BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

Trưởng lão Ưu Ba Đề Sa (Upatissa).
Tam Tạng Tăng Già Bà La dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.
Thích Như
Điển, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt.


Quyển thứ 10

Phẩm 11.1: Ngũ Phương Tiện

Đối với người mới tọa thiền, vui thoát ly sanh tử, vui trừ được nguyên nhơn của sự sanh tử, vui trừ màn vô minh đen tối, vui đoạn được dây ái ân,vui chứng được trí huệ của bậc Thánh. Đối với 5 nơi, khởi lên phương tiện. Đó là ấm phương tiện, nhập phương tiện, giới phương tiện, nhơn duyên phương tiện và Thánh Đế phương tiện.

Hỏi rằng: Sao gọi là ấm phương tiện?

Đáp rằng: Đó là ngũ ấm, gồm có sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm.

Hỏi rằng: Thế nào gọi là sắc ấm?

Đáp rằng: Tứ đại. Tứ đại là chỗ tạo ra sắc.

Thế nào là tứ đại?

Đó là thuộc về đất, thuộc về nước, thuộc về lửa và thuộc về gió.

Sao gọi là đất?

Có tánh và có tướng đều cứng; nên gọi là đất.

Sao gọi là nước?

Nước ẩm thấp hòa hợp với sắc. Đây gọi là nước.

Sao gọi là lửa?

Lửa có chất ấm. Đây gọi là lửa.

Sao gọi là gió?

Gió mang hơi đến. Đây gọi là gió.

Kẻ mới ngồi thiền lấy 2 loại mà giữ lại để che đậy chở che, dùng giãn lược để nói rộng như nói về quán tứ đại. Như thế mà biết.

Thế nào tứ đại là chỗ tạo ra sắc?

Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỉ nhập, thiệt nhập, thân nhập; sắc nhập, thinh nhập, hương nhập, vị nhập, nữ căn, nam căn, mạng căn, thân tạo, khẩu tạo; hư không giới sắc, sắc nhẹ, sắc nhuyễn, kham thọ trì sắc, tăng trưởng sắc, tương tụ sắc, sanh sắc, tử sắc, vô thường đoạn thực xứ sắc, nhãn sắc.

Sao gọi là nhãn nhập?

Lấy sự thấy màu sắc mà có đối tượng. Nương vào nhãn thức kia để khởi lên. Đây gọi là nhãn nhập. Lại nữa nương vào con mắt thịt đen trắng của nhãn châu để thấy gồm thịt, máu, gió, đờm, dãi. Trong đó chồng lên 5 lớp để ở như nửa hạt cải, lớn như đầu con kiến. Đầu tiên do nghiệp tạo thành rồi do tứ đại tạo ra lửa, to lớn hơn làm cho sáng tỏ ra màu sắc. Đây nghĩa là nhãn nhập như Đại Đức Xá Lợi Phất thường nói. Lấy nhãn thức thanh tịnh để thấy các màu sắc; hoặc nhỏ hoặc vi tế, giống như cửa sổ.

Thế nào gọi là nhĩ nhập?

Đó là nghe tiếng động, dùng âm thanh để đối lại và nương vào tai để khởi lên nhĩ thức. Đây gọi là nhĩ nhập. Lại nữa, có hai lỗ có lông bên ngoài và nương vào các mô để ở như hạt đậu xanh. Nghiệp đầu tiên tạo ra chỗ trống thật lớn và do tứ đại là chỗ tạo tác ra màu trong sạch. Đây gọi là nhĩ nhập.

Sao gọi là tỷ nhập?

Đây do nghe mùi thơm và do mùi thơm nầy làm đối tượng. Nương vào mũi để khởi lên thức. Đây gọi là tỷ nhập. Lại nữa nơi lỗ mũi có 3 đường hòa hợp, nương vào chỗ lỗ nhỏ để ở, như hình Câu Tỳ Đà La (giao long). Đầu tiên do nghiệp tạo rồi gió lớn lên, tứ đại tạo ra màu thanh tịnh. Đây gọi là tỷ nhập.

Sao gọi là thiệt nhập?

Do dùng mùi vị để biết. Do mùi vị làm đối tượng. Nương vào lưỡi để khởi lên thức. Đây gọi là thức nhập. Lại nữa phía bên trên thịt của lưỡi có 2 phía nối lại như hình hoa Uất Ba La. Đầu tiên do nghiệp tạo và do nước tăng trưởng tối đa và do tứ đại tạo ra màu trong sáng. Đây gọi là thiệt nhập.

Vì sao gọi là thân nhập?

Do cảm giác chạm và lấy xúc làm đối tượng, nương vào thân thể để khởi lên thức. Đây gọi là thân nhập. Lại nữa trừ lông, tóc, móng tay, răng là chỗ chẳng thọ; nhưng với tất cả đều thọ giữ và do chỗ nghiệp đầu tiên tạo tác mà đất là chỗ nhiều nhất.Do tứ đại là chỗ tạo ra màu sắc thanh tịnh. Đây gọi là thân nhập.

Điều có thể thấy màu sắc gọi là sắc nhập. Đối với âm thanh thì có thinh nhập. Đối với mùi thì có hương nhập. Đối với vị thì có vị nhập. Đối với nữ tánh thì có nữ căn; đối với nam tánh thì có nam căn. Do tùy theo sự thủ hộ của nghiệp là chỗ tạo ra hình tướng. Đây gọi là mệnh căn. Dùng thân nầy để biểu hiện ra các việc làm nên gọi tên là hành. Đây gọi là việc làm của thân. Dùng miệng để biểu hiện ra các việc làm thì gọi là việc làm của miệng. Dùng màu sắc để phân biệt. Đây gọi là cảnh giới của hư không. Hình thái có tính nhẹ thì gọi là hình nhẹ. Do hình thức nhẹ nên gọi là nhu nhuyến. Do sắc có tánh kham thọ trì nên đây gọi là sắc kham thọ trì.

Đây là 3 loại thân thuộc, tánh không giải đãi. Là các nhập tụ. Nghĩa là sắc tụ. Là sắc tụ nghĩa là sắc tương tục. Là sắc làm cho khởi lên. Nghĩa là sắc sanh ra. Là làm cho sắc thuần thục. Nghĩa là sắc già đi. Là sắc bại hoại. Nghĩa là sắc ấy vô thường. Do khí vị của chúng sanh mà có được. Đây chính là những khí vị của việc ăn uống. Sắc nương vào giới và ý thức giới để khởi lên. Đây nghĩa là giới xứ sắc. Là những cảnh giới giải đãi như hình tướng của sự ngủ nghỉ. Điều nầy có 26 chỗ tạo ra sắc ấy, cùng với Tứ Đại hợp thành 30 sắc.

Hỏi rằng: Tứ Đại và chỗ tạo ra sắc của Tứ Đại vì sao có sự sai biệt?

Đáp rằng: Tứ Đại nương vào Tứ Đại để sinh tồn. Tứ Đại ấy những chỗ tạo tác ra sức nương vào Tứ Đại để mà sống. Chỗ tạo ra sắc của Tứ Đại chẳng phải là chỗ nương vào của Tứ Đại, lại cũng chẳng phải là Tứ Đại tạo ra sắc là chỗ nương vào. Cũng như 3 cây có chỗ dựa vào nhau và Tứ Đại cũng nên biết giống như thế. Cái bóng của 3 cây đó cũng giống như chỗ Tứ Đại tạo ra sắc có thể biết được. Đây chính là sự sai biệt. Đối với người tọa thiền, đây là 30 sắc. Dùng 5 hành động có thể biết rõ hơn, rồi như thế làm cho khởi lên, rồi tụ lại, rồi sanh ra nhiều loại, một loại.

Hỏi rằng: Vì sao lại làm cho khởi lên?

Đáp rằng: Chính 9 sắc của nghiệp và nhân duyên là chỗ khởi lên. Cho nên gọi là: Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, nữ căn, nam căn, mệnh căn và xứ sắc. Hai sắc của thân do nhân duyên mà khởi lên. Vì vậy do thân làm và miệng làm. Một sắc thời tiết do tâm khởi lên. Đó gọi là thanh nhập. Lúc 4 sắc thì tâm ăn uống là nhân duyên khởi lên. Do vậy mà sắc nhẹ, sắc nhu nhuyến, sắc kham thọ trì, nhãn sắc và 12 sắc của 4 nhân duyên là chỗ khởi lên. Cho nên đây gọi là sắc nhập, thiệt nhập và vị nhập. Hư không giới sắc, tụ sắc và tương tục sắc. Sắc sanh nơi đồ ăn đọng lại ở 4 giới. Hai sắc chẳng có chỗ khởi. Cho nên sắc ấy già và sắc vô thường. Lại nữa sự sanh duyên vào sự già, sự già ấy duyên vào sự vô thường. Như vậy lấy đó làm cho khởi lên. Điều đó nên rõ.

Hỏi rằng: Vì sao gọi là tụ?

Đáp rằng: Có 9 loại tụ họp do nghiệp là chỗ tạo tác khởi lên. 9 loại tụ họp ấy do tâm khởi lên gồm 6 loại tụ họp theo thời tiết khởi và 3 loại tập họp do sự ăn uống mà khởi lên.

