Đàm luận Phật Pháp
- 206 -
Thiền quán niệm: Hướng dẫn thực
hành BỐN PHÁP LẬP
NIỆM Lược trích –Tỳ-khưu sống quán thân như thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế
ngự tham ưu ở đời. Thế nào là tỳ-khưu sống quán thân như thân? Tỳ-khưu quán sát thân này, từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở
xuống, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh khác nhau, như
sau: “Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận,
tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, thức ăn
trong dạ dầy, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da,
nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, và nước tiểu”. Cũng như một bao chứa mở hai đầu đựng đầy các loại hạt như gạo
đỏ, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo trắng. Một người có mắt, đổ các
hạt ấy ra và quán sát: “Ðây là gạo đỏ, đây là lúa, đây là đậu xanh,
đây là đậu lớn, đây là mè, đây là gạo trắng”. Cũng vậy, tỳ-khưu quán
sát thân này, từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, bao bọc
bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh khác nhau, như sau: “Ðây là
tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan,
hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, thức ăn trong dạ dầy,
phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng,
niêm dịch, nước ở khớp xương, và nước tiểu”. [Điệp khúc] Bằng cách ấy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán
thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và
bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong thân; hay sống
quán tính diệt tận trong thân; hay sống quán tính sinh và diệt trong
thân. Hay niệm “có thân đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần
thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy sống độc lập, không
bám chấp điều gì trên đời. Như vậy là tỳ-khưu sống quán thân như
thân.
–(MN 10, Kinh Lập Niệm - Satipaṭṭhāna Sutta)
Kinh Niệm Xứ (MA 98) Tỳ-khưu quán thân như
thân; tỳ-khưu tùy theo những chỗ trong thân, tùy theo tính chất tốt
hay xấu từ đầu đến chân quán thấy thảy đều đầy dẫy bất tịnh, ‘trong
thân này của ta có tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân,
xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già, ruột non, lá lách, dạ dày,
phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ,
máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu’.
Như một cái bồn chứa đủ hạt giống, ai có mắt sáng thì thấy rõ
ràng, ‘đây là hạt lúa, hạt gạo, kia là hạt cải, cỏ, rau’; cũng vậy,
tỳ-khưu tùy theo những chỗ trong thân, tùy theo tính chất tốt hay
xấu, từ đầu đến chân, quán thấy thảy đều đầy dẫy bất tịnh: ‘Trong
thân này của ta có tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân,
xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già ruột non, lá lách, dạ dày,
phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ,
máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu’.
Tỳ-khưu khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng
giống như vậy. Tỳ-khưu như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại
thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt.
Như vậy gọi là tỳ-khưu quán thân như thân.
Kinh Nhất Nhập Đạo (SA
12.1) “Thế nào là
Tỳ-khưu quán thân nơi nội thân mà tự an trú? Ở đây, tỳ-khưu quán
thân này tùy theo tánh hành của nó: từ đầu đến chân, từ chân đến
đầu; quán trong thân này tất cả đều bất tịnh, không có gì đáng tham.
“Lại quán thân này có các thứ lông, tóc, móng, răng, da, thịt, gân,
xương, tủy, não, mỡ cao, ruột, bao tử, tim, gan, tỳ, thận; thảy đều
quán biết hết. Phẩn, tiểu, sanh tạng, thục tạng, nước mắt, đờm dãi,
huyết mạch, mỡ, mật; đều nên quán biết, không có gì đáng tham đắm.
