Đàm luận Phật Pháp
- 210 -
Thiền quán niệm: Hướng dẫn thực
hành
VII. Quán tâm
BỐN PHÁP LẬP
NIỆM Lược trích Này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán tâm như tâm, nhiệt tâm, tỉnh
giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời. Thế nào là tỳ-khưu sống quán tâm
như tâm? Ở đây, tỳ-khưu với tâm có tham, biết rõ: “Tâm có tham”; hay với
tâm không tham, biết rõ: “Tâm không tham”. Hay với tâm có sân, biết
rõ: “Tâm có sân”; hay với tâm không sân, biết rõ: “Tâm không sân”.
Hay với tâm có si, biết rõ: “Tâm có si”; hay với tâm không si, biết
rõ: “Tâm không si”. Hay với tâm thu hẹp, biết rõ: “Tâm thu hẹp”. Hay với tâm tán loạn, biết rõ: “Tâm tán loạn”. Hay với tâm quảng đại, biết rõ: “Tâm quảng đại”; hay với tâm
không quảng đại, biết rõ: “Tâm không quảng đại”. Hay với tâm hạ liệt, biết rõ: “Tâm hạ liệt”. Hay với tâm vô
thượng, biết rõ: “Tâm vô thượng”. Hay với tâm có định, biết rõ: “Tâm có định”; hay với tâm không
định, biết rõ: “Tâm không định”. Hay với tâm giải thoát, biết rõ: “Tâm giải thoát”; hay với tâm
không giải thoát, biết rõ: “Tâm không giải thoát”. Như vậy, vị ấy sống quán tâm như tâm bên trong; hay sống
quán tâm như tâm bên ngoài; hay sống quán tâm như tâm bên
trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong tâm, hay sống quán tính diệt tận trong
tâm; hay sống quán tánh
sinh và diệt trong tâm. Hay nhận thức “có tâm đây”được thiết
lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ.
Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các
tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán tâm như tâm.
– (Kinh Lập Niệm - Satipaṭṭhāna Sutta, MN10) Kinh Niệm Xứ (MA 98) Thế nào gọi là niệm xứ quán tâm
như tâm? Tỳ-kheo có tâm tham dục thì biết đúng như thật có tâm tham dục,
có tâm vô dục thì biết đúng như thật là có tâm vô dục. Khi có sân
hay không sân, có si hay không si, có ô uế hay không ô uế, có hợp
hay có tan, có thấp hay có cao, có nhỏ hay có lớn; tụ hay không tụ,
định hay không định, giải thoát hay không giải thoát. Cũng như vậy,
có tâm giải thoát thì biết đúng như thật có tâm giải thoát; có tâm
không giải thoát thì biết đúng như thật là có tâm không giải thoát.
Tỳ-kheo như vậy, quán nội tâm như tâm, lập niệm tại tâm, có
tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy là Tỳ-kheo quán tâm như tâm.
Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni từng chi tiết quán tâm như tâm như vậy, đó
gọi là niệm xứ quán tâm như tâm. Kinh Nhất Nhập Đạo (SA
12.1) Thế nào là quán
tâm nơi tâm mà tự an trú?
Ở đây, Tỳ-kheo có tâm ái dục, liền tự giác tri có tâm ái dục;
không có tâm ái dục cũng tự giác tri không có tâm ái dục. Có tâm sân
nhuế, liền tự giác tri có tâm sân nhuế; không có tâm sân nhuế, cũng
tự giác tri không có tâm sân nhuế. Nếu có tâm ngu si, liền tự giác
tri có tâm ngu si; không có tâm ngu si, liền tự giác tri ta không
không có tâm ngu si.
Nếu có tâm ái niệm, liền tự giác tri có tâm ái niệm; không có tâm
ái niệm, cũng tự giác tri không có tâm ái niệm.
Có tâm thọ nhập, thì tự giác tri có tâm thọ nhập; không tâm thọ
nhập, thì tự giác tri không tâm thọ nhập.
Nếu có tâm loạn, thì tự giác tri có tâm loạn; không có tâm loạn
niệm, cũng tự giác tri không có tâm loạn niệm.
Có tâm tán lạc, liền tự giác tri có tâm tán lạc; không có tâm tán
lạc, liền tự giác tri không có tâm tán lạc.
Có tâm phổ biến, liền tự giác tri có tâm phổ biến; không có tâm
phổ biến, cũng tự giác tri không có tâm phổ biến.
