Đàm luận Phật Pháp
Tỉnh thức trước bệnh tật và cái
chết
10. LIỀU THUỐC CỦA MINH QUÁN
- 310 -
Lời Phật dạy trong kinh văn nguyên
thủy
X LIỀU THUỐC CỦA
MINH QUÁN X.1 GIỚI THIỆU Bài kinh trong chương này trình bày thêm một quan kiến về cách
đối mặt với bệnh tật, đó là dùng tuệ minh sát. Quan kiến này được
trình bày cùng với cảnh báo về sự phụ thuộc thái quá vào kinh nghiệm
về định tâm của mỗi hành giả. Khi đánh giá cảnh báo này, cần lưu ý
rằng trong tư duy của Phật giáo Sơ kỳ, việc đạt được các trạng thái
định tâm sâu sắc là một phần không thể thiếu của con đường giải
thoát và vì lý do này tu tập định có vị trí thứ hai trong tam vô lậu
học (giới-định-tuệ), bên cạnh đức hạnh và trí tuệ. Do đó, điểm chính
yếu được đưa ra trong bài kinh không phải là để hoàn toàn từ bỏ việc
định tâm. Đó là một sự hiểu lầm đáng tiếc. Vấn đề ở đây là để chỉ
các giới hạn của việc đắc định nếu không được bổ sung và làm viên
mãn qua tu tập phát triển tuệ quán. Điều này đặc biệt áp dụng khi
phải đối phó với bệnh tật. Bài kinh được dịch trong chương này được trích từ Tạp A-hàm (SĀ
1024, kinh A-thấp-ba-thệ) và bài kinh tương đương trong Tương ưng bộ
(SN 22.88, kinh Assaji). Nhân vật chính của bài kinh là một vị tu sĩ
tên là Assaji, có lẽ khác với Trưởng lão Assaji – một trong năm vị
đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Vị tu sĩ chăm sóc ông Assaji có tên là
Puṇṇiya (Phú-lân-ni). Tương tự như Tỳ-khưu Assaji trong bài kinh,
Tỳ-khưu Puṇṇiya cũng không phải là vị đệ tử nổi bật trong các kinh
nguyên thủy, vì vậy dường như không có thông tin bổ sung nào về hai
vị tỳ-khưu này. X.2 KINH VĂN SĀ 1024 Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc,
rừng cây Kỳ-đà (Jeta), tại nước Xá-vệ (Sāvatthī). Bấy giờ Tôn
giả A-thấp-ba-thệ (阿濕波誓, Pāli: Assaji) ở giảng đường Lộc tử mẫu
(Mīraga), Đông viên, thân bị bệnh nặng, vô cùng đau khổ. Tôn giả
Phú-lân-ni (Puṇṇiya) là vị chăm sóc tôn giả. Lúc đó Tôn giả A-thấp-ba-thệ nói với Phú-lân-ni: “Thầy đến
chỗ Thế Tôn, vì tôi cúi đầu lễ chân Thế Tôn, thưa hỏi Thế Tôn có
ít bệnh, ít não, đi ở có nhẹ nhàng, thuận lợi, trú an lạc không?
Và bạch với Ngài: ‘Con là A-thấp-ba-thệ ở vườn phía Đông, bị
khốn khổ vì tật bệnh, đang nằm liệt giường, muốn gặp Thế Tôn,
nhưng con bị khốn khổ vì tật bệnh, khí lực sút kém, không tự đến
được. Cúi xin Thế Tôn vì lòng thương xót mà đến Đông viên này.’”