Như vậy, này các tỳ-khưu, hãy quán thân mà tự an trú, trừ bỏ niệm
ác, không có sầu ưu. * * * Quán thân
bất tịnh * * * Và này, Ānanda thế nào là tưởng bất tịnh? Ở đây, này
Ānanda, tỳ-khưu quán sát thân này từ bàn chân trở lên, từ đỉnh
tóc trở xuống, được da bao bọc, đầy những vật bất tịnh sai biệt
như: “Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây
gân, xương, tủy, thận, quả tim, gan, hoành cách mô, lá lách,
phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ,
máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở
khớp xương, nước tiểu.” Như vậy, vị ấy trú quán bất tịnh trong
thân này. Này Ānanda, đây gọi là tưởng bất tịnh. Thiền quán về bất tịnh tương ứng với các hướng dẫn về quán niệm
các bộ phận của cơ thể như ghi trong bài kinh Lập Niệm (Satipaṭṭhāna-sutta,
kinh Niệm Xứ, MN 10 và DN 22). Thông tin bổ sung được cung cấp bởi
bài kinh này và bài kinh tương đương trong Trung A-hàm (MĀ 98) xuất
phát từ minh họa thái độ thích hợp khi thực hiện bài tập này với ví
dụ nhìn vào một thùng chứa các hạt ngũ cốc. Ngụ ý dường như là khi
nhìn thấy những hạt ngũ cốc khác nhau, hành giả sẽ không cảm thấy bị
thu hút về mặt tình dục, cũng giống như vậy, người ấy cần tu dưỡng
một thái độ đối với cơ thể không có dính mắc tình dục. Để thoát khỏi
nỗi ám ảnh với sự hấp dẫn tình dục của cơ thể, và tương quan của nó
trong sự hấp dẫn tình dục của cơ thể của người khác, đôi khi nó có
thể là một phương tiện khéo léo để nhấn mạnh những khía cạnh ít hấp
dẫn và thậm chí ghê tởm của cơ thể. Tuy nhiên, điều này nên được
thực hiện cẩn thận và với một mục đích tổng thể rõ ràng để đạt tới
sự cân bằng của tự do không dính mắc, thay vì dẫn đến mất cân bằng
vì ghê tởm quá mức. Hướng dẫn cơ bản trong bản kinh Tây Tạng giới thiệu các bộ phận
khác nhau của cơ thể rằng hành giả cần phải “suy nghiệm rõ ràng trên
cơ thể này từ trên đầu đến lòng bàn chân, bao phủ bởi da, đầy các
chất bất tịnh”. Bản kinh Pāli tương tự như vậy, khuyên rằng ta nên
“kiểm tra cơ thể này từ lòng bàn chân đi lên và từ đầu tóc đi xuống,
bao bọc bởi da và đầy các chất bất tịnh”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trau dồi nhận thức hiện tại,
tôi đề nghị một phương pháp đơn giản. Đây là này dựa trên một đoạn
trong kinh Tự Hoan Hỷ (Sampasādanīya-sutta, DN 28) và các bài
kinh tương đương, mô tả một tiến trình thực hành, từ quán chiếu các
bộ phận khác nhau của cơ thể đến quán chiếu xương, da và thịt (DN 28
và DĀ 18). Điều này ngụ ý rằng các bộ phận cơ thể được liệt kê trong
kinh Sampasādanīya-sutta, tương ứng với danh sách liệt kê trong kinh
Satipaṭṭhāna-sutta, có thể được gộp dưới ba tiêu đề: - da, Sau khi đã quen thuộc với ba phần này, nếu muốn, hành giả có thể
mở rộng phương thức quán chiếu đến từng bộ phận trong cơ thể như
liệt kê trong bài kinh. Để thực hành phương pháp đơn giản và tạo thành một kinh nghiệm
trực tiếp, tôi đề nghị ta sử dụng phương cách quét và ghi nhận thân
thể. Nhận thức thân thể trong tư thế ngồi như là điểm khởi đầu, tiếp
theo là quét toàn thân, đặc biệt đối với da. Bắt đầu bằng da trên
đầu, rồi chú tâm cảm nhận da ở vùng cổ, hai vai, v.v., dần dần xuống
đến chân. Lúc đầu, có thể quét từng cánh tay và từng cánh chân riêng
lẻ, nhưng cuối cùng có thể được thực hiện đồng thời cả hai tay rồi
hai chân. Sau khi hoàn tất quét phần da bọc cơ thể từ đầu đến chân, để duy
trì tính liên tục, tiếp theo là chú tâm đến các phần thịt của cơ
thể, kể cả các bộ phận bên trong, bắt đầu từ bàn chân và dần dần di
chuyển lên đầu. Tiếp theo là quét lần thứ ba, chú tâm đến các phần
xương từ đầu đến chân. Trên thực tế, hành giả chỉ cần lưu ý đến vị trí của da, thịt,
hoặc xương. Đôi khi hành giả tự nhiên một cảm giác trực tiếp hoặc
cảm nhận về những bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, cảm giác rõ ràng
này không thật sự cần thiết, vì mục đích của bài tập không phải là
để nuôi dưỡng sự nhạy cảm của cơ thể cho tới mức hành giả có thể cảm
nhận là da hoặc xương, thịt của mình rõ ràng trên toàn bộ cơ thể.
