Đàm luận Phật Pháp
- 32 -
Các nguyên tắc căn bản của Phật giáo
|
[ Home ]
NHỮNG ĐIỀU TIN TƯỞNG CĂN
BẢN CỦA PHẬT GIÁO *
* I. Người Phật tử được giáo huấn nên bày tỏ đức tính khoan dung, nhẫn nhục và tình thương huynh đệ không có sự phân biệt đối với tất cả mọi người, và lòng từ tâm quảng đại đối với các phần tử của thế giới loài vật. II. Vũ trụ được tiến hóa, không phải được sáng tạo, và hoạt động theo luật (tự nhiên), không do quyết định của bất cứ đấng Thượng Đế (God) nào. III. Chân lý mà trên đó Phật Giáo được xây dựng, là tự nhiên. Chúng ta tin rằng giáo pháp ấy được thuyết giảng trong nhiều kiếp (Kalpas) liên tục, bởi các bậc đã giác ngộ gọi là chư Phật; danh từ Phật có nghĩa là “bậc giác ngộ”. IV. Vị giáo chủ thứ tư trong đời Hiền Kiếp là Thích-Ca Mâu-Ni (Sakya Muni) hay Đức Phật Cồ-Đàm (Gautama Buddha), người đã sanh ra trong một gia đình hoàng tộc tại Ấn Độ vào khoảng (hơn) 2500 năm trước. Ngài là một nhân vật lịch sử, và tên của Ngài là Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (Siddhartha Gautama) [1]. V. Ngài Thích-Ca Mâu-Ni dạy rằng vô minh phát sanh ái dục, lòng dục vọng không biết nhàm chán là nguồn gốc của sự luân hồi; và luân hồi, nguyên nhân gây ra phiền não. Cho nên, muốn không còn phiền não, cần phải giải thoát luân hồi, cần phải chấm dứt ái dục; và muốn chấm dứt ái dục, cần phải diệt trừ vô minh. VI. Vô minh nuôi dưỡng lòng tin rằng luân hồi là điều cần thiết. Khi vô minh đã diệt trừ, sự vô dụng của luân hồi xem như tự nó chấm dứt, được nhận thấy; cũng như nhu cầu cùng tột trong việc thừa nhận một dòng sống mà qua đó, điều cần thiết cho sự tiếp diễn luân hồi như thế, có thể chấm dứt. Vô minh cũng khiến con người có ý niệm sai quấy, phi lý cho rằng đời người chỉ có một kiếp sống; và nhận thức lầm lạc khác tin rằng, cuộc sống này sẽ được tiếp nối theo sau bởi những trạng thái bất biến của hạnh phúc hoặc khổ đau. VII. Việc dứt trừ tất cả vô minh có thể đạt tới bằng sự kiên trì thực hiện đức tính vị tha rộng khắp trong hành động; phát triển tánh sáng suốt, trí huệ trong ý tưởng; và đoạn diệt các dục vọng nhằm đến những thú vui cá nhân thấp hèn. VIII. Lòng tham dục muốn sống là nguyên nhân của luân hồi, khi dục vọng không còn thì luân hồi chấm dứt ; và nhờ hành thiền, cá nhân được toàn thiện đạt tới trạng thái cao siêu nhất của sự an tịnh, gọi là Niết-bàn (Nirvana). IX. Ngài Thích-Ca Mâu-Ni dạy rằng con người có thể phá tan vô minh và đoạn diệt phiền não, nhờ ở sự giác ngộ về Tứ Diệu Đế như sau:
X. Chánh Định dẫn đến sự giác ngộ tâm linh, hay phát triển Phật tánh (khả năng thành Phật) mà nó tiềm ẩn ở mọi người. XI. Tinh hoa của Phật giáo; mà chính Đức Như Lai (Phật) đã tóm lược trong bài kệ là:
XII. Vũ trụ tùy thuộc vào luật nhân quả tự nhiên gọi là Nghiệp (Karma). Hành động thiện hay ác của con người trong những kiếp trước quyết định cuộc sống của người ấy trong đời hiện tại. Vì vậy mỗi người đã tạo ra những nguyên nhân mà hiện nay họ phải lãnh thọ mọi kết quả. XIII. Những trở ngại cho sự đạt tới thiện nghiệp có thể diệt trừ bằng cách thọ trì các điều giới sau đây, bao gồm trong giới luật đạo đức của Phật giáo, đó là: 1/ Không sát sanh, 2/ Không trộm cắp, 3/ Không tà dâm, 4/ Không nói dối, và 5/ Không dùng chất làm say, và loại thuốc hay rượu làm ngây dại, đê mê. Năm giới luật khác mà chúng không cần kể ra đây, nên được thọ trì bởi những ai muốn đạt tới, nhanh chóng hơn người thường cư sĩ tại gia, sự giải thoát khổ đau và luân hồi. XIV. Phật giáo không khuyến khích tính cả tin (dị đoan mê tín). Đức Phật Cồ-Đàm dạy rằng bổn phận của cha mẹ là giáo dục cho con cái hiểu biết khoa học và văn chương. Ngài cũng dạy rằng mọi người đừng nên tin vào điều gì do bất cứ thánh nhân nào thuyết giảng, ghi chép ở kinh sách, hay được thừa nhận bởi tập quán, trừ khi điều đó phù hợp với lý trí. Bản dự thảo được xem như nền tảng chung mà tất cả mọi người con Phật đều có thể đồng ý. Hòa thượng Thích Trí Chơn
