BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


GIẢI VỀ Ý NGHĨA CHỈ TỊNH THEO THẮNG PHÁP YẾU HIỆP

Hòa thượng Jotika
Tỳ kheo Pháp Nhiên dịch Việt


VI. ÁN XỨ VẬT THỰC UẾ TƯỞNG -
PHƯƠNG THỨC TU TẬP

Vật thực uế tưởng - Aahaarepa.tikuulasa~n~na: tức là sự quán sát vật thực để thấy sự nhơ nhớp, đáng gớm của nó.

Chi pháp: Sở hữu Tưởng trong Ðại Thiện hoặc Ðại Tố.

VỀ PHƯƠNG THỨC SUY QUÁN là dựa trên 10 khía cạnh sau:

Gamanaa osanaa bhogaa
Aasayaa ca nidhaanato
Apakkaa ca pakkaa phalaa
Nissa dato ca makkhanaa
Eva.m dasahaakaarehi
Ikkheyya pa.tikuulataa.

Nghĩa là vị hành giả quán sát sự nhơ nhớp của vật thực theo 10 cách:

Nghĩ về sự đi lại của những nơi có vật thực.
Suy xét đến sự tìm kiếm
Suy xét cách thọ dụng.
Suy xét đến sự hòa trộn cùng mật, đàm ,mủ, máu...
Suy xét đến sự quến tụ của vật thực mới trong bao tử.
Suy xét đến vật thực chưa tiêu hóa.
Suy xét đến vật thực đã tiêu hóa.
Suy xét đến kết quả sau khi thọ dụng.
Suy xét đến đến cách bài tiết.
Suy xét đến sự dơ bẩn.

1. SUY XÉT ÐẾN SỰ ÐI LẠI (GAMANAA)

Tức là xét rằng đối với vi?c học pháp hay hành pháp, dù khi đang sống trong trú xứ thanh tịnh, xa vắng, có nước mát, có bóng cây, có mọi thích nghi vừa ý, và th61 nào đi nữa thì mỗi buổi sáng cũng phải vận mặc y phục vào làng để tìm vật thực, đường đi ồn ào, bất tiện, nhận chịu mọi khó khăn từ cái nhìn, từ cái nghe các vật không vừa lòng, chịu đựng nắng mưa, đè nén sự khinh miệt của mọi người. Nếu là tại gia hoặc là phải buôn bán hoặc là phải làm việc gì đó để nuôi sống. Sự thọ dụng vật thực này là điều đáng nhàm chán, phải khó khăn mệt nhọc trong từng ngày.

2. SUY XÉT VỀ SỰ TÌM KIẾM (OSANAA)

Ðối với sự tìm kiếm, cần suy quán rằng đó là điều đáng nhàm chán. Là khi vào xóm làng phải dừng lại mỗi nhà, nhà này và nhà kia và khác khác nữa để tìm đủ vật thực. Có người bố thí, có người không, bố thí vật thực từ hôm qua, bố thí vật thực đã thiêu rữa, có người bảo đi nơi khác, có người tảng lờ không thấy hoặc là bằng cách nói chuyện với ngươì khác, người dùng lời thóa mạ. Ðường đi phải bước qua vũng nước đọng tanh hôi và mọi nhơ bẩn, bị những côn trùng bâu bám vào y phục cũng có, bát cũng có, thân thể cũng có,...và tất cả phải nhìn thấy, phải tiếp chạm, phải chịu đựng cho đến khi trở về. Ðời sống khác là tại gia cư sĩ thì cũng phải đến chợ xá, nơi này, nơi khác, phải dẫm đạp sình lầy, phải bon chen mọi thứ, có tốt và có xấu. Như vậy, việc thọ dụng vật thực này là điều đáng nhàm chán, đáng kinh tởm, là điều khó khăn, vất vả trong từng ngày.

