MYANMAR (BURMA)
Miến Điện

Miến Điện là một quốc gia trong vùng Đông Nam Á, diện tích 678.600 km2, dân số 55 triệu với 89% theo đạo Phật. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc lịch sử Phật giáo Miến Điện. Có lẽ Phật giáo được truyền vào miền bắc Miến Điện (Thượng Miến) vào thế kỷ 3 TL, qua đường bộ từ Bắc Ấn,  trong vương quốc của người Pyu (nước Phiêu). Trong khi đó, miền nam Miến Điện (Hạ Miến) của người Mon tiếp nhận đạo Phật từ các đoàn truyền giáo Nam Ấn và Sri Lanka đến bằng đường biển. Sau khi vua Anawrahta (1044-1077) nắm quyền, chinh phục người Mon và các vương quốc khác, Miến Điện chuyển sang truyền thống Thượng tọa bộ, vốn bắt nguồn từ hệ phái Đại Tự (Mahavihara) của Sri Lanka, và truyền thống đó được lưu truyền cho đến ngày nay, qua 10 thế kỷ.

Hiện nay, khách hành hương thường đến chiêm bái: các trung tâm Phật giáo tại các thành phố Yangon (Rangoon), Mandalay, Bagan.

Dưới đây là hình ảnh các ngôi chùa Miến Điện, sưu tập từ các trang web trên Internet.

[ Home ]

