Đàm luận Phật Pháp
- 26 -

Vương-xá
(Rajgir, Rajagaha)

 [ Home ]

Theo Chú giải, có 8 thánh tích cần đến chiêm bái:

  • Tứ Động Tâm: Lumbini (Lâm-tì-ni), Bodh Gaya (Bồ đề Đạo tràng), Sarnath (Lộc Uyển), Kusinara (Câu-thi-na)

  • Bốn nơi khác: Rajagaha (Vương Xá), Vesali (Tỳ-xá-ly), Savatthi (Xá-vệ), Sankassa

Vương Xá là một trong sáu thành phố lớn thời Đức Phật, được ghi trong kinh điển: Campà (Chiêm-bà), Ràjagaha (Vương Xá), Sàvatthi (Xá-vệ), Sàketa (Sa-kỳ), Kosambi (Kiều-thương-di, Câu-diệm-bi), Bàrànasi (Ba-la-nại).

Vương Xá (Rajagaha, Rajgir), cách Bodh Gaya 92 km về hướng Đông bắc, cách Patna 105 km về hướng Đông nam, thuộc huyện Nalanda, bang Bihar. Rajagaha có nghĩa là thành phố của vua, vì vậy, kinh điển Hán Việt dịch là Vương Xá. Đây là thành phố cỗ xưa của Ấn Độ, có lẽ đã thành lập hơn 3,000 năm trước.

Trong thời Đức Phật, Vương Xá là kinh đô của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha), trong triều vua Bình-sa (Bimbisara, Tần-bà-sa-la) và kế tiếp là vua A-xà-thế (Ajatasattu). Đến cuối triều đại A-xà-thế, kinh đô được dời về Pataliputta (Hoa Thị thành) – ngày nay là thành phố Patna, thủ đô bang Bihar.

Trên đường tầm đạo sau khi rời bỏ gia đình, ngài Bồ-tát Sĩ-đạt-đa đến Vương Xá và gặp vua Bình-sa trên đường đi khất thực. Vua ngỏ ý mời Ngài ở lại để phụ việc triều đình nhưng Ngài từ chối. Ngài hừa sẽ quy trở lại thăm vua sau khi thành đạo.

Sau khi thành đạo tại cội bồ đề ở Bodh Gaya, Đức Phật đến Lộc Uyển (Sarnath) hóa độ 5 anh em Kiều-trần-như. Nhớ lời hứa với vua Bình-sa, Ngài trở lại Vương Xá. Trên đường đi, Ngài hóa độ 3 anh em Ca-diếp (Kassapa) và 1,000 đạo sĩ bện tóc thờ thần lửa tại đồi Gayasisa, trong vùng Gaya.

Đến Vương Xá, Ngài được vua Bình-sa tiếp đón cùng với một đoàn đạo sĩ bà-la-môn và dân chúng xứ Ma-kiệt-đà. Theo Đại Phẩm, Luật Tạng:

… Sau đó, đức Thế Tôn dùng tâm biết được ý nghĩ suy tầm của những người ấy nên đã thuyết Pháp theo thứ lớp đến những người ấy. Tức là ngài đã giảng giải bài thuyết về bố thí, bài thuyết về giới cấm, bài thuyết về cõi trời, sự ô nhiễm hạ liệt tai hại của các dục, sự lợi ích của việc xuất ly. Khi đức Thế Tôn biết được tâm của những người ấy đã sẵn sàng, dễ uốn nắn, không còn chướng ngại, hướng thượng, tĩnh lặng, ngài đã phô bày Pháp thuyết giảng đã được chư Phật khai mở là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng giống như tấm vải sạch chưa bị vết nhơ có thể nhuộm màu một cách toàn vẹn; tương tợ như thế, ngay tại chỗ ngồi ấy Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến những người nầy – trong đó,đức vua Seniya Bimbisāra: "Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.” Các vị đó chứng đắc quả Dự Lưu và xin quy y với Ngài.

