BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Kinh An Ban Thủ Ý lược giải

Thích Đạt Đạo biên soạn


MỤC LỤC

[00] Lời giới thiệu
Lời tri ân
[01] LỜI TỰA CHO KINH AN BAN THỦ Ý
TỰA AN BAN THỦ Ý KINH CHÚ GIẢI

Chương I. NHẬN THỨC TỔNG QUÁT

I. Xuất xứ

II. Về mặt hình thức

1. Những cận vệ giúp An ban thủ ý hoàn thành nhiệm vụ
2. Phần vấn đáp về những cận vệ  giúp An ban thủ ý

III. Về mặt nội dung 

[02] Chương II. GIỚI THIỆU, XÁC MINH VỀ TRUYỀN BẢN VÀ TÊN GỌI, XÁC MINH VỀ NIÊN ĐẠI 

I. Phần giới thiệu

1.Xác minh về vấn đề truyền bản và tên gọi 
2. Xác minh về vấn đề niên đại

II. Quá trình hình thành và Mâu Tử

III. Nội dung tư tưởng

Chương III. MỤC ĐÍCH CỦA AN BAN THỦ Ý 

1. Theo Khương Tăng Hội 
2. Theo Thiền Ba la mật thứ đệ pháp môn 
3. Theo Trí Khải 
4. Vấn đề hiệu bản v
à dịch

[03] Chương IV. KINH NIỆM XỨ
Chương V. KINH NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM
Chương VI. KINH THÂN HÀNH NIỆM

-ooOoo-

LỜI GIỚI THIỆU

Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập trong nhiều tầng lớp thành phần xã hội khác nhau. Vì thế, nó có một vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Quốc. Đối với Phật giáo Việt Nam chúng ta, bản kinh này là bản kinh được chú giải lần đầu tiên so với lịch sử chú giải kinh điển Phật giáo ở Viễn Đông, cụ thể là Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Quốc. Điểm đặc biệt là bản chú giải này do một vị tăng sĩ được Phật giáo Việt Nam nuôi dưỡng, giáo dục và đào tạo: đó là Khương Tăng Hội (? - 280).

Do vậy, kinh AN BAN THỦ Ý có một vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong lịch sử Phật giáo dân tộc. Nhưng cho đến nay chưa được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Kinh AN BAN THỦ Ý chính văn cùng với lời chú giải trong truyền bản hiện nay được ghép và in chung vào trong tập Đại Tạng Kinh số15, trang 163. No. 602, và việc tách rời hai dạng văn này cũng không phải dễ dàng gì. Chúng tôi mới bắt đầu cho nghiên cứu tổng quát bản kinh này và xuất bản bản dịch chính văn.

Nay Thượng toạ Thích Đạt Đạo đã dành thời gian dài nghiên cứu, sưu tầm, phát huy ý nghĩa của bản kinh nói trên và phát nguyện in ấn bản kinh nầy gồm những nghiên cứu liên hệ đến bản Kinh An ban thủ ý, cùng các kinh điển đề cập đến vấn đề chủ yếu của Kinh Tứ niệm xứ, Kinh Nhập tức xuất tức niệm, Kinh thân hành niệm do HT. Thích Minh Châu dịch để giúp các giới Phật tử và những ai quan tâm đến Phật giáo hiểu rộng hơn về giáo lý của đức Phật và lịch sử văn hóa Phật giáo mà tổ tiên cách đây gần 2000 năm đã tiếp nhận và truyền bá. Tôi xin tán thán công đức và trân trọng giới thiệu đến giới Phật tử và chư độc giả. 

Quý Đông, Vạn Hạnh ngày Phật thành đạo – PL.2547
GS.TS. LÊ MẠNH THÁT
Phó Viện Trưởng,
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VN

 -ooOoo-

LỜI TRI ÂN

 Mục đích của Phật giáo là đưa đến một quả vị giác ngộ tối thắng, giải thoát viên mãn. Truyền thống chứng ngộ của ba đời chư Phật đều đề cập đến sự tu tập thiền định và vận hành lý nhân duyên. Cần khẳng định thêm rằng Tứ Niệm Xứ là linh hồn của Phật giáo, dù Như Lai thiền hay Tổ Sư thiền, dù ở góc độ nào đều lấy Tứ Niệm Xứ làm nền tản để tìm đến sự an tịnh mà làm sạch bản tánh chơn tâm. KINH AN BAN THỦ Ý LƯỢC GIẢI ngoài việc sưu tầm khảo cứu về giá trị lịch sử và vấn đề truyền bản, chúng tôi còn quan tâm đến một giáo lý tuyệt vời như vậy.

Hoàn thành bản khảo luận này, người viết thành kính dâng lên cố Đại lão Hòa Thượng tôn sư thượng TRÍ hạ THỦ; đức Hòa Thượng thượng MINH hạ CHÂU và Hòa Thượng thượng ĐỨC hạ CHƠN - Người Thầy đã dạy dỗ và đặc biệt rất quan tâm khích lệ đến việc tu học của chúng tôi. Không những thế, trong những tháng ngày được sống bên Người, người viết được thấm nhuần từ lời nói, cử chỉ và cánh sống tỏa sáng của Người hết sức khiêm cung, đã khiến người viết tâm đắc và kính phục. Xin ghi lại lòng thành kính tri ân vô hạn.

Kế đến kính dâng lên những bậc Thầy tôn kính, đã giáo dưỡng cưu mang chúng tôi trong suốt quá trình tu học từ khi còn là một chú tiểu.

Tôi chân thành cám ơn GS.TS. Thích Trí Siêu-Lê Mạnh Thát đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình khảo cứu KINH AN BAN THỦ Ý LƯỢC GIẢI, về những ý kiến của GS đề nghị, về việc GS chịu khó đọc lại bản thảo. Trong phần cuối của cuốn sách, chúng tôi có trích dẫn nguyên văn bản kinh Niệm Xứ, kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm và kinh Thân Hành Niệm trong Trung Bộ kinh (Dìgha Nikàya tập III) đối chiếu bằng tiếng Pàli đã được Hoà thượng Thích Minh Châu chuyển dịch sang Việt ngữ do Nha Tu Thư Vạn Hạnh xuất bản năm 1972. Cuối cùng, cám ơn Sư cô Thành Chánh, đệ tử Nhuận Bi và cư sĩ Thanh Nguyên đã giúp chúng tôi sưu tầm các bản kinh đồng thời thực hiện bản đánh máy vi tính này. 

Chùa Bát Nhã, ngày 18-01-2004
Tỳ kheo Thích Đạt Đạo  

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01| 02 | 03

Source: www.quangduc.com  


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 14-08-2005