Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVADA

CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT KHỔ
(DUKKHANISSARAṆAMAGGA)

Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 (tiếp theo)

CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT KHỔ HOÀN TOÀN

Con đường giải thoát khổ hoàn toàn phải là con đường dẫn đến giải thoát khổ tái sinh (jātidukkha) trong ba giới bốn loài. Đó mới thật gọi là giải thoát khổ hoàn toàn. Hễ còn tái sinh trong cõi nào trong tam giới, thì vẫn còn khổ, chỉ có khác nhau mức độ khổ nhiều khổ ít mà thôi, bởi vì trong tam giới, khổ sự thật chân lý (dukkhasacca), còn lạc chỉ là sự đảo điên (sukhavipallāsa) mà thôi. Thật ra, ngũ uẩn là vô thường, khổ, vô ngã, đều là Khổ đế. Bậc Thánh Nhân có trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới chứng ngộ sự thật chân lý Khổ đế này gọi là Khổ Thánh Đế.

Đức Phật dạy:

Jighacchāparamā rogā,
saṅkhāraparamā dukkhā.
Etaṃ ñatvā yathābhūtaṃ,
Nibbānaṃ paramaṃ sukhā
1 .

Đói khát là căn bệnh trầm kha,
Ngũ uẩn là cực kỳ đau khổ.
Bậc trí biết rõ sự thật,
Đói khát, ngũ uẩn là Khổ đế,
Chứng ngộ Niết Bàn là cực lạc”.

Trong các chứng bệnh tuy có những bệnh nặng, nhưng chữa trị một thời gian lâu cũng có thể khỏi hẳn; còn căn bệnh đói khát không sao chữa trị khỏi hẳn được, cứ dai dẳng suốt cuộc đời cho đến chết, không có căn bệnh nào bằng. Cho nên, Đức Phật dạy:

Đói khát là căn bệnh trầm kha cực kỳ khó chữa”.

Trong mọi nỗi khổ, nỗi khổ phải săn sóc ngũ uẩn suốt ngày đêm không bao giờ ngừng nghỉ là nỗi khổ cực kỳ trầm trọng, không có nỗi khổ nào bằng. Do đó, Đức Phật dạy:

Ngũ uần là cực kỳ đau khổ”.

Bậc thiện trí có trí tuệ sáng suốt thấy rõ, biết rõ căn bệnh đói khát, nỗi khổ của ngũ uẩn đều là Khổ đế, nên tìm con đường giải thoát khổ.

Trong mọi sự an lạc, như sự an lạc trong ngũ dục 2 , sự an lạc trong khi đang nhập thiền. Những sự an lạc này cũng bị vô thường chi phối, nên chung quy chỉ có Khổ đế mà thôi. Chỉ có Niết Bàn không bị vô thường chi phối, nên mới có sự an lạc tuyệt đối thật sự, không có sự an lạc nào bằng. Do đó, Đức Phật dạy:

Niết Bàn thật là cực kỳ an lạc”.

Muốn chứng ngộ Niết Bàn chỉ có con đường pháp hành Bát Chánh Đạo, khi hợp đủ 8 chánh: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, là pháp hành dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn diệt Khổ Thánh Đế.

Bát Chánh Đạo có 8 chánh là:

1-        Chánh kiến: Trí tuệ chân chính là trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới chứng ngộ sự thật chân lý Tứ Thánh Đế: Khổ Thánh Đế, Nhân sinh Khổ Thánh Đế, Diệt Khổ Thánh Đế, Pháp hành diệt Khổ Thánh Đế, có đối tượng Niết Bàn.

2-        Chánh tư duy: Tư duy chân chính là tư duy thoát ra khỏi ngũ trần, tư duy không làm khổ mình, khổ người, tư duy không làm hại mình, hại người, có đối tượng Niết Bàn.

3-        Chánh ngữ: Nói chân chính là tránh xa sự nói dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục chửi rủa mắng nhiếc, tránh xa sự nói lời vô ích, có đối tượng Niết Bàn.

4-        Chánh nghiệp: Hành nghiệp chân chính là tránh xa sự sát sinh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, có đối tượng Niết Bàn.

5-        Chánh mạng: Nuôi mạng chân chính là tránh xa cách sống tà mạng do thân và khẩu hành ác, có đối tượng Niết Bàn.

6-        Chánh tinh tấn: Tinh tấn chân chính là tinh tấn 4 điều:

-                Tinh tấn ngăn ác pháp chưa sinh thì không cho phát sinh.

-                Tinh tấn diệt ác pháp đã phát sinh.

-                Tinh tấn làm cho thiện pháp chưa sinh thì phát sinh.

-                Tinh tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh, có đối tượng Niết Bàn.

7-        Chánh niệm: Niệm chân chính là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp, có đối tượng Niết Bàn.

8-        Chánh định: Định chân chính là định tâm trong các bậc thiền Siêu tam giới, có đối tượng Niết Bàn.

Bát Chánh Đạo khi hợp đủ 8 chánh là pháp hành dẫn đến chứng ngộ sự thật chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Bát Chánh Đạo đó là 8 tâm sở đồng sinh trong tâm Thánh Đạo chắc chắn chỉ có đối tượng Niết Bàn mà thôi.

8 tâm sở đồng sinh trong tâm Thánh Đạo làm phận sự Bát Chánh Đạo là:

1-       Tâm sở trí tuệ (paññācetasika) gọi là chánh kiến (sammādiṭṭhi)

2-       Tâm sở hướng tâm (vitakkacetasika) gọi là chánh tư duy (sammāsaṅkappa)

3-       Tâm sở chánh ngữ (sammāvācācetasika) gọi là chánh ngữ (sammāvācā)

4-       Tâm sở chánh nghiệp (sammākammantacetasika) gọi là chánh nghiệp (sammākammanta)

5-       Tâm sở chánh mạng (sammā ājīvacetasika) gọi là chánh mạng (sammā ājīva)

6-       Tâm sở tinh tấn (vīriyacetasika) gọi là chánh tinh tấn (sammāvāyāma)

7-       Tâm sở niệm (saticetasika) gọi là chánh niệm (sammāsati)

8-       Tâm sở nhất tâm (ekaggatācetasika) gọi là chánh định (sammāsamādhi)

Trong tâm Thánh Đạo có 36 tâm sở đồng sinh, nhưng chỉ có 8 tâm sở (tâm sở trí tuệ, tâm sở hướng tâm, tâm sở chánh ngữ, tâm sở chánh nghiệp, tâm sở chánh mạng, tâm sở tinh tấn, tâm sở niệm, tâm sở nhất tâm) có tên trong Bát Chánh Đạo, là pháp hành dẫn đến chứng ngộ Niết bàn diệt Khổ Thánh Đế, gọi tắt là Pháp hành diệt Khổ Thánh Đế, hoặc Đạo Thánh Đế. Còn tâm Thánh Đạo cùng với 28 tâm sở còn lại không gọi là Pháp hành diệt Khổ Thánh Đế, hoặc Đạo Thánh Đế và cũng không có trong 3 Thánh Đế còn lại. Cho nên, gọi là ngoại Thánh Đế (Saccavimutti) hoặc ngoài Tứ Thánh Đế.

Trong tâm Thánh Đạo có 8 tâm sở có tên trong Bát Chánh Đạo là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định tuần tự trước sau theo thứ tự thuyết pháp và theo tính chất quan trọng hỗ trợ: Chánh đạo trước hỗ trợ cho chánh đạo sau như chánh kiến có vai trò quan trọng chứng ngộ sự thật chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, nên đề cao chánh kiến trước hỗ trợ cho chánh tư duy, rồi chánh tư duy hỗ trợ cho chánh ngữ, v.v… theo tuần tự cho đến chánh định. 8 chánh đạo này đồng sinh, đồng diệt, nên không phải trước sau theo thời gian.

Ví dụ:

Như một thang thuốc có 8 vị thuốc, trong 8 vị có một vị thuốc chính trị bệnh, 7 vị thuốc còn lại là phụ, bỏ thang thuốc ấy vào siêu sắc thuốc, đổ 2 chén nước sắc còn 8 phân. Bệnh nhân uống chén thuốc ấy 1 lần có đầy đủ 8 chất thuốc hỗ trợ lẫn nhau trị bệnh. Cũng như vậy, 8 chánh đạo là 8 tâm sở đồng sinh trong tâm Thánh Đạo cùng một lúc không trước không sau. Riêng mỗi chánh đạo có khả năng diệt mỗi tà đạo, như chánh kiến diệt tà kiến, chánh tư duy diệt tà tư duy, chánh ngữ diệt tà ngữ, chánh nghiệp diệt tà nghiệp, chánh mạng diệt tà mạng, chánh tinh tấn diệt tà tinh tấn, chánh niệm diệt tà niệm, chánh định diệt tà định.

8 chánh đạo diệt đoạn tuyệt được tham ái, phiền não, tùy theo mỗi Thánh Đạo Tuệ.

Bát Chánh Đạo là 8 tâm sở này chỉ đồng sinh cùng một lúc trong tâm Siêu tam giới (4 Tâm Thánh Đạo + 4 Tâm Thánh Quả) mà thôi. Còn trong tâm tam giới không có đầy đủ Bát Chánh Đạo, nhất là 3 tâm sở: Chánh ngữ, chánh nghiệpchánh mạng chỉ phát sinh riêng rẽ mỗi tâm sở trong 8 tâm đại thiện dục giới mà thôi, 3 tâm sở này không phát sinh trong các tâm tam giới còn lại.

Pháp Hành Bát Chánh Đạo

Pháp hành Bát Chánh Đạo là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định là 8 tâm sở chỉ đồng sinh trong tâm Siêu tam giới (4 Tâm Thánh Đạo + 4 Tâm Thánh Quả) mà thôi, như vậy pháp hành Bát Chánh Đạo không phải pháp hành bắt đầu thực hành, cũng không phải pháp hành đang thực hành, mà là pháp hành đã thực hành xong rồi, hoàn thành xong mọi phận sự Tứ Thánh Đế. Đó là giai đoạn cuối cùng của pháp hành Bát Chánh Đạo.

Vậy, giai đoạn bắt đầu thực hành pháp hành Bát Chánh Đạo như thế nào?

Thực hành pháp hành Bát Chánh Đạo giai đoạn đầu là thực hành chánh niệm, là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

Pháp Hành Tứ Niệm Xứ

Trong Chú giải bài kinh Đại Tứ Niệm Xứ giảng giải rằng: “Pubbabhāgasatipaṭṭhānamaggo”: Tứ Niệm Xứ là chánh đạo phần đầu.

Tứ Niệm Xứ trong bài kinh Đại Niệm Xứ là:

1-        Phần niệm thân có 14 đối tượng:

1. 1      Đối tượng hơi thở vô, hơi thở ra.

1. 2      Đối tượng tứ oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm.

1. 3      Đối tượng tỉnh giác các oai nghi phụ: Bước tới trước, bước quay lại sau, nhìn thẳng, nhìn bên trái, bên phải, co tay, chân vào, duỗi tay, chân ra, v.v…

1. 4      Đối tượng quán 32 thể trược trong thân: Tóc, lông, móng, răng, da, v.v…

1. 5      Đối tượng quán tứ đại trong thân: Đất, nước, lửa, gió.

*          Đối tượng 9 loại tử thi trong nghĩa địa

1. 6      Tử thi chết 1-2-3 ngày sình lên,…

1. 7      Tử thi bị các loài chim, quạ, diều, kên kên, … mổ ăn thịt; các loài thú chó, cọp cắn xé ăn thịt.

1. 8      Bộ xương còn thịt và máu,…

1. 9      Bộ xương không còn thịt, còn dính máu,…

1. 10           Bộ xương không còn thịt, không còn máu,…

1. 11           Bộ xương không còn gân, bị rã rời mỗi thứ một nơi.

1. 12           Bộ xương trắng.

1. 13           Đống xương khô, qua một năm.

1. 14           Đống xương thành bột,…

Đó là 14 đối tượng của phần niệm thân, thuộc về sắc pháp.

2-          Phần niệm thọ có 1 đối tượng, có 9 loại thọ:

2. 1     Thọ lạc: Cảm giác dễ chịu đựng của thân, của tâm.

2. 2     Thọ khổ: Cảm giác khó chịu đựng của thân, của tâm.

2. 3     Thọ không khổ không lạc: Cảm giác không phải khó chịu, không phải dễ chịu của thân, của tâm.

2. 4     Thọ lạc nương nhờ nơi ngũ trần 1 .

2. 5     Thọ lạc không nương nhờ nơi ngũ trần.

2. 6     Thọ khổ nương nhờ nơi ngũ trần.

2. 7     Thọ khổ không nương nhờ nơi ngũ trần.

2. 8     Thọ không khổ không lạc nương nhờ nơi ngũ trần.

2. 9     Thọ không khổ không lạc không nương nhờ nơi ngũ trần.

Đó là đối tượng của phần niệm thọ, thuộc về danh pháp.

3-          Phần niệm tâm có 1 đối tượng, có 16 loại tâm:

3. 1     Tâm có tham đó là 8 tâm tham.

3. 2     Tâm không có tham đó là 8 tâm dục giới đại thiện…

3. 3     Tâm có sân đó là 2 tâm sân.

3. 4     Tâm không có sân đó là 8 tâm dục giới đại thiện…

3. 5     Tâm có si đó là 2 tâm si.

3. 6     Tâm không có si đó là 8 tâm dục giới đại thiện.

3. 7     Tâm buồn chán (sankhittacitta) đó là tâm bất thiện hợp với tâm buồn chán.

3. 8     Tâm phóng tâm (vikkhittacitta) đó là tâm bất thiện hợp với tâm phóng tâm.

3. 9     Tâm bậc cao (mahaggatacitta) đó là tâm sắc giới, tâm vô sắc giới.

3. 10        Tâm không phải bậc cao (amahaggatacitta) đó là tâm dục giới.

3. 11        Tâm có tâm cao hơn (sa uttaracitta) đó là tâm dục giới.

3. 12        Tâm không có tâm cao hơn (anuttaracitta) đó là tâm sắc giới, tâm vô sắc giới.

3. 13        Tâm có cận định, an định (samāhitacitta).

3. 14        Tâm không có cận định, an định (asamāhitacitta).

3. 15        Tâm giải thoát phiền não bằng cách từng thời là tâm dục giới đại thiện; tâm giải thoát phiền não bằng cách đè nén (chế ngự) đó là tâm sắc giới, tâm vô sắc giới (vimutti).

3. 16        Tâm không giải thoát phiền não bằng mọi cách đó là tâm bất thiện (avimutti).

Đó là đối tượng của phần niệm tâm, thuộc về danh pháp.

4-          Phần niệm pháp có 5 đối tượng:

4. 1     Đối tượng 5 pháp chướng ngại (nivaraṇa):

-            Tham dục là tâm tham muốn trong ngũ trần, phát sinh trong tâm.

-            Sân hận là tâm sân phát sinh trong tâm.

-            Tâm buồn chán, tâm buồn ngủ buông bỏ đối tượng.

-            Tâm phóng tâm, tâm hối hận phát sinh trong tâm.

-            Tâm hoài nghi phát sinh trong tâm.

Đối tượng 5 pháp chướng ngại này thuộc về danh pháp.

4. 2     Đối tượng chấp thủ ngũ uẩn (upadānakkhandha):

-            Sắc uẩn là 28 sắc pháp trong thân.

-            Thọ uẩn là tâm sở thọ, cảm thọ nơi đối tượng.

-            Tưởng uẩn là tâm sở tưởng trong đối tượng.

-            Hành uẩn là các tâm sở, trừ tâm sở thọ và tưởng, tạo tác.

-            Thức uẩn là các tâm biết đối tượng.

Đối tượng 5 chấp thủ trong ngũ uẩn này thuộc về sắc pháp danh pháp.

4. 3     Đối tượng 6 xứ bên trong với 6 xứ bên ngoài (ajjhattikabāhira āyatana):

-            Mắt tiếp xúc với sắc trần.

-            Tai tiếp xúc với thanh trần.

-            Mũi tiếp xúc với hương trần.

-            Lưỡi tiếp xúc với vị trần.

-            Thân tiếp xúc với xúc trần.

-            Ý tiếp xúc với pháp trần.

Đối tượng 12 xứ này thuộc về sắc pháp danh pháp.

4. 4     Đối tượng 7 pháp giác chi (bojjhaṅga):

-             Pháp niệm giác chi.

-             Pháp phân tích giác chi.

-             Pháp tinh tấn giác chi.

-             Pháp hỷ giác chi.

-             Pháp an tịnh giác chi.

-             Pháp định giác chi.

-             Pháp xả giác chi.

Đối tượng 7 pháp giác chi này thuộc về danh pháp.

4. 5     Đối tượng Tứ Đế (Sacca):

-            Khổ đế là chấp thủ trong ngũ uẩn.

-            Nhân sinh Khổ đế là tham ái.

-            Diệt Khổ đế là Niết Bàn.

-            Pháp hành diệt Khổ đế là Bát Chánh Đạo.

Đối tượng của Tứ Đế này thuộc về sắc phápdanh pháp.

Như vậy, Tứ Niệm Xứ gồm có 21 đối tượng, mà mỗi đối tượng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được mọi tham ái, mọi phiền não, trở thành bậc Thánh Arahán.

Thực hành Tứ Niệm Xứ với thực hành thiền tuệ

-          Phần niệm thân có 14 đối tượng thuộc về sắc pháp.

-          Phần niệm thọ có 1 đối tượng thuộc về danh pháp.

-          Phần niệm tâm có 1 đối tượng thuộc về danh pháp.

-          Phần niệm pháp có 5 đối tượng thuộc về danh pháp, sắc pháp.

Hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ có đối tượng thân, thọ, tâm, pháp, cũng là sắc pháp, danh pháp, mà sắc pháp, danh pháp cũng là đối tượng của thiền tuệ.

Như vậy, thực hành Tứ Niệm Xứ với thực hành thiền tuệđối tượng giống nhau, chủ thể giống nhau, kết quả pháp hành cũng hoàn toàn giống nhau; chỉ có khác nhau danh từ gọi mà thôi.

Bản tính và trí tuệ thích hợp Tứ Niệm Xứ

Bản tính của hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ được phân loại có 2 bản tính và trí tuệ nên có 4 hạng người:

1-        Hạng hành giả có tính tham ái, trí tuệ ít.

2-        Hạng hành giả có tính tham ái, trí tuệ nhiều.

3-        Hạng hành giả có tính tà kiến, trí tuệ ít.

4-        Hạng hành giả có tính tà kiến, trí tuệ nhiều.

Nếu hành giả biết chọn đúng đối tượng niệm xứ thích hợp với tínhtrí tuệ của mình, thì việc thực hành niệm xứ ban đầu rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ thiền tuệ.

Trong Chú giải kinh Đại Niệm Xứ dạy rằng:

-         Hành giả có tính tham ái, trí tuệ ít, thì thích hợp với đối tượng phần niệm thân, thuộc về sắc pháp; bởi vì, hành giả thực hành đối tượng niệm thân (sắc pháp), để trí tuệ thấy rõ, biết rõ thân này bất tịnh, mới diệt được tâm tham ái, nương nhờ nơi thân cho rằng tịnh, xinh đẹp.

-         Hành giả có tính tham ái, trí tuệ nhiều, thì thích hợp với đối tượng phần niệm thọ, thuộc về danh pháp; bởi vì, hành giả thực hành đối tượng niệm thọ (danh pháp), để trí tuệ thấy rõ, biết rõ thọ này khổ, mới diệt được tâm tham ái, nương nhờ nơi thọ cho rằng lạc.

-         Hành giả có tính tà kiến, trí tuệ ít, thì thích hợp với đối tượng phần niệm tâm, thuộc về danh pháp; bởi vì, hành giả thực hành đối tượng niệm tâm (danh pháp), để trí tuệ thấy rõ, biết rõ tâm này vô thường, mới diệt được tâm tà kiến, nương nhờ nơi tâm cho rằng thường.

-         Hành giả có tính tà kiến, trí tuệ nhiều, thì thích hợp với đối tượng phần niệm pháp, thuộc về danh pháp, sắc pháp; bởi vì, hành giả thực hành đối tượng niệm pháp (danh pháp, sắc pháp), để trí tuệ thấy rõ, biết rõ pháp này vô ngã, mới diệt được tâm tà kiến, nương nhờ nơi pháp cho rằng ngã.

Tuy 4 đối tượng “thân là bất tịnh, thọ là khổ, tâm là vô thường, pháp là vô ngã”, chỉ đề cập đến tính chất đặc biệt của mỗi đối tượng mà thôi, nhưng thật ra, tất cả 4 đối tượng thân, thọ, tâm, pháp đều có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, trạng thái bất tịnh giống nhau cả thảy.

Nếu hành giả biết chọn đúng đối tượng thích hợp với bản tínhtrí tuệ của mình, thì việc thực hành thiền tuệ ban đầu rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não, mọi tham ái.

Nhận xét 21 đối tượng trong kinh Đại Niệm Xứ

Trong bài kinh Đại Niệm Xứ, Đức Phật giảng phần niệm thân có 14 đối tượng; phần niệm thọ có 1 đối tượng chia làm 9 loại thọ; phần niệm tâm có 1 đối tượng chia làm 16 loại tâm; phần niệm pháp có 5 đối tượng, gồm tất cả có 21 đối tượng. Mỗi đối tượng niệm xứ đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, đều trở thành bậc Thánh Arahán cả thảy.

Trong 21 đối tượng của Tứ Niệm Xứ ấy, nhận xét thấy đối tượng tứ oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm trong phần niệm thân là một đối tượng tương đối rõ ràng, thường hiện hữu trong thời hiện tại hơn các đối tượng khác.

Đối tượng tứ oai nghi này rất thích hợp với hành giả có tính tham ái, trí tuệ ít. Hành giả có tính tham ái, trí tuệ ít nên chọn đối tượng tứ oai nghi: Sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm làm đối tượng để thực hành thiền tuệ trong giai đoạn đầu rất thuận lợi.

Trong những tiền kiếp quá khứ, nếu hành giả đã từng thực hành đối tượng niệm xứ nào, mà trong kiếp hiện tại, hành giả chưa có khả năng chọn lựa được đối tượng niệm xứ ấy, thì tốt hơn hành giả nên chọn đối tượng tứ oai nghi làm đối tượng thực hành thiền tuệ ban đầu. Khi tiến triển đến giai đoạn tâm của hành giả xác định được đối tượng niệm xứ cũ ấy rất quen thuộc, thì hành giả nên thay đổi sang đối tượng niệm xứ khác, để cho thuận lợi thực hành thiền tuệ, dễ phát sinh trí tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp.

Đối Tượng Thiền Tuệ - Đối Tượng Thiền Định

Đối tượng thiền tuệ đó là danh pháp, sắc pháp trong 6 đối tượng: Sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần pháp trần thuộc về Chân nghĩa pháp trong tam giới; 6 đối tượng theo 6 môn: Nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn ý môn. Biết 6 đối tượng ấy bằng 6 tâm thức: Nhãn thức tâm, nhĩ thức tâm, tỷ thức tâm, thiệt thức tâm, thân thức tâm ý thức tâm.

Hành giả thực hành thiền tuệ, khi biết mỗi đối tượng bằng mỗi tâm thức qua mỗi môn, chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp riêng biệt theo mỗi môn.

Cho nên, hành giả thực hành thiền tuệ khi thay đổi đối tượng danh pháp, sắc pháp hoàn toàn tùy thuộc theo nhân duyên của nó. Đó là việc bình thường đương nhiên trong pháp hành thiền tuệ. Dù cho đối tượng danh pháp, sắc pháp thay đổi, chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác vẫn phát triển tự nhiên, không ảnh hưởng đến sự thay đổi đối tượng danh pháp, sắc pháp.

Đối tượng thiền định: Gồm có 40 đề mục thiền định thuộc về Chế định pháp. Để thực hành thiền định, khi hành giả chọn một đề mục thiền định nào, thì dùng đề mục ấy làm đối tượng để thực hành thiền định, không nên thay đổi đề mục thiền định, cho đến khi chứng đắc các bậc thiền hữu sắc. Mỗi khi nhập thiền (jhānasamāpatti) để hưởng sự an lạc trong bậc thiền ấy, hành giả cũng chỉ có đề mục thiền định ấy làm đối tượng mà thôi.

