Đàm luận Phật Pháp
- 211 -

Thiền quán niệm: Hướng dẫn thực hành
VIII. Quán các triền cái

 
1_contents.jpg
1_contents.jpg
1287 * 850
2_chuong8.jpg
2_chuong8.jpg
1320 * 869
3_sati_khung.jpg
3_sati_khung.jpg
1346 * 930
4_khia-canh.jpg
4_khia-canh.jpg
1197 * 897
5_wheel6.jpg
5_wheel6.jpg
1029 * 887
6_triencai.jpg
6_triencai.jpg
1063 * 774
7-4lapniem.jpg
7-4lapniem.jpg
1355 * 867
8-triencai.jpg
8-triencai.jpg
1287 * 903
9-doitri.jpg
9-doitri.jpg
1119 * 907

  

BỐN PHÁP LẬP NIỆM
Kinh Lập Niệm
Satipaṭṭhāna Sutta, MN 10

Lược trích

Này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp? Ở đây, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền cái. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền cái?

Ở đây, khi trong tâm có tham dục, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi có tham dục”; hay trong tâm không có tham dục, biết rõ: “Trong tâm tôi không có tham dục”. Và vị ấy biết rõ như thế nào tham dục chưa sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào tham dục đã sinh, nay được đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với tham dục đã được đoạn diệt, trong tương lai không sinh khởi nữa.

Khi trong tâm có sân hận, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi có sân hận”; hay trong tâm không có sân hận, biết rõ: “Trong tâm tôi không có sân hận”. Và vị ấy biết rõ như thế nào sân hận chưa sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào sân hận đã sinh, nay được đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với sân hận đã được đoạn diệt, trong tương lai không sinh khởi nữa.

Khi trong tâm có hôn trầm thụy miên, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi có hôn trầm thụy miên”; hay trong tâm không có hôn trầm thụy miên, biết rõ: “Trong tâm tôi không có hôn trầm thụy miên”. Và vị ấy biết rõ như thế nào hôn trầm thụy miên chưa sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào hôn trầm thụy miên đã sinh, nay được đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, trong tương lai không sinh khởi nữa.

Khi trong tâm có trạo hối, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi có trạo hối”; hay trong tâm không có trạo hối, biết rõ: “Trong tâm tôi không có trạo hối”. Và vị ấy biết rõ như thế nào trạo hối chưa sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào trạo hối đã sinh, nay được đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với trạo hối đã được đoạn diệt, trong tương lai không sinh khởi nữa.

Khi trong tâm có nghi ngờ, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi có nghi ngờ”; hay trong tâm không có nghi ngờ, biết rõ: “Trong tâm tôi không có nghi ngờ”. Và vị ấy biết rõ như thế nào nghi ngờ chưa sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào nghi ngờ đã sinh, nay được đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với nghi ngờ đã được đoạn diệt, trong tương lai không sinh khởi nữa.

[ĐIỆP KHÚC]
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong … bên ngoài … bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi … diệt tận trong pháp … sinh và diệt trong pháp. Hay niệm “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên đời. Như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền cái.

(Kinh Lập Niệm - Satipaṭṭhāna Sutta, MN10)


Kinh Niệm Xứ (MA 98)
Trung A-hàm, kinh số 98

Thế nào gọi là niệm xứ quán pháp như pháp?

Lại nữa, Tỳ-kheo quán pháp như pháp; Tỳ-kheo bên trong thật có ái dục thì biết đúng như thật là đang có ái dục, bên trong thật không có ái dục thì biết đúng như thật là không có ái dục. Ái dục chưa sanh nay sanh, biết đúng như thật. Ái dục đã sanh và đã được đoạn trừ, không sanh lại nữa, biết đúng như thật. Với sân nhuế, thùy miên, điệu hối và nghi cũng giống như vậy. Bên trong thật có nghi, biết đúng như thật là đang có nghi; bên trong thật không có nghi, biết đúng như thật là không có nghi. Nghi chưa sanh, nay đã sanh, biết đúng như thật. Nghi đã sanh và đã được đoạn trừ, không sanh lại nữa, biết đúng như thật.

Tỳ-kheo như vậy quán nội pháp đúng như pháp, quán ngoại pháp đúng như pháp, lập niệm tại pháp, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán pháp như pháp, nghĩa là quán năm triền cái.


