây được dùng bằng cách thay đổi giới tính[447] .

5. Khác xa những thành phố nơi cõi chúng sanh (na manussesu īdisaṃ nagaraṃ): ta chẳng tìm đâu ra một thành phố giống như thành phố của nàng nơi cõi chúng sanh, có nghĩa là không biết đến một thành phố như vậy nơi cõi chúng sanh. Được làm bằng bạc (rūpiyāmaya): làm bằng đồng tiền bạc. Đang chiếu sáng (daddalhamānā): chói lọi tột độ. Chúng toả sáng (abhenti): vô cùng sáng chói. Sáng khắp tứ phương thiên hạ: samantā caturo disā = samantato catasso pi disā ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

6. Những người dưới quyền nàng: yā temā = yā te imā (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Những tớ gái (paricārikā): những kẻ chỉ thực hiện những dịch vụ hầu hạ. Họ (ta): những tớ gái hầu hạ nàng. Mang vòng xuyến nơi cánh tay và vòng vàng đeo cổ. (kambukāyuradharā): trang điểm bằng vòng xuyến đeo tay và vòng đeo cổ làm bằng vỏ xà cừ. Đầu được trang điểm bằng những vòng hoa bằng vàng. (kañcanāveḷabhusitā): những búi tóc trên đầu được trang điểm bằng những dây hoa bằng vàng.[448]

7. Được trải bằng những miếng vải làm bằng da non sơn dương (kadalimigasañchannā): trải trên (giường) với những tấm vải trải làm bằng da non sơn dương. Được sửa soạn rất công phu: sajjā = sajjitā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); ngủ trên đó quả là thích hợp. Lại được trải bằng những tấm thảm len lông dài (goṇakasanthatā): trải[449] bằng những tấm thảm len có lông dài.

8. Trên đó (yattha): trên chiếc giường đó. Khi nàng lên giường nằm nghỉ: vāsūpagatā = vāsaṃ upagatā (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) có nghĩa là khi nàng nằm trên đó để ngủ. Khi đến nửa đêm (sampattāya aḍḍharattāya): khi nửa đêm chìm xuống. Từ đó (tato): từ chiếc giường đó.

9. Chiếc đầm sen đó: pokkharañña = pokkharaṇiyā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). [158] Màu xanh lá (harite) màu xanh lục.[450] Đầy cỏ (saddale): phủ đầy cỏ non. Tươi sáng (subhe) : sạch sẽ; hay nói cách khác đây chính là cách nói về nàng. – ‘hỡi nàng xinh đẹp sáng chói của ta ơi’. Này em yêu, em đi lại, đứng đó và nằm trên bờ cỏ non xanh rờn vây quanh là đầm hồ sen nở rộ. – đây là cách chúng ta phân tích.

10. Không có tai (cụt tai) (kaṇnamuṇdo): tai bị xé rách, tai bị đứt. Con vật đã xé xác nàng: khāyitā āsi = khāditā ahosi ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Chỉ chừa lại bộ xương. (aṭṭhisaṅnkhalikā katā): biến nhà ngươi chỉ còn lại bộ xương. Giống y hệt như trước (yatha pure): giống như trước khi bị chó xé xác.

11. Thế rồi (tato): sau khi dìm nàng xuống đầm sen. Tứ chi nàng được phục hồi nguyên hình (aṅgapaccaṅngā): các chi[451] được phục hồi hoàn toàn. Xinh đẹp kiều diễm (sucārū): vô cùng hấp dẫn. Trông rất dễ thương (piyadassanā): trông rất hấp dẫn. Đến (āyāsi): xuất hiện.

Khi nhà vua lên tiếng hỏi như vậy, nữ ngạ quỉ đã thốt lên năm đoạn kệ kể lại sự thể ngay từ đầu cho nhà vua nghe.

13.  (14). Tại thành Kimbila có một thiện nam kia, một thiện nam có đức tin mạnh mẽ; ta là vợ của thiện nam này, nhưng ta lại không có đức hạnh tốt và lại ngoại tình.

14.  (15) Chồng ta đã nói với ta như thế này khi ta thông dâm như vậy. “quả thật không thích hợp cũng chẳng hay ho gì - nàng lại thông dâm chống lại ta bằng thân hay ý.’

15.  (16) Ta đã nói dối một cách trầm trọng khi ta thực hiện lời thề nói rằng, ‘em chẳng phạm tội thông dâm chống lại chàng bằng thân hay ý.

16.  (17) Nếu em phạm tội thông dâm chống lại chàng bằng thân xác hay ý thì mong rằng con chó cụt tai sẽ xé xác em.’

17.  (18) Chính do kết quả lời thề đó và do thực chất là ta đã nói dối mà trong suốt bảytrăm năm cho đến nay ta đã bị con chó cụp tai đó xé xác.”

13.[159] Về điểm này ngay tại thành phố Kimbila (Kimbhlāyaṃ): tại thành phố có tên như thế. Ngoại tình (aricārinī): Khi người vợ[452] đã phạm tội ngoại tình phản bội[453] lại chồng của mình, nàng được cho là phạm tội ngoại tình do phẩm hạnh của nàng như vậy.

14. Chồng em đã nói với em như vậy trong khi em phạm tội ngoại tình chống lại anh ta – đây chính là điều ta cần phải phân tích.[454] ‘Đây là điều không thích hợp v.v... cho thấy cách thức chàng đã nói. Về điểm này điều này không thích hợp (n’etaṃ channaṃ): đây là điều không thích hợp. Theo cách này (n’etaṃ paṭirūpaṃ) là các từ đồng nghĩa.[455] Theo cách này (yam): với hành vi ngoại tình ấy. Phải được coi là hành vi ngoại tình: aticarāsi = aricarasi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); hay nói cách khác, điều sau này là cách giải thích duy nhất, ý nghĩa duy nhất nàng đã phạm phải tội ngoại tình chống lại ta bằng cách này, tội ngoại tình của nàng vào đó, đây là điều không thích hợp cũng như không hợp lý.

15. Khủng khiếp (ghoraṃ): ghe tởm, kinh dị. Lời thề (sapathaṃ): lời thề[456]. Được thực hiện: abhāsissaṃ = abhāsiṃ ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển)

16. Nếu như ta: sacāhaṃ = sace ahaṃ ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Chống lại anh: taṃ- rvaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

17. Về hành vi đó (tassa kammassa): về hành vi bất thiện đó, về hành vi phẩm hạnh bất thiện đó. Và do hành vi tôi đã nói dối (musāvādassa ca): và do hành vi tôi đã nói dối theo như đã đề cập đến ở trên. ‘ ta đã không phạm tội ngoại tình’. Cả hai (udhayaṃ): do kết qủa của cả hai việc. Ta đã thực hiện (anubhutaṃ) có nghĩa là ta đã tiến hành. Vì (yato): vì ta đã làm ác nghiệp đó.

Khi nàng đã nói như vậy nàng thốt lên hai đoạn kệ khen ngợi công việc nhà vua đã làm cho nàng như sau:

18.  (19) Thưa bệ hạ, và ngài đã đến đây vì thiếp đã giúp đỡ thiếp rất nhiều; thiếp đã thoát khỏi nanh vuốt con chó cụt tai. Và thiếp không còn phải chịu buồn sầu nữa, thiếp chẳng còn gì phải sợ ở bất kỳ nơi nào trên cõi đời này.

19.  (20) Tâu bệ hạ, thiếp xin cúi mình kính lễ bệ hạ, và cầu khẩn ngài bằng kiểu chào anjali: xin hãy thưởng thức khoái cảm nơi các phụ nữ phi nhân này. Tâu bệ hạ, xin hãy hưởng lạc với thiếp.’

19. Về điểm này, thưa bệ hạ (deva): nàng đang nói với nhà vua. Về con chó tai cụp: kaṇṇamuṇdassa = kaṇṇamuṇḍato (một dạng ngữ pháp hoán chuyển): đây là sở hữu cách hiểu theo công cụ cách.

Và rồi nhà vua mệt mỏi sống tại đó và khiến cho nàng biết ý định của ngài là muốn rời khỏi nơi đây. Khi nàng biết được ý định của nhà vua nữ ngạ quỉ đó, do lòng gắn bó với nhà vua quá mạnh, [160] đã thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘Thưa bệ hạ, thần kính lễ trước đức vua’ cầu xin nhà vua ở lại đây. Nhưng vì đã quyết một lòng rời khỏi nơi này, nhà vua đã thốt lên đoạn kệ kết luận như sau, công bố ý định của mình như sau:

20.  (21) ‘Trẫm đã thưởng ngoạn những khoái cảm[457] với những phụ nữ phi nhân này, và cũng đã tiêu khiển với nàng. Hỡi kẻ may mắn của ta, ta năn nỉ nàng, xin hãy đưa ta trở về ngay tức khắc.

Về điểm này, trẫm năn nỉ nàng: tāhaṃ = taṃ ahaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Hỡi nàng phi nhân may mắn của trẫm. (subhage): xin hãy đưa trẫm về thành phố của ta (paṭinayāhi maṃ). điều còn lại đều đã rõ ràng.

Khi nàng thiên cung ngạ quỉ nghe thấy những gì nhà vua nói nàng không thể chịu nổi việc chia cắt giữa hai người được nữa. Với tấm lòng đau đớn và sầu khổ, thân nàng run bật lên, như thể nàng đã nài nỉ đức vua bằng nhiều cách, nàng cũng không thể nào thuyết phục nổi nhà vua ở lại. Nàng đã đưa đức vua trở lại thành phố của ngài với biết bao nhiêu châu báu có giá trị lớn. Và dẫn nhà vua lên lâu đài của ngài và sau khi nàng đã khóc lóc và than vãn, nàng đã quay trở lại nơi cư trú của nàng. Bấy giờ khi nhà vua chứng kiến điều này, trong lòng đầy xúc động ngài thực hiện phước báu bằng cách bố thí v.v... và ngài được tái sanh nơi thiên giới. Thế rồi khi Đức Phật xuất hiện trên cõi đời này, và đã quay chuyển pháp luân và đến thời gian qui định ngài đã lưu lại tại Sāvatthī. Trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) khi đang du hành một ngày nọ trên núi đã chứng kiến người phụ nữ phi nhân đó với đoàn tuỳ tùng của nàng ngài liền hỏi nàng về ác nghiệp nàng đã thực hiện. Nàng đã kể lại mọi sự cho ngài trưởng lão nghe từ lúc bắt đầu câu chuyện. Vị trưởng lão nêu vấn đề này cho Đức Phật nghe ngài đã coi vấn đề đó như là một nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đám người tụ họp lại tại đó. Chúng sanh sau khi đã nghe được vấn đề này quá xúc động đã từ bỏ[458] ác nghiệp. Thực hiện phước báu như bố thí v.v... và thoả thích trong Phật Pháp[459] và đã được tái sanh nơi thiên giới.

 

II.13 Chú giải chuyện ngạ quỉ HOÀNG HẬU UBBARĪ
[Ubbarīpetavatthuvaṇṇanā]

‘Hỡi trưởng lão Brahmādatta, có một vị vua kia.’ Đạo sư đã thuật lại chuyện kể Uất Ba Lợi chuyện Ngạ quỉ liên quan đến một thiện nam nọ, khi ngài đang lưu lại tại khu rừng Jeta.

[161] Chuyen kể lại rằng tại thành Sāvatthī có người chồng của một tín nữ kia đã qua đời và mòn mỏi vì khổ sở khi phải chia ly với chồng, nàng đã đến khóc lóc thảm thiết ngay tại đài hoả thiêu chàng và khóc lóc thảm thiết. Khi Đức Phật nhìn thấy nàng có duyên lành (tiềm lực) chứng đắc chánh quả Nhập Lưu, lòng ngài rạo lên niềm từ bi thương xót và ngài đã tới thăm nhà nàng và ngồi ngay nơi đã được chỉ định cho ngài. Thiện nữ tiến lại gần gặp ngài đảnh lễ ngài và rồi ngồi sát ngay một bên với ngài. Đức Phật liền hỏi nàng. ‘Hỡi tín nữ, nhà ngươi đang than khóc chồng mình hay sao đó?’ Khi nàng trả lời, ‘Vâng thưa Đức Thế Tôn, con đang than khóc vì phải xa lìa người con thương mến vô cùng. Ngài đã kể lại một biến cố xảy ra đã từ lâu, ước muốn đẩy lùi nỗi sầu khổ cho nàng.

Cách đây lâu lắm rồi, trong thành Kapila tại vương quốc Pancala[460] có một vị vua tên là Culani-brahmadatta.[461] Ngài đã từ bỏ cách sống lầm lạc[462] và chuyên tâm làm việc vì hạnh phúc cho chúng sanh trong vương quốc của ngài; bằng cách cai trị vương quốc mà không vi phạm Thập Giới của một vị vua.[463] Vào một dịp nọ vì muốn lắng nghe điều gì chúng sanh nói về vương quốc của mình, nhà vua đã giả dạng thành một người thợ may, rời khỏi thành phố không có một ai theo hầu và ngài đã du hành từ làng này sang làng khác và từ thị trấn này sang thị trấn khác. Khi nhà vua nhận thấy trong toàn cõi vương quốc đã được thoát khỏi cảnh trộm cướp và áp bức[464] và dân chúng sống hoà hợp với nhau. – Quả thật, ngay cả họ vẫn để mở của nhà mình – nhà vua đã quay về kinh vô cùng hoan hỷ. Khi nhà vua đang về tới thành phố, ngài đã vào thăm một người phụ nữ goá bụa đang phải trải qua cảnh khổ cực trong một ngôi làng nọ. Khi nàng nhìn thấy đức vua nàng nói rằng, ‘Thưa ngài, giờ đây ngài là ai vậy? và ngài từ đâu đến đây?’ ‘Ta là một thợ may, thưa bà, và ta đi du hành khắp nơi xem có ai muốn may vá gì không để kiếm một chút tiền công. Nếu nàng muốn may vá gì xin cho ta một chút vật thực và một chút thù lao[465] ta sẽ làm công việc đó cho nàng,’ ‘Chúng tôi không có việc gì cần may vá cả[466] cũng chẳng có thức ăn cũng như tiền thù lao[467]. Xin ngài kiếm người khác mà xin việc thôi, thưa ngài.’ nàng nói. Trong khi lưu lại đó trong vài ngày, ngài nhìn thấy con gái của nàng có tướng may mắn và công đức và hỏi người mẹ, ‘Liệu con gái của bà đã lập gia đình với ai chưa? Hay nàng vẫn còn độc thân; nếu như nàng chưa cưới hỏi vơi ai xin bà cho ta được cưới nàng làm vợ. Vì ta có khả năng cung cấp cho nàng phương tiện[468] sống cuộc sống an nhàn thoải mái.’ ‘thưa ngài được lắm, nàng trả lời và đưa con gái cho chàng. Chàng lưu lại với cô ta một vài ngày và rồi đưa cho nàng một ngàn kahapanas nói rằng, ‘Một ít ngày nữa ta sẽ trở lại, người yêu của ta,[162] xin đừng thất vọng[469] và đi ra thành phố làm gì. Nhà vua cho san bằng sửa sang lại con đường từ thành phố dẫn đến ngôi làng đó và cho trang hoàng và rồi đến đó với một vẻ hoành tráng hoàng gia lộng lẫy. Vị ấy đặt cô gái trên đống tiền kahapanas. Tắm cho nàng bằng nước đựng trong bình vàng và bạc và đặt tên cho nàng là Ubbarī rồi đặt nàng vào địa vị Chánh Hậu. Nhà vua ban ngôi làng đó cho họ hàng của nàng và dẫn nàng về thành phố trong vẻ huy hoàng tráng lệ hoàng cung. Chàng hưởng hạnh phúc yêu đương với nàng chàng cảm nghiệm được trị vì vương quốc thái an cho đến khi ngài băng hà. Khi kết thúc tuổi thọ tự nhiên. Khi nhà vua băng hà và nghi lễ an táng đã được cử hành long trọng, cõi lòng Ubbarī như mũi tên sầu khổ xuyên thủng ngay khi phải xa lìa nhà vua, ngàn liền đi tới dàn thiêu hoả táng tại đó nàng đã đảnh lễ trong nhiều ngày với hương nhang hoa v.v... nàng khen ngời các ân đức của đức vua và sau đó đi vòng quanh dàn thiêu của ngài từ phía bên phải[470], khóc lóc và than vãn như người điên.

Bấy giờ vào thời Đức Phật của chúng ta là vị Bồ Tát và đã xuất gia trong cuộc sống vị sa môn và đã chứng đắc các thiền chứng và các thắng trí. Trong khi còn lưu lại trong một cánh rừng kia trong vùng núi Himālaya ngài đã nhìn thấy bằng thiên nhãn nàng Ubbarī như đang bị xuyên thủng bằng mũi tên sầu khổ. Ngài đã di chuyển trên không và rồi, hiện nguyên hình và dừng lại trên không và hỏi dân chúng xem kẻ đang đứng kia là ai. “Dàn thiêu hoả táng của ai vậy?’ và vì lợi ích cho ai[471] mà người đàn bà kia lại khóc lóc[472] và than vãn thảm thương ‘Ôi Brahmadatta, ôi Brahmadatta thế?’ khi họ nghe hỏi như vậy dân chúng nói, ‘Thưa ngài đó chính là bà Ubbarī, vợ của Brahmadatta, là người vừa mới qua đời và nàng đã đi tới dàn thiêu hoả táng của ngài mà khóc lóc than vãn thảm thiết đến như vậy. Cứ gọi tên chàng là ‘Brahmadatta’.

