Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Hòa thượng Piyadassi, Vị Sứ giả Hòa bình
Cuộc đời và Thời đại

Kirthie Abeyesekera
Tu nữ Huyền Châu dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


*

Bức Thông Điệp của Ngài Pannasiha Mahanayaka Thera ở Madihe

Ngài Hoà Thượng Đại đức Siri Vajiranana Mahanayaka ở Pelene là hiện thân trọn vẹn đạo hạnh như Đức Phật tuyên bố- đạo hạnh có phẩm chất đặc sắc và có kỷ cương, thông thái và hoạt dụng, giữ vững tinh thần và sống hoàn toàn đúng theo chân Pháp. Người đệ tử kiệt xuất của ngài, Đại đức Narada Mahathera, là vị sứ giả hoà bình nổi tiếng trên thế giới. Sư đây là người đệ tử thứ năm và Đại đức Piyadasi Nayaka Thera là thứ sáu.

Được sanh ra ở Kotahena trong thành phố Colombo, Đại đức Piyadasi sớm được giáo dục ở Trường Phât Học Nalanda. Vào tháng bảy năm 1934 người xuất gia và được thọ tỳ khưu vào tháng 12 năm 1934. Đã từng nghiên cứu cổ ngữ Pali và Phật học trong Tam tạng kinh điển, người sớm trở thành giảng sư uyên bác và văn sĩ Phật giáo tài ba. Sau đó người theo học Trung Tâm nghiên cứu Tôn Giáo Thế Giới ở Đại Học Harvard, Hoa Kỳ. Thầy của chúng tôi, Mahanayaka Thera ở Pelene, là người tiên phong thuyết pháp theo phong cách phổ biến nhất ngày nay. Đại Dức Narada Mahathera, đệ tử cao hạ của ngài, theo cách thuyết pháp của ngài, thuyết giảng rất thành công, không những ở Tích Lan, mà còn nhiều nơi trên thế giới vào thời đó.

Đại đức Piyadassi, đi sau Đại đức Narada, đang trở lại hải đảo sau mười ba chuyến du hoá hoằng truyền chánh pháp trên thế giới. Đại Hội Tăng Già Amarapura ở Tích- Lan, sau khi suy xét chuẩn xác đã phong tặng ngài tước hiệu, "Visvakīrti Sri Sāsanasobhana, Ánh Hào Quang Giáo Pháp Rạng Ngời Khắp Năm Châu.

Sư ban phước cho Ông Kirthie Abeyesekera, nhà báo và tác giả, đứa con trai chân chính của Tích Lan, đã viết cuốn sách về cuộc đời và thời đại của Đại đức Piyadassi Nayaka Thera.

-ooOoo-

LỜI NÓI ĐẦU

Tiến Sĩ Ananda W.P.Guruge
(Đại Sứ Tích Lan tại Hoa Kỳ)

Cuốn sách về cuộc đời và thời đại của Đại đức Piyadassi Nayaka Thera ở Tích Lan không những đem lại nguồn cảm hứng và động viên mà còn cung cấp nhiều thông tin. Đây là một nhân cách năng động có một không hai, đã trải qua mười ba chuyến hoằng pháp khắp thế giới với một mục đích duy nhất trong tâm là đem thông điệp hoà bình và thương yêu của Đức Từ Phụ đến mọi hang cùng ngõ hẻm của thế giới nầy. Tính dễ thích nghi đặc biệt của người đã đem lại tình ấm cúng trong gia đình cho nhiều bạn bè và những người hâm mộ thường xuyên thông tin liên lạc qua lại với người qua những địa chỉ trong mọi lục địa- trong thành phố nhỏ xa xôi hẻo lánh ở nước Áo ngày nay, ở Đài Loan tuần sau, và ở trong một thủ đô chính ở Âu Châu hay Mỹ một tháng kể từ đó.Vì vậy, thật hợp lý, người được gọi là "Sứ Giả Hoà Bình".

Thuật ngữ "sứ giả hoà bình" mang nhiều ‎ nghĩa, gợi lên lý tưởng hoằng pháp mà Đức Từ Phụ đã đề ra cho đệ tử của ngài từ thời sơ khai: Caratha bhikkhave cārikam bahujananahitāya bahujanasukhāya- " Nầy chư tỳ khưu, hãy đi hoằng pháp vì lợi ích của nhiều người, vì hạnh phúc của nhiều người," Chính pháp lệnh nầy của Đức Phật đã truyền cảm cho Đại đức Piyadassi thực hiện một sự cống hiến gương mẫu vai trò Hoằng Pháp tự đặt ra cho người, vị sứ giả đạo hạnh. Là một tu sĩ Phật Giáo, người không có nghĩa vụ gì, cũng không bị một mệnh lệnh nào của người trên hay bị một tổ chức nào điều khiển, làm những gì người làm. Người đã từng sống như một vị sư ở rừng, tinh cần trong nhiệm vụ phát triển tâm linh và giải thoát. Người đã từng được ngưỡng mộ và được tôn kính như nhau.

Điều mà những ai rất thân cận với người hài lòng nhân thấy rằng Đại đức Piyadassi không chỉ là giảng sư suông. Người thực hành những gì người giảng. Người đưa ra những kinh nghiệm của bản thân như bằng chứng trong sạch sống động của người đệ tử chân chánh của Đức Từ Phụ. Dĩ nhiên, là giảng sư, người khó mà trội hơn bất cứ điều gì mà tôi biết trên đời. Dù bằng tiếng Tích hay tiếng Anh, người có tài hùng biện sắc sảo nhờ những mệnh lệnh hoàn hảo của thành ngữ và số từ vựng hấp dẫn được dùng để gây sức hút cho thính giả thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau ở trong sự yên lặng mê say. Hiếm khi tôi gặp một giảng sư nào có thể đúc kết hầu hết những tư tưởng quan trọng và đầy í‎ nghĩa trong một bài giảng có thể nghe được trong một tiếng đồng hồ.

Kiến thức sâu về Tam Tạng kinh điển đã giúp người có thể nhấn mạnh những bài giảng bằng những câu trích dẫn Pali hợp lý và gây ấn tượng sâu sắc. Kiến thức tổng quát rộng lớn và những bài viết phổ biến về Đạo Phật, triết lý và những chủ đề tương tự của người cũng hấp dẫn không kém. Thật thú vị khi thấy làm sao thông tin từ nhiều nguồn khác nhau được đan xen rất tài tình vào lời giảng lưu loát như dòng nước chảy trong suốt một giờ đồng hồ.

Những gì Đại đức Piyadassi nói và làm đều thoải mái tự nhiên như nhất và kết tinh trong cách người viết. Một người truyền đạt hoàn hảo, người có khả năng viết trong phong cách trong sáng và hấp dẫn- cả bằng tiếng Tích và tiếng Anh. Dù đó là cuốn sách nhỏ về đề tài đặc biệt như chết và tái sanh, hay một việc quan trọng được tổ chức chu đáo, người kiên trì trong mức nổ lực và bảo đảm mức chuẩn xác và toàn diện trong cách đối đãi cư xử.

Con Đường Cổ Xưa của Đức Phật, quả thật là một kiệt tác của người, được đón nhận nồng nhiệt và được bạn đọc khắp nơi trên thế giới thích xem đi xem lại. Nhằm dành cho độc giả Phương Tây, tuy nhiên, nó là tác phẩm dễ đọc nhất về Con Đường Giác Ngộ của Đức Phật mà bất cứ ai có thể đọc và nghiên cứu đều có lợi ích cả.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong giới Phật tử và bạn đạo trên thế giới biết và đem lại lợi ích từ việc thực hành truyền thống tụng kinh Hộ trì, người dịch những bài kinh được dùng cho mục đích nầy thành tiếng Anh. Sách Hộ Trì Kinh đã làm cho việc thọ trì thêm í‎ nghĩa và hưng phấn trong tâm hồn. Tôi hoan hỷ khi vừa mới đây được nghe ba bài kinh chính của cuốn Hộ Trì Kinh được tụng bằng tiếng Anh từ bản dịch của Đại đức Piyadassi trong một trường thiền hẻo lánh ở miền Tây Virginia- Hoa Kỳ.

Điều làm tôi xúc động nhất là toàn thể thính chúng hiểu những lời nầy có hiệu lực gợi lên tính chân thực, hạnh phúc và sức mạnh.

Cuốn sách mới xuất bản của người The Spectrum Of Buddhism không những chỉ mang lại tầm rộng và đa dạng về những vấn đề đáng quan tâm trong tri thức của người, mà còn cung cấp nhiều tư liệu để suy tư khi người mở ra nhiều khía cạnh trong Đạo Phật đã từng thu hút người chú tâm vào. Cũng thú vị như khi nhìn tổng quát tuệ giác và tài viết ngài tiến triển như thế nào khi ngài không ngừng tầm cầu kiến thức.

Làm cách nào Đại đức Piyadassi chuẩn bị để đạt được những tầm cao của tài năng và thành tích? Đó là câu chuyện về cuộc đời người; chuyện về một khoảng thời gian của thế kỷ thứ hai mươi như được biết từ cuộc đời và sự nghiệp của một người đàn ông độc thân đầy nghị lực, có tầm nhìn sâu rộng và suốt đời cống hiến.

Khi còn bé, người có được phương tiện để có được một nền giáo dục tốt nhất mà một em Phật tử ở trong thuộc địa Ceylon hằng khao khát; người được vinh dự là học sinh trường Phật học Nalanda ở Colombo, nơi có một nhóm đạo sư giác ngộ tham gia vào việc đấu tranh giành tự do dân tộc nhờ việc cống hiến đổi mới trong Đạo Phật và văn hoá Phật Giáo. Nơi đây người hấp thụ những tư tưởng và tuệ quán của những bậc lãnh tụ vĩ đại trong công cuộc phục hồi đức tin trong tôn giáo và dân tộc ở Tích Lan. Ảnh hưởng gì có thể tốt hơn đối với người có nền giáo dục như thế hơn là trở thành đệ tử thâm niên của Đại đức Siri Vajiranana Mahanayaka Thera ở Pelene? Vị Đại Lão Hoà Thượng nầy của Giáo Hội Tăng Già tiên tiến, vị sáng lập tối cao của Tổ Đình được xem là Vajirarama của Colombo, thật xứng với tên đó. Nếu những bậc tiền bối đạo hạnh và tri thức của người ở Tích Lan, như Đại đức Sri Sumangala Nayaka Thera ở Hikkaduwe, Đại đức Sri Sumangala Nayake Thera ở Weligama, Đại đức Sri Subhuthi Nayaka Thera ở Waskaduwe, Đại đức Piyaratanatissa Nayaka Thera ở Dodanduwe, Đại đức Sri Dhammarama Nayaka Thera ở Peliyagoda, và dĩ nhiên, Anagarika Dharmapala, đã từng phục hồi vị trí Đạo Phật xứng đáng là niềm tự hào trong đời sống dân tộc, thì chính Đại đức Vajiranana ở Pelene đã đem Đạo Phật vào trong cuộc sống thường ngày của người Phương Tây thuộc tầng lớp trung lưu được Đông phương hoá ở Tích Lan.

Đó chính là cuộc cách mạng thầm lặng nên được nghiên cứu ngay thật kỹ. Trong cuộc cách mạng nầy, Đại đức Vajiranana nổi bật như biểu tượng của Viện Phật Học có khả năng phục vụ những nhu cầu của xã hội Tích- Lan đang tiến triển nhanh. Những đệ tử danh tiếng của Đại đức Vajiranana ở Pelene, như Đại đức Narada, Pannasiha, Piyadassi, Metteyya, Rahula, Soma, Kheminda, Kassapa, Nāmamoli và Nānavira (người Anh), trở thành những vị sư mẫu mực. Hầu hết họ đều là những học giả không chỉ là những người tầm cầu tri thức để hưởng thụ riêng mà là những vị có tầm nhìn sâu rộng đã cống hiến vào sự nghiệp giáo dục thanh thiếu niên. Mỗi người đệ tử của Hoà Thượng Vajiranana Nayaka Thera đều trở thành văn sĩ nổi tiếng, kế đến nhiều vị là giảng sư và trên hết, người tiêu biểu được ca ngợi nhiều nhất như là một vị tu sĩ Phật Giáo có mục đích chân chánh. Vào năm 1934 lúc mười chín tuổi, Đại đức Piyadassi đã xuất gia tỳ khưu, bước vào giới đạo hạnh uyên bác của những vị đồng thời nầy.

Những khả năng phát triển được ở trường Phật Học Nalanda Vidyalaya và Vajirarama được nâng cao hơn khi người tiếp tục theo đuổi nền giáo dục cao hơn ở Đại Học Ceylon và Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo thế Giới ở Đại Học Harvard, Hoa Kỳ từ năm 1964 đến 1965. Được đào tạo như là một nhà nghiên cứu Triết Lí‎ Phật Giáo, Đại đức Piyadassi tiếp tục là sinh viên nổi tiếng là không bao giờ ngừng học. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm của người đã huân tập cho người có đức tính thật khiêm tốn đến nỗi tuyệt vời được làm bạn cùng.

Chính sự hình thành nhân cách của Đại đức Piyadassi và đức tính cao thượng đưa người lên địa vị của người phục vụ khiêm tốn, "vì sự tốt đẹp của nhiều người vì hạnh phúc của nhiều người", cung cấp nền tảng vô song trong việc học uyên thâm vào thời đại người. Người sinh ra trong một thuộc địa của một đế quốc không thể đánh bại được; người lợi dụng hình rập nổi do trong cấu trúc mà đàn ông dũng cảm có toàn quyền khẳng định lại quốc tịch hơn hai ngàn năm. Người lớn lên trong hai cuộc thế chiến khi kinh tế và quân sự của các cường quốc tự huỷ diệt, đã lý giải sự vô nghĩa của chiến tranh và tính háo thắng tham quyền của chúng. Người thấy thế giới nơi các cường quốc đã sụp đổ tan tành, nơi những tên độc tài phát sanh và huỷ diệt và nơi nhân loại chịu thống khổ không thể kể xiết nhưng còn sống lại sự phục hồi nhân cách để tiến lên một tương lai tràn đầy hy vọng và mong đợi.

Khi Đạo Phật vừa được giới thiệu cho giới trí thức Phương Tây, người còn là cậu bé. Người thấy rằng Đạo Phật phải tự lên tiếng giành lại vị trí của mình mặc dù phải trải qua muôn vàn khó khăn ngay trên chính mảnh đất khai sanh mình. Người sống để thấy đạo Phật được ngưỡng mộ và công nhận, hơn thế nữa, người là diễn viên chính trong công cuộc đẩy mạnh Đạo Phật đến tầm mức có uy tín như hiện nay.

Thật không phải là việc dễ làm, ngay cả đối với những người nghiên cứu và nhà văn giàu tham vọng nhất có thể nói lên tất cả những sự kiện nầy trong suốt cuộc đời của Đại đức Piyadassi Nayaka Thera. Việc đó đòi hỏi nhiều tập sách có tầm cở lớn, như con người và thời đại, cả hai đều đáng được nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ. Cho nên điều quan trọng là Kirthie Abeyesekera nên tự đảm nhận công việc nầy. Đúng hơn nên biết rằng tác giả nầy như là một báo cáo viên điều tra tội phạm, một nhà văn lỗi lạc bây giờ có thể tiết lộ một khía cạnh khác của một người có sự nghiệp đầy ly kỳ hấp dẫn để trình bày song đề về văn hoá-xã hội và tôn giáo trong thời đại của chúng ta khi trình bày nhận thức của một cư sĩ về đời sống của một tu sĩ Phật giáo. Trong khi làm vậy, Kirthie Abeyesekera đưa ra bối cảnh Phật giáo sinh động đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống riêng của ông nhờ thân cận với những tu sĩ như chư vị Đại đức Dharmpala, Nyanasatta, Narada và dĩ nhiên, Piyadassi. Người đã cho chúng ta những nét đại cương, những yếu tố quan trọng nhất làm cho chúng ta hưng phấn. Cuộc đời của Đại đức Piyadassi rõ ràng là một kiểu mẫu cho sự ganh đua thậm chí đối với người chỉ khiêm tốn tầm cầu chân lý.

Những gì cần phải nhớ về Đại đức Piyadassi là nhân cách tự làm lu mờ những gì cống hiến và tính khiêm tốn, việc không ngừng tầm cầu chân lý, thực hành những nghĩa vụ và bổn phận không bao giờ dứt và, trên hết là, lòng thương yêu nhân loại những ai có đời sống tâm linh cao được xem là sứ mạng của người.

Kirthie Abeyeseka đã làm nổi bật từng yếu tố một nầy và trong khi làm vậy đã trình bày một lý tưởng để được ngưỡng mộ cũng như thực hành theo. Cũng hấp dẫn không kém là việc nhấn mạnh trên đã trình bày sống động bối cảnh văn hóa- xã hội của thế giới mà trong đó thành viên năng động tràn đầy nhiệt tình nầy của Giáo Hội Phật Giáo đã có nhiều đệ tử và bằng hữu khắp nơi.

Thật là một niềm vinh dự để được viết lời nói đầu cho tác phẩm nầy, tôi tha thiết giới thiệu đến độc giả những ai chân thật tìm kiếm vai trò của chính mình trong xã hội riêng của họ.

*

LỜI CẢM TẠ

Với lòng tri ân sâu sắc và tâm từ gởi đến:

- Đại đức Piyadassi Nayaka Thera- nguồn cảm hứng cho cuốn sách nầy, người đã kiên nhẫn dành cho tôi nhiều giờ và cho tôi nhiều lá thư đầy những dữ kiện, ý tưởng và quan niệm;

- Đại đức Pannasiha Maha Nayaka Thera ở Madihe đã ban cho những hiểu biết sâu sắc có giá trị;

- Đại đức Ayya Nyanasiri, tu nữ người Mỹ (trước là Helen Wilder), người ủng hộ và biên tập viên cho nhà xuất bản sách Phật Giáo (BPS) ở Kandy, đã cố vấn trong việc biên tập, ‘những lời phê bình’ và giúp đỡ vô giá, cùng với kiến thức Phật học và hiểu biết rõ về Đạo Phật ở Tích Lan của cô, đã làm giảm đi rất nhiều lỗi đáng kể mà nếu không thì sẽ bị lờ đi.

- Tiến sĩ: Ananda.W.P. Gurupe, Đại sứ Tích Lan tại Hoa Kỳ, đã sẵn sàng tự nguyện viết tặng lời nói đầu của ông, một kiệt tác văn học,

- E.C.T. (Manny) Candappa, Nhà báo Tích Lan kỳ cựu, bây giờ ở Melbourne, đã cung cấp cho tôi những hiểu biết sâu sắc của ông trong vùng Kotahena, Colombo, nơi sanh của Đại đức Piyadassi;

- Tyrone Fernando, thành viên nội các Tích- Lan, đã tặng tôi một bản thảo 100 ngày ở Tích Lan của ông, ’87. Tôi đã lấy những đoạn trích dẫn từ Lời nói đầu của cuốn sách do Raghaven Iyer của Ấn độ;

- C. Mahendran, Đại sứ Tích Lan tại Nhật Bản, vợ ông, Mohana và con gái, Sharmini, về tấm lòng hiếu khách nồng hậu của gia đình nầy trong khi tôi đang tìm kiếm tài liệu ở Tokyo, vào tháng 11 năm 1992;

- Cô Enid Alahakoon của Nhà Xuất bản sách Phật Giáo (B.P.S) và ông R.M.T.B. Ratnayake đã giúp đánh bản thảo.

- Susantha và Sumithra Peeris về cảnh thanh nhàn của gia đình họ ở Canada nơi tôi trải qua những giây phút đáng nhớ với Đại đức Piyadassi vào ngày sinh nhật lần thứ 78 của người;

- Gia đình, bằng hữu của tôi và những người hảo tâm đã động viên và ủng hộ trong việc biên tâp cuốn sách nầy.

*

VÀI LỜI CÙNG BẠN ĐỌC

Cách đây hai mươi năm vào tháng tôi bắt đầu viết cuốn sách nầy, Tôi gặp Đại đức Piyadassi Nayake Thera. Cái ngày tháng sáu, năm 1968 có rất nhiều ý nghĩa. Đó là lần đầu tiên tôi gặp một vị sư khả kính đang nhanh chóng giành được sự công nhận của quốc tế như là một trong những người đề xướng Đạo Phật trước tiên lỗi lạc nhất của thế giới.

Là báo cáo viên tội phạm, tôi đã từng quen phỏng vấn nhiều cách khác nhau. Những ngày tôi báo cáo tin đầy những nhà cố vấn luật hội họp và những kẻ phạm pháp. Những kẻ nầy thường là phần tóm tắt chính của bản tin, từ lúc ấy bọn tội phạm, hay nhẹ nhàng hơn đặt, những kẻ chống đối xã hột, luôn luôn bắt mắt bạn đọc. Kẻ sát nhân, tình dục và vụ tai tiếng (xì căng đan), mạo hiểm và táo bạo, tư cách trái đạo đức, cách cư xử lầm lạc- đây là những điều gây tác động mạnh khiến người ta thích đọc.

Cái ngày tôi ở đó- trong những khu thiêng liêng của Vajirarama, thủ phủ Phật học ở Tích Lan, lúc bấy giờ vẫn còn gọi là Ceylon. Nhưng đây sắp có một cuộc phỏng vấn về một nhân vật khác. Trước sự hiện diện của Đại đức Piyadassi Tôi không phải là kẻ hạch hỏi hùng hổ như được công nhận là một loại công an dân sự, đối với những nam nữ nào phạm tội và những kẻ bị kết án phục vụ trong trại tù một thời gian.

Đây là một thành viên đáng kính của Tăng Già- Giáo Hội Phật Giáo- vừa mới trở về từ chuyến hoằng pháp thế giới đầu tiên đã đưa người đến nhiều nước Tây Phương và Đông phương. Người ngồi thanh thản khi người chuẩn bị kể chuyện cho Ông chủ bút tờ báo The Observer, D.c Ranatunga, đang dành một trang trống cho lần xuất bản ngày chủ nhật. Đây là bản tin hoàn toàn khác hẳn những gì tôi thường báo cáo.

Thời gian lúc Đại đức Piyadassi trở về quê hương sau một cuộc hành trình nổ lực hoằng pháp dài cũng có ý nghĩa khác nữa. Đạo Phật lần đầu tiên được giới thiệu vào Lankadipa, cho dân cư ở đây lúc bấy giờ gọi là Ceylon cũng vào tháng Sáu. Vào ngày rằm tháng sáu vào giữa thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, Đại đế Asoka người Ấn đã phái hoàng tử A La Hán Maha Mahinda cùng với bức thông điệp của Đức Phật. Ngài đã thuyết pháp trên núi Mihintale, khoảng chừng mười sáu ki lô mét về phía Đông của Anuradhapura, cố đô của các vị vua Sinhala trên 1500 năm kể từ thế kỷ thứ tư sau công nguyên.

Trong cuốn sách có minh hoạ rực rỡ, Mihitale, xuất bản năm 1987, Giáo sư J.B Disanayaka ở Phân Khoa Sinhala của trường Đại Học Colombo, nói về Mihintale như là "cái nôi của văn hiến Phật Giáo Sinhala"; nhờ vị A la hán Maha Mahinda đem Đạo Phật đến đây đã tạo lập một trật tự sống mới cao xa hơn những gì họ đã biết và theo." Disanayake nói thêm:" Silanka, như thế đã trở thành một trong những chân đứng quan trọng của Đạo Phật ở miền Đông Nam châu Á."

Chính cái trật tự mới trong đời sống nầy mà Đại đức Piyadassi đang thận trọng bước đi, như nhiều vị tiền bối nổi tiếng khác của người đã đi từ nhiều thế kỷ qua.

Vì vậy vào tháng sáu năm 1968, Tôi lắng nghe câu chuyện của một vị sư đã thách phương Tây khảo sát tỉ mỉ Giáo Pháp của Đức Phật.

-ooOoo-

-1-

ĐÔNG GẶP TÂY
SỨ MỆNH ĐẦU TIÊN

Đại đức Piyadassi đã từng suy nghĩ chính chắn về nhu cầu đem lời Phật dạy đến phương Tây, tiếp tục sứ mạng hoằng pháp được bắt đầu từ chính những đệ tử đầu tiên của Đức Phật cách đây hơn 2500. Những lời dạy của Đại đức Piyadassi làm xúc động người nghe ngay từ lúc ban đầu. Người thách thức thanh niên phương Tây tìm con đường thoát khỏi tâm trạng chán nản của họ, thúc giục họ tìm sự thoả mãn từ bên trong hơn là tìm nguồn cảm hứng từ bên ngoài.

Vào những năm của thập niên 60 của thế kỷ thứ 20 là kỷ nguyên hippi khi thanh niên nam nữ Phương Tây quay lưng lại với những trật tự đã được thiết lập, từ bỏ những giá trị mà những thế hệ trước đã áp đặt lên chúng, và tìm khuây khoả trong ma túy và tình dục. Tạp chí Observer xuất bản vào 24 tháng 6 năm 1968, trong lời mở đầu ngắn của câu chuyện: "Đại đức Piyadassi rời Tích Lan vào tháng sáu năm ngoái nhằm du hành thuyết giảng đã đưa người đến những nơi đồ sộ hơn trên thế giới. Đại đức Piyadassi lưu lại một năm trong nhiều nước như Mỹ, miền tây Châu Âu và Scăn –di- na- vi đã làm người thất vọng. Người trở về quê hương, quan tâm sắc đến thế hệ trẻ."

‘Thanh niên trên thế giới đang ở trong tình trạng hỗn loạn gần một phần tư thế kỷ", sau đó Đại đức Hoà thượng nói, vì đây là bối cảnh mà Đại đức Piyadassi đề cập đến ngày đó. Nhiều tiến bộ trong lãnh vực khoa học và kỹ thuật quá kỳ lạ đến nỗi thế hệ trẻ mới lớn thấy ra sự ngột ngạt trong những giáo điều ràng buộc trong tôn giáo của chúng và những giáo điều đó không có khả năng làm đã cơn khát tầm cầu kiến thức tâm linh của chúng. Thế giới vật chất đã cống hiến nhiều về bên ngoài, nhưng chưa thoả mãn được tâm tầm cầu bên trong vẫn còn đói khát. Những tôn giáo chính thống với những lý thuyết cũ mòn lâu đời của họ không đáp ứng được những thách thức và nhu cầu của thế giới mới đang nổi lên. Thanh niên nam nữ trên thế giới đang thoả mãn cơn khát của chúng bằng cách thực hành những thú vui bên trong với những thí nghiệm mới. Chúng trở lại với rượu và ma túy‎- thuốc gây ra ảo giác và phóng túng say mê trong tình dục.

Đối với một vị sư trong Giáo Hội Phật Giáo, độc thân là giới luật cần thiết (Vinaya), và hạnh kiểm tình dục ở Tích Lan được quy định nghiêm nhặt bởi chủ nghĩa bảo thủ cứng nhắc, việc tiết lộ cách cư xử của thanh niên ở phương Tây đã đem lại một cú sốc. Qua ma túy, tình dục và âm nhạc, bọn thanh niên tin rằng chúng đã tìm ra một loại sùng bái mới. Chúng đã tự ru ngủ trong cảm giác an toàn, hơi nhận ra tai họa chúng đang tự tạo - tai hoạ của bản năng sẽ không bao giờ chữa lành được. Đại đức Piyadassi ghi nhận: "Trên khắp thế giới đang tìm kiếm một điều gì- điều gì không biết. Có thể nói như vậy, nó mập mờ lảng tránh và trừu tượng, vượt ngoài tầm nắm của con người; cho nên, chúng đang bám víu vào cái thân cận nhất đối với chúng- mà cái đó có sẵn."

Thế hệ mới đang tìm kiếm một cái gì mới bởi vì những giáo điều và lý thuyết được chấp nhận như truyền thống đã không làm chúng thoả mãn. Những vấn đề của thanh niên không tìm ra giải đáp trong những tín điều của tôn giáo chính thống. Những câu hỏi về niềm vui bên trong vẫn không được trả lời.

Đại đức Piyadassi đã khám phá ra rằng trong các quốc gia nơi ảnh hưởng công giáo đã từng thống trị trong nhiều thế kỷ qua, người dân bắt đầu cảm thấy sự đơn điệu của đời sống cơ khí hoá. Những giá trị được bảo đảm trên các mặt vật chất quá nhiều đến nỗi bọn chúng dường như hời hợt đối với việc tìm cầu tâm linh. Tâm của thanh niên bắt đầu thăm dò vượt ngoài những lãnh vực đã được chấp nhận. Thanh niên tầm cầu Chân Lí, nhưng không biết nơi nào để tìm; chúng đang tìm kiếm những giá trị tinh thần, phủ nhận chủ nghĩa vật chất.

Từ Hoa Thịnh Đốn đến Nữu ước, xuống các nước Châu Mỹ La tin, từ Bắc Âu đến các nước Scăn-di-na, vươn qua lục địa Nepal, Đại đức Piyadassi đã đi qua và nơi đâu người cũng thấy càng nhiều thanh niên bất mãn với những hấp lực vật chất của các giác quan, thất bại trong việc tìm kiếm sự thoả mãn tự bên trong, kiếm tìm để hình thành những loại sùng bái cho riêng chúng.

Thanh niên đang tìm kiếm thức ăn cho những niềm vui bên trong của chúng mà chúng nhận ra là ngu xuẩn và trống rỗng. Chúng tin chúng đã tìm thấy hoà bình và tĩnh lặng nhờ dùng ma túy. Thuốc LSD và cần sa được sử dùng rộng rãi. Những thuốc nầy ru ngủ người dùng vào cảm giác tê cứng và trống rỗng- cảm giác an toàn giả tạo, và ý nghĩ tâm linh mờ ảo.

Vào chuyến du hành quanh Âu châu nầy Đại đức Piyadassi đã tìm ra một loại thuốc mới ở chợ- người bán thuốc ở các nước tiên tiến hơn chưa từng nghe về STP, mạnh hơn và có hại nhiều hơn cả thuốc LSD. Những hậu quả của thuốc có chất ma túy mới nầy tạo ra ảo giác tinh tế hơn rượu. Các chuyên gia sức khoẻ đã báo động loại thuốc nầy gây tác hại rộng lớn và không thể đền bù được cho não bộ của người sử dụng.

Lần đầu tiên y học báo cáo rằng một đứa bé tật nguyền bẩm sinh là hậu quả trực tiếp của người mẹ nghiện thuốc LSD. Bệnh viện tâm thần trở nên ngày càng quá tải ở Mỹ. Trước đây chưa bao giờ các chuyên gia tâm thần làm việc vất vả như hiện nay.

Ma túy‎ và tình dục đi song song với nhau, cả về ẩn dụ lẫn ngữ nghĩa.Bọn trẻ nghiện ma tu‎ đang say mê phóng đãng trong tình dục. Theo bọn trác táng nầy, tất cả những lạc thú làm thoả mãn giác quan nên có sẵn rõ ràng và tự do thoải mái. Bọn trẻ dám phô trương tình dục để nổi loạn chống lại những ức chế trong giáo điều. Ma túy‎ đầy dẫy và những cảnh làm tình xuất hiện ở quảng trường Dam ở Amsterdam thời đó được biết như là "Cứ làm việc riêng của bạn- thủ phủ của thế giới Phương Tây" cũng như trong Công viên Copenhagen’s Tivoli.