Vua Bimbisara dâng cúng tinh xá Trúc Lâm. Tại đây, Đức Phật đã hóa độ nhiều người, trong đó có nhiều đại đệ tử như các ngài Xá-lợi-phất, Mộc-kiền-liên, Ưu-ba-ly:

…. (Tại Trúc Lâm) đại đức Assaji đã nói với du sĩ Sārīputta lời dạy này thuộc về Giáo Pháp:

Pháp sanh lên do nhân
Như Lai giảng nhân ấy,
nhân diệt thời Pháp diệt
Đại sa-môn nói vậy.

Sau đó, khi đã nghe được lời dạy này thuộc về Giáo Pháp thì Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến du sĩ Sārīputta: "Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”

Theo Chú Giải, Đức Phật Phật ngụ tại Vương Xá trong mùa hạ thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ bảy, thứ 13, 14 & 20. Sau đó, Ngài đến trú ngụ tại Xá-Vệ trong 25 năm cuối, nhưng thường xuyên trở lại Vương Xá để hoằng pháp. Trong năm cuối cùng, Đức Phật khởi đầu cuộc du hành từ Vương Xá trong ba tháng và nhập diệt tại Câu-thi-na (Kusinara).

Vương Xá cùng các điểm lân cận (Trúc Lâm, núi Linh Thứu, hang Sattapani, vườn xoài Jivaka, Nalanda, v.v.) là một địa danh quan trọng trong kinh điển Phật giáo. Có nhiều bài kinh quan trọng được Đức Phật giảng tại nơi này và nhiều điều luật được Đức Phật đặt ra cho giới tu sĩ.


 

Các địa điểm lịch sử tại Vương Xá:

  • Tinh xá Trúc Lâm

  • Suối nước nóng

  • Hang Pipphali

  • Hang Sattapani

  • Nhà tù Bình-sa vương

  • Bệnh xá & vườn xoài Jivaka

  • Núi Linh Thứu (Kỳ-xà-quật)

  • Nalanda

  • Tháp A-xà thế

-ooOoo-

 

00-major_cities.jpg
00-major_cities.jpg
1209 * 709
01-map_lotrinh.jpg
01-map_lotrinh.jpg
1010 * 723
02-map_lotrinh2.jpg
02-map_lotrinh2.jpg
1029 * 890
03-rajagaha.jpg
03-rajagaha.jpg
1393 * 711
04-veluvana1.jpg
04-veluvana1.jpg
1597 * 605
05-veluvana2.jpg
05-veluvana2.jpg
900 * 1200
06-veluvana3.jpg
06-veluvana3.jpg
1200 * 900
07-pipphali.jpg
07-pipphali.jpg
1200 * 900
08-hotwatersrping.jpg
08-hotwatersrping.jpg
1200 * 900
09-pipphali.jpg
09-pipphali.jpg
1200 * 811
10-sattapani1.jpg
10-sattapani1.jpg
1200 * 946
11-sattapanni2.jpg
11-sattapanni2.jpg
1200 * 900
12-bimbisara.jpg
12-bimbisara.jpg
1200 * 900
13-jivakambavana.jpg
13-jivakambavana.jpg
1200 * 900
14-gijjhakuta_map.jpg
14-gijjhakuta_map.jpg
1363 * 1147
15-linhthuu1.jpg
15-linhthuu1.jpg
1200 * 900
16-linhthuu2.jpg
16-linhthuu2.jpg
1199 * 900
17-linhthuu3.jpg
17-linhthuu3.jpg
1200 * 900
18-linhthuu4.jpg
18-linhthuu4.jpg
1380 * 900
19-sariputta.jpg
19-sariputta.jpg
1344 * 900
20-nalanda.jpg
20-nalanda.jpg
1067 * 1283
21-sariputta.jpg
21-sariputta.jpg
1200 * 796
22-moggalana.jpg
22-moggalana.jpg
1200 * 900
23-ajatasattu.jpg
23-ajatasattu.jpg
1200 * 900

 

[ Home ]

24-12-2010