Bấy giờ, Phú-lân-ni nhận lời A-thấp-ba-thệ, đến chỗ Thế Tôn,
cúi đầu lễ sát chân, đứng lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế
Tôn, Tôn giả A-thấp-ba-thệ cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, thưa
hỏi Thế Tôn có ít bệnh, ít não, đi ở có nhẹ nhàng, thuận lợi,
trú an lạc không?” Thế Tôn đáp: “Ta nay được an lạc.” Tôn giả Phú-lân-ni lại thưa: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả
A-thấp-ba-thệ ở Đông viên đau nặng nằm liệt giường, muốn gặp Thế
Tôn, nhưng sức yếu không thể tự đi đến chỗ Thế Tôn được. Lành
thay, xin Thế Tôn thương xót, thỉnh Ngài đến Đông viên.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Tôn giả Phú-lân-ni biết
Thế Tôn đã nhận lời, liền đảnh lễ rồi ra về. Vào buổi chiều, sau khi thiền tịnh, Thế Tôn đến Đông viên,
vào tịnh thất Tôn giả A-thấp-ba-thệ. Tôn giả A-thấp-ba-thệ từ xa
trông thấy Phật liền muốn gượng dậy. Phật bảo A-thấp-ba-thệ:
“Hãy thôi, chớ ngồi dậy.” Thế Tôn ngồi xuống giường khác, hỏi A-thấp-ba-thệ: “Tâm ông
có chịu nổi cái khổ của bệnh này không? Bệnh nơi thân ông tăng
hay giảm?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bệnh của con không bớt, thân không
được an ổn, các thứ khổ bức bách càng tăng thêm, không kham nổi.
Giống như người có nhiều sức mạnh bắt lấy người gầy yếu đuối,
dùng dây trói chặt vào đầu cùng hai tay, rồi siết chặt làm cho
đau đớn vô cùng. Hiện tại sự thống khổ của con còn hơn cả người
kia nữa. Giống như tên đồ tể dùng dao bén mổ bụng bò lấy nội tạng nó
ra; đau đớn nơi bụng con bò như thế nào có thể chịu nổi, còn
hiện tại đau đớn nơi bụng của con còn hơn cả đau đớn của con bò
kia. Như hai lực sĩ bắt một người yếu đuối treo lên trên lửa rồi
đốt hai chân họ, hiện tại hai chân của con còn nóng hơn chân
người kia. Nỗi đau đớn của bệnh chỉ tăng, không giảm.” Phật hỏi A-thấp-ba-thệ: “Ông có hối hận điều gì không?”
A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thật sự con có vài điều
hối hận.” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Ông có phá giới không?”
A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không có phá giới.”
Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Ông không có phá giới, vì sao lại
hối hận?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, trước khi con
chưa bệnh, con tu tập nhiều, chứng nhập tịnh lạc của thân an
chỉ. Tu tập tam-muội nhiều. Còn hôm nay, con lại không nhập
tam-muội kia được. Con tự suy nghĩ không lẽ tam-muội này thoái
thất chăng?” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Nay Ta hỏi ông, tùy ý đáp cho Ta.
Này A-thấp-ba-thệ, ông có thấy sắc tức là ngã, khác ngã, hoặc ở
trong nhau chăng?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn,
không.” Phật lại hỏi: “Ông có thấy thọ, … tưởng, … hành, … thức là
ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau chăng?” A-thấp-ba-thệ bạch
Phật: “Bạch Thế Tôn, không.” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Ông đã không thấy sắc là ngã, khác
ngã, hoặc ở trong nhau; không thấy thọ, … tưởng, … hành, … thức
là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau, vậy vì sao lại hối hận?”