dịch Bình Anson hiệu đính Ghi chú: [1] Theo Trường Bộ, Kinh Đại Bổn, và Trường A-hàm,
[2] Ngũ giới của cư sĩ
và thập giới của sa-di, sa-di ni.
Mười hai nguyên tắc của Phật giáo
Christmas Humphreys (1901-1983)
1) Tự cứu độ là công việc trước mắt của bất kỳ người nào. Nếu một người trúng phải mũi tên độc, người ấy không trì hoãn việc rút mũi tên ấy ra vì muốn biết ai là thủ phạm và tạo ra mũi tên ấy. Vẫn có thì giờ để tìm hiểu sâu rộng về Giáo pháp bằng cách tiến bước trên Con đường. Trong lúc nầy, đối diện với đời sống thực tại, hãy bắt đầu học tập qua kinh nghiệm thực chứng của bản thân. 2) Sự kiện đầu tiên của hiện hữu là định luật Vô thường. Tất cả những gì hiện hữu, từ mô đất nhỏ đến quả núi to, từ một ý tưởng đến một triều đại, đều trải qua cùng một chu trình sinh, trụ, hoại diệt. Đời sống liên tục, lúc nào cũng hiển thị trong những dạng thái mới. “Đời sống là cầu bắc qua sông, vì thế, không nên xây nhà trên ấy”. Đời sống là một tiến trình dòng chảy, người bám víu vào đó trong bất kỳ dạng thức nào, cho dù huy hoàng, sẽ bị hoạn khổ vì chống cự dòng chảy. 3) Định luật Vô thường cũng áp dụng cho quan niệm “linh hồn”. Không có nguyên tắc nào trong một cá nhân là bất tử, không thay đổi. Chỉ có Sự thật Tối hậu, Phi danh tính, là vượt ngoài sự thay đổi; và tất cả những dạng thái của đời sống, kể cả con người, là những thể hiện của Sự thật này. Không ai có thể làm chủ đời sống đang trôi chảy trong người ấy, cũng như bóng đèn điện không thể nào làm chủ dòng điện tạo ánh sáng. 4) Thế giới này là biểu hiện của một định luật phổ quát. Tất cả mọi kết quả đều có nguyên nhân, bản tánh của một người là tổng hợp các ý nghĩ và hành động trước đây của người ấy. "Nghiệp" (karma), nghĩa là tác động và phản động, chi phối mọi hiện hữu, và con người là người tạo tác duy nhất cho các trường hợp của người ấy, phản ứng của người ấy, các điều kiện tương lai và số phận của người ấy 5) Đời sống là hợp nhất, bất khả phân, mặc dù những dạng thái luôn luôn thay đổi là vô số và có thể tan biến. Thật ra, không có sự chết, mặc dù mọi dạng thái sẽ phải suy tàn. Từ nhận thức về tánh đồng nhất của sự sống nảy sinh lòng Từ bi, một sự cảm thông với sự sống trong các dạng thái khác. Từ bi được xem là “định luật hòa hợp nghìn thu”, và người nào phá vỡ sự hòa hợp của sự sống này sẽ gánh chịu đau khổ và trì hoãn sự giác ngộ của mình. 6) Sự sống là hợp nhất, quan tâm về những phần tử phải là những quan tâm đến tổng thể. Trong vô minh, con người nghĩ rằng mình có thể nỗ lực cho các quan tâm vị kỷ của mình, và năng lực với định hướng sai lầm của lòng ích kỷ tạo ra nguyên nhân ấy. Đức Phật dạy bốn Sự thật Cao quý (Tứ diệu đế):
7) Bát thánh đạo gồm có: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, và Chánh định, đưa đến giác ngộ hoàn toàn. Đạo Phật là một cách sống, không phải chỉ là lý thuyết suông, thực hành con đường này là cần thiết để đưa đến giải thoát tự thân. “Không làm điều ác, học làm điều lành, làm trong sạch tâm ý: đây là lời dạy của chư Phật”. 8) Chân lý là bất khả tư nghì, và Thượng đế với các thuộc tính không phải là Chân lý Tối hậu. Nhưng Đức Phật, một con người, đã trở thành vị Toàn Giác, và mục đích của cuộc đời là để đạt Giác ngộ. Trạng thái tâm thức này, Niết-bàn, sự tận diệt các giới hạn của bản ngã, có thể khả đắc ngay trên địa cầu. Tất cả chúng sinh đều có tiềm năng giác ngộ, và vì thế, mục đích đó là trở thành thật sự với chính mình: “Hãy quay nhìn vào bên trong, bạn là Phật”. 