Các bậc kiết tập Kinh Tạng đã chèn sáu đoạn kệ này nhằm giải thích vấn đề như sau;

1.      Có một vị vua tên là Brahmadatta, là chúa các vị đánh xe Pancalas; thế rồi sau nhiều ngày, nhiều đêm vị vua đó đã băng hà.

2.      Người vợ Ubbarī của ông ta đã đi tới giàn thiêu hoả táng và khóc lóc thảm thiết; nhìn thấy Brhamadatta không còn nữa nàng khóc rằng, ‘Hỡi Brhamadatta”

3.      [163] bấy giờ một vị sa môn đã tới đó, là vị hiền trí[473] có giới hạnh vẹn toàn và ngài đã hỏi những nguời ngài gặp tại đó nói rằng,

4.      Giàn thiêu hoả tảng của ai đó, mà toả ra đủ thứ hương thơm thế kia? Người đàn bà đang khóc lóc thảm thiết kia là vợ của ai vậy? Lại đang khóc người chồng đã đi xa như thế? Là người không còn nhìn thấy chồng nữa sao lại khóc ‘Ôi hỡi Brahmadatta?”

5.      Và những người đứng đó giải thích, những người ngài gặp đó giải thích nói rằng, Brahmadatta, ôi người có phước,[474] đó là vợ của Brahmadatta. Thưa ngài.”

6.      Đây chính là giàn hoả thiêu hoả táng của nhà vua đang lan toả với đủ mọi hương thơm đủ loại và vợ của người này đang khóc người chồng đi xa, người vợ không còn được nhìn thấy Brahmadatta không còn nữa, “Ôi Brhamadatta!”

1. Về điểm này Có một người: ahu = ahosi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Những người Pañcālas’ (Pañcālānaṃ): là cư dân của vương quốc Pancala; hay chỉ là vương quốc Pancala, vì dù [475] chỉ là một quốc gia[476] lại được giải thích là số nhiều ‘những người Pancalas’ điều này xẩy ra do (do là tên) của những hoàng tử thuộc về người đánh xe, có nghĩa là người đánh xe oai lực.

2. Đến hoả táng đài thiêu (tassa ālāhanaṃ): Với nơi thân xác của nhà vua được hoả táng.

3. Vị sa môn(isi): ngài là một sa môn vì lý do ngài đã hoàn tất sau khi đã chu tất được mười lăm pháp chứng này v.v... [477] Tại đó (tattha): đến vị trí Ubbarī đang đứng,[478] có nghĩa là tại nghĩa trang. Đã tới: āgacchi = agamāsi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Có giới đức vẹn toàn (sampannacaraṇo) nghĩa là có phẩm hạnh giới đức hoàn hảo, vị ấy có và hoàn hảo nơi mười lăm chứng pháp hoàn hảo này được phân loại thành giới hạnh[479] vị ấy đã hoàn tất được thành tựu giới đức, đã thu thúc được các giác quan, biết điều độ trong ăn uống, chuyên cần nơi pháp tinh tiến có bảy phép thù thắng[480] có thể chứng đắc bốn tầng thiền sắc giới. Một vị hiền trí (muni): hiền trí là người thông minh (munāti) biết được những gì có lợi cho chính mình và những gì có lợi cho người khác. Và ngài đã hỏi những kẻ tại đó (te ca tattha apucchittha): ngài hỏi những người đang ở chỗ đó. Những người ngài gặp tại đó (ye tattha su samāgatā): những người ngài gặp đây kia trong bãi tha ma. Su (không được dịch) chỉ là một tiểu từ mà thôi, một cách giải thích khác có thể là “những ngươi ta gặp ở đó là ai vậy?’(ye tatthāsuṃ samāgatā), là nơi (āsuṃ = ahesuṃ ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

4. [164] Lan toả khắp các vị hương thơm[481] (nānāgandhasameritaṃ): được lan toả và tràn ngập khắp nơi với đủ loại hương thơm. Từ đó (ito) từ cõi con người. Đi xa (dūragataṃ): ngài muốn ám chỉ một sự kiện cho là ngài đã đi tới cõi đời sau[482]. Khóc lóc, “Ôi Brahmadatta” (Brahmadattā ti kandati): nàng đã cầu khấn ngài bằng cách than vãn và gọi tên ngài là: Ôi Brahmadatta”.

5. Là vợ của ngài Brahmadatta. Ôi người có phước, Vợ của Brahmadatta, thưa ngài tốt lành (Brahmadatta bhaddante Brahmadatta māirisa): hỡi ngài đại hiền trí có thân và trí hoàn hảo, đây là giàn thiêu hoả táng của nhà vua Brahmadatta và đây là vợ của cùng vị vua Brahmadatta đó. Mong rằng Brahmadatta nhận được ơn phước của ngài, Ôi vị phước đức.[483] Vì chính liên quan đến hạnh phúc của các đại ẩn sĩ[484] giống như ngài, chính là hạnh phúc, niềm sung sướng cho chính những kẻ nào lưu lại tại cõi mai hậu – đây à ý nghĩa.

Khi vị sa môn nghe những lời như vậy ngài tỏ lòng thương xót từ tâm trứơc sự hiện diện cảu Ubbarī và thốt lên đoạn kệ này với mục đích xua tan nỗi sầu khổ cho nàng.

7.      Tám mươi sáu ngàn người với cùng tên là Brahmadatta đã bị hoả thiêu trên giàn hoả táng. Nhà ngươi đang than van khóc lóc kẻ nào trong số những người đó.

7. Về điểm này tám mươi sáu ngàn người (chaḷāsītisahassāni): trong số tám mươi ngàn cộng với sáu trăm người thêm nữa. Có tên là Brahmadatta (Brahmadatta nāmakā): có tên là Brahmadatta. Khóc lóc người nào đó trong số họ (tesaṃ kaṃ anusocasi): ngài hỏi rằng, ‘họ khóc lóc vị Brahmadatta nào trong số tám mươi ngàn sáu vị Brahmadatta đó? Do đó mà nỗi buồn khổ của nhà ngươi phát sanh ra?’

Khi sa mônhỏi nàng như vậy, Ubbarī thốt lên đoạn kệ này cho thấy nàng muốn ám chỉ vị Brahmadatta nào:

8.      Nhà vua là con trai của Cūḷani, là thủ lãnh những người đánh xe Pancalas; chính ta đang than vãn vị vua đó, thưa ngài, là người chồng đã thỏa mãn mọi ước nguyện của ta.’

8. Về điểm này là con trai Cūḷani (Cūḷaniputto): là con trai của vị vua có cùng tên[485] như vậy. [165] Người đã thoả mãn mọi ước mơ cho ta. (sabbakāmadaṃ) ngài là người đã cho ta đủ thứ bất kỳ điều gì ta muốn; hay nói cách khác, ngài có thể đáp ứng cho chúng sanh những gì họ mong muốn.

Khi Ubbarī đã nói như vậy sa môn một lần nữa lại thốt lên hai đoạn kệ:

9.      Tất cả các vị vua đó đều có tên là Brahmadatta; tất cả đều là con trai của một vị Cūḷani và chúa những tên đánh xe Pancalas.

10.  Là chánh hậu nhà ngươi lần lượt cho tất cả họ sau; Tại sao nhà ngươi lại quên mất những người trước đó và chỉ than vãn chỉ một người cuối cùng này mà thôi.?”

9. Về điểm này Tất cả đều là (sabbe ’va hesuṃ): toàn bộ những người đó lên tới tám mươi sáu ngàn người đều là vua cả với tên là Brahmadatta. Đều là con trai của vị Cūḷani và cũng là chúa những người đánh xe Pancalas; những điều kiện được làm một vị vua trong số họ đâu có gì phân biệt rõ ràng đâu. Ngay cả chỉ ở một điểm duy nhất mà thôi.

10. Nhà ngươi có hành động như là chánh hậu (mahesittam akārayi): và đối với tất cả họ theo thứ tự nhà ngươi đã hành động[486]trong tư thế một chánh hậu. Có nghĩa là nhà ngươi đã đạt đến địa vị đó. Tại sao vậy? (kasmā): ngài hỏi, “trong số toàn bộ những con người đó, không có ai được phân biệt[487] cho dù có mặc áo giống như người chồng hay trong số những phẩm chất đặc biệt cá nhân của họ. Tại sao, vì lý do gì, nhà người lại bỏ qua những người trước đó và chỉ than vãn một người cuối cùng mà thôi?’

Khi nàng nghe được vị Ubbarī này lòng tràn đầy cảm động và một lần nữa thốt lên một đoạn kệ với ngài sa mônnhư sau:

11.  ‘Có phải chính ta là một người đàn bà trong vòng một thời gian dài đến như vậy sao? thưa ngài đáng kính, thế vì kẻ nào thường đã là một người đàn bà nơi vòng luân hồi?’

11. Về điểm này, chính ta: ātume = attani (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Phải chăng ta là một người phụ nữ? (itthibhūtāya): phải chăng ta đã làm kiếp một người phụ nữ? Trong một khoảng thời gian dài như vậy? Dīgharattāya = dīgharattaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Đây chính là ý nghĩa: phải chăng chính ta là người phụ nữ, phải chăng ta chỉ là một phụ nữ trong suốt thời gian đó hay ta cũng đã làm kiếp đàn ông? Chính ta mà ngài đã nói đến làm kiếp phụ nữ: yassā me intthibhūtāya = yassā mayhaṃ itthibhūtāya (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Ta mà ngài đã nói đến có nghĩa là, ngài đã kể lại, thưa ngài đại hiền trí. Là người đã là kiếp phụ nữ như vậy, đã là kiếp chánh hậu thường xuyên nơi vòng luân hồi. Một cách giải thích khác đó là “Ôi, chính ta nhớ lại rằng ta là một người phụ nữ,’ (ātumo[488]itthibhūtāya)[489]. Về điểm này, Ôi! chính ta đã nhớ lại (a) là một tiểu từ ám chỉ tập thể.[490]Chính ta (tumo): do chính bản thân ta (sayaṃ); đây là điều ta đã nhớ lại, ta đã biết. Đó là chính ta đã là một phụ nữ. (itthibhūtāya): đó là chính ta đã xuất hiện làm kiếp phụ nữ [166] – luôn luôn xuất hiện tái sanh[491] liên tục như vậy đối với ta trong một thời gian dài. Tại sao? Vì[492]chính ta là người mà ngài đã nói tới, thưa vị đại hiền trí, đã được làm kiếp phụ nữ thường xuyên nơi vòng luân hồi (chẳng hạn) ‘đối với tất cả các vị vua nhà ngươi đã chẳng hành động như là chánh hậu sao[493] - đây là cách ta nên phân tích [494].

Khi nghe qua những lời này đạo sĩ liền thốt lên đoạn kệ cho thấy trong vòng luân hồi chẳng có quy luật nào là một người đàn bà chỉ là đàn bà mà thôi và một người đàn ông chỉ là đàn ông mà thôi.[495]

12.  Nàng đã là một người đàn bà, nàng đã là một người đàn ông, nàng cũng đã tái sanh nơi kiếp súc sanh, giới hạn nơi quá khứ lâu dài này sẽ không được nhận ra rõ rằng như vậy.

12. Về điểm này nhà ngươi đã sanh làm kiếp phụ nữ, nhà ngươi đã sanh làm kiếp đàn ông (ahu itthi ahu puriso): đã có thời nhà ngươi là một phụ nữ, và có thời nhà ngươi là người đàn ông. Những đây không phải tuyệt đối là vấn đề làm phụ nữ hay là đàn ông, vì dầu sao, nhà ngươi cũng đã tái sanh làm kiếp súc sanh đã có thời nhà ngươi cũng đã tái sanh[496] làm loài vật như trâu bò và nhà ngươi cũng đã tái sanh làm kiếp súc sanh khác.[497] Giới hạn của quá khứ lâu dài này đã không được xem thấy rõ ràng (evam etaṃ atītānaṃ pariyanto na dissati): Giới hạn ranh giới của hiện hữu trong quá khứ lâu dài này – kiếp làm phụ nữ như đã nói ở trên, là đàn ông và làm súc sanh v.v... mà nhà ngươi đã phải trải qua – như vậy không được thấy rõ ràng, ngay cả đối với những kẻ nào xem ra có vẻ cố gắng hết sức bằng con mắt trí tuệ. Nhưng điều này không thể áp dụng vào cho nhà ngươi mà thôi : tuy nhiên giới hạn tái sanh của toàn thể chúng sanh đang phải du hành trong vòng luân hồi phải được thấy rõ, phải được tỏ lộ. Vì lý do này Đức Phật có nói. ‘Hỡi các tỳ khưu, ta không thể nhận ra đâu là khởi điểm của vòng luân hồi này, khởi điểm của vòng luân hồi này không được vén mở trong vòng luân hồi; và chúng sanh lại bị vô minh cản trở và ái dục trói buộc.’[498]

Khi nàng đã nghe được Phật Pháp do các sa môn diễn giải như vậy trong đó ngài đã làm rõ ảnh hưởng của các hành vi[499]và vòng luân hồi thì vô giới hạn, với lòng đầy súc động liên quan đến vòng luân hồi và với tịnh tín trong lòng đối với Phật Pháp mũi tên sầu khổ của nàng đã biến mất và thốt lên ba đoạn kệ cho biết lòng tịnh tín của nàng và sầu khổ nơi nàng tan biến như thế nào:

13.  Quả thật ta đã bị thiêu rụi, giống như một ngọn lửa được châm thêm thục; nhưng giờ đây toàn bộ nỗi sầu khổ của ta đã bị dập tắt như thể ta đã được rẩy nước.

14.  [167] Quả thật mũi tên sầu khổ[500]đã xuyên qua tim ta đã được rút ra. Ngài đã đẩy lùi sầu khổ đó. sầu khổ đối với chồng ta đã tràn ngập tâm ta.

15.  Với mũi tên được rút ra, ta trở nên an tịnh và tươi mát; vì nghe ngài, thưa vị Đại hiền trí ta không còn than vãn và khóc lóc làm gì nữa.’

Ý nghĩa của những điều trên đã được đưa ra ở trên rồi[501]

Vị Đạo sư nói thêm bốn đoạn kệ cho thấy thái độ của Ubbarī giờ đây đã tràn ngập xúc động.

16.  Khi nàng nghe những lời của ngài, những lời được thốt lên một cách khôn khéo, nàng đã lấy bát khất thực áo cà sa và xuất gia tham gia cuộc sống vô gia cư.

17.  Và nàng, trở thành một người xuất gia đi theo cuộc sống vô gia cư, tu luyện trí tuệ tâm từ ái dẫn đến tái sanh nơi cõi Phạm Thiên.

18.  Du hành từ làng này qua làng khác, từ thị trấn này sang thị trấn khác và đến các kinh đô các vương quốc, Uruvela là tên ngôi làng nàng đã qua đời tại đó.

19.  Sau khi đã trau dồi tâm từ ái nhằm dẫn đến tái sanh nơi cõi Phạm Thiên và sau khi đã bỏ sang một bên những suy nghĩ của một phụ nữ nàng đã đạt đến cõi phạm thiên.[502]

16. Về vấn đề này của ngài (tassa): của vị sa mônđó: lời nói khéo thuyết giảng: subhāsitaṃ [503]= suṭṭhu bhasitaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) có nghĩa là Phật Pháp.

17. Người đã xuất gia (pabbajitā): kẻ đã theo đuổi cuộc sống vô gia cư. Trở thành: santā = samānā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); hay sau khi đã trở thành kẻ xuất gia. nàng đã được an tịnh (santā) nơi thân và khẩu.[504] Từ tâm ái (mettacittaṃ): tâm đi kèm (câu hữu) với từ. Ngài đề cập đến các tầng thiền được chứng đắc do tâm từ xuất hiện dưới tiêu đề tâm. Nhằm được tái sanh nơi cõi Phạm Thiên (brahmaloka) (brahmalokūpapittiyā): và trong việc tu tập từ tâm ái nàng đã làm như vậy nhằm được tái sanh nơi cõi Phạm Thiên, không với mục tiêu thiết lập nền tảng[505] cho trí tuệ (nhập thiền)[506] Tuy nhiên trước khi Đức Phật xuất hiện, thì các vị sa môn và những kẻ xuất gia đang tu luyện các tứ vô lượng tâm (brahmaviharas)[507] v.v... thực hiện như vậy chỉ nhằm mục đích đạt đến thù thắng cho kiếp sống[508] mà thôi.

18. [168] Du hành từ làng này sang làng kia (gāmā gāmaṃ): đi từ làng này sang làng khác.

