Đàm luận Phật Pháp
- 80 -

Thủ Ấn trong các hình tượng Phật

 

00_bud-stats.jpg
00_bud-stats.jpg
1105 * 900
01_wiki_info.jpg
01_wiki_info.jpg
1200 * 796
02_mudras.jpg
02_mudras.jpg
1200 * 702
03_six_mudras.jpg
03_six_mudras.jpg
1159 * 879
04_an_thien.jpg
04_an_thien.jpg
1137 * 900
05_an_thinguyen.jpg
05_an_thinguyen.jpg
1068 * 900
06_an_vouy.jpg
06_an_vouy.jpg
946 * 900
07_an_vouy_dung.jpg
07_an_vouy_dung.jpg
1200 * 787
08_an_vouy_thinguyen.jpg
08_an_vouy_thinguyen.jpg
1011 * 900
09_an_giaohoa.jpg
09_an_giaohoa.jpg
1014 * 900
10_an_giaohoa_vouy.jpg
10_an_giaohoa_vouy.jpg
1171 * 950
11_an_vitar-abay.jpg
11_an_vitar-abay.jpg
871 * 693
12_an_phapluan.jpg
12_an_phapluan.jpg
1200 * 836
13_an_phapluan2.jpg
13_an_phapluan2.jpg
1185 * 900
14_an_xucdia.jpg
14_an_xucdia.jpg
1200 * 768
15_an_xucdia2.jpg
15_an_xucdia2.jpg
1200 * 792
16_an_xucdia_thinguyen.jpg
16_an_xucdia_thinguyen.jpg
1125 * 700
17_six_mudras.jpg
17_six_mudras.jpg
919 * 900
18_nakhon_phathom.jpg
18_nakhon_phathom.jpg
1200 * 868
19_sources.jpg
19_sources.jpg
1203 * 900

 

 

THỦ ẤN trong các hình tượng Phật
Hand Gestures of Buddha Iconography - Mudras
 

Các thủ ấn (dấu hiệu bàn tay) thường thấy trong hình tượng Đức Phật, tại Nam Á và Đông Nam Á (truyền thống PG Theravada).

Xin lưu ý: Ở đây, tôi chỉ có ý định chia sẻ về thủ ấn trong các "hình tượng" Đức Phật như thường thấy tại Đông Nam Á (PG Theravada) và vùng Nam Ấn cổ xưa (Ấn Độ, Pakistan). Tôi sẽ không bàn luận về các cách bắt ấn của PG Bắc truyền và Mật tông.

-ooOoo-

Sáu THỦ ẤN căn bản

Có 6 thủ ấn căn bản thường thấy trong các hình tượng Phật, với nhiều biến thể theo từng thời kỳ, từng quốc độ:

1. Ấn Thiền (Dhyāna Mudrā - 禅定印)
2. Ấn Thí Nguyện (Varada Mudrā - 施原印)
3. Ấn Vô Úy (Abhaya Mudrā - 无畏印)
4. Ấn Giáo Hóa (Vitarka Mudrā - 教化印)
5. Ấn Chuyển Pháp Luân (Dharmacakra Mudrā - 转法轮印)
6. Ấn Xúc Địa (Bhūmisparśa Mudrā - 触地印)

-ooOoo-

Thủ ấn THIỀN
Dhyāna Mudrā (禅印)

Đây là thủ ấn phổ thông nhất trong các hình tượng Đức Phật. Dhyāna (Sanskrit) hay Jhāna (Pali) phiên âm là “thiền-na” (禪那), gọi tắt là “thiền”.

Hình tượng với tư thế Đức Phật ngồi hành thiền, chân xếp tréo kiểu bán già hay kiết già, hai bàn tay đặt đùi, để ngửa, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái (đôi khi, bàn tay trái đặt trên bàn tay phải). Hai đầu ngón tay cái chạm nhẹ vào nhau, hoặc để song song đan xen. Có vài tài liệu gọi thủ ấn này là thủ ấn Thiền Định (Samādhi Mudrā - 禅定印).

Đôi khi cũng thấy một vài tượng với oai nghi đứng có bàn tay đặt theo thủ ấn nầy.

-ooOoo-

Thủ ấn THÍ NGUYỆN
Varada Mudrā (施原印)

Thủ ấn nầy có ý nghĩa phước thiện, lòng từ bi, bố thí, ban phước. Bàn tay mở ra, ngửa ra trước và các ngón tay duỗi thẳng, hướng xuống đất. Đôi khi bàn tay hơi cong lên, ngón tay giữa và áp út cong vào.

Trong các tượng với oai nghi đứng, thủ ấn nầy được thấy kết hợp với thủ ấn Vô Úy (abhaya mudra) hay với thủ ấn khác. Khi ấy, thủ ấn Varada áp dụng cho bàn tay trái (xem hình ở cmt bên dưới).

Xin lưu ý là thủ ấn Thí Nguyện (lòng bày tay xoay ra trước) thường hay bị lầm lộn với thủ ấn Xúc Địa (mu bàn tay xoay ra trước).

-ooOoo-

Thủ ấn VÔ ÚY
Abhaya Mudrā (无畏印)

Vô úy là không sợ hãi. Với thủ ấn nầy, bàn tay phải đưa lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay xoay ra trước, các ngón tay duỗi thẳng hướng lên trên.

