Đàm luận Phật Pháp
Tỉnh thức trước bệnh tật và cái
chết
20. TIỀM NĂNG GIẢI THOÁT CỦA CÁI CHẾT
- 320 -
Lời Phật dạy trong kinh văn nguyên
thủy
XX 20. TIỀM NĂNG
GIẢI THOÁT CỦA CÁI CHẾT XX.1 GIỚI THIỆU Trong chương này, Đức Phật một lần nữa thể hiện vai trò của một
vị thầy từ bi đến thăm và khuyến dạy một đệ tử bị bệnh nặng. Bài
kinh được dịch dưới đây trích từ Tạp A-hàm (SĀ 1023), tương tự như
bài kinh tương đương trong Tăng chi bộ (AN 6.56), không ghi lại
những chỉ dẫn thực tế của Đức Phật đưa ra. Thay vào đó, cả hai bản
kinh nhấn mạnh, trên nguyên tắc, về tiềm năng có thể hướng dẫn một
người tại thời điểm khi bị bệnh nan y, và do đó làm thế nào giúp
khoảnh khắc cận kề của cái chết có thể được biến thành khoảnh khắc
đưa đến giải thoát.
XX.2 KINH VĂN SĀ 1023 Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc,
rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Phả-cầu-na
(Phagguna) đang ở tại giảng đường Lộc Tử Mẫu (Migāramātā) trong
vườn phía Đông, bị bệnh nguy khốn. Tôn giả A-nan đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng
lui qua một bên bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Phả-cầu-na ở
giảng đường Lộc Tử Mẫu trong vườn phía Đông bị bệnh nguy khốn.
Bệnh như vậy có thể chết. Lành thay, Thế Tôn! Xin Ngài vì thương
xót mà đến giảng đường Lộc Tử Mẫu, vườn phía Đông, chỗ Tôn giả
Phả-cầu-na.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Chiều hôm đó sau khi từ
thiền tịnh dậy, Thế Tôn đến giảng đường Lộc Tử Mẫu, vườn phía
Đông, vào phòng Tôn giả Phả-cầu-na, trải tòa mà ngồi và vì Tôn
giả Phả-cầu-na thuyết pháp, dạy dỗ, soi sáng, làm cho an vui,
rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Không lâu sau khi Thế Tôn ra về, Tôn giả Phả-cầu-na mệnh
chung. Lúc mệnh chung, các căn vui tươi, gương mặt thanh tịnh,
sắc da tươi sáng. Tôn giả A-nan khi cúng dường xá-lợi Tôn giả Phả-cầu-na xong,
về chỗ Phật đảnh lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên, bạch
Phật: “Bạch Thế Tôn, không lâu sau khi Thế Tôn đến thăm, Tôn giả
Phả-cầu-na mệnh chung. Lúc Tôn giả này sắp qua đời, các căn vui
tươi, tướng mạo thanh tịnh, da dẻ nhuận sáng. Bạch Thế Tôn,
không biết Tôn giả ấy sẽ sinh về đâu, thọ sinh thế nào, đời sau
ra sao?” Phật bảo A-nan: “Có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh, chưa đoạn trừ
năm hạ phần kiết sử. Sau đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau
đớn, tâm không điều hòa, mệnh sống suy mòn, được nghe Phật nói
pháp, chỉ dạy, nhắc nhở. Khi được nghe pháp xong, đoạn trừ được
năm hạ phần kiết sử. Này A-nan, đó là phúc lợi nhận được từ sự
nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở của Phật. “Lại nữa, A-nan, có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh, chưa đoạn trừ
năm hạ phần kiết sử. Sau đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau
đớn, tâm không điều hòa, mệnh sống suy mòn, không được nghe Phật
nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, nhưng được nghe các vị trưởng lão
đa văn tu phạm hạnh nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở. Khi được nghe
