Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 32

SỞ HỮU GIỚI PHẦN (Virati - cetasikas)

Có tất cả hai mươi lăm sở hữu tịnh hảo chỉ xuất hiện với tâm tịnh hảo. Mười chín trong số đó xuất hiện với mỗi tâm tịnh hảo. Ngược lại có tới sáu sở hữu không xuất hiện với tâm tịnh hảo. Trong số sáu sở hữu tịnh hảo có sở hữu Giới phần (virati-cetasikas) đó là:

Ngăn trừ tà ngữ (vaci-duccarita virati)
Ngăn trừ tà nghiệp  (kaya-duccarita virati)
Ngăn trừ tà mạng  (ajiva-duccarita virati)

Liên quan đến việc ngăn trừ tà ngữ, đây chính là tránh xa nói dối, vu khống, ăn nói lỗ mãng và lời nói vô căn cứ và bông lông. Ngăn trừ tà nghiệp bao gồm sát sanh, trộm cắp và tà dâm. Ngăn trừ tà mạng chính là tà ngữ và tà nghiệp vì lợi ích đối với nuôi mạng chúng ta.

Chúng ta đọc trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì I cuốn I phần IV, chương I, tr, 133) về Giới phần như sau:

Liên quan đến những trạng thái, v.v… được biết là mỗi loại trong Giới phần này không xâm phạm  hay làm phương hại đến đối tượng của hai loại khác. Chúng có phận sự cô đọng lại cùng một thứ; và nguyên nhân sâu xa của Giới phần này chính là niềm tin, tàm và quí, thỏa mãn và hơn thế nữa. Cả ba được phát sinh do việc ngăn ngừa tâm thoát khỏi những hành vi xấu xa.

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga XIV, 155) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự như vậy.

Chúng ta đọc thấy mỗi Giới phần trên đều không làm phương hại đến những đối tượng còn lại của cả hai loại tà còn lại. Trong trường hợp đối với các tâm dục giới (Kamvacara-citta) ba loại giới phần trên xuất hiện chỉ một lần ở mỗi loại mà thôi. Lấy ví dụ, khi chúng ta tránh xa tà ngữ, không nói những lời sàm sỡ, thì sở hữu chính là giới phần tà ngữ đi kèm với tâm đại thiện và chúng ta không thể tránh xa hành vi xấu nào khác cùng một lúc được, vì chỉ có một tâm duy nhất xuất hiện một lần mà thôi. Khi người khác xúc phạm đến chúng ta bằng những lời sàm sỡ và chúng ta đối lại những lời nói đó, tâm thiện luôn không xuất hiện với giới phần tà ngữ đó. Chúng ta có thể giữ im lặng đồng thời có tâm si hay tâm căn sân thì dứt khoát tâm bất thiện sẽ xuất hiện. Nếu chúng ta kiêng không nói ra những lời khiếm nhã với từ tâm và kiên nhẫn thì tâm thiện đi kèm với sở hữu chính là chánh ngữ vậy.

Như chúng ta đã biết, nguyên nhân xâu xa của Giới phần chính là niềm tin (Saddha), tàm (Hiri) và quí (Ottappa) và lòng tri túc. Khi có lòng tri túc và thiểu dục thì lúc đó ta có những điều kiện thuận lợi để tuân giữ giới luật.

Đề cập đến việc tránh xa tà nghiệp nơi những người Phật tử, chúng ta đọc thấy trong sách Tương Ưng Bộ Kinh - Gradual Sayings (III, cuốn 5, chương XVIII, điều 7) về năm loại ngành nghề người phàm phu phải tránh xa:

Này chư Tỳ-khưu, có năm ngành nghề kinh doanh cấm những người phàm phu không được thực hiện. Năm ngành nghề kinh doanh đó là gì vậy?

Buôn bán khí giới, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu mạnh và buôn bán độc dược.

Quả thật, này chư Tỳ-khưu, năm loại ngành nghề kinh doanh này các Phật tử không nên kinh doanh.

