Đàm luận Phật Pháp
Tỉnh thức trước bệnh tật và cái
chết
12. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH THIỀN CHỮA
BỆNH
- 312 -
Lời Phật dạy trong kinh văn nguyên
thủy
XII CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH THIỀN CHỮA BỆNH XII.1 GIỚI THIỆU Bài kinh trong chương này trình bày toàn bộ một chương trình gồm
các pháp hành thiền khác nhau mà Đức Phật đặt ra để hướng dẫn cho
một vị tu sĩ tên là Girimānanda đang lâm bệnh. Ở đây, Đức Phật không
tự mình đến thăm người bệnh mà thay vào đó, gửi ngài Ānanda đến
hướng dẫn cho ngài Girimānanda. Vì ngài Girimānanda hồi phục sức
khỏe sau khi nghe ngài Ānanda nói lại về các lời dạy của Đức Phật,
bài kinh có hàm ý rằng hiệu quả chữa bệnh của các lời dạy đó không
đòi hỏi có sự hiện diện của Đức Phật. Thay vào đó, ngay cả một người
chưa đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, như ngài Ānanda khi còn là một
thị giả của Đức Phật, vẫn có thể hướng dẫn thành công một bệnh nhân
thông qua một chuỗi các pháp hành thiền này. Trường hợp của ngài Girimānanda tương tự như việc trì tụng các
yếu tố giác ngộ cho ngài Mahākassapa (Đại Ca-diếp) nghe, như đã thảo
luận trong Chương 5, trên phương diện hai trường hợp trì tụng các
bài kinh tương ứng, như là một hình thức hướng dẫn hành thiền, đã
dẫn đến sự phục hồi sức khỏe. Cũng như bài kinh được dịch trong
Chương 5, bản dịch của bài kinh trong chương này dựa trên bản gốc
tiếng Tây Tạng được một vị tu sĩ Sri Lanka đem vào xứ sở đó. Ngoài
bản kinh Tây Tạng này, còn có một bài kinh tương đương khác trong
Tăng chi bộ của kinh tạng Pāli (AN 10.60). XII.2 KINH VĂN D 38 ka 276a6-279a1 Ghi chú: Bài kinh này cùng với 12 bài kinh khác trong tạng
Nikāya Pāli được tìm thấy trong bộ Kanjur của Phật giáo Tây
Tạng, do Tỳ-khưu Ānandaśri, người Sri Lanka, đem vào Tây Tạng và
dịch sang tiếng Tây Tạng vào thế kỷ 14. * Tôi nghe như vầy. Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī, tại
Jetavana, khu vườn của ông Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ, Tôn giả
Girimānanda lâm trọng bệnh, rất đau đớn. Rồi Tôn giả Ānanda đi
đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một
bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
“Bạch Ngài, Tôn giả Girimānanda lâm trọng bệnh, rất đau đớn.
Lành thay, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn đi đến thăm Tôn giả
Girimānanda.” Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda: “Này Ānanda, hãy đi đến Tỳ-khưu Girimānanda và đọc lên mười
tưởng, tụng lên rõ ràng cho ông ấy nghe. Tỳ-khưu Girimānanda sau
khi được nghe mười tưởng, ông ấy nhận thức đầy đủ về các tưởng
ấy vốn đang bị cơn bệnh đè nén. “Thế nào là mười? (1) Tưởng vô thường, (2) tưởng vô ngã, (3)
tưởng bất tịnh, (4) tưởng nguy hại, (5) tưởng từ bỏ, (6) tưởng
ly tham, (7) tưởng đoạn diệt, (8) tưởng nhàm chán đối với toàn
thế giới, (9) tưởng vô thường trong tất cả các hành, (10) niệm
hơi thở vô, hơi thở ra. 1. “Này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường? Ở đây, vị tỳ-khưu
đi đến ngôi rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán
sát rõ ràng như sau: ‘Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng
là vô thường, các hành là vô thường, thức là vô thường.’ Như
vậy, vị ấy quán năm thủ uẩn là vô thường. Hãy tập tưởng vô
thường như thế ấy. 2. “Này Ānanda, thế nào là tưởng vô ngã? Ở đây, vị tỳ-khưu đi
đến khu rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán sát
rõ ràng như sau: ‘Mắt là vô ngã, các hình sắc là vô ngã; tai là
vô ngã, các âm thanh là vô ngã; mũi là vô ngã, các mùi hương là
vô ngã; lưỡi là vô ngã, các vị nếm là vô ngã; thân là vô ngã,
các vật xúc chạm là vô ngã; ý là vô ngã, các đối tượng của ý
(pháp) là vô ngã.’ Như vậy, vị ấy quán sáu nội xứ và sáu ngoại
xứ là vô ngã. Hãy tập tưởng vô ngã như thế ấy. 3. “Này Ānanda, thế nào là tưởng bất tịnh? Ở đây, vị tỳ-khưu
quán sát thân này từ đỉnh đầu trở xuống đến bàn chân, được da
bao bọc, đầy những vật bất tịnh như: ‘Trong thân này có tóc,
lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận, tim, lá
lách, phổi, màng ruột, dạ dày, ruột, ruột tràng, bàng quang,