19. Sau khi đã trau dồi tu tập (ābhāvetvā): sau khi đã tập luyện, Sau khi đã phát triển, một số lại giải thích là abhāvetvā, tiếp đầu ngữ có từ a chỉ là một tiểu từ dành cho họ. Sau khi đã gạt sang một bên các tư tưởng của nữ nhân (itthicittaṃ virājetvā): sau khi đã đoạn trừ được những tư tưởng, những khuynh hướng, và những ước muốn của phụ nữ [509] của nữ nhân, tâm của nàng đã được tách khỏi phụ nữ tính.50 Nàng đã đạt đến cuộc sống phạm thiên (brahmalokūpagā): nàng là người đã dạt đến cuộc sống phạm thiên bằng cách tái sanh. Những gì còn lại đã quá hiển nhiên vì đã được giải thích ở trên.

Khi Đức Phật đã kể lại việc diễn giải Phật Pháp và xua tan nỗi sầu khổ cho thiện nữ đó. Sau đó ngài đã ban cho nàng giáo lý về Tứ Diệu Đế và cuối cùng tín nữ đã trở nên an trú nơi chánh quả nhập lưu. Giáo lý đó cũng đem lại lợi ích cho đoàn người tụ tập lại ở đó.

Việc chú giải Uất Ba lợi chuyện Ngạ quỉ kết thúc tại đây – như vậy việc chú giải ý nghĩa phẩm thứ hai về Ubbarī đã được tô điểm với mười ba chuyện kể Chuyện Ngạ quỉ trong tập Chuyện Ngạ quỉ thuộc Tiểu Kinh bộ đã kết thúc[510].

-ooOoo-


[1]. Có điều không rõ ràng là các vị này là ai cũng như tà kiến của họ bao gồm những gì. Trong Kinh Bản Sanh vi 117 ta thấy Vua Angati có nói rằng, ‘Chẳng có lối vào thiên giới mà chỉ trông cậy vào định mệnh mà thôi: cho dù số phận của ngươi có hạnh phúc hay bất hạnh, ngươi chỉ đạt được thiên giới qua định mệnh đã đặt trước: mỗi người chúng ta ít nhất cũng đạt đến giải thoát qua kiếp luân hồi (saṃsārasaddhi); xin đừng nôn nóng về tương lai của mình làm chi.’ Rất có thể họ là những thần dân Ajivikas vì trong D I 54 học thuyết này được gán cho Makkhali-Gila cũng được gọi là saṃsārasaddhi – có nghĩa là tinh luyện thông qua vòng luân hồi (Dial I 73).

[2]. Một kiểu chào quì gối anjali trong đó trán, hai tay và 2 đầu gối phải phủ phục chạm đất.

[3]. Chú giải Se Be giải thích là assaddhakulassa còn bản văn ghi là assadhā kulassa.

[4]. Chú giải Se giải thích là asikkhitā còn bản văn Kinh Tạng ghi là āsikkhitā (Be alakkhikā)

[5]. Chú giải Se Be giải thích là mamaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là namaṃ.

[6]. Chú giải Se Be giải thích là bhikkhū còn bản văn Kinh Tạng ghi là bhikkhuṃ.

[7]. PED sv rīji gợi ý là dīgharājīyaṃ ở đây có nghĩa là “thuộc dòng tộc lâu đời’ nhưng chắc chắn đây là điều có liên quan đến ngôi làng vừa nói đến ở trên và trong bản văn Kinh Tạng nên ghi ở chữ hoa mới đúng.

[8]. Chú giải Se Be giải thích là dhamanisanthatā còn bản văn Kinh Tạng ghi là dhamanisaṇṭhitā cả trong câu này lẫn nơi khác.

[9]. Chú giải Se Be và đoạn kệ này giải thích là kisā còn bản văn Kinh Tạng ghi là kise.

[10]. Chú giải Se Be và đoạn kệ này giải thích là kisike còn bản văn Kinh Tạng ghi là kisīkā.

[11]. Chú giải Se Be giải thích là kisabhāvadassanatthaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là kisabhāva dassanatthaṃ.

[12]. Chú giải Se Be giải thích là nibbattitvā còn bản văn Kinh Tạng ghi là nibbattetvā.

[13]. Chú giải Se Be giải thích là yaṃ hi còn bản văn Kinh Tạng ghi là yāhi.

[14]. Chú giải Se Be và đoạn kệ này giải thích là niyojeyyuṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là yojeyyuṃ.

[15]. Chú giải Se Be và đoạn kệ này cũng giải thích như vậy còn bản văn ghi là khajjamān.

[16]. Theo truyền thống thì cho dù ngạ quỉ không còn khả năng thực hiện thiện nghiệp nữa – chính vì thế chúng cần đến họ hàng thân thuộc của mình để thực hiện nhân danh họ. Tuy nhiên xin đọc những nhận xét trong PvA 26 ở trên

[17]. Được viên thành những cục nhỏ và dùng tay để ăn.

[18]. Xin đọc chuyện kể I. 10 ở trên

[19]. Những đoạn kệ này lại xảy ra trong Vv 91.2.4.

[20]. Chú giải Se Be và VvA giải thích là anubalappadāyikā ti katvā còn bản văn ghi là anubalappadānā hutvā: anubalappadāyika không thấy liệt kê trong PED nhưng chú giải CPD có đưa ra mục từ này. theo PED đó là sv osadhī, Childers gọi đó là Venus nhưng không đưa ra chứng cứ rõ ràng, một số dịch giả khác lại giải thích đó là “sao mai”. Theo truyền thuyết Ấn độ thần phụ trách về thuốc men (Thần dược) chính là mặt trăng (oṭadhīsa) chớ không phải bất kỳ tinh tú đặc biệt nào.’ không còn nghi ngờ gì nữa chính mặt trăng là điều ta nên hiểu ở đây, chúng ta không nên lẫn lộn với từ ‘ngôi sao’ (star = tārakā) vì từ này rất dễ dàng được dùng để chỉ mặt trăng – xin đọc Sn 687 trong đó mặt trăng được gọi là thống lãnh các vì sao (bull of stars). Hơn thế nữa sao mai tuy rất sáng, không thể nói rằng có thể chiếu sáng khắp mọi nơi như yêu cầu ở đây. xin đọc S I 65; Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 62; It 20.

[21]. Chú giải Se Be giải thích là Etādiso; bản văn đã bỏ qua đoạn kệ 10 nên sửa lại để giải thích là Kena te ‘tādiso…’

[22]. Chú giải Se Be giải thích là addakkhi còn bản văn Kinh Tạng ghi là dakkhasi.

[23]. Chú giải Se Be giải thích là uppamdukiṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là upakaṇḍakiṃ cả ở đây và trong tập chú giải dưới đây trong đó lại được định nghĩa là unppaṇḍukhajātaṃ.

[24]. Chú giải Be giải thích là samptitacchaviṃ còn bản văn kinh tạng ghi là appaṭicchaviṃ; xin cũng đọc PED sv appaṭicchaviṃ theo yêu cầu cần được giải thích nhưng lại không đưa ra một mục từ nào vào đúng vị trí; Chú giải Se giải thích là āpatitacchaviṃ.

[25]. Theo nghĩa đen đó là bất kỳ điều gì lòng ta cho là thân thương, như ở trên.

[26]. Chú giải Se Be và III 212 dưới đây giải thích là pokkharañño còn bản văn Kinh Tạng ghi là pokkārañño.

[27].Chú giải Se Be giải thích là uppaṇḍukajātaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là upakaṇḍakajātaṃ

[28]. Chú giải Se Be giải thích là vassahassan ti vuttaṃ còn bản văn ghi là vassasāhassan nivuttaṃ; PED có từ mục sv là nivuttaṃ là dư nên loại bỏ.

[29]. Chú giải Se Be giải thích là dānamāyaṃ puññaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là dānapuññaṃ.

[30]. Bản văn kinh tạng giải thích là yathāarūpan ti petī āha cũng như chú giải Se cho dù hình như đây là yêu cầu của ngài Hardy vì ngài khẳng định rằng toàn bộ MSS đều giải thích là ce ti hay ve ti với từ petī (ngạ quỉ). Chú giải Be giải thích là yathārūpaṃ Kin ti ce āha. Tôi sửa lại để giải thích là yathārūpaṃ. Kin ti ce petī āha.

[31]. Chú giải Se Be giải thích là appahonte còn bản văn Kinh Tạng ghi là appabhonte.

[32]. Chú giải Se Be giải thích là appicchatāya còn bản văn Kinh Tạng ghi là apicchatāya.

[33]. Chú giải Se Be giải thích là nappahoti còn bản văn Kinh Tạng ghi là tassa hoti.

[34]. Chú giải Se Be giải thích là agamāsi còn bản văn Kinh Tạng ghi là āgamāsi.

[35]. Chú giải Se Be giải thích là nibbattitvā còn bản văn Kinh Tạng ghi là nibbattetvā.

[36]. padakkhinaṃ katvā, có nghĩa là, đi vòng quanh người nào đó trong khi giữ phía bên phải quay về người đó, thường được thực hiện ba vòng. (eg VvA 173. 219) như là cách để chào tạm biệt, như ở đây hay là cách để chào người mới tới. Cách này cũng thấy phổ biến ở Scotland và được gọi là ‘đi theo chiều kim đồng hồ.’ quanh người nào đó. để có quán triệt chi tiết xin đọc W. Simpton, The Buddhist praying Wheel. London 1896.

[37]. Chú giải Se Be giải thích là cittaṃ còn bản văn kinh tạng ghi là pi taṃ.

[38]. Chú giải Se Be giải thích là puññaniyāmena còn bản văn ghi là puññaniyāmena.

[39]. Phussarathaṃ, đó là một cỗ xe hoàng gia lộng lẫy tự di chuyển theo chính lộ trình để tìm kiếm một vị vua mới khi hoàng cung khuyết ngôi.; xin đọc chú giải J ii 39; iii 238, v 248, vi 39tt.

[40]. rājakakudhabhaṇḍaṃ - chiếc quạt làm bằng đuôi bò tây tạng (vālavījani) khăn xếp (uṇhīsa), một cây kiếm, một chiếc lọng và một đôi dép; xin đọc eg. J v 264. trong D I 7 các dụng cụ này cũng thấy xuất hiện trong số những vật dụng trang sức Đức Phật Cồ Đàm thường tránh xa.

[41]. Ngài đang tìm kiếm những hình tướng thiện (tốt) thường lên tới con số ba mươi hai mà toàn bộ các Đức phật và các chuyển luân vương đều có – xin đọc chú giải J iii 239, chi tiết các tướng này có thể tìm thấy trong kinh Lakkhana (D iii 142tt) và về nghề nghiệp các chuyển luân vương, hay là vua chuyển pháp luân, trong Kinh Cakkhavatti-Sihanada (D iii 58tt). Hình như Asoka ít nhất các Phật tử cũng coi là một trong số các vị vua như vậy. Ngược lại các Đức phật chỉ chuyển pháp luân một cách siêu nhiên, các chuyển luân vương chỉ quay chuyển luân đó hiểu theo nghĩa tạm thời, chiếm lãnh các vương quốc lân cận (không dùng vũ lực) để cho các vị vua các vương quốc đó trị vì lãnh thổ của họ theo đúng Phật Pháp – xin đọc đoạn kệ l0 trong những nhận định kết luận dưới đây. ở đây ta nên lưu ý là các Chuyển Luân Vương chiếm lãnh không chỉ toàn bộ Ấn Độ sang còn luôn cả các lục địa khác cùng với năm trăm hòn đảo lớn nhỏ vây quanh từng lục địa đó. Xin đọc chú thích trong PvA 137.

[42]. Chú giải Se Be giải thích là paggaṇhathā ti còn bản văn Kinh Tạng ghi là paggaṇhathā ti puna pi paggoṇthā tī.

[43]. Chú giải Se Be giải thích là deva putto còn bản văn Kinh Tạng ghi là devaputto.

[44]. Chú giải Se Be giải thích là tātā ti còn bản văn kinh tạng ghi là tātā li.

[45]. Chú giải Se Be giải thích là nivāsanavatthaṃ còn bản văn kinh tạng ghi là nivāsanatthaṃ

[46]. Chú giải Se Be giải thích là sukhumataraṃ còn bản văn kinh tạng ghi là sukkhumataraṃ

[47]. Chú giải Se Be giải thích là ādāya còn bản văn Kinh Tạng ghi là ādaya.

[48]. Chú giải Se Be giải thích là aho tapassỵ, hiểu theo nghĩa đen ngài nên là một ẩn sĩ, còn bản văn Kinh Tạng ghi là aho vata sirỵ.

[49]. ‘Vùng lãnh thổ Táo hoa Hồng”, có nghĩa là Ấn Độ – xin đọc chú thích trong PvA 137.

[50]. Chú giải Se Be giải thích là arahante còn bản văn ghi là aharante.

[51]. Chú giải Se Be giải thích là mirīsa còn bản văn ghi là marisā.

[52]. Chú giải Se Be giải thích là nipajjitvā còn bản văn ghi là nippajjitvā

[53]. Saṅghatthera và saṅghanavaka – trưởng lão và sadi – các từ này có thể áp dụng cho thứ bậc nơi các tỳ khưu nhưng không thể áp dụng cho trong trường hợp các vị Độc giác phật được.

[54]. Sādhukīḷitaṃ - xin đọc chú giải SA i 284.

[55]. Jhānasukhene; một trong năm tầng thiền chi sukha, hay là thoải mái, chỉ xuất hiện trong tầng thiền đệ tam mà thôi.

[56]. Xin đọc GS I 16 và DPPN ii 476 –483 để biết thêm chi tiết.

[57]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là Bahddakapilā; xin đọc GS I 22 và DPPN ii 354tt. để biết thêm chi tiết của nàng.

[58]. Phía bắc bốn lục địa trong đó chẳng còn ước muốn và cũng chẳng cần đến lao động vất vả vì mọi sự cần thiết đều đã được cung cấp nhưng không; xin đọc chú thích trong PvA 137 và cũng đọc D iii 199tt.

[59]. Chú giải Se Be và đoạn kệ cũng giải thích giống như vậy còn bản văn Kinh Tạng ghi là paṭicchādā; xin đọc chú giải PvA 183 dưới đây.

[60]. Chú giải Se Be giải thích là Nandarājasamkidhito còn bản văn Kinh Tạng ghi là Nandarājā samiddhito.

[61]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy; còn bản văn nhắc lại là setodakā.

[62]. Chỉ có chú giải Be ghi thêm ca ở đây. Setodakā theo nghĩa đen có nghĩa là ‘với nước mầu trắng’ hình như nước có mầu trắng như vậy là do dưới đáy có rải cát.

[63]. Sarabhi; không thấy liệt kê trong tự điển PED

[64]. Chú giải Se Be giải thích là paricāremi còn bản văn kinh tạng ghi là paricarāmi.

[65]. Chú giải Se Be giải thích là serī sukhavihārinī còn bản văn Kinh Tạng ghi là serimukhavihārinī.

[66]. Samsāramocanapāpakammato mocetvā, được giải thoát khỏi ác nghiệp của vòng luân hồi., tà kiến của họ quả thật đã được coi như là ác ý nghiệp.

[67]. Chú giải Be cũng giải thích như vậy còn bản văn Se ghi là Sāriputtattherassa Matu-

[68]. Chú giải Se Be giải thích là –kapaṇaddhika- còn bản văn Kinh Tạng ghi là –kapaniddhika-

[69]. Chú giải Se Be giải thích là yathārahaṃ còn bản văn ghi là yathā rahaṃ.

[70]. Be giải thích là pādodakapādabbhañjanādidānānupubbakaṃ sabbābhideyyaṃ (= Se) còn bản văn giải thích là pānadakapādabbhañjanādidānaṃ anupubbakaṃ sabbapātheyyaṃ.

[71]. Chú giải Se Be giải thích là paṭissuṇitvā còn bản văn Kinh Tạng ghi là paṭisuṇitvā.

[72]. Chú giải Se Be giải thích là chaḍḍitaṃ còn bản văn ghi là paṭisuṇitvā.

[73]. Thiền viện này rất có thể nằm trong khu rừng vắng vẻ mà trước đó ngài đã trụ trì trong đó.

[74]. caṅkamanakoṭiyaṃ, một khoảng đất trống trên đó ta có thể bước tới bước lui khi hành thiền định; xin cũng đọc GS iii 21 n.2

[75]. Chú giải Se Be giải thích là pasūnaṃ còn bản văn ghi là pasunaṃ.

[76]. Chú giải Se Be giải thích là anagārā còn bản văn ghi là anagara

[77]. Chú giải Se Be giải thích là vantan ti còn bản văn ghi là vantan īi

[78]. silesuma là một dạng bỏ dấu nơi các từ tái nghịch với nhau semha; xin đọc PED sv silesuma.

[79]. Bản văn đã bắt đầu sai với một câu mới ở đây.

[80]. Chú giải Se Be giải thích là aññañ ca còn bản văn Kinh Tạng ghi là aññañ.

[81]. Xin đoc chú giải II 1312, PvA 166 và AV XI 2 9.

[82]. Chú giải Se Be giải thích là chaḍḍitamalamañcasayanā còn bản văn Kinh Tạng ghi là chaḍḍitamalā mañcasayanā.