Nhận thức chung về các bộ phận tương ứng của cơ thể là đủ để thực
hiện mục đích của nó. Mục đích này là để kết hợp một nền tảng của
chánh niệm về thân với một nhận thức rõ ràng rằng cơ thể được tạo
thành từ da, thịt, và xương. Nhận thức như vậy phải được kèm theo
với sự hiểu biết rằng, tuy da, thịt, và xương là để duy trì sự sống
cho cơ thể, tự bản thể của chúng không có gì là hấp dẫn trên phương
diện tình dục. Sau khi thực hiện ba lần quét thân thể như thế, tiếp tục hành
thiền bằng cách nhận thức toàn thân nầy trong tư thế ngồi chỉ là do
da, thịt và xương cấu tạo thành, là những gì tự nó không có tính hấp
dẫn tình dục. Một dấu hiệu cho thấy việc hành thiền được thực hành
đúng là hành giả có cảm giác ngày càng gia tăng của tự do khỏi sự
dính mắc vào dục tính, cùng với việc nhận ra rằng toàn bộ mối quan
tâm về hấp dẫn tình dục là sản phẩm của các suy tưởng trong tâm về
những gì thật ra trên cơ bản có cùng tính chất như các loại ngũ cốc
trong thùng chứa. * Trích Kinh Thân Hành Niệm (Kāyagatāsati Sutta, MN 119)
Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu quán sát thân này,
dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đỉnh tóc, bao bọc bởi da
và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là
tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim,
gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật,
đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm
dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Này các tỳ-khưu, cũng như
một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa,
đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các
hột ấy ra và quán sát: “Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là
đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”.
Cũng vậy, vị tỳ-khưu quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên,
trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất
tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng,
da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá
lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi,
mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương,
nước tiểu”. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm và tinh
cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn
trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định
tĩnh. Như vậy, là cách vị tỳ-khưu tu tập thân hành niệm.
*
Tỳ-khưu Analayo sinh năm 1962 tại Đức. Sư xuất gia gieo duyên năm
1990 tại chùa Wat Suan Mokkh ở miền nam Thái Lan. Năm 1994, Sư đến
Sri Lanka xuất gia với ngài Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya, và
sau đó thọ giới tỳ-khưu với Hòa thượng Pemasiri vào năm 2007 trong
hệ phái Shwegyin Nikaya (bắt nguồn từ hệ phái chính Amarapura
Nikaya). Tuy nhiên, Bhikkhu Bodhi là vị thầy chính. Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ tại University of Peradeniya năm
2000 và luận án tiến sĩ được xuất bảm thành sách với tựa đề
“Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization”. Cuốn sách được nhiều
người khen ngợi, đã được tái bản nhiều lần và dịch sang 10 thứ
tiếng. Bản tiếng Việt được Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch, với tựa đề
“Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ”, xuất bản năm 2017. Hiện nay, Sư là giáo sư Phật học tại Trung tâm Phật học của Đại
học Hamburg, Đức quốc (Centre for Buddhist Studies, University of
Hamburg), Đại học Phật giáo Pháp Cổ, Đài Loan (Dharma Drum Buddhist
College, Taiwan). Sư là đồng sáng lập viên Nhóm Nghiên cứu A-hàm
(Āgama Research Group) và là giảng sư của Trung tâm Phật học Barre,
Hoa Kỳ (Barre Center for Buddhist Studies). Hiện nay (2018), ngài trú và tịnh tu tại Trung tâm Phật học
Barre, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Các nguồn thông tin: 1) Wikipedia:
https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo ------------------ Cư sĩ NGUYỄN VĂN NGÂN
Cư sĩ Dhammaruci Nguyễn Văn Ngân cư ngụ tại Canada, là dịch giả
các cuốn sách: Abhidhamma Áp Dụng (2002)
III. Quán cơ thể
Kinh Lập Niệm
Satipaṭṭhāna Sutta, MN 10
Trung A-hàm, kinh số 98
Tạp A-hàm, Phẩm 12, Kinh số 1
Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from
Early Buddhist Texts,
Bhikkhu Anālayo (2017), pp 217-220
– Kinh Girimānanda (AN 10.60)
- thịt,
- xương.
Bhikkhu ANALAYO (1962-)
Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg, Germany
2) University of Hamburg:
https://www.buddhismuskunde.uni-hamburg.de/en/personen/analayo.html
Giải Thoát Bằng Năm Tập Hợp (2003)
Phân Tích (2005)
Đạo Vô Ngại Giải (2006); tái bản (2015)
Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật (2016)
Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ (2017)
[ Home ]
07-10-2018