Hỏi rằng: Vì sao gọi là 9 loại tập họp do nghiệp khởi lên?

Đáp rằng: Đó là gồm mắt có 10, tai có 10, mũi có 10, lưỡi có 10, thân có 10, nữ căn có 10, nam căn có 10, xứ có 10 và mạng có 9.

Hỏi rằng: Sao gọi tên là nhãn thập?

Đáp rằng: Mắt thanh tịnh về 4 giới, đây gọi là xứ. Lại nương vào 4 giới sắc, hương, vị, xúc, mệnh căn, nhãn thanh tịnh. Đây là 10 pháp cùng sanh sống chẳng lìa nhau. Đây gọi là sự tập họp, nên gọi là 10 loại của mắt. Từ đây khởi lên sự sống và khi thuần thục gọi là già. Khi bị hoại đi là do vô thường. Sự phân biệt nầy là hư không giới. Bốn pháp nầy cùng với sự tập họp kia khởi lên. Mắt nầy nương vào nơi thập lão; sanh ra nhãn thập thứ hai và 2 loại kia gồm 10 loại tập họp; nên đây gọi là tụ. Cái kia theo sát nên gọi là tương tục. Đây là 6 pháp cùng với kia khởi lên. Cái kia lại nương vào 2 lần nhãn thập để đến già. Sanh ra 3 lần nhãn thập. Đây là lần thứ 2 và lần thứ 3 của nhãn thập. Đây nghĩa là sự tập họp. Duy chỉ có pháp kia theo sau nên gọi là tương tục. Đầu tiên 10 loại ấy tan hoại rồi 20 loại già và lần thứ 30 lại khởi lên. Cái kia trở thành một sát na, như thế mà khởi lên nhãn thập. Sự nghe kia khó thể biết được. Vì sát na rất nhỏ và nhanh vậy. Chẳng hiện hữu nên thế gian khó thể biết được. Cũng có người tọa thiền thấy bằng mắt liên tục giống như nước sông chảy, như ánh sáng của đèn liên tục. Đây gọi là nhãn thập.

Như thế nhĩ thập, tỷ thập, thiệt thập, thân thập, nữ căn thập, nam căn thập, mệnh căn cửu. Từ đó rộng ra mà biết.

Hỏi rằng: Sao lại 9 tụ tâm là chỗ khởi?

Đáp rằng: Sự thanh tịnh có 8 nghĩa. Thanh tịnh thân tạo ra 9.Thanh tịnh khẩu tạo ra 10. Thanh tịnh nhẹ nhàng có 9. Thân tạo ra nhẹ nhàng 10; 10 và khẩu tạo ra sự nhẹ nhàng có 11. Thanh tịnh nhãn có 9. Nhãn thân tạo ra 10. Nhãn khẩu tạo ra 11.

Hỏi rằng: Thế nào gọi là thanh tịnh tâm có 8 chỗ khởi lên?

Đáp rằng: Tứ giới nương vào giới, sắc, hương, vị, xúc. Đây là 8 pháp cùng sanh và chẳng lìa nhau. Trong 10 kia thì 8 gọi là thanh tịnh. Cái kia khởi lên có nghĩa là sanh ra. Cái kia thành thục gọi là già và cái kia băng hoại gọi là vô thường. Sự phân biệt kia đó là hư không giới. Bốn pháp nầy tùy theo kia mà khởi. Tám sự thanh tịnh kia khi bị hoại thì cùng với tâm thứ 3 cùng khởi lên. Lần thứ 2 của 8 sự thanh tịnh, đầu tiên sự thanh tịnh hoại và lần thứ 2 sự thanh tịnh khởi lên mà chỉ trong sát na khởi lên. Cái nầy chẳng thay đổi mà tụ họp lại và cùng với 3 chỗ khởi lên kia làm chỗ tụ họp. Như thế thanh tịnh nhẹ nhàng có 9 và thanh tịnh nhãn 9. Sáu loại tạo sự tụ họp chẳng tan hoại ban đầu.Chẳng phải khởi lên lần thứ 2. Chẳng trong một sát na. Vì sao chẳng phải một mà tâm tạo thành hai, làm cho khởi lên; ngoài ra như đã nói lúc ban đầu.

Hỏi rằng: Vì sao 6 nơi tụ họp của thời tiết là chỗ khởi lên?

Đáp rằng: Sự thanh tịnh có 8. Sự thanh tịnh về âm thanh có 9. Thanh tịnh nhẹ nhàng có 9. Âm thanh nhẹ có 10, mắt thanh tịnh có 9, âm thanh về mắt có 10. Tụ họp bên ngoài thành 2 sự thanh tịnh. 8 và 9 âm thanh.

Hỏi rằng: Thế nào là tam tụ chỗ ăn uống mà khởi lên?

Đáp rằng: Thanh tịnh có 8. Thanh tịnh nhẹ nhàng có 9. Thanh tịnh nhãn có 9. Thời tiết và chỗ ăn uống khởi lên tụ lại tương tục do nơi nghiệp. Tương tự như thế có thể biết. Ngoài ra như đã nói lúc ban đầu. Mệnh sống có 9 và không tụ họp lại. Đối với dục giới là do chỗ nghiệp mà thành. 8 chỗ tụ họp lấy thọ mệnh hoạt động. Mũi, lưỡi, thân,nam nữ căn như vậy. Đây là sự nhẹ nhàng của 3 thuộc về mắt. Đây là đối với sắc giới. Không có đời sống gồm 9, không tụ họp, không tư tưởng Phạm Thiên. Đối với thân nầy tất cả nhập vào, dùng đây để được hoạt động. Như thế là tụ họp.

Hỏi rằng: Sao lại sanh ra?

Đáp rằng: Như nam nữ nhập thai,chỉ trong sát na 30 sắc ở nơi 10 xứ. Thân 10 hoặc nữ căn 10; hoặc nam căn 10; chẳng phải nam chẳng phải nữ có 20 sắc khởi lên. Cho nên xứ có 10 và thân có 10. Đối với dục giới hóa sanh đầy đủ căn của nam nữ nhập vào, chỉ trong sát na sanh ra 70 sắc; nên có 10 xứ. Thân 10, mắt 10, tai 10, mũi 10, lưỡi 10; hoặc nữ căn 10, hoặc nam căn 10. Hoặc đối với cõi ác thú hóa sanh thì sanh ra đui mù và người nam người nữ ấy trong sát na sanh ra 60 sắc ngoại trừ nhãn 10. Như thế sanh ra người điếc và 60 sắc khởi lên. Ngoại trừ nhĩ có 10.Người sinh ra mù, điếc có 50 sắc khởi lên. Ngoại trừ nhãn 10 và nhĩ 10.

Từ ác thú hóa sanh đầy đủ căn nhập vào hoặc phi nam phi nữ và người ở kiếp đầu, chỉ trong sát na khởi lên 60 sắc trừ căn của nam nữ. Với kẻ mù và phi nam phi nữ kia có 50 sắc khởi lên, trừ nhãn căn 10 và trừ phi nam phi nữ căn. Hoặc điếc phi nam phi nữ lại có 50 sắc khởi lên, ngoại trừ tai 10 và phi nam phi nữ căn. Hoặc mù điếc, phi nam phi nữ có 40 sắc khởi.

Xứ 10, thân 10, mũi 10, lưỡi 10. Phạm Thiên đối với đây trong sát na sanh ra 49 sắc khởi. Xứ 10, mắt 10, tai 10, thân 10, mệnh căn 9. Vô Tưởng Thiên chúng sanh đối với sự sanh nầy trong sát na có 9 sắc khởi lên. Mệnh căn có 9. Như thế lấy sự sanh mà biết.

Hỏi rằng: Những gì là nhiều loại?

Đáp rằng: Tất cả sắc thành 2 loại. Gồm lớn và nhỏ. Đối với 12 sắc lớn trong ngoài sắc nhập, lấy có làm đối nghĩa, trừ 18 sắc vi tế. Lấy vô đối nghĩa. Lại có 2 loại sắc. Đó là trong và ngoài. Trong đó 5 sắc thành nội nhãn v.v... 5 nhập lại có nghĩa là cảnh giới; ngoài ra 25 loại sắc lấy vô cảnh giới làm nghĩa. Lại có 2 loại sắc – mệnh căn và chẳng phải mệnh căn. Trong nầy có 8 sắc gọi là căn. 5 ấy có nữ căn nam căn và mệnh căn; đây nương vào nghĩa. Ngoài ra 22 chẳng phải mệnh căn. Dùng không để nương vào nghĩa. Tất cả sắc thành 3 loại. Đó là thọ sắc, phi thọ sắc và hữu hoại sắc. Đối với 9 sắc nầy có thọ, 8 căn và xứ sắc. Lấy chỗ nghiệp báo tạo thành nghĩa. 9 sắc chẳng thọ nhận âm thanh vào, thân tạo, khẩu tạo sắc, sắc nhẹ, sắc nhu nhuyến, sắc kham thọ trì và sắc già. Vô thường và mắt, chẳng phải nghiệp báo chỗ thành nghĩa. Ngoài ra 12 sắc có hoại. Cái kia lại có 2 nghĩa. Lại cũng có 3 loại sắc. Cho nên có thể thấy có sự đối ngược lại. Chẳng thể thấy, có đối lại. Chẳng thể thấy, chẳng đối lại. Đối với đây một sắc có thể thấy có sự đối lại. Cho nên gọi là sắc nhập. Dùng nghĩa của thấy, dùng nghĩa của xúc, 11 sắc không thể thấy có sự đối lại. Trừ sắc nhập, ngoài sắc lớn vậy. Nghĩa chẳng thấy là lấy nghĩa xúc 10. 8 sắc chẳng thể thấy không có đối lại. Ngoài ra sắc nhỏ chẳng thể thấy nghĩa. Chẳng thể có nghĩa xúc. Tất cả sắc thành 4 loại. Đó là tự tánh sắc, hình sắc, tướng sắc và phân biệt sắc. Đối với 19 tự tánh nầy sắc ngoài ra có 12 sắc lớn. Nữ căn, nam căn, mạng căn, xứ thủy giới nuôi ăn uống, sắc nhãn sắc. Lấy cứu cánh làm nghĩa. 7 hình sắc. Đó là thân tạo, khẩu tạo sắc, sắc nhẹ, sắc nhu nhuyến, sắc kham thọ trì, sắc thọ, sắc tương tụ và sắc tự tánh. Dùng biến 3 tướng sắc, sắc sanh, sắc già và sắc vô thường. Lấy tướng hữu vi làm nghĩa. Một sắc phân biệt sắc. Cho nên gọi là hư không giới. Dùng sự tụ họp phân biệt nghĩa. Đó là tự tánh sắc. Cái kia thành phân biệt, ngoài chẳng phân biệt. Như thế dùng đến nhiều loại phân biệt.