A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đó là vì con không
chánh tư duy.” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Nếu sa-môn, bà-la-môn nào tam-muội kiên cố, tam-muội bình
đẳng, mà không nhập được tam-muội kia, thì không nên khởi nghĩ
rằng mình thoái thất đối với tam-muội. “Nếu vị thánh đệ tử nào lại không thấy sắc là ngã, khác ngã,
hoặc ở trong nhau; không thấy thọ, … tưởng, … hành, … thức là
ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau, thì chỉ nên giác tri rằng: “Tham dục hoàn toàn hết hẳn không còn, sân nhuế hết hẳn không
còn, ngu si hết hẳn không còn. Khi tất cả lậu hoặc đã tận trừ,
tâm vô lậu được giải thoát bằng trí tuệ, hiện tại tự biết và tác
chứng: ‘Đối với ta, sinh đã dứt, phạm hạnh đã thành, những gì
cần làm đã làm xong, ta tự biết không còn tái sinh đời sau
nữa.’” Khi nghe Phật thuyết pháp này, Tôn giả A-thấp-ba-thệ không
còn chấp thủ, tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc. Tôn giả vui
mừng, phấn khởi. Vì tâm được vui mừng, phấn khởi nên thân bệnh
liền dứt trừ. Sau khi Phật nói kinh này làm cho Tôn giả A-thấp-ba-thệ hoan
hỷ, tùy hỷ, Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy, ra về. X.3 THẢO LUẬN Cuộc gặp gỡ thực sự giữa Đức Phật và Tỳ-khưu Assaji đang bệnh bắt
đầu bằng lúc ông cố gắng ngồi dậy khi thấy Đức Phật đến. Đây là một
việc làm tiêu chuẩn trong những tình huống như vậy, theo đó người
bệnh bày tỏ sự tôn trọng và cảm kích rằng Đức Phật đã đích thân đến
thăm. Phản ứng thông thường của Đức Phật hoặc vị các tu sĩ nổi tiếng
khác khi đến thăm người bệnh là bày tỏ lòng từ bi bằng cách nói với
bệnh nhân cứ nằm yên ở đó, ngăn họ không cần phải có hành động tôn
kính theo cách thức có thể gây bất lợi cho tình trạng bệnh tật của
họ. Điều này thể hiện một thái độ trong đó mối quan tâm từ bi đối
với những người đang đau khổ được ưu tiên hơn các khía cạnh nhỏ nhặt
của hành vi bên ngoài. Trong bài kinh, Đức Phật bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi
xem liệu Tỳ-khưu Assaji có thể chịu đựng được các cơn đau không.
Điều này trực tiếp nhắm đến một vấn đề chính của bệnh tật, cụ thể là
đang chịu đựng cơn đau. Trong bài kinh ở Chương 3, câu chuyện xoay
quanh về mũi tên của nỗi đau thể xác và tiềm năng của nó dẫn đến mũi
tên khác của nỗi đau tinh thần. Các bài kinh ở Chương 6, 7 và 8, câu
hỏi tương tự cũng là về khả năng chịu đựng nỗi đau của bệnh nhân,
điều lý tưởng nhất là phải có chánh niệm. Sau khi nghe trình bày về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh, câu
hỏi tiếp theo của Đức Phật là liệu ông Assaji có trải qua sự hối
tiếc nào không. Khi biết rằng ông ấy thừa nhận đã có vài hối hận,
Đức Phật chuyển sang hỏi về vấn đề vi phạm giới đức. Đây rõ ràng là
một vấn đề phải được đưa ra. Gánh nặng vi phạm giới đức có thể trở
nên nặng nề vào thời điểm bị bệnh, và thậm chí còn nhiều hơn vào lúc
chết. Như đã thảo luận trong chương trước, việc duy trì giới đức
cung cấp một nguồn lực không sợ hãi. Tỳ-khưu Assaji trình bày rõ
thêm rằng điều này áp dụng cho trường hợp của mình; ông không bị
gánh nặng bởi hành vi sai trái đạo đức. Tiếp theo, bài kinh đề cập đến vấn đề chấp trước vào các trải
nghiệm của tâm định. Thay vì chạy theo sự chấp trước đó, bệnh nhân
cần phải tránh đồng hóa tự ngã với các trải nghiệm đó. Giảm thiểu sự
đồng hóa này này không chỉ là cách tiếp cận đúng đắn đối với bệnh
tật, mà còn là cách để hoàn toàn có sức khỏe tinh thần thông qua sự
giác ngộ. Khác với bài kinh trong Tạp A-hàm, bài kinh trong Tương
ưng bộ không ghi Tỳ-khưu Assaji đã hoàn toàn giác ngộ và đã phục hồi
sức khỏe, nhưng thông điệp cơ bản trong hai bài kinh vẫn giống nhau.