[83]. Chú giải Se Be giải thích là mayhaṃ upakappati tathā uddhisa pattidānaṃ dehi còn bản văn ghi là mayhaṃ uddissa paṭidānaṃ dehi.

[84]. Antepure, có đôi khi harem nhưng ở đây hình như có rất nhiều những người thợ thủ công nơi hoàng cung hay là trong thành phố.

[85]. Chấp nhận bản văn vl paṭicchāadesi (còn tất cả các bản văn khác đều ghi là paṭicchāpesi.

[86]. Barikaraṇaṃ; đây là lễ cúng dường gồm năm loại cả thẩy dành cho những bà con thân thuộc, khách, ngạ quỉ, vua chúa và các devatas có thể tìm thấy được trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 68 (xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 45)

[87]. Parikkhāre; có nhiều loại cúng dường thoạt tiên gồm bốn loại. Tức là, y phục, vật thực, giường và ghế ngồi., và thuốc chữa bệnh thì thường gặp thấy xuyên suốt bản văn này. xin đọc Chú giải PED sv.

[88]. Những vật thí có thể cúng cho các tỳ khưu theo một trong hai cách, hoặc là cho chính cá nhân vị tỳ khưu dành cho cá nhân ngài sử dụng hay cho một tỳ khưu hay các tỳ khưu nhân danh Tăng Đoàn. Trong trường hợp thứ hai thì vật thí đó trở thành sanghika hay là tái sản của tăng đoàn và không thể cá nhân tỳ khưu nào được định đoạn sử dụng. Khi một tỳ khưu muốn tặng một vật gì đó khi đến thăm một đạo hữu thì ngài cũng khẳng định là như thế đây không phải tài sản của tăng đoàn ám chỉ đây là tài sản riêng của người đó và được tài phán theo ý ngài muốn. Xin đọc Vin I 250 trong đó hai phương pháp này được phân biệt rành rõi cũng chú giải II 325. III 2 10, 14.xin cũng đọc S Dutt, Early Buddhist Manachism. 1960. tr 57 tt. Phước thí có được thông qua vật thí cho Tăng đoàn nơi khắp tứ phương thiên hạ có thể được hy vọng vượt quá chiếm được vật thí cho cá nhân ngay cả bố thí cho các vị A-la-hán. Tuy nhiên, trên cơ sở nguyên tắc được đưa ra trong Trung Bộ Kinh (M) I 236tt. hình như phước thí Bimbisāra có được hình như là một của thí cho cá nhân Saruputta mà thôi trong khi phứơc thí đó do Sāriputta mang lại đã được hồi hướng cho ngạ quỉ lại là của thí dành cho tăng đoàn và như vậy được coi trọng hơn nhiều.

[89]. Tên cá nhân của Sāriputta ( Trung Bộ Kinh (M) I 150) và theo một số bài tường trình cũng là tên của ngôi làng đó.

[90]. Catasso kuṭiyo katvā. hình như đã thuyết phục nhà vua thực hiện điều này nhân danh chính ngài theo như chuyện kể trên gợi ý, tập chú giải dưới đây không có ý kiến.

[91]. Tên cá nhân của trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) theo tên của một ngôi làng của ngài, đoạn kệ này được tìm thấy trong Se và Be cũng như bản văn của chúng ta cũng gợi ý.

[92]. Cách trình bày văn từ ở đây cho thấy nguyên thuỷ có rất nhiều đoạn kệ nhằm để trả lời cho những câu hỏi được nêu lên trong các đoạn kệ vv 12-13 trong khi đó cả bản văn của ta hay Chú giải Be Se có những đoạn kệ đó. Hardy đã tra thêm hai MSS và lại thêm một đoạn kệ nữa.

Qua phước thí của vị Sāriputta ta được hưởng, chẳng còn điều gì phải sợ nơi khắp tứ phương thiên hạ. Thưa ngài ta đến đảnh lễ vị Đại Hiền tro giàu lòng từ bi quảng đại dành cho cõi trần gian này. (Sāriputtassa dānena modāmi akutobhayā muniṃ kāruṇikaṃ loke taṃ bhaddante vanditum āgatā ti).

và một trong số những MSS này, hình như được chèn vào sau đoạn v 13 và trước đoạn kệ thêm vào này, là đoạn nhắc lại các đoạn vv 2-5 ở trên nhưng chỉ trừ “ta đã là mẹ của ngươi trong tiền kiếp” (ahan ta sakiyā mātā) rất giống với đoạn “ta là mẹ của Sāriputta” (Sāriputta sā mātā) hình như chính ngài Dhammapāla đã trích tại đây. (xin đọc JPTS 1904- 5 tr 149 và Pv)

[93]. Chú giải Se Be giải thích là usūyati còn bản văn ghi là dusayati.

[94]. Chú giải Be giải thích là saṅjhāya (Se saṃjjhāaya) còn bản văn ghi là saññāya.

[95]. Chú giải Se Be giải thích là Mattā nāma còn bản văn ghi là Mattā.

[96]. Chú giải Se Be giải thích là pure ti còn bản văn ghi là pure.

[97]. Chú giải Se Be giải thích là ti còn bản văn ghi là te.

[98]. Chú giải Se Be giải thích là sammatayi còn bản văn ghi là āmantayi.

[99]. Mucuna pruritus.

[100]. Chú giải Se Be giải thích là samitī còn bản văn ghi là samitiṃ.

[101]. Vāmato; theo nghĩa đen từ phía bên trái, so sánh thực hiện việc thiện bằng cách đi quanh bên phải eg. PvA 74 ở trên.

[102]. Chú giải Se Be giải thích là paricārenti còn bản văn ghi là parivārenti.

[103]. Xin đọc chú giải PvA 81.

[104]. Kacchuregena. Theo nghĩa đen bằng kacchu hay là bệnh ngứa.

[105]. Osadhī xin đọc chú giải PvA 71 ở trên.

[106]. Hiểu theo nghĩa đen là tự bảo vệ mình. Qua bản tánh khó chịu. Be giải thích là sayaṃ bhūtā. Có nghĩa là tự phát triển hay tự thuộc vào mình.

[107]. Chú giải Se Be giải thích là eva còn bản văn ghi là evaṃ.

[108]. Phải là trung tính danh cách số nhiều. imāni, là đồng ý với tañ’evābharaṇāni.

[109]. Xin đọc PvA 175 dưới đây, đây có lẽ là một lời khẳng định không thông dụng về vô thường trong đó ở đây chính vô thường của người sở hữu đem lại cho đối tượng bản tánh vô thường hơn là bất kỳ phẩm chất nội tại nào nơi chính những đối tượng đó.

[110]. kopīnaṃ, hiểu theo nghĩa đen pudenda và thông qua phạm vi cả điều gì đáng chê trách (xin đọc chú giải tiếng latin pudere, bị mắc cỡ) cũng là khố. Xin cũng đọc PvA 172 dưới đây theo Gehman ‘đây là chiếc khố của ta’ không có gì liên quan cả, ý nghĩa từ kopinam được thấy trong tự điển Childers nhưng không thấy liệt kê trong tự điển PED.

[111]. Chú giải Se Be giải thích là rundhanīyaṃ còn bản văn ghi là rundhamānaṃ.

[112]. Chú giải Se Be giải thích là bhikkhusaṅghato còn bản văn ghi là bhikkhū saṅghato.

[113]. Chú giải Se Be giải thích là mama uddisissasi còn bản văn ghi là mamādisissasi.

[114]. Chú giải Se Be giải thích là pana naṃ còn bản văn ghi là pattaṃ.

[115]. tṭhāanaṃ - cũng vậy chú giải Be giải thích là adhiṭṭhānaṃ; Se giải thích là adhiṭṭhānaṭṭhānaṃ, là một vị trí cố định ở đây. xin đọc chú giải PED sv adhiṭṭhāna.

[116]. Chú giải Se Be giải thích là ādhipateyyena còn bản văn ghi là adhi-

[117]. Chú giải Se Be giải thích là saggaṃ còn bản văn ghi là sagaṃ; xin đọc nguyên từ tương đương trong PvA 9 ở trên.

[118]. Chú giải Se Be giải thích là uttānaṃ còn bản văn ghi là vuttānaṃ.

[119]. Chú giải Be cũng giải thích giống như vậy. Bản văn chỉ nhắc lại bhīrudassamā; chú giải Se giải thích là bhīrudassakā. Xin đọc chú giải PvA 142 dưới đây.

[120]. Chú giải Se Be giải thích là bhāriyadassanā còn bản văn ghi là bhariya-

[121]. Chú giải Se Be giải thích là duddasikā còn bản văn ghi là duddassikā.

[122]. Chú giải Se Be giải thích là petiṃ eva ca taṃ còn bản văn ghi là pitivacanaṃ.

[123]. Chú giải Se Be giải thích là sāmi còn bản văn ghi là sami.

[124]. Chú giải Se Be giải thích là ahosiṃ còn bản văn ghi là ahosi.

[125]. Chú giải Se Be giải thích là c’ siṃ còn bản văn ghi là c’ āsi.

[126]. Chú giải Se Be giải thích là suṇisyo còn bản văn ghi là sūtisāye.

[127]. Bahussute, từ tương đương là ‘giải thích kỹ lưỡng’ trong một cộng đồng giáo lý chỉ được truyền đạt qua miệng mà thôi.

[128]. Chú giải Se Be giải thích là vatthasenāsanāni còn bản văn ghi là vutthaṃ sen-

[129]. Chú giải Se Be giải thích là evañjalitāsenāsanāni còn bản văn ghi là –bhavā.

[130]. Tên mang ý nghĩa là ‘vòng trai sáng bóng’

[131]. VvA 322-330.

[132]. Xin đọc Thiên Cung Sự tr. 144-147.

[133]. Chú giải Be giải thích là sokaharaṇatthaṃ còn bản văn ghi là sokāvahar (Se sokāpahar-)

[134]. Se Be giải thích là haricandanussado. Với việc gắn vào một miếng gỗ trầm mầu vàng trên da ở đây. cho dù được mô tả như vậy trong Vv 831, ông ta cũng được nói tới trong phần giới thiệu may trước đoạn kệ này đó là đang gào lên ‘Ôi mặt trời! ôi mặt trăng!’ Cách giải thích của chúng ta hình như thiên về cách thức chuyện kể được tiến triển. Vì Maṭṭakuṇdaliṃ giả vờ tiền kiếm mặt trời mặt trăng để làm bánh xe cho chiếc xe ngựa của ông. Đang khi than khóc vì không thể lấy được hai thứ đó ít nhất thì ông cũng đang tìm kiếm cái có thể nhìn thấy được và Adinnapubbaka vì thế đã phát hiện ra chính mối nguy xuẩn của mình đang khi tìm kiếm điều gì không còn nhìn thấy được nữa, đó chính là đứa con trai đã chết của mình, xin cũng đọc thêm chuyện kể chuyện Ngạ quỉ tiếp theo sau đây.

[135]. Manussattabhāvato apetattā petapariyāyo pi labbhati eva. Hình như “ngạ quỉ” đó ở đây có thể chẳng mang ý nghĩa gì khác hơn là những người “Quá Cố” ấy vậy việc giải thích như vậy chắc chắn có thể cho phép gộp lại bất kỳ chuyện kể nào liên quan đến người đã chết và đây không phải là ý định của ngài Dhammapāla. Hơn là có thể cho rằng chuyện kể này đã được gộp lại kể tùa khi Maṭṭakuṇḍalin được cho là hiện nguyên hình một ngạ quỉ. Kỳ lạ thay điều này không được đề cập đến trong VvA trong đó Maṭṭakuṇḍalin xuất hiện thay vào đó là một thanh niên Bà La môn, được trang điểm, mang bông tai bóng láng v.v…và làm chủ một chiếc xe kéo bằng vàng.

[136]. Be giải thích là aṭaniṃ pariggahetvā, nắm chặt lấy chân giường.

[137]. Upāya; xin đọc chú giải PvA 20.

[138]. sasaṃ, là con thỏ hay thỏ rừng, là thứ ngài có thể nhìn thấy được. Rõ ràng hơn về hướng đông – trên bề mặt mặt trăng. Xin cũng đọc đặc biệt là kinh Bản Sanh Sasapṇḍita (No 316) trong đó người ta kể rằng Sakka đã vie một hình ảnh mặt trăng như là một kỷ nguyên tặng cho một vị Bồ Tát có giới đức khi ngài còn là một con thỏ rừng. Như vậy điều này cũng tương đương với lời chúng ta nói, ‘ hãy ban cho ta người ở trên mặt trăng!’

[139]. Xin đọc Chú giải S I 198=Sn 331.

[140]. Tassa vātā balīyanti, hiểu theo nghĩa đen là gió đã trở mạnh với người, có nghĩa là, gió trong cơ thể có thể tạo ra khó chịu, cho dù cả thân lẫn tâm. Xin hãy so sánh việc chúng ta sử dụng trong quá khứ từ ‘hơi ẩm’ (vapours) ở đây hình như có nghĩa là ngài đã mất hết cảm giác. Đoạn kệ và câu chuyện lại xảy ra trong j iv 84tt.

[141]. Chú giải Se Be giải thích là sasaṃ còn bản văn ghi là ghaṭo.

[142]. Bhaddamukha, hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là có gương mặt hiền hoà; xin đọc Trung Bộ Kinh (M) ii 53. và KS I 100 n.3

[143]. Chú giải Se Be giải thích là nūna còn bản văn ghi là nanda; xin đọc Gehman (39 n .3)

[144]. Chú giải Be giải thích là apatthiyaṃ còn bản văn Se ghi là apathayaṃ; xin đọc PED sv pattheti.

[145]. Chú giải Se Be giải thích là alabhitvā jīvitakkhayo bhavissatī ti jānanto kasmā mataṃ puttaṃ. Còn bản văn ghi là alabhitvājivitakkhayaṃ patto ti jananto kasmā tava puttaṃ mattāṃ.

[146]. Chú giải Se Be giải thích là ajā pi còn bản văn ghi là ājāpi.

[147]. Bhāvanāya.

[148]. Chú giải Be giải thích là arahanto còn bản văn Se ghi là viharanta; vv 11-15 lại xảy ra trong Vv 6313-15-18

[149]. Rất có thể đây là cách ám chỉ nhà vua Mandhātā; xin hãy đọc Jat 258 và DPPN ii 444tt.

[150]. Một cakkavattin được biết tới vì có quá nhiều tài sản – xin đọc D ii 169tt. Jat 95 và DPPN ii 575tt.

[151]. Đó là, một loại bà la môn (vaṇṇa). cho dù rõ ràng có điều kỳ cục trong sự lựa chọn của ngài Dhammapāla về Ambaṭṭha làm một ví dụ vì trong Kinh Ambaṭṭha (D I 87tt) Đức Phật đã viết lại dòng dõi tổ tiên của Ambaṭṭha có liên kết với một nữ nô lệ. Xin cũng đọc DPPN I 151tt và 153 trong đó xuất hiện: chẳng phải ngài Ambaṭṭha trở thành bà la môn theo bẩm sanh; một số họ là nghề nông, số khác làm thương gia và ngay cả một số còn bán cả con gái để lấy vàng và trong đó còn có một chú thích được thêm vào khẳng định rằng, ‘ họ được gọi là ba la môn do ‘ưu đãi mà có” vohāravasena.

[152]. Xin đọc chú giải PvA 163. 265 để biết thêm những gì tương tự như vậy.

[153]. Người ta kể lại rằng Sāriputta đã khiến cho ý mình tuân theo ý muốn của mình mà không di chuyển theo ước muốn của ý chí. (Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 34; chú giải Trung Bộ Kinh (M) I 214tṭ S v 70tt)

[154]. Chú giải Se Be giải thích là saṃvarakā còn bản văn ghi là saṃvarākā.

[155]. Chú giải Se Be giải thích là ekāmmaṇe còn bản văn ghi là ekāmmaṇā.

[156]. Chú giải Se Be giải thích là sammappadhāna còn bản văn ghi là sama- tức là bậc thứ sáu trong Bát Chánh Đạo – xin đọc Trung Bộ Kinh (M) iii 251 và Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 15-17.

[157]. Sammayogā rāgādīnaṃ santapanena tapassino ti – chú giải SE Be cũng giải thích giống như vậy. còn bản văn lại bỏ qua hoàn toàn.

[158]. Bhāvanā; xin đọc chú giải PvA 139.

[159]. Điều này không xuất hiện trong số bốn mươi đã được kể trong PvA 42 ở trên.

[160]. Upāyakosallena; xin đọc chú giải chú thích Mahayana về Upāya-kausalya.

[161]. Chú giải Se Be giải thích là aññassāpi etādisā paṇditā amaccā paṭiladdhā assu tassa còn bản văn ghi là aññassa etāadisā paṇḍitā amaccā santi saṃvijamānassa tassa.

[162]. Chú giải Be giải thích là vuttatthā còn bản văn ghi là vuttattā

[163]. PvA 41tt.

[164]. Chú giải DPPN i 1064.