Về việc kinh doanh buôn bán thịt, cuốn diễn giải Manorathapurrani giải  thích như sau: “Kẻ nào chăn nuôi heo, hươu nai, v.v…” đó cũng là tà nghiệp nếu kẻ nào nhận của hối lộ để được thực hiện những dịch vụ kẻ đó có nhiệm vụ phải thực hiện, hay nhận hối độ để làm những gì kẻ đó không được thực hiện.

Cũng có những điều kiêng kỵ liên quan đến tà nghiệp dành cho Tỳ-khưu, các vị Tỳ-khưu không nên cố gắng đạt được một cách bất hợp pháp những điều thiết yếu do người khác cúng dường như y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc men, bằng cách gợi ý hay nói năng một cách khôn khéo. Vị Tỳ-khưu cũng không nên làm mất thể diện người khác để chiếm lấy của cải, danh dự cho mình.[179] Cuộc sống của vị Tỳ-khưu phải là cuộc sống tri túc với mức tối thiểu mình có. Nếu vị Tỳ-khưu phát hiện ra việc nắm giữ giới luật không nên tách khỏi việc phát triển chánh kiến vị Tỳ-khưu đó đang sống một cuộc đời thanh bạch.

Khi người nào đó nói dối, hay Tỳ-khưu  dụng những cách thức bất hảo để chiếm đoạt cho mình bất kỳ điều gì, hành vi đó của họ là do tham muốn ích kỷ mà ra. Người đó hy vọng chiếm đoạt được điều gì đó cho chính mình, nhưng sớm muộn gì  người đó cũng sẽ phải chịu những hậu quả khó chịu. Bất cứ khi nào chúng ta nhượng bộ trước những điều kiêng kỵ tà ngữ hoặc thân ác hạnh, chúng ta sẽ bị nô dịch và mù quáng. Chúng ta không thể nhận ra những hậu quả khó lường trước được ngay trong sát-na chúng ta không thấy mắc cở khiến ta rút khỏi điều xấu. Vào những lúc ta  không cảm thấy ngượng để rút lui không làm những điều xấu và không sợ phải gánh chịu những hậu quả đó. Đang khi  chúng ta xa tránh điều xấu, niềm tin vào điều thiện hảo sẽ nổi lên, điều khiển trách và sợ bị khiển trách do điều xấu mang lại, lúc đó chúng ta có được niềm tin nơi điều toàn hảo, mắc cỡ hay sợ khiển trách sẽ nổi lên và lúc đó ta không còn ước muốn ích kỷ hiểu biết hay huệ có thể hoặc không đi kèm với tâm thiện giúp ta tránh xa điều ác. Khi chánh kiến phát triển sẽ có ít chấp thủ (Upadana) với những chế định pháp (Pannatti), bản ngã và kết quả là sẽ có nhiều điều kiện hơn đẽ tránh xa tà ngữ, tà mạng và tà nghiệp.

Không mấy dễ dàng nhận ra lúc nào có tâm thiện đi kèm với một trong Giới phần trên bao lâu chưa biết chính xác khi nào tâm thiện và tâm bất thiện xuất hiện, thì những trạng thái của các sở hữu giúp tránh xa tà ngữ, tà mạng và tà nghiệp cũng không được biết rõ. Tập trung chú ý vào các thực tại này không mang lại lợi ích gì vì có quá nhiều sở hữu tịnh hảo đi kèm với tâm bất thiện khi chúng ta xa tránh điều xấu và cũng không dễ gì nhận ra được trạng thái điều kiêng kỵ này. Khi có trạng thái giới phần đó xuất hiện liền xuất hiện chánh niệm giúp ta nhận ra chẳng phải “bản ngã” thực hiện điều cấm kỳ đó.

Có nhiều mức độ giới phần khác nhau và Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì I cuốn I phần III chương VI, 103-104) phân biệt ba loại cấm kỵ đó như sau:  giới phần “cho dù có cơ hội thực hiện”; giới phần vì nắm giữ (điều luật phải giữ) và giới phần bằng cách cách tận diệt. Về loại thứ nhất chúng ta đọc thấy như sau:

Khi những ai không thực hiện điều gì đó để tuân thủ bất kỳ giới luật nào, nhưng người đó lại ngẫm nghĩ về nguồn gốc mình sinh ra, về  tuổi tác và kinh nghiệm v.v… và cho rằng “Làm công việc xấu xa đó thật  không thích hợp với chúng tôi chút nào cả”. Đừng nên vi phạm điều gì thực sự gặp phải, việc kiêng cữ đó được gọi là “giới phần cho dù có cơ hội thuận tiện” ...

