Đàm luận Phật Pháp
- 308 -

Tỉnh thức trước bệnh tật và cái chết
Lời Phật dạy trong kinh văn nguyên thủy

08. TỈNH THỨC TRƯỚC BỆNH TẬT

 
mucluc08.jpg
mucluc08.jpg
1179 * 898
dgt_1.jpg
dgt_1.jpg
1234 * 870
dgt_2.jpg
dgt_2.jpg
1310 * 797
dgt_3.jpg
dgt_3.jpg
1177 * 853
dgt_4.jpg
dgt_4.jpg
1222 * 821
dgt_5.jpg
dgt_5.jpg
1332 * 920
dgt_6.jpg
dgt_6.jpg
1308 * 890
dgt_7.jpg
dgt_7.jpg
1265 * 824

 

VIII

TỈNH THỨC TRƯỚC BỆNH TẬT
Bhikkhu Anālayo, Mindfully facing disease and death (2017)

VIII.1 GIỚI THIỆU

Trong chương này tôi tiếp tục chủ đề đối diện với nỗi đau bằng niệm. Trong Chương 6, ngài Anuruddha đối diện với cơn đau đớn của chính mình bằng cách an trú trong bốn pháp lập niệm (satipaṭṭhānas), ở đây, trong chương này, ngài đến thăm một đệ tử cư sĩ bị bệnh tên là Mānadiṇṇa (Ma-na-đề-na), cũng thực hành bốn pháp lập niệm cho cùng một mục đích.

Bài kinh ở đây là một trong các ví dụ chứng minh việc thực hành bốn pháp lập niệm cho hàng cư sĩ đệ tử. Trái ngược với giả định đôi khi được tìm thấy trong các tác phẩm hiện đại cho rằng chỉ có các tu sĩ thực hành quán niệm trong thời cổ đại, bài kinh cho thấy ngay cả trong thời đó cũng đã có nhiều vị đệ tử cư sĩ rất thành thạo trong bốn pháp lập niệm, như trong bài kinh của Tạp A-hàm (SĀ 1038) và bài kinh tương đương trong Tương ưng bộ (SN 47.30).  

VIII.2 KINH VĂN

SĀ 1038
MA-NA-ĐỀ-NA
Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch
Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Anāyo

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật trú bên ao Kiệt-già (Gaggarā), tại nước Chiêm-bà (Campā). Bấy giờ có gia chủ Ma-na-đề-na (Mānadinna) bị bệnh mới bớt.
Rồi gia chủ nói với một người nam: “Này thiện nam tử, ông hãy đến chỗ Tôn giả A-na-luật (Anurudha), thay tôi đảnh lễ dưới chân, hỏi thăm sức khỏe: ‘Bạch ngài, cuộc sống có thoải mái, an lạc không? Ngày mai, xin ngài cùng bốn vị nhận lời thỉnh của tôi’. Nếu ngài nhận lời, ông nên vì tôi bạch rằng tôi là người thế tục, bận nhiều công việc trong vương quốc, không thể đích thân đến rước được; xin ngài vì lòng bi mẫn, cùng bốn vị đến đúng giờ theo lời thỉnh mời của tôi.”

Lúc ấy người nam kia vâng lời gia chủ, đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật, đảnh lễ dưới chân, thưa Tôn giả rằng: “Gia chủ Ma-na-đề-na xin kính lễ và hỏi thăm: ‘Bạch ngài, cuộc sống có thoải mái, an lạc, ít bệnh, ít não không? Và trưa ngày mai, xin ngài vì lòng bi mẫn, cùng bốn vị nhận lời thỉnh mời của tôi.’” Rồi Tôn giả A-na-luật im lặng nhận lời mời.

Bấy giờ người kia lại vì gia chủ Ma-na-đề-na thưa Tôn giả A-na-luật: “Tôi là người thế tục bận nhiều công việc vương gia, không thể đích thân đến rước được. Xin ngài vì lòng bi mẫn, cùng bốn vị nhận lời thỉnh mời trưa ngày mai của tôi.”