phân, mật, đờm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ dầu, nước
miếng, nước mũi, nước mủ, nước tiểu, và não.’ Đây là ba mươi hai
vật bất tịnh. Như vậy, vị ấy quán thân này là bất tịnh. Hãy tập
tưởng bất tịnh như thế ấy. 4. “Này Ānanda, thế nào là tưởng nguy hại? Ở đây, vị tỳ-khưu
đi đến khu rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán
sát rõ ràng như sau: ‘Thân này có nhiều đau đớn, nhiều sự nguy
hại. Trong thân này có nhiều loại bệnh khởi lên, như bệnh đau
mắt, bệnh đau vành tai, bệnh đau mũi, bệnh đau lưỡi, bệnh đau
thân, bệnh đau đầu, bệnh đau bên trong tai, bệnh đau miệng, bệnh
đau răng, bệnh ho, bệnh suyễn, bệnh viêm họng, bệnh sốt, bệnh
đau bụng, bệnh bất tỉnh, bệnh kiết lỵ, bệnh đau bụng quặn, bệnh
thổ tả, bệnh hủi, bệnh ung nhọt, bệnh ghẻ lở, bệnh suy nhược,
bệnh động kinh, bệnh da đóng vảy, bệnh ngứa, bệnh nấm da, bệnh
thủy đậu, bệnh ghẻ, bệnh ra máu, bệnh đái đường, bệnh trĩ, bệnh
ung thư, bệnh rò hậu môn, bệnh khởi lên do mật không điều hòa,
bệnh khởi lên do đàm không điều hòa, bệnh khởi lên từ gió không
điều hòa, bệnh khởi lên do kết hợp các yếu tố đó, bệnh do thiếu
ăn, bệnh do sinh hoạt không cân bằng, bệnh dịch lây lan bất
chợt, bệnh do nghiệp, lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu
tiện.’ Như vậy, vị ấy quán các loại bệnh ở thân này là nguy hại.
Hãy tập tưởng nguy hại như thế ấy. 5. “Này Ānanda, thế nào là tưởng từ bỏ? Ở đây, vị tỳ-khưu
không chấp giữ các ái dục đã khởi sinh, từ bỏ, đoạn tận, không
tạo thói quen, không nuôi dưỡng chúng; không chấp giữ sân hận đã
khởi sinh, từ bỏ, đoạn tận, không tạo thói quen, không nuôi
dưỡng nó; không chấp giữ các ý tưởng làm hại đã khởi sinh, từ
bỏ, đoạn tận, không tạo thói quen, không nuôi dưỡng chúng; không
chấp nhận các ác pháp và bất thiện pháp đã khởi sinh, từ bỏ,
đoạn tận, không tạo thói quen, không nuôi dưỡng nó; không chấp
giữ các ý tưởng làm hại đã khởi sinh, từ bỏ, đoạn tận, không tạo
thói quen, không nuôi dưỡng chúng. Đây gọi là tưởng từ bỏ. 6. “Này Ānanda, thế nào là tưởng ly tham? Ở đây, vị tỳ-khưu
đi đến khu rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán
sát rõ ràng như sau: ‘Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là
sự an chỉ tất cả các hành, sự chuyển hóa những gì đã sinh ra, sự
dập tắt mọi thèm muốn, ly tham, Niết-bàn.’ Đây gọi là tưởng ly
tham. 7. “Này Ānanda, thế nào là tưởng đoạn diệt? Ở đây, vị tỳ-khưu
đi đến khu rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán
sát rõ ràng như sau: ‘Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là
sự an chỉ tất cả các hành, sự chuyển hóa những gì đã sinh ra, sự
dập tắt mọi thèm muốn, đoạn diệt, Niết-bàn.’ Đây gọi là tưởng
đoạn diệt. 8. “Này Ānanda, thế nào là tưởng không ưa thích đối với toàn
thế giới? Ở đây, phàm ở đời có những tri kiến, tư duy, địa vị và
những gì có liên quan, vị tỳ-khưu từ bỏ và không ưa thích chúng.
Hãy tập tưởng không hoan hỷ đối toàn thế giới như thế ấy. 9. “Này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường trong tất cả các
hành? Ở đây, vị tỳ-khưu không chấp thủ vào các hành, từ bỏ, nhàm
chán chúng. Hãy tập tưởng vô thường trong tất cả các hành như
thế ấy. 10. “Này Ānanda, thế nào là niệm hơi thở vô, hơi thở ra? Ở
đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu
cốc trống, ngồi xếp chân, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Với
niệm, vị ấy thở vô; với niệm, vị ấy thở ra. “Thở vô dài, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở vô dài’, thở ra dài, vị
ấy rõ biết: ‘Tôi thở ra dài.’ Hay thở vô ngắn, vị ấy rõ biết
‘Tôi thở vô ngắn’; hay thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở ra
ngắn.’ ‘Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô’; vị ấy tập. ‘Cảm giác
toàn thân, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ
thở vô’, vị ấy tập. ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy
tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác hỷ
thọ, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở
vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập.
