BOROBUDUR
Đảo Java, Indonesia
Đền Borobudur là một di tích lịch sử của Phật
giáo Đại thừa ở Magelang, miền Trung đảo Java, Indonasia. Borobudur được xây
theo quan điểm vũ trụ quan Phật giáo, gồm 6 tầng hình vuông tượng trưng
cho 6 cõi (trời, người, atula, ngạ quỷ, thú vật, địa ngục), với mỗi cạnh đáy là 123 mét, trên đó có 504 tượng Phật. Bên
trên còn có thêm 3 tầng hình tròn, tượng trưng cho tam giới (dục giới,
sắc giới, vô sắc giới), trong đó có 73 tượng Phật lớn, mỗi tượng được
đặt trong một tháp hình chuông.
Borobudur được xây dựng vào thế kỷ thứ 7 (khoảng năm 750 TL), trong triều đại vua Sailendra và mất khoảng 75 năm mới hoàn tất, vào năm 825 TL, trong triều đại vua Samaratugga. Trong thời kỳ này, Indonesia chịu ảnh hưởng sâu đậm của Ấn độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Borobudur bị bỏ phế sau khi triều đình di dời kinh đô về miền Đông Java, và bị tàn phá sau nhiều trận núi lửa trong thế kỷ 11. Một yếu tố khác nửa là sự cải đạo của người dân đảo Java sang Hồi giáo trong thế kỷ 15. Năm 1814, ngài Thomas Stamford Raffles, Toàn quyền của Java khi đảo này là thuộc địa của Anh quốc, được thông tin về Borobudur, cử ông Cornelius và một đoàn thám hiểm đi thăm dò và viết báo cáo, và từ đó thế giới biết được sự hiện hữu của kỳ tích này. Công trình trùng tu bắt đầu từ năm 1973, sau khi Borobudur được UNESCO công nhận là một di tích lịch sử thế giới và tài trợ. Hằng năm, đây là nơi hành hương của Phật tử Indonesia trong dịp lễ Vesak. Người Indonesia gọi nơi nầy là "Candi Borobudur". Candi là tiếng phiên âm của Caitya (Chaitya, Cetya), nghĩa là "linh tháp, linh điện" (tiếng Thái là Chedi). Dưới đây là các hình ảnh sưu tập từ các trang web trên Internet. |
[ Home ]
[ Home ]
Thung lũng Bujang, Malaysia
Phật giáo được truyền vào
bán đảo Mã Lai vào khoảng thế kỷ 4 TL, trong vùng thung lũng Bujang,
miền nam tiểu bang Kedah. Đây là điểm dừng chân của các đoàn thương buôn
dùng đường biển chuyên chở và trao đổi hàng hóa từ Ấn Độ sang Đông Nam Á
(Malaysia, Indonesia, Campuchia, Việt Nam) và Trung Quốc. Phật giáo được
phát triển rộng rãi trong triều vua Srivijaya, thế kỷ 7 TL, cai trị một
vùng đất rộng lớn bao gồm Malaysia và các đảo lớn của Indonesia. Phật
giáo bắt đầu suy tàn trong thời vua Mahawangsa vào thế kỷ 12 TL khi vị
vua này cải đạo sang Hồi giáo.
Có khoảng 50 đền thờ Phật giáo được khai quật tại Bujang và các di tích hiện được lưu trữ tại Viện Bảo Tàng Bujang trong vùng. Dưới đây là vài hình ảnh sưu tập từ các trang web trên Internet. |
[ Home ]