 
00_myanmar1.jpg
00_myanmar1.jpg
1098 * 1772
bagan01.jpg
bagan01.jpg
900 * 1027
bagan02 .jpg
bagan02 .jpg
893 * 900
bagan03.jpg
bagan03.jpg
1200 * 900
bagan04.jpg
bagan04.jpg
1200 * 1600
bagan05.jpg
bagan05.jpg
1600 * 1067
bagan06.jpg
bagan06.jpg
1200 * 900
bagan07.jpg
bagan07.jpg
886 * 900
bagan08.jpg
bagan08.jpg
1600 * 1200
dhammayangi01.jpg
dhammayangi01.jpg
900 * 1200
dhammayangi02.jpg
dhammayangi02.jpg
1200 * 900
dhammayangi03.jpg
dhammayangi03.jpg
1200 * 900
dhammayangi05.jpg
dhammayangi05.jpg
1200 * 900
kabaraye01.jpg
kabaraye01.jpg
1200 * 900
kuthodaw01.jpg
kuthodaw01.jpg
1200 * 900
kuthodaw02.jpg
kuthodaw02.jpg
1024 * 768
kuthodaw03.jpg
kuthodaw03.jpg
1187 * 783
kuthodaw04.jpg
kuthodaw04.jpg
1200 * 900
kuthodaw05.jpg
kuthodaw05.jpg
1200 * 900
kuthodaw06.jpg
kuthodaw06.jpg
683 * 1024
kuthodaw07.jpg
kuthodaw07.jpg
900 * 1200
kuthodaw08.jpg
kuthodaw08.jpg
961 * 1200
kyaiktiyo01.jpg
kyaiktiyo01.jpg
1200 * 900
kyaiktiyo02.jpg
kyaiktiyo02.jpg
900 * 1200
kyaiktiyo03.jpg
kyaiktiyo03.jpg
1208 * 900
kyaiktiyo04.jpg
kyaiktiyo04.jpg
900 * 1192
kyaiktiyo05.jpg
kyaiktiyo05.jpg
1200 * 900
mahasi01.jpg
mahasi01.jpg
1200 * 900
mandalay01.jpg
mandalay01.jpg
912 * 900
mandalay02.jpg
mandalay02.jpg
1200 * 900
mandalay03.jpg
mandalay03.jpg
1201 * 900
mandalay04.jpg
mandalay04.jpg
1201 * 899
mandalay05.jpg
mandalay05.jpg
1200 * 900
mandalay06.jpg
mandalay06.jpg
988 * 900
mandalay07.jpg
mandalay07.jpg
1200 * 900
mandalay08.jpg
mandalay08.jpg
900 * 1200
mandalay09.jpg
mandalay09.jpg
900 * 1200
mandalay10.jpg
mandalay10.jpg
900 * 1200
mandalay11.jpg
mandalay11.jpg
1199 * 900
mandalay12.jpg
mandalay12.jpg
900 * 1200
mandalay13.jpg
mandalay13.jpg
1200 * 896
myanmar01.jpg
myanmar01.jpg
1200 * 773
myawaddy01.jpg
myawaddy01.jpg
900 * 1200
nyaungshwe01.jpg
nyaungshwe01.jpg
900 * 1200
pa-auk01.jpg
pa-auk01.jpg
1440 * 480
pa-auk02.jpg
pa-auk02.jpg
1000 * 750
pa-auk03.jpg
pa-auk03.jpg
1000 * 750
pa-auk04.jpg
pa-auk04.jpg
1000 * 750
pa-auk05.jpg
pa-auk05.jpg
1000 * 750
pa-auk06.jpg
pa-auk06.jpg
1500 * 559
pa-auk07.jpg
pa-auk07.jpg
1200 * 900
pa-auk08.jpg
pa-auk08.jpg
1200 * 900
pa-auk09.jpg
pa-auk09.jpg
1000 * 750
shan01.jpg
shan01.jpg
1350 * 900
shwedagon01.jpg
shwedagon01.jpg
1080 * 1200
shwedagon02.jpg
shwedagon02.jpg
825 * 1200
shwedagon03.jpg
shwedagon03.jpg
1200 * 900
shwedagon04.jpg
shwedagon04.jpg
1200 * 900
shwedagon05.jpg
shwedagon05.jpg
1200 * 900
shwedagon06.jpg
shwedagon06.jpg
768 * 1024
shwedagon07.jpg
shwedagon07.jpg
1200 * 900
shwedagon08.jpg
shwedagon08.jpg
683 * 900
shwedagon09.jpg
shwedagon09.jpg
1200 * 900
shwedagon10.jpg
shwedagon10.jpg
1202 * 900
shwedagon11.jpg
shwedagon11.jpg
834 * 1200
yangon01.jpg
yangon01.jpg
900 * 1200
yangon02.jpg
yangon02.jpg
900 * 1200
yangon03.jpg
yangon03.jpg
876 * 1200
yangon04.jpg
yangon04.jpg
1200 * 900
yangon05.jpg
yangon05.jpg
1200 * 900
yangon06.jpg
yangon06.jpg
1200 * 900
yangon07.jpg
yangon07.jpg
1200 * 900
yangon08.jpg
yangon08.jpg
811 * 1200
yangon09.jpg
yangon09.jpg
900 * 1200

[ Home ]


BAGAN hàng ngàn năm lịch sử
Mảnh đất thiêng ở Miến Điện

Khi đến Myanmar (Miến Điện), du khách không thể không viếng thăm Bagan - một thành phố cổ với hơn 2,000 ngôi chùa tháp Phật giáo, được công nhận là công trình quý giá với ‘di tích khảo cổ tráng lệ và đầy ngạc nhiên nhất ở Châu Á’. Sự nguy nga và an tĩnh của những ngôi chùa, tháp cổ này đã cuốn hút khách hành hương chiêm bái, làm họ ngỡ như mình đang lạc vào cảnh “thần tiên” ngay khi bước vào mảnh đất linh thiêng này.

Theo bia khắc ghi lại, “Bagan” nghĩa đen là “Arimaddana pura” nghĩa là ‘đánh bại kẻ thù’, hiểu theo Phật Giáo là ‘chiến thắng các ma’.