[165]. Hiểu theo nghĩa đen. Tà kiến “Chẳng có gì sau đó”. Một học thuyết được gán cho Ajita Keskambalintrong và một số người trong D i 55 họ chối bỏ rất nhiều giáo lý trung tâm điểm của Phật Giáo. Thí dụ như họ chối bỏ thực hiện bố thí chẳng đem lại lợi ích gì ( đây là chủ đề cuốn sách này) thiện nghiệp và ác nghiệp chẳng đem lại bất kỳ quả nghiệp nào.. chẳng có thế giới mai hậu cũng như chẳng có giải thoát. xin đọc A. K Coomaraswany. “một số từ pāli’ Harvard Journal of the Asiatic Studies IV, 2 1939 tr 149tt; xin đọc PvA 215 244tt và đoạn kệ IV 326-27

[166]. Pālito, các đoạn kệ Kinh Tạng dưới đây, xin đọc chú thích xuất hiện trong PvA 260 cũng như xuất hiện ở đây.

[167]. Borassus flaelliformis.

[168]. PED sv kaṇṭha trích dẫn điều này như đã xuất hiện trong PvA 260 và điều xuất hiện trong PvA 260 như xuất hiện ở đây.

[169]. Xin đọc chú thích trong PvA 111 dưới đây.

[170]. Chú giải Se Be giải thích là sukkhanadiṃ còn bản văn ghi là rukkhamūlaṃ.

[171]. Chú giải Se Be giải thích là hindumattām pi pānīyaṃ alabhitvā vigatāso chinnamūlo viya tālo chinnapādo pati còn bản văn ghi là. Tôi dịch chinnapādo pati bindumattāṃ pi alabhitvā ravi. Tato so chinnamūlo viya tāalo chinno pati“quì lạy xuống” cho dù điều này có nghĩa rõ ràng theo nghĩa đen là “phủ phục xuống dưới chân, giống như cây thốt nốt bị đốn hạ tận gốc.

[172]. Chú giải Se Be giải thích là dhanassā’ pi còn bản văn ghi là dhanassāmi.

[173]. Một phần tà kiến Natthika – xin đọc IV 323dưới đây.

[174]. Chú giải Se Be giải thích là attakammaphalūpago còn bản văn ghi là –phalupeto.

[175]. Chú giải Se Be giải thích là upaccā ‘ pi còn bản văn ghi là upacchapi; xin chú giải S I 209; Thig 248 và chú thích trong EV ii 109.

[176]. Chú giải Se giải thích là rājūnaṃ còn bản văn ghi là vararājūnaṃ; Be giải thích đơn giản là rājūnaṃ và đưa ra tên gọi cả ở đây và trong đoạn kệ là Paṇṇas.

[177]. Dhanapāla có nghĩa là ‘Thần giữ của”

[178]. chú giải Be Se cũng giải thích giống như vậy; bản văn giải thích đơn giản là sakaṭavāhanaṃ

[179]. Một dụng cụ đo lường, thường là để đong hạt ngũ cốc, không biết rõ số lượng là bao nhiêu. Trong Av v 173 = Sn tr. 126 cũng nói tới một dụng cụ đong Kosalan khari và có thay đổi tuỳ theo vùng.

[180]. Chú giải Se Be giải thích là asīti hiraññassa tatthā kahāpaṇassa ca còn bản văn ghi là asītīhi raññassa kahāpaṇassa. Đồng tiền kahapanas này là đồng tiền cắc, thường là đồng tiền vàng, và cũng có đồng tiền làm bằng đồng và bạc.

[181]. Một cách đo lượng vàng: 1bhara=20 tulas=2000palas (SED 753). Y này không thấy liệt kê trong PED

[182]. Chú giải Se Be giải thích là santajako còn bản văn ghi là santajjito.

[183]. Bản văn đã chấm câu sai và nên giải thích với Se Be là: na manussā ti. Na-y-idaṃ yttaṃ manussānaṃ pi.

[184]. Xin đọc chú giải đoạn kệ mẹ của Piyakara trong S I 209

[185]. Apāya – tái sanh nơi hoả ngục, làm ngạ quỉ, làm atula và làm súc sanh.

[186]. Gati.

[187]. Xin đọc chú giải chú thích trong PvA 148 dưới đây.

[188]. Bản văn đã ghi sai là mettey ya.

[189]. Đó chính là một vị A-la-hán ; xin đọc đặc bịêt Dhp 383-423.

[190]. I. 10 ở trên

[191]. Chú giải Se Be giải thích là adhogalaṃ còn bản văn ghi là udhogalaṃ

[192]. Chú giải Be giải thích là kāci còn bản văn Se ghi là kā pi.

[193]. Đó là vị Nhập lưu, vị bất lai, vị Nhất Lai và vị A-la-hán và những kẻ nào đang theo đuổi chánh đạo tương xứng. Có cả các đạo hữu và các chư thiên nữa cũng như các tỳ khưu. Họ là những người lắng nghe Phật Pháp là những đồ đệ, hiểu theo nghĩa họ chiếm được chánh kiến thông qua Nhãn Pháp thông qua lắng nghe giáo lý về Tứ Diệu Đế, xin đọc Trung Bộ Kinh (M) I 380 và đề tài luận án tiến sĩ của tôi tại Đại học Lancaster) bao gồm Tăng già thánh PvA I 110 và được phân phát trong tằng đoàn các tỳ khưu ngay khi có một số vị tỳ khưu được nhận vào trong tăng đoàn đó.

[194]. Chú giải Se Be giải thích là petattato còn bản văn ghi là petato.

[195]. Một ngôi làng ngay bên ngoài thành Rājagaha.

[196]. Chú giải Se Be giải thích là dāanūpakaraṇāani còn bản văn ghi là dānūpakaraṇā nisajesi; xin đọc chú giải PvA 278.

[197]. Chú giải Se Be giải thích là sampādeyyaṃ còn bản văn ghi là sammāa deyyaṃ; Se Be giải thích là paṭipādaye trong đoạn kệ nhưng lại giải thích là paṭipādeyyaṃ trong tập chú giải.

[198]. Chú giải Se Be giải thích là app’eva nāma còn bản văn ghi là app’eva.

[199]. Chú giải Se giải thích là bhottun ti (Be bhuttun ti) còn bản văn ghi là bhottun’ tī ti.

[200]. Chú giải Se Be giải thích là kāmāmise laggacitto còn bản văn ghi là kāmāmiseḷaggacitto.

[201]. Chú giải Be giải thích là cūḷapitumahāpitūnaṃ (Se culla- ) còn bản văn ghi là cūḷapitu mahāpitūnaṃ

[202]. ayyakapayyakānaṃ; xin đọc chú giải SED sv āryaka được cho là một nghi lễ dành cho những ngạ quỉ.

[203]. Chú giải Se Be và IV 131 dưới đây giải thích là hetuvaco còn bản văn ghi là hetuvahe.

[204]. Chú giải Se Be và tập chủ giải dưới đây giải thích là paccāgami còn bản văn ghi là pacchā gamī.

[205]. Chú giải Se Be giải thích ở đây và trong tập chú giải là tayāanudiṭṭhaṃ (Se chú giải –udd-) còn bản văn ghi là tayānusiṭṭhaṃ.

[206]. Chú giải Se Be giải thích là tattha ti còn bản văn ghi là tattha bhuñjimsū ti.

[207]. Bản văn đã chấm câu sai và nên giải thích với Se Be…parivesanaṭṭhāne. Bhuñjiṃsu.

[208]. Chú giải Se Be giải thích là eva còn bản văn ghi là evađ ca.

[209]. Chú giải Se Be giải thích là suḷāraṃ còn bản văn ghi là oḷāraṃ.

[210]. Chú giải Se Be giải thích là ārocetvā yatthā taṃ dānaṃ tassa upakappati evaṃ tassa ca petassa dakkhiṇaṃ āadhīittha ādīi còn bản văn ghi là āropetvā ca yathā uḷāraṃ paṇītaṃ dānaṃ datvā taṃ dānaṃ petassa upakappati, evaṃ tassa dakkhiṇaṃ ādisittha ādisi.

[211]. Chú giải Se Be giải thích là dibbānubhāvena còn bản văn ghi là dibbabhāvena.

[212]. Chú giải Se Be giải thích là mutto còn bản văn ghi là mato.

[213]. Chú giải Se Be giải thích là ānubhāva- còn bản văn ghi là anubhāva-

[214]. Xin đọc chú thích trong PvA 105 ở trên.

[215]. Chú giải Se Be và dưới đây giải thích là Asitañjananagare còn bản văn ghi là –nigame.

[216]. Hiểu theo nghĩa đen, Con Đường Phía Bắc ‘con đường lớn ở vùng bắc hiện giờ được biết với tên gọi là “Trục lộ lớn hay là Râh-I-zam nối các thủ phủ chính và các trung tâm thương mại như Tāmralipṭi, Campā, Pāṭaliputra, Vārāṇasī, Kausambī, Kānyakubja, Mathurā, Hastināpura, Srughna, Sākala. Kakṣasīlā, Puṣkalāvatī, Bamyan, Bānlīka và Kambjja. Rất có thể đây là trục đường bộ lớn nhất tại châu Á có rất nhiều đoàn du hành thực hiện tham gia giao thông trên tuyến đường này suốt năm.’ V. S Agrawala trong cuốn The Bhakti Cult and Ancient Indian Geography (ed. D. C Sircar) Calcutta 1970 tr. 144. Tuy nhiên, đôi khi từ này lại ám chỉ ‘toàn bộ phía bắc Ấn Độ , từ Anga ở phía đông tới Ganhara về phía tây bắc, và từ dẫy núi Himālaya ở phía bắc tới Vindhya ở miền nam. Các vùng chính được kể trong phần lãnh thổ này gồm… Kasmīra-Gandhāra và Kamboja’ (DPPN I 363) Gandhāra và Kamboja gần đúng với Kasmir và vùng biên giới Tây Bắc hiện nay; xin đọc chú giải B. N Chaudhury, Buddhist Centres in Ancient India. Calcutta 1969. ch. 2.

[217]. Chú giải Se Be giải thích là puttam còn bản văn ghi là puttā.

[218]. Madhura, hay Mathura, thường được gọi là Uttaramadhura, vùng bắc Madhura, để phân biệt với Madurai ở Tamil Nadu. Mathura là một trung tâm quan trọng đối với các Phật Tử vùng Krsna. Chuyện kể này phải được giải thích kèm theo với Kinh bản sanh Ghata đây là một số tư liệu hấp dẫn được lồng vào với chuyện thần thoại Krsna. Ngạ quỉ sự Vasudeva của chúng ta đúng là chuyện thần thoại Krsna kết hợp với một số chi tiết trong chuyện II 6.

[219]. Ở đây bản văn đã ghi sai là Dvārāvatiyaṃ.

[220]. Chú giải Se Be giải thích là bhaṇḍāgariko còn bản văn ghi là bhāṇḍagāriko.

[221]. Theo nghĩa đen, Asayha là một thương gia giàu có; xin đọc chú giải PvA 3.

[222]. Chú giải Se Be giải thích là kapaṇaddhika còn bản văn ghi là bhāṇdagāriko.

[223]. Se và PvA 78 giải thích là -vaṇibbaka- còn bản văn Se ghi là –vanibbaka-.

[224]. Pāliyaṃ, một đoạn Kinh Tạng và ở đây hình như các đoạn kệ dưới đây, cho dù trong PvA 2 ngài Dhammapāla đã hơn một lần gợi ý rằng cả câu chuyện nhập đề cũng đã xuất phát từ chính Đức Phật vậy; xin đọc chú giải PvA 99.

[225]. Chú giải Se Be giải thích là vyāvaṭo và cả trong bản văn trước khi có phần sửa chữa đối với từ ‘vyāvaṭo trong PvA 303.

[226]. Chú giải Se Be giải thích là assadūtehi còn bản văn ghi là assa dūtehi.

[227]. Khandhāvāra, thường là một chỗ dừng chân của đoàn du hành; PED sv có nghiên cứu xem đây có phải là một từ có nguồn gốc tiếng Anh hay không.

[228]. Chú giải Se Be giải thích là ayoniso manasi karonto còn bản văn ghi là ayoniso ummujjanto.

[229]. Chú giải Se Be giải thích là tena gamanena sādhetabbo attho còn bản văn ghi là tena dhanena sādhetabbā attho.

[230]. Sappurisa, thường là một từ chuyên môn và đồng nghĩa với từ ariya (thánh đức) và savaka (đồ đệ); xin đọc chú giải Trung Bộ Kinh (M) I 8 và chú giải về v 7 dưới đây.

[231]. Chú giải Se Be giải thích là dukkhapanūdako bahūpakāro còn bản văn ghi là dukkhapanudano bahupakāro.

[232]. Chú giải Se Be giải thích là samūlam pi sahamūlena pi còn bản văn ghi là saha mūlena samūlena samūlaṃ pi.

[233]. Đoạn kệ này, cùng với đoạn v 3 ở trên, lại xẩy ra trong J vi 310.

[234]. Chú giải Be giải thích là ekarattimattām pi kevalaṃ còn bản văn ghi là ekarattimattāṃ na kevalaṃ (Se ekarattimattām pi, na kevalaṃ).

[235]. Atthato; xin đọc chú giải A.K Coomaraswamy. ‘Một số từ Pāli” Havard Journal of Asiatic Studies IV 2 1939 sv vyañjana (tr 171-181)

[236]. Chú giải Se Be giải thích là hato allapāṇihalo nāma còn bản văn ghi là hato allapāṇinā.

[237]. Suppasayho; pasayha được giải thích là “bằng võ lực’ trong v 2.

[238]. Iddhi, thường được giải thích là ‘sức mạnh thần thông’

[239]. Đây là những bị vua thuộc nhiều cõi khác nhau và được cho là vượt trôi hơn các Devas nơi cõi của họ. Gấp mười lần như đã đề cập đến trong vv 59 – 60; xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 242.

[240]. Chuyển Luân Vương, hay là cakkavatin, tạo thành đề tài trong kinh Cakkavatti-Sihanada (D iii 172-177) xin cũng đọc thêm D ii 172- 177. những kho báu của ngài được thảo luận chi tiết trong Trung Bộ Kinh (M) iii 172-177 tại đó niềm hạnh phúc của ngài, tuyệt đối so với hạnh phúc nhân loại, không thể đếm được khi bỏ sang một bên đặc tính Chư Thiên (devas)

[241]. Chú giải Be giải thích là payogavipattiyaṃ (Se –ttiyā) còn bản văn ghi là vippattiyaṃ.

[242]. Chú giải Se Be giải thích là yakkho ’va samāno na yo vā còn bản văn ghi là yakkho vāmāno nayo vāso vā.

[243]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là upapanno còn bản văn ghi là uppanno.

[244]. Chú giải Se Be giải thích là mantappayogādīhi còn bản văn ghi là mantayogādīhi; xin đọc chú giải PvA 96.

[245]. Chú giải Se Be giải thích là vuttā. Ito paraṃ còn bản văn ghi là Vutta ito paraṃ

[246]. Điệu nhạc thiên giới, thường thuộc về cõi Tứ Đại Vương, dưới sự thống trị của Dhatarattha, vị Đại Vương phương đông (D ii 257, iii 197) nhưng lại cư trú trong một túp lều mái gỗ toả hương, trong ngôi nhà trái tim toả hương thơm, nơi lõi cây toả hương…vỏ cây…nhựa cây…trong lá cây…hoa…mùi hương…nhang (KS iii 197)

[247]. Asayhasāhino, đối với kẻ nào chịu đựng (sahino) điều vì vượt trên sức chịu đựng, đây là một kiêu chơi chữ tên riêng Asayha: toàn bộ cách diễn tả – asayhasahīno Angīrasassa – thường thường là một tính ngữ chỉ Đức Phật, eg It 32; Thag 536 v.v…

[248]. Vessavaṇa, là một tên khác để gọi ngài Kubera, gặp trong I 42. ngài là một trong số Tứ Đại Vương, đang cai trị vùng phía bắc với sự trợ giúp của đoàn binh của dạ xoa chắc chắn dạ xoa thuộc người của binh đoàn này.

[249]. Chú giải Se Be giải thích là madhuraravissandako còn bản văn ghi là visandako.

[250]. Chú giải Se Be giải thích là madhurakaṭukakasāvādibhedā còn bản văn ghi là katukasavdibhed.

[251]. Chú giải Se Be giải thích là vissandanti còn bản văn ghi là visandanti.

[252]. Xin đọc Chú giải về những chuyện kể khác đưa ra trong MLS ii 52 n.5

[253]. Chú giải Se Be giải thích là ahosī ti còn bản văn ghi là ahosin ti.

[254]. Chú giải Se Be giải thích là samādāya còn bản văn ghi là samādāyo

[255]. Nivattana.

[256]. Chú giải Be giải thích là saṃvattitapuññakiriyālakkhaṇena còn bản văn ghi là paṭipuñña- Se pattipuñña-

[257]. Nhiều chú giải có đôi chút khác bịêt ở đây. Tôi theo Be (=Se) dāne nirantarappavattāya pariccāgasamapttiyā lobhassa ca abhivena patibhūtassa còn bản văn ghi là dānena nirantarappavattiyā pariccāgasamapattiyā lobhassa cāga-abhibhavena patibhūtassa.

[258]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là vaṇidīpakā.

[259]. Chú giải Se Be giải thích là pavedentā còn bản văn ghi là pavedento.