Như vậy, những ai đã tuân giữ giới luật cũng vẫn mắc cở hay sợ bị khiển trách và vẫn phải kiêng cữ tà mạng, và tà nghiệp. Cho dù cơ hội sai phạm tà ngữ, hoặc tà mạng có xuất hiện hay không họ cũng không được sai phạm do nghĩ đến đến nguồn gốc  gia tộc, học thức họ có được, và cả những kinh nghiệm tích luỹ trong cuộc sống. Họ không muốn hành động  như những kẻ điên rồ vì sợ phải lãnh những hậu quả do hành vi xấu gây ra.

Loại giới phần thứ nhì xảy ra vì tuân thủ luật giới. Khi người nào đó nắm giữ giới luật, họ nghĩ làm như vậy thật hữu ích. Điều này đã trở thành duyên hệ xa tránh những hành sai trái. Tuân giữ giới luật cũng có nhiều mức độ khác nhau. Lòng đạo đức, tuân giữ giới luật cũng có thể bị giới hạn (Visuddhimagga Thanh Tịnh Đạo I, 31) một số người có ý định kiêng không sát sanh, nhưng khi sức  khoẻ, tính mạng bị lâm nguy, hay những người thân nhấn mạnh họ nên thực hiện sát sanh, thí dụ như giết côn trùng, trong trường hợp như vậy họ không thể tuân giữ giới luật không sát sanh. Chỉ có cách phát triển chánh kiến  thì việc đạo đức mới tồn tại được.

Vị thánh Nhập lưu đã tận diệt được tà kiến và như vậy khi tuân giữ giới luật, Các Ngài không coi đó là bản ngã nữa.Các Ngài không bao giờ vi phạm giới luật, ngay cả khi việc cấm kỵ này phương hại đến cuộc sống, như vậy lòng đạo đức của các ngài đã đạt đến đỉnh cao hơn những người phàm phu. Chúng ta đọc thấy điều cấm kỵ thứ ba, đó là kiêng cữ vì tận diệt các phiền não. Theo Chú giải Bộ Pháp Tụ điều cấm kỵ này phải được hiểu là tương ứng với thánh đạo.

...Khi thánh đạo đó đã một lần xuất hiện, không chỉ trong suy nghĩ, “Hãy giết một chúng sinh.” Chánh đạo đó cũng rõ ràng nơi bậc  thánh.

Nếu như ta không tu luyện chánh kiến về chân đế, toàn bộ những phiền não sẽ xuất hiện nơi những đối tượng ta cảm nghiệm. Khi ta cảm nghiệm một đối tượng dễ chịu bằng mắt, khuynh hướng say mê đối tượng đó nổi lên trong ta ngay lập tức. Ta phải nhận ra đối tượng được thấy đó chỉ là cảnh sắc mà thôi, đó là một loại sắc pháp không hề tồn tại. Cảnh sắc được thấy trong sát-na, chứ ta không thể chiếm lãnh cho chính mình. Mặc dù vậy, chúng ta lại tin rằng mình có thể chiếm lãnh được đối tượng đó. Chúng ta muốn chiếm lãnh đối tượng đó cho chính mình và vì vậy mà ta có thể phạm phải những hành vi xấu. Thực chất mà nói, cả con người và đối tượng đều không tồn tại, mà chỉ có danh pháp và sắc pháp sinh rồi diệt ngay tức khắc.

Khi ta nhận ra những hậu quả của hành vi xấu, điều này sẽ thôi thúc chúng ta tu luyện chánh kiến hầu tận diệt mọi phiền não. Chúng ta đọc thấy trong sách Tương Ưng Bộ Kinh - Gradual Sayings (III, cuốn 5 chương XXII điều 3 bàn về luân lý) nói về những điều thất lợi do hành vi bất hảo gây ra như sau:

Này chư Tỳ-khưu, có năm điều thất lợi cho những ai thiếu nền đạo đức, cho những ai không có đạo đức. Năm điều đó là gì vậy?