Suốt trong thời gian nầy, khi Đại đức Piyadassi tổ chức những buổi thảo luận trên những sân bãi của các trường đại học phương Tây, thanh niên nam nữ nói không biết xấu hổ về việc lợi dụng nhục dục của chúng. Ngay trên đường phố trong các đô thị lớn, những tình ý của các tình nhân không có gì bí mật cả.

Tuy nhiên cái gọi là tự do mà bọn trẻ giành giật cho chúng không đáp ứng được nhu cầu của chúng; vì những sinh viên đại học trẻ tương tự đã lũ lượt kéo đến để lắng nghe hằng trăm cuộc nói chuyện, diễn thuyết và thảo luận về Đạo Phật do Đại đức Piyadassi hướng dẫn trong nhiều nước khác nhau.Bọn Hip pi và Beat-nik để hết tâm trí lắng nghe. Khi buổi nói chuyện chấm dứt, thanh niên nam nữ quây xung quanh người để hỏi.Các buổi nói chuyện đã thu hút giới trẻ vì chúng có cơ hội để thảo luận về tôn giáo và triết lí- điều mà chúng bị từ chối không được biết đến do những tư tưởng giáo điều của những niềm tin tôn giáo ngột ngạt của chúng.

Ở Stockholm, Thụy Điển, một nữ sinh năm thứ nhất hỏi Phật giáo có thái độ như thế nào về nạo thai. "Nạo thai có tội không?" Cô đã hỏi và tôn giáo của cô không quan tâm đến câu hỏi đó. Giới trẻ nồng nhiệt đặt câu hỏi nầy đến câu hỏi khác, chủ yếu liên quan đến hạn chế sinh đẻ và những vấn đề khác trong xã hội hiện nay. Thanh niên cũng đòi hỏi để biết tại sao có quá nhiều sự phân chia giữa người và người- tôn giáo, chủng tộc, màu da, đẳng cấp, những tình trạng mà người lớn của chúng không giải quyết được.

Trong thành phố Salvador ở Brazil, thành phố Công giáo chính thống, khoảng hằng trăm giáo sĩ đã hoàn tục năm trước. Giới giáo sĩ đang thấy rằng nguyện độc thân cực kỳ khó giữ. Phạm lời nguyện nầy họ phải từ bỏ Nhà Thờ. Cư sĩ và giáo sĩ cùng kết hợp với nhau trong việc phản đối kịch liệt xin giảm nhẹ những điều Luật Papal. Salvador có một số lớn nhà thờ. Đa số đều trống vắng, chỉ có những cấu trúc khổng lồ, có trang hoàng những hình tượng bằng vàng, là bằng chứng đối với đức tin mà con người được sanh ra.

In Finland, vài người Công Giáo kể với Đại đức Piyadassi rằng họ chỉ đi nhà thờ khi có hai sự kiện- đám cưới và đám tang. Rio de Janeiro, một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới, lại có nhiều khu nhà ổ chuột tệ hại nhất; những nhà lụp xụp tồi tàn rải khắp sườn đồi của thành phố đầy ấn tượng nầy. Nhưng bây giờ thanh niên đang đặt câu hỏi tại sao có quá nhiều con người bị buộc phải sống trong hoàn cảnh nghèo nàn khủng khiếp trong nhiều thế hệ.

Ở Nữu ước và Hoa Thịnh Đốn, sinh viên đại học nghiện ma túy‎ và tình dục trầm trọng nói chúng có hai vấn đề: chiến tranh Việt Nam và tình trạng của người da Đen. Chúng đang kêu la đòi hoà bình ở Việt Nam và muốn giải quyết ngay vấn đề da màu đã từng gây ra nhiều cuộc tranh cãi. Ở Nepal, một nhóm Hip pi nói rằng con đường của chúng tương tự như con đường Đức Phật đã đi vì chúng đã từ bỏ cuộc đời và đã tìm thấy thanh bình. Loại thanh bình nầy là một sự yên tĩnh say mê do ma túy‎ xuất phát từ ma túy‎, âm nhạc và tình dục- không nhất thiết ở trong trật tự đó.

Ở Ghana, nơi dân làng không có ngôn ngữ bằng văn tự hay tôn giáo bản địa, nửa số dân cư ở đây cải thành đạo Thiên Chúa. Nhưng đối với đại đa số người Ghana, tôn giáo chỉ là một lời.Thật không ngạc nhiên chút nào hai mươi hoặc hai mươi mấy năm sau đó, tổng Giám Mục Desmond Tutu của Nam Phi định trích dẫn những gì mà người dân các nước bần cùng đang nói về các nhà truyền giáo Thiên Chúa: "Họ đến và nói, ‘chúng ta hãy cầu nguyện’. Chúng tôi quỳ, nhắm mắt nguyện cầu. Lúc chúng tôi mở mắt ra thì đất của chúng tôi không còn."

Đại đức Piyadassi trở về Tích Lan sau chuyến hoằng pháp thế giới đầu tiên, đã thất vọng bởi chủ nghĩa vật chất ở Phương Tây. Những quốc gia gọi là phát triển đã tiến bộ trong khoa học, y học và kỹ thuật cao và vì thế dân họ không thiếu những nhu cầu về vật chất nhưng về mặt cảm xúc và tâm hồn họ đã mất hết. Hoà Thượng Piyadassi thấy những vấn đề của thế giới phương Tây về căn bản là những vấn đề thuộc tâm lí‎. Người đã nhận ra điều nầy cách đây một phần tư thế kỷ: Giới trẻ trên thế giới đang tìm kiếm sự thoả mãn từ bên trong. Hai đặc điểm có ảnh hưởng lớn đang tồn tại trong thời đại của chúng ta - khoa học và dân chủ nhưng chúng không đáp ứng những nhu cầu về tinh thần. Nếu tôn giáo nào không trau dồi để tiếp cận khoa học và dân chủ, thì tôn giáo đó không có chỗ đứng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Cũng vậy, Đạo Phật cũng như khoa học, đòi hỏi quán sát và thử nghiệm những gì Đức Phật đã thực hành. Đại đức Piyadassi đưa đến kết luận: "Trong cuộc tầm cầu Chân lý, giới trẻ trên thế giới, có thể được hướng dẫn Phật Pháp để đi đúng đường, nhờ vậy, nhận chân được sự thoả mãn tự bên trong."

"Ma túy, Tình dục, Âm nhạc- Cách sùng bái của thiếu niên thời đại mới, tờ "The Observer ngày 24 tháng sáu năm 1968 đặt vào dòng đầu câu chuyện của tôi. "Vị Sư Tích Lan thấy những hiểm hoạ trong giới trẻ hiện đại" là một tiêu đề dài. Chuyện được đọc rộng rãi và hoan nghênh nhiệt liệt Cả tờ báo The Observer và cá nhân tôi đều nhận được một túi đầy những lá thư của những người hâm mộ. Đó là kỷ nguyên khi Tích- Lan còn bảo thủ trong thái độ của nó đối với tình dục. Người ta hiếm khi công khai nói về nó, nói chi đến mê say phóng túng trong tình dục. Đến từ một vị sư nhờ Giáo Pháp chiếu soi như một người thực tiễn, đã dám đương đầu với những thử thách của thanh niên Tây phương, tiết lộ cho họ vấn đề mà cho đến nay vẫn còn là điều cấm kỵ và tạo nên một sự thức tỉnh để tiếp cận thực tế đối với những vấn đề xã hội.

Đại đức Piyadassi đã mở ra một đề tài mới trong khi trình bày Phật Pháp ngay trước chuyến du hành hoằng pháp đầu tiên của người vào năm 1967. Trước đây người đã đi du lịch nước ngoài và có mặt giữa những sinh viên nói tiếng Anh về Đạo Phật. Vào năm 1964 Rider và Comprehension của Luân Đôn, xuất bản cuốn sách chính đầu tiên của người, Con Đường Cổ Xưa của Đức Phật, giới thiệu cuốn sách như một tác phẩm về "Đạo Phật cơ bản có sự khác biệt, vì nó được một tu sĩ người Ceylon viết, một học giả, một giảng sư nổi tiếng và phát thanh viên ở Ceylon. Người có kinh sách Pali và Chú Giải ngay đầu ngón tay, vì vậy sách của người đầy những câu chuyện và trích dẫn thích đáng về những lời Phật dạy- nhiều chuyện trong số đó xuất hiện lần đầu bằng tiếng Anh."

Phần giới thiệu cuốn sách nói: "Trong những năm gần đây, một số sách trình bày giáo lý của Đức Phật đã được xuất bản bằng tiếng Anh, nhưng hầu hết đều thiếu tính chính xácvà không trình bày đúng những lời Phật dạy. Do đó nhu cầu có một cuốn sách chính xác dựa trên Tứ Diệu Đế về Khổ, nhân sanh khổ, Diệt khổ và con đường diệt khổ, là quan niệm trung tâm của Đạo Phật và Bát Chánh Đạo là cách thực hành.

Mãi đến mười bốn năm sau tôi mới có thể đọc cuốn sách nầy được chính tác giả tặng cho tôi vào ngày 7 tháng tám năm 1982, Phật lịch 2526 ở Toronto. Cuốn sách được viết: "Tặng Kirthie, với tất cả điều mong ước tốt lành và tâm từ từ Piyadassi."

Điều có ý nghĩa nhất là Con đường cổ xưa của Đức Phật được dâng tặng "Đến thầy tôi, nguyên là Đại đức Vajiranana (Sangha-Nayaka), vị Sáng lập - Trụ trì Tổ đìnhVajaranana và Đại đức Narada- vị đương nhiệm trụ trì- trong niềm kính thương". Cuốn sách đã được nhiều lần xuất bản và được phiên dịch thành một số ngôn ngữ Âu châu cũng như Hoa ngữ và Việt nam.

Theo bước chân nổi tiềng của Đại đức Vajiranana Maha Nayaka Thera, thầy của người và Narada Thera, Piyadassi Thera chẳng bao lâu đã đạt được tốc độ nhanh hơn. Người nhanh chóng giành được sự công nhận ở trong và ngoài nước về văn phong mới giản dị và dễ hiểu trong những bài Pháp người trình bày đến thính giả ngày càng đông.

Sau kỷ nguyên 1956 đưa đến những thay đổi lớn trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của người dân Tích- Lan. Được hoan nghênh như là cuộc Cách Mạng Xã Hội, tháng tư năm 1959 để thấy S.W.R.D.Bandaranaike- dẫn liên minh của Đảng Tự Do Tích Lan (SLFP) và Mahajana Eksath Peramuna quét sạch quyền lực. Lực lượng liên minh đòi hỏi đa số dân chúng ủng hộ mạnh được xem như "Nhà Nước của Nhân Dân" Tuy nhiên cuốn sách nầy không nhằm mục đích phê bình ý nghĩa chính trị mà Bandaranaike, người theo chủ nghĩa dân kiểm, đem lại, thắng lợi thích đáng của ông có thể được thấy không những phủ nhận quan điểm chính trị của phe cánh hữu, mà còn phục hưng Phật Giáo Tích Lan của đất nước đã từng tham gia một phần ít được nổi bật trong thời cai trị của thực dân Anh.Vị trí của họ không tiến chút nào từ năm 1948- trước kỷ nguyên độc lập.

Vào năm 1956 Bandanaraike, được dân chúng nông thôn ủng hộ vững mạnh, và cũng được ủng hộ đáng kể bởi đa số Maha Sangha, đã công khai ủng hộ liên minh. Bandaranaike được bổ nhiệm chức vụ W.Dahanayaka tương đương Bộ trưởng Giáo dục.

Dahanayaka luôn là người bảo vệ quần chúng, đưa những thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Trong số những thay đổi nầy là phong tặng địa vị Đại Học cho trường Phật Học (Pirivena) Vidyalankara ở Kelaniya và Vidyodaya ở Maligakanda, Maradana. Sự thay đổi có ý nghĩa nầy nghĩa là Tăng sĩ trẻ, lần đầu tiên, có quyền tiếp tục việc học đến đại học.

Trong lúc, nhiều thành viên trong Giáo Hội Phật Giáo tránh những nhà chính trị và tránh liên quan đến chính trị, chỉ giới hạn sinh hoạt trong chùa hay tự viện, nhiều vị trưởng lão trong Maha Sangha thành lập đoàn tiên phong, bảo vệ Giáo Pháp (Sasana), không những khỏi xúc phạm đến phẩm giá của các chính trị gia, mà còn tránh khỏi những người dự định lợi dụng Maha Sangha cho mục đích chính trị của riêng họ.

Xuyên suốt nền văn minh của Tích- Lan, Tăng Đoàn/ Giáo Hội đã từng là trụ cột của đất nước. Dân chúng tôn kính Maha Sangha bất kể họ thuộc lý tưởng chính trị nào. Mặc dầu, vài tu sĩ, do hành động của cá nhân họ, làm mất lòng tôn kính đó, nói chung, Maha Sangha tiếp tục giữ được niềm tôn kính sâu sắc như là người trông coi canh giữ đất nước Sinhala; vì văn hoá Sinhala không thể tách rời Đạo Phật.

Đại đức Piyadassi, trọng điểm của cuốn sách nầy là một trong số nhiều vị sư cố gắng giữ Đạo Phật có triển vọng tốt trong kỷ nguyên đang thay đổi nhanh chóng nầy không bao giờ liên quan đến chính trị, sức mạnh của người tiềm tàng trong việc thực hành Phật- Pháp và nghiêm trì giới luật trong sạch, cả trong nước lẫn ngoài nước.

Piyadassi là ai? Làm sao người trở thành một lực lượng lớn mạnh trong việc tuyên truyền Phật Pháp, người minh hoạ bằng chính cuộc đời người?

-ooOoo-

-2-

THỜI NIÊN THIẾU

Năm 1956 có ý nghĩa đối với cuộc cách mạng xã hội Bandaranaike, và năm đó cũng báo cho biết có ba sự kiện có tầm quan trọng khác tương tự như nhau, nếu không nói là quan trọng hơn. Đánh dấu tròn 2500 từ lúc Đức Phật Gotama tịch diệt, 2500 của lịch sử Tích Lan, và đời sống đạo của nhân dân Tích Lan.

Vào năm đáng ghi nhớ đó, Đại đức Piyadassi được 42 tuổi, người sinh vào năm 1914 cùng với lúc bắt đầu thế chiến thứ I. Vào ngày 8 tháng 7 nhằm ngày thứ tư, Carolis Devalamuni và vợ ông Roslyn Hettiarachchi, được ban phước lành có đứa con trai thứ ba, họ đặt tên là Premaratna. Một người anh và một người chị trước vị sư tương lai nầy và sau đó gia đình Devalamuni có hai người con gái nữa.

Premaratna được ra đời tại Kotahena, ở phía đông bắc thủ đô Colombo. Khi Hội Đồng Thành Phố Colombo họp lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 1 năm 1866, Kotahena là một trong chín khu vực đại diện được những thành viên bầu. Charles Ambrose Lorenz, luật sư nổi tiếng và thành viên Hội Đồng Lập Pháp, đại diện vùng nầy trong hội đồng lần thứ nhất.

Vào hậu bán thế kỷ thứ 19, Kotahena là một trong những nơi cư ngụ khá sang trọng. Tác giả đáng kính, H.A.J.Hulugalle trong Cuốn Trăm năm của Hội Đồng Thành Phố Colombo nói những báo cáo cho thấy rằng chỉ trước bước ngoặc của thế kỷ đất trong vùng cư ngụ phía bắc nầy một mẫu bán được khoảng 8000 Rs đến 10,000 Rs trong lúc đó đất tương tự ở phía Nam thành phố có giá trị khoảng 4000 Rs một mẫu.

Ngôi chùa xưa nhất ở Colombo còn tồn tại ở Kotahena; Dipatuttamārāma, quen gọi là Ihala pansala, thành lâp năm 1896 do Đại đức Seenigama Maha Thera thuộc Amarapura Nikaya.Đó cũng là nơi cư ngụ của vị sư có tài hùng biện, tranh luận giỏi Gunananda ở Migettuwatte, người giữ vai trò quan trọng trong việc phục hưng Phật giáo và những năm 1870 trong đó Đại tá Henry Steele Olcott và Bà Museaus Higgins giữ vai trò chủ đạo. Vào năm 1896, Đại đức Jinavaravamsa, được biết như là "vị sư hoàng gia" bởi vì sư là một thành viên trong hoàng gia Siam (Thái), gia nhập Tăng Đoàn và cư ngụ trong ngôi chùa nầy.

Sư mở trường miễn phí cho nam sinh sau nầy được biết là Trường Hoàng Tử (Prince College) và trường miễn phí cho nữ sinh, Gunananda Vidyalaya. Vào thời cậu bé Premaratna chào đời, Đại đức Jinananda ở Madampitiye đã đậu và thành Đại đức Jinavaravamsa (vào năm 1911). Một ngôi chùa xưa khác ở Kotahena là Paramananda Purana Vihara được thành lập khoảng cùng một thời với Dipaduttamarama do Đại đức Dhammananda Nayaka Thera ở Panadura sáng lập. Đại đức Sri Sumangala Nayake Thera đã cư ngụ tại đây nhiều năm trước khi mở Trường Phật Học Vidyodaya ở Maligakanda, Maradana.

Trong khi những ngôi chùa xưa nhất ở Colombo được xây dựng ở Kotahena, ngày nay vùng nầy được biết là Nhà Thờ lớn của St. Lucia, nhà thờ lớn nhất ở Colombo và là trung tâm của Đạo Công Giáo La mã ở nước nầy. Nhà thờ có cấu trúc mái vòm đồ sộ gồm đặc tính của các phòng xưng tội và những cột ion, gian giữa của nó chứa được 6000 tín đồ. Phải mất ba mươi bốn năm để xây dựng nó và nó được hoàn thành vào năm 1906. Kotahena cũng là xứ sở của hai trường Công Giáo hàng đầu của đất nước - Trường St. Benedict dành cho nam sinh và Trường Good Shepherd Convent dành cho nữ sinh.

Bạn tôi, một nhà báo kỳ cựu, E.C.T. (Manny) Candappa, một người Công giáo La mã sinh ra ở Kotahena nói: "Tôi rất hài lòng nói về sự hiện diện Phật Giáo trong đại đa số Công giáo ở Kotahena". Nhớ lại có một thời người Công Giáo hình thành 55% toàn bộ cử tri Phía Bắc Colombo nơi Kotahena toạ lạc, ông nói: "Những người bạn thân của tôi đều là Phật tử. Nhờ lòng mộ đạo và tôn kính cha mẹ của các bạn đã giáo dục tôi, đặc biệt phong tục lạy cha mẹ trước khi ra khỏi nhà. Cha mẹ các bạn tôi cũng rất rộng lượng và hiếu khách." Ông nói thêm: "Tôi đã gặp và phỏng vấn Đại đức Narada.Vì vậy mối liên hệ của tôi với Phật tử Kotahena rất than gần."

Nhớ về thời niên thiếu ở Kotahena, Đại đức Piyadassi nói không có ý nghĩa gì đặc biệt. "Chỉ như đời sống của bất cứ đứa trẻ trung lưu nào khác được quan tâm thông thường." Mẹ người đã để lại ảnh hưởng sâu đậm trong lòng người từ thời niên thiếu. "Như hầu hết các bà mẹ khác, bà luôn quan tâm săn sóc và che chở con bà." Người nói thêm khi cậu bé Premaratna ra khỏi nhà, thậm chí khi chạy việc vặt nào đó một chút, bà đã ở ngưỡng cửa, trông con về.

Cậu bé Pemaratna học kệ thơ Sanskrit dưới sự dạy dỗ của Đại đức Palita Mahathera ở Tangalle. Kiến thức thưở thiếu thời nầy là phương tiện giúp người có khả năng phát âm chuẩn tiếng Tích- Lan và Sanskrit và nói nghĩa của chúng rõ ràng.

Lúc thiếu thời người theo học trường Công giáo và Trường Thánh Đường ở Kotahena do Hội Truyền Giáo Kiến thức Công Giáo (SPCK) quản trị, đó là một trường nhỏ của Trường St. Thomas, Mount Lavinia. Nối tiếp truyền thống của các trường truyền giáo Cơ đốc thời đó, ngay cả trẻ em không theo đạo Công Giáo phải đi nhà thờ và tham gia các hoạt động đạo giáo của trường. Vài chục năm sau, vị sư tương lai, người sắp đóng vai trò chủ đạo như là sứ giả đem Giáo lý của Đức Phật đến toàn cầu, chẳng có biệt lệ nào trong thời kỳ hoàng kim của Công giáo đang nổ lực bắt dân chúng cải đạo. Người đi nhà thờ Anglican, cũng được biết như là Nhà Thờ Anh Quốc, toạ lạc ngay trong sân trường. Ở đó người học Kinh Thánh như là nền tảng căn bản để những năm sau người nghiên cứu so sánh tôn giáo và triết lý

Quyền Anh, môn thể thao được nam sinh ưa chuộng được giới thiệu vào các trường Công Giáo sau nầy đến các trường Phật Học. Đại đức Piyadassi, một vị sư không tìm thấy niềm vui nào khi nhớ về những ngày ở Trường Thánh Đường. Khi cậu bé Premaratna mười bốn tuổi đã đấu quyền Anh hạng gà cho trường cậu. Cậu chỉ là một trong mấy ngàn học sinh phải theo hệ thống giáo dục gồm những hoạt động ngoại khoá có cấu trúc rộng mà một học sinh phải tham gia. Cuộc thi đấu quyền Anh ở Trường Huấn Luyện Cảnh sát ở Bambalapitiya, Premaratna đoạt giải. Làm thế nào một võ sĩ quyền Anh trẻ biết rằng chỉ năm năm sau, thành một tu sĩ ở chùa Vajirarama, chỉ như hòn đá quăng ra khỏi Trường Huấn Luyện Cảnh Sát, sẽ là mái ấm tương lai nơi cậu sẽ thực hành và thuyết giảng về giáo lý bất bạo động.

Thân sinh của Premaratna, như hầu hết các bậc cha mẹ theo Đạo Phật ở Tích Lan muốn thấy con trai họ trưởng thành trong môi trường Phật Giáo. Họ đã phải cho cậu theo học trường Công giáo vì thiếu các trường Phật Giáo. Mãi cho đến tuổi hai mươi, cuộc phục hưng nền Giáo dục Phật giáo Tích -Lan bắt đầu thấy xuất hiện. Trong lúc các trường Công giáo đã có từ lâu vẫn còn hấp dẫn nhiều học sinh, đặc biệt các tầng lớp trung lưu và trên trung lưu, số lượng Phật tử Tích Lan bây giờ đang phát triển, cho con cái họ theo học các trường Phật học đang nhanh chóng giành được sự công nhận.

Quí ông như Sir Baron Jayatileka, Dr.G.P. Malalasekera đã để lại trong lịch sử như những nhà tiên phong của nền giáo dục Phật học ở Tích Lan. Trường Ananda, trường Phật học hàng đầu dành cho Nam sinh, dựa vào Colombo, sớm cạnh tranh với các trường công giáo hàng đầu. Phật tử ngày càng tăng tìm vào học ở trường Ananda. Trường phát triển quá nhanh đến nỗi người ta cảm thấy có nhu cầu mở rộng một trường Phật học khác ở Colombo.

Thế là trường Nalanda Vidyalaya được thành lập và thâu nhận số lượng học sinh quá tải từ trường Ananda. Cha mẹ Premaratna sốt sắng chụp lấy cơ hội cho con họ có nền giáo dục Phật giáo. Vào năm mười bốn tuổi, người đi học trường Nalanda, thời đó dưới sự điều hành của Hiệu trưởng J.N.Jinendradasa. Như Ananda, trường dưới sự điều hành của Hội Thần Trí Phật Giáo (B.T.S).

Đó là những năm có nhiều ấn tượng nhất trong thời học sinh của Premaratna. Trong lúc học tiếng Pali và người cũng học tiếng Latin. Người nhớ lại vài vị thầy- D.T. Devendra- nhà văn viết nhiều dạy lịch sử và Anh ngữ, và S.A.Wijetileke, sau đó là hiệu trưởng hai trường Phật học chính, Dhammaraja ở Kandy và Ananda, dạy tiếng Anh và Tiếng Latin. Đại đức Piyadassi nhớ thời còn học ở trường Nalanda, theo lời đề nghị của hiệu trưởng trường Nalanda, J.N.Jinendradasa, khi Đại đức Dhammaloka Thera ở Heenatiyana giảng Pháp vào ngày Chủ Nhật cho quần chúng trong hội trường, Premaratna được giao nhiệm vụ ghi chép lại các buổi nói đạo rồi chuyển biên và xuất bản thành những cuốn sách Pháp nhỏ gọi là Dharmapatrika. Đó là lần đầu tiên những bài viết của Premaratna được nhiều người biết, trong những năm sau, chúng góp phần rất nhiều vào đời sống của người như là một tu sĩ, khi người là tác giả của nhiều cuốn sách.

Ở trường Nalanda, Premaratna là một học viên quân sự tốt nghiệp trong Tiểu Đoàn Cảnh sát thâm niên. Người hồi tưởng: Làm thế nào cậu trở thành đội viên của Đội Súng Trường và các học viên quân sự được đưa đến rặng núi Hunupitiya ở Ragama để tập bắn. Premaratna là đội viên xuất sắc giành được giải Herman Loos Thách thức dành cho học viên quân sự trong bốn năm liền được nhiều học sinh thèm muốn, một bản ghi chép dành cho trường Nalanda "Học viên quân sự vào thời đó không bao giờ nuôi dưỡng bất cứ ý tưởng sát hại nào. Họ xem cây súng trường chỉ là dụng cụ thể thao." Đại đức Piyadassi hồi tưởng

Người hồi tưởng: Những ngày Đảng Lao Động của A.E. Goonersinghe bảo lãnh cho Cuộc Đình Công của Công Nhân Xe Điện vào đầu những năm thứ ba mươi. Quân Đội Anh đã được triệu tập để ngăn chận bất cứ sư xâm phạm nào đến nền hoà bình. Một Thượng sĩ đến trường Nalanda, tháo những cái then trong hai mươi lăm khẩu súng trường trong kho vũ khí của trường kẻo chúng rơi vào tay sử dụng của những công nhân đình công.

Trong thời gian học trường Nalanda, Premaratna quan tâm mở rộng việc học tập đến nhiều lãnh vực hoạt động ngoại khoá của trường. Cậu cũng như những nam sinh khác. Cậu không hút thuốc, như mấy đứa học sinh con trai khác, nhưng cậu là đứa trẻ ham vui đùa bình thường, say mê những trò tinh nghịch thông thường của học sinh con trai. Trường Phật học có phương châm riêng của trường. Khi trường Công giáo chọn tiếng Latin cho những phương châm của họ, thì trường Phật học tất nhiên chọn những câu cách ngôn trong kinh điển Phật giáo bằng tiếng Pali. Phương châm của trường Nalanda là Apadāna Sobhini Pañña - Tính Cách Làm Rạng Ngời Trí Tuệ, hoặc Trí Tuệ Chiếu Sáng Tính Cách. Phương châm của Trường Ananda là: Appamādo Amata Padam- Chánh Niệm Là Con Đường Đến Niết Bàn-Bất Tử. Một trường bạn, Dharmaraja, trên những ngọn đồi Kadyan, có phương châm là Attāhi Attano Nātho: Tự Mình Là Nơi Nương Tựa Của Chính Mình. Những phương châm nầy vẫn duy trì mãi cho đến ngày nay.

Chính trên những nguyên tắc tu tập như thế được lấy từ văn bản Pali mà học sinh Phật học được dưỡng nuôi. Premaratna tự nhiên quan tâm đến việc thám hiểm cái tâm bắt đầu từ những ngày còn là học sinh ở trường Nalanda. Tâm hiếu học vững mạnh dần. Cậu quan tâm đến Lời Phật dạy bắt đầu vào cái tuổi khi các nam sinh khác còn bận chơi thể thao, hoạt động giải trí và tìm mạo hiểm trong những vùng khác.

Trong khi học ở trường Nalanda, Premaratna đi bằng xe đạp từ nhà ở Kotahena đến Vajararama ở Bambalapitiya – cách đúng bốn hay năm dặm. Cậu ngồi ở bên chân của Đại đức Siri Vajaranana nguyên là Maha Nayaka Thera, thầy hướng dẫn tinh thần cho cậu, học văn học Tích- Lan và Vi Diệu Pháp.

Trong thời kỳ mới lớn nầy cậu có nhiều thay đổi trong tính cách. Cậu phát triển nhanh niềm say mê học Phật Pháp. Người hồi tưởng "Tuy nhiên tôi cư xử như bất kỳ cậu con trai nào khác. Tôi hiếu động, hoạt bát và đôi lúc tinh quái - tất cả chỉ là trò đùa ngây thơ; không làm việc gì xấu ác quá, hơi nhẹ dạ, ngây thơ nhằm chọc ghẹo thôi."

Vẫn còn trong tuổi thiếu niên, cậu gặp một người Phật tử thuần thành, Jinadasa, một người bà con trước kia của Đại đức Narada Thera, ông có chịu phần trách nhiệm trong việc Đại đức Narada xuất gia. Ông khuyên cậu Premaratna cũng gia nhập Tăng đoàn. "Hãy nhìn vào công việc của Đại đức Narada đang dâng hiến cho Đạo Phật," Jinadasa bảo Premaratna . "Cháu hãy đi theo dấu chân của vị sư đó".

Premaratna đồng í, nhưng không thực hiện ngay lời khuyên nghiêm túc đó. Khi vẫn còn tiếp tục học Phật Pháp, cả trường Nalanda và chùa Vajararama, Premaratna quyết định một ngày nguyện thọ bát quan trai giới Ata Sil -Tám Giới. Năm giới thông lệ mà chư Phật tử thường quán niệm là: Tôi tránh không 1.sát hại bất cứ cái gì có hơi thở; 2. lấy của không cho, 3. tà hạnh; 4. nói dối; 5. uống rượu và các chất say.

Những người Phật tử thuần thành thường bắt đầu một ngày đầu tháng thường là ngày rằm, để thọ thêm ba giới: Tôi tránh không 6. ăn sái giờ; 7. múa, hát và xem giải trí bất nhã; dùng tràng hoa, nước hoa, mỹ phẩm và đồ trang điểm; và 8. dùng giường cao sang.

Thế là chính Premaratna quyết định thọ Bát Giới vào ngày Poya (rằm). Cậu ngồi hành thiền ở trong nhà vận bộ đồ trắng. Sáu thập kỷ sau Đại đức Piyadassi nói với tôi về ngày Bát Giới đầu tiên đó. "Mẹ tôi rất mừng khi thấy con trai bà thọ bát giới (Ata Sil). Bà dâng cơm trưa (dana) cho tôi, và đối xử tôi như một vị tỳ khưu. Tôi cảm thấy ngượng.

Từ đó trở đi, Premaratna thường đến chùa Vajararama hơn. Cậu thường ở trong thư viện hằng giờ, đọc ngấu nghiến bất cứ cái gì có thể đặt tay lên. Đại đức Vajiranana ở Pelene - Nguyên Maha Nayaka Thera, theo lời của Đại đức Piyadassi, là người chấp hành kỷ luật đã trông xa thấy rộng rằng cậu Premaratna, một học sinh Phật học, có lợi ích cho Giáo Pháp (Sasana) cho Tăng Đoàn (Maha Sangha), hay Giáo Hội Phật Giáo. Đại đức Vajaranana sợ rằng nếu Premaratna tiếp tục học ở Nalanda, rồi cậu sẽ muốn học tiếp đại học, và thế là cậu mất niềm say mê trong Đạo Phật. Nên cho cậu đắp y để cậu thấy như là tài sản có giá trị.