pháp xong, đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử. Này A-nan, đó gọi
là được phúc lợi từ sự nghe pháp, chỉ dạy, nhắc nhở. “Lại nữa, A-nan, có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh, chưa đoạn trừ
năm hạ phần kiết sử. Sau đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau
đớn, tâm không điều hòa, mệnh sống suy mòn, không được nghe Phật
nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, cũng không được nghe các vị trưởng
lão đa văn tu phạm hạnh nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, nhưng trước
kia đã được nghe pháp, một mình ở nơi vắng lặng tư duy, thẩm
tra, quán sát pháp ấy, đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử. Này
A-nan, đó gọi là được phúc lợi từ sự tư duy, thẩm tra, quán sát
pháp đã nghe từ trước. “Lại nữa, A-nan, có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh đã đoạn trừ năm
hạ phần kiết sử, nhưng chưa đạt giải thoát vô thượng qua đoạn
tận ái, chưa giải thoát khỏi các lậu hoặc qua đoạn tận thủ. Sau
đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, mệnh sống suy mòn,
được nghe Phật nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, đạt được giải thoát
vô thượng qua đoạn tận ái, được giải thoát khỏi các lậu hoặc qua
đoạn tận thủ. Này A-nan, đó gọi là được phúc lợi từ sự nói pháp,
chỉ dạy, nhắc nhở của Phật. “Lại nữa, A-nan, có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh đã đoạn trừ năm
hạ phần kiết sử, nhưng chưa đạt giải thoát vô thượng qua đoạn
tận ái, chưa giải thoát khỏi các lậu hoặc qua đoạn tận thủ. Sau
đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, mệnh sống suy mòn,
không được nghe Phật nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, nhưng được
nghe các vị trưởng lão đa văn tu phạm hạnh nói pháp, chỉ dạy,
nhắc nhở. Khi nghe pháp xong, đạt được giải thoát vô thượng qua
đoạn tận ái, được giải thoát khỏi các lậu hoặc qua đoạn tận thủ.
Này A-nan, đó gọi là được phúc lợi từ sự nghe pháp, chỉ dạy,
nhắc nhở. “Lại nữa, A-nan, có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh đã đoạn trừ năm
hạ phần kiết sử, nhưng chưa đạt giải thoát vô thượng qua đoạn
tận ái, chưa giải thoát khỏi các lậu hoặc qua đoạn tận thủ. Sau
đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, mệnh sống suy mòn,
không được nghe Phật nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, cũng không
được nghe các vị trưởng lão đa văn tu phạm hạnh nói pháp, chỉ
dạy, nhắc nhở, nhưng trước kia đã được nghe pháp, một mình ở nơi
vắng lặng tư duy, thẩm tra, quán sát pháp ấy, đạt được giải
thoát vô thượng qua đoạn tận ái, được giải thoát khỏi các lậu
hoặc qua đoạn tận thủ. Này A-nan, đó gọi là được phúc lợi từ sự
tư duy, thẩm tra, quán sát pháp đã nghe từ trước. “Làm sao mà các căn của tỳ-khưu Phả-cầu-na lại không vui
tươi, tướng mạo không thanh tịnh, da dẻ không nhuận sáng chứ?
Trước kia, tỳ-khưu Phả-cầu-na khi chưa bị bệnh, chưa đoạn trừ
năm hạ phần kiết sử. Bây giờ, tỳ-khưu này tự mình đã được nghe
bậc Đạo sư nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, và đã đoạn trừ được năm
hạ phần kiết sử.” Rồi Thế Tôn xác nhận Tôn giả Phả-cầu-na đã đắc quả A-na-hàm.
Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những lời Phật dạy,
hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ rồi lui. * GHI CHÚ: XX.3 THẢO LUẬN Một chi tiết nhỏ trong bài kinh được dịch ở trên, cũng được đề
cập trong bản kinh Pāli tương đương, là Đức Phật chỉ đến thăm ngài
Phagguna bị bệnh sau khi đã hành thiền vào buổi trưa. Điều này đặc
biệt đáng chú ý trong phiên bản Tạp A-hàm, trong đó có ghi Đức Phật
đã được báo cho biết về tình trạng bệnh của ngài Phagguna và kinh
văn ghi rõ ràng rằng nhiều người ở trong tình trạng tương tự như thế
đã mệnh chung. Thật vậy, trong cả hai phiên bản, ngài Phagguna qua
đời không lâu sau chuyến viếng thăm của Đức Phật. Sự kiện mà Đức Phật không được mô tả là ngay lập tức vội đến thăm
ngài Phagguna có thể được hiểu rằng lòng từ bi quan tâm hỗ trợ những
người bị bệnh hoặc thậm chí trên bờ vực của cái chết không khiến
phải bỏ bê việc thực hành riêng. Trong bài kinh, ngay cả một người
đã hoàn toàn giác ngộ không phải ngay lập tức đi ra ngoài để gặp
bệnh nhân, mà thay vào đó, dành thời gian để thực hành thời thiền
chính thức của mình. Điều này rõ ràng là không phải vì không quan
tâm đến người bệnh, chúng ta cần phải đọc cùng với sự mô tả về câu
chuyện Đức Phật thậm chí sẵn sàng tự tay lau rửa, chăm sóc một vị tu
sĩ bị bệnh, như được đề cập ở Chương 4. Hai câu chuyện này chỉ đơn
giản phản ánh các khía cạnh của cùng một thái độ từ bi. Tấm gương của Đức Phật đặt ra trong trường hợp của bài kinh này
cho thấy sự cần thiết cho những ai chưa đạt đến giác ngộ phải tinh
tấn hành thiền đều đặn, để có thể tiếp cận những người khác với sự
bình an và sức mạnh nội tâm đến từ công phu thực hành riêng của
mình. Không có sự tự chăm sóc đúng cách này, sẽ không thể chăm sóc
người khác theo khả năng tốt nhất của mình. Một khía cạnh khác của bài kinh được dịch ở trên là tiềm năng
giải thoát của Pháp tại thời điểm của cái chết. Tầm quan trọng của
thời điểm của cái chết cũng được đề cập đến trong Đại kinh Phân biệt
về Nghiệp (Mahākammavibhaṅga-sutta, MN 136) và bài kinh Trung
A-hàm tương đương (MĀ 171). Hai bài kinh này khảo sát sự phức tạp
của nghiệp, cho thấy rằng ngay cả khi người nào đó lúc trước thực
hiện những hành động bất thiện với khả năng dẫn đến sự tái sinh ở
cõi thấp hơn, vẫn có thể vào lúc chết, với tâm ý được thiết lập
trong trạng thái thiện lành, không tái sinh vào cõi khổ.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là quả báo của những hành động
xấu ác đã hoàn toàn không còn hiệu lực, nhưng chỉ có điều là nó
không trổ ra trong dịp này. Đoạn kinh văn có liên quan trích từ bài
kinh trong Trung A-hàm (MĀ 171) như sau: Nếu có một người không từ bỏ sát sinh, không từ bỏ lấy của
không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, không từ bỏ
uống các loại rượu, không từ bỏ tà kiến; nhưng khi chết khởi lên
các tâm và tâm sở thiện, trạng thái tâm tương ưng với chánh
kiến. Nhờ nhân này, duyên này, khi thân hoại mạng chung được
sinh vào cõi lành, được sinh vào cõi trời. Đoạn kinh trích dẫn này cần phải được đọc cùng với mô tả về tình
trạng khó khăn của một người không duy trì các hành vi đạo đức và
phải đối mặt với cái chết đang đến gần. Trường hợp đó được mô tả
trong bài kinh của Trung A-hàm (kinh Si tuệ địa, MĀ 199), tương
đương với kinh của Trung bộ (MN 129, Bālapaṇḍita-sutta) như
sau: Người ngu si kia thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh.
Người ấy bị bệnh tật đau đớn. Ngồi nằm trên giường, hoặc ngồi
nằm trên ván, hoặc ngồi nằm trên đất, thân tâm người ấy cực kỳ
đau khổ đến nỗi người ấy muốn chấm dứt mạng sống. Bấy giờ ,những
thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh của người ấy treo ngược từ
trên cao. Giống như lúc xế chiều khi mặt trời lặn xuống sau núi cao,
bóng núi dốc ngược trên mặt đất. Cũng vậy, những thân ác hạnh,
khẩu ác hạnh, ý ác hạnh người ấy bấy giờ đang treo ngược từ
trên cao. Người ấy tự nghĩ: ”Đó là những thân ác hạnh, khẩu ác hạnh,
ý ác hạnh của ta đang đổ ngược từ trên cao. Ta xưa kia làm ác
nhiều, không tạo phước. Nếu có nơi nào dành cho những người làm
ác, hung bạo, làm việc phi lý, không làm lành, không tạo phước,
không tìm nơi nương tựa tránh được sợ hãi, ta sẽ bị đưa
đến chỗ ác đó.” Do đó mà người ấy sinh hối hận. Vì hối hận mà chết không
nhẹ nhàng, mạng chung trong cảnh bất thiện. Biểu hiện của sự hối hận và tội lỗi liên quan đến một cái gì đó
bất thiện được thực hiện trước đây thực sự là một tính năng thường
thấy ở những người bệnh trong giai đoạn cuối đời. Do đó, tốt nhất là,
trong khi vẫn còn sống khỏe, ta phải cố gắng tránh tạo ra điều kiện
cho cái bóng đáng sợ của hành vi xấu xa phát sinh, và từ đó, thiết lập
cho bản thân mình một tâm trạng không sợ hãi thông qua việc mình đã
duy trì các hành vi đạo đức trong đời sống, như được mô tả trong
Chương 9. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân không thành công về mặt
này, tại lúc cận kề cái chết, ít nhất người ấy cũng có thể phát khởi
một tâm thiện kết nối với chánh kiến, như là một tia nắng tạm thời
xua tan bóng râm hối hận về những việc làm bất thiện trong quá khứ.