Hỡi các Tỳ-khưu, người vô đạo đức hay thiếu lòng đạo đức – sẽ bị mất mát tài sản quá nhiều do dể duôi. Đây là thất lợi đầu tiên cho những ai thiếu hay vô đạo đức.

Tiếng xấu về người đó sẽ lan truyền khắp nơi. Đó là thất lợi thứ hai....

Bất kỳ lui tới với hạng người nào, quí phái hay phàm phu, gia chủ hay ẩn sĩ. Họ làm thế mà thiếu niềm tin và rất ngượng ngùng. Đó là điều thất lợi thứ ba...

Suy nghĩ của họ sẽ bị rối bời. Đó là thất lợi thứ tư...

Hay sau khi thân hoại mạng chung, họ sẽ tái sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Đó là thất lợi thứ năm...

Quả thực các Tỳ-khưu, đó chính là năm điều thất lợi với nhưng ai thiếu lòng đạo đức hay thất bại trong việc tuân thủ giới luật.

(điều trái ngược lại xảy ra nơi những người tuân thủ giới luật hoàn chỉnh.)

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng đề cập đến những hiểm hoạ sẽ xảy đến với những ai không bền đỗ tuân thủ giới luật:

Lai nữa, liên quan đến lòng vô đạo đức, người thiếu đạo đức không hài lòng với cả các thần thánh lẫn người phàm phu. Cuộc sống trong sáng của họ chẳng nên gương sáng cho bất kỳ ai, họ dau khổ khi bị khiển trách và ân hận khi người lành được tán dương khen ngợi....

Chúng ta còn đọc được biết bao điều thất lợi khác nữa. Thí dụ, người thiếu đạo đức luôn nóng nảy, tựa như kẻ thù của hầu hết mọi người. Sống chung với họ không  thích hợp chút nào và họ không còn khả năng đạt được những điều tốt lành. cho dù có tưởng tượng mình rất hạnh phúc nhưng thực chất thì không, vì họ đang phải chịu đựng đau khổ.

Khi chểnh mảng việc đạo đức chúng ta có thể sẽ đau khổ do bị khiển trách. Thí dụ khi chúng ta nhượng bộ trước lời vu khống. Chúng ta có thể vui vẻ đôi chút, nhưng sau đó hối tiếc sẽ nổi lên và rồi ta không còn vui vẻ, không còn bình an trong tâm hồn đâu. Nếu chúng ta kiêng cữ không vu khống thay vào đó là những lời khả ái và kính trọng người khác thì tâm lúc đó hơi khác so với tâm khi ta quên không thực hiện việc đạo đức hay cố tình vu khống người khác. Chúng ta có thể học được nhiều trạng thái khác nhau từ những sát-na như vậy.

Khi bắt đầu tu luyện thiền minh sát chúng ta không thể hy vọng có được giới thanh tịnh ngay tức khắc. Chúng ta vẫn còn đầy rẫy những tham lam, ác cảm và ngu dốt (vô minh) và những mần mống bất hảo này có thể chi phối tà ngữ, tà mạng và tà nghiệp của ta. Chỉ có vị thánh Nhập lưu mới không còn điều kiện để phạm phải nghiệp bất thiện dẫn đến tái sanh khổ cảnh. Chúng ta nên quyết tâm tu luyện chánh kiến về bất kỳ thực tại nào xuất hiện. Khi chúng ta nóng nẩy và thốt ra những lời thô kệch, lúc đó ta nên chánh niệm về danh pháp và sắc pháp. Cũng vậy ta phải hiểu được bực tức đích thực là gì. Bực tức cũng chỉ là một dạng danh pháp hữu vi mà thôi, chứ không phải “my anger” (nỗi bực của tôi), bằng không chúng ta chẳng bao giờ có thể tận diệt được sân hận. Chúng ta thấy cảm giác dễ chịu đi kèm với sân hận rất khó chịu và ta ước ao có được tịch tĩnh. Nhưng lòng tham của ta lại xuất hiện trở lại. Ta nên hiểu một cách tường tận về tham muốn tịch tĩnh đó ngay cả những tham muốn thoảng qua. Chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng xem mục tiêu của ta là gì: chỉ có tịch tĩnh hay chánh kiến về mọi thực tại chân đế xuất hiện mà thôi. Chúng ta thường suy nhgĩ thật khó khăn lắm mới tu luyện được chánh kiến về các thực tại xảy ra, chúng ta muốn trì hoãn việc đó khi ta đã quá mỏi mệt, thất vọng hay bị bực dọc. Tuy nhiên, nếu ta không bắt đầu tu luyện chánh kiến, ngay cả những lúc thuận lợi nhất thì công việc tu luyện này sẽ luôn vô cùng khó khăn. Nếu chúng ta kiên trì phát triển hiểu biết ngay tại sát-na hiện tại này, chắc chắn hiểu biết đó sẽ phát triển.