Một ngày, sau khi học xong bài ngày Chủ Nhật, ngài bảo cậu Premaratna , ‘Giờ con học ở trường Nalanda đủ rồi. Con có thể đến đây và tiếp tục việc học của con. Ở đây, thư viện thầy có rất nhiều sách hay." Lúc đó, Premaratna đã quyết tâm trở thành tu sĩ Phật Giáo.

Cậu gặp các bạn học trong buổi tiệc chia tay vào một ngày trước khi xuất gia. Mẹ cậu ngậm ngùi nói lời từ giã: "Con, hãy vâng lời Ngài cả Nayaka Thera"

Pháp Đường ở Chùa Vajararama ở Bambalapitiya chật ních người. Giữa những người có mặt hôm đó là Hiệu trưởng trường Nalanda, Jinendradasa, nhiều giáo viên trong ban giảng dạy và học sinh. Vào buổi lễ xuất gia, Đại đức Vajaranama Nayaka Thera chính thức là Giáo thọ sư- Dhammacariya và Đại đức Revata Maha Thera ở Veragampita là Giới Luật Sư -Vinayacariya. Sáu tháng sau, Sa di Premaratna được thọ Tỳ Khưu Giới- Upasampada.

Mấy năm sau, Đại đức Piyadassi nhớ lại: Đời sống tu sĩ hơi khó thích nghi; trước đây thường ngủ trên giường, giờ cậu phải bằng lòng với chiếc chiếu và ngủ trên nền nhà trong thư viện. "Thời đó không có điện, chỉ có nến, quét sân chùa là nhiệm vụ đầu tiên và hằng ngày của tôi."

Trông cậu chuyển đổi hoàn toàn trong bộ y. Chẳng còn bao giờ có cái gọi là tự do để cậu vui đùa như người đời. Hằng ngày Sư phải ôm bình bát đi một vòng để khất thực –pindapātha, sống nhờ vào lòng hảo tâm của mọi người. Tuy nhiên ngay cả chú Sa di nhỏ, người ta cũng phải cúi đầu tỏ lòng tôn kính. Người được sự trực tiếp giáo dục của "Bậc thầy vĩ đại, uyên bác và xuất sắc", Đại đức Vajiranana Maha Nayaka Thera ở Pelene. Đại đức Narada- huynh trưởng của người cũng ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của Đại đức Piyadassi - một vị sư trẻ. Đại đức Narada cũng được sinh ra tại Kotahena. Những hoạt động hoằng pháp của Đại đức Narada gây ấn tượng lâu dài trong tâm trí trong sáng của vị sư trẻ.

Đại đức Piyadassi nghiên cứu văn chương Pali và Tích- Lan cùng với Giáo Pháp và Giới Luật. Sau đó người tự ghi danh vào lớp Vidya Visarada ở Đại Học Colombo, được Tiến sĩ G.P.Malalasekara tổ chức.

Vào năm 1934, năm Đại đức Piyadassi thọ Tỳ Khưu, cuốn sách Thiền Phật Giáo được phát hành ở Anh quốc, được viết bởi một phụ nữ Pháp,G. Constant Lounsbery người có bằng Cử Nhân Khoa Học và Chủ Tịch của Les Amis du Bouddhisme. Lời nói đầu của cuốn sách được viết bởi W.Y. Evans Wentz, Thạc sĩ, Tiến sĩ Văn chương, Tiến sĩ Khoa học (Oxon), thành viên của trường Jesus thuộc Đại Học Oxford. Cuốn sách mở đầu với lời trích dẫn từ Kinh Pháp Cú, kệ 239:

Từ từ, chút chút mà hay
Từng sát na một gỡ ngay ác mầm
Thợ vàng lọc bụi trong ngần
Cũng dường thế ấy chắc dần uế nhơ.

Trong lúc có nhiều trường phái Đạo Phật hiện đại, Lounsbery chú tâm vào Theravada, Phật Giáo Nguyên Thuỷ, hay Phật Giáo Nam Tông. Lounsbery viết "Phật tử chân chính là người suy nghĩ tự do, người tiên phong trong việc tầm cầu chân lý, người tiên phong có lòng trắc ẩn và khoan dung, đi tìm để tước đoạt vũ khí một kẻ thù - Vô minh."

Đây là một diễn tả thích hợp về Đại đức Piyadassi xuất hiện sau cuốn một sách của Lounsbery phần tư thế kỷ, sắp bắt đầu như một người tiên phong đem thông điệp của Đức Phật đến khắp thế giới. Lounsbery nói: "Đông Phương đang lấy vốn tích lũy trong các Kho Tàng Pháp Bảo và làm sáng tỏ những mê tín dị đoan trong chủng tộc đã làm mê mờ những Ý Tưởng Trọng Yếu của Giáo Pháp. Những mê tín dị đoan thuộc chủng tộc hay cục bộ nầy đưa đến kết quả là cuộc diễu hành khải hoàn của Đạo Phật ở bên kia Châu Á xuyên suốt Tích-lan, Miến Điện, Thái lan, Trung Quốc, Nhật bản và Tây Tạng. Nhưng sự tồn tại qua nhiều thế kỷ của Giáo Pháp, dường như nhờ vào sự kiện rằng không có một giáo điều nào bị áp đặt cả."

Cuốn sách tham khảo đến những bài viết của những vị sư Phật giáo nổi tiếng, kể cả, sư người Đức, Đại đức Nyanatiloka Maha Thera, Đại đức Narada Maha Thera, Đại đức Vajiranana Maha Thera ở Parawahena và tỳ kheo Silacara (Ông Mckechnie).Sau nầy vào một ngày nào đó, Đại đức Piyadassi sắp điền tên người vào danh sách những người diễn giải Đạo Phật nổi bật nầy.

-ooOoo-

-3-

THỜI THANH NIÊN

Một trong những sự kiện cùng xảy ra trong đời, vào lúc Premaratna xuất gia như là một tu sĩ Phật Giáo có Pháp danh là Piyadassi, tôi bắt đầu có cái nhìn xuyên suốt vào Đạo Phật. Vào cùng năm đó, 1934, cha tôi chuyển tôi từ Nhà Tu Kín Bông Hoa Nhỏ Công Giáo ở Bandarawela và cho tôi nhập vào trường Dharmaraja ở Kandy, Phật Học Viện dành cho Nam sinh lớn nhất thứ ba, sau hai trường Ananda và Nalanda ở Colombo.

Nhà giáo dục Phật học dẫn đầu thời đó, P.de S. Kularatna, từ chức hiệu trưởng trường Ananda để nhận lãnh đạo trường Dharmaraja từ K.F. Billimoria. Kularatna dời đến Kandy, thủ đô cao nguyên, sẽ nâng cao trình độ giáo dục ở đó. Đối với chúng tôi, những học sinh Rajans tự hào, Kularatna là hiện thân của chủ nghĩa dân tộc Tích Lan và giáo dục Phật học, sự pha trộn hài hoà của văn hoá Đông và Tây. Ngay sau khi ông từ Anh quốc trở về với vợ ông - người nước Anh, ông vận quần áo dân tộc Tích Lan, được biết là trang phục Arya Sinhala.

Mỗi buổi sáng ở hội trường chúng tôi đọc tam quy và ngũ giới. Chúng tôi, hầu hết là bọn con trai nông thôn nhỏ, ham chơi, không thường tiếp xúc văn hoá Tây phương, rất sung sướng khi hiệu trưởng và vợ ông thỉnh thoảng cùng đọc ngũ giới với chúng tôi và chúng tôi được nghe giọng ngoại quốc của một phụ nữ Anh đọc kệ Pali.

Nhờ sự hiện diện dễ mến và hấp dẫn của Ông bà Kularatna, trường Dharmaraja có động cơ mới trong giáo dục. Đại đức Piyananda ở Dickwela hiện diện trong viện là hình ảnh Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc, mấy năm sau ngài cư ngụ ở Washington Buddhist Vihara (do Đại đức Pannasiha Mahanayaka Thera thành lập năm 1965), ngài ngụ tại trường khi lần đầu tiên tôi theo học. Ngài dạy giáo Pháp và Mỹ Thuật. Ở đó cũng có một ni cô người Mỹ, Cô Dhammadinna, phòng cô ở chiếm Cảnh Hồ, một trong hai phòng riêng biệt dành cho tu sĩ trên ngọn đồi Dharmaraja.

Ông L.H.Mettananda làm hiệu trưởng kế Ông Kularatna. Ông trái ngược với Kularatna, về vẻ mặt nghiêm nghị hay cau mày và cách vận quần áo lúc nào cũng vậy, ông có sức hấp dẫn lôi kéo mọi người về phía ông. Khi có sự hiện diện của ông hiệu trưởng Mettananda, chúng tôi, bọn học sinh còn nhỏ sợ, nếu không nói là kinh. Tuy nhiên tôi có kỷ niệm đáng nhớ về 5 năm ở trường Dharmaraja. Về mặt giáo dục tôi có sẵn quí thầy tận tâm sẵn sàng giúp cho đến khi khôn lớn. Không chỉ là kiến thức ở trường mà còn là nhiều mặt trong chính cuộc sống hình thành giọng nói của tôi.

Ảnh hưởng Đạo Phật trong đời tôi bắt nguồn từ trường Dharmaraja, vì chính vào thời đó tôi bắt đầu thắc mắc về vài cách thực hành nghi lễ bên ngoài của Đạo Phật mà trong những năm sau, Đại đức Piyadassi định nói đời không thiết yếu cho một Phật tử chân chính thực hành. Không bằng lòng với những lời giải thích khác nhau của người giảng dạy, tôi bắt đầu quán xét pháp nội của Đức Phật, trong lúc cố liên hệ với đời sống hằng ngày.

Thói quen đọc sách hình thành từ lúc thiếu thời khiến tôi đọc ngấu nghiến bất cứ thứ gì nằm trên tay tôi. Mặc dù tôi đã học nhiều từ sách, tôi tin rằng tôi đã học từ con người nhiều hơn. Đại đức Piyadassi là một trong số đó. Tôi học Pháp vào cái tuổi bốn mươi từ vị sư Hà Lan, tỳ khưu Dhammapala. Người thường nói rằng những lời Phật dạy cần được giải thích chứ không nên áp đặt."Chúng tôi càng giải thích thực tế giáo pháp, càng có nhiều cơ hội lớn cho những người suy nghĩ đúng chấp nhận. Đó là những gì Đại đức Piyadassi sắp làm vài năm sau- giải thích Phật Pháp cho thế giới.

Tỳ khưu Dhammapala từ Tân Tây Lan, một thời là linh mục Công Giáo La mã, đã từng từ bỏ đức tin vào tổ tiên để chấp nhận Đạo Phật. Vào những năm sau, ông muốn kể với tôi rằng trong lúc một linh mục ở quê hương ông, mất niềm tin vào khái niệm Thượng Đế và Đức Chúa Nhân Từ, ông quỳ nhiều giờ trong ngày để cầu khẩn Chúa giúp ông phục hồi niềm tin. Ông chỉ tôi xem đầu gối ông bị thương tích như là bằng chứng. vào Cuối năm ba mươi tuổi, ông xuất gia như là một tu sĩ Phật Giáo, ngụ tại chùa Sudharmarama tại Udawattakele trong suốt những ngày đầu tôi học ở trường Dharmajara.

Tỳ khưu Dharmaraja thành lập Hiệp Hội Sinh Viên Phật Giáo Tích – Lan (ACBSU), có thể được diễn tả như phong trào cách mạng trong sinh viên Phật Giáo. Bác bỏ những học thuyết cứng nhắc và giáo điều của tôn giáo vô thần, phong trào khuyến khích thanh niên khảo sát lời dạy và vấn đề liên quan đến những chuyện thần thoại thường kết hợp với tôn giáo có tổ chức.

Nhiều chi nhánh của Hội Sinh Viên Phật Giáo Tích – Lan (ACBSU) sắp thành lập ở nhiều nơi trong nước. Đầu tiên do tôi, một chi nhánh được thành lập ở Badulla và có tiếng là một trong những chi nhánh hoạt động tích cực. Hội Sinh viên Phật Giáo Bandulla bắt đầu một tạp chí có tên là BEES. Nó có hai nghĩa BEE- EES- Sinh Viên Phật Giáo và từ "bees|" cũng có nghĩa chúng tôi linh hoạt năng động như con ong bận rộn.

Khi Đại đức Piyadassi nói: Hội Sinh Viên Phật Giáo (BSU) đem lại đời sống mới cho sinh viên Phật giáo bằng cách chỉ cho họ nghệ thuật nghiên cứu Đạo Phật một cách chỉ trích – không phải chỉ đọc lướt qua hay nhìn trên bề mặt mà tìm tòi nghiên cứu sâu và thấy vượt trên mắt trần." Sinh viên từ nhiều nơi khác nhau trong nước được đến gặp gỡ nhau để hội thảo chuyên đề và luận Đạo vào cuối tuần, trao đổi ý kiến và trở thành bạn Đạo. Họ cũng làm những việc xã hội như cứu trợ lũ lụt.

Những thành viên của Hiệp Hội Sinh Viên Phật Giáo Tích – Lan thảo luận sinh động về so sánh tôn giáo và Triết lý với Tỳ Khưu Dhammapala như là người chủ động. Những cuộc thảo luận nầy thường biến thành những cuộc tranh luận nóng bỏng. Được chỉ định là người chỉ đạo tinh thần, sư hướng dẫn những cuộc thảo luận vào những vấn đề ưa tranh luận như Khái Niệm về Thượng Đế. Sư có thể chứng minh hay bác bỏ bằng nhiều cách khác nhau sự tồn tại của Đấng Toàn Năng hay Chúa Nhân Từ. Lai lịch Công Giáo của sư làm cho sư có khả năng trình bày việc phân tích và so sánh giữa tôn giáo hữu thần và nhân văn mà chúng tôi, những sinh viên trẻ hay chống đối, say mê và nhanh chóng đặc câu hỏi và tranh luận.

Năm 1960, H.S.S.Nissanka, một thành viên rất tích cực của Hiệp Hội Sinh Viên Phật Giáo Tích – Lan mời Đại đức Piyadassi nghiên cứu tỉ mỉ "Khái Niệm Đạo Phật về Đời Sống trước khi Sanh và Đời Sống sau khi Chết".Cuộc nghiên cứu tiếp tục trong nhiều tháng đưa người tới những vùng quê xa xôi hẻo lánh. Trong vùng Hadunuwewa ngoài Talawakele ở trung tâm Tích – Lan cô bé Nanatilake Baddewithana, đang nói về đời sống kiếp trước. Khi bé mới hai tuổi bé nói về người mẹ và người cha khác ở Talawakele. Dựa vào những cuộc điều tra nầy Tiến sĩ Nissaka viết một cuốn sách bằng tiếng Tích –Lan, Navata upan dariya (Cô Bé Tái Sanh)

Giáo sư Ian Stevenson M.D. Phân Khoa Thần Kinh và Tâm Thần, trường Y, Đại Học Virginia, được nhiều người biết là nhà nghiên cứu trong lãnh vực nầy, vào mùa hạ năm 1961, viếng thăm Hedunuwewa và tiến hành cuộc điều tra độc lập về trường hợp và kể cả báo cáo về trường hợp trong cuốn sách của ông Hai Mươi Trường Hợp Gợi Nhớ Về Tái Sinh kết quả qua nhiều năm nghiên cứu đã đưa ông đến nhiều nước, kể cả Ấn Độ và Tích Lan, nơi đây ông đã thực hiện nghiên cứu trường hợp những người nhớ kiếp trước của họ. Ba trường hợp được nghiên cứu ở Tích- Lan. Cuốn sách nầy được Xã Hội Mỹ (American Society) xuất bản hầu cung cấp tài liệu cho Viện Nghiên Cứu Tâm Linh, năm1966. Nhận lời yêu cầu của Giáo Sư Stevenson, Đại đức Piyadassi nói chuyện với sinh viên trường Đại Học Virginiya.

Vào những năm sau đó, Đại đức Piyadassi, vị sư truyền Giáo Quốc Tế sắp nhấn mạnh khía cạnh khoa học của Đạo Phật luôn được nghiên cứu kỹ và chất vấn ủng hộ. Dhammapala cũng thích đề cập đến câu chuyện của một tu sĩ Phật Giáo người Í, Đại đức Lokanatha, một trong những bài thuyết pháp ông nói rằng khi ông trở thành Phật tử, mẹ ông đang cầu nguyện cho linh hồn ông. "Tội nghiệp cho bà", Đại đức Lokanatha than rằng "Bà không biết tôi không có." cùng với lời dẫn chứng trong Đạo Phật về niềm tin không có cái ngã/ linh hồn (anatta).

Khác với nhiều tổ chức Phật Giáo khác, Hiệp Hội Sinh Viên Phật Giáo Tích – Lan không đọc ngũ giới vào lúc bắt đầu cuộc họp. Chúng tôi tin rằng năm giới là quá nhiều như mười điều răn của Công Giáo, vì vậy chúng tôi phát triển cốt lõi đạo đức riêng, dĩ nhiên, nói chung dựa trên lời Phật dạy. Vào các buổi họp hay hội nghị, chúng tôi quỳ hai bàn chân dựng lên, đầu cúi xuống và hành thiền:

Tôi sẽ tìm sức mạnh trong đời sống sạch trong;
Tôi sẽ tìm danh dự trong lời nói chân thật;
Tôi sẽ tìm niềm vui trong sẵn sàng phục vụ;
Do đó, Tôi tự hứa:
Làm những gì tôi nghĩ là bổn phận của tôi;
Nói những gì tôi nghĩ là Chân Lí;
Giúp người trong khả năng hợp lý của tôi.
Nếu tôi sai, tôi sẽ không làm sai hơn
Bằng cách cố gắng xin lỗi
Nhưng hoàn toàn chịu trách nhiệm
Về những hành động và phản ứng của tôi,
Cùng động cơ và hậu quả của chúng.
Mong quyết tâm chân thật nầy
Cho tôi sức mạnh
Để tôi thực hiện bổn phận
Đối với chính tôi và người khác.

Bây giờ, hơn bốn mươi năm sau, tôi không thể tìm thấy lỗi nào trong triết lý nầy mà dường như là cốt tử lời Phât dạy. Thậm chí sau khi Tỳ Khưu Dhammapala hoàn tục, vẫn tiếp tục quan tâm đến Đạo Phật và Hiệp Hội Sinh Viên Tích Lan. Ông vẫn giữ niềm tin trong Phật Pháp, mặc dầu ông tiếp cận Đạo Phật không theo phong tục. Tuy nhiên kiến thức Phật học uyên bác của ông có truyền thống; vì ông ở trong ban giảng huấn của trường Đại Học Peraniya và sau khi Tiến sĩ G.P.Malalasekera nghỉ, ông trở thành Chủ Bút của Bách Khoa Tự Điển Phật Giáo.

Đại đức Piyadassi, sau nầy trông nom Hội Sinh Viên Tích Lan như Vị Giám Đốc Tinh Thần chính yếu, là người kế tục xứng đáng hơn bất cứ những người điều hành trước kia. Người ứng hợp với vai trò nầy một cách đáng ngưỡng mộ. Đại đức Piyadassi là một trong thế hệ của chư tăng đang lớn lên muốn ly khai khỏi những phương diện giáo điều của đạo và làm sáng tỏ giáo lý trong khi liên hệ đến chư tăng theo truyền thống vẫn còn ở trong chùa và mong chờ người ta tôn kính họ.

Người thuyết giảng hằng trăm buổi nói đạo trong các trường trung và đại học ở khắp nước. Người là một diễn giả được thính giả tìm gặp nhiều nhất sau buổi nói đạo tại trường Đại Học Peraniya. Nhờ tiếp xúc với sinh viên, người làm cho chúng qúi mến. Không bằng lòng trong giới hạn ở địa phương, Đại đức Piyadassi vươn cánh đến cảnh trời trong nước và quốc tế. Đem thông điệp của Đức Phật đến khắp bốn phương trời, Đại đức Piyadassi chầm chậm nhưng chắc chắn làm cho tên người được biết đến trong cộng đồng Phật Giáo Quốc Tế.

-ooOoo-

-4-

NHỮNG NGÀY MỚI XUẤT GIA

Đại đức Piyadassi là một biểu tượng tốt của một vị sư được "đào tạo tại chỗ". Khi thọ tỳ khưu giới (upasampada) vào lúchai mươi tuổi, kiến thức về Pháp và Luật tất vẫn còn giới hạn. Tuy nhiên, lòng khao khát học tập của người so với những người khác là vô cùng tận.

Từ khi mới xuất gia, Đại đức Piyadassi cho thấy lòng hiếu kỳ đặc biệt trong việc nghiên cứu Giáo pháp. Đại đức Siri Vajiranana Mahanayake Thera ở Pelene, giáo thọ sư của người (dhammacariya), đã cảm nhận tính cách nầy trong cậu bé Premaratna, khi cậu học với ngài và bỏ học ở trường Nalanda rồi trở thành tu sĩ.

Đại đức Piyadassi cũng là người giỏi biết lắng nghe. Nhiều học giả Phật giáo lỗi lạc và những nhà lãnh đạo thường viếng thăm chùa vào những ngày rằm, trong thời gian Đại đức Piyadassi mới thọ giới. Trong số những ai thường gọi điện đến để tỏ lòng tôn kính đối với bậc đạo sư Đại đức Vajiranana và thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến Đạo Phật và nền Giáo Dục Phật Giáo nói chung, Đại đức Piyadassi nhớ đến Sir Baron Jayatilleke, Tiến sĩ.G.P.Malalasekara, Julius de Lenerolle, Munidasa Cumaratunga, Mudaliyar E.A.Abeyesekera và pháp huynh của Thầy – Mahanayaka Pandita Gunawardana ở Tudawe Thera.

Là một vị sư nhỏ, Piyadassi không được quyền đến gần nhưng quá thính tai, người lắng nghe và học được nhiều qua các buổi nói chuyện giữa thầy người và những cư sĩ có quyền uy mà họ không để í. "Tôi học được nhiều bằng cách chỉ lắng nghe từ những người có học vấn cao như thế," Đại đức Piyadassi mấy năm sau nói.

Nhiều điều có ý nghĩa và những năm của thập kỉ ba mươi. Phong trào phục hưng Dân Tộc Phật Giáo đã có đà tiến triển trong mấy năm qua, sau khi thành lập các trường Phật Học.

Vào năm 1931, ba năm trước khi Đại đức Piyadassi xuất gia, Jawaharlal Nehru và phu nhân ông ở Ấn Độ viếng thăm Tích –Lan, đi cùng cô con gái, Indira, tương lai là Bộ Trưởng Ấn độ, lúc đó chỉ mười ba tuổi. Vào những năm sau, Đại đức Piyadassi trở thành người ngưỡng mộ nhiệt tình vị lãnh đạo Ấn Độ vĩ đại nầy là người yêu mến Tích –Lan và Đạo Phật. Đại đức Piyadassi thường nhắc đến Nehru trong nhiều buổi nói chuyện với thính giả trên thế giới và trong các cuốn sách ông viết.

Cuốn sách The Spectrum of Buddhism của người mở đầu với lời trích dẫn nầy: "Nhiều thời đại đã trôi qua mà Đức Phật dường như không xa vời gì cả, giọng người thì thầm trong tai chúng ta và dạy chúng ta đừng bỏ chạy khỏi cuộc chiến mà lặng nhìn để đương đầu với nó, để thấy ra trong cuộc đời từng có nhiều cơ hội vĩ đại hơn để trưởng thành và phát triển. Một nhân cách tính đến hôm nay và mãi mãi và con người đã để ấn tượng của chính mình lên tư tưởng của nhân loại như Đức Phật, vì vậy cả đến ngày nay tư tưởng của người vẫn còn sống động và rung cảm, ắt hẳn là con người tuyệt luân- một con người mà như Baths nói, "một mẫu hoàn chỉnh của trầm lặng, dịu ngọt và oai nghiêm, của nhân hậu vô cùng đối với chúng sanh có sự sống và có lòng trắc ẩn đến chúng sanh đau khổ, của người có đời sống giải thoát hoàn toàn và miễn nhiễm mọi thành kiến." Thông điệp của người cũ mà rất mới và nguyên thuỷ đối với những ai mãi mê trong những điều vô cùng tinh tế của lý thuyết suông, giam cầm trí tưởng tượng của giới trí thức; và thông điệp đó ăn sâu vào trái tim nhân loại. (The Discovery of India).

Trong lúc viết cuốn sách nầy tôi nhận được cuốn sách của Akbar Nehru- The Making of India cho tờ báo The Sunday Times của Tích –Lan. Đại đức Piyadassi, vào giai đoạn cuối của chuyến hoằng pháp quốc tế thứ mười ba, đã đọc bài phê bình ở Singapore. Ngày 22 tháng 9 năm 1992 người nói: "Tôi đã đọc bài phê bình tuyệt tác của ông... Tôi là người yêu mến Nehru. Ông là người Phật tử có tâm huyết và lòng kính yêu vô hạn đối với Đức Phật." Người nói rằng từ khi đọc bài phê bình nầy người thích đọc sách của Akbar.

Ngay khi các viện giáo dục Phật học đang mọc lên khắp nơi trong nước, những tổ chức tôn giáo cũng nhanh chóng ra đời, đã đem lại một sức đẩy mới cho Đạo Phật. Vào thời đó Tích Lan vẫn còn dưới chế độ cai trị của Anh, và mãi đến năm 1948, Tích Lan mới giành được độc lập sau Ấn-Độ độc lập một năm. Đó là cái kỷ nguyên, mà người nào được biết là một người Công Giáo mới hợp thời; khi những mảnh vụn từ cái bảng hiệu của người da trắng trên những người Công Giáo bẩm sinh, trong khi phần lớn cộng đồng Phật Tử bị lãng quên.

Một tổ chức công giáo nhanh chóng giành được sự công nhận vào thời Hội Thanh Niên Phật Giáo Uva (YMBA). Tôi được liên lạc mật thiết với hội nầy suốt trong những thập niên bôn mươi và đầu năm mươi, kỷ nguyên mà Đại đức Piyadassi là người nhiệt tình tham giaphong trào phục hưng Chánh Pháp, chĩa mũi nhọn từ thủ đô Colombo nhờ nhiều tu sĩ lỗi lạc, kể cả chư vị Đại đức Narada, Pannasiha ở Madihe, Pannasekhara ở Kalukondayave, Nanasiha ở Henpitagedara, Piyadassi và nhiều tu sĩ khác và cư sĩ, quá nhiều không thể kể hết được.

Đồng thời với Hội Thanh Niên Phật Giáo Uva là Amarananda Gunapala, một nhân vật được yêu chuộng ở nơi làm việc của ông, Tổng Thư Ký Gunapala làm việc không mệt mỏi cho tổ chứ Hội Thanh Niên Phật Giáo Uva như là một tổ chức tôn giáo từ thiện. Một đoạn trong tiến trình nầy khi Jack Kotelawele, như là một thành viên của nghị viện cho Badulla, giới thiệu một bàn kiến nghị cho tổ chức trong nghị viện vào năm 1949. Đảng Đoàn Kết Dân Tộc (UNP), chính phủ ngày nay, bác bỏ kiến nghị đó với l‎í do rằng nó được giới thiệu bởi "người theo chủ nghĩa Mác xít mà theo người đó tôn giáo là thuốc phiện của nhân loại."

Tờ The Ceylon Daily News, trong bài xã luận vào ngày 5 tháng 12 năm 1949 lên án sự bác bỏ của nhà nước. Nhiều lá thư gởi tới tấp đến chủ bút và công chúng phê bình nhiều về thái độ của nhà nước được xem như một trong những thủ đoạn chính trị bất chấp điều lợi ích của bản kiến nghị đó.

Lá thư của tôi vào ngày 8 tháng 12 năm 1949 chúc mừng cánh hữu, bài bình luận thẳng của tờ Daily News nói: "Tôi không phải là nhà chính trị. Tôi viết bài nầy như là người theo Giáo lý của Đức Phật. Tôi cũng không thích xây dựng lên những viện tôn giáo... Đạo Phật là giáo lý triết học, phải thực hành và sống trong từng giây phút của đời sống chúng ta... Tuy nhiên, về nguyên tắc, tôi đồng ý với quan điểm đã phát biểu trong lãnh đạo của các anh. Cho dù đảng của ông Kotelawela có thể là chính trị, tôi luôn tìm gặp ở ông một người sẵn sàng và nhiệt tình giúp đỡ bất cứ khi nào tôi gặp ông có động cơ chính đáng liên quan đến Hiệp Hội Thanh Niên Phật Giáo Uva. "Sau đó, trong Chính phủ có một thành viên giới thiệu bản kiến nghị nầy và Hiệp Hội Thanh Niên Phật Giáo Uva kết hợp hành động. Ngày hôm đó, Gunapala là người hạnh phúc nhất .

Vào khuya ngày Gunapala giã từ Badulla sau gần hết đời tận tuỵ cống hiến nhân dân Badulla, ông đã từng cống hiến quá nhịệt tình khiến ông phải từ giã. Người đã hoàn thành quá tốt chức năng phục vụ, nên được tặng hai mươi đồng tiền Anh bằng vàng để kỷ niệm hai mươi năm phục vụ cho Hội Thanh Niên Phật Giáo, ông nhận và xúc động ứa nước mắt không nói nên lời. Ông giữ một đồng tiền như vật kỷ niệm rồi trao phần còn lại cho hội nơi ông yêu mến để giúp xây dựng. Đồng tiền vàng đó được tặng cho Sumitra -vợ ông. Như vậy Gunapala luôn là người cho, không phải người nhận.

Gunapala và Sumitra và con cái họ, hiện ở Aruppola, Kandy. Đại đức Piyadassi, thường đến viếng Chốn Ẩn Lâm ở Kandy, thường gặp Gunapala tại đó. Khoảng cùng trang lứa, Đại đức Piyadassi và Gunapala đã đi những bước tiên phong trong Đạo Phật. Họ tiếp tục làm việc cho đạo trên cao nguyên Kandy nầy.

Amarananda Gunapala là nòng cố của cuốn sách nầy. Lần đầu tôi gặp ông vào những ngày tôi lang thang và thường lêu lỏng, ngay sau khi ở trường về. Ông là người có ảnh hưởng chuẩn mực trong đời tôi. Tôi bắt đầu quan tâm trong những hoạt động Phật Giáo là nhờ ông truyền cảm hứng. Nhờ mối quan tâm đó, tôi có đặc ân được biết đến Đại đức Piyadassi - chủ đề trung tâm của cuốn sách nầy. Qua những trang sách nầy tôi, tôi tỏ lòng tôn kính đến Gunapala, một người bạn trung thành và đáng tin- một công nhân nhiệt tâm, người như Đại đức Piyadassi nói, đã cống hiến trọn đời để phục vụ vị tha.

Một trong những thành tựu của Hội Thanh Niên Phật Giáo Uva là sáng lập trường Tư Thục Phật Giáo đầu tiên cho nữ sinh ở Bandulla. Được trang bị với những cây cuốc chim và mấy con voi theo truyền thống của lễ đặt đá để xây dựng, mấy trăm học sinh chúng tôi cắt mảng cỏ đầu tiên vào một ngày Chủ Nhật vào những năm giữa thập niên bốn mươi, trong phong trào shramadana rộng lớn. Chúng tôi có mang theo cơm sữa (kiributh) kevun, kolikuttu, chuối và kitul jaggrey và nhiều bình nước trà, khi chúng tôi đào đất để đặt nền tảng cho cái mà ngày nay là Badulla Visakha Vidyalaya. Đứng đầu đội tiền phong ngày đó dĩ nhiên là Amarananda Gunapala. Về thân hình bên ngoài nổi bật trên mảnh đất ngày hôm đó là Cyril de Silva.