[260] Có nghĩa là, động tự ở đây có hai túc từ, cả hai đều ở đối cách cả:họ hỏi tôi (maṃ) về nơi cư trú (nivesanaṃ).

[261]. ādarabhāvaṃ uppādetvā, hiểu theo nghĩa đen làm nổi lên tình cảm yêu thương, quí trọng, có nghĩa là trên nguyên tắc chính những của thí đó xứng đáng đem lại phước quả siêu nhiên.

[262]. Chú giải Se Be giải thích là pītiṃ uppādento còn bản văn ghi là pi uppādento.

[263]. Có thể đây là một cây thiên giới trong cõi chư thiên – xin đọc PED sv santna. PvA 176 khẳng định rằng khu vườn của dạ xoa Nandana có một cây ban lời ước v.v…và cuốn sách Thế Giới Hindu của B.Walkers, London 1968, ii 218 đã đưa ra năm cây có thể tìm thấy trong khu vườn thiên cung đó: (1) Mandāra; (2) Parijāta; (3) Saṃtānaka; (4) Chandana và (5) Kalpa-vṛkṣa hay là cây ban lời ước.. người ta cho rằng cây thứ ba là santna bảo đảm dòng dõi họ hàng phát triển mãi mãi nếu ta nhai lá cây đó.

[264]. Chú giải Se Be giải thích là tāva còn bản văn ghi là tava.

[265]. Chú giải Be giải thích Asayhamahāseṭṭhi (Se Asayhamahāseṭṭhi nāma) còn bản văn ghi là Asayhamahāseṭṭhinā.

[266]. Chú giải Se Be giải thích là sappurisadhurassa còn bản văn ghi là sappurisassa madhurassa.

[267]. Chú giải Se Be giải thích là pariccāgādi còn bản văn ghi là paricāgādi.

[268]. chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là rassa. Chú giải tập Cty về Thag 536 trong Ev I 207 tt, Rasa thường có nghĩa là hương vị, hương thơm v.v…

[269]. Tiếp theo chú giải Se Be, bản văn nên để dấu chấm ở đây, chớ không phải dấu phẩy, sau evam āha.

[270]. Chú giải Se Be giải thích là gato ti gatiṃ vā còn bản văn ghi là gato ti vā.

[271]. Inda, tiếng phạn ghi là Indra.

[272]. Xin đọc PvA 282.

[273]. sahāyakiccaṃ katissāmi, hiểu theo nghĩa đen tôi sẽ thực hiện những gì người bạn tôi thường làm.

[274]. Chú giải Se Be giải thích là yakkhavihiṃsakāya còn bản văn ghi là yakkhaṃ vihiṃsakāya.

[275]. Aṅgulī; cũng nên coi đó là những ngón tay và ngón chân nhưng tập chú giải về v 29 lại đưa ra ý nghĩa khác.

[276]. Tất cả các bản văn đều không thống nhất về điểm này. bản văn giải thích là sakuṇitaṃ (vl saṃkuṇḍitaṃ và Se saṅkucitaṃ; PED sv kuṇalin lại yêu cầu giải thích là saṅkucitaṃ. Cũng có ảnh hưởng đôi chút đến ý nghĩa.

[277]. Chú giải Se Be giải thích là asuciṃ (Se asucī) vissandanti còn bản văn ghi là asuci vissandenti.

[278]. Chú giải Se Be giải thích là āpajjiṃ còn bản văn ghi là āpajji.

[279]. Chú giải Se Be giải thích là bhavitabbe còn bản văn ghi là bhavitabbaṃ.

[280]. Chú giải Se Be giải thích là uppādisiṃ còn bản văn ghi là uppāadesi.

[281]. Chú giải Se Be giải thích là virūparūpaṃ còn bản văn ghi là virūparūpena.

[282]. Chú giải Se Be giải thích là asuciduggandha còn bản văn ghi là duggandha-

[283]. Xin đọc chú giải PvA 286.

[284]. aṭṭhāne; xin đọc chú giải PvA 27t ở trên để có một định nghĩa.

[285]. Với Se có giải thích là chātena còn bản văn ghi là sātena Be dānena; xin đọc chú giải Chato trong v 37.

[286]. Chú giải Se Be giải thích là dassento còn bản văn ghi là dento.

[287]. Chú giải Be giải thích là paridahissati còn bản văn Se ghi là parivassati; xin đọc PED sv paridahati.

[288]. Māgadhā, hiểu theo nghĩa đen là thần dân đến từ thành phố Magadha.

[289]. Chú giải Se Be giải thích là sampati còn bản văn ghi là sampatti.

[290]. Chú giải Be giải thích là nivāsessati nivāsessati ca còn bản văn ghi là paridahissati nivāsessati pārupissati va (Se paridahessati nivāsessati pārupissati ca)

[291]. Chú giải Se Be giải thích là ratha- còn bản văn ghi là rattha.

[292]. PED sv catur giải thích là cây nghệ, cây mè, hương thổ nhĩ kỳ và Hy lạp nhưng lại không đưa ra được nguồn trích dẫn; xin đọc chú giải Câu Hỏi của Milinda ii 213 n. 3.

[293]. Chú giải Se Be giải thích là ganthitāganthitabhedaṃ còn bản văn ghi là gaṇṭhikādibhedaṃ (là hoa) của các gaṇṭhikā v.v…

[294]. khallabaddhādibhedaṃ; xin đọc B of Disc. Iv 246 n 6 và Vin ii 15

[295]. Nahāpakā; thợ cạo hình như có hai nhiệm vụ đó là sửa soạn làm tóc và sửa soạn nước tắm.

[296]. Se giải thích là viralaṃ, Be giải thích là viraḷam; còn bản văn ghi là lại bỏ qua.

[297]. Niyttaṃ, được sử dụng giống như trong tập chú giải v 29 về một người được Asayhasetthi chỉ định và việc tu luyện do Aṅkura hướng dẫn trong v 32.

[298]. Rājā; đương nhiên ngài là một hoàng tử nhưng hình như không phải chu toàn bất kỳ nhiệm vụ nào trong hoàng cung.

[299]. Chú giải Se Be lại thêm từ devānaṃ vào đây.

[300]. Chú giải Se Be giải thích là patthayamāno còn bản văn ghi là paṭṭhayamāno.

[301]. Chú giải Be giải thích là atthāvābhāvena còn bản văn ghi là attāvaravarabhāvena; Se giải thích là atthāvahanabhāvena.

[302]. Chú giải Se Be giải thích là veditabbā còn bản văn ghi là veditabbaṃ.

[303]. Chú giải Se Be giải thích là vỵmaṃsitukmo còn bản văn ghi là vimaṃsi ukmo.

[304]. Chú giải Se Be giải thích là puna còn bản văn ghi là puna.

[305]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy; bản văn đã giải thích sai thành na sabbavittāni.

[306]. Chú giải Dial iii 180 n 3 trong đó có khẳng định rằng theo Buddhaghosa của bố thí và phí tổn cá nhân xuất phát từ cõi đầu tiên. Những người đó đang được hưởng thụ.

[307]. Chú giải Se Be giải thích là ubhayalokahitāya còn bản văn ghi là ubhayattha lokahitāya; đây có nghĩa là cõi đời này và cõi đời sau.

[308]. Chú giải Se Be giải thích là pasaṃsitamevatthaṃ còn bản văn ghi là pasaṃsitāya pi tam evatthaṃ

[309]. Agarahitena; chỉ có chú giải Be giải thích là samāhitena, được biên soạn hay siêu tập trong ý và như vậy có lẽ được ‘cân bằng’ ở đây.

[310]. Avisamena, nghĩa đen là không cân bằng và là lời chú thích cho từ samena, với tính chất điều độ. Và chính vì thế ‘không thiếu điều độ’ những thái quá chính là không thực hiện bố thí và bố thí thái quá.

[311]. Chú giải Se Be giải thích là yathāvuttā còn bản văn ghi là yatthāvuttaṃ.

[312]. Yaññassa sampadā là cách giải thích của chú giải Be ở đây và trong đoạn kệ tiếp theo còn bản văn Se ghi là puññassa sampadā. Yađđa-sampadaṃ xuất hiện trong D I 128 trong một văn cảnh tương tự như vậy, việc tái giải thích và hướng dẫn cho nghi lễ sát tế bà la môn.

[313]. Chú giải Se giải thích là vādo ti ye vadanti pi còn bản văn ghi là vāado vadanti te; chú giải Be giải thích là vādo vadanti tava hotu.

[314]. Ở đây bản văn đã ghi sai là mego.

[315]. Paripūrento; chính động tự này đã được giải thích là “chu tất, hoàn thành” khi được áp dụng vào từ đám mây trong đoạn kệ và việc chuyển dịch xem ra hơi tối nghĩa.

[316] Chú giải Be giải thích là tan ti còn bản văn ghi là taṃhi (Se taṃ hi).

[317]. Chú giải Se Be giải thích là nipphatti còn bản văn ghi là nibbatti.

[318]. Chú giải Se Be giải thích là muñcanacetanāya còn bản văn ghi là muđcanaṃ cetanya.

[319]. chú giải PvA 253.

[320]. Chú giải Se Be giải thích là dakkhiṃeyyahatthe còn bản văn ghi là dakkhiṇe hatthe.

[321]. Chú giải Se Be giải thích là kammaphalasaddhānugatānaṃ còn bản văn ghi là kammaphalaladdha-

[322]. Chú giải Se Be giải thích là unnaṅgalāni còn bản văn ghi là dunnaṅgalāni.

[323]. Giống như đã thảo luận về Uttarāpatha ở trên, đầu tiên từ này có nghĩa là con đường dẫn về hướng nam nhưng sau này ám chỉ vùng đất nằm nữa bờ sông Hằng phía nam và sông Godāvarī. Vào thời tác phẩm này được soạn thảo thì lại bao gồm cả vùng bán đảo Ấn Độ kể cả vùng Tamil nữa. cũng cúng từ từ này lại xuất hiện một vùng Deccan rất quen thuộc với chúng ta ngày nay. Xin đọc DPPN I 1050 và B.N Chaudbury, op cit. tr. 225tt.

[324]. Chú giải Se Be giải thích là tisahassāni sūdā hi còn bản văn ghi là janā tisahassā sūdā.

[325]. piṇdenti, hiểu theo nghĩa đen được làm thành một piṇḍa, tức là một cục vật thực dưới dạng bằng trái banh nhỏ được chiêu đãi sử dụng như là một món ăn pitṛs theo nghi lễ bà la môn cũng như trong việc bố thí nói chung. Thường gồm có thịt hay bột mì.

[326]. Mahāyāga, là tên gọi bốn nghi lễ sát tế Bà La Môn, assamedha, sát tế ngựa, purissamedha, sát tế người, sammāpāsa, lễ ném cẳng chân, và vaḷapeyya, lễ tế một phần thân thể. – xin đọc eg. S I 76; Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 42; Sn 303 và cuộc thảo luận trong KS i 102 n .1 và GS ii 50 n.1 v.v… PED sv yajati khẳng định rằng ‘trong văn chương Pāli điều này ám chỉ (với yañña, là sát tế) hoặc là (vào thời điểm then chốt) đối với các Nghi lễ Bà La môn phải sát tế cho thần thánh theo luật lệ bắt nguồn từ các Vedas và văn chương Phệ đà; hoặc là (khi theo giáo điều) đối với việc bố thí cho tỳ khưu nào đó. theo ý nghĩa phát hiện sau này còn hàm chứa việc bố thí tự nguỵên mọi nhu cầu cần thiết cho tỳ khưu.” Tuy nhiên ta không nên quên rằng thực hiện lòng từ tâm bác ái và tiếp đón vị bà la môn cũng được hiểu là một sát tế (hy tế), như việc từ tâm bác ái của Ankura thời tiền Phật Giáo đã xác thực ở đây, và việc từ tâm bác ái đó thường được thực hiện nhân danh những người ‘quá cố’ ( chú giải PvA 27 tt) hơn thế nữa chính khái niệm tiền Phật Giáo và khái niệm bà la môn về nghi lễ sát tế cho những kẻ xứng nhận cúng dường mà tập chú giải Chuyện Ngạ quỉ này đang tìm kiếm cách tái định hướng, thoát khỏi mảnh đất cằn cõi theo quan niệm bà la môn trở thành phước điền tức là Tăng đoàn có giới đức vậy, tức là bố thí cho các thành viên của tăng đoàn được cho là xứng nhận của cúng dường, xứng đáng nhận việc tá túc, xứng đáng nhận vật thí và xứng được kính trọng’ (tất cả các phẩm chất này đã được các vị bà la môn thừa nhận) và như vậy đã trở thành “Phước điền vô song” (eg. D iii 227; Trung Bộ Kinh (M) I 37; S ii 69tt; Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 222 v.v…) xin cũng đọc R. Amore (The Concept and Practice of Doing Merit in Early Theravada Buddhism, University Microfilms, Ann Arbor, Michigan 1971, và J Gonda, Loka: World and Heaven in the Veda, Amsterdam 1966.

[327]. Đối với những biến đổi nơi định mệnh chúng sanh xin đọc chú giải đặc biệt D iii 58-79.

[328]. Chú giải Se Be giải thích là sādaraṃ còn bản văn ghi là ādaraṃ.

[329]. Chú giải Se Be giải thích là anapaviddhaṃ còn bản văn ghi là anāviddhaṃ; xin đọc chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 22; MLS iii 72 n.3; GS iv 262 n.6

[330]. Về cách diễn đạt này xin cũng đọc thêm Trung Bộ Kinh (M) iii 22,24; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 171tt, iv 392; MLS iii 72 n.2 trong đó bốn phứơc nghiệp này, sakaccaṃ, cittiṃ katvā, sahatthā và anapaviddhaṃ được phối hợp với āgamanadiṭṭhiko, (bố thí) có liên quan đến cõi đời sau, có nghĩa là, tin tưởng vào quả nghiệp vậy.

[331]. Chú giải Se Be giải thích là bahumāse ti cittamāsādike còn bản văn ghi là bahumāase ti cittamāse ti cittamāsādike, Citta, tiếng phạn ghi là Caitra, tức là tháng ba-tháng tư và là tháng đầu tiên trong năm.

[332]. Chú giải Se Be giải thích là Pakkhe ti còn bản văn ghi là tatthāapi.

[333]. Chú giải Se Be giải thích là atthato ekam eva còn bản văn ghi là atthato.

[334]. Xin đọc chú giải Vin I 55. Thga 934 và chú thích trong B of Disc. iv 72 n 2

[335]. Chú giải Se Be giải thích là nanu ca devānaṃ ; bản văn lại giải thích là nanūpadevānaṃ, nhưng đây không phải là sanh mệnh của các vị chư thiên thứ cấp. Hình như đây chỉ xẩy ra nơi các upadeva kết thúc (sanh mệnh) và có thể do thiếu hỗ trợ từ phía Se Be. xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 213tt để biết thêm chi tiết về sanh mệnh các devas và các cõi thiên giới.

[336]. Antarā. Nghĩa đen là ở giữa, giữa đường, trong lúc v.v…;xin đọc chú giải tương tự (Theravadin) việc giải thích của các vị Nam tông về antarā-parinibbāyin khi một nguời đạt vô dư níp bàn trước khi kết thúc được nửa sanh mệnh bình thường nơi thiên giới trong đó cơ hội xuất hiện đã qua mất.

[337]. Xin đọc PvA 117.

[338].Toàn bộ là 30.060.000 năm trần gian này. Theo Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 213t, thì sanh mệnh của những kẻ nào trong cõi Tam Thập Tam kéo dài 36.000.000 năm trần gian này.

[339]. Chú giải Se Be giải thích là mahatiyā còn bản văn ghi là mahati.

[340]. Người ta nói rằng đây là điều tất cả các Đức phật phải thực hiện. Để đối lại một số thách thức do một số tà kiến, Đức Phật đã công bố ý định của mình thực hiện phép lạ này tại gốc cây Gaṇḍamba. Những người có tà kiến đã nhổ sạch những cây soài trong vùng chỉ trừ có cây soài Gaṇḍa, nằm trong công viên hoàng gia, đã dâng cúng cho Đức Phật một quả soài chín làm vật thực. Đức Phật đã ăn quả soài này và rồi trao hột cho trưởng lão Ānanda để cho nguời coi vườn trồng một cây khác, ngay tức khác một cây soài đã xuất hiện. Đức Phật đã tạo ra một lối đi châu báu trên không ngay bên cạnh cây soài và rồi ngài đứng trên không và thực hiện Hiện Song Thông (twin miracle). Được gọi với tên như vậy vì bao gồm việc xuất hiện các hiện tượng đối nghịch nhau theo từng cặp một – thí dụ như ngài tạo ra những ngọn lửa xuất hiện ở phần trên thân rồi lại tạo ra những dòng suối chảy ở phần dưới, và nhiều cách khác nữa, từ bên phải và bên trái từ mọi lỗ chân lông trên thân thể ngài phóng ra những luồng sáng sáu mầu, lên tới cõi Phạm Thiên cũng như xuống tới tận Cakkavalā.’ (DPPN ii 682 tt. để biết thêm nhiều chi tiết khác.) Người ta cho biết biến cố này đã kéo dài suốt mười sáu ngày trong những ngày đó ngài diễn giải Phật Pháp cho chúng sanh vây quanh ngài.