Đặc biệt ở đây, chánh kiến là sự hiểu biết về Tứ thánh đế, chẳng hạn
như chịu trách nhiệm về lòng tham thủ do vô minh đã thúc đẩy các
hành vi bất thiện trong quá khứ và dùng sự thừa nhận trung thực này
như là một cơ sở để nuôi dưỡng tuệ quán và tự do thoát ra khỏi lòng
tham thủ. Vào thời điểm quan trọng khi cận kề cái chết, cái nhìn về Pháp
nói trên có thể xem như cung cấp chất xúc tác cho chuyển hóa và có
tác động quyết định, hoặc là về cõi tái sinh trong tương lai hoặc là
tạo ra một bước đột phá sâu sắc hơn mà trước đó, trong khi vẫn còn
sống khỏe mạnh, đã không thể đạt được. Ngay cả khi người ấy không
quan tâm đến viễn ảnh tái sinh trong những đoạn trên, thời khắc cuối
cùng trước khi qua đời chắc chắn là một thời điểm mạnh mẽ để biến
đổi và thăng hoa tâm trí của người ấy. Lý tưởng nhất là bước đột phá trên được sự hỗ trợ của những người
có khả năng khuyến dạy về sự buông xả và phát triển tuệ quán. Nếu
mọi việc xảy ra tốt đẹp, những huynh đệ đồng tu sẽ có mặt ở đó để hỗ
trợ và khuyến khích, thậm chí có thể đọc các đoạn Pháp mà người bệnh
đã chọn sẵn từ trước. Tuy nhiên, người ấy không nên kỳ vọng rằng đến
lúc đó, sẽ có được sự hỗ trợ lý tưởng như thế. Vì lý do này, bài
kinh được dịch ở trên đưa ra một giải pháp khác là “chú tâm nhớ lại
pháp đã từng nghe, tư duy, thẩm tra, quán sát pháp ấy.” Đây là một
giải pháp thay thế trong trường hợp đến lúc gần lâm chung, người ấy
không có thầy hay bạn đồng tu đến hỗ trợ, khuyến nhủ. Điều này dẫn đến nhu cầu cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến
thức về Pháp, để mình thực sự có thể quán soi tại một thời điểm như
vậy. “Đầy đủ” ở đây có nghĩa là trong trường hợp phải đối mặt cái
chết của chính mình, người ấy sẵn sàng làm điều đó. Theo cách này,
bài kinh ở đây cho thấy tầm quan trọng của việc học và tiếp thu
Pháp, đặc biệt là các giáo lý cốt lõi về tuệ quán và sự buông xả.