Từ bỏ tất cả các nhận dạng về tự ngã và chấp trước là chìa khóa cho
bình an và an định thực sự, không còn có nguy cơ bị lầm lạc nữa. Bài kinh đề cập đến chủ đề cần phải dứt bỏ tất cả các ý niệm nhận
dạng về ngã. Đây là cách tiếp cận tiêu chuẩn trong các bài kinh
nguyên thủy, áp dụng mô hình sau đây cho mỗi uẩn trong năm uẩn là
sắc, thọ, tưởng, các hành và thức: • xem uẩn là ngã, Mô hình bốn ý niệm này, khi được áp dụng cho mỗi uẩn trong năm
uẩn, dẫn đến hai mươi loại “thân kiến” (sakkāyadiṭṭhi) – cái nhìn về
tự ngã. Quan điểm về tự ngã như vậy – một dạng thái tin vào một bản
thân ngã có thật và thường hằng, là một trong những sợi dây trói
buộc (kiết sử) cần cắt bỏ để nhập dòng giải thoát. Trải nghiệm về
Niết-bàn khi đắc quả Dự Lưu là một phần của trải nghiệm trực tiếp mà
hành giả thật sự nhận biết không có một bản ngã vĩnh viễn nào có thể
tồn tại ở bất cứ đâu. Điều này đơn thuần là do hành giả có một trải
nghiệm hoàn toàn không có bất kỳ tham chiếu nào về bản ngã hoặc bất
cứ cái gì có thể được xác định là bản ngã. Mặc dù ngay thời điểm ấy,
hành giả không còn bám chấp quan kiến có một bản ngã hiện hữu, nhưng
nhiệm vụ thực chứng vô ngã vẫn chưa được hoàn thành, vì kiết sử mạn
và cảm nhận về bản ngã (kiết sử vô minh) vẫn còn tồn tại. Những kiết
sử này chỉ được cắt bỏ khi hành giả hoàn toàn giác ngộ, đắc quả
A-la-hán. Đây là chủ đề sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
Sự tự do của tâm trí có được khi hoàn toàn thực chứng giác ngộ
ngụ ý rằng các lậu hoặc (āsava) đã bị trừ diệt vĩnh viễn. Những lậu
hoặc ấy gây ảnh hưởng đến tri giác và phản ứng của phàm nhân, và từ
đó sai khiến họ hành động theo những cách bất thiện và có hại. Trong
tư duy Phật giáo Sơ kỳ, có ba loại lậu hoặc: • dục lậu, Đôi khi lậu hoặc thứ tư cũng được thêm vào, đó là kiến lậu. Việc
xóa bỏ hoàn toàn tất cả các lậu hoặc là điểm quy chiếu tiêu chuẩn
trong các bài kinh nguyên thủy để xác định sự giác ngộ hoàn toàn, mà
theo Phật giáo Sơ kỳ, một hành giả phải tu tập hoàn mãn khi hướng
đến đời sống thánh thiện, đó là đời sống độc thân của một tu sĩ Phật
giáo. Để đạt đến sự hoàn mãn của đời sống thánh thiện này, sự định
tâm có vai trò hỗ trợ quan trọng. Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng tâm
định có những hạn chế tiềm tàng, như được nhấn mạnh trong bài kinh.
Kinh nghiệm định tâm có thể đưa đến sự hài lòng, thậm chí phấn khởi.
Vì tất cả những trải nghiệm như vậy là vô thường và sẽ thay đổi, bám
thủ vào đó và đồng hóa bản ngã vào đó sớm muộn sẽ dẫn đến nỗi thất
vọng và lo sợ. Vì thế, tốt nhất là phát triển tâm định kết hợp với
trí tuệ, nhờ đó, hoạt động như một khía cạnh của tam vô lậu học mà
không làm lu mờ các khía cạnh khác, tránh được trường hợp xây dựng
cho ý thức về bản ngã, rõ ràng là trường hợp của Tỳ-khưu Assaji. Trong điều kiện thực tế, thông điệp chính yếu từ bài kinh tại là
tiềm năng của việc không xác định bản ngã. Tỳ-khưu Assaji đã đồng
hóa bản ngã với sự đắc định của mình, điều này đã khiến ông trở nên
kích động khi lâm bệnh nặng. Mặc dù ông đã thoát khỏi gánh nặng hối
hận vì những vi phạm giới đức, ông không thoát khỏi gánh nặng bám
thủ vào những kinh nghiệm thiền định của mình. Nhờ liều thuốc của
tuệ quán, ông đã có thể buông bỏ gánh nặng không cần thiết đó. Thật
thế, trong bài kinh, ông đã có thể buông bỏ mọi gánh nặng không cần
thiết ấy bằng cách đạt đến sức khỏe tinh thần tối cao của sự giác
ngộ. Áp dụng cho hoàn cảnh của chúng ta, thời gian bị bệnh có thể trở
thành một cơ hội để nhận thức về bản ngã: Có bất kỳ gánh nặng không
cần thiết nào trong hình thức bám thủ, chấp trước mà ta vẫn đeo đuổi
và có thể chữa trị với một liều thuốc không nhận dạng bản ngã? * * *
1-mucluc_10.jpg
1179 * 898
2-3kinh.jpg
1231 * 813
3-vongatuong.jpg
1177 * 863
4-5thuuan.jpg
1260 * 821
5-daukho.jpg
1244 * 838
Bhikkhu Anālayo, Mindfully facing disease and death (2017)
A-THẤP-BA-THỆ
Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch
Bình Anson hiệu đính dựa theo bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu
Ānalayo
• xem uẩn là khác biệt với ngã,
• xem uẩn ở trong ngã,
• xem ngã ở trong uẩn.