Hỏi rằng: Vì sao dùng một loại để phân biệt?

Đáp rằng: Tất cả sắc không có nguyên nhơn mà cũng chẳng phải chẳng có nguyên nhơn. Nguyên nhơn không tương ưng, có duyên có làm, thế sở nhiếp, có lậu, có cột chặt. Có nối kết, có lưu chuyển. Có xoay, có che chở. Chỗ gặp gỡ nơi các cõi. Có phiền não, vô ký, vô sự. Chẳng phải tâm số, tâm chẳng tương xứng. Nơi ít ham muốn cột chặt, chẳng định, chẳng thừa, chẳng cùng với lạc để khởi lên. Chẳng cùng với khổ để khởi lên. Chẳng cùng với chẳng khổ chẳng lạc khởi lên. Chẳng làm cho tụ họp, cũng chẳng phải chẳng làm cho tụ họp, chẳng học, chẳng phải chẳng học. Chẳng thấy chỗ dứt mất. Không có tư duy chỗ mất đi. Như thế lấy một loại, để có thể biết những cái khác. Đây gọi là sắc ấm.

Hỏi rằng: Còn thọ ấm thì sao?

Đáp rằng: Lấy tướng của một thọ; dùng tâm thọ trì kia thành một. Do xứ và 2 thọ; nên gọi là thân thọ và ý thọ. Do tự tánh có 3 thọ. Đó là lạc thọ, khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. Do pháp có tứ thọ. Đó là thiện thọ, bất thiện thọ, báo thọ và sự thọ. Do căn có 5 thọ. Đó là lạc căn, khổ căn. Hỷ căn, ưu căn và xả căn. Do màu đen trắng có 6 thọ. Đó là hữu lậu lạc thọ, vô lậu lạc thọ, hữu lậu khổ thọ, vô lậu khổ thọ, hữu lậu bất khổ bất lạc thọ, vô lậu bất khổ bất lạc thọ. Do cửa ngõ mà có 7 thọ. Từ mắt chạm vào, sanh ra thọ. Từ tai nghe vào, sanh ra thọ. Từ mũi ngửi vào, sanh ra thọ. Từ lưỡi chạm vào, sanh ra thọ. Từ thân chạm vào, sanh ra thọ. Từ ý tiếp xúc, sanh ra thọ. Từ ý thức giới tiếp nhận vào, sanh ra thọ. Từ đó nói rộng ra 108 loại thọ. 6 loại nương vào ái để khởi lên thọ. 6 loại nương vào sự ra khỏi, khởi lên thọ. 6 loại nương vào ái ưu tư khởi lên thọ. 6 loại nương vào sự ra khỏi ái ưu khởi lên thọ. 6 loại nương vào ái xả để khởi lên thọ. 6 loại nuơng vào sự xuất ly xả để khởi lên thọ.Đây là 6 lần 6 thành 36 loại. Lấy 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) nhơn cho 36 thành 108 loại thọ ấm.

Hỏi rằng: Thế nào là tưởng ấm?

Đáp rằng: Dùng tưởng một tướng, dùng tâm để biết. Dùng 2 tướng đen trắng. Nghĩa là tưởng điên đảo và chẳng tưởng điên đảo. Đây do 3 tướng chẳng thiện. Đó là dục tưởng, sân nhuế tưởng và hại tưởng. Do 3 tưởng thiện có tưởng xa lìa, tưởng không sân nhuế, tưởng chẳng hại. Dùng 4 loại tưởng chẳng biết tánh nghĩa xứ. Đó là: Bất tịnh tưởng là tịnh; khổ tưởng là vui; vô thường tưởng là thường; vô ngã tưởng là ngã và do biết nghĩa tánh xứ của 4 tưởng. Đó là tưởng bất tịnh; tưởng về khổ; tưởng về vô thường và tưởng về vô ngã. Do Tỳ Ni có 5 tưởng. Đó là bất tịnh tưởng là tịnh; bất tịnh tưởng là bất tịnh; tịnh tưởng là bất tịnh; tịnh tưởng là tịnh và nghi tưởng. Do có 6 việc tưởng. Đó là tưởng về sắc, tưởng về âm thinh, tưởng về hương, tưởng về mùi vị, tưởng về xúc và tưởng về pháp. Tưởng lại do 7 cửa. Đó là sự tưởng ấy do mắt chạm vào mà sanh ra. Sự tưởng ấy từ tai chạm vào mà sanh ra. Tưởng ấy từ mũi chạm vào mà sanh ra. Tưởng ấy từ lưỡi chạm vào mà sanh ra. Tưởng ấy từ thân chạm vào mà sanh ra. Tưởng ấy từ ý chạm vào mà sanh ra. Tưởng ấy từ ý thức chạm vào mà sanh ra. Như thế các loại tưởng có thể biết được. Đây gọi là tưởng ấm.

Hỏi rằng: Thế nào gọi là hành ấm?

Đáp rằng: Đó là xúc, tư, giác, quán. Tâm, hỷ, tinh tấn, niệm. Định, huệ, mệnh căn, che lấp.Chẳng tham, chẳng sân, tàm, quý. Muốn, khen, giải thoát, xả, tác ý. Tham, sân nhuế, vô minh, mạn. Kiến, điều, hối, nghi, giải đãi, vô tàm, vô quý. Trừ thọ tưởng, tất cả tâm số pháp hành ấm. Đối với sự xúc nầy tâm nầy gặp sự việc. Giống như ánh sáng mặt trời gặp bức tường là tưởng về nơi nầy. Tư có nghĩa là tâm nầy động như làm nhà cửa, dùng các pháp đầy đủ. Đây là sự môn túc xứ. Giác có nghĩa là tâm tạo như dùng tâm để tụng kinh. Đây là tưởng về túc xứ. Quán có nghĩa là tâm nầy xem xét sự việc như ý nghĩa tùy theo sự suy nghĩ. Đây là giác túc xứ. Hỷ có nghĩa là tâm nầy hoan hỷ như người được vật. Đây chính là dũng dượt túc xứ. Tâm nầy chính là tâm tình như thần chú làm cho nước trong. Đó là bốn Tu Đà Hoàn túc xứ. Tinh tấn nghĩa là tâm nầy dũng mãnh, như con trâu mạnh khỏe. Đó là 8 việc xứ túc xứ. Niệm có nghĩa là tâm nầy giữ gìn như giữ cây đèn dầu. Đó là Tứ niệm xứ túc xứ. Định nghĩa là tâm nầy chuyên nhứt như đèn nơi cung điện. Đây là Tứ Thiền túc xứ. Huệ có nghĩa là tâm nầy thấy như người có mắt. Đây là Tứ Thánh Đế túc xứ. Mệnh căn nghĩa là vô sắc pháp là thọ mệnh. Như nước Uất Ba La. Đây là Danh Sắc túc xứ. Sự che lấp nghĩa là tâm ác dừng lại xa lìa. Giống như người vui vì mạng sống lìa chất độc. Đây là Tứ Thiền Hành túc xứ. Không tham nghĩa là tâm nầy xả bỏ sự dính mắc, như được thoát ra khỏi trách nhiệm. Đây là ly xuất túc xứ. Chẳng sân nghĩa là tâm nầy chẳng sân giận, giống như da mèo. Đây là Tứ Vô Lượng túc xứ. Tàm có nghĩa là tâm nầy xấu hổ, giống như làm việc ác thì giận cái ác ấy, xem như tiểu giải. Đây là tự thân y túc xứ. Quý có nghĩa là tâm nầy sợ làm việc ác, giống như sợ ông quan lớn. Đây gọi là thế y túc xứ. Ỷ có nghĩa là tâm giao động diệt mất, như người quá lo về nước lạnh để tắm rửa. Đây là hỷ túc ý. Dục có nghĩa là vui làm lành như có lòng tin của Đàn Việt. Đây là Tứ Như Ý túc xứ. Giải thoát nghĩa là tâm nầy bị che khuất như nước chảy vào chỗ sâu. Đây là giác quán túc xứ. Xả có nghĩa là tâm nầy chẳng đến đi, như người chấp vào sự xưng hô. Đây là Tinh tiến đẳng túc xứ. Túc ý có nghĩa là tâm nầy làm cho khởi lên phép tắc. Như người chấp vào cái bánh lái của thuyền. Đây gọi là thiện bất thiện túc xứ. Tham có nghĩa là tâm nầy giữ như giữ ngỗng. Đây thuộc về sự khả ái, khả lạc, sắc túc xứ. Sân nhuế có nghĩa là tâm hung hăng như con rắn độc. Đây là thập sân nhuế túc xứ. Vô minh nghĩa là tâm nầy chẳng có chỗ thấy, như người mù. Đây gọi là Tứ Điên Đảo túc xứ. Mạn có nghĩa là tâm nầy cao ngạo cùng với tướng mạo. Đây là tam chủng túc xứ. Kiến có nghĩa là tâm nầy chấp thủ như người mù sờ voi. Đây chính là từ Thanh Văn khác bất chánh ức túc xứ. Điều có nghĩa là tâm nầy không tịch tĩnh, giống như nước giọt. Đây là viễn tinh tấn túc xứ. Hối có nghĩa là tâm nầy thối lui như yêu thích việc bất tịnh. Đây là lấy việc làm lành, ác thoái túc xứ. Nghi có nghĩa là tâm nầy chẳng chấp thủ một thứ, như người đi xa quê, cảm thấy có 2 con đường. Đây là bất chánh tác ý túc xứ. Giải đãi có nghĩa là tâm nầy sa sút, như rắn lột võ. Đây là bát lại xứ túc xứ. Vô tàm có nghĩa là tâm nầy làm việc ác chẳng xấu hổ, như người Chiên Đà La. Đây là bất cung kính túc xứ. Vô quý có nghĩa là tâm nầy làm việc ác chẳng sợ hãi giống như ông vua ác. Đây là lục bất cung kính túc xứ. Đây nghĩa là hành ấm.