3. SUY XÉT ÐẾN CÁCH THỌ DỤNG (BHOGAA)

Nghĩa là xét rằng khi vật thực đưa vào miệng, nó sẽ hòa tan lẫn nước bọt, hàm răng sẽ làm việc nhai, cắn, xé, lưỡi lừa vật thực. Như thế trong ăn uống đã là việc nhơ bẩn, những chân răng khi dùng tăm xỉa răng hay bàn chải cọ xát thì cũng làm cho những vật thực đó đổi khác đi trở thành nhơ bẩn từ màu sắc lẫn mùi khí. Những vật thực dùng ấy cũng giống như thức ăn mửa của chó, mặc dầu vẫn dùng bởi không thấy nó. Giả như trước khi thọ dụng, có thể thấy được vật thực đã ăn vào bên trong thì khó dùng nó một cách dễ dàng. Thế nhưng phải thọ dụng trong từng bữa ăn. Vật thực mà mỗi người ăn vào từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi mạng chung , nếu gom chung lại nó sẽ là một đống lớn, và trong đống lớn có hai phần: Cơm, nước. Phần cơm khoảng bằng một ngôi nhà tính bằng gạo khoảng 150 bao; phần nước khoảng một hồ. Ðây chỉ là noí về kiếp sống hiện tại, không kể quá khứ.

Do đó, các Bậc hiền trí nói rằng: "Cái bụng là đại dương đối với chúng sanh". Và đây là sự dơ bẩn đáng gớm của vật thực là khi đang thọ dụng.

4. SUY XÉT ÐẾN SỰ HÒA TRỘN (AASAYAA)

Xét rằng vật thực đã dùng vào, nó sẽ hòa trộn với bốn thứ: Mật, đàm, mủ và máu. Bốn thứ này, đối với Ðức Phật, Chư Vị Ðộc giác và Chuyển luân Vương sẽ có một thứ nào đó trong bốn thứ. Riêng những người ngoài ra thì có đủ bốn thứ. Do đó, người nào có nhiều mật, vật thực dùng vào sẽ hoà trộn mật giống như dầu ăn. Nếu có nhiều đàm thì vật thực hòa trộn giống như ? Nếu có nhiều mủ thì giống như sữa chua. Có nhiều máu thì giống như trộn cùng nước chấm. Như vậy sự hòa trộn cuả vật thực hoàn toàn nhơ bẩn, đáng gớm.

5. SUY XÉT ÐẾN CHỔ CHỨA ÐỰNG (NIDHAANATO)

Nghĩa là xét rằng vật thực khi hòa trộn một trong những mật, đàm, mủ, máu ấy, ăn vào bên trong không phải được chứa đựng bởi vật sạch sẽ nào, mà nó được chứa đựng trong một bao tử hôi thúi nhơ bẩn. Với người sống 10 năm thì cũng bao tử ấy chứa đựng suốt 10 năm và thời gian đó không được tẩy rửa ngày nào, lần nào, cũng như lỗ xí 10 năm không chùi rửa. Nếu sống trong 20 năm, 30 năm,..., 100 năm thì suốt những thời gian ấy vẫn là một bao tử nhơ bẩn không thay đổi không tẩy rửa, như một lổ xí 20 năm, 30 năm, ..., 100 năm không rửa. Nơi chứa đựng của những vật thực này là chổ đáng gớm.

6. SUY XÉT ÐẾN VẬT THỰC CHƯA TIÊU HÓA (APAKKAA)

Là đối với vật thực được dùng từ hôm qua hay trong ngày cũng thế, nó quến tụ trong bao tử hôi thúi, được chuyển tiếp ở dạng sôi bọt, bởi sức nóng của lửa nung hấp bên trong bao tử và vụn nàt đi cũng như một cái hầm người ta bỏ những cỏ rác, lá cây, xác thú...trong mùa mưa nước đọng.Và khi nắng mặt trời chiếu rọi, tác dụng của sức nóng những bọt nước sẽ nổi trong hầm ấy. Vật thực ở ngày hôm qua hay hôm nay cũng không khác hơn thế, nó là vật đáng nhờm gớm.

7. SUY XÉT ÐẾN VẬT THỰC ÐÃ TIÊU HÓA (PAKKAA)

Là đối với những vật thực đã được tán nhuyễn do lửa nung hấp (paacakatejo), thì sau khi nhuyễn nát nó không trở thành vàng bạc nào, cũng như nhựa cây không thể luyện thành vàng, mà chỉ là hai thành phần bã và nước, phần bã phân thành khối trong bọc chứa giống như đất sét bỏ vào ống tre, phần nước đọng lại ở bàng quang. Tất cả nước và bã đều là nhờm gớm.