Thủ ấn Vô Úy thường được thấy trong các tượng với oai nghi đứng. Có khi cả hai bàn tay đều theo thủ ấn nầy. Có khi tay phải theo thủ ấn Vô Úy, và tay trái theo thủ ấn Thí Nguyện. Phổ thông nhất là các tượng đứng với bàn tay theo thủ ấn Vô Úy, còn bàn tay kia chỉ để thỏng xuống, xuôi theo thân.

Có nhiều giải thích khác nhau về ý nghĩa, nguồn gốc của thủ ấn nầy. Có sách ghi ý nghĩa câu chuyện Đức Phật hàng phục voi say Nalagiri, khi Đề-bà Đạt-đa (Devadatta) âm mưu làm hại Ngài. Có sách ghi tượng Đức Phật đứng với cả hai tay theo thủ ấn Vô Úy là dựa theo truyền thuyết Ngài từ cung trời Đâu-suất (Tavatimsa) trở về địa cầu sau 3 tháng giảng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Có tài liệu giải thích đó là để chỉ Ngài đã ngăn chận nạn dịch, nạn đói và chiến tranh xảy ra tại thành Vesali (Chú giải Ratana Sutta, kinh Châu Báu). Có tài liệu giải thích đó là dựa theo câu chuyện Ngài đã hóa giải, ngăn chận cuộc chiến giữa hai quốc gia láng giềng (bộ tộc Sakya và Koliya) tranh chấp về việc sử dụng nguồn nước sông Rohini.

 

Thủ ấn GIÁO HÓA
Vitarka Mudrā (教化印)

Còn có tên gọi là Vyākhyāna Mudrā (Thuyết Pháp ấn, 説法印). Trong thủ ấn nầy, lòng bàn tay xoay ra trước, thường là ở bàn tay phải, ngang tầm ngực. Ngón tay cái và ngón tay trỏ chạm vào nhau thành một vòng tròn, các ngón còn lại hướng lên trên. Cánh tay cong nơi khuỷu tay và cổ tay.

Thủ ấn Giáo Hóa thường thấy ở các tượng với oai nghi ngồi. Cũng cần lưu ý ở đây là nhiều người lầm lộn thủ ấn Giáo Hóa nầy với thủ ấn Vô Úy (xem thêm hình ở cmt bên dưới).

Một ghi nhận khác là trong hình kèm theo, hình tượng Phật có 3 tư thế ngồi: ngồi kiểu kiết già, ngồi kiểu bán già, và ngồi trên bệ đá hay trên ghế (ngai ngồi, throne).

 

Thủ ấn CHUYỂN PHÁP LUÂN
Dharmacakra Mudrā (转法轮印)

Trong thủ ấn nầy, cả hai bàn tay đều theo dạng thủ ấn Giáo Hóa – ngón cái và ngón trỏ cong lại, chạm nhẹ vào nhau, tạo thành một hình tròn. Hai cánh tay xếp lại và đưa lên khoảng tầm ngực. Lòng bàn tay phải xoay ra phía trước, thẳng đứng. Mu bàn tay trái xoay ra ngoài, nằm ngang, hay để nghiêng. Những ngón tay còn lại của bàn tay trái chạm nhẹ vào lòng bàn tay phải.

Thủ ấn nầy có ý nghĩa Đức Phật chuyển bánh xe Pháp (chuyển Pháp luân), thuyết giảng bài pháp đầu tiên sau khi đắc đạo, đến cho 5 anh em ngài Kiều-trần-như tại vườn Nai (Lộc Uyển), ngoại thành Sarnath.

 

Thủ ấn XÚC ĐỊA
Bhūmisparśa Mudrā (触地印)

Trong thủ ấn nầy, Đức Phật ngồi kiết già hay bán già, với bàn tay trái trong ấn Thiền Định. Bàn tay phải duỗi xuống, lòng bàn tay xoay vào trong, mu bàn tay đưa ra ngoài, các ngón tay hướng xuống đất. Đây là thủ ấn thường thấy trong các tượng Phật tại các quốc gia Phật giáo trong vùng Đông Nam Á.

Thủ ấn nầy dựa theo sự tích ghi trong Chú giải Phật sử. Khi ngài Bồ-tát ngồi hành thiền trong đêm rằm tháng Vesak, Ma vương (Mara) xuất hiện quấy nhiễu Ngài. Ma vương có ý định đuổi Ngài ra khỏi chỗ ngồi dưới cội bồ-đề và hỏi: “Ai là chứng nhân để biết chỗ ngồi nầy là của Ngài?” Đức Phật từ tư thế thiền định, đặt bàn tay phải chạm đất và tuyên bố: “Mặt đất nầy là chứng nhân, đã chứng kiến qua nhiều kiếp, ta đã hoàn thiện hạnh Bố thí ba-la-mật, hạnh Trì giới ba-la-mật, và các ba-la-mật khác.” Ngay lúc đó, mặt đất rung chuyển, với âm thanh vang dội khắp vũ trụ. Ma vương run sợ, thất bại, và rút lui.

Vì thế, thủ ấn nầy còn được gọi là thủ ấn Cảm Thắng Ma Vương (Maravijaya Mudra).

 

Tháp PATHOM CHEDI
Nakhon Pathom, Thailand

Đây là một số tượng Phật được tôn trí chung quanh tháp Phra Pathom Chedi (พระปฐมเจดีย์), tỉnh Nakhon Pathom, Thái Lan. Có tất cả 80 tượng, do ông Damri Kolkit hiến cúng trong thập niên 1980.

Các hình nầy do ông Richard Barrow chụp vào năm 2008, kèm theo giải thích tại trang web: http://www.thai-blogs.com/tag/buddha-images/

 

 

[ Home ]

27-12-2015