Bởi vậy cho nên, hành giả thực hành thiền định không nên thay đổi đề mục thiền định. Mỗi lần muốn thay đổi đề mục thiền định, thì hành giả bắt đầu thực hành trở lại, bởi vì mỗi đề mục thiền định có một phương pháp thực hành khác nhau.

Đối Tượng Tứ Oai Nghi

Trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta (Đại Niệm Xứ), phần niệm thân có 14 đối tượng, Đức Phật thuyết giảng đối tượng tứ oai nghi như sau:

“Puna ca paraṃ bhikkhave bhikkhu.
Gacchanto vā gacchāmī’ti pajānāti,
Ṭhito vā ṭhito’mhī’ti pajānāti,
Nisinno vā nisinno’mhī’ti pajānāti,
Sayāno vā sayāno’mhī’ti pajānāti,
Yathā yathā vā pana’ssa kāyo paṇihito hoti.
Tathā tathā naṃ pajānāti.
Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati.
Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
Vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
Samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
“Atthi kāyo”ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti.
Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya.
Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Evampi kho bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati”
1 .
(Iriyāpathapabbaṃ niṭṭhitaṃ)

Dịch nghĩa:

Sau khi thuyết giảng xong đối tượng “niệm hơi thở vô - hơi thở ra”, Đức Thế Tôn dạy chư Tỳ khưu rằng:

“Này chư Tỳ khưu, (hay hành giả), một đối tượng khác, Tỳ khưu:

-     Khi đang đi, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: “thân đi” hoặc “sắc đi”.

-     Khi đang đứng, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: “thân đứng” hoặc “sắc đứng”.

-     Khi đang ngồi, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: “thân ngồi” hoặc “sắc ngồi”.

-         Khi đang nằm, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: “thân nằm” hoặc “sắc nằm”.

-         Hoặc toàn thân của hành giả đang hiện hữu trong tư thế (dáng) như thế nào, hành giả nên có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ toàn thân đang hiện hữu trong tư thế (dáng) như thế ấy.

-         Như vậy, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân bên trong của mình.

-         Hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân bên ngoài mình, của người khác.

-         Hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ khi thì toàn thân trong thân bên trong của mình, khi thì toàn thân trong thân bên ngoài mình, của người khác.

-         Hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái sinh do nhân duyên nào sinh.

-         Hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái diệt do nhân duyên ấy diệt.

-         Hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ khi thì trạng thái sinh do nhân duyên sinh, khi thì trạng thái diệt do nhân duyên ấy diệt.

-         Chánh niệm (trí tuệ tỉnh giác) của hành giả biết rõ rằng: “chỉ là thân mà thôi”, đối tượng hiện tại, chỉ để phát sinh chánh niệm, để phát triển trí tuệ tỉnh giác mà thôi. Hành giả không có tham ái và tà kiến nương nhờ (nơi đối tượng và chủ thể), không có chấp thủ nào (ta và của ta) trong ngũ uẩn này.

Này chư Tỳ khưu (hay hành giả), như vậy, gọi là Tỳ khưu có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân.

(Xong đối tượng tứ oai nghi).

Đoạn kinh này có những động từ:

-          Gacchāmī: Theo nghĩa thường là “tôi đi”, nhưng theo Chân nghĩa pháp là: “thân đi” hoặc “sắc đi”.

-          Ṭhito’mhī: Theo nghĩa thường là “tôi đứng”, nhưng theo Chân nghĩa pháp là: “thân đứng” hoặc “sắc đứng”.

-          Nisinno’mhī: Theo nghĩa thường là “tôi ngồi”, nhưng theo Chân nghĩa pháp là: “thân ngồi” hoặc “sắc ngồi”.

-          Sayāno’mhī: Theo nghĩa thường là “tôi nằm”, nhưng theo Chân nghĩa pháp là: “thân nằm” hoặc “sắc nằm”.

Phần Chú Giải Iriyāpathapabba

“Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati.
Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati…”

Phần Chú giải 1 (Aṭṭhakathā) của đối tượng oai nghi giải thích rằng:

*          Iti ajjhattaṃ vā’ti evaṃ attano vā catu irriyāpathapariggaṇhanena kāye kāyānupassī viharati.

*          Bahiddhā vā’ti parassa vā catu iriyāpathapariggaṇhanena…

*          Ajjhattabahiddhā vā’ti kālena attano, kālena parassa catu iriyāpathapariggaṇhanena kāye kāyānupassī viharati.

*          Samudayadhammānupassī vā’ti ādīsu pana “avijjāsamudayā rūpasamudayo”ti ādinā nayena pañcahākārehi rūpakkhandhassa samudayo ca vayo ca nīharitabbo. Tañhi sandhāya idha “samudayadhammānupassī vā” ti ādi vuttaṃ.

*          Tañhi sandhāya idha “Samudayadhammānupassī vā’ti ādi vuttaṃ”.

*          Atthi kāyo’ti vā panassā ti ādi vuttasadisameva…

Dịch nghĩa:

*          Iti ajjhattaṃ vā: Hoặc Tỳ khưu (hành giả), có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong thân - 4 oai nghi bên trong của mình như vậy.

*          Bahiddhā vā: Hoặc Tỳ khưu (hành giả), có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong thân - 4 oai nghi bên ngoài mình, của người khác như vậy.

*          Ajjhattabahiddhā vā: Hoặc Tỳ khưu (hành giả), có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong thân - 4 oai nghi, khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác như vậy.

*          Samudayadhammānupassī vā: Hoặc chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái sinh do bởi 5 nhân duyên sinh của sắc pháp: Vô minh, tham ái, nghiệp, vật thực, trạng thái sinh của sắc pháp như vậy.

*     Vayadhammānupassī vā: Hoặc chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái diệt do bởi 5 nhân duyên diệt của sắc pháp: Vô minh, tham ái, nghiệp, vật thực, trạng thái diệt của sắc pháp như vậy.

*          Samudayavayadhammānupassī vā: Hoặc chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi thấy rõ, biết rõ khi thì trạng thái sinh do bởi 5 nhân duyên sinh của sắc pháp, khi thì trạng thái diệt do bởi 5 nhân duyên diệt của sắc pháp như vậy.

*          Atthi kāyo: Chỉ là thân mà thôi. Thân trong đối tượng này là 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm thuộc về sắc pháp là pháp vô ngã: không phải chúng sinh (na satto), không phải người (na puggalo), không phải đàn bà (na itthī), không phải đàn ông (na puriso), không phải tự ngã (na attā), không phải thuộc về ngã sở (ta) (na attaniyaṃ), không phải ta (nā’haṃ), không phải của ta (na mama), không phải ai (na koci), không phải của ai, v.v…

*          Chánh niệm trực nhận dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm, … cốt để cho chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác được phát triển, tăng trưởng (sati sampajaññānaṃ vuḍḍhatthāya).

*         Anissito ca viharati: Hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác hoàn toàn trong sạch thanh tịnh, không có tà kiến và tham ái nương nhờ trong dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm, …

*         Na ca kiñci loke upādīyati: Tâm không còn chấp thủ do bởi tà kiến, tham ái cho rằng: “ta, của ta” nào trong ngũ uẩn này nữa (đó là tâm của bậc Thánh Arahán).

Như vậy, đối tượng tứ oai nghi trong phần niệm thân này có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả, Nhất Lai Thánh Đạo - Nhất Lai Thánh Quả, Bất Lai Thánh Đạo - Bất Lai Thánh Quả, Arahán Thánh Đạo - Arahán trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng.

Ý Nghĩa Danh Từ Kāya Trong Các Pháp

-         Kāya-dvāra: Thân môn, cửa để thân lộ trình tâm phát sinh.

-         Kāya-ppasāda: Thân tịnh sắc, nơi tiếp xúc đối tượng xúc trần để phát sinh thân thức tâm.

-         Kāya-viññatti: Sự cử động của thân.

-         Kāya-saṅkhāra:

1-             Tác ý tạo tác nghiệp thân (thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp) nơi thân môn.

2-             Hơi thở vô - hơi thở ra.

-         Kāya-duccarita: Thân hành ác như: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm.

-         Kāya-sucarita: Thân hành thiện như: Tránh xa sự sát sinh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm.

-         Kāya-viññāṇacitta: Thân thức tâm, là tâm phát sinh do nương nhờ thân tịnh sắc, có phận sự xúc giác với xúc trần.

-         Kāya-ppassaddhi: Tâm sở an tịnh tam uẩn 1 : Có trạng thái làm an tịnh tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy.

-         Kāya-lahutā: Tâm sở nhẹ nhàng tam uẩn: Có trạng thái làm nhẹ nhàng toàn tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy.

-         Kāya-mudutā: Tâm sở nhu nhuyến tam uẩn: Có trạng thái làm nhu nhuyến toàn tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy.

-         Kāya-kammaññatā: Tâm sở uyển chuyển tam uẩn: Có trạng thái làm uyển chuyển toàn tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy.

-         Kāya-pāguññatā: Tâm sở thành thạo tam uẩn: Có trạng thái làm thành thạo toàn tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy.

-         Kāyujukatā: Tâm sở chánh trực tam uẩn: Có trạng thái làm chánh trực toàn tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy.

-         Rūpa-kāya: Sự tổng hợp toàn sắc pháp.

-         Nāma-kāya: Sự tổng hợp toàn danh pháp (tâm + tâm sở).

-         Ni-kāya: Sự tổng hợp vào thành bộ, như: Dīghanikāya: Tổng hợp 34 bài kinh dài; Majjhimanikāya: Tổng hợp 152 bài kinh trung,…

-         Karaja-kāya: Thân tứ đại.

-         Sakkāyadiṭṭhi: Tà kiến chấp thủ ngũ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn) (kāya có nghĩa tổng hợp ngũ uẩn).

-         Dhamma-kāya: Tổng hợp tất cả các pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng, đó là Tam Tạng Pháp Bảo được thuyết từ kim ngôn của Đức Phật bằng ngôn ngữ Pāḷi, v.v…

Ý Nghĩa Kāya Trong Kinh Đại Tứ Niệm Xứ

Danh từ kāya trong kinh Đại Niệm Xứ, phần niệm thân, kāya: Nghĩa là tổng hợp các thành phần ô trược như tóc, lông, móng, răng, da, v.v… theo từng mỗi loại chúng sinh, đều gọi là kāya.

Định nghĩa: Kucchitānaṃ āyo’ti kāyo 1 .

“Thân là nơi tổng hợp các thành phần ô trược theo tính tự nhiên của mỗi loại chúng sinh”.

Kāya: Thân trong phần niệm thân, theo Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) thuộc về sắc pháp (rūpadhammma), tổng hợp gồm có 28 sắc pháp, có tâm nương nhờ, tâm làm chủ điều khiển mọi sinh hoạt của thân như thở vô - thở ra, đi, đứng, ngồi, nằm...

Thân của một người bình thường gồm có 27 sắc pháp.

-         Nếu là người đàn ông, thì trừ sắc nữ tính.

-         Nếu là người đàn bà, thì trừ sắc nam tính.

Nếu trường hợp người nào bị mắt mù, tai điếc,… thì người ấy có số sắc pháp trong thân thể bị giảm theo bệnh tật khiếm khuyết ấy.

Trong kinh Đại Niệm Xứ, phần niệm thân, Đức Phật dạy:

“Idha bhikkhave bhikkhu, kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhā domanassaṃ…” 2 .

“Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu hoặc hành giả trong Phật giáo này, là người có tâm tinh tấn không ngừng (thiêu đốt phiền não, chứ không phải để phiền não thiêu đốt), có chánh niệm trực nhận, có trí tuệ tỉnh giác, trực giác thấy rõ thân trong thân, để diệt tâm tham (hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) trong chấp thủ ngũ uẩn này,…”

Trong đoạn kinh này có 2 danh từ kāyekāyānupassī đi liền với nhau, theo Chú giải dạy rằng:

-         Kāyānupassī: Trí tuệ thiền tuệ thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân.

-         Kāye: Nhắc lại một lần nữa trong câu “kāye kāyānupassī” danh từ kāya lần thứ nhì, để giải thích phân biệt rõ từng mỗi đối tượng riêng biệt, không lẫn lộn với đối tượng khác. Nghĩa là trí tuệ thiền tuệ thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân, không phải trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ thọ “vedanānupassī” trong thân hoặc trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ tâm, pháp “cittadhammānupasī” trong thân.

Thật ra, trí tuệ thiền tuệ chỉ thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân thuộc về sắc pháp mà thôi, trí tuệ thiền tuệ không phải thấy rõ, biết rõ thọ, tâm, pháp trong thân.

Tứ Oai Nghi

Tứ oai nghi: Oai nghi đi, oai nghi đứng, oai nghi ngồi, oai nghi nằm là những oai nghi bình thường tự nhiên của mỗi chúng sinh, Đức Phật dạy 4 oai nghi làm đối tượng trong phần niệm thân, bởi vì, đối tượng 4 oai nghi này là sắc pháp phát sinh từ tâm, có thể làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

*         Tứ oai nghi làm nơi nương nhờ của tà kiến

Có số người không được gần gũi, thân cận với bậc thiện trí trong Phật giáo, không được học hỏi, nghiên cứu về Chân nghĩa pháp, không hiểu biết về danh pháp 1 , sắc pháp 2 , pháp vô ngã; cho nên số người ấy, mỗi khi đi, đứng, ngồi, nằm không diệt được chấp thủ về chúng sinh (sattūpaladdhiṃ na pajahati) và cũng không từ bỏ sự tưởng lầm cho là ta (attasaññā na ugghāṭeti: ngã tưởng); vì vậy, đối tượng đi, đứng, ngồi, nằm làm nơi nương nhờ cho tà kiến phát sinh thấy sai, chấp lầm rằng:

-          Khi thân đi hoặc sắc đi, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc đi cho là “ta đi”.

-          Khi thân đứng hoặc sắc đứng, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc đứng cho là “ta đứng”.

-          Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc ngồi cho là “ta ngồi”.

-          Khi thân nằm hoặc sắc nằm, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc nằm cho là “ta nằm”,...

Khi có sắc đi, thì kiến nương nhờ ở sắc đi để thấy sai, chấp lầm rằng: “ta đi”. Thật ra, “ta đi” không có, mà chỉ có “sắc đi”. Nhưng do tâm tà kiến thấy sai, chấp lầm từ “sắc đi” cho là “ta đi”. Khi tâm có tà kiến phát sinh, thì chắc chắn ắt phải có tâm sở si (vô minh) đồng sinh làm che án, bao trùm phủ kín thực tánh của danh pháp, sắc pháp ấy.

Đúng theo thực tánh của danh pháp sắc pháp là pháp vô ngã, không có ngã.

Như vậy, ngã không có thật, thì chắc chắn không có thể diệt ngã được. Sở dĩ có sự chấp ngã là do tà kiến thấy sai, chấp lầm từ danh pháp chấp là ngã (ta) và từ sắc pháp chấp là ngã (ta). Như vậy, tâm tà kiến có thật, nên hành giả thực hành thiền tuệ có thể diệt được tâm tà kiến ấy. Khi tâm tà kiến bị diệt bằng chánh kiến thấy đúng, biết đúng theo thực tánh của danh pháp sắc pháppháp vô ngã, thì sự chấp ngã không còn nữa.

*         Tứ oai nghi làm nơi nương nhờ của chánh kiến

Có số người thường gần gũi, thân cận với bậc thiện trí trong Phật giáo, được học hỏi, nghiên cứu về Chân nghĩa pháp, hiểu biết rõ về danh pháp, sắc pháp, pháp vô ngã. Họ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có giới hạnh thanh tịnh, thực hành thiền tuệ dùng 4 oai nghi làm đối tượng; cho nên mỗi khi đi, đứng, ngồi, nằm diệt được sự chấp thủ về chúng sinh (sattūpaladdhiṃ pajahati) và từ bỏ được sự tưởng lầm cho là ta (attasaññā ugghāṭeti: ngã tưởng); vì vậy, đối tượng đi, đứng, ngồi, nằm làm nơi nương nhờ cho chánh kiến phát sinh thấy đúng, biết đúng rằng:

-          Khi thân đi hoặc sắc đi, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi đi, dáng đi gọi là “sắc đi”.

-          Khi thân đứng hoặc sắc đứng, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi đứng, dáng đứng gọi là “sắc đứng”.

-          Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi ngồi, dáng ngồi gọi là “sắc ngồi”.

-          Khi thân nằm hoặc sắc nằm, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi nằm, dáng nằm gọi là “sắc nằm”...

Chánh kiến chính là trí tuệ. Tâm đại thiện hợp với trí tuệ thiền tuệ là tâm sáng suốt thấy rõ, biết rõ đúng theo sự thật thực tánh của danh pháp, sắc pháp. Cho nên, thực hành Tứ Niệm Xứ hay thực hành thiền tuệ là cốt để trở lại thấy đúng, biết đúng theo thực tánh của danh pháp, sắc pháp pháp vô ngã, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng sinh nào, không phải vật này, vật kia… mà sự thật theo Chân nghĩa pháp là:

-          Danh pháp nào là danh pháp ấy.

-          Sắc pháp nào là sắc pháp ấy.

Tứ oai nghi làm đối tượng thiền tuệ như thế nào?

Đức Phật dạy trong kinh Đại Tứ Niệm Xứ, đối tượng “tứ oai nghi” là 1 trong 14 đối tượng trong phần niệm thân. 4 oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằmsắc pháp phát sinh từ tâm, gọi là cittajarūpa cũng thuộc về Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma).

Thật vậy, trong Chú giải kinh Đại Tứ Niệm Xứ, về phần niệm thân, dạy rằng:

“Paramatthato hi dhātūnaṃ yeva gamanaṃ, dhātūnaṃ ṭhānaṃ, dhātūnaṃ nisajjaṃ, dhātūnaṃ sayanaṃ” 1 .

Thật vậy, xét theo Chân nghĩa pháp, thì “oai nghi đi” chỉ là của tứ đại, “oai nghi đứng” chỉ là của tứ đại, “oai nghi ngồi” chỉ là của tứ đại, “oai nghi nằm” chỉ là của tứ đại mà thôi.

Như vậy, tứ oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm sắc pháp phát sinh từ tâm, thuộc về sắc tứ đại, nên không thuộc về của người nào, của chúng sinh nào cả.

Sắc tứ đại, có 4 sắc pháp là:

-          Sắc địa đại, chất đất.

-          Sắc thủy đại, chất nước.

-          Sắc hỏa đại, chất lửa.

-          Sắc phong đại, chất gió.

Sắc tứ đại này là 4 sắc pháp căn bản chính, làm nền tảng cho 24 sắc pháp phụ thuộc phát sinh.

Đối tượng 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằmsắc pháp toàn thân, không phải một phần nào của thân, mà trong thân của mỗi người bình thường có đầy đủ 27 sắc pháp, gồm sắc tứ đại 23 sắc pháp phụ thuộc.

Do đó, gọi là: Sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm thuộc sắc pháp phát sinh từ tâm là đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

Tâm có thể phát sinh 4 oai nghi gọi là: Sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, và các oai nghi phụ gọi là sắc bước tới, sắc bước lui, v.v… gồm có 32 tâm, đó là: 8 tâm tham + 2 tâm sân + 2 tâm si + 8 tâm đại thiện dục giới + 8 tâm đại duy tác dục giới + 1 tâm tiếu sinh + 1 tâm ý môn hướng + và đặc biệt có 2 tâm thần thông.

Ví dụ:

-          Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ tâm tham, thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu khoan thai, nhẹ nhàng đáng yêu...

-          Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ tâm sân, thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu nóng nảy, mạnh bạo...

-          Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ tâm si, thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu ngẩn ngơ, thẫn thờ, phóng tâm...

-          Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ tâm đại thiện dục giới không hợp trí tuệ, thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu, tư thế tự nhiên, có trí nhớ, nhưng không có trí tuệ biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp.

-          Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ tâm đại thiện dục giới hợp với trí tuệ, đối với hành giả thực hành thiền tuệ thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu, tư thế tự nhiên, trí nhớ, trí tuệ tỉnh giác có thể biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp.

-          Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ 8 tâm đại duy tác dục giới, tâm của bậc Thánh Arahán, thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu, tư thế tự nhiên, luôn luôn có trí nhớ, khi hợp trí tuệ, khi không hợp trí tuệ, tùy theo đối tượng, v.v...

Phương Pháp Thực hành Đối Tượng Tứ Oai Nghi

Đối tượng tứ oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm, là 1 trong 21 đối tượng của pháp hành Tứ Niệm Xứ, hành giả thực hành đúng đối tượng tứ oai nghi có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, trở thành bậc Thánh Arahán.

Tứ oai nghi là:

-           Oai nghi đi là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc đi.

-           Oai nghi đứng là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc đứng.

-           Oai nghi ngồi là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc ngồi.

-           Oai nghi nằm là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc nằm.

1-       Oai nghi đioai nghi động, toàn thân di chuyển bước đi, là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc đi. Để thực hành thiền tuệ với đối tượng sắc đi, hành giả không nên bước đi chậm quá, cũng không nên bước đi mau quá, làm mất dáng đi tự nhiên, làm che án thực tánh của nó, bởi vì thực tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng thái tự nhiên. Cho nên, hành giả chỉ bước đi tự nhiên thanh thản, thư giãn mà thôi.

Hành giả có chánh niệm (niệm thân) trực nhận đúng ngay đối tượng oai nghi đi, là mỗi dáng đi, mỗi tư thế đi, toàn thân di chuyển bước đi từng bước, từng bước một cách tự nhiên.

Toàn thân di chuyển như thế nào?

Ví dụ:

Nhìn thấy một chiếc xe đang chạy trên đường là nhìn thấy toàn chiếc xe di chuyển, chứ không phải nhìn thấy 4 bánh xe lăn trên mặt đường. Cũng như vậy, hành giả có chánh niệm trực nhận đúng ngay đối tượng toàn thân di chuyển, diễn biến theo từng mỗi dáng đi, mỗi tư thế đi một cách tự nhiên.

Hành giả không nên chú tâm vào một phần nào của thân,… như chân bước từng bước, không nên có khái niệm về dáng đi, tư thế đi trong tâm; và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: Sắc đi… sắc đi… hoặc chân trái bước, chân phải bước... Bởi vì, khái niệm về dáng đi, tư thế đi hoặc niệm tưởng sắc đi, chân trái bước, chân phải bước… trong tâm như vậy, thì đối tượng sắc đi… trở thành đối tượng Paññatti: Chế định pháp, không phải là đối tượng Paramattha: Chân nghĩa pháp. Cho nên, đối tượng ấy không phải là đối tượng của thiền tuệ.

Theo Chân nghĩa pháp, thì đối tượng “sắc đi” đó chính là mỗi dáng đi, tư thế đi hiện rõ toàn thân di chuyển bước đi. Đối tượng hiện tại sắc đi không ở trong tâm tưởng. Nếu hành giả niệm tưởng sắc đi trong tâm, thì tâm tiếp xúc đối tượng sắc đi không đúng chỗ (vị trí), hành giả không thể nào thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng sắc đi ấy.

Vì vậy, hành giả có chánh niệm trực nhận đúng đối tượng mỗi dáng đi, tư thế đi toàn thân di chuyển từng bước, từng bước một cách tự nhiên ngay trong thân (không phải trong tâm).

*         Hành giả là người có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng đi, tư thế đi toàn thân di chuyển bước đi ấy; mỗi dáng đi, tư thế đi, gọi là sắc đi; có vô số dáng đi, tư thế đi, nên có vô số sắc đi.

Hành giả thực hành thiền tuệ có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ dáng đi, tư thế đi gọi là sắc đi ấy đúng theo chánh kiến thiền tuệ, đồng thời có thể diệt được tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm rằng: “ta đi” và các phiền não khác (diệt theo cách từng thời).

Tóm lại, hành giả là người có chánh niệm,trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng đi, mỗi tư thế đi toàn thân di chuyển bước đi ấy một cách thoáng qua 1 (ví như chụp hình mỗi tư thế đi khác biệt nhau).