8. SUY XÉT ÐẾN KẾT QUẢ (PHAALA)

Là vật thực sau khi đã tiêu hóa do sức hấp của lửa, phần dưỡng tố trở thành những máu, thịt, tóc, lông, móng, răng, da,..., phần độc tố thì gây nhiều chứng bệnh. Ðó là kết quả đáng nhờm gớm, đáng chán của vật thực ăn vào.

9. SUY XÉT ÐẾN CÁCH BÀI TIẾT (NISSADATA)

Suy xét vật thực dùng vào, khi dùng chỉ bằng mỗi một đường (miệng), nhưng khi bài tiết thì theo 9 lỗ khác nhau: hai lỗ tai, hai mắt, hai lỗ mũi, miệng, đường tiểu tiện và đường đại tiện; được gọi là ghèn, nước tiểu, phẩn,...khi thọ thực thì dùng chung với mọi người, nhưng khi bài tiết thì phải là việc làm một mình, vật trong lúc ăn vào vào cảm thấy hài lòng vừa ý, đến ngày thứ hai bài tiếtthì không còn như thế nữa, cảm thấy khó chịu, nghịch ý. Ơû ngày đầu, thích thú để ăn vào, ngày thứ hai bức bách muốn đào thải. Do đó, các Ngài A-xà-lê bảo rằng:

"Ana.m paada.m khaadaniiya.m
Bhojana~nca mahaaraha.m
Ekadvaarena pavisitvaa
Navadvaarehi sandati".

"Thức ăn và thức uống được dùng vào một ngã, nhưng bài tiết chín ngã."

"Ana.m paana.m khaadaniiya.m
Bhojana~nca mahaaraha.m
Bhu~njati saparivaaro
Nikkhaananto niliiyati"

"Thức ăn và thức uống, khi dùng thì tất cả mọi người, khi đào thải thì chỉ là một mình".

"Ana.m paana.m khaadaniiya.m
Bhojana~nca mahaaraha.m
Bhu~njati abhinandanto
Nikkhaananto jigucchati".

"Thức ăn và thức uống, khi dùng cảm thấy thỏa thích hài lòng, nhưng khi đào thải thì cảm thấy bức bách khó chịu".

"Ana.m paana.m khaadaniiya.m
Bhojana~nca mahaaraha.m
Ekarattiparivaasaa
Sabba.m bhavati puutikamti"

"Thức ăn và thức uống, dùng vào trong bụng chỉ một đêm, tất cả trở thành đáng tởm".

10. SUY XÉT VỀ SỰ NHƠ BẨN (NAKKHANAA)

Suy xét rằng: vật thực này trong khi dùng, tay, miệng, lưỡi, nóc họng đều dơ bẩn, dầu vẫn cọ rửa điểm tô bằng các hương liệu khi mà lúc vật thực bài tiết thì không làm sao khác hơn: vẫn là ghèn ở hai mắt, cứt mũi ở hai mũi, mồ hôi ở khắp thân, nước tiểu và phẩn ở hai đường tiểu tiện và đại tiện. Tất cả đều là nhơ bẩn.

ẤN TƯỚNG (NIMITTA) - TIẾN ÐẠT (BHAAVANAA) - THẮNG TRÍ (PARI~N~NAA) TRONG ÁN XỨ VẬT THỰC UẾ TƯỞNG.

Việc tu tập án xứ vật thực uế tưởng với 10 lối suy quán như đã nói, hai ấn tướng: Trì tướng (Uggahanimitta) và Tự tướng (Pa.tibhaaganimitta) không hiển lộ, chỉ có mỗi một Sơ tướng là vật thực bằng sở hữu tưởng của mình, thấy đó là vật đáng nhờm gớm.