Kinh Nhất Nhập Đạo (SA 12.1)
Tạp A-hàm, Phẩm 12, Kinh số 1

Lại nữa, Tỳ-kheo đã giải thoát khỏi ái dục, trừ pháp ác bất thiện, có tầm, có tứ, có hỷ và lạc do viễn ly sinh, chứng nhập và an trú sơ thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

Lại nữa, Tỳ-kheo xả tầm và tứ, nội tâm tịch tĩnh, chuyên nhất ý, không tầm, không tứ, có hỷ lạc do định sinh, chứng nhập và an trú nhị thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

Lại nữa, Tỳ-kheo ly hỷ, an trú xả, hằng tự giác tri, thân có tri giác lạc, điều mà các hiền thánh nói là xả, niệm, an trú lạc, chứng nhập và an trú tam thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

Lại nữa, Tỳ-kheo xả tâm lạc khổ, ưu và hỷ từ trước đã trừ, không lạc không khổ, xả, niệm thanh tịnh, an trú nơi tứ thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

* * *

 

Thu âm và phổ biến trên YouTube:

Tham khảo:

Nghe hướng dẫn từng bài tập:

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/1.-Anatomy.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/2.-Elements.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/3.-Death.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/4.-Feeling.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/5.-Mind.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/6.-Hindrances.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/7.-Awakening.mp3

Tải về toàn bộ 7 bài tập, dạng nén ZIP (111 Mb):

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/audio/satipatthana-meditation/satipatthana-recordings.zip


  1. Satipaṭṭhāna: Con Đường Thẳng Tới Chứng Ngộ, Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch (2017) - http://budsas.net/sach/vn43.pdf
     
  2. Satipaṭṭhāna: The Direct Path to Realization, Bhikkhu Analayo (2004) - http://budsas.net/sach/en41.zip  (dạng nén Zip, cần phải giải nén trước khi đọc)
     
  3. Phụ đính: MN 10 Satipatthana-sutta, in: A Comparative Study of the Majjhima-Nikaya, Bhikkhu Analayo (2011) - http://budsas.net/sach/en140.pdf
     
  4. Perspectives on Satipaṭṭhāna, Bhikkhu Analayo (2013) - http://budsas.net/sach/en141.zip  (dạng nén Zip, cần phải giải nén trước khi đọc)

 

Bhikkhu ANALAYO (1962-)
Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg, Germany

Tỳ-khưu Analayo sinh năm 1962 tại Đức. Sư xuất gia gieo duyên năm 1990 tại chùa Wat Suan Mokkh ở miền nam Thái Lan. Năm 1994, Sư đến Sri Lanka xuất gia với ngài Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya, và sau đó thọ giới tỳ-khưu với Hòa thượng Pemasiri vào năm 2007 trong hệ phái Shwegyin Nikaya (bắt nguồn từ hệ phái chính Amarapura Nikaya). Tuy nhiên, Bhikkhu Bodhi là vị thầy chính.

Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ tại University of Peradeniya năm 2000 và luận án tiến sĩ được xuất bảm thành sách với tựa đề “Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization”. Cuốn sách được nhiều người khen ngợi, đã được tái bản nhiều lần và dịch sang 10 thứ tiếng. Bản tiếng Việt được Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch, với tựa đề “Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ”, xuất bản năm 2017.

Hiện nay, Sư là giáo sư Phật học tại Trung tâm Phật học của Đại học Hamburg, Đức quốc (Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg), Đại học Phật giáo Pháp Cổ, Đài Loan (Dharma Drum Buddhist College, Taiwan). Sư là đồng sáng lập viên Nhóm Nghiên cứu A-hàm (Āgama Research Group) và là giảng sư của Trung tâm Phật học Barre, Hoa Kỳ (Barre Center for Buddhist Studies).

Hiện nay (2018), ngài trú và tịnh tu tại Trung tâm Phật học Barre, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Các nguồn thông tin:

1) Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo 
2) University of Hamburg: https://www.buddhismuskunde.uni-hamburg.de/en/personen/analayo.html 

------------------

Cư sĩ NGUYỄN VĂN NGÂN

Cư sĩ Dhammaruci Nguyễn Văn Ngân cư ngụ tại Canada, là dịch giả các cuốn sách:

Abhidhamma Áp Dụng (2002)
Giải Thoát Bằng Năm Tập Hợp (2003)
Phân Tích (2005)
Đạo Vô Ngại Giải (2006); tái bản (2015)
Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật (2016)
Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ (2017)

 

[ Home ]

11-11-2018