[341]. Tiếng Phạn ghi là Āṣāḍha, tháng thứ ba tức là tháng sáu và tháng bảy.

[342]. Chú giải Se Be giải thích là anukkamena tipadavikkamena còn bản văn ghi là vītikamena. Theo chú giải Thanh Tịnh Đạo xii 72 ‘ngài đứng một chân trên mặt đất, còn chân thứ hai ngài gác lên ngọn núi Yugandhara. Thế rồi ngài lại nhấc chân thứ nhất lên và đặt trên đỉnh núi Sineru.’ Cõi Tam Thập Tam toạ lạc trên đỉnh ngọn núi đó. câu chuyện thần thoại này còn cho biết vào một dịp đến thăm Celon Đức Phật cũng ra đi tương tự như vậy bằng cách bước lên núi Siripada, hay là ngọn Adam’s Peak, tại đó hàng năm có những cuộc hành hương đến chiêm ngưỡng vết chân ngài còn để lại. xin so sánh ba sải chân Viṣṇu trong tập eg. RV vii 991. 1003. viii 132; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 117tt, và GS iv 78 n. 1-4.

[343]. Đây chính là ngai của Dạ xoa, là vua cõi Tam Thập Tam. Người ta kể lại rằng ngai vàng này được làm bằng đá có màu hoa jayasumana (DA 482) và thỉnh thoảng ngai vàng này lại toả sáng chói chang với sức nóng là cách ám chỉ Dạ Xoa đó là một người chính trực cần đến sự bảo vệ của ngài. (K v 92) một hành vi của Đức Phật cũng cần đến sự trợ giúp của dạ xoa (J I 330. iv 315tt) hay phước báu đó đã được thực hiện như thế nào. (I iv 410tt, v 278 tt).

[344]. Mỗi cõi đều có những loại cây riêng (S v 237tt. cây nơi cõi Tam Thập Tam chính là cây Pāricchattaka, Erythrina indica, Coral hay Umbrella. (xin đọc n. 49). Người ta kể lại rằng những cây này đã mưa hoa xuống trên giường bệnh của Đức Phật (D ii 137) xin đọc Vv 222; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 117tt. và GS iv 78 n. 1-4.

[345]. Ngài đã tới đó để thuyết pháp điều này cho mẹ ngài đã được tái sanh nơi cõi đó.

[346]. Vũ trụ quan Phật Giáo (cosmology) cho rằng cõi thế gian này có những ngọn núi cao không thể tưởng tượng được ngay tại trung tâm, được biết đến với tên gọi là ngọn Sineru hay Meru, được bao phủ hoàn toàn với đại dương. Đại dương này lại được vây quanh với một chuỗi những rặng núi được biết với tên là Yugandhara, cao bằng một nửa Sineru hay Meru, và chính những rặng núi này lại bao quanh bởi một đại dương. Mô hình này đã tự lặp lại, Meru lại được vây quanh bới bảy đại dương và một rặng núi mỗi rặng núi này chỉ cao bằng một nửa chiều cao của ngọn núi trước. Vượt khỏi rặng núi thứ bảy là một Đại Dương hùng vĩ trong đó toạ lạc Jambudipa,hay là Ấn Độ. Cuối cùng lại có một bức tường núi chấn ngữ quanh Đại Dương hùng vĩ này tạo thành giới hạn của vùng chân trời thế giới này. Thiên Cõi thuộc Tứ Đại Vương trải dài từ bề mặt trái đất này (kẻ cả các thần thổ như thần cây đa) cho đến tận đỉnh ngọn núi Meru, cõi Tam Thập Tam toạ lạc trên đó. Mặt trời di chuyển theo vòng kim đồng hồ xoay quanh ngọn Meru gần với đỉnh ngọn Yugandhara, có nghĩa là vào khoảng một nữa chiều cao của ngọn Meru và kết quả là mặt trời đã lặn đàng sau ngọn Meru vào ban đêm (bóng tối Meru) đã đổ xuống một phần bề mặt trái đất. Mặt trời ‘mới mọc’ quả thật chính là việc mặt trời tái xuất hiện từ phía sau Meru ở một độ cao bằng ngọn núi Yugandhara. Vượt quá cõiTam Thập Tam nằm cao hơn tứ thiên vuơng cõi dục (kāmāvacara) hay là cõi khoái cảm giác quan. Trên cõi đó toạ lạc mười sáu cõi Phạm thiên (Brahmalokas) thuộc sắc giới (rūpāvacara) hay là cõi vật chất, bao phủ trên đó là tứ cõi vô sắc giới (arūpāvacara) hay là cõi vô sắc giới. hệ thống chân trời nơi các rặng núi trung tâm và đại dương thường được gán cho với từ cakkavāla. Xin đọc chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 227tt

[347]. Chuyển luân (cakkavāla) cùng với vùng trời và các địa ngục dưới đất được coi như là một đơn vị vũ trụ quan căn bản cho dù còn có rất nhiều hệ thống chuyên luân được tin là tồn tại song hành với hệ thống này. Thực chất có mười hệ thống chuyển luân được nghĩ ra, đựơc quan sát thấy nơi mười phương hướng. Hình như đây là cách Dhammapāla đã hiểu theo như cách chú giải dưới đây. Một cách bố trí nhiều hệ thống chuyển luân khác cũng có thể tìm thấy trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 227tṭ

[348]. Chú giải Se Be và đoạn kệ v 66 giải thích là atidūre còn bản văn ghi là avidūre.

[349]. Chú giải Be giải thích là sambhvento còn bản văn ghi là pabhvento.

[350]. Chú giải Se Be giải thích là ujjaṅgale còn bản văn ghi là ujhaṅgale.

[351]. Chú giải Se Be giải thích là ropitaṃ còn bản văn ghi là viropitaṃ.

[352]. Xin đọc chú giải KS 328 n 5.

[353]. Bát Chánh Đạo là những con đường hay lối đi siêu thể dành cho các vị Nhập Lưu, các vị Nhất Lai, các vị Bất Lai và A-la-hán. Xin đọc Cariyāpitaka (passim): Thanh Tịnh Đạo ix 124; và I. B Horner, Ten Jākata stories, London 1957, mỗi câu chuyện minh hoạ một trong mười điều toàn hảo (Thập Toàn)

[354]. Chú giải Se Be giải thích là patiṭṭhāpitaṃ còn bản văn ghi là patiṭṭhapitaṃ.

[355]. Hình như là giống trung tính (sau từ puññaṃ) thay vì giống đực.

[356]. Chú giải Se Be giải thích là sugatappāsaṭṭhaṃ còn bản văn ghi là -ppaseṭṭhaṃ; Sugata (Đấng Thiện Thệ) là một tính ngữ dành để gọi Đức Phật.

[357]. Chú giải Se Be giải thích là Aṅkurapetavatthṃ Satthārā còn bản văn ghi là Tayidaṃ Aṅkurapetavatthuṃ. Satthā.

[358]. Là nghi lễ kết thúc ba tháng An Cư Kiết hạ trong mùa mưa.

[359]. Một tính ngữ dành để gọi Đức Phật.

[360]. Tình tiết này là chủ đề rất hấp dẫn trong nghệ thuật Phật Giáo. Xin đọc Chú giải Thanh Tịnh Đạo xii 79; Đức Phật ngự xuống giữa chiếc bậc thang bay làm bằng pha lê; có các vị thần linh thuộc sáu thiên cõi dục lạc ngự bên tả cầu thang làm bằng vàng; và các thần linh nơi cõi trú xứ thanh tịnh, ba cõi đại Phạm Thiên, đứng hầu bên hữu cầu thang làm bạc. Vị chủ tể các thần linh dâng bát khất thực và y cà sa. Vị Đại Phạm Thiên che hầu một chiếc lọng rộng ba sải tay màu trắng. Suyama hầu quạt đuôi bò tây tạng. Từ năm đỉnh núi người con trai của Gandhabba ngự xuống tỏ lòng kính lễ Đức Phật với chiếc đàn luýt bằng gỗ Bilva đo được ba sải gang tay. Trong ngày hôm đó không có bất kỳ sanh vật nào hiện diện chứng kiến Đức Phật nhưng lại mong mỏi chứng đắc Giác Ngộ. (Thanh tịnh đạo, tr. 429tt); xin cũng đọc chú giải DPPN ii 974.

[361]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là Saṅkasa.

[362]. Những lời mở đầu của đọan kệ v 1 nhưng cũng được trích trong chính câu chuyện mở đầu; chính vì thế ta không thể biết được ở đây ngài Dhammapāla có ý định gì trong đầu, tuy nhiên khi ngài đưa ra những nhận định trong PvA 2 rất có thể đây chính là điều sau này ngài nói tới.

[363]. Xin đọc chú giải PvA 9.

[364]. Chú giải Se Be giải thích là –vibhāvanā còn bản văn ghi là –vibhavanā; xin đọc chú giải PED sv.

[365]. Chú giải Se Be giải thích là so ca sādhū sampaṭicchitvā; còn bản văn ghi là lại bỏ qua.

[366]. Chú giải Se Be giải thích là tattha còn bản văn ghi là tattho.

[367]. Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng Già.

[368]. Chú giải Se Be giải thích là sāṇesu patiṭṭhāya còn bản văn ghi là saraṇe supatiṭṭhāya.

[369]. Chú giải Se Be giải thích là katañjalī còn bản văn ghi là katañjali.

[370]. Chú giải Se Be giải thích là katabhattānumodane còn bản văn ghi là ānumodanena.

[371]. Xin đọc chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 24; Thag 3.

[372]. Chú giải Se Be giải thích là yāci taṃ còn bản văn ghi là yācitaṃ.

[373]. Cách giải thích có khác biệt đáng kể về điểm này, tôi chọn theo Se; bhayākadassanā ruṭṭhadassanā. Ruddadassanā ti v pāṭho còn bản văn ghi là bhayānakadassanā rudassanā. Bhīru-dassanā ti v pāṭho. chú giải Be giải thích là bhayānakadassanā. Đây là một vị thần Phệ đà tên là Rudra. Có liên quan với một trong những khía cạnh khủng khiếp của thần Siva.

[374]. Chú giải Se Be giải thích là bībhacchabhāriyadassanā còn bản văn ghi là bībhacchāa bhīrudassanā; xin đọc chú giải PvA 90.

[375]. Chú giải Se Be giải thích là dukkataṃ còn bản văn ghi là dukkhaṭaṃ.

[376]. Himavant – theo nghĩa đen có nghĩa là có đầy tuyết.

[377]. Chú giải Se Be giải thích là pāniyaṃ cbb pāniyan ti.

[378]. Chú giải Se giải thích là pāpakammavasena còn bản văn Be ghi là pāpakammaphalena.

[379]. Chú giải Se Be giải thích là abhisapanavasena còn bản văn ghi là abhisampannavasena; xin đọc chú giải PED sv. bản văn đã chèn một dấu chấn sai chỗ vào trước từ Uttara.

[380]. Chú giải Se Be giải thích là dhovitvā bhisiñ ca cimilikañ ca katvā còn bản văn ghi là dhovitvāabhisiñci cimilikañ ca katvāa và được sửa lại trong PED thành abhisiñcati. Rất có thể tốt hơn ta nên giải thích là bhisiñ ca, là nệm thiền, trải nệm (xin đọc chú giải Vin ii 210 n. 2; Be hay Disc ii 47 n 4) hơn là bhisiñ ca , thời bất định của động từ abhisiñcati, có nghĩa là rẩy, rưới nước (và hiểu rộng ra có nghĩa là nhuộm – xin đọc chú giải B of Disc. V 211 n 6 liên quan đến phosituṃ) Cimilka, theo PED hình như có nghĩa là một loại thảm. Xin đọc B of Disc. Ii 241 n 8 v 210 n 4 và các bản văn Vin iii 167 n 2 Theo tự điểm Anh-Pāli của ngài Buddhaghosa thì từ này được giải thích là ‘bao gối’.

[381]. Chú giải Se Be giải thích là yakkhagāhenā ti pi còn bản văn ghi là yakkhagāhenāpī ti.

[382]. Chú giải Se Be giải thích là upaṭṭhānena bahuṃ còn bản văn ghi là upaṭṭhāane na bahuṃ. Ý nghĩa ở đây chính là điều ngược lại với đề xuất của Gehman đã bỏ qua điểm gắn kết với một thành viên khác giới vào lúc qua đời nhằm giảm bớt phần thưởng nghiệp chướng người đó có được ở nơi khác. – chủ đề này thỉnh thoảng cũng lại xảy ra bắt đầu từ chuyện kể đầu tiên; xin đọc PvA 5 ở trên.

[383]. Xin đọc chú giải PvA 242.

[384]. Chú giải Se Be giải thích là kapaṇaddhidīnañ ca còn bản văn ghi là kappaṇi-; xin đọc PvA 78.

[385]. Chú giải Se Be giải thích là adāsiṃ còn bản văn ghi là adāsi.

[386]. Chú giải Se Be giải thích với tassa, là từ đầu tiên trong dòng thứ ba của đoạn kệ hơn là với bản văn, là từ cuối cùng của dòng thứ hai.

[387]. Có nghĩa là, từ bỏ cõi trần tục.

[388]. Chú giải Se Be giải thích là vuttāya kāyaviññatti- còn bản văn ghi là vuttakāya viññatti-

[389]. Uddissa ariyā tiṭṭhanti esā ariyānaṃ yācanā ti. điều này lại xảy ra trong J iii 354 và Miln 230; cũng được trích trong SnA 318 và đoạn tương tự có thể tìm thấy trong Mvu iii 419. 420. theo tập chú giải Kinh Bản Sanh người ta cho rằng các vị thánh đức đều đứng bất động và không nói một lời, họ không thực hiện bất kỳ cử điệu nào bằng cách thay đổi tư thế thể chất cũng như phá vỡ yên lặng để có thể thu hút chú ý. Còn nữa họ đứng yên không cử động và không nói lời nào chỉ muốn ám chỉ họ cần của bố thí. Xin đọc chú giải những cuộc thảo luận trong Miln 229tt

[390]. Cả hai chú giải Se Be đều thêm vā vào đây.

[391]. Chú giải Se Be giải thích là paricārakabhūtehi còn bản văn ghi là parivātaka-; xin đọc PvA 205.

[392]. paccattavacanaṃ, cư sự thường là ở đối cách.

[393]. utu, khí hậu. Một trong bốn nhân duyên (paccaya) thuộc các đại (bhūta) nhân duyên sắc giới, các nhân duyên khác gồm nhân duyên nghiệp chướng, tâm nhân duyên và vật thực nhân duyên (như ở đây, trong trường hợp này) xin đọc CPD sv utu để có nhiều chi tiết hơn.

[394]. Đối với chức vụ ước muốn hay chọn lựa có thể ảnh hưởng đến việc định đoạt cảnh tái sanh tiếp theo của chúng ta xin đọc Trung Bộ Kinh (M) I 289tt , iii 99tt.

[395]. Chú giải Se Be giải thích là gāmamajjhe ṭhapetvā còn bản văn ghi là gāmam ajjhoṭhapetvā.

[396]. Chú giải Se Be giải thích là thāvariṃ juṇṇaṃ, thường thường ở thể đối cách.

[397]. Đây chính là của cải - xin đọc Trung Bộ Kinh (M) i 82; Vin ii 88, iii 2 v.v…

[398]. Chú giải Se Be giải thích là bhadramukhā còn bản văn ghi là –mukkha; xin đọc chú giải n 7 trong PvA 95 ở trên.

[399]. Chú giải Se Be giải thích là celaṃ còn bản văn ghi là colaṃ.

[400]. Hinh ảnh này lại xảy ra tương đối thường xuyên – xin đọc chú giải S I 108. iii 143, v 440; Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 93, iii 308. iv 320, v 93 tt v.v…

[401]. Chú giải Se Be giải thích là upalabhati còn bản văn ghi là upalabhati.

[402]. Có nghĩa là với một biến cố công cụ cách.

[403]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là diṭṭhā.

[404]. Chú giải Se Be giải thích là phỵt còn bản văn ghi là ṭhitā.

[405]. Chú giải Se Be giải thích là devamanussapariyāpannā còn bản văn ghi là manussāpariyāpannā.

[406]. Chú giải Se Be giải thích là desesi còn bản văn ghi là dassesi.

[407]. Bản văn nên sửa lại từ sovaṇṇasapānaphalakā để giải thích với đoạn kệ là sovaṇṇasopāna-

[408]. Chú giải Be giải thích là vāyamamāno còn bản văn Se ghi là gāayamāno.

[409]. Một trong số các dụng cụ nhạc cổ của Ấn Độ, gần giống đàn luýt. Xin đọc A. K Coomaraswamy, ‘Một số từ pāli’, Havard Journal of Asiatic Studies IV, 2. 1939. tr. 167.