Ta có thể làm sao nắm giữ giới luật vì nghĩ rằng nắm giữ giới luật là điều không dễ dàng. Nhưng nếu ta thường xuyên suy ngẫm giáo lý của Đức Phật và khởi sự tu luyện chánh kiến chắc chắn ta sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để nhớ lại điều phải điều trái trong nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống. Mục tiêu tu luyện chánh kiến là tận diệt tà kiến, vô minh và các phiền não. Chúng ta không thể hoàn thiện được trong ngày một ngày hai, nhưng ta có thể nhận ra được mối nguy cơ do chểnh mảng công việc đạo đức và những ích lợi khi tuân thủ giới luật vậy.

Rất có thể chúng ta không sát sanh, không trộm cướp, nhưng lại quên mất những gì liên quan quan đến tà ngữ. Lời nói có thể gây hại cho chính mình và cho người khác trước khi có thể nhận ra điều đó. Chúng ta hay có khuynh hướng gây mất uy tín cho người khác vì tính cố thủ trong lời nói và chỉ muốn tiếp tục câu chuyện. Khi chúng ta bị người khác đối xử thô bạo, chúng ta thường muốn đáp trả lại ngay. Lòng tự trọng của ta có thể bị xúc phạm và rồi chúng ta muốn tự bảo vệ mình. trong mọi trường hợp chúng ta chỉ nghĩ đến chính mình mà thôi; chúng ta muốn được người khác kính trọng và ngợi khen. Chúng ta quên mất tránh tà ngữ và ăn nói với tâm thiện thì ích lợi biết nhường nào. Trong cuốc sống thường ngày chúng ta có thường sử dụng lời nói với tâm thiện hay không?

Đức Phật nhắc nhở Tỳ-khưu của mình nên ăn nói tốt lành. Chúng ta nên nhớ những gì Đức Phật dạy về chánh ngữ trong Kinh Dụ  Cái Cưa (Kinh Trung Bộ I, số 21) sau đây:

Này chư Tỳ-khưu, khi ăn nói với người khác các người nên nói đúng lúc, đúng cách; này các Tỳ-khưu, khi nói với người khác, các người có thể nói đúng hay không đúng thực tế: này các Tỳ-khưu, khi nói với  nguời khác, các ngươi có thể ăn nói từ tốn hay sỗ sàng: này các Tỳ-khưu, khi ăn nói với người khác các ngươi có thể ăn nói hợp với mục tiêu hay không thích hợp với mục tiêu đề ra: này các Tỳ-khưu, khi ăn nói với người khác có thể ăn nói với tâm thân thiện hay với tâm tình thù hận. Thế nên, này các Tỳ-khưu. các người nên tự luyện chính bản thân như sau: “đừng để tâm bị lệch lạc hay nói ra những lời sằng bậy, nhưng hãy kiên trì với từ tâm và hãy tỏ ra tâm bi (Karuna): với tâm thân thiện, không sân hận và chúng ta sẽ lưu lại với người đo trong tình thân thiện và khởi sự  từ người đó chúng ta sẽ biến toàn thế giới là nơi ta cư ngụ với tâm thân hữu làn tràn khắp nơi, lan toả rộng khắp không thể tả xiết, không còn hận thù không còn ác tâm”. Này các Tỳ-khưu, đây là những gì các người cần rèn luyện cho chính mình.