Trong lá thư mới đây gởi cho tôi ở Canada, Cyril nhớ làm sao cách đây mấy năm, ông gặp Đại đức Piyadassi đi bằng xe lửa từ Kandy khi Cyril là tài xế xe lửa. Xe lửa theo kế hoạch đến Colombo khoảng 9:30 sáng hôm đó nhưng bị trật đường rây trầm trọng ở Polgahawela và xe lửa được tổ chức lại.

"Tôi nhận ra Đại đức Piyadassi tại Rambukkana và dâng sư nước dừa, vào lúc khoảng 9 giờ sáng. Tôi trình sư thực trạng như thế, khi nhận ra sư sắp trễ giờ độ ngọ. Sư bảo tôi đừng lo về điều đó. Sư có thể dùng vài lát bánh mì cũng được. Tuy nhiên Cyril liên lạc với ông Trưởng Ga Polgahawela chuẩn bị ngay cơm trưa dâng sư. Trong lúc đó Cyril bảo nhân viên phục vụ ở quầy giải khát ở ga dâng sư một tách trà hay cà phê. Đại đức Piyadassi sau đó nhận địa chỉ Cyril và gởi cho ông một gói sách về Đạo Phật cho "các con ông". Cyril viết "Sư là một tu sĩ vĩ đại". Cư sĩ Cyril và tu sĩ Đại đức Piyadassi- cả hai đều chóng kết bạn với nhau.

Tôi được biết từ Đại đức Piyadassi rằng Hải Đảo Cư, toạ lạc trên cái hồ ở Dodanduwa trong Miền Nam Tích Lan, được một vị sư học giả người Đức nổi tiếng thành lập Đại đức Nyanatiloka Mahathera vào năm 1913. Nó trở thành chốn ẩn lâm cho hằng trăm tu sĩ Tây phương và Đông phương.

Tuy nhiên, suốt trong thế chiến thứ hai tất cả tu sĩ nước ngoài phải rời chốn Ẩn Lâm. Tích –Lan lúc bấy giờ dưới quyền cai trị của Anh Quốc, và chính người Anh đã đưa Đại đức Nyanatiloka và Đại đức Nyanaponika và tất cả những người Đức khác vào trại tập trung ở Diyatalawa, trong nội địa Tích Lan. Sau khi người Nhật lấy Singapore, những người nầy được chuyển đến trại ở Dehra Dun ở Bắc Ấn. Ở đây họ tiếp tục dịch thuật và sinh hoạt Đạo. Từ Dehra Dun Đại đức Nyanaponika viết cho Đại đức Piyadassi: "Suốt trong thời gian ở đây tôi không bao giờ đóng cửa sau lưng tôi." Có lẽ nghĩa rằng họ không ở trong phòng.

Suốt trong thời kì gian khó nầy chỉ có ba vị sư ở Hải Đảo Cư: người Tích –Lan, Đại đức Nanaloka, Soma và Kheminda. Đại đức Piyadassi cũng gia nhập và làm việc bên cạnh họ. Soma Thera là tác giả cuốn sách thiền nổi tiếng, bản dịch hoàn tất của Kinh Đại Niệm Xứ và Chú Giải, The Way of Mindfulness đã xuất bản nhiều lần. Sư cũng là tác giả cuốn The Path of Freedom (Vimuttimagga). Nhóm nầy đã có nhiều buổi luân Đạo tiếp tục đến ba giờ sáng; và chính nơi đây Đại đức Piyadassi hành thiền đạt đến độ sâu của nó.

Con đường Cổ Xưa của Đức Phật, tác phẩm chính đầu tiên của Đại đức Piyadassi, bây giờ trở thành tác phẩm cổ điển về Đạo Phật, là kết quả của nhiều năm nghiên cứu Đạo trong tình bạn cùng với những tu sĩ học giả trẻ khác, người sớm nổi tiếng trên thế giới.

Trong thời chiến đời sống khó khăn. Thực phẩm khan hiếm vì vậy thức ăn đạm bạc, tuy nhiên những vị sư nầy đương đầu với tám pháp thế gian (attha lokadhamma) với tâm dõng mãnh và tiếp tục Pháp sự của họ.

Sau chiến tranh, hai vị sư người Anh đến Hải Đảo Cư, Đại đức Nanamoli và Đại đức Nanavira. Kinh nghiệm trong chiến tranh làm cho họ nhận ra chân lý trong Giáo Pháp của Đức Phật. Như chư vị Đại đức Mahathera Nyanatiloka và Nyanaponika, Đại đức Nanamoli đã cống hiến cho Đạo Phật rất đáng kể bằng cách chuyển dịch một số văn bản phức tạp sang tiếng Anh, kể cả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), đã xuất bản nhiều lần, và nhiều tác phẩm dịch thuật nổi tiếng khác.

Bây giờ sống ở Hải Đảo Cư là một vị sư cao tuổi người Đức 83 tuổi, Đại đức Nanavimala, học trò trưởng của Đại đức Nyanatiloka. Sư có những sinh hoạt thật khác với những vị sư đồng môn. Sau khi sống mười năm ở hải đảo nghiên cứu kinh, bài giảng và bài luận đạo của Đức Phật, rồi xuất gia, sư đi khắp mọi nơi trong đất nước Tích Lan suốt hai mươi lăm năm, theo bước chân Đức Phật, hào quang của tình thương và lòng trắc ẩn của sư bảo bọc tất cả những ai gặp sư đúng như lời huấn thị của Đức Phật "vì lợi ích và hạnh phúc của chúng sanh". Bây giờ sư sống an bình lặng lẽ tại Hải Đảo Cư.

Một vị Maha Thera người Đức đáng nhớ khác là Đại đức Vappa, một người học trò rất cao hạ của Đại đức Nyanatiloka, nhưng không phải là "học giả". Người đã ghi nhớ cuốn sách của thầy The Word of The Buddha, và khi nào thuyết pháp lại nhắc đến thầy, Đại đức Nyanatiloka, người rất hoan hỷ đọc thuộc lòng một bài kinh trong cuốn The Word of The Buddha. Người ta nói rằng nếu người không thể đón ca nô hay thuyền đưa người qua hồ để đến đất liền, hay đưa người trở lại Hải Đảo Cư, người sẽ bơi một quãng khoảng một dặm.

Có lẽ người sinh viên- học trò nổi tiếng nhất của Đại đức Nyanatiloka là Đại đức Nyanaponika, tác giả cuốn Trọng Tâm Thiền Phật Giáo và người sáng lập Nhà Xuất Bản Sách Phật Giáo ở Kandy, nhà xuất bản những tác phẩm Phật Giáo lớn nhất trên thế giới. Hai thầy trò đều qua đời. Tro tàn - tất cả những gì còn lại của thân xác họ- nằm cạnh những vị đại Trưởng Lão tại một góc đặt biệt của Hải Đảo Cư gần nơi của người thành lập nó- Đại đức Nyanatiloka Mahathera. Mọi cuộc gặp mặt đều chấm dứt vào lúc chia tay (samyogā viyogantā).

-ooOoo-

-5-

TÍCH LAN, QUÊ HƯƠNG CỦA ĐẠO PHẬT

Lankadipa, hải đảo Lanka, được tô điểm với vô số vật có lợi về khảo cổ học, những tác phẩm nghệ thuật và những cấu trúc có văn hoá của nó vì nó có nền văn minh đến bây giờ là 2538 năm. Rải rác khắp 2500 dặm vuông là đất xanh tươi và những dải đất ven bờ khác nhau là bằng chứng của đất nước có cổ sử. Hơn nữa, cũng còn tồn tại một bản chữ viết là chứng cớ hùng hồn một thực tại có danh tiếng tốt, Biên Niên Sử vĩ đại - Mahavamsa, một trong những tuyệt tác hoành tráng, vĩ đại của thế giới, thiên khải tâm tánh của một dân tộc hùng cường và vĩnh cửu. Trong cuốn sách "Thiên Niên Sử của Lanka" in The Revolt in the Temple, D.C Vijayavardhana viết:

Những thành phố tàn tích của Anuradhapura, Polonnaruwa và Sigiriya tiết lộ sự tinh tế của nền văn minh mà Lanka đã đạt đến suốt trong triều đại các vua Sinhala trải dài nhiều thế kỷ trước kỷ nguyên Công Giáo. Mahiyangana (Bintenna) và Mutiyangana, trong vùng rừng xa xôi của Uva, những chuyến viếng thăm của Đức Phật được thánh hoá thành những ngôi đền lịch sử, vẫn còn thu hút hằng ngàn đoàn hành hương. Sripada có huyền thoại dấu chân Đức Phật được người Hồi Giáo, Ấn Giáo cũng như Phật Giáo tôn kính.

Kandy, pháo đài cuối cùng tượng trưng sức mạnh của Vua Sinhala, tàng chứa Xá Lợi Nha Thiêng Liêng của Đức Phật tại Dalada Maligawa, Chùa Nha Phật. Parakrama Samudra, cái hồ nhân tạo ở Polonnaruwa là bằng chứng dẫn thuỷ nhập điền của các kỹ sư Sinhala cổ được Vua Parakramabahu chỉ đạo và Sinhala Yodayas - những người nầy nổi tiếng có thể lực và tính quả cảm phi thường phụ tá. Đền đá tảng ở Dambula và tượng Phật gây kinh cảm ở Avkana cũng là những chứng cứ nhắc đến sự đồ sộ vĩ đại mà ít quốc gia hiện đại nào sánh bằng.

Xuyên suốt chiều dài và chiều rộng của vùng đất xinh đẹp nầy đã từng được biết bởi nhiều tên như Ceylon, Serendib, và Hòn Ngọc Ấn Độ Dương, sự phong phú của hải đảo diễm phúc nầy mở ra bất tận bất chấp sự phá huỷ trong nhiều năm nội loạn mới đây. Thomas Merton, một vị sư- giáo sĩ dòng luyện tâm viết:

Polonaruwa - vùng đất bao la có cây cao bóng cả. Dân cư thưa thớt và không có người ăn xin. Con đường bụi mất hút, rồi sau đó chúng tôi tìm thấy Gal Vihara và những đền tháp tu vịện có kiến trúc khá phức tạp khác gồm các phòng bằng đá tổ ong. Xa xa là những ngọn núi. Như Yucaton. Con đường đưa xuống Gal Vihara: rộng yên tĩnh, trống và có cây cối bao quanh. Tảng đá hơi nhô lên mặt đất có động đi vào bên trong, và bên cạnh động có tượng Phật lớn ngồi bên trái, tượng Phật nằm bên phải, và Ananda, tôi đoán, đứng cạnh kim thủ Đức Phật. Trong động, có một tượng Phật ngồi khác... Tôi có thể lại gần đôi chân trần của Đức Phật mà không sợ quấy rầy ngài, chân tôi đứng trong cỏ và cát ướt. Sau đó sự yên tĩnh của những khuôn mặt vĩ đại khác thường. Những nụ cười rộng lượng khoan dung tuy to lớn đồ sộ mà huyền ảo tinh tế. Toàn năng, bất vấn, toàn tri, bất phản, sự an bình không do sự cam chịu của cảm xúc mà của Madhyanika, của tánh không, đã từng thấy qua nhiều vấn đề mà không cố làm mất tín nhiệm ai hay cái gì –không phản bác-không tạo thêm tranh luận nào khác. Về học thuyết chủ nghĩa, tâm cần được an định đúng chỗ, an bình như thế, yên tĩnh như thế, có thể làm người ta kinh cảm. Tôi hơi bị bất ngờ khi hưởng được một luồng khí làm khuây khoả và cảm ơn sự trong sáng rõ ràng của những hình ảnh, những hình dáng và đường nét trong sáng và linh động, thiết kế những thân hình đồ sộ tạc vào trong đá hình dáng và phong cảnh, hình ảnh, đá và cây. Và rồi sau đoạn cong của khối đá phẳng tràn xuống trên phía khác của thung lũng lòng chảo, là nơi bạn có thể đi lui và thấy những phương diện khác nhau của các hình ảnh.

Nhìn vào những hình ảnh nầy, đột nhiên hầu như bắt buộc tôi vất khỏi thói quen, nhìn mọi vật bị trói cột một nửa, và sự trong sáng bên trong đó, dường như thoát thai khỏi những khối đá, trở nên hiển hiện rõ ràng. Chứng cớ kỳ lạ của tượng nằm nghiêng là nụ cười, nụ cười buồn của Ananda đang đứng với hai cánh tay chấp lại ("khẩn thiết’ hơn nhiều De Vinci’s Mona Lisa bởi vì hoàn toàn giản dị và minh bạch).

Về tất cả những điều nầy không còn có câu hỏi rắc rối nào, không có vấn đề gì, và thực sự không "Huyền thoại’ gì cả . Mọi vấn đề đã được giải quyết và mọi sự trong sáng, giản dị, bởi các vấn đề đã rõ. Đá, tất cả các vấn đề, tất cả đời sống thay đổi với dharmakāya... mọi sự trống rỗng, mọi sự đều bi mẫn. Tôi không biết lúc nào khác trong đời tôi được hưởng cảm xúc của vẻ đẹp có giá trị tinh thần cùng với vẻ rạng ngời của mỹ học như thế .

Chắc chắn, với Mahabalipuram và Polonnaruwa cuộc hành hương Châu Á của tôi đã trở nên rõ ràng và tinh khiết.Tôi có ý nói rằng, tôi biết và đã từng thấy những gì khó tìm. Tôi không biết cái gì khác còn lại nhưng bây giờ cái tôi thấy đã xuyên qua bề mặt và vượt lên cái bóng mờ và ngụỵ trang bên ngoài. Đây là Châu Á trong vẻ tinh khiết của nó, không bị bao phủ bởi rác rưởi, người Á, người Âu hay người Mỹ, và rõ, sạch và hoàn chỉnh. Châu Á nói hết cả mà không cần gì cả; Và bởi không cần gì, Châu Á cứ lặng yên, chưa bị để í, chưa bị khám phá. Châu Á không cần được khám phá. Chính chúng tôi, kể cả người Á lại cần khám phá.

Toàn thể rất giống vườn Thiền (zen), quãng trống bát ngát và mộng mở và có chứng cứ, những hình ảnh vĩ đại, bất động, tuy nhiên những đường nét mang đầy sóng di động của hình dáng thân người, một hình ảnh cao đẹp. (The Asian Journal Merton. A New Directions Book)

Đập vào mắt của du khách là cho dù du khách ở nơi nào trên đất nước nầy, du khách đánh thức được sự cảnh tỉnh xuyên suốt ba trăm năm bị nô dịch bởi những kẻ chinh phục thực dân Công Giáo – Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh- nền văn minh Phật Giáo Sinhala vẫn trong sạch. Đại đa số người dân vẫn nói tiếng Sinhala. Tầng lớp nông dân ở vùng ngoại ô vẫn ăn thức ăn quen thuộc không thay đổi, và mặc áo quần truyền thống, đàn ông sa rông, đàn bà sari. Nhiều ngàn người vẫn tấp nập đến chùa lễ Phật, lời Phật dạy về tâm từ vẫn lan toả khắp hải đảo đang nhiễu loạn nầy – Thiên Đường đã là và vẫn là.

Nhiều viện trong nước đã từng nêu cao cách sống bản địa, Giáo Pháp Đức Phật ảnh hưởng rộng rãi trong nhiều viện. Viện có cột mốc trong thủ đô là Colombo. Được thành lập trong ngôi nhà nhỏ cổ ở Borella cách đây nhiều thập niên, Những toà nhà hiện đại của Hội Thanh Niên Phật Giáo đứng như bằng chứng đồ sộ của sự tiến bộ đã nhiều năm qua. Hội đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tôn giáo như là xương sống của đất nước.

Những nhà lãnh đạo hàng đầu trong phong trào dân tộc bắt đầu vào cuối thế kỉ hai mươi, hầu hết họ đã từng hoạt động ở Hội Thanh Niên Phật Giáo Colombo vào thời nầy hay thời khác. Đó là Ông Baron Jayatileka, Tiến Sĩ W.A/de Silva, Ông A.E.de Silva, Ông Cyril de Zoysa, Siri Perera, Eric Amanasinha, cần nhắc đến một vài.

Một phương diện của hoạt động Phật giáo do hội đáng kính nầy đi tiên phong – trí tuệ của những tấm lòng vĩ đại hay tâm huyết của Hội Thanh Niên Phật Giáo- được giới thiệu trong cuộc tranh tài hùng biện Ánh Sáng Châu Á. Mặc dầu cuộc tranh tài dường như để thử khả năng hùng biện của thanh niên, thực sự nó được chuẩn bị khuyến khích thanh niên đọc The Light of Asia (Ánh Sáng Châu Á).

Vài cuốn sách về Đạo Phật đã từng có ảnh hưởng như kiệt tác của Ông Edwin Armold. Tất nhiên, Hội Thanh Niên Phật Giáo chọn những tác phẩm thơ ca cổ điển nầy không những có ý nghĩa đối với tôn giáo mà còn vẻ tài tình của nó. Nhiều người theo Phật giáo nhờ Arnold trình bày có nghệ thuật cuộc đời của Thái tử Siddhartha thành Đức Phật Gotama.

The Light of Asia hay The Great Renunciation, được truyền cảm hứng do lòng kính yêu Ấn Độ - nơi ra đời của Đức Phật- của Ông Edwin Arnold. Ông Darwin Arnold có bằng Thạc sĩ Mỹ Thuật, và tự cho mình là ‘Phật Tử’, nói rằng "nhờ môi giới của những người hâm mộ Đạo Phật tưởng tượng, để miêu tả cuộc đời và tính cách và chỉ rõ triết lý của vị anh hùng và nhà cách mạng cao thượng, Gautama của Ấn Độ, Người sáng lập Đạo Phật." Ông nói thêm: "Hơn một phần ba nhân loại có tư tưởng tôn giáo và đạo đức nhờ nhân cách kì vĩ của của vị hoàng tử kiệt xuất nầy, mặc dù được tiết lộ không hoàn hảo trong nhiều nguồn thông tin tồn tại thời bấy giờ, không thể nhưng vẫn xuất hiện, một con người thanh cao nhất, cao quí nhất, và lợi ích nhất."

Giáo Hội Phật Giáo hay Tăng Đoàn dựa trên việc xuất gia từ bỏ đời sống thế gian của Đức Phật. Maha Sangha ở Tích Lan đã từng được kính mến và tôn trọng lâu dài xuyên suốt lịch sử của đất nước có đôi lúc biến động bất an. Gia nhập Maha Sangha được xem là một nỗ lực cao thượng như thế đến nỗi nhiều gia đình thậm chí được xem là cần thiết cho con trai họ xuất gia.

Từ bỏ đời sống gia đình và gia nhập Giáo Hội Maha Sangha được xem là xuất gia," Đại đức Piyadassi trong cuốn sách "Con Đường Cổ Xưa Của Đức Phật" giải thích khái niệm nầy. "Xuất gia chân chính không phải là trốn chạy chủ nghĩa. Những ai không hiểu ý nghĩa thực sự của xuất gia, và những ai đánh giá nó qua ‘những ẩn sĩ giả dạng’ sống đời lười biếng, vô ích và ăn bám, rồi vội kết luận pabbajjā xuất gia (như Đức Phật kêu gọi chư vị đệ tử của người), hay quay lưng với đời, là môt loại trốn chạy, sống đời ích kỉ. Tuy nhiên tỳ khưu, người sống ẩn dật lý tưởng, là người sống vị tha kiểu cao nhất trong xã hội, người nhận thì ít mà cho thì nhiều."

Đại đức Piyadassi trích dẫn Kinh Pháp Cú (49)

Như ong kiếm tí mật thôi
Sắc hương chẳng hại
Lá chồi cũng không!
Khẽ khàng chút nhuỵ lót lòng
Bậc thánh cũng vậy
Thong dong vào làng! (Tk Giới Đức, Kinh Lời Vàng)

Hoàng tử Siddhartha từ bỏ đời sống thế tục lúc hai mươi chín tuổi. Hoàng tử Ấn độ con vua Suddhodana, Siddhartha đã chọn một người vợ đẹp Yasodhara. Chẳng bao lâu tự tách mình ra khỏi vợ và đứa con trai mới chào đời, Rahula. Chính lòng trắc ẩn khiến người có quyết định không gì lay chuyển ngay lúc thoáng nhìn từ giã người vợ yêu dấu đang ngủ với đứa con trai mới chào đời trong vòng tay bà. Sau sáu năm tự khổ hạnh, vào tuổi ba mươi lăm, người đã Giác Ngộ, quả vị Phật dưới cây Bồ Đề- "Cây Giác Ngộ"- trên bờ sông Neranjara ở Gaya bây giờ được biết như Buddhagaya.

Ông Edwin Arnold biến những ý tưởng của Siddhartha lúc chán nản đời sống thế tục thành những dòng thơ trữ tình:

Nhưng nhìn kìa! Hoàng tử Siddhartha chuyển hướng
Mắt long lanh giọt lệ ngước nhìn bầu trời,
Mắt sáng ngời lòng thiên ẩn đối với cõi thế,
Từ trời cao đến đất thấp, người nhìn, từ đất lên trời,
Tâm người dường như kiếm tìm chuyến độc hành
Viễn cảnh xa xăm nào đó, kiếm tìm đó đây,
Mất - Quá khứ - nhưng có thể kiếm tìm,
Nhưng thấy được, nhưng biết được.
Rồi người bật khóc trong lúc nét mặt phấn chấn
Toả sáng với lòng thương nóng bỏng
Không thể nói được, nhiệt tình hy vọng
Bao la, không bến bờ: Ôi! Đời đầy đau khổ;
Ôi! Tôi biết và không biết lạc thú nhục dục thông thường,
Vướng trong cái lưới tử sanh và sầu khổ thông thường
Và cuộc sống trói buộc cả hai! Tôi thấy, tôi cảm thấy
Nỗi thống khổ vô cùng tận trên đời,
Niềm vui vô vọng của cuộc đời, trò giả tạo
Của tất cả điều tốt nhất trên đời, nỗi đau khổ tệ hại nhất đời;
Bởi niềm vui chấm dứt trong đau khổ, và tuổi trẻ trong cảnh già,
Và tình yêu trong mất mác, và cuộc đời trong cái chết đáng căm,
Và cái chết trong cuộc sống bị lãng quên, rồi ách
Con người lại trong vòng luân hồi mãi
Của niềm vui giả dối và nỗi muộn phiền thì không giả.

Thông điệp trong những trang biểu lộ nhiệt tình, trôi chảy nhờ vốn Ông Edwin phong phú, vẫn rộng mở và sang trọng- thông điệp của hoàng tử đã chọn làm người nghèo, "đã vứt bỏ thế giới của người, để cứu đời người."

Nhiều người đã từng viết nhiều về sự Giác Ngộ của Đức Phật. Trong khi nhiều người đã quy những năng lực Thượng Đế cho người, người kiên trì nói người không phải Thánh Thần, nhưng chỉ là một con người rồi sẽ phải chết đã tìm ra con đường đưa đến Chân Lý và chuẩn bị để chỉ cho người khác. Sau khi đã Giác Ngộ tối cao người trở nên con người phi thường.

Liên quan đến Đức Phật, Đại đức Piyadassi viết trong cuốn Con đường Cổ Xưa Của Đức Phật:

Một trong những nhân cách đáng chú ý là sự phân biệt Đức Phật và tất cả những đạo sư khác là Đức Phật là một con người không có liên lạc gì đến Thượng Đế hay một lực lượng "Siêu nhiên" nào khác. Người không phải là Thượng Đế cũng chẳng phải hiện thân của Thượng Đế, cũng không phải là hình ảnh huyền thoại. Người là một con người. Tâm thái bên trong người vượt cao xa người đời mặc dù bên ngoài người vẫn sống đời của con người. Chỉ với lý do đó người được gọi là con người độc nhất vô nhị, con người tối thượng (purisuttama).

Đức Phật nói: "Chỉ như hoa sen mọc trong bùn, vươn thẳng lên, không lấm bùn, cũng vậy Bậc Đại Giác sinh ra và lớn lên trong đời, tuy nhiên đời sống của ngài vượt trên đời mà không đến cùng với đời" (Tương Ưng Bộ Kinh, iii,138)

Nhờ vào sự nổ lực không ngừng nghỉ của người, không có thầy nào ở cõi người hay cõi trời giúp, người đạt đến đỉnh cao nhất của tâm và trí; đến tột đỉnh của sự trong sạch, và hoàn hảo mọi phẩm chất tốt đẹp nhất của nhân loại. Ngài là hiện thân của từ bi và trí tuệ, đã trở thành những nguyên tắc chỉ đạo trong Thánh Giáo Đoàn của người.

Nhờ kinh nghiệm cá nhân người hiểu uy thế của con người, và nhờ tính kiên gan bền chí để hiểu rồi chứng minh những khả năng bất tận tiềm tàng trong con người và chính con người phải tự nổ lực để phát triển và mở ra những tiềm năng nầy. Ngài đã chứng tỏ bằng kinh nghiệm riêng mà Giác Ngộ và Giải Thoát tuyệt đối và hoàn toàn nằm trong tay của con người. Là người tiêu biểu của đời sống tinh cần có giới hạnh và mẫu mực, Đức Phật khuyến khích đệ tử của ngài trau dồi đức tính tự lập, như: "Hãy là nơi nương tựa của chính mình, không ai khác là nơi nương tựa." Đức Phật căn dặn đệ tử ngài không được chuyển giao gánh nặng cho tác nhân bên ngoài nào và thúc giục chúng đệ tử cấp tốc thực hành nhiệm vụ phát triển những năng lực và phẩm chất bên trong. Các con nên tiếp tục tinh cần; Chư Phật đã chỉ đường. Con đường nầy giống như con đường cổ xưa mà mỗi bậc Đại Giác đã đi và chỉ ra cho mọi thời đại. Đó là Bát Thánh Đạo dẫn đến giác ngộ và an toàn tuyệt đối khỏi mọi triền trói.

-ooOoo-

-6-

THẦY VÀ TRÒ

Vào giữa và cuối thập niên bốn mươi, trong lúc Hội Sinh Viên Phật Tử Tích Lan đang phát triển rực rỡ và Các Đoàn Thể Phật Giáo Của Sinh Viên khắp nơi trong nước đang gia tăng những sinh hoạt Đạo của họ, Đại đức Piyadassi vào thập niên thứ hai của người xuất gia như là một tu sĩ Phật Giáo.

Vị sư trẻ nhanh chóng sử dụng ảnh hưởng của người như một người truyền giáo pháp của đức Từ Phụ. Trong những năm sau đó, Đại đức Piyadassi muốn nói với tôi rằng người không thích từ ‘truyền giáo’ vì nó gợi lên hình ảnh của những đoàn truyền giáo Công giáo đã đặt ra để "cải đạo" người ta. Không có cải đạo trong Đạo Phật. Tỳ Khưu Dharmapala giải thích rõ: Không có "trở thành", một người không phải "trở thành" Phật Tử. Người nào chấp nhận Giáo Pháp thì người đó "là" Phật Tử.

Rev. Joseph Wain ghi chú: "Đạo Phật dạy đời không bằng luật lệ mà bằng nguyên lý, cuộc đời tốt đẹp, và như là kết quả, đó là tôn giáo có lòng khoan dung. Đó chính là hệ thống khoan dung độ lượng nhất dưới ánh sáng mặt trời. Không bao giờ và không nơi nào đã từng bị đổ máu để truyền giáo. Không bao giờ có khủng bố hay ngược đãi hành hạ những người có đức tin khác – bài học nầy Cơ Đốc Giáo phải học. Đức Phật dạy con người làm đẹp chính cái ngày hôm nay và thánh hoá cái ngay bây giờ."

Điều đáng tự hào rằng Gíao Lý Phật Giáo không hề có nhu cầu cải đạo người khác. Trong danh nghĩa Phật Giáo không có "chiến tranh Tôn Giáo". "Nó và đức tin của nó được rửa sạch khỏi nỗi ô nhục bằng máu." Chính Đức Phật nói: "Đây là giáo pháp. Chấp nhận giáo pháp đó nếu giáo pháp đó kêu gọi các người... đây là con đường thoát khổ. Nếu chấp nhận, hãy theo con đường đó ." Thật ra, Đức Phật sẵn sàng chấp nhận thử thách. Ngài yêu cầu những người theo ngài hãy khảo sát Giáo Pháp - ehipassiko .

Vì vậy, nếu Đại đức Piyadassi, vị sư đi khắp thế giới đem Giáo Pháp của Đức Phật đến khắp nơi trên thế giới, không phải là nhà truyền giáo, thì người là ai? Người có thể được gọi bằng nhiều từ - người thầy, người dạy, người hướng dẫn, người cố vấn, cố vấn giàu kinh nghiệm, giảng sư, tổ sư truyền giáo. Cơ bản, tâm Đại đức Piyadassi thôi thúc mãnh liệt muốn chia xẻ những điều hiểu biết, kiến thức, trí tuệ và cái nhìn thấu suốt của người đến người khác. Người tin tưởng mạnh mẽ trong khái niệm dāna bị hiểu lầm.

Nghĩa sâu hơn của dāna chia sẻ, là cho cái gì thuộc về mình, chia sẻ thời gian của mình đến người khác, chia sẻ sự học hỏi của mình, chia sẻ kiến thức của mình. Đây là những gì một tu sĩ như Đại đức Piyadassi đang cố gắng cho – chia sẻ những giá trị tinh thần vĩ đại cao xa hơn chia sẻ những vật trần tục nhiều.

Trong thời thơ ấu của tôi, ngọn đuốc là dấu hiệu trên các con đường ở Ceylon chỉ trường học - ngọn đuốc Học Tập. Biểu tượng chia sẻ kiến thức thật tuyệt vời và ‎í nghĩa làm sao. Chúng tôi đi qua thời gian học tập dưới ánh sáng của ngọn đuốc từ những người đi trước. Người nhận được kiến thức và người cho chẳng mất gì. Vì vậy từ "truyền giáo" hay "truyền đạo" xuất hiện trong những trang sách nầy, phải được hiểu trong tinh thần nầy.

Là vị sư hai mươi tuổi đạo, Đại đức Piyadassi đảm nhận một trong những chuyến viếng thăm đầu tiên ngoài những bến bờ của đất nước người. Vào cuối thập niên bốn mươi, Bộ Trưởng Nepal là người theo Ấn Độ giáo, Padma Samsher Rana đã trục xuất tất cả tu sĩ Phật Giáo ra khỏi nước ông. Một đoàn đại biểu gồm năm người từ Ceylon vội khởi hành đến Nepal để sử dụng những lễ nghi đúng đối với vị lãnh tụ Nepal hầu ông xem xét lại hành động của ông. Đoàn Đại biểu nầy gồm Đại đức Narada, Đại đức Piyadassi , một vị sư Nepal Đại đức Amitananda, Giáo sư Ratnasuriya và Tiến sĩ. M.D Ariyapala. Họ đến Kathmandu thật vất vả. Thời đó chưa có máy bay. Họ đi bộ đến viếng thăm vài ngôi làng hẻo lánh. Đôi khi họ phải đi bằng kiệu băng qua các suối và sông trên núi. Họ nghỉ lại một đêm ở một nơi quá hẻo lánh đến nỗi ngay cả những tiện nghi cần thiết cũng không có, bằng cách nầy hay cách khác họ đến được Kathmandu - thủ đô của Nepal

Giữa những khó kkăn cực nhọc đó, phái đoàn được Bộ Trưởng Rama chân thành tiếp đón, đồng ý nhận mộtt vị sư bị đuổi từ Ấn độ - như vậy, dần dần vạch đường cho người khác. Đại đức Piyadassi nói về chuyến hoằng pháp đó như là chuyến đi mạo hiểm nhưng thành công.