Tôn giả A-na-luật nói: “Ông cứ an tâm, tôi tự biết thời. Ngày mai sẽ cùng bốn vị đến nhà gia chủ.”

Sau đó, người này theo lời dạy của Tôn giả A-na-luật trở về thưa lại gia chủ: “Thưa ngài, tôi đã đến gặp Tôn giả A-na-luật, trình bày đầy đủ như ngài dặn bảo và Tôn giả A-na-luật nói rằng gia chủ cứ an tâm, ngài tự biết thời.”

Tối hôm đó, gia chủ Ma-na-đề-na sửa soạn đồ ăn thức uống tinh khiết, thơm ngon. Sáng sớm, lại sai người kia đến chỗ Tôn giả A-na-luật thưa đã đến giờ. Người kia liền vâng lời đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, bạch rằng: “Đồ cúng dường đã sửa soạn xong, xin ngài biết đã đến giờ.”

Rồi Tôn giả A-na-luật đắp y ôm bát cùng với bốn vị đi đến nhà gia chủ. Trong lúc ấy, các nữ nhân đang đứng vây quanh gia chủ Ma-na-đề-na, đứng trong cửa bên trái. Khi trông thấy Tôn giả A-na-luật, gia chủ cúi người ôm chân kính lễ, đưa ngài đến chỗ ngồi. Gia chủ lần lượt kính lễ và hỏi thăm sức khỏe mỗi vị, rồi ngồi lui qua một bên.

Tôn giả A-na-luật hỏi thăm gia chủ: “Cuộc sống có kham nhẫn, an vui không?”

Gia chủ đáp: “Vâng, thưa Tôn giả, con sống kham nhẫn an vui. Trước đây, con bị bệnh nặng nhưng hôm nay đã bớt rồi.”

Tôn giả A-na-luật hỏi gia chủ: “Gia chủ sống, trụ tâm thế nào để có thể khiến cho bệnh tật khổ não bớt dần?”

Gia chủ bạch: “Thưa Tôn giả A-na-luật, con trụ vào bốn niệm xứ, chuyên tu buộc niệm, cho nên các thứ bệnh tật khổ đau nơi thân đều được đình chỉ. Những gì là bốn?

“Sống quán niệm thân trên thân bên trong, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm thân trên thân bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm thân trên thân bên trong bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian.

“Sống quán niệm thọ trên thọ bên trong, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm thọ trên thọ bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm thọ trên thọ bên trong bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian.

“Sống quán niệm tâm trên tâm bên trong, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm tâm trên tâm bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm tâm trên tâm bên trong bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian.

“Sống quán niệm pháp trên pháp bên trong, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm pháp trên pháp bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm pháp trên pháp bên trong bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian.

Như vậy, bạch Tôn giả A-na-luật, con nhờ buộc tâm trụ vào bốn niệm xứ cho nên mọi thứ bệnh tật khổ đau nơi thân đều được đình chỉ. Thưa Tôn giả A-na-luật, nhờ trụ tâm được như thế, cho nên mọi thứ tật bệnh khổ đau đều được đình chỉ.”

Tôn giả A-na-luật bảo gia chủ: “Hôm nay, gia chủ vừa tự tuyên bố về quả A-na-hàm (Bất lai).”