Về phần Tiến đạt (Bhaavanaa) thì chỉ có hai : Sơ khởi tiến đạt (Parikammabhaavanaa) và Cận hành tiến đạt (Upacaarabhaavanaa). Bởi vì án xứ này cảnh là Ðoàn thực (Kaba.li"nkaaraahaara) tức vật thực chế định (Sammuti - aahaara) nó phải được quán xét và chỉ tu tập bằng mỗi việc quan sát. Về vật thực, thực tính thì là hình thức vi tế, tinh vi kể cả khi là cảnh pháp. do đó, Trì tướng và Tự tướng không thể hiển lộ, mà Tự tướng không hiển lộ thì Kiên cố tiến đạt (appanaabhaavanaa) cũng không hiện khởi.

Tuy nhiên, tu tập án xứ này, vị hành giả thành đạt được ba thắng trí:

Thấy sự đau khổ, khốn bức trong việc thọ dụng từ cái đi lại, tìm kiếm cho đến sự nhơ bẩn, đáng gớm. Ðó là ~Naatapari~n~naa.

Thấy sự sanh diệt của vật thực thọ dụng, sự sanh diệt của nội thân từ nhân vật thực, sự sanh diệt của nội tâm lúc đang khi dùng và sau khi dùng. Ðó là .Tiira.napari~n~naa.

Khả năng tiêu trừ vị ái (Rasata.nhaa), tức là sự thỏa thích trong hương vị vật thực. Ðó là Pahaanapari~n~naa.

QUẢ BÁU SỰ TU TẬP ÁN XỨ VẬT THỰC UẾ TƯỞNG.

"Aahaare cajate ta.nha.m
puttama.msa.mva bhu~njati.
Ta.m mukhaa kaamagu.nika
Raagopi parijaaniyo"

Tức là vị hành giả tu tập vật thực uế tưởng có một khả năng sát trừ vị ái (rasata.nhaa). Cũng giống như nơi hoang dã thiếu thốn mọi vật thực, cha mẹ đành phải ăn thịt con. Sự thọ dụng đó không có gì thỏa thích. Ở vị hành giả cũng thế, sự thọ thực hoàn toàn ly tham. Cái phải làm cũng chỉ vì bảo tồn mạng sống để hành động hướng thoát ly khổ luân hồi. Khát vọng và luyến ái trong cảnh ngũ dục, vị hành giả được lắng đọng."

"Tarijaane ruupakkhandhandha.m
Kaayo sati caapuurati
Asubhasa~n~naanilama.m
Pa.tipada.mpi pajjati
Amata.m idha appatto
So suggatipuraaya.no."

" Nhờ ly tham trong cảnh ngũ dục, vị hành giả quán sát sắc uẩn bằng ba thắng trí, thành tựu án xứ niệm thân hành (tức là khi quán sát "vật cùng nương trú" và "chổ chứa đựng", quán tri được bốn thể trược: Mật, đàm, máu, mủ. Khi quán sát "vật thực chưa tiêu hóa", quán tri được thể trược vật thực mới. Quán sát "vật thực đã tiêu hóa", quán tri được hai thể trược: phẩn và nước tiểu. Và quán sát sự nhơ nhớp của kết quả sau khi thọ thực, quán tri được các thể trược còn lại). Và cũng là nền tảng thuận lợi cho sự thực hành tưởng bất mỹ (Asubhasa~n~naa). Còn như hành giả không thành tựu Níp-bàn trong đời sống này thì đó se õcho kết quả thiện thú ở đời sau.

Cái khó khăn, vất vả từ vật thực ăn vào và ba Danh Vật Thực. Bậc Ðạo Sư thuyết trong Suttanipaata như sau:

"Ya.m ki~nci dukkha.m sambhoti
Sabba.m aahaarapaccayaa.
Aahaara.m nirodhena.
Natthi dukkhassa sambhavo"

[Khud. Suttanipaata mahaavagga davayataanupassanaasutta, quyển 25, trang 401-Ya"nki~nci]

"Tất cả khổ nào đã sanh, tất cả khổ ấy, duyên trợ tạo là bốn vật thực. Khi bốn vật thực không còn nữa thì khổ đau cũng không còn".

-ooOoo-

Ðầu trang | I | II-a | II-b | III | IV-a | IV-b | V | VI | VII | Mục lục

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Nhiên đã gửi tặng phiên bản vi tính (Bình Anson, 10-2001).


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 21-10-2001