*         Hành giả là người có tâm tinh tấn hỗ trợ cho chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác, thực hành thiền tuệ liên tục không ngừng, để cho trí tuệ thiền tuệ được phát triển, chánh kiến thiền tuệ càng thấy rõ sắc đi, thì đồng thời tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm “ta đi” bị lu mờ dần, cho đến khi tà kiến theo chấp ngã bị tiêu diệt hẳn, do năng lực của trí tuệ thiền tuệ.

Trên đây phân tách để biết 3 loại tâm sở: Tâm sở niệm chánh niệm; tâm sở trí tuệ: Trí tuệ tỉnh giácchánh kiến; tâm sở tinh tấn chánh tinh tấn theo 3 phận sự khác nhau, cùng với các tâm sở thiện khác, đồng sinh trong một tâm đại thiện dục giới có chung một đối tượng thiền tuệ. Song mỗi tâm sở có phận sự riêng, đồng thời, không trước, không sau.

2-       Oai nghi đứng oai nghi tĩnh 2 , toàn thân đứng yên không cử động, trong mỗi dáng đứng, mỗi tư thế đứng, là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc đứng. Để thực hành thiền tuệ với đối tượng sắc đứng, hành giả không nên đứng kiểu này, kiểu kia, không nên đứng lâu quá, trân người làm mất dáng đứng tự nhiên, làm che án thực tánh của nó, bởi vì thực tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng thái tự nhiên. Cho nên, dáng đứng, tư thế đứng, toàn thân đứng yên không cử động trong mỗi dáng đứng, mỗi tư thế đứng, đối tượng hiện tại ngắn ngủi ấy. Nếu thân cử động, thì dáng đứng, tư thế đứng không còn, trở thành oai nghi phụ.

Hành giả có chánh niệm (niệm thân) trực nhận đúng ngay đối tượng mỗi dáng đứng, mỗi tư thế đứng, toàn thân đứng yên không cử động trong đối tượng hiện tại ấy.

Hành giả không nên chú tâm vào một phần nào của thân,…; không nên có khái niệm về dáng đứng, tư thế đứng trong tâm, và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: Sắc đứng,… sắc đứng,… hoặc đứng à,… đứng à... Bởi vì, khái niệm về dáng đứng, tư thế đứng; hoặc niệm tưởng sắc đứng trong tâm như vậy, thì đối tượng sắc đứng trở thành đối tượng Chế định pháp, không phải Chân nghĩa pháp. Cho nên, đối tượng ấy không phải là đối tượng của thiền tuệ.

Theo Chân nghĩa pháp, thì đối tượng sắc đứng chính là mỗi dáng đứng, tư thế đứng tự nhiên hiện rõ toàn thân đứng yên không cử động. Đối tượng hiện tại của sắc đứng không ở trong tâm tưởng. Nếu hành giả niệm tưởng sắc đứng trong tâm, thì tâm tiếp xúc đối tượng sắc đứng không đúng chỗ (vị trí), hành giả không thể nào thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng sắc đứng ấy.

Vì vậy, hành giả có chánh niệm trực nhận đúng đối tượng mỗi dáng đứng, tư thế đứng toàn thân đứng yên, không cử động một cách tự nhiên ngay trong thân (không phải trong tâm).

*         Hành giả là người có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng đứng, tư thế đứng toàn thân đứng yên ấy, mỗi dáng đứng tư thế đứng gọi là “sắc đứng”, có vô số dáng đứng, tư thế đứng, nên có vô số sắc đứng.

Hành giả thực hành thiền tuệ, có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ dáng đứng, tư thế đứng gọi là sắc đứng ấy đúng theo chánh kiến thiền tuệ, đồng thời có thể diệt được tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm rằng “ta đứng” và các phiền não khác (diệt theo cách từng thời).

Tóm lại, hành giả là người có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng đứng, tư thế đứng toàn thân ấy, một cách thoáng qua (ví như chụp hình mỗi tư thế đứng khác biệt nhau).

*         Hành giả là người có tâm tinh tấn hỗ trợ cho chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thực hành thiền tuệ liên tục không ngừng, để cho trí tuệ thiền tuệ được phát triển, chánh kiến thiền tuệ càng thấy rõ sắc đứng, thì đồng thời tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm “ta đứng” bị lu mờ dần, cho đến khi tà kiến theo chấp ngã bị tiêu diệt hẳn, do năng lực của trí tuệ thiền tuệ.

3-       Oai nghi ngồi oai nghi tĩnh, toàn thân ngồi yên không cử động, thân phần trên ngồi thẳng, thân phần dưới co theo mỗi dáng ngồi, mỗi tư thế ngồi, là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc ngồi. Để thực hành thiền tuệ với đối tượng sắc ngồi, hành giả không nên ngồi kiểu này, kiểu kia, làm mất dáng ngồi tự nhiên, làm che án thực tánh của nó, bởi vì, thực tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng thái tự nhiên. Cho nên, dáng ngồi, tư thế ngồi, toàn thân ngồi yên không cử động trong mỗi dáng ngồi, mỗi tư thế ngồi, đối tượng hiện tại ngắn ngủi ấy. Nếu thân cử động, thì dáng ngồi, tư thế ngồi không còn, trở thành oai nghi phụ.

Hành giả có chánh niệm (niệm thân) trực nhận đúng đối tượng mỗi dáng ngồi, mỗi tư thế ngồi, toàn thân ngồi yên không cử động trong đối tượng hiện tại ấy.

Hành giả không nên chú tâm vào một phần nào của thân,… không nên có khái niệm về dáng ngồi, tư thế ngồi trong tâm, và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: Sắc ngồi,… sắc ngồi,… hoặc ngồi à,… ngồi à... Bởi vì, khái niệm về dáng ngồi, tư thế ngồi; hoặc niệm tưởng sắc ngồi trong tâm như vậy, thì đối tượng sắc ngồi trở thành đối tượng Chế định pháp, không phải Chân nghĩa pháp. Cho nên, đối tượng ấy không phải là đối tượng của thiền tuệ.

Theo Chân nghĩa pháp, thì đối tượng sắc ngồi chính là mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi tự nhiên hiện rõ toàn thân ngồi yên. Đối tượng hiện tại của sắc ngồi không ở trong tâm tưởng. Nếu hành giả niệm tưởng sắc ngồi trong tâm, thì tâm tiếp xúc đối tượng sắc ngồi không đúng chỗ (vị trí), hành giả không thể nào thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng sắc ngồi ấy.

Vì vậy, hành giả có chánh niệm trực nhận đúng đối tượng mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động một cách tự nhiên ngay trong thân (không phải trong tâm).

*         Hành giả là người có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi toàn thân ngồi yên ấy, mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi gọi là “sắc ngồi”, có vô số dáng ngồi, tư thế ngồi, nên có vô số sắc ngồi.

Hành giả thực hành thiền tuệ, có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ dáng ngồi, tư thế ngồi gọi là sắc ngồi ấy đúng theo chánh kiến thiền tuệ, đồng thời có thể diệt được tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm rằng “ta ngồi” và các phiền não khác (diệt theo cách từng thời).

Tóm lại, hành giả là người có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi toàn thân ấy, một cách thoáng qua (ví như chụp hình mỗi tư thế ngồi khác biệt nhau).

*         Hành giả là người có tâm tinh tấn hỗ trợ cho chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thực hành thiền tuệ liên tục không ngừng, để cho trí tuệ thiền tuệ được phát triển, chánh kiến thiền tuệ càng thấy rõ sắc ngồi, thì đồng thời tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm “ta ngồi” bị lu mờ dần, cho đến khi tà kiến theo chấp ngã bị tiêu diệt hẳn, do năng lực của trí tuệ thiền tuệ.

4-       Oai nghi nằm oai nghi tĩnh, toàn thân nằm yên không cử động, theo mỗi dáng nằm, mỗi tư thế nằm, là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc nằm. Để thực hành thiền tuệ với đối tượng sắc nằm, hành giả không nên nằm kiểu này, kiểu kia, làm mất dáng ngồi tự nhiên, làm che án thực tánh của nó, bởi vì, thực tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng thái tự nhiên. Cho nên, dáng nằm, tư thế nằm, toàn thân nằm yên không cử động trong mỗi dáng nằm, mỗi tư thế nằm, đối tượng hiện tại ngắn ngủi ấy. Nếu thân cử động, thì dáng nằm, tư thế nằm không còn, trở thành oai nghi phụ.

Hành giả có chánh niệm (niệm thân) trực nhận đúng ngay đối tượng mỗi dáng nằm, mỗi tư thế nằm, toàn thân nằm yên không cử động trong đối tượng hiện tại ấy.

Hành giả không nên chú tâm vào một phần nào của thân,… không nên có khái niệm về dáng nằm, tư thế nằm trong tâm, và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: Sắc nằm,… sắc nằm,… hoặc nằm à,… nằm à... Bởi vì, khái niệm về dáng nằm, tư thế nằm; hoặc niệm tưởng sắc nằm trong tâm như vậy, thì đối tượng sắc nằm trở thành đối tượng Chế định pháp, không phải Chân nghĩa pháp. Cho nên, đối tượng ấy không phải là đối tượng của thiền tuệ.

Theo Chân nghĩa pháp, thì đối tượng sắc nằm chính là mỗi dáng nằm, tư thế nằm hiện rõ toàn thân nằm yên không cử động; đối tượng hiện tại của sắc nằm không ở trong tâm tưởng. Nếu hành giả niệm tưởng sắc nằm trong tâm, thì tâm tiếp xúc đối tượng sắc nằm không đúng chỗ (vị trí), hành giả không thể nào thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng sắc nằm ấy.

Vì vậy, hành giả có chánh niệm trực nhận đúng đối tượng, là theo dõi mỗi dáng nằm, tư thế nằm toàn thân nằm yên, không cử động một cách tự nhiên ngay trong thân (không phải trong tâm).

*         Hành giả là người có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng nằm, tư thế nằm toàn thân nằm yên ấy, mỗi dáng nằm, tư thế nằm gọi là “sắc nằm”, có vô số dáng nằm, tư thế nằm, nên có vô số sắc nằm.

Hành giả thực hành thiền tuệ, có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ dáng nằm, tư thế nằm gọi là sắc nằm ấy đúng theo chánh kiến thiền tuệ, đồng thời có thể diệt được tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm rằng “ta nằm” và các phiền não khác (diệt theo cách từng thời).

Tóm lại, hành giả là người có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng nằm, tư thế nằm toàn thân ấy, một cách thoáng qua (ví như chụp hình mỗi tư thế nằm khác biệt nhau).

*         Hành giả là người có tâm tinh tấn hỗ trợ cho chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thực hành thiền tuệ liên tục không ngừng, để cho trí tuệ thiền tuệ được phát triển, chánh kiến thiền tuệ thấy rõ sắc nằm, thì đồng thời tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm “ta nằm” bị lu mờ dần, cho đến khi tà kiến theo chấp ngã bị tiêu diệt hẳn, do năng lực của trí tuệ thiền tuệ.

Nhân Duyên Phát Sinh Mỗi Oai Nghi

Mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp phát sinh đều do nhân duyên của mỗi pháp, do đó danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã.

4 oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm thuộc về sắc pháp phát sinh từ tâm nên gọi là sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, mỗi sắc pháp phát sinh đều do nhân duyên của nó.

Trong bộ Chú giải của bài kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta) dạy:

1-        Nhân duyên nào phát sinh sắc đi?

Sắc đi phát sinh từ tâm qua quá trình diễn tiến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:

-           Tâm nghĩ “đi”.

-           Do tâm nghĩ đi làm cho phát sinh chất gió.

-           Chất gió phát sinh do tâm làm cho toàn thân cử động di chuyển bước đi từng bước do năng lực của chất gió phát sinh từ tâm ấy.

Do đó, gọi là “thân đi” hoặc “sắc đi” là sắc pháp phát sinh từ tâm (cittajarūpa).

2-        Nhân duyên nào phát sinh sắc đứng?

Sắc đứng phát sinh từ tâm qua quá trình diễn tiến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:

-           Tâm nghĩ “đứng”.

-           Do tâm nghĩ đứng làm cho phát sinh chất gió.

-           Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động, toàn thân từ chân đến đầu đứng yên theo mỗi dáng đứng, tư thế đứng, do năng lực của chất gió phát sinh từ tâm ấy.

Do đó, gọi là thân đứng” hoặc “sắc đứng” sắc pháp phát sinh từ tâm.

3-        Nhân duyên nào phát sinh sắc ngồi?

Sắc ngồi phát sinh từ tâm qua quá trình diễn biến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:

-           Tâm nghĩ “ngồi”.

-           Do tâm nghĩ ngồi làm cho phát sinh chất gió.

-           Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động, toàn thân phần trên ngồi thẳng, thân phần dưới co theo mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi, do năng lực của chất gió phát sinh từ tâm ấy.

Do đó, gọi là “thân ngồi” hoặc “sắc ngồi” sắc pháp phát sinh từ tâm.

4-        Nhân duyên nào phát sinh sắc nằm?

Sắc nằm phát sinh từ tâm qua quá trình diễn biến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:

-           Tâm nghĩ “nằm”.

-           Do tâm nghĩ nằm làm cho phát sinh chất gió.

-           Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động, toàn thân nằm ngang theo mỗi dáng nằm, tư thế nằm yên, do năng lực của chất gió phát sinh từ tâm ấy.

Do đó, gọi là “thân nằm” hoặc “sắc nằm”, sắc pháp phát sinh từ tâm.

Nếu trường hợp thiếu một nhân duyên nào, thì sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm,… không thể phát sinh được.

Ví dụ:

Sở dĩ người bị bại liệt, dầu tâm của họ muốn đi, muốn đứng, muốn ngồi, muốn nằm… trong tư thế này hay tư thế khác, cũng không thể đi, đứng, ngồi, nằm… theo ý muốn của mình, như người bình thường; là vì chất gió phát sinh từ tâm không đủ năng lực làm cho toàn thân cử động theo ý muốn của họ.

Con người bình thường đi, đứng, ngồi, nằm,... cử động được dễ dàng là do nhờ năng lực của chất gió phát sinh từ tâm điều hòa được tứ đại (đất, nước, lửa, gió).

Ví dụ: Oai nghi đi, hay “sắc đi”.

-          Khi nhấc chân lên: Phong đạihỏa đại có năng lực mạnh, còn địa đạithủy đại có năng lực yếu.

-          Khi đạp chân xuống: Địa đạithủy đại có năng lực mạnh, còn phong đạihỏa đại có năng lực yếu.

Bởi vậy, cho nên, sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra,… là công việc của tứ đại, do tâm chủ động, điều khiển.

Đức Phật ví “thân” này như một chiếc xe; “tâm” này ví như người lái xe. Thật vậy, chiếc xe chạy mau, chạy chậm, quẹo trái, quẹo phải, ngừng lại,… đều do người lái xe điều khiển.

Cũng như vậy, thân này đi, đứng, ngồi, nằm, bước tới, bước lui, quay bên phải, quay bên trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra,… đều do tâm điều khiển, cho nên gọi là “sắc pháp phát sinh từ tâm” (cittajarūpa).

Như vậy, sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm… được hiện hữu do từ nhiều nhân duyên khác nhau, do đó, sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm,… pháp vô ngã (không phải ta đi, không phải ta đứng, không phải ta ngồi, không phải ta nằm,…).

Phân biệt đối tượng tứ oai nghi thuộc Paññatti - Paramattha

4 oai nghi: Sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm là sắc pháp phát sinh từ tâm (cittajarūpa) thuộc Paramattha (Chân nghĩa pháp).

Hành giả thực hành thiền tuệ dùng tứ oai nghi làm đối tượng, điều trước hết là cần phải học hỏi, nghiên cứu rõ ràng về tứ oai nghi như thế nào thuộc về đối tượng Paramattha (Chân nghĩa pháp), và như thế nào thuộc về đối tượng Paññatti (Chế định pháp); điều này tối quan trọng, bởi vì, mỗi đối tượng sẽ dẫn đến mỗi kết quả hoàn toàn khác nhau.

*         Tứ oai nghi thuộc về Paññatti: Chế định pháp

Chế định pháp là pháp mà con người đặt ra, do căn cứ nơi Chân nghĩa pháp, có quy ước với nhau theo mỗi nhóm người, mỗi dân tộc được lưu truyền từ thế hệ trước cho đến thế hệ sau nối tiếp nhau.

Pháp chế định có 2 loại:

1-        Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng chế định.

Nếu hành giả thực hành thiền tuệ có khái niệm về dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm là những hình dạng khái niệm trong tâm, thì những đối tượng ấy thuộc về Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng chế định.

2-        Nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ chế định.

Nếu hành giả thực hành thiền tuệ căn cứ vào những khái niệm trong tâm:

-          Về dáng đi, tư thế đi ấy, niệm tưởng trong tâm rằng: “sắc đi”, “sắc đi”,...

-          Về dáng đứng, tư thế đứng ấy, niệm tưởng trong tâm rằng: “sắc đứng”, “sắc đứng”...

-          Về dáng ngồi, tư thế ngồi ấy, niệm tưởng trong tâm rằng: “sắc ngồi”, “sắc ngồi”...

-          Về dáng nằm, tư thế nằm ấy, niệm tưởng trong tâm rằng: “sắc nằm”, “sắc nằm”...

Thì những đối tượng này thuộc về vijjamānapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ chế định dựa thực tánh pháp làm nền tảng.

Khi hành giả niệm tưởng trong tâm đến đối tượng sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm nào… , thì tâm cũng có thể an trú ở đối tượng ấy, như đối tượng của thiền định, không phải thực hành thiền định, vì tứ oai nghi không có trong 40 đề mục thiền định; hơn nữa, sự thực hành thiền định chỉ có một đề mục duy nhất làm đối tượng, nhưng ở đây mỗi lần thay đổi oai nghi là thay đổi đối tượng. Do đó, hành giả không phải thực hành thiền định mà cũng không phải thực hành thiền tuệ, bởi vì, đối tượng tứ oai nghi ấy thuộc về Chế định pháp, sẽ dẫn đến kết quả như sau:

-           Không thể thấy rõ, biết rõ được thực tánh của danh pháp, sắc pháp.

-           Không thể thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.

-           Không thể thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp.

-           Không thể thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, v.v…

*         Tứ oai nghi thuộc về Paramattha: Chân nghĩa pháp

Chân nghĩa pháp là pháp không do con người chế định, pháp này có thực tánh hiện hữu một cách tự nhiên của chúng, nhưng không có một ai thấy rõ, biết rõ đến chúng, bởi vì vô minh bao trùm phủ kín thực tánh pháp của chúng, cho đến khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, Ngài đã diệt đoạn tuyệt được vô minh, cho nên, sự thật Chân nghĩa pháp hiển nhiên hiện rõ; rồi Ngài giảng dạy cho chúng sinh hiểu biết Chân nghĩa pháp.

4 oai nghi thuộc về Chân nghĩa pháp đó là:

-          Dáng đi, tư thế đi thuần túy tự nhiên 1 .

-          Dáng đứng, tư thế đứng thuần túy tự nhiên.

-          Dáng ngồi, tư thế ngồi thuần túy tự nhiên.

-          Dáng nằm, tư thế nằm thuần túy tự nhiên.

Những dáng đi, tư thế đi… này là những trạng thái diễn biến của tứ đại phát sinh từ tâm thiện trong sạch, hoàn toàn không bị phiền não chi phối, thì những dáng đi, tư thế đi… ấy mới thật sự thuần túy tự nhiên được thể hiện toàn thân; hoàn toàn không qua một khái niệm trong tâm hoặc một danh từ ngôn ngữ nào có thể diễn tả được thực tánh của nó. Do đó: Dáng đi, tư thế đi, dáng đứng, tư thế đứng, dáng ngồi, tư thế ngồi, dáng nằm, tư thế nằm này… này thuộc về Paramattha: Chân nghĩa pháp.

Nếu hành giả thực hành thiền tuệ, có chánh niệm trực nhận, trí tuệ tỉnh giác trực giác trực tiếp ngay đối tượng Paramattha của 4 oai nghi: “dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm”, được thể hiện toàn thân, không qua khái niệm trong tâm danh từ ngôn ngữ chế định, thì đối tượng ấy có thể dẫn đến kết quả như sau:

-          Có thể thấy rõ, biết rõ được thực tánh của danh pháp, sắc pháp.

-          Có thể thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.

-          Có thể thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.

-          Có thể thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: Trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp.

-          Có thể chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả Niết Bàn.

Như vậy, chọn đúng đối tượng rất quan trọng, cho nên, hành giả thực hành thiền tuệ cần phải trải qua 3 giai đoạn quan trọng:

*         Giai đoạn đầu tiên: Hành giả cần phải tìm hiểu, học hỏi, phân biệt rõ tứ oai nghi như thế nào thuộc đối tượng Paññatti (Chế định pháp) và tứ oai nghi như thế nào thuộc đối tượng Paramattha (Chân nghĩa pháp), có trí tuệ sáng suốt chọn đúng đối tượng 4 oai nghi thuộc Chân nghĩa pháp.

*         Giai đoạn giữa: Khi hành giả thực hành thiền tuệ có chánh niệm trực nhận, trí tuệ tỉnh giác trực giác trực tiếp ngay đối tượng dáng đi, tư thế đi hoặc dáng đứng, tư thế đứng hoặc dáng ngồi, tư thế ngồi hoặc dáng nằm, tư thế nằm… thuộc về đối tượng Paramattha được thể hiện toàn thân trong thân, hoàn toàn không phải khái niệm trong tâm hoặc danh từ ngôn ngữ nào cả.

*         Giai đoạn cuối: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp; sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả Niết Bàn.

Oai Nghi Chính - Oai Nghi Phụ

Oai nghi chínhoai nghi phụ có sự liên quan với nhau. Oai nghi chính được thành tựu là nhờ sự hỗ trợ của oai nghi phụ, nhưng các oai nghi phụ hoàn toàn nương nhờ vào oai nghi chính mà phát sinh. Khi oai nghi chính hiện rõ, thì oai nghi phụ không còn hiện rõ và ngược lại, khi oai nghi phụ hiện rõ, thì oai nghi chính không còn hiện rõ.

Phân biệt oai nghi chính và oai nghi phụ như thế nào?

Oai nghi chính: có 4 oai nghi: oai nghi đi, oai nghi đứng, oai nghi ngồi, oai nghi nằm, có thời gian duy trì lâu và được xem là oai nghi chính, bởi vì chúng có nhiều dáng, nhiều tư thế tương tự trong cùng một oai nghi, cho nên, xem như một oai nghi.

4 oai nghi này thuộc sắc pháp phát sinh từ tâm được thể hiện rõ trong dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm đều thuộc về sắc pháp nên làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

Oai nghi chính được thành tựu là nhờ sự hỗ trợ của oai nghi phụ. Khi oai nghi chính hiện rõ, thì oai nghi phụ không còn hiện rõ nữa.

Oai nghi phụ: Có vô số oai nghi phụ, đó là những cử động, diễn biến của thân xảy ra trong thời gian rất ngắn ngủi liên quan từ oai nghi chính nào đó. Oai nghi phụ thường hỗ trợ để hoàn thành oai nghi chính, cũng có khi những oai nghi phụ cử động đơn phương không liên quan với oai nghi chính như: Bước tới, bước lui, quay bên trái, quay bên phải, co tay, co chân vào, duỗi tay, duỗi chân ra, v.v… xảy ra trong thời gian chốc lát, rất ngắn ngủi. Tất cả các oai nghi phụ này đều thuộc về sắc pháp phát sinh từ tâm.

Khi oai nghi phụ hiện rõ, thì oai nghi chính không còn hiện rõ; oai nghi phụ thuộc sắc pháp, nên cũng có thể làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ (trong phần Sampajaññapabba).

Thay Đổi Oai Nghi

Thay đổi từ một oai nghi chính này sang một oai nghi chính khác, cần phải có sự hỗ trợ của các oai nghi phụ, qua quá trình diễn tiến liên tục cho đến khi hoàn thành oai nghi chính mới.