Sau đó, gia chủ Ma-na-đề-na mang các thứ đồ ăn thức uống thanh khiết, thơm ngon, tự tay cúng dường đầy đủ. Sau khi thọ thực và súc rửa miệng xong, gia chủ Ma-na-đề-na lại ngồi nơi ghế thấp nghe pháp. Tôn giả A-na-luật thuyết pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho người nghe an vui, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

VIII.3 THẢO LUẬN

Phiên bản trong Tương ưng bộ tương đồng với bài kinh trong Tạp A-hàm rằng ngài Anuruddha đã đưa ra kết luận rằng ông Mānadiṇṇa đã đắc quả Bất lai, chỉ khác biệt ở điểm kết thúc ông cho biết khi an trú vào bốn pháp lập niệm, ông đã đoạn tận năm hạ phần kiết sử. Tuy nhiên, cần phải có thêm những mô tả khác về việc đắc quả vị này vì mặc dù ông Mānadiṇṇa trình bày rất ấn tượng về việc thực hành bốn pháp lập niệm khi lâm bệnh, điều đó vẫn chưa đủ để kết luận rằng ông ấy phải là một vị Bất lai. Việc an trú trong bốn pháp lập niệm như thế và nhờ đó có thể vượt qua một căn bệnh cũng có thể xảy ra cho một hành giả chưa đạt đến trình độ cao như vậy trên con đường giải thoát. Do đó, để ngài Anuruddha đi đến kết luận rằng Mānadiṇṇa đã tuyên bố mình là một vị Bất lai, cần phải có các tham chiếu khác về việc ông đã đoạn tận năm hạ phần kiết sử. Có lẽ các tham chiếu như thế đã bị thất lạc trong bài kinh của Tạp A-hàm.

Trong cả hai bài kinh về ông Mānadiṇṇa, đắc quả vị Bất lai là một trong bốn giai đoạn tiến đến giác ngộ được công nhận trong Phật giáo Sơ kỳ:

• Dự lưu,
• Nhất lai,
• Bất lai,
• A-la-hán, hoàn toàn giải thoát.

Tiến độ thông qua các giai đoạn giác ngộ này diễn ra bằng cách đoạn tận các kiết sử (saṃyojana). Có tất cả mười kiết sử cần phải đoạn tận. Năm kiết sử đầu tiên, gọi là năm hạ phần kiết sử, phải được đoạn tận để đắc quả vị Bất lai là:

• Thân kiến,
• Hoài nghi,
• Giới lễ nghi thủ,
• Dục ái,
• Sân hận.

Ở đây, thân kiến để chỉ niềm tin vào một tự ngã trường tồn. Hoài nghi đặc biệt có liên quan đến những nghi ngờ đáng kể về hiệu quả của giáo lý trong Phật giáo Sơ kỳ trên con đường đưa đến giác ngộ. Giới lễ nghi thủ là chấp thủ vào các giáo điều, nghi lễ với quan niệm cho rằng như thế là cần thiết và đủ để đạt giác ngộ.

Ba kiết sử này được khắc phục với trải nghiệm đầu tiên về Niết-bàn khi nhập dòng giải thoát, đắc quả Dự lưu, mà tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong chương tiếp theo. Trải nghiệm này là kết quả của việc thực hiện các giáo lý Phật giáo Sơ kỳ về giới, định, tuệ mà vị Dự lưu không còn bất kỳ nghi ngờ nào về hiệu quả của giáo lý này đưa đến mục tiêu giác ngộ. Điều ấy cũng cho thấy rõ ràng rằng giới hạnh là một cơ sở không thể thiếu cho sự tiến bộ trên đường đưa đến giải thoát và do đó, việc chỉ tuân theo các giáo điều, hình thức lễ nghi tự nó không đủ để để đạt đến mục tiêu ấy.