‘Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác tâm
hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở
vô’, vị ấy tập. ‘An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập.
“Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác về
tâm, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở
vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập.
‘Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm định
tĩnh, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở
vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập.
“Quán vô thường, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán vô thường,
tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán ly tham, tôi sẽ thở vô’, vị ấy
tập. ‘Quán ly tham, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán đoạn diệt,
tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra’, vị
ấy tập. ‘Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán từ bỏ, tôi
sẽ thở ra’, vị ấy tập. “Hãy tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra như
thế ấy. “Này Ānanda, hãy lập tức đi đến thăm Tỳ-khưu Girimānanda và
đọc lên mười tưởng này. Sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của
Tỳ-khưu Girimānanda sẽ được thuyên giảm ngay lập tức.” Rồi Tôn giả Ānanda, sau khi học thuộc từ Thế Tôn, đi đến gặp
Tôn giả Girimānanda và lần lượt đọc lên mười tưởng này. Tôn giả
Girimānanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh được thuyên giảm
ngay lập tức. Bệnh thuyên giảm, Tôn giả Girimānanda ngồi dậy.
Bệnh của Tôn giả Girimānanda được tiêu trừ. XII.3 THẢO LUẬN Trong bản gốc Tây Tạng, các lời hướng dẫn trong đoạn kinh về mười
sáu bước quán niệm hơi thở có nhiều lỗi sai khi được biên chép và
truyền vào Tây Tạng. Không thể dịch đầy đủ và có ý nghĩa nếu chỉ dựa
theo bản gốc. Do đó tôi phải bỏ phần này, và bổ sung vào đó bằng các
hướng dẫn tương ứng trích từ bài kinh của Tăng chi bộ (AN 10.60).
Ngoài bản dịch trên, trong phần Phụ lục của cuốn sách này, tôi
còn trình bày tóm tắt mười sáu bước quán niệm hơi thở được tìm thấy
trong tạng Luật của Căn bản Hữu bộ (Mūlarsarvāstivāda, T 1448) và
Hữu bộ (Sarvāstivāda, T 1435). Để đánh giá tốt hơn về hiệu ứng hành thiền trong toàn bộ chuỗi
các pháp thiền của bài kinh này, chúng ta cần tham khảo quy tắc về
các âm tiết tăng dần của văn học Pāli khẩu truyền. Nguyên tắc cơ bản
của quy tắc này là các thuật ngữ trong một danh sách có khuynh hướng
được sắp xếp theo một cách sao cho các từ có ít âm tiết hơn được
theo sau bởi các từ có số âm tiết bằng hoặc cao hơn. Các mục từ
trong danh sách gồm nhiều chi phần có khuynh hướng được sắp xếp
thành các nhóm nhỏ, dựa theo chủ đề hoặc kết nối chính thức giữa các
thành viên của một nhóm nhỏ. Trong danh sách mục từ Pāli gồm mười
pháp quán tưởng đề cập trong bài kinh, có thể nhận thấy ba nhóm nhỏ
sau đây [*]: • quán tưởng về vô thường (1), vô ngã (2), bất mỹ (3), nguy
hại (4); Nguyên tắc âm tiết tăng dần sắp xếp bốn quán tưởng đầu tiên vào
một nhóm. Sự phân chia như thế được thấy rõ hơn trong kinh
Girimānanda của tạng Pāli trong đó sau mỗi pháp quán tưởng có kèm
theo một câu kết luận tóm tắt điểm chính yếu của pháp hành đó. Câu
tóm tắt như thế không tìm thấy trong phần còn lại của bài kinh hướng
dẫn. Xem xét nhóm bốn quán tưởng đầu tiên cho thấy rằng phần này của
tiến trình hành thiền tương ứng với cách đối trị bốn tưởng điên đảo
(vipallāsa). Theo bài kinh trong Tăng chi bộ (AN 4.49) và bài kinh
tương đương trong Tăng nhất A-hàm (EĀ 5), bốn tưởng điên đảo này là:
• tưởng là thường trong những gì là vô thường (a), Kết quả tương ứng giữa bốn quán tưởng đầu tiên trong kinh
Girimānanda và bốn tưởng điên đảo như sau:
Quán tưởng:
Tưởng điên đảo: 1)
quán tưởng về vô thường a)
tưởng là thường trong những gì là vô thường 2)
quán tưởng về vô ngã b)
tưởng là ngã trong những gì là vô ngã 3)
quán tưởng về bất mỹ c)
tưởng là tịnh trong những gì là bất tịnh 4)
quán tưởng về nguy hại d)
tưởng là lạc trong những gì là khổ Trình tự của bốn quán tưởng này như được hướng dẫn trong kinh
Girimānanda dẫn đến sự tập trung tăng dần vào cơ thể, phù hợp với
những trải nghiệm bị bệnh. Đầu tiên, cơ thể được xem như là kết hợp
của năm thủ uẩn trong quán tưởng về vô thường (1). Quán tưởng về vô
ngã (2) chuyển sang sáu giác quan, trong đó năm giác quan đầu tiên
liên quan đến cơ thể. Sau đó, quán tưởng về bất mỹ (3) trình bày chi