Hỏi rằng: Thế nào là thức ấm?

Đáp rằng: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới, ý thức. Nhãn thức nghĩa là mắt duyên vào sắc sanh ra thức. Đây nghĩa là nhãn thức. Nhĩ thức nghĩa là tai nương vào âm thanh để sanh ra thức. Đây nghĩa là nhĩ thức. Tỷ thức nghĩa là mũi nương vào mùi thơn để sanh ra thức. Đây gọi là tỷ thức. Thiệt thức nghĩa là lưỡi nương vào mùi vị để sanh ra thức. Đây gọi là thiệt thức. Thân thức nghĩa là thân nương vào sự va chạm để sanh ra thức. Đây gọi là thân thức. Ý giới nghĩa là nương vào xứ 5 việc và nương vào 2 việc. 5 thức trước sau lần lượt sanh ra thức. Đây gọi là ý giới. Ý thức giới có nghĩa là trừ thức thứ 6 nầy, ngoài tâm. Đây gọi là ý thức giới. Bảy thức nầy lấy 3 hành làm chỗ nhiều hơn như thế nên biết. Như thế dùng đến xứ sự, dùng sự và dùng pháp.

Hỏi rằng: Sao gọi là xứ sự?

Đáp rằng: 5 thức có nhiều xứ và nhiều sự.Như ý giới và ý thức giới thì một xứ ý giới và 5 sự ý thức giới. 6 sự 5 thức nghĩa là nội pháp nội xứ ngoại sự ý giới. Nội pháp ngoại xứ, ngoại sự ý thức giới. Nội pháp ngoại xứ, nội sự lại cũng ngoại sự. Lục thức là sơ sanh xứ, sơ sanh sự ý thức giới, đối với nhập vào thân thể trong sát na để cùng sanh xứ. Đầu tiên lấy sanh xứ. Đối với vô sắc có vô xứ tất cả sự. Như thế lấy xứ sự mà có thể biết.

Hỏi rằng: Sao gọi là sự?

Đáp rằng: Ngũ thức mỗi một thọ là cảnh giới. Chẳng phải mỗi một lần lượt sanh; chẳng sanh trước sanh sau và chẳng tan ra để khởi lên. Dùng ngũ thức chẳng biết chỗ sở hữu pháp, trừ ra việc khởi lên lúc ban đầu. Dùng ý giới chẳng biết sở hữu pháp, trừ ý chuyển đổi. Lấy lục thức, bất an oai nghi, liền làm cho an. Dùng lục thức chẳng thọ trì thân nghiệp, khẩu nghiệp. Dùng lục thức chẳng thọ thiện, chẳng bất thiện pháp, làm cho mau thọ. Dùng lục thức chẳng nhập định và chẳng an tường mà khởi, làm cho mau vào chỗ định, lấy phần sau an tường. Dùng lục thức chẳng hết chỗ chẳng sanh; hoặc dùng phần sau; hoặc dùng sự việc hết kia, lấy quả báo ý thức giới để sanh. Dùng lục thức chẳng thấy,chẳng biết, chẳng thấy mộng, lấy hậu phần nhãn để chuyển ý giác, làm cho mau thấy mộng. Đây là việc có thể biết được.

Hỏi rằng : Thế nào là pháp?

Đáp rằng: Ngũ thức có giác có quán. Ý giới có giác có quán. Ý thức giới lại có giới có quán. Giả sử vô giác thiểu quán và giả thiết vô giác vô quán. Ngũ thức cùng với xả cộng hành. Thân thức giả sử cùng với lạc cộng hành. Nếu cùng với khổ cộng hành. Ý thức giới giả sử cùng với hỷ cộng hành; giả sử cùng với ưu cộng hành; giả sử cùng với xả cộng hành. Ngũ thức quả báo ý giới giả sử quả báo giả phương tiện. Ý thức giới giả ra lành và giả ra chẳng lành. Giả quả báo và giả phương tiện. Lục thức không nguyên nhơn chẳng khởi. Thế gian pháp có lậu có kết, có trói buộc, có lưu chuyển, có nguy, có che đậy. Chỗ xúc ấy có thủ có phiền não. Chẳng phải lấy thấy mà đoạn trừ. Cũng chẳng phải lấy tư duy mà trừ dứt được. Chẳng làm nên sự tụ họp mà cũng chẳng phải chẳng làm nên sự tụ họp. Phi học phi phi học. Thiểu dục giới buộc ràng, chẳng định, chẳng thừa. Ý thức giới tất cả đều hoại. Như thế dùng pháp để rõ biết hơn. Đây gọi là thức ấm. Đây nghĩa là ngũ ấm.

Lại nữa ngũ ấm nầy dùng Tứ Hạnh là chỗ khá nên biết. Đây lấy câu nghĩa làm tướng, lấy sự phân biệt mà nhiếp.

Hỏi rằng: Thế nào là câu nghĩa?

Đáp rằng: Sắc tức là sự hiện hữu. Thọ nghĩa là có thể thọ nhận. Tưởng nghĩa là sự hiểu biết. Hành nghĩa là sự làm việc. Thức nghĩa là sự rõ biết. Ấm tức là các loại tập họp lại. Như thế nên biết là câu nghĩa.

Hỏi rằng: Thế nào là tưởng?

Đáp rằng: Sắc nghĩa là chính sắc tướng như thấy sự đâm chém và bốn đại kia là chỗ đầy đủ. Thọ nghĩa là tướng của thọ kia, giống như bịnh cùi hủi mà phải tiếp xúc. Tưởng nghĩa là lấy tướng chấp giữ làm tướng như làm tướng mạo của con voi, sự tiếp xúc kia đầy đủ. Hành nghĩa là lấy sự hòa hợp làm tướng như vị chuyển luân, sự tiếp xúc kia đầy đủ. Thức nghĩa là lấy tướng hiểu biết như biết mùi vị. Do danh sắc kia đầy đủ. Như thế dùng tướng có thể rõ biết được.

Hỏi rằng: Vì sao lại phân biệt?

Đáp rằng: Lấy 3 loại ấm để phân biệt. Đó là ngũ ấm, ngũ thọ ấm, ngũ pháp ấm. Đối với ngũ ấm nghĩa là tất cả các pháp hữu vi. Ngũ thọ ấm nghĩa là tất cả các pháp hữu lậu. Ngũ pháp ấm có nghĩa là giới ấm, định ấm, huệ ấm, giải thoát ấm và giải thoát tri kiến ấm. Đối với ngũ thọ ấm điều nầy có thể vui. Như thế dùng phân biệt để có thể biết.

Hỏi rằng: Vì sao lại nhiếp?