Bagan nằm trên bờ phía đông của sông Ayeyyawaddy, cách thành phố Mandalay 193km về phía nam. Trên 42 km2 của Bagan sừng sững những ngôi chùa, tháp cổ được xây dựng vào đầu thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Bagan thoạt đầu được xây dựng như một toà thành có tường bao quanh vào năm 849. Kể từ triều đại vua Anawrahta (1044-1077), Bagan trở thành vương quốc hùng mạnh, trải rộng tới vùng Bhamo ở phía Bắc, Salween ở phía Đông, Assam, Aranka cùng vùng Chin ở phía Tây và vương quốc Mon ở phía Nam. Vua Anawrahta đã chinh phục người Mon, đưa quốc vương, hoàng gia, các nghệ nhân cũng như thợ thủ công người Mon về Bagan, đồng thời đem theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) với sự trợ giúp đắc lực của vị sư uyên bác Shin Arahan. Nhờ vậy, Phật giáo Nguyên thủy đã phát triển thịnh vượng qua nhiều triều đại kế tiếp. Chính các vị vua này đã cho xây dựng những ngôi chùa tháp cao nghiêm, mỹ lệ để bày tỏ sự tôn kính, lòng mộ đạo của mình.

Vua Anawrahta không phải là vị vua đầu tiên ở Bagan, tuy nhiên ông là vị vua có nhiều công lao nhất đối với Phật giáo và là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Miến Điện. Theo sử liệu ghi lại, Bagan được thành lập cuối vương quốc Sri Kshetra vào thế kỷ thứ 2, vị vua cuối của triều đại này đã thống nhất 78 tỉnh thành và hơn 1,000 làng mạc dưới sự cai trị của 19 vị thủ lĩnh thành một vương quốc. Ông đã cai trị vương quốc này với hiệu vua Thamutiriz. Tính từ thời vua Thamutiriz đến vị vua cuối cùng là Tayoke Pyay Min, tổng cộng có 55 triều vua ở triều đại Bagan. Một điều đáng ghi rằng, những chùa tháp cổ tại Bagan được xây dựng từ thời vua Anawrahta, khi Phật giáo Nguyên thủy được truyền vào và thịnh hành ở Miến Điện.

Ban đầu, Bagan có đến 13,000 ngôi chùa, tháp. Sau đó, Bagan chẳng may rơi vào tay người Mông Cổ năm 1287. Nhiều ngôi chùa đã bị sập nát trong lúc phòng thủ chiến đấu. Năm 1975, lại thêm nhiều ngôi chùa bị phá hủy vì trận động đất tại Bagan.

Các công trình kiến trúc, các bức bích họa, tranh tường, những phù điêu và hình đắp nổi của những ngôi chùa tháp cổ này là những chứng tích tráng lệ trong thời kỳ hưng thịnh của Bagan.

Bốn góc của khu vực Bagan là bốn ngôi chùa tháp nổi tiếng với những cấu trúc tiêu biểu: chùa Ananda đẹp nhất với bốn bức tượng tư thế đứng của Đức Phật Thích Ca và ba vị Phật trước đó (chư Phật quá khứ), chùa Shwezigon cổ xưa nhất; chùa Thatbyinnyu cao nhất, cuối cùng là chùa Dhamma Yangyi đồ sộ nhất.

Chùa Ananda: ngôi chùa với những tác phẩm nghệ thuật tráng lệ, được vua Kyansittha xây dựng vào năm 1090. Đây là một tuyệt tác về kiến trúc chùa tháp vào thời bấy giờ và cũng là một ngôi chùa đẹp nhất ở Bagan ngày nay, tượng trưng cho ‘trí tuệ vô lượng’ của Đức Phật. Bên trong chùa có bốn tượng Phật đứng uy nghiêm, cao 10 mét hướng về bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Nhìn những pho tượng Phật, du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên trước công trình vĩ đại, và không khỏi trầm trồ kính phục lòng mộ đạo của người xưa. Ngoài ra, còn có 80 bức phù điêu tinh xảo miêu tả cuộc đời của Đức Phật từ lúc đản sanh đến khi thành đạo. Những tác phẩm khắc trên đá, họa trên trần, mái chùa và tranh tường bằng đất nung tráng men cũng góp phần tạo nên sắc thái độc đáo của ngôi chùa này. Lễ hội tại chùa Ananda được tổ chức hàng năm vào tháng 11, thu hút rất nhiều khách hành hương, du lịch trong và ngoài nước.