Có tâm lớn, liền tự giác tri có tâm lớn; không có tâm lớn cũng tự
giác tri không có tâm lớn.
Có tâm vô lượng, liền tự giác tri có tâm vô lượng; không có tâm
vô lượng, cũng tự giác tri không có tâm vô lượng.
Có tâm tam-muội, liền giác tri có tâm tam-muội; không có tâm
tam-muội, cũng giác tri không có tâm tam-muội.
Tâm chưa giải thoát, liền tự giác tri tâm chưa giải thoát; tâm đã
giải thoát, cũng tự giác tri tâm đã giải thoát. Như vậy,
Tỳ-kheo tu niệm xứ với sự quán sát tướng của tâm; quán tập pháp,
quán diệt pháp, cùng quán pháp tập diệt; tư duy quán pháp mà tự an
trú. Những gì mà có thể biết, có thể thấy, có thể tư duy, không thể
tư duy, không nương tựa cái gì, không khởi lên niệm tưởng thế gian.
Đã không khởi tưởng liền không sợ hãi. Đã không sợ hãi liền được vô
dư. Đã được vô dư liền được Niết-bàn, như thật biết rằng: ‘Sinh đã
dứt, phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ
thân đời sau nữa.’ Như vậy, Tỳ-kheo tu tập niệm xứ, tự quán
tự nội tâm, trừ bỏ loạn tưởng, không có sầu lo; tu tập niệm xứ, tự
quán ngoại tâm, quán nội ngoại tâm, trừ bỏ loạn niệm, không có sầu
lo. Như vậy, Tỳ-kheo tu tập niệm xứ quán tướng của tâm nơi tâm. * * * Tỳ-khưu Analayo sinh năm 1962 tại Đức. Sư xuất gia gieo duyên năm
1990 tại chùa Wat Suan Mokkh ở miền nam Thái Lan. Năm 1994, Sư đến
Sri Lanka xuất gia với ngài Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya, và
sau đó thọ giới tỳ-khưu với Hòa thượng Pemasiri vào năm 2007 trong
hệ phái Shwegyin Nikaya (bắt nguồn từ hệ phái chính Amarapura
Nikaya). Tuy nhiên, Bhikkhu Bodhi là vị thầy chính. Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ tại University of Peradeniya năm
2000 và luận án tiến sĩ được xuất bảm thành sách với tựa đề
“Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization”. Cuốn sách được nhiều
người khen ngợi, đã được tái bản nhiều lần và dịch sang 10 thứ
tiếng. Bản tiếng Việt được Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch, với tựa đề
“Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ”, xuất bản năm 2017. Hiện nay, Sư là giáo sư Phật học tại Trung tâm Phật học của Đại
học Hamburg, Đức quốc (Centre for Buddhist Studies, University of
Hamburg), Đại học Phật giáo Pháp Cổ, Đài Loan (Dharma Drum Buddhist
College, Taiwan). Sư là đồng sáng lập viên Nhóm Nghiên cứu A-hàm
(Āgama Research Group) và là giảng sư của Trung tâm Phật học Barre,
Hoa Kỳ (Barre Center for Buddhist Studies). Hiện nay (2018), ngài trú và tịnh tu tại Trung tâm Phật học
Barre, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Các nguồn thông tin: 1) Wikipedia:
https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo ------------------ Cư sĩ NGUYỄN VĂN NGÂN
Cư sĩ Dhammaruci Nguyễn Văn Ngân cư ngụ tại Canada, là dịch giả
các cuốn sách: Abhidhamma Áp Dụng (2002)
1_contents.jpg
1287 * 850
2_chuong7.jpg
1317 * 844
3_sati_khung.jpg
1346 * 930
4_khia-canh.jpg
1197 * 897
5_wheel5.jpg
971 * 891
6_quan_tam.jpg
1212 * 744
7_quantam2.jpg
1184 * 868
8_antrutam.jpg
1177 * 832
Kinh Lập Niệm
Satipaṭṭhāna Sutta, MN 10
Trung A-hàm, kinh số 98
Tạp A-hàm, Phẩm 12, Kinh số 1
Bhikkhu ANALAYO (1962-)
Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg, Germany
2) University of Hamburg:
https://www.buddhismuskunde.uni-hamburg.de/en/personen/analayo.html
Giải Thoát Bằng Năm Tập Hợp (2003)
Phân Tích (2005)
Đạo Vô Ngại Giải (2006); tái bản (2015)
Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật (2016)
Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ (2017)
[ Home ]
04-11-2018