Bất cứ đoạn kinh văn nào mà ta có thể thấy đặc biệt hữu ích trong
phương diện này, ta cần phải quen thuộc với các đoạn kinh văn đó
ngay từ bây giờ. Trong bối cảnh cổ xưa, điều này có nghĩa là học
thuộc lòng. Mặc dù ngày nay có thể dễ dàng truy cập các kinh văn, ta
không thể chắc chắn sự truy cập như vậy sẽ có sẵn tại thời điểm cận
kề cái chết. Một tai nạn bất ngờ có thể xảy ra và ta có thể sẽ ở
trong tình huống không có các bạn đồng tu đến nhắc nhở, khuyến dạy
thực hành pháp, mà cũng không thể truy cập thư viện cá nhân, dù là
bản in hay kỹ thuật số. Vì thế, ta cần phải gần gũi, quen thuộc và
ghi nhớ những đoạn kinh ngắn, hay những lời dạy chọn lọc, hoặc vài
câu kệ hay các câu hướng dẫn súc tích, để ta suy quán cho riêng
mình. Để có những chọn lựa thích hợp, có thể thử hình dung một cách
rõ ràng và sống động về cảnh mình sắp sửa qua đời, ta cần có những
đoạn kinh văn nào hay suy tư, quán soi như thế nào là có ích lợi
nhất ngay lúc ấy. Tu dưỡng một tinh thần tự lực như thế giúp tạo ra
một nền tảng vững chắc để khai thác tốt nhất tiềm năng giải thoát
tại thời điểm lúc mình sắp sửa mệnh chung. * * *
1-mucluc20.jpg
1250 * 924
2_10kiet_su.jpg
1375 * 900
3-phagguna.jpg
1485 * 882
Bhikkhu Anālayo, Mindfully facing disease and death (2017)
PHẢ-CẦU-NA
Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch
Bình Anson hiệu đính dựa theo bản Anh dịch của Bhikkhu Anālayo
1) Migāramātā: Lộc mẫu, biệt danh của bà Visākhā. Migāra: Lộc
tử, theo bản Hán dịch, có lẽ từ “miga” (hươu, nai, lộc).
2) Năm hạ phần kiết sử: Thân kiến, hoài nghi, giới lễ nghi thủ,
dục ái, sân.
3) A-na-hàm: Anāgāmi, quả thánh Bất lai.
SĀ 1023 Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Phả-cầu-na (Phagguna) đang ở tại giảng đường Lộc Tử Mẫu (Migāramātā) trong vườn phía Đông, bị bệnh nguy khốn. Tôn giả A-nan đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Phả-cầu-na ở giảng đường Lộc Tử Mẫu trong vườn phía Đông bị bệnh nguy khốn. Bệnh như vậy có thể chết. Lành thay, Thế Tôn! Xin Ngài vì thương xót mà đến giảng đường Lộc Tử Mẫu, vườn phía Đông, chỗ Tôn giả Phả-cầu-na.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Chiều hôm đó sau khi từ thiền tịnh dậy, Thế Tôn đến giảng đường Lộc Tử Mẫu, vườn phía Đông, vào phòng Tôn giả Phả-cầu-na, trải tòa mà ngồi và vì Tôn giả Phả-cầu-na thuyết pháp, dạy dỗ, soi sáng, làm cho an vui, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Không lâu sau khi Thế Tôn ra về, Tôn giả Phả-cầu-na mệnh chung. Lúc mệnh chung, các căn vui tươi, gương mặt thanh tịnh, sắc da tươi sáng. Tôn giả A-nan khi cúng dường xá-lợi Tôn giả Phả-cầu-na xong, về chỗ Phật đảnh lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không lâu sau khi Thế Tôn đến thăm, Tôn giả Phả-cầu-na mệnh chung. Lúc Tôn giả này sắp qua đời, các căn vui tươi, tướng mạo thanh tịnh, da dẻ nhuận sáng. Bạch Thế Tôn, không biết Tôn giả ấy sẽ sinh về đâu, thọ sinh thế nào, đời sau ra sao?” Phật bảo A-nan: “Có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh, chưa đoạn trừ năm hạ phần kiết sử. Sau đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, tâm không điều hòa, mệnh sống suy mòn, được nghe Phật nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở. Khi được nghe pháp xong, đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử. Này A-nan, đó là phúc lợi nhận được từ sự nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở của Phật. “Lại nữa, A-nan, có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh, chưa đoạn trừ năm hạ phần kiết sử. Sau đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, tâm không điều hòa, mệnh sống suy mòn, không được nghe Phật nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, nhưng được nghe các vị trưởng lão đa văn tu phạm hạnh nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở. Khi được nghe pháp xong, đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử. Này A-nan, đó gọi là được phúc lợi từ sự nghe pháp, chỉ dạy, nhắc nhở. “Lại nữa, A-nan, có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh, chưa đoạn trừ năm hạ phần kiết sử. Sau đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, tâm không điều hòa, mệnh sống suy mòn, không được nghe Phật nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, cũng không được nghe các vị trưởng lão đa văn tu phạm hạnh nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, nhưng trước kia đã được nghe pháp, một mình ở nơi vắng lặng tư duy, thẩm tra, quán sát pháp ấy, đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử. Này A-nan, đó gọi là được phúc lợi từ sự tư duy, thẩm tra, quán sát pháp đã nghe từ trước. “Lại nữa, A-nan, có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nhưng chưa đạt giải thoát vô thượng qua đoạn tận ái, chưa giải thoát khỏi các lậu hoặc qua đoạn tận thủ. Sau đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, mệnh sống suy mòn, được nghe Phật nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, đạt được giải thoát vô thượng qua đoạn tận ái, được giải thoát khỏi các lậu hoặc qua đoạn tận thủ. Này A-nan, đó gọi là được phúc lợi từ sự nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở của Phật. “Lại nữa, A-nan, có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nhưng chưa đạt giải thoát vô thượng qua đoạn tận ái, chưa giải thoát khỏi các lậu hoặc qua đoạn tận thủ. Sau đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, mệnh sống suy mòn, không được nghe Phật nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, nhưng được nghe các vị trưởng lão đa văn tu phạm hạnh nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở. Khi nghe pháp xong, đạt được giải thoát vô thượng qua đoạn tận ái, được giải thoát khỏi các lậu hoặc qua đoạn tận thủ. Này A-nan, đó gọi là được phúc lợi từ sự nghe pháp, chỉ dạy, nhắc nhở. “Lại nữa, A-nan, có tỳ-khưu khi chưa bị bệnh đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nhưng chưa đạt giải thoát vô thượng qua đoạn tận ái, chưa giải thoát khỏi các lậu hoặc qua đoạn tận thủ. Sau đó, khi bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, mệnh sống suy mòn, không được nghe Phật nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, cũng không được nghe các vị trưởng lão đa văn tu phạm hạnh nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, nhưng trước kia đã được nghe pháp, một mình ở nơi vắng lặng tư duy, thẩm tra, quán sát pháp ấy, đạt được giải thoát vô thượng qua đoạn tận ái, được giải thoát khỏi các lậu hoặc qua đoạn tận thủ. Này A-nan, đó gọi là được phúc lợi từ sự tư duy, thẩm tra, quán sát pháp đã nghe từ trước. “Làm sao mà các căn của tỳ-khưu Phả-cầu-na lại không vui tươi, tướng mạo không thanh tịnh, da dẻ không nhuận sáng chứ? Trước kia, tỳ-khưu Phả-cầu-na khi chưa bị bệnh, chưa đoạn trừ năm hạ phần kiết sử. Bây giờ, tỳ-khưu này tự mình đã được nghe bậc Đạo sư nói pháp, chỉ dạy, nhắc nhở, và đã đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử.” Rồi Thế Tôn xác nhận Tôn giả Phả-cầu-na đã đắc quả A-na-hàm. Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ rồi lui. * GHI CHÚ: AN 6.56 Lúc bấy giờ, Tôn giả Phagguna bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Phagguna bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn đi đến Tôn giả Phagguna, vì lòng từ mẫn.” Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Phagguna. Tôn giả Phagguna thấy Thế Tôn từ xa đi đến, muốn rời khỏi giường. Thế Tôn nói với Tôn giả Phagguna: “Này Phagguna, thầy chớ có rời khỏi giường. Ðã có những chỗ ngồi đã soạn từ trước, Ta sẽ ngồi tại các chỗ ấy.” Rồi Thế Tôn ngồi xuống và nói với Tôn giả Phagguna: “Này Phagguna, mong rằng thầy có thể kham nhẫn. Mong rằng thầy có thể chịu đựng. Mong rằng các khổ thọ được giảm thiểu, không gia tăng. Mong rằng triệu chứng giảm thiểu được thấy rõ.” “Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn. Con không thể chịu đựng. Khổ thọ của con gia tăng, không giảm thiểu. Triệu chứng gia tăng được thấy rõ. Ví như một người lực sĩ chém đầu con với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, những ngọn gió kinh khủng thổi lên, đau nhói trong đầu con. Con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ của con gia tăng, không giảm thiểu. Triệu chứng gia tăng được thấy rõ. Như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi siết chặt; cũng vậy, con cảm thấy đau đầu một cách kinh khủng. Con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ của con gia tăng, không giảm thiểu. Triệu chứng gia tăng được thấy rõ. Như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng con bò với một con dao sắc bén; cũng vậy, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của con. Con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ của con gia tăng, không giảm thiểu. Triệu chứng gia tăng được thấy rõ. Như hai người lực sĩ, sau khi nắm cánh tay của một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân của con. Con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ của con gia tăng, không giảm thiểu. Triệu chứng gia tăng được thấy rõ.” Rồi Thế Tôn giảng pháp cho Tôn giả Phagguna nghe, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỉ, và sau đó, từ chỗ ngồi, đứng dậy ra đi. Sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, Tôn giả Phagguna, liền mệnh chung với các căn rất trong sáng. Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, rồi nói: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Phagguna, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, đã mệnh chung. Tôn giả ấy mệnh chung với các căn rất trong sáng.” “Này Ānanda, tại sao các căn của tỳ-khưu Phagguna lại không trong sáng chứ? Này Ānanda, mặc dù tâm của tỳ-khưu Phagguna chưa giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, nhưng sau khi nghe pháp, tâm của vị này được giải thoát khỏi các kiết sử ấy. “Này Ānanda, có sáu lợi ích nếu được nghe pháp đúng thời và thẩm sát ý nghĩa đúng thời. Thế nào là sáu? (1) “Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu tâm chưa được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, vị ấy trong khi gần mệnh chung được thấy Thế Tôn. Thế Tôn thuyết pháp cho vị ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Sau khi nghe thuyết pháp, tâm vị ấy được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử. Ðây là lợi ích thứ nhất, này Ānanda, khi được nghe pháp đúng thời. (2) “Lại nữa, này Ānanda, tỳ-khưu với tâm chưa được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, vị ấy trong khi gần mệnh chung không được thấy Thế Tôn, nhưng được thấy đệ tử của Như Lai. Ðệ tử của Như Lai thuyết pháp cho vị ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Sau khi nghe thuyết pháp, tâm vị ấy được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử. Này Ānanda, đây là lợi ích thứ hai khi được nghe pháp đúng thời. (3) “Lại nữa, này Ānanda, tỳ-khưu với tâm chưa được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, vị ấy trong khi gần mệnh chung không được thấy Như Lai, cũng không được thấy đệ tử của Như Lai. Nhưng với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học. Do vị ấy, với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học, nên tâm được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử. Này Ānanda, đây là lợi ích thứ ba khi thẩm sát ý nghĩa đúng thời. (4) “Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu với tâm đã được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, nhưng tâm chưa giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt các sinh y, vị ấy trong khi gần mệnh chung được thấy Như Lai. Như Lai thuyết pháp cho vị ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Sau khi nghe thuyết pháp, tâm vị ấy được giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt các sinh y. Này Ānanda, đây là lợi ích thứ tư khi được nghe pháp đúng thời. (5) “Lại nữa, này Ānanda, tỳ-khưu với tâm đã được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, nhưng tâm chưa giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt các sinh y, vị ấy trong khi gần mệnh chung không được thấy Như Lai, chỉ được thấy đệ tử của Như Lai. Ðệ tử của Như Lai thuyết pháp cho vị ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Sau khi nghe thuyết pháp, tâm vị ấy được giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt các sinh y. Này Ānanda, đây là lợi ích thứ năm khi được nghe pháp đúng thời. (5) “Lại nữa, này Ānanda, tỳ-khưu với tâm được giải thoát khỏi năm hạ phần kiết sử, nhưng tâm chưa giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt các sinh y, vị ấy trong khi gần mệnh chung không được thấy Như Lai, cũng không được thấy đệ tử của Như Lai. Nhưng với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học. Do vị ấy với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học, nên tâm được giải thoát đối với vô thượng đoạn diệt các sinh y này. Này Ānanda, đây là lợi ích thứ sáu khi thẩm sát ý nghĩa đúng thời. Này Ānanda, có sáu lợi ích khi được nghe pháp đúng thời và thẩm sát ý nghĩa đúng thời.