Muốn điều hòa 4 oai nghi, thì cần phải thay đổi oai nghi. Hành giả thực hành thiền tuệ có đối tượng 4 oai nghi, mỗi khi thay đổi oai nghi cần phải có nguyên nhân chính đáng như sau:

*         Thay đổi oai nghi do khổ bắt buộc

Ví dụ: Hành giả thực hành thiền tuệ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực giác theo dõi dáng đi, tư thế đi, toàn thân di chuyển bước đi trải qua thời gian lâu cảm thấy khổ phát sinh từ oai nghi đi ấy, cần phải thay đổi sang oai nghi ngồi để làm giảm bớt khổ trong oai nghi đi. Hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi trải qua quá trình diễn tiến liên tục của các oai nghi phụ hỗ trợ cho đến khi hoàn thành oai nghi ngồi mới trong dáng ngồi, tư thế ngồi, toàn thân ngồi yên ấy. Khoảng giữa từ oai nghi đi sang oai nghi ngồi, mọi cử động của thân thuộc về các oai nghi phụsắc pháp phát sinh từ tâm.

Như vậy, oai nghi chínhcác oai nghi phụ đều là sắc pháp phát sinh từ tâm, cho nên, hành giả có chánh niệm trí tuệ tỉnh giác theo dõi liên tục oai nghi chính cũ sang các oai nghi phụ cho đến khi hoàn thành oai nghi chính mới.

*         Thay đổi oai nghi do nhân cần thiết

Ví dụ: Hành giả đang thực hành thiền tuệ có dáng ngồi, tư thế ngồi làm đối tượng, nếu khi cần tiểu tiện hoặc đại tiện, thì hành giả có thể thay đổi oai nghi ngồi sang oai nghi đi, để làm giảm bớt khổ do nhân ấy. Hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực giác theo dõi quá trình diễn tiến liên tục các oai nghi phụ hỗ trợ thay đổi từ oai nghi ngồi sang oai nghi đi, để thực hiện việc cần thiết ấy. Khi xong rồi, hành giả thay đổi oai nghi mới khác.

*         Biến dạng oai nghi do nhân khách quan

Ví dụ: Hành giả đang thực hành thiền tuệ có dáng ngồi, tư thế ngồi làm đối tượng; nếu bị con muỗi chích hoặc bị con kiến cắn, v.v… ngứa khó chịu, thì khi ấy, chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực giác không thể thấy rõ, biết rõ dáng ngồi, tư thế ngồi yên không cử động được nữa, hành giả cần phải đưa tay lên gãi chỗ ngứa hoặc xoa dầu chỗ đau, v.v… Trong trường hợp ấy, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi cử động của thân đó là các oai nghi phụ, không nên quan tâm đến cánh tay gãi chỗ ngứa hoặc xoa dầu chỗ đau, v.v… Khi xong rồi, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trở lại oai nghi ngồi trong dáng ngồi, tư thế ngồi toàn thân ngồi yên không cử động trong hiện tại ấy.

Hành giả thực hành thiền tuệ có chánh niệm trực nhận, trí tuệ tỉnh giác trực giác không những thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng sắc pháp, mà còn thấy rõ, biết rõ thực tánh chủ thể danh pháp (tâm biết đối tượng sắc pháp) đúng theo phương pháp thực hành thiền tuệ.

Như vậy, sắc pháp của oai nghi chính hoặc sắc pháp của oai nghi phụ cũng đều là sắc pháp thuộc về Chân nghĩa pháp không hơn không kém. Vì vậy, hành giả không nên coi trọng sắc pháp này, cũng không nên xem nhẹ sắc pháp kia, để thực hành thiền tuệ đúng theo Pháp hành Trung Đạo. Hành giả có chánh niệm, có trí tuệ tỉnh giác trực giác theo dõi thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc pháp, danh pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của sắc pháp, danh pháp; dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

Nhận xét về đoạn kết của mỗi đối tượng Tứ Niệm Xứ

Trong bài kinh Đại Niệm Xứ gồm có 21 đối tượng, mà đoạn kết của mỗi đối tượng đều bắt đầu: “Iti ajjhattaṃ vā…”, ý nghĩa như thế nào?

*         Iti ajjhattaṃ vā: Hoặc đối tượng bên trong của mình như: Hơi thở vô - hơi thở ra bên trong của mình; 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm, bên trong của mình v.v… những điều ấy dễ hiểu.

*         Bahiddhā vā: Hoặc đối tượng bên ngoài mình, của người khác như: Hơi thở vô - hơi thở ra (của người khác); 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm, bên ngoài mình, của người khác v.v… hiểu như thế nào?

Thật ra, hành giả thực hành pháp hành Tứ Niệm Xứ hoặc pháp hành thiền tuệ đã đến giai đoạn có khả năng phát sinh trí tuệ thứ nhất gọi là Nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ từng mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp bên trong của mình đúng theo thực tánh các pháp đều là pháp vô ngã, chánh kiến thiền tuệ (Vipassanā sammādiṭṭhi), đạt đến thanh tịnh gọi là Diṭṭhivisuddhi: Chánh kiến thanh tịnh. Và trí tuệ phát triển, tiến hoá tuần tự phát sinh trí tuệ thứ nhì gọi là Nāmarūpapaccayapariggahañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp, với paccakkhañāṇa: Trí tuệ trực tiếp thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp bên trong (ajjhatta) của mình như thế nào? Và bằng anumānañāṇa: Trí tuệ gián tiếp thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp bên ngoài mình (bahiddhā), của người khác, chúng sinh khác phát sinh cũng do nhân duyên như thế ấy. Cho nên, trí tuệ thứ nhì này đạt đến thanh tịnh gọi là Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Trí tuệ thoát ly hoài nghi thanh tịnh.

Do nhờ trí tuệ thứ nhì này, hành giả không có hoài nghi về sự sinh của danh pháp, sắc pháp bên trong của mình; và cũng không còn có hoài nghi về sự sinh của danh pháp, sắc pháp bên ngoài mình, của người khác.

Như vậy, bahiddhā vā”: Hoặc đối tượng bên ngoài mình, của người khác, không phải là đối tượng thật hiện tại, mà chỉ là đối tượng của trí tuệ tư duy đúng đắn, do nhờ trí tuệ thứ nhì thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp bên trong của mình làm nền tảng.

Ví dụ: Một người có dịp đi Vũng Tàu tắm biển, đã nếm nước biển, biết rõ vị mặn của nước biển, người ấy không còn hoài nghi về vị mặn của nước biển tại Nha Trang hoặc tại các nước khác trên khắp toàn thế giới nữa; mặc dù họ không đến nơi đó.

*         Samudayadhammānupassī vā: Hoặc trí tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái sinh của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp do nhân duyên sinh. Đó là trí tuệ thứ nhì gọi là Nāmarūpa-paccayapariggahañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ nhân duyên sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp. Trí tuệ này có khả năng thấy rõ, biết rõ mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp sinh do nhân duyên của riêng nó sinh.

*         Vayadhammānupassī vā: Hoặc trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp do nhân duyên diệt. Đó là trí tuệ thứ ba gọi là Samma-sanañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp do nhân duyên diệt, nên thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp. Trí tuệ này có khả năng thấy rõ biết rõ mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp diệt do nhân duyên diệt của riêng nó (người này chết do bệnh này).

*         Samudayavayadhammānupassī vā: Hoặc trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp do nhân duyên sinh, do nhân duyên diệt ngay hiện tại, nên thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp sắc pháp. Đó là trí tuệ thiền tuệ thứ tư gọi là Udayabbayañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp ngay hiện tại, nên thấy rõ 3 trạng thái chung: Trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp sắc pháp. Trí tuệ thiền tuệ thứ tư này có khả năng đặc biệt thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.

Sắc pháp nào sinh do 5 nhân duyên: Vô minh, tham ái, nghiệp, vật thực sự sinh của sắc pháp; thì sắc pháp ấy diệt cũng do 5 nhân duyên ấy: Vô minh, tham ái, nghiệp, vật thực sự diệt của sắc pháp ấy.

Danh pháp nào sinh do 5 nhân duyên: Vô minh, tham ái, nghiệp, danh pháp - sắc pháp sự sinh của danh pháp; thì danh pháp ấy diệt cũng do 5 nhân duyên ấy: Vô minh, tham ái, nghiệp, danh pháp - sắc pháp sự diệt của danh pháp ấy.

Trí tuệ thiền tuệ thứ tư này bắt đầu chính thức gọi là trí tuệ thiền tuệ, bởi vì, trí tuệ này có khả năng thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp sinh rồi diệt; thấy rõ ba trạng thái chung: Trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp. Và từ đó trí tuệ thiền tuệ phát triển theo tuần tự dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt phiền não.

*         Atthi kāyo: Nghĩa là chỉ là thân mà thôi, thân này thuộc sắc pháp pháp vô ngã, không phải ta, không phải của ta…

*         Atthi vedanā: Nghĩa là chỉ là thọ mà thôi, thọ này thuộc danh pháp pháp vô ngã, không phải ta, không phải của ta…

*         Atthi cittaṃ: Nghĩa là chỉ là tâm mà thôi, tâm này thuộc danh pháp pháp vô ngã, không phải ta, không phải của ta…

*         Atthi dhammā: Nghĩa là chỉ là pháp mà thôi, pháp này thuộc sắc pháp, danh pháp pháp vô ngã, không phải ta, không phải của ta…

*         Anissito ca viharati: Nghĩa là hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác hoàn toàn trong sạch thanh tịnh, không có tà kiến nương nhờ và cũng không có tham ái nương nhờ nơi đối tượng thân, thọ, tâm, pháp hay danh pháp, sắc pháp.

*         Na ca kiñci loke upādīyati: Nghĩa là tâm không còn chấp thủ cho rằng: “Ta, của ta” trong ngũ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn) hoặc sắc pháp, danh pháp này nữa. Đó là tâm của bậc Thánh Arahán.

Tóm lại, tất cả 21 đối tượng trong Tứ Niệm Xứ (thân niệm xứ có 14 đối tượng, thọ niệm xứ có 1 đối tượng chia làm 9 loại thọ, tâm niệm xứ có 1 đối tượng chia làm 16 loại tâm, pháp niệm xứ có 5 đối tượng), mỗi đối tượng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả; Nhất Lai Thánh Đạo - Nhất Lai Thánh Quả; Bất Lai Thánh Đạo - Bất Lai Thánh Quả; đến Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng, tùy theo duyên lành, 5 pháp chủ (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ)ba-la-mật của mỗi hành giả.

6 Đối Tượng

Đối tượng nói chung có 6 loại 1 :

1-       Sắc trần: Tất cả các hình dạng, màu sắc.

2-       Thanh trần: Tất cả các loại âm thanh.

3-       Hương trần: Tất cả các thứ mùi.

4-       Vị trần: Tất cả các thứ vị.

5-       Xúc trần: Có 3 chất: Chất đất cứng hoặc mềm, chất lửa nóng hoặc lạnh, chất gió phồng hoặc xẹp.

6-       Pháp trần: Có nhiều pháp thuộc về pháp trần như: Tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bànpháp chế định.

Phiền não, tham ái có thể nương nhờ nơi 6 đối tượng này và 6 chủ thể (tâm biết đối tượng). Cho nên, hành giả cần phải học cho hiểu biết rõ 6 đối tượng và 6 chủ thể (tâm biết đối tượng).

6 Thức Tâm

Đối tượng có 6 loại, nên tâm nhận biết đối tượng cũng có 6 loại; mỗi loại tâm đặc biệt biết đối tượng như sau:

1-       Nhãn thức tâm làm phận sự nhìn thấy sắc trần, có 2 tâm.

-           Nhãn thức tâm là quả của nghiệp ác, nhìn thấy sắc trần xấu không đáng hài lòng.

-           Nhãn thức tâm là quả của nghiệp thiện, nhìn thấy sắc trần đẹp đáng hài lòng.

Như vậy, nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần, không phải ta nhìn thấy sắc trần, và sắc trần là hình dạng không phải vật này, vật kia,…

Nhãn thức tâm thuộc về danh pháp, và sắc trần thuộc về sắc pháp.

Khi nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ danh pháp thấy sắc trần (sắc pháp) không phải ta thấy vật này, vật kia,…

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (nhãn thức tâm) và đối tượng (sắc trần).

2-       Nhĩ thức tâm làm phận sự nghe thanh trần, có 2 tâm.

-           Nhĩ thức tâm là quả của nghiệp ác, nghe thanh trần dở không đáng hài lòng.

-           Nhĩ thức tâm là quả của nghiệp thiện, nghe thanh trần hay đáng hài lòng.

Như vậy, nhĩ thức tâm nghe thanh trần, không phải ta nghe thanh trần, và thanh trầnâm thanh không phải tiếng Việt, tiếng Anh,…

Nhĩ thức tâm thuộc về danh pháp, và thanh trần thuộc về sắc pháp.

Khi nhĩ thức tâm nghe thanh trần, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ danh pháp nghe thanh trần (sắc pháp) không phải ta nghe tiếng Việt, tiếng Anh,…

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (nhĩ thức tâm) và đối tượng (thanh trần).

3-       Tỷ thức tâm làm phận sự ngửi hương trần, có 2 tâm.

-           Tỷ thức tâm là quả của nghiệp ác, ngửi hương trần hôi không đáng hài lòng.

-           Tỷ thức tâm là quả của nghiệp thiện, ngửi hương trần thơm đáng hài lòng.

Như vậy, tỷ thức tâm ngửi hương trần, không phải ta ngửi hương trần, và hương trần là các thứ mùi, không phải mùi hôi của phẩn, mùi thơm của nước hoa,…

Tỷ thức tâm thuộc về danh pháp, và hương trần thuộc về sắc pháp.

Khi tỷ thức tâm ngửi hương trần, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ danh pháp ngửi hương trần (sắc pháp) không phải ta ngửi mùi hôi của phẩn, mùi thơm của nước hoa,…

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (tỷ thức tâm) và đối tượng (hương trần).

4-       Thiệt thức tâm làm phận sự nếm vị trần, có 2 tâm.

-           Thiệt thức tâm là quả của nghiệp ác, nếm vị trần dở không đáng hài lòng.

-           Thiệt thức tâm là quả của nghiệp thiện, nếm vị trần ngon đáng hài lòng.

Như vậy, thiệt thức tâm nếm vị trần, không phải ta nếm vị trần, và vị trần là các thứ vị, không phải vị mặn của muối, vị ngọt của mật ong,…

Thiệt thức tâm thuộc về danh pháp, và vị trần thuộc về sắc pháp.

Khi thiệt thức tâm nếm vị trần, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ danh pháp nếm vị trần (sắc pháp) không phải ta nếm vị mặn của muối, vị ngọt của mật ong,…

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (thiệt thức tâm) và đối tượng (vị trần).

5-       Thân thức tâm làm phận sự xúc giác với xúc trần, có 2 tâm.

-           Thân thức tâm là quả của nghiệp ác, xúc giác với xúc trần xấu không đáng hài lòng.

-           Thân thức tâm là quả của nghiệp thiện, xúc giác với xúc trần tốt đáng hài lòng.

Như vậy, thân thức tâm xúc giác với xúc trần, không phải ta xúc giác với xúc trần, và xúc trần là cứng hoặc mềm, nóng hoặc lạnh, phồng hoặc xẹp; không phải cứng của sắt, mềm của nệm, nóng của lửa, lạnh của nước đá,…

Thân thức tâm thuộc về danh pháp, và xúc trần thuộc về sắc pháp.

Khi thân thức tâm xúc giác với xúc trần, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ danh pháp xúc giác xúc trần (sắc pháp), không phải ta xúc giác với sắt cứng, với nệm mềm, với lửa nóng,…

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (thân thức tâm) và đối tượng (xúc trần).

6-       Ý thức tâm gồm có nhiều loại tâm, có khả năng biết 6 đối tượng. Ý thức tâm có 79 tâm (không có 10 thức tâm: 2 nhãn thức tâm + 2 nhĩ thức tâm + 2 tỷ thức tâm + 2 thiệt thức tâm + 2 thân thức tâm), mỗi tâm làm phận sự biết đối tượng theo khả năng của tâm, theo từng mỗi trường hợp, từng mỗi thời.

Đối với hành giả thực hành thiền tuệ, đối tượng pháp trần loại trừ Chế định pháp, và tâm chỉ có tâm trong tam giới mà thôi, loại trừ 8 tâm Siêu tam giới.

Như vậy, ý thức tâm thuộc về danh phápđối tượng gồm có 28 sắc pháp tâm, tâm sở trong tam giới (không có 8 tâm Siêu tam giới) thuộc về danh pháp.

Khi ý thức tâm biết đối tượng pháp trần nào, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ danh pháp biết sắc pháp ấy hoặc biết danh pháp ấy (không phải ta biết môn này, pháp kia, hoặc ta đi, ta đứng, ta ngồi, ta nằm,…)

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (ý thức tâm) và đối tượng (pháp trần).

Thật ra, tâm sở tà kiến (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tâm tham hợp với tà kiến, và tâm sở tham (lobhacetasika) đồng sinh với 8 tâm tham gọi là tham ái. Tâm này có cơ hội, thì sinh trong 6 lộ trình tâm qua 6 môn là nhãn môn lộ trình tâm, nhĩ môn lộ trình tâm, tỷ môn lộ trình tâm, thiệt môn lộ trình tâm, thân môn lộ trình tâm ý môn lộ trình tâm.

Nếu hành giả thực hành thiền tuệ, khi phát sinh trí tuệ thiền tuệ tam giới (lokiya-vipassanāñāṇa) có khả năng diệt từng thời (tadaṅgapahāna) được tà kiến, tham ái trong 6 lộ trình tâm. Khi trí tuệ thiền tuệ tam giới phát triển theo tuần tự cho đến trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới (Lokuttaravipassanāñāṇa) thì có khả năng diệt đoạn tuyệt (samucchedapahāna) được tà kiến, tham ái nơi chủ thể và đối tượng bằng Thánh Đạo Tuệ rồi, từ đó về sau vĩnh viễn không còn tà kiến, tham ái sinh trong 6 lộ trình tâm nữa.

Ví dụ: Có 2 tên cướp của giết người thường quấy phá trong 6 tỉnh, dân chúng sống không được an toàn. Công an vây bắt được hai tên cướp ấy nơi tỉnh nào, rồi giết chết tại nơi đó. Từ đó về sau dân chúng trong 6 tỉnh ấy được sinh sống an toàn cả tính mạng lẫn của cải tài sản. Cũng như vậy, bậc Thánh Nhập Lưu đã diệt đoạn tuyệt được tà kiến, nghĩa là đã diệt đoạn tuyệt được 4 tâm tham hợp với tà kiến rồi, 4 tâm này không còn có trong tâm của bậc Thánh Nhập Lưu nữa (nhưng còn 4 tâm tham không hợp với tà kiến). Cho nên, trong 6 lộ trình tâm không bao giờ có 4 tâm tham hợp với tà kiến phát sinh làm ô nhiễm trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai nhiều nhất 7 kiếp, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Và bậc Thánh Arahán đã diệt đoạn tuyệt hoàn toàn mọi tham ái không còn dư sót, nghĩa là đã diệt đoạn tuyệt được 4 tâm tham không hợp với tà kiến rồi, 4 tâm này không còn có trong tâm của bậc Thánh Arahán nữa. Cho nên, trong 6 lộ trình tâm hoàn toàn không có 4 tâm tham không hợp với tà kiến phát sinh làm ô nhiễm trong kiếp hiện tại nữa. Ngay kiếp hiện tại, bậc Thánh Arahán sẽ tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Pháp Hành Trung Đạo (Majjhimāpaṭipadā)

Pháp hành Trung Đạo (Majjhimāpaṭipadā) là một pháp hành chỉ có trong Phật giáo, hoàn toàn không có ngoài Phật giáo.

Trong bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta 1 ), Đức Phật dạy:

Hai Pháp Thấp Hèn (dve antā)

-          “Này chư Tỳ khưu, có hai pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến mà người xuất gia không nên hành theo. Hai pháp ấy như thế nào?

1-       Một là, việc thường thụ hưởng lạc trong ngũ dục do tâm tham ái hợp với thường kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm nhân trong đời, không phải của bậc Thánh Nhân, không đem lại lợi ích an lạc nào.

2-       Hai là, việc thường tự ép xác hành khổ mình do tâm sân hận và có đoạn kiến, thuộc pháp hành khổ hạnh của ngoại đạo, không phải của bậc Thánh Nhân, không đem lại lợi ích an lạc nào.

Pháp Hành Trung Đạo (Majjhimāpaṭipadā)

-         Này chư Tỳ khưu, không thiên về hai pháp cực đoan thuộc hai biên kiến ấy, Như Lai đã hành theo pháp hành Trung Đạo, nên đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế bằng trí tuệ Siêu tam giới, làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí tuệ siêu việt thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn.

Này chư Tỳ khưu, thế nào gọi là pháp hành Trung Đạo mà Như Lai đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế (bằng trí tuệ Siêu tam giới), làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí tuệ siêu việt thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn.

Này chư Tỳ khưu, pháp hành Trung Đạo đó chính là Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là:

1- Chánh kiến
2- Chánh tư duy
3- Chánh ngữ
4- Chánh nghiệp
5- Chánh mạng
6- Chánh tinh tấn
7- Chánh niệm
8- Chánh định

Này chư Tỳ khưu, nhờ pháp hành Trung Đạo là Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng này, mà Như Lai đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế (bằng trí tuệ Siêu tam giới), làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí tuệ siêu việt thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo -, Thánh Quả và Niết Bàn”.

Trong bài kinh này, Đức Thế Tôn dạy pháp hành Trung Đạo đó chính là Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; 8 chánh này là 8 tâm sở đồng sinh cùng một lúc trong Tâm Thánh Đạo và Tâm Thánh Quả có đối tượng Niết Bàn.

Trong Tâm Thánh Đạo, Tâm Thánh Quả có 36 tâm sở đồng sinh, trong 36 tâm sở này có:

-          Tâm sở trí tuệ gọi là chánh kiến: Trí tuệ chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế.

-          Tâm sở hướng tâm (vitakka) gọi là chánh tư duy: Tư duy thoát ra khỏi ngũ dục, tư duy không làm khổ mình, khổ người, tư duy không làm hại mình, hại người.

-          Tâm sở chánh ngữ gọi là chánh ngữ: Lời nói chân chánh là tránh xa sự nói dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích.

-          Tâm sở chánh nghiệp gọi là chánh nghiệp: Hành nghiệp chân chánh là tránh xa sự sát sinh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm.

-          Tâm sở chánh mạng gọi là chánh mạng: Nuôi mạng chân chánh, tránh xa cách sống tà mạng do hành ác.

-          Tâm sở tinh tấn gọi là chánh tinh tấn, đó là:

-                Tinh tấn ngăn ác pháp chưa sinh thì không cho phát sinh.

-                Tinh tấn diệt ác pháp đã sinh.

-                Tinh tấn làm cho thiện pháp chưa sinh thì phát sinh.

-                Tinh tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã sinh.

-          Tâm sở niệm gọi là chánh niệm: Niệm chân chánh là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

-          Tâm sở nhất tâm gọi là chánh định: Định chân chánh, là định tâm trong 5 bậc thiền Siêu tam giới, có Niết Bàn làm đối tượng.

8 tâm sở có tên 8 chánh này cùng với 28 tâm sở khác đồng sinh trong Tâm Thánh Đạo - Tâm Thánh Quả, có đối tượng Niết Bàn. 8 tâm sở này đặc biệt chỉ đồng sinh trong Tâm Thánh ĐạoTâm Thánh Quả thuộc tâm Siêu tam giới mà thôi. Ngoài tâm Siêu tam giới ra, 8 tâm sở này không bao giờ đồng sinh cùng một lúc trong tâm dục giới, tâm sắc giới, vô tâm sắc giới, bởi vì 3 tâm sở tiết chế: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng mỗi tâm này riêng rẽ đồng sinh với tâm đại thiện dục giới, mà không đồng sinh với tâm sắc giới và tâm vô sắc giới. Do đó, Bát Chánh Đạo không đồng sinh cùng một lúc trong tâm tam giới.