9) Trung đạo đưa tiềm năng đến hiện thực giác ngộ, đó là Bát thánh đạo, đi từ sự ham muốn đến an bình, một tiến trình tự tu giữa các đối cực, tránh các cực đoan. Đức Phật đã đi trọn con đường ấy, trong đạo Phật, chỉ cần có niềm tin là bậc Đạo sư đã đi con đường ấy để chúng ta vững tâm cất bước. Con đường ấy đòi hỏi một sự dấn thân trọn vẹn, phát triển cả con tim lẫn trí óc. Đức Phật là đấng Đại Từ và Đại Trí. 10) Đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của hành thiền, để đưa đến phát triển các chức năng trí tuệ. Đời sống nội tâm cần phải quán soi hằng ngày, và những thời khắc an tịnh cho nội tâm rất cần thiết cho một đời sống thăng bằng. Người Phật tử lúc nào cũng phải chánh niệm và tự chủ, tự chế, không dính mắc vào ngoại cảnh. Thái độ tỉnh thức trong mọi tình huống, người ấy biết do mình tạo ra, sẽ giúp người ấy kiểm soát được mọi phản ứng. 11) Đức Phật dạy: “Hãy nỗ lực tự tu để giải thoát”. Đạo Phật không chấp nhận có một thế lực nào có thể giải thoát chúng ta, và mỗi cá nhân phải tự cứu độ. Mỗi người nhận hậu quả của các hành động của chính mình, và nhận thức rằng, khi giúp đỡ người khác trên con đường tu tập, không thể cầu nguyện với Đức Phật hay một thần linh nào để có thể ngăn chận hậu quả sinh ra từ nguyên nhân. Các vị tu sĩ Phật giáo là những vị thầy và là những tấm gương sáng, nhưng không phải là những vị trung gian giữa cá nhân và Chân lý. Sự bao dung toàn diện được thực hiện đối với các tôn giáo và triết lý khác, vì không ai có quyền ngăn cản người khác trên con đường tầm cầu Chân lý. 12) Đạo Phật không bi quan hay “trốn chạy”, cũng không chối bỏ sự hiện hữu Thượng đế hay linh hồn, nhưng định nghĩa theo cách nhìn riêng. Trái lại, đây là một hệ thống tư tưởng, một tôn giáo, một khoa học tâm linh và một đường lối sống, thuận lý, thực tế và toàn diện. Trong hơn hai ngàn năm qua, Đạo Phật đã cung ứng các nhu cầu tâm linh cho một phần ba nhân loại. Đạo Phật được phương Tây chú ý vì Đạo Phật không giáo điều, thỏa mãn lý trí lẫn tình cảm, nhấn mạnh sự tự lực và bao dung các quan kiến khác, chấp nhận khoa học, tôn giáo, triết lý, tâm lý, đạo đức và nghệ thuật, và chỉ rõ mỗi người là kẻ tạo tác cho cuộc đời hiện tại của mình và là người thiết kế duy nhất cho đời sống tương lai. Christmas Humphreys (1945)
Các điểm căn bản hợp nhất Nam tông và Bắc tông
1. Đức Phật là vị Thầy duy nhất của chúng tôi. 2. Chúng tôi tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo Pháp, và Tăng-già (Tam Bảo) 3. Chúng tôi không tin rằng thế gian nầy được tạo ra và cai trị bởi một Thượng Đế. 4. Chúng tôi xem ý nghĩa của cuộc sống là phát triển lòng Từ bi cho mọi chúng sinh không phân biệt, và hành động để mang lại lợi ích, hạnh phúc, và hòa bình cho tất cả; đồng thời phát triển Trí tuệ đưa đến thực chứng Chân lý Tối hậu. 5. Chúng tôi chấp nhận Tứ diệu đế, đó là Khổ, Tập, Diệt, Đạo; và lý Duyên sinh. 6. Tất cả mọi pháp hữu vi là vô thường, khổ và vô ngã (Tam tướng). 7. Chúng tôi chấp nhận ba mươi bảy phần bồ-đề là những dạng thái khác nhau của Con đường đưa đến Giác ngộ, như Đức Phật đã dạy. 8. Có ba phương cách để đạt Giác ngộ: như là một đệ tử Thanh văn, như là vị Phật độc giác, và như là vị Phật Chánh đẳng giác. Chúng tôi công nhận con đường cao quý nhất là con đường của vị Bồ-tát tiến đến quả vị Phật Chánh đẳng giác để cứu độ chúng sinh. 9. Chúng tôi ghi nhận có những sự khác biệt tại các quốc độ khác nhau về đường lối thực hành và niềm tin của Phật tử. Tuy nhiên, đây chỉ là những hình thức và biểu lộ bên ngoài, không nên lẫn lộn với những lời dạy tinh yếu của Đức Phật. ------------------ [*] Hội nghị thứ Nhất gồm đại diện Tăng-già của Tích Lan, Ấn Độ, Pakistan, Tây Tạng, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Hồng Kông, Nepal, Cam-pu-chia, Thái Lan, Lào, Miến Điện, Singapore, và Anh Quốc. Hòa thượng Thích Tâm Châu, đại diện Phật giáo Việt Nam, là thành viên sáng lập của Hội đồng Tăng-già Phật giáo Thế giới. Hội nghị thứ Hai tổ chức tại Sài Gòn và Đà Lạt vào năm 1969. Hiện nay, Hội đồng Tăng-già đặt trụ sở tại Đài Loan. Xem thêm: http://wbsc886.org/Enlish/E-index2/E-index.html -ooOoo-
Vào năm 1981, Hòa thượng Walpola Rahula khai triển thêm, thành 10 điểm như sau:
* * * Trong một bài tham luận khác, Hòa thượng Rahula tóm tắt như sau:
-ooOoo- |
|
[ Home ]
Hình ảnh Hội nghị Tăng-già Thế giới lần thứ Hai, Việt Nam (1969)