Vào năm 1956 – S.W.R.D. Bandaranaike của Đảng Tự Do Tích Lan (SLFP) - Liên minh Mahajana Eksath Peramuna quét sạch mọi thế lực để thay chiều hướng lịch sử. Thắng lợi của Bandaranaike đã làm giảm thấp việclãnh đạo của Đảng Đoàn Kết Dân Tộc (UNP) đến chỉ còn tám ghế như được thấy trong cuộc chiến thắng đối với chủ nghĩ dân tộc Sinhala và đối với Phật Giáo. Đó là những gì mà thời đó gọi là "Cuộc Cách Mạng Xã Hội 1956" chắc chắn có tác động ngay đến Đạo Phật và tiếng Sinhala, cả hai, trên bề mặt, dường như chiếm vị trí cao hơn từ trước đến nay.

Những sự thay đổi thất thường của những chiến thắng và thất bại của chính trị ít nhiều có liên quan đến các giáo lý. Những nhà chính trị có thể nói trong cấu trúc và thành phần của tôn giáo từ thiện có tổ chức, nhưng chính những đệ tử chân chính của Đức Phật, là người bảo vệ giáo lý nguyên thuỷ và đem thông điệp của Phật Pháp đi khắp thế giới.

Đất nước mất một vị lãnh tụ đáng kính như Maha Sangha trước cái năm gọi là "Cách Mạng Xã Hội" khi Đại đức Siri Vajaranana Mahanayaka Thera ở Pelene viên tịch vào ngày 21 tháng 9 năm 1955. Việc ngài qua đời là một tổn thất riêng của Đại đức Piyadassi. Vị cố giáo trưởng đáng kính của người. Về triết lý, chết được chấp nhận như tiến trình tự nhiên của sanh. Nhưng con người, về mặt vô thức, trên bề mặt cảm thấy mất mác về một con người đáng kính mến và hằng thân gần. Tôi nghĩ Đại đức Piyadassi là một trường hợp ngoại lệ tuy nhiên người lặng đi trong thoáng buồn khi người thầy vô cùng thông thái của người viên tịch.

Vị Sáng Lập Tối Cao của chùa Vajirarama, Đại đức Vajiranana Mahanayaka Thera ở Pelene, đã để lại trong lịch sử Tích Lan như một trong những vị sư đáng tôn kính và thông thái nhất. Nhiều năm sau đó, Đại đức Piyadassi mới nói: "Ngài là một người có trí tuệ vĩ đại, một nhà hùng biện, một nhà văn viết nhiều và một nhà diễn thuyết có khả năng trình bày Pháp một cách rõ ràng mạch lạc."

Đại đức Vajiranana Mahanayaka Thera ở Pelene, thành lập học viện với những cái nhỏ ban đầu. Thời đó dược gọi là Dharmasala. Ngài có một phòng dành cho ngài và một thư viện. Những người học trò của ngài là Đại đức Narada và ít học trò khác thường có phòng ngủ tuỳ tiện. Đối với họ cuộc đời không phải là luống hoa hồng.

Đại đức Vajaranana đã là một vị tu sĩ đạo hạnh, một người thầy gương mẫu và một người giảng thuyết giáo lý của Đức Phật và một người có danh tiếng lớn. Cả đối với giới có học lẫn thất học, giới lao động, cả người giàu lẫn người nghèo, người dân từ những tầng lớp khác nhau trong xã hội kéo đến Dharmasala chật ních. Từ từ những người hộ độ (dayakas) xây dựng chánh điện và thư viện. Pháp Đường (Dharmasala) được gọi là Vajirarama sau khi được thành lập, và chẳng bao lâu nó trở thành trung tâm học tập; từ đó giới tu sĩ trẻ khắp nơi trong hải đảo đi xuôi đi ngược truyền đạt cho nhau và giảng dạy Pháp, làm vui lòng và giác ngộ nhiều người trong các thị thành và làng mạc.

Đại đức Narada, trưởng tử của Đại đức Vajaranana, mở rộng những hoạt động hoằng pháp ra các nước và sớm trở thành người thuyết giảng Phật Pháp nổi tiếng, tiếp đến là Đại đức Piyadassi. Những người đi tìm Phật Pháp từ những vùng khác nhau khắp Đông Tây đến Chùa Vajirarama để học cách trình bày từng chữ rõ ràng lời Phật dạy, như ong kiếm hoa xin chút mật. Vài người thậm chí gia nhập Thánh Đoàn để nghiên cứu Giáo Pháp và Giới Luật (Dhamma-Vinaya) đề định hình cho đời sống của họ và giảng Pháp cho người cần đến.

Hằng trăm, nếu không phải hằng ngàn, phật tử Tích Lan đã từng là đệ tử của Mahanayaka Thera đã từng là gương sáng. Nổi bật giữa những người đệ tử chính của ngài là những tu sĩ đáng kính, Narada, Pannasiha ở Madihe, Piyadassi, Ampitiye ở Rahula và Kassapa là những đệ tử đồng môn huynh đệ của cố giáo trưởng đáng kính.

Điều đáng chú ý và hài lòng nhất là những đệ tử nổi danh nầy của vị giáo trưởng đáng kính đã xây dựng một học viện như một đài kỷ niệm bền vững để luôn tưởng nhớ vị thầy của họ. Trung Tâm Đào Tạo Tăng Sinh (The Sri Vajiranana Dharmayatana) là món quà thích hợp để dâng tặng cho nổ lực của người thầy đã đào tạo nên những người giương cao Chánh Pháp (dharmadharā) có cung cách đặc biệt (vyatta) , có giới luật chỉnh tề (vinītā), sâu sắc (visāradā) uyên bác (bahussutā), đang hoằng truyền Đạo Pháp (dhammānudhammapatipaññā). Trung Tâm Đào Tạo Chư Tăng đang thực hành nhiệm vụ to lớn trong việc huấn luyện và dâng hiến cho cộng đồng thế giới những vị tu sĩ hằng duy trì đầy đủ sáu đức tính nầy.

Ảnh hưởng việc học Đạo Phật do Đại đức Vajiranana tạo ra quá vĩ đại đến nỗi ba mươi lăm năm sau tên người vẫn còn gợi lên những kỉ niệm sống động rõ ràng. Vào tháng hai năm 1990, ở cuộc họp tôi với cựu tổng thống Tích Lan Ranasinghe Premadasa, người lãnh đạo đất nước, nhớ lại thời còn bé của ông, gợi lại cái tên Đại đức Vajiranana Mahanayaka Thera ở Pelene. Ông nói không có mưu mô tính toán gì. Ông không lợi dụng sự có mặt của nhà báo để tán dương những đức tính về triết lý chính trị của Đảng ông, cũng không lên án những người phê bình hay tìm lỗi những nhà chính trị đối nghịch. Thay vì, trở lại thời thơ ấu của ông, Ông nói về những ngày còn là học sinh, ông thường viếng thăm Đại đức Vajiranana Mahanayaka Thera ở Pelene. Tổng Thống nói "Tôi thường quì xuống ở chân ngài để đảnh lễ vị sư uyên bác," Ông tiếp tục: "Mỗi lần tôi gặp ngài, tôi học được vài điều từ ngài. Khi bạn gặp một người nào đó bạn nên có cảm tưởng rằng bạn sẽ học được điều nào đó... Vài người hay nói chuyện vớ vẫn... nói về những rằc rối của riêng họ và đổ lỗi cho người khác.. Mỗi lời Đại đức Vajiranana nói ra đều là viên ngọc qúi."

Tổng thống dám bày tỏ ý kiến của ông "Chiếc y chẳng làm nên người tu hành chân chánh, chính con người bên trong mới là vấn đề." Ông nói về những người học trò của cố Đại đức Vajiranana ở Pelene. Ông nhắc đến những tên của chư vị Mahathera Narada, Pannasiha, Piyadassi – Ông nói: tất cả những người nầy đã đóng góp vô cùng to lớn vào sự nghiệp Phật Pháp, cả ở Tích –Lan và nước ngoài.

Vào đầu thập niên năm mươi, Đại đức Piyadassi đang đi hoằng pháp. Người đi cùng với Đại đức Narada và Ông Baron Jayatilake đến Bangalore để dự lễ khánh thành một tự viện ở đó. Đại đức Piyadassi viếng bốn nơi động tâm ở Ấn độ trong chuyến hoằng pháp đó. Vào năm 1952 Đại đức Piyadassi đi hoằng pháp nhiều nước ở Đông Nam Châu Á gồm Singapore, Vietnam, Cambodia, Lào và Miến Điện, thời đó gọi là Burma.

Niềm say mê thôi thúc người đem Phật Pháp ra nước ngoài ngày càng trở nên lớn mạnh hơn. Đại đức Piyadassi cảm thấy chắc chắn rằng Đạo Phật ở trong nước người có đủ những người chủ đạo. Tuy nhiên Giáo pháp quá rộng lớn đến nỗi không thể giới hạn trong một vùng đất nhỏ bé ngoài bờ cõi của nó khó được biết đến, ngoại trừ có lẽ, chỉ "một số ít ở Ấn độ."

Hơn nữa, chính kỷ nguyên hiếu kì ngày càng lón mạnh ở thế giới Tây Phương bung nổ khái niệm về tôn giáo sâu sắc hơn. Thanh niên nam nữ từ các nơi trên thế giới đang đọc sách về Phật Giáo. Những cuốn sách viết về so sánh tôn giáo và triết lý càng uyên bác hơn với sự tham khảo đặc biệt đến Đạo Phật- giáo lý khoa học - dường như có câu trả lời cho những người Phương Tây đang tìm kiếm sự thật. Họ đang chất vấn nghiêm trọng về khái niệm Thượng Đế. Nhiều người Phương Tây đã du hành đến phương Đông "huyền bí", không những thám hiểm niềm tin tôn giáo mà còn học hỏi nhiều hơn về đời sống của người Châu Á.

Ngược lại người châu Á đang viếng thăm các nước ngoại quốc ngày càng nhiều. Một số ít tu sĩ, cũng đang qua Phương Tây. Trong số đó Đại đức Piyadassi đã khởi hành chuyến du lịch Âu Châu đầu tiên vào năm 1958 đến ngự tại Tự Viện Phật Giáo Luân đôn (London Buddhist Vihara). Nhân dịp nầy, người đi tham quan các nước Bỉ, Tân Tây Lan, Đức, Pháp và Y Đại Lợi. Vào những năm sau, người thực hiện những chuyến viếng thăm các nước Âu châu và nhiều quốc gia khác. Nhưng người nhớ lại chuyến đi Âu Châu đầu tiên khi người du lịch "không một đồng dính túi"

Người nhớ lại "Ở phi trường và ga xe lửa, tôi thường đưa ra những bánh xà phòng và khăn tắm cho những người khuân vác thay vì trả tiền". Đại đức Piyadassi cũng hồi tưởng lại chuyến viếng thăm đặc biệt đó, bởi vì, lúc ở Luân đôn, người bị đau vì mạch tim đập nhanh, lúc đó người mới 44 tuổi. Người nói đó không phải là trường hợp nghiêm trọng, nhưng ở quá xa quê nhà, khiến người phải quan tâm đến. Người đã gặp Bác sĩ Dora Fonseka, một người Tích Lan, đã đưa người đến một chuyên gia Harley Street, bác sĩ Grant.

Bác sĩ Grant khẳng định chứng mạch tim đập thất thường là giai đoạn trôi qua và không nên lo lắng cho người. Ông ta định bệnh như là chứng mạch tim đập nhanh bộc phát. Điều mà Đại đức Piyadassi nhớ rõ nhất về cuộc gặp chuyên gia tim mạch nầy, là vấn đề ông hỏi.

Chính ngay sau năm 1958 những rối loạn đạo đức đã bùng nỗ sau việc bắn chết ông chủ đất Nuwara Eilya, Seneviratne. Vụ giết người đã xảy ra ở vùng Apara. Bộ trưởng, S.W.R.D. Bandaranaike, đã bay đến nơi xảy ra vụ bắn chết một người dân Tích Lan , khiến người dân ở đó nổi lên trận hoành hành. Nhiều người bị giết chết. Đang có cướp bóc và nổi loạn khắp nơi. Những nguyên tắc khẩn cấp được thực hành bằng bạo lực. Nhà báo từng trải Tarzie Vittachi sau nầy viết tác phẩm bán chạy nhất Emergency, ‘58’ khoảng thời gian nầy. Bác sĩ Grant, đang thảo luận những cuộc bạo động nầy với Đại đức Piyadassi, đã nghiên cứu về bất bạo động (ahimsa: Non-Violence) trong giáo lý Đạo Phật. Chuyên gia tim mạch hướng đôi mắt về hải đảo nhỏ bé nơi có kho tàng giáo lý nguyên thuỷ của Đức Phật, và hỏi vị tu sĩ Phật Giáo: "Cái gì đang xảy ra ở đó?"

-ooOoo-

-7-

NHỮNG PHÁT TRIỂN KHÔNG NGỜ

Khi một viên đá rơi vào trong hồ, từ điểm hòn đá chạm vào mặt nước xuất hiện những vòng tròn rộng dần. Cũng vậy, khi Đại đức Piyadassi mang những viên ngọc trong Phật Pháp đến đại dương thế giới, những vòng tròn hoạt động Phật Pháp xảy ra ngày càng rộng lớn dần, hiệu quả âm vang của nó chưa hề tính đến. Từ khi tất cả công việc hoằng pháp của Đại đức Piyadassi được thực hiện một cách vô ngã, những hiệu qủa của nó thường thấy một cách đáng ngạc nhiên.

Vào những năm của thập niên sáu mươi là thời kỳ hoằng pháp đầu tiên của Đại đức Piyadassi đem Pháp bảo đến phương Tây, mở ra một thời kỳ đầy phiêu lưu trong đời người.

Năm1964, Quỹ tái trợ Châu Á chọn người để cấp học bổng ở Trung Tâm của Trường Đại Học Harvard cho việc nghiên cứu Các Tôn Gíao Thế Giới. Thật là một năm có ý nghĩa đối với Đại đức Piyadassi có cơ hội hoà nhập với nhiều sinh viên tôn giáo và triết lý từ trong chính nước Mỹ, cũng như các nước khác trên thế giới. Người nhớ lại thời kỳ đó như là một năm được thưởng. Nhiều sinh viên cùng thời tốt nghiệp là giáo sư đại học. Nhờ họ người có thể truyền giảng Giáo Pháp, đặc biệt giữa thanh niên Mỹ.

Trong lúc ở Harvard, người nghiên cứu đạo đức Công giáo một cách tự nhiên, cùng với những môn học khác gồm cả triết lý hữu thần và vô thần. Người có thể viếng thăm nhiều trường đại học và cao đẳng nơi đó người nói về Giáo Pháp, và thảo luận những vấn đề thế giới đương đại. Hồi tưởng lại công việc ở Harvard, Đại đức Piyadassi nói rằng điều gây ấn tượng cho người nhất là độ sâu của việc nghiên cứu được đòi hỏi và hoàn thành. Sinh viên được khuyến khích để bao quát vấn đề nghiên cứu từ những phương pháp tâm lý học, triết học, xã hội học và tiến hoá lịch sử và nghiên cứu những vấn đề học thuật, thần học và đạo đức trong nhiều tôn giáo khác nhau.

Đại đức Piyadassi từ chối chức giảng viên trong Phật Giáo sẽ là một địa vị có lợi. Thay vào đó, người chọn con đường hoằng pháp như một tu sĩ bần cùng.

Khi Đại đức Piyadassi viếng Ghana (Tây Phi) vào chuyến hoằng pháp do Hội hữu Nghị Phật Giáo Thế Giới tài trợ và Hội Phật Giáo Tích Lan vào năm 1967, chính là chuyến hoằng pháp Phật giáo được tổ chức đầu tiên đến Tây Phi. Ở Ghana, người là khách của Chính Phủ.

Người đem theo cây Bồ Đề con chiết từ Đại Thọ Bồ Đề ở Anuradhapura, Tích Lan. Cây Bồ đề con nầy được trồng tạiThành Osu ở Accra, vào ngày Rằm tháng sáu (Poson) có sự tham dự của Uỷ Viên Hội Đồng Cảnh sát và các chức sắc quan trọng khác. Đại đức Piyadassi lại viếng thăm Ghana vào năm 1973. Người hồi tưởng rằng lần viếng thăm đó xảy ra trong thời gian khi A.C.L.Ratwatte là Cao Uỷ Hội Đồng Tích Lan , và C. Mahendran là Bí Thư thứ nhất. Mahendran sau nầy leo lên đến Vụ Ngoại Giao và trở thành Đại Sứ của Tích –Lan ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Chỉ như cây Bồ đề con ở Anuradhapura được bén rễ trước khi trưởng thành lớn mạnh, cũng vậy cây Bồ đề con ở Ghana bắt đầu với những rễ con. Nhưng bây giờ có một số người nhận ra giá trị của Đạo Phật đang tham gia các hoạt động.

Từ Ghana Đại đức Piyadassi đi Brazil. Người hồi tưởng trung tâm thiền do người và Đại đức Anuruddha ở Santa Teresa thành lập gần Rio de Janeiro khi Đại đức Piyadassi đang đi chuyến thứ hai. Vào những năm sau, những người châu Á nhập cư vào Brazil và hoan hỷ khi tìm thấy Trung Tâm Thiền Phật Giáo đã hoạt động ở đây rồi.

Đại đức Piyadassi có những kỷ niệm đặc biệt đáng yêu về chuyến hoằng pháp đầu tiên về người đàn ông xứ Đan Mạch, người đã gặp ông ấy ở Copenhagen, Tiến sĩ. Werner Jacobsen. Sau nầy ông là Giám Đốc viện Bảo Tàng Copenhagen. Ông được cử đến Ceylon để thảo luận viễn cảnh của việc bắt đầu một xưởng thịt lưng lợn muối xông khói ở Nuwara Eliya. Tuy nhiên, dự án nầy không được cụ thể hoá trong đất nước Ceylon Phật Giáo. Ông Đan từ bỏ ý định giết quá nhiều heo để sản xuất thịt lưng lợn muối xông khói. Đại đức Piyadassi mỉm cười khi nhớ lại sự kiện "từ thịt lưng lợn muối xông khói đến Đạo Phật"nầy -một trong nhiều tình tiết như thế người phải đương đầu trong những chuyến đi.

Sau khi Đại đức Piyadassi từ Ceylon về, Tiến sĩ Jacobson hình thành ý tưởng sẽ có một cuộc triển lãm Phật Giáo ở trong vùng lân cận của Copenhagen. Đó là một dự án đồ sộ, điều ti6n quyết là làm có trách nhiệm. Ông đã có những vật để trưng bày từ các nước Phật giáo trên thế giới. Một phòng thiền đẹp mô tả các vị Lạt ma Tât Tạng đang hướng dẫn thiền và các việc trong đạo của họ như thế nào, hình thành một phần của Cuộc Triền Lãm.

Khi vào khu triển lãm, người ta sẽ thấy mô hình tương tự như chùa ở Tích Lan. Sau đó đến những tượng Phật đặc biệt của Thái, Miến, Trung và Hàn Quốc và những vật trưng bày Phật giáo. Vườn Thiền Nhật Bản có một sức hấp dẫn khác. Có sẵn nhiều sách về Đạo Phật để triển lãm bằng tiếng Đan và tiếng Anh. Trong một sảnh đường được khéo bài trí, Đại đức Piyadassi nói chuyện về Đạo Phật và những vấn đề khác và có nhiều cuộc thảo luận với các thính giả đang muốn biết càng nhiều càng tốt về Đạo Phật. Sinh viên các trường đến xem triển lãm nhiệt tình lắng nghe người và được trả lời nhiều câu hỏi. Như là kết quả nhiều trường học được người nhận lời mời để nói chuyện về Đạo Phật cho hằng trăm nam nữ sinh viên.

Cũng có một rạp chiếu bóng như một toà nhà nơi đây chiếu những tình tiết có ý nghĩa liên quan đến Đức Phật và Phật Giáo- những sinh hoạt đạo trong những vùng đất ở Châu Á được diễn ra như thế nào chẳng hạn những buổi lễ xuất gia, những buổi diễu hành ngoạn mục tiêu biểu (perahera), tranh Phật giáo và những vật có liên quan đến khảo cổ về Phật giáo.

Cuộc triển lãm Phật Giáo đẹp và đầy ý nghĩa có tiếng vang ra nước ngoài và những đoàn cả trăm người từ các nước láng giềng đến xem. Thật là một cuộc triển lãm thành công như thế, và cuộc triển lãm trở thành quá phổ biến đến nỗi Ông Giám đốc phải gia hạn thời gian triển lãm mãi cho đến đầu mùa đông.

Suốt trong những năm nầy Đại đức Narada đang hoạt động tích cực ở Việt Nam, nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai của ngài. Ngài đã nhiều lần viếng thăm và ở lại lâu trong đất nước đang có chiến tranh tàn phá đó đã đem ngài gần với nhân dân Việt Nam. Thật ra, vị sư đáng tôn kính nầy thấu cảm quá mạnh với người Việt đến nỗi ngài không chỉ là nhà truyền giáo mà còn là cuộc viễn chinh đem Phật Pháp hoà bình và vô hại (ahimsa), đến cho nhân dân trong nỗi đau quằn quại của cuộc chiến đẫm máu và dường như không dứt đang dày xé một phần đất nước và gây ra nỗi thống khổ không kể xiết cho người dân Việt.

Chính vào một trong nhiều lần viếng thăm đất nước đó; Đại đức Narada ngã bệnh vào tháng 5 năm 1970, lúc đó ngài 73 tuổi. Quằn quại vì những cơn đau trầm trọng của bệnh thuỷ đậu, ngài được đưa đến bệnh viện vì sốt cao. Điện thoại đến Ceylon nghe ấp úng với cái tin rằng Đại đức đang bệnh trầm trọng.

Những người có thẩm quyền ở Vajirarama nhanh chóng quyết định Đại đức Piyadassi cần bay qua Việt Nam ở với vị sư đang bệnh nầy. Không thể chần chờ gì hơn nữa, nhiều thủ tục hành chính chẳng hạn như hộ chiếu, visa, thủ tục kiểm dịch phải được tiến hành ngay.

Vào tháng 5 năm đó, Đảng Tự Do Tích Lan lên nắm quyền lãnh đạo. Sirima Bandaranaike lại được bầu làm Thủ Tướng ở nhiệm kỳ thứ hai. Trong Liên Hiêp Chính Phủ Mặt Trận Đoàn Kết của Tích Lan, Tiến sĩ N.M. Perera là Bộ Trưởng Tài Chính, Bernard Soysa của Đảng Lanka Sama Samaja lại được bầu làm Nghị sĩ quốc Hội Phía Nam Colombo, cùng với J.R Jayewardene như là nghị Sĩ Quốc Hội thứ nhất. Bấy giờ Soysa là trung úy‎‎ làm việc cho Tiến sĩ Perera trong Bộ Tài Chính. Đại đức Piyadassi hồi tưởng lại Phu Nhân Sirimavo Bandaranaike, Ông Bernard Soysa và anh trai của Winnam đã lịch sự và tận tình tháp tùng người để người có thể ra đi mà không bị cản trở gì về mặt hành chính, để người có thể có mặt bên giường bệnh của Đại đức Narada sớm nhất cho phép.

Trong lúc đó, ở chùa Vajirarama, đang liên tục tụng kinh cầu an và bố thí để chia phước đến Đại đức Narada cầu mong ngài sớm bình phục. Với lá thư giới thiệu của Văn Phòng Ngoại Giao, Đại đức Piyadassi rời Colombo đi Singapore. Nhân viên Chính Phủ Ceylon gặp người ở sân bay và Ông T.A.Simon, bạn thân của Đại đức Narada tháp tùng người đến chùa Sri Lankarama ở Singapore. Ngày hôm sau người đi Việt Nam. Khi đến Sài Gòn, thủ đô Việt Nam, Đại đức Piyadassi được Bộ Trưởng Nội Vụ, một người bạn của ngài Narada đón tiếp và được đưa thẳng đến bệnh viện mới xây hầu như chưa có bệnh nhân.

Đại đức Narada nằm trên giường tại bệnh viện. Nổi bật giữa những người đang đứng lo âu bên giường là cô bé, học trò ngài, Metta, đã được Đại đức Narada hướng dẫn tinh thần vào chuyến ngài viếng thăm Việt Nam năm 1963. Đại đức Piyadassi bước đến, đứng bên giường vị sư đang bệnh nặng. Trong vài giây, vị sư đang bệnh nặng mở mắt hỏi "Ồ, Piyadassi, Sư đến khi nào?" Đại đức Piyadassi đứng bên cạnh giường và tụng kinh cầu an. Sau đó người đánh một bức điện về: Đại đức Narada thoát hiểm - đang bình phục dần.

Đại đức Piyadassi hồi tưởng "Đó là một cuộc hành trình đầy phiêu lưu mạo hiểm và nhanh chóng khác thường" Đại đức Narada đang hồi phục một cách kì diệu và còn nhiều năm nữa để phục vụ Đạo Pháp.

Đối với Piyadassi, đó là lần thứ hai của nhiều lần viếng thăm Việt Nam xảy ra sau này, nơi vài năm sau, người thay thế Đại đức Narada và làm cho người được Phật Tử Việt Nam yêu mến và khắc ghi trong lòng, như Đại đức Narada đã làm mấy năm qua.

Vào năm 1972 khi ở Montreal, Canada, Đại đức Piyadassi hoan hỷ gặp bốn sinh viên Việt Nam trước đây của người - Metta,Oja, Lila và Chadra, đang nghiên cứu tại các trường đại học ở đây. Họ vẫn giữ giới và có lòng mộ đạo, không bao giờ thay đổi nếp sống văn hoá dân tộc và Phật giáo luôn giữ giới và hành thiền. Nhờ nổ lực và quyết tâm cao, họ đậu các kỳ thi đại học với tước hiệu học vị, họ đạt đến đích và hiện giờ sống ở Canada, chăm sóc cha mẹ già và giúp đỡ cộng đồng.

Chính cô nhóm trưởng sinh viên, Metta (Trần Minh Châu), đã tổ chức những ngày lễ Vesak vào năm 1992 tại Toronto. Trong buổi tiếp đón nồng nhiệt ở những buổi lễ Vesak được Chùa Amida Việt nam tài trợ, khoảng 1000 người Việt đến dự lễ và chào đón nồng nhiệt Đại đức Piyadassi vị khách chính của họ.

Cô Trần Minh Châu hướng dẫn một chương trình dài năm tiếng đồng hồ gồm có thọ giới và những bài đạo ca có tính văn hoá cùng các vũ khúc của những nhóm người Tây Tạng, Tích –Lan và Việt Nam. "Hãy đi tuyên thuyết giáo pháp có lợi ích cho nhiều người, vì lòng từ đối với đời, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại," và cô nói thêm:"Đại đức Piyadassi là một tu sĩ sống đúng như lời cổ vũ của Đức Phật, không chỉ bằng đời sống gương mẫu của chính người mà còn hy sinh phần lớn đời người cho việc hoằng truyền Phật Pháp trong khắp mọi nơi trên thế giới." Cô nói thêm rằng Đại đức đã duy trì mối liên hệ thân gần với người Việt ở nhiều nơi thế giới. "Chúng tôi sẽ không bao giờ quên người đã tỏ lòng tốt đối với bốn sinh viên chúng tôi khi việc hoằng pháp thế giới có thời gian sít sao, mỗi lần người thực hiện một chuyến đi đặc biệt nào đó, người đều dành một thời gian ngắn cho chúng tôi - những sinh viên xa gia đình."

Cô nói rằng kiến thức hoàn mãn về Giáo Pháp và sức thu hút quần chúng của Đại đức Piyadassi làm hồi hộp và gây hứng thú đối với những ai có dịp tiếp xúc với người, là nguồn cảm hứng cho nhiều Phật Tử, đem nhiều người khác đến trong nhóm người theo đạo Phật. Cô chuyển những lời chúc mừng tận đáy lòng đến Đại đức Piyadassi nhân dịp người được Maha Sangha Sabba ở Tích -Lan công nhận rất xứng đáng, cùng một năm đó, người được danh hiệu là Sangha Nayaka Thera, được phong tặng danh hiệu giáo sĩ "Visvakirti Sri Sasanasobhana, Ánh Hào Quang Giáo Pháp Rạng Ngời Khắp Năm Châu".

Trong một buổi nói đạo đặc biệt của Đại đức Piyadassi, người nói giáo lý đạo Phật không có ranh giới giữa chủng tộc, đẳng cấp, giống nòi và giới tính hay bất cứ sự phân chia nào khác. "Đạo Phật là ngôn ngữ của trái tim, đó là ngôn ngữ của Chân Lý. Toàn thế giới là một đại gia đình. Đó là nghĩa phổ biến của Pháp. Khi Đức Phật thuyết Pháp cho thế gian, những gì ngài mong đáp lại là Pháp phải được thực hành. Người nói rằng "Đạo Phật không phải là một tôn giáo của một tôc người giới hạn trong bất cứ một nhóm có văn hoá đặc biệt nào."

Đại đức Piyadassi hồi tưởng lại thông điệp Vesak của Jawaharlal Nehru của Ấn Độ có lần nói: "Chúng ta sống trong thời đại xung đột và chiến tranh, hận thù và bạo lực, trên khắp thế giới. Không bao giờ trước đây có nhu cầu to lớn hơn cho tất cả chúng ta nhớ lại thông điệp bất hủ mà Đức Phật, người con trai vĩ đại và cao quí nhất của Ấn Độ đã cho thế gian. Thông điệp đó cách đậy 2500 năm vẫn còn là thông điệp sống đến ngày nay, tàng trữ trong trái tim chúng ta và chúng ta lấy nguồn cảm hứng từ đó để đương đầu với những rắc rối và khó khăn đang đe doạ phủ vây lấy chúng ta."

Thông điệp năm 1964 đó, khi Đại đức Piyadassi xem xét vẫn còn có giá trị.Và Thông Điệp Pháp mà Đại đức Piyadassi lúc đó mang đi đến những nơi xa trên thế giới vẫn tiếp tục cho trái chín ngọt ngào.

-ooOoo-

-8-

VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI

Khi Bác sĩ Grant, chuyên gia Harley Street, hỏi Đại đức Piyadassi về cuộc bạo động của một tộc người trong nước Tích Lan, đó là một câu hỏi có thể được trả lời trong một câu hay hai, ví không hiểu Đạo Phật ở Tích –Lan có thể được viết mà không cần tham khảo ít nhiều đến đời sống chính trị của quốc gia nầy. Người Tích Lan, đặc biệt đại đa số người Sinhala, là dân tộc nhạy cảm sâu sắc.Cường độ của họ nằm trên đam mê. Chính trị và những hoạt động của những người lãnh đạo chính trị ảnh hưởng hằng ngày đến đời sống nhân dân quá nhiều đến nỗi tự nhiên họ bị thu hút vào diễn biến chính trị. Người Tích –Lan đã dành được tiếng tăm trên thế giới nhờ ý thức đến chính trị nhiều hơn hầu hết các dân tộc khác trên thế giới. Điều nầy, cùng với tỷ lệ trí thức rất cao – cao nhất Đông Nam Á- giải thích tỷ lệ phần trăm số bầu phiếu cao đáng kể ở các cuộc bầu phiếu.