tiết về các bộ phận của cơ thể, như thế, toàn bộ pháp thiền này chỉ
liên quan đến thể xác. Với quán tưởng về nguy hại (4), sự tập trung
vào cơ thể đạt đến đỉnh điểm, liên quan trực tiếp đến trường hợp bị
bệnh, cụ thể là các loại bệnh tật khác nhau tác động lên cơ thể và
gây đau đớn cho thể xác. Trong số các pháp quán tưởng còn lại trong bài kinh Girimānanda,
có thể thấy được một bộ bốn khác của các pháp quán tưởng, các pháp
hành này bổ sung cho nhau, tập trung vào mục tiêu tối hậu là
Niết-bàn. Đó là quán tưởng về ly tham (6), về đoạn diệt (7), về
không ưa thích đối với toàn thế giới (8), và về vô thường trong tất
cả các hành (9). Theo cách này, bộ bốn quán tưởng đầu tiên (1 đến 4)
giải phóng tâm trí khỏi bốn tưởng điên đảo (vipallāsa), và bộ bốn
quán tưởng thứ hai (6 đến 9) đưa tâm trí hướng đến sự hoàn toàn giải
thoát. Mỗi bộ bốn này được theo sau bởi một pháp quán tưởng duy nhất (5
và 10). Pháp quán tưởng đơn lẻ lại có liên quan đến một mô hình cơ
bản gồm bốn phần tử. Quán tưởng về sự từ bỏ (5) bắt đầu bằng việc
loại bỏ các tư duy ái dục (5a), kết quả tự nhiên của năng lực hành
thiền từ quán tưởng về bất mỹ (3) và về nguy hại (4). Tiếp theo là
quán tưởng về từ bỏ các ý tưởng sân hận (5b), về từ bỏ các ý tưởng
làm hại (5c) và từ bỏ bất kỳ phẩm hạnh xấu xa và bất thiện nào khác
(5d), cuối cùng dẫn dắt tự nhiên vào bốn quán tưởng kế tiếp (6 đến
9) để điều hướng tâm trí đến Niết-bàn. Như thế, việc loại bỏ các tư
duy ái dục (5a), các ý tưởng sân hận (5b), ý tưởng làm hại (5c) và
bất kỳ phẩm hạnh xấu ác nào khác (5d) được đưa ra dưới tiêu đề của
một pháp quán tưởng duy nhất về sự từ bỏ, rõ ràng liên quan đến một
mô hình cơ bản của bốn phần tử. Chương trình hành thiền đạt đển đỉnh điểm trong mười sáu bước
quán niệm hơi thở (10), mà thật ra, quy tắc về các âm tiết khác với
các quán tưởng trước đó. Nhiều bài kinh của Phật giáo sơ kỳ liên kết
mười sáu bước quán niệm hơi thở với bốn pháp lập niệm (thân, thọ,
tâm, pháp - satipaṭṭhānas), làm nền tảng cho bốn bộ bốn tạo nên mười
sáu bước quán niệm hơi thở. Theo cách này, tương tự như quán tưởng
về từ bỏ, quán niệm hơi thở trên cơ bản có thể được xem như phân
chia thành bốn giai đoạn. Mô hình kết quả của các bộ bốn của toàn bộ chương trình hành
thiền được tiến hành như sau: • vô thường (1), vô ngã (2), bất mỹ (3), nguy hại (4); Trong loạt các hướng dẫn cho ngài Girimānanda đang bị bệnh, quán
niệm hơi thở tạo thành điểm cao nhất, hoàn tất một loạt các pháp
hành thiền. Hơi thở để duy trì sự sống có mối quan hệ tự nhiên và
chặt chẽ với bệnh tật và cả cái chết. Thật thế, pháp quán tưởng về
cái chết sẽ trình bày trong Chương 24 sử dụng hơi thở làm đối tượng.
Dù là quán niệm hơi thở hay quán tưởng về cái chết, với tuệ giác về
vô thường, đều được tu tập với sự hỗ trợ của chánh niệm là vai trò
trung tâm của pháp hành. Một thông điệp khác được ghi nhận trong chương này là sự cần
thiết phải xây dựng một nguồn lực của bản thân thông qua công phu
hành thiền, đặc biệt bằng cách trau dồi quán niệm và sự hiểu biết về
tính vô thường. Trong phần kết luận của cuốn sách, tôi sẽ trở lại
bài kinh Girimānanda và mô tả chi tiết phương cách áp dụng mười pháp
quán tưởng này. Tuy nhiên, trước đó, phần thứ hai trong hai chủ đề
chính của cuốn sách này – bệnh tật và cái chết – cần phải được khai
triển, đó là làm thế nào để đối diện với cái chết của bản thân và
của những người khác. * Ghi chú: [*] Cách đếm số âm tiết như sau: aniccasaññā (tưởng vô
thường): 5, anattasaññā (tưởng vô ngã): 5, asubhasaññā
(tưởng bất mỹ): 5, ādīnavasaññā (tưởng nguy hại): 6,
pahānasaññā (tưởng từ bỏ): 5, virāgasaññā (tưởng ly
tham): 5, nirodhasaññā (tưởng đoạn diệt): 5, sabbaloke
anabhiratasaññā (tưởng không ưa thích đối với toàn thế
giới): 11, sabbasaṅkhāresu aniccāsaññā (tưởng vô thường
trong tất cả các hành): 11, và ānāpānasati (niệm hơi thở
vô ra): 6. Như thế, toàn bộ mười pháp quán tưởng được xếp thành ba nhóm
là: a) 5+5+5+6, b) 5+5+5+11+11, và c) 6. * * *
1_mucluc12.jpg
1179 * 898
2_10tuong.jpg
1059 * 794
3_4diendao.jpg
1336 * 750
4_quantubo.jpg
1328 * 903
Bhikkhu Anālayo, Mindfully facing disease and death (2017)
KINH GIRIMĀNANDA
Bhikkhu Anālayo dịch sang tiếng Anh từ bản Tây Tạng
Bình Anson dịch Việt từ bản tiếng Anh của Bhikkhu Anālayo
• quán tưởng về từ bỏ (5), ly tham (6), đoạn diệt (7), không ưa
thích đối với toàn thế giới (8), vô thường trong tất cả các hành
(9);
• quán niệm về hơi thở (10).