FUNDAMENTAL BUDDHISTIC BELIEFS HENRY STEEL OLCOTT (1832-1907) I. Buddhists are taught to show the same tolerance, forbearance, and brotherly love to all men, without distinction; and an unswerving kindness towards the members of the animal kingdom. II. The universe was evolved, not created; and its functions according to law, not according to the caprice of any God. III. The truths upon which Buddhism is founded are natural. They have, we believe, been taught in successive kalpas, or world-periods, by certain illuminated beings called BUDDHAS, the name BUDDHA meaning “Enlightened”. IV. The fourth Teacher in the present Kalpa was Sakya Muni, or Gautama Buddha, who was born in a Royal family in India about 2,500 years ago. He is an historical personage and his name was Siddhartha Gautama. V. Sakya Muni taught that ignorance produces desire, unsatisfied desire is the cause of rebirth, and rebirth, the cause of sorrow. To get rid of sorrow therefore, it is necessary to escape rebirth; to escape rebirth, it necessary and to extinguish desire, and to extinguish, it is necessary to destroy ignorance. VI. Ignorance fosters the belief that rebirth is a necessary thing. When ignorance is destroyed the worthlessness of every such rebirth, considered as an end in itself, is perceived, as well as the paramount need of adopting a course of life by which the necessity for such repeated rebirths can be abolished. Ignorance also begets the illusive and illogical idea that there is only one existence for man, and the other illusion that this one life is followed by states of unchangeable pleasure or torment. VII. The dispersion of all this ignorance can be attained by the persevering practice of an all-embracing altruism in conduct, development of intelligence, wisdom in thought, and destruction of desire for the lower personal pleasures. VIII. The desire to live being the cause of rebirth, when that is extinguished rebirths cease and the perfected individual attains by meditation that highest state of peace called Nirvana. IX. Sakya Muni taught that ignorance can be dispelled and sorrow removed by the knowledge of the four Noble Truths, viz.:
X. Right Meditation leads to spiritual enlightenment, or the development of that Buddha-like faculty which is latent in every man. XI. The essence of Buddhism, as summed up by the Tathàgatha (Buddha) himself, as:
XII. The universe is subject to a natural causation known as “Karma”. The merits and demerits of a being in past existence determine his condition in the present one. Each man, therefore, has prepared the causes of the effects which he now experiences. XIII. The obstacles to the attainment of good karma may be removed by the observance of the following precepts, which are embraced in the moral code of Buddhism, viz.: (1) Kill not; (2) Steal not; (3) Indulge in no forbidden sexual pleasure; (4) Lie not; (5) Take no intoxication or stupefying drug or liquor. Five other precepts which need not be here enumerated should be observed by those who would attain, more quickly than the average layman, the release from misery and rebirth. XIV. Buddhism discourages superstitious credulity. Gautama Buddha taught it to be the duty or a parent to have his child educated in science and literature. He also taught that no one should believe what is spoken by any sage, written in any book, or affirmed by tradition, unless it accord with reason. Drafted as a common platform upon which all Buddhists can agree. H. S. Olcott Twelve Principles of Buddhism Christmas Humphreys (1901-1983) 1. Self salvation is for any man the immediate task. If a man lay wounded by a poisoned arrow he would not delay extraction by demanding details of the man who shot it or the length and make of the arrow. There will be time for ever-increasing understanding of the Teaching during the treading of the Way. Meanwhile, begin now by facing life as it is, learning always by direct and personal experience. 