Trong bối cảnh nầy, thật không ngạc nhiên rằng Giáo Hội cũng bị thâu hút vào diễn biến chính trị. Tu sĩ Phật Giáo đóng vai trò quan trọng trong những cuộc bầu phiếu năm 1956, và có lẽ mức độ ít hơn, trong những cuộc bầu phiếu sau đó. Tất cả các đảng chính trị cố gắng giành cho được sự hỗ trợ của tu sĩ.

Năm sau, sau những cuộc bạo động của một tộc người năm 1958, Thủ Tướng Bandaranaike bị ám sát. Vào ngày 26 tháng 9 năm 1959, ông bị bắn tại bãi tập bắn gần nơi cư ngụ của ông Cung Điện Colombo Rosemead. Ngay sau khi một viên đạn bắn vào người ông, ông lẩm bẩm, "Một tên ngốc vận y nào đó bắn tôi." Câu nầy có một nghĩa khác quan trọng hơn. Không thể trở thành một vị sư chỉ vì người đó vận chiếc y.

Tuy nhiên vụ ám sát Bandaranaike không gây hỗn loạn trong nước.Toàn Quyền, Ông Oliver Goonetilleke, gọi ông Bộ Trưởng Giáo Dục, Tiến sĩ.W.Dahanayake thành lập chính phủ lâm thời. Vào tháng 3 năm 1960 Đảng Đoàn Kết Dân Tộc (UNP) do ông Dudley Senanayake thành lập chính phủ trong thời gian ngắn, nhưng bị đành bại trong cuộc bầu phiếu liên quan đến bài diễn văn từ chức.

Tiến trình dân chủ hoá đang hoạt động. Nhân dân đang bầu phiếu và dựng lên chính phủ qua các cuộc bầu phiếu tự do của họ. Các cuộc bầu phiếu là sự chứng thực, nếu thực sự cần chứng cớ sẽ có cuộc bỏ phiếu kín, không phải quân sự, cuối cùng sẽ thắng.

Cũng có sự thay đổi chính trị và xã hội lớn trong năm 1970 cũng như năm1956. Đảng Tự Do Tích –Lan (SLFP) đã hơn một lần đánh bại Đảng Đoàn Kết Dân Tộc (UNP), đã lãnh đạo đất nước suốt kỷ nguyên năm1956-1970. Nhưng khác với cuộc bầu phiếu năm 1956 lúc đó nhân dân vui mừng tự phát vì đó là "chiến thắng của nhân dân". Những người ủng hộ Đảng Tự Do Tích Lan chiến thắng tiếp tục giận dữ điên cuồng đi tấn công đối thủ, nổi lửa đốt nhà và quấy rối họ bằng nhiều cách. Cưỡng đoạt, cướp phá cùng với các lễ hội om sòm ầm ỉ.

Lake House, trụ sở của Liên Hiệp Báo Chí của Ceylon Ltd., đã tham gia tích cực ủng hộ Đảng Đoàn Kết Dân Tộc bị bọn du thủ du thực tấn công. Mấy khu trong dinh thự bị đốt phá và những dữ liệu có giá trị bị huỷ. Những quan điểm của biên tập viên từng trải đã từng cố gắng thay đổi nhiều hầu làm lắng dịu sự hiềm thù trong chính phủ đều tỏ ra vô vọng, nhưng cuối cùng chính phủ của Đảng Tự Do Tích –Lan (SLFP) tiếp quản Liên Hiệp Báo Chí của Ceylon Ltd. (ANCL). Điều đó đáng dấu sự chấm dứt việc in ấn tự do ở Tích –Lan.

Mười ngàn sinh viên nam nữ ở trong nước là hậu thuẩn cho cuộc khởi nghĩa nổi dậy vào tháng 4 năm 1971. Sinh viên trường đại học chĩa mũi nhọn, đại đa số những người nổi loạn là những người ủng hộ Đảng Tự Do Tích –Lan (SLFP) mà chỉ một năm trước đây đã từng quét sạch chính quyền bằng chính những lực lượng mà bây giờ cố tiêu diệt nó.

Thanh niên đã trở nên không còn kham nhẫn với tiến trình chính trị hoạt động chậm chạp. Chúng không còn sẵn sàng chờ đợi những giải pháp cho vấn đề của chúng. Nạn thất nghiệp, kinh tế không tương ứng, không công bằng và bất công trong xã hội, tham nhũng trong các cấp cao – đây là trong số những vấn đề quấy rầy thanh niên, và quần chúng ủng hộ và cảm thông cho những nguyện vọng của thanh niên trong nước ở mức đáng kể.

Nhưng sự ủng hộ đó nhanh chóng tiêu mất, khi thanh niên hiểu rõ luật rồi nổi lên công khai chống lại những sự thiết lập và những lực lượng của luật và trật tự.

Tuy nhiên dù gì đi nữa, chúng không có sức thuyết phục chính trị vì dân chúng luôn lắng nghe lời Giáo Hội. Đây là một bằng chứng cho thấy sự tôn kính Giáo Hội ở Tích –Lan. Và lòng tôn kính nầy đã từng được nhiều tu sĩ kế tục, quá nhiều không thể kể xiết. Những tu sĩ vị tha nầy đã từ bỏ đời sống tại gia để gánh vác nhiệm vụ lưu truyền thông điệp của Đức Phật còn sống mãi với thời gian – thông điệp hoà bình, khoan dung và vô hại / bất bạo động – thông điệp đó đôi khi bị báng bổ bởi một số ít tăng sĩ và cư sĩ Phật tử.

Như bụi của năm 1970 thủ tục tranh cử vào quốc hội ổn định dần, và người dân từ từ trở lại sinh hoạt hằng ngày như thường lệ, chính phủ mới bắt đầu thi hành những lời hứa trong Bản Tuyên Ngôn Bầu Cử. Điếu rất nổi tiếng là quyền ưu tiên trước tiên của mỗi chính phủ Tích Lan mới là trả thù những đối thủ chính trị của họ. Tôi tin rằng không có đảng phái chính trị nào ở Tích Lan có thể tuyên bố ngoại lệ quy luật nầy. Tuy nhiên khi những hệ tư tưởng chính trị và những sự khác biệt đe doạ xé đất nước Tích Lan ra thành nhiều phần, luôn luôn còn lại một lực lượng nối kết mong mỏi vào Giáo Pháp của tình thương và long trắc ẩn. Một cuộc viếng thăm chùa Vajirarama ở Bambalapitiya, Colombo, hay Đại Viện Kelani Raja ở ngoại ô vào ngày rằm tiết lộ tình huynh đệ vượt lên trên những sự khác biệt chính trị và những niềm tin khác. Khi những người nam nữ mặc đồ trắng quì gối đảnh lễ Bậc Đại Sư, họ thừa nhận giáo lý của ngài về bốn biển đều là anh em (Tứ Hải Giai Huynh Đệ).

Chính giáo lý nầy của Đức Phật mà Giáo Hội của Ngài – Maha Sangha- đang nổ lực truyền bá, hầu nhân loại có thể tiếp tục sống trong hoà bình và hoà hợp với chính mình và với nhân quần.

Khi sắp hết năm 1970, đất nước không thấy những đám mây đen che phủ. Ít ai ngờ rằng hậu quả của những cuộc bầu cử năm 1970, trong khoảng một năm ngắn ngủi, đã trở thành cơn ác mộng cho cả hai bên, người thắng và kẻ bại. Trong dấu vết của những gian khổ đó, Tích Lan còn phải đương đầu với cuộc tấn công chính yếu đầu tiên vào ngay thời điểm đó. Đất nước còn phải đương đầu với những thử thách khốc liệt đối với những thể chế chính trị và tôn giáo.

Vào năm 1971 chưa có truyền hình trong đất nước vẫn còn gọi là Ceylon. Trong đài truyền thanh cho cả nước, Thủ Tướng Chính Phủ Sirima Bandaranaike kêu gọi nhân dân. Giải thích những lý do để tuyên bố một Nhà Nước Khẩn Cấp, bà nói: "Là người mẹ, tôi muốn hỏi các bậc cha mẹ liệu nhằm hướng đến tương lai như thế nầy mà họ phải nuôi con cái với lòng thương yêu, chăm sóc và hy sinh như thế. Tôi kêu gọi các bậc cha mẹ hành động cẩn trọng và trông xa, quan tâm đến và cố vấn những sinh hoạt của các con hầu chúng không bị lầm đường lạc lối bởi những người có mưu đồ đưa vào con đường sẽ dẫn đến tai hoạ cho cả hai, cha mẹ chúng và chính chúng."

Bà Bandaranaike cũng nói rằng sẽ xuất hiện những cuộc bạo loạn của thanh niên đang cố gắng sản xuất ra cái gọi là "xã hội chủ nghĩa" bằng bạo lực và đổ máu. Thủ Tướng chính phủ nói: "Đất nước nầy đã từng là kho tàng Phật Pháp trong hơn 2000 năm, và nền văn hoá và cách sống của nó đã được hình thành nhờ học thuyết của lòng nhân từ và nhân loại được Đức Phật thuyết giảng.

Ngay cả Tiến sĩ N.M. Perera, người lãnh đạo đảng cách mạng Lanka Sama Samaja, là Bộ Trưởng Tài Chính của bà Bandaranaike phản đối cuộc bạo loạn. Ông nói: "Mấy ngàn thanh niên nam nữ không thể bắt đất nước nầy phải nhượng bộ. Những ai muốn cuộc cách mạng trong hai- mươi- bốn- giờ, chỉ thành công trong việc đẩy lùi những thay đổi cách mạng, cần có thời giờ thích đáng. Vội thì mất, mất cả thời gian lẫn tiền bạc, là câu châm ngôn xưa nay."

Đắm chìm trong tuyệt vọng bởi cuộc tàn sát xảy ra trong đất nước, người dân càng tìm khuây khoả trong Giáo Pháp của Đức Phật. Họ lại đến chùa, có lẽ là nơi nương nhờ an toàn nhất trong những ngày đen tối của cuộc bạo loạn 1971. Dân chúng đến nương nhờ vào Maha Sangha do Đức Phật thành lập để đem thông điệp của ngài về hoà bình, vô hại và tình huynh đệ.

Nhà nườc tổ chức lễ tụng kinh Hộ Trì An Lành suốt đêm trong dinh Senate. Thậm chí Colvin R.de. Silva- Bộ Trưởng Công nghiệp Đồn Điền, một người Mác- xít đã thừa nhận với ông "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân", rất sốt sắng trong việc tham dự lễ tụng kinh suốt đêm cầu khẩn chư thiên tha thứ cho đất nước nầy khỏi thảm hoạ như đã xảy ra.

Trên giường trước khi Niết bàn, Đức Phật đã nói trước rằng Lanka sẽ là nơi tàng trữ giáo pháp uyên nguyên trong năm ngàn năm tròn. Nhằm thực hành có hiệu quả lời tiên đoán đó, hai đảng là cần thiết: Maha Sangha giữ Giáo lý uyên nguyên và cư sĩ hành theo Giáo lý đó.

Một Biên Niên Sử nói rằng "trong nhiều thế kỷ, Chùa không những là trung tâm từ đó phát ra tâm tận tuỵ với đạo, mà còn là lực lượng tiếp sinh lực cho nhân dân và tổ chức họ lại với nhau." Điều đó đã được tường thuật lại cho thế hệ sau rằng "Maha Sangha có ảnh hưởng lâu đời không những trong bầu cử, lễ đăng quang, và hạnh kiểm của các vị vua, mà còn, bất cứ khi nào có điều kiện phát sinh, chỉ đạo và tích cực tham gia trong công cuộc giải phóng dân tộc và nhân dân của đất nước."

Nhưng về phương diện lịch sử, Maha Sangha đã đóng vai trò chính trong việc lãnh đạo đất nước. Cuốn sách The Revolt in the Temple (Cuộc Nổi Loạn Trong Chùa) nhằm nhấn mạnh đặc biệt vai trò của Sangha trong quá khứ: "Những triều đại của đất nước nầy, do Sangha lãnh đạo, đã tổ chức đất nước thực hiện vận mạng đã định. Đạo Phật đã ảnh hưởng rất vĩ đại trong tiến trình lịch sử của Tích Lan, nhiều vị vua được Sangha chỉ đạo trong những sinh hoạt của họ, khuyến khích họ không những xây dựng bảo tháp và các tự viện quôc gia để làm huy hoàng Bậc Đạo Sư mà còn kiến tạo những công trình vĩ đại dẫn thuỷ nhập điền khắp đất nước đem lại lợi ích vô cùng cho ngành nông nghiệp nhờ đó đem lại hạnh phúcvà thịnh vượng cho nhân dân."

Thật ra, những thế kỷ trước khi những quốc gia Phương Tây giàu có giới thiệu cải cách chủ nghĩa như chương trình chăm sóc người già và lương hưu cho họ, Asoka, đã thành lập một nhà nước nhân bản để làm việc cho lợi ích và hạnh phúc của thần dân ông. Ông đã phái những sứ thần ra ngoài nước- Ấn Độ mang thông điệp của Đức Phật về lòng từ và khoan dung. Một trong số đó là hoàng tử con ông, Mahinda Thera, đã đem Đạo Phật đến Tích Lan vào 247 năm trước Tây Lịch.

Triều đại của Asoka là thời kỳ Hoàng Kim của Ấn Độ. Biên niên sử ghi chép rằng "đế quốc rộng lớn của ông trở thành vùng đất hoà bình và hạnh phúc.Đây là nhà lãnh đạo đã cai trị theo Pháp của Đức Phật," Nhờ lòng nhân từ và tình cảm của ông đối với nhân loại, ông được biết là "Dharmasoka", Pháp vương Asoka, Một cách trùng hợp trước khi trở thành đại đế, ông có tên là Piyadassi, người hài lòng.

Chính những truyền thống của Đại Đế Asoka do A- la- hán Mahinda minh họa, đã đem Đạo Phật đến Tích Lan, mà Sangha tự làm gương để giữ vai trò của nó trong nhân dân của đất nước nầy góp phần vào hạnh phúc tinh thần, xã hội và kinh tế của họ.

Trong lời nói đầu cho cuốn The Revolt in the Temple D.C Vijayavardhna nói: "Chúng tôi mạo muội trình bày xu hướng tổng hợp của chúng tôi như là một hệ thống trình bày hoàn toàn chính xác, đầy đủ và hoàn thiện, nhưng chúng tôi hy vọng rằng sự lầm lỗi trong chứng cứ của chúng tôi sẽ động viên người khác tiếp tục quá trình "khai mở đoá sen pháp’, hầu Pháp có thể lại trở thành một lực lượng năng động trong thế giới của khoa học hiện đại và tiến bộ kỹ thuật."

Đại đức Piyadassi đã thường tự so sánh sự liên quan của Đạo Phật khoa học và hình thức dân chủ của nhà nước. Dân chủ trong mối liên quan với Đạo Phật là được thảo luận kỹ trong lần xuất bản của người mới đây, The Spectrum of Buddhism. Cuốn sách, phát hành năm 1991- hơn ba thập niên sau cuộc ám sát của Bandaranaike- nói rằng "nếu dân chủ được hiểu trong nghĩa rộng nhất và thoáng nhất của nó, cần phải gồm trong phạm vi ngữ nghĩa của nó, ý tưởng tự do của tâm." Đại đức Piyadassi luận rằng "lý tưởng dân chủ và tự do của tâm được đan xen trong chính cấu trúc Phật giáo."

Phân tích dân chủ, tác giả nói rằng " dân chủ thực sự cho phép tự do ngôn luận, nhà nước do nhân dân, đại diện nhà nước; một đất nước có chính phủ do dân bầu lên. Dân chủ trong toà án trong chính phủ như thế cung cấp tư pháp công băng cho tất cả mọi người: thẳng thắn, bình đẳng, bình đẳng chính trị."

Đại đức Piyadassi kể Đạo Phật như là một tôn giáo duy nhất tập trung vào tự do của tâm, "đối với Đạo Phật là tôn goáo tâm lý học bậc nhất trong mọi tôn giáo" Tâm lý học hiện rõ trong Đạo Phật, và rằng Đức Phật đã cho tâm có tầm quan trọng vĩ đại nhất trên con đường giải thoát của ngài. "Tự do của tâm là toàn bộ giáo lý của Đức Phật."

Trong lời nói đầu của Đại đức Pannasiha Mahanayaka Thera ở Madihe của cuốn Peace through Tolerance a Comprehension- Existence xuất bản năm 1985, Đại đức Piyadassi quan sát: " Là vị thầy thực tiễn có lòng nhân từ bao la và hiểu biết sâ sắc, Đức Phật quan tâm đến tình trạng hạnh phúc về xã hội và kinh tế của đại đa số nhân dân, và tha thiết khuyên để làm khuây khoả nỗi khổ của người dân, và thấy rằng họ sống không có quá nhiều bất hạnh. Thật rõ rằng, không có mức độ an toàn kinh tế và vật chất nào đó, sẽ không đạt được tiến bộ đạo đức và tâm linh nào. Theo giáo pháp của Đức Phật, an toàn kinh tế nên đi song đôi với những giá trị tâm linh, và con người không nên xa rời con đường bổn phận, chân thật và đạo đức, nhưng cố gắng giữ quân bình giữa những giá trị vật chất và tâm linh."

Đây là những gì mà những kẻ chủ xướng thanh niên nổi loạn năm 1971 mất tầm nhìn - sự quân bình giữa những giá trị vật chất và tâm linh."

Trong tình huống nầy vai trò của tu sĩ trong đời sống của nhân dân, cũng thật thích đáng để nghe những gì Đại đức Sri Sumangala Nayaka Thera ở Pahamane cư ngụ tại tự viện Malwatta, Kandy nói. Trong lời nói đầu của cuốn The Revolt in the Temple nói: "Chính Giáo Hội đã thấy điều đó mà trong Hiệp Ứơc đó nói Pháp Đảo nầy (Dhammadipa) được nhượng lại cho Đỉnh Cao Công Giáo (Christian Crown), thể hiện những điều khoản đó bằng những thể chế chính trị và tôn giáo bản địa phải được gìn giữ cẩn thận và chỉ cốt để bảo vệ. Và cũng lại chính một thành viên của Giáo Hội, Wariyapola Nayaka Thera, người long trọng xác nhận khi nổ lực được thực hiện để đổi hướng lá cờ Anh quốc trước khi kí‎ Hiệp Định."

Đại đức Sri Sumangala tiếp tục nói " Đây là cái nhìn tổng quát nhanh của lịch sử chứng tỏ rằng ngày nay Sangha tuyên bố điều gì đều có liên quan đến xã hội, chính trị và tôn giáo, để chỉ đạo nhân dân, không phải đòi hỏi mới mà là khẳng định lại cái quyền sử dụng rộng khắp và cũng được rông rãi công nhận, cho đến khi người Anh chiếm cứ đất nước nầy.

"Chúng ta đang trải qua kỷ nguyên có nhiều thay đổi như thế, chưa từng thấy trong lịch sử trước đây. Để chứng ngộ những mục đích cao, không nghĩ đến lợi ích bản thân, làm tốt - những cơ hội nầy được tặng cho thế hệ hiện nay. Điều đó ở trong chính năng lực của các con và của chúng tôi, báo hiệu sự ra đời của một dân tộc mới và nhận ra cái nhìn mới thật sự có ý nghĩa của cuộc đời."

CUỘC VIẾNG THĂM CỦA GIÁO HOÀNG

Giáo Hoàng John Paul II đến Tích Lan vào ngày 20 tháng 1 năm 1995, lưu lại đây hai mươi sáu giờ và sau đó đi La mã. Đại đức Piyadassi nói: "Chính phủ Tích –Lan chi một số tiền lớn cho cuộc viếng thăm nầy. Hằng ngàn quân đội và cảnh sát tham gia bảo vệ an toàn và an ninh cho Giáo Hoàng. Tuy nhiên Phật Tử Tích- Lan chiếm 70% dân số chẳng biểu lộ sự tiếc rẻ gì về khoản chi phí của ngân sách quốc gia. Họ thật quá dễdãi.

Đại đức Piyadassi quan sát thêm: "Tôn Giáo là hệ thống của đức tin đem lại hoà bình, hài hoà và an ủi tâm nhân loại. Dân chúng xem tôn giáo như một điểu gì linh thiêng. Nhưng khi một vị lãnh tụ tôn giáo phải được bảo vệ nhờ lực lượng an ninh dày đặc, và vị lãnh tụ tôn giáo không thể đi đi lại lại mà không có sự cản trở hay vật chướng ngại, thế mục đích tôn giáo là gì?

Do vậy tôn giáo đã trở thành mối đe doạ cho nhân loại.

Đối với tôi hoà bình và tôn giáo là hai từ đồng nghĩa. Chúng là hai mặt của một vấn đề. Hoà bình là quyền thừa kế, và chúng ta phải nhận ra nền hoà bình nầy, hoà bình dựa trên chân lý, trên tình yêu, trên công bằng, và trên tự do. Sự thay đổi triệt để phải xuất phát từ con tim của những người ở cương vị lãnh đạo công việc, của những người có quyền lực đứng đầu các quốc gia."

Các giám mục do Tổng Giám Mục của Tích Lan dẫn đầu đã sắp đặt cho Giáo Hoàng gặp những vị chức sắc tôn giáo của ba tôn giáo trên thế giới -Đạo Phật, Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo. Tuy nhiên những vị đạo hạnh cao thâm trong Phật giáo, chư vị Maha Nayaka Thera không tham dự cuộc họp mặt. Giáo Hoàng đã viết cuốn sách Crossing the Threshold of Hope, do Jonathan Cape của London xuất bản.

Theo Đại đức Piyadassi, Giáo Hoàng đã trình bày sai và xuyên tạc những sự kiện về Giáo Lý của Đức Phật, một cách có chủ tâm hay không trong cuốn sách nầy. Ông diễn giải, định nghĩa và giải thích vài điểm trong Giáo lý quá sai lạc đến nỗi thậm chí không thể tranh luận được. Tuy nhiên không có phản ứng thực nào hơn một nỗi buồn sâu lắng được diễn cảm không chỉ đối với Phật Tử Tích Lan mà còn Phật Tử ở Anh quốc, Châu Âu và Mỹ. Cơ hội nầy làm cho cuộc đối thoại đầy ý nghĩa của những người có tín ngưỡng khác nhau bị phá huỷ bởi những khẳng định lăng nhục ác liệt làm tổn thương Phật tử.

Lấy làm buồn, nhưng tha thứ, chư vị thạc đức cao trọng trong Phật giáo mong chờ Giáo Hoàng cố gắng sửa đổi tình huống, bắt đầu với lời xin lỗi. Tổng giám mục và giám mục Tích Lan bày tỏ lòng hối tiếc, nhưng Giáo hoàng thì không xin lỗi. Thay vào đó, Giáo hoàng nói rằng Đạo Phật là tôn giáo cao quí và rằng ông đã lưu tâm và tôn kính Đạo Phật. Bởi vì những lời nầy không đúng với những câu phát biểu sai lạc, những vị thạc đức trong Phật Giáo không hài lòng. Vì không xin lỗi cho khuyết điểm của Giáo hoàng, những vị thạc đức cao trọng không tham dự cuộc họp.

Đài BBC ở Luân đôn liên lạc với Đại đức Piyadassi hỏi người tại sao những vị chức sắc trong Phật Giáo tẩy chay cuộc họp, và Đài Truyền Thanh Ba - lê hỏi người tại sao những vị thạc đức trong Phật Giáo lại nổi giận. Đại đức Piyadassi phải giải thích rằng đó không phải là chuyện tẩy chay hay giận dữ mà là vấn đề khác biệt và bất đồng ý kiến. Người khẳng định vời hai mạng lưới truyền thanh quốc tế rằng Phật tử chúng tôi khoan dung, lặng lẽ và có thiện chí đã thể hiện suốt trong thời gian Giáo Hoàng lưu trú ở Tích Lan.

-ooOoo-

-9-

LÀNG QUÊ

Giữa sự sụp đổ và tuyệt vọng cuộc bạo loạn của thanh niên năm 1971 đã nhảy vào đất nước nầy, tôi nghĩ về Dowa- ngôi làng ít được biết đến của tôi.Cách Bandarawela bốn dặm, trên đường đến Badulla, dân cư ở đây phần lớn là nông dân cấy cày để sinh sống. Đại Tự Viện Dowa Raja được xây từ thời vua Valagambahu, là khoảng ném xa của một hòn đá từ ngôi nhà do ông bà tổ tiên tôi để lại, "Boraluwala", tôi đã sống thời thơ ấu ở đây- cách đây một thời gian dài.

Tuần nào cũng vậy, như tất cả các trẻ con khác trong làng, tôi đem một rổ hoa lài và dâng đến điện thờ Phật. Có một tượng Phật nằm to lớn dưới tảng đá chắc nặng. Là trẻ con, chúng tôi kinh sợ trong những khu vực thiêng liêng nầy. Chúng tôi thường dâng hoa thắp hương và xông long não và sau đó quì xuống đọc ngũ giới.

Trước khi dâng hoa chúng tôi thường rửa sạch bằng nước lạnh từ dòng suối nhỏ chảy qua bên dưới chùa. Sau khi dâng hoa, chúng tôi thường lưu lại nơi cư ngụ của quí sư.

Vị sư thạc đức -Nayaka Hamuduwo- là người bà con gần với gia đình tôi. Chúng tôi đảnh lễ ngài và ngài xoa đầu chúng tôi và ban phước suwapath wewa. Rồi sau đó chúng tôi ngồi xuống chiếc chiếu trải trên sàn nhà trong lúc ngài ngồi trên ghế có tay dựa và nệm ngồi có nhiều màu sắc.

Giữa hai câu rời rạc trong lúc nhổ nước trầu vào ống nhổ bằng nhôm bên cạnh, ngài ân cần hỏi mỗi một chúng tôi. Chúng tôi học hành thế nào? Có chăm học không? Có hoang nghịch không?

Sau đó ngài kể chuyện tiền thân đức Phật, thêm thắt đôi chút theo cách riêng của ngài không thể bắt chước được. Rồi chúng tôi ngây thơ nhìn nhau, không dám hỏi sự thật của câu chuyện. Từ mỗi câu chuyện, ngài Nayaka rút ra một bài học đạo đức rồi liên hệ chúng với đời sống của chúng tôi.

Cha mẹ chúng tôi không có thời gian thường đi chùa như chúng tôi. Nhưng ngay cả người lớn cũng đến chùa ít nhất là mỗi tháng một lần để đảnh lễ quí sư, cúng dường và nói chuyện với sư trụ trì chùa. Không gì có thể làm được trong làng mà chùa không biết tí gì về điều đó. Ngày xưa, chùa là trung tâm học tập và là nơi để dân làng hội họp gặp gỡ , trao đổi tin tức và bàn bạc những vấn đề chung.

Nếu ai muốn xây một cái nhà, chính nhà chùa sẽ định giờ tốt để đặt viên đá đầu tiên. Ký giấy mua bán hay chuyển giao văn bản được làm vào giờ tốt cũng do nhà chùa quyết định. Khi đứa bé được cho bài học đầu tiên hay bửa ăn đầu tiên, giờ chính xác do nhà chùa chọn. Chính vị Sư Cả là người sẽ dạy đứa bé bài học đầu tiên. Thậm chí ai muốm mua nhà cửa, đất đai hay đầu tư làm ăn, người đó sẽ hỏi ý kiến Sư Cả liệu việc đó có thể thực hành được hay không. Một đám cưới không thể xảy ra trong làng nếu không có chùa ban phúc lành.

Cha tôi luôn bận việc và không có thời gian rỗi đến viếng chùa. Nếulâu ngày ông không đến, Sư Cả sẽ đến nhà tôi hỏi xem tại sao lâu ngày không thấy.

Những lần Sư Cả đến viếng nhà tôi đều đáng ghi nhớ. Lũ nhóc chúng tôi la hét giành quyền dâng nước cho Sư Cả - trà xanh, cà phê hay nước ngọt- thường nước cam vắt, sô đa hoặc nước chanh. Tôi nhớ nhất là hồi hộp làm sao tôi thường cầm padikkama đứng gần sư cả trong lúc sư súc miệng cho sạch bả trầu trước khi dùng nước (gilampasa).

Sau đó tôi dâng Sư Cả một khay trầu- rồi chăm chú nhìn sư ngắt cái đọt lá trầu trước khi cuốn gọn lại và đặt vào trong góc miệng. Rồi Sư lấy một tí hunu-chunam và khéo léo chà răng. Đó là cách làm cho nước trầu có màu đỏ. Chúng tôi ngồi trên chiếc chiếu trước mặt Sư Cả trong lúc Sư tụng vài bài kệ an lành trước khi đi, vào lúc đó chúng tôi quì xuống đảnh lễ Sư một lần nữa.

Vào những ngày xa xưa, mùa gặt thật thú vị. Thức suốt đêm ở sân đập lúa, ăn cơm gạo mới với kollu từ ruộng của chúng tôi, làm chúng tôi vui mừng khôn xiết. Nhưng điều cho chúng tôi niềm vui lớn nhất là dâng cúng cơm của mùa gặt đầu tiên cho chùa. Chúng tôi đội thực phẩm trên đầu và đi diễu thành hàng dài perahera - để dâng cúng. Đoàn diễu hành do những người đánh trống mặc y phục sặc sỡ dẫn đầu. Chúng tôi sớt bát đến quí sư và hoan hỷ nhìn qúi vị dùng cơm mà chúng tôi đã tự thu hoạch bằng chính đôi tay nầy.

Vào những ngày đó, Đại đức Narada thỉnh thoảng viếng thăm chúng tôi. Những chuyến đi từ chùa Vajirarama – nơi người cư ngụ đến tỉnh Uva rất khó và hiếm; cha mẹ chúng tôi không bao giờ để lỡ mất cơ hội cúng dường phương tiện vận chuyển cho những chuyến viếng thăm đó. Đại đức Narada là một trong số ít những vị sư nói tiếng Anh. Mọi người tha thiết mong ngóng ngài viếng thăm, đặt biệt những người thuộc tầng lớp trung lưu con cái họ học trường tiếng Anh và nói tiếng Anh trong gia đình họ.

Đại đức Narada nói rất đơn giản dù bằng tiếng Sinhala hay tiếng Anh. Ngài nói giọng thu hút người nghe. Là trẻ con, chúng tôi chăm chú mê mãi lắng nghe bởi vì chúng tôi hiểu những từ đơn giản của ngài. Ngài là một người truyền đạt tuyệt vời khiến người nghe lại gần người.

Tôi có thể nhắm mắt và lời của ngài vang trong tai tôi, giọng du dương, quá êm tai. Ngài nói triết lý một cách rõ ràng và đơn giản đến nỗi ngay cả bọn trẻ chúng tôi cũng có thể hiểu. Ngài nhấn mạnh nhất về những bổn phận làm con. Trong làng, chúng tôi luôn luôn đảnh lễ cha mẹ trước khi đi học và trước khi đi ngủ.