Itipi so Bhagavā Arahaṃ Sammāsambuddho Svākkhāto bhagavato dhammo Supaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho Đầu ngọn
cờ "Này các Tỳ-khưu, Ta nói như sau: Khi quý vị đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: 'Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn'. Này các Tỳ-khưu, khi quý vị niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt. Nếu quý vị không niệm nhớ đến Ta, hãy niệm nhớ đến Pháp: 'Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu.' Này các Tỳ-khưu, khi quý vị niệm nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt. Nếu quý vị không niệm nhớ đến Pháp, hãy niệm nhớ đến chúng Tăng: 'Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời.' Này các Tỳ-khưu, khi quý vị niệm nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt. Vì sao? Này các Tỳ-khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy. * * * * * * |
Tỉnh thức
trước bệnh tật và cái chết Bhikkhu Analayo (2017). Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from Early Buddhist Texts. MỤC LỤC TỔNG QUÁT
CÁC CHỦ ĐỀ GIÁO THUYẾT TRONG MỖI CHƯƠNG
* * * |
Bhikkhu ANALAYO (1962-) Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg, Germany Tỳ-khưu Analayo sinh năm 1962 tại Đức. Sư xuất gia gieo duyên năm 1990 tại chùa Wat Suan Mokkh ở miền nam Thái Lan. Năm 1994, Sư đến Sri Lanka xuất gia với ngài Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya, và sau đó thọ giới tỳ-khưu với Hòa thượng Pemasiri vào năm 2007 trong hệ phái Shwegyin Nikaya (bắt nguồn từ hệ phái chính Amarapura Nikaya). Tuy nhiên, Bhikkhu Bodhi là vị thầy chính. Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ tại University of Peradeniya năm 2000 và luận án tiến sĩ được xuất bảm thành sách với tựa đề “Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization”. Cuốn sách được nhiều người khen ngợi, đã được tái bản nhiều lần và dịch sang 10 thứ tiếng. Bản tiếng Việt được Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch, với tựa đề “Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ”, xuất bản năm 2017. Hiện nay, Sư là giáo sư Phật học tại Trung tâm Phật học của Đại học Hamburg, Đức quốc (Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg), Đại học Phật giáo Pháp Cổ, Đài Loan (Dharma Drum Buddhist College, Taiwan). Sư là đồng sáng lập viên Nhóm Nghiên cứu A-hàm (Āgama Research Group) và là giảng sư của Trung tâm Phật học Barre, Hoa Kỳ (Barre Center for Buddhist Studies). Hiện nay (2018), ngài trú và tịnh tu tại Trung tâm Phật học Barre, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Các nguồn thông tin: 1) Wikipedia:
https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo ------------------ Giáo sư AMING TU Giáo sư Aming Tu (杜正民 - Đỗ Chính Dân, Du Zhengmin) là một sáng lập viên của hội CBETA (Chinese Buddhist Electronic Text Association, Hiệp hội Kinh văn Điện tử Phật giáo Trung Hoa) và đã từng là Giám đốc Điều hành của Hội (1998-2006). Ông là giáo sư Tin học và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong dự án số hóa Tam tạng Kinh điển tiếng Hán. Năm 2005, ông bị bệnh và được chẩn đoán là bị bệnh ung thư gan, phải vào bệnh viện 10 ngày và trải qua một cơn đau đớn rất khắc nghiệt. Sau khi rời bệnh viện, ông tìm đọc các bản kinh trong Hán tạng và tạng Pali có ghi lại các lời dạy của Đức Phật và các vị đại đệ tử để đối phó với cơn đau, bệnh tật và cái chết. Ông suy ngẫm và thực hành theo đó, và nhờ vậy, đã giúp ông rất nhiều để chịu đựng các cơn đau và viễn ảnh của cái chết không thể tránh được. Ông thảo luận các vấn đề nầy với tỳ-khưu Anālayo – lúc ấy, Sư đang nghiên cứu và dịch các bản kinh A-hàm. Ông đề nghị Sư khai triển thành một cuốn sách với nội dung về phương cách đối diện với bệnh tật và cái chết, dựa theo các bản kinh của Phật giáo Sơ kỳ – bộ A-hàm trong Hán tạng và Nikāya trong tạng Pāli, cùng với những hướng dẫn thực tế để hành thiền, giúp hành giả có đủ nghị lực, hiểu biết và tỉnh thức để trực diện với các vấn đề tất yếu đó của kiếp người. Sau khi Sư hoàn tất viết cuốn sách, Gs Tu đọc bản thảo, rất hoan hỷ và viết Lời Bạt, đề cập đến nguyên nhân ra đời của cuốn sách. Cuốn sách được xuất bản vào đầu năm 2017 và được nhiều vị thiền sư, học giả khen ngợi, tán thán. Một điều buồn là Gs Aming Tu không thấy được ấn bản chính thức. Ông qua đời vào tháng 11 năm 2016. * * * |
[ Home ]
10-08-2020