Đáp rằng: Có 3 loại nhiếp. Đó là nhập nhiếp, giới nhiếp và đế nhiếp. Đối với sắc ấm nầy có 11 nhập sở nhiếp. Ba pháp ấm nhập sở nhiếp, thức ấm ý nhập sở nhiếp. Sắc ấm 11 giới sở nhiếp; tam ấm pháp giới sở nhiếp. Thức ấm bảy giới sở nhiếp. Giới ấm, định ấm, huệ ấm, giải thoát tri kiến ấm. Pháp nhập và pháp giới sở nhiếp. Giải thoát ấm pháp nhập và ý nhập. Cùng với pháp giới, ý thức giới sở nhiếp. Ngũ ấm hoặc đế sở nhiếp; hoặc phi đế sở nhiếp. Ngũ thọ ấm khổ đế và tập đế sở nhiếp. Giới ấm, định ấm, huệ ấm, đạo đế sở nhiếp. Giải thoát ấm phi đế sở nhiếp. Giải thoát tri kiến ấm, khổ đế sở nhiếp. Hữu pháp là ấm sở nhiếp. Phi đế sở nhiếp. Hữu pháp là đế sở nhiếp, phi ấm sở nhiếp. Hữu pháp là ấm sở nhiếp, diệc đế sở nhiếp. Hữu pháp phi ấm sở nhiếp, diệc phi đế sở nhiếp. Đối với sự có không, gốc gác trói buộc của sắc và cùng với đạo tương ưng. Sa Môn quả là ấm sở nhiếp. Phi đế sở nhiếp. Niết Bàn là đế sở nhiếp, phi ấm sở nhiếp. Tam đế là ấm sở nhiếp, diệc đế sở nhiếp. Chế nghĩa là phi ấm sở nhiếp, lại phi đế sở nhiếp. Như thế là những hành. Đối với ấm biết được sự phân biệt phương tiện. Đây có nghĩa là âm phương tiện.

Hỏi rằng: Thế nào là nhập phương tiện?

Đáp rằng: Điều ấy có 12. Đó là nhân nhập, sắc nhập, nhĩ nhập, thinh nhập, tỷ nhập, hương nhập, thiệt nhập, vị nhập, thân nhập, xúc nhập, ý nhập, pháp nhập. Đối với nhân nhập nghĩa là cảnh giới nầy thanh tịnh lấy mắt để thấy sắc. Sắc nhập có nghĩa là hình mạo của sắc giới là do mắt thấy cảnh ấy. Nhĩ nhập nghĩa là giới nầy thanh tịnh và lấy sự nghe âm thanh.Thanh nhập nghĩa là thế giới là tiếng kêu và lỗ tai là cảnh giới. Tỷ nhập nghĩa là thế giới nầy thanh tịnh và lấy đó làm thúi thơm. Hương nhập có nghĩa là thế giới có mùi thơm mà mũi là cảnh giới. Thiệt nhập nghĩa là thế giới nầy thanh tịnh, nên rõ biết được mùi vị. Vị nhập có nghĩa là thế giới nầy khí vị, lưỡi là cảnh giới. Thân nhập có nghĩa là thế giới nầy thanh tịnh lấy sự tiếp xúc nhỏ nhẹn trơn lán. Xúc nhập có nghĩa là đối với địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới,cứng, mềm, lạnh, ấm lấy thân làm cảnh giới. Ý nhập nghĩa là 7 thức giới. Pháp nhập có nghĩa là 3 vô sắc ấm và 18 sắc nhỏ nhẹn và Niết Bàn. Đây nghĩa là 12 nhập. Lại nữa với 12 nhập nầy lấy Ngũ Hành là chỗ rõ biết hơn cả. Như thế dùng câu nghĩa làm cảnh giới, làm duyên. Tâm nhỏ nhẹn kia khởi lên rồi nhiếp.

Hỏi rằng: Sao gọi là câu nghĩa?

Đáp rằng: Mắt đã thấy. Sắc nghĩa là hiện bày. Tai nghĩa là nghe. Âm thanh là tiếng động. Mũi nghĩa là biết mùi hôi thối. Hương nghĩa là biết mùi thơm. Lưỡi nghĩa là biết mùi vị. Vị nghĩa là khí vị. Thân đây chính là chánh trì. Xúc có nghĩa là có thể chạm vào. Ý có nghĩa là sự hiểu biết. Pháp có nghĩa là vô mệnh. Nhập có nghĩa là vô sắc pháp môn. Xứ có nghĩa là sự thọ trì. Như thế dùng câu nghĩa để biết.

Hỏi rằng: Vì sao dùng đến cảnh giới?

Đáp rằng: Mắt, tai chẳng thấu đến cảnh giới, mũi, lưỡi, thân lại đến cảnh giới. Ý đầy đủ nơi cảnh giới. Lại cũng nói tai nghĩa là đến cảnh giới. Vì sao chỉ có sự chướng ngại nên chẳng nghe được tiếng nói. Như nói về chú thuật. Lại nói mắt nghĩa là từ chính cảnh giới nầy đến cảnh giới khác.

Sao lại chẳng thấy bên ngoài tường? Như thế lấy cảnh giới mà có thể biết.

Hỏi rằng: Sao gọi là duyên?

Đáp rằng: Duyên ấy là sự nương vào ánh sáng nơi mắt, do sự tác ý nên sanh ra nhãn thức. Đối với con mắt, đây là nhãn thức. Lấy 4 sự duyên trở thành duyên. Đầu tiên sanh ra nương vào căn mà có duyên sắc và lấy 3 duyên để trở thành duyên. Việc sanh đầu tiên có ánh sáng, dùng 3 duyên để trở thành duyên. Đầu tiên nương vào sự tác ý và dùng 2 duyên thành duyên. Lần theo là chẳng có duyên. Duyên vào lỗ tai để nghe sự không tạo tác. Ý được sanh do nhĩ thức. Lấy điều phân biệt nầy để phân biệt. Duyên vào mũi có gió và mùi thơm để tác ý,rồi sanh ra tỷ thức. Duyên vào lưỡi, do vị của nước tác ý, nên được sanh ra thiệt thức. Duyên vào thân để chạm xúc và ý ấy sanh ra thành thân thức. Nương vào ý pháp giải thoát để tác ý nên được sanh ra ý thức. Đối với ý nầy đây là tâm phần sau. Pháp nghĩa là những việc của pháp. Đây trở thành 4 loại. Lục nội nhập, quá khứ, hiện tại, vị lai là một loại. Ngoài ra 5 loại nhập quá khứ, vị lai, hiện tại lìa khỏi trừ phi nhập căn. Đây là loại thứ 2. Pháp nhập loại thứ 3 có 11 loại tạo thành tên. Cho nên lúc ấy chúng sanh phạm tội. Tất cả các tướng đầu đà, chẳng có người nào nhập định và được diệt thiền định. Suy nghĩ thật, chẳng suy nghĩ thật. Đây là loại thứ 4. Đây nghĩa là pháp sự. Kẻ chuyên tâm nghĩa là kẻ tùy theo đó mà lý giải. Tác ý nghĩa là đối với ý môn chuyên ý. Thức có nghĩa là tâm nhanh. Đối với ý nầy dùng làm ý thức và nương vào duyên để thành duyên. Pháp nghĩa là các việc duyên vào để thành. Giải thoát nghĩa là nương vào duyên thành duyên. Tác ý nghĩa là hai duyên thành duyên. Lần lượt duyên lại duyên, như thế lấy sự duyên vào mà rõ biết.

Hỏi rằng: Sao gọi là tâm nhỏ hẹp hơn khởi lên?

Đáp rằng: Đối với nhãn môn có 3 loại, trừ cái hẹp ở trên, giữa và dưới. Đối với việc ở trên lấy sự hẹp ấy chia thành 7 tâm. Vô gián, sanh A Tỳ địa ngục. Từ nơi có sự phân tâm, chuyển thấy tâm, sở thọ tâm, phân biệt tâm, làm cho tâm khởi lên, tâm nhanh chóng và việc của tâm kia. Đối với việc phân tâm thì đây là tâm căn rối như tơ vò. Chuyển tâm nghĩa là đối với nhãn môn,việc màu sắc ở giữa duyên vào vậy. Lấy sự duyên vào triển chuyển các cảnh giới. Nương vào nơi chốn để phân tâm mà khởi lên. Rồi lần lượt phân tâm. Kẻ kia vì việc thấy sắc mà thành ra thay đổi và chuyển tâm kia. Tâm chuyển lần lượt nương vào mắt để chuyển. Hiện được thấy, sanh ra tâm thấy. Tâm thấy ấy lần lượt thấy rồi nơi tâm và hiện thọ sanh thọ tâm. Thọ tâm lần lượt lấy thọ làm nghĩa. Hiện ra phân biệt, sanh ra tâm phân biệt. Tâm phân biệt lần lượt dùng nghĩa phân biệt hiện ra làm cho tâm sanh khởi. Làm cho tâm sanh khởi lần lượt làm cho khởi lên ý nghĩa. Do nghiệp của tâm đi xa nhanh. Rồi tốc hành tâm lần lượt dùng sự đi nhanh làm nghĩa. Chẳng thể dùng phương tiện sanh và việc kia làm tâm quả báo. Từ kia liền qua được sự phân tâm.

Hỏi rằng: Thí dụ như thế nào?