• tưởng là lạc trong những gì là khổ (b),
• tưởng là ngã trong những gì là vô ngã (c),
• tưởng là tịnh trong những gì là bất tịnh (d).
• từ bỏ ái dục (5a), sân hận (5b), gây hại (5c), xấu ác (5d);
• ly tham (6), đoạn diệt (7), không ưa thích đối với toàn thế
giới (8), vô thường trong tất cả các hành (9);
• quán niệm hơi thở: bộ bốn thứ nhất (10a), bộ bốn thứ hai
(10b), bộ bốn (10c) và bộ bốn thứ tư (10d).
D 38 ka 276a6-279a1
* Tôi nghe như vầy. Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī, tại Jetavana, khu vườn của ông Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Girimānanda lâm trọng bệnh, rất đau đớn. Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn: “Bạch Ngài, Tôn giả Girimānanda lâm trọng bệnh, rất đau đớn. Lành thay, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn đi đến thăm Tôn giả Girimānanda.” Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda: “Này Ānanda, hãy đi đến Tỳ-khưu Girimānanda và đọc lên mười tưởng, tụng lên rõ ràng cho ông ấy nghe. Tỳ-khưu Girimānanda sau khi được nghe mười tưởng, ông ấy nhận thức đầy đủ về các tưởng ấy vốn đang bị cơn bệnh đè nén. “Thế nào là mười? (1) Tưởng vô thường, (2) tưởng vô ngã, (3) tưởng bất tịnh, (4) tưởng nguy hại, (5) tưởng từ bỏ, (6) tưởng ly tham, (7) tưởng đoạn diệt, (8) tưởng nhàm chán đối với toàn thế giới, (9) tưởng vô thường trong tất cả các hành, (10) niệm hơi thở vô, hơi thở ra. 1. “Này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến ngôi rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán sát rõ ràng như sau: ‘Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, các hành là vô thường, thức là vô thường.’ Như vậy, vị ấy quán năm thủ uẩn là vô thường. Hãy tập tưởng vô thường như thế ấy. 2. “Này Ānanda, thế nào là tưởng vô ngã? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến
khu rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán sát rõ ràng
như sau: ‘Mắt là vô ngã, các hình sắc là vô ngã; tai là vô ngã, các
âm thanh là vô ngã; mũi là vô ngã, các mùi hương là vô ngã; lưỡi là
vô ngã, các vị nếm là vô ngã; thân là vô ngã, các vật xúc chạm là vô
ngã; ý là vô ngã, các đối tượng của ý (pháp) là vô ngã.’ Như vậy, vị
ấy quán sáu nội xứ và sáu ngoại xứ là vô ngã. Hãy tập tưởng vô ngã
như thế ấy. 3. “Này Ānanda, thế nào là tưởng bất tịnh? Ở đây, vị tỳ-khưu quán sát thân này từ đỉnh đầu trở xuống đến bàn chân, được da bao bọc, đầy những vật bất tịnh như: ‘Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận, tim, lá lách, phổi, màng ruột, dạ dày, ruột, ruột tràng, bàng quang, phân, mật, đờm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ dầu, nước miếng, nước mũi, nước mủ, nước tiểu, và não.’ Đây là ba mươi hai vật bất tịnh. Như vậy, vị ấy quán thân này là bất tịnh. Hãy tập tưởng bất tịnh như thế ấy. 4. “Này Ānanda, thế nào là tưởng nguy hại? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán sát rõ ràng như sau: ‘Thân này có nhiều đau đớn, nhiều sự nguy hại. Trong thân này có nhiều loại bệnh khởi lên, như bệnh đau mắt, bệnh đau vành tai, bệnh đau mũi, bệnh đau lưỡi, bệnh đau thân, bệnh đau đầu, bệnh đau bên trong tai, bệnh đau miệng, bệnh đau răng, bệnh ho, bệnh suyễn, bệnh viêm họng, bệnh sốt, bệnh đau bụng, bệnh bất tỉnh, bệnh kiết lỵ, bệnh đau bụng quặn, bệnh thổ tả, bệnh hủi, bệnh ung nhọt, bệnh ghẻ lở, bệnh suy nhược, bệnh động kinh, bệnh da đóng vảy, bệnh ngứa, bệnh nấm da, bệnh thủy đậu, bệnh ghẻ, bệnh ra máu, bệnh đái đường, bệnh trĩ, bệnh ung thư, bệnh rò hậu môn, bệnh khởi lên do mật không điều hòa, bệnh khởi lên do đàm không điều hòa, bệnh khởi lên từ gió không điều hòa, bệnh khởi lên do kết hợp các yếu tố đó, bệnh do thiếu ăn, bệnh do sinh hoạt không cân bằng, bệnh dịch lây lan bất chợt, bệnh do nghiệp, lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện.’ Như vậy, vị ấy quán các loại bệnh ở thân này là nguy hại. Hãy tập tưởng nguy hại như thế ấy. 5. “Này Ānanda, thế nào là tưởng từ bỏ? Ở đây, vị tỳ-khưu không chấp giữ các ái dục đã khởi sinh, từ bỏ, đoạn tận, không tạo thói quen, không nuôi dưỡng chúng; không chấp giữ sân hận đã khởi sinh, từ bỏ, đoạn tận, không tạo thói quen, không nuôi dưỡng nó; không chấp giữ các ý tưởng làm hại đã khởi sinh, từ bỏ, đoạn tận, không tạo thói quen, không nuôi dưỡng chúng; không chấp nhận các ác pháp và bất thiện pháp đã khởi sinh, từ bỏ, đoạn tận, không tạo thói quen, không nuôi dưỡng nó; không chấp giữ các ý tưởng làm hại đã khởi sinh, từ bỏ, đoạn tận, không tạo thói quen, không nuôi dưỡng chúng. Đây gọi là tưởng từ bỏ. 6. “Này Ānanda, thế nào là tưởng ly tham? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán sát rõ ràng như sau: ‘Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả các hành, sự chuyển hóa những gì đã sinh ra, sự dập tắt mọi thèm muốn, ly tham, Niết-bàn.’ Đây gọi là tưởng ly tham. 7. “Này Ānanda, thế nào là tưởng đoạn diệt? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán sát rõ ràng như sau: ‘Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả các hành, sự chuyển hóa những gì đã sinh ra, sự dập tắt mọi thèm muốn, đoạn diệt, Niết-bàn.’ Đây gọi là tưởng đoạn diệt. 8. “Này Ānanda, thế nào là tưởng không ưa thích đối với toàn thế giới? Ở đây, phàm ở đời có những tri kiến, tư duy, địa vị và những gì có liên quan, vị tỳ-khưu từ bỏ và không ưa thích chúng. Hãy tập tưởng không hoan hỷ đối toàn thế giới như thế ấy. 9. “Này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường trong tất cả các hành? Ở đây, vị tỳ-khưu không chấp thủ vào các hành, từ bỏ, nhàm chán chúng. Hãy tập tưởng vô thường trong tất cả các hành như thế ấy. 10. “Này Ānanda, thế nào là niệm hơi thở vô, hơi thở ra? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, tại gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, ngồi xếp chân, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Với niệm, vị ấy thở vô; với niệm, vị ấy thở ra. “Thở vô dài, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở vô dài’, thở ra dài, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở ra dài.’ Hay thở vô ngắn, vị ấy rõ biết ‘Tôi thở vô ngắn’; hay thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’ ‘Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô’; vị ấy tập. ‘Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán vô thường, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán ly tham, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán ly tham, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. “Hãy tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra như thế ấy. “Này Ānanda, hãy lập tức đi đến thăm Tỳ-khưu Girimānanda và đọc lên mười tưởng này. Sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của Tỳ-khưu Girimānanda sẽ được thuyên giảm ngay lập tức.” Rồi Tôn giả Ānanda, sau khi học thuộc từ Thế Tôn, đi đến gặp Tôn giả Girimānanda và lần lượt đọc lên mười tưởng này. Tôn giả Girimānanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh được thuyên giảm ngay lập tức. Bệnh thuyên giảm, Tôn giả Girimānanda ngồi dậy. Bệnh của Tôn giả Girimānanda được tiêu trừ.