Đại đức Narada dạy chúng tôi hai bài thơ bằng tiếng Sinhala, có nghĩa như sau:

"Mẹ ơi, không thể kể xiết nỗi khổ,
Mẹ đã chịu đựng cho con từ lúc con chào đời.
Chấp hai tay lên đầu, con lạy mẹ
Mong mẹ tha thứ mọi lỗi lầm cho con.
Khi con la khóc đầy vơi,
Từ bi mẹ dỗ con yên giấc nồng.
Các vật uế trược thân con, mẹ sờ.
Với tất cả điều nầy, Mẹ đáng kính thay,
Mong quả vị Phật đà, mẹ chứng.
"

Chúng tôi được dạy đọc thuộc lòng những bài thơ nầy và đảnh lễ cha mẹ chúng tôi. Con cái chịu ơn sâu dày của cha mẹ chúng, Đại đức Narada thường nhấn mạnh nhằm đưa chúng vào đời và cho tất cả những điều tốt chúng đã làm trong mọi cách có thể.

Đạo Phật, như quí sư chẳng hạn Đại đức Piyadassi và nhiều vị khác, đã nhấn mạnh, thật sự là tôn giáo xã hội. Đạo Phật được giải thích thích đáng, vẫn có thể hướng dẫn con người cảm thấy có nhu cầu tạo ra một cấu trúc xã hội hòa hợp với giáo lý của Đức Phật. Trong cách nầy, bằng cách bãi bỏ sự bóc lột giữa người với người, chúng ta có thể đem lại những điều kiện tốt hơn về mặt kinh tế.

Đạo Phật đòi hỏi đạt được hạnh phúc và phát triển trí lực mới, tách mình ra khỏi những sở hữu, điều khiển những đam mê, quên chính mình trong điều gì vĩ đại hơn chính bản thân mình và hướng tâm đến những tầm cao đạo đức và tri thức. Là gương mẫu của một xã hội lý tưởng, Đức Phật thành lập Thánh Gíao Hội, gồm một số ít người ở trong nước, tự nguyện sống đời vị tha, không bám víu vào vật chất hay địa vị xã hội. Đức Phật kêu gọi các tỳ khưu chia xẻ sở hữu của họ, dù ít mấy cũng được. Ngài không yêu cầu quyền lực tuyệt đối; đối với đời tu sĩ phải tồn tại trong nước. Vấn đề là áp dụng cách sống xã hội chủ nghĩa trong cộng đồng rộng lớn hơn mà Đức Phật để lại cho chúng đệ tử ngài. Vào những thời kỳ đất nước bị khủng hoảng, Giáo Hộiđã từng tiếp tục giữ vững những truyền thống tôn giáo và lịch sử của Tích Lan, vì những điều đó đã nói với chúng tôi rằng chính Phật Pháp sẽ cứu lấy đất nước nầy.

Do đó, vào những thời kỳ khủng hoảng, Maha Sangha đang theo những truyền thống đã đặt ra bởi những người Phật Tử xuất sắc như thế chẳng hạn Anagarika Dharmapala, Valisinha Harischandra, Piyadassi Sirisena và nhiều người khác.

Thậm chí suốt trong những ngày hỗn loạn đó, cùng có mặt với chúng tôi những vị sư như Đại đức Pannasiha ở Madihe, Đại đức Piyadassi và một ít vị sư khác đã bạo dạn nói vào những lúc mà hầu hết mọi người thích im lặng hơn.

Đại đức Pannasiha, trong bài nói chuyện trong suốt cuộc nổi dậy năm 1971, nói những lời thông thái làm dịu sự căng thẳng trong thời buổi hỗn loạn mà đất nước đã trải qua, xoa dịu những vết thương nhức nhối do thanh niên bị xúi làm bậy gây ra. Sau đó trên đài phát thanh và đài truyền hình, ngài nói thẳng í‎ kiến chống lại việc bạo động và nhấn mạnh nhu cầu hay sự hoà hợp cộng đồng.

Về mặt lịch sử, đời sống cộng đồng bắt nguồn trong làng quê. Tầng lớp nông dân của Tích Lan là xương sống của đất nước và trẻ con làng quê là những công dân tương lai của đất nước. Tusĩ và chùa sẽ hơn một lần cần đóng vai trò quan trọng trong việc uốn nắn tư tưởng của những công dân Tích Lan tương lai.

Có lẽ điều có ý nghĩa là vài tháng trước khi tôi viết cuốn sách nầy, trong lúc tôi ở Toronto, Đại đức Piyadassi đã viếng thăm ngôi nhà do tổ tiên tôi để lại ở Dowa nơi tôi sinh ra và lớn lên. Chuyến viếng thăm của người giữa những bổn phận khác nhau và du lịch thế giới, đã nhen lại trong tâm của các cụ ở quê nhà, những kỷ niệm dễ thương của một thời đại đã qua.

-ooOoo-

-10-

VỊ SƯ TRUYỀN GIÁO

Vào tháng 5 năm 1975 Đại đức Piyadassi rời Tích Lan để thực hiện chuyến đi truyền giáo mười ba nước. Theo lời mời của một nhóm người Gia-nã-đại sống ở British Colombia quan tâm trong việc nghiên cứu thiền Phật Giáo và tiếng Pali, người dự định chuyến đi nầy chủ yếu ở Gia-nã-đại. Người trưởng đoàn là một cô người Áo- Gia-nã-đại sáu mươi lăm tuổi, Anagarika Dhammadinna, một vị thiền sư đầy nghị lực và gan dạ sống một mình trong rừng. Cô Anagarika mất váo năm 1990, nhưng Michelle Calvert, cũng là một người Áo-Gia-nã-đại, một sinh viên nhiệt tình của Đạo Phật và Yoga, và là người bạn thân nhất của cô, tiếp tục như là thiền sư.

Chuyến đi bắt đấu ở Hoa thịnh đốn nơi Đại đức Piyadassi đã tiếp thêm sức đẩy cho những hoạt động Phật giáo ở Tự Viện Hoa Thịnh Đốn. Bưu Điện Hoa Thịnh Đốn cảm kích sâu sắc với những hoạt động mới nầy, viết một bài báo dài về công việc của người. bài báo có tựa đề là "Giác Ngộ Làm Đường Đời Tốt Hơn". Trong câu chuyện Đại đức Piyadassi trích dẫn nói: "Trung Tâm Phật Giáo Hoa Thịnh Đốn mở ra không những cho Phật Tử. Chính nó là một người bạn cho tất cả những ai quan tâm ngày càng nhiều việc hiểu con người và cổ vũ hoà bình thế giới."

Vào lúc đó Viện Trưởng Vihara Society là Đại đức Piyananda ở Dickwela và Thư Ký là Đại đức Gunaratana ở Henepola. Suốt trong thời gian Đại đức Piyadassi lưu trú tại tự viện nầy, Ông Upali Maddumabanda và Ông Michael Roehn đã tận tình hộ độ người.

Đại đức Piyadassi tiếp tục đi đến Gia–nã-đại nơi người đã ở hầu hết thời gian tại Riondel, một ngôi làng hẻo lánh trong British Colomia, một tỉnh người Gia–nã-đại. Tại Trung Tâm Phật Giáo bên bờ hồ Đại đức Piyadassi thường hướng dẫn các lớp về Giáo Pháp và Pali. Những buổi thuyết giảng hằng tuần của người, người phải mất bốn mươi lăm phút đi bằng xà lan băng qua hồ. Hằng ngày người đi bộ hai dặm để nhận thư.

Sau nầy người kể tôi "Tôi ngạc nhiên thấy ra rằng người Phương Tây quan tâm đến Đạo Phật, đặc biệt tư tưởng Ấn, yoga và thiền Phật Giáo đang gia tăng ở mức kỳ lạ." Họ quan tâm đến Đạo Phật quá nhiệt tình đến nỗi những tổ chức Gia-nã-đại và Mỹ đều sử dụng những cái tên như là TrungTâm Bodhi Vipassana Dharmadhatu cho những viện của họ.

Người cũng tìm thấy những cuốn sách về nghiệp và tái sinh đang được nhiệt tình đọc. "Những người trí thức phương Tây nhận thức được rằng Đạo Phật là đạo tâm lý nhất trong tất cả các tôn giáo."

Vào giữa và cuối thập niên bảy mươi người phương Tây đang nhận ra rằng Đạo Phật quan tâm đến phương diện điều trị hơn là phân tích bệnh, và tốt nhất là, về mặt cảm xúc. Mặt khác Đạo Phật giúp chúng ta đạt trên tri thức thong thường, có kinh nghiệm thực tiễn về chính cuộc đời."

Trong những lần nói chuyện Đại đức Piyadassi kích động thính giả bằng cách hỏi: "Lợi ích gì để nghiên cứu máy móc hiện đại và những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật trong khi cần một giờ để nghiên cứu bộ máy tâm linh?" Người trích từ Hiến Pháp của Tổ Chức Giáo Dục và Văn Hoá Liên Hiệp Quốc: "Chính trong tâm con người mà những biện pháp hoà bình được đặt ra."

Ở Riondel, Gia-nã-đại, người kết thúc thành công khoá thiền một tuần về những kỹ thuật thiền quán. Hằng dòng du khách đến xem một vị sư từ một hải đảo ít ai biết đến giảng về "học thuyết tôn giáo cách mạng như thế".

"Những người tìm chân lý đến với tôi từ sáng tinh mơ đến tối mịch" người ghi nhận "Tôi đã thảo luận có hiệu quả với họ và hết sức ngạc nhiên về những câu hỏi của họ. Nhưng Đạo Phật trả lời được cả. Ở nơi họp của nhóm nghiên cứu chuyên đề, thấy thiền sinh ngồi thiền "như gà ấp trứng", một du khách thì thầm hỏi Đại đức Piyadassi: "Những người nầy đang làm gì, họ đang không làm gì cả!" Đại đức Piyadassi trả lời, "Đúng, thật tốt để không làm gì hơn là rất bận rộn mà chẳng làm được gì."

Nhưng Đại đức Piyadassi đang thấy khó ứng phó với quá nhiều lời mời thuyết giảng về Đạo Phật và hướng dẫn các khoá thiền. Những lời thỉnh cầu gởi tới tấp từ nước Anh, Tây Đức, Y Đại Lợi và Phần Lan.

Đại đức Piyadassi đến Toronto vào tháng bảy nơi đây người bắt đầu làm việc bằng cách thúc giục những người Tích Lan sống ở nước khác hội họp lại ngày càng đông ở đó để "đem thông điệp của Đức Phật đến phần đất đang cư trú" trong sổ địa chỉ của người đến những buổi lễ hằng năm đầu tiên của Hội Tự Viện Phật Giáo Toronto. Trong lời cổ vũ kích động đến thính giả Đại đức Piyadassi, học giả và tác giả nổi tiếng trên thế giới nói: "Triết lý Phật Giáo cổ xưa đã 2500 vẫn tồn tại mãi với thời gian. Giáo lý đó khởi thủy ở Ấn độ không phải chỉ hạn hẹp trong một nước đặc biệt nào đó mà cho cả thế giới."

"Tôi cảm thấy dường như tôi đang ở Tích Lan," Đại đức Piyadassi kể với những người đang hội họp, họ muốn đảnh lễ vị thầy nổi tiếng nầy. Sau khi thắp ngọn đèn dầu truyền thống và tụng kinh an lành, người làm lễ Phật (Buddha-puja). Trong buổi nói chuyện người nhấn mạnh đến nhu cầu có một Trung Tâm Phật Giáo gây ấn tượng mạnh ở Toronto như Tự Viện Hoa Thịnh Đốn (Washington Vihara) bây giờ có ảnh hưởng đến đời sống của hằng trăm người Mỹ đang tìm hoà bình và cô đơn mà triết lý Phật Giáo dâng tặng cho cuộc đời trong cơn hỗn loạn và xung đột nầy.

Vào dịp ở Toronto đó, Đại đức Piyadassi quán sát rằng Phật Pháp là học thuyết tồn tại mãi với thời gian. "Chân lý không được tìm thấy trong sách, cũng không ở trong chùa hay nhà thờ. Chân lý ở khắp mọi nơi, và những ai tìm sẽ gặp." Người nhắc nhở những thính giả Toronto đó: "Quí vị ở cách xa gia đình mười ngàn dặm. Cái điều quan trọng không phải là khám phá thế giới ‘bên ngoài’ mà là thế giới ‘bên trong’. "Người gây ấn tượng mạnh vào thính giả rằng cuộc tìm kiếm bên trong là vấn đề bất diệt, Người nói "Hãy nhìn ‘vào trong’ đời sống, không chỉ nhìn ‘ở’ bên ngoài nó", .

Sự quan trọng của gia đình và lòng trung hiếu của con cái là một phương diện khác. Người Tích Lan quan tâm rất đặc biệt vào vấn đề nầy, nhất là những ai lớn lên trong môi trường Phật Giáo. "Gia đình là nền tảng của xã hội," Tôi nghe Đại đức Piyadassi nói với những thính giả Tích Lan ở nước ngoài. "Chính gia đình hình thành xã hội; xã hội tạo nên dân tộc."

Những người rời quê hương mình để tìm kiếm đồng cỏ xanh hơn ở nước ngoài đang đương đầu với những vấn đề phức tạp, hỗn loạn như thế nầy. Những sứ giả truyền giáo như Đại đức Piyadassi đã giúp họ xây những chiếc cầu, nối lại khoảng cách đó. Vị sứ giả nầy có khả năng đặc biệt diễn giải Giáo Pháp trong những thuật ngữ thích hợp.

Edmond Holmea, một người Anh, trong cuốn The Creed of Buddha, nói: "Tôi đã đọc nhiều chuyên đề về Đạo Phật; nhưng tôi chưa tìm ra tác giả nào, khi giảng giải triết lý (đặc sắc như hệ thống đạo đức) của Đức Phật; giảng dạy, như một người có uy quyền chứ không phải là người chép thuê. Điều không thể bàn cãi rằng Chính Đức Phật đã giữ im lặng những điều liên quan đến thực tại tuyệt đối và những vấn đề tuyệt đối trong đời sống, chỉ rõ rằng nhiệm vụ diễn giải tín ngưỡng của ngài là việc cho ‘phê bình chủ nghĩa’ (trong nghĩa rộng nhất và sâu nhất của từ) hơn là cho ‘sự học rộng’ - để đánh giá, việc đánh giá có thể làm cho con người có được kiến thức, hơn là để học như thế.

"Một trong những đối tượng của tôi, trong khi viết những cuốn sách nầy đã từng chỉ rõ quyền của ‘cư sĩ’ khảo sát tỉ mỉ một tôn giáo mà chuyên gia ngôn ngữ học được phép cho đến nay vẫn xem như là lãnh vực riêng của ngài."

Piyadassi là một tu sĩ biệt lệ rất hiếm đối với lý thuyết Thám Tử. Người diễn giải Giáo Pháp, cả trong cách viết lẫn cách nói đều dựa trên việc thâm hiểu Pháp một cách thấu đáo. Người có khả năng ứng dụng Giáo Pháp vào những thực tại trong cuộc sống bằng những thuật ngữ khoa học, nhưng dễ hiểu. Trong nhiều cuốn sách người viết và hằng trăm cuộc nói đạo trên khắp thế giới cho chứng cớ phong phú về điều nầy. Trong cuốn The Ancient Path of The Buddha (Con Đường Cổ Xưa của Đức Phật) người viết: "Đạo Phật có thể được gọi là tôn giáo nhưng không phải trong cái nghĩa thường được hiểu ngày nay. Nếu tôn giáo có nghĩa là công nhận vai trò của một người về một lực không thấy nào đó như năng lực điều khiển vận mệnh con người và như được tặng cho cái tên là vâng lời, sùng kính và thờ phụng, chắc chắn Đạo Phật không phải là tôn giáo như thế. Đạo Phật là con đường tu dưỡng đạo đức, tri thức và tinh thần dẫn đến tâm giải thoát hoàn toàn.

"Đạo Phật có phải là một triết lý không? Theo từ nguyên học, triết lý có nghĩa là tình yêu trí tuệ. Trí tuệ đã từng có cả hai nghĩa là kiếm tìm trí tuệ và trí tuệ được tìm kiếm.

"Đạo Phật khuyến khích tìm kiếm chân lý. Nhưng Đạo Phật không chỉ lý luận do suy đoán, một cấu trúc thuần lý, chỉ thâu góp và tích luỹ kiến thức. Đức Phật nhấn mạnh mặt thực tiễn giáo pháp của ngài và ứng dụng kiến thức vào đời sống, nhìn vào bên trong đời sống và không chỉ nhìn ở nó. Đức Phật không tán thành những ai có ‘học thuyết huyền bí ’, nói: ‘Bí mật là dấu hiệu để phân biệt học thuyết sai lầm.’

Những tu sĩ Phật Giáo nói tiếng Anh như Đại đức Piyadassi, vài vị khác trước người, như Maha Thera Nyanatiloka người Đức, Đại đức Narada, Đại đức Ananda Maittreyya ở Balangoda, nhiều vị cùng thời khác như những vị sư người Đức Nyanaponika, Đại đức Nyanawimala, và cô tu nữ người Đức, Đại đức Ayya Khema, những tu sĩ người Anh, Đại đức Nanamoli và Đại đức Nanavira, tu sĩ Hà Lan Đại đức Dhammapala, Tu sĩ Mỹ Đại đức Bodhi, tu nữ Mỹ Đại đức Ayya Nyanasiri, những tu sĩ người Tích Lan, Đại đức Dhammavihari, Đại đức Kondanna, Đại đức Punnaji, Đại đức Ananda Managala, Đại đức Vinita, Đại đức Vimala và nhiều vị khác đã chịu nhiều gian khổ để hoằng dương giáo Pháp của Dức Bổn Sư hầu giáo pháp có thể được áp dụng trong những thuật ngữ thích hợp với thực tại đời sống trong xã hội đương thời.

Vào đầu thập niên tám mươi Đài Phát Thanh Los Angeles và mạng lưới Truyền Hình đặt ra vài câu hỏi thách thức Đại đức Piyadassi đang viếng thăm Tự Viện Phật Giáo Los Angeles theo lời mời của Hội Phật Pháp Tích- Mỹ của Los Angles. "Quan điểm của Phật Giáo như thế nào đối với những vấn đề xã hội đương thời như hôn nhân, kế hoạch gia đình, tình dục và ma tuy?" là trong số những câu hỏi. Thật không thể trả lời thích đáng những câu hỏi phức tạp như thế trong cuộc phỏng vấn truyền hình chốc lát. Nhưng trong nhiều cuốn sách và nhiều buổi nói chuyện Đại đức Piyadassi đã trình bày những vấn đề như thế một cách hoàn toàn đầy đủ.

Vào cuộc viếng thăm LosAngeles, Đại đức Piyadassi nhận lời mời của những quí thầy theo truyền thống Trung Quốc đi Cựu Kim Sơn tại Tự Viện Phật Giáo Núi Vàng. Người du hành 125 dặm từ Cựu Kim Sơn đến Talmage, Thành phố có 10,000 vị Phật, nơi những hoạt động Phật Giáo đang nở rộ nhờ những nỗ lực trường Đại Học Dharma Realm. Thể theo lời thỉnh cầu Đại đức Piyadassi thuyết pháp về Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca S amuppada) cho chư vị tu sĩ hầu hết là Người Mỹ. Người cũng thâu băng những buổi nói đạo ngắn về "Ý tưởng cho một Ngày". Và bài Từ Bi Kinh cho Đài Truyền Thanh Cựu Kim Sơn, về chương trình do một nhà báo người Tích Lan trước đây - Deeptha Leeleratne hướng dẫn.

Ở Seattle, Đại đức Piyadassi nói về "Khái Niệm Trung Tâm của Đạo Phật" tại trường Đại Học Washington State và tại Nhà Thờ Phật Giáo Nhật theo lời mời của Giáo Sư người Nhật. Người thuyết cho sinh viên đang nghiên cứu về Châu Á ở Đại Học British Colombia ở Vancouver về đề tài: "Thiền Định - Thiền Tuệ"

Ở Edmonton, Gia nã đại, Đại đức Piyadassi được thính giả nghe đài ngưỡng mộ khi nói về nước Tích-lan, nhân dân và các tôn giáo của nước nầy. Từ Gia-nã-đại, Đại đức Piyadassi viếng thăm Hoa Thịnh Đốn D.C và sau đó bay đi Hawai nơi những tổ chức Phật Giáo người Nhật đang lên kế hoạch một chương trình cho người mở rộng . Trong những hải đảo Fiji ở Tích Lan mời người cho một buổi công diễn, trong lúc báo và đài vẫn tiếp tục phỏng vấn người.

Chuyến du hành năm 1981 đó mở rộng, cũng như kiệt sức, Đại đức Piyadassi ở lại Tân Tây Lan một tháng trước khi đi Úc, Indonesia, sau đó trở về Tích Lan vào tháng tư.

Trong lần tôi phỏng vấn người vào chuyến hoằng pháp thế giới của năm 1981. Đại đức Piyadassi nói rằng sinh viên theo Thiên Chúa Giáo La mã và Cơ Đốc trong nhiều nơi trong các nước người có viếng thăm đều tỏ ra nhiệt tình quan tâm đến triết lý Phật Giáo."Khái niệm phương Tây vật chất và phương Đông tinh thần đang thay đổi nhanh." Khi Đại đức giao tiếp với thế giới phương Tây chậm nhưng đều, chuyển những người Tây phương, hướng về phương Đông để được hướng đạo tinh thần.

"Thật rõ là không có mức an toàn nào đó về vật chất và kinh tế, thì không thể hoàn thành được chút tiến bộ nào về đạo đức và tâm linh," người nói thêm "nhưng như Đức Phật đã chỉ ra, an toàn kinh tế đi dôi với những giá trị đạo đức và tinh thần.Con người không nên đi trệch ra khỏi con đường bổn phận, có thái độ đúng và đạo đức, nhưng nên tìm sự quân bình giữa những giá trị tinh thần và vật chất."

Thông điệp đó Đại đức Piyadassi đưa đến thế giới phương Tây đang bắt đầu thấy đạo Phật, không phải là tôn giáo bi quan yếm thế mà là giáo lý có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Khái niệm về thiền Phật giáo mà Đại đức đã nhọc công vô cùng để giải thích cho thính giả Tây phương đang được những người phương Tây thực hành ngày càng nhiều- đặc biệt thanh niên thích gọi thiền là "văn hoá-tâm linh".

Cho đến khi những vị tu sĩ nói tiếng Anh đem thông điệp của đức Phật đến phương Tây, những từ như thiền, nghiệp, luân hồi, pháp và thiền quán rất hiếm được biết đến ở phương Tây. Đại đức Piyadassi kể với tôi cách đây mười năm, "Ngày nay có một niềm khao khát về kiến thức, và nhiều cuốn sách được viết về những phương diện khác nhau của Giáo lý."

Các trung tâm thiền đang xuất hiện trong nhiều nước ở phương Tây. "Hiện đang có niềm quan tâm bộc phát cực mạnh về Đạo Phật," Đại đức Piyadassi nói thêm cả Phật giáo Nguyên Thuỷ và Đại Thừa đang được nghiên cứu ở nhiều trường Đại Học Phương Tây.

Năm 1982, Đại đức Piyadassi rời Tích Lan đi Nam Phi, lần đầu tiên một tu sĩ Phật Giáo viếng thăm đất nước đó. Đó là thể theo lời mời của một kiến trúc sư người Hà Lan, Louis van Loon và vợ ông, Molly, cả hai đều đi theo Đạo Phật. Họ đã đọc cuốn sách Con Đường Cổ Xưa của Đức Phật và đã viếng thăm Tích Lan để thỉnh người đến Durban. Đại đức Piyadassi ở một tháng trong nông trại rộng 100 mẫu ở Ixopo, cách Durban 80 cây số nơi đây họ thành lập một trung tâm thiền gồm ba mươi phòng. Người quá hoan hỷ khi hướng dẫn lễ Vesak, Ngày Đức Phật, tại Nam Phi.

Đại đức Piyadassi được thỉnh giảng dạy về Đạo Phật ở Đại Học Durban- Westville, nhưng người từ chối vì đó không phải là nhiệm vụ của người. Mục đích của người là chuyển thông điệp của Đức Phật đến Khắp thế giới.Thay vào đó người tặng những cuốn sách Phật giáo và hướng dẫn để van Loon trở thành người diễn thuyết tại trường Đại Học của Durban-Westville.

Vesak được tổ chức tại Durban lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, . Những người tham dự Vesak lần đầu tiên kể cả những người Nam Phi, Phật Từ Ấn và một số ít người phương Tây. Đại đức Piyadassi điều khiển các buổi lễ Vesak do Hội Phật Tử Ấn tổ chức. Người cũng nhiều lần nói đạo ở các trường đại học, dấy lên giữa những người Nam Phi biết ít hoặc chẳng biết tí gì về Đạo Phật quan tâm đáng kể đến Đạo nầy.

Vào một thời nào đó đã từng có niềm quan tâm lớn mạnh giữa những người Châu Phi, Đại đức Piyadassi đã tổ chức nhiều nhóm nghiên cứu Phật Pháp. Người cũng viếng những trung tâm thiền ở Johannesburg và Lesetho- một nước Thịnh Vượng Chung độc lập ở Nam Phi.

Monika Fairall từ tờ báo Sunday Tribune, ở Durban phỏng vấn Đại đức Piyadassi và ra mắt một bài báo có đầu đề là "Một Vị Sư Truyền Nội Tâm An Bình" với lời nầy: ‘Vào lúc bạn đọc bài báo nầy, bốn mươi người hay hơn ở Trung Tâm An Cư Phật Giáo ngoài Ixopo hy vọng sẽ được đến gần việc tìm ra sự an bình và tĩnh lặng trong tâm hơn hai ngày trước đây họ đã."

Cô ta kết thúc bài báo với những lời như thế nầy: "Ngài đã thêm vào niềm hy vọng quen thuộc hiện nay trong tâm tưởng của ngài, Đức Phật rất thực tiễn, và Đạo Phật, bạn có thể nói là tôn giáo-tự mình làm lấy, nhưng đó không phải là trà hay cà phê uống liền. Bạn phải đào sâu nghiên cứu và thấy cái vượt ngoài con mắt trần tục và đó là việc khó làm. Tuy nhiên việc gian khó nầy chẳng bao giờ tiêu diệt ai cả. Việc nầy căng thẳng nhưng đầy hứng thú không gây phiền toái phức tạp. Vì vậy thật tốt để thoát khỏi di động, duy trì bất động, cách ly khỏi những điều giả tạo, nhận phước lành tự nhiên như đợt khoá thiền tịnh cư ở Ixopo. Ngay cả một vị sư cũng cảm thấy an lạc ở đó."

Người nói về sự hoà hợp giữa các tôn giáo nên được thực hiện tốt nhất nếu người ta dẹp qua những sự khác nhau về mặt lý thuyết và thay vào cách nhìn ở những điểm chung- chẳng hạn như lòng từ, phục vụ và nhân quyền.

Ở Zambia, Đại đức Piyadassi gặp ba trăm gia đình người Tích Lan. Người ở lại dự lễ Poson (rằm tháng sáu) năm 1982, tại Zambia và cảm động khi được các bà Visakha đón tiếp nồng hậu, thường đền nghe người giảng. "Suốt trong mười tám ngày ở Zambia tôi cảm thấy thân mật như ở quê nhà,"Đại đức Piyadassi hồi tưởng.

Người ghi địa chỉ của một nhóm người Tích Lan ở cuộc họp được những diễn viên điện ảnh Tích- Lan nỗi tiếng tổ chức, Punya Heendeniya, vợ của Tiến sĩ Milroy de Silva. Cuộc gặp mặt được tổ chức tại nhà bà de Silva và nhiều người Tích Lan cũng có mặt ở đó, trước đây họ đã đón tiếp người ở phi trường Lusaka và Kitwe.

Bộ Trưởng Luật Pháp của Zambia, và cũng là viên chưởng lý của đất nước chủ toạ một trong mười lăm buổi thuyết giảng của người ở Lusaka. Đó là vào ngày rằm tháng sáu (Poson). Một tờ báo gọi người là "Sứ Giả Hoà Bình" Mạng lưới truyền hình ở Lusaka phỏng vấn người bốn mươi lăm phút. Bất cứ khi nào người đi, Đại đức Piyadassi mang theo bên người bức thông điệp của Đức Phật của tình Anh Em Chung trong nhân loại, và khắp nơi người đi, Đại đức Piyadassi đều sách tấn các em thiếu nhi về những đức tính hoàn thành bổn phận của các em. Nếu mỗi người xao lãng bổn phận của mình tạo nên hỗn loạn trong gia đình, trong đất nước, và cuối cùng rối loạn cả thế giới. Trong bài kinh Singala (Trường Bộ Kinh, số 31), Đức Phật nhấn mạnh nhu cầu thực hành bổn phận của tất cả mọi người, Đại đức nhắc nhở những người đang nghe nầy về điều đó.

Ở thủ đô Kenyan của Nairobi, nơi người dừng lại để đổi chuyến bay mười một tiếng đồng hồ, Cao Uỷ Viên Hoạt Động người Tích Lan, Saroja Fernando, đã sắp đặt buổi nói đạo. Khoảng một trăm người Tích –Lan đến nghe. Thiếu nhi chiếm đa số trong đó, hát bài Bakthi Gee tặng người.

Theo thói quen, Đại đức Piyadassi khen ngợi các em thiếu nhi về tầm quan trọng của tình thương của con cái đối với cha mẹ và gia đình. "Làng mạc hay thị thành tạo thành tỉnh lỵ hay bang tộc, và từ đó lại hình thành quốc gia –và nhiều quốc gia thành thế giới. Tất cả chúng ta, mỗi người đều giữ một nhiệm vụ nhỏ trong guồng máy nhân loại rộng lớn. Thế giới là những gì do nhiều gia đình làm nên.

Sau đó Đại đức Piyadassi kể tôi người cảm thấy bệnh như thế nào ở Lusaka: "ở Lusaka, sau lễ Poson, tôi từ chức vì tôi phải bay đi Canada vào sáng hôm sau. Trước khi ngủ tôi cảm nghe chứng tim đập nhanh bộc phát lại. Đó là lần thứ ba kể từ năm 1958, lần thứ nhất ở Luân Đôn, thứ hai ở Đan Mạch. Lần sau ở Lusaka, 13 năm đã trôi qua và cơn đau dường như sắp chấm dứt.

Đại đức Piyadassi đến Madrid đang ở trong tầm cao của cơn sốt Cúp Bóng Đá Thế Giới, và lưu lại ba ngày thực tập yoga tại Trung Tâm Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở đó. Đài Phát Thanh Madrid phỏng vấn người và cho nghe nhạc thâu băng Hewisi của Tích Lan như là đoạn mở đầu cho buổi nói chuyện làm người ngạc nhiên.

Trong chuyến đó, Đại đức Piyadassi viếng thăm Phần Lan nơi đây người hướng dẫn nhiều lớp thảo luận đạo ở Berne. Tiến sĩ Mirko Fryba, một Phật Tử người Tiệp, một người bạn của cố Đại đức Nyanaponika và Đại đức Piyadassi, thành lập Đạo Tràng (Dhamma Group) và Hội Phật Tử Thụỵ Sĩ và sắp đặt những buổi nói đạo cho Đại đức Piyadassi. Tiến sĩ Fryba là tác giả của nhiều cuốn sách, kể cả Vi Diệu Pháp. Hana Pascal, một người Thuỵ sĩ đã từng viếng thăm Tích Lan, đã tổ chức một cuộc triển lãm tranh ảnh Tích Lan tại siêu thị Zurich. Điều nầy tạo nên mối quan tâm về Đạo Phật và Tích Lan.