• hữu lậu,
• vô minh lậu.
SĀ 1024
Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà (Jeta), tại nước Xá-vệ (Sāvatthī). Bấy giờ Tôn giả A-thấp-ba-thệ (阿濕波誓, Pāli: Assaji) ở giảng đường Lộc tử mẫu (Mīraga), Đông viên, thân bị bệnh nặng, vô cùng đau khổ. Tôn giả Phú-lân-ni (Puṇṇiya) là vị chăm sóc tôn giả. Lúc đó Tôn giả A-thấp-ba-thệ nói với Phú-lân-ni: “Thầy đến chỗ Thế Tôn, vì tôi cúi đầu lễ chân Thế Tôn, thưa hỏi Thế Tôn có ít bệnh, ít não, đi ở có nhẹ nhàng, thuận lợi, trú an lạc không? Và bạch với Ngài: ‘Con là A-thấp-ba-thệ ở vườn phía Đông, bị khốn khổ vì tật bệnh, đang nằm liệt giường, muốn gặp Thế Tôn, nhưng con bị khốn khổ vì tật bệnh, khí lực sút kém, không tự đến được. Cúi xin Thế Tôn vì lòng thương xót mà đến Đông viên này.’” Bấy giờ, Phú-lân-ni nhận lời A-thấp-ba-thệ, đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ sát chân, đứng lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả A-thấp-ba-thệ cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, thưa hỏi Thế Tôn có ít bệnh, ít não, đi ở có nhẹ nhàng, thuận lợi, trú an lạc không?” Thế Tôn đáp: “Ta nay được an lạc.” Tôn giả Phú-lân-ni lại thưa: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả A-thấp-ba-thệ ở Đông viên đau nặng nằm liệt giường, muốn gặp Thế Tôn, nhưng sức yếu không thể tự đi đến chỗ Thế Tôn được. Lành thay, xin Thế Tôn thương xót, thỉnh Ngài đến Đông viên.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Tôn giả Phú-lân-ni biết Thế Tôn đã nhận lời, liền đảnh lễ rồi ra về. Vào buổi chiều, sau khi thiền tịnh, Thế Tôn đến Đông viên, vào tịnh thất Tôn giả A-thấp-ba-thệ. Tôn giả A-thấp-ba-thệ từ xa trông thấy Phật liền muốn gượng dậy. Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Hãy thôi, chớ ngồi dậy.” Thế Tôn ngồi xuống giường khác, hỏi A-thấp-ba-thệ: “Tâm ông có chịu nổi cái khổ của bệnh này không? Bệnh nơi thân ông tăng hay giảm?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bệnh của con không bớt, thân không được an ổn, các thứ khổ bức bách càng tăng thêm, không kham nổi. Giống như người có nhiều sức mạnh bắt lấy người gầy yếu đuối, dùng dây trói chặt vào đầu cùng hai tay, rồi siết chặt làm cho đau đớn vô cùng. Hiện tại sự thống khổ của con còn hơn cả người kia nữa. Giống như tên đồ tể dùng dao bén mổ bụng bò lấy nội tạng nó ra; đau đớn nơi bụng con bò như thế nào có thể chịu nổi, còn hiện tại đau đớn nơi bụng của con còn hơn cả đau đớn của con bò kia. Như hai lực sĩ bắt một người yếu đuối treo lên trên lửa rồi đốt hai chân họ, hiện tại hai chân của con còn nóng hơn chân người kia. Nỗi đau đớn của bệnh chỉ tăng, không giảm.” Phật hỏi A-thấp-ba-thệ: “Ông có hối hận điều gì không?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thật sự con có vài điều hối hận.” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Ông có phá giới không?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không có phá giới.” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Ông không có phá giới, vì sao lại hối hận?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, trước khi con chưa bệnh, con tu tập nhiều, chứng nhập tịnh lạc của thân an chỉ. Tu tập tam-muội nhiều. Còn hôm nay, con lại không nhập tam-muội kia được. Con tự suy nghĩ không lẽ tam-muội này thoái thất chăng?” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Nay Ta hỏi ông, tùy ý đáp cho Ta. Này A-thấp-ba-thệ, ông có thấy sắc tức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau chăng?