Hai kiết sử kế tiếp, dục áisân hận, được giảm thiểu đáng kể trong giai đoạn tiếp theo, khi đắc quả Nhất lai. Khi hành giả đắc quả vị thứ ba, quả Bất lai, tất cả những ham muốn nhục cảm và sân hận dưới bất kỳ hình thức nào đều bị trừ diệt và hai kiết sử đó không còn phạm vi nào biểu lộ trong tâm trí của một vị đã đạt đến giai đoạn đó. Bài kinh trong Tạp A-hàm ghi rõ ràng rằng, trong khi vị gia chủ vẫn sống với gia đình, vị ấy đã có một mức độ tự do tinh thần khá cao, mặc dù được vây quanh bởi các phụ nữ trong gia đình trong khi chờ đợi ngài Anuruddha đến thọ thực. Dù đã đắc quả Bất lai, không còn quan hệ dục tính với bất kỳ ai trong số các phụ nữ ấy, ông vẫn sống như là một đệ tử cư sĩ tại gia. Trong hoàn cảnh sống như thế, ông vẫn có khả năng đắc được quả vị giải thoát với cấp độ cao.

Đây có lẽ là điểm nổi bật nhất được rút ra từ chương này. Từ thời xa xưa, các cư sĩ Phật tử đã được ghi nhận là tham gia hành thiền nghiêm túc, đối diện thành công với các cơn đau đớn của bệnh tật với chánh niệm, và đạt được các cấp độ cao trên con đường đưa đến giác ngộ, chẳng hạn như đắc quả vị Bất lai như trong bài kinh này.

Quả vị Bất lai trong phần kết luận của bài kinh Lập niệm trong Trung bộ (MN 10) và Trung A-hàm (MĀ 98) là một trong hai quả vị đạt được khi thực hành bền vững bốn pháp Lập niệm, quả vị kia là quả vị A-la-hán, hoàn toàn giải thoát. Cả hai bài kinh đều cùng trình bày tiềm năng của việc thực hành bốn pháp Lập niệm để hoàn toàn đoạn tận dục ái và sân hận trong tâm trí.

Bên cạnh tiềm năng của chánh niệm để giúp chúng ta chịu đựng được những cơn đau của bệnh tật, như được ghi lại trong chương này và các chương trước, bài kinh Lập niệm còn cho thấy những gì mà Phật giáo Sơ kỳ xem như là sức khoẻ tối cao về tinh thần: Đó là sự tự do thoát khỏi các ham muốn và sân hận, cuối cùng đưa đến đỉnh điểm của tu tập là sự tự do thoát khỏi si mê với việc đắc quả giải thoát rốt ráo.

Con đường đưa đến một sức khỏe tinh thần tối cao như vậy đòi hỏi hành giả phải tu tập trong ba phương diện, bao gồm:

• Đức hạnh (Giới),
• Tập trung tâm ý (Định),
• Trí tuệ (Tuệ).

Ba sự tu tập này, phải được phát triễn và hỗ trợ lẫn nhau, cung cấp bối cảnh trong đó thực hành quán niệm được áp dụng trong Phật giáo Sơ kỳ. Sau khi trình bày về mối quan hệ giữa chánh niệm và đối diện với các cơn đau trong các chương trước, trong ba chương tiếp theo, tôi sẽ chuyển sang trình bày về ba chủ đề giới, định, tuệ, đặc biệt áp dụng trong lúc bị bệnh.

* * *

 

SĀ 1038
MA-NA-ĐỀ-NA
Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch
Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Anāyo

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật trú bên ao Kiệt-già (Gaggarā), tại nước Chiêm-bà (Campā). Bấy giờ có gia chủ Ma-na-đề-na (Mānadinna) bị bệnh mới bớt.

Rồi gia chủ nói với một người nam: “Này thiện nam tử, ông hãy đến chỗ Tôn giả A-na-luật (Anurudha), thay tôi đảnh lễ dưới chân, hỏi thăm sức khỏe: ‘Bạch ngài, cuộc sống có thoải mái, an lạc không? Ngày mai, xin ngài cùng bốn vị nhận lời thỉnh của tôi’. Nếu ngài nhận lời, ông nên vì tôi bạch rằng tôi là người thế tục, bận nhiều công việc trong vương quốc, không thể đích thân đến rước được; xin ngài vì lòng bi mẫn, cùng bốn vị đến đúng giờ theo lời thỉnh mời của tôi.”