Pháp hành Trung Đạo đó là Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh đồng sinh với Tâm Thánh Đạo và Tâm Thánh Quả có Niết Bàn làm đối tượng; pháp hành Bát Chánh Đạo trong Tâm Thánh Đạo và Tâm Thánh Quả, không phải là pháp hành bắt đầu thực hành, cũng không phải là pháp hành đang thực hành, mà là pháp hành đã thực hành xong, đã hoàn thành xong phận sự Tứ Thánh Đế, là pháp thành (paṭivedha), kết quả của pháp hành (paṭipatti).

Như vậy, pháp hành Trung Đạo này (pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh) ở giai đoạn cuối.

Vậy giai đoạn đầu của pháp hành Trung Đạo hoặc pháp hành Bát Chánh Đạo là pháp nào?

Pháp hành Trung Đạo có 2 giai đoạn:

1-       Giai đoạn đầu của pháp hành Trung Đạo là pháp hành Tứ Niệm Xứ: Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Tứ Niệm Xứ này chính là chánh niệm trong Bát Chánh Đạo. Như vậy, giai đoạn đầu của pháp hành Trung Đạo hoặc pháp hành Bát Chánh Đạo là hành giả bắt đầu thực hành theo chánh niệm: Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp; thân, thọ, tâm, pháp làm đối tượng của chánh niệm, còn thuộc pháp trong tam giới.

2-      Giai đoạn cuối của pháp hành Trung Đạo là pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đầy đủ 8 chánh: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định đồng sinh cùng một lúc với Tâm Thánh Đạo và Tâm Thánh Quả có đối tượng Niết Bàn, thuộc pháp Siêu tam giới.

Pháp Hành Tứ Niệm Xứ - Pháp Hành Thiền Tuệ

Pháp hành Tứ Niệm Xứ có đối tượng thân thuộc về sắc pháp, thọ thuộc về danh pháp, tâm thuộc về danh pháp, pháp thuộc về sắc pháp - danh pháp. Hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ có đối tượng thân, thọ, tâm, pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả Niết Bàn. Và hành giả thực hành thiền tuệ có đối tượng sắc pháp, danh pháp cũng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả Niết Bàn.

Như vậy, pháp hành Tứ Niệm Xứpháp hành thiền tuệ có đối tượng và kết quả hoàn toàn giống nhau, chỉ có khác nhau về tên gọi 2 pháp hành mà thôi.

Hành không đúng theo pháp hành Trung Đạo như thế nào?

Sự thật, tất cả mọi đối tượng thân, thọ, tâm, pháp hoặc danh pháp, sắc pháp trong tam giới đều là Khổ đế, là pháp nên biết như nhau cả thảy, không hơn không kém. Nhưng có số hành giả không hiểu rõ sự thật chân lý Khổ đế này, nên thích đối tượng danh pháp, sắc pháp này; không thích đối tượng danh pháp, sắc pháp kia; tâm không biết trung dung trong tất cả mọi đối tượng danh pháp, sắc pháp. Cho nên, họ thực hành thiền tuệ khi thì có tâm tham, hài lòng trong đối tượng danh pháp, sắc pháp này; khi thì có tâm sân, không hài lòng trong đối tượng danh pháp, sắc pháp kia.

Như vậy, hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ hoặc thực hành thiền tuệ đã thiên về hai pháp cực đoan: Tâm tham (hài lòng)tâm sân (không hài lòng), cho nên hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ hoặc thực hành thiền tuệ không đúng theo pháp hành Trung Đạo.

Thật vậy, khi tâm tham hoặc tâm sân phát sinh đều luôn luôn có tâm sở si (vô minh) đồng sinh với tâm ấy, bao trùm phủ kín thực tánh của danh pháp, sắc pháp, cho nên không thể chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế.

Ví dụ:

Hành giả đang thực hành thiền tuệ có đối tượng 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm.

Khi đang ngồi có sắc ngồi dáng ngồi, tư thế ngồi làm đối tượng của thiền tuệ. Nếu hành giả thích sắc ngồi, thì tâm tham (hài lòng đối tượng sắc ngồi ấy) phát sinh, chắc chắn có tâm sở si đồng sinh bao trùm phủ kín thực tánh của sắc ngồi, thuộc sắc pháp ấy.

Một khi có phóng tâm phát sinh (nghĩ đến chuyện khác) phải buông bỏ đối tượng sắc ngồi. Nếu hành giả không thích phóng tâm, thì tâm sân (không hài lòng đối tượng phóng tâm ấy) phát sinh, chắc chắn có tâm sở si đồng sinh bao trùm phủ kín thực tánh của phóng tâm, danh pháp ấy. Cho nên, hành giả thực hành thiền tuệ không diệt được tâm tham (hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) cùng với tâm sở si trong danh pháp, sắc pháp ấy.

Như vậy, hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ hoặc thực hành thiền tuệ không đúng theo pháp hành Trung Đạo, bởi vì thiên về 2 pháp cực đoan: Tâm tham(hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) trong danh pháp, sắc pháp.

Hành đúng theo pháp hành Trung Đạo như thế nào?

Hành giả thực hành thiền tuệ có 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

Sự thật, tất cả mọi danh pháp, sắc pháp trong tam giới đều là Khổ đế, là pháp nên biết như nhau cả thảy, không hơn không kém. Có một số hành giả hiểu rõ sự thật chân lý Khổ đế này, nên không coi trọng đối tượng danh pháp, sắc pháp này; cũng không coi nhẹ đối tượng danh pháp, sắc pháp kia, tâm biết trung dung trong tất cả mọi đối tượng danh pháp, sắc pháp; cho nên, khi họ thực hành thiền tuệ dầu danh pháp, sắc pháp nào cũng ngăn ngừa được tâm tham (hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) cùng với tâm sở si (vô minh) không cho nương nhờ nơi đối tượng danh pháp, sắc pháp ấy, và không cho nương nhờ nơi chủ thể chánh niệm trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ đối tượng ấy. Do đó, trí tuệ thiền tuệ phát sinh, thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp ấy, đồng thời diệt được tâm tham (hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) cùng với tâm sở si trong đối tượng danh pháp, sắc pháp ấy.

Hành giả thực hành thiền tuệ giai đoạn đầu đúng theo pháp hành Trung Đạo, vì không thiên về 2 pháp cực đoan: Tâm tham (hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) dẫn đến sự phát sinh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, của sắc pháp đúng theo sự thật Chân nghĩa pháp; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, của sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, của sắc pháp, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả Niết Bàn, đến giai đoạn cuối của pháp hành Trung Đạo.

Ví dụ:

Hành giả đang thực hành thiền tuệ có đối tượng 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm.

Khi đang ngồi có sắc ngồidáng ngồi, tư thế ngồi làm đối tượng của thiền tuệ; hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác ngay dáng ngồi, tư thế ngồi thuộc về sắc pháp phát sinh từ tâm, gọi là sắc ngồi. Hành giả không coi trọng sắc ngồi, nên tâm tham (hài lòng) cùng với tâm sở si không thể nương nhờ nơi sắc ngồi (sắc pháp).

Khi ấy, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác đồng sinh trong tâm đại thiện trong sạch có đối tượng dáng ngồi, tư thế ngồi thuộc về sắc pháp.

Nếu khi có phóng tâm phát sinh (nghĩ đến chuyện khác) phải buông bỏ đối tượng sắc ngồi; hành giả không coi nhẹ phóng tâm nên tâm sân (không hài lòng) cùng với tâm sở si không thể nương nhờ nơi phóng tâm (danh pháp). Cho nên, chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ đối tượng phóng tâm (vừa mới diệt) thuộc về danh pháp. Như vậy, dù đối tượng thay đổi từ sắc ngồi diệt, phóng tâm sinh, song chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác vẫn không thay đổi, bởi vì, hành giả có trí tuệ hiểu biết rõ tất cả mọi danh pháp, mọi sắc pháp đều có thực tánh, có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng thái chung: Trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái. Nhờ sự hiểu biết đúng như vậy, khi hành giả thực hành thiền tuệ giai đoạn đầu đúng theo pháp hành Trung Đạo, vì không thiên về 2 pháp cực đoan, nên diệt được tâm tham (hài lòng) trong sắc ngồi (sắc pháp), và diệt được tâm sân (không hài lòng) trong phóng tâm (danh pháp), đồng thời diệt được tâm si trong danh pháp, sắc pháp. Do đó, trí tuệ thiền tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp đúng theo sự thật Chân nghĩa pháp; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến giai đoạn cuối của pháp hành Trung Đạo, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả Niết Bàn.

Pháp hành Giới - Định - Tuệ

Pháp hành giới - định - tuệ có 2 loại:

1-                Pháp hành giới - định - tuệ trong tam giới.

2-                Pháp hành giới - định - tuệ trong Siêu tam giới.

1-        Pháp hành giới - định - tuệ trong tam giới như thế nào?

Khi hành giả hành pháp hành giới - định - tuệ trong tam giới, thì hành giả phải hành theo tuần tự: Hành giới - hành định - hành tuệ.

*         Pháp hành giới thuộc phần đầu cần được thực hành trước tiên, đó là tác ý tâm thiện giữ gìn thân khẩu không phạm giới, để làm cho thân và khẩu được trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, để làm nền tảng cho pháp hành thiền định.

*         Pháp hành định thuộc phần giữa, đó là pháp hành thiền định (sau pháp hành giới), có khả năng chứng đắc các bậc thiền hữu sắc, bậc thiền vô sắc, còn có thể làm nền tảng cho pháp hành thiền tuệ.

Định (samādhi) có 3 loại:

-          Cận định (upacārasamādhi): Định tâm trong một đề mục thiền định duy nhất đến giai đoạn phát sinh trong tâm từ uggahanimitta: Đối tượng thô tương tự biến thành paṭibhā-ganimitta: Đối tượng vi tế trong sáng.

-          An định (appanāsamādhi): Định tâm trong một đề mục thiền định duy nhất có đối tượng paṭibhāganimitta: Đối tượng vi tế trong sáng trong tâm, có khả năng chứng đắc các bậc thiền hữu sắc.

2 loại định tâm này thuộc về pháp hành thiền định, có khả năng làm nền tảng cho pháp hành thiền tuệ.

-          Sát-na định (khaṇikasamādhi): Định tâm trong đối tượng mỗi danh pháp hoặc mỗi sắc pháp trong thời gian ngắn ngủi tùy theo nhân duyên của nó. Sát-na định này thuộc về pháp hành thiền tuệ.

*         Pháp hành tuệ thuộc phần cuối, đó là pháp hành thiền tuệ (sau pháp hành định). Pháp hành thiền tuệ có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả Niết Bàn. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt, hành giả thực hành thiền tuệ trước, thiền định sau hoặc thực hành thiền định và thiền tuệ cả hai đi đôi với nhau 1 ...

2-        Pháp hành giới - định - tuệ trong Siêu tam giới như thế nào?

Pháp hành Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, hợp đủ 8 chánh đồng sinh với 4 Tâm Thánh Đạo và 4 Tâm Thánh Quả có đối tượng Niết Bàn, thuộc về Siêu tam giới pháp.

Trong Bát Chánh Đạo này có phần giới - định - tuệ như sau:

-          Chánh kiến, chánh tư duy thuộc về phần pháp hành tuệ.

-          Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về phần pháp hành giới.

-          Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thuộc về phần pháp hành định.

Pháp hành Bát Chánh Đạo trong Siêu tam giới này sắp đặt chánh kiến lên hàng đầu, vì nó đóng vai trò chính yếu trong sự chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và có đối tượng Niết Bàn. Chánh kiến ấy làm nền tảng hỗ trợ cho chánh tư duy, chánh tư duy hỗ trợ cho chánh ngữ; chánh ngữ hỗ trợ cho chánh nghiệp; chánh nghiệp hỗ trợ cho chánh mạng, chánh mạng hỗ trợ cho chánh tinh tấn, chánh tinh tấn hỗ trợ cho chánh niệm, chánh niệm hỗ trợ cho chánh định, đó là 8 tâm sở đồng sinh, đồng diệt, đồng đối tượng Niết Bàn, đồng nơi sinh với 4 Tâm Thánh Đạo, với 4 Tâm Thánh Quả thuộc tâm Siêu tam giới, đồng thời không trước không sau, thuộc về pháp thành (paṭivedhadhamma).

Ví dụ:

Một thang thuốc chữa bệnh gồm có 8 vị thuốc, trong đó có một vị thuốc chính để trị bệnh, còn 7 vị thuốc phụ trợ. Khi đem bỏ 8 vị thuốc vào siêu, đổ thêm 3 chén nước sắc thuốc cạn xuống còn 8 phân. Trong chén thuốc 8 phân này, có vị thuốc chính cùng hòa với 7 vị thuốc phụ kia. Khi uống thuốc, cùng một lần, không thể phân biệt được uống vị nào trước, vị nào sau như thế nào, Bát Chánh Đạo có ba phần: Hành tuệ, hành giới, hành định đồng sinh với tâm Siêu tam giới cũng như thế ấy, đồng thời không trước, không sau.

Tóm lại con đường giải thoát khổ hoàn toàn là con đường pháp hành Trung Đạo có 2 giai đoạn:

*         Giai đoạn đầu: Thực hành pháp hành Tứ Niệm Xứ hoặc pháp hành thiền tuệ.

*         Giai đoạn cuối: Pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh trong 4 Tâm Thánh Đạo và 4 Tâm Thánh Quả có đối tượng Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tái sinh kiếp sau; mới thật là giải thoát khổ hoàn toàn.

Khổ Đế - Diệt Khổ Đế

Trong Phật giáo, khổ là sự thật chân lý hiện hữu trong chấp thủ ngũ uẩn này gọi là Khổ đế.

Diệt khổ là sự thật chân lý Niết Bàn diệt nhân sinh khổ, gọi là diệt Khổ đế.

Khổ đế là chấp thủ trong ngũ uẩn là pháp nên biết; diệt Khổ đế là Niết Bàn diệt nhân sinh khổ là pháp nên chứng ngộ.

Trích dẫn cuộc đàm thoại giữa vị Đạo sĩ Jumbukhādaka với Ngài Đại đức Sāriputta trong đoạn kinh Kimatthiyasutta 1 như sau:

Một thuở nọ, Ngài Đại đức Sāriputta đang trú tại làng Nālakagāmaka trong xứ Magadha. Khi ấy vị Đạo sĩ Jumbukhādaka đến hầu thăm Ngài Đại đức Sāriputta bèn bạch hỏi rằng:

-           “Kimatthiyaṃ āvuso Sāriputta samaṇe Gotame brahmacariyaṃ vussati?”

-           “Bạch Đại đức Sāriputta, Ngài xuất gia hành phạm hạnh nơi Đức Samôn Gotama có được lợi ích như thế nào? Bạch Ngài”.

Ngài Đại đức Sāriputta trả lời rằng:

-           Dukkhassa kho āvuso pariññatthaṃ Bhavagati brahmacariyaṃ vussati.

-           Này vị Đạo sĩ thân mến, xuất gia hành phạm hạnh nơi Đức Thế Tôn cốt để biết rõ Khổ đế.

-           Bạch Đại đức Sāriputta, pháp hành để biết rõ Khổ đế ấy như thế nào? Bạch Ngài.

-           Này vị Đạo sĩ thân mến, pháp hành để biết rõ Khổ đế ấy là pháp hành Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Này vị Đạo sĩ thân mến! Chỉ có pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh này mới biết rõ Khổ đế mà thôi”.

Vị Đạo sĩ Jumbukhādaka tán dương ca tụng pháp hành Bát Chánh Đạo cao thượng để biết rõ được Khổ đế.

*         Trong một bài kinh khác, bài kinh Nibbānapañhāsutta 2 , vị Đạo sĩ Jumbukhādaka bạch hỏi Ngài Đại đức Sāriputta rằng:

-            “Kính bạch Đại đức Sāriputta, thế nào gọi là Niết Bàn? Bạch Ngài.

-            Này vị Đạo sĩ thân mến, diệt tận tham ái, diệt tận sân hận, diệt tận si mê gọi là Niết Bàn.

-            Kính bạch Đại đức Sāriputta, pháp hành để chứng ngộ Niết Bàn như thế nào? Bạch Ngài.

-            Này vị Đạo sĩ thân mến, pháp hành để chứng ngộ Niết Bàn diệt tận tham ái, diệt tận sân hận, diệt tận si mê là pháp hành Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Chỉ có pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh này mới chứng ngộ Niết Bàn mà thôi”.

Vị Đạo sĩ Jumbukhādaka tán dương ca tụng pháp hành Bát Chánh Đạo cao thượng để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

*          Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại giảng đường Kutāgāra trong khu rừng lớn gần kinh thành Vesāli. Khi ấy Ngài Đại đức Anurādha đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, Đức Thế Tôn thuyết giảng về pháp ngũ uẩn là vô thường, khổ, không nên chấp thủ trong pháp ấy là của ta, là ta, là tự ngã của ta.

Đức Thế Tôn hỏi từng mỗi uẩn, và Ngài Đại đức Anurādha đã trả lời đúng từng mỗi uẩn. Cho nên Đức Thế Tôn đã khen ngợi và khẳng định rằng:

“Sādhu! Sādhu! Anurādha pubbe cā’haṃ Anurādha, etarahi ca dukkhañceva paññāpemi dukkhassa ca nirodhaṃ 1 ”.

“Lành thay! Lành thay! Anurādha,

Này Anurādha, từ trước cho đến nay, Như Lai chỉ chế định thuyết dạy Khổ đế và diệt Khổ đế mà thôi”.

Qua đoạn kinh trên, Đức Phật đề cập 2 pháp chính yếu là Khổ Thánh Đế và Diệt Khổ Thánh Đế trong Tứ Thánh Đế.

Khổ Thánh Đế là chấp thủ trong ngũ uẩn, là pháp mà bậc Thánh Nhân có phận sự nên biết, thì đã biết xong rồi, đã hoàn thành xong phận sự biết Khổ Thánh Đế.

Diệt Khổ Thánh Đế là Niết Bàn, là pháp mà bậc Thánh Nhân có phận sự nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ xong rồi, đã hoàn thành xong phận sự chứng ngộ Diệt Khổ Thánh Đế.

Tham ái là nhân sinh Khổ Thánh Đế, chỉ có thể diệt đoạn tuyệt được khi bậc Thánh Nhân đã hoàn thành xong phận sự biết Khổ Thánh Đế và đã hoàn thành xong phận sự chứng ngộ Diệt Khổ Thánh Đế mà thôi.

Bậc Thánh Nhân đã biết Khổ Thánh Đế, đã diệt Nhân sinh Khổ Thánh Đế, đã chứng ngộ Diệt Khổ Thánh Đế, thì chắc chắn đã hoàn thành xong phận sự thực hành Pháp hành Diệt Khổ Thánh Đế. Bậc Thánh Nhân đã hoàn thành xong mọi phận sự Tứ Thánh Đế đồng thời cùng một lúc không trước không sau.

Hành giả thực hành thiền tuệ, khi phát sinh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp là Khổ đế; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, của sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, của sắc pháp, của ngũ uẩn; phát sinh trí tuệ thiền tuệ nhàm chán trong ngũ uẩn (nibbidānupassanāñāṇa), tiếp theo trí tuệ thiền tuệ mong muốn giải thoát khỏi ngũ uẩn, mọi danh pháp, sắc pháp trong tam giới, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, trở thành bậc Thánh Arahán, sẽ tịch diệt Niết Bàn chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Như vậy, trí tuệ thiền tuệ biết khổ trong ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp, thì trí tuệ thiền tuệ mới nhàm chán ngũ uẩn, mong giải thoát khổ khỏi ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp này được. Ngược lại, nếu say mê trong ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp, thì bị chìm đắm trong ngũ uẩn, không giải thoát khổ khỏi ngũ uẩn. Như trong bài kinh Abhinandasutta 2 .

Khổ - Giải Thoát Khổ

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh thành Sāvatthi, thuyết dạy rằng:

-         “Này chư Tỳ khưu, người nào say mê trong sắc uẩn, người ấy say mê trong khổ của sắc uẩn. Người nào say mê trong khổ của sắc uẩn, Như Lai gọi người ấy không thể giải thoát khổ khỏi sắc uẩn được.

-            Người nào say mê trong thọ uẩn, người ấy say mê trong khổ của thọ uẩn. Người nào say mê trong khổ của thọ uẩn, Như Lai gọi người ấy không thể giải thoát khổ khỏi thọ uẩn được.

-            Người nào say mê trong tưởng uẩn, người ấy say mê trong khổ của tưởng uẩn. Người nào say mê trong khổ của tưởng uẩn, Như Lai gọi người ấy không thể giải thoát khổ khỏi tưởng uẩn được.

-            Người nào say mê trong hành uẩn, người ấy say mê trong khổ của hành uẩn. Người nào say mê trong khổ của hành uẩn, Như Lai gọi người ấy không thể giải thoát khổ khỏi hành uẩn được.

-            Người nào say mê trong thức uẩn, người ấy say mê trong khổ của thức uẩn. Người nào say mê trong khổ của thức uẩn, Như Lai gọi người ấy không thể giải thoát khổ khỏi thức uẩn được.

-         Này chư Tỳ khưu, người nào không say mê (nhàm chán) trong sắc uẩn, người ấy không say mê (nhàm chán) trong khổ của sắc uẩn. Người nào không say mê (nhàm chán) trong khổ của sắc uẩn, Như Lai gọi người ấy có thể giải thoát khổ khỏi sắc uẩn được.

-            Người nào không say mê (nhàm chán) trong thọ uẩn, người ấy không say mê (nhàm chán) trong khổ của thọ uẩn. Người nào không say mê (nhàm chán) trong khổ của thọ uẩn, Như Lai gọi người ấy có thể giải thoát khổ khỏi thọ uẩn được.

-            Người nào không say mê (nhàm chán) trong tưởng uẩn, người ấy không say mê (nhàm chán) trong khổ của tưởng uẩn. Người nào không say mê (nhàm chán) trong khổ của tưởng uẩn, Như Lai gọi người ấy có thể giải thoát khổ khỏi tưởng uẩn được.

-            Người nào không say mê (nhàm chán) trong hành uẩn, người ấy không say mê (nhàm chán) trong khổ của hành uẩn. Người nào không say mê (nhàm chán) trong khổ của hành uẩn, Như Lai gọi người ấy có thể giải thoát khổ khỏi hành uẩn được.

-            Người nào không say mê (nhàm chán) trong thức uẩn, người ấy không say mê (nhàm chán) trong khổ của thức uẩn. Người nào không say mê (nhàm chán) trong khổ của thức uẩn, Như Lai gọi người ấy có thể giải thoát khổ khỏi thức uẩn được”.

Đức Phật dạy: Tóm lại, chấp thủ trong ngũ uẩn là Khổ đế, người nào say mê trong uẩn nào là say mê trong khổ của uẩn ấy. Như vậy, tâm sở trí tuệ (paññācetasika) thuộc trong hành uẩn, hành giả phát sinh tâm hoan hỷ, hài lòng trong trí tuệ sở đắc của mình, nghĩa là tâm hoan hỷ hài lòng trong khổ của hành uẩn ấy. Cho nên Đức Phật dạy: Ñāṇamattāya 1 (Trí tuệ cũng chỉ để biết rõ thực tánh của các pháp mà thôi).

Trí tuệ này cũng có trạng thái chung là trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, chung quy cũng chỉ có Khổ đế mà thôi, huống hồ các pháp khác. (chắc chắn cũng chỉ có Khổ đế)

Do đó, Đức Phật dạy không nên say mê, nên nhàm chán trong ngũ uẩn, thì mới mong giải thoát khỏi khổ của ngũ uẩn.

Ngũ Uẩn (Pañcakkhandha)

Ngũ uẩn nghĩa là 5 thành phần khác nhau đồng sinh đồng diệt với nhau.

Ngũ uẩn có 2 loại:

1-       Ngũ uẩn (pañcakkhandha) có chi pháp trong 4 Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma): Tâm, tâm sở, sắc phápNiết Bàn như sau:

-           Sắc uẩn có chi pháp là 28 sắc pháp.

-           Thọ uẩn có chi pháp là tâm sở thọ đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

-           Tưởng uẩn có chi pháp là tâm sở tưởng đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

-           Hành uẩn có chi pháp là các tâm sở hành (không có tâm sở thọ và tâm sở tưởng) đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

-           Thức uẩn có chi pháp là 89 hoặc 121 tâm.