AN 10.60
“Tôn giả Girimānanda, bạch Thế Tôn, bị bệnh, khổ đau, bị trọng
bệnh. Lành thay, nếu Thế Tôn đi đến thăm Tôn giả Girimānanda, vì
lòng từ mẫn. “Này Ānanda, hãy đi đến tỳ-khưu Girimānanda và nới với ông ấy về mười tưởng. Sau khi được nghe, bệnh của ông ấy có thể được thuyên giảm ngay lập tức. Thế nào là mười? “(1) Tưởng vô thường, (2) tưởng vô ngã, (3) tưởng bất tịnh, (4) tưởng nguy hại, (5) tưởng từ bỏ, (6) tưởng ly tham, (7) tưởng đoạn diệt, (8) tưởng nhàm chán đối với toàn thế giới, (9) tưởng vô thường trong tất cả các hành, (10) niệm hơi thở vô, hơi thở ra. (1) “Và này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán sát như sau: ‘Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, các hành là vô thường, thức là vô thường.’ Như vậy vị ấy trú, quán vô thường, trong năm thủ uẩn này. Đây gọi là tưởng vô thường. (2) “Và này Ānanda, thế nào là tưởng vô ngã? Ở đây, vị tỳ-khưu đi
đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán sát
như sau: ‘Mắt là vô ngã, các hình sắc là vô ngã; tai là vô ngã, các
âm thanh là vô ngã; mũi là vô ngã, các mùi hương là vô ngã; lưỡi là
vô ngã, các vị nếm là vô ngã; thân là vô ngã, các vật chạm xúc là vô
ngã; ý là vô ngã, các pháp là vô ngã.’ Như vậy, vị ấy trú, quán vô
ngã, trong sáu nội xứ và sáu ngoại xứ này. Đây gọi là tưởng vô ngã. (3) “Và này, Ānanda, thế nào là tưởng bất tịnh? Ở đây, vị tỳ-khưu
quán sát thân này từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được
da bao bọc, đầy những vật bất tịnh như: ‘Trong thân này có tóc,
lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận, tim, gan,
hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, dạ dày, phân, mật,
đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng,
nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu.’ Như vậy, vị ấy trú, quán
bất tịnh trong thân này. Đây gọi là tưởng bất tịnh. (4) “Và này Ānanda, thế nào là tưởng nguy hại? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, quán sát như sau: ‘Thân này có nhiều đau đớn và nguy hại. Bởi vì trong thân này có nhiều loại bệnh khởi lên như bệnh đau mắt, bệnh đau bên trong tai, bệnh đau mũi, bệnh đau lưỡi, bệnh đau ở thân, bệnh đau đầu, bệnh đau vành tai, bệnh đau miệng, bệnh đau răng, bệnh ho, bệnh suyễn, bệnh sổ mũi, bệnh sốt, bệnh già yếu, bệnh đau yếu, bệnh đau bụng, bất tỉnh, kiết lỵ, bệnh đau bụng quặn, bệnh thổ tả, bệnh hủi, bệnh ung nhọt, bệnh ghẻ lở, bệnh ho lao, bệnh trúng gió, bệnh da, bệnh ngứa, bệnh da đóng vảy, bệnh hắc lào lang ben, bệnh ghẻ, bệnh huyết đảm (mật trong máu), bệnh đái đường, bệnh trĩ, bệnh mụt nhọt, bệnh ung nhọt ung loét, các bệnh khởi lên do mật, từ đàm, từ niêm dịch, từ gió hay do các yếu tố đó kết hợp, các bệnh do thời tiết sinh ra, các bệnh do làm việc quá độ sinh, các bệnh do bị tấn công; các bệnh do nghiệp chín muồi, do lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện.’ Như vậy, vị ấy trú, quán sự nguy hại trong thân này. Đây gọi là tưởng nguy hại. (5) “Và này Ānanda, thế nào là tưởng từ bỏ? Ở đây, vị tỳ-khưu không chấp nhận dục tầm đã khởi sinh, từ bỏ, xua đuổi, chấm dứt, tẩy sạch nó; không chấp nhận sân tầm đã khởi sinh, từ bỏ, xua đuổi, chấm dứt, tẩy sạch nó; không chấp nhận hại tầm đã khởi sinh, từ bỏ, xua đuổi, chấm dứt, tẩy sạch nó; không chấp nhận các ác bất thiện pháp bất cứ khi nào chúng khởi sinh, từ bỏ, xua đuổi, chấm dứt, tẩy sạch chúng. Đây gọi là tưởng từ bỏ. (6) “Và này Ānanda, thế nào là ly tham? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, suy xét như sau: ‘Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, ly tham, Niết-bàn.’ Đây gọi là tưởng ly tham. (7) “Và này Ānanda, thế nào là tưởng đoạn diệt? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, suy xét như sau: ‘Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, đoạn diệt, Niết-bàn.’ Đây gọi là tưởng đoạn diệt. (8) “Và này Ānanda, thế nào là tưởng nhàm chán đối với toàn thế giới? Ở đây, vị tỳ-khưu không tham dự và bám víu vào các quan điểm, các thiên kiến, các tùy miên nào đối với thế gian, và từ bỏ, không chấp thủ chúng. Đây gọi là tưởng nhàm chán đối toàn thế giới. (9) “Và này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường trong tất cả các hành? Ở đây, vị tỳ-khưu bực phiền, xấu hổ, nhàm chán đối với tất cả hành. Đây gọi là tưởng vô thường trong tất cả các hành. (10) “Và này Ānanda, thế nào là niệm hơi thở vô, hơi thở ra? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến liêu cốc trống, ngồi xếp chân, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Với niệm, vị ấy thở vô; với niệm, vị ấy thở ra. “Thở vô dài, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở vô dài’, thở ra dài, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở ra dài.’ Hay thở vô ngắn, vị ấy rõ biết ‘Tôi thở vô ngắn’; hay thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’ ‘Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô’; vị ấy tập. ‘Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. “‘Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. “‘Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. “‘Quán vô thường, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán vô thường, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán ly tham, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán ly tham, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. ‘Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô’, vị ấy tập. ‘Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra’, vị ấy tập. “Đây gọi là niệm hơi thở vô, hơi thở ra. “Này Ānanda, hãy đi đến tỳ-khưu Girimānanda và nới với ông ấy về mười tưởng. Sau khi được nghe, bệnh của ông ấy có thể được thuyên giảm ngay lập tức.” Rồi Tôn giả Ānanda, sau khi học thuộc mười tưởng này từ Thế Tôn, đi đến Tôn giả Girimānanda và nói lên mười tưởng ấy. Sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của Tôn giả Girimānanda được thuyên giảm ngay lập tức. Tôn giả Girimānanda thoát khỏi bệnh ấy và đây là cách Tôn giả được chữa lành bệnh. * * ** * * |
Tỉnh thức
trước bệnh tật và cái chết Bhikkhu Analayo (2017). Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from Early Buddhist Texts. MỤC LỤC TỔNG QUÁT
CÁC CHỦ ĐỀ GIÁO THUYẾT TRONG MỖI CHƯƠNG
* * * |
Bhikkhu ANALAYO (1962-) Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg, Germany Tỳ-khưu Analayo sinh năm 1962 tại Đức. Sư xuất gia gieo duyên năm 1990 tại chùa Wat Suan Mokkh ở miền nam Thái Lan. Năm 1994, Sư đến Sri Lanka xuất gia với ngài Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya, và sau đó thọ giới tỳ-khưu với Hòa thượng Pemasiri vào năm 2007 trong hệ phái Shwegyin Nikaya (bắt nguồn từ hệ phái chính Amarapura Nikaya). Tuy nhiên, Bhikkhu Bodhi là vị thầy chính. Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ tại University of Peradeniya năm 2000 và luận án tiến sĩ được xuất bảm thành sách với tựa đề “Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization”. Cuốn sách được nhiều người khen ngợi, đã được tái bản nhiều lần và dịch sang 10 thứ tiếng. Bản tiếng Việt được Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch, với tựa đề “Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ”, xuất bản năm 2017. Hiện nay, Sư là giáo sư Phật học tại Trung tâm Phật học của Đại học Hamburg, Đức quốc (Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg), Đại học Phật giáo Pháp Cổ, Đài Loan (Dharma Drum Buddhist College, Taiwan). Sư là đồng sáng lập viên Nhóm Nghiên cứu A-hàm (Āgama Research Group) và là giảng sư của Trung tâm Phật học Barre, Hoa Kỳ (Barre Center for Buddhist Studies). Hiện nay (2018), ngài trú và tịnh tu tại Trung tâm Phật học Barre, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Các nguồn thông tin: 1) Wikipedia:
https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo ------------------ Giáo sư AMING TU Giáo sư Aming Tu (杜正民 - Đỗ Chính Dân, Du Zhengmin) là một sáng lập viên của hội CBETA (Chinese Buddhist Electronic Text Association, Hiệp hội Kinh văn Điện tử Phật giáo Trung Hoa) và đã từng là Giám đốc Điều hành của Hội (1998-2006). Ông là giáo sư Tin học và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong dự án số hóa Tam tạng Kinh điển tiếng Hán. Năm 2005, ông bị bệnh và được chẩn đoán là bị bệnh ung thư gan, phải vào bệnh viện 10 ngày và trải qua một cơn đau đớn rất khắc nghiệt. Sau khi rời bệnh viện, ông tìm đọc các bản kinh trong Hán tạng và tạng Pali có ghi lại các lời dạy của Đức Phật và các vị đại đệ tử để đối phó với cơn đau, bệnh tật và cái chết. Ông suy ngẫm và thực hành theo đó, và nhờ vậy, đã giúp ông rất nhiều để chịu đựng các cơn đau và viễn ảnh của cái chết không thể tránh được. Ông thảo luận các vấn đề nầy với tỳ-khưu Anālayo – lúc ấy, Sư đang nghiên cứu và dịch các bản kinh A-hàm. Ông đề nghị Sư khai triển thành một cuốn sách với nội dung về phương cách đối diện với bệnh tật và cái chết, dựa theo các bản kinh của Phật giáo Sơ kỳ – bộ A-hàm trong Hán tạng và Nikāya trong tạng Pāli, cùng với những hướng dẫn thực tế để hành thiền, giúp hành giả có đủ nghị lực, hiểu biết và tỉnh thức để trực diện với các vấn đề tất yếu đó của kiếp người. Sau khi Sư hoàn tất viết cuốn sách, Gs Tu đọc bản thảo, rất hoan hỷ và viết Lời Bạt, đề cập đến nguyên nhân ra đời của cuốn sách. Cuốn sách được xuất bản vào đầu năm 2017 và được nhiều vị thiền sư, học giả khen ngợi, tán thán. Một điều buồn là Gs Aming Tu không thấy được ấn bản chính thức. Ông qua đời vào tháng 11 năm 2016. * * * |
[ Home ]
15-06-2020