Chùa Shwezigon: đây là ngôi chùa vàng đầu tiên được xây dựng tại Miến Điện và cũng là mẫu tiêu biểu cho các ngôi chùa sau này. Nhìn từ xa, du khách sẽ cảm nhận được vẻ linh thiêng toát ra từ kiến trúc kiên cố, tháp trên cùng hình trụ thếp vàng, đặt trên ba tầng tháp vuông. Đầu tiên, chùa được vua Anawrahta khởi công xây dựng nhưng phải đến triều đại của vua Kyansittha ngôi chùa mới được hoàn tất năm 1087. Được biết, đây là ngôi chùa thờ một xá lợi răng của Đức Phật. Chính vì vậy, người Miến rất tôn kính, sùng bái ngôi chùa tháp này.

Chùa Thatbyinnyu: với độ cao 66 mét, cùng với kiến trúc nguy nga tuyệt diệu, ngôi chùa này trở thành chùa cao nhất ở Bagan. Chùa được vua Alaungsithu cho xây vào giữa thế kỷ 12, gồm 4 tầng chính. Bước vào cổng phía tây, nhìn lên trên trần, du khách sẽ rất thích thú khi ngắm nhìn những bức tranh họa vẽ xinh đẹp.

Chùa Dhamma-Yangyi: ngôi chùa đồ sộ nhất ở Bagan, được vua Narathu cho xây dựng vào năm 1170. Mặc dù ngôi chùa chưa thật hoàn hảo nhưng vẫn được xem là kiến trúc bằng gạch nguy nga đồ sộ nhất nơi đây.

Bên cạnh bốn ngôi chùa đặc sắc này, Bagan còn rất nhiều chùa, tháp uy nghiêm, tráng lệ như là chùa Manuhar, Shwegugyi, Gawdaw Palin, Gawyyaukgyi, Bupaya, v.v. Quần thể Bagan là một công trình kiến trúc chùa tháp vĩ đại ở Miến Điện do các vị vua, hoàng tộc, và người dân cùng nhau đóng góp công sức, tiền bạc, để xây dựng nên.

Trước vẻ đẹp thiêng liêng của hàng ngàn ngôi chùa tháp cổ, khách hành hương, du lịch không khỏi bùi ngùi xúc động, nghiêng mình trước ân đức của người xưa. Một thời huy hoàng của Bagan cách đây hơn 1,000 năm như ẩn hiện cùng trời trong, mây trắng, thảm cỏ xanh, cây cao, gió thoảng.

Chuyến hành hương kết thúc, khách lưu luyến nói lời từ biệt, trong lòng ghi đậm ấn tượng khó phai, hẹn một ngày sẽ trở lại.

Hòa thượng Chơn Trí
Chùa Pháp Vân
Pomona, California, USA

 

z_bagan01.jpg
z_bagan01.jpg
1200 * 900
z_bagan02.jpg
z_bagan02.jpg
1200 * 900
z_bagan03.jpg
z_bagan03.jpg
1200 * 900
z_bagan04.jpg
z_bagan04.jpg
1200 * 900
z_bagan05.jpg
z_bagan05.jpg
1200 * 900
z_bagan06.jpg
z_bagan06.jpg
1200 * 900
z_bagan07.jpg
z_bagan07.jpg
1200 * 900
z_bagan08.jpg
z_bagan08.jpg
1200 * 900
z_bagan09.jpg
z_bagan09.jpg
1200 * 900
z_bagan10.jpg
z_bagan10.jpg
1200 * 900
z_bagan11.jpg
z_bagan11.jpg
900 * 1200
z_bagan12.jpg
z_bagan12.jpg
900 * 1200
z_bagan13.jpg
z_bagan13.jpg
900 * 1200
z_bagan14.jpg
z_bagan14.jpg
900 * 1200
z_bagan15.jpg
z_bagan15.jpg
1200 * 900

[ Home ]