Niết Bàn không thuộc về uẩn nào, gọi là khandhavimutta (ngoại 5 uẩn). Bởi vì Niết Bàn có tính chất như sau:

*         Niết Bànpháp vô vi (asaṅkhatadhamma) không bị cấu tạo do bởi 4 nguyên nhân nghiệp, tâm, thời tiết vật thực.

*         Niết Bàn là pháp không sinh không diệt.

*         Niết Bàn là pháp không có 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) gọi là kālavimutta.

*         Niết Bàn là đối tượng bên ngoài gọi là bahiddhā.

*         Niết Bàn là đối tượng vi tế gọi là sukhuma.

*         Niết Bàn là đối tượng cao thượng gọi là paṇita.

*         Niết Bàn là đối tượng xa gọi là dūra, v.v…

Đó là những tính chất riêng biệt của Niết Bàn, cho nên không thuộc về uẩn nào.

2-       Chấp thủ ngũ uẩn hoặc chấp thủ trong ngũ uẩn (pañcupādānakkhandha) là đối tượng chấp thủ của tham áità kiến, có chi pháp trong 4 Chân nghĩa pháp như sau:

-           Chấp thủ sắc uẩn là chấp thủ trong sắc uẩn có chi pháp là 28 sắc pháp.

-           Chấp thủ thọ uẩn là chấp thủ trong thọ uẩn có chi pháp là tâm sở thọ đồng sinh với 81 tâm tam giới (không có 8 hoặc 40 tâm Siêu tam giới).

-           Chấp thủ tưởng uẩn là chấp thủ trong tưởng uẩn có chi pháp là tâm sở tưởng đồng sinh với 81 tâm tam giới.

-           Chấp thủ hành uẩn là chấp thủ trong hành uẩn có chi pháp là 50 tâm sở (không có tâm sở thọ và tâm sở tưởng) đồng sinh với 81 tâm tam giới.

-           Chấp thủ thức uẩn là chấp thủ trong thức uẩn có chi pháp là tất cả 81 tâm tam giới.

Tâm cùng tâm sở sinh rồi diệt liên tục không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, từ kiếp vô thuỷ cho đến kiếp hiện tại này. Nếu chúng sinh còn vô minh tăm tối bao trùm phủ kín chân lý Tứ Thánh Đế: Còn tham ái như sợi dây buộc cổ dẫn dắt theo 6 đối tượng đáng hài lòng làm cho say mê, thì sự tử sinh luân hồi nối tiếp mãi mãi vô chung.

Mỗi lần chỉ có 1 tâm (citta) sinh, trong mỗi tâm chắc chắn có một số tâm sở (cetasika) tương ứng đồng sinh với tâm ấy, đồng diệt với tâm ấy, đồng một đối tượng, đồng một nơi nương nhờ phát sinh.

Tâm nào sinh là thức uẩn sinh, trong tâm ấy chắc chắn có một số tâm sở tương ứng đồng sinh là:

*         Tâm sở thọthọ uẩn.

*         Tâm sở tưởngtưởng uẩn.

*         Tâm sở còn lại đồng sinh là hành uẩn.

Như vậy, mỗi tâm sinh có 4 uẩn sinh.

Đối với tất cả mọi chúng sinh trong 11 cõi dục giới và 15 cõi sắc giới (ngoại trừ cõi Vô Tưởng Thiên) tâm cùng tâm sở đồng sinh cần phải nương nhờ 1 trong 6 nơi sinh (vatthu) để phát sinh, nơi sinh này là sắc uẩn.

Ví dụ: Nhãn thức tâm phát sinh, có 7 tâm sở đồng sinh với nhãn thức tâm; nương nhờ nơi sắc nhãn căn (cakkhuvatthu) để phát sinh, được phân tích theo ngũ uẩn như sau:

-           Nhãn thức tâm thuộc về thức uẩn.

-           Tâm sở thọ đồng sinh với nhãn thức tâm thuộc về thọ uẩn.

-           Tâm sở tưởng đồng sinh với nhãn thức tâm thuộc về tưởng uẩn.

-           5 tâm sở còn lạitâm sở xúc, tâm sở tác ý, tâm sở nhất tâm, tâm sở mạng chủtâm sở ý hành thuộc về hành uẩn.

-           Sắc nhãn căn (cakkhuvatthu) thuộc về sắc uẩn.

Tâm (citta) có 89 hoặc 121 tâm và tâm sở (cetasika) có 52 tâm sở. Trong số tâm và tâm sở ấy, 10 thức tâm (2 nhãn thức tâm + 2 nhĩ thức tâm + tỷ thức tâm + 2 thiệt thức tâm + 2 thân thức tâm) có số tâm sở ít nhất chỉ có 7 tâm sở đồng sinh với 10 tâm ấy; và 2 tâm đại thiện dục giới cùng với hỷ hợp với trí tuệ, có số tâm sở đồng sinh nhiều nhất, có 38 tâm sở đồng sinh với 2 tâm ấy.

Mỗi tâmtâm sở đồng sinh có nghĩa là 4 danh uẩn (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn) đồng sinh; tâmtâm sở đồng diệt cũng có nghĩa là 4 danh uẩn đồng diệt; tâmtâm sở không thể tách rời nhau được có nghĩa là 4 danh uẩn cũng không thể tách rời nhau được.

Tâm tâm sở sinh rồi diệt vô cùng mau lẹ. Trong Chú giải Đồng Loại Bộ Kinh dạy: Chỉ một lần búng đầu móng tay, tâm + tâm sở sinh rồi diệt 1.000 tỷ lần 1 .

Đối với chúng sinh trong 11 cõi dục giới và phạm thiên trong 15 cõi trời sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng Thiên), nếu tâm nương nhờ nơi vatthurūpa: Sắc căn nào phát sinh, thì sắc căn ấy cùng với các sắc pháp khác là sắc uẩn. Ngũ uẩn nương nhờ lẫn nhau để tồn tại trong mỗi kiếp. Tâm cùng tâm sở, 4 danh uẩn, sinh rồi diệt, thay đổi liên tục không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, nếu chúng sinh còn tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, còn sắc uẩn cũng sinh rồi diệt, liên tục không ngừng nhưng chỉ có giới hạn chắc chắn trong mỗi kiếp mà thôi.

Sự bắt đầu của mỗi kiếp tính từ khi tái sinh (paṭisandhi) và giới hạn cuối cùng của mỗi kiếp là tử (cuti) (chết).

Từ vô số kiếp trước liên quan đến kiếp sau bằng tâmtâm sở, 4 danh uẩn sinh rồi diệt liên tục không ngừng từ đời này sang đời khác, mà không liên quan đến sắc uẩn của mỗi kiếp.

Ví dụ: Tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Bồ Tát có kiếp sinh làm vua, có kiếp sinh làm con voi chúa, con chim, v.v… tuỳ theo năng lực của nghiệp thiện, nghiệp ác cho quả tái sinh.

Dù kiếp nào Đức Bồ Tát cũng tiếp tục tạo mọi pháp hạnh ba-la-mật để chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Ta và Của Ta (Atta và Attaniya)

1-      Atta: Ngã, ta là do tà kiến thấy sai chấp lầm từ sắc pháp cho là ta; từ danh pháp cho là ta; từ ngũ uẩn cho là ta, gọi là tà kiến chấp ngã (attadiṭṭhi) hoặc tà kiến theo chấp ngã (attānudiṭṭhi). Khi có tà kiến chấp ngã ta, thì cũng chấp người, chúng sinh, v.v…

Theo đúng sự thật Chân nghĩa pháp (Paramatthasacca), thì không phải ta, không phải người, không phải chúng sinh nào, vật nào cả, chỉ có danh pháp 2 , sắc pháp mà thôi.

Đức Phật dạy:

Sabbe dhammā anattā: Tất cả các pháp đều là vô ngã”.

Dhammā: Các pháp gồm có pháp hữu vi và pháp vô vi.

Pháp hữu vi (saṅkhatadhamma) đó là tâm, tâm sở; sắc pháp là những pháp được cấu tạo do bởi 4 nguyên nhân: Nghiệp, tâm, thời tiếtvật thực đều là pháp vô ngã.

Pháp vô vi (asaṅkhatadhamma) đó là Niết BànChế định pháp, là những pháp không bị cấu tạo do bởi 4 nguyên nhân: Nghiệp, tâm, thời tiết vật thực, đều là pháp vô ngã.

Tà Kiến Chấp Ngã (Attadiṭṭhi)

Theo tà kiến chấp ngã cho rằng:

Sắc pháp là ta, danh pháp là ta.

Sở dĩ gọi là ngã (ta), là vì tâm tà kiến nương nhờ nơi sắc pháp ấy, danh pháp ấy, thấy sai, chấp lầm cho là ngã (ta). Song sự thật, cái ngã (cái ta) hoàn toàn không có thật, chỉ có tâm tà kiến chấp ngã là có thật mà thôi, chính tâm tà kiến chấp ngã thấy sai, chấp lầm từ sắc pháp, từ danh pháp, từ ngũ uẩn cho là ngã, ta.

Ví dụ: Một người đi đường ban đêm không có đèn, nhìn thấy sợi dây ngoằn ngoèo nằm giữa đường, rồi thấy sai, chấp lầm từ sợi dây ngoằn ngoèo kia cho là con rắn độc. Sự thật, không có con rắn độc nào, mà chỉ có thấy sai, chấp lầm từ sợi dây ngoằn ngoèo ấy cho là con rắn độc mà thôi.

1-        Tà kiến nương nhờ nơi sắc pháp chấp ngã

-         Khi thân đi hoặc sắc đi thuộc về sắc pháp là vô ngã, thì tâm tà kiến chấp theo ngã nương nhờ nơi sắc đi ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta đi. Theo sự thật thực tánh pháp chỉ có dáng đi, tư thế đi, toàn thân di chuyển bước đi gọi là sắc đi mà thôi. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi sắc đi ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta đi.

Tương tự như vậy:

-         Khi thân đứng hoặc sắc đứng thuộc về sắc pháp là vô ngã, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi sắc đứng ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta đứng. Theo sự thật thực tánh pháp chỉ có dáng đứng, tư thế đứng toàn thân đứng yên gọi là sắc đứng mà thôi. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi sắc đứng ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta đứng.

-         Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi thuộc về sắc pháp là vô ngã, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi sắc ngồi ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta ngồi. Theo sự thật thực tánh pháp chỉ có dáng ngồi, tư thế ngồi, toàn thân ngồi yên gọi là sắc ngồi mà thôi. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi sắc ngồi ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta ngồi.

-         Khi thân nằm hoặc sắc nằm thuộc về sắc pháp là vô ngã, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi sắc nằm ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta nằm. Theo sự thật thực tánh pháp chỉ có dáng nằm, tư thế nằm, toàn thân nằm yên gọi là sắc nằm mà thôi. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi sắc nằm ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta nằm, v.v…

Như vậy, khi có tâm tà kiến chấp ngã nương nhờ sắc pháp nào, thì chấp sắc pháp ấy cho là ta.

2-        Tà kiến nương nhờ nơi danh pháp chấp ngã

-         Khi nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần hình dạng, nhãn thức tâm thuộc về danh pháp là vô ngã, gọi là danh 1 thấy, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi danh thấy ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta thấy. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh thấy ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta thấy.

-         Khi nhĩ thức tâm nghe thanh trần, âm thanh, nhĩ thức tâm thuộc về danh pháp là vô ngã, gọi là danh nghe, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi danh nghe ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta nghe. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh nghe ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta nghe.

-         Khi tỷ thức tâm ngửi hương trần, các loại mùi, tỷ thức tâm thuộc về danh pháp là vô ngã, gọi là danh ngửi, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi danh ngửi ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta ngửi. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh ngửi ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta ngửi.

-         Khi thiệt thức tâm nếm vị trần, các loại vị, thiệt thức tâm thuộc về danh pháp là vô ngã, gọi là danh nếm, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi danh nếm ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta nếm. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh nếm ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta nếm.

-         Khi thân thức tâm xúc giác với xúc trần, cứng mềm, nóng lạnh…, thân thức tâm thuộc về danh pháp là vô ngã, gọi là danh xúc giác, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi danh xúc giác ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta xúc giác, ta có cảm giác cứng, mềm, nóng lạnh. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh xúc giác ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta xúc giác, ta có cảm giác cứng, mềm, nóng lạnh.

-         Khi ý thức tâm biết pháp trần gồm có đối tượng Chân nghĩa pháp và đối tượng Chế định pháp:

*         Khi ý thức tâm biết đối tượng Chân nghĩa pháp, là biết danh pháp, sắc pháp là vô ngã, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ danh pháp, sắc pháp ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta biết danh pháp ấy, ta biết sắc pháp ấy. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh pháp ấy, sắc pháp ấy, thì đâu có thấy sai, chấp lầm cho là ta biết danh pháp ấy, ta biết sắc pháp ấy.

*         Khi ý thức tâm biết đối tượng Chế định pháp là pháp vô ngã: Các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp,… môn học này, nghề nghiệp kia,… thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi ngôn ngữ ấy mà thấy sai chấp lầm cho là ta biết tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp,… ta biết môn học này, ta biết nghề nghiệp kia,… Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi đối tượng Chế định pháp ấy, thì không có thấy sai chấp lầm cho là ta biết tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp,… ta biết môn học này, ta biết nghề nghiệp kia,…

Thật ra, khi có tâm tà kiến theo chấp ngã, thì bất cứ lúc nào cũng có thể chấp pháp này hoặc pháp khác cho là ta

Do đó, cái gọi là ta (ngã) hoàn toàn không có thật; nếu có cái ta (ngã) là thật, thì trong những cái gọi là ta (ngã) ấy, cái ta (ngã) nào là cái ta (ngã) thật?

Thật ra, theo sự thật tất cả các pháp không có cái ta (ngã) thật. Cho nên, tất cả các pháp đều là pháp vô ngã.

3-        Tà kiến nương nhờ nơi ngũ uẩn chấp ngã

*         20 loại tà kiến chấp ngã

Trong bộ Paṭisambhidāmagga phần Diṭṭhikathā dạy: Tà kiến nương nhờ nơi ngũ uẩn rồi chấp ngã có 20 loại:

*         Tà kiến nương nhờ nơi sắc uẩn, chấp ngã như sau:

-           Sắc uẩn là ta

-           Ta có sắc uẩn

-           Sắc uẩn trong ta

-           Ta trong sắc uẩn

*         Tà kiến nương nhờ nơi thọ uẩn chấp ngã như sau:

-           Thọ uẩn là ta

-           Ta có thọ uẩn

-           Thọ uẩn trong ta

-           Ta trong thọ uẩn

*         Tà kiến nương nhờ nơi tưởng uẩn chấp ngã như sau:

-           Tưởng uẩn là ta

-           Ta có tưởng uẩn

-           Tưởng uẩn trong ta

-           Ta trong tưởng uẩn

*         Tà kiến nương nhờ nơi hành uẩn chấp ngã như sau:

-           Hành uẩn là ta

-           Ta có hành uẩn

-           Hành uẩn trong ta

-           Ta trong hành uẩn

*         Tà kiến nương nhờ nơi thức uẩn chấp ngã như sau:

-           Thức uẩn là ta

-           Ta có thức uẩn

-           Thức uẩn trong ta

-           Ta trong thức uẩn

Tà kiến nương nhờ nơi ngũ uẩn rồi chấp ngã gồm có 20 loại.

Theo thực tánh của các pháp, trong ngũ uẩn này, phần sắc uẩn thuộc về sắc pháp, không phải là ta, và phần thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn thức uẩn thuộc danh pháp, không phải là ta. Sắc pháp, danh pháp đều là pháp vô ngã, không phải ta.

 

Diệt ngã bằng cách nào?

Theo thực tánh của các pháp thì ta vốn không có thật, hoàn toàn không có thật, chỉ có tâm tà kiến theo chấp ngã là có thật mà thôi. Cho nên, không có phương pháp diệt ngã, vì không có cái ngã để diệt, chỉ có phương pháp diệt tâm tà kiến chấp ngã mà thôi. Khi diệt được tâm tà kiến chấp ngã bằng chánh kiến thiền tuệ rồi, thì không còn thấy sai, chấp lầm từ danh pháp, từ sắc pháp cho là ngã, ta nữa.

Phương pháp diệt tà kiến theo chấp ngã

Hành giả thực hành thiền tuệ, khi trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp sắc pháp là pháp vô ngã, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng sinh, không phải vật nầy vật kia, v.v…; khi ấy, chánh kiến thiền tuệ (vipassanāsammādiṭṭhi) thấy đúng, biết đúng thực tánh của danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã, nên diệt được tà kiến chấp ngã từng thời trong tam giới, đạt đến chánh kiến thanh tịnh (diṭṭhivisuddhi).

Trí tuệ thiền tuệ phát triển tăng trưởng đến chánh kiến Thánh Đạo Tuệ (Maggasammādiṭṭhi), đó là Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ, diệt đoạn tuyệt tà kiến theo chấp ngã thật sự không còn dư sót. Cho nên, bậc Thánh Nhập Lưu hoàn toàn không còn chấp ngã (ta) nữa. Bởi vì, bậc Thánh Nhập Lưu đã diệt đoạn tuyệt được tà kiến chấp ngã, đồng thời diệt đoạn tuyệt tất cả mọi tà kiến khác không còn dư sót.

 

Của Ta Có 3 Loại

2-      Attaniya: Của ta. Sở dĩ có quan niệm sai lầm về của ta là vì chấp ngã. Chấp ngã có 3 loại, nên của ta cũng có 3 loại:

-           Chấp ngã do tà kiến cho là tự ngã của ta (diṭṭhigāho).

-           Chấp ngã do tham ái cho là của ta (taṇhāgāho).

-           Chấp ngã do ngã mạn cho là ta và của ta (mānagāho).

-         Hạng phàm nhân có chấp ngã, vì chưa diệt đoạn tuyệt được tâm tà kiến, tâm tham ái, tâm ngã mạn, nên lúc nào cũng có quan niệm sai lầm về tự ngã của ta do tà kiến, về của ta do tham ái, về ta và của ta do ngã mạn, nên vẫn còn có khổ tâm.

-         Bậc Thánh Nhập Lưu đã diệt đoạn tuyệt được tà kiến trong 4 tâm tham hợp với tà kiến. Cho nên, bậc Thánh Nhập Lưu không còn chấp ngũ uẩn là ta, của ta do tà kiến nữa; nhưng còn 4 tâm tham không hợp với tà kiến chưa diệt được, cho nên, bậc Thánh Nhập Lưu vẫn còn chấp của ta do tâm tham ái và chấp ta và của ta do tâm ngã mạn (ta hơn người, ta bằng người, ta kém hơn người), nên vẫn còn có khổ tâm.

-         Bậc Thánh Nhất Lai đã diệt đoạn tuyệt được 4 tâm tham không hợp với tà kiến loại thô trong cõi dục giới, cho nên, bậc Thánh Nhất Lai không còn chấp ngã cho là của ta loại thô trong cõi dục giới, nhưng vẫn còn chấp ngã cho là của ta loại vi tế trong cõi dục giới, nên vẫn còn có khổ tâm vi tế.

-         Bậc Thánh Bất Lai đã diệt đoạn tuyệt được 4 tâm tham không hợp với tà kiến loại vi tế trong cõi dục giới, cho nên, bậc Thánh Bất Lai không còn chấp ngã cho là của ta loại vi tế trong cõi dục giới, nhưng vẫn còn chấp ngã cho là của ta trong thiền hữu sắc, cõi sắc giới, nên vẫn còn có khổ tâm rất vi tế.

-         Bậc Thánh Arahán đã diệt đoạn tuyệt được 4 tâm tham không hợp với tà kiến và tất cả các phiền não không còn dư sót, bậc Thánh Arahán hoàn toàn không còn chấp ngã do tham ái và ngã mạn trong tam giới: Dục giới, sắc giớivô sắc giới. Cho nên, bậc Thánh Arahán hoàn toàn giải thoát khổ tâm.

Phiền Não Phát Sinh Nơi 6 Môn

Đối với các hạng phàm nhân, mọi phiền não, mọi tham ái có thể phát sinh trong 6 lộ trình tâm là:

1-       Nhãn môn lộ trình tâm tiếp xúc với sắc trần.

2-       Nhĩ môn lộ trình tâm tiếp xúc với thanh trần.

3-       Tỷ môn lộ trình tâm tiếp xúc với hương trần.

4-       Thiệt môn lộ trình tâm tiếp xúc với vị trần.

5-       Thân môn lộ trình tâm tiếp xúc với xúc trần.

6-       Ý môn lộ trình tâm tiếp xúc với pháp trần.

Trong 6 đối tượng này chia làm 2 loại:

1-          Đối tượng Chân nghĩa pháp (Paramattha).

2-          Đối tượng Chế định pháp (Paññatti).

Trong ngũ môn lộ trình tâm là: Nhãn môn lộ trình tâm, nhĩ môn lộ trình tâm, tỷ môn lộ trình tâm, thiệt môn lộ trình tâm, thân môn lộ trình tâm, tiếp xúc với 5 đối tượng là sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần thuộc về đối tượng Chân nghĩa pháp trong thời hiện tại (không phải đối tượng Chế định pháp).

Riêng ý môn lộ trình tâm tiếp xúc với pháp trần có một số đối tượng thuộc về Chân nghĩa pháp có thể sử dụng làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ. Và có một số đối tượng thuộc về Chế định pháp không có thể sử dụng làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ, nhưng trong Chế định pháp, có một số pháp chế định có thể sử dụng làm đối tượng của pháp hành thiền định.

Chân nghĩa pháp là pháp có thực tánh thuần túy của mỗi danh pháp, của mỗi sắc pháp, hoàn toàn không liên quan đến Chế định pháp; nhưng Chế định pháp luôn luôn dựa trên Chân nghĩa pháp mà chế định ra ý nghĩa, hình dạng và ngôn ngữ.

Khi nào Chế định pháp là đối tượng hiện rõ trong tâm, khi ấy Chân nghĩa pháp bị che án, bị phủ kín thực tánh của nó. Nhưng khi nào hành giả thực hành thiền tuệ có đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ trong tâm, khi ấy Chế định pháp bị biến mất.

Đối với những hạng phàm nhân không biết thu thúc lục căn, khi tâm tiếp xúc với đối tượng nào, rồi chấp thủ nơi đối tượng ấy là nhân làm phát sinh phiền não, tham ái. Còn đối với hạng thiện trí phàm nhân là hành giả đang thực hành thiền tuệ, biết thu thúc lục căn, khi tâm tiếp xúc với đối tượng nào (danh pháp, sắc pháp, hoặc Chế định pháp), không chấp thủ nơi đối tượng ấy, nên ngăn được phiền não chưa phát sinh thì không cho phát sinh, hoặc diệt được phiền não đã phát sinh.

Đối với những bậc Thánh Nhân luôn luôn có trí nhớ trí tuệ biết mình, biết thu thúc lục căn thanh tịnh; khi tâm tiếp xúc với đối tượng nào cũng không chấp thủ nơi đối tượng ấy. Cho nên dù đối tượng nào, phiền não cũng không thể nương nhờ nơi đối tượng ấy mà phát sinh.

Thu Thúc Lục Căn Không Chấp Thủ Đối Tượng

Trong bài kinh Gaṇakamoggallānasutta 1 Đức Phật thuyết dạy ông Bàlamôn Gaṇaka-moggallāna có đoạn rằng:

Này Bàlamôn, khi vị Tỳ khưu là người có giới trong sạch, giữ gìn chu toàn giới Tỳ khưu và có đầy đủ mọi hành vi cử chỉ, nói năng đàng hoàng, là người thường thấy tai họa lớn trong lỗi nhỏ, nghiêm chỉnh thọ trì giới luật trong sạch. Khi ấy, Như Lai hướng dẫn, dạy dỗ Tỳ khưu ấy những pháp cao hơn rằng:

-         Này Tỳ khưu, hãy đến đây, con phải nên giữ gìn cẩn trọng 6 môn, thu thúc lục căn, khi 6 thức tâm chủ trì trong mỗi căn làm phận sự của mình như:

1-       Khi con nhìn thấy sắc trần (hình dạng) bằng nhãn thức tâm (trong nhãn môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng (na nimittaggāhī) (đàn ông, đàn bà,…), không nên chấp thủ từng bộ phận (nānubyañjanaggāhī) (mặt mày, tay chân, nói, cười,…). Không thu thúc nhãn căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc nhãn căn ấy, giữ gìn nhãn căn ấy, gọi là người biết thu thúc nhãn căn.