2. The first fact of existence is the law of change or impermanence. All that exists, from a mole to a mountain, from a thought to an empire, passes through the same cycle of existence; birth, growth, decay and death. Life alone is continuous, ever seeking self-expression in new forms. "Life is a bridge; therefore build no house on it." Life is a process of flow, and he who clings to any form, however splendid, will suffer by resisting the flow. 3. The law of change applies equally to the "soul". There is no principle in an individual which is immortal and unchanging. Only the "Namelessness", the Ultimate Reality, is beyond change, and all forms of life, including man, are manifestations of this Reality. No one owns the life which flows in him any more than the electric light bulb owns the current which gives it light. 4. The universe is the expression of law. All effects have causes, and man's soul or character is the sum total of his previous thoughts and acts. Karma, meaning action-reaction, governs all existence, and man is the sole creator of his circumstances, and his reaction to them, his future condition and his final destiny. By right thought and action he can gradually purify his inner nature, and so by self-realization attain in time liberation from rebirth. The process covers great periods of time, involving life after life on earth, but ultimately every form of life will reach enlightenment. 5. Life is one and indivisible, though its ever-changing forms are innumerable and perishable. There is, in truth, no death, though every form must die. From an understanding of life's unity arises compassion, a sense of identity with the life in other forms. Compassion is described as the "Law of laws-eternal harmony", and he who breaks this harmony of life will suffer accordingly and delay his own enlightenment. 6. Life being One, the interests of the part should be those of the whole. In his ignorance man thinks he can successfully strive for his own interests, and his wrongly-directed energy of selfishness produces its cause. The Buddha taught four Noble Truths:
7. The Eightfold Path consists of: (1) Right Views or preliminary understanding, (2) Right Aims or Motives, (3) Right Speech, (4) Right Acts, (5) Right Livelihood, (6) Right Effort, (7) Right Concentration or mind-development, and, finally, (8) Right Samadhi, leading to full Enlightenment. As Buddhism is a way of living, not merely a theory of life, the treading of this Path is essential to self-deliverance. "Cease to do evil, learn to do good, cleanse your own heart: this is the Teaching of the Buddhas". 8. Reality is incomprehensible, and a God with attributes is not the final Reality. But the Buddha, a human being, became the All-Enlightened One, and the purpose of life is the attainment of Enlightenment. This state of consciousness, Nirvana, the extinction of the limitations of selfhood, is attainable on earth. All men and all other forms of life contain the potentiality of Enlightenment, and the purpose therefore consists in becoming what you are: "Look within; thou art Buddha". 9. From potential to actual Enlightenment there lies the Middle Way, the Eightfold Path from desire to peace", a process of self-development between the "opposites", avoiding all extremes. The Buddha trod this Way to the end, and the only faith required in Buddhism is the reasonable belief that where a Guide has trodden its is worth our while to tread. The Way must be trodden by the whole man, nor merely the best of him, and heart and mind must be developed equally. The Buddha was the All-Compassionate as well as the All-Enlightened One. 10. Buddhism lays great stress on the need of inward concentration and meditation, which leads in time to the development of the inner spiritual faculties. The subjective life is as important as the daily round, and periods of quietude for inner activity are essential for a balanced life. The Buddhist should at all times be "mindful and self-possessed", refraining from mental and emotional attachment to "the passing show". This increasingly watchful attitude to circumstances, which he knows to be his own creation, helps him to keep his reaction to it always under control. 