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không.” Phật lại hỏi: “Ông có thấy thọ, … tưởng, … hành, … thức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau chăng?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không.” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Ông đã không thấy sắc là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau; không thấy thọ, … tưởng, … hành, … thức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau, vậy vì sao lại hối hận?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đó là vì con không chánh tư duy.” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Nếu sa-môn, bà-la-môn nào tam-muội kiên cố, tam-muội bình đẳng, mà không nhập được tam-muội kia, thì không nên khởi nghĩ rằng mình thoái thất đối với tam-muội. “Nếu vị thánh đệ tử nào lại không thấy sắc là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau; không thấy thọ, … tưởng, … hành, … thức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau, thì chỉ nên giác tri rằng: “Tham dục hoàn toàn hết hẳn không còn, sân nhuế hết hẳn không còn, ngu si hết hẳn không còn. Khi tất cả lậu hoặc đã tận trừ, tâm vô lậu được giải thoát bằng trí tuệ, hiện tại tự biết và tác chứng: ‘Đối với ta, sinh đã dứt, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm xong, ta tự biết không còn tái sinh đời sau nữa.’” Khi nghe Phật thuyết pháp này, Tôn giả A-thấp-ba-thệ không còn chấp thủ, tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc. Tôn giả vui mừng, phấn khởi. Vì tâm được vui mừng, phấn khởi nên thân bệnh liền dứt trừ. Sau khi Phật nói kinh này làm cho Tôn giả A-thấp-ba-thệ hoan hỷ, tùy hỷ, Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy, ra về. -------------------------- SN 22.88
Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ Tôn giả Assaji trú ở vườn Kassapaka, bị bệnh, đau đớn, trầm trọng. Rồi Tôn giả Assaji gọi các người thị giả: “Này chư Hiền, hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn: ‘Tỳ-khưu Assaji, bạch Thế Tôn, bị bệnh, đau đớn, trầm trọng, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Thế Tôn.’ Rồi thưa như sau: 'Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy đi đến Tỳ-khưu Assaji.’” “Thưa vâng, Hiền giả.” Các tỳ-khưu ấy vâng đáp Tôn giả Assaji, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các tỳ-khưu ấy bạch Thế Tôn: “Tỳ-khưu Assaji, bạch Thế Tôn, bị bệnh đau đớn, trầm trọng, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Thế Tôn. Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy đi đến Tỳ-khưu Assaji.” Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Assaji. Tôn giả Assaji thấy Thế Tôn từ xa đi đến liền cố gắng từ nơi giường ngồi dậy. Thế Tôn nói với Tôn giả Assaji: “Thôi, Assaji! Ông chớ có cố gắng từ giường ngồi dậy! Có chỗ ngồi đã soạn sẵn. Tại chỗ ấy, Ta sẽ ngồi.” Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Assaji: “Ông có kham nhẫn được không, này Assaji? Ông có chịu đựng được không? Có phải khổ thọ tổn giảm, không tăng trưởng? Có phải có những dấu hiệu thuyên giảm, không có tăng trưởng?” “Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn! Con không thể chịu đựng! Khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không tổn giảm. Có những dấu hiệu tăng trưởng, không thuyên giảm!” “Này Assaji, ông có phân vân gì, có hối hận gì không?” “Chắc chắn, bạch Thế Tôn, con có nhiều phân