2-       Khi con nghe thanh trần (âm thanh) bằng nhĩ thức tâm (trong nhĩ môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng (tiếng Việt, tiếng Anh,…), không nên chấp thủ từng câu (lời hay, lời dở, giọng hay, giọng dở,…). Không thu thúc nhĩ căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc nhĩ căn ấy, giữ gìn nhĩ căn ấy, gọi là người biết thu thúc nhĩ căn.

3-       Khi con ngửi hương trần (các loại mùi) bằng tỷ thức tâm (trong tỷ môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng (mùi thơm, mùi hôi,…), không nên chấp thủ từng loại (dầu thơm, nước hoa, mùi hôi tử thi,…). Không thu thúc tỷ căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc tỷ căn ấy, giữ gìn tỷ căn ấy, gọi là người biết thu thúc tỷ căn.

4-       Khi con nếm vị trần (các loại vị) bằng thiệt thức tâm (trong thiệt môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng (vị ngon, vị dở,…), không nên chấp thủ từng loại (vị ngọt của đường, vị cay của ớt,…). Không thu thúc thiệt căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc thiệt căn ấy, giữ gìn thiệt căn ấy, gọi là người biết thu thúc thiệt căn.

5-       Khi con xúc giác với xúc trần (cứng, mềm, nóng, lạnh, phồng, xẹp,…) bằng thân thức tâm (trong thân môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng chế định (đất cứng, mềm; lửa nóng, lạnh; gió phồng, xẹp,…), không nên chấp thủ từng thứ loại (sắt cứng, nệm bông gòn mềm; lò sưởi nóng, nước đá lạnh,…). Không thu thúc thân căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc thân căn ấy, giữ gìn thân căn ấy, gọi là người biết thu thúc thân căn.

6-       Khi con biết pháp trần (tâm, tâm sở, sắc pháp,…) bằng ý thức tâm (trong ý môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng (tâm, tâm sở thuộc tam giới; sắc pháp thuộc Chế định pháp,…), không nên chấp thủ mỗi loại (tâm thiện, tâm ác, sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm,…). Không thu thúc ý căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc ý căn ấy, giữ gìn ý căn ấy, gọi là người biết thu thúc ý căn…

Không Thu Thúc Lục Căn Phiền Não Phát Sinh

Qua bài kinh trên nhận thấy, người không thu thúc lục căn là người không có chánh niệm, không giữ gìn lục căn, nên phiền não dễ phát sinh như sau:

1-       Khi nhãn thức tâm làm phận sự nhìn thấy sắc trần (hình dạng), người không có chánh niệm không giữ gìn nhãn căn, chấp thủ nơi đối tượng ấy cho rằng: Đàn ông, đàn bà, vật này, vật kia, v.v…

-           Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.

-           Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.

tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy, không biết thực tánh của đối tượng ấy.

2-       Khi nhĩ thức tâm làm phận sự nghe thanh trần (âm thanh), người không có chánh niệm không giữ gìn nhĩ căn, chấp thủ nơi đối tượng ấy cho rằng: Tiếng Việt, tiếng Anh, v.v…

-           Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.

-           Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.

tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy, không biết thực tánh của đối tượng ấy.

3-       Khi tỷ thức tâm làm phận sự ngửi hương trần (các loại mùi), người không có chánh niệm không giữ gìn tỷ căn, chấp thủ nơi đối tượng ấy cho rằng: Mùi thơm nước hoa, mùi hôi của tử thi, v.v…

-           Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.

-           Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.

Dù tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy, không biết thực tánh của đối tượng ấy.

4-       Khi thiệt thức tâm làm phận sự nếm vị trần (các loại vị), người không có chánh niệm không giữ gìn thiệt căn, chấp thủ nơi đối tượng ấy cho rằng: Vị ngọt của đường, vị chua của trái chanh, v.v…

-           Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.

-           Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.

tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy, không biết thực tánh của đối tượng ấy.

5-       Khi thân thức tâm làm phận sự xúc giác với xúc trần (cứng, mềm, nóng lạnh,…), người không có chánh niệm không giữ gìn thân căn, chấp thủ nơi đối tượng ấy cho rằng: Sắt cứng, bông vải mềm, lửa nóng, nước đá lạnh, v.v…

-           Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.

-           Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.

tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy, không biết thực tánh của đối tượng ấy.

6-       Khi ý thức tâm làm phận sự biết pháp trần (tâm, tâm sở, sắc pháp, Chế định pháp), người không có chánh niệm không giữ gìn ý căn, chấp thủ nơi đối tượng chế định ấy cho rằng: Ta tham, ta sân, ta si, ta có thiền định, ta có thiền tuệ,…; ta đi, ta đứng, ta ngồi, ta nằm, v.v…

-           Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.

-           Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.

tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy không biết thực tánh của đối tượng ấy.

Thu Thúc Lục Căn Ngăn Phiền Não

Hành giả thực hành thiền tuệ có chánh niệm biết thu thúc lục căn, trực nhận nơi đối tượng danh pháp, sắc pháp thuộc Chân nghĩa pháp; có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đúng theo thực tánh của mỗi pháp đều là pháp vô ngã, nên ngăn được phiền não chưa phát sinh hoặc diệt được phiền não đã phát sinh như sau:

1-       Khi nhãn thức tâm nhìn thấy thoáng qua sắc trần (hình ảnh), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi nhãn căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là đàn ông, đàn bà, v.v…, cũng không chấp thủ từng bộ phận mặt mày, tay chân, v.v…

Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của sắc trần ấy là sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.

-           Dù đối tượng sắc trần (hình ảnh) đẹp đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ sắc trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

-           Dù đối tượng sắc trần (hình ảnh) xấu không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ sắc trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

2-       Khi nhĩ thức tâm nghe thoáng qua thanh trần (âm thanh), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi nhĩ căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là tiếng Việt, tiếng Anh, v.v…, cũng không chấp thủ giọng nói hay, giọng nói dở, v.v…

Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của thanh trần ấy là sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.

-           Dù đối tượng thanh trần (âm thanh) hay đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thanh trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

-           Dù đối tượng thanh trần (âm thanh) dở không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thanh trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

3-       Khi tỷ thức tâm ngửi thoáng qua hương trần (các loại mùi), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi tỷ căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là mùi thơm nước hoa, mùi hôi tử thi, v.v

Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của hương trần ấy là sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.

-           Dù đối tượng hương trần (các loại mùi) thơm đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ hương trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

-           Dù đối tượng hương trần (lcác oại mùi) hôi không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ hương trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

4-       Khi thiệt thức tâm nếm sơ qua vị trần (các loại vị), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi thiệt căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là vị ngọt của đường, vị chua của trái chanh, v.v

Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của vị trần ấy là sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.

-           Dù đối tượng vị trần (loại vị) ngon đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ vị trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

-           Dù đối tượng vị trần (loại vị) dở không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ vị trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

5-       Khi thân thức tâm xúc giác sơ qua với xúc trần (cứng, mềm, nóng, lạnh, phồng xẹp), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi thân căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là sắt cứng, nệm bông mềm, lò sưởi nóng, nước đá lạnh, v.v

Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của xúc trần ấy là sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.

-           Dù đối tượng xúc trần tốt đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ xúc trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

-           Dù đối tượng xúc trần xấu không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ xúc trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

6-       Khi ý thức tâm biết thoáng qua pháp trần (tâm, tâm sở thuộc tam giới; sắc pháp…), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi ý căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là ta tham, ta sân, ta si, ta có thiền định, ta có thiền tuệ…; ta đi, ta đứng, ta ngồi, ta nằm, v.v

Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của mỗi pháp trần ấy là danh pháp hoặc sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.

-           Dù đối tượng pháp trần tốt đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ pháp trần ấy là danh pháp hoặc sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

-           Dù đối tượng pháp trần xấu không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ pháp trần ấy là danh pháp hoặc sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.

Hành giả thực hành thiền tuệ có chánh niệm, thu thúc lục căn thanh tịnh, có trí tuệ tỉnh giác ngăn được phiền não không cho phát sinh, nên trí tuệ thiền tuệ có cơ hội phát sinh và tăng trưởng.

Bí Quyết Để Hiện Rõ Chân Nghĩa Pháp

Trong cuộc sống hằng ngày, đối với các hạng phàm nhân thường chỉ biết đến những pháp chế định, mà không biết đến những Chân nghĩa pháp là pháp vô ngã, dù nó vẫn luôn luôn hiện hữu. Cho nên họ thường hay chấp thủ nơi những đối tượng Chế định pháp ấy, làm cho phát sinh mọi phiền não để tự làm khổ mình, làm khổ người khác, làm khổ chúng sinh khác.

Đối với bậc Thánh Nhân là bậc đã từng biết rõ Chân nghĩa pháp là pháp vô ngã, đã từng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, đã chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, đã diệt đoạn tuyệt được những phiền não, tùy theo khả năng của mỗi bậc Thánh Nhân. Trong cuộc sống hằng ngày, tuy bậc Thánh Nhân thường vẫn sử dụng những pháp chế định, nhưng không có tâm chấp thủ nơi những pháp chế định ấy, không làm cho phát sinh mọi phiền não, không tự làm khổ mình, không làm khổ người khác, không làm khổ chúng sinh khác.

*         Các hạng phàm nhân có bí quyết nào để không chấp thủ nơi những pháp chế định?

Để không chấp thủ nơi những đối tượng ấy, các hạng phàm nhân cần phải có chánh niệm, biết thu thúc lục căn:

-           Khi nhãn thức tâm nhìn thấy thoáng qua sắc trần.

-           Khi nhĩ thức tâm nghe thoáng qua thanh trần.

-           Khi tỷ thức tâm ngửi thoáng qua hương trần.

-           Khi thiệt thức tâm nếm sơ qua vị trần.

-           Khi thân thức tâm xúc giác sơ qua với xúc trần.

-           Khi ý thức tâm biết thoáng qua pháp trần.

Nhờ tâm biết thoáng qua không chú tâm khắng khít nơi đối tượng, cho nên đối tượng ấy vẫn còn bên trong lĩnh vực Chân nghĩa pháp, chưa vượt qua bên lĩnh vực pháp chế định.

Ví dụ: Một người nhìn thoáng qua một chiếc xe đang chạy trên đường, người ấy chỉ biết chiếc xe di chuyển nhanh, mà không biết chiếc xe ấy hiệu gì, không chú tâm đến bánh xe lăn trên mặt đường.

Cũng như vậy:

-         Khi đang đi, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thoáng qua dáng đi, tư thế đi toàn thân di chuyển bước đi (không chú tâm đến bộ phận nào trong thân).

-         Khi đang đứng, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thoáng qua dáng đứng, tư thế đứng toàn thân đứng yên hiện tại chốc lát (không chú tâm đến bộ phận nào trong thân).

-         Khi đang ngồi, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thoáng qua dáng ngồi, tư thế ngồi toàn thân ngồi yên hiện tại chốc lát (không chú tâm đến bộ phận nào trong thân).

-         Khi đang nằm, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thoáng qua dáng nằm, tư thế nằm toàn thân nằm yên hiện tại chốc lát (không chú tâm đến bộ phận nào trong thân)…

Như vậy, dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm ấy…là đối tượng sắc pháp thuộc pháp trần hiện tại Chân nghĩa pháp được hiện rõ.

PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ
(VIPASSANĀKAMMAṬṬHĀNA)

Khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, thì mới có pháp hành thiền tuệ. Do đó, pháp hành thiền tuệ chỉ có trong Phật giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật giáo.

Pháp hành thiền tuệ là pháp hành dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, chứng đắc 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não, mọi tham ái, nên giải thoát khỏi mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Thiền tuệ nghĩa là gì?

Thiền tuệ là trí tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: Trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, chứng đắc 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Do đó trí tuệ này gọi là trí tuệ thiền tuệ (Vipassanā-ñāṇa)

Trí tuệ thiền tuệ có 2 loại:

1-        Trí tuệ thiền tuệ tam giới (lokiyavipassanā) có đối tượng danh pháp, sắc pháp trong tam giới.

2-        Trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới (Lokuttaravipassanā) có đối tượng Niết Bàn, Siêu tam giới.

1-        Trí tuệ thiền tuệ tam giới (lokiyavipassanā):

Trí tuệ thiền tuệ tam giới là trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp trong tam giới.

Danh pháp, sắc pháp trong tam giới là:

-           Danh pháp đó là 81 tâm trong tam giới (không có 8 hoặc 40 tâm Siêu tam giới) và 52 tâm sở.

-           Sắc pháp đó là 28 sắc pháp.

*         Danh pháp - sắc pháp trong 6 môn

Danh pháp, sắc pháp phát sinh do nương nhờ 6 môn như sau:

1-       Nhãn môn (mắt): Khi sắc trần, hình dạng, tiếp xúc với nhãn tịnh sắc (mắt), do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh nhãn thức tâm làm phận sự nhìn thấy được sắc trần: Hình dạng… trong hiện tại.

Nhãn thức tâm có 2 tâm:

-         Nhãn thức tâm là quả của tâm bất thiện, nhìn thấy sắc trần xấu xí.

-         Nhãn thức tâm là quả của tâm thiện, nhìn thấy sắc trần tốt đẹp.

*         Sắc trần nhãn tịnh sắc thuộc về sắc pháp.

*         Nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần thuộc về danh pháp.

2-       Nhĩ môn (tai): Khi thanh trần, các âm thanh, tiếp xúc với nhĩ tịnh sắc (tai), do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh nhĩ thức tâm làm phận sự nghe thanh trần, các âm thanh, trong hiện tại.

Nhĩ thức tâm có 2 tâm.

-         Nhĩ thức tâm là quả của tâm bất thiện, nghe thanh trần, âm thanh dở.

-         Nhĩ thức tâm là quả của tâm thiện, nghe thanh trần, âm thanh hay.

*         Thanh trần nhĩ tịnh sắc thuộc về sắc pháp.

*         Nhĩ thức tâm nghe thanh trần thuộc về danh pháp.

3-       Tỷ môn (mũi): Khi hương trần, các loại mùi tiếp xúc với tỷ tịnh sắc (mũi), do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh tỷ thức tâm làm phận sự ngửi hương trần, các loại mùi, trong hiện tại.

Tỷ thức tâm có 2 tâm.

-         Tỷ thức tâm là quả của tâm bất thiện, ngửi hương trần, mùi hôi thối.

-         Tỷ thức tâm là quả của tâm thiện, ngửi hương trần mùi thơm tho.

*         Hương trần tỷ tịnh sắc thuộc về sắc pháp.

*         Tỷ thức tâm ngửi hương trần thuộc về danh pháp.

4-       Thiệt môn (lưỡi): Khi vị trần, các loại vị, tiếp xúc với thiệt tịnh sắc (lưỡi), do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh thiệt thức tâm làm phận sự nếm vị trần, các loại vị, trong hiện tại.

Thiệt thức tâm có 2 tâm.

-          Thiệt thức tâm là quả của tâm bất thiện, nếm vị trần, vị dở.

-          Thiệt thức tâm là quả của tâm thiện, nếm vị trần, vị ngon.

*         Vị trần thiệt tịnh sắc thuộc về sắc pháp.

*         Thiệt thức tâm nếm vị trần thuộc về danh pháp.

5-       Thân môn (thân): Khi xúc trần, cứng, mềm, nóng, lạnh, phồng, xẹp…, tiếp xúc với thân tịnh sắc (thân), do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh thân thức tâm làm phận sự xúc giác với xúc trần, cứng, mềm, nóng, lạnh…, trong hiện tại.

Thân thức tâm có 2 tâm.

-         Thân thức tâm là quả của tâm bất thiện, tiếp xúc trần thô, cứng…

-         Thân thức tâm là quả của tâm thiện, tiếp xúc trần vi tế, êm dịu…

*         Xúc trần thân tịnh sắc thuộc về sắc pháp.

*         Thân thức tâm tiếp xúc trần thuộc về danh pháp.

6-       Ý môn (ý): Khi pháp trần tiếp xúc với sắc ý căn (hadayavatthurūpa), do sự tiếp xúc ấy nên phát sinh ý thức tâm làm phận sự biết pháp trần ở 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) và ngoại 3 thời 1 đó là đối tượng Niết Bàn và đối tượng Paññatti: Chế định pháp.

Ý thức tâm phát sinh do nương nhờ ý môn, gồm có 75 tâm (trừ 10 thức tâm và 4 tâm quả vô sắc giới).

*         Sắc pháp sắc ý căn thuộc về sắc pháp.

*         Ý thức tâm biết pháp trần thuộc về danh pháp.

*         Niết Bàn là pháp vô vi thuộc về danh pháp đặc biệt, làm đối tượng của tâm Siêu tam giới.

*         Chế định pháp không thuộc về sắc pháp, cũng không thuộc về danh pháp, nên không thể làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

-         Pháp trần có 3 pháp: Tâm, tâm sở, sắc pháp trong quá khứ, hiện tại, vị lai.

-         Niết BànChế định pháp không có trong 3 thời, vì không có sự sinh, sự diệt.

*         Sắc pháp, danh pháp trong Tứ Niệm Xứ

-         Phần niệm thân: Thân là đối tượng của chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác, có 14 đối tượng thuộc về sắc pháp.

-         Phần niệm thọ: Thọ là đối tượng của chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác, có 1 đối tượng chia 9 loại thọ thuộc về danh pháp.

-         Phần niệm tâm: Tâm là đối tượng của chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác, có 1 đối tượng chia 16 loại tâm thuộc về danh pháp.

-         Phần niệm pháp: Pháp là đối tượng của chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác, có 5 đối tượng thuộc về danh pháp sắc pháp.

Tất cả danh pháp, sắc pháp thuộc trong tam giới là đối tượng của trí tuệ thiền tuệ tam giới.

2-       Trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới (Lokuttaravipassanā):

Trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới đó là:

*         4 Thánh Đạo Tuệ trong 4 Tâm Thánh Đạo:

-           Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ

-           Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ

-           Bất Lai Thánh Đạo Tuệ

-           Arahán Thánh Đạo Tuệ

*         4 Thánh Quả Tuệ trong 4 Tâm Thánh Quả:

-           Nhập Lưu Thánh Quả Tuệ

-           Nhất Lai Thánh Quả Tuệ

-           Bất Lai Thánh Quả Tuệ

-           Arahán Thánh Quả Tuệ

*         Niết Bàn chỉ là đối tượng của 4 Tâm Thánh Đạo và 4 Tâm Thánh Quả mà thôi.

16 Trí Tuệ Của Pháp Hành Thiền Tuệ

Hành giả thực hành thiền tuệ có đối tượng danh pháp, sắc pháp trong tam giới thuộc về Chân nghĩa pháp, thực hành đúng theo pháp hành Trung Đạo dẫn đến phát sinh trí tuệ thiền tuệ tam giới (lokiyavipassanāñāṇa) cho đến trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới (Lokuttara-vipassanāñāṇa) theo tuần tự qua 16 trí tuệ thiền tuệ như sau:

1-        Trí tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ mỗi danh pháp và mỗi sắc pháp liên quan với nhau đúng theo thực tánh của chúng là pháp vô ngã, không phải ta, không phải người, không phải chúng sinh nào, không phải vật nào… nên diệt được tà kiến theo chấp ngã hoặc diệt được tà kiến chấp trong ngũ uẩn cho là ta, diệt theo cách từng thời, bằng chánh kiến thiền tuệ (vipassanāsammādiṭṭhi) đồng thời đạt đến chánh kiến thanh tịnh (diṭṭhivisuddhi).

Trí tuệ thứ nhất gọi là (nāmarūpaparicchedañāṇa): Trí tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ mỗi danh pháp và mỗi sắc pháp liên quan với nhau đúng theo thực tánh của chúng là pháp vô ngã, xem như hành giả đã gặp được vị chân sư đó là danh pháp sắc pháp đúng theo sự thật Chân nghĩa pháp.

Vị chân sư danh pháp sắc pháp dẫn dắt giảng dạy tỉ mỉ những sự thật chân lý Tứ Đế từ cõi tam giới cho đến sự thật chân lý Tứ Thánh Đế cõi Siêu tam giới.

Thật vậy, chỉ có hạt muối mới dạy cho ta biết được vị mặn, chỉ có trái chanh mới dạy cho ta biết được vị chua của chanh; ngoài hạt muối và trái chanh ra, không có một ai có khả năng dạy cho ta biết được vị mặn, vị chua của chanh. Cũng như vậy, chỉ có danh pháp, sắc pháp mới dạy trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, sự thật chân lý Khổ đế của danh pháp, sắc pháp. Ngoài danh pháp, sắc pháp ra, không có một ai có khả năng dạy cho ta biết được thật tánh của các pháp như vậy.

Do đó, vai trò danh pháp, sắc pháp thuộc Chân nghĩa pháp tối quan trọng trong pháp hành thiền tuệ. Cho nên, trí tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa này thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ mỗi danh pháp và mỗi sắc pháp làm nền tảng cơ bản để cho các trí tuệ thiền tuệ bậc cao theo tuần tự phát sinh, từ trí tuệ thiền tuệ tam giớidanh pháp, sắc pháp làm đối tượng, cho đến trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giớiNiết Bàn, danh pháp làm đối tượng.

Thật vậy, trí tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ nhì:

2-        Trí tuệ thiền tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ ba:

3-        Trí tuệ thiền tuệ thứ ba sammasanañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp do nhân duyên diệt, nên thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ tư:

4-        Trí tuệ thiền tuệ thứ tư udayabhayañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại, nên thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ năm:

5-        Trí tuệ thiền tuệ thứ năm bhaṅgānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ đặc biệt sự diệt của danh pháp, sắc pháp, làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ sáu:

6-        Trí tuệ thiền tuệ thứ sáu bhayatupaṭṭhāṇañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ, làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ bảy:

7-        Trí tuệ thiền tuệ thứ bảy ādīnavānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng, làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ tám:

8-        Trí tuệ thiền tuệ thứ tám nibbidānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp thật đáng nhàm chán, làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ chín:

9-        Trí tuệ thiền tuệ thứ chín muñcitukamyatāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp thật đáng nhàm chán, mong muốn giải thoát khỏi danh pháp sắc pháp, làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ mười:

10-     Trí tuệ thiền tuệ thứ mười paṭisaṅkhānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã một cách rõ ràng, để tìm ra phương pháp giải thoát khỏi Khổ đế của danh pháp sắc pháp, làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ mười một:

11-     Trí tuệ thiền tuệ thứ mười một saṅkhārupekkhāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp rõ ràng là pháp vô ngã, nên trí tuệ thiền tuệ đặt tâm trung dung giữa các danh pháp sắc pháp có trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã làm đối tượng, làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ mười hai:

12-     Trí tuệ thiền tuệ thứ mười hai anulomañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thuận dòng theo 8 trí tuệ thiền tuệ phần trước (từ trí tuệ thiền tuệ thứ tư cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ mười một) và thuận dòng theo 37 pháp chứng đắc Thánh Đạo phần sau (4 pháp niệm xứ + 4 pháp tinh tấn + 4 pháp thành tựu + 5 pháp chủ + 5 pháp lực + 7 pháp giác chi + 8 pháp chánh đạo), làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ mười ba:

13-     Trí tuệ thiền tuệ thứ mười ba gotrabhuñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ chuyển từ dòng phàm nhân sang dòng bậc Thánh Nhân, đặc biệt thấy rõ đối tượng Niết Bàn Siêu tam giới (trí tuệ thiền tuệ này buông bỏ đối tượng danh pháp sắc pháp thuộc về tam giới, tiếp nhận đối tượng Niết Bàn đầu tiên), làm nhân duyên phát sinh trí tuệ thứ mười bốn:

14-     Trí tuệ thiền tuệ thứ mười bốn maggañāṇa: Thánh Đạo Tuệ thuộc trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới đồng sinh trong Tâm Thánh Đạo có đối tượng Niết Bàn, có khả năng đặc biệt diệt đoạn tuyệt được phiền não, tham ái, ác pháp tuỳ theo mỗi Thánh Đạo Tuệ:

Thánh Đạo Tuệ có 4 bậc:

-           Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ

-           Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ

-           Bất Lai Thánh Đạo Tuệ

-           Arahán Thánh Đạo Tuệ

Thánh Đạo Tuệ liền làm duyên phát sinh Thánh Quả Tuệ tương ứng không có thời gian ngăn cách.