11. The Buddha said: "Work out your own salvation with diligence". Buddhism knows no authority for truth save the intuition of the individual, and that is authority for himself alone. Each man suffers the consequences of his own acts, and learns thereby, while helping his fellow man to the same deliverance; nor will prayer to the Buddha or to any God prevent an effect following its cause. Buddhist monks are teachers and examplars, and in no sense intermediaries between Reality and the individual. The utmost tolerance is practiced towards all other religions and philosophies, for no man has the right to interfere in his neighbor's journey to the Goal. 12. Buddhism is neither pessimistic or "escapist", nor does it deny the existence of God or soul, though it places its own meaning on these terms. It is, on the contrary, a system of thought, a religion, a spiritual science and a way of life, which is reasonable, practical and all embracing. For over two thousand years it has satisfied the spiritual needs of nearly one-third of mankind. It appeals to the West because it has no dogmas, satisfies the reason and the heart alike, insists on self-reliance coupled with tolerance for other points of view, embraces science, religion, philosophy, psychology, ethics and art, and points to man alone as the creator of his present life and sole designer of his destiny. Christmas Humphreys (1945)
Basic Points Unifying the Theravāda and the Mahāyāna
The Basic Points Unifying the Theravāda
and the Mahāyāna is an important Buddhist ecumenical statement
created in 1967 during the First Congress of the World Buddhist
Sangha Council (WBSC), where its founder Secretary-General, the late
Venerable Pandita Pimbure Sorata Thera, requested the Ven. Walpola
Rahula to present a concise formula for the unification of all the
different buddhist traditions. This text was then unanimously
approved by the Council. *
Ven. Walpola Sri Rahula in 1981
offered an alternative to the Nine-point formula above restating it
as follows: * I have studied Mahayana for many years and the more I study it, the more I find there is hardly any difference between Theravada and Mahayana with regard to the fundamental teachings.
These are the most important teachings of the Buddha and they are all accepted by both schools without question. There are also some points where they differ. An obvious one is the Bodhisattva ideal. Many people say that Mahayana is for the Bodhisattvahood which leads to Buddhahood while Theravada is for Arahantship. I must point out that the Buddha was also an Arahant. Pacceka Buddha is also an Arahant. A disciple can also be an Arahant. The Mahayana texts never use the term Arahant-yana, Arahant Vehicle. They used three terms: Bodhisattvayana, Prateka-Buddhayana, and Sravakayana. In the Theravada tradition these three are called Bodhis. Some people imagine that Theravada is selfish because it teaches that people should seek their own salvation. But how can a selfish person gain Enlightenment? Both schools accept the three Yanas or Bodhis but consider the Bodhisattva ideal as the highest. The Mahayana has created many mystical Bodhisattvas while the Theravada considers a Bodhisattva as a man amongst us who devotes his entire life for the attainment of perfection, ultimately becoming a fully Enlightened Buddha for the welfare of the world, for the happiness of the world. (-- Walpola Rahula Mahathera) -ooOoo- |
[ Home ]
05-06-2016