Lúc ấy người nam kia vâng lời gia chủ, đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật, đảnh lễ dưới chân, thưa Tôn giả rằng: “Gia chủ Ma-na-đề-na xin kính lễ và hỏi thăm: ‘Bạch ngài, cuộc sống có thoải mái, an lạc, ít bệnh, ít não không? Và trưa ngày mai, xin ngài vì lòng bi mẫn, cùng bốn vị nhận lời thỉnh mời của tôi.’” Rồi Tôn giả A-na-luật im lặng nhận lời mời.

Bấy giờ người kia lại vì gia chủ Ma-na-đề-na thưa Tôn giả A-na-luật: “Tôi là người thế tục bận nhiều công việc vương gia, không thể đích thân đến rước được. Xin ngài vì lòng bi mẫn, cùng bốn vị nhận lời thỉnh mời trưa ngày mai của tôi.”

Tôn giả A-na-luật nói: “Ông cứ an tâm, tôi tự biết thời. Ngày mai sẽ cùng bốn vị đến nhà gia chủ.”

Sau đó, người này theo lời dạy của Tôn giả A-na-luật trở về thưa lại gia chủ: “Thưa ngài, tôi đã đến gặp Tôn giả A-na-luật, trình bày đầy đủ như ngài dặn bảo và Tôn giả A-na-luật nói rằng gia chủ cứ an tâm, ngài tự biết thời.”

Tối hôm đó, gia chủ Ma-na-đề-na sửa soạn đồ ăn thức uống tinh khiết, thơm ngon. Sáng sớm, lại sai người kia đến chỗ Tôn giả A-na-luật thưa đã đến giờ. Người kia liền vâng lời đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, bạch rằng: “Đồ cúng dường đã sửa soạn xong, xin ngài biết đã đến giờ.”

Rồi Tôn giả A-na-luật đắp y ôm bát cùng với bốn vị đi đến nhà gia chủ. Trong lúc ấy, các nữ nhân đang đứng vây quanh gia chủ Ma-na-đề-na, đứng trong cửa bên trái. Khi trông thấy Tôn giả A-na-luật, gia chủ cúi người ôm chân kính lễ, đưa ngài đến chỗ ngồi. Gia chủ lần lượt kính lễ và hỏi thăm sức khỏe mỗi vị, rồi ngồi lui qua một bên.

Tôn giả A-na-luật hỏi thăm gia chủ: “Cuộc sống có kham nhẫn, an vui không?”

Gia chủ đáp: “Vâng, thưa Tôn giả, con sống kham nhẫn an vui. Trước đây, con bị bệnh nặng nhưng hôm nay đã bớt rồi.”

Tôn giả A-na-luật hỏi gia chủ: “Gia chủ sống, trụ tâm thế nào để có thể khiến cho bệnh tật khổ não bớt dần?”

Gia chủ bạch: “Thưa Tôn giả A-na-luật, con trụ vào bốn niệm xứ, chuyên tu buộc niệm, cho nên các thứ bệnh tật khổ đau nơi thân đều được đình chỉ. Những gì là bốn?

“Sống quán niệm thân trên thân bên trong, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm thân trên thân bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm thân trên thân bên trong bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian.

“Sống quán niệm thọ trên thọ bên trong, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm thọ trên thọ bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm thọ trên thọ bên trong bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian.

“Sống quán niệm tâm trên tâm bên trong, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm tâm trên tâm bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm tâm trên tâm bên trong bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian.

“Sống quán niệm pháp trên pháp bên trong, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm pháp trên pháp bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian; sống quán niệm pháp trên pháp bên trong bên ngoài, nỗ lực tinh cần, niệm và tỉnh giác, điều phục tham ưu thế gian.