vân, có nhiều hối hận.” “Này Assaji, ông có điều gì tự trách mình về giới luật hay không?” “Bạch Thế Tôn, con không có điều gì tự trách mình về giới luật.” “Này Assaji, nếu ông không có điều gì tự trách mình về giới luật, vì sao ông lại có phân vân gì, có hối hận?” “Trước đây, bạch Thế Tôn, khi bị bệnh, con cố gắng làm cho an chỉ thân hành, nhưng bây giờ con không chứng được thiền định. Vì không chứng được thiền định, con tự nghĩ: ‘Mong rằng tôi sẽ không thối thất.’” “Này Assaji, những sa-môn hay bà-la-môn nào cho rằng thiền định là cần thiết và đồng hóa thiền định với pháp tu sa-môn thì khi không chứng được thiền định, họ sẽ nghĩ: ‘Mong rằng chúng tôi sẽ không thối thất.’ “Này Assaji, ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?” “Là vô thường, bạch Thế Tôn.” “Cái gì vô thường là khổ hay lạc?” “Là khổ, bạch Thế Tôn.” “Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?’” “Thưa không, bạch Thế Tôn.” “Này Assaji, ông nghĩ thế nào? Thọ là thường hay vô thường? … Tưởng là thường hay vô thường? … Các hành là thường hay vô thường? ... Thức là thường hay vô thường?” “Là vô thường, bạch Thế Tôn.” “Cái gì vô thường là khổ hay lạc?” “Là khổ, bạch Thế Tôn.” “Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?’” “Thưa không, bạch Thế Tôn.” “Do vậy, này Assaji, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.’ Phàm thọ gì … Phàm tưởng gì … Phàm các hành gì … Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.’ “Thấy vậy, này Assaji, bậc đa văn thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm y đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: ‘Ta đã được giải thoát.’ Vị ấy biết rõ: ‘Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.’ “Khi cảm giác lạc thọ, vị ấy biết rõ: ‘Là vô thường’; vị ấy biết rõ: ‘Là không nên đắm trước’; vị ấy biết rõ: ‘Là không nên hoan hỷ.’ Khi cảm giác khổ thọ, vị ấy biết rõ: ‘Là vô thường’; vị ấy biết rõ: ‘Là không nên đắm trước’; vị ấy biết rõ: ‘Là không nên hoan hỷ.’ Khi cảm giác bất khổ bất lạc khổ, vị ấy biết rõ: ‘Là vô thường’; vị ấy biết rõ: ‘Là không nên đắm trước’; vị ấy biết rõ: ‘Là không nên hoan hỷ.’ “Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm thọ không có hệ lụy. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thọ không có hệ lụy. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thọ không có hệ lụy. “Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ chấm dứt với thân, vị ấy biết rõ: ‘Ta cảm giác một cảm thọ chấm dứt với thân.’ Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ chấm dứt với sinh mạng, vị ấy biết rõ: ‘Ta cảm giác một cảm thọ chấm dứt với sinh mạng.’ Vị ấy biết rõ rằng: ‘Khi thân hoại mạng chung, tất cả những gì được cảm thọ, không hoan hỷ trong đó, sẽ trở thành thanh lương ngay tại đây.’ “Ví như, này Assaji, do duyên dầu, do duyên tim bấc, một cây đèn dầu được cháy đỏ. Khi dầu và tim bấc của ngọn đèn ấy đoạn tận, không thêm nhiên liệu, ngọn đèn ấy sẽ tắt. Cũng vậy, này Assaji, khi vị tỳ-khưu cảm giác một cảm thọ chấm dứt với thân, vị ấy biết rõ: ‘Ta cảm giác một cảm thọ chấm dứt với thân.’ Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ chấm dứt với sinh mạng, vị ấy biết rõ: ‘Ta cảm giác một cảm thọ chấm dứt với sinh mạng.’ Vị ấy biết rõ rằng: ‘Khi thân hoại mạng chung, tất cả những gì được cảm thọ, không hoan hỷ trong đó, sẽ trở thành thanh lương ngay tại đây.’” * * ** * * |
Tỉnh thức