Khi chúng nhượng bộ hay lùi bước trước tà ngữ không có từ tâm và không còn quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Khi có từ tâm sẽ không còn cơ hội cho tà ngữ nổi lên. Chúng ta có thể và nên phát triển  từ tâm trong cuộc sống hàng ngày và cùng lúc đó chúng ta nên phát hiện ra giá trị trong việc tuân giữ giới luật, bằng không lòng từ tâm của chúng ta sẽ không trung thực đâu. Có rất nhiều đức tính hoàn hảo cần phải được tập luyện chung với chánh kiến để cuối cùng các phiền não được tận diệt.

Những giới phần đi kèm với tâm dục giới chỉ xuất hiện một lần mà thôi, nhưng khi tâm siêu thế xuất hiện thì cả Giới phần đó lại đi kèm với tâm siêu thể, và rồi Níp-bàn là đối tượng phải đạt đến. Như vậy, đối tượng của những giới phần đó chính là cảnh siêu thế, rất khác biệt so với đối tượng những giới phần thuộc dục giới. Những giới phần thuộc siêu thế chính là chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mệnh thuộc Bát chánh đạo siêu thế.

Chúng ta đọc thấy trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì II phần VIII chương I, 219, 220) về chánh ngữ sau: Chánh ngữ chính là điều siêu thế, không cho phép sai phạm vọng ngữ. Cắt đứt hành vi đạo đức không đúng đắn và chu toàn yếu tố chánh đạo. Cũng thế khi đề cập đến chánh nghiệp chúng ta cũng đọc thấy chánh nghiệp cũng cắt đứt hành vi phi đạo đức thân xác và chu toàn yếu tố chánh đạo và với chánh mệnh cũng sẽ cắt đứt tà mệnh[180] và chu toàn yếu tố chánh đạo. Như vậy, khi đã cắt đứt mọi duyên hệ với vọng nghiệp thì ba giới phần chính là những điều siêu thế sẽ hoàn thành được nhiệm vụ của mình với tư cách là các yếu tố chánh đạo.

Kết quả là các phiền não sẽ được tận diệt vào những giai đoạn giác ngộ khác nhau. Khi tâm đạo của vị thánh Nhập lưu xuất hiện, căn bản của ba loại tà nghiệp như là sát sanh, trộm cắp và tà dâm và các loại vọng ngữ như: nói dối và cũng là tà ngữ sẽ bị tiêu diệt. Những loại vọng ngữ như vu khống, lời lẽ thô bỉ và lời nói vô bổ vẫn chưa được tận diệt. Nhưng các loại vọng ngữ đó đã giảm cường độ không còn là nghiệp đạo bất thiện gây ra tái sanh khổ cảnh nữa. Vị thánh Nhất lai (Akadagami) là người đã đạt đến giai đoạn giác ngộ thứ nhì đã không thể tận diệt được những loại vọng ngữ này, nhưng ở giai đoạn này xu hướng ăn nói vu khống và vô bổ đã giảm đi rất nhiều. Vị  thánh A-na-hàm (Aagami) là ngưòi đã đạt đến giai đoạn giác ngộ thứ ba, lại tận diệt được xu hướng không vu khống và không ăn nói sàm sỡ nữa. Chỉ có thánh A-la-hán mới tận diệt được xu hường nói những lời vô bổ (Idle speech). Chúng ta có thể không nói láo, không vu khống hay thốt ra những lời lẽ thô bỉ, nhưng dẫu sao lời nói của ta vẫn không được tâm thiện thôi thúc và tâm thiện lại chính là lòng quảng đại và ý định giúp đỡ người khác hay diễn  giải Phật Pháp cho người khác. Thay vào đó rất có thể chúng ta sẽ ngả theo những lời nói vô bổ và vô dụng. Chúng ta có thể, lấy thí dụ, nói chuyện phiếm kèm với tâm bất thiện về những rủi ro hay những biến cố khác xuất hiện trong ngày. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nói kèm với tâm thiện về những biến cố như là tai nạn chẳng hạn để nhắc nhở chính mình và người khác về cuộc đời ngắn ngủi của ta. Những lời nói vô bổ thường đi kèm với tâm bất thiện. Vị Tỳ-khưu nên tu luyện thế nào để chỉ nói những lời dẫn đến mục tiêu đã định sẵn, như thiểu dục và tu luyện trí tuệ. Nhưng ngay cả khi chúng ta nói những lời vô bổ kèm với tâm bất thiện, cũng nên có những sát-na chánh niệm đến danh pháp và sắc pháp. Vị thánh A-la-hán không còn những duyên hệ nơi cuộc sống đời thường và không còn những xu hướng cho những lời nói tầm phào và vô bổ nữa.