Như vậy, bạch Tôn giả A-na-luật, con nhờ buộc tâm trụ vào bốn niệm xứ cho nên mọi thứ bệnh tật khổ đau nơi thân đều được đình chỉ. Thưa Tôn giả A-na-luật, nhờ trụ tâm được như thế, cho nên mọi thứ tật bệnh khổ đau đều được đình chỉ.”

Tôn giả A-na-luật bảo gia chủ: “Hôm nay, gia chủ vừa tự tuyên bố về quả A-na-hàm (Bất lai).”

Sau đó, gia chủ Ma-na-đề-na mang các thứ đồ ăn thức uống thanh khiết, thơm ngon, tự tay cúng dường đầy đủ. Sau khi thọ thực và súc rửa miệng xong, gia chủ Ma-na-đề-na lại ngồi nơi ghế thấp nghe pháp. Tôn giả A-na-luật thuyết pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho người nghe an vui, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

* * *

SN 47.30
MĀNADINNA
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Bodhi

Một thời Tôn giả Ānanda trú ở Vương Xá (Rājagaha), tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, gia chủ Mānadinna bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Rồi gia chủ Mānadinna bảo một người:

“Ông hãy đến gặp Tôn giả Ānanda; nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ dưới chân ngài Ananda và thưa: ‘Thưa Tôn giả, gia chủ Mānadinna bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Gia chủ cúi đầu đảnh lễ dưới chân ngài.’ Rồi thưa như vầy: ‘Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ānanda đi đến trú xứ của gia chủ Mānadinna vì lòng bi mẫn’”.

“Thưa vâng, gia chủ.” Người ấy vâng đáp, rồi đến gặp Tôn giả Ānanda, đảnh lễ, ngồi xuống một bên và chuyển lời thỉnh mời của gia chủ Mānadinna. Tôn giả Ānanda im lặng nhận lời.

Sáng hôm sau, Tôn giả Ānanda đắp y, cầm y bát đi đến nhà của gia chủ Mānadinna. Sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, rồi nói với gia chủ Mānadinna:

“Này gia chủ, tôi mong rằng ông có thể chịu đựng được, có thể thấy khá hơn, các cảm thọ đau đớn có phần giảm thiểu và không gia tăng, và sự giảm thiểu, không gia tăng đó được nhận thấy rõ ràng.”

“Thưa Tôn giả, con khó có thể chịu đựng được, không thấy khá hơn, các cảm thọ đau đớn có phần gia tăng và không giảm thiểu, và sự gia tăng, không giảm thiểu đó được nhận thấy rõ ràng.”

“Vậy, này gia chủ, hãy thực tập như sau: ‘Tôi sẽ trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tôi sẽ trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tôi sẽ trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tôi sẽ trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.’ Này gia chủ, ông cần phải thực tập như thế.”

“Thưa Tôn giả, về bốn pháp lập niệm này đã được Thế Tôn thuyết giảng, những pháp ấy có ở trong con, và con sống phù hợp với các pháp ấy. Thưa Tôn giả, con trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

“Và thưa Tôn giả, về năm hạ phần kiết sử đã được Thế Tôn thuyết giảng, con không thấy có một kiết sử nào mà không được đoạn tận ở nơi con.”

“Lợi đắc thay cho ông, này gia chủ! Thật khéo lợi đắc thay cho ông, này gia chủ! Này gia chủ, ông đã tuyên bố về quả Bất lai.”

* * ** * *

 

Tỉnh thức trước bệnh tật và cái chết
Lời Phật dạy trong kinh văn nguyên thủy

Bhikkhu Analayo (2017). Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from Early Buddhist Texts.