15-     Trí tuệ thiền tuệ thứ mười lăm phalañāṇa: Thánh Quả Tuệ (quả của Thánh Đạo) thuộc trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới đồng sinh trong Tâm Thánh Quả có đối tượng Niết Bàn.

Thánh Quả Tuệ có 4 bậc:

-           Nhập Lưu Thánh Quả Tuệ

-           Nhất Lai Thánh Quả Tuệ

-           Bất Lai Thánh Quả Tuệ

-           Arahán Thánh Quả Tuệ

4 Thánh Đạo Tuệ và 4 Thánh Quả Tuệ tương ứng:

-            Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ ---> Nhập Lưu Thánh Quả Tuệ

-            Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ ---> Nhất Lai Thánh Quả Tuệ

-            Bất Lai Thánh Đạo Tuệ ---> Bất Lai Thánh Quả Tuệ

-            Arahán Thánh Đạo Tuệ ---> Arahán Thánh Quả Tuệ

16-     Trí tuệ thiền tuệ thứ mười sáu paccavekkhanañāṇa: Trí tuệ quán xét 5 điều:

-            Trí tuệ quán xét Thánh Đạo đã chứng đắc.

-            Trí tuệ quán xét Thánh Quả đã chứng đắc.

-            Trí tuệ quán xét Niết Bàn đã chứng ngộ.

-            Trí tuệ quán xét phiền não đã bị diệt đoạn tuyệt.

-            Trí tuệ quán xét phiền não chưa bị diệt đoạn tuyệt.

Bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai quán xét 5 điều. Riêng bậc Thánh Arahán chí quán xét 4 điều trước, không có quán xét điều phiền não chưa diệt đoạn tuyệt, bởi vì bậc Thánh Arahán đã diệt đoạn tuyệt mọi phiền não không còn dư sót .

-         Hành giả thiện trí phàm nhân thực hành thiền tuệ lần thứ nhất, trải qua 16 trí tuệ thiền tuệ lần thứ nhất, chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu.

-         Hành giả bậc Thánh Nhập Lưu tiếp tục thực hành thiền tuệ, phát triển trí tuệ thiền tuệ bắt đầu từ trí tuệ thiền tuệ thứ tư cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ 16 lần thứ nhì, chứng đắc thành bậc Thánh Nhất Lai.

-         Hành giả bậc Thánh Nhất Lai tiếp tục thực hành thiền tuệ, phát triển trí tuệ thiền tuệ bắt đầu từ trí tuệ thiền tuệ thứ tư cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ 16 lần thứ ba, chứng đắc thành bậc Thánh Bất Lai.

-         Hành giả bậc Thánh Bất Lai tiếp tục thực hành thiền tuệ, phát triển trí tuệ thiền tuệ bắt đầu từ trí tuệ thiền tuệ thứ tư cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ 16 lần thứ tư, chứng đắc thành bậc Thánh Arahán cao thượng nhất 1 .

16 loại trí tuệ thiền tuệ được chia làm 2 loại:

*         Trí tuệ thiền tuệ tam giới: Kể từ trí tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa đến trí tuệ thứ mười ba gotrabhuñāṇa.

*         Trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới: Gồm có trí tuệ thiền tuệ thứ mười bốn maggañāṇa: Thánh Đạo Tuệ; trí tuệ thiền tuệ thứ mười lăm phalañāṇa: Thánh Quả Tuệ đều chỉ có đối tượng Niết Bàn mà thôi. Trí tuệ thiền tuệ thứ mười sáu paccavekkhanañāṇa: Trí tuệ quán xét biết rõ đối tượng Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, phiền não đã bị diệt, (phiền não chưa bị diệt) ví như người nằm mộng thấy rõ chuyện mộng như thật. Khi thức giấc rồi hồi tưởng đến chuyện trong giấc mộng ấy.

Pháp Hành Thiền Tuệ Giải Thoát Khổ

Pháp hành thiền tuệ là pháp hành dẫn đến giải thoát khổ tuỳ theo mỗi hạng chúng sinh.

1-        Hạng thiện trí phàm nhân thực hành thiền tuệ, có trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp sắc pháp là pháp vô ngã; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp; nhưng chưa có khả năng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chưa chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả nào, chưa trở thành bậc Thánh Nhân, vẫn còn là hạng thiện trí phàm nhân.

*         Giải thoát khổ kiếp hiện tại:

Hạng thiện trí phàm nhân này gọi là bậc Tiểu Nhập Lưu (Cūḷasotāpanna) có chánh kiến thiền tuệ, có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, có giới hạnh trong sạch, có định tâm an tịnh, có trí tuệ sáng suốt, cho nên bậc Tiểu Nhập Lưu này ít khổ tâm.

*         Giải thoát khổ kiếp vị lai:

Hạng thiện trí phàm nhân này sau khi chết, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh cõi thiện giới: Cõi người, cõi trời dục giới; nếu có chứng đắc các bậc thiền hữu sắc hoặc thiền vô sắc, thì sẽ tái sinh lên cõi trời sắc giới phạm thiên hoặc cõi trời vô sắc giới phạm thiên, tùy theo năng lực quả thiện nghiệp của mình đã tạo; dù thuộc vào hạng chúng sinh nào cũng là bậc có trí tuệ đặc biệt, hưởng được quả báu an lạc cho đến hết tuổi thọ trong cõi ấy.

2-        Hạng thiện trí phàm nhân thực hành thiền tuệ, phát sinh trí tuệ thiền tuệ theo tuần tự dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh QuảNiết Bàn, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, mới là bậc Thánh thứ nhất trong Phật giáo.

*         Giải thoát khổ kiếp hiện tại:

Bậc Thánh Nhập Lưu này có đức tin trong sạch vững chắc không lay chuyển nơi Tam Bảo, có giới hạnh hoàn toàn trong sạch, có định an tịnh, có tứ tuệ sáng suốt. Bậc Thánh này vĩnh viễn không bao giờ khổ do tà kiến hoài nghi nữa, bởi vì đã diệt đoạn tuyệt được hai loại phiền não này rồi.

*         Giải thoát khổ kiếp vị lai:

Bậc Thánh Nhập Lưu này sau khi chết, chắc chắn không còn bị tái sinh vào 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh), do thiện nghiệp cho quả tái sinh cõi thiện giới: Cõi người, cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới, tùy theo năng lực quả nghiệp thiện của mình đã tạo; dù tái sinh vào hạng chúng sinh nào cũng là bậc Thánh Nhập Lưu và chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

3-        Bậc Thánh Nhập Lưu tiếp tục thực hành thiền tuệ, phát sinh trí tuệ thiền tuệ theo tuần tự dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhất Lai Thánh Đạo - Nhất Lai Thánh QuảNiết Bàn, trở thành bậc Thánh Nhất Lai, là bậc Thánh thứ nhì trong Phật giáo.

*         Giải thoát khổ kiếp hiện tại:

Bậc Thánh Nhất Lai này có đức tin trong sạch vững chắc không lay chuyển nơi Tam Bảo, có giới hạnh hoàn toàn trong sạch, có định an tịnh, có tứ tuệ sáng suốt. Bậc Thánh này vĩnh viễn không bao giờ khổ do tâm sân loại thô nữa, bởi vì đã diệt đoạn tuyệt được phiền não sân loại thô này rồi.

*         Giải thoát khổ kiếp vị lai:

Bậc Thánh Nhất Lai này sau khi chết, do nghiệp thiện cho quả chỉ còn tái sinh lại cõi dục giới này một kiếp nữa mà thôi, trong kiếp ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

4-        Bậc Thánh Nhất Lai tiếp tục thực hành thiền tuệ, phát sinh trí tuệ thiền tuệ theo tuần tự dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Bất Lai Thánh Đạo - Bất Lai Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Bất Lai, là bậc Thánh thứ ba trong Phật giáo.

*         Giải thoát khổ kiếp hiện tại:

Bậc Thánh Bất Lai này có giới hạnh hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, có định đặc biệt vững chắc, có tứ tuệ sáng suốt. Bậc Thánh này vĩnh viễn không bao giờ khổ do tâm sân loại vi tế nữa, bởi vì, đã diệt đoạn tuyệt được phiền não sân loại vi tế này rồi.

*         Giải thoát khổ kiếp vị lai:

Bậc Thánh Bất Lai này sau khi chết, chắc chắn không còn tái sinh trở lại cõi dục giới nữa, do nhờ nghiệp thiện sắc giới cho quả chắc chắn hoá sinh làm phạm thiên trong cõi trời sắc giới, tùy theo bậc thiền sở đắc của mình, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh Arahán trong cõi trời sắc giới ấy, rồi tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

5-        Bậc Thánh Bất Lai tiếp tục thực hành thiền tuệ, phát sinh trí tuệ thiền tuệ theo tuần tự dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, là bậc Thánh thứ tư cao thượng nhất trong Phật giáo.

*         Giải thoát khổ kiếp hiện tại:

Bậc Thánh Arahán này có giới hạnh hoàn toàn trong sạch, có định vững chắc, có tứ tuệ hoàn toàn đầy đủ. Bậc Thánh Arahán này hoàn toàn không còn khổ tâm nào do phiền não nữa, bởi vì, Ngài đã diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não như: Tham, si, ngã mạn, phóng tâm, buồn ngủ, không biết hổ thẹn tội lỗi, không biết ghê sợ tội lỗi; mọi tham ái… không còn dư sót.

Ngay kiếp hiện tại đến khi hết tuổi thọ, bậc Thánh Arahán sẽ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Trong Phật giáo, các hàng Phật tử là người cận sự nam, cận sự nữ và bậc xuất gia: Tỳ khưu, Sadi, nếu người nào có đầy đủ pháp hạnh ba-la-mật, có đủ 5 pháp chủ (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ và tuệ pháp chủ), thì người ấy có khả năng tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Nhân.

Trong Phật giáo có 4 bậc Thánh Nhân:

1-          Bậc Thánh Nhập Lưu.

2-          Bậc Thánh Nhất Lai.

3-          Bậc Thánh Bất Lai.

4-          Bậc Thánh Arahán.

Người tại gia cận sự nam, cận sự nữ có thể chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai và bậc Thánh Bất Lai.

Nếu người cận sự nam, cận sự nữ nào chứng đắc thành bậc Thánh Arahán, thì ngay trong ngày hôm ấy, người ấy phải xuất gia trở thành Tỳ khưu hoặc Tỳ khưu ni, để duy trì sinh mạng đến hết tuổi thọ.

Nếu người cận sự nam, cận sự nữ sau khi chứng đắc thành bậc Thánh Arahán rồi không xuất gia, thì bậc Thánh Arahán ấy phải tịch diệt Niết Bàn ngay trong ngày hôm ấy, không thể duy trì sinh mạng qua ngày hôm sau. Bởi vì, đời sống người tại gia không thể duy trì phạm hạnh cao thượng của bậc Thánh Arahán.

Bậc xuất gia: Tỳ khưu, Sadi có thể chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu cho đến bậc Thánh Arahán, rồi có thể duy trì sinh mạng cho đến hết tuổi thọ một cách tự nhiên.

ĐOẠN KẾT

Khổ đế” là sự thật chân lý hiển nhiên trong đời, và “Niết Bàn” diệt Khổ đế cũng là sự thật hiển nhiên, mà con đường pháp hành dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn diệt Khổ đế, thì chưa có một ai khám phá phát hiện ra con đường cổ xưa giải thoát khổ ấy. Mãi cho đến khi Đức vua Siddhattha ra đời, Ngài là Đức Bồ Tát đã từng tích lũy đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật từ vô số kiếp trong quá khứ, và Ngài đã được 24 Đức Phật Chánh Đẳng Giác theo tuần tự thọ ký. Đến kiếp hiện tại này là kiếp chót của Ngài. Ngài từ bỏ ngôi báu, vợ con đi xuất gia, tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi tham ái, mọi phiền não không còn dư sót, đặc biệt diệt tận mọi tiền khiên tật (vasanā), trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên trong muôn ngàn thế giới chúng sinh, không có thầy chỉ giáo. Đương nhiên Ngài là Đức Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, có danh hiệu Đức Phật Gotama.

Đức Phật Gotama là Bậc đầu tiên khám phá, phát hiện ra con đường cổ xưa giải thoát khổ mà Chư Phật quá khứ đã tuần tự thực hành theo con đường duy nhất, để giải thoát khổ cho mình, rồi chỉ con đường ấy cho các hàng đệ tử cũng được giải thoát khổ theo quý Ngài.

Đức Phật dạy:

Katama ca bhikkhave purāṇamaggo purāṇaañjaso pubbakehi sammāsambuddhehi anuyāto. Ayameva ariyo atthaṅgiko maggo 1

Này chư Tỳ khưu, Chư Phật Chánh Đẳng Giác theo con đường cổ xưa thế nào? Con đường quá khứ đã tuần tự ngự đi đó chính là Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh”.

Con đường cổ xưa giải thoát khổ đó là Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm chánh định, là pháp hành dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn, diệt Khổ Thánh Đế, mà Đức Phật Gotama đã khám phá, đã phát hiện đầu tiên. Đức Phật đã giải thoát khổ bằng con đường cổ xưa ấy, rồi Ngài đã chỉ con đường cổ xưa giải thoát khổ ấy cho các hàng Thanh Văn đệ tử.

Những hàng Thanh Văn đệ tử nào thực hành đúng theo con đường pháp hành Bát Chánh Đạo thì dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn giải thoát khổ, còn những hàng Thanh Văn đệ tử nào thực hành không đúng theo con đường pháp hành Bát Chánh Đạo, thì không dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn, không giải thoát khổ được.

Như trong bài kinh Gaṇakamoggallānasutta 2 được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Pubbārāma gần kinh thành Sāvatthi. Khi ấy Bàlamôn tên Gaṇakamoggallāna đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong ngồi một nơi hợp lẽ. Sau khi lắng nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp, ông phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ bèn bạch với Đức Thế Tôn rằng:

-         Kính bạch Đức Gotama, các hàng đệ tử của Đức Thế Tôn được Đức Thế Tôn chỉ dạy rõ ràng như vậy, tất cả đều chứng ngộ Niết Bàn hay có một số không chứng ngộ Niết Bàn? Bạch Ngài.

Đức Thế Tôn dạy rằng:

-         Này Bàlamôn, các hàng đệ tử của Như Lai được Như Lai chỉ dạy rõ ràng như vậy, có một số ít chứng ngộ Niết Bàn, còn phần đông không chứng ngộ Niết Bàn.

-         Kính bạch Đức Thế Tôn, do nhân nào, do duyên nào? Một khi Niết Bàn vẫn hiện hữu, pháp hành dẫn đến Niết Bàn vẫn hiện hữu, Đức Gotama, Bậc Tôn Sư chỉ dạy rõ ràng vẫn hiện hữu: Nhưng tại sao các hàng đệ tử của Đức Gotama có một số ít chứng ngộ Niết Bàn, còn phần đông không chứng ngộ Niết Bàn? Bạch Ngài.

Đức Thế Tôn dạy rằng:

-         Này Bàlamôn, nếu như vậy, Như Lai hỏi con về chuyện này, con nghĩ như thế nào thì trả lời như thế ấy.

Này Bàlamôn, con nghĩ sao về điều này? Con biết đường đến kinh thành Rājagaha có phải không?

-         Kính bạch Đức Gotama, con biết rõ đường đến kinh thành Rājagaha, Bạch Ngài.

-         Vậy, này Bàlamôn, nếu có những người nhờ con chỉ đường đến kinh thành Rājagaha, họ đều đến nơi kinh thành Rājagaha cả thảy, hay có một số người không đến nơi.

-         Kính bạch Đức Gotama, có số người đến nơi, còn có số người khác thì không, Bạch Ngài.

-         Này Bàlamôn, do nhân nào, do duyên nào, một khi kinh thành Rājagaha vẫn hiện hữu, con đường đến kinh thành Rājagaha vẫn hiện hữu, con là người chỉ dẫn rõ ràng vẫn hiện hữu; nhưng tại sao có số người đến kinh thành Rājagaha, còn có số người thì không đến kinh thành Rājagaha ?

-         Kính bạch Đức Gotama, về vấn đề này, con làm sao biết được, con chỉ là người chỉ đường mà thôi.

Đức Thế Tôn dạy rằng:

-         Này Bàlamôn, cũng như vậy đó, một khi Niết Bàn vẫn hiện hữu, pháp hành dẫn đến Niết Bàn vẫn hiện hữu, Như Lai chỉ dạy rõ ràng vẫn hiện hữu; nhưng mà các hàng đệ tử của Như Lai, có một số ít chứng ngộ Niết Bàn, còn phần đông không chứng ngộ Niết Bàn. Như Lai cũng chẳng làm sao được, bởi vì, Như Lai chỉ là người chỉ đường (Maggakkhāyī) mà thôi!”.

Như vậy, Đức Phật là Bậc chỉ con đường pháp hành Bát Chánh Đạo đến mục đích cứu cánh cho các hàng Thanh Văn đệ tử, những hàng Thanh Văn đệ tử có nhiều bậc:

*         Những bậc Thanh Văn đệ tử nào đã từng tích luỹ đầy đủ các pháp hành ba-la-mật từ nhiều kiếp trong quá khứ, thì ngay kiếp hiện tại này, sau khi lắng nghe Đức Phật chỉ dạy con đường pháp hành Bát Chánh Đạo, những bậc Thanh Văn đệ tử ấy thực hành đúng theo con đường pháp hành Bát Chánh Đạo dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

*         Những bậc Thanh Văn đệ tử nào tuy đã từng tích luỹ các pháp hành ba-la-mật từ nhiều kiếp trong quá khứ, nhưng chưa đủ, sau khi lắng nghe Đức Phật chỉ dạy con đường pháp hành Bát Chánh Đạo, những bậc Thanh Văn đệ tử ấy dù có thực hành đúng theo con đường pháp hành Trung Đạo, nhưng vẫn chưa dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn.

*         Những bậc Thanh Văn đệ tử nào tuy đã có tích luỹ các pháp hành ba-la-mật, nhưng còn ít, dù những bậc Thanh Văn đệ tử ấy lắng nghe Đức Phật hoặc chư Thánh Thanh Văn chỉ dạy con đường pháp hành Bát Chánh Đạo, họ cũng không có khả năng thực hành đúng theo con đường pháp hành Trung Đạo, không dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn được.

Niết Bàn vẫn hiện hữu, con đường pháp hành Bát Chánh Đạo dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn vẫn hiện hữu, hành giả có đủ năng lực ba-la-mật hỗ trợ để thực hành đúng theo con đường pháp hành Trung Đạo dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn giải thoát khổ hay không? Điều ấy, ngoài Đức Phật ra, còn lại tất cả chúng ta không có một ai có thể biết rõ được. Chúng ta chỉ còn có một cách tự mình thực nghiệm, cố gắng tinh tấn thực hành pháp hành thiền tuệ đúng theo pháp hành Trung Đạo suốt thời gian lâu dài, mới có thể biết được kết quả.

Soạn phẩm “Con đường giải thoát khổ” này vốn đã được biên soạn từ lâu, do sự động viên khuyến khích của ông bà Phạm Kim Khánh, cách đây 25 năm, tại Thiền Viện Om Nói, tỉnh Samutsakhorn Thái Lan, rồi đã được gửi đến ông bà Phạm Kim Khánh tại Hoa Kỳ. Thời gian trải qua nhiều năm, bần sư không còn nhớ đến nó nữa.

Nay, ông Phạm Kim Khánh gửi đến bần sư bản thảo soạn phẩm này, nhờ xem lại để ấn hành truyền bá đến mọi người. Bần sư vô cùng hoan hỷ và cũng vô cùng cảm kích trước tâm thiện của ông. Bần sư chân thành biết ơn ông nhiều, ông đã có công khéo giữ gìn cẩn trọng, bảo tồn chu toàn bản thảo viết tay suốt hơn 25 năm qua. Cho nên, bần sư đã cố gắng xem lại, biên tập xong. Nay xin gửi lại cho ông tuỳ nghi sử dụng.

Bần sư thành tâm nguyện cầu Ân đức Tam Bảo hộ trì cho ông thân tâm thường được an lạc.

Núi rừng Viên Không, cuối năm 2005
Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)


1 Dhammapadagāthā thứ 203; bộ Chú giải Dhammapada, tích Eka upāsakavatthu.

2 Ngũ dục: 5 đối tượng tham muốn (sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngọt, xúc êm ấm).

1 Ngũ trần: Sắc trần, thanh trần, hương trần,vị trần, xúc trần.

1 Dīghanikāya, Mahāvagga, kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.

1 Majjhimanikāya, Mūl., kinh Mahāsatipaṭṭhāsuttavaṇṇanā.

1 Tam uẩn: Thọ uẩn, tưởng uẩnhành uẩn tổng hợp toàn tâm sở trong tâm tịnh hảo.

1 Chú giải Dī. Bộ Mahāvaggaṭṭhakathā. Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta-vaṇṇanā.

2 Dī. Bộ Mahāvaggapāḷi. Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.

1 Danh pháp đó là tâm (tâm cùng với tâm sở).

2 Sc pháp đó là thân (sắc tứ đại).

1 Majjhimanikāya, Mūlapanāsa, Mahā.

1 Một cách thoáng qua: Nghĩa là không cần chú tâm rõ ràng đối tượng quá, chỉ cần chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết thoáng qua đối tượng, nhờ tinh tấn nên càng lúc càng rõ thêm. Bởi vì, chú tâm quá nơi đối tượng, thì đối tượng không còn ở lãnh vực đối tượng paramattha, mà chuyển sang lãnh vực đối tượng paññatti.

2 Oai nghi tĩnh trong một giây lát ngắn ngủi hiện tại trong mỗi dáng đứng, tư thế đứng yên, nếu cử động, thì trở thành oai nghi phụ, không phải oai nghi chính. Oai nghi chính chỉ có 4: Oai nghi đi, oai nghi đứng, oai nghi ngồi, oai nghi nằm, ngoài 4 oai nghi chính ra, còn lại gọi là oai nghi phụ.

1 Thuần túy tự nhiên: Những tư thế ấy, những dáng ấy tự nhiên phát sinh từ tâm thiện trong sạch, hoàn toàn không bị phiền não chi phối.

1 Riêng trong Tứ Niệm Xứ có 21 đối tượng.

1 Saṃyuttanikāya, bộ Mahāvagga, kinh Dhammacakkappavattanasutta.

1 Phương pháp tiến hành xem quyển “Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ” trang 474 - 477 cùng một soạn giả.

1 Bộ Saṃyuttanikāya, Sāḷāyatanavaggasamyutta, kinh Kimatthiyasutta,

2 Bộ Saṃyuttanikāya, Sāḷāyatanavaggasamyutta, kinh Nibbānapañhāsutta.

1 Saṃyuttanikāya, Sālayatanasamyutta kinh Anurādhasutta.

2 Saṃyuttanikāya, Khandhavaggasamyutta, kinh Abhinandasutta.

1 Trong kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta, Dī. Mahāvagga.

1 Chú giải Saṃyuttanikāya, phần Khandhavagga, Chú giải kinh Phena-pindupamasuttavaṇṇanā.

2 Danh pháp là tâm, tâm sở.

1 Danh: Tâm + Tâm Sở.

1 M. Uparipaṇṇāxa, kinh Gaṇakamogallānasutta.

1 Ngoi 3 thi: Không trong thi quá kh, thi hin ti, thi v lai.

1 16 trí tuệ thiền tuệ giảng giải rộng trong quyển “Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ” cùng một soạn giả.

1 Saṃyuttanikāya, Nidānasamyutta. Kinh Nagarasutta.

2 Majjhi. Upari. Kinh Gaṇakamoggallānasutta.

 -ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02

 

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 07-07-2007