Tóm lại các tâm đi kèm với những giới phần như sau:

Có tám tâm đại thiện thuộc loại tâm thiện dục giới.

Tám (hay bốn mươi) tâm siêu thế đi kèm với cả Giới phần trên.

Trong trường hợp tâm đại thiện, chỉ có một loại giới phần duy nhất xuất hiện vào một thời điểm nhất định mà thôi, khi có cơ hội tự hiển thị; chẳng phải mỗi tâm đại thiện đều đi kèm với một trong số những điều kiêng kỵ trên đâu. Các giới phần không nằm trong số mười chín sở hữu tịnh hảo đi kèm với mỗi tâm tịnh hảo; chúng không đi kèm với tâm dị thục hay tâm quả báo vì chúng chính là sự kiêng kỵ nơi các hành vi bất thiện vậy. Ba loại giới phần không đi kèm với đại-tâm tố nơi vị  thánh A-la-hán vì đối với những ai đã tận diệt  được hết phiền não sẽ chẳng còn cơ hội cần để kiêng kỵ nữa.

Giới phần không đi kèm với tâm-sắc giới và tâm vô sắc giới vì chẳng còn cơ hội kiêng kỵ nào trong trường hợp tâm thiền cả, do tâm thiền không cảm nghiệm được cảnh trần qua các căn.

Giới phần đi kèm với các tâm siêu thế, cũng là ba yếu tố thể hiện chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mệnh nơi Bát chánh đạo. Chúng đi kèm với tâm đạo và cũng như tâm quả. Nhưng các tâm quả là kết quả do tâm đạo mà ra, nhưng lại khác biệt với các loại tâm dị thục quả khác. Các tâm quả lại chính là tâm quả siêu thế đang cảm nghiệm được níp bàn, và chúng nổi lên kế tiếp ngay sau tâm đạo đã tạo ra các tâm siêu thế này nơi cùng một qui trình nêu trên.

Như vậy chúng ta thấy giới phần, chúng ta vừa đề cập đến trong chương này có nhiều hình thức và nhiều mức độ khác nhau. Giới phần không đi kèm  với chánh kiến, điều khác lại phải kèm với chánh kiến. Khi tâm siêu thế nổi lên giới phần đi kèm tâm siêu thế xuất  và chúng  cũng là siêu thế vậy.

 

Câu hỏi:

  1. Tại sao, trong trường hợp tâm dục giới  chỉ có một trong Giới phần có thể xuất hiện một lúc?
  2. Vào thời điềm nào cả Giới phần đều xuất hiện chung với nhau? Trong lúc đó chúng có phận sự ra sao?
  3. Giới phần có đi kèm với tâm đại quả thuộc dục giới?
  4. Tại sao Giới phần không đi kèm với tâm thiền?
  5. Khi nào ta tận diệt hết được tà nghiệp?
  6. Lời nói tầm phào là gì?
  7. Khi chúng ta đề cập đến một biến cố có phải biến cố này luôn do tâm bất thiện thôi thúc không?
  8. Tại sao “thiểu dục” (Fewess of wishes) lại là một trong số các nguyên nhân sâu xa tạo ra các giới phần tà nghiệp?

[179] Đọc Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 1, 60 và các trang tiếp theo.

[180] Xin xem Dhammasangni phần I chương V điều 299-301.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004