Đại đức cũng viếng thăm Ba Lê (Paris) nơi đây có mấy ngàn sinh viên Việt Nam theo học cả Phật Giáo Đại Thừa và Nguyên Thuỷ. Đại đức Piyadassi đã gặp nhiều sinh viên Việt Nam họ từng là đệ tử của Ngài Narada trong thời gian ngài cư ngụ tại Sài Gòn.

Đại đức Piyadassi lưu lại một tuần ở Ba Lê trước khi qua Tân Tây Lan. Người lưu lại mười ngày ở Trung Tâm Buddhayana do Nayaka Thera Dammaviranatha làm Viện Trưởng. Ngài đã sắp đặt cho Đại đức Piyadassi nói đạo và hướng dẫn các khoá thiền.

Ở Amsterdam và Hague - thủ đô Tân Tây Lan có nhiều nhóm thiền Phật Giáo. Vào ngày rằm tháng sáu (Esala), người ở Luân Đôn và nói đạo nhiều lần tại Tự Viện Phật Giáo Luân Đôn. Do đó, người viếng thăm Nữu Ước và Washington D.C trước khi đi Gia Nã Đại.

"Có cảm giác leo núi không ngừng nghỉ giữa những người trên khắp thế giới," Đại đức Piyadassi kể cho thính giả Gia Nã Đại. Vị sư đang đi trong chuyến hoằng pháp thế giới năm1982 và vừa đến một thế giới mới. Trước đây người có nói chuyện với sinh viên Tích Lan ở Mạc Tư Khoa.

Đại đức Piyadassi hồi tưởng lại câu chuyện của ông Đại Sứ Tích -Lan trước đây, Tiến sĩ.G.P Malalasekera, học giả và nhà văn Phật giáo nổi tiếng, có lần thảo luận về hoà bình thế giới với nhà lãnh đạo Nga, Chú Tịch Nước. Ông đã chỉ ra những căn cứ của Hoa Kỳ trên bản đồ thế giới. "Hãy để họ dời nhưng căn cứ của họ, và chúng tôi sẽ dời những căn cứ của chúng tôi." Nhà lãnh đạo Sô Viết đã nói với Tiến sĩ Malalasekera.

Đại đức Piyadassi nói "Cuộc chiến giữa hai phe cứ tiếp tục mãi. Trái banh được ném từ sân nhà bên nầy qua sân nhà bên kia." Người quan sát rằng "phương pháp chữa trị để ngăn ngừa thảm hoạ thế giới phải đến từ con tim."

Từ nước Nga người tiến thẳng đến thành phố Luân Đôn nơi đây người thuyết trình trong nhiều cuộc họp ở Hội Tự Viện Luân Đôn (London Vihara Society) và Trung Tâm Phật Giáo Oxford. Sau một thời gian biểu bận rộn ở Luân Đôn, người đi Mỹ, nơi đây ở Tự Viện Phật Giáo Hoa Thịnh Đốn, người đã hướng dẫn một loạt bài diễn thuyết và các khoá thiền. Người cũng nói chuyện với sinh viên ở trường Đại Học Maryland- những người đã từng quan tân sâu sắc đến triết học và Thiền Phật Giáo."

Từ thủ đô của Hoa Kỳ đến Ottawa, phía bắc thủ đô của biên giới Gia Nã Đại, Đại đức Piyadassi đã đến đúng vào ngày sinh nhật Gia Nã Đại vào tháng bảy. Người thuyết pháp tại nơi cư ngụ của một cao ủy viên người Tích Lan, Vermon Mendis.

Đại đức Piyadassi cảm nhận "Trong thế giới nổi bật nhất là giới trẻ và trí thức có cảm giác bất an dao động luôn, họ muốn có giải pháp nhanh cho những rắc rối của họ. Họ đang tìm kiếm giải pháp nào cho những tình trạng hỗn độn của thế giới vật chất. Họ đang tìm bình yên và tĩnh lặng."

Đại đức Piyadassi thuyết cho người ở khắp mọi nơi bằng một ngôn ngữ họ hiểu được. Người không đơn thuần tuỳ thuộc vào Kinh Điển Phật Giáo mặc dù người tuỳ tiện rút ra từ đó. Người cũng không trích dẫn theo đúng nguyên văn từ Kinh điển. Thay vào đó người diễn giải Giáo Pháp trong ngôn ngữ hiện đại dễ hiểu đối với người bình thường. Người không làm rối thính giả bằng những bài kệ Pali mà họ không hiểu. Thay vào đó, việc truyền đạo của người là chuyển dịch Giáo Pháp thành một ngôn ngữ dễ lãnh hội.

Vào tháng 12 năm 1982 trong lúc viếng thăm Toronto, Đại đức Piyadassi cảnh báo những người luôn dao động bất an là cảm giác báo trước của thảm kịch nhân loại bất cân xứng nếu những Quyền Lực Lớn không chuyển tâm. Người nói thế giới đang ở trong mối đe doạ có thể xảy ra chiến tranh. "Chiến tranh nghĩa là huỷ diệt tất cả nhân loại. Chuyển đổi tâm của những Quyền Lực Lớn là giải pháp duy nhất cho hoà bình thế giới."

Đại đức Piyadassi lúc đó đang ở vào năm thứ chín trong chuyến hoằng pháp thế giới, do Hội Hữu Nghị Phật Tử Thế Giới bảo lãnh. Đại đức Piyadassi chỉ trích những cuộc hội nghị hoà bình do những chính khách nổi tiếng đề xướng. Người nói "Những cuộc hôi nghị đó chẳng có lợi gì. Chúng chỉ che đậy cơn khao khát quyền lực và thống trị thế giới bằng những siêu quyền lực."

Vào chuyến viếng thăm Toronto đó, Đại đức hồi tưởng lại sự kiện về cuộc tranh luận biên giới Đông Dương. Ở cuộc họp lịch sử lúc đó Thủ Tướng Ấn, Jawaharlal Nerhru, đã đọc lời trích dẫn từ văn bản Phật Giáo Kinh Pháp Cú (201):

‘Chiến thắng nuôi dưỡng hận thù
Còn kẻ chiến bại khổ sầu chẳng nguôi
Phủi tay thắng bại trên đời
Rỗng không vắng lặng ai ngoài trí nhân."

Đại đức Piyadassi đã nghi ngờ về Liên Hiệp Quốc như một tổ chức đẩy mạnh hoà bình. Người thấy nó như một hội đồng vô hiệu, tiếng nói của nó không được những Quyền Lực Lớn nghe. Những quốc Gia nhỏ hơn đang bị chiến tranh bởi vì chúng được những quốc gia giàu và mạnh trợ giúp.

Hơn một trăm nhà lãnh đạo tôn gíao đại diện cho những tôn giáo khác nhau họp ở Những Cơ Quan Đầu Não Tôn Giáo Omato trong Kamyoka, Osaka, Nhật Bản, để thảo luận về những Tôn Giáo Thế Giới trong Tình Huống của Tình Hình Chính Trị Toàn Cầu Hiện Nay.

Những nhà lãnh đạo tôn giáo đồng ý rằng những hội nghị, cuộc nói chuyện, và những cách diễn đạt khác về quan điểm tôn giáo sẽ không giúp thay đổi cuộc chạy đua vũ trang và ảnh hưởng nguy hiểm của nó đối với hoà bình thế giới, không thay đổi những thái độ cơ bản của những nhà lãnh đạo Siêu Quyền Lực.

Hội Nghị Osaka cũng đòi hỏi những nhà lãnh đạo thế giới về những quyền lực hoà giải chính để xem xét về việc cần thiết ngăn ngừa chiến tranh mà huỷ hoại đời sống con người, phá huỷ tài sản và di tích văn hóa, gây ra xung đột giữa con người, và đầu độc tâm trí những thế hệ trẻ.

Đại đức Piyadassi đại diện Tích Lan ở cuộc Hội Nghị Osaka của Các nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo Thế Giới, và ở chính cuộc hội nghị Đại đức Piyadassi được bầu làm Chủ Tịch của những cuộc Thảo Luận Tôn Giáo Đông Phương. Những nhà lãnh đạo tôn giáo cố gắng tổ chức hoà nhạc để tạo ra bầu không khí hiểu biết và thay đổi thái độ của các nhà chính trị cao cấp thế giới.

"Có sự tăng giá sinh hoạt rất nhanh trên khắp thế giới". Đại đức Piyadassi nói với một thính giả Ottawa, đó là một phản ảnh về thực tại đương thời của đời sống hằng ngày. " Điều nầy chẳng lạ gì, cũng chẳng giới hạn trong các nước Châu Á. Hiện tượng nầy rộng khắp thế giới thúc đẩy người dân kiếm tìm phương thuốc ngoài lãnh vực vật chất." Người nói: Triết học Phật Giáo có câu trả lời và bây giờ ngày càng nhiều người hơn nữa nhận thức được về điều nầy.

Những lần hoằng pháp thế giới của Đại đức Piyadassi, đem thông điệp Đức Phật, thức tỉnh con tâm có ý thức về Giáo Pháp trong thế giới phương Tây. Càng ngày càng có nhiều người hơn tỏ ra quan tâm nghiên cứu Phật Giáo. Càng ngày càng có nhiều sách về Triết lý Phật Giáo, hầu hết sách bìa mềm, đã sẵn có. Đại đức Piyadassi nhận thấy rằng thế giới phương Tây ngày càng quan tâm đến những khái niệm Phật giáo về nhân và quả, hành động và phản ứng. Người ta hăng say muốn biết nhiều hơn về diễn giảng của Phật Giáo về luân hồi, hay như họ gọi là tái sanh.

Vào chuyến đi các tiểu bang ở Mỹ năm 1975, Đại đức Piyadassi viếng thăm British Colombia, Seattle, Los Angeles, Cựu Kim Sơn và Toronto. Bây giờ Đại đức Piyadassi viếng thăm Gia nã đại nhiều lần vào đầu những thập niên tám mươi có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những người Tích- Lan. Đây là những năm suốt trong thời gian đó có một cuộc di cư lớn của người Tích Lan tìm vận may cho họ trong Thế Giới Mới –vùng đất tin tưởng là phong phú- đất mà những đường phố được tưởng tượng là được lát bằng vàng; nơi mà có nhiều cơ hội có việc làm không bao giờ cạn; và nơi chất lượng đời sống có tiếng những nước tốt nhất trên thế giới.

Người Tích Lan tìm thấy những lý do riêng của họ để rời Quê Mẹ. Trong lúc những người khác nhau có những lý do khác nhau, thường được nghe nhất là: "vì tương lai của con cái". Đối với nhiều người điều nầy để hợp lý hoá, cha mẹ thường lấy con cái họ để biện hộ cho những gì chính họ muốn, nghĩa là: nhằm cải thiện đời sống của họ.

Nhưng cha mẹ người Tích Lan cũng đang tìm cái họ gọi là: "giáo dục tốt hơn", mà họ thấy như là nhu cầu cho đời sống tốt hơn. Không bằng lòng với hệ thống giáo dục ở nước nhà, họ tìm các khe hở trong các trường trung và đại học của Gia-nã -đại mà trước đây những người sống bên ngoài nước của họ đã tô hồng cho những bức tranh đó.

Nếu giáo dục có nghĩa là học đrường, thì chắc chắn được tìm thấy có số lượng lớn trong thế giới phương Tây đã phát triển vật chất chủ nghĩa. Nhưng nếu giáo dục có nghĩa là trang bị cho mỗi người để sống thích nghi trong quỹ đạo rộng lớn hơn của chính cuộc đời, lúc đó người ta sẽ đặt một dấu hỏi về "giáo dục"mà thế giới Phương Tây đang cung cấp.

Đại đức Piyadassi thường đưa ra sự khác biệt giữa "kiến thức" và "trí tuệ". Trong nhiều buổi nói đạo khắp nơi thế giới, người nhấn mạnh rằng trí tuệ không nhất thiết là hiệu quả của kiến thức, trừ phi kiến thức chính nó được ứng dụng với trí tuệ. "Kiến thức có thể được chia sẻ cho người khác, nhưng trí tuệ thì không; kiến thức đi nhưng trí tuệ thì ở lại," Đại đức Piyadassi nói.

Những người Tích Lan sống ngoài nước mình ở trong tình thế khó xử. Họ đã qua cầu rút ván. Người lớn cũng như trẻ con đang đương đầu với những vấn đề về sự khác biệt văn hóa- nói chung cú sốc văn hoá. Người Gia- nã- đại không thể phát âm những cái tên Tích Lan. Vì vậy vài người đổi tên để thích hợp với người Gia- nã- đại, xa lạ với những cái tên Châu Á đẹp và có ý nghĩa. Vấn đề tên chỉ là một trong nhiều vấn đề trong cuộc cách mạng văn hoá đang xảy ra với nhiều thay đổi ở quê nhà.

Ngôn ngữ lại là vấn đề khác nữa. Trong khi nhiều người Tích –Lan sống ở nước ngoài cố gắng duy trì tiếng mẹ đẻ, có nhiều người khác thì xấu hổ khi nói tiếng đó. Văn hoá có tiếng nói rõ ràng nhất nhờ ngôn ngữ, sự thật quá rõ thường bị mất tầm nhìn. Trớ trêu thay, vài người sống ở nước ngoài hiếm khi hoặc không bao giờ nói tiếng Anh khi còn ở Tích Lan, bây giờ họ đã chấp nhận không nói tiếng mẹ đẻ trong nhà.

Đại đức Piyadassi nhanh chóng chú ý đến những biến thái của người Tích Lan sống ở nước ngoài. Sự tôn kính đối với cha mẹ, thầy cô, người lớn, có vị trí cao quí trong Phật Pháp. Xa quê hương, thế hệ mới lớn Tích Lan mất hẳn những giá trị và thái độ như thế.

Chuyến hoằng pháp thế giới sắp kết thúc, nhưng Đại đức Piyadassi biết rằng người cần khẩn cấp trở lại phương Tây ngay. Không bao giờ người ta có nhu cầu nào to lớn vĩ đại hơn hướng đến ánh sáng của Phật- Pháp.

-ooOoo-

-11-

DI SẢN CHÙA VAJIRARAMA

Khi Đại đức Piyadassi trở về Tích Lan sau chuyến hoằng pháp thế giới 1982, người không có linh cảm về những gì xảy ra vài tháng sau. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1983, thế giới Phật giáo rơi vào tăm tối khi Đại đức Maha Thera Narada sau khi bệnh một thời gian dài, viên tịch, hưởng thọ 86 tuổi. Cả nước Tích Lan để tang vì việc ngài ra đi đánh dấu sự kết thúc thời kỳ hoàng kim của việc phục hưng Phật giáo mà Đại đức Narada đã từng là mũi nhọn tiên phong.

Sinh ra tại Kotahena, Colombo vào ngày 14 tháng 7 năm 1897, Đại đức Narada học trường St. Benedict. Bạn phóng viên của tôi, E.C.T (Manny) Candappa nói rằng Đại đức Narada là một trong những ‘nam sinh xuất sắc’ của trường St. Benedict. Candappa nói thêm: "Người được nhà trường tôn trọng và được mời vào những dịp lễ lớn của trường, kể cả ngày đọc bài diễn văn hằng năm, người ít nhất được một lần làm chủ trì. Dù người có lai lịch học ở trường Cơ đốc hay có lẽ bởi vì thế, Đại đức Narada nổi lên như một trong những người có khả năng nhất trong Đạo Phật và tôn giáo tỷ giảo cả tiếng Sinhala và tiếng Anh.

Tôi được biết Đại đức Narada từ khi còn nhỏ, vì ngài là một trong số những vị sư nói tiếng Anh đến viếng thăm khu rừng Uva. Ngài an cư (vassa) tại Bandarawela- thành phố quê nhà tôi- trong thời gian đó tôi có thể học Phật Pháp căn bản từ ngài. Vào những năm sau, tôi thường viếng thăm ngài ở chùa Vajirarama, nơi đây ngài là viện trưởng. Nam phụ lão ấu thường đến đây rất đông ngồi dưới chân ngài và lắng nghe giọng êm dịu du dương của ngài diễn gỉai Phật Pháp trong cái cách không thể nào bắt chước được.

Bạn tôi, Candappa, cũng cung cấp vài tư liệu về bối cảnh lịch sử tôn giáo tổng quát ở Tích Lan. Ông nói rằng khi người Bồ đào nha chiếm đất nước nầy vào năm 1505, họ đã cải đạo phần lớn người dân ở các tỉnh gần biển theo Thiên Chúa Giáo. Những cuộc chinh phục tiếp sau của người Hà- Lan và Anh đã tạo uy thế cho Tin Lành và Giáo phái Anh theo thứ tự và sau đó nhiều mẫu số thiên chúa giáo khác dưới ảnh hưởng tự do của người Anh. Kết quả là Đạo Phật, tôn giáo chính thống tồn tại hơn hai ngàn năm, bị suy thoái nhưng không bao giờ bị tuyệt chủng.

Sau nầy khi giành được độc lập, tinh thần dân tộc trào lên mãnh liệt, Đạo Phật một lần nữa lại bắt đầu ban trải ảnh hưởng dịu ngọt và văn hoá khắp các tỉnh phía Tây, Trung tâm, Trung Bắc và miền Nam của đất nước.

Trong số tu sĩ và cư sĩ có trách nhiệm khơi dậy lại Đạo Phật, Đại đức Narada và sau nầy Đại đức Piyadassi đã từng đóng vai trò lãnh đạo. Tu sĩ như những vị nầy đáng được tín dụng nhiều cho tinh thần khoan dung toả khắp không chỉ ở Kotahena, mà còn khắp nơi trong nước, khiến những người không phải Phật Tử như Candappa nói rất tốt. Thật ra, tinh thần khoan dung, hiểu biết và hiếu khách trở thành tiêu chuẩn để nhận biết người Tích Lan. Trong bối cảnh nầy Vai trò của Giáo Hội (Maha Sangha) rất quan trọng.

Đại đức Narada hoằng pháp ở Việt Nam bắt đầu vào năm 1935, Việt Nam là đất Phật Giáo Đại Thừa, nhưng những nước láng giềng Cam-pu-chia và Lào là đất Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Vào những thời điểm tu sĩ và phật tử Nguyên Thuỷ viếng thăm Việt Nam và Phật Tử Đại Thừa Việt Nam đi đến những vùng đất Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Theo con đường nhỏ Giáo Lý Phật Giáo Nguyên Thuỷ ảnh hưởng đến một số người Việt Nam.

Như Minh Châu - cô gái Việt nói, nhiều người Việt thực hành đạo Cao Đài, một hình thức Phật Giáo giống như Đại Thừa. Tuy nhiên, nhờ Đại đức Narada thường xuyên viếng thăm Việt Nam đã có thay đổi. Nhờ ảnh hưởng của ngài dân chúng từ bỏ loại nghi lễ thờ cúng trong Đạo Phật và thay vào đó thực hành những phương diện trí thức và triết lý của giáo lý Nguyên Thuỷ. Đại đức Narada đã mở đường cho Đại đức Piyadassi tiếp tục những hoạt động hoằng pháp của người ở Việt Nam.

Đại đức Narada gầy yếu nhưng năng lực quan tâm đến người khác dường như không giới hạn. Ngài lấy làm vui khi hỏi về gia đình tôi, công việc tôi. Ngài hỏi: Tôi có vui không? Có phải tôi vẫn còn cống hiến thời gian cho cộng đồng trong việc đẩy mạnh những hoạt động Phật giáo không? Ngài mong gặp ông chủ bút của tôi, Denzil Pieris, và ngày hôm sau tôi đưa ông ấy đến. Đại đức Narada chúc mừng tờ báo The Observer về vai trò của tờ báo trong đời sống cộng đồng. Giọng ngài vẫn phong phú du dương đã từng cuốn hút tôi như hồi còn bé- cái giọng xuất phát từ sâu thẳm bên trong.

Sự kiện Đại Trưởng Lão Narada viên tịch như là một cú sốc riêng đối với vị sư đệ, Đại đức Piyadassi. Mười ba năm trước khi Đại Trưởng Lão lâm bệnh đang nằm ở bệnh viện Việt Nam, Đại đức Piyadassi đã bay từ Tích Lan qua để ở bên cạnh ngài. Đại đức Narada qua đời, mười năm sau, Đại đức Piyadassi mới nói với tôi "Ngài là nguồn cảm hứng vô cùng to lớn đối với tôi."

Sau đó Chính phủ Tích Lan, Tổng Thống là J. R Jayewardene và Thủ Tướng là Ranasinha Premadasa, người thường thân cận với Đại đức Narada tuyên bố lễ tang của Đại đức Narada là quốc tang, Các Bộ Trưởng và những nghị viên trong Quốc Hội và những nhà chức trách cao cấp khác và hơn 1.500 vị sư đến tham dự lễ tang được tổ chức ở Quảng Trường Độc Lập, Colombo. Trong số những người phát biểu cảm tưởng là những bậc thạc đức của Maha Sangha, Tổng Thống, Thủ Tướng và Bộ Trưởng Tài Chính, Bernard de Soysa. Đại đức Piyadassi kết thúc với lời cảm tạ xúc động như sau:

"Bây giờ vẫn còn được nghe giọng hiền hoà dịu ngọt đó, đôi mắt sáng ngời trí tuệ đó đã vĩnh viễn khép lại. Đám mây buồn đen tối nặng nề bao phủ lấy những ai đã từng biết và kính yêu ngài; vì biết ngài là kính yêu ngài. Mọi điều rồi sẽ qua đi, tất cả cuộc họp mặt đều kết thúc lúc chia tay, nhưng một ngày nào đó trong biển luân hồi bất tận chúng con chắc sẽ gặp lại ngài."

Sau khi ngài Narada viên tịch, Đại đức Piyadassi, một người thừa kế xứng đáng phải gánh vác nhiệm vụ Giám Đốc Quản Trị- . Nemsiri Mutukumara, một nhà báo Tích Lan nổi tiếng chuyên viết về Đạo Phật biết Đại đức Piyadassi có lẽ lâu hơn tôi. Một công nhân Phật Giáo thuần thành viết một bài có tựa đề là "Đại đức Nayaka Thera Piyadassi Như Tôi Thấy Người" vì Priyadarsana, một cuốn sách được viết để trân trọng kỷ niệm về vị Đại đức nầy.

Nemsiri viết: "Cốc của Đại đức Piyadassi ở chùa Vajirarama thật giản dị. Một chiếc chiếu lát trải trên chiếc giường bằng gỗ chất đầy sách và báo. Người có hai phòng, đối diện nhau. Cả hai phòng đều là hai thư viện nhỏ: nhiều loại sách để đọc và sách tham khảo và sách dày, sách mỏng rồi thuốc để phát cho người ta. Một chiếc chiếu lát trải trên nền xi măng bên cạnh cái bàn viết là chiếc giường của người. Người rất bận đọc và viết, nhưng không bao giờ quá bận để không tiếp đối với khách quen thuộc hay khách thỉnh thoảng viếng thăm. Đại đức Piyadassi là người dễ gần được trẻ con cũng như người lớn rất thương mến và tôn kính. Số người ngưỡng mộ Đại đức Piyadassi như sao trên bầu trời, không thể đếm được. Không chỉ ở quê Mẹ, Matrubhumi, mà thôi; trong vùng của Đức Phật, trong vùng của mặt trời mọc, trong vùng của Mặt Trời Nửa Đêm và trong vùng nơi mặt trời không bao giờ lặn, người đều được biết rất nhiều và rất được tôn kính."

Đó là lời tuyên bố đơn giản nhưng vẻ vang từ một nhà báo bạn mà tôi đã từng làm việc với và ngưỡng mộ tính kiên trì có mục đích đối với nhân duyên Phật giáo. Đó là một cái bằng chứng nhận cho một vị sư mà cả hai chúng tôi đều yêu mến và tôn kính.

Từ những cái bắt đầu khiêm tốn chùa Vajirarama đã phát triển đến tầm cỡ to lớn như hiện nay và chiếm một vị trí đặt biệt trong trái tim của chư Phật Tử. Tên chùa Vajiararama xuất phát từ vị Viện Trưởng sáng lập ra nó, Đại đức Mahanayaka Thera Vajiranana ở Pelene. Do đó thật chính đáng để nói về vị thạc đức Phật Giáo vĩ đại nầy người đã từng truyền cảm hứng cho hằng ngàn người cả trong nước Tích Lan và nước ngoài.

Đại đức Vajiranana sinh ngày 25 tháng 11 năm 1878 ở Pelene, một ngôi làng ở Weligama dưới xa thuộc vùng duyên hải phía Nam của Tích Lan. Thân sinh ngài là cụ ông Panditha Gunawardana, thân mẫu ngài là cụ bà Don Gimara Serasinghe. Ngài xuất gia vào ngày 20 tháng 7 năm 1893, lúc chỉ mười lăm tuổi. Ngài sớm được hướng dẫn Đạo Phật từ vị Mahathera- Giới Luật Sư -Siri Revata ở Weragampita là Vị Viện Trưởng ở Tự Viện Devagiri tại Kamburugamuwa (Phía Nam). Để học cao hơn, vào năm 1897, ngài học trường Phật Học Vidyodaya ở Maligakanda, Colombo dưới sự giảng dạy của hiệu trưởng Đại đức Nayakathera Siri Sumangala ở Hikkaduwe. Nhờ vị thầy uyên bác nổi tiếng nầy tận tình giảng dạy, Đại đức Vajiranana hoàn tất việc học năm 1900 và nhận được phần thưởng Syāmarāja Thyāgaya của vị Vua xứ Thái.

Vào thời đó một hội có tên là Dharma Samagama xây dựng một Pháp Đường trên con đường Vajira ở Bambalapitiya. Theo lời khuyên của Đại đức Mahathera Palita ở Tangalle, hội thỉnh Đại đức Vajira cư ngụ tại Pháp Đường nầy. Vào đầu thế kỷ mới, năm 1901, Đại đức Vajiranana tiếp quản nơi cư ngụ đó và bắt đầu sự nghiệp.

Đại đức Vajiranana chỉ chiếm dụng một phòng để cất giữ sách, trong lúc học trò ngài, kể cả Đại đức Narada dùng y của họ tuỳ tiện ngăn phòng cho thích hợp với họ. Chính từ những cái khởi đầu rất khiêm tốn như thế mà chùa Vajirarama đã bắt nguồn từ đó. Một vị đại thí chủ Muhandiram G. J. Silvan Kulatilaka của Bambalapitiya dâng một thư viện có hai phòng. Đến lúc đó Pháp Đường mới trở thành chùa Vajararama. Vào năm 1909, một tự viện nhỏ được xây lên. Như Đại đức Piyadassi nói: "Giảng dạy và hoằng truyền Phật- Pháp quan trọng đối với vị sư trẻ và đầy năng lực (Đại đức Vajiranana), hơn kiến tạo dinh thự."

Ngày nay chùa Vajirarama trở thành trung tâm nghiên cứu Phật Giáo có tiếng trên thế giới. Toạ lạc ngay trung tâm thành phố. Tự nó phát ra sức hấp dẫn riêng. Những khu vực thiêng liêng của nó đã lôi cuốn người từ khắp nơi trên thế giới vì danh tiếng của nó đã bay đi xa và rộng.

Cánh cửa của Phật Học Viện thiêng liêng nầy luôn để ngỏ. Hằng trăm nam nữ phật tử mặc đồ trắng hằng ngày quì đảnh lễ trước ngôi tháp uy nghiêm ở cửa ra vào chùa Vajirarama. Vào những ngày lễ Vesak, và những ngày khác có ý nghĩa về tôn giáo, Phật tử đến chùa khoảng vài ngàn. Vài người nam từ phương Tây đến như khách du lịch đến Hải Đảo Thiên Đường, và chỉ muốn ghé lại chùa Vajirarama, bỏ quần áo của họ ra và và vận y màu vàng nghệ. Họ cạo tóc, từ bỏ của cải và những thứ khác ở đời rồi đi khất thực quanh vùng hằng ngày, như những vị sư được xuất gia trong Giáo Hội của Đức Phật.

Chùa Vajirarama là nơi trú ẩn bình an trong mỗi ý nghĩa của từ. Đàn ông đã tìm thấy yên bình trong cuộc sống độc cư trong khuôn viên trong sáng nầy. Đây là quê hương của Đại đức Piyadassi . Đây là nơi tôi đã viếng thăm vào nhiều dịp tôi từ Gia- nã-đại về thăm quê nhà. Phật Tử nói rằng Đại đức Maha Nayaka Thera Vajiranana như đoá hoa có mùi hương dịu ngọt hấp dẫn những con ong. Cư sĩ và tu sĩ tấp nập đến đây để lắng nghe và thảo luận đạo với ngài. Ngài nổi tiếng là người thuyết giảng và diễn thuyết trước công chúng. Một nhà văn viết nhiều, ngài được công nhận như một thành viên hoàn hảo và nổi bật trong Giáo Hội (Maha Sangha).

Vào thời đó, các tu sĩ Phật Giáo thường thuyết pháp dài lê thê làm người nghe rất mỏi mệt. Đại đức Vajiranana phổ cập tư tưởng của những bài kinh ngắn -tối đa là một giờ, chừa thời gian cho thính giả tham gia hỏi và thảo luận. Ngài giữ địa vị nổi bật là người tu sĩ Phật Giáo đầu tiên thuyết giảng trên đài phát thanh Tích Lan và cũng trở thành nổi tiếng trong lãnh vực đó. Ngài cũng tổ chức nhiều lớp học cho tăng sĩ nghiên cứu Pháp và Luật. Theo truyền thống đó, đệ tử ngài, Đại đức Piyadassi là tu sĩ Phật Giáo đầu tiên thuyết pháp trên truyền hình.

Đại đức Piyadassi ở lại chùa Samarasinharama, gọi tên theo người sáng lập ra chùa nầy, vào những ngày đầu còn là vị sư nhỏ. Tại đó người học những bài kinh bằng tiếng Pali của Đức Phật và thuyết cho những người dân làng mộc mạc và con cái của họ. Người được gia đình Samarasinha ân cần hộ độ.

Học trò của Mahanayaka Thera là MahaThera Narada, Maha Nayaka Thera Pannasiha, Nayaka Thera Piyadassi , chư vị đại đức Mahanama, Sumanasiri, Rohana, Metteyya, Rahula, Soma, Kheminda, Sugatananda, Vipassi, Senananda, Gunasiri, Kassapa (trước kia là bác sĩ Cassius a. Pereire), Siridhamma, Nanamoli và Nanavira (cả hai là tu sĩ người Anh). Chư vị Đại đức Mahinda, Nagita, Visuddhalankara, Mahanaga và Nanapala cũng là những vị sư thường cư ngụ tại chùa Vajirarama.

Đại đức Vajiranana là phương tiện để thành lập những chi nhánh tự viện tại Tangalla, Udukawa, (Weligama), Ratnapura và Nuvara Eliya. Đại đức Vajira trở thành Anunayaka vào năm 1917 và Mahanayaka vào năm 1918 và viên tịch vào ngày 21 tháng 9 năm 1955 đáng dấu sự kết thúc một kỷ nguyên khác trong thời đại chúng ta.

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02

 

Chân thành cám ơn Sư cô Huyền Châu đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, tháng 9-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-09-2007