Đáp rằng: Như trên cửa thành của cung vua mà nằm ngũ; như mụt nhọt của con gái Ma Vương; chỗ ngồi của phu nhơn, đại thần và chính những lầu các trước cửa cung vua. Người điếc giữ cửa, nương vào cửa thành để ở. Như người giữ vườn canh trái Ám La (xoài) bị rơi trước cổng. Vua nghe tiếng động và vua bị đánh thức, bảo các tỳ nữ rằng: Các ngươi hãy mở cổng; tỳ nữ liền phụng mệnh. Dùng tướng mạo, lời nói của người mù nói và người mù giải thích ý nghĩa, liền mở cửa thành,chỉ thấy trái Am La (xoài). Vua liền cầm đao. Nữ tỳ nhận quả rồi hiện vào trong ấy làm vị Đại Thần. Đại Thần ấy cùng với phu nhân và phu nhân rửa ráy trái ấy hoặc chín, hoặc sống, để yên một nơi, rồi sau đó mới dâng quả ấy lên vua để làm thức ăn. Sau khi ăn xong liền nói công đức kia và phi công đức, rồi trở lại ngủ như một vị vua đang nằm. Như thế có tâm phân biệt nên rõ biết. Giống như người giữ vườn nhặt lấy trái Am La bị rơi trước cửa, như thế nhờ nhãn môn và màu sắc ở giữa mà có thể biết được. Như vua nghe tiếng động kia mà tự biết rồi bảo tỳ nữ mở cửa thành; như vậy là do duyên triển chuyển làm cảnh giới. Nương vào nơi ấy nên tâm phân biệt khởi lên, như thế mà biết. Như nữ tỳ dùng tướng mạo ấy mà dạy cho người mù mở cửa. Như thế tâm chuyển đổi nên biết. Như người mù lúc mở cửa thấy trái Am La, như thế do nhãn thức mà biết được. Như lấy dao và người nữ nhận quả kia và hiện ra vị Đại Thần cầm quả Am La giao cho phu nhân. Như vậy đây là tâm phân biệt có thể biết; hoặc chín hay sống rồi để yên một chỗ, sau đó mới dâng vua. Như thế làm cho tâm khởi lên có thể biết. Như vua ăn quả kia, như vậy tâm mau chóng như thế mà biết. Như vua ăn rồi nói công đức và phi công đức. Như thế sự việc kia là kết quả, tâm ấy nên biết. Sau đó vua liền ngủ. Như vậy tâm phân biệt có thể biết. Đối với con mắt đây là một việc nằm ở giữa. Tâm nhanh chóng không có thời gian trải qua là tâm kia nằm ở khoảng dưới, rồi làm cho tâm ấy khởi lên không gián đoạn, trải qua gọi là phân tâm. Như thế ngoài ra nơi cánh cửa có thể rõ. Đối với cửa của ý không có nơi giữa, lấy duyên của sự tác ý mà giải thoát những hành động. Đối với cửa của ý thành ra việc chấp giữ. Đối với đây là việc ở trên và 3 tâm sinh ra. Đó là phân tâm, chuyển tâm và tốc tâm. Việc kia tâm ở giữa và ở dưới sanh ra 2 tâm. Đó là chuyển tâm và tốc tâm. Đối với đây có thể nhận và cũng chẳng thể nhận là việc giữa. Lấy nhiều loại duyên và nhiều loại thọ nhận để biết. Lấy việc chánh tác ý hay việc chẳng phải chánh tác ý duyên vào các việc lành hay chẳng lành để mà biết. Như thế đây là giữa tâm kia khởi lên sự hơn thua, như vậy nên biết.

Hỏi rằng: Sao gọi là nhiếp?

Đáp rằng: Có 3 loại nhiếp. Đó là ấm nhiếp, giới nhiếp và đế nhiếp. Đó là 10 nhập sắc ấm sở nhiếp,ý nhập thức ấm sở nhiếp, pháp nhập cùng Niết Bàn tứ ấm sở nhiếp. 11 nhập 11 giới sở nhiếp. Ý nhập bảy giới sở nhiếp. 5 nội nhập khổ đế sở nhiếp. 5 ngoại nhập hoặc khổ đế sở nhiếp; hoặc khổ đế sở nhiếp. Ý nhập hoặc khổ đế sở nhiếp; hoặc phi khổ đế sở nhiếp. Pháp nhập hoặc Tứ Đế sở nhiếp, hoặc phi khổ đế sở nhiếp, như thế sở nhiếp có thể rõ biết. Như vậy đây là hành mà nhập vào trí làm cho khởi lên làm phương tiện. Đây nghĩa là nhập phương tiện.

Hỏi rằng: Sao gọi là giới phương tiện?

Đáp rằng: 18 giới, nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới. Nhĩ giới, thinh giới, thinh thức giới. Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới. Thân giới, xúc giới, thân xúc giới. Ý giới, pháp giới, ý thức giới. Đối với mắt thanh tịnh là nhãn giới, hình sắc là sắc giới, nhãn thức là nhãn thức giới. Như thế ngoài ra nên rõ biết. Đối với ngũ môn chuyển sự thì ý giới thọ quả báo và ý giới tùy pháp mà vào, trừ pháp giới lục thức giới. Ngoại trừ tâm ý thức giới. Ngoài ra như lúc vào đầu đã nói rộng. Đối với 10 giới sắc ấm sở nhiếp, pháp giới ngoài Niết Bàn tứ ấm sở nhiếp. Thất giới thức ấm sở nhiếp. 11 giới 11 nhập sở nhiếp. Thất giới ý nhập sở nhiếp. 11 giới khổ đế sở nhiếp. Ngũ giới hoặc khổ đế sở nhiếp; hoặc phi đế sở nhiếp. Ý thức giới hoặc khổ đế sở nhiếp; hoặc phi đế sở nhiếp.

Hỏi rằng: Sao lại nói hóa cảnh giới?

Đáp rằng: Duy chỉ có pháp ấm nhập giới nầy làm cảnh giới. Nói các pháp khác nhau có tướng hòa hợp làm ấm nên nói là tướng môn nhập vào. Nói tự tánh tướng làm giới. Lại nữa Đức Thế Tôn vì kẻ lợi căn mà lấy ấm môn để nói về khổ đế. Vì kẻ trung bình dùng nhập môn để nói về khổ đế. Vì kẻ thuần căn lấy giới môn để nói về khổ đế. Lại nữa đối với kẻ danh trước tướng, dùng sự nói năng để ngắm về sắc, lấy sự phân biệt để nói về ấm. Vì người chấp trước vào sắc mà dùng phân biệt sắc để lược nói về chỗ vào. Đối với kẻ danh sắc, trước tướng thì lấy danh sắc phân biệt để nói về giới. Lại nữa nói tự tánh xứ, nói ấm, nói xứ là những việc nói chỗ vào. Lấy nơi chốn nói để nói tâm khởi lên và nói giới. Như thế đó là những hành giới phân biệt phương tiện. Đây gọi là giới phương tiện.

Hỏi rằng: Những gì là nhơn duyên phương tiện?

Đáp rằng: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử ưu bi khổ não.Như thế đều do khổ ấm khởi. Duy chỉ khi vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt rồi danh sắc diệt, danh sắc diệt rồi lục nhập diệt, lục nhập diệt rồi thì xuíc diệt, xúc diệt rồi thọ diệt, thọ diệt rồi ái diệt, ái diệt rồi thủ diệt, thủ diệt rồi hữu diệt, hữu diệt rồi sanh diệt, sanh diệt rồi ưu bi khổ não diệt.

Như vậy vô minh nghĩa là chẳng rõ biết Tứ Đế. Hành tức là những nghiệp thuộc về thân, khẩu và ý. Thức nghĩa là khi nhập thai một niệm tâm gọi tên là thức. Danh sắc nghĩa là cùng với tâm tương tục khởi lên tâm số pháp và Già La Ra sắc. Lục nhập nghĩa là lục nội nhập. Xúc tức là 6 sự va chạm nơi thân. Thọ nghĩa là 6 thọ nơi thân. Ái tức là sáu sự yêu thích của thân. Thủ gồm có 4 loại. Có kẻ do nghiệp có thể khởi lên dục sắc và vô sắc hữu. Sanh nghĩa là do ấm khởi. Lão là ấm đã chín muồi. Tử nghĩa là ấm ấy tan hoại.

Hỏi rằng: Sao lại vô minh duyên vào hành? Vì sao sanh duyên vào lão tử?