trước bệnh tật và cái chết Bhikkhu Analayo (2017). Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from Early Buddhist Texts. MỤC LỤC TỔNG QUÁT
CÁC CHỦ ĐỀ GIÁO THUYẾT TRONG MỖI CHƯƠNG
* * * |
Bhikkhu ANALAYO (1962-) Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg, Germany Tỳ-khưu Analayo sinh năm 1962 tại Đức. Sư xuất gia gieo duyên năm 1990 tại chùa Wat Suan Mokkh ở miền nam Thái Lan. Năm 1994, Sư đến Sri Lanka xuất gia với ngài Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya, và sau đó thọ giới tỳ-khưu với Hòa thượng Pemasiri vào năm 2007 trong hệ phái Shwegyin Nikaya (bắt nguồn từ hệ phái chính Amarapura Nikaya). Tuy nhiên, Bhikkhu Bodhi là vị thầy chính. Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ tại University of Peradeniya năm 2000 và luận án tiến sĩ được xuất bảm thành sách với tựa đề “Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization”. Cuốn sách được nhiều người khen ngợi, đã được tái bản nhiều lần và dịch sang 10 thứ tiếng. Bản tiếng Việt được Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch, với tựa đề “Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ”, xuất bản năm 2017. Hiện nay, Sư là giáo sư Phật học tại Trung tâm Phật học của Đại học Hamburg, Đức quốc (Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg), Đại học Phật giáo Pháp Cổ, Đài Loan (Dharma Drum Buddhist College, Taiwan). Sư là đồng sáng lập viên Nhóm Nghiên cứu A-hàm (Āgama Research Group) và là giảng sư của Trung tâm Phật học Barre, Hoa Kỳ (Barre Center for Buddhist Studies). Hiện nay (2018), ngài trú và tịnh tu tại Trung tâm Phật học Barre, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Các nguồn thông tin: 1) Wikipedia:
https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo ------------------ Giáo sư AMING TU Giáo sư Aming Tu (杜正民 - Đỗ Chính Dân, Du Zhengmin) là một sáng lập viên của hội CBETA (Chinese Buddhist Electronic Text Association, Hiệp hội Kinh văn Điện tử Phật giáo Trung Hoa) và đã từng là Giám đốc Điều hành của Hội (1998-2006). Ông là giáo sư Tin học và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong dự án số hóa Tam tạng Kinh điển tiếng Hán. Năm 2005, ông bị bệnh và được chẩn đoán là bị bệnh ung thư gan, phải vào bệnh viện 10 ngày và trải qua một cơn đau đớn rất khắc nghiệt. Sau khi rời bệnh viện, ông tìm đọc các bản kinh trong Hán tạng và tạng Pali có ghi lại các lời dạy của Đức Phật và các vị đại đệ tử để đối phó với cơn đau, bệnh tật và cái chết. Ông suy ngẫm và thực hành theo đó, và nhờ vậy, đã giúp ông rất nhiều để chịu đựng các cơn đau và viễn ảnh của cái chết không thể tránh được. Ông thảo luận các vấn đề nầy với tỳ-khưu Anālayo – lúc ấy, Sư đang nghiên cứu và dịch các bản kinh A-hàm. Ông đề nghị Sư khai triển thành một cuốn sách với nội dung về phương cách đối diện với bệnh tật và cái chết, dựa theo các bản kinh của Phật giáo Sơ kỳ – bộ A-hàm trong Hán tạng và Nikāya trong tạng Pāli, cùng với những hướng dẫn thực tế để hành thiền, giúp hành giả có đủ nghị lực, hiểu biết và tỉnh thức để trực diện với các vấn đề tất yếu đó của kiếp người. Sau khi Sư hoàn tất viết cuốn sách, Gs Tu đọc bản thảo, rất hoan hỷ và viết Lời Bạt, đề cập đến nguyên nhân ra đời của cuốn sách. Cuốn sách được xuất bản vào đầu năm 2017 và được nhiều vị thiền sư, học giả khen ngợi, tán thán. Một điều buồn là Gs Aming Tu không thấy được ấn bản chính thức. Ông qua đời vào tháng 11 năm 2016. * * * |
[ Home ]
01-06-2020