MỤC LỤC TỔNG QUÁT

Dẫn nhập

BỆNH TẬT

Chương 01 - Đức Phật như là một vị y sĩ vô thượng
Chương 02 - Thân bệnh, tâm an
Chương 03 - Mũi tên của đau khổ
Chương 04 - Phẩm chất của bệnh nhân và người chăm sóc
Chương 05 - Tiềm năng chữa bệnh của các chi phần giác ngộ
Chương 06 - Giảm thiểu cơn đau trong tỉnh thức
Chương 07 - Chịu đựng cơn đau trong tỉnh thức
Chương 08 - Tỉnh thức đối mặt bệnh tật
Chương 09 - Không sợ hãi khi bị bệnh
Chương 10 - Liều thuốc nội quán
Chương 11 - Những lời dạy giải thoát từ một bệnh nhân
Chương 12 - Chương trình hành thiền chữa bệnh

CÁI CHẾT

Chương 13 - Chết là điều tất nhiên
Chương 14 - Tự do tỉnh thức không buồn rầu
Chương 15 - Cận tử và các phạm trú
Chương 16 - Các hướng dẫn trước khi chết
Chương 17 - Không chấp thủ và bệnh bất trị mạt kỳ
Chương 18 - Lời khuyên về chăm sóc thoa dịu
Chương 19 - Chết trong tỉnh thức
Chương 20 - Tiềm năng giải thoát của cái chết
Chương 21 - Sức mạnh của nội quán lúc cận tử
Chương 22 - Những lời cuối của một đệ tử cư sĩ thành đạt
Chương 23 - Trạng thái thiền của Đức Phật khi nhập diệt
Chương 24 - Quán tưởng về cái chết

Kết luận và các hướng dẫn hành thiền

Dẫn nhập
Các hướng dẫn hành thiền cho ngài Girimānanda
(1) Quán vô thường
(2) Quán vô ngã
(3) Quán bất tịnh
(4) Quán nguy hại
(5) Quán từ bỏ
(6) Quán xả ly
(7) Quán diệt tận
(8) Quán không tham luyến vào toàn thế giới
(9) Quán các hành là vô thường
(10) Quán hơi thở

 


CÁC CHỦ ĐỀ GIÁO THUYẾT TRONG MỖI CHƯƠNG

Chương 01 - Tứ thánh đế và Bát chi thánh đạo, danh hiệu của Như Lai
Chương 02 - Năm uẩn chấp thủ, vị ngọt và nguy hại
Chương 03 - Bảy khuynh hướng ngủ ngầm và ba loại cảm thọ
Chương 04 - Bốn phạm trú
Chương 05 - Năm triền cái, bảy chi phần giác ngộ và cách tu dưỡng
Chương 06 - Bốn pháp lập niệm, pháp nhãn, và đạt thiền diệt
Chương 07 - Tầm quan trọng của chư thiên
Chương 08 - Bốn cấp bậc giác ngộ, năm hạ phần kiết sử, và tam vô lậu học
Chương 09 - Bốn chi phần Dự Lưu và ngũ giới
Chương 10 - Hai mươi loại thân kiến và ba lậu hoặc
Chương 11 - Vô ngã và sự khác biệt giữa Dự Lưu và giác ngộ hoàn toàn
Chương 12 - Bốn tưởng điên đảo

Chương 13 - Phật Độc Giác và mười lực, bốn pháp vô sở úy của Như Lai
Chương 14 - Năm vô lậu học và ba mươi bảy chi phần đưa đến giác ngộ
Chương 15 - Vai trò các cõi trời
Chương 16 - Tam Bảo và đường đến quả Dự Lưu
Chương 17 - Ba tướng và bốn loại thức ăn
Chương 18 - Tinh luyện tiệm tiến của hạnh phúc
Chương 19 - Duyên sinh
Chương 20 - Chánh kiến lúc cận tử
Chương 21 - Sáu căn
Chương 22 - Tầm quan trọng của Chuyển Luân Vương
Chương 23 - Bốn tầng thiền hữu sắc và bốn tầng thiền vô sắc
Chương 24 - Quán tưởng về cái chết

* * *

 

Bhikkhu ANALAYO (1962-)
Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg, Germany

Tỳ-khưu Analayo sinh năm 1962 tại Đức. Sư xuất gia gieo duyên năm 1990 tại chùa Wat Suan Mokkh ở miền nam Thái Lan. Năm 1994, Sư đến Sri Lanka xuất gia với ngài Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya, và sau đó thọ giới tỳ-khưu với Hòa thượng Pemasiri vào năm 2007 trong hệ phái Shwegyin Nikaya (bắt nguồn từ hệ phái chính Amarapura Nikaya). Tuy nhiên, Bhikkhu Bodhi là vị thầy chính.

Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ tại University of Peradeniya năm 2000 và luận án tiến sĩ được xuất bảm thành sách với tựa đề “Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization”. Cuốn sách được nhiều người khen ngợi, đã được tái bản nhiều lần và dịch sang 10 thứ tiếng. Bản tiếng Việt được Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch, với tựa đề “Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ”, xuất bản năm 2017.

Hiện nay, Sư là giáo sư Phật học tại Trung tâm Phật học của Đại học Hamburg, Đức quốc (Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg), Đại học Phật giáo Pháp Cổ, Đài Loan (Dharma Drum Buddhist College, Taiwan). Sư là đồng sáng lập viên Nhóm Nghiên cứu A-hàm (Āgama Research Group) và là giảng sư của Trung tâm Phật học Barre, Hoa Kỳ (Barre Center for Buddhist Studies).

Hiện nay (2018), ngài trú và tịnh tu tại Trung tâm Phật học Barre, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Các nguồn thông tin:

1) Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo 
2) University of Hamburg: https://www.buddhismuskunde.uni-hamburg.de/en/personen/analayo.html 

------------------

Giáo sư AMING TU

Giáo sư Aming Tu (杜正民 - Đỗ Chính Dân, Du Zhengmin) là một sáng lập viên của hội CBETA (Chinese Buddhist Electronic Text Association, Hiệp hội Kinh văn Điện tử Phật giáo Trung Hoa) và đã từng là Giám đốc Điều hành của Hội (1998-2006). Ông là giáo sư Tin học và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong dự án số hóa Tam tạng Kinh điển tiếng Hán. Năm 2005, ông bị bệnh và được chẩn đoán là bị bệnh ung thư gan, phải vào bệnh viện 10 ngày và trải qua một cơn đau đớn rất khắc nghiệt.

Sau khi rời bệnh viện, ông tìm đọc các bản kinh trong Hán tạng và tạng Pali có ghi lại các lời dạy của Đức Phật và các vị đại đệ tử để đối phó với cơn đau, bệnh tật và cái chết. Ông suy ngẫm và thực hành theo đó, và nhờ vậy, đã giúp ông rất nhiều để chịu đựng các cơn đau và viễn ảnh của cái chết không thể tránh được.

Ông thảo luận các vấn đề nầy với tỳ-khưu Anālayo – lúc ấy, Sư đang nghiên cứu và dịch các bản kinh A-hàm. Ông đề nghị Sư khai triển thành một cuốn sách với nội dung về phương cách đối diện với bệnh tật và cái chết, dựa theo các bản kinh của Phật giáo Sơ kỳ – bộ A-hàm trong Hán tạng và Nikāya trong tạng Pāli, cùng với những hướng dẫn thực tế để hành thiền, giúp hành giả có đủ nghị lực, hiểu biết và tỉnh thức để trực diện với các vấn đề tất yếu đó của kiếp người.

Sau khi Sư hoàn tất viết cuốn sách, Gs Tu đọc bản thảo, rất hoan hỷ và viết Lời Bạt, đề cập đến nguyên nhân ra đời của cuốn sách. Cuốn sách được xuất bản vào đầu năm 2017 và được nhiều vị thiền sư, học giả khen ngợi, tán thán. Một điều buồn là Gs Aming Tu không thấy được ấn bản chính thức. Ông qua đời vào tháng 11 năm 2016.

* * *

[ Home ]

25-05-2020