Đáp rằng: Do phàm phu vô minh không nghe và hiểu biết về Tứ Đế. Năm thọ ấm đêm dài vui say đắm trước những vật thuộc về ta, thành ra sở thuộc nơi kia. Cho rằng vật nầy, thân nầy là thật nên vui say và đắm trước vào đó. Hòa hợp cùng với sự có để suy nghĩ và sự suy nghĩ kia làm cho chẳng phải chỗ trí tuệ nương vào. Vì được hữu rồi thành ra trụ ở nơi hữu. Như trồng giống ở ruộng lúa, không có thứ kia làm cho có diệt. Đây nghĩa là vô minh duyên theo hành. Từ vô minh kia khởi lên hành động. Suy nghĩ vào và có sự đắm trước và có tướng ấy trở thành chỗ tập họp rồi chuyển khởi liên tục. Thức ấy theo tâm không gián đoạn cho nên hành duyên vào thức. Như ngoài mặt trời thì không có ánh sáng. Trụ địa tăng trưởng. Như thế trừ thức không có danh sắc. Rồi không thể, trụ để sinh trưởng. Như tướng của thành ghế nương vào ghế ngồi mà triển chuyển. Cho nên gọi là thức nương vào danh sắc, rồi nương vào nơi ấy nên ngoài ra có tên và cùng sanh khởi lên. Ý nhập vào rồi tăng trưởng nương vào nhau nên gọi là mạng gồm có Tứ Đại. Ngoài ra cùng với thức ăn duyên vào và ngũ nhập tăng trưởng khởi lên. Ngoài cái nầy ra chẳng phải là duyên. Cho nên gọi là sắc duyên vào lục nhập. Ngoài ra căn, cảnh giới, thức hòa hợp để khởi lên xúc. Cho nên lục nhập duyên vào xúc. Xúc ấy thọ, hoặc khổ, hoặc vui, hoặc chẳng khổ, chẳng vui, chẳng phải chỗ xúc. Cho nên xúc duyên vào thọ. Kẻ phàm phu ngu si thọ niềm vui ấy để trở thành đắm trước, rồi liền đó thọ khổ, mà sự đối trị ấy là niềm vui. Nếu thọ, bất khổ bất lạc xả đi thì thọ ấy duyên vào ái. Vì khát khao ái liền đến chỗ chấp thủ ái. Cho nên ái duyên vào thủ. Có thủ kia tạo ra nhiều việc nhiều loại. Cho nên thủ duyên vào hữu. Rồi do nghiệp mà sanh vào nơi các cõi. Cho nên đó gọi là sanh. Khi sanh rồi sẽ già, chết. Cho nên sanh duyên vào với lão tử. Như hạt giống làm duyên để gieo. Như thế vô minh duyên vào hành phải nên biết. Như cây thì nương vào mầm. Như thế hành duyên vào thức phải nên biết. Như mầm duyên vào lá. Như thế thức duyên vào danh sắc phải nên biết. Như lá nương vào cành. Như thế danh sắc duyên vào lục nhập phải nên biết. Như cành duyên vào gốc. Như thế lục nhập duyên vào xúc phải nên biết. Như cây nương vào hoa. Như thế xúc duyên với thọ phải nên biết. Như hoa nương vào nước tưới. Như thế thọ duyên vào ái phải nên biết. Như nước nương vào thóc. Như thế ái duyên vào thủ phải nên biết. Như thóc duyên vào giống. Như thế thủ duyên vào hữu phải nên biết. Như giống duyên vào mầm. Như thế, đây là duyên sanh nên phải biết. Như thế khởi lên mọi thứ liên tục. Do vậy mà trước đó cũng chẳng rõ và sau đó lại cũng chẳng biết. Đây là do vô minh sanh ra đầu làm nhân duyên tương tục như vậy để trước đó chẳng rõ mà sau đó cũng lại mù mờ.

Hỏi rằng: Vô minh duyên vào cái gì?

Đáp rằng: Chỉ có vô minh duyên vào vô minh rồi sai sử trói cột duyên vào trói cột nhau, đầu làm đầu, đuôi làm đuôi. Lại nữa tất cả những phiền não, thành chỗ cho vô minh duyên vào. Như Phật đã nói: Từ lậu tập khởi lên chỗ nhóm chứa của vô minh. Lại nữa như nhứt tâm pháp lấy mắt để thấy sắc, kẻ ngu si khởi lên ái và đối với lúc ấy tịnh lạc là tâm si mê. Đây nghĩa là vô minh. Sự suy nghĩ đắm trước nên vô minh nầy duyên vào hành. Tâm đắm trước nầy và hành nầy duyên vào thức, biết tương ưng tâm số pháp và chỗ tạo tác ra sắc kia. Đây là thức duyên vào danh sắc. Từ ái sinh vui nên duyên vào sự vui đó, sắc vui ấy duyên vào nơi các căn thanh tịnh. Cho nên gọi là sắc duyên vào lục nhập. Vô minh xúc là 6 chỗ cho xúc duyên vào. Hỷ xúc duyên vào chỗ thọ dục. Thọ duyên vào ái để đắm trước, chấp thủ, vui buồn. Đây là ái duyên vào thủ. Mà sự đắm trước suy nghĩ lấy thủ duyên vào hữu. Pháp kia khởi lên nên hữu duyên vào sanh. Sống rồi già và niệm tan hoại sẽ trở thành chết. Như thế trong từng sát na trở thành 12 nhơn duyên.

Hỏi rằng: Trong 12 nhơn duyên ấy có bao nhiêu phần gọi là phiền não và bao nhiêu phần gọi là nghiệp? Có bao nhiêu phần gọi là quả báo? Có bao nhiêu phần thuộc về quá khứ, vị lai và hiện tại? Có bao nhiêu nhơn duyên và cái nào đã khởi lên? Vì sao lại nhơn duyên? Sao gọi là nhơn duyên pháp? Đây là 2 vấn đề sai biệt. Sao gọi là nhơn duyên thâm tánh?

Đáp rằng: 3 phiền não, vô minh ái chấp giữ là 2 nghiệp. Hành, hữu; ngoài ra bảy quả báo được gọi tên là phiền não. Thành nguyên nhơn cho việc sanh ra sau đó. Như họa sư vẽ màu. Việc nầy chẳng tự sanh. Như họa sư tạo ra màu, phiền não làm cho khởi lên. Có duyên được sanh ra như nhiều màu khác nhau. Hai quá khứ vô minh và hành; hai vị lai là sanh và lão tử. Ngoài ra 8 hiện tại. Như thế lấy 3 thời gian từ vô thủy sanh, chết tương tục phải nên biết. 12 phần nhơn duyên chẳng nên nói, trừ ra 12 nhơn duyên. Lại cũng chẳng nên nói.

Lúc ấy sao lại nhơn duyên?

12 pháp nầy cứ lần lượt triển chuyển làm nhơn vậy. Đây nghĩa là nhơn duyên khởi. 12 nhơn duyên phân ra rồi, khởi lên pháp. Đây là 2 sự sai biệt. Nhơn duyên nghĩa là các hành sai biệt, chẳng thành tựu, chẳng thể nói; hoặc hữu vi; hoặc vô vi. Chẳng nên nói. Do khởi lên nhơn duyên pháp hành rồi thành tựu hữu vi. Đây là 2 pháp sai biệt.

Thế nào là nhơn duyên thâm tánh?

Đây là hành, đây là tướng – thành ra vô minh hành. Duyên vào hành kia và tướng tánh kia. Thánh nhơn chẳng duyên vào kia, dùng trí huệ sáng suốt để thông đạt. Như thế tất cả đây nghĩa là nhơn duyên thâm tánh. Lại nữa đây là nhơn duyên. Dùng 7 hành để có thể biết. Như vậy 3 tiết và 4 lược qua, dùng 12 hành, như bánh xe quay, lấy phân biệt, dùng sự tương tục.

Vì sao lại lấy 3 tiết?

Các hành và thức. Thời gian nầy là tiết một. Thọ và ái, thời gian kia là tiết hai. Hữu và sanh, thời gian kia là tiết ba. Đối với quá khứ lấy nghiệp phiền não duyên vào với quả báo hiện tại. Đây là tiết thứ nhứt. Đối với quả báo hiện tại duyên vào phiền não hiện tại. Đây là tiết 2. Đối với phiền não hiện tại duyên vào quả báo của vị lai. Đây là tiết thứ 3. Thứ nhứt và thứ ba là nhơn quả tiết và hữu tiết. Tiết thứ 2 là nhơn quả tiết và phi hữu tiết.

Hỏi: Hữu tiết nghĩa là gì?

Đáp: Kết cuộc là không có khoảng thời gian và chưa qua ấm nhập giới. Do nghiệp phiền não đầu tiên duyên vào vậy. Ở nơi các cõi khác lại sanh vào. Đây gọi là sanh tiết.

Hỏi: những gì là thành?

Đáp: Đó là sự nghiệp và vô minh ái tương ưng với chỗ tạo ra công đức. Kẻ phàm phu còn nghiệp ác, lúc bấy giờ chết đi rồi thọ khổ, để vào chỗ xác chết. Chẳng thấy đời nầy, chẳng thấy đời khác; niệm mất chẳng thể niệm được; lúc ấy thọ sanh vào đường khổ, ý niệm và trí tuệ thoái lui; thân mạnh khỏe cũng không còn, các căn dần dần mất sức. Từ thân nầy hoặc phần trên hoặc phần dưới, mệnh căn mất thì khô cứng lại giống như lá đa la khô vậy. Lúc ấy như nằm mộng, từ nghiệp mà 4 pháp khởi lên như nghiệp, tướng của nghiệp; cõi và tướng của cõi ấy.

Thế nào là nghiệp?