[410]. Chú giải Be giải thích là kāamapaṭisaṃyuttagītāni còn bản văn Se ghi là kāmamati-

[411]. Madhura, toàn bộ các bản văn đều giải thích là ngọt ngào. Lại nhấn mạnh đến ý nghĩa gây nghiện và gây khoái cảm v.v…chính vì thế không còn nghi ngờ gì đây chính là sự cám dỗ của tiếng nhạc hơn là điệu nhạc đơn thuần đã khiến cho nàng hành động như vậy.

[412]. Các vị khác là Anotatta, Sīhappapāta. Rathakāra, Kuṇāla. Chaddanta và Mandākini; xin đọc D I 54; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 101; J ii 92; chú giải DA 164 để biết thêm một nhóm khác.

[413]. Xin đọc spơ PvA 228.

[414]. Bheravarūpo, hình dáng giống Bhairava. Bhairava, lại giống Rudra (PvA 142), có liên quan với đặc tính khủng khiếp của thần Siva và đặc biệt hung dữ. Bhairava là thần độ trì quốc gia Nepal.

[415]. Giải thích là suvipphālita- còn bản văn ghi là suvipphalita-; chú giải PED sv. Chú giải Se giải thích là suvipphūlita- khadirangārapuñjasadisanayano (Be suvipphulita-)

[416]. Se giải thích nirantarappavattavijjullatāsaṅghātasadisajivho (Be-vijjulatā-) còn bản văn ghi là nirantarapavattivipulasaṅghātasadisajivho.

[417]. Chú giải Be giải thích là panasalabujādhīhi còn bản văn ghi là pana salabujādīhi, có nghĩa là panasa, là cây mít. Artocarpus integrifolia, và labuja, là loại cây có múi dầy cơm. Artocarpus lacucha hay là incisa; có gợi lý chúng ta nên giải thích là salaḷa- như từ trong PED sv labuja nên loại bỏ.

[418]. Chú giải Se Be giải thích là tena còn bản văn ghi là tehi.

[419]. Chú giải Se Be giải thích là vajjhacarassa còn bản văn ghi là vajjacorassa; PED sv vajjha không phải là chú thích.

[420]. Chú giải Se Be giải thích là -ūpakūjitaṃ còn bản văn ghi là -ūpakujitaṃ.

[421]. Chú giải Se Be giải thích là tarugaṇopassobhitaṃ còn bản văn ghi là tarugaṇe palobhitaṃ.

[422]. Chú giải Se Be giải thích là phalabhārāvanata- còn bản văn ghi là phalabhāravinatā-

[423]. Se Be lại thêm t vào đây.

[424]. Se Be giải thích là otāretvā, khiến cho nàng rơi xuống, còn bản văn ghi là ogāhetvā. Tôi chấp nhận bản văn của chúng ta vì cách giải thích này phù hợp với ogāahasi trong đoạn kệ v 11 dựa vào đó toàn bộ các bản văn đều thống nhất. Be ở đây lại ghi thêm là chàng đã làm cho nàng té xuống sau khi đã đập đánh nàng thậm tệ.

[425]. Chú giải Be giải thích là –santhatā.

[426]. Sogandhiyā, hiểu theo nghĩa đen là một mùi thơm dễ chịu; bông sen súng. Không thấy liệt kê trong PED mà chỉ có từ sogandhika.

[427]. Xin đọc chú giải Dhp 58.

[428]. Paduma, nelumbium speciosum; những bông sen này có màu đỏ, trắng, xanh vàng hay hồng tím.

[429]. Chú giải Be giải thích là samotatā còn bản văn Se ghi là samogatā. Xin đọc chú giải Vv 4412, 816

[430]. Puṇḍarīka; theo Childers đây cũng chỉ rõ một loại quả soài thơm ngon

[431]. 2 c. d và 3 a b = Vv 4412. 81 6

[432]. haṃsa, là thiên nga hay ngỗng, một loại chim và như vậy cũng áp dụng cho các vị A-la-hán là vua chúng sanh. – Sn 220tt 1134 ; Dhp 91, 175. đây cũng là vāhana hay là một loài ngựa đặc chủng. Đấng Phạm Thiên và thường được giải thích là một biểu tượng của lòng trong sạch khi xuất hiện trong kiến trúc Phật giáo.

[433]. Cakkavāka, Anas Casarca.

[434]. Chú giải Se Be giải thích là -dharā còn bản văn ghi là –dadā.

[435]. Bốn đoạn kệ đầu tiên nên được hiểu như đã mô tả về Thiên Cung sự, những gì có trong đó không giống bất kỳ điều gì tìm thấy nơi thế giới con người, thứ tự các tính ngữ đa dạng chứa đựng trong những đoạn kệ này, như đã được chuyển xuống cho chúng ta, có vẻ hơi lộn xộn. Như đã lưu ý đến trong (n. 25) 2 cd và 3 ab cũng đã xuất hiện đến hai lần trong Vv là một đoạn kệ duy nhất và lại là khía cạnh nổi bật của các đoạn kệ này, đã bắt đầu một vấn đề được một nửa và qua đoạn kệ đó ta cũng đã kết luận được, điều này rõ ràng cho thấy các chi tiết đó đã rất lộn xộn hay một hay nhiều nửa đoạn kệ này chính là nửa của đoạn kệ sau mà đôi khi đã bị mất. Nhiều cố gắng để chỉnh sửa lại điểm này bằng cách lấy đoạn kệ 6 a b là 5 e và rồi tiếp tục nửa đoạn kệ sau. Điều này ta chấp nhận ở đây và đặt số câu trong ngoặc kép được chèn vào để giải thích nửa đoạn kệ sau. Dựa trên cơ sở mạch văn (văn cảnh) ta có thể cấu trúc lại các đoạn kệ đó như sau: 2 a b c d > 2 abcd; 2 c d; 2 c d 3 a b > 3 a b c; và 3 c d 4 b> 4 a b c d rất có thể còn phải thêm 5 a b là 4 e f vi rất có thể đoạn kệ thất lạc trên thuộc đoạn kệ v 5.

[436]. Chú giải Be giải thích là sovaṇṇarūpiyāmayā còn bản văn ghi là –rūpiyamayā (Se –rupiyāmayā); tương tự như vậy trong v 7 trong đó bản văn giải thích là –ruciyāmayā và Se sửa lại chính xác là –rūpiyāmayā.

[437]. Chú giải Se Be giải thích là kaṅcanāveḷabhūsitā còn bản văn ghi là – celabhsit; chú giải III 93 và Vv 362

[438]. Chú giải Se Be giải thích là sajjā goṇakasanthatā còn bản văn ghi là -sanṭhitā.

[439]. kaṇṇamuṇḍo; xin đọc chú giải lake kaṇṇamuṇḍa ở trên là điều ta có thể hiểu là ‘với những người tới lỗ mãng.

[440]. Chú giải Be và đoạn kệ giải thích là santhat còn bản văn Se ghi là saṇṭhitā.

[441]. Xin đọc PvA 164.

[442]. Rattapaduma- với những paduma mầu đỏ.

[443]. Setapadumehi. Với những paduma mầu trắng.

[444]. Chú giải Se Be giải thích là vāyati pokkharaṇtī ti còn bản văn ghi là vāayanti, pokkarantī ti.

[445]. Chú giải Be giải thích là -dhārino còn bản văn Se ghi là –dāyino.

[446]. Chú giải Se Be giải thích là –sākhattā còn bản văn ghi là –sākhaggā.

[447]. Danh cách giống đực số nhiều, vanā, giống dở, vanāti.

[448]. Chú giải Se Be giải thích là suvaṇṇavaṭaṃsakasamalaṅkata còn bản văn ghi là suvaṇṇavatthaṃ katasamalaṅkata-

[449]. Chú giải Se Be giải thích là -santhatā còn bản văn ghi là -saṇṭhitā.

[450]. Nīla; từ này có thể biểu thị mầu xanh dương và xanh lá, xanh đậm, xanh lạt và được dùng là từ chung để chỉ các loại “màu tối” ngược lại với “màu sáng”. Thí dụ màu vàng lạt (pita) cặp từ (nila-pita) được dùng để chỉ thị màu ‘không thuộc loại’ thuần nhất chính vì thế mà nila có ý nghĩa dao động biến đổi ở đây (xin đọc PED sv nīla)

[451]. Chú giải Se Be giải thích là paripuṇṇasabbaṅgapaccaṅgavatī còn bản văn ghi là paripuṇṇāabh-

[452]. Chú giải Se giải thích là jāyā hi patiṃ còn bản văn ghi là lāyāpatī; chú giải Be giải thích là bhairiyā hi patiṃ.

[453]. Chú giải Se Be giải thích là atikkamma caraṇato còn bản văn ghi là atikamācaraṇato; chú giải CPD sv atikkama.

[454]. Chú giải Se Be lại bỏ qua từ mở đầu atikkamacaranato trong bản văn của chúng ta.

[455]. Chú giải Se Be giải thích là vevacanaṃ còn bản văn ghi là vacanaṃ.

[456]. sapanaṃ; xin đọc chú giải PvA 34.

[457]. Chú giải Be giải thích là bhuttā amāmusā kāmā còn bản văn ghi là bhutā amānusā kāmā; chú giải Se giải thích là bhutvā amānuse kāme.

[458]. Chú giải Se Be giải thích là oramitvā còn bản văn ghi là otaritvā.

[459]. Dhammābhirato; Se Be lại bỏ qua.

[460]. Vương quốc của nhà vua Paṅcāla được chia ra thành vùng bắc (Uttara-Paṅcāla) và vùng miền nam (Dakkhiṇa-Paṅcāla) tọa lạc giữa vương quốc Kuru và vương quốc Kosala. Vương quốc Paṅcāla được định vị ở vùng bắc và đông nam Delhi ngày nay tính từ chân núi Himalaya tới Chambal kể cả vùng Budam, Farukkhabad và các thị trấn phụ cận đó. B.N Chaudhury. Các Trung Tâm Phật giáo nơi ấn độ cổ., Calcutta 1969, tr 33; xin đọc chú giải DPPN ii 108. Đa số các nguồn tư liệu đều đồng ý chọn Kapila (thường ghi là Kampila, Kāmpilya v.v…) lại nằm trong vương quốc Dakkhiṇa-Pañcāla.

[461]. Chuyện kể về ông được tìm thấy trong Kinh Bản Sanh Mahā-Ummagga (no. 546); xin đọc chú giải Uttaradhyayama xiii (SBE xlv 56- 61) là một chuyện kể về jaina.

[462]. agatigamanaṃ. Là bốn điều bất thiện đó là ước muốn bất thiện (chanda) sân hận (dosa) sân si (moha) và sợ hãi (bhaya).

[463]. Dasa rājadhamme: bố thí, trì giới, quảng đại, ngay thẳng, hiền lành, tự kiềm chế, không tức giận, không bạo loạn, chịu đựng và không đối nghịch.

[464]. Chú giải Se Be giải thích là anupapīlaṃ còn bản văn ghi là anupīlaṃ.

[465]. Chú giải Se Be giải thích là bhattañ ca vetanañ ca còn bản văn ghi là vatthañ ca veṭhanañ ca veṭhanañ ca.

[466]. kattabbaṃ; Se Be bỏ qua.

[467]. Chú giải Se Be giải thích là bhattavetanaṃ vā còn bản văn ghi là vatthaṃ vā veṭhanañ ca.

[468]. Chú giải Se Be giải thích là jīvanūpāyaṃ còn bản văn ghi là jīvanupāyaṃ.

[469]. Chú giải Se Be giải thích là mā ukkaṇthasi còn bản văn ghi là mā khuṇḍali; xin đọc chú giải PED sv khuṇḍali khi nào cần đến việc giải thích từ ukkhaṇṭhi.

[470]. Xin đọc chú giải KvA 74.

[471]. Chú giải Se Be giải thích là kassatthāyaṃ cāyaṃ còn bản văn ghi là kass’ athāyaṃ

[472]. Chú giải Se Be giải thích là paridevati còn bản văn ghi là paridevantī.

[473]. Muni.

[474]. Chú giải Se Be giải thích là bhaddante còn bản văn ghi là bhaddan te.

[475]. Chú giải Se Be giải thích là eko pi hi còn bản văn ghi là eko pi.

[476]. Chú giải Be giải thích là janapadikānaṃ còn bản văn ghi là janapadādhikānaṃ; Se -ādhikatānaṃ.

[477].xin đọc chú giải PvA 98, 265. để biết những chi tiết tương tự như nhau.

[478]. Chú giải Se Be giải thích là Ubbarīyā ṭhitaṭṭhane còn bản văn ghi là ubbhataṭṭhane.

[479]. chú giải Md I 32, 273. 354tt 471; S ii 218; Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 113. ii 40, iv 108.

[480]. Ngài có niềm tin (saddha) tàm (hirima) vô tàm (ottappi) là người nghe nhiều, tinh tấn ngài được khuẩy động lên, thiền định của ngài nổi lên, có được tuệ quán; xin đọc chi tiết trong Trung Bộ Kinh (M) I 356; xin cũng đọc D iii 252, 282; Trung Bộ Kinh (M) I 354, iii 23; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 108.

[481]. Xin đọc PvA 156.

[482]. Paraloka

[483]. Chú giải Se giải thích là bhaddante còn bản văn Be ghi là bhaddan te.

[484]. Xin đọc Trung Bộ Kinh (M) I 378 trong đó qua nghiệp ác ý nơi các sa môn sống trong rừng Dandaka, Kalinga. Mejjha và Matanga đã trở thành những cánh rừng trở lại cũng như năm mươi thành phố có kích cỡ bằng Nalanda cũng đã bị biến thành tro bụi.

[485]. chú giải Uttaradyayana xiii 1 tt (SBE slv 57) ở đây chúng ta không biết vận mệnh cảu Brahmadatta nhưng trong chuyện kể Jaina thì hắn phải kết thúc trong hỏa ngục.

[486]. Akasi – cũng vậy chú giải Be Se giải thích là một lời chú thích vê akarayi ; còn bản văn lại bỏ qua.

[487]. Chú giải Se Be giải thích là avisiṭṭhesu.

[488]. Chú giải cả hai ở đây và ở dưới bản văn của chúng ta vll; tất cả các bản văn đều ghi là āhu me.

[489]. Chú giải Be giải thích là itthibhūtāyā ti còn bản văn ghi là itthibhūtāya ti ; Se giải thích là itthibhūtā ti.

[490]. Chú giải Se Be giải thích là anussaraṇatthe còn bản văn ghi là anusaraṇatthe.

[491]. Với Chú giải Be Giải thích là aparāpar uppatti còn bản văn Se ghi là aparā’va (Se ca) anuppatti.

[492]. chú giải Be giải thích là yasm; Se giải thích là tasm trong khi đó bản văn lại bỏ qua.

[493]. Đây rõ ràng là một trích đoạn từ đoạn kệ trước đó nhưng không bản văn nào thêm vào cả.

[494]. Dhammapāla rõ ràng đã bắt gặp một đoạn kệ hư hỏng không còn nguyên vẹn.

[495]. Chú giải Se Be giải thích là ayaṃ niyamo saṃsāre ṅ’ atthi còn bản văn ghi là ayaṃ niyamo saṃsāreṅ’atthi; PED sv niyaṃ nên được sửa lại cho phù hợp.

[496]. Chú giải Be giải thích là agamāsi còn bản văn Se ghi là āgamā.

[497]. Đó là “đàn bò” hiểu theo nghĩa rộng có thể là đàn cừu, đàn ngựa v.v… từ Pāli pasu cũng được định nghĩa tương tự như thế trong PvA 80 ở trên.

[498]. Cho dù được khẳng định trong Trung Bộ Kinh (M) I 483 là Đức Phật có thể nhớ được chín mươi mốt niên đại và cho dù tư liệu đoạn văn này liên quan đến kiến thức của ngài nơi các kiếp truớc điều đó cũng khẳng định ngài nhớ được nhiều niên đại tiền kiếp.

[499]. Kammassa kataṃ. Hiểu theo nghĩa đen là các nghiệp đã được thực hiện.

[500]. Chú giải Se Be giải thích là sokaṃ còn bản văn ghi là etaṃ.

[501]. Xin đọc PvA 41

[502]. Xin đọc chú giải ‘Không thể được, không thể nào có thể diễn ra một phụ nữ có thể là một Dạ xoa được.

[503]. Ở đây bản văn đã giải thích sai là subāasitaṃ.

[504].xin đọc Dhp 378.

[505]. Chú giải Se Be giải thích là pādakādi còn bản văn ghi là pādakāpādakādi.

[506]. Vipassanā; Tứ vô lượng tâm, trong đó lòng từ tâm này là một có thể dẫn đến thiền tầng jhanas khác nhau. và như vậy tiếp theo sau là tái sanh nơi cõi Phạm thiên đó là bản đối chiếu khổng lồ của họ vậy. xin dọc eg Trung Bộ Kinh (M) ii 78, 207, Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 128tt. 184, iii 224tt.

[507]. Xin đọc D I 1235 –253.

[508]. Yāava-d-eva bhavasampatti-attham eva – Be cũng giải thích giống như vậy.

[509]. Itthibhāve. Theo nghĩa đen là một người phụ nữ.

[510]. Chú giải Be cũng giải thích như vậy.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Việt Nam, đã gửi tặng bản vi tính (B. Anson, 06-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-06-2007