Đây là chỗ tạo tác hoặc có công đức; hoặc chẳng có công đức. Hoặc nặng, hoặc nhẹ, hoặc nhiều, hoặc ít. Như gần thì nơi nầy đầu tiên tạo ra và nghiệp kia liền khởi. Nghiệp tướng nghĩa là nương vào chỗ tạo nghiệp nơi kia và ở nơi kia liền khởi, nghiệp quyến thuộc sẽ theo nghiệp tướng mà khởi. Theo thời gian ví như trong hiện tại tạo nghiệp thì ở nơi cõi ấy công đức duyên theo cõi thiện mà khởi. Nếu chẳng có công đức thì duyên theo nơi đường dữ để khởi. Đây gọi là tướng nghiệp. Khi nhập thai có đủ 3 việc hòa hợp nên được sanh ra. Nếu hóa sanh thì nương vào nơi nơi để sanh. Đây là theo chỗ sanh mà khởi; hoặc nơi cung điện; hoặc chỗ ngồi; hoặc nơi núi; hoặc nơi cây; hoặc nơi sông ngòi, tùy theo cõi nầy và cùng với tướng chấp thủ để khởi rồi đúng lúc, kia lại sanh nơi kia; hoặc ghé vào; hoặc ngồi; hoặc nằm, thấy kia, thấy chấp giữ. Đối với lúc ấy là chỗ tạo nghiệp đầu tiên và nghiệp tướng. Hoặc cõi và tướng của cõi. Việc làm ấy nhanh chóng hiện khởi mất đi trong tâm và khi mệnh chung thì đến nhanh với tâm vô giác. Cùng với mạng căn mất, thành mạng sống. Cuối cùng tâm vô gián lần lượt lấy tâm nhanh ấy để khởi. Duy chỉ có nghiệp kia và nghiệp tướng kia, hoặc khởi lên hoặc chấp vào tướng, tạo nên quả báo ở tâm và tạo thành sự hiện hữu về sau giống như đèn và ánh sáng. Như từ trái cầu lửa phát ra lửa. Khi tiết tâm kia khởi rồi cũng giống như quyến thuộc nơi bụng mẹ và nương vào đồ bất tịnh của cha mẹ. Từ đó 30 loại sắc nghiệp là chỗ tạo thành và thành ra chỗ khởi. Nơi thân có 10 và với kia sự già chỉ trong sát na và không tâm hối tiếc. 46 sắc thành chỗ khởi lên. Nghiệp là chỗ tạo ra 30 thực tiết mà thành. Có 2 sắc và 8 vô tâm quá tiết sắc. Đối với việc già trong sát na cùng với 2 tâm nầy và 54 sắc thành ra chỗ khởi. Nghiệp là chỗ thành 30 thức ăn để tạo ra. Ba sắc và 8 loại như thế khởi lên. Thức duyên vào danh sắc và danh sắc duyên vào thức. Như thế thành hữu tiết. Đối với đây thành 3 tiết có thể rõ biết.

Hỏi: Thế nào là tứ lược?

Đáp: Vô minh hành ở nơi quá khứ nghiệp phiền não lược. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ đối với hiện tại là quả báo lược. Ái, thủ, hữu đối với nghiệp trong hiện tại phiền não lược; sanh, lão, tử đối với quả báo vị lai lược. Như thế dùng tứ lược có thể rõ.

Hỏi: Những gì là 20 hành?

Đáp: Lấy thủ, vô minh ở quá khứ ái và thủ.Dùng tướng phiền não thành chỗ chấp giữ. Dùng thủ, hành quá khứ hữu và lấy nghiệp tướng thành chỗ chấp thủ. Đó là chấp giữ vào thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ. Hiện tại dùng tướng của quả báo sanh và già chết thành chỗ chấp thủ. Dùng sự chấp thủ về ái trong hiện tại mà tướng phiền não thành chỗ chấp thủ. Dùng thủ, hữu trong hiện tại hành mà nghiệp tướng thành chỗ chấp thủ. Dùng chỗ chấp giữ về sanh, già, chết ở vị lai mà thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ thành chỗ chấp thủ. Đây là 24 pháp lấy sự chấp thủ nầy để thành tựu và trở thành 20. Như A Tỳ Đàm đã nói. Với nghiệp đầu tiên do ngu si, đấy chính là vô minh, rồi tụ hội lại nơi các hành, rồi đắm trước về ái, rồi lại chấp giữ vì suy nghĩ là có. Đây là 5 pháp đối với sự sanh hữu nầy. Chỗ tạo nghiệp đầu tiên đấy là duyên. Chẳng rõ những chỗ ngu si và đây là vô minh. Tụ họp lại là hành. Đắm trước là ái; tim là sự chấp giữ; suy nghĩ là có. Đây là 5 pháp đối với nghiệp hữu. Vì tương lai sanh ra nên duyên vào. Lúc sanh ở vị lai thì thêm thức, là danh sắc thanh tịnh, là nhập vào chỗ xúc, là xúc thủ, là thọ. Đây là 2 pháp đối với vị lai sanh hữu. Với đây là chỗ tác nghiệp, là chỗ duyên vào. Như thế dùng 20 hành có thể rõ biết.

Sao gọi là luân?

Vô minh duyên vào hành, hành duyên vào thức cho đến sanh duyên vào lão tử. Như vậy tất cả đều là khổ ấm khởi lên và làm cho khổ ấm nầy chẳng rõ. Đây nghĩa là vô minh rồi vô minh nương vào hành, lại như thế mà luân chuyển có thể rõ biết.

Sao gọi là khiên (dẫn dắt)?

Hai sự dẫn dắt. Cho nên vô minh là chỗ ban đầu rồi lão tử cũng là chỗ ban đầu là có.

Hỏi: Những gì về vô minh là chỗ ban đầu?

Đáp: Sẽ nói lần lượt.

Những gì là lão tử chỗ ban đầu? - Sẽ lần lượt điểm qua sau.

Lại nữa vô minh là chỗ ban đầu là hữu biên tế, về mặt vị lai biết đường. Lão tử là chỗ ban đầu, sơ biên tế, về mặt quá khứ biết đường. Như thế dùng khiên (chỗ dẫn dắt) ấy mà rõ biết.

Hỏi: Sao gọi là phân biệt?

Đáp: Có 2 loại nhơn duyên. Đó là thế gian nhơn duyên và xuất thế gian nhơn duyên. Với đây thì vô minh là chỗ đầu tiên.

Hỏi: Sao gọi là xuất thế nhơn duyên?

Đáp: Khổ nương vào khổ. Lòng tin nương vào lòng tin. Hỉ nương vào hỉ. Mạnh mẽ nương vào mạnh mẽ. Vui nuơng theo vui. Lạc nương theo lạc. Định nương theo định. Như thật tri kiến nương vào như thật tri kiến. Yểm hoạn (lo lắng) nương vào sự yểm hoạn. Vô dục nương vào vô dục. Giải thoát nương vào giải thoát diệt trí. Đây nghĩa là xuất thế gian nhơn duyên.

Lại nói có 4 loại nhơn duyên. Đó là nghiệp phiền não làm nhơn, hạt giống làm nhơn, có chỗ tạo tác và cộng nghiệp làm nhơn.

Hỏi: Sao gọi là nghiệp phiền não làm nhơn?

Đáp: Vô minh là sự khổ đầu tiên.

Hỏi: Sao lại là hạt giống làm nhơn?

Đáp: Như trồng cây thì mầm sẽ tiếp tục mọc.

Hỏi: Sao lại có chỗ tạo tác?

Đáp: Như hóa ra cảnh giới.

Hỏi: Sao gọi là cộng nghiệp làm nhơn?

Đáp: Giống như đất, tuyết, núi, biển, mặt trời, mặt trăng. Lại cũng có nói rằng đây chẳng phải là nhơn duyên của cộng nghiệp mà là các sắc tâm pháp lấy thời tiết làm nguyên nhơn. Chẳng có cái nào là cộng nghiệp. Như Đức Thế Tôn đã nói bài kệ sau đây:

Nghiệp chẳng cùng với kia
Chỗ chứa kia chẳng giống
Do người tạo công đức
Điều nầy chính được tốt
Như thế mà phân biệt để rõ biết.

Hỏi: Những gì là tướng nhiếp?

Đáp: Bốn loại tướng nhiếp. Đó là ấm tướng nhiếp, nhập tướng nhiếp, giới tướng nhiếp và đế tướng nhiếp. Đây là vô minh, hành, xúc, ái, thủ, hữu, hành ấm sở nhiếp. Thức và thức ấm sở nhiếp. Danh sắc tứ ấm sở nhiếp. Lục nhập nhị ấm sở nhiếp. Thọ, thọ ấm sở nhiếp. Sanh, lão tử sắc ấm sở nhiếp. Cùng với hành ấm sở nhiếp. Vô minh, hành, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử pháp nhập sở nhiếp. Thức ý nhập sở nhiếp. Danh sắc ngũ nội nhập sở nhiếp. Lục nhập lục nội nhập sở nhiếp. Vô minh, hành, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử pháp giới sở nhiếp. Thức, ý thức giới sở nhiếp. Danh sắc ngũ giới sở nhiếp. Lục nhập 12 đế sở nhiếp. Vô minh, ái, thủ 10 đế sở nhiếp. Ngoài ra 9 khổ đế sở nhiếp. Xuất thế nhơn duyên đạo phần, đạo đế sở nhiếp. Nhơn duyên diệt, diệt đế sở nhiếp. Như thế tương nhiếp với nhau có thể rõ biết. Như thế dùng hành là nhơn duyên phương tiện có thể rõ biết. Đây nghĩa là nhơn duyên phương tiện vậy.

Luận về Con Đường Giải Thoát

Hết quyển thứ 10

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